Ngày 08.11.2013, cơ quan định mức tín nhiệm tài chính (agence de notation) Standard & Poor đã quyết định hạ điểm tín nhiệm nước Pháp từ AA+ xuống còn AA vì chính sách kinh tế của chính phủ Pháp đã không giúp làm giảm tỷ lệ thất nghiệp.

Ngày 11.11.2013, tuần báo ‘Le Point.online’ đăng tãi Thăm dò dân ý do viện thống kê Ipsos thực hiện cho thấy chỉ 21% những người được phỏng vấn có ý kiến thuận với hành động của Tổng thống Pháp.

I.- THẤT NGHIỆP NGÀY CÀNG TĂNG CAO.

Trong mùa tranh cử Tổng thống năm 2012, hai ứng cử viên đã đưa ra những đề nghị khác nhau để làm giảm bớt số người thất nghiệp tại Pháp. Ưùng cử viên đương kiêm Tổng thống Nicolas Sarkozy cho biết sẽ tiếp tục chính sách kiệm ước để tranh toán sớm công nợ (mức nợ cao buộc phải trả tiền lời nhiều). Ưùng cử viên đảng xã hội Francois Hollande thì đề nghị một chương trình nhằm vào tăng trưởng kinh tế và, nhờ đó, tuyển dụng thêm nhân viên. Trong ngày bầu cử vòng hai 06.05.2012, 51,80% cử tri tham gia đã tín nhiệm ông Hollande vào chức vụ Tổng thống nhiệm kỳ 2012-2017. Từ khi ông Hollande bắt tay vào việc, số người thất nghiệp vẫn gia tăng. Trong kỳ bầu dân biểu Quốc hội tháng 06.2012, Thủ tướng Jean-Marc Ayrault (phụ trách vận động tranh cử) và đảng Xã hội cứ buộc tội đảng UMP đối lập gây nạn thất nghiệp trong khi ông Hollande (nguyên tắc là Tổng thống của mọi công dân Pháp, đứng trên mọi cuộc tranh cử) đã không ngăn chận được cuộc đấu đá giữ hai bà vợ không hôn thú khiến bà cũ Ségolène Royal bị thất cử…

Kết quả, tăng trưởng kinh tế không thấy mà chỉ thấy thuế ngày càng gia tăng khiến mãi lực ngày càng giảm. Để biện minh cho sự ‘có giữ lời hứa’, Tổng trưởng Tư pháp, bà Christiane Taubira, đưa ra dự luật ‘Mariage pour Tous’, và ‘cấm’ những tranh luận công khai vì ‘khi bầu ông Hollande làm Tổng thống’ người Pháp đã đồng thuận đề nghị này. Do đó, ngày nay, có những người Pháp mỉa mai : ‘Mariage pour Tous, nhưng trừ Hollande’ vì ông này sống chung với bà Valérie Trierweiler không có đám cưới. Một đạo luật bất công vì chỉ bình quyền (hưởng tiền trợ cấp gia đình) mà không đồng nghĩa vụ (mang nặng đẻ đau để sinh tạo thế hệ mới dân Pháp) đã đẩy cả triệu người xuống đường gây bao đỗ vở cho tình đoàn kết đồng bào. Khi phán quyết tính cách hợp hiến của đạo luật, Hội đồng Hiến pháp ghi nhận đạo luật chỉ do ý muốn của các nhà lập pháp, chứ đâu phải do nguyện vọng của toàn dân Pháp quốc. Chánh phủ còn quyết định bồi thường 100% chi phí phá thai từ quỹ bảo hiểm bịnh (assurance maladie) có chính đáng không vì phá thai đâu phải là bịnh.

