Dưới thánh tượng Thánh giá cứu độ (Crucifix), vào năm 1522, từng cứu thành Roma thoát khoải đại dịch và ảnh tượng Thánh Mẫu che chở dân thành Roma (Salus Populi Romani), ngự trị ngôi Đại Thánh Đường Đức Mẹ Cả, vào đúng 18 giờ ngày 27/03/2020, Đức Thánh Cha một mình đi dưới cơn mưa phùn hồng ân, bước lên cung thánh, cử hành nghi thức Thờ phượng Thánh Thể, cầu nguyện cho người bệnh và y giới ngày đêm cứu chữa các bệnh nhân, sau cùng ban phép lành Urbi et Orbi cho hàng triệu tín đồ khắp năm châu tham dự qua các hệ thống truyền thanh truyền hình, trong số các giáo dân người Việt trong nước và trên khắp thế giới. Nhiều ngọn đuốc bùng cháy thay cho khách hành hương thường che kín quảng trường.

Mở đầu là Phúc âm theo thánh Máccô : Đức Giêsu dẹp sóng gió (Mc 4,35-41) : ‘‘Hôm ấy, khi chiều đến, Đức Giêsu nói với các môn đệ: "Chúng ta sang bờ bên kia đi! ". Bỏ đám đông ở lại, các ông chở Người đi, vì Người đang ở sẵn trên thuyền; có những thuyền khác cùng theo Người. Và một trận cuồng phong nổi lên, sóng ập vào thuyền, đến nỗi thuyền đầy nước.38 Trong khi đó, Đức Giêsu đang ở đàng lái, dựa đầu vào chiếc gối mà ngủ. Các môn đệ đánh thức Người dậy và nói: "Thầy ơi, chúng ta chết đến nơi rồi, Thầy chẳng lo gì sao? "Người thức dậy, ngăm đe gió, và truyền cho biển: "Im đi! Câm đi! " Gió liền tắt, và biển lặng như tờ. Rồi Người bảo các ông: "Sao nhát thế? Làm sao mà anh em vẫn chưa có lòng tin? " Các ông hoảng sợ và nói với nhau: "Vậy người này là ai, mà cả đến gió và biển cũng tuân lệnh?’’

Bài giảng của Đức Thánh Cha mở đầu bằng câu nói : ‘‘Khi chiều đến’’ (Mc 4,35). Từ nhiều tuần nay, màn đêm dầy đặc đã phú kín nhân gian, tất cả chìm đắm trong thinh lặng, nhận biết trong từng cử chỉ và ánh mắt. Chúng ta cảm thấy sơ hãi, lạc lõng. Cũng như các môn đệ, ta quay cuồng trong giông bão, tất cả như đồng hội đồng thuyền, không định hướng, nhưng đồng thời tất cả được mời gọi chung nhau mái chèo. Các môn đệ đồng thanh nói rằng : ‘‘Chúng ta chết đến nơi rồi.’’ (Mc 38) Chúng ta cảm thấy không thể đi một mình, mà phải sát cánh nhau. Chỉ một lần trong trình thuật Phúc âm : Chúa Giêsu yên ngủ. Chúa phán cùng các môn đệ : ‘‘Sao mà nhát thế, làm sao mà anh em vẫn chua có lòng tin.’’ (v. 40) Ta vẫn chưa tỉnh thức trước chiến tranh, trước bất công lan tràn khắp nơi. Ta vẫn chưa lắng nghe tiếng nói của những người thấp cổ bé miệng nghèo khổ, những người bị bệnh nặng. Giông bão khiến ta dễ bị lung lạc (vulnérabilité); sự an toàn giả tạo, hời hợt (sécurité fausses et superflues) khiến ta có những thói quen lầm lạc. Ta cứ mê mải trong cuộc sống mà quên đi những nông gia làm nên thực phẩm, mang cho ta sức lực. Giông bão cho thấy quên đi của ăn thiêng liêng nuôi dưỡng tâm hồn ta và quên đi cội nguồn tiền nhân. Chúng ta phải trở nên anh em với nhau (le fait d’être frères). Trong mùa chay thánh, hãy lắng nghe lời mời gọi hối cải : ‘‘Đây là sấm ngôn của Đức Chúa: "Nhưng ngay cả lúc này,các ngươi hãy hết lòng trở về với Ta,
hãy ăn chay, khóc lóc, và thống thiết than van.’’ (Ge 2,12) Hãy biến thời gian thử thảch này trở thành thời gian chọn lựa, biết phân biệt giá trị đích thực và những điều phù phiếm. Ta hãy hướng đường đi nước bước về với Chúa và đến với tha nhân. Ta sẽ tìm thấy nhiều tâm hồn thiện chí đồng hành với ta. Chúa Thánh Thần cho ta thấy cuộc sống được đỡ nâng bởi nhũng người bình dị, thường bị bỏ quên, họ không bao giờ trở thành nhân vật được báo chí đưa lên trang nhất. Họ là những y sĩ, y tá, họ là những người bán hàng trong siêu thị, những nhân viên bảo trì, những người lái xe vận chuyển, những nhân viên công lực, những người thiện nguyện, các linh mục, các nam nữ tu sĩ và biết bao những người khác nữa.

