Cv 6: 1-7; T.vịnh 32; 1 Phêrô 2: 4-9; Gioan 14: 1-12

Bài trích sách Công Vụ Tông Đồ hôm nay cho phép chúng ta, những người Kitô hữu thời nay, có dịp để hiểu thêm những sự thật đang có. Mùa Phục Sinh là một dịp rất quan trọng nhắc chúng ta nhớ rằng chúng ta là một cộng đoàn gồm nhiều thành phần khác nhau, liên kết với nhau trong cùng một đức tin là tin vào Chúa Sống Lại. Nhưng, chúng ta không luôn nghĩ rằng chúng ta vẫn hòa hợp với nhau, hay luôn thể hiện sự đoàn kết. Chúng ta luôn biết có nhiều nhận thức khác nhau, dù lớn hay nhỏ, trong cùng địa phương hay khác quốc gia trong giáo hội trên toàn thế giới. Thật thế những sự khác biệt và những chia cách có thể rất mạnh và gây nhiều tranh cải trên các bản tin. Nó không chỉ nói đến những tin buồn về sự tha hóa của hàng giáo phẩm, nhưng có nhiều chuyện khác nữa. Như trong giáo phận tôi đang rao giảng, có sự tranh cải gay gắt giữa các giáo dân và các giáo quyền của giáo phận khiến đóng cửa các trường học Công Giáo trong giáo xứ vào tháng 9 sắp tới. Đây không là hậu quả đại dịch COVID-19. Mà vì sự tranh chấp đó được đưa tin tức lên mạng.

Việc giáo hội tiên khởi phát triễn mạnh mẻ đã được nhấn mạnh trong sách Công Vụ Tông Đồ. Khi chúng ta so sánh giáo hội thời nay của chúng ta với những bối cảnh được kể ra trong sách Công Vụ Tông Đồ, chúng ta có thể cảm thấy hình như chúng ta là những Kitô hữu thấp kếm và xa vời với các tiền bối của chúng ta thời xưa, và họ được xem như họ là một công đoàn "Kitô hữu thật sự". Nhưng, hôm nay bài đọc thứ nhất giải tỏa ý nghĩ đó của chúng ta về việc các tín hữu tiên khởi không phải là cộng đoàn "lý tưởng" - họ cũng có những khó khăn riêng của họ.

Hình như, người Do thái mới trở lại đạo nói tiếng Hy lạp, nên khi sống trong cộng đoàn họ cảm thấy không được chăm sóc bởi khối người đông đảo nói tiếng Do thái. Những người theo văn hóa Hy lạp than trách với các vị lãnh đạo về việc này, và thực tế đó đã khiến cho giáo hội tiên khởi phải đối phó với vấn đề khác biệt đa dạng giữa các thành viên và sự bình đẵng với nhau giữa các tín hữu. Phần đầu trong sách Công Vụ Tông Đồ, chúng ta thấy là cộng đoàn đã được rao giảng về Chúa đã Sống Lại. Nhưng, với dấu chỉ là Ngài đã sống lại và đang thật sự ở giữa họ; và các người theo Chúa Kitô phải tiếp tục việc của Ngài - bằng cách là không thể hiện sự thiên vị, dưới hình thức tiếp cận và chăm sóc cho những người thiếu ăn và bị bỏ rơi nơi những người đang sống trong cộng đoàn. Đó là những thử thách mà các tín hữu phải đối mặt được ghi trong bài đọc 1 hôm nay.

Điều đáng chú ý và tốt đẹp mà cộng đoàn giáo hội tiên khởi đã làm là cộng đoàn đã chọn ra những người phục vụ để các Tông Đồ đặt tay cầu nguyện trên đầu. Những người này được chon ra để chăm sóc những người thiếu đói nhân danh cộng đoàn... Chúng ta cầu xin cho những vấn đề tranh chấp trong giáo hội địa phương thời nay không làm cho chúng ta bỏ qua những mối quan tâm chính của chúng ta, như những người đã được chịu phép rửa tội - là trung kiên rao giảng Lời Chúa và phục vụ những người cần được giúp đở, nhất là những người đau yếu và những người cao niên sống xa gia đình và không được giúp đở trong thời gian đại dịch COVID này.

