Lahore (Agenzia Fides, 26/9/2017) - Asia Bibi, người phụ nữ Kitô giáo bị kết án tử hình vì tội báng bổ và vẫn còn bị giam kể từ năm 2009, đã được đề cử "giải Sakharov tự do tư tưởng năm 2017" là giải thưởng uy tín cuả liên minh châu Âu . Giải thưởng là sáng kiến của nghị viện châu Âu và được trao tặng cho cá nhân hoặc nhóm tranh đấu để bảo vệ quyền cơ bản cuả con người. Trong số các người được đề cử năm nay là: Aura Lolita Chavez Ixcaquic, một người Guatemala, Selahattin Demirtas e Figen Yuksekdag, đồng chủ tịch của đảng dân tộc Kurd (HDP) tại Thổ Nhĩ Kỳ; Các nhóm và cá nhân đại diện cho phe đối lập tại Venezuela; Khanh Isaak, nhà soạn kịch có hai giòng máu Thụy Điển-Eritrea, bị chính quyền Eritrea bắt năm 2001; Pierre Claver Mbonospa, một nhà hoạt động nhân quyền ở Burundi.

Ông Peter Van Dalen, một thành viên của nhóm “bảo thủ và cải cách Âu Châu” (ECR) trong nghị viện châu Âu, đã đề cử Asia Bibi, với lời giải thích rằng "trường hợp cuả Asia Bibi là biểu tượng quan trọng cho những người bị đàn áp, đơn giản chỉ vì thể hiện sự tự do tôn giáo".

"Qua cô ta, chúng ta nhìn thấy tình trạng của toàn thể cộng đồng Kitô giáo. Trường hợp của cô là chứng tích thê thảm của sự mất an ninh mà tất cả các dân thiểu số phải đối mặt trên quyền cơ bản cuả con người", là ghi chú cuả ông Kaleem Dean, một nhà phân tích và trí thức cuả Pakistan, trong một bình luận gửi cho Fides. "Nếu cô được trao giải Sakharov, Asia Bibi sẽ nhận được 50.000 Euro. Tuy nhiên, (mặc dù, sẽ không thể có bồi hoàn xứng đáng cho những thiệt hại mà cô đã phải chịu) vấn đề là còn nhiều hơn tiền bạc : đó là sự công nhận rằng các quyền tự do tôn giáo tại Pakistan đang bị lâm nguy", ông tiếp tục.

"Chính phủ - ông nói – đang vùi đầu trong đống cát, để không nghe những tiếng kêu đau khổ của cộng đồng thiểu số". Cụ thể, trường hợp của cô sẽ phơi bày ra sự thật cuả "luật báng bổ": "là một công cụ đàn áp dân thiểu số. Các người cầm quyền phải có can đảm và tầm nhìn để cải cách luật báng bổ này", ông Dean kết luận.

Ông Nasir Saeed, giám đốc CLAAS "Trung tâm trợ giúp pháp lý, hỗ trợ và giải quyết", chuyên lo việc bảo vệ tôn giáo thiểu số ở Pakistan, thì nói: "Thủ tướng Pakistan Shahid Khaqan Abbasi, đang tham dự Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc lần thứ 72, đã hèn nhát từ chối nói về luật bang bổ ở Pakistan, chỉ nói rằng Quốc hội Pakistan mới là cơ quan chịu trách nhiệm về việc sửa đổi luật pháp.”

Nhiều năm qua – ông Saeed nói - "vấn đề đã là một cấm kỵ, và ngay cả thủ tướng Pakistan cũng sợ không giám đề cập tới. Vai trò của thủ tướng là đảm bảo rằng pháp luật không bị lạm dụng, nhưng đáng tiếc là luật báng bổ này thường xuyên bị khai thác như là một công cụ để trả thù những người vô tội. Những năm gần đây sự lạm dụng luật báng bổ đã tăng lên. Bây giờ nó được coi là một phương cách đơn giản, nhanh chóng và rẻ tiền để giải quyết tranh chấp riêng tư và trừng phạt đối thủ".

"Luật báng bổ - Saeed kết luận - không phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế về nhân quyền. Và việc lạm dụng làm tăng thêm vi phạm luật pháp quốc tế. Chính phủ Pakistan đã không đề cập tới một vấn đề quan trọng, mặc dù đó là một câu hỏi của sự sống và cái chết".

Vị giám đốc CLAAS nhắc lại rằng có một số lượng lớn báo cáo nói về các trường hợp báng bổ, dựa trên những cáo buộc sai và không có điều tra về mặt tư pháp: "đây là lý do tại sao chúng tôi kêu gọi thủ tướng Abbasi đưa vấn đề vào chương trình nghị sự và đệ trình nó lên quốc hội", ông kết luận.