Các vị lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo Lỗ Ma Ni, trong các buổi gặp gỡ báo chí, cho thấy ước nguyện hợp nhất khá nồng cháy với anh chị em Chính Thống Giáo, những người hiện chiếm đại đa số dân số của đất nước.
Thực vậy, tiếp xúc với VaticanNews, Đức Cha Ioan Robu, Tổng giám mục giáo đô của tổng giáo phận Công Giáo nghi lễ Latinh Bucharest, cho hay: “chúng tôi hy vọng tìm thấy nơi mọi người chúng tôi một tiếng vang vọng của khẩu hiệu chuyến viếng thăm ‘Chúng ta Hãy Cùng nhau Bước đi’ hướng tới hợp nhất”.
Tuy nhiên, về các khía cạnh khác, Đức Tổng Giám Mục Robu có cái nhìn hơi bi quan. Ngài cho rằng Đức Thánh Cha sẽ thấy “một Lỗ Ma Ni chia rẽ hơn về xã hội và kinh tế” so với thời gian cách nay 20 năm lúc thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tới thăm nước này vào năm 1999. Về tôn giáo, sự thay đổi kể như không có.
Về phương diện này, như đã thấy người Công Giáo Lỗ Ma Ni chỉ chiếm chừng 7.3% trong khi anh chị em Chính Thống chiếm tới hơn 80% dân số.
“Các liên hệ giữa người Công Giáo và Chính thống giáo trong sinh hoạt hàng ngày rất tốt đẹp”. Đức Tổng Giám Mục Robu cho hay như thế. Ngài cho biết thêm: “Trong tổng giáo phận của tôi, khoảng nửa số gia đình là hôn nhân hỗn hợp: chúng tôi sống và làm việc với nhau, chúng tôi tôn trọng lẫn nhau, không có vấn đề gì cả. Tôi tin rằng tiếng hô vang “Hợp nhất! hợp nhất! trong chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II sẽ không bao giờ bị lãng quên bởi chúng tôi, cả Công Giáo lẫn Chính Thống, mời gọi chúng tôi tuân theo Lời Chúa Giêsu là tất cả nên một”.
Còn về xã hội và kinh tế, Đức Tổng Giám Mục cho rằng vấn đề trầm trọng nhất của Lỗ Ma Ni hiện nay là vấn đề di cư ra khỏi nước. Ngài nói: “Đây là khó khăn lớn của Lỗ Ma Ni và của Giáo Hội ngày nay” vì hiện có hàng triệu người Lỗ Ma Ni làm việc ở ngoại quốc: ở Ý, Tây Ban Nha và toàn bộ Âu Châu.
Theo ngài, điều đó “mang lại nhiều đau khổ cho các gia đình của chúng tôi vì có nhiều cha mẹ bỏ con lại nhà khiến con cái không có cả cha lẫn mẹ”...
Nói với Tạp chí America, Đức Cha Mihai Fratila, giám mục Công Giáo nghi lễ Hy Lạp của Bucharest, cho hay: hiện có đến 4 triệu người Lỗ Ma Ni ra ngoại quốc kiếm cuộc sống tốt đẹp hơn, nhưng họ đã “góp phần vào việc làm đổ vỡ các gia đình Lỗ Ma Ni”.
Về các thay đổi so với lần Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tới đây năm 1999, Đức Cha Fratila cho hay ngày nay, người Công Giáo khá hiển thị tại Lỗ Ma Ni. Họ không còn bị coi là người ngoại quốc mà là một cộng đồng cũng cổ xưa như chính đất nước.
Đối với ngài, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II là “một người của chúng tôi”. “Ngài biết các ngặt nghèo khó khăn của việc sống dưới chủ nghĩa cộng sản và không hề chịu ảnh hưởng của nền văn hóa trí thức Tây Phương luôn nghiêng về mô hình cánh tả và đôi khi ươm trồng chủ nghĩa duy tương đối về luân lý”.
