Nói thêm về Bí Tích Rửa Tội và sự Dâng Chúa Giêsu trong đền Thánh.
ROME (Zenit,org).- Giải đáp của cha Đạo Binh Chúa Kitô, Cha Edward McNamara, giáo sư phụng vụ tại đại học Regina Apostolorum.
Con là một thừa tác viên bất thường cho Rước Lễ. Con không phải là thầy giúp lễ được phong. Trong tháng 12 chúng con có khóa tập huấn lau các chén lễ, các bình ciboria và những bình khác dùng trong lúc cho Rước lễ. Chúng con được nói cho biết có nhiều thay đổi hơn nữa và chúng con phải nhận lãnh cuộc tập huấn mới. Cha có thể cung cấp một vài thông tin về những thay đổi mới không? –F.c., Little Egg Harbor, Nee Jersey.
Những thay đổi có lẽ qui chiếu về một bức thơ từ Toà Thánh, thơ ấy nói năng quyền tạm thời (hay là phép riêng) cho phép các thừa tác viên bất thường tại Hoa Kỳ (không như những nơi khác) giúp việc lau các bình thánh, không còn được tiếp tục nữa.
Như vậy việc lau chén phải do thầy Phó Tế thực hiện, nếu không có Phó Tế thì phải do thầy giúp lễ được phong hay là có thể do chính linh mục.
Năng quyền này đầu tiên được Bộ Phụng Tự và Bí Tích ban bố ngày 22/3/2002, được xử dụng trong một thời gian ba năm. Thơ chính thức ban năng quyền nói, một phần: “Do những lý do mục vụ nghiêm trọng, giám mục giáo phận có thể ban phép này cho linh mục chủ tế sử dụng sự trơ giúp, gặp trường hợp cần thiết cho phép cả những thừa tác viên bất thường trong việc lau sạch các bình thánh sau khi cho Rước Lễ xong, trong việc cử hành Thánh Lễ. Phép này được ban cho một thời ký ba năm như là một phép chuẩn khỏi qui tắc Huấn Thị Chung, Lễ Quy Roma.”
Khi năng lực hết hạn vào tháng 3/2005, hội đồng giám mục Hoa Kỳ lại xin gia hạn, nhưng không được chuẩy y ngay vì Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II qua đời và sự tuyển chọn Tân Giáo Hoàng Biển Đức XVI. Sau cùng, năm 2006 chủ tịch Bộ Phụng Tự báo tin cho chủ tịch hội đồng giám mục Hoa Kỳ rằng Đức Thánh Cha nghĩ rằng nên từ chối lời xin năng quyền lần thứ 2.
Thơ viết như sau:
Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích
Prot. n. 468/05/L Rome, 12/12/2006
Thưa Hông Y,
Tôi qui chiếu về những bức thơ của ngài ngày vào ngày 9/3/2005 và 7/3/2006, trong các bức thơ đó, nhân danh hội đồng giám mục mà ngài là Chủ Tịch, ngài xin một đổi mới năng quyền cho các thừa tác viên bất thường cho Rước Lễ được lau sạch các bình thánh sau Thánh Lễ, nơi nào không có đủ linh mục hay phó tế để lau sạch một số lớn chén lễ có thể được sử dụng trong Thánh Lễ.
Tôi đã trình bày toàn bộ vấn đề lên Đức Thánh Cha trong một buổi tiếp kiến ngài đã dành cho tôi ngày 9/6/2006, và đã nhận những chỉ thị hầu phúc đáp như sau:
1. Không chút nghi ngờ “dấu chỉ Hiệp Thông trọn vẹn hơn khi được ban dưới hai thể chất, bởi vì dưới hình thức này dấu chỉ bửa tiệc thánh Thể xem ra rõ ràng hơn” (Qui Chế Tổng Quát Sách lễ Roma, sô 281; Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo, sô 390).
2. Tuy nhiên, thỉnh thoảng vì nhiều người rước lễ có thể biến thành bất khôn việc cho mổi người uống từ chén lễ (x.Redemptionis Sacramentum, so 102). Việc nhúng và rước bằng lưỡi luôn luôn và mọi nơi vẫn là một sự lựa chọn hợp pháp, do luât phụng vụ chung của nghi Thức Roma.
