Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:33 18/12/2009
CÁ VÀ CÀ CHUA
Một phụ nữ đang cúi người lựa chọn những quả cà chua trong chợ. Đột nhiên, một cơn đau từ sau lưng lan đến, nhất thời bà ta không thể động đậy, bèn hét lên một tiếng.
Nhân viên bán hàng bên cạnh vừa nhìn thấy, bèn nói: “Nếu bà thấy giá cà chua không hợp lý thì tốt nhất đi coi giá tiền của cá.”
(Lắng nghe của loài ếch)
Suy tư:
Có rất nhiều lần bạn và tôi cũng đoán xét người khác, khi nhìn thấy thái độ bên ngoài của họ khác thường:
- Thấy người khác đang nhíu mày -vì nhức mắt- khi nghe mình nói thì chúng ta đoán họ đang chê mình.
- Thấy người khác đang hai tay ôm bụng –vì đau bụng- khi đang họp, thì đoán xét là họ làm bộ để khỏi họp hành.
- Thấy nhân viên đang che miệng nhỏ to với nhau –vì bàn hỏi ý kiến- khi mình đang thuyết trình, thì đoán là họ coi thường không tôn trọng mình.
Giá tiền cá thì cao hơn giá cà chua, nhưng giá trị danh dự của con người thì cao hơn tất cả vàng bạc vật chất, bởi vì danh dự của con người không thuộc vật chất nhưng thuộc về tinh thần.
Đoán xét không đúng về tha nhân chính là cầm dao chém giết tinh thần của họ vậy !
------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Một phụ nữ đang cúi người lựa chọn những quả cà chua trong chợ. Đột nhiên, một cơn đau từ sau lưng lan đến, nhất thời bà ta không thể động đậy, bèn hét lên một tiếng.
Nhân viên bán hàng bên cạnh vừa nhìn thấy, bèn nói: “Nếu bà thấy giá cà chua không hợp lý thì tốt nhất đi coi giá tiền của cá.”
(Lắng nghe của loài ếch)
Suy tư:
Có rất nhiều lần bạn và tôi cũng đoán xét người khác, khi nhìn thấy thái độ bên ngoài của họ khác thường:
- Thấy người khác đang nhíu mày -vì nhức mắt- khi nghe mình nói thì chúng ta đoán họ đang chê mình.
- Thấy người khác đang hai tay ôm bụng –vì đau bụng- khi đang họp, thì đoán xét là họ làm bộ để khỏi họp hành.
- Thấy nhân viên đang che miệng nhỏ to với nhau –vì bàn hỏi ý kiến- khi mình đang thuyết trình, thì đoán là họ coi thường không tôn trọng mình.
Giá tiền cá thì cao hơn giá cà chua, nhưng giá trị danh dự của con người thì cao hơn tất cả vàng bạc vật chất, bởi vì danh dự của con người không thuộc vật chất nhưng thuộc về tinh thần.
Đoán xét không đúng về tha nhân chính là cầm dao chém giết tinh thần của họ vậy !
------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (CN 4 MV)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:35 18/12/2009
CHỦ NHẬT 4 MÙA VỌNG
Tin mừng: Lc 1, 39-45
“Bởi đâu mà tôi được thân mẫu Chúa tôi đến với tôi như thế này ?”
Bạn thân mến,
Hôm nay chủ nhật thứ tư mùa vọng, chủ đề của Tin Mừng hôm nay là viếng thăm, chính là đức ái. Cuộc sống của người giữa người với nhau đều có những quan hệ để sống tồn, để yêu thương, để giúp đỡ, để chia vui và để chia buồn, bởi vì không ai là một hòn đảo.
Đức Mẹ Ma-ri-a đã đi thăm viếng bà Ê-li-sa-bét để trước hết là phục vụ, và sau nữa là loan báo tin vui Đấng Cứu Thế đã giáng trần, ơn cứu độ đã đến với nhân loại, một cuộc thăm viếng đơn sơ không kèn không trống đón chào nhưng niềm vui ngợp trời đất, không diễn văn khoa trương nhưng lột tả được tất cả những kì công của Thiên Chúa đã làm cho con người, đó là tình thương cứu độ.
Tình thương cứu độ này được đón nhận trước hết là thai nhi trong bụng của bà Ê-li-sa-bét –thánh Gioan Tiền Hô- ngài đã nhảy mừng lên khi còn trong bụng mẹ và đã được khỏi tội nguyên tổ, một cuộc viếng thăm tràn ngập niềm vui của Mẹ Ma-ri-a tại nhà người chị họ của mình.
Trong cuộc sống của bạn và tôi, cũng như bất cứ người nào cũng đều có những cuộc thăm viếng nhau trong cuộc sống, những cuộc thăm viếng này rất đa dạng:
- Có người khi đi thăm viếng thì đem theo cả niềm vui cho người được thăm viếng.
- Có người khi đi thăm viếng thì đem theo cả giận hờn, làm cho người được thăm viếng buồn phiền và lo âu.
- Có người khi đi thăm viếng thì đem theo cả hận thù, làm cho người được thăm viếng sợ hãi...
Tiếp xúc và thăm viếng nhau là cơ hội để đem lại cho nhau niềm vui và sự cảm thông, đó cũng là điều mà Thiên Chúa muốn nơi mỗi người trong chúng ta.
Bạn thân mến,
Chúng ta là những người Ki-tô hữu, chúng ta hiểu rõ mầu nhiệm giáng sinh hơn những người khác, chúng ta càng hiểu rõ hơn về ý nghĩa thăm viếng của Mẹ Ma-ri-a với bà Ê-li-sa-bét, nghĩa là chúng ta sẽ đem tình yêu của Chúa đến cho tha nhân khi chúng ta đến viếng thăm hoặc là tiếp xúc với họ, chúng ta đóng vai trò của Mẹ Maria đem Chúa đến cho mọi người bằng cung cách phục vụ trong khiêm tốn của chúng ta.
Mẹ Ma-ri-a đón mừng mầu nhiệm Nhập Thể của Con Thiên Chúa bằng cách phục vụ người chị họ như một “tôi tớ hèn mọn”, Mẹ cũng muốn chúng ta khi chuẩn bị đón mừng lễ giáng sinh con của Mẹ, thì đồng thời cũng giang tay tiếp đón những Giê-su nghèo khó bên vệ đường, những Ê-li-sa-bét lam lũ quần quật giữa cảnh đời không có tương lai...
Đó chính là lời mời gọi đức ái của Mẹ Ma-ri-a trong Tin Mừng hôm nay vậy.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
---------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Tin mừng: Lc 1, 39-45
“Bởi đâu mà tôi được thân mẫu Chúa tôi đến với tôi như thế này ?”
Bạn thân mến,
Hôm nay chủ nhật thứ tư mùa vọng, chủ đề của Tin Mừng hôm nay là viếng thăm, chính là đức ái. Cuộc sống của người giữa người với nhau đều có những quan hệ để sống tồn, để yêu thương, để giúp đỡ, để chia vui và để chia buồn, bởi vì không ai là một hòn đảo.
Đức Mẹ Ma-ri-a đã đi thăm viếng bà Ê-li-sa-bét để trước hết là phục vụ, và sau nữa là loan báo tin vui Đấng Cứu Thế đã giáng trần, ơn cứu độ đã đến với nhân loại, một cuộc thăm viếng đơn sơ không kèn không trống đón chào nhưng niềm vui ngợp trời đất, không diễn văn khoa trương nhưng lột tả được tất cả những kì công của Thiên Chúa đã làm cho con người, đó là tình thương cứu độ.
Tình thương cứu độ này được đón nhận trước hết là thai nhi trong bụng của bà Ê-li-sa-bét –thánh Gioan Tiền Hô- ngài đã nhảy mừng lên khi còn trong bụng mẹ và đã được khỏi tội nguyên tổ, một cuộc viếng thăm tràn ngập niềm vui của Mẹ Ma-ri-a tại nhà người chị họ của mình.
Trong cuộc sống của bạn và tôi, cũng như bất cứ người nào cũng đều có những cuộc thăm viếng nhau trong cuộc sống, những cuộc thăm viếng này rất đa dạng:
- Có người khi đi thăm viếng thì đem theo cả niềm vui cho người được thăm viếng.
- Có người khi đi thăm viếng thì đem theo cả giận hờn, làm cho người được thăm viếng buồn phiền và lo âu.
- Có người khi đi thăm viếng thì đem theo cả hận thù, làm cho người được thăm viếng sợ hãi...
Tiếp xúc và thăm viếng nhau là cơ hội để đem lại cho nhau niềm vui và sự cảm thông, đó cũng là điều mà Thiên Chúa muốn nơi mỗi người trong chúng ta.
Bạn thân mến,
Chúng ta là những người Ki-tô hữu, chúng ta hiểu rõ mầu nhiệm giáng sinh hơn những người khác, chúng ta càng hiểu rõ hơn về ý nghĩa thăm viếng của Mẹ Ma-ri-a với bà Ê-li-sa-bét, nghĩa là chúng ta sẽ đem tình yêu của Chúa đến cho tha nhân khi chúng ta đến viếng thăm hoặc là tiếp xúc với họ, chúng ta đóng vai trò của Mẹ Maria đem Chúa đến cho mọi người bằng cung cách phục vụ trong khiêm tốn của chúng ta.
Mẹ Ma-ri-a đón mừng mầu nhiệm Nhập Thể của Con Thiên Chúa bằng cách phục vụ người chị họ như một “tôi tớ hèn mọn”, Mẹ cũng muốn chúng ta khi chuẩn bị đón mừng lễ giáng sinh con của Mẹ, thì đồng thời cũng giang tay tiếp đón những Giê-su nghèo khó bên vệ đường, những Ê-li-sa-bét lam lũ quần quật giữa cảnh đời không có tương lai...
Đó chính là lời mời gọi đức ái của Mẹ Ma-ri-a trong Tin Mừng hôm nay vậy.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
---------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:41 18/12/2009
N2T |
3. Đặt một ngọn đèn nhỏ trước mặt bạn, thì tốt hơn là đặt một ngọn đèn lớn phía sau lưng bạn.
(Thánh Leo giáo hoàng)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:42 18/12/2009
N2T |
319. Đem hy vọng ký thác cho ngẫu nhiên thì kết quả rất là nguy hiểm, phương pháp chắc chắn nhất vẫn là phải dựa vào sự nổ lực của chính mình.
Hai Ngàn Năm Trước
Lm. Anphong Trần Đức Phương
09:18 18/12/2009
HAI NGÀN NĂM TRƯỚC
LỄ CHÚA GIÁNG SINH
Trong suốt Mùa Vọng, chúng ta đã dâng nhiều hy sinh hãm mình, cầu nguyện, lãnh phép Giải Tội để dọn tâm hồn hầu xứng đáng long trọng mừng Đại Lễ Chúa Giáng Sinh. Ở nhiều nơi, Lễ Chúa Giáng Sinh cũng được gọi là Lễ No-en (Noel: từ tiếng Latinh: “Natalis Dies”) và mừng vào ngày 25 tháng 12 hàng năm (Về ngày “Sinh Nhật của Chúa Giêsu”, xin đọc bài “Nhân Mùa Giáng Sinh: Tìm Hiểu Ngày Sinh Nhật của Chúa Giêsu Kitô”).
Hôm nay, nhân loại ở khắp nơi hân hoan mừng ngày Thiên Chúa đã giáng sinh làm người và ở giữa chúng ta (Emmanuel). Vâng, từ hơn hai ngàn năm trước, khi “thời gian đã viên mãn”, Ngôi Lời Thiên Chúa đã mặc lấy thân xác người phàm nơi lòng Trinh Nữ Maria qua quyền năng của Chúa Thánh Thần, Ngài đã sinh ra và lớn lên như một con người trần thế. Ngài đã không sinh ra trong ‘lầu cao, gác tía’, trong cảnh quyền qúy cao sang; nhưng Ngài đã sinh ra trong cảnh khó nghèo cùng cực, nơi hang bò lừa. Ngài đến để đem thình thương, hoà bình cho nhân loại.
Đại lễ Chúa Giáng Sinh được mừng qua nhiều Thánh Lễ khác nhau:
Lễ Vọng Giáng sinh được mừng vào chiều ngày 24/12. Lễ Nửa Đêm thường được cử hành vào chính nửa đêm. Lễ Rạng Đông mừng vào lúc sáng sớm ngày 25/12, và Lễ Ban Ngày.
Thánh Lễ Vọng, Bài Phúc Âm (Matthêu 1: 1-25) kể lại gia phả của Chúa Giêsu bắt đầu từ tổ phụ Abraham. Tiếp theo là câu chuyện Trinh Nữ Maria chịu thai bởi phép Chúa Thánh Thần, và Thánh Giuse, sau khi được Thiên Thần cho biết “Đức Maria mang thai là bởi quyền phép Chúa Thánh Thần”, liền vui mừng rước Maria về làm vợ theo luật pháp. Bài Đọc I (Isaia 62:1-5) nói đến Đấng Công chính xuất hiện như ánh sáng soi chiếu trần gian. Ngài đến để mang ơn cứu độ cho nhân loại”. Bài Đọc II (Công Vụ Tông Đồ 13: 16-17, 22-25) nói đến Chúa Giêsu thuộc dòng dõi Vua David, và Thánh Gioan Tiền Hô đã ban Phép Rửa Thống Hối để dọn tâm hồn dân chúng đón Ngài đến.
