Khuôn mặt Ba Vua: người hành hương
Chiều ngày áp lễ mừng Chúa Giêsu giáng sinh, 24.12.2024, Đức Thánh Cha Phanxicô đã khai mạc Năm Thánh hành hương với nghi thức mở cánh cửa Năm Thánh 2025 ở đền thờ Thánh Phero bên Vatican. Trong nếp sống Giáo Hội Công Giáo Năm Thánh là năm hồng ân, sự thường theo chu kỳ mỗi 25 năm.
Sách Kinh Thánh Levitikus ( Lev 25) viết thời xa xưa Cựu ước theo thông lệ cứ 50 năm sẽ diễn ra năm ân xá hồng ân.
8 “ (Các) ngươi phải tính bảy tuần năm, nghĩa là bảy lần bảy năm; thời gian của bảy tuần năm đó là bốn mươi chín năm.9 Tháng thứ bảy, ngày mồng mười trong tháng, (các) ngươi sẽ thổi tù và giữa tiếng reo hò; vào ngày Xá tội, (các) ngươi sẽ thổi tù và trong toàn xứ các ngươi.
10 Các ngươi sẽ công bố năm thứ năm mươi là năm thánh và sẽ tuyên cáo trong xứ lệnh ân xá cho mọi người sống tại đó. Đối với (các) ngươi, đó là thời kỳ toàn xá: mỗi người trong các ngươi sẽ trở về phần sở hữu của mình, mỗi người sẽ trở về dòng họ của mình.11 Đối với các ngươi, năm thứ năm mươi sẽ là thời kỳ toàn xá: các ngươi không được gieo, không được gặt lúa tự nhiên mọc, không được hái trong vườn nho không cắt tỉa.12 Vì đó là thời kỳ toàn xá, một năm thánh đối với các ngươi, các ngươi sẽ ăn hoa lợi của đồng ruộng.” (Levi 25,8/12)
Đây là hình ảnh mẫu gương kinh thánh còn để lại về nếp sống Năm Thánh.
Theo đó năm 1300 dưới thời Đức Thánh Cha Bonifatius ( 1294/1303) Năm Thánh thứ nhất trong Giáo Hội Công Giáo được thiết lập, theo dự định cứ 100 năm lại sẽ có Năm Thánh tiếp theo.
Năm 1324 dưới thời Đức Giáo Hoàng Clementus VI. sửa đổi thành 50 năm có lại Năm Thánh
Từ năm 1470 thời Đức Thánh Cha Phaolô II. ấn định cứ 25 năm lại có Năm Thánh.
Trung tâm của Năm Thánh là cuộc hành hương về giáo đô Vativcan bên Roma bước qua cửa Năm Thánh ở đền thờ Thánh Phero. Đền thờ Laterano, đền thờ Thánh Phaolo ngoại thánh, đền thờ Đức Bả cả, và các hang toại đạo.Và cũng ở các nhà thờ chính tòa các giáo phận trên thế giới cùng các nơi thánh địa hành hương.
Năm Thánh 2025 bắt đầu từ ngày lễ mừng Chúa giáng sinh 24.12.2024 kéo dài cho tới ngày lễ mừng kính Ba Vua, lễ Chúa hiển linh, ngày 06.01.2026.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã viết kêu gọi nói về đề tài chủ đích ý nghĩa Năm Thánh 2025:
“ Chúng ta phải thổi bùng ngọn lửa hy vọng đã được truyền trao cho mình, đồng thời giúp mọi người lấy lại sức mạnh và sự chắc chắn mới để hướng về tương lai với một tinh thần cởi mở, một tâm hồn tín thác, và tầm nhìn rộng lớn. Năm Thánh sắp tới có thể góp phần to lớn vào việc khôi phục bầu khí hy vọng và tin tưởng như một khúc dạo đầu của sự đổi mới và tái sinh mà tất cả chúng ta đều cho là cấp bách; đó là lý do tại sao Huynh đã chọn chủ đề của Năm Thánh là Những người lữ hành của niềm Hy vọng. Điều này thực sự sẽ xảy ra nếu chúng ta có khả năng phục hồi cảm thức về tình huynh đệ đại đồng và không nhắm mắt làm ngơ trước thảm trạng nghèo đói tràn lan, ngăn cản hàng triệu người nam nữ, người trẻ và trẻ em sống xứng đáng với phẩm giá con người. Ở đây, Huynh đặc biệt nghĩ đến nhiều người tị nạn buộc phải rời bỏ xứ sở của họ. Ước gì tiếng nói của người nghèo được lắng nghe trong suốt thời gian chuẩn bị cho Năm Thánh, điều này có nghĩa là hãy trả lại quyền hưởng dùng hoa màu từ đất đai cho tất cả mọi người. Như Kinh Thánh dạy, “Sản phẩm tự nhiên của đất trong năm sa-bát sẽ nuôi các ngươi, tôi tớ nam nữ của các ngươi, người làm thuê của các ngươi, khách trọ nhà các ngươi; tóm lại các người trú ngụ nơi các ngươi. Còn gia súc và dã thú ở trong đất các ngươi, thì tất cả hoa lợi của đất sẽ là lương thực cho chúng” (Lv 25, 6-7).( Đức Thánh Cha Phanxico, Thư hành hương Năm Thánh 2025, ngày 11.02.2022).
