Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:42 22/07/2025
26. Tu sĩ mà mất đi chí hướng hoàn thiện đức hạnh, thì giống như đã ra khỏi dòng rồi vậy.
(Thánh Jerome)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
-----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:48 22/07/2025
98. TIẾP KIẾN CẤP TRÊN
Có một cử nhân tìm mọi cách để được làm quan huyện ở một huyện nọ, lần đầu tiên đến tiếp kiến thượng quan, khi dẫn ngang nhà kho, thì không biết làm thế nào để nói xã giao, đột nhiên hỏi:
- “Đại nhân danh tánh là gì?”
Thượng quan thấy anh ta không biết lễ phép và không có trí tuệ gì cả thì rất kinh hãi, miễn cưỡng đáp:
- “Họ mỗ.”
Huyện quan ấy cúi đầu suy nghĩ rất lâu rồi lại nói:
- “Họ của đại nhân trong bá tánh không ai có cả.”
Thượng quan càng thêm kinh hãi, nói:
- “Ta ở dưới cờ (Mãn tộc) ông không biết sao?”
Huyện quan lại đứng thẳng người hỏi:
- “Đại nhân ở cờ nào?”
Thượng quan nói:
- “Giữa cờ đỏ.”
Huyện quan nói:
- “Giữa cờ vàng là tốt nhất, tại sao đại nhân không đứng giữa cờ vàng?”
Thượng quan phẫn nộ, hỏi:
- “Ông người thuộc tỉnh nào?”
Huyện quan trả lời:
- “Quảng Tây.”
Thượng quan nói:
- “Quảng Đông là tốt nhất, tại sao ông không ở Quảng Đông?”
Huyện quan nhất thời không trả lời được, nên cáo từ lui về, qua ngày hôm sau được lệnh cưỡng chế mất chức trở về nhà, thật đáng buồn ông ta chỉ làm huyện quan được một tháng.
(Tiếu Tiếu lục)
Suy tư 98:
Dùng tiền bạc để mua chức quan thì trước sau gì cũng mất chức quan; dùng tài nịnh hót của mình để được tiến thân thì trước sau gì cũng thân bại danh liệt, bởi vì cái chức quan do tiền mua và tiến thân cách hèn hạ, thì chỉ có những người vô tài bất tướng mới làm như thế…
Học hành không ra gì mà được làm quan lớn là một tai họa cho xã hội, thiệt hại lợi ích công cộng của bá tánh, đó là một tệ nạn của xã hội cần phải làm sạch như bệnh truyền nhiễm.
Giáo Hội rất ý thức về chuyện này, cho nên đòi hỏi các ứng sinh làm linh mục phải là những con người thật thà, trưởng thành và can đảm trong cách học hành và việc làm, và rất mong muốn họ trở nên những linh mục vừa có tri thức vừa có đạo đức, vừa có sự thông minh và vừa có sự khiêm tốn, để họ ý thức được mình chỉ là “đầy tớ vô dụng” của Thiên Chúa mà thôi…
Linh mục là người được Thiên Chúa chọn, chứ không phải là chức quan do tiền mua được, ai có đức tin thì hiểu…
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Có một cử nhân tìm mọi cách để được làm quan huyện ở một huyện nọ, lần đầu tiên đến tiếp kiến thượng quan, khi dẫn ngang nhà kho, thì không biết làm thế nào để nói xã giao, đột nhiên hỏi:
- “Đại nhân danh tánh là gì?”
Thượng quan thấy anh ta không biết lễ phép và không có trí tuệ gì cả thì rất kinh hãi, miễn cưỡng đáp:
- “Họ mỗ.”
Huyện quan ấy cúi đầu suy nghĩ rất lâu rồi lại nói:
- “Họ của đại nhân trong bá tánh không ai có cả.”
Thượng quan càng thêm kinh hãi, nói:
- “Ta ở dưới cờ (Mãn tộc) ông không biết sao?”
Huyện quan lại đứng thẳng người hỏi:
- “Đại nhân ở cờ nào?”
Thượng quan nói:
- “Giữa cờ đỏ.”
Huyện quan nói:
- “Giữa cờ vàng là tốt nhất, tại sao đại nhân không đứng giữa cờ vàng?”
Thượng quan phẫn nộ, hỏi:
- “Ông người thuộc tỉnh nào?”
Huyện quan trả lời:
- “Quảng Tây.”
Thượng quan nói:
- “Quảng Đông là tốt nhất, tại sao ông không ở Quảng Đông?”
Huyện quan nhất thời không trả lời được, nên cáo từ lui về, qua ngày hôm sau được lệnh cưỡng chế mất chức trở về nhà, thật đáng buồn ông ta chỉ làm huyện quan được một tháng.
(Tiếu Tiếu lục)
Suy tư 98:
Dùng tiền bạc để mua chức quan thì trước sau gì cũng mất chức quan; dùng tài nịnh hót của mình để được tiến thân thì trước sau gì cũng thân bại danh liệt, bởi vì cái chức quan do tiền mua và tiến thân cách hèn hạ, thì chỉ có những người vô tài bất tướng mới làm như thế…
Học hành không ra gì mà được làm quan lớn là một tai họa cho xã hội, thiệt hại lợi ích công cộng của bá tánh, đó là một tệ nạn của xã hội cần phải làm sạch như bệnh truyền nhiễm.
Giáo Hội rất ý thức về chuyện này, cho nên đòi hỏi các ứng sinh làm linh mục phải là những con người thật thà, trưởng thành và can đảm trong cách học hành và việc làm, và rất mong muốn họ trở nên những linh mục vừa có tri thức vừa có đạo đức, vừa có sự thông minh và vừa có sự khiêm tốn, để họ ý thức được mình chỉ là “đầy tớ vô dụng” của Thiên Chúa mà thôi…
Linh mục là người được Thiên Chúa chọn, chứ không phải là chức quan do tiền mua được, ai có đức tin thì hiểu…
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Ngày 23/07: Ai có tai thì nghe – Thầy Phó Tế Phanxicô Xavie Cao Văn Trí, CP.
Giáo Hội Năm Châu
02:23 22/07/2025
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.
Khi ấy, Đức Giê-su từ trong nhà đi ra ngồi ở ven Biển Hồ. Dân chúng tụ họp bên Người rất đông, nên Người phải xuống thuyền mà ngồi, còn tất cả dân chúng thì đứng trên bờ. Người dùng dụ ngôn mà nói với họ nhiều điều.
Người nói: “Người gieo giống đi ra gieo giống. Trong khi người ấy gieo, có những hạt rơi xuống vệ đường, chim chóc đến ăn mất. Có những hạt rơi trên nơi sỏi đá, chỗ không có nhiều đất; nó mọc ngay, vì đất không sâu; nhưng khi nắng lên, nó liền bị cháy, và vì thiếu rễ nên bị chết khô. Có những hạt rơi vào bụi gai, gai mọc lên làm nó chết nghẹt. Có những hạt lại rơi trên đất tốt, nên sinh hoa kết quả: hạt được gấp trăm, hạt được sáu chục, hạt được ba chục. Ai có tai thì nghe.”
Đó là lời Chúa
Cầu nguyện ra sao và cách nào ?
Lm Phêrô Phan Văn Lợi
05:41 22/07/2025
CHÚA NHẬT 17 THƯỜNG NIÊN NĂM C: LC 11,1-13
1Một hôm, Đức Giê-su cầu nguyện ở nơi kia. Người cầu nguyện xong, thì có một người trong nhóm môn đệ nói với Người: “Thưa Thầy, xin dạy chúng con cầu nguyện, cũng như ông Gio-an đã dạy môn đệ của ông.” 2Người bảo các ông: “Khi cầu nguyện, anh em hãy nói: ‘Lạy Cha, xin làm cho danh thánh Cha vinh hiển, Triều Đại Cha mau đến. 3Xin Cha cho chúng con ngày nào có lương thực ngày ấy; 4xin tha tội cho chúng con, vì chính chúng con cũng tha cho mọi người mắc lỗi với chúng con, và xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ.’”
5Người còn nói với các ông: “Ai trong anh em có một người bạn, và nửa đêm đến nhà người bạn ấy mà nói: ‘Bạn ơi, cho tôi vay ba cái bánh, 6vì tôi có anh bạn lỡ đường ghé lại nhà, và tôi không có gì dọn cho anh ta ăn cả’, 7mà người kia từ trong nhà lại đáp: ‘Xin anh đừng quấy rầy tôi: cửa đã đóng rồi, các cháu lại ngủ cùng giường với tôi, tôi không thể dậy lấy bánh cho anh được.’? 8Thầy nói cho anh em biết: dẫu người kia không dậy để cho người này vì tình bạn, thì cũng sẽ dậy để cho người này tất cả những gì anh ta cần, vì anh ta cứ lì ra đó.
9“Thế nên Thầy bảo anhg em: anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ mở cho. 10Vì hễ ai xin thì được nhận, ai tìm thì được thấy, ai gõ cửa thì được mở cho. 11Ai trong anh em là một người cha, mà khi con xin cá, thì thay vì cá lại lấy rắn mà cho nó? 12Hoặc nó xin trứng lại cho nó bò cạp? 13Vậy nếu anh em vốn là những kẻ xấu mà còn biết cho con cái mình của tốt của lành, phương chi Cha trên trời lại không ban Thánh Thần cho những kẻ kêu xin Người sao?”
CẦU NGUYỆN RA SAO VÀ CÁCH NÀO?
Kể từ lời nguyện ngợi khen Đức Giê-su dâng lên Chúa Cha (x. Lc 10,21-22), chương 11 đã minh họa, bằng nhiều cách khác nhau, thái độ người môn đệ phải có đối với Thiên Chúa. Việc Đức Giê-su cầu nguyện, thường được Lc nêu bật, ở đây dùng làm khởi điểm cho một lời cầu xin. Giáo huấn ban ra gồm 2 phần: lời kinh của Chúa và dụ ngôn về đức kiên trì (kèm theo áp dụng).
1- Lời kinh của Chúa.
Để đối thoại với Đấng Toàn Tha, vấn đề không nằm ở việc cầu nguyện nhưng ở nội dung lời cầu nguyện cũng như ở cách cầu nguyện. Vì thế một môn đệ đã xin Đức Giê-su văn bản của một lời kinh để thêm vào các kinh nguyện chính thức của cuộc sống Do-thái, đồng thời đặc trưng cho nhóm của họ, bắt chước lời kinh -chúng ta không biết- mà vị Tẩy giả từng sử dụng với môn đệ của mình.
Phiên bản lời kinh của Chúa mà Lu-ca đã thừa hưởng ngắn hơn phiên bản của Mát-thêu (6,9-13); nó gồm một tiếng kêu, hai nguyện vọng và ba thỉnh cầu. Các môn đệ trước hết được mời gọi, được cho phép ngỏ với Thiên Chúa bằng cách lấy lại hạn từ mà Tôn sư vẫn sử dụng trong lời cầu nguyện của Người: “Lạy Cha” (Abba = Ba ơi ! [dịch sát] x. 10,21); chiều sâu mối quan hệ của họ với Thiên Chúa đã chẳng được mạc khải cho họ sao (x. 10,22)? Bấy giờ mới trình bày hai nguyện vọng vốn có một song song trong bài kinh Do-thái Qaddish: Thánh danh Cha vinh hiển (Xin Đức Chúa can thiệp và tỏ mình như Thiên Chúa với khuôn mặt phô bày, cầu Người làm cho mình được nhận biết !) và Triều đại Cha mau đến (Xin Đức Chúa đích thân tới và bày tỏ sự hiện diện uy nghi lẫn công hiệu của Người !). Dưới hai hình thức khác nhau, cùng một lời cầu khẩn khoản được trình bày: “Lạy Cha, xin ngự đến !”; Thiên Chúa là “đối tượng” duy nhất của lời cầu nguyện ngỏ với Người (c. 2).
Chỉ trong nhịp thứ hai mà các môn đệ mới đặt ra ba thỉnh cầu cho bản thân, với tư cách họ làm thành một cộng đoàn (việc dùng chữ “chúng con” c.3-4). Thỉnh cầu đầu tiên nhắm đến bánh (lương thực) mà họ cần mỗi ngày để đủ sức tiếp tục con đường của mình. Thoạt tiên có một ám chỉ man-na, bánh từ trời từng hồi phục dân Thiên Chúa trong cuộc Xuất hành và, theo niềm mong đợi của dân Do-thái, sẽ lại được ban như lương thực cho cộng đoàn thời cánh chung. Nơi Lu-ca, các tín hữu được kêu gọi xin bánh nuôi sống này (bánh vật chất lẫn bánh thiêng liêng) cho từng ngày một. Thỉnh cầu thứ hai: xin Thiên Chúa tha tội cho chúng con ! Điều đó tuyệt đối cần thiết để chúng ta có thể gặp gỡ Thiên Chúa đang đến, mà chẳng như thể bị quật ngã bởi sự thánh thiện sáng chói của Người. Sự tha thứ thần linh là một ơn ban không, ta chẳng bao giờ đáng được, nhưng vẫn phải có khả năng đón nhận nó. Thế mà từ chối thứ tha cho người khác, đó chẳng phải là liều mạng khép lòng mình trước ơn tha thứ của Thiên Chúa sao? Thỉnh cầu cuối cùng: xin cho chúng con khỏi sa chước cám dỗ, cám dỗ từ khước, loại trừ, bỏ rơi Đức Giê-su Ki-tô (x. 8,13; 22,40).
Đáng kinh ngạc nhất trong lời kinh của Chúa, đó là dù hết sức lo đặt Ngôi Cha vào trung tâm, nó chẳng nói một lời về Ngôi Con được Người sai tới. Sự vắng bóng Ki-tô học này là một trong những điều ý nghĩa nhất: thoát khỏi mọi bận tâm quy ngã, Đức Giê-su hướng đôi mắt về Cha mình. Cũng hãy nhận ra một sự im lặng khác. Đang lúc kinh nguyện mang tính phổ quát nhất của Do-thái, Qaddish, đề cập đến “nhà Ít-ra-en”, “thành Giê-ru-sa-lem”, “Đền thờ” và “Thánh địa”, thì ở đây chẳng có ghi chú địa lý nào. Các nơi thánh đã ngừng hiện hữu; lời kinh này có thể được thốt lên bởi mọi dân tộc.
2- Dụ ngôn về đức kiên trì
Qua dụ ngôn đi tiếp và chỉ thuộc riêng mình, Lu-ca nêu bật một khía cạnh trong lời kinh của Chúa: đó là cầu nguyện xin ơn. Thế mà trong lãnh vực này, phải biết tỏ ra kiên trì trước Thiên Chúa; điều ấy quan trọng đối với Lu-ca đến độ ông sẽ lặp lại giáo huấn này, nơi 18,1-5, bằng một dụ ngôn khác (quan tòa bất chính và bà góa quấy rầy).
Câu hỏi đầu tiên buộc thính giả phải lôi mình vào, đưa ra một phán đoán cá nhân, đang khi chính Đức Giê-su sắp cung cấp rõ ràng lời áp dụng (x. c.8). Chính toàn bộ câu chuyện soi sáng các tương quan của con người với Thiên Chúa trong việc cầu nguyện. Sẽ sai lầm nếu tách biệt mỗi một yếu tố của nó và tưởng tượng rằng, ví dụ vậy, lời cầu nguyện của con người đánh thức Thiên Chúa hay Thiên Chúa trả lời chỉ để thoát khỏi những kẻ quấy rầy. Dụ ngôn gồm ba nhân vật. Kẻ lì lợm có hai người bạn không quen biết nhau. Sở dĩ anh đến nửa đêm gõ cửa nhà một trong hai để vay bánh, đó là vì người kia ở xa vừa tới nhà anh bất ngờ và xin ở lại. Hãy lưu ý: anh bạn mà kẻ đang ngủ bị đánh thức muốn đuổi khéo chẳng xin chi cho mình; và chính cho anh mà việc khách đến bất chợt gây phiền nhiễu hơn cả ! Anh nại đến tình bạn để có được ba cái bánh, nhưng người kia từ chối theo anh trong chuyện này. Kết luận của Đức Giê-su đi từ chính việc từ chối hành động vì tình bạn như thế; động lực khác sẽ khiến kẻ ngái ngủ phải cho cái mà anh bạn cần: tính lì lợm của việc yêu cầu đang đêm. Đức kiên trì cuối cùng toàn thắng. Trong việc chinh phục tình yêu, Việt Nam ta cũng có ngạn ngữ: “Nhất lì, nhì đẹp trai”, “Nhất đẹp trai, nhì chai mặt” !
Đức Giê-su tiếp tục lời dạy của mình kiểu long trọng (c. 9a) bằng cách nới rộng phạm vi câu chuyện được kể trong dụ ngôn. Giáo huấn ở đây đến từ “Nguồn của mọi lời”. Người mời môn đệ hãy cầu nguyện (c. 8) bằng cách đi từ một giả định của khôn ngoan trần thế (c. 9). “Tìm” là một chữ được Thánh Kinh dùng để gợi lên việc cầu nguyện (x. Tv 124,6; 27,8). Như một hiền nhân, Đức Giê-su kể ra 3 cách khẩn cầu: xin, tìm, gõ cửa, rồi kết quả của mỗi một việc ấy. Tuy nhiên sự nhấn mạnh không nằm trên tính kiên trì của con người mà trên ân huệ thần linh; ba động từ ở thể thụ động nhắm đến hoạt động của Thiên Chúa. Con người phải tin tưởng Đấng tặng ban và mở cửa.
Hai minh họa lúc ấy được đưa ra để biện minh cho một lòng tin tưởng như vậy. Như trong dụ ngôn, một câu hỏi đến chất vấn trực tiếp thính giả: Ai trong anh em là một người cha…? Từ liên hệ bạn bè được dụ ngôn minh họa, người ta chuyển sang liên hệ cha con. Lý luận “huống hồ”, dẫn từ thái độ phi lý sang thái độ hợp lý, dựa trên vẻ giống nhau giữa một con cá với một con rắn, giữa một quả trứng với một con bò cạp. Vậy mà không ông cha nào trên trần gian làm con mình thất vọng bằng cách sử dụng sự giống nhau đầy lừa lọc ấy. Đó chẳng phải là kinh nghiệm thường nhật của mỗi người sao?
Cần phải rút ra từ đó bài học (c. 13) bằng cách khai triển việc so sánh giữa Cha trên trời với cha dưới thế. Lòng nhân hậu của Thiên Chúa đâu đồng kích thước với lòng nhân hậu của phụ mẫu trần gian. Thành thử ta phải kết luận rằng các ân huệ của Người vô cùng tốt hơn của họ. Nơi mà Nguồn mọi lời, từ đó thánh sử kín múc cho các câu 9-13, từng quả quyết rằng “Thiên Chúa sẽ ban các của tốt cho những kẻ xin Người” (Mt 7,11), thì ân huệ tối cao Chúa Cha ban cho con cái mình được Lu-ca nói rõ: đó là Thánh Thần. Trên thực tế, trong sách Công vụ, Thánh Thần sẽ xuất hiện như ân huệ đặc trưng của Thiên Chúa vào thời cánh chung (Cv 2,33.38).
Kinh nghiệm về việc cầu nguyện kiên trì, một vĩ nhân từng có được qua câu chuyện dưới đây. Cậu bé nông dân 15 tuổi bang Kansas, Hoa Kỳ, bị té trầy đầu gối. Đến đêm, vết trầy bắt đầu đau và hai ngày sau thì làm cậu nhức chẳng chịu nổi. Bác sĩ cho biết: “Có lẽ không cứu được chân chú bé đâu ! Nếu tệ hơn, chúng ta đến phải cưa chân cậu !” Chú bé ngày càng sốt. Bác sĩ tin chắc chỉ có phép mầu mới cứu cậu nổi. Thế là gia đình bắt đầu cầu nguyện. Bà mẹ, ông bố và 4 anh em trai quỳ bên giường cậu van xin Chúa hầu như suốt ngày đêm, chỉ dành chút giờ làm những việc cần thiết hơn cả. Gần một tuần sau, bác sĩ ngạc nhiên thấy vết thương bớt sưng và cậu bé đã ngủ ngon giấc. Ba tuần sau đó, Dwight David Eisenhower, thống tướng và tổng thống tương lai của Hoa Kỳ, đã đi lại được.
Viết theo Claude Tassin, Jacques Hervieux
1Một hôm, Đức Giê-su cầu nguyện ở nơi kia. Người cầu nguyện xong, thì có một người trong nhóm môn đệ nói với Người: “Thưa Thầy, xin dạy chúng con cầu nguyện, cũng như ông Gio-an đã dạy môn đệ của ông.” 2Người bảo các ông: “Khi cầu nguyện, anh em hãy nói: ‘Lạy Cha, xin làm cho danh thánh Cha vinh hiển, Triều Đại Cha mau đến. 3Xin Cha cho chúng con ngày nào có lương thực ngày ấy; 4xin tha tội cho chúng con, vì chính chúng con cũng tha cho mọi người mắc lỗi với chúng con, và xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ.’”