Lễ Nửa Đêm thường được cử hành rất long trọng vào đúng nửa đêm để kỷ niệm việc Chúa Giêsu sinh ra nghèo khó trong hang bò lừa giữa đêm khuya. Bài Phúc Âm (Luca 2: 1-14) kể rõ thời gian Chúa giáng sinh là vào đời Augusto (Hoàng Đế Rôma từ năm 29 trước Chúa giáng sinh đến năm 14 sau Chúa giáng sinh). Vì lệnh kiểm tra, thánh Guise phải đưa Đức Maria về khai sổ nơi nguyên quán là thành Vua David (Bêlem); hai ông bà đã đến nơi vào đúng lúc Đức Maria đến giờ sinh con, và vì không còn chỗ trong các nhà trọ, nên phải sinh con trong hang đá bò lừa giữa đồng trống lạnh giá. Các mục đồng là những người đã được Thiên Chúa báo tin mừng trước hết để đến kính viếng Chúa Hài Nhi được “bọc trong khăn vải và đặt nằm trong máng cỏ”, và cả đạo binh Thiên Thần ca hát chúc mừng Chúa Hài Nhi giáng trần: “Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho loài người Chúa thương!”
Bài Đọc I (Isaia 9: 1-6) ghi lại những lời tiên tri Isaia nói trước về ngày Đấng Cứu Thế đến “như ánh sáng chiếu soi bóng tối… Ngài là Người Cha muôn thuở, là Hoàng Tử Thái Bình…” Bài Đọc II (Thư Titô 2: 11-14): Thánh Phaolô nói đến ân sủng Chúa giáng trần đem đến cho nhân loại: “Dạy chúng ta phải từ bỏ tội lỗi, sống công chính và đạo đức… Vì Ngài đã hiến thân để cứu chuộc chúng ta, và quy tụ chúng ta thành một dân riêng của Ngài, một dân chỉ chăm lo làm việc thiện.”
Lễ Rạng Đông được dâng vào lúc trời bừng sáng để nói lên tư tưởng chính trong Lễ Rạng Đông: Hôm nay, sự sáng chiếu soi trên nhân loại, Đấng Cứu Thế đã sinh ra cho chúng ta …” (Ca Nhập Lễ). Bài Phúc Âm (Luca 2: 15-20) kể lại việc các mục đồng được Thiên Thần báo tin để đến thờ lạy Chúa Hài Nhi, và họ đã thấy “Đức Maria, Thánh Giuse và Hài Nhi nằm trong máng cỏ…” Sau đó, các mục đồng đi loan truyền cho mọi người biết; họ “vừa đi vừa ca tụng Thiên Chúa về những điều đã được mắt thấy tai nghe…” Bài Đọc I (Isaia 62: 11-12) nói về niềm vui mừng ngày Đấng Cứu Thế đến. Những ai tin và được Ngài cứu chuộc sẽ được gọi là dân thánh của Chúa. Bài Đọc II (Thư Titô 3: 4-7), Thánh Phaolô nói đến ơn cứu độ Chúa ban cho chúng ta do lòng nhân từ của Chúa, chứ không do công nghiệp của chúng ta; nhờ ơn cứu chuộc của Chúa, chúng ta “được tái sinh trong Phép Rửa và được canh tân nhờ ơn Chúa Thánh Thần.”
Lễ Ban Ngày, nhấn mạnh đến niềm vui Chúa Giáng sinh: “Một Hài Nhi đã sinh ra cho chúng ta… Thiên Chúa đã đến với chúng ta …” (Ca Nhập Lễ). Khắp mọi nơi trên thế giới được nhìn thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa; nên hãy “hân hoan hát lên một Bài Ca mới…” (Đáp Ca, theo Thánh Vịnh 97). Bài Phúc Âm (Gioan 1: 1-18): Thánh Gioan Thánh Sử nói đến ý nghĩa sâu xa của Mầu Nhiệm Nhập Thể; “Ngôi Hai Thiên Chúa vẫn có từ trước đời đời, đã nhập thể mặc lấy thân xác loài người để ở giữa chúng ta và ban ơn cứu độ cho chúng ta. Thánh Gioan Baotixita đã được sai đi trước dọn lòng dân chúng để đón Đấng Cứu Độ. Bài Đọc I (Isaia 52: 7-10): Tiên Tri Isaia loan báo trước về ngày Đấng Cứu Thế đến và ban ơn cứu độ cho nhận loại, và khắp mọi nơi trên mặt đất đều được hưởng ơn cứu độ của Người”. Bài Đọc II (Thư Do Thái 1: 1-6): Thánh Phaolô nói đến lịch sử ơn cứu độ qua các thời gian: từ thuở xa xưa, Thiên Chúa nói qua các tiên tri nhiều lần và dưới nhiều hình thức, và nay đã được thể hiện nơi Chúa Giêsu Kitô giáng sinh. Ngài đã đến chịu đau khổ để cứu chuộc chúng ta, tẩy sách tội lỗi chúng ta. Ngài đã sống lại và lên trời vinh hiển để mở đường giải thoát chúng ta. Vì thế, muôn loài, muôn vật đều thờ lạy Ngài trong vinh quang.
Mùng ngày Chúa giáng sinh, chúng ta hãy cùng hiệp lời cầu nguyện, xin Chúa mở rộng lòng chúng ta để chúng ta luôn biết noi gương Chúa dấn thân phục vụ mọi người, nhất là những người nghèo khó, những người bị xã hội bỏ rơi. Xin Chúa ban hòa bình của Chúa cho mọi gia đình, cho thế giới chúng ta, cho quê hương và Giáo Hội Việt Nam trong hoàn cảnh hiện nay. Xin Chúa nhân từ chúc lành cho chúng ta cũng như cho các vị Chủ Chăn, các Linh Mục, Tu sĩ nam, nữ và toàn thể dân Chúa trong Năm Linh Mục này.
LỄ CHÚA GIÁNG SINH
Hôm nay, nhân loại ở khắp nơi hân hoan mừng ngày Thiên Chúa đã giáng sinh làm người và ở giữa chúng ta (Emmanuel). Vâng, từ hơn hai ngàn năm trước, khi “thời gian đã viên mãn”, Ngôi Lời Thiên Chúa đã mặc lấy thân xác người phàm nơi lòng Trinh Nữ Maria qua quyền năng của Chúa Thánh Thần, Ngài đã sinh ra và lớn lên như một con người trần thế. Ngài đã không sinh ra trong ‘lầu cao, gác tía’, trong cảnh quyền qúy cao sang; nhưng Ngài đã sinh ra trong cảnh khó nghèo cùng cực, nơi hang bò lừa. Ngài đến để đem thình thương, hoà bình cho nhân loại.
Đại lễ Chúa Giáng Sinh được mừng qua nhiều Thánh Lễ khác nhau:
Lễ Vọng Giáng sinh được mừng vào chiều ngày 24/12. Lễ Nửa Đêm thường được cử hành vào chính nửa đêm. Lễ Rạng Đông mừng vào lúc sáng sớm ngày 25/12, và Lễ Ban Ngày.
Thánh Lễ Vọng, Bài Phúc Âm (Matthêu 1: 1-25) kể lại gia phả của Chúa Giêsu bắt đầu từ tổ phụ Abraham. Tiếp theo là câu chuyện Trinh Nữ Maria chịu thai bởi phép Chúa Thánh Thần, và Thánh Giuse, sau khi được Thiên Thần cho biết “Đức Maria mang thai là bởi quyền phép Chúa Thánh Thần”, liền vui mừng rước Maria về làm vợ theo luật pháp. Bài Đọc I (Isaia 62:1-5) nói đến Đấng Công chính xuất hiện như ánh sáng soi chiếu trần gian. Ngài đến để mang ơn cứu độ cho nhân loại”. Bài Đọc II (Công Vụ Tông Đồ 13: 16-17, 22-25) nói đến Chúa Giêsu thuộc dòng dõi Vua David, và Thánh Gioan Tiền Hô đã ban Phép Rửa Thống Hối để dọn tâm hồn dân chúng đón Ngài đến.
Lễ Nửa Đêm thường được cử hành rất long trọng vào đúng nửa đêm để kỷ niệm việc Chúa Giêsu sinh ra nghèo khó trong hang bò lừa giữa đêm khuya. Bài Phúc Âm (Luca 2: 1-14) kể rõ thời gian Chúa giáng sinh là vào đời Augusto (Hoàng Đế Rôma từ năm 29 trước Chúa giáng sinh đến năm 14 sau Chúa giáng sinh). Vì lệnh kiểm tra, thánh Guise phải đưa Đức Maria về khai sổ nơi nguyên quán là thành Vua David (Bêlem); hai ông bà đã đến nơi vào đúng lúc Đức Maria đến giờ sinh con, và vì không còn chỗ trong các nhà trọ, nên phải sinh con trong hang đá bò lừa giữa đồng trống lạnh giá. Các mục đồng là những người đã được Thiên Chúa báo tin mừng trước hết để đến kính viếng Chúa Hài Nhi được “bọc trong khăn vải và đặt nằm trong máng cỏ”, và cả đạo binh Thiên Thần ca hát chúc mừng Chúa Hài Nhi giáng trần: “Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho loài người Chúa thương!”
Bài Đọc I (Isaia 9: 1-6) ghi lại những lời tiên tri Isaia nói trước về ngày Đấng Cứu Thế đến “như ánh sáng chiếu soi bóng tối… Ngài là Người Cha muôn thuở, là Hoàng Tử Thái Bình…” Bài Đọc II (Thư Titô 2: 11-14): Thánh Phaolô nói đến ân sủng Chúa giáng trần đem đến cho nhân loại: “Dạy chúng ta phải từ bỏ tội lỗi, sống công chính và đạo đức… Vì Ngài đã hiến thân để cứu chuộc chúng ta, và quy tụ chúng ta thành một dân riêng của Ngài, một dân chỉ chăm lo làm việc thiện.”
Lễ Rạng Đông được dâng vào lúc trời bừng sáng để nói lên tư tưởng chính trong Lễ Rạng Đông: Hôm nay, sự sáng chiếu soi trên nhân loại, Đấng Cứu Thế đã sinh ra cho chúng ta …” (Ca Nhập Lễ). Bài Phúc Âm (Luca 2: 15-20) kể lại việc các mục đồng được Thiên Thần báo tin để đến thờ lạy Chúa Hài Nhi, và họ đã thấy “Đức Maria, Thánh Giuse và Hài Nhi nằm trong máng cỏ…” Sau đó, các mục đồng đi loan truyền cho mọi người biết; họ “vừa đi vừa ca tụng Thiên Chúa về những điều đã được mắt thấy tai nghe…” Bài Đọc I (Isaia 62: 11-12) nói về niềm vui mừng ngày Đấng Cứu Thế đến. Những ai tin và được Ngài cứu chuộc sẽ được gọi là dân thánh của Chúa. Bài Đọc II (Thư Titô 3: 4-7), Thánh Phaolô nói đến ơn cứu độ Chúa ban cho chúng ta do lòng nhân từ của Chúa, chứ không do công nghiệp của chúng ta; nhờ ơn cứu chuộc của Chúa, chúng ta “được tái sinh trong Phép Rửa và được canh tân nhờ ơn Chúa Thánh Thần.”
Lễ Ban Ngày, nhấn mạnh đến niềm vui Chúa Giáng sinh: “Một Hài Nhi đã sinh ra cho chúng ta… Thiên Chúa đã đến với chúng ta …” (Ca Nhập Lễ). Khắp mọi nơi trên thế giới được nhìn thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa; nên hãy “hân hoan hát lên một Bài Ca mới…” (Đáp Ca, theo Thánh Vịnh 97). Bài Phúc Âm (Gioan 1: 1-18): Thánh Gioan Thánh Sử nói đến ý nghĩa sâu xa của Mầu Nhiệm Nhập Thể; “Ngôi Hai Thiên Chúa vẫn có từ trước đời đời, đã nhập thể mặc lấy thân xác loài người để ở giữa chúng ta và ban ơn cứu độ cho chúng ta. Thánh Gioan Baotixita đã được sai đi trước dọn lòng dân chúng để đón Đấng Cứu Độ. Bài Đọc I (Isaia 52: 7-10): Tiên Tri Isaia loan báo trước về ngày Đấng Cứu Thế đến và ban ơn cứu độ cho nhận loại, và khắp mọi nơi trên mặt đất đều được hưởng ơn cứu độ của Người”. Bài Đọc II (Thư Do Thái 1: 1-6): Thánh Phaolô nói đến lịch sử ơn cứu độ qua các thời gian: từ thuở xa xưa, Thiên Chúa nói qua các tiên tri nhiều lần và dưới nhiều hình thức, và nay đã được thể hiện nơi Chúa Giêsu Kitô giáng sinh. Ngài đã đến chịu đau khổ để cứu chuộc chúng ta, tẩy sách tội lỗi chúng ta. Ngài đã sống lại và lên trời vinh hiển để mở đường giải thoát chúng ta. Vì thế, muôn loài, muôn vật đều thờ lạy Ngài trong vinh quang.