Như trên đã nhắc đến, Đức Cha Fratila than phiền về tác dụng tiêu cực của việc di dân: nó góp phần vào việc đổ vỡ nhiều gia đình.
Tuy thế, ngài vẫn nhìn thấy khía cạnh tích cực của nó, khi nhận định rằng “những người (đi làm ở ngoại quốc) này mang theo họ mọi nhậy cảm Kitô Giáo của họ tới môi trường Tây Phương bị tục hóa nhiều hơn, một môi trường thường ‘trung lập’ nếu không muốn nói là thù nghịch, khi đụng đến bất cứ điều gì có liên hệ với Giáo Hội. Những sự hiện diện của Đông Âu tại Tây Âu này cũng đem lại một thay đổi bổ ích trong tri nhận về tôn giáo”.
Dĩ nhiên, ảnh hưởng tiêu cực có đó, “nhiều người Lỗ Ma Ni không được chuẩn bị đối phó với chủ nghĩa duy tục Tây Phương, nên thấy khó có thể duy trì bản sắc Kitô giáo của mình và giữ vững đức tin cùng đức cậy”.
Đức Cha cho rằng không có văn hóa tự do nếu không có một đức tin sống động. Lúc đó, chỉ còn là việc tìm kiếm ổn định kinh tế và giải trí mà thôi.
Về liên hệ đại kết, dường như Đức Cha Fratila có cái nhìn không lạc quan như Đức Tổng Giám Mục Robu. Ngài cho rằng các liên hệ Công Giáo – Chính Thống, so với lúc Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tới đây, “đã trở nên xa cách nhiều hơn. Ngày nay, không còn có thể cầu nguyện chung với nhau nữa, ngay cả Kinh Lạy Cha. Đây là điều đáng tội nghiệp vì có nhiều gia đình hỗn hợp Chính thống giáo và Công Giáo Hy Lạp và nơi các thành viên gia đình, người ta không gặp khó khăn nào trong việc chia sẻ nền văn hóa gần gũi nhau của Kitô giáo”.
Tuy nhiên, theo ngài, đó chỉ là thiểu số. Phần lớn không cứng ngắc như thế. Ngài nói “đại đa số người Lỗ Ma Ni... biết rõ ràng rằng hoan nghinh và tôn trọng các giáo hội khác là điều có thực chất. Người ta không thể sống trên một hòn đảo hoàn hảo, cô lập...”
Đức Cha Fratila sở dĩ có cái nhìn bi quan hơn do sự kiện duy nhất đáng buồn là các tài sản của Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp bị chính phủ Cộng Sản tịch thu và trao cho giáo hội Chính Thống đến nay vẫn chưa được hoàn trả đầy đủ.
Chúng ta nên biết Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp của Đức Cha Fratila là giáo hội bị chủ nghĩa Cộng Sản trù dập nhiều nhất và 7 vị tử đạo dưới chủ nghĩa này sẽ được Đức Phanxicô phong chân phúc trong chuyến tông du này. Việc này, theo Đức Cha Fratila, đánh dấu “một khởi đầu mới. Các vị không hẳn chỉ là 7 người, nhưng cùng nhau các vị là giáo hội. Sự thánh thiện của các ngài nối kết với việc là thành phần của một thân thể đang làm chứng và đang chịu hy sinh. Lòng quảng đại của 7 vị, sự hy sinh của các ngài đến nỗi hiến sự sống mình cho đức tin phải là trạng thái bình thường của mọi Kitô hữu”.
Về Đức Phanxicô, Đức Cha Fratila cho hay người Lỗ Ma Ni âu yếm ngài, vì tính đơn sơ và sự chân thành của ngài. “Với người Công Giáo chúng tôi, ngài là người kế vị Thánh Phêrô, đến để củng cố anh chị em mình. Nhưng cũng để lay động chúng tôi như một người cha nhân lành: ‘thức dậy đi, tập chú vào Ơn Quan Phòng, đừng sợ hãi!’”
