VATICAN (7-6-2006) -- Bài huấn đức Đức Benedict XVI trình bày trong buổi tiếp kiến chung hôm nay, ngài dùng bài huấn đức này để giải thích chủ đề “Phêrô, tảng đá trên đó Chúa Kitô đã xây dựng Giáo Hội.”

Anh chị em thân mến:

Chúng ta tóm tắt những bài giáo lý hằng tuần chúng ta đã khởi sự mùa xuân này. Trong bài giáo lý cuối cùng, cách đây hai tuần, tôi đã nói về Pherô như là tông đồ số một. Hôm nay chúng ta muốn quay trở lại một lần nữa với gương mặt vĩ đại và quan trọng này của Giáo Hội. Tác giả Tin Mừng Gioan, khi tường thuật cuộc gặp đầu tiên giữa Giêsu với Simon, em của Anrê, ghi nhận một chi tiết đặc biệt: “Chúa Giêsu nhìn ông Simon và nói: “Anh là Simon, con ông Gioan, anh sẽ được gọi là Kêpha” (tức là Pherô).

Với luật trừ về biệt danh “ những đứa con sấm sét,” nói trong một trường hợp đặc biệt cho mấy đứa con ông Zebede (x. Mac 3:17), và sau đó Người không dùng tới nữa, Người không bao giờ đặt một tên mới cho một người môn đệ nào. Nhưng, Người đã làm như vậy với Simon, khi gọi ông là Cephas, một tên sau này được chuyễn dịch ra tiếng Hy lạp là “Petros,” trong tiếng latinh là “Petrus”. Và tên đó được chuyển dịch bởi vì đó không phải đúng là một tên; đó là một “mệnh lệnh “Pherô đã lãnh nhận như vậy từ Chúa. Tên mới “Pherô” sẽ trở lại trong nhiều dịp trong các sách Tin Mừng và sẽ kết thúc bằng cách thay thế tên nguyên thủy của ông, Simon.

Chi tiết này có tầm quan trọng đặc biệt nếu người ta ghi nhớ rằng, trong Cựu Ước, một sự thay đổi tên thường báo hiệu sự trao một sứ vụ (x.St 17:5; 32:28ff,etc). Trên thực tế, ý muốn của Chúa Kitô quy cho Pherô một sự nổi bật đặc biệt trong tập đoàn tông đồ, được bày tỏ với nhiều đầu mối. Tại Capernaum, Thầy ở trọ trong nhà Pherô (Mc 1: 29); khi những đoàn người lấn ép Người trên những bờ Hồ Gennesareth, giữa hai chiếc thuyền neo ở đó, Chúa Giêsu đã chọn thuyền ông Simon (Lc 5, 3); khi trong những hoàn cảnh riêng biệt Chúa Giêsu chỉ ở lại trong nhóm ba môn đệ, thì Pherô luôn được nhắc tới như là kẻ đầu nhóm,. Như đã xảy ra trong việc phục sinh của đứa con gái ông Lairus (x. Mc 5:37; Lc 8:51), trong ngày Biến Hình (x. Mc 9:2; Mt 17:1; Lc 9: 28), và sau cùng trong cơn hấp hối tại vườn Giếtsêmani (x. Mc 14:33; Mt 16:37).



Người thâu thuế cho Đền Thờ đến gặp Pherô, và Thầy đã trả thuế cho chính Người và cho Pherô, và chỉ cho ông mà thôi (x. Mt 17:24-27); ông là người đầu tiên được Chúa Giêsu rửa chân trong Buỗi Tiệc Ly (x. Ga 13:6) và Người chỉ cầu nguyện cho ông ngõ hầu đức tin của ông không sa ngã và để sau ông có khả năng củng cố những môn đệ khác trong đức tin ấy (x. Lc 22: 30-31).