Cách đây hơn hai ngàn năm, ngay từ lúc Chúa Giêsu mới sinh ra ở cánh đồng Bethlehem trong hang chuồng xúc vật đã có những người hành hương đến thăm viếng hài nhi Giêsu, Con Thiên Chúa.
Đoàn người hành hương đến Bethlehem thăm viếng Hài Nhi Giêsu từ nơi phương xa, theo Kinh Thánh thuật lại là những nhà Đạo Sĩ, mà quen gọi là Ba Vua “Khi Chúa Giêsu sinh hạ tại Bêlem thuộc xứ Giuđa, trong đời vua Hêrôđê, có mấy nhà đạo sĩ từ Đông phương tìm đến Giê-rusalem. Các ông nói: "Vua người Do-thái mới sinh ra hiện đang ở đâu? Chúng tôi đã nhận thấy ngôi sao của Người ở Đông phương, và chúng tôi đến để triều bái Người". ( Mt 2,1/12).
Theo khoa khảo cứu lịch sử những vị Đạo sĩ nầy là những nhà thông thái bên xã hội Đông phương. Họ thuộc tầng lớp thầy cả tôn gíao, và cũng là những vị có kiến thức về thiên văn nhìn sao trời để suy niệm chiết giải tiên đoán điều gì thần bí xảy diễn ra vượt qúa khỏi sự hiểu biết thông thường của trí khôn con người.
Họ nhìn thấy một ngôi xuất hiện sáng lạ thường trên bầu trời. Ngôi sao lạ đó sau này theo khoa học thiên văn khảo cứu tìm hiểu đó là sự trùng hợp của sao Jupiter và sao Saturn trên đường di chuyển chập lại gặp nhau vào khoảng năm 7. Trước Chúa giáng sinh.
Ngôi sao Jupiter biểu tượng là ngôi sao của vị vua, và ngôi sao Saturn là ngôi sao ở vùng Palaestina. Nên các Vị Đạo sĩ vùng phương đông xứ Baylon suy hiểu nhận ra ở vùng trời đất nước Do Thái một vị Vua đã sinh ra. Vì thế lần theo ánh sáng ngôi sao lạ, họ đến Jerusalem hỏi tìm đường: Vua mới sinh ra ở đâu? ( Mt 2,2). Và từ đó hành trình đi tiếp đến Bethlehem, nơi hài nhi Giesu sinh ra.
Họ đã trải qua cuộc hành trình đường dài với nhiều khúc đoạn khác nhau cùng với những thông tin tiên báo từ thời xa xưa các Ngôn sứ của Thiên Chúa đã nói về nơi sinh ra của vị Vua mới sinh ra. Những thông tin kinh thánh cùng ánh sao soi dẫn đường đã truyền cảm hứng cho họ càng có động lực khao khát với tình yêu mến lên đường hành hương đi tìm muốn nhìn tận mắt Vị Vua Giesu mới sinh ra.