5Người còn nói với các ông: “Ai trong anh em có một người bạn, và nửa đêm đến nhà người bạn ấy mà nói: ‘Bạn ơi, cho tôi vay ba cái bánh, 6vì tôi có anh bạn lỡ đường ghé lại nhà, và tôi không có gì dọn cho anh ta ăn cả’, 7mà người kia từ trong nhà lại đáp: ‘Xin anh đừng quấy rầy tôi: cửa đã đóng rồi, các cháu lại ngủ cùng giường với tôi, tôi không thể dậy lấy bánh cho anh được.’? 8Thầy nói cho anh em biết: dẫu người kia không dậy để cho người này vì tình bạn, thì cũng sẽ dậy để cho người này tất cả những gì anh ta cần, vì anh ta cứ lì ra đó.
9“Thế nên Thầy bảo anhg em: anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ mở cho. 10Vì hễ ai xin thì được nhận, ai tìm thì được thấy, ai gõ cửa thì được mở cho. 11Ai trong anh em là một người cha, mà khi con xin cá, thì thay vì cá lại lấy rắn mà cho nó? 12Hoặc nó xin trứng lại cho nó bò cạp? 13Vậy nếu anh em vốn là những kẻ xấu mà còn biết cho con cái mình của tốt của lành, phương chi Cha trên trời lại không ban Thánh Thần cho những kẻ kêu xin Người sao?”
CẦU NGUYỆN RA SAO VÀ CÁCH NÀO?
Kể từ lời nguyện ngợi khen Đức Giê-su dâng lên Chúa Cha (x. Lc 10,21-22), chương 11 đã minh họa, bằng nhiều cách khác nhau, thái độ người môn đệ phải có đối với Thiên Chúa. Việc Đức Giê-su cầu nguyện, thường được Lc nêu bật, ở đây dùng làm khởi điểm cho một lời cầu xin. Giáo huấn ban ra gồm 2 phần: lời kinh của Chúa và dụ ngôn về đức kiên trì (kèm theo áp dụng).
1- Lời kinh của Chúa.
Để đối thoại với Đấng Toàn Tha, vấn đề không nằm ở việc cầu nguyện nhưng ở nội dung lời cầu nguyện cũng như ở cách cầu nguyện. Vì thế một môn đệ đã xin Đức Giê-su văn bản của một lời kinh để thêm vào các kinh nguyện chính thức của cuộc sống Do-thái, đồng thời đặc trưng cho nhóm của họ, bắt chước lời kinh -chúng ta không biết- mà vị Tẩy giả từng sử dụng với môn đệ của mình.
Phiên bản lời kinh của Chúa mà Lu-ca đã thừa hưởng ngắn hơn phiên bản của Mát-thêu (6,9-13); nó gồm một tiếng kêu, hai nguyện vọng và ba thỉnh cầu. Các môn đệ trước hết được mời gọi, được cho phép ngỏ với Thiên Chúa bằng cách lấy lại hạn từ mà Tôn sư vẫn sử dụng trong lời cầu nguyện của Người: “Lạy Cha” (Abba = Ba ơi ! [dịch sát] x. 10,21); chiều sâu mối quan hệ của họ với Thiên Chúa đã chẳng được mạc khải cho họ sao (x. 10,22)? Bấy giờ mới trình bày hai nguyện vọng vốn có một song song trong bài kinh Do-thái Qaddish: Thánh danh Cha vinh hiển (Xin Đức Chúa can thiệp và tỏ mình như Thiên Chúa với khuôn mặt phô bày, cầu Người làm cho mình được nhận biết !) và Triều đại Cha mau đến (Xin Đức Chúa đích thân tới và bày tỏ sự hiện diện uy nghi lẫn công hiệu của Người !). Dưới hai hình thức khác nhau, cùng một lời cầu khẩn khoản được trình bày: “Lạy Cha, xin ngự đến !”; Thiên Chúa là “đối tượng” duy nhất của lời cầu nguyện ngỏ với Người (c. 2).
Chỉ trong nhịp thứ hai mà các môn đệ mới đặt ra ba thỉnh cầu cho bản thân, với tư cách họ làm thành một cộng đoàn (việc dùng chữ “chúng con” c.3-4). Thỉnh cầu đầu tiên nhắm đến bánh (lương thực) mà họ cần mỗi ngày để đủ sức tiếp tục con đường của mình. Thoạt tiên có một ám chỉ man-na, bánh từ trời từng hồi phục dân Thiên Chúa trong cuộc Xuất hành và, theo niềm mong đợi của dân Do-thái, sẽ lại được ban như lương thực cho cộng đoàn thời cánh chung. Nơi Lu-ca, các tín hữu được kêu gọi xin bánh nuôi sống này (bánh vật chất lẫn bánh thiêng liêng) cho từng ngày một. Thỉnh cầu thứ hai: xin Thiên Chúa tha tội cho chúng con ! Điều đó tuyệt đối cần thiết để chúng ta có thể gặp gỡ Thiên Chúa đang đến, mà chẳng như thể bị quật ngã bởi sự thánh thiện sáng chói của Người. Sự tha thứ thần linh là một ơn ban không, ta chẳng bao giờ đáng được, nhưng vẫn phải có khả năng đón nhận nó. Thế mà từ chối thứ tha cho người khác, đó chẳng phải là liều mạng khép lòng mình trước ơn tha thứ của Thiên Chúa sao? Thỉnh cầu cuối cùng: xin cho chúng con khỏi sa chước cám dỗ, cám dỗ từ khước, loại trừ, bỏ rơi Đức Giê-su Ki-tô (x. 8,13; 22,40).
Đáng kinh ngạc nhất trong lời kinh của Chúa, đó là dù hết sức lo đặt Ngôi Cha vào trung tâm, nó chẳng nói một lời về Ngôi Con được Người sai tới. Sự vắng bóng Ki-tô học này là một trong những điều ý nghĩa nhất: thoát khỏi mọi bận tâm quy ngã, Đức Giê-su hướng đôi mắt về Cha mình. Cũng hãy nhận ra một sự im lặng khác. Đang lúc kinh nguyện mang tính phổ quát nhất của Do-thái, Qaddish, đề cập đến “nhà Ít-ra-en”, “thành Giê-ru-sa-lem”, “Đền thờ” và “Thánh địa”, thì ở đây chẳng có ghi chú địa lý nào. Các nơi thánh đã ngừng hiện hữu; lời kinh này có thể được thốt lên bởi mọi dân tộc.
2- Dụ ngôn về đức kiên trì
Qua dụ ngôn đi tiếp và chỉ thuộc riêng mình, Lu-ca nêu bật một khía cạnh trong lời kinh của Chúa: đó là cầu nguyện xin ơn. Thế mà trong lãnh vực này, phải biết tỏ ra kiên trì trước Thiên Chúa; điều ấy quan trọng đối với Lu-ca đến độ ông sẽ lặp lại giáo huấn này, nơi 18,1-5, bằng một dụ ngôn khác (quan tòa bất chính và bà góa quấy rầy).
Câu hỏi đầu tiên buộc thính giả phải lôi mình vào, đưa ra một phán đoán cá nhân, đang khi chính Đức Giê-su sắp cung cấp rõ ràng lời áp dụng (x. c.8). Chính toàn bộ câu chuyện soi sáng các tương quan của con người với Thiên Chúa trong việc cầu nguyện. Sẽ sai lầm nếu tách biệt mỗi một yếu tố của nó và tưởng tượng rằng, ví dụ vậy, lời cầu nguyện của con người đánh thức Thiên Chúa hay Thiên Chúa trả lời chỉ để thoát khỏi những kẻ quấy rầy. Dụ ngôn gồm ba nhân vật. Kẻ lì lợm có hai người bạn không quen biết nhau. Sở dĩ anh đến nửa đêm gõ cửa nhà một trong hai để vay bánh, đó là vì người kia ở xa vừa tới nhà anh bất ngờ và xin ở lại. Hãy lưu ý: anh bạn mà kẻ đang ngủ bị đánh thức muốn đuổi khéo chẳng xin chi cho mình; và chính cho anh mà việc khách đến bất chợt gây phiền nhiễu hơn cả ! Anh nại đến tình bạn để có được ba cái bánh, nhưng người kia từ chối theo anh trong chuyện này. Kết luận của Đức Giê-su đi từ chính việc từ chối hành động vì tình bạn như thế; động lực khác sẽ khiến kẻ ngái ngủ phải cho cái mà anh bạn cần: tính lì lợm của việc yêu cầu đang đêm. Đức kiên trì cuối cùng toàn thắng. Trong việc chinh phục tình yêu, Việt Nam ta cũng có ngạn ngữ: “Nhất lì, nhì đẹp trai”, “Nhất đẹp trai, nhì chai mặt” !
Đức Giê-su tiếp tục lời dạy của mình kiểu long trọng (c. 9a) bằng cách nới rộng phạm vi câu chuyện được kể trong dụ ngôn. Giáo huấn ở đây đến từ “Nguồn của mọi lời”. Người mời môn đệ hãy cầu nguyện (c. 8) bằng cách đi từ một giả định của khôn ngoan trần thế (c. 9). “Tìm” là một chữ được Thánh Kinh dùng để gợi lên việc cầu nguyện (x. Tv 124,6; 27,8). Như một hiền nhân, Đức Giê-su kể ra 3 cách khẩn cầu: xin, tìm, gõ cửa, rồi kết quả của mỗi một việc ấy. Tuy nhiên sự nhấn mạnh không nằm trên tính kiên trì của con người mà trên ân huệ thần linh; ba động từ ở thể thụ động nhắm đến hoạt động của Thiên Chúa. Con người phải tin tưởng Đấng tặng ban và mở cửa.
Hai minh họa lúc ấy được đưa ra để biện minh cho một lòng tin tưởng như vậy. Như trong dụ ngôn, một câu hỏi đến chất vấn trực tiếp thính giả: Ai trong anh em là một người cha…? Từ liên hệ bạn bè được dụ ngôn minh họa, người ta chuyển sang liên hệ cha con. Lý luận “huống hồ”, dẫn từ thái độ phi lý sang thái độ hợp lý, dựa trên vẻ giống nhau giữa một con cá với một con rắn, giữa một quả trứng với một con bò cạp. Vậy mà không ông cha nào trên trần gian làm con mình thất vọng bằng cách sử dụng sự giống nhau đầy lừa lọc ấy. Đó chẳng phải là kinh nghiệm thường nhật của mỗi người sao?
Cần phải rút ra từ đó bài học (c. 13) bằng cách khai triển việc so sánh giữa Cha trên trời với cha dưới thế. Lòng nhân hậu của Thiên Chúa đâu đồng kích thước với lòng nhân hậu của phụ mẫu trần gian. Thành thử ta phải kết luận rằng các ân huệ của Người vô cùng tốt hơn của họ. Nơi mà Nguồn mọi lời, từ đó thánh sử kín múc cho các câu 9-13, từng quả quyết rằng “Thiên Chúa sẽ ban các của tốt cho những kẻ xin Người” (Mt 7,11), thì ân huệ tối cao Chúa Cha ban cho con cái mình được Lu-ca nói rõ: đó là Thánh Thần. Trên thực tế, trong sách Công vụ, Thánh Thần sẽ xuất hiện như ân huệ đặc trưng của Thiên Chúa vào thời cánh chung (Cv 2,33.38).
Kinh nghiệm về việc cầu nguyện kiên trì, một vĩ nhân từng có được qua câu chuyện dưới đây. Cậu bé nông dân 15 tuổi bang Kansas, Hoa Kỳ, bị té trầy đầu gối. Đến đêm, vết trầy bắt đầu đau và hai ngày sau thì làm cậu nhức chẳng chịu nổi. Bác sĩ cho biết: “Có lẽ không cứu được chân chú bé đâu ! Nếu tệ hơn, chúng ta đến phải cưa chân cậu !” Chú bé ngày càng sốt. Bác sĩ tin chắc chỉ có phép mầu mới cứu cậu nổi. Thế là gia đình bắt đầu cầu nguyện. Bà mẹ, ông bố và 4 anh em trai quỳ bên giường cậu van xin Chúa hầu như suốt ngày đêm, chỉ dành chút giờ làm những việc cần thiết hơn cả. Gần một tuần sau, bác sĩ ngạc nhiên thấy vết thương bớt sưng và cậu bé đã ngủ ngon giấc. Ba tuần sau đó, Dwight David Eisenhower, thống tướng và tổng thống tương lai của Hoa Kỳ, đã đi lại được.
Viết theo Claude Tassin, Jacques Hervieux
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thượng Phụ Latinh của Jerusalem tuyên bố chiến tranh ở Gaza là không thể bào chữa
Vũ Văn An
14:52 22/07/2025

Tạp chí Crux, ngày 22 tháng 7, 2025, cho hay: Theo Đức Thượng Phụ Latinh của Jerusalem, Hồng Y Pierbattista Pizzaballa, hành động của Israel ở Gaza là "không thể bào chữa".
Ngài đã đến thăm Gaza vào thứ Sáu, một ngày sau vụ tấn công bằng xe tăng vào nhà thờ Công Giáo duy nhất trong khu vực, Giáo xứ Thánh Gia. Vụ nổ đã khiến ba người thiệt mạng và một số người khác bị thương, bao gồm cả cha xứ Gabriel Romanelli.
Phát biểu với Vatican Media, Đức Hồng Y Pizzaballa cho biết hình ảnh nhà thờ bị tấn công và chính dải Gaza in sâu trong tâm trí ngài so với những chuyến thăm trước đây, "là những dãy lều bạt rộng lớn chưa từng có trước đây."
Đức Hồng Y nói: "Khi tôi đến, mọi người đều ở phía nam, bị chặn bởi hành lang Netzarim. Họ đã di chuyển trở lại, và hiện có hơn một triệu người không có nơi ở. Đặc biệt dọc theo bờ biển, có những dãy lều bạt dài, nơi người dân sống trong điều kiện cực kỳ bấp bênh, cả về mặt vệ sinh lẫn mọi mặt khác. Và rồi, một hình ảnh khác là bệnh viện: Những đứa trẻ bị tàn tật, mù lòa do ảnh hưởng của các vụ đánh bom."
Ngài cũng chia sẻ với Vatican Media về khu phức hợp nhà thờ, nơi hàng trăm người đã và đang ở, trong nỗ lực tránh bạo lực của chiến tranh.
Thánh lễ đã được cử hành tại đó trong chuyến thăm của ngài, chỉ một ngày sau vụ tấn công bằng xe tăng.
ĐHY Pizzaballa nói “Vâng. Tôi luôn ngạc nhiên, phải nói như vậy. Vài trăm người này, đúng là được bảo vệ rất tốt, nhưng họ không tránh khỏi những vấn đề giống như những người khác: Thiếu lương thực – họ đã không được nhìn thấy rau củ hay thịt trong nhiều tháng – tóm lại là giống như mọi người khác.
Nhưng tôi thấy, ngay cả ở trẻ em, chắc chắn cũng có sự mệt mỏi, nhưng cũng có sức sống, khát khao. Miễn là còn người nào đó có khát khao làm điều gì đó, muốn thay đổi, thì nghĩa là vẫn còn sức sống trong họ, và tôi đã nhận thấy điều này”.
Đức Hồng Y cũng cho biết người dân Palestine sẽ ở lại Gaza, bất chấp việc Israel đang ra lệnh sơ tán.
Ngài nói: “Trước hết, họ không biết phải đi đâu, nhưng họ cũng không muốn rời đi, bởi vì họ có cội nguồn, có nhà ở đó; hay đúng hơn, họ đã có nhà ở đó, và họ muốn xây dựng lại ở đó”. Đồng thời, ngài cho biết thêm rằng Đức Giáo Hoàng Leo XIV đã rất rõ ràng khi nói rằng không được di dời dân cư khỏi Gaza.
Ám chỉ ý tưởng của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump về việc giảm dân số ở Gaza và biến nơi này thành một khu nghỉ dưỡng do Hoa Kỳ sở hữu, ĐHY Pizzaballa nói rằng: “Sẽ không có riviera nào ở Gaza cả”.
Đức Hồng Y nói: Đức Giáo Hoàng từng nói… trong số những điều khác, lệnh cấm ‘trừng phạt tập thể’ phải được tôn trọng”. Đồng thời, ngài cho biết Đức Leo rất rõ ràng và mạnh mẽ.
ĐHY Pizzaballa nói: “Tôi muốn làm rõ một điều: Chúng tôi không có gì chống lại thế giới Do Thái, và chúng tôi hoàn toàn không muốn tỏ ra chống lại xã hội Israel và Do Thái giáo, nhưng chúng tôi có nghĩa vụ đạo đức phải bày tỏ một cách rõ ràng và thẳng thắn những lời chỉ trích của chúng tôi đối với các chính sách mà chính phủ này đang áp dụng ở Gaza”.
Người cha đã chiến đấu trong Trận chiến Ác liệt nhất Thế Chiến Hai của Đức Giáo Hoàng Leo
Vũ Văn An
15:10 22/07/2025

Cerith Gardiner, của tạp chí Aleteia, ngày 22/07/2025, nhận định rằng: Nền tảng quân sự và sự nghiệp giáo dục của Louis Prevost là kim chỉ nam hoàn hảo cho Đức Giáo Hoàng Leo ngày nay.
Đằng sau mỗi con người vĩ đại thường là một câu chuyện về lòng dũng cảm, sự kiên trì và tinh thần phục vụ — và đối với Đức Giáo Hoàng Leo, tên khai sinh là Robert Francis Prevost, câu chuyện đó bao gồm cả cha của ngài, Louis Marius Prevost.
Mặc dù việc Đức Giáo Hoàng Leo được bầu làm giáo hoàng Bắc Mỹ đầu tiên đã thu hút sự chú ý trên toàn cầu, nhưng ít ai biết đến người đã nuôi dạy ngài — một anh hùng thầm lặng của Thế chiến II, người mà di sản của ông có thể vẫn ảnh hưởng đến Giáo hội dưới sự lãnh đạo của con trai mình.
Sinh ngày 28 tháng 7 năm 1920 tại Chicago, Prevost đã bị đẩy vào cuộc xung đột lớn nhất của thế kỷ 20 ngay sau khi hoàn thành việc học, theo như Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ chia sẻ.
Tháng 11 năm 1943, ông được đưa vào Hải quân Hoa Kỳ và nhanh chóng trở thành sĩ quan điều hành trên một tàu đổ bộ xe tăng — những con tàu cồng kềnh nhưng quan trọng được thiết kế để đưa xe tăng, quân lính và hàng tiếp tế thẳng vào bờ biển của kẻ thù.
Đến ngày 6 tháng 6 năm 1944, Prevost đã tham gia vào cuộc đổ bộ Ngày D táo bạo và nguy hiểm trên các bãi biển Normandy, Pháp. Chiến dịch Overlord, mật danh của nó, đã đánh dấu một bước ngoặt trong cuộc chiến, và những người như Prevost đã đóng một vai trò then chốt trong thành công của nó.
Tuy nhiên, không bằng lòng với chỉ một cuộc tấn công đổ bộ, sau đó ông đã chỉ huy một tàu đổ bộ bộ binh trong Chiến dịch Dragoon — cuộc xâm lược miền Nam nước Pháp vào tháng 8 năm 1944. Mặt trận thứ hai này đã kéo giãn hệ thống phòng thủ của Đức và dẫn đến việc giải phóng nhanh chóng các cảng quan trọng của Pháp như Marseille và Toulon, trở thành tuyến tiếp tế quan trọng cho quân Đồng minh đang tiến quân.
Prevost đã dành 15 tháng ở nước ngoài, chứng kiến cả những cái giá tàn khốc của chiến tranh lẫn sức mạnh kiên cường của tinh thần con người. Khi chiến tranh ở châu Âu kết thúc vào tháng 5 năm 1945, ông đã đạt được cấp bậc trung úy cấp cơ sở — nhưng có lẽ quan trọng hơn, ông đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm quý báu, những kinh nghiệm đã âm thầm định hình cuộc sống hậu chiến của ông.
Từ tàu thuyền đến lớp học
Trở về Chicago, Louis Prevost đã chọn con đường học vấn và đức tin. Ông trở thành hiệu trưởng Học khu Brookwood 167 tại Glenwood, Illinois, sau đó là hiệu trưởng Trường Tiểu học Mount Carmel ở Chicago. Bên cạnh công việc chuyên môn, ông còn là một giáo lý viên, truyền đạt nền tảng đức tin Kitô giáo cho giới trẻ.
