25. Bây giờ tôi còn trẻ mà không nên thánh, sau này mãi mãi sẽ không nên thánh.
(Thánh John Berchmans)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
---------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:48 21/07/2025
97. ÂM DƯƠNG ĐẢO NGƯỢC
Ở trong Mân (1) có một thầy thuốc họ Âm, và vợ của ông ta gọi là Dương thị, người ta cười đùa gọi họ là “âm dương đảo ngược”, rồi lại gọi đùa con của họ là “thầy địa lý.”
(Tiếu Tiếu lục)
Suy tư 97:
Âm là giống cái và dương là giống đực, cho nên chồng họ Âm vợ họ Dương thì đúng là chuyện tức cười, và tức cười hơn nữa là đứa con gọi đùa là “thầy địa lý”, tức cười chứ không phải là nhạo cười…
Người Ki-tô hữu thì đến nhà thờ để thờ phượng Thiên Chúa và đón nhận ơn lành của Ngài; người bên lương thì đi chùa miếu để bái lạy cúng quảy cầu phước, đó là chuyện dễ hiểu trong đời sống tín ngưỡng của mỗi người, nhưng cái đáng nhạo cười là đã mang danh người Ki-tô hữu mà vẫn đi vào chùa miếu để bái bái lạy lạy bụt thần trong ba ngày tết, hoặc tin vào những điều dị đoan mà người Ki-tô hữu không được phép làm…
Âm dương đảo ngược là lấy gốc làm ngọn và lấy ngọn làm gốc, lấy thuận làm nghịch và lấy nghịch làm thuận, chứ không phải là do cái tên mà ra, bởi vì có những người có cái tên không đẹp nhưng cuộc sống của họ rất hay và đẹp, và có những người tên rất đẹp nhưng cuộc sống của họ không mẫu mực chút nào cả…
“Ki-tô hữu” là danh từ rất đẹp và hạnh phúc, vì nó lột tả được tất cả hạnh phúc đời này và đời sau của người mang danh
(1) Tên gọi khác của tỉnh Phúc Kiến, xem từ điển Trung-Việt trang 838.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Ngày 22/07: Lòng Can Đảm – Mừng kính Thánh Maria Mađalêna – Lm. Giuse Lăng Kinh Luân, CS
Giáo Hội Năm Châu
02:35 21/07/2025
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an.
Sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần, lúc trời còn tối, bà Ma-ri-a Mác-đa-la đi đến mộ, thì thấy tảng đá đã lăn khỏi mộ. Bà liền chạy về gặp ông Si-môn Phê-rô và người môn đệ Đức Giê-su thương mến. Bà nói: “Người ta đã đem Chúa đi khỏi mộ; và chúng tôi chẳng biết họ để Người ở đâu.”
Bà Ma-ri-a Mác-đa-la đứng ở ngoài, gần bên mộ, mà khóc. Bà vừa khóc vừa cúi xuống nhìn vào trong mộ, thì thấy hai thiên thần mặc áo trắng ngồi ở nơi đã đặt thi hài của Đức Giê-su, một vị ở phía đầu, một vị ở phía chân. Thiên thần hỏi bà: “Này bà, sao bà khóc?” Bà thưa: “Người ta đã lấy mất Chúa tôi rồi, và tôi không biết họ để Người ở đâu!” Nói xong, bà quay lại và thấy Đức Giê-su đứng đó, nhưng bà không biết là Đức Giê-su. Đức Giê-su nói với bà: “Này bà, sao bà khóc? Bà tìm ai?” Bà Ma-ri-a tưởng là người làm vườn, liền nói: “Thưa ông, nếu ông đã đem Người đi, thì xin nói cho tôi biết ông để Người ở đâu, tôi sẽ đem Người về.” Đức Giê-su gọi bà: “Ma-ri-a!” Bà quay lại và nói bằng tiếng Híp-ri: “Ráp-bu-ni!” (nghĩa là ‘Lạy Thầy’). Đức Giê-su bảo: “Thôi, đừng giữ Thầy lại, vì Thầy chưa lên cùng Chúa Cha. Nhưng hãy đi gặp anh em Thầy và bảo họ: ‘Thầy lên cùng Cha của Thầy, cũng là Cha của anh em, lên cùng Thiên Chúa của Thầy, cũng là Thiên Chúa của anh em’.” Bà Ma-ri-a Mác-đa-la đi báo cho các môn đệ : “Tôi đã thấy Chúa”, và bà kể lại những điều Người đã nói với bà.
Đó là lời Chúa
Hành trình
Lm Minh Anh
14:54 21/07/2025
HÀNH TRÌNH “Maria!”.
“Đẹp biết bao khi nghĩ rằng lần hiện ra đầu tiên của Chúa Phục Sinh - theo Tin Mừng - đã diễn ra một cách cá nhân như vậy! Rằng có ai đó biết chúng ta, thấy nỗi đau và thất vọng của chúng ta, người ấy xúc động vì chúng ta và gọi tên chúng ta!” - Phanxicô.
Kính thưa Anh Chị em,
Maria - hôm nay Hội Thánh mừng kính - đã đi ra mộ Chúa từ sáng sớm khi trời còn tối mịt; nhưng trước khi nhận ra Thầy mình, cô phải trải qua một ‘hành trình’ tối mịt khác cho đến khi nghe ai đó gọi tên, “Maria!”.
Trước khi nhận ra Thầy, Maria vẫn ở trong bóng tối của chiều thứ Sáu; không chỉ một Giêsu đã chết mà thi hài Ngài dường như cũng bị đánh cắp! May thay, Maria bước dần ra khỏi sự u minh tâm linh khi ‘Ai đó’ gọi tên cô, mở mắt cô, cho cô nhận ra Thầy. “Chúa gọi ‘Maria!’. Một từ thôi, nhưng chứa cả trời cao trong đó. Sau cơn tuyệt vọng bao giờ cũng có hy vọng; sau tìm kiếm là khám phá; sau mất mát là tìm thấy!” - Fulton Sheen. Vậy mà, ngay khi khoảnh khắc tuyệt vời đó xảy đến, Maria vẫn phải vượt qua một ngả rẽ khác: Thầy không còn như trước! Vậy là phải bắt đầu một ‘hành trình’ mới - ‘hành trình’ của Thánh Thần!
Các cuộc ‘hành trình’ của Maria là một chuỗi chứng tá truyền cảm hứng cho chúng ta. Dù ít người bị bảy quỷ ám như cô, nhưng tất cả chúng ta đều bị dày vò cách này cách khác. Tất cả chúng ta phạm tội - đi trong bóng tối - có một quá khứ đáng hối tiếc; và tất cả chúng ta đều được mời gọi bước ra ánh sáng - trở nên tốt - trong Thánh Thần. “Đời sống thiêng liêng không nằm trước, sau hay ngoài cuộc sống hằng ngày. Chính giữa đời thường, Thánh Thần ẩn giấu và tỏ hiện!” - Henri Nouwen.
Cuộc sống “tốt hơn” của Maria là một cuộc sống được Thánh Thần dun dủi - quên mình vì Chúa Giêsu cách trung thành nhất. Cô không quan tâm liệu binh lính đã nhìn thấy cô dưới chân thập giá, liệu họ sẽ quấy nhiễu cô khi cô đến mồ để xức xác Thầy. Cô chỉ nghĩ đến hành động yêu thương cuối cùng có thể dâng lên Ngài. Và vì lòng trung thành không lay chuyển của cô, Chúa Giêsu đã ban cho cô một món quà ngoài sức tưởng tượng. Ngài hiện ra với cô, sai cô đi làm ‘tông đồ cho các tông đồ’.
Anh Chị em,
“Maria!”. Tiếng gọi đích danh với âm vực quen thuộc của “Người Làm Vườn” đã khiến trái tim Maria giật thót - vì “Chiên của Tôi thì nghe tiếng Tôi”. Nếu thuở địa đàng, sự chết đã đến với loài người trong một khu vườn; thì nay, sự sống trở lại với nhân loại cũng trong một khu vườn! Vui biết bao, ‘lần hiện ra đầu tiên’ của Chúa Phục Sinh đã diễn ra theo ‘cách cá nhân’ đến thế! Không phải tôi đi tìm Chúa, nhưng Chúa đi tìm tôi ngay trong ‘hành trình’ tối mịt của tôi! Ngài quan tâm cuộc sống của tôi, Ngài nuôi dưỡng nó; Ngài chết và sống lại để cứu nó. “Chúa Giêsu đến tìm chúng ta trong bóng tối. Ngài đón nhận chúng ta như chúng ta là, và đồng hành đưa ta về phía ánh sáng!” - Jean Vanier.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, cho con dám cất bước từ ‘cái tôi’ tăm tối của con, dẫu đó là sự khởi đi của một ‘hành trình’ khá khó khăn và khắc nghiệt, nhưng nó nhất định cần thiết!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Giáo Hoàng Leo XIV điện đàm với Chủ tịch Palestine, kêu gọi bảo vệ thường dân ở Gaza
vũ văn an
14:41 21/07/2025
Một cây ô liu cháy âm ỉ sau khi bị đốt cháy tại một ngôi làng Palestine gần thị trấn Sinjil ở Bờ Tây, thứ Sáu, ngày 11 tháng 7 năm 2025. (Ảnh: Maya Alleruzzo/AP.)
Charles Collins, giám đốc điều hành của tạp chí mạng Crux, ngày 21 tháng 7, 2025, tường trình rằng: Trong cuộc điện đàm với Chủ tịch Nhà nước Palestine Mahmoud Abbas hôm thứ Hai, Đức Giáo Hoàng Leo XIV đã nhắc lại lời kêu gọi tôn trọng đầy đủ luật nhân đạo quốc tế.
Theo Vatican, cuộc điện đàm giữa hai nhà lãnh đạo đã đề cập đến những diễn biến gần đây trong cuộc xung đột ở Dải Gaza và bạo lực ở Bờ Tây.
Đức Giáo Hoàng Leo XIV đặc biệt nhấn mạnh đến nghĩa vụ bảo vệ thường dân và các địa điểm linh thiêng, cấm sử dụng vũ lực bừa bãi và cưỡng bức di dời dân cư.
Tuyên bố cho biết: “Trong bối cảnh tình hình nhân đạo bi thảm hiện nay, Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh đến nhu cầu cấp thiết phải hỗ trợ những người dễ bị tổn thương nhất trước hậu quả của cuộc xung đột và tạo điều kiện cho hàng viện trợ nhân đạo được tiếp cận đầy đủ".
Hôm Chúa nhật, Abbas đã gửi thông điệp tới các nhà lãnh đạo thế giới và các tổ chức quốc tế, nói rằng đây là "thời điểm quan trọng và khó khăn đối với người dân Palestine của chúng tôi", đồng thời cho biết đây là hậu quả của các hoạt động của Israel kể từ khi cuộc xung đột hiện tại bắt đầu gần hai năm trước.
