Ngày 21-12-2008
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mười tư tưởng đơn sơ về Nhân Bản và Đạo Đức mỗi tuần
LM Nguyễn Vinh Gioang
02:57 21/12/2008
Mười tư tưởng đơn sơ về Nhân Bản và Đạo Đức mỗi tuần (62)

611. Đức Mẹ Maria sống trong hiện tại

Sống trong ngày hôm nay mà không đốt giai đoạn, không kéo dài thời gian. Đức Maria đâu có đẻ non, sinh con thiếu tháng. Người cũng đã không kéo dài thời gian mật thiết ấm cúng đó với Đức Giêsu, lúc mà Giêsu đang ở trong lòng Người; Người đã không tìm giữ Ngài lại. Một cách đơn giản, thời gian đã đến lúc mãn kỳ, Người sinh con.
Đức Maria dạy chúng ta đơn sơ đón nhận thời gian, sự sống, ân huệ của Chúa mỗi ngày.
Thiên Chúa ban lương thực ngày lại ngày, như đã ban cho người Hi-pri manna trong sa mạc.
Manna không giữ được lâu. Cũng vậy, chúng ta không thể để dành ân sủng cho ngày mai.
Ân huệ của ngày hôm nay là để sống ngày hôm nay, ân huệ của ngày mai là để sống cho ngày mai.
Ngày mai, “lòng từ bi của Thiên Chúa sẽ mọc lên cho chúng ta trước cả mặt trời” như một thánh thi của những thế kỷ đầu, đã khẳng định. (Tin Mừng Theo Đức Maria)

612. Đức Mẹ luôn sống đời “vâng, dạ”

Tôi tớ là kẻ phải luôn luôn nói tiếng “vâng, dạ” để sẵn sàng làm theo ý của chủ.
Trong buổi truyền tin, Đức Mẹ đã thề hứa “vâng, dạ” Chúa bất cứ lúc nào và bất kỳ ở đâu. Vì thế, Đức Mẹ sẵn sàng lặp lại sự “vâng, dạ” trong suốt đời mình:
- tại Nadarét khi khấn vâng phục,
- tại Bêlem khi sinh con trong hang chiên lừa,
- tại Giêrusalem khi dâng Con vào Đền,
- tại Ai Cập khi di cư lánh nạn,
- tại Nadarét khi hồi cư sống vất vả,
- tại Cana khi can thiệp với Con mình để giúp người ta,
- tại Gôngôta khi đau khổ nhìn Con hấp hối,
- tại Nhà Tiệc Ly khi theo lệnh Con, làm cố vấn cho Giáo Hội sơ khai.

613. Vâng phục Chúa thì cũng làm tôi mọi người vì Chúa

Hơn ai hết, Đức Mẹ biết rõ: mến Chúa thì phải yêu người, vâng phục Chúa thì cũng phải làm tôi mọi người vì Chúa. Vì thế, trong suốt đời mình, Đức Maria luôn sống thân phận người tôi tớ đối với mọi người.
Đức Mẹ không làm mất lòng ai, không giận ghét ai, không chỉ trích ai, không than van, không cải lý, không tránh trút trách nhiệm đối với ai.
Dù thiên thần không nói gì về việc đi thăm viếng giúp đỡ bà thánh Isave, Đức Mẹ vẫn lên đường đi làm công việc khó khăn của người tôi tớ giúp hai vợ chồng già trong lúc sinh đẻ.
Dù khi về lại nhà, bị thánh Giuse hiểu lầm vì mang thai sau ba tháng vắng bóng, Đức Mẹ vẫn khiêm nhượng và bình tĩnh thi hành những công việc của một người nội trợ thức khuya dậy sớm trong gia đình.
Dù khi tới Bêlem, bị các đồng bào thị trấn hất hủi, Đức Mẹ vẫn không cằn nhằn, không đòi hỏi gì.
Trong cuộc đời làm Mẹ của Con Thiên Chúa trên trần gian nầy, Đức Mẹ không bao giờ xem mình quan trọng hơn kẻ khác, không cầu cho ai để ý đến mình, không tìm sự giúp đỡ của kẻ khác. Trái lại, Đức Mẹ chỉ tìm cách trở nên người tôi tớ phục vụ đắc lực cho mọi người, luôn luôn thi hành những công việc mọn hèn của người tôi tớ.

614. Vâng phục vì những lý do siêu nhiên

Khi vâng lời vì Chúa, chúng ta loại bỏ những gì tiêu cực
- như vâng lời tự nhiên: vâng lời khi lệnh bề trên đưa ra hợp với tư tưởng, sở thích và quyền lợi của mình; vâng lời khi thấy bề trên giao cho mình những công việc lớn lao, to tát;
- như vâng lời bề ngoài: vâng lời cực chẳng đã bên ngoài, nhưng bên trongthì cằn nhằn, bất mãn;
- như vâng lời ác ý: tìm những gì mình cho là khuyết điểm nơi bề trên, xoi mói những hành vi và thái độ của bề trên, xúi giục kẻ khác đừng vâng lời bề trên, đưa ra những lý lẽ để bàu chữa cho sự không vâng lời của mình.

615. Vâng phục là một trong những nhân đức khó nhất

Tự bản tính tự nhiên, ai cũng muốn sống theo ý riêng của mình, ai cũng muốn tự do làm những điều mình thích, ai cũng cảm thấy khó khăn trong việc phải vâng lời một điều có thể là không hoàn toàn xác đáng, hoặc khi phải vâng lời một người có thể là thua sút mình, hoặc khi phải vâng lời trong một hoàn cảnh oan ức, phủ phàng.
Các thánh đều công nhận đức vâng phục là một nhân đức khó nhất trong các nhân đức luân lý.
Thánh Phanxicô Salêsiô nói: “Theo bản tính tự nhiên, ai cũng muốn điều khiển và ai cũng không muốn vâng phục.”
Thánh Bônaventura nói: ‘Người vâng phục được sánh như một vị thánh tử đạo vì họ giống như kẻ bị chặt đầu trong ý riêng của mình.”
Thánh Philiphê Nêri nói: “Vâng phục là lễ vật tuyệt hảo nhất mà ta có thể dâng lên cho Chúa trên bàn thờ của trái tim ta.”

616. Đừng sống và làm việc vì lời khen

Được nghe những lời khen là một phần thưởng cho những cố gắng của bạn, nhưng đừng chỉ vì những lời khen mà quên đi mục đích thật sự và ý nghĩa việc bạn đang làm.
Bạn cứ đón nhận lời khen nhưng hãy luôn nổ lực trên từng chặng đường đi tới thành công với cảm nhận thực sự của riêng mình.
Thành công không phải để được người khác ca tụng, mà điều quan trọng, là chính bạn phải hài lòng (Jones và Berglas) (Bí Quyể Của Thành Công),

617. Năm phương thức để cảm nhận cuộc sống sung túc

1. Mỗi ngày, hãy điểm lại những điều may mắn bạn đang hưởng trong đời.
2. Hãy cùng bạn bè và người thân trong gia đình ăn mừng những thành công mà bạn gặt hái được.
3. Hãy nghĩ đến việc bạn được thoả mãn điều mình mơ ước, chứ đừng nghĩ rằng mình không có được chúng.
4. Đừng so sánh cuộc sống hay tiền tài của bạn với người khác vì mỗi người đều có một cuộc đời khác nhau.
5. Hãy luôn đặt giá trị của tình cảm lên trên tiền bạc. (Hạnh Phúc Ở Trong Ta)

618. Tập cho được thói quen tốt

Thói quen là thứ khó thay đổi nhưng nó lại có thể ảnh hưởng đến cả cuộc đời.
Bởi vậy, mỗi người trong chúng ta, trên tất cả các mặt của cuộc sống, học tập hay làm việc, …, cần phải có thói quen tốt.
Nếu luyện tập cho mình thói quen tốt, cuộc đời bạn sẽ gặt hái được nhiều thành công. (50 Điều Quan Trọng Làm Thay Đổi Cuộc Đời Bạn)

619. Tài năng do đâu mà có?

Tài năng của con người không phải là bẩm sinh, mà chính là dựa vào sự cố gắng kiên trì đến cùng, được đổi bằng sự cần cù phấn đấu mười phân vẹn mười.
Einstein đã nói:
- “Mọi người đều quy những thành công của tôi là thuộc thiên tài. Kỳ thực, thiên tài của tôi đều vì sự khắc khổ mà có được.” (Tài và Đức)

620. Hãy cám ơn và hãy cảm kích!

Hãy cám ơn người đã làm tổn thương bạn vì họ đã rèn luyện tâm trí của bạn.
Hãy cảm kích người quật ngã bạn vì họ đã làm cho đôi chân của bạn cứng rắn hơn.
Hãy cảm kích những người đã lừa dối bạn vì họ đã làm cho những kiến thức của bạn nâng cao hơn.
Hãy cảm kích những người đã coi thường bạn vì họ đã nhắc nhở bạn phải tự trọng.
Hãy cảm kích những người đánh đập bạn vì họ đã xoá bỏ nghiệp chướng của bạn.
Hãy cảm kích người đã xa lánh bạn vì họ đã bảo cho bạn biết độc lập.
Hãy cảm kích những người khiển trách bạn vì họ làm cho trí tuệ của bạn phát triển. (x.3 Điều Nên Biết)
 
Tin mừng vĩ đại
Lm. Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
13:40 21/12/2008
LỄ GIÁNG SINH, năm B

Lc 2, 1-14

Đêm nay cách đây hơn hai ngàn năm, Con Thiên Chúa đã đản sinh nơi hang đá Bêlem. Đọc Tin Mừng của thánh Luca 2, 1-14, chúng ta cảm nhận được Hài Đồng Giêsu năm xưa cũng đang hiện diện với thế giới, với loài người, với con người lúc này và mãi mãi.Muôn thiên thần đang rợp một khúc ca: ” Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho người Chúa thương “. Sứ điệp của các thiên thần vẫn là lời mời gọi nhân loại “ Hãy sống yêu thương, ngay thẳng, hòa bình “. Mùa Đông ngày Chúa sinh ra gợi cho chúng ta về cái giá lạnh và hơi ấm của bò lừa thở hơi cho Chúa…

CÁI XÔN XAO CỦA ĐÊM ĐÔNG NĂM XƯA:

Đêm đông gợi cho chúng ta cảm giác lạnh căm. Cái buốt giá của đêm đông như làm xôn xao cả màn đêm, làm xôn xao đàn súc vật và làm nôn nao cả lòng người. Tin Mừng của thánh Luca thuật lại cuộc Giáng Sinh của Chúa Giêsu rất chi tiết và rõ ràng: ” …ông Giuse từ thành Nadarét, miền Galilê lên thành vua Đavít tức là Bêlem, miền Giuđê, vì ông thuộc gia đình dòng tộc vua Đavít. Ông lên đó khai tên cùng với người đã thành hôn với ông là Maria, lúc ấy đang có thai. Khi hai người đang ở đó, thì bà Maria đã tới ngày mãn nguyệt khai hoa. Bà sinh con trai đầu lòng, lấy tã bọc con, rồi đặt nằm trong máng cỏ, vì hai ông bà không tìm được chỗ trong nhà trọ “( Lc 1, 4-7 ). Rõ ràng, Con Thiên Chúa là Đức Giêsu Kitô đã được Chúa Cha định liệu có mẹ có cha để Ngài được lớn lên trong một mái ấm gia đình. Chúa Giêsu đã chia sẻ kiếp sống làm người với những con người bị bỏ rơi nhất. Ngài sinh ra trong một hang súc vật. Do đó, cái giá lạnh đêm đông lại càng có ý nghĩa nhiều hơn nữa.Cái xôn xao của một đêm đông không trăng, không sao làm rõ nét số phận của một Con Thiên Chúa đến trần gian để sống với, sống vì, sống cho nhân loại. Chúa Giêsu sẻ chia số phận với những con người nghèo khổ, bơ vơ tất bạt, không nhà không cửa, bị bỏ rơi bên lề xã hội. Hài Đồng Giêsu đêm năm ấy đã cho nhân loại thấy một Vị Vua Hòa Bình, Vị Vua Nhân Ái và Tình Thương đã đến để cứu chuộc loài người.

NHỮNG MỤC ĐỒNG ĐƯỢC LOAN BÁO TIN MỪNG LỚN LAO:

Con Thiên Chúa, Đấng EM-MA-NU-EN nghĩa là Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta đã không được ai đón tiếp trong đêm đông lạnh giá,chỉ có các mục đồng mà Tin Mừng thánh Luca ghi: ” Trong vùng ấy, có những người chăn chiên sống ngoài đồng và thức đêm canh giữ đàn vật. Bỗng sứ thần Chúa đứng bên họ, và vinh quang của Chúa chiếu tỏa chung quanh, khiến họ kinh khiếp hãi hùng. Nhưng sứ thần bảo họ: ” Anh em đừng sợ. Này tôi báo cho anh em một tin mừng trọng đại, cũng là tin mừng cho toàn dân: Hôm nay, một Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em trong thành vua Đavít, Người là Đấng Kitô Đức Chúa “ ( Lc 1, 8-11 ). Và sứ thần còn căn dặn các mục đồng: ” Anh em cứ dấu này mà nhận ra Người: anh em sẽ gặp thấy một trẻ sơ sinh bọc tã, nằm trong máng cỏ “ ( Lc 1, 12 ). “ Các mục đồng liền hối hả ra đi. Đến nơi, họ gặp bà Maria, ông Giuse, cùng với Hài nhi đặt nằm trong máng cỏ. Thấy thế, họ liền kể lại điều đã được nói với họ về Hài Nhi này. Nghe các người chăn chiên thuật chuyện, ai cũng ngạc nhiên “ ( Lc 1, 16-18 ). Các mục đồng là những người đầu tiên đã đón nhận Tin Mừng. Họ đã nhận ra Hài Đồng Giêsu, Con Thiên Chúa đã muốn trở nên nghèo vì loài người, vì mỗi người để cho con người và nhân loại được sự giàu có của Chúa Giêsu. Thế giới và nhân loại, con người, ngay những con người ở trong vùng ấy đang chìm đắm trong giấc ngủ, đang hưởng sự ấm cúng của chăn bông, lò sưởi thì chỉ có vài người chăn chiên đã nhìn thấy Thiên Chúa. Họ đã được sứ thần báo tin và mời tới hang đá máng cỏ bởi vì Thiên Chúa muốn tỏ mình ra cho họ là những người nghèo. Mẹ Maria và thánh Giuse, chắc chắn đã có niềm vui vì được chia sẻ với các mục đồng một phần nào bí mật của các ngài.

CHÚA SINH RA LÀ MỘT LỜI CHO NHÂN LOẠI, CHO CON NGƯỜI:

Biến cố Giáng Sinh là một Lời của Thiên Chúa ngỏ cho nhân loại, ngỏ cho con người. Tin Mừng thánh Luca viết: ” Còn bà Maria thì hằng ghi nhớ mọi kỷ niệm ấy, và suy đi nghĩ lại trong lòng “ ( Lc 2, 19 ). Mẹ Maria đã kinh ngạc, thán phục, nhưng không ngỡ ngàng bởi việc Chúa Giêsu sinh ra, Mẹ đã được mạc khải, do đó, lòng tin của Mẹ Maria không hề nao núng chút nào cả. Sự kiện Giáng Sinh được trình bày cho thế giới, cho nhân loại với dâu chỉ là một Lời để nhìn, để chiêm ngắm, để loan báo cho người khác, một Lời để suy niệm và giữ mãi trong lòng để suy đi nghĩ lại trong cuộc đời. Giáng Sinh là một Lời, một biến cố rõ ràng, một sự kiện tràn đầy ý nghĩa. Giáng Sinh đang tiếp tục nói với nhân loại, nói với mỗi người chúng ta.

CHÚA GIÁNG SINH LÀ MỘT LỜI CỨU RỖI CỦA THIÊN CHÚA:

Hài Đồng Giêsu nằm trong máng cỏ là Đấng Cứu Thế. Ngài đến trần gian không như một nhân vật lịch sử, một vĩ nhân hay là một người lạ lùng theo nghĩa con người, nhưng Ngài là Vị Cứu Tinh, là Đấng Cứu Độ. Ngài đến để cho người què đi được, người điếc nghe được, người mù thấy được và người nghèo được nghe loan báo Tin Mừng. Chúa Giêsu ở với Thiên Chúa cha từ trước muôn đời. Trong Chúa Giêsu, nhân loại và mỗi người chúng ta được Thiên Chúa yêu thương, tha thứ và qui tụ. Chúa đến cho chiên được sống và sống dồi dào ( Ga 10, 10 ).Chính vì thế, Hài Đồng Giêsu, Con Thiên Chúa đã đến để xua tan nỗi thất vọng, chiến thắng thần chết, sự dữ bị khuất phục. Tất cả những ai đón nhận Hài Đồng Giêsu như các mục đồng đã làm cũng sẽ hưởng được niềm vui tràn đầy và nhận được ơn giải thoát của chính Thiên Chúa.

Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho loài người Chúa thương “ ( Lc 2, 14 ) vẫn luôn là lời ngợi khen, chúc tụng và lời hứa ban Hòa Bình, Tình Thương và An Bình cho mọi người đón nhận Con Thiên Chúa.

Lạy Thiên Chúa, xin ban thêm đức tin cho chúng con để chúng con mau mắn đón nhận Đức Giêsu Kitô, Đấng Cứu Độ. Amen.
 
Một gia đình tuyệt vời
Lm. Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
13:43 21/12/2008
LỄ THÁNH GIA

Lc 2,22-40

Mỗi năm mừng lễ Thánh Gia, tôi vẫn cảm thấy thật hạnh phúc khi được diễm phúc nói về gia đình của Chúa Giêsu. Một gia đình vô cùng thánh thiện: Chúa Giêsu, Mẹ Maria và thánh cả Giuse sống yêu thương, hài hòa, trên thuận dưới hòa, luôn là mẫu gương sáng cho mọi gia đình.Đoạn Kinh Thánh ghi lại nét rất ấn tượng và rất đẹp của gia đình thánh như sau: ” …Người đi xuống cùng với cha mẹ, trở về Na-da-rét và hằng vâng phục các Ngài. Riêng mẹ Người thì hằng ghi nhớ tất cả những điều ấy trong lòng.Còn Đức giêsu ngày càng thêm khôn ngoan, thêm cao lớn và thêm ân nghĩa đối với Thiên Chúa và người ta “ ( Lc 2, 51-52 ).

MỘT GIA ĐÌNH THÁNH THIỆN VÀ GƯƠNG MẪU TUYỆT VỜI :

Khi đề cập tới Thánh Gia, tôi lại nhớ hình ảnh hết sức ấn tượng và gợi cảm của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II khi về quê hương Ba Lan vào dạo tháng 5 năm 1987, Ngài đã làm hai cử chỉ để đời: viếng mộ song thân và cử hành Thánh Lễ đặc biệt cho các đôi vợ chồng. Viếng mộ cha mẹ, Đức Thánh Cha không những muốn lên lòng hiếu thảo, tôn kính, tri ân cha mẹ đã sinh thành dưỡng dục Ngài, nhưng Ngài còn muốn đề cao giá trị của đời sống hôn nhân. Đức Thánh Cha muốn nói lên với tất cả nhân loại hãy bảo vệ gia đình, hãy trung thành với nhau. Bởi vì khi người nữ và người nam nói lên lời cam kết yêu thương nhau và yêu thương nhau trọn đời, họ lập lại lời của chính Chúa Giêsu, Đấng đã yêu thương nhân loại và yêu cho đến cùng bằng chính cái chết ô nhục trên thập giá để cứu độ và để gánh tội cho mọi người theo ý Thiên Chúa Cha.Gia đình của Chúa Giêsu trong đó mẹ Maria và thánh Giuse luôn hết lòng tôn kính lẫn nhau. Dù rằng Chúa Giêsu là Thiên Chúa nhưng nơi gia đình thánh, Chúa Giêsu luôn một lòng hiếu thảo, vâng lời cha mẹ của Người. Còn thánh Giuse luôn làm gương là một gia trưởng đầy yêu thương, luôn nắm vững cột trụ của gia đình. Mẹ Maria là mẫu gương tuyệt vời của mọi người mẹ trần thế, mẹ luôn cần cù làm những việc trong nhà, xứng đáng là người nội trợ đảm đang, hết mực yêu thương chồng và yêu thương con. Gia đình thánh quả thực đã nêu gương mẫu tuyệt vời cho mọi gia đình. Dưới lăng kính của người đời, gia đình thánh không giầu có, không sang trọng như nhiều gia đình khác, nhưng với con mắt đức tin, gia đình thánh là một gia đình hết mực thánh thiện, hết mực đầm ấm, yêu thương, gia đình thánh là một gia đình hết sức hạnh phúc.