Bài phúc âm hôm nay đưa chúng ta trở về bữa Tiệc Ly. Đây là một điều lạ, vì lúc này chúng ta đang ở trong Mùa Phục Sinh mà lại nghe một bài trong Tuần Thánh. Nhưng thời đại của chúng ta đã được phản ảnh qua bài đó, nó có ý nghĩ về sự thương khó và sự chết của Chúa Giêsu đang có ảnh hưởng trên các môn đệ Ngài, không chỉ đến "giờ" của sự thương khó và sự chết, nhưng còn giúp các ông về những ngày tiếp theo trong lúc các ông không được thấy Chúa Giêsu hằng ngày để nâng đở và hướng dẫn họ. Đây là một thời gian rất khó khăn cho các môn đệ cũng như cho chúng ta trong lúc này. Bởi thế Chúa Giêsu trấn an chúng ta và các tông đồ là họ không phải sống đơn côi để tự vượt qua cơn giông tố của chúng ta bây giờ.

Chúa Giêsu nói một lần nữa "Thầy là" Mỗi khi Ngài nói với các môn đệ theo cách như thế, là chúng ta biết Ngài bắt đầu nói thêm một sự thật nữa về Ngài, là nền tảng căn bản của đức tin vào Ngài. Ngài nói với các ông đang ngồi xung quanh bàn ăn, là Ngài "trên đường" về với Thiên Chúa. Đáng lý phải theo tất cả những lề luật pháp lý cơ bản mà các lãnh đạo tôn giáo nhấn mạnh để dân chúng thi hành để được sống ngay thật với Thiên Chúa thì khi tin vào Chúa Giêsu, Ngài sẽ đưa chúng ta đến sự hiện hữu ngập tràn ơn thánh sủng Thiên Chúa. “Phương cách” yêu thương của Chúa Giêsu chính là đường sống của chúng ta.

Chúa Giêsu là "sự thật" mà chúng ta cần đặt niềm tin. Ngài đã dạy chúng ta về bản tính của Thiên Chúa. Và nếu chúng ta tin tưởng vào những điều Ngài dạy về lòng thương xót, tha thứ nhưng không của Thiên Chúa là sự thật, thi nếu có người nào khác giảng về một "sự thật" khác về một Thiên Chúa khắc nghiệt, bào thù thì chúng ta nên loại bỏ sự giảng dạy đó. Thay vào đó, chúng ta phải tin tưởng rằng Chúa Giêsu chính là sự thật về Thiên Chúa và nếu chúng ta sống trong sự thật là chúng ta sống theo thánh ý Chúa.

Chúng ta không chỉ bắt buộc phải sống theo lối sống của Chúa Giêsu, không chỉ theo gương của Ngài mà thôi. Hơn nữa, Chúa Giêsu chính là "sự sống". Khi Ngài nói với các môn đệ Ngài "Thầy đi về với Cha Thầy", Ngài hứa là Ngài sẽ trở lại để đem họ về với Ngài. Trong những ngày này chúng ta sắp mừng lễ Chúa Thánh Thần, chúng ta mong mỏi lần nữa được nhận ơn Chúa Thánh Thần như Chúa Giêsu đã hứa. Chúa Giêsu đã hứa là Ngài sẽ đem chúng ta về với Ngài, và sẽ ban sức lực cho chúng ta sống như cách Ngài đã sống. Chúa Thánh Thần là sự sống của Ngài cho chúng ta, và thúc đẩy thần khí của chúng ta giúp chúng ta sống đời sống của Chúa Giêsu. Qua lời hứa về Chúa Thánh Thần, "đời sống Chúa Giêsu" bây giờ đang ở trong chúng ta.