Đó là một bức tranh sống động: một người đàn ông đã từng lái tàu đổ bộ dưới làn đạn, sau đó lại hướng dẫn trẻ em trong các lớp học và lớp giáo lý. Và đối với chàng trai trẻ Robert Francis Prevost, người lớn lên trong sự chăm sóc của một người cha như vậy — một cựu chiến binh, một nhà giáo dục và một người đàn ông của đức tin — những ảnh hưởng này hẳn rất sâu sắc.
Mặc dù Đức Giáo Hoàng Leo không nói nhiều về nghĩa vụ quân sự của cha mình, nhưng người ta có thể hình dung được những ấn tượng lâu dài mà hoàn cảnh như vậy để lại. Một người cha đã chứng kiến sự hỗn loạn của chiến tranh nhưng vẫn chọn sự cống hiến thầm lặng cho công việc giảng dạy và phục vụ, có thể đã dạy con trai mình về sự cân bằng giữa lòng dũng cảm và lòng trắc ẩn. Khả năng lãnh đạo được rèn luyện trong thời chiến, nhưng được thể hiện trong các giá trị thời bình — đây có thể là lăng kính mà Đức Giáo Hoàng Leo tiếp cận những trách nhiệm to lớn của chức vụ giáo hoàng.
Bài học cuộc sống từ chiến trường
Hơn nữa, có một sự sáng suốt chiến lược nhất định đến từ nền tảng giáo dục quân sự, dù chỉ là gián tiếp. Khả năng đánh giá các tình huống phức tạp, đưa ra quyết định dưới áp lực và phối hợp các nhóm khác nhau hướng tới một mục tiêu chung — đây là những kỹ năng thường được nuôi dưỡng trong giới quân sự, và là những kỹ năng có thể giúp ích cho Đức Giáo Hoàng Leo khi ngài điều hướng những động lực phức tạp của Giáo hội hoàn cầu ngày nay.
Trong một thế giới mà Giáo hội phải đối diện với cả những thách thức bên ngoài và những cuộc tranh luận nội bộ, việc có một vị giáo hoàng có câu chuyện gia đình bao gồm cả tính kỷ luật của một người lính lẫn lòng trắc ẩn và sự kiên nhẫn của một người thầy có thể là một phước lành không nhỏ. Điều này nhắc nhở rằng khả năng lãnh đạo thường được sinh ra không chỉ trong phòng họp hay thư viện, mà còn trên chiến trường và trong lớp học — những nơi mà những rủi ro là có thật và những bài học được đúc kết.
Louis Prevost qua đời năm 1997, và người vợ yêu dấu của ông, Mildred, một người Chicago gốc và là thủ thư, đã qua đời trước ông vào năm 1990. Tuy nhiên, thông qua con trai của họ, giờ là Giáo hoàng Leo, di sản của họ vẫn tiếp tục - một di sản của đức tin, sự phục vụ và sức mạnh thầm lặng.
Và có lẽ, theo những cách cả hữu hình lẫn vô hình, bàn tay vững vàng từng dẫn dắt những con tàu cập bến vào những bờ biển đầy sóng gió vẫn còn vang vọng trong bàn tay vững vàng đang cầm lái con thuyền Phêrô.
Đại sứ Israel tại Tòa thánh cho biết hành động của Hamas là nguyên nhân gây ra chiến tranh ở Gaza
Vũ Văn An
15:34 22/07/2025

Charles Collins, giám đốc điều hành của tạp chí Crux, ngày 22 tháng 7, 2025, cho hay: Israel nói rằng hòa bình ở Gaza có thể đạt được "ngay hôm nay", nhưng Hamas phải trả tự do cho các con tin người Israel và từ bỏ quyền lực quân sự cũng như quyền quản lý ở Gaza.
Yaron Sideman, Đại sứ Israel tại Tòa thánh, cho biết Israel đã đồng ý với tất cả các đề xuất ngừng bắn và thả con tin do các bên trung gian đưa ra, nhưng Hamas đã bác bỏ tất cả "không có ngoại lệ".
Phát biểu với Crux sau lời kêu gọi "chấm dứt ngay lập tức" chiến tranh ở Gaza của Đức Giáo Hoàng Leo XIV hôm Chúa nhật, Sideman cho biết ông ủng hộ "lời kêu gọi của Đức Giáo Hoàng về việc chấm dứt chiến tranh ngay lập tức", nhưng nói rằng Hamas phải làm những gì họ được yêu cầu.
Ông nói rằng Hamas "hoàn toàn chịu trách nhiệm về [việc tiếp tục chiến tranh], và đó là trở ngại duy nhất để chấm dứt nó."
Lời kêu gọi của đại sứ về việc phi quân sự hóa Hamas và chấm dứt quyền cai trị Gaza lặp lại những tuyên bố gần đây của Chủ tịch Nhà nước Palestine Mahmoud Abbas, người trong một tuyên bố vào cuối tuần này đã kêu gọi Nhà nước Palestine "đảm nhận toàn bộ trách nhiệm" ở Gaza.
Cuộc chiến ở Gaza nổ ra sau cuộc tấn công bất ngờ vào ngày 7 tháng 10 năm 2023 của các chiến binh Hamas khiến 1,200 người Israel thiệt mạng và hơn 250 người bị bắt làm con tin.
Israel ngay lập tức phát động một cuộc tấn công trả đũa vào Gaza nhằm lật đổ Hamas khỏi vị trí lãnh đạo, với cuộc xung đột sau đó đã khiến hơn 70,000 người thiệt mạng tại Gaza, theo ước tính của Palestine.
Một thỏa thuận hòa bình được ký kết hồi đầu năm nay đã bị phá vỡ, và Israel đã gia tăng các cuộc tấn công vào Gaza, khiến hàng nghìn người thiệt mạng, phần lớn là thường dân.
Sideman cho biết Israel muốn chiến tranh kết thúc, nhưng cho rằng xung đột là lỗi của Hamas và quyền lực của tổ chức này tại Gaza.
Ông nói với Crux: “Tôi rất đau buồn trước nỗi đau khổ của rất nhiều người đang sống trong cảnh thiếu thốn và áp bức triền miên, và tôi đau lòng khi những người vô tội bị giết hại hoặc bị tổn thương. Tôi cũng chia buồn với 50 con tin còn lại bị Hamas bắt cóc, những người đã bị tra tấn và giam giữ trong điều kiện vô nhân đạo trong các đường hầm của Hamas trong 654 ngày qua”.
Sau đây là toàn văn cuộc phỏng vấn trực tuyến của Crux với đại sứ Israel.
Crux: Hôm Chúa nhật, Đức Giáo Hoàng Leo đã kêu gọi "ngay lập tức dừng" cuộc chiến ở Gaza, cho rằng đó là "hành động man rợ". Israel đang làm gì để chấm dứt xung đột?
Đại sứ Sideman: Tôi ủng hộ lời kêu gọi của Đức Giáo Hoàng về việc chấm dứt chiến tranh ngay lập tức. Điều đó có thể xảy ra ngay hôm nay, miễn là hai điều kiện cơ bản được đáp ứng: Các con tin của chúng tôi được trả tự do, và Hamas từ bỏ quyền lực quân sự và quản lý ở Gaza.
Thật không may, Hamas từ chối chấp nhận chúng. Do Hamas không tuân thủ, cho đến nay Israel đã đồng ý với tất cả các đề xuất ngừng bắn và thả con tin do các bên trung gian đưa ra, bao gồm cả đề xuất gần đây nhất của Qatar. Tất cả đều bị Hamas bác bỏ, không trừ một trường hợp nào. Hành động man rợ của Hamas đã khơi mào cuộc chiến, họ hoàn toàn chịu trách nhiệm về cuộc chiến, và đó là trở ngại duy nhất để chấm dứt cuộc chiến.
Tất nhiên, sự chú ý của Đức Giáo Hoàng đã tăng lên khi xe tăng bắn vào nhà thờ Công Giáo duy nhất ở Gaza, khiến ba người thiệt mạng và nhiều người khác bị thương, bao gồm cả linh mục giáo xứ. Chính phủ Israel cho biết đây là một sai lầm và một cuộc điều tra về vụ tấn công sẽ được tiến hành – liệu kết quả điều tra có được công khai hay không, và sẽ kéo dài bao lâu?
Israel cam kết công bố minh bạch kết quả điều tra, nhưng họ đã kết luận rằng đạn lạc đã vô tình rơi trúng Nhà thờ Thánh Gia ở Gaza và họ nhận toàn bộ trách nhiệm về vụ tai nạn này ở cấp cao nhất có thể, bao gồm cả cuộc điện đàm giữa Thủ tướng Netanyahu và Đức Giáo Hoàng. Các cuộc điều tra, nếu được tiến hành nghiêm túc và chuyên nghiệp như ở Israel, sẽ diễn ra đúng tiến độ. Tôi biết chắc chắn rằng cuộc điều tra này đang được tiến hành nghiêm túc, và tôi hy vọng nó sẽ kết thúc sớm nhất có thể. Khi kết thúc, chúng tôi sẽ chia sẻ kết quả như đã hứa và quan trọng hơn là nghiên cứu kỹ lưỡng để ngăn ngừa những tai nạn tương tự xảy ra trong tương lai.
Như ông đã đề cập, Thủ tướng Benjamin Netanyahu đã gọi điện cho Đức Giáo Hoàng Leo một ngày sau vụ tấn công vào nhà thờ. Ý nghĩa của cuộc gọi này là gì?
Điều quan trọng là Israel đã nhận trách nhiệm và thừa nhận sai lầm mà họ đã mắc phải, và họ đã làm như vậy ở cấp cao nhất có thể. Điều quan trọng nhất cần làm khi đối diện với một tai nạn thương tâm như vậy là điều tra, nhận trách nhiệm nếu cần, và rút kinh nghiệm để nó không xảy ra lần nữa.
Ngoài ra, cuộc gọi giữa Thủ tướng và Đức Giáo Hoàng còn có ý nghĩa quan trọng ở nhiều khía cạnh khác. Trong số những điều khác, Thủ tướng đã nhắc lại lời mời Đức Giáo Hoàng đến thăm Israel, nền tảng của ba tôn giáo Abraham. Chắc chắn, năm nay, khi chúng ta kỷ niệm 60 năm Tuyên bố Nostra Aetate, một tuyên bố đã thay đổi mạnh mẽ quan hệ Công Giáo - Do Thái, việc Đức Giáo Hoàng đến thăm Israel, nơi hiện là quê hương của gần một nửa dân số Do Thái và là một cộng đồng Kitô giáo thịnh vượng, sẽ rất có ý nghĩa.
Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với Vatican Media, Alistair Dutton - người đứng đầu Caritas Internationalis - cho biết người dân Gaza đang sống trong "điều kiện không thể chịu đựng được" và tuyên bố rằng hai mươi hoặc ba mươi người bị bắn mỗi ngày "chỉ để cố gắng có được thực phẩm họ cần và đã được cung cấp cho gia đình họ". Ông ấy cũng cho biết những hành động này giống như "thanh trừng sắc tộc" và vi phạm luật pháp quốc tế. Ông phản ứng thế nào trước những tuyên bố của ông ấy?
Tôi không thích tình hình ở Gaza hơn ông Dutton.
Tôi đau buồn trước nỗi đau khổ của rất nhiều người đang sống trong cảnh thiếu thốn và áp bức triền miên, và tôi đau lòng khi những người vô tội bị giết hại hoặc bị thương. Tôi cũng cảm thông cho 50 con tin còn lại bị Hamas bắt cóc, những người đã bị tra tấn và giam giữ trong điều kiện dưới mức con người trong các đường hầm của Hamas suốt 654 ngày qua. Vì một lý do nào đó, họ không được đưa vào danh sách đồng cảm của ông Dutton.
Những lời buộc tội mà ông Dutton đưa ra đối với Israel là thiếu chân thành, nói một cách nhẹ nhàng nhất. Nếu có gì đó, thì Israel là nước duy nhất đảm bảo rằng người dân ở Gaza được tiếp cận lương thực, nước uống, thuốc men, điện và nhiều thứ khác.
Chỉ riêng trong hai tháng qua, hơn 4,400 xe tải chở đầy hàng viện trợ nhân đạo đã vào Gaza từ Israel, ngoài 95,000 xe tải đã vào kể từ khi chiến tranh bắt đầu. Nhân tiện, 700 trong số những xe tải đó hiện đang chờ Liên Hợp Quốc đến đón. Trong khi nhà nước Israel coi việc gây hại cho dân thường là một thảm kịch, thì Hamas lại coi việc gây hại cho dân thường là một chiến lược. Nhưng điều khiến tôi băn khoăn nhất trong bài viết của ông Dutton là việc thiếu vắng bất cứ đề xuất nào về một phương án hành động thay thế. Trừ khi sẵn sàng chấp nhận những hậu quả tàn khốc của việc để Hamas tiếp tục nắm quyền ở Gaza, nếu không, người ta phải nhìn nhận thực tế một cách trung thực và sẵn sàng đưa ra một giải pháp thay thế để loại bỏ Hamas khỏi vai trò là lực lượng quân sự và quản lý ở Gaza, đồng thời giải thoát các con tin của chúng tôi.
Tôi đã đọc rất kỹ bài phê bình của ông Dutton. Tôi không tìm thấy bất cứ chiến lược thay thế nào, chỉ toàn là phê phán.
Tôi chắc chắn về điều này: Tương lai của Lebanon đã tươi sáng hơn sau khi Israel loại bỏ ban lãnh đạo cấp cao của Hezbollah và làm suy yếu tổ chức này đến mức mất đi quyền kiểm soát ở Lebanon, và cũng như hầu hết thế giới đã thở phào nhẹ nhõm sau khi Israel ngăn chặn chương trình hạt nhân của Iran, tương lai của Gaza cũng sẽ được cải thiện đáng kể sau khi Israel loại bỏ Hamas khỏi vai trò là lực lượng quân sự và quản lý. Khi ngày đó đến, tôi hy vọng rằng ông Dutton và những người khác sẽ đánh giá cao vai trò xây dựng của Israel trong việc mang lại điều đó.
Trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình Ý, Đức Hồng Y Pietro Parolin cho biết các Kitô hữu là một “lực lượng ôn hòa ở Trung Đông”. Ông có nghĩ rằng Vatican có thể góp phần mang lại hòa bình cho Gaza không?
Vatican có một vai trò quan trọng, chủ yếu là hưởng ứng lời kêu gọi trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho 50 con tin vẫn còn ở Gaza. Đối với tôi, không có vấn đề nào cấp bách và nan giải hơn vấn đề này, đòi hỏi tiếng nói đạo đức của Đức Giáo Hoàng và sự chủ động ngoại giao của Tòa Thánh.
Về tình hình của các Kitô hữu ở Trung Đông, Israel lo ngại về tình trạng đàn áp các Kitô hữu và hoàn cảnh của họ ở nhiều quốc gia Trung Đông, đặc biệt là ở Syria những ngày này. Lời kêu gọi đau lòng mà Linh mục Tony Boutros của Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp ở Sweida, được công bố mới đây, nên đóng vai trò như một lời cảnh tỉnh và kêu gọi hành động đối với cộng đồng quốc tế: “Chúng ta, những Kitô hữu và người Druze, là một. Hãy nhìn vào cuộc thảm sát mà họ đang gây ra cho chúng ta. Chúng ta cần được bảo vệ để tiếp tục sống trên mảnh đất mà chúng ta đã cùng nhau chung sống hòa bình trong hàng trăm năm.”
Israel đã lắng nghe lời kêu gọi đó và đang hành động để bảo vệ các nhóm thiểu số ở Syria. Những bên khác, bao gồm cả Tòa thánh, cũng nên làm như vậy.
Văn Hóa
Tính Bất Khả Tiêu Của Hôn Nhân: Một Lời Hứa Không Thể Giữ Được?
Vũ Văn An
01:25 22/07/2025
Bài của Antonio López
“Tính bất khả tiêu, tính không thể hủy tiêu, là chân lý của việc cho đi.”
Tính bất khả tiêu là lời khẳng định vui tươi rằng tình yêu vợ chồng không phụ thuộc vào tâm trạng của vợ chồng, cũng như những hoàn cảnh tốt hay xấu không lường trước được mà vợ chồng có thể gặp phải, cũng như không phụ thuộc vào những ý tưởng hay nhận thức đang thay đổi mà họ có thể có về “cuộc hiệp thông mật thiết của cuộc sống và tình yêu” họ được ban cho để sống. (1) Tình yêu phu thê của một người nam và một người nữ là bất khả phân ly có nghĩa là tình yêu có thể tiếp tục phát triển và các cặp vợ chồng có thể chung thủy qua mọi thăng trầm của đời sống hôn nhân. Tuy nhiên, tin vui tình yêu hôn nhân không tan biến, dường như luôn mâu thuẫn với kinh nghiệm nhân bản. Vì sự mong manh của tự do con người, tính không thể đoán trước của lịch sử và xu hướng gói gọn ý nghĩa của tình yêu trong một ý niệm hạn hẹp cho rằng người ta có thể làm chủ và loại bỏ bất cứ điều gì không thể gói gọn trong nhận thức phiến diện này, thử hỏi liệu tính bất khả phân ly có thực sự định nghĩa được tình yêu vợ chồng hay không? Đúng hơn, phải chăng số lượng lớn các cuộc ly hôn và việc thường xuyên ngoại tình là bằng chứng ngầm cho thấy tính bất khả phân ly gây nguy hiểm cho việc hoàn thành cuộc sống của người ta? Há sự hy sinh mà tính bất khả tiêu đòi hỏi không cho thấy nó còn xa mới trở thành một giấc mơ lãng mạn hay sao? Hơn nữa, nếu người ta ý thức được tính khác biệt không thể giản lược của người phối ngẫu và trách nhiệm to lớn trong việc thụ thai và giáo dục con cái, thì tính bất khả tiêu có phải là quá đáng không? Khi nhìn vào những thách đố này, có thực sự trung thực không khi cho rằng việc làm chứng cho “tin mừng của gia đình” đòi hỏi phải có sự hiệp thông yêu thương bất khả phân ly và độc chiếm? (2) Há sẽ không tốt hơn hay sao nếu chỉ thừa nhận rằng sự kết hợp tình yêu của vợ chồng và sự hiến thân toàn diện và bản thân mà họ được kêu gọi chỉ phụ thuộc vào những gì nằm trong khả năng tự do của họ? Và nếu đúng như vậy, há không đúng hơn sao khi thừa nhận rằng, cho dù diễn trình quá độ có đau đớn đến đâu, đôi khi tình yêu hôn nhân phải được sống với một người khác với người mà họ đã bắt đầu?
Giáo hội, không hề phớt lờ những câu hỏi này, vốn quen thuộc một cách thân thiết với thực tại con người mà chúng trình bày để xem xét. Bởi vì được sinh ra từ hồng phúc thánh thể và hiến sinh của Chúa Kitô cho mình, Giáo Hội biết, do hiện hữu của mình, những khó khăn và thất bại của tình yêu con người cũng như những gì tình yêu Thiên Chúa có thể chịu đựng và phát sinh ra (Rm 8:32). Giáo Hội đã nhiều lần thấy rằng chỉ có Chúa Kitô mới biết điều gì nơi con người, và Người, qua Chúa Thánh Thần, cho phép con người nhìn thấy sự thật của tình yêu và đón nhận nó. Kinh nghiệm của Giáo Hội và sự kết hợp của Giáo Hội với Chúa Kitô mang lại cho Giáo Hội sự can đảm dịu dàng để công bố điều này: hôn nhân là một con đường thánh thiện có giá trị, đó là một bậc sống trong đó vợ chồng có thể trở thành nhân bản trọn vẹn chính vì sự kết hợp do Thiên Chúa ban cho họ là sự kết hợp bất khả phân ly, và được kêu gọi sinh hoa trái. (3) Nhận thức được những niềm vui và khó khăn của họ, Giáo hội có thể đồng hành cùng các cặp vợ chồng, giáo dục họ về sự thật của hôn nhân và làm chứng cho họ qua chính cuộc hiện sinh của mình - cuộc hiện sinh mà tình yêu phu thê là ký ức sống động: tình yêu của Chúa Kitô dành cho Giáo Hội (Eph 5:32). (4)
Để nắm được việc hôn nhân bất khả tiêu có nghĩa gì, trước tiên chúng ta cần ý thức được một cách nào đó quan niệm con người nhân bản như một chủ thể tự do và có ý thức, một sự hiểu biết về điều đã khiến hôn nhân và gia đình biến mất khỏi nền văn hóa ngày nay (phần 1). Điều này sẽ giúp chúng ta thấy rằng, trái ngược với những giả định thông thường của chúng ta, một người nam và một người nữ có thể hiến thân trong hôn nhân bởi vì trước tiên Thiên Chúa ban họ cho chính họ và kêu gọi mỗi người hãy để người kia trở thành một phần của mình trong một sự hiệp thông đời sống và tình yêu sinh hoa trái (phần 2–3). Việc tham gia bí tích vào tình yêu của Chúa Kitô dành cho Giáo hội, trong khi xác nhận sự thật của tình yêu hôn nhân, ban cho vợ chồng ân sủng yêu thương nhau, nghĩa là luôn chung thủy theo thời gian (phần 4). Những suy tư nhân học và Kitô học này về ý nghĩa của tính bất khả tiêu, giúp chúng ta tiếp cận với lòng thương xót của Chúa Cha, sẽ giúp chúng ta thấy được bản chất của sự hy sinh đòi hỏi trong đời sống hôn nhân và cách Giáo hội có thể đồng hành với vợ chồng trên con đường chung thủy (phần 5).