Chuyến viếng thăm rất quan trọng cho các cộng đồng Công Giáo gồm 2 nghi lễ và nhiều ngôn ngữ khác nhau giúp họ “ra khỏi lịch sử ‘tư riêng’ của họ. Trong cộng đồng Công Giáo, có 4 giáo phận nghi lễ La Tinh của sắc dân Hung Gia Lợi vùng Transylvania, và 3 giáo phận nghi lễ La Tinh cho người Lỗ Ma Ni của vùng Moldova và miền nam đất nước, kể cả Bucharest”.
Rồi còn 6 giáo phận Công Giáo nghi lễ Hy Lạp với số giáo dân ngày càng giảm bớt. Ngài than phiền việc “phải sống với sự khinh miệt lịch sử chính thức, kể cả sau năm 1990... Trong quá khứ, cộng đồng Công Giáo nghi lễ Hy Lạp của Lỗ Ma Ni vốn đóng góp cách thiết yếu vào văn hóa và lich sử quê cha, nhưng bị che khuất dưới chế độ Cộng Sản. Nay vẫn khó cho chứng tá này lấy lại sự chú ý của đa số. Tuy nhiên, điều gây ấn tượng là được thấy việc bừng tỉnh một lần nữa của xã hội Lỗ Ma Ni quanh các khuôn mặt của 7 vị tử đạo, các vị mà chính Đức Giáo Hoàng sẽ phong chân phúc”.
Đức Cha mong sẽ có sự hiểu nhau nhiều hơn giữa các cộng đồng Kitô giáo, nhất là những người bị thương tích. Ngài hy vọng nhờ chuyến viếng thăm của Đức Phanxicô, “người Công Giáo chúng tôi thuộc các nghi lễ và kinh nghiệm văn hóa khác nhau sẽ vượt quá các lịch sử, các thương tích, các quốc tịch, các nhậy cảm văn hóa riêng của mình. Nhờ cách này, chúng tôi sẽ thực sự trung thành với gia tài đức tin chuyên biệt này. Nếu không, chứng tá của chúng tôi không vang vọng tinh thần của Tin Mừng, và vào lúc gặp Chúa Giêsu, chúng tôi dám phần lớn chỉ có hai bàn tay trắng”.
Thực vậy, tiếp xúc với VaticanNews, Đức Cha Ioan Robu, Tổng giám mục giáo đô của tổng giáo phận Công Giáo nghi lễ Latinh Bucharest, cho hay: “chúng tôi hy vọng tìm thấy nơi mọi người chúng tôi một tiếng vang vọng của khẩu hiệu chuyến viếng thăm ‘Chúng ta Hãy Cùng nhau Bước đi’ hướng tới hợp nhất”.
Tuy nhiên, về các khía cạnh khác, Đức Tổng Giám Mục Robu có cái nhìn hơi bi quan. Ngài cho rằng Đức Thánh Cha sẽ thấy “một Lỗ Ma Ni chia rẽ hơn về xã hội và kinh tế” so với thời gian cách nay 20 năm lúc thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tới thăm nước này vào năm 1999. Về tôn giáo, sự thay đổi kể như không có.
Về phương diện này, như đã thấy người Công Giáo Lỗ Ma Ni chỉ chiếm chừng 7.3% trong khi anh chị em Chính Thống chiếm tới hơn 80% dân số.
“Các liên hệ giữa người Công Giáo và Chính thống giáo trong sinh hoạt hàng ngày rất tốt đẹp”. Đức Tổng Giám Mục Robu cho hay như thế. Ngài cho biết thêm: “Trong tổng giáo phận của tôi, khoảng nửa số gia đình là hôn nhân hỗn hợp: chúng tôi sống và làm việc với nhau, chúng tôi tôn trọng lẫn nhau, không có vấn đề gì cả. Tôi tin rằng tiếng hô vang “Hợp nhất! hợp nhất! trong chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II sẽ không bao giờ bị lãng quên bởi chúng tôi, cả Công Giáo lẫn Chính Thống, mời gọi chúng tôi tuân theo Lời Chúa Giêsu là tất cả nên một”.