Theo số liệu cuối cùng do Bộ Lao động công bố cho thấy số người thất nghiệp toàn thời gian (loại A) ở Pháp đã gia tăng 60.000 người trong tháng 09.2013, tức tăng 1,90% so với tháng 08.2013, đưa tổng số người thất nghiệp loại này toàn nước Pháp lên đến 3,296 triệu người, tức 10,50% dân Pháp trong tuổi lao động. Nếu cộng thêm số người thất nghiệp các loại (catégories) khác tức làm việc trên 72 giờ trong tháng và đang được huấn nghệ, tổng số người thất nghiệp ghi danh tại sở Tìm Việc làm (Pôle Emploi) Pháp là 5,14 triệu người. Trong năm qua, số người thất nghiệp đã tăng 8,10%. Cuối tháng 08.2013, chỉ có 2.857.700 người thất nghiệp được cơ quan này bồi hoàn tiền trợ cấp. Nhiều người trong họ không tìm được việc làm đã phải xuất ngoại để phục vụ nền kinh tế nước ngoài mà, nhiều khi, để cạnh tranh với Pháp và chế độ hưu bổng rất thấp. Khi đi hưu trở về quê, với mức hưu bổng thấp, ngân sách quốc gia phải giúp thêm phần trợ cấp người lớn tuổi (allocation solidarité pour personnes agées) để đủ sống (787,26 euro một người và 1.222,27 euro cho hai vợ chồng). Sau cùng, để có số ước tính về những người không làm việc tại quốc gia này phải cộng thêm số người bị bôi tên hay không tiếp tục ghi danh tại Pôle Emplpoi lên đến 8 triệu người.

Số người thất nghiệp gia tăng kéo theo sự sụt giảm mãi lực của họ vì trợ cấp thất nghiệp khá thấp so với lương, được chọn số tiền cao giữa hai cách tính :
- 40,40% lương tham chiếu/ngày (salaire journalier de référence) được tính từ lương trong một năm trước đó + 11,64 euro (từ ngày 01.07.2013);
- 57,40% lương tham chiếu/ngày.
Tuy nhiên, số tiền trợ cấp thất nghiệp mỗi ngày không thể thấp hơn 28,38 euro (từ ngày 01.07.2013) và cao nhất bằng 3 lần lương tham chiếu/ngày.

Mãi lực người tiêu thụ bị giảm buộc họ phải mua ít hơn trước, trừ khi họ phải đi vay mà điều kiện để vay rất khó cho họ có thể đáp ứng. Kết quả, tăng trưởng kinh tế nước Pháp tăng rất chậm : mức tăng đó là 0,50% trong Quý (hay Tam cá nguyệt) II/2013 so với Quý I/2013, nhưng đã có số âm 0,10% trong Quý III/2013 so với Quý II/2013. Mức tăng trưởng kinh tế một quốc gia còn có thể nhờ vào sự xuất cảng, tức sản xuất hàng hóa và dịch vụ để bán ra nước ngoài cho các người tiêu thụ ngoại quốc. Nhưng trong lãnh vực này, nước Pháp không thể tranh nổi với Đức vì chi phí về nhân công cao. Gần đây, Ủy ban âu châu lên tiếng về việc nước Đức không có lương giờ tối thiểu (salaire horaire minimum).

Việc mua bán hàng hóa và dịch vụ bị giảm thì việc thu thuế Trị giá gia tăng (TVA, taxe sur la valeur ajoutée) cũng bị giảm khiến chính phủ phải tăng Thuế Lợi tức bằng không tăng các định mức tính thuế Lợi tức (barèmes de l'impôt) làm khoảng 1,5 triệu hộ thuế từ trước đến nay được miễn thuế nay phải trả. Tại Pháp, gần 50% các hộ thuế được miễn thuế.

II.- HẬU QUẢ THÃM TRẠNG THẤT NGHIỆP.

A./ Hậu quả đến cá nhân và gia đình.