“ Những tín hiệu phát tỏa ra từ ngôi sao chiếu sáng đó là một sự điệp niềm hy vọng cho những người sống trong mong chờ, khi họ ngắm ánh sáng ngôi sao nhận ra sự chữa làn bình an từ nơi đó lan tỏa ra. Những nhà Đạo sĩ, như trong phúc âm Thánh Mattheo thuật lại, họ không chỉ là những nhà nhìn ngắm sao trời để chiết giải đọc sứ điệp ẩn chứa từ ngôi sao. Họ là những nhà thông thái. Họ là những người năng động vượt qua biên giới của tôn giáo truyền thống, đi tìm kiếm sự thật, tìm kiếm Thiên Chúa chính thực. Họ đã truyền đi cảm hứng sự khôn ngoan và thể hiện cả sự thông thái khoa học theo trí óc suy tưởng như có thể.
Không biết rõ có bao nhiêu vị Đạo sĩ ngày xưa cách đây hơn hai ngàn đã hành hương đến thăm viếng hài nhi Giêsu ở Bethlehem. Nhưng trong dòng lịch sử thời gia đã có truyền thống lý giải theo con số ba phù hợp với ba vùng châu lục thế giới theo sự hiểu biết ngày xưa: Phi Châu, Á Châu và Â châu. Vì thế có tên Ba Vua.
Trong ý nghĩa nước của Chúa Giêsu không có sự khác biệt phân biệt mầu da chủng tộc cùng tiếng nói văn hóa nguồn gốc. Nhân loại cùng hợp nhất trong và qua nhờ Chúa Giesu, mà sự phong phú giầu sang không bị loại bỏ mất đi.
Sau này Ba Vua còn được suy diễn mang ý nghĩa về biểu tượng cho ba giai đoạn đời sống của con người: Thanh thiếu niên, trưởng thành và cao niên lớn tuổi. Suy hiểu này nói lên một ý tưởng đầy đủ tuyệt vời về những chặng đường hình thái đời sống con người nơi đời sống cộng đoàn liên kết với Chúa Giêsu, và đồng thời tìm nhận ra ý nghĩa riêng của mình cùng sự hiệp nhất nội tâm.
Những nhà thông thái khôn ngoan bên Đông phương ngày xưa đã thực hiện một khởi đầu. Họ đại diện cho sự lên đường của con người hướng tới Chúa Giêsu Kitô. Họ khai mở ra một cuộc (hành hương) rước kiệu xuyên suốt dòng lịch sử. Họ không chỉ đại diện cho những con người đã đi tìm kiếm gặp Chúa Giesu Kitô. Nhưng họ là khuôn mặt biểu tượng cho sự trông mong chờ đợi nơi sâu thẳm nội tâm của nếp sống tinh thần con người, cho sự chuyển động của các tôn giáo và của trí óc suy hiểu con người hướng về Chúa Kiô” ( Joseph Ratzinger,Benedictô 16., JESUS VON NAZARETH, Prolog die Kindheitsgeschichten.,chương 4. Die Weisen aus dem Morgenland. tr. 105/ 106, Herder 2012).
Kinh Thánh cũng như sử sách không nói đến tên tuổi của các nhà Đạo sĩ hành hương đến kính viếng hài nhi Giesu ngày xưa ở Bethlehem. Nhưng từ thế kỷ thứ sáu Giáo Hội bên phương Tây gọi tên ba nhà Đạo sĩ:
Caspar, người mang qùa tặng Mộc dược. Mộc dược là vị khô cứng đắng lấy từ cây biến chế thuốc mang đến hiệu qủa chữa lành bệnh. Qua đó muốn nói đến sau này Chúa Giêsu là thầy thuốc chữa lành vết thương tâm hồn cùng thể xác con người.
Melchior, người mang qùa tặng vàng. Chất Vàng dấu chỉ tượng trưng cho sự bái kính tôn thờ vua. Đấng Cứu Thế là vị Vua được tôn kính bằng những lễ vật qúi gía trên trần gian
và Balthasar, người mang qùa tặng Nhũ hương tỏa hương thơm trong lễ nghi kính thờ thần thánh. Tặng hài nhi Giêsu nhũ hương. Chất hương thơm dâng kính nói lên lòng tôn thờ yêu mến cho Thiên Chúa, và qua đó qua đó xua đuổi thần ma qủi dữ quấy nhiễu đời sống con người.
