Không như vị tiền nhiệm, tư tưởng và ý kiến của Đức Phanxicô ít được ai ở bên ngoài tổng giáo phận Buenos Aires biết đến, vì trước khi được bầu làm giáo hoàng, ngài viết rất ít và cũng chỉ xuất hiện trong một số cuộc phỏng vấn của giới truyền thông. Nên khi dịch bản tiếng Anh cuốn “Về Trời và Đất” xuất hiện gần đây, nó đã được nồng nhiệt chào đón. Đây là một cuộc đối thoại giữa Đức Hồng Y Bergoglio và giáo sĩ Do Thái Rabbi Abraham Skorka. Nhà xuất bản Image Books của Hoa Kỳ phát hành tác phẩm này với phụ đề “Đức Giáo Hoàng Phanxicô Nói Về Đức Tin, Gia Đình và Giáo Hội Trong Thế Kỷ Hai Mươi Mốt”. Như thế, trong tác phẩm này, người ta sẽ được biết tư tưởng của vị giáo hoàng tương lai về khá nhiều vấn đề, từ phá thai, hôn nhân đồng tính tới an tử và chủ nghĩa tư bản.
Đức HY Bergoglio khởi đầu bằng cách nhấn mạnh tới tầm quan trọng của đối thoại, điều mà theo ngài “phát sinh từ thái độ tôn trọng người khác, từ xác tín rằng người khác có điều gì đó tốt đẹp để nói ra”. Sau đó ngài và vị giáo sĩ Do Thái khởi sự một cuộc thảo luận lịch sự và thẳng thắn, mỗi người đưa ra tầm nhìn riêng.
Được chia thành 29 chương tùy theo chủ đề, nhưng chủ đề thuộc loại sớm liên quan tới Ma Qủy. Một nét được nhiều người lưu ý và ca ngợi Đức Phanxicô là ngài sẵn sàng nêu đích danh việc làm của ma qủy trong các bài giảng của ngài, và trong “Về Trời Và Đất” ngài đưa ra lời giải thích.
Ngài nói: “Có lẽ thành tựu vĩ đại nhất của hắn trong thời đại ngày nay là làm chúng ta tin rằng hắn không hề hiện hữu, và mọi sự đều có thể được điều chỉnh trên bình diện hoàn toàn nhân bản”. Nhưng theo ngài, “Cuộc sống con người trên mặt đất là chiến trận; Gióp nói cho ta biết điều đó, với ý nghĩa: con người không ngừng bị thử thách; nghĩa là bị thử thách để vượt thắng một tình thế và vượt thắng chính mình”.
Về chủ đề ấu dâm, Đức HY Bergoglio rất thẳng thừng, hoàn toàn chống đối việc hoán chuyển các linh mục phạm tội từ giáo xứ này sang giáo xứ khác (ngài cho đó là việc ngu xuẩn) và ca ngợi sự “can đảm và thẳng thừng” của Đức Bênêđíctô XVI khi cho áp dụng chính sách tuyệt đối không dung túng đối với loại tội ác này.
Trong cuốn sách, Đức HY Bergoglio thường xuyên nhấn mạnh tới tầm quan trọng của ý chí tự do và chống đối mọi hình thức giáo sĩ trị và chủ nghĩa quá khích. Linh mục không bao giờ được áp đặt đức tin mà chỉ được trình bày và bảo vệ giáo huấn của Giáo Hội một cách minh bạch. Ngài bảo: “Linh mục nào có thái độ chỉ biết hống hách, giống các nhóm quá khích, thực sự đã vô hiệu hóa và làm suy yếu những người đang tìm kiếm Thiên Chúa”. Ngài nhấn mạnh “Trong vai trò thầy dạy, linh mục phải huấn giáo, trình bày sự thật như đã được mạc khải, và đồng hành”.
Không đi vào cụ thể, ngài nhắc tới “những phe phái duy phục chế” (restorationist) hiện đang tiếp tục nhân thừa mà ngài coi là cực đoan. Ngài cho rằng: đối với người trẻ, cái lòng đạo đức cứng ngắc này khi bảo họ phải làm điều này hay phải làm điều nọ, sẽ dẫn họ tới việc chuẩn bị nghèo nàn cho cuộc sống, thiếu khả năng đương đầu với khủng hoảng và các thiếu sót nơi người khác. Ngài cho rằng : kết quả nó sẽ ngăn không cho người ta nhận biết và thấu hiểu lòng thương xót của Thiên Chúa. “Cái thứ đạo đức này tự hóa trang bằng những tín lý nhằm đem lại công chính hóa nhưng thực tế tước đoạt tự do của người ta và không để họ trưởng thành như những con người. Nhiều người kết cục với lối sống hai mặt”.
Ngài tiếp tục cho rằng chủ nghĩa quá khích ấy là một thứ thuốc phiện vì nó làm con người xa lánh Thiên Chúa hằng sống và rút gọn Đấng Thần Linh chỉ “còn là một hữu thể mà bạn có thể thao túng bằng pha chế”. Nó là một hình thức của “mua bán tiện nghi, phúc lợi, may mắn và hạnh phúc, nhưng để Thiên Chúa hằng sống lại phía sau, Đấng luôn đồng hành với bạn”.
