1. Máy bay ném bom Ukraine bắn hỏa tiễn hành trình phương Tây hạ gục tàu ngầm Nga

Ký giả David Axe của tờ Forbes có trụ sở ở New Jersey, Hoa Kỳ có bài tường trình nhan đề “Ukrainian Bombers Firing Western Cruise Missiles Have Knocked Out A Russian Submarine”, nghĩa là “Máy bay ném bom Ukraine bắn hỏa tiễn hành trình phương Tây hạ gục tàu ngầm Nga.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân

Các đô đốc Nga biết rằng họ có vấn đề.

Mùa hè này, đơn vị máy bay ném bom duy nhất của không quân Ukraine - Lữ đoàn hàng không chiến thuật số 7 - bắt đầu trang bị cho những chiếc Sukhoi Su-24 cổ điển của những năm 1970 những hỏa tiễn Storm Shadow do Anh sản xuất và các hỏa tiễn SCALP cũ của Pháp: mỗi hỏa tiễn hành trình tàng hình, cận âm có sức công phá trong phạm vi gần 200 dặm hay 320km.

Các máy bay Su-24 bắn Storm Shadows và SCALP bắt đầu tấn công hệ thống hậu cần của quân đội Nga ở miền nam Ukraine bị tạm chiếm, tấn công các kho chứa, bãi sửa chữa và cầu cống.

Các binh sĩ của Hạm đội Hắc Hải của Nga – gồm 30 tàu chiến lớn rải rác khắp các cảng ở miền nam nước Nga và xâm lược Crimea – cảm thấy các tàu của họ có thể là mục tiêu tiếp theo. Họ bắt đầu sơn lớp ngụy trang phức tạp trên một số tàu, hy vọng lớp sơn này sẽ gây nhầm lẫn cho các cảm biến hình ảnh hồng ngoại của hỏa tiễn hành trình.

Các đô đốc Nga đã đúng khi lo lắng. Nhưng họ đã sai lầm khi cho rằng một chút sơn như thế sẽ bảo vệ được tàu của họ. Sáng thứ Tư, các phi đội máy bay ném bom Ukraine đã bắn một loạt hỏa tiễn hành trình Storm Shadow hoặc SCALP vào căn cứ Hạm đội Hắc Hải ở Sevastopol, phía nam Crimea.

Bằng một hỏa tiễn chống hạm đã được sửa đổi của hải quân, các lực lượng Ukraine đã dọn đường cho hỏa tiễn bằng cách cho nổ tung khẩu đội phòng không tầm xa S-400 của lực lượng không quân Nga ở phía tây Crimea - và bằng cách cử biệt kích đến tháo dỡ các cảm biến của Nga trên một cặp giàn khoan dầu của Ukraine bị chiếm giữ ở vùng biển phía tây Crimea.

Không gì có thể ngăn cản được hỏa tiễn hành trình của Lữ đoàn hàng không chiến thuật số 7 anh hùng khi chúng lao thẳng qua các tàn tích của lực lượng phòng không Crimea của Nga hôm thứ Tư và tấn công một ụ tàu thuộc Nhà máy sửa chữa tàu số 13 của Hạm đội Hắc Hải ở Sevastopol.

Hai con tàu trong ụ tàu — một tàu đổ bộ lớp Ropucha và một tàu ngầm lớp Kilo — bốc cháy suốt đêm. Vào buổi sáng, các vệ tinh chụp ảnh đã phát hiện ra hai con tàu bị cháy tan tành: đó là bằng chứng là cả hai con tàu đều không thể sửa chữa được.

Tư lệnh lực lượng không quân Ukraine, Trung tướng Mykola Oleschuk khen ngợi các phi hành đoàn máy bay ném bom. Oleschuk cho biết: “Trong khi quân xâm lược Nga… vẫn đang cố hồi phục sau các vụ nổ vào ban đêm ở Sevastopol, tôi muốn cảm ơn các phi công của lực lượng không quân thuộc lực lượng vũ trang Ukraine vì công việc chiến đấu xuất sắc của họ”.

Cuộc đột kích là đỉnh điểm của nhiều tháng nỗ lực của Ukraine và các đồng minh nhằm trang bị cho các máy bay Sukhois của Lữ đoàn hàng không chiến thuật số 7, giảm khả năng phòng thủ của Nga và sau đó tấn công vào thời điểm hai tàu có giá trị dễ bị tổn thương nhất: đó là khi chúng được đưa lên bờ.

Trong 19 tháng chiến đấu cam go với một đối phương chẳng có lấy một tàu chiến lớn, Hạm đội Hắc Hải của Nga đã mất một tàu tuần dương, ba tàu đổ bộ, một tàu ngầm, một tàu tiếp tế và một số tàu tuần tra, tàu đổ bộ. Họ không thể bù đắp những tổn thất này chừng nào chiến tranh vẫn tiếp diễn và khi Thổ Nhĩ Kỳ vẫn tiếp tục cấm tàu chiến đi qua eo biển Bosphorous vào Hắc Hải.

Và những mất mát gần như chắc chắn sẽ tiếp tục. Người Ukraine đã chứng minh rằng họ có thể tấn công các tàu chiến Nga tại các cảng ở cả Crimea và nước Nga. Không có cảng nào là an toàn cho những gì còn lại của Hạm đội Hắc Hải.