Lễ Ba Vua
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Chiều ngày áp lễ mừng Chúa Giêsu giáng sinh, 24.12.2024, Đức Thánh Cha Phanxicô đã khai mạc Năm Thánh hành hương với nghi thức mở cánh cửa Năm Thánh 2025 ở đền thờ Thánh Phero bên Vatican. Trong nếp sống Giáo Hội Công Giáo Năm Thánh là năm hồng ân, sự thường theo chu kỳ mỗi 25 năm.
Sách Kinh Thánh Levitikus ( Lev 25) viết thời xa xưa Cựu ước theo thông lệ cứ 50 năm sẽ diễn ra năm ân xá hồng ân.
8 “ (Các) ngươi phải tính bảy tuần năm, nghĩa là bảy lần bảy năm; thời gian của bảy tuần năm đó là bốn mươi chín năm.9 Tháng thứ bảy, ngày mồng mười trong tháng, (các) ngươi sẽ thổi tù và giữa tiếng reo hò; vào ngày Xá tội, (các) ngươi sẽ thổi tù và trong toàn xứ các ngươi.
10 Các ngươi sẽ công bố năm thứ năm mươi là năm thánh và sẽ tuyên cáo trong xứ lệnh ân xá cho mọi người sống tại đó. Đối với (các) ngươi, đó là thời kỳ toàn xá: mỗi người trong các ngươi sẽ trở về phần sở hữu của mình, mỗi người sẽ trở về dòng họ của mình.11 Đối với các ngươi, năm thứ năm mươi sẽ là thời kỳ toàn xá: các ngươi không được gieo, không được gặt lúa tự nhiên mọc, không được hái trong vườn nho không cắt tỉa.12 Vì đó là thời kỳ toàn xá, một năm thánh đối với các ngươi, các ngươi sẽ ăn hoa lợi của đồng ruộng.” (Levi 25,8/12)
Đây là hình ảnh mẫu gương kinh thánh còn để lại về nếp sống Năm Thánh.
Theo đó năm 1300 dưới thời Đức Thánh Cha Bonifatius ( 1294/1303) Năm Thánh thứ nhất trong Giáo Hội Công Giáo được thiết lập, theo dự định cứ 100 năm lại sẽ có Năm Thánh tiếp theo.
Năm 1324 dưới thời Đức Giáo Hoàng Clementus VI. sửa đổi thành 50 năm có lại Năm Thánh
Từ năm 1470 thời Đức Thánh Cha Phaolô II. ấn định cứ 25 năm lại có Năm Thánh.
Trung tâm của Năm Thánh là cuộc hành hương về giáo đô Vativcan bên Roma bước qua cửa Năm Thánh ở đền thờ Thánh Phero. Đền thờ Laterano, đền thờ Thánh Phaolo ngoại thánh, đền thờ Đức Bả cả, và các hang toại đạo.Và cũng ở các nhà thờ chính tòa các giáo phận trên thế giới cùng các nơi thánh địa hành hương.
Năm Thánh 2025 bắt đầu từ ngày lễ mừng Chúa giáng sinh 24.12.2024 kéo dài cho tới ngày lễ mừng kính Ba Vua, lễ Chúa hiển linh, ngày 06.01.2026.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã viết kêu gọi nói về đề tài chủ đích ý nghĩa Năm Thánh 2025:
“ Chúng ta phải thổi bùng ngọn lửa hy vọng đã được truyền trao cho mình, đồng thời giúp mọi người lấy lại sức mạnh và sự chắc chắn mới để hướng về tương lai với một tinh thần cởi mở, một tâm hồn tín thác, và tầm nhìn rộng lớn. Năm Thánh sắp tới có thể góp phần to lớn vào việc khôi phục bầu khí hy vọng và tin tưởng như một khúc dạo đầu của sự đổi mới và tái sinh mà tất cả chúng ta đều cho là cấp bách; đó là lý do tại sao Huynh đã chọn chủ đề của Năm Thánh là Những người lữ hành của niềm Hy vọng. Điều này thực sự sẽ xảy ra nếu chúng ta có khả năng phục hồi cảm thức về tình huynh đệ đại đồng và không nhắm mắt làm ngơ trước thảm trạng nghèo đói tràn lan, ngăn cản hàng triệu người nam nữ, người trẻ và trẻ em sống xứng đáng với phẩm giá con người. Ở đây, Huynh đặc biệt nghĩ đến nhiều người tị nạn buộc phải rời bỏ xứ sở của họ. Ước gì tiếng nói của người nghèo được lắng nghe trong suốt thời gian chuẩn bị cho Năm Thánh, điều này có nghĩa là hãy trả lại quyền hưởng dùng hoa màu từ đất đai cho tất cả mọi người. Như Kinh Thánh dạy, “Sản phẩm tự nhiên của đất trong năm sa-bát sẽ nuôi các ngươi, tôi tớ nam nữ của các ngươi, người làm thuê của các ngươi, khách trọ nhà các ngươi; tóm lại các người trú ngụ nơi các ngươi. Còn gia súc và dã thú ở trong đất các ngươi, thì tất cả hoa lợi của đất sẽ là lương thực cho chúng” (Lv 25, 6-7).( Đức Thánh Cha Phanxico, Thư hành hương Năm Thánh 2025, ngày 11.02.2022).