Một lớp học sinh trường trung học Công Giáo tổ chức lễ tốt nghiệp, có các cựu học sinh trở về trường dự. Họ chọn bài phúc âm hôm nay để đọc trong thánh lễ hôm đó. Thật là điều rất thích hợp khi chọn một bài Kinh Thánh như thế. Vì Chúa Giêsu nói về việc Ngài sẽ dọn chỗ cho các môn đệ Ngài, và Ngài sẽ đem họ về với Ngài. Vậy nơi Ngài đã chọn đó có phải là quê hương thật sự chăng? Giống như việc các cựu học sinh đã ra trường và đã đi một quãng đường dài kể từ khi họ thi đậu và bây giờ họ "hăng hái vui mừng" trở về lại trường với bao kỷ niệm về các mối quan hệ dưới mái trường xưa để gặp nhau phải không? Họ may mắn được mời “về trường xưa” là dịp bỏ lại các lễ lạc khác để trở về trường gặp lại bạn cũ trong lễ tốt nghiệp.

Lời Chúa Giêsu nói "Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống"- hứa hẹn với chúng ta là sẽ được trở về quê thật. Thật thế, chúng ta ai cũng biết là Ngài, đã có kinh nghiệm "những nơi sống" Ngài sẽ lo cho họ, đều được biết những nơi đó không chỉ là những nơi thuộc đời sống sau này. Nơi Chúa Giêsu sống còn là nơi cho tất cả mọi người muốn trở lại quê nhà. Khi Ngài ngồi vào bàn với mọi người, sẽ không có thủ tục để bảng tên dành chỗ cho từng người theo sở thích và thứ hạng. Không có chỗ dành riêng cho những ai đã thành đạt nhiều ở trần gian. Chúa Giêsu hứa nơi nghỉ ngơi cho người mệt nhọc, nơi an ủi cho người cần được bình an. Tất cả các chỗ ngồi điều là những chỗ danh dự đối với Ngài. Tất cả đều được mời về nhà với Ngài và Cha Ngài.

Dân chúng cảm thấy ở trong gia đình với Chúa Giêsu. Mặc dù ở nơi nào Ngài đi qua, Ngài ban một chỗ cho những ai Ngài đã gặp Thí dụ như: Không như những lãnh đạo tôn giáo khác, Chúa Giêsu vẫn nói chuyện với các phụ nữ nơi công cộng, Ngài sẽ liệt kê các chị em đó như là những môn đệ theo Ngài. Chúa Giêsu đặt vị thế con người trước các phong tục tôn giáo. Nếu họ là những người tội lỗi, và bị xem là người ô uế, bị cấm tham dự nghi lễ theo lề luật, họ cũng có thể tìm được chỗ ở nơi nhà Ngài; vì Ngài là sự hiện diện của Thiên Chúa. Khi Chúa Giêsu nói với người tội phạm trên cây thập giá, Ngài hứa là ngay hôm đó người đó sẽ ở với Ngài trên thiên đàng. Ngay cả những người bị buộc tội như người phụ nữ bị bắt quả tang vì tội ngoại tình, đều có chỗ ở trong lòng tha thứ và chấp nhận của Ngài. Theo nhiều cách, Chúa Giêsu nói với những người đến với Ngài là họ được chào đón là "mừng bạn về đến nhà".

Chúa Giêsu dọn chỗ cho tất cả chúng ta là những người đã nghe lời Ngài và chấp nhận Ngài là "đường..., là sự thật... và là sự sống" Lời Ngài dạy là Lời Thiên Chúa đã hứa là có chỗ cho tất cả mọi người. "hãy để sự đã qua, qua đi, và hãy tự sống ở nhà, hãy gác bỏ các gánh nặng, những ham muốn và tội lỗi..." Hãy quả quyết chấp nhận chúng ta là con củaThiên Chúa. Thầy đã dọn chỗ cho các anh em, chỗ đó chắc chắn toàn vẹn ở trong lòng Thiên Chúa và chờ đợi anh em. Sự chấp nhận nhau của các anh em đã ban cho các anh em một nơi vững chắc trong lòng Thiên Chúa ngay tự bây giờ.

