Phụng Vụ - Mục Vụ
Trái tim hòa bình
Lm. Minh Anh
03:56 18/12/2021
TRÁI TIM HOÀ BÌNH
“Đang khi định tâm như vậy, thiên thần Chúa hiện đến cùng ông trong giấc mơ”.
Kin Hubbard nói, “Các khủng hoảng mà chúng ta gặp phải có thể gọi là ‘tai ương’, do tình cờ, hay do người khác, thường mang lại những cơ hội lớn hơn! Chúng có thể thúc đẩy sự trưởng thành tâm linh; chứng tỏ sự chính trực; tạo cảm giác phụ thuộc vào Thiên Chúa; và chuẩn bị chúng ta cho một sứ vụ đáng kinh ngạc… với điều kiện, trước tiên, chúng ta phải có một ‘trái tim hoà bình!’”.
Kính thưa Anh Chị em,
Suy nghĩ của Kin Hubbard dường như được áp dụng triệt để nơi con người thánh Giuse. Tin Mừng hôm nay ghi nhận một chi tiết ít được chú ý nhưng rất thú vị là, thiên thần Chúa chỉ hiện ra với Giuse, sau khi ông quyết định làm một điều lành! Thiên Chúa chỉ tiết lộ nhiều hơn kế hoạch của Ngài cho bất cứ ai, miễn là người ấy biết phản ứng trước khủng hoảng bằng một ‘trái tim hoà bình’!
Với sự kiện Maria, bạn mình có thai, một điều gì đó quá bất thường xảy đến cho người phụ nữ được biết là không thể chê trách, Giuse âm thầm suy nghĩ, cầu nguyện và phân định. Về mặt pháp lý, Giuse có thể hả hê ‘tiết lộ’ câu chuyện buồn, đáng tiếc này cách công khai như một phương cách giải quyết; thế nhưng, Giuse đã không hành xử như vậy. Trái lại, Giuse sẵn sàng để toàn bộ sự việc được giải quyết một cách lặng lẽ, vì dường như Giuse đã giao nó cho Thiên Chúa; và đặc biệt, như thể Giuse để cho Maria, bạn mình, được phần ưu tiên hơn trong mối ngờ vực này. Đây là một đức tính tuyệt vời, nghĩ điều tốt nhất cho người khác! Nó phản ánh ‘một trái tim hoà bình’, nhân ái và cảm thông. Quả thế, bao nhiêu tình bạn đã kết thúc, bao nhiêu cuộc chiến đã bùng phát, chỉ vì người ta cho rằng, điều tồi tệ nhất xảy ra là do người khác, không phải do tôi!
Với gương mẫu của thánh Giuse, Thiên Chúa như đang muốn nói với mỗi người chúng ta rằng, ‘Trước một nan đề có liên quan đến người khác, tiên vàn, con hãy cư xử bác ái với họ; và con sẽ bắt đầu hiểu Ta hơn!’. Quả thế, Thiên Chúa đã sai thiên thần đến mặc khải cho Giuse nhiều điều lạ lùng ẩn tàng đàng sau khủng hoảng của ông, “Hỡi Giuse, con vua Đavít, đừng ngại nhận Maria về nhà làm bạn, vì Maria mang thai bởi phép Chúa Thánh Thần; Bà sẽ hạ sinh một con trai mà ông sẽ đặt tên là Giêsu, vì chính Người sẽ cứu dân mình khỏi tội”. Ôi, đó là “Đấng cứu dân mình khỏi tội”, đúng như tiên báo của Giêrêmia trong bài đọc hôm nay, “Này đây, đã tới những ngày Ta gây cho Đavít một mầm giống công chính, mầm giống này sẽ làm vua thống trị”; “Chúng sẽ gọi tên Người là Chúa công bình của chúng ta”; và “Triều đại Người, đua nở hoa công lý và thái bình thịnh trị đến muôn đời” như lời Thánh Vịnh đáp ca tuyên xưng.
Với những gì thiên thần Chúa dạy, Giuse đã thực hiện trọn vẹn; Giuse đã tiếp nhận Maria, bạn mình. Và điều quan trọng chúng ta cần lưu ý là, thời gian sau đó, Giuse đã ôm lấy Chúa Hài Đồng đến cùng, có thể nói, chỉ vì một giấc mơ. Vậy tại sao Giuse lại dựa vào tính xác thực của một giấc mơ? Câu trả lời khá đơn giản. Mặc dù giấc mơ chỉ là một giấc mơ, nhưng nó cũng đi kèm với quà tặng của niềm tin. Giuse biết chắc, ngoài việc lý trí con người cho biết, Thiên Chúa đã nói với mình, Giuse còn đáp lại Ngài bằng một đức tin quảng đại và bằng một ‘một trái tim hoà bình’; và rồi, đón lấy sứ vụ Thiên Chúa trao, làm cha nuôi của Chúa Giêsu và đó còn là gia đình thánh gia!
Anh Chị em,
Chúng ta thường chiêm ngắm sự vâng phục tuyệt đối của Đức Kitô với thánh ý Chúa Cha, hoặc lời “xin vâng” trọn hảo của Đức Maria, Mẹ Ngài; thế nhưng, thánh Giuse, cha nuôi của Chúa Giêsu cũng không ngừng cất lên “Fiat” với Thiên Chúa. Hơn ai hết, có lẽ thánh Giuse đã trải nghiệm điều mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói, “Thiên Chúa của chúng ta là Thiên Chúa của những bất ngờ!”. Đúng thế, từ khi lãnh hội được ý muốn Thiên Chúa, Giuse không còn cho mình tự quyết định một điều gì; trái lại, luôn luôn vặn mình chiều theo chương trình và kế hoạch của Ngài. Những ngày cuối của Mùa Vọng, Giáo Hội mời gọi chúng ta noi gương thánh Giuse; chúng ta chỉ có thể vượt qua các khủng hoảng, tai ương trong cuộc sống, cũng như chỉ chu toàn sứ vụ của mình khi chúng ta có một đức tin vững mạnh và một ‘trái tim hoà bình’ như thánh Cả.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy thánh Giuse, xin dạy con biết bắt chước ngài, đón nhận mọi khủng hoảng từ cuộc sống, từ anh chị em con, với ‘một trái tim hoà bình’; phần còn lại, giúp con trao phó cho Chúa!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
05:15 18/12/2021
16. Tất cả tình cảm lệch lạc đều là cửa đi vào địa ngục.
(Thánh Augustine)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
------------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
05:18 18/12/2021
41. CHỈ DỤ CỦA PHẬT SỐNG
Có một hòa thượng rất thích uống rượu ăn thịt, hòa thượng trụ trì nhiều lần quở trách ông ta.
Hòa thượng ấy oán hận trong lòng bèn tập họp các hòa thượng khác lại, trên mặt mũi vẽ lăng nhăng một lớp, tay cầm gậy gỗ, uy hiếp hòa thượng trụ trì, nói:
- “Chúng ta là Tế Công hóa thân, bây giờ nhắn nhủ nhà ngươi: phật môn của chúng ta ngoài việc từ bỏ ba việc tham, sân, si ra, còn trăm thứ khác không cấm kỵ, thì uống rượu ăn thịt có quan hệ gì chứ?”
Nói xong, giơ cao gậy muốn đánh, hòa thượng trụ trì rất sợ hãi cúi đầu nhận tội, từ đó về sau không còn dám cấm các đồ đệ uống rượu nữa.
Quan huyện biết được, bèn bắt hòa thượng trụ trì đến trách phạt, hòa thượng trụ trì nói:
- “Tôi tình nguyện chịu lão gia phạt, chứ không dám làm sai lời chỉ dụ của phật sống !”
(Khán Sơn Các Nhàn bút)
Suy tư 41:
Tham, sân, si không phải chỉ các hòa thượng mới cấm kỵ, nhưng muốn trở thành con người tốt thì ai cũng cố gắng từ bỏ tham, sân, si trong cuộc sống của mình.
Người Ki-tô hữu cũng phải từ bỏ tham, sân, si như những người khác, nhưng tham, sân, si không phải tự trên trời rơi xuống, cũng không phải bởi người khác...lây lan qua, nhưng nó đã có sẵn trong tim trong máu của chúng ta, và luôn đồng hành với cuộc sống của con người. Do đó, diệt tham, sân, si không phải là chuyện một sáng một chiều, và cũng không phải tự mình diệt được, vì không ai muốn diệt mình cả, nhưng phải nhờ ân sủng của Thiên Chúa mới có thể diệt trừ được tham, sân, si.
Từ bỏ tham, sân, si là chỉ dụ của phật...chết, nhưng uống rượu ăn thịt là chỉ dụ của phật sống, đó là cái si của hòa thượng trụ trì, cho nên thà bị quan lớn phạt vì tội để cho cấp dưới lộng hành phá gới, hơn là làm sai lời (ba láp) của phật sống.
Thiên Chúa của chúng ta là Thiên Chúa của kẻ sống, nên lời dạy của Người cũng là lời ban sự sống đời đời.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Có một hòa thượng rất thích uống rượu ăn thịt, hòa thượng trụ trì nhiều lần quở trách ông ta.
Hòa thượng ấy oán hận trong lòng bèn tập họp các hòa thượng khác lại, trên mặt mũi vẽ lăng nhăng một lớp, tay cầm gậy gỗ, uy hiếp hòa thượng trụ trì, nói:
- “Chúng ta là Tế Công hóa thân, bây giờ nhắn nhủ nhà ngươi: phật môn của chúng ta ngoài việc từ bỏ ba việc tham, sân, si ra, còn trăm thứ khác không cấm kỵ, thì uống rượu ăn thịt có quan hệ gì chứ?”
Nói xong, giơ cao gậy muốn đánh, hòa thượng trụ trì rất sợ hãi cúi đầu nhận tội, từ đó về sau không còn dám cấm các đồ đệ uống rượu nữa.
Quan huyện biết được, bèn bắt hòa thượng trụ trì đến trách phạt, hòa thượng trụ trì nói:
- “Tôi tình nguyện chịu lão gia phạt, chứ không dám làm sai lời chỉ dụ của phật sống !”
(Khán Sơn Các Nhàn bút)
Suy tư 41:
Tham, sân, si không phải chỉ các hòa thượng mới cấm kỵ, nhưng muốn trở thành con người tốt thì ai cũng cố gắng từ bỏ tham, sân, si trong cuộc sống của mình.
Người Ki-tô hữu cũng phải từ bỏ tham, sân, si như những người khác, nhưng tham, sân, si không phải tự trên trời rơi xuống, cũng không phải bởi người khác...lây lan qua, nhưng nó đã có sẵn trong tim trong máu của chúng ta, và luôn đồng hành với cuộc sống của con người. Do đó, diệt tham, sân, si không phải là chuyện một sáng một chiều, và cũng không phải tự mình diệt được, vì không ai muốn diệt mình cả, nhưng phải nhờ ân sủng của Thiên Chúa mới có thể diệt trừ được tham, sân, si.
Từ bỏ tham, sân, si là chỉ dụ của phật...chết, nhưng uống rượu ăn thịt là chỉ dụ của phật sống, đó là cái si của hòa thượng trụ trì, cho nên thà bị quan lớn phạt vì tội để cho cấp dưới lộng hành phá gới, hơn là làm sai lời (ba láp) của phật sống.
Thiên Chúa của chúng ta là Thiên Chúa của kẻ sống, nên lời dạy của Người cũng là lời ban sự sống đời đời.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Tuần SỐNG Một Câu Lời Chúa (CN 4 MV)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
05:20 18/12/2021
CHÚA NHẬT 4 MÙA VỌNG
Tin mừng: Lc 1, 39-45
“Bởi đâu mà tôi được thân mẫu Chúa tôi đến với tôi như thế này?”
Bạn thân mến,
Hôm nay chúa nhật thứ tư mùa vọng, chủ đề của Tin Mừng hôm nay là viếng thăm, chính là đức ái. Cuộc sống của người giữa người với nhau đều có những quan hệ để sống tồn, để yêu thương, để giúp đỡ, để chia vui và để chia buồn, bởi vì không ai là một hòn đảo.
Đức Mẹ Ma-ri-a đã đi thăm viếng bà Ê-li-sa-bét để trước hết là phục vụ, và sau nữa là loan báo tin vui Đấng Cứu Thế đã giáng trần, ơn cứu độ đã đến với nhân loại, một cuộc thăm viếng đơn sơ không kèn không trống đón chào nhưng niềm vui ngợp trời đất, không diễn văn khoa trương nhưng lột tả được tất cả những kì công của Thiên Chúa đã làm cho con người, đó là tình thương cứu độ.
Tình thương cứu độ này được đón nhận trước hết là thai nhi trong bụng của bà Ê-li-sa-bét –thánh Gioan Tiền Hô- ngài đã nhảy mừng lên khi còn trong bụng mẹ và đã được khỏi tội nguyên tổ, một cuộc viếng thăm tràn ngập niềm vui của Mẹ Ma-ri-a tại nhà người chị họ của mình.
Trong cuộc sống của bạn và tôi, cũng như bất cứ người nào cũng đều có những cuộc thăm viếng nhau trong cuộc sống, những cuộc thăm viếng này rất đa dạng:
- Có người khi đi thăm viếng thì đem theo cả niềm vui cho người được thăm viếng.
- Có người khi đi thăm viếng thì đem theo cả giận hờn, làm cho người được thăm viếng buồn phiền và lo âu.
- Có người khi đi thăm viếng thì đem theo cả hận thù, làm cho người được thăm viếng sợ hãi...
Tiếp xúc và thăm viếng nhau là cơ hội để đem lại cho nhau niềm vui và sự cảm thông, đó cũng là điều mà Thiên Chúa muốn nơi mỗi người trong chúng ta.
Bạn thân mến,
Chúng ta là những người Ki-tô hữu, chúng ta hiểu rõ mầu nhiệm giáng sinh hơn những người khác, chúng ta càng hiểu rõ hơn về ý nghĩa thăm viếng của Mẹ Ma-ri-a với bà Ê-li-sa-bét, nghĩa là chúng ta sẽ đem tình yêu của Chúa đến cho tha nhân khi chúng ta đến viếng thăm hoặc là tiếp xúc với họ, chúng ta đóng vai trò của Mẹ Maria đem Chúa đến cho mọi người bằng cung cách phục vụ trong khiêm tốn của chúng ta.
Mẹ Ma-ri-a đón mừng mầu nhiệm Nhập Thể của Con Thiên Chúa bằng cách phục vụ người chị họ như một “tôi tớ hèn mọn”, Mẹ cũng muốn chúng ta khi chuẩn bị đón mừng lễ giáng sinh con của Mẹ, thì đồng thời cũng giang tay tiếp đón những Giê-su nghèo khó bên vệ đường, những Ê-li-sa-bét lam lũ quần quật giữa cảnh đời không có tương lai...
Đó chính là lời mời gọi đức ái của Đức Mẹ Ma-ri-a trong Tin Mừng hôm nay vậy.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.\
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin mừng: Lc 1, 39-45
“Bởi đâu mà tôi được thân mẫu Chúa tôi đến với tôi như thế này?”
Bạn thân mến,
Hôm nay chúa nhật thứ tư mùa vọng, chủ đề của Tin Mừng hôm nay là viếng thăm, chính là đức ái. Cuộc sống của người giữa người với nhau đều có những quan hệ để sống tồn, để yêu thương, để giúp đỡ, để chia vui và để chia buồn, bởi vì không ai là một hòn đảo.
Đức Mẹ Ma-ri-a đã đi thăm viếng bà Ê-li-sa-bét để trước hết là phục vụ, và sau nữa là loan báo tin vui Đấng Cứu Thế đã giáng trần, ơn cứu độ đã đến với nhân loại, một cuộc thăm viếng đơn sơ không kèn không trống đón chào nhưng niềm vui ngợp trời đất, không diễn văn khoa trương nhưng lột tả được tất cả những kì công của Thiên Chúa đã làm cho con người, đó là tình thương cứu độ.
Tình thương cứu độ này được đón nhận trước hết là thai nhi trong bụng của bà Ê-li-sa-bét –thánh Gioan Tiền Hô- ngài đã nhảy mừng lên khi còn trong bụng mẹ và đã được khỏi tội nguyên tổ, một cuộc viếng thăm tràn ngập niềm vui của Mẹ Ma-ri-a tại nhà người chị họ của mình.
Trong cuộc sống của bạn và tôi, cũng như bất cứ người nào cũng đều có những cuộc thăm viếng nhau trong cuộc sống, những cuộc thăm viếng này rất đa dạng:
- Có người khi đi thăm viếng thì đem theo cả niềm vui cho người được thăm viếng.
- Có người khi đi thăm viếng thì đem theo cả giận hờn, làm cho người được thăm viếng buồn phiền và lo âu.
- Có người khi đi thăm viếng thì đem theo cả hận thù, làm cho người được thăm viếng sợ hãi...
Tiếp xúc và thăm viếng nhau là cơ hội để đem lại cho nhau niềm vui và sự cảm thông, đó cũng là điều mà Thiên Chúa muốn nơi mỗi người trong chúng ta.
Bạn thân mến,
Chúng ta là những người Ki-tô hữu, chúng ta hiểu rõ mầu nhiệm giáng sinh hơn những người khác, chúng ta càng hiểu rõ hơn về ý nghĩa thăm viếng của Mẹ Ma-ri-a với bà Ê-li-sa-bét, nghĩa là chúng ta sẽ đem tình yêu của Chúa đến cho tha nhân khi chúng ta đến viếng thăm hoặc là tiếp xúc với họ, chúng ta đóng vai trò của Mẹ Maria đem Chúa đến cho mọi người bằng cung cách phục vụ trong khiêm tốn của chúng ta.
Mẹ Ma-ri-a đón mừng mầu nhiệm Nhập Thể của Con Thiên Chúa bằng cách phục vụ người chị họ như một “tôi tớ hèn mọn”, Mẹ cũng muốn chúng ta khi chuẩn bị đón mừng lễ giáng sinh con của Mẹ, thì đồng thời cũng giang tay tiếp đón những Giê-su nghèo khó bên vệ đường, những Ê-li-sa-bét lam lũ quần quật giữa cảnh đời không có tương lai...
Đó chính là lời mời gọi đức ái của Đức Mẹ Ma-ri-a trong Tin Mừng hôm nay vậy.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.\
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Vì đâu Maria vội vã lên đường ?
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, OFM
11:36 18/12/2021
Vì đâu Maria vội vã lên đường?
Khi có khách quí tới thăm, hoặc khi bạn bè lâu ngày gặp lại, chúng ta ra đón và thường nói : “Sao rồng đến nhà tôm thế này !”
Câu nói dân gian trên đây thường được các ông cha bà sơ diễn lại bằng một câu nói có mùi Kinh Thánh hơn : “Bởi đâu hôm nay tôi được Mẹ Chúa đến viếng thăm thế này !”
Câu trên được rút ra từ bài Tin Mừng mà chúng ta vừa nghe : Lời bà Isave khi gặp Maria đến thăm. Theo sắp xếp của phụng vụ, Tuần IV Mùa Vọng là tuần của Maria (và Giuse) : thật dễ hiểu và hợp lý : nhắc tới Mẹ trước khi mừng đón người Con hai ba ngày nữa…
Hôm nay bài Tin Mừng nhắc đến Maria bằng một cuộc thăm viếng người chị họ, bà Isave, mà khởi đầu bằng 4 chữ “vội vã lên đường”: khi ấy Maria vội vã lên đường. Cha Nguyễn Thế Thuấn thì dịch : “đon đả lên đường,” nghe hay hơn, vì đon đả là vội vã pha hân hoan. Chúng ta cùng suy niệm về mấy chữ này bằng hai câu hỏi :
1. Tại sao Maria lại vội vã lên đường?
a) Vì Maria vừa mới nói : “Này tôi là tôi tớ Chúa”
Tại sao câu nói này lại liên hệ đến việc vội vã lên đường?
Cha Galot, dòng Tên đã so sánh rất hay : Khi tuyên bố mình là tôi tớ Thiên Chúa, thì Đức Maria cũng tỏ ra mình là tôi tớ loài người. Là tôi tớ Chúa, thì cũng phải làm tôi đồng loại. Hai mặt của một lòng mến. Như kiểu nói của thánh Gioan Tông Đồ : Nếu ai nói yêu Chúa mà không yêu người thì là kẻ nói dối. Nếu ai nói phục vụ Chúa (làm tôi Chúa) mà không làm tớ cho người, thì cũng không phải chân chính. Đức Maria vừa tuyên bố với sứ thần Gabriel “này tôi là tôi tớ Chúa,” thì để trung thực Maria cũng phải “này tôi là đầy tớ con người.”
Trong số những người Maria cần làm tôi, cần phục vụ, cần làm đầy tớ hơn cả, chẳng ai khác hơn là người chị họ. Thiên thần Gabriel đã cho Maria thoáng thấy bà chị Isave này đang cần giúp đỡ, đang cần người phục vụ, làm tôi, vì bà Isave đã mang thai được 6 tháng. Thiên thần không thôi thúc Maria, nhưng Maria hiểu được ý Thiên Chúa, nên người tôi tớ Chúa vội vã lên đường làm tôi tớ con người.
Nếu chúng ta nhận mình là tôi tớ Thiên Chúa, thì chúng ta cũng phải noi gương Mẹ Maria –vội vã phục vụ cho con người.
b) Vì hành trình xa xôi :
Lý do thứ hai, tại sao Maria lại vội vã lên đường, là vì đường xá xa xôi. Địa chỉ làm tôi, làm ôsin rất xa, nên phải vội vã. Khi đi đâu xa, chúng ta thường dậy sớm, đi nhanh, trong tư thế vội vã. Quãng đường từ Nazarét nơi Maria ở cho đến Ain Karim nơi bà chị sống, cách xa gần 150 cây số, mà phương tiện là đi bộ, sang hơn là cỡi lưà. Chắc Maria đi bằng lừa, nhưng đường sá khá xa. Chính Luca cũng ghi trong sách Tin Mừng : vội vã đi về miền núi. Lúc này Giuse chưa ở bên cạnh Maria, vì còn ở riêng, nên chắc Maria phải đi một mình. Lẽ ra Maria đã có khá nhiều lý do hoặc mấu cớ để vin vào mà không đi chuyến hành trình dài này.
-Như Maria nại đến việc từ nay cần phải chăm sóc sức khoẻ của mình và nhất là của đứa con mà cuộc hành trình dài thì mệt nhọc, hại sức khoẻ.
-Như : nại đến việc trên đường đi biết đâu gặp rủi ro tai nạn, hay cướp bóc, mẹ nằm xuống thì con sẽ ra sao; chương trình của Thiên Chúa tất bị đảo lộn vì chuyến đi dài này và như vậy sẽ phá vỡ kế hoạch của Thiên Chúa.
Nhưng tất cả các lý do đó không cản nổi cô gái Maria giàu lòng bác ái này. Cô đã quyết thì phải đi ngay, và vì đường dài để lâu thấy ngại.
Trên đây là hai lý do chúng ta suy ra để trả lời : Tại sao Maria lại vội vã lên đường? Vì Maria vừa mới nhận mình là “tôi tớ Chúa” nên cũng phải vội vã hành động trong tư cách “tôi tớ loài người.” Và vì địa chỉ đi làm tôi khá xa, nên cần vội vã lên đường ngay kẻo chậm trể gây e ngại.
2. Còn chúng ta, chúng ta có cần noi gương Maria vội vã lên đường không?
Hỏi một câu thật dở, vì nhất thiết phải trả lời “có !” Nhưng noi gương Mẹ, vội vã lên đường thì mỗi người đều có cách vội vã lên đường của riêng mình. không cứ cất bước thì mới lên đường được.
Có một bà mẹ kia ước mơ trong đời mình được một lần lên đường hành hương Yêrusalem. Mỗi ngày khi chiều xuống bà đều lặp lại ước mơ đó. Khi con cái bà lớn lên, ăn nên làm ra, họ không quên ước mơ của mẹ. Nên họ bảo nhau làm một hộp đựng tiền ở ngoài đề chữ Yêrusalem, để khi dư dả bỏ tiền vào đó, dần dần cho đủ con số chi tiêu một chuyến đi xa (giống như quĩ tiết kiệm, con heo đất vậy).
Nhưng bà mẹ có ước mơ hành hương Yêrusalem này lại cũng là một bà mẹ giàu lòng bác ái. Vì thế con heo đất, hộp đựng tiền cứ bị móc ra đem chia sớt cho kẻ nghèo khổ. Hộp tiền không bao giờ đủ cho chuyến hành hương. cho đến ngày bà ngã bệnh nặng, không thể đi lại được nữa. Bên giường hấp hối của mẹ, đứa con út nói vào tai bà : Không biết làm sao chứ chúng con ai cũng biết mỗi ngày trong đời mẹ, mẹ đã từng bước hành hương Yêrusalem với Chúa Giêsu. Chữ Yêrusalem trên hòm tiền giờ đây mang ý nghĩa mới. Bà mẹ mất đi, nhưng các người con còn tiếp tục bỏ vào hòm tiền đó, để từng ngày, từng đồng bạc cùng với các kẻ nghèo hành hương đi khắp ngả. Đó là một trong những cách thức vội vã lên đường : Ngồi ở nhà mà vẫn vội vã lên đường được.