Cuộc chiến Gaza nổ ra sau cuộc tấn công bất ngờ của các chiến binh Hamas vào ngày 7 tháng 10 năm 2023, khiến 1,200 người Israel thiệt mạng và hơn 250 người bị bắt làm con tin.
Israel ngay lập tức phát động một cuộc tấn công trả đũa ở Gaza nhằm lật đổ Hamas khỏi vị trí lãnh đạo, với cuộc xung đột sau đó đã khiến hơn 70,000 người ở Gaza thiệt mạng, theo ước tính của Palestine.
Một thỏa thuận hòa bình được ký kết hồi đầu năm nay đã bị phá vỡ, và Israel đã gia tăng các cuộc tấn công vào Gaza, khiến hàng nghìn người thiệt mạng, hầu hết là dân thường.
Trong thông điệp gửi tới các nhà lãnh đạo thế giới, Abbas cáo buộc Israel phạm "tội ác diệt chủng, giết chóc, hủy diệt và gây ra nạn đói đối với người dân của chúng tôi ở Gaza mà không có sự răn đe hay trách nhiệm giải trình."
Nhà lãnh đạo Palestine phát biểu: “Những hành động này làm suy yếu giải pháp hai nhà nước và siết chặt vòng vây đối với người dân Palestine và các định chế quốc gia của họ, nhằm ngăn chặn việc thành lập một nhà nước Palestine độc lập và có chủ quyền. Chúng cũng phá hủy các nỗ lực kiến tạo hòa bình, khiến khu vực của chúng ta và thế giới rơi vào tình trạng căng thẳng và bất ổn”.
Kể từ năm 2007, Gaza không nằm dưới sự kiểm soát của Chính quyền Palestine mà do Hamas điều hành, lực lượng từ chối công nhận nhà nước Israel. Tuy nhiên, theo luật pháp quốc tế, về mặt kỹ thuật, nó vẫn là một phần của Palestine.
Trong thông điệp của mình, Abbas cho biết “ưu tiên cấp bách” của Nhà nước Palestine là một lệnh ngừng bắn ngay lập tức và vĩnh viễn, để đảm bảo việc trả tự do cho các con tin và tù nhân, và đảm bảo việc cung cấp viện trợ nhân đạo khẩn cấp, đặc biệt là lương thực và vật tư y tế, cho Dải Gaza.
Ông nói: “Điều này phải đi kèm với việc rút toàn bộ lực lượng chiếm đóng Israel khỏi Dải Gaza, cho phép Nhà nước Palestine đảm nhận toàn bộ trách nhiệm tại đó, dẫn đến một lệnh ngừng bắn toàn diện, chấm dứt các tội ác của người định cư và các cuộc tấn công đang diễn ra vào các thánh địa Hồi giáo và Kitô giáo, và khởi động một tiến trình chính trị để chấm dứt sự chiếm đóng dựa trên các nghị quyết hợp pháp quốc tế, Sáng kiến Hòa bình Ả Rập, và thông qua một kế hoạch hòa bình với các bảo đảm quốc tế và một thời gian biểu được xác định trong Hội nghị Hòa bình Quốc tế sắp tới tại New York”.
Thông điệp của ông được đưa ra chỉ vài ngày sau khi một xe tăng Israel bắn vào nhà thờ Công Giáo duy nhất ở Gaza, Giáo xứ Thánh Gia, gây ra sự lên án của quốc tế. Israel tuyên bố vụ tấn công là một sai lầm và đã hứa sẽ điều tra sự việc.
Tuy nhiên, Alistair Dutton, Tổng Thư ký Caritas Quốc tế, cho biết chính phủ Israel đang tạo ra các cuộc tấn công “gây tổn hại cho dân thường ngày này qua ngày khác” ở Gaza.
Ông nói với Vatican News: “Chúng ta cần chấm dứt ngay lập tức các cuộc ném bom và hành động tàn bạo này”.
Abbas cho biết "vấn đề cấp bách nhất hiện nay" là chấm dứt các vụ giết người ở Dải Gaza, mà ông gọi là "diệt chủng", và chấm dứt tình trạng người Palestine phải di dời và chết đói trên lãnh thổ này.
Ông nói: "Tình hình này là không thể chịu đựng được và không thể dung thứ. Nó đòi hỏi sự can thiệp khẩn cấp của quý vị và cộng đồng quốc tế để gây sức ép buộc Israel cho phép nhập cảnh ngay lập tức thực phẩm và vật tư y tế để cứu hàng ngàn trẻ em, phụ nữ và người già đang chết đói do lệnh phong tỏa và ngăn cản viện trợ nhân đạo".
Ông Abbas nói tiếp: "Cùng lúc trẻ em, phụ nữ và người già ở Gaza đang bị đói và bị giết hại một cách tàn nhẫn tại các trung tâm cứu trợ, Chính quyền Quốc gia Palestine đang phải chịu một cuộc bao vây tài chính và kinh tế chưa từng có do chính phủ Israel giữ lại nguồn thu thuế của Palestine, hiện đã vượt quá hai tỷ đô la. Đây rõ ràng là một nỗ lực nhằm phá hoại công việc của chính phủ Palestine và làm tê liệt khả năng chu tòan các nghĩa vụ của nó đối với nhân dân chúng tôi”.
Chủ tịch Palestine cho biết ông đang kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới gây sức ép buộc chính phủ Israel “chấm dứt chính sách đói nghèo” và đảm bảo việc tiếp cận viện trợ nhân đạo ngay lập tức, cũng như giải phóng nguồn thu thuế của Palestine.
Ông nói: “Điều quan trọng không kém là buộc thế lực chiếm đóng chấm dứt chủ nghĩa khủng bố định cư, chấm dứt việc phá hủy và di dời các trại tị nạn, chấm dứt mọi hình thức xâm lược ở Bờ Tây, ngừng mở rộng khu định cư và các nỗ lực sáp nhập đất đai, và chấm dứt các cuộc tấn công vào các thánh địa Hồi giáo và Kitô giáo ở Jerusalem, Hebron, Taybeh và Gaza”.
Hôm thứ Bảy, ông Abbas cho biết cuộc bầu cử Hội đồng Quốc gia Palestine - một cơ quan nội bộ của Tổ chức Giải phóng Palestine - sẽ được tổ chức vào cuối năm 2025, lần đầu tiên các cuộc bầu cử được tổ chức kể từ năm 2006. Ông cho biết điều này sẽ củng cố quyền lực của Nhà nước Palestine.
Trong cuộc đàm đạo giữa Đức Giáo Hoàng Leo và Abbas, Đức Giáo Hoàng đã nói về Hiệp định Toàn diện giữa Tòa thánh và Nhà nước Palestine, được ký kết vào ngày 26 tháng 6 năm 2015, và có hiệu lực từ ngày 2 tháng 1 năm 2016.
Một thỏa thuận giữa Tòa thánh và Israel đã được ký kết vào năm 1993. Đức Leo đã nói chuyện với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu vào tối thứ Sáu, một ngày sau vụ tấn công vào nhà thờ ở Gaza.
Đức Giáo Hoàng Leo XIV kỷ niệm 56 năm ngày con người đặt chân lên Mặt Trăng bằng chuyến thăm đài quan sát và gọi điện cho Buzz Aldrin
Vũ Văn An
14:56 21/07/2025
Đức Giáo Hoàng Leo XIV kỷ niệm 56 năm ngày con người đặt chân lên Mặt Trăng bằng chuyến thăm đài quan sát và gọi điện cho Buzz Aldrin
A.P.
Hãng tin A.P. hôm nay đưa tin: Hôm Chúa Nhật, Đức Giáo Hoàng Leo XIV đã kỷ niệm 56 năm ngày con người đặt chân lên Mặt Trăng bằng chuyến thăm đài quan sát thiên văn Vatican ở Castel Gandolfo và gọi điện cho phi hành gia Buzz Aldrin.
Sau khi cầu nguyện Kinh Truyền Tin Chúa Nhật tại nơi nghỉ dưỡng mùa hè ở Castel Gandolfo, Đức Giáo Hoàng Leo đã đến đài quan sát thiên văn nằm trong Dinh thự Giáo hoàng, nơi ngài đã quan sát kỹ lưỡng các kính thiên văn từng hỗ trợ việc khám phá thiên thể từ góc nhìn dựa trên đức tin trong nhiều thập niên.
Đức Giáo Hoàng đã được các nhà thiên văn học và sinh viên tham gia khóa học hè truyền thống do đài quan sát tổ chức tháp tùng.
Đây là lần đầu tiên Đức Giáo Hoàng Leo đến thăm đài quan sát, được thành lập năm 1891 bởi Đức Giáo Hoàng Leo XIII.
Tuy nhiên, hình ảnh đầu tiên về đài quan sát này có thể bắt nguồn từ việc Đức Giáo Hoàng Gregory XIII thành lập một ủy ban nhằm nghiên cứu dữ liệu khoa học và ý nghĩa của việc cải cách lịch vào năm 1582.
Đài quan sát Vatican đã tạo ra những nghiên cứu hàng đầu từ các nhà khoa học-giáo sĩ, thu hút giới học thuật đến với bộ sưu tập thiên thạch của mình, bao gồm các mảnh vỡ của sao Hỏa và được coi là một trong những bộ sưu tập tốt nhất thế giới.
Cuối Chúa Nhật, Đức Giáo Hoàng đã gọi điện cho phi hành gia Buzz Aldrin, người đã cùng Neil Armstrong và Michael Collins thực hiện chuyến đi bộ lịch sử trên Mặt Trăng vào năm 1969.
Đức Giáo Hoàng Leo viết trên tài khoản X của ngài: “Tối nay, 56 năm sau chuyến hạ cánh xuống mặt trăng của tàu Apollo 11, tôi đã trò chuyện với phi hành gia Buzz Aldrin. Chúng tôi cùng nhau chia sẻ ký ức về một chiến công lịch sử, một minh chứng cho sự khéo léo của con người, và chúng tôi suy gẫm về sự mầu nhiệm và vĩ đại của Sáng Thế.”
Sau đó, Đức Giáo Hoàng Leo đã ban phước lành cho phi hành gia, gia đình và những người cộng tác với ông.
Có một vài tiền lệ về lời kêu gọi của Đức Giáo Hoàng tới “không gian”.
Năm 2011, Đức Giáo Hoàng Benedict XVI đã gọi điện đến trạm vũ trụ và hỏi về tương lai của hành tinh và những rủi ro môi trường mà nó phải đối diện.
Trước Đức Benedict, Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã gửi một thông điệp vô tuyến tới các phi hành gia Armstrong, Aldrin và Collins sau chuyến đi bộ trên mặt trăng, gọi họ là “những người chinh phục Mặt trăng”.
Đức Giáo Hoàng thăm người cao niên tại viện dưỡng lão: Lời cầu nguyện của quý vị thật quan trọng
Vũ Văn An
15:08 21/07/2025
“Tuổi tác không quan trọng: Chính Chúa Giêsu muốn đến gần chúng ta, Người tự coi mình là khách của chúng ta, Người mời gọi chúng ta làm chứng nhân, dù trẻ hay già.”