Về an tử, vị giáo hoàng tương lai nói: ngài tin rằng một thứ “an tử trá hình” đang diễn ra. “hệ thống an sinh xã hội của ta trả đến một mức chữa trị nào đó rồi bảo ‘xin Chúa giúp đỡ bạn’. Người già không được chăm sóc như họ đáng được; thay vào đó, bị đối xử như những thứ vất đi”.
Nói tới phá thai, Đức HY Bergoglio để tôn giáo qua một bên để nhấn mạnh rằng theo quan điểm khoa học, hệ di truyền của một con người hiện hữu ngay từ lúc được thụ thai; nó làm họ thành một con người nhân bản từ lúc đó. “Phá thai là sát hại một con người không thể tự bảo vệ mình được”.
Ngài tiếp tục thảo luận với giáo sĩ Skorka về vấn đề hôn nhân đồng tính, loại hôn nhân bị ngài mô tả là “phản giá trị” và “thoái hóa về nhân học”. Nó làm suy yếu định chế hôn nhân, một định chế từng hiện hữu hàng ngàn năm nay và được “rèn đúc theo bản nhiên và nhân học”.
Nhưng một lần nữa, Đức Hồng Y nhắc đến tầm quan trọng của ý chí tự do, bao gồm cả tự do phạm tội. Dù linh mục có quyền đưa ra ý kiến nếu điều này phục vụ con người, nhưng ngài “không có quyền áp đặt bất cứ điều gì lên đời sống riêng của bất cứ ai. Nếu khi tạo dựng, Thiên Chúa mạnh dạn cho ta được tự do, thì tôi là ai mà dám làm ngược lại?”. Đức Hồng Y cho rằng “người ta phải nói thật rõ ràng về các giá trị, các giới hạn, các giới răn, nhưng xách nhiễu về thiêng liêng và mục vụ là điều không được phép”.
Về lòng khiêm nhường, Đức HY Bergoglio cho rằng: nó là nhân đức “bảo đảm rằng Thiên Chúa đang ở đấy”. Còn những ai “tự lấy mình làm đủ, có câu trả lời cho mọi vấn nạn, thì đó là bắng chứng Thiên Chúa không hiện diện với họ”. Đức Hồng Y nói thêm: tự lấy mình làm đủ “rất hiển nhiên nơi mọi tiên tri giả, nơi các lãnh tụ tôn giáo giả dạng, chuyên lợi dụng tôn giáo để phục vụ cái tôi riêng của mình”.
Khi thảo luận tới chính trị, vị giáo hoàng tương lai cho hay truyền giảng các giá trị nhân bản và tôn giáo luôn có một hậu quả chính trị “bất luận thích hay không”. Tuy nhiên, thách thức nằm ở chỗ đề xuất giá trị “mà không pha mình vào” một cách “chính trị phe phái”. Ngài phê phán báo chí đã rút gọn điều ngài nói vào “bất cứ điều gì thuận lợi”. Ngài bảo: “Ngày nay, từ hai hay ba sự kiện, báo chí gọt dũa ra một điều khác hẳn: họ thông tri sai lạc cho ta”.
Xa hơn chút nữa, ngài cho rằng các nhà lãnh đạo tôn giáo có nghĩa vụ phải bênh vực các giá trị chứ không giảng dạy “chống điều này điều nọ”. Ngài bảo “chúng ta không giảng dạy chống lại bất cứ ai. Chúng ta nhắc tới các gía trị đang lâm nguy và cần được bảo vệ”. Một lần nữa, ngài chỉ trích truyền thông, giới mà ngài cho là “đôi lúc bị nhiễm chứng viêm gan” vì “mầu vàng vàng của họ” và vì khuynh hướng hay “nhẩy bổ ra mà nói ‘phải khắt khe lên án điều này điều nọ’”.
Đức HY Bergoglio đặc biệt gay gắt khi thảo luận về chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản. Ngài cho rằng chủ nghĩa tư bản “có cái sa đọa tâm linh của nó” vì đã tìm cách khống chế tôn giáo để nó đừng làm phiền mình thái quá, do đó đã ban phát cho tôn giáo một “chút siêu việt nào đó, nhưng không nhiều lắm”. Sự sa đọa tâm linh của chủ nghĩa cộng sản là bác bỏ thể siêu việt vì tin rằng thể này “làm tê liệt con người”, không cho con người tiến tới. Ngài cho rằng cả hai hình thức sa đọa ấy đều là biểu hiện của tính thế gian.
Về việc săn sóc người nghèo, Đức HY Bergoglio phân biệt giữa việc làm bác ái chân chính và các hoạt động xã hội làm yên lòng lương tâm, được thực hiện nhằm làm cho người làm “cảm thấy an ổn về chính mình”. Nhưng theo ngài, tình yêu “đòi con người phải ra khỏi chính họ, thực sự hiến thân cho người khác”. Ngài đơn cử trường hợp cơ quan bác ái của Giáo Hội bán đấu giá chiếc đồng hồ Rolex. Ngài bảo “Quả là một điều xấu hổ và lạm dụng bác ái. Vì đã đi kiếm một người dùng chiếc đồng hồ này để khoe mẽ hòng nuôi sống người nghèo ”.
Theo ngài, điều người nghèo cần hơn cả là một việc làm đem lại phẩm giá cho họ, và không được nhìn họ một cách khinh bỉ. Ngài bảo “phải nhìn thẳng vào mắt họ” và ngài lặp đi lặp lại câu này. Điều nguy hiểm nhất khi giúp đỡ người nghèo là sa vào thái độ “cha chú che chở”, một thái độ không dành chỗ để họ tăng trưởng.
