Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:13 18/07/2025
23. Chỉ có xuất chúng hơn người mới có thể đạt đến hoàn thiện.
(Thánh Bernardus)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
---------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:18 18/07/2025
94. TÂM NGUYỆN CỦA PHÚ ÔNG
Có người chúc thọ nói:
- “Chúc phú ông thọ như cây hương bá.”
Phú ông không vui, nói:
- “Cây hương bá đến mùa đông thì cũng khô.”
Lại có người chúc:
- “Chúc phú ông thọ tỉ nam sơn.”
Phú ông vẫn cứ không vui, nói:
- “Núi đến mùa đông cũng rối bời.”
Cả hai người hỏi:
- “Hương bá và nam sơn cũng là dài lâu, ngài đều không thích, không biết phải như thế nào mới như ý của ông?”
Phú ông nói:
- “Tâm nguyện của ta, không cần nói sống lâu vài ngàn vạn năm, chỉ cần không chết là được rồi!”
(Tiếu Đắc Hảo)
Suy tư 94:
Ở đời có những người thích sống lâu và những người không thích sống lâu.
Người thích sống lâu thường là người giàu có, có địa vị, họ thích sống lâu để hưởng thụ của cải vật chất sang trọng mà họ đang có, cho nên người ta nói con nhà giàu đứt tay hơn con nhà giàu đổ ruột, nghĩa là con nhà giàu nó…sợ chết, nên khi con cái (hoặc bản thân) mới sướt da một chút mà rên la hơn cả người bị đổ ruột…
Người Ki-tô hữu biết rằng, sống lâu hay chết yểu cũng đều do Thiên Chúa ban cho, cái sống lâu của người Ki-tô hữu là được sống đời đời với Thiên Chúa, chứ không phải sống lâu ở đời này, sống đời đời với Thiên Chúa không nhất thiết phải trường thọ ở đời này, không nhất thiết phải có tiền ức bạc triệu, không nhất thiết phải có địa vị trong xã hội, mà là ai cũng có thể sống đời đời với Thiên Chúa, với một điều kiện đơn giản: có đức tin, đức cậy và đức mến và đem ba nhân đức ấy thực hành trong cuộc sống của mình.
Lão phú ông không thích sống lâu, vì sống lâu cũng chỉ lâu vài ngàn năm là cùng rồi cũng phải chết, nhưng ông ta muốn chỉ cần không chết là được rồi, nhưng ở đời ai lại không phải chết, có sinh là phải có tử, đứa con nít cũng hiểu điều đó huống chi là phú ông, đúng là tâm nguyện…tầm phào, ha ha ha…
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Có người chúc thọ nói:
- “Chúc phú ông thọ như cây hương bá.”
Phú ông không vui, nói:
- “Cây hương bá đến mùa đông thì cũng khô.”
Lại có người chúc:
- “Chúc phú ông thọ tỉ nam sơn.”
Phú ông vẫn cứ không vui, nói:
- “Núi đến mùa đông cũng rối bời.”
Cả hai người hỏi:
- “Hương bá và nam sơn cũng là dài lâu, ngài đều không thích, không biết phải như thế nào mới như ý của ông?”
Phú ông nói:
- “Tâm nguyện của ta, không cần nói sống lâu vài ngàn vạn năm, chỉ cần không chết là được rồi!”
(Tiếu Đắc Hảo)
Suy tư 94:
Ở đời có những người thích sống lâu và những người không thích sống lâu.
Người thích sống lâu thường là người giàu có, có địa vị, họ thích sống lâu để hưởng thụ của cải vật chất sang trọng mà họ đang có, cho nên người ta nói con nhà giàu đứt tay hơn con nhà giàu đổ ruột, nghĩa là con nhà giàu nó…sợ chết, nên khi con cái (hoặc bản thân) mới sướt da một chút mà rên la hơn cả người bị đổ ruột…
Người Ki-tô hữu biết rằng, sống lâu hay chết yểu cũng đều do Thiên Chúa ban cho, cái sống lâu của người Ki-tô hữu là được sống đời đời với Thiên Chúa, chứ không phải sống lâu ở đời này, sống đời đời với Thiên Chúa không nhất thiết phải trường thọ ở đời này, không nhất thiết phải có tiền ức bạc triệu, không nhất thiết phải có địa vị trong xã hội, mà là ai cũng có thể sống đời đời với Thiên Chúa, với một điều kiện đơn giản: có đức tin, đức cậy và đức mến và đem ba nhân đức ấy thực hành trong cuộc sống của mình.
Lão phú ông không thích sống lâu, vì sống lâu cũng chỉ lâu vài ngàn năm là cùng rồi cũng phải chết, nhưng ông ta muốn chỉ cần không chết là được rồi, nhưng ở đời ai lại không phải chết, có sinh là phải có tử, đứa con nít cũng hiểu điều đó huống chi là phú ông, đúng là tâm nguyện…tầm phào, ha ha ha…
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Ngày 19/07: Làm chứng cho sự thật – Lm. Anthony Nguyễn Hữu Quảng, SDB
Giáo Hội Năm Châu
03:19 18/07/2025
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.
Khi ấy, nhóm Pha-ri-sêu ra khỏi hội đường, bàn bạc để tìm cách giết Đức Giê-su.
Biết vậy, Đức Giê-su lánh khỏi nơi đó. Dân chúng theo Người đông đảo và Người chữa lành hết. Người cấm họ không được tiết lộ Người là ai. Như thế là để ứng nghiệm lời ngôn sứ I-sai-a đã nói: Đây là người Tôi Trung Ta đã tuyển chọn, đây là người Ta yêu dấu: Ta hài lòng về Người. Ta sẽ cho Thần Khí Ta ngự trên Người. Người sẽ loan báo công lý trước muôn dân. Người sẽ không cãi vã, không kêu to, chẳng ai nghe thấy Người lên tiếng giữa phố phường. Cây lau bị giập, Người không đành bẻ gãy, tim đèn leo lét, chẳng nỡ tắt đi, cho đến khi Người đưa công lý đến toàn thắng, và muôn dân đặt niềm hy vọng nơi danh Người.
