Malakhi 3: 19-20; T.vịnh 97; 2 Thêxalônica 3: 7-12; Luca 21:5-19

Đối với phần đông người Hoa Kỳ, thì khi Kinh Thánh nói đến động đất, chiến tranh, loạn lạc và thế giới tan rả thường sẽ được nhắc đến vào cuối năm phụng vụ, và nghe như còn có vẽ xa vời và manh hình ảnh của thời kỳ "khởi nguyên" hay thời kỳ "trung cổ". Kể từ ngày 11 tháng 9, và những vụ khủng bố vừa qua đầy bom đạn và những hình ảnh quá khủng khiếp, những chuyện này chúng ta sẽ đọc được trong sách của ngôn sứ Malakhi và trong phúc âm nhưng không đến mức khủng khiếp như hình ảnh khủng bố của thế giới hiện nay. Những miêu tả về chiến tranh và loạn lạc và sự tàn phá của Đền Thờ thời Chúa Giêsu nghe giống như những hình ảnh làm chúng ta kinh hoàng qua tin tức trên trực tiếp truyền hình. Thật là đáng sợ! Và hình như sự phá hủy đã xảy ra không còn là điều tưởng tượng nữa, vì thế đời sống quá mỏng manh là điều chúng ta phải thừa nhận cho đến bây giờ.

Cả hai mẫu chuyện trong sách ngôn sứ Malakhi và trong phúc âm thánh Luca đều cảnh báo về những tai họa cuối cùng đó. Chúng ta được nhắc nhở rằng; thế giới mà chúng ta đang sống sẽ đến ngày bị sụp đổ một cách bất ngờ và khủng khiếp, và khung cảnh mô tả trong phúc âm nghe có vẻ như là trong lúc này. Dân chúng đang chiêm ngưỡng Đền Thờ như là một biểu tượng lâu dài. Đến lúc thành Luca viết đoạn văn này thì Đền Thờ đã bị sụp đổ "không còn tảng đá nào trên tảng đá nào" Chúa Giêsu, một người Do thái mộ đạo, thiết lập tôn giáo một cách thiếu cơ sở, không đáp ứng được các nhu cầu thật sự của dân chúng. Đền Thờ đáng để tôn kính, nhưng nội dung phụng vụ trong đó thật chẳng ra gì.

Ngôn sứ Malakhi cũng nói đến sự xuống cấp của việc phụng vụ trong Đền Thờ lúc đó. Trong hầu hết các Chúa Nhật của năm phụng vụ này, chúng ta đã nghe đọc bài phúc âm của thánh Luca (Khi Mùa Vọng bắt đầu, chúng ta sẽ bắt đầu nghe sách phúc âm thành Mátthêu). Nhưng, sự đọc sách ngôn sứ Malakhi là điều hiếm có trong chu kỳ phụng vụ, vì vậy tôi nghĩ rằng chúng ta nên chú trọng đến quan điểm suy tư của nhà tiên tri ít được nói đến này và những thị kiến của vị ngôn sứ đầy những hình ảnh khủng khiếp.

Sách ngôn sứ Malakhi là sách cuối cùng của các sách của ngôn sứ, và được viết ra vào đầu thế kỷ thứ 5 trước niên kỷ Thiên Chúa. Ông đã phẩn nộ vì những thói hư tật xấu trong cộng đoàn tín hữu là hình ảnh biểu trưng sự xuống cấp về phụng vụ trong Đền Thờ (Ml 1: 7). Các chức tư tế trở nên vô thường với bao nhiêu bất công xãy ra trong đất nước (Ml 3:5). Thêm vào đó, dân chúng mất đức tin vào quyền năng của Dức Chúa cai trị và họ tự hỏi về sự thiếu vắng của Thiên Chúa, Đấng công chính. Họ cũng muốn than vản như chúng ta muốn làm trong thời buổi này, là hể là người công chính phục vụ Thiên Chúa thì không được phần thưởng vì sự bất công bạo lực đang bao trùm trên đát nước về những sự áp bức dân Thiên Chúa mà hình như không bị trừng phạt gì cả. Ngôn sứ Malakhi hứa là sẽ có ngày có phần thưởng khi thực thi phụng vụ trong Đền Thờ để ca ngợi Thiên Chúa và các tư tế thánh thiện sẽ dẩn dắt dân chúng trở về với Thiên Chúa. Sự thanh tẩy sẽ xãy ra vào ngày cuối cùng khi tội lỗi sẽ bị tiêu diệt và sự bất công sẽ được xóa sạch trên thế giới, vì "mặt trời công chính" sẽ xuất hiện... và điều gì dân chúng trông mong và cần đến sẽ xãy ra.

