Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:19 24/07/2025
28. Nếu chị muốn trở thành thánh nữ thì không khó đâu, chỉ cần có Đức Chúa Giê-su ở trong ý hướng của chị là đủ rồi.
(Thánh nữ Terese of Lisieux)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:22 24/07/2025
100. TOÀN THÂN LÀ BÙN
Ngày nọ vừa tan lớp học đêm, Địch Bố Trần đi tắm trong hồ Tam Khê, nhìn thấy thầy giáo đi đến, bèn móc bùn trong hồ trét đầy mặt mũi toàn thân. Thầy giáo thoạt nhiên vừa thấy thì kinh hãi, sau nhìn kỹ thì biết đó là Địch Bố Trần, bèn hỏi:
- “Con tắm rữa là đúng rồi, tại sao lại đem bùn trét toàn thân vậy?”
Nó trả lời:
- “Con như bùn không có mặt mày, nếu như trong nước chui ra rùa, ba ba, thì chúng nó có thể nhận ra con!”
Thầy giáo dở khóc dở cười.
(Tiếu Tiếu lục)
Suy tư 100:
Tắm là dùng nước để rửa sạch bụi bặm trên người, chứ không phải lấy bùn đất để bôi lên người, chỉ có những người nghịch ngợm hoặc…điên mới làm như thế.
Bùn thì không có mặt mày, nhưng khi bôi lên mặt thì nổi lên khuôn mặt xấu xí không ai nhận ra được. Cũng vậy, bà con anh em bạn hữu cũng sẽ không nhận ra chúng ta, khi chúng ta lấy bùn kiêu ngạo trét lên mặt, lấy bùn ghét ghen bôi lên mặt của mình…
Cứ mỗi lần đi xưng tội là người Ki-tô hữu “tắm” mình trong tình thương yêu của Thiên Chúa, linh hồn họ được ơn sủng của Thiên Chúa tẩy rửa sạch sẽ những vết nhơ do tội lỗi đem đến, và qua bí tích Hòa Giải này, họ được giao hòa với Thiên Chúa và anh chị em, và sẽ được Thiên Chúa “nhận ra” trong ngày phán xét.
Thiên Chúa là Đấng toàn năng, nhưng Ngài cũng sẽ không nhận ra được chúng ta, khi chúng ta lấy bùn lầy tội lỗi bôi lên mặt mình…
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Ngày nọ vừa tan lớp học đêm, Địch Bố Trần đi tắm trong hồ Tam Khê, nhìn thấy thầy giáo đi đến, bèn móc bùn trong hồ trét đầy mặt mũi toàn thân. Thầy giáo thoạt nhiên vừa thấy thì kinh hãi, sau nhìn kỹ thì biết đó là Địch Bố Trần, bèn hỏi:
- “Con tắm rữa là đúng rồi, tại sao lại đem bùn trét toàn thân vậy?”
Nó trả lời:
- “Con như bùn không có mặt mày, nếu như trong nước chui ra rùa, ba ba, thì chúng nó có thể nhận ra con!”
Thầy giáo dở khóc dở cười.
(Tiếu Tiếu lục)
Suy tư 100:
Tắm là dùng nước để rửa sạch bụi bặm trên người, chứ không phải lấy bùn đất để bôi lên người, chỉ có những người nghịch ngợm hoặc…điên mới làm như thế.
Bùn thì không có mặt mày, nhưng khi bôi lên mặt thì nổi lên khuôn mặt xấu xí không ai nhận ra được. Cũng vậy, bà con anh em bạn hữu cũng sẽ không nhận ra chúng ta, khi chúng ta lấy bùn kiêu ngạo trét lên mặt, lấy bùn ghét ghen bôi lên mặt của mình…
Cứ mỗi lần đi xưng tội là người Ki-tô hữu “tắm” mình trong tình thương yêu của Thiên Chúa, linh hồn họ được ơn sủng của Thiên Chúa tẩy rửa sạch sẽ những vết nhơ do tội lỗi đem đến, và qua bí tích Hòa Giải này, họ được giao hòa với Thiên Chúa và anh chị em, và sẽ được Thiên Chúa “nhận ra” trong ngày phán xét.
Thiên Chúa là Đấng toàn năng, nhưng Ngài cũng sẽ không nhận ra được chúng ta, khi chúng ta lấy bùn lầy tội lỗi bôi lên mặt mình…
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Cầu nguyện hay cầu xin
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
02:33 24/07/2025
CẦU NGUYỆN HAY CẦU XIN?
