Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:19 17/07/2025
22. Không nên làm một vị thánh hèn kém.
(Thánh nữ Terese of Lisieux)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:22 17/07/2025
93. ĂN TRỘM MẤT TRỘM
Có một tên ăn trộm, buổi tối đào tường vào ăn trộm đồ của nhà người ta, nhà người này rất nghèo, trong nhà không có gì cả, chỉ có trên đầu giường một hủ gạo. Tên trộm cởi áo ra bỏ trên đất chuẩn bị ôm hủ gạo.
Lúc ấy ông chồng ngủ trên giường đã tỉnh, qua ánh trăng dọi thì thấy tên trộm, lại thấy trên đất có cái áo, bèn nhè nhè khều cái áo của tên trộm qua và giấu trên giường. Tên trộm quay lại thì không thấy cái áo, gặp lúc vợ chủ nhà tỉnh dậy nghe tiếng động, hỏi:
- “Trong nhà có tiếng động, có phải là kẻ trộm đến không?”
Ông chồng cố ý trả lời:
- “Tôi tỉnh giấc lâu rồi, không nghe gì cả, làm gì có trộm đến?”
Tên trộm vội vàng lên tiếng:
- “Cái áo của tôi để trên đất đã bị trộm lấy, sao lại nói không có trộm đến chứ!”
(Tiếu Đắc Hảo)
Suy tư 93:
Tên trộm có lòng tham nên đi ăn trộm, người chủ nhà nghèo cũng có lòng tham nên không bắt trộm vào trong nhà mình, vì tham mà cả hai trở thành ăn trộm.
Vì lòng tham ấy của con người mà Đức Chúa Giê-su xuống thể làm một người nghèo khó, sống nghèo khó và chết nghèo khó, nhưng sống lại thật vinh quang, là để dạy cho chúng ta biết sống như Ngài đã sống: có tinh thần từ bỏ, để được thanh thoát hơn trong cuộc sống, để nhẹ nhàng trở nên người của mọi người…
Ở đời, ai cũng có lòng tham: có người tham quên cả tương lai, có người tham quên cả mạng sống, có người tham quên cả danh dự, lại có người tham quên cả nước thiên đàng…
Ăn trộm thì trước sau gì cũng mất cả chì lẫn chài, tức là mất cả thân xác và linh hồn trong tay ma quỷ.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Có một tên ăn trộm, buổi tối đào tường vào ăn trộm đồ của nhà người ta, nhà người này rất nghèo, trong nhà không có gì cả, chỉ có trên đầu giường một hủ gạo. Tên trộm cởi áo ra bỏ trên đất chuẩn bị ôm hủ gạo.
Lúc ấy ông chồng ngủ trên giường đã tỉnh, qua ánh trăng dọi thì thấy tên trộm, lại thấy trên đất có cái áo, bèn nhè nhè khều cái áo của tên trộm qua và giấu trên giường. Tên trộm quay lại thì không thấy cái áo, gặp lúc vợ chủ nhà tỉnh dậy nghe tiếng động, hỏi:
- “Trong nhà có tiếng động, có phải là kẻ trộm đến không?”
Ông chồng cố ý trả lời:
- “Tôi tỉnh giấc lâu rồi, không nghe gì cả, làm gì có trộm đến?”
Tên trộm vội vàng lên tiếng:
- “Cái áo của tôi để trên đất đã bị trộm lấy, sao lại nói không có trộm đến chứ!”
(Tiếu Đắc Hảo)
Suy tư 93:
Tên trộm có lòng tham nên đi ăn trộm, người chủ nhà nghèo cũng có lòng tham nên không bắt trộm vào trong nhà mình, vì tham mà cả hai trở thành ăn trộm.
Vì lòng tham ấy của con người mà Đức Chúa Giê-su xuống thể làm một người nghèo khó, sống nghèo khó và chết nghèo khó, nhưng sống lại thật vinh quang, là để dạy cho chúng ta biết sống như Ngài đã sống: có tinh thần từ bỏ, để được thanh thoát hơn trong cuộc sống, để nhẹ nhàng trở nên người của mọi người…
Ở đời, ai cũng có lòng tham: có người tham quên cả tương lai, có người tham quên cả mạng sống, có người tham quên cả danh dự, lại có người tham quên cả nước thiên đàng…
Ăn trộm thì trước sau gì cũng mất cả chì lẫn chài, tức là mất cả thân xác và linh hồn trong tay ma quỷ.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Ngày 18/07: Con Người làm chủ ngày sa-bát – Lm. Giuse Đỗ Tuấn Anh, CSsR
Giáo Hội Năm Châu
02:09 17/07/2025
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.
Khi ấy, vào ngày sa-bát, Đức Giê-su đi băng qua một cánh đồng lúa; các môn đệ thấy đói và bắt đầu bứt lúa ăn. Người Pha-ri-sêu thấy vậy, mới nói với Đức Giê-su: “Ông coi, các môn đệ ông làm điều không được phép làm ngày sa-bát!” Người đáp: “Các ông chưa đọc trong Sách sao? Ông Đa-vít đã làm gì, khi ông và thuộc hạ đói bụng? Ông vào nhà Thiên Chúa, và đã cùng thuộc hạ ăn bánh tiến. Thứ bánh này, họ không được phép ăn, chỉ có tư tế mới được ăn mà thôi. Hay các ông chưa đọc trong sách Luật rằng ngày sa-bát, các tư tế trong Đền Thờ vi phạm luật sa-bát mà không mắc tội đó sao? Tôi nói cho các ông hay: ở đây còn lớn hơn Đền Thờ nữa. Nếu các ông hiểu được ý nghĩa của câu này: Ta muốn lòng nhân chứ đâu cần lễ tế, ắt các ông đã chẳng lên án kẻ vô tội. Quả thế, Con Người làm chủ ngày sa-bát.”
Đó là lời Chúa
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Giáo Hoàng tiếp tục kêu gọi ngừng bắn tại Gaza sau vụ tấn công vào giáo xứ Công Giáo
Thanh Quảng sdb
14:49 17/07/2025
Đức Giáo Hoàng tiếp tục kêu gọi ngừng bắn tại Gaza sau vụ tấn công vào giáo xứ Công Giáo

Đức Giáo Hoàng Lêô XIV gửi điện tín bày tỏ sự gần gũi với các tín hữu Giáo xứ Công Giáo Thánh Gia tại Gaza sau vụ tấn công của quân đội Israel khiến hai người thiệt mạng và nhiều người khác bị thương nặng.
(Tin Vatican – Francesca Merlo)
Đức Giáo Hoàng Lêô XIV tiếp tục kêu gọi "ngừng bắn ngay lập tức" tại Gaza sau vụ tấn công quân sự vào một Giáo xứ Công Giáo duy nhất. Trong điện tín do Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, ký thay mặt Đức Giáo Hoàng, Đức Thánh Cha bày tỏ nỗi buồn sâu sắc trước sự mất mát về sinh mạng và những thương tích do vụ tấn công gây ra. Ngài cũng bày tỏ sự gần gũi về mặt tinh thần với cha xứ Gabriel Romanelli - người đã bị thương trong vụ tấn công - cũng như toàn thể cộng đồng giáo xứ.
Lực lượng Israel tấn Công Giáo xứ Công Giáo ở Gaza 17/07/2025
Đức Giáo Hoàng phó thác những người đã chết cho "lòng thương xót của Thiên Chúa Toàn năng" và cầu nguyện cho những người bị thương sớm bình phục và an ủi những người đang đau buồn. Cuối cùng, ngài nhắc lại lời kêu gọi hòa bình và ngừng bắn, đồng thời bày tỏ niềm "hy vọng sâu xa về đối thoại, hòa giải và hòa bình lâu dài trong khu vực".
Theo Bộ Y tế Gaza, hơn 60.200 người (58.313 người Palestine và 1.983 người Israel) đã thiệt mạng trong cuộc chiến ở Gaza kể từ ngày 7 tháng 10 năm 2023 tới nay.

Đức Giáo Hoàng Lêô XIV gửi điện tín bày tỏ sự gần gũi với các tín hữu Giáo xứ Công Giáo Thánh Gia tại Gaza sau vụ tấn công của quân đội Israel khiến hai người thiệt mạng và nhiều người khác bị thương nặng.
(Tin Vatican – Francesca Merlo)
Đức Giáo Hoàng Lêô XIV tiếp tục kêu gọi "ngừng bắn ngay lập tức" tại Gaza sau vụ tấn công quân sự vào một Giáo xứ Công Giáo duy nhất. Trong điện tín do Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, ký thay mặt Đức Giáo Hoàng, Đức Thánh Cha bày tỏ nỗi buồn sâu sắc trước sự mất mát về sinh mạng và những thương tích do vụ tấn công gây ra. Ngài cũng bày tỏ sự gần gũi về mặt tinh thần với cha xứ Gabriel Romanelli - người đã bị thương trong vụ tấn công - cũng như toàn thể cộng đồng giáo xứ.
Lực lượng Israel tấn Công Giáo xứ Công Giáo ở Gaza 17/07/2025
Đức Giáo Hoàng phó thác những người đã chết cho "lòng thương xót của Thiên Chúa Toàn năng" và cầu nguyện cho những người bị thương sớm bình phục và an ủi những người đang đau buồn. Cuối cùng, ngài nhắc lại lời kêu gọi hòa bình và ngừng bắn, đồng thời bày tỏ niềm "hy vọng sâu xa về đối thoại, hòa giải và hòa bình lâu dài trong khu vực".
Theo Bộ Y tế Gaza, hơn 60.200 người (58.313 người Palestine và 1.983 người Israel) đã thiệt mạng trong cuộc chiến ở Gaza kể từ ngày 7 tháng 10 năm 2023 tới nay.
Israel không kích Nhà Thờ Thánh Gia ở Gaza khiến 2 người thiệt mạng và nhiều người bị thương, Đức Giáo Hoàng kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức
Vũ Văn An
14:59 17/07/2025

Victoria Cardiel, trong Ban biên tập ACI Prensa, một đối tác tiếng Tây Ban Nha của CNA, ngày 17 tháng 7 năm 2025 tường trình rằng: Sau một cuộc không kích nhằm vào Nhà thờ Thánh Gia, nhà thờ Công Giáo duy nhất ở Gaza, khiến ít nhất hai người thiệt mạng vào thứ Năm, Đức Giáo Hoàng Leo XIV đã khẩn cấp kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức.
Trong một bức điện tín do Quốc vụ khanh Tòa thánh, Đức Hồng Y Pietro Parolin, ký thay mặt Đức Giáo Hoàng, Đức Giáo Hoàng bày tỏ "nỗi buồn sâu xa" về vụ tấn công quân sự và cầu xin "sự an ủi cho những người đang than khóc và cho sự chữa lành những người bị thương".
Thông điệp nêu rõ: "Đức Giáo Hoàng Leo tái khẳng định hy vọng sâu sắc của ngài về đối thoại, hòa giải và hòa bình lâu dài trong khu vực".
Cuối cùng, Đức Thánh Cha phó thác linh hồn những người đã khuất "cho lòng thương xót của Thiên Chúa Toàn năng" và cam kết "sự gần gũi thiêng liêng" của ngài với tất cả những người bị ảnh hưởng.
Đức Giáo Hoàng cũng đăng một thông điệp trên nền tảng mạng xã hội X, trong đó ngài nói rằng "Chỉ có đối thoại và hòa giải mới có thể đảm bảo hòa bình lâu dài!"
Theo tổ chức viện trợ nhân đạo Caritas Jerusalem, hai nạn nhân đang ở bên ngoài tòa nhà giáo xứ - được chuyển đổi thành nơi trú ẩn cho hơn 500 người kể từ khi chiến tranh bắt đầu vào tháng 10 năm 2023 - vào thời điểm xảy ra vụ tấn công bằng đạn pháo.
Saad Salameh, 60 tuổi, người trông coi giáo xứ, đang ở trong sân và Fumayya Ayyad, 84 tuổi, đang ngồi trong lều hỗ trợ tâm lý xã hội của Caritas khi vụ nổ làm mảnh đạn văng tung tóe và khiến các mảnh vỡ rơi xuống khu vực.
Tuyên bố cho biết: Cả hai đều được đưa đến Bệnh viện Al-Mamadani, cách nhà thờ chỉ hơn nửa dặm, nhưng đã qua đời ngay sau đó do "tình trạng thiếu hụt trầm trọng các nguồn lực y tế và đơn vị máu ở Gaza".
Caritas Jerusalem lên án những cái chết này, cho rằng chúng là "một lời nhắc nhở đau đớn về những điều kiện không thể tưởng tượng nổi mà dân thường và nhân viên y tế đang phải đối diện khi bị bao vây".
Nhóm này cho biết: Các nhóm của tổ chức viện trợ nhân đạo tại Gaza đang "trong tình trạng sốc và đau buồn", sau khi chứng kiến "một sự mất mát vô nghĩa nữa đối với những sinh mạng vô tội".
Để ứng phó với thảm kịch, Caritas Jerusalem đã đưa ra lời kêu gọi mới tới cộng đồng quốc tế: "Một lần nữa, chúng tôi khẩn thiết kêu gọi hành động nhanh chóng để bảo vệ dân thường, các địa điểm thờ thượng và không gian nhân đạo, đồng thời đảm bảo rằng người dân ở Gaza được tiếp cận với quyền cơ bản nhất: cơ hội được sống sót."
Thông điệp kết thúc: “Cầu mong Saad và Fumayya được yên nghỉ. Chúng tôi mang theo ký ức về họ”.
Về phần mình, Đức Thượng phụ Latinh của Jerusalem, Hồng Y Pierbattista Pizzaballa, bày tỏ nghi ngờ rằng vụ tấn công này không phải là cố ý.
“Họ nói rằng đó là một sai lầm của xe tăng Israel, nhưng chúng tôi không biết; nó đã đâm thẳng vào nhà thờ”, Pizzaballa nói với Vatican News. Ngoài hai người thiệt mạng, vụ nổ còn khiến năm người bị thương, bao gồm cả cha xứ Gabriel Romanelli, người bị thương nhẹ ở chân.
Đức Thượng phụ Pizzaballa thừa nhận rằng vẫn còn quá sớm để đánh giá đầy đủ hậu quả của vụ tấn công, nhưng ngài nhấn mạnh sự cần thiết phải làm rõ những gì đã xảy ra và bảo vệ cộng đồng địa phương.
Ngài nói: “Bây giờ còn quá sớm để nói về tất cả những điều này; chúng ta cần hiểu những gì đã xảy ra, những gì cần phải làm, trên hết là để bảo vệ người dân của chúng ta, tất nhiên là cố gắng đảm bảo rằng những điều này không xảy ra nữa, và sau đó chúng ta sẽ xem xét cách tiếp tục”. Đức Thượng Phụ tái khẳng định sự gần gũi và cam kết của Giáo Hội Công Giáo đối với các Kitô hữu ở Dải Gaza: "Chúng tôi luôn cố gắng tiếp cận Gaza bằng mọi cách có thể, trực tiếp và gián tiếp."
Sau vụ tấn công, Bộ trưởng Ngoại giao Israel Oren Marmorstein trong một thông điệp đăng trên nền tảng mạng xã hội X đã bày tỏ "sự đau buồn sâu sắc của chính phủ Israel về thiệt hại đối với Nhà thờ Thánh Gia ở Thành phố Gaza và bất cứ thương vong dân sự nào."
Bộ trưởng Ngoại giao Israel cho biết Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) đang xem xét vụ việc, tuy nhiên, chi tiết "vẫn chưa rõ ràng."
Ông nói: "Kết quả điều tra sẽ được công bố một cách hoàn toàn minh bạch,".