2. Hình ảnh vệ tinh mới cho thấy hậu quả của cuộc tấn công của Ukraine vào xưởng đóng tàu ở Crimea

Các hình ảnh vệ tinh mới đã cho thấy hậu quả của vụ tấn công hỏa tiễn của Ukraine vào xưởng đóng tàu ở Sevastopol, Crimea. Đài Âu Châu Tự Do đã dùng các từ “tan tành” và “bình địa” để báo cáo điều này trên kênh Telegram của mình, đề cập đến những hình ảnh được chụp bởi dịch vụ Planet.com vào ngày 12 và 13 tháng 9.

“Theo dữ liệu sơ bộ, một cuộc tấn công bằng hỏa tiễn Storm Shadow vào nhà máy đã phá hủy tàu đổ bộ khổng lồ Minsk và tàu ngầm diesel-điện Rostov-on-Don”, Đài Âu Châu Tự Do cho biết.

Những vụ nổ mạnh đã xảy ra ở Sevastopol bị tạm chiếm vào rạng sáng thứ Tư theo giờ địa phương. Bộ Quốc phòng Nga báo cáo về một cuộc tấn công bằng hỏa tiễn hành trình vào xưởng đóng tàu Ordzhonikidze ở Sevastopol tạm thời bị tạm chiếm, khiến hai tàu chiến bị hư hại. Theo các nhà phân tích kỹ thuật của OSINT, một tàu đổ bộ cỡ lớn lớp Ropucha và một tàu ngầm lớp Kilo đã bị hư hại không thể sửa chữa được trong cuộc tấn công. OSINT cho rằng chỉ có hỏa tiễn Storm Shadow mới có thể gây ra mức độ thiệt hại kinh hoàng như vậy.

Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Năm 14 tháng Chín, phát ngôn nhân Cục Tình Báo Quân Đội Ukraine, Thượng Úy Andriy Yusov nói ông tin rằng những con tầu này đã hoàn toàn bị xóa sổ, không thể sửa chữa được. Ông cho biết một số tầu khác của Nga đang lũ lượt bỏ chạy khỏi cảng Sevastopol. Ông cảnh cáo rằng những chiếc còn lại có thể chịu một số phận tương tự.

Yusov cũng cho biết không phải cả 3 thuyền không người lái của Ukraine đều bị đánh chặn như tuyên bố của Bộ Quốc Phòng Nga. Ukraine có những bằng chứng ngược lại. Các blogger quân sự Nga cũng tỏ ra nghi ngờ báo cáo của Bộ Quốc phòng Nga. Theo tường thuật ban đầu của Mikhail Razvozhaev, Thống đốc khu vực Sevastopol, do Nga dựng nên, cuộc tấn công là do hỏa tiễn gây ra. Ông ta chỉ nhắc đến hỏa tiễn. Giải thích điều này, các blogger quân sự Nga cho rằng 10 hỏa tiễn đã được chia làm 2 đợt. Giữa hai đợt đó là cuộc tấn công bằng thuyền không người lái. Sau cuộc tấn công thứ nhất, có nhiều khả năng lúc đó quân Nga đang tập trung chữa cháy và hoang mang tột độ. Cuộc tấn công bằng thuyền không người lái là một yếu tố bất ngờ. Khả năng cả 3 thuyền không người lái của Ukraine đều bị đánh chặn như tuyên bố của Bộ Quốc Phòng Nga khó xảy ra.

Khi được hỏi về khả năng quân Nga tấn công vào các giàn khoan Boyko ở ngoài khơi Hắc Hải vừa được Ukraine tái chiếm, Yusov nói Hải Quân Nga không dám tấn công. Tuy nhiên, vẫn có nguy cơ bị không quân Nga tấn công. Cho đến lúc này, người Nga không dám đưa máy bay ra tấn công. Nếu họ dám, họ đã làm rồi.

3. Cơn cuồng nộ - Tàu ngầm và tàu chiến Putin bị hạ gục tan tành

Ba ký giả Imogen Braddick, Will Stewart, Sarah Hooper của tờ The Sun có trụ sở ở Luân Đôn có bài tường trình nhan đề “FIRE AND FURY. Putin sub and warship blasted by ‘Storm Shadow missiles & kamikaze drone boats’ in massive Crimea port blitz”, nghĩa là “Hoả hoạn và cuồng nộ. Tàu ngầm và tàu chiến Putin bị 'hỏa tiễn Storm Shadow & tàu không người lái kamikaze' cho nổ tung trong trận tấn công lớn ở cảng Crimea.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.

UKRAINE đã tung ra một loạt 10 hỏa tiễn hành trình cùng với máy bay không người lái kamikaze trong một cuộc tấn công lớn vào Hạm đội Hắc Hải hùng mạnh của Nga.

Lực lượng của Vladimir Putin đã bị rung chuyển khi một tàu ngầm và một tàu tấn công bị nổ tung trong cuộc tấn công dữ dội vào cảng Sevastopol của Crimea.

Hỏa tiễn Storm Shadow do Anh sản xuất và tàu không người lái chứa chất nổ được cho là đã được sử dụng trong cuộc tấn công lớn nhất thuộc loại này nhằm vào Hạm Đội Hắc Hải - đánh dấu lần đầu tiên những loại vũ khí như vậy được sử dụng ở Crimea.

