TĐCV 10: 34a, 37-43; Tvịnh 118; 1 Côrintô 5: 6b-8; Gioan 20: 1-9

Hôm nay là lễ Phục Sinh sau một Mùa Chay dài. Nhưng không phông phải là đến cuối cùng. Mùa Chay thúc đẩy đến ngày Phục Sinh, và chúng ta đã đến nơi. Chúng ta cảm thấy chúng ta ở đâu và ra sao? Có phải đây là một bước bắt đầu mới cho chúng ta hay không? Mặc dù chúng ta đã mừng nhiều lễ Phục Sinh, nhưng năm nay không phải là một lễ cũ như trước. Lễ năm nay là một bước đầu mới trở lại. Cũng như khi chúng ta dùng máy vi tính. Chúng ta tắt đi rồi lại mở ra trở lại, và chúng ta thấy tất cả các dấu hiệu như còn mới. Đó là một thí dụ sơ sài, nhưng Chúa Kitô đã làm điều đó cho chúng ta là Ngài mở lại mới cho chúng ta. Chúng ta bị ứ đọng và bây giờ chúng ta bắt đầu trở lại mới. Chúng ta không còn trong chương trình cũ, và mọi sự sẽ mới cho chúng ta. Theo ngôn ngữ Kinh Thánh, chúng ta là một "tạo vật mới". Hôm nay thánh Phao lô dùng một hình ảnh mới để diễn tả chúng ta : chúng ta là "một khối bột mới". "Men cũ" đã bỏ đi và chúng ta mừng lễ với "bánh không men là lòng tinh tuyền và chân thật".

Tôi cảm thấy giảng ngày lễ Phục Sinh rất khó. Nhưng không phải thế phải không? Lễ Phục Sinh là trọng tâm của đức tin chúng ta như thánh Phaolô nói; "Mà nếu Đức Kitô đã không chỗi dậy, thì lòng tin của anh em thật hão huyền, và anh em vẫn còn sống trong tội lỗi của anh em" (1Cr 15: 17). Không phải là tôi không tin sự sống lại, nhưng là tôi không biết chắc để nói gì về điều đó nữa. Bài Phúc âm hôm nay là một thách đố cho thầy giảng. Tuy là Chúa Nhật Phục Sinh, nhưng câu chuyện của thánh Gioan lại không nói về kinh nghiệm Chúa Kitô sống lại. Không có sự hiện ra, hay sự gặp gỡ với Đấng đã sống lại.

Chúng ta, các cha thuyết giảng đã ở đó rồi. Là lễ Phục Sinh, và chúng ta có một câu chuyện đơn giản. Tuy không có bằng chứng nhưng tin loan ra là "Chúa Kitô đã sống lại". Đó là điều chúng ta đã tin rồi phải không? Chúng ta có tìm gì mới để nói về nguồn gốc đức tin của chúng ta hay không? Chúng ta có cẫn hình ảnh như bông hoa ngoài nhà thờ, bướm bay tủ nhộng kén ra, và hình như các hình ảnh đó chứng tỏ đức tin của chúng ta phải không?

Ở bắc bán cầu; vào mùa xuân; đất đai đâm chồi nẩy lộc một sự sống mới xuất hiện và chúng ta cũng mong đợi điều đó trong mỗi năm. Nhưng sự phục sinh lại hoàn toàn khác hẵn. Chúng ta mong đợi đời sống mới khi xuân về, không ai lại mong đợi sự sống lại cả. Bà Maria cũng thế, không ra mộ thăm viếng, và cũng không chờ đợi Chúa Kitô sống lại hiện ra. Bà Maria ra mộ Thầy đã quá cố để ướp xác Thầy hay để khóc than. Chúng ta hãy cũng đi với bà Maria ra một ngôi mộ trống.