Kathleen N. Hattrup thuộc tạp chí mạng Aleteia, ngày 21/07/2025, tường trình: Sau khi kéo dài kỳ nghỉ hè tại Castel Gandolfo thêm vài ngày, Đức Giáo Hoàng Lêô XIV đã cho thấy lý do tại sao ngài muốn có thêm thời gian: Sáng ngày 21 tháng 7, ngài đã đến thăm viện dưỡng lão Santa Marta dành cho người cao niên tại Castel Gandolfo.
Đức Giáo Hoàng được cộng đồng các nữ tu chăm sóc người cao niên chào đón, và ngài đã đến nhà nguyện để cầu nguyện, cùng với bề trên của các nữ tu. Viện dưỡng lão này do các Nữ tu Santa Marta điều hành, một dòng tu được thành lập tại Ý vào cuối thế kỷ 19 và hiện có mặt tại bảy quốc gia, đặc biệt là ở Mỹ Latinh và Châu Á.
Sau đó, Đức Thánh Cha đã dành thời gian với khoảng 20 cụ bà, tuổi từ 80 đến 101, và chào hỏi từng người một.
Cả nhóm cùng nhau cầu nguyện bằng những bài hát, sau đó là bài diễn văn ngắn của Đức Thánh Cha. Ngài nhấn mạnh một số chủ đề từ các bài hát và từ bài Tin Mừng được đọc hôm qua trong Thánh lễ, nói về Maria và Martha, bổn mạng của gia đình và dòng tu của họ.
Đức Thánh Cha nói rằng mỗi người chúng ta đều có một phần của Martha và một phần của Maria.
Ngài kêu gọi hãy tận dụng thời gian này của cuộc đời để sống theo chiều kích của Maria, lắng nghe lời Chúa Giêsu và cầu nguyện.
Ngài nói với các cụ rằng lời cầu nguyện của họ "rất quan trọng, lớn lao hơn nhiều so với những gì chúng ta có thể tưởng tượng", và ngài nói thêm:
"Tuổi tác không quan trọng: Chính Chúa Giêsu muốn đến gần chúng ta, Người tự nhận mình là khách của chúng ta, Người mời gọi chúng ta làm chứng nhân, dù trẻ hay già."
Ngài kết luận: "Quý vị là dấu chỉ của hy vọng, quý vị đã hy sinh rất nhiều trong cuộc sống của mình" và "hãy tiếp tục là chứng nhân của lời cầu nguyện, của đức tin", một gia đình dâng lên Chúa những gì mình có. Sau khi cùng nhau đọc kinh Lạy Cha, Đức Giáo Hoàng nán lại thêm một chút để thăm cơ sở này và trở về Villa Barberini lúc gần 11:30 sáng.
Năm nay, Ngày Thế giới dành cho Ông bà và Người cao niên, được Đức Giáo Hoàng Phanxicô thiết lập vào năm 2021 và được Giáo Hội Công Giáo cử hành vào Chúa nhật thứ tư của tháng 7, sẽ diễn ra vào ngày 27 tháng 7, cuối tuần này. Chủ đề của năm 2025 là "Phúc cho ai không mất hy vọng."
Các Chủng viện Công Giáo Hoa Kỳ được cho là đang trong Thời kỳ Hoàng kim
Vũ Văn An
15:50 21/07/2025
Các chuyên gia cho biết các chủng viện đang ở thời kỳ lành mạnh nhất trong nhiều thập niên qua về mặt văn hóa và chất lượng đào tạo linh mục.
Đức Giáo Hoàng Leo XIII trò chuyện với các chủng sinh tham dự Đại lễ Năm Thánh của các Chủng sinh vào ngày 24 tháng 6 năm 2025. (Ảnh: Elisabetta Trevisan / Vatican Media)
Stephen Beale thuộc tạp chí National Catholic Register, ngày 20 tháng 7 năm 2025, tường trình:
Trong nhiều thập kỷ, các chủng viện Công Giáo — bị ảnh hưởng bởi tình trạng hỗn loạn hậu Công đồng Vatican II những năm 1960 và cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục — đã chứng kiến số lượng ứng viên linh mục liên tục giảm sút.
Theo các chuyên gia, cho đến nay, xu hướng đó vẫn chưa thay đổi, nhưng nó không còn phản ảnh thực tại bên trong các chủng viện nữa, nơi đang ở thời kỳ lành mạnh nhất trong nhiều thập niên qua về mặt văn hóa và chất lượng đào tạo linh mục.
Cha Carter Griffin, giám đốc Chủng viện Thánh Gioan Phaolô II tại Washington, D.C., cho biết: “Tôi tin chắc rằng các chủng viện Công Giáo Hoa Kỳ đang hoạt động rất tốt, tốt hơn nhiều thập niên qua. Mặc dù có những số liệu thống kê về việc đào tạo chủng viện, nhưng kết luận của riêng tôi xuất phát từ kinh nghiệm bản thân và những cuộc trò chuyện với nhiều giám đốc và nhà đào tạo chủng viện khác trong suốt 14 năm tôi làm công việc này. Tôi thậm chí có thể gọi đây là ‘thời kỳ hoàng kim’ của việc đào tạo chủng viện”.
George Weigel, một tác giả Công Giáo nổi tiếng và là thành viên danh dự tại Trung tâm Đạo đức và Chính sách Công, đồng tình: “Một số chủng viện vẫn cần được cải cách, nhưng... phần lớn các chủng viện Hoa Kỳ đang ở trong tình trạng tốt nhất trong nhiều thập niên, và có thể là chưa từng có”.
Weigel, một diễn giả thường xuyên tại các chủng viện Hoa Kỳ, cho biết ông đã nhận thấy “mức độ trưởng thành của chủng sinh và sự tham gia của giảng viên vào việc đào tạo mà 40 năm trước - thậm chí có thể là 25 năm trước - đã gây kinh ngạc”.
Theo báo cáo thường niên về các chủng viện Hoa Kỳ do Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng trong Tông đồ tại Đại học Georgetown công bố, trong năm học 2023-2024, số lượng tuyển sinh vào các chương trình đào tạo linh mục sau đại học là 2,920 chủng sinh, tăng 6% so với năm trước, nhưng nhìn chung vẫn là "sự tiếp nối của sự suy giảm tương đối chậm trong dài hạn" trong 40 năm qua, khi con số tương đương gấp đôi, ở mức 6,426.
Những con số đó không sai, nhưng chúng không còn mang ý nghĩa như trước nữa.
Weigel cảnh báo: "'Các số liệu' có thể là một cạm bẫy và một ảo tưởng, bởi vì bạn không thể đo lường sự trưởng thành về mặt tâm linh, trí tuệ và sự cam kết mục vụ bằng toán học".
Ông nói: Trên thực tế, đôi khi những con số nhỏ hơn có thể là dấu hiệu của sự lành mạnh.
Weigel nói: “Tôi xin đề xuất một ‘thước đo’ mà tôi thấy đáng khích lệ: con số các thanh niên được mời rời khỏi chủng viện vì theo đánh giá của các nhà đào tạo khôn ngoan và giàu kinh nghiệm, họ không có đủ năng lực để hoạt động tốt trong thừa tác vụ thụ phong. Cái thời mà việc được nhận vào chủng viện gần như là sự đảm bảo chắc chắn cho việc thụ phong linh mục đã gần như hoàn toàn qua đi”.
Nhiều người cho rằng sự thay đổi này bắt đầu từ giữa những năm 2000.
Carmina Chapp, Trưởng khoa Thần học tại Chủng viện Thánh Charles Borromeo ở ngoại ô Philadelphia, cho biết: “Hai mươi năm trước, các chủng viện mới chỉ bắt đầu chuyển hướng”.
Bà nói: “Tôi nghĩ từ đó trở đi, các chủng viện bắt đầu cải thiện về chất lượng giáo dục, đào tạo trí thức, và sự quan tâm đến đào tạo nhân bản”.
Weigel nói: “Khi nói đến cải cách chủng viện, cuộc khủng hoảng lạm dụng năm 2002 đã tập trung tâm trí của các giám mục vào vấn đề này một cách khá lưu ý. Cuộc khủng hoảng lạm dụng đã cho thấy rõ ràng rằng sự gia tăng đột biến các vụ lạm dụng là do sự sụp đổ của kỷ luật thần học và đào tạo tại các chủng viện vào giữa và cuối những năm 1960.”
Sau cuộc khủng hoảng lạm dụng, Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ đã nhấn mạnh hơn đến “việc đào tạo nhân bản” cho các linh mục và kỷ luật độc thân, trong Chương trình Đào tạo Linh mục (PPF) — chương trình đặt ra các hướng dẫn về cách thức chuẩn bị cho tất cả các chủng sinh Hoa Kỳ trở thành linh mục.
Ví dụ, theo một báo cáo trên tạp chí America, ấn bản đầu tiên, được phát hành năm 1971, chỉ có bốn đoạn về chủ đề độc thân. Theo bài thuyết trình của Sơ Katarina Schuth thuộc Dòng Phanxicô tại Trường Thần học St. Paul thuộc Đại học St. Thomas, được đăng trên trang web của Hội đồng Giám mục Hoa kỳ, ấn bản thứ hai, năm 1976, đã thêm một đoạn, và ấn bản năm 1981 đã bổ sung thêm một số đoạn nữa.
Phiên bản tiếp theo, vào năm 1992, đã mở rộng đáng kể cách xử lý vấn đề độc thân linh mục. Cùng năm đó, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã ban hành Pastores Dabo Vobis, một tông huấn hậu Thượng Hội đồng về việc đào tạo linh mục — văn kiện giáo hoàng đầu tiên sau một thế hệ. (Văn kiện trước đó là thông điệp Sacerdotalis Coelibatus của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, về vấn đề độc thân linh mục, vào năm 1967).
Cha Griffin mô tả Pastores Dabo Vobis là “‘đại hiến chương’ của việc đào tạo linh mục trong chủng viện.”
Cha Griffin nói: “Nó tập trung vào bốn lĩnh vực đào tạo linh mục, bao gồm — rất quan trọng — việc đào tạo con người. Tin hay không thì tùy, mặc dù việc đào tạo con người đã được thực hiện trong các chủng viện trước đó, nhưng nó không có tập chú rõ ràng. Hiện nay chúng ta đang ở trong thế hệ linh mục thứ hai và hứ ba thế hệ được đào tạo dưới sự hướng dẫn của Pastores Dabo Vobis , và điều đó đã tạo nên sự khác biệt to lớn. Những chia rẽ sâu xa giữa các thế hệ từng ảnh hưởng đến các chủng viện trong quá khứ giờ đây không còn nữa.”
Ấn bản thứ năm của Chương trình Đào tạo Linh mục, được phát hành năm 2005, phản ảnh ảnh hưởng của Tông huấn Pastores Dabo Vobis, với vấn đề độc thân được đề cập gần 20 lần trong toàn bộ tài liệu chính.
