TẠI SAO CÓ SIÊU-VI-MỚI TRÊN THẾ GIỚI
TẠI SAO GỌI SIÊU-VI-MỚI LẠI NGUY HIỂM
LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐỀ PHÒNG CÚM-MỚI NGUY HIỂM


Hỏi: Tại sao lại sinh ra những siêu vi (virus) mới, độc, gây nên bệnh cúm giết người dễ sợ như vậy ?

Trả lời: Trên trái đất siêu vi nhiều vô số. Nó chỉ gồm có nhân không có nguyên sinh như tế bào, nên nó cần phải sống ký sinh vào thực vật hay động vật. Trong cơ thể con người luôn có những siêu vi hiền sống và sinh sản hàng tỉ tỉ con hàng ngày. Chúng ta gọi là hiền vì sức đề kháng cơ thể chúng ta mạnh tiêu diệt chúng dễ dàng. Nhưng nếu sức đề kháng chúng ta suy yếu, siêu vi trở nên hung dữ. Siêu vi có nhiều cách trở nên nguy hiểm sinh bệnh như sau:

1- Sức đề kháng con người đột nhiên yếu đi vì: vì đói, lạnh, đặc biệt vì lo âu buồn phiền đau khổ ngậm nhấm sức chống đối siêu vi và vi trùng của cơ thể.

2- Hai siêu vi cấu kết với nhau, cả hai cùng mở màng nhân để phối hợp hoàn toàn với nhau nên một siêu vi mới (xem hình A). Đây là sự hình thành những siêu vi hoàn toàn mới với số nhiễm sắc thể mới là tổng cộng của 2 ADN siêu vi củ: ADN + ADN = ADN mới. Sức mạnh của siêu vi mới lớn gấp bội với sự hợp lực của 2 siêu vi củ.

3- Siêu vi bị giết chết nhiều, nên chúng tự vệ bằng cách liên minh với nhau, tiếp sức đề kháng miễn nhiễm cho nhau: Hai siêu vi kết cấu với nhau, chúng nó truyền cho nhau những sức miển nhiểm chúng đã có, như vậy siêu vi ngày càng trở nên mạnh để sinh tồn. Sau đó 2 siêu vi rời nhau ra thành hai siêu vi mạnh hơn trước vạn bội để sinh sản nên những siêu vi mới mạnh (xem hình B).

Sự biến tính của siêu vi để sinh SV mới:
Hình A trên - 2 siêu vi phối hợp với nhau thành một siêu vi mới mạnh hơn.
Hình B dưới - 2 siêu vi giao nhau, truyền cho nhau tính miễn nhiễm (lờn thuốc).

Nếu gặp những trường hợp nói trên xẩy ra ví dụ: ‘ 1 + 2 ’ hay ‘ 1 + 3 ’ thì siêu vi có tác động gây bệnh cho cơ thể người hay vật dễ dàng.

Hỏi: Lúc nào thì những bệnh cúm thường xẩy ra cho người và vật ? Và tại sao ?

Trả lời: Hoàn cảnh bệnh cúm xẩy ra theo nguyên tắc sinh lý học cũng do những hoàn cảnh nói trên là chính:

1- Cơ thể mất sức đề kháng: Một người gặp quá nhiều ưu tư phiền muộn lâu ngày hay bị stress nặng thường xuyên thì sức đề kháng bị sút giảm ngay. Những vấn đề làm cho các sinh vật, thực cũng như động mất sức đề kháng là: Sống thiếu dinh dưỡng, thiếu môi trường trong sạch, hấp thụ quá nhiều chất độc, bất cân bằng hệ thần kinh đại-phó giao cảm tự động (déséquilibre du système nerveux neuro-végétatif autonome ) do lo lắng thái quá, phiền muộn, hận thù, ganh tương, suy sụp tình cảm, thất tình, tương tư, tài chánh, danh vọng..vv… Đặt biệt là trong lúc bang giao thời tiết, lạnh sang nóng và nóng sang lạnh, tức là giữa mùa đông-hạ, hạ-thu, và thu-đông. Vào những thời gian nầy người ta thường lơ đễnh dễ bị trúng lạnh, trúng gió, lập tức hệ thần kinh miễn nhiễm của cơ thể bị đóng cứng. Người VN có phương pháp ‘cạo gió’ trị trúng lạnh trúng gió rất hay nhưng sau đó phải giữ gìn đừng để tái trúng lạnh lại làm cho cơ thể mất sức đề kháng nặng hơn.

2- Nếu trong thời gian cơ thể thực hay động vật đang mất sức đề kháng mà không được chữa trị lại gặp một hay nhiều siêu si gây cúm mới mạnh ( hoặc siêu vi gây bệnh siêu vi như bệnh Zona, bệnh suyễn, theo nghiên cứu của tôi suyển và nhiều bệnh khác đều là bệnh siêu vi có thể chữa trị lành dứt tận gốc) sinh ra thì lập tức siêu vi tác hại cơ thể. Sự tác hại đầu tiên nầy khiến cho siêu vi mới càng sinh ra mãnh liệt dị thường.