(Chúa Nhật XVII TN C)
Một thực tế trong đời Kitô hữu và hầu như bất cứ ai có niềm tin, tín ngưỡng đó là hễ cầu nguyện thì không thể không cầu xin. Cầu xin là một cách thế cầu nguyện mang tính hiện sinh, dẫu cho theo cái nhìn tu đức truyền thống thì việc cầu xin xem ra không bằng việc tạ ơn, ngợi khen hay chúc tụng Thiên Chúa.
Lần kia một môn đệ nói với Chúa Giêsu: “Thưa Thầy, xin dạy chúng con cầu nguyện, cũng như ông Gioan đã dạy các môn đệ của ông.” Và Chúa Giêsu đã dạy các môn đệ: “Khi cầu nguyện, anh em hãy nói: “Lạy Cha, xin làm cho thánh danh Cha vinh hiển…; xin tha tội cho chúng con…” (x.Lc 11,1-4). Tin Mừng Matthêu cũng tường thuật việc Chúa Giêsu dạy cầu nguyện với “Kinh Lạy Cha” bằng những lời cầu xin (x.Mt 6,9-13). Qua những lời cầu xin chúng ta nhận ra một vài tâm tình vừa chính đáng vừa thiết thực như sau:
1.Tâm tình tin tưởng, cậy trông vào tình yêu và quyền năng của Đấng chúng ta cầu xin: Đã cất lời cầu xin với ai thì dĩ nhiên ít nhiều đã có sự tin tưởng và cậy trông vào người ấy. Xin với ai điều gì thì giả thiết đã tin tưởng người ấy có khả năng thực hiện điều chúng ta xin. Dưới một góc độ nào đó, lời cầu xin cũng là một lời tuyên xưng đức tin.
2.Tâm tình thống hối, ăn năn: Nếu điều cầu xin là ơn tha thứ thì người cầu xin không chỉ bày tỏ lòng tin vào sự khoan dung của người mình xin mà còn bày tỏ sự ăn năn thống hối về lỗi lầm mình đã phạm. Theo cái nhìn này thì lời cầu xin cũng là lời xưng thú tội lỗi.
3.Tâm tình khiêm hạ nhìn nhận sự hạn chế, bất toàn và cả bất lực của mình: “Xin Cha cho chúng con lương thực hằng ngày. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ…”(x.Lc 11,3-4; Mt 6,11.13). Nội hàm những lời cầu xin trên đây quả là một lời thú nhận sự bất toàn, bất lực của người xin. Không có ơn Chúa thì chúng ta không thể làm được sự gì tốt đẹp. Nếu Chúa không nâng đỡ thì chúng ta không thể đứng vững trước mãnh lực của thần dữ, như “sư tử luôn rảo quanh chúng ta để rình chờ cắn xé, phân thây”(x.1P5,8).
4.Tâm tình thảo hiếu và nghĩa tình huynh đệ: “Nguyện cho danh Cha cả sáng, Nước Cha trị đến, Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời”(x.Mt 6,9-10; Lc 11,1). Một người con biết nghĩ đến Danh, Vương quyền, Ý, Lời của Cha là một người con sống đạo thảo hiếu đúng phận. Hai từ “chúng con” của lời kinh “Lạy Cha” dạy chúng ta đón nhận tha nhân là anh chị em của mình bằng tình tương thân tương ái và sự liên đới đến cùng.
Câu chuyện Abraham cò kè bớt một thêm hai để xin Thiên Chúa tha thứ cho dân hai thành Sôđôma và Gômôra là một minh hoạ. Lòng hiếu thảo luôn sánh đôi với nghĩa tình huynh đệ. Chúng ta nhận ra sự thật này khi cha ông chúng ta đã gắn kết hai mối tình ấy bằng hạn từ ghép “tình hiếu đễ”.
Abraham đã dùng mọi cách để có kè bớt dần con số người công chính để xin Thiên Chúa thứ tha cho dân thành Sôđôma và Gômôra nhưng Abraham đã không vượt qua con số “mười”. Điều này cho chúng ta thấy rằng mặc dù tình thân của Abraham đối với Thiên Chúa thật đậm đà nhưng vẫn còn bị hạn chế cách nào đó. Chắc hẳn Abraham luôn mong ước được thấy ngày của Con Người, ngày mà chân lý được tỏ bày cách hoàn hảo nơi Đức Giêsu Kitô (x.Ga 8,56). Giả như ông chứng kiến ngày ấy thì ông đã bớt con số người công chính xuống chỉ còn một. Quả vậy, “cũng như vì một người duy nhất đã sa ngã mà mọi người bị Thiên Chúa kết án, thì nhờ một người duy nhất đã thực hiện lẽ công chính, mọi người cũng đã được Thiên Chúa làm cho nên công chính, nghĩa là được sống” (Rm 5,18).
