Nơkhemia 8: 2-4a, 5-6, 8-10; Psalm 18; 1 Cor 12: 12-30; Luca 1: 1-4, 4: 14-21

Bắt đầu Mùa Vọng chúng ta bước vào một năm phụng vụ mới. Năm nay chúng ta nghe phúc âm thánh Luca. Có bao nhiêu phúc âm tuần trước đã trích dẫn từ nhiều tác giả khác làm chúng ta mất định hướng. Nhưng, hôm nay, chúng ta thấy là đang bắt đầu nghe phúc âm thánh Luca cho đến hết năm phụng vụ này. Vì thế hôm nay chúng ta nghe đọc phần mở đầu của phúc âm thánh Luca, tường thuật về bài giảng đầu tiên của Chúa Giêsu khi bắt đầu đi rao giảng. Đó là sự khởi đầu sứ vụ truyền giáo cống khai của Chúa Giêsu và cũng là của chúng ta.

Tôi phải thú nhận là ý nghĩ đầu tiên của tôi về bài phúc âm này là "chúng ta lại bắt đầu trở lại!" Tôi đã từng qua sự thay đổi này nhiều lần rồi. Với tư cách là người rao giảng, và là tín hữu, tôi tự hỏi "tôi có thể nhận được yếu tố hửu ích nào thêm nữa qua phúc âm này?" Lòng trí tôi có cách nào cảm nghiệm điều gì mới qua chuyện này không? Với tư cách là người rao giảng tôi lại tự hỏi, nếu tôi cảm nghiệm được điều gì mới, nhiệt tình hưởng ứng thông qua việc thay đổi này lần nữa hay không? Có ai cũng nghĩ như tôi không?

Có thể thánh Luca nghĩ rằng các người đọc phúc âm của ông cũng nghĩ như vậy. Luca nói với Thêôphilô "nhiều người đã ra công biên soạn bản tường thuật về những điều đã được thực hiện giữa chúng ta". Nhưng, Luca nói ông đã quyết định cũng nên viết một cách có "trình tự" để Thêôphilô nhận thức được rằng bài giáo huấn mà ông đã học được có nền tảng thật vững chắc". Vậy cộng đoàn của thánh Luca có quen thuộc với câu chuyện của Chúa Giêsu không? Câu chuyện có nhàm chán hay đó chỉ là câu chuyện quảng cáo về tôn giáo trên giấy dán tường, được xem như là một phần của cuộc sống bận rộn hay không?

Với lời mở đầu của phúc âm thánh Luca, chúng ta cũng như những người ra đi một cuộc hành trình sẽ đưa chúng ta đến nhiều nơi khác lạ, và sẽ được gặp nhiều người khác nhau. Nhiều người chúng ta sẽ gặp là những người cần được giúp đỡ và họ đi tìm kiếm. Có người thì vui vẻ giúp đở chúng ta trên cuộc hành trình. Trong khi đó có những người khác không màn đến, và gây nghi ngờ, chống đối trên đường chúng ta đi. Chúng ta sẽ thay đổi trong khi chúng ta đi theo chặng đường của phúc âm thánh Luca. Những câu chuyện sẽ giúp chúng ta giải quyết những vấn đề nan giải đang khởi phát trên thế giới và trong đời sống riêng của chúng ta từ khi chúng ta đã nghe những đoạn này từ ba năm về trước. Mặc dù trong đời sống chúng ta mọi sự xem như bình thường, nhưng, thật ra không có gì như đầu năm 2016.