Các bạn đừng thêm thắt vào câu chuyện trong phúc âm hôm nay. Đoạn sách tiếp theo nói là bà Maria chờ đợi ở ngôi mộ, và ở đó Chúa Kitô hiện ra với bà ta. Nhưng đó không phải là câu chuyện hôm nay. Thật ra thì câu tiếp theo (câu 10) nói "Sau đó, các môn đệ lại trở về nhà", câu này không thuộc về bài phúc âm hôm nay. Họ để lại ngôi mộ trống như họ đã thấy, và câu hỏi là: vậy thì xác Chúa Giêsu ra sao?

Chúng ta hãy ngồi ở ngôi mộ trống một chút, vì bài phúc âm hôm nay nói về ngôi mộ trống. Đối với chúng ta, các ngôi mộ trống ở đâu và lúc nào? Ngôi mộ trống có làm chúng ta nhớ những nơi và những hoàn cảnh trong đời sống chúng ta như không có sự sống và trống rỗng bên trong phải không? Như: những mối liên hệ đã tan rã, hay đã phai nhạt; những cố gắng và ham muốn bị hủy hoại; những tin tưởng sai lầm vào những điều không quan trọng và không đưa đến thành quả; những mơ ước cố gắng gây nên cảm hứng nồng nàn lúc chúng ta còn thơ ấu mỗi khi chúng ta đền nhà thờ mừng lễ Phục Sinh. Tất cả những cảm hứng đó đã mất đi rồi phải không? Vậy chúng ta cảm thấy chúng ta ở đâu khi chúng ta ở nơi ngôi mộ trống với những hình ảnh xa xưa, và chúng ta tự hỏi chúng ta sẽ làm gì bây giờ? Chúng ta có nhún vai vì chán nản, hay chúng ta cùng với người môn đệ Chúa thương nhìn vào cấc đồ vật trong ngôi mộ trống với cặp mắt đức tin, mặc dù không hiểu nhiều trong lúc ấy hay không? Chúng ta có thể bỏ qua những gì đã xãy ra ngay trong lúc này khi chúng ta không thấy dấu chỉ gì cho biết là mọi sự việc sẽ ra sao hay không?

Đến đây, chúng ta chỉ biết có một ngôi mộ trống, và các môn đệ hoan mang. Thánh Gioan nói là các ông "chưa hiểu rằng theo Kinh Thánh là Đức Giêsu phải chỗi đậy tự cõi chết". Làm sao các ông có thể hiểu Kinh Thánh được? Và Kinh Thánh nào đã giúp các ông hiểu về sự việc đang xãy ra, về sự tan rã mục vụ, về sự thương khó, và sự chết của Đức Giêsu?

Bà Maria Mácđala ra thăm ngôi mộ vào sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần "lúc trời còn tối". Trong phúc âm thánh Gioan, bóng tối ám chỉ thiếu đức tin, không trông thấy được. Đó là lúc trời bắt đầu một ngày mới, nhưng đối với bà Maria và các môn đệ là trời còn tối. Bà Maria vội vàng chạy về gặp ông Phêrô và ông Gioan để nói tin bà đã biết. Hai môn đệ đó liền cùng chạy ra mộ. Không có sứ thần từ trời chờ đợi gặp các ông khi các ông đến mộ. Các ông chỉ thấy những băng vải liệm còn ở đó, và khăn che đầu cuốn lại xếp riêng ra một nơi.

Bà Maria nói có đúng không? Có ai đã lấy mất xác Đức Giêsu? Nhưng nếu có người lấy cắp xác Đức Giêsu thi sao họ lại cuốn khăn che đầu. Có phải họ là người đánh cắp chu đáo không? Bà Maria nghĩ không đúng. Không hề có người đánh cắp nào gọn gàng đến thế. Chắc có điều gì khác đã xãy ra. Người môn đệ yêu dấu cũng trông thấy những điều mà ông Phêrô và bà Maria thấy, nhưng người môn đệ dó lại tin. Sau đó các môn đệ khác cũng tin khi các ông đã gặp Chúa Kitô sống lại. Nhưng, thật là một điều bất thường trong phúc âm là có người tin mà không thấy dữ kiện. Chúng ta cũng như người môn đệ yêu dấu, chúng ta biết có ngôi mộ trống ở Giêrusalem và chúng ta tin.