Trong tuyên bố của mình, Bộ trưởng nhấn mạnh rằng "Israel không bao giờ nhắm mục tiêu vào các nhà thờ hoặc địa điểm tôn giáo" và lấy làm tiếc về "bất cứ thiệt hại nào đối với một địa điểm tôn giáo hoặc đối với thường dân không liên quan."
Đức Giáo Hoàng Leo XIV kêu gọi con đường hiệp nhất trong buổi gặp gỡ các người hành hương Chính Thống giáo và Công Giáo từ Hoa Kỳ.
Vũ Văn An
15:25 17/07/2025

Charles Collins, giám đốc điều hành Crux, ngày 17 tháng 7 năm 2025, tường trình rằng: Đức Giáo Hoàng Leo XIV đã cam kết nỗ lực "theo đuổi con đường hiệp nhất và bác ái huynh đệ" trong buổi gặp gỡ tại Castel Gandolfo với các giáo sĩ Chính Thống giáo và Công Giáo từ Hoa Kỳ.
Các giáo sĩ đã tham gia chuyến hành hương "Từ Rôma đến Rôma Mới", bao gồm năm mươi tín hữu Chính Thống giáo Hy Lạp, Công Giáo Byzantine và Công Giáo Latinh từ Hoa Kỳ, trong đó có Đức Tổng Giám Mục Chính Thống giáo Hy Lạp Elpidophoros của Hoa Kỳ và Đức Hồng Y Joseph Tobin, Tổng Giám mục Newark, New Jersey.
Năm nay đánh dấu kỷ niệm 1700 năm Công đồng Chung Nicaea. Công đồng Chung đầu tiên diễn ra vào năm 325, và đã chống lại tà thuyết Ariô, vốn phủ nhận thiên tính thực sự của Chúa Giêsu Kitô. Năm nay cũng là một trong số ít năm mà các Giáo hội Tây phương và Đông phương kỷ niệm cùng một ngày Chúa Nhật Phục Sinh.
Đức Leo nói rằng việc cuộc hành hương đánh dấu kỷ niệm Công đồng Nicaea là "có ý nghĩa".
Đức Giáo Hoàng nói: "Bản Tuyên xưng Đức tin được các Giáo phụ họp nhau thông qua vẫn còn - cùng với những bổ sung được thực hiện tại Công đồng Constantinople năm 381 - là di sản chung của tất cả các Kitô hữu, đối với nhiều người trong số họ, Kinh Tin Kính là một phần không thể thiếu trong các nghi lễ phụng vụ của họ". Và ngài nói thêm rằng đó là "một sự trùng hợp ngẫu nhiên của Chúa quan phòng" khi năm nay hai lịch được các Giáo hội Đông phương và Tây phương sử dụng trùng một ngày với Lễ Phục Sinh.
Ngài nói: lời Alleluia Phục Sinh "Chúa Kitô đã phục sinh! Người đã thực sự phục sinh!" tuyên bố rằng bóng tối của tội lỗi và sự chết “đã bị đánh bại bởi Chiên Con đã bị sát tế, Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta.”
Đức Leo nói: “Điều này khơi dậy trong chúng ta niềm hy vọng lớn lao, vì chúng ta biết rằng không một tiếng kêu nào của những nạn nhân vô tội của bạo lực, không một tiếng than khóc nào của những người mẹ than khóc con mình sẽ không được lắng nghe. Niềm hy vọng của chúng ta ở nơi Thiên Chúa, nhưng chính vì chúng ta không ngừng kín múc từ nguồn ân sủng vô tận của Người, chúng ta được kêu gọi trở thành những chứng nhân và người mang hy vọng”.
Ngài nói tiếp: “Tại Rôma, anh chị em đã dành thời gian cầu nguyện bên mộ hai Thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô. Khi anh chị em đến thăm Tòa Constantinople, tôi xin anh chị em gửi lời chào và vòng tay bình an của tôi đến người anh em đáng kính của tôi, Đức Thượng Phụ Bartholomew, người đã rất tử tế tham dự Thánh lễ khai mạc triều đại giáo hoàng của tôi. Tôi hy vọng có thể gặp lại anh chị em, trong vài tháng tới, để tham dự lễ kỷ niệm đại kết Công đồng Nicaea”.
Ngài cũng nói về sự chia rẽ giữa Giáo Hội Công Giáo và Chính thống giáo diễn ra vào năm 1054, khi Đức Giáo Hoàng tại Rome – trùng hợp thay lại mang tên Leo IX – và Thượng phụ Constantinople đã rút phép thông công lẫn nhau.
Đức Leo XIV nói với những người hành hương rằng chuyến viếng thăm của họ là một trong những “thành quả dồi dào của phong trào đại kết nhằm khôi phục sự hiệp nhất trọn vẹn giữa tất cả các môn đệ của Chúa Kitô”, và lưu ý rằng vào ngày 7 tháng 12 năm 1965 – đêm trước khi bế mạc Công đồng Vatican II – Thánh Phaolô VI và Thượng phụ Athenagoras đã ký một Tuyên bố chung bãi bỏ các án vạ tuyệt thông sau sự kiện năm 1054.
Đức Giáo Hoàng Leo nói: “Trước đó, một cuộc hành hương như của anh chị em có lẽ thậm chí còn không thể thực hiện được. Công trình của Chúa Thánh Thần đã tạo nên trong tâm hồn sự sẵn sàng thực hiện những bước đi đó như một điềm báo tiên tri về sự hiệp nhất trọn vẹn và hữu hình. Về phần chúng ta, chúng ta cũng phải tiếp tục cầu xin Đấng Bảo Trợ, Đấng An Ủi, ban ơn để theo đuổi con đường hiệp nhất và bác ái huynh đệ. Rôma, Constantinople và tất cả các Giáo phận khác không được kêu gọi tranh giành quyền tối thượng, kẻo chúng ta có nguy cơ rơi vào tình trạng giống như các tông đồ, trên đường đi, ngay cả khi Chúa Giêsu loan báo về cuộc khổ nạn sắp tới của Người, đã tranh cãi xem ai trong số họ là người vĩ đại nhất”.
Đức Giáo Hoàng lưu ý rằng trong Tông sắc Công bố Năm Thánh 2025, Đức cố Giáo hoàng Phanxicô đã lưu ý rằng “Năm Thánh cũng sẽ dẫn dắt chúng ta đến một lễ kỷ niệm cơ bản khác cho tất cả các Kitô hữu: Năm 2033 sẽ đánh dấu kỷ niệm hai ngàn năm ơn cứu chuộc đạt được nhờ cuộc khổ nạn, cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu”.
Về mặt tinh thần, Đức Giáo Hoàng Leo nói, tất cả các Kitô hữu cần “trở về Giêrusalem, Thành phố Hòa bình, nơi Phêrô, Anrê và tất cả các Tông đồ, sau những ngày Chúa chịu khổ nạn và phục sinh, đã nhận được Chúa Thánh Thần vào Lễ Ngũ Tuần, và từ đó làm chứng cho Chúa Kitô đến tận cùng trái đất”.
Đức Giáo Hoàng nói: “Mong sao việc chúng ta trở về với cội nguồn đức tin của mình giúp tất cả chúng ta trải nghiệm được hồng phúc an ủi của Thiên Chúa và giúp chúng ta có khả năng, giống như người Samari nhân hậu, đổ dầu an ủi và rượu vui mừng cho nhân loại ngày nay”.
Nhân trận bóng đá, Đức Giáo Hoàng Leo XIV nói rằng chiến tranh và xung đột không ngăn cản khả năng gặp gỡ
Vũ Văn An
15:30 17/07/2025

Charles Collins của tạp chí mạng Crux, ngày 16 tháng 7, 2025, tường trình rằng: Nhắc lại trận đấu bóng đá Giáng sinh nổi tiếng diễn ra giữa các lực lượng đối địch vào đầu Thế chiến thứ nhất, Đức Giáo Hoàng Leo XIV nói rằng "luôn có thể gặp gỡ, ngay cả trong thời kỳ chia rẽ, bom đạn và chiến tranh", và mọi người phải tạo ra cơ hội để làm như vậy.
Ngài đã có bài phát biểu vào tối thứ Ba với những người tham dự một trận bóng đá từ thiện diễn ra tại thị trấn L'Aquila của Ý.
"La Partita del Cuore" ("Trận đấu của trái tim") được tổ chức bởi Bệnh viện Nhi đồng Bambino Gesù của Vatican và Caritas Ý, và số tiền thu được từ sự kiện này sẽ được chuyển cho sáng kiến "Progetto Accolgienza" ("Dự án Chào mừng") của họ, hỗ trợ Bệnh viện Bambino Gesù do Vatican sở hữu tại Rome.
Trận đấu là phiên bản thứ 34 của sáng kiến này, diễn ra giữa một nhóm nhạc sĩ và một nhóm chính trị gia. Ngoài ra, còn có một buổi hòa nhạc với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ Ý và Đức Leo nói trong thông điệp video của ngài: “Các bạn thân mến, những người đang biểu diễn hoặc tham dự Trận đấu của Trái tim, buổi gặp gỡ này của các bạn thôi thúc tôi chia sẻ một vài suy ngẫm, khởi đi từ ý nghĩa của những từ ngữ định nghĩa trận đấu: ‘Trận đấu’ và ‘trái tim’”.
“Trận đấu, trong trường hợp này, có nghĩa là gặp gỡ. Một cuộc gặp gỡ mà ngay cả những kẻ thù cũng tìm thấy một lý do để đoàn kết họ: Đặc biệt năm nay, đó là lý do của những đứa trẻ cầu xin sự giúp đỡ, những đứa trẻ đến Ý từ các vùng chiến sự, và được chào đón bởi một dự án của Bệnh viện, Quỹ Bambino Gesù và Caritas Italia. Đức Giáo Hoàng nói: Dường như ngày càng khó khăn, gần như không thể, tìm được những không gian nơi những điều này có thể được lắng nghe”.
Ngài nói rằng biến cố này gợi cho ngài nhớ đến trận đấu ngày 25 tháng 12 năm 1914, trong thời gian đình chiến Giáng sinh diễn ra tại Ypres, Bỉ. Ngài cũng lưu ý rằng điều này đã được mô tả trong bộ phim Joyeux Noël và trong bài hát "Pipes of Peace" của Paul McCartney, phát hành vào những năm 1980.
Đức Leo nói: "Vẫn có thể - luôn luôn có thể - gặp gỡ, ngay cả trong thời kỳ chia rẽ, bom đạn và chiến tranh. Chúng ta phải tạo ra cơ hội để làm như vậy. Để thách thức những chia rẽ và nhận ra rằng đây là thách thức lớn nhất: Gặp gỡ. Cùng nhau đóng góp cho một mục đích tốt đẹp. Để đưa những trái tim tan vỡ trở lại sự hiệp nhất, của chính chúng ta và của những người khác. Để nhận ra rằng trong trái tim của Chúa, chúng ta là một. Và trái tim là nơi gặp gỡ với Chúa và với những người khác."
Ngài nói rằng "Trò chơi" và "trái tim" trở thành hai từ được kết hợp với nhau.
Đức Leo nói tiếp: "Và cũng thật tuyệt vời khi điều này diễn ra tại một sự kiện từ thiện vừa mang tính thể thao vừa được truyền hình. Và điều đó gây quỹ cho sự sống, cho sự chữa lành, chứ không phải cho sự hủy diệt và cái chết. Thể thao – khi được những người thực hành và những người ủng hộ nó trải nghiệm sâu sắc – có một điều tuyệt vời: Nó biến xung đột thành gặp gỡ, chia rẽ thành hòa nhập; cô đơn thành cộng đồng. Và truyền hình, khi không chỉ là sự kết nối, mà là sự giao thoa của những ánh mắt, có thể giúp chúng ta khám phá lại cách nhìn nhau. Bằng tình yêu thương thay vì hận thù”.
Đức Giáo Hoàng cho biết điều quan trọng là hai đội chơi tại sự kiện từ thiện này là các chính trị gia và ca sĩ.
“Điều đó cho chúng ta thấy rằng chính trị có thể đoàn kết thay vì chia rẽ, nếu nó không bằng lòng với những tuyên truyền nuôi dưỡng việc tạo ra kẻ thù mà thay vào đó thực hành nghệ thuật đối đầu khó khăn và cần thiết, hướng đến lợi ích chung. Và ngài nói nó cũng nhắc nhở chúng ta rằng âm nhạc làm phong phú thêm lời nói và ký ức của chúng ta với ý nghĩa kể từ khi chúng ta, khi còn nhỏ, bắt đầu nói và ghi nhớ”.
Đức Leo nói thêm: “Trẻ em – những người mà cuộc gặp gỡ này của anh chị em dành riêng cho – biết những điều này. Các em có một trái tim trong sáng cho phép các em nhìn thấy Chúa”. Đức Giáo Hoàng nói rằng ngài hy vọng mọi người sẽ nhìn vào mắt trẻ em và học hỏi từ các em.
Đức Giáo Hoàng nói: “Cầu mong các bạn tìm lại được lòng can đảm để chào đón và trở thành những người nam nữ của gặp gỡ. Và sức mạnh để tin tưởng và cầu xin một thỏa thuận ngừng bắn, một thời điểm sẽ chấm dứt việc theo đuổi hận thù. Nhân loại của chúng ta đang bị đe dọa. Cầu mong trò chơi hòa bình này ghi được một điểm có lợi cho nó”.
Năm ngoái, “Progetto Accolgienza” đã giúp đỡ hơn 4,300 gia đình với hơn 100,000 lượt nghỉ qua đêm tại Bệnh viện Bambino Gesù.
Truyền thông Vatican đưa tin dự án này cũng bao gồm việc bệnh viện hỗ trợ các bệnh nhân nhi đồng, cùng với gia đình của các em, đến từ các quốc gia khó khăn nhất thế giới, bất kể đang chịu đựng chiến tranh hay thiếu các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Khuôn mặt lòng hiếu khách
Linh Mục Đaminh Nguyễn Ngọc Long
15:03 17/07/2025
Khi có khách tới nhà, mọi người vui mừng đón tiếp khách. Những câu chuyện thăm hỏi nhau, kể cho nhau nghe những gì đã xảy ra. Hai bên lắng nghe nhau, cùng trao đổi ý kiến và nụ cười thân thiện. Ðiều đó không chỉ là lịch sự cần thiết, nhưng còn làm tăng không khí thân mật ấm cúng tình người.
Nhưng sự đón tiếp không chỉ dừng lại nơi đó. Chủ nhà mời khách dùng nước, ăn bánh ăn trái cây, dẫn đi xem thăm cảnh chung quanh nhà nếu có, xem hình ảnh ngày xưa đã cùng chung trải qua nếu có và không quên mời khách ở lại dùng bữa cơm gia đình.
Ðó là phép lịch sự hiếu khách thông thường ở đời. Còn cung cách lòng hiếu khách trong tinh thần đạo giáo thì như thế nào?
Vị khách qúi Giêsu đến thăm nhà chị em Mác-ta và Maria, như kinh thánh thuật lại (Lc10,38-42). Marta bận rộn việc nhà bếp lo làm cơm mời khách. Marta có lẽ mệt nhọc hay bận phải đi ra ngoài chợ mua thêm thịt cá rau cỏ về nấu nướng, nên đã thân mật xin vị khách qúy cắt ngang câu chuyện, và muốn nhờ cô em Maria xuống phụ giúp trông nom bếp!
Theo lẽ thông thường, nếu chúng ta ở vào hoàn cảnh đó, có lẽ sẽ ngưng ngay câu chuyện và cũng có thể hỏi xem có cần phụ giúp được việc gì không. Nhưng Vị khách qúy Giêsu lúc đó có phản ứng khác biệt.