Đó là lời Chúa
Đón tiếp Chúa
Lm. Nguyễn Xuân Trường
04:27 18/07/2025
ĐÓN TIẾP CHÚA: NGỒI NGHE hay NGANG NGƯỢC
Phúc Âm hôm nay kể chuyện hai chị em Mácta và Maria đon đả đón Chúa tới thăm nhà. Hai chị em, một người lo nấu nướng, một người ngồi tiếp chuyện Chúa. Hai người hai việc, tưởng chừng như bổ túc hoàn hảo cho nhau. Ấy vậy mà Chúa lại khen Maria và trách Mácta. Tại sao vậy? Vì mời Chúa vào nhà là một phúc lớn, nhưng giữ Chúa trong lòng mới là điều quan trọng hơn.
1. NGỒI NGHE. Maria ngồi dưới chân Chúa, chăm chú lắng nghe lời Ngài. Chúa gọi đó là “phần tốt nhất” - phần không ai lấy mất được. Trong đời sống hôm nay, chúng ta lo làm vô vàn việc, nhưng lại thường quên việc cần thiết nhất: dành thời gian cho Chúa, lắng nghe Chúa, mở lòng cho Chúa bước vào. Việc tốt nhất là làm đúng điều Chúa muốn. Mà để biết Chúa muốn gì, thì không thể không lắng nghe Lời Ngài.
2. NGANG NGƯỢC. Mácta mau mắn phục vụ, nhưng lại làm theo ý mình muốn chứ không phải ý Chúa muốn. Cô lấy mình làm trung tâm, nên cô cau có khó chịu với em mình, hơn nữa, cô còn trách cả Chúa đã không quan tâm để ý việc cô đang làm. Vấn đề không nằm ở công việc, mà ở tâm thế. Cô đã vô tình đảo ngược vai trò: thay vì làm theo ý Chúa, thì cô lại đòi Chúa làm theo ý mình. Điều này cũng chất vấn đời sống đạo của chúng ta: Tôi khiêm nhường làm theo ý Chúa hay là cứ muốn Chúa theo ý thích của tôi? Phục vụ đúng nghĩa là làm điều người khác cần, chứ không phải cứ làm điều mình thích.
Chuyện Chúa vào nhà Mácta và Maria cũng là chuyện Chúa vào nhà, vào cuộc đời mỗi người chúng ta. Hãy tập sống như Maria: biết lắng nghe Lời Chúa, để Chúa làm chủ đời mình, đấy là chuyện cần thiết nhất trong đời sống tâm linh. Thiên Chúa không chỉ muốn được mời vào nhà, mà muốn được sống trong lòng mỗi người chúng ta. Amen.
Phúc Âm hôm nay kể chuyện hai chị em Mácta và Maria đon đả đón Chúa tới thăm nhà. Hai chị em, một người lo nấu nướng, một người ngồi tiếp chuyện Chúa. Hai người hai việc, tưởng chừng như bổ túc hoàn hảo cho nhau. Ấy vậy mà Chúa lại khen Maria và trách Mácta. Tại sao vậy? Vì mời Chúa vào nhà là một phúc lớn, nhưng giữ Chúa trong lòng mới là điều quan trọng hơn.
1. NGỒI NGHE. Maria ngồi dưới chân Chúa, chăm chú lắng nghe lời Ngài. Chúa gọi đó là “phần tốt nhất” - phần không ai lấy mất được. Trong đời sống hôm nay, chúng ta lo làm vô vàn việc, nhưng lại thường quên việc cần thiết nhất: dành thời gian cho Chúa, lắng nghe Chúa, mở lòng cho Chúa bước vào. Việc tốt nhất là làm đúng điều Chúa muốn. Mà để biết Chúa muốn gì, thì không thể không lắng nghe Lời Ngài.
2. NGANG NGƯỢC. Mácta mau mắn phục vụ, nhưng lại làm theo ý mình muốn chứ không phải ý Chúa muốn. Cô lấy mình làm trung tâm, nên cô cau có khó chịu với em mình, hơn nữa, cô còn trách cả Chúa đã không quan tâm để ý việc cô đang làm. Vấn đề không nằm ở công việc, mà ở tâm thế. Cô đã vô tình đảo ngược vai trò: thay vì làm theo ý Chúa, thì cô lại đòi Chúa làm theo ý mình. Điều này cũng chất vấn đời sống đạo của chúng ta: Tôi khiêm nhường làm theo ý Chúa hay là cứ muốn Chúa theo ý thích của tôi? Phục vụ đúng nghĩa là làm điều người khác cần, chứ không phải cứ làm điều mình thích.
Chuyện Chúa vào nhà Mácta và Maria cũng là chuyện Chúa vào nhà, vào cuộc đời mỗi người chúng ta. Hãy tập sống như Maria: biết lắng nghe Lời Chúa, để Chúa làm chủ đời mình, đấy là chuyện cần thiết nhất trong đời sống tâm linh. Thiên Chúa không chỉ muốn được mời vào nhà, mà muốn được sống trong lòng mỗi người chúng ta. Amen.
VietCatholic TV
Moscow bị tấn công. TT Merz gởi Patriot và hỏa tiễn tầm xa đến Kyiv. TBO bác bỏ tin TT Mỹ bệnh nặng
VietCatholic Media
03:21 18/07/2025
1. Máy bay điều khiển từ xa của Ukraine được tường trình nhắm vào Mạc Tư Khoa, St. Petersburg trong bối cảnh các cuộc tấn công mở rộng
Truyền thông và các quan chức Nga đưa tin máy bay điều khiển từ xa của Ukraine đã tiếp cận nhiều khu vực vào đêm 17 tháng 7, khi quân đội Ukraine phát động một cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa rộng hơn vào các khu vực phía tây của Nga, bao gồm cả Mạc Tư Khoa.
Thị trưởng Mạc Tư Khoa Sergei Sobyanin tuyên bố hệ thống phòng không Nga đã bắn hạ ba máy bay điều khiển từ xa đang tiếp cận thủ đô trong khoảng thời gian từ 2-3 giờ sáng giờ địa phương. Ông Sobyanin cho biết thêm rằng các nhân viên cấp cứu đã có mặt tại hiện trường, nhưng không đề cập đến bất kỳ thương vong hay thiệt hại nào.