Theo Chapp, nhiều lần "nâng cấp" Chương trình Đào tạo Linh mục đã cải thiện "sự đào tạo nhân bản" của các chủng sinh. Bà nói: "Tôi cũng nghĩ rằng họ đã chú ý đến văn hóa và những giả định mà nam giới đến chủng viện mang theo cần được giải quyết - dù được khẳng định hay không. Nhiều người đàn ông đến chủng viện đã trải qua một vết thương trong nền văn hóa rộng lớn hơn cần được chữa lành để họ có thể được trao quyền để chữa lành cho người khác với tư cách là linh mục".
Cha Griffin nói: "Chúng ta đang phải đối diện với những lời cảnh báo của lịch sử".
"Theo tôi, cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục của giáo sĩ xảy ra bởi vì nhiều người đàn ông đã vào chủng viện và được thụ phong mà lẽ ra không bao giờ nên được thụ phong. Tuy còn xa mới hoàn hảo, nhưng tiêu chuẩn tuyển sinh ngày nay đã cao hơn, các công cụ được sử dụng (chẳng hạn như bài kiểm tra tâm lý mở rộng) cũng toàn diện hơn, và những người đưa ra quyết định về việc tuyển sinh và thăng tiến cũng nhận thức rõ hơn về những nguy cơ của việc phong chức cho những người không phù hợp.”
Không chỉ là vvie65c đào tạo nhân bản và việc nhấn mạnh ngày càng nhiều vào đời sống độc thân của linh mục.
Theo Chapp, các chủng viện cũng đã thay đổi cách thức đào tạo các linh mục tương lai về mặt thần học, chuyển từ chương trình giảng dạy thấm nhuần các tác phẩm của Karl Rahner sang chương trình chịu ảnh hưởng của Hans Urs von Balthasar và Đức Giáo Hoàng Benedict XVI.
Mặc dù Rahner được coi là qui nhân hơn trong thần học của mình, nhưng cách tiếp cận sau này dựa trên phong trào về nguồn (ressourcement) — đổi mới thần học thông qua việc “trở về nguồn cội”, đặc biệt là Kinh Thánh và các Giáo Phụ.
Sự phong phú về thần học dường như song hành với sự nghiêm khắc về đạo đức và sự vững mạnh về linh đạo.
Cha Griffin nói: “Những người đang nỗ lực để nhận thức về chức linh mục trong thời đại ngày càng thế tục của chúng ta không quan tâm đến một Kitô giáo bị pha loãng. Tôi không biết có chủng sinh nào lại muốn một thông điệp Tin Mừng được hâm nóng lại, khao khát sự chấp thuận từ nền văn hóa rộng lớn hơn”.
Ngài nói thêm, “Tôi đã đồng hành chặt chẽ với 250 chủng sinh trong suốt 14 năm qua, và gần như với tất cả mọi người, họ muốn một lời tuyên bố mạnh mẽ, tự tin, rõ ràng về toàn bộ thông điệp Tin Mừng, cả những phần dễ chịu lẫn những phần khó khăn. Họ trung thành với Giáo hội, nghiêm túc và cởi mở với việc đào tạo. Đây không chỉ là kinh nghiệm của tôi, mà còn là kinh nghiệm của hầu hết mọi nhà đào tạo mà tôi biết.”
Giờ đây, với việc bầu chọn một Giáo hoàng người Mỹ, các chủng viện có thể sẽ được thúc đẩy thêm.
Cha Griffin nói: “Còn quá sớm để nói vì hầu hết các đơn xin vào chủng viện và phân định trong năm nay đã được tiến hành tốt đẹp trước khi Đức Giáo Hoàng Leo được bầu chọn. Tuy nhiên, tôi chắc chắn rằng một Giáo hoàng người Mỹ nhất định có thể có ảnh hưởng tích cực đến các đơn xin vào chủng viện. Tôi sẽ rất ngạc nhiên nếu ngài không đưa chức linh mục trở lại với nhiều thanh niên Mỹ”.
Weigel đồng ý. Ông nói: “Tôi hình dung rằng, theo thời gian, việc Đức Giáo Hoàng hiện tại đã làm rõ sự trân trọng của ngài đối với các linh mục và chủng sinh, điều mà trước đây không phải là đặc điểm nổi bật của vị tiền nhiệm”.
Mặc dù có thể còn quá sớm để nói về ảnh hưởng của Đức Giáo Hoàng Lêô XIV đối với ơn gọi linh mục trong tương lai, nhưng Chapp cho biết các chủng sinh hiện tại tại Saint Charles Borromeo “rất phấn khởi”.
Bà nói: “Họ rất lạc quan và tràn đầy hy vọng vì Đức Giáo Hoàng là người Mỹ”.
VietCatholic TV
Bí ẩn: Uống nước xong, hàng loạt lính Nga lìa đời, Moscow đổ thừa Kyiv. EU: Ukraine sẽ có Tomahawk
VietCatholic Media
03:25 21/07/2025
1. Binh lính của Putin thiệt mạng ‘do bị đầu độc hàng loạt bằng chai NƯỚC tẩm thuốc độc’ trong chiến dịch phá hoại nghi ngờ của Ukraine
Hôm Chúa Nhật, 20 Tháng Bẩy, Trung Tướng Igor Krasnov, Tổng Công Tố Nga, cho biết một cuộc điều tra khẩn cấp đang được tiến hành sau khi một số binh sĩ Nga được tường trình đã bị giết bằng chai nước có tẩm độc. Ông ta cáo buộc rằng đây là một hoạt động phá hoại của Ukraine, mặc dù không đưa ra được bất cứ bằng chứng nào.
Andrii Kovalenko, nhà lãnh đạo trung tâm chống thông tin sai lệch đã mạnh mẽ bác bỏ các cáo buộc của phía Nga, và tuyên bố rằng Ukraine hoàn toàn không liên quan đến vụ việc này.
Theo Denis Pushilin, lãnh đạo của cái gọi là Cộng Hòa Nhân Dân Donetsk tự xưng, ít nhất bốn người lính được tường trình đã tử vong trong đau đớn tột cùng sau khi uống nước từ những chai có nhãn “Nước của chúng ta”, được cung cấp cho tiền tuyến trong một lô hàng gọi là hậu phương ủng hộ tiền tuyến.
Một số người khác được tường trình đang trong tình trạng nguy kịch sau một đòn giáng mạnh vào cuộc xâm lược Ukraine của trùm mafia Vladimir Putin.
Vụ việc chết người xảy ra ở khu vực Panteleimonivka thuộc Donetsk đã gây ra sự kinh hoàng và phẫn nộ trên các kênh quân sự ủng hộ Điện Cẩm Linh.
Những cảnh quay đau thương mà tờ The Sun xem được cho thấy cảnh những binh lính bị đầu độc co giật, rên rỉ trong đau đớn và bất tỉnh trong khi các nhân viên y tế vội vã chạy đến giúp đỡ.
Trong một đoạn clip rùng rợn, một người lính được nghe thấy đang hỏi một người đồng đội đang đau khổ: “Anh có uống nước trên đường đến đây không?” — nhưng người đàn ông đã quá đau khổ và không thể trả lời.
“Anh ta yếu quá rồi”, một giọng nói khác nói.
Nguồn nước này được tường trình đến từ Simferopol, thủ phủ của Crimea do Nga sáp nhập, và được phân phối dưới hình thức ủy lạo chiến sĩ ở tiền tuyến.
Hiện nay, người ta lo sợ rằng nó chính là con ngựa thành Troy của cái chết.
Denis Pushilin nhấn mạnh rằng các nhà điều tra đang rà soát toàn bộ chuỗi cung ứng, với mong muốn tìm ra kẻ đã làm ô nhiễm nguồn nước — và bằng cách nào nước đã đến được tay quân đội tiền tuyến.
Tờ Tsargrad thân Điện Cẩm Linh yêu cầu câu trả lời: “Tình hình này cần phải được điều tra kỹ lưỡng – ai đã cung cấp nước, nước đó đến tiền tuyến bằng cách nào và ai có thể đã đầu độc nước?”
Họ cảnh báo: “Một điều rõ ràng là – binh lính phải hết sức cẩn thận với bất kỳ đồ uống nào.”
Nỗi lo sợ về chất độc đã lan truyền nhanh chóng, khi kênh phát ngôn của Putin liên tục đưa ra cảnh báo khẩn cấp khuyến cáo mọi người không nên uống quá nhiều nước trong bối cảnh nhiệt độ mùa hè tăng cao.
Một số phương tiện truyền thông có liên hệ với Nga đã đổ lỗi cho “hoạt động phá hoại của Ukraine”, mặc dù bằng chứng xác thực vẫn chưa xuất hiện.
Andrii Kovalenko phản bác rằng: “Không rõ đây có phải là vụ đầu độc thực sự hay dùng thuốc quá liều, có thể các chỉ huy đã lợi dụng câu chuyện 'nước nhiễm độc' để che đậy các vụ việc liên quan đến ma túy.”
Trong khi những người lính bị đầu độc quằn quại trên một mặt trận, Putin đã phát động một cuộc tấn công trên không tàn nhẫn trên khắp Ukraine — tấn công các trung tâm mua sắm, khu chung cư và các mục tiêu công nghiệp trong một chiến dịch tiêu thổ vẫn tiếp tục bất chấp những cảnh báo toàn cầu.
Tại thị trấn Dobropillia, một quả bom lượn nặng 500kg do lực lượng Nga thả đã xé toạc một trung tâm mua sắm đông đúc, khiến hai người thiệt mạng và ít nhất 25 người bị thương.
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy lên án cuộc tấn công là “hành động khủng bố ngu ngốc, khủng khiếp của Nga”, cáo buộc Mạc Tư Khoa cố gắng giết càng nhiều dân thường càng tốt.
Ít nhất 54 cửa hàng và 13 tòa nhà dân cư đã bị ảnh hưởng.
Các quan chức lo ngại rằng vẫn còn nhiều nạn nhân bị chôn vùi dưới đống đổ nát trong khi các đội cấp cứu đang dập lửa và đào bới qua những mảnh kim loại bị xoắn.
Đây không phải là lần đầu tiên Dobropillia bị tấn công — một cuộc tấn công bằng hỏa tiễn và máy bay điều khiển từ xa vào tháng 3 đã khiến 11 người thiệt mạng, trong đó có năm trẻ em.
Và nỗi kinh hoàng vẫn tiếp diễn: từ các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa cảm tử ở Dnipro khiến thành phố chìm trong khói lửa, cho đến các cuộc tấn công chết người vào Nikopol, Kharkiv và Sumy.
Tại Nikopol, lực lượng Nga đã thực hiện một vụ tấn công kép kinh hoàng - tấn công một chiếc xe tải chở hàng, sau đó nhắm vào lực lượng ứng cứu khẩn cấp khi họ đến.
Đáp lại các cuộc tấn công của Nga, Ukraine đã phản công rất mạnh mẽ.
