Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:23 23/07/2025
27. Bất cứ việc gì cũng đều có chỗ giới hạn của nó, thiện thì có chỗ giới hạn của thiện, ác thì có cái giới hạn của ác, con người ta không thể đột nhiên mà đạt tới chỗ giới hạn của mình.
(Thánh Bernardus)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
---------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:26 23/07/2025
99. NHUỘM ĐỎ CÁI MŨI
Địch Bố Trần khi nhỏ là một đứa trẻ nghịch ngợm, nó không thích đi học, nhưng lại là một tay chuyên môn trêu đùa thầy giáo.
Mùa hè năm nọ, thầy giáo ngủ trưa, giấc ngủ rất ngon, Địch Bố Trần bèn hái hoa phụng tiên nhuộm móng tay xuống và trộn thêm chút màu trắng, dùng nó để nhuộm cái mũi của thầy giáo, vì sợ thầy giáo lạnh mà tỉnh dậy, nên hắn ta sau khi đem hoa phơi nắng, thì nhè nhẹ bỏ vào trên mũi của thầy giáo, và từ từ ấn xuống.
Thầy giáo ngủ một giấc ngon thì tỉnh dậy, cái hoa đó đã khô và rơi xuống một bên, thầy giáo không biết là cái mũi của mình đã bị nhuộm đỏ như máu.
Sau đó, thầy giáo ngẫu nhiên soi gương, thấy cái mũi của mình biến thành màu đỏ thì cả ngày không được vui vẻ, cũng không làm sao biết được đó là do tên tiểu quỷ Địch Bố Trần quấy rối.
(Tiếu Tiếu lục)
Suy tư 99:
Nghịch ngợm phá phách là chuyện của thời học sinh không tránh khỏi, nhưng chuyện vô phép với thầy giáo thì chắc chắn là phải tránh khi còn là học sinh và sau này khi đã thành danh ở đời, bởi vì đó chính là hành vi của việc “tôn sư trọng đạo” của người học trò có giáo dục...
Người Ki-tô hữu tiến thêm một bước nữa là: kính trọng và yêu mến thầy giáo chính là điều mà Thiên Chúa dạy trong giới răn thứ tư thảo kính cha mẹ, điều răn thứ tư không những chỉ bó buộc trong phạm vi thờ cha kinh mẹ mà thôi, nhưng còn là dạy chúng ta phải biết kính trọng và yêu mến những người đã thay mặt Thiên Chúa để dạy dỗ chúng ta nên người, đó chính là những thầy cô giáo đã dạy chúng ta từ khi còn khóc nhè ở nhà trẻ cho đến khi nghiên cứu lấy học vị tiến sĩ...
Đó là điểm son đẹp và nổi bật của người Ki-tô hữu, bởi vì không một người Ki-tô hữu nào thảo kính cha mẹ, mà lại vô phép bất kính với các thầy cô giáo của mình...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
--------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Địch Bố Trần khi nhỏ là một đứa trẻ nghịch ngợm, nó không thích đi học, nhưng lại là một tay chuyên môn trêu đùa thầy giáo.
Mùa hè năm nọ, thầy giáo ngủ trưa, giấc ngủ rất ngon, Địch Bố Trần bèn hái hoa phụng tiên nhuộm móng tay xuống và trộn thêm chút màu trắng, dùng nó để nhuộm cái mũi của thầy giáo, vì sợ thầy giáo lạnh mà tỉnh dậy, nên hắn ta sau khi đem hoa phơi nắng, thì nhè nhẹ bỏ vào trên mũi của thầy giáo, và từ từ ấn xuống.
Thầy giáo ngủ một giấc ngon thì tỉnh dậy, cái hoa đó đã khô và rơi xuống một bên, thầy giáo không biết là cái mũi của mình đã bị nhuộm đỏ như máu.
Sau đó, thầy giáo ngẫu nhiên soi gương, thấy cái mũi của mình biến thành màu đỏ thì cả ngày không được vui vẻ, cũng không làm sao biết được đó là do tên tiểu quỷ Địch Bố Trần quấy rối.
(Tiếu Tiếu lục)
Suy tư 99:
Nghịch ngợm phá phách là chuyện của thời học sinh không tránh khỏi, nhưng chuyện vô phép với thầy giáo thì chắc chắn là phải tránh khi còn là học sinh và sau này khi đã thành danh ở đời, bởi vì đó chính là hành vi của việc “tôn sư trọng đạo” của người học trò có giáo dục...
Người Ki-tô hữu tiến thêm một bước nữa là: kính trọng và yêu mến thầy giáo chính là điều mà Thiên Chúa dạy trong giới răn thứ tư thảo kính cha mẹ, điều răn thứ tư không những chỉ bó buộc trong phạm vi thờ cha kinh mẹ mà thôi, nhưng còn là dạy chúng ta phải biết kính trọng và yêu mến những người đã thay mặt Thiên Chúa để dạy dỗ chúng ta nên người, đó chính là những thầy cô giáo đã dạy chúng ta từ khi còn khóc nhè ở nhà trẻ cho đến khi nghiên cứu lấy học vị tiến sĩ...
Đó là điểm son đẹp và nổi bật của người Ki-tô hữu, bởi vì không một người Ki-tô hữu nào thảo kính cha mẹ, mà lại vô phép bất kính với các thầy cô giáo của mình...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
--------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Ngày 24/07: Căn Bệnh Ung Thư của thời đại – Lm. Antôn Nguyễn Thế Nhân, SSS.
Giáo Hội Năm Châu
02:32 23/07/2025
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, các môn đệ đến gần thưa Chúa Giêsu rằng: "Tại sao Thầy dùng dụ ngôn mà nói với họ?" Người đáp lại: "Về phần các con, đã cho biết những mầu nhiệm Nước Trời, còn họ thì không cho biết. Vì ai đã có, thì ban thêm cho họ được dư dật; còn kẻ không có, thì cái họ có cũng bị lấy đi. Bởi thế, Thầy dùng dụ ngôn mà nói với họ: vì họ nhìn mà không thấy, lắng tai mà không nghe và không hiểu chi hết. Thế mới ứng nghiệm lời tiên tri Isaia nói về họ rằng: 'Các ngươi lắng tai nghe mà chẳng hiểu, trố mắt nhìn mà chẳng thấy gì. Vì lòng dân này đã ra chai đá, họ đã bịt tai, và nhắm mắt lại, kẻo mắt thấy được, tai nghe được, và lòng chúng hiểu được mà hối cải, và Ta lại chữa chúng cho lành.” "Phần các con, phúc cho mắt các con vì được thấy; và phúc cho tai các con vì được nghe. Quả thật, Thầy bảo các con: Nhiều vị tiên tri và nhiều đấng công chính đã ao ước trông thấy điều các con thấy, mà không được thấy; mong ước nghe điều các con nghe, mà không được nghe.”
Đó là lời Chúa
Cầu nguyện đúng cách
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
05:50 23/07/2025
SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT XVII NĂM – C
(Lc 11, 1-13)
Cầu nguyện đúng cách
Cầu nguyện giữ một vai trò thiết yếu trong đời sống đức tin của Ki-tô hữu. Đó không chỉ là hành động thưa chuyện với Thiên Chúa, mà còn là sự gắn bó mật thiết, là nhịp sống tâm linh giúp con người lắng nghe, mở lòng và tín thác vào Thiên Chúa trong mọi hoàn cảnh.
Trong một thế giới hiện đại và đầy vội vã, bùng nổ công nghệ, đặc biệt là trí khôn nhân tạo (AI), con người đang đứng trước một nghịch lý: càng tiến bộ về kỹ thuật, lại càng có nguy cơ đánh mất chính mình. Khi hiệu suất, tốc độ và dữ liệu trở thành thước đo của giá trị, thì đời sống tinh thần, chiều sâu nội tâm, nhất là tình người, lòng bác ái và các mối tương quan người với người, người với Thiên Chúa dễ bị bỏ quên.
Cầu nguyện trở nên khó khăn, thậm chí bị xem là lạc hậu. Tuy nhiên, nhìn vào Chúa Giê-su, bậc thầy của cầu nguyện. Kinh Lạy Cha, khuôn mẫu của lời cầu, Áp-ra-ham, con người của cầu nguyện, chứng tỏ cầu nguyện thật cần thiết biết bao trong đời sống Ki-tô hữu.
Kinh Lạy Cha, lời cầu Chúa Giê-su dạy
Thấy Chúa Giê-su cầu nguyện, các môn đệ thưa : “Lạy Thầy, xin dạy chúng con cầu nguyện.“(Lc 11,1). Chúa đã không chỉ dạy một lời kinh, nhưng mở ra một con đường sống: Kinh Lạy Cha, bài học cho người môn đệ và là lời cầu nguyện khuôn mẫu của các Ki-tô hữu.
Khi Chúa Giê-su dạy các môn đệ gọi Thiên Chúa là “Cha“, Người mạc khải cho các ông biết Thiên Chúa là một người Cha gần gũi, yêu thương.
Dạy các môn đệ cầu xin cho “Danh Cha cả sáng, Nước Cha trị đến, Ý Cha thể hiện” (Lc 11,2), Chúa Giê-su muốn các ông đặt ưu tiên cho Thiên Chúa trước hết, rồi mới đến nhu cầu cá nhân. Thánh Cy-pri-a-nô viết: “Chúng ta không thể gọi Thiên Chúa là Cha, nếu sống ích kỷ, không yêu thương anh em.” Ngài nhấn mạnh, cầu nguyện không tách rời đời sống. Cầu nguyện đúng là cầu nguyện bằng con người thật của mình, và để lời cầu ấy biến đổi chính mình.
Sau Kinh Lạy Cha, Chúa Giê-su kể dụ ngôn người bạn đi xin bánh lúc nửa đêm. Người ấy không xin cho mình, mà cho người bạn lỡ đường. Người chủ nhà tuy đã đóng cửa, nhưng vì lòng kiên trì nài nỉ, ông đã dậy và cho người kia điều cần. Dụ ngôn mạc khải hai điều nền tảng của đời sống cầu nguyện: Cầu nguyện cần kiên trì, không nản chí khi chưa thấy kết quả.
Cầu nguyện là hành vi liên đới, là lo cho người khác, không phải chỉ lo cho bản thân. Thánh Tê-rê-sa A-vi-la nói rất sâu sắc: “Cầu nguyện không phải là nói nhiều, nhưng là ở lại trong tình thân mật với Đấng biết rõ lòng ta.”
Điều Thiên Chúa muốn ban không phải là những của cải chóng qua, mà là chính Thánh Thần của Ngài (x. Lc 11,13). Đó là điều quý nhất mà người cầu nguyện sẽ nhận được: Chính Thiên Chúa chứ không phải điều gì khác ngoài Chúa.
Gương của Abraham
Từ cây sồi ở Mam-brê, Thiên Chúa tỏ ý định của Ngài cho Áp-ra-ham (x. St 18,1). Nhận ra lòng thương xót Chúa, Áp-ra-ham đã thưa cùng Chúa: “Chớ thì Chúa sắp tiêu diệt người công chính cùng với kẻ tội lỗi sao? Nếu có năm mươi người công chính trong thành, họ cũng chết chung hay sao? Chúa không tha thứ cho cả thành vì năm chục người công chính đang ở trong đó sao?” (St 18, 24-25). Ông đã can đảm “mặc cả” với Thiên Chúa để xin tha cho thành Sô-đô-ma, nếu tìm được người công chính.
Ông đi từ nỗi sợ hãi đến lòng tin tưởng; từ một người cầu xin vụ lợi đến một người trung gian cho người khác. Đây là khuôn mẫu của cầu nguyện đích thực: không qui về mình, mà dấn thân cho sự sống của tha nhân. Câu chuyện không chỉ cho thấy lòng nhân từ của Thiên Chúa, mà còn dạy ta sự can đảm và kiên trì trong lời cầu nguyện. Không phải Thiên Chúa thay đổi, nhưng Áp-ra-ham thay đổi.
Vốn thương người, Áp-ra-ham đã cầu nguyện. Ông kêu van Chúa đã nhận lời. Đúng như Thánh Gio-an Kim Khẩu viết :“Cầu nguyện là vũ khí mạnh mẽ hơn cả gươm giáo. Áp-ra-ham không dùng vũ lực, nhưng chỉ dùng lời khẩn cầu, và ông đã được Chúa nghe.”
Chúng ta được mời gọi bước vào lời cầu nguyện của Áp-ra-ham, không phải để đòi hỏi điều mình muốn, mà để chia sẻ tâm tình của Thiên Chúa, Đấng muốn cứu độ chứ không tiêu diệt.
Sống cầu nguyện trong thời đại hôm nay
Trong bối cảnh hôm nay, với những thành tựu trí tuệ và công nghệ vượt bậc, việc cầu nguyện có vẻ lỗi thời, thậm chí phi lý. Tại sao lại nói chuyện với một Đấng vô hình? Có gì bảo đảm rằng lời cầu của tôi được lắng nghe?
Chính trong bối cảnh ấy, lời cầu nguyện trở nên một hành vi tri thức trưởng thành nhất, bởi nó thừa nhận giới hạn của lý trí và mở lòng trước một thực tại siêu việt. Công đồng Vatican II, trong Hiến chế Gaudium et Spes, viết: “Chính khi quên Thiên Chúa, con người cũng không còn hiểu chính mình.” (GS 36)
Cầu nguyện là cách để con người trở về với bản thể sâu xa nhất của mình, hình ảnh của Thiên Chúa. “Con người không thể sống trọn vẹn nếu không mở lòng đón nhận Thiên Chúa… chính trong thâm sâu của lòng mình, con người gặp gỡ Đấng Tuyệt Đối.” (GS 19)
Cầu nguyện không chỉ là một phần của đời sống Ki-tô hữu, nhưng là trung tâm. Cầu nguyện giúp ta: Biết điều mình cầu xin. Tin tưởng vào Chúa hơn vào sức riêng. Mở lòng ra với anh chị em.
Vậy, hãy cầu nguyện cho người khác như Áp-ra-ham, nhất là những người lầm lạc, tội lỗi, hoặc không có ai cầu thay cho họ. Cầu nguyện như Chúa Giê-su đã dạy, bằng một trái tim con thảo, sống điều mình cầu xin, “tha nợ cho người khác”, “làm theo ý Cha”.
Ước gì, mỗi lời “Lạy Cha” chúng ta thốt lên đều là một bước tiến trong hành trình nên thánh, và là một lời đáp lại tiếng gọi yêu thương của Đấng luôn lắng nghe.
(Lc 11, 1-13)
Cầu nguyện đúng cách
Cầu nguyện giữ một vai trò thiết yếu trong đời sống đức tin của Ki-tô hữu. Đó không chỉ là hành động thưa chuyện với Thiên Chúa, mà còn là sự gắn bó mật thiết, là nhịp sống tâm linh giúp con người lắng nghe, mở lòng và tín thác vào Thiên Chúa trong mọi hoàn cảnh.
Trong một thế giới hiện đại và đầy vội vã, bùng nổ công nghệ, đặc biệt là trí khôn nhân tạo (AI), con người đang đứng trước một nghịch lý: càng tiến bộ về kỹ thuật, lại càng có nguy cơ đánh mất chính mình. Khi hiệu suất, tốc độ và dữ liệu trở thành thước đo của giá trị, thì đời sống tinh thần, chiều sâu nội tâm, nhất là tình người, lòng bác ái và các mối tương quan người với người, người với Thiên Chúa dễ bị bỏ quên.
Cầu nguyện trở nên khó khăn, thậm chí bị xem là lạc hậu. Tuy nhiên, nhìn vào Chúa Giê-su, bậc thầy của cầu nguyện. Kinh Lạy Cha, khuôn mẫu của lời cầu, Áp-ra-ham, con người của cầu nguyện, chứng tỏ cầu nguyện thật cần thiết biết bao trong đời sống Ki-tô hữu.
Kinh Lạy Cha, lời cầu Chúa Giê-su dạy
Thấy Chúa Giê-su cầu nguyện, các môn đệ thưa : “Lạy Thầy, xin dạy chúng con cầu nguyện.“(Lc 11,1). Chúa đã không chỉ dạy một lời kinh, nhưng mở ra một con đường sống: Kinh Lạy Cha, bài học cho người môn đệ và là lời cầu nguyện khuôn mẫu của các Ki-tô hữu.
Khi Chúa Giê-su dạy các môn đệ gọi Thiên Chúa là “Cha“, Người mạc khải cho các ông biết Thiên Chúa là một người Cha gần gũi, yêu thương.
Dạy các môn đệ cầu xin cho “Danh Cha cả sáng, Nước Cha trị đến, Ý Cha thể hiện” (Lc 11,2), Chúa Giê-su muốn các ông đặt ưu tiên cho Thiên Chúa trước hết, rồi mới đến nhu cầu cá nhân. Thánh Cy-pri-a-nô viết: “Chúng ta không thể gọi Thiên Chúa là Cha, nếu sống ích kỷ, không yêu thương anh em.” Ngài nhấn mạnh, cầu nguyện không tách rời đời sống. Cầu nguyện đúng là cầu nguyện bằng con người thật của mình, và để lời cầu ấy biến đổi chính mình.
Sau Kinh Lạy Cha, Chúa Giê-su kể dụ ngôn người bạn đi xin bánh lúc nửa đêm. Người ấy không xin cho mình, mà cho người bạn lỡ đường. Người chủ nhà tuy đã đóng cửa, nhưng vì lòng kiên trì nài nỉ, ông đã dậy và cho người kia điều cần. Dụ ngôn mạc khải hai điều nền tảng của đời sống cầu nguyện: Cầu nguyện cần kiên trì, không nản chí khi chưa thấy kết quả.
Cầu nguyện là hành vi liên đới, là lo cho người khác, không phải chỉ lo cho bản thân. Thánh Tê-rê-sa A-vi-la nói rất sâu sắc: “Cầu nguyện không phải là nói nhiều, nhưng là ở lại trong tình thân mật với Đấng biết rõ lòng ta.”
Điều Thiên Chúa muốn ban không phải là những của cải chóng qua, mà là chính Thánh Thần của Ngài (x. Lc 11,13). Đó là điều quý nhất mà người cầu nguyện sẽ nhận được: Chính Thiên Chúa chứ không phải điều gì khác ngoài Chúa.
Gương của Abraham
Từ cây sồi ở Mam-brê, Thiên Chúa tỏ ý định của Ngài cho Áp-ra-ham (x. St 18,1). Nhận ra lòng thương xót Chúa, Áp-ra-ham đã thưa cùng Chúa: “Chớ thì Chúa sắp tiêu diệt người công chính cùng với kẻ tội lỗi sao? Nếu có năm mươi người công chính trong thành, họ cũng chết chung hay sao? Chúa không tha thứ cho cả thành vì năm chục người công chính đang ở trong đó sao?” (St 18, 24-25). Ông đã can đảm “mặc cả” với Thiên Chúa để xin tha cho thành Sô-đô-ma, nếu tìm được người công chính.
Ông đi từ nỗi sợ hãi đến lòng tin tưởng; từ một người cầu xin vụ lợi đến một người trung gian cho người khác. Đây là khuôn mẫu của cầu nguyện đích thực: không qui về mình, mà dấn thân cho sự sống của tha nhân. Câu chuyện không chỉ cho thấy lòng nhân từ của Thiên Chúa, mà còn dạy ta sự can đảm và kiên trì trong lời cầu nguyện. Không phải Thiên Chúa thay đổi, nhưng Áp-ra-ham thay đổi.
Vốn thương người, Áp-ra-ham đã cầu nguyện. Ông kêu van Chúa đã nhận lời. Đúng như Thánh Gio-an Kim Khẩu viết :“Cầu nguyện là vũ khí mạnh mẽ hơn cả gươm giáo. Áp-ra-ham không dùng vũ lực, nhưng chỉ dùng lời khẩn cầu, và ông đã được Chúa nghe.”
Chúng ta được mời gọi bước vào lời cầu nguyện của Áp-ra-ham, không phải để đòi hỏi điều mình muốn, mà để chia sẻ tâm tình của Thiên Chúa, Đấng muốn cứu độ chứ không tiêu diệt.
Sống cầu nguyện trong thời đại hôm nay
Trong bối cảnh hôm nay, với những thành tựu trí tuệ và công nghệ vượt bậc, việc cầu nguyện có vẻ lỗi thời, thậm chí phi lý. Tại sao lại nói chuyện với một Đấng vô hình? Có gì bảo đảm rằng lời cầu của tôi được lắng nghe?
Chính trong bối cảnh ấy, lời cầu nguyện trở nên một hành vi tri thức trưởng thành nhất, bởi nó thừa nhận giới hạn của lý trí và mở lòng trước một thực tại siêu việt. Công đồng Vatican II, trong Hiến chế Gaudium et Spes, viết: “Chính khi quên Thiên Chúa, con người cũng không còn hiểu chính mình.” (GS 36)
Cầu nguyện là cách để con người trở về với bản thể sâu xa nhất của mình, hình ảnh của Thiên Chúa. “Con người không thể sống trọn vẹn nếu không mở lòng đón nhận Thiên Chúa… chính trong thâm sâu của lòng mình, con người gặp gỡ Đấng Tuyệt Đối.” (GS 19)
Cầu nguyện không chỉ là một phần của đời sống Ki-tô hữu, nhưng là trung tâm. Cầu nguyện giúp ta: Biết điều mình cầu xin. Tin tưởng vào Chúa hơn vào sức riêng. Mở lòng ra với anh chị em.
Vậy, hãy cầu nguyện cho người khác như Áp-ra-ham, nhất là những người lầm lạc, tội lỗi, hoặc không có ai cầu thay cho họ. Cầu nguyện như Chúa Giê-su đã dạy, bằng một trái tim con thảo, sống điều mình cầu xin, “tha nợ cho người khác”, “làm theo ý Cha”.
Ước gì, mỗi lời “Lạy Cha” chúng ta thốt lên đều là một bước tiến trong hành trình nên thánh, và là một lời đáp lại tiếng gọi yêu thương của Đấng luôn lắng nghe.
Viên mãn
Lm Minh Anh
16:26 23/07/2025
VIÊN MÃN
“Mắt anh em thật có phúc vì được thấy; tai anh em thật có phúc, vì được nghe!”.
“Tôi đi theo Chúa trên con đường quanh co của cuộc đời, và bước đi bằng niềm tin nhiều hơn bằng thị giác. Cuộc sống của tôi là một tập hợp của những ‘bây giờ!’. Mỗi ‘bây giờ’ là một phần của một bức tranh lớn hơn - chính Ngài - Đấng viên mãn!”. Richard L. Baxter.
Kính thưa Anh Chị em,
Ý tưởng của Baxter được gặp lại qua Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu Kitô - Đấng ‘viên mãn!’. Những lời chúc trên đây không chỉ dành cho những ai trực tiếp thấy và nghe Ngài nhưng còn cho ai “mong mỏi thấy, mong mỏi nghe” Ngài - Đấng là Anpha và Ômêga!
“Trong Chúa Kitô, mọi thế kỷ gặp nhau; ai đến sau không ít hơn ai đến trước, vì tất cả đều gặp Ngài trong thời điểm của ân sủng!” - Von Balthasar. Ngài là chủ thời gian; trong Ngài, chúng ta tìm thấy chính mình! Như vậy, trước Ngài, cùng thời Ngài và cả sau Ngài, tất cả đã ở trong “Thời Cứu Độ”. Dĩ nhiên chúng ta - bước đi bằng niềm tin nhiều hơn bằng thị giác - chưa thấy Ngài tận mắt, nhưng thực sự đã biết Ngài; chưa nghe Ngài tận tai, nhưng chắc chắn đã nghe lời Ngài. Đó là một hiểu biết thực sự của đức tin, một hiểu biết dẫn đến các mầu nhiệm khiến chúng ta cảm thấy hạnh phúc và hân hoan.
Hãy biết ơn vì niềm tin Kitô của mình và cố gắng làm cho mối quan hệ của chúng ta với Chúa Kitô ngày càng gần gũi như quan hệ của Ngài với các môn đệ! Họ đã thấy và nghe Ngài; trong đức tin, chúng ta thấy và nghe Ngài. Đừng nhìn Ngài như một con người của quá khứ, nhưng trong hiện tại và để chính mình thực sự chia sẻ thời gian của Ngài -không bao giờ kết thúc nhưng luôn ‘viên mãn!’. “Đừng nhìn Chúa Kitô như một bức tượng cổ hay một ký ức đẹp. Hãy để Ngài sống trong giây phút này, trong bạn, trong từng hơi thở của thời gian hiện tại!” - Carlo Carretto.
Vì thế, dẫu thật tuyệt vời như các môn đệ vì được gần Chúa Giêsu; tuy nhiên, chúng ta vẫn được ban phúc nhiều hơn họ về nhiều mặt. Chúng ta có sự hiện diện liên lỉ của một Giêsu sống động qua ân sủng, qua các Bí tích; Ngài hiện diện trong Lời, trong các giáo huấn kiên định của Hội Thánh; Ngài đang sống qua các chứng từ của các thánh quá khứ, hiện tại và tương lai. Và Ngài hiện diện trong chúng ta bằng cách tá túc trong linh hồn mỗi người. Ngài là ‘viên mãn’ của thời gian!
Anh Chị em,
“Mắt anh em thật có phúc vì được thấy; tai anh em thật có phúc, vì được nghe!”. Hãy suy ngẫm về những phúc lành phi thường Chúa đã ban cho bạn và tôi! Chúng ta thường tìm kiếm sự hài lòng trong những thứ nhất thời và chóng qua. Cuộc sống của chúng ta phải là một tập hợp của những ‘bây giờ’ vốn được xe kết bởi những hồng ân. “Không có gì là ngẫu nhiên trong đời sống của người tin: mọi giây phút đều là một hồng ân - một tiếng gọi, một sứ mạng nhỏ bé từ Thiên Chúa!” - Edith Stein. Hãy tin điều đó và lớn lên trong lòng biết ơn đối với những ân huệ này!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, đừng để con sống như người mộng du giữa hôm qua và ngày mai, để lỡ mất những ‘bây giờ’ được đính hồng ân. Giúp con biết yêu, phục vụ, trao ban ngay hôm nay!”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Mắt anh em thật có phúc vì được thấy; tai anh em thật có phúc, vì được nghe!”.
“Tôi đi theo Chúa trên con đường quanh co của cuộc đời, và bước đi bằng niềm tin nhiều hơn bằng thị giác. Cuộc sống của tôi là một tập hợp của những ‘bây giờ!’. Mỗi ‘bây giờ’ là một phần của một bức tranh lớn hơn - chính Ngài - Đấng viên mãn!”. Richard L. Baxter.
Kính thưa Anh Chị em,
Ý tưởng của Baxter được gặp lại qua Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu Kitô - Đấng ‘viên mãn!’. Những lời chúc trên đây không chỉ dành cho những ai trực tiếp thấy và nghe Ngài nhưng còn cho ai “mong mỏi thấy, mong mỏi nghe” Ngài - Đấng là Anpha và Ômêga!
“Trong Chúa Kitô, mọi thế kỷ gặp nhau; ai đến sau không ít hơn ai đến trước, vì tất cả đều gặp Ngài trong thời điểm của ân sủng!” - Von Balthasar. Ngài là chủ thời gian; trong Ngài, chúng ta tìm thấy chính mình! Như vậy, trước Ngài, cùng thời Ngài và cả sau Ngài, tất cả đã ở trong “Thời Cứu Độ”. Dĩ nhiên chúng ta - bước đi bằng niềm tin nhiều hơn bằng thị giác - chưa thấy Ngài tận mắt, nhưng thực sự đã biết Ngài; chưa nghe Ngài tận tai, nhưng chắc chắn đã nghe lời Ngài. Đó là một hiểu biết thực sự của đức tin, một hiểu biết dẫn đến các mầu nhiệm khiến chúng ta cảm thấy hạnh phúc và hân hoan.
Hãy biết ơn vì niềm tin Kitô của mình và cố gắng làm cho mối quan hệ của chúng ta với Chúa Kitô ngày càng gần gũi như quan hệ của Ngài với các môn đệ! Họ đã thấy và nghe Ngài; trong đức tin, chúng ta thấy và nghe Ngài. Đừng nhìn Ngài như một con người của quá khứ, nhưng trong hiện tại và để chính mình thực sự chia sẻ thời gian của Ngài -không bao giờ kết thúc nhưng luôn ‘viên mãn!’. “Đừng nhìn Chúa Kitô như một bức tượng cổ hay một ký ức đẹp. Hãy để Ngài sống trong giây phút này, trong bạn, trong từng hơi thở của thời gian hiện tại!” - Carlo Carretto.
Vì thế, dẫu thật tuyệt vời như các môn đệ vì được gần Chúa Giêsu; tuy nhiên, chúng ta vẫn được ban phúc nhiều hơn họ về nhiều mặt. Chúng ta có sự hiện diện liên lỉ của một Giêsu sống động qua ân sủng, qua các Bí tích; Ngài hiện diện trong Lời, trong các giáo huấn kiên định của Hội Thánh; Ngài đang sống qua các chứng từ của các thánh quá khứ, hiện tại và tương lai. Và Ngài hiện diện trong chúng ta bằng cách tá túc trong linh hồn mỗi người. Ngài là ‘viên mãn’ của thời gian!
Anh Chị em,
“Mắt anh em thật có phúc vì được thấy; tai anh em thật có phúc, vì được nghe!”. Hãy suy ngẫm về những phúc lành phi thường Chúa đã ban cho bạn và tôi! Chúng ta thường tìm kiếm sự hài lòng trong những thứ nhất thời và chóng qua. Cuộc sống của chúng ta phải là một tập hợp của những ‘bây giờ’ vốn được xe kết bởi những hồng ân. “Không có gì là ngẫu nhiên trong đời sống của người tin: mọi giây phút đều là một hồng ân - một tiếng gọi, một sứ mạng nhỏ bé từ Thiên Chúa!” - Edith Stein. Hãy tin điều đó và lớn lên trong lòng biết ơn đối với những ân huệ này!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, đừng để con sống như người mộng du giữa hôm qua và ngày mai, để lỡ mất những ‘bây giờ’ được đính hồng ân. Giúp con biết yêu, phục vụ, trao ban ngay hôm nay!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tham Vọng Cá Nhân
Nguyễn Trung Tây
19:46 23/07/2025
Nguyễn Trung Tây
Tông đồ Giacôbê: Tham Vọng Cá Nhân
https://www.youtube.com/watch?v=AapvsCjM5uc&t=493s
Em tu sĩ! Em hay chia sẻ về nhiều lần sẩy chân ngã đau của riêng mình.
Tôi lần đó chia sẻ với em chuyện 12 tông đồ chân truyền của môn phái Kitô. Chuyện của Peter chối sư phụ leo lẻo, chuyện Giuđa bán đứng Thầy, chuyện Giacôbê và Gioan thì thào to nhỏ vào tai sư phụ.
Tôi kể, lần đó trên con đường xa xôi từ núi Tabor biến hình về lại Galilee, một lần nữa Đức Giêsu lại tiên đoán về tương lai, “Con Người sẽ phải chết, sau ba ngày mới sống lại…” (Mk 9:31). Thầy “lạc đề” như vậy, hỏi sao mà các tông đồ không lạc đường mùa chay dài dài...
Đời con nhà người ta đang tươi vui như những chú sư tử no mồi trong sa mạc Trung Đông kia mà, bởi đi theo Thầy, cuộc đời hứa hẹn lầu son gác tiá. Nếu Thầy có khả năng hóa bánh ra nhiều, chữa lành người bị quỷ ám, hồi sinh người đã chết, tại sao lại không đi theo. Đấng Thiên Sai mang tầm vóc vĩ đại tương tự hoàng đế David được tiên báo từ lâu, người có khả năng khôi phục lại đất nước Do Thái ra khỏi ách đô hộ của đế quốc La Mã giờ đây còn ai khác, ngoài Thầy…
Làm chi khi sở hữu vương quyền, uy lực trong tay, Thầy lại không phân chia đồng đều cho các môn đệ, những người đã từng bỏ hết mọi sự mà đi theo Thầy. Khi quyền lực nắm được trong tay, thì làm gì mà không có tiền bạc, mà không chỉ là tiền xu hay là vớ vẩn hai đồng tiền kẽm của bà góa nghèo đâu nhé, mà tiền trăm tiền bọc, toàn là tiền vàng, những đồng tiền sáng lấp lánh như truyện cổ tích ngàn lẻ một đêm.
Nhưng khổ! Không phải chỉ một lần, mà tới ba lần lận, ba lần là đúng cả ba, Thầy cứ mở miệng tiên đoán "vớ vẩn": Con Người sẽ bị các thầy thượng tế giết đi… Thưa Thầy, không! Đó không phải là câu chuyện mà các môn đệ muốn nghe muốn bàn. Bởi thế, lời Thầy lọt vô tai này, lại chạy qua lỗ tai kia, rồi đi thông thốc thẳng luôn ra ngoài, bởi Thầy ơi, chúng con đang bàn chuyện riêng tư. Mà tưởng là chuyện gì đại sự! Hóa ra, theo như thánh sử Mark, đề tài mấy người môn đệ hăng say thảo luận cũng vẫn chỉ liên quan đến hai chữ quyền lực (Mk 9:33-34).
Chưa đủ, ngay vừa sau khi Thầy tiên đoán lần thứ ba về cuộc thương khó, hai anh em Giacôbê và Gioan vẫn cứ tiếp tục lạc đường, lần này họ nhanh chân chạy đến tỉ tê với Đức Giêsu,
— Mai này khi Thầy vinh quang, xin cho anh em chúng con người bên tay trái người bên tay hữu nhé (Mark 10:37).
