Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Các bạn đang theo dõi chương trình huấn luyện kỹ thuật viên truyền hình của VietCatholic.

Trong video này Thảo Ly sẽ trình bày với các bạn một vài khái niệm căn bản về animation, tức là hoạt hình, trong Adobe Premiere.

Animation trong Adobe Premiere được cấu trúc xung quanh một khái niệm gọi là Key Frame. Thảo Ly xin nhắc lại một điều quan trọng đã được Kim Thúy trình bày trước đây. Một video clip thực ra là tập hợp của những hình bất động, mỗi hình bất động như thế gọi là một frame. Trong một chuỗi các frames của một video clip, những frames nơi bắt đầu xảy ra những thay đổi về thuộc tính của một video clip được gọi là những Key Frames.

Để minh họa cho khái niệm này, các bạn hãy làm thử một thí nghiệm sau đây.

Trong Adobe Premiere, chúng ta chọn menu Title rồi New Title rồi Default Still. Hãy đặt tên là Title One.

Thảo Ly nhấn vào đây để chọn cái kiểu chữ. Rồi nhấn vào icon T này để viết chữ Title One.

Bây giờ, Thảo Ly nhấn vào cái Select Tool và dùng nó để làm cho cái chữ Title One này lớn hơn một chút. Như vậy là được rồi. Thảo Ly sẽ nhấn lần lượt vào hai cái icons này để canh cho cái chữ Title One nằm giữa màn hình. Đóng cái Title Editor lại, chúng ta có cái Title One.

Kéo cái Title One này vào trong TimeLine.

Nếu nhấn Space Bar để play cái clip này thì chúng ta thấy nó cứ trơ trơ như thế này.

Bây giờ, chúng ta sẽ làm cho cái chữ Title One này di chuyển từ trái sang phải.

Đầu tiên, Thảo Ly nhấn vào cái clip này để làm cho nó active. Các thuộc tính của nó xuất hiện trên panel Effect Controls.

Bây giờ, Thảo Ly kéo nó qua bên trái bằng cách là thay đổi cái Position, cụ thể là cho cái hoành độ này nhỏ đi.

Các bạn hãy nhìn kỹ cái dấu mũi tên này, khi chúng ta nhấn vào đó nó sẽ mở ra hay đóng lại cái TimeLine View. Thảo Ly sẽ nhấn để mở cái TimeLine View ra.

Kéo cái cursor ra khoảng đầu cái clip. Nhấn M để đánh dấu vị trí này.

Trong panel Effect Control, các bạn thấy có cái đồng hồ đếm giờ, tiếng Anh gọi là Stop Watch, ở trước cái chữ Position này, phải không? Thảo Ly nhấn vào đó, Adobe Premiere sẽ chọn cái frame ở vị trí hiện nay làm cái Key Frame. Nó sẽ vẽ một hột kim cương trên cái TimeLine View này.

Bây giờ, Thảo Ly kéo cái cursor về phía tay phải, tới gần cuối cái clip. Nhấn M để đánh dấu vị trí này.

Khi Thảo Ly thay đổi cái hoành độ trong Position này, Adobe Premiere nhận ra sự thay đổi này và chọn cái frame ở vị trí hiện nay làm cái Key Frame thứ hai.

Kéo cái cursor về phía tay trái, khoảng đầu cái clip, nhấn Space Bar, bạn sẽ thấy cái chữ Title One di chuyển từ trái sang phải.

Như thế, chúng ta thấy cơ chế animation của Adobe Premiere là như sau:

Khi có sự thay đổi một thuộc tính nào đó giữa hai cái Key Frames của cái clip, Adobe Premiere chia đều sự thay đổi này trong tất cả các frames ở giữa hai cái Key Frame, và do đó tạo ra hiện tượng di động.

Trong panel Effect Control, tất cả các thuộc tính nào có cái đồng hồ đếm giờ đều có thể dùng để tạo ra animation.

Để minh họa điều này chúng ta hãy làm như sau:

Các bạn hãy nhấn Home, hoặc là kéo cái cursor, để trở về đầu cái clip. Chúng ta điều chỉnh thuộc tính Scale này xuống khoảng 50%.

Trong TimeLine, chúng ta nhấn Shift-M để di chuyển đến cái Key Frame thứ nhất. Bây giờ, trong panel Effect Control, chúng ta nhấn vào cái Stop Watch của Scale. Adobe Premiere sẽ biến frame hiện nay thành một Key Frame cho kích thước của cái clip, và vẽ một hột kim cương trên TimeLine View.

Trong TimeLine, chúng ta lại nhấn Shift-M để di chuyển đến cái Key Frame thứ hai. Sau đó, trong panel Effect Control, chúng ta điều chỉnh Scale thành 100. Adobe Premiere nhận ra sự thay đổi này và chọn cái frame ở vị trí hiện nay làm cái Key Frame thứ hai cho kích thước của cái clip.

Kéo cái cursor về phía tay trái, khoảng đầu cái clip, nhấn Space Bar, bạn sẽ thấy cái chữ Title One không những di chuyển từ trái sang phải mà còn lớn dần lên.

Bên cạnh các thuộc tính căn bản, cả các effects cũng có thể được dùng để tạo ra animation.