Vị khách qúy Giêsu hiểu tấm lòng hiếu khách ân cần của Marta. Nhưng cũng không muốn vì mình mà mọi người phải bận rộn thêm, nên đã nói trả lời: „Này cô Marta, tôi đến thăm nhà chị em cô. Tôi muốn gặp gỡ chị em cô nói chuyện. Còn việc ăn uống là việc thứ yếu. Xin đừng qúa lo lắng bận rộn về việc đó! Nếu cô Maria không ở đây nói chuyện với tôi, chắc là từ lúc đó
đến giờ, tôi chỉ ngồi đây một mình thôi..! Xin cô đừng trách em cô. Thôi có sao ăn vậy cũng được. Cám ơn cô đã lo lắng việc ăn uống cho tôi. Sự tương quan liên đới tình người là điều quan trọng hơn trong cuộc sống!“
Thánh Benedicto, người sáng lập dòng chiêm niệm sống khó nghèo, đã đưa ra 3 cung cách cư xử khi khách tới thăm nhà dòng: Khách tới thăm, chúng ta đón tiếp họ như Chúa Giêsu đến thăm chúng ta, ân cần niềm nở kính trọng khách, và quan tâm tới họ.
Cung cách lịch sự hiếu khách này không chỉ áp dụng cho nhà Dòng Benedicto mà còn cho hết mọi người vào mọi thời đại. Marta xưa kia đã hiểu và sống cung cách này với tất cả tấm lòng. Vị Khách của chị xưa kia là chính Thầy Giêsu. Nên chị đã đón tiếp với sự ân cần kính trọng và quan tâm lo cho khách Giêsu có được bữa cơm canh nóng ngon miệng.
Ngày xưa cũng trong Kinh thánh thuật lại (St 18,1-10) Áp-ra-ham khi thấy ba vị khách qúi đi ngang nhà, liền chạy ra đón khách mời vào nhà và mời dùng cơm. Ông xuống bếp thúc giục vợ mình làm bánh, chính tay ông bắt con bê làm thịt nấu nướng đãi khách.
Cảm kích tấm thịnh tình đạo đức hiếu khách của ông, Vị Khách qúy đó đã chúc phúc cho gia đình ông:„ Sang năm, tôi sẽ trở lại thăm ông và khi đó vợ ông sẽ có con trai“ (St 18,10). Vị Khách qúi đó là chính Thiên Chúa, Ðấng dựng nên đời sống Áp-ra-ham.
Truyện kể: có ba thầy dòng bên xứ Ai-Cập, sau một thời gian sống tu luyện, đến nói chuyện với cha bề trên về công việc mình làm.
Thầy tu thứ nhất kể lại là đã học thuộc lòng sách Kinh thánh, những lời Chúa nói ghi chép trong đó. Cha bề trên trả lời ngay: Con đã ném những lời vào không khí cả rồi!
Thầy tu thứ hai kể tiếp đã viết chép lại toàn bộ sách Kinh thánh của Chúa. Cha bề trên nói ngay: Như thế, con đã gieo vãi chỉ toàn giấy vào lòng thế giới thôi!
Tới phiên thầy tu thứ ba nói đã ăn chay để cho rau cỏ hoa trái có cơ hội mọc tươi tốt. Cha bề trên buồn rầu hơn nữa trả lời ngay: Con đã thiếu sót bổn phận lòng hiếu khách!
Lối sống lịch sự hiếu khách là cách sống đạo đức tình người. Lối sống này giúp phát triển đời sống tình liên đới và mang đến cho nhau niềm vui mừng hạnh phúc trong đời sống.
Vì tất cả chúng ta đều là khách dọc đường gío bụi trần gian, là người hành khất.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
VietCatholic TV
TNS Graham: 50 ngày kéo Patriot đến Ukraine, ngày 51 Putin cứ hỏi Ayatollah sẽ rõ. Mi-8 Nga nổ tung
VietCatholic Media
02:43 17/07/2025
1. Nhà truyền giáo Tin lành, Công dân Hoa Kỳ làm gián điệp cho Nga từ bên trong Ukraine được Putin cấp hộ chiếu
Daniel Martindale, một công dân Hoa Kỳ từng giúp Điện Cẩm Linh tấn công vào quân đội Ukraine và sau đó được Cơ quan An ninh Liên bang Nga, gọi tắt là FSB, đưa ra khỏi miền Đông Ukraine, đã nhận được hộ chiếu Nga tại Mạc Tư Khoa hôm Thứ Ba, 15 Tháng Bẩy.
Truyền hình nhà nước Nga đã phát sóng một phóng sự vào thứ Ba cho thấy Martindale, với bộ râu được cắt tỉa gọn gàng, mặc vest và cà vạt, mỉm cười khi nhận được giấy tờ mới.
“Tôi, Daniel Richard Martindale, tự nguyện và có ý thức, chấp nhận quốc tịch Liên bang Nga, tuyên thệ tuân thủ hiến pháp”, ông nói bằng tiếng Nga.
“Với niềm tin rằng Nga không chỉ là quê hương của tôi, mà còn là gia đình của tôi — tôi vô cùng vui mừng vì điều này không chỉ nằm trong trái tim tôi, mà còn được thể hiện trên phương diện luật pháp”, Martindale nói với máy quay truyền hình, giơ hộ chiếu Nga.
Martindale lớn lên tại các trang trại ở phía bắc New York và Indiana, là con của những nhà truyền giáo Tin lành, những người sau này chuyển đến vùng nông thôn Trung Quốc, theo một bài báo của tờ Wall Street Journal. Một chuyến đi ngắn qua biên giới vào vùng Viễn Đông của Nga trong thời gian gia đình ở Trung Quốc đã khơi dậy sự quan tâm của Martindale đối với nước Nga.
Năm 2018, Martindale, hiện ngoài 30 tuổi, chuyển đến Vladivostok, một thành phố cảng của Nga trên Thái Bình Dương, nơi ông học tiếng Nga và dạy tiếng Anh.
Tờ Journal cho biết ông chuyển đến miền nam Ba Lan. Năm 2022, theo sắp xếp của FSB Martindale nhập cảnh vào Ukraine chỉ vài ngày trước khi nhà độc tài Vladimir Putin ra lệnh điều động hàng trăm ngàn quân xâm lược Ukraine.
Martindale nói với các phóng viên tại một cuộc họp báo vào tháng 11 năm ngoái rằng ông đã sống tại làng Bohoiavlenka nơi ông hoạt động như một nhà truyền giáo, dạy tiếng Anh cho các sĩ quan và binh lính Ukraine, kết thân với họ để lấy thông tin về các cơ sở quân sự của Ukraine từ khu vực Donetsk ở phía đông đất nước và chuyển cho Nga. Dựa trên các thông tin này, Nga pháo kích chính xác vào các trọng điểm trong khu vực giết hại quân đội và thường dân vô tội Ukraine.
Hôm thứ Ba, Denis Pushilin, nhà lãnh đạo do Mạc Tư Khoa bổ nhiệm của khu vực Donetsk do Nga kiểm soát, đã trình cho Martindale các tài liệu tiếng Nga của mình, mà ông nói là được trao theo sắc lệnh của Putin. Pushilin bày tỏ lòng biết ơn đối với Martindale, nói rằng các thông tin mà ông chia sẻ đã tạo cơ sở cho kế hoạch của Nga nhằm chiếm giữ Kurakhove, một thị trấn gần trung tâm hậu cần quan trọng của Ukraine là Pokrovsk.
Martindale “từ lâu đã chứng minh bằng lòng trung thành và hành động của mình rằng ông ấy là một người trong số chúng tôi.”
“Đối với chúng tôi, hộ chiếu Nga này là một biểu tượng của sự tôn trọng và lòng biết ơn đối với những gì Daniel đã làm.”
Đối với người Ukraine, Martindale là một thất bại tình báo. Khi Nga tấn công vào Bohoiavlenka trong một chiến dịch được Denis Pushilin mô tả là phức tạp nhằm đưa Martindale trở về Nga, quân Ukraine vẫn không biết người Mỹ này, nhà truyền giáo rất đạo mạo này lại là một gián điệp của Nga, cho nên các Lữ Đoàn 72 Cơ Giới của quân Ukraine đã cử một tiểu đội lính đi cứu Martindale.
Thật là quá sức đau lòng: Sau khi liên lạc với ông ta, hẹn giờ và địa điểm đến cứu, ông ta đã báo cho quân Nga. Hậu quả là: Để cứu một thằng vô lại, tất cả những người lính ấy bị lọt ổ phục kích của Nga và đã chết hết.
[NBC News: U.S. citizen who helped Russia from inside Ukraine granted passport by Putin]
2. Tổng thống Trump cho biết các hệ thống hỏa tiễn Patriot đang được chuyển đến Ukraine
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cho biết vào ngày 16 tháng 7, vài ngày sau khi công bố kế hoạch cung cấp vũ khí mới cho Kyiv do NATO phối hợp, các hỏa tiễn phòng không Patriot dành cho Ukraine đã trên đường đi.
“Các hệ thống Patriot đã được chuyển đi rồi”, Tổng thống Trump nói với các phóng viên tại Căn cứ liên hợp Andrews, Maryland, khi được hỏi về hỏa tiễn Patriot và các loại vũ khí khác.
“Các hệ thống này đến từ Đức và sau đó chúng ta sẽ thay thế cho Đức. Và trong mọi trường hợp, Hoa Kỳ đều được hoàn trả đầy đủ.”
Thông báo này được đưa ra trong bối cảnh Ukraine đang yêu cầu các đồng minh, đặc biệt là Hoa Kỳ, tăng cường phòng không khi Nga tăng cường các cuộc tấn công vào các thành phố của Ukraine.
Phát ngôn nhân của chính phủ Đức cho biết vào ngày 14 tháng 7 rằng các đồng minh Âu Châu đang đàm phán về việc cung cấp hơn ba hệ thống Patriot cho Ukraine.
Tổng thống Trump cho biết các chuyến hàng này là một phần của thỏa thuận mới, theo đó NATO và các quốc gia thành viên Liên minh Âu Châu sẽ mua các hệ thống vũ khí do Hoa Kỳ sản xuất, chuyển một số cho Ukraine và thay thế chúng thông qua các thỏa thuận với Washington.
“Chúng tôi luôn nhận lại được toàn bộ số tiền đã đóng góp”, Tổng thống Trump nói thêm. “Trong một số trường hợp, chúng tôi sẽ được các nước thuộc Liên minh Âu Châu hoàn trả trực tiếp.”
Các chuyến hàng vũ khí mới được chuyển đến hai ngày sau khi Tổng thống Trump đưa ra tối hậu thư cho Mạc Tư Khoa, cảnh báo rằng Hoa Kỳ sẽ áp đặt mức thuế quan “nghiêm khắc” trừ khi Nga đồng ý ký một thỏa thuận hòa bình trong vòng 50 ngày để chấm dứt chiến tranh ở Ukraine.
Trước đó, Điện Cẩm Linh gọi mức thuế đề xuất là “nghiêm trọng” và cho biết Mạc Tư Khoa cần thời gian để phân tích thông điệp từ Washington.
Tổng thống Hoa Kỳ lưu ý rằng ông chưa nói chuyện với Putin kể từ khi Hoa Kỳ công bố lệnh trừng phạt mới đối với Nga vào ngày 14 tháng 7.
Những phát biểu của Tổng thống Trump phản ánh sự thất vọng ngày càng tăng trước cái mà ông gọi là sự không sẵn lòng của Nga trong việc thúc đẩy các cuộc đàm phán hòa bình. Trước đó, ông từng tuyên bố có thể chấm dứt chiến tranh trong vòng 24 giờ và tiếp tục giữ khoảng cách với cuộc xung đột, nói rằng: “Đó không phải là cuộc chiến của tôi. Đó là cuộc chiến của (cựu Tổng thống Mỹ Joe) Tổng thống Biden. Tôi đang cố gắng đưa các bạn ra khỏi cuộc chiến này.”
“Tôi thất vọng về Tổng thống Putin”, ông nói thêm. “Tôi đã nghĩ chúng ta sẽ đạt được thỏa thuận từ hai tháng trước, nhưng có vẻ như không đạt được.”
[Kyiv Independent: Patriot missiles bound for Ukraine already being shipped, Trump says]
3. Nga đưa ra cảnh báo hạt nhân sau kế hoạch cung cấp vũ khí cho Ukraine của Tổng thống Trump
Hôm Thứ Tư, 16 Tháng Bẩy, phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov tái khẳng định rằng học thuyết hạt nhân của Nga “vẫn có hiệu lực”, hai ngày sau khi Tổng thống Trump tuyên bố rằng Hoa Kỳ và các đồng minh NATO sẽ cung cấp vũ khí tiên tiến cho Ukraine.
Kể từ khi Putin xâm lược Ukraine vào tháng 2 năm 2022, căng thẳng giữa Nga và các thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, gọi tắt là NATO đã bùng phát, với những lời đe dọa leo thang hạt nhân liên tục. Nga sở hữu kho đầu đạn hạt nhân lớn nhất thế giới, tiếp theo là Mỹ.
Tổng thống Trump đã có đường lối khác với Nga và Ukraine so với người tiền nhiệm, cựu Tổng thống Joe Biden, chẳng hạn như tiếp cận trực tiếp hơn với Mạc Tư Khoa và đẩy mối quan hệ Mỹ-Ukraine vào bờ vực thẳm thông qua các cuộc đối thoại thù địch và đe dọa viện trợ. Tuy nhiên, đầu tuần này, Tổng thống Trump đã tuyên bố rằng các đồng minh Âu Châu sẽ có thể mua hàng tỷ đô la thiết bị quân sự của Mỹ để phòng thủ cho Ukraine.
Trong cuộc họp báo hôm thứ Tư, Peskov nói với phóng viên Tass rằng, “Học thuyết hạt nhân của Nga vẫn có hiệu lực và do đó, mọi điều khoản của học thuyết này vẫn tiếp tục được áp dụng.”
Phản hồi này được đưa ra sau khi một phóng viên của hãng thông tấn nhà nước Nga hỏi về tình trạng của học thuyết hạt nhân, trong đó có các biện pháp khác, quy định rằng “hành động xâm lược” chống lại Nga hoặc các đồng minh của nước này “bởi bất kỳ quốc gia phi hạt nhân nào có sự tham gia hoặc hỗ trợ của một quốc gia hạt nhân đều được coi là cuộc tấn công chung của họ”.
Putin đã cập nhật học thuyết hạt nhân của đất nước vào tháng 12 năm 2024, về cơ bản đã hạ thấp ngưỡng sử dụng răn đe hạt nhân. Học thuyết này bao gồm việc Nga “bảo lưu quyền sử dụng vũ khí hạt nhân” để đáp trả vũ khí hạt nhân hoặc “các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt khác” chống lại chính Nga hoặc các đồng minh.
Ông Peskov kêu gọi Hoa Kỳ khuyến khích Ukraine nối lại đàm phán hòa bình với Nga, nói rằng, theo Tass: “Trong trường hợp này, những nỗ lực hòa giải chính đến từ Hoa Kỳ - Tổng thống Trump và đội ngũ của ông ấy. Nhiều tuyên bố đã được đưa ra, nhiều biểu hiện thất vọng đã được nêu ra, nhưng chúng tôi chắc chắn có hy vọng nếu cũng có những áp lực lên phía Ukraine.”
Vào ngày 14 tháng 7, Tổng thống Trump phát biểu tại Phòng Bầu dục, “Chúng tôi sẽ chế tạo những vũ khí hàng đầu và chúng sẽ được gửi tới NATO.”