THỰC TRẠNG CÁC GIA ĐÌNH TRÊN THẾ GIỚI:

Nếu chúng ta nghe rađiô, xem Tivi, đọc báo, xem mạng, chúng ta thấy quả thực trên thế giới nhiều nước nền tảng gia đình đang bị lay chuyển mạnh mẽ: nhiều gia đình ly tán, nhiều đôi vợ chồng mất hạnh phúc, truyền thống ấm êm hạnh phúc của các gia đình nơi nhiều nước ngày càng sút giảm đến báo động. Ly thân, ly dị, trẻ em bị cha mẹ bỏ rơi, lang thang bụi đời đi vào những con đường tội lỗi, ma túy, mãi dâm, cướp dựt, thanh niên thanh nữ nổi loạn, nạn nạo phá thai vv…càng ngày càng gia tăng cách khủng khiếp. Gia đình là nền tảng của xã hội. Đối với người công giáo, gia đình còn là nền tảng của Giáo Hội, là Hội Thành nhỏ. Nếu không có những gia đình tốt, xã hội sẽ không lành mạnh. Chính vì thế, không lạ gì, Đức Cố Thánh Cha Gioan Phaolô II đã gióng lên tiếng nói: ” Hãy trung thành với nhau. Hãy yêu thương nhau và hãy bảo vệ gia đình “. Mà không những chỉ riêng Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nói lên tiếng nói khẩn thiết: ” Hãy bảo vệ nề nếp gia đình “ mà hầu như tất cả các Đức Cố Giáo Hoàng đều luôn nhắc nhở mọi gia đình hãy sống đạo đức, thánh thiện noi gương gia đình thánh. Đức Thánh Cha Bênêđitô XVI cũng luôn nhắc nhở các gia đình: ” Hãy bảo vệ hạnh phúc.Hãy vun đắp cho gia đình luôn sống đạo đức, nề nếp gia phong “. Đứng trước sự báo động của nền tảng gia đình bị lung lay, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam trong thư chung mục vụ năm 2008 đã lấy chủ đề: ” Môi trường Giáo Dục Gia Đình Công Giáo “. Ngay trong Lời Mở đầu bức thư mục vụ, số 3, các Đức Giám Mục đã viết: ” …Giáo dục tại gia đình là vấn đề quan trọng và cần thiết, tạo tiền đề cho việc giáo dục nói chung, vì gia đình là nền tảng của Giáo Hội và Xã Hội. Nếu nền tảng gia đình được củng cố chắc chắn, Giáo Hội và Xã Hội tương lai sẽ phồn thịnh và phát triển. Qua thư Mục vụ này, chúng tôi muốn bày tỏ mối ưu tư đối với hiện trạng gia đình Việt Nam và nêu lên những đề nghị cụ thể để góp phần canh tân mục vụ trong lãnh vực này, một lãnh vực căn bản của đời sống con người và đời sống Giáo Hội “.

ÁP DỤNG VÀO THỰC TẾ:

Gia đình là nền tảng của Giáo Hội và Xã Hội.Do đó, không có gia đình nào tuyệt vời cho bằng gia đình thánh: Chúa Giêsu, Mẹ Maria và thánh cả Giuse. Thánh Gia luôn là mẫu gương tuyệt vời cho mọi gia đình công giáo noi theo. Nếu, đời sống các gia đình không còn căn rễ, Giáo Hội và Xã Hội sẽ bị lung lay. Do đó, mọi gia đình công giáo ý thức bổn phận làm con Chúa và làm con Giáo Hội của mình hãy xây dựng gia đình theo mẫu Thánh Gia. Hội Đồng Giám Mục Việt Nam trong thư Mục Vụ 2008 trong Lời Kết số 20 viết: ” Nếu gia đình là nhân tố quyết định sự tồn vong của Giáo Hội và xã hội, thì việc đầu tiên chúng ta phải nghĩ tới là củng cố và thăng tiến gia đình, để bảo đảm cho hôn nhân và gia đình có được sức sống yêu thương tràn đầy và sự thăng tiến về nhân bản cũng như lòng đạo đức “ “…Trong gia đình Nadarét mọi thành viên đều tôn trọng nhau, mong muốn cho nhau điều tốt và cùng nhau thực hiện ý của Cha trên trời. Thánh Giuse và Đức Maria là những nhà giáo dục tài giỏi đã chu toàn sứ mạng được trao phó trong sự khôn ngaon và trung tín. Xin các Ngài chuyển cầu và luôn phù trợ cho các gia đình chúng ta “.
 
Học và Sống Năm Thánh Kinh: Bài 3 - Thánh Kinh
Phaolô Phạm Xuân Khôi
14:16 21/12/2008
Khi nói đến Thánh Kinh, phần lớn người Tin Lành cho rằng Thánh Kinh là Lời duy nhất của Thiên Chúa nói với loài người, và Thánh Kinh là quy luật tối thượng và độc nhất mà mọi người phải theo. Thực ra, như đã trình bày trong hai bài trước, Thánh Kinh không phải là Lời Duy Nhất của Thiên Chúa, mà chỉ là Lời Chúa được viết trên văn tự. Nhưng Thiên Chúa không chỉ dùng văn viết để truyền thông với chúng ta. Ngài đã dùng các ngôn sứ trong Cựu Ước và đến ngày viên mãn, Ngài đã sai chính Con Một của Ngài là Đức Chúa Giêsu Kitô xuống thế để nói và mặc khải trực tiếp cho chúng ta. Chính Chúa Giêsu cũng chỉ giảng dạy mà không viết một câu Thánh Kinh nào, trừ vài chữ trên cát mà chúng ta không biết là Người viết gì. Tuy nhiên, để giúp chúng ta ghi nhớ những giáo huấn của Thiên Chúa, Chúa Thánh Thần đã linh hứng các thánh ký ghi lại trên giấy tờ những Lời của Thiên Chúa cùng những việc làm của Ngài trong chương trình cứu độ, và Hội Thánh đã thu góp những tài liệu này lại thành Sách Thánh Kinh. Nhưng Lời Duy Nhất của Thiên Chúa không phải là Thánh Kinh, mà là Đức Kitô, Ngôi Lời Hằng Hữu nhập thể làm người.

I. Tác Giả, Hình Thành, Linh hứng và Chân Lý của Thánh Kinh (x. GLCG 105-109)

Chính Thiên Chúa là tác giả của Thánh Kinh, nhưng Ngài không tự mình viết Thánh Kinh. Thoạt tiên, Thiên Chúa chọn để bày tỏ chương trình cứu độ của Ngài cho chúng ta qua các biến cố, chứ không qua văn tự. Về lịch sử cứu độ được kể lại trong Thánh Kinh, các biến cố này bắt đầu với tổ phụ trong đức tin của chúng ta, là ông Abraham, và tiếp tục cho đến khi vị Tông Đồ cuối cùng mãn phần sau cuộc Khổ Nạn, Cái Chết, Phục Sinh và Lên Trời của Chúa Giêsu: Mầu Nhiệm Phục Sinh.

Qua các kỷ nguyên, dân chúng kể lại cho nhau về những biến cố mà trong đó họ cảm nghiệm được quyền năng và sự hiện diện của Thiên Chúa. Các câu truyên trong Cựu Ước lưu truyền và viết thành Thánh Kinh của dân Do Thái mà chúng ta gọi là Cựu Ước. Các việc Chúa Giêsu làm được các Thánh Tông Đồ rao giảng, ghi chép, và được lưu truyền trong  cộng đoàn các tín hữu, được biên soạn dựa theo ánh sáng của các biến cố xảy ra sau đó, và cuối cùng được đưa vào quy điển: nghĩa là chúng được chấp nhận như các tác phẩm được linh hứng để dạy chúng ta những điều chúng ta cần biết cho ơn cứu độ của mình. Hội Thánh gọi Lời Chúa được ghi trên văn tự này là Thánh Kinh, gồm có Cựu Ước và Tân Ước.

Thiên Chúa linh hứng các thánh ký để dùng tất cả khả năng và sự hiểu biết của các ngài mà viết Thánh Kinh, cho nên các ngài cũng là tác giả các sách các ngài viết. Đồng thời Thiên Chúa cũng chính là tác giả của các sách ấy như đã nói ở trên.

"Thánh Kinh dạy ta cách chắc chắn, trung thành và không sai lầm, những chân lý mà Thiên Chúa đã muốn Thánh Kinh ghi lại để cứu độ chúng ta"(Dei Verbum 11). Tuy vậy, đức tin Kitô giáo không phải là một "đạo Sách" mà là đạo của "Lời Chúa", Ngôi Lời Nhập Thể và hằng sống. Chính nhờ Chúa Thánh Thần mà chúng ta hiểu được Thánh Kinh.

II. Chúa Thánh Thần, Ðấng giải thích Thánh Kinh (x. GLCG 109-119)

Trong Thánh Kinh, Thiên Chúa nói với ta bằng cách thức của loài người, nên chúng ta phải lưu tâm đến các chủ ý, hoàn cảnh thời đại và văn hóa của các tác giả, cũng như các văn thể họ dùng (76), và sự diễn đạt tư tưởng của họ trong văn nói cũng như văn viết. Vì lý do này mà muốn hiểu biết Thánh Kinh các tường tận, chúng ta cũng cần phải biết về những phương pháp phân tích (phê bình) Thánh Kinh (Biblical Criticism) mà chúng tôi sẽ lần lượt khai triển trong những bài sau.

Vì "Thánh Kinh đã được viết ra bởi Chúa Thánh Thần nên cũng phải được đọc và giải thích trong Chúa Thánh Thần" (78). Và Thánh Kinh được ban cho Hội Thánh, nên Thánh Kinh chỉ được giải thích cách xác thực trong Hội Thánh. CĐ Vaticanô II đưa ra ba tiêu chuẩn để giải thích Thánh Kinh:

Phải chú ý đến "nội dung và tính thống nhất của toàn bộ Thánh Kinh" (x. GLCG 112)

Phải đọc Thánh Kinh trong "Truyền thống sống động của toàn thể Hội Thánh" (x. GLCG 113)

Phải lưu ý đến "loại suy đức tin," là tính chất tương hợp trong toàn bộ nội dung các chân lý đức tin và trong toàn bộ chương trình mặc khải (x. GLCG 114).

Hội Thánh cũng phân biệt các nghĩa mà theo đó Thánh Kinh có thể được giải thích (x. GLCG 115-117):

Nghĩa văn tự là nghĩa mà tác giả có ý nói đến.

Nghĩa thiêng liêng có thể là nghĩa ẩn dụ trong đó một biến cố ám chỉ một biến cố khác, hay là nghĩa luân lý để dẫn chúng ta đến một cách ăn ở công chính. Cũng có thể có nghĩa thần bí, hướng chúng ta về cùng đích trên Trời.

Sau hết mọi điều liên hệ đến việc giải thích Thánh Kinh đều phải tùy thuộc vào phán quyết của Hội Thánh, vì Hội Thánh được Thiên Chúa trao phó cho sứ mạng và chức vụ gìn giữ và giải thích Lời Chúa.

III. Quy Ðiển Thánh Kinh (x. GLCG 120-130)

Quy điển Thánh Kinh, là danh sách những sách mà Hội Thánh công nhận là được Chúa Thánh Thần linh hứng, gồm có 46 sách Cựu Ước và 27 sách Tân Ước.

Cựu Ước mặc dầu chứa đựng nhiều điều bất toàn và tạm thời, nhưng hướng về Ðức Kitô.

Tân Ước đặt trọng tâm vào giáo huấn và cuộc đời của Ðức Kitô và vào Hội Thánh Sơ Khai dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần. Các Tin Mừng là trung tâm của tất cả Thánh Kinh vì là chứng từ chính về cuộc đời và giáo huấn của Ngôi Lời Nhập Thể. Tin Mừng được thành hình qua ba giai đoạn:

Giai đoạn thứ nhất là đời sống và giáo huấn của Chúa Giêsu.

Giai đoạn thứ hai là truyền khẩu qua lời giảng dạy của các Tông Ðồ và những môn đệ đầu tiên dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần.

Giai đoạn thứ ba là viết các Sách Tin Mừng, khi các Thánh Sử thu góp tài liệu về Chúa Giêsu và thích nghi với hoàn cảnh của giáo đoàn mà tác giả nhằm đến.

Cựu Ước và Tân Ước liên hệ mật thiết với nhau. Các biến cố và nhân vật trong Cựu Ước là tiền thân của những biến cố và hình ảnh trong Tân Ước. “Tân Ước tàng ẩn trong Cựu Ước, Cựu Ước tỏ lộ trong Tân Ước”(Th. Augustinô). Vì thế Tân Ước phải được đọc dưới ánh sáng của Cựu Ước, và Cựu Ước phải được đọc dưới ánh sáng của Ðức Kitô chịu đóng đinh và phục sinh.

IV. Thánh Kinh trong đời sống Hội Thánh (x. GLCG 131-141)

Hội Thánh luôn tôn kính Thánh Kinh như tôn kính Thánh Thể, vì như Thánh Thể, Lời Chúa còn có sức mạnh và quyền năng có thể nâng đỡ và tăng cường Hội Thánh, ban sức mạnh đức tin, là lương thực linh hồn, nguồn sống thiêng liêng, tinh tuyền và trường cửu cho con cái Hội Thánh. Vì thế Hội Thánh "tha thiết và đặc biệt khuyến khích mọi Kitô hữu "hãy năng đọc Thánh Kinh để học biết kiến thức siêu việt của Chúa Giêsu Kitô… "Vì không biết Thánh Kinh là không biết Ðức Kitô" (Thánh Giêrônimô).

Trong bài sau chúng ta sẽ khai triển thêm về vai trò của Thánh Kinh trong Đời Sống và Sứ Vụ Hội Thánh.

 
Thiên Thần trong đời sống
LM. Đaminh Nguyễn Ngọc Long
16:05 21/12/2008

Thiên Thần trong đời sống



Trong đời sống hằng ngày, chúng ta tin tưởng cùng có kinh nghiệm cảm nhận ra: mỗi người đều có một Thiên Thần bản mệnh luôn theo sát bên cạnh che chở gìn giữ, nhất là nơi các em bé cùng bạn trẻ!

Trong mùa mừng lễ Chúa Gíang sinh các hình tượng Thiên Thần đặt trưng bày trong các hang đá giáng sinh, và cả trong các cửa hàng nữa.

Trong Kinh Thánh thuật lại, Thiên Thần Gabriel đến báo tin cho Maria: Chúa Giêsu xuống thế làm người trong cung lòng của bà. Rồi Thiên Thần hiện đến báo mộng đánh thức Thánh Giuse. Đêm Chúa giáng sinh làm người các Thiên Thần hiện đến báo tin cho các mục đồng, và ca hát đón mừng Chúa Giêsu giáng sinh.

Còn trong đời sống hằng ngày của chúng ta thì thế nào, có Thiên Thần xuất hiện đến không?

Thấy bằng con mắt thường thì không. Nhưng bằng con mắt tâm hồn đức tin có thể cảm nghiệm nhìn thấy Thiên Thần trong nhiều giai đoạn cảnh ngộ đời sống.

1.Thiên Thần bình an thanh thản nhắc nhở ta, khi tâm trí bị vướng mắc vào vòng lo âu hoài nghi sợ mất tài sản của cải, sợ thua kém danh thơm tiếng tốt, tốt hơn chú ý đến nhịp đập của trái tim, đến tiếng âm thanh phát ra từ cõi lòng mình.

2.Thiên Thần của cách sống kiên trì nhắc đến sứ điệp: rễ đời sống phải ăn sâu hơn, đừng chạy theo bề trôi nổi từ biến cố ý thích này sang đến biến cố ý thích khác.

3.Thiên Thần phấn khởi hào hứng muốn khơi lên ảnh hưởng sâu đậm: không phải những gì xảy ra bề ngoài theo cảm tính là chính, là quan trọng, nhưng những gì Thánh Thần Thiên Chúa thổi vào khơi động trong tâm hồn mới gây nên sức sống động hào hứng vươn lên cho đời sống.

4.Thiên Thần nhắc nhớ đến sự từ bỏ: không phải tất cả những gì ta muốn có, ta nhìn thấy được, là đã có tự do. Nhưng ta được sống thảnh thơi tự do hơn, nếu biết chọn lựa.

5.Thiên Thần hòa giải giúp ta trứơc hết làm hòa với chính ta, với sự bất toàn yếu đuối của mình, với những thất vọng xảy ra cho chính mình. Từ bước đó chúng ta mới có khả năng đưa dang đôi tay vươn tới làm hòa với người khác được.

6.Thiên Thần của lòng khoan dung nói với ta: Trong Chúa Giêsu Kitô, Thiên Chúa tỏ lòng khoan dung của Người ( Tit 3,4). Thật là cao qúy, nếu chúng ta biết cho đi tình yêu thương thần thánh mà Thiên Chúa ban cho trần gian trong đời sống.

7.Thiên Thần của lòng kính trọng nhắc bảo: Nếu trong đời sống giữ (có) lòng qúy trọng sự sống, họ sẽ ngạc nhiên khám ra mầu nhiệm ẩn chứa nơi mỗi con người, trong thiên nhiên mà ta gặp gỡ. Vì mọi người, mọi công trình thiên nhiên là do Thiên Chúa tạo dựng nên.

8.Thiên Thần của lòng vui vẻ niềm nở gửi đến sứ điệp: Tâm hồn vui tươi niềm nở phát ra từ tấm lòng tin tưởng vào Thiên Chúa, Đấng là sự tốt lành thánh thiện. Khi chúng ta sống thản nhiên không sợ hãi, niềm vui tươi thanh thản lan tỏa sang tới người đối diện trong gặp gỡ.

9.Thiên Thần lòng tin tưởng nhắc nhớ đến Thiên Chúa là nguồn mọi sự. Từ nơi Ngài chúng ta nhận được những qùa tặng cho đời sống. Chúng ta là người lữ hành trên đường đời sống, nhưng không đi một mình; luôn có Thiên Chúa hằng cùng đi với. Câu ngạn ngữ con người thường nói: Mình lo, Chúa liệu! biểu lộ cung cách sống lòng tin tưởng.

Chúc mừng lễ Chúa Gíáng sinh 2008

Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
 
Huyền nhiệm một mùa đông
Tú Nạc
16:53 21/12/2008
Con đã ra đời đêm mùa đông,
Mùa đông năm ấy rét vô cùng!
Nơi hang đá nhỏ đồng thanh vắng,
Bethlehem con mẹ trong khăn đơn.

Con mẹ xuống đời cực lắm thay!
Vi vu gió lạnh tuyết giăng đầy,
Vườn đời gió rét thân con trẻ,
Máng cỏ kiếp người bao đắng cay.

Con bỏ Vương quốc quyền cao trọng,
Tìm đến gian trần giữa đêm đông.
Rét mướt đời con vì Cứu Độ,
Mặc khải vâng lời ngại chi đông.

Trần thế ngóng chờ Đêm Huyền Diệu,
Vũ trụ ngàn sao sáng trời xa.
Jerusalem Vì Sao Lạ,
Huyền linh tỏa sáng trong hoan ca.

Thiên sứ hát ngợi ca con Chúa,
Nhập thế Tin Mừng đem muôn nơi:
"Vinh danh Thiên Chúa trên trời,
An bình dưới thế cho người Chúa thương."

Vì yêu thương loài người,
Nên Người đã Nhập Thể,
Đêm nay Người xuống thế,
Loài người thôi đơn côi.

Lạy Chúa Hài Đồng,
Nếu suốt đời con là mùa đông,
Tuyết rơi lạnh buốt áo vai gầy,
Gót giày xuôi ngược miền viễn xứ,
Cho con nhớ mãi một Đêm Đông.
 
Bàn Tiệc Lời Chúa Trong Gia Đình
Pt JB Nguyễn văn Định
19:38 21/12/2008
nghiệm Sống # 75:

BÀN TIỆC LỜI CHÚA TRONG GIA ĐÌNH

Các nghị phụ Thượng Hội Đồng Giám Mục thứ 12 về Lời Chúa trong Gia đình, đã ước ao mỗi Gia đình có một cuốn Kinh Thánh riêng, và cổ võ việc đọc Kinh Thánh trong gia đình.

1-Trong cuộc nghiên cứu: gần đây tại 10 nước Âu Châu cho thấy sự dốt nát kinh khủng của các Tín hữu về những ý niệm sơ đẳng liên quan tới Kinh Thánh. Sự dốt nát như thế là mảnh đất màu mỡ cho các Giáo phái Kitô khác phat triển như Tin Lành, Anh Giáo…Nên để ý tới khía cạnh đại kết đó, vì sự chú ý tới Lời Chúa sẽ làm cho Giáo hội xích gần lại các hệ phái Kitô khác trong sự tìm kiếm chung.

2- Các khoá học Kinh Thánh: Giáo hội có nhiều học viện với những môn học biệt lập; nhưng lại coi nhẹ những kiến thức căn bản về Kinh Thánh, không thực thi được điều cần có về phương diện Mục vụ Kinh Thánh. Nên cần có những khoá học về Kinh Thánh mà không cần phải có bằng cấp, như thế mọi Tín hữu có thể tham dự các khoá học đó dễ dàng hơn ở mọi Cộng đoàn, mọi Giáo xứ…

3- Đức Mẹ đón nhận Lời Chúa: Mẹ là mẫu gương cho các Tín hữu trong việc nghe Lời Chúa, là chìa khoá để hiểu Kinh Thánh, giữ và suy đi lại nghĩ trong lòng (Lc 2, 19). Qua sự kết hợp với Lời Chúa của Mẹ, bạn có thể đọc Kinh Thánh và hiểu rõ về Chúa Kitô qua việc suy niệm các mầu nhiệm trong khi đọc Kinh Mân Côi. Vì Mẹ Maria, Mẹ Thiên Chúa, Mẹ Giáo hội dạy bạn lắng nghe, đón nhận và can đảm công bố Lời Chúa một cách trọn vẹn cho người khác.

4- Cha Lucien Legrand nói: Người Tin Lành học Kinh Thánh, còn các Tín hữu Công giáo nói về Kinh Thánh. Người Tin lành nhớ thuộc lòng, trưng dẫn phần lớn Kinh Thánh, còn chúng ta không thể trưng dẫn một câu Kinh Thánh chính xác. Chúa Giêsu là nhà kể chuyện rất tài tình, còn ta nói chuyện về Ngài đôi khi nhạt nhẽo, dạy luân lý một cách tầm thường không có sự sống, biến Lời Chúa thành trừu tượng.