3. Điều quan trọng là dạy dân chúng giáo lý liên quan với huấn giáo Công Đồng Trent là Chúa Kitô hiện diện đầy đủ dưới mổi thể chất, Việc rước Lễ dưới thể chất bánh mà thôi, như là một hiệu quả, tức là có thể rước tất cả hoa quả của ân sủng Thánh Thể (c. Denzinger-Schonmetzer, sô 1729; Qui Chế Tổng Quát sách lễ Roma, so 11, 282). Do đó, ‘vì những lý do mục vụ, cách Rước lễ này đã được thiết lập cách hợp pháp như là hình thức chung nhất trong nghi thức latinh (Giáo lý Hội Thánh công Giáo, sô 1390).
4. Số 279 Qui Chế Tổng Quát Sách Lễ Roma nói các bình thánh phải được lau sạch do linh mục, phó tế hay là một thầy giúp lễ được phong. Tình trạng văn bản này thành luật mới đây được Hội Đông về văn bản pháp luật làm sáng tỏ. Do đó, xem ra Bộ không thể ban năng quyền được xin lại do chỉ thị này theo luật chung của Giáo Hội Latinh.
5. Do đó thơ này là một sự thỉnh cầu các thành phần Hội Đồng Giám Mục Hiệp Chúng Quốc Mỹ Châu chuẩn bị những giải thích cần thiết và những chất liệu giáo lý cho hàng giáo sĩ và dân chúng của các ngài, ngõ hầu từ nay Qui Chế Tổng Quát của Sách lễ Roma, số 279, như gặp được trong editio typicatia của sách lễ Ronma, phải được tuân giữ khắp lãnh thổ của mình.
Với sự bày tỏ lòng qúy trọng và những lời chào huynh đệ của tôi, thưa Hồng Y, tôi vẫn là người bạn thân tình của ngài trong Chúa Kitô,
+ Francis Cardinal Arinze
Chủ tịch
Monsignor Mario Marini
Phó bí thư
* * *
Bí tích Rửa tội và sự Dâng Chúa Giêsu trong đền thánh
Liên quan đến lần trước về những niên hiệu cử hành các lễ phép rửa và sự dâng mình của Chúa Kitô trong đền thánh, một linh mục từ Illinois cảnh giác tôi liên quan một sự sai sót nho nhở về lịch sự
Ngài viết: “ Trong năm 1955 sắc lệnh chung ‘Cum nostra’ của Thánh Bộ Nghi Thức đã bỏ tất cả các tuần bát nhật trừ các tuần bát Giáng Sinh, Phục Sinh và Hiện Xuống. Do đó, ngày 13/1. nguyên tuần bát nhật Lễ Hiển Linh, trở thành sự kỷ niệm Phép Rửa của Chúa Giêsu Kitô, được cử hành với bậc lễ kính kép (double major-theo sự xếp hạng lúc đó). Những bản văn Thánh Lễ và kinh nhật tụng vẫn giữ nguyên cho tới 1970 (SRC, ‘Cum Nostra,’ Số 16). Mặc dầu chủ đề rửa tội nổi bật trong phụng vụ Hiển Linh tại Phương Đông và không hoàn toàn vắng bóng trong phụng vụ Roma, không có ‘kỷ niệm tiền-hiện hữu của phép rửa Chúa kitô’ như là một lễ riêng biệt trong nghi thức Roma trước 1955. Tự sắc Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII ‘Rubricarum Instructum’ trong năm 1960 và bản in mẫu 1962 của sách Lễ Roma chỉ điển chế những thay đổi đã được dẫn nhập sớm hơn bởi Đức Giáo Hoàng Piô XII.”
Câu hỏi gốc về các ngày lễ cũng nhắc nhớ một câu hỏi khác từ một linh mục Pensylvania liên hệ lịch năm này.
Linh mục hỏi: “ Năm 2008, Ngày Lễ các Thánh là ngày Thứ Bảy. Tại Hoa Kỳ, không phải là một ngày lễ trong năm. Lễ các Linh hồn nhằm ngày Chúa Nhật, Việc kỷ niệm Các Linh Hồn thay thế Thánh lễ ngày Chúa Nhật. Vậy phải cử hành Thánh lễ nào chiều thứ Bảy, 1/11/2008, Thánh lễ Vọng cho Ngày Chúa Nhật? Hẳn nhiên không có Thánh lễ Vọng cầu nguyện cho các Linh hồn.”