Tổng thư ký NATO Mark Rutte cho biết thỏa thuận bao gồm hỏa tiễn, đạn dược và phòng không. Tổng thống Trump tuyên bố rằng hỏa tiễn Patriot - yếu tố then chốt để phòng thủ trước các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa và hỏa tiễn của Nga vào các công trình dân sự - “đã được chuyển giao” cho Ukraine.
Bất kỳ thiết bị quân sự nào được cung cấp cho Ukraine trong thời gian ngắn sẽ đến từ kho dự trữ hiện có.
Trong diễn từ gởi quốc dân đồng bào tối Thứ Tư, 16 Tháng Bẩy, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy nói: “Tôi đã tổ chức một cuộc họp về lĩnh vực quốc phòng: sản xuất vũ khí nội địa, các thỏa thuận với đối tác và nguồn cung cấp cho quân đội Ukraine. Chúng tôi đang phân tích kỹ lưỡng cách thức thực hiện tất cả các hợp đồng, thỏa thuận và dự án đầu tư. Chúng tôi đã xác định các bước cần thực hiện trong tương lai gần, cũng như các chỉ số chính để đánh giá hiệu quả quản lý quốc phòng vào cuối năm nay. Phải có thêm nhiều vũ khí do Ukraine sản xuất.”
Tổng Thư ký NATO Mark Rutte, hôm thứ Hai trên X: “Cuộc gặp gỡ tuyệt vời với Tổng thống Hoa Kỳ hôm nay. Chúng tôi đã và đang thực hiện các quyết định từ Hội Nghị Thượng Đỉnh NATO một cách đáng kể, tăng cường chi tiêu, sản xuất và hỗ trợ cho Ukraine. Sự tàn bạo của Nga cần phải chấm dứt - sáng kiến mới này sẽ giúp mang lại hòa bình công bằng và lâu dài.”
Peskov cho biết vào thứ Tư rằng các cuộc đàm phán giữa Putin và Tổng thống Trump “có thể được sắp xếp rất nhanh chóng”, nhưng lưu ý rằng vẫn chưa có kế hoạch nào được xác nhận.
Tổng thống Trump cũng đã ra tối hậu thư cho Mạc Tư Khoa về việc áp dụng mức thuế quan “nghiêm khắc” trừ khi Nga đồng ý ký một thỏa thuận hòa bình trong vòng 50 ngày để chấm dứt chiến tranh ở Ukraine.
[Newsweek: Russia Issues Nuclear Warning After Trump's Weapons for Ukraine Plan]
4. Trực thăng Mi-8 của Nga mất tích được tìm thấy rơi ở Viễn Đông, cả 5 người trên máy bay đều thiệt mạng
Một chiếc trực thăng Mi-8 của Nga mất tích hai ngày trước ở vùng Viễn Đông của nước này đã được tìm thấy trong tình trạng bị rơi với dấu hiệu hư hỏng do hỏa hoạn ở Khabarovsk Krai, truyền thông nhà nước Nga đưa tin vào ngày 16 tháng 7.
Ủy ban Điều tra Giao thông Vận tải Nga đưa tin cả năm người trên máy bay đều đã tử vong.
Chiếc máy bay do hãng hàng không Vzlyot vận hành đã mất tích vào ngày 14 tháng 7 trong chuyến bay từ thị trấn xa xôi Okhotsk đến thành phố Magadan, cách Mạc Tư Khoa gần 6.000 km (3.700 dặm) về phía đông, theo hãng thông tấn nhà nước TASS.
Chiếc trực thăng chở ba thành viên phi hành đoàn và hai kỹ thuật viên đang trên đường trở về Magadan sau khi bảo dưỡng.
Các đội tìm kiếm đã phát hiện xác máy bay vào ngày 16 tháng 7 gần Mũi Gadikan. Các quan chức cho biết hiện trường vụ tai nạn cho thấy dấu hiệu của một vụ cháy.
Văn phòng công tố giao thông Nga đã tiến hành kiểm tra người điều khiển trực thăng sau khi phát hiện ra xác máy bay.
Sự mất tích của máy bay đã dẫn đến cuộc tìm kiếm kéo dài hai ngày với sự tham gia của một trực thăng Mi-8 khác từ Okhotsk và một máy bay An-26 từ Magadan.
Mi-8 là trực thăng đa năng do Liên Xô thiết kế, được sử dụng rộng rãi ở Nga cho các hoạt động quân sự, dân sự và cấp cứu. Mặc dù có lịch sử hoạt động lâu dài, mẫu máy bay này cũng đã gặp phải một loạt tai nạn chết người. Vào tháng 5, một chiếc Mi-8 khác đã bị rơi ở tỉnh Oryol, khiến phi hành đoàn thiệt mạng.
[Kyiv Independent: Missing Russian Mi-8 helicopter found crashed in Far East, all 5 onboard dead]
5. Tổng thống Trump gửi hỏa tiễn tầm xa tới Ukraine sẽ ‘thay đổi cục diện chiến tranh’ sau khi hết kiên nhẫn với Putin
Các chuyên gia cho biết việc Tổng thống Donald Trump gửi vũ khí tầm xa tới Ukraine có thể thay đổi cục diện cuộc chiến bằng cách giúp ngăn chặn các cuộc tấn công ban đêm của Vladimir Putin.
Tổng thống Trump, người dường như ngày càng thất vọng với bạo chúa Vladimir Putin, đã công bố một “kế hoạch vũ khí mới” để hỗ trợ Ukraine.
Ông đã hứa sẽ gửi hệ thống hỏa tiễn đất đối không, gọi tắt là SAM MIM-104 Patriot - được sử dụng để ngăn chặn hỏa tiễn bay tới - tới Ukraine.
Nhưng ông cũng gợi ý rằng Hoa Kỳ sẽ cung cấp phần cứng quân sự “rất tinh vi” cho Ukraine.
Tổng thống Trump giận dữ thậm chí còn đưa ra tối hậu thư 50 ngày cho Putin để giúp chấm dứt cuộc chiến đối mặt với mức thuế 100% từ Hoa Kỳ.
Tổng thống Hoa Kỳ cho biết ông “rất không hài lòng” với hành động xâm lược của Mạc Tư Khoa khi gặp nhà lãnh đạo NATO Mark Rutte tại Tòa Bạch Ốc.
Sự việc diễn ra chỉ một tuần sau khi Tổng thống Trump cáo buộc Putin nói “chuyện nhảm nhí” với Washington về Ukraine và đưa ra những lời hứa “vô nghĩa”.
Điện Cẩm Linh cho biết việc gửi vũ khí cho Ukraine chỉ làm kéo dài cuộc xung đột.
Ông cũng tuyên bố sẽ gửi vũ khí của Hoa Kỳ - siêu hơn “mọi thứ” trong kho vũ khí của người Nga - cho NATO để họ có thể phân phối chúng cho Kyiv.
Tổng thống Trump gọi chúng là “vũ khí hàng đầu” và cho biết Rutte có thể điều động chúng “ở nơi cần thiết”.
Tổng thống Trump khẳng định Hoa Kỳ sản xuất “những thiết bị tốt nhất, những hỏa tiễn tốt nhất, mọi thứ tốt nhất”.
Hỏa tiễn Patriot - hoạt động như hệ thống phòng không chính của Mỹ - đã được sử dụng thành công ở Trung Đông để bắn hạ hỏa tiễn mà Iran bắn vào căn cứ không quân của Mỹ ở Qatar.
Đại tá Hamish de Bretton-Gordon, một chỉ huy quân đội Anh được tặng thưởng rất nhiều huân chương, cho biết việc vận chuyển những hỏa tiễn tầm xa này sẽ gây ra “những tác động sâu sắc về mặt tâm lý và thể chất” đối với Ukraine.
Viên Đại Tá nói với tờ The Sun: “Những vũ khí này có thể tấn công Mạc Tư Khoa - cách biên giới hơn 640 km. Điều đó cho phép Ukraine tấn công các nhà máy sản xuất máy bay điều khiển từ xa, các địa điểm sản xuất đạn dược và nhiều nơi khác.
“Vì vậy, điều này sẽ có tác động cả về mặt tâm lý lẫn thể chất.
“Người dân ở Mạc Tư Khoa sẽ nhận ra rằng họ có khả năng trở thành mục tiêu.
“Và khi bạn cũng nên biết rằng các cuộc ném bom của Mỹ vào các địa điểm của Iran được cho là bất khả xâm phạm, thì điều đó cho thấy công nghệ hỏa tiễn và máy bay điều khiển từ xa của Mỹ vượt trội hơn hệ thống phòng không của Nga.”
Cựu chỉ huy quân đội cho biết những vũ khí này sẽ gây áp lực thực sự lên Nga và nói thêm: “Giờ đây, thước đo đã thay đổi và quyết định của Tổng thống Trump có thể tạo ra sự khác biệt rất lớn”.
Cựu sĩ quan tình báo quân đội Đại tá Philip Ingram chia sẻ với tờ The Sun rằng những vũ khí tầm xa này có thể giúp tấn công các bệ phóng hỏa tiễn và máy bay điều khiển từ xa của Nga - những loại vũ khí được sử dụng để tấn công Ukraine vào ban đêm.
Ông nói: “Người Ukraine đã tấn công vào các căn cứ hậu cần quân sự và công nghiệp quốc phòng của Nga.
“Và với những vũ khí tinh vi này, họ sẽ có khả năng thực hiện điều đó tốt hơn.
“Điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng của Nga trong việc thực hiện các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa và hỏa tiễn ngày càng lớn vào ban đêm.
“Và đó chính là cách tốt nhất để người Ukraine ngăn chặn điều đó.”
Kyiv có thể nhận được thêm nhiều vũ khí trong những ngày tới bao gồm hỏa tiễn GMLRS dẫn đường chính xác và hàng ngàn quả đạn pháo lựu nổ mạnh.
Nhà lãnh đạo NATO ca ngợi động thái của Tổng thống Trump là bước ngoặt thay đổi cuộc chơi.
Ông cho biết điều này sẽ cho phép Ukraine tiếp cận “một lượng lớn thiết bị quân sự” cho phòng không, hỏa tiễn và đạn dược.
Ông nói thêm: “Điều này dựa trên thành công to lớn của hội nghị thượng đỉnh NATO”.
“Người Âu Châu đang tiến lên.”
Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Lindsey Graham nói với Axios rằng ông “thực sự tức giận với Putin”.
Tổng thống Trump nhắc lại rằng ông “rất không hài lòng” với Putin vì cuộc điện đàm của họ cách đây hai tuần không đạt được tiến triển nào về thỏa thuận hòa bình Ukraine - là điều mà tổng thống Hoa Kỳ đã thúc đẩy kể từ khi trở lại nắm quyền.
Trong vài tuần qua, Putin đã phớt lờ hòa bình và thay vào đó liên tục tăng các cuộc không kích qua đêm với hàng trăm hỏa tiễn và máy bay điều khiển từ xa – con số này có thể sớm đạt tới 1.000 thiết bị mỗi ngày.
Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov được các hãng thông tấn Nga trích dẫn trong một cuộc họp báo rằng: “Rõ ràng là những hành động này có thể không phù hợp với những nỗ lực thúc đẩy một giải pháp hòa bình”.
Putin, người đã đề xuất đàm phán trực tiếp với Kyiv để chấm dứt chiến tranh cách đây vài tuần, hiện nay lại cho rằng ngoại giao sẽ không giúp Mạc Tư Khoa đạt được các mục tiêu chiến tranh của mình.
Thay vào đó, ông ta đã tăng cường cường độ các cuộc tấn công của mình - tấn công Ukraine bằng máy bay điều khiển từ xa và hỏa tiễn đạn đạo gần như hàng ngày.
Tuần trước, Nga đã phóng 741 máy bay điều khiển từ xa và hỏa tiễn vào Ukraine – đó là cuộc tấn công đơn lẻ lớn nhất trong cuộc chiến kéo dài 40 tháng.
Khoảng 400 hỏa tiễn và máy bay điều khiển từ xa đã được bắn vào ngày hôm sau.
Vào cuối tuần, 600 máy bay điều khiển từ xa và 26 hỏa tiễn bao gồm hỏa tiễn hành trình Kh-101 đã được phóng trong một trong những cuộc ném bom dữ dội nhất kể từ khi chiến tranh bắt đầu.
Tổng thống Trump cũng thúc giục Bộ trưởng Quốc phòng Pete Hegseth thúc đẩy các nhà thầu quốc phòng tăng cường sản xuất vũ khí.
“Chúng ta phải giúp họ tiến bộ hơn, Pete, và để họ đạt được tốc độ cao hơn nhiều,” ông nói.
“Putin không đối xử tốt với con người. Ông ta giết quá nhiều người. Vì vậy, chúng tôi sẽ gửi một số vũ khí phòng thủ và tôi đã chấp thuận điều đó”, Tổng thống Trump nói thêm.
Các chuyên gia hy vọng việc vận chuyển những vũ khí mới này - và các lệnh trừng phạt mới - có thể đưa Nga trở lại bàn đàm phán.
[The Sun: Trump sending long-range missiles to Ukraine will ‘change face of war’ after ‘p****d’ Don’s patience with Putin runs out]
6. ‘Hãy gọi cho Ayatollah để biết chuyện gì xảy ra’ — Thượng nghị sĩ Graham cảnh báo Putin khi ông ủng hộ tối hậu thư 50 ngày của Tổng thống Trump về Nga
Hôm Thứ Tư, 16 Tháng Bẩy, Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Lindsey Graham đã hoan nghênh kế hoạch mới nhất của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump nhằm gây áp lực với Nga về cuộc chiến ở Ukraine, tán thành tối hậu thư 50 ngày của tổng thống nhằm chấm dứt xung đột hoặc phải đối mặt với các lệnh trừng phạt mới.
Thượng nghị sĩ đảng viên Cộng hòa đến từ Nam Carolina đã ca ngợi thông báo của Tổng thống Trump rằng các đồng minh NATO sẽ tài trợ vũ khí do Hoa Kỳ sản xuất cho Ukraine, gọi đó là “tin đáng mừng”, cũng như cam kết của tổng thống Hoa Kỳ về việc áp thuế lên tới 100% đối với các quốc gia tiếp tục mua dầu giá rẻ của Nga.
Vào ngày 14 tháng 7, Tổng thống Trump đã cảnh báo rằng Hoa Kỳ sẽ áp đặt mức thuế quan “nghiêm khắc” đối với Nga nếu nước này không đồng ý với một thỏa thuận chấm dứt chiến tranh ở Ukraine trong vòng 50 ngày, gọi đó là “mức thuế quan thứ cấp” trong một cuộc họp báo chung tại Tòa Bạch Ốc với Tổng thư ký NATO Mark Rutte.
Graham nói: “Nếu Putin và những người khác đang thắc mắc điều gì sẽ xảy ra vào ngày thứ 51, tôi đề nghị họ hãy gọi cho Ayatollah”, dường như ám chỉ đến các cuộc không kích gần đây của Hoa Kỳ vào các địa điểm hạt nhân của Iran.
Hoa Kỳ đã tiến hành các cuộc không kích vào các cơ sở hạt nhân của Iran tại Fordow, Natanz và Esfahan vào ngày 21 tháng 6, một cuộc tấn công mà Tổng thống Trump sau đó ca ngợi là một “thành công ngoạn mục”.
Iran là đồng minh chủ chốt của Nga trong cuộc chiến chống Ukraine, cung cấp máy bay điều khiển từ xa và hỏa tiễn. Tehran đã giúp Mạc Tư Khoa phát triển vũ khí riêng, với máy bay điều khiển từ xa Geran của Nga được mô phỏng theo máy bay điều khiển từ xa Shahed của Iran.