5- Đức Cha Ignatius Kaigama đề nghị: Mỗi Tín hữu Công giáo cần có một cuốn Kinh Thánh riêng để chắc chắn giúp họ yêu mến và sống Lời Chúa. Nhất là khi họ phải biết đọc Kinh Thánh trước khi được lãnh nhận Bí tích Rửa tội, Thêm Sức và phép Hôn phối. Riêng các em nhỏ, cha mẹ phải giữ cho con đến khi em có thể đọc được. Chúng tôi cũng khuyến khích các Gia trưởng đặt Kinh Thánh trên bàn thờ và chia sẻ Kinh Thánh tại gia trong giờ cầu nguyện chung, để Lời Chúa là sức sống cho các phần tử trong Gia đình.

6- Đức Thượng Phụ Bartolomaios I: Giáo Chủ Chính Thống được Đức Thánh Cha mời tham dự Thượng HĐGM nhận định rằng: “Chúng ta đã hành động một cách kiêu hãnh và dửng dưng đối với thiên nhiên thụ tạo, từ chối chiêm ngưỡng Lời Chuá trong các đại dương trên trái đất. Chúng ta đã chối bỏ chính bản chất, vốn đã kêu gọi chúng ta khiêm tốn lắng nghe Lời Chúa, nếu chúng ta muốn trở thành những người tham gia vào bản tính Thiên Chúa.” (2 Pr 1, 4)

7- Sứ điệp Thượng HĐGM: Các nghị phụ nhấn mạnh sự kiện Lời Chúa có trước và vượt ra ngoài Kinh Thánh; lịch sử cứu độ và một nhân vật là Đức Giêsu Kitô. Lời Thiên Chúa nhập thể làm người. Vì thế, người đọc Kinh Thánh luôn luôn cần khiêm tốn và lắng nghe Chúa Thánh Linh dẫn dắt đến chân lý toàn vẹn (Ga 16, 13).

Các Tín hữu dù là người đơn sơ nhất cũng nhớ rằng Lời Chúa mang hình thức những lời cụ thể, để mọi người nghe và hiểu. Đừng chỉ hiểu theo nghĩa đen và cần phải hiểu theo nghĩa bóng. Tín hữu cần đi tham dự đầy đủ bữa tiệc Lời Chúa, là phần đầu của Thánh lễ với ba bài đọc và bài giảng, thật cụ thể để Tín hữu dễ nhớ thực hành.

8- Bàn tiệc Lời Chúa trong Gia đình: Các gia trưởng được coi như là Linh mục tại gia, có trách nhiệm giữ gìn Kinh Thánh, hãy đọc và cùng nhau chia sẻ giữa cha mẹ, vợ chồng con cháu trong các buổi sinh hoạt và giờ kinh tối Gia đình. Hãy thinh lặng và lắng nghe thật sự với cả con tim, để Lời Chúa thấm nhập, ở lại và sống với mọi người. Những câu, đoạn Kinh Thánh vừa đọc sẽ trở thành những chứng tá sống động trong đời sống Gia đình và ngoài xã hội.

Các cha mẹ là Linh mục Gia đình hãy làm cho Lời Chúa vang dội vào đầu mỗi ngày trong vợ chồng, con cháu, và vào các buổi tối, là sức sống dồi dào của mọi phần tử trong Gia đình. ( Ga 10, 10)

Mỗi năm kỷ niệm mừng Chúa Giáng Sinh, Gia đình tôi hãy là một Gia đình êm ấm trong thanh bần, cùng Mẹ Maria suy gẫm Lời Chúa với Thánh Giuse để đem ra thực hành. Như thánh Phaolô đã xác quyết: “Chân đi giầy là lòng hăng say loan báo Tin Mừng bình an...Hãy đội mũ chiến là ơn cứu độ và cầm gươm của Thần Khí ban cho, tức là Lời Thiên Chúa.” (x. Ep 6, 14-17)

Phó tế: JB Nguyễn Văn Định * johndvn@yahoo.com
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tòa Thánh dè dặt về tuyên ngôn đồng tính luyến ái
G. Trần Đức Anh OP
00:20 21/12/2008
VATICAN. Tòa Thánh tuyên bố đồng ý chống mọi hình thức kỳ thị xu hướng phái tính nhưng đồng thời bày tỏ dè dặt vì những lời lẽ dùng trong tuyên ngôn vừa được trình bày tại LHQ về vấn đề này.

Dự thảo tuyên ngôn do chính phủ Pháp đệ trình nhắm bài trừ mọi hình thức kỳ thị và bạo hành chống người đồng tính luyến ái. Hôm 19-12-2008, Phòng Báo Chí Tòa Thánh nói rằng: ”Tòa Thánh đánh giá cao toan tính trong ” Tuyên ngôn về các quyền con người, xu hướng phái tính và căn tính về giống ” được trình bày tại Đại Hội đồng LHQ ngày 18-12-2008, để lên án mọi hình thức bạo hành chống người đồng tính luyến ái cũng như kêu gọi các quốc gia hãy đưa ra những biện pháp cần thiết để chấm dứt mọi hình phạt hình sự đối với người đồng tính luyến ái”. Đồng thời, Tòa Thánh nhận thấy rằng những từ ngữ dùng trong Tuyên ngôn này đi xa hơn chủ ý vừa nói trên đây và được nhiều người đồng thuận.

Đặc biệt những từ ngữ ”xu hướng tính dục” (sexual orientation) và “căn tính về giống” (gender identity) dùng trong bản văn, không được công nhận và không được định nghĩa một cách đồng thuận trong công pháp quốc tế. Nếu người ta phải theo các từ ấy trong việc công bố và áp dụng các quyền căn bản, thì chúng sẽ tạo nên một tình trạng bấp bênh trầm trọng trong các luật pháp và làm thương tổn khả năng của các quốc gia trong việc đề ra và áp dụng các hiệp ước và các tiêu chuẩn nhân quyền mới và các hiệp ước đang có.”

Tuyên ngôn của Tòa Thánh khẳng định thêm rằng: ”Mặc dù sự kiện tuyên ngôn lên án và bảo vệ chống lại mọi hình thức bạo hành chống người đồng tính luyến ái là điều đúng, nhưng Văn kiện này, nếu xét trong toàn bộ, đi xa hơn mục đích ấy và trái lại, nó tạo ra tình trạng không chắc chắn trong luật pháp và tạo nên những thách đố đới với các qui luật hiện hành về nhân quyền.”

”Tòa Thánh tiếp tục chủ trương rằng cần phải tránh mọi dấu hiệu kỳ thị bất công đối với những người đồng tính luyến ái, và kêu gọi các quốc gia hãy loại bỏ mọi hình phạt hình sự chống lại những người ấy”.

LM Tony Anatrella, người Pháp, bác sĩ phân tâm học và là cố vấn Hội đồng Tòa Thánh về gia đình và Hội đồng Tòa Thánh mục vụ y tế, giải thích rằng Tuyên ngôn do chính phủ Pháp khởi xướng và đệ trình trước Đại hội đồng LHQ không phải chỉ nhắm bãi bỏ việc trừng phạt người đồng tính luyến ái, nhưng còn cổ võ việc nhìn nhận các cặp đồng phái là ”hôn nhân” và quyền của những cặp này trong việc nhận con nuôi. Nếu Tuyên ngôn này được thông qua tại LHQ thì những nước nào không công nhận hôn nhân đồng phái và không cho các cặp này nhận con nuôi, thì sẽ gặp khó khăn và bị tố giác, phải chịu sức ép của quốc tế. Đây là một trò ”ma giáo” trình bày một vấn đề mà mọi người phải đồng ý, để rồi lén buộc phải công nhận những quyền không thích hợp với tình trạng của những người liên hệ”.

Theo Cha Anatrella, vấn đề đồng tính luyến ái ngày nay đang trở thành một lý luận chính trị trong sự mù quáng về nhân loại học của những người có quyền quyết định về chính trị.. Nước Pháp đang trở thành sứ giả của các hội đồng tính luyến ái, và các hội này yêu cầu chính phủ Pháp can thiệp bênh vực họ trước LHQ.

Tuyên ngôn do chính phủ Pháp đề nghị đã được trình bày tại Đại hội đồng LHQ hôm 18-12 vừa qua và trong số 192 nước thành viên có 66 nước, trong đó có 27 nước thuộc Liên hiệp Âu Châu, đã ký tên ủng hộ tuyên ngôn này. 60 nước đã trình bày một phản tuyên ngôn, đứng đầu là Ai Cập, còn lại 66 nước không bày tỏ ý kiến. Tòa Thánh không ký tên vào bản phản tuyên ngôn vừa nói (19-12-2009)
 
Đức Thánh Cha tiếp kiến các thiếu nhi Công Giáo Tiến Hành Italia
G. Trần Đức Anh OP
00:43 21/12/2008
VATICAN. Sáng 20-12-2008, ĐTC đã tiếp kiến 45 em thiếu nhi Công Giáo Tiến Hành Italia, đến chúc mừng ngài nhân dịp lễ Giáng sinh. Ngài khuyến khích các em cầu nguyện cho hòa bình thế giới.

Ngỏ lời tại buổi tiếp kiến, ĐTC nhắn nhủ các em thiếu nhi siêng năng tìm kiếm và cầu nguyện với Chúa Giêsu, và hãy giúp các bạn đồng lứa tuổi đến và ở với Chúa Giêsu. Ngài nói: ”Một thiếu nhi Công Giáo tiến hành là người, khi đến với Chúa Giêsu, cũng thích mang theo mình vài người bạn, vì em muốn cho các bạn được biết Chúa; em không phải chỉ nghĩ đến mình, nhưng em có con tim rộng mở và quan tâm tới người khác”.

ĐTC cũng khuyến khích các em dấn thân giúp đỡ các bạn kém may mắn hơn, và giúp kiến tạo hòa bình. Ngài nói: ”Đúng vậy, các con thân mến, các con có thể cầu xin Chúa thay đổi con tim của những ngừơi chế tạo võ khí, làm cho những kẻ khủng bố hồi tỉnh lại, biến đổi con tim của những người luôn nghĩ đến chiến tranh và giúp nhân loại xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho mọi trẻ em trên thế giới. Cha cũng chắc chắn rằng các con sẽ cầu nguyện cho Cha, và giúp cha trong công tác không dễ dàng mà Chúa đã ủy thác cho cha” (SD 20-12-2008)
 
Đức Thánh Cha tiếp kiến Giáo Hoàng Học Viện khảo cổ Kitô giáo
G. Trần Đức Anh OP
00:44 21/12/2008
VATICAN. ĐTC Biển Đức 16 đề cao tầm quan trọng của ngành khảo cổ học Kitô giáo, giúp đào sâu kiến thức về chân lý Tin Mừng và các bậc thầy cũng như các chứng nhân đức tin.

Ngài đưa ra nhận định trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 20-12-2008 dành cho 90 giáo sư và sinh viên Giáo Hoàng Học viện khảo cổ học Kitô ở Roma, dưới sự hướng dẫn của ĐHY Zenon Grocholewski, Tổng trưởng Bộ giáo dục Công Giáo và cũng là Đại chưởng ấn của Học Viện này.

ĐTC khẳng định rằng: ”Không thể có một cái nhìn đầy đủ về thực tại một cộng đồng Kitô dù là cổ kính hay gần đây, nếu không để ý rằng Giáo Hội gồm có yếu tố nhân loại và yếu tố thần linh. Chúa Kitô ở trong Giáo Hội và đã muốn Giáo Hội như một “cộng đồng tin, cậy, mến, như một tổ chức hữu hình, qua đó chân lý và ân sủng được thông truyền cho mọi người” (LG 8).

”Tôi nồng nhiệt mong ước rằng nhờ hoạt động của Học Viện anh chị em, công trình nghiên cứu về căn cội Kitô của xã hội chúng ta được tiếp tục và tăng cường thêm. Kinh nghiệm Học viện của anh chị em chứng tỏ rằng việc nghiên cứu khảo cổ học, nhất là các đền đài Kitô cổ, giúp đào sâu kiến thức về chân lý Tin Mừng được truyền lại cho chúng ta, và mang lại cơ hội bước theo các bậc thầy, các chứng nhân đức tin đã đi trước chúng ta. Biết gia sản của các thế hệ Kitô đã qua, giúp cho các thế hệ kế tiếp trung thành với kho tàng đức tin của cộng đồng Kitô tiên khởi và tiếp tục làm vang dội Tin Mừng của Chúa Kitô trong mọi thời đại và mọi nơi” (SD 20-12-2008)
 
Đức Thánh Cha ngợi khen các nỗ lực về kinh tế và giáo dục của Quần Đảo Seychelles
Bùi Hữu Thư
01:43 21/12/2008

Đức Thánh Cha ngợi khen các nỗ lực về kinh tế và giáo dục của Quần Đảo Seychelles



Vatican, ngày 19, tháng 12, 2008
(CNA).- Hôm nay, tại Vatican, ĐTC Benedict XVI tiếp nhận uỷ nhiệm thư của ông Graziano Luigi Triboldi, tân Đại Sứ Quần Đảo Seychelles tại Tòa Thánh. Ngài ngợi khen các nỗ lực của quốc gia này trong việc cải tiến cả hai hệ thống kinh tế và giáo dục, để dọn đường cho sự thành công của các thế hệ tương lai.

Sau khi nhắc đến vẻ đẹp của quốc gia với 115 hòn đảo này, ĐTC ngợi khen sự chú tâm của Seychelles đến việc cải tiến tình trạng kinh tế để cho các thế hệ tương lai sẽ không phải mang gánh nặng của các món nợ. Ngài ghi nhận, “đây là một điều bất công nếu con người thời đại chúng ta tránh né bổn phận, và do đó trút gánh nặng của hậu quả các quyết định hay bất hành động cuả mình lên đầu các thế hệ mai sau.”

Quần đảo Seychelles nằm trong Ấn Độ Dương, về phía bắc của Madagascar, môt quốc gia thuộc Phi Châu.

ĐTC cũng ngợi khen các nỗ lực của quốc gia này trong việc thiết lập một hệ thống giáo dục có phẩm giá. Ngài “mời gọi tất cả mọi người, dù ở đẳng cấp trách nhiệm nào, cũng hãy đi theo đường lối này để gieo hạt giống dồi dào cho tương lai."

Ngài tiếp, tuy nhiên, những lo toan về “giáo dục sẽ vô ích” nếu tổ chức gia đình quá mỏng manh. “Gia đình thường xuyên cần đến sự trợ giúp của các quyền lực chính trị. Cần có một sự hòa điệu sâu xa giữa bổn phận của gia đình và của quốc gia. Khuyến khích mối tương quan mật thiết giữa hai bên có nghĩa là hợp tác cho một tương lại an bình và thịnh vượng.”

"Giáo Hội điạ phương không nề hà trong việc yểm trợ các gia đình, giúp đỡ họ bằng ánh sáng Phúc Âm để đem lại tất cả sự cao quý và huy hoàng của ‘mầu nhiệm’ gia đình, và giúp họ thực thi các trách nhiệm giáo dục của họ."

ĐTC sau đó chào mừng các người Công Giáo Seychelles, ngài mời họ xây dựng một xã hội “trong đó tất cả mọi người đều có thể tìm thấy lối đi để đạt tới sự tăng trưởng của cá nhân và tập thể.”

Quốc Kỳ Seychelles
Bản đồ Seychelles
 
Top Stories
Response Letter of The Redemptorist Province of Vietnam to Hanoi' People Committee
Fr. Joseph Dinh Huu Thoai, C.Ss.R.
05:32 21/12/2008
The Redemptorist Province of Vietnam
Ho Chi Minh City, 19 December 2008

Response Letter

To: Mr. Nguyen The Thao,
Chairman of Hanoi' People Committee.

We would like to send you a greeting in the spirit of respect for the truth and respect for one another.

We have received your letter No. 3990/UBND-NC signed on Dec. 12, 2008.

Pursuant to the Canon Law of the Catholic Church, to Redemptorist Constitution and Statutes, and in terms of pastoral relevance, we can confirm that Redemptorist priests Fr. Vu Khoi Phung, Fr. Nguyen Van That, Fr. Nguyen Van Khai and Fr. Nguyen Ngoc Nam Phong did not do anything wrong that they need to be "criticized and educated" and therefore be "transferred out of Hanoi area."

We can neither find any statements from these priests that incite riots nor their false accusation of anyone. As a matter of fact, their statements are completely true and accurate. They have never fought against authorities, nor attempted to create rift between the government and people. They have only been against wrong doings.

Redemptorist priests Fr. Vu Khoi Phung, Fr. Nguyen Van That, Fr. Nguyen Van Khai and Fr. Nguyen Ngoc Nam Phong did not do anything wrong. But more than that, their deeds are praiseworthy as they stand on the side of the poor, and of the injustice sufferers to defend and speak out for the truth.

Should you find any evidence of these priests violating the law; certainly you can go ahead with legal proceedings and try them by due process.

Sincerely yours,

By Order of
Provincial Superior,
Chief of the Secretariat
Fr. Joseph Dinh Huu Thoai, C.Ss.R.
(signed and sealed)


Recipients:

- The above mentioned
- Bishop President of Vietnam Conference of Catholic Bishops.
- Government Office.
- The Committee for Religious Affairs.
 
Vietnam police continues harassing nuns as they were guarding their home.
Thuy Huong
09:02 21/12/2008
It's not a practical joke nor a social visit Ho Chi Minh city police made to the Sisters of Charity of St Vincent de Paul at 32 bis Nguyen Thi Dieu St. Unit 113 law enforcement officers, as well as plain clothed police were there for a purpose which was to write up a report for what they called "illegal occupancy" of the 8 nuns who moved in to their uninhabited home at the said address to prevent it from being secretly torn down from the inside by service provider with connection to local government.

The sisters were from an order which owns the above facility - a 852 square meters gift donated by French Red Cross in 1959. Until the fall of Saigon in 1975, when all of privately owned facilities became under the state's management, the Nguyen Thi Dieu address had always been a school to preschool children. According to the Notice issued jointly by the Department of Education and the Committee of Church Liaison on Education, the ownership of the Church on this school was still recognized by the state, as long as the state keeps using it for educational purposes and be subject to the management of Bureau of Education in the Third district of Ho Chi Minh city. Being as trusting and devoting as always, the sisters pleaded "no contest" to the proposal.

Just when everything seemed to progress smoothly, in 1997, the government changed their mind and decided to seize the property, arguing that the property was in the state of absentee-landlord. The facility was then turned into a night club, and a brothel in disguise with its new assumed name: The VIP Club". The nuns were very disappointed by the flip flop manner of the government however they decided not to stir up any controversy and quietly filed another petition asking for their property to be returned again.

In 2005 when the sisters found out that their school was being changed gradually. Alarmed by the unexpected development, the nuns file a grievance to dispute the breach of contract. After getting no answer, the nuns once again had to witness their home being demolished by the Committee of Railroad System Management, the new tenant at the address, on Dec15, 2007. At their persistence, the Rail road committee has signed an agreement with the sisters to keep the scene as is until there would be an agreement being reached between the government and the nuns.

But the agreement bearing the signature of the government officials once again proved to be of no merit when of the parties signed but had no intention to honor their words and was ready to turn the hopeful (the nuns) into the hopeless.

December 15, 2007 approximately 70 sisters took matters into their hands, organizing a vigil prayer together with a group of students in front of news reporters. Their action momentarily stopped the demolition.

But the government was not done yet in their shady and dark mind. On June 12 as the People's Committee of Ho Chi Minh city signed another decree to transfer the ownership to the Third district of Ho Chi Minh city. The nuns' protest erupted again, to no avail. Those only were able to halt the protests temporarily. Numerous verbal promises were made by the city government to the nuns but those were meant to keep them quiet. But behind the nuns' back, illegal maneuvers are still being carried out at the property.

Dec 17 2008 was the last drop in the sisters' cup, when they learned of another development going on inside their property. They reacted swiftly and decisively by moving into the Nguyen thi Dieu home to guard it from being damaged any further. This time they vowed to stay there until justice is served. The sisters slept on the floor of the abandoned building but they were not alone since they were visited by other priests and nuns from other orders and also from many sympathizers.

Seeing their moving in, the local police was immediately mobilized to the scene and a meeting was set up, in which the police insisted on the nuns to sign a report admitting they were occupying the property illegally. The nuns stood by their decision and said no. They pointed out who were really violating the agreement by secretly rebuilding the school into a place for anything but education, something the state from the beginning had promised to do.

After a brief altercation, a man was apprehended by Unit 113 police for videotaping what was happening. His camera was confiscated. The victim protested loudly, drawing attention from the bystanders and the police had to release him and quietly before the suspicious eyes of the public since the police's camera was still filming the same scene as the man being manhandled.

One of the sisters who has been sleeping on the floor since Dec17 night has opened up to VietCatholic News reporter in her peaceful demeanor:

“We have been effectively living justly and serving according to the order's tenet, meaning we're always ready for talks and co-operate with the government in working for the charitable work. Therefore in this case we have never wanted to make noise about it and we would like to hold dialogues wit the people who have been directly involved."

No none knows for how long the Sisters of Charity of St Vincent de Paul would have to be out of their comfort zone to seek for justice, but as the weather is getting chilly during Christmas season, they certainly can get a firsthand experience with how would Joseph and Mary felt when being out of their home and under persecution just to be able to live their lives and protect the integrity of their family.
 
