Thánh lễ khánh thành nhà thờ giáo họ Đức Xuân- Tân Lộc – Cửa Lò
Sáng nay: Ngày 22 tháng 06 năm 2016. Giáo họ Đức Xuân, xứ Tân Lộc, giáo hạt Cửa Lò – Gp Vinh, vui mừng đón Đức Cha già Phaolô Maria Cao Đình Thuyên cùng đông đảo Quý cha trong và ngoài giáo phận về dâng thánh lễ cắt băng khánh thành ngôi nhà thờ mới, với hàng ngàn bà con giáo dân cùng hiệp dâng thánh lễ tạ ơn.
Xem Hình
Nhìn lại đôi nét lịch sử giáo họ.
Cách đây trước những năm 70, bà con giáo họ Đức Xuân, được góp lại của hai giáo họ Đức Vọng và Xuân Mai, thuộc giáo xứ Lộc Mỹ mà thành. Từ trước bà con hai giáo họ này sống trên những mảnh đất cha ông của mình khai lập, hai giáo họ và hai ngôi nhà thờ tựa lưng vào đồi 200 xã Nghi Quang, mắt nhìn thẳng ra cửa lạch Lò thẳng tầm xa ra biển khơi hàng ngày đưa và đón đoàn con cái ra khơi đánh bắt hải sản, một làng chài bình yên sống trên mảnh đất sơn thủy hữu tình. Rồi chiến tranh xảy ra trên khắp Việt Nam, tang tóc thương đau do chiến tranh gây ra, nhất là những năm của thập kỷ 60 – 70. Quả đồi 200 trở thành nơi tác chiến đóng quân của quân đội, những họng pháo lớn nhỏ được kéo về đây để sẵn sàng tác chiến với hãm đội Mỹ ngoài khơi. Cũng trong những thời gian đó hai nhà thờ bị bom đạn sập nát, giáo dân đi sơ tán tản mác khắp nơi để tránh bom đạn. Ngày hoà bình bà con trở về, thì trên quê hương yêu dấu của mình đã bị xoá sạch. Nhà cửa, cái bị bom đạn làm cho hư hỏng, cháy toang loác, cái thì dơ xương xiêu vẹo, kể cả hai ngôi thánh đường chỉ còn lại móng và vài bức tường trơ trọi.
Và hai mảnh đất của nhà thờ đã bị những cơ quan hành chính như văn phòng Ủy Ban xã, nhà văn hóa xã, trường tiểu học v.v, xã Nghi Quang mọc lên chiếm dụng làm các cơ sở cho mình. Cảnh mất đất, mất nhà, con cái của hai giáo họ lúc ấy thật bi đát với cảnh bơ vơ không nơi nương tựa. Thế rồi họ tự đi tìm cho mình một miếng đất để cắm dùi, để an cư lập nghiệp và con cái hai giáo họ Đức Vọng và Xuân Mai từ đó tự cố gắng vươn lên sau những ngày trôi dạt, để tìm cho mình một nơi trú ngụ. cũng từ đó cái tên Xuân Mai, tự xóa trên địa bàn hành chính.
Con người là một sinh linh luôn vươn lên tất cả mọi khó khăn và đau khổ để sinh tồn, nhất là những con người của hai giáo họ Đức Vọng và Xuân Mai.
Vâng! một số bà con hai giáo họ đến sinh sống trên vùng đất giáp răn giữa xã Nghi Quang và Nghi Tân, khi mới về đây người ta thường goi bà con nơi đây bằng tiếng địa phương là dân “Cơn Xoài” (cây xoài) và giáo họ vẫn thuộc về xứ Lộc Mỹ. Sau bao năm tháng đời sống dần dần được ổn định. giáo dân 2 giáo họ được thay bằng cái tên mới “giáo họ Đức Xuân”. Tháng 3/2002 Đức Giám Mục Phaolô Maria Cao Đình Thuyên cho phép giáo họ Đức Xuân, nguyên là họ đạo thuộc giáo xứ Lộc Mỹ được sát nhập vào giáo xứ Tân Lộc.