Graham cho biết: “Nếu tôi là một quốc gia mua dầu giá rẻ của Nga, hỗ trợ cỗ máy chiến tranh của Putin, tôi sẽ tin lời Tổng thống Trump”.
Dầu mỏ vẫn là một trong những nguồn tài nguyên chủ chốt của Nga để tài trợ cho cuộc chiến tranh quy mô lớn chống lại Ukraine. Theo Trường Kinh tế Kyiv, Nga có thể thu về tới 163 tỷ đô la vào năm 2025 và 159 tỷ đô la vào năm 2026 nếu không có các biện pháp bổ sung.
Hạn chót 50 ngày của Tổng thống Trump nhằm mục đích buộc Mạc Tư Khoa phải đàm phán để chấm dứt cuộc xâm lược Ukraine.
Mặc dù mức thuế 100% mà Tổng thống Trump đề xuất không đạt được mức thuế 500% như đề xuất lưỡng đảng của Thượng viện ủng hộ, nhưng thông báo này đánh dấu sự thay đổi đáng kể so với thái độ miễn cưỡng trước đây của ông trong việc đối đầu trực tiếp với Nga.
“Tôi thất vọng về Tổng thống Putin vì tôi nghĩ chúng tôi đã có thể đạt được thỏa thuận từ hai tháng trước”, Tổng thống Trump phát biểu vào ngày 14 tháng 7. “Nhưng có vẻ như điều đó không xảy ra”.
Trong những tuần gần đây, Nga đã tăng cường các cuộc tấn công trên không vào các thành phố của Ukraine, bất chấp lời kêu gọi ngừng bắn của phương Tây.
Graham, một trong những đồng minh Cộng hòa thân cận nhất của Tổng thống Trump tại Thượng viện, từ lâu đã ủng hộ lập trường cứng rắn hơn đối với Nga và Iran.
[Kyiv Independent: 'Call the Ayatollah' — Senator Graham warns Putin as he backs Trump's 50-day Russia ultimatum]
7. Tòa Bạch Ốc giải thích về cuộc điện đàm giữa Tổng thống Trump và Tổng thống Zelenskiy
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã hỏi Tổng thống Volodymyr Zelenskiy liệu Ukraine có thể tấn công Mạc Tư Khoa nếu được cung cấp vũ khí tầm xa của Hoa Kỳ hay không, tờ Financial Times, đưa tin vào ngày 15 tháng 7, trích dẫn hai nguồn tin giấu tên có liên quan đến cuộc thảo luận.
Tờ Washington Post cũng đưa tin, theo nguồn tin của họ, Tổng thống Trump đã hỏi nhà lãnh đạo Ukraine tại sao không tấn công thủ đô Nga. Tổng thống Zelenskiy được tường trình đã trả lời rằng một cuộc tấn công như vậy có thể xảy ra nếu Mỹ cung cấp vũ khí cần thiết.
Theo Financial Times, Tổng thống Trump đã nói: “Volodymyr, ông có thể tấn công Mạc Tư Khoa không?”, và được tường trình đang khuyến khích chiến lược này để Nga có thể “cảm nhận được nỗi đau” và đồng ý đàm phán.
Tin tức này xuất hiện khi Tổng thống Trump dường như đang có thiện cảm với Ukraine sau nhiều tháng có mối quan hệ không mấy tốt đẹp, cung cấp vũ khí tiên tiến cho quốc gia bị chiến tranh tàn phá này thông qua một thỏa thuận với NATO và đe dọa Nga bằng “mức thuế quan nghiêm ngặt” nếu Putin không đồng ý ký kết thỏa thuận hòa bình trong vòng 50 ngày.
Sau cuộc gọi với nhà lãnh đạo Điện Cẩm Linh, Tổng thống Trump phàn nàn rằng ông không đạt được tiến triển nào hướng tới hòa bình và Putin vẫn quyết tâm tiếp tục cuộc chiến chống lại Ukraine.
Bình luận về báo cáo của Financial Times, Thư ký báo chí Tòa Bạch Ốc, Karoline Leavitt, giải thích rằng
“Tổng thống Trump chỉ đặt ra một câu hỏi, chứ không hề khuyến khích giết chóc thêm. Ông ấy đang nỗ lực không ngừng để ngăn chặn việc giết chóc và chấm dứt cuộc chiến này”, bà nói.
Điện Cẩm Linh tỏ ra rất bức xúc trước câu chuyện của tờ Financial Times và tờ Washington Post đã thề rằng sẽ biến Kyiv thành Hiroshima nếu họ dám tấn công Mạc Tư Khoa bằng hỏa tiễn hành trình, bất kể rằng trong những ngày gần đây Nga thường xuyên tấn công Thủ đô Kyiv bằng hỏa tiễn hành trình.
Theo tờ Washington Post, Tổng thống Trump đang cân nhắc việc cho phép Kyiv sử dụng 18 hỏa tiễn ATACMS hiện có ở Ukraine với tầm bắn tối đa là 300 km và cung cấp thêm hỏa tiễn.
Bài báo này cũng viết rằng Tổng thống Trump trước đây đã cân nhắc cung cấp cho Ukraine hỏa tiễn hành trình Tomahawk, loại vũ khí có khả năng tấn công Mạc Tư Khoa và St. Petersburg, nhưng việc chuyển giao này hiện vẫn còn trong vòng xem xét.
Sau cuộc gọi ngày 4 tháng 7 giữa Tổng thống Zelenskiy và Tổng thống Trump, Ukraine đã được cung cấp danh sách các hệ thống tầm xa mà nước này có thể nhận được thông qua các quốc gia thứ ba, tờ Financial Times đưa tin, trích dẫn nguồn tin.
Phát biểu tại Tòa Bạch Ốc vào ngày 14 tháng 7, Tổng thống Trump và Tổng thư ký NATO Mark Rutte cho biết Ukraine sẽ nhận được sự hỗ trợ quân sự đáng kể theo chương trình mới của Hoa Kỳ và NATO, bao gồm hỏa tiễn và hệ thống phòng không Patriot.
Trước đó, Ukraine đã nhận được một số hỏa tiễn ATACMS từ chính quyền Tổng thống Biden, mặc dù nước này chỉ được phép sử dụng chúng trên lãnh thổ Nga vào cuối năm 2024. Tổng thống Trump đã chỉ trích quyết định nới lỏng các hạn chế vào thời điểm đó.
[Kyiv Independent: Trump reportedly asked Zelensky if Ukraine could strike Moscow, White House says he wasn't 'encouraging further killing']
8. Nga tuyên bố giành chiến thắng mới sau khi Tổng thống Trump đặt ra hạn chót
Bộ Quốc phòng Nga, gọi tắt là MOD cho biết lực lượng của Mạc Tư Khoa đã giành quyền kiểm soát thị trấn Novokhatske ở vùng Donetsk, miền đông Ukraine và cũng đánh bại nhiều lữ đoàn Ukraine ở một số khu vực Sumy, Kharkiv và Mykolaiv.
Chỉ trong vòng 2 tháng qua, đây là lần thứ ba, Nga tuyên bố chiếm được thị trấn Novokhatske. Có thể hiểu rằng người Nga thực sự đã chiếm được thị trấn này rồi lại bị đánh bật ra, rồi lại chiếm lại được. Tuy nhiên, cũng có thể hiểu là Bộ Quốc Phòng của Putin tiếp tục loan tin giả để lên dây cót tinh thần binh sĩ Nga.
Những tiến triển mới nhất diễn ra sau khi Tổng thống Trump đặt ra thời hạn 50 ngày cho Mạc Tư Khoa để đồng ý về một thỏa thuận hòa bình, nếu không ông sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt sâu hơn đối với nền kinh tế Nga, bao gồm cả việc áp thuế trừng phạt thứ cấp đối với các đối tác thương mại của nước này.
Tổng thống Trump cũng cho biết ông sẽ gửi cho Ukraine nhiều hỏa tiễn phòng không Patriot hơn, cũng như các loại vũ khí “tinh vi” khác mà các đồng minh NATO ở Âu Châu sẽ phải trả tiền, nhằm củng cố lập trường cứng rắn hơn đối với Mạc Tư Khoa.
Nga vẫn tiếp tục tấn công các thành phố của Ukraine bằng máy bay điều khiển từ xa và hỏa tiễn, đồng thời đưa lực lượng vào phía đông nước này, bất chấp nỗ lực làm trung gian hòa giải của Tổng thống Trump.
Việc Nga tăng cường hành động ở Ukraine khiến Tổng thống Trump thất vọng, ông cảm thấy mình đã bị nhà độc tài Vladimir Putin lừa dối trong các cuộc trò chuyện gần đây của họ.
Putin đã bày tỏ mong muốn hòa bình, nhưng cũng nói với Tổng thống Trump rằng ông có ý định đạt được mục tiêu chiến tranh của mình ở Ukraine.
Trong bản cập nhật hoạt động mới nhất, Bộ Tổng tham mưu Quân đội Ukraine đã lưu ý về “cuộc xâm lược vũ trang quy mô lớn” của Nga và làn sóng tấn công mới.
Nhưng báo cáo cho biết binh lính Ukraine “đang gây ra những tổn thất hữu hình” cho người Nga, cả về nhân lực và trang thiết bị, và “chủ động ngăn chặn tiềm năng tấn công của đối phương”.
Không quân Ukraine cho biết riêng rằng Nga đã phóng 400 máy bay điều khiển từ xa Shahed và một hỏa tiễn đạn đạo Iskander-M vào đêm thứ Tư, ngày 16 tháng 7.
Không quân cho biết trong số này, 198 chiếc đã bị bắn hạ và 145 máy bay điều khiển từ xa mồi bẫy đã bị vô hiệu hóa. Tuy nhiên, hỏa tiễn và 57 máy bay điều khiển từ xa đã bắn trúng mục tiêu.
Các cuộc không kích nhắm vào vùng đông bắc Kharkiv, thành phố lớn thứ hai của Ukraine, quê hương Kryvyi Rih của Tổng thống Volodymyr Zelenskiy ở miền trung Ukraine, Vinnytsia ở phía tây và Odesa ở phía nam.
“Nga không thay đổi chiến lược của mình,” Tổng thống Zelenskiy nói. “Để chống lại khủng bố một cách hiệu quả, chúng ta cần tăng cường phòng thủ một cách hệ thống: tăng cường phòng không, tăng cường máy bay đánh chặn và quyết tâm hơn nữa để Nga cảm nhận được phản ứng của chúng ta.”
Một số nhà lập pháp Hoa Kỳ và các quan chức chính phủ Âu Châu bày tỏ lo ngại rằng thời hạn 50 ngày của Tổng thống Trump đã trao cho Putin cơ hội chiếm thêm lãnh thổ Ukraine trước khi có bất kỳ giải pháp nào nhằm chấm dứt giao tranh.
Những tối hậu thư khác của Hoa Kỳ gửi tới Putin trong những tháng gần đây đã không thuyết phục được nhà lãnh đạo Nga dừng cuộc xâm lược.
Liên Hiệp Quốc cho biết trong một tháng qua, hàng chục ngàn binh lính đã thiệt mạng trong cuộc chiến, nhiều người trong số họ ở dọc tuyến đầu dài hơn 1.000 km, và các cuộc tấn công của Nga vào các thành phố đã giết chết hơn 12.000 thường dân Ukraine.
Viện Nghiên cứu Chiến tranh, một tổ chức tư vấn tại Washington, cho biết hôm thứ Ba: “Putin tin tưởng mù quáng vào lý thuyết chiến thắng cho rằng Nga có thể đạt được mục tiêu chiến tranh của mình bằng cách tiếp tục giành được những thắng lợi dần dần trên chiến trường trong thời gian vô hạn định nhằm làm nản lòng sự hỗ trợ của phương Tây đối với Ukraine và khả năng tự vệ của Ukraine.”
[Newsweek: Russia Claims New Victories After Trump Sets Deadline]
9. Pháp, Ý được tường trình đã từ chối thỏa thuận vũ khí giữa Mỹ và NATO dành cho Ukraine
Pháp và Ý sẽ không tham gia vào sáng kiến mới do NATO dẫn đầu nhằm tài trợ cho việc cung cấp vũ khí của Hoa Kỳ cho Ukraine, Politico và La Stampa đưa tin vào ngày 16 tháng 7, trích dẫn lời các quan chức chính phủ giấu tên ở cả hai nước.
Mặc dù từ lâu đã ủng hộ Ukraine, Pháp đã từ chối kế hoạch được công bố trong cuộc gặp giữa Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump với Tổng thư ký NATO Mark Rutte tại Washington vào ngày 14 tháng 7.
Theo kế hoạch này, NATO sẽ mua vũ khí tiên tiến từ Hoa Kỳ, bao gồm các hệ thống phòng không, và chuyển một số vũ khí này cho Ukraine.
Theo hai quan chức Pháp, Pháp từ chối tham gia kế hoạch này vì Tổng thống Emmanuel Macron thúc đẩy các quốc gia Âu Châu tăng cường ngành công nghiệp quốc phòng của mình bằng cách mua vũ khí sản xuất trong nước.
Tờ Politico đưa tin Pháp cũng đang phải đối mặt với những hạn chế về ngân sách và mục tiêu chi tiêu quốc phòng ngày càng tăng trong bối cảnh áp lực kinh tế ngày càng lớn.
Trong khi đó, Ý cũng có lập trường tương tự. Theo tờ La Stampa, các quan chức Ý đã loại trừ khả năng mua vũ khí trực tiếp từ Mỹ, viện dẫn những hạn chế về tài chính và việc nước này tập trung vào các hệ thống công nghệ khác nhau, chẳng hạn như hệ thống phòng không SAMP/T do Ý-Pháp sản xuất đã được cung cấp cho Ukraine.
Các nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Ý nhấn mạnh rằng quyết định này không nên được coi là sự thiếu hỗ trợ cho Ukraine, mà là lời kêu gọi tìm kiếm những cách thay thế để đóng góp vào nỗ lực rộng lớn hơn.
Theo tờ La Stampa, Ý hiện đang xem xét yêu cầu của NATO về việc hỗ trợ vận chuyển hậu cần vũ khí do Mỹ cung cấp cho Ukraine — dù bằng đường hàng không, hỏa xa hay đường biển — và đã phát tín hiệu sẽ không “né tránh” việc đóng góp. Bản chất và quy mô cụ thể của cam kết của Ý vẫn chưa được xác định.
Bình luận về kế hoạch tài trợ vũ khí giữa NATO và Hoa Kỳ, Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski lập luận rằng chi phí trang bị vũ khí cho Ukraine không nên do người nộp thuế Âu Châu chịu mà thay vào đó phải được chi trả từ tài sản bị đóng băng của Nga.
“Tôi đã hỏi các Ngoại trưởng đồng cấp của mình: Ai nên trả tiền cho thiết bị của Mỹ? Nên là người nộp thuế Âu Châu, hay theo tôi, nên để kẻ xâm lược trả tiền bằng nguồn tiền bị đóng băng của họ?”, ông Sikorski phát biểu sau một cuộc họp của các Ngoại trưởng Liên Hiệp Âu Châu, theo hãng thông tấn Ba Lan.
Kế hoạch vũ khí mới cho Ukraine sẽ bao gồm các hệ thống phòng không mới, điều mà Kyiv đã yêu cầu trong nhiều tuần qua, khi Nga tăng cường các cuộc tấn công vào các thành phố của Ukraine. Sáng kiến này được Đức và Rutte đề xuất, và được coi là một giải pháp tạm thời cho sự do dự của Tổng thống Trump trong việc gửi viện trợ trực tiếp của Hoa Kỳ, theo Politico.