Có trăm ngàn cách để chúng ta vội vã lên đường như Maria xưa. Hôm nay chúng ta không cố ý liệt kê trăm ngàn cách. Chỉ muốn nói cần phải vội vã lên đường làm tôi mọi người nếu chúng ta tự nhận là tôi mọi của Chúa. Và vì ngày kỷ niệm Chúa sinh ra cũng gần kể, chúng ta phải vội vã lên đường. Chúng ta đừng ước mơ phải chi tôi được đến Châu Phi giúp đỡ những người Biaha đói khổ, những người Sudan, Maroc khẳng khiu. Phải chi tôi được tới miền núi, miền ngược làm tôi cho người Rađê, Roglai xấu số… Những ước mơ đó rất đẹp, rất cao. Nhưng không phải lúc nào cũng vội vã lên đường được. Xin Mẹ giúp chúng con làm những việc “vội vã lên đường”trong tầm tay chúng con. Amen.
Lm. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
Khi có khách quí tới thăm, hoặc khi bạn bè lâu ngày gặp lại, chúng ta ra đón và thường nói : “Sao rồng đến nhà tôm thế này !”
Câu nói dân gian trên đây thường được các ông cha bà sơ diễn lại bằng một câu nói có mùi Kinh Thánh hơn : “Bởi đâu hôm nay tôi được Mẹ Chúa đến viếng thăm thế này !”
Câu trên được rút ra từ bài Tin Mừng mà chúng ta vừa nghe : Lời bà Isave khi gặp Maria đến thăm. Theo sắp xếp của phụng vụ, Tuần IV Mùa Vọng là tuần của Maria (và Giuse) : thật dễ hiểu và hợp lý : nhắc tới Mẹ trước khi mừng đón người Con hai ba ngày nữa…
Hôm nay bài Tin Mừng nhắc đến Maria bằng một cuộc thăm viếng người chị họ, bà Isave, mà khởi đầu bằng 4 chữ “vội vã lên đường”: khi ấy Maria vội vã lên đường. Cha Nguyễn Thế Thuấn thì dịch : “đon đả lên đường,” nghe hay hơn, vì đon đả là vội vã pha hân hoan. Chúng ta cùng suy niệm về mấy chữ này bằng hai câu hỏi :
1. Tại sao Maria lại vội vã lên đường?
a) Vì Maria vừa mới nói : “Này tôi là tôi tớ Chúa”
Tại sao câu nói này lại liên hệ đến việc vội vã lên đường?
Cha Galot, dòng Tên đã so sánh rất hay : Khi tuyên bố mình là tôi tớ Thiên Chúa, thì Đức Maria cũng tỏ ra mình là tôi tớ loài người. Là tôi tớ Chúa, thì cũng phải làm tôi đồng loại. Hai mặt của một lòng mến. Như kiểu nói của thánh Gioan Tông Đồ : Nếu ai nói yêu Chúa mà không yêu người thì là kẻ nói dối. Nếu ai nói phục vụ Chúa (làm tôi Chúa) mà không làm tớ cho người, thì cũng không phải chân chính. Đức Maria vừa tuyên bố với sứ thần Gabriel “này tôi là tôi tớ Chúa,” thì để trung thực Maria cũng phải “này tôi là đầy tớ con người.”
Trong số những người Maria cần làm tôi, cần phục vụ, cần làm đầy tớ hơn cả, chẳng ai khác hơn là người chị họ. Thiên thần Gabriel đã cho Maria thoáng thấy bà chị Isave này đang cần giúp đỡ, đang cần người phục vụ, làm tôi, vì bà Isave đã mang thai được 6 tháng. Thiên thần không thôi thúc Maria, nhưng Maria hiểu được ý Thiên Chúa, nên người tôi tớ Chúa vội vã lên đường làm tôi tớ con người.
Nếu chúng ta nhận mình là tôi tớ Thiên Chúa, thì chúng ta cũng phải noi gương Mẹ Maria –vội vã phục vụ cho con người.
b) Vì hành trình xa xôi :
Lý do thứ hai, tại sao Maria lại vội vã lên đường, là vì đường xá xa xôi. Địa chỉ làm tôi, làm ôsin rất xa, nên phải vội vã. Khi đi đâu xa, chúng ta thường dậy sớm, đi nhanh, trong tư thế vội vã. Quãng đường từ Nazarét nơi Maria ở cho đến Ain Karim nơi bà chị sống, cách xa gần 150 cây số, mà phương tiện là đi bộ, sang hơn là cỡi lưà. Chắc Maria đi bằng lừa, nhưng đường sá khá xa. Chính Luca cũng ghi trong sách Tin Mừng : vội vã đi về miền núi. Lúc này Giuse chưa ở bên cạnh Maria, vì còn ở riêng, nên chắc Maria phải đi một mình. Lẽ ra Maria đã có khá nhiều lý do hoặc mấu cớ để vin vào mà không đi chuyến hành trình dài này.
-Như Maria nại đến việc từ nay cần phải chăm sóc sức khoẻ của mình và nhất là của đứa con mà cuộc hành trình dài thì mệt nhọc, hại sức khoẻ.
-Như : nại đến việc trên đường đi biết đâu gặp rủi ro tai nạn, hay cướp bóc, mẹ nằm xuống thì con sẽ ra sao; chương trình của Thiên Chúa tất bị đảo lộn vì chuyến đi dài này và như vậy sẽ phá vỡ kế hoạch của Thiên Chúa.
Nhưng tất cả các lý do đó không cản nổi cô gái Maria giàu lòng bác ái này. Cô đã quyết thì phải đi ngay, và vì đường dài để lâu thấy ngại.
Trên đây là hai lý do chúng ta suy ra để trả lời : Tại sao Maria lại vội vã lên đường? Vì Maria vừa mới nhận mình là “tôi tớ Chúa” nên cũng phải vội vã hành động trong tư cách “tôi tớ loài người.” Và vì địa chỉ đi làm tôi khá xa, nên cần vội vã lên đường ngay kẻo chậm trể gây e ngại.
2. Còn chúng ta, chúng ta có cần noi gương Maria vội vã lên đường không?
Hỏi một câu thật dở, vì nhất thiết phải trả lời “có !” Nhưng noi gương Mẹ, vội vã lên đường thì mỗi người đều có cách vội vã lên đường của riêng mình. không cứ cất bước thì mới lên đường được.
Có một bà mẹ kia ước mơ trong đời mình được một lần lên đường hành hương Yêrusalem. Mỗi ngày khi chiều xuống bà đều lặp lại ước mơ đó. Khi con cái bà lớn lên, ăn nên làm ra, họ không quên ước mơ của mẹ. Nên họ bảo nhau làm một hộp đựng tiền ở ngoài đề chữ Yêrusalem, để khi dư dả bỏ tiền vào đó, dần dần cho đủ con số chi tiêu một chuyến đi xa (giống như quĩ tiết kiệm, con heo đất vậy).
Nhưng bà mẹ có ước mơ hành hương Yêrusalem này lại cũng là một bà mẹ giàu lòng bác ái. Vì thế con heo đất, hộp đựng tiền cứ bị móc ra đem chia sớt cho kẻ nghèo khổ. Hộp tiền không bao giờ đủ cho chuyến hành hương. cho đến ngày bà ngã bệnh nặng, không thể đi lại được nữa. Bên giường hấp hối của mẹ, đứa con út nói vào tai bà : Không biết làm sao chứ chúng con ai cũng biết mỗi ngày trong đời mẹ, mẹ đã từng bước hành hương Yêrusalem với Chúa Giêsu. Chữ Yêrusalem trên hòm tiền giờ đây mang ý nghĩa mới. Bà mẹ mất đi, nhưng các người con còn tiếp tục bỏ vào hòm tiền đó, để từng ngày, từng đồng bạc cùng với các kẻ nghèo hành hương đi khắp ngả. Đó là một trong những cách thức vội vã lên đường : Ngồi ở nhà mà vẫn vội vã lên đường được.
Có trăm ngàn cách để chúng ta vội vã lên đường như Maria xưa. Hôm nay chúng ta không cố ý liệt kê trăm ngàn cách. Chỉ muốn nói cần phải vội vã lên đường làm tôi mọi người nếu chúng ta tự nhận là tôi mọi của Chúa. Và vì ngày kỷ niệm Chúa sinh ra cũng gần kể, chúng ta phải vội vã lên đường. Chúng ta đừng ước mơ phải chi tôi được đến Châu Phi giúp đỡ những người Biaha đói khổ, những người Sudan, Maroc khẳng khiu. Phải chi tôi được tới miền núi, miền ngược làm tôi cho người Rađê, Roglai xấu số… Những ước mơ đó rất đẹp, rất cao. Nhưng không phải lúc nào cũng vội vã lên đường được. Xin Mẹ giúp chúng con làm những việc “vội vã lên đường”trong tầm tay chúng con. Amen.
Lm. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:05 18/12/2021
17. Bây giờ thân xác của con hưởng lạc ở phương diện nào, thì ngày sau linh hồn của con cũng sẽ vĩnh viễn đau khổ và than khóc về phương diện ấy.
(Thánh Gregory)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:12 18/12/2021
42. GIÁ ÁO TÚI CƠM
Có một năm mùa màng thất thu, gạo rất quý, nên giá cả tựa hồ như ngọc quý.
Có một phú ông ăn cơm no, hễ hả đắc ý khác thường, cười nhạo nói với một học trò nhà nghèo:
- “Chữ không trị được đói, học có đầy bụng cũng không bằng gấm vóc”.
Anh học trò trề môi nhạo lại, nói:
- “Học không cần cầu no, hổ thẹn (vì) không một túi văn chương”.
Câu giễu cợt này chính là nói ông phú ông kia chẳng qua là phường giá áo túi cơm mà thôi.
(Khán Sơn Các Nhàn bút)
Suy tư 42:
Có tiền của mà không có chữ nghĩa thì...hơi buồn một chút, nhưng có tiền của mà không có chữ nghĩa, cũng không có đạo đức thì đúng là phường giá áo túi cơm. Tại sao vậy? Thưa, tại vì những phường giá áo túi cơm thì luôn tỏ ra hách dịch với người nghèo và khúm núm quỵ lụy với người sang trọng quyền quý, loại này thì có nhiều trong xã hội hôm nay.
Người không có đức tin thì dựa vào của cải vật chất và danh vọng, cho nên khi của cải vật chất và danh vọng không còn nữa thì họ không con muốn sống nữa; người có đức tin thì đem cuộc sống của mình phó thác cho Thiên Chúa, cho nên dù giàu hay nghèo thì họ vẫn cứ là người Ki-tô hữu sống kính mến Thiên Chúa và yêu thương tha nhân như chính mình vậy.
Ông phú hộ dựa vào của cải để khinh chê anh học trò nghèo, người Ki-tô hữu dựa vào đức tin để nhận biết người nghèo là hình ảnh của Đức Chúa Giê-su.
Có đức tin và không có đức tin thì khác nhau xa lắm.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Có một năm mùa màng thất thu, gạo rất quý, nên giá cả tựa hồ như ngọc quý.
Có một phú ông ăn cơm no, hễ hả đắc ý khác thường, cười nhạo nói với một học trò nhà nghèo:
- “Chữ không trị được đói, học có đầy bụng cũng không bằng gấm vóc”.
Anh học trò trề môi nhạo lại, nói:
- “Học không cần cầu no, hổ thẹn (vì) không một túi văn chương”.
Câu giễu cợt này chính là nói ông phú ông kia chẳng qua là phường giá áo túi cơm mà thôi.
(Khán Sơn Các Nhàn bút)
Suy tư 42:
Có tiền của mà không có chữ nghĩa thì...hơi buồn một chút, nhưng có tiền của mà không có chữ nghĩa, cũng không có đạo đức thì đúng là phường giá áo túi cơm. Tại sao vậy? Thưa, tại vì những phường giá áo túi cơm thì luôn tỏ ra hách dịch với người nghèo và khúm núm quỵ lụy với người sang trọng quyền quý, loại này thì có nhiều trong xã hội hôm nay.
Người không có đức tin thì dựa vào của cải vật chất và danh vọng, cho nên khi của cải vật chất và danh vọng không còn nữa thì họ không con muốn sống nữa; người có đức tin thì đem cuộc sống của mình phó thác cho Thiên Chúa, cho nên dù giàu hay nghèo thì họ vẫn cứ là người Ki-tô hữu sống kính mến Thiên Chúa và yêu thương tha nhân như chính mình vậy.
Ông phú hộ dựa vào của cải để khinh chê anh học trò nghèo, người Ki-tô hữu dựa vào đức tin để nhận biết người nghèo là hình ảnh của Đức Chúa Giê-su.
Có đức tin và không có đức tin thì khác nhau xa lắm.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Trở nên một Hội Thánh khác biệt
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
21:16 18/12/2021
Chúa Nhật IV Mùa Vọng Năm C
Trở nên một Hội Thánh khác biệt
Chúng ta cử hành Chúa Nhật IV Mùa Vọng và Giáng Sinh năm nay trong một bối cảnh rất đặc biệt: toàn thể Hội Thánh cử hành Thượng Hội đồng lần thứ XVI hướng tới một Hội Thánh hiệp hành: hiệp thông, tham gia và sứ vụ. Thượng Hội đồng là dấu chỉ thời đại với một sự canh tân mới mẻ đầy bất ngờ: bắt đầu từ dưới lên, từ dân Chúa, từ cấp địa phương, đến châu lục rồi mới cấp hoàn vũ.
Trong bài phát biểu khai mạc, Đức Giáo Hoàng Phanxicô lưu ý: “Thượng Hội đồng không phải là một nghị trường hay là một cuộc thăm dò ý kiến; nhưng là một biến cố mang tính Hội Thánh và nhân vật chính của nó là Chúa Thánh Thần.” Vì thế, tất cả chúng ta đều được được mời gọi tham gia.
Theo đường hướng canh tân của Công Đồng Vaticanô II, khi trích lại lời của nhà thần học Yves Congar: “Không cần thiết phải tạo ra một Hội Thánh khác, nhưng phải tạo ra một Hội Thánh khác biệt,” Đức Phanxicô giải thích: Tạo nên một Hội Thánh khác biệt là trở nên một Hội Thánh gặp gỡ, lắng nghe và gần gũi với thái độ thương xót và dịu dàng.
Lời Chúa hôm nay hướng chúng ta tới trọng tâm của lễ Giáng Sinh là gặp gỡ và tôn thờ Con Thiên Chúa giáng trần, đồng thời giúp chúng ta sống linh đạo của một Hội Thánh hiệp hành qua câu chuyện Đức Maria đi thăm viếng bà Êlisabét. Cuộc gặp gỡ này xảy ra rất âm thầm, bình thường, dường như ít người biết, nhưng lại chứa đựng những điều vĩ đại và bài học để sống.
Trước hết là văn hoá gặp gỡ
Thánh Luca trình thuật: “Hồi ấy, bà Maria vội vã đi đến miền núi... Bà vào nhà ông Dacaria và chào bà Êlisabét” (Lc 139-40). Đây là cuộc gặp gỡ giữa hai người mẹ và hai người con, giữa giao ước cũ và giao ước mới. Bà Êlisabét là biểu tượng cho dân Ítraen, dân riêng đang chờ Đấng Mêsia, còn Đức Maria là biểu tượng của dân Ítraen mới, người mang Đấng Cứu Thế. Đức Maria chính là “nhà tạm di động và sống động” để mang Chúa đến cho gia đình ông Dacaria và qua đó cho toàn thể gia đình nhân loại. Trong cuộc gặp gỡ này, hai người mẹ và hai người con tràn đầy niềm vui. Bởi vì, họ được tràn đầy Chúa Thánh Thần.
Cuộc gặp gỡ này chính là biểu tượng và kiểu mẫu cho một Hội Thánh gặp gỡ. Cảnh thăm viếng này cũng diễn tả vẽ đẹp của lòng hiếu khách và nền văn hóa gặp gỡ: Đây có sự đón tiếp lẫn nhau, lắng nghe nhau, tôn trọng và dành chỗ cho nhau, chia sẻ với nhau niềm vui có Chúa, cũng như phục vụ lẫn nhau.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô mời gọi chúng ta xây dựng nền văn hoá gặp gỡ, thay vì văn hoá loại trừ, cần xây những chiếc cầu hơn là tạo những bức tường, để gặp gỡ, đón tiếp và truyền giáo.
Việc tổ chức gặp gỡ và thỉnh ý mọi thành phần dân Chúa trong các giáo phận là để mọi người sống và trở nên một Hội Thánh gặp gỡ. Mỗi người chúng ta ý thức như thế nào về lời mời gọi này? Tôi có sẵn sàng để đến với người khác và kiến tạo một nền văn hoá gặp gỡ không?
Thứ đến là “thái độ lắng nghe”
Một cuộc gặp gỡ đích thực chỉ có được ngang qua lắng nghe. Cuộc gặp gỡ giữa Đức Maria và bà Êlisabét diễn thái độ lắng nghe của mỗi nhân vật: Họ lắng nghe nhau nhờ tác động của ơn Chúa. Thánh Luca kể: “Được đầy Thánh Thần, Bà Êlisabét kêu lớn tiếng và nói: “Em được chúc phúc giữa mọi người phụ nữ... Bởi đâu tôi được Thân Mẫu Chúa tôi đến với tôi thế này?” Họ lắng nghe nhau không chỉ bằng đôi tai, nhưng còn bằng chính con tim của mình. Họ lắng nghe nhau để lắng nghe Chúa Thánh Thần nói trong họ và qua họ, từ đó nhận ra điều tốt đẹp nhất do Thánh Thần gợi mở.
Bằng sự chân thành, chúng ta hãy tự hỏi: Chúng ta đang lắng nghe nhau thế nào, con tim chúng ta đang lắng nghe ra sao? Chúng ta có để cho tha nhân bày tỏ ý kiến, để cho họ bước đi trong đức tin ngay cả khi gặp khó khăn trong cuộc sống, để họ đóng góp cho đời sống cộng đoàn mà không bị ngăn trở, từ chối hay phán xét?
Tham gia vào Thượng Hội Đồng là bước theo cùng con đường của Ngôi Lời đã trở thành xác phàm, là nối gót theo bước chân Người, lắng nghe lời Người cùng với lời của tha nhân. Đó cũng là khám phá với sự ngỡ ngàng ngọn gió của Thánh Thần trong cách thức luôn mới để hướng đến những lối nẻo và ngôn ngữ mới. Đây là một tiến trình tiệm tiến, thậm chí gian nan, để học lắng nghe nhau giữa giám mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân, đồng thời tránh đi những câu trả lời giả tạo và hời hợt. Chúa Thánh Thần đòi buộc chúng ta lắng nghe những ưu tư, lo lắng, hy vọng của mỗi Giáo hội, dân tộc và quốc gia. Và cả việc lắng nghe thế giới, những thách đố và thay đổi trước mắt chúng ta. Chúng ta đừng để trái tim ngủ quên, đừng nhắm mắt lại trong những gì chúng ta tin chắc. Nhiều lần những chắc chắn đóng chặt chúng ta lại. Chúng ta hãy lắng nghe nhau.
Cuối cùng bài học về sự gần gũi với sự dịu dàng và phục vụ
Khi được thiên sứ báo tin về người chị họ đã mang thai trong lúc tuổi già, Đức Maria không phải ở từ xa, viết thư, hay điện thoại để thăm hỏi; Mẹ cũng không cứ “thỉnh thoảng nhìn đồng hồ mong cho xong sớm cuộc gặp gỡ.” Nhưng cùng với Ngôi Lời Nhập Thể, Mẹ đã đích thân đến trực tiếp và trọn vẹn hiện diện để chia sẻ niềm vui cũng như những vất vả của gia đình người chị họ mình khi mang thai và lúc sinh nở. Mẹ hiện diện và phục vụ với sự gần gũi, dịu dàng và yêu thương. Đó là phong cách của Thiên Chúa và của Đức Maria mà chúng ta được mời gọi để sống.
Thượng Hội Đồng lần này muốn trở thành một Hội Thánh gần gũi. Giáo sỹ gần gũi với giáo dân, với tu sỹ, và cùng nhau gần gũi với những ai bị bỏ rơi, bị loại trừ hay ở ngoại vị.
Đức Phanxicô nhấn mạnh đến sự gần gũi cần có này. Tại sao ngài nhấn mạnh vào điều này? Bởi vì đôi khi có thể có một thứ giai cấp ưu tú nào đó trong giới linh mục khiến các linh mục tách rời khỏi giáo dân; cuối cùng linh mục trở thành một “ông chủ” hơn là một mục tử của toàn thể cộng đoàn đang tiến bước. Điều này sẽ đòi hỏi phải thay đổi một số quan điểm nhìn Hội Thánh chỉ từ trên xuống, méo mó và cục bộ, về chức vụ linh mục, vai trò giáo dân, trách nhiệm Hội Thánh, vai trò quản trị, v.v...
“Không cần thiết phải tạo ra một Hội Thánh khác, nhưng phải tạo ra một Hội Thánh khác biệt”. Đó là thao thức của vị Cha Chung Hội Thánh, cũng phải là thao thức của mỗi người chúng ta. Ước gì mùa Giáng Sinh năm nay và việc tham dự Thượng Hội Đồng lần này là cơ hội để chúng ta trở thành một Hội Thánh gặp gỡ, lắng nghe và gần gũi với nhau và với dân Chúa. Amen!
ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Trở nên một Hội Thánh khác biệt
Chúng ta cử hành Chúa Nhật IV Mùa Vọng và Giáng Sinh năm nay trong một bối cảnh rất đặc biệt: toàn thể Hội Thánh cử hành Thượng Hội đồng lần thứ XVI hướng tới một Hội Thánh hiệp hành: hiệp thông, tham gia và sứ vụ. Thượng Hội đồng là dấu chỉ thời đại với một sự canh tân mới mẻ đầy bất ngờ: bắt đầu từ dưới lên, từ dân Chúa, từ cấp địa phương, đến châu lục rồi mới cấp hoàn vũ.
Trong bài phát biểu khai mạc, Đức Giáo Hoàng Phanxicô lưu ý: “Thượng Hội đồng không phải là một nghị trường hay là một cuộc thăm dò ý kiến; nhưng là một biến cố mang tính Hội Thánh và nhân vật chính của nó là Chúa Thánh Thần.” Vì thế, tất cả chúng ta đều được được mời gọi tham gia.
Theo đường hướng canh tân của Công Đồng Vaticanô II, khi trích lại lời của nhà thần học Yves Congar: “Không cần thiết phải tạo ra một Hội Thánh khác, nhưng phải tạo ra một Hội Thánh khác biệt,” Đức Phanxicô giải thích: Tạo nên một Hội Thánh khác biệt là trở nên một Hội Thánh gặp gỡ, lắng nghe và gần gũi với thái độ thương xót và dịu dàng.
Lời Chúa hôm nay hướng chúng ta tới trọng tâm của lễ Giáng Sinh là gặp gỡ và tôn thờ Con Thiên Chúa giáng trần, đồng thời giúp chúng ta sống linh đạo của một Hội Thánh hiệp hành qua câu chuyện Đức Maria đi thăm viếng bà Êlisabét. Cuộc gặp gỡ này xảy ra rất âm thầm, bình thường, dường như ít người biết, nhưng lại chứa đựng những điều vĩ đại và bài học để sống.
Trước hết là văn hoá gặp gỡ
Thánh Luca trình thuật: “Hồi ấy, bà Maria vội vã đi đến miền núi... Bà vào nhà ông Dacaria và chào bà Êlisabét” (Lc 139-40). Đây là cuộc gặp gỡ giữa hai người mẹ và hai người con, giữa giao ước cũ và giao ước mới. Bà Êlisabét là biểu tượng cho dân Ítraen, dân riêng đang chờ Đấng Mêsia, còn Đức Maria là biểu tượng của dân Ítraen mới, người mang Đấng Cứu Thế. Đức Maria chính là “nhà tạm di động và sống động” để mang Chúa đến cho gia đình ông Dacaria và qua đó cho toàn thể gia đình nhân loại. Trong cuộc gặp gỡ này, hai người mẹ và hai người con tràn đầy niềm vui. Bởi vì, họ được tràn đầy Chúa Thánh Thần.
Cuộc gặp gỡ này chính là biểu tượng và kiểu mẫu cho một Hội Thánh gặp gỡ. Cảnh thăm viếng này cũng diễn tả vẽ đẹp của lòng hiếu khách và nền văn hóa gặp gỡ: Đây có sự đón tiếp lẫn nhau, lắng nghe nhau, tôn trọng và dành chỗ cho nhau, chia sẻ với nhau niềm vui có Chúa, cũng như phục vụ lẫn nhau.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô mời gọi chúng ta xây dựng nền văn hoá gặp gỡ, thay vì văn hoá loại trừ, cần xây những chiếc cầu hơn là tạo những bức tường, để gặp gỡ, đón tiếp và truyền giáo.
Việc tổ chức gặp gỡ và thỉnh ý mọi thành phần dân Chúa trong các giáo phận là để mọi người sống và trở nên một Hội Thánh gặp gỡ. Mỗi người chúng ta ý thức như thế nào về lời mời gọi này? Tôi có sẵn sàng để đến với người khác và kiến tạo một nền văn hoá gặp gỡ không?
Thứ đến là “thái độ lắng nghe”
Một cuộc gặp gỡ đích thực chỉ có được ngang qua lắng nghe. Cuộc gặp gỡ giữa Đức Maria và bà Êlisabét diễn thái độ lắng nghe của mỗi nhân vật: Họ lắng nghe nhau nhờ tác động của ơn Chúa. Thánh Luca kể: “Được đầy Thánh Thần, Bà Êlisabét kêu lớn tiếng và nói: “Em được chúc phúc giữa mọi người phụ nữ... Bởi đâu tôi được Thân Mẫu Chúa tôi đến với tôi thế này?” Họ lắng nghe nhau không chỉ bằng đôi tai, nhưng còn bằng chính con tim của mình. Họ lắng nghe nhau để lắng nghe Chúa Thánh Thần nói trong họ và qua họ, từ đó nhận ra điều tốt đẹp nhất do Thánh Thần gợi mở.