Mùng ngày Chúa giáng sinh, chúng ta hãy cùng hiệp lời cầu nguyện, xin Chúa mở rộng lòng chúng ta để chúng ta luôn biết noi gương Chúa dấn thân phục vụ mọi người, nhất là những người nghèo khó, những người bị xã hội bỏ rơi. Xin Chúa ban hòa bình của Chúa cho mọi gia đình, cho thế giới chúng ta, cho quê hương và Giáo Hội Việt Nam trong hoàn cảnh hiện nay. Xin Chúa nhân từ chúc lành cho chúng ta cũng như cho các vị Chủ Chăn, các Linh Mục, Tu sĩ nam, nữ và toàn thể dân Chúa trong Năm Linh Mục này.
“Văn hoá thăm viếng” trong hành trình yêu thương phục vụ của Mẹ
Lm. Giuse Nguyễn Thành Long
10:28 18/12/2009
Trong ngày sứ thần truyền tin, Mẹ đã mở rộng tâm hồn đón nhận Chúa Thánh Thần và tình yêu của Ngài. Chính niềm tin đã mở ngõ cho Chúa Thánh Thần đến trong lòng Mẹ. Kể từ đó, mọi hành vi, mọi cử chỉ của Mẹ đều được Mẹ thực hiện dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần. Hôm nay, việc Mẹ đến thăm người chị họ là bà Êlisabét cũng không nằm ngoài sự thúc đẩy và hướng dẫn của Chúa Thánh Thần. Và cũng qua đó, chúng ta được chiêm ngắm một mẫu gương sống Mùa Vọng thật tuyệt hảo: mẫu gương đón Chúa đến bằng tinh thần yêu thương phục vụ anh chị em mình. Trình thuật của thánh sử Luca cho chúng ta biết yêu thương phục vụ cụ thể ở đây là gì.
- Yêu thương phục vụ ở đây là thăm viếng người khác:
Vượt trên sự cách trở của địa lý và sự tính toán thường tình của con người, Mẹ Maria đã ra đi và ra đi một cách “vội vã” để thăm viếng người chị họ của mình đang mang thai trong lúc tuổi già. Lời nói “chỗi dậy, vội vã ra đi” cho thấy tâm hồn Mẹ Maria dạt dào niềm tin tưởng và vui tươi, vì Mẹ đang “có Chúa ở cùng”. Mẹ vui vì người chị họ được phúc làm mẹ trong tuổi già son sẻ. Bởi chưng đối với một phụ nữ Do Thái, một khi đã lập gia đình thì việc được làm mẹ - tức sinh con - là một diễm phúc lớn lao; ngược lại, son sẻ là một nỗi tủi nhục đớn đau vô ngần cho chính mình và cho cả
dòng họ. Với Mẹ Maria, chuyến thăm viếng lần này vừa là để chúc mừng chị họ, vừa là để chia sẻ với chị niềm vui mà chính Mẹ đang cưu mang, như lời chị họ Êlisabét nói: “Bởi đâu tôi được Mẹ Thiên Chúa viếng thăm tôi ?” Mẹ đã mang niềm vui đến cho cả gia đình chị họ, cho Gioan Tẩy Giả còn trong bụng mẹ chờ ngày chào đời.
Người Kitô hữu được mời gọi phát huy nét văn hoá thăm viếng theo tinh thần của Mẹ, cũng là tinh thần của Kitô giáo. Chúng ta biết rằng thăm viếng nhau là một nét đẹp nghĩa tình của nền văn hoá Á đông. Thế nhưng, trong thời đại thông tin ngày nay, nét văn hoá ấy đang ngày càng mất đi. Người ta rất ít thăm viếng nhau (tương giao thể lý) chỉ vì không có thời gian. Có chăng chỉ tiếp xúc qua Email, điện thoại, thư tín... Và chính vì thường “xa mặt” nên người ta cũng rất dễ “cách lòng”. Yêu thương mà không bao giờ đến với nhau thì yêu thương kiểu chi ? Phục vụ mà không hề hiện diện thì phục vụ kiểu gì ?
- Yêu thương phục vụ ở đây còn là dành thời gian để “ở lại” với người khác:
Không chỉ đơn thuần thăm viếng để chia sẻ niềm vui không thôi, Mẹ còn chấp nhận hy sinh thời giờ và công việc gia đình để ở lại với người chị họ, không phải một giờ hai giờ, một ngày hai ngày mà là suốt 3 tháng, tức là tròn một quý. Ở lại để giúp đỡ người chị họ đang mang thai và sinh con trong lúc tuổi già, và cũng có thể để học hỏi thêm kinh nghiệm cho riêng mình. Thế nhưng, điều quan trọng là Mẹ đã cho đi sự hiện diện trân quý của mình để đem lại niềm vui ngập tràn cho gia đình ông bà Giacaria. Còn niềm vui nào bằng khi được Mẹ Thiên Chúa viếng thăm và hiện diện? Bà Êlisabét đã nói lên niềm vui hân hoan đó: “Bởi đâu tôi được Mẹ Thiên Chúa viếng thăm tôi? Vì này tai tôi vừa nghe tiếng em chào thì hài nhi liền nhảy mừng trong lòng tôi”. Một niềm vui đầy ắp và tràn trào !
Ngày nay, thời đại của nền văn minh fastfood và “mì ăn liền”, con người không còn nhiều thời gian cho nhau. Có chăng người ta chỉ thăm nhau hay đến với nhau có tính cách xã giao, hời hợt. Ngay trong cùng một gia đình, người ta cũng không còn thời gian để hiện diện, để lắng nghe, để chia sẻ với nhau những tâm tư thầm kín, nói chi đến người ngoài. Giữa cuộc sống bộn bề lo toan, vất vả nhọc nhằn, biết cho nhau sự hiện diện là điều rất quý. Hiện diện bên cạnh một bệnh nhân để lắng nghe họ tâm sự cũng là góp phần chữa lành họ. Có mặt bên cạnh một một gia đình đang gặp chuyện bất hoà bất thuận để chia sẻ nỗi niềm của họ cũng là góp phần hàn gắn gia đình họ trước nguy cơ rạn vỡ. Dĩ nhiên để làm được điều đó cần có thời gian để “ở lại”.
- Yêu thương phục vụ cụ thể ở đây còn là biết đem Chúa đến cho người khác.
Mẹ đến với gia đình người chị họ không chỉ để thăm viếng và để ở lại giúp đỡ người chị họ, mà nhất là còn để đem Chúa đến cho gia đình bà. Đây là mục đích chính yếu. Mẹ đóng vai trò như hòm bia giao ước mới sống động, mang Chúa đến hiện diện giữa mọi người. Bởi đó cuộc gặp gỡ của Mẹ với người chị họ cũng đích thực là cuộc gặp gỡ của hai người con. Ngay khi bà Êlisabét nghe lời Mẹ Maria chào, thì hài nhi Gioan trong bụng liền nhảy lên vui sướng. Gioan nhảy lên vì được “chạm mặt” Đấng Cứu Thế, là Ngôi hai Thiên Chúa làm người. Gioan vui sướng vì được chính Con Đấng Tối Cao hạ cố đến viếng thăm mình. Rõ ràng ngay lúc này Mẹ đã nhường chổ cho Chúa Giêsu, để Ngài được nhận biết và được lớn lên trong lòng người khác. Đây là yếu tố chính làm nên nét đẹp huyền diệu của cuộc thăm viếng mà Mẹ đã thực hiện.
Tôi có đặt Chúa là tung tâm của mối tương giao với người khác không ? Tôi có siêu nhiên hoá các mối quan hệ tự nhiên bằng việc đưa Chúa vào trong các mối quan hệ đó hay không ?
Ước gì mỗi mùa vọng là một cơ hội quý báu để cùng nhau làm mới lại nét đẹp “văn hoá thăm viếng” theo tinh thần của Mẹ Maria. Amen.
- Yêu thương phục vụ ở đây là thăm viếng người khác:
Vượt trên sự cách trở của địa lý và sự tính toán thường tình của con người, Mẹ Maria đã ra đi và ra đi một cách “vội vã” để thăm viếng người chị họ của mình đang mang thai trong lúc tuổi già. Lời nói “chỗi dậy, vội vã ra đi” cho thấy tâm hồn Mẹ Maria dạt dào niềm tin tưởng và vui tươi, vì Mẹ đang “có Chúa ở cùng”. Mẹ vui vì người chị họ được phúc làm mẹ trong tuổi già son sẻ. Bởi chưng đối với một phụ nữ Do Thái, một khi đã lập gia đình thì việc được làm mẹ - tức sinh con - là một diễm phúc lớn lao; ngược lại, son sẻ là một nỗi tủi nhục đớn đau vô ngần cho chính mình và cho cả
dòng họ. Với Mẹ Maria, chuyến thăm viếng lần này vừa là để chúc mừng chị họ, vừa là để chia sẻ với chị niềm vui mà chính Mẹ đang cưu mang, như lời chị họ Êlisabét nói: “Bởi đâu tôi được Mẹ Thiên Chúa viếng thăm tôi ?” Mẹ đã mang niềm vui đến cho cả gia đình chị họ, cho Gioan Tẩy Giả còn trong bụng mẹ chờ ngày chào đời.
Người Kitô hữu được mời gọi phát huy nét văn hoá thăm viếng theo tinh thần của Mẹ, cũng là tinh thần của Kitô giáo. Chúng ta biết rằng thăm viếng nhau là một nét đẹp nghĩa tình của nền văn hoá Á đông. Thế nhưng, trong thời đại thông tin ngày nay, nét văn hoá ấy đang ngày càng mất đi. Người ta rất ít thăm viếng nhau (tương giao thể lý) chỉ vì không có thời gian. Có chăng chỉ tiếp xúc qua Email, điện thoại, thư tín... Và chính vì thường “xa mặt” nên người ta cũng rất dễ “cách lòng”. Yêu thương mà không bao giờ đến với nhau thì yêu thương kiểu chi ? Phục vụ mà không hề hiện diện thì phục vụ kiểu gì ?
- Yêu thương phục vụ ở đây còn là dành thời gian để “ở lại” với người khác:
Không chỉ đơn thuần thăm viếng để chia sẻ niềm vui không thôi, Mẹ còn chấp nhận hy sinh thời giờ và công việc gia đình để ở lại với người chị họ, không phải một giờ hai giờ, một ngày hai ngày mà là suốt 3 tháng, tức là tròn một quý. Ở lại để giúp đỡ người chị họ đang mang thai và sinh con trong lúc tuổi già, và cũng có thể để học hỏi thêm kinh nghiệm cho riêng mình. Thế nhưng, điều quan trọng là Mẹ đã cho đi sự hiện diện trân quý của mình để đem lại niềm vui ngập tràn cho gia đình ông bà Giacaria. Còn niềm vui nào bằng khi được Mẹ Thiên Chúa viếng thăm và hiện diện? Bà Êlisabét đã nói lên niềm vui hân hoan đó: “Bởi đâu tôi được Mẹ Thiên Chúa viếng thăm tôi? Vì này tai tôi vừa nghe tiếng em chào thì hài nhi liền nhảy mừng trong lòng tôi”. Một niềm vui đầy ắp và tràn trào !
Ngày nay, thời đại của nền văn minh fastfood và “mì ăn liền”, con người không còn nhiều thời gian cho nhau. Có chăng người ta chỉ thăm nhau hay đến với nhau có tính cách xã giao, hời hợt. Ngay trong cùng một gia đình, người ta cũng không còn thời gian để hiện diện, để lắng nghe, để chia sẻ với nhau những tâm tư thầm kín, nói chi đến người ngoài. Giữa cuộc sống bộn bề lo toan, vất vả nhọc nhằn, biết cho nhau sự hiện diện là điều rất quý. Hiện diện bên cạnh một bệnh nhân để lắng nghe họ tâm sự cũng là góp phần chữa lành họ. Có mặt bên cạnh một một gia đình đang gặp chuyện bất hoà bất thuận để chia sẻ nỗi niềm của họ cũng là góp phần hàn gắn gia đình họ trước nguy cơ rạn vỡ. Dĩ nhiên để làm được điều đó cần có thời gian để “ở lại”.
- Yêu thương phục vụ cụ thể ở đây còn là biết đem Chúa đến cho người khác.
Mẹ đến với gia đình người chị họ không chỉ để thăm viếng và để ở lại giúp đỡ người chị họ, mà nhất là còn để đem Chúa đến cho gia đình bà. Đây là mục đích chính yếu. Mẹ đóng vai trò như hòm bia giao ước mới sống động, mang Chúa đến hiện diện giữa mọi người. Bởi đó cuộc gặp gỡ của Mẹ với người chị họ cũng đích thực là cuộc gặp gỡ của hai người con. Ngay khi bà Êlisabét nghe lời Mẹ Maria chào, thì hài nhi Gioan trong bụng liền nhảy lên vui sướng. Gioan nhảy lên vì được “chạm mặt” Đấng Cứu Thế, là Ngôi hai Thiên Chúa làm người. Gioan vui sướng vì được chính Con Đấng Tối Cao hạ cố đến viếng thăm mình. Rõ ràng ngay lúc này Mẹ đã nhường chổ cho Chúa Giêsu, để Ngài được nhận biết và được lớn lên trong lòng người khác. Đây là yếu tố chính làm nên nét đẹp huyền diệu của cuộc thăm viếng mà Mẹ đã thực hiện.