1. Rời Bỏ Gia Đình?
Khó khăn của hôn nhân, mà nhiều người biết qua kinh nghiệm, không thể chỉ bắt nguồn từ sự thất bại trong tình yêu của mỗi người phối ngẫu hoặc thậm chí là do hoàn cảnh rộng lớn hơn của cuộc sống vợ chồng của họ. Đúng hơn, nhiều thách thức mà hôn nhân ngày nay phải đối diện gắn liền với sự thay đổi lớn hơn nhiều trong nhận thức của con người về chính mình trong tư cách một ngôi vị, và nền nhân học mới này đi đôi với sự hiểu biết đang phát triển trong văn hóa phương Tây của chúng ta về hôn nhân và gia đình. “Hôn nhân,” Wendell Berry viết, “giờ đây đã mang hình thức ly hôn: một cuộc thương lượng kéo dài và sôi nổi về việc mọi sự sẽ được phân chia như thế nào. Trong thời gian kết hợp dễ hiểu là tạm thời của họ, cặp đôi ‘đã kết hôn’ thường sẽ tiêu thụ một lượng lớn hàng hóa và một phần lớn của nhau.” (5) Mặc dù có vẻ nghịch lý nhưng mô tả của Berry cho thấy một cách chính xác rằng hôn nhân ngày nay được nhìn nhận như một loại quan hệ hợp đồng được thiết lập bởi hai quyền tự do của con người. Thay vì hiến dâng cả cuộc đời mình như tình yêu đòi hỏi, trong hợp đồng này, vợ chồng chỉ hiến dâng một phần của mình. Việc cho đi một phần này đòi hỏi rằng, trong cuộc sống chung của mình, mỗi người phối ngẫu không thể không cố gắng tránh đánh mất những gì mình sợ phải trao cho người kia, tức là chính mình. Tuy nhiên, vì không cống hiến hết mình nên anh ta phải nỗ lực để giữ mình; nghĩa là anh ta phải tìm cách bảo tồn hoặc gia tăng những gì anh ta coi là không thể thiếu cho hạnh phúc của chính mình: tài sản, niềm vui và cuối cùng là quyền lực. Nếu cuộc sống trở thành vấn đề sở hữu thay vì nhận và cho, thì như Berry chỉ ra, tình yêu vợ chồng không thiết lập bất cứ sự hợp nhất thực sự nào. “Hình thức” hôn nhân được thương lượng không bao giờ tạo thành một tổng thể thực sự, nghĩa là một sự hiệp thông sự sống và tình yêu. Được hiểu đơn giản như một hợp đồng, hôn nhân trở thành việc đặt cạnh nhau, được hai bên đồng ý, hai cuộc hiện sinh sẽ kéo dài chừng nào cuộc đàm phán còn tiếp diễn. Thiếu một hình thức khách quan lớn hơn các cuộc hiện sinh đơn nhất của vợ chồng, đời sống hôn nhân không những mất đi những nền tảng giúp nó vượt qua những sức mạnh phân hủy làm xói mòn bất cứ sự hiệp thông hôn nhân nào; nó cũng tích cực – mặc dù hầu hết là vô tình – góp phần vào sự phân mảnh chính nó.
Sự kiện tính phi hiệp nhất dưới vỏ bọc tình yêu hiện nay là hình thức hôn nhân chiếm ưu thế đã có lịch sử lâu dài. (6) Tóm lại, chúng ta thấy, dẫn đến những năm 1950, tình yêu lãng mạn— vốn tìm kiếm một người bạn đồng hành được tự do lựa chọn mà với họ, người ta có thể “tìm thấy niềm an ủi và đổi mới tinh thần,” cũng như sống một đời sống tình dục đam mê mà không bị ức chế quá mức—đã trở thành nhận thức nổi bật về tình yêu và gây ra sự biến mất của hôn nhân truyền thống. (7) Tuy nhiên, vì tình yêu lãng mạn đặt ra những tiêu chuẩn cao một cách bất khả về sự tận tâm, chung thủy và thân mật tình dục, các cặp vợ chồng cuối cùng đã chấp nhận điều được gọi là “hôn nhân đồng hành”, tức là sự kết hợp của những người bình đẳng, những người không mong đợi sự tận tâm mãnh liệt sẽ là tâm thái hàng ngày chi phối họ. Điều kiện sống và làm việc luôn thay đổi, cũng như sự tách biệt tình yêu, tình dục và khả năng sinh sản do thuốc tránh thai gây ra vào những năm 1960, đã khiến các cặp vợ chồng coi hôn nhân không phải là “hòn đá góc” [cornerstone] của cuộc đời họ mà là “hòn đá đỉnh” [capstone] của cuộc sống người trưởng thành: cuộc sống gia đình giờ đây chỉ được theo đuổi sau khi người ta đã hoàn thành mọi điều được coi là cần thiết và khả hữu liên quan đến giáo dục, nghề nghiệp và an ninh tài chính. (8)
Không khó để nhận ra rằng dưới bề mặt của những biểu thức khác nhau này về đời sống hôn nhân và gia đình là điều mà chúng ta có thể gọi là nền nhân học mang diện mạo Thiên Chúa [theomorphic anthropology], nghĩa là, việc con người cho rằng mình là nguồn gốc của chính mình. (9) Nền nhân học này dẫn dắt các người đàn ông và đàn bà tri nhận người phối ngẫu chủ yếu như người bình đẳng mà với họ, người ta chia sẻ một phần hoặc phần lớn cuộc sống vào bất cứ thời điểm nào mà người ta cho là thích hợp. Điều này coi con người như một tinh thần không có thân xác mà hữu thể bị giản lược chỉ còn là ý thức. Theo quan điểm này, mọi điều - đặc biệt là Thiên Chúa và con cái - đều phục tùng bản ngã được hiểu như tự do có ý thức. (10) Do đó, con người, một cách nền tảng nhất, là một bản ngã trừu tượng, nghĩa là, một người mà cơ thể của họ và các mối quan hệ của họ với người khác (cha mẹ, vợ/chồng, con cái, bạn bè, Thiên Chúa) hoàn toàn chỉ là thứ yếu. (11) Kết quả là, các câu hỏi liên quan đến việc khi nào sống với người khác, khi nào có con và có bao nhiêu con, công việc chiếm vị trí nào, v.v., luôn được xác định bởi những gì bản thân đánh giá tốt nhất. Vì điều quan trọng là con người có khả năng tự mình xác định điều gì là tốt hay xấu, nên nhân học mang diện mạo Thiên Chúa này coi trọng quyền lực hơn tất cả. Chủ trương táo bạo như vậy về quyền lực toàn diện bắt nguồn từ “sự khẳng định của bán thần Prometheus rằng tinh thần con người tự tạo ra chính nó, vốn bắt chước thần linh một cách không mệt mỏi theo những cách luôn khác nhau.” (12) Trong nguyên tắc, không một hữu thể nhân bản nào có thể cho rằng mình được ban tặng các đặc điểm của Thiên Chúa. Dù sao, được sinh ra không bao giờ là kết quả do quyết định của chính mình. Tuy nhiên, sự thống trị thiên nhiên mà kỹ thuật và khoa học cổ vũ, do đó che giấu chính thực tại thiên nhiên, ủng hộ ảo tưởng cho rằng con người là nguồn gốc của chính mình - hoặc ít nhất ngăn cản con người đặt ra câu hỏi về nguồn gốc của chính mình.(13) Quan niệm về con người này “mang diện mạo Thiên Chúa” chính bởi vì người ta mong muốn giống như Thiên Chúa, nghĩa là trở thành người khởi đầu chịu trách nhiệm cho bất cứ điều gì xảy ra hoặc hiện hữu. Tuy nhiên, vì ý tưởng của con người về bản thân mình như nguồn gốc không thể chạm tới nền tảng hiện hữu của họ - bởi vì nếu điều đó xảy ra, nó sẽ nhắc nhở con người về sự hữu hạn do chính anh ta tạo ra – nên nó chỉ có thể là hoạt động đơn thuần, tự do: “Khởi đầu có Hành động,” như Goethe đã nói. (14)
Chính nền nhân học mang diện mạo Thiên Chúa này chịu trách nhiệm đối với quan niệm về hôn nhân dưới góc độ ly dị và dây hôn phối như việc thực thi hai quyền tự do hữu hạn mà chiều rộng và ý nghĩa của chúng nằm trong ý chí tích cực và có ý thức của vợ chồng. Nguồn gốc của sự kết hợp, hiểu theo cách này, chỉ là sức mạnh tự do cá nhân của vợ chồng. Do đó, sự kết hợp của họ không bao giờ là bất cứ điều gì hơn là tổng số của những quyền tự do hữu hạn, đơn nhất và những ý định chủ quan của họ. Một số nhà thần học Công Giáo được nhìn nhận chắc chắn, có quan điểm được chia sẻ rộng rãi, đồng tình với và cổ vũ lối giải thích này về sự kết hợp hôn nhân mà không coi thường các chiều kích tôn giáo và giáo hội của nó. Họ nói về sự kết hợp như một “mối dây luân lý”, được gắn kết với nhau không phải vì tính chất tốt đẹp nội tại của nó mà vì nó là thành quả của ý chí vợ chồng, tức là sản phẩm của những hành động và ý định tốt đẹp của họ. (15) Không cần phải nói cũng biết rằng, nếu hiểu theo cách này, một khi không còn cảm nhận được tình yêu hoặc không còn mong muốn sự kết hợp vợ chồng nữa, thì vợ chồng không có lý do gì để tiếp tục chung sống với nhau. Nói rộng hơn, nếu chúng ta vô tình ủng hộ một nền nhân học mang diện mạo Thiên Chúa, chúng ta sẽ hiểu sai Huấn quyền gần đây của Giáo Hội Công Giáo đề xuất hôn nhân như một sự hiệp thông bất khả phân ly của cuộc sống và tình yêu theo nghĩa tự hiến. (16) Nếu chúng ta từ bỏ tính viên mãn của giáo huấn này, sự hiệp thông sẽ được hiểu một cách giản lược như một điều vợ chồng phải “làm” - và ly hôn sẽ được coi là một sự kiện đáng tiếc lẽ ra không nên nhưng có thể xảy ra. Do đó, việc làm sáng tỏ ý nghĩa hôn nhân bất khả tiêu đòi hỏi phải xem món quà của vợ chồng là biểu thức nói lên món quà vốn là hữu thể ra sao. Chỉ có một nền nhân học được thông tri bởi đặc tính quà tặng của hữu thể hữu hạn và được tạo dựng của con người mới có thể giải thích thỏa đáng về hôn nhân như một sự kết hợp bất khả tiêu, bởi vì, như chúng ta sẽ xem xét bây giờ, đó là nền nhân học duy nhất tôn trọng sự cao cả và giới hạn của quyền tự do của con người. (17)
2. Hồng Ân Được Là Nhân Bản
Trong một xã hội mà tình yêu có một hình thức “lỏng” khác biệt, như Bauman nói, lời khẳng định rằng hữu thể nhân bản được tạo dựng cho một sự hiệp thông bất khả tiêu và họ có khả năng hiệp thông như thế xem ra có vẻ ngây thơ. (18) Thực vậy, giáo huấn của Giáo hội về tính bất khả tiêu của hôn nhân sẽ vẫn là điều khó hiểu trong chừng mực con người được quan niệm như một tự do trừu tượng, nghĩa là như một tác nhân không có tương quan, tin tưởng và hành động như thể mình là nguồn gốc của chính mình. Ngược lại, chúng ta có thể bắt đầu thấy rằng điều này không phải như vậy khi suy gẫm về mầu nhiệm vĩnh cửu của việc sinh hạ, mầu nhiệm xác định con người là gì và thông tri mọi hành động của họ. Con người hiện hữu bởi vì họ được trao ban cho chính họ: họ là một hồng ân, một quà tặng. Khả năng khẳng định và sống với và vì người khác, khả năng diễn tả tính hiệp nhất không thể tách biệt giữa chân lý và thiện ích riêng của tình yêu, bắt nguồn từ mầu nhiệm hữu thể con người được trao ban cho chính họ. Người nam và người nữ có thể tự hiến thân cho nhau trong hôn nhân và hứa chung thủy với nhau vì họ là những người đầu tiên và luôn luôn được trao ban cho chính họ. Sau khi nhìn vào phép lạ được trao ban vốn đặc trưng của mỗi người, chúng ta sẽ có thể làm sáng tỏ ý nghĩa của hành động vợ chồng hiến thân cho nhau qua sự ưng thuận của họ.
2.1. Được trao ban để hiện hữu
Hữu thể nhân bản hoàn toàn được trao ban cho chính họ. Điều này có nghĩa là vì con người không thể bị giản lược hoặc vào cha mẹ hoặc vào sự tất yếu của thiên nhiên, nên tinh thần nhập thể của con người là một quà tặng. Bản thể của họ, thứ thực sự là của họ, bao gồm việc trở thành quà tặng. Sự tồn hữu của họ, việc họ tồn tại và bước đi trong lịch sử ở một bình diện sâu xa hơn chiều dài hữu hạn của việc hiện hữu sinh học, đã loại bỏ khả thể món quà hiện hữu của họ có thể bị thu hồi. Sự bất khả này là điều mang lại cho con người mùi vị của sự vĩnh hằng, một điều khiến con người hy vọng vào sự xác nhận cuối cùng món quà hiện hữu hữu hạn của mình, và là điều, khi bị hiểu sai, con người cho rằng mình là nguồn gốc duy nhất của chính mình. Đồng thời, vì con người hoàn toàn được trao ban cho chính họ nên hữu thể họ không thuộc quyền sử dụng của chính họ. Món quà hiện hữu của họ không thể bị thu hồi thế nào, thì họ cũng không thể trả lại chính họ như họ quen làm với những thứ gặp trục trặc hoặc không còn làm họ hài lòng như thế. Như thế, đây là nghịch lý của con người: con người là quà tặng và do đó được trao ban cho chính họ, và chính vì lý do này, con người không phải là của riêng họ. Hiện hữu có nghĩa là được trao ban, nghĩa là của riêng mình và thuộc về người khác.
Thứ hai, các khả năng tinh thần của con người - tự do, suy nghĩ và ham muốn - phản ảnh thực tại món quà hiện hữu, và việc thực thi chúng sẽ chỉ đúng nếu chúng phản ảnh bản chất của con người. Hữu thể nhân bản được tự do vì họ được trao ban cho chính họ. Nếu họ không được trao ban cho chính họ thì món quà hữu thể của họ sẽ không được trao tặng một cách trọn vẹn. Phép lạ luôn gây ngạc nhiên về hữu thể của con người là, bằng cách mời gọi con người hiện hữu, Thiên Chúa cho phép họ trở thành khác hơn chính Thiên Chúa; nghĩa là, một cách mầu nhiệm và chân thực, con người được trao quyền tùy ý sử dụng chính họ. Tuy nhiên, vì họ hoàn toàn được trao ban cho chính họ, nên, trong căn bản sâu thẳm nhất, tự do có nghĩa là nhận ra với lòng biết ơn điều này: mầu nhiệm Hữu thể, mà từ đó con người phát sinh, là tất cả, và nó mong muốn trao ban chính nó cho con người và được con người đáp trả. Điều giải phóng con người, thay vì tuyên bố mình là nguồn gốc tuyệt đối của chính mình, là sự thừa nhận này, vì trong đó con người cũng được ban cho quyền sở hữu nguồn gốc của mình mà không giảm thiểu nguồn gốc đó. Tất nhiên, điều này không có nghĩa là tự do của con người không có sức mạnh riêng. Trái ngược với những gì nền văn hóa của chúng ta thường giả thiết, nó có nghĩa là quyền lực này chỉ có được khi nó được trao ban. Để không tự hủy diệt, tự do cần cả hai chiều kích: điều được trao ban cho chính nó và điều được trao ban. Khả năng tư duy đạt được kết quả thực sự khi nó là sự khám phá đầy ngạc nhiên về sự thật của điều hiện hữu, bao gồm việc nhận ra rằng sự thật này luôn lớn hơn những gì người ta có thể nắm bắt được. Chẳng hạn, bất cứ ai thừa nhận rằng việc họ nhìn thấy sự thật về tình yêu vợ chồng xảy ra bên trong một hữu thể được nhìn vĩ đại hơn và điều họ nhìn thấy được trao ban cho họ, thì người đó ngày càng đi sâu vào lãnh vực vô tận của sự thật. Ngược lại, tư duy sẽ bị giản lược thành một kiểu tạo tác trong chừng mực nó nhắm đến việc sắp xếp các ý tưởng và áp dụng trật tự này vào việc thực thi quyền lực có hậu ý. Về khả năng ham muốn, vì thực tại, vốn là quà tặng, là dấu hiệu của nguồn gốc tối thượng của nó, vẻ đẹp của nó khiến con người ước muốn trở thành một với những gì họ không là và tôn trọng điều khác này trong tính khác của nó. Khi trao thân cho những gì họ nhận được, những ham muốn của họ vừa được thỏa mãn vừa được nâng cao. Trong khi ba khả năng này thuộc về mỗi con người, không khả năng nào trong số này được thực thi bởi một cá nhân biệt lập mà luôn luôn được thực thi bởi một người, đã được trao ban cho chính họ trong và qua một gia đình, chỉ có thể biết, yêu thương và mong muốn bên trong sự hiệp thông yêu thương. (19)
Thứ ba, như cha mẹ sớm nhận ra khi một đứa trẻ được trao ban cho họ, thì sự kiện mỗi người hoàn toàn được trao ban cho chính họ có nghĩa là có một lý do cho sự hiện hữu của họ và lý do này được đưa ra từ bên trong món quà hữu thể của họ. Một vật không có lý do thỏa đáng cho sự hiện hữu của nó thì không thể được gọi một cách chính đáng là một “món quà”. Nói về số phận [logos] tính quà tặng của con người (nó là gì và tại sao nó là vậy) là nói về số phận độc đáo của con người. Lý do cho sự hiện hữu của con người – một lý do khai mở một cách cụ thể hơn hiện hữu có nghĩa gì đối với con người – sẽ không được tiết lộ cho con người nếu không có sự tham gia của họ. Ở đây một lần nữa, số phận (logos) của con người được người khác trao cho họ, nhưng đồng thời, nó không thể xảy ra nếu không có họ. Chính hữu thể của họ là điều đáng kể trong mỗi hành động của họ, và những gì xảy ra sẽ hoàn thành một kế hoạch mà chính họ không thiết kế nhưng trong đó họ tìm thấy sự hoàn thành bất tận của mình. (20) Do đó, số phận của con người diễn ra trong thời gian, trong sự khởi đầu mới, đó là sự ra đời của họ, và một trong những hành động diễn cảm nhất của nó là việc họ bước vào bậc sống của chính họ (trong trường hợp chúng ta thảo luận là hôn nhân).
