73. ÉP “LIỄU LIỄU CHÂU”

Tang Duyệt có tài khí nên mới mười chín tuổi đã đậu cử nhân.

Năm nọ, thượng phủ ra lệnh điều ông ta qua Liễu Châu làm việc, Tang Duyệt không muốn đi.

Có người hỏi ông ta nguyên nhân tại sao, ông ta thái độ rất ngạo khí nói:

- “Liễu Tông Nguyên đã đến Liễu Châu làm việc, người ta gọi là “Liễu Liễu Châu”, bây giờ lại để tôi đi, không phải là họ kiên quyết để tôi dùng thanh danh mình mà ép ông ta sao? Việc này, xin lỗi Liễu Tông Nguyên, tôi không làm !”

(Cổ kim tiếu sử)

Suy tư 73:

Người kế nhiệm mà giỏi hơn người tiền nhiệm thì dân bớt khổ và bản thân mình cũng phải nổ lực nhiều hơn, bởi vì không một thành quả nào do sự lười biếng và hưởng thụ đem lại, chỉ có những ai tận tụy với công việc của mình mới có thể thành công và được mọi người tín nhiệm...

Có những cha sở thấy cha phó hay cha phụ tá năng nổ giỏi giang hơn mình thì tìm cách này hay cách khác ngăn lại; cũng có những cha phó hay cha phụ tá được giáo dân yêu mến hơn cha sở nên không mấy...vui vẻ, đó là những chuyện ngược đời và ngược với phong cách của một linh mục là nâng đỡ và yêu mến đàn em của mình, bởi vì cha sở không nâng đỡ và tạo điều kiện cho cha phó hay cha phụ tá học hỏi là một điều không mấy tốt đẹp.

Hôm nay mình làm cha sở thì hãy nhớ lại mấy năm trước mình làm cha phó hoặc làm thầy giúp xứ để yêu mến và nâng đỡ đàn em của mình hơn, đó cũng chính là “tình huynh đệ linh mục” vậy.

Được sai đến nhiệm sở mới thì cứ vui vẻ mà đi, dù cho cha sở trước làm không tốt, nhưng hãy làm tốt hơn để danh Thiên Chúa được cả sáng, và giáo dân cũng thấy được tình yêu của Thiên Chúa nơi việc làm của cha sở mình.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


----------

http://www.vietcatholic.net

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info