Tôi có đặt Chúa là tung tâm của mối tương giao với người khác không ? Tôi có siêu nhiên hoá các mối quan hệ tự nhiên bằng việc đưa Chúa vào trong các mối quan hệ đó hay không ?
Ước gì mỗi mùa vọng là một cơ hội quý báu để cùng nhau làm mới lại nét đẹp “văn hoá thăm viếng” theo tinh thần của Mẹ Maria. Amen.
Thánh Phanxicô Assisi và mầu nhiện Nhập thể
Quang Huyền, OFM
10:33 18/12/2009
Mầu nhiệm Nhập Thể là một trong những biến cố trọng đại ghi dấu tình yêu bao la của Thiên Chúa đối với loài người chúng ta. Ngôi Hai Thiên Chúa đã trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ trở nên phàm nhân, sống như người trần thế. Từ đó, Ngài đã mở toang cánh cửa tình yêu đã bị đóng lại từ lâu, sau khi con người đánh mất tình yêu thuở ban đầu; mở ra cho nhân loại một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của tình yêu và ơn cứu độ.
Lúc sinh thời, khi chiêm ngưỡng mầu nhiệm khôn tả này, thánh Phanxicô Assisi cũng đã từng ngất ngây trước biến cố Nhập thể của Con Thiên Chúa. Sử gia Thomas Cêlanô kể lại: “Thánh Phanxicô thường mừng đại lễ Giáng sinh của Chúa Hài Đồng với một niềm vui bao la. Ngài cho rằng đó là ngày lễ của các lễ. Ngài thường hôn kính háo hức các bức ảnh Chúa Hài Nhi và lòng cảm thương nồng nàn đối với Hài Nhi Giêsu, khiến ngài lắp bắp thốt ra những lời âu yếm như trẻ thơ bập bẹ. Danh thánh Chúa ngọt ngào như mật ong trong miệng ngài”. Cảm nghiệm sâu xa đó đã được thánh nhân cụ thể hoá qua việc Ngài cho dựng lại hoạt cảnh Giáng Sinh của Con Thiên Chúa năm xưa nơi triền núi Greciô.
1.Giáng Sinh ở Greciô
Sử gia Thomas Cêlanô, một người cùng thời với thánh Phanxicô đã thuật lại câu nguyện cảm động này. Ý nghĩa câu chuyện phần nào nói lên lòng tưởng nhớ và tôn kính của thánh Phanxicô đối với mầu nhiệm Nhập Thể của Con Thiên Chúa. Câu chuyện xẩy ra ở Greciô vào năm 1223, ba năm trước khi thánh Phanxicô qua đời.
“Trong vùng ấy có một người tên là Gioan, danh tiếng đã tốt, mà đời sống lại còn tốt hơn(…). Như vẫn quen làm, chừng nửa tháng trước lễ Giáng Sinh, đấng vinh phúc Phanxicô cho mời ông đến. Ngài nói với ông: "Nếu ngài muốn chúng ta cử hành thánh lễ mừng Chúa Giáng Sinh sắp tới tại Greciô, ngài nên mau đi trước chuẩn bị và cẩn thận những điều tôi dặn đây. Tôi ao ước diễn lại kỷ niệm về Hài Nhi sinh ra ở Bêlem và lấy đôi mắt trần của tôi nhìn xem đến mức tối đa các nỗi khó khăn túng thiếu của con trẻ, cảnh em bé nằm trong máng cỏ, ngủ trên cỏ khô, giữa một con bò và một con lừa. Nghe xong các lời dặn dò, con người tốt lành và trung thành ấy, vội vã ra đi chuẩn bị mọi sự tại làng trên theo ý của thánh nhân.
Ngày vui đã tới, thời gian hân hoan bắt đầu. Các anh em ở nhiều nơi khác được gọi đến tham dự. Dân chúng địa phương, cả nam lẫn nữ, nô nức như trong ngày hội, mỗi người chuẩn bị đuốc và nến tùy khả năng, để thắp sáng đêm ấy, là đêm đã được thấy mọc lên Ngôi Sao rực rỡ sáng soi mọi ngày mọi đêm. Thánh nhân tới, thấy mọi việc chu tất thì rất mừng. Người ta đã đặt một máng cỏ với cỏ khô, đã dắt đến một con bò và một con lừa. Tại đấy, đức đơn sơ được tôn vinh, đức khó nghèo được tán dương, và Greciô đã gần như trở thành một Bêlem mới.
Đêm đen sáng tỏ như ban ngày, khiến cả loài người lẫn loài vật được hạnh phúc. Dân chúng từng đoàn lũ lượt kéo đến, và tâm hồn họ hớn hở một niềm vui mới trước mầu nhiệm mới. Rừng cây vang dội tiếng hoan ca, đồi núi vọng lại lời vinh chúc. Các anh em cất lời ca, dâng lên Chúa những lời ngợi khen xứng danh Người, và đêm ấy là đêm tràn đầy hoan lạc. Thánh nhân đứng trước máng cỏ, không ngớt thổn thức, lòng bồi hồi thương cảm, đồng thời chứa chan niềm vui khôn tả. Các nghi thức long trọng của thánh lễ được cử hành bên trên máng cỏ, và vị linh mục chủ tế được hưởng một niềm an ủi mới mẻ.
Đấng thánh của Thiên Chúa mặc phẩm phục phó tế vì đã nhận chức ấy. Ngài cất tiếng sang sảng hát bài Phúc âm. Giọng ngài mạnh mẽ, truyền cảm, rõ ràng, vang dội, mời gọi cộng đoàn mở rộng tâm hồn đón nhận ân huệ cao cả nhất. Rồi ngài giảng cho dân chúng đứng chung quanh, tuôn những lời ngọt ngào như mật ong để nói về biến cố Giáng sinh của đức Vua nghèo khó và làng Bêlem bé nhỏ. Nhiều lần thánh nhân gọi Chúa Kitô là "Hài nhi Bêlem" với tấm lòng cháy lửa tình yêu nồng nàn. Ngài phát âm hai chữ "Bêlem" theo cách chiên kêu be be. Khi ấy miệng ngài đầy âm thanh, nhưng còn đầy tình âu yếm hơn nữa. Có vẻ như ngài đưa lưỡi liếm môi mỗi khi nói đến tên "Giêsu" hoặc "Hài nhi Bêlem", vui mừng thưởng thức trong cổ và nuốt lấy vị ngọt toát ra từ những chữ ấy.
Đấng Toàn Năng tuôn đổ nhiều ơn xuống nơi ấy, và một người đạo đức đã được Chúa ban cho một linh kiến lạ lùng. Ông thấy một hài nhi nằm bất động trong máng cỏ, rồi thấy thánh nhân tới gần đánh thức hài nhi đang ngủ li bì. Linh kiến ấy thật phù hợp, bởi vì Hài Nhi Giêsu đã bị chìm vào quên lãng trong lòng nhiều người. Nay, do tác động của ơn thánh, Người lại được đánh thức và ghi khắc vào ký ức trìu mến của họ, thông qua tôi tớ thánh thiện của Người là Phanxicô. Đại lễ đêm Giáng Sinh bế mạc, mọi người ra về hân hoan.
Sau đó người ta đem cất giữ số rơm khô đã đặt trong máng cỏ, để nhờ đó được ơn Thiên Chúa chữa lành cho gia súc, vì lòng từ bi của Chúa bao la vô cùng. Thực sự có nhiều gia súc trong vùng mắc nhiều thứ bệnh, nhờ ăn rơm ấy mà được khỏi. Hơn nữa, phụ nữ chuyển dạ đau đớn và kéo dài đã được mẹ tròn con vuông sau khi lấy ít rơm ấy đặt trên mình. Một nhóm người đông dảo, cả nam lẫn nữ, đã làm như vậy và được chữa lành nhiều chứng bệnh.
Nơi dựng hang đá Giáng Sinh nay đã được cung hiến để trở nên một đền thờ dâng Chúa. Tại chính điểm đặt máng cỏ năm ấy, một bàn thờ được xây lên kính Cha Thánh Phanxicô với mục đích: khi xưa tại chỗ này gia súc được nuôi bằng cỏ khô, từ nay con người được bổ dưỡng hồn xác bằng thịt Con Chiên không tì vết là Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta, Đấng đã ban chính mình cho ta vì lòng thương yêu khôn tả vô bờ bến”. (Thomas Cêlanô, Hạnh Thánh Phanxicô, Bản dịch của Lm Nguyễn Gia Thịnh, số 84 -87)
2. Một vài suy tư
Từ sự kiện Giáng Sinh Greciô, người ta cho rằng thánh Phanxicô là người đầu tiên có sáng kiến làm ra máng cỏ Giáng Sinh. Chính thánh Bonaventura cũng đã xác nhận: “Từ đó (sự kiện Giáng Sinh ở Grecio), lệ làm máng cỏ mừng lễ Giáng sinh được Đức Giáo hoàng cho phép phổ biến khắp nước Ý” (x.Trần Phổ, Hạnh Thánh Phanxicô, tr 229). Truyền thống đạo đức bình dân tốt đẹp này đã được phổ biến khắp thế giới và lưu truyền cho đến ngày nay. Sự lưu truyền này không phải bởi một dáng vẻ hình thức bên ngoài của Máng cỏ, nhưng đúng hơn là một cảm thức, một kinh nghiệm sâu sắc và sống động của thánh nhân về mầu nhiệm Nhập Thể của Con Thiên Chúa.
Thánh Phanxicô đã có những cảm thức sâu xa về tình yêu Giáng Sinh của Hài Nhi Giêsu. Ngài đã sống và tái diễn mầu nhiệm cao cả đó trong một bối cảnh của đời sống và văn hoá cụ thể ở Nước Ý lúc bấy giờ. Nhờ thế, mầu Nhiệm Nhập Thể của Con Thiên Chúa đã “nhập thể” vào trong tâm hồn những người nông dân ở Greciô và mang lại cho họ một tình yêu, một niềm vui khôn tả. Tình yêu Thiên Chúa đã “kết duyên” với đời sống và những lam lũ, khổ đau của họ và tình yêu Giáng sinh ấy đã nở hoa trên cuộc đời họ trong những ngày tháng sau đó.
Có người cần được yêu thương, cần được chăm sóc. Đó là ý tưởng thánh Phanxicô luôn ấp ủ trong tâm hồn khi ở Greciô trong dịp lễ Giáng Sinh năm 1223. Thiên Chúa, một Hài Nhi yếu ớt nơi máng cỏ để chúng ta có thể nâng niu, âu yếm. Các nông dân Greciô tham dự thánh lễ hôm ấy đã chứng kiến Hài Nhi dường như sống động và mỉm cười trong vòng tay thầy Phanxicô. Hài Nhi bé nhỏ đó là Vua hoà bình, là Đấng đến để cho người người nhà nhà được tràn ngập niềm vui và hạnh phúc.
Hơn nữa, chính tại Greciô, trong đêm Giáng Sinh năm ấy, thầy Phanxicô cầu nguyện cho tất cả những ai còn cô đơn hiểu được ý nghĩa thực sự của việc nhập thể của Thiên Chúa. Thiên Chúa đã trở nên một con người giống chúng ta, ngoại trừ tội lỗi. Và Ngài để cho bất cứ ai đến với Ngài có thể tiếp xúc, đụng chạm, yêu thương và chăm sóc Ngài.
Những nông dân chất phác ở Greciô đã nhận ra Hài Nhi, và một lần nữa Thiên Chúa lại tỏ mình ra cho những người bé mọn. Những bó đuốc mà họ mang theo để soi đường đi từ ngôi làng đến nơi ẩn dật của các tu sĩ ở bên kia đồi, giờ đây không cần đến nữa. Tâm hồn họ đã bừng cháy vì Thiên Chúa đã thực sự trở nên một Hài Nhi cho họ, một ánh sáng mới chan hoà tâm hồn họ.
Người nông dân ở Greciô sẽ truyền tai nhau về sự kiện lạ lùng đã xẩy ra với họ cho các làng lân cận, và từ đó lan ra khắp thế giới. Có lẽ một ngày nào đó quỳ bên máng cỏ Giáng Sinh, chiêm ngắm Hài Nhi Giêsu, mỗi người sẽ nhận ra rằng có một ai đó đang cần được yêu thương, cần được chăm sóc. Và từ đó, trái tim họ sẽ nhạy cảm hơn nhờ tình yêu của Hài Nhi Giêsu từ máng cỏ Giáng Sinh.
Ngày nay, Hài Nhi Giêsu lại giáng sinh giữa một thế giới có nhiều bất trắc; giữa một đất nước, quê hương Việt Nam đầy bất công; giữa những cảnh đời bất hạnh và giữa những tâm hồn đang thất vọng, chán chường.
Thực thế, chúng ta đang sống trong một xã hội không thiếu những bất công:
Những người nông dân, công nhân đang bị bóc lột hơn bao giờ hết. Cuộc sống của họ rất bấp bênh bên ruộng đồng hay nơi các nhà máy, xí nghiệp với một tương lai có thể nói là rất mờ mịt. Họ đang cần đến những bàn tay yêu thương và trợ giúp.