Trong lúc chờ đợi, chúng ta nên luôn luôn hường mọi công việc có chủ đích đến việc về quê Trời, và nơi ở cùng Thiên Chúa. Vậy, bây giờ chúng ta phải làm gì? Chúng ta hãy nhìn xung quanh chúng ta: Có ai trong chúng ta cần giúp để họ có cảm tưởng như ở nhà không, Có ai đang thiều thốn về kinh tế, thiều địa vị trong xã hội hay thấp kém về văn hóa hay không? Ai là những người thiếu thốn theo cách nhìn của thế giới, họ có cảm thấy là họ vẫn được coi là quan trọng trước mắt Thiên Chúa? Trong niềm tin vào danh thánh Chúa Giêsu, chúng ta bằng việc làm và lời nói làm sao giúp cho họ có cảm nhận rằng; họ đang sống ở trong gia đình của Chúa Kitô.

Đức tin vào Chúa Kitô là nơi trao cho chúng ta năng quyền. Chúng ta được an bình nơi Ngài, và trong khi chúng ta cùng nhau mừng Bí Tích Thánh Thể, việc thi hành phụng vụ của chúng ta phải nên như hành vi của một gia đình cho tất cả những ai đến tham dự - "Những người thường hiện diện" hay những người ít khi đến dự. Nếu chúng ta biết có một người trong nhóm phụng vụ có cảm tưởng như họ không dược đón chào niềm nỡ, chúng ta hãy tiến đến đón chào để họ cảm thấy sự hội họp của chúng ta là như trong một gia đình. Đối với những người là cha mẹ đơn thân, người ly dị, người đồng tình, phụ nữ, người nhập cư, người qua đường v.v... chúng ta nên làm cho họ cảm thấy như đang ở trong gia đình. Chúng ta cầu xin trong lúc chúng ta có một gia đình trong Chúa Kitô, chúng ta được phục vụ cho giáo hội và cho thế giới, cho tất cả mọi người. Chúng ta chờ đợi Thần Khí Chúa Thánh Thần tác động để chúng ta trở nên một gia đình mà tự chúng ta không hề làm được.

Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP

5th SUNDAY OF EASTER (A)
Acts 6: 1-7; Psalm 33; 1 Peter 2: 4-9; John 14: 1-12

Our reading from Acts gives modern Christians a reality check. The Easter season is a strong reminder that we are a diverse community united by our faith in the risen Lord. But we don’t always feel so united, or express our unity. We are aware of controversies, small and large, in our local, national and international church. Indeed, our differences and struggles can be so strong they break out on the evening news. It is not just about church scandal; but other issues as well. In the diocese where I am currently preaching, for example, there is a bitter controversy between diocesan leaders and parishioners being played out in the media over which parochial schools are to be closed by September, and this is not in response to COVID-19.

The growth and enthusiasm of the early church tends to get emphasized in the Acts of the Apostles. When we compare our present church scene with the one described in Acts, we can feel like inferior Christians, a long way removed from our ancestors – the "true Christian" community. But today’s first reading dispels our fantasies about that "ideal" first generation of believers...they had their problems too!

It seems the Greek-speaking Jewish converts (Hellenists) in the community felt their needy were being neglected by the more dominant Hebrew speakers. The Hellenists challenged their leaders on this issue and, in effect, got the early church to face diversity and equality among its members. Early in Acts we discover that the community was already preaching about their risen Lord. But as a sign that Christ was truly alive and in their midst, his followers would also have to continue his works – by not showing favoritism and by reaching out to feed the hungry and neglected in their own community. That is the challenge the believers face in today’s passage.

What is remarkable about the early church is that the "whole community" was called upon to choose those for whom the apostles were to pray and lay hands. These chosen would be the ones to feed the hungry in the community’s name. We pray that current local and church struggles don’t divert us from our primary concern as the baptized – faithfully proclaiming the Word of God and serving those in need, especially our vulnerable sick and elderly cut off from their loved ones and vital supplies during this pandemic.

Today’s gospel takes us back to the Last Supper. This seems strange since we are in the Easter season and expect such a reading during Holy Week. But our own times are reflected in this reading. Jesus’ impending suffering and death will have unsettling effects on the disciples. He is preparing his followers, not only for "the hour" of his passion and death, but also for the subsequent days during which they will find themselves without his daily, visible presence for guidance and strength. These times will become very difficult for them as they are for us now. So he is reassuring that we will not be left to navigate through the storms on our own.