Còn về xã hội và kinh tế, Đức Tổng Giám Mục cho rằng vấn đề trầm trọng nhất của Lỗ Ma Ni hiện nay là vấn đề di cư ra khỏi nước. Ngài nói: “Đây là khó khăn lớn của Lỗ Ma Ni và của Giáo Hội ngày nay” vì hiện có hàng triệu người Lỗ Ma Ni làm việc ở ngoại quốc: ở Ý, Tây Ban Nha và toàn bộ Âu Châu.
Theo ngài, điều đó “mang lại nhiều đau khổ cho các gia đình của chúng tôi vì có nhiều cha mẹ bỏ con lại nhà khiến con cái không có cả cha lẫn mẹ”...
Nói với Tạp chí America, Đức Cha Mihai Fratila, giám mục Công Giáo nghi lễ Hy Lạp của Bucharest, cho hay: hiện có đến 4 triệu người Lỗ Ma Ni ra ngoại quốc kiếm cuộc sống tốt đẹp hơn, nhưng họ đã “góp phần vào việc làm đổ vỡ các gia đình Lỗ Ma Ni”.
Về các thay đổi so với lần Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tới đây năm 1999, Đức Cha Fratila cho hay ngày nay, người Công Giáo khá hiển thị tại Lỗ Ma Ni. Họ không còn bị coi là người ngoại quốc mà là một cộng đồng cũng cổ xưa như chính đất nước.
Đối với ngài, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II là “một người của chúng tôi”. “Ngài biết các ngặt nghèo khó khăn của việc sống dưới chủ nghĩa cộng sản và không hề chịu ảnh hưởng của nền văn hóa trí thức Tây Phương luôn nghiêng về mô hình cánh tả và đôi khi ươm trồng chủ nghĩa duy tương đối về luân lý”.
Như trên đã nhắc đến, Đức Cha Fratila than phiền về tác dụng tiêu cực của việc di dân: nó góp phần vào việc đổ vỡ nhiều gia đình.
Tuy thế, ngài vẫn nhìn thấy khía cạnh tích cực của nó, khi nhận định rằng “những người (đi làm ở ngoại quốc) này mang theo họ mọi nhậy cảm Kitô Giáo của họ tới môi trường Tây Phương bị tục hóa nhiều hơn, một môi trường thường ‘trung lập’ nếu không muốn nói là thù nghịch, khi đụng đến bất cứ điều gì có liên hệ với Giáo Hội. Những sự hiện diện của Đông Âu tại Tây Âu này cũng đem lại một thay đổi bổ ích trong tri nhận về tôn giáo”.
Dĩ nhiên, ảnh hưởng tiêu cực có đó, “nhiều người Lỗ Ma Ni không được chuẩn bị đối phó với chủ nghĩa duy tục Tây Phương, nên thấy khó có thể duy trì bản sắc Kitô giáo của mình và giữ vững đức tin cùng đức cậy”.
Đức Cha cho rằng không có văn hóa tự do nếu không có một đức tin sống động. Lúc đó, chỉ còn là việc tìm kiếm ổn định kinh tế và giải trí mà thôi.
Về liên hệ đại kết, dường như Đức Cha Fratila có cái nhìn không lạc quan như Đức Tổng Giám Mục Robu. Ngài cho rằng các liên hệ Công Giáo – Chính Thống, so với lúc Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tới đây, “đã trở nên xa cách nhiều hơn. Ngày nay, không còn có thể cầu nguyện chung với nhau nữa, ngay cả Kinh Lạy Cha. Đây là điều đáng tội nghiệp vì có nhiều gia đình hỗn hợp Chính thống giáo và Công Giáo Hy Lạp và nơi các thành viên gia đình, người ta không gặp khó khăn nào trong việc chia sẻ nền văn hóa gần gũi nhau của Kitô giáo”.