Những bà mẹ đau khổ đang cố vượt lên dư luận để bảo vệ sự sống của những đứa con bé bỏng của mình. Những trẻ thơ vô tội sống sót khỏi “nanh vuốt” của nhiều kẻ đã và đang tìm cánh hãm hại. Cuộc sống của họ đang bị gát ra thật xa một niềm ước mơ về hạnh phúc và an vui. Danh dự của gia đình, lòng ích kỷ của người khác…đã và đang từng phút giây “thiêu rụi” họ trong “biển lửa” của nguyền rủa, thờ ơ và khinh bỉ. Những bà mẹ và những trẻ thơ vô tội này đang chờ đợi một lòng bao dung, một hơi ấm tình người nơi chúng ta để tiếp tục cuộc sống như bao người khác.
Và cả những người đang sống trong cảnh gia đình đang tan vỡ, những người bệnh tật, những người cô đơn và sầu đau.v.v…Họ vẫn đang dõi mắt đợi chờ một Hài Nhi Giêsu đến với họ qua đôi chân của anh chi em mình.
Phải chăng tất cả những phận người trên đây là những “Hài Nhi” bé bỏng trong máng cỏ cuộc đời, đang cần hơn ấm tình người để có thể sống trong mùa đông giá lạnh.
Noi gương thánh Phanxicô, chúng ta cũng hãy để cho mầu nhiệm nhập thể của Con Thiên Chúa được thể hiện một cách cụ thể trong cung cách yêu thương của chúng ta, bên những anh chị em, nhất là những anh chị em nghèo hèn và bị gạt ra bên lề xã hội ấy.
3.Kết luận
Thánh Phanxicô tám thế kỷ trước đã từng ngất ngây trước mầu nhiệm Giáng Sinh và ngài đã gợi hứng cho chúng ta về những lần Nhập Thể sống động cụ thể của Ngôi Hai Thiên Chúa trong chính cuộc đời chúng ta, bên dòng đời luôn đổi thay. Tinh thần Greciô như một lời mời gọi chúng ta hãy khám phá ý nghĩa đích thực của mầu nhiệm Con Thiên Chúa làm người và không ngừng làm mới mẻ lại ý nghĩa của mầu nhiệm ấy trong thời đại của chúng ta.
Thực vậy, dù cho biến cố Giáng Sinh đã xảy ra cách đây hơn hai ngàn năm, nhưng lịch sử cứu độ không ngừng lại ở đó. Mầu nhiệm Nhập Thể vẫn luôn tiếp nối, bài học yêu thương vẫn tồn tại mãi. Vì Chúa Giêsu không chỉ sinh ra một lần trong lịch sử xa xôi, mà vẫn còn đang sinh ra trong cuộc đời của mỗi chúng ta hôm nay và ngày mai.
Lạy Chúa Hài Nhi Giêsu xin cho chúng con học được bài học yêu thương từ mầu mhiệm Nhập Thể của Chúa. Xin cho chúng con luôn thao thức rằng chúng con đang sống trong một thế giới ngày càng có nhiều mối đe dọa đang rình rập cuộc sống của con người, nhất là những người nghèo khổ, bệnh tật và hèn mọn. Và xin Chúa cũng soi sáng cho chúng con biết dấn thân hành động cho những điều thiện hảo, công lý, tình yêu và hoà bình, để tình yêu và bình an của mầu nhiệm Giáng Sinh được lan tỏa tràn lan trên toàn thế giới theo tinh thần của thánh Phanxicô:
“Nơi nào có oán ghét hận thù, xin giúp con xây dựng tình thương.
Nời nào có khinh khi nhục mạ, xin giúp con mang lại thứ tha.
Nơi nào có mâu thuẩn bất đồng, xin giúp con nên người hoà giải
Nơi nào có giả dối sai lầm, xin giúp con cũng cố đức tin.
Nơi nào có nản chí sờn lòng, xin giúp con gieo niềm hy vọng.
Nơi nào có bóng tối mây mù, xin giúp con khơi nguồn ánh sáng.
Nơi nào có u sầu buồn bã, xin giúp con đem lại an vui”.
Lúc sinh thời, khi chiêm ngưỡng mầu nhiệm khôn tả này, thánh Phanxicô Assisi cũng đã từng ngất ngây trước biến cố Nhập thể của Con Thiên Chúa. Sử gia Thomas Cêlanô kể lại: “Thánh Phanxicô thường mừng đại lễ Giáng sinh của Chúa Hài Đồng với một niềm vui bao la. Ngài cho rằng đó là ngày lễ của các lễ. Ngài thường hôn kính háo hức các bức ảnh Chúa Hài Nhi và lòng cảm thương nồng nàn đối với Hài Nhi Giêsu, khiến ngài lắp bắp thốt ra những lời âu yếm như trẻ thơ bập bẹ. Danh thánh Chúa ngọt ngào như mật ong trong miệng ngài”. Cảm nghiệm sâu xa đó đã được thánh nhân cụ thể hoá qua việc Ngài cho dựng lại hoạt cảnh Giáng Sinh của Con Thiên Chúa năm xưa nơi triền núi Greciô.
1.Giáng Sinh ở Greciô
“Trong vùng ấy có một người tên là Gioan, danh tiếng đã tốt, mà đời sống lại còn tốt hơn(…). Như vẫn quen làm, chừng nửa tháng trước lễ Giáng Sinh, đấng vinh phúc Phanxicô cho mời ông đến. Ngài nói với ông: "Nếu ngài muốn chúng ta cử hành thánh lễ mừng Chúa Giáng Sinh sắp tới tại Greciô, ngài nên mau đi trước chuẩn bị và cẩn thận những điều tôi dặn đây. Tôi ao ước diễn lại kỷ niệm về Hài Nhi sinh ra ở Bêlem và lấy đôi mắt trần của tôi nhìn xem đến mức tối đa các nỗi khó khăn túng thiếu của con trẻ, cảnh em bé nằm trong máng cỏ, ngủ trên cỏ khô, giữa một con bò và một con lừa. Nghe xong các lời dặn dò, con người tốt lành và trung thành ấy, vội vã ra đi chuẩn bị mọi sự tại làng trên theo ý của thánh nhân.
Ngày vui đã tới, thời gian hân hoan bắt đầu. Các anh em ở nhiều nơi khác được gọi đến tham dự. Dân chúng địa phương, cả nam lẫn nữ, nô nức như trong ngày hội, mỗi người chuẩn bị đuốc và nến tùy khả năng, để thắp sáng đêm ấy, là đêm đã được thấy mọc lên Ngôi Sao rực rỡ sáng soi mọi ngày mọi đêm. Thánh nhân tới, thấy mọi việc chu tất thì rất mừng. Người ta đã đặt một máng cỏ với cỏ khô, đã dắt đến một con bò và một con lừa. Tại đấy, đức đơn sơ được tôn vinh, đức khó nghèo được tán dương, và Greciô đã gần như trở thành một Bêlem mới.
Đêm đen sáng tỏ như ban ngày, khiến cả loài người lẫn loài vật được hạnh phúc. Dân chúng từng đoàn lũ lượt kéo đến, và tâm hồn họ hớn hở một niềm vui mới trước mầu nhiệm mới. Rừng cây vang dội tiếng hoan ca, đồi núi vọng lại lời vinh chúc. Các anh em cất lời ca, dâng lên Chúa những lời ngợi khen xứng danh Người, và đêm ấy là đêm tràn đầy hoan lạc. Thánh nhân đứng trước máng cỏ, không ngớt thổn thức, lòng bồi hồi thương cảm, đồng thời chứa chan niềm vui khôn tả. Các nghi thức long trọng của thánh lễ được cử hành bên trên máng cỏ, và vị linh mục chủ tế được hưởng một niềm an ủi mới mẻ.
Đấng thánh của Thiên Chúa mặc phẩm phục phó tế vì đã nhận chức ấy. Ngài cất tiếng sang sảng hát bài Phúc âm. Giọng ngài mạnh mẽ, truyền cảm, rõ ràng, vang dội, mời gọi cộng đoàn mở rộng tâm hồn đón nhận ân huệ cao cả nhất. Rồi ngài giảng cho dân chúng đứng chung quanh, tuôn những lời ngọt ngào như mật ong để nói về biến cố Giáng sinh của đức Vua nghèo khó và làng Bêlem bé nhỏ. Nhiều lần thánh nhân gọi Chúa Kitô là "Hài nhi Bêlem" với tấm lòng cháy lửa tình yêu nồng nàn. Ngài phát âm hai chữ "Bêlem" theo cách chiên kêu be be. Khi ấy miệng ngài đầy âm thanh, nhưng còn đầy tình âu yếm hơn nữa. Có vẻ như ngài đưa lưỡi liếm môi mỗi khi nói đến tên "Giêsu" hoặc "Hài nhi Bêlem", vui mừng thưởng thức trong cổ và nuốt lấy vị ngọt toát ra từ những chữ ấy.
Đấng Toàn Năng tuôn đổ nhiều ơn xuống nơi ấy, và một người đạo đức đã được Chúa ban cho một linh kiến lạ lùng. Ông thấy một hài nhi nằm bất động trong máng cỏ, rồi thấy thánh nhân tới gần đánh thức hài nhi đang ngủ li bì. Linh kiến ấy thật phù hợp, bởi vì Hài Nhi Giêsu đã bị chìm vào quên lãng trong lòng nhiều người. Nay, do tác động của ơn thánh, Người lại được đánh thức và ghi khắc vào ký ức trìu mến của họ, thông qua tôi tớ thánh thiện của Người là Phanxicô. Đại lễ đêm Giáng Sinh bế mạc, mọi người ra về hân hoan.
Sau đó người ta đem cất giữ số rơm khô đã đặt trong máng cỏ, để nhờ đó được ơn Thiên Chúa chữa lành cho gia súc, vì lòng từ bi của Chúa bao la vô cùng. Thực sự có nhiều gia súc trong vùng mắc nhiều thứ bệnh, nhờ ăn rơm ấy mà được khỏi. Hơn nữa, phụ nữ chuyển dạ đau đớn và kéo dài đã được mẹ tròn con vuông sau khi lấy ít rơm ấy đặt trên mình. Một nhóm người đông dảo, cả nam lẫn nữ, đã làm như vậy và được chữa lành nhiều chứng bệnh.
Nơi dựng hang đá Giáng Sinh nay đã được cung hiến để trở nên một đền thờ dâng Chúa. Tại chính điểm đặt máng cỏ năm ấy, một bàn thờ được xây lên kính Cha Thánh Phanxicô với mục đích: khi xưa tại chỗ này gia súc được nuôi bằng cỏ khô, từ nay con người được bổ dưỡng hồn xác bằng thịt Con Chiên không tì vết là Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta, Đấng đã ban chính mình cho ta vì lòng thương yêu khôn tả vô bờ bến”. (Thomas Cêlanô, Hạnh Thánh Phanxicô, Bản dịch của Lm Nguyễn Gia Thịnh, số 84 -87)
2. Một vài suy tư
Từ sự kiện Giáng Sinh Greciô, người ta cho rằng thánh Phanxicô là người đầu tiên có sáng kiến làm ra máng cỏ Giáng Sinh. Chính thánh Bonaventura cũng đã xác nhận: “Từ đó (sự kiện Giáng Sinh ở Grecio), lệ làm máng cỏ mừng lễ Giáng sinh được Đức Giáo hoàng cho phép phổ biến khắp nước Ý” (x.Trần Phổ, Hạnh Thánh Phanxicô, tr 229). Truyền thống đạo đức bình dân tốt đẹp này đã được phổ biến khắp thế giới và lưu truyền cho đến ngày nay. Sự lưu truyền này không phải bởi một dáng vẻ hình thức bên ngoài của Máng cỏ, nhưng đúng hơn là một cảm thức, một kinh nghiệm sâu sắc và sống động của thánh nhân về mầu nhiệm Nhập Thể của Con Thiên Chúa.
Thánh Phanxicô đã có những cảm thức sâu xa về tình yêu Giáng Sinh của Hài Nhi Giêsu. Ngài đã sống và tái diễn mầu nhiệm cao cả đó trong một bối cảnh của đời sống và văn hoá cụ thể ở Nước Ý lúc bấy giờ. Nhờ thế, mầu Nhiệm Nhập Thể của Con Thiên Chúa đã “nhập thể” vào trong tâm hồn những người nông dân ở Greciô và mang lại cho họ một tình yêu, một niềm vui khôn tả. Tình yêu Thiên Chúa đã “kết duyên” với đời sống và những lam lũ, khổ đau của họ và tình yêu Giáng sinh ấy đã nở hoa trên cuộc đời họ trong những ngày tháng sau đó.
Có người cần được yêu thương, cần được chăm sóc. Đó là ý tưởng thánh Phanxicô luôn ấp ủ trong tâm hồn khi ở Greciô trong dịp lễ Giáng Sinh năm 1223. Thiên Chúa, một Hài Nhi yếu ớt nơi máng cỏ để chúng ta có thể nâng niu, âu yếm. Các nông dân Greciô tham dự thánh lễ hôm ấy đã chứng kiến Hài Nhi dường như sống động và mỉm cười trong vòng tay thầy Phanxicô. Hài Nhi bé nhỏ đó là Vua hoà bình, là Đấng đến để cho người người nhà nhà được tràn ngập niềm vui và hạnh phúc.