Đoạn phim gây sốc cho thấy những đám khói và ngọn lửa khổng lồ được nhìn thấy cách xa hàng dặm bốc lên từ căn cứ bị cháy.

Đây là đòn mới nhất nhằm vào nỗ lực chiến tranh của Putin - và là một sự bối rối lớn đối với Putin khi ông ta đang ngồi nói chuyện với nhà độc tài Triều Tiên Kim Chính Ân cách đó khoảng 5.500 dặm.

Hỏa tiễn hành trình phóng từ trên không Storm Shadow có thể di chuyển với tốc độ lên tới 600 dặm/giờ và làm nổ tung các mục tiêu cách xa tới 350 dặm. Khi được phóng ra từ máy bay, nó nhào xuống bay rất thấp, và khi đến gần mục tiêu nó sẽ bay lên cao trước khi nhào xuống mục tiêu đã định.

Ukraine đã mạnh mẽ cầu xin các hỏa tiễn do phương Tây cung cấp để sử dụng trong các cuộc tấn công tàn bạo. Đó là các hỏa tiễn có thể tấn công mục tiêu ở cự ly tối đa chỉ trong 35 phút.

Phương tiện truyền thông Shot thân thiện với Điện Cẩm Linh cho biết, tàu ngầm Rostov-on-Don lớp Kilo quý giá của Putin đã bị hư hại hoàn toàn trong cuộc tấn công vào xưởng đóng tàu.

Tàu ngầm Rostov-on-Don là tàu diesel-điện, được hạ thủy năm 2014, đã được sử dụng để tấn công Ukraine.

Con tàu bị hư hỏng thứ hai là tàu đổ bộ cỡ lớn mang tên Minsk – nó được xem là tàu đổ bộ lớn nhất của Nga.

Nhà lãnh đạo lực lượng không quân Ukraine Mykola O Meatchuk cảm ơn các phi công vì “công việc chiến đấu xuất sắc” của họ.

Ông mạnh mẽ cho rằng loại vũ khí này đã được máy bay Ukraine phóng đi - và cảnh báo rằng sẽ còn nhiều vụ tấn công khác nữa.

Cuộc tấn công mới nhất này diễn ra sau những thiệt hại trước đó gây ra cho các tàu đổ bộ Nga Saratov, Novocherkassk và Caesar Kunikov.

Các cuộc tấn công xảy ra khi Putin tiếp đón Kim Chính Ân trong một hội nghị thượng đỉnh – là điều mà Mỹ cảnh báo có thể dẫn đến một thỏa thuận cung cấp vũ khí cho quân đội đang cạn kiệt của Mạc Tư Khoa ở Ukraine.

Ông Kim bày tỏ sự ủng hộ hoàn toàn đối với cuộc chiến mà ông ta gọi là cuộc đấu tranh chính nghĩa của Nga và cho biết hai bên đã đạt được thỏa thuận nhằm tăng cường hợp tác chiến lược và chiến thuật cũng như tình đoàn kết trong cuộc đấu tranh bảo vệ quyền chủ quyền và an ninh.

Thống đốc Sevastopol do Putin bổ nhiệm, Mikhail Razvozhayev, cho biết ít nhất 24 người bị thương và 2 người chết.

Đoạn phim cho thấy quy mô của cuộc tấn công - lớn nhất trong cuộc chiến cho đến nay - vào thành phố là trụ sở của Hạm đội Hắc Hải của Nga.

Một xưởng đóng và sửa chữa tàu bị nhấn chìm trong biển lửa, đồng thời một nhà máy điện và các cơ sở hải quân khác ở Hắc Hải cũng bị ảnh hưởng.

Bộ Quốc phòng Nga cho biết 10 hỏa tiễn hành trình đã tấn công xưởng đóng tàu và tuyên bố 7 hỏa tiễn đã bị bắn hạ.

Họ thừa nhận hai tàu đang sửa chữa bị “hư hỏng” nhưng không xác định danh tính các tàu.

Lực lượng không quân Ukraine cho biết họ đã chặn 32 trong số 44 máy bay không người lái loại Shahed được phóng qua Ukraine trong đêm, hầu hết trong số chúng được phóng về phía nam của quận Odessa.

Bộ này cho biết ba máy bay không người lái kamikaze trên biển đã bị tàu tuần tra Vasily Bykov phá hủy.

Nhà máy đóng tàu được Hải quân Hoàng gia thành lập vào năm 1783 - và là nhà máy lớn nhất trong khu vực.

Putin sử dụng thành phố này làm trung tâm tấn công Ukraine.

Razvozhayev cho biết: “Hậu quả của vụ tấn công, theo thông tin sơ bộ, có tổng cộng 24 người bị thương, 4 người đang trong tình trạng vừa phải.”

“Tất cả sự hỗ trợ cần thiết cho các nạn nhân đều được cung cấp đầy đủ.”

Một nhân chứng cho biết: “Tôi nghe thấy hỏa tiễn bay qua chúng tôi về phía vịnh và tiếng nổ bắt đầu. Ba trong số bốn hỏa tiễn đã bay ngay phía trên chúng tôi.”