Máy bay điều khiển từ xa được tường trình đã tấn công trong 4 đêm liên tiếp các mục tiêu sản xuất quan trọng liên quan đến quân sự sâu bên trong lãnh thổ Nga, bao gồm một nhà máy hóa chất ở Tula và một cơ sở sửa chữa máy bay ở Smolensk.
Tại Belgorod, ba thường dân được báo cáo đã thiệt mạng và 17 người bị thương, trong khi tại Voronezh, máy bay điều khiển từ xa đã đâm vào một tòa nhà chung cư — làm ít nhất ba trẻ em bị thương.
Các vụ đầu độc và đánh bom diễn ra khi căng thẳng địa chính trị gia tăng - với việc Tổng thống Donald Trump đưa ra tối hậu thư hòa bình 50 ngày cho Putin, đe dọa sẽ đánh thuế 100% lên Nga trừ khi nước này đồng ý thỏa thuận ngừng bắn.
Tổng thống Hoa Kỳ, người đã cử đặc phái viên Keith Kellogg tới Ukraine trong tuần này, đã bày tỏ sự tức giận trước việc Nga tiếp tục tấn công vào dân thường.
Ông hứa sẽ hỗ trợ Kyiv bằng “mọi thứ” trong kho vũ khí của Mỹ - bao gồm cả hỏa tiễn hành trình JASSM - để buộc Putin phải quay lại bàn đàm phán.
Nhưng Điện Cẩm Linh đang phản ứng dữ dội.
Các nguồn tin từ Nga chế giễu tối hậu thư của Tổng thống Trump, cho rằng điều này có thể khiến Mạc Tư Khoa đòi hỏi nhiều lãnh thổ hơn chứ không phải ít hơn.
Và Putin dường như không hề nao núng.
Khi đi tham quan một nhà máy sản xuất máy bay điều khiển từ xa, ông đã ca ngợi một cách kỳ lạ và đáng nguyền rủa rằng Ukraine đang có “sự đổi mới đáng kinh ngạc” khi lực lượng của ông san phẳng các trung tâm dân sự.
[Kyiv Independent: Putin’s soldiers killed ‘in mass poisoning by laced bottles of WATER’ in suspected Ukrainian sabotage operation]
2. Đây là những gì Ukraine có thể tấn công vào Nga bằng hỏa tiễn Tomahawk của Hoa Kỳ
Tin đồn về vũ khí cho Ukraine đã lên đến đỉnh điểm vào đầu tuần này khi có thông tin rằng Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đang cân nhắc cung cấp cho Kyiv hỏa tiễn hành trình Tomahawk.
Một ngày sau, mọi chuyện lên đến đỉnh điểm khi có thông tin Tổng thống Trump đã hỏi Tổng thống Volodymyr Zelenskiy liệu Ukraine có thể tấn công các thành phố quan trọng của Nga nếu được cung cấp vũ khí tầm xa của Hoa Kỳ hay không.
Tòa Bạch Ốc, mặc dù không phủ nhận cuộc trò chuyện đã diễn ra, đã nhanh chóng có động thái dập tắt những đồn đoán, với Thư ký báo chí Karoline Leavitt nói rằng Tổng thống Trump “chỉ đang hỏi một câu hỏi, chứ không khuyến khích giết chóc thêm”.
Nhưng tin tức này xuất hiện trong bối cảnh có sự thay đổi đáng kể trong quan hệ Kyiv-Washington và thông báo về một chương trình do NATO hậu thuẫn, trong đó các thành viên liên minh sẽ mua hệ thống vũ khí do Hoa Kỳ sản xuất cho Ukraine.
Trong một cuộc phỏng vấn được công bố hôm Chúa Nhật, 20 Tháng Bẩy, Thiếu tướng Đức Christian Freuding cho biết Nga đặt mục tiêu có thể phóng 2.000 máy bay điều khiển từ xa về phía Ukraine cùng lúc.
Con số đáng kinh ngạc được Freuding, nhà lãnh đạo lực lượng đặc nhiệm Ukraine tại Bộ Quốc phòng Đức, mô tả xuất hiện khi Nga tiếp tục mở rộng sản xuất máy bay điều khiển từ xa.
Theo Tướng Freuding, các hệ thống phòng không sẽ tỏ ra vô hiệu trước một cuộc tấn công bầy đàn khổng lồ như thế. Theo ông, chỉ có một cách là cung cấp cho Ukraine các hỏa tiễn tầm xa như Tomahawk để tấn công ngay từ trong trứng nước vào các nhà máy sản xuất máy bay điều khiển từ xa của Nga.
Trung Tướng Michiel Van Der Laan, người Hòa Lan, Tổng Tham Mưu Trưởng quân đội Liên Hiệp Âu Châu và Federico Borsari, thành viên của Trung tâm Phân tích Chính sách Âu Châu, gọi tắt là CEPA, đã có cuộc hội thảo được công bố hôm Chúa Nhật, 20 Tháng Bẩy. Họ nói rằng: “Cuối cùng, Hoa Kỳ đến một lúc nào đó sẽ phải cung cấp Tomahawk hay một loại hỏa tiễn tương đương cho Ukraine. Tomahawk chắc chắn sẽ là một nâng cấp đáng kể cho kho vũ khí của Ukraine, đặc biệt là về khả năng tấn công tầm xa”.
“Nó sẽ cho phép Ukraine mang theo tải trọng nặng hơn nhiều vào các mục tiêu so với những gì họ đang sử dụng hiện nay.”
Hỏa tiễn Tomahawk là gì?
Tomahawk là hỏa tiễn hành trình tầm xa, cận âm, được thiết kế để tấn công chính xác các mục tiêu trên bộ. Tầm hoạt động của nó từ 1.600 đến 2.500 km, ông Borsari cho biết.
Chúng được sử dụng lần đầu tiên trong chiến đấu trong Chiến dịch Bão táp Sa mạc năm 1991 và vẫn là một phần quan trọng trong kho vũ khí tầm xa của Hoa Kỳ. Mỗi hỏa tiễn có giá khoảng 2 triệu đô la và được sản xuất bởi Raytheon.
Borsari cho biết: “Hiện tại, tôi cho rằng đây là công cụ chính giúp Hoa Kỳ tấn công các mục tiêu trên bộ ở khoảng cách rất xa và chủ yếu được phóng từ các bệ phóng hải quân, bao gồm tàu ngầm và tàu nổi”.
Tomahawk có thể bay ở độ cao thấp và thực hiện các động tác né tránh để giảm thiểu nguy cơ bị đánh chặn. Phiên bản mới nhất của hỏa tiễn này cũng có thể được lập trình lại giữa chừng và thậm chí có thể lượn lờ trên mục tiêu trước khi tấn công.
“Đây là một hỏa tiễn hành trình rất nhanh, mặc dù vẫn ở tốc độ dưới âm. Nó sử dụng kết hợp nhiều hệ thống dẫn đường khác nhau để đạt độ chính xác cao”, Tướng Michiel Van Der Laan nói, đồng thời cho biết nó có thể bắn trúng mục tiêu trong phạm vi “khoảng 30 mét, nếu không muốn nói là ít hơn”.
Ông nói thêm rằng Tomahawk còn mang theo “một đầu đạn rất mạnh” nặng khoảng 400 đến 450 kg, tùy thuộc vào cấu hình”.
Tại sao Ukraine muốn có Tomahawks
Tướng Michiel Van Der Laan nhấn mạnh rằng hỏa tiễn Tomahawk đã nằm trong danh sách vũ khí mong muốn của Ukraine từ lâu và được đưa vào “Kế hoạch Chiến thắng” của Tổng thống Zelenskiy mà ông đã trình lên Tổng thống khi đó là Tổng thống Joe Biden vào tháng 10 năm 2024.
Nga có lợi thế rất lớn so với Ukraine về mặt hỏa tiễn và thường xuyên sử dụng hệ thống hỏa tiễn hành trình của riêng mình, chẳng hạn như Kalibr, để tấn công các thành phố của Ukraine, cũng như các hệ thống đạn đạo như Iskander.
Về hỏa tiễn hành trình, Ukraine hiện đang phụ thuộc vào các loại vũ khí do phương Tây cung cấp như Storm Shadow, loại vũ khí đã được sử dụng rất hiệu quả nhưng chỉ có tầm bắn khoảng 250 km.
Đối với các cuộc tấn công tầm xa, Ukraine hiện đang phụ thuộc vào máy bay điều khiển từ xa và hỏa tiễn giống máy bay điều khiển từ xa như Palianytsia.
“Máy bay điều khiển từ xa thực sự gây ra thiệt hại — chúng có thể đâm vào cửa sổ tại các nhà máy quốc phòng nằm sâu trong hậu phương của Nga”, Ivan Stupak, cựu sĩ quan SBU và cựu nhà lập pháp Ukraine, phát biểu với tờ Kyiv Independent hồi đầu tháng này.
“Nhưng hãy thành thật mà nói, 50 kg thuốc nổ chỉ là 50 kg thôi — 500 kg trong một hỏa tiễn có thể tạo ra sự khác biệt.”
Ukraine có thể tấn công những gì bằng hỏa tiễn Tomahawk?
Borsari cho biết tầm bắn của Tomahawk sẽ mở ra nhiều vùng rộng lớn của Nga cho các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn tầm xa của Ukraine, đáng chú ý nhất là Mạc Tư Khoa và St. Petersburg.
Hiện nay, Ukraine thường xuyên tấn công thủ đô của Nga bằng máy bay điều khiển từ xa, và mặc dù chúng hiếm khi gây ra thiệt hại, nhưng chúng vẫn có tác động tâm lý đến người dân Nga cũng như gây ra sự gián đoạn trên quy mô lớn, đặc biệt là thông qua việc đóng cửa các phi trường của Nga.
“Những gián đoạn này không phải là ngẫu nhiên. Chúng là một phần của chiến dịch gây áp lực lên hậu cần, hệ thống phòng không và tinh thần của người dân”, Borsari cho biết.
“Người dân Nga phải trả giá cho cuộc chiến này. Ngủ trong lều ở phi trường không phải là cái giá đắt nhất, nhưng nó ảnh hưởng đến tinh thần.”
Tomahawk có thể thực hiện các cuộc tấn công chính xác và mạnh mẽ hơn nhiều vào Mạc Tư Khoa.
Một mục tiêu khác có khả năng đứng đầu trong danh sách mục tiêu của Ukraine là các căn cứ không quân nơi Nga tiến hành các cuộc tấn công hỏa tiễn hàng loạt vào các thành phố của Ukraine.
Ukraine từ lâu đã phải vật lộn để tấn công vào họ vì Mạc Tư Khoa đã giữ phi đội máy bay của mình ngoài tầm bắn của các loại vũ khí mà Kyiv tự phát triển cũng như các loại vũ khí do các nước phương Tây cung cấp.
Điều này đã thay đổi với Chiến dịch Spiderweb, trong đó máy bay điều khiển từ xa góc nhìn thứ nhất, gọi tắt là FPV được điều động bên trong nước Nga để tấn công và phá hủy một số lượng lớn máy bay của Nga.