Cầu xin không phải là để Thiên Chúa biết các nhu cầu của chúng ta, vì chính Người đã biết rõ những gì chúng ta cần trước khi chúng ta cất lời khẩn xin (x.Mt 6,8). Đã là người Cha trên các người cha và là nguồn gốc của mọi tình phụ tử, Thiên Chúa sẵn sàng ban mọi sự tốt lành cho chúng ta. Như thế cần phải khẳng định rằng nội hàm những lời cầu xin là để giúp chúng ta nhận biết những gì chúng ta cần, và để chúng ta sẵn sàng đón nhận cũng như sẵn sàng thực thi.
“Xin cho danh Cha cả sáng”. Chúng ta không xin thì trời xanh vẫn phản ánh vinh quang của Người. Chúng ta xin là để biết cách cộng tác với ơn Chúa làm cho Thánh danh Người tỏ rạng nơi cuộc đời con người chúng ta. “Xin Cha tha nợ cho chúng con”. Thánh Phaolô nói: Đức Kitô đã chết để ban ơn tha thứ cho chúng ta ngay khi chúng ta còn là kẻ phản nghịch. Cầu xin là để biết cách thế đón nhận hồng ân tha thứ của Chúa cách hữu hiệu. Một trong những cách thế để đón nhận ơn thứ tha của Thiên Chúa đó là quảng đại tha thứ cho tha nhân (x.Mt 6,14-15).
Cầu nguyện là nâng tâm hồn lên để tiếp xúc, gặp gỡ Thiên Chúa. Tiếp xúc, gặp gỡ Chúa để biết Chúa, yêu mến Chúa và để thực hiện thánh ý của Người. Như thế, cầu nguyện, cầu xin không phải là để bắt Thiên Chúa thực hiện điều chúng ta muốn, nhưng là để bắt chính mình thực thi điều Thiên Chúa muốn. Vấn đề đặt ra đó là cần phải biết cầu xin những gì đẹp ý Chúa. Một trong những điều đẹp ý Chúa nhất đó là tôi và mọi người cùng được hưởng ơn cứu độ, được hưởng hạnh phúc ngay hôm nay và nhất là hạnh phúc vĩnh cữu mai sau.
Ban Mê Thuột
(Chúa Nhật XVII TN C)
Một thực tế trong đời Kitô hữu và hầu như bất cứ ai có niềm tin, tín ngưỡng đó là hễ cầu nguyện thì không thể không cầu xin. Cầu xin là một cách thế cầu nguyện mang tính hiện sinh, dẫu cho theo cái nhìn tu đức truyền thống thì việc cầu xin xem ra không bằng việc tạ ơn, ngợi khen hay chúc tụng Thiên Chúa.
Lần kia một môn đệ nói với Chúa Giêsu: “Thưa Thầy, xin dạy chúng con cầu nguyện, cũng như ông Gioan đã dạy các môn đệ của ông.” Và Chúa Giêsu đã dạy các môn đệ: “Khi cầu nguyện, anh em hãy nói: “Lạy Cha, xin làm cho thánh danh Cha vinh hiển…; xin tha tội cho chúng con…” (x.Lc 11,1-4). Tin Mừng Matthêu cũng tường thuật việc Chúa Giêsu dạy cầu nguyện với “Kinh Lạy Cha” bằng những lời cầu xin (x.Mt 6,9-13). Qua những lời cầu xin chúng ta nhận ra một vài tâm tình vừa chính đáng vừa thiết thực như sau:
1.Tâm tình tin tưởng, cậy trông vào tình yêu và quyền năng của Đấng chúng ta cầu xin: Đã cất lời cầu xin với ai thì dĩ nhiên ít nhiều đã có sự tin tưởng và cậy trông vào người ấy. Xin với ai điều gì thì giả thiết đã tin tưởng người ấy có khả năng thực hiện điều chúng ta xin. Dưới một góc độ nào đó, lời cầu xin cũng là một lời tuyên xưng đức tin.
2.Tâm tình thống hối, ăn năn: Nếu điều cầu xin là ơn tha thứ thì người cầu xin không chỉ bày tỏ lòng tin vào sự khoan dung của người mình xin mà còn bày tỏ sự ăn năn thống hối về lỗi lầm mình đã phạm. Theo cái nhìn này thì lời cầu xin cũng là lời xưng thú tội lỗi.