Tại St. Petersburg, phi trường Pulkovo đã tạm ngừng hoạt động lúc 5 giờ sáng giờ địa phương, theo Rosaviatsiya đưa tin, có lẽ là do máy bay điều khiển từ xa đang đến gần, vì các phi trường Nga thường xuyên phải tạm dừng hoạt động do các cuộc tấn công của Ukraine. Việc tạm dừng này được tường trình đã làm chậm trễ ít nhất 10 chuyến bay khởi hành.
Hãng thông tấn nhà nước Nga TASS đưa tin máy bay điều khiển từ xa đã bị bắn hạ bằng hệ thống tác chiến điện tử ở phía đông St. Petersburg.
Tại Smolensk, nằm ở phía nam St. Petersburg, một người đã bị thương khi 14 máy bay điều khiển từ xa bị bắn hạ trên khu vực này, Thống đốc Vasily Anokhin tuyên bố
Gần hơn với tiền tuyến, Thống đốc tỉnh Belgorod Vyacheslav Gladkov tuyên bố rằng một cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa của Ukraine đã giết chết một người và làm bị thương sáu người tại thành phố Belgorod. Một người khác được tường trình đã bị thương trong khu vực.
Tại thành phố Voronezh, các kênh truyền thông Telegram của Nga đưa tin một máy bay điều khiển từ xa đã đâm vào một tòa nhà dân cư, khiến ba trẻ em bị thương. Thống đốc khu vực Alexander Gusev tuyên bố rằng ít nhất năm máy bay điều khiển từ xa đã bị bắn hạ trên khu vực này.
Trong khi đó, Thống đốc khu vực Vladislav Shapsha tuyên bố rằng một bé gái 14 tuổi đã bị thương khi ba máy bay điều khiển từ xa được tường trình bị bắn hạ ở tỉnh Kaluga.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết tổng cộng 122 máy bay điều khiển từ xa của Ukraine đã bị bắn hạ ở nhiều khu vực khác nhau trên cả nước.
Tờ Kyiv Independent không thể xác minh bất kỳ tuyên bố nào do các quan chức hoặc kênh truyền thông Nga đưa ra.
Ukraine thường xuyên tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa vào các khu vực tiền tuyến của Nga. Quân đội Ukraine vẫn chưa bình luận về các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa quy mô lớn này.
Các cuộc tấn công được báo cáo của Ukraine diễn ra sau một loạt cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa của Nga vào khu vực tiền tuyến của Ukraine.
Tại Nikopol, một vụ tấn công bằng bom kép đã làm năm người bị thương, bao gồm ba nhân viên cấp cứu. Trước đó cùng ngày, Nga cũng thả một quả bom 500 kg xuống một trung tâm mua sắm ở tỉnh Donetsk, khiến hai người thiệt mạng và 28 người khác bị thương.
Nga tiếp tục gia tăng mức độ nghiêm trọng của các cuộc tấn công vào các thành phố của Ukraine.
Đêm trước đó, lực lượng Nga đã phóng nhiều đợt máy bay điều khiển từ xa và hỏa tiễn khắp Ukraine, gây ra tình trạng mất điện đáng kể và thương vong ở nhiều khu vực khác nhau, bao gồm cả các tỉnh phía tây xa tiền tuyến.
Tuần trước, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết Nga đã phóng hơn 1.800 máy bay điều khiển từ xa tầm xa về phía Ukraine. Tuần này chứng kiến cuộc tấn công kỷ lục của Nga vào ngày 9 tháng 7, khi lực lượng Nga điều động 728 máy bay điều khiển từ xa tấn công và mồi bẫy loại Shahed.
Khi các cuộc tấn công của Nga tiếp tục gia tăng, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cảnh báo rằng Putin có 50 ngày để đạt được một thỏa thuận hòa bình hoặc phải đối mặt với mức thuế quan cứng rắn từ Washington.
Ngày 16 tháng 7, Tổng thống Trump cho biết hỏa tiễn phòng không Patriot của Hoa Kỳ đang trên đường tới Ukraine, vài ngày sau khi công bố kế hoạch cung cấp vũ khí mới do NATO phối hợp cho Kyiv.
2. Tòa Bạch Ốc giải đáp những đồn đoán về ngoại hình của Tổng thống Trump
Hôm Thứ Năm, 17 Tháng Bẩy, Thư ký báo chí Tòa Bạch Ốc Karoline Leavitt đã đọc một lá thư từ một bác sĩ nhằm giải quyết mối lo ngại của công chúng về tình trạng sưng tấy rõ rệt ở mắt cá chân và vết bầm tím trên tay của cựu Tổng thống Trump, vốn được che giấu bằng lớp trang điểm.
Leavitt mạnh mẽ bác bỏ những đồn đoán cho rằng Tổng thống Trump không đủ sức khoẻ để lãnh đạo đất nước. Nhiều người đi xa đến mức đồn rằng nhiệm kỳ của Tổng thống Trump sẽ phải cắt ngắn và giao lại cho Phó tổng thống Mỹ James David Vance.
Leavitt giải thích rằng Tổng thống Trump đã nhận thấy “vết sưng nhẹ” ở cẳng chân và đã được đơn vị y tế Tòa Bạch Ốc đánh giá, kết quả là “không tìm thấy bằng chứng nào về huyết khối tĩnh mạch sâu hoặc bệnh động mạch”.
Thay vào đó, các bác sĩ xác định ông bị suy tĩnh mạch mãn tính, gọi tắt là CVI hoặc ứ máu trong tĩnh mạch, một tình trạng mà Leavitt mô tả là phổ biến ở những người trên 70 tuổi.
Bà nói thêm rằng Tổng thống Trump không cảm thấy khó chịu gì liên quan đến tình trạng này.
Về vết bầm tím trên tay Tổng thống Trump, Leavitt cho biết nó “phù hợp” với tình trạng kích ứng do “bắt tay thường xuyên và sử dụng aspirin”. Bà kết luận rằng “tổng thống vẫn có sức khỏe tuyệt vời”.