Tôi hỏi em-tu sĩ, "Con nghĩ Đức Giêsu phải nói gì bây giờ?"
Tôi nói, chào mừng em đến tới thế giới không phải ảo! Đơn từ đã sẵn sàng cho những người muốn tham gia chúng tôi, Hội Tham Vọng Cá Nhân và Tư Lợi Tính Toán. Xin lỗi! Đời này không có cái gì được gọi là chùa! Em phải trả tiền cho dĩa thức ăn bạn đã gọi trong tiệm! Con đã theo Ngài bởi Ngài có những điều chắc chắn có lợi cho tương lai của con.
Oh! Giacôbê và Gioan! Con của bác Zebedee, tôi yêu biết bao tham vọng của hai ngài!
Em mến,
Thế đấy! Có ai ngờ! Sau biến cố Phục Sinh, Giacôbê, người của một thời mê mẩn Quyền, Tiền và Danh chuyển mình. Để rồi ngọn lửa Thánh Linh thiêu đốt tâm hồn và biến đổi ngài, và ngài trở thành một vị tông đồ của Đức Giêsu. Hội thánh vẫn kính thánh Giacôbê hằng năm, nhắc nhở người tín hữu một chân lý: “Thánh nhân nào cũng có dư đầy một quá khứ! Tội nhân nào cũng sở hữu một tương lai thênh thang rộng mở!”
Lời Nguyện: Lạy Ngài! Xin cho con thấy!
Tông đồ Giacôbê: Tham Vọng Cá Nhân
https://www.youtube.com/watch?v=AapvsCjM5uc&t=493s
Em tu sĩ! Em hay chia sẻ về nhiều lần sẩy chân ngã đau của riêng mình.
Tôi lần đó chia sẻ với em chuyện 12 tông đồ chân truyền của môn phái Kitô. Chuyện của Peter chối sư phụ leo lẻo, chuyện Giuđa bán đứng Thầy, chuyện Giacôbê và Gioan thì thào to nhỏ vào tai sư phụ.
Tôi kể, lần đó trên con đường xa xôi từ núi Tabor biến hình về lại Galilee, một lần nữa Đức Giêsu lại tiên đoán về tương lai, “Con Người sẽ phải chết, sau ba ngày mới sống lại…” (Mk 9:31). Thầy “lạc đề” như vậy, hỏi sao mà các tông đồ không lạc đường mùa chay dài dài...
Đời con nhà người ta đang tươi vui như những chú sư tử no mồi trong sa mạc Trung Đông kia mà, bởi đi theo Thầy, cuộc đời hứa hẹn lầu son gác tiá. Nếu Thầy có khả năng hóa bánh ra nhiều, chữa lành người bị quỷ ám, hồi sinh người đã chết, tại sao lại không đi theo. Đấng Thiên Sai mang tầm vóc vĩ đại tương tự hoàng đế David được tiên báo từ lâu, người có khả năng khôi phục lại đất nước Do Thái ra khỏi ách đô hộ của đế quốc La Mã giờ đây còn ai khác, ngoài Thầy…
Làm chi khi sở hữu vương quyền, uy lực trong tay, Thầy lại không phân chia đồng đều cho các môn đệ, những người đã từng bỏ hết mọi sự mà đi theo Thầy. Khi quyền lực nắm được trong tay, thì làm gì mà không có tiền bạc, mà không chỉ là tiền xu hay là vớ vẩn hai đồng tiền kẽm của bà góa nghèo đâu nhé, mà tiền trăm tiền bọc, toàn là tiền vàng, những đồng tiền sáng lấp lánh như truyện cổ tích ngàn lẻ một đêm.
Nhưng khổ! Không phải chỉ một lần, mà tới ba lần lận, ba lần là đúng cả ba, Thầy cứ mở miệng tiên đoán "vớ vẩn": Con Người sẽ bị các thầy thượng tế giết đi… Thưa Thầy, không! Đó không phải là câu chuyện mà các môn đệ muốn nghe muốn bàn. Bởi thế, lời Thầy lọt vô tai này, lại chạy qua lỗ tai kia, rồi đi thông thốc thẳng luôn ra ngoài, bởi Thầy ơi, chúng con đang bàn chuyện riêng tư. Mà tưởng là chuyện gì đại sự! Hóa ra, theo như thánh sử Mark, đề tài mấy người môn đệ hăng say thảo luận cũng vẫn chỉ liên quan đến hai chữ quyền lực (Mk 9:33-34).
Chưa đủ, ngay vừa sau khi Thầy tiên đoán lần thứ ba về cuộc thương khó, hai anh em Giacôbê và Gioan vẫn cứ tiếp tục lạc đường, lần này họ nhanh chân chạy đến tỉ tê với Đức Giêsu,
— Mai này khi Thầy vinh quang, xin cho anh em chúng con người bên tay trái người bên tay hữu nhé (Mark 10:37).
Tôi hỏi em-tu sĩ, "Con nghĩ Đức Giêsu phải nói gì bây giờ?"
Tôi nói, chào mừng em đến tới thế giới không phải ảo! Đơn từ đã sẵn sàng cho những người muốn tham gia chúng tôi, Hội Tham Vọng Cá Nhân và Tư Lợi Tính Toán. Xin lỗi! Đời này không có cái gì được gọi là chùa! Em phải trả tiền cho dĩa thức ăn bạn đã gọi trong tiệm! Con đã theo Ngài bởi Ngài có những điều chắc chắn có lợi cho tương lai của con.
Oh! Giacôbê và Gioan! Con của bác Zebedee, tôi yêu biết bao tham vọng của hai ngài!
Em mến,
Thế đấy! Có ai ngờ! Sau biến cố Phục Sinh, Giacôbê, người của một thời mê mẩn Quyền, Tiền và Danh chuyển mình. Để rồi ngọn lửa Thánh Linh thiêu đốt tâm hồn và biến đổi ngài, và ngài trở thành một vị tông đồ của Đức Giêsu. Hội thánh vẫn kính thánh Giacôbê hằng năm, nhắc nhở người tín hữu một chân lý: “Thánh nhân nào cũng có dư đầy một quá khứ! Tội nhân nào cũng sở hữu một tương lai thênh thang rộng mở!”
Lời Nguyện: Lạy Ngài! Xin cho con thấy!
Hãy xin sẽ được
Lm Thái Nguyên
19:54 23/07/2025
HÃY XIN SẼ ĐƯỢC
Chúa nhật 17 Thường Niên, năm C : Lc 11, 1-13
Suy niệm
Khi thấy Đức Giêsu cầu nguyện, các môn đệ cũng xin Thầy dạy cho biết cách cầu nguyện. Ngài đã dạy các ông kinh Lạy Cha, là lời kinh tuyệt vời, vì đó chính tâm tình sống ngập tràn tình yêu mến của Ngài đối với Chúa Cha. Theo thánh Luca, phần đầu của lời nguyện là cầu cho danh thánh Cha vinh hiển và Triều Đại Cha mau đến, nghĩa là cho mọi người được nhận biết quyền năng và tình thương của Thiên Chúa. Thật ra, Thiên Chúa là Đấng sung mãn và đầy tràn vinh quang, không ai thêm bớt gì được nơi Người; Người là sự sống vô biên và là nguồn mạch mọi ơn lành, nên khi con người được nhận biết, thì đó là diễm phúc cho cuộc đời họ. Hơn nữa, khát vọng sâu thẳm của con người chính là Thiên Chúa, Đấng là khởi nguyên và là cùng đích của mọi loài mọi vật. Tiếp theo là xin cho lương thực hằng ngày; xin ơn tha thứ và biết thứ tha, nhất là xin đừng bị sa chước cám dỗ.
Trong lời kinh này, điều lạ lùng và hết sức ngạc nhiên là Đức Giêsu dạy chúng ta gọi Thiên Chúa là Cha: “Ba ơi!”. Tiếng gọi đó làm rúng động trái tim loài người chúng ta trước tình thương bao la của Thiên Chúa. Tiếng “Cha” ở đây không chỉ là nguồn cội phát sinh nhưng còn là vòng tay nâng đỡ, là mái ấm chở che, là động lực thúc đẩy, là lý tưởng mời gọi. Từ ngữ “Cha” gợi lên cả một trời yêu thương vừa thân thiết vừa thâm sâu và mầu nhiệm. Khi mạc khải cho biết Thiên Chúa là Cha, Đức Giêsu đã đưa ra một hình ảnh về Thiên Chúa hoàn toàn khác với hình ảnh các vị thần của các tôn giáo khác. Không những Ngài cho ta thấy Thiên Chúa Cha yêu thương ta vô cùng, mà còn muốn ta đi vào tình nghĩa rất riêng tư và thân thiết với Cha.
Qua Kinh Lạy Cha, chúng ta còn khám phá ra mọi người đều là anh em có cùng một Thiên Chúa là Cha: “Lạy Cha chúng con” chứ không Lạy Cha của con. Vì là anh em với nhau trong một gia đình của Thiên Chúa, nên mọi người phải sống tình liên đới và có trách nhiệm với nhau trên mọi phương diện, nhất là trong lời cầu nguyện. Từ nền tảng này, câu “Tứ hải giai huynh đệ” mới có một ý nghĩa thiêng liêng cao vượt, chứ không chỉ là một liên hệ bề ngoài mang tính xã hội. Tổ phụ Abraham đã thực hiện tình liên đới đó khi tha thiết cầu xin cho thành Sôđôma khỏi bị phạt vì tội lỗi của họ quá nặng nề. Ông đã mặc cả với Chúa rằng, nếu trong thành có 50 người công chính thì xin Chúa tha cho cả thành. Chúa đồng ý, nhưng rồi ông phải hạ xuống dần dần còn 10 người. Rất tiếc là Abraham đã dừng lại ở con số đó, không dám tiến xa hơn vào lòng thương xót của Thiên Chúa (x. St 18, 20-32).
Sau kinh Lạy Cha, Đức Giêsu khuyến khích chúng ta hãy xin, hãy tìm và hãy gõ cửa. Ngài mời gọi ta hãy hành động tích cực chứ không thụ động ngồi chờ. Nhưng có khi vì tự phụ mà ta không xin nên không được; có khi vì ta lười biếng mà không tìm nên ta không gặp; có khi vì ta nhút nhát không gõ cửa nên không được mở cho.
Qua dụ ngôn người bạn bị quấy rầy, Đức Giêsu còn dạy phải kiên trì khi cầu xin, để tăng thêm ước muốn của ta, và cũng là để tăng thêm giá trị ơn Chúa ban. Nếu ta không nhận được điều mình xin, không phải là Chúa không ban, nhưng có thể điều cầu xin ấy không có lợi mà còn có hại cho tâm hồn ta, hoặc Ngài muốn dành cho ta một ơn lớn lao hơn. Trong sự khôn ngoan vô cùng của Thiên Chúa là Cha từ ái, Ngài biết phải ban ơn gì và ban như thế nào để làm triển nở cuộc đời ta.
Cầu xin không phải để cho được điều mình mong ước, mà còn để đạt tới những gì Chúa ước mong. Cầu xin chủ yếu là để nối kết thân tình với Chúa, Đấng thấu suốt mọi sự trong ta, Đấng đang kết dệt nên cuộc đời ta và đưa ta vào chương trình tình yêu cứu độ của Ngài. Hiểu như thế để ta ra khỏi những bận tâm chật hẹp của bản thân, để thấy những nhu cầu lớn lao của tha nhân và Giáo hội. Cũng đừng quên rằng, ơn cao cả nhất mà Cha muốn ban cho ta là Chúa Thánh Thần. Có Thánh Thần là có niềm vui, có sức mạnh, có ánh sáng và sự sống mới. Đó là sự sống của Đức Kitô đang hình thành nơi mỗi người chúng ta cho tới khi đạt tới tầm mức viên mãn trong Thiên Chúa.
Cần lắng sâu trong cầu nguyện, ta mới biết điều mình phải xin, vì những điều ta xin còn mang nhiều cặn bẩn. Lắm khi ta xin rắn mà không hay. Cũng có khi ta tưởng Chúa cho chúng ta bọ cạp. Chỉ với con mắt đức tin, ta mới biết Chúa đã nhận lời mình rồi, nhưng theo một kiểu khác với kiểu ta muốn. Với tình yêu mến, thì mọi biến cố trong đời đều là quà tặng yêu thương của Chúa dành cho ta.
Cầu nguyện
Lạy Chúa Giê-su!
thách đố lớn của đời Ki-tô hữu,
chính là sự thinh lặng của Thiên Chúa,
vì con kêu cầu mà chẳng thấy đâu,
nhất là khi con gặp phải khổ đau.
Và khi thấy người lành gặp điều ác,
kẻ vô tội lại bị những hàm oan,
bao người phải than van và nổi loạn,
có thật chăng một Thiên Chúa toàn năng?
Chính Chúa cũng quằn quại trên thập giá,
cảm thấy sự thinh lặng của Chúa Cha,
trước sự gian tà mà không đáp trả,
xem như muốn bỏ cả người Con yêu.
Nhưng Ngài vẫn phó thác trong tay Cha,
biết Cha không hành động như người ta,
Cha không đưa Con xuống khỏi thập giá,
nhưng đã đưa Con ra khỏi nấm mồ,
đó mới là quyền năng Cha thi thố,
để nhờ Con muôn người được cứu độ.
Hôm nay Chúa dạy con cứ việc xin,
và hãy tin chắc rằng Chúa sẽ cho,
không hẳn thỏa mãn điều con cần có,
nhưng lớn hơn cả những gì con mong.
Xin cho con cứ một lòng tin tưởng,
vì Chúa biết những gì là tốt nhất,
Người còn ban cho con cả Thánh Thần,
nguồn mạch tuôn chảy muôn vàn hồng ân. Amen.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Các nhà lãnh đạo Công Giáo cáo buộc phương Tây khai thác tài nguyên châu Phi
Vũ Văn An
14:31 23/07/2025

Ngala Killian Chimtom, Phóng viên Châu Phi của Crux, ngày 23 tháng 7, 2025, tường trình rằng: Theo một quan chức Công Giáo hàng đầu, vcác nước phương Tây đã khai thác tài nguyên của châu Phi, gây ra xung đột, rồi sau đó viện trợ trở lại như một “liều thuốc giảm đau”.
Johan Viljoen, Giám đốc Viện Hòa bình Denis Hurley thuộc Hội đồng Giám mục Nam Phi, đã xem xét tình hình ở Mozambique và nói với Crux rằng sự tiếp tay của địa phương cho phép các công ty phương Tây chiếm đoạt tài nguyên, dẫn đến chiến tranh, tàn phá và di tản.
Ông giải thích: “Mô hình này bao gồm việc phân bổ nguồn lực cho các công ty phương Tây, với sự tiếp tay của các chính trị gia địa phương, tiếp theo là xung đột phá hủy cơ sở hạ tầng và sinh kế, cuối cùng đẩy người dân vào các trại tị nạn. Sau đó, chính các nước phương Tây đó sẽ nói, này, chúng tôi đã lấy đất của các bạn, chúng tôi đã lấy nhà của các bạn, chúng tôi đã lấy đi sinh kế của các bạn, chúng tôi sẽ đưa các bạn vào trại tị nạn, nhưng đừng lo, cơ quan phát triển của chính phủ chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn một bao gạo mỗi tháng”.
Viljoen cho rằng chu kỳ này khiến châu Phi rơi vào tình trạng phụ thuộc vào viện trợ nước ngoài. Quan điểm này trái ngược với lời khen ngợi gần đây của Đức Hồng Y Fridolin Ambongo người Congo đối với viện trợ phương Tây hỗ trợ con đường tự lực của châu Phi.
Trong bài xã luận trên tờ Wall Street Journal có tựa đề “Châu Phi cần lòng hảo tâm của người Mỹ; sự hỗ trợ các bạn gửi đến chúng tôi không hề lãng phí”, Chủ tịch Hội nghị Chuyên đề Châu phi và Madagascar (SECAM) bày tỏ lòng biết ơn đối với Hoa Kỳ vì đã hỗ trợ con đường tự lực của châu Phi.
Ông bác bỏ viện trợ thúc đẩy phá thai, kiểm soát dân số, hoặc làm xói mòn các giá trị văn hóa châu Phi, lưu ý rằng "chủ nghĩa thực dân văn hóa không nhất thiết phải là cái giá phải trả cho một mối quan hệ đối tác đạo đức, chiến lược và nhân đạo".
Tuy nhiên, Viljoen lập luận rằng sự phụ thuộc của châu Phi vào viện trợ bắt nguồn từ sự bóc lột và bị từ chối tiếp cận các nguồn tài nguyên của chính mình.
Ông nói với Crux: "Lý do châu Phi bị ràng buộc với viện trợ phương Tây là vì người dân châu Phi không được tiếp cận các nguồn tài nguyên mà họ cần".
Viljoen nhấn mạnh cách các thuộc địa cũ của Pháp vẫn giữ quyền khai thác khoáng sản sau khi giành độc lập, tước đoạt của cải của họ và khiến họ rơi vào cảnh phụ thuộc. Quan điểm này được lặp lại bởi Cha Stan Chu Ilo, người lập luận rằng việc chấm dứt sự phụ thuộc vào viện trợ như một con đường hướng tới phẩm giá của châu Phi.
Cha Ilo - giáo sư nghiên cứu cao cấp về Kitô giáo thế giới, nghiên cứu châu Phi và sức khỏe hoàn cầu tại Trung tâm Công Giáo Thế giới và Thần học Liên văn hóa tại Đại học DePaul - đã đưa ra lập luận tương tự trong một bài báo có tựa đề "Chấm dứt sự phụ thuộc vào viện trợ: Giáo Hội Công Giáo và Con đường hướng tới phẩm giá của châu Phi" và được đăng trên trang tin tức Công Giáo VoiceAfrique. Ngài lấy Liberia, nơi có đồn điền cao su lớn nhất thế giới cung cấp cho Bridgestone có trụ sở tại Hoa Kỳ, làm ví dụ điển hình về sự bóc lột.
Ngài lưu ý rằng kể từ năm 1926, sự giàu có của Liberia đã chảy ra nước ngoài trong khi người dân vẫn nghèo đói, buộc đất nước phải phụ thuộc vào viện trợ.
Cha Ilo lập luận rằng sự phụ thuộc viện trợ này lan sang cả Giáo hội, chỉ trích "sự lệ thuộc mãn tính" trong các mối quan hệ giáo hội và những câu chuyện sai lệch về những người châu Phi bất lực được sử dụng trong việc gây quỹ.
Cha nói: "Châu Phi không phải là một lục địa phúc lợi. Người dân của nó không phải là người được bảo trợ vĩnh viễn của các quốc gia hay giáo hội giàu có hơn. Ăn xin là điều xa lạ với truyền thống của châu Phi".
Cha cho rằng viện trợ là một công cụ kiểm soát, nơi các nhà tài trợ phương Tây áp đặt các điều kiện thay vì trao quyền cho cộng đồng. Cha Ilo đồng tình với Ngân hàng Thế giới, tổ chức đã tuyên bố từ nhiều thập niên trước rằng việc giảm sự phụ thuộc viện trợ là điều cần thiết cho sự phát triển. Cha kêu gọi châu Phi ưu tiên thương mại, đầu tư vào người dân và từ chối "ngoại giao ăn xin".
Tuy nhiên, Viljoen nói thêm rằng tiến bộ cũng đòi hỏi phải loại bỏ các nhà lãnh đạo tham nhũng để đảm bảo các chính sách phản ảnh ý chí của người dân và cho phép tự lực cánh sinh.
Ông giải thích: “Điều đầu tiên là phải loại bỏ những nhà lãnh đạo tham nhũng. Và một khi người dân nắm quyền, ý chí dân chủ của người dân được phản ảnh trong các chính sách của chính phủ, và người dân có quyền tự do kiếm sống và tiếp cận các nguồn sinh kế, thì viện trợ sẽ không còn cần thiết nữa”.
Mức độ tham nhũng ở Châu Phi thật đáng kinh ngạc: Nó gây thiệt hại cho lục địa này khoảng 50 tỷ đô la mỗi năm, gần tương đương với tổng số viện trợ nước ngoài. Nếu tính cả các dòng tài chính bất hợp pháp, chi phí này sẽ lên tới hơn 148 tỷ đô la, vượt xa đáng kể dòng viện trợ hàng năm.
Cha Ilo cho rằng đã đến lúc Châu Phi chấm dứt “ảo tưởng về lòng nhân từ” và tập trung vào sự phát triển của lục địa.
Cha viết: “Châu Phi không tìm kiếm sự thương hại. Châu Phi tìm kiếm sự hợp tác – bắt nguồn từ sự tôn trọng, trách nhiệm chung và sự công nhận những tài sản dồi dào của mình”.
Cha nói: “Tương lai của Châu Phi, và sự chính trực của chứng tá Giáo hội, phụ thuộc vào việc chấm dứt những ảo tưởng về lòng nhân từ vốn duy trì sự phụ thuộc. Đã đến lúc chúng ta phải giành lại phẩm giá và tự đứng vững trên đôi chân của mình”.
Đức Giáo Hoàng Leo rời Castel Gandolfo và trở về Thành Vatican
Vũ Văn An
14:43 23/07/2025

Tạp chí Crux, ngày 23 tháng 7, 2025, cho hay: Trở về Rome vào tối thứ Ba sau chuyến nghỉ ngơi ngắn ngày tại thị trấn Castel Gandolfo gần đó, Đức Giáo Hoàng Leo XIV đã kêu gọi chấm dứt nạn buôn bán vũ khí “vốn là nguyên nhân đằng sau mọi cuộc chiến tranh”.
Đức Giáo Hoàng đã có bài phát biểu ngắn gọn với các nhà báo khi rời Villa Barberini, dinh thự mùa hè của Giáo hoàng, nơi ngài đã ở lại 16 ngày trong tháng 7.
Ngài nói: “Chúng ta phải khuyến khích mọi người từ bỏ vũ khí, và cũng từ bỏ mọi hoạt động buôn bán vốn là nguyên nhân đằng sau mọi cuộc chiến tranh. Thông thường, với nạn buôn bán vũ khí, con người trở thành những công cụ vô giá trị. Chúng ta phải liên tục nhấn mạnh điều này về phẩm giá của mỗi con người: Kitô hữu, Hồi giáo, thuộc mọi tôn giáo. Tất cả chúng ta đều là con cái của Thiên Chúa, được tạo dựng theo hình ảnh của Người. Vì vậy, chúng ta sẽ tiếp tục nỗ lực này”.
Khi được hỏi cụ thể liệu ngài có đến thăm Gaza hay không, Đức Giáo Hoàng trả lời “có rất nhiều nơi” ngài muốn đến, “nhưng đó không nhất thiết là công thức để tìm ra câu trả lời”.
Đức Leo cũng nói với họ rằng thời gian ngài ở Castel Gandolfo là một “kỳ nghỉ làm việc” nhưng việc có thể “thay đổi không khí một chút” là điều tốt cho ngài.
“Tôi chưa bao giờ ngừng theo dõi các sự kiện hiện tại”, ngài nói và cho biết thêm rằng ngài thường xuyên trao đổi qua điện thoại với các nhà lãnh đạo thế giới.
Ngài cho biết: “Cảm ơn Chúa, tiếng nói của Giáo hội vẫn còn quan trọng. Chúng ta hãy tiếp tục nỗ lực thúc đẩy hòa bình”.
Các Giáo hoàng đã sử dụng Castel Gandolfo làm nơi nghỉ dưỡng mùa hè từ đầu những năm 1600, do thời tiết nóng bức ở Rome. Thị trấn nằm trên đồi và bên một hồ nước lớn, mát mẻ hơn nhiều so với thủ đô.
Tuy nhiên, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã chọn ở lại Rome vào mùa hè và chỉ đến thăm Castel Gandolfo ba lần, không nghỉ qua đêm.
Trong thời gian ở Castel Gandolfo, Đức Giáo Hoàng Leo đã theo dõi sát sao các sự kiện ở Gaza, đặc biệt là vụ xe tăng tấn công Nhà thờ Công Giáo Holy Family ở Thành phố Gaza vào ngày 17 tháng 7.
Sau vụ tấn công, ngài đã nói chuyện với Đức Hồng Y Pierbattista Pizzaballa, Thượng phụ Latinh của Jerusalem, cũng như cả Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu lẫn Chủ tịch Nhà nước Palestine, Mahmoud Abbas.
Đức Giáo Hoàng Leo cũng đã đích thân gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy trong thời gian lưu trú tại thị trấn Ý này.
Cuộc hôn nhân của Thánh Bridget phản ánh thế giới hiện đại của chúng ta ra sao
Vũ Văn An
14:54 23/07/2025

Philip Kosloski, trên tạp chí Aleteia, mục Linh Đạo, ngày 23/07/2025, viết: Thánh Bridget có một cuộc hôn nhân bền vững và lành mạnh, giúp chồng bà đến gần Chúa Kitô hơn nhờ ảnh hưởng nhẹ nhàng và tích cực của bà.
Thánh Bridget kết hôn với Ulf Gudmarsson khi bà mới 13 tuổi. Lúc đó, ông 18 tuổi và ban đầu còn thờ ơ với đức tin Công Giáo.
Bà có một tình yêu nồng nàn dành cho Chúa Giêsu Kitô, một tình yêu có sức lan tỏa -- và ảnh hưởng tích cực đến Ulf.
Hai người cùng nhau theo Luật Dòng Ba Phanxicô và làm những gì có thể để nuôi sống và cung cấp quần áo cho người nghèo. Ulf qua đời sau khi cùng Thánh Bridget hành hương đến Santiago de Compostella.
Khi Ulf qua đời, họ đã kết hôn được 28 năm và ông thậm chí còn bị cuốn hút vào đời sống tu trì, thường xuyên đến tu viện Xitô.
“Linh đạo hôn nhân” đích thực
Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã chỉ ra cuộc hôn nhân của Thánh Bridget như một ngọn hải đăng có thể nói với thế giới hiện đại. Ngài đã chia sẻ suy nghĩ của mình trong một buổi tiếp kiến chung vào năm 2010:
Giai đoạn đầu tiên này trong cuộc đời của Thánh Bridget giúp chúng ta trân trọng điều mà ngày nay chúng ta có thể mô tả là một "linh đạo hôn nhân" đích thực: cùng nhau, các cặp vợ chồng Kitô hữu có thể thực hiện một hành trình thánh thiện được nâng đỡ bởi ân sủng của Bí tích Hôn phối.
Sau đó, ngài nêu gương Thánh Bridget như một ví dụ điển hình về cách một người vợ có thể ảnh hưởng tích cực đến chồng mình:
Thông thường, chính người phụ nữ, như đã xảy ra trong cuộc đời của Thánh Bridget và Ulf, đã thành công trong việc thuyết phục chồng mình theo đuổi con đường đức tin bằng sự nhạy cảm tôn giáo, sự tinh tế và dịu dàng của mình.
Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã ca ngợi những người vợ thời hiện đại, những người luôn nỗ lực làm điều tương tự, và cầu xin cho các cặp vợ chồng biết noi gương Thánh Bridget và Ulf trong việc cùng nhau tiến bước đến Chúa Giêsu Kitô:
Tôi nghĩ đến với lòng biết ơn rất nhiều người phụ nữ, ngày qua ngày, soi sáng gia đình họ bằng chứng tá đời sống Kitô giáo, ngay cả trong thời đại của chúng ta. Nguyện xin Thánh Thần Chúa vẫn soi sáng sự thánh thiện nơi các đôi vợ chồng Kitô hữu ngày nay, để cho thế giới thấy vẻ đẹp của hôn nhân được sống theo các giá trị Tin mừng: tình yêu, sự dịu dàng, sự giúp đỡ lẫn nhau, sự phong phú trong việc sinh sản và nuôi dạy con cái, sự cởi mở và đoàn kết với thế giới, và sự tham gia vào đời sống của Giáo hội.
Nhiều người trẻ trong thế giới ngày nay mong muốn một cuộc hôn nhân tràn đầy đức tin, nhưng một trong hai người lại không cùng quan điểm. Điều này có thể khó khăn và dường như là một rào cản không thể vượt qua.
Tuy nhiên, Thánh Bridget cho thấy rằng chúng ta có thể cùng nhau trưởng thành trong đức tin Kitô giáo, thông qua một chứng tá dịu dàng.
Thánh Bridget và Ulf là một ví dụ tuyệt đẹp về một cuộc hôn nhân lành mạnh được kết hợp bởi tình yêu của họ dành cho Chúa Giêsu Kitô.
Sự Thật Triệt Để: Chúa Kitô Mặc Khải Con Người Cho Chính Họ
Vũ Văn An
15:19 23/07/2025
John M. Grondelski, trên tạp chí The Catholic Thing, Thứ Tư, ngày 23 tháng 7 năm 2025, viết: Năm nay đánh dấu kỷ niệm 1,700 năm Công đồng Nicaea, công đồng đầu tiên trong bảy công đồng chung, được cả Công Giáo lẫn Chính thống giáo chấp nhận. Công đồng họp từ tháng 5 đến tháng 6 năm 325.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô muốn đến Thổ Nhĩ Kỳ (nơi hiện là trụ sở của Công đồng Nicaea) để tham dự biến cố này. Bệnh tật kéo dài và cái chết của ngài đã khiến chuyến đi đó trở nên bất khả thi, tuy nhiên, nhiều khả năng Đức Giáo Hoàng Lêô XIV sẽ đến Thổ Nhĩ Kỳ vào mùa Thu năm nay, chuyến hành hương quốc tế đầu tiên của ngài.
Các Công đồng đầu tiên bị chi phối bởi những tranh cãi về Kitô học và Ba Ngôi: nhân tính và thần tính của Chúa Giêsu hòa hợp với nhau như thế nào và Ba Ngôi trong Ba Ngôi Thiên Chúa liên hệ với nhau ra sao. Con người hiện đại, vốn không quen suy nghĩ theo hướng “bản chất” và “con người” (theo nghĩa thần học kỹ thuật), có lẽ tưởng tượng rằng các Công đồng đó chỉ bận tâm đến những chuyện vô bổ. Tuy nhiên, các cuộc tranh luận văn hóa và chính trị đương thời về con người là gì và hệ tư tưởng giới tính cho thấy câu hỏi “bản chất/con người” vẫn còn tồn tại và phát triển, ngay cả khi chúng ta đã quên mất thuật ngữ có thể giúp làm rõ vấn đề.
Về mặt Kitô học, các Công đồng đã nhiều lần quay trở lại mối quan hệ giữa bản chất thần linh và bản chất con người của Chúa Giêsu. Liệu một hữu thể có thể vừa là con người vừa là thần linh không? Nếu vậy, bằng cách nào? Liệu đó có phải là một vấn đề tỷ lệ nghịch: càng thần linh thì càng ít con người hơn? Hay là một sự bình đẳng về mặt lý thuyết, tuy nhiên, lại che giấu một số chiều kích thực tế của một bản chất (thường là bản chất con người), ví dụ, liệu bản chất con người của Chúa Giêsu có đang ở trong một trạng thái hoạt động bị đình chỉ, một giấc ngủ đông cứng nào đó?
Cuối cùng, vào thời điểm Công đồng Chalcedon năm 451, đức tin Kitô giáo chính thống đã khẳng định rằng Chúa Giêsu Kitô là Thiên Chúa thật và là người thật..một cách trọn vẹn, chủ động, hoàn toàn, đồng thời, và thực sự vừa thần linh vừa nhân bản. Tuy nhiên, tôi e rằng đối với nhiều người Công Giáo, chân lý thô sơ, nghiêm khắc về sự Nhập Thể vẫn chưa được thấu hiểu trọn vẹn.
Đó là lý do tại sao chúng ta nên nhớ lại một yếu tố cốt lõi trong nhân học thần học của Thánh Gioan Phaolô II. Ngài đã lấy nó từ Công đồng Vatican II và đặt nó lên hàng đầu trong thông điệp đầu tiên của mình, Redemptor hominis. Ngài không bao giờ ngừng nhắc lại điều này trong suốt triều đại giáo hoàng của ngài.
Yếu tố cốt lõi đó là chân lý dạy rằng, nếu con người muốn hiểu chính mình, thì hình mẫu của họ chính là Chúa Giêsu. Như Đức Gioan Phaolô đã nói:
Đức Kitô, Ađam mới, trong chính sự mặc khải về mầu nhiệm Chúa Cha và tình yêu của Người, đã mặc khải trọn vẹn con người cho chính họ và làm sáng tỏ ơn gọi cao cả nhất của họ. (Redemptor hominis, 8, nhấn mạnh thêm)

Hãy đọc lại văn bản đó thật kỹ. Chúa Giêsu Kitô “mặc khải trọn vẹn con người cho chính họ”. Đức Gioan Phaolô II không viết Chúa Giêsu “hoàn toàn mặc khải Thiên Chúa cho con người”. Đúng vậy, Chúa Giêsu Kitô là sự tự mặc khải của Thiên Chúa. Nhưng đó không phải là điều Đức Gioan Phaolô II nhấn mạnh. Chúa Giêsu Kitô là sự mặc khải về con người và ơn gọi của con người.
Nói cách khác, nếu bạn muốn biết ý nghĩa của việc làm người, bạn có một (thật ra là hai) hình mẫu. Chúa Giêsu Kitô. Và Đức Trinh Nữ Maria (bởi vì, nếu bạn nghiêm túc nhìn nhận Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội nhờ ân sủng dự phòng mà Con của Mẹ đã nhận được, thì Mẹ cũng mặc khải cho con người nên như thế nào).
Như Kinh Thánh nhắc nhở chúng ta, Chúa Giêsu Kitô “giống chúng ta về mọi mặt, ngoại trừ tội lỗi” (Hr 4:15). Chữ “nhưng” đó thoạt đầu có vẻ là một ngoại lệ thực sự quan trọng, vì tất cả chúng ta đều là tội nhân. Nhưng nó đòi hỏi chúng ta phải suy nghĩ về điều đó.
