Dụ ngôn người nông dân dùng giống tốt gieo lúa trong ruộng. Khi Lúa trưởng thành, gia nhân thấy trong lúa lẫn cỏ dại. Gia nhân thắc mắc không lẽ hạt giống có lẫn cỏ dại. Họ trình bày với chủ ruộng cỏ dại ở đâu ra. Chủ đáp kẻ thù của ta gieo vãi chúng. Gia nhân xin chủ cho phép nhổ cỏ dại. Chủ đáp. Các anh đừng làm thế. Bởi khi nhổ cỏ các anh làm đui chột cây lúa. Cứ để chúng mọc chung, đến mùa gặt, lúa thu vào kho, cỏ dại đem đốt đi Mat 13:28-30.

Môn đệ Đức Kitô không hiểu, xin Ngài giải thích dụ ngôn cỏ dại. Đức Kitô giải thích: 'Kẻ gieo hạt giống tốt là Con Người. Ruộng là thế gian. Hạt giống tốt đó là con cái Nước Trời. Cỏ lùng là con cái Ác Thần. Kẻ thù đã gieo cỏ lùng là ma quỷ. Mùa gặt là ngày tận thế. Thợ gặt là các Thiên Thần' Mat 13, 37-40.

Lúa và cỏ dại mọc chung trong cùng cánh đồng. Khi cả hai còn non dại, bề ngoài chúng tương tự nhau, rất khó phân biệt. Khi chúng trổ bông, đượm hạt, lúc đó vấn đề sáng tỏ, dễ phân biệt bông nào là bông lúa và hoa nào là hoa cỏ. Tương tự như lúa và cỏ dại lúc còn non, dường như không thể phân biệt kẻ dữ, người lành bằng nhận xét, quan sát, vóc dáng, diện mạo bên ngoài con người. Xã hội nào cũng có người xấu, kẻ tốt sống chung. Cộng đoàn nào cũng có thánh nhân và tội nhân sinh hoạt cùng cộng đoàn. Đôi khi chúng ta trong lúc bực bội thốt lên: Tại sao Chúa để cho đứa đó sống tiếp tục làm khổ con cái Chúa. Thiên Chúa biết rõ tâm tư thầm kín, thâm tâm mỗi người. Nếu Ngài ra tay tiêu diệt những kẻ làm mất lòng Ngài thì thế giới hiện tại là một thế giới không người. Cứ nhìn các trại tù đầy người trên toàn thế giới đủ biết sống không phạm tội không phải dễ. Thực tế là ai trong chúng ta cũng có tội. Không ai là côn đồ trọn đời. Ngoại trừ các thánh anh hài, không thánh nhân nào mà không có tội. Thông thường thì tội nhân sống trong tình trạng tội lỗi ngày này qua tháng nọ; họ rất chậm trong việc hoà giải, tham dự Bí Tích Giải Tội. Thánh nhân cố gắng hết sức mình chống lại các cơn cám dỗ và nếu có vấp ngã họ mau mắn làm hoà cùng Thiên Chúa qua Bí Tích Hoà Giải. Môn đệ trung tín với Đức Kitô luôn sống trong tinh thần hoà giải cùng Thiên Chúa và tha nhân. Họ cố gắng trung thành với giáo huấn Đức Kitô, chiến đấu chống lại các cơn cám dỗ. Để tránh các dục vọng đê hèn, họ chú trọng, dành hết thời gian vào việc làm giầu đời sống nội tâm, và thực hành việc bác ái. Nhổ tận gốc rễ thói hư tật xấu cần can đảm, lẫn chấp nhận đau khổ. Tương tự như rễ lúa và rễ cỏ đan nhau, bứt rễ này làm đứt rễ kia, cả hai cùng đau. Rễ nhân đức và rễ dục vọng cùng quấn chặt tâm tư con người. Để tránh diệt vong, cần khôn ngoan, dứt khoát, chấp nhận khó khăn, đau khổ. Nhổ, bứt, đốt cháy thói hư, tật xấu trong ta, ngay đời này. Chờ đến cuối đời mới thực hiện là điều tối kị. Thứ nhất rễ tội lỗi bám sâu rất khó nhổ. Thứ hai lúc đó lực tàn, sức cạn liệu còn đủ cam đảm thổi lửa đốt tội. Thứ ba, giờ cuối đời đến không báo trước, tai hoạ đến nhanh hơn những gì ta tính toán, dự trù. Nguy tai.