Ngôn sứ Malakhi báo cho chúng ta biết "Vì này ngày ấy đến đốt cháy như hỏa lò. Mọi kẻ kiêu ngạo và mọi ké làm điều gian ác sẽ như rơm rạ. Ngày đó đến sẽ thiêu rụi chúng.... khiến chúng không còn có cội rễ hay cành nào". Chúng ta sẽ nghe lời này của Đức Chúa phán trong ngày Chúa Nhật tại nhà thờ. Tôi không biết có bao nhiêu người làm điều bất lương ngoài đời đang có mặt trong nhà thờ. Nhưng, lời Đức Chúa phán rất quan trọng sẽ làm chúng ta tránh khỏi cảm giác an toàn. Ai có thể cảm thấy an toàn khi đối mặt với lời phán xét như thế? Khi nào đến lúc gieo trồng một vụ mùa mới, người nông dân ra đồng dọn sạch và đốt những gốc rạ còn lại trong mùa gặt trước để sữa soạn đất cho mùa mới. Thiên Chúa chắc chán sẽ hành động và làm một điều hoàn toàn mới là cuối cùng sẽ dọn dẹp thế giới thoát khỏi sự bất công đang gây áp lực cho những người kính sợ Thiên Chúa. Những người bị đàn áp đã đặt niềm tin của họ vào Thiên Chúa đã chờ đợi lâu cho ngày phán xét và đổi mới này. Tuy vậy tất cả chúng ta cần phải suy ngẫm về định mệnh của chúng ta qua ánh sáng của ngày cuối cùng này. Vậy bài đọc này có nghĩa gây nguồn tin thất vọng về sự âm u và hủy diệt không?

Thiên Chúa biết chúng ta có nhiêu điều chán nản về những ngày này. Những tín đồ trong cộng đoàn đức tin có thể đặt những câu hỏi quan trọng và đáng lo ngại khi chúng ta cố gắng làm cho thế giới và ngay cả giáo hội của chúng ta nên công chính. Chúng ta sẽ phải cố gắng bao lâu nữa? Vì sao sự việc không được tốt đẹp hơn? Chúng ta có phải chờ đợi đến ngày tận thế để cuối cùng thấy sự công chính được toàn thắng hay không? Chúng ta có bao giờ nhìn thấy mọi sự tốt đẹp trong đời sống chúng ta hay không? Chúng ta có thể trả lời những câu hỏi đó. Điền người tín hữu cần phải làm là tiếp tục thực hiện việc chúng ta đang làm, và biết chắc điều gì chúng ta không làm được sẽ không bị buông trôi vĩnh viễn. Ngôn sứ Malakhi nói với chúng ta là đường lối của Thiên Chúa sẽ chiến thắng. Trong lúc chờ đợi, chúng ta hãy làm việc hết sức mình để chống lại sự khủng bố bằng lòng can đảm, phục vụ cho hòa bình, và ngay thời điểm có mối đe dọa chiến tranh; hãy tin tưởng vào Thiên Chúa trong khi biết bao nhiêu người tốt phải chịu đau khổ và chết. Thiên Chúa không ngủ, và Ngài cũng không thờ ơ về thế giới chúng ta. Những việc chưa đúng trong đền thờ chúng ta và cả bên ngoài. Nhưng, những điều đó không thoát khỏi Thiên Chúa, ngay cả khi Thiên Chúa chưa đến để cứu giúp chúng ta. Ngôn sứ Malakhi cam đoan một lần nữa cho tín hữu là sự bất công sẽ không thắng, vì ngày của Thiên Chúa sẽ đến khi điều công chính sẽ thắng lợi.