Thiên Chúa không tạo ra con người tội lỗi. Tội lỗi không nằm trong thiết kế của Đấng Tạo Dựng. Thiên Chúa tạo ra con người tốt lành, thực sự, “rất tốt lành”. (St 1:28) Điều đó có nghĩa là không phải Chúa Giêsu mà chính chúng ta – tất cả chúng ta – mới là những người hiểu sai ý nghĩa của việc trở thành con người đích thực như Thiên Chúa đã tạo nên con người. Chính chúng ta, chứ không phải Chúa Kitô, mới là người đi chệch khỏi chuẩn mực. Chúng ta không phải là những gì chúng ta được cho là phải là. Tội lỗi có thể là phổ quát, nhưng đó là một sự biến dạng tự gây ra, chứ không phải bẩm sinh. Sự thật là, nơi Chúa Giêsu (và Đức Maria), chúng ta thấy con người nên như thế nào – vâng phục Chúa Cha –.
“Nhưng tôi không phải là Chúa Giêsu,” bạn phản đối. Đúng vậy. Nhưng Chúa Giê-su đã chết vì bạn. Trong Sự Cứu Chuộc, Ngài ban cho bạn những ân sủng cần thiết, trong cuộc sống hiện tại của bạn, để sống theo ý muốn của Thiên Chúa, để trở nên “thánh thiện và đẹp lòng Ngài.” (Rm 12:1)
Biểu thức tột bậc của Sự Cứu Chuộc, như đã đề cập ở trên, là ân sủng dự phòng đã làm cho Đức Maria được Vô Nhiễm Nguyên Tội: Đức Maria được giải thoát khỏi tội nguyên tổ và tội cá nhân ngay từ lúc thụ thai. Nhưng dù vậy, Thiên Chúa, Đấng muốn “mọi người được cứu độ và nhận biết chân lý” (1 Tm 2:4), ban cho con người ân sủng, điều họ cần để nên thánh, để trở nên thánh. Thiên Chúa không đòi hỏi con người điều không thể.
Đây là thần học Công Giáo cơ bản về ân sủng. Việc chúng ta không thường nghe giải thích rõ ràng về điều này, đặc biệt là phần nói rằng chúng ta phải làm điều gì đó với lời mời gọi và ân sủng của Thiên Chúa, là một vấn đề. Bởi vì, mặc dù Thiên Chúa đi xa đến vậy, Ngài cũng chỉ có thể đi đến một mức độ nào đó: ngay cả Thiên Chúa cũng không thể khiến ai đó yêu mến Người. Karol Wojtyła đã nhấn mạnh rằng khi ngài viện dẫn khái niệm của Thánh Tôma, alteri incommunicabilis: không ai có thể muốn thay tôi; ý muốn của tôi vẫn luôn và chỉ thuộc về tôi.
Nhìn từ góc độ này, tính cấp tiến trong lời kêu gọi của Đức Gioan Phaolô II thật rõ ràng: Chúa Giêsu là Đấng Cứu Độ và là Mẫu Gương, là khuôn mẫu thánh thiện của chúng ta. Con người không có một “lý tưởng”, một khái niệm, một điều răn, hay một sự trừu tượng nào về bản chất con người đích thực. Họ có một con người đích thực, một Ngôi Vị vừa là con người vừa là Thiên Chúa, và là Đấng tìm kiếm mối quan hệ bản thân đó với mỗi người chúng ta.
Một con người đích thực khi đó có thể định nghĩa lại ý nghĩa của việc làm người: vượt qua mọi tính hai mặt, chúng ta được nhắc nhở rằng mức độ chúng ta được thần thánh hóa bởi ân sủng và mức độ chúng ta thực sự sống động và mang tính nhân bản có liên quan trực tiếp với nhau.
Như Thánh I-rê-nê thành Lyons đã nói (một câu trích dẫn yêu thích khác của Wojtyła): gloria Dei vivens homo– “vinh quang của Thiên Chúa là con người sống động.”
Chính quyền thành phố Mexico chiếu hình ảnh ủng hộ phá thai lên mặt tiền nhà thờ
Đặng Tự Do
17:18 23/07/2025
Văn phòng truyền thông của nhà thờ chính tòa Thành phố Mexico đã bày tỏ sự bất bình với việc chiếu các thông điệp ủng hộ phá thai trên mặt tiền của nhà thờ trong một chương trình do chính quyền thủ đô tổ chức.
Chương trình mang tên “Ký ức rực rỡ: Mexico-Tenochtitlan 700 năm” diễn ra mỗi đêm từ ngày 11 đến 27 tháng 7 tại quảng trường trung tâm Zócalo của thủ đô. Chương trình biến Cung điện Quốc gia và Nhà thờ lớn thành những màn hình hoành tráng, tái hiện trực quan lịch sử thủ đô, từ nguồn gốc Aztec cho đến ngày nay.
Theo chính quyền Thành phố Mexico, câu chuyện bao gồm các sự kiện như độc lập, Cách mạng Mexico và “các sự kiện gần đây như cuộc diễn hành Tự hào LGBTIQ+ đầu tiên đến Zócalo, việc hợp pháp hóa phá thai, bầu hai nữ nguyên thủ quốc gia và củng cố một thành phố về quyền và tự do”.
Trong số những hình ảnh được chiếu lên mặt tiền của nhà thờ có hình ảnh những người phụ nữ đội khăn quàng cổ màu xanh lá cây, biểu tượng của phong trào nữ quyền và một tấm biển có dòng chữ “phá thai an toàn”.
Đó là những thông điệp 'làm tổn thương sâu sắc và làm tổn thương đức tin'
Trong một tuyên bố đưa ra ngày 15 tháng 7, nhà thờ chính tòa cho biết họ chưa được tham khảo ý kiến trước về nội dung của chương trình. Nhà thờ cũng làm rõ rằng vở kịch Memoria Luminosa không liên quan gì đến Tổng giáo phận Mexico, do các đơn vị khác sản xuất và khẳng định không có cơ quan tôn giáo nào “tham gia vào giai đoạn tiền sản xuất hoặc kịch bản của chương trình nói trên”.
Tuyên bố chỉ ra rằng trong khi tài sản của nhà thờ thuộc về chính quyền liên bang - theo quy định của Luật về Hiệp hội Tôn giáo và Thờ phượng Công cộng đối với các nhà thờ được xây dựng trước năm 1992, là năm mà mối quan hệ giữa nhà nước và Giáo Hội Công Giáo được tái lập - thì việc sử dụng và quản lý tài sản này thuộc về Tổng giáo phận Mexico, bao gồm cả trách nhiệm về các thông điệp được truyền bá trên mặt tiền và tiền sảnh của nhà thờ.
Tuy nhiên, các nhà chức trách tôn giáo tuyên bố rằng họ chỉ được thông báo rằng cả mặt tiền nhà thờ và nhà thờ giáo xứ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời liền kề “sẽ đóng vai trò là khung nền cho dự án này, có tính đến thời kỳ thuộc địa và baroque được tường trình sẽ được trình chiếu trên những không gian này”.
Do đó, họ lên án việc đưa vào “nhiều chú thích và hình ảnh làm tổn thương sâu sắc đến đức tin và các nguyên tắc cơ bản mà chúng ta, những người Công Giáo, tuyên xưng”.
Tuyên bố chỉ rõ: “Bất chấp thực tế là, xét đến sự phân chia giữa tự do tôn giáo và chính sách công, cả hai đều được hiến pháp của chúng ta bảo vệ, quyền tự do ngôn luận được tôn trọng trong khuôn khổ và không gian tương ứng, thì việc truyền tải những thông điệp trái ngược với các nguyên tắc Công Giáo một cách cụ thể lên nhà thờ thánh này là điều đáng phản đối”.
Cuối cùng, văn phòng truyền thông của nhà thờ đã kêu gọi chính quyền thành phố Mexico, trong quá trình thực hiện quyền hạn của mình, hãy cung cấp các hướng dẫn cần thiết để mặt tiền của nhà thờ “luôn tránh việc truyền tải những thông điệp trái ngược với đức tin Công Giáo, vốn gây tổn hại sâu sắc đến lòng sùng kính của người dân Mexico”.
Source:Catholic News Agency
Giám đốc Tài chính Caritas lại đi xem bói khiến Caritas Luxembourg mất 67 triệu USD
Đặng Tự Do
17:19 23/07/2025
Caritas Luxembourg, được thành lập vào năm 1932 và thuộc mạng lưới Caritas. Vào tháng 7 năm 2024, họ đã nộp đơn khiếu nại bị lừa gạt với số tiền lên đến 61 triệu Euro hay 67 triệu USD. Văn phòng công tố sau đó đã yêu cầu mở cuộc điều tra tư pháp về nghi ngờ làm giả, gian lận, vi phạm lòng tin và rửa tiền, cùng nhiều tội danh khác.
Vụ bê bối gian lận không chỉ làm chấn động Giáo Hội Công Giáo ở Luxembourg mà còn cả giới tài chính và chính trị ở quốc gia nhỏ bé giáp với Bỉ, Pháp và Đức.
Vào tháng 9 năm 2024, Thủ tướng Luxembourg Luc Frieden đã lên án cái mà ông gọi là “một vụ gian lận khủng khiếp” và tuyên bố rằng Caritas Luxembourg sẽ được thay thế bằng một “Caritas mới”.
Cuối tháng đó, ông tuyên bố thành lập một đơn vị mới để tiếp quản hầu hết các hoạt động trong nước của Caritas Luxembourg. Tổ chức phi lợi nhuận Hellëf um Terrain (Hỗ trợ trên mặt đất) đã bắt đầu hoạt động vào tháng 10 năm 2024.
Caritas Luxembourg sau đó đã thông báo đóng cửa các dự án viện trợ nước ngoài. Tuy nhiên, Bộ trưởng Phát triển Luxembourg Xavier Bettel cho biết các nỗ lực đang được tiến hành để cứu vãn một số dự án.
Vào Tháng Giêng năm 2025, văn phòng công tố viên công bố việc bắt giữ tám nghi phạm sau một chiến dịch phối hợp của cảnh sát Bulgaria, Pháp và Anh. Một người thứ chín, đến từ Bulgaria, đã bị bắt giữ vào cuối tháng đó.
Cuộc điều tra vẫn đang được tiến hành khi các nhà điều tra khám xét văn phòng của Grant Thornton, công ty kiểm toán được Caritas Luxembourg sử dụng, vào tháng 6 năm 2025.
Cũng trong tháng 6, Tổng giáo phận Luxembourg tuyên bố rằng Fondation Partage Luxembourg, một tổ chức Công Giáo được Bộ ngoại giao nước này công nhận, sẽ tạm thời đảm nhận công việc viện trợ ở nước ngoài mà Caritas Luxembourg buộc phải từ bỏ.
Một cuộc điều tra đặc biệt của quốc hội về Caritas Luxembourg đã kết thúc trong tháng này với việc trình bày một báo cáo, được công bố hôm Thứ Hai, 21 Tháng Bẩy. Báo cáo đưa ra 12 khuyến nghị, bao gồm cải thiện việc giám sát nhân viên và thúc đẩy sự chuyên nghiệp hóa của lĩnh vực bác ái.
Báo cáo cho biết Caritas Luxembourg có thể đã mất 61 triệu euro do “lừa đảo giả danh chủ tịch”, trong đó một kẻ lừa đảo mạo danh chủ tịch Caritas Luxembourg và yêu cầu Giám đốc tài chính Caritas Luxembourg chuyển khoản khẩn cấp vào tài khoản do họ kiểm soát. Số tiền này đã được chuyển từ tổ chức bác ái này sang các tài khoản ngân hàng nước ngoài trên toàn thế giới theo từng đợt, mỗi đợt dưới 500.000 euro, từ tháng 2 đến tháng 7 năm 2024.
Theo báo cáo, các khoản chuyển tiền được tường trình cần chữ ký điện tử của giám đốc tài chính và hai thành viên khác trong ban quản lý. Giám đốc tài chính Caritas Luxembourg đã ra hầu tòa để thẩm vấn và bị bắt giữ. Người này sau đó đã được thả.
Bà Giám đốc tài chính Caritas Luxembourg khai với tòa án rằng bà đã bắt đầu tham khảo trang web của một nhà ngoại cảm hoạt động tại Bỉ nhưng có trụ sở tại Tây Ban Nha. Bà đã tâm sự thường xuyên với thầy bói này và đã tiết lộ thông tin về nơi làm việc của mình và sau đó tên thầy bói đã chia sẻ thông tin đó với tội phạm có tổ chức.
Dựa trên thông tin mà bà cung cấp, bọn tội phạm Bulgaria đã tiến hành vụ lừa đảo. Sau khi bắt được tên thầy bói, cho đến nay, cảnh sát đã bắt được tổng cộng 12 người tham gia vào vụ lừa đảo. Tất cả đều là người Bulgaria, kể cả tên thầy bói.
Trong một diễn biến mới nhất, đáng mừng, tuần này, hai người đàn ông Bulgaria đã bị tuyên án tù vì tội giúp rửa 61 triệu euro hay 67 triệu đô la từ Caritas Luxembourg vào các tài khoản ngân hàng ở Tây Ban Nha.
Vào ngày 15 tháng 7, một tòa án ở Luxembourg đã tuyên án cả hai người đàn ông 18 tháng tù giam, cộng thêm 15 tháng tù treo. Tòa án cũng yêu cầu họ nộp phạt 3.000 euro (khoảng 3.500 đô la), sau khi họ đạt được thỏa thuận với các công tố viên và hợp tác trong quá trình điều tra, thắp lên hy vọng lấy lại được số tiền đã mất.
Theo các tài liệu tòa án mà tờ Luxemburger Wort thu thập được, hai người đàn ông này đã mở tài khoản ngân hàng ở Tây Ban Nha và cung cấp cho những kẻ chủ mưu. Bên công tố coi họ là “những người tham gia thụ động”, lưu ý rằng cả hai đều không có tiền án hình sự. Điều này dẫn đến việc họ được hưởng mức án nhẹ hơn, theo một điều khoản pháp lý được gọi là thỏa thuận jugement sur, trong đó bị cáo đồng ý nhận tội đối với một số cáo buộc nhất định để đổi lấy mức án nhẹ hơn và các nhượng bộ khác, chẳng hạn như tránh được phiên tòa xét xử toàn diện.
Luật sư đại diện cho hai người đàn ông này cho biết họ mơ hồ nhận thức được hành động của mình là bất hợp pháp nhưng không biết toàn bộ mức độ của âm mưu này. Ông lập luận rằng họ chỉ đơn giản là “con la tiền”, tức những người bị tội phạm lợi dụng để chuyển tiền bất hợp pháp.
Hiện tại, bảy người đàn ông khác bị cáo buộc là “con la tiền” đang phải đối mặt với việc bị truy tố. Cơ quan tư pháp đang điều tra xem liệu bảy người này có thể nhận được một thỏa thuận nhận tội tương tự hay không.
Các nhà điều tra vẫn đang tìm kiếm những kẻ chủ mưu vụ lừa đảo này và không biết liệu có thể thu hồi được một phần hay toàn bộ số tiền bị đánh cắp hay không.
Cựu giám đốc tài chính của Caritas Luxembourg cũng phải đối mặt với cáo buộc khi các công tố viên lập luận rằng bất kể bà cho rằng mình đã bị lừa, bà đã ký vào các khoản chuyển tiền bất hợp pháp, nên bà phải chịu trách nhiệm. Giám đốc tài chính này vẫn khẳng định mình vô tội, cho rằng bà là nạn nhân của vụ lừa đảo.
Source:Pillar Catholic
Tin Giáo Hội Việt Nam
Kỷ Niệm 40 Năm Thiếu Nhi Thánh Thể Thánh Linh Fresno
Magarita Nguyễn Phương Lan
17:46 23/07/2025
Mừng Kỷ Niệm 40 Năm (1985-2025) Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Thánh Linh Fresno
XEM HÌNH
XEM HÌNH
Văn Hóa
Tính Bất Khả Tiêu Của Hôn Nhân: Một Lời Hứa Không Thể Giữ Được? tiếp theo và hết
Vũ Văn An
20:37 23/07/2025
5. Nẻo Đường Trung Thành
Nếu đặc tính ban tặng của hữu thể con người, mối tương quan không thể tách rời giữa tính bất khả tiêu và tính sinh hoa trái, và việc Chúa Kitô cứu chuộc tình yêu phu thê, mặc khải và ban cho con người khả năng sống vẻ đẹp của việc hiến thân toàn diện, bản vị và sinh hoa trái, vốn cấu thành nên Tình yêu hôn nhân, thì tại sao hôn nhân vẫn thất bại? Thay vì suy nghĩ hời hợt rằng người ta có thể cung ứng một lý do tích cực cho cái ác, hoặc người ta có thể nắm bắt trong vài nét tất cả các thuyết minh khác nhau về sự thất bại trong hôn nhân, hoặc người ta có thể cung ứng một giải pháp hữu hiệu hơn giải pháp do Chúa Kitô đưa ra— cho rằng THIÊN CHÚA xác định hôn nhân là bất khả tiêu – Tôi muốn kết thúc suy tư này về tính bất khả tiêu của hôn nhân bằng cách chỉ ra việc hôn nhân không thành công có nghĩa gì. Vì mối quan tâm ở đây cũng mang tính sư phạm, nên cách tốt nhất để tiếp cận các thất bại trong tình yêu là giải quyết vai trò của sự hy sinh trên nẻo đường chung thủy trong hôn nhân. Chính việc khước từ sự hy sinh không thể thiếu trong tình yêu vợ chồng đã ngăn cản vẻ đẹp của tình yêu vợ chồng trở thành hiện thực.
Quả thực, sự hy sinh có vẻ trái tự nhiên đối với con người. Bởi vì họ được tạo ra để có hạnh phúc nên sự hy sinh dường như mâu thuẫn hoặc ít nhất nghi vấn số phận vinh quang này. Nguyên số lượng hy sinh khổng lồ mà một người được yêu cầu phải thực hiện có thể khiến người ta, bất chấp việc nói đến chuyện trao ban và cứu chuộc, tự hỏi liệu có thực sự đúng là “chúng ta đối với các vị thần như ruồi đối với những cậu bé phóng đãng; / họ giết chúng tôi vì môn thể thao của họ.” (60) Tuy nhiên—và đây là chủ trương của chúng ta—không có hy sinh thì các mối tương quan nhân bản (hôn nhân) không chân thật, vì hy sinh là sự khẳng định của toàn bộ sự thật. Vì vậy, việc từ chối nó trong hôn nhân có nghĩa là người ta chỉ khẳng định một phần sự thật về bản thân, về người phối ngẫu của mình và về ơn gọi kết hôn, đến mức sự từ chối này trùng hợp với việc chỉ hiến một phần bản thân. Như thế, xa lánh nó sẽ ngăn cản vợ chồng sống trong tình yêu và thúc đẩy họ tìm cách ly hôn. Theo một nghĩa nào đó, ly hôn là kết quả của sự từ chối này, và như vậy nó bắt đầu từ rất sớm trong cuộc sống hôn nhân, như câu nói của Berry đã gợi ý.
Điểm yếu của con người - xu hướng nghĩ rằng họ là nguồn gốc của chính mình, rằng họ hiểu và có thể lo liệu được – một điều chắc chắn sẽ khiến họ bẻ cong ý nghĩa của điều họ là, sở hữu và cuộc sống để phù hợp với ý tưởng của riêng họ. Không phải họ nhầm lẫn khi sở hữu các thiện ích hay phán đoán về thực tại; đúng hơn, lầm lỗi của con người nằm ở việc cố gắng định nghĩa mọi điều theo thước đo, cảm xúc hoặc khả năng hành động của chính họ. Vì không có khả năng mãi trung thành, nghĩa là luôn ở trong tư thế đón nhận sự thật và sự sống, con người có xu hướng khẳng định một ý tưởng của riêng mình như ý nghĩa và vận mệnh của mọi sự, một điều mà con người có thể xoay xở và hiểu được. Nhân học thần dạng [theomorphic anthropology] được mô tả trong phần đầu coi lối sống này là lối sống duy nhất của con người. Chừng nào chúng ta còn giữ quan niệm đó về con người thì sự hy sinh sẽ được hiểu đơn giản là một nỗ lực phụ thêm để hoàn thành một điều gì đó, từ bỏ một điều gì đó mà người ta cho là của họ, hoặc chịu đựng sự ngược đãi hay bất hạnh. Thay vào đó, nếu chúng ta để mình được hướng dẫn bởi nhân học quà tặng và bởi ơn Chúa Kitô cứu chuộc tình yêu phu thê nhân bản, chúng ta sẽ khám phá ra bản chất thực sự của hy sinh. Hy sinh là phủ nhận sự dối trá, nghĩa là không khẳng định điều gì bác bỏ sự thật của một điều gì đó và là điều nó được ấn định sẽ đi tới. (61)
Hy sinh riêng của đời sống hôn nhân hệ ở việc khẳng định người phối ngẫu của mình và hiệp thông cuộc sống và tình yêu vì điều họ là, chứ không phải vì những gì mình cảm thấy hay nghĩ rằng họ nên như vậy. Chính việc liên tục cởi mở với toàn bộ sự thật về người phối ngẫu và ơn gọi kết hôn của mình này là hy sinh khó khăn nhất nhưng cần thiết nhất. Do đó, hy sinh đòi người ta phải sở hữu người phối ngẫu của mình và tất cả những gì thuộc về cuộc sống chung này mà không cố gắng nắm bắt chúng cho riêng mình; nghĩa là, nó đòi người ta phải ngoan ngoãn tuân theo chân lý luôn mới mẻ và luôn gây ngạc nhiên của tình yêu hôn nhân. Đón nhận sự hy sinh này, hay nói cách khác, khẳng định món quà của người khác và sự sống chung của họ trong mọi chiều kích, là điều duy nhất cho phép vẻ đẹp của ơn gọi hôn nhân được sống và nhìn thấy.
Vì điều đang có vấn đề trong hôn nhân là mối quan hệ bản thân và chung của vợ chồng với Thiên Chúa, và vì sự hoàn chỉnh xúc cảm và niềm vui của mỗi người tùy thuộc vào mối quan hệ này, nên những hy sinh đối với tự do của mỗi người khá có tính đòi hỏi. Khi mọi việc diễn ra tốt đẹp trong cuộc sống gia đình, chính tình yêu đòi các cặp vợ chồng không nên tập trung vào những thói quen – như thể sự việc và các thành viên trong gia đình đã được biết trước và số phận của họ đã được quyết định – mà phải tuân theo sự thật của tình yêu vợ chồng cho đến cùng. Tuy nhiên, khá thường xuyên, một người phối ngẫu có thể coi người kia như một gánh nặng phải mang. Đôi khi, sức nặng tri nhận, hậu cảnh, lịch sử gia đình, thói tật, giới hạn, sở thích và tính khí của người khác dường như quá sức chịu đựng. Vào những lúc khác, sự bất tuân của người phối ngẫu đối với sự thật của tình yêu gây tai tiếng và làm tê liệt. Nghĩ rằng trong những thời điểm này tình yêu đã chết là đồng nhất hóa người phối ngẫu với những gì mình cảm và nghĩ, hoặc với những gì người phối ngẫu đã làm. Tuy nhiên, khó khăn này cho thấy rằng tình yêu mà ta có vẫn được định hình bởi ý tưởng riêng của mình chứ không phải bởi điều người khác là và được mời gọi sống. Khi phán đoán này được đưa ra – một phán đoán mà nhiều khi bị giấu kín vì người ta không muốn đối diện với điều tình yêu đòi hỏi người ta phải khẳng định – thì những khả thể khác dường như hấp dẫn hơn và phù hợp hơn với kế hoạch hạnh phúc và hoàn chỉnh của chính mình. Tuy nhiên, bên dưới tất cả những trường hợp này, điều dường như không thể chịu đựng nổi là việc phải chấp nhận rằng người phối ngẫu vẫn không phải là chính mình. Chính cái tính khác của họ – cùng với sự kiện phản ứng của người phối ngẫu đối với số phận riêng biệt của mình không thể do chính mình đưa ra và không diễn ra theo thời gian và cách thức mà mình quyết định –dường như không thể chấp nhận được và khiến mình tự hỏi liệu người khác này có thể được phép là một phần của mình hay không. Cái tính khác này nhắc nhở chúng ta rằng con người không phải là nguồn gốc hay số phận của sự vật, con người không phải là quyền tự do tự quyết tuyệt đối, và do đó con người phải chờ đợi để nhận được sự viên mãn của tình yêu.
Vì người ta không thể cắt đứt người khác khỏi cuộc sống chung mà mình chia sẻ với họ, nên thường thì cuộc sống này xem ra đã bình lặng (flattened out), đến nỗi, ở một bình diện sâu hơn, ý nghĩ cho rằng cuộc sống cùng nhau này xác định đầy đủ bản thân mình dường như quá đáng. Điều dễ hiểu là cuộc sống chung đôi khi dường như chống lại chính mình: nguyên sự hiện hữu của nó như một điều gì đó khác với mỗi người phối ngẫu đã nhắc ta nhớ đến Thiên Chúa, Đấng kêu gọi và tha thứ. Điều này khiến người ta nhận ra, đôi khi một cách đau đớn, sự hữu hạn và khả năng sai lầm của chính mình, nhưng nhìn một cách tích cực, sự hiện diện của người khác và cuộc sống chia sẻ là những nhắc nhở liên tục rằng mình đã được mời gọi hiện hữu, được đặt trong một bậc sống được tự do của mình chấp nhận, và, trong bí tích hôn nhân, tình yêu vợ chồng được cứu chuộc – nghĩa là, trở nên chân thật hơn vì nó được phép tham dự vào tình yêu của Chúa Kitô dành cho Giáo hội. Chiều sâu của tình yêu và lòng thương xót này, dù được mong muốn nhất, nhưng lại khó dung thứ nhất. (62) Lòng thương xót, và những gì nhập thân nó, là điều người ta vừa cần vừa chống đối nhất. Khi nó bị từ khước, người ta sẽ ngừng lắng nghe người kia, ngừng dành thời gian và làm việc với người kia, và cuối cùng, ngừng nhìn người kia vì con người thực của họ. Ở đây cũng vậy, điều trở nên không thể dung thứ được là cuộc sống chung như một thứ gì đó khác với những gì người ta nghĩ, cảm nhận hoặc mong đợi; nó được trao ban cho vợ chồng dưới một hình thức riêng của nó, và chỉ trong hình thức này, các quyền tự do của họ mới tìm thấy sự viên mãn và bình an. Nói cách khác, sự hy sinh mà các cặp vợ chồng phải hy sinh là họ chấp nhận rằng tình yêu vợ chồng cao cả hơn cả hai: nó là một phần và phục vụ cho một tình yêu cao cả hơn, đó là tình yêu của Chúa Kitô dành cho Giáo hội.
Do đó, hy sinh mà tình yêu vợ chồng đòi hỏi là việc phủ nhận sự dối trá tìm cách giải thích và giải quyết sự việc như điều thực sự chúng không là. Như kinh nghiệm vốn dạy chúng ta, khi theo đuổi điều gì có vẻ hấp dẫn hơn, người ta phát hiện ra mình bị tha hóa, xa cách với vợ/chồng, con cái, Thiên Chúa và chính mình. Chống lại sự hy sinh này là từ bỏ món quà mà người ta đã nhận được và lời hứa chứa đựng trong đó. Ngược lại, tình yêu và cuộc sống càng phát triển thì người ta càng khẳng định và do đó sở hữu mà không nắm giữ sự thật của người kia vì điều thực sự nó là. Việc gắn bó với tình yêu của Chúa Kitô dành cho Giáo hội, vốn là nguồn mạch vĩnh viễn của tình yêu vợ chồng, trải qua việc chấp nhận nhiều hy sinh vì lợi ích của người kia và của Chúa Kitô. Chính tình yêu của Chúa Kitô làm cho sự hy sinh trở nên hữu lý. Đó không phải là vấn đề sẵn lòng hơn. Đúng hơn, người ta nhận ra rằng chấp nhận một hy sinh là tham gia vào cách thức mầu nhiệm Người cứu thế giới và do cứu sự hiện hữu của chính mình.
Đỉnh cao của hy sinh là tha thứ. Theo nghĩa này, nếu sự ưng thuận là sự trao hiến hoàn toàn và không thể thu hồi của vợ chồng cho nhau trong việc chấp nhận hình thức hôn nhân đã chọn họ suốt cuộc đời, thì tính bất khả tiêu tái xuất hiện trong lịch sử như sự tha thứ. Tha thứ là cho đi một lần nữa, nghĩa là mỗi người phối ngẫu cho phép người kia trở thành một phần của mình một lần nữa và do đó, họ sẵn sàng và sẵn lòng, theo thời gian, tiếp tục xây dựng công trình mà Thiên Chúa đã giao phó cho họ. Sự tha thứ này, tự nó vượt quá khả năng của con người, có thể được con người trao ban bởi vì nó được đón nhận trước tiên: đôi vợ chồng tham gia vào tình yêu của Chúa Kitô dành cho Giáo hội, một hành động cứu chuộc, là hành vi tha thứ tuyệt vời nhất. Sự tha thứ mà các cặp vợ chồng được mời gọi đón nhận và trao ban cho nhau bắt nguồn từ đức tin yêu thương và niềm hy vọng chắc chắn rằng Chúa chịu đóng đinh, Đấng phục sinh, Đấng, qua Chúa Thánh Thần, gắn kết họ lại với nhau, sẽ giúp họ xây dựng lại những gì tưởng chừng như đã tan vỡ không thể sửa chữa được nữa. Việc cầu nguyện và tham gia vào đời sống bí tích của Giáo hội, cùng với sự đồng hành của các vị thánh mà đôi vợ chồng được sống cùng, sẽ kịp thời xua đuổi sự dối trá đã xâm nhập vào sự hiệp thông của họ. Do đó, sự thống nhất bất khả tiêu của tình yêu phu thê không những chỉ gợi lên sự hoán cải và xung đột mà còn chứa đựng những phương tiện để hàn gắn mọi xung đột và hiểu lầm có thể nảy sinh.
Vì thế, tính bất khả tiêu không phải là điều mà vợ chồng tạo ra. Đó không phải là sự cấm đoán việc sống tự do hay một lý tưởng không thể đạt tới. Đúng hơn, nếu sự hiệp thông sự sống và tình yêu thực sự cởi mở và sống từ tình yêu thương xót của Chúa Kitô dành cho Giáo hội, thì tính bất khả tiêu là tính bất khả phá vỡ cuộc kết hợp, hay nói một cách tích cực, đó là việc nếm trước sự vĩnh cửu trong thời gian vợ chồng được ban cho để sống. Vì vậy, đó là một hồng phúc họ nhận được và là tiêu chuẩn theo đó họ phải phán đoán mọi niềm vui, gánh nặng và khó khăn mà họ gặp phải. Do đó, tính bất khả tiêu không nằm trong quyền năng của họ; đúng hơn, tình yêu bất khả tiêu được Thiên Chúa ban cho và được tự do đón nhận chính là nguồn gốc tình yêu của mỗi người dành cho người kia (và con cái của họ) theo điều họ là thay vì theo điều họ làm. Theo nghĩa này, tính bất khả tiêu là khả thể trải nghiệm tự do thoát khỏi sự lệ thuộc vào bản năng, cảm xúc, nỗi sợ hãi hoặc ý nghĩ của chính mình. Phủ nhận tính bất khả tiêu của hôn nhân bằng cách chấp nhận những ngoại lệ cho nó là phủ nhận rằng Thiên Chúa có thể ứng nghiệm những gì Người đã hứa. (63) Tuy nhiên, khẳng định và sống tính bất khả tiêu theo đúng bản chất của nó là chấp nhận được dẫn vào con đường sư phạm hướng tới việc hiến dâng hỗ tương ngày càng chân thực hơn và cảm nghiệm ngày càng lớn hơn về niềm vui sinh hoa trái của tình yêu phu thê.
ANTONIO LÓPEZ, FSCB, là Viện trưởng/Trưởng khoa và phó giáo sư thần học tại Viện Giáo hoàng Gioan Phaolô II Nghiên cứu về Hôn nhân và Gia đình của Đại học Công Giáo Hoa Kỳ
Communio 41 (Mùa hè 2014). © 2014 bởi Communio: Tạp chí Công Giáo Quốc tế
____________________________________________________________
1. Catechism of the Catholic Church [Sách Giáo lý Giáo Hội Công Giáo] (từ đây gọi là CCC), số 1. 1660; Gaudium et spes (từ đây gọi là GS), 48, 1.
2. Familiaris consortio [tình hiệp thông gia đình] (từ đây gọi là FC), 85, 51; Evangelii gaudium [Niềm vui Tin Mừng] (từ đây gọi là EG), 66–67.
3. Lumen gentium [Ánh sáng Muôn dân] (từ đây gọi là LG), 41, 48–51.
4. FC, 79–85.
5. Wendell Berry, The Art of the Commonplace: The Agrarian Essays of Wendell Berry [Nghệ thuật của nơi bình thường: Các bài tiểu luận về nông nghiệp của Wendell Berry], ed. Norman Wirzba (Washington, DC: Counterpoint, 2002), 67.