Nhưng, Lời Chúa không tồn đọng. Không phải là một câu chuyện củ rích nói về những ngày đã qua thời xưa. Lời văn của phúc âm nghe như trong "thì quá khứ", nhưng, thật sự là thuộc về "thì hiện tại" Ít nhất là thì hiện tại cho những người có cặp mắt và tai có đức tin. Bởi thế nếu năm phụng vụ khởi đầu với điều đã nghe thấy thì đây là thời bắt đầu. Và chúng ta cần được chúc lành trước khi chúng ta lên đường đi suốt chuyến hành trình này. Thật ra thì việc đi qua phúc âm thánh Luca là sự vui trong phụng vụ năm nay. Cuộc hành trình này không phải là chuyến đí của người du lịch, mà là chuyến đi của người hành hương. Chúng ta đi qua đất thánh, có chỗ nghỉ ngơi, và có chỗ để cầu nguyện. Và cũng như đi hành hương, chúng ta cần sự chúc lành.

Bắt đầu chuyến hành hương, chúng ta cần sự chúc lành để được một đời sống mới và hăng hái, vui vẻ, vui mừng trong đức tin của chúng ta trong lúc đi. Chúng ta cầu xin Chúa Thánh Thần một cách đặc biệt trong khi chúng ta nghe người rao giảng loan báo lời Chúa Giêsu "Thần Khí Thiên Chúa xuống trên tôi..." Trong khi chúng ta sửa soạn nghe lời phúc âm năm nay chúng ta cầu xin Chúa Thánh Thần đốt lửa kính mến, ban ân sũng và năng lực hăng say cho thế giới. Xin Chúa Thánh Thần giúp chúng con cảm nhận lửa của Lời Chúa đang đốt cháy trong lòng trí chúng con để hăng say loan báo lời Chúa trong tâm hồn chúng con từ "trong mùa lễ và đến ngoài mùa lễ".

Điều chúng ta nói về các người rao giảng cũng là điều cần cho tất cả các người đã chịu phép rửa tội. Tất cả chúng ta đều được mời gọi loan báo "Tin Vui Mừng" qua lời nói và hành vi của chúng ta. Thật ra, phúc âm này không phải dành cho người rao giảng, nhưng là cho tất cả những ai đã chịu phép rủa, và đã và đang hiệp nhất với Chúa Kitô trong sự sống, sự chết và sự sống lại của Ngài. Nếu chúng ta trung thành nghe lời phúc âm thánh Luca chúng ta sẽ được thêm năng lực về cũng cố ơn gọi của chúng ta, nhờ đó chúng ta sẽ được mời gọi ra đi loan báo triều đại Thiên Chúa như Chúa Giêsu đã bảo 72 môn đệ ra đi rao giảng (Lc 10:9)

Bài trích phúc âm thánh Luca hôm nay bày tỏ tất cả những sự thật trong sứ vụ của Chúa Giêsu xãy ra dưới sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần. Chúng ta nghe ông Gioan Tẩy Giả nói là Đấng đến sau tôi sẽ làm phép rửa trong Thánh Thần. Hôm nay Chúa Giêsu nói rõ là hành vi của Chúa Thánh Thần đó là để chúng ta tránh khỏi tội lỗi và tất cả những o ép của sức cám dỗ. Chúa Giêsu rao giảng bằng cách dùng những hình ảnh quen thuộc được rút ra từ các chủ đề quen thuộc hằng năm của người Do thái: như những người nghèo, người bị tù tội và áp bức đang mong đợi được thực hiện trong Chúa Giêsu như "một năm hồng ân của Chúa". Năm hồng ân đã được công bố. Là niềm hy vọng cho người Do thái đã được thực hiện trong Chúa Kitô. Những nơi trống rỗng đa được đầy tràn. Trong khi chúng ta nghe bài phúc âm chúng ta có nhận thấy đang ở thì "hiện tại" cho lòng trí chúng ta. Đó là điều xãy ra cho chúng ta ngay bây giờ. Trong bài giảng "khai trương" Chúa Giêsu nói đến một ngày sẽ đến trong tương lai của thế giới sẽ đến và sẽ được chấp nhận những gì cần thiết. Thật ra, Chúa Giêsu nói, những gì cần thiết đang được chú ý đến. Chúa Giêsu nói về cả hai phương diện: phần thể xác và phần thiêng liêng, trong khi Ngài công bố "một năm hồng ân của Chúa”. Hình ảnh về năm hồng ân được trích từ sách Leviticus (25: 8-55) và không một người Do thái nào không hiểu ý nghĩa đó.