Cuối cùng, vì con người hoàn toàn được trao ban cho chính họ nên họ mắc nợ. Món nợ của chính họ với người khác không những buộc con người phải tìm kiếm người mà mình mang ơn mà còn có nghĩa là mỗi hành động của họ chỉ đúng trong chừng mực, một cách căn bản nhất, nó là sự đáp trả đối với đấng ban tặng khởi đầu. Thật vậy, vì hữu thể là một quà tặng, nên tính mắc nợ được phát biểu như lòng biết ơn: người ta chỉ có thể đón nhận món quà của chính mình và đáp lại nó một cách tự do, nhưng không. Tất cả chúng ta đều cần được yêu và yêu một cách nhưng không. Như thế, thay vì loại bỏ mối quan hệ của người ta với người khác và với Thiên Chúa, việc đáp lại một cách nhất thiết và tự do món quà hiện hữu và sự hiện hữu cụ thể của người ta làm cho những mối quan hệ này thực sự cảm kích và nhân bản. (21)
Nếu bốn chiều kích này (là quà tặng, các khả năng tâm linh, tính độc đáo của số phận riêng của người ta và tính mang nợ) mô tả đặc điểm của con người luôn là gì, thì việc tự hiến bản thân diễn ra trong hôn nhân sẽ chỉ đúng khi nó phản ảnh đặc tính quà tặng của bản chất con người. Vậy chúng ta hãy xem xét kỹ hơn việc hiến thân vốn phát sinh ra hôn nhân, một hồng ân được trao ban khi tuyên bố ưng thuận và được mời gọi tồn hữu trong suốt cuộc đời hôn nhân. Làm sáng tỏ bản chất của việc tự hiến này sẽ giúp chúng ta hiểu được tại sao mọi cuộc hôn nhân đều là một sự hiệp thông bất khả phân ly sự sống và tình yêu.
2.2. Hiến thân hoàn toàn và có tính bản vị
Như được diễn tả trong phụng vụ hôn nhân Kitô giáo, sự ưng thuận được cặp vợ chồng tuyên bố, trước tiên, là việc mỗi người tiếp nhận người kia, trùng khớp với việc phó thác bản thân cho người kia, và thứ hai, là lời hứa rằng việc tự hiến thân này cho người khác sẽ được củng cố với thời gian. (22) Do đó, món quà hỗ tương phát khởi từ sự hiệp thông giữa các bản vị trước hết thừa nhận rằng việc mình tự hiến thân là sự đáp trả sự hiện diện và tình yêu trước đó của người kia: “Anh nhận em làm vợ anh”. Việc “nhận” này là lời đáp trả đầy biết ơn của đôi vợ chồng đối với việc họ đã trao ban cho nhau trước đó, nghĩa là đối với việc họ được phép hiện hữu và được mời gọi kết hôn với nhau. Như thế, việc “nhận” của họ là “để hiện hữu” dưới hình thức sẵn lòng vâng phục để số phận này khai mở. Việc “muốn nó hiện hữu” này cũng bao hàm rằng cả người nam lẫn người nữ đều không phải là nguồn gốc của tình yêu hôn nhân của họ. Bởi vì họ là hữu hạn và số phận của họ đã được trao ban cho họ, nên sáng kiến luôn thuộc về Thiên Chúa, Đấng cho phép hai người được sinh ra, gặp nhau và hiến thân cho nhau. Có thể nói, họ chọn để được chọn. (23)
Trong bối cảnh văn hóa của chúng ta, điều quan trọng cần đề cập là việc vợ chồng tiếp đón nhau phát sinh ra sự kết hợp hôn nhân, vốn lớn hơn tổng số các thành viên của nó chính vì vợ chồng khác nhau về mặt giới tính. Chỉ với sự khác biệt về giới tính mà sự kết hợp vợ chồng mới là sự kết hợp của hai con người vốn là người khác không thể giản lược được về cả khía cạnh tinh thần lẫn thể xác của hữu thể họ, và chính vì sự khác biệt không thể giản lược này, một sự khác biệt thực sự và vĩnh viễn mở người này đón nhận người kia, mà kết hợp có thể sinh hoa trái. Thật vậy, sự hiệp thông đặc trưng của hôn nhân cần phải sinh hoa kết quả vì chỉ bằng cách này nó mới bảo tồn được bản chất của quà tặng và chính nó tham gia vào việc cho đi. Nếu không có sự cho đi hơn nữa này, điều sẽ xảy ra, thay vì sự kết hợp của hai người, là sự hấp thụ tan hòa của người này vào người kia, như chúng ta sẽ thấy ở phần sau. Tuy nhiên, việc kết hợp sinh hoa trái duy trì căn tính bản vị của mỗi người phối ngẫu bên trong sự hiệp thông giữa các bản vị không có nghĩa là sự kết hợp này không có tính chất biến đổi bản thân. Đón nhận người khác dị biệt hóa về mặt giới tính vào chính mình có nghĩa là chấp nhận trở thành chồng hoặc vợ. (24) Tương tự như vậy, gọi người khác là “vợ” hay “chồng” có nghĩa là chấp nhận không quan niệm mình nằm ngoài mối quan hệ của mình với người khác. Một người từ bỏ việc chỉ hiện hữu cho chính mình và chấp nhận mình hiện hữu cho người khác là điều định nghĩa được họ. Do đó, việc mỗi người phối ngẫu để người kia ở trong mình không những biến đổi mỗi người mà còn làm cho họ trở thành một, vì việc ở bên trong [indwelling]—ở trong người kia—là mức độ hợp nhất lớn nhất. (25) Hơn nữa, tính đồng thời, một mặt, của việc hiện hữu cho và trong người khác và mặt khác, của việc duy trì tính bản vị độc đáo của mình, có nghĩa là sự kết hợp hôn nhân được trao ban và được chấp nhận bởi cặp vợ chồng tự nó khác với họ, mặc dù nó không hiện hữu nếu không có họ.
Việc tiếp nhận người khác vào bản thân mình không hoàn toàn chân thực nếu người ta không chấp nhận hoàn toàn vì người khác. Tính toàn thể này đòi hỏi phải dâng hiến tất cả bản thân mình trong suốt cuộc đời và từ bỏ khả thể lấy lại món quà chính mình. Bởi vì bản chất của món quà đòi hỏi phải từ bỏ khả thể thu hồi món quà nên nó chỉ có thể được tặng một lần. Nếu việc trao tặng bản thân không phải là điều không thể thu hồi được thì nó chưa thực sự được trao đi. Trong tình yêu, người ta không chỉ cho mượn chính mình hoặc nguồn lực của mình: người ta cho đi chính mình. Do đó, dưới ánh sáng bản chất không thể thu hồi của việc tặng quà, chính sự hiện hữu của con người và sự hiệp thông mà nó tạo ra - chứ không chỉ là ý định của vợ chồng - mới khiến cho những lời thề hôn nhân chỉ có thể được thực hiện một lần. Việc tự hiến bản thân diễn ra trọn vẹn khi lời ưng thuận diễn tả món quà khẳng định tính độc đáo không thể thu hồi, không thể thay đổi được này – vốn là nguồn mạch vĩnh viễn của niềm vui hôn nhân. Tính bất khả tiêu, tính không thể hủy tiêu, là sự thật của việc cho đi. (26)
Vì người khác cũng hàm ý tính toàn thể bao trùm toàn bộ thời gian vợ chồng sống. Đây là lý do tại sao sự ưng thuận không chỉ bao gồm khoảnh khắc hiện tại trong đó nó được thốt ra và quá khứ đã đưa họ đến khoảnh khắc đó mà còn bao gồm cả tương lai, chưa được biết đến hoặc sở hữu. Cho đi chính mình và nhận lại người khác suốt cuộc đời, đó là điều mà mỗi người yêu nhau đều mong muốn một cách sâu sắc, người ta phải có khả năng tự do cho đi toàn bộ cuộc sống của mình. “Đó chính là yếu tính sự cao quý của con người, đó là dấu hiệu dứt khoát của việc họ giống Thiên Chúa, khi họ có thể đáp ứng bằng một quyền tự do siêu thời gian, trong đó họ từ bỏ toàn bộ sự hiện hữu trần thế của mình,” từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc tự nhiên. (27) Đặc tính quà tặng của con người có nghĩa là con người là một thụ tạo có thể hứa hẹn, nghĩa là, một thụ tạo, chính vì được trao ban cho chính họ, nên có thể tự do từ bỏ toàn bộ cuộc sống của mình. (28) Lời hứa bao gồm tương lai và bảo đảm rằng việc tự hiến trọn vẹn trong hiện tại sẽ được đổi mới “trong lúc thuận lợi cũng như lúc khó khăn, lúc ốm đau cũng như lúc mạnh khỏe”: “Anh sẽ yêu em... mọi ngày suốt đời anh.” Thay vì phát biểu một tính lãng mạn ngây thơ và ngu ngốc, lời hứa này thừa nhận thời gian trong bản chất của nó: việc dần dần nên trọn lời hứa chứa đựng trong món quà hiện hữu của người ta và ơn gọi mà họ đã được định sẵn để vươn tới. Vì thế, lời hứa về tình yêu bất khả hủy tiêu, tức là lời hứa chung thủy với thời gian, không dựa trên việc sở hữu, hiểu biết và làm chủ tương lai. Thay vào đó, nó dựa vào thiện ích của việc hiệp thông sự sống và tình yêu cũng như vào tính quà tặng của vợ chồng. (29) Nói một cách nghịch lý, tương lai thực sự có thể được chứa đựng trong sự ưng thuận và do đó được trao ban chính vì nó không bị sở hữu. Do đó, lời hứa chung thủy hệ ở việc quyết định không thể thay đổi của vợ chồng chỉ sống tương lai cùng với người kia và làm như vậy với niềm tin chắc rằng người ban tặng khởi đầu sẽ ứng nghiệm lời hứa trong ơn gọi họ sống việc hiệp thông sự sống và yêu thương. Do đó, tương lai không được coi là một mối đe dọa mà người ta phải xử lý. Đúng hơn, nó được chờ đợi một cách vui vẻ và bình an như việc đổi mới món quà khởi đầu của đôi vợ chồng cho nhau và món quà ơn gọi kết hôn. Thay vào đó, khi người ta muốn có tầm nhìn xa; tính toán và đo lường khả năng của bản thân trong việc khắc phục mọi hoàn cảnh có thể xảy ra một cách thành công; hoặc dành cho mình những khả thể khác trong trường hợp mọi việc diễn ra khác với mong đợi, người ta gián đoạn thời gian, nghĩa là, việc đổi mới sự tiếp nhận và đáp lại món quà, và thực hiện một kiểu tự sát tinh thần. Tuy nhiên, theo bản chất của món quà, vợ chồng sống cùng nhau chấp nhận mọi điều được trao ban vào mọi lúc, bất cứ khi nào nó được tặng mà không mưu toan nắm bắt trước.
Còn nữa
VietCatholic TV
Tình báo Putin: Hóa ra Melania Trump là đại họa với Nga. Moscow nổ long trời. Kyiv tóm cổ gián điệp
VietCatholic Media
03:06 22/07/2025
1. Tình báo Nga cho rằng bà Melania Trump tác động đến Tổng thống Trump theo đuổi chính sách cứng rắn với Nga. Các phương tiện truyền thông Nga chế giễu bà.
Một tờ báo Nga đã công khai chế giễu bà Melania Trump khi giới truyền thông được Điện Cẩm Linh cho rằng đệ nhất phu nhân đứng sau chính sách của Tổng thống Trump về Ukraine. Diễn biến này xảy ra theo sau một báo cáo của Cơ quan Tình báo Hải ngoại của Nga, gọi tắt là SVR.
Hôm 3 Tháng Bẩy, Tổng thống Trump nói với các phóng viên báo chí trên chiếc Không Lực Một rằng “ngay khi tôi vừa có một cuộc điện đàm tốt với Tổng thống Putin, Melania lại cho tôi hay rằng vừa có một cuộc đánh bom vào Ukraine giết chết bao nhiêu người.” SVR cho rằng bà Melania Trump đang tác động sâu xa đến lập trường của Tổng thống Trump.
Tờ báo ủng hộ Điện Cẩm Linh Vzglyad cho biết “sẽ tốt hơn cho ông Trump nếu mua giày cho bà ấy thay vì bán Patriots cho Kyiv” trong một bài xã luận hôm thứ Hai mô tả đệ nhất phu nhân là “mối nguy hiểm cho nước Nga”.
Đài truyền hình nhà nước Nga cũng nhắm vào Melania Trump, nói rằng bà phải chịu trách nhiệm cho lập trường cứng rắn hơn của tổng thống Hoa Kỳ đối với Putin, khi ông cam kết cung cấp thêm vũ khí cho Kyiv và đe dọa sẽ trừng phạt Mạc Tư Khoa nhiều hơn.
Newsweek đã liên hệ với Tòa Bạch Ốc để xin bình luận qua email ngoài giờ làm việc thông thường.
Sau nhiều tháng bày tỏ cách Tổng thống Trump có thể phục vụ lợi ích của Mạc Tư Khoa, những người tuyên truyền cho Điện Cẩm Linh đã thay đổi giọng điệu, đặc biệt là sau khi tổng thống Hoa Kỳ cam kết cung cấp thêm vũ khí cho Ukraine và đe dọa sẽ trừng phạt Mạc Tư Khoa nhiều hơn.
Trọng tâm của truyền thông Điện Cẩm Linh trong những ngày gần đây là những bình luận của Tổng thống Trump về sự không hài lòng của ông với Putin, cũng như những lời ông nhắc đến phát biểu của Melania Trump về cuộc xâm lược Ukraine của Nga.
Trong bài viết đăng hôm thứ Hai với tiêu đề “Mối nguy hiểm của Melania Trumpenko đối với nước Nga bị đánh giá thấp”, Vzgylad nhắc đến biệt danh được đặt cho đệ nhất phu nhân vì vai trò “quan trọng” của bà trong chính sách của chồng bà liên quan đến Ukraine.
Bài báo mô tả cách tổng thống Hoa Kỳ nói với các phóng viên rằng vợ ông sẽ nói với ông rằng một thành phố khác ở Ukraine đã bị pháo kích ngay sau khi ông nói chuyện với Putin.
Những bức ảnh chỉnh sửa của đệ nhất phu nhân với biểu tượng Ukraine trên trang phục đã trở thành meme /mim/ trên mạng xã hội trong những ngày gần đây.
“Sẽ tốt hơn cho ông ấy nếu mua giày của bà ấy thay vì bán Patriot cho Kyiv. Sẽ rẻ hơn”, tờ báo nói thêm, ám chỉ hệ thống hỏa tiễn mà Tổng thống Trump cho biết có thể cung cấp cho Ukraine.
Đài truyền hình nhà nước Nga cũng đã chỉ trích đệ nhất phu nhân.
Trước những hình ảnh tiết lộ nhiều năm trước của Melania Trump mà truyền hình Nga từng sử dụng để hạ thấp bà, người dẫn chương trình 60 Minutes, Olga Skabeyeva, đã mô tả đệ nhất phu nhân là một “điệp viên Ukraine”. Trong những ngày gần đây, các phương tiện truyền thông khác của Nga thường đăng hình bà Melania Trump đội một chiếc nón có huy hiệu của Ukraine giống như một chiếc đinh ba. Người Ukraine gọi đó là tryzub /tri-giúp/ thể hiện ý chí của nhân dân, ý chí bất khả chiến bại và sự hiệp thông giữa các thế hệ người Ukraine.
Sau đó, Skabeyeva đã phác thảo các báo cáo của tờ báo Anh rằng bà ủng hộ quan điểm cứng rắn hơn của chồng mình đối với Putin, trong đoạn clip do nhà quan sát nước Nga Julia Davis đăng tải.
Một trong những vị khách của bà, nhà khoa học chính trị Malek Dudakov ở Mạc Tư Khoa đã hạ thấp vai trò của bà và nói rằng hai vợ chồng Tổng thống Trump “có một số vấn đề hôn nhân” và “thậm chí bà ấy không sống chung với Tổng thống Trump”.
Vào tháng 5, phát ngôn nhân Tòa Bạch Ốc Karoline Leavitt đã mô tả tuyên bố của nhà viết tiểu sử chính trị Michael Wolff rằng hai vợ chồng Tổng thống Trump đã ly thân là “những lời nói dối và bịa đặt trắng trợn”.
[Newsweek: Melania Trump Attacked in Russian State Media]
2. Vòng đàm phán hòa bình thứ ba giữa Ukraine và Nga sẽ diễn ra vào ngày 23 tháng 7, Tổng thống Zelenskiy cho biết
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết trong bài phát biểu buổi tối ngày 21 tháng 7 rằng vòng đàm phán trực tiếp thứ ba giữa các phái đoàn Ukraine và Nga tại Istanbul sẽ diễn ra vào ngày 23 tháng 7.
“Hôm nay tôi đã thảo luận với Thư ký Hội đồng An ninh và Quốc phòng Quốc gia Rustem Umerov về việc chuẩn bị một cuộc trao đổi tù binh chiến tranh và một cuộc họp khác tại Thổ Nhĩ Kỳ với phía Nga”, tổng thống cho biết.
“Umerov báo cáo rằng cuộc họp được lên lịch vào thứ Tư. Ngày mai sẽ có thêm thông tin chi tiết.”
Vòng đàm phán trực tiếp mới nhất giữa Ukraine và Nga đã diễn ra tại Istanbul vào ngày 2 tháng 6, sau cuộc họp trước đó vào ngày 16 tháng 5 sau hơn ba năm không có cuộc đàm phán nào.
Trước đó trong ngày, Tổng thống Zelenskiy lưu ý rằng cuộc họp sẽ tập trung vào ba vấn đề chính: trả lại tù nhân chiến tranh, trả lại trẻ em bị bắt cóc và chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo.
“Chương trình nghị sự từ phía chúng tôi rất rõ ràng”, Tổng thống Zelenskiy nói. “Tất cả đều thấy rõ rằng các cuộc đàm phán thực sự hiệu quả chỉ có thể diễn ra ở cấp độ các nhà lãnh đạo quốc gia”.
Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov cho biết vào ngày 21 tháng 7 rằng Mạc Tư Khoa ủng hộ việc tổ chức vòng đàm phán tiếp theo, mặc dù ông tuyên bố rằng chưa có ngày cụ thể nào được thống nhất.
Trong khi Tổng thống Zelenskiy bày tỏ sự sẵn sàng cho các cuộc đàm phán trực tiếp, Putin đã nhiều lần từ chối tham gia trực tiếp mà thay vào đó cử các quan chức cấp thấp hơn tham gia.
Peskov cho biết sẽ “không có thay đổi” nào đối với phái đoàn Nga, vốn vẫn do trợ lý của Putin, Vladimir Medinsky, dẫn đầu. Các quan chức cao cấp của Nga, bao gồm cả Ngoại trưởng Sergey Lavrov, sẽ không tham dự.
Ngày 26 tháng 6, Tổng thống Recep Tayyip Erdogan cho biết Thổ Nhĩ Kỳ đang nỗ lực tổ chức cuộc gặp giữa Tổng thống Zelenskiy và Putin với sự tham gia có thể của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump.
Các cuộc đàm phán hòa bình, đặc trưng bởi khoảng cách lớn giữa các yêu cầu tối thiểu của hai bên, đã được tiếp thêm năng lượng mới sau lời cảnh báo của Tổng thống Trump vào ngày 14 tháng 7 rằng ông sẽ áp đặt mức thuế quan “nghiêm khắc” đối với Nga trừ khi nước này đồng ý chấm dứt chiến tranh trong vòng 50 ngày.
Peskov tái khẳng định vào ngày 20 tháng 7 rằng các mục tiêu chiến tranh của Mạc Tư Khoa vẫn không thay đổi và sẽ đạt được “trên chiến trường”, phản ánh sự thừa nhận ngày càng công khai rằng Nga không có ý định dừng lại trên chiến trường.
Ukraine đã đề xuất lệnh ngừng bắn vô điều kiện trong 30 ngày trong cả hai vòng đàm phán - một lập trường được Hoa Kỳ ủng hộ - nhưng cho đến nay Nga vẫn bác bỏ đề xuất này.
Vào ngày 7 tháng 7, Thứ trưởng Ngoại giao thứ nhất của Ukraine Sergiy Kyslytsya nói với tờ Kyiv Independent rằng đường lối của Nga tại các cuộc họp ở Istanbul giống như đưa ra tối hậu thư hơn là đàm phán thực sự.
[Kyiv Independent: Third round of Ukraine-Russia peace talks set for July 23, Zelensky says]
3. Merz của Đức thừa nhận Âu Châu đã “quá giang” vào quốc phòng của Hoa Kỳ
Thủ tướng Đức Friedrich Merz thừa nhận các quốc gia Âu Châu đã hành động như những “kẻ quá giang” Hoa Kỳ khi nói đến vấn đề quốc phòng.
Trong một cuộc phỏng vấn với BBC, Merz nói rằng lục địa này hiện đã tự vệ tốt hơn. Tuy nhiên, ông dường như thừa nhận lập luận của Tổng thống Mỹ Ông Donald Trump rằng các đồng minh NATO phải tăng cường chi tiêu an ninh của chính họ.
“Chúng tôi biết mình phải tự mình làm nhiều hơn, và trước đây chúng tôi đã từng là những kẻ quá giang,” Thủ tướng Merz nói. “Họ yêu cầu chúng tôi làm nhiều hơn, và chúng tôi đang làm nhiều hơn.”