Một số giáo dân khác sống quy tụ trên vùng đất Nghi Quang giáp đường nam cấm hiện nay và được giữ lại cái tên tổ tiên xưa để lại “Đức Vọng” thuộc xứ Lộc Mỹ, họ cùng nhau quy tụ và sinh sống với một tinh thần yêu mến trong niềm tin sắt son vào Thiên Chúa, để vượt qua bao bão táp khó khăn hằng ngày, và như nhồi non lộc biếc mùa xuân, khi đã tạm ổn định đời sống, họ đã cùng nhau bắt tay vào xây dựng nhà Chúa. Một ngôi thánh đường là nơi trung tâm để chạy đến với Chúa, Mẹ sau bao vất vả vui buồn hàng ngày mà cám tạ tri ân, cầu xin và tín thác.
Dân số cứ thế theo thời gian năm tháng tăng nhanh, ngôi thánh đưỡng cũ nay không còn đủ sức chứa để ẵm bồng với lượng con cái tăng nhanh trong lòng mình. Với bao trăn trở và thúc dục đã đến lúc phải xây dựng nên một ngôi nhà thờ đủ sức chứa con cái mình trong tương lai. Cha quản xứ Giuse Phan Sỹ Phương cùng bàn bạc với Hội đồng Mục vụ và giáo dân và đã đi đến quyết định xin phép Đức Cha cho làm ngôi nhà thờ mới. Vào Ngày 10 tháng 05 năm 2014 thánh lễ đặt viên đá đầu tiên được Đức Cha Phụ Tá Phêrô Nguyễn Văn Viên chủ sự và sau 2 năm 1 náng 12 ngày, qua bao gian nan vất vả nổ lực không ngừng của hết thảy mọi người đặc biệt với ơn Chúa và Mẹ Thiên Chúa hộ trợ, ngôi thánh đường khang trang to đẹp được cắt băng khánh thành. tạ ơn trời, cám ơn người.
Tại sao phải làm nhà thờ ?
Nhà thờ giáo họ Đức Xuân, thuộc giáo xứ Tân Lộc, giáo hạt Cửa Lò vốn khởi sự ban đầu là 300.000.000đ (ba trăm triệu). Sau 2 năm 1 tháng 12 ngày xây dưng Chúa gìn giữ cho hết thảy được bình yêu, không hề xảy ra một điều gì cả.
Tất cả Hồng ân Chúa, Đến hôm nay, quyết toán số vốn gần 12 tỷ, số tiền này nó ở đâu mà ra ? Ở chính bà con giáo dân mà ra, nhưng mà chắc chắn chúng ta ai cũng cảm nhận được mình cho mà mình không nghèo đi.
Nhà Chúa Chúa lo, ở chỗ nữa, đó là chính khi làm nhà thờ này Chúa đã kéo mọi người lại với nhau, và đúng vậy, khi nhà thờ này thành hình và đi vào hoàn thiện thì chúng ta không thấy được cái giáp múi giữa Đức Vọng và Xuân Mai nữa, mà là một. Cái đó nhờ xích lại với Chúa và trong công trình nhà Chúa mà Chúa trả lại trong sự hiệp nhất và sự bình an.
Nhà thờ là nhà của Chúa Chúa lo đã đành và Chúa từ đây, muốn ở đây để gặp gỡ dân Người, lẽ đương nhiên đức tin dạy cho chúng ta Chúa ở khắp mọi nơi nhưng mà Chúa cũng có những điểm hẹn: Tình tứ, kín đáo, gần gủi, đó chính là nhà thờ. Cũng như xưa phải là Sinai mới là núi thánh vì cái núi đó Chúa dùng là nơi điểm hẹn để gặp dân Người. Có nhiều thành thời vua Đa-vít, nhưng mà phải là Giêrusalem, mà vì là thành thánh, mà hồn của thành thánh đó chính là đền thờ mà nơi để hòm Bia Giao Ước của Chúa, là nơi điểm hẹn giữa Chúa và dân Người, thì nhà thờ là một điểm hẹn đặc biệt để Chúa gặp gỡ dân Người và Chúa chủ động điều đó.