Đôi khi chúng ta có thể xem Kinh Thánh một cách quá thiêng liêng. Dân chúng mong đợi khi năm hồng ân được ông bố là năm họ được giải thoát những gì áp bức cho cá nhân cũng như cho cộng đoàn. Áp lực vật chất cũng như áp lực tinh thần. Chúa Giêsu công bố sự giải thoát hoàn toàn. Chúa Giêsu nói đến hành động đã bắt đầu với ngày Ngài đến. Và thánh Luca kêu gọi cộng đoàn của ông ta hãy ý thức sự giải thoát như thế trong giáo hội thời đó. Thánh Luca nói đến nhũng hành động giải thoát, và hy vọng là những điều đó khuyến khích cộng đoàn cộng tác vào các hành động đó để giải thoát dân chúng ra khỏi những gì kiềm hãm, áp chế họ. Khi Chúa Giêsu bắt đầu sứ vụ Ngài, điều Ngài loan báo sẽ xãy ra trong thời gian này cho chúng ta nữa. Một vị tổng thống mới ở Hoa kỳ, trong bài diễn văn khai mạc, ông ta trình bày chương trình ông ta sẽ làm trong nhiệm kỳ ông làm việc. Nhưng, bài diễn giải mở đầu của Chúa Giêsu không những loan báo những điều sẽ xãy ra trong thời kỳ Ngài thi hành sứ vụ, nhưng là cả những điều mà chúng ta sẽ xãy đến trong đời sống hiện nay của những người đang theo Ngài nữa.

Trong khi chúng ta sống qua năm phụng vụ này với thánh Luca, chúng ta sẽ thấy những dấu chỉ thực tế mà Chúa Giêsu loan báo trong đền thờ ở Nadarét hôm đó: người nghèo sẽ nhận được Tin Mừng giữa họ. Chúng ta, những người rao giảng, và giáo dân đến thực hiện nghi thức phụng vụ, chúng ta hãy cùng nhau cầu xin Chúa Thánh Thần mở miệng lưỡi và lòng trí chúng ta để cùng với thánh Luca, chúng ta có thể rao giảng điều chúng ta nghe hôm nay và suốt năm phụng vụ này.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP



3rd SUNDAY -C-
Nehemiah 8: 2-4a, 5-6, 8-10; Psalm 19; 1 Cor 12: 12-30; Luke 1: 1-4, 4: 14-21

In Advent we began a new liturgical year with a focus on Luke’s gospel. There have been enough exceptions since then to distract us. But today, you will have noticed, we are beginning our "year of Luke" in earnest. From now till the end of this liturgical year we will move through Luke in a more-or-less sequential fashion. So, today’s gospel reading starts with the prologue and an account of Jesus’ first preaching. We are at the beginning of his public ministry and, in a way, ours as well.

I have to confess my first thought on seeing today’s gospel – "here we go again." I have been though this cycle before – many times before. As a preacher and worshiper I wonder, "What new message and insights can I possibly gain from this gospel? What new ways can my heart, mind and spirit be moved by this all-too familiar account? From a preacher’s perspective I wonder if I can find a fresh approach and, yes, enthusiasm to do this cycle again? Anyone else feel the way I do?

Maybe Luke thinks his readers are in a similar frame of mind. There have been, he says to Theophilus, many who have attempted "to compile a narrative of the events that have been fulfilled among us." But, he says, he has decided to write this "orderly sequence" so that Theophilus "...may realize the certainty of the teachings you have received." Was Luke’s community also too familiar with the story of Jesus? Did the story lack freshness and was it just part of their religious wallpaper – there – but taken for granted in the daily rush of life?