Tháng trước, các thành viên NATO đã đồng ý chi 5% GDP cho quốc phòng, bao gồm 3,5% cho “phòng thủ cứng” như vũ khí và quân đội.
Berlin đã cam kết đạt được mục tiêu chi tiêu 3,5% vào năm 2029, đánh dấu nỗ lực tái vũ trang đầy tham vọng nhất của đất nước kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc. Điều này đồng nghĩa với việc thông qua những cải cách hiến pháp quan trọng, cho phép vay nợ lớn.
Thủ tướng Merz đã gặp Tổng thống Donald Trump ba lần kể từ khi trở thành Thủ tướng vào tháng 5 và nói với BBC rằng ông có mối quan hệ tốt với tổng thống Hoa Kỳ.
“Tôi nghĩ Tổng thống Trump cũng có cùng quan điểm; chúng tôi đang cố gắng chấm dứt cuộc chiến này ở Ukraine,” Merz nói. “Chúng tôi gọi điện thoại mỗi tuần một lần; chúng tôi đang phối hợp các nỗ lực.”
Nhưng Thủ Tướng cho biết ông không thay đổi quan điểm rằng Tổng thống Trump “phần lớn thờ ơ với số phận của Âu Châu”, một bình luận ông đưa ra sau chiến thắng bầu cử vào tháng 2.
Thủ tướng Merz lập luận rằng Tổng thống Trump “không rõ ràng và không cam kết như các cựu tổng thống Hoa Kỳ và các chính quyền Hoa Kỳ trước đây”.
Đề cập đến về việc tăng chi tiêu, ông nói: “Chúng ta không đủ mạnh, quân đội của chúng ta không đủ mạnh, đó là lý do tại sao chúng ta phải chi nhiều tiền.”
[Politico: Germany’s Merz admits Europe has been a ‘free-rider’ on US defense]
4. Video cho thấy bên trong nhà máy sản xuất máy bay điều khiển từ xa của Nga theo thiết kế Iran
Truyền thông nhà nước Nga đã phát sóng cảnh quay từ một cơ sở sản xuất máy bay điều khiển từ xa lớn ở Yelabuga, Tatarstan, nơi Mạc Tư Khoa đang sản xuất trong nước máy bay điều khiển từ xa Shahed do Iran thiết kế dưới tên gọi Geran-2.
Đoạn video do kênh truyền hình Zvezda của Bộ Quốc phòng phát hành cung cấp góc nhìn chi tiết về một trong những trung tâm lắp ráp máy bay điều khiển từ xa quan trọng của Nga, nơi đang góp phần thúc đẩy cuộc chiến đang diễn ra của nước này với Ukraine.
Việc Nga chuyển hướng từ nhập khẩu máy bay điều khiển từ xa Iran sang sản xuất hàng loạt đánh dấu một bước leo thang trong chiến lược chiến tranh của nước này. Geran-2, được mô phỏng theo Shahed-136 của Iran, có giá thành rẻ, dễ lắp ráp và hiệu quả trong việc tấn công dồn dập hệ thống phòng không của Ukraine, đặc biệt là vào ban đêm. Khi Nga tăng cường sản lượng, các hệ thống phòng không phương Tây đắt đỏ của Ukraine đang phải đối mặt với áp lực ngày càng lớn. Trong khi đó, việc Iran gần đây sử dụng các máy bay điều khiển từ xa tương tự chống lại Israel càng làm nổi bật tầm quan trọng của chúng. Ngay cả khi bị đánh chặn, Shahed-136 vẫn có thể áp đảo các mạng lưới phòng thủ tiên tiến, củng cố luận điểm đằng sau việc điều động hàng loạt.
Nằm gần Kazan, cơ sở Yelabuga đã nổi lên như trung tâm của chương trình máy bay điều khiển từ xa đang phát triển nhanh chóng của Nga. Những đoạn phim mới được phát sóng trên truyền thông nhà nước cho thấy một dây chuyền lắp ráp mở rộng sản xuất hàng ngàn máy bay điều khiển từ xa Geran-2 mỗi tháng - loại máy bay điều khiển từ xa tầm xa, mang theo chất nổ, gọi tắt là UAV dựa trên thiết kế Shahed của Iran. Những chiếc máy bay điều khiển từ xa này đã trở thành một thành phần cốt lõi trong chiến lược của Nga nhằm gây áp lực lên Ukraine bằng các cuộc tấn công trên không liên tục, chi phí thấp. Theo kênh truyền hình Zvezda, nhà độc tài Vladimir Putin đã ủng hộ việc mở rộng mô hình Yelabuga trên toàn quốc để tăng sản lượng trong nước và giảm sự phụ thuộc vào việc nhập khẩu trực tiếp từ Iran.
Động thái này phù hợp với xu hướng gần đây về việc sử dụng máy bay điều khiển từ xa, gọi tắt là UAV của Nga. Theo một đánh giá mới từ Viện Nghiên cứu Chiến tranh có trụ sở tại Washington, lượng máy bay điều khiển từ xa Shahed được Nga sử dụng mỗi đêm đã tăng 31% trong cả tháng 6 và tháng 7. Nếu tiếp tục đà này, ước tính đến tháng 11 năm 2025, Nga có thể điều động tới 2.000 UAV chỉ trong một đêm; đó là một sự gia tăng đáng kể so với mùa thu năm 2024, khi chỉ có khoảng 2.000 UAV được điều động trong cả tháng.
Việc mở rộng chiến tranh máy bay điều khiển từ xa được hỗ trợ bởi sự phối hợp chặt chẽ hơn giữa Mạc Tư Khoa và Tehran. Vào tháng Giêng, Tổng thống Putin và Masoud Pezeshkian đã ký hiệp ước “Đối tác Chiến lược Toàn diện” có thời hạn 20 năm tại Mạc Tư Khoa. Thỏa thuận này bao gồm 47 điều khoản, bao gồm quốc phòng, thương mại, năng lượng và công nghệ. Mặc dù không thiết lập một hiệp ước phòng thủ chung chính thức, hiệp ước này thể chế hóa việc mở rộng hợp tác quân sự-kỹ thuật, chia sẻ thông tin tình báo, tập trận chung và phát triển vũ khí.
Iran cũng đã sử dụng máy bay điều khiển từ xa Shahed trong các hoạt động quân sự của mình. Trong cuộc xung đột gần đây với Israel, Tehran đã điều động hơn 100 UAV loại Shahed để trả đũa các cuộc không kích của Israel vào các mục tiêu của Iran. Mặc dù phần lớn đã bị đánh chặn trước khi xâm nhập không phận Israel, cuộc tấn công này đã nhấn mạnh sự phụ thuộc ngày càng tăng của Iran vào các đợt tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa như một chiến thuật trả đũa và cho thấy học thuyết UAV của nước này ngày càng bị ảnh hưởng bởi chiến lược chiến trường của Nga.
[Newsweek: Video Shows Inside Russia's Iranian Drone Factory]
5. Hình ảnh vệ tinh cho thấy sự gia tăng sản lượng hỏa tiễn của Bắc Hàn
Theo hình ảnh vệ tinh, Bắc Hàn đã hoàn thành việc xây dựng một cầu tàu tại một cơ sở phóng vũ trụ quan trọng, với phân tích cho thấy cầu tàu này được xây dựng để vận chuyển các bộ phận hỏa tiễn lớn.
Cầu tàu này là một phần của Trạm phóng vệ tinh Sohae, nằm ở khu vực tây bắc của Bắc Hàn, nơi nhà lãnh đạo nước này, Kim Chính Ân, đã ra lệnh mở rộng và hiện đại hóa địa điểm này vào tháng 3 năm 2022 để phóng hỏa tiễn lớn và thử nghiệm động cơ hỏa tiễn.
Trong khi Bắc Hàn thường xuyên phóng hỏa tiễn đạn đạo để thử nghiệm và tập trận, nước này cũng đã phóng hỏa tiễn nhằm đưa vệ tinh vào quỹ đạo Trái Đất, một hoạt động bị Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc cấm vì được tường trình có lợi cho chương trình hỏa tiễn đạn đạo của nước này.
Theo Hiệp hội Kiểm soát Vũ khí, hỏa tiễn đạn đạo và hỏa tiễn đẩy vệ tinh có công nghệ và thành phần “rất giống nhau”, bao gồm động cơ hỏa tiễn, hệ thống dẫn đường và định vị, cũng như cơ chế phân tách tải trọng cho cả đầu đạn và vệ tinh.
Trong cuộc gặp năm 2018 với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tại Singapore, Kim đã cam kết tháo dỡ Trạm phóng vệ tinh Sohae như một phần của thỏa thuận nhằm bảo đảm việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với đất nước ông, nhưng sau đó ông đã phá vỡ thỏa thuận này.
Hình ảnh vệ tinh do Planet Labs PBC cung cấp cho thấy cầu tàu đã được xây dựng vào ngày 25 tháng 5 và đã hoàn thành vào thứ Hai. Nhà điều hành vệ tinh ICEYE nói với Reuters rằng cầu tàu “cho phép vận chuyển các bộ phận hỏa tiễn lớn hơn so với trước đây bằng hỏa xa”.
Theo phân tích vào tháng 3 của dự án 38 North, tập trung vào Bắc Hàn và do tổ chức tư vấn Stimson Center điều hành, cầu tàu nằm ở phía nam cơ sở phóng tàu vũ trụ này có thể đã được mở rộng để cho phép “các tàu có mớn nước sâu hơn có thể dỡ hàng” tại cảng biển.
Theo dự án 38 North, những nỗ lực mở rộng cơ sở hạ tầng của cơ sở này bao gồm việc xây dựng đường, có thể mở rộng tuyến đường hiện có hoặc làm nền tảng cho đường ray xe lửa.
Bắc Hàn đã xây dựng hai bãi phóng tại cơ sở này, được gọi là bãi phóng chính và bãi phóng ven biển. Bãi phóng chính chưa được sử dụng cho bất kỳ hoạt động phóng nào kể từ năm 2016, trong khi bãi phóng ven biển đã được sử dụng cho các nỗ lực phóng sau năm 2016 kể từ tháng 11 năm ngoái.
Theo dự án 38 North, Bắc Hàn đã thử phóng hỏa tiễn vệ tinh ít nhất chín lần từ tháng 8 năm 1998 đến tháng 5 năm 2024, trong đó ba lần được coi là thành công. Trong lần thử gần đây nhất, hỏa tiễn đã phát nổ ngay trong giai đoạn đầu sau khi phóng.
[Newsweek: Satellite Images Show Boost to North Korea's Rocket Production]
6. Nga và Ukraine trao đổi loạt đòn tấn công lớn
Thị trưởng thành phố cho biết Mạc Tư Khoa đã phải đối mặt với cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa của Ukraine trong đêm thứ năm liên tiếp, khi Nga tiếp tục tiến hành một cuộc oanh tạc khác vào cơ sở hạ tầng của Ukraine.
Video được chia sẻ trên mạng xã hội cho thấy cảnh hỗn loạn tại các phi trường ở Mạc Tư Khoa sau khi mối đe dọa từ máy bay điều khiển từ xa của Ukraine làm gián đoạn đường bay.
Trong khi đó, ít nhất một người đã thiệt mạng và nhiều người bị thương tại thủ đô Kyiv của Ukraine sau cuộc ném bom mới nhất của Mạc Tư Khoa.
Nga không có dấu hiệu sẽ dừng các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa và hỏa tiễn vào cơ sở hạ tầng của Ukraine, bất chấp lời mời của Tổng thống Volodymyr Zelenskiy về việc tổ chức các cuộc đàm phán hòa bình với Mạc Tư Khoa tại Thổ Nhĩ Kỳ vào cuối tuần này.
Việc Kyiv sử dụng máy bay điều khiển từ xa ở Nga diễn ra sau lời cảnh báo vào tháng 5 của Serhii Bratchuk, thuộc Sư đoàn miền Nam của Quân đội Phòng vệ Ukraine, về kế hoạch của Ukraine nhằm phá hoại hoạt động hàng không để buộc người dân Nga phải trả giá cho hành động xâm lược của Vladimir Putin.
Nga đã lặp lại các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa và hỏa tiễn hàng loạt vào Kyiv vào đêm Chúa Nhật trong các cuộc tấn công mà chính quyền địa phương cho biết đã khiến ít nhất một người thiệt mạng và sáu người bị thương.
Không quân Ukraine cho biết Nga đã phóng 450 máy bay điều khiển từ xa và hỏa tiễn nhắm vào Kyiv, thành phố phía tây Ivano-Frankivsk và Kharkiv.
Vụ nổ làm rung chuyển Kyiv vào hôm Thứ Hai, 21 Tháng Bẩy, khiến các ki-ốt ngoài trời bốc cháy và khói bốc lên từ lối vào của ga tàu điện ngầm Lukianivska bị hư hại.
Tại Ivano-Frankivsk, hệ thống phòng không đã được điều động trong cuộc tấn công mà thị trưởng thành phố Ruslan Martsinkiv mô tả là cuộc tấn công lớn nhất vào khu vực phía tây kể từ khi chiến tranh bắt đầu.
Trong khi đó, theo Bộ Quốc phòng Nga, hơn 230 máy bay điều khiển từ xa của Ukraine đã bị bắn hạ trên bầu trời nước Nga kể từ sáng thứ Bảy, bao gồm 27 chiếc trên bầu trời thủ đô.
Thị trưởng Mạc Tư Khoa Sergey Sobyanin cho biết thủ đô Nga đã phải hứng chịu đêm thứ năm liên tiếp các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa của Ukraine, nhưng các thiết bị này đã bị phòng không bắn hạ. Các đoạn phim trên mạng xã hội cho thấy các mảnh vỡ rơi xuống khu dân cư, nơi ghi nhận một số vụ nổ.
Một nhà ga xe lửa ở Kamenolomni, thuộc khu vực Rostov về phía nam cũng được báo cáo là bị hư hại do mảnh vỡ máy bay điều khiển từ xa rơi xuống, gây ra tình trạng chậm trễ nhiều giờ cho các chuyến tàu.
Theo cơ quan hàng không nhà nước Rosaviatsia của Nga, các mối đe dọa từ máy bay điều khiển từ xa đã khiến chính phủ phải áp dụng các hạn chế đối với các chuyến bay từ phi trường Domodedovo và Zhukovsky của Mạc Tư Khoa.
Hai phi trường lớn khác ở Mạc Tư Khoa cũng tạm thời đóng cửa và ít nhất 140 chuyến bay bị hủy vì hình ảnh trên mạng xã hội cho thấy những hành khách bất mãn bị mắc kẹt tại các phi trường đông đúc trong vòng 12 giờ.
Kênh tình báo nguồn mở X Channel Visoner cho biết lực lượng Ukraine đã điều động nhiều đợt máy bay điều khiển từ xa vào nhiều khu vực khác nhau của Nga, bao gồm cả Mạc Tư Khoa, với mục đích làm quá tải hệ thống phòng không của Nga.
[Newsweek: Russia and Ukraine Exchange Series of Major Strikes]
7. Bị tấn công liên tục, các nhà sản xuất vũ khí của Ukraine phải ẩn náu trong các nhà máy ở Âu Châu
Công nghệ vũ khí thời chiến của Ukraine có vẻ như lần đầu tiên sẽ thuộc về phương Tây.
“Các dự án chung của chúng ta là cơ hội thực sự đầu tiên cho hoạt động sản xuất của Ukraine ở nước ngoài”, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy phát biểu khi công bố thỏa thuận mới được ký kết với Đan Mạch. “Điều này liên quan đến máy bay điều khiển từ xa và nhiều loại vũ khí cần thiết khác.”
Bộ trưởng Công nghiệp Chiến lược Herman Smetanin viết vào cùng ngày rằng thỏa thuận này “mở đường cho việc thành lập cơ sở sản xuất quốc phòng của Ukraine trên lãnh thổ Đan Mạch”.
Dự án hợp tác sản xuất này là một trong nhiều dự án hợp tác với các quốc gia Âu Châu nhằm giúp các công ty Ukraine xây dựng bên ngoài đất nước thường xuyên phải đối mặt với các cuộc không kích của Nga và giúp các công ty công nghệ và quốc phòng Âu Châu làm quen với công nghệ chiến trường mới nhất của Ukraine.
Phần lớn vũ khí được sản xuất theo các chương trình này sẽ được trả về Ukraine, Ihor Fedirko nói với tờ Kyiv Independent. Ông Fedirko gần đây đã rời Bộ Công nghiệp Chiến lược để lãnh đạo Hội đồng Công nghiệp Quốc phòng Ukraine, một hiệp hội thương mại được chính phủ hỗ trợ.
Nhiều nhà sản xuất máy bay điều khiển từ xa Ukraine đã có quyền tiếp cận nhà máy bên ngoài Ukraine, nhưng những thỏa thuận này có từ trước khi Ukraine áp đặt các biện pháp kiểm soát xuất khẩu không chính thức sau khi thiết quân luật được ban hành sau cuộc xâm lược toàn diện của Nga. Các nhà sản xuất máy bay điều khiển từ xa thế hệ đầu tiên của Ukraine như DeViRo và Skyeton, cả hai đều được thành lập hơn một thập niên trước, đã mở nhà máy tại Liên Hiệp Âu Châu trước năm 2022.
Việc kiểm soát xuất khẩu đã khóa chặt các mặt hàng quân sự mới trong nước trong ba năm qua, mặc dù chưa có lệnh cấm chính thức nào được ban hành. Những biện pháp kiểm soát này đã giữ lại phần lớn vũ khí tối tân và nguy hiểm nhất của Ukraine, khiến các nhà sản xuất vũ khí trong nước vô cùng lo lắng khi chứng kiến các công ty nước ngoài hưởng lợi từ công nghệ được thiết kế và thử nghiệm tại Ukraine trong khi họ chỉ có thể bán cho quân đội Ukraine đang cạn kiệt ngân sách.
Fedirko cho biết: “Thành thật mà nói, việc xuất khẩu công nghệ quân sự luôn được kiểm soát — không quốc gia nào trên trái đất này lại có thể dễ dàng vứt bỏ vũ khí như bánh mì hay bột mì”.
“Chúng tôi cũng không ngoại lệ, nhưng câu hỏi đặt ra là cuối cùng có cho phép các công ty bán ít nhất một thứ gì đó, ngay cả với số lượng nhỏ, và chỉ bán cho các quốc gia đối tác mà chúng tôi đã ký kết thỏa thuận an ninh hay không.”
Trong trường hợp của Đan Mạch, khoảng 5% sản phẩm cuối cùng sẽ được giữ lại cho các công ty chủ nhà Đan Mạch, những công ty này sẽ có được kinh nghiệm trong quá trình sản xuất và thử nghiệm với các sản phẩm cuối cùng.
Ukraine đang ở một bước ngoặt. Các thỏa thuận hợp tác sản xuất mới hứa hẹn sẽ mở ra thị trường mới và đưa ngành công nghiệp vũ khí Ukraine vào hệ thống quốc phòng của NATO, một bước tiến đáng kể hướng tới tư cách thành viên. Tuy nhiên, chi tiết của thỏa thuận vẫn còn mơ hồ, đặt ra câu hỏi về việc vũ khí của nước nào và cách thức lựa chọn bên tham gia.
[Kyiv Independent: Under constant attack, Ukraine’s arms makers take shelter in European factories]
8. Cơ quan an ninh quốc gia Ukraine truy lùng gián điệp Nga trong cơ quan chống tham nhũng
Hôm Thứ Ba, 22 Tháng Bẩy, Phát ngôn nhân của SBU, Artem Dekhtiarenko, cho biết Cơ quan an ninh nhà nước, gọi tắt là SBU, của Ukraine đã tiến hành một loạt cuộc đột kích vào Cục Chống tham nhũng Quốc gia vào hôm thứ Hai như một phần của cuộc điều tra toàn diện về nghi ngờ thông đồng với các điệp viên Nga.
SBU cáo buộc một trong những thám tử hàng đầu của cơ quan chống tham nhũng, Ruslan Magamedrasulov, và một sĩ quan cao cấp khác của cơ quan này đã làm gián điệp cho Nga. Cả hai đều đã bị bắt giữ.
Tổng cộng đã tiến hành hơn 70 cuộc tìm kiếm.
Theo SBU, Magamedrasulov đã giúp cha mình, một công dân Nga, thực hiện hoạt động buôn bán gai dầu công nghiệp bất hợp pháp với Nga. SBU cũng đang điều tra các mối liên hệ bị cáo buộc của Magamedrasulov với các điệp viên Nga và liệu ông ta có cung cấp cho họ thông tin mật về các cuộc điều tra tham nhũng đã được lên kế hoạch hay không.