3- Theo nguyên tắc, mổi lần siêu vi được nuôi dưỡng tốt, nó ở thế chiến thắng và nó tự do phát tán sức mạnh và sinh sản cực kỳ nhanh chóng. Có nghĩa là khi siêu vi mới vào trong cơ thể người yếu thì nó đã chiến thắng. Sự chiến thằng nầy như là một cuộc tập trận đầy đủ với nhiều kinh nghiệm tác chiến, nên sức mạnh của siêu vi mới nầy gia tăng khủng khiếp.

Như vậy là siêu vi mới trở thành một loại siêu vi độc hại và nguy hiểm vô cùng. Nên khi siêu vi mới nầy lây qua cơ thể người có sức đề kháng mạnh nó vẩn thoải mái tung hoành, nó có tác động sinh bệnh ngay. Vì vậy khi gặp siêu vi mới mạnh là chúng ta phải lo chích ngừa với bất cứ thuốc chống siêu vi nào (để gia tăng sức đề kháng chung) và lo bảo toàn chức năng của hệ thống miễn nhiễm cơ thể bằng mọi cách (đã và sẽ nói rõ trong loạt bài nầy) để nếu rủi ro bị nhiễm bệnh thì không đến nổi tử vong.

Hỏi: Khi xẩy ra dịch cúm mới và nguy hiểm như tại Mexico hiện nay, thì phải đề phòng như thế nào?

Trả lời:
1- Tránh du lịch nơi đang xẩy ra cúm: Ngoài những điều mà BS Nguyễn Thùy Trang đã khuyên “Chúng ta nên tránh đi du lịch, tham quan Mễ Tây Cơ, nơi có bệnh dịch cúm nầy đang lây lan. Những người Việt chúng ta sống gần biên giới Mễ như San Diego, El Paso Texas nên cẩn thận, tránh tiếp xúc với những người bị Flu trong lúc nầy.”, tôi xin bổ túc thêm nhiều điều cần thiết sau đây để tránh bất cứ dịch cúm nguy hiểm nào:

2- Giữ sức ấm cho cơ thể: Hiện chúng ta đang sống vào thời giao mùa lạnh sang nóng, đi đâu nên đề phòng, trời đang nóng đột nhiên mưa gió lạnh, trời trở lạnh ban đêm. Đừng ỷ y là trời nóng đi đâu ăn mặt như giữa hè, nhất là các cô các bà thấy hè đến làm dáng ngay với chiếc áo dài mỏng tanh đi Nhà Thờ, đi Chùa là rất dễ cảm lạnh, chảy mủi nước, ho đau cổ nhức đần, ớn lạnh. Từ những triệu chứng cảm do mất sức đề kháng biến ra cúm chỉ là một bước ngắn. Nhất là đối với trẻ em, vì khi chúng bị trúng lạnh thì chúng không biết nói ra mà chỉ sinh nhỏng nhẻo, biếng ăn, khóc nhè… Đến khi cha mẹ biết thì tình trạng trúng lạnh đã nhiễm sâu vào cơ thể không trị dễ dàng trị liệu hay trị bằng cạo gió được. Vì vậy nên đề phòng kỹ càng cho trẻ em trong các buổi giao thời. Tại sao cần giữ cho cơ thể ấm? Sức ấm vừa phải giúp các động mạch mở ra, máu luân lưu đến cái bộ phận cơ thể để tiêu diệt siêu vi, vi trùng. Nếu gặp lạnh các động mạch tóp nhỏ lại, lưu lượng máu kém đi hoặc tệ hơn nữa là máu có thể ngừng nơi cơ quan bị lạnh. Nếu thời gian kéo dài thường là trên 2 giờ thiếu máu nuôi dưỡng, cơ quan có thể chết và làm nguy hai đến tính mạng.

3- Rửa tay và Tắm: Nên rửa tay cho sạch thường xuyên, vì vi trùng có thể truyền qua việc bắt tay, sờ vào nắm cửa... Nên tắm rửa sạch sẽ.

Trong các buổi giao thời chưa nên vội đi tắm hồ bơi lạnh, rất nguy hiểm.

4- Giao dịch: Giữa bạn bè nếu thấy các “triệu chứng bị cảm”, chảy mủi nước, ho hen, đau cổ, mặt mày nhuận sắc hồng đỏ, hay ủ rủ tái tím, nên tránh ‘bắt tay nhau’ nói chuyện nhiều (đặc biệt người CG trong nhà thờ lúc chúc bình an cho nhau), tránh nói chuyện thẵng mặt. Vì trong lời nói gió xuất ra từ người bị cảm có nhiều hơi nước, trong hơi nước chứa vô vàn siêu vi. Nếu trong nhà có người bị cảm cúm, nên tự động cách ly, ngủ riêng, ăn riêng, làm việc, đọc sách riêng…. Giữa trẻ nhỏ với nhau thì thật khó. Vì vậy nhà nào có đông con nít thì việc đề phòng rất cần thiết, nếu không một đứa đau là cả bầy bị bịnh, rất khổ cho người mẹ.