Sau đó, thánh Gioan và các môn đệ khác sẽ gặp Chúa Kitô sống lại. Rồi họ sẽ hiểu Kinh Thánh về sự thương khó và sự sống lại của Chúa Giêsu từ cõi chết. Có lẽ vì thế mà chúng ta trông thấy Chúa Kitô sống lại. Chúng ta không trông thấy Ngài, chúng ta tin Ngài ở giữa chúng ta. Chúng ta gặp Ngài khi chúng ta cùng cử hành phụng vụ với những người khác đã là nhân chứng về đời sống của Chúa Giêsu. Khi lời Kinh Thánh đọc lên, chúng ta nghe tận trong thâm tâm và chúng ta mở mắt để nhìn thấy Chúa Kitô sống lại. Chúng ta được biết Chúa Giêsu khi bẻ bánh và rót rượu. Chúng ta cũng gặp Ngài ở những nơi Ngài nói Ngài sẽ ở là trong những kẻ thiếu thốn, người bị loại bỏ, người xa lạ, người tù tội, người di cư, và người bị áp bức. Chúng ta không có dữ kiện theo khoa học. Nhưng với chúng ta, những môn đệ yêu dấu cùng nhau đến cầu nguyện, chúng ta được trông thấy điều giúp đức tin chúng ta và cam đoan với chúng ta là Chúa Kitô thật sự đã sống lại.

Vừa rồi tôi nghe một câu nói mới "người Công Giáo C&E" Đó là những người Công Giáo đến nhà thờ ngày lễ Giáng Sinh (Christmas) và lễ Phục Sinh (Easter) rồi thì không thấy họ đâu nữa. Tôi tự hỏi ngôi mộ trống nào trong đời sống của họ mà họ nhìn vào. Họ đi đâu để tìm hiểu và được hướng dẫn? Có phải họ quá bận rộn với các hoạt động cuối tuần hay không? (Có một thầy dạy về thể thao của cháu tôi tổ chức tập luyện vào 10 giờ sáng ngày Chúa Nhật). Tôi đoán ông ta nghĩ là phần đông các học sinh của ông ta không đi lễ ngày Chúa Nhật, bằng không ông ta phải tố chức tập luyện vào giờ khác. Vậy chúng ta làm sao chào đón những người Công Giáo chỉ đi nhà thờ 2 lần một năm thôi? Chúng ta nên làm chứng đức tin chúng ta vào Chúa Kitô sống lại với sự niềm nở chào đón hay không? Vậy thì đó là một sự bắt đầu mới.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


EASTER SUNDAY (B)
Acts 10: 34a, 37-43; Psalm 118; 1 Corinthians 5: 6b-8; John 20: 1-9

It is Easter, the end of another long Lent. But it isn’t the end. Lent stirs up anticipation for Easter and we have arrived. Where and how do we find ourselves? Is it a new beginning for us? No matter how many times we have celebrated Easter it is not the same old feast; it is another fresh start. It’s like when we have a computer problem and we are advised, "Turn off your computer and restart." We turn it off and start it again, and there are our icons and apps – they look fresh and they work! It’s a crude and limping example, but Christ has done that for us, rebooted us. We were stuck and now we have been given a fresh start, we are not locked in the old "program" – everything can be new for us. In biblical terms, we are a "new creation." Today St. Paul uses another metaphor to describe us: we are "a fresh batch of dough." The "old yeast" has been cleared out and we celebrate our feast "with the unleavened bread of sincerity and truth."

I find preaching on Easter difficult. But it shouldn’t be, should it? It is the heart of our faith, as Paul says, "And if Christ has not been raised, your faith is futile; you are still in your sins" (I Cor. 1517). It is not that I don’t believe in the resurrection, it is that I’m not sure what to say again about it! Today’s gospel passage offers a challenge to the preacher. It may be Easter Sunday, but the narrative at this point in John is not about an experience of the risen Christ. There’s no apparition, no encounter with the risen One.