Nhưng hoạt động này đã được lên kế hoạch từ một năm rưỡi trước và có vẻ như, ít nhất là cho đến hiện tại, đây chỉ là một hoạt động duy nhất.
Hỏa tiễn Tomahawk có thể thường xuyên tấn công căn cứ không quân Olenya ở tỉnh Murmansk của Nga, một trong những bệ phóng chính cho các cuộc tấn công hỏa tiễn hàng loạt của Nga vào Ukraine.
Những khó khăn
Vadym Skibitskyi, phó giám đốc cơ quan tình báo quân sự Ukraine, gọi tắt là HUR, nói với tờ Guardian vào ngày 15 tháng 7 rằng Tomahawk “không dễ sử dụng”.
“Nền tảng phóng chính là tàu chiến hoặc máy bay ném bom chiến lược. Chúng tôi không có máy bay ném bom chiến lược nào”, Skibitskyi nói.
Borsari cũng cho biết Ukraine hiện thiếu cơ sở hạ tầng hải quân cần thiết cho việc phóng hỏa tiễn Tomahawk trên biển và việc điều động phiên bản phóng từ mặt đất cũng sẽ đòi hỏi nhiều về mặt hậu cần.
“Nó phức tạp hơn vì bạn không chỉ cần hỏa tiễn, mà còn cần toàn bộ hệ thống phóng. Hoa Kỳ có thể cung cấp một vài bệ phóng mặt đất… nhưng việc cung cấp toàn bộ hệ thống hiện tại khó khăn hơn nhiều”, Borsari nói.
Theo Borsari, những hạn chế này khiến cho triển vọng chuyển giao Tomahawk cho Ukraine trở thành “một khả năng rất xa vời”.
Các lựa chọn thay thế Tomahawk
Khi các cuộc thảo luận về vũ khí tầm xa của phương Tây vẫn tiếp tục, các hệ thống khác có thể khả thi hơn đối với Ukraine trong thời gian tới.
Borsari cho biết: “Khi chúng ta nghĩ về các loại vũ khí tiềm năng mà Hoa Kỳ có thể cung cấp cho Ukraine với tầm bắn xa hơn ATACMS, ví dụ, chúng ta nên xem xét Hỏa tiễn không đối đất tầm xa chung, gọi tắt là JASSM”.
“Hỏa tiễn này có tầm bắn khoảng 1.000 km, rất mạnh và có thể là giải pháp tốt cho Ukraine — và dễ tích hợp vào máy bay Ukraine hơn nhiều so với Tomahawk.”
Và còn một lựa chọn khác nữa đang được cân nhắc - Đức sẽ cung cấp cho Ukraine các hỏa tiễn tầm xa mới “rất sớm thôi”, Thủ tướng Đức Friedrich Merz phát biểu vào ngày 17 tháng 7 mà không đề cập đến tên loại vũ khí được cung cấp.
“Ukraine sẽ có vị thế tốt hơn nhiều và sử dụng các hệ thống này cũng như nhận được sự hỗ trợ của chúng tôi liên quan đến các hệ thống đó trong những tuần và tháng tới”, Merz cho biết.
[Kyiv Independent: This is what Ukraine could hit in Russia with US Tomahawk missiles]
3. Báo cáo về hỏa hoạn, chuyển hướng chuyến bay gần Mạc Tư Khoa khi Ukraine tiến hành cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa vào thủ đô của Nga
Một vụ hỏa hoạn đã bùng phát ở tỉnh Mạc Tư Khoa vào đêm 20 tháng 7 khi Ukraine được tường trình đã tiến hành một cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa nhằm vào thủ đô của Nga, các kênh Telegram địa phương đưa tin.
Thị trưởng Mạc Tư Khoa Sergey Sobyanin báo cáo rằng có ít nhất 21 máy bay điều khiển từ xa của Ukraine đã được phóng về phía Mạc Tư Khoa kể từ 6 giờ chiều giờ địa phương ngày 20 tháng 7. Sobyanin cho biết thêm rằng các đội cấp cứu đang đến hiện trường máy bay điều khiển từ xa bị bắn hạ, mà không đề cập đến mức độ thiệt hại gây ra.
Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố hệ thống phòng không của họ đã bắn hạ 93 máy bay điều khiển từ xa của Ukraine, bao gồm 19 chiếc trên vùng trời Mạc Tư Khoa và 16 chiếc khác đang trên đường đến khu vực này. Sau đó, vào sáng Thứ Hai, 21 Tháng Bẩy, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố thêm tám máy bay điều khiển từ xa đã bị bắn hạ trên vùng trời Mạc Tư Khoa vào ban ngày, năm trong số đó được tường trình đang trên đường đến Mạc Tư Khoa.
Các kênh Telegram của Nga đưa tin, trích dẫn lời kể của người dân, rằng một vụ hỏa hoạn đã xảy ra ở thành phố Zelenograd, một thành phố vệ tinh cách trung tâm Mạc Tư Khoa 37 km về phía tây bắc.
Các video đăng tải trên mạng xã hội dường như cho thấy nhiều xe cộ bốc cháy gần một tòa nhà dân cư. Hiện chưa có thông tin về thương vong hoặc mức độ thiệt hại.
Trong video từ camera an ninh được kênh Telegram Baza của Nga chia sẻ, mảnh vỡ máy bay điều khiển từ xa dường như cũng rơi xuống tầng cao nhất của một tòa nhà dân cư ở Zelenograd.
Cơ quan Vận tải Hàng không Liên bang, gọi tắt là Rosaviatsiya, cho biết các hạn chế tạm thời đã được áp dụng tại cả bốn phi trường ở Mạc Tư Khoa trong bối cảnh các cuộc tấn công đang diễn ra. Các chuyến bay đến đã được chuyển hướng đến phi trường Pulkovo ở St. Petersburg trong bối cảnh vụ tấn công. Tất cả các hạn chế chuyến bay đã được dỡ bỏ vào khoảng 4 giờ sáng giờ địa phương.
Sau nhiều tháng máy bay điều khiển từ xa của Nga gia tăng các cuộc tấn công vào các thành phố của Ukraine, bao gồm cả Kyiv, quân đội Ukraine dường như đã tăng cường nỗ lực nhắm vào thủ đô của Nga.
Các cuộc tấn công đêm qua đánh dấu đêm thứ tư liên tiếp thủ đô Nga bị tấn công. Khu vực này đã phải đối mặt với một cuộc tấn công tương tự vào đêm trước khi quân đội Ukraine được tường trình đã phóng 13 máy bay điều khiển từ xa về phía Mạc Tư Khoa.
Kyiv hiếm khi bình luận về các báo cáo về các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa ở Nga, mặc dù Ukraine thường xuyên tiến hành các cuộc tấn công vào các cơ sở quân sự và công nghiệp trên lãnh thổ Nga.
Các cuộc tấn công được tường trình nhằm vào Mạc Tư Khoa diễn ra sau khi Tổng thống Mỹ Ông Donald Trump đề nghị Điện Cẩm Linh 50 ngày để đạt được một thỏa thuận hòa bình hoặc phải đối mặt với “mức thuế quan nghiêm ngặt” từ Washington. Trước thông báo này, Tổng thống Trump được tường trình đã hỏi Tổng thống Zelenskiy trong một cuộc điện đàm vào tháng 6 rằng liệu Ukraine có đủ khả năng tấn công Mạc Tư Khoa hay không.
Tổng thống Zelenskiy được tường trình đã trả lời rằng một cuộc tấn công như vậy có thể xảy ra nếu Hoa Kỳ cung cấp vũ khí cần thiết.
Sau khi tờ Financial Times, gọi tắt là FT đưa tin về những bình luận này, Tổng thống Trump nói với báo chí rằng Tổng thống Zelenskiy không nên nhắm vào Mạc Tư Khoa và Hoa Kỳ không có kế hoạch cung cấp hỏa tiễn tầm xa cho Ukraine.
[Kyiv Independent: Fire, flight diversions reported near Moscow as Ukraine launches drone attack on Russia's capital]
4. Iran khoe khoang về hệ thống phòng không mới sau các cuộc tấn công từ Israel và Hoa Kỳ
Truyền thông nhà nước Iran đưa tin hôm Chúa Nhật, trích lời một quan chức quân sự cao cấp của Iran, rằng Iran đã “khôi phục” mạng lưới phòng không của nước này, vốn bị Israel tấn công nhiều trong cuộc xung đột tháng trước.
Israel đã nhắm vào mạng lưới phòng không của Iran trước khi tiến hành các cuộc tấn công vào các cơ sở hạt nhân và các mục tiêu quân sự khác của nước này vào tháng 6. Iran đã trả đũa, các cuộc tấn công liên tục diễn ra và trở thành cuộc chiến tranh 12 ngày.
Israel nhanh chóng tuyên bố rằng họ đã thiết lập được “quyền ưu tiên trên không hoàn toàn” đối với thủ đô Iran và khu vực phía tây Tehran, nghĩa là họ có thể vận hành máy bay tiên tiến của mình trên bầu trời Iran mà không lo bị phòng không bắn hạ.
Việc Israel vô hiệu hóa hệ thống phòng không của Iran cũng mở đường cho máy bay Mỹ tấn công ba cơ sở hạt nhân của Iran. Iran sau đó đã tấn công căn cứ quân sự Al Udeid của Mỹ tại Qatar trước khi lệnh ngừng bắn được ký kết.
Mohammad Pakpour, Tư Lệnh Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran cho biết trong các bình luận được nhiều phương tiện truyền thông nhà nước và các hãng thông tấn bán chính thức đăng tải rằng “mục tiêu đầu tiên” của Israel trong cuộc chiến tranh giữa hai nước diễn ra vào tháng 6 là các hệ thống radar và phòng không của Iran.
Pakpour cho biết “một số” hệ thống phòng không đã bị hư hại. phát ngôn nhân Lực Lượng Phòng Vệ Israel, Đề Đốc Daniel Hagari, cho biết vào tháng 6 rằng quân đội Israel đã phá hủy “hàng chục” hệ thống phòng không của Iran.
“Tuy nhiên, nhờ nỗ lực phi thường của Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran, các hệ thống bị hư hỏng đã được thay thế và điều động tại các địa điểm đã định trước”, Pakpour nói. Quân đội Israel từ chối bình luận khi được Newsweek liên hệ vào Chúa Nhật.
Có nhiều loại hệ thống phòng không, bao gồm các hệ thống mặt đất cỡ lớn được thiết kế để đánh chặn hỏa tiễn tiên tiến hoặc giữ máy bay tránh xa các mục tiêu quan trọng. Iran đã vận hành hỗn hợp các hệ thống phòng không sản xuất trong nước và nhập khẩu, bao gồm hệ thống tầm xa S-300 do Nga sản xuất và hệ thống Tor tầm ngắn hơn.