Đàng khác, chính Pherô ý thức về vị trí đặc biệt của mình.. Ông là một người thường nói thay cho những kẻ khác, khi xin giải thích một dụ ngôn tối nghĩa (Mt 15:15), hay là khi hỏi về ý nghĩa xác thực của một lề luật (x. Mt 18:21), hay là một lời hứa chính thức về một phần thưởng (Mt 19:27). Cách riêng, ông là kẻ lướt thắng sự nhát sợ của một số tình huống hầu can thiệp nhân danh mọi người.

Như vậy, khi Chúa Giêsu, buồn lòng vì sự không hiểu của dân chúng sau bài diễn văn của Người về “bánh ban sự sống,” hỏi: “Cả anh em nữa, anh em cũng muốn bỏ đi hay sao?”. Câu trả lời của Pherô thật dứt khoát: “Thưa Thầy, chúng con sẽ đến với ai? Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời” ( Ga 6:67-69). Lúc đó Chúa Giêsu thông báo lời tuyên bố long trọng định nghĩa, một lần dứt khoát, vai trò của Phero trong Giáo Hội: “Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết, anh là Pherô, và trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi. Thầy sẽ trao cho anh chìa khóa Nước trời. Dưới đất anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng sẽ câm buộc như vậy; dưới đất, anh tháo cỡi điều gì, trên tời cũng sẽ tháo cỡi như vậy “ (Mt 16:18-19)

Ba phép ẩn dụ Chúa giêsu đã sử dụng rất rõ tự chúng: Pherô sẽ là nên móng đá tảng trên đó việc xây dựng Giáo Hội sẽ được dựa vào; ngài sẽ có những chìa khóa Nước Trời để mở và đóng cho kẻ ngài cho là đáng; sau cùng ngài sẽ có khả năng tháo hay cỡi, nghĩa là, ngài sẽ có khả năng thiết lập hay cấm đoán điều ngài coi là cần thiết cho sự sống Giáo Hội, vẫn là và sẽ tiếp tục là của Chúa Kitô. Đó luôn luôn là Giáo Hội của Chúa Kitô chớ không phải là của Pherô. Người diễn tả với những hình ảnh chất dẽo điều mà suy tư tiếp sau sẽ diễn tả với từ” tính ưu việt của pháp quyền.”

Vị trí nổi bật nảy mà Chúa Giêsu muốn ban cho Pherô cũng được thấy sau sự sống lại. Chúa Giêsu sai các người nữ đi báo tin cho Pherô, chọn ông giữa các tông đồ khác (x. Mc 16:7); Madalena chạy về gặp ông và Gioan báo cho các ông biết tảng đá đã bị lật ra khỏi cửa mồ (x. Ga 20:2) và Gioan sẽ để ông đi trước khi hai ông tới ngôi mộ trống (x. Ga 20 :4-6); sau này, Pherô sẽ là, giũa các tông đố, chứng nhân đầu tiên về việc Đấng Phục Sinh hiện ra (Lc 24:34; 1 Co 15:5).

Vai trò này, được nhấn mạnh cách quyết định (Ga 20 :30-10), đánh dấu sự liên tục giữa tính nổi bật của ngài trong nhóm các tông đồ và sự nổi bật ngài sẽ tiếp tục giữ trong cộng đồng sinh ra với các biến cố phục sinh, như sách Công Vụ Tông Đồ minh chứng (x. 1:15-26; 2:14-40; 3:12-26; 4:8-12; 5:1-11, 29; 8:14-17; 10; etc. Cách ứng xửa của ngài được coi như có tính quyết định đến nỗi được coi là đối tượng của những quan sát mà cũng của những phê bình (x. Cv 11:1-18; Galatians 2: 11-14).

Trong cuộc họp được gọi là Công Đồng Jerusalem, Pherô thực hiện một nhiệm vụ hành pháp (x. CV 15 và Galatians 2:1-10), và chính xác vì sự kiện là chúng nhân đức tin đích thực, chính Phaolo sẽ công nhận trong ngài một vai trò “thứ nhất” (x. 1 Cor 15:5; Galatian 1 :18; 2:7ff, etc).