Một đặc điểm được Đức Phanxicô ca ngợi hơn cả là sự hiền lành (meekness), nhưng ngài nhấn mạnh hiền lành không phải là yếu đuối. Ngài cho rằng “một nhà lãnh đạo tôn giáo có thể rất mạnh mẽ, cương quyết, nhưng không gây hấn” và từ ngày được bầu làm giáo hoàng, ngài thường cho rằng sức mạnh thực sự của một nhà lãnh đạo tôn giáo phát xuất từ chính sự phục vụ của họ.
Ngài cho thấy một nét đầy hy vọng khi cho rằng việc đi tìm Thiên Chúa theo kiểu tôn giáo nơi phần đông người ta vẫn “tiếp tục được đẩy mạnh dù phần nào lệch ra ngoài các cơ cấu định chế”. Ngài cho hay “phúc âm hóa là việc cần thiết, nhưng chủ nghĩa duy cải đạo (proselytism) thì không”. Ngày nay, việc cải đạo này “cám ơn Chúa đã bị xóa khỏi tự điển mục vụ”. Trích dẫn câu nói của Đức Bênêđíctô XVI “Giáo Hội là một đề xuất được tiếp nhận nhờ lôi cuốn chứ không nhờ chủ nghĩa duy cải đạo”, Đức HY Bergoglio cho rằng đức tin là “sự lôi cuốn nhờ chứng tá”.
Còn nhiều điều nữa trong sách, như các thảo luận về khoa học, hoàn cầu hóa, ly dị, giáo dục, Nạn Diệt Chủng và phụ nữ. Các đàm đạo về từng chủ đề phần lớn khá ngắn, chỉ cho ta nếm tạm mùi vị tư duy của vị giáo hoàng tương lai. Sau đây, xin trích dẫn một trích đoạn của cuốn sách nói về việc cảm nghiệm Thiên Chúa:
Cảm nghiệm Thiên Chúa
Giáo Sĩ Skorka: Đã nhiều năm kể từ ngày chúng ta gặp nhau lần đầu và một sợi dây thân ái đã được tạo nên giữa chúng ta. Khi nghiên cứu bộ Talmud, tôi thấy có câu nói rằng tình bằng hữu là ăn chung và dành thì giờ cho nhau, nhưng cuối cùng sách nhấn mạnh rằng dấu chỉ tình bạn chân chính là khả năng bộc lộ những gì trong trái tim mình cho người kia. Đó là điều đã xẩy ra cho hai chúng ta trong nhiều năm qua. Tôi tin rằng điều quan trọng nhất đem chúng ta lại với nhau chắc chắn đã là và vẫn còn là Thiên Chúa, Đấng khiến cho các nẻo đường của chúng ta gặp nhau và cho phép chúng ta mở lòng cho nhau. Trong các đàm đạo thường xuyên của chúng ta, dù đã đề cập tới nhiều chủ đề rồi, nhưng chưa bao giờ chúng ta minh nhiên nói tới Thiên Chúa. Dĩ nhiên, chúng ta luôn hiểu Người hiện hữu. Điều tốt đẹp là khởi đầu cuộc trao đổi mà chúng ta muốn để lại làm bằng chứng cho cuộc đối thoại của chúng ta, bằng cách thảo luận về Đấng hết sức quan trọng đối với cuộc sống của chúng ta.
Đức HY Bergoglio: Chữ “nẻo đường” quả là tuyệt diệu. Trong cảm nghiệm bản thân của tôi với Thiên Chúa, tôi chẳng làm gì được nếu không có nẻo đường. Tôi muốn nói rằng người ta gặp gỡ Thiên Chúa bằng cách bước đi, bằng cách chuyển động, bằng cách đi tìm Người và để mình được Người tìm ra. Đó chính là hai nẻo đường gặp nhau. Một đàng, là nẻo đường ta đi tìm Người, được thúc đẩy bởi khuynh hướng bẩm sinh phát xuất từ trái tim; và sau đó, khi đã gặp nhau rồi, ta hiểu ra rằng Người là Đấng đã đi tìm ta từ lúc ban đầu. Cảm nghiệm tôn giáo sơ khởi chính là cảm nghiệm bước đi: " hãy bước tới mảnh đất Ta sắp ban cho ngươi" (St 12:1). Đây là lời hứa mà Thiên Chúa đã làm với Ápraham. Trong lời hứa ấy, trong việc bước tới này, một liên minh đã được thiết lập và được củng cố theo thời gian. Chính vì vậy, tôi cho rằng cảm nghiệm của tôi về Thiên Chúa xẩy ra dọc theo một nẻo đường, cả trong việc tôi đi tìm lẫn trong việc tôi để mình được tìm thấy, dù cho đó là những nẻo đường đa dạng, của đau đớn, của hân hoan, của ánh sáng hay của bóng tối.