Hơn nữa, chính tại Greciô, trong đêm Giáng Sinh năm ấy, thầy Phanxicô cầu nguyện cho tất cả những ai còn cô đơn hiểu được ý nghĩa thực sự của việc nhập thể của Thiên Chúa. Thiên Chúa đã trở nên một con người giống chúng ta, ngoại trừ tội lỗi. Và Ngài để cho bất cứ ai đến với Ngài có thể tiếp xúc, đụng chạm, yêu thương và chăm sóc Ngài.
Những nông dân chất phác ở Greciô đã nhận ra Hài Nhi, và một lần nữa Thiên Chúa lại tỏ mình ra cho những người bé mọn. Những bó đuốc mà họ mang theo để soi đường đi từ ngôi làng đến nơi ẩn dật của các tu sĩ ở bên kia đồi, giờ đây không cần đến nữa. Tâm hồn họ đã bừng cháy vì Thiên Chúa đã thực sự trở nên một Hài Nhi cho họ, một ánh sáng mới chan hoà tâm hồn họ.
Người nông dân ở Greciô sẽ truyền tai nhau về sự kiện lạ lùng đã xẩy ra với họ cho các làng lân cận, và từ đó lan ra khắp thế giới. Có lẽ một ngày nào đó quỳ bên máng cỏ Giáng Sinh, chiêm ngắm Hài Nhi Giêsu, mỗi người sẽ nhận ra rằng có một ai đó đang cần được yêu thương, cần được chăm sóc. Và từ đó, trái tim họ sẽ nhạy cảm hơn nhờ tình yêu của Hài Nhi Giêsu từ máng cỏ Giáng Sinh.
Ngày nay, Hài Nhi Giêsu lại giáng sinh giữa một thế giới có nhiều bất trắc; giữa một đất nước, quê hương Việt Nam đầy bất công; giữa những cảnh đời bất hạnh và giữa những tâm hồn đang thất vọng, chán chường.
Thực thế, chúng ta đang sống trong một xã hội không thiếu những bất công:
Những người nông dân, công nhân đang bị bóc lột hơn bao giờ hết. Cuộc sống của họ rất bấp bênh bên ruộng đồng hay nơi các nhà máy, xí nghiệp với một tương lai có thể nói là rất mờ mịt. Họ đang cần đến những bàn tay yêu thương và trợ giúp.
Những bà mẹ đau khổ đang cố vượt lên dư luận để bảo vệ sự sống của những đứa con bé bỏng của mình. Những trẻ thơ vô tội sống sót khỏi “nanh vuốt” của nhiều kẻ đã và đang tìm cánh hãm hại. Cuộc sống của họ đang bị gát ra thật xa một niềm ước mơ về hạnh phúc và an vui. Danh dự của gia đình, lòng ích kỷ của người khác…đã và đang từng phút giây “thiêu rụi” họ trong “biển lửa” của nguyền rủa, thờ ơ và khinh bỉ. Những bà mẹ và những trẻ thơ vô tội này đang chờ đợi một lòng bao dung, một hơi ấm tình người nơi chúng ta để tiếp tục cuộc sống như bao người khác.
Và cả những người đang sống trong cảnh gia đình đang tan vỡ, những người bệnh tật, những người cô đơn và sầu đau.v.v…Họ vẫn đang dõi mắt đợi chờ một Hài Nhi Giêsu đến với họ qua đôi chân của anh chi em mình.
Phải chăng tất cả những phận người trên đây là những “Hài Nhi” bé bỏng trong máng cỏ cuộc đời, đang cần hơn ấm tình người để có thể sống trong mùa đông giá lạnh.
Noi gương thánh Phanxicô, chúng ta cũng hãy để cho mầu nhiệm nhập thể của Con Thiên Chúa được thể hiện một cách cụ thể trong cung cách yêu thương của chúng ta, bên những anh chị em, nhất là những anh chị em nghèo hèn và bị gạt ra bên lề xã hội ấy.
3.Kết luận
Thánh Phanxicô tám thế kỷ trước đã từng ngất ngây trước mầu nhiệm Giáng Sinh và ngài đã gợi hứng cho chúng ta về những lần Nhập Thể sống động cụ thể của Ngôi Hai Thiên Chúa trong chính cuộc đời chúng ta, bên dòng đời luôn đổi thay. Tinh thần Greciô như một lời mời gọi chúng ta hãy khám phá ý nghĩa đích thực của mầu nhiệm Con Thiên Chúa làm người và không ngừng làm mới mẻ lại ý nghĩa của mầu nhiệm ấy trong thời đại của chúng ta.
Thực vậy, dù cho biến cố Giáng Sinh đã xảy ra cách đây hơn hai ngàn năm, nhưng lịch sử cứu độ không ngừng lại ở đó. Mầu nhiệm Nhập Thể vẫn luôn tiếp nối, bài học yêu thương vẫn tồn tại mãi. Vì Chúa Giêsu không chỉ sinh ra một lần trong lịch sử xa xôi, mà vẫn còn đang sinh ra trong cuộc đời của mỗi chúng ta hôm nay và ngày mai.
Lạy Chúa Hài Nhi Giêsu xin cho chúng con học được bài học yêu thương từ mầu mhiệm Nhập Thể của Chúa. Xin cho chúng con luôn thao thức rằng chúng con đang sống trong một thế giới ngày càng có nhiều mối đe dọa đang rình rập cuộc sống của con người, nhất là những người nghèo khổ, bệnh tật và hèn mọn. Và xin Chúa cũng soi sáng cho chúng con biết dấn thân hành động cho những điều thiện hảo, công lý, tình yêu và hoà bình, để tình yêu và bình an của mầu nhiệm Giáng Sinh được lan tỏa tràn lan trên toàn thế giới theo tinh thần của thánh Phanxicô:
“Nơi nào có oán ghét hận thù, xin giúp con xây dựng tình thương.
Nời nào có khinh khi nhục mạ, xin giúp con mang lại thứ tha.
Nơi nào có mâu thuẩn bất đồng, xin giúp con nên người hoà giải
Nơi nào có giả dối sai lầm, xin giúp con cũng cố đức tin.
Nơi nào có nản chí sờn lòng, xin giúp con gieo niềm hy vọng.
Nơi nào có bóng tối mây mù, xin giúp con khơi nguồn ánh sáng.
Nơi nào có u sầu buồn bã, xin giúp con đem lại an vui”.
Cuộc thăm viếng tới nhà bà Elizabeth
J.B. Nguyễn Quốc Tuấn
10:56 18/12/2009
Tin Mừng Chúa Nhật IV Mùa Vọng kể về cuộc viếng thăm của Đức Maria tới nhà chị họ là Ê-li-sa-bet. Cuộc thăm viếng của Mẹ đã mở ra cho chúng ta một con đường để đi tới và sống mối tương giao liên đới với anh chị em của mình.
1. Bước theo Đức Maria
Vừa nghe sứ thần báo tin cho biết người chị họ Ê-li-sa-bét đã có thai được sáu tháng, Maria liền “lên đường, vội vã đi đến miền núi” để thăm bà. Chắc chắc, Mẹ đã phải băng qua con đường miền núi với nhiều khó khăn, vất vả, cực nhọc; nhưng Mẹ đã sẵn sàng, vui vẻ ra đi theo sự thúc đẩy của tình thương. Tình thương chính là chiếc cầu nối giữa con tim dạt dào từ ái của Mẹ với bến bờ bên kia đang cần sự cảm thông, gặp gỡ, yêu thương.
Chúng ta nghĩ gì về cuộc thăm viếng hôm nay ? Cuộc thăm viếng này được khởi đi từ chính cõi lòng của mỗi người, có sẵn sàng cho hành trình bước theo Đức Maria để đến với những người xung quanh. Xưa Mẹ đã phải vất vả băng rừng vượt núi đến thăm bà chị họ. Hôm nay chúng ta phải tự vấn về thái độ sống của mình trước nhu cầu của tha nhân. Nhiều khi, chính quan niệm khép kín, sự thờ ơ, lạnh nhạt chất chứa trong ta còn lớn hơn trăm rừng vạn núi. Đây chính là nguyên nhân tạo ra những khoảng cách vô hình giữa con người với con người. Theo gương Mẹ, chúng ta hãy khiêm tốn, mở rộng từ tâm để lắng nghe lời mời gọi từ Thiên Chúa và tiếng vọng cần liên đới từ phía anh em.
2. Đem yêu thương
Yêu thương, chính là nét nổi bật nhất mà Đức Maria đã đem đến cho nhà Ê-li-sa-bét trong cuộc thăm viếng. Vì yêu thương nên Mẹ đã quan tâm, gặp gỡ, cảm thông, chia sẻ niềm vui, giúp đỡ người chị họ. Không chỉ dừng lại ở đó, Mẹ còn muốn trao ban chính Chúa là Đấng Mẹ đang cưu mang, là Đấng Mẹ đặt trọn niềm tin tưởng cậy trông sẽ đến cứu chuộc nhân loại. Cao điểm của tình yêu nơi Mẹ, là khi đã được lãnh nhận hồng ân dư đầy từ Thiên Chúa, Mẹ đã không giữ lấy cho riêng mình mà đem phúc cả ấy đến cho người cần được sẻ chia và chung nghiệm hạnh phúc, vì có Chúa ở cùng. Đây chính là tâm trạng của bà Ê-li-sa-bet trước lời chào của Đức Maria: “Bà Ê-li-sa-bét vừa nghe tiếng bà Maria chào, thì đứa con trong bụng nhảy lên, và bà được đầy Thánh Thần…” (Lc 1, 41)
Chúng ta đem theo cái gì trong hành trình cùng Đức Maria đến với nhân loại hôm nay. Phải chăng là những lời chào chúc hoa mỹ đã được người trợ lý soạn sẵn ? Phải chăng là những thùng hàng, thùng quà trưng đầy nhãn mác, in đậm tên tuổi, địa vị cơ quan công tác của ta làm chất liệu cho những thước phim đầy “ấn tượng” ? Phải chăng là những thủ thuật chính trị ngấm ngầm được dùng trong “cuộc gặp tay đôi”, với hy vọng “thắng lợi” sẽ thuộc về ta, còn đối phương thì “thất bại thảm hại”… Thực ra, đây chỉ là những động cơ phục vụ cho lợi ích của riêng ta mà thôi. Nó hoàn toàn đi ngược lại mục tiêu của cuộc gặp gỡ, nhằm thoả mãn lợi ích thiết thực của cả đôi bên.
Điểm nhấn trong cuộc gặp gỡ giữa người với người trong xã hội hôm nay đã được Đức Maria khai mở, phải xuất phát từ con tim biết sẻ chia vô vị lợi. Không nhất thiết phải thể hiện trên lời nói, câu chữ, hay một vài hình thức có tính chất phô trương danh vị. Nó phải được khởi đi từ chính sự nhạy cảm trước nỗi đau, trước nhu cầu cấp bách của đối tượng mà ta đang hướng tới. Và hơn hết, đó chính là cuộc gặp gỡ của những con người ý thức được mối giấy liên đới đang kết chặt họ do chính Đấng Vô Hình, hằng thương yêu và mong cho tất cả được hạnh phúc trong tình yêu sung mãn.
3. Hội ngộ trong Chúa
Cuộc gặp giữa Đức Maria với bà Ê-li-sa-bét chính là cuộc hội ngộ trong Chúa. Chính nhờ tiếng Chúa thúc đẩy mà Ê-li-sa-bét nghiệm thấu được huyền nhiệm nơi Đức Maria: “Em được chúc phúc hơn mọi người phụ nữ, và người con em đang cưu mang cũng được chúc phúc” (Lc 1, 42); và hài nhi mà bà đang cưu mang mới “nhảy lên vì vui sướng” khi nghe Đức Maria chào.
Sẽ có một Giáng Sinh đại hạnh, tràn đầy hồng phúc cho nhân loại hôm nay nếu mỗi người chúng ta biết xích lại gần nhau hơn, để cùng nhau chung hưởng Tình Yêu Giáng Thế. Bữa tiệc đại hoan của Đêm Hồng Phúc sẽ làm no thoả hết thảy những tâm hồn luôn mở rộng cho Đấng Nhập Thể ngự vào, và từ đó biết đem Ngài đến với nhân loại trong hành trình gặp gỡ, trao dâng. Cuộc hội ngộ trong Chúa được bắt đầu từ đây.
1. Bước theo Đức Maria
Vừa nghe sứ thần báo tin cho biết người chị họ Ê-li-sa-bét đã có thai được sáu tháng, Maria liền “lên đường, vội vã đi đến miền núi” để thăm bà. Chắc chắc, Mẹ đã phải băng qua con đường miền núi với nhiều khó khăn, vất vả, cực nhọc; nhưng Mẹ đã sẵn sàng, vui vẻ ra đi theo sự thúc đẩy của tình thương. Tình thương chính là chiếc cầu nối giữa con tim dạt dào từ ái của Mẹ với bến bờ bên kia đang cần sự cảm thông, gặp gỡ, yêu thương.