Cách đây hơn hai ngàn năm, ngay từ lúc Chúa Giêsu mới sinh ra ở cánh đồng Bethlehem trong hang chuồng xúc vật đã có những người hành hương đến thăm viếng hài nhi Giêsu, Con Thiên Chúa.
Đoàn người hành hương đến Bethlehem thăm viếng Hài Nhi Giêsu từ nơi phương xa, theo Kinh Thánh thuật lại là những nhà Đạo Sĩ, mà quen gọi là Ba Vua “Khi Chúa Giêsu sinh hạ tại Bêlem thuộc xứ Giuđa, trong đời vua Hêrôđê, có mấy nhà đạo sĩ từ Đông phương tìm đến Giê-rusalem. Các ông nói: "Vua người Do-thái mới sinh ra hiện đang ở đâu? Chúng tôi đã nhận thấy ngôi sao của Người ở Đông phương, và chúng tôi đến để triều bái Người". ( Mt 2,1/12).
Theo khoa khảo cứu lịch sử những vị Đạo sĩ nầy là những nhà thông thái bên xã hội Đông phương. Họ thuộc tầng lớp thầy cả tôn gíao, và cũng là những vị có kiến thức về thiên văn nhìn sao trời để suy niệm chiết giải tiên đoán điều gì thần bí xảy diễn ra vượt qúa khỏi sự hiểu biết thông thường của trí khôn con người.
Họ nhìn thấy một ngôi xuất hiện sáng lạ thường trên bầu trời. Ngôi sao lạ đó sau này theo khoa học thiên văn khảo cứu tìm hiểu đó là sự trùng hợp của sao Jupiter và sao Saturn trên đường di chuyển chập lại gặp nhau vào khoảng năm 7. Trước Chúa giáng sinh.
Ngôi sao Jupiter biểu tượng là ngôi sao của vị vua, và ngôi sao Saturn là ngôi sao ở vùng Palaestina. Nên các Vị Đạo sĩ vùng phương đông xứ Baylon suy hiểu nhận ra ở vùng trời đất nước Do Thái một vị Vua đã sinh ra. Vì thế lần theo ánh sáng ngôi sao lạ, họ đến Jerusalem hỏi tìm đường: Vua mới sinh ra ở đâu? ( Mt 2,2). Và từ đó hành trình đi tiếp đến Bethlehem, nơi hài nhi Giesu sinh ra.
Họ đã trải qua cuộc hành trình đường dài với nhiều khúc đoạn khác nhau cùng với những thông tin tiên báo từ thời xa xưa các Ngôn sứ của Thiên Chúa đã nói về nơi sinh ra của vị Vua mới sinh ra. Những thông tin kinh thánh cùng ánh sao soi dẫn đường đã truyền cảm hứng cho họ càng có động lực khao khát với tình yêu mến lên đường hành hương đi tìm muốn nhìn tận mắt Vị Vua Giesu mới sinh ra.