Tuy Lễ Các Thánh có thể không phải là ngày lễ buộc, nó vẫn là một lễ trọng ghi trong lịch chung. Như vậy nó ưu tiên hơn sự Kỷ Niệm các Tín Hữu đã qua đời, cử hành theo thứ bậc của nó.
Phụng vụ các Giờ Kinh lấy từ lễ các Thánh, mặc dầu nơi nào có thói quen cử hành buổi đọc Kinh Chiều công khai cho những người qua đời sau Kinh Chiều Các Thánh, thói quen này có thể giữ lại. Cũng vậy, khi ngày 2/11 trúng một ngày Chúa Nhật, Phụng vụ các Giờ Kinh là phụng vụ của Chúa Nhật hiện tại mặc dầu nó có thể được thay thế bởi Phụng vụ giờ Kinh các kẻ qua đời trong buổi đọc kinh chung.
Nếu chúng ta có thể được hướng dẫn bởi những chỉ thị trong lịch phụng vụ Roma, lúc đó tất cả các Thánh lễ dâng kính trong ngày 1/11 phải là những thánh lễ Các Thánh.
Sự chỉ dẫn thường lệ của Thánh Lễ chiều thứ Bảy không có, và sự cử hành việc kỷ niệm các tín hữu đã Qua Đời được cử hành trong ngày Chúa Nhật mà thôi, ngày 2/11.
Lịch cũng gợi ý rằng dầu sự kỷ niệm này nhằm một ngày Chúa Nhật, do đặc tính duy nhất của nó, bỏ kinh Vinh Danh và kinh Tin Kính.
Vì Lễ Các Thánh không phải là một ngày buộc, và có tất cả những đặc tánh của một ngày Chúa Nhật, tôi thiết nghĩ rằng một giáo phận có thể quyết định những người tham dự Thánh lễ chiều ngày thứ Bảy 1/11, đã làm trọn luật buộc ngày Chúa Nhật cho dầu những công thức Thánh lễ thuộc về các Thánh.
ROME (Zenit,org).- Giải đáp của cha Đạo Binh Chúa Kitô, Cha Edward McNamara, giáo sư phụng vụ tại đại học Regina Apostolorum.
Con là một thừa tác viên bất thường cho Rước Lễ. Con không phải là thầy giúp lễ được phong. Trong tháng 12 chúng con có khóa tập huấn lau các chén lễ, các bình ciboria và những bình khác dùng trong lúc cho Rước lễ. Chúng con được nói cho biết có nhiều thay đổi hơn nữa và chúng con phải nhận lãnh cuộc tập huấn mới. Cha có thể cung cấp một vài thông tin về những thay đổi mới không? –F.c., Little Egg Harbor, Nee Jersey.
Những thay đổi có lẽ qui chiếu về một bức thơ từ Toà Thánh, thơ ấy nói năng quyền tạm thời (hay là phép riêng) cho phép các thừa tác viên bất thường tại Hoa Kỳ (không như những nơi khác) giúp việc lau các bình thánh, không còn được tiếp tục nữa.
Như vậy việc lau chén phải do thầy Phó Tế thực hiện, nếu không có Phó Tế thì phải do thầy giúp lễ được phong hay là có thể do chính linh mục.
Năng quyền này đầu tiên được Bộ Phụng Tự và Bí Tích ban bố ngày 22/3/2002, được xử dụng trong một thời gian ba năm. Thơ chính thức ban năng quyền nói, một phần: “Do những lý do mục vụ nghiêm trọng, giám mục giáo phận có thể ban phép này cho linh mục chủ tế sử dụng sự trơ giúp, gặp trường hợp cần thiết cho phép cả những thừa tác viên bất thường trong việc lau sạch các bình thánh sau khi cho Rước Lễ xong, trong việc cử hành Thánh Lễ. Phép này được ban cho một thời ký ba năm như là một phép chuẩn khỏi qui tắc Huấn Thị Chung, Lễ Quy Roma.”