Leavitt nói ở phần cuối bài phát biểu khai mạc: “Tôi biết nhiều phương tiện truyền thông đã đồn đoán về vết bầm tím trên tay tổng thống và tình trạng sưng tấy ở chân. Để minh bạch, tổng thống muốn tôi chia sẻ ghi chú từ bác sĩ của ông... tất cả kết quả đều trong giới hạn bình thường.”
Tuyên bố của bà cho biết tiếp rằng: “Những bức ảnh gần đây của tổng thống cho thấy vết bầm tím nhẹ ở mu bàn tay. Điều này phù hợp với kích ứng mô mềm nhẹ do bắt tay thường xuyên và việc sử dụng aspirin, “một loại thuốc được dùng như một phần của chế độ phòng ngừa tim mạch tiêu chuẩn.”
Nói tóm lại, theo Leavitt, sức khoẻ của Tổng thống Trump OK, không có vấn đề gì cả.
Vào tháng 4, bác sĩ của Tổng thống Trump đã công bố một bản ghi nhớ chính thức liên quan đến sức khỏe của vị tổng tư lệnh sau khi ông trải qua cuộc kiểm tra sức khỏe hàng năm dưới sự chăm sóc của Đại úy Sean Barbabella, bác sĩ của tổng thống.
“Số liệu thống kê quan trọng” của Tổng thống Trump cho thấy chiều cao của ông là 75 inch, cân nặng là 224 pound, nhịp tim lúc nghỉ ngơi là 62 nhịp/phút và huyết áp là 128/74. Năm 2020, ông nặng 244 pound và huyết áp là 121/79.
Bardella đã đề cập đến “những chiến thắng thường xuyên của Tổng thống Trump trong các sự kiện golf” trong đánh giá tích cực của mình.
Suy tĩnh mạch mãn tính là gì?
Suy tĩnh mạch mạn tính, gọi tắt là CVI là một tình trạng bệnh lý trong đó các tĩnh mạch ở chân gặp khó khăn trong việc đưa máu trở về tim. Tình trạng này xảy ra khi các van trong tĩnh mạch chân, vốn có chức năng duy trì dòng máu chảy lên, bị yếu hoặc hư hỏng, khiến máu ứ đọng ở các chi dưới. CVI thường tiến triển chậm theo thời gian và phổ biến hơn ở người lớn tuổi, đặc biệt là những người đứng hoặc ngồi trong thời gian dài. Tình trạng này thường không đe dọa đến tính mạng nhưng có thể gây khó chịu và những thay đổi rõ rệt ở chân nếu không được điều trị.
Triệu chứng của bệnh suy tĩnh mạch mãn tính là gì và cách điều trị như thế nào?
Các triệu chứng của CVI bao gồm sưng chân, đau nhức hoặc chuột rút, nặng chân, giãn tĩnh mạch rõ rệt, da đổi màu, và trong những trường hợp nặng hơn, loét quanh mắt cá chân. Các triệu chứng này thường trở nên trầm trọng hơn sau thời gian dài đứng hoặc ngồi và cải thiện khi nâng cao chân.
Điều trị CVI tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng nhưng thường bắt đầu bằng việc thay đổi lối sống như tập thể dục thường xuyên, nâng cao chân và mang vớ y khoa. Trong những trường hợp dai dẳng hoặc nghiêm trọng hơn, các biện pháp can thiệp y tế như xơ cứng, liệu pháp laser hoặc phẫu thuật tĩnh mạch có thể được khuyến nghị để cải thiện lưu lượng máu và giảm các triệu chứng.
Suy tĩnh mạch mạn tính và giãn tĩnh mạch là hai tình trạng liên quan nhưng khác biệt. Giãn tĩnh mạch là tình trạng tĩnh mạch giãn rộng, xoắn lại, thường thấy ngay dưới bề mặt da và là triệu chứng phổ biến của suy tĩnh mạch mạn tính, gọi tắt là CVI. Trong khi giãn tĩnh mạch có thể chỉ là vấn đề thẩm mỹ, suy tĩnh mạch mạn tính là một tình trạng rộng hơn và nghiêm trọng hơn, liên quan đến lưu lượng máu kém và rối loạn chức năng van ở tĩnh mạch chân. Suy tĩnh mạch mạn tính có thể gây ra những khó chịu đáng kể và các biến chứng như thay đổi da và loét, trong khi giãn tĩnh mạch không phải lúc nào cũng gây ra triệu chứng. Tuy nhiên, nếu không được điều trị, giãn tĩnh mạch có thể tiến triển thành suy tĩnh mạch mạn tính theo thời gian.
[Newsweek: White House Addresses Speculation About Trump's Physical Appearance]
3. Ngoại trưởng Latvia kêu gọi Tổng thống Trump nên áp đặt thêm lệnh trừng phạt Nga ngay bây giờ đừng đợi 50 ngày
Ngoại trưởng Latvia Baiba Braže lập luận rằng Tổng thống Trump không nên đợi 50 ngày để áp đặt các lệnh trừng phạt thứ cấp đối với Nga.
“Lẽ ra phải sớm hơn”, Braže nói trong một cuộc phỏng vấn bên lề Diễn đàn An ninh Aspen. Bà lập luận rằng việc cho Putin thêm thời gian là vô nghĩa khi lực lượng Nga vẫn đang tiếp tục tiến hành các cuộc tấn công.
Latvia, một thành viên NATO và là đồng minh thân cận của Ukraine, cũng có đường biên giới trực tiếp với Nga và Belarus - khiến nước này phải đối mặt với rủi ro đáng kể nếu chiến tranh với Ukraine lan ra ngoài biên giới. Latvia đóng góp 3,15% GDP cho NATO và đã đóng góp 2% GDP trước chiến tranh cho viện trợ Ukraine.
Braže hoan nghênh thông báo hôm thứ Hai của Tổng thống Trump rằng Hoa Kỳ sẽ gửi vũ khí tới Ukraine và sẽ áp đặt mức thuế quan thứ cấp lên tới 100 phần trăm đối với các quốc gia vẫn giao dịch với Nga nếu Mạc Tư Khoa không đồng ý ký một thỏa thuận hòa bình trong vòng 50 ngày.