Luật Lao động quy định các điều kiện hợp lý để chủ nhân chia tay với công nhân viên xí nghiệp mướn qua một hợp đồng làm việc, trong đó ghi những thỏa thuận chi tiết. Trong các công ty cổ phần, còn gọi là công ty vô danh (SA, société anonyme), chủ thật sự xí nghiệp là các cổ đông, những người có tư bản (vốn, capitaliste) góp vào công ty dưới hình thức cổ phần (actions) để hưởng cổ tức (tiền lời từ cổ phần, dividende). Tại Đại hội, các cổ đông bầu Chủ tịch Hội đồng quản trị (Président du Conseil d’administration) và Tổng Giám đốc có nhiệm vụ làm tăng cổ tức càng cao càng tốt, nếu không, họ có thể bị bãi nhiệm. Do đó, họ phải tìm cách giảm chi phí mà, nếu chi phí về nhân viên cao thì buộc họ phải giảm số nhân viên và làm tăng số người thất nghiệp. Khi có lòng tốt, họ thuận cấp bồi thường nghỉ việc cao hơn luật định.

Sau khi nhận thanh toán mọi khoản tiền (solde tout compte), người thất nghiệp đến ghi danh tại Pôle Emploi chờ nhận bồi thường thất nghiệp. Mỗi tháng, sau khi trả tiền vay nợ mua nhà hay các khoản tín dụng khác, số thu nhập còn lại không bao nhiêu để trả tiền ăn mặc, điện nước sưởi… là những chi tiêu tối cần thiết để nuôi sống bản thân và gia đình. Nếu không, gia cảnh có thể gặp khủng hoảng và tan rã.

B./ Hậu quả đến xã hội.

Số người thất nghiệp tăng cao thì số tiền đóng góp (cotisations) vào các quỹ an ninh xã hội (bảo hiểm bịnh, phụ cấp gia đình, tai nạn lao động và hưu liễm) bị giảm sụt. Khi số thu này không đủ để thanh toán các số bồi hoàn và chi phí các quỹ thì tạo ra sự khiếm hụt. Các chính quyền trung ương và địa phương cũng vậy, khi việc thu thuế hay cung cấp dịch vụ (cấp thẻ thông hành, bằng lái xe, v.v…) không đủ chi trả thì cũng tạo ra sự khiếm hụt. Tất cả những sự khiếm hụt được gọi chung là khiếm hụt ngân sách (déficit budgétaire) và Chính phủ phải đi vay, được gọi là Công Nợ (dette publique) để bù vào chổ khiếm hụt đó. Đương nhiên, khi vay thì phải trả tiền lời mà lãi suất thường được tham chiếu theo ấn định của các cơ quan định mức tín nhiệm tài chính mà chúng ta đã nói đầu bài này. Phân tích của Standard & Poor cho thấy khả năng cải thiện ngân sách của Pháp rất hạn hẹp. Trong tương lai, Pháp cần xây dựng một kế hoạch tổng hợp hầu phát triển tiềm năng tăng trưởng, nhờ đó mà số thất nghiệp có thể. Tỷ lệ thất nghiệp cao làm giảm sự ủng hộ của người dân đối với các cải cách cơ cấu, ngành nghề, do đó, ảnh hưởng đến triển vọng tăng trưởng trong dài hạn.

Khi nền kinh tế và tài chánh một quốc gia bị xấu đi thì các cơ quan định mức tín nhiệm tài chính cho điểm thấp xuống tức phải trả tiền lời/năm với bách phân cao hơn vì được coi là khả năng hoàn trái xuống thấp hơn. Hiện nay, trên thế giới có 3 cơ quan được tin cậy toàn cầu là Moody (được thành lập đầu tiên năm 1909 bởi John Moody, người Mỹ), Fitch Ratings (1913, kiểm soát bởi doanh nhân người Pháp Marc Ladreit) và Standard & Poor (lập năm 1941) chiếm 90% thị phần thế giới. Thị phần còn lại được chia những cơ quan nhỏ, kể cả cơ quan Dagong (Trung quốc).