Giáo Sĩ Skorka: Điều ngài vừa nói khiến tôi nhớ tới một số câu trong Thánh Kinh. Thí dụ lúc Chúa bảo Ápraham: “hãy bước đi trước mặt ta và đừng mắc lỗi lầm” (St 17:1). Hay lúc muốn giải thích cho dân Do Thái điều Thiên Chúa muốn nơi họ, tiên tri Mika nói rằng “hãy thực hiện công lý và yêu điều thiện, và khiêm nhường bước đi với Thiên Chúa của các ngươi” (Mk 6:8). Dĩ nhiên, cảm nhận Thiên Chúa là điều năng động, nói theo kiểu chúng ta từng được học trong ngành khoa học căn bản chung của chúng ta (Giáo Sĩ Skorka có bằng tiến sĩ hóa học, còn Đức HY Bergoglio có bằng cao học về ngành này). Tuy nhiên, ngài nghĩ chúng ta có thể nói gì với con người thời nay khi thấy ý niệm Thiên Chúa quá bị tả tơi, phàm tục hóa và chẳng còn mấy quan trọng?
Đức HY Bergoglio: Điều phải nói với mọi người là hãy nhìn vào nội tâm của chính họ. Sao lãng là một gẫy đổ bên trong. Nó sẽ không bao giờ dẫn người ta tới chỗ gặp gỡ chính họ vì nó ngăn cản không cho họ nhìn vào tấm gương của chính tâm hồn họ. Tịnh tâm là bước đầu. Chính ở đó, cuộc đối thoại mới có thể bắt đầu. Đôi lúc, họ tin mình có câu trả lời duy nhất, nhưng không phải như thế. Tôi muốn mời con người thời nay tìm cảm nghiệm của việc bước vào cõi thân mật trong trái tim họ hòng biết được cảm nghiệm và khuôn mặt Thiên Chúa. Chính vì thế, tôi thích điều Gióp nói sau khi thấy cảm nghiệm khó chịu và các cuộc đàm đạo không giúp ích gì cho ông: “Con nghe lời người ta đồn đãi về Ngài, còn bây giờ, mắt con đã được thấy Người” (Gióp 42:5). Điều tôi nói với người ta không phải là biết Thiên Chúa chỉ bằng cách nghe mà thôi. Thiên Chúa Hằng Sống là Đấng các bạn có thể nhìn thấy bằng con mắt tâm hồn của các bạn.
Giáo Sĩ Skorka: Sách Gióp dạy chúng ta một bài học lớn vì, nói cho vắn tắt, nó cho rằng ta không bao giờ biết được cách Thiên Chúa tự tỏ mình ra qua các hoàn cảnh đặc thù. Gióp, một người công chính, một người chính trực, muốn biết tại sao ông mất hết mọi sự, thậm chí cả sức khỏe của mình. Các bằng hữu bảo ông rằng Thiên Chúa trừng phạt vì tội lỗi ông. Ông trả lời rằng cho dù ông có phạm tội, thì cũng đâu có đến nỗi. Gióp chỉ được an ủi khi Thiên Chúa hiện ra với ông. Các câu hỏi của ông không được giải đáp, nhưng việc cảm nhận sự hiện hữu của Người sẽ ở lại mãi trong ông. Trong câu truyện này, chúng ta có thể tìm được một số điều có thể lên khuôn nhận thức bản thân của tôi về Thiên Chúa. Thứ nhất, bằng hữu của Gióp tỏ ra ngạo mạn và vô lý khi chấp nhận lý thuyết cho rằng “mày phạm tội nên Thiên Chúa trừng phạt mày”, một lý thuyết biến Thiên Chúa thành một thứ máy vi tính chuyên tính toán phần thưởng hay hình phạt. Ở cuối câu truyện, Thiên Chúa bảo Gióp, kẻ từng trách móc các bất công của Đấng Tạo ra mình, rằng ông nên cầu bầu và cầu nguyện cho các bằng hữu của ông, vì họ đã nói sai lầm về Người (xem Gióp 42:7-8). Dưới con mắt Thiên Chúa, những kẻ lớn tiếng kêu than trong đau khổ, để cầu xin công lý của trời cao luôn làm Người hài lòng. Những kẻ nằng nặc duy trì quan điểm quá đơn giản (simplistic) về bản chất Thiên Chúa luôn bị Người ghét bỏ. Theo hiểu biết của tôi, Thiên Chúa tự tỏ mình Người cho chúng ta một cách rất tế vi. Các đau khổi hiện nay của chúng ta có thể là lời giải đáp cho người khác trong tương lai. Hoặc, có lẽ chúng ta là lời giải đáp cho một điều gì đó trong quá khứ. Trong Do Thái Giáo, Thiên Chúa được tôn kính qua việc chúng tôi tuân giữ các giới răn được Người mạc khải. Như ngài đã nhắc đến, mỗi con người và mỗi thế hệ phải tìm ra nẻo đường trên đó họ có thể tìm kiếm và cảm nhận được sự hiện hữu của Người.
Đức HY Bergoglio: Đúng vậy. Chúng ta tiếp nhận sáng thế trong tay như một hồng phúc. Thiên Chúa ban nó cho chúng ta, nhưng đồng thời, Người trao cho ta một trách vụ: là chúng ta phải khuất phục Trái Đất. Đây là hình thức đầu tiên của vô-văn hóa: điều con người tiếp nhận được, tức vật chất thô sơ phải được khuất phục để biến nó thành như văn hóa, cây gỗ phải biến thành chiếc bàn. Nhưng có lúc, con người đi quá xa trong trách vụ này; họ trở nên quá nhiệt thành và mất hết lòng kính trọng đối với thiên nhiên. Và thế là có các vấn đề sinh thái, như hâm nóng hoàn cầu, vốn là hình thức mới của vô-văn hóa. Công trình của con người trước Thiên Chúa và trước chính họ phải duy trì cho được thế quân bình thường hằng giữa hồng phúc và trách vụ. Khi con người chỉ duy trì hồng phúc mà không chịu làm việc, họ không chu toàn sứ mệnh và mãi mãi sơ khai; khi họ trở nên quá nhiệt thành với việc làm của mình, họ quên khuấy mất hồng phúc để tạo ra một nền đạo đức duy xây dựng: họ nghĩ rằng mọi sự đều là thành quả lao công của họ và không hề có hồng phúc gì cả. Đó là điều tôi gọi là hội chứng Babel.