Tuy nhiên, bà cảnh báo Nga vẫn duy trì được khả năng chiến đấu “một thời gian”, đồng thời cho rằng phương Tây phải ngay lập tức gia tăng áp lực lên Mạc Tư Khoa để buộc nước này phải ngồi vào bàn đàm phán. Áp đặt lệnh trừng phạt ngay lập tức sẽ là một cách để làm điều đó.
Hoa Kỳ và các đồng minh phải bảo đảm rằng “Nga hiểu rằng họ sẽ không tốt hơn, mà còn tệ hơn mỗi ngày”, bà nói. “Chúng ta đã thấy điều đó rồi, nền kinh tế Nga đang không tốt.”
Khi được hỏi hôm thứ Ba tại sao ông lại cho Putin hai tháng để chấp thuận các yêu cầu của mình, Tổng thống Trump cho biết ông có thể hành động nhanh hơn.
“Tôi không nghĩ 50 ngày là quá dài. Có thể sớm hơn thế”, Tổng thống Trump nói.
Braže cho biết lệnh trừng phạt có thể có tác động thực sự đến chiến trường.
“Điều chúng tôi đang tìm kiếm là gây áp lực lên Nga và làm suy yếu khả năng tiến hành chiến tranh của Nga. Vấn đề không phải là người dân Nga”, bà nói. “Mà là về năng lực chiến đấu của Nga và những gì họ đang làm trên chiến trường, tất cả đều cần phải bị làm suy yếu.”
Bà nói thêm rằng các đánh giá tình báo nhìn chung kết luận rằng Putin không quan tâm đến việc chấm dứt chiến tranh. Tình báo Hoa Kỳ đã đi đến kết luận này vào đầu năm nay khi các cuộc đàm phán kéo dài.
Bà cho biết: “Thông tin tình báo và đánh giá chung đã được các đồng minh, bao gồm cả người Mỹ, thống nhất rằng không có dấu hiệu nào cho thấy Putin muốn hòa bình”.
Bà lập luận rằng Tổng thống Trump đã đi đến kết luận tương tự sau khi cố gắng giữ cánh cửa mở cho Nga.
Bà nói: “Vấn đề chỉ là thời gian khi rõ ràng là Putin chỉ đang lừa dối mọi người và trì hoãn chiến thuật”.
Liên Hiệp Âu Châu sẽ sớm thông qua một gói trừng phạt bổ sung, theo đó sẽ hạ trần giá dầu và nhắm vào lĩnh vực tài chính của Nga. Slovakia là nước duy nhất còn chần chừ, hai quan chức Âu Châu cho biết. Bà Braže từ chối nêu tên quốc gia đang trì hoãn gói trừng phạt, nhưng bà cho biết gói trừng phạt này “sẵn sàng thực hiện” khi một quốc gia cuối cùng đồng ý.
Các quan chức phương Tây khác tại hội nghị tỏ ra thận trọng lạc quan về sự thay đổi giọng điệu của Tổng thống Trump vào đầu tuần này.
“Chúng tôi hy vọng điều này cuối cùng sẽ trở thành sự thật”, Halyna Yanchenko, một thành viên quốc hội Ukraine thuộc đảng Người phục vụ nhân dân, cho biết.
“Với Tổng thống Trump, bạn sẽ không bao giờ biết chính sách cuối cùng sẽ ra sao”, một quan chức Âu Châu giấu tên cho biết, thẳng thắn chia sẻ về một đồng minh. “Sự thay đổi này rất đáng hoan nghênh nếu nó thực sự diễn ra.”
4. Lãnh tụ tối cao Iran đưa ra lời đe dọa mới nhất
Hôm Thứ Năm, 17 Tháng Bẩy, lãnh tụ tối cao Iran Ali Khamenei đã cảnh báo rằng Tehran sẵn sàng đáp trả mạnh mẽ hơn nếu bị tấn công lần nữa, sau lệnh ngừng bắn với Israel vào tháng trước.
“Nếu đối phương lặp lại hành vi xâm lược, phản ứng sẽ mạnh hơn đòn giáng mà chúng phải chịu trong cuộc chiến 12 ngày”, ông nói, ám chỉ đến cuộc xung đột giữa hai nước.
Cuộc xung đột bắt đầu vào ngày 13 tháng 6, bao gồm các cuộc tấn công của cả Israel và Hoa Kỳ vào các mục tiêu quân sự và hạt nhân của Iran.
Tuyên bố của Khamenei nhấn mạnh sự sẵn sàng leo thang trả đũa quân sự của Tehran, báo hiệu rằng lệnh ngừng bắn có thể không chấm dứt thù địch. Với căng thẳng vẫn còn cao giữa Iran, Israel và Hoa Kỳ, lời cảnh báo này cho thấy bản chất mong manh của hòa bình trong một khu vực dễ leo thang nhanh chóng. Những bình luận của ông cũng phản ánh nhận thức của Tehran về các mối đe dọa bên ngoài không chỉ là những thách thức quân sự mà còn là những nỗ lực nhằm gây bất ổn cho chính hệ thống Iran.
Trong bài phát biểu hôm thứ Năm, Khamenei cáo buộc Israel tìm cách làm suy yếu hệ thống của Iran bằng cách nhắm vào các nhân vật chủ chốt và các địa điểm nhạy cảm trong cuộc chiến tháng trước. “Những kẻ xâm lược đã tính toán và lên kế hoạch làm suy yếu hệ thống bằng cách nhắm vào một số nhân vật và trung tâm nhạy cảm ở Iran”, ông nói. “Mục đích của hành động này là kích động bất ổn và lôi kéo người dân xuống đường để lật đổ hệ thống.” Khamenei cảnh báo rằng những kẻ đứng sau các vụ tấn công “sẽ phải thay đổi lập trường trước khi bị xóa sổ hoàn toàn”.
Khamenei cũng mô tả việc chống lại Mỹ và “con chó bị xích” Israel là “đáng khen ngợi”, coi cuộc xung đột này là một phần của cuộc đấu tranh tư tưởng lớn hơn. Luận điệu này củng cố luận điệu lâu nay của Tehran rằng việc họ chống lại áp lực của phương Tây và Israel là vấn đề sống còn của quốc gia.