Vậy chúng ta phải làm gì với lời tiên đoán ảm đạm của ngôn sứ Malakhi và của Chúa Giêsu là sự việc hiện nay sẽ bị phá tan và một trật tự mới sẽ được thiết lập khi uy quyền của Thiên Chúa và sự tốt lành sẽ toàn thắng? Những tiên đoán không phải để làm cho những người kính sợ Thiên Chúa lo sợ, nhưng là lời cảnh tỉnh nhắc nhở chúng ta xem xét lại những giá trị ưu tiên của chúng ta và những việc có giá trị vĩnh viễn. Chúng ta không cần phải là những người tội lỗi tầy trời để xem những lời tiên đoán này một cách nghiêm túc. Chúng ta có thể tiếp tục đời sống hằng ngày với những điều làm chúng ta chú trọng nhiều. Chúng ta có thể quên những quan niệm của chúng ta và sống như điều quan trọng là điều trước mắt chúng ta, nhũng gì cần được chú trọng đến bây giờ. Có người có thể xa rời Thiên Chúa trong khi họ chú trọng đến những lợi ích cho bản thân như là những điều quan trọng đáng kể. Nhưng, ngôn sứ Malakhi giúp chúng ta biết trước là những việc phù vân đó sẽ qua đi.

Đối với những người kính sợThiên Chúa, hãy giữ vững đức tin và chịu đựng đau khổ. Ngôn sứ Malakhi đem đến tin mừng về "mặt trời công chính" sẽ trỗi vượt lên với "những tia nắng ấm để chữa lành”. Nếu ai nhận thấy được Chúa Giêsu là "mặt trời, là Con Ngươi" thì chính là những tia nắng sẽ đem đến một trái tim đổi mới. Ngài cũng sẽ là Đấng thay đổi Đền Thờ bằng cách loan báo lời tha thứ của Thiên Chúa. Ngài sẽ dạy chúng ta cách thi hành phụng vụ và ca ngợi, vì Ngài chính là vị tư tế thánh thiện. Thật thế, Ngài mới là Đền Thờ mới, là nơi thánh để qua Ngài chúng ta gặp gỡ và phụng thờ Thiên Chúa.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


33rd SUNDAY -C-
Malachi 3: 19-20; Psalm 98; 2 Thessalonians 3: 7-12; Luke 21: 5-19

For most of us Americans the biblical allusions to earthquakes, wars, insurrections and the destruction of our world order which appear at the end of the liturgical year, always seemed remote and so medieval and "primitive" sounding. Since September 11th and recent terrorist bombings, these dreadful images, the kind we have in the Malachi and the gospel readings, don’t seem as other-worldly as they once did. These description of "wars and insurrections" and the destruction of the seeming indomitable Temple of Jesus’ day, sound too much like the scenes that horrify us on live television news. What a fright! The seeming indestructible has been an illusion, life is more vulnerable than we have been willing to admit – until now.

Both the Malachi and Luke narratives warn of dire endings. The world as we know it, we are told, is going to come crashing down, suddenly and violently. The gospel scene sounds all too contemporary. People are admiring what seemed like a permanent edifice, the Temple. By the time Luke wrote this passage the Temple had already been destroyed – "there will not be left a stone upon another stone that will not be thrown down." Jesus, a devout Jew, found the established religion of his day woefully inadequate and unresponsive to people’s real needs. The Temple building might be worthy of awe; the worship within it was not.

