SUDAN -- Đức Cha Cesare Mazzolari, Giám mục dòng Comboni của Rumbek, miền Nam Sudan đã phát biểu trong cuộc phỏng vấn của MISNA: “Sự lạc quan về một hiệp ước hoà bình cho Sudan đã ló dạng, nhưng thời gian sẽ ngắn hơn tiên báo và việc ký kết sẽ không xảy ra trước năm tới. Nhưng thật quan trọng để nói rõ rằng một giai đoạn khó khăn hơn sẽ bắt đầu kể từ khi hiệp định được ký kết”.

Ngài cũng bày tỏ sự hài lòng qua những kết quả đạt được của các cuộc đàm phán hoà bình được tổ chức bởi cộng đồng quốc tế để chấm dứt xung đột ở Sudan: cuộc chiến kéo dài hơn hai mươi năm qua giữa các phiến quân SPLA (Quân đội Giải phóng Nhân dân Sudan) và quân chính phủ của Khartoum.

Đức Giám mục Mazzolari nói tiếp: “Con đường dẫn đến hoà bình còn dài, có nhiều sự hài lòng qua hiệp ước an ninh đạt được bởi các bên, nhưng một thỏa thuận quyết định vẫn còn phải tìm kiếm trong việc chia quyền kiểm soát các khu vực dầu mỏ và liên quan đến số tiền thu được”.

Tuy nhiên đây không phải là khía cạnh duy nhất về tiến trình hoà bình của Đức Giám mục của Rumbek, cùng với toàn thể Giáo Hội Sudan. Ngài nói tiếp: “Dựa vào những hiệp ước đã đạt được giữa các bên, miền Nam Sudan đã được dự trù để trở thành một loại nhà nước quân sự hóa. Sự hiện diện tràn lan, khắp cả các khu vực rộng lớn của lãnh thổ, của một lực lượng quân sự kết hợp, hàng ngàn binh lính Sudan cũng như các phiến quân, làm cho nguy cơ các thường dân không chấp nhận được vì họ cảm thấy mệt mỏi do thấy các chiến binh ở khắp mọi nơi”.

Ít nhất có hai thế hệ người Sudan trưởng thành với “cơn ác mộng súng ống” và bây giờ hoà bình chiếm ưu thế, sự sợ hãi một cách nghịch lý của họ là nguy cơ phải chịu rủi ro leo thang.

Ngài giải thích thêm: “Tôi cảm thấy rằng cả các phiến quân lẫn chính phủ phải thật sự cống hiến cho hoà bình, hoặc họ có nguy cơ mất đi sự ủng hộ của người dân. Hiệp ước hoà bình rốt cuộc chỉ đánh dấu sự kết thúc của một thời kỳ và mở ra một thời kỳ mới, trong đó xã hội dân sự tìm thấy không gian thích đáng”.

Cho đến lúc này xã hội công dân ở miền Nam Sudan được kiềm giữ dựa trên những điều chỉnh của các cuộc đàm phán, tất cả các thành phần tham gia - các phiến quân, chính phủ và những người điều đình - luôn luôn tuyên bố rằng họ có một vai trò chỉ sau khi có sự giải quyết xung đột. “Lúc này chưa có dấu hiệu phản ứng rõ ràng từ phía người dân và các tổ chức trong nước. Sudan sẽ chỉ đạt đến một hoà bình thực sự với sự mở đầu của một chính phủ dân sự, cảnh sát dân sự và một sự giảm bớt các lực lượng vũ trang. Người dân thì chán chường chiến tranh và mệt mỏi vì sống trong cảnh quân sự hóa và luôn luôn phải đối xử tử tế với các binh lính”.

Vì lý do này Đức Cha Mazzolari đưa ra lời kêu gọi tới cộng đồng quốc tế : “Đừng bỏ rơi đất nước này sau khi ký kết hiệp ước sau cùng. Hãy giúp đỡ xã hội dân sự Sudan phát triển, không còn nghi ngở gì nữa, bắt đầu thời kỳ thử thách hơn các cuộc đàm phán hiện tại, cũng như, cũng như thật cần thiết để Sudan biết được hoà bình thật sự.