3.Tâm tình khiêm hạ nhìn nhận sự hạn chế, bất toàn và cả bất lực của mình: “Xin Cha cho chúng con lương thực hằng ngày. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ…”(x.Lc 11,3-4; Mt 6,11.13). Nội hàm những lời cầu xin trên đây quả là một lời thú nhận sự bất toàn, bất lực của người xin. Không có ơn Chúa thì chúng ta không thể làm được sự gì tốt đẹp. Nếu Chúa không nâng đỡ thì chúng ta không thể đứng vững trước mãnh lực của thần dữ, như “sư tử luôn rảo quanh chúng ta để rình chờ cắn xé, phân thây”(x.1P5,8).
4.Tâm tình thảo hiếu và nghĩa tình huynh đệ: “Nguyện cho danh Cha cả sáng, Nước Cha trị đến, Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời”(x.Mt 6,9-10; Lc 11,1). Một người con biết nghĩ đến Danh, Vương quyền, Ý, Lời của Cha là một người con sống đạo thảo hiếu đúng phận. Hai từ “chúng con” của lời kinh “Lạy Cha” dạy chúng ta đón nhận tha nhân là anh chị em của mình bằng tình tương thân tương ái và sự liên đới đến cùng.
Câu chuyện Abraham cò kè bớt một thêm hai để xin Thiên Chúa tha thứ cho dân hai thành Sôđôma và Gômôra là một minh hoạ. Lòng hiếu thảo luôn sánh đôi với nghĩa tình huynh đệ. Chúng ta nhận ra sự thật này khi cha ông chúng ta đã gắn kết hai mối tình ấy bằng hạn từ ghép “tình hiếu đễ”.
Abraham đã dùng mọi cách để có kè bớt dần con số người công chính để xin Thiên Chúa thứ tha cho dân thành Sôđôma và Gômôra nhưng Abraham đã không vượt qua con số “mười”. Điều này cho chúng ta thấy rằng mặc dù tình thân của Abraham đối với Thiên Chúa thật đậm đà nhưng vẫn còn bị hạn chế cách nào đó. Chắc hẳn Abraham luôn mong ước được thấy ngày của Con Người, ngày mà chân lý được tỏ bày cách hoàn hảo nơi Đức Giêsu Kitô (x.Ga 8,56). Giả như ông chứng kiến ngày ấy thì ông đã bớt con số người công chính xuống chỉ còn một. Quả vậy, “cũng như vì một người duy nhất đã sa ngã mà mọi người bị Thiên Chúa kết án, thì nhờ một người duy nhất đã thực hiện lẽ công chính, mọi người cũng đã được Thiên Chúa làm cho nên công chính, nghĩa là được sống” (Rm 5,18).
Cầu xin không phải là để Thiên Chúa biết các nhu cầu của chúng ta, vì chính Người đã biết rõ những gì chúng ta cần trước khi chúng ta cất lời khẩn xin (x.Mt 6,8). Đã là người Cha trên các người cha và là nguồn gốc của mọi tình phụ tử, Thiên Chúa sẵn sàng ban mọi sự tốt lành cho chúng ta. Như thế cần phải khẳng định rằng nội hàm những lời cầu xin là để giúp chúng ta nhận biết những gì chúng ta cần, và để chúng ta sẵn sàng đón nhận cũng như sẵn sàng thực thi.
“Xin cho danh Cha cả sáng”. Chúng ta không xin thì trời xanh vẫn phản ánh vinh quang của Người. Chúng ta xin là để biết cách cộng tác với ơn Chúa làm cho Thánh danh Người tỏ rạng nơi cuộc đời con người chúng ta. “Xin Cha tha nợ cho chúng con”. Thánh Phaolô nói: Đức Kitô đã chết để ban ơn tha thứ cho chúng ta ngay khi chúng ta còn là kẻ phản nghịch. Cầu xin là để biết cách thế đón nhận hồng ân tha thứ của Chúa cách hữu hiệu. Một trong những cách thế để đón nhận ơn thứ tha của Thiên Chúa đó là quảng đại tha thứ cho tha nhân (x.Mt 6,14-15).
Cầu nguyện là nâng tâm hồn lên để tiếp xúc, gặp gỡ Thiên Chúa. Tiếp xúc, gặp gỡ Chúa để biết Chúa, yêu mến Chúa và để thực hiện thánh ý của Người. Như thế, cầu nguyện, cầu xin không phải là để bắt Thiên Chúa thực hiện điều chúng ta muốn, nhưng là để bắt chính mình thực thi điều Thiên Chúa muốn. Vấn đề đặt ra đó là cần phải biết cầu xin những gì đẹp ý Chúa. Một trong những điều đẹp ý Chúa nhất đó là tôi và mọi người cùng được hưởng ơn cứu độ, được hưởng hạnh phúc ngay hôm nay và nhất là hạnh phúc vĩnh cữu mai sau.
Ban Mê Thuột