Đức đã đầu tư “rất nhiều” vào kế hoạch này, ông Rutte nói, đồng thời cho biết thêm rằng sự ủng hộ của Tổng thống Trump đến sau khi có sự phối hợp chặt chẽ với Berlin. Thủ tướng Đức Friedrich Merz nhấn mạnh rằng sáng kiến này phục vụ lợi ích riêng của Âu Châu và gia tăng áp lực buộc Nga phải đàm phán hòa bình.
Các nước Âu Châu khác — bao gồm Vương quốc Anh, Hòa Lan và một số quốc gia Bắc Âu — đã ủng hộ thỏa thuận này.
Ngày 15 tháng 7, Tổng thống Trump cho biết việc chuyển giao thêm hỏa tiễn phòng không Patriot và các loại vũ khí khác đã được tiến hành.
[Kyiv Independent: France, Italy reportedly opt out of US-NATO arms deal for Ukraine]
Putin chế giễu TT Trump, thả bom siêu thị. Máy bay do thám NATO áp sát Nga. Rôbô bắt sống lính Nga
VietCatholic Media
16:39 17/07/2025
1. Nga thả bom 500kg vào trung tâm mua sắm ở tỉnh Donetsk — làm 2 người thiệt mạng, và làm bị thương 27 người
Các quan chức khu vực đưa tin vào ngày 16 tháng 7 rằng lực lượng Nga đã thả một quả bom trên không nặng 500 kg xuống thành phố Dobropillia ở Tỉnh Donetsk, khiến ít nhất hai người thiệt mạng và 27 người khác bị thương.
Vadym Filashkin, Thống đốc khu vực Donetsk, cho biết vụ tấn công nhắm vào một trung tâm mua sắm ở trung tâm thành phố. Vụ nổ đã làm hư hại 54 tòa nhà của các cơ sở y tế và giáo dục, 304 căn nhà và tám phương tiện vận chuyển.
Theo các quan chức, một đám cháy đã bùng phát sau vụ tấn công và các đội cấp cứu đã được điều động đến để dập tắt đám cháy.
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy lên án vụ tấn công, gọi đó là “hành động khủng bố ngu ngốc, khủng khiếp của Nga” thiếu “logic quân sự”. Ông cũng gửi lời chia buồn tới gia đình những người bị ảnh hưởng.
Vụ tấn công vào Dobropillia diễn ra chỉ hai ngày sau khi Tổng thống Mỹ Ông Donald Trump đưa ra một thông báo “quan trọng”, cam kết sẽ áp đặt mức thuế quan “nghiêm khắc” đối với Nga trong vòng 50 ngày trừ khi đạt được thỏa thuận hòa bình. Tối hậu thư 50 ngày này là hạn chót mới nhất trong một loạt hạn chót mà Tổng thống Trump đã đề xuất để chấm dứt chiến tranh — bao gồm các mốc thời gian 24 giờ, hai tuần và 100 ngày.
Cho đến nay, những tối hậu thư như vậy đã tỏ ra không hiệu quả vì Nga vẫn tiếp tục tấn công Ukraine thường xuyên, gây ra hậu quả tàn khốc cho dân thường trên khắp cả nước.
[Kyiv Independent: Russia drops 500-kg bomb on shopping center in Donetsk Oblast — killing 2, injuring 27]
2. Điện Cẩm Linh chế giễu thời hạn 50 ngày của Tổng thống Trump - và Putin ‘không hề nao núng’ ‘có thể yêu cầu NHIỀU lãnh thổ Ukraine hơn bất chấp đe dọa trừng phạt’
Điện Cẩm Linh đã chế giễu thời hạn hòa bình 50 ngày của Tổng thống Donald Trump và giờ đây có thể yêu cầu thêm lãnh thổ Ukraine thay vì hạ vũ khí.
Các nguồn tin cho biết bất kể những đe dọa của Tổng thống Trump, Vladimir Putin sẽ tiếp tục khủng bố người dân Ukraine trong suốt thời gian bảy tuần.
Putin dường như cũng không hề nao núng trước lời đe dọa trừng phạt của Tổng thống Trump và quyết định trang bị cho Ukraine vũ khí tầm xa trị giá hàng tỷ đô la
Hôm thứ Hai, Tổng thống Trump tuyên bố sẽ áp thuế 100% đối với Nga nếu Mạc Tư Khoa không đạt được thỏa thuận hòa bình với Ukraine trong vòng 50 ngày.
Bác bỏ tối hậu thư của Tổng thống, Ngoại trưởng Nga cho biết: “Tất nhiên chúng tôi muốn hiểu lý do đằng sau tuyên bố này - 50 ngày.
“Trước đây là 24 giờ, trước đây là 100 ngày, chúng tôi đã trải qua tất cả những điều này và chúng tôi thực sự muốn hiểu điều gì thúc đẩy Tổng thống Hoa Kỳ.”
Lavrov cho rằng động thái của Tổng thống Trump chỉ đơn giản là do “áp lực khiếm nhã từ Liên Hiệp Âu Châu”.
Các nguồn tin thân cận với hoạt động nội bộ của Điện Cẩm Linh cho biết Putin sẽ không chấm dứt chiến tranh dưới áp lực từ phương Tây và tin rằng nền kinh tế đủ mạnh để vượt qua bất kỳ biện pháp kinh tế bổ sung nào.
Ông cũng tin rằng quân đội của mình chiếm ưu thế trên chiến trường - và sẽ có thể đối phó với các loại vũ khí tầm xa “hàng đầu” mà Tổng thống Trump dự định cung cấp.
Một nguồn tin cho biết, tục ngữ của Nga có câu: “Ăn thì phải có sự thèm ăn”, nghĩa là ông ta có thể sẽ tiếp tục chiếm đất cho đến khi chiến tranh chấm dứt.
Giải thích suy nghĩ của nhà độc tài, một người khác nói: “Putin nghĩ rằng không ai thực sự tham gia nghiêm chỉnh với ông về các chi tiết của hòa bình ở Ukraine - kể cả người Mỹ - nên ông sẽ tiếp tục cho đến khi đạt được điều mình muốn.”
Nguồn tin cho biết, bất chấp nhiều cuộc điện đàm giữa Tổng thống Trump và Putin và các chuyến thăm ngoại giao tới Nga, Putin cảm thấy vẫn chưa có cuộc thảo luận chi tiết nào về kế hoạch hòa bình.
Họ nói thêm: “Putin coi trọng mối quan hệ với Tổng thống Trump và đã có những cuộc thảo luận tốt đẹp với Steve Witkoff, nhưng lợi ích của nước Nga vẫn được đặt lên trên hết.”
Trong khi đó, cựu Tổng thống Nga Dmiitry Medvedev đã chế giễu trên X rằng: “Tổng thống Trump đưa ra tối hậu thư mang đầy kịch tính cho Điện Cẩm Linh.
Cả thế giới rùng mình, chờ đợi hậu quả.
“Âu Châu hiếu chiến đã thất vọng. Nga không quan tâm.”
Tờ Financial Times và The Washington Post cũng đưa tin rằng Tổng thống Trump đã khuyến khích Tổng thống Ukraine Zelenskiy trong một cuộc điện thoại để tấn công sâu hơn vào bên trong nước Nga nhằm gia tăng áp lực lên Putin.
Theo các nguồn tin giấu tên được các tờ báo trích dẫn, ông dường như đã hỏi liệu Ukraine có thể “tấn công Mạc Tư Khoa” để “khiến Putin cảm nhận được nỗi đau chiến tranh”.
Câu trả lời của Tổng thống Zelenskiy rất nhanh chóng và trực tiếp: “Chắc chắn rồi. Chúng tôi có thể nếu các ông cung cấp vũ khí cho chúng tôi.”
Sự thờ ơ của Putin thể hiện rõ chỉ vài giờ sau khi Tổng thống Trump đưa ra tối hậu thư khi ông phát động một cuộc tấn công tàn khốc mới vào các thành phố của Ukraine từ Kharkiv đến Zaporizhzhia và Sumy.
Tại tỉnh Sumy, máy bay điều khiển từ xa của Nga đã làm sáu người bị thương, bao gồm một sinh viên 19 tuổi và một bé gái 14 tuổi, khi chúng tấn công một trường đại học.
Một cuộc tấn công bằng hỏa tiễn riêng biệt ở Shostka đã làm một thiếu niên khác bị thương và phá hủy một cơ sở y tế.
Tổng thống Trump đã có cuộc phỏng vấn bất ngờ với BBC vào tối thứ Hai, khi ông nói rằng ông “thất vọng nhưng vẫn chưa xong việc với” Putin.
Ông cũng nhắc lại sự ủng hộ mới của mình dành cho NATO và bày tỏ sự tôn trọng đối với Nhà vua và Ngài Keir Starmer trước chuyến thăm cấp nhà nước tới Vương quốc Anh vào tháng 9.
Tổng thống Trump - lần đầu tiên - công khai nói về khó khăn của ông khi tin tưởng Putin, người đã ngăn chặn bốn nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm chấm dứt cuộc tắm máu kéo dài 40 tháng ở Ukraine.
Tổng thống nói: “Tôi đã nghĩ mình đã đạt được thỏa thuận bốn lần.
“Tôi vẫn chưa xong với hắn ta, tôi thất vọng về hắn ta. Chúng tôi cứ tưởng đã thỏa thuận xong bốn lần rồi mà khi về nhà lại phát hiện hắn ta vừa tấn công một viện dưỡng lão hay gì đó ở Kyiv…
“Vậy thì rốt cuộc chuyện đó là sao?”
Tổng thống Trump, người từng gọi NATO là “lỗi thời”, nói với BBC rằng quan điểm của ông đã thay đổi.
“ Không. Tôi nghĩ NATO hiện đang trở thành điều ngược lại,” ông nói, bởi vì các thành viên “đang tự trả hóa đơn của mình.”
[The Sun: Kremlin mocks Trump’s 50-day deadline – and ‘unfazed’ Putin ‘may demand MORE Ukrainian territory over sanctions threat’]
3. Máy bay do thám NATO áp sát Nga
Theo dữ liệu chuyến bay, máy bay trinh sát của Mỹ và Anh đã bay từ Anh về phía Nga, tiếp cận nước này từ hai phía trong cùng một ngày.
Một bản đồ của Newsweek cho thấy lộ trình của các máy bay trong bối cảnh căng thẳng giữa NATO và Mạc Tư Khoa.
Vào thứ Hai, máy bay RC-135W của Không quân Hoàng gia Anh, gọi tắt là RAF đã bay từ căn cứ ở Anh và bay vòng ngoài khơi bờ biển thành phố Murmansk của Nga trước khi quay trở lại.
Sự việc xảy ra cùng ngày với máy bay RC-135V của Không quân Hoa Kỳ, gọi tắt là USAF rời một căn cứ khác ở Anh và bay vòng quanh vùng lãnh thổ Kaliningrad của Nga, giáp với các thành viên NATO ở sườn phía đông là Lithuania và Ba Lan. Không có dấu hiệu nào cho thấy không phận Nga đã bị xâm phạm.
Máy bay do Boeing chế tạo này thu thập thông tin tình báo tín hiệu và có phi hành đoàn gồm hơn 30 người, bao gồm các sĩ quan tác chiến điện tử và nhân viên tình báo.
Các phi vụ mới nhất diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Mạc Tư Khoa và khối này sau khi máy bay Nga bay lượn trên không phận NATO và Hoa Kỳ cùng liên minh này cam kết sẽ cung cấp thêm viện trợ quân sự cho Ukraine để chống lại hành động xâm lược của Putin.
Dữ liệu từ Flightradar24, được Newsweek lập bản đồ, cho thấy chiếc RAF RC-135W cất cánh từ căn cứ RAF tại Waddington, Lincolnshire, Anh lúc 8:11 sáng thứ Hai.
Máy bay bay qua Na Uy, Thụy Điển và Phần Lan trước khi rẽ về phía đông nam hướng tới Nga.
Lộ trình của nó đưa nó qua Biển Barents và gần như song song với Murmansk, thành phố cảng Bắc Cực của Nga, trước khi nó quay trở lại Vương quốc Anh dọc theo bờ biển Scandinavia và hạ cánh tại Waddington lúc 6:38 chiều.
Cũng vào thứ Hai, máy bay RC-135V Rivet Joint của Không quân Hoa Kỳ, được xác định bằng mã hiệu “JAKE17”, đã cất cánh lúc 7:08 sáng từ Mildenhall, Suffolk, nằm xa hơn về phía nam nước Anh.
Chiếc máy bay đã thực hiện chuyến bay kéo dài bảy giờ qua Hòa Lan, Đức, Ba Lan và Lithuania trước khi bay vòng quanh Kaliningrad, vùng lãnh thổ tách rời của Nga, nơi sẽ là tiền tuyến của bất kỳ hành động thù địch nào giữa Mạc Tư Khoa và liên minh.
Chỉ vài ngày trước, máy bay trinh sát và thu thập thông tin tình báo của Không quân Hoa Kỳ đã bay vòng quanh Kaliningrad sau khi bay qua Âu Châu và ba quốc gia Baltic.
Rivet Joint thường bay quanh sườn phía đông của NATO và cũng ở rìa Hắc Hải gần Crimea do Nga kiểm soát, nơi Mạc Tư Khoa đã xâm lược từ Ukraine vào năm 2014.
Olli Suorsa, phó giáo sư về an ninh nội địa tại Học viện Rabdan ở Abu Dhabi, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, trước đây đã nói với Newsweek rằng phi đội RC-135 của Không quân Hoa Kỳ “đang chịu áp lực lớn trong thời gian gần đây” do nhu cầu thu thập thông tin tình báo tín hiệu tại biên giới Hoa Kỳ-Mexico, Đông Á, Đông Âu và Trung Đông.
Không quân Hoàng gia Anh, gọi tắt là RAF vận hành phi đội Rivet Joint của riêng mình, thường xuyên điều máy bay trinh sát bay quanh Kaliningrad và sườn phía đông rộng lớn của NATO. Cuối tháng trước, các máy bay này đã bay qua lại Hắc Hải sau khi bay vòng quanh Kaliningrad.
[Newsweek: NATO Spy Planes Make Pincer Move Over Russia]
4. Trung Quốc cam kết hỗ trợ Nga nhiều hơn trong bối cảnh Tổng thống Trump đe dọa áp thuế
Trung Quốc cam kết tăng cường liên minh với Nga sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đe dọa áp đặt mức thuế “nghiêm khắc” đối với các đối tác thương mại của Mạc Tư Khoa trừ khi đạt được thỏa thuận hòa bình về Ukraine trong vòng 50 ngày, tờ Telegraph đưa tin hôm Thứ Tư, 16 Tháng Bẩy.
Sau cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov tại Bắc Kinh vào ngày 15 tháng 7, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố rằng lòng tin lẫn nhau giữa hai nước đã “sâu sắc hơn” và kêu gọi cả hai bên “tăng cường hỗ trợ lẫn nhau trên các diễn đàn đa phương”.
Ông Tập ca ngợi mối quan hệ đối tác này là “hình mẫu cho một kiểu quan hệ quốc tế mới”.
Tin tức này xuất hiện chỉ một ngày sau khi Tổng thống Trump cảnh báo sẽ áp thuế 100% đối với Nga nếu Putin không đồng ý ký thỏa thuận hòa bình ở Ukraine trong vòng 50 ngày.
Trong cuộc họp báo với Tổng thư ký NATO Mark Rutte vào ngày 14 tháng 7, Tổng thống Trump đã bày tỏ sự thất vọng của mình khi nói rằng, “Tôi đã nói chuyện với Putin rất nhiều về việc thực hiện điều này, rồi sau đó hỏa tiễn lại được phóng vào Kyiv hoặc một thành phố nào đó khác.”
Trong những tuần gần đây, Nga đã tăng cường các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn và máy bay điều khiển từ xa trên khắp Ukraine, gây thương vong cho dân thường và phá hủy cơ sở hạ tầng.