Đức HY Bergoglio khởi đầu bằng cách nhấn mạnh tới tầm quan trọng của đối thoại, điều mà theo ngài “phát sinh từ thái độ tôn trọng người khác, từ xác tín rằng người khác có điều gì đó tốt đẹp để nói ra”. Sau đó ngài và vị giáo sĩ Do Thái khởi sự một cuộc thảo luận lịch sự và thẳng thắn, mỗi người đưa ra tầm nhìn riêng.
Được chia thành 29 chương tùy theo chủ đề, nhưng chủ đề thuộc loại sớm liên quan tới Ma Qủy. Một nét được nhiều người lưu ý và ca ngợi Đức Phanxicô là ngài sẵn sàng nêu đích danh việc làm của ma qủy trong các bài giảng của ngài, và trong “Về Trời Và Đất” ngài đưa ra lời giải thích.
Ngài nói: “Có lẽ thành tựu vĩ đại nhất của hắn trong thời đại ngày nay là làm chúng ta tin rằng hắn không hề hiện hữu, và mọi sự đều có thể được điều chỉnh trên bình diện hoàn toàn nhân bản”. Nhưng theo ngài, “Cuộc sống con người trên mặt đất là chiến trận; Gióp nói cho ta biết điều đó, với ý nghĩa: con người không ngừng bị thử thách; nghĩa là bị thử thách để vượt thắng một tình thế và vượt thắng chính mình”.
Về chủ đề ấu dâm, Đức HY Bergoglio rất thẳng thừng, hoàn toàn chống đối việc hoán chuyển các linh mục phạm tội từ giáo xứ này sang giáo xứ khác (ngài cho đó là việc ngu xuẩn) và ca ngợi sự “can đảm và thẳng thừng” của Đức Bênêđíctô XVI khi cho áp dụng chính sách tuyệt đối không dung túng đối với loại tội ác này.
Trong cuốn sách, Đức HY Bergoglio thường xuyên nhấn mạnh tới tầm quan trọng của ý chí tự do và chống đối mọi hình thức giáo sĩ trị và chủ nghĩa quá khích. Linh mục không bao giờ được áp đặt đức tin mà chỉ được trình bày và bảo vệ giáo huấn của Giáo Hội một cách minh bạch. Ngài bảo: “Linh mục nào có thái độ chỉ biết hống hách, giống các nhóm quá khích, thực sự đã vô hiệu hóa và làm suy yếu những người đang tìm kiếm Thiên Chúa”. Ngài nhấn mạnh “Trong vai trò thầy dạy, linh mục phải huấn giáo, trình bày sự thật như đã được mạc khải, và đồng hành”.
Không đi vào cụ thể, ngài nhắc tới “những phe phái duy phục chế” (restorationist) hiện đang tiếp tục nhân thừa mà ngài coi là cực đoan. Ngài cho rằng: đối với người trẻ, cái lòng đạo đức cứng ngắc này khi bảo họ phải làm điều này hay phải làm điều nọ, sẽ dẫn họ tới việc chuẩn bị nghèo nàn cho cuộc sống, thiếu khả năng đương đầu với khủng hoảng và các thiếu sót nơi người khác. Ngài cho rằng : kết quả nó sẽ ngăn không cho người ta nhận biết và thấu hiểu lòng thương xót của Thiên Chúa. “Cái thứ đạo đức này tự hóa trang bằng những tín lý nhằm đem lại công chính hóa nhưng thực tế tước đoạt tự do của người ta và không để họ trưởng thành như những con người. Nhiều người kết cục với lối sống hai mặt”.
Ngài tiếp tục cho rằng chủ nghĩa quá khích ấy là một thứ thuốc phiện vì nó làm con người xa lánh Thiên Chúa hằng sống và rút gọn Đấng Thần Linh chỉ “còn là một hữu thể mà bạn có thể thao túng bằng pha chế”. Nó là một hình thức của “mua bán tiện nghi, phúc lợi, may mắn và hạnh phúc, nhưng để Thiên Chúa hằng sống lại phía sau, Đấng luôn đồng hành với bạn”.
Về an tử, vị giáo hoàng tương lai nói: ngài tin rằng một thứ “an tử trá hình” đang diễn ra. “hệ thống an sinh xã hội của ta trả đến một mức chữa trị nào đó rồi bảo ‘xin Chúa giúp đỡ bạn’. Người già không được chăm sóc như họ đáng được; thay vào đó, bị đối xử như những thứ vất đi”.
Nói tới phá thai, Đức HY Bergoglio để tôn giáo qua một bên để nhấn mạnh rằng theo quan điểm khoa học, hệ di truyền của một con người hiện hữu ngay từ lúc được thụ thai; nó làm họ thành một con người nhân bản từ lúc đó. “Phá thai là sát hại một con người không thể tự bảo vệ mình được”.
