1. Quân đội Ukraine cho biết hỏa lực pháo binh khiến Nga không thể tiến thêm chút nào ở Donetsk

Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết: các lực lượng Nga đã không đạt được bất kỳ tiến bộ nào trên bộ ở Donetsk mặc dù đã bắn một loạt đạn pháo và hỏa tiễn trên khắp các chiến tuyến.

Hai khu vực mà giao tranh dường như trở nên dữ dội nhất ở miền đông Ukraine là ngay phía tây Lysychansk - nơi đã rơi vào tay quân Nga vào đầu tháng - và phía nam Bakhmut, nơi Nga nhiều lần cố gắng tiêu diệt hệ thống phòng thủ Ukraine nhưng đến nay chỉ chiếm được vài km lãnh thổ.

Tại Bakhmut: Các lực lượng Ukraine tiếp tục bảo vệ một vùng lãnh thổ dài khoảng 30 km

Bộ Tổng tham mưu Các lực lượng vũ trang Ukraine cho biết hôm thứ Sáu, người Nga đã pháo kích vào khoảng một chục khu định cư ở phía nam và phía đông Bakhmut và tiến hành một cuộc không kích gần Striapivka, phía đông thành phố. Cuộc tấn công kết thúc với các tổn thất nặng nề của quân Nga”

“Những người lính của chúng tôi đã đánh đuổi các đơn vị vô tổ chức của quân xâm lược trở lại. Quân Nga tiếp tục cố gắng tấn công theo hướng Vuhlehirska và gần Pokrovske, các cuộc chiến tiếp tục diễn ra.”

Bộ Tổng tham mưu cho biết thêm, các cuộc pháo kích đã diễn ra ở phía bắc thành phố Sloviansk gần đó.

Trong đánh giá mới nhất của mình về chiến trường, Viện Nghiên cứu Chiến tranh, gọi tắt là ISW, cho biết cường độ hành động của các lực lượng Nga “không khác biệt bao nhiêu” so với thời gian tạm dừng hoạt động được tuyên bố chính thức trước đó và nhóm của Nga ở phía tây bắc Sloviansk đã “tiến hành ít cuộc tấn công bộ binh dọc theo biên giới phía sau Kharkiv-Donetsk so với thời gian tạm dừng hoạt động chính thức”.

ISW cho biết: “Việc thiếu các chiến thắng trong các cuộc tấn công bộ binh ngoài các khu vực Sloviansk, Siversk và Bakhmut là phù hợp với đánh giá của ISW rằng cuộc tấn công của Nga sẽ phải dừng lại nếu không chiếm được Sloviansk hoặc Bakhmut”.

Ở phía Bắc Ukraine: Bộ Tổng tham mưu cho biết các cuộc pháo kích lẻ tẻ vẫn tiếp tục xuyên biên giới vào các khu vực phía bắc Chernihiv và Sumy.

Ở Miền Nam Ukraine: Giao tranh đã gia tăng dọc theo một phần biên giới giữa khu vực Mykolaiv và Kherson. Người Ukraine cho biết những nỗ lực của người Nga nhằm thực hiện các cuộc tấn công xung quanh Cầu Davydiv ở Kherson “đã bị binh lính Ukraine trấn áp ngay lập tức.”

Valentyn Reznichenko, người đứng đầu Cục quản lý quân sự-dân sự khu vực Dnipropetrovsk, cho biết 8 người đã bị thương trong các vụ tấn công bằng hỏa tiễn của Nga tại các thành phố Nikopol và Kryvih Rih nhằm vào các khu dân cư và trường học.

2. Hoa Kỳ nhìn thấy “dấu hiệu” rằng lực lượng Nga đang “cố gắng điều chỉnh” để đối phó với các tác động của HIMARS

Hai quan chức cấp cao của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ là John Huth và Kevin Ryder nói với các phóng viên hôm thứ Sáu rằng Mỹ đang nhận thấy “những dấu hiệu” cho thấy các lực lượng Nga chiến đấu ở Ukraine đang “cố gắng điều chỉnh trước các tác động của HIMARS gây ra cho họ” trên chiến trường.

“Người Ukraine đã tập trung rất nhiều nỗ lực vào các sở chỉ huy và trạm kiểm soát của Nga, các khu vực cung cấp hậu cần của họ, bao gồm tất cả các loại nguồn cung cấp, đặc biệt là đạn dược, do đó, người Nga đang cố gắng giảm thiểu ảnh hưởng của HIMARS”

Các quan chức này không thể nói những nỗ lực của các lực lượng Nga trong việc giảm thiểu tác động từ HIMARS đã hiệu quả đến mức nào.