Những tuyên bố của Chính phủ về việc áp dụng thuế sinh thái đánh trên xe tải (écotaxe) và tăng thuế Trị giá gia tăng từ ngày 01.01.2014 (thuế suất 19,6% tăng thành 20% hy vọng thu được 2,6 tỷ euro, 7% lên 10% và 5,5% xuống 5%, nhưng không phải cho tất cả các mặt hàng cần chờ Luật Ngân sách 2014 được thông qua. Thuế sinh thái hình thành bởi chính phủ Fillon, nhưng chưa thi hành vì làm giá nông phẩm Pháp cao hơn từ các nước khác tới khiến thên người thất nghiệp. Việc tăng thuế Trị giá gia tăng do Tổng thống Sarkozy quyết định, bị ứng cử viên Hollande phản đối. Nay lên Tổng thống, ông lại áp dụng sự tăng thuế này. Do đó, những cuộc biểu tình bạo động đã được diễn ra tại vùng Bretagne.

Trả lời trên đài truyền hình Canal+, chủ tịch vùng Poitou-Charentes, bà Ségolène Royal, bạn cũ sống chung với ông Hollande có 4 con, ứng cử viên Tổng thống đảng Xã hội năm 2007, nhận định : ề Cuộc phản kháng của công dân ở vùng Bretagne (biểu tình chống thuế sinh thái) là chính đáng, trước sắc thuế kỳ quặc này Ừ. Hiện nay, các cuộc biểu tình bằng người và xe vận tãi vẫn tiếp tục. Thêm vào đó, các cuộc đập phá các máy để rà soát các xe vận tãi lưu thông để tính écotaxe và những rađa chụp tốc độ xe trên các xa lộ, gây thiệt hại nhiều trăm triệu euro.

Cuộc điều tra Tilder-LCI-Opinionway cho thấy 72% số người Pháp được phỏng vấn khẳng định việc bất bình xã hội có thể dẫn đến một phong trào chống đối lớn. Ngoài ra, cuộc điều tra dân ý do CSA thực hiên cho BFM TV, 64% người Pháp cho biết sẽ xuống đường để phản đối việc tăng thuế.

C./ Hậu quả đến chính trị.

Ngày 08.11.2013, ứng cử viên đảng Xã hội vào chức Đô trưởng Paris, bà Anne Hidalgo, cho rằng : « Chính sách hiện nay là đúng, nhưng cần có một chính phủ mới, đoàn kết gắn bó và năng động hơn, trong đó các Tổng trưởng cần có ảnh hưởng lớn hơn đến bộ máy hành chính của mình. » (‘Grand Rendez-Vous’ Europe 1-Le Monde-iTélé).

Trong buỗi lễ kỷ niệm ngày đình chiến 11.11.2013, mở đầu đánh dấu 100 năm Đệ nhất Thế chiến 1914-1919, Tổng thống Hollande đã bị một nhóm người la ó những khẩu hiệu như « Hollande hãy từ chức », « Độc tài xã hội chủ nghĩa » … và đã đụng độ với lực lượng an ninh và 70 người đã bị cảnh sát bắt. Đây là điều chưa từng xảy ra trong một buổi lễ trang nghiêm tại Pháp. Ngày 14.11.2013, báo ‘Le Figaro’ cho đăng một tài liệu mật đề ngày 25.10.2013, các Đại biểu chính phủ (Préfets) báo động cho tình hình thuế vụ và xã hội của quốc gia. Thuế sinh thái hình đang là lý do để người ta tập hợp sức lực để chống đối tại ít nhất 23 tỉnh (départements).

Không chỉ các chính khách đối và các cực tả hữu mà cả vài người thuộc đảng xã hội cũng kêu gọi cải tổ chính phủ hay thay Thủ tướng Jean-Marc Ayrault hoặc giải tán Quốc hội. Tổng thống Hollande sẽ chọn giải pháp nào và khi nào ? Tại các quốc gia dân chủ, chế tài chính trị các vị dân cử không thực thi các lời hứa khi tranh cử hay vô tài là dùng lá phiếu bầu cho người khác.