Merry Christmas and Happy New Year to International Catholic Media
The Federation of Vietnamese Catholic Mass Media
23:23 21/12/2008
Dear friends and colleagues,

This year though Christmas seems to arrive with much concerns and worries about a bleak economy, but to us here at the Federation of Vietnamese Catholic Mass Media, this Christmas has brought a whole new perspective of working in collaboration with the international media community in order to bring out the truth to every corners of the world.

As you might have known, the Federation of Vietnamese Catholic Mass Media has been trying to provide accurate, up to date accounts of what's truly happening behind the iron curtain in Vietnam, where ordinary people of Vietnam as a whole and Catholics in particular have been quietly suffering for so long under the iron grip of the communist government. As their fellow countrymen and Christians we owe it to them and would try with all our might to sneak-out news the state-owned media giant in Vietnam would do anything to block.

Sometimes in our lowest moments, when bad news after bad news of governmental abuse from Vietnam reached us, we feel as if we were eggs being thrown at a boulder in trying to prevent it from coming at defenseless human beings. It might sound unbelievable to some of you but among more than 600 news broadcasters and newspapers currently being circulated in Vietnam, none is privately owned. And almost all of them are under scrutiny of governmental censorship. Numerous editors and journalist have been either fired, removed or their license be revoked for what the government described as" Revealing national classified information". As we are writing this letter to you, some of them namely Nguyen Viet Chien and Nguyen Van Hai were just sent to prison for exposing a major corruption scheme involving top government officials and ended in foreign governments such as Japan to halt funding for Vietnam's infrastructural projects.

This year the Catholics in Vietnam are welcoming Christmas with mixed emotions. They have been through a lot. However, their troubles have not come to an end yet. Just a few days ago, after incidents at Thai Ha and the former nunciature in Hanoi, a series of attacks have just happened at An Bang (Hue), at St Paul Monastery (Vinh Long), and at the House of St. Vincent De Paul (Saigon).

No matter how hard we tried, our voice may not be as effective as it is now had it not been for your contribution and dedication. You have taken the burden from our small, weak shoulders and carried it on just like your own, you have cried and laughed with us the way only God understands how.

Your effort has paid off. If you were the witness to what was going on the street, inside the court room you would notice the subtle change in terms of societal transformation, from a culture of fear and obedience to being fearless and taking courage to demand justice and honoring the truth. The results might not be as optimal as everyone hoped for, but the lessons most ordinary people learned from each experience were priceless. To mention that would make us feel ecstatic. When you wrote and posted accounts of what were truly happening in Vietnam, little did you know that the impact of your actions would have much more weight on the issue than the desperate pleas from the victims, in this case, the priests and the parishioners from Hanoi. We can't tell you enough how much the multilingual media had helped their cause. It saved lives and eased people's suffering.

For that, the people of Vietnam in general and Catholics in particular would be forever grateful. And for that we would like to express our heartfelt thank you for a tremendous contribution you have put in.

The Vietnamese people believe in what is usually said in English “as you sow, so shall you reap”. The fruit of your labor had brought both courage and protection to the unarmed people of Vietnam in such a way people just have to keep talking about it as a reminder of how powerful the media can be in supporting their relentless fight for justice and freedom of religion, freedom to live beyond fear of being retaliated against by the authority, therefore, it will come back to you and your loved ones when you least expected.

We wish you and your loved ones a Merry Christmas and a New Year filled with joy and success. We also wish you will maintain a good health so you can accomplish as much as you wish in your performance.

May God bless you all.

In Christ,

Mons. Peter Tai Van Nguyen
Director of Radio Veritas Asia
Buick St. North Fairview,
Quezon City, Philippines
P.O. Box 2642
Email: rvaprogram@rveritas-asia.org

Fr. John Nghi Tran
Director of VietCatholic News Agency
435 Berkeley Ave
Claremont, CA 91711, USA
Tel (909) 581-8888
Email: conggiao@gmail.com

Fr. Joachim Viet-Chau Nguyen Duc
Director of People Of God Magazine in America
PO Box 1419 Gretna,
LA 70053-5440, USA.
Email: danchuausa@yahoo.com

Fr. Anthony Quang Huu Nguyen
Director of People Of God Magazine in Australia
715 Sydney Rd. Brunswick Vic 3056
Australia
Email: danchuaucchau@gmail.com

Fr. Stephen Luu Thuong Bui
Director of People Of God Magazine in Europe
Magazine Catholique
Katholische Monatszeitschrift
Monthly Catholic Magazine
Email: info@danchua.de

Fr. Paul Van-Chi Chu
Director of Gospel and Peace Radio, Sydney Australia
92 The River Rd - Revesby
NSW 2212
Australia
Email: paulvanchi@yahoo.com
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo xứ Phú Hòa phát quà Giáng Sinh cho người nghèo
Martin Lê Hoàng Vũ
03:12 21/12/2008
SAIGÒN - Trong bầu khí chuẩn bị mừng lễ Giáng sinh, vào sáng ngày 20.12.2008 giáo xứ Phú Hòa (Sài Sòn) đã tổ chức phát quà cho những người nghèo, những người bệnh tật, những người già cả neo đơn thuộc địa bàn giáo xứ, không phân biệt lương giáo.Trước tiên, cha chánh xứ An tôn Mai Đức Huy và các vị trong Hội đồng mục vụ giáo xứ đã có lời thăm hỏi hoàn cảnh khó khăn của từng người. Được biết, có tất cả 200 phần quà đã được trao tặng cho những người nghèo, mỗi phần quà là 10kg gao, đó là sự chia sẻ trong tinh thần tương thân tương ái của giáo dân trong giáo xứ dành cho những người có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp mùa Giáng sinh về.

Giáo xứ Phú Hòa được hình thành từ năm 1958, lúc ban đầu là họ lẻ của giáo xứ Phú Bình. Đến năm 1991, họ lẻ Phú Hòa được nâng lên thành giáo xứ và được sự chăm sóc mục vụ của các linh mục đặc trách. Nhưng mãi đến năm 2007,giáo xứ đón vị chủ chăn chính thức và cũng là linh mục chánh xứ tiên khởi, cha Antôn Mai Đức Huy. Trong hiện tại giáo xứ đang mỗi ngày phát triển dưới sự quan phòng che chở của Thiên Chúa. Giáo dân giáo xứ Phú Hòa sinh sống tại địa bàn thuộc hai quận Tân Bình và Tân Phú trong nội thành Sài gòn, đa phần là dân lao động, có nhiều gia đình khó khăn chật vật mưu sinh, dân nhập cư, di dân và một số giáo dân từ Kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè giải tòa nhà chuyển về. Tuy đời sống vật chất của người giáo dân ở đây còn rất nhiều khó khăn thiếu thốn song tình thương yêu giữa mọi người trong cộng đoàn giáo xứ thì luôn chan hòa.
 
Lễ Tạ Ơn Kim Khánh Linh Mục của Cha Albertô Trần Phúc Nhân
Minh Nguyên
13:50 21/12/2008
SAIGÒN - Sáng 20/12/2008 tại nhà thờ Mai Khôi diễn ra buổi lễ mừng kim khánh linh mục cha Anbertô Trần Phúc Nhân, một linh mục cả đời nghiên cứu, dịch thuật và giảng dạy Thánh Kinh, một người thầy mẫu mực của bao nhiêu thế hệ linh mục, tu sĩ và chủng sinh Bắc-Trung-Nam.

Thánh lễ đồng tế có khoảng gần 50 chục linh mục triều dòng đến từ một số giáo phận từ Bắc chí Nam, mà đông nhất là quý cha quý thầy dòng Đa Minh, các thành viên Nhóm Các Giờ Kinh Phụng Vụ, quý cha quý thầy gốc Phát Diệm và một số học trò thân tín. Tham dự thánh lễ còn có các thân nhân, bạn hữu và một số nam nữ tu sĩ là học trò của cha Anbertô. Tổng cộng chỉ khoảng 100 người.

Mở đầu thánh lễ, cha Anbertô mời gọi cộng đoàn hiệp thông cầu nguyện với ngài để tạ ơn Chúa vì những gì Chúa đã ban cho ngài, để xin lỗi Chúa vì đã không biết dùng ơn Chúa cho nên và để cầu xin Chúa giúp cho biết dùng thời gian còn lại để phục vụ và chuẩn bị tốt cho ngày Chúa gọi về với Chúa.

Cha Louis Trần Phúc Vỵ, người anh của cha Abbertô, chia sẻ Tin mừng trong thánh lễ. Bài giảng chỉ đề cập đến lòng yêu mến lời Chúa và sự hy sinh dấn thân nghiên cứu lời Chúa của thánh Giêrônimô. Tuy không nói một lời nào về người em của mình mừng kim khánh hôm nay, song ai cũng liên tưởng đến hình ảnh cha Abbertô miệt mài nghiên cứu và giảng dạy Thánh Kinh trong gần 50 năm qua.

Kết thúc thánh lễ, cha Anbertô mời cộng đoàn dùng bữa cơm thân mật với ngài tại khuôn viên tu viện Mai Khôi. Ngài cám ơn Cha Giám Tỉnh Dòng Đa Minh, quý cha quý thầy trong cộng đoàn Tu viện Mai Khôi, những người đã đón tiếp ngài như là một thành viên trong Tu viện từ 34 năm qua, mặc dù ngài không phải là tu sĩ của Dòng.

Cha Nguyễn Ngọc Long, Phó Bề trên Tu viện Mai Khôi, thay mặt cộng đoàn chúc mừng và tặng quà cha Anbertô. Cha Phó Bề trên còn nói rằng cha Anbertô là mẫu mực cho các anh em trong tu viện và ngài đã sống còn nghèo khó đến nỗi các cha trong cộng đoàn là những tu sĩ khấn thanh bần mà nhiều khi theo ngài cũng không kịp.

Đối với chúng tôi, những học trò của cha Anbertô Trần Phúc Nhân cuối thập niên 1980 đầu thập niên 1990, chúng tôi thấy ngài không những là một linh mục sống nghèo khó, một nhà nghiên cứu dịch thuật cần cù mà còn là một nhà giáo tận tuỵ, khiêm tốn, mẫu mực, hết lòng yêu mến, phục vụ quê hương và Giáo Hội. (Xin xem hình ảnh buổi lễ kỷ niệm và bài chia sẻ của cha Anbertô Trần Phúc Nhân)./.

Bài chỉa sẻ của Cha Trần Phúc Nhân ngày 20/12/2008: >"VÀI SUY NGHĨ NHÂN KỶ NIỆM 50 NĂM THỤ PHONG LINH MỤC" 20/12/1958-20/12/2008

Tính từ ngày tôi thụ phong linh mục đến nay là chắn 50 năm, hoặc nói như một cha già ở Phát Diệm: “Đã qua một lửa sế kỷ” (một nửa thế kỷ)! Tôi thử ngồi:

- nhìn lại con đường đã qua
- suy nghĩ
- và nhìn về phía trước

I. NHÌN LẠI CON ĐƯỜNG ĐÃ QUA

1. Gia đình

Tôi sinh năm 1932, là con thứ 7 trong một gia đình 12 anh chị em. Thầy mẹ tôi rất yêu thương, lo liệu mọi sự cho con cái, nhưng nghiêm khắc, không nuông chiều; anh chị em biết nhường nhịn nhau, giúp đỡ nhau. Gia đình lo giáo dục Kitô giáo: nhắc nhở con cái học kinh bổn, đi lễ, giúp lễ, đọc kinh trong gia đình, dạy con biết giúp đữo người nghèo, cho con cái học ở trường các sư huyunh, các nữ tu. Thầy mẹ tôi cũng quen biết nhiều linh mục và tu sĩ, giúp đỡ những hoạt động của Giáo Hội. Từ đó nảy sinh mầm mống ơn gọi: hai anh lớn của tôi từ 11, 12 tuổi đã đi tu tiểu chủng viện, làm gương cho các em noi theo. Kết quả là 6 anh chị em dâng mình cho Chúa.

2. Đi tu

1946-1950. Khi 14 tuổi, tôi vào Tiểu chủng viện Phúc Nhạc (giáo phận Phát Diệm). Chủng viện này có kỷ luật chặt chẽ, huấn luyện đạo đức kỹ lưỡng. Về mặt học vấn, các cha các thầy tuy không có bằng cấp, nhưng đã đặt cho chủng sinh một nền tảng văn hoá vững chắc, nhất là về ngôn ngữ:Việt, Pháp, Latin, Hán.

1950-1953. Đức cha A.T Lê Hữu Từ cho một số chủng sinh đi du học châu Âu. Tôi đựơc học trường các cha Dòng Tên tại Poitiers ( Pháp), với truyền thống cố hữu về kỷ luật và học vấn. Tại đây tôi được đào sâu thêm tiếng Anh.

1953-1959. Sau khi đỗ tú tài Pháp, tôi được bề trên gửi sang Chủng viện Truyền giáo Rô-ma theo 2 năm triết học và 4 năm thần học. Tại Chủng viện này, tôi được sống chung với các sinh viên đến từ 50 nước trên thế giới, thụôc đủ màu da và mọi nền văn hoá. Riêng các bạn lớp tôi là 43 người thuộc 13 nước, đủ 5 châu. Ở đây tôi có dịp học thêm tiếng Ý và tiếng Đức. Rôma, thủ đô của Giáo Hội, lúc ấy đang thời ĐGH Piô XII ( 1939-1958), nên vẫn còn tôn ti trật tự, nhưng đến thời ĐGH Gioan XXIII ( 18958-1963) thì bắt đầu mở ra. Chính vào thời điểm này, lớp chúng tôi thụ phong linh mục.

1959-1962. Khi theo học tại Viện Kinh thánh ở Rôma, tôi lại gặp các cha Dòng Tên, được các ngài huấn luyện kỹ về các cổ ngữ Hy Lạp, Híp-ri, A-ram ( và thêm chút tiếng U-ga-rít, Ả-Rập) và về phương pháp nghiên cứu Kinh Thánh.

1962-1971. Sau 5 tháng sống tại thánh địa Pa-lét-tin, tôi trở về Việt Nam, và bắt đầu dạy Kinh Thánh tại Đại chủng viện Huế, ở một vị trí tuyệt đẹp bên bờ sông Hương. Đa số các giáo sư bấy giờ là các cha Xuân Bích, người Pháp với lối sống đơn giản, gần gủi chủng sinh, đã tạo cho tôi một môi trường rất tốt để “vào nghề” dạy học.

1971-1974. Tôi vào Sài Gòn làm cha phó “hờ” ở giáo xứ Tân Định với chút việc mục vụ, nhưng vấn đi dạy học ở Huế. Đồng thời tôi bắt đầu cộng tác với Nhóm Phiên dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ trong việc dịch sách Phụng Vụ và Kinh Thánh cho đến nay.

1974 cho đến nay. Tôi đến sống tại Tu viện Mai Khôi (Dòng Đa Minh), tuy vẫn thuộc giáo phận Tp. HCM. Công việc của tôi chủ yếu là:

- cộng tác với Nhóm Phiên Dịch CGKPV (với Uỷ ban Phụng tự trong một thời gian);
- dạy học Kinh Thánh Cứu Uớc, cổ ngữ Hy-Lạp, Híp-ri;
- giúp quê hương Phát Diệm (nhất là qua việc huấn luyện tu sinh).

II. SUY NGHĨ

1. Những gì đã làm

Nếu muốn kể “thành tích” thì chẳng có bao nhiêu:

- Mục vụ giáo xứ và việc truyền giáo: gần như không có; có đôi chút mục vụ với các tu sĩ;
- dạy học: góp phần đào tạo chủng sinh và tu sĩ;
- viết sách: trong khi người khác viết được hàng chục cuốn sách, thì tôi chỉ viết vài ba cuốn sách nhỏ (Tìm hiểu Cựu Uớc, Như hương trầm, Tìm hiểu Sáng thế 1-11), nhưng đã cộng tác nhiều vào việc biên sọan các sách do Nhóm Phiên Dịch CGKPV xuất bản.

2. Những gì đã giúp tôi

Trước tiên phải kể đến ơn Thiên Chúa ban trong suốt cuộc đời nhất là trong những giai đọan khó khăn. Nhưng ơn Chúa cũng đến qua những con người đặc biệt:

- Gia đình họ hàng, như đã nói ở phần trên ( I.1).
- Các linh mục tu sĩ Tu việiãût nam Mai Khôi từ 34 nam nay đã đón nhận tôi, một người thuộc ‘dòng bốn Đa Minh” ( như tôi vẫn tự xưng) và cho tôi được sống chung với cộng đoàn.
- Các bạn trong Nhóm Phiên Dịch CGKPV đã tạo cho tôi một môi trường làm việc thuận lợi, trong bầu khí cởi mở, vui tươi.
- Gia đình thiêng liêng Chân phước Charles Foucauld, nhất là Huynh đoàn Linh mục Jesus Caritas. Tôi đã tiếp xúc với Huynh đoàn này ngay từ khi còn học ở Rô-ma và linh đạo cha Charles ( suy niệm Tin mừng, chầu Mình Thánh, ngày sa mạc, sống đơn sơ, phó thác, tình huynh đệ đối với mọi người) đã phần nào “thấm vào” đời linh mục của tôi
- Tất nhiên còn phải kể đến bao người khác ( trong số đó có những người tôi chưa hề biết đến): các bề trên, thày dạy, bạn học, ân nhân, các linh mục, tu sĩ nam nữ và giáo dân…đã giúp đỡ tôi cách này cách khác.

Nhờ ơn Chúa ban trực tiếp hoặc qua người khác mà tôi đã thắng vượt đựơc các khó khăn thử thách và kiên trì phục vụ. Vì thế tâm tình của tôi là tạ ơn Chuá và biết ơn mọi người.

III. NHÌN VỀ PHÍA TRƯỚC

Năm nay tôi đã 76 tuổi, tương lai chẳng còn là bao. Nếu ví cuộc đời với một ngày 12 tiếng, thì đời tôi này vào khoảng 5 giờ chiều. Hoặc nếu dùng đồng hồ đếm ngược những ngày còn lại ( tựa như chiếc đống hồ tính những ngày còn lại trước này mừng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội) thì còn đựơc bao nhiêu ngày?

Sức khoẻ và khả năng trí tuệ, nhất là trí nhớ, đang xuống dốc, nên tự nhiên tôi cũng cảm thấy bi quan. Nhưng Chúa Giêsu bảo: “Hãy bước đi bao lâu anh em còn có ánh sáng” ( Gioan 12,35). Vì thế tôi tự nhủ: Chúa còn cho bao nhiêu thời gian, bao nhiêu khả năng, thì cố gắng tận dụng để phục vụ.

Tóm lại, nhân dịp này, xin mọi người hiệp thông cầu nguyện với tôi để:

- Tạ ơn Chúa vì những gì Chúa đã ban, nhất là trong 50 năm cuộc đời linh mục;
- Xin lỗi Chúa vì đã không biết dùng ơn Chúa cho nên: phí phạm thời giờ và khả năng, có khi lại dùng ơn Chúa để làm điều mất lòng Chúa;
- Xin Chúa giúp cho biết dùng thời gian còn lại để phục vụ và chuẩn bị tốt những ngày Cháu gọi về với Chúa, hầu khi đó không bị Chúa trách là đấy tới vô dụng Mát-thêu 25, 30), nhưng được Chúa cho vào hưởng niềm vui của Chúa ( c.22).


 
Thánh lễ đặt viên đá góc và làm phép diện tích xây dựng nhà thờ giáo xứ Đồng Danh – TGP Hà Nội
Giuse Trần Ngọc Huấn
16:29 21/12/2008
Thánh lễ đặt viên đá góc và làm phép diện tích xây dựng nhà thờ giáo xứ Đồng Danh – TGP Hà Nội

Chúa Nhật IV mùa Vọng hôm nay, Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt và quý Cha đã dâng Thánh lễ trọng thể tại giáo xứ Đồng Danh thuộc TGP Hà Nội và cử hành nghi thức đặt viên đá góc, làm phép diện tích xây dựng tân Thánh đường của giáo xứ.

Giáo xứ Đồng Danh nằm trên địa bàn của tỉnh Hòa Bình, cách Tòa TGM chừng 80 cây số. Giáo xứ này được thành lập vào năm 1906 – 1907. Thời gian đó, nhà thờ được làm bằng gỗ và một ngôi nhà phòng 2 tầng dùng làm nơi sinh hoạt của các Cố và các Thầy. Đến khoảng năm 1920 do đồn điền Bozen được lập ra tại vùng này, đã lấn chiếm nhiều đất đai và nhà cửa của giáo xứ. Giáo dân trong xứ đã phải phiêu bạt khắp nơi kiếm sống do không chịu nổi cảnh áp bức bạo tàn. Đến năm 1946, đồn điền bị giải thể, giáo dân cùng với Cha xứ trở lại quê hương xây dựng cuộc sống mới, nhưng khi trở về thì nhà thờ không còn, nhà xứ thì xiêu vẹo dột nát nên đã phải nhờ nhà tư để làm nơi thờ phượng Chúa.

Năm 1957, Cha Phaolô Đinh Công Dậu – người con của giáo xứ - đã cùng với giáo dân xin đất và dựng một ngôi nhà thờ hiện nay, gồm 7 gian cột gỗ cũ của nhà thờ trước đây, lợp tranh, vách đất, đến năm 1965 thì lợp ngói. Ngôi nhà này, 5 gian sử dụng vào việc đọc kinh dâng lễ, một gian dùng làm phòng mặc áo và nơi Cha xứ ở, một gian dùng làm nơi tiếp khách và học kinh bổn.