Một cư dân Sevastopol khác cho biết đã có “một vụ nổ khủng khiếp ngay bên ngoài cửa sổ nhà tôi - bầu trời bốc cháy”.

Các nhân chứng khác cho biết cửa sổ bị vỡ trong vụ nổ, giữa những ánh chớp kinh hoàng.

Vụ tấn công xảy ra khi Putin và Kim Chính Ân bắt tay khi họ gặp nhau tại một căn cứ không gian để đàm phán về vũ khí chỉ vài giờ sau khi Triều Tiên bắn hai hỏa tiễn đạn đạo.

Ông Kim - người hiếm khi rời khỏi đất nước - được cho là sẵn sàng trao đạn pháo và hỏa tiễn chống tăng cho Putin để đổi lấy công nghệ vệ tinh và tàu ngầm hạt nhân.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên đã đến Sân bay vũ trụ Vostochny trên chuyến tàu bọc thép của mình vào sáng thứ Tư sau khi qua Nga một ngày trước đó.

Putin nói với ông Kim rằng ông “rất vui mừng được gặp” ông, trong khi nhà lãnh đạo Triều Tiên cảm ơn Putin về lời mời tới Nga.

Phát biểu tại căn cứ không gian, ông Putin nói với các phóng viên rằng cặp đôi sẽ thảo luận về “tất cả các vấn đề” tại cuộc gặp của họ.

4. Chiến tranh Ukraine là 'mối đe dọa nghiêm trọng' nhất đối với trật tự quốc tế được ghi trong hiến chương Liên Hiệp Quốc - Blinken

Liên quan đến chuyến viếng thăm Nga của Kim Chính Ân, Ngoại trưởng Hoa Kỳ, Antony Blinken, nhận xét rằng

Chúng ta thấy mình đang ở một điểm mấu chốt khác trong lịch sử khi phải vật lộn với câu hỏi cơ bản về chiến lược như Nitze đã định nghĩa: “Làm thế nào để chúng ta đi từ vị trí hiện tại đến vị trí mong muốn mà không gặp phải thảm họa trên đường đi?”

Những gì chúng ta đang trải qua hiện nay không chỉ là một cuộc thử nghiệm trật tự thời hậu chiến tranh lạnh. Đó là sự kết thúc của nó. Nhiều thập kỷ tương đối ổn định về địa chính trị đã nhường chỗ cho sự cạnh tranh ngày càng gay gắt với các cường quốc độc tài, theo chủ nghĩa xét lại.

Cuộc chiến tranh xâm lược của Nga ở Ukraine là mối đe dọa trực tiếp và nghiêm trọng nhất đối với trật tự quốc tế được ghi trong hiến chương Liên Hiệp Quốc và các nguyên tắc cốt lõi của tổ chức này về chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và độc lập.

Blinken nói thêm rằng Trung Quốc đặt ra một “thách thức dài hạn đáng kể” hơn do mong muốn tạo ra một “trật tự quốc tế mới” và thực tế là nước này có đủ sức mạnh về công nghệ, kinh tế, ngoại giao và quân sự để làm điều đó.

5. Nga 'không có lựa chọn nào khác' ngoài việc giành chiến thắng ở Ukraine, Bộ trưởng Quốc phòng nói

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu hôm thứ Tư cho biết lực lượng của ông đang duy trì “phòng thủ tích cực” trước cuộc phản công của Ukraine và Mạc Tư Khoa không còn lựa chọn nào khác ngoài chiến thắng.

Shoigu cho biết chiến dịch mùa thu hiện đang được tiến hành và thừa nhận trong bình luận với một phóng viên của đài truyền hình nhà nước Rossiya-1 rằng tình hình mặt trận ở nhiều nơi rất khó khăn.

Ông ta nói:

Các lực lượng đang duy trì hoạt động phòng thủ tích cực trên các mặt trận cần thiết, thiết yếu. Ở một số nơi thì khó hơn, ở những nơi khác thì đơn giản hơn.

Nhưng tôi có thể nói rằng các chàng trai và các vị chỉ huy đang thi đấu một cách tự tin và bảo vệ một cách đáng tin cậy những gì chúng tôi cần bảo vệ vào lúc này –là những nơi mà lực lượng vũ trang Ukraine đang cố gắng đột phá.

Ông cho biết thêm, nhiệm vụ chính là tiêu diệt vũ khí của đối phương.

Nga kiểm soát gần 1/5 lãnh thổ Ukraine sau hơn 18 tháng chiến tranh, nhưng đã buộc phải rút lui khỏi các khu vực rộng lớn mà nước này chiếm giữ trong cuộc xâm lược ban đầu gần thủ đô Kyiv cũng như ở phía nam và phía đông.

Ukraine đã phát động một cuộc phản công được mong đợi từ lâu vào tháng 6 và đã chiếm lại hơn chục thị trấn nhưng gặp nhiều khó khăn do các bãi mìn rộng lớn và lực lượng Nga cố thủ dày đặc.

Khi được hỏi liệu Nga có thắng hay không, Shoigu trả lời: “Chúng tôi không có lựa chọn nào khác”.

6. Trong cuộc họp báo tại Tòa Bạch Ốc hôm thứ Tư, phát ngôn nhân Hội đồng An ninh Quốc gia John Kirby bày tỏ quan ngại về các cuộc đàm phán giữa Nga và Triều Tiên.