6. Tôi xin giới thiệu với bạn đọc một số tác phẩm tìm hiểu vấn đề này. Xem Christopher Lasch, Haven in a Heartless World: The Family Besieged [Nơi ẩn náu trong một thế giới vô tâm: Gia đình bị bao vây] (New York: W.W. Norton, 1977); Andrew J. Cherlin, The Marriage-Go-Round: The State of Marriage and the Family in America Today [Hôn nhân chạy vòng quanh: Tình trạng hôn nhân và gia đình ở Mỹ ngày nay] (New York: Vintage Books, 2010); Stephanie Coontz, Marriage, a History: How Love Conquered Marriage [Hôn nhân, một lịch sử: Tình yêu chinh phục hôn nhân như thế nào] (New York: Penguin Books, 2006); Barbara Dafoe Whitehead và David Popenoe, “Who Wants to Marry a Soul Mate?,” [Ai muốn kết hôn với một người bạn tâm giao] trong The State of Our Unions, National Marriage Project [Tình trạng Liên Bang, Dự án Hôn nhân Quốc gia], 2001, truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2014, http://www.stateo-fourunions.org/pdfs/ SOOU2001.pdf; Kay Hymowitz, Jason S. Carroll, W. Bradford Wilcox, và Kelleen Kaye, Knot Yet: The Benefits and Costs of Delayed Marriage in America, the National Campaign to Prevent Teen and Unplanned Pregnancy, the National Marriage Project at the University of Virginia, and the RELATE Institute [Còn thắt nút: Lợi ích và cái giá của việc trì hoãn hôn nhân ở Mỹ, Chiến dịch quốc gia ngăn ngừa mang thai ở tuổi vị thành niên và ngoài ý muốn, Dự án hôn nhân quốc gia tại Đại học Virginia, và Viện RELATE, 2013], truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2014, http://nationalmarriage-project.org/wp-content/uploads/2013/03/KnotYet-FinalForWeb.pdf. Những công trình này, hữu ích cho cách tiếp cận xã hội học đối với vấn đề đang gặp nguy cơ, có thể được hưởng lợi từ một ngành nhân học mạnh mẽ hơn.
7. Lasch, Haven, 5.
8. Để biết mô tả về hai hình thức hôn nhân này, hãy xem Cherlin, Marriage-Go-Round, 136–43. Tuy nhiên, việc trì hoãn kết hôn dường như chỉ thành công đối với những người đã hoàn thành chương trình giáo dục đại học. Đối với những người khác - đặc biệt là khi vai trò làm cha và làm mẹ, dù được mong muốn, không còn gắn liền với tình yêu, hoạt động tình dục và cuộc sống gia đình - dường như đã có một “Sự giao thoa lớn”: ngày càng có nhiều phụ nữ, đặc biệt là những người không có bằng đại học, có xu hướng sinh con trước và kết hôn sau (Hymowitz và cộng sự, Knot Yet, 6). Cùng với hiện tượng này, sự công nhận về mặt pháp lý của điều gọi là hôn nhân đồng tính - cùng với khả năng nhận con nuôi hoặc có được chúng thông qua các phương tiện kỹ thuật sinh học - là bằng chứng nữa cho thấy gia đình, ít nhất về mặt văn hóa, đã trở thành một ngôn từ không có thực tại [flatus vocis]. Xem, trong số những người khác, Antonio López, “Homosexual Marriage and the Reversal of Birth,” trong Anthropotes: Rivista di studi sulla persona e la famiglia [Hôn nhân đồng tính và sự đảo ngược việc sinh hạ, Anthropotes: Tạp chí nghiên cứu về con người và gia đình] 29, no. 1 (2013): 29–59; Stratford Caldecott, chủ biên, “Artificial Reproductive Technologies,” special issue, Humanum: Issues in Family, Culture, and Science [Các Kỹ thuật sinh sản nhân tạo,” số đặc biệt, Humanum: Các vấn đề về Gia đình, Văn hóa và Khoa học] (Mùa hè 2012), http://www.humanumreview.com/articles/category/summer- 2012.
9. Do đó, thuật ngữ “theomorphic” không ám chỉ quan niệm Kinh thánh về con người được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa (St 1:26) và được mời gọi nhận ơn làm nghĩa tử (Ga 1:12). Trong khi học thuyết về ‘imago Dei’ [hình ảnh Thiên Chúa] mời gọi chúng ta suy nghĩ về hữu thể nhân bản theo ngôn từ hiếu tử (Eph 2:10; Col 1:16), nhân học thần dạng là một trình thuật triết học về hữu thể nhân bản như một nguyên lý không có nguồn gốc, tự nó có lý do và mục đích hiện hữu của chính nó. Do đó, điều trước nhìn con người dưới ánh sáng Logos và điều sau nhìn con người dưới ánh sáng của một THIÊN CHÚA đơn tử [monadic], Đấng chỉ có thể được gọi là “cha” ở khía cạnh thứ yếu. Nếu trình thuật Kinh thánh cống hiến cho chúng ta ý nghĩa tích cực và đích thực về lời mời gọi đón nhận ân sủng thừa hưởng “hình thức” của Thiên Chúa, Đấng là mầu nhiệm ba ngôi của tình yêu, thì nhân học triết lý đang được thảo luận ở đây làm nổi bật hoài mong sai lầm của con người muốn là điều họ vốn không là, nghĩa là Thiên Chúa, mà không có Thiên Chúa. Do đó, sự khác biệt không nằm ở việc trở thành “giống như THIÊN CHÚA” mà ở chỗ nhân học “theomorphic” thay thế THIÊN CHÚA, tức là mong muốn trở thành THIÊN CHÚA mà không có Người. Điều quan trọng cần lưu ý ở đây là bằng cách sử dụng thuật ngữ “theomorphic”, chúng tôi muốn cho thấy tri nhận cấp tiến mà nền văn hóa phương Tây hiện có về chính hữu thể của con người. Đúng là từ bên trong nhân học cấp tiến duy nghiệm Anglo-Saxon, “nhân học thần dạng” này có thể có vẻ cường điệu và lỗi thời—thực ra, còn cường điệu và lỗi thời hơn bất cứ bối cảnh nào khác và khác với quan điểm của chủ nghĩa hư vô châu Âu thế kỷ 19 và 20. Thực vậy, ngày nay, làm người là thực thi quyền lực bằng cách tuân theo những gì có vẻ hấp dẫn và mang lại khoái lạc, bao lâu nó còn hấp dẫn và mang lại khoái lạc, và khi làm như vậy, một số điều tốt đẹp sẽ xuất hiện. Tuy nhiên, tri nhận này về con người chỉ là “vô tội”, “tích cực” và “xây dựng” ở bề mặt. Nhân học thần dạng “vui vẻ” này nấp dưới khả năng ấn tượng nơi con người triệt để muốn đòi cho mình thành nguồn gốc của chính mình và do đó là nguồn gốc ý nghĩa của những gì hiện hữu. Về mặt văn hóa, sự kiện tri nhận của con người coi mọi sự chỉ là thứ yếu so với sức mạnh của con người này phần lớn không được lưu ý hơn là cho thấy rằng ngành nhân học này không còn hiện hữu nữa, bộc lộ thêm sự hiện diện thống trị và cai trị của nó.
10. Lương tâm ngày nay được coi là tác nhân thu thập bất cứ điều gì mà tự do của con người xác định là tốt và chân thật. Xem Joseph Ratzinger, On Conscience: Two Essays [ Về Lương tâm: Hai Tiểu luận](San Francisco: Ignatius Press, 2007). Một khía cạnh quan trọng của sự giản lược này là việc đồng nhất hóa sự hữu thể với thời gian. Vì thời gian được hiểu là lịch sử nên tính vĩnh viễn của hữu thể bị phá vỡ và thay thế bằng sự thay đổi liên tục, dẫn đến nhu cầu cấp bách về sự mới lạ. Về mặt này, sự chung thủy trong hôn nhân có xu hướng bị coi là sự lặp lại đơn điệu của những điều giống nhau và do đó là sự bất động, hiện nay đồng nghĩa với cái chết. Xem George Grant, “Time as History,” [Thời gian như Lịch sử] trong Collected Works of George Grant [Tuyển tập các tác phẩm của George Grant]: Tập 4, 1970–1988, Arthur Davis và Henry Roper chủ biên (Toronto: Nhà xuất bản Đại học Toronto, 2009), 3–78; Joseph Ratzinger, “Zur Theology der Ehe,[Về thần học hôn nhân]” trong Theology der Ehe: Veröffentlichung des Ökumenischen Arbeitskreises evangelischer und katholischer Theologen [Thần học Hôn nhân: Ấn phẩm của Nhóm công tác đại kết các nhà thần học Tin lành và Công Giáo], Gerhard Krems và Reinhard Mumm chủ biên (Regensburg: Friedrich Pustet, 1969), 81–115; FC, 6.
11. David L. Schindler, Ordering Love: Liberal Societies and the Memory of God [Sắp xếp tình yêu: Xã hội tự do và ký ức về Thiên Chúa] (Grand Rapids, MI: Eerdmans, 2011), 328–49, 383–429.
12. Claude Bruaire, L’être et l’esprit [hữu thể và tinh thần](Paris: PUF, 1983), 45.
13. Chúng ta cần nêu thêm một lý do làm sáng tỏ thêm tại sao con người đương thời lại ôm ấp ảo tưởng này. Vì cá nhân con người không thể tự mình thực hiện một cách đầy đủ quyền tự do được hiểu là toàn bộ quyền lực hoặc trật tự trong mọi khía cạnh của sự hiện hữu dưới góc độ đó, nên họ giao phó quyền tự do của mình cho các nhóm hoặc cho xã hội để đạt được mục tiêu mong muốn, tức là có thể đạt được việc hoàn toàn làm chủ chính mình và số phận của mình. Cuối cùng, chính nhà nước nắm giữ quyền tự do của con người - do con người tự do trao cho nó - và nhận nhiệm vụ đầu tiên là bảo vệ quyền tự do này. Tuy nhiên, sự hấp thu hòa tan quyền lực này khiến nhà nước gạt Giáo hội sang một bên và tiếp quản cả việc giáo dục cá nhân lẫn lãnh vực gia đình. Kết quả của luận lý này - theo đó quyền tự do hữu hạn của con người tạo thành một Nhà nước có nhiệm vụ đầu tiên là bảo tồn và hiện thực hóa mọi khả năng của quyền tự do đó - là nhà nước hấp thu hòa tan và biến đổi mọi thứ thành chính nó, và bất cứ thứ gì không thể được hấp thu như thế, nó tìm cách tiêu diệt. Mục tiêu tích cực mà luận lý này theo đuổi là: gia đình, thay vì giáo dục những con người tự do, có thể trở thành phương tiện đặc quyền để duy trì chủ nghĩa toàn trị nhà nước. Thực thế, người ta không thể thúc đẩy một nền nhân học thần dạng trong đó con người tự coi mình như quyền tự do tự quyết và vẫn mong đợi gia đình (hoặc cá nhân độc thân) có thể chống lại việc nhà nước định nghĩa lại hoàn toàn gia đình theo nghĩa không có phái tính, mồ côi và những cá nhân tự do, mà ý nghĩa của cuộc sống chung của họ bị chi phối bởi thị trường tự do—bất cứ hiểu theo cách nào—và văn hóa giải trí. Trong số nhiều tác phẩm khác, xin xem, Pierre Manent, The City of Man [kinh thành con người], bản dịch của Marc A. LePain (Princeton, NJ: Nhà xuất bản Đại học Princeton, 1998), 25–26, 170–77; Pierre Manent, An Intellectual History of Liberalism, trans. Rebecca Balinski [Lịch sử trí thức của chủ nghĩa tự do], bản dịch của Rebecca Balinski (Princeton, NJ: Nhà xuất bản Đại học Princeton, 1995); John Rawls, Political Liberalism [Chủ nghĩa tự do chính trị], biên tập mở rộng, Columbia Classics in Philosophy (New York: Nhà xuất bản Đại học Columbia, 2005).
14. “Am Anfang war die Tat!” [Lúc đầu đã có hành động] (Johann Wolfgang von Goethe, Goethe's Faust, bản dịch của Walter Kaufmann [New York: Anchor Books, 1990] phần 1, câu 1237). Một cách giải thích khác cho cách giải thích hiện đại về “sự khởi đầu” được Goethe thể hiện là của Hannah Arendt, người đã viết, “Tuổi thọ của con người hướng về cái chết chắc chắn sẽ khiến mọi thứ của con người bị hủy hoại và hủy diệt nếu không có khả năng làm gián đoạn nó và bắt đầu một điều gì đó mới, một khả năng vốn cố hữu trong hành động giống như một lời nhắc nhở luôn hiện hữu rằng con người, dù phải chết, nhưng không được sinh ra để chết mà để bắt đầu. Phép lạ cứu thế giới, lĩnh vực của con người, khỏi sự hủy hoại 'tự nhiên', bình thường của nó cuối cùng là sự kiện tỷ lệ sinh sản [natality], mà khả năng hành động vốn bắt nguồn hữu thể học từ đó. Nói cách khác, đó là sự ra đời của những con người mới và sự khởi đầu mới, hành động mà họ có thể thực hiện nhờ được sinh ra” (Hannah Arendt, The Human Condition [Thân phận Con người] [Chicago: Chicago University Press, 1958], 246–47).
15. Kenneth R. Himes và James A. Coriden, “The Indissolubility of Marriage: Reasons to Reconsider,” [Tính bất khả tiêu của hôn nhân: Những lý do cần xem xét lại] Nghiên cứu Thần học 65, số 1. 3 (tháng 9 năm 2004): 453–99, 486–88; Ladislas Örsy, Marriage in Canon Law: Texts and Comments, Reflections and Questions [Hôn nhân trong Giáo luật: Bản văn và Bình luận, Suy tư và Câu hỏi] (Wilmington, DE: Glazier, 1986); Michael G. Lawler, What Is and What Ought to Be: The Dialectic of Experience, Theology, and Church [Điều là và Điều phải là: Phép biện chứng của Kinh nghiệm, Thần học và Giáo hội] (New York: Continuum, 2005); Michael G. Lawler, Marriage and the Catholic Church: Disputed Questions [Hôn nhân và Giáo Hội Công Giáo: Các vấn đề tranh luận] (Collegeville, MN: Liturgical Press, 1989); Michael G. Lawler, Symbol and Sacrament: A Contemporary Sacramental Theology [Biểu tượng và Bí tích: Thần học Bí tích hiện thời] (Omaha, NE: Nhà xuất bản Đại học Creighton, 1995); Walter Kasper, Theology of Christian Marriage [Thần học về Hôn nhân Kitô giáo], bản dịch của David Smith (New York: Crossroad, 1989); Margaret A. Farley, “Divorce, Remarriage, and Pastoral Practice,” [Ly dị, Tái hôn và Thực hành Mục vụ] trong Marriage [Hôn nhân], Charles E. Curran và Julie Hanlon Rubio chủ biên, Readings in Moral Theology [Các bài đọc trong Thần học Luân lý] 15 (New York: Paulist Press, 2009): 426–55; Richard A. McCormick, “Divorce, Remarriage and the Sacraments,[ Ly dị, Tái hôn và Các Bí tích]” trong The Critical Calling: Reflections on Moral Dilemmas Since Vatican II [Ơn gọi Quan yếu: Các Suy tư về các lưỡng nan luân lý kể từ Vatican II] (Washington, DC: Georgetown University Press, 1989), 233–53.
16. GS, 48; CCC, các số 1646–47. “Bắt nguồn từ sự tự hiến bản thân và toàn diện của đôi vợ chồng, và được đòi hỏi vì lợi ích của con cái, tính bất khả tiêu của hôn nhân tìm thấy chân lý tối hậu trong kế hoạch mà Thiên Chúa đã tỏ lộ trong mặc khải của Người” (FC, 20).
17. Ở đây chúng tôi không thể đưa ra một siêu hình học đã được phát triển đầy đủ về quà tặng, nhưng để đạt được mục đích đó, hãy xem Kenneth L. Schmitz, The Gift: Creation [Quà tặng: Sáng thế] (Milwaukee, WI: Marquette University Press, 1982); Antonio López, Gift and the Unity of Being [Quà tặng và sự thống nhất của hữu thể] (Eugene, OR: Cascade Books, 2014). Những gì được nói trong phần này nhằm giải thích hôn nhân như một bí tích của sáng thế, hay hôn nhân tự nhiên. Phần thứ tư trình bày những gì cần thiết để xác định ý nghĩa trong đó hôn nhân là một bí tích cứu chuộc, hay bí tích của giao ước mới, được hiểu trong toàn bộ phạm vi hồng ân cứu độ và cứu chuộc của Chúa Kitô. Các thuật ngữ được lấy từ Đức Gioan Phaolô II, Man and Woman He Created Them: A Theology of Body [Người dựng nên họ có nam có nữ: Một Thần học về Thân xác], bản dịch của Michael Waldstein (Boston, MA: Pauline Books and Media, 2006), 506–10.
18. Zygmunt Bauman, Liquid Love: On the Frailty of Human Bonds [Tình yêu lỏng: Về sự yếu đuối của mối liên kết con người] (Malden, MA: Polity, 2003); Gratissimam sane (Thư gửi các Gia đình), 6. Vì “tình yêu” là một thuật ngữ quan trọng nhưng mơ hồ, nên tôi muốn đưa ra một mô tả ngắn gọn về các yếu tố chính của nó để người đọc có thể nắm bắt tốt hơn những xem xét được đưa ra ở đây. Nếu chúng ta nhìn gia đình như một toàn thể, thì tình yêu bộc lộ chính nó như quà tặng chính mình, chào đón và khẳng định người khác vì con người thực của họ (logos), mong muốn nên một với người khác (eros), không lo lắng về cái giá phải trả (agape), và do đó cho phép người khác được là chính họ khi hiện hữu cho và với người khác (koinonia, filia). Do đó, trong tiểu luận này, chúng ta hiểu tình yêu là sự thống nhất của bốn yếu tố: logos, eros, agape và koinonia. Khái niệm quà tặng, như chúng ta sẽ thấy, nhấn mạnh đến sự thống nhất năng động của bốn yếu tố này.
19. Vì những khả năng này thuộc về một hữu thể được trao ban cho chính họ nên chúng thuộc quyền sử dụng của họ. Do đó, họ có thể sử dụng chúng chống lại bản chất của chính chúng, nghĩa là để tự chiếm hữu và khẳng định chính họ theo cách phủ nhận tính quà tặng của cuộc sống, Thiên Chúa và thế giới. Claude Bruaire, L’affirmation de Dieu: Essai sur la logique de l’existence [Khẳng định Thiên Chúa: tiểu luận về luận lý học hiện hữu] (Paris: Éditions du Seuil, 1964).
20. Veritatis splendor [vẻ huy hoàng của sự thật] 65–70.
21. Chính hữu-thể-mắc-nợ này là nền tảng cho khả thể trả lại món quà về mặt đạo đức. Nghĩa vụ đạo đức vẫn mãi ngoại tại đối với chính mình, một sự áp đặt sẽ chỉ được thực hiện trong chừng mực và chừng nào người ta mong muốn hoặc cho đến khi người ta trả được khoản nợ, nếu nó không bắt nguồn từ thực tại hữu thể học của hữu-thể-mắc-nợ. Mang nợ hữu thể của mình nơi một người khác (cha mẹ, bạn bè, và cuối cùng là Thiên Chúa) chỉ được tri nhận là giảm bớt hoặc tha hóa bởi người bác bỏ điều mà mầu nhiệm snh hạ tiết lộ: sức mạnh của chính mình là biểu thức nói lên đặc tính quà tặng của chính hữu thể mình. Bỏ qua mầu nhiệm này cũng tương đương với việc bác bỏ tính hữu hạn của chính mình, và điều này được thực hiện bởi người tưởng tượng Thiên Chúa là tuyệt đối, nghĩa là một duy nhất tính [unicity] xa xôi không biết cách cho đi hoặc điều cho đi. Như lịch sử phương Tây đã chứng minh hết lần này đến lần khác, tri nhận này về Thiên Chúa chỉ dẫn đến chủ nghĩa hư vô. Cornelio Fabro, Introduzione all’ateismo Moderno [Giới thiệu về chủ nghĩa vô thần hiện đại], Opere Complete 21 (Rome: EDIVI, 2014).
22. Ấn bản mới nhất của nghi thức hôn nhân Latinh Công Giáo đề nghị các cặp vợ chồng tuyên bố sự ưng thuận của họ như sau: “anh/em, N., nhận em/anh, N., làm vợ/chồng anh/em. anh/em hứa sẽ luôn thành thật với em/anh trong lúc thuận lợi cũng như lúc khó khăn, lúc ốm đau cũng như lúc mạnh khỏe. anh/em sẽ yêu em/anh và tôn vinh em/anh tất cả những ngày của cuộc đời anh/em”. Đề cập đến phụng vụ của nghi thức hôn nhân Latinh vẫn phù hợp với cách chúng ta tiếp cận hôn nhân như hôn nhân tự nhiên (tức là hôn nhân của một người nam và một người nữ không phải là Kitô hữu đã rửa tội) bởi vì công thức này diễn tả điều mà mọi cặp nhân bản thực hiện khi họ kết hôn. Tuy nhiên, một yếu tố quan trọng cần đề cập bây giờ là việc trình bày việc trao đổi lời thề hứa như một hành vi phụng vụ không những giúp chúng ta tránh xếp sự ưng thuận dưới loại trao đổi thương mại mà còn cho thấy rằng sự ưng thuận là một lời cầu nguyện. Về mặt này, cầu nguyện là chân lý của suy nghĩ và ngôn ngữ. Vì vậy, những gì vợ chồng nói với nhau cũng là nói với Thiên Chúa. Chiều kích thần học được làm cho minh nhiên trong phụng vụ hôn nhân Kitô giáo bởi sự hiện diện của linh mục, vị mà trong nghi lễ Công Giáo Latinh là người hỏi lý do cho sự ưng thuận của họ, tiếp nhận nó nhân danh Giáo Hội và tuyên bố rằng đấng chịu trách nhiệm cuối cùng cho sự kết kiệp là Thiên Chúa.
23. Việc người đàn ông nói trước không phải là điều thứ yếu bởi vì với tư cách là nam giới, họ được kêu gọi đại diện cho đặc quyền của Thiên Chúa chứ không phải quyền lực của chính mình. Về vấn đề quyền đứng đầu trong hôn nhân, hãy xem Hans Urs von Balthasar, “The Dignity of Women, [Phẩm giá Phụ nữ]” trong Explorations in Theology, tập. 5: Man is Created [Con Người Được Tạo Ra], bản dịch của Adrian Walker (San Francisco: Ignatius Press, 2014), 166–75; Carlo L. Rossetti di Valdalbero, Novissimus Adam: Saggi di antropologia ed escatologia biblica [Ađam Mới Nhất: Các tiểu luận về nhân chủng học và cánh chung trong Kinh Thánh (Rome: Nhà xuất bản Đại học Lateran, 2010): 73–164.
24. Việc vợ chồng hiến thân cho nhau bao hàm việc họ cùng nhau thực hiện một nhiệm vụ: làm cha, làm mẹ, và làm việc trong thế giới dưới ánh sáng tình yêu phu thê của họ. Karol Wojtyła, Radiation of Fatherhood [Sự tỏa sáng của tình phụ tử], trong The Collected Plays and Writings on Theater [Tuyển tập các vở kịch và bài viết trên sân khấu], bản dịch của Bolesław Taborski (Berkeley: Nhà xuất bản Đại học California, 1987): 333–64. Việc thực hiện nhiệm vụ làm cha và làm mẹ này cho thấy thêm rằng việc hiến thân hoàn toàn cũng bao gồm cả thân xác. Việc trao tặng bản thân về mặt thể xác này diễn ra một lần và mãi mãi vào thời điểm ưng thuận và sau khi trao đổi ưng thuận, tiệm tiến. Chiều kích thể xác của việc hiến thân vợ chồng củng cố tính cách đơn hôn của nó. Nếu không phải là đơn hôn, nghĩa là loại trừ các quan hệ vợ chồng khác, thì sự kết hợp sẽ không phải là sự kết hợp của hai người bình đẳng được khẳng định một cách hỗ tương và bất đối xứng vì lợi ích riêng của họ. Nó sẽ không bị chi phối bởi tình yêu, bởi sự hiến thân hoàn toàn và sự tiếp nhận hoàn toàn người khác, mà bởi lợi ích tình dục hoặc chính trị nhất thời. Trong trường hợp này, chiều kích tiệm tiến của việc hiến tặng không ám chỉ sự kiện này là không phải mọi hành vi vợ chồng đều sinh hoa trái, cũng không có nghĩa này là nhiều trường hợp thân mật tính dục phải diễn ra để tình yêu hôn nhân được hoàn hợp. Thay vào đó, nó được yêu cầu bởi sự kiện này là sự kết hợp vợ chồng “một lần và mãi mãi”, sự hoàn toàn hiện hữu vì người kia, tượng trưng cho sự khởi đầu của một con đường phát triển thành một sự kết hợp thiêng liêng trong đó ý chí và tâm trí của vợ chồng trở thành chính họ trong sự hiệp thông sự sống và tình yêu. Theo nghĩa này, thật đầy đủ khi nói rằng vợ chồng cần thời gian để học cách làm cho sự kết hợp vợ chồng được hướng dẫn bởi danh dự và tình yêu dành cho người kia cũng như bởi định mệnh của của họ chứ không phải bởi bản năng.
25. Thuật ngữ “quan hệ” ở đây có thể được hiểu theo nghĩa mạnh là “quan hệ thực sự”. “Mối quan hệ thực sự”, như đã biết, là thuật ngữ dùng để mô tả sự phụ thuộc hữu thể học của thế giới vào Thiên Chúa, nếu không có Người thì thế giới sẽ không còn hiện hữu. Nó cũng được sử dụng để chỉ sự khác biệt giữa các ngôi vị thần linh, những ngôi vị có mối quan hệ như đang tồn hữu (Thomas Aquinas, ST 1, q. 28, a. 1 và q. 45, a. 3), và có thể được sử dụng theo cách loại suy để chỉ mối quan hệ bản thân của cặp vợ chồng. Dù không cho rằng mối quan hệ này trở nên khác biệt một cách căn bản hoặc tạo thành một con người mới, chúng ta vẫn có thể nói rằng - như đứa trẻ làm chứng- sự ưng thuận, nếu được đưa ra một cách hợp thức, sẽ làm cho vợ chồng trở thành “một” theo cách không thể giản lược thành các người phối ngẫu (“một xương một thịt, ” St 2:24; Mc 10:8). Do đó, “mối quan hệ” trong hôn nhân không thể được hiểu như một sự tùy thể [accident] theo nghĩa Aristốt, cố hữu trong bản thể một cách nội tại nhưng tương đối (Aristotle, Categories [các phạm trù] 6a35; Aristotle, Metaphysics [Siêu hình học], 1020b26–1021b11; Thomas Aquinas, Summa contra gentiles [tổng lược chống ngoại giáo], 4.14). Như vậy, mối quan hệ vợ chồng cấu thành nên các ngôi vị - không phải theo nghĩa làm cho họ hiện hữu từ hư vô hoặc theo nghĩa họ giống như các ngôi vị thần linh, tức ngôi vị như là mối quan hệ, nhưng đúng hơn theo nghĩa không có gì thuộc về các ngôi vị của vợ chồng mà không được bao bọc và tham gia vào sự hợp nhất vợ chồng mới được tạo ra bởi sự ưng thuận hỗ tương của họ, đến mức toàn bộ hữu thể bản vị-bản thể của một người được hình thành bởi sự kết hợp này. Họ là những hữu thể thiêng liêng chào đón nhau một cách tự do và không thể thu hồi. Vì sự hiệp nhất của vợ chồng cũng là sự hiệp nhất của một xương thịt, nên nó không chỉ diễn tả việc cho và nhận thực sự của họ (đây có thể là chiều kích luân lý của cuộc sống chung của họ) mà còn tùy thuộc vào sự hiện hữu thường xuyên của thân xác họ. Vì “xác thịt” là một thuật ngữ trong Kinh thánh bao trùm toàn bộ con người, nên “một thịt” - giống như việc hiến thân - không thể bị giản lược thành hành vi kết hợp tình dục, mặc dù nó cũng bao gồm hành vi này. Thay vào đó, nó liên quan đến thực tại con người trong tất cả tính cụ thể và cởi mở của nó đối với mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi. Xét vì con người phải trải qua cái chết, nên sự kết hợp vợ chồng của họ không tồn tại sau khi chết, mặc dù điều này không nhất thiết có nghĩa là tình yêu của họ biến mất trên thiên đàng (Catherine thành Siena, The Dialogue [đối thoại], 41). Xem Kenneth L. Schmitz, “Created Receptivity and the Philosophy of the Concrete, [Tính Tiếp nhận tạo dựng và Triết lỳ về Cụ thể]” The Thomist 61, no. 3 (1997): 339–71; David S. Crawford,, “Of Spouses, the Real World, and the ‘Where’ of Christian Marriage,” (Về vợ chồng, Thế giới thực, và ‘Nơi’ của Hôn nhân Kitô giáo] Communio: International Catholic Review 33 (Mùa xuân 2006): 100–16.
26. Việc tự hiến hứa hẹn khi ưng thuận là không thể thu hồi không có nghĩa là sự hiệp thông đời sống và tình yêu do đó mà ra là sự khai diễn một cách máy móc và đơn điệu của lời hứa và do đó không có việc nhận và cho thực sự diễn ra. Ngược lại, chính vì lời thề hứa hôn nhân không thể thu hồi và chỉ có thể được trao một lần mà cuộc sống hằng ngày và tình yêu của vợ chồng có thể luôn mới mẻ. Tất nhiên, “sự mới mẻ” của việc tự hiến trong suốt cuộc đời của vợ chồng không do sự kiện các sự việc khác nhau xảy ra vào những thời điểm khác nhau hoặc những gì xảy ra sau sự ưng thuận hoàn toàn không liên quan gì đến những gì đã xảy ra khi nó được đưa ra. Tính chất bất khả thu hồi của các lời thề hứa làm cho việc tự hiến trở nên “mới mẻ” chính vì nó là một sự đáp trả bản thân đối với tình yêu phu thê mà đôi vợ chồng được ban cho để sống. Bởi vì sự hiệp thông hôn nhân của họ có tính cách dứt khoát về mặt lịch sử (không thể thu hồi) và không thể giản lược vào các người phối ngẫu, nên họ có thể làm điều mà họ phải làm và muốn làm, vì mắc nợ món quà tình yêu của mình: nói có với nhau, với cuộc sống của họ và với nhiệm vụ chung của mình. Nếu sự ưng thuận không dứt khoát, thì vợ chồng sẽ luôn cố gắng định vị một điều chưa bao giờ thực sự bắt đầu. Theo nghĩa này, “tính mới mẻ” sẽ chỉ đồng nghĩa với việc “thay đổi” và “thử lại”; nói cách khác, sẽ không có “sự mới mẻ” trong tình yêu của họ vì không có quà tặng nào (không thể thu hồi) được trao tặng. Do đó, “sự mới mẻ” biểu thị sự tương tác và sự phân biệt không thể tách rời giữa mối dây yêu thương của vợ chồng và chính con người họ. Việc họ tự hiến trước hết là điều mới mẻ vì đó là sự tái diễn của tình yêu hỗ tương giữa họ. Tuy nhiên, việc tự hiến không phải là một sự lặp lại đơn điệu của việc ưng thuận; nghĩa là, nó mới theo nghĩa thứ hai bởi vì nó được trao ban bởi các ngôi vị của những người phối ngẫu, những người, một khi sự ưng thuận đã thành hiệu và hoàn hợp, sẽ là một. Bằng cách này, tình yêu phu thê tham gia vào đặc tính quan trọng của tình yêu Ba Ngôi Thiên Chúa, một tình yêu trong bản chất, cao cả hơn tình yêu vợ chồng vô cùng. Để có lời giải thích về tính nhưng không và sự mới mẻ vĩnh cửu của Thiên Chúa Ba Ngôi, hãy xem cuốn Gift and the Unity of Being [Quà tặng và Sự Hợp nhất của Hữu thể] của tôi, 228–58.
27. Hans Urs von Balthasar, Elucidations [Làm sáng tỏ], bản dịch của John Riches (San Francisco: Ignatius Press, 1998), 300.
28. Friedrich Nietzsche cho rằng lời hứa là một loại quan hệ hợp đồng và chúng có thể được duy trì vì tính nợ nần đã hằn sâu vào ý thức con người thông qua đau khổ. Đối với họ, tính nợ nần, tức là cảm giác tội lỗi khi mắc nợ ai đó - đặc biệt là với Thiên Chúa của Kitô giáo - cần phải được giải thoát để người hùng (overman) có thể tự do làm chủ bản thân và số phận của mình và có thể xác định các giá trị của chính mình. Đối với Nietzsche, chỉ có người hùng mới có quyền hứa hẹn. Xem cuốn Genealogy of Morals [Phả hệ đạo đức] của ông, trong Basic Writings of Nietzsche [Những trước tác căn bản của Nietzsche], bản dịch của Walter Kaufmann (New York: Modern Library, 2000), 493–532. Để có cách giải thích tương phản và cân bằng về bản chất của lời hứa, xem Guy Mansini, Promising and the Good [việc hứa hẹn và Thiện ích](Ann Arbor, MI: Sapientia Press, 2005) và Robert Spaemann, Personen: Versuche über den Unterschied zwischen 'etwas' und 'jemand' [Con người: Thí nghiệm về sự khác biệt giữa 'cái gì đó' và 'ai đó'] ( Stuttgart: Klett-Cotta, 1998), 235–51.