Khi năng lực hết hạn vào tháng 3/2005, hội đồng giám mục Hoa Kỳ lại xin gia hạn, nhưng không được chuẩy y ngay vì Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II qua đời và sự tuyển chọn Tân Giáo Hoàng Biển Đức XVI. Sau cùng, năm 2006 chủ tịch Bộ Phụng Tự báo tin cho chủ tịch hội đồng giám mục Hoa Kỳ rằng Đức Thánh Cha nghĩ rằng nên từ chối lời xin năng quyền lần thứ 2.
Thơ viết như sau:
Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích
Prot. n. 468/05/L Rome, 12/12/2006
Thưa Hông Y,
Tôi qui chiếu về những bức thơ của ngài ngày vào ngày 9/3/2005 và 7/3/2006, trong các bức thơ đó, nhân danh hội đồng giám mục mà ngài là Chủ Tịch, ngài xin một đổi mới năng quyền cho các thừa tác viên bất thường cho Rước Lễ được lau sạch các bình thánh sau Thánh Lễ, nơi nào không có đủ linh mục hay phó tế để lau sạch một số lớn chén lễ có thể được sử dụng trong Thánh Lễ.
Tôi đã trình bày toàn bộ vấn đề lên Đức Thánh Cha trong một buổi tiếp kiến ngài đã dành cho tôi ngày 9/6/2006, và đã nhận những chỉ thị hầu phúc đáp như sau:
1. Không chút nghi ngờ “dấu chỉ Hiệp Thông trọn vẹn hơn khi được ban dưới hai thể chất, bởi vì dưới hình thức này dấu chỉ bửa tiệc thánh Thể xem ra rõ ràng hơn” (Qui Chế Tổng Quát Sách lễ Roma, sô 281; Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo, sô 390).
2. Tuy nhiên, thỉnh thoảng vì nhiều người rước lễ có thể biến thành bất khôn việc cho mổi người uống từ chén lễ (x.Redemptionis Sacramentum, so 102). Việc nhúng và rước bằng lưỡi luôn luôn và mọi nơi vẫn là một sự lựa chọn hợp pháp, do luât phụng vụ chung của nghi Thức Roma.
3. Điều quan trọng là dạy dân chúng giáo lý liên quan với huấn giáo Công Đồng Trent là Chúa Kitô hiện diện đầy đủ dưới mổi thể chất, Việc rước Lễ dưới thể chất bánh mà thôi, như là một hiệu quả, tức là có thể rước tất cả hoa quả của ân sủng Thánh Thể (c. Denzinger-Schonmetzer, sô 1729; Qui Chế Tổng Quát sách lễ Roma, so 11, 282). Do đó, ‘vì những lý do mục vụ, cách Rước lễ này đã được thiết lập cách hợp pháp như là hình thức chung nhất trong nghi thức latinh (Giáo lý Hội Thánh công Giáo, sô 1390).
4. Số 279 Qui Chế Tổng Quát Sách Lễ Roma nói các bình thánh phải được lau sạch do linh mục, phó tế hay là một thầy giúp lễ được phong. Tình trạng văn bản này thành luật mới đây được Hội Đông về văn bản pháp luật làm sáng tỏ. Do đó, xem ra Bộ không thể ban năng quyền được xin lại do chỉ thị này theo luật chung của Giáo Hội Latinh.
5. Do đó thơ này là một sự thỉnh cầu các thành phần Hội Đồng Giám Mục Hiệp Chúng Quốc Mỹ Châu chuẩn bị những giải thích cần thiết và những chất liệu giáo lý cho hàng giáo sĩ và dân chúng của các ngài, ngõ hầu từ nay Qui Chế Tổng Quát của Sách lễ Roma, số 279, như gặp được trong editio typicatia của sách lễ Ronma, phải được tuân giữ khắp lãnh thổ của mình.