Bằng sự chân thành, chúng ta hãy tự hỏi: Chúng ta đang lắng nghe nhau thế nào, con tim chúng ta đang lắng nghe ra sao? Chúng ta có để cho tha nhân bày tỏ ý kiến, để cho họ bước đi trong đức tin ngay cả khi gặp khó khăn trong cuộc sống, để họ đóng góp cho đời sống cộng đoàn mà không bị ngăn trở, từ chối hay phán xét?
Tham gia vào Thượng Hội Đồng là bước theo cùng con đường của Ngôi Lời đã trở thành xác phàm, là nối gót theo bước chân Người, lắng nghe lời Người cùng với lời của tha nhân. Đó cũng là khám phá với sự ngỡ ngàng ngọn gió của Thánh Thần trong cách thức luôn mới để hướng đến những lối nẻo và ngôn ngữ mới. Đây là một tiến trình tiệm tiến, thậm chí gian nan, để học lắng nghe nhau giữa giám mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân, đồng thời tránh đi những câu trả lời giả tạo và hời hợt. Chúa Thánh Thần đòi buộc chúng ta lắng nghe những ưu tư, lo lắng, hy vọng của mỗi Giáo hội, dân tộc và quốc gia. Và cả việc lắng nghe thế giới, những thách đố và thay đổi trước mắt chúng ta. Chúng ta đừng để trái tim ngủ quên, đừng nhắm mắt lại trong những gì chúng ta tin chắc. Nhiều lần những chắc chắn đóng chặt chúng ta lại. Chúng ta hãy lắng nghe nhau.
Cuối cùng bài học về sự gần gũi với sự dịu dàng và phục vụ
Khi được thiên sứ báo tin về người chị họ đã mang thai trong lúc tuổi già, Đức Maria không phải ở từ xa, viết thư, hay điện thoại để thăm hỏi; Mẹ cũng không cứ “thỉnh thoảng nhìn đồng hồ mong cho xong sớm cuộc gặp gỡ.” Nhưng cùng với Ngôi Lời Nhập Thể, Mẹ đã đích thân đến trực tiếp và trọn vẹn hiện diện để chia sẻ niềm vui cũng như những vất vả của gia đình người chị họ mình khi mang thai và lúc sinh nở. Mẹ hiện diện và phục vụ với sự gần gũi, dịu dàng và yêu thương. Đó là phong cách của Thiên Chúa và của Đức Maria mà chúng ta được mời gọi để sống.
Thượng Hội Đồng lần này muốn trở thành một Hội Thánh gần gũi. Giáo sỹ gần gũi với giáo dân, với tu sỹ, và cùng nhau gần gũi với những ai bị bỏ rơi, bị loại trừ hay ở ngoại vị.
Đức Phanxicô nhấn mạnh đến sự gần gũi cần có này. Tại sao ngài nhấn mạnh vào điều này? Bởi vì đôi khi có thể có một thứ giai cấp ưu tú nào đó trong giới linh mục khiến các linh mục tách rời khỏi giáo dân; cuối cùng linh mục trở thành một “ông chủ” hơn là một mục tử của toàn thể cộng đoàn đang tiến bước. Điều này sẽ đòi hỏi phải thay đổi một số quan điểm nhìn Hội Thánh chỉ từ trên xuống, méo mó và cục bộ, về chức vụ linh mục, vai trò giáo dân, trách nhiệm Hội Thánh, vai trò quản trị, v.v...
“Không cần thiết phải tạo ra một Hội Thánh khác, nhưng phải tạo ra một Hội Thánh khác biệt”. Đó là thao thức của vị Cha Chung Hội Thánh, cũng phải là thao thức của mỗi người chúng ta. Ước gì mùa Giáng Sinh năm nay và việc tham dự Thượng Hội Đồng lần này là cơ hội để chúng ta trở thành một Hội Thánh gặp gỡ, lắng nghe và gần gũi với nhau và với dân Chúa. Amen!
ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Hai tầm nhìn về Đức Phanxicô 85 tuổi
Vũ Văn An
00:47 18/12/2021
Ngày 17 vừa qua, Đức Phanxicô mừng sinh nhật lần thứ 85. Nhân dịp này, người ta thấy hai tầm nhìn về ngài, một của Nicole Winfield thuộc A.P. và một của Cha de Souza thuộc Convivium.
Cởi bỏ găng tay
Winfield của A.P. cho rằng ở tuổi 85, không những Đức Phanxicô không cho thấy dấu hiệu hãm đà nào, trái lại ngài còn dám cởi bỏ găng tay và nói cho mọi người biết, cái thời “Mr Nice Guy” [làm gã tử tế] hết rồi!
Thực vậy, trong khi vị tiền nhiệm của ngài từ chức vào đúng tuổi 85, thì ngài vẫn còn rất mạnh khoẻ, gần đây vừa kết thúc chuyến đi như gió cuốn tới Síp và Hy Lạp, sau các chuyến tông du bất chấp đại dịch trong năm nay tới Iraq, Slovakia và Hung Gia Lợi. Và ngài không tỏ dấu hiệu chồn chân nào trong chiến dịch làm cho thế giới hậu đại dịch thành nơi bền vững hơn về môi sinh, công bình hơn về kinh tế và huynh đệ hơn trong đó người nghèo được dành ưu tiên.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng đã khởi động diễn trình 2 năm chưa từng có nhằm tham khảo người Công Giáo hạ tầng về việc làm thế nào biến Giáo Hội thành đồng điệu hơn với hàng ngũ giáo dân.
Cha Antonio Spadaro, một trong các “quân sư” truyền thông đáng tin cậy dòng Tên của Đức Phanxicô nói rằng “tôi thấy [ngài] đầy năng lực. Điều chúng ta đang thấy là lối phát biểu tự nhiên, thành quả các hạt giống ngài đã gieo”.
Tuy nhiên, theo Winfield, Đức Phanxicô cũng đang gặp nhiều vấn đề quốc nội cũng như quốc ngoại và đang đương đầu với chiến dịch chống đối kéo dài của người Công Giáo bảo thủ. Và ngài đáp ứng theo kiểu người đời thường nói “không còn cái gã tử tế nữa đâu ạ!”
Sau khi trải qua tám năm đầu tiên của triều đại giáo hoàng của mình, với việc nhẹ nhàng thúc đẩy các phẩm trật Công Giáo chấp nhận chính sách thận trọng tài chính và quản trị có trách nhiệm, năm nay, Đức Phanxicô đã cởi bỏ găng tay và tỏ ra sẵn sàng duy trì cách này.
Kể từ ngày sinh nhật năm rồi của ngài, Đức Phanxicô đã ra lệnh cắt giảm 10% lương của toàn thể các Hồng Y và cắt giảm lương ở mức nhỏ hơn đối với các nhân viên của Vatican, trong nỗ lực kiềm chế sự thâm hụt ngân sách đến 50 triệu euro (57 triệu đô la) của Vatican.
Để chống tham nhũng, ngài đã áp đặt giới hạn quà tặng trị giá 40 euro (45 đô la) cho các nhân viên của Tòa thánh. Ngài đã thông qua luật cho phép các Hồng Y và giám mục bị truy tố hình sự bởi tòa án do giáo dân lãnh đạo của Vatican, dọn đường cho phiên tòa cấp cao đang diễn ra đối với cố vấn thân cận một thời của ngài, là Hồng Y Angelo Becciu, về các cáo buộc liên quan đến tài chính.
Bên ngoài Vatican, ngài cũng không tạo được nhiều bạn mới. Sau khi chấp thuận đạo luật năm 2019 phác thảo cách thức điều tra các Hồng Y và giám mục vì tội che đậy lạm dụng tình dục, năm qua đã chứng kiến gần chục giám mục Ba Lan bị mất chức.
Đức Phanxicô cũng chấp thuận các giới hạn về nhiệm kỳ cho các nhà lãnh đạo của các phong trào Công Giáo giáo dân để cố gắng kiềm chế sự lạm quyền của họ, dẫn đến việc cưỡng bức loại bỏ các nhà lãnh đạo có ảnh hưởng của giáo hội. Gần đây, ngài đã chấp nhận sự từ chức của tổng giám mục Paris sau một cơn bão truyền thông tố cáo các sai phạm về quản trị và bản thân.
Đức Cha Robert Gahl, giám đốc Chương trình Quản trị Giáo Hội của Giáo hoàng Đại học Holy Cross, cho biết “Trong năm qua, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã gia tăng các nỗ lực cải cách bằng cách đưa những điều thực sự có hiệu quả vào giáo luật của Giáo Hội liên quan đến tài chính,”.
Đức Cha Gahl nói trong một email, nhấn mạnh rằng cùng với các chính sách và quy định mới của Đức Phanxicô, cần phải có sự thay đổi về văn hóa. “Trong khi cử hành sinh nhật của ngài, các quan sát viên Vatican cũng đang tìm các dấu hiệu tuân thủ cụ thể hơn liên quan đến các quy tắc mới của Đức Giáo Hoàng, đặc biệt là từ những người báo cáo trực tiếp với ngài ở Vatican”.
Bất chấp đường lối cứng rắn của Đức Phanxicô, Đức Giáo Hoàng vẫn nhận được tràng pháo tay mừng sinh nhật từ các Hồng Y, giám mục và linh mục của Tòa Thánh, những người đã cùng ngài tham dự buổi suy niệm Mùa Vọng vào sáng thứ Sáu. Sau đó trong ngày, ngài đã chào đón hàng chục di dân châu Phi và Syria mà Vatican đã giúp tái định cư từ Síp.
Nếu có điều gì do Đức Phanxicô làm trong năm qua khiến những người chỉ trích ngài mếch lòng, thì đó là quyết định vào tháng Bảy của ngài nhằm đảo ngược vị tiền nhiệm của ngài là Đức Bênêđíctô XVI, và tái áp đặt các hạn chế đối với việc cử hành Thánh lễ Latinh cũ. Đức Phanxicô nói ngài cần phải hành động vì quyết định năm 2007 của Đức Bênêđíctô XVI cho phép cử hành tự do hơn nghi thức cũ đã chia rẽ Giáo Hội và bị lợi dụng bởi những người bảo thủ.
Đức Phanxicô nói về những người chỉ trích ngài “Một số người muốn tôi chết”.
Nói chuyện với các tu sĩ Dòng Tên ở Slovakia vào tháng 9, Đức Phanxicô tâm sự rằng ngài biết việc nằm viện 10 ngày vào tháng 7 để phẫu thuật cắt bỏ 33 cm (khoảng 13 inch) ruột già đã làm dấy lên hy vọng của một số người Công Giáo bảo thủ háo hức về một vị tân giáo hoàng.
“Tôi biết thậm chí có những cuộc họp giữa các linh mục, những người nghĩ rằng giáo hoàng đang ở trong tình trạng tồi tệ hơn những gì người ta đang nói”, ngài nói với các tu sĩ Dòng Tên như thế, trong các bình luận mà sau đó được đăng trên tạp chí Dòng Tên được Vatican phê duyệt là tờ La Civilta Cattolica. "Họ đang chuẩn bị mật nghị."
Điều đó có thể không có, nhưng nếu lịch sử có một chút hướng dẫn nào đó, thì các linh mục đó có thể đã không sai khi ít nhất đã thảo luận về viễn ảnh.
Đức Bênêđíctô 85 tuổi khi từ chức vào tháng 2 năm 2013, trở thành giáo hoàng đầu tiên từ chức trong 600 năm và mở đường cho cuộc bầu cử Đức Phanxicô. Tuy sức khỏe dồi dào vào thời điểm đó, nhưng Đức Bênêđíctô cho biết ngài đơn giản không còn đủ sức để tiếp tục thi hành sứ mệnh.
Trước ngài, Đức Gioan Phaolô II qua đời ở tuổi 84 và Đức Gioan Phaolô I qua đời ở tuổi 65 chỉ sau 33 ngày làm việc. Trên thực tế, tất cả các giáo hoàng của thế kỷ 20 đều qua đời vào đầu những năm 80 hoặc trẻ hơn, ngoại trừ Đức Giáo Hoàng Lêô XIII, người 93 tuổi khi qua đời vào năm 1903.
Ngay từ đầu trong triều đại giáo hoàng của mình, Đức Phanxicô đã tiên đoán một nhiệm kỳ giáo hoàng ngắn ngủi là hai hoặc ba năm, và ghi công Đức Bênêđíctô là người đã “mở cánh cửa” hưu trí cho các vị giáo hoàng trong tương lai.
Nhưng sau cuộc phẫu thuật vào tháng 7, vị tu sĩ Dòng Tên người Argentina đã nói rõ rằng việc từ chức “thậm chí không thoáng qua trong tâm trí tôi”.
Những gì dòng Tên ghét bỏ đều là điều không xấu
Cha de Souza nhân dịp này thuật lại con đường tạm gọi là Thập Giá của Đức Phanxicô vượt tường ghét bỏ của Dòng Tên để trở thành giáo hoàng của Giáo Hội.
Thực vậy, Đức Phanxicô, ngày 17 tháng 12, vừa qua, trở thành vị Giáo Hoàng thứ bẩy cai quản Giáo Hội vào tuổi 85 này. Theo Cha de Souza, kể từ năm 1700, chỉ có 6 vị Giáo Hoàng tới tuổi 85 lúc còn tại vị đó là các Đức Giáo Hoàng Innocent XII, Pius IX, Clement X (chết lúc 86 tuổi năm 1676), Clement XII, Leo XIII.
Đức Bênêdictô XVI tròn 85 tuổi lúc còn tại chức và đã từ chức vào tuổi ấy.
Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II qua đời 6 tuần trước khi tròn 85 tuổi.
Cha de Souza đặt câu hỏi: Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ sống đến bao lâu? Người ta còn nhớ câu nói đùa của Đức Leo XIII khi, nhân dịp sinh nhật thứ 90 của ngài, người ta chúc mừng ngài thọ đến tuổi 100, ngài bảo: “tại sao lại hạn chế Chúa Quan Phòng như thế?” Thành thử, Đức Phanxicô có thể sống đến 90 hay hơn. Vì đến tuổi này, ngài vẫn còn rất sung sức. Và Chúa Quan Phòng vốn hướng dẫn đời ngài một cách tỏ tường và kỳ diệu.
Thực vậy, năm mươi năm trước, ở tuổi 35, một Cha Bergoglio trẻ mới được thụ phong linh mục hai năm và đang chuẩn bị hoàn tất lời khấn cuối cùng của mình trong tư cách một tu sĩ Dòng Tên, điều mà ngài sẽ thực hiện vào tháng 4 năm 1973. Ba tháng sau những lời tuyên khấn đó, ngài được bổ nhiệm làm giám tỉnh của các tu sĩ Dòng Tên ở Argentina, một quyết định mà sau này ngài gọi là "điên rồ" đối với một người quá trẻ.
Nhiệm kỳ làm giám tỉnh sáu năm của ngài trùng hợp với tình trạng hỗn loạn trong Dòng Tên, khi Dòng khắp thế giới này bị một cơn bất chính thống về tín lý, sự hỗn loạn về đạo đức và sự đào ngũ hàng loạt. Argentina rơi vào "Cuộc chiến bẩn thỉu" với xung đột dân sự và giết người hàng loạt.
Cha Bergoglio, qua chính trình thuật của mình, đã không xử lý tốt. Đến cuối nhiệm kỳ, tỉnh dòng của ngài bị chia rẽ sâu xa. Bergoglio bị thuyên chuyển đến chủng viện Dòng Tên. Đến năm 1986, vào sinh nhật lần thứ 50 của ngài, các tu sĩ Dòng Tên người Argentina đã thấy chán ngài. Thế là ngài phải lưu vong, đầu tiên đến Đức để học tiến sĩ không hoàn tất và sau đó đến Cordoba, cách Buenos Aires 400 dặm.
Paul Vallely, tác giả cuốn tiểu sử đáng ca ngợi về Đức Giáo Hoàng Phanxicô viết: “Nhưng khi ngài kết thúc vai trò lãnh đạo làm viện trưởng chủng viện Dòng Tên ở Buenos Aires vào năm 1986, những người ghét ngài bắt đầu đông hơn những người yêu mến ngài”.
“Trước những chia rẽ này trong cộng đồng Dòng Tên Argentina, các nhà lãnh đạo Dòng Tên ở Rôma cuối cùng đã quyết định tước bỏ mọi trách nhiệm khỏi Bergoglio, lúc đó 50 tuổi. Năm 1990, ngài được gửi đến Cordoba để sống trong khu ngụ cư của Dòng Tên, cầu nguyện và làm luận án tiến sĩ. Nhưng ngài không được phép dâng thánh lễ trước công chúng trong nhà thờ Dòng Tên. Ngài chỉ được đến đó để giải tội. Ngài không được phép gọi điện khi chưa được phép. Những lá thư của ngài bị kiểm soát. Những người ủng hộ ngài được yêu cầu không liên lạc với ngài. Sự tẩy chay từ các vị đồng tu của ngài kể là toàn diện".
Và tại đó, sự nghiệp giáo hội của Cha Jorge Bergoglio có thể đã kết thúc, hậu quả phụ của sự tan rã đang diễn ra trong Dòng Tên.
Nhưng Chúa quan phòng đã can thiệp một cách kỳ lạ. Đức Tổng Giám Mục Antonio Quarracino của Buenos Aires biết các phẩm chất và lòng mộ đạo của Cha Bergoglio, và kết luận rằng bất cứ ai bị các tu sĩ Dòng Tên ghét bỏ cũng không thể xấu một nửa. Vì vậy, ngài đã xin cho Cha Bergoglio làm Giám Mục Phụ Tá của mình vào năm 1992, và Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã đồng ý, sau đó nâng ngài lên làm tổng giám mục Buenos Aires và một Hồng Y.
Tuy nhiên, sự ghẻ lạnh của Dòng Tên đối với Đức Tổng Giám Mục Bergoglio hoàn toàn đến nỗi ngài không bao giờ đến thăm các nhà của Dòng Tên – kể cả tổng trụ sở Dòng ở Rôma - trong suốt 21 năm làm giám mục của ngài. Chỉ sau khi ngài được bầu làm giáo hoàng, các tu sĩ Dòng Tên mới hòa giải với ngài.
Việc vị giáo hoàng Dòng Tên đầu tiên bị chính hội dòng của mình ghẻ lạnh là điều kỳ lạ đến không thể có thực được, nhưng nó lại đã xẩy ra. Không ai có thể cho rằng đó là điều tạo hoẹt. Chính nó là điều khiến Hillaire Belloc nói rằng Giáo Hội Công Giáo được quản trị bằng một kiểu “ngu đần tinh quái” (knavish imbecility).
Sự thăng tiến của Đức Hồng Y Bergoglio hướng tới việc bầu ngài làm Giáo hoàng Phanxicô chính là vì có quá nhiều tu sĩ Dòng Tên “ghét bỏ” ngài. Trong Giáo hội bị chia rẽ - cả ở Mỹ Latinh và trên toàn thế giới - theo sau Công đồng Vatican II, nhiều người cho rằng việc bị các tu sĩ Dòng Tên ghét bỏ là một huy hiệu danh dự éo le. Quan điểm này cũng chiếm ưu thế ở các bình diện cao nhất của Vatican.
Tại sao lại giới hạn ơn Quan phòng của Thiên Chúa? Vào ngày sinh nhật thứ 85 của ngài, Đức Giáo Hoàng Phanxicô là một minh họa cho lý do tại sao đó là một điều ngu xuẩn để làm.
Đức Thượng Phụ Công Giáo nghi lễ Latinh ở Giêrusalem trình bày về hoàn cảnh Thánh Địa mùa Giáng Sinh năm nay
Đặng Tự Do
05:29 18/12/2021
Theo Asia-News, cơ quan thông tin của Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo Hải Ngoại, Đức Thượng Phụ tuyên bố rằng ngài thấy không có khả thể mở cửa lại cho các buổi lễ sắp tới, dầu vậy, Đức Thượng Phụ nói: điều quan trọng là nghĩ đến việc tái khởi hành sau các lễ sắp tới, với hy vọng tìm được một phương thế mới với chính quyền Israel để khởi sự những hình thức sống chung với đại dịch và mở cửa lại cho ngành du lịch và hành hương trong năm tới”.
Đức Thượng Phụ Pizzaballa nhìn về tương lai với một viễn tượng khác, vì không thể đóng cửa và các cuộc gặp gỡ, các cuộc viếng thăm, hành hương cần được tái lên chương trình, kể cả trong đại dịch, mặc dù với một sự không chắc chắn và phải có những biện pháp an ninh cần thích ứng. Chính Đức Thánh Cha Phanxicô, khi gặp những người di dân và người tuyệt vọng, người lớn và trẻ em, trong chuyến tông du mới đây của ngài tại Cipro và Hy Lạp, đã chứng tỏ rằng điều thiết yếu là “cần đón nhận nhau mà không sợ hãi”.
Hồi đầu tháng Mười Hai này, chính phủ Israel đã thông báo cấm các du khách từ nước ngoài, sau khi khám phá biến chủng Omicron ở Nam Phi, rồi tiếp đến chính phủ Israel kéo dài lệnh cấm này đến ngày 22 tháng Mười Hai tới đây, chấm dứt những hy vọng của nhiều người ở Thánh địa mong các cuộc hành hương và du lịch quốc tế sẽ được mở lại vào cuối năm nay, nhất là các cuộc hành hương đến Bethlehem vào dịp lễ Giáng sinh.
Về phần cha Francesco Patton, Bề trên dòng Phanxicô tại Thánh địa, cha cũng nói với hãng Asia News rằng cần vượt thắng tiêu chuẩn khẩn cấp để sống chung với Coronavirus, thứ virus này hiện nay là một cái cớ để phong tỏa thế giới.
Mặt khác, hãng Asia News cũng như Trung tâm của Hội Thừa sai Pime ở bắc Ý, đã phát động một cuộc hành hương Thánh địa vào tháng Ba năm tới, dù Covid-19 tiếp tục hoạt động và thúc đẩy nhiều chính phủ đóng cửa.
Source:Asia News
Chúc mừng sinh nhật lần thứ 85 của Đức Thanh Cha Phanxicô: Ad multos annos!
Thanh Quảng sdb
05:52 18/12/2021
Chúc mừng sinh nhật lần thứ 85 của Đức Thanh Cha Phanxicô: "Ad multos annos!"
Các thiệp và lời chúc Sinh nhật được gửi đến cho Đức Thánh Cha nhân dịp Ngài bước sang tuổi 85 vào ngày thứ Sáu (17/12/2021). Đức Hồng Y Michael Czerny nói lên một số điều nổi bật sâu sắc về triều đại của ngài, đặc biệt về lời ngài mời mọi người tham gia vào tiến trình Thượng hội đồng.
(Tin Vatican - Benedict Mayaki, SJ)
Đức Thánh Cha Phanxicô bước sang tuổi 85 vào thứ Sáu (17/12/2021) và hôm thứ Hai tuần trước ngày 13 tháng 12, ngài đã kỷ niệm 52 năm ngày thụ phong linh mục của mình.
Mọi người khắp trên thế giới, và chắc chắn không chỉ có người Công Giáo, mừng kỷ niệm với Đức Thanh Cha nhân dịp sinh nhật của ngài, với những lời cầu chúc tốt lành gửi về từ khắp thế giới.
Cùng mừng với Đức Thanh Cha là ngày sinh nhật của Đức Hồng Y Michael Czerny, một tu sĩ Dòng Tên và là Tổng thư ký của Thánh Bộ Người di cư và Tị nạn thuộc Thánh Bộ Phát triển Con người Toàn diện.
Đức Hồng Y nói: “Ngày 17 tháng 12 là một ngày đáng nhớ,” Đức Hồng Y nói và thêm rằng Đức Thánh Cha hẳn đã có chương trình nghỉ hưu khi ngài bước vào mật nghị bầu Giáo hoàng vào năm 2013, nhưng “Chúa Thánh Thần đã có một chương trình khác”.
“Những năm xen kẽ là một món quà vô cùng quí giá,” Đức Hồng Y Czerny lưu ý, “Tôi nghĩ rằng điều đó làm nổi bật cảm xúc của chúng tôi, và chúng tôi chỉ có thể diễn tả được qua lòng biết ơn.”
Đức Thánh Cha Phanxicô và món quà của ngài đối với Giáo hội
Đức Hồng Y cũng phản ánh về triều đại Đức Thanh Cha của Đức Thánh Cha Phanxicô, các chủ đề quan trọng mà ngài ủng hộ và cách thức cho chúng ta cái nhìn sâu sắc về nhân cách của ngài.
Đức Hồng Y Czerny nêu ra rằng tính đồng nghị của Thượng Hội Đồng được khởi động gần đây đã tổng hợp nhiều mối quan tâm và lo lắng của Đức Thánh Cha, bởi vì đó là “ý niệm hy vọng nhất mà bạn có thể có về Giáo hội.”
“Tôi nghĩ đây là món quà mà Đức Thanh Cha có thể cống hiến cho Giáo hội, Một Giáo hội mang chúng ta đến với nhau, tới niềm hy vọng trong đức tin và tình yêu dành cho nhau.”
Đức Thanh Cha Phanxicô sinh ngày 17 tháng 12 năm 1936 tại Buenos Aires, Argentina. Năm nay, Ngài kỷ niệm 8 năm là người đứng đầu Giáo hội.