We preachers have been here before. It is Easter Sunday and we have a simple, though un-provable, message to proclaim, "Christ is risen!" It is what we already believe, isn’t it? What can we find new to say about the core belief of our faith? Should we come up with an analogy – the new flowers outside the church, the butterfly emerging from the cocoon – that seem to support our faith?
In the northern hemisphere the earth is abounding with new life. It happens every year, we expect it. But the resurrection is all together different. We expect new life in Spring. No one expected the resurrection. Mary did not go to the tomb to visit, or wait for the risen Christ to appear to her. She went to the tomb of her dead master and friend perhaps to anoint the body, or just to weep. With Mary we make the journey to the empty tomb.

Don’t try to fill in today’s gospel story. The passage immediately following has Mary waiting at the tomb and there the risen Christ appears to her. But that’s not today’s story. In fact, the next verse (v. 10), not included in today’s selection, says, "With this the disciples went back home." They were left with what they had seen, the empty tomb – and questions. What happened to Jesus’ body?

Let’s spend this moment at the empty tomb, because that is where today’s passage has us. What and where are the empty tombs for us? Does the empty tomb remind us of the places and situations in our lives which have proved lifeless and left us empty inside? – Relationships that have died, or dried up; pursuits and ambitions that have proven vain and wasted; misplaced confidences in what was shallow and fruitless; nostalgic attempts to re-create the warm and good feelings we had when we were children coming to church on Easter Sunday? Where do we find ourselves then, at an empty tomb with past memories, wondering what steps to take next? Do we shrug with disappointment, or shall we, with the beloved disciple look with eyes of faith, even with the confusion of this moment? Can we let go of what was, even if at this time there is not even a hint of what will take its place?

What we have at this point is an empty tomb and puzzled disciples. John says that they, "did not yet understand the Scriptures that he had to rise from the dead." How could they have understood the Scriptures? And what Scriptures would have prepared them for what had happened, the collapse of his ministry, his terrible suffering and his death?

Mary Magdalene went to the tomb on the first day of the week, early in the morning, "while it was still dark." In John’s Gospel darkness suggests an absence of faith – not seeing. It’s a dawning of a new day, but for Mary and the disciples, it is still dark. Mary rushes back to tell Peter and John of her discovery. They raced to the tomb with the urgency Mary’s report had stirred up. There are no heavenly messengers waiting there for them when they arrive, just the empty tomb and the burial cloths, with the head cloth rolled up in a separate place.

Is Mary correct? Have thieves stolen the body? But if they had, why would they roll up the head cloth; were they just very neat thieves? Mary can’t be right, it wasn’t an act of theft done by neat robbers. Something else has happened. It is the beloved disciple who sees what Peter and Mary saw, but believes. The story definitely tilts in favor of this disciple. He doesn’t understand what happened, but he believes. Later, the other disciples will come to believe when they encounter the risen Christ. But it is unusual in the Gospels for a person to believe without such evidence. We are like the beloved disciple. We have Jesus’ empty tomb in Jerusalem, and we believe.

Later, John, with the other disciples, will encounter the risen Christ. Then they will come to understand the Scriptures about Jesus’ suffering and rising from the dead. Maybe that is how we come to see the risen Christ. Without seeing him we believe Christ is alive and with us. We meet him when we worship with others who are witnesses to his life; we have our eyes opened to the risen Christ when the words of Scripture touch our hearts; we come to know him in the breaking of the bread and the pouring of the cup. We also meet him where he has told us he can be found – in the needy, outcast, stranger, imprisoned, exiled and abused. Not scientific proof to be sure, but to us beloved disciples, who come to pray together, we are given the sight that feeds our faith and reassures us that Christ is risen indeed!

I heard an expression recently that was new to me: "C&E Catholics." It’s those people who on Christmas and Easter fill our churches and then seem to disappear. I wonder what empty tombs in their lives they are peeering into? Where do they go for meaning and direction? Are they too busy with crowded weekend activities? (My nephew’s baseball coach schedules practice for 10 AM on Sundays. I guess the presumption is that most of the kids don’t go to church; if they do, they have to squeeze worship in at another time.) How shall we welcome these twice-a-year folk today? Shall we witness our belief in the risen Christ by our hospitality and joy? That would be a good start!