Malachi also addressed the degradation of Temple worship of his time. On most of the Sundays of this liturgical year we have had readings from Luke’s gospel. (When Advent begins we will start a new cycle and Matthew will be the featured Sunday gospel.) But the appearance of Malachi is rare in the lectionary cycle and so I thought we would focus these reflections on this little known prophet and his dire vision.

The Book of Malachi is the last of the prophetic writings and was written around the beginning of the 5th century B.C.E. He was outraged by the loss of religious fervor among the people, symbolized by the degradation of worship in the Temple (1:7). The priesthood was lax (1:6-8) and massive injustices existed in the land (3:5). In addition, people were losing faith in God’s governing power and questioned the seeming absence of the God of justice. They could complain, as we are tempted to do today, that being a just person and serving God have no rewards, since the unjust flourish and seem to go unpunished for the iniquities against God’s people. Malachi promises a day of renewal when Temple worship will again praise God and a holy priesthood will lead the people back to God. A purging will happen, a day when evil will be finally destroyed and the world cleansed of injustice, for the "sun of justice" will arise....something people needed and longed to happen.

Malachi warns us, "Lo, the day is coming, blazing like an oven...." The "proud and all evildoers will be stubble and the day that is coming will set them on fire, leaving them neither root nor branch." We will hear this in church Sunday. I don’t know how many real-life evildoers will be there in church, but the oracle is serious enough to stir us all out of a sense of security. Who can feel secure in the face of such a searing judgment? When it is time to plant a new crop the farmer goes into the field to burn the stubble from the last harvest to clear the earth for a new planting. God is going to act decisively and do a whole new thing, finally clearing the world of the injustice that beats down the God-fearers. The oppressed, who have put their faith in God, have waited long for this day of judgment and renewal. Yet, all of us must ponder our own fate in the light of this decisive day. Is this passage just meant to be more discouraging news of gloom and destruction?

Lord knows we have a lot to be discouraged about these days. Believers in Jesus’ church community can ask serious and disturbing questions as we struggle to set the world and even our own church aright. How long must we keep at it? Why aren’t things getting better? Will we have to wait till the end of the world to finally see vindication of justice? Will we ever see things right in our own life times? We can’t answer these questions. What the believer must do is continue at whatever task is at hand, knowing whatever is left undone on our part, will not be left undone permanently. Things will be set right, Malachi tells us; God’s ways will prevail and be triumphant. Meanwhile, we continue to do our best to counter terror with courage; to work for peace even now at a time of war and a threat of war; to trust in God when so many good people have suffered and died. God is not asleep, nor indifferent to our world. Things are not right within our temple and without. But they are not hidden from God, even if God seems to be delaying in rescuing us. Malachi is a reassurance to the believer that injustice will not prevail, for God’s day is coming when justice will, after all, be the victor.

What are we to do with Malachi and Jesus’ somber predictions, that the current order will be dismantled and a new one established in which God is supreme and good prevails? The predictions are not meant to frighten the God-fearing, but are a wake up call, a reminder to review our priorities and tend to what is permanent. We don’t have to be prominent evildoers to take these predictions seriously. We can be lulled into the routine of our daily life that requires lots of attention. We may lose our perspective and live as if all that matters is what is before our face, whatever requires attention now. Some may even lose sight of God while focusing on self interest, as if that were all that mattered. But Malachi is a helpful warning that stubble will be burnt away.

For those who have feared God, kept faith and even endured hardship, Malachi brings good news for the "sun of justice" will arise "with its healing rays." If one sees Jesus as this just "sun/Son" then his rays will bring renewal of heart, spirit and mind. He will also be the one to renew the Temple by announcing God’s Word of reconciliation. He will teach us true worship and praise for he will be the truly holy high priest. Indeed, he himself will be the renewed temple, the holy place in whose presence we meet and worship God.