Chúng ta nghĩ gì về cuộc thăm viếng hôm nay ? Cuộc thăm viếng này được khởi đi từ chính cõi lòng của mỗi người, có sẵn sàng cho hành trình bước theo Đức Maria để đến với những người xung quanh. Xưa Mẹ đã phải vất vả băng rừng vượt núi đến thăm bà chị họ. Hôm nay chúng ta phải tự vấn về thái độ sống của mình trước nhu cầu của tha nhân. Nhiều khi, chính quan niệm khép kín, sự thờ ơ, lạnh nhạt chất chứa trong ta còn lớn hơn trăm rừng vạn núi. Đây chính là nguyên nhân tạo ra những khoảng cách vô hình giữa con người với con người. Theo gương Mẹ, chúng ta hãy khiêm tốn, mở rộng từ tâm để lắng nghe lời mời gọi từ Thiên Chúa và tiếng vọng cần liên đới từ phía anh em.
2. Đem yêu thương
Yêu thương, chính là nét nổi bật nhất mà Đức Maria đã đem đến cho nhà Ê-li-sa-bét trong cuộc thăm viếng. Vì yêu thương nên Mẹ đã quan tâm, gặp gỡ, cảm thông, chia sẻ niềm vui, giúp đỡ người chị họ. Không chỉ dừng lại ở đó, Mẹ còn muốn trao ban chính Chúa là Đấng Mẹ đang cưu mang, là Đấng Mẹ đặt trọn niềm tin tưởng cậy trông sẽ đến cứu chuộc nhân loại. Cao điểm của tình yêu nơi Mẹ, là khi đã được lãnh nhận hồng ân dư đầy từ Thiên Chúa, Mẹ đã không giữ lấy cho riêng mình mà đem phúc cả ấy đến cho người cần được sẻ chia và chung nghiệm hạnh phúc, vì có Chúa ở cùng. Đây chính là tâm trạng của bà Ê-li-sa-bet trước lời chào của Đức Maria: “Bà Ê-li-sa-bét vừa nghe tiếng bà Maria chào, thì đứa con trong bụng nhảy lên, và bà được đầy Thánh Thần…” (Lc 1, 41)
Chúng ta đem theo cái gì trong hành trình cùng Đức Maria đến với nhân loại hôm nay. Phải chăng là những lời chào chúc hoa mỹ đã được người trợ lý soạn sẵn ? Phải chăng là những thùng hàng, thùng quà trưng đầy nhãn mác, in đậm tên tuổi, địa vị cơ quan công tác của ta làm chất liệu cho những thước phim đầy “ấn tượng” ? Phải chăng là những thủ thuật chính trị ngấm ngầm được dùng trong “cuộc gặp tay đôi”, với hy vọng “thắng lợi” sẽ thuộc về ta, còn đối phương thì “thất bại thảm hại”… Thực ra, đây chỉ là những động cơ phục vụ cho lợi ích của riêng ta mà thôi. Nó hoàn toàn đi ngược lại mục tiêu của cuộc gặp gỡ, nhằm thoả mãn lợi ích thiết thực của cả đôi bên.
Điểm nhấn trong cuộc gặp gỡ giữa người với người trong xã hội hôm nay đã được Đức Maria khai mở, phải xuất phát từ con tim biết sẻ chia vô vị lợi. Không nhất thiết phải thể hiện trên lời nói, câu chữ, hay một vài hình thức có tính chất phô trương danh vị. Nó phải được khởi đi từ chính sự nhạy cảm trước nỗi đau, trước nhu cầu cấp bách của đối tượng mà ta đang hướng tới. Và hơn hết, đó chính là cuộc gặp gỡ của những con người ý thức được mối giấy liên đới đang kết chặt họ do chính Đấng Vô Hình, hằng thương yêu và mong cho tất cả được hạnh phúc trong tình yêu sung mãn.
3. Hội ngộ trong Chúa
Cuộc gặp giữa Đức Maria với bà Ê-li-sa-bét chính là cuộc hội ngộ trong Chúa. Chính nhờ tiếng Chúa thúc đẩy mà Ê-li-sa-bét nghiệm thấu được huyền nhiệm nơi Đức Maria: “Em được chúc phúc hơn mọi người phụ nữ, và người con em đang cưu mang cũng được chúc phúc” (Lc 1, 42); và hài nhi mà bà đang cưu mang mới “nhảy lên vì vui sướng” khi nghe Đức Maria chào.
Sẽ có một Giáng Sinh đại hạnh, tràn đầy hồng phúc cho nhân loại hôm nay nếu mỗi người chúng ta biết xích lại gần nhau hơn, để cùng nhau chung hưởng Tình Yêu Giáng Thế. Bữa tiệc đại hoan của Đêm Hồng Phúc sẽ làm no thoả hết thảy những tâm hồn luôn mở rộng cho Đấng Nhập Thể ngự vào, và từ đó biết đem Ngài đến với nhân loại trong hành trình gặp gỡ, trao dâng. Cuộc hội ngộ trong Chúa được bắt đầu từ đây.
Năm Linh Mục: góp ý ''Lời ăn tiếng nói''
Micae Nguyễn Ngọc Sáng
11:03 18/12/2009
Sau khi đọc hai bài viết của linh mục Trần Việt Hùng, tôi cảm thấy mạnh dạn để bày tỏ ý nghĩ của riêng mình, về “lời ăn tiếng nói.”
Lời nói không mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
Ông bà xưa đã dạy, lâu lắm rồi, gẫm lại mà thấy hay hoài.
Nói là một khả năng và là một công việc người ta thường làm, mà nếu không làm hay không làm được thì người ta nói mình … Nói không phải chỉ phát biểu ra bằng miệng mà cũng có thể là văn vẻ viết ra. Nói, người ta nghe. Viết, người ta đọc. Chung qui là truyền đạt tư tưởng, ý nghĩ của mình cho người khác, và khi người ta nghe, người ta đọc, người ta đánh giá mình.
Ở đời, không lẻ làm thinh, ngậm câm hoài, lắc lúc phải nói. Thông thường, trong sinh hoạt hằng ngày, người ta nói chuyện với một ít người. Có những nghề nghiệp, địa vị, công việc bắt buộc người ta phải ăn nói với nhiều người. Khi nói tới việc này, tôi lại cứ nghĩ đến nghệ sĩ, thầy giáo, và linh mục. Ba vai trò này có nhiều nét giống nhau, bởi
- nghệ sĩ thì làm việc ở nhà hát, thầy giáo ở nhà trường, còn cha, cha làm việc ở nhà thờ: cả ba đều có cái nhà;
- nghệ sĩ có đối tượng là khán giả, thầy giáo có học trò, còn cha, cha có giáo dân: cả ba đều có người nghe;
- nghệ sĩ có tuồng đã được soạn sẵn, thầy giáo có chữ của “thánh hiền” (sách giáo khoa), còn cha, cha giảng dạy lời Kinh Thánh: cả ba đều có điều để nói.
Nghệ sĩ mà ca diễn hay thì … ăn khách. Thầy giáo mà giảng dạy hay thì … cũng ăn khách, dễ kiếm học trò về nhà dạy thêm, thêm tiền. Ông cha mà giảng hay thì cũng … ăn khách, được mời đi giảng đó đây. Tuy cũng là công việc của “miệng mồm”, nhưng nghĩ kỹ ra, không giống nhau hoàn toàn. Người nghệ sĩ có tuồng tích, nếu thuộc tuồng, ca diễn theo tuồng, còn trường hợp không thuộc cho làu thì … “hát cương”. Thầy giáo thì có sách giáo khoa, cứ theo đó mà giảng, mà dạy, sao cho khéo léo để học trò nghe dễ hiểu.
Còn linh mục, các ngài phải giảng theo lời Kinh Thánh. Người ta chú ý đến các ngài lắm. Ngoài các bài giảng trong nhà thờ, người ta còn chú ý tới cái “lời ăn tiếng nói” của các ngài, mà khổ nỗi, đi đâu đứng đâu, ở chỗ nào người ta cũng chú ý tới các ngài.
Hồi xưa, khi giảng dạy, các cha thường “chêm” tiếng Latinh. Thời đó, kinh còn được đọc bằng tiếng latinh, “nhắm mắt” đọc “Et cum spiritu tuo”, không biết có mấy người hiểu được ý nghĩa của câu đọc đó. Vậy mà, mỗi lần lên tòa giảng, mở đầu, cha “bắn” một tràng tiếng La tinh “In illo tempore, dixit Jesus discipulis suis…”, nghe có ai mà hiểu nên có người nói đùa là cha “chưởi mình”… bằng tiếng La tinh. Còn thời nay, nhiều khi các cha chua tiếng Anh, tiếng Pháp và đôi lúc cả tiếng Nho như: nhất thế nhì thân tam ngân tứ lý. Các cha dùng chuyện đời xưa, các cha dùng chuyện thời nay để minh hoạ cho bài giảng, cốt sao cho giáo dân hiểu rõ thêm “lời Chúa.”
Tốt! Tất cả những việc đó được làm là để giúp ích cho giáo dân, là bổn phận của các ngài, miễn là làm sao tránh được những “vi phạm” về “lời ăn tiếng nói.” Có những tiếng hình như không nên dùng như chân thì nói “cái chân” chớ đừng dùng tiếng “cái giò, cái cẳng”. Khi dùng điển tích hay châm ngôn cũng vậy, phải cho chính xác, tỉ dụ như
“bạng duật tương trì, ngư ông đắc lợi”
hình như không thể đi đôi với
“trâu bò húc nhau, ruồi muổi chết”
Điều này nói lên cái gì? Phải chuẩn bị, nghiên cứu thật kỹ và nắm được tường tận ý nghĩa trước khi sử dụng, để người nghe khỏi “rối trí”. Lắm lúc, đó đây người ta thấy:
Nghe mà thắc mắc
Trong việc làm dấu Thánh Giá, xưa rày vẫn nghe, vẫn đọc: “Nhơn danh Cha, và Con, và Thánh Thần” nghe như nó “phù hợp” với “In nomine Patri, et Filio, et Spiritui Sancto” (trong tiếng La tinh) hay “In the name of the Father, the Son, and the Holy Spirit” (trong tiếng Anh) hay “Au nom du Père, et du Fils, et du Saint Esprit” (trong tiếng Pháp), có vị lại đọc, thoạt nghe giáo dân thấy ngỡ ngàng, hơi là lạ, riết rồi cũng rán mà quen tai: Nhơn danh Chúa Cha, và Chúa Con, và Chúa Thánh Thần”. Đọc sao cho đúng? Có gì hệ trọng không trong việc “thêm chữ thêm lời.”
Nghe mà bàng hoàng
Trong câu đọc trước khi “rước lễ”, có câu: “Đây là Mình Thánh Chúa Kitô, phúc cho ai được mời tới dự tiệc Chiên Thiên Chúa”. Có vị đọc lại là: “Đây là Mình Thánh Chúa Kitô, phúc cho ai được mời tới dự tiệc cùng Chiên Thiên Chúa!” Thiết nghĩ, hai câu này hoàn toàn không giống nhau, khác nhau có một chữ cùng mà ý nghĩa của hai câu trở thành khác nhau. Hai câu này, phát xuất từ hai cách đọc khác nhau, có hai ý nghĩa “không giống nhau”, mà nếu như vậy, phải có một câu đúng, và một câu không đúng. Nếu khách được mời tới dự tiệc “cùng Chiên Thiên Chúa”, thì khách sẽ chỉ được vinh dự ngồi chung bàn với “Chiên Thiên Chúa”, nhưng mà còn thức ăn thì … có thể là gì đó khác chớ không phải là “Chiên Thiên Chúa”, theo như trong tiếng Anh: “Happy are those who are called to his supper” hay như rõ ràng hơn trong tiếng latinh: “beati qui ad cenam Agni vocati sunt.”
Nghe mà thấy kinh hoàng
Một lần, trong bài thơ được trích ra đăng trong tờ Mục Vụ để giáo dân đọc, có câu:
“Chúa đã dựng nên trời đất muôn vật, cũng như tôi”
Nếu mình “chơi chữ” mà sắp xếp lại thì thấy câu nói trên cũng có nghĩa
“Tôi đã dựng nên trời đất muôn vật, cũng như Chúa”
và rõ ràng hai câu này có cùng một nghĩa, đọc xong thấy kinh hoàng, “lộng ngôn.”
Nghe thấy thiếu cái gì
Các cha nói chuyện với nhau, một cha đã nói: “Đừng nói vậy giáo dân tụi nó…!” Giáo dân tụi nó là ai? Đó là những người đáng bậc cha chú anh em của cha đó, cha ơi!
Cha nói: “Đừng làm vậy để cái thằng kia! …”
Nghe nhẹ nhàng mà duyên dáng
Cha từ Pháp đến Mỹ để gọi là nghỉ hè nhưng là để giúp cho cha chánh xứ ở đây đi nghỉ hè. Mở đầu bài giảng ngày ra mắt, cha đã tâm sự: “Đây là lần đầu tiên tôi đến nước Mỹ. Đã nghe nói đến từ lâu, nay tôi mới được nhìn thấy tận mắt, ở đây cái gì cũng to lớn. Như nhà thờ giáo xứ ta đây vừa to lại vừa đẹp, mà bà con ta đến nhà thờ như thế này thì quí hóa quá, không như ở họ đạo tôi, nhà thờ thì nhỏ mà trong nhà thờ ghế nhiều hơn người.” Bà con cười. Tôi không nghĩ là cha có ý nói đùa, nhưng trong cách nói có vẻ nhẹ nhàng, nghe nó đơn sơ vậy mà dí dỏm.
