Cv 2: 14,22-33; T.vịnh 15; 1 Phêrô 1:17-21; Luca 24: 13-35

Một số người trãi qua một khủng hoảng trầm trọng, như nhũng người mắc phải Coronavirus, hay một cơn bệnh bất ngờ, hay cái chết của một người thân thương, họ chiến đấu trong đức tin và tự hỏi "Thiên Chúa ở đâu rồi?", hay "Tại sao Thiên Chúa lại bỏ rơi tôi?" hoặc "vì sao Thiên Chúa lại để tôi ra thế này?", Khi những người đang gặp khủng hoảng nghe các câu chuyện về Phục Sinh như trong bài Phúc âm hôm nay, họ sẽ nói "nếu như..."

• "Nếu như tôi có ở đó với các môn đệ đang lo sợ khi Chúa Giêsu hiện ra giữa các ông thì tôi sẽ có đức tin mạnh hơn".
• "Nếu như tôi trông thấy các vết thương trên tay và chân của Ngài, tôi sẽ chia sẻ với Chúa Giêsu những sự đau đớn của tôi".
• "Nếu như tôi đã nhìn thấy Chúa Giêsu ăn cá nướng bên bờ hồ, tôi sẽ cho Ngài biết tôi đang đói".

Câu chuyện thánh Luca kể về cuộc gặp Chúa Giêsu trên đường của hai môn đệ chắc chắn là một câu chuyện đẹp nhất trong Tân Ước. Đó là câu chuyện của hai người đang quá tập trung vào quá khứ của câu chuyện vừa xãy ra nên họ không nhìn thấy những gì đang xãy ra trước mắt họ. Sau cái chết của Chúa Giêsu, thế giới của họ hoàn toàn sụp đổ. Họ đang rời khỏi Giêrusalem để từ bỏ những ước mơ của họ. Họ đang trở về vùng u tôi như trước kia. Họ chia sẽ với người lạ vừa gặp trên đường đi: "Trời đã xế chiều, và ngày sắp tàn". Họ chỉ nói về thời giờ trong ngày. Họ đang trở lại với đời sống trước kia của họ. Hình như không có gì thay đổi cả và mọi sự có vẻ tăm tối đối với họ.

Thánh Luca nói với chúng ta khi Chúa Giêsu cùng đi với hai môn đệ "mắt họ còn bị ngăn cách, nên họ không nhận ra Người". Vậy điều gì làm cho mắt họ không nhận được Người? Là đấng mà họ đã từng dõi theo, và từng chia sẻ đời sống của họ với người đó? Có thể vì họ có những hoài bảo riêng về những công việc của Chúa Giêsu theo ý họ muốn phải thế nào: là một vị vua, hay một tướng lĩnh hùng mạnh có thể thắng quân Lamã. "Phần chúng tôi, trước đây vẫn hy vọng rằng chính Người là Đấng sẽ cứu chuộc Israel".

Nhưng, Chúa Giêsu hiện diện ngay trước mắt họ, trong thân xác con người, Ngài để cho họ biết là Ngài còn sống. Như thế không đủ sao? Hình như không đủ vì họ không nhìn dược Ngài. Thánh Luca viết phúc âm vào những năm 80 - 90. Câu chuyện trên đường Emmau nằm trong chương cuối cùng của phúc âm thánh Luca. Thánh Luca cũng như các người thời đó đã cảm nghiệm Chúa Kitô sống lại như các môn đệ đầu tiên đã gặp. Cũng như với chúng ta, họ đã gặp Chúa Kitô sống lại trong thân xác. Cũng như chúng ta, họ cần phải được xác định là Chúa Kitô đã thật sự sống lại từ cỏi chết và đang ở giữa họ. Cũng như với chúng ta, đôi khi áp lực của cuộc sống đè nặng tâm trí, khiến chúng ta cũng giống như họ là tự đặt câu hỏi, nghi ngờ và bối rối. Thánh Luca cần cho những người thời đó nhận ra rằng đức tin của họ cần mạnh mẻ hơn; làm thế nào để Chúa Giêsu không trở nên là dữ liệu của quá khứ, hay chỉ là hình bóng của một nhân vật trong lịch sử xa xưa.

Chúng ta đang và đã đi trên con đường Emmau của cuộc đời chúng ta, chúng ta biết đoạn đường này bao xa, có nhiều khúc cua, có nhiều đoạn giống nhau làm chúng ta lạc bước vào; khiến phải trở về nơi xuất phát, có thể làm người đi bị rối trí, bị lạc hướng hoặc quên bản chất con đường mà chúng ta đi. Đường đi đến Emmau là một đường có nhiều chỗ gập gềnh.

Có bao giờ trong đời sống; khi chúng ta tự nhủ "Giá như tôi đã...", hay "Tôi ước tôi đã..." hay không? như khi chúng ta nói lên những lời nói chán nản của người bị lạc hướng "chúng ta đã hy vọng", hay khi đời sống hôn nhân không kéo dài..., mục tiêu của đời sống không thực hiện được... hay lúc một đứa bé qua đời. hay một cơn bệnh nghiêm trọng làm chúng ta mất hết sức lực. Những lúc như thế, những lời của hai môn đệ trên đường Emmau cũng mang âm hưỡng như là lời của chúng ta "trước đây, chúng tôi vẫn hy vọng..."