Hơn nữa, sự kiện nhiều bản văn chìa khóa qui chiếu về Pherô có thể được đóng khung trong bôi cảnh Buổi Tối Tiệc Ly, trong đó Chúa kitô trao phó cho Pherô thừa tác vụ củng cố anh em mình (x. Lc 22: 31ff), chứng tỏ rằng Giáo Hội, được sinh ra từ kỷ niệm phục sinh cử hành trong Thánh Thể, có trong thừa tác vụ được giao phó cho Pherô một trong những yếu tố hành động của Giáo Hội.

Bối cảnh tính ưu việt của Pherô trong Bữa Tiệc Ly, lúc thiết lập Thánh Thể, lễ Vượt Qua của Chúa, cũng chỉ ý nghĩa cuối cùng của tính ưu việt này: Qua mọi thời đại, Phero phải là người giữ sự hiệp thông với Chúa Kitô; ngài phải hướng dẫn trong sự hiệp thông với Chúa Kitô ngõ hầu chiếc lưới sẽ không rách nhưng nâng đỡ sự hiệp thông phổ quát vĩ đại.



Chỉ cùng nhau chúng ta mới có thể ở với Chúa Kitô, Người là Chúa mọi người. Trách nhiệm của Pherô như vậy hệ tại việc bảo đảm sự hiệp thông với Chúa Kitô bằng đức bác ái của Chúa Kitô, hướng dẫn sự hiện thực của đức bác ái này mọi ngày. Chúng ta hãy cầu nguyện sao cho tình ưu việt của Pherô, được giao phó cho những con người nghèo hèn, luôn được thực hiện trong ý nghĩa gốc của nó như Chúa muốn, ngõ hầu tính ưu việt ấy ngày càng được công nhận trong nghĩa thật của nó bởi những anh em chưa hiệp thông với chúng ta.

[Cuối buổi tiếp kiến, Đức giáo hoàng chào những người hành hương trong nhiều thứ tiếng. Trong tiếng Anh ngài nói:]

Trong những bài giáo lý hằng tuần của chúng ta về mầu nhiệm thừa tác vụ tông đồ của Giáo Hội, chúng ta đã quan sát gương mặt của Tông Đồ Pherô. Tên “Pherô” được ban cho Simon, con ông Gioan, bởi chính Chúa Giêsu (x. Ga 1:42)

Theo truyền thống kinh thánh, một sự đổi tên thường kèm theo một sứ vụ mới. Chúa kitô muốn ban cho Pherô một chỗ đặc biệt giữa các tông đồ của Người, và ngày từ đầu Pherô thường xuất hiện như người lãnh đạo và phát ngôn viên của các ông.



Sau khi ngài công bố đức tin của các tông đồ vào Chúa Kitô như Con Thiên Chúa, Chúa Giêsu đặt Pherô làm Tảng Đá trên đó Người sẽ xây dựng Giáo Hội của Người (x. Mt 16:18-19). Trong bữa Tiệc Cuối Chúa đã cầu nguyện cho Pherô, cho đức tin của ngài không giao động và để ngài sẽ củng cố các anh em của mình trong đức tin (x. Lc 22: 31ff).

Phero là người thứ nhất trong các tông đồ đã thấy Chúa Phục Sinh, và ngài đã tiếp tục thi hành một vai trò nổi bật trong Giáo Hội sơ khai, như chúng ta thấy trong sách Công Vụ. Thừa tác vụ Chúa Kitô đã giao phó cho Pherô là một yếu tố cấu tạo Giáo Hội, và được liên kết chặt chẽ với chính nguồn sự sống của mình: mầu nhiệm phục sinh của Chúa và sự kính nhớ mầu nhiệm này trong Thánh Thể.

Tôi chào những khách thăm viếng nói tiếng Anh, cách riêng nhiều người hành hương đến từ England, Australia, India, Japan, Canada và United States. Tôi cũng chào các đại diện Đại Hội Thế Giới Liên Đoàn Quốc tế của những Tổ chúc Kidney. Trên tất cả mọi người hiện diện trong buổi tiếp kiến hôm nay, tôi chân tình cầu xin một sự dồi dào niềm vui và bình an trong Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta.