Xin Cảm Ơn Cha Gioan Trần Công Nghị
Trong bài hát Kinh Hòa Bình chúng ta thường cầu nguyện rằng: Vì chính khi hiến thân là khi được nhận lãnh, chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân, vì chính khi thứ tha là khi được tha thứ, chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời. Một khi hiến thân phụng sự Chúa trong anh chị em đồng loại, những người tôi tớ của Chúa luôn có niềm vui. Không những được gấp trăm trong cuộc sống đời này, mà còn được phần thưởng và hạnh phúc mãi mãi trong cuộc sống đời sau, trong Nhà của Chúa.
Cha Gioan Trần Công Nghị đã từ giã cõi đời này. Nhưng ngài không đi xa khỏi chúng ta, mà ngài đi về nhà Chúa nơi mà những người Ki tô hữu sẽ cùng nhau đi tới. Xin Chúa thương tới linh hồn Thầy Cả Gioan Trần Công Nghị và đưa vào Nước Chúa.
Rất nhiều các Đức Cha, các cha, các nam nữ tu sĩ, giáo dân, và những người đồng hương Việt Nam qúi mến Cha Gioan Trần Công Nghị. Tại sao lại có sự quí mến này? Cha Gioan Trần Công Nghị đã nhận được sự qúi mến này, bởi vì cha đã đáp lại lời mời gọi của Chúa, để phụng sự Chúa trong mọi người.
Suốt 76 năm cuộc đời, trong đó có 50 năm mục vụ trong đời sống linh mục cho tới chết, nhiều năm hoạt động văn hóa, 25 năm miệt mài với VietCatholic, cha đã để lại một dấu ấn đặt biệt trong lòng của Giáo Hội và của rất nhiều người.
Trong suốt 76 năm cuộc đời, thì cái chặng dừng chân lâu nhất đó là Địa Phận Los Angeles, và Orange County này, hay nói chính xác là thành phố Garden Grove này, là nơi đầu tiên cha Nghị đã đặt chân tới để định cư tại miền Nam California và cũng là nơi an nghỉ cuối cùng.
Nếu mà nói về sự quen biết thì cha Nghị quen biết rất rộng lớn. Các Đức Cha, các cha, các nam nữ tu sĩ, giáo dân, các chức sắc của các tôn giáo bạn, những ai đã từng gặp cha Nghị hoặc cộng tác với cha Nghị, đều nhận được sự quí mến của cha Nghị và đáp lại, họ cũng rất qúi mến cha Nghị.
Cha Nghị đã phục vụ trong đời sống linh mục với rất nhiều cách thức khác nhau từ việc làm tuyên úy trưởng tại trại tị nạn Fort Chaffee, giám đốc các trung tâm mục vụ, giám đốc chương trình nghiên cứu mục vụ cho giáo dân Việt Nam tại Hoa Kỳ, các chức vụ trong Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ, chức giáo sư trong các chủng viện ở New Orleans và Los Angeles, là cha phó và rồi là cha xứ trong các giáo xứ của Địa Phận Los Angeles, là thành viên trong nhiều năm của Hôi Đồng Liên Tôn tại Hoa Kỳ.
Nhưng trong suốt hơn một nửa cuộc đời linh mục còn lại, vẫn làm việc trong các giáo xứ, cha Trần Công Nghị đã dấn thân vào một lãnh vực mà nhiều linh mục Việt Nam không có thể làm được, trong khi phải đang bận rộn với công việc giáo xứ. Lãnh vực đó là lãnh vực của văn hóa, báo chí và truyền thông và thành tựu lớn nhất đó là trang thông tin trên Internet mang tên là VietCatholic. Trang thông tin này là của ăn tinh thần của rất nhiều người Công Giáo Việt Nam tại Mỹ này, tại Việt Nam và trên toàn thế giới trong suốt 25 năm qua.
Rất nhiều người đã gặp cha Nghị, đã cộng tác với cha Nghị, và đã có nhiều kỷ niệm với cha Nghị. Còn tôi, cơ duyên nào đã đưa tôi tới gặp cha Nghị. Câu chuyện bắt đầu như thế này: Vào một buổi chiều cuối tháng Tư năm 1982, tôi cùng với những người ti nạn Việt Nam khác đặt chân tới trại tị nạn tại Bataan Phillipines sau khi đã qua đảo Pulau Bidong và trại tị nạn Sungei Besi của Malaysia.
Sau khi tới trại, chúng tôi được chuyển vào từng khu nhà, mỗi gia đình sẽ có một căn, đây là những căn nhà liền kề với nhau. Còn ai độc thân không có gia đình, thì cứ 6 người, không phân biệt nam nữ sẽ được chuyển vào một căn. Số phận độc thân của tôi không biết may rủi như thế nào mà người ta lại chuyển tôi vào một căn nhà mà tôi là người đàn ông duy nhất, còn năm người kia đều là các cô gái còn trẻ.
Một trong những luật rất khắt khe ở trong trại tị nạn đó là ai đã được chia ở nhà nào thì không được chuyển sang nhà khác. Công việc hằng ngày trong trại là buổi sáng ăn sáng rồi đi làm công tác vệ sinh trong trại, buổi trưa ăn trưa rồi đi học tiếng Anh, buổi chiều ăn tối rồi nghỉ ngơi. Còn lại thời gian rảnh rỗi thì ngồi tán gẫu, uống trà, chơi đùa với nhau hoặc làm việc riêng.
Các cô biết tôi là thầy đại chủng sinh, đang đi tu để làm linh mục, cho nên các cô hay tìm cách chọc ghẹo cho tôi vui, cho tôi cười. Sau khi ăn tối thì ngồi nói chuyện. Các cô bắt đầu chọc ghẹo tôi. Các cô đè tay tôi ra trên bàn. Tôi kêu lên “trời ơi làm gì vậy?” thì các cô trả lời “thầy ơi để cho chúng em xem bói cho thầy!”
Các cô giữ tay tôi chặt quá cho nên tôi phải chịu chấp nhận. Một cô tên là Công Tằng Tôn Nữ gì gì đó. Tôi không muốn nói tên cô Công Tằng Tôn Nữ này ra. Cô chỉ vào một đường chỉ tay trên bàn tay của tôi và nói rằng: “Con đường tình duyện của thầy thì rất là trắc trở.” Rồi cô chỉ vào một đường chỉ tay khác và nói rằng: “Còn con đường tu của thầy thì cũng có một lúc bị gián đoạn, nhưng nếu mà thầy cương quyết đi trên con đường này, thì chắc chắn sẽ thành công. Thôi thì thầy tiếp tục đi tu đi vì người ta nói rằng tu là cõi phúc, tình là giây oan.”
Ngôi nhà của chúng tôi ở lúc nào cũng vang vọng ra những tiếng cười khiến cho những chàng thanh niên ở những nhà bên cạnh cảm thấy ghen tương. Một số các ông có đạo Công Giáo gần đó gặp tôi và nói rằng: “Thầy ơi nguy hiểm quá! Nếu mà thầy tiếp tục ở trong căn nhà đó thì chỉ có chết tới bị thương! Người ta nói rằng “lửa gần rơm lâu ngày cũng cháy.”
Tôi nói với họ rằng: “Không những chỉ có chết tới bị thương mà còn banh xác luôn!” Thế rồi họ đề nghị với tôi rằng chúng tôi sẽ tới gặp bà trưởng vùng của chúng tôi ở, bà là người Phi Luật Tân, và chỉ có bà mới có thể cho phép tôi được rời cái căn nhà tôi đang ở để chuyển ra nơi khác.
Tôi đã được phép của bà và tôi đã chuyển lên nhà thờ Công Giáo nằm giữa trung tâm của trại tị nạn, và đã dọn một chỗ ở rất đơn sơ trên căn gác lửng của phòng thánh đằng sau cung thánh của nhà thờ. Ở đây mỗi Chúa Nhật đều có một cha ngoại quốc hoặc cha Phát hoặc cha Tài từ Đài Chân Lý Á Châu tại Manila tới để dâng thánh lễ cho giáo dân.
Trong thời gian sống trong nhà thờ này, tôi đã trở thành giống như ông từ đóng cửa, mở cửa nhà thờ cho giáo dân. Người Công Giáo tới trại tị nạn này, dù mỗi người ở đây chỉ có mấy tháng trước khi lên đường định cư ở Mỹ, nhưng cũng thích lập ra rất nhiều hội đoàn để cùng nhau sống đạo và sinh hoạt với nhau tại nhà thờ này.
Tôi cũng đã có cơ hội để cùng sinh hoạt với họ. Chính trong hoàn cảnh này mà tôi đã gặp cha Trần Công Nghị. Tôi nhớ là cha Phát đang làm việc tại Đài Chân Lý Á Châu tại Manila đã đưa cha Trần Công Nghị tới nhà thờ trong trại tị nạn để gặp tôi và nói với tôi rằng đây là cha Trần Công Nghị từ Mỹ tới và ngài đang làm một cuộc khảo cứu về người tị nạn Công Giáo và nói với tôi giúp đỡ cho ngài. Cha Nghị lúc đó rất là trẻ, chưa tới 40 tuổi, người rất là vạm vỡ.
Ngay đằng sau nhà thờ có một căn nhà nhỏ dành cho các cha. Tôi đã để cho cha Nghị ở nơi căn nhà đó. Cha Nghị đã ở trong trại một tuần. Chúng tôi đã nhờ các ông hội trưởng của các đoàn thể Công Giáo phát ra những bản khảo cứu cho mọi người Công Giáo trong trại để họ trả lời rồi thu lại. Trước khi trở lại Mỹ, cha Nghị đã đãi tất cả những người cộng tác một chầu bia San Miguel và Balut, tiếng Việt Nam có nghĩa là hột vịt lộn. Khi từ giã cha Nghị có nói với tôi rằng khi nào sang định cư tại Mỹ thì gọi cho ngài và nếu muốn trở lại đời tu theo ơn gọi làm linh mục thì gọi cho ngài.
Khi tôi sang tới Mỹ định cư tại New Orleans và đi làm ở đó bốn năm. Sau đó quyết định trở lại đời tu, tôi đã gọi cha Nghị lúc đó ngài đang ở tại Orange County, miền Nam California. Cha Nghị nói với tôi là sang ở với ngài và phụ giúp ngài. Tôi đã lái xe từ New Orleans sang California và ngày 19 tháng 3 năm 1986 tôi đã tới một ngôi nhà trong thành phố Garden Grove là nơi ngài đặt làm trụ sở để phát triển văn hóa và là văn phòng để làm những dự án nghiên cứu nhu cầu mục vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ do Văn Phòng Mục Vụ thuộc Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ tài trợ.
Căn nhà có ba phòng ngủ, phòng khách, nhà bếp, garage và một khu vườn rất rộng lớn cây cối um tùm, toàn là những cây lớn. Chúng tôi đã cùng nhau cải tạo cái căn nhà đó từ việc sửa garage, đổ xi măng sân đậu xe có năm chỗ đậu, chặt và đào gốc các cây lớn ở trong khu vườn. Hai cha con làm quần quật bên nhau từ sáng tới tối.
Những gốc cây rất lớn, chúng tôi đào gốc, lấy giây thừng lớn buộc vào gốc, rồi cột giây vào đuôi chiếc xe cha Nghị chạy hằng ngày. Cha Nghị rồ máy xe để kéo gốc lên, còn tôi đứng quan sát. Bánh xe làm đất đá văng tung tóe, khói bụi bay lên cả một góc vườn. Có một lần, dây thừng căng quá bị đứt văng lên, làm chiếc xe cha Nghị mất thế lao tới, suýt lao vào nhà, còn chiếc giây thừng suýt nữa quất vào mặt của tôi.
Tôi nói với cha Nghị rằng hai cha con mình liều quá. Cha Nghị nói rằng phải liều mới được việc. Và đó cũng là phương châm của đời sống linh mục của cha Nghị. Phải liều thì mới có thể làm được việc này việc kia. Rồi có những lúc chúng tôi làm hư lại phải sửa lại. Cha Nghị nói rằng nếu mà mình thất bại thì mình cứ phải làm tiếp thì mới có thể thành công. Đúng như thế, mấy chiếc máy Computers và máy in trong nhà cứ hư lên hư xuống, hai cha con cứ phải thường xuyên vác máy đi sửa.
Cha Nghị đang làm việc nghiên cứu cho Văn Phòng Mục vụ thuộc Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, cho nên lúc này không thuộc về địa phận và giáo xứ nào. Ngài có ý cải tạo garage đậu xe thành một cái phòng để sách báo Công Giáo, và ý tưởng lúc đó là sẽ trở thành một cơ sở gởi các sách báo Công Giáo cho người giáo dân muốn mua và muốn đọc, vì đây là một cách gìn giữ và truyền bá đức tin Công Giáo. Nhưng rồi việc làm đó cũng chẳng đi tới đâu.
Nhưng từ những việc nhỏ đó, cha Nghị đã tiến dần dần tới những công việc lớn lao hơn sẽ đến sau này, đó là tờ Thời Điểm Công Giáo, rồi sau này là trang tin điện tử VietCatholic cho người Công Giáo Việt Nam trên toàn thế giới trong suốt 25 năm qua. Đây không phải là một công việc dễ dàng mà linh mục nào cũng có thể làm được. Nhưng với cha Nghị, một người làm việc miệt mài không biết mệt, nhiều năng lực, hiếu động, thì rồi thành quả cũng sẽ đến.
Sáng sớm thức dạy và sau khi dâng lễ, thì ngài bắt đầu gọi điện thoại tới hết mọi người, mọi cha quen biết, từ đông sang tây, từ nam chí bắc trên nước Mỹ này, có khi sang cả Âu Châu, Úc Châu. Lúc đó chưa có gọi về việt nam nhiều. Các cuộc gọi là để hỏi thăm và tham khảo ý kiến. Cái gì ngài cũng học hỏi. Cái gì ngài cũng tham vấn. Ôi ông cha Nghị này làm việc không biết mệt! Một điều cho tới giờ này tôi vẫn khân phục và tự hỏi tại sao không biết ông cha Nghị lại có thể làm việc được như thế. Nhất là trong suốt hơn ba mươi năm làm tất cả các công việc mục vụ của đời sống linh mục trong Địa Phận Los Angeles, tại sao cha Nghị lại còn có thời giờ để gánh vác công việc truyền giáo qua phương tiện truyền thông như báo chí và trang tin điện tử VietCatholic, và nhiều công việc khác nữa. Thật là khâm phục! Nhất là cha Nghị có thể quy tụ rất nhiều người sẵn sàng cùng cộng tác với cha.
Đời sống của cha Nghị với tôi trong cái căn nhà mà tôi nói ở trên cũng rất đơn giản: Cầu nguyện, ăn uống và làm việc. Hai người thay phiên nhau nấu cơm, hoặc cùng nhau làm bếp. Cha Nghị truyền cho tôi hai món ăn đặc biệt đó là gỏi cá Phát Diệm và heo giả cầy. Còn tôi thì truyền cho cha Nghị món tiết canh vịt và nấu phở. Tiệm Phở của bố tôi và sau đó là em tôi vẫn còn tồn tại ở Ngã Ba Ông Tạ, và bây giờ ở cầu số 3 Kênh Nhiêu Lộc, đường Phạm Văn Hai, gần Ngã Ba Ông Tạ.
Chúng tôi làm việc với nhau, ăn uống với nhau. Khi nào chán ăn cơm nhà thì đi ra ngoài ăn phở, hoặc tới nhà các sơ Dòng Mến Thánh Giá Phát Diệm lúc đó tại Santa Ana, để xin ăn, hoặc đi tới nhà giáo dân. Rồi có những lúc có các cha và khách tới thăm thì chúng tôi lại làm bếp đãi cơm tại nhà.
Chúng tôi làm việc với nhau miệt mài 6 tháng cho tới đầu tháng 9 năm 1986, tôi bước chân trở lại con đường tu vào chủng viện St. John ở thành phố Camarillo phía bắc của Los Angeles. Lúc đó chương trình học của tôi là để trở thành linh mục cho Địa Phận Orange. Đây là công lao lớn nhất mà cha Nghị đã giúp cho tôi, vì lúc đó để vào các chủng viện và nhập vào các địa phận là một công việc đầy khó khăn vất vả. Có bao nhiêu thầy đã học ở Việt Nam đã bị Địa Phận Orange từ chối, vì không có những điều kiện như đòi hỏi.
Tôi và cha Nghị bàn với nhau rằng chắc rất khó nhập vào Dịa Phận Orange, cho nên mình quay sang Địa Phận Los Angeles. Thế là hai cha con mặc quần áo chỉnh tề để đi tới Tòa Giám Mục Los Angeles gặp Cha Giám Đốc Ơn Thiên Triệu để xin cho tôi được vào Địa Phận Los Angeles và học làm linh mục cho địa phận này.
Cha Giám Đốc Ơn Thiên Triệu hỏi rằng tại sao sống ở Orange mà không nhập vào Địa Phận Orange. Chúng tôi mới trả lời rằng sợ ở dưới đó người ta không nhận và nêu ra những trường hợp đã bị từ chối. Cha Giám Đốc Ơn Thiên Triệu Địa Phận Los Angeles mới trả lời rằng ngài sẽ viết thư để giới thiệu tôi với Cha Giám Đốc Ơn Thiên Triệu Địa Phận Orange.
Thế là chúng tôi lại quay trở về Địa Phận Orange và đã được chấp nhận. Sau khi lo cho tôi xong thì Cha Nghị nói rằng: “Mình lo cho cậu xong rồi, thì giờ đây mình phải lo cho mình.” Cha Nghị đã xin nhập vào Địa Phận Los Angeles, và đã được chấp nhận. Tôi đã học suốt 5 năm trời và chịu chức linh mục năm 1991.
Còn cha Nghị nhập Địa Phận Los Angeles và phục vụ địa phận đó được 30 năm cho tới ngày vể hưu. Suốt thời gian cho tới ngày cha Nghị qua đời, chúng tồi vẫn có nhiều dịp gặp nhau, nhất là trong những năm vừa qua, cha Nghị về hưu tại Garden Grove, thuộc Địa Phận Orange Trong suốt 5 năm vừa qua, ngài sinh hoạt với các cha Việt Nam ở Địa Phận Orange trong các cuộc họp hằng tháng, và rất cởi mở, xông xáo vào nhiều công việc, cả việc cổ võ cho việc xây dựng Linh Đài Đức Mẹ La Vang tại khuôn viên của Tòa Giám Mục Orange.
Cái gì ngài cũng làm, cái gì ngài cũng hưởng ứng. Cách đây ba tháng trước khi bị tai nạn, ngài đã gọi cho tôi: “Cha Kiểm ơi, bữa nào gặp nhau đi ăn nhé!” Nhưng không phải là gặp nhau đi ăn nữa mà là gặp nhau lần cuối cùng ở nơi trần gian này. Bốn ngày trước khi ngài qua đời, tôi tới bên cạnh giường ngài nằm. Ngài mở mắt ra nhìn, không nói được gì, chỉ có nói “ừ” một tiếng. Trong giây phút đó chẳng biết làm gì nữa, nghĩ tới tình anh em linh mục và công lớn nhất của cha Nghị giúp tôi tiếp tục cuộc hành trình tu học để tiến tới chức linh mục, tôi đã nói với cha Nghị là giờ đây chỉ có món qua tặng cho cha Nghị lời cầu nguyện và Bí Tích Hòa Giải và tôi đã ban Bí Tích Hòa Giải cho ngài.
Cám ơn cha Nghị rất nhiều. Xin Chúa cho người tôi tớ Chúa là Thầy Cả Gioan Trần Công Nghị sớm được hưởng nhan thánh Chúa
Linh Mục Giuse Trần Văn Kiểm
Trong bài hát Kinh Hòa Bình chúng ta thường cầu nguyện rằng: Vì chính khi hiến thân là khi được nhận lãnh, chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân, vì chính khi thứ tha là khi được tha thứ, chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời. Một khi hiến thân phụng sự Chúa trong anh chị em đồng loại, những người tôi tớ của Chúa luôn có niềm vui. Không những được gấp trăm trong cuộc sống đời này, mà còn được phần thưởng và hạnh phúc mãi mãi trong cuộc sống đời sau, trong Nhà của Chúa.
Cha Gioan Trần Công Nghị đã từ giã cõi đời này. Nhưng ngài không đi xa khỏi chúng ta, mà ngài đi về nhà Chúa nơi mà những người Ki tô hữu sẽ cùng nhau đi tới. Xin Chúa thương tới linh hồn Thầy Cả Gioan Trần Công Nghị và đưa vào Nước Chúa.
Rất nhiều các Đức Cha, các cha, các nam nữ tu sĩ, giáo dân, và những người đồng hương Việt Nam qúi mến Cha Gioan Trần Công Nghị. Tại sao lại có sự quí mến này? Cha Gioan Trần Công Nghị đã nhận được sự qúi mến này, bởi vì cha đã đáp lại lời mời gọi của Chúa, để phụng sự Chúa trong mọi người.
Suốt 76 năm cuộc đời, trong đó có 50 năm mục vụ trong đời sống linh mục cho tới chết, nhiều năm hoạt động văn hóa, 25 năm miệt mài với VietCatholic, cha đã để lại một dấu ấn đặt biệt trong lòng của Giáo Hội và của rất nhiều người.
Trong suốt 76 năm cuộc đời, thì cái chặng dừng chân lâu nhất đó là Địa Phận Los Angeles, và Orange County này, hay nói chính xác là thành phố Garden Grove này, là nơi đầu tiên cha Nghị đã đặt chân tới để định cư tại miền Nam California và cũng là nơi an nghỉ cuối cùng.
Nếu mà nói về sự quen biết thì cha Nghị quen biết rất rộng lớn. Các Đức Cha, các cha, các nam nữ tu sĩ, giáo dân, các chức sắc của các tôn giáo bạn, những ai đã từng gặp cha Nghị hoặc cộng tác với cha Nghị, đều nhận được sự quí mến của cha Nghị và đáp lại, họ cũng rất qúi mến cha Nghị.
Cha Nghị đã phục vụ trong đời sống linh mục với rất nhiều cách thức khác nhau từ việc làm tuyên úy trưởng tại trại tị nạn Fort Chaffee, giám đốc các trung tâm mục vụ, giám đốc chương trình nghiên cứu mục vụ cho giáo dân Việt Nam tại Hoa Kỳ, các chức vụ trong Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ, chức giáo sư trong các chủng viện ở New Orleans và Los Angeles, là cha phó và rồi là cha xứ trong các giáo xứ của Địa Phận Los Angeles, là thành viên trong nhiều năm của Hôi Đồng Liên Tôn tại Hoa Kỳ.
Nhưng trong suốt hơn một nửa cuộc đời linh mục còn lại, vẫn làm việc trong các giáo xứ, cha Trần Công Nghị đã dấn thân vào một lãnh vực mà nhiều linh mục Việt Nam không có thể làm được, trong khi phải đang bận rộn với công việc giáo xứ. Lãnh vực đó là lãnh vực của văn hóa, báo chí và truyền thông và thành tựu lớn nhất đó là trang thông tin trên Internet mang tên là VietCatholic. Trang thông tin này là của ăn tinh thần của rất nhiều người Công Giáo Việt Nam tại Mỹ này, tại Việt Nam và trên toàn thế giới trong suốt 25 năm qua.
Rất nhiều người đã gặp cha Nghị, đã cộng tác với cha Nghị, và đã có nhiều kỷ niệm với cha Nghị. Còn tôi, cơ duyên nào đã đưa tôi tới gặp cha Nghị. Câu chuyện bắt đầu như thế này: Vào một buổi chiều cuối tháng Tư năm 1982, tôi cùng với những người ti nạn Việt Nam khác đặt chân tới trại tị nạn tại Bataan Phillipines sau khi đã qua đảo Pulau Bidong và trại tị nạn Sungei Besi của Malaysia.
Sau khi tới trại, chúng tôi được chuyển vào từng khu nhà, mỗi gia đình sẽ có một căn, đây là những căn nhà liền kề với nhau. Còn ai độc thân không có gia đình, thì cứ 6 người, không phân biệt nam nữ sẽ được chuyển vào một căn. Số phận độc thân của tôi không biết may rủi như thế nào mà người ta lại chuyển tôi vào một căn nhà mà tôi là người đàn ông duy nhất, còn năm người kia đều là các cô gái còn trẻ.
Một trong những luật rất khắt khe ở trong trại tị nạn đó là ai đã được chia ở nhà nào thì không được chuyển sang nhà khác. Công việc hằng ngày trong trại là buổi sáng ăn sáng rồi đi làm công tác vệ sinh trong trại, buổi trưa ăn trưa rồi đi học tiếng Anh, buổi chiều ăn tối rồi nghỉ ngơi. Còn lại thời gian rảnh rỗi thì ngồi tán gẫu, uống trà, chơi đùa với nhau hoặc làm việc riêng.
Các cô biết tôi là thầy đại chủng sinh, đang đi tu để làm linh mục, cho nên các cô hay tìm cách chọc ghẹo cho tôi vui, cho tôi cười. Sau khi ăn tối thì ngồi nói chuyện. Các cô bắt đầu chọc ghẹo tôi. Các cô đè tay tôi ra trên bàn. Tôi kêu lên “trời ơi làm gì vậy?” thì các cô trả lời “thầy ơi để cho chúng em xem bói cho thầy!”
Các cô giữ tay tôi chặt quá cho nên tôi phải chịu chấp nhận. Một cô tên là Công Tằng Tôn Nữ gì gì đó. Tôi không muốn nói tên cô Công Tằng Tôn Nữ này ra. Cô chỉ vào một đường chỉ tay trên bàn tay của tôi và nói rằng: “Con đường tình duyện của thầy thì rất là trắc trở.” Rồi cô chỉ vào một đường chỉ tay khác và nói rằng: “Còn con đường tu của thầy thì cũng có một lúc bị gián đoạn, nhưng nếu mà thầy cương quyết đi trên con đường này, thì chắc chắn sẽ thành công. Thôi thì thầy tiếp tục đi tu đi vì người ta nói rằng tu là cõi phúc, tình là giây oan.”
Ngôi nhà của chúng tôi ở lúc nào cũng vang vọng ra những tiếng cười khiến cho những chàng thanh niên ở những nhà bên cạnh cảm thấy ghen tương. Một số các ông có đạo Công Giáo gần đó gặp tôi và nói rằng: “Thầy ơi nguy hiểm quá! Nếu mà thầy tiếp tục ở trong căn nhà đó thì chỉ có chết tới bị thương! Người ta nói rằng “lửa gần rơm lâu ngày cũng cháy.”
Tôi nói với họ rằng: “Không những chỉ có chết tới bị thương mà còn banh xác luôn!” Thế rồi họ đề nghị với tôi rằng chúng tôi sẽ tới gặp bà trưởng vùng của chúng tôi ở, bà là người Phi Luật Tân, và chỉ có bà mới có thể cho phép tôi được rời cái căn nhà tôi đang ở để chuyển ra nơi khác.
Tôi đã được phép của bà và tôi đã chuyển lên nhà thờ Công Giáo nằm giữa trung tâm của trại tị nạn, và đã dọn một chỗ ở rất đơn sơ trên căn gác lửng của phòng thánh đằng sau cung thánh của nhà thờ. Ở đây mỗi Chúa Nhật đều có một cha ngoại quốc hoặc cha Phát hoặc cha Tài từ Đài Chân Lý Á Châu tại Manila tới để dâng thánh lễ cho giáo dân.
Trong thời gian sống trong nhà thờ này, tôi đã trở thành giống như ông từ đóng cửa, mở cửa nhà thờ cho giáo dân. Người Công Giáo tới trại tị nạn này, dù mỗi người ở đây chỉ có mấy tháng trước khi lên đường định cư ở Mỹ, nhưng cũng thích lập ra rất nhiều hội đoàn để cùng nhau sống đạo và sinh hoạt với nhau tại nhà thờ này.
Tôi cũng đã có cơ hội để cùng sinh hoạt với họ. Chính trong hoàn cảnh này mà tôi đã gặp cha Trần Công Nghị. Tôi nhớ là cha Phát đang làm việc tại Đài Chân Lý Á Châu tại Manila đã đưa cha Trần Công Nghị tới nhà thờ trong trại tị nạn để gặp tôi và nói với tôi rằng đây là cha Trần Công Nghị từ Mỹ tới và ngài đang làm một cuộc khảo cứu về người tị nạn Công Giáo và nói với tôi giúp đỡ cho ngài. Cha Nghị lúc đó rất là trẻ, chưa tới 40 tuổi, người rất là vạm vỡ.
Ngay đằng sau nhà thờ có một căn nhà nhỏ dành cho các cha. Tôi đã để cho cha Nghị ở nơi căn nhà đó. Cha Nghị đã ở trong trại một tuần. Chúng tôi đã nhờ các ông hội trưởng của các đoàn thể Công Giáo phát ra những bản khảo cứu cho mọi người Công Giáo trong trại để họ trả lời rồi thu lại. Trước khi trở lại Mỹ, cha Nghị đã đãi tất cả những người cộng tác một chầu bia San Miguel và Balut, tiếng Việt Nam có nghĩa là hột vịt lộn. Khi từ giã cha Nghị có nói với tôi rằng khi nào sang định cư tại Mỹ thì gọi cho ngài và nếu muốn trở lại đời tu theo ơn gọi làm linh mục thì gọi cho ngài.
Khi tôi sang tới Mỹ định cư tại New Orleans và đi làm ở đó bốn năm. Sau đó quyết định trở lại đời tu, tôi đã gọi cha Nghị lúc đó ngài đang ở tại Orange County, miền Nam California. Cha Nghị nói với tôi là sang ở với ngài và phụ giúp ngài. Tôi đã lái xe từ New Orleans sang California và ngày 19 tháng 3 năm 1986 tôi đã tới một ngôi nhà trong thành phố Garden Grove là nơi ngài đặt làm trụ sở để phát triển văn hóa và là văn phòng để làm những dự án nghiên cứu nhu cầu mục vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ do Văn Phòng Mục Vụ thuộc Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ tài trợ.
Căn nhà có ba phòng ngủ, phòng khách, nhà bếp, garage và một khu vườn rất rộng lớn cây cối um tùm, toàn là những cây lớn. Chúng tôi đã cùng nhau cải tạo cái căn nhà đó từ việc sửa garage, đổ xi măng sân đậu xe có năm chỗ đậu, chặt và đào gốc các cây lớn ở trong khu vườn. Hai cha con làm quần quật bên nhau từ sáng tới tối.
Những gốc cây rất lớn, chúng tôi đào gốc, lấy giây thừng lớn buộc vào gốc, rồi cột giây vào đuôi chiếc xe cha Nghị chạy hằng ngày. Cha Nghị rồ máy xe để kéo gốc lên, còn tôi đứng quan sát. Bánh xe làm đất đá văng tung tóe, khói bụi bay lên cả một góc vườn. Có một lần, dây thừng căng quá bị đứt văng lên, làm chiếc xe cha Nghị mất thế lao tới, suýt lao vào nhà, còn chiếc giây thừng suýt nữa quất vào mặt của tôi.
Tôi nói với cha Nghị rằng hai cha con mình liều quá. Cha Nghị nói rằng phải liều mới được việc. Và đó cũng là phương châm của đời sống linh mục của cha Nghị. Phải liều thì mới có thể làm được việc này việc kia. Rồi có những lúc chúng tôi làm hư lại phải sửa lại. Cha Nghị nói rằng nếu mà mình thất bại thì mình cứ phải làm tiếp thì mới có thể thành công. Đúng như thế, mấy chiếc máy Computers và máy in trong nhà cứ hư lên hư xuống, hai cha con cứ phải thường xuyên vác máy đi sửa.
Cha Nghị đang làm việc nghiên cứu cho Văn Phòng Mục vụ thuộc Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, cho nên lúc này không thuộc về địa phận và giáo xứ nào. Ngài có ý cải tạo garage đậu xe thành một cái phòng để sách báo Công Giáo, và ý tưởng lúc đó là sẽ trở thành một cơ sở gởi các sách báo Công Giáo cho người giáo dân muốn mua và muốn đọc, vì đây là một cách gìn giữ và truyền bá đức tin Công Giáo. Nhưng rồi việc làm đó cũng chẳng đi tới đâu.
Nhưng từ những việc nhỏ đó, cha Nghị đã tiến dần dần tới những công việc lớn lao hơn sẽ đến sau này, đó là tờ Thời Điểm Công Giáo, rồi sau này là trang tin điện tử VietCatholic cho người Công Giáo Việt Nam trên toàn thế giới trong suốt 25 năm qua. Đây không phải là một công việc dễ dàng mà linh mục nào cũng có thể làm được. Nhưng với cha Nghị, một người làm việc miệt mài không biết mệt, nhiều năng lực, hiếu động, thì rồi thành quả cũng sẽ đến.
Sáng sớm thức dạy và sau khi dâng lễ, thì ngài bắt đầu gọi điện thoại tới hết mọi người, mọi cha quen biết, từ đông sang tây, từ nam chí bắc trên nước Mỹ này, có khi sang cả Âu Châu, Úc Châu. Lúc đó chưa có gọi về việt nam nhiều. Các cuộc gọi là để hỏi thăm và tham khảo ý kiến. Cái gì ngài cũng học hỏi. Cái gì ngài cũng tham vấn. Ôi ông cha Nghị này làm việc không biết mệt! Một điều cho tới giờ này tôi vẫn khân phục và tự hỏi tại sao không biết ông cha Nghị lại có thể làm việc được như thế. Nhất là trong suốt hơn ba mươi năm làm tất cả các công việc mục vụ của đời sống linh mục trong Địa Phận Los Angeles, tại sao cha Nghị lại còn có thời giờ để gánh vác công việc truyền giáo qua phương tiện truyền thông như báo chí và trang tin điện tử VietCatholic, và nhiều công việc khác nữa. Thật là khâm phục! Nhất là cha Nghị có thể quy tụ rất nhiều người sẵn sàng cùng cộng tác với cha.
Đời sống của cha Nghị với tôi trong cái căn nhà mà tôi nói ở trên cũng rất đơn giản: Cầu nguyện, ăn uống và làm việc. Hai người thay phiên nhau nấu cơm, hoặc cùng nhau làm bếp. Cha Nghị truyền cho tôi hai món ăn đặc biệt đó là gỏi cá Phát Diệm và heo giả cầy. Còn tôi thì truyền cho cha Nghị món tiết canh vịt và nấu phở. Tiệm Phở của bố tôi và sau đó là em tôi vẫn còn tồn tại ở Ngã Ba Ông Tạ, và bây giờ ở cầu số 3 Kênh Nhiêu Lộc, đường Phạm Văn Hai, gần Ngã Ba Ông Tạ.
Chúng tôi làm việc với nhau, ăn uống với nhau. Khi nào chán ăn cơm nhà thì đi ra ngoài ăn phở, hoặc tới nhà các sơ Dòng Mến Thánh Giá Phát Diệm lúc đó tại Santa Ana, để xin ăn, hoặc đi tới nhà giáo dân. Rồi có những lúc có các cha và khách tới thăm thì chúng tôi lại làm bếp đãi cơm tại nhà.
Chúng tôi làm việc với nhau miệt mài 6 tháng cho tới đầu tháng 9 năm 1986, tôi bước chân trở lại con đường tu vào chủng viện St. John ở thành phố Camarillo phía bắc của Los Angeles. Lúc đó chương trình học của tôi là để trở thành linh mục cho Địa Phận Orange. Đây là công lao lớn nhất mà cha Nghị đã giúp cho tôi, vì lúc đó để vào các chủng viện và nhập vào các địa phận là một công việc đầy khó khăn vất vả. Có bao nhiêu thầy đã học ở Việt Nam đã bị Địa Phận Orange từ chối, vì không có những điều kiện như đòi hỏi.
Tôi và cha Nghị bàn với nhau rằng chắc rất khó nhập vào Dịa Phận Orange, cho nên mình quay sang Địa Phận Los Angeles. Thế là hai cha con mặc quần áo chỉnh tề để đi tới Tòa Giám Mục Los Angeles gặp Cha Giám Đốc Ơn Thiên Triệu để xin cho tôi được vào Địa Phận Los Angeles và học làm linh mục cho địa phận này.
Cha Giám Đốc Ơn Thiên Triệu hỏi rằng tại sao sống ở Orange mà không nhập vào Địa Phận Orange. Chúng tôi mới trả lời rằng sợ ở dưới đó người ta không nhận và nêu ra những trường hợp đã bị từ chối. Cha Giám Đốc Ơn Thiên Triệu Địa Phận Los Angeles mới trả lời rằng ngài sẽ viết thư để giới thiệu tôi với Cha Giám Đốc Ơn Thiên Triệu Địa Phận Orange.
Thế là chúng tôi lại quay trở về Địa Phận Orange và đã được chấp nhận. Sau khi lo cho tôi xong thì Cha Nghị nói rằng: “Mình lo cho cậu xong rồi, thì giờ đây mình phải lo cho mình.” Cha Nghị đã xin nhập vào Địa Phận Los Angeles, và đã được chấp nhận. Tôi đã học suốt 5 năm trời và chịu chức linh mục năm 1991.
Còn cha Nghị nhập Địa Phận Los Angeles và phục vụ địa phận đó được 30 năm cho tới ngày vể hưu. Suốt thời gian cho tới ngày cha Nghị qua đời, chúng tồi vẫn có nhiều dịp gặp nhau, nhất là trong những năm vừa qua, cha Nghị về hưu tại Garden Grove, thuộc Địa Phận Orange Trong suốt 5 năm vừa qua, ngài sinh hoạt với các cha Việt Nam ở Địa Phận Orange trong các cuộc họp hằng tháng, và rất cởi mở, xông xáo vào nhiều công việc, cả việc cổ võ cho việc xây dựng Linh Đài Đức Mẹ La Vang tại khuôn viên của Tòa Giám Mục Orange.
Cái gì ngài cũng làm, cái gì ngài cũng hưởng ứng. Cách đây ba tháng trước khi bị tai nạn, ngài đã gọi cho tôi: “Cha Kiểm ơi, bữa nào gặp nhau đi ăn nhé!” Nhưng không phải là gặp nhau đi ăn nữa mà là gặp nhau lần cuối cùng ở nơi trần gian này. Bốn ngày trước khi ngài qua đời, tôi tới bên cạnh giường ngài nằm. Ngài mở mắt ra nhìn, không nói được gì, chỉ có nói “ừ” một tiếng. Trong giây phút đó chẳng biết làm gì nữa, nghĩ tới tình anh em linh mục và công lớn nhất của cha Nghị giúp tôi tiếp tục cuộc hành trình tu học để tiến tới chức linh mục, tôi đã nói với cha Nghị là giờ đây chỉ có món qua tặng cho cha Nghị lời cầu nguyện và Bí Tích Hòa Giải và tôi đã ban Bí Tích Hòa Giải cho ngài.
Cám ơn cha Nghị rất nhiều. Xin Chúa cho người tôi tớ Chúa là Thầy Cả Gioan Trần Công Nghị sớm được hưởng nhan thánh Chúa
Linh Mục Giuse Trần Văn Kiểm