Magamedrasulov bị cáo buộc có liên hệ mật thiết với thành viên Quốc Hội thân Nga đang chạy trốn Fedir Khrystenko, người bị nghi ngờ là gián điệp Nga bí mật tại Ukraine. Khrystenko “có ảnh hưởng đáng kể” đến các hoạt động của cơ quan chống tham nhũng Ukraine, SBU tuyên bố trong một tuyên bố hôm thứ Hai.
NABU, Cục Chống Tham nhũng Quốc gia, cho biết các cuộc khám xét đã nhắm vào ít nhất 15 nhân viên và được thực hiện mà không có lệnh của tòa án. “Trong hầu hết các trường hợp, căn cứ cho các hành động điều tra là cáo buộc một số cá nhân liên quan đến các vụ tai nạn giao thông. Tuy nhiên, một số nhân viên bị cáo buộc có thể có liên quan đến nhà nước xâm lược. Đây là những vấn đề không liên quan”, NABU cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Hai.
“Nguy cơ bị các tác nhân gây ảnh hưởng từ quốc gia xâm lược luôn hiện hữu đối với bất kỳ cơ quan chính phủ nào. Tuy nhiên, điều này không thể biện minh cho việc dừng hoạt động của toàn bộ cơ quan”, NABU nói thêm.
[Politico: Ukraine’s state security hunts for Russian moles inside anti-corruption agency]
9. Nhà lãnh đạo ngành tư pháp Liên Hiệp Âu Châu ‘quyết tâm’ trấn áp hoạt động buôn bán hàng hóa bất hợp pháp của Temu, và Shein
Michael McGrath, ủy viên tư pháp của Liên minh Âu Châu, đã bày tỏ quyết tâm trấn áp việc bán hàng hóa không tuân thủ các quy định của Liên Hiệp Âu Châu trên các nền tảng thương mại điện tử lớn của Trung Quốc như Temu và Shein.
McGrath nói với tờ Guardian rằng ông “bị sốc” trước việc bán các sản phẩm tiềm ẩn nguy hiểm thông qua các nền tảng giá rẻ này, gây nguy hiểm cho sự an toàn của người tiêu dùng. Ông cho biết Liên Hiệp Âu Châu có “nghĩa vụ” phải hành động.
McGrath cho biết trong bài báo đăng trên tờ Guardian hôm Thứ Hai, 21 Tháng Bẩy: “Tôi quyết tâm tăng cường thực thi luật an toàn sản phẩm và các quy định bảo vệ người tiêu dùng”.
Các nền tảng như Temu và Shein chuyên bán các sản phẩm giá rẻ thông qua các bưu kiện nhỏ — hàng triệu bưu kiện như vậy được đưa vào Liên Hiệp Âu Châu mỗi ngày.
Đầu tháng này, một báo cáo của Nghị viện Âu Châu phát hiện rằng “hầu hết các sản phẩm không an toàn và bất hợp pháp” đến Liên Hiệp Âu Châu đều thông qua các bưu kiện nhỏ trong thương mại trực tuyến, “đặc biệt” thông qua các nền tảng của Trung Quốc.
Vào tháng 10 năm ngoái, Ủy ban Âu Châu đã mở một cuộc điều tra chính thức về Temu, với phân tích sơ bộ cho thấy nền tảng này có thể đã không giải quyết triệt để các sản phẩm không tuân thủ. Brussels cũng tấn công vào Shein vì cáo buộc vi phạm luật bảo vệ người tiêu dùng liên quan đến giảm giá giả mạo và các tuyên bố sai lệch về tính bền vững.
Báo cáo của Nghị viện nhấn mạnh rằng các quan chức hải quan đã gặp khó khăn trong việc kiểm soát những sản phẩm này khi chúng đến các cảng hoặc phi trường lớn, khiến việc ngăn chặn chúng vào Liên Hiệp Âu Châu gần như bất khả thi. Salvatore De Meo, Nghị sĩ Âu Châu thuộc Đảng Bảo thủ, gọi tắt là EP và là tác giả của báo cáo, cho biết việc thiếu các biện pháp kiểm tra hiệu quả đang “gây nguy hiểm cho sự an toàn của người tiêu dùng và gây bất lợi cho các doanh nghiệp tuân thủ luật lệ.”
McGrath cũng chia sẻ đánh giá này: “Vấn đề không chỉ nằm ở việc bảo vệ người tiêu dùng, mà còn là vấn đề về sân chơi bình đẳng rất nghiêm trọng đối với các doanh nghiệp Âu Châu”, vị ủy viên Ireland nói với tờ Guardian. “Họ được kỳ vọng sẽ phải cạnh tranh với những người bán hàng không tuân thủ các quy tắc của chúng tôi”.
[Politico: EU justice chief ‘determined’ to crack down on sale of illegal goods on Temu, Shein]
10. ‘Giáo viên của năm 2022’ của Mạc Tư Khoa đã thiệt mạng khi đang chiến đấu ở Ukraine, Meduza đưa tin
Gennady Starunov, một giáo viên thể dục được vinh danh là “Giáo viên của năm” tại Mạc Tư Khoa năm 2022, đã thiệt mạng khi đang phục vụ trong quân đội Nga trong cuộc xâm lược Ukraine, các quan chức nhà trường xác nhận vào ngày 21 tháng 7.
Starunov đã giảng dạy tại Trường Marshal Chuikov ở Mạc Tư Khoa trước khi được điều động vào tháng 10 năm 2022. Anh ta giữ cấp bậc trung sĩ và đến Tháng Giêng năm 2023, đã được huấn luyện tại một căn cứ quân sự ở Belarus cùng với các binh sĩ được điều động khác, theo Meduza, một cơ quan truyền thông độc lập của Nga.
Hiệu trưởng nhà trường, Mikhail Klochikhin, cho biết Starunov đã tử vong khi đang thực hiện “nghĩa vụ quân sự”. Không có thông tin chi tiết nào được công bố về địa điểm hoặc hoàn cảnh tử vong của anh.
Starunov đã tích cực ủng hộ cuộc xâm lược của Nga và ghi lại trải nghiệm của mình trên blog Telegram có tựa đề “Ghi chú Tiền tuyến”. Vào tháng 5 năm 2025, ông đã gặp Putin, người được tường trình đã ca ngợi “công việc quan trọng” của anh ta cả trên chiến trường và trên mạng xã hội.
Cái chết của Starunov làm gia tăng số lượng binh lính Nga thiệt mạng ở Ukraine — với hơn 119.000 người tử vong được xác minh tính đến ngày 17 tháng 7, theo phương tiện truyền thông độc lập của Nga.
Bộ Tổng tham mưu Ukraine ước tính con số thực tế cao hơn nhiều, tuyên bố Nga đã mất 1.041.990 quân kể từ khi cuộc xâm lược toàn diện bắt đầu vào ngày 24 tháng 2 năm 2022 — những con số phần lớn phù hợp với đánh giá của tình báo phương Tây.
Ban tiếng Nga của BBC và cơ quan truyền thông độc lập của Nga Mediazona cho biết con số thực sự sẽ cao hơn đáng kể vì BBC và Mediazona xác minh dựa trên các cáo phó, các thông báo của chính quyền địa phương và các nhà thờ, cũng như những quyết định liên quan đến việc thừa kế tài sản của các tử sĩ. BBC và Mediazona cảnh báo rằng ở các vùng nông thôn nơi Putin bắt lính nhiều nhất, người ta không có thói quen đăng cáo phó, và các tử sĩ thường quá nghèo chẳng có gì để lại cho thân nhân.
[Kyiv Independent: Moscow's 2022 'Teacher of the Year' killed while fighting in Ukraine, Meduza reports]
Tin vui: Kyiv nhận thêm 5 khẩu Patriot. Tìm ra sĩ quan Nga biến thái tra tấn tàn bạo tù binh Ukraine
VietCatholic Media
16:23 22/07/2025
1. Âu Châu cam kết tăng cường phòng không cho Ukraine
Vương quốc Anh và Đức đang dẫn đầu nỗ lực mới nhằm cung cấp hệ thống phòng không và đạn dược cho Ukraine, sau tối hậu thư 50 ngày mà Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đưa ra cho người đồng cấp Nga Vladimir Putin.
“Chúng ta phải cùng nhau ngăn chặn cỗ máy chiến tranh này bằng cách hợp lực hỗ trợ Ukraine hết mình”, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius phát biểu hôm thứ Hai, trước cuộc họp trực tuyến của Nhóm Liên lạc Quốc phòng Ukraine, gọi tắt là UDCG. “Trước hết, điều này đòi hỏi chúng ta phải khẩn trương tăng cường phòng không cho Ukraine.”
Hôm Chúa Nhật, Nga đã tấn công Ukraine bằng hơn 450 máy bay điều khiển từ xa và hỏa tiễn. Lực lượng phòng không đã bắn hạ được khoảng một nửa trong số đó, với 23 máy bay điều khiển từ xa trúng mục tiêu và gây thiệt hại tại ba địa điểm ở Kyiv, Kharkiv và Ivano-Frankivsk. Hai người thiệt mạng và 15 người bị thương.
Đầu tháng 7, Tổng thống Trump đã cho Putin 50 ngày để đạt được một lệnh ngừng bắn hoặc phải đối mặt với các lệnh trừng phạt kinh tế. Tổng thống Mỹ, người đã tạm thời dừng một số loại đạn dược đã hứa cho Ukraine, cũng đồng ý bán vũ khí Mỹ cho các nước Âu Châu và để họ quyên góp cho Kyiv.
Bộ trưởng Quốc phòng Anh John Healey phát biểu khi nhóm đồng minh, còn được gọi là định dạng Ramstein, họp trực tuyến vào thứ Hai: “Chúng ta cần phải tăng cường chiến dịch 50 ngày để trang bị vũ khí cho Ukraine trên chiến trường”.
Luân Đôn và Berlin — những nước đã tiếp quản vị trí chủ tịch UDCG từ Washington kể từ khi Tổng thống Trump lên nắm quyền — đã tuyên bố rằng Đức sẽ tài trợ 170 triệu euro cho chương trình mua sắm đạn dược phòng không do Anh dẫn đầu cho Ukraine.
Đức sẽ chi trả và tài trợ 220.000 viên đạn 35 ly cho hệ thống pháo phòng không Gepard và mua máy bay điều khiển từ xa tầm xa do Ukraine sản xuất.
Âu Châu cũng đang tiếp tục thực hiện cam kết gần đây về việc cung cấp năm hệ thống phòng không Patriot cho Ukraine. “Chúng tôi sẽ phối hợp chặt chẽ để đạt được điều đó... trong vài ngày tới”, Pistorius nói, đồng thời cảm ơn Bỉ, Đan Mạch, Thụy Điển và Na Uy vì sự tham gia của họ.
Một trong những lựa chọn chính trên bàn là người Âu Châu sẽ cung cấp các hệ thống từ kho dự trữ của họ, sau đó sẽ được bổ sung bằng các đơn đặt hàng mới cho Hoa Kỳ.
Tổng tư lệnh quân đồng minh NATO tại Âu Châu, Tướng Alexus Grynkewich, sẽ gặp một số đại diện của NATO vào thứ Tư để thảo luận về vấn đề này.
Tuần trước, Hoa Kỳ đã thông báo với Thụy Sĩ rằng họ sẽ nhận được thiết bị quân sự muộn hơn dự kiến vì Washington sẽ “ưu tiên lại việc cung cấp hệ thống Patriot để hỗ trợ Ukraine”. Theo tờ The Wall Street Journal, động thái này nhằm mục đích mang lại lợi ích cho việc bổ sung quân cho Đức.
[Politico: Europeans pledge more air defense for Ukraine]
2. Mỹ, Đức đồng ý cung cấp 5 hệ thống phòng không Patriot cho Ukraine
Hôm Thứ Ba, 22 Tháng Bẩy, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius cho biết Mỹ và Đức đã đồng ý cung cấp 5 hệ thống phòng không Patriot cho Ukraine.
Thông báo này được đưa ra khi Nga leo thang chiến dịch tấn công tầm xa vào Ukraine, bao gồm cả hỏa tiễn đạn đạo mà chỉ có hệ thống Patriot tiên tiến mới có thể bắn hạ.
Đêm 21 tháng 7, lực lượng Nga đã phát động một cuộc tấn công quy mô lớn mới vào Ukraine — bao gồm 426 máy bay điều khiển từ xa loại Shahed và nhiều loại hỏa tiễn khác nhau, bao gồm hỏa tiễn đạn đạo phóng từ trên không Kinzhal cũng như hỏa tiễn hành trình Kalibr và Kh-101.
Phát biểu tại cuộc họp lần thứ 29 của Nhóm liên lạc quốc phòng Ukraine (còn được gọi là nhóm Ramstein theo tên căn cứ của Hoa Kỳ tại Đức), Pistorius cho biết ông đã đạt được thỏa thuận với Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Pete Hegseth trong chuyến đi gần đây tới Washington.
Pistorius cho biết thêm rằng việc phối hợp với các đối tác về việc điều động hệ thống sẽ tiếp tục trong những ngày tới.
Hệ thống Patriot do Hoa Kỳ chế tạo là một phần quan trọng trong hệ thống phòng không nhiều lớp của Ukraine, có khả năng đánh chặn hỏa tiễn đạn đạo và hỏa tiễn hành trình, đồng thời bảo vệ chống lại các cuộc tấn công quy mô lớn vào các thành phố.
Cam kết mới này được đưa ra sau tuyên bố vào ngày 14 tháng 7 của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump về sáng kiến do NATO và Liên Hiệp Âu Châu hậu thuẫn, theo đó các thành viên liên minh sẽ mua hệ thống vũ khí do Hoa Kỳ sản xuất cho Ukraine.
Tổng thống Trump tuyên bố vào ngày 16 tháng 7 rằng các chuyến hàng Patriot đến Ukraine đã được tiến hành. Ban đầu, Bộ Quốc phòng Đức phủ nhận việc biết về bất kỳ hoạt động chuyển giao nào như vậy.
Vào ngày 14 tháng 7, phát ngôn nhân của chính phủ Đức cho biết các cuộc đàm phán đang diễn ra giữa các đồng minh để cung cấp hơn ba hệ thống Patriot cho Ukraine.
Washington đã gửi ba khẩu đội Patriot đến Ukraine, trong khi Đức cung cấp thêm ba khẩu đội nữa. Một khẩu đội khác đến từ liên minh Âu Châu, mặc dù không phải tất cả các hệ thống hiện đang hoạt động do phải luân phiên bảo trì định kỳ.
[Kyiv Independent: US, Germany agree to deliver 5 Patriot air defense systems to Ukraine]
3. Luân Đôn thúc đẩy ‘chiến dịch 50 ngày’ khi Anh và Đức cam kết hệ thống phòng không mới cho Ukraine
Trong khi Luân Đôn thúc đẩy “chiến dịch 50 ngày” để hỗ trợ Ukraine, Anh và Đức chuẩn bị cam kết cung cấp các hệ thống phòng không mới cho Kyiv, Bộ Quốc phòng Anh thông báo hôm Thứ Hai, 21 Tháng Bẩy.
Bộ trưởng Quốc phòng Anh John Healey cho biết “Là thành viên của Nhóm liên lạc quốc phòng Ukraine, chúng ta cần phải hành động trong 'chiến dịch 50 ngày' để trang bị vũ khí cho Ukraine trên chiến trường và buộc Putin phải ngồi vào bàn đàm phán”.
Vào ngày 14 tháng 7, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tuyên bố Tòa Bạch Ốc sẽ áp đặt “mức thuế quan nghiêm ngặt” đối với Nga trừ khi nước này đồng ý đạt được thỏa thuận chấm dứt chiến tranh ở Ukraine trong vòng 50 ngày.
“Chúng tôi sẽ áp dụng mức thuế rất nghiêm ngặt nếu không đạt được thỏa thuận trong 50 ngày. Mức thuế khoảng 100%, chúng tôi gọi là thuế quan thứ cấp”, ông nói.
Healey và Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius đã chủ trì cuộc họp trực tuyến của Nhóm liên lạc quốc phòng Ukraine vào ngày 21 tháng 7.
Sử dụng 170 triệu euro, hay 198 triệu đô la, tiền tài trợ từ Đức, hai nước sẽ mua thêm đạn dược phòng không cho Ukraine.
Bộ Quốc phòng Anh cho biết Luân Đôn đã gửi cho Ukraine các hệ thống phòng không và đạn dược phòng không trị giá 150 triệu bảng Anh, hay 201 triệu đô la, trong hai tháng qua.
Trong khi Ukraine tiếp tục đối mặt với cuộc chiến của Nga trong suốt thời hạn 50 ngày của Tổng thống Trump, các đồng minh của Kyiv đã tìm cách củng cố Ukraine và gây áp lực buộc Nga phải ngồi vào bàn đàm phán.
Hôm 15 Tháng Bẩy, Kaja Kallas, phó chủ tịch Ủy ban Âu Châu, và cũng là Đại diện cấp cao của Liên Hiệp Âu Châu về chính sách đối ngoại và an ninh cho biết Liên Hiệp Âu Châu hoan nghênh nỗ lực mới của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump nhằm đưa Nga vào bàn đàm phán, đồng thời nói thêm rằng mốc thời gian 50 ngày của Washington là “quá dài”.
“Một mặt, việc Tổng thống Trump có lập trường cứng rắn với Nga là rất tích cực... Mặt khác, 50 ngày là một khoảng thời gian rất dài nếu chúng ta thấy họ đang giết hại những thường dân vô tội”, bà nói.
[Kyiv Independent: London pushes '50-day drive' as UK, Germany to pledge new air defense systems for Ukraine]
4. Putin đang tăng cường các cuộc tấn công hỗn hợp ‘hung hăng’ vào Đức, giám đốc tình báo cảnh báo
Theo nhà lãnh đạo cơ quan phản gián quân sự Đức, những nỗ lực phá hoại xã hội Đức của Nga đã tăng lên đáng kể trong năm nay.
“Chúng ta đang nói về sự gia tăng mạnh mẽ các vụ việc gián điệp và các biện pháp kết hợp”, Martina Rosenberg nói với hãng thông tấn Đức DPA. “Đường lối này có quy mô lớn hơn và cũng hung hăng hơn.”
Trong cuộc phỏng vấn Rosenberg, chủ tịch của Militärische Abschirmdienst hay Cục Phản gián Quân sự, cho biết số vụ việc nghi ngờ có sự tham gia của Nga đã tăng gấp đôi trong nửa đầu năm nay.
Rosenberg nói thêm: “Không có gì bí mật: Là một trung tâm hậu cần cho các hoạt động di chuyển quân của NATO và là một đối tác tích cực của NATO, Đức luôn nằm trong tầm ngắm của các cơ quan tình báo nước ngoài”, lời nói của bà tương tự như lời của nhà lãnh đạo cơ quan tình báo Estonia vào năm ngoái.
Gần đây nhất, hải quân Đức đã chứng kiến các hoạt động phá hoại trên tàu: cáp bị đứt, dầu trong nguồn cung cấp nước hoặc mảnh kim loại trong hệ thống truyền động.
Ngay cả trước cuộc xâm lược toàn diện Ukraine của Mạc Tư Khoa vào tháng 2 năm 2022, các hoạt động bí mật của Nga đã diễn ra ở Đức. Ví dụ, một tòa án Đức đã trục xuất hai nhà ngoại giao Nga vào năm 2021 vì vụ sát hại một công dân Georgia.
Cơ quan mật vụ Nga phát hiện ra những kẻ tuyển dụng này trực tuyến và chúng thường không biết mục tiêu cuối cùng, giống như thiếu niên người Ukraine đã gây ra vụ nổ tại một cửa hàng Ikea ở thủ đô Vilnius của Lithuania vào tháng 3 năm 2024.
[Politico: Putin is stepping up ‘aggressive’ hybrid attacks on Germany, spy chief warns]
5. Kẻ tra tấn “rối loạn tâm thần” của PUTIN trong tù, được biết đến với cái tên Bác Sĩ Ác quỷ, đã bị những người sống sót sau thời kỳ khủng bố của ông ta vạch mặt.
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv hôm Thứ Hai, 21 Tháng Bẩy, Phát ngôn nhân Cục Tình Báo Quân Đội Ukraine, Đại Úy Andriy Yusov, đã nêu đích danh một kẻ tra tấn tù binh chiến tranh Ukraine, được biết đến với cái tên Bác Sĩ Ác quỷ, đã bị những người sống sót sau thời kỳ khủng bố của ông ta vạch mặt. Hắn ta tên là Ilya Sorokin, 34 tuổi.