Tháng 3 năm 1971, Cha Dậu qua đời, từ đó Đồng Danh vắng bóng Cha xứ, chỉ còn thỉnh thoảng được các Cha không quản ngại muôn vàn cách trở, hiểm nguy đến dâng lễ vào các dịp lễ trọng.

Qua dòng thời gian, ngôi nhà thờ ấy không được trùng tu, mối mọt tàn phá nên đã xuống cấp trầm trọng, siêu vẹo phải chống đỡ, thật nguy hiểm cho giáo dân khi tụ họp nơi này để phụng thờ Chúa.

Năm 1989, Cha Gioan Bùi Trọng Tăng đã xin Đức Cố Hồng Y Giuse Maria Trịnh Văn Căn cho kinh phí sửa chữa lại nguyên vẹn 7 gian nhà cấp IV hiện nay. Qua nhiều lần sửa chữa nhưng ngôi nhà thờ đã nhuốm mầu thời gian sương gió ấy đã xuống cấp trầm trọng.

Về đất đai của giáo xứ Đồng Danh hiện nay có hai khu: khu nhà thờ hiện nay với diện tích khoảng 1700m2, nay đã được mở rộng thêm 3000m2 với con đường mới dẫn vào nhà thờ rộng 9m, dài 290m; khu thứ hai là khu vườn trồng cây keo với diện tích 24.836m2, là nguồn thu chính của giáo xứ.

Hiện nay, giáo xứ có trên 2000 giáo dân nằm rải rác ở nhiều xã, xa xôi cách trở. Trước đây, Đồng Danh có 6 giáo họ nhưng đến nay, không có giáo họ nào còn nhà thờ, nhà nguyện hay nhà giáo lý để sinh hoạt tôn giáo. Riêng giáo họ Lũ mới có một khu đất rộng 1500m2 có tường bao quanh và một căn nhà cấp bốn diện tích 100m2 để làm nhà nguyện.

Do nằm ở vùng đồi núi, thiên nhiên thời tiết khắc nghiệt: chiêm thì úng, mùa thì khê… nên đời sống kinh tế của bà con giáo dân nơi đây còn rất nhiều khó khăn, không có nước sinh hoạt, thiếu thốn cả những tiện nghi tối thiểu cho một cuộc sống bình thường dung dị. Theo lời một người trong giáo xứ: giáo xứ chúng con vừa khô, vừa khổ: khô vì không có nước sinh hoạt, khổ vì chỉ có trồng ngô trồng khoai và mấy con trâu.

Ông Trùm đại diện cho giáo xứ đã nói lên tâm tình thật cảm động: Trong khi nhiều giáo xứ miền xuôi đã và đang kỷ niệm hàng trăm năm xây dựng nhà thờ thì nay chúng con được Đức Tổng chạnh lòng thương cho khởi công xây dựng nhà thờ mới với diện tích khoảng 300m2. Tuy muộn so với nhiều giáo xứ khác một thế kỷ nhưng đây là ước mơ của biết bao đời mơ ước, mong được nhìn thấy mà chưa thấy. Quê hương Đồng Danh chúng con đã bao đời mơ ước có một ngôi thánh đường xứng đáng để thờ phượng Chúa. Nhưng suốt bao đời, cha ông chúng con cứ loay hoay đứng dưới gốc bương tre mà khấn xin Chúa Trời và khẩn xin quý ân nhân rộng tay giúp đỡ. Hôm nay, điều khấn hứa đã thành hiện thực.Nay lại được Đức Tổng Giám mục – vị chủ chăn kính yêu của giáo phận và quý Cha về hiệp dâng Thánh lễ làm phép diện tích và đặt viên đá góc nhà thờ mới, chúng con thật cảm động. Xin Đức Tổng và quý Cha cùng quý vị luôn quan tâm và giúp đỡ, hiệp thông với chúng con để ngôi thánh đường này “từ khởi sự cho đến hoàn thành, đều nhờ bởi ơn Chúa, Amen”.
 
Thánh lễ làm phép diện tích xây dựng nhà thờ giáo xứ Đồng Danh TGP Hà Nội
Giuse Trần Ngọc Huấn
16:50 21/12/2008
HÀ NỘI - Chúa Nhật IV mùa Vọng hôm nay, Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt và quý Cha đã dâng Thánh lễ trọng thể tại giáo xứ Đồng Danh thuộc TGP Hà Nội và cử hành nghi thức đặt viên đá góc, làm phép diện tích xây dựng tân Thánh đường của giáo xứ.

Xem hình ảnh lễ đặt viên đá đầu tiên

Giáo xứ Đồng Danh nằm trên địa bàn của tỉnh Hòa Bình, cách Tòa TGM chừng 80 cây số. Giáo xứ này được thành lập vào năm 1906 – 1907. Thời gian đó, nhà thờ được làm bằng gỗ và một ngôi nhà phòng 2 tầng dùng làm nơi sinh hoạt của các Cố và các Thầy. Đến khoảng năm 1920 do đồn điền Bozen được lập ra tại vùng này, đã lấn chiếm nhiều đất đai và nhà cửa của giáo xứ. Giáo dân trong xứ đã phải phiêu bạt khắp nơi kiếm sống do không chịu nổi cảnh áp bức bạo tàn. Đến năm 1946, đồn điền bị giải thể, giáo dân cùng với Cha xứ trở lại quê hương xây dựng cuộc sống mới, nhưng khi trở về thì nhà thờ không còn, nhà xứ thì xiêu vẹo dột nát nên đã phải nhờ nhà tư để làm nơi thờ phượng Chúa.

Năm 1957, Cha Phaolô Đinh Công Dậu – người con của giáo xứ - đã cùng với giáo dân xin đất và dựng một ngôi nhà thờ hiện nay, gồm 7 gian cột gỗ cũ của nhà thờ trước đây, lợp tranh, vách đất, đến năm 1965 thì lợp ngói. Ngôi nhà này, 5 gian sử dụng vào việc đọc kinh dâng lễ, một gian dùng làm phòng mặc áo và nơi Cha xứ ở, một gian dùng làm nơi tiếp khách và học kinh bổn.

Tháng 3 năm 1971, Cha Dậu qua đời, từ đó Đồng Danh vắng bóng Cha xứ, chỉ còn thỉnh thoảng được các Cha không quản ngại muôn vàn cách trở, hiểm nguy đến dâng lễ vào các dịp lễ trọng.

Qua dòng thời gian, ngôi nhà thờ ấy không được trùng tu, mối mọt tàn phá nên đã xuống cấp trầm trọng, siêu vẹo phải chống đỡ, thật nguy hiểm cho giáo dân khi tụ họp nơi này để phụng thờ Chúa.

Năm 1989, Cha Gioan Bùi Trọng Tăng đã xin Đức Cố Hồng Y Giuse Maria Trịnh Văn Căn cho kinh phí sửa chữa lại nguyên vẹn 7 gian nhà cấp IV hiện nay. Qua nhiều lần sửa chữa nhưng ngôi nhà thờ đã nhuốm mầu thời gian sương gió ấy đã xuống cấp trầm trọng.

Về đất đai của giáo xứ Đồng Danh hiện nay có hai khu: khu nhà thờ hiện nay với diện tích khoảng 1700m2, nay đã được mở rộng thêm 3000m2 với con đường mới dẫn vào nhà thờ rộng 9m, dài 290m; khu thứ hai là khu vườn trồng cây keo với diện tích 24.836m2, là nguồn thu chính của giáo xứ.

Hiện nay, giáo xứ có trên 2000 giáo dân nằm rải rác ở nhiều xã, xa xôi cách trở. Trước đây, Đồng Danh có 6 giáo họ nhưng đến nay, không có giáo họ nào còn nhà thờ, nhà nguyện hay nhà giáo lý để sinh hoạt tôn giáo. Riêng giáo họ Lũ mới có một khu đất rộng 1500m2 có tường bao quanh và một căn nhà cấp bốn diện tích 100m2 để làm nhà nguyện.

Do nằm ở vùng đồi núi, thiên nhiên thời tiết khắc nghiệt: chiêm thì úng, mùa thì khê… nên đời sống kinh tế của bà con giáo dân nơi đây còn rất nhiều khó khăn, không có nước sinh hoạt, thiếu thốn cả những tiện nghi tối thiểu cho một cuộc sống bình thường dung dị. Theo lời một người trong giáo xứ: giáo xứ chúng con vừa khô, vừa khổ: khô vì không có nước sinh hoạt, khổ vì chỉ có trồng ngô trồng khoai và mấy con trâu.

Ông Trùm đại diện cho giáo xứ đã nói lên tâm tình thật cảm động: "Trong khi nhiều giáo xứ miền xuôi đã và đang kỷ niệm hàng trăm năm xây dựng nhà thờ thì nay chúng con được Đức Tổng chạnh lòng thương cho khởi công xây dựng nhà thờ mới với diện tích khoảng 300m2. Tuy muộn so với nhiều giáo xứ khác một thế kỷ nhưng đây là ước mơ của biết bao đời mơ ước, mong được nhìn thấy mà chưa thấy. Quê hương Đồng Danh chúng con đã bao đời mơ ước có một ngôi thánh đường xứng đáng để thờ phượng Chúa. Nhưng suốt bao đời, cha ông chúng con cứ loay hoay đứng dưới gốc bương tre mà khấn xin Chúa Trời và khẩn xin quý ân nhân rộng tay giúp đỡ. Hôm nay, điều khấn hứa đã thành hiện thực.Nay lại được Đức Tổng Giám mục – vị chủ chăn kính yêu của giáo phận và quý Cha về hiệp dâng Thánh lễ làm phép diện tích và đặt viên đá góc nhà thờ mới, chúng con thật cảm động. Xin Đức Tổng và quý Cha cùng quý vị luôn quan tâm và giúp đỡ, hiệp thông với chúng con để ngôi thánh đường này “từ khởi sự cho đến hoàn thành, đều nhờ bởi ơn Chúa, Amen”.
 
Thư mục vụ của Đức Cha Nguyễn Chí Linh gửi cộng đoàn Dân Chúa giáo phận Phát Diệm và Thanh Hóa
+GM. Giuse Nguyễn Chí Linh
23:47 21/12/2008
THƯ MỤC VỤ

ĐỨC CHA GIUSE NGUYỄN CHÍ LINH
GỬI CỘNG ĐOÀN DÂN CHÚA
GIÁO PHẬN PHÁT DIỆM VÀ THANH HOÁ

NHÂN DỊP NOEL 2008 VÀ NĂM MỚI DƯƠNG LỊCH 2009


Anh chị em thân mến,

Tôi cảm thấy thật ấm lòng khi lại có dịp gửi đến anh chị em những lời cầu chúc tốt đẹp nhất cho một mùa Giáng Sinh và một năm mới sắp đến.

“Một Hài Nhi đã sinh ra cho chúng ta”, điều đó quả là ý nghĩa trong bối cảnh mùa Noel này. Chúa Giêsu Hài Đồng sẽ lớn lên, sẽ vượt qua thời kỳ thơ ấu và ẩn dật ở Nazareth để một ngày nào đó, tiến về Giêrusalem thực hiện sứ mệnh cao cả Chúa Cha đã trao phó.

Như vậy, Tin Mừng Giáng sinh là một Tin Mừng đầy sức sống. Sứ điệp Giáng sinh là sứ điệp cho một ngày mai đầy hứa hẹn và hy vọng. Đó cũng là con đường chúng ta đã đi và sẽ đi. Chúng ta đã vượt qua muôn nghìn thử thách năm cũ do thiên tai, nghèo đói, bệnh tật, do biến động xã hội phức tạp liên can đến Giáo Hội Việt Nam. Và cũng như Chúa Giêsu “càng thêm tuổi càng thêm khôn ngoan và nhân đức”. Chúng ta cũng sẽ lớn lên với “một quả tim mới” biết yêu thương dạt dào hơn, “một thần trí mới” khiến chúng ta dấn thân sâu hơn và xa hơn.

Ý tưởng đó giúp chúng ta thực thi tinh thần của Hội Đồng Giám mục VN cách hiệu quả hơn. Qua thư mục vụ năm nay, HĐGM nhắc nhở chúng ta hãy “chấn chỉnh môi trường giáo dục gia đình” (thư chung 2007) bằng cách ý thức rằng: “Nếu nền tảng gia đình được củng cố, chắc chắn Giáo Hội và xã hội tương lai sẽ phồn thịnh và phát triển” (số 3, thư mục vụ 2008). Hoạt động của Giáo hội và nỗ lực của người Kitô hữu luôn luôn hướng về sự thăng tiến trong tương lai.

Tôi cầu chúc anh chị em tìm được sức mạnh đó nơi Chúa Giêsu Hài Đồng, khiêm hạ, nhỏ hèn nhưng tiềm ẩn cả một hứa hẹn cho ngày mai tươi sáng. Ước gì sức sống của Ngài tràn ngập tâm hồn, cuộc đời và gia đình của anh chị em trong mùa Giáng Sinh 2008 này và trong suốt cả năm mới 2009 đang tới.

Tôi thân ái gửi đến anh chị em phúc lành của Chúa và tôi nguyện vẫn luôn ở bên cạnh anh chị em trong tình hiệp thông và trong lời cầu nguyện.

Thanh hoá ngày 20-12-2008

+ Giuse NGUYỄN CHÍ LINH
GIÁM MỤC GIÁO PHẬN THANH HOÁ

GIÁM QUẢN GIÁO PHẬN PHÁT DIỆM
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
''Đến Mà Xem'' họ là ai? họ đã làm gì? Còn chúng ta???
JBT Dang
01:56 21/12/2008
Cũng như bao giáo dân ở Sài Gòn, tôi đã hoà mình hiệp thông cầu nguyện và tự hào với khí phách hào hùng của các tu sĩ và giáo dân Hà Nội (Toà Khâm Sứ & Giáo Xứ Thái Hà) bao nhiêu thì giờ đây, suốt mấy ngày qua theo dõi tin tức về đất đai Giáo hội Miền Nam lòng tôi cảm thấy thật buồn và có gì đó ray rứt không yên trước tiếng kêu.. . đất đai dòng Thánh Phao Lô ở Vĩnh Long, đất đai Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn ở Sài Gòn... ngay cạnh nhà tôi đây... thế nhưng sao tôi không nghe thấy? Tôi làm được gì??

Sáng nay vào mạng lại đọc được bài viết của chú JB Nguyễn Hữu Vinh.. . như tiếng kêu từ trong hoang địa, tận giáo phận miền Bắc xa xôi hướng lòng về miền Nam như thúc giục.. . tôi quyết định bỏ hết những công việc bề bộn của những ngày cuối năm để... "Đến mà xem".

Chạy xe một vòng ngang qua "Vũ trường VIP" 32 NTD, nhìn thấy khá đông các nữ tu đang ngồi bên ngoài.. . tôi tìm nơi gửi xe tiến lại gần để xin các Soeur cho tôi được vào "XEM" cho biết.. . nhìn bộ dạng tôi có vẻ giống cán bộ chìm nổi hay "giáo dân cốt cán" nên các Soeur hỏi dò xem tôi từ đâu đến?.. . cũng may có vài Soeur và một người quen nhận ra nên tôi cảm thấy an tâm hơn để tiến vào bên trong "XEM"...

Vừa vào trong, trước mắt tôi là cảnh ngổn ngang bừa bộn nhưng cũng còn đó những dấu vết của chốn ăn chơi trụy lạc của một nơi đã từng là sàn nhảy.. . bước đi trong đống ngổn ngang mà tôi cứ lo sợ đạp phải ống kim tiêm nào đó.. . nhưng các soeur thì dù có lo sợ vẫn phải dọn dẹp mấy hôm nay đó thôi.!!..

Ngồi nói chuyện với các Soeur thì càng thấy xót xa, mấy chị em phải bỏ công bỏ việc để đến mà canh nhà, ăn uống cũng ngay cạnh đống rác rưỡi do VIP để lại, tối đến các Soeur cũng chia nhau ngủ lại... Thật đáng lo ngại cho phận nữ tỳ hèn mọn chỉ có Chúa mới đoái thương nhìn tới chứ mấy ai thương... chưa nói đến những loại côn đồ hay "nhân dân tự phát" về đêm luôn rình rập...cũng may mà có được vài đấng nam nhi tình nguyện được các Cha gửi đến để canh thức ban đêm cho các Soeur.

Nhìn xung quanh tôi đếm được chừng 30 Nữ tu (kể cả các chị tập sinh đem cả sách vở theo để học) vài thanh niên trong nhóm tông đồ tình nguyện, một em cùng nhóm Huynh trưởng.

Tôi hỏi đùa: "các Soeur có sợ phải Tử Đạo không?" các Soeur mĩm cười: "Được như thế là phúc lắm đó". Thế nhưng các Soeur ơi! các Soeur đã dám hy sinh, dám nói lên tiếng nói công lý với tôi đó chính là Phúc Tử Đạo ngày nay.

Nhìn thấy các Souer cô đơn mà lòng tôi như thắt lại... Đâu rồi khí phách hào hùng của người Công Giáo Miền Nam? Sài Gòn? đâu rồi những tháng ngày hiệp thông...??... Phải chăng chúng ta chỉ nói bằng lời...???

Tôi vẫn tin các Soeur không cô đơn vì đâu đó ít ra vẫn còn những con người luôn khát khao tìm kiếm công lý và nhất là bên các Soeur chắc chắn luôn có Chúa Giêsu và Mẹ Maria ở cùng... Nguyện xin Chúa Giêsu và Mẹ Maria luôn gìn giữ và tiếp thêm sức mạnh cho các Soeur tiếp tục vững bước trên con đường sống làm chứng cho Chúa và bảo vệ công lý và sự thật.
 
Văn thư Dòng Chúa Cứu Thế phúc đáp Ông Nguyễn Thế Thảo
LM Đinh Hữu Thoại, CSsR
03:08 21/12/2008
 
Hãy đến với các Nữ tử Bác Ái
Trương Phú Thứ
05:07 21/12/2008
Hình ảnh của các nữ tu là những người phụ nữ nhỏ nhắn, ăn nói nhẹ nhàng, bụng đầy một bồ chữ và nhất là một trái tim nhân hậu bao la, rất hiền hòa. Bởi vậy trong dân gian mới có một câu nói đời thường “hiền như ma sơ”. Tấm hình chụp một Nữ Tử Bác Ái qùy trên nền gạch rửa chân cho người bị bệnh phong và tấm hình Đức Cha Nguyễn Chí Linh cầm khúc bánh mì ăn một cách ngon lành giữa những người phong cùi mà tôi được xem trên VietCatholic luôn luôn là những thông điệp đầy ý nghĩa của Chúa đã gửi đến cho tôi là một con chiên khô khan nguội lạnh. Hôm nay nhìn tấm hình các Nữ Tử Bác Ái sửa sọan chỗ nghỉ trên nền nhà, giữa đống gạch vỡ ngay trên tài sản của các ngài đã được hội Hồng Thập Tự Pháp hiến tặng với đầy đủ giấy tờ hợp pháp, ai mà không mủi lòng.

Nhà nước cộng sản Việt Nam coi “bọn công giáo có đạo” như là một “thế lực thù địch” nên đã có hẳn một kế sách trù dập và bằng mọi cách dùng những qủy kế đế áp bức một thành phần dân chúng công khai không chấp nhận chủ nghĩa cộng sản. Do vậy còn cộng sản thì giáo hội công giáo sẽ còn nhiều thống khổ lầm than. Một bên là công bằng và bác ái, bên kia là sắt máu bạo tàn. Hai con đường thẳng song song sẽ chẳng bao giờ gặp nhau. Nhà nước CSVN luôn đề cao một nếp sống văn minh nhưng lại hành xử như bọn trộm cướp. Một trường hợp rõ ràng là khu đất của dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà đã bị cướp gần hết, còn lại một mảnh đất nhỏ ở số 176 Nguyễn Lương Bằng chia nhau nuốt không được thì lại tráo trở làm công viên. Bề ngòai nhìn có vẻ hợp tình hợp lý lắm nhưng tiềm ẩn những gian giảo độc ác mà ai cũng thấy. Người đời chửi bọn vô lại “ăn khoai cả vỏ” bằng đủ thứ ngôn ngữ tục tĩu nhất cũng có lý do.

Các vị Nữ Tử Bác Ái tuy không đủ tài lực để thay đổi bộ mặt của một xã hội nghèo khó, bệnh tật và dốt nát nhưng các ngài cũng đã chia sẻ một phần nào gánh nặng của nhà nước. Bàn tay của các ngài luôn ở với những người bất hạnh bị bệnh phong cùi, nhiễm HIV. Lòng yêu thương của các ngài luôn ở với những người khó nghèo, các cô nhi không nơi nương tựa. Ở các quốc gia văn minh, chính quyền có những chương trình tích cực hỗ trợ các tổ chức từ thiện. Chính quyền cung cấp phương tiện và tiền bạc để thúc đẩy các tổ chức từ thiện cùng chung sức chia sẻ những gánh nặng xã hội. Trái lại ở Việt Nam dưới sự cai trị của bạo quyền cộng sản thì các tổ chức và họat động bác ái của các tôn giáo bị hạn chế tối đa vì những nghi kỵ ngu dốt của bọn cầm quyền. Cơ sở 32 Bis Nguyễn Thị Diệu có là gì so với tài sản của Nông Đức Mạnh, của Nguyễn Tấn Dũng, của Nguyễn Minh Triết và những cán bộ cao cấp khác. Thế nhưng vì đường lối chủ trương kìm kẹp và trù dập giáo hội công giáo nên những người cầm quyền luôn tìm mọi cách gây khó khăn cho giáo hội. Không cướp đọat chia nhau được thì làm công viên cây xanh! Không làm nhà chứa cho bọn đĩ điếm nghiện hút được thì làm nhà trẻ! Nhà nước luôn kêu gọi một nếp sống có văn hóa, cho dân và vì dân nhưng lại có những hành động của bọn trộm cướp.