Trong đức tin và nhìn lại tiến trình làm nhà thờ thì chúng ta phải khẳng định thêm một lần nữa chắc chắn rằng đúng là: Nhà Chúa Chúa lo. Nhà thờ, đúng! Nhà của Chúa, nhưng đồng thời cũng là nhà của dân. Nhà của dân cho nên chúng ta thấy không chỉ là người Công Giáo mà chúng ta rất cảm động mỗi khi nghe nói: Anh chị em ngoài Công Giáo cũng góp phần vào đây, đến góp công, góp của rồi những cái rất nhẹ nhàng mà rất là người, rất là tình người, khi chiều chiều đám thợ nghỉ thì có những món quà anh em ngoài Công Giáo đưa đến để động viên thợ.
Nhà thờ là nhà của dân cho nên già trẻ trai gái ai cũng đến để tham gia và tự hào mình đã góp phần để làm nên công trình này. Bởi vậy chiều hôm nay, tất cả anh chị em con cái trong giáo xứ và cả ngày mai những người hiện diện trên mảnh đất quê hương này, vì nhà thờ là nhà của dân và là nhà của chúng ta, cho nên chúng ta phải hiện diện đông đảo ở đây để vừa chúc tụng phúc lành của Chúa nhưng cũng chính là để mừng nhà cho chúng ta, vì đây là nhà của chúng ta, và nhà này gắn liền với cả cuộc đời của chúng ta.
Khi sinh ra khỏi lòng mẹ chúng ta được đưa đến nhà thờ để sinh lại làm con Chúa và làm thành viên trong đại gia đình Hội Thánh. Đặc biệt nhất vùng Cửa Lò này thì mỗi đứa trẻ đều lớn lên với nhà thờ: ăn ở nhà thờ, ngủ ở nhà thờ, nghịch cũng ở khuôn viên nhà thờ, lớn hơn chút nữa, xưng tội, rước lễ rồi đến khi trưởng thành, cũng chính nhờ nơi nhà thờ, mình đến để nhận phúc lành đôi lứa hoặc là hiện diện ở đó để cầu nguyện và cảm ơn về ơn Thiên triệu. Khi về già chiều chiều ngoài hiện diện bên con cháu thì nhà thờ như một nơi dừng chân để cho người già nhìn lại hành trình đời mình, để lo liệu cho hành trình của chuyến đi cuộc đời về nhà Cha, rồi đến khi nhắm mắt lìa đời, thì nhà thờ cũng là nơi để đón nhận con, cùng với cộng đoàn dâng lễ cuối cùng gọi là lễ an táng, chưa dừng lại ở đó khi con rời khỏi thế gian thì cũng nơi nhà thờ nhắc đến tên con ngày này sang ngày khác, tháng này qua tháng khác, năm này sang năm khác; trong đạo hiếu của người dân khi họ đến đó cầu nguyện cho con, dâng lễ cho con, nhà thờ gắn với cả cuộc đời của con, gắn với ơn cứu độ của con, không phải chỉ đời này mà cả đời sau, cho nên ai cũng tha thiết với nhà thờ. Và với người Công Giáo được làm nhà thờ đó là một vinh dự: Vâng! Đời con được làm nhà thờ một lần, cơ hội !
Và khi một nhà thờ mọc lên thì cũng mừng cho cả xã hội. Nhà thờ không chỉ biểu tượng của tín ngưỡng, không chỉ là biểu tượng của tôn giáo, không chỉ là biểu tượng đức tin, mà còn là biểu tượng của văn hóa và là hồn của một vùng quê. Nếu thị xã Cửa Lò. Đúng: Có rất nhiều ngôi nhà chọc trời nhưng nó sẽ vô hồn nếu không có nhà thờ Mai Lĩnh, Cửa Lò hai tháp cao vút nhắc người ta hướng về trời, một đôm hoành tráng và đặc biệt nếu không có tiếng chuông để thức tỉnh mọi người thì sự sang trọng đó nó sẽ vô hồn. Hôm nay tại vùng đất Nghi Tân này có thêm một điểm nhấn để nhắc nhở người ta, đó là nhà thờ Đức Xuân, một dấu ấn của quê hương để nghỉ ngơi, giúp cho người ta lắng đọng tâm hồn. Từ nay ở đây: Sớm, trưa, chiều, tối sẽ có tiếng chuông nhắc nhở người ta ngước vọng trời cao, thức tỉnh người ta chỗi dậy từ những việc làm sai trái, đánh thức lương tâm con người hướng thiện từ nơi đây, từ nhà thờ. Nhờ Giới răn Chúa và lề luật Chúa, dưới ánh sáng Lời Chúa.