Kirby nói: “Chúng tôi tiếp tục thúc giục Triều Tiên đáp ứng các cam kết công khai không ủng hộ cuộc chiến của Nga ở Ukraine… Chắc chắn sẽ có hậu quả”.

Ông nói thêm: “Chúng ta phải xem điều gì sẽ xảy ra trong cuộc họp này… Rõ ràng là chúng tôi lo ngại về bất kỳ mối quan hệ quốc phòng nào đang phát triển giữa Triều Tiên và Nga”.

Kirby cũng nói rằng có mối lo ngại rằng Nga có thể “tích cực thúc đẩy” việc cải tiến chương trình hỏa tiễn của Triều Tiên.

7. Một quan chức cao cấp của Ukraine đã mô tả cuộc tấn công qua đêm vào Sevastopol là một “tuyên bố” chuyên nghiệp và có ý nghĩa. Ukraine tuyên bố đã làm hư hại một tàu đổ bộ lớn và một tàu ngầm trong cuộc tấn công vào căn cứ của hạm đội Hắc Hải của Nga ở Crimea.

Mykhailo Podolyak, cố vấn cho nhà lãnh đạo văn phòng tổng thống Ukraine, nhận xét rằng

Việc phi quân sự hóa hạm đội Hắc Hải của Nga là sự bảo đảm an ninh lâu dài thực sự cho các tuyến thương mại khu vực và “hành lang ngũ cốc”.

Đây là phản ứng đúng đắn duy nhất trước nỗ lực biến nạn đói thành vũ khí của Nga và là cách duy nhất để bảo đảm nguồn cung cấp ngũ cốc không bị gián đoạn cho các nước phía đông và Phi Châu.

Cách để làm điều này là xây dựng năng lực cho các lực lượng vũ trang Ukraine, bao gồm cả việc mở rộng phạm vi sử dụng vũ khí. Chúng ta đã có thể thấy kết quả của việc này ở Sevastopol. Một “tuyên bố” chuyên nghiệp và đầy ý nghĩa...

Trước đó, Bộ Quốc phòng Nga cho biết trong một tuyên bố rằng Ukraine đã tấn công bằng 10 hỏa tiễn hành trình và 3 tàu cao tốc không có người điều khiển, làm hư hại 2 tàu đang được sửa chữa định kỳ.

8. Putin đưa ra cảnh báo tới Ukraine về chiến đấu cơ F-16

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Putin Fires Warning to Ukraine About F-16 Fighter Jets”, nghĩa là “Putin đưa ra cảnh báo tới Ukraine về chiến đấu cơ F-16.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Lan Vy.

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Ba đã cảnh báo Ukraine về các chiến đấu cơ F-16 mà Kyiv chuẩn bị nhận trong bối cảnh cuộc chiến đang diễn ra.

Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Phương Đông ở Vladivostok, khai mạc vào ngày 10 tháng 9, Putin đã đề cập đến việc các lực lượng của Kyiv đang hoạt động như thế nào trong cuộc phản công hiện đã bước sang tháng thứ tư. Ông tuyên bố Ukraine đã mất 71.500 quân trong một nỗ lực cho đến nay “không mang lại kết quả”.

“Có những tổn thất lớn”. Họ nói: “Họ muốn đạt được kết quả bằng mọi giá. Đôi khi, bạn có ấn tượng rằng đây không phải là người của họ. Các chỉ huy nói với tôi từ chiến trường. Chúng tôi liên tục liên hệ với họ.”

Putin bình luận về cam kết của các quốc gia phương Tây sẽ cung cấp cho Ukraine chiến đấu cơ F-16 để tăng cường lực lượng không quân thời Liên Xô và hỗ trợ nước này chiến đấu chống lại lực lượng Nga trong chiến tranh.

“Họ sẽ cung cấp F-16. Nó sẽ thay đổi? Không. Điều này chỉ đơn giản là kéo dài xung đột”, ông ta nói.

Ngày 24/8, thành viên NATO là Na Uy đã trở thành quốc gia thứ ba cam kết tặng F-16 do Mỹ sản xuất cho Ukraine, cùng với Hà Lan và Đan Mạch. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy ca ngợi quyết định của các đồng minh phương Tây là “lịch sử và đầy cảm hứng”.

Tuy nhiên, phát ngôn nhân của Lực lượng Không quân Ukraine, Đại tá Yuriy Ihnat, cho biết trong bài phát biểu được hãng tin Ukraine Ukrinform đưa tin vào tháng trước rằng Ukraine sẽ không nhận được chiến đấu cơ F-16 trước năm tới.

Ihnat nói: “Rõ ràng là chúng tôi sẽ không thể bảo vệ Ukraine bằng máy bay F-16 vào mùa thu và mùa đông này”.

Newsweek đã liên hệ với chính quyền Ukraine qua email để bình luận.

Putin cũng cho biết hôm thứ Ba rằng kể từ lệnh động viên một phần vào tháng 9 năm 2022, khoảng 570.000 người Nga đã gia nhập quân đội - gần bằng dân số của Baltimore, Maryland.

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết vào tháng 9 năm ngoái rằng sắc lệnh huy động một phần của Putin sẽ nhắm tới 300.000 quân nhân dự bị và cựu quân nhân có “các chuyên môn quân sự nhất định và kinh nghiệm liên quan”.