Tuy nhiên, theo ngài, đó chỉ là thiểu số. Phần lớn không cứng ngắc như thế. Ngài nói “đại đa số người Lỗ Ma Ni... biết rõ ràng rằng hoan nghinh và tôn trọng các giáo hội khác là điều có thực chất. Người ta không thể sống trên một hòn đảo hoàn hảo, cô lập...”
Đức Cha Fratila sở dĩ có cái nhìn bi quan hơn do sự kiện duy nhất đáng buồn là các tài sản của Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp bị chính phủ Cộng Sản tịch thu và trao cho giáo hội Chính Thống đến nay vẫn chưa được hoàn trả đầy đủ.
Chúng ta nên biết Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp của Đức Cha Fratila là giáo hội bị chủ nghĩa Cộng Sản trù dập nhiều nhất và 7 vị tử đạo dưới chủ nghĩa này sẽ được Đức Phanxicô phong chân phúc trong chuyến tông du này. Việc này, theo Đức Cha Fratila, đánh dấu “một khởi đầu mới. Các vị không hẳn chỉ là 7 người, nhưng cùng nhau các vị là giáo hội. Sự thánh thiện của các ngài nối kết với việc là thành phần của một thân thể đang làm chứng và đang chịu hy sinh. Lòng quảng đại của 7 vị, sự hy sinh của các ngài đến nỗi hiến sự sống mình cho đức tin phải là trạng thái bình thường của mọi Kitô hữu”.
Về Đức Phanxicô, Đức Cha Fratila cho hay người Lỗ Ma Ni âu yếm ngài, vì tính đơn sơ và sự chân thành của ngài. “Với người Công Giáo chúng tôi, ngài là người kế vị Thánh Phêrô, đến để củng cố anh chị em mình. Nhưng cũng để lay động chúng tôi như một người cha nhân lành: ‘thức dậy đi, tập chú vào Ơn Quan Phòng, đừng sợ hãi!’”
Chuyến viếng thăm rất quan trọng cho các cộng đồng Công Giáo gồm 2 nghi lễ và nhiều ngôn ngữ khác nhau giúp họ “ra khỏi lịch sử ‘tư riêng’ của họ. Trong cộng đồng Công Giáo, có 4 giáo phận nghi lễ La Tinh của sắc dân Hung Gia Lợi vùng Transylvania, và 3 giáo phận nghi lễ La Tinh cho người Lỗ Ma Ni của vùng Moldova và miền nam đất nước, kể cả Bucharest”.
Rồi còn 6 giáo phận Công Giáo nghi lễ Hy Lạp với số giáo dân ngày càng giảm bớt. Ngài than phiền việc “phải sống với sự khinh miệt lịch sử chính thức, kể cả sau năm 1990... Trong quá khứ, cộng đồng Công Giáo nghi lễ Hy Lạp của Lỗ Ma Ni vốn đóng góp cách thiết yếu vào văn hóa và lich sử quê cha, nhưng bị che khuất dưới chế độ Cộng Sản. Nay vẫn khó cho chứng tá này lấy lại sự chú ý của đa số. Tuy nhiên, điều gây ấn tượng là được thấy việc bừng tỉnh một lần nữa của xã hội Lỗ Ma Ni quanh các khuôn mặt của 7 vị tử đạo, các vị mà chính Đức Giáo Hoàng sẽ phong chân phúc”.
Đức Cha mong sẽ có sự hiểu nhau nhiều hơn giữa các cộng đồng Kitô giáo, nhất là những người bị thương tích. Ngài hy vọng nhờ chuyến viếng thăm của Đức Phanxicô, “người Công Giáo chúng tôi thuộc các nghi lễ và kinh nghiệm văn hóa khác nhau sẽ vượt quá các lịch sử, các thương tích, các quốc tịch, các nhậy cảm văn hóa riêng của mình. Nhờ cách này, chúng tôi sẽ thực sự trung thành với gia tài đức tin chuyên biệt này. Nếu không, chứng tá của chúng tôi không vang vọng tinh thần của Tin Mừng, và vào lúc gặp Chúa Giêsu, chúng tôi dám phần lớn chỉ có hai bàn tay trắng”.