Từ đây; thì nhà thờ sẽ là nơi để đào tạo những con người với cốt cách đức tin của mình, để có trách nhiệm làm vinh danh Chúa, phục vụ anh chị em. Từ nơi đây, cũng để đào tạo con người ý thức bổn phận người công dân nhất là công dân nước trời, để từ đó mọi người, cách riêng người Kitô hữu trở thành muối, thành men, thành ánh sáng cho xã hội, cho đời hôm nay. Nhà thờ chính là nơi để đào tạo hoàn thiện con người, điều mà đặc biệt trong ngành giáo dục hôm nay thiếu trầm trọng. Đào tạo cái chất, cái tâm, đào tạo con tim.
Nhà thờ nhà của Chúa, nhà của dân, nhà để mưu cầu hạnh phúc cho con người. Rất cảm động tinh thần đóng góp nhà Chúa của mọi người và hy vọng từ đây mọi người hãy đến đây để: Vì đây là nhà của chúng ta, không chỉ là người Công Giáo mà tất cả mọi người, đến đây hưởng nguồn gió mát, đến đây để hưởng nguồn ân sủng từ trời cao, đến đây để ý thức sống thân phận làm người, “đầu đội trời chân đạp đất”, đến đây để gặp gỡ nhau, gặp gỡ Thượng Đế, gặp gỡ Chúa của chúng ta, để chúng ta có thể biết mình là ai và cần phải làm gì.
Lạy Chúa Chúa đã thương chúc phúc cho chúng con có ngôi nhà thờ mới này, xin Chúa cho chúng con biết sử dụng nhà thờ này hết sức, hết công lực của nó, để đem lại hạnh phúc cho chúng con, hạnh phúc đời này, hạnh phúc đời đời, để giúp chúng con xây dựng Giáo Hội cũng như xã hội ngày một vinh sáng hơn.
Sáng nay: Ngày 22 tháng 06 năm 2016. Giáo họ Đức Xuân, xứ Tân Lộc, giáo hạt Cửa Lò – Gp Vinh, vui mừng đón Đức Cha già Phaolô Maria Cao Đình Thuyên cùng đông đảo Quý cha trong và ngoài giáo phận về dâng thánh lễ cắt băng khánh thành ngôi nhà thờ mới, với hàng ngàn bà con giáo dân cùng hiệp dâng thánh lễ tạ ơn.
Xem Hình
Nhìn lại đôi nét lịch sử giáo họ.
Cách đây trước những năm 70, bà con giáo họ Đức Xuân, được góp lại của hai giáo họ Đức Vọng và Xuân Mai, thuộc giáo xứ Lộc Mỹ mà thành. Từ trước bà con hai giáo họ này sống trên những mảnh đất cha ông của mình khai lập, hai giáo họ và hai ngôi nhà thờ tựa lưng vào đồi 200 xã Nghi Quang, mắt nhìn thẳng ra cửa lạch Lò thẳng tầm xa ra biển khơi hàng ngày đưa và đón đoàn con cái ra khơi đánh bắt hải sản, một làng chài bình yên sống trên mảnh đất sơn thủy hữu tình. Rồi chiến tranh xảy ra trên khắp Việt Nam, tang tóc thương đau do chiến tranh gây ra, nhất là những năm của thập kỷ 60 – 70. Quả đồi 200 trở thành nơi tác chiến đóng quân của quân đội, những họng pháo lớn nhỏ được kéo về đây để sẵn sàng tác chiến với hãm đội Mỹ ngoài khơi. Cũng trong những thời gian đó hai nhà thờ bị bom đạn sập nát, giáo dân đi sơ tán tản mác khắp nơi để tránh bom đạn. Ngày hoà bình bà con trở về, thì trên quê hương yêu dấu của mình đã bị xoá sạch. Nhà cửa, cái bị bom đạn làm cho hư hỏng, cháy toang loác, cái thì dơ xương xiêu vẹo, kể cả hai ngôi thánh đường chỉ còn lại móng và vài bức tường trơ trọi.