Chúng ta biết rằng cử tri Pháp sẽ được mời tham gia tuyển cử các nghị viên thành phố vòng một ngày 23.03.2014 và, nếu cần, vòng hai ngày 30.03.2014. Sau đó, ngày 25.02.2014, cử tri Pháp sẽ bầu Dân biểu Nghị viện Aâu châu mà Điều tra dân ý do viện IFOF thực hiện cho Nouvel Observateur đăng này 07.10.2013 cho thấy Mặt trận Quốc gia về đầu với 24% số phiếu bầu hợp lệ, UMP (hữu phái) 22%, đảng Xã hội 19%... Đây là cuộc đầu phiếu tỷ lệ sở thích của Mặt trận Quốc gia. Bầu cử nghị viên thành phố theo thể thức hai vòng thuận lợi cho UMP và xã hội. Tuy nhiên, kỳ này, Mặt trận Quốc gia sẽ tăng thêm số nghị viên.

Theo Hiến pháp hiện hành thì Tổng thống chọn Thủ tướng để thi hành chính sách của mình đương nhiên phải là người thân cận với mình. Đây là giải pháp mà Tổng thống Hollande sẽ chọn, nhưng ông không muốn bây giờ mà chỉ thực hiện một lần sau hai cuộc bầu cử nói trên vì mọi người đều biết đảng Xã hội sẽ bị thất bại. Như vậy, chỉ một lần thay Chính phủ mà thôi.

Giải pháp ‘giải tán Quốc hội’ thật nguy hiễm cho Tổng thống khi thấy rõ đảng Xã hội sẽ mất đa số tại Viện này. Nhưng đây là biện pháp dân chủ nhất. Khi tình hình chính trị không lối thoát thì việc hỏi ý toàn dân qua lá phiếu để ủy nhiệm tân chính phủ điều hành quốc sự với ủng hộ của toàn dân.

Ngày 21.04.1997, Tổng thống Jacques Chirac đã tuyên bố và nói lý do ‘giải tán Quốc hội’ để ‘hỏi ý toàn dân hầu nước Pháp có một đa số mới có sức mạnh và thời gian để vượt qua những thử thách hiện nay’. Qua hai vòng đầu phiếu ngày 25.05 và 01.06.1997, cử tri toàn quốc tín nhiệm giao đa số tại Quốc hội cho đảng Xã hội và liên minh mệnh danh là ‘tả phái số nhiều’ (gauche plurielle). Sau gần 5 năm tồn tại, ngày 21.04.2002, Thủ tướng Lionel Jospin bị loại khởi cuộc chay đua vào Điện Elysée ngay tại vòng đầu. Trái lại, trong cuộc khủng hoảng chính trị năm 1968, ngày 30.05.1968, Tổng thống Charles De Gaulle tuyên bố ‘giải tán Quốc hội’. Trong hai vòng đầu phiếu ngày 23 và 30.06.1968, cử tri toàn quốc trao quyền đa số lớn hơn tại Quốc hội giúp Tổng thống giải quyêÙt tốt đẹp cuộc khủng hoảng.

Trong tình hình hiện nay tại Pháp, quốc dân đang chờ một chính phủ mới với một đường lối chánh trị rõ ràng hơn để tạo một tăng trưởng kinh tế vững mạnh hầu giảm bớt số người thất nghiệp. Cuộc thăm dò dân ý do YouGov thực hiện cho Le Huffington Post et i>Télé phổ biến ngày 14.11.2013 cho thấy mức tín nhiệm vào nhị vị lãnh đạo Hành pháp chỉ còn 15% số người được phỏng vấn. Thiết tưởng, Tổng thống Hollande không thể tiếp tục không nghe biết ý nguyện của đồng bào.