Jesus makes another "I Am" statement. Whenever he begins speaking to his disciples in this way, we know he is pronouncing another truth about himself that will form the foundation for faith in him. He says to those around the table, that he is "the way" to God. Instead of all the legalistic observances their religious leaders insisted upon in order for people to get right with God, believing in Jesus takes us into God’s grace-filled presence. Jesus’ "way" of loving is also the way for us to live.

He is "the truth" we can trust. He has taught us about God’s nature and we trust that what he said about God’s abundant mercy and forgiveness for us is true. If someone preachers another "truth" about a harsh, avenging and exacting God, we ought to reject that message. Instead, we trust that Jesus himself is the truth about God and by living Jesus’ truth will be how we live out God’s will for us.

We are not just obliged on our own to live according to Jesus’ life; not just asked to model our lives on his. Rather, he is "the life." When he tells his disciples, "I am going to the Father," he promises that he will come back to take them to himself. As we approach Pentecost we yearn again for the Spirit Jesus promised us that will take us to himself, unite us with him and empower us to live the life he lived. This Spirit is his life for us and quickens our own spirits, enlivening us so we can live Jesus’s life. Through the promised Spirit, his is "the life" that is now within us.

A class of Catholic high school graduates had a home-coming celebration. They chose today’s gospel as one of the readings for their worship celebration. The choice of scriptures seemed to be a natural, for Jesus speaks about going to prepare dwelling places for his followers and coming to take them to himself - isn’t that a true homecoming? The graduates had traveled a long distance since their high school days and they were excited about their "homecoming," for they wanted to celebrate the close ties and support they felt during their school days. They were lucky, because of the "stay-in-place" requirements, most students must forgo any homecoming celebrations and even graduation ceremonies!

Jesus’ statement about being – "the way and the truth and the life" – does promise us all a homecoming. In fact, those who knew him experienced the "dwelling places" he had provided for them. They learned that these dwelling places weren’t just reserved for the next life. His life was a work that provided a homecoming for all. When he sat at table with people there were no place cards indicating rank and favorites. There was no list of places reserved for the most accomplished of the world. Jesus promised rest for the weary, comfort for the comfortless. All found a place of honor in his presence – all were invited to feel at home with him and his Father.

People felt at home with Jesus: wherever he went he offered a dwelling place to those he met. For example, unlike other religious leaders, Jesus talked to women in public, counted them among his followers. He put people ahead of religious customs, if they were sinners and considered unclean and banned from ritual, they would find a home in his company, for he was God’s presence to them. When Jesus turned to the criminal on the cross he promised him a dwelling place with him in paradise. Even those caught in sin, like the woman caught in adultery, found in Jesus a place of forgiveness and acceptance. In many ways he was saying to those who came to him, "Welcome home."

Jesus provided a "homecoming" to all who heard his words and accepted him as "the way...the truth... and the life." His message: in God’s Word there is a home for all, "Let’s let bygones be bygones....make yourself at home....put aside your heavy burdens, ambitions and sins... be accepted for who you are, a child of God. I have prepared a place for you, and that place is secure in God and awaits you in all its fullness. Your acceptance of me gives you a secure dwelling place in God even now."

Meanwhile, keeping our eyes on the final homecoming and the dwelling place we will have with God, what shall we do now? We ought to look around: is there anyone we can make feel at home – those of lesser economic, social, or cultural status? Who are those who have achieved less in the world’s eyes, but need to know how important they are before God? How can we make them feel at home? If we have faith in Jesus’ name then we need, through our words and works, to make the places we live, work and socialize, dwelling places that reflect the presence of Christ.

Faith in Christ is a dwelling place that empowers us. We have security in him and, as we gather for Eucharist, our worship should feel like home to all those who come – the "regulars," and those we rarely see. But we know some in our gathering don’t feel entirely welcome and equal. They don’t feel our gatherings places are their homes too: some single parents, divorced, gays, women, immigrants, migrants, etc. We pray that, while we find a home in Christ, we be strengthened to work for a church and a world that will be home to all. We wait for the Pentecost Spirit with anticipation of a renewal we cannot accomplish on our own.