Kính thưa quí vị, đây chỉ là “nghe sao nói vậy!” Ước mong đây là một sự đóng góp có ích.
Lời nói không mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
Ông bà xưa đã dạy, lâu lắm rồi, gẫm lại mà thấy hay hoài.
Nói là một khả năng và là một công việc người ta thường làm, mà nếu không làm hay không làm được thì người ta nói mình … Nói không phải chỉ phát biểu ra bằng miệng mà cũng có thể là văn vẻ viết ra. Nói, người ta nghe. Viết, người ta đọc. Chung qui là truyền đạt tư tưởng, ý nghĩ của mình cho người khác, và khi người ta nghe, người ta đọc, người ta đánh giá mình.
Ở đời, không lẻ làm thinh, ngậm câm hoài, lắc lúc phải nói. Thông thường, trong sinh hoạt hằng ngày, người ta nói chuyện với một ít người. Có những nghề nghiệp, địa vị, công việc bắt buộc người ta phải ăn nói với nhiều người. Khi nói tới việc này, tôi lại cứ nghĩ đến nghệ sĩ, thầy giáo, và linh mục. Ba vai trò này có nhiều nét giống nhau, bởi
- nghệ sĩ thì làm việc ở nhà hát, thầy giáo ở nhà trường, còn cha, cha làm việc ở nhà thờ: cả ba đều có cái nhà;
- nghệ sĩ có đối tượng là khán giả, thầy giáo có học trò, còn cha, cha có giáo dân: cả ba đều có người nghe;
- nghệ sĩ có tuồng đã được soạn sẵn, thầy giáo có chữ của “thánh hiền” (sách giáo khoa), còn cha, cha giảng dạy lời Kinh Thánh: cả ba đều có điều để nói.
Nghệ sĩ mà ca diễn hay thì … ăn khách. Thầy giáo mà giảng dạy hay thì … cũng ăn khách, dễ kiếm học trò về nhà dạy thêm, thêm tiền. Ông cha mà giảng hay thì cũng … ăn khách, được mời đi giảng đó đây. Tuy cũng là công việc của “miệng mồm”, nhưng nghĩ kỹ ra, không giống nhau hoàn toàn. Người nghệ sĩ có tuồng tích, nếu thuộc tuồng, ca diễn theo tuồng, còn trường hợp không thuộc cho làu thì … “hát cương”. Thầy giáo thì có sách giáo khoa, cứ theo đó mà giảng, mà dạy, sao cho khéo léo để học trò nghe dễ hiểu.
Còn linh mục, các ngài phải giảng theo lời Kinh Thánh. Người ta chú ý đến các ngài lắm. Ngoài các bài giảng trong nhà thờ, người ta còn chú ý tới cái “lời ăn tiếng nói” của các ngài, mà khổ nỗi, đi đâu đứng đâu, ở chỗ nào người ta cũng chú ý tới các ngài.
Hồi xưa, khi giảng dạy, các cha thường “chêm” tiếng Latinh. Thời đó, kinh còn được đọc bằng tiếng latinh, “nhắm mắt” đọc “Et cum spiritu tuo”, không biết có mấy người hiểu được ý nghĩa của câu đọc đó. Vậy mà, mỗi lần lên tòa giảng, mở đầu, cha “bắn” một tràng tiếng La tinh “In illo tempore, dixit Jesus discipulis suis…”, nghe có ai mà hiểu nên có người nói đùa là cha “chưởi mình”… bằng tiếng La tinh. Còn thời nay, nhiều khi các cha chua tiếng Anh, tiếng Pháp và đôi lúc cả tiếng Nho như: nhất thế nhì thân tam ngân tứ lý. Các cha dùng chuyện đời xưa, các cha dùng chuyện thời nay để minh hoạ cho bài giảng, cốt sao cho giáo dân hiểu rõ thêm “lời Chúa.”
Tốt! Tất cả những việc đó được làm là để giúp ích cho giáo dân, là bổn phận của các ngài, miễn là làm sao tránh được những “vi phạm” về “lời ăn tiếng nói.” Có những tiếng hình như không nên dùng như chân thì nói “cái chân” chớ đừng dùng tiếng “cái giò, cái cẳng”. Khi dùng điển tích hay châm ngôn cũng vậy, phải cho chính xác, tỉ dụ như
“bạng duật tương trì, ngư ông đắc lợi”
hình như không thể đi đôi với
“trâu bò húc nhau, ruồi muổi chết”
Điều này nói lên cái gì? Phải chuẩn bị, nghiên cứu thật kỹ và nắm được tường tận ý nghĩa trước khi sử dụng, để người nghe khỏi “rối trí”. Lắm lúc, đó đây người ta thấy:
Nghe mà thắc mắc
Trong việc làm dấu Thánh Giá, xưa rày vẫn nghe, vẫn đọc: “Nhơn danh Cha, và Con, và Thánh Thần” nghe như nó “phù hợp” với “In nomine Patri, et Filio, et Spiritui Sancto” (trong tiếng La tinh) hay “In the name of the Father, the Son, and the Holy Spirit” (trong tiếng Anh) hay “Au nom du Père, et du Fils, et du Saint Esprit” (trong tiếng Pháp), có vị lại đọc, thoạt nghe giáo dân thấy ngỡ ngàng, hơi là lạ, riết rồi cũng rán mà quen tai: Nhơn danh Chúa Cha, và Chúa Con, và Chúa Thánh Thần”. Đọc sao cho đúng? Có gì hệ trọng không trong việc “thêm chữ thêm lời.”
Nghe mà bàng hoàng
Trong câu đọc trước khi “rước lễ”, có câu: “Đây là Mình Thánh Chúa Kitô, phúc cho ai được mời tới dự tiệc Chiên Thiên Chúa”. Có vị đọc lại là: “Đây là Mình Thánh Chúa Kitô, phúc cho ai được mời tới dự tiệc cùng Chiên Thiên Chúa!” Thiết nghĩ, hai câu này hoàn toàn không giống nhau, khác nhau có một chữ cùng mà ý nghĩa của hai câu trở thành khác nhau. Hai câu này, phát xuất từ hai cách đọc khác nhau, có hai ý nghĩa “không giống nhau”, mà nếu như vậy, phải có một câu đúng, và một câu không đúng. Nếu khách được mời tới dự tiệc “cùng Chiên Thiên Chúa”, thì khách sẽ chỉ được vinh dự ngồi chung bàn với “Chiên Thiên Chúa”, nhưng mà còn thức ăn thì … có thể là gì đó khác chớ không phải là “Chiên Thiên Chúa”, theo như trong tiếng Anh: “Happy are those who are called to his supper” hay như rõ ràng hơn trong tiếng latinh: “beati qui ad cenam Agni vocati sunt.”
Nghe mà thấy kinh hoàng
Một lần, trong bài thơ được trích ra đăng trong tờ Mục Vụ để giáo dân đọc, có câu:
“Chúa đã dựng nên trời đất muôn vật, cũng như tôi”
Nếu mình “chơi chữ” mà sắp xếp lại thì thấy câu nói trên cũng có nghĩa
“Tôi đã dựng nên trời đất muôn vật, cũng như Chúa”
và rõ ràng hai câu này có cùng một nghĩa, đọc xong thấy kinh hoàng, “lộng ngôn.”
Nghe thấy thiếu cái gì
Các cha nói chuyện với nhau, một cha đã nói: “Đừng nói vậy giáo dân tụi nó…!” Giáo dân tụi nó là ai? Đó là những người đáng bậc cha chú anh em của cha đó, cha ơi!
Cha nói: “Đừng làm vậy để cái thằng kia! …”
Nghe nhẹ nhàng mà duyên dáng
Cha từ Pháp đến Mỹ để gọi là nghỉ hè nhưng là để giúp cho cha chánh xứ ở đây đi nghỉ hè. Mở đầu bài giảng ngày ra mắt, cha đã tâm sự: “Đây là lần đầu tiên tôi đến nước Mỹ. Đã nghe nói đến từ lâu, nay tôi mới được nhìn thấy tận mắt, ở đây cái gì cũng to lớn. Như nhà thờ giáo xứ ta đây vừa to lại vừa đẹp, mà bà con ta đến nhà thờ như thế này thì quí hóa quá, không như ở họ đạo tôi, nhà thờ thì nhỏ mà trong nhà thờ ghế nhiều hơn người.” Bà con cười. Tôi không nghĩ là cha có ý nói đùa, nhưng trong cách nói có vẻ nhẹ nhàng, nghe nó đơn sơ vậy mà dí dỏm.
Kính thưa quí vị, đây chỉ là “nghe sao nói vậy!” Ước mong đây là một sự đóng góp có ích.
Nhạc: Ngôi Lời Nhập Thể
Vincent Đoàn
11:08 18/12/2009
Suy tư về Năm Linh Mục: Đời sống thánh thiện là sự lựa chọn và lối thoát duy nhất!
Lm. Nguyễn Hữu Thy
16:00 18/12/2009
Suy tư về Năm Linh Mục: Đời sống thánh thiện là sự lựa chọn và lối thoát duy nhất!
Trong Nguyệt san quan trọng nhất về Mục Vụ của Giáo Hội Công Giáo tại Đức „Der Anzeiger für Pastoral- und Gemeindepraxis“, số tháng 12/2006, tác giả tiến sĩ Peter Müller-Goldkuhle đã viết là ông thường gặp một số Linh Mục tỏ ra mệt mỏi và chán nản trước tình trạng tiêu cực trong Giáo Hội. Nhưng nhất là các ngài tỏ ra thất vọng, đau khổ và mất tin tưởng trước „tình trạng suy thoái rõ rệt của ơn gọi Linh Mục.“ Và đây chính là vấn đề bức xúc và khó khăn nhức nhối nhất hiện nay của Giao Hội, đòi hỏi phải tìm ra được một giải đáp thích hợp hay một lối thoát hợp lý.
Điểm trọng yếu của vấn đề là chính thực tế đáng lo ngại của hoàn cảnh sinh hoạt mục vụ „quá tải“ hằng ngày cũng như sự thiếu xác tín của chính một số không ít các Linh Mục về lý tưởng Linh Mục của mình. Nhưng trước hết, một sự kiện cụ thể và minh nhiên mà người ta không nên bỏ qua, đó là khi phải sống trong một xã hội đa nguyên, bị phân hóa và bị tục hóa trầm trọng như xã hội chúng ta ngày nay, hình ảnh người Linh Mục thường bị xuyên tạc, bị đánh giá sai hay bị làm méo mó lệch lạc đi rất nhiều, một hình ảnh mà tự bản chất vẫn luôn chứa đựng đầy đủ các phẩm chất thánh thiêng và cao quý cố hữu cũng như vẻ thu hút và quyếm rủ nội tại của nó. Tuy nhiên, một sự kiện khác cũng không kém minh nhiên, đó là nếu ngày nay lý tưởng Linh Mục hay hình ảnh người Linh Mục thường bị xuyên tạc, bị đánh giá sai và bị làm méo mó lệch lạc đi như thế, thì người ta không nên vội vàng và chủ quan trút hết mọi trách nhiệm chỉ cho những kẻ thù của Giáo Hội hay cho những tín hữu „khô khan nguội lạnh“ luôn mang nặng não trạng phê bình chỉ trích Giáo Hội và bài giáo sĩ, nhiều khi quá chủ quan, cực đoan và nặng phần cảm tính – một điều mà trong thời đại nào cũng xảy ra –, nhưng chính một số không ít các Linh Mục là nguyên nhân trực tiếp của thảm cảnh đó, như hiện tượng lạm dụng tình dục trẻ em vị thành niên. Và đây mới là điểm bi quan và đáng lo sợ nhất.
Nhưng ở đây người ta lại phải tự hỏi đâu là lý do đã khiến các Linh Mục phải rơi vào thực trạng đáng buồn đó?
Để có thể tìm ra được câu trả lời, chúng ta thử đưa ra một ví dụ cụ thể trong cuộc sống đời thường: Khi phải ngụp lặn trong một dòng nước chảy xiết, nếu bạn không có điểm tựa vững chắc để bám víu, để nương tựa, thì chắc chắn bạn sẽ bị dòng nước cuốn trôi đi hay ít nhất bạn cũng không thể đến đúng được điểm hẹn bạn muốn đến ở bờ bên kia. Cũng tương tự như vậy, khi phải thực thi sứ vụ Linh Mục của mình giữa một xã hội đầy biến động, đầy tục hóa và đầy thách đố với đủ mọi khiêu khích cũng như mọi cám dỗ mời mọc đến từ nhiều phía, nếu người Linh Mục không có được một sự xác tín đầy đủ về ơn gọi của mình và một điểm tựa tinh thần vững chắc thì chắc chắn khó lòng đứng vững được.
Bởi vì, người Linh Mục cũng vẫn là một con người bình thường như bao con người bình thường khác, với đầy đủ mọi tính chất của một con người. Và Thiên chức Linh Mục là một ơn sủng của Thiên Chúa, nên thánh thiêng và cao cả, còn người Linh Mục thì vẫn luôn đang trên con đường tiến tới sự trọn lành, nghĩa là vẫn luôn mang trong mình sự yếu hèn và bất toàn, vì tự bản chất Thiên chức Linh