Và hai mảnh đất của nhà thờ đã bị những cơ quan hành chính như văn phòng Ủy Ban xã, nhà văn hóa xã, trường tiểu học v.v, xã Nghi Quang mọc lên chiếm dụng làm các cơ sở cho mình. Cảnh mất đất, mất nhà, con cái của hai giáo họ lúc ấy thật bi đát với cảnh bơ vơ không nơi nương tựa. Thế rồi họ tự đi tìm cho mình một miếng đất để cắm dùi, để an cư lập nghiệp và con cái hai giáo họ Đức Vọng và Xuân Mai từ đó tự cố gắng vươn lên sau những ngày trôi dạt, để tìm cho mình một nơi trú ngụ. cũng từ đó cái tên Xuân Mai, tự xóa trên địa bàn hành chính.
Con người là một sinh linh luôn vươn lên tất cả mọi khó khăn và đau khổ để sinh tồn, nhất là những con người của hai giáo họ Đức Vọng và Xuân Mai.
Vâng! một số bà con hai giáo họ đến sinh sống trên vùng đất giáp răn giữa xã Nghi Quang và Nghi Tân, khi mới về đây người ta thường goi bà con nơi đây bằng tiếng địa phương là dân “Cơn Xoài” (cây xoài) và giáo họ vẫn thuộc về xứ Lộc Mỹ. Sau bao năm tháng đời sống dần dần được ổn định. giáo dân 2 giáo họ được thay bằng cái tên mới “giáo họ Đức Xuân”. Tháng 3/2002 Đức Giám Mục Phaolô Maria Cao Đình Thuyên cho phép giáo họ Đức Xuân, nguyên là họ đạo thuộc giáo xứ Lộc Mỹ được sát nhập vào giáo xứ Tân Lộc.
Một số giáo dân khác sống quy tụ trên vùng đất Nghi Quang giáp đường nam cấm hiện nay và được giữ lại cái tên tổ tiên xưa để lại “Đức Vọng” thuộc xứ Lộc Mỹ, họ cùng nhau quy tụ và sinh sống với một tinh thần yêu mến trong niềm tin sắt son vào Thiên Chúa, để vượt qua bao bão táp khó khăn hằng ngày, và như nhồi non lộc biếc mùa xuân, khi đã tạm ổn định đời sống, họ đã cùng nhau bắt tay vào xây dựng nhà Chúa. Một ngôi thánh đường là nơi trung tâm để chạy đến với Chúa, Mẹ sau bao vất vả vui buồn hàng ngày mà cám tạ tri ân, cầu xin và tín thác.
Dân số cứ thế theo thời gian năm tháng tăng nhanh, ngôi thánh đưỡng cũ nay không còn đủ sức chứa để ẵm bồng với lượng con cái tăng nhanh trong lòng mình. Với bao trăn trở và thúc dục đã đến lúc phải xây dựng nên một ngôi nhà thờ đủ sức chứa con cái mình trong tương lai. Cha quản xứ Giuse Phan Sỹ Phương cùng bàn bạc với Hội đồng Mục vụ và giáo dân và đã đi đến quyết định xin phép Đức Cha cho làm ngôi nhà thờ mới. Vào Ngày 10 tháng 05 năm 2014 thánh lễ đặt viên đá đầu tiên được Đức Cha Phụ Tá Phêrô Nguyễn Văn Viên chủ sự và sau 2 năm 1 náng 12 ngày, qua bao gian nan vất vả nổ lực không ngừng của hết thảy mọi người đặc biệt với ơn Chúa và Mẹ Thiên Chúa hộ trợ, ngôi thánh đường khang trang to đẹp được cắt băng khánh thành. tạ ơn trời, cám ơn người.
Tại sao phải làm nhà thờ ?
Nhà thờ giáo họ Đức Xuân, thuộc giáo xứ Tân Lộc, giáo hạt Cửa Lò vốn khởi sự ban đầu là 300.000.000đ (ba trăm triệu). Sau 2 năm 1 tháng 12 ngày xây dưng Chúa gìn giữ cho hết thảy được bình yêu, không hề xảy ra một điều gì cả.
Tất cả Hồng ân Chúa, Đến hôm nay, quyết toán số vốn gần 12 tỷ, số tiền này nó ở đâu mà ra ? Ở chính bà con giáo dân mà ra, nhưng mà chắc chắn chúng ta ai cũng cảm nhận được mình cho mà mình không nghèo đi.
Nhà Chúa Chúa lo, ở chỗ nữa, đó là chính khi làm nhà thờ này Chúa đã kéo mọi người lại với nhau, và đúng vậy, khi nhà thờ này thành hình và đi vào hoàn thiện thì chúng ta không thấy được cái giáp múi giữa Đức Vọng và Xuân Mai nữa, mà là một. Cái đó nhờ xích lại với Chúa và trong công trình nhà Chúa mà Chúa trả lại trong sự hiệp nhất và sự bình an.
Nhà thờ là nhà của Chúa Chúa lo đã đành và Chúa từ đây, muốn ở đây để gặp gỡ dân Người, lẽ đương nhiên đức tin dạy cho chúng ta Chúa ở khắp mọi nơi nhưng mà Chúa cũng có những điểm hẹn: Tình tứ, kín đáo, gần gủi, đó chính là nhà thờ. Cũng như xưa phải là Sinai mới là núi thánh vì cái núi đó Chúa dùng là nơi điểm hẹn để gặp dân Người. Có nhiều thành thời vua Đa-vít, nhưng mà phải là Giêrusalem, mà vì là thành thánh, mà hồn của thành thánh đó chính là đền thờ mà nơi để hòm Bia Giao Ước của Chúa, là nơi điểm hẹn giữa Chúa và dân Người, thì nhà thờ là một điểm hẹn đặc biệt để Chúa gặp gỡ dân Người và Chúa chủ động điều đó.
Trong đức tin và nhìn lại tiến trình làm nhà thờ thì chúng ta phải khẳng định thêm một lần nữa chắc chắn rằng đúng là: Nhà Chúa Chúa lo. Nhà thờ, đúng! Nhà của Chúa, nhưng đồng thời cũng là nhà của dân. Nhà của dân cho nên chúng ta thấy không chỉ là người Công Giáo mà chúng ta rất cảm động mỗi khi nghe nói: Anh chị em ngoài Công Giáo cũng góp phần vào đây, đến góp công, góp của rồi những cái rất nhẹ nhàng mà rất là người, rất là tình người, khi chiều chiều đám thợ nghỉ thì có những món quà anh em ngoài Công Giáo đưa đến để động viên thợ.
Nhà thờ là nhà của dân cho nên già trẻ trai gái ai cũng đến để tham gia và tự hào mình đã góp phần để làm nên công trình này. Bởi vậy chiều hôm nay, tất cả anh chị em con cái trong giáo xứ và cả ngày mai những người hiện diện trên mảnh đất quê hương này, vì nhà thờ là nhà của dân và là nhà của chúng ta, cho nên chúng ta phải hiện diện đông đảo ở đây để vừa chúc tụng phúc lành của Chúa nhưng cũng chính là để mừng nhà cho chúng ta, vì đây là nhà của chúng ta, và nhà này gắn liền với cả cuộc đời của chúng ta.
Khi sinh ra khỏi lòng mẹ chúng ta được đưa đến nhà thờ để sinh lại làm con Chúa và làm thành viên trong đại gia đình Hội Thánh. Đặc biệt nhất vùng Cửa Lò này thì mỗi đứa trẻ đều lớn lên với nhà thờ: ăn ở nhà thờ, ngủ ở nhà thờ, nghịch cũng ở khuôn viên nhà thờ, lớn hơn chút nữa, xưng tội, rước lễ rồi đến khi trưởng thành, cũng chính nhờ nơi nhà thờ, mình đến để nhận phúc lành đôi lứa hoặc là hiện diện ở đó để cầu nguyện và cảm ơn về ơn Thiên triệu. Khi về già chiều chiều ngoài hiện diện bên con cháu thì nhà thờ như một nơi dừng chân để cho người già nhìn lại hành trình đời mình, để lo liệu cho hành trình của chuyến đi cuộc đời về nhà Cha, rồi đến khi nhắm mắt lìa đời, thì nhà thờ cũng là nơi để đón nhận con, cùng với cộng đoàn dâng lễ cuối cùng gọi là lễ an táng, chưa dừng lại ở đó khi con rời khỏi thế gian thì cũng nơi nhà thờ nhắc đến tên con ngày này sang ngày khác, tháng này qua tháng khác, năm này sang năm khác; trong đạo hiếu của người dân khi họ đến đó cầu nguyện cho con, dâng lễ cho con, nhà thờ gắn với cả cuộc đời của con, gắn với ơn cứu độ của con, không phải chỉ đời này mà cả đời sau, cho nên ai cũng tha thiết với nhà thờ. Và với người Công Giáo được làm nhà thờ đó là một vinh dự: Vâng! Đời con được làm nhà thờ một lần, cơ hội !
Và khi một nhà thờ mọc lên thì cũng mừng cho cả xã hội. Nhà thờ không chỉ biểu tượng của tín ngưỡng, không chỉ là biểu tượng của tôn giáo, không chỉ là biểu tượng đức tin, mà còn là biểu tượng của văn hóa và là hồn của một vùng quê. Nếu thị xã Cửa Lò. Đúng: Có rất nhiều ngôi nhà chọc trời nhưng nó sẽ vô hồn nếu không có nhà thờ Mai Lĩnh, Cửa Lò hai tháp cao vút nhắc người ta hướng về trời, một đôm hoành tráng và đặc biệt nếu không có tiếng chuông để thức tỉnh mọi người thì sự sang trọng đó nó sẽ vô hồn. Hôm nay tại vùng đất Nghi Tân này có thêm một điểm nhấn để nhắc nhở người ta, đó là nhà thờ Đức Xuân, một dấu ấn của quê hương để nghỉ ngơi, giúp cho người ta lắng đọng tâm hồn. Từ nay ở đây: Sớm, trưa, chiều, tối sẽ có tiếng chuông nhắc nhở người ta ngước vọng trời cao, thức tỉnh người ta chỗi dậy từ những việc làm sai trái, đánh thức lương tâm con người hướng thiện từ nơi đây, từ nhà thờ. Nhờ Giới răn Chúa và lề luật Chúa, dưới ánh sáng Lời Chúa.
Từ đây; thì nhà thờ sẽ là nơi để đào tạo những con người với cốt cách đức tin của mình, để có trách nhiệm làm vinh danh Chúa, phục vụ anh chị em. Từ nơi đây, cũng để đào tạo con người ý thức bổn phận người công dân nhất là công dân nước trời, để từ đó mọi người, cách riêng người Kitô hữu trở thành muối, thành men, thành ánh sáng cho xã hội, cho đời hôm nay. Nhà thờ chính là nơi để đào tạo hoàn thiện con người, điều mà đặc biệt trong ngành giáo dục hôm nay thiếu trầm trọng. Đào tạo cái chất, cái tâm, đào tạo con tim.
Nhà thờ nhà của Chúa, nhà của dân, nhà để mưu cầu hạnh phúc cho con người. Rất cảm động tinh thần đóng góp nhà Chúa của mọi người và hy vọng từ đây mọi người hãy đến đây để: Vì đây là nhà của chúng ta, không chỉ là người Công Giáo mà tất cả mọi người, đến đây hưởng nguồn gió mát, đến đây để hưởng nguồn ân sủng từ trời cao, đến đây để ý thức sống thân phận làm người, “đầu đội trời chân đạp đất”, đến đây để gặp gỡ nhau, gặp gỡ Thượng Đế, gặp gỡ Chúa của chúng ta, để chúng ta có thể biết mình là ai và cần phải làm gì.
Lạy Chúa Chúa đã thương chúc phúc cho chúng con có ngôi nhà thờ mới này, xin Chúa cho chúng con biết sử dụng nhà thờ này hết sức, hết công lực của nó, để đem lại hạnh phúc cho chúng con, hạnh phúc đời này, hạnh phúc đời đời, để giúp chúng con xây dựng Giáo Hội cũng như xã hội ngày một vinh sáng hơn.