29. Ghi nhớ điều này, cùng với những gì sẽ được nói trong phần sau, sẽ giúp chúng ta nhận ra rằng việc mô tả mối liên kết này như một sự hiệp thông sự sống và tình yêu cũng như hiểu sự hiệp thông này theo nghĩa “sự hiến thân toàn diện, bản vị” không hàm nghĩa việc giản lược tình yêu thành một cảm xúc thoáng qua. Nicholas Healy viết: “Tình yêu vợ chồng bao hàm sự hiến dâng bản thân hoàn toàn mà, về bản chất, tạo nên một hình thức và bản thân nó cũng là một hình thức.... Quà tặng... trở thành một hình thức khách quan có những đặc tính hiệp nhất và bất khả tiêu cũng khách quan như thế” (Nicholas J. Healy, Jr., “Christian Personalism and the Debate Over the Nature and Ends of Marriage,” [Chủ nghĩa Nhân vị Kitô giáo và Cuộc tranh luận về Bản chất và Mục đích của Hôn nhân] Communio: International Catholic Review 39 [Spring– Mùa hè 2012]: 186–200, ở 193). Xem thêm John R. Connery, “The Role of Love in Christian Marriage: A Historical Overview,” [Vai trò của tình yêu trong hôn nhân Kitô giáo: Tổng quan lịch sử] Communio: International Catholic Review 11 (Mùa thu 1984): 244–57; Cormac Burke, “Marriage: A Personalist or an Institutional Understanding?,” [Hôn nhân: Một sự hiểu biết duy nhân vị hay định chế], Communio: Tạp chí Công Giáo Quốc tế 19 (Mùa hè 1992): 278–304.
30. Phần này cũng nhằm mục đích đưa ra một sự biện minh cho chủ trương trong truyền thống của Giáo hội cho rằng sự hoàn hợp góp phần hoàn thành (esse Completionis [hữu thể hoan tất]) những gì được phát biểu trong sự ưng thuận. Một hữu thể học quà tặng thì đầy đủ hơn một cách tiếp cận mang tính pháp lý trong việc làm sáng tỏ mối quan hệ giữa việc thành sự và việc hoàn hợp. Trong cuộc thảo luận hiện tại, chúng ta không bỏ qua sự kiện này là điều tạo nên hôn nhân là sự ưng thuận chứ không phải sự giao hợp. Xem Bonaventure, In IV Sent., d. 26, A. 2, q. 3, tương ứng.
31. Việc Giáo huấn Công Giáo—Humanae vitae (1968), Nghi thức Hôn nhân sửa đổi (1969 và 1990), Familiaris Consortio (1981), Bộ Giáo luật (1983), và Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo (1992)—không còn sử dụng ngôn ngữ truyền thống của “mục đích của hôn nhân” hay khẳng định rằng con cái là mục đích chính, không có nghĩa nó đã chấp nhận cách hiểu tình yêu theo nghĩa “duy nhân vị” theo đó “ngôi vị” chỉ “cái tôi trừu tượng” được mô tả ở phần đầu của bài này, như một số người nghĩ. Theo quan điểm “duy nhân vị” này, tình bạn và sự thân mật vợ chồng giữa những người bình đẳng là mục đích chính của hôn nhân. Khi xem xét xu hướng nhầm lẫn “mục đích” với ý định chủ quan được tự do quyết định, chúng ta cũng lưu ý rằng Giáo hội không chỉ sửa đổi ngôn ngữ của mình để tránh việc tha hóa các cặp vợ chồng trong khi sự hiểu biết của Giáo hội về những thiện ích của hôn nhân trên thực tế vẫn không thay đổi. Như Healy minh họa một cách rõ ràng: “Giáo huấn cũ về mục đích chính và phụ của hôn nhân được tiếp tục phát triển và đào sâu về tính không thể tách biệt các ý nghĩa kết hợp và sinh sản của hôn nhân. Cơ sở của việc bất khả tách biệt này là nhân học về tình yêu. Được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa Ba Ngôi, con người được tạo dựng nhờ tình yêu và được kêu gọi chia sẻ tình yêu của Thiên Chúa qua việc chân thành hiến thân” (Healy, “Christian Personalism,[Thuyết Nhân vị Kitô giáo]” 196). Xem thêm Alain Mattheeuws, Union et procreation: Développements de la doctrine des fins du mariage [Kết hợp và Sinh sản: Các phát triển của tín lý về các mục đích của hôn nhân] (Paris: Éditions du Cerf, 1989).
32. Ý nghĩa đầy đủ của việc sinh hoa trái thiêng liêng sẽ được biểu lộ trong sự hiểu biết thần học về con người. Con người, dưới ánh sáng thần học này, được coi là được Thiên Chúa kêu gọi một cách căn bản để đáp lại Người và đảm nhận một sứ mệnh cụ thể tham gia vào sứ mệnh của Chúa Kitô.
33. Familiaris Consortio, 11.
34. Ở đây chúng tôi muốn nêu rõ rằng những cuộc hôn nhân vô sinh không phải là vô nghĩa. Trong hoàn cảnh này, niềm vui của vợ chồng chuyển qua việc chấp nhận hy sinh lớn lao mà họ được yêu cầu chịu đựng, và Thiên Chúa làm cho sự hy sinh được đón nhận này sinh hoa trái. Về vấn đề này, điều đáng lưu ý là việc nhận con nuôi và việc phục vụ bác ái, tuy không bao giờ có khả năng thay thế những đứa con mà một cặp vợ chồng không được ban cho, vẫn là những phương tiện thực sự để tính sinh hoa trái của sự kết hợp hôn nhân của họ được triển nở. Tôi đã đề cập đến vấn đề này trong bài của tôi “Toward an Understanding of Fruitfulness, [Hướng tới sự hiểu biết về tính sinh hoa trái],” Nova et Vetera, bản tiếng Anh. 6 (2008): 801–28. Cuộc thảo luận hiện tại được hưởng lợi từ suy tư ba ngôi của Richard thành St. Victor trong cuốn De Trinitate [về Chúa Ba Ngôi], bk. 3.
35. Familiaris Consortio, 14.
36. Việc đứa trẻ đại diện cho mối quan hệ hữu cơ giữa sự hiệp nhất không thể hủy tiêu và sinh hoa trái được chứng minh bằng sự kiện này là con cái của những bậc cha mẹ ly hôn luôn tri nhận việc ly hôn – bất kể nó có vẻ “tốt” đến mức nào – như tình trạng vô gia cư hữu thể học. Cha mẹ ly hôn kết án con cái họ phải sống “giữa hai thế giới”. Do đó, trở nên khá khó khăn để chúng biết tại sao và chúng là gì. Con cái của những cha mẹ ly dị sẽ không trải qua cuộc khủng hoảng về bản sắc, tình trạng vô gia cư hữu thể học, nếu việc vợ chồng trở thành một xương thịt là thứ yếu so với sự kết hợp của tình yêu vợ chồng. Hãy xem, trong số những tác phẩm khác, Elizabeth Marquardt, Between Two Worlds: The Inner Lives of Children of Divorce [Giữa hai thế giới: Cuộc sống nội tâm của những đứa concủa ly dị] (New York: Three Rivers Press, 2005).
37. Về quan điểm của Giáo hội về việc áp dụng nguyên tắc oikonomia [kế hoạch của Thiên Chúa] của Đông phương, xem Familiaris Consortio, 84. Điều quan trọng là đừng quên rằng đối với các Giáo hội Đông phương, cuộc hôn nhân thứ hai không được coi là một bí tích. Lễ nghi là nghi thức sám hối được thực hiện sau một thời gian sám hối và hoán cải.
38. Himes và Coriden, “Indissolubility of Marriage,” [Tính bất khả tiêu của hôn nhân] 455.
39. Việc giải thích luân lý về mối ràng buộc cho rằng một khi tình yêu đã chết, nghĩa là khi sự thù địch và căm ghét đã thay thế cảm giác hấp dẫn và háo hức sống và chia sẻ cuộc sống với nhau, thì không còn hôn nhân nữa và do đó nên cho phép ly hôn. Một trong những người ủng hộ quan điểm này mạnh mẽ nhất là Edward Schillebeeckx, “Christian Marriage and the Reality of Complete Marital Breakdown,” [Hôn nhân Kitô giáo và thực tại tan vỡ hôn nhân hoàn toàn] trong Catholic Divorce: The Deception of Annulments [việc ly dị của người Công Giáo: sự lừa dối của án tuyên bố vô hiệu], ed. Pierre Hegy và Joseph Martos (New York: Continuum, 2000), 82–107. Xem thêm Basilio Petrà, Divorziati risposati e twoe nozze nella Chiesa: Una via di soluzione [Những người ly dị, tái hôn và hai cuộc hôn nhân trong Giáo Hội: Một giải pháp] (Assisi: Cittadella Editrice, 2012); Timothy Buckley, What Binds Marriage?: Roman Catholic Theology [Điều gì ràng buộc hôn nhân?: Thần học Công Giáo Rôma trong thực hành], ấn bản đã duyệt lại (New York: Continuum, 2002). Đức Gioan Phaolô II đã xác nhận việc không thể hủy bỏ các cuộc hôn nhân đã được thành sự và hoàn hợp trong bài phát biểu của ngài trước Tòa Thượng viện Rôma vào ngày 22 tháng 1 năm 2000 (AAS 92 [2000]: 355). K. Lehmann, O. Saier và W. Kasper phản ứng với Familiaris Consortio 84 bằng cách yêu cầu cho vợ chồng được phép làm theo lương tâm của mình trong một số trường hợp. Bản văn của các giám mục Đức này có thể tìm thấy trong Kevin T. Kelly, chủ biên, Divorce and Second Marriage: Facing the Challenge [Ly hôn và hôn nhân thứ hai: Đối diện với thách thức], ấn bản mở rộng (New York: Geoffrey Chapman, 1996), 90–117. Phản hồi của Bộ Giáo lý Đức tin đối với sự phản đối này được tìm thấy trong AAS 86 (1994): 974–79. Người ta có thể thắc mắc một cách đúng đắn rằng liệu yêu cầu của các Giám mục Đức cho phép người ly dị và tái hôn được rước lễ trong khi cuộc hôn nhân trước vẫn còn hiệu lực, trong việc phủ nhận tính độc chiếm do việc hiến dâng toàn bộ bản thân (thể xác) cho người khác đòi hỏi, có phải là một phủ nhận ngầm tính bất khả tiêu của hôn nhân hay không.
40. Nếu chúng ta đọc Mt 19:12 cùng với 1 Cr 7:7, chúng ta sẽ hiểu hôn nhân và sự đồng trinh thánh hiến đều là những ơn phúc (đặc sủng) mà Chúa ban cho bất cứ ai Người muốn: “Vì có những hoạn quan đã từng như vậy từ lúc sinh ra, và có những hoạn quan đã trở thành hoạn quan bởi người ta, và có những người tự mình làm thành hoạn quan vì nước trời. Ai hiểu được thì hiểu” (Mt 19:12). “Tôi ước gì tất cả đều như chính tôi. Nhưng mỗi người đều được Chúa ban cho ân sủng đặc biệt của mình, kẻ nhận được ơn này người khác nhận được ơn khác” (1 Cr 7:7). Xem Marc Ouellet, Mistero e Sacramento dell'amore: Teologia del matrimonio e della famiglia per la nuova evangelizzazione [Mầu nhiệm và Bí tích Tình yêu: Thần học về hôn nhân và gia đình cho việc tân Phúc Âm hóa] (Siena: Cantagali, 2007), 99–101.
41. Thật khôn ngoan khi tránh nghĩ đến mối liên hệ giữa bản nhiên và ân sủng, giữa hôn nhân như một thực tại tự nhiên và hôn nhân như một thực tại bí tích, theo cách coi mỗi điều như là trạng thái tối thiểu cần thiết để vợ chồng sống, một cách xứng đáng, sự sống và nhận được ơn cứu chuộc. Quan điểm nhị nguyên này không nắm được điều này, được tạo dựng trong và cho Chúa Kitô, tình yêu con người và hôn nhân tìm thấy sự thật trong tình yêu của Chúa Kitô dành cho Giáo hội. Tình yêu vợ chồng đó có chân lý trong tình yêu của Chúa Kitô dành cho Giáo hội, có nghĩa là nó luôn cởi mở với tình yêu đó và tích cực tìm kiếm nó. Trong chiều sâu Kitô học, Ba Ngôi và Giáo hội học này của tình yêu hôn nhân, các cặp vợ chồng tìm thấy sự thật của điều mà, qua tình yêu nhân bản, họ luôn tham gia một cách mơ hồ và được mời gọi khám phá và đón nhận qua chứng tá của Giáo hội.
42. Điều này cũng được làm rõ bởi việc Chúa Giêsu đưa ra một định nghĩa rộng hơn về ngoại tình so với định nghĩa mà người Do Thái ở thế kỷ thứ nhất đã quen thuộc: Người lên án nhục dục là ngoại tình trong lòng, thiết định rằng việc ly dị (trừ trường hợp porneia) là phạm luật và xác định lấy người đàn bà đã ly dị là phạm tội ngoại tình (Mt 5:32b). Cuối cùng, khi dạy rằng cả đàn ông lẫn đàn bà đều phạm tội ngoại tình khi ly dị người phối ngẫu và lấy người khác (Mc 10:11), Chúa Giêsu thừa nhận rằng việc thực hành ly hôn thừa nhận sự bình đẳng giữa nam và nữ (sự không chung thủy của một người là ngoại tình, không chỉ là sự không chung thủy của người vợ).
43. “Đối với những người đã kết hôn, không phải tôi mà là Chúa, tôi ra lệnh cho vợ không được ly thân với chồng (nhưng nếu đã ly thân thì y phải ở độc thân hoặc phải làm hòa với chồng)—và chồng cũng không được ly ly dị vợ” (1 Cr 7:10–11); “Ai ly dị vợ và cưới người khác là phạm tội ngoại tình, và ai cưới một người đàn bà bị chồng ly dị cũng phạm tội ngoại tình” (Lc 16:18); “Ngài phán cùng họ rằng: ‘Ai rẫy vợ mà cưới vợ khác, là phạm tội ngoại tình đối với vợ mình; và nếu bỏ chồng mà lấy chồng khác, thì cô ấy phạm tội ngoại tình’” (Mc 10:11–12).
44. “Nhưng tôi nói với các ông rằng bất cứ ai ly dị vợ mình, ngoại trừ vì lý do porneia, đều làm cho cô ấy thành một kẻ ngoại tình; và ai cưới một người đàn bà bị ly dị thì phạm tội ngoại tình” (Mt 5:32); “Tôi bảo cho các ông hay: ai rẫy vợ, trừ vì porneia, và cưới người khác, là phạm tội ngoại tình” (Mt 19:9). Chính Erasmus vào năm 1519 đã đề xuất điều mà sau này trở thành cách giải thích cổ điển của Thệ phản về Mt 19:9, cho rằng điều khoản ngoại lệ có nghĩa là Chúa Giêsu cho phép bên vô tội ly hôn và tái hôn trong các trường hợp không trong sạch, tức là ngoại tình. Xem Gordon J. Wenham, “May Divorced Christians Remarry?,” [Các Kitô hữu đã ly hôn có thể tái hôn không?], Churchman 95 (1981): 150–61.
45. Ly hôn được cho phép ở Israel: “Những người theo chủ nghĩa Hillel tự do cho phép ly hôn vì hầu hết mọi lý do, kể cả việc nấu ăn tệ. Người Biệt phái bảo thủ chỉ giới hạn việc ly hôn đối với hành vi sai trái tình dục nghiêm trọng. Chúa Giêsu rõ ràng bác bỏ mọi cuộc ly dị” (Gordon J. Wenham, “Matthew and Divorce: An Old Crux Revisited,” [Mátthêu và Ly dị: duyệt lại điểm mấu chốt] Journal for the Study of the New Testament 7, no. 22 [1984]: 95–107, at 97).
46. Đây là quan điểm của Ulrich Luz, Matthew 8–20 (Minneapolis, MN: Fortress Press, 2001). Để có một quan điểm cân bằng và tương phản hơn, xem André Feuillet, “L’indissolubilité du mariage et le monde féminin d’après la doctrine évangélique et quelques autres données bibliques parallèles,” [Tính bất khả tiêu hôn nhân và thế giới phụ nữ theo tín lý Tin Mừng và các dữ kiện Kinh thánh khác] Scripta theologica 17, no. 2 (1985): 415–61; Louis Ligier, Il matrimonio: Questioni teologiche e pastorali [Hôn nhân: Các vấn đề thần học và mục vụ] (Rome: Città Nuova, 1988), 165–71.
47. Joseph Bonsirven, Le divorce dans le Nouveau Testament [Ly dị trong Tân Ước] (Paris: Desclée, 1948); Heinrich Baltensweiler, Die Ehe im Neuen Testament: Exegetische Untersuchungen über Ehe, Ehelosigkeit und Ehescheidung [Hôn nhân trong Tân Ước: Những nghiên cứu chú giải về hôn nhân, đời sống độc thân và ly dị] (Zürich: Zwingli, 1967); Joseph A. Fitzmyer, “The Matthean Divorce Texts and Some New Palestinian Evidence,” [Các bản văn Ly dị trong Mátthêu và một số bằng chứng Palestine mới] trong To Advance the Gospel: New Testament Studies [Để thăn tiến Tin Mừng: Các Nghiên cứu Tân Ước](Grand Rapids, MI: Eerdmans, 1998), 79–111; Bruno Ognibeni, Il matrimonio alla luce del Nuovo Testamento [Hôn nhân dưới ánh sáng Tân Ước] (Rome: Nhà xuất bản Đại học Lateran, 2007).
48. Quả thực có một số đoạn trong các Giáo Phụ dường như mâu thuẫn với luận điểm này: Ambrosiaster, Ad 1 Cor 7:11 (CSEL 81/2, 75); Origen, In Mt 14:23 (GCS 10, 430); Origen, In Mt 14:24 (GCS 10, 435); Đức Lêô Cả, Thư 159 (PL 54: 1136–37). Tác phẩm của Giovanni Cereti cố gắng sử dụng những bản văn này để biện minh cho việc Rước lễ của các cặp ly dị và tái hôn. Xem Divorzio, nuove nozze e penitenza nella Chiesa primitiva [Ly dị, tái hôn và sám hối trong Giáo hội sơ khai] của ông này (Bologna: Dehoniane, 1977). Tác phẩm của ông đã được chứng minh là xuyên tạc truyền thống bởi Henri Crouzel, “Les digamoi visés par le Concile de Nicée dans son canon 8,” [các digamoi [ly dị tái hôn?] được điều 8 của Công Đồng Nixêa nhắm trong điều 8] Augustinianum 18 (1978): 533–46. Xem thêm L’Église primitive face au divorce: Du premier au cinquième siècle [ Giáo Hội sơ khai đối diện với việc ly dị: từ thế kỷ thứ nhất đến thế kỷ thứ năm](Paris: Beauchesne, 1971); Gilles Pelland, “La pratica della Chiesa antica relativa ai fedeli divorziati risposati,” [Việc thực hành của Giáo Hội cổ xưa liên quan đến các tín hữu ly dị và tái hôn] trong Sulla pastorale dei divorziati risposati: Documenti, commenti e studi [Về mục vụ chăm sóc người ly dị và tái hôn: Tài liệu, bình luận và nghiên cứu], ed. Congregazione per la dottrina della fede [chủ biên: Thánh bộ giáo lý đức tin](Rome: LEV, 1998): 99–131. Trong khi vào năm 1972, Joseph Ratzinger đã đưa ra một gợi ý thần học quy định rằng trong một số trường hợp cụ thể và hiếm hoi, những người đã ly dị và tái hôn có thể được phép rước lễ, nhưng sau đó, theo lời giải thích rõ ràng của Đức Gioan Phaolô II trong Famamiris consortio, ngài cho rằng đề xuất trước đó là không thể đứng vững được. Joseph Ratzinger, “Zur Frage nach der Unauflöslichkeit der Ehe: Bemerkungen zum dogmengeschichtlichen Befund und zu seiner gegenwärtigen Bedeutung,” [Về vấn đề bất khả tiêu của hôn nhân: bình luận về lịch sử tín điều và ý nghĩa hiện tại của nó] trong Ehe und Ehescheidung: Diskussion unter Christen [Hôn nhân và ly dị: cuộc thảo luận giữa các Kitô hữu], chủ biên Franz Henrich và Volker Eid (Munich: Kösel, 1972): 35–56; Joseph Ratzinger, “Letter to the Tablet,” “Thư gửi tạp chí The Tablet] trong Kelly, Divorce and Second Marriage [Ly hôn và Hôn nhân lần thứ hai], 183–85.
49. Về Trent xem DH 1797–1799, 1807. Xem thêm Casti connubii (AAS 22 [1930]); Arcanum (AAS 12 [1879–1880]).
50. Thiết kế thần linh này biện minh cho khẳng định rằng hôn nhân, như trung tâm của trật tự tạo dựng, đồng thời là trung tâm của sự hiệp nhất giữa Sáng thế và Giao ước, như Cựu Ước và Tân Ước đều mạc khải. Xem Ratzinger, “Zur Theology der Ehe,[ Về thần học hôn nhân]” 86.
51. “Tình yêu vợ chồng đích thực được tiếp nhận vào tình yêu Thiên Chúa và được hướng dẫn và làm phong phú bởi quyền năng cứu chuộc của Chúa Kitô và hoạt động cứu độ của Giáo hội, đến nỗi tình yêu này có thể dẫn đôi vợ chồng đến với Thiên Chúa một cách mạnh mẽ và có thể trợ giúp và củng cố họ trong nhiệm vụ cao cả làm cha hay làm mẹ” (GS, 48). Sự tham gia này có nghĩa là ân sủng hôn nhân hiện diện trong đời sống vợ chồng và là điều mang lại cho họ sức mạnh để yêu thương nhau một cách trọn vẹn. Gioan Phaolô II, Man and Woman He Created Them [Đàn Ông và Đàn Bà Người đã dựng nên họ], 476–77.
52. Familiaris Consortio, 13.
53. GS, 48.
54. CCC, số 1624. Xem thêm Casti connubii, 41 (AAS 22 [1930]: 583); GS, 48; Familiaris Consortio, 56.
55. Việc vợ chồng đón nhận tình yêu của Chúa Kitô một lần nữa có nghĩa là việc trao đổi lời thề trong phụng vụ mà qua đó cuộc kết hợp hôn nhân của họ trở thành bí tích là sự phát triển mạnh mẽ của mối tương quan không thể phá vỡ mà Chúa Kitô, Con yêu dấu của Chúa Cha, đã bắt đầu với họ qua Chúa Thánh Thần vào lúc họ chịu phép rửa. Chính việc thuộc về Chúa Kitô trước được thể hiện qua phép rửa đã làm cho tình yêu của vợ chồng có thể tham gia vào tình yêu của Chúa Kitô dành cho Giáo hội. Tuy nhiên, vì đang phát triển, hôn nhân cũng được ban cho một ân sủng đặc thù mà chúng ta đang làm sáng tỏ ở đây qua suy tư của chúng ta về các chiều kích Kitô học và thần khí học của ân sủng hôn nhân Kitô giáo.
56. Dominum et vivificantem, 10–11, 22–23, 41, 50.
57. CCC, số 1624.
58. Familiaris Consortio, 19.
59. Chúa Thánh Thần là mối dây tình yêu giữa Chúa Cha và Chúa Con. Người cũng là đấng làm cho sự hiệp nhất giữa các bản tính thần linh và nhân bản trong Chúa Kitô trở nên khả hữu. Người là dấu ấn của sự hiệp nhất giữa Chúa Kitô và Giáo hội, và là mối dây liên kết Ba Ngôi kết hợp vợ chồng trong mầu nhiệm bí tích của Giáo hội. Về vai trò của Chúa Thánh Thần trong hôn nhân, xem Renzo Bonetti, ed., Il matrimonio in Cristo è matrimonio nello Spirito [Hôn nhân trong Chúa Kitô là hôn nhân trong Chúa Thánh Thần] (Rome: Città Nuova, 1998).
60. William Shakespeare, King Lear, màn 4, cảnh 1, dòng 41–42.
61. Luigi Giussani, Is It Possible to Live This Way? An Unusual Approach to Christian Existence [Có thể sống theo cách này được không? Một cách tiếp cận khác thường đối với sự hiện hữu Kitô hữu], tập. 3: Charity, bản dịch của John Zucchi (Montreal: McGill- Nhà xuất bản Đại học Queen, 2009), 65–85.
62. Gioan Phaolô II, Diễn văn tại Tòa Thượng thẩm Rôma (30 tháng 1 năm 2003), AAS 95 (2003): 393–97.
63. Đây cũng là lý do tại sao Giáo hội cho phép ly thân trong một số trường hợp. Xem Bộ Giáo Luật, can. 1151–55, 1692–96. Sự ly thân là một biểu hiện của sự tha thứ bởi vì nó gán cho mối dây hôn nhân tất cả tầm quan trọng của nó và chấp nhận nó cho đến cùng - ngay cả khi phải đối đầu với việc không thể sống chung. Như thế, sự ly thân sẵn sàng ôm lấy thập giá mà vợ chồng vẫn bị ràng buộc vào, chấp nhận cả nỗi đau mà nó gây ra. Bằng cách này, vợ chồng tham gia vào Thập giá Chúa Kitô, mạc khải nguyên tuyền sự tha thứ của Thiên Chúa, và cầu xin Người để khoảng phân cách họ gắn kết có thể biến đổi họ. Khi chấp nhận sự hy sinh này, họ cũng bảo vệ lợi ích của con cái mình, vì con cái sẽ thấy rằng mối liên kết mà mà nhờ đó, chúng đã sinh vào đời vẫn còn đó, ngay cả trong hình thức phức tạp và nghịch lý của nó. Kitô hữu không nên coi sự chia ly là vô lý.
VietCatholic TV
Biến lớn: Cựu TT Obama bị cáo buộc phản quốc. Lính Nga bị nhân quả tức khắc. NATO: TQ đã tham chiến
VietCatholic Media
03:03 23/07/2025
1. Cựu Tổng thống Barack Obama đáp lại cáo buộc “phản quốc” do Tổng thống Donald Trump đưa ra
Văn phòng của cựu Tổng thống Barack Obama đã đưa ra tuyên bố sau khi Tổng thống Trump cáo buộc đảng Dân chủ và các thành viên trong chính quyền của ông phạm tội “phản quốc” khi bịa đặt thông tin tình báo liên quan đến sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử năm 2016.
“Vì tôn trọng chức vụ tổng thống, văn phòng chúng tôi thường không xem nhẹ những thông tin vô nghĩa và sai lệch liên tục từ Tòa Bạch Ốc. Nhưng những cáo buộc này quá đáng đến mức đáng bị lên án. Những cáo buộc kỳ quặc này thật lố bịch và là một nỗ lực đánh lạc hướng yếu ớt”, tuyên bố cho biết.
Tổng thống Trump hiếm khi có được mối quan hệ thân thiện với những người tiền nhiệm. Cáo buộc cựu Tổng thống Obama phản quốc đã vấp phải sự phản đối dữ dội từ những người chỉ trích, cho rằng những cáo buộc này là một nỗ lực nhằm đánh lạc hướng dư luận khỏi những tranh cãi xung quanh hồ sơ Jeffrey Epstein.
Theo tuyên bố từ văn phòng của Cựu Tổng thống Obama, ông hiếm khi bình luận về những tuyên bố của Tổng thống Trump hoặc chính quyền của ông.
Phát ngôn nhân của Cựu Tổng thống Obama, Patrick Rodenbush, đã bác bỏ những tuyên bố của Tổng thống Trump và Giám đốc Tình báo Quốc gia Tulsi Gabbard, và cho biết rằng: “Không có nội dung nào trong tài liệu được công bố tuần trước làm suy yếu kết luận được chấp nhận rộng rãi rằng Nga đã nỗ lực gây ảnh hưởng đến cuộc bầu cử tổng thống năm 2016 nhưng không thao túng thành công bất kỳ phiếu bầu nào”, ông nói. “Những phát hiện này đã được khẳng định trong báo cáo năm 2020 của Ủy ban Tình báo Thượng viện lưỡng đảng, do Chủ tịch lúc bấy giờ là Marco Rubio dẫn đầu.”
Phát biểu tại Phòng Bầu dục vào hôm thứ Ba, Tổng thống Trump gọi Cựu Tổng thống Obama là “thủ lĩnh của băng đảng” khi nói đến cuộc điều tra về Nga và kết quả của cuộc bầu cử năm 2020.
“Ông ta có tội...Đây là tội phản quốc,” Tổng thống Trump nói.
Lời chỉ trích của Tổng thống Trump, một sự đi chệch khỏi công việc chính thức của ông khi tiếp đón nhà lãnh đạo Phi Luật Tân, diễn ra trong bối cảnh một báo cáo mới của Gabbard tiêu biểu cho nỗ lực mới nhất của chính quyền ông nhằm viết lại lịch sử cuộc điều tra về Nga, là điều đã khiến ông tức giận trong nhiều năm.
Báo cáo được công bố vào hôm thứ sáu đã bênh vực Tổng thống Trump khi hạ thấp mức độ can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử năm 2016 bằng cách nhấn mạnh vào các email của chính quyền Obama cho thấy các quan chức đã kết luận trước và sau cuộc bầu cử tổng thống rằng Mạc Tư Khoa không tấn công hệ thống bầu cử của tiểu bang để thao túng phiếu bầu có lợi cho Tổng thống Trump.
Cựu Tổng thống Barack Obama có thể phải vào tù không?
Hôm Thứ Ba, 22 Tháng Bẩy, ngoài cựu Tổng thống Obama, Tổng thống Trump đã đưa ra danh sách những người mà ông cáo buộc đã hành động phạm tội “ở cấp cao nhất”, bao gồm cựu Giám đốc FBI James Comey, cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton, người đã tranh cử với Tổng thống Trump vào năm 2016, và cựu giám đốc tình báo quốc gia James Clapper.
Tổng thống Trump cáo buộc cựu Tổng thống Obama là “kẻ cầm đầu” của một âm mưu nhằm hạ bệ ông.
Cựu Tổng thống Obama chưa bao giờ bị cáo buộc làm bất kỳ hành vi sai trái nào trong cuộc điều tra về Nga, và trong mọi trường hợp, một phán quyết mang tính bước ngoặt của Tòa án Tối cao vào năm ngoái đã bảo vệ các cựu tổng thống khỏi bị truy tố vì những hành vi chính thức được thực hiện khi đang tại nhiệm.
Một video được công bố hôm Chúa Nhật trên Truth Social được làm bằng Trí Tuệ Nhân Tạo cho thấy cựu Tổng thống Obama bị bắt và đang ngồi tù, mặc một bộ đồ màu cam. Tuy nhiên, hãy cẩn thận, đừng coi là thật, người ta làm giả thôi. Khả năng cựu Tổng thống Obama phải vào tù rất là hi hữu.
Phản quốc là gì? Giải thích định nghĩa
Tội phản quốc được định nghĩa tại Hoa Kỳ theo Điều III, Mục 3 của Hiến pháp, trong đó có đoạn: “Tội phản quốc chống lại Hoa Kỳ chỉ bao gồm việc phát động chiến tranh chống lại Hoa Kỳ, hoặc liên kết với đối phương, giúp đỡ và khích lệ họ. Không ai bị kết tội phản quốc trừ khi có lời khai của hai nhân chứng về cùng một hành vi công khai, hoặc khi được thú tội tại Tòa án công khai.”
Về cơ bản, điều này có nghĩa là bị cáo đã cố tình phản bội lòng trung thành với Hoa Kỳ bằng cách gây chiến với chính phủ của mình hoặc hỗ trợ đối phương của Hoa Kỳ. Hành vi lật đổ chính phủ cũng có thể được xem xét trong trường hợp này.
Chỉ có khoảng 40 vụ truy tố liên bang về tội phản quốc trong lịch sử Hoa Kỳ, trong đó có nhiều vụ không dẫn đến kết án.
Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson phát biểu trong một cuộc phỏng vấn gần đây với CBS: “Những người đang bị chỉ trích hiện nay đã tham gia vào một âm mưu tung ra một loạt cáo buộc sai trái trắng trợn, vậy mà họ vẫn nói tiếp dối người dân Mỹ. Họ nhìn thẳng vào máy quay và nói dối. Họ biết rõ mình đang làm gì suốt thời gian qua. Vì vậy, phải có trách nhiệm giải trình cho việc này.”
[Newsweek: Barack Obama Responds to Donald Trump's Russia 'Treason' Threats]
2. Máy bay điều khiển từ xa của Ukraine được tường trình đã tấn công nhà máy Samara sản xuất nguyên liệu thô cho pháo binh và bom của Nga
Mạc Tư Khoa cho biết Ukraine đã thực hiện một loạt cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa trên khắp nước Nga vào ngày 22 tháng 7, trong khi một quan chức Ukraine cho biết một trong những mục tiêu là một cơ sở quân sự quan trọng.
Tại tỉnh Samara của Nga, Thống đốc Vyacheslav Fedorishchev cho biết một số máy bay điều khiển từ xa đã bị phá hủy khi cố gắng tấn công một cơ sở công nghiệp.
Fedorishchev báo cáo không có thương vong hay thiệt hại nào nhưng xác nhận rằng chính quyền đã tạm thời hạn chế internet di động trong khu vực để hỗ trợ nỗ lực quân sự vô hiệu hóa máy bay điều khiển từ xa.
Theo Andrii Kovalenko, một quan chức tại Hội đồng An ninh và Quốc phòng Quốc gia Ukraine, mục tiêu ở Samara là Công ty Hóa dầu Novokuybyshevsk, một cơ sở chế biến khí đốt và hóa dầu lớn cung cấp nguyên liệu thô dùng trong sản xuất thuốc nổ.
Ông cho biết những vật liệu này được sử dụng trong đạn pháo, bom trên không, bom chùm và hỏa tiễn — những thành phần quan trọng trong các hoạt động quân sự của Nga.