Để minh họa điều này, chỗ cái kính lúp này, Thảo Ly sẽ đánh Fast Blur.

Kéo cái effect Fast Blur trong phần Video Effects vào trong cái clip.

Trong panel Effect Control, Thảo Ly chọn Bluriness là 30.

Trong TimeLine, chúng ta nhấn Shift-M để di chuyển đến cái Key Frame thứ nhất. Bây giờ, trong panel Effect Control, chúng ta nhấn vào cái Stop Watch của Bluriness. Adobe Premiere sẽ biến frame hiện nay thành một Key Frame cho thuộc tính Bluriness của cái clip, và vẽ một hột kim cương trên TimeLine View.

Trong TimeLine, chúng ta nhấn Shift-M để di chuyển đến cái Key Frame thứ hai. Sau đó, trong panel Effect Control, chúng ta điều chỉnh Bluriness là 0. Như thường lệ, Adobe Premiere nhận ra sự thay đổi này và chọn cái frame ở vị trí hiện nay làm cái Key Frame thứ hai cho Bluriness của cái clip.

Kéo cái cursor về phía tay trái, khoảng đầu cái clip, nhấn Space Bar, bạn sẽ thấy cái chữ Title One di chuyển từ trái sang phải, lớn dần lên và rõ lên.

Nếu thấy sự di chuyển này quá chậm, bạn có thể vẽ một hình chữ nhật chung quanh ba cái hột kim cương của Key Frame thứ hai, để chọn cả ba và dùng con mouse di chuyển chúng gần lại những Key Frame trước đó. Kéo cursor ra đầu clip, nhấn Space Bar, bạn sẽ thấy animation nhanh hơn.

Nếu thấy sự di chuyển này không được smooth, không được trơn tru, bạn hãy vẽ một hình chữ nhật chung quanh ba cái hột kim cương của Key Frame thứ nhất, để chọn cả ba và right-click trên một trong ba cái hột kim cương này và chọn menu Temporal Interpolation rồi chọn Ease Out. Chọn Out là vì animation xuất phát ra từ cái Key Frame này. Sau đó, bạn làm tương tự để chọn ba cái hột kim cương của Key Frame thứ hai. Right-click trên một trong ba cái hột kim cương này và chọn menu Temporal Interpolation rồi chọn Ease In. Kéo cursor ra đầu clip, nhấn Space Bar, bạn sẽ thấy animation có vẻ professional hơn.

Các bạn thân mến,

Chúng ta cũng có thể cho một chữ di chuyển theo một đường cong, chứ không nhất thiết phải theo một đường thẳng.

Để minh họa cho khái niệm này, các bạn hãy làm thử một thí nghiệm sau đây.

Trong Adobe Premiere, chúng ta chọn menu Title rồi New Title rồi Default Still. Hãy đặt tên là Title Two.

Thảo Ly nhấn vào đây để chọn cái kiểu chữ. Rồi nhấn vào icon T này để viết chữ Title Two.

Bây giờ, Thảo Ly nhấn vào cái Select Tool và dùng nó để làm cho cái chữ Title Two này lớn hơn một chút. Như vậy là được rồi. Thảo Ly sẽ nhấn lần lượt vào hai cái icons này để canh cho cái chữ Title Two nằm giữa màn hình. Đóng cái Title Editor lại, chúng ta có cái Title Two.

Kéo cái Title Two này vào trong TimeLine.

Bây giờ, trong panel Effect Control, chúng ta thay đổi position để đưa cái chữ Title Two lên đây. Chúng ta nhấn vào cái Stop Watch của Position để có một Key Frame ở đây. Kéo cái cursor tới giữa cái clip.

Thảo Ly sẽ nhấn vào chữ Motion. Trong cái Outlook Overview, chúng ta kéo cái clip xuống.

Kéo cái cursor về phía cuối cái clip.

Trong cái Outlook Overview, chúng ta kéo cái clip lên về phiá Đông Bắc.

Các bạn thấy Adobe Premiere vẽ ra cái qũy đạo di chuyển của cái clip.

Chúng ta có thể chỉnh cái quỹ đạo này theo ý muốn rồi cho nó chạy thử.

Nếu chúng ta không muốn cho cái chữ Title Two di chuyển liên tục. Cụ thể là chúng ta muốn nó đứng yên ở vị trí này một lúc thì sao?

Trước hết, chúng ta nhấn vào cái Stop Watch Position này để xoá mọi Key Frame.

Key Frame thứ nhất và thứ hai Thảo Ly làm y hệt như trước. Các bạn quan sát kỹ nhé.

Bây giờ, chúng ta muốn cái chữ Title Two đứng yên từ đây đến đây thì Thảo Ly phải nhấn vào đây để Adobe Premiere tạo ra một Key Frame. Như thế, từ Key Frame thứ hai đến Key Frame thứ ba không có gì thay đổi cái chữ sẽ đứng yên. Bây giờ, chúng ta di chuyển cái cursor tới một chút để làm cái Key Frame thứ tư, rồi cho nó chạy thử.

Mọi chuyện diễn ra đúng như ý chúng ta muốn.

Chúc các bạn thành công.