5- Vệ sinh áo quần, tất găng, dày dép: Đừng nên vội vã vứt bỏ mọi thứ áo ấm, bít tất, giày ấm… hãy dần dần và phải đề phòng luôn nhất là đối với trẻ em, người yếu duối, bệnh mới lành và người già cả. Đi đâu nhằm khi trời nóng cũng phải đem theo áo ấm, áo choàng..vv.. Vì trời trở gió lạnh bất ngờ. Nhà có người mắc bịnh cúm nên giặt áo quần với nước pha Eau de Javel.

6- Vệ sinh miệng: Nên đánh răng xúc miệng kỷ hơn. Sau đó nên súc miệng, đặt biệt là súc “ọc ọc” cổ họng (gargarisme) với nước muối hay nước Mint Top Care (Mouthwash & Gargle).

7- Uống: Nên uống nhiều nước lọc, mà là nước ấm hay nóng vừa uống. Nên tránh uống nước đá, nên kiêng các thứ nước ngọt có chất hóa học (réservants) để giữ nước khỏi hư. Mổi ngày nên uống tối thiểu từ 1.5 đến 2 lít nước lọc. Uống nước nhiều bổ thận, và tẩy các chất độc trong máu. Ít uống nước là 1 trong những nguyên nhân sinh bệnh bàng quang và thận.

8- Ăn: Bộ tiêu hóa có chức năng trọng đại ảnh hưởng lên hệ thần kinh, do đó lên hệ thống miễn nhiễm của cơ thể. Để đề phòng bệnh cúm nên ăn nhũng thức ăn hiền, hợp tạng và ngon miệng tùy sở thích và hoàn cảnh gia đình. Thức ăn bổ dưỡng và ngon miệng làm gia tăng sức đề kháng. Không nên cố ăn lấy nhiều, nên chừa tí sức cho dạ dày thoải mái. Đừng để bị táo bón. Nói chung những thức ăn hằng ngày của chúng ta có 3 loại: a- Thức ăn kích thần – b- Thức ăn bình hòa – c- Thức ăn an thần. Trong bữa ăn tùy theo tình trạng từng cá nhân, gia đình nên lựa chọn những thức ăn gì cho thích hợp để đề phòng bệnh. Ví dụ gia đình có vẻ căng nhau hay sinh gây gổ, bị đau cúm, đau bịnh cao huyết áp, tim đập nhanh, thần kinh kích động: Nên thường cho ăn thức ăn an thần. Nếu ngược lại tình trạng gia đình buồn rầu ủ rủ, người nầy than mệt, người kia than buồn, mặt ủ mày châu thì nên cho ăn thức ăn hưng phấn lên. Chung chung thì bữa ăn nào cũng nên có đầy đủ các chất âm dương và bình hòa. Hệ thần kinh rất nhạy cảm với thức ăn qua hệ thống tiêu hóa. Vì thế vợ chồng nhiều khi bỏ nhau chỉ vì “cơm chẵng lành canh chẵng ngọt”. Ăn uống vui vẻ, bộ tiêu hóa hài hòa làm tăng gia sức đề kháng rất nhanh ngoài sức tưỡng tượng. Tôi sẽ đưa ra một bảng chỉ dẩn về những thức ăn Kích thần (Duong= Kính thần=Sympathicomimétique= Positif) và thức An thần (Âm=An thần=Parasympathicomimétique=Négatif), thức ăn bình hòa.

9- Tinh thần: Nên tìm cách vứt bỏ, quên đi mọi ưu tư buồn phiền. Nên hòa giải mọi gây cấn, giận hờn, ganh ghét giữa cha mẹ, vợ chồng, anh chị em, con cái. Nên tạo một không khí vui vẻ, hồ hởi, tình cảm trong gia đình, giữa vợ chồng, cha mẹ con cá, bạn bè thân thiếti. Nguồn hạnh phúc gia đình rất quan trọng để đem lại sức đề kháng cho từng thành viên gia đình, nhỏ dại cũng như già cả. Con cái có lổi lầm gì cũng nên nhẹ nhàng an ủi, tha thứ. Tránh mọi xung đột nhất là trước và trong bữa ăn, giấc ngủ. Trong gia đình quan trọng nhất là vợ chồng có gì giận nhau thì nên tìm cách giải hòa. Gia đình nên tránh mời mọc bà con bạn bè đến tiệc tòng trong thời gian có dịch cúm, gặp việc tối cần thiết như Kỵ giổ cũng nên làm đơn giảm thôi. Đàn ông nên tránh bầu bạn nhậu nhẹt, bài bạc rượu chè trai gái.