“Khối lượng chế biến nguyên liệu thô là khoảng 1 triệu tấn mỗi năm. Hiện vẫn chưa rõ liệu cơ sở này bị hư hại đến mức nào.”
Samara nằm cách biên giới Ukraine-Nga khoảng 500 km.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết lực lượng phòng không của nước này đã chặn và phá hủy 35 máy bay điều khiển từ xa cánh cố định trong đêm ở nhiều khu vực khác nhau, bao gồm các khu vực gần Mạc Tư Khoa, Hắc Hải và một số tỉnh phía tây và phía nam.
Thị trưởng Mạc Tư Khoa Sergei Sobyanin xác nhận một máy bay điều khiển từ xa đã bị bắn hạ trên đường đến thủ đô, và lực lượng cấp cứu đã có mặt tại hiện trường vụ tai nạn. Đây là đêm thứ sáu liên tiếp Mạc Tư Khoa bị tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa.
Kyiv đã nhiều lần tấn công vào các cơ sở công nghiệp và quân sự của Nga ở sâu trong hậu phương để làm suy yếu khả năng tiến hành chiến tranh toàn diện của Mạc Tư Khoa.
[Kyiv Independent: Ukrainian drones reportedly attack Samara plant making raw materials for Russian artillery, bombs]
3. Đại sứ Hoa Kỳ cạnh NATO cảnh báo Trung Quốc về việc ‘trợ cấp’ cho cuộc chiến của Nga ở Ukraine
Đại sứ Hoa Kỳ tại NATO Matthew Whitaker cảnh báo vào ngày 22 tháng 7 rằng Trung Quốc có thể phải chịu hậu quả vì ủng hộ cuộc chiến của Nga ở Ukraine nếu Mạc Tư Khoa từ chối giải quyết hòa bình.
Whitaker nói với Fox Business: “Tôi nghĩ họ cần phải bị lên án vì đã tài trợ cho vụ giết người đang diễn ra trên chiến trường ở Ukraine”.
“Trung Quốc nghĩ rằng họ đang tiến hành một cuộc chiến tranh ủy nhiệm thông qua Nga. Họ muốn giữ cho Hoa Kỳ và các đồng minh của chúng ta bận rộn với cuộc chiến này, để chúng ta không thể tập trung vào những thách thức chiến lược khác.”
Những nhận xét này được đưa ra sau tuyên bố ngày 14 tháng 7 của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump rằng Hoa Kỳ sẽ áp đặt mức thuế quan thứ cấp “nghiêm khắc” đối với Nga trừ khi nước này đồng ý chấm dứt chiến tranh trong vòng 50 ngày.
“Các lệnh trừng phạt thứ cấp sẽ rất đáng kể”, Whitaker nói thêm. “Chúng sẽ ảnh hưởng đến các quốc gia đang mua dầu của Nga, dù đó là Trung Quốc, Ấn Độ hay Brazil.”
Chiến lược của Hoa Kỳ nhằm gây áp lực lên Nga bằng cách hạn chế thu nhập từ dầu khí, chiếm khoảng một phần ba doanh thu liên bang và vẫn là nguồn tài trợ quan trọng cho nỗ lực chiến tranh của nước này.
Nếu một quốc gia thứ ba như Trung Quốc tiếp tục mua dầu của Nga, hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ có thể phải chịu mức thuế quan 100%, làm tăng đáng kể giá cả cho người tiêu dùng Hoa Kỳ và gây áp lực lên các nhà xuất khẩu Trung Quốc.
Trung Quốc vẫn là một trong những đối tác kinh tế gần gũi nhất của Nga thời chiến. Trung Quốc là khách hàng mua dầu thô hàng đầu của Mạc Tư Khoa và là nhà cung cấp chính các mặt hàng lưỡng dụng được sử dụng trong lĩnh vực quốc phòng của Nga.
Đầu tháng này, tờ South China Morning Post đưa tin Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã nói với nhà lãnh đạo chính sách đối ngoại của Liên Hiệp Âu Châu, Kaja Kallas, rằng Trung Quốc “không thể” để Nga thua trong cuộc chiến ở Ukraine, trích dẫn nguồn tin giấu tên quen thuộc với cuộc trao đổi này.
Ukraine đã lên tiếng cảnh báo về sự liên kết của Bắc Kinh với Mạc Tư Khoa. Tổng thống Volodymyr Zelenskiy đã nhiều lần cảnh báo về vai trò của Trung Quốc trong việc kéo dài chiến tranh và cáo buộc nước này đứng về phía Điện Cẩm Linh.
Putin dự kiến sẽ thăm Trung Quốc vào tháng 9 để tham dự hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, nơi ông sẽ gặp nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình.
[Kyiv Independent: US NATO ambassador warns China over 'subsidizing' Russia's war in Ukraine]
4. Cựu quan chức cảnh sát Ukraine được tường trình đã qua đời trong cùng khu phức hợp ở Tây Ban Nha nơi người đào tẩu Nga bị hại
Một cựu quan chức cảnh sát cao cấp của Ukraine được phát hiện đã chết trong hoàn cảnh bí ẩn tại cùng khu dân cư ở Tây Ban Nha, nơi một phi công Nga đào tẩu sang Ukraine bị ám sát vào năm ngoái, hãng tin Tây Ban Nha El Espanol đưa tin hôm Thứ Ba, 22 Tháng Bẩy.
Thi thể của Ihor Hrushevskyi, 61 tuổi, cựu sĩ quan cao cấp của Cục Phòng chống tội phạm có tổ chức Ukraine, được phát hiện nằm sấp mặt trong bể bơi của khu dân cư Cala Alta ở Villajoyosa, một thị trấn ven biển thuộc tỉnh Alicante của Tây Ban Nha, vào ngày 29 tháng 6.
Mặc dù kết quả khám nghiệm ban đầu cho thấy không có dấu hiệu bạo lực, các nhân chứng cho biết ông bị chảy máu từ một bên tai, cho thấy có thể là xuất huyết não hoặc đột quỵ. Bất chấp nỗ lực cứu chữa của người chứng kiến và nhân viên cấp cứu, Hrushevskyi đã được tuyên bố tử vong tại hiện trường.
Nguyên nhân chính xác dẫn đến cái chết của Hrushevskyi vẫn chưa rõ ràng.
El Espanol đưa tin rằng Hrushevskyi là một quan chức cao cấp trong Bộ Nội vụ Ukraine và sau đó là Cảnh sát Quốc gia, mặc dù ông hầu như không xuất hiện trong hồ sơ công khai.
Cơ sở dữ liệu pháp lý của Ukraine được tường trình ghi nhận ông giữ các chức vụ cao cấp trong các đơn vị chống tội phạm có tổ chức ở các tỉnh Cherkasy và Kirovohrad vào đầu những năm 1990. Các đơn vị này đã bị giải thể vào năm 2015 trong khuôn khổ cải cách cảnh sát và được thay thế bởi Cảnh sát Quốc gia và Cục Chống tham nhũng thuộc SBU.
Khu dân cư này trước đây từng là nơi xảy ra cái chết của một phi công người Nga Maksim Kuzminov, người đã đào tẩu sang Ukraine bằng một chiếc trực thăng quân sự vào năm 2023.
Kuzminov được phát hiện bị bắn chết trong một gara ở đó vào tháng 2 năm 2024, với một chiếc xe bị cháy rụi được phát hiện gần đó, được tường trình do những kẻ sát hại ông sử dụng. Tình báo quân sự Ukraine xác nhận cái chết của ông vào ngày 19 tháng 2 năm 2024.
Không có mối liên hệ trực tiếp nào được xác nhận giữa hai trường hợp tử vong.
Theo tờ El Espanol, Hrushevskyi mới mua và bắt đầu cải tạo một căn nhà trong khu phức hợp.
Theo hãng tin này, tuổi tác của Hrushevskyi và việc ông mới mua căn nhà này khiến một số người hàng xóm tin rằng ông có thể chỉ đơn giản là nghỉ hưu tại Villajoyosa vì cộng đồng người Ukraine đông đảo ở đây.
[Kyiv Independent: Ukrainian ex-police official reportedly found dead in same Spanish complex where Russian defector was killed]
5. Iran xây dựng liên minh với Trung Quốc và Nga trước mối đe dọa từ Hoa Kỳ
Theo Hãng thông tấn Cộng hòa Hồi giáo, gọi tắt là IRNA, Iran, Trung Quốc và Nga sẽ thảo luận về mối đe dọa trừng phạt của Hoa Kỳ và chương trình hạt nhân của nước này trong một cuộc họp tại Tehran vào Thứ Ba, 22 Tháng Bẩy.
Iran đang tích cực tìm kiếm sự hỗ trợ từ Nga và Trung Quốc sau cuộc không kích của Hoa Kỳ làm hư hại các cơ sở hạt nhân quan trọng trong cuộc xung đột kéo dài 12 ngày với Israel vào tháng trước.
Cuộc gặp diễn ra trong bối cảnh căng thẳng đang tiếp diễn về chương trình hạt nhân của Iran và các cuộc đàm phán với Hoa Kỳ đang bị đình trệ. Tổng thống Trump tuyên bố sẽ tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran một lần nữa “nếu cần thiết”, đồng thời nhắc lại lời cảnh báo của ông với Tehran rằng nước này nên từ bỏ tham vọng tiếp tục làm giàu uranium - điều mà Iran đã tuyên bố sẽ không đồng ý.
“Chúng tôi đang liên tục tham khảo ý kiến với hai nước này để ngăn chặn việc kích hoạt cơ chế “bật lại” hoặc giảm thiểu hậu quả của nó”, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Esmail Baqaei phát biểu tại cuộc họp báo hôm thứ Hai, đề cập đến cơ chế “bật lại” nhằm trừng phạt nếu không đạt được thỏa thuận về chương trình hạt nhân của Iran. “Chúng tôi có lập trường thống nhất và mối quan hệ tốt đẹp”, ông Baqaei được hãng thông tấn Iran International trích dẫn.
Tuần này, Iran và Nga đã tiến hành cuộc tập trận hải quân chung tại Biển Caspi, trong khi các quan chức cao cấp của Iran, bao gồm Bộ trưởng Quốc phòng Aziz Nasirzadeh và cố vấn cao cấp Ali Larijani, đã gặp gỡ giới lãnh đạo Nga và nhà độc tài Vladimir Putin tại Mạc Tư Khoa trong tuần này.
Quân đội Iran tuyên bố tình trạng sẵn sàng cao độ, cảnh báo sẽ đưa ra “phản ứng tàn khốc và hủy diệt” đối với bất kỳ cuộc tấn công nào trong tương lai vào các cơ sở quân sự hoặc hạt nhân của nước này.
Năm 2015, Iran và một số cường quốc thế giới, bao gồm Pháp, Anh và Đức, đã ký Kế hoạch Hành động Toàn diện Chung, gọi tắt là JCPOA, một thỏa thuận nhằm hạn chế các hoạt động hạt nhân của Tehran để đổi lấy việc nới lỏng trừng phạt. JCPOA dự kiến sẽ hết hạn vào tháng 10. Hoa Kỳ đã rút khỏi thỏa thuận này vào năm 2018 dưới thời Tổng thống Trump, đồng thời tái áp đặt các biện pháp trừng phạt.
Tehran khẳng định chương trình của họ là dân sự, nhưng Hoa Kỳ và đồng minh Israel cáo buộc họ tìm kiếm vũ khí hạt nhân. “Chúng tôi không thể từ bỏ việc làm giàu uranium vì đó là thành tựu của chính các nhà khoa học của chúng tôi. Và giờ đây, hơn thế nữa, đó là vấn đề lòng tự hào dân tộc”, Araghchi nói với Bret Baier của Fox News hôm thứ Hai.
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Trung Quốc Mao Ninh phát biểu tại cuộc họp báo hôm thứ Hai, được IRNA trích dẫn, rằng: “Vấn đề hạt nhân Iran liên quan đến hòa bình và an ninh ở Trung Đông, đồng thời cũng liên quan đến chế độ không phổ biến vũ khí hạt nhân quốc tế. Chúng tôi luôn tin rằng giải quyết vấn đề hạt nhân Iran bằng con đường ngoại giao là giải pháp duy nhất đúng đắn. Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên cùng chung một hướng và đóng góp vào lộ trình giải quyết chính trị cho vấn đề hạt nhân Iran.”
Maria Zakharova, giám đốc phòng báo chí Bộ Ngoại giao, cho biết hôm Thứ Ba, 22 Tháng Bẩy: “Theo chỉ thị của Lãnh tụ Tối cao Iran, Đại giáo chủ Ali Khamenei, ông Ali Larijani đã trình bày quan điểm của Cộng hòa Hồi giáo về tình hình leo thang hiện nay ở Trung Đông, đặc biệt là xung quanh chương trình hạt nhân của Iran. Phía Nga bày tỏ sự ủng hộ đối với việc ổn định tình hình trong khu vực và giải quyết mọi vấn đề liên quan đến chương trình hạt nhân của Iran thông qua các biện pháp chính trị. “
[Newsweek: Iran Builds Alliance with China and Russia in Face of US Threat]
6. Nhân quả tức khắc: Quân đội Ukraine công bố đoạn phim ghi lại cảnh quân đội Nga thảm sát dân thường ở tỉnh Donetsk — và hành động trả đũa của Ukraine
Lữ đoàn cơ giới độc lập số 63 của Ukraine đã công bố đoạn video vào ngày 22 tháng 7, được tường trình ghi lại cảnh quân đội Nga bắn và giết một thường dân đang đi xe đạp ở làng tiền tuyến Torske thuộc tỉnh Donetsk. Phát ngôn nhân Cục Tình Báo Quân Đội Ukraine, Đại Úy Andriy Yusov, cho biết như trên trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng Thứ Tư, 23 Tháng Bẩy.
Ông cho biết những người lính thuộc Lữ đoàn 63 đã ghi lại vụ nổ súng và hành động trả thù sau đó của họ đối với ba người lính Nga có liên quan đến vụ giết người.
“Người Nga đã bắn một thường dân ở Torske, cố ý và có ý định giết người”, ông nói.
Đoạn phim cho thấy một người đàn ông đang đạp xe trên đường làng thì bị quân Nga ẩn núp trong những tán cây gần đó phục kích. Sau khi người lái xe ngã xuống, ba người lính xuất hiện trên đường. Một người bắn thẳng vào người lái xe.
Những binh sĩ Ukraine điều khiển và xạ thủ máy bay điều khiển từ xa đã tiêu diệt ba binh sĩ Nga chịu trách nhiệm về vụ việc, Lữ đoàn 63 cho biết.
Đại Úy Yusov nhận xét rằng: “Không cần phải ra tòa - nghiệp chướng đã có hiệu lực ngay lập tức”.
Nhiều vụ quân đội Nga giết hại hoặc ngược đãi dân thường đã xuất hiện kể từ khi Mạc Tư Khoa bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện vào năm 2022.
Các công tố viên và nhóm giám sát Ukraine đã ghi nhận ngày càng nhiều trường hợp lực lượng Nga hành quyết tù nhân chiến tranh, gọi tắt là POW Ukraine, vi phạm có hệ thống Công ước Geneva.
Vào tháng 11 năm 2024, binh lính Nga đã bắn chết một phụ nữ dân thường tại làng tiền tuyến Terny ở tỉnh Donetsk.
[Kyiv Independent: Ukrainian military releases footage of Russian troops killing civilian in Donetsk Oblast — and Ukraine's retaliation]
7. Chủ tịch Tòa án Tối cao Nga qua đời ở tuổi 71
Hãng thông tấn nhà nước Nga TASS đưa tin vào ngày 22 tháng 7, trích dẫn nguồn tin thân cận với bà, Irina Podnosova, chánh án Tòa án Tối cao Nga, đã qua đời tại Mạc Tư Khoa ở tuổi 71 sau một thời gian lâm bệnh nặng. Tòa án Tối cao Nga là cơ quan được Putin coi rất trọng để bảo đảm sự tồn vong của chế độ qua việc thẳng thừng đàn áp các nhân vật đối lập.
Hãng thông tấn RBK thân nhà nước Nga đưa tin vị thẩm phán đã chiến đấu với bệnh tật trong hơn một năm. TASS cho biết bà qua đời vì bệnh ung thư.
Podnosova đứng đầu cơ quan tư pháp cao nhất của Nga kể từ ngày 17 tháng 4 năm 2024, khi bà được bổ nhiệm là ứng cử viên duy nhất, được Putin đề cử.
Bà đảm nhận chức vụ này sau khi Vyacheslav Lebedev, người giữ chức chủ tịch Tòa án Tối cao kể từ năm 1991, qua đời.
Podnosova tốt nghiệp khoa luật của Đại học Quốc gia Leningrad năm 1975, cùng năm với Putin. Bà làm việc tại Tòa án Tối cao từ năm 2020, trở thành phó chủ tịch phụ trách các vụ tranh chấp kinh tế và trọng tài.
Tờ báo Kommersant của Nga khi đó viết rằng Podnosova không có kinh nghiệm trọng tài nhưng được coi là một nhân vật có ảnh hưởng trong hệ thống tư pháp Nga. Nguồn tin của tờ báo cho biết “ai cũng hiểu người nào đứng sau bà ấy”.
Tòa án Tối cao là tòa phúc thẩm chung thẩm của Nga. 115 thành viên của tòa được Tổng thống Nga đề cử và Hội đồng Liên bang, thượng viện của quốc hội, bổ nhiệm.
Các chuyên gia nhân quyền cho biết hệ thống tư pháp của Nga bị chính phủ kiểm soát chặt chẽ, thường được sử dụng để đàn áp những người đối lập chính trị.
“Chết sớm như thế là tốt cho bà ấy vì có thể tránh không phải ngồi tù một khi Putin không còn trên ngai vàng,” Mikhail Khodorkovsky, một nhà hoạt động đối lập người Nga nhận xét. Ông nói tiếp rằng “Lẽ ra, bà ấy nên sống tiếp vài năm nữa để chịu trách nhiệm về những bản án oan sai mà bà ta đưa ra theo lệnh của Putin.”
[Kyiv Independent: Russian Supreme Court chair dies at 71 after illness]
8. Tổng thống Donald Trump đưa ra cảnh báo mới cho Iran, đe dọa tấn công lần nữa
Tổng thống Trump cho biết ông sẽ tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran một lần nữa “nếu cần thiết”, đồng thời nhắc lại lời cảnh báo với Tehran rằng nước này nên từ bỏ tham vọng tiếp tục làm giàu uranium.
Tổng thống Trump lưu ý đến những bình luận của Ngoại trưởng Iran Abbas Araghchi trong cuộc phỏng vấn với người dẫn chương trình Bret Baier của Fox News, trong đó nhà ngoại giao này mô tả mức độ nghiêm trọng của thiệt hại do các cuộc tấn công của Hoa Kỳ vào các cơ sở hạt nhân chính của nước này vào ngày 22 tháng 6.
Araghchi cho biết các cơ sở làm giàu đã bị “phá hủy”.
“Tất nhiên là vậy, giống như tôi đã nói, và chúng tôi sẽ tấn công một lần nữa nếu cần thiết!” Tổng thống Trump đã đăng bài trên nền tảng Truth Social của mình vào thứ Hai, ngày 21 tháng 7, chỉ trích những thông tin đưa tin trước đó trên phương tiện truyền thông đã đặt câu hỏi về mức độ thiệt hại gây ra.
Bài đăng của Tổng thống Trump đã chỉ trích báo cáo của CNN về đánh giá ban đầu của tình báo Hoa Kỳ cho rằng các cuộc tấn công không phá hủy được chương trình hạt nhân của Iran mà chỉ làm chậm lại chương trình này trong nhiều tháng.
Tổng thống Trump diễn giải những bình luận của Araghchi cho thấy các cuộc tấn công quân sự của Mỹ đã ngăn chặn khả năng phát triển bom hạt nhân của Iran.
Tuy nhiên, dù thừa nhận các cơ sở hạt nhân đã bị hư hại nặng, Ngoại trưởng Iran nói thêm rằng Tehran sẽ tiếp tục làm giàu uranium vì “lòng tự hào dân tộc”, ám chỉ rằng tham vọng hạt nhân của họ vẫn chưa kết thúc.
Aragchi cho biết các nhà điều tra Iran đang đánh giá thiệt hại và các thanh tra viên của Liên Hiệp Quốc có thể kiểm tra các địa điểm hạt nhân của Iran.
Ông không xác nhận hay phủ nhận liệu uranium làm giàu có sống sót sau các cuộc không kích của Mỹ hay không, nhưng cho biết Tehran sẽ cung cấp thông tin chi tiết cho Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế, gọi tắt là IAEA. IAEA trước đây đã nói rằng họ không biết chuyện gì đã xảy ra với uranium làm giàu của Iran.
Aragchi cho biết Iran có thể chứng minh chương trình hạt nhân của mình là vì mục đích hòa bình, điều này có thể dẫn đến việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt, một động thái mà ông mô tả là “có lợi cho cả Tehran và Washington”.
Ngoại trưởng cũng cho biết Iran đã tạm dừng chương trình làm giàu uranium của mình vì thiệt hại do các cuộc tấn công của Hoa Kỳ gây ra nhưng đất nước của ông sẽ tiếp tục chương trình này vì đó là vấn đề tự hào dân tộc.
Tổng thống Trump đã đáp trả trên mạng xã hội bằng cách nhắm vào CNN vì bài báo cáo của họ khi ông nhắc lại quan điểm của chính quyền ông rằng các địa điểm hạt nhân của Iran đã bị “xóa sổ”.
Ngoại trưởng Iran Abbas Araghchi nói với Fox News: “Các cơ sở của chúng tôi đã bị hư hại—hư hại nghiêm trọng.
Ông nói thêm: “Chúng tôi không thể từ bỏ việc làm giàu uranium vì đó là thành tựu của chính các nhà khoa học của chúng ta. Và giờ đây, hơn thế nữa, đó là vấn đề lòng tự hào dân tộc.”
[Newsweek: Donald Trump Issues New Warning to Iran, Threatens To Attack Again]
9. Tổng thống Zelenskiy bổ nhiệm phái đoàn đàm phán hòa bình với Nga tại Istanbul, báo hiệu việc trao đổi tù binh chiến tranh mới
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy đã bổ nhiệm một phái đoàn Ukraine dẫn đầu các cuộc đàm phán với Nga tại Istanbul vào ngày 23 tháng 7 và ra hiệu về các cuộc trao đổi tù nhân sắp tới dựa trên các cuộc đàm phán trước đó.
Phái đoàn sẽ do Thư ký Hội đồng An ninh và Quốc phòng Quốc gia Rustem Umerov dẫn đầu và bao gồm đại diện từ cơ quan tình báo quân sự Ukraine, Bộ Ngoại giao và Văn phòng Tổng thống.
“Tôi đã tổ chức một cuộc họp về những kết quả mà Ukraine cần từ các nỗ lực đàm phán”, Tổng thống Zelenskiy nói. “Lập trường của chúng tôi hoàn toàn minh bạch. Ukraine không bao giờ muốn cuộc chiến này, và chính Nga phải chấm dứt cuộc chiến mà họ đã khơi mào.”
Umerov báo cáo về việc thực hiện các thỏa thuận từ vòng đàm phán thứ hai với Nga tại Istanbul và xác nhận công tác chuẩn bị cho cuộc gặp thứ ba đang được tiến hành. Tổng thống Zelenskiy nhấn mạnh Ukraine sẵn sàng làm việc “hiệu quả nhất có thể” để đạt được các kết quả cụ thể.
Tổng thống Zelenskiy cho biết: “Chúng tôi hy vọng sẽ có nhiều vòng trao đổi được thực hiện theo các thỏa thuận đạt được tại cuộc họp thứ hai ở Istanbul”.
Andriy Yermak, Chánh Văn phòng Tổng thống, cũng đã thông báo tóm tắt cho Tổng thống Zelenskiy về sự phối hợp của Ukraine với các đối tác ngoại giao ở Âu Châu và Hoa Kỳ để hỗ trợ các cuộc đàm phán.
Tổng thống Zelenskiy cho biết chương trình nghị sự của vòng đàm phán hòa bình sắp tới sẽ tập trung vào việc hồi hương tù nhân chiến tranh và trẻ em Ukraine bị bắt cóc, cũng như khuôn khổ cho cuộc họp trong tương lai có sự tham gia của các nhà lãnh đạo quốc gia.
Cuộc gặp trực tiếp mới nhất giữa các quan chức Ukraine và Nga diễn ra vào ngày 2 tháng 6, sau vòng đàm phán trước đó vào ngày 16 tháng 5 sau hơn ba năm không có bất kỳ cuộc đàm phán chính thức nào.
Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov xác nhận Mạc Tư Khoa sẵn sàng tổ chức vòng đàm phán thứ ba nhưng tuyên bố ngày cụ thể vẫn chưa được ấn định.
Peskov nói thêm rằng sẽ “không có thay đổi” nào đối với phái đoàn Nga, do trợ lý của nhà độc tài Vladimir Putin, Vladimir Medinsky, dẫn đầu. Bản thân Putin đã từ chối tham gia trực tiếp.
Đầu tháng 7, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho biết Ankara đang nỗ lực tổ chức cuộc gặp giữa Tổng thống Zelenskiy và Putin, có khả năng có sự tham gia của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump.
Trong khi Ukraine đề xuất lệnh ngừng bắn vô điều kiện trong 30 ngày, một lập trường được Washington ủng hộ, Nga đã bác bỏ lời đề nghị này và nói tiếp rằng mục tiêu chiến tranh của mình sẽ đạt được “trên chiến trường”.
[Kyiv Independent: Zelensky appoints delegation for peace talks with Russia in Istanbul, signals new POW swaps]
10. 3 người thiệt mạng, 45 người bị thương trong các cuộc không kích của Nga trên khắp Ukraine, bao gồm cả một đứa trẻ thiệt mạng trong vụ đánh bom ở Kramatorsk
Các cuộc tấn công của Nga trên khắp Ukraine trong 24 giờ qua đã giết chết ít nhất ba thường dân và làm bị thương 45 người khác. Trẻ em cũng nằm trong số thương vong. Trung Úy Olga Chikanova, Phát ngôn nhân Ủy Ban Điều Tra của Cảnh Sát Quốc Gia Ukraine cho biết như trên.
Không quân Ukraine cho biết lực lượng Nga đã phóng 42 máy bay điều khiển từ xa tấn công loại Shahed và các loại máy bay điều khiển từ xa khác trong đêm, chủ yếu từ Nga và Crimea do Ukraine xâm lược. Theo tuyên bố, ít nhất 26 máy bay điều khiển từ xa đã bị bắn hạ và bảy chiếc khác bị mất hoặc bị hệ thống tác chiến điện tử chế áp.
Tại tỉnh Donetsk, lực lượng Nga đã giết chết ba người trong ngày qua, bao gồm một trẻ em ở Kramatorsk, Thống đốc Vadym Filashkin cho biết.
Theo thông tin cập nhật sáng nay từ Thị trưởng Oleksandr Honcharenko, một vụ đánh bom có điều khiển đã xảy ra vào đêm qua tại một tòa nhà dân cư trong thị trấn, khiến một em nhỏ thiệt mạng và tám người bị thương. Như vậy, tổng số người bị thương tại tỉnh Donetsk lên tới 17.
Tại tỉnh Sumy, các cuộc không kích bằng máy bay điều khiển từ xa và máy bay điều khiển từ xa đã làm ít nhất 15 thường dân bị thương, theo chính quyền địa phương. Mười một người ở cộng đồng Putyvl bị thương trong một cuộc không kích bằng máy bay điều khiển từ xa, trong khi bốn người khác bị thương ở thành phố Sumy do một vụ đánh bom dẫn đường. Trong số những người bị thương có hai trẻ em.
Khu vực này chứng kiến gần 70 cuộc tấn công vào 32 thị trấn trong một ngày, gây thiệt hại cho nhà cửa, chung cư, xe cộ và một trung tâm mua sắm.
Tại tỉnh Kherson, bảy người đã bị thương trong các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa và pháo binh dữ dội vào các khu dân cư và cơ sở hạ tầng dân sự. Nhiều ngôi nhà, xe cộ và một nhà hát đã bị hư hại, Thống đốc Oleksandr Prokudin cho biết.
Tại tỉnh Kharkiv, ba người đã bị thương, bao gồm hai người ở Kupiansk và Ivano-Shyichyne, và một người bị thương do thiết bị nổ ở Verbivka, Thống đốc Oleh Syniehubov cho biết. Các tòa nhà dân cư và hành chính đã bị hư hại ở một số thị trấn sau nhiều cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa.
Tại tỉnh Dnipropetrovsk, một người đã bị thương do một vụ đánh bom dẫn đường của Nga tại khu vực Mezhivska. Các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa đã gây ra hỏa hoạn và phá hủy cơ sở hạ tầng ở một số quận, bao gồm Nikopol, Vasylkivka và Kryvyi Rih, Thống đốc Serhii Lysak cho biết.
Tại tỉnh Zaporizhzhia, một người đã bị thương ở huyện Vasylivka trong một trong hơn 500 cuộc không kích được báo cáo trong ngày qua, Thống đốc Ivan Fedorov cho biết. Khu vực này đã bị không kích, pháo kích và hơn 370 máy bay điều khiển từ xa, chủ yếu là FPV (góc nhìn thứ nhất), gây thiệt hại đáng kể cho nhà cửa và cơ sở hạ tầng.
Tại tỉnh Odessa, một người đã phải vào bệnh viện do bị thương do vụ nổ sau khi lực lượng Nga tiến hành một cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa vào thành phố, các công tố viên địa phương cho biết. Một tòa nhà chung cư 25 tầng, một siêu thị, một nhà thi đấu thể thao và hơn 30 phương tiện đã bị hư hại hoặc phá hủy.
[Kyiv Independent: 3 killed, 45 injured in Russian strikes across Ukraine, including child killed in Kramatorsk bomb attack]
Tướng Syrsky: Truy bắt lính Nga đột nhập pháo đài Pokrovsk. Bật mí con trai bí mật 10 tuổi của Putin
VietCatholic Media
17:10 23/07/2025
1. Nga đột nhập vào ‘Thành phố pháo đài’ Pokrovsk
Theo các phương tiện truyền thông địa phương và các nhà phân tích, một nhóm nhỏ quân Nga đang ở bên trong thành phố Pokrovsk, miền đông Ukraine được phòng thủ nghiêm ngặt, trong khi các quan chức Kyiv và Mạc Tư Khoa chuẩn bị cho một vòng đàm phán ngừng bắn khác trong tuần này.
Mạc Tư Khoa đã dành nhiều tháng để tiến gần tới Pokrovsk, một trung tâm hậu cần của Ukraine ở khu vực Donetsk đang bị chiến tranh tàn phá.
Nga đã sáp nhập Donetsk, cùng với các vùng Luhansk, Zaporizhzhia và Kherson thuộc lục địa Ukraine, mặc dù tuyên bố chủ quyền của Nga đối với các vùng này - và đối với bán đảo Crimea mà Nga đã chiếm từ Kyiv năm 2014 - không được quốc tế công nhận. Tháng trước, một quan chức được Nga hậu thuẫn tuyên bố rằng Điện Cẩm Linh đã nắm quyền kiểm soát toàn bộ Luhansk.
Nga đã liên tục tấn công Ukraine bằng các cuộc không kích dữ dội trong những tuần gần đây, trong bối cảnh các cuộc đàm phán ngừng bắn do Mỹ làm trung gian không đạt được tiến triển. Vòng đàm phán thứ ba giữa các quan chức Nga và Ukraine sẽ bắt đầu tại Istanbul vào thứ Tư.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, trong một động thái thay đổi đáng kể so với thái độ khinh thường trước đây đối với Kyiv, đã bật đèn xanh cho việc hỗ trợ vũ khí nhiều hơn của Hoa Kỳ cho Ukraine thông qua các quốc gia NATO vào tuần trước và cho biết Nga có 50 ngày để đạt được thỏa thuận ngừng bắn hoặc phải đối mặt với thuế quan.
Quân đội Ukraine tại Pokrovsk đã xác nhận lực lượng Nga “đã đột nhập vào thành phố”, tờ Ukrainska Pravda của nước này đưa tin hôm thứ Ba.
Theo báo cáo của phương tiện truyền thông Ukraine, một “chiến dịch truy quét” đang được tiến hành để tiêu diệt “các đơn vị phá hoại” của Nga ở Pokrovsk.
Pokrovsk được mệnh danh là “thành phố pháo đài”, then chốt đối với phòng tuyến của Ukraine ở phía đông và kết nối với các thành phố phòng thủ quan trọng khác. Nga, thay vì nỗ lực tấn công mạnh mẽ vào khu vực đô thị Pokrovsk, đã chuyển sang bao vây thành phố và cắt đứt đường tiếp cận của Ukraine đến thị trấn.
Tổng Tư Lệnh Ukraine, Đại Tướng Oleksandr Syrskyi, cho biết một cuộc hành quân “tìm và diệt” đã được phát động. Chiều Thứ Ba, 22 Tháng Bẩy, ông trấn an mọi người rằng lính Nga đã bị “phát hiện và tiêu diệt”, Syrskyi nói. “Pokrovsk vẫn kiên cường phòng thủ.”
Blog theo dõi tình hình nổi tiếng của Ukraine, Deep State, hôm thứ Hai cho biết các nhóm phá hoại của Nga đã xâm nhập vào thành phố thông qua làng Zvirove, phía tây nam Pokrovsk, trong vài ngày qua. Các nhà phân tích Ukraine cho biết một trong những lữ đoàn Ukraine đóng quân quanh Pokrovsk “đơn giản là đã hết bộ binh”.
