Đau lòng là kinh nghiệm chung của những bậc cha mẹ, dù thương con vẫn quyết tâm không đồng í với con cái. Bởi vì thương con, bởi biết điều đó không tốt cho con, bởi biết điều đó mang lại đau khổ nhiều hơn là hạnh phúc. Những quyết định như thế thường là những quyết định rất khổ tâm cho cha mẹ mà cha mẹ hiểu nhưng con cái lại không, lại trách móc, lại giận dữ. Đau lòng khi thấy con bệnh tật. Thật ra bệnh tật là một phần của đời sống, mấy ai sống lâu mà không có bệnh. Mỗi lần bệnh như thế là một lần thay đổi. Bệnh nhẹ không thay đổi nhiều nhưng thập tử nhất sinh là tâm tính thay đổi. Cái nhìn của Kitô hữu không coi bệnh tật là hình phạt, nhưng là cơ hội đổi hình, biến dạng của tâm linh, giúp ta tiến lên giống Chúa hơn. Đây là cách nhìn hướng thượng, hướng về Thiên Chúa, nhìn về phẩm giá con người.

Xã hội luôn có những tấm lòng hy sinh giúp tha nhân như điều Đức Kitô mời gọi phục vụ. Xin đơn cử một ví dụ trong cuộc sống. Nơi phòng cấp cứu bệnh viện, khi xe cứu thương hụ còi đến tất cả bác sĩ, y tá đều chuẩn bị sẳn sàng giúp nạn nhân. Lúc này tuổi tác, giai cấp, phái tính đều được giúp đỡ như nhau, làm sao cứu sống họ, làm sao giúp cho họ bớt đau khổ, làm sao xoa dịu lo lắng thân nhân họ. Tất cả những nhân viên đó làm việc hết mình, hết khả năng và làm tậm tâm trong yêu thương, không đòi hỏi đáp đền của bệnh nhân. Xả thân như thế chính là yêu người như yêu mình. Đức Kitô không đòi hơn như thế và Ngài rất hài lòng với những tấm lòng hy sinh vì tha nhân. Trong xã hội còn có nhiều cơ quan từ thiện như thế. Đội lính cứu hoả chẳng hạn, nhân viên làm việc thiện nguyện của hội thánh Vincent de Paul, các hội bác ái Kitô giáo đều có chung mục đích và họ đều hy sinh thời gian, tài trí hầu xoa dịu vết thương, đau khổ của tha nhân.

Giúp tha nhân là điều Đức Kitô mời gọi. Không phải tha nhân nào cũng nhận biết hy sinh của họ, một số đòi hỏi ngoài khả năng giúp đỡ của người khác, bởi họ nghĩ về họ nhiều hơn về tha nhân, từ đó gây căng thẳng cho người khác. Thí dụ, có lần tôi chứng kiến một bệnh nhân được chuyển từ phòng cấp cứu lên khu bệnh viện vào lúc hai giờ sáng, giờ mà bệnh nhân kẻ ngủ say, người chập chờn, kẻ khác cố dỗ giấc ngủ. Y tá thường trực, luôn bận tay, chân chạy vì máy chỗ này kêu, người chỗ kia nhờ giúp đỡ. Người bệnh nhân mới này đòi hỏi điều gì đó ngoài khả năng của y tá. Sau khi giải thích ông ta vẫn không hài lòng đòi xin gặp cấp trên. Tôi tin là người y tá lo cho bệnh nhân vừa đủ những nhu cầu cần thiết của một bệnh nhân, nhưng không thoả mãn điều ông ước mong, và đây là nguyên nhân gây nên to tiếng. Bệnh nhân có quyền đòi được chăm lo, phục vụ theo khả năng và nhiệm vụ của y tá, nhưng y tá có luật đòi buộc tuân giữ. Y tá cũng có bệnh nhân khác cần coi sóc, chăm lo vì thế họ không thể dành hết thời giờ cho một người. Mệt mỏi, sức đè nén của công việc, thiếu ngủ hay ngủ vào giờ khác thường đều là những 'bóng ma' vô hình người y tá trực đêm phải trải qua. Tuy nhiên họ không than phiền vì những điều đó. Ngành nghề nào cũng có nỗi khổ riêng của nó. Tuy nhiên chọn nghề phục vụ tha nhân là điều họ quan tâm, coi trọng hơn cả. Vẫn biết đây là công việc nuôi gia đình, nhưng nếu không vì yêu nghề, vì thương người, vì coi trọng tình người, vì muốn thực hiện điều Đức Kitô dậy 'thương người' thì khó có thể trở thành người phục vụ tốt. Hy sinh phục vụ luôn phải đối đầu với người lạm dụng, quan tâm đến tha nhân như chính mình, coi phục vụ là điều đáng hãnh diện. Đức Kitô kêu gọi mọi người luôn đặt nhu cầu của tha nhân trước như cầu của mình. Chính điều căn bản này là ánh sáng nhắc nhở mọi người coi phục vụ là điều đáng làm, cần làm. Phục vụ tha nhân với tâm tình yêu mến chính là phục vụ Đức Kitô. Phục vụ Đức Kitô chính là phục vụ cuộc sống trường sinh của chính mình sau khi hoàn tất hành trình trần thế.

TiengChuong.org

Tough love

I felt sick and was hospitalized in the Ipswich hospital, Queensland. For me sickness is understood as a process of transformation to a new phase of life. In faith I believe sickness is a transformation to a 'new life in Christ', because it is through sickness I saw real love in action. When I was admitted to the emergency ward, there came an ambulance. As soon as the siren stopped, nurses and doctors all were in a hurry. They hurried to save lives. They rushed to and fro to help strangers as much as they would to help one their own, regardless of nationality and age and gender. Apart from the responsibility of their profession, they loved their job- save lives and love life.

There is a story I would like to share to show how tough real love was. From my comfortable warm bed, I saw neither the paramedic or the patient, but heard that it was the male voice. He was transferred from the reception area to our ward late at night- around 1am. Not long after he entered the ward, he buzzed for a nurse, demanding what he would like them to do for him. In a warm bed, but not asleep yet, because of the noise, I was half asleep and half awake. Some were sound asleep because of the noise they made; some were awake, judging from the way their beds made noise when their bodies rolled over. While we were comfortable in our warm beds, the paramedic nurses were busy on their shift work, responding to the machines and all other medical devices. After a short conversation, this new patient had got not what he wanted and was demanding to see their superior. The language and its tone were explosive. I understand that the patient was in pain, and demanding his needs be met, but I also understand that the paramedic, who served him was under pressure both of time, and of his responsibility. He served not him alone but there were others to care for as well. He carried out his job as best as he could, and he did it with love and tenderness. I suspect that the patient's expectation was beyond what the paramedic could provide, and that was the cause of the problem. I don't know what he asked from the paramedic, but presume that something which was beyond his authority to grant and also the request was unusual. The paramedic claimed that for years of service, he had never been accused of such claim, and that clearly made his night of service a burden. Tiredness, coldness and frustration were always a 'ghost' of tough love. I think people are often confused between a work of service and the work of a slave. Jesus called us to serve one another; Jesus called us to show love to one another. Jesus has never accepted or promoted a slave service, but he judged and condemned slave service.

Love one another is a way to give glory to God. Demanding to be served by others is the way to demand glory for oneself. For Jesus and his disciples, the former one is promoted; the latter one is condemned.