Ngài tiếp tục thảo luận với giáo sĩ Skorka về vấn đề hôn nhân đồng tính, loại hôn nhân bị ngài mô tả là “phản giá trị” và “thoái hóa về nhân học”. Nó làm suy yếu định chế hôn nhân, một định chế từng hiện hữu hàng ngàn năm nay và được “rèn đúc theo bản nhiên và nhân học”.
Nhưng một lần nữa, Đức Hồng Y nhắc đến tầm quan trọng của ý chí tự do, bao gồm cả tự do phạm tội. Dù linh mục có quyền đưa ra ý kiến nếu điều này phục vụ con người, nhưng ngài “không có quyền áp đặt bất cứ điều gì lên đời sống riêng của bất cứ ai. Nếu khi tạo dựng, Thiên Chúa mạnh dạn cho ta được tự do, thì tôi là ai mà dám làm ngược lại?”. Đức Hồng Y cho rằng “người ta phải nói thật rõ ràng về các giá trị, các giới hạn, các giới răn, nhưng xách nhiễu về thiêng liêng và mục vụ là điều không được phép”.
Về lòng khiêm nhường, Đức HY Bergoglio cho rằng: nó là nhân đức “bảo đảm rằng Thiên Chúa đang ở đấy”. Còn những ai “tự lấy mình làm đủ, có câu trả lời cho mọi vấn nạn, thì đó là bắng chứng Thiên Chúa không hiện diện với họ”. Đức Hồng Y nói thêm: tự lấy mình làm đủ “rất hiển nhiên nơi mọi tiên tri giả, nơi các lãnh tụ tôn giáo giả dạng, chuyên lợi dụng tôn giáo để phục vụ cái tôi riêng của mình”.
Khi thảo luận tới chính trị, vị giáo hoàng tương lai cho hay truyền giảng các giá trị nhân bản và tôn giáo luôn có một hậu quả chính trị “bất luận thích hay không”. Tuy nhiên, thách thức nằm ở chỗ đề xuất giá trị “mà không pha mình vào” một cách “chính trị phe phái”. Ngài phê phán báo chí đã rút gọn điều ngài nói vào “bất cứ điều gì thuận lợi”. Ngài bảo: “Ngày nay, từ hai hay ba sự kiện, báo chí gọt dũa ra một điều khác hẳn: họ thông tri sai lạc cho ta”.
Xa hơn chút nữa, ngài cho rằng các nhà lãnh đạo tôn giáo có nghĩa vụ phải bênh vực các giá trị chứ không giảng dạy “chống điều này điều nọ”. Ngài bảo “chúng ta không giảng dạy chống lại bất cứ ai. Chúng ta nhắc tới các gía trị đang lâm nguy và cần được bảo vệ”. Một lần nữa, ngài chỉ trích truyền thông, giới mà ngài cho là “đôi lúc bị nhiễm chứng viêm gan” vì “mầu vàng vàng của họ” và vì khuynh hướng hay “nhẩy bổ ra mà nói ‘phải khắt khe lên án điều này điều nọ’”.
Đức HY Bergoglio đặc biệt gay gắt khi thảo luận về chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản. Ngài cho rằng chủ nghĩa tư bản “có cái sa đọa tâm linh của nó” vì đã tìm cách khống chế tôn giáo để nó đừng làm phiền mình thái quá, do đó đã ban phát cho tôn giáo một “chút siêu việt nào đó, nhưng không nhiều lắm”. Sự sa đọa tâm linh của chủ nghĩa cộng sản là bác bỏ thể siêu việt vì tin rằng thể này “làm tê liệt con người”, không cho con người tiến tới. Ngài cho rằng cả hai hình thức sa đọa ấy đều là biểu hiện của tính thế gian.
Về việc săn sóc người nghèo, Đức HY Bergoglio phân biệt giữa việc làm bác ái chân chính và các hoạt động xã hội làm yên lòng lương tâm, được thực hiện nhằm làm cho người làm “cảm thấy an ổn về chính mình”. Nhưng theo ngài, tình yêu “đòi con người phải ra khỏi chính họ, thực sự hiến thân cho người khác”. Ngài đơn cử trường hợp cơ quan bác ái của Giáo Hội bán đấu giá chiếc đồng hồ Rolex. Ngài bảo “Quả là một điều xấu hổ và lạm dụng bác ái. Vì đã đi kiếm một người dùng chiếc đồng hồ này để khoe mẽ hòng nuôi sống người nghèo ”.
Theo ngài, điều người nghèo cần hơn cả là một việc làm đem lại phẩm giá cho họ, và không được nhìn họ một cách khinh bỉ. Ngài bảo “phải nhìn thẳng vào mắt họ” và ngài lặp đi lặp lại câu này. Điều nguy hiểm nhất khi giúp đỡ người nghèo là sa vào thái độ “cha chú che chở”, một thái độ không dành chỗ để họ tăng trưởng.
Một đặc điểm được Đức Phanxicô ca ngợi hơn cả là sự hiền lành (meekness), nhưng ngài nhấn mạnh hiền lành không phải là yếu đuối. Ngài cho rằng “một nhà lãnh đạo tôn giáo có thể rất mạnh mẽ, cương quyết, nhưng không gây hấn” và từ ngày được bầu làm giáo hoàng, ngài thường cho rằng sức mạnh thực sự của một nhà lãnh đạo tôn giáo phát xuất từ chính sự phục vụ của họ.