Chính trong khổ đau, ta mới cảm nhận được lời nguyện tư tế (prière sacerdotale) của Chúa Giêsu : ‘‘Để tất cả nên một’’ (Ga 17,21). Cầu mong các bậc làm cha làm mẹ, các ông bà nội ngoại, các nhà giáo biết nêu gương sáng cho con em bằng những việc làm đơn sơ hàng ngày, vượt qua mọi khó khăn thử thách mà không chán nản. Cầu mong mỗi người biết đem lại lợi ích cho người khác. Trong giông bão, Thiên Chúa mời gọi ta phải tỉnh thức, kết liên tình liên đới và gieo rắc niềm cậy trông giữa giờ phút tưởng như là tuyệt vọng. Ta có chung một bánh lái, là Thánh giá cứu chuộc. Ta có chung niểm hy vọng, là tất cả không tách rời tình yêu cứu chuộc.‘‘Cây lau bị giập, nó không đành bẻ gẫy, tim đèn leo lét, cũng chẳng nỡ tắt đi. Nó sẽ trung thành làm sáng tỏ công lý’’. (Is 42,3). Ôm hôn Thánh giá là tìm thấy sự can đảm chịu đựng nỗi khổ đau hiện tại, bỏ đi ham muốn chiếm đoạt, để Chúa Thánh thần ngự trị trong lòng ta. Trong ngôi thánh điện này, như tảng đá vững chắc của Thánh cả Phêrô, tôi dâng thế giới lên Thiên Chúa, nhờ lời cầu của Đức Trinh Nữ Maria, là vì sao soi đường chỉ lối cho ta trong giông bão. Xin Thiên Chúa chúc lành cho thế giới, xin mang lại sức khỏe cho thân xác, xin nâng đỡ ủi an mọi tâm hồn.’’

Trước khi kết thúc nghi thức cầu nguyện, Đức Thánh Cha Phanxicô dâng hào quang Thánh thể (ostensoire) ban phép lành Urbi et Orbi cho kinh thành Roma và cho toàn thế giới. Những người dự nghi thức qua các phương tiện truyền thông đại chúng đều được hưởng ơn Toàn Xá, theo sắc lệnh của Tòa Xá giải Tối cao (Pénitencerie Apostolique).

Thông thường, Đức Thánh Cha ban phép lành Urbi et Orbi vào đại lễ đăng quang giáo hoàng (intronisation du pape), các ngày lễ Giáng sinh và Phục sinh. Ngài hành sử tông vụ thánh Phêrô (ministère pétrinien) giám mục Roma ban ban ơn lành cho thánh đô Roma, và với quyền hạn giáo hoàng (Souverain Pontife), ngài ban ơn lành cho toàn thế giới.

Theo thánh chỉ của Đức Thánh Cha, hai tượng thánh Salus Popoli Romani và Crucifix của giáo đường San Marcello al Corso đã được cung nghinh, ngự trước quảng trường thánh Phêrô để xin Chúa Kitô và Thánh mẫu Maria thương cứu dân thành Roma và toàn thể thế giới sớm thoát dịch bệnh.

Vào lúc 18 giờ, giờ Roma, cùng giờ Paris và Berlin, ở Việt Nam là 24 giờ, California, Vancouver là 10 giờ, ở New York và Toronto : 13 giờ v.v., các tín hữu người Việt thắp nến cầu nguyện cùng với Đức Thành Cha trước màn ảnh truyền hình. Trong tờ mục vụ của Giáo Xứ Việt Nam tại Paris, cha Giám đốc Nguyễn Kim Sang đã mời gọi cộng đoàn hiệp ý với Đức Thánh Cha Phanxicô, nguyện xin Chúa Giêsu chịu đóng đinh và Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp cứu vớt nhân loại sớm thoát khỏi đại dịch.

Lê Đình Thông