“Chúng tôi đã tiến hành huy động một phần. Ba trăm ngàn người đã được triệu tập. Hiện nay, trong 6-7 tháng qua, đã có 270.000 người tự nguyện ký hợp đồng phục vụ trong lực lượng vũ trang và các đơn vị tình nguyện. Quá trình này vẫn tiếp tục”, Putin nói.

“Đây là điều tạo nên sự khác biệt của người dân Nga, xã hội Nga. Tôi không biết điều này có thể thực hiện được ở bất kỳ quốc gia nào khác hay không. Mọi người cố tình ghi danh nghĩa vụ quân sự, dù nhận ra rằng cuối cùng họ sẽ ra mặt trận”, Tổng thống Nga nói.

“Và những người đàn ông Nga của chúng tôi, hiểu điều gì đang chờ đợi họ, hiểu rằng họ có thể hy sinh mạng sống của mình cho quê hương hoặc bị thương nặng, họ vẫn làm điều đó một cách có ý thức và tự nguyện.”

Những điều Putin nói mâu thuẫn với thực tế. Ít nhất 370.000 người Nga đã lũ lượt rời bỏ đất nước khi ông ta tung ra lệnh động viên bán phần vào tháng 9 năm ngoái. Mạc Tư Khoa cũng đã tìm cách thu hút các chiến binh nước ngoài tham gia cuộc chiến ở Ukraine trong những tuần gần đây, với các công dân Cuba, Armenia và Kazakhstan, một nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ giáp với Nga, bị dụ dỗ thông qua nhiều phương tiện khác nhau. Và đã bị Cuba vạch trần gần đây.

Các báo cáo cũng xuất hiện rằng những người lao động nhập cư có quốc tịch Nga đang bị bắt để chiến đấu ở Ukraine.

Điện Cẩm Linh chưa bình luận về thông tin này. Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga qua email để yêu cầu bình luận.

9. Các quan chức Rumani cho biết đã tìm thấy những mảnh vỡ mới của máy bay không người lái tương tự như những mảnh được quân đội Nga sử dụng gần biên giới nước này.

Bộ Quốc phòng Rumani cho biết, các máy bay trực thăng của lực lượng không quân Rumani đã được triển khai tới quận Tulcea phía đông cùng với các đội chuyên gia, nơi các mảnh vỡ nằm rải rác trên một khu vực “vài chục mét”.

“Phi hành đoàn trên trực thăng IAR 330 Puma của lực lượng không quân Rumani… đã xác định các mảnh vỡ có thể đến từ máy bay không người lái, phân tán trên một khu vực rộng vài chục mét,” nó nói thêm.

Reuters đưa tin các phân tích sơ bộ về hai mảnh máy bay không người lái đầu tiên cho thấy chúng không phát nổ ở Rumani, một thành viên NATO và không mang theo chất nổ.

Thủ tướng Rumani Marcel Ciolacu nói với các phóng viên: “Không ai tấn công chúng tôi”. “Một số mảnh của máy bay không người lái bị quân đội Ukraine bắn trúng đã rơi xuống. Nó không có chất nổ hay bất cứ thứ gì gây hại”, ông nói thêm.

Phát ngôn nhân của NATO cho biết đại sứ Rumani đã cập nhật cho các đồng minh của họ về những phát hiện này và không có dấu hiệu nào cho thấy “bất kỳ cuộc tấn công có chủ ý nào của Nga nhằm vào lãnh thổ của đồng minh”.

Ông nói: “Nato luôn đoàn kết với đồng minh Rumani của chúng tôi.

10. Cuộc gặp của Kim Chính Ân với Putin có thể được cảm nhận trên khắp thế giới

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Kim Jong Un's Meeting With Putin Could Be Felt Around the World”, nghĩa là “Cuộc gặp của Kim Chính Ân với Putin có thể được cảm nhận trên khắp thế giới.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.

Chuyến thăm Nga của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Chính Ân đang được phương Tây coi là dấu hiệu của sự tuyệt vọng. Cuộc họp dự kiến diễn ra ở thành phố cảng phía đông Vladivostok dự kiến sẽ tập trung vào các thỏa thuận quân sự mới, trong đó Tổng thống Vladimir Putin dường như hy vọng kho vũ khí của Bình Nhưỡng có thể giúp ông giành được thành công nào đó từ ván cờ của mình ở Ukraine.

Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Matthew Miller nói với các nhà báo hôm thứ Hai: “Tôi nghĩ rõ ràng điều đó có nghĩa là ông ấy đang gặp khó khăn trong việc duy trì nỗ lực quân sự và vì vậy đang tìm kiếm sự giúp đỡ từ Triều Tiên”. “Ông ấy không những không đạt được mục tiêu trên chiến trường mà còn phải xách bị đi xuyên đất nước để cầu xin sự trợ giúp quân sự của Kim Chính Ân”.

Putin có rất ít nơi để hướng đến. Trong khi Ukraine đang thu thập vũ khí tiên tiến từ các nước ủng hộ NATO và chờ bật đèn xanh để nhận các phần cứng như chiến đấu cơ F-16 và Hệ thống hỏa tiễn chiến thuật quân đội MGM-140 thì Mạc Tư Khoa đang dựa vào Iran về máy bay không người lái kamikaze, Belarus về xe bọc thép và Bắc Triều Tiên để lấy đạn dược.

