Tầm nhìn của Đức Thánh Cha Phanxicô về việc đào tạo thế hệ những người kiến tạo hòa bình cho tương lai.

"Kiến thức Hòa bình" (Per un sapere della speed) là cuốn sách mới xuất bản bằng tiếng Ý, của Nhà xuất bản Vatican. Đức Thánh Cha Phanxicô khuyến khích sự hợp tác giữa Giáo hội và các đại học, để đào tạo nhân lực cho một thế giới không có chiến tranh và bạo lực!

(Tin Vatican - Eugenio Bonanata & Robin Gomes)

Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh đến việc cần thiết phải đầu tư vào các thế hệ trẻ để giải quyết những thách đố của việc biến đổi khí hậu, chiến tranh và bạo lực gây ra trong xã hội ngày nay. ĐTC đề ra những ý tưởng này trong lời tựa của cuốn sách bằng tiếng Ý có tựa đề Kiến thức Hòa bình (Per un sapere della speed), được nhà xuất bản Vatican phát hành (Libreria Editrice Vaticana -LEV).

Mục tiêu

Cuốn sách được ông Gilfredo Marengo, Phó khoa Nhân chủng học và Thần học của Viện Thần học Thánh Giáo Hoàng 'John Paul II' chuyên về Hôn nhân và Gia đình đảm trách, tập sách dầy 124 trang cung cấp những suy tư cho một thế hệ tương lai... Nhắc lại quyết định của mình vào năm 2018, ĐTC mời gọi thiết lập một chương trình nghiên cứu Khoa học về Hòa bình tại Đại học Giáo hoàng Laterano, Đức Thánh Cha giải thích mục tiêu là giúp xác định đường nét chính yếu cho một con người cụ thể biết kiến tạo hòa bình.

Một liên minh

Điểm khởi đầu là chiều kích đặc biệt của một “Giáo hội hướng ngoại”, được phản ánh trong sự hợp tác với thế giới khoa học.

Đức Thánh Cha viết: "Giáo hội được mời gọi dấn thân cho các vấn đề liên quan đến hòa bình, hòa hợp, môi trường, bảo vệ sự sống và nhân quyền con người và dân sự."

Trên con đường này, ĐTC nói, “thế giới đại học có vai trò quan yếu, là nơi biểu tượng của chủ nghĩa nhân văn toàn vẹn luôn được khai triển học hỏi, đổi mới và làm cho phong phú”.

Đối thoại

Do đó, một liên doanh các môn học mới dựa trên sự đối thoại có hiệu năng giữa triết thần, luật và lịch sử là một mục tiêu trước mắt. Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng ngài tin tưởng "rằng việc đào sâu các con đường nghiên cứu này, cũng được nuôi dưỡng và vun góp bằng những đóng góp của khoa học nhân văn, hầu có thể thúc đẩy một sự phát triển về "kiến thức hòa bình" để hình thành các chương trình hòa bình, lôi cuốn những ai muốn xây dựng hòa bình, sẵn sàng dấn thân vào những cảnh trạng khác nhau và đa dạng của đời sống của xã hội của chúng ta".

Danh tính

Đức Thánh Cha suy tư về ý nghĩa của việc chuyên môn trong lĩnh vực này. ĐTC nói: “Một nhà xây dựng hòa bình tốt phải có khả năng, có cái nhìn chín chắn về thế giới và lịch sử để không rơi vào 'những tàn dư' vốn không mang lại các đề xuất kiên quyết và có thể ứng dụng cụ thể được."

“Trên thực tế, đây là một lãnh vực vượt ra ngoài những giao tiếp xã hội học thuần túy, vốn được cho rằng nó bao trùm toàn bộ thực tại một cách trung dung và vô vị lợi”.

Sự vững mạnh

Do đó, Đức Đức Thánh Cha mời gọi chúng ta để ý đến nội dung mà không bỏ qua những khía cạnh thực tế cụ thể. ĐTC nói: “Bất cứ ai có ý định trở thành một người xây dựng Hòa bình, cần phải nắm bắt được những dấu chỉ của thời đại”. Theo Đức Thánh Cha, lòng đam mê nghiên cứu và học tập phải đi kèm với một trái tim biết chia sẻ niềm vui và hy vọng, nỗi buồn và nỗi đau của con người ngày nay, để biết cách phân định Tin Mừng thực sự.

Công việc từ thiện

Nói với những ai quan tâm đến con đường Hòa bình, Đức Thánh Cha đề nghị thêm một bước nữa. “Tham gia vào những con đường đào tạo này,” ĐTC nói, “có thể là một sự trợ giúp hợp lý cho nhiều người trẻ để khám phá ra rằng ơn gọi giáo dân trước hết là yêu thương bác ái trong gia đình, rồi vươn ra xã hội và chính trị.”

“Đây là một cam kết cụ thể nhằm xây dựng một xã hội mới bắt đầu bằng niềm tin.”

Những người đóng góp

Tác phẩm “Kiến thức Hòa bình” (Per un sapere della speed) là một loạt bài của cuộc hội thảo, những suy tư của một Đại hội được tổ chức vào ngày 28 tháng 2 năm 2019 vừa qua tại Đại học Giáo hoàng Laterano. Trong số những người đóng góp có Đức Tổng Giám Mục Paul Richard Gallagher, Tổng trưởng Thánh bộ về các mối Quan hệ của các Quốc gia với Vatican, ông Daniele Menozzi, nhà sử học tôn giáo, ông Giulio Cesareo, tổng ban biên tập Nhà xuất bản Vatican, và bà Flavia Marcacci, giáo sư chuyên về Lịch sử Tư tưởng Khoa học tại phân Khoa Triết của Đại học Giáo hoàng Laterano.