Đáp lại lời đe dọa của Tổng thống Trump, phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov cho biết vào ngày 15 tháng 7 rằng cảnh báo của Hoa Kỳ là “khá nghiêm trọng”, nhưng nói thêm rằng Mạc Tư Khoa cần thời gian để đánh giá tuyên bố này.
Bất chấp tuyên bố liên tục của Trung Quốc về sự trung lập trong cuộc chiến Nga-Ukraine, sự hỗ trợ của Trung Quốc đối với nền kinh tế và ngành công nghiệp quốc phòng của Nga đã đưa Bắc Kinh trở thành một trong những đối tác quan trọng nhất của Mạc Tư Khoa.
Theo ủy viên trừng phạt của Ukraine, Vladyslav Vlasiuk, Trung Quốc đã trở thành nhà cung cấp hàng đầu các phụ tùng sử dụng kép trong sản xuất vũ khí của Nga, giúp Mạc Tư Khoa tránh được các lệnh trừng phạt của phương Tây.
Các quan chức Ukraine đã báo cáo tìm thấy các bộ phận do Trung Quốc sản xuất trong những chiếc máy bay điều khiển từ xa loại Shahed bị bắn hạ được sử dụng trong các cuộc tấn công của Nga, bao gồm cả cuộc tấn công vào Kyiv vào ngày 4 tháng 7.
“Vai trò của Trung Quốc đang gia tăng”, Vlasiuk phát biểu vào ngày 7 tháng 7, đồng thời nói thêm rằng Bắc Kinh có khả năng sao chép một số công nghệ của Mỹ và đã tăng cường xuất khẩu các vật liệu quan trọng sang Nga.
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy đã áp đặt lệnh trừng phạt đối với năm công ty Trung Quốc có liên quan đến việc cung cấp phụ tùng máy bay điều khiển từ xa, với lý do lo ngại về an ninh quốc gia.
Đầu tháng này, tờ South China Morning Post đưa tin Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã nói với quan chức Liên Hiệp Âu Châu Kaja Kallas rằng Bắc Kinh “không thể để Nga thua cuộc chiến”, lo ngại rằng thất bại của Nga sẽ khiến Hoa Kỳ chuyển sự tập trung sang Trung Quốc.
Ông Vương đã bác bỏ cáo buộc hỗ trợ quân sự cho Nga, cho rằng sự hỗ trợ của Trung Quốc là “không gây chết người”.
Vào tháng 4, Tổng thống Zelenskiy tuyên bố rằng các công dân Trung Quốc đã được phát hiện chiến đấu cùng lực lượng Nga ở Donetsk và cáo buộc Bắc Kinh, cùng với Iran và Bắc Hàn, đã cung cấp vũ khí cho Mạc Tư Khoa.
Trong bối cảnh mối quan hệ ngày càng gắn kết giữa Bắc Kinh và Mạc Tư Khoa, Tập Cận Bình và Putin dự kiến sẽ gặp nhau vào tháng 9 tại hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải ở Trung Quốc.
Vào tháng 6, Bloomberg đưa tin rằng Tổng thống Trump đang giảm bớt áp lực lên Trung Quốc vì nước này ủng hộ nỗ lực chiến tranh của Nga, chuyển trọng tâm của chính quyền ông sang các khía cạnh khác của mối quan hệ Mỹ-Trung.
[Kyiv Independent: China pledges deeper support for Russia amid Trump tariff threats]
5. Các lệnh trừng phạt của Quốc hội bị tạm dừng khi Tổng thống Trump đe dọa áp thuế ‘nghiêm khắc’ lên Nga
Lãnh đạo Đa số Thượng viện John Thune cho biết hôm 14 tháng 7 rằng Thượng viện có thể sẽ trì hoãn việc thông qua một gói trừng phạt đáng kể nhắm vào các đối tác thương mại của Nga. Quyết định này được đưa ra sau tuyên bố của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump rằng ông sẵn sàng hành động đơn phương vào cuối mùa hè này nếu Putin không đạt được thỏa thuận hòa bình với Ukraine.
“Nghe có vẻ như hiện tại tổng thống đang cố gắng tự mình thực hiện một số việc này”, Thune nói với các phóng viên, theo Politico. “Nếu đến một lúc nào đó tổng thống kết luận rằng điều đó hợp lý và mang lại giá trị cũng như đòn bẩy mà ông ấy cần trong các cuộc đàm phán để thông qua dự luật, thì chúng tôi sẽ thực hiện. Chúng tôi sẽ sẵn sàng.”
Tổng thống Trump đã đưa ra lời đe dọa trực tiếp về việc áp đặt “thuế quan thứ cấp” lên tới 100% đối với các quốc gia tiếp tục giao thương với Nga. Thông báo này được đưa ra trong cuộc họp với Tổng Thư ký NATO Mark Rutte. “Chúng tôi sẽ áp dụng thuế quan thứ cấp nếu không đạt được thỏa thuận (hòa bình Nga-Ukraine) trong vòng 50 ngày”, Tổng thống Trump nói. Ông nhấn mạnh sức mạnh của chúng, tuyên bố: “Thuế quan thứ cấp rất, rất mạnh mẽ”.
Dự luật của Thượng viện, do Thượng nghị sĩ Lindsey Graham và Richard Blumenthal soạn thảo và nhận được 85 người đồng bảo trợ, sẽ cho phép Tổng thống Trump áp đặt mức thuế quan thứ cấp thậm chí còn cao hơn, ít nhất là 500 phần trăm, đối với hàng hóa nhập khẩu từ các quốc gia như Trung Quốc, Brazil và Ấn Độ vẫn duy trì giao thương với Nga.
Dự luật này cũng bao gồm việc cho phép Tổng thống Trump tăng thuế đối với các mặt hàng nhập khẩu còn lại của Hoa Kỳ từ Nga lên ít nhất 500 phần trăm, mặc dù động thái này có thể sẽ không có tác động tức thời vì các lệnh trừng phạt hiện hành đã hạn chế đáng kể hoạt động thương mại với Mạc Tư Khoa.
Thune cho rằng lời đe dọa của Tổng thống Trump có thể khiến Thượng viện không cần phải thông qua dự luật Graham-Blumenthal ngay lập tức. “Chúng tôi sẽ cố gắng hết sức có thể... phối hợp chiến lược với Tòa Bạch Ốc, rõ ràng là với Hạ viện”, Thune giải thích. “Vì vậy, chúng tôi sẽ chuẩn bị sẵn sàng để điều động ngay lập tức.”
Hành động về luật trừng phạt tại Hạ viện dường như cũng khó có thể xảy ra sau những phát biểu của Tổng thống Trump.
Trong một tuyên bố chung, Thượng nghị sĩ Graham và Blumenthal đã hoan nghênh cả lời đe dọa áp thuế của Tổng thống Trump lẫn kế hoạch bán vũ khí do Mỹ sản xuất cho NATO để Ukraine sử dụng sau này. Tuy nhiên, họ nhấn mạnh: “Búa tạ cuối cùng để chấm dứt cuộc chiến này sẽ là thuế quan đối với các quốc gia, như Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil, những nước đang hỗ trợ cỗ máy chiến tranh của Putin bằng cách mua dầu khí giá rẻ của Nga.” Họ làm rõ mục tiêu cuối cùng của mình: “Mục tiêu không phải là thêm thuế quan và trừng phạt — mục tiêu là lôi kéo Putin đến bàn đàm phán hòa bình.”
Tổng thống Trump có tiền lệ áp thuế, bao gồm mức thuế 10% đối với hàng nhập khẩu trên toàn cầu và các mức thuế bổ sung đối với Trung Quốc kể từ khi nhậm chức. Trước đây, ông cũng đã đe dọa các đối tác thương mại khác, chẳng hạn như Ấn Độ và Brazil, bằng các mức thuế “có đi có lại” mới để gây áp lực lên nhiều vấn đề khác nhau. Đầu năm nay, Tổng thống Trump đã ám chỉ sẽ áp thuế phụ 25% đối với các nước nhập khẩu dầu từ Venezuela, một lời đe dọa mà ông vẫn chưa hành động, làm dấy lên nghi ngờ về việc thực hiện lời cảnh báo mới nhất của ông với Putin.
Thương mại giữa Mỹ và Nga đã sụt giảm mạnh trong những năm gần đây, từ khoảng 53 tỷ đô la năm 2021 xuống còn 5,5 tỷ đô la năm ngoái. Sự sụt giảm mạnh này là hậu quả trực tiếp của các lệnh trừng phạt do chính quyền Tổng thống Biden và Quốc hội áp đặt sau cuộc xâm lược toàn diện của Putin vào Ukraine vào tháng 2 năm 2022.
Các biện pháp này bao gồm lệnh cấm nhập khẩu dầu mỏ của Nga và chấm dứt “quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn” với Mạc Tư Khoa, cho phép chính quyền Tổng thống Biden áp đặt mức thuế cao hơn bình thường đối với hàng hóa Nga. Hoa Kỳ cũng hợp tác với các đồng minh để thực hiện một loạt biện pháp kiểm soát xuất khẩu nhằm hạn chế khả năng tiếp cận của Nga đối với chất bán dẫn và các mặt hàng công nghệ quan trọng khác.
Năm 2024, Hoa Kỳ chỉ nhập khẩu 2,5 tỷ đô la hàng hóa từ Nga, giảm đáng kể so với mức 23,3 tỷ đô la năm 2021. Phần lớn sự sụt giảm này bắt nguồn từ lệnh cấm của Hoa Kỳ đối với dầu của Nga, vốn trước đây chiếm khoảng 60% tổng lượng dầu nhập khẩu từ Nga.
[Kyiv Independent: Congressional sanctions on hold as Tổng thống Trump threatens Russia with 'severe' tariffs]
6. Nhóm cực đoan được thành lập ở Mỹ tuyên bố hạ sát đại tá an ninh Ukraine tại Kyiv
Chi nhánh Ukraine của tổ chức cực đoan cánh hữu Mỹ có tên gọi là White Phoenix hay Phượng Hoàng Trắng đã nhận trách nhiệm về vụ ám sát Đại tá Ivan Voronych của Cơ quan An ninh Ukraine, gọi tắt là SBU tại Kyiv hôm 10 Tháng Bẩy.
Voronych là sĩ quan SBU cao cấp nhất được biết đến đã thiệt mạng tại Kyiv trong một vụ ám sát có chủ đích kể từ khi cuộc xâm lược toàn diện của Nga bắt đầu.
Trong một tuyên bố, chi nhánh địa phương — được gọi là Phượng Hoàng Trắng — đã ca ngợi “đồng chí” của mình về vụ ám sát đại tá SBU hôm 10 tháng 7 tại quận Holosiivskyi của Kyiv. Các nguồn tin trong lĩnh vực chống khủng bố coi tuyên bố của nhóm này là đáng tin cậy, tờ Guardian đưa tin.
Voronych bị bắn nhiều phát và tử vong tại chỗ. SBU sau đó thông báo đã tiêu diệt hai nghi phạm người Nga bị cáo buộc - một nam và một nữ - liên quan đến vụ giết người.
Theo các nhà điều tra, hai người này đã nhận được lệnh từ Cơ quan An ninh Liên bang Nga, gọi tắt là FSB theo dõi mọi hoạt động của Voronych và sau đó được hướng dẫn đến một kho vũ khí chứa một khẩu súng có bộ giảm thanh.
Được thành lập vào năm 2018 bởi cựu nhà thầu Ngũ Giác Đài Rinaldo Nazzaro, nhóm Phượng Hoàng Trắng này cổ súy cho chủ nghĩa da trắng thượng đẳng và tư tưởng tân Quốc xã. Nó đã bị Hoa Kỳ, Anh và Úc liệt vào danh sách tổ chức khủng bố.
Nazzaro đã sống ở Nga từ năm 2019 và liên tục phủ nhận cáo buộc hợp tác với tình báo Nga, mặc dù các quan chức và phương tiện truyền thông phương Tây vẫn quyết liệt cho rằng có mối liên hệ này. Cơ quan tình báo nước ngoài của Đức, gọi tắt là BND, khẳng định rằng Phượng Hoàng Trắng là nhóm “lính đánh thuê” cho cơ quan tình báo nước ngoài của Nga, thường được biết rộng rãi là SVR; tương tự như nhóm Wagner là “lính đánh thuê” cho Bộ Quốc phòng Nga.
Phượng Hoàng Trắng đã sử dụng các ứng dụng nhắn tin được mã hóa và mạng lưới tuyên truyền để tuyển dụng trên toàn cầu. Chi nhánh tại Ukraine của nó được tường trình cung cấp các ưu đãi tài chính cho các cuộc tấn công vào cá nhân và cơ sở hạ tầng quan trọng.
[Kyiv Independent: US-founded extremist group claims killing of Ukrainian security service colonel in Kyiv]
7. Phần Lan cấm người Nga và người Belarus mua bất động sản vì lo ngại an ninh
Một luật mới của Phần Lan cấm công dân Nga và Belarus mua bất động sản đã có hiệu lực vào ngày 15 tháng 7, một phần trong nỗ lực rộng lớn hơn nhằm tăng cường an ninh quốc gia của Phần Lan trong bối cảnh Nga ngày càng có lập trường hung hăng trong khu vực.
Biện pháp này được Bộ trưởng Quốc phòng Phần Lan Antti Hakkanen công bố. Được Quốc hội Phần Lan thông qua vào tháng 4, luật này cho phép Bộ Quốc phòng chặn các giao dịch bất động sản liên quan đến công dân từ các quốc gia bị coi là mối đe dọa an ninh tiềm tàng.
“Tôi vô cùng vui mừng khi luật này cuối cùng đã được ban hành và có hiệu lực từ hôm nay. Luật này nhằm tăng cường an ninh Phần Lan và chuẩn bị cho mọi phương tiện gây ảnh hưởng”, Hakkanen nói.
Ông nói thêm rằng “cuộc cải cách quan trọng” này đáng lẽ phải được đưa ra sớm hơn, thậm chí trước khi Nga xâm lược toàn diện Ukraine vào năm 2022.
Theo luật, chính phủ Phần Lan đã xác định Nga và Belarus là những quốc gia áp dụng quy định mới. Việc chỉ định này được thực hiện thông qua một nghị quyết của chính phủ sau khi luật được thông qua.
Trước đây, chính quyền Phần Lan chỉ có thể chặn việc mua bất động sản của công dân Nga trên cơ sở từng trường hợp cụ thể, nếu Bộ Quốc phòng xác định giao dịch đó gây ra mối đe dọa đối với an ninh quốc gia. Luật mới đơn giản hóa và củng cố quy trình đó bằng cách đưa ra lệnh cấm toàn diện.
Diễn biến mới nhất này bổ sung vào một loạt các biện pháp an ninh quốc gia mà Phần Lan đã áp dụng kể từ khi Nga xâm lược Ukraine. Năm ngoái, Phần Lan đã đóng cửa biên giới với Nga, cáo buộc Mạc Tư Khoa tiến hành một “chiến dịch hỗn hợp” bằng cách đẩy người xin tị nạn về phía lãnh thổ Phần Lan. Gần đây hơn, nước này đã rút khỏi một hiệp ước quốc tế về chống mìn, một lần nữa viện dẫn mối đe dọa từ Nga.
[Kyiv Independent: Finland bans Russians, Belarusians from buying property over security concerns]
8. Sau khi bác bỏ lệnh ngừng bắn, Nga kêu gọi phương Tây ‘gây áp lực’ buộc Ukraine phải đàm phán
Nga đang kêu gọi Hoa Kỳ và các nước khác gây áp lực buộc Ukraine nối lại đàm phán trực tiếp sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tuyên bố sẽ áp đặt mức thuế quan thứ cấp “nghiêm khắc” đối với Nga trừ khi Mạc Tư Khoa đồng ý chấm dứt chiến tranh với Ukraine trong vòng 50 ngày.
Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov phát biểu tại cuộc họp báo ngày 16 tháng 7: “Nhiều tuyên bố đã được đưa ra, nhiều lời lẽ thất vọng đã được thốt ra, nhưng chúng tôi hy vọng rằng áp lực đang được gây ra đối với phía Ukraine”.
“Hiện tại, dường như phía Ukraine coi mọi lời ủng hộ không phải là tín hiệu hòa bình, mà là tín hiệu cho việc tiếp tục chiến tranh”, ông Peskov nói. Nhận xét này đã bỏ qua thực tế là Nga đã phát động cuộc xâm lược toàn diện và tiếp tục đẩy mạnh xâm lược thêm lãnh thổ Ukraine.
Vòng đàm phán trực tiếp cuối cùng giữa Nga và Ukraine diễn ra vào ngày 2 tháng 6 tại Istanbul, sau cuộc họp trước đó vào ngày 16 tháng 5, sau hơn ba năm không có cuộc đàm phán trực tiếp nào.
Ukraine đề xuất lệnh ngừng bắn 30 ngày, nhưng Nga đã bác bỏ và thay vào đó thúc đẩy lệnh ngừng bắn cục bộ trong 2-3 ngày để thu hồi thi thể binh sĩ đã hy sinh. Không có thỏa thuận nào được đạt được.
Bộ trưởng Quốc phòng Rustem Umerov cho biết vào ngày 26 tháng 6 rằng Ukraine muốn có một cuộc gặp trực tiếp giữa Tổng thống Volodymyr Zelenskiy và Putin tại vòng đàm phán tiếp theo.
Putin cho đến nay vẫn từ chối tham gia trực tiếp, ủy quyền cho các quan chức cấp dưới, mặc dù Tổng thống Zelenskiy đã bày tỏ sự sẵn sàng cho các cuộc đàm phán trực tiếp và áp lực ngày càng tăng từ Hoa Kỳ
Thứ trưởng Ngoại giao thứ nhất của Ukraine Sergiy Kyslytsya trước đó đã nói với tờ Kyiv Independent rằng các cuộc họp ở Istanbul không thực sự có thể được gọi là đàm phán do đường lối cứng nhắc, giống như ra tối hậu thư của Nga.
Trích dẫn ba nguồn tin giấu tên thân cận với Điện Cẩm Linh, Reuters đưa tin vào ngày 15 tháng 7 rằng Putin vẫn quyết tâm theo đuổi cuộc chiến cho đến khi phương Tây đồng ý giải quyết theo các điều khoản của ông.
[Kyiv Independent: After rejecting ceasefire, Russia calls on West to 'pressure' Ukraine toward negotiations]
9. Robot chiến đấu trên mặt đất mới của Ukraine đang tấn công trên chiến trường với số lượng ngày càng tăng
Các chuyên gia cho biết việc Ukraine sử dụng xe mặt đất điều khiển từ xa, gọi tắt là UGV đã tăng tốc trong những tháng gần đây. Đó là một sự phát triển có thể giúp giảm bớt áp lực cho bộ binh khi Kyiv đang phải vật lộn với các vấn đề tuyển quân và tổn thất đang diễn ra.
Nhiệm vụ chiến đấu đầu tiên được xác nhận của UGV — thường được gọi là robot chiến đấu trên mặt đất — diễn ra vào tháng 12 năm 2024, khi Lữ đoàn Đặc nhiệm sử dụng một chiếc ở tỉnh Kharkiv. Đây là lần đầu tiên một UGV nội địa tham gia vào một chiến dịch chiến trường toàn diện.
Các diễn biến đã diễn ra nhanh chóng và dày đặc kể từ tuần trước, lực lượng Ukraine lần đầu tiên đã bắt giữ quân đội Nga mà không cần sử dụng bộ binh, chỉ dựa vào máy bay điều khiển từ xa và hệ thống robot trên mặt đất.
Jakub Janovsky, một nhà phân tích của Oryx, một nhóm nghiên cứu tình báo và quốc phòng nguồn mở của Hòa Lan, nói với tờ Kyiv Independent rằng: “Tác động lớn nhất của họ có thể là Ukraine cuối cùng sẽ cần ít quân hơn ở tiền tuyến”.
“Và ít người hơn trong các vai trò hỗ trợ — hậu cần, di tản thương vong và mọi thứ giúp tiền tuyến hoạt động.”
Ukraine đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nhân lực ngày càng gia tăng khi Nga vượt mặt về số lượng tuyển quân hàng tháng. Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết hồi tháng 5 rằng Nga huy động khoảng 40.000 đến 45.000 quân mỗi tháng. Ukraine chỉ quản lý được 25.000 đến 27.000 quân.
Mặc dù mất hơn một triệu quân kể từ khi cuộc xâm lược toàn diện bắt đầu, theo số liệu từ Kyiv, Nga vẫn tiếp tục thu hút tân binh bằng những ưu đãi tài chính khổng lồ.
Ukraine đã mở rộng chế độ tuyển quân và đưa ra các ưu đãi mới, nhưng tình trạng thiếu hụt vẫn còn. Điều này gây thêm áp lực lên bộ binh và làm tăng giá trị của các phương tiện điều khiển từ xa, gọi tắt là UGV có thể đảm nhận các nhiệm vụ rủi ro cao.
Xe mặt đất điều khiển từ xa, gọi tắt là UGV là gì?
UGV là loại robot điều khiển từ xa, hoạt động trên mặt đất, được chế tạo để thực hiện các nhiệm vụ quân sự mà không gây nguy hiểm trực tiếp cho binh lính.
Chúng có nhiều hình dạng và kích cỡ khác nhau, từ xe chở quân nhỏ gọn có bánh xích đến xe thiết giáp nặng hơn. Hầu hết đều là xe mô-đun, nghĩa là chúng có thể được trang bị dụng cụ, cảm biến, vũ khí hoặc thiết bị y tế tùy theo nhiệm vụ.
Mặc dù không hoạt động độc lập, UGV mở rộng khả năng của quân đội trên chiến trường bằng cách đóng vai trò là lực lượng hỗ trợ di động và nhân lên sức mạnh ở những khu vực có nguy cơ cao.
Một số mẫu được trang bị súng máy hạng nhẹ hoặc chất nổ. Một số khác chở đạn dược, lương thực hoặc nước qua địa hình hiểm trở, nơi quân lính có nguy cơ cao.
Xe y tế UGV đưa người bị thương ra khỏi khu vực tiền tuyến, một nhiệm vụ thường quá nguy hiểm đối với lực lượng y tế hoặc bộ binh.
Mặc dù ngày càng hiện diện nhiều hơn và có tính hữu dụng đã được chứng minh, những cỗ máy này không tự động và không thể thay thế hoàn toàn cho quân đội.
“Để chỉ huy một UGV, bạn cần có một cả một nhóm người trong khi để chỉ huy một UAV bạn chỉ cần một người là đủ”, Đại úy Oleksandr Yabchanka, chỉ huy của tiểu đoàn Da Vinci Wolves, nói với tờ Kyiv Independent
“Cho đến nay, chúng tôi không cắt giảm nhân sự mà chỉ giảm thiểu rủi ro.” Ông nói thêm rằng UGV đang giúp đảm nhiệm một số nhiệm vụ nguy hiểm nhất, giúp quân đội giữ vững vị trí an toàn hơn.
10. Chính quyền Nga kêu gọi tăng thuế khẩn cấp để cứu ngân sách quốc gia
Cuộc họp của Vladimir Putin với các quan chức cao cấp của Nga hôm Thứ Tư, 16 Tháng Bẩy, đã đưa ra cảnh báo rằng Mạc Tư Khoa cần phải khẩn trương huy động thêm tiền vì doanh thu từ dầu khí đang giảm sút và triển vọng kinh tế ngày càng xấu đi tiếp tục gây áp lực lên ngân sách liên bang.
Họ cảnh báo rằng tình hình tài chính của Nga đang trở nên nghiêm trọng hơn và cần có những bước đi ngay lập tức để ổn định tình hình. “Chúng ta cần sử dụng mọi nguồn lực sẵn có để tăng nguồn thu”, tuyên bố cho biết, theo tờ Moscow Times.
Họ đề xuất một bước đi có thể là giảm số lượng miễn thuế. Những khoản miễn thuế này hiện chiếm khoảng một phần ba ngân sách liên bang. Cuộc họp cũng chỉ ra vấn đề phổ biến về việc làm ngầm – tức là công việc không khai báo thường được trả bằng tiền mặt - để trốn thuế và đóng góp xã hội. Chính quyền Nga ước tính tổng số tiền lương không khai báo này lên tới khoảng 10 ngàn tỷ rúp hay 112 tỷ đô la mỗi năm, gây thiệt hại lớn cho nhà nước.
Cuộc họp cũng chỉ trích sự do dự trong việc thúc đẩy các nỗ lực tư nhân hóa. Putin lập luận rằng việc bán một số tài sản nhà nước có thể cung cấp nguồn tiền rất cần thiết để bù đắp thâm hụt ngân sách.
Theo Bộ Tài chính, doanh thu dầu khí của Nga đã giảm 17% trong nửa đầu năm 2025 so với cùng kỳ năm ngoái. Mặc dù tổng doanh thu tăng nhẹ - 3% - nhưng lạm phát đồng nghĩa với việc thu nhập thực tế đang giảm. Trong khi đó, chi tiêu chính phủ tăng vọt 20%, tạo ra mức thâm hụt 3,7 ngàn tỷ rúp hay 41 tỷ đô la - gấp sáu lần so với năm ngoái.
Để bù đắp khoản thâm hụt này, Điện Cẩm Linh đã rút tiền từ Quỹ Tài sản Quốc gia. Tuy nhiên, tài sản thanh khoản của quỹ, vốn ở mức 120 tỷ đô la trước khi Nga xâm lược Ukraine, đã giảm xuống chỉ còn 52,6 tỷ đô la tính đến ngày 1 tháng 7. Các nhà kinh tế Nga đã cảnh báo rằng quỹ sẽ cạn kiệt hoàn toàn vào năm tới nếu giá năng lượng vẫn ở mức thấp.
Nền kinh tế Nga có thể chịu thêm một đòn giáng nữa khi Liên minh Âu Châu lên kế hoạch áp đặt thêm các lệnh trừng phạt. Đề xuất hạ giá trần dầu thô của Nga từ 60 đô la xuống 47 đô la một thùng cũng có thể tác động đáng kể đến ngân khố của Điện Cẩm Linh, khiến ngân sách quốc gia này thiệt hại thêm 1,5 ngàn tỷ rúp hay 19,2 tỷ đô la mỗi năm.
Để ứng phó, các quan chức Nga được tường trình đang cân nhắc việc cắt giảm ngân sách liên bang. Theo ước tính, chính phủ có thể cần cắt giảm chi tiêu từ 1,5 đến 1,6 ngàn tỷ rúp hay từ 19 đến 20 tỷ đô la nếu giá dầu tiếp tục ở mức thấp và các quy định ngân sách hiện hành được điều chỉnh giảm.
[Kyiv Independent: Russian authorities call for urgent tax increase to save national budget]
11. Công ty khởi nghiệp Ukraine cho biết máy bay điều khiển từ xa của họ có thể tự hoạt động vào cuối năm nay nhờ AI
Được trang bị vòng đầu tư mới từ phương Tây, công ty khởi nghiệp về máy bay điều khiển từ xa tự động của Ukraine Fourth Law đang trình chiếu những cảnh quay mới khi đặt mục tiêu trở thành công ty đầu tiên đạt được mục tiêu mới nhất của chiến tranh máy bay điều khiển từ xa: tự động hoàn toàn.
Yaroslav Azhnyuk, người sáng lập và giám đốc điều hành công ty Fourth Law, phát biểu với tờ Kyiv Independent rằng: “Khi chúng ta nói về quyền tự chủ hoàn toàn, tôi nghĩ chúng ta chắc chắn sẽ thấy những cuộc biểu tình đơn lẻ vào cuối năm nay”.
Khả năng tự chủ cao hơn của máy bay điều khiển từ xa có thể cho phép Ukraine hoạt động ở những khu vực tiềm ẩn nguy cơ chiến tranh điện tử của Nga và giúp bù đắp bất lợi về nhân lực. Do đó, đây đã trở thành một trong những mặt trận được theo dõi chặt chẽ nhất về công nghệ quân sự kể từ khi cuộc xâm lược toàn diện bắt đầu.
Hiện tại, Azhnyuk tin rằng Ukraine vẫn dẫn đầu trong việc phát triển máy bay điều khiển từ xa tự động.
“Có lẽ tôi không biết hết mọi thứ, nhưng từ những gì chúng ta đã thấy, (người Nga) đang ở vị trí mà chúng ta đã ở cách đây một năm”, ông nói.
Những cảnh quay mới từ Fourth Law cho thấy một số mục tiêu chặng cuối đặc biệt hiệu quả mà Azhnyuk cho biết là bước đầu tiên trong năm bước trên con đường phát triển máy bay điều khiển từ xa có thể tự thực hiện nhiệm vụ mà không cần phi công.
Nhiều máy bay điều khiển từ xa hiện có sử dụng tính năng tấn công chặng cuối, tương tự như tính năng tự động lấy nét trên máy ảnh. Trong phiên bản hiện tại, các mô-đun trí tuệ nhân tạo TFL-1 của Fourth Law Fourth Law sử dụng mạng lưới nơ-ron để xác định mục tiêu của Nga, và bao gồm một số tính năng mà Azhnyuk khẳng định người Nga chưa từng thấy trước đây.
Azhnyuk cho biết: “Chúng tôi thực sự có thể xác định một phương tiện cụ thể và theo dõi ranh giới của nó, sau đó bay vào giữa phương tiện đó, thay vì chỉ cố gắng thu thập một nhóm pixel rồi hy vọng rằng khi chúng tôi đến gần phương tiện hơn, nhóm pixel đó sẽ nằm ở đâu đó như trung tâm của phương tiện”.
Các mô-đun hiện có giá thành khoảng 70 đô la cho một máy bay điều khiển từ xa góc nhìn thứ nhất, gọi tắt là FPV và Azhnyuk cho biết hiện đã có hàng ngàn mô-đun như vậy ở tuyến đầu, bao gồm cả Lữ đoàn bộ binh cơ giới độc lập số 58.
“Bản thân nhu liệu này ít nhiều mang tính độc lập và có thể dễ dàng chuyển từ FPV sang máy bay cánh cố định và thậm chí từ máy bay cánh cố định sang hỏa tiễn — và đó là điều chúng tôi dự định làm”, ông nói.
Azhnyuk cũng điều hành Odd Systems, một nhà sản xuất phụ tùng máy bay điều khiển từ xa mà ông thành lập cùng với Fourth Law vào cuối năm 2023. Công ty khởi nghiệp lớn đầu tiên của ông là Petcube, một công ty được Y Combinator hậu thuẫn, chuyên sản xuất camera để chủ chó có thể tương tác từ xa với thú cưng của họ.
Cụm công nghiệp quốc phòng Brave1 của chính phủ Ukraine gần đây đã giới thiệu một “máy bay điều khiển từ xa mẹ” chạy bằng AI. Nhà lãnh đạo Brave1, Natalia Kushnerska, đã giới thiệu hơn 200 phát triển dựa trên AI trên chiến trường tính đến tháng 2.
[Kyiv Independent: Ukrainian startup says its drones could work on their own by year’s end, thanks to AI]