Chính quyền Tổng thống Trump khẳng định các cơ sở hạt nhân của Iran đã bị “xóa sổ” sau cuộc không kích của Mỹ hồi tháng trước, được gọi là Chiến dịch Búa Nửa Đêm. Một số đánh giá tình báo tỏ ra thận trọng hơn trong quan điểm về việc bom và hỏa tiễn “phá hầm trú ẩn kiên cố” của Mỹ đã làm chậm trễ chương trình hạt nhân của Iran đến mức nào.
Iran từ lâu vẫn khẳng định chương trình hạt nhân của họ là hòa bình, nhưng các quan chức nước này đã công khai thảo luận về việc liệu Tehran có cần vũ khí hạt nhân hay không. Các chuyên gia cho biết uranium làm giàu ở mức cao, vượt xa mức cần thiết cho phát triển hạt nhân phi vũ khí, đã được tìm thấy ở Iran, và sẽ không khó để Tehran thực hiện bước nhảy vọt hướng tới vũ khí hạt nhân.
Hồi tháng 6, Israel tuyên bố chính phủ Iran đang trên bờ vực sở hữu vũ khí hạt nhân, điều mà Hoa Kỳ và nhiều nước phương Tây khác liên tục coi là không thể chấp nhận được. Sau cuộc không kích của Hoa Kỳ, Iran đã ngừng hợp tác với các thanh sát viên hạt nhân của Liên Hiệp Quốc.
Hãng thông tấn bán chính thức Tasnim của Iran đưa tin hôm Chúa Nhật rằng Tehran đã đồng ý nối lại các cuộc đàm phán hạt nhân với Anh, Pháp và Đức, trích dẫn một nguồn tin giấu tên. Newsweek không thể xác minh thông tin này.
Pháp, Anh và Đức đã nói với Iran vào thứ năm rằng họ sẽ khôi phục các lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc trừ khi nước này ngay lập tức mở lại các cuộc đàm phán về chương trình hạt nhân và đưa ra kết quả cụ thể vào cuối tháng 8.
Ngoại trưởng Iran, Abbas Araghchi, phát biểu hôm thứ Sáu rằng “bất kỳ vòng đàm phán mới nào cũng chỉ có thể diễn ra khi bên kia sẵn sàng cho một thỏa thuận hạt nhân công bằng, cân bằng và cùng có lợi”. Ông Araghchi cho biết nếu Pháp, Anh và Đức - hoặc Liên minh Âu Châu - “muốn có vai trò”, “họ nên hành động có trách nhiệm và từ bỏ các chính sách đe dọa và gây áp lực đã lỗi thời, bao gồm cả chính sách 'hồi phục' mà họ hoàn toàn không có cơ sở đạo đức và pháp lý nào để thực hiện”.
Điều ông ta vừa nói đề cập đến quá trình tái lập lệnh trừng phạt.
Ngoại trưởng cho biết: “Hoa Kỳ là bên rút khỏi thỏa thuận đàm phán kéo dài hai năm - do Liên Hiệp Âu Châu điều phối vào năm 2015 - chứ không phải Iran; và Hoa Kỳ là bên rời khỏi bàn đàm phán vào tháng 6 năm nay và thay vào đó chọn giải pháp quân sự, chứ không phải Iran”.
Tổng thống Trump đã rút Hoa Kỳ khỏi Kế hoạch Hành động Toàn diện Chung, gọi tắt là JCPOA, thường được gọi đơn giản là thỏa thuận hạt nhân Iran, trong nhiệm kỳ đầu tiên của đảng Cộng hòa. Thỏa thuận này được ký kết vào năm 2015.
[Newsweek: Iran Boasts of New Air Defenses After Attacks From Israel, US]
5. Ukraine sẽ bảo đảm được 6,9 tỷ đô la trong quá trình trọng tài quốc tế từ Gazprom của Nga, Tổng thống Zelenskiy nói
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết vào ngày 20 tháng 7 rằng Ukraine sẽ bảo đảm được 6,9 tỷ đô la trong phán quyết trọng tài quốc tế chống lại tập đoàn năng lượng khổng lồ của Nga Gazprom, trích dẫn báo cáo của Serhii Koretskyi, Tổng giám đốc điều hành công ty năng lượng nhà nước của Ukraine.
“Đây là những quyết định hoàn toàn công bằng, thể hiện trách nhiệm của Nga và Gazprom và khẳng định sức mạnh của luật pháp quốc tế”, Tổng thống Zelenskiy nói.
Ông cho biết thêm rằng các đại sứ Ukraine sẽ nhận được hướng dẫn chi tiết vào ngày 21 tháng 7 về cách tiến hành thu hồi số tiền đã được trao.
Tháng 6 năm nay, Naftogaz đã giành được một chiến thắng pháp lý nữa trước Gazprom. Một trọng tài quốc tế tại Thụy Sĩ đã ra phán quyết buộc tập đoàn năng lượng khổng lồ của Nga phải bồi thường thiệt hại 1,37 tỷ đô la cho Naftogaz.
Năm 2023, Tòa án Trọng tài Thường trực tại The Hague đã tuyên bố Nga phải chịu trách nhiệm về hành vi tịch thu bất hợp pháp tài sản của Naftogaz sau khi Nga xâm lược Crimea vào năm 2014. Tháng 4 năm nay, một tòa án Pháp đã cho phép thi hành phán quyết trọng tài trị giá 5 tỷ đô la đối với Nga về những thiệt hại gây ra cho công ty năng lượng nhà nước Naftogaz của Ukraine trong thời gian xâm lược Crimea.
Theo luật pháp quốc tế, phán quyết trọng tài có thể được thi hành tại nhiều khu vực pháp lý thông qua tòa án trong nước. Nếu quốc gia của bị đơn không tự nguyện thanh toán, các chủ nợ có thể tìm cách tịch thu tài sản do nước ngoài nắm giữ để thi hành phán quyết.
Naftogaz, công ty năng lượng lớn nhất Ukraine, đã mất cơ sở hạ tầng quan trọng, trữ lượng khí đốt tự nhiên và mạng lưới dịch vụ trong khu vực. Vụ kiện của công ty này chống lại Nga đã trở thành một trong những vụ kiện trọng tài doanh nghiệp nổi bật nhất chống lại Nga sau khi chiến tranh nổ ra vào năm 2014.
[Kyiv Independent: Ukraine to secure $6.9 billion in arbitration from Russian Gazprom, Zelenskiy says]
6. Ukraine phát động cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa mới vào Mạc Tư Khoa
Theo các nguồn tin của Nga và Ukraine, Ukraine đã phát động các cuộc tấn công dữ dội vào thủ đô của Nga trong đêm Chúa Nhật, sau khi Mạc Tư Khoa tăng cường các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn và máy bay điều khiển từ xa trên khắp Ukraine.
Kyiv đôi khi tấn công vào Mạc Tư Khoa bằng các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa tầm xa và đã phát động một loạt các cuộc tấn công vào thủ đô của Nga trong những ngày gần đây.
Nga đã tăng cường các cuộc tấn công trên không vào thủ đô Ukraine và nhiều khu vực khác của Ukraine trong vài tuần qua, bất chấp những nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm bảo đảm một thỏa thuận ngừng bắn và sự thất vọng ngày càng tăng từ Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump với Putin.
Thị trưởng Mạc Tư Khoa, Sergei Sobyanin, cho biết hệ thống phòng không của Nga đã phá hủy 13 máy bay điều khiển từ xa của Ukraine trên bầu trời Mạc Tư Khoa, sau đó nhanh chóng cho biết thêm bảy máy bay khác đã bị đánh chặn.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết trong một tuyên bố riêng rằng Ukraine đã phóng 93 máy bay điều khiển từ xa vào Nga từ 23:30 giờ Mạc Tư Khoa hôm thứ Bảy đến 7 giờ sáng Chúa Nhật. Chính phủ Nga cho biết tổng cộng 19 máy bay điều khiển từ xa của Ukraine đã bay qua khu vực Mạc Tư Khoa rộng lớn hơn, trong đó 16 chiếc hướng thẳng đến thủ đô Nga. Bộ Quốc phòng sau đó báo cáo Ukraine đã phóng thêm bảy máy bay điều khiển từ xa nữa trên khu vực Mạc Tư Khoa từ khoảng 8 giờ sáng giờ Mạc Tư Khoa đến giữa trưa.
Một kênh Telegram thân Điện Cẩm Linh được tường trình có liên hệ với cơ quan thực thi pháp luật Nga đã đưa tin một chiếc xe “đã phát nổ sau khi bị mảnh vỡ” từ một máy bay điều khiển từ xa Ukraine đâm trúng ở Zelenograd, rìa tây bắc Mạc Tư Khoa. Kênh Telegram Baza của Nga đưa tin các mảnh vỡ từ một máy bay điều khiển từ xa bị chặn đã rơi xuống một tòa nhà nhiều tầng ở Zelenograd.
Truyền thông nhà nước Nga đưa tin các hạn chế tạm thời đã được áp dụng tại phi trường Sheremetyevo, phía đông Zelenograd, trích dẫn nguồn tin từ cơ quan vận tải hàng không liên bang. Các hạn chế cũng được áp dụng tại các phi trường Domodedovo, Vnukovo và Zhukovsky của Mạc Tư Khoa, cũng như Kaluga, phía tây nam Mạc Tư Khoa, theo một số báo cáo của Nga.
Phát ngôn nhân của cơ quan vận tải hàng không liên bang Rosaviatsiya cho biết tổng cộng có 134 chuyến bay đã bị chuyển hướng vào cuối tuần.
“Mạc Tư Khoa đã bị tấn công bởi UAV”, Andriy Kovalenko, một quan chức thuộc Hội đồng An ninh và Quốc phòng Quốc gia Ukraine, cho biết trong một bài đăng trên mạng xã hội hôm Chúa Nhật. Kovalenko đã chia sẻ đoạn phim mà vị quan chức Ukraine cho là ghi lại cảnh hành khách tại phi trường Sheremetyevo nhốn nháo trước tin các chuyến bay của họ bị hủy bỏ.
Hôm Chúa Nhật, Ukraine cho biết Nga đã phóng 57 máy bay điều khiển từ xa vào một số khu vực của quốc gia đang bị chiến tranh tàn phá này trong đêm, sau khi báo cáo Mạc Tư Khoa đã bắn 344 máy bay điều khiển từ xa vào Ukraine cho đến sáng thứ Bảy. Không quân Ukraine cho biết Nga cũng đã sử dụng 12 hỏa tiễn đạn đạo tầm ngắn và 15 hỏa tiễn hành trình từ tối thứ Sáu đến rạng sáng thứ Bảy.
Những nỗ lực do Hoa Kỳ làm trung gian nhằm thúc đẩy Mạc Tư Khoa ký kết thỏa thuận ngừng bắn cho đến nay vẫn thất bại, và Tổng thống Trump đã nói với BBC hồi đầu tháng này rằng ông “thất vọng” về nhà lãnh đạo Nga, nhưng “vẫn chưa xong với ông ấy”.