Các thiệp và lời chúc Sinh nhật được gửi đến cho Đức Thánh Cha nhân dịp Ngài bước sang tuổi 85 vào ngày thứ Sáu (17/12/2021). Đức Hồng Y Michael Czerny nói lên một số điều nổi bật sâu sắc về triều đại của ngài, đặc biệt về lời ngài mời mọi người tham gia vào tiến trình Thượng hội đồng.
(Tin Vatican - Benedict Mayaki, SJ)
Đức Thánh Cha Phanxicô bước sang tuổi 85 vào thứ Sáu (17/12/2021) và hôm thứ Hai tuần trước ngày 13 tháng 12, ngài đã kỷ niệm 52 năm ngày thụ phong linh mục của mình.
Mọi người khắp trên thế giới, và chắc chắn không chỉ có người Công Giáo, mừng kỷ niệm với Đức Thanh Cha nhân dịp sinh nhật của ngài, với những lời cầu chúc tốt lành gửi về từ khắp thế giới.
Cùng mừng với Đức Thanh Cha là ngày sinh nhật của Đức Hồng Y Michael Czerny, một tu sĩ Dòng Tên và là Tổng thư ký của Thánh Bộ Người di cư và Tị nạn thuộc Thánh Bộ Phát triển Con người Toàn diện.
Đức Hồng Y nói: “Ngày 17 tháng 12 là một ngày đáng nhớ,” Đức Hồng Y nói và thêm rằng Đức Thánh Cha hẳn đã có chương trình nghỉ hưu khi ngài bước vào mật nghị bầu Giáo hoàng vào năm 2013, nhưng “Chúa Thánh Thần đã có một chương trình khác”.
“Những năm xen kẽ là một món quà vô cùng quí giá,” Đức Hồng Y Czerny lưu ý, “Tôi nghĩ rằng điều đó làm nổi bật cảm xúc của chúng tôi, và chúng tôi chỉ có thể diễn tả được qua lòng biết ơn.”
Đức Thánh Cha Phanxicô và món quà của ngài đối với Giáo hội
Đức Hồng Y cũng phản ánh về triều đại Đức Thanh Cha của Đức Thánh Cha Phanxicô, các chủ đề quan trọng mà ngài ủng hộ và cách thức cho chúng ta cái nhìn sâu sắc về nhân cách của ngài.
Đức Hồng Y Czerny nêu ra rằng tính đồng nghị của Thượng Hội Đồng được khởi động gần đây đã tổng hợp nhiều mối quan tâm và lo lắng của Đức Thánh Cha, bởi vì đó là “ý niệm hy vọng nhất mà bạn có thể có về Giáo hội.”
“Tôi nghĩ đây là món quà mà Đức Thanh Cha có thể cống hiến cho Giáo hội, Một Giáo hội mang chúng ta đến với nhau, tới niềm hy vọng trong đức tin và tình yêu dành cho nhau.”
Đức Thanh Cha Phanxicô sinh ngày 17 tháng 12 năm 1936 tại Buenos Aires, Argentina. Năm nay, Ngài kỷ niệm 8 năm là người đứng đầu Giáo hội.
Cựu công tố Rôma gây rắc rối rất lớn cho Tòa Thánh
Đặng Tự Do
19:13 18/12/2021
Hôm 14 tháng 12, ký giả Elise Ann Allen có bài viết nhan đề “Vatican Promotor of Justice holds ties to Italy’s most famous cold case”, nghĩa là “Chưởng lý của Vatican có liên hệ đến vụ án nổi tiếng chưa ngã ngũ tại Ý”.
Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Lan Vy
ROME - Trong nhiều thập kỷ, vụ mất tích chưa được giải đáp của thiếu nữ người Ý Emanuela Orlando là một trong những bí ẩn gây hoang mang nhất nước Ý, khiến nó trở thành chủ đề của những thuyết âm mưu phức tạp và nhiều đồn đoán về kẻ đứng sau tất cả những chuyện này.
Orlando, là con gái của một nhân viên Vatican, đã mất tích khi đang trên đường về nhà sau một buổi học nhạc vào tháng 6 năm 1983 khi mới 15 tuổi.
Kể từ đó, nhiều kịch bản đã được tưởng tượng ra về những gì có thể xảy ra. Một số người nói rằng cô ấy đã bị đám đông người Ý bắt cóc nhằm gây áp lực với ngân hàng Vatican, trong khi những người khác tin rằng cô ấy trở thành nạn nhân của nạn lạm dụng tình dục của hàng giáo sĩ, và những người khác cho rằng cô ấy đã bị những người theo chủ nghĩa dân tộc Thổ Nhĩ Kỳ bắt để buộc Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thả người đàn ông đã mưu sát ngài vào năm 1981.
Không có giả thuyết nào trong số những đồn đoán này đã từng được chứng minh, và gần 40 năm sau, thế giới vẫn không biết chuyện gì đã xảy ra với Orlando như vào thời điểm khi cô ấy biến mất.
Tuy nhiên, cứ sau vài năm, một điều gì đó mới lại xuất hiện đưa vụ Orlando trở lại thu hút công chúng: Một giả thuyết mới, một tí tin tức có thể xảy ra hoặc một chi tiết xem ra có vẻ hiển nhiên mà trước đây chưa được biết đến.
Điều đó lại xảy ra vào tuần này khi cựu lãnh đạo Văn phòng Công tố Rôma, Giancarlo Capaldo, khi trả lời phỏng vấn đã cho rằng ông ta đã được hai quan chức cấp cao của Vatican tiếp cận vào năm 2012 để thương lượng về việc cho phép di dời ngôi mộ của một trùm băng đảng khỏi một đền thờ nổi tiếng ở Rôma để đổi lấy sự hợp tác của họ trong vụ Orlando.
Trong cuộc phỏng vấn, Capaldo đã đưa ra phiên bản các sự kiện của mình, trong đó không nêu tên ai khác ngoài Giuseppe Pignatone, người kế nhiệm Capaldo với tư cách là công tố viên hàng đầu của Rôma, là người, chỉ hai năm sau khi nghỉ hưu vào năm 2017, đã được Đức Giáo Hoàng Phanxicô bổ nhiệm làm Chủ tịch Tòa án Vatican, khiến ông trở thành người đứng đầu cơ quan tư pháp của quốc gia nhỏ bé nhất thế giới.
Theo lời kể của Capaldo, đưa ra trong một cuộc phỏng vấn trên kênh truyền hình La7 của Ý, ông đã được hai “sứ giả” của hai viên chức cấp cao của Vatican tiếp cận vào mùa xuân năm 2012, khi Đức Bênêđíctô XVI vẫn còn tại vị.
Ông nói, điều mà các quan chức Vatican này mong muốn là sự giúp đỡ trong việc di dời hài cốt của trùm băng đảng cỡ gộc Enrico “Renatino” De Pedis, là kẻ đứng đầu tổ chức tội phạm Banda della Magliana, khỏi hầm mộ của thánh đường Sant'Apollinare ở Rome, nơi nằm ngay đối diện với quảng trường Piazza Navona nổi tiếng của Rôma.
De Pedis là một thủ lĩnh nổi tiếng của tổ chức tội phạm có những giao dịch kinh doanh mờ ám đã chạm đến thế giới chính trị, tài chính và thậm chí cả Giáo hội. Anh ta bị bắn chết trên đường phố gần Campo dei Fiori của Rome vào năm 1990.
Lăng mộ của anh ta được khai quật vào năm 2012 để đáp lại các thuyết âm mưu nói rằng hài cốt của Orlando sẽ được tìm thấy ở đó. Không phải vậy, nhưng sau vài tuần thi thể của De Pedis được đưa đi hỏa táng và tro của anh ta được rải trên biển.
Capaldo, người lúc đó đang dẫn đầu cuộc điều tra về sự mất tích của Orlando, cáo buộc rằng nơi chôn cất De Pedis là một bí mật, và mọi thứ bắt đầu bằng một “lời mách bảo ẩn danh” về hầm mộ này trên các tờ báo của Ý, gây ra sự phản đối kịch liệt của công chúng và sự bối rối cho Giáo Hội Công Giáo.
Trong lời kể của mình, Capaldo ngụ ý lý do thực sự để mở lăng mộ của De Pedis là do hai quan chức Vatican đã tiếp cận ông, những người mà ông nói đã cung cấp bất kỳ thông tin nào mà Vatican có về sự mất tích của Orlando để đổi lấy sự giúp đỡ của tư pháp Ý trong việc di chuyển hài cốt De Pedis khỏi ngôi thánh đường.
Tuy nhiên, Capaldo cho biết thỏa thuận mà ông đạt được với hai quan chức này đã chấm dứt sau đó vào năm 2012, khi ông nghỉ hưu và Pignatone kế tục ông làm người đứng đầu Văn phòng Công tố, và quyết định sau một thời gian sẽ đóng lại hồ sơ vụ Orlando.
Capaldo từ chối cung cấp tên của hai quan chức đã tiếp cận ông để đàm phán nhưng khẳng định rằng ông sẽ tiết lộ họ nếu ông bị chính quyền Ý hoặc Vatican thẩm vấn như một phần của cuộc điều tra chính thức.
Đáp lại những tuyên bố của Capaldo, anh trai của Orlando, Pietro Orlando, người đã dẫn đầu nỗ lực tiếp tục tìm kiếm câu trả lời về vụ mất tích của em gái mình, cho biết anh rất vui khi có thông tin mới và bày tỏ tin tưởng rằng Capaldo sẽ tiết lộ tên của các quan chức Vatican vào thời điểm thích hợp.
Bản thân Pietro từ lâu đã khẳng định rằng Vatican biết nhiều hơn những gì họ đã nói liên quan đến những gì đã xảy ra với em gái mình và tổ chức một cuộc biểu tình ngồi thường niên tại Vatican để yêu cầu câu trả lời.
Để vận động các cơ quan tư pháp của Vatican và Ý thực hiện “những bước đi đúng đắn” về việc theo dõi các nhận xét của Capaldo, luật sư của gia đình Orlando, Laura Sgrò, đã đưa ra yêu cầu chính thức tới cả Hội đồng Tư pháp cấp cao ở Ý và tới Chánh án Pignatone trong tư cách là Chủ tịch Tòa án Vatican hiện nay là phải thẩm vấn Capaldo và mở cuộc điều tra “về hành vi của các thẩm phán của Văn phòng Công tố Rôma” trong trường hợp của Orlando.
Để đáp lại những tuyên bố của Capaldo, Chánh án Pignatone đã viết một lá thư cho biên tập viên của tờ báo Ý Corriere della Sera, nghĩa là Tin Chiều, trong đó về cơ bản nói rằng Capaldo đã nói dối.
Trong phản hồi của mình, được công bố ngày 13 tháng 12, Chánh án Pignatone nói rằng trong suốt thời gian phục vụ tại Văn phòng Công tố Rôma, Capaldo “chưa bao giờ nói bất cứ điều gì, như lẽ ra ông phải báo cáo, về các cuộc đối thoại đã được ông khẳng định với các ‘sứ giả’ của Vatican”.
Chánh án Pignatone khẳng định rằng khi nhậm chức Chánh Công tố Rôma vào tháng 3 năm 2012, ông đã đặc biệt yêu cầu Capaldo cập nhật thông tin chi tiết về vụ Orlando, và yêu cầu Capaldo ở lại thêm ba năm để hỗ trợ điều tra về vụ mất tích của Orlando.
“Tôi chưa bao giờ cản trở bất kỳ hoạt động điều tra nào của Tiến sĩ Capaldo hoặc các đồng nghiệp khác. Tôi chưa bao giờ ủng hộ thủ tục kết thúc liên quan đến sự mất tích của Emanuela Orlando”. Ông lưu ý rằng yêu cầu kết thúc điều tra trường hợp của cô ấy phần lớn là do những người khác tham gia vào quá trình đưa ra và ông chỉ tán thành quyết định, trong khi Capaldo thì không chịu kết thúc, và từ chối ký các giấy tờ cần thiết.
Vụ việc của Orlando chính thức được đóng lại vào tháng 5 năm 2016, bất chấp sự phản đối của gia đình.
“Chỉ sau khi nghỉ hưu, vào ngày 23 tháng 3 năm 2017, Tiến sĩ Capaldo mới đề cập đến trong các cuốn sách và các cuộc phỏng vấn về các cuộc đối thoại đã được ông khẳng định là xảy ra với các sứ giả của Vatican,” Pignatone nói và cho rằng việc Capaldo đề cập đến một “nguồn tin ẩn danh” vào năm 2012 tiết lộ nơi để hài cốt De Pedis cũng là sai sự thật, và đây là chủ đề bàn thảo của các phương tiện truyền thông và các cuộc luận chiến của công chúng ngay từ năm 1997.
Nếu Capaldo được chính quyền Vatican hoặc Ý yêu cầu làm chứng, vụ Orlando sẽ bước sang chương tiếp theo.
Source:Crux
Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích ban hành hướng dẫn nghi thức trao thừa tác vụ cho giáo lý viên
Đặng Tự Do
19:32 18/12/2021
Hôm thứ Hai, Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích, đã ban hành một nghi thức và các hướng dẫn trong việc trao thừa tác vụ cho các giáo lý viên giáo dân trong các giáo phận của Giáo Hội Công Giáo.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã tạo ra thừa tác vụ giáo lý viên vào tháng 5 với việc công bố Tông Thư dưới dạng Tự Sắc Antiquum Domainserium, nghĩa là Mục Vụ Cổ Kính, nhấn mạnh tầm quan trọng của vai trò giáo lý viên trong lịch sử và ngày nay đối với việc truyền đạt đức tin Công Giáo.
Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích đã công bố nghi thức trao thừa tác vụ giáo lý viên vào ngày 13 tháng 12. Nghi thức này là một nghi thức phụng vụ trong đó vai trò của giáo lý viên được trao phó.
Trong một lá thư gửi đến các giám mục được công bố cùng với nghi thức mới, Đức Tổng Giám Mục Arthur Roche, tổng trưởng Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích, giải thích rằng giáo lý viên là một chức vụ giáo dân khác với chức linh mục được truyền chức, nhưng giáo lý viên “nhờ Bí tích Rửa tội, được kêu gọi trở thành đồng chịu trách nhiệm trong Giáo hội địa phương về việc rao giảng và truyền dạy đức tin, thực hiện vai trò này với sự cộng tác của các thừa tác viên đã được phong chức và dưới sự hướng dẫn của các ngài”.
Trích dẫn tông huấn Catariesi Tradendae năm 1979 của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Đức Tổng Giám Mục nói:
“Mục đích cuối cùng của việc dạy giáo lý là đưa mọi người không chỉ tiếp xúc mà còn hiệp thông, trong tình thân mật, với Chúa Giêsu Kitô: chỉ có Ngài mới có thể dẫn chúng ta đến tình yêu của Chúa Cha trong Thánh Thần và làm cho chúng ta thông phần vào sự sống của Chúa Ba Ngôi.”
Ngài cũng giải thích rằng cách thức thực hiện vai trò này có thể khác nhau ở mỗi giáo phận, tùy thuộc vào nhu cầu cụ thể của cộng đồng; Nhiệm vụ của một giáo lý viên trong một lãnh thổ truyền giáo sẽ khác với những nhiệm vụ trong một khu vực có truyền thống đức tin Công Giáo lâu đời.
Theo Đức Cha Roche, nhiệm vụ của các hội đồng giám mục là “làm rõ sự mô tả, vai trò và những hình thức thích hợp nhất để thực thi chức vụ Giáo lý viên” phù hợp với quy định ngày 11 tháng 5 năm 2021 của Đức Thánh Cha Phanxicô.
Ngài nói, hai loại nhiệm vụ chính của giáo lý viên là dạy giáo lý, hoặc giảng dạy đức tin, và tham gia vào việc tông đồ.
Những người Công Giáo trưởng thành đã được rửa tội, những người đã lãnh nhận các Bí tích Thêm sức và Rước lễ lần đầu và muốn được thi hành chức vụ Giáo lý viên có thể trình một bản kiến nghị bằng văn bản và có chữ ký cho Giám mục giáo phận của họ, là người quyết định ai có thể được nhận làm ứng viên.
Chức vụ sẽ được trao trong nghi thức trao thừa tác vụ do giám mục hoặc linh mục được ngài ủy nhiệm, theo hướng dẫn của Tòa Thánh ban hành ngày 13 tháng 12 năm 2021. Việc trao thừa tác vụ phải diễn ra trong một Thánh lễ hoặc một cử hành Phụng vụ Lời Chúa.
Cấu trúc của nghi thức đề xuất một lời khuyến khích về vai trò của giáo lý viên, lời mời cầu nguyện, ban phép lành và việc trao thánh giá.
Đức Tổng Giám Mục Roche nhấn mạnh đến “khía cạnh chuyên nghiệp” của thừa tác vụ, và lưu ý tầm quan trọng của việc suy xét cẩn thận về phía các giám mục giáo phận trong việc lựa chọn ai là ứng viên.
“Có vẻ như không phải ai cũng thích hợp trong vai trò một giáo lý viên,” Đức Tổng Giám Mục nói, và khuyến khích có sự phân định thích hợp về những người nên được nhận vào thừa tác vụ giáo dân này.
Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích cũng đưa ra các hướng dẫn cụ thể những ai không nên trở thành giáo lý viên trong giáo phận. Danh sách này bao gồm những người đang chuẩn bị nhận Chức Thánh với tư cách là linh mục hoặc phó tế, các tu sĩ nam nữ, giáo lý viên cho các phong trào của giáo hội, và giáo viên các trường Công Giáo. Những người trong danh sách vừa nêu không nên trở thành giáo lý viên, trừ ra trong các trường hợp đặc biệt.
Trong Huấn thị Antiquum, Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng những thập kỷ gần đây đã chứng kiến ”một sự đổi mới đáng kể trong việc dạy giáo lý,” và “các giáo lý viên được kêu gọi đầu tiên trở thành chuyên gia trong công việc mục vụ truyền đạt đức tin khi đức tin phát triển qua các giai đoạn khác nhau từ việc công bố Tin Mừng ban đầu (kerygma), đến chỉ dẫn trong đó trình bày cuộc sống mới của chúng ta trong Chúa Kitô, và chuẩn bị cho các bí tích khai tâm Kitô Giáo, và sau đó là sự đào tạo tiếp tục để cho phép mỗi người phát triển niềm hy vọng bên trong họ”.
“Thật phù hợp khi những người được gọi vào thừa tác vụ Giáo lý viên là những người nam nữ có đức tin sâu sắc và sự trưởng thành nhân bản, là những người tham gia tích cực vào đời sống của cộng đồng Kitô Giáo, có khả năng chào đón người khác, quảng đại và sống một đời sống hiệp thông huynh đệ”
Giáo lý viên “cũng nên được đào tạo phù hợp về kinh thánh, thần học, mục vụ và sư phạm để trở thành những người thông truyền có năng lực về chân lý đức tin và họ phải có một số kinh nghiệm trước đây về việc dạy giáo lý. Điều cần thiết là họ phải là những người cộng tác trung thành với các linh mục và phó tế, chuẩn bị thi hành chức vụ của mình ở bất cứ nơi nào có thể thấy cần thiết và được thúc đẩy bởi lòng nhiệt thành tông đồ thực sự.”
Source:Catholic News Agency
Gần 2 triệu người hành hương đã kính viếng Đền thờ Đức Mẹ Guadalupe ở Thành phố Mexico
Đặng Tự Do
19:34 18/12/2021
Chính quyền Thành phố Mexico báo cáo rằng bất chấp đại dịch coronavirus vẫn đang hoành hành kinh hoàng ở quốc gia này, gần 2 triệu người hành hương đã đến thăm đền thánh Đức Mẹ Guadalupe ở Thành phố Mexico từ ngày 1 tháng 12 đến Lễ trọng của Đức Mẹ vào ngày 12 tháng 12.
Con số chính xác đến thăm đền thánh Đức Mẹ Guadalupe trong thời gian 12 ngày đó là 1,929,115 lượt người.
Là một phần của hoạt động “Chào Mừng Người Hành Hương” do chính quyền điều phối, hơn 9,000 công chức từ Thành phố Mexico đã được triển khai, bao gồm cảnh sát, nhân viên cấp cứu, các đơn vị y tế, nhân viên cứu hỏa và những người khác.
Đức Hồng Y Carlos Aguiar Retes, Tổng Giám Mục Mexico City đã dâng thánh lễ truyền thống gọi là Thánh Lễ Các Hoa Hồng tại đền thánh Đức Mẹ vào trưa ngày 12 tháng 12
Đức Hồng Y đã nói trong bài giảng của mình rằng “Đức Maria là Mẹ của Giáo hội, Mẹ của chúng ta” và rằng “Mẹ muốn tiếp tục bày tỏ tình yêu của mình, với tư cách là Mẹ của Giáo hội, đó là lý do tại sao Mẹ đến Mễ Tây Cơ, để tìm kiếm chúng ta, và để bày tỏ tình yêu của Mẹ với tất cả các con của Mẹ”.
Không giống như năm 2020, năm nay những người hành hương một lần nữa được phép vào bên trong đền thánh và các biện pháp phòng ngừa an toàn sức khỏe đã được áp dụng để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19.
Trong số các biện pháp được phối hợp giữa chính quyền dân sự và giáo hội là yêu cầu sử dụng mặt nạ và cấm ngủ qua đêm trong khu vực xung quanh đền thờ Đức Mẹ.
Bài hát truyền thống “Mañanitas”, một bài hát nổi tiếng của Mễ Tây Cơ dành cho Đức Trinh Nữ Guadalupe, không được biểu diễn trực tiếp với các tín hữu, nhưng đã được thu âm trước và trình chiếu trên mạng xã hội.
Để cử hành Thánh lễ lúc nửa đêm, đền thánh Đức Mẹ đã yêu cầu các tín hữu gửi ảnh và nến để tượng trưng cho sự hiện diện của họ trong nhà thờ.
Tổng giáo phận Mexico cho biết, hơn 1,400 bức ảnh và hơn 1,400 ngọn nến đã được đặt trong đền thờ.
Thánh Lễ Các Hoa Hồng kỷ niệm sự hiện ra của Đức Trinh Nữ Maria với Juan Diego, một người Aztec cải đạo sang Công Giáo, vào năm 1531.
Đức Mẹ Guadalupe đã yêu cầu một nhà thờ được xây dựng trên địa điểm nơi Mẹ đã xuất hiện trên ngọn đồi Tepeyacở phía tây bắc của thành phố Mexico ngày nay.
Như một dấu chỉ cho vị giám mục, Mẹ đã để lại hình ảnh của chính mình được in một cách kỳ diệu trên tấm vải xương rồng phẩm chất kém của Juan Diego. Chiếc Tilma đáng lẽ đã xuống cấp trong vòng vài thập kỷ, nhưng nó không hề có dấu hiệu phân hủy sau hơn 490 năm. Cho đến ngày nay, nó vẫn còn y như thế bất chấp mọi giải thích khoa học về hiện tượng lạ lùng này.
Sự hiện ra và hình ảnh kỳ diệu của Đức Mẹ đã dẫn đến ơn hoán cải hàng loạt của các cộng đồng người Mỹ bản địa sang Công Giáo.
đền thánh Đức Mẹ Guadalupe ở Thành phố Mexico là ngôi đền thờ Đức Mẹ được viếng thăm nhiều nhất trên thế giới. Số lượng du khách đến Vương cung thánh đường hàng năm chỉ đứng sau Đền Thờ Thánh Phêrô ở Vatican.
Source:Catholic News Agency
Tin Giáo Hội Việt Nam
Linh Mục Đaminh Hoàng Minh Tiến, Tân Giám Mục chính tòa giáo phận Hưng Hóa
Lm. Giuse Đào Nguyên Vũ
10:22 18/12/2021
Linh Mục Đaminh Hoàng Minh Tiến, Tân Giám Mục chính tòa giáo phận Hưng Hóa
Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm linh mục Đaminh Hoàng Minh Tiến, thuộc linh mục đoàn giáo phận Hưng Hóa, làm Giám mục chính tòa giáo phận Hưng Hóa.
Linh mục Đaminh Hoàng Minh Tiến đang đảm trách chức vụ Đại diện Giám quản Tông tòa giáo phận Hưng Hóa kiêm Chính xứ giáo xứ Chính Tòa giáo phận Hưng Hóa.
Linh mục Giuse Đào Nguyên Vũ
TIỂU SỬ LINH MỤC ĐAMINH HOÀNG MINH TIẾN
- Sinh ngày 07/01/1969 tại Bảo Lộc – Lâm Đồng, thuộc giáo xứ Thiện Lộc, giáo phận Đà Lạt.