“Tôi không thể cho bạn biết mức độ ảnh hưởng của chúng, nhưng nó có vẻ không tốt lắm”

Quan chức này cũng lưu ý rằng các báo cáo rằng lực lượng Nga đã phá hủy 4 HIMARS là sai sự thật.

“Kể từ sáng nay, trong các cuộc trò chuyện của chúng tôi với người Ukraine, điều đó không đúng. Tất cả HIMARS tiếp tục thực sự là một cái gai đối với phía Nga,” quan chức này nói thêm.

3. Mỹ xem xét khả năng cung cấp cho Ukraine máy bay chiến đấu, Kirby nói

Bộ Quốc phòng Mỹ đang nghiên cứu khả năng gửi máy bay chiến đấu tới Ukraine trong tương lai. Thiếu tướng John Kirby, điều phối viên truyền thông của Hội đồng An ninh Quốc gia cho biết: “Bộ Quốc phòng đang tiến hành một nghiên cứu sơ bộ về khả năng này liên quan đến việc cung cấp máy bay chiến đấu cho người Ukraine”.

Đồng thời, theo ông, quyết định này dự kiến sẽ không được thông qua trong tương lai gần, vì việc tích hợp các máy bay được trang bị hệ thống hiện đại là một nhiệm vụ khó khăn và cần nhiều thời gian. Trong số đó, Kirby nói rõ, đó là về đào tạo phi công, cũng như cung cấp các cơ hội bảo trì và sửa chữa.

“Vì vậy, Bộ Quốc phòng sẽ tiếp tục nghiên cứu vấn đề này, nhưng chúng tôi cũng sẽ tiếp tục gửi vũ khí và thiết bị cho Ukraine trong các gói hỗ trợ an ninh,” Kirby lưu ý.

Tuần trước, Yuriy Ihnat, Phát ngôn nhân của Bộ Tư lệnh Lực lượng Vũ trang Ukraine, cho biết chính quyền Ukraine đang đàm phán với các đối tác phương Tây về việc tiếp nhận máy bay và đào tạo phi công Ukraine.

4. Gorbachev cảm thấy công việc cả đời của mình đã bị Putin phá hủy

Mikhail Gorbachev, nhà lãnh đạo cuối cùng của Liên Xô, người đã mở ra những cải cách dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản và của Liên Xô, tin rằng công việc của cuộc đời ông đã bị phá hủy hoàn toàn bởi Vladimir Putin.

Nhà báo kiêm nhà phê phán nổi tiếng Điện Cẩm Linh Alexei Venidiktov nói với Forbes Nga rằng ông vẫn giữ liên lạc với nhà cựu lãnh đạo 91 tuổi, người từng là tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô từ năm 1985 đến năm 1991.

Trong nhiệm kỳ của Gorbachev, các từ tiếng Nga “glasnost” (cởi mở) và “perestroika” (xây dựng lại) đã được sử dụng trong từ vựng tiếng Anh, như những chính sách cho phép tự do ngôn luận và cải cách kinh tế cũng như xoa dịu căng thẳng giữa Mạc Tư Khoa và phương Tây. Công việc cả đời của ông Gorbachev là lật nhào chế độ độc tài, đưa nước Nga thoát khỏi tình trạng cô lập với thế giới.

Kể từ khi Putin xâm lược Ukraine vào ngày 24 tháng 2, Nga đã thông qua các đạo luật ngày càng độc đoán, chẳng hạn, khiến việc chỉ trích chiến tranh trở thành hành vi phạm tội có thể dẫn đến án tù nặng nề. Một cuộc đàn áp đã chấm dứt tất cả những tiếng nói bất đồng như Venidiktov, người từng là tổng biên tập của đài phát thanh Tiếng vọng của Mạc Tư Khoa, đã phải đóng cửa.

Trong khi đó, NATO đã tăng cường hiện diện ở Đông Âu để đáp trả sự hung hăng của Nga và Mạc Tư Khoa nhận thấy mình bị cô lập trên trường quốc tế do các lệnh trừng phạt cứng rắn của phương Tây.

“Những gì Mikhail Sergeevich Gorbachev đã làm đều bị phá hủy,” Venidiktov nói. Tất cả các cải cách của Gorbachev – thành hư không, thành tro, thành khói”.

“Khi họ hỏi tôi: 'Có điều gì chỉ ra điều đó không?' Tôi trả lời: 'Khi Gorbachev mãn nhiệm, có 4.000 lực lượng phản ứng nhanh của NATO ở Âu Châu. Hiện NATO đã thông báo rằng sẽ có 300.000 vào cuối năm sau.'

“Đó là mức độ đe dọa. Mức độ quá đông của quân đội NATO tại biên giới của chúng tôi,” ông nói thêm.

Vào tháng 6, các nhà lãnh đạo NATO đã đồng ý tăng từ 40.000 quân hiện tại lên 300.000 binh sĩ và đặt họ trong tình trạng báo động cao từ giữa năm 2023, để chống lại Nga.

Tờ New York Times đưa tin rằng vào năm 1991, khi Gorbachev rời bỏ quyền lực, NATO chỉ có một lữ đoàn đa quốc gia phản ứng nhanh gồm tối đa 5.000 quân, mà họ tuyên bố sẽ mở rộng.

Putin nói rằng việc mở rộng liên minh là một trong những lý do biện minh cho cuộc chiến ở Ukraine. Tuy nhiên, chính cuộc xâm lược Ukraine của ông ta đã là cái cớ cho NATO tăng quân.

Mặc dù cựu lãnh đạo Liên Xô đã không bình luận công khai kể từ khi bắt đầu chiến tranh, Venidiktov nói, “Tôi có thể nói với bạn rằng Gorbachev rất buồn, tất nhiên, ông ấy hiểu. Đó là tác phẩm để đời của ông ấy”.

“Tự do là công việc của Gorbachev. Mọi người đã quên ai là người đã trao quyền tự do cho Giáo Hội Chính thống Nga. Đó chính là Mikhail Sergeyevich Gorbachev,” Venidiktov nói thêm. “Tự do ngôn luận, luật đầu tiên về báo chí là do Mikhail Sergeevich Gorbachev. Sở hữu tư nhân, thị trường tự do là do Mikhail Sergeevich Gorbachev. Ông ấy phải nói sao bây giờ trước thực trạng ngày hôm nay?”

Gorbachev được cho là bị các vấn đề về thận lâu dài và đang chạy thận nhân tạo

5. Mario Draghi từ chức, khiến nước Ý rơi vào tình trạng hỗn loạn chính trị

Ý sẽ tổ chức một cuộc bầu cử quốc gia nhanh chóng vào ngày 25 tháng 9 sau khi Thủ tướng Mario Draghi từ chức sau sự sụp đổ của chính phủ đoàn kết dân tộc của ông, gây ra những chấn động trên thị trường tài chính.

Đây sẽ là cuộc bầu cử quốc gia mùa thu đầu tiên trong hơn một thế kỷ ở Ý, nơi nửa cuối năm thường diễn ra việc thông qua luật ngân sách tại quốc hội cho năm tới.

Xem ra đây có thể là một chiến dịch quyết liệt được thực hiện trong cái nóng gay gắt của mùa hè ở một quốc gia bị hạn hán.

Một nghiên cứu về các cuộc thăm dò dư luận cho thấy một khối các đảng bảo thủ, dẫn đầu bởi đảng Huynh Đệ Cực Hữu của Ý, có vẻ sẽ giành được đa số rõ ràng trong cuộc bỏ phiếu.

Draghi, một cựu giám đốc ngân hàng trung ương nắm chính quyền không qua tuyển cử, là người đã lãnh đạo một liên minh rộng rãi trong gần 18 tháng, đã nộp đơn từ chức trước đó vào hôm thứ Năm và được Tổng thống Sergio Mattarella yêu cầu tiếp tục ở lại với vai trò điều hành tạm thời.

Draghi nói với các đồng nghiệp trong nội các: “Chúng ta phải đối phó với các trường hợp khẩn cấp liên quan đến đại dịch, chiến tranh ở Ukraine, lạm phát và chi phí năng lượng.”

Ông nói rằng chính phủ cũng phải thực hiện Kế hoạch phục hồi và củng cố quốc gia trong đó cho thấy Ý phải vay hàng tỷ euro tiền của Liên minh Âu Châu sau đại dịch để đổi lấy các cải cách.

Mặc dù cuộc bỏ phiếu được ấn định vào cuối tháng 9, nhưng có thể mất nhiều tuần mặc cả trước khi chính quyền mới tuyên thệ nhậm chức.

Liên minh của Draghi đã sụp đổ vào thứ Tư khi ba đối tác chính của ông không tham dự một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm mà ông đã kêu gọi để cố gắng chấm dứt chia rẽ và nối lại liên minh đang gặp khó khăn của họ.

Ông đã tìm cách khẳng định lại quyền lực của mình khi các đảng phái bắt đầu đi theo các hướng khác nhau trước khi cơ quan lập pháp kết thúc dự kiến vào nửa đầu năm sau.

Cuộc khủng hoảng chính trị đã kết thúc những tháng ổn định ở Ý, trong đó Draghi đã giúp định hình phản ứng cứng rắn của Âu Châu đối với cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine và đã nâng cao vị thế của nước này trên thị trường tài chính.

Trái phiếu và cổ phiếu của Ý bị bán tháo mạnh do lo ngại rằng cuộc khủng hoảng chính trị sẽ làm trì hoãn các cuộc cải cách và rằng chính phủ mới có thể là một đối tác khó khăn hơn đối với Liên minh Âu Châu.

Lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Ý đã tăng lên mức tột đỉnh là 3,75% trước khi kéo trở lại khoảng 3,60% vào cuối phiên giao dịch.

Draghi, thủ tướng thứ sáu của Ý trong một thập kỷ, đã nhận được tràng pháo tay nồng nhiệt từ các nhà lập pháp khi ông xuất hiện ngắn gọn tại hạ viện hôm thứ Năm, báo hiệu ý định từ chức của ông.

“Ngay cả các chủ ngân hàng trung ương đôi khi cũng xúc động con tim,” ông nói một cách châm biếm khi nhận được sự hoan nghênh

Ông Draghi, cựu chủ tịch Ngân hàng Trung ương Âu Châu đã giúp đưa Ý hiện diện mạnh mẽ hơn trên trường quốc tế.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cảm ơn ông vì “sự ủng hộ vững chắc”.

“Tôi tin rằng sự ủng hộ tích cực của người dân Ý dành cho Ukraine sẽ tiếp tục,” ông nói trên Twitter.

Mặc dù nắm chính quyền không qua tuyển cử, Draghi rất nổi tiếng khi nhiều người Ý chán ngấy với nhiều năm chính phủ xoay vòng.

Tuy nhiên, đảng Huynh Đệ Italia, do Giorgia Meloni dẫn đầu, đã hoan nghênh tin tức về cuộc bầu cử. Cô là nhà lãnh đạo chính duy nhất không tham gia chính phủ của Draghi và sự nổi tiếng của cô đã tăng vọt. Nhóm của cô chỉ được 4% trong cuộc bầu cử năm 2018, nhưng hiện đã giành được hơn 22%, trở thành đảng lớn nhất của Ý.

Nếu đảng Huynh Đệ Italia giành chiến thắng trong cuộc bỏ phiếu vào tháng 9, cô ấy sẽ quyết định ai sẽ là thủ tướng và có thể tự đề nghị mình vào vị trí cao nhất đó.

6. Tòa Bạch Ốc hoan nghênh thỏa thuận ngũ cốc, nhưng cảnh báo việc thực hiện nó sẽ đòi hỏi người Nga tuân thủ các cam kết

Tòa Bạch Ốc cho biết họ hoan nghênh thỏa thuận giữa Nga, Ukraine và Thổ Nhĩ Kỳ về việc xuất khẩu ngũ cốc ra khỏi Ukraine, nhưng cảnh báo việc thực thi thỏa thuận trên thực tế sẽ đòi hỏi tất cả các bên phải tuân thủ các cam kết của mình.

John Kirby, điều phối viên truyền thông của Hội đồng An ninh Quốc gia, cho biết: “Có những chi tiết ma quỷ đã được biết ở đây”, ám chỉ thành tích bất hảo của Nga trong việc tôn trọng các hiệp ước.

Ông cảm ơn Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đã giúp môi giới thỏa thuận và cho biết nó có thể giúp giảm bớt khả năng thiếu lương thực trên toàn thế giới.

Nhưng ông nói “tất nhiên thành công sẽ phụ thuộc vào việc Nga tuân thủ thỏa thuận này”.

Tướng Kirby nói thêm: “Rất nhiều điều sẽ phụ thuộc vào việc thực hiện và mức độ mà người Nga thực sự đồng ý với việc kết thúc cuộc thương lượng”. Ông nhấn mạnh rằng Mỹ “hy vọng” thỏa ước này thành công và sẽ giảm bớt tình trạng mất an ninh lương thực toàn cầu.

7. Ngoại trưởng Ukraine 'không tin tưởng Nga' tôn trọng thỏa thuận Hắc Hải:

Ukraine nhấn mạnh rằng Kyiv không tin tưởng Nga sẽ tôn trọng thỏa thuận mới được ký kết về việc dỡ bỏ các phong tỏa ở Hắc Hải và giải phóng hàng chục triệu tấn ngũ cốc của Ukraine.

Bộ trưởng Ngoại giao Dmytro Kuleba nói với các nhà báo trong cuộc họp báo hôm thứ Sáu rằng Ukraine đặt niềm tin vào Liên Hiệp Quốc - tổ chức sẽ điều phối việc đưa các tàu Ukraine qua Hắc Hải một cách an toàn - chứ không phải Mạc Tư Khoa.

Kuleba nói: “Ukraine không tin tưởng Nga. Tôi không nghĩ rằng có lý do để tin tưởng Nga.”

“Chúng tôi đầu tư niềm tin vào Liên Hiệp Quốc như là động lực của thỏa thuận này”, ông Kuleba nói thêm, đồng thời lưu ý rằng Tổng thư ký António Guterres “cũng đầu tư vào danh tiếng và năng lực của mình, để bảo đảm rằng thỏa thuận này hoạt động và Nga không phá vỡ nó, vì Nga đã phá vỡ rất nhiều giao dịch và thỏa thuận khác.”

Bộ trưởng Cơ sở hạ tầng Ukraine Oleksandr Kubrakov và Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đều đã ký các thỏa thuận song song riêng biệt với Liên Hiệp Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ tại Istanbul vào hôm thứ Sáu, sau hai tháng hội đàm.

Các hiệp định sẽ cho phép thành lập một trung tâm điều phối ở Istanbul do các quan chức Liên Hiệp Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga và Ukraine làm việc. Các giao dịch có hiệu lực trong 120 ngày, sau đó các bên có thể đồng ý gia hạn.

Newsweek đã liên hệ với Ngoại trưởng Nga để yêu cầu bình luận.

Ukraine đã tự bảo vệ mình trước cuộc xâm lược toàn diện ban đầu trong 149 ngày. Cuộc giao tranh hiện tập trung vào khu vực phía đông Donbas và ở phía nam, nơi quân đội Nga đã chiếm đóng các vùng lãnh thổ Ukraine, bao gồm cả các cảng quan trọng.

Ngay cả những khu vực vẫn nằm trong tay Ukraine, như Odessa, đã bị phong tỏa bởi sự hiện diện của hải quân Hắc Hải của Nga và các thủy lôi của hải quân Ukraine nhằm bảo vệ bờ biển phía Nam của Ukraine, chống lại các cuộc đổ bộ. Truyền thông Nga đã đưa tin rằng lối đi an toàn sẽ được tạo ra từ Odessa.

BBC đưa tin rằng theo các điều khoản của thỏa thuận được ký hôm thứ Sáu, Mạc Tư Khoa cho biết họ sẽ không tấn công vào các cảng trong khi các chuyến hàng đang vận chuyển. Các tàu Ukraine sẽ hướng dẫn các tàu chở hàng đi qua các vùng nước không có thủy lôi, và các tàu này sẽ được Thổ Nhĩ Kỳ kiểm tra — với sự hỗ trợ của Liên Hiệp Quốc — để bảo đảm không có vũ khí. Xuất khẩu ngũ cốc và phân bón của Nga qua Hắc Hải cũng sẽ được tạo điều kiện thuận lợi.

Các nhà lãnh đạo thế giới hy vọng rằng các thỏa thuận sẽ giảm bớt giá lương thực tăng vọt, đặc biệt là ở Trung Đông và Phi Châu, nơi một số quốc gia đặc biệt phụ thuộc vào xuất khẩu từ Ukraine và Nga.

“Hôm nay, có một ngọn hải đăng trên Hắc Hải,” Guterres nói hôm thứ Sáu. “Một tia sáng của hy vọng... khả năng... và trợ giúp trong một thế giới cần nó hơn bao giờ hết.”

Tuy nhiên, Guterres thừa nhận với BBC rằng Liên Hiệp Quốc không có cách nào trừng phạt Nga nếu Mạc Tư Khoa không tôn trọng lối đi an toàn cho hàng hải Ukraine.

Mykhailo Podolyak, cố vấn hàng đầu của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy, đã viết trên Twitter rằng bất kỳ “hành động khiêu khích” nào của Nga vi phạm các hiệp định sẽ bị “đáp trả ngay lập tức bằng quân sự”.