“Chúng ta sẽ có một cuộc trò chuyện tuyệt vời. Tôi sẽ nói: 'Tốt lắm, tôi nghĩ chúng ta sắp hoàn thành rồi', và sau đó ông ấy sẽ phá hủy một tòa nhà ở Kyiv”, Tổng thống Trump nói. Tuần trước, đảng Cộng hòa đã bật đèn xanh cho việc Mỹ tiếp tục hỗ trợ vũ khí cho Ukraine thông qua các quốc gia NATO, và nói rằng Nga có 50 ngày để đạt được thỏa thuận ngừng bắn hoặc phải đối mặt với thuế quan.
Mạc Tư Khoa cho biết Ukraine coi đây là “tín hiệu để tiếp tục chiến tranh” và từ bỏ đàm phán hòa bình. Các nhà lãnh đạo phương Tây và Ukraine đã nhiều lần nói rằng Nga đang trì hoãn các cuộc đàm phán ngừng bắn.
Tờ Financial Times hôm thứ Ba đưa tin Tổng thống Trump đã hỏi Tổng thống Zelenskiy trong một cuộc điện đàm hồi đầu tháng 7 rằng liệu Ukraine có thể tấn công Mạc Tư Khoa hay thành phố St Petersburg hay không, nếu Hoa Kỳ cung cấp cho Ukraine vũ khí tầm xa.
Tổng thống Trump công khai nói với các phóng viên rằng Ukraine “không nên nhắm vào Mạc Tư Khoa”. Thư ký báo chí Tòa Bạch Ốc, Karoline Leavitt, dường như thừa nhận những phát biểu này nhưng mô tả chúng là “hoàn toàn không đúng ngữ cảnh”.
“Tổng thống Trump chỉ đặt câu hỏi, chứ không khuyến khích giết chóc thêm nữa”, Leavitt nói trong một tuyên bố. “Ông ấy đang nỗ lực không ngừng nghỉ để ngăn chặn việc giết chóc và chấm dứt cuộc chiến này.”
[Newsweek: Ukraine Launches Fresh Drone Attacks on Moscow]
7. NATO điều động chiến đấu cơ trong bối cảnh cuộc tấn công lớn của Nga
Lần thứ hai trong một tuần, Ba Lan, thành viên NATO, đã phải điều động máy bay để đáp trả cuộc tấn công rộng lớn của Nga vào Ukraine.
Bộ Quốc phòng Ba Lan đã thông báo về hoạt động này vào hôm Chúa Nhật, 20 Tháng Bẩy, trùng với thời điểm Nga tiến hành các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa và hỏa tiễn vào các thành phố của Ukraine.
Bộ Quốc phòng Ba Lan nói với Newsweek rằng không có không phận Ba Lan nào bị xâm phạm và máy bay Thụy Điển cũng tham gia vào hoạt động này.
Ba Lan là một trong những thành viên phía đông của NATO đã cảnh báo về những rủi ro an ninh do cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine gây ra.
Việc điều động máy bay Ba Lan lần thứ hai trong vòng vài ngày cho thấy mối lo ngại của Warsaw về nguy cơ các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa và hỏa tiễn của Nga vào Ukraine có thể lan sang lãnh thổ của liên minh.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết Nga đã phóng máy bay điều khiển từ xa và hỏa tiễn vào hầu hết các khu vực trọng điểm của đất nước.
Khi Nga phát động các cuộc tấn công, Quân đội Ba Lan cho biết họ đã điều động “tất cả lực lượng và phương tiện sẵn có”, bao gồm cả các chiến đấu cơ và hệ thống phòng không mặt đất cùng trinh sát radar được đặt ở “trạng thái sẵn sàng cao nhất”.
Quân đội Ba Lan cho biết trong một tuyên bố với Newsweek rằng một cặp chiến đấu cơ của Ba Lan và Thụy Điển đang làm nhiệm vụ tại Ba Lan đã được điều động.
Tuyên bố cho biết thêm rằng động thái này nhằm bảo đảm an ninh cho không phận của đất nước và các hệ thống phòng không mặt đất và trinh sát radar được đưa vào trạng thái sẵn sàng cao nhất.
Bảy ngày trước đó, Quân đội Ba Lan đã đưa ra một tuyên bố tương tự, cho biết các máy bay phản lực đã được điều động và lực lượng của nước này được đặt trong tình trạng báo động hoàn toàn do các cuộc tấn công của Nga nhắm vào “đặc biệt là ở phía tây Ukraine”, giáp biên giới với Ba Lan.
Khi được Newsweek liên hệ, Quân đội Ba Lan cho biết vào đầu tháng 7 rằng vì lý do an ninh nên họ không thể cung cấp thêm thông tin chi tiết.
Theo các nhà chức trách Nga, Ukraine đã tấn công Mạc Tư Khoa bằng máy bay điều khiển từ xa, đánh dấu đêm thứ tư liên tiếp thủ đô của Nga phải hứng chịu hỏa hoạn.
Thị trưởng Mạc Tư Khoa Sergei Sobyanin cho biết các đơn vị phòng không Nga đã chặn 13 máy bay điều khiển từ xa bay về phía thủ đô vào lúc gần 2 giờ sáng, trong khi các nhân chứng cho biết một số thiết bị đã biến mất khỏi radar ở vị trí cách thành phố 23 dặm về phía tây bắc.
[Newsweek: NATO Scrambles Fighter Jets Amid Massive Russian Attack]
8. Nga hạn chế các ứng dụng nhắn tin nước ngoài theo lệnh của Putin
Putin đã chỉ thị cho chính phủ của mình xây dựng các hạn chế mới nhắm vào các ứng dụng và nhu liệu nhắn tin nước ngoài từ cái gọi là “các quốc gia không thân thiện”, Cơ quan Tình báo Đối ngoại Ukraine đưa tin vào ngày 20 tháng 7.
Chỉ thị của Putin, được Điện Cẩm Linh công bố vào đầu tuần này, kêu gọi hạn chế sử dụng các dịch vụ và nhu liệu truyền thông do nước ngoài sản xuất tại Nga.
Đây là một phần trong nỗ lực rộng lớn hơn nhằm giảm sự phụ thuộc vào công nghệ từ các quốc gia bị Mạc Tư Khoa coi là thù địch.
Theo tình báo Ukraine, WhatsApp, thuộc sở hữu của tổ chức Meta, có khả năng là mục tiêu bị chặn.
Nga đã tuyên bố Meta, gã khổng lồ công nghệ đứng sau Facebook, Instagram, Threads và WhatsApp, là một “tổ chức cực đoan” vào năm 2022. WhatsApp là dịch vụ duy nhất của công ty này chưa bị chặn tại Nga.
Năm ngoái, Thượng nghị sĩ Nga Artem Sheikin cho biết Nga có thể chặn WhatsApp vào năm 2025 nếu ban quản lý ứng dụng nhắn tin này không tuân thủ luật pháp Nga.
Tình báo Ukraine cho biết số phận của ứng dụng nhắn tin Telegram vẫn chưa chắc chắn. Được sáng lập bởi doanh nhân gốc Nga Pavel Durov, Telegram phủ nhận mọi mối liên hệ với chính quyền hoặc cơ quan tình báo Nga, bất chấp các cuộc điều tra báo chí đưa ra kết luận ngược lại.
“Chính quyền (Nga) đã tạo ra một thành phần mới của hệ thống giám sát kỹ thuật số tập trung - ứng dụng nhắn tin Max của VK”, thông cáo của cơ quan tình báo cho biết.
Tất cả các quan chức Nga đã được lệnh chuyển sang sử dụng Max, một ứng dụng được tường trình có toàn quyền truy cập vào micrô, camera, danh bạ, vị trí và tệp trên thiết bị của người dùng.
Theo tình báo Ukraine, dữ liệu được tự động truyền đến các máy chủ được liên kết với Vkontake, gọi tắt là VK - một mạng xã hội phổ biến của Nga được Durov tạo ra vào năm 2006 và hiện do chính quyền Nga kiểm soát trên thực tế.
[Kyiv Independent: Russia moves to restrict foreign messaging apps on Putin’s order]
9. Các cuộc tấn công của Nga vào Ukraine khiến 7 người thiệt mạng và ít nhất 28 người bị thương trong ngày qua
Các cuộc tấn công của Nga vào Ukraine đã khiến 7 người thiệt mạng và ít nhất 28 người khác bị thương trong ngày qua, Trung Úy Olga Chikanova, Phát ngôn nhân Ủy Ban Điều Tra của Cảnh Sát Quốc Gia Ukraine, cho biết như trên hôm Thứ Hai, 21 Tháng Bẩy.
Không quân Ukraine cho biết lực lượng đã bắn hạ 18 trong số 57 máy bay điều khiển từ xa, bao gồm cả máy bay điều khiển từ xa tấn công kiểu Shahed và mồi bẫy, do Nga phóng trong đêm.
Theo tuyên bố, bảy máy bay điều khiển từ xa đã bị chặn bằng tác chiến điện tử hoặc biến mất khỏi radar. Nga thường sử dụng mồi nhử cùng với máy bay điều khiển từ xa kamikadze để áp đảo hệ thống phòng không của Ukraine.
Thống đốc Ivan Fedorov cho biết một cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa của Nga vào một ngôi nhà đã khiến hai phụ nữ 64 và 73 tuổi tại làng Prymorske thuộc tỉnh Zaporizhzhia bị thương.
Ông cho biết thêm, cuộc tấn công của Nga gần Zaporizhzhia đã phá hủy bảy ngôi nhà, làm một phụ nữ khác bị thương.
Theo Thống đốc Oleh Syniehubov, ba người đàn ông 45, 59 và 73 tuổi đã bị thương trong một cuộc tấn công của Nga vào Kupiansk thuộc tỉnh Kharkiv. Một người đàn ông 42 tuổi bị thương tại làng Nechvolodivka, trong khi hai phụ nữ 50 và 76 tuổi bị thương tại Izium.
Máy bay điều khiển từ xa của Nga đã tấn công vào cộng đồng Svesa ở tỉnh Sumy, đốt cháy ba ngôi nhà. Vụ tấn công đã khiến một phụ nữ 78 tuổi thiệt mạng, Thống đốc Oleh Hryhorov cho biết. Hai người khác bị thương gần thị trấn Shostka trong khu vực.
Thống đốc Serhii Lysak cho biết hai người đã thiệt mạng và năm người khác bị thương trong một cuộc tấn công bằng hỏa tiễn của Nga gần Synelnykove ở tỉnh Dnipropetrovsk.
Thống đốc Vadym Filashkin cho biết nhiều người đã thiệt mạng tại Kostiantynivka, Pokrovsk và Raiske ở tỉnh Donetsk. Sáu người khác bị thương trong khu vực trong ngày qua.
Tại tỉnh Kherson, lực lượng Nga đã tấn công vào 34 thị trấn, bao gồm cả trung tâm khu vực Kherson. Một người đã thiệt mạng và sáu người khác, bao gồm một trẻ em, bị thương, Thống đốc Oleksandr Prokudin cho biết.
[Kyiv Independent: Russian attacks kill 7, injure 31 in Ukraine over the past 24 hours]