- 1975 – 1986: Học chương trình phổ thông
- 1987 – 1989: Học viên Trường Dạy nghề Thủ Đức
- 1990 – 1992: Làm việc tại Cà Mau, tìm hiểu ơn gọi tu trì
- 1992: Gia nhập Chủng sinh Giáo phận Hưng Hóa,
- 1992 – 1998: Tu học chương trình Đại Chủng viện của giáo phận Hưng Hóa tại Tp. Hồ Chí Minh
- 1998 – 2002: Giúp việc văn phòng Tòa Giám mục Hưng Hóa
- 2002 – 2003: Giúp mục vụ tại Giáo xứ Thiện Lộc – gp. Đà Lạt
- 2003 – 2005: Giúp việc Đức Giám Mục tại Tòa Giám mục Hưng Hóa
- 2005 – 2006: Học khóa bổ túc tại ĐCV Sao Biển – Nha Trang
- 13/08/2005: Lãnh chức phó tế
- 14/02/2006: Lãnh chức linh mục
- 2006 – 2007: Phó xứ Giáo xứ Nỗ Lực, giáo phận Hưng Hóa
- 2008: Tu nghiệp tại Học viện mục vụ Đông Á (East Asian Pastoral Institute), Manila, Philippines
- 2009 – 2012: Tu nghiệp tại ĐCV thánh Carolo (St Charles Borromeo Seminary) – Philadelphia, Hoa Kỳ; Học vị: Thạc sĩ Thần học
- 2012 – 2014: Đặc trách Tiền Chủng viện giáo phận Hưng Hóa
- 2014 – nay: Chủ tịch Ủy ban Mục vụ Ơn gọi giáo phận Hưng Hóa – Đặc trách Chủng Sinh
- 2014 – 2020: Quản lý Giáo phận Hưng Hóa
- 13/05 – 28/08/2020: Tổng Đại Diện Giáo phận Hưng Hóa
- 29/08/2020 – nay: Đại diện Giám quản Tông tòa giáo phận Hưng Hóa
- 04/07/2020 – nay: Chính xứ Giáo xứ Chính tòa Sơn Lộc
- Ngày 18/12/2021: Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm làm Giám mục chính tòa giáo phận Hưng Hóa.
Lúc 18 giờ hôm nay, ngày 18 tháng 12 năm 2021, Đức Tổng Giám Mục Marek Zalewski, Sứ thần Toà Thánh tại Singapore kiêm Đại diện Toà Thánh không thường trú tại Việt Nam thông báo:
Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm linh mục Đaminh Hoàng Minh Tiến, thuộc linh mục đoàn giáo phận Hưng Hóa, làm Giám mục chính tòa giáo phận Hưng Hóa.
Linh mục Đaminh Hoàng Minh Tiến đang đảm trách chức vụ Đại diện Giám quản Tông tòa giáo phận Hưng Hóa kiêm Chính xứ giáo xứ Chính Tòa giáo phận Hưng Hóa.
Linh mục Giuse Đào Nguyên Vũ
TIỂU SỬ LINH MỤC ĐAMINH HOÀNG MINH TIẾN
- Sinh ngày 07/01/1969 tại Bảo Lộc – Lâm Đồng, thuộc giáo xứ Thiện Lộc, giáo phận Đà Lạt.
- 1975 – 1986: Học chương trình phổ thông
- 1987 – 1989: Học viên Trường Dạy nghề Thủ Đức
- 1990 – 1992: Làm việc tại Cà Mau, tìm hiểu ơn gọi tu trì
- 1992: Gia nhập Chủng sinh Giáo phận Hưng Hóa,
- 1992 – 1998: Tu học chương trình Đại Chủng viện của giáo phận Hưng Hóa tại Tp. Hồ Chí Minh
- 1998 – 2002: Giúp việc văn phòng Tòa Giám mục Hưng Hóa
- 2002 – 2003: Giúp mục vụ tại Giáo xứ Thiện Lộc – gp. Đà Lạt
- 2003 – 2005: Giúp việc Đức Giám Mục tại Tòa Giám mục Hưng Hóa
- 2005 – 2006: Học khóa bổ túc tại ĐCV Sao Biển – Nha Trang
- 13/08/2005: Lãnh chức phó tế
- 14/02/2006: Lãnh chức linh mục
- 2006 – 2007: Phó xứ Giáo xứ Nỗ Lực, giáo phận Hưng Hóa
- 2008: Tu nghiệp tại Học viện mục vụ Đông Á (East Asian Pastoral Institute), Manila, Philippines
- 2009 – 2012: Tu nghiệp tại ĐCV thánh Carolo (St Charles Borromeo Seminary) – Philadelphia, Hoa Kỳ; Học vị: Thạc sĩ Thần học
- 2012 – 2014: Đặc trách Tiền Chủng viện giáo phận Hưng Hóa
- 2014 – nay: Chủ tịch Ủy ban Mục vụ Ơn gọi giáo phận Hưng Hóa – Đặc trách Chủng Sinh
- 2014 – 2020: Quản lý Giáo phận Hưng Hóa
- 13/05 – 28/08/2020: Tổng Đại Diện Giáo phận Hưng Hóa
- 29/08/2020 – nay: Đại diện Giám quản Tông tòa giáo phận Hưng Hóa
- 04/07/2020 – nay: Chính xứ Giáo xứ Chính tòa Sơn Lộc
- Ngày 18/12/2021: Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm làm Giám mục chính tòa giáo phận Hưng Hóa.
Thánh lễ tạ ơn mừng kim khánh thánh hiến của hai Soeur Maria Trần Thị Kim Anh và Maria Phạm Thiên Lan, Melbourne
Trần Văn Minh
15:20 18/12/2021
Melbourne, vào lúc 11 giờ sáng Thứ Bảy 18/12/2021. Thánh lễ đồng tế trọng thể của quý linh mục Việt Nam trong Tổng Giáo Phận Melbourne, đã được cử hành tại nhà thờ Saint Peter vùng Epping Melbourne để dâng lời tạ ơn Thiên Chúa, và cầu nguyện cho hai Soeur Maria Trần Thị Kim Anh và Maria Phạm Thiên Lan thuộc Hội Dòng Mến Thánh Giá Thủ Đức, nhân dịp kỷ niệm 50 năm Hồng Ân Thánh Hiến của hai Soeur.
Xem hình
Chủ tế là Linh mục Raphael Võ Đức Thiện và hơn mười linh mục Úc và Việt Nam đồng tế. Trong ngôi thánh đường nhỏ bé và cổ kính với Ca đoàn Nhà thờ Saint Michael North Melbourne, do Soeur Thiên Lan phụ trách ca trưởng, được Linh mục Vũ Phước Hiến điều khiển đã dùng lời ca, tiếng đàn giúp cho buổi lễ thêm sốt sắng, long trọng hơn. Đặc biệt, có ba bài hát do Soeur Thiên Lan Sáng tác để hát trong thánh lễ tạ ơn.
Trong phần chia sẻ, Linh mục Paul Nguyễn Công Trứ đã chia sẻ đến cộng đoàn về những bước thăng trầm, vất vả của đời tu trì. Năm mươi năm là một hành trình dài thử thách đức vâng lời của bề trên, bề dưới đủ cả. Nhân dịp, cha cũng nói qua về tiểu sử của mỗi Soeur đã đi qua bước đường thánh hiến 50 năm.
Soeur Kim Anh theo bước chân của những thuyền nhân vượt biên đến Úc, sau một thời gian đã chung sống cơ cực cùng các chị em hội dòng sau 30/4/75. Chị cũng như các chị em khác được phân tán đi làm công việc lao động chân tay. Đến Úc, cũng chịu cảnh bơ vơ vì lạc bầy, nhưng nhờ ơn Chúa chị đã vững tin vác thánh giá Chúa như biểu tượng của Hội Dòng Mến Thánh Giá, và đã vượt qua năm mươi năm, để hôm nay cùng xin dâng lên Chúa lời cảm tạ.
Soeur Thiên Lan thì may mắn hơn, đến Úc để du học vì Soeur có năng khiếu về âm nhạc, lại được cố Nhạc Sư Hải Linh dậy đến nơi đến chốn để trở thành một ca trưởng vững vàng. Riêng về hội dòng mẹ nơi quê nhà, năm nay, cũng có rất nhiều Sơ cũng đã có cùng một kỷ niệm Kim Khánh khấn dòng trong dịp này.
Kết thúc bài chia sẻ, Cha Trứ cũng xin mọi người cầu xin cùng Thiên Chúa ban muôn ơn lành đến hai Sơ, để hai Sơ được khỏe mạnh, và chúng ta hy vọng, mười năm nữa, hay hai mươi năm nữa, chúng ta lại được tụ hop về đây để dâng lễ tạ ơn Thiên Chúa và mừng hai Sơ kỷ niệm 60 năm, 70 năm khấn dòng hay nhiều năm hơn nữa. Và chúc hai Sơ noi gương Ông Samuen trong bài đọc: (1 Sam 3, 1-10) để thưa lên rằng: “Lạy Đức Chúa. Xin Ngài phán, vì tôi tớ Ngài đang lắng nghe.”
Sau bài giảng, hai Sơ đã thắp lên hai ngọn nến đời mình tiến lên trước bàn thờ nhắc lại lời khấn. Linh mục chủ tế đã đọc: Lạy Thiên Chúa Ba Ngôi Chí Thánh, chúng con xin dâng lời cảm tạ về muôn ơn lành Chúa đã đổ xuống trên các nữ tỳ của Chúa đây, và luôn gìn giữ họ trong ơn gọi sống đời thánh hiến suốt hành trình 50 năm qua. Xin Chúa không ngừng tuôn đổ ân phúc và tình yêu trên con cái Chúa, để cuộc đời họ mãi mãi là lời tạ ơn qua việc tuân giữ các lời khuyên Phúc Âm và sống đức ái trọn hảo. Xin cho tâm hồn các nữ tỳ của Chúa luôn bừng cháy lửa tình yêu dành cho Đức Giêsu Kitô Chịu Đóng Đinh là đối tượng duy nhất của lòng trí họ. Chúng con nài xin Chúa tiếp tục gìn giữ các nữ tỳ Chúa trong ân sủng, để cuộc sống trần thế của họ là dấu chỉ Nước Trời tràn đầy hoan lạc mai sau. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô Chúa chúng con.
Cuối lễ, Sơ Thiên Lan đại diện lên cảm ơn Hội Dòng Mến Thánh Giá Thủ Đức, Hội Dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt, Quý cha chủ tế, Quý cha đồng tế, các hội đoàn, cộng đoàn và mọi người hiện diện. Trong phần cảm ơn đến cha mẹ, thầy cô những người đã có công dững dục, nhật là cố Nhạc sư Hải Linh Sơ đã nghẹn ngào xúc động mà không nói lên lời. Và trong dịp đặc biệt này, Sơ Thiên Lan đã tặng mỗi người một CD với mười bài hát do Sơ sáng tác và hát.
Cũng trong dịp đặc biệt này, Phép lành Tòa Thánh cũng được trao cho hai Sơ. Buổi lễ hôm nay được quý cha nói vui, đây là lần đầu tiên có hai Sơ có lễ tạ ơn kỷ niệm Ngân Khánh trong Tổng Giáo Phận Melbourne
Đại diện Liên tu sỹ Tổng Giáo Phận Melbourne, Linh mục Hồ Sáng đã lên chúc mừng hai Sơ và tặng quà cho hai Sơ. Sau phép lành, quý cha đã đứng lại chụp hình chung kỷ niệm mừng Thánh Lễ Tạ Ơn 50 năm Hồng ân Thánh Hiến của hai Sơ: Trần Kim Anh và Phạm Thiên Lan, mọi người được mời qua hội trường giáo xứ để dùng tiệc mừng.
Được biết, ngày kỷ niệm vàng này đáng lẽ đã được tổ chức vào Ngày 29/5/21. Nhưng vì dịch Tầu Wu-han Covid – 19, toàn tiểu bang bị đóng cửa lockdown, nên đành phải hoãn lại đến 18/12/21, và nhờ ơn Chúa thương, mọi sự đã diễn ra tốt đẹp với một ngày nắng vàng rực rỡ như tô điểm thêm cho ngày kỷ niệm 50 năm hồng ân thánh hiến của hai Sơ Kim Anh và Thiên Lan, xin chúc mừng hai Sơ.
Xem hình
Chủ tế là Linh mục Raphael Võ Đức Thiện và hơn mười linh mục Úc và Việt Nam đồng tế. Trong ngôi thánh đường nhỏ bé và cổ kính với Ca đoàn Nhà thờ Saint Michael North Melbourne, do Soeur Thiên Lan phụ trách ca trưởng, được Linh mục Vũ Phước Hiến điều khiển đã dùng lời ca, tiếng đàn giúp cho buổi lễ thêm sốt sắng, long trọng hơn. Đặc biệt, có ba bài hát do Soeur Thiên Lan Sáng tác để hát trong thánh lễ tạ ơn.
Trong phần chia sẻ, Linh mục Paul Nguyễn Công Trứ đã chia sẻ đến cộng đoàn về những bước thăng trầm, vất vả của đời tu trì. Năm mươi năm là một hành trình dài thử thách đức vâng lời của bề trên, bề dưới đủ cả. Nhân dịp, cha cũng nói qua về tiểu sử của mỗi Soeur đã đi qua bước đường thánh hiến 50 năm.
Soeur Kim Anh theo bước chân của những thuyền nhân vượt biên đến Úc, sau một thời gian đã chung sống cơ cực cùng các chị em hội dòng sau 30/4/75. Chị cũng như các chị em khác được phân tán đi làm công việc lao động chân tay. Đến Úc, cũng chịu cảnh bơ vơ vì lạc bầy, nhưng nhờ ơn Chúa chị đã vững tin vác thánh giá Chúa như biểu tượng của Hội Dòng Mến Thánh Giá, và đã vượt qua năm mươi năm, để hôm nay cùng xin dâng lên Chúa lời cảm tạ.
Soeur Thiên Lan thì may mắn hơn, đến Úc để du học vì Soeur có năng khiếu về âm nhạc, lại được cố Nhạc Sư Hải Linh dậy đến nơi đến chốn để trở thành một ca trưởng vững vàng. Riêng về hội dòng mẹ nơi quê nhà, năm nay, cũng có rất nhiều Sơ cũng đã có cùng một kỷ niệm Kim Khánh khấn dòng trong dịp này.
Kết thúc bài chia sẻ, Cha Trứ cũng xin mọi người cầu xin cùng Thiên Chúa ban muôn ơn lành đến hai Sơ, để hai Sơ được khỏe mạnh, và chúng ta hy vọng, mười năm nữa, hay hai mươi năm nữa, chúng ta lại được tụ hop về đây để dâng lễ tạ ơn Thiên Chúa và mừng hai Sơ kỷ niệm 60 năm, 70 năm khấn dòng hay nhiều năm hơn nữa. Và chúc hai Sơ noi gương Ông Samuen trong bài đọc: (1 Sam 3, 1-10) để thưa lên rằng: “Lạy Đức Chúa. Xin Ngài phán, vì tôi tớ Ngài đang lắng nghe.”
Sau bài giảng, hai Sơ đã thắp lên hai ngọn nến đời mình tiến lên trước bàn thờ nhắc lại lời khấn. Linh mục chủ tế đã đọc: Lạy Thiên Chúa Ba Ngôi Chí Thánh, chúng con xin dâng lời cảm tạ về muôn ơn lành Chúa đã đổ xuống trên các nữ tỳ của Chúa đây, và luôn gìn giữ họ trong ơn gọi sống đời thánh hiến suốt hành trình 50 năm qua. Xin Chúa không ngừng tuôn đổ ân phúc và tình yêu trên con cái Chúa, để cuộc đời họ mãi mãi là lời tạ ơn qua việc tuân giữ các lời khuyên Phúc Âm và sống đức ái trọn hảo. Xin cho tâm hồn các nữ tỳ của Chúa luôn bừng cháy lửa tình yêu dành cho Đức Giêsu Kitô Chịu Đóng Đinh là đối tượng duy nhất của lòng trí họ. Chúng con nài xin Chúa tiếp tục gìn giữ các nữ tỳ Chúa trong ân sủng, để cuộc sống trần thế của họ là dấu chỉ Nước Trời tràn đầy hoan lạc mai sau. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô Chúa chúng con.
Cuối lễ, Sơ Thiên Lan đại diện lên cảm ơn Hội Dòng Mến Thánh Giá Thủ Đức, Hội Dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt, Quý cha chủ tế, Quý cha đồng tế, các hội đoàn, cộng đoàn và mọi người hiện diện. Trong phần cảm ơn đến cha mẹ, thầy cô những người đã có công dững dục, nhật là cố Nhạc sư Hải Linh Sơ đã nghẹn ngào xúc động mà không nói lên lời. Và trong dịp đặc biệt này, Sơ Thiên Lan đã tặng mỗi người một CD với mười bài hát do Sơ sáng tác và hát.
Cũng trong dịp đặc biệt này, Phép lành Tòa Thánh cũng được trao cho hai Sơ. Buổi lễ hôm nay được quý cha nói vui, đây là lần đầu tiên có hai Sơ có lễ tạ ơn kỷ niệm Ngân Khánh trong Tổng Giáo Phận Melbourne
Đại diện Liên tu sỹ Tổng Giáo Phận Melbourne, Linh mục Hồ Sáng đã lên chúc mừng hai Sơ và tặng quà cho hai Sơ. Sau phép lành, quý cha đã đứng lại chụp hình chung kỷ niệm mừng Thánh Lễ Tạ Ơn 50 năm Hồng ân Thánh Hiến của hai Sơ: Trần Kim Anh và Phạm Thiên Lan, mọi người được mời qua hội trường giáo xứ để dùng tiệc mừng.
Được biết, ngày kỷ niệm vàng này đáng lẽ đã được tổ chức vào Ngày 29/5/21. Nhưng vì dịch Tầu Wu-han Covid – 19, toàn tiểu bang bị đóng cửa lockdown, nên đành phải hoãn lại đến 18/12/21, và nhờ ơn Chúa thương, mọi sự đã diễn ra tốt đẹp với một ngày nắng vàng rực rỡ như tô điểm thêm cho ngày kỷ niệm 50 năm hồng ân thánh hiến của hai Sơ Kim Anh và Thiên Lan, xin chúc mừng hai Sơ.
Văn Hóa
Xuất khẩu ơn gọi, phải chăng có cách nói tốt hơn?
Lm. Antôn Phạm Trọng Quang, SVD
14:25 18/12/2021
XUẤT KHẨU ƠN GỌI, PHẢI CHĂNG CÓ CÁCH NÓI TỐT HƠN? Linh mục Antôn Phạm Trọng Quang, SVD
Tất nhiên, theo cảm nhận của nhiều người, việc dùng từ “xuất khẩu ơn gọi” để nói về việc các tu sĩ Việt Nam ra nước ngoài truyền giáo quả thật không thỏa đáng, vì ơn gọi không phải là một mặt hàng để bán buôn, nhưng là một món quà có giá trị cao quý, chúng ta thường gọi là “Ơn Thiên Triệu,” tức là ơn được Chúa kêu gọi. Vì thế, bằng thái độ trân trọng, chúng ta gọi họ là các nhà truyền giáo. Với nhiều hoàn cảnh và thời khắc khác nhau, họ đã tới hoặc được gửi tới nhiều nước khác nhau, không nhằm mục đích nào khác, đó là để truyền giáo.
1. Câu chuyện về các nhà truyền giáo Việt Nam
Sau biến cố 75, hàng triệu người Việt rời bỏ quê hương để đến với các nước khác nhằm tìm một cuộc sống tốt đẹp hơn. Trong số họ có hàng nghìn người là linh mục và tu sĩ. Khi đến những nơi ở mới, có người đã từ bỏ đời tu nhưng cũng có nhiều người kiên trì giữ vững đời sống tu trì của mình. Vì thế, tại nhiều nơi trên thế giới, cách riêng tại Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Đức, Úc... đang có hàng nghìn linh mục và tu sĩ mục vụ trong các giáo xứ và các cơ sở tôn giáo của Giáo Hội.
Trong khi đó, nhờ truyền thống đạo đức của Giáo hội quê nhà, nhờ những gương hy sinh của các bậc tiền nhân, Giáo hội Việt Nam chúng ta vẫn tiếp tục nở sinh nhiều ơn gọi dâng hiến trong các Giáo phận và trong nhiều Hội dòng. Những năm gần đây, khi các Giáo hội Phương Tây thiếu ơn gọi trầm trọng, trong khi số lượng ơn gọi trong nước vẫn còn rất phong phú, vì thế nhiều nhà truyền giáo Việt Nam lại được gửi đi tuyền giáo khắp muôn phương.
Như vậy, về vấn đề gọi tên các nhà truyền giáo Việt Nam, dưới góc độ cá nhân, tôi tin tưởng rằng họ là những ngôn sứ được Thiên Chúa sai đến với chính dân Việt của mình và họ cũng là ngôn sứ được sai đi để rao giảng Tin Mừng cho cánh đồng truyền giáo đang cần nhiều thợ gặt.
2. Ngôn sứ được sai đến với dân Việt của mình
Gần đây, khi viết về chủ đề mục vụ di dân và lao động Việt Nam của Giáo hội tại Đài Loan tôi nhớ đến câu chuyện của người Israel khi họ phải lưu đày ở Babilon, họ phải chịu nhiều cảnh tù đày và ngược đãi, khi họ kêu cầu lên Thiên Chúa thì Chúa đã gửi các tiên tri đến an ủi, đồng hành và khuyên bảo họ tiếp tục giữ vững niềm tin vào Thiên Chúa. Ngày nay, khi người Việt ồ ạt qua Đài Loan lao động hay một số người kết hôn với người Đài Loan, thì Thiên Chúa đã gửi đến cho họ nhiều vị “tiên tri” để đồng hành và đấu tranh cho quyền lợi của họ, đó là các linh mục và tu sĩ.
Câu chuyện về các vị ngôn sứ người Việt được Sai đến với dân Chúa tại Đài Loan thật là đặc biệt, là câu chuyện của Hội tu sĩ Việt Nam tại Đài Loan, được thành lập cách đây 30 năm. Nhìn lại lịch sử của ba thiệp kỷ qua, ban đầu chỉ có khoảng 20 tu sinh người Việt đến Hoa Kỳ, Úc và Canada để truyền giáo cho người Đài Loan. Sau đó, các nhà dòng cũng có nhiều chương trình tuyển mộ ơn gọi từ Việt Nam, và cho đến nay, ước tính số linh mục người Việt tại Đài Loan đã lên tới 60 vị và gần 200 nữ tu.
Các linh mục và tu sĩ Việt Nam có mặt trong các Giáo phận, họ được mời gọi làm việc trong nhiều văn phòng trợ giúp lao động hay trong các ban mục vụ di dân của Giáo phận. Vì thế khi nơi nào có lao động và di dân người Việt cần giúp đỡ thì hàng trăm linh mục và tu sĩ người Việt Nam sẵn sàng trợ giúp họ. Nhờ có sự trợ giúp của các linh mục và tu sĩ, đời sống của người lao động và di dân Việt Nam ở đây được nhiều quan tâm và có nhiều cải thiện.
Quả thật không chỉ có ở Đài Loan, nhưng còn nhiều nước khác, nơi nào có người Việt, Thiên Chúa đã gửi các vị ngôn sứ đến nơi đó để đồng hành, hướng dẫn và giúp đỡ con cái của mình. Ngoài việc đồng hành, chia sẻ và hướng dẫn đời sống đức tin và tinh thần cho con dân Việt gia xứ, các nhà truyền giáo của chúng ta cũng hòa nhập rất nhanh vào đời sống của Giáo hội địa phương, vì thế họ được mời gọi chia sẻ sứ vụ truyền giáo cho những người bản địa.
3. Ngôn sứ được sai đi tìm kiếm chiên lạc
Người Việt Công Giáo chúng ta rất có truyền thống đạo đức, bằng việc siêng năng đọc kinh, tổ chức nhiều nghi thức và sinh hoạt cộng đồng như dâng hoa, rước kiệu, lễ hội... tạo nên những cộng đồng rất mạnh mẽ tại các nước chúng ta đang sống. Ngoài ra cộng đồng Công Giáo chúng ta cũng rất coi trọng việc bảo tồn văn hóa Việt, luân thường đạo lý, tinh thần bao dung, lòng quảng đại đóng góp xây dựng các Giáo hội địa phương. Nhờ đó chúng ta đã để lại nhiều ấn tượng rất tốt, nhất là sự tin tưởng trong hàng giáo phẩm và giáo dân người bản địa.
Chính vì vậy, các Giám mục địa phương cũng đã tin tưởng các nhà truyền giáo của chúng ta. Các ngài đã giao cho các nhà truyền giáo nhiều trọng trách trong Giáo hội. Cụ thể, hiện nay chúng ta đã có nhiều Giám mục là người Việt phục vụ tại nhiều quốc gia khác nhau, như Đức cha Thomas Nguyễn Thái Thành tại Hoa Kỳ, Đức cha Vincent Nguyễn Mạnh Hiếu tại Canada, Đức cha Vincent Nguyễn Văn Long tại Úc và Đức Tổng Giám Mục Peter Nguyễn Văn Tốt tại Sri Lanka.
Như chúng ta đã đề cập trên đây, do số lượng ơn gọi tại Châu Âu, Hoa Kỳ và nhiều nước khác đang xuống dốc rất nghiêm trọng, nên nhiều nhà dòng phải đóng của tu viện, nhiều nhà thờ phải đóng cửa. Vì thế, khi Giáo hội Việt Nam chúng ta đang có ơn gọi dồi dào thì chúng ta phải chia sẻ ơn gọi cho các nước khác.
Dĩ nhiên, chúng ta không nhấn mạnh việc đóng góp vật chất như các Giáo hội Phương Tây trước đây đã từng thực hiện cho các vùng truyền giáo để xây dựng nhà thờ, trường học, bệnh viện hay các cơ sở bác ái khác. Những điều mà các nhà truyền giáo của chúng ta có thể đóng góp, đó là công việc mục vụ, thể chia sẻ Tin Mừng bằng chứng tá sống động qua các mới liên đới huynh đệ, tình thương yêu và chăm sóc người già, người bệnh và đồng hành với những ai đang mất niềm tin vào Chúa.