Chính phủ Trung Quốc vẫn chưa dốc toàn lực hỗ trợ Điện Cẩm Linh. Mặc dù Bắc Kinh dường như đang theo đuổi chính sách trung lập thân Nga một cách trắng trợn, Chủ tịch Tập Cận Bình vẫn chưa sẵn sàng trang bị vũ khí cho chế độ chuyên chế láng giềng.

Một nước Nga ngày càng bị cô lập đang buộc phải chuyển sang các chế độ bị cô lập tương tự. Frederik Mertens, nhà phân tích chiến lược tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Hague, nói với Newsweek: “Nhiều người Nga yêu nước sẽ thắc mắc tại sao đế chế hùng mạnh của họ lại phải cầu xin một nhà độc tài của một quốc gia bần cùng”.

Việc Nga và Triều Tiên trao đổi vũ khí mới sẽ gây ra vấn đề cho Ukraine nhưng cũng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng căng thẳng ở những nơi khác. Nga được cho là đã đồng ý trang bị cho Iran các chiến đấu cơ để đổi lấy sự ủng hộ của Tehran trong cuộc xâm lược Ukraine. Một thỏa thuận tương tự với Bình Nhưỡng sẽ gây lo ngại cho các nền dân chủ Đông Á.

Mertens cho biết: “Bất kỳ sự gia tăng nào về khả năng quân sự của Triều Tiên sẽ tiếp tục thúc đẩy cuộc chạy đua vũ trang ở Viễn Đông, vì nó sẽ thúc đẩy cả Hàn Quốc và Nhật Bản tăng cường hơn nữa lực lượng vũ trang của họ - điều này sẽ khiến Trung Quốc lo lắng nghiêm trọng”.

Trong khi đó, Kyiv đang thận trọng theo dõi các diễn biến khi quân đội của họ tìm kiếm một bước đột phá mang tính quyết định vào các tuyến phòng thủ của Nga ở vùng phía nam bị tạm chiếm của đất nước.

“Tất nhiên, có những lo ngại về chuyến thăm này,” Thứ trưởng Hanna Maliar nói.

“Trước hết, Triều Tiên là đồng minh thân cận của đối phương của chúng ta và đã công nhận các vùng lãnh thổ bị Putin tạm chiếm là của Nga. Thứ hai, nếu Triều Tiên bắt đầu cung cấp đạn dược cho Nga, điều đó sẽ làm tăng rủi ro cho binh lính và dân thường của chúng ta. Trên thực tế, Triều Tiên sẽ trở thành kẻ đồng lõa trong hành động xâm lược Ukraine của Nga”.

“Triều Tiên là một phần của trục chiến tranh tà ác tiến hành chống lại Ukraine. Trong số các quốc gia này còn có Belarus và Iran. Đó là dấu hiệu của sự tuyệt vọng khi Putin quay sang Triều Tiên để nhờ giúp đỡ”.

Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga qua email để yêu cầu bình luận.

Yêu cầu của một cuộc chiến tranh toàn diện đang đè nặng lên cả Ukraine và Nga. Kyiv ngày càng phụ thuộc vào các nước phương Tây hậu thuẫn, trong khi Nga buộc phải khai thác sâu các kho dự trữ đã tồn tại hàng chục năm và chuyển sang các đối tác yếu hơn. Sự tiêu hao về con người và vật chất của Nga đang ở mức cao.

Tổn thất về thiết giáp và pháo binh của Nga được cho là lên tới hàng nghìn chiếc, và trọng pháo của Mạc Tư Khoa được cho là đã bị tắt tiếng trong những tháng gần đây do sự kết hợp của những thách thức về hậu cần và sự trừng phạt của hỏa lực phản pháo của Ukraine.

Quân đoàn pháo binh của Triều Tiên kế thừa từ Liên Xô có thể giúp ích phần nào. Mertens cho biết: “Viện trợ trực tiếp quan trọng nhất mà ông Kim có thể cung cấp cho Putin là đạn dược, cũng như ống lót nòng thay thế và các bộ phận pháo binh khác”. Mertens cho biết hỏa tiễn chiến thuật của Triều Tiên cũng có thể là chủ đề được thảo luận.

“Xét đến vai trò quan trọng của pháo binh trong cuộc giao tranh gần như bất phân thắng bại ở Ukraine, điều này sẽ có tác động đến chiến trường. Bao nhiêu tùy thuộc vào số tiền viện trợ mà ông Kim sẽ gửi tới Nga. Ước tính của tôi là điều này có thể làm chậm và có thể ngăn chặn sự yếu kém ngày càng tăng về hỏa lực của pháo binh Nga, nhưng tôi sẽ rất ngạc nhiên nếu nó có thể đảo ngược tình thế đó.”

Pavel Luzin nói với Newsweek rằng hội nghị thượng đỉnh Kim-Putin có thể không giúp ích gì nhiều trong việc giảm bớt các vấn đề trên chiến trường của Nga. “Chúng tôi không biết Triều Tiên có bao nhiêu pháo binh và chúng tôi không biết phẩm chất của các loại pháo này; có vẻ đáng nghi ngờ.” Luzin là một nhà phân tích quân sự người Nga và là học giả thỉnh giảng tại Trường Luật và Ngoại giao Fletcher tại Đại học Tufts ở Massachusetts.