Các Nữ Tử Bác ái sẽ còn phải rất vất vả để đòi lại cơ sở của mình. Những bàn tay yếu ớt thay vì xoa dịu cơn đau của bệnh nhân, nuôi dưỡng trẻ thơ người già cả nghèo khó thì lại phải chống chọi với bạo lực và trăm phương ngàn kế gian manh qủy quyệt. Chúng ta bằng tất cả những khả năng và phương tiện hãy sát cánh với các Nữ Tử Bác Ái để hỗ trợ các ngài có đủ nghị lực và khôn ngoan đối đầu với bọn cướp ngày. Các Nữ Tử Bác Ái chắc chỉ còn nước mắt giọt ngắn giọt dài, cô đơn trong ngậm ngùi. Giáo giáo dân ở Sài Gòn hãy thường xuyên thăm viếng và an ủi các ngài trong tinh thần hiệp thông của con cái Chúa. Những người đã mang ơn hoặc được các Nữ Tử Bác Ái cưu mang hãy đứng lên chung một lòng, cùng một tiếng nói với các ngài. Công bằng và bác ái phải được thực thi dưới bất cứ chế độ và chủ nghĩa nào trên quê hương mến yêu.
 
Nghẹn ngào vì công lý
Trần Giang
05:13 21/12/2008
Tôi đọc bài của bạn Công Dân về “Hiệp thông với các Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn: Hãy cùng lên tiếng đòi công lý” VietCatholic News (18 Dec 2008 13:00) mà chợt nghẹn ngào.

Đáng lẽ người cần lên tiếng trước tiên, hiệp thông trước tiên và sâu sa nhất với các chị chính là Soeur Bề Trên của Dòng Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn hay là các vị Mục Tử của Tổng Giáo Phận Saigon, người cũng như Thánh Phê-rô đã trực tiếp nhận lãnh sứ mạng “hãy chăm sóc chiên con và chiên mẹ của Thầy” từ chính Chúa Giê-su đã tử nạn và đã phục sinh (x. Ga 15-19).

Không phải bỗng dưng Chúa Giê-su vô cớ trao trọng trách đó cho Phê-rô. Người chỉ hỏi ông một câu nhưng đến ba lần: “Này anh Si-môn, con ông Gio-an, anh có mến Thầy hơn các anh em này không?” Lạ một điều, Người không gọi ông bằng tên Phê-rô do chính Người đặt cho ông. Người gọi ông bằng tên cúng cơm của ông do cha mẹ ông đặt cho ông. Hơn nữa Người còn nêu cả danh tính Gio-an của người cha trần gian của Phê-rô trong câu hỏi của Người.

Trước nhất ông phải yêu Người và phải yêu hơn những anh em khác thì mới đáng lãnh nhận nhiệm vụ chăm cóc các chiên con và chiên mẹ trong đàn chiên của Người, chính vì đàn chiên đó và cả những con chiên không thuộc về đàn này mà Người đã xuống thế làm người, chịu khổ nạn và phục sinh để chiên của Người được sống và sống dồi dào (x. Ga 10,10)

Câu hỏi của Người mang cường độ nghiêm trọng rất cao vì Phê-rô, vốn chỉ là Si-môn quèn, một anh đánh cá nhà quê thất học, vô danh tiểu tốt, con trai của Gio-an, cũng chỉ là một người vô danh phận, chỉ vì nhận được sứ mạng làm Mục Tử từ Chúa Giê-su Tử Nạn và Phục Sinh, bỗng trở nên một cột trụ chính của Giáo hội Ki-tô sẽ trường tồn đến tận cùng thời gian. Có lẽ Người muốn nhắc lại thân phận của Phê-rô vì sau bao năm đi theo Người trong cương vị Tông đồ trưởng, với danh tiếng Người đồn ra khắp xứ Xy-ri, thiên hạ đem đến cho Người mọi kẻ ốm đau, mắc đủ thứ bệnh hoạn tật nguyền: những kẻ bị quỷ ám, kinh phong, bại liệt; và Người đã chữa họ…từ miền Ga-li-lê, vùng Thập Tỉnh, thành Giê-ru-sa-lem, miền Giu-đê và vùng bên kia sông Gio-đan, dân chúng lũ lượt kéo đến đi theo Người (x. Mt 4,24-25) có lẽ Phê-rô đã quen được mọi người trọng vọng gọi là “Ngài” và tôn vinh quá sức. Miệng người sang có gang có thép, những lời của ông được mọi người kính cẩn lắng nghe, ông bỗng quên mất thân phận mình chỉ là Si-môn quèn, con của một Gio-an thấp hèn. Có khi ông cũng quên mất luôn tên của cha ông là Gio-an, đã vênh vênh váo váo xem thường và vô cảm với người khác, rồi khi Thầy bị bắt ông đã lộ rõ bản chất ươn hèn của mình ra, chối Thầy đến ba lần và bỏ chốn. Có lẽ trong thâm tâm ông cũng chỉ đi tìm một chỗ ngồi bên phải hay bên trái trong vương triều trần gian mà ông mong Đức Giê-su sẽ thiết lập nên cho ông.

Đức Giê-su Phục Sinh xướng tên Si-môn của ông, cả tên Gio-an của cha ông, không phải để xỉ nhục ông nhưng để cho ông ý thức về bản chất mình, yêu cầu khắt khe của sứ mạng Mục Tử là phải yêu Người với một tình yêu lớn hơn hẳn tình yêu của những anh em khác dành cho Người, để rồi sau cùng phải chấp nhận kết thúc bi thảm của một người Mục Tử Chân Chính: Phải chịu tử đạo vì Người bằng cách này hay cách khác. Thầy bảo thật cho anh biết: lúc còn trẻ, anh tự mình thắt lưng lấy, và đi đâu tuỳ ý. Nhưng khi đã về già, anh sẽ phải dang tay ra cho người khác thắt lưng và dẫn anh đến nơi anh chẳng muốn. (Ga 21,18).

Bản chất Giám Mục là một Tông Đồ không khác chi 12 Tông Đồ nguyên thủy của Chúa Giê-su và trong phạm vi Giáo Phận của mình người Giám Mục chính là Tông Đồ Trưởng như Phê-rô và có trọng trách như Phê-rô “chăm sóc chiên con và chiên mẹ của Thầy” . Mọi Giám Mục phải gặp gỡ được Đức Giê-su đã khổ nạn và đã phục sinh, trước khi chịu chức Giám Mục phải tuyên xưng mình “dám” yêu Người hơn hẳn những anh em khác, phải tiên liệu được kết thúc cuộc đời Giám Mục của mình trong tử đạo.

Đã có nhiều Giám Mục đã tử đạo và được phong thánh. Chúng ta có đầy đủ cơ sở tin rằng cố Hồng Y Phan-xi-cô Xa-vi-ê Nguyễn Văn Thuận cũng sẽ được phong thánh.

Khi mới được chọn làm Tổng Giám mục San Salvado năm 1977, Ðức Cha Oscar là con người bảo thủ và trầm lặng. Nhưng ngài đã đổi thái độ khi chứng kiến những gì đang sảy ra trên quê hương đất nước. Các bài giảng của ngài đã vạch trần tội ác của chính quyền đương nhiệm và làm chấn động các thành phần liên hệ. Mặc dù tính mạng bị đe doạ thường xuyên, cũng như tận mắt nhìn thấy các thân hữu bị sát hại, ngài vẫn không khiếp sợ. Ðức Cha khẳng định: “Khi gặp hiểm nguy người chủ chăn không thể nào trốn chạy hay rời bỏ đàn chiên để bảo đảm an toàn cá nhân. Thế nên, tôi cũng sẽ ở với đàn chiên của tôi cho đến cùng.” Hậu quả là ngài bị kẻ thù bắn chết lúc đang dâng Thánh lễ vào một sáng tháng Ba năm 1980. Máu của ngài đã hòa chung vào máu thánh của Chúa Giê-su mà ngài đang dâng trên bàn thờ.

Tôi hoàn toàn không có ý xúc phạm đến Soeur Bề Trên Dòng Bác Ái Vinh Sơn Saigòn, tuy nhiên hai từ ngày hôm qua khi thấy các Soeur nữ tử Bác Ái Thánh Vinh Sơn rút lui khỏi khỏi 32 Bis Nguyễn Thị Diệu, chúng tôi mới tò mò tìm hiểu lý do và hỏi một Soeur là: tại sao lại đùng một cái rút lui khỏi nơi đó? - thì được một Sơ vừa khóc vừa cho biết là: Soeur Bề Trên đã nói các sơ rút nên lui ra khỏi 32 Bis Nguyễn Thị Diệu và về lại Nhà Dòng rồi tiếp tục đối thoại với Nhà Nước...

Nghe biết thế tôi mới thầm nghĩ: Không biết có phải vì sự kiện như đã có người cho biết là Sơ Bề trên này có chân trong Mặt Trận Tổ Quốc – và cả trong Hội Liên Hiệp Phụ Nữ nữa!... nên mới có quyết định như vậy hay không?

Riêng trong vụ này thì lập trường của ĐHY Phạm Minh Mẫn rất là cương quyết. Ngài có nói với một linh mục đến thăm các sơ và bày tỏ quan điểm của ngài là “đòi nhà chứ không chấp nhận đổi nhà”.

Qua vài sự kiện này, chúng ta cũng nên nhận định lại giá trị của nguyên lý Phúc Âm dành cho những người lãnh đạo cộng đoàn dân Chúa. Câu hỏi là dựa vào Phúc Âm thì Đức Giê-su đã Tử Nạn và Phục Sinh sẽ nói gì đây với các vị?

Người sẽ nói như thế này: “Này anh M, con của ông X, (này chị H, thuộc dòng Y), anh có mến Thầy hơn các anh em này không?”

Nếu có thì mới đáng “chăm sóc chiên con và chiên mẹ của Thầy”.

Nếu có thì chung cuộc lại chẳng có gì khác hơn là “anh sẽ phải dang tay ra cho người khác thắt lưng và dẫn anh đến nơi anh chẳng muốn.”

Mọi Giám Mục và các vị Bề Trên chỉ có thể đi hết con đường Mục Tử và Bề Trên của mình khi đã thấy Chúa Giê-su Tử Nạn và Phục Sinh và “dám mục” ra vì tình yêu dành cho Người và đàn chiên của Người.
 
Niềm vui chứ không phải nỗi buồn
Đức Tin
05:17 21/12/2008
NIỀM VUI CHỨ KHÔNG PHẢI NỖI BUỒN

Còn nhớ cách đây gần 1 tháng, cảm giác của tôi khó chịu đến thế nào khi nhìn thấy những bóng áo xanh…Màu áo mà từ bao năm nay đã làm lòng tôi phấn khởi khi nghĩ đến các bạn trẻ trong những dịp hè về, thế nhưng, chúng đã làm tôi bị “sốc” khi xuất hiện tại Linh Địa Đức Bà (Thái Hà) với những lời nói và hành động vô văn hóa đối với giáo dân Thái Hà. May thay, hôm nay, màu áo ấy đã dần dần chiếm lại cảm tình trong tôi. Nhưng không phải là những chiếc áo cụt cỡn đi đôi với “mũ tai bèo che khuất tương lai”, mà là những tà áo dài thướt tha, khoác trên những con người mảnh mai, yếu đuối….Tuy nhiên, xuyên qua dáng vẻ bên ngoài ấy, tôi cảm nhận một sức mạnh phi thường đang tiềm ẩn bên trong trái tim của họ.

Tôi đã nhìn thấy hình ảnh các nữ tu nằm ngủ trên những tấm “cạc – tông”, có lẽ chỉ là những giấc ngủ vật vờ và đầy ác mộng…Tôi cũng đọc thấy những lời nhắc nhủ của các độc giả thiện tâm với “công việc nhà Chúa”. Thế nhưng, trong niềm tin mãnh liệt, tôi không nghỉ Giáng sinh này sẽ là một Giáng sinh buồn, một Giáng sinh cô đơn đối với các nữ tu dường như đang “đơn thương độc mã”. Không phải thế! Bởi trước hết, Đức Giêsu đã mời gọi các nữ tu tham gia mầu nhiệm Nhập Thế của Ngài một cách sống động. Cảnh hang đá Bê – lem năm xưa đang tái hiện thật rõ nét tại số 32bis Nguyễn Thị Diệu – thành phố Sài Gòn. Ai dám bảo rằng, đó không phải là một “hang bò lừa thời hiện đại”? Chẳng phải sao, bởi nó chất đầy bao rác rưởi tanh hôi của một môi trường “ô nhiễm nhân văn”, nó để lại bao dấu ấn của tệ nạn xã hội…Và Giáng sinh năm nay, Đức Giêsu đã chọn nơi ấy để làm chốn kỷ niệm ngày Ngài giáng thế. Như vậy, đó là niềm vui, là niềm tự hào của các Nữ Tu Bác Ái mới phải. Tôi tin rằng, các chị đã nhận thấy điều này trước hết, và chính Đức Giêsu đã làm cho các chị cảm nghiệm niềm hạnh phúc ấy. Hôm nay, cặp mắt của bao tâm hồn đang nhìn về các chị. Bản thân tôi cũng hướng lòng về nơi ấy, nơi mà tôi tin chắc Đức Giêsu sẽ ngự đến trong đêm kỷ niệm sinh nhật lần thứ 2008 của Ngài. Tôi nghĩ rằng, biến cố này sẽ lưu lại một dấu ấn thật hào hùng trong lịch sử của Hội Dòng.

Tôi đã nhìn thấy biết bao công trình vĩ đại được làm nên để chào đón Ngài, nhưng tôi cảm nhận thật sâu xa rằng, Chúa Hài Nhi chỉ thích nơi mà đống xà –bần và rác rưởi đang ngổn ngang ấy, vì trông nó rất giống “hang bò lừa” năm xưa….Còn những nơi đèn hoa rực rỡ sẽ thật “chóa” mắt đối với sự tiếp nhận ánh sáng của một trẻ sơ sinh…Hang lừa năm ấy cũng nào có điện đóm gì, chỉ là ánh sáng tù mù của một ngọn đèn bão mà Thánh Giuse mang theo trên đường tìm quán trọ.

Thế nên, tôi xin gởi đến lời chia vui với các chị, tôi nghĩ rằng, trong những ngày mùa Vọng còn lại, và nhất là trong đêm Giáng sinh, sẽ có rất nhiều người ở Sài thành đến đây để “viếng hang đá”, để nhìn thấy những “chú mục đồng” đang nằm ngủ say sưa trên những tấm “cạc – tông”. Riêng tôi, cho dù đứng giữa khung cảnh của một vùng ánh sáng chói lòa với những tiếng đàn hát nhộn nhịp, lòng tôi vẫn chỉ hướng về một nơi thật tối, thật lặng lẽ…Nhưng từ nơi ấy, tôi sẽ nghe được tiếng sứ thần loan báo tin vui: “Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho người THIỆN TÂM”.

Đức Tin
 
Giáo xứ Hàm Long Hà Nội dâng lễ tạ ơn và cầu nguyện cho công lý và hòa bình
CTV -CSsR
05:31 21/12/2008
GIÁO XỨ HÀM LONG DÂNG LỄ TẠ ƠN CẦU NGUYỆN CHO CÔNG LÝ VÀ HOÀ BÌNH

Một thánh lễ tạ ơn và cầu nguyện cho công lý đã được tổ chức ở Giáo xứ Hàm Long, Hà Nội. Thánh lễ do cha Brunô Phạm Bá Quế chủ tế. Năm trong số tám nạn nhân vừa bị toà kết án " Gây rối TTCC và huỷ hoại tài sản" đã đến tham dự thánh lễ này cũng với khoảng 2000 giáo dân khác

Cha Giacôbê Nguyễn Văn Lý và cha Giuse Phạm Minh Triệu, Chánh và Phó xứ Hàm Long đã tổ chức buổi lễ này trong tinh thần hiệp thông với các nạn nhân vì công lý ở giáo xứ Thái Hà. Các cha và các giáo dân Hàm Long đã dành cho các nạn nhân những tình cảm thật đẹp. Lễ xong các nạn nhân và toàn thể cộng đoàn đã ra ngoài sân thắp nến cầu nguyện cho công lý và hoà bình.

Hai cha Chính-Phó xứ Hàm Long và cha Brunô Phạm Bá Quế là một trong những linh mục quan tâm lo lắng cho Thái Hà và hiện diện liên tục với Thái Hà trong từng biến cố lớn nhỏ trong thời gian qua, từ nhà thờ cho đến toà án. Mỗi khi Thái Hà có biến dù là quá nửa đêm thì lập tức chỉ mươi phút sau cha Chính xứ Hàm Long đã có mặt tại hiện trường.

Giáo dân Hàm Long chiếm đến một nửa số giáo dân của nội thành Hà Nội. Hàm Long là giáo xứ nền nếp có truyền thống nhất thành phố. Giáo dân ở đây luôn tích cực hiệp thông với Thái Hà-Toà Khâm Sứ trên mọi phương diện. Bạn sẽ không ngạc nhiên thấy giáo dân ở Hàm Long đêm đêm vẫn túc trực bên nhà thờ Thái Hà hay bên Toà Giám Mục.
 
Tâm tình gửi các Soeur Nữ tử Bác Ái Saigòn
Nguyên Trang
13:01 21/12/2008
Những ngày gần đây, Saigon nhộn nhịp chuẩn bị Lễ Giáng Sinh thật rộn ràng, nhưng lòng tôi thấy buồn ray rứt sau khi đọc những tin tức liên quan đến các vụ tranh chấp đất đai, nhà cửa của Giáo Hội: nghẹn ngào khi biết rằng đất đai của Dòng Thánh Phaolô Vĩnh Long, nhà cửa của các Soeur dòng Nữ từ Bác ái Vinh Sơn đang bị chiếm đoạt. Tôi đã từng theo dõi và hiệp thông cầu nguyện cho các anh chị em giáo dân ở Hà nội, có lúc, tôi nghĩ rằng không biết tình huống tương tự xảy ra tại Giáo Phận của mình thì mình sẽ làm gì đây, liệu Giáo dân ở Saigon nói riêng và toàn Miền Nam nói chung vốn có tính cách rất âm thầm chịu đựng và phản ứng của người Miền Nam cũng khác so với người Miền Bắc do văn hóa của mỗi vùng miền khác nhau, với tính cách như vậy thì người Công giáo Miền Nam có dám đứng lên khi cần thiết để bão vệ những quyền lởi chính đáng của Giáo hội hay không?

Đang lúc băn khoăn như thế thì cũng chính là thời điểm xảy ra tranh chấp nhà cửa giữa các Soeur dòng Nữ từ Bác ái Vinh Sơn tại 32 bis Nguyễn Thị Diệu – Quận 3. Vào thời điểm cuối năm thì công việc ỡ Công ty rất tất bật, đến chiều thứ bảy vừa qua ngày 20/12/2008 tôi mới có thể ghé qua đó xem tình hình thế nào và có thể chia sẽ gì với các Soeur. Nhưng than ôi !, khi tôi đến đó lúc 15h30 thì không thấy có bóng dáng giáo dân nào cả, cửa nhà đóng kín. Tôi đứng đó một lúc lại nghẹn ngào ra về. Sáng hôm nay, Chúa Nhật ngày 21/12/2008, tôi lại quyết định ghé qua một lần nữa với hy vọng gặp được các Soeur và các anh chị em, các bạn trẻ chung lời hiệp thông, chia sẽ, nhưng tôi lại một lần nữa thất vọng, cũng chẳng có ai, cửa lại đóng kín, lại một mình tôi đứng trơ trọi, tôi cảm thấy cô đơn vô cùng và tự an ủi hay là người ta không cho các Soeur ngồi đó nữa?.

Đâu rồi mấy ngàn người hiệp thông bảo vệ Công lý tại Thánh Lễ cầu nguyện cho Công lý tại Dòng Chúa Cứu Thế Saigon trong thời gian qua, đâu rồi tiếng nói của chúng ta….Có lẽ người Miền Nam phản ứng cách khác? họ thận trọng và kín đáo hơn... Tôi là người Giáo dân Miền Nam chính gốc, bản tính của tôi cũng chẳng muốn ồn ào, cái gì cũng từ từ giải quyết trong ôn hòa và kiên nhẫn. Ngay cả khi cầu nguyện tôi cũng chọn cách cầu nguyện kín đáo, làm việc thiện tôi cũng không muốn ai biết, chỉ có Chúa biết tôi đang làm gì thôi. Vì vậy tôi tự an ủi mình: có lẽ anh chị em Giáo dân ở Saigon chắc cũng đang rất nghẹn ngào và âm thầm cầu nguyện cho các Soeur chăng?

Ngay cả trong số các Thánh nhân làm chứng cho Chúa mỗi người đều có cách làm chứng khác nhau, có người thì sôi nổi như Thánh Phaolô, Thánh Pherô, có người thì làm chứng trong âm thầm như Thánh Giuse, Thánh Têresa Hài Đồng Giêsu….

Bằng những suy nghĩ đơn sơ nhưng chân thành này, xin gửi đến các Soeur như là một lời hiệp thông chia sẽ và luôn nhớ đến các Soeur trong lời cầu nguyện của mình. Chắc chắn trong những ngày sắp tới, con sẽ tiếp tục theo dõi diến biến của sự việc và ghé qua hiệp thông với các Soeur dù biết rằng một mình con chẳng làm được gì đâu… rất tiếc là đã đến 2 lần nhưng ra về trong thất vọng vì không gặp ai cả. Nguyện xin Chúa Hài Đồng Giáng sinh nơi cung lòng của mỗi người chúng ta để chúng ta thêm sức mạnh và sự kiên trì nhưng can đảm trong “sự nghiệp” đi tìm công lý và sự thật đầy thử thách và cam go này.