Ngài cho thấy một nét đầy hy vọng khi cho rằng việc đi tìm Thiên Chúa theo kiểu tôn giáo nơi phần đông người ta vẫn “tiếp tục được đẩy mạnh dù phần nào lệch ra ngoài các cơ cấu định chế”. Ngài cho hay “phúc âm hóa là việc cần thiết, nhưng chủ nghĩa duy cải đạo (proselytism) thì không”. Ngày nay, việc cải đạo này “cám ơn Chúa đã bị xóa khỏi tự điển mục vụ”. Trích dẫn câu nói của Đức Bênêđíctô XVI “Giáo Hội là một đề xuất được tiếp nhận nhờ lôi cuốn chứ không nhờ chủ nghĩa duy cải đạo”, Đức HY Bergoglio cho rằng đức tin là “sự lôi cuốn nhờ chứng tá”.
Còn nhiều điều nữa trong sách, như các thảo luận về khoa học, hoàn cầu hóa, ly dị, giáo dục, Nạn Diệt Chủng và phụ nữ. Các đàm đạo về từng chủ đề phần lớn khá ngắn, chỉ cho ta nếm tạm mùi vị tư duy của vị giáo hoàng tương lai. Sau đây, xin trích dẫn một trích đoạn của cuốn sách nói về việc cảm nghiệm Thiên Chúa:
Cảm nghiệm Thiên Chúa
Giáo Sĩ Skorka: Đã nhiều năm kể từ ngày chúng ta gặp nhau lần đầu và một sợi dây thân ái đã được tạo nên giữa chúng ta. Khi nghiên cứu bộ Talmud, tôi thấy có câu nói rằng tình bằng hữu là ăn chung và dành thì giờ cho nhau, nhưng cuối cùng sách nhấn mạnh rằng dấu chỉ tình bạn chân chính là khả năng bộc lộ những gì trong trái tim mình cho người kia. Đó là điều đã xẩy ra cho hai chúng ta trong nhiều năm qua. Tôi tin rằng điều quan trọng nhất đem chúng ta lại với nhau chắc chắn đã là và vẫn còn là Thiên Chúa, Đấng khiến cho các nẻo đường của chúng ta gặp nhau và cho phép chúng ta mở lòng cho nhau. Trong các đàm đạo thường xuyên của chúng ta, dù đã đề cập tới nhiều chủ đề rồi, nhưng chưa bao giờ chúng ta minh nhiên nói tới Thiên Chúa. Dĩ nhiên, chúng ta luôn hiểu Người hiện hữu. Điều tốt đẹp là khởi đầu cuộc trao đổi mà chúng ta muốn để lại làm bằng chứng cho cuộc đối thoại của chúng ta, bằng cách thảo luận về Đấng hết sức quan trọng đối với cuộc sống của chúng ta.
Đức HY Bergoglio: Chữ “nẻo đường” quả là tuyệt diệu. Trong cảm nghiệm bản thân của tôi với Thiên Chúa, tôi chẳng làm gì được nếu không có nẻo đường. Tôi muốn nói rằng người ta gặp gỡ Thiên Chúa bằng cách bước đi, bằng cách chuyển động, bằng cách đi tìm Người và để mình được Người tìm ra. Đó chính là hai nẻo đường gặp nhau. Một đàng, là nẻo đường ta đi tìm Người, được thúc đẩy bởi khuynh hướng bẩm sinh phát xuất từ trái tim; và sau đó, khi đã gặp nhau rồi, ta hiểu ra rằng Người là Đấng đã đi tìm ta từ lúc ban đầu. Cảm nghiệm tôn giáo sơ khởi chính là cảm nghiệm bước đi: " hãy bước tới mảnh đất Ta sắp ban cho ngươi" (St 12:1). Đây là lời hứa mà Thiên Chúa đã làm với Ápraham. Trong lời hứa ấy, trong việc bước tới này, một liên minh đã được thiết lập và được củng cố theo thời gian. Chính vì vậy, tôi cho rằng cảm nghiệm của tôi về Thiên Chúa xẩy ra dọc theo một nẻo đường, cả trong việc tôi đi tìm lẫn trong việc tôi để mình được tìm thấy, dù cho đó là những nẻo đường đa dạng, của đau đớn, của hân hoan, của ánh sáng hay của bóng tối.
Giáo Sĩ Skorka: Điều ngài vừa nói khiến tôi nhớ tới một số câu trong Thánh Kinh. Thí dụ lúc Chúa bảo Ápraham: “hãy bước đi trước mặt ta và đừng mắc lỗi lầm” (St 17:1). Hay lúc muốn giải thích cho dân Do Thái điều Thiên Chúa muốn nơi họ, tiên tri Mika nói rằng “hãy thực hiện công lý và yêu điều thiện, và khiêm nhường bước đi với Thiên Chúa của các ngươi” (Mk 6:8). Dĩ nhiên, cảm nhận Thiên Chúa là điều năng động, nói theo kiểu chúng ta từng được học trong ngành khoa học căn bản chung của chúng ta (Giáo Sĩ Skorka có bằng tiến sĩ hóa học, còn Đức HY Bergoglio có bằng cao học về ngành này). Tuy nhiên, ngài nghĩ chúng ta có thể nói gì với con người thời nay khi thấy ý niệm Thiên Chúa quá bị tả tơi, phàm tục hóa và chẳng còn mấy quan trọng?