Ông cho rằng Bình Nhưỡng “không có khả năng giúp đỡ Nga nhiều. Số lượng đạn pháo có hạn, phẩm chất lại thấp”.

Triều Tiên sở hữu số lượng lớn xe bọc thép. Oleg Ignatov, nhà phân tích cao cấp về Nga của tổ chức Crisis Group, nói với Newsweek: “Nga rất cần không chỉ đạn dược mà còn cả thiết bị hạng nặng”.

Ông nói thêm: “Nga cần một siêu thị để có thể mua vũ khí ngay bây giờ”. “Triều Tiên có một tổ hợp công nghiệp quân sự rất tốt”. Mạc Tư Khoa được cho là có thể sản xuất khoảng 200 xe tăng chiến đấu chủ lực mỗi năm, một con số mà Ignatov cho rằng Triều Tiên có thể đạt gần, mặc dù nhỏ hơn và kém hơn nhiều.

“Triều Tiên là một lựa chọn hợp lý” đối với nước Nga đang thiếu vũ khí. “Nó có những tiêu chuẩn vững chắc, có khả năng sản xuất số lượng lớn và giá thành khá rẻ”.

“Họ có thể giúp đỡ họ về mặt pháo binh. Xe tăng không hiện đại lắm nhưng chính Nga cũng chẳng có xe tăng hiện đại để sử dụng ở tiền tuyến vào lúc này”.

Hỏa tiễn và máy bay phản lực

Kim không thực hiện sứ mệnh bác ái. Ignatov nói: “Nếu Nga nhận được thứ gì đó từ Triều Tiên, thì đó sẽ không phải là miễn phí”. “Nga sẽ phải tặng thứ gì đó cho ông Kim”.

Ông nói thêm: “Triều Tiên chắc chắn quan tâm đến công nghệ hỏa tiễn hiện đại. Bình Nhưỡng đang đẩy mạnh công nghệ vũ khí siêu thanh, nhưng ông Kim và các quan chức của ông dường như có động cơ tìm kiếm sự giúp đỡ cho những khía cạnh khác”.

Thật vậy, một nhóm điện tặc của Triều Tiên được nhà nước hậu thuẫn đã bị cáo buộc vào tháng 8 vì liên tục xâm phạm mạng máy tính tại tập đoàn phát triển hỏa tiễn Mashinostroyeniya của Nga.

Ignatov nói: “Nếu ông Kim yêu cầu công nghệ hỏa tiễn, tôi không biết Putin sẽ phản ứng thế nào”. “Nhưng nếu anh ta chấp thuận, tất nhiên, đó sẽ là một diễn biến rất tồi tệ của tình hình này.”

Mertens cho biết nhà độc tài Triều Tiên “có khả năng đạt được rất nhiều: viện trợ trực tiếp để giảm bớt sự thiếu thốn cho người dân Triều Tiên và công nghệ quân sự của Nga. Thứ hai là thứ mà anh ta thực sự khao khát vì nó sẽ cho phép anh ta giải quyết sự gần như lỗi thời của các lực lượng thông thường và tăng cường lực lượng hạt nhân của mình.”

Mertens nói thêm rằng lực lượng không quân của Triều Tiên có thể là một lĩnh vực đặc biệt được quan tâm. “Lực lượng không quân Triều Tiên dường như vẫn có máy bay Ilyushin Il-28 và Thẩm Dương F-5 do Trung Quốc chế tạo trong danh sách của mình; đó là những chiếc máy bay thuộc về một bảo tàng cổ vật.”

Bất kỳ bước nhảy vọt về công nghệ nào đối với Triều Tiên sẽ đặt ra những câu hỏi khó cho Trung Quốc, quốc gia từ những năm 1950 đã là đối tác nước ngoài quan trọng và có ảnh hưởng nhất của Bình Nhưỡng.

Mertens nói: “Tôi thực sự tự hỏi ông Tập vui mừng thế nào với những diễn biến này. Ông ấy có lẽ muốn Nga không bị đánh bại – mặc dù một nước Nga bại trận thời hậu chiến thậm chí phụ thuộc nhiều hơn vào Trung Quốc có vẻ là một kịch bản rất hấp dẫn – nhưng việc Nga gián tiếp thúc đẩy Hàn Quốc và Nhật Bản tự trang bị thêm vũ khí sẽ không làm Tập Cận Bình hài lòng. “

Ignatov đồng tình. “Họ có quan tâm đến việc phát triển chương trình hỏa tiễn hiện đại ở Triều Tiên không?” anh ta hỏi về Bắc Kinh. Dù thế nào đi nữa, ông cho rằng ông Kim sẽ để mắt tới việc thách thức ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực.

Mertens nói: “Tôi không nghĩ họ quan tâm đến chiến đấu cơ, tôi nghĩ họ quan tâm đến hỏa tiễn”. “Mối quan tâm chính của họ là có những khả năng mà họ có thể sử dụng hoặc có khả năng sử dụng để chống lại Hoa Kỳ, chứ không chỉ Nhật Bản và Hàn Quốc.”