Saigon 21/12/2008
 
Quan hệ giữa Giáo hội Công giáo và Nhà nước CSVN đựa trên nền tảng nào?
Lê Sáng
13:15 21/12/2008
Để tạo điều kiện cải thiện mối quan hệ giữa nhà thờ với chính quyền và làm tốt chức trách với cộng đồng giáo dân, Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội nhắc lại yêu cầu với Hội đồng Giám mục Việt Nam, Giám tỉnh dòng Chúa cứu thế Việt Nam, cần có thái độ phê phán và giáo dục đối với ông Nguyễn Ngọc Nam Phong và các giáo sĩ nhà thờ Thái Hà; đồng thời sớm điều chuyển linh mục Vũ Khởi Phụng và các giáo sĩ: Nguyễn Văn Khải, Nguyễn Văn Thật, Nguyễn Ngọc Nam Phong khỏi địa phận Thành phố Hà Nội." (Trích nguyên văn bản 3990/UBND-NC, Ngày 12.12.2008 - Kể cả lỗi câu, lỗi chính tả - Do Nguyễn Thế Thảo, chủ tịch UBND T.P Hà Nội ký ban hành.)

Quan hệ (I d.) Là sự gắn liền về mặt nào đó giữa hai hay nhiều sự vật khác nhau, khiến sự vật này có biến đổi, thay đổi thì có thể tác động đến sự vật kia (Từ điển tiếng Việt năm 1997 trang 771). Điều kiện (d. 1) Là cái cần phải có để cho một cái khác có thể có, hoặc có thể sảy ra (Từ điển tiếng Việt 1997 trang 311).

Quan hệ giữa các tôn giáo và nhà nước thế quyền nói chung, là một vấn đề lớn ngay từ khi có xã hội loài người. Từ mối quan hệ này, đã có biết bao nhiêu thăng trầm, bao nhiêu cuộc bách hại, bao nhiêu là máu chảy đầu rơi. Trong từng cuộc xung đột, bách hại, nhà nước thế quyền luôn là kẻ xuống tay giết chóc. Thành tích giết người của họ đã được lịch sử ghi lại và trở thành các chứng lý hiển nhiên không thể chối cãi. Nếu xét ở góc độ tổn thất về nhân mạng, về vật chất, thế quyền luôn là kẻ chiến thắng. Nhưng chung cuộc, chưa bao giờ thế quyền thắng được các tôn giáo. Có nhà nước thế quyền bị nhân dân lật đổ, đem ra xét xử, kết án. Có nhà nước thế quyền tự tan rã rồi chính đám tàn quân đó chém giết ăn thịt lẫn nhau…

Một giai đoạn lịch sử đau thương của nước Việt từ 1945 đến nay, khi mà một số người Việt rước chủ thuyết cộng sản vào Việt Nam, rồi dùng cái học thuyết vô luân đó chém giết thanh lọc đồng bào mình. Bây giờ thì chính người cộng sản cũng phải thừa nhận chủ thuyết cộng sản không thể áp dụng nguyên mẫu được nữa (Ít ra là trong giai đoạn lịch sử hiện nay). Và cũng chính người cộng sản phải thừa nhận rằng: Hoá ra ngoại bang là kẻ được lợi nhiều nhất từ cái chủ thuyết máu me này. Ngay những tên cộng sản gộc còn trăng chối cho thế hệ nối tiếp rằng: Nếu để mất chính quyền, người cộng sản sẽ không có đất mà chôn, vì những gì họ đã làm trong quá khứ.

Hơn nửa thế kỷ qua, cộng sản việt nam đã dùng biết bao nhiêu thủ đoạn đê hèn đối với các tôn giáo. Từ việc "giấu tay" giết giáo sĩ, giáo dân, đến việc "quốc doanh hoá" tu sĩ, khuất phục tâm tình tôn giáo chân chính của các giáo dân, rồi cướp các cơ sở thờ tự, đòi được tham gia vào việc đào tạo, tấn phong, điều chuyển tu sĩ… Người cộng sản tìm mọi cách để xoá bỏ tôn giáo đích thực, lừa chiếm bằng được tâm tình của mọi người dân… Nhưng đã bao giờ người cộng sản thay được vào chỗ của Thượng Đế trong tâm khảm con người?

Cả một hệ thống nhà nước cộng sản hùng mạnh, khét tiếng tàn ác sập đổ không một tiếng súng. Lãnh tụ cộng sản hàng đầu phải "trở cờ" mà mà kết luận rằng: "Chủ nghĩa cộng sản, nhà nước cộng sản không thể cứu vãn được nữa." Trước khi chết, kẻ từng tuyên thệ suốt đời trung thành với "chủ nghĩa Cộng Sản vô thần khoa học" còn xin được làm lễ an táng trong nhà thờ Thiên Chúa Giáo (Bôrit-Ensin). Ngần ấy vẫn chưa đủ để cảnh tỉnh Cộng sản Việt nam?

Căn bản của một tôn giáo bao gồm hai vấn đề: Tín lý (điều phải tin) – Luân lý (điều phải làm). Nếu một cường quyền nào đó mà buộc một tôn giáo nào đó phải bỏ tín điều, hay phải làm trái luân lý của họ, người ta gọi là bách hại tôn giáo. Tu sĩ, giáo dân các tôn giáo lúc đó sẽ buộc phải chống lại bằng mọi giá, kể cả giá máu. Vì nếu không, thì hoá ra chính họ xoá bỏ tôn giáo của họ.

Vấn đề xung đột giữa pháp luật ngụy quyền của Việt gian Cộng sản và luân lý Công Giáo, là một vấn đề đối kháng mang tính sống còn và tế nhị. Thường người Công Giáo âm thầm chịu đựng những hành vi chà đạp lên thể xác, những hậu quả tàn khốc mang tính vật chất… Trong đức bác ái Kitô giáo. Nhưng họ luôn tránh những việc làm trái với luân lý Kitô giáo khi cộng sản lôi kéo, ép buộc… Có thể vì thế mà Cộng sản Việt nam hiểu nhầm rằng đó là sự khiếp nhược? Trong nhiều trường hợp, khi không lôi kéo, ép buộc được người Công Giáo làm những điều vô luân, thì người cộng sản bỏ đi… Với người Công Giáo đó là họ thoát được một cơn cám dỗ và thử thách, và còn có thể tiếp tục để đức nhẫn nhịn Kitô giáo chờ ngày nở hoa kết trái…

Im lặng nghĩa là khuất phục chăng? Không phải thế. Sự im lặng của người Công Giáo là một sự nhẫn nhịn, trong tâm tình chờ đợi sự phục thiện từ thế quyền. Công Giáo hay bất cứ tôn giáo nào đều không có, và không chủ trương vũ lực để chống lại áp bức của thế quyền. Công Giáo có thể nhẫn nhịn trước các hành vi vô luân của cán bộ cộng sản. Nhưng nếu cộng sản ép họ phải hành động như cộng sản, thì đây là giọt nước cuối cùng làm tràn ly nước… Mọi thứ đều có giới hạn. Nếu cộng sản dùng vũ lực mà bức bách hành động như thế, chẳng khác nào bắt người Công Giáo phải bỏ đạo. Không còn cơ hội sống nào cho đức nhẫn nhịn Kitô giáo nữa…

Ông Nguyễn Thế Thảo cùng đám quan chức cộng sản thiếu hiểu biết nên không biết rằng: Không thể ép Công Giáo đi ra ngoài hành lang đạo đức luân lý của họ được. Xưa kia, quan lại phong kiến theo lệnh vua giết người Công Giáo, vì mỏi tay quá mà đã từng dụ dỗ các đạo trưởng Giatô (Kitô giáo) rằng: Thôi đừng nhận là đạo trưởng, cứ nói là thầy lang đi chữa bệnh thì tha cho, rồi đi đâu mà giảng đạo thì đi, còn cứ khăng khăng nhận là đạo trưởng mà tha thì bản quan có tội với Vua, nên buộc phải giết - Vậy mà không một đạo trưởng Giatô nào chịu nhận bừa để thoát chết cả. Chết như thế là tử vì đạo. Ơn phúc đó là vô cùng lớn lao mà Chúa ban cho con cái của Ngài, không phải ai muốn cũng được. Chỉ cần một giáo dân quê mùa, không có học vấn gì cao sang như chị Nguyễn Thị Nhi (một trong 8 giáo dân bị csvn kết án trong vụ án Thái Hà) cũng biết và khảng khái nói rằng: Tôi muốn tử đạo, nhưng xem ra tử đạo thời nay cũng khó quá.

Nếu ông Nguyễn Thế Thảo cùng đám quan chức, cán bộ đảng viên cộng sản biết rõ việc họ làm, thì đây là một dấu hiệu của một cuộc bách hại Công Giáo Việt Nam vô cùng tàn khốc sắp bắt đầu. Sẽ có máu chảy đầu rơi, danh sách các vị tử đạo Việt Nam của Đạo Công Giáo sẽ nối dài… Và dòng máu người công chính chắc chắn sẽ nhấn chìm bạo quyền dù là của cộng sản nguyên mẫu hay của cộng sản cải biến.

Như thế căn bản của mối quan hệ giữa Nhà Thờ và chính quyền Hà Nội, ở phía giáo hội Công Giáo Việt Nam là luân lý Kitô Giáo chứ không phải là sự thuyên chuyển một vài tu sĩ từ chỗ này ra chỗ khác theo ý muốn của quan chức cộng sản. Dù là Hội Đồng Giám Mục, Cha giám tỉnh dòng Chúa Cứu Thế, Đức Tổng Giám Mục Hà Nội, hay tu sĩ Thái Hà họ chỉ là tôi tớ của Chúa, họ chỉ nghe theo Chúa và chỉ nghe theo Chúa của họ mà thôi. Chúa của họ nói với họ qua Tín lý và Luân lý.

Ngay cả những tu sĩ cộng sản tưởng rằng đã "khuất phục được" như mấy linh mục trong uỷ ban đoàn kết Công Giáo do cộng sản dựng lên chẳng hạn. Đến một lúc nào đó, Chúa Thánh Thần hoạt động trong họ, nơi họ quay về là Nhà Nhờ chứ không phải văn phòng uỷ ban đoàn kết Công Giáo… Cho nên việc tham gia vào cái uỷ ban phá đạo kia của mấy giáo sĩ, mấy giáo dân Công Giáo cũng không ngoài sự quan phòng của Chúa với giáo hội Công Giáo Việt Nam. Thực tế đã chứng minh, những giáo sĩ nhần đường khi được ơn hạnh ngộ họ quyết liệt hơn ai hết trong cuộc chiến bảo vệ chân lý vĩnh cửu của Thượng Đế. Người cộng sản hãy chờ xem.

Nhưng nói vấn đề Tín lý, Luân lý Công Giáo với ông Nguyễn Thế Thảo hay với bất cứ người cộng sản nào đều là vô hiệu. Bởi khi một người là kẻ bị mù bẩm sinh, thì ai có thể giải thích cho nó hiểu được về mầu sắc bây giờ? Cũng như nói chuyện phải quấy với người đang say rượu vậy. Dân tộc Việt Nam đã có kết luận: "Nói với thằng say như vay không trả"
 
Những cành Thiên Tuế từ quê hương Thái Hà
Hoàng Cơ Định
13:31 21/12/2008
Hôm đó mới là buổi tối ngày 7/12 ở Hoa Kỳ, nhưng tại Việt Nam đã là trưa mùng 8, ngày Toà Hà Nội xử “Vụ Án Thái Hà”. Tôi cố tìm trên mạng xem có tin tức gì về vụ xử này, một “Vụ Án” nói về bản chất nền tư pháp của Nhà Nước CSVN hơn là tội danh của các bị cáo.

Ai cũng biết, kể cả Nhà Nước CSVN, rằng khu đất đang có sự tranh chấp tại Thái Hà vốn dĩ là tài sản của Giáo xứ tại đây. Ai cũng biết luận điệu khẳng định “quyền sở hữu đất đai thuộc về Nhà Nước, mà Nhà Nước thuộc về Đảng CSVN” chỉ là thứ lý luận của kẻ cướp đã là đầu mối của bao sự áp bức, bất công … Điều vô lý là khi một số giáo dân đã phá đi một bức tường xiêu vẹo mà công ty Chiến Thắng đã xây trước đây trên mảnh đất vốn dĩ là tài sản của Giáo xứ, thì họ lập tức bị Nhà Nước bắt giam. CSVN đã nhốt tù họ với cái “lý của kẻ cướp” là … “Phá hủy tài sản quốc gia” rồi mang họ ra xử tại một Tòa Án gọi là công khai, nhưng dân chúng lại bị ngăn cản không được vào chứng kiến!

Tôi cố tìm kiếm vài hình ảnh của buổi “Xử Án” đó, xem cái Toà Án của Nhà Nước CSVN lố bịch tới mức độ nào. Điều ngạc nhiên là tôi là đã không thấy được gì về vụ xử, ngược lại đã thấy hình ảnh hàng trăm người dân Thái Hà, hàng hàng lớp lớp với cành Thiên Tuế trong tay, họ kéo nhau tới trước Toà Án, không đòi hỏi phải được vào bên trong, mà im lặng và trật tự xếp thành hàng ngũ trước Toà để … xem Nhà Nước làm ăn ra sao! Thành ra, phiên toà mà cá nhân tôi và hàng trăm ngàn người khác đã được chứng kiến qua Internet, không phải là phiên toà Nhà Nước xử Giáo Dân mà là phiên toà người dân Thái Hà xử Nhà Nước CSVN. Những biểu ngữ đồng bào cầm trong tay như: “Chúng tôi muốn đi tù thay cho anh chị em”, “Chúng tôi luôn bên cạnh anh chị em”, “Chúng tôi đồng trách nhiệm”, đã nói lên tính chất áp đặt và áp bức của Toà Án Nhà Nước và hành động đàn áp này không làm ba con Thái Hà sờn lòng. Nhưng biểu ngữ ý nghĩa hơn cả và đồng nhất hơn cả là cành Thiên Tuế trong tay mỗi người. Đối với đồng bào Công giáo, cành Thiên Tuế xanh tượng trưng cho công lý, hòa bình và tinh thần tử vì đạo. Nhưng lần này, sự xuất hiện của hàng trăm, và có thể hàng ngàn cành Thiên Tuế trong tay người dân ngoài đường phố, trước lực lượng công an dầy đặc, đã nói thêm lòng dũng cảm và ý chí đoàn kết của người dân Thái Hà.

Cách đây nửa thế kỷ, trong thời toàn thịnh của Liên Xô, Tổng Thống Kennedy đã đứng trước bức tường Bá Linh, biểu tượng cho sức mạnh đàn áp của Cộng Sản, và ông đã hô lớn: “Tôi là một người dân Bá Linh”. Tiếng hô của nhà lãnh đạo Thế Giới Tự Do này đã vang vọng trong lòng người và bây giờ thì bức tường ngăn đôi Bá Linh không còn nữa mà chỉ có một thành phố Bá Linh thống nhất trong tự do và thịnh vượng. Ngày nay, trước cảnh đồng bào Thái Hà tranh đấu cho công bình và lẽ phải, tôi tin rằng có hàng trăm người ở khắp nơi, trong đó có chính tôi, mong có được vinh dự dơ cao cành Thiên Tuế trước “Phiên Tòa của Ma Qủy và Bóng Tối” đang diễn ra tại Hà Nội, và cùng hô lớn: “Chúng tôi đều là dân Thái Hà”.

Phiên Toà xử 8 Giáo dân đã kết thúc với kết quả như đã dự trù: Nhà nước CSVN đã chỉ thị cho toà án của họ chấm dứt trò hề lố bịch bằng cách xử phạt “Án Treo”, “Cải Tạo không giam dữ” các nạn nhân. Họ đã thay thế một thái độ thậm vô lý bằng một thái độ ít vô lý hơn chút đỉnh… Nếu nước ta có một chế độ tự do dân chủ bình thường, vụ truy tố 8 đồng bào đã không xẩy ra và chẳng có nhu cầu phải huy động rầm rộ lực lượng cảnh sát để canh giữ phiên toà. Ngược lại, Giáo xứ Thái Hà chỉ cần thuê vài nhân công tới phá bỏ bức tường không cần thiết đó, dọn dẹp cho sạch sẽ và công ty Chiến Thắng sẽ trách nhiệm thanh toán mọi phí tổn.

Nhà Nước CSVN không có khái niệm thế nào là công bằng và còn nhiều ngộ nhận, họ không dám miễn tố hay tha bổng các bị cáo vì còn thấy phải giữ thể diện, giữ cái mà họ không còn … Tệ hơn nữa là họ còn “trơ mặt” nói dối: "các bị cáo đã thành khẩn khai báo, nhận tội và xin được pháp luật khoan hồng nên cả 8 bị cáo đều được hưởng tình tiết giảm nhẹ" (Báo Lao Động) để rồi chỉ 4 ngày hôm sau tấn bi hài kịch “Việt cộng xử án” lại có thêm một màn mới, nhờ thái độ lố lăng của Nguyễn Thế Thảo mọi người biết thêm về bản chất phiên tòa ngày 8/12. Vào ngày 12/12, Nguyễn Thế Thảo, một “Lão Đại” của chế độ tại Hà Nội đã chính thức gửi thư cho quý vị chức sắc Công giáo để yêu cầu … đuổi hộ quý vị Linh Mục tại Thái Hà ra khỏi Hà Nội. Trong thư, Thảo tố cáo linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong đã gọi phiên toà xử 8 Giáo dân là: “Phiên Tòa của Ma Quỷ và Bóng Tối”. Không rõ LM Nam Phong đã nói câu này với những ai, nhưng nhờ Thảo mà sự thực về phiên Tòa đã được xác định cho cả nước.

Với kết quả của phiên toà và văn thư mới đây của Nguyễn Thế Thảo, cuộc tranh đấu của đồng bào Thái Hà đã vượt qua được một giai đoạn nhưng vẫn còn tiếp diễn. Vì khi cái gì cũng tập trung vào Đảng CSVN, kể luôn cả các phần tử gian tham nữa, thì người dân không còn cách nào khác là phải tranh đấu để tự vệ trong tinh thần tôn trọng Công Lý và Hoà Bình, tượng trưng bởi cành Thiên Tuế. Xác định tính chất hoà bình của cuộc đấu tranh là điều vô cùng cần thiết vì chế độ cộng sản, thoát thai từ bạo lực và khủng bố, sau khi nắm trọn quyền lực lại luôn luôn vu cáo cho những ai chống lại quyền uy của họ là bạo loạn và … khủng bố! Chính vì vậy mà không nên coi cành Thiên Tuế như một biểu tượng của riêng đồng bào Công Giáo, biểu tượng này nên được coi như chung cho hết cả những ai muốn đem lại công bằng, lẽ phải và thịnh vượng cho Dân Tộc.

Tết năm nay, thay vì với cành đào, tôi sẽ đón năm mới bên một cây Thiên Tuế để mong luôn luôn được gần với hào khí đấu tranh của đồng bào Thái Hà trong muà Xuân mới, cầu mong năm Kỷ Sửu sẽ là một năm tốt đẹp cho toàn Dân Tộc.

hoangcodinh@jps.net
 
Một quyết định thay đổi vận mạng đất nước
Lạc Hồng
13:38 21/12/2008
(Tâm thư gởi Bộ Chính Trị Đảng Cộng Sản Việt Nam)

Hãy thử nhận định những khó khăn trước mắt của Bộ Chính Trị Đảng Cộng Sản Việt Nam.

1- Trung Quốc càng lúc càng xâm lấn Việt Nam một cách ngang ngược. Họ đã tuyên bố Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về huyện Tam Sa của họ năm rồi. Mới đây họ lại tuyên bố sẻ bỏ ra 29 tỷ đô để khai thác dầu khí ở vùng Biển Đông thuộc Việt Nam và đòi chính phủ Việt Nam phải nhường hẳn cho họ Bãi Tục Lảm thuộc tỉnh Quảng Ninh. Càng nhường, Trung Quốc càng lấn tới hơn nửa. Chủ trương giải quyết vấn đề biên giới và lảnh hải bằng thương thuyết rỏ ràng không có hiệu quả mà chỉ khiến Việt Nam càng thiệt thòi. Cứ đà này thì không những mất 2 đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà sẻ mất cả nước bởi vì tham vọng của Trung Quốc không chỉ là 2 quần đảo và dầu khí mà muốn chiếm lỉnh Việt Nam hoàn toàn để tiến xuống xâm lược các quốc gia Đông Nam Á khác như Thái Lan, Singapore, Mả Lai Á… Bởi vậy, nếu tiếp tục nhượng bộ Trung Quốc thì sẻ mất nước. Mà mất nước thì sẻ mất Đảng. Trung Quốc sẻ vắt chanh liệng vỏ như Bắc Việt đã đối xử với Mặt Trận Giãi Phóng Miền Nam. Nhưng, nếu chống trả bằng quân sự thì không dám vì Bộ Chính Trị đã bị Trung Quốc chế ngự từ lâu. Cho dù có gan làm liều thì cũng tự mình không đủ sức mạnh để đối đầu với Trung Quốc bằng quân sự. Ngoài ra, chưa kiếm đưọc đồng minh nào đủ mạnh để yểm trợ. Cho nên, vấn đề Trung Quốc là một vấn đề tiến thoái lưởng nan.