Đức HY Bergoglio: Điều phải nói với mọi người là hãy nhìn vào nội tâm của chính họ. Sao lãng là một gẫy đổ bên trong. Nó sẽ không bao giờ dẫn người ta tới chỗ gặp gỡ chính họ vì nó ngăn cản không cho họ nhìn vào tấm gương của chính tâm hồn họ. Tịnh tâm là bước đầu. Chính ở đó, cuộc đối thoại mới có thể bắt đầu. Đôi lúc, họ tin mình có câu trả lời duy nhất, nhưng không phải như thế. Tôi muốn mời con người thời nay tìm cảm nghiệm của việc bước vào cõi thân mật trong trái tim họ hòng biết được cảm nghiệm và khuôn mặt Thiên Chúa. Chính vì thế, tôi thích điều Gióp nói sau khi thấy cảm nghiệm khó chịu và các cuộc đàm đạo không giúp ích gì cho ông: “Con nghe lời người ta đồn đãi về Ngài, còn bây giờ, mắt con đã được thấy Người” (Gióp 42:5). Điều tôi nói với người ta không phải là biết Thiên Chúa chỉ bằng cách nghe mà thôi. Thiên Chúa Hằng Sống là Đấng các bạn có thể nhìn thấy bằng con mắt tâm hồn của các bạn.
Giáo Sĩ Skorka: Sách Gióp dạy chúng ta một bài học lớn vì, nói cho vắn tắt, nó cho rằng ta không bao giờ biết được cách Thiên Chúa tự tỏ mình ra qua các hoàn cảnh đặc thù. Gióp, một người công chính, một người chính trực, muốn biết tại sao ông mất hết mọi sự, thậm chí cả sức khỏe của mình. Các bằng hữu bảo ông rằng Thiên Chúa trừng phạt vì tội lỗi ông. Ông trả lời rằng cho dù ông có phạm tội, thì cũng đâu có đến nỗi. Gióp chỉ được an ủi khi Thiên Chúa hiện ra với ông. Các câu hỏi của ông không được giải đáp, nhưng việc cảm nhận sự hiện hữu của Người sẽ ở lại mãi trong ông. Trong câu truyện này, chúng ta có thể tìm được một số điều có thể lên khuôn nhận thức bản thân của tôi về Thiên Chúa. Thứ nhất, bằng hữu của Gióp tỏ ra ngạo mạn và vô lý khi chấp nhận lý thuyết cho rằng “mày phạm tội nên Thiên Chúa trừng phạt mày”, một lý thuyết biến Thiên Chúa thành một thứ máy vi tính chuyên tính toán phần thưởng hay hình phạt. Ở cuối câu truyện, Thiên Chúa bảo Gióp, kẻ từng trách móc các bất công của Đấng Tạo ra mình, rằng ông nên cầu bầu và cầu nguyện cho các bằng hữu của ông, vì họ đã nói sai lầm về Người (xem Gióp 42:7-8). Dưới con mắt Thiên Chúa, những kẻ lớn tiếng kêu than trong đau khổ, để cầu xin công lý của trời cao luôn làm Người hài lòng. Những kẻ nằng nặc duy trì quan điểm quá đơn giản (simplistic) về bản chất Thiên Chúa luôn bị Người ghét bỏ. Theo hiểu biết của tôi, Thiên Chúa tự tỏ mình Người cho chúng ta một cách rất tế vi. Các đau khổi hiện nay của chúng ta có thể là lời giải đáp cho người khác trong tương lai. Hoặc, có lẽ chúng ta là lời giải đáp cho một điều gì đó trong quá khứ. Trong Do Thái Giáo, Thiên Chúa được tôn kính qua việc chúng tôi tuân giữ các giới răn được Người mạc khải. Như ngài đã nhắc đến, mỗi con người và mỗi thế hệ phải tìm ra nẻo đường trên đó họ có thể tìm kiếm và cảm nhận được sự hiện hữu của Người.
Đức HY Bergoglio: Đúng vậy. Chúng ta tiếp nhận sáng thế trong tay như một hồng phúc. Thiên Chúa ban nó cho chúng ta, nhưng đồng thời, Người trao cho ta một trách vụ: là chúng ta phải khuất phục Trái Đất. Đây là hình thức đầu tiên của vô-văn hóa: điều con người tiếp nhận được, tức vật chất thô sơ phải được khuất phục để biến nó thành như văn hóa, cây gỗ phải biến thành chiếc bàn. Nhưng có lúc, con người đi quá xa trong trách vụ này; họ trở nên quá nhiệt thành và mất hết lòng kính trọng đối với thiên nhiên. Và thế là có các vấn đề sinh thái, như hâm nóng hoàn cầu, vốn là hình thức mới của vô-văn hóa. Công trình của con người trước Thiên Chúa và trước chính họ phải duy trì cho được thế quân bình thường hằng giữa hồng phúc và trách vụ. Khi con người chỉ duy trì hồng phúc mà không chịu làm việc, họ không chu toàn sứ mệnh và mãi mãi sơ khai; khi họ trở nên quá nhiệt thành với việc làm của mình, họ quên khuấy mất hồng phúc để tạo ra một nền đạo đức duy xây dựng: họ nghĩ rằng mọi sự đều là thành quả lao công của họ và không hề có hồng phúc gì cả. Đó là điều tôi gọi là hội chứng Babel.