Theo cách thánh Luca kể câu chuyện, ông ta đang giúp các Kitô hữu thời đó, và chúng ta nhận thấy Chúa Kitô sống lại đang ở giữa chúng ta. Hãy chú ý đến các yếu tố quan trọng này: Chúa Giêsu bắt đầu bằng việc giải thích Kinh Thánh cho hai môn đệ. Nói một cách khác; lời Chúa trong Kinh Thánh được rao giảng và giải thích cho hai môn đệ được trông thấy rõ hơn. Như chúng ta thường thực hiện trong phụng vụ, sau khi hai ông nghe đọc lời Chúa, hai ông ngồi vào bàn với Chúa Giêsu là nơi Ngài cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng và bẻ ra trao cho họ.

Trong Phúc âm và cả trong sách Tông đồ Công vụ (là sách thứ hai của Thánh Luca), Thánh Luca dùng từ "bẻ bánh" là từ đã dùng trước kia, và bây giờ vẫn còn dùng trong lời truyền phép Thánh Thể. Thánh Luca mô tả sự gặp gỡ với Chúa Kitô sống lại trong ngôn từ ngử thực thi phụng vụ của cộng đoàn. Với hai môn đệ "Mắt liền mở ra". Thế nên, chúng ta muốn gặp Chúa Phục Sinh thì chúng ta hãy cùng họp nhau để nghe lời Chúa và "bẻ bánh" cho nhau.

Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP

3rd SUNDAY OF EASTER (A)
Acts 2: 14,22-33; Psalm 16; 1 Peter 1: 17-21; Luke 24: 13-35

Some people who go through a crisis, like the one we have experienced with the Corona virus, or a sudden illness, or the death of a loved one, will struggle in their faith and wonder: "Where is God?" "Has God abandoned me?" Or even, "Why is God doing this to me?" When people in crisis hear the Easter accounts, like today’s gospel, they get a case of the, "If only’s..."

"If only I had been there with those frightened disciples when Jesus suddenly appeared in their midst, then I would have strong faith."
"If only I had seen his wounded hands and feet, I would have shared with him my own hurts."
"If only I had watched him eat that baked fish by the side of the lake, I would have told him of my own hunger."

Luke’s account of the disciples’ encounter with Jesus on the road is certainly one of the most beautiful in the New Testament. It is a story of two people who were so focused on the past they couldn’t see what was right before their eyes. With the death of Jesus their world collapsed. Walking away from Jerusalem they were also walking away from their dreams. They were going back into darkness, as they tell the stranger who has joined them, "It is nearly evening and the day is almost over." They weren’t just speaking about the time of the day. They were returning to their old lives, it seemed nothing had changed and things appeared pretty dark for them.

When Jesus joined them on their journey Luke tells us, "...their eyes were prevented from recognizing him." What caused their blindness? Why didn’t they recognize the one they had been following, with whom they had shared their lives? Maybe it was because they had their own idea of what they wanted Jesus to be, some kind of king, or a warrior on a mighty stallion who would vanquish the Romans. "We were hoping that he would be the one to redeem Israel."

But Jesus was right there in front of them, in the flesh, to show he was alive. Wasn’t that enough? Apparently not, since they didn’t recognize him. Luke wrote his gospel between the years 80-90. The Emmaus account is in the last chapter of his gospel. Neither he, nor his contemporaries, had experienced the risen Christ the way the first disciples had. Like us, they hadn’t seen him in the flesh. Like us they needed reassurance that Christ was truly risen from the dead and was among them. Like us, life sometimes overwhelmed them, leaving them with questions, confusion and doubts. Luke needed to show his contemporaries how their faith could be strengthened; how Jesus wasn’t a past-tense phenomenon, merely a great historical figure now long gone.

We have walked the road to Emmaus. We know how long it is; how it twists and turns; how it doubles back on itself; how confusing it can be; how we can feel lost, even forgotten. The road to Emmaus is a road of fallen expectations.

Haven’t there been times in our lives when we have said, "If only I had...." Or, "I wish I hadn’t...."? When we even uttered the words of the dejected travelers, "We were hoping...." When a marriage didn’t last… a personal goal never realized... a child went off the deep end... an illness severely limited our capabilities. Times like these, the words of the two disciples are ours as well, "We were hoping...."

By the way he tells his story Luke is helping his contemporary Christians and us see the risen Christ with us. Notice the important elements: Jesus begins by explaining the Scriptures to them. In other words, the biblical Word of God is proclaimed and explained so that new insight is given to the disciples. Then, as we do in worship, after having the Word of God opened for them, the needy disciples gather around the table with Jesus where bread is blessed, broken and given to them.

In both this gospel and the Acts of the Apostles (his second volume) Luke uses the term, "the breaking of the bread" – which was, and still, is a term used for the Eucharist. Luke is describing the encounter with the resurrected Christ in terms of the community’s liturgical experience. With them our "eyes are opened" and we meet the risen Lord when we gather to hear the Word of God and "break the bread" together.