At the beginning of Luke we are like people setting out on a journey that will take us to different places and introduce us to a variety of people. Many we meet will be needy and searching; others will be friendly and help us on our way; while still others, will be hostile and try to toss doubts and objections along our path. We will change as we travel through Luke’s gospel. The narratives will nurture us and address issues that have arisen in the world and our personal lives since we last heard these passages in our assembly three years ago. Even if our lives seem to be pretty much the same, in truth, nothing is as it was early in 2016.

But the Word of God is not stagnant. It isn’t an old story for and about days long gone. The grammar of the gospel may sound "past tense," but it is very much "present tense." At least it can be present tense for faithful eyes and ears. So, if the liturgical year starts on a note of "deja vu, all over again" (to borrow Yogi Berra’s phrase), then we may need a blessing before we start out on our journey. Actually, our travels through Luke and this year’s liturgical celebrations, are less tourist adventures and more pilgrimage. We are traveling to a holy place with rest and prayer stops along the way. And, just as the pilgrims of old, we travel together.

We pilgrims begin our travels invoking a blessing – for a breath of new life and a yearning for renewed enthusiasm, joy and celebration in our faith walk. We invoke the Spirit in a special way as we read about the preacher Jesus’ proclamation that, "the Spirit of the Lord is upon me...." As we prepare for this cycle of preaching, we ask that the Spirit set a fire that reignites our preaching gifts and enthusiasm for the Word. O Holy Spirit, help us feel the fire of the Word in our belly and the passion to proclaim it in our hearts, "in season and out of season."

What we say about preachers applies to all the baptized. All are called by our baptism to proclaim "glad tidings" by our words and actions. This gospel, after all, is not only for preachers, but for all who have entered the waters and been united with Christ in his life, death and resurrection. A faithful hearing of Luke’s gospel will reinforce our call as we again receive the mandate to proclaim the reign of God that Jesus will give later in the gospel to the seventy two (10:9).

Today’s passage shows what is true in all of Luke: Jesus’s ministry is under the movement and activity of the Holy Spirit. We heard John the Baptist say that the one who was to come would baptize with the Spirit. The work of that Spirit, Jesus makes plain today, is that of freedom from sin and all forms of imprisonment. Jesus preaches using images drawn from familiar Jewish jubilee themes. What the poor, imprisoned and oppressed have yearned for, has become a reality in Jesus, "a year acceptable to the Lord," a jubilee, has been proclaimed. What was a hope in the hearts of the Jewish people has become a reality in Christ. Emptiness has been fulfilled. As we hear the text we take its present-tense timing to heart. It is meant for us – now. In his "inaugural speech" Jesus is not saying that someday in the future the forgotten of the world will be recognized and their needs addressed. Rather, he says, these needs are presently being addressed. Jesus is speaking of both physical and spiritual release as he announces a "year acceptable to the Lord." The jubilee imagery is drawn from Leviticus (25: 8-55) and no Jew would miss the implications.

At times we can over-spiritualize the scriptures. What the people anticipated when a jubilee year was proclaimed, was a release from whatever oppressed a person or community – be it spiritual, or material enslavement. Jesus declares total release. He is speaking of actions that have begun to take place with his arrival and Luke is inviting his community to notice a similar release and freedom happening in the church of his time. Luke is pointing to such liberating acts and in telling this account hoping to encourage his community’s participation in actions that free people from whatever enslaves, or weighs them down. What Jesus announced as arriving with his ministry, is supposed to be happening in our time as well. A new president of the U.S. gives an inaugural speech which outlines what are supposed to be the policies and actions during the president’s administration. Jesus’ inaugural speech announces not only what will happen during his "term of office," but what will characterize the lives of his followers as well.

As we go through this year with Luke we will see concrete signs of what Jesus announced in the Nazareth synagogue that day – the poor have glad tidings announced and enacted in their midst. We preachers and worshipers gather and we pray for the Spirit to loosen our tongues and enliven our hearts so that we preach and live what we hear today and throughout the days of the "year of Luke."