Trước đó, truyền thông nhà nước Iran đưa tin Tehran có thể tăng cường làm giàu uranium lên cấp độ vũ khí. Tehran cũng cảnh báo có thể rút khỏi Hiệp ước Không phổ biến Vũ khí Hạt nhân, gọi tắt là NPT nếu các cường quốc Âu Châu kích hoạt cơ chế trừng phạt của Liên Hiệp Quốc trước cuối tháng 8. Hạn chót này do Mỹ, Pháp, Đức và Anh đặt ra trong bối cảnh các cuộc đàm phán hạt nhân đang bị đình trệ.
Trong khi đó, Tổng thống Trump thừa nhận Iran quan tâm đến các cuộc đàm phán nhưng không bày tỏ sự cấp bách, viện dẫn các cuộc tấn công quân sự gần đây của Hoa Kỳ đã “phá hủy” các cơ sở hạt nhân của Iran.
[Newsweek: Iran's Supreme Leader Issues Threat]
5. Đức phủ nhận việc biết hỏa tiễn Patriot đang trên đường tới Ukraine, trái ngược với tuyên bố của Tổng thống Trump
Bộ Quốc phòng Đức cho biết họ không biết bất kỳ hệ thống hỏa tiễn Patriot nào hiện đang trên đường đến Ukraine, trái ngược với tuyên bố của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump rằng các chuyến hàng đã được tiến hành, SRF đưa tin hôm Thứ Năm, 17 Tháng Bẩy.
“Tôi không thể xác nhận bất cứ điều gì đang được thực hiện. Tôi không biết điều đó”, một phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Đức cho biết, theo đài truyền hình công cộng Thụy Sĩ SRF.
Phát ngôn nhân cho biết thêm rằng một cuộc họp trực tuyến của Nhóm liên lạc quốc phòng Ukraine, gọi tắt là UDCG dự kiến diễn ra vào ngày 21 tháng 7 để giải quyết các câu hỏi còn tồn đọng và hướng tới việc điều động việc cung cấp hệ thống Patriot cho Ukraine “càng sớm càng tốt”.
Tổng thống Trump cho biết hỏa tiễn phòng không Patriot dành cho Ukraine đã trên đường đến, chỉ vài ngày sau khi công bố sáng kiến vũ khí mới do NATO phối hợp dành cho Kyiv.
“Chúng đã được vận chuyển rồi”, Tổng thống Trump nói với các phóng viên tại Căn cứ Liên hợp Andrews ở Maryland khi được hỏi về hỏa tiễn Patriot và các vũ khí khác. “Chúng đến từ Đức và sau đó được Đức thay thế. Và trong mọi trường hợp, Hoa Kỳ đều được hoàn trả đầy đủ.”
Thông báo này được đưa ra khi Ukraine tiếp tục gây áp lực với các đồng minh, đặc biệt là Hoa Kỳ, về việc cung cấp thêm hệ thống phòng không trong bối cảnh Nga gia tăng các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn và máy bay điều khiển từ xa vào các thành phố trên khắp cả nước.
Phát ngôn nhân của chính phủ Đức trước đó đã xác nhận vào ngày 14 tháng 7 rằng các đồng minh Âu Châu đang thảo luận về việc cung cấp hơn ba hệ thống Patriot cho Ukraine.
Tổng thống Trump cho biết các chuyến hàng này nằm trong một thỏa thuận mới mà theo đó các nước NATO và Liên Hiệp Âu Châu sẽ mua các hệ thống vũ khí do Hoa Kỳ sản xuất, chuyển giao cho Ukraine và sau đó bổ sung vào kho vũ khí của mình thông qua các thỏa thuận với Washington.
Các chuyến hàng vũ khí mới sẽ diễn ra vài ngày sau khi Tổng thống Trump đưa ra tối hậu thư cho Mạc Tư Khoa, cảnh báo rằng Hoa Kỳ sẽ áp đặt mức thuế quan “nghiêm khắc” trừ khi Nga đồng ý ký một thỏa thuận hòa bình trong vòng 50 ngày để chấm dứt chiến tranh ở Ukraine.
6. Thủ tướng Merz: Hỏa tiễn Patriot sẽ sớm đến Ukraine
Thủ tướng Đức Friedrich Merz cho biết Ukraine sẽ sớm nhận được hỏa tiễn phòng không Patriot sau quyết định của Tổng thống Donald Trump nhằm tăng cường hỏa lực cho Kyiv.
Tổng thống Hoa Kỳ đã công bố một thỏa thuận với NATO vào đầu tuần này nhằm tăng nguồn cung cấp vũ khí cho Ukraine do các nước Âu Châu tài trợ.
Trả lời câu hỏi của POLITICO tại cuộc họp báo ở Anh hôm Thứ Năm, 17 Tháng Bẩy, thủ tướng Đức cho biết bên cạnh các hệ thống phòng không Patriot mà Ukraine có thể nhận được trong vài ngày tới, Ukraine cần các hệ thống tấn công sâu vào lãnh thổ Nga để tự vệ tốt hơn và rằng “rất sớm thôi, rất sớm thôi, nước này sẽ nhận được thêm sự hỗ trợ về mặt này”.
Sau đó, ông cho rằng khả năng này có thể được điều động ở Ukraine trong vòng vài tuần.
Hôm thứ Hai, Tổng thống Trump tuyên bố rằng một phần hệ thống phòng thủ hỏa tiễn Patriot sẽ đến “trong vòng vài ngày” nhưng nhiều người khác đã đặt câu hỏi về tốc độ chuyển giao có thể diễn ra.
Alexus Grynkewich, lãnh đạo Bộ Tư lệnh Không quân Đồng minh của NATO, phát biểu trước đó vào thứ năm: “Công tác chuẩn bị đang được tiến hành — chúng tôi đang hợp tác rất chặt chẽ với phía Đức về việc chuyển giao Patriot.”
Thủ tướng Merz đã tham gia buổi họp báo cùng Ngoại trưởng Anh Keir Starmer trong chuyến đi tới Vương quốc Anh để ký một hiệp ước hữu nghị hứa hẹn hợp tác sâu sắc hơn về an ninh và quốc phòng.