Tháng 10 năm nay, trong Chúa Nhật Khánh Nhật Truyền Giáo, Đức Hồng Y Tagle, người đứng đầu Bộ Truyền Giáo Tin Mừng Cho Các Dân Tộc của Vatican, đã khiến mọi người ngạc nhiên, khi ngài nói: “Châu Âu là một lãnh thổ truyền giáo, châu Âu hiện nay cần các nhà truyền giáo đến để loan báo Tin Mừng” (VietCatholic News, 2021). Vậy đây là nhu cầu rất cấp thiết, các nhà truyền giáo Việt Nam chúng ta có thể thực hiện được.
Thật đáng kinh ngạc, nếu không muốn nói thật đáng buồn, vì xưa nay chúng ta biết Châu Âu là cái nôi của Đức tin Ki-tô Giáo. Từ các nước Châu Âu, các nhà truyền giáo đã ra đi mang Tin Mừng loan báo cho muôn nơi, trong đó có nước Việt chúng ta. Thế nhưng, Châu Âu và ngay cả Hoa Kỳ, Canada, Úc..., là những nước Ki-tô Giáo, họ đã từng xây dựng đời sống văn hóa, văn minh và luật pháp dựa trên nền tảng Ki-tô Giáo, nay đã trở thành nơi chối bỏ đức tin, là môi trường sinh ra các phong trào chống lại Đức Ki-tô, dưới danh nghĩa tự do cá nhân, bình đẳng giới và tính đa nguyên.
4. Lời Kết
Ước mong các nhà truyền giáo của chúng ta, những người được Thiên Chúa mời gọi đến để đồng hành và phục vụ những anh chị em đồng hương, đồng thời phục vụ những Giáo hội đang vắng bóng các vị chủ chăn, luôn biết trở nên những nhân chứng sống động cho mọi anh chị em. Nguyện xin Chúa Thánh Thần hướng dẫn các ngài, để qua đời sống chứng nhân và loan báo Tin Mừng của mình họ giúp củng cố đời sống của anh chị em, đồng thời dẫn đưa nhiều con chiên lạc trở về cùng một đoàn chiên⸻Giáo hội.
Một bạn trẻ đọc đâu đó một bài viết, tỏ ra không hài lòng về cách tác giả dùng từ “XUẤT KHẨU ƠN GỌI” để chỉ việc Giáo Hội Việt Nam trong những thập kỷ gần đây chia sẻ nhiều ơn gọi cho các Giáo hội nước ngoài. Bạn trẻ này đã hỏi tôi có suy nghĩ như thế nào về lối diễn đạt này. Tôi không biết ý tưởng và mục đích của tác giả bài viết đó như thế nào. Tôi cũng không đi tìm đọc bài viết đó, vì cũng đã nhiều lần đọc thấy có người dùng ngôn từ này, dĩ nhiên tôi đoán, họ không có ý xấu mà chỉ thiếu sự tinh tế.
Tất nhiên, theo cảm nhận của nhiều người, việc dùng từ “xuất khẩu ơn gọi” để nói về việc các tu sĩ Việt Nam ra nước ngoài truyền giáo quả thật không thỏa đáng, vì ơn gọi không phải là một mặt hàng để bán buôn, nhưng là một món quà có giá trị cao quý, chúng ta thường gọi là “Ơn Thiên Triệu,” tức là ơn được Chúa kêu gọi. Vì thế, bằng thái độ trân trọng, chúng ta gọi họ là các nhà truyền giáo. Với nhiều hoàn cảnh và thời khắc khác nhau, họ đã tới hoặc được gửi tới nhiều nước khác nhau, không nhằm mục đích nào khác, đó là để truyền giáo.
1. Câu chuyện về các nhà truyền giáo Việt Nam
Sau biến cố 75, hàng triệu người Việt rời bỏ quê hương để đến với các nước khác nhằm tìm một cuộc sống tốt đẹp hơn. Trong số họ có hàng nghìn người là linh mục và tu sĩ. Khi đến những nơi ở mới, có người đã từ bỏ đời tu nhưng cũng có nhiều người kiên trì giữ vững đời sống tu trì của mình. Vì thế, tại nhiều nơi trên thế giới, cách riêng tại Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Đức, Úc... đang có hàng nghìn linh mục và tu sĩ mục vụ trong các giáo xứ và các cơ sở tôn giáo của Giáo Hội.
Trong khi đó, nhờ truyền thống đạo đức của Giáo hội quê nhà, nhờ những gương hy sinh của các bậc tiền nhân, Giáo hội Việt Nam chúng ta vẫn tiếp tục nở sinh nhiều ơn gọi dâng hiến trong các Giáo phận và trong nhiều Hội dòng. Những năm gần đây, khi các Giáo hội Phương Tây thiếu ơn gọi trầm trọng, trong khi số lượng ơn gọi trong nước vẫn còn rất phong phú, vì thế nhiều nhà truyền giáo Việt Nam lại được gửi đi tuyền giáo khắp muôn phương.
Như vậy, về vấn đề gọi tên các nhà truyền giáo Việt Nam, dưới góc độ cá nhân, tôi tin tưởng rằng họ là những ngôn sứ được Thiên Chúa sai đến với chính dân Việt của mình và họ cũng là ngôn sứ được sai đi để rao giảng Tin Mừng cho cánh đồng truyền giáo đang cần nhiều thợ gặt.
2. Ngôn sứ được sai đến với dân Việt của mình
Gần đây, khi viết về chủ đề mục vụ di dân và lao động Việt Nam của Giáo hội tại Đài Loan tôi nhớ đến câu chuyện của người Israel khi họ phải lưu đày ở Babilon, họ phải chịu nhiều cảnh tù đày và ngược đãi, khi họ kêu cầu lên Thiên Chúa thì Chúa đã gửi các tiên tri đến an ủi, đồng hành và khuyên bảo họ tiếp tục giữ vững niềm tin vào Thiên Chúa. Ngày nay, khi người Việt ồ ạt qua Đài Loan lao động hay một số người kết hôn với người Đài Loan, thì Thiên Chúa đã gửi đến cho họ nhiều vị “tiên tri” để đồng hành và đấu tranh cho quyền lợi của họ, đó là các linh mục và tu sĩ.
Câu chuyện về các vị ngôn sứ người Việt được Sai đến với dân Chúa tại Đài Loan thật là đặc biệt, là câu chuyện của Hội tu sĩ Việt Nam tại Đài Loan, được thành lập cách đây 30 năm. Nhìn lại lịch sử của ba thiệp kỷ qua, ban đầu chỉ có khoảng 20 tu sinh người Việt đến Hoa Kỳ, Úc và Canada để truyền giáo cho người Đài Loan. Sau đó, các nhà dòng cũng có nhiều chương trình tuyển mộ ơn gọi từ Việt Nam, và cho đến nay, ước tính số linh mục người Việt tại Đài Loan đã lên tới 60 vị và gần 200 nữ tu.
Các linh mục và tu sĩ Việt Nam có mặt trong các Giáo phận, họ được mời gọi làm việc trong nhiều văn phòng trợ giúp lao động hay trong các ban mục vụ di dân của Giáo phận. Vì thế khi nơi nào có lao động và di dân người Việt cần giúp đỡ thì hàng trăm linh mục và tu sĩ người Việt Nam sẵn sàng trợ giúp họ. Nhờ có sự trợ giúp của các linh mục và tu sĩ, đời sống của người lao động và di dân Việt Nam ở đây được nhiều quan tâm và có nhiều cải thiện.
Quả thật không chỉ có ở Đài Loan, nhưng còn nhiều nước khác, nơi nào có người Việt, Thiên Chúa đã gửi các vị ngôn sứ đến nơi đó để đồng hành, hướng dẫn và giúp đỡ con cái của mình. Ngoài việc đồng hành, chia sẻ và hướng dẫn đời sống đức tin và tinh thần cho con dân Việt gia xứ, các nhà truyền giáo của chúng ta cũng hòa nhập rất nhanh vào đời sống của Giáo hội địa phương, vì thế họ được mời gọi chia sẻ sứ vụ truyền giáo cho những người bản địa.
3. Ngôn sứ được sai đi tìm kiếm chiên lạc
Người Việt Công Giáo chúng ta rất có truyền thống đạo đức, bằng việc siêng năng đọc kinh, tổ chức nhiều nghi thức và sinh hoạt cộng đồng như dâng hoa, rước kiệu, lễ hội... tạo nên những cộng đồng rất mạnh mẽ tại các nước chúng ta đang sống. Ngoài ra cộng đồng Công Giáo chúng ta cũng rất coi trọng việc bảo tồn văn hóa Việt, luân thường đạo lý, tinh thần bao dung, lòng quảng đại đóng góp xây dựng các Giáo hội địa phương. Nhờ đó chúng ta đã để lại nhiều ấn tượng rất tốt, nhất là sự tin tưởng trong hàng giáo phẩm và giáo dân người bản địa.
Chính vì vậy, các Giám mục địa phương cũng đã tin tưởng các nhà truyền giáo của chúng ta. Các ngài đã giao cho các nhà truyền giáo nhiều trọng trách trong Giáo hội. Cụ thể, hiện nay chúng ta đã có nhiều Giám mục là người Việt phục vụ tại nhiều quốc gia khác nhau, như Đức cha Thomas Nguyễn Thái Thành tại Hoa Kỳ, Đức cha Vincent Nguyễn Mạnh Hiếu tại Canada, Đức cha Vincent Nguyễn Văn Long tại Úc và Đức Tổng Giám Mục Peter Nguyễn Văn Tốt tại Sri Lanka.
Như chúng ta đã đề cập trên đây, do số lượng ơn gọi tại Châu Âu, Hoa Kỳ và nhiều nước khác đang xuống dốc rất nghiêm trọng, nên nhiều nhà dòng phải đóng của tu viện, nhiều nhà thờ phải đóng cửa. Vì thế, khi Giáo hội Việt Nam chúng ta đang có ơn gọi dồi dào thì chúng ta phải chia sẻ ơn gọi cho các nước khác.
Dĩ nhiên, chúng ta không nhấn mạnh việc đóng góp vật chất như các Giáo hội Phương Tây trước đây đã từng thực hiện cho các vùng truyền giáo để xây dựng nhà thờ, trường học, bệnh viện hay các cơ sở bác ái khác. Những điều mà các nhà truyền giáo của chúng ta có thể đóng góp, đó là công việc mục vụ, thể chia sẻ Tin Mừng bằng chứng tá sống động qua các mới liên đới huynh đệ, tình thương yêu và chăm sóc người già, người bệnh và đồng hành với những ai đang mất niềm tin vào Chúa.
Tháng 10 năm nay, trong Chúa Nhật Khánh Nhật Truyền Giáo, Đức Hồng Y Tagle, người đứng đầu Bộ Truyền Giáo Tin Mừng Cho Các Dân Tộc của Vatican, đã khiến mọi người ngạc nhiên, khi ngài nói: “Châu Âu là một lãnh thổ truyền giáo, châu Âu hiện nay cần các nhà truyền giáo đến để loan báo Tin Mừng” (VietCatholic News, 2021). Vậy đây là nhu cầu rất cấp thiết, các nhà truyền giáo Việt Nam chúng ta có thể thực hiện được.
Thật đáng kinh ngạc, nếu không muốn nói thật đáng buồn, vì xưa nay chúng ta biết Châu Âu là cái nôi của Đức tin Ki-tô Giáo. Từ các nước Châu Âu, các nhà truyền giáo đã ra đi mang Tin Mừng loan báo cho muôn nơi, trong đó có nước Việt chúng ta. Thế nhưng, Châu Âu và ngay cả Hoa Kỳ, Canada, Úc..., là những nước Ki-tô Giáo, họ đã từng xây dựng đời sống văn hóa, văn minh và luật pháp dựa trên nền tảng Ki-tô Giáo, nay đã trở thành nơi chối bỏ đức tin, là môi trường sinh ra các phong trào chống lại Đức Ki-tô, dưới danh nghĩa tự do cá nhân, bình đẳng giới và tính đa nguyên.
4. Lời Kết
Ước mong các nhà truyền giáo của chúng ta, những người được Thiên Chúa mời gọi đến để đồng hành và phục vụ những anh chị em đồng hương, đồng thời phục vụ những Giáo hội đang vắng bóng các vị chủ chăn, luôn biết trở nên những nhân chứng sống động cho mọi anh chị em. Nguyện xin Chúa Thánh Thần hướng dẫn các ngài, để qua đời sống chứng nhân và loan báo Tin Mừng của mình họ giúp củng cố đời sống của anh chị em, đồng thời dẫn đưa nhiều con chiên lạc trở về cùng một đoàn chiên⸻Giáo hội.
VietCatholic TV
Diễn biến gây ngỡ ngàng tại San Francisco. ĐTGM than thở Bethlehem kiệt quệ vì cô vít
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
05:28 18/12/2021
1. Diễn biến gây ngỡ ngàng: Đức Tổng Giám Mục Salvatore Cordileone bị từ chối không cho đến thăm một giáo xứ
Đức Tổng Giám Mục Salvatore Cordileone của tổng giáo phận San Francisco dự kiến đến thăm giáo xứ Thánh Agnes do Dòng Tên phụ trách tại thành phố San Francisco vào ngày 19 tháng 12 năm 2021. Tuy nhiên, chuyến viếng thăm của Ngài đã bị huỷ bỏ vì giáo dân ở đây nêu lý do ngài không chích ngừa vaccine chống covid-19.
Linh mục George Williams, chính xứ giáo xứ thánh Agnes viết trên tờ thông tin giáo xứ: “Tôi đã gọi điện thoại cho Ngài và yêu cầu Ngài lên kế hoạch khác về chuyến viếng thăm giáo xứ chúng ta vì nhiều người trong giáo xứ bày tỏ lo lắng vì Ngài không chích vaccine chống covid-19.”
Linh mục chính xứ viết thêm “Tôi cảm thấy điều quan trọng là mọi người đều được cảm thấy an toàn, và tất cả chúng tôi đều đã làm hết sức mình. ngăn chặn sự lây lan COVID-19, đặc biệt là bây giờ mọi người đang quan ngại với biến thể Omicron.Tôi cảm thấy chuyến thăm mục vụ của Ngài sẽ bị lu mờ vì những lo ngại đại dịch.”
Cha chính xứ Williams nói với hãng tin ABC7, “Chính sách của chúng tôi ở đây là tất cả các linh mục cử hành Thánh lễ phải đã được tiêm vaccince vì chúng tôi quan tâm đến giáo dân. Khi tôi giải thích điều này với Đức Tổng, Ngài rất hiểu. Chúng tôi mong Ngài sẽ đến thăm giáo xứ chúng tôi vào một dịp khác.”
Một giáo dân của giáo xứ Agnes: bà Rita Clunies-Ross, cho biết: “Không phải vì chúng tôi không muốn tiếp đón Ngài, nhưng vì Đức Tổng Giám Mục Cordileone không chịu tiêm phòng, trong khi đại đa số giáo dân chúng tôi đã chích ngừa nên tôi không thấy thoải mái khi thấy Ngài đến giáo xứ chúng tôi.”
Tổng giáo phận San Francisco có một lập trường dứt khoát về vắc-xin COVID, khuyến khích mọi người dân San Francisco tiêm vaccine. Vào tháng 8 Đức Giáo Hoàng Phanxicô kêu gọi mọi người đi tiêm vaccine, gọi đó là một hành động yêu thương.
Nhưng tại sao Đức Tổng Giám Mục Cordileone không chịu chích ngừa Vaccine chống Covid-19?
Trả lơì cuộc phỏng vấn với báo San Francisco Chronicle, Đức Tổng Giám Mục Cordileone cho biết bác sĩ riêng của Ngài nói rằng, “có lẽ Ngài không cần phải tiêm phòng Covid 19” vì lý do “hệ thống miễn dịch của Ngài ấy rất mạnh.”
Đức Tổng Giám Mục Salvatore Cordileone là một nhân vật nổi bật trong việc ủng hộ chính nghĩa phò sinh. Ngài liên tục đưa ra những lời chỉ trích chính sách phò phá thai của bà Nancy Pelosi, chủ tịch Hạ Viện. Lý do ngài bị từ chối không cho đến thăm giáo xứ Thánh Agnes phức tạp hơn những tuyên bố chính thức của các linh mục và giáo dân tại đây. Câu hỏi đặt ra là các linh mục và giáo dân này có đi ra đường không? Ở ngoài đường có phải 100% người dân chích ngừa không?
2. Đức Thượng Phụ Công Giáo nghi lễ Latinh ở Giêrusalem trình bày về hoàn cảnh Thánh Địa mùa Giáng Sinh năm nay
Theo Asia-News, cơ quan thông tin của Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo Hải Ngoại, Đức Thượng Phụ tuyên bố rằng ngài thấy không có khả thể mở cửa lại cho các buổi lễ sắp tới, dầu vậy, Đức Thượng Phụ nói: điều quan trọng là nghĩ đến việc tái khởi hành sau các lễ sắp tới, với hy vọng tìm được một phương thế mới với chính quyền Israel để khởi sự những hình thức sống chung với đại dịch và mở cửa lại cho ngành du lịch và hành hương trong năm tới”.
Đức Thượng Phụ Pizzaballa nhìn về tương lai với một viễn tượng khác, vì không thể đóng cửa và các cuộc gặp gỡ, các cuộc viếng thăm, hành hương cần được tái lên chương trình, kể cả trong đại dịch, mặc dù với một sự không chắc chắn và phải có những biện pháp an ninh cần thích ứng. Chính Đức Thánh Cha Phanxicô, khi gặp những người di dân và người tuyệt vọng, người lớn và trẻ em, trong chuyến tông du mới đây của ngài tại Cipro và Hy Lạp, đã chứng tỏ rằng điều thiết yếu là “cần đón nhận nhau mà không sợ hãi”.
Hồi đầu tháng Mười Hai này, chính phủ Israel đã thông báo cấm các du khách từ nước ngoài, sau khi khám phá biến chủng Omicron ở Nam Phi, rồi tiếp đến chính phủ Israel kéo dài lệnh cấm này đến ngày 22 tháng Mười Hai tới đây, chấm dứt những hy vọng của nhiều người ở Thánh địa mong các cuộc hành hương và du lịch quốc tế sẽ được mở lại vào cuối năm nay, nhất là các cuộc hành hương đến Bethlehem vào dịp lễ Giáng sinh.
Về phần cha Francesco Patton, Bề trên dòng Phanxicô tại Thánh địa, cha cũng nói với hãng Asia News rằng cần vượt thắng tiêu chuẩn khẩn cấp để sống chung với Coronavirus, thứ virus này hiện nay là một cái cớ để phong tỏa thế giới.
Mặt khác, hãng Asia News cũng như Trung tâm của Hội Thừa sai Pime ở bắc Ý, đã phát động một cuộc hành hương Thánh địa vào tháng Ba năm tới, dù Covid-19 tiếp tục hoạt động và thúc đẩy nhiều chính phủ đóng cửa.
Source:Asia News
3. Các nhà lãnh đạo Giáo hội Hoa Kỳ cầu nguyện cho những người bị ảnh hưởng bởi một loạt các lốc xoáy
Các giám mục Hoa Kỳ đã lên tiếng kêu gọi cầu nguyện cho những người bị ảnh hưởng bởi một loạt các cơn lốc xoáy xé nát sáu bang miền trung tây và miền nam để các nạn nhân tìm thấy “bình an, thoải mái và hy vọng” trong đức tin Công Giáo khi họ đau buồn, xây dựng lại và phục hồi.
“Trong suốt Mùa Vọng trong đó chúng ta hân hoan chờ đợi ngày Chúa chúng ta ra đời, chúng ta cầu nguyện cho những người bị thương, những người đã mất mạng, và cho những gia đình và cộng đồng đau buồn của họ,” Đức Tổng Giám Mục José Gomez của Los Angeles và Đức Tổng Giám Mục Paul Coakley của Thành phố Oklahoma đưa ra lập trường trên trong một tuyên bố ngày 11 tháng 12.
Đức Tổng Giám Mục Gomez, chủ tịch Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ, gọi tắt là USCCB, và Đức Cha Coakley, chủ tịch Ủy ban Công lý Quốc nội và Phát triển nhân văn của USCCB, gọi tình huống này là quá sức “đau lòng”. Tính đến cuối ngày 12 tháng 12, đã có ít nhất 90 trường hợp tử vong được báo cáo, dự kiến con số thương vong tiếp tục tăng cao.
Tiểu bang bị ảnh hưởng nặng nề nhất là Kentucky, nơi Thống đốc Andy Beshear thông báo vào ngày 12 tháng 12 rằng số người chết đã tăng lên ít nhất 80 người và dự kiến sẽ còn tăng cao nữa. Lốc xoáy đã xé toạc 200 dặm của bang vào đêm thứ Sáu, khiến các cộng đồng trên con đường các cơn lốc xoáy đi qua bị hủy hoại.
Phần phía tây của bang bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Một nhà máy sản xuất nến ngay bên ngoài Mayfield, Kentucky đã bị san bằng hoàn toàn do trận lốc xoáy bùng phát trong đêm thứ Sáu, được cho là đã giết chết một số trong số 100 công nhân đang làm việc bên trong.
Theo tờ Crux, có những lo lắng đối với tình trạng của Đức Cha William Medley của giáo phận Owensboro vì không liên lạc được với ngài. Tina Kasey, giám đốc truyền thông của giáo phận Owensboro nói với tờ Crux rằng Đức Cha William Medley của Owensboro đã cử hành thánh lễ tại Nhà thờ Thánh Giuse ở Mayfield vào chiều 11 tháng 12.
Trong một tuyên bố vào ngày 11 tháng 12, Đức Cha Medley đã yêu cầu mỗi giáo xứ trong giáo phận có một cuộc lạc quyên đặc biệt vào các Thánh lễ cuối tuần, với lý do rằng nhiều người bị thương trong nhà máy sản xuất nến Mayfield là giáo dân, và những người khác là người di cư và các thành viên yếu thế của cộng đồng.
“Tôi cảm ơn trước vì sự phản ứng hào phóng của anh chị em đối với sự tàn phá khủng khiếp này. Chúa sẽ phù hộ cho sự hào phóng của chúng ta”, Đức Cha Medley nói. “Ngoài ra, chúng ta cũng hãy hiệp nhất cầu nguyện với tư cách là một cộng đồng Công Giáo vì tất cả những đau khổ do thảm họa này gây ra.”
Đức Tổng Giám Mục Joseph Kurtz của Louisville đã nói chuyện với Đức Cha Medley vào cuối tuần qua về cách tốt nhất mà tổng giáo phận có thể giúp đỡ và sẽ thông báo điều đó cho các giáo xứ. Hôm Chúa Nhật, Đức Tổng Giám Mục Kurtz đã tweet sự cảm kích của ngài đối với thông điệp từ Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật.
Source:Crux
Sinh Nhật 85 của ĐTC – Tĩnh tâm Mùa Vọng 2021 với Giáo triều Rôma: Sinh làm con một người phụ nữ
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
05:47 18/12/2021
Trong loạt bài suy niệm cho chương trình tĩnh tâm Mùa Vọng năm nay của Giáo triều Rôma, Đức Hồng Y Raniero Cantalamessa, giảng thuyết viên của Phủ Giáo Hoàng tập trung vào việc đưa ra ánh sáng “vẻ huy hoàng bên trong của Giáo Hội và của đời sống Kitô hữu”
Năm nay, chương trình tĩnh tâm Mùa Vọng gồm ba bài được trình bày vào ba thứ Sáu trước Lễ Giáng Sinh với chủ đề là “Khi đến thời viên mãn, Thiên Chúa đã sai Con của Người đến”, trích từ chương 4 Thư của Thánh Phaolô gửi tín hữu Galát trong đó tóm tắt toàn bộ mầu nhiệm của Kitô Giáo.
Hôm thứ Sáu 17 tháng 12 vừa qua, tại Đại Thính Đường Phaolô Đệ Lục, Đức Hồng Y đã trình bày bài tĩnh tâm cuối cùng nhan đề “Sinh làm con một người phụ nữ”.
Bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
“Khi thời gian tới hồi viên mãn, Thiên Chúa đã sai Con mình tới, sinh làm con một người phụ nữ”. Trong bài suy niệm cuối cùng này, tôi muốn tập trung vào ý nghĩa và tầm quan trọng của cụm từ cuối cùng này “sinh làm con một người phụ nữ”, đặc biệt là vì nó liên quan đến tính chất trọng thể của lễ Giáng Sinh mà chúng ta đang chuẩn bị cử mừng.
Trong Kinh Thánh, cụm từ “sinh làm con một người phụ nữ” nhấn mạnh rằng cá nhân được đề cập đến thuộc về thân phận con người bao gồm cả sự yếu đuối và tử vong. Để nhận thức rõ ý nghĩa của những từ đó, cách duy nhất là chúng ta hãy thử xoá chúng khỏi văn bản xem sao. Nếu không có những từ đó, Chúa Kitô sẽ ra sao? Thưa: chỉ còn là một ảo ảnh hồn phách từ trời cao. Thiên thần Gabriel “được Thiên Chúa sai đến” nhưng đã trở lại thiên đàng với cùng một hình dáng y hệt như khi từ trời xuống. Chính người phụ nữ, là Đức Maria, là người đã “neo giữ” Con Thiên Chúa mãi mãi với nhân loại và lịch sử.