“ Những tín hiệu phát tỏa ra từ ngôi sao chiếu sáng đó là một sự điệp niềm hy vọng cho những người sống trong mong chờ, khi họ ngắm ánh sáng ngôi sao nhận ra sự chữa làn bình an từ nơi đó lan tỏa ra. Những nhà Đạo sĩ, như trong phúc âm Thánh Mattheo thuật lại, họ không chỉ là những nhà nhìn ngắm sao trời để chiết giải đọc sứ điệp ẩn chứa từ ngôi sao. Họ là những nhà thông thái. Họ là những người năng động vượt qua biên giới của tôn giáo truyền thống, đi tìm kiếm sự thật, tìm kiếm Thiên Chúa chính thực. Họ đã truyền đi cảm hứng sự khôn ngoan và thể hiện cả sự thông thái khoa học theo trí óc suy tưởng như có thể.
Không biết rõ có bao nhiêu vị Đạo sĩ ngày xưa cách đây hơn hai ngàn đã hành hương đến thăm viếng hài nhi Giêsu ở Bethlehem. Nhưng trong dòng lịch sử thời gia đã có truyền thống lý giải theo con số ba phù hợp với ba vùng châu lục thế giới theo sự hiểu biết ngày xưa: Phi Châu, Á Châu và Â châu. Vì thế có tên Ba Vua.
Trong ý nghĩa nước của Chúa Giêsu không có sự khác biệt phân biệt mầu da chủng tộc cùng tiếng nói văn hóa nguồn gốc. Nhân loại cùng hợp nhất trong và qua nhờ Chúa Giesu, mà sự phong phú giầu sang không bị loại bỏ mất đi.
Sau này Ba Vua còn được suy diễn mang ý nghĩa về biểu tượng cho ba giai đoạn đời sống của con người: Thanh thiếu niên, trưởng thành và cao niên lớn tuổi. Suy hiểu này nói lên một ý tưởng đầy đủ tuyệt vời về những chặng đường hình thái đời sống con người nơi đời sống cộng đoàn liên kết với Chúa Giêsu, và đồng thời tìm nhận ra ý nghĩa riêng của mình cùng sự hiệp nhất nội tâm.
Những nhà thông thái khôn ngoan bên Đông phương ngày xưa đã thực hiện một khởi đầu. Họ đại diện cho sự lên đường của con người hướng tới Chúa Giêsu Kitô. Họ khai mở ra một cuộc (hành hương) rước kiệu xuyên suốt dòng lịch sử. Họ không chỉ đại diện cho những con người đã đi tìm kiếm gặp Chúa Giesu Kitô. Nhưng họ là khuôn mặt biểu tượng cho sự trông mong chờ đợi nơi sâu thẳm nội tâm của nếp sống tinh thần con người, cho sự chuyển động của các tôn giáo và của trí óc suy hiểu con người hướng về Chúa Kiô” ( Joseph Ratzinger,Benedictô 16., JESUS VON NAZARETH, Prolog die Kindheitsgeschichten.,chương 4. Die Weisen aus dem Morgenland. tr. 105/ 106, Herder 2012).
Kinh Thánh cũng như sử sách không nói đến tên tuổi của các nhà Đạo sĩ hành hương đến kính viếng hài nhi Giesu ngày xưa ở Bethlehem. Nhưng từ thế kỷ thứ sáu Giáo Hội bên phương Tây gọi tên ba nhà Đạo sĩ:
Caspar, người mang qùa tặng Mộc dược. Mộc dược là vị khô cứng đắng lấy từ cây biến chế thuốc mang đến hiệu qủa chữa lành bệnh. Qua đó muốn nói đến sau này Chúa Giêsu là thầy thuốc chữa lành vết thương tâm hồn cùng thể xác con người.
Melchior, người mang qùa tặng vàng. Chất Vàng dấu chỉ tượng trưng cho sự bái kính tôn thờ vua. Đấng Cứu Thế là vị Vua được tôn kính bằng những lễ vật qúi gía trên trần gian
và Balthasar, người mang qùa tặng Nhũ hương tỏa hương thơm trong lễ nghi kính thờ thần thánh. Tặng hài nhi Giêsu nhũ hương. Chất hương thơm dâng kính nói lên lòng tôn thờ yêu mến cho Thiên Chúa, và qua đó qua đó xua đuổi thần ma qủi dữ quấy nhiễu đời sống con người.
Lễ Ba Vua
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long