Dưới lớp áo khoác y tế trắng và mũ trùm đầu, Ilya Sorokin đã trở thành một trong những kẻ tra tấn đáng sợ nhất bên trong Trại giam số 10 khét tiếng của Nga tại Mordovia.
Người đàn ông 34 tuổi này đã thực hiện các vụ sốc điện, đánh đập dã man và làm nhục các tù nhân chiến tranh Ukraine.
Nhưng nhờ các nhà báo độc lập làm việc với hàng chục tù binh chiến tranh Ukraine được trao đổi, danh tính của người được gọi là bác sĩ cuối cùng đã được tiết lộ.
Người cha của hai đứa trẻ bị cáo buộc là “có hành vi tàn ác vô nghĩa” và phản bội một cách trắng trợn đạo đức y khoa.
Một người sống sót dũng cảm cho biết giọng nói của Sorokin “ồn ào, chói tai... không thể diễn tả được”.
“ Ông ta bắt tù nhân phải sủa và bò như chó, hoặc gáy như gà trống,” một người nói.
“Một tù binh chiến tranh sủa rất hay và liên tục phải sủa.”
Cựu tù nhân Pavlo Afisov nhớ lại: “Câu hỏi ưa thích của hắn dành cho tất cả chúng tôi là, 'Anh tên là gì?' Chúng tôi buộc phải trả lời, 'Thằng khốn nạn'“
Sự tra tấn của Ilya Sorokin không phải là ngẫu nhiên mà là có hệ thống; và y tỏ ra thích thú được hành hạ người khác.
Theo một cuộc điều tra mới đây của Schemes và Current Time, được gần 50 cựu tù nhân xác nhận và được Tổng Công Tố Ukraine nộp cho Tòa án Hình sự Quốc tế, gọi tắt là ICC, Sorokin đã chọn ra một số tù nhân để sốc điện và đánh đập bộ phận sinh dục.
Phương pháp gây kinh hoàng của hắn còn gây ra sự tra tấn về mặt tâm lý bao gồm cả việc giả vờ hành quyết và ép phải hát quốc ca Nga.
Báo cáo cho biết, “Gần như tất cả đều báo cáo rằng họ đã bị tra tấn và phải chịu đựng bạo lực thể chất và tinh thần không ngừng nghỉ”.
Những tù nhân bị bệnh không được chăm sóc — một người bị sâu răng đã bị từ chối mọi phương pháp điều trị.
Volodymyr Yukhymenko, một người lính Ukraine, đã tử vong vì vết thương sau khi bị viêm phổi, gãy nhiều xương và xuất huyết nội.
Người bạn tù của anh nói với các nhà điều tra rằng Sorokin thậm chí còn đánh đập tàn bạo hơn khi một tù nhân báo cáo rằng mình không khoẻ.
Khi bị các nhà báo chất vấn, Sorokin - hiện đang làm quân y - đã cố gắng giả vờ vô tội.
“Không thể nào. Tôi không làm việc ở đó”, anh ta nói rồi đột ngột cúp máy và chặn người gọi.
Nhưng bằng chứng video, dấu vết trên mạng xã hội và lời khai của nạn nhân cho thấy Sorokin chính là Bác Sĩ Ác quỷ.
Hắn ta sống ở Potma, chỉ cách trại giam 31 km, nơi anh từng tạo dáng trong trang phục quân đội, rao giảng về nỗi nhớ Liên Xô và diễn những tiểu phẩm hài thô thiển.
Các bài đăng trực tuyến của hắn cho thấy sự ủng hộ kiên định đối với cuộc chiến của Nga và niềm tự hào sâu sắc về vai trò của mình.
Báo cáo của Đại Úy Yusov được đưa ra trong bối cảnh quân đội Nga được tường trình đã thiệt mạng do uống phải chai nước có chất độc trong một hoạt động phá hoại bị nghi ngờ của Ukraine.
Ít nhất bốn người lính được tường trình đã tử vong trong đau đớn tột cùng sau khi uống nước từ những chai có nhãn “Nước của chúng ta”, được cung cấp cho tiền tuyến trong một lô hàng hậu phương yểm trợ tiền tuyến.
Một số người khác được tường trình đang trong tình trạng nguy kịch sau một đòn giáng mạnh vào cuộc xâm lược Ukraine của trùm mafia Vladimir Putin.
Vụ việc chết người xảy ra ở khu vực Panteleimonivka thuộc Donetsk đã gây ra sự kinh hoàng và phẫn nộ trên các kênh quân sự ủng hộ Điện Cẩm Linh.
Những cảnh quay đau thương mà tờ The Sun xem được cho thấy cảnh những binh lính bị đầu độc co giật, rên rỉ trong đau đớn và bất tỉnh trong khi các nhân viên y tế vội vã chạy đến giúp đỡ.
[The Sun: PUTIN'S “psychotic” prison torturer known as Dr Evil has been unmasked by those who survived his reign of terror.]
6. Anh trừng phạt 135 tàu chở dầu của Nga và 2 công ty liên quan đến đội tàu ngầm
Vương quốc Anh đã áp đặt lệnh trừng phạt mới vào ngày 21 tháng 7 nhằm vào 135 tàu chở dầu của Nga và hai công ty vận tải có liên quan đến đội tàu ngầm của Nga.
Theo chính phủ Anh, các tàu chở dầu này đã bí mật vận chuyển lượng dầu trị giá 24 tỷ đô la kể từ đầu năm 2024. Một trong hai công ty hiện đang chịu lệnh trừng phạt có liên hệ với Lukoil, một trong những nhà sản xuất dầu lớn nhất của Nga.
Ngoại trưởng Anh David Lammy cho biết: “Các lệnh trừng phạt mới sẽ tiếp tục phá hủy hạm đội ngầm của Putin và làm cạn kiệt nguồn thu từ dầu mỏ quan trọng của Nga”.
“Khi Putin tiếp tục trì hoãn và trì hoãn các cuộc đàm phán hòa bình nghiêm chỉnh, chúng tôi sẽ không đứng yên.”
Luân Đôn cho biết họ sẽ tiếp tục tận dụng chế độ trừng phạt để tăng áp lực lên Điện Cẩm Linh trong khi vẫn “sát cánh cùng Ukraine”.
Động thái này diễn ra sau quyết định của Anh vào ngày 18 tháng 7 về việc tham gia sáng kiến của Liên Hiệp Âu Châu nhằm hạ giá trần xuất khẩu dầu thô của Nga bằng đường biển xuống còn 47,6 đô la một thùng, từ mức trần ban đầu là 60 đô la. Mức trần này được thiết kế để giảm biên lợi nhuận của Mạc Tư Khoa mà không gây ra gián đoạn nguồn cung toàn cầu.
Nga vẫn tiếp tục xuất khẩu dầu bằng cách sử dụng đội tàu chở dầu ngầm hoạt động dưới quyền sở hữu không rõ ràng, treo cờ tiện lợi và thường không có bảo hiểm thích hợp, cho phép họ tránh được các cơ chế thực thi của phương Tây.
Chính phủ Anh cho biết các lệnh trừng phạt của phương Tây đã cắt giảm một phần ba doanh thu dầu khí của Nga kể từ năm 2022, cùng với các biện pháp tiếp theo nhằm hạn chế khả năng tài trợ cho cuộc chiến toàn diện của Mạc Tư Khoa chống lại Ukraine.
[Kyiv Independent: UK sanctions 135 Russian oil tankers, 2 firms linked to shadow fleet]
7. Tulsi Gabbard công bố 230.000 tài liệu về mục sư Luther King theo lệnh hành pháp của Tổng thống Trump
Giám đốc Tình báo Quốc gia Tulsi Gabbard hôm thứ Hai đã công bố hơn 230.000 trang tài liệu liên quan đến vụ ám sát Martin Luther King Jr., thực hiện chỉ thị về minh bạch do Tổng thống Trump ban hành.
Các tập tin, nhiều trong số đó chưa bao giờ được số hóa, bao gồm bản ghi nhớ của FBI, thông tin tình báo của CIA và hồ sơ nước ngoài liên quan đến cuộc điều tra vụ ám sát King năm 1968.
Đáp lại việc công bố tài liệu, các con của King cho biết họ hy vọng những người đọc tài liệu sẽ đọc nó “với sự đồng cảm, kiềm chế và tôn trọng”.
“Mặc dù chúng tôi ủng hộ sự minh bạch và trách nhiệm giải trình lịch sử, chúng tôi phản đối bất kỳ sự công kích nào vào di sản của cha chúng tôi hoặc bất kỳ nỗ lực nào lợi dụng di sản đó để lan truyền thông tin sai lệch,” Martin Luther King III và Tiến sĩ Bernice A. King phát biểu trong một tuyên bố. “Chúng tôi lên án mạnh mẽ bất kỳ nỗ lực nào nhằm sử dụng sai mục đích những tài liệu này nhằm phá hoại di sản của cha chúng tôi và những thành tựu to lớn của phong trào.”
Việc công bố diễn ra trong bối cảnh có phản ứng dữ dội về việc chính quyền Tổng thống Trump tuyên bố rằng không có “danh sách khách hàng” nào trong vụ án Jeffrey Epstein mặc dù đã hứa công bố.
Gabbard cho biết hôm thứ Hai rằng việc công bố các tập tin “là hành động tiếp nối cam kết của Tổng thống Trump về việc công bố đầy đủ các hồ sơ được bảo mật trước đây” liên quan đến vụ ám sát King, Tổng thống John F. Kennedy và Thượng nghị sĩ Robert F. Kennedy.
Khi nói đến các hồ sơ liên quan đến vụ ám sát King, bản chất mật của các tài liệu đã làm dấy lên nhiều thập niên nghi ngờ và các thuyết âm mưu xung quanh cái chết của ông.
Các tập tin mới được số hóa đã mở rộng thêm các tài liệu đã công bố trước đó và bao gồm thông tin chi tiết về cuộc điều tra của FBI sau cái chết của King vào năm 1968. Thông cáo báo chí của Gabbard giải thích rằng các tài liệu bao gồm các cuộc thảo luận về các manh mối tiềm năng và bản ghi nhớ nêu chi tiết về tiến trình của vụ án.
King bị bắn chết khi đang đứng trên ban công của Khách sạn Lorraine ở Memphis, Tennessee, vào ngày 4 tháng 4 năm 1968. Vụ ám sát ông đã trở thành một trong những cái chết được xem xét kỹ lưỡng và gây tranh cãi nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.
Ông đã bị chính phủ Hoa Kỳ theo dõi trong nhiều năm trước khi qua đời, với giám đốc FBI lúc bấy giờ là J. Edgar Hoover coi King là một người ủng hộ cộng sản. Cơ quan này đã nghe lén điện thoại và đặt thiết bị nghe lén trong phòng khách sạn của ông trong thời gian này.
James Earl Ray là ai?
James Earl Ray, một kẻ chạy trốn vào thời điểm King qua đời, đã bị bắt và nhận tội giết người vào năm 1969. Ông ta bị kết án 99 năm tù.
Sau đó, Ray đã rút lại lời nhận tội, tuyên bố mình chỉ là một con rối trong một âm mưu lớn hơn, nhưng ông đã phải ngồi tù suốt quãng đời còn lại. Ông qua đời năm 1998, hưởng thọ 70 tuổi.
Một phần suy đoán xung quanh các tập tin chưa được công bố trước đây là liệu các nhà điều tra có tin rằng Ray hành động một mình hay không.
[Newsweek: Tulsi Gabbard Unveils 230,000 MLK Docs Under Trump Executive Order]
8. Hoa Kỳ thúc giục Âu Châu tham gia vào kế hoạch áp thuế thứ cấp đối với dầu mỏ của Nga
Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Scott Bessent trả lời CNBC trong một cuộc phỏng vấn được công bố vào ngày 21 tháng 7 rằng Hoa Kỳ hy vọng các đồng minh Âu Châu sẽ tham gia vào các mức thuế quan thứ cấp tiềm năng đối với Nga.
“Dầu mỏ Nga sẽ phải chịu mức thuế phụ lên tới 100%”, Bessent nói. “Tôi kêu gọi các đồng minh Âu Châu của chúng ta, hãy làm theo chúng ta nếu chúng ta áp dụng các mức thuế phụ này.”
Nhận xét của Bessent được đưa ra sau tuyên bố ngày 14 tháng 7 của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump rằng Hoa Kỳ sẽ áp đặt mức thuế quan “nghiêm khắc” đối với Nga trừ khi nước này đồng ý chấm dứt chiến tranh ở Ukraine trong vòng 50 ngày.
“Chúng tôi gọi đó là thuế quan thứ cấp”, Tổng thống Trump phát biểu trong cuộc họp báo chung với Tổng thư ký NATO Mark Rutte tại Tòa Bạch Ốc. “Mức thuế quan này lên đến khoảng 100%”.
Thuế quan thứ cấp là hình phạt nhắm vào các quốc gia hoặc công ty tiếp tục kinh doanh với quốc gia bị trừng phạt bằng cách tính thêm phí để tiếp cận thị trường hoặc hệ thống tài chính Hoa Kỳ.
Nếu một quốc gia thứ ba như Trung Quốc tiếp tục mua dầu của Nga, hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ có thể phải chịu mức thuế quan 100%, làm tăng đáng kể giá cả cho người tiêu dùng Hoa Kỳ và gây áp lực lên các nhà xuất khẩu Trung Quốc.
Tổng thống Trump, người đã hứa sẽ làm trung gian cho một thỏa thuận hòa bình trong vòng 24 giờ sau khi nhậm chức, ngày càng thất vọng với những gì ông mô tả là sự chậm trễ của Nga trong việc thúc đẩy các cuộc đàm phán hòa bình.
Chiến lược của Hoa Kỳ nhằm gây áp lực lên Mạc Tư Khoa bằng cách hạn chế thu nhập từ dầu mỏ, chiếm khoảng một phần ba doanh thu liên bang và vẫn là nguồn tài trợ quan trọng cho nỗ lực chiến tranh của nước này.
Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov đã trả lời vào ngày 15 tháng 7, gọi lời đe dọa của Tổng thống Trump là “nghiêm trọng”, nhưng cho biết Mạc Tư Khoa cần thời gian để phân tích thông điệp của Washington.
[Kyiv Independent: US urges Europe to join potential secondary tariffs on Russian oil]
9. Nga kháo rằng sẽ cuộc gặp Tổng thống Trump-Putin vào thời hạn chót quan trọng
Điện Cẩm Linh cho biết Putin có thể gặp Tổng thống Trump nếu Tổng thống Trump đến thăm Trung Quốc vào tháng 9.
Trung Quốc dự kiến tổ chức duyệt binh tại Bắc Kinh vào ngày 3 tháng 9 để kỷ niệm 80 năm kết thúc Thế chiến thứ II, và Putin sẽ tham dự.
Cuộc diễn hành sẽ diễn ra vào thời điểm quan trọng của cuộc chiến tranh Ukraine - chỉ một ngày sau thời hạn 50 ngày mà Tổng thống Trump đặt ra để Putin phải làm hòa hoặc phải đối mặt với các lệnh trừng phạt kinh tế nghiêm ngặt hơn nhiều.
Dmitry Peskov, phát ngôn nhân của Putin, cho biết tại cuộc họp báo hôm thứ Hai rằng cuộc gặp giữa Tổng thống Trump và Putin có thể diễn ra tại Bắc Kinh vào tháng 9, hãng thông tấn nhà nước Tass đưa tin.
“Chúng tôi đang chuẩn bị cho chuyến thăm Bắc Kinh. Chuyến thăm này thực sự nằm trong chương trình nghị sự của nguyên thủ quốc gia. Nhưng chúng tôi chưa nghe nói Tổng thống Trump cũng sẽ đến Bắc Kinh”, ông Peskov nói.
“Nếu ông ấy cũng có mặt ở đó, không thể loại trừ khả năng sẽ nảy sinh câu hỏi liệu có nên tổ chức một cuộc họp hay không.”
Tổng thống Trump đã đặt ra thời hạn 50 ngày vào ngày 14 tháng 7, cảnh báo Nga rằng các mức thuế trừng phạt thứ cấp sẽ được áp dụng đối với những nước vẫn đang giao dịch với Nga nếu không có hòa bình.
Điều này đánh dấu sự cứng rắn hơn trong lập trường của ông đối với Nga khi ông ngày càng công khai thất vọng với Putin vì đã leo thang cuộc chiến mà ông đang cố gắng chấm dứt.
Động thái này đe dọa làm tắc nghẽn các tuyến đường sống còn của nền kinh tế Nga bằng cách buộc các nước phải lựa chọn giữa Mạc Tư Khoa và Hoa Kỳ
Trung Quốc là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ việc áp thuế quan thứ cấp. Bắc Kinh đã hỗ trợ nền kinh tế Nga đang bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt bằng cách mua dầu quy mô lớn.
Hiện vẫn chưa rõ Bắc Kinh có mời Tổng thống Trump đến dự lễ duyệt binh hay không, hoặc có kế hoạch mời hay không. Hiện tại, Tổng thống Trump không có kế hoạch thăm Trung Quốc.
Tổng thống Trump cho biết ông và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đưa ra lời mời thăm lẫn nhau trong cuộc điện đàm gần đây nhằm phá vỡ bế tắc trong các cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung.
Ngoài thời hạn trừng phạt, Tổng thống Trump còn cho biết ông sẽ gửi thêm hỏa tiễn phòng không Patriot tới Ukraine và các đồng minh Âu Châu sẽ tài trợ thêm vũ khí tấn công của Hoa Kỳ cho Kyiv.
Nga đã tiến hành một trong những cuộc tấn công trên không lớn nhất vào Ukraine trong những tháng gần đây vào đêm thứ Hai, ngày 21 tháng 7, chỉ vài giờ trước khi Anh và Đức chủ trì cuộc họp để thảo luận về kế hoạch của Tổng thống Trump về việc các đồng minh NATO cung cấp vũ khí cho Ukraine.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết vụ tấn công đã khiến hai người thiệt mạng và 15 người bị thương, trong đó có một bé trai 12 tuổi.
Tại quận Shevchenkivskyi của Kyiv, một máy bay điều khiển từ xa đã đâm vào lối vào một ga tàu điện ngầm, nơi mọi người đang trú ẩn. Các video đăng tải trên mạng xã hội cho thấy sân ga chìm trong khói, với hàng chục người bên trong.
Các cuộc không kích nặng nề nhất xảy ra ở quận Darnytskyi của Kyiv, nơi một trường mẫu giáo, siêu thị và nhà kho đã bốc cháy.
Cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa và hỏa tiễn kéo dài nhiều giờ vào Kyiv đã nhấn mạnh tính cấp thiết của nhu cầu viện trợ quân sự từ phương Tây đối với Ukraine, đặc biệt là về phòng không, một tuần sau khi Tổng thống Trump cho biết các chuyến hàng sẽ đến Ukraine trong vòng vài ngày.
Cuộc tấn công đêm của Nga vào Kyiv bắt đầu ngay sau nửa đêm và kéo dài cho đến khoảng 6 giờ sáng. Người dân thủ đô mất ngủ vì tiếng súng máy, tiếng động cơ máy bay điều khiển từ xa vo ve và nhiều tiếng nổ lớn.
Đây là cuộc tấn công lớn đầu tiên vào Kyiv kể từ khi đặc phái viên của Tổng thống Trump tại Ukraine, Keith Kellogg, đến thành phố này vào thứ Hai tuần trước. Nga đã ngừng các cuộc không kích vào Kyiv trong chuyến thăm của ông.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết cuộc tấn công của họ đã sử dụng máy bay điều khiển từ xa và hỏa tiễn siêu thanh Kinzhal. Cuộc tấn công đã thành công nhắm vào cơ sở hạ tầng phi trường và tổ hợp công nghiệp-quân sự của Ukraine.
Không quân Ukraine cho biết Nga đã phóng 426 máy bay điều khiển từ xa Shahed và mồi bẫy trong đêm thứ Hai, cùng với 24 hỏa tiễn các loại. Họ cho biết 200 máy bay điều khiển từ xa đã bị đánh chặn, trong khi 203 máy bay khác bị gây nhiễu hoặc mất tín hiệu radar.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết lực lượng của họ đã bắn hạ 74 máy bay điều khiển từ xa của Ukraine chỉ trong một đêm, trong đó gần một phần ba bị phá hủy gần thủ đô Nga.
Bộ này cho biết đã bắn hạ 23 máy bay điều khiển từ xa ở khu vực Mạc Tư Khoa, trong đó có 15 chiếc bị chặn ngay trên thành phố.
[Newsweek: Russia Touts Trump-Putin Meeting for Major Deadline]
Thánh Ca
Đáp Ca TV 137 Chúa Nhật 17 Thường Niên C
Phạm Trung
00:45 22/07/2025