Đó là cách các Giáo phụ hiểu những lời của Thánh Phaolô khi các ngài lập luận chống lại lạc giáo Ngộ đạo-Ảo nhân thuyết [Ngộ đạo – Gnosticism: Bác bỏ niềm tin cho rằng Chúa Giêsu là Thiên Chúa thật và là người thật. Họ cho rằng Đức Giêsu chỉ là một con người; Sự kết hợp giữa ông Giêsu và Đức Kitô trong phép rửa ở sông Giođan chỉ là tạm thời; và Đức Kitô rời bỏ ông Giêsu trước cuộc khổ nạn. Ảo nhân thuyết – Docetism: không chấp nhận nhân tính đích thực của Đức Giêsu. Họ cho rằng thân xác của Ngài không là thân xác đích thực, mà là một loại thân xác thiêng liêng, có vẻ bên ngoài là thân xác, giống như thiên thần. Họ chối bỏ những hành vi nhân sinh được coi là bất xứng với thần tính, và do đó bác bỏ những đau khổ Chúa Giêsu phải chịu trong cuộc thương khó. – chú thích của người dịch]. Các Giáo phụ đã nhấn mạnh một cách chính xác sự song song tồn tại giữa cụm từ “sinh ra bởi một người phụ nữ” và thành ngữ Thánh Phaolô sử dụng trong thư Rôma 1: 3: “theo xác thịt thuộc dòng dõi Vua Đavít”. Thánh Inhaxiô thành Antiôkia sử dụng một cách diễn đạt đáng kinh ngạc khi nói rằng Chúa Giêsu “được sinh ra bởi Đức Maria và Thiên Chúa,” gần như cách chúng ta vẫn dùng để nói rằng ai đó là con của ông này và bà nọ. Sự thật là trong toàn thể vũ trụ, Đức Maria là người duy nhất có thể xưng hô với Chúa Giêsu giống như cách mà Cha trên trời đã làm: “Con là con của Cha, Cha đã sinh ra con”.
Tác giả Tertullianô [Tertullianus: sinh năm 155 sau Chúa Giáng Sinh và qua đời năm 220, là một nhà hộ giáo trong thời kỳ sơ khai của Giáo Hội – chú thích của người dịch] chỉ ra rằng Thánh Phaolô không nói “factum per mulierem,” mà là “factum ex muliere”, nghĩa là được sinh ra bởi một người phụ nữ, chứ không phải thông qua một phụ nữ. Việc sử dụng từ này của ông xuất phát từ thực tế là lạc giáo Ảo nhân thuyết dần phát triển và có hình thức ít cực đoan hơn. Lạc giáo này tuyên bố rằng xác thịt của Chúa Giêsu có nguồn gốc từ trời cao, không phải từ trần thế, chỉ đi qua Đức Mẹ như thể qua một kênh trung gian, là một vị khách chứ không phải là con của Đức Mẹ. Thánh Giáo Hoàng Lêô Cả đã đặt thành ngữ của Thánh Phaolô “sinh làm con một người phụ nữ” vào trung tâm của tín điều Kitô học, khi viết trong thư gởi cho Đức Cha Flavian [Giám Mục thành Constantinople] rằng “Chúa Kitô là người thật bởi vì Người ‘sinh làm con một người phụ nữ, và sống dưới Lề Luật,’… Sinh ra trong xác thịt là bằng chứng rõ ràng về bản tính loài người của Người”.
Cũng liên quan đến thành ngữ của Thánh Phaolô “sinh làm con một người phụ nữ”, chúng ta thấy nguyên tắc chú giải Kinh Thánh tuyệt vời được xây dựng bởi Thánh Grêgôriô Cả, chẳng hạn như “Kinh Thánh phát triển cùng với những người đọc”. Thánh Irênê [tiếng Anh: Irenaeus] đã đọc thư Thánh Phaolô gởi tín hữu thành Galát 4: 2, “sinh làm con một người phụ nữ” dưới ánh sáng của Sáng thế ký 3:15, “Ta sẽ gây mối thù giữa mi và người phụ nữ.” Đức Maria xuất hiện như một người phụ nữ là sự kết hợp với Evà, mẹ của tất cả nhân sinh! Chúng ta không nói về một đại diện nhỏ xuất hiện trong một cảnh duy nhất và sau đó biến mất trong làn không khí. Đó là sản phẩm của truyền thống Kinh Thánh kéo dài trong toàn bộ Kinh Thánh từ đầu này sang đầu kia. Nó bắt đầu với người phụ nữ được gọi là “con gái của Sion”, là một nhân cách hóa cho toàn thể Dân Do Thái và kết thúc với người phụ nữ “mặc áo mặt trời, chân đạp mặt trăng” đại diện cho Giáo Hội trong Sách Khải Huyền (Rv 12: 1).
“Bà” là thuật ngữ Chúa Giêsu dùng để gọi Mẹ Ngài cả ở Cana và khi Mẹ đứng bên dưới thập tự giá. Sẽ rất khó, nếu không muốn nói là không thể, nếu ta không nhìn thấy mối liên hệ trong cách nghĩ của Thánh Gioan giữa hai người phụ nữ: người phụ nữ tượng trưng cho Giáo Hội và người phụ nữ thực tế là Đức Maria. Mối liên hệ này không chỉ được thừa nhận trong Hiến Chế Lumen Gentium – Ánh Sáng Muôn Dân - của Công đồng Vatican II mà còn giải thích tại sao Đức Maria được đề cập đến trong Hiến Chế về Giáo Hội.
Chúa Kitô phải được sinh ra bởi Giáo Hội
Trong một thời gian, đã có rất nhiều cuộc thảo luận liên quan đến phẩm giá của phụ nữ. Thánh Gioan Phaolô II đã viết một Tông thư về chủ đề đó, là Tông thư Mulieris Dignitatem- Phẩm Giá Của Phụ Nữ. Bất kể bao nhiêu phẩm giá mà những tạo vật phàm trần chúng ta có thể gán cho phụ nữ, thì điều đó vẫn là vô cùng nhỏ so với những gì Thiên Chúa đã làm khi chọn một người phụ nữ làm mẹ của Con Ngài, Đấng hóa thành nhục thể. “Ngay cả khi chúng ta có nhiều cái lưỡi như những ngọn cỏ.”
Nhiều việc đã được thực hiện trong thời gian gần đây nhằm tăng cường sự hiện diện của phụ nữ trong tiến trình hình thành quyết định của Giáo Hội, và có lẽ cần phải làm nhiều hơn thế. Chúng ta không cần phải đi sâu vào điều đó ở đây. Thay vào đó, chúng ta phải chuyển sự chú ý của mình sang một lĩnh vực khác mà sự phân biệt giữa nam và nữ là mờ nhạt bởi vì người phụ nữ mà chúng ta đang nói đến đại diện cho toàn thể Giáo Hội, tức là cho mọi người, nam cũng như nữ.
Nói tóm lại, đây là trọng tâm của vấn đề: Chúa Giêsu đã từng được Đức Maria sinh ra về mặt thể lý và thể xác, nay phải được sinh ra về mặt tâm linh từ Giáo Hội và từ mỗi tín hữu. Có một truyền thống chú giải mà hạt nhân ban đầu có từ thời Origen, được kết tinh trong câu ngạn ngữ này: “Đức Maria, hay Giáo Hội, hay linh hồn.” Chúng ta hãy lắng nghe cách một tác giả thời trung cổ, Isaac thành Stella, mô tả giáo huấn này:
Dưới ánh sáng soi dẫn của Kinh Thánh, những gì được nói đến theo nghĩa phổ quát về Giáo Hội, như một người mẹ đồng trinh, được hiểu theo nghĩa cá nhân về Đức Trinh nữ Maria; và những gì được nói theo nghĩa cụ thể về Đức Maria, như người mẹ đồng trinh, được hiểu một cách đúng đắn theo một nghĩa phổ quát về Giáo Hội… Theo một nghĩa nào đó, mỗi Kitô Hữu cũng được tin là cô dâu của Ngôi Lời Thiên Chúa, là mẹ của Chúa Kitô, là con gái và em gái của Ngài, đồng thời đồng trinh và sinh hoa kết quả. Những từ này được dùng theo nghĩa phổ quát về Giáo Hội, theo nghĩa đặc biệt về Đức Maria, và theo nghĩa đặc thù về cá nhân Kitô hữu.
Chúng ta hãy bắt đầu với ứng dụng cho Giáo Hội. Nếu theo “nghĩa đầy đủ nhất” (thường được gọi là sensus plenior), người phụ nữ trong Kinh Thánh gợi ý đến Giáo Hội, thì lời khẳng định rằng Chúa Giêsu sinh ra bởi một người phụ nữ ngụ ý rằng ngày nay, Ngài phải được sinh ra bởi Giáo Hội!
Có một bức ảnh rất phổ biến trong các Kitô hữu Chính thống giáo được gọi là Panhagia, tức là Chí Thánh. Bức ảnh mô tả toàn thân Đức Maria đang đứng. Ở giữa ngực Mẹ, như thể nổi lên từ bên trong, là một mề đay thể hiện Chúa Giêsu hài đồng, đang mang tất cả sự uy nghiêm của một người lớn. Ánh mắt của người sùng đạo bị thu hút bởi hài nhi, thậm chí trước cả người mẹ. Với cánh tay dang rộng, Mẹ thậm chí dường như đang mời chúng ta nhìn vào Chúa Giêsu và nhường chỗ cho Người. Đó là cách Giáo Hội nên như thế. Ai nhìn thấy Giáo Hội không nên dừng lại ở đó, nhưng hãy nhìn lên Chúa Giêsu. Đây là cuộc đấu tranh chống lại việc Giáo Hội trở nên tự quy chiếu về chính mình, là một chủ đề thường được nhấn mạnh bởi hai vị Giáo hoàng gần đây nhất, là Đức Bênêđíctô XVI và Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Tác giả Franz Kafka đã kể một câu chuyện mang tính biểu tượng tôn giáo mạnh mẽ về phương diện này. Nó có tựa đề “Một Thông điệp của Quốc Vương.” Câu chuyện đề cập đến một vị vua, trên giường bệnh, gọi một viên cận thần đến bên cạnh mình và thì thầm vào tai người ấy một thông điệp. Thông điệp đó quan trọng đến nỗi nhà vua bắt viên cận thần phải lặp lại nó vào tai ngài. Sau đó, nhà vua gật đầu ra dấu cho người đưa tin khởi hành một cuộc hành trình. Chúng ta hãy cùng nhau nghe trực tiếp phần còn lại của câu chuyện, được viết theo lối mơ mộng, gần như mộng mị, là đặc trưng của nhà văn này:
Người đưa tin lên đường ngay lập tức; một người đàn ông mạnh mẽ, không mệt mỏi; vung tay bên này, vung tay bên kia, anh ta mở một con đường qua đám đông; mỗi khi gặp một trở ngại nào, anh ta lại chỉ vào ngực của mình, nơi mang dấu hiệu của mặt trời; và anh ấy tiến về phía trước một cách dễ dàng, không giống ai. Nhưng đám đông quá rộng lớn; trải dài bất tận. Nếu đất nước rộng mở trải dài trước mặt anh ta, anh ta sẽ bay như thế nào, và thực sự bạn có thể sớm nghe thấy tiếng gõ mạnh mẽ từ nắm đấm của anh ta vào cửa nhà mình. Nhưng thay vào đó, anh ta làm việc vô ích làm sao; anh ta vẫn đang cố gắng vượt qua các căn phòng bên trong cung điện; sẽ không bao giờ anh ta vượt qua được chúng; và nếu anh ta có thành công đi nữa, thì cũng sẽ không thu được gì cả: anh ta sẽ phải chiến đấu theo cách của mình để xuống các bậc thang; và nếu anh ta thành công đi nữa, thì cũng sẽ không thu được gì: vì anh ta sẽ phải băng qua vườn thượng uyển và sau vườn là cung điện thứ hai bao quanh bên ngoài, và một lần nữa cầu thang và khu vườn, và một lần nữa là cung điện, v.v. qua hàng nghìn năm; và nếu cuối cùng anh ta lao ra được qua cánh cổng ngoài cùng - là điều không bao giờ có thể, không bao giờ xảy ra – thì trước đó khi anh ta vẫn nằm ở thủ đô hoàng cung, trung tâm của thế giới, các lớp trầm tích đã chất cao. Không ai có thể đi qua đây, kể cả với một tin nhắn từ một người đã chết. Tuy nhiên, bạn đang ngồi bên cửa sổ và mơ thấy tin nhắn khi trời tối.
Đọc tường thuật này, anh chị em không thể không nghĩ đến Chúa Kitô, Đấng trước khi từ giã cõi đời này, đã giao phó cho Giáo Hội một sứ điệp: “Hãy đi khắp thế gian; hãy loan báo tin mừng cho mọi loài thụ tạo “(Mc 16:15). Và anh chị em cũng không thể không nghĩ đến vô số người đứng bên cửa sổ và mơ màng, mà không hề hay biết, về một thông điệp như thông điệp của Giáo Hội.
Chúng ta phải làm mọi thứ có thể để bảo đảm rằng Giáo Hội không bao giờ trở nên phức tạp và lộn xộn như lâu đài mà Kafka mô tả để thông điệp có thể được lan truyền một cách tự do và hân hoan như khi cuộc hành trình lần đầu tiên bắt đầu. Chúng ta biết “bức tường ngăn cách” có thể hạn chế người đưa tin là gì. Trước hết, chúng bao gồm những bức tường ngăn cách các hệ phái Kitô khác nhau; sau đó là bộ máy quan liêu quá mức, tàn tích của những nghi lễ vô nghĩa, bao gồm các lễ phục, các luật lệ xa xưa, và những tranh chấp mà đến nay không còn gì khác hơn là những đống đổ nát.
Điều gì đó tương tự cũng xảy ra với các tòa nhà cũ. Qua nhiều thế kỷ, để thích ứng với những nhu cầu mới nổi lên, người ta lắp đặt các vách ngăn, lối đi cầu thang, các phòng, buồng nhỏ và không gian lưu trữ dưới gầm cầu thang. Đã đến lúc anh chị em nhận ra rằng tất cả những điều chỉnh này không còn phù hợp với nhu cầu hiện tại, và ngược lại, trở thành chướng ngại vật. Đó là lúc anh chị em cần can đảm để phá bỏ chúng và khôi phục lại tòa nhà về sự đơn sơ và thiết kế ban đầu của nó, cho phù hợp với mục đích đổi mới của nó.
Tôi đã chia sẻ câu chuyện đó và ứng dụng của nó với Giáo Hội trong bài giảng mà tôi đã đưa ra tại Đền Thờ Thánh Phêrô vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh năm 2013, trong năm đầu tiên của triều đại giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô. Nếu tôi cho phép mình lặp lại những suy nghĩ này, thì đó chỉ là để cảm ơn Chúa vì những bước tiến mà Giáo Hội, trong khi chờ đợi, đã thực hiện theo hướng đó, để “vươn tới những vùng ngoại vi hiện sinh của thế giới”, mang lại cho họ thông điệp của Chúa Kitô.
Chúa Kitô phải được sinh ra bởi từng cá nhân
Trong phần còn lại, chúng ta hãy phải suy ngẫm về một điều gì đó liên quan đến tất cả chúng ta mà không có sự phân biệt nào, một điều gì đó chạm đến cá nhân mỗi chúng ta: Chúa Kitô phải được sinh ra bởi người tin Chúa. Thánh Maximô Hiển tu [Maximus the Confessor] đã viết:
“Chúa Kitô luôn luôn được sinh ra một cách thần bí trong cá nhân, mặc lấy thân xác từ những người được cứu độ, làm cho người sinh ra Ngài trở thành một người mẹ đồng trinh.”
Trong Tin Mừng, Chúa Giêsu giải thích cho chúng ta cách trở thành mẹ của Chúa Kitô, Ngài nói rằng điều đó xảy ra bằng cách lắng nghe Lời Người và đem ra thực hành (xem Lc 8:21). Điều quan trọng cần lưu ý là hai điều cần phải diễn ra. Ngay cả Đức Maria cũng trở thành mẹ của Chúa Giêsu Kitô qua hai quá trình này: trước hết bằng cách thụ thai Ngài, và sau đó bằng cách sinh ra Ngài.
Có hai loại sẩy thai hoặc chấm dứt thai kỳ. Đầu tiên, lâu đời và khét tiếng, là phá thai. Chuyện xảy ra khi ai đó thụ thai nhưng không sinh ra vì bào thai chết do nguyên nhân tự nhiên hoặc do tội lỗi của con người. Cho đến gần đây đây đó là các nguyên nhân dẫn đến sẩy thai duy nhất được biết đến. Ngày nay chúng ta biết về một quá trình thứ hai, gần như ngược lại, theo đó một người nào đó sinh ra một đứa trẻ trong khi chẳng hề thụ thai. Điều này xảy ra khi một đứa trẻ được thụ thai trong ống nghiệm và sau đó được đưa vào tử cung của một người phụ nữ, hoặc cũng có thể khi một tử cung thay thế được cho mượn, có lẽ với một khoản chi phí, để làm môi trường cho một cuộc sống con người được thụ thai ở nơi khác. Trong trường hợp này, những gì người phụ nữ sinh ra không đến từ cô ấy; nó không được hình thành “trước hết trong trái tim và sau đó trong cơ thể,” như Thánh Augustinô đã nói về Đức Maria.
Thật không may, hai khả năng đáng tiếc này cũng tồn tại trên bình diện tinh thần. Người thụ thai Chúa Giêsu mà không sinh ra Người là người đón nhận Lời Chúa mà không đem ra thực hành. Họ liên tục đưa ra các quyết tâm hoán cải, nhưng sau đó quên đi các quyết tâm này một cách có hệ thống hoặc bỏ dở giữa chừng; đó là một kiểu phá thai tâm linh đang diễn ra. Thánh Giacôbê Tông đồ nói rằng họ giống như những người thoáng nhìn mình trong gương rồi bỏ đi mà quên mất mình trông như thế nào (xin xem Gc 1: 23-24).
Ngược lại, những người sinh ra Chúa Kitô mà không thụ thai Ngài là những người làm nhiều việc - ngay cả những điều tốt - nhưng việc làm của họ không được thực hiện vì lòng nhân từ, vì lòng yêu mến Thiên Chúa hoặc với một ý định đúng đắn. Đúng hơn, họ hành động theo thói quen hoặc theo não trạng đạo đức giả, tìm kiếm vinh quang hoặc tư lợi cho riêng mình, hoặc chỉ đơn giản là để hài lòng khi đã làm một điều gì đó. Những việc làm của chúng ta chỉ là “tốt” nếu chúng xuất phát từ trái tim nếu chúng được hình thành vì lòng yêu mến Thiên Chúa và trong đức tin. Nói cách khác, nếu ý định hướng dẫn chúng ta là đúng, hoặc nếu chúng ta ít nhất cố gắng làm đúng.
Thánh Phanxicô Assisi đã nói một điều gì đó tóm gọn những gì tôi đang cố gắng làm nổi bật. Ngài nói:
Chúng ta là mẹ của Chúa Kitô khi, nhờ tình yêu thương thiêng liêng và lương tâm trong sạch và chân thành, chúng ta cưu mang Ngài trong lòng và trong thân thể mình; chúng ta sinh ra Ngài bằng những việc làm thánh thiện là những gì cần thiết để làm gương, để soi sáng cho những người khác.
Điều này có nghĩa là chúng ta hoài thai Chúa Kitô khi chúng ta yêu Ngài với tấm lòng chân thành và lương tâm ngay thẳng; chúng ta sinh ra Người khi chúng ta làm những việc lành là mạc khải Đức Kitô cho thế gian và tôn vinh Cha trên trời (x. Mt 5:16). Trong một tác phẩm có tựa đề “Năm ngày lễ của hài nhi Giêsu,” Thánh Bonaventura đã phát triển tư tưởng này của Thánh Phanxicô thành Assisi [Đức Hồng Y dùng từ Serafico Padre – chỉ Thánh Phanxicô] Đây là những ngày lễ theo Thánh Bonaventura: thụ thai, sinh nở, cắt bì, Hiển linh và Dâng Chúa trong Đền thờ. Vị thánh giải thích cách cử hành mỗi lễ này một cách thiêng liêng trong đời sống của chính anh chị em. Tôi sẽ giới hạn trong những gì ngài nói về hai lễ đầu tiên: thụ thai và sinh nở.
Theo Thánh Bonaventura, khi một người cảm thấy không hài lòng với cuộc sống mà họ đang sống, được linh hứng bởi cảm hứng thánh thiện và bùng cháy với quyết tâm nên thánh, thì cuối cùng họ cũng phải kiên quyết dứt bỏ những thói quen và khuyết điểm cũ của mình, ở người đó, theo Thánh Bonaventura, Chúa Giêsu được thụ thai. Sau khi tâm hồn họ mầu mỡ với ân sủng của Chúa Thánh Thần, sự thụ thai diễn ra khi họ quyết tâm hướng tới một cuộc sống mới.
Khi đã được thụ thai, Con Thiên Chúa diễm phúc được sinh ra trong lòng người đó nếu sau khi phân định rõ ràng, cầu xin lời khuyên tâm linh và sự giúp đỡ của Thiên Chúa, người ấy kiên quyết thực hiện quyết định đã dấy lên trong mình một thời gian, bất kể nó luôn bị dập tắt vì sợ không thành công.
Tuy nhiên, chúng ta phải nhấn mạnh vào điều này: đó là, chí hướng hoặc quyết tâm hướng tới một cuộc sống mới phải được chuyển ngay lập tức thành hành động cụ thể, thành một sự thay đổi trong cách chúng ta sống và trong thói quen của chúng ta, có thể ngay cả trong những cách bên ngoài và nhìn thấy được. Nếu quyết định của chúng ta không được thực hiện, Chúa Giêsu được thụ thai, nhưng không được sinh ra. Nó sẽ là một trong nhiều cuộc phá thai tâm linh. “Lễ thứ hai” của Hài nhi Giêsu, tức là Lễ Giáng Sinh, sẽ không bao giờ được cử hành! Đó sẽ chỉ là một trong số rất nhiều sự trì hoãn có lẽ đã ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta.
Một thay đổi nhỏ để bắt đầu có thể là tạo ra một chút im lặng xung quanh chúng ta và trong chúng ta. Đức Thánh Cha nói trong buổi tiếp kiến chung gần đây nhất nói rằng “Thật tốt biết bao nếu mỗi người chúng ta, theo gương Thánh Cả Giuse, có thể phục hồi chiều kích chiêm niệm này của cuộc sống, được mở rộng ra trong sự thinh lặng”. Một bài ca cổ trong Mùa Giáng Sinh nói rằng Lời Chúa từ trời giáng sinh “dum medium silentium tenerent omnia”, nghĩa là “trong khi xung quanh im lặng”.
Trước hết, chúng ta hãy cố gắng làm im lặng những ồn ào trong chúng ta, những quá trình luôn diễn ra trong tâm trí chúng ta, liên quan đến con người và các sự kiện, từ đó chúng ta sẽ luôn nổi lên như những người chiến thắng. Đôi khi, chúng ta hãy tự biến mình từ người tố cáo thành người bảo vệ anh em, trong khi nghĩ về biết bao điều người khác có thể đổ lỗi cho chúng ta. Trong các phiên tòa giáo luật - ít nhất là trong quá khứ - sau khi buộc tội, thẩm phán đã tuyên bố công thức: “Audiatur et altera pars”: nghĩa là “Bây giờ chúng ta hãy nghe phần phản biện”. Khi chúng ta nhận ra mình đang đánh giá ai đó, chúng ta hãy cẩn thận lặp lại công thức đó cho chính mình: Audiatur et altera pars! Hãy thử đặt mình vào vị trí của người anh em!
Chúng ta hãy trở lại với những suy nghĩ liên quan đến Đức Maria. Quan sát về người phụ nữ mang thai của văn hào Tolstoy có thể giúp chúng ta hiểu và noi gương Đức Trinh Nữ trong những ngày cuối cùng của Mùa Vọng này. Nhà văn nói rằng cái nhìn của người phụ nữ mong đợi có một sự ngọt ngào kỳ lạ và hướng vào bên trong nhiều hơn là bên ngoài bản thân mình, bởi vì bên trong là thực tế đẹp nhất trên thế giới đối với cô ấy. Vì vậy, chính ánh mắt của Đức Maria đã nhìn thấy Đấng sáng tạo ra vũ trụ khi còn trong bụng mẹ. Chúng ta hãy noi gương Mẹ bằng cách ghi lại cho mình những khoảnh khắc hồi tưởng chân thực để làm cho Chúa Giêsu được sinh ra trong tâm hồn chúng ta. Phản ứng tốt nhất đối với nỗ lực của nền văn hóa thế tục muốn xóa bỏ Giáng Sinh khỏi xã hội là nội dung hóa Giáng Sinh và đưa Giáng Sinh trở lại bản chất đích thật.
Năm kỷ niệm 100 năm ngày mất của thi hào Dante Alighieri sắp khép lại. Chúng ta hãy kết thúc bằng cách biến đoạn cuối trong bài thơ Paradiso, nghĩa là “Thiên đường”, của ông thành lời cầu nguyện tuyệt vời cùng Đức Trinh Nữ. Thi hào cũng như Thánh Phaolô và Thánh Gioan, chỉ đơn giản gọi Đức Maria là Mẹ, tức là Người phụ nữ:
Hỡi Đức Mẹ đồng trinh – là con gái
Của con trai mình – cao cả, khiêm nhường
Đỉnh cao định trước cho Người mãi mãi.
Người đã nâng cao phẩm giá loài người
Khiến cho người thợ đã tạo ra nó
Không coi thường sản phẩm của bàn tay.
Trong lòng người tình yêu lại cháy lên
Mà sức nóng làm bông hoa nảy nở
Trong bình yên muôn thuở của Thiên đường.