Thủ tướng Starmer cho biết “hoàn toàn rõ ràng là Tổng thống Trump muốn Putin phải có hành động” và hiện đang “ủng hộ điều đó bằng năng lực quân sự”.
Thủ tướng Merz chỉ rõ rằng các bộ trưởng quốc phòng hiện đang thắt chặt hậu cần để thực hiện lời đề nghị của Tổng thống Trump, theo đó các nước Âu Châu sẽ gửi vũ khí tới Ukraine trước khi mua vũ khí thay thế từ Hoa Kỳ.
Cả hai nhà lãnh đạo cũng nói về nhu cầu gây áp lực kinh tế lên Nga, với việc Merz kêu gọi Tổng thống Trump đồng ý với gói trừng phạt do Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Lindsay Graham đưa ra.
[Politico: Merz: Patriot missiles to reach Ukraine ‘very shortly’]
7. Sáu mươi người thiệt mạng trong vụ cháy trung tâm mua sắm
Hơn 60 người đã thiệt mạng trong một vụ hỏa hoạn lớn thiêu rụi một trung tâm thương mại ở Iraq, chính quyền cho biết hôm Thứ Năm, 17 Tháng Bẩy. Đoạn video được công bố cho thấy ngọn lửa bao trùm tầng trên của tòa nhà vào đêm qua tại thành phố Al-Kut, tỉnh Wasit, phía nam thủ đô Baghdad.
Bộ Nội vụ Iraq cho biết: “Vụ hỏa hoạn thương tâm này đã cướp đi sinh mạng của 61 công dân vô tội, hầu hết trong số họ chết ngạt bên trong phòng tắm do khói dày đặc”.
Vụ việc này đã phơi bày những vấn đề về sự tắc trách và quản lý yếu kém mang tính hệ thống ở một đất nước mà những thách thức về an ninh từ lâu đã làm phức tạp các nỗ lực tái thiết và ổn định sau nhiều thập niên chiến tranh.
Bộ Nội vụ cho biết trong một tuyên bố đăng trên Facebook rằng vụ cháy bùng phát tại tòa nhà thương mại ở trung tâm tỉnh Wasit vào khuya thứ Tư, nơi có một nhà hàng và một siêu thị và chỉ mới mở cửa được bảy ngày.
Chính quyền cho biết họ đã mở cuộc điều tra nguyên nhân vụ cháy và cam kết sẽ truy cứu trách nhiệm đối với bất kỳ ai bị phát hiện. Chính quyền đã đệ đơn kiện chủ sở hữu bất động sản, theo một quan chức chính quyền ở Wasit.
Người dùng mạng xã hội bày tỏ sự thất vọng về đoạn phim ghi lại cảnh đám cháy, một số người đặt câu hỏi về cách chính phủ giải quyết các tiêu chuẩn an toàn và sự chậm trễ trong phản ứng khẩn cấp, sử dụng hashtag tiếng Ả Rập “Thảm kịch Al-Kut” trên X.
Trong một video khác được lan truyền, một nhóm người được nhìn thấy mắc kẹt trên mái của trung tâm thương mại đang bốc cháy. “Nhà hàng không có lối thoát hiểm, và đội cứu hỏa không thể giải cứu họ do thiếu thiết bị phù hợp để di tản hoặc hạ họ xuống khỏi tòa nhà “, Ali Atwan nói. Newsweek không thể xác minh độc lập các video này.
Theo nền tảng Al-Hadath của Al-Arabiya, hỏa hoạn ở các cửa hàng và nhà kho thường xuyên xảy ra trên khắp cả nước do sự lơ là trong các quy định về an toàn và cơ sở hạ tầng bị hư hại sau nhiều thập niên xung đột, làm tăng nguy cơ khi nhiệt độ tăng cao.
[Newsweek: Sixty People Killed in Shopping Mall Fire]
8. Ukraine công bố đại sứ mới của Hoa Kỳ sau khi đại sứ sắp mãn nhiệm khiến đảng Cộng hòa tức giận
Olha Stefanishyna, cựu phó thủ tướng phụ trách hội nhập Âu Châu của Ukraine, sẽ trở thành đại sứ của nước này tại Hoa Kỳ, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy tuyên bố hôm Thứ Sáu, 18 Tháng Bẩy.
Stefanishyna đã bị cách chức khỏi chính phủ vào thứ Tư, cùng với các thành viên còn lại trong nội các, như một phần của cuộc cải tổ chính phủ lớn.
Theo Tổng thống Zelenskiy, bà sẽ được bổ nhiệm làm đặc phái viên của tổng thống tại Hoa Kỳ trong khi chờ đợi sự chấp thuận từ Washington để trở thành đại sứ.
“Tôi biết ơn Olha vì những đóng góp của cô ấy cho hội nhập Âu Châu và Âu Châu-Đại Tây Dương. Đây là một nỗ lực thành công. Nhiều thành tựu đã đạt được”, Tổng thống Zelenskiy nói. “Olha cũng đã tham gia đàm phán với Hoa Kỳ về một định dạng mới cho hợp tác kinh tế của chúng ta và việc thành lập Quỹ Đầu tư Tái thiết Ukraine-Hoa Kỳ.”
Trên cương vị Phó Thủ tướng, bà Stefanishyna đã điều phối các cuộc đàm phán gia nhập Liên Hiệp Âu Châu của Ukraine và hợp tác chặt chẽ với NATO. Từ tháng 9 năm ngoái, bà cũng đảm nhiệm một vai trò khác trong nội các là Bộ trưởng Tư pháp.
Tuy nhiên, Stefanishyna gần đây đã phải đối mặt với sự giám sát chặt chẽ hơn về mối quan hệ của chồng cũ với một công ty quản lý tài sản nhà nước và một căn nhà sang trọng chưa được khai báo. Các công tố viên đã mở một cuộc điều tra nhưng chưa buộc tội bà, và bà phủ nhận mọi hành vi sai trái.
Tuần trước, Tổng thống Zelenskiy đã công bố Bộ trưởng Quốc phòng sắp mãn nhiệm Rustem Umerov là ứng cử viên cho vị trí đại sứ Hoa Kỳ. Hiện chưa rõ lý do tại sao tổng thống lại thay đổi quyết định đó. Nghị sĩ đối lập Yaroslav Zheleznyak tuyên bố rằng ứng cử viên Umerov không được Washington chấp thuận.