Với sự bày tỏ lòng qúy trọng và những lời chào huynh đệ của tôi, thưa Hồng Y, tôi vẫn là người bạn thân tình của ngài trong Chúa Kitô,
+ Francis Cardinal Arinze
Chủ tịch
Monsignor Mario Marini
Phó bí thư
* * *
Bí tích Rửa tội và sự Dâng Chúa Giêsu trong đền thánh
Liên quan đến lần trước về những niên hiệu cử hành các lễ phép rửa và sự dâng mình của Chúa Kitô trong đền thánh, một linh mục từ Illinois cảnh giác tôi liên quan một sự sai sót nho nhở về lịch sự
Ngài viết: “ Trong năm 1955 sắc lệnh chung ‘Cum nostra’ của Thánh Bộ Nghi Thức đã bỏ tất cả các tuần bát nhật trừ các tuần bát Giáng Sinh, Phục Sinh và Hiện Xuống. Do đó, ngày 13/1. nguyên tuần bát nhật Lễ Hiển Linh, trở thành sự kỷ niệm Phép Rửa của Chúa Giêsu Kitô, được cử hành với bậc lễ kính kép (double major-theo sự xếp hạng lúc đó). Những bản văn Thánh Lễ và kinh nhật tụng vẫn giữ nguyên cho tới 1970 (SRC, ‘Cum Nostra,’ Số 16). Mặc dầu chủ đề rửa tội nổi bật trong phụng vụ Hiển Linh tại Phương Đông và không hoàn toàn vắng bóng trong phụng vụ Roma, không có ‘kỷ niệm tiền-hiện hữu của phép rửa Chúa kitô’ như là một lễ riêng biệt trong nghi thức Roma trước 1955. Tự sắc Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII ‘Rubricarum Instructum’ trong năm 1960 và bản in mẫu 1962 của sách Lễ Roma chỉ điển chế những thay đổi đã được dẫn nhập sớm hơn bởi Đức Giáo Hoàng Piô XII.”
Câu hỏi gốc về các ngày lễ cũng nhắc nhớ một câu hỏi khác từ một linh mục Pensylvania liên hệ lịch năm này.
Linh mục hỏi: “ Năm 2008, Ngày Lễ các Thánh là ngày Thứ Bảy. Tại Hoa Kỳ, không phải là một ngày lễ trong năm. Lễ các Linh hồn nhằm ngày Chúa Nhật, Việc kỷ niệm Các Linh Hồn thay thế Thánh lễ ngày Chúa Nhật. Vậy phải cử hành Thánh lễ nào chiều thứ Bảy, 1/11/2008, Thánh lễ Vọng cho Ngày Chúa Nhật? Hẳn nhiên không có Thánh lễ Vọng cầu nguyện cho các Linh hồn.”
Tuy Lễ Các Thánh có thể không phải là ngày lễ buộc, nó vẫn là một lễ trọng ghi trong lịch chung. Như vậy nó ưu tiên hơn sự Kỷ Niệm các Tín Hữu đã qua đời, cử hành theo thứ bậc của nó.
Phụng vụ các Giờ Kinh lấy từ lễ các Thánh, mặc dầu nơi nào có thói quen cử hành buổi đọc Kinh Chiều công khai cho những người qua đời sau Kinh Chiều Các Thánh, thói quen này có thể giữ lại. Cũng vậy, khi ngày 2/11 trúng một ngày Chúa Nhật, Phụng vụ các Giờ Kinh là phụng vụ của Chúa Nhật hiện tại mặc dầu nó có thể được thay thế bởi Phụng vụ giờ Kinh các kẻ qua đời trong buổi đọc kinh chung.
Nếu chúng ta có thể được hướng dẫn bởi những chỉ thị trong lịch phụng vụ Roma, lúc đó tất cả các Thánh lễ dâng kính trong ngày 1/11 phải là những thánh lễ Các Thánh.
Sự chỉ dẫn thường lệ của Thánh Lễ chiều thứ Bảy không có, và sự cử hành việc kỷ niệm các tín hữu đã Qua Đời được cử hành trong ngày Chúa Nhật mà thôi, ngày 2/11.
Lịch cũng gợi ý rằng dầu sự kỷ niệm này nhằm một ngày Chúa Nhật, do đặc tính duy nhất của nó, bỏ kinh Vinh Danh và kinh Tin Kính.
Vì Lễ Các Thánh không phải là một ngày buộc, và có tất cả những đặc tánh của một ngày Chúa Nhật, tôi thiết nghĩ rằng một giáo phận có thể quyết định những người tham dự Thánh lễ chiều ngày thứ Bảy 1/11, đã làm trọn luật buộc ngày Chúa Nhật cho dầu những công thức Thánh lễ thuộc về các Thánh.