Ở đây, Người là ngọn đuốc tình thương
Giữa ban trưa với người trần thế
Người là nguồn mạch hy vọng chờ mong.
Người quyền lực và Người đầy sức mạnh
Kẻ mong ân huệ mà không tới nơi
Mong sẽ bay được dù không có cánh.
Không chỉ ai cầu xin, người đó được
Và không chỉ cầu xin, mà nhiều khi
Sự cứu rỗi của Người còn đến trước.
Người là từ bi, Người là ân huệ
Và ở trong người tất cả tập trung
Những gì tốt đẹp, những gì hoàn mỹ.
Chúc Đức Thánh Cha, những người Cha đáng kính, anh chị em một Mùa Giáng Sinh hạnh phúc!
1. Xem Gióp 14: 1; 15:14; 25: 4.
2. Thánh Inhaxiô thành Antiôkia, Tralliani 9,1; Smirnesi 1, Irenaeus của Lyon, Adv. Haer. III, 16,3.
3. Thánh Inhaxiô thành Antiôkia, Ephesians, 7,1
4. Xem Tertullian, De carne Christi, 20.
5. Thánh Giáo Hoàng Lêô Cả, Thư 28 gửi Đức Giám Mục Flavian, 4.
6. Thánh Giáo Hoàng Grêgôriô Cả, Bình Luận Luân Lý về Sách Gióp, XX, 1
7. Irenaeus, Adv. Haer. IV, 40,3.
8. Luther, The Magnificat (biên tập Weimar 7, trang 572 f.).
9. Isaac thành Stella, Discourses 51 (PL, 194, 1863f)
10. F. Kafka, Một Thông điệp của Quốc Vương. Bản dịch tiếng Anh được tìm thấy tại https://apps.exe-coll.ac.uk/Media/PDF/FlyingStart/EnglishLiteosystemShortStories.
11. Thánh Maximô Hiển Tu, Bình luận về Kinh Lạy Cha (PG 90, 889).
12. Thánh Augustinô, Các bài giảng 215,4 (PL 38, 1074)
13. Thánh Phanxicô thành Assisi, Thư gửi tất cả những các tín hữu, 1.
14. Thánh Bonaventure, De quinque festivitatibus Pueri Jesu (ed. Quaracchi 1949, pp. 207ff).
15. Hài kịch Thần thánh của Dante Alighieri. Bản dịch sang tiếng Anh của Courtney Langdon, Vol. 3 Paradiso (Cambridge: Nhà xuất bản Đại học Harvard, 19211).
Tin Vui cho Việt Nam: ĐTC ưu ái bổ nhiệm Tân Giám Mục cho Hưng Hóa ngay trước Lễ Giáng Sinh
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:11 18/12/2021
Lúc 12 giờ trưa, theo giờ Rôma, ngày 18 tháng 12, là ngày sinh nhật thứ 85 của Đức Thánh Cha Phanxicô, Ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh đã ra thông báo toàn văn như sau:
Hôm nay, Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm Cha Đaminh Hoàng Minh Tiến, thuộc linh mục đoàn cùng Giáo phận, hiện là Tổng Đại diện, làm Giám mục Giáo phận Hưng Hóa (Việt Nam).
Sơ yếu lý lịch
Cha Đa Minh Hoàng Minh Tiến sinh ngày 7 tháng Giêng năm 1969 tại Bảo Lộc, thuộc Giáo phận Đà Lạt. Từ năm 1992 đến 1998, ngài được đào tạo triết học và thần học tại Sàigòn. Từ 1998 đến 2003, anh giúp việc tại Tòa Giám Mục Hưng Hóa và tại Giáo xứ Thiên Lộc. Từ năm 2004 đến năm 2006, anh tham dự các khóa học bổ túc về Triết học và Thần học tại Đại Chủng viện Sao Biển, Nha Trang. Từ năm 2007 đến năm 2008, ngài theo học thần học mục vụ tại Viện Mục vụ Đông Á thuộc Đại học Ateneo de Manila (Phi Luật Tân). Từ năm 2009 đến năm 2012, ngài học thần học tại Đại chủng viện Thánh Charles Borromeo thuộc Tổng giáo phận Philadelphia (Hoa Kỳ), lấy bằng Thạc sĩ Thần học chuyên ngành Giáo hội học.
Ngài được thụ phong linh mục ngày 14 tháng 2 năm 2006 cho Giáo phận Hưng Hóa.
Sau khi được thụ phong linh mục, ngài đảm nhiệm các chức vụ: Phó xứ Giáo xứ Nỗ Lực (2006-2007); Đặc trách Tiền Chủng viện giáo phận (2012-2014); Thư ký Tòa Giám mục và Đặc trách ơn gọi / tiền chủng sinh (2012-2016); Quản Lý Giáo phận (2014-2020). Từ năm 2012, ngài là Giám Đốc Ủy ban Mục vụ Ơn gọi Giáo phận; từ năm 2016 Đặc trách Đại chủng sinh và từ năm 2020 đến nay là Đại diện Giám Quản Tông Tòa Giáo phận Hưng Hóa kiêm Linh mục Chính xứ Sơn Lộc.
Source:Holy See Press Office
Biến chuyển lớn trong vụ án Emanuela Orlando. Bất kể đại dịch, 2 triệu người hành hương Đền Guadalupe
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
19:03 18/12/2021
1. Cựu công tố Rôma gây rắc rối rất lớn cho Tòa Thánh
Hôm 14 tháng 12, ký giả Elise Ann Allen có bài viết nhan đề “Vatican Promotor of Justice holds ties to Italy’s most famous cold case”, nghĩa là “Chưởng lý của Vatican có liên hệ đến vụ án nổi tiếng chưa ngã ngũ tại Ý”.
Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Lan Vy
ROME - Trong nhiều thập kỷ, vụ mất tích chưa được giải đáp của thiếu nữ người Ý Emanuela Orlando là một trong những bí ẩn gây hoang mang nhất nước Ý, khiến nó trở thành chủ đề của những thuyết âm mưu phức tạp và nhiều đồn đoán về kẻ đứng sau tất cả những chuyện này.
Orlando, là con gái của một nhân viên Vatican, đã mất tích khi đang trên đường về nhà sau một buổi học nhạc vào tháng 6 năm 1983 khi mới 15 tuổi.
Kể từ đó, nhiều kịch bản đã được tưởng tượng ra về những gì có thể xảy ra. Một số người nói rằng cô ấy đã bị đám đông người Ý bắt cóc nhằm gây áp lực với ngân hàng Vatican, trong khi những người khác tin rằng cô ấy trở thành nạn nhân của nạn lạm dụng tình dục của hàng giáo sĩ, và những người khác cho rằng cô ấy đã bị những người theo chủ nghĩa dân tộc Thổ Nhĩ Kỳ bắt để buộc Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thả người đàn ông đã mưu sát ngài vào năm 1981.
Không có giả thuyết nào trong số những đồn đoán này đã từng được chứng minh, và gần 40 năm sau, thế giới vẫn không biết chuyện gì đã xảy ra với Orlando như vào thời điểm khi cô ấy biến mất.
Tuy nhiên, cứ sau vài năm, một điều gì đó mới lại xuất hiện đưa vụ Orlando trở lại thu hút công chúng: Một giả thuyết mới, một tí tin tức có thể xảy ra hoặc một chi tiết xem ra có vẻ hiển nhiên mà trước đây chưa được biết đến.
Điều đó lại xảy ra vào tuần này khi cựu lãnh đạo Văn phòng Công tố Rôma, Giancarlo Capaldo, khi trả lời phỏng vấn đã cho rằng ông ta đã được hai quan chức cấp cao của Vatican tiếp cận vào năm 2012 để thương lượng về việc cho phép di dời ngôi mộ của một trùm băng đảng khỏi một đền thờ nổi tiếng ở Rôma để đổi lấy sự hợp tác của họ trong vụ Orlando.
Trong cuộc phỏng vấn, Capaldo đã đưa ra phiên bản các sự kiện của mình, trong đó không nêu tên ai khác ngoài Giuseppe Pignatone, người kế nhiệm Capaldo với tư cách là công tố viên hàng đầu của Rôma, là người, chỉ hai năm sau khi nghỉ hưu vào năm 2017, đã được Đức Giáo Hoàng Phanxicô bổ nhiệm làm Chủ tịch Tòa án Vatican, khiến ông trở thành người đứng đầu cơ quan tư pháp của quốc gia nhỏ bé nhất thế giới.
Theo lời kể của Capaldo, đưa ra trong một cuộc phỏng vấn trên kênh truyền hình La7 của Ý, ông đã được hai “sứ giả” của hai viên chức cấp cao của Vatican tiếp cận vào mùa xuân năm 2012, khi Đức Bênêđíctô XVI vẫn còn tại vị.
Ông nói, điều mà các quan chức Vatican này mong muốn là sự giúp đỡ trong việc di dời hài cốt của trùm băng đảng cỡ gộc Enrico “Renatino” De Pedis, là kẻ đứng đầu tổ chức tội phạm Banda della Magliana, khỏi hầm mộ của thánh đường Sant'Apollinare ở Rome, nơi nằm ngay đối diện với quảng trường Piazza Navona nổi tiếng của Rôma.
De Pedis là một thủ lĩnh nổi tiếng của tổ chức tội phạm có những giao dịch kinh doanh mờ ám đã chạm đến thế giới chính trị, tài chính và thậm chí cả Giáo hội. Anh ta bị bắn chết trên đường phố gần Campo dei Fiori của Rome vào năm 1990.
Lăng mộ của anh ta được khai quật vào năm 2012 để đáp lại các thuyết âm mưu nói rằng hài cốt của Orlando sẽ được tìm thấy ở đó. Không phải vậy, nhưng sau vài tuần thi thể của De Pedis được đưa đi hỏa táng và tro của anh ta được rải trên biển.
Capaldo, người lúc đó đang dẫn đầu cuộc điều tra về sự mất tích của Orlando, cáo buộc rằng nơi chôn cất De Pedis là một bí mật, và mọi thứ bắt đầu bằng một “lời mách bảo ẩn danh” về hầm mộ này trên các tờ báo của Ý, gây ra sự phản đối kịch liệt của công chúng và sự bối rối cho Giáo Hội Công Giáo.
Trong lời kể của mình, Capaldo ngụ ý lý do thực sự để mở lăng mộ của De Pedis là do hai quan chức Vatican đã tiếp cận ông, những người mà ông nói đã cung cấp bất kỳ thông tin nào mà Vatican có về sự mất tích của Orlando để đổi lấy sự giúp đỡ của tư pháp Ý trong việc di chuyển hài cốt De Pedis khỏi ngôi thánh đường.
Tuy nhiên, Capaldo cho biết thỏa thuận mà ông đạt được với hai quan chức này đã chấm dứt sau đó vào năm 2012, khi ông nghỉ hưu và Pignatone kế tục ông làm người đứng đầu Văn phòng Công tố, và quyết định sau một thời gian sẽ đóng lại hồ sơ vụ Orlando.
Capaldo từ chối cung cấp tên của hai quan chức đã tiếp cận ông để đàm phán nhưng khẳng định rằng ông sẽ tiết lộ họ nếu ông bị chính quyền Ý hoặc Vatican thẩm vấn như một phần của cuộc điều tra chính thức.
Đáp lại những tuyên bố của Capaldo, anh trai của Orlando, Pietro Orlando, người đã dẫn đầu nỗ lực tiếp tục tìm kiếm câu trả lời về vụ mất tích của em gái mình, cho biết anh rất vui khi có thông tin mới và bày tỏ tin tưởng rằng Capaldo sẽ tiết lộ tên của các quan chức Vatican vào thời điểm thích hợp.
Bản thân Pietro từ lâu đã khẳng định rằng Vatican biết nhiều hơn những gì họ đã nói liên quan đến những gì đã xảy ra với em gái mình và tổ chức một cuộc biểu tình ngồi thường niên tại Vatican để yêu cầu câu trả lời.
Để vận động các cơ quan tư pháp của Vatican và Ý thực hiện “những bước đi đúng đắn” về việc theo dõi các nhận xét của Capaldo, luật sư của gia đình Orlando, Laura Sgrò, đã đưa ra yêu cầu chính thức tới cả Hội đồng Tư pháp cấp cao ở Ý và tới Chánh án Pignatone trong tư cách là Chủ tịch Tòa án Vatican hiện nay là phải thẩm vấn Capaldo và mở cuộc điều tra “về hành vi của các thẩm phán của Văn phòng Công tố Rôma” trong trường hợp của Orlando.
Để đáp lại những tuyên bố của Capaldo, Chánh án Pignatone đã viết một lá thư cho biên tập viên của tờ báo Ý Corriere della Sera, nghĩa là Tin Chiều, trong đó về cơ bản nói rằng Capaldo đã nói dối.
Trong phản hồi của mình, được công bố ngày 13 tháng 12, Chánh án Pignatone nói rằng trong suốt thời gian phục vụ tại Văn phòng Công tố Rôma, Capaldo “chưa bao giờ nói bất cứ điều gì, như lẽ ra ông phải báo cáo, về các cuộc đối thoại đã được ông khẳng định với các ‘sứ giả’ của Vatican”.
Chánh án Pignatone khẳng định rằng khi nhậm chức Chánh Công tố Rôma vào tháng 3 năm 2012, ông đã đặc biệt yêu cầu Capaldo cập nhật thông tin chi tiết về vụ Orlando, và yêu cầu Capaldo ở lại thêm ba năm để hỗ trợ điều tra về vụ mất tích của Orlando.
“Tôi chưa bao giờ cản trở bất kỳ hoạt động điều tra nào của Tiến sĩ Capaldo hoặc các đồng nghiệp khác. Tôi chưa bao giờ ủng hộ thủ tục kết thúc liên quan đến sự mất tích của Emanuela Orlando”. Ông lưu ý rằng yêu cầu kết thúc điều tra trường hợp của cô ấy phần lớn là do những người khác tham gia vào quá trình đưa ra và ông chỉ tán thành quyết định, trong khi Capaldo thì không chịu kết thúc, và từ chối ký các giấy tờ cần thiết.
Vụ việc của Orlando chính thức được đóng lại vào tháng 5 năm 2016, bất chấp sự phản đối của gia đình.
“Chỉ sau khi nghỉ hưu, vào ngày 23 tháng 3 năm 2017, Tiến sĩ Capaldo mới đề cập đến trong các cuốn sách và các cuộc phỏng vấn về các cuộc đối thoại đã được ông khẳng định là xảy ra với các sứ giả của Vatican,” Pignatone nói và cho rằng việc Capaldo đề cập đến một “nguồn tin ẩn danh” vào năm 2012 tiết lộ nơi để hài cốt De Pedis cũng là sai sự thật, và đây là chủ đề bàn thảo của các phương tiện truyền thông và các cuộc luận chiến của công chúng ngay từ năm 1997.
Nếu Capaldo được chính quyền Vatican hoặc Ý yêu cầu làm chứng, vụ Orlando sẽ bước sang chương tiếp theo.
Source:Crux
2. Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích ban hành hướng dẫn nghi thức trao thừa tác vụ cho giáo lý viên
Hôm thứ Hai, Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích, đã ban hành một nghi thức và các hướng dẫn trong việc trao thừa tác vụ cho các giáo lý viên giáo dân trong các giáo phận của Giáo Hội Công Giáo.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã tạo ra thừa tác vụ giáo lý viên vào tháng 5 với việc công bố Tông Thư dưới dạng Tự Sắc Antiquum Domainserium, nghĩa là Mục Vụ Cổ Kính, nhấn mạnh tầm quan trọng của vai trò giáo lý viên trong lịch sử và ngày nay đối với việc truyền đạt đức tin Công Giáo.
Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích đã công bố nghi thức trao thừa tác vụ giáo lý viên vào ngày 13 tháng 12. Nghi thức này là một nghi thức phụng vụ trong đó vai trò của giáo lý viên được trao phó.
Trong một lá thư gửi đến các giám mục được công bố cùng với nghi thức mới, Đức Tổng Giám Mục Arthur Roche, tổng trưởng Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích, giải thích rằng giáo lý viên là một chức vụ giáo dân khác với chức linh mục được truyền chức, nhưng giáo lý viên “nhờ Bí tích Rửa tội, được kêu gọi trở thành đồng chịu trách nhiệm trong Giáo hội địa phương về việc rao giảng và truyền dạy đức tin, thực hiện vai trò này với sự cộng tác của các thừa tác viên đã được phong chức và dưới sự hướng dẫn của các ngài”.
Trích dẫn tông huấn Catariesi Tradendae năm 1979 của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Đức Tổng Giám Mục nói:
“Mục đích cuối cùng của việc dạy giáo lý là đưa mọi người không chỉ tiếp xúc mà còn hiệp thông, trong tình thân mật, với Chúa Giêsu Kitô: chỉ có Ngài mới có thể dẫn chúng ta đến tình yêu của Chúa Cha trong Thánh Thần và làm cho chúng ta thông phần vào sự sống của Chúa Ba Ngôi.”
Ngài cũng giải thích rằng cách thức thực hiện vai trò này có thể khác nhau ở mỗi giáo phận, tùy thuộc vào nhu cầu cụ thể của cộng đồng; Nhiệm vụ của một giáo lý viên trong một lãnh thổ truyền giáo sẽ khác với những nhiệm vụ trong một khu vực có truyền thống đức tin Công Giáo lâu đời.
Theo Đức Cha Roche, nhiệm vụ của các hội đồng giám mục là “làm rõ sự mô tả, vai trò và những hình thức thích hợp nhất để thực thi chức vụ Giáo lý viên” phù hợp với quy định ngày 11 tháng 5 năm 2021 của Đức Thánh Cha Phanxicô.
Ngài nói, hai loại nhiệm vụ chính của giáo lý viên là dạy giáo lý, hoặc giảng dạy đức tin, và tham gia vào việc tông đồ.
Những người Công Giáo trưởng thành đã được rửa tội, những người đã lãnh nhận các Bí tích Thêm sức và Rước lễ lần đầu và muốn được thi hành chức vụ Giáo lý viên có thể trình một bản kiến nghị bằng văn bản và có chữ ký cho Giám mục giáo phận của họ, là người quyết định ai có thể được nhận làm ứng viên.
Chức vụ sẽ được trao trong nghi thức trao thừa tác vụ do giám mục hoặc linh mục được ngài ủy nhiệm, theo hướng dẫn của Tòa Thánh ban hành ngày 13 tháng 12 năm 2021. Việc trao thừa tác vụ phải diễn ra trong một Thánh lễ hoặc một cử hành Phụng vụ Lời Chúa.
Cấu trúc của nghi thức đề xuất một lời khuyến khích về vai trò của giáo lý viên, lời mời cầu nguyện, ban phép lành và việc trao thánh giá.
Đức Tổng Giám Mục Roche nhấn mạnh đến “khía cạnh chuyên nghiệp” của thừa tác vụ, và lưu ý tầm quan trọng của việc suy xét cẩn thận về phía các giám mục giáo phận trong việc lựa chọn ai là ứng viên.
“Có vẻ như không phải ai cũng thích hợp trong vai trò một giáo lý viên,” Đức Tổng Giám Mục nói, và khuyến khích có sự phân định thích hợp về những người nên được nhận vào thừa tác vụ giáo dân này.
Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích cũng đưa ra các hướng dẫn cụ thể những ai không nên trở thành giáo lý viên trong giáo phận. Danh sách này bao gồm những người đang chuẩn bị nhận Chức Thánh với tư cách là linh mục hoặc phó tế, các tu sĩ nam nữ, giáo lý viên cho các phong trào của giáo hội, và giáo viên các trường Công Giáo. Những người trong danh sách vừa nêu không nên trở thành giáo lý viên, trừ ra trong các trường hợp đặc biệt.
Trong Huấn thị Antiquum, Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng những thập kỷ gần đây đã chứng kiến ”một sự đổi mới đáng kể trong việc dạy giáo lý,” và “các giáo lý viên được kêu gọi đầu tiên trở thành chuyên gia trong công việc mục vụ truyền đạt đức tin khi đức tin phát triển qua các giai đoạn khác nhau từ việc công bố Tin Mừng ban đầu (kerygma), đến chỉ dẫn trong đó trình bày cuộc sống mới của chúng ta trong Chúa Kitô, và chuẩn bị cho các bí tích khai tâm Kitô Giáo, và sau đó là sự đào tạo tiếp tục để cho phép mỗi người phát triển niềm hy vọng bên trong họ”.
“Thật phù hợp khi những người được gọi vào thừa tác vụ Giáo lý viên là những người nam nữ có đức tin sâu sắc và sự trưởng thành nhân bản, là những người tham gia tích cực vào đời sống của cộng đồng Kitô Giáo, có khả năng chào đón người khác, quảng đại và sống một đời sống hiệp thông huynh đệ”
Giáo lý viên “cũng nên được đào tạo phù hợp về kinh thánh, thần học, mục vụ và sư phạm để trở thành những người thông truyền có năng lực về chân lý đức tin và họ phải có một số kinh nghiệm trước đây về việc dạy giáo lý. Điều cần thiết là họ phải là những người cộng tác trung thành với các linh mục và phó tế, chuẩn bị thi hành chức vụ của mình ở bất cứ nơi nào có thể thấy cần thiết và được thúc đẩy bởi lòng nhiệt thành tông đồ thực sự.”
Source:Catholic News Agency
3. Gần 2 triệu người hành hương đã kính viếng Đền thờ Đức Mẹ Guadalupe ở Thành phố Mexico
Chính quyền Thành phố Mexico báo cáo rằng bất chấp đại dịch coronavirus vẫn đang hoành hành kinh hoàng ở quốc gia này, gần 2 triệu người hành hương đã đến thăm đền thánh Đức Mẹ Guadalupe ở Thành phố Mexico từ ngày 1 tháng 12 đến Lễ trọng của Đức Mẹ vào ngày 12 tháng 12.
Con số chính xác đến thăm đền thánh Đức Mẹ Guadalupe trong thời gian 12 ngày đó là 1,929,115 lượt người.
Là một phần của hoạt động “Chào Mừng Người Hành Hương” do chính quyền điều phối, hơn 9,000 công chức từ Thành phố Mexico đã được triển khai, bao gồm cảnh sát, nhân viên cấp cứu, các đơn vị y tế, nhân viên cứu hỏa và những người khác.
Đức Hồng Y Carlos Aguiar Retes, Tổng Giám Mục Mexico City đã dâng thánh lễ truyền thống gọi là Thánh Lễ Các Hoa Hồng tại đền thánh Đức Mẹ vào trưa ngày 12 tháng 12
Đức Hồng Y đã nói trong bài giảng của mình rằng “Đức Maria là Mẹ của Giáo hội, Mẹ của chúng ta” và rằng “Mẹ muốn tiếp tục bày tỏ tình yêu của mình, với tư cách là Mẹ của Giáo hội, đó là lý do tại sao Mẹ đến Mễ Tây Cơ, để tìm kiếm chúng ta, và để bày tỏ tình yêu của Mẹ với tất cả các con của Mẹ”.
Không giống như năm 2020, năm nay những người hành hương một lần nữa được phép vào bên trong đền thánh và các biện pháp phòng ngừa an toàn sức khỏe đã được áp dụng để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19.
Trong số các biện pháp được phối hợp giữa chính quyền dân sự và giáo hội là yêu cầu sử dụng mặt nạ và cấm ngủ qua đêm trong khu vực xung quanh đền thờ Đức Mẹ.
Bài hát truyền thống “Mañanitas”, một bài hát nổi tiếng của Mễ Tây Cơ dành cho Đức Trinh Nữ Guadalupe, không được biểu diễn trực tiếp với các tín hữu, nhưng đã được thu âm trước và trình chiếu trên mạng xã hội.
Để cử hành Thánh lễ lúc nửa đêm, đền thánh Đức Mẹ đã yêu cầu các tín hữu gửi ảnh và nến để tượng trưng cho sự hiện diện của họ trong nhà thờ.
Tổng giáo phận Mexico cho biết, hơn 1,400 bức ảnh và hơn 1,400 ngọn nến đã được đặt trong đền thờ.
Thánh Lễ Các Hoa Hồng kỷ niệm sự hiện ra của Đức Trinh Nữ Maria với Juan Diego, một người Aztec cải đạo sang Công Giáo, vào năm 1531.
Đức Mẹ Guadalupe đã yêu cầu một nhà thờ được xây dựng trên địa điểm nơi Mẹ đã xuất hiện trên ngọn đồi Tepeyacở phía tây bắc của thành phố Mexico ngày nay.
Như một dấu chỉ cho vị giám mục, Mẹ đã để lại hình ảnh của chính mình được in một cách kỳ diệu trên tấm vải xương rồng phẩm chất kém của Juan Diego. Chiếc Tilma đáng lẽ đã xuống cấp trong vòng vài thập kỷ, nhưng nó không hề có dấu hiệu phân hủy sau hơn 490 năm. Cho đến ngày nay, nó vẫn còn y như thế bất chấp mọi giải thích khoa học về hiện tượng lạ lùng này.
Sự hiện ra và hình ảnh kỳ diệu của Đức Mẹ đã dẫn đến ơn hoán cải hàng loạt của các cộng đồng người Mỹ bản địa sang Công Giáo.
đền thánh Đức Mẹ Guadalupe ở Thành phố Mexico là ngôi đền thờ Đức Mẹ được viếng thăm nhiều nhất trên thế giới. Số lượng du khách đến Vương cung thánh đường hàng năm chỉ đứng sau Đền Thờ Thánh Phêrô ở Vatican.
Source:Catholic News Agency