Theo tác giả của blog, một số bộ phận của hai lữ đoàn Ukraine đã được điều động để đáp trả.
Các nhà phân tích của Deep State cho biết quân đội Ukraine vẫn đang truy tìm các nhóm phá hoại của Nga bên trong Pokrovsk, nhưng quân đội Ukraine gặp khó khăn trong việc xác định vị trí của quân đội Mạc Tư Khoa.
Hôm thứ Ba, Nga cho biết quân đội nước này đã chiếm được một thị trấn khác ở Donetsk, được đặt tên là Novotoretske. Các nhà phân tích của tổ chức Deep State cũng cho biết hôm thứ Ba rằng Mạc Tư Khoa hiện đã kiểm soát Hrushivske, phía tây nam Pokrovsk và gần biên giới với vùng Dnipropetrovsk, miền trung Ukraine.
Các cuộc không kích của Nga đã gia tăng khi lực lượng nước này tiếp tục giành được những thắng lợi ít ỏi nhưng ổn định tại một số điểm dọc theo tiền tuyến ở Ukraine. Đầu tháng này, Nga đã phóng hơn 700 máy bay điều khiển từ xa vào Ukraine chỉ trong một đêm, trong khi những người ủng hộ Kyiv đã cam kết sẽ nhanh chóng gửi thêm hệ thống phòng không đến nước này.
Viện Nghiên cứu Chiến tranh, gọi tắt là ISW, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Hoa Kỳ chuyên theo dõi những thay đổi hàng ngày trên tiền tuyến ở Ukraine, cho biết hôm thứ Ba rằng Nga đã tiến về phía nam Pokrovsk, bao gồm cả phía đông Zvirove và làng Pishchane, ngay phía tây nam Zvirove. Các nhà phân tích Hoa Kỳ cho biết Nga cũng đã có những nỗ lực tấn công về phía Pokrovsk.
[Newsweek: Russia Attacks Inside 'Fortress City' Pokrovsk]
2. Những bức ảnh mới cho thấy ‘con trai bí mật’ của Putin, Ivan, 10 tuổi, trông giống hệt tên bạo chúa khi cậu bé theo bước chân của bà mẹ là vận động viên thể dục dụng cụ quyến rũ
Những bức ảnh MỚI cho thấy “con trai bí mật” của Vladimir Putin, Ivan, trông giống hệt người cha bạo chúa của mình khi đi theo bước chân của người mẹ là vận động viên thể dục dụng cụ.
Cậu bé, hiện 10 tuổi, là con của người tình bí mật của nhà độc tài người Nga. Cô ta tên là Alina Kabaeva, 42 tuổi, một vận động viên thể dục nhịp điệu từng giành huy chương vàng Olympic.
Những hình ảnh mới xuất hiện cho thấy con trai của Putin đang tham gia một buổi huấn luyện vào tháng 6 năm 2025 tại Valdai, nơi nhà độc tài này có cung điện yêu thích của mình.
Và những bức ảnh của Ivan trong một buổi biểu diễn thể dục dụng cụ công cộng đã được kênh Telegram chống Điện Cẩm Linh VChK-OGPU tiết lộ, kênh này đã công bố những bức ảnh đầu tiên về một đứa trẻ mà họ gọi là “cậu bé cô đơn nhất nước Nga” vào tháng 7.
Kênh truyền hình này viết: “Ivan đang ở trong một đội gồm các vận động viên thể dục dụng cụ nam với một tiết mục riêng trong một buổi biểu diễn nhóm, và sự chú ý của người quay phim tập trung vào đội của cậu.
“Cậu ta đã tham gia một buổi biểu diễn lớn mang tên 'Lezginka' tại một lễ hội do mẹ cậu ta tổ chức.”
Mẹ của cậu, Alina Kabaeva - một vận động viên thể dục nhịp điệu được nhiều giải thưởng - điều hành một học viện thể dục dụng cụ ưu tú và là người đứng sau các buổi tập luyện ở Valdai.
Kênh truyền hình này cho biết thêm: “Từ nhiều bức ảnh [...] của đội thể thao mà Ivan tham gia, bạn có thể thấy rằng một trong những thành viên của đội không phải là một cậu bé bình thường.
“Trong các buổi biểu diễn, tập luyện và các sự kiện khác diễn ra trong nhà, có tám người trong nhóm
“Alina Kabaeva thường xuất hiện trong bức ảnh chụp chung của tám người, cô ấy luôn đứng sau một trong những cậu bé.”
Kênh truyền hình này cho biết Ivan dường như không tham gia “sự kiện đông người” nào kể từ năm 2023, nhưng cậu vẫn xuất hiện trong các bức ảnh của đội mình.
Ivan sinh ra ở Thụy Sĩ - trông giống Putin thời thơ ấu ở Liên Xô - có một em trai tên là Vladimir junior, hiện năm tuổi, vẫn chưa có ảnh.
Ivan, giống như mẹ của mình, dường như là một vận động viên thể dục dụng cụ tài năng khi còn trẻ và đã tham gia cùng một lễ hội với các thí sinh khác đến từ các quốc gia như Trung Quốc, Cuba, Uzbekistan, Kazakhstan và Belarus.
Một thông điệp được câu lạc bộ của anh đăng tải cho biết các vận động viên thể dục dụng cụ của họ đã thể hiện “trình độ tập luyện tuyệt vời và khả năng làm việc nhóm”.
Bài viết còn nói thêm: “Nhiều giờ tập luyện và diễn tập không hề uổng phí! Chúng tôi tự hào!!”
Putin chưa bao giờ xác nhận ông có con với Kabaeva - người kém ông ba thập niên.
Tuy nhiên, trong một khoảnh khắc ngẫu nhiên vào năm ngoái, ông ta đã thú nhận rằng đã xem phim cổ tích Nga có nhan đề “những đứa con nhỏ của mình”.
Putin nói với các phóng viên: “Những câu chuyện cổ tích và sử thi lịch sử của chúng ta đang được hồi sinh.
“Bản thân tôi đôi khi cũng thích thú xem những chương trình này cùng các con nhỏ của mình.”
Một nụ cười thoáng hiện trên khuôn mặt của tên bạo chúa khi hắn nhắc đến họ.
Mặc dù Putin và Điện Cẩm Linh kịch liệt phủ nhận mối quan hệ giữa ông và người đẹp quyến rũ Kabaeva, các nhà báo độc lập của Nga đã xác định họ có hai người con trai.
Cho đến nay, bọn trẻ chưa bao giờ được nhìn thấy và sống khuất tầm nhìn phía sau những bức tường an ninh nghiêm ngặt của cung điện.
Putin cũng có một cô con gái bí mật khác là Ekaterina Krivonogikh, 22 tuổi - còn gọi là Luiza Rozova - con của người tình cũ của ông, một người dọn dẹp phòng trong Điện Cẩm Linh nay đã trở thành triệu phú Svetlana Krivonogikh, 50 tuổi.
Cô nắm giữ cổ phần tại một ngân hàng hàng đầu và sở hữu một câu lạc bộ thoát y nổi tiếng ở St Petersburg.
Luiza được biết là đã sống ở phương Tây - cụ thể là ở Paris - trong thời gian chiến tranh ở Ukraine. Mikhail Khodorkovsky, một nhà hoạt động đối lập người Nga lên tiếng cảnh giác cộng đồng người Nga hải ngoại vào tháng 6 vừa qua rằng Luiza đang điều hành một phòng triển lãm tranh ở Paris như một cái bẫy của Cơ quan tình báo hải ngoại của Nga, gọi tắt là SVR, để thu thập thông tin của những người chống đối chế độ của Putin.
Putin rất kín tiếng về cuộc sống riêng tư của mình.
“Tôi không cho phép sự can thiệp. Điều đó phải được tôn trọng”, Putin, người đã ly dị, đã hét lên trong một cuộc phỏng vấn.
Ông lên án “những kẻ dùng cái mũi tẹt và những tưởng tượng khiêu dâm rình rập cuộc sống của người khác”.
Năm ngoái, cơ quan tin tức điều tra Dossier Centre đã xác nhận suy đoán từ lâu rằng Kabaeva có hai người con trai với Putin.
Điều đáng kinh ngạc là các cậu bé đã bí mật thuê gia sư là công dân Anh và New Zealand, nhưng hiện tại do chiến tranh của Putin, nhà cầm quyền Nga đã tuyển dụng công dân Nam Phi để dạy tiếng Anh cho hai đứa con của mình.
Những đứa trẻ sống dưới sự bảo vệ thường trực của các sĩ quan thuộc Cơ quan Bảo vệ Liên bang,, gọi tắt là FSO.
Trung tâm Dossier cho biết: “Hai anh em ít liên lạc với bạn bè và ít được gặp cha, nhưng họ rất trân trọng những khoảnh khắc hiếm hoi được ở bên cha mình”.
Họ không đi học mà được dạy dỗ trong cung điện của Putin giống như những đứa con hoàng gia của vị sa hoàng Nga cuối cùng.
[The Sun: New pics show Putin’s ‘secret son’ Ivan, 10, looking identical to despot as he follows in glam gymnast mum’s footsteps]
3. Nga sẽ chi 1,1 ngàn tỷ đô la để chuẩn bị cho ‘cuộc chiến tranh quy mô lớn sắp tới’, giám đốc tình báo Ukraine cho biết
Nga có kế hoạch chi khoảng 1,1 ngàn tỷ đô la cho việc tái vũ trang trong 11 năm tới để chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh quy mô lớn có thể xảy ra, giám đốc tình báo quân sự Ukraine Kyrylo Budanov cho biết hôm Thứ Tư, 23 Tháng Bẩy.
Ông cho biết Mạc Tư Khoa đã điều động chương trình vũ khí tham vọng nhất kể từ khi Liên Xô sụp đổ. Nga đang huy động mọi thành phần xã hội để hỗ trợ việc tăng cường quân sự, ông nói thêm.
“Liên bang Nga đang huy động toàn diện về chính trị, kinh tế và xã hội để sẵn sàng cho cuộc chiến tranh quy mô lớn sắp tới”, Budanov phát biểu trong cuộc họp thường niên của các đại sứ Ukraine.
Trong khuôn khổ cải cách này, Nga đã thành lập hai quân khu mới — Mạc Tư Khoa và Leningrad — và đang chuẩn bị thành lập thêm các sư đoàn và đơn vị quân đội. Ông Budanov cho biết mục tiêu của Điện Cẩm Linh không chỉ là thống trị khu vực mà còn là định hình lại trật tự toàn cầu.
“Nga tìm cách phá vỡ trật tự an ninh và kinh tế hiện tại”, ông nói thêm. “Vì mục đích này, Mạc Tư Khoa đang tăng cường sự hiện diện ở Phi Châu, chủ yếu thông qua các lực lượng ủy nhiệm.”
Budanov cũng cảnh báo rằng Nga đang tiến hành các hoạt động hỗn hợp ở nước ngoài, bao gồm các cuộc tấn công mạng và chiến dịch thông tin sai lệch, nhằm mục đích phá hoại nền dân chủ.
Budanov cho biết: “Mục tiêu của Mạc Tư Khoa là áp đặt lên các quốc gia tầm nhìn của riêng mình về trật tự thế giới tương lai, trong đó các quốc gia 'lớn', chủ yếu là Liên bang Nga, có toàn quyền, độc quyền tất cả các nguồn tài nguyên quan trọng và quyết định số phận của thế giới trong một vòng tròn khép kín”.
Bình luận của ông được đưa ra sau khi ngày càng có nhiều cảnh báo từ các cơ quan tình báo phương Tây về việc Nga tăng cường sức mạnh quân sự lâu dài. Năm ngoái, giám đốc tình báo Đức Bruno Kahl tuyên bố Mạc Tư Khoa sẽ có đủ năng lực quân sự để tấn công NATO vào năm 2030.
Chi tiêu quốc phòng của Nga đã vượt qua tổng chi tiêu của tất cả các nước Âu Châu cộng lại. Theo Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, năm 2024, ngân sách quân sự của Nga đã tăng 42% lên 462 tỷ đô la, vượt qua tổng chi tiêu quốc phòng của Âu Châu là 457 tỷ đô la.
Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov cho biết vào ngày 30 tháng 4 rằng Nga đã chuẩn bị mở rộng nỗ lực chiến tranh lên mức độ chưa từng thấy kể từ Thế chiến thứ II, tuyên bố rằng “hàng triệu” thường dân đang hỗ trợ quân đội bằng cách quyên góp thiết bị và thiết bị.
Tổng tư lệnh quân đội Ukraine Oleksandr Syrskyi ước tính vào tháng 4 rằng Nga có thể huy động tới 5 triệu quân dự bị được huấn luyện, với tiềm năng huy động rộng hơn là 20 triệu người.
[Kyiv Independent: Russia to spend $1.1 trillion preparing for 'upcoming large-scale war,' Ukraine's intel chief says]
4. Quân đội Iran sửa chữa hệ thống phòng không chuẩn bị cho chiến tranh mới
Mohammad Pakpour, Tư Lệnh Vệ binh Cách mạng Hồi giáo, cho biết Iran đã thay thế các hệ thống phòng không bị hư hại trong cuộc đụng độ với Israel vào tháng trước, khi Tehran chuẩn bị cho các hành động quân sự tiềm tàng tiếp theo khi các cuộc đàm phán hạt nhân vẫn đang trong giai đoạn cân bằng.
Với việc cả Iran và Israel đều tái vũ trang và đưa ra nhiều cáo buộc, mối đe dọa về một cuộc chiến tranh mới vẫn tiếp tục hiện hữu ở Trung Đông.
Việc khôi phục hệ thống phòng không của Iran làm nổi bật nguy cơ xung đột mới ngày càng gia tăng. Sau các cuộc không kích phối hợp của Israel và Mỹ vào các mục tiêu của Iran tháng trước, Tehran đã cáo buộc Israel hành động với sự hậu thuẫn của Mỹ và NATO, coi cuộc đối đầu này là một phần của chiến dịch phương Tây rộng lớn hơn. Sự leo thang này vượt ra ngoài phạm vi tranh chấp song phương, làm dấy lên khả năng xảy ra một cuộc chiến tranh khu vực lớn hơn với sự tham gia của nhiều cường quốc và các nhóm ủy nhiệm.
Theo hãng thông tấn Defah Press của Iran, hệ thống phòng không của Iran đã chịu thiệt hại đáng kể trong cuộc xung đột hồi tháng 6 khi Israel nắm quyền kiểm soát bầu trời Iran trong một thời gian ngắn, cho phép họ thực hiện các cuộc tấn công với ít sự kháng cự hơn. Mohammad Pakpour thừa nhận những tổn thất nhưng nhấn mạnh việc phục hồi sẽ nhanh chóng. “Một số hệ thống phòng thủ của chúng tôi đã bị hư hại trong cuộc chiến này; nhưng với nỗ lực của các đồng đội, các hệ thống bị hư hại đã được thay thế và điều động tại các địa điểm đã định trước”, ông nói.
Quân đội Iran cho biết họ đã khôi phục hệ thống phòng không bằng các hệ thống do nước này tự phát triển. Kho vũ khí hiện tại của họ bao gồm hỏa tiễn tầm xa Bavar-373 và S-300 do Nga cung cấp. Defah Press không đưa tin về bất kỳ đợt nhập khẩu thiết bị nước ngoài nào gần đây.
Trong khi đó, Iran, Pháp, Đức và Anh dự kiến sẽ tổ chức các cuộc đàm phán hạt nhân tại Istanbul vào thứ Sáu sau khi có cảnh báo rằng việc không nối lại đàm phán có thể dẫn đến việc áp đặt lại các lệnh trừng phạt quốc tế đối với Tehran. Các cuộc đàm phán dự kiến diễn ra sau khi ngoại trưởng các nước E3 này, cùng với nhà lãnh đạo chính sách đối ngoại của Liên minh Âu Châu, đã có cuộc điện đàm đầu tiên với Ngoại trưởng Iran Abbas Araghchi vào cuối tuần trước.
E3, Trung Quốc và Nga vẫn là các bên tham gia thỏa thuận hạt nhân năm 2015, mà chính quyền Tổng thống Trump đã rút khỏi vào năm 2018. Tehran cho biết chương trình hạt nhân của họ chỉ nhằm mục đích dân sự.
Mohammad Pakpour nhấn mạnh rằng “Đối phương theo chủ nghĩa phục quốc Do Thái đã tìm cách phá hủy năng lực phòng thủ của Iran và một số hệ thống phòng thủ của chúng tôi đã bị hư hại trong cuộc chiến này; Nhưng nhờ nỗ lực của các đồng chí, các hệ thống bị hư hại đã được thay thế và điều động tại các địa điểm đã định trước.”
[Newsweek: Iran's Army Repairs Air Defenses for New War]
5. Paris khẳng định sự quan tâm lớn đến việc hợp tác sản xuất vũ khí với Ukraine
Hôm Thứ Ba, 22 Tháng Bẩy, Ngoại trưởng Pháp Jean-Noël Barrot cho biết các công ty quốc phòng Pháp mong muốn thiết lập hoạt động sản xuất chung với các đối tác Ukraine, đặc biệt tập trung vào sản xuất máy bay điều khiển từ xa.
“Phía Pháp rất quan tâm và mong muốn hợp tác với các nhà sản xuất máy bay điều khiển từ xa Ukraine”, ông Barrot phát biểu tại một cuộc họp báo ở Kyiv cùng với Ngoại trưởng Ukraine Andrii Sybiha. “Qua trao đổi với một số lãnh đạo của các công ty này (Ukraine), tôi cảm thấy phía bên kia cũng có sự quan tâm tương tự”.
Ngoại trưởng Pháp nhấn mạnh một diễn biến quan trọng gần đây, lưu ý rằng đại diện từ 80 công ty quốc phòng Pháp đã đến thăm Ukraine vào tuần trước, tổ chức khoảng 200 cuộc họp với các đối tác Ukraine. Ông Barrot cho biết sự hợp tác quy mô lớn này “phản ánh ý định chung về việc đẩy nhanh hợp tác và điều động sản xuất chung vũ khí và máy bay điều khiển từ xa tại Ukraine”.
Động thái thúc đẩy sản xuất chung này diễn ra sau các báo cáo gần đây về những sáng kiến cụ thể đang được điều động.
Vào tháng 6, France Info tiết lộ rằng nhà sản xuất xe hơi Renault của Pháp, hợp tác với một doanh nghiệp quốc phòng vừa và nhỏ, có kế hoạch điều động sản xuất máy bay điều khiển từ xa tại Ukraine. Sự hợp tác này sẽ bao gồm việc Renault lắp đặt dây chuyền sản xuất trên lãnh thổ Ukraine, với máy bay điều khiển từ xa dự kiến sẽ được sử dụng bởi cả quân đội Ukraine và Pháp, đánh dấu một bước chuyển giao đáng kể giữa lĩnh vực xe hơi và quốc phòng.
Trong khi Bộ Quốc phòng Pháp từ chối bình luận cụ thể về Renault, Bộ trưởng Quốc phòng Sebastien Lecornu đã xác nhận vào ngày 6 tháng 6 rằng một nhà sản xuất xe hơi lớn của Pháp sẽ hợp tác với một doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực quốc phòng để điều động sản xuất máy bay điều khiển từ xa tại Ukraine.
Phát biểu với Le Monde, Lecornu không nêu tên nhà sản xuất xe hơi nhưng ca ngợi dự án là “mối quan hệ đối tác chưa từng có”. Khi được France Info liên hệ, Renault đã xác nhận liên hệ với chính phủ nhưng cho biết thêm rằng “chưa có quyết định nào được đưa ra ở giai đoạn này”.
Việc sản xuất máy bay điều khiển từ xa dự kiến sẽ diễn ra xa khu vực tiền tuyến, mặc dù địa điểm chính xác vẫn chưa được tiết lộ. Ông Lecornu nhấn mạnh rằng Ukraine sẽ đảm nhiệm việc lắp ráp, thừa nhận chuyên môn sâu rộng của họ trong việc phát triển máy bay điều khiển từ xa và các chiến lược điều động chiến đấu.
[Kyiv Independent: Paris confirms strong interest in Ukraine arms co-production]
6. Đức Giáo Hoàng Lêô sẽ gặp đặc sứ của Giáo hội Chính thống giáo Nga lần đầu tiên
Đức Giáo Hoàng Lêô XIV sẽ gặp Tổng giám mục Anthony của Volokolamsk, nhà lãnh đạo bộ phận quan hệ đối ngoại của Giáo hội Chính thống giáo Nga, vào ngày 26 tháng 7, hãng thông tấn Ý ANSA đưa tin.
Cuộc gặp sẽ là lần đầu tiên Đức Giáo Hoàng Lêô tiếp kiến giáo sĩ cao cấp người Nga, người đại diện cho Thượng phụ Kirill, nhà lãnh đạo Giáo hội Chính thống giáo Nga, tại lễ tang của Đức Thánh Cha Phanxicô.
Cuộc họp báo hiệu rằng Chính Thống Giáo Nga đang tìm cách mở lại các kênh liên lạc với Rôma sau những căng thẳng trong quan hệ do cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine; đặc biệt sau khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô gọi Thượng Phụ Kirill là cậu bé giúp lễ của Putin.
Người ta có thể dự đoán gần như chắc chắn rằng phái đoàn Chính Thống Giáo Nga sẽ đặt vấn đề với Đức Giáo Hoàng Lêô XIV xin can thiệp cho Giáo Hội Chính thống Ukraine trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa.
Trong cuộc điện đàm giữa Đức Giáo Hoàng và Putin vào ngày 4 tháng 6, Điện Cẩm Linh đã thúc giục Vatican “đóng vai trò tích cực hơn” trong việc bảo vệ những gì được mô tả là quyền tự do tôn giáo ở Ukraine, đặc biệt là đối với Giáo hội Chính thống giáo Ukraine có liên hệ với Mạc Tư Khoa.
Nga đã nhiều lần cáo buộc Ukraine đàn áp tự do tôn giáo do lệnh hạn chế các hoạt động của nhà thờ có liên hệ với Mạc Tư Khoa, mà Kyiv cáo buộc vẫn tiếp tục liên hệ với Nga trong suốt cuộc chiến tranh toàn diện. Không nên nhầm lẫn nhà thờ này với Giáo hội Chính thống giáo tự trị của Ukraine.
Theo Vatican, trong cuộc gọi với Putin, Đức Giáo Hoàng đã nhấn mạnh tầm quan trọng của đối thoại và tự do tôn giáo.
Theo các quan chức Ukraine, việc Nga xâm lược một số khu vực của Ukraine đã dẫn đến tình trạng phá hủy nhà thờ trên quy mô lớn, giết hại hoặc bắt cóc hàng chục giáo sĩ và đàn áp các nhà thờ độc lập và các tôn giáo thiểu số.
Giáo hội Chính thống giáo Nga được coi là có mối quan hệ chặt chẽ với chính phủ Nga, và Thượng phụ Kirill đã nhiều lần lên tiếng ủng hộ cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine.
Buổi tiếp kiến sắp tới diễn ra chỉ vài tuần sau khi Đức Giáo Hoàng Lêô gặp Tổng thống Volodymyr Zelenskiy tại Castel Gandolfo vào ngày 9 tháng 7, trước Hội nghị Phục hồi Ukraine do Ý và Ukraine đồng tổ chức.
Hai bên đã thảo luận về chiến tranh và “nhu cầu cấp thiết về một nền hòa bình công bằng và lâu dài”, theo một tuyên bố của Vatican. Đức Giáo Hoàng Lêô cũng nhắc lại lời đề nghị tiếp đón các quan chức Nga và Ukraine để đàm phán, mặc dù trước đó Mạc Tư Khoa đã bác bỏ khả năng Vatican là một địa điểm tiềm năng.
Tổng thống Zelenskiy gọi cuộc gặp là một “vinh dự lớn”, bày tỏ lòng biết ơn đối với sự ủng hộ và nỗ lực hướng tới hòa bình của Giáo hoàng.
Đức Giáo Hoàng Lêô trước đây đã lên tiếng ủng hộ Ukraine đang bị chiến tranh tàn phá, nói rằng đất nước này đã “bị tàn phá” bởi “cuộc chiến vô nghĩa” của Nga.
Người tiền nhiệm của ngài, Đức Cố Giáo Hoàng Phanxicô, cũng đã nhiều lần lên án bạo lực ở Ukraine nhưng thường bị chỉ trích vì những tuyên bố được coi là tương đối hóa trách nhiệm của Nga trong cuộc chiến.
[Kyiv Independent: Pope Leo to meet Russian Orthodox Church envoy for the first time]
7. Đài truyền hình nhà nước Nga phô trương ‘nhà máy tử thần máy bay điều khiển từ xa’ chứa đầy máy bay giết người kamikaze sau khi Ukraine tấn công Mạc Tư Khoa
Đài truyền hình nhà nước Nga đã trình chiếu “nhà máy máy bay điều khiển từ xa tử thần” của Vladimir Putin, nơi chứa đầy những cỗ máy giết người kamikaze.
Bản tin tuyên truyền này xuất hiện đúng lúc Ukraine thành công trong việc tấn công Mạc Tư Khoa đêm thứ năm liên tiếp.
Nhà máy tử thần khổng lồ này sản xuất phiên bản máy bay điều khiển từ xa Shahed-136 của Iran, là loại UAV thường được sử dụng để gây ra sự hỗn loạn ở Ukraine.
Nhà máy này đã được giới thiệu với các phương tiện truyền thông ủng hộ chiến tranh của Nga nhằm trùng khớp với lời đe dọa của Điện Cẩm Linh rằng sẽ sớm gửi hàng trăm hoặc thậm chí hàng ngàn máy bay điều khiển từ xa vào Ukraine mỗi ngày.
Lời cảnh báo của Mạc Tư Khoa được đưa ra khi Tổng thống Volodymyr Zelenskiy dũng cảm tăng cường các cuộc tấn công kể từ khi Ông Donald Trump được tường trình đã nói với ông rằng đã đến lúc phải khiến người Nga cảm nhận được “nỗi đau” của chiến tranh.
Đài truyền hình Zvezda tự hào rằng nhà máy này dường như là nhà máy lớn nhất thế giới thuộc loại này - nơi cất giữ máy bay điều khiển từ xa được biết đến ở Nga là Geran-2.
Timur Shagivaleyev, tổng giám đốc Khu kinh tế đặc biệt Alabuga, nơi Ukraine nhiều lần tìm cách tấn công, cho biết: “Đã có kế hoạch sản xuất hàng ngàn chiếc Geran mỗi ngày”.
“Hiện tại chúng tôi đang sản xuất gấp chín lần so với kế hoạch ban đầu.”
“Chúng ta phải làm mọi thứ cần thiết để bảo đảm đất nước chúng ta, lối sống của chúng ta, chiến thắng.”
Theo kênh truyền hình này, máy bay điều khiển từ xa “có hiệu quả và độ chính xác cao” và đang cố gắng phô trương sức mạnh chiến tranh.
Shagivaleyev còn tự hào nói rằng máy bay điều khiển từ xa này “đơn giản, rẻ tiền và do đó được sản xuất hàng loạt”.
Shagivaleyev nhấn mạnh “quy mô rõ ràng của hoạt động sản xuất này”, thể hiện qua “những xưởng sản xuất lớn, sáng sủa đến mức bạn có thể lạc lối” với “hàng trăm máy móc, hàng ngàn công nhân ở bất cứ nơi nào bạn nhìn đến”.
Trong số những công nhân của công ty có những thanh thiếu niên quyết liệt ủng hộ cuộc chiến của Putin, những người được “giáo dục” - hoặc bị nhồi sọ - tại một trường đại học máy bay điều khiển từ xa đặc biệt.
Kênh tuyên truyền của Nga cho biết: “Có những thanh niên, cả trai lẫn gái, đang làm việc và học tập tại trường đại học này do chính những người đã tổ chức đào tạo ra Gerans thành lập.
“Họ mời học sinh đến đây ngay sau khi học xong lớp 9, và sau khi học xong đại học, họ mời các em đến nhà máy.
“Vladimir Putin đã ghi nhận kinh nghiệm của Alabuga và thậm chí còn kêu gọi sao chép.”
Nhà máy có xưởng đúc riêng để đúc các khối động cơ bằng nhôm.
“Có một lò rèn, nơi sản xuất các bộ phận bằng thép, có các xưởng lắp ráp, nơi lắp ráp động cơ Geran”, báo cáo cho biết.
Họ sản xuất động cơ hai thì và các bộ phận khác cho máy bay điều khiển từ xa bao gồm vi điện tử và hệ thống dây điện.
Nỗ lực tuyên truyền thảm hại này diễn ra sau khi Ukraine gây ra tình trạng hỗn loạn tại bốn phi trường ở Mạc Tư Khoa bằng cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa lần thứ tư liên tiếp làm rung chuyển thành phố.
Hàng trăm máy bay chở khách đã phải chuyển hướng khi làn sóng bom bay ập tới thủ đô nước Nga.
Các cảnh quay cho thấy những vụ nổ khi hệ thống phòng không Nga tấn công các máy bay điều khiển từ xa đang bay tới Zelenograd, một quận cách Điện Cẩm Linh 23 dặm về phía tây bắc.
Chính quyền đã buộc phải đóng cửa không phận Mạc Tư Khoa nhiều lần, ảnh hưởng đến các phi trường Sheremetyevo, Domodedovo, Vnukovo và Zhukovsky.
Hãng hàng không nhà nước Aeroflot buộc phải điều chỉnh lịch trình, trong khi các phi trường khu vực ở Kaluga, Yaroslavl và Nizhny Novgorod cũng rơi vào tình trạng hỗn loạn.
Những hành khách thất vọng - bao gồm cả khách du lịch đang đi nghỉ hè - đã bị ảnh hưởng bởi sự chậm trễ, các chuyến bay bị chuyển hướng và nhiều lần hủy chuyến trong một chiến thuật mới của Ukraine nhằm làm tê liệt hoạt động du lịch hàng không tại thủ đô của Vladimir Putin.
“Những hạn chế này là cần thiết để bảo đảm an toàn cho các chuyến bay dân dụng”, Cơ quan Vận tải Hàng không Liên bang Nga thông báo.
Tại Zelenograd, một quận ở rìa phía tây bắc của Mạc Tư Khoa, người ta thường xuyên nghe thấy tiếng nổ khi hệ thống phòng không chặn máy bay điều khiển từ xa.
Theo báo cáo địa phương, các mảnh vỡ đã gây ra hỏa hoạn, làm hư hại các tòa nhà và khiến nhiều xe cộ bốc cháy.
Tại Golube gần đó, người dân mô tả những vụ nổ mạnh đến mức làm vỡ cửa sổ và rung chuyển nhà cửa, tờ Kyiv Post đưa tin.
Trong khi các quan chức Nga tuyên bố thành công trong việc chặn phần lớn máy bay điều khiển từ xa, việc đóng cửa không phận Mạc Tư Khoa nhiều lần cho thấy Ukraine đang gây áp lực thành công lên thủ đô - tấn công không chỉ vào tài sản quân sự mà còn vào hoạt động hàng ngày của cơ sở hạ tầng dân sự.
[The Sun: Warped Russian state TV parades ‘drone death factory’ packed with kamikaze killing machines after Ukraine blitzes Moscow]
8. Phe đối lập Moldova thành lập khối thân Nga trước cuộc bỏ phiếu quan trọng của quốc hội
Bốn đảng cánh tả và trung tả ở Moldova sẽ hợp nhất thành một khối bầu cử thân Nga cho cuộc bầu cử quốc hội sắp tới, hãng truyền thông NewsMaker của Moldova đưa tin hôm Thứ Tư, 23 Tháng Bẩy.
Thông báo này được đưa ra trong bối cảnh Tổng thống thân phương Tây Maia Sandu, người đã giành chiến thắng sít sao trong cuộc bầu cử năm ngoái, đang tìm cách duy trì thế đa số trong quốc hội và thúc đẩy nỗ lực gia nhập Liên Hiệp Âu Châu của Moldova.
Vào ngày 4 tháng 7, Sandu tuyên bố tương lai con đường hội nhập Âu Châu của Moldova nằm trong tay cử tri. Cuộc trưng cầu dân ý gần đây nhằm đánh giá sự ủng hộ của công chúng đối với tư cách thành viên Liên Hiệp Âu Châu đã được thông qua với hơn 50% số phiếu bầu.
Khối mới bao gồm Đảng Xã hội, Đảng Cộng sản, Đảng Trái tim Moldova và Đảng Tương lai Moldova. Các lãnh đạo của khối này cho biết họ sẽ cùng nhau tranh cử trong cuộc bầu cử ngày 28 tháng 9.
“Hôm nay, mong muốn mà nhiều người đã chờ đợi trong nhiều năm qua đã trở thành hiện thực - sự củng cố của các lực lượng chính trị cánh tả và trung tả”, Igor Dodon, cựu tổng thống Moldova và hiện là lãnh đạo của Đảng Xã hội thân Nga, cho biết.
Moldova đã được cấp tư cách ứng cử viên Liên Hiệp Âu Châu vào năm 2022 và Đảng Hành động và Đoàn kết của Sandu đặt mục tiêu đạt được tư cách thành viên chính thức vào năm 2030.
Tổng thống Maia Sandu đã nhiều lần cáo buộc Nga tìm cách gây bất ổn cho Moldova thông qua sự hiện diện của nước này tại khu vực Transnistria bị Nga tạm chiếm. Vào ngày 12 tháng 6, bà cảnh báo rằng Mạc Tư Khoa có thể kích động bất ổn tại vùng lãnh thổ này trước thềm cuộc bầu cử.
