Đức Tổng Giám Mục cũng trình bày mối liên hệ với Chính Thống Nga

Washington: Đức Tổng Giám Mục Nga đã lên án các phiến quân Chechen trong vụ thảm sát con tin tại trường học đã khiến cho 326 người chết và Đức Cha cũng nói nước Nga cần phải "sống chung hòa bình".

Đức Tổng Giám Mục Tadeusz Kondrusiewicz, cai quản Tổng Giáo Phận Mẹ Thiên Chúa tại Moscow lên tiếng rằng, những phương pháp bất bạo động thật thiết yếu để ổn định sự đấu tranh của người Chechnya đòi độc lập khỏi Nga Sô.

Ngài nói "Chúng ta cần sự ổn định tại Russia". Trong cuộc họp báo tại Washington- Hoa Kỳ vào ngày 7/9, Đức Cha Kondrusiewicz đã trả lời với báo chí trước khi thuyết trình đến Sự Trợ Giúp Giáo Hội Nga do Tổ Chức Gây Quỹ Hoa Kỳ tổ chức. Trong buổi họp báo Đức Tổng Giám Mục cũng đã bàn thảo đến những liên hệ giữa Công Giáo và Chính Thổng Giáo và tình hình nói chung giữa Giáo Hội Công Giáo tại Nga.

Đức Tổng nói đến sự chiếm đóng bắt làm con tin của phiến quân tại trường học ở Beslan thuộc miền Bắc tỉnh Ossetia, gần biên giới Chechnya, là một trong số những hành vi khủng bố hàng loạt nhắm vào người vô tội. Cuộc khủng hoảng bắt giữ hơn 1200 người gồm có người lớn và trẻ em học sinh đã kết thúc vào ngày 3/9. Ngoài 326 người bị chết đã có hơn 700 người bị thương.

Đức Cha nói "họ là những trẻ em. Các em tới trường. Các em muốn học. Thật là nạn khủng bố, thật là hung bạo".

Đức Cha cũng nói đến vụ thảm sát tại trường học đã theo sau vụ 2 chiếc máy bay bị đặt bom rớt tại nga và các vụ đặt bom tại Moscow.

Ngài nói đối thoại và khoan dung là những con đường giải quyết vụ xung đột. Nhưng Đức Tổng Giám Mục từ chối không đưa ra lời bình luận nào khi được hỏi đến nước Chechnya đa số là Hồi Giáo có nên được độc lập khỏi Nga Sô hay không. Đức Tổng cũng khước từ bình luận đến sự khả thi đến một giải pháp giữa Nga và Chechnya.

Khi bàn về sự liên hệ với Giáo Hội Chính Thống Nga, Ngài nói hậu quả sự phê bình của Chính Thống Giáo về Công Giáo "chiêu dụ tín đồ", do bởi nhận thức sai lầm đến tuyên ngôn về tự do tôn giáo của Công Đồng Chung Vaticanô II.

"Thật sự không cần thiết đến sự chiêu dụ tín đồ tại Nga bởi vì Công Đồng Vaticanô II nói rằng Giáo Hội Chính Thống có khả năng đến sự cứu độ".

Giáo Hội Công Giáo nói rằng con người có thể tự do chọn lựa để thành người Công Giáo hay Chính Thống Giáo và Đức Tổng Giám Mục nói thêm rằng có khoảng 70 triệu người Nga là Chính Thống Giáo trong khi chỉ có khoảng từ 600,000 đến 1.5 triệu người là Công Giáo.

"Chính Thống Giáo nói rằng nếu bạn sinh trong một nền văn hóa Nga Số bạn đã chỉ có thể có tiềm năng là một người Chính Thống Giáo".

Đức Cha giải thích sự hiểu lầm cũng đã nảy sinh ra bởi vì một số viên chức Chính Thống Giáo coi các chương trình từ thiện của Công Giáo đối với các gia đình nghèo và đối với các trẻ em là một sự chiêu dụ tín đồ, mặc dầu chính những nhân viên từ thiện cũng thường đi theo dẫn trẻ em tới các thánh đường Chính Thống.

Ngài cho biết khoảng 30% dân cư Nga sống dước mức nghèo đói.

Sau nhiều năm khắc khe giới hạn cấp giấy chiếu kháng cho các linh mục tu sĩ thừa sai, thì nay đang được cải tiến.

Theo Đức Tổng, Từ 70-80% trong lãnh thổ Nga, các vị thừa sai truyền giáo chỉ được cấp giấy chiếu khán 1 năm, có thể được gia hạn thêm và cuối cùng trở thành người thường trú. Mặc dầu các linh mục sinh trưởng tại Nga đã được thụ phong, nhưng vẫn còn lệ thuộc rất nhiều vào các linh mục tu sĩ thừa sai nước ngoài.

"Khoảng 90% các linh mục của chúng tôi là những vị đến từ nước ngoài". Các linh mục đến từ 22 quốc gia trong số đó 75% là các vị đến từ Ba Lan.

Trong suốt dòng thời gian 82 năm dước chế độ Cộng Sản Nga từ năm 1918- 1999, không có một linh mục nào được thụ phong tại Nga.

Đức Tổng Giám Mục Kondrusiewicz bày tỏ lòng ngưỡng mộ khi Đức Giáo Hoàng giao lại ảnh Đức Mẹ Kazan từ thế kỷ thứ 18 cho Chính Thống Giáo Nga mà họ rất sùng kính, sẽ "mang lại cái gì đó" để mở cửa cho Đức Giáo Hoàng tông du tới Nga Sô. Giao lại bức ảnh Đức Mẹ tức khắc đã nâng mối liên hệ với giáo hội Chính Thống Nga.

Giáo Hội Công Giáo Nga vẫn còn thiếu cơ sở, 27% giáo xứ Công Giáo Nga không có nơi thờ phượng. Dưới chế độ cộng sản, nhiều nơi thờ phượng của Công Giáo đã bị nhà nước tịch thu.

Trong dịp này Đức Tổng đã kể lại cho mọi người chính kinh nghiệm bản thân của Ngài thật cảm động, để cho thấy đức tin Công Giáo vẫn còn sinh động thế nào dưới thời cộng sản. Đức Tổng cho biết Ngài sinh ra vào năm 1946 trong một gia đình có đức tin Công Giáo mạnh mẽ tại một thôn hẻo lánh ở Belarus. Gia Đình của Đức Cha mỗi tối đều cùng nhau đọc kinh và ông bà nội đã dạy giáo lý cho Ngài.

Đức Tổng kể tiếp mặc dầu không có linh mục, nhưng thánh đường tại địa phương vẫn mở cửa và đó là một truyền thống của gia đình trong ngày Chúa Nhật, là đi đến nhà thờ và đọc kinh chung với nhau.

"Tôi luôn luôn muốn phục vụ Thiên Chúa và con người, nhưng tại Belarus chẳng có một chủng viện nào cả".

Sau khi tốt nghiệp kỹ sư tại Đại Học Leningrad, Ngài đã có cơ hội để trở thành một linh mục khi chính quyền Sô Viết gởi ngài đi làm công tác tại Lithuania.

Tại đó Ngài đã khám phá ra có hai Đại Chủng Viện Công Giáo được phép mở dưới chế độ Liên Bang Sô Viết. Ngài đã gia nhập vào Đại Chủng Viện vào năm 1976, được thụ phong linh mục vào năm 1981 thuộc Tổng Giáo Phận Vilnius tại Lithuania.