Cuối bài dụ ngôn, Đức Kitô cho biết, thợ gặt không phải là loài người, mà là thiên thần Chúa. Tự đốt tội, mình sẽ nhẹ tay hơn với chính mình; thiên thần Chúa làm việc cách nghiêm minh, chính trực, thể hiện công lí Chúa vào thời điểm thống hối không còn nên tội sẽ bị diệt vong. Nhổ cỏ dại sẽ làm hư lúa, lời chủ ruộng nói thế. Cần phân biệt khác biệt giữa nhổ cỏ dại và khử trừ tính xấu. Nhổ cỏ dại là bứng toàn thân cây cỏ dại khỏi cánh đồng. Như thế toàn cây cỏ dại, từ thân đến rễ đều biến mất trong lửa. Trừ khử nết xấu, tội trong ta không cần giết chết con người như một số quốc gia dùng án tử hình giết chết tội phạm. Thiên Chúa rất rộng lượng, từ bi, đầy nhân ái, lại rất kiên tâm, chờ chúng ta thống hối, ăn năn, trở về cùng Chúa. Giết chết thói hư, tật xấu, làm cho con người tốt hơn, con tim ta bình an, tâm trí ta thanh thản, đời sống ta thanh tịnh. Chọn sống khôn ngoan là chọn sớm tiêu diệt thói hư, tật xấu khi chúng chưa kịp bén rễ trong tâm. Dù có chút đớn đau nhưng sau đó là an bình, thanh thản. Chờ đến mùa gặt thiên thần Chúa nhổ cỏ, sợ rằng sẽ mất tất cả, cả thể xác lân tâm hồn. Chúng ta cầu nguyện xin ơn khôn ngoan sống theo í Chúa.

TiengChuong.org

Wheat and Darnel

A farmer sowed good wheat on his farm. The servants noticed there was darnel growing alongside the wheat. They asked the Master where the darnel came from. The Master explained, that it was the work of His enemy. The servants asked for permission to uproot the darnel, but the Master told them to wait, because uprooting the darnel now would hurt the wheat. At the harvest time, the darnel would be burnt, and the wheat stored. (13:28-30). Jesus' disciples asked him to explain the meaning of the parable. He told them "The sower of the good seed is the Son of Man. The field is the world; the good seed the subjects of the kingdom; the darnel, the subjects of the evil one, the enemy who sowed them, the devil, the harvest is the end of the world; the reapers are the angels" (13:37-39).

The difference between darnel and wheat was noticed, not when the plants were young, but at the full- grown time. It is extremely hard to judge a person's heart by observing his or her appearance. Every society has both good, and not so good people. Every congregation has both saint and sinner worshipping at the same Church. In our frustration, we sometimes wonder: Why God, in His omnipotence, allows criminals to keep harming others'. God knows the movements of each individual's heart. If God had destroyed those who sinned against God; then the entire world would be a barren place. The reality is, that no one is criminal through and through, and no virtuous is free from sins. The difference is that known criminals were caught; while others were not yet (wait till the harvest time). Some acts of sin are visible, and obvious; others are hidden deep in a person's heart. The common trend is, that sinners feel at home with vices, and are slow to repent; while the virtuous try hard in fighting against temptations, and are quick to repent. Imperfect is what we all are. Christ's disciples try to improve their lives by means of eliminating vices, and enriching their lives with Christian virtues. Uprooting a vice requires great courage, and it hurts, because like the roots of wheat and darnel are mixed; the root of sin and virtues are intertwined in our heart. To avoid being burnt in fire, it is wise to uproot bad habits right now. Waiting till the end time is too late.

The conclusion of the parable reveals, that evil doers are destroyed, and the virtuous are rewarded. God's angels, not human beings, carry out the work. Wheat and darnel were sown in the same field. The wheat was sown in day light, and the darnel was sown at night, in the dark. They grew alongside each other. Jesus' parable makes clear that uprooting the grown darnel damages the wheat. One needs to be clear about the differences between uprooting the darnel, and removing vices out of a person's heart. Uprooting the darnel means to remove, to kill the whole plant together, leave nothing behind. Eliminating vices means to clean, to purify a person's heart. It doesn't kill a person, only vices. The heart is not weakened, but strengthened. The wise choice is 'burning' right now whatever causes us to sin. It is easier, and less painful to uproot them while they are young. It is painful, but we save our soul. Waiting till the harvest time for God's angels to act, we will lose everything, both body and soul.