Ukraine đang tìm cách thay thế đại sứ hiện tại của mình, Oksana Markarova, sau khi bà khiến nhóm của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tức giận vào tháng 9 năm ngoái khi tổ chức chuyến thăm của Tổng thống Zelenskiy tới một nhà máy vũ khí cùng với các chính trị gia Dân chủ tại tiểu bang chiến trường Pennsylvania trong chiến dịch tranh cử tổng thống.
[Politico: Ukraine announces new US ambassador after outgoing envoy angered Republicans]
9. Quốc hội Ukraine xác nhận Yulia Svyrydenko là Thủ tướng mới
Quốc hội Ukraine đã xác nhận Yulia Svyrydenko là thủ tướng mới của nước này trong một cuộc cải tổ chính phủ lớn do Tổng thống Volodymyr Zelenskiy khởi xướng.
Cựu phó thủ tướng và bộ trưởng phát triển kinh tế, Svyrydenko đã được đồn đoán rộng rãi là ứng cử viên cho chức thủ tướng kể từ mùa hè năm 2024. Bà là đồng minh lâu năm của Tổng thống Zelenskiy và cố vấn quyền lực của ông, Andriy Yermak, người có ảnh hưởng được dự đoán sẽ còn lớn mạnh hơn nữa.
Svyrydenko kế nhiệm Denys Shmyhal, thủ tướng tại vị lâu nhất của Ukraine. Denys Shmyhal sẽ trở thành bộ trưởng quốc phòng. Phần còn lại của chính phủ sẽ được công bố vào sau.
“Chính phủ của chúng ta đang hướng đến tự chủ về quân sự, kinh tế và xã hội”, Svyrydenko tuyên bố sau khi được phê chuẩn. “Chiến tranh không cho chúng ta quyền do dự. Chúng ta phải hành động nhanh chóng và quyết đoán.”
Svyrydenko là động lực thúc đẩy thỏa thuận khoáng sản giữa Ukraine và Hoa Kỳ, một quan hệ đối tác kinh tế gây tranh cãi cho phép Hoa Kỳ tiếp cận lợi nhuận từ nguồn tài nguyên khoáng sản khổng lồ của quốc gia Đông Âu này.
Bà cũng là gương mặt quen thuộc với các quan chức Brussels vì thường xuyên dẫn dắt các cuộc đàm phán của Ukraine với Liên Hiệp Âu Châu và các thủ đô Âu Châu.
Trong thông điệp chúc mừng gửi tới Svyrydenko, Chủ tịch Ủy ban Âu Châu Ursula von der Leyen cho biết: “Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ cô khi cô đấu tranh vì sự tồn vong của Ukraine và nỗ lực vì sự phục hồi đất nước cũng như tương lai của Liên Hiệp Âu Châu”.
[Politico: Ukrainian parliament confirms Yuliia Svyrydenko as new PM]
10. Anh và Đức đã ký hiệp ước phòng thủ chung mang tính lịch sử trong bối cảnh Nga đang gây hấn, Bloomberg đưa tin
Thủ tướng Anh Keir Starmer và Thủ tướng Đức Friedrich Merz đã ký một hiệp ước mang tính bước ngoặt giữa Anh và Đức tại Luân Đôn hôm Thứ Năm, 17 Tháng Bẩy, cam kết hỗ trợ phòng thủ lẫn nhau trong trường hợp xảy ra tấn công vũ trang, Bloomberg đưa tin.
Theo Politico, hiệp ước này là hiệp ước song phương quan trọng nhất giữa hai quốc gia kể từ năm 1945.
Thỏa thuận này, được Bloomberg mô tả là một phần trong nỗ lực thiết lập lại quan hệ rộng hơn, phản ánh mối lo ngại ngày càng tăng trên khắp Âu Châu về hành vi xâm lược quân sự của Nga và nghi ngờ về cam kết của Hoa Kỳ đối với NATO dưới thời Tổng thống Trump.
Mặc dù hiệp ước củng cố các nghĩa vụ hiện có của NATO, các quan chức từ cả hai chính phủ đều nhấn mạnh rằng nó không thay thế cho nguyên tắc phòng thủ tập thể theo Điều 5 của liên minh.
Hiệp định, được ký kết trong một buổi lễ tại Bảo tàng Victoria và Albert ở Luân Đôn, dựa trên nền tảng mà người tiền nhiệm của Starmer là Rishi Sunak, và người tiền nhiệm của Merz, là Olaf Scholz, đã đặt ra trong cuộc họp năm 2023 tại Berlin. Hiệp định này đánh dấu sự sâu sắc hơn trong quan hệ hậu Brexit và sự liên kết chiến lược ngày càng tăng giữa Luân Đôn và Berlin.
Một trong những thành phần quan trọng của thỏa thuận là cam kết chung về việc cung cấp hệ thống hỏa tiễn tầm xa mới, khả năng Tấn công Chính xác Sâu, trong thập niên tới. Hệ thống này, với tầm bắn hơn 2.000 km, dự kiến sẽ thúc đẩy đầu tư công nghiệp đáng kể vào các lĩnh vực quốc phòng Âu Châu.
Mặc dù vũ khí hạt nhân không được đề cập rõ ràng trong văn bản, thỏa thuận này có tầm quan trọng cao hơn đối với Đức, quốc gia không có kho vũ khí hạt nhân riêng và phải dựa vào sự răn đe của Hoa Kỳ và hai quốc gia hạt nhân ở Âu Châu - Anh và Pháp.
Hiệp ước này cũng đề cập đến những hậu quả rộng hơn của Brexit, bao gồm các thỏa thuận về thương mại, vận tải và di cư bất hợp pháp. Đức sẽ thông qua luật vào cuối năm nay, theo một tuyên bố từ văn phòng của Starmer, quy định việc tạo điều kiện cho di cư bất hợp pháp vào Vương quốc Anh là bất hợp pháp.
[Kyiv Independent: UK and Germany to sign historic mutual defense pact amid Russian aggression, Bloomberg reports]