Transnistria đã nằm dưới sự kiểm soát của lực lượng ly khai do Nga hậu thuẫn kể từ đầu những năm 1990, với khoảng 1.000 đến 1.500 quân Nga vẫn đồn trú trong khu vực.
Thủ tướng Moldova Dorin Recean trước đó đã nói với tờ Financial Times rằng Nga có kế hoạch gửi 10.000 quân tới Transnistria và thành lập một chính phủ thân Điện Cẩm Linh tại Moldova.
[Kyiv Independent: Moldova's opposition forms pro-Russian bloc ahead of key parliamentary vote]
9. Anh sẽ trả tiền để được tiếp cận quỹ quốc phòng của Liên Hiệp Âu Châu trong bối cảnh mối đe dọa từ Nga ngày càng gia tăng, Financial Times đưa tin
Anh sẽ phải trả cho Liên minh Âu Châu một tỷ lệ phần trăm giá trị của bất kỳ vũ khí nào được mua từ các công ty Anh thông qua một quỹ quốc phòng do Brussels dẫn đầu. Các kế hoạch này, hiện đang được khối này phát triển, nhằm mục đích chống lại mối đe dọa ngày càng leo thang từ Nga, tờ Financial Times, gọi tắt là FT đưa tin vào ngày 21 tháng 7.
Thủ tướng Keir Starmer đã công bố vào tháng 5 rằng Vương quốc Anh sẽ tham gia dự án Hành động An ninh cho Âu Châu, gọi tắt là SAFE trị giá 150 tỷ euro hay 170 tỷ đô la của Liên Hiệp Âu Châu, được thiết kế để tăng chi tiêu quân sự trên khắp lục địa như một phần của việc “tái thiết” quan hệ song phương. Starmer cho biết việc tham gia Safe sẽ mang đến “những cơ hội mới cho ngành công nghiệp quốc phòng của chúng ta, hỗ trợ việc làm và sinh kế của người Anh”.
Tuy nhiên, Luân Đôn phải đền bù cho Brussels vì đã tham gia vào chương trình do Liên Hiệp Âu Châu hậu thuẫn, nhằm mua sắm máy bay điều khiển từ xa, hệ thống phòng thủ hỏa tiễn và các năng lực khác, hai nhà ngoại giao Liên Hiệp Âu Châu nói với Financial Times. “Điều được ghi trong hiến chương SAFE là phải có sự cân bằng công bằng giữa đóng góp và lợi ích” của các quốc gia bên ngoài Liên Hiệp Âu Châu như Anh, một trong những nhà ngoại giao giải thích.
Quỹ SAFE là một phần trong nỗ lực rộng lớn hơn của Liên Hiệp Âu Châu nhằm huy động 800 tỷ euro cho chi tiêu quốc phòng mới vào năm 2030, do mối đe dọa ngày càng gia tăng từ Nga và lời kêu gọi của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump về việc Âu Châu phải tự gánh vác nhiều chi phí an ninh hơn.
Ra mắt vào tháng 5, các khoản vay của quỹ sẽ cho phép các quốc gia thành viên và các “nước thứ ba” được chỉ định, bao gồm cả Vương quốc Anh, tham gia vào hoạt động mua sắm chung. Chương trình này nhằm tận dụng sức mạnh tín dụng của Liên Hiệp Âu Châu để tăng tổng chi tiêu quốc phòng, đồng thời cải thiện hiệu quả và sự thống nhất của quân đội Âu Châu, vốn thường xuyên phải vật lộn với các quy trình mua sắm kém hiệu quả và trùng lặp.
Mức đóng góp tài chính chính xác mà Anh phải thực hiện để tiếp cận quỹ vẫn đang được các quốc gia thành viên thảo luận khi họ hoàn thiện lập trường của mình về thỏa thuận với Anh, dự kiến công bố trong tuần này.
Các nhà ngoại giao đã làm rõ rằng vì các doanh nghiệp Anh sẽ nhận được tài trợ từ Liên Hiệp Âu Châu để tạo việc làm và mở rộng năng lực theo chương trình này, Luân Đôn nên bồi thường cho Brussels. Một nhà ngoại giao cho biết thêm, nếu các công ty Anh giành được hợp đồng được tài trợ bởi quỹ SAFE, chính phủ Anh phải đóng góp một phần trăm vào quỹ để giúp cân bằng lợi ích kinh tế của các hợp đồng đó. Cơ chế tương tự này cũng sẽ áp dụng cho Canada và bất kỳ quốc gia nào khác có ngành công nghiệp muốn tiếp cận nguồn quỹ.
Để các sản phẩm quốc phòng của Anh đủ điều kiện, ít nhất 65% giá trị phụ tùng của chúng phải có nguồn gốc từ các thành viên Safe, bao gồm Liên Hiệp Âu Châu, Ukraine, Iceland, Liechtenstein, Na Uy, Thụy Sĩ và bất kỳ quốc gia thứ ba nào tham gia. Các quan chức cao cấp của Anh cho biết Pháp đang đàm phán tích cực với các quốc gia thành viên khác để thống nhất về nhiệm vụ đàm phán của Liên Hiệp Âu Châu trong tuần này, với một số người mô tả tình hình là “khó khăn”.
Theo các điều khoản của Liên Hiệp Âu Châu, các quốc gia phải nộp hồ sơ dự thầu cho các khoản vay trước ngày 29 tháng 7, với mức phân bổ tối đa là 150 tỷ euro. Sau đó, họ sẽ hợp tác với một thành viên khác của Safe để mua vũ khí, nhằm mục đích giảm giá bằng cách tập hợp nhu cầu. Vương quốc Anh sẽ cần sử dụng ngân sách quốc gia để tham gia vào các dự án như vậy.
Các nước thứ ba trước tiên phải ký kết quan hệ đối tác an ninh và quốc phòng với Liên Hiệp Âu Châu, sau đó là một thỏa thuận cụ thể để tham gia Safe. Anh đã ký thỏa thuận đối tác ban đầu tại hội nghị thượng đỉnh về tái thiết ở Luân Đôn vào tháng 5 và sẽ đàm phán thỏa thuận thứ hai sau khi Liên Hiệp Âu Châu thiết lập được nhiệm vụ của mình. Tất cả các dự án phải được đệ trình trước cuối tháng 11, và Ủy ban Âu Châu, cơ quan điều hành của Liên Hiệp Âu Châu, sẽ chịu trách nhiệm phê duyệt.
[Kyiv Independent: UK to pay for EU defense fund access amidst growing Russia threat, FT reports]
10. Nga tuyển dụng trẻ em vào chương trình máy bay điều khiển từ xa thông qua trò chơi, và chương trình giảng dạy ở học đường
Theo cuộc điều tra của hãng tin độc lập Insider của Nga được công bố hôm Thứ Tư, 23 Tháng Bẩy, học sinh Nga đang được đưa vào chương trình phát triển máy bay điều khiển từ xa và các chương trình quân sự khác dưới vỏ bọc sáng kiến giáo dục.
Bản báo cáo tiết lộ cách trẻ em bị tuyển dụng thông qua các trò chơi điện tử có vẻ vô hại, các cuộc thi do nhà nước tổ chức và những lời hứa hẹn về sự thăng tiến trong học tập và sự nghiệp - tất cả đều do Bộ Quốc phòng Nga dàn dựng và được chính phủ cao cấp nhất chấp thuận.
Cốt lõi của chiến dịch là Berloga, một trò chơi điện tử ra mắt năm 2022 và được đích thân Putin phê duyệt. Trò chơi này thu hút học sinh trung học bằng cách tặng tới 10 điểm thưởng trong các kỳ thi quốc gia của Nga cho những người chơi xuất sắc.
Những người xuất sắc trong trò chơi Berloga sẽ được mời tham gia các cuộc thi cao cấp hơn như Big Challenges, nơi sinh viên được làm việc trực tiếp với các nhà thầu quốc phòng.
Những người tham gia chia sẻ với Insider rằng họ được đào tạo để che giấu mục đích quân sự của dự án bằng cách bịa ra các ứng dụng dân sự khi trình bày trước ban giám khảo các cuộc thi.
“Khi chúng tôi bảo vệ dự án của mình trong trận chung kết, chúng tôi bị cấm nói rằng nó cần thiết cho chiến tranh,” một học sinh chia sẻ với tờ báo. “Một dự án luôn phải có mục đích kép, đặc biệt là khi bạn còn là học sinh.”
Một cậu bé 13 tuổi được tường trình đã huấn luyện binh lính Nga cách vận hành máy bay điều khiển từ xa tại một cơ sở của nhà nước.
Nỗ lực quân sự hóa thanh thiếu niên của Nga cũng bao gồm việc tham gia trực tiếp vào sản xuất máy bay điều khiển từ xa. Các video tuyên truyền của nhà nước trước đó cho thấy cảnh thanh thiếu niên lắp ráp máy bay điều khiển từ xa Geran-2 — phiên bản nội địa của máy bay điều khiển từ xa tấn công Shahed — tại khu công nghiệp Alabuga ở Tatarstan.
Nga bắt đầu sử dụng rộng rãi máy bay điều khiển từ xa Shahed vào cuối năm 2022. Giá cả phải chăng và sản xuất đơn giản đã khiến chúng trở thành một phần quan trọng trong chiến thuật tấn công trên không của Mạc Tư Khoa.
Chỉ riêng trong tháng 6, Nga đã phóng hơn 5.300 máy bay điều khiển từ xa Shahed và Ukraine đã hứng chịu cuộc tấn công trên không lớn nhất được ghi nhận vào ngày 9 tháng 7, với 741 máy bay điều khiển từ xa và hỏa tiễn được phóng chỉ trong một ngày.
Thiếu tướng Đức Christian Freuding, nhà lãnh đạo chính sách Ukraine tại Bộ Quốc phòng Đức, đã cảnh báo vào ngày 19 tháng 7 rằng Mạc Tư Khoa đặt mục tiêu mở rộng năng lực máy bay điều khiển từ xa của mình để có thể phóng tới 2.000 máy bay điều khiển từ xa mỗi đêm.
[Kyiv Independent: Russia recruits children into drone programs through games, education incentives, media reports]
Lạy Chúa tôi: Giám đốc Tài chính Caritas lại đi xem bói khiến Caritas Luxembourg mất 67 triệu USD
VietCatholic Media
17:15 23/07/2025
1. Đức Hồng Y André Vingt-Trois, nguyên Tổng giám mục Giáo phận Paris, qua đời
Lúc 5 giờ chiều, ngày 18 tháng Bảy vừa qua, tất cả 82 nhà thờ ở Paris đã đánh chuông tang để tưởng niệm Đức Hồng Y André Vingt-Trois, người đã cai quản giáo phận này trong 12 năm, từ 2005 đến năm 2017. Đức Hồng Y thọ 82 tuổi.
Đức Cha Laurent Ulrich, đương kim Tổng giám mục, đã gửi thư cho toàn Giáo phận Paris để thông báo sự qua đời của Đức Hồng Y tiền nhiệm, trong đó ngài viết: “Đối với nhiều người trong chúng ta, Đức Cố Hồng Y không phải chỉ là Tổng giám mục của chúng ta, nhưng ngài còn là một mục tử, một người cha, một mẫu gương; đối với tôi, ngài là một người anh trong sứ vụ giám mục và phục vụ, và cũng là một người bạn... Đức Hồng Y Vingt-Trois đã chu toàn mọi trách vụ được ủy nhiệm cho ngài: tại Paris cạnh Đức Hồng Y Jean-Marie Lustiger, rồi làm Tổng giám mục Giáo phận Tours, sau đó làm Tổng giám mục Paris, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Pháp, sau đó được bổ nhiệm làm Hồng Y. Mặc dù gánh nặng của những sứ vụ đó, ngài luôn giữ tinh thần đơn sơ, xuất phát từ tiếng gọi đầu tiên đi theo Chúa mà người đã nhận được từ Chúa để đi theo. Trong những năm gần đây, mặc dù các vấn đề sức khỏe mà ngài chịu đựng trong tinh thần can đảm và kiên nhẫn, Đức Hồng Y không ngừng phục vụ - theo một thể thức khác - qua kinh nguyện và phó thác cho thánh ý Chúa”.
Đức Tổng Giám Mục Ulrich mời gọi các tín hữu cầu xin ơn an nghỉ đời đời cho vị tiền nhiệm, trong niềm hy vọng nơi lời Chúa hứa về sự sống lại.
Đức Tổng Giám Mục Ulrich xin các giáo xứ cử hành thánh lễ cầu nguyện theo các ý nguyện trên đây, từ ngày 18 tháng Bảy.
Một cuốn sổ chia buồn trên mạng của Tổng giáo phận cũng được mở ra để đón nhận những chia buồn của các tín hữu.
Đức Hồng Y André Vingt-Trois sinh tại Paris ngày 07 tháng Mười Một năm 1942, thụ phong linh mục năm 26 tuổi, năm 1981. Khi được 39 tuổi, cha được Đức Hồng Y Lustiger bổ nhiệm làm Tổng đại diện, rồi bảy năm sau, được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bổ nhiệm làm Giám Mục Phụ Tá Tổng giáo phận Paris. Từ năm 1999 đến năm 2005, ngài làm Tổng giám mục Giáo phận Tours, sau đó làm Tổng giám mục Paris từ năm 2005, hai năm sau ngài được Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI bổ nhiệm làm Hồng Y. Mặc dù bị một thứ bệnh hiếm về thần kinh, gọi là hiệu chứng Guillain-Barré trong những năm gần đây, làm tê liệt một phần, Đức Hồng Y vẫn tham dự lễ mở lại nhà thờ Chính tòa Paris, ngày 08 tháng Mười Hai năm ngoái, sau 5 năm trùng tu vì hỏa hoạn.
Với sự qua đi của Đức Hồng Y Vingt-Trois, Hồng Y đoàn còn 249 vị, trong số này có 131 Hồng Y cử tri. Thứ Hai, ngày 21 tháng Bảy này, Đức Hồng Y Joseph Coutts, nguyên Tổng giám mục Giáo phận Karachi bên Pakistan sẽ tròn 80 tuổi và số Hồng Y cử tri sẽ còn 130 vị, tức là quá 10 vị so với con số quy luật hiện hành, nhưng được Đức Giáo Hoàng Phanxicô chuẩn chước.
2. Chính quyền thành phố Mexico chiếu hình ảnh ủng hộ phá thai lên mặt tiền nhà thờ
Văn phòng truyền thông của nhà thờ chính tòa Thành phố Mexico đã bày tỏ sự bất bình với việc chiếu các thông điệp ủng hộ phá thai trên mặt tiền của nhà thờ trong một chương trình do chính quyền thủ đô tổ chức.
Chương trình mang tên “Ký ức rực rỡ: Mexico-Tenochtitlan 700 năm” diễn ra mỗi đêm từ ngày 11 đến 27 tháng 7 tại quảng trường trung tâm Zócalo của thủ đô. Chương trình biến Cung điện Quốc gia và Nhà thờ lớn thành những màn hình hoành tráng, tái hiện trực quan lịch sử thủ đô, từ nguồn gốc Aztec cho đến ngày nay.
Theo chính quyền Thành phố Mexico, câu chuyện bao gồm các sự kiện như độc lập, Cách mạng Mexico và “các sự kiện gần đây như cuộc diễn hành Tự hào LGBTIQ+ đầu tiên đến Zócalo, việc hợp pháp hóa phá thai, bầu hai nữ nguyên thủ quốc gia và củng cố một thành phố về quyền và tự do”.
Trong số những hình ảnh được chiếu lên mặt tiền của nhà thờ có hình ảnh những người phụ nữ đội khăn quàng cổ màu xanh lá cây, biểu tượng của phong trào nữ quyền và một tấm biển có dòng chữ “phá thai an toàn”.
Đó là những thông điệp 'làm tổn thương sâu sắc và làm tổn thương đức tin'
Trong một tuyên bố đưa ra ngày 15 tháng 7, nhà thờ chính tòa cho biết họ chưa được tham khảo ý kiến trước về nội dung của chương trình. Nhà thờ cũng làm rõ rằng vở kịch Memoria Luminosa không liên quan gì đến Tổng giáo phận Mexico, do các đơn vị khác sản xuất và khẳng định không có cơ quan tôn giáo nào “tham gia vào giai đoạn tiền sản xuất hoặc kịch bản của chương trình nói trên”.
Tuyên bố chỉ ra rằng trong khi tài sản của nhà thờ thuộc về chính quyền liên bang - theo quy định của Luật về Hiệp hội Tôn giáo và Thờ phượng Công cộng đối với các nhà thờ được xây dựng trước năm 1992, là năm mà mối quan hệ giữa nhà nước và Giáo Hội Công Giáo được tái lập - thì việc sử dụng và quản lý tài sản này thuộc về Tổng giáo phận Mexico, bao gồm cả trách nhiệm về các thông điệp được truyền bá trên mặt tiền và tiền sảnh của nhà thờ.
Tuy nhiên, các nhà chức trách tôn giáo tuyên bố rằng họ chỉ được thông báo rằng cả mặt tiền nhà thờ và nhà thờ giáo xứ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời liền kề “sẽ đóng vai trò là khung nền cho dự án này, có tính đến thời kỳ thuộc địa và baroque được tường trình sẽ được trình chiếu trên những không gian này”.
Do đó, họ lên án việc đưa vào “nhiều chú thích và hình ảnh làm tổn thương sâu sắc đến đức tin và các nguyên tắc cơ bản mà chúng ta, những người Công Giáo, tuyên xưng”.
Tuyên bố chỉ rõ: “Bất chấp thực tế là, xét đến sự phân chia giữa tự do tôn giáo và chính sách công, cả hai đều được hiến pháp của chúng ta bảo vệ, quyền tự do ngôn luận được tôn trọng trong khuôn khổ và không gian tương ứng, thì việc truyền tải những thông điệp trái ngược với các nguyên tắc Công Giáo một cách cụ thể lên nhà thờ thánh này là điều đáng phản đối”.
Cuối cùng, văn phòng truyền thông của nhà thờ đã kêu gọi chính quyền thành phố Mexico, trong quá trình thực hiện quyền hạn của mình, hãy cung cấp các hướng dẫn cần thiết để mặt tiền của nhà thờ “luôn tránh việc truyền tải những thông điệp trái ngược với đức tin Công Giáo, vốn gây tổn hại sâu sắc đến lòng sùng kính của người dân Mexico”.
Source:Catholic News Agency
3. Tiến Sĩ George Weigel: Đừng gấp lại, xuyên thủng hoặc cắt xén
Tiến sĩ George Weigel là thành viên cao cấp của Trung tâm Đạo đức và Chính sách Công cộng Washington, và là người viết tiểu sử Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Ông vừa có bài viết nhan đề “Do Not Fold, Spindle, or Mutilate”, nghĩa là “Đừng gấp lại, xuyên thủng hoặc cắt xén”.
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
“Đừng gấp lại, xuyên thủng hoặc cắt xén” là chỉ dẫn được in trên các thẻ đục lỗ dùng để nhập dữ liệu vào máy tính IBM vào những năm 1950, khi những cỗ máy tính nguyên sơ này có thể chiếm trọn một tầng của một tòa nhà. Lời cảnh báo đó chợt hiện lên trong tâm trí tôi khi, như đã xảy ra với tần suất đáng buồn trong bốn thập niên qua, truyền thống phân tích đạo đức của chiến tranh chính nghĩa bị gấp lại, xuyên thủng và cắt xén - chưa kể đến việc bị bóp méo, đảo ngược, và trở nên không thể nhận ra - trong rất nhiều bình luận thế tục và tôn giáo về hành động quân sự do Israel và Hoa Kỳ thực hiện ở Iran vào tháng 6.
Hãy để tôi thử sửa chữa một số thiệt hại bằng một vài lời nhắc nhở về phương pháp phân tích đạo đức chiến tranh chính nghĩa là gì và không phải là gì.
Ngụy biện số 1: Cách suy nghĩ về chiến tranh chính nghĩa bắt đầu bằng “giả định chống lại chiến tranh”.
Không, không phải như vậy. Lý thuyết chiến tranh chính nghĩa của Thánh Augustinô không “bắt đầu” từ đó, lý thuyết chiến tranh chính nghĩa của Thánh Thomas Aquinas cũng không bắt đầu từ đó, và không có lý thuyết chiến tranh chính nghĩa đương đại nghiêm chỉnh nào bắt đầu từ đó. Thay vào đó, tư duy chiến tranh chính nghĩa bắt đầu từ nghĩa vụ đạo đức của một cơ quan công quyền hợp pháp trong việc bảo đảm an ninh cho những người mà họ chịu trách nhiệm về mạng sống. Nghĩa vụ đó có thể được thực hiện bằng nhiều cách. Một trong số đó là việc sử dụng vũ lực một cách cân xứng và có phân biệt đối xử.
Điểm khởi đầu “giả định chống chiến tranh” bóp méo logic nội tại, và cấu trúc của lý luận đạo đức, trong truyền thống chiến tranh chính nghĩa. Nó biến lý luận chiến tranh chính nghĩa thành một loạt những vòng lặp mà các nhà đạo đức học yêu cầu các cơ quan công quyền phải vượt qua, hoặc những ô mà các nhà hoạch định chính sách phải đánh dấu từng ô một. Thay vào đó, tư duy chiến tranh chính nghĩa là một khuôn mẫu cho sự suy ngẫm hợp tác của các nhà đạo đức học, công chúng và các quan chức chính phủ chịu trách nhiệm về thiện ích chung về thời điểm và cách thức quân đội có thể phục vụ mục tiêu hòa bình, công lý và tự do một cách cân xứng và phân biệt đối xử. Tất nhiên, sẽ rất hữu ích nếu cả ba bên trong sự suy ngẫm này đều có hiểu biết và tôn trọng khuôn mẫu đó. Những giáo sĩ tuyên bố rằng “chiến tranh luôn bất công” đã không nuôi dưỡng được sự hiểu biết đó.
Ngụy biện số 2: Lý thuyết chiến tranh chính nghĩa ngăn cản hành động quân sự phủ đầu hoặc ra đòn đầu tiên.
Không, không phải như vậy. Như những ai đã xem bộ phim Midway năm 2019 đều biết, Đô đốc William Halsey và nhóm tác chiến của Hàng Không Mẫu Hạm USS Enterprise đang trên đường trở lại Hawaii vào ngày 7 tháng 12 năm 1941, sau khi chuyển giao máy bay chiến đấu của Thủy quân lục chiến đến Đảo Wake. Kido Butai, lực lượng tấn công cơ động của Hạm đội Không quân số 1 Nhật Bản dưới quyền Đô đốc Chuichi Nagumo, đã không bị người Mỹ phát hiện. Nhưng nếu Halsey đã tìm thấy hạm đội Nhật Bản thì sao? Có thể giả định một cách hợp lý rằng Nagumo không tiến về vùng biển Hawaii để thăm dò các lựa chọn bất động sản trên Bãi biển Waikiki; những nỗ lực hung hăng của Nhật Bản nhằm mở rộng đế chế của mình đã rõ ràng kể từ cuộc xâm lược tàn bạo của nước này vào Trung Quốc vào năm 1937 và cuộc xâm lược và xâm lược Đông Dương thuộc Pháp vào năm 1940. Nếu SBD Dauntlesses của Đội trinh sát thứ sáu của Enterprise tìm thấy hạm đội Nhật Bản, thì từ quan điểm chiến tranh chính nghĩa, Halsey sẽ hoàn toàn có lý khi phát động một cuộc tấn công phủ đầu để ngăn chặn một cuộc tấn công vào Trân Châu Cảng. Cuộc xâm lược của Nhật Bản đã diễn ra, mặc dù các máy bay ném ngư lôi và máy bay ném bom vẽ lá cờ Mặt trời mọc vẫn chưa được điều động.
Iran đã gây chiến với Hoa Kỳ mà họ gọi là “Đại Satan”, và “Tiểu Satan” Israel và rộng hơn là phương Tây trong nhiều thập niên. Ít nhất một ngàn người Mỹ đã thiệt mạng vì điều này. Một chế độ toàn trị do những kẻ cuồng tín về ngày tận thế điều hành không ngừng nghỉ tìm kiếm vũ khí hạt nhân - và liên tục nói dối về tiến trình hướng tới mục tiêu đó - vì mục đích răn đe hoặc tự mãn. Việc tước bỏ khả năng hủy diệt to lớn của vũ khí hạt nhân của chế độ Iran là điều bắt buộc, cả về mặt đạo đức lẫn chiến lược. Trong trường hợp này, khi ngoại giao rõ ràng đã thất bại, trong bối cảnh nhiều hình thức xâm lược khác nhau [của Iran và các lực lượng ủy nhiệm chư hầu] đang diễn ra và ý định của chế độ Iran khá rõ ràng, thì việc tấn công phủ đầu là có thể biện minh về mặt đạo đức, ngay cả khi kết quả trung và dài hạn của hành động chính đáng đó hiện không thể biết chắc chắn.
Ngụy biện số 3: “Phương án cuối cùng” là nguyên tắc đầu tiên trong truyền thống chiến tranh chính nghĩa.
Không, không phải như vậy. Về mặt logic, nguyên tắc chiến tranh chính nghĩa về “phương sách cuối cùng” không thể có nghĩa là mọi biện pháp giải quyết xung đột khả thi phải được sử dụng hết trước khi việc sử dụng vũ lực một cách cân xứng và có phân biệt đối xử được biện minh về mặt đạo đức. Tại sao? Bởi vì không thể biết chắc chắn khi nào thì phương án “cuối cùng” được đưa ra. Luôn có thể hình dung ra thêm một sáng kiến đàm phán, thêm một “lằn ranh đỏ”, thêm một biện pháp trừng phạt - như các nhà bình luận đứng về phe cánh hữu theo chủ nghĩa biệt lập và phe cánh tả theo chủ nghĩa hòa bình chức năng đã chứng minh gần đây. Vì vậy, tiêu chuẩn chiến tranh chính nghĩa về “phương sách cuối cùng” không thể được coi là điểm cuối của một chuỗi sự kiện mà điểm bắt đầu và kết thúc đã được biết trước. Thay vào đó, để đối phó với một cuộc xâm lược cần được giải quyết, việc quyết định rằng tất cả các phương án phi quân sự đều đã thất bại là vấn đề của sự phán đoán sáng suốt, thận trọng, chứ không phải là phép tính.
Những nguyên tắc này cần được biết đến nhiều hơn vì thế giới này vốn là như vậy.
Source:First Things
4. Lạy Chúa tôi: Giám đốc Tài chính Caritas lại đi xem bói khiến Caritas Luxembourg mất 67 triệu USD
Caritas Luxembourg, được thành lập vào năm 1932 và thuộc mạng lưới Caritas. Vào tháng 7 năm 2024, họ đã nộp đơn khiếu nại bị lừa gạt với số tiền lên đến 61 triệu Euro hay 67 triệu USD. Văn phòng công tố sau đó đã yêu cầu mở cuộc điều tra tư pháp về nghi ngờ làm giả, gian lận, vi phạm lòng tin và rửa tiền, cùng nhiều tội danh khác.
Vụ bê bối gian lận không chỉ làm chấn động Giáo Hội Công Giáo ở Luxembourg mà còn cả giới tài chính và chính trị ở quốc gia nhỏ bé giáp với Bỉ, Pháp và Đức.
Vào tháng 9 năm 2024, Thủ tướng Luxembourg Luc Frieden đã lên án cái mà ông gọi là “một vụ gian lận khủng khiếp” và tuyên bố rằng Caritas Luxembourg sẽ được thay thế bằng một “Caritas mới”.
Cuối tháng đó, ông tuyên bố thành lập một đơn vị mới để tiếp quản hầu hết các hoạt động trong nước của Caritas Luxembourg. Tổ chức phi lợi nhuận Hellëf um Terrain (Hỗ trợ trên mặt đất) đã bắt đầu hoạt động vào tháng 10 năm 2024.
Caritas Luxembourg sau đó đã thông báo đóng cửa các dự án viện trợ nước ngoài. Tuy nhiên, Bộ trưởng Phát triển Luxembourg Xavier Bettel cho biết các nỗ lực đang được tiến hành để cứu vãn một số dự án.
Vào Tháng Giêng năm 2025, văn phòng công tố viên công bố việc bắt giữ tám nghi phạm sau một chiến dịch phối hợp của cảnh sát Bulgaria, Pháp và Anh. Một người thứ chín, đến từ Bulgaria, đã bị bắt giữ vào cuối tháng đó.
Cuộc điều tra vẫn đang được tiến hành khi các nhà điều tra khám xét văn phòng của Grant Thornton, công ty kiểm toán được Caritas Luxembourg sử dụng, vào tháng 6 năm 2025.
Cũng trong tháng 6, Tổng giáo phận Luxembourg tuyên bố rằng Fondation Partage Luxembourg, một tổ chức Công Giáo được Bộ ngoại giao nước này công nhận, sẽ tạm thời đảm nhận công việc viện trợ ở nước ngoài mà Caritas Luxembourg buộc phải từ bỏ.
Một cuộc điều tra đặc biệt của quốc hội về Caritas Luxembourg đã kết thúc trong tháng này với việc trình bày một báo cáo, được công bố hôm Thứ Hai, 21 Tháng Bẩy. Báo cáo đưa ra 12 khuyến nghị, bao gồm cải thiện việc giám sát nhân viên và thúc đẩy sự chuyên nghiệp hóa của lĩnh vực bác ái.
Báo cáo cho biết Caritas Luxembourg có thể đã mất 61 triệu euro do “lừa đảo giả danh chủ tịch”, trong đó một kẻ lừa đảo mạo danh chủ tịch Caritas Luxembourg và yêu cầu Giám đốc tài chính Caritas Luxembourg chuyển khoản khẩn cấp vào tài khoản do họ kiểm soát. Số tiền này đã được chuyển từ tổ chức bác ái này sang các tài khoản ngân hàng nước ngoài trên toàn thế giới theo từng đợt, mỗi đợt dưới 500.000 euro, từ tháng 2 đến tháng 7 năm 2024.
Theo báo cáo, các khoản chuyển tiền được tường trình cần chữ ký điện tử của giám đốc tài chính và hai thành viên khác trong ban quản lý. Giám đốc tài chính Caritas Luxembourg đã ra hầu tòa để thẩm vấn và bị bắt giữ. Người này sau đó đã được thả.
Bà Giám đốc tài chính Caritas Luxembourg khai với tòa án rằng bà đã bắt đầu tham khảo trang web của một nhà ngoại cảm hoạt động tại Bỉ nhưng có trụ sở tại Tây Ban Nha. Bà đã tâm sự thường xuyên với thầy bói này và đã tiết lộ thông tin về nơi làm việc của mình và sau đó tên thầy bói đã chia sẻ thông tin đó với tội phạm có tổ chức.
Dựa trên thông tin mà bà cung cấp, bọn tội phạm Bulgaria đã tiến hành vụ lừa đảo. Sau khi bắt được tên thầy bói, cho đến nay, cảnh sát đã bắt được tổng cộng 12 người tham gia vào vụ lừa đảo. Tất cả đều là người Bulgaria, kể cả tên thầy bói.
Trong một diễn biến mới nhất, đáng mừng, tuần này, hai người đàn ông Bulgaria đã bị tuyên án tù vì tội giúp rửa 61 triệu euro hay 67 triệu đô la từ Caritas Luxembourg vào các tài khoản ngân hàng ở Tây Ban Nha.
Vào ngày 15 tháng 7, một tòa án ở Luxembourg đã tuyên án cả hai người đàn ông 18 tháng tù giam, cộng thêm 15 tháng tù treo. Tòa án cũng yêu cầu họ nộp phạt 3.000 euro (khoảng 3.500 đô la), sau khi họ đạt được thỏa thuận với các công tố viên và hợp tác trong quá trình điều tra, thắp lên hy vọng lấy lại được số tiền đã mất.
Theo các tài liệu tòa án mà tờ Luxemburger Wort thu thập được, hai người đàn ông này đã mở tài khoản ngân hàng ở Tây Ban Nha và cung cấp cho những kẻ chủ mưu. Bên công tố coi họ là “những người tham gia thụ động”, lưu ý rằng cả hai đều không có tiền án hình sự. Điều này dẫn đến việc họ được hưởng mức án nhẹ hơn, theo một điều khoản pháp lý được gọi là thỏa thuận jugement sur, trong đó bị cáo đồng ý nhận tội đối với một số cáo buộc nhất định để đổi lấy mức án nhẹ hơn và các nhượng bộ khác, chẳng hạn như tránh được phiên tòa xét xử toàn diện.
Luật sư đại diện cho hai người đàn ông này cho biết họ mơ hồ nhận thức được hành động của mình là bất hợp pháp nhưng không biết toàn bộ mức độ của âm mưu này. Ông lập luận rằng họ chỉ đơn giản là “con la tiền”, tức những người bị tội phạm lợi dụng để chuyển tiền bất hợp pháp.
Hiện tại, bảy người đàn ông khác bị cáo buộc là “con la tiền” đang phải đối mặt với việc bị truy tố. Cơ quan tư pháp đang điều tra xem liệu bảy người này có thể nhận được một thỏa thuận nhận tội tương tự hay không.
Các nhà điều tra vẫn đang tìm kiếm những kẻ chủ mưu vụ lừa đảo này và không biết liệu có thể thu hồi được một phần hay toàn bộ số tiền bị đánh cắp hay không.
Cựu giám đốc tài chính của Caritas Luxembourg cũng phải đối mặt với cáo buộc khi các công tố viên lập luận rằng bất kể bà cho rằng mình đã bị lừa, bà đã ký vào các khoản chuyển tiền bất hợp pháp, nên bà phải chịu trách nhiệm. Giám đốc tài chính này vẫn khẳng định mình vô tội, cho rằng bà là nạn nhân của vụ lừa đảo.
Source:Pillar Catholic