2- Một khó khăn to lớn và không kém phần nghiêm trọng là kinh tế. Kinh tế Mỷ suy sụp khiến xuất cảng Việt Nam giảm đi nhiều. Dầu hỏa từ $150 một thùng nay giảm xuống còn $50. Đã vậy, siêu nhập cảng càng làm cán cân mậu dịch thâm thủng thêm. Trong khi đó, lạm phát vẩn còn gần 30%. Không khéo, nền kinh tế Việt Nam sẻ bị khủng hoảng vào năm 2009. Bộ Chính Trị vẩn chưa tìm ra phương án để cứu nguy nền kinh tế Việt Nam.

3- Dân chúng trong nước đã bắt đầu mất niềm tin nơi chính quyền vì cán bộ tham nhũng, lạm quyền, cướp đất đai của dân lành và tôn giáo. Vật giá đắt đỏ khiến cuộc sống của người dân càng lúc càng khó khăn. Thêm vào đó, khi dân chúng biểu tình chống Trung Quốc xâm lấn Việt Nam lại bị chính phủ ngăn cấm và bắt bớ khiến lòng dân càng oán hận.

4- Quân đội bắt đầu tỏ thái độ bất mản trước thái độ khiếp sợ Trung Quốc của Bộ Chính Trị. Quân đội chắc chắn sẻ không thụ động để Bộ Chính Trị tiếp tục bán hay nhượng đất đai và lãnh hải.

5- Người Việt ở hải ngoại càng chống đối chế độ Cộng Sản Việt Nam hơn vì những hành vi bán nước và làm tay sai cho Trung Quốc của Đảng Cộng Sản Việt Nam.

6- Tham nhũng vẩn còn là một quốc nạn vô phương cứu chửa. Vì chế độ độc tài nên sanh ra đặc quyền. Đặc quyền sanh ra tham nhũng. Nếu bài trừ tham nhũng cho đến nơi đến chốn, thì chẳng khác nào đảng tự sát.

7- Quốc tế đã bắt đầu sáng mắt về nạn tham nhũng trầm trọng vô phương cứu chửa của chế độ độc tài đảng trị. Chuyện Nhật đình chỉ cung cấp vốn ODA cho Việt Nam đã làm chính phủ Việt Nam mất mặt và uy tín trên thế giới.

8- Trước hàng trăm khó khăn trong cũng như ngoài, Đảng Cộng Sản Việt Nam lại phải đối phó tình trạng nội bộ chia rẻ, đấu đá tranh giành quyền lợi. Những vụ PMU-18 và PCI chắc là do phe phái khui ra để chơi nhau chớ người dân và báo chí làm gì có tự do, can đãm và khả năng khám phá được.

Trước nhiều tình thế khó khăn và nan giải, tại sao các lảnh đạo trong Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản Việt Nam vẩn muốn tiếp tục cầm quyền?

- Vì yêu nước. Chắc chắn là không. Nếu họ thật tâm yêu nước, thì họ đã cho dân chủ hóa đất nước từ lâu.

- Vì yêu Đảng? Cũng không vì Đảng Cộng Sản Việt Nam đã mất lý tưỡng từ khi chủ nghĩa Cộng Sản đã bị đào thải ở trên thế giới và mất thần tượng từ khi có nhiều sự thật xấu xa về Hồ Chí Minh được phơi bày. Và hiện nay, tham nhủng tràn lan từ trên xuống dưới và nạn buôn bán tranh giành quyền lực chức vị đã khiến người Cộng Sản không còn tha thiết và lòng tin nơi Đảng của họ nửa. Dầu biết rằng đảng không tốt đẹp gì nhưng người ta cứ bám vào nó để kiếm tiền.

- Vì tham lam muốn kiếm thêm nhiều tiền bạc và đất đai. Có lẻ không mà cũng có lẻ có. Mổi lảnh đạo Cộng Sản Việt Nam chắc chắn có trên hàng trăm triệu đô la. Cho nên, dầu họ có muốn kiếm thêm nửa vì lòng tham vô đáy thì cũng chỉ là lý do phụ.

- Vì háo danh? Cũng có thể, nhưng cái danh không phải là động lực mạnh để họ tiếp tục ngồi trên đống lửa để chịu đấm ăn xôi.

- Vì tham quyền? Có quyền lực thì họ mới có thể kiếm chát thêm nhiều hơn nửa và cũng để bảo vệ tài sản của họ. Tham quyền là nguyên nhân chánh khiến họ tiếp tục bám víu vào quyền lực. Đối với những người tài ba và đức độ, quyền lực không hấp dẩn đuợc họ. Nhưng đối với những người bất tài, thiếu đức, tiểu nhân thì họ rất ham muốn quyền lực vì quyền lực giúp họ thỏa mản được tánh tự cao tự đại, sản phẩm của lòng tự ti mặc cãm. Bởi vậy, họ mới thường vổ ngực nói rằng họ là Đỉnh Cao Trí Tuệ Loài Người. Tóm lại, lòng tham quyền lực là động cơ chính khiến họ cố gắng bám víu quyền lực dù họ đã đang và sẻ không có khả năng đối phó và giải quyết nhiều vấn nạn của quốc gia.

Nếu vì tham quyền mà cố vị, các lảnh đạo của Bộ Chính Trị trong một tương lai gần sẻ rơi vào một trong những trạng huống như sau:

  • 1- Nếu Việt Nam tiếp tục mất thêm đất đai và biển cả vì sự khiếp sợ của Bộ Chính Trị, quân đội sẻ đảo chánh và họ có thể bị quân đảo chánh bắn chết để trừ hậu hoạn.
  • 2- Nếu Bộ Chính Trị tiếp tục ngăn cấm biểu tình chống Trung Quốc và không có hành động cụ thể nào để chống trả lại sự xâm lấn từ Trung Quốc, dân chúng sẻ xuống đường biểu tình đòi giải thể chính quyền tay sai cho Trung Quốc. Khi đó, họ phải trốn chạy trong tủi nhục.
  • 3- Khi thấy Việt Nam yếu đuối không đủ sức tự vệ, Trung Quốc có thể xâm chiếm Việt Nam bằng vỏ lực. Bộ Chính Trị có thể bị tiêu diệt trước tiên. Chặt đầu rắn là chiến thuật hay nhất trong chiến tranh. Tiên thủ vi cường.
  • 4- Trung Quốc có thể xâm lấn và gậm nhấm Việt Nam từ từ cho đến khi Việt Nam hoàn toàn nằm trong lòng bàn tay Trung Quốc. Lúc đó Trung Quốc sẻ vắt chanh bỏ vỏ. Một là Trung Quốc sẻ giết hết đám tay sai của mình để trừ hậu hoạn. Hai là cho cả đám về vườn sau khi đã tướt đoạt hết tài sản của họ.
  • 5- Kẻ thù nguy hiễm nhất của mình có thể là những người bên cạnh mình. Cho nên, Bộ Chính Trị có thể thanh toán nhau để tranh giành quyền lực.
  • 6- Con tàu nhỏ Việt Nam tuy đang gặp sóng to gió lớn, Bộ Chính Trị hy vọng mọi chuyện sẻ bình yên trong vòng vài ba năm nửa để họ có thêm thì giờ vơ vét thêm tiền bạc của cải nhiều hơn nửa trước khi hết nhiệm kỳ mặc kệ hiễm họa xâm lăng từ Trung Quốc và kinh tế có sụp đổ hay không.


Không ai biết chắc được trường hợp nào sẻ xãy ra cho Bộ Chính Trị. Sáu khả năng này như 6 nút của hột xí ngầu. Tuy nhiên, nếu căn cứ trên quá khứ và hiện tại, 3 khả năng đầu rất có thể xãy ra và trường hợp thứ 6 là ít khả năng hơn. Dầu sao thì khả năng tốt cho Bộ Chính Trị là 1/6 và khả năng xấu có thể xãy ra cho Bộ Chính Trị là 5/6. Một người khôn ngoan và không bị lòng tham làm mù quáng sẻ không ngu dại đem hết tiền bạc và tánh mạng mình đặt vào một canh bạc cuối cùng trong khi khả năng thắng là 1/6 và khả năng thua là 5/6. Người khôn ngoan bao giờ cũng biết tự chủ. Khi đã thắng nhiều, họ liền ngưng chơi và bỏ chạy. Chỉ có những người ngu dại và không tự chủ mới tiếp tục chơi bài đễ rồi cuối cùng thua sạch túi. Cho nên, các ông trong Bộ Chính Trị nếu khôn ngoan và tự chủ sẻ quyết định dừng lại. Nếu cứ tiếp tục điều hành đất nước như vầy, họ và cả nước sẻ cùng nhau xuống hố. Khi không thể tiến lên mà cũng không thể thủ thì chỉ còn một nước chót đó là rút lui. Trong tình thế nguy cấp như hiện nay, đã đến lúc Bộ Chính Trị phải làm một quyết định lớn đễ thay đổi vận mạng đất nước dân tộc và cũng như của riêng họ. Đó là dân chủ hóa đất nước. Đây là nguyện vọng khẩn thiết và chính đáng của 80 triệu người Việt Nam ở trong nước và 3 triệu người Việt Nam ở hãi ngoại. Chỉ có con đường dân chủ hóa mới có thể giải quyết được những bài toán mà đảng Cộng Sản Việt Nam không thể giải được. Chẳng hạn, khi Việt Nam được tự do và dân chủ, thì dân tộc được đoàn kết. Khi dân tộc đoàn kết thì mới có thể phát huy nội lực để đủ sức mạnh chống lại ngoại xâm. Chỉ có dân chủ mới có thể chấm dứt đuợc quốc nạn tham nhũng và bất công. Dân chủ sẻ giúp đất nước vượt qua được những khó khăn kinh tế. Người tài đức sẻ được dân bầu lên và những người bất tài thiếu đức sẻ bị nhân dân kéo đầu xuống.

Người Việt Nam có câu: "lập công để chuộc tội". Nếu Trung Quốc khui ra những chứng cớ phạm tội của Bộ Chính Trị vì Bộ Chính Trị dân chủ hóa đất nước, thì cũng không sao. Bộ Chính Trị hãy thực hiện những điều sau đây thì mọi tội lổi sẻ được dân tộc tha thứ:

  • 1- Bỏ ngay Điều 4 Hiến Pháp đã cho phép đảng Cộng Sản Việt Nam độc quyền lãnh đạo đất nước. Bỏ Điều 4 Hiến Pháp không phải là Đảng Cộng Sản Việt Nam tự sát mà là mở con đường sống không những cho Đảng Cộng Sản Việt Nam mà còn cho cả đất nước.
  • 2- Thả hết các tù nhân chính trị.
  • 3- Chấp nhận tự do ngôn luận, tự do báo chí,…
  • 4- Chấp nhận quyền lập đảng.
  • 5- Giử nguyên quân đội, công an và guồng máy chính quyền
  • 6- Tổ chức bầu cử tự do trong một thời gian ngắn 3 hay 6 tháng.
Các ủy viên trong Bộ Chính Trị có thể về hưu ở trong nước hay đi tị nạn chính trị ở ngoại quốc. Họ có thể thêm một điều luật trong Hiến Pháp để bảo vệ họ không bị truy tố về các tội lổi trong quá khứ. Dân tộc Việt Nam sẳn sàng tha thứ mọi tội lổi của họ. Đây mới chính là Hòa Hợp Hòa Giải Dân Tộc thật sự và công bằng. Không thể chấp nhận một giải pháp hòa hợp hòa giải khi các ông vẩn ngồi trên đầu mọi người và mọi người phải quỳ phía dưới. Đây rỏ ràng không phải là hòa hợp hòa giải mà là quy hàng. và chắc chắn không thể nào đem đến đoàn kết dân tộc thật sự. Sự thật là thế, Các ông không thể thành công trong việc hòa giãi và đoàn kết dân tộc bằng những thủ đoạn gian manh như dụ dổ, lừa dối, hâm dọa, đánh phá, v.v… Các ông phải chấp nhận chân lý và lẻ thường tình thì mới có thể nói chuyện với nhau được.

Sau 30 năm dưới chế độ độc tài đảng trị, nước Việt Nam của chúng ta đã trở thành một trong những quốc gia nghèo và chậm tiến nhất trên thế giới. Chưa có lúc nào mà hàng trăm ngàn phụ nử Việt phải đi làm vợ xứ người và hàng trăm ngàn thanh niên Việt phải đi bán sức lao động ở ngoại quốc. Tham nhũng trở thành quốc nạn và vô phương cứu chửa. Bất công xã hội ngày càng gia tăng. Đạo đức suy đồi. Giặc Tàu xâm lấn ngày càng ngang ngược và hiễm họa vong quốc đang hiện ra trước mắt. Nếu đất nước cứ tiếp tục tình trạng này, thì mọi sự sẻ càng trở nên tồi tệ hơn. Bởi vậy, để tránh họa mất nước, Việt Nam cần phải có một thay đổi lớn và ngay lập tức trước khi mọi sự đã quá trể. Thay đổi lớn đó là Dân Chủ Hóa Việt Nam. Nếu làm được vậy, Việt Nam sẻ thoát khỏi họa diệt vong và sẻ trở thành một cường quốc. Nước mạnh, dân giàu, xả hội công bằng bác ái chỉ đạt được khi có tự do và dân chủ mà thôi. Chúng tôi mong rằng các nhà lãnh đạo Việt Nam bình tâm lại và can đãm làm một quyết định thay đổi vận mạng đất nước. Hãy chiến thắng tính tự cao tự đại và lòng tham quyền cố vị đễ trở về với dân tộc và chuyển hướng đất nước từ chổ chết sang chổ sống. Nếu làm được vậy, các vị có thể được xem là anh hùng của dân tộc Việt Nam.

Lời nói của Trần Bình Trọng, một vị anh hùng của dân tộc Việt Nam vẩn còn văng vẳng đâu đây:

Ta Thà làm quỷ nước Nam, còn hơn làm vương đất Bắc.

Cầu xin Hồn Thiêng Sông Núi Việt Nam hãy phò hộ Việt Nam một lần nửa thoát khỏi họa xâm lăng từ Phương Bắc.

Một người đưa tin của Hồn Thiêng Sông Núi Việt Nam.
 
Quan chức Cộng sản lại nhục mạ nhân dân
Lê Sáng
14:09 21/12/2008
Nối tiếp ông Phạm Quang Nghị - Bí thư thành uỷ Hà Nội kẻ đã có lời nói nhục mạ nhân dân Thủ Đô vào đầu tháng 11.2008 khi người dân đang khốn quẫn vì phải tự mình vật lộn với thiên tai ngàn năm có một - Lần này là ông Nguyễn Viết Thịnh, đại biểu quốc hội thành phố Hà Nội, nói công khai trước quốc hội Âu Châu vào ngày 18.12.2008 rằng: "Đối với dân chúng nghèo họ không quan tâm đến tự do ngôn luận mà quan tâm về ăn uống, đói no."

Xin quí vị hãy xem toàn cảnh buổi làm việc giữa phái đoàn Quốc Hội Việt Nam cộng sản với Quốc Hội Châu Âu ở Brussels và Strasbourg về việc thương thảo ký lại hiệp ước Song phương Liên Âu - Việt Nam, trong hai ngày 17-18 tháng 12 năm 2008 Có lời nói của Nguyễn Viết Thịnh tại đây: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Delegate-from-vn-to-european-congress-for-talks-on-bilateral-treaty-with-eu-ylan-12202008154200.html

Thật là láo xược! Ai cho phép Nguyễn Viết Thịnh kết luận rằng dân nghèo không quan tâm đến tự do ngôn luận mà chỉ quan tâm đến ăn uống?

Trước hết phải nói một điều: Trong xã hội của Việt gian Cộng sản, không có chỗ cho tiếng nói của dân nghèo. Người dân không có các tổ chức dân sự mang tính độc lập với cộng sản để có thể nói lên tiếng nói từ trong đáy lòng mình, dù vấn đề bức bách đến đâu. Báo chí, ngôn luận của cộng sản 100% do đảng viên cộng sản đứng đầu. Các phóng viên hoặc là những kẻ xu thời, bồi bút cho cộng sản. Hoặc sẽ bị sa thải, hay bắt bỏ tù nếu bắt đầu nói lên sự thực. Nghĩa là nhà báo dù dũng cảm đến đâu, cũng chưa kịp nói xong một sự thực đã thấy mình trong ngục, và người dân mới chỉ biết được một phần của sự thực. Các tôn giáo, nơi nương thân của những người nghèo hèn thấp cổ bé miệng trong xã hội được cộng sản đặc biệt quan tâm bằng cách cướp cơ sở thờ tự, cơ sở sinh hoạt. Cấm không cho tham gia vào công việc giáo dục đào tạo con người. Thậm chí nó không cho tham gia vào công tác cứu trợ thiên tai, cứu trợ dân nghèo… Hoặc nếu muốn tham gia vào công tác này phải vượt qua hàng chục cửa ải sách nhiễu của bộ máy hành chính, bộ máy công an cộng sản. Tiền bạc từ các tổ chức tôn giáo ngoài nước, muốn mang vào cho các tổ chức của họ trong nước bị cộng sản tìm mọi cách ngăn chặn cấm đoán…

Thứ hai: Cơ chế chính trị của cộng sản, và việc bầu kẻ được gọi là đại biểu nhân dân, cả thế giới biết hoàn toàn là nguỵ tạo. Những kẻ này là đảng viên cộng sản (Có đến 93% đại biểu quốc hội của CSVN là đảng viên) Hoặc là những kẻ xu thời theo cộng sản kiếm miếng ăn, bất cần đến lương tâm đạo đức, lại vừa có năng lực yếu kém, nên tuyệt nhiên trong số hơn 500 người được gọi là đại biểu quốc hội không một kẻ nào đủ tư cách đại diện cho nhân dân, đặc biệt là dân nghèo.

Như thế Nguyễn Viết Thịnh là kẻ ngụy tư cách đại diện nhân dân, ngụy quyền lực nhân dân Việt Nam. Và ở góc độ là đảng viên cộng sản – Phải tuân thủ mọi điều lệ của cái đảng tàn ác vô luân, thì ông ta có tư cách gì để nói rằng đại diện đúng nghĩa cho nhân dân Việt Nam?

Mặt khác, trong giao tiếp, trong phát ngôn, một người có tư cách trung bình thôi, cũng không bao giờ tự cho mình cái quyền nói thay người khác rằng: Người này không quan tâm đến tự do ngôn luận chỉ quan tâm đến ăn uống. Nguyễn Viết Thịnh thật là láo xược, vô văn hoá, không chỉ với người dân nước Việt, mà còn xúc phạm đến cả những nghị sĩ Âu Châu khi bắt họ phải nghe những lời nói thô bỉ đó. Công khai lời nói miệt thị, xúc phạm dân nghèo Việt Nam trên trường quốc tế, Nguyễn Viết Thịnh và đảng CSVN còn phỉ báng vào tổ tiên Người Việt của chúng ta. Ai sinh ra dân Việt? Ai là dân nghèo Việt? Ai làm cho dân Việt Nghèo? Dù họ nghèo đến đâu, họ chẳng phải là anh em của chúng ta? Họ chẳng phải là con cháu của cha ông Người Việt chúng ta hay sao? Họ có tội gì khi họ nghèo?

Dân nghèo nước Việt không quan tâm đến tự do ngôn luận mà chỉ quan tâm đến ăn uống ư? Trong lịch sử nước Việt mấy ngàn năm, chưa thấy có kẻ nào ra ngoại quốc mà phát ngôn sỉ nhục dân tộc, sỉ nhục quốc gia mình như thế.

Hỡi những người dân nước Việt! Ai chấp nhận câu nói của tên việt gian cộng sản Nguyễn Viết Thịnh thì cứ im lặng! Còn ai thấy cần phải hành động để bảo vệ danh dự của dân tộc Việt Nam, của nhân dân Việt Nam, của dân nghèo Việt Nam hãy lên tiếng, hãy cho toàn thế giới biết rằng, việt gian cộng sản không bao giờ đủ tư cách đại diện cho nhân dân nước Việt. Hãy cho những tên việt gian mình đầy tội lỗi, lại "mồm chó vó ngựa" ngang nhiên phỉ báng dân tộc Việt sớm cáo chung ngày nào, là phúc cho dân tộc Việt ngày đó.
 
Tôi gặp Ngài ở đấy
Tâm Dao
15:23 21/12/2008
Tôi gặp Ngài ở đấy
Ba miền: Thái Hà, An Bằng, Vĩnh Long

tôi đi giữa Nô-en mà không nghe mùi cỏ
lấp lánh Vương Cung nên rất khó thấy Ngài
đám người huy hoàng…mà Chúa đến cho ai?
cơn gió lạnh…có cái gì mờ phai không thật

tôi đi cạnh Nô-en, máng cỏ chìm nơi khuất tất
Các Chị ngồi đó! nghe lòng đất gọi mưa
có ba miền gởi quà biếu Ba Vua
có thánh ca, nghẹn ngào vọng từ nhiều mùa oan trái

tôi gặp Ngài ở đấy!
cám ơn Các Chị, những Thiên Thần Cô Đơn Vĩ Đại
nâng Hài Nhi mà mời gọi muôn dân
Mùa Giải Phóng! Mùa Giải Phóng đã gần!

Ngài đã đến!
Dậy mà đi!
Dậy mà đi!

(Vinh danh Vinh Danh Các Chị Vinh Sơn Sài Gòn).
Saigòn 21.12.2008
 

© 2024 - VietCatholic News - Designed by VietCatholic News