ĐGM Phaolô Nguyễn Thái Hợp viếng thăm và tặng quà cho 2 giáo xứ miền biển Lộc Mỹ và Cửa Lò
Trong tinh thần hiệp thông, yêu thương và liên đới với các nạn nhân của thảm họa ô nhiễm môi trường biển tại miền Trung, chiều và tối ngày 11/6/2016, Đức Giám Mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp cùng phái đoàn TGM Xã Đoài đã đến viếng thăm và tặng quà cho bà con giáo dân và lương dân tại 2 giáo xứ miền biển: Lộc Mỹ và Cửa Lò (Nghệ An). Đây là đợt tương trợ thứ 3 mà TGM Xã Đoài dành cho các nạn nhân của thảm họa ô nhiễm môi trường biển.
Giáo phận Vinh nằm trên địa bàn 3 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình, với đường bờ biển dài hơn 330km. Bên cạnh các giáo xứ miền biển tại khu vực phía nam Hà Tĩnh và Quảng Bình, là những nơi trực tiếp xảy ra hiện tượng cá chết hàng loạt, chịu thiệt hại nặng nề nhất, còn phải kể đến số đông bà con giáo dân tại các giáo xứ miền biển khu vực Nghệ An và phía bắc Hà Tĩnh cũng đang phải gánh chịu hậu quả nặng nề không kém. Hoang mang, lo sợ, bế tắc, thất nghiệp, tương lai mờ mịt và cuộc sống bất ổn... đó là thảm trạng hiện tại của bà con sinh sống dựa vào biển. Thảm họa ô nhiễm môi trường biển đã nhuốm màu tang tóc lên cuộc sống vốn dĩ đã khó khăn của “những người con của biển”, làm tê liệt cả một nền kinh tế biển.
Buổi chiều ngày 11/6/2016, Đức Cha Phaolô và phái đoàn đã đến thăm giáo xứ Lộc Mỹ. Đây là một giáo xứ nằm ven biển, thuộc địa bàn xã Nghi Quang (Nghi Lộc, Nghệ An), với gần 3000 giáo dân. Người dân tại đây vốn còn nghèo, sinh sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt gần bờ và buôn bán nhỏ lẻ thủy hải sản. Cuộc sống vốn đã khó khăn, nay lại càng khó khăn hơn, bởi họ không thể tiếp tục mưu sinh bằng nghề biển truyền thống. Tại đây, phái đoàn đã trao tặng 500 phần quà cho cả giáo dân và lương dân, mỗi phần quà gồm 25kg gạo thơm và 1 thùng sữa.
Buổi tối cùng ngày, phái đoàn tiếp tục đến viếng thăm giáo xứ Cửa Lò. Tại đây, Đức Giám Mục Phaolô đã dâng thánh lễ cầu nguyện cho các nạn nhân thảm họa ô nhiễm môi trường biển. Sau thánh lễ, Đức Cha đã trao tặng 250 phần quà, mỗi phần quà gồm 50 kg gạo thơm và 2 thùng sữa.
Qua tìm hiểu tại giáo xứ Cửa Lò, một giáo xứ nằm trên địa bàn khu du lịch Biển Cửa Lò với hơn 2.500 giáo dân, Ông Chủ tịch HĐMV giáo xứ cho chúng tôi biết: “Bà con trong giáo xứ chúng tôi hầu hết là gắn bó với biển, sinh sống nhờ biển bằng nghề đánh bắt, buôn bán thủy sản và kinh doanh du lịch biển. Nhưng trong suốt 2 tháng qua, chúng tôi không thể làm ăn buôn bán gì được. Vì đi đánh bắt về cũng không ai mua, buôn bán thì ế ẩm, du khách thì thưa thớt. Suốt cả năm trông chờ vào mấy tháng hè này là tháng du lịch biển, vậy mà khách cũng rất ít so với các năm trước”.
Trong đợt tương trợ lần này tại giáo xứ Lộc Mỹ và Cửa Lò, Đức Giám Mục Phaolô đã trao tổng cộng 25 tấn gạo (trị giá hơn 281 triệu đồng) và gần 1000 thùng sữa tươi (trị giá 185 triệu, do Công ty TNHH DV Hoa Hồng Đỏ gửi tặng). Những phần quà mà phái đoàn mang đến cho bà con tuy rằng không thể đáp ứng đủ nhu cầu đời sống đang lúc khó khăn này, nhưng phần nào xoa dịu nỗi đau và những khó khăn mà mọi người đang phải gánh chịu. Đồng thời đó sẽ là những nguồn động lực tinh thần lớn lao để bà con vượt qua thảm họa này.
Bên cạnh cử chỉ yêu thương, chia sẻ trong chuyến đi này, Đức Giám Mục Phaolô còn nhắn nhủ tới bà con và tất cả mọi người một thông điệp: “Chúng ta đã là những nạn nhân của thảm họa ô nhiễm môi trường biển, thì đừng bao giờ để người khác phải rơi vào cảnh khốn quẫn như chúng ta. Chúng ta hãy chủ động tiêu hủy, chôn cất một cách an toàn nhất có thể, những sinh vật biển bị chết để ngăn chặn chất độc phát tán; không tàng trữ, buôn bán những hải sản, thực phẩm chế biển từ hải sản đã nhiễm độc hoặc nghi ngờ nhiễm độc. Tôi và giáo phận sẽ tiếp tục lên tiếng để yêu cầu nhà cầm quyền công bố nguyên nhân của thảm họa trên và đề nghị có những hướng đi thích hợp nhằm giải quyết công ăn việc làm cho bà con”.
Giáo phận Vinh nằm trên địa bàn 3 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình, với đường bờ biển dài hơn 330km. Bên cạnh các giáo xứ miền biển tại khu vực phía nam Hà Tĩnh và Quảng Bình, là những nơi trực tiếp xảy ra hiện tượng cá chết hàng loạt, chịu thiệt hại nặng nề nhất, còn phải kể đến số đông bà con giáo dân tại các giáo xứ miền biển khu vực Nghệ An và phía bắc Hà Tĩnh cũng đang phải gánh chịu hậu quả nặng nề không kém. Hoang mang, lo sợ, bế tắc, thất nghiệp, tương lai mờ mịt và cuộc sống bất ổn... đó là thảm trạng hiện tại của bà con sinh sống dựa vào biển. Thảm họa ô nhiễm môi trường biển đã nhuốm màu tang tóc lên cuộc sống vốn dĩ đã khó khăn của “những người con của biển”, làm tê liệt cả một nền kinh tế biển.
Buổi chiều ngày 11/6/2016, Đức Cha Phaolô và phái đoàn đã đến thăm giáo xứ Lộc Mỹ. Đây là một giáo xứ nằm ven biển, thuộc địa bàn xã Nghi Quang (Nghi Lộc, Nghệ An), với gần 3000 giáo dân. Người dân tại đây vốn còn nghèo, sinh sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt gần bờ và buôn bán nhỏ lẻ thủy hải sản. Cuộc sống vốn đã khó khăn, nay lại càng khó khăn hơn, bởi họ không thể tiếp tục mưu sinh bằng nghề biển truyền thống. Tại đây, phái đoàn đã trao tặng 500 phần quà cho cả giáo dân và lương dân, mỗi phần quà gồm 25kg gạo thơm và 1 thùng sữa.
Buổi tối cùng ngày, phái đoàn tiếp tục đến viếng thăm giáo xứ Cửa Lò. Tại đây, Đức Giám Mục Phaolô đã dâng thánh lễ cầu nguyện cho các nạn nhân thảm họa ô nhiễm môi trường biển. Sau thánh lễ, Đức Cha đã trao tặng 250 phần quà, mỗi phần quà gồm 50 kg gạo thơm và 2 thùng sữa.
Qua tìm hiểu tại giáo xứ Cửa Lò, một giáo xứ nằm trên địa bàn khu du lịch Biển Cửa Lò với hơn 2.500 giáo dân, Ông Chủ tịch HĐMV giáo xứ cho chúng tôi biết: “Bà con trong giáo xứ chúng tôi hầu hết là gắn bó với biển, sinh sống nhờ biển bằng nghề đánh bắt, buôn bán thủy sản và kinh doanh du lịch biển. Nhưng trong suốt 2 tháng qua, chúng tôi không thể làm ăn buôn bán gì được. Vì đi đánh bắt về cũng không ai mua, buôn bán thì ế ẩm, du khách thì thưa thớt. Suốt cả năm trông chờ vào mấy tháng hè này là tháng du lịch biển, vậy mà khách cũng rất ít so với các năm trước”.
Trong đợt tương trợ lần này tại giáo xứ Lộc Mỹ và Cửa Lò, Đức Giám Mục Phaolô đã trao tổng cộng 25 tấn gạo (trị giá hơn 281 triệu đồng) và gần 1000 thùng sữa tươi (trị giá 185 triệu, do Công ty TNHH DV Hoa Hồng Đỏ gửi tặng). Những phần quà mà phái đoàn mang đến cho bà con tuy rằng không thể đáp ứng đủ nhu cầu đời sống đang lúc khó khăn này, nhưng phần nào xoa dịu nỗi đau và những khó khăn mà mọi người đang phải gánh chịu. Đồng thời đó sẽ là những nguồn động lực tinh thần lớn lao để bà con vượt qua thảm họa này.
Bên cạnh cử chỉ yêu thương, chia sẻ trong chuyến đi này, Đức Giám Mục Phaolô còn nhắn nhủ tới bà con và tất cả mọi người một thông điệp: “Chúng ta đã là những nạn nhân của thảm họa ô nhiễm môi trường biển, thì đừng bao giờ để người khác phải rơi vào cảnh khốn quẫn như chúng ta. Chúng ta hãy chủ động tiêu hủy, chôn cất một cách an toàn nhất có thể, những sinh vật biển bị chết để ngăn chặn chất độc phát tán; không tàng trữ, buôn bán những hải sản, thực phẩm chế biển từ hải sản đã nhiễm độc hoặc nghi ngờ nhiễm độc. Tôi và giáo phận sẽ tiếp tục lên tiếng để yêu cầu nhà cầm quyền công bố nguyên nhân của thảm họa trên và đề nghị có những hướng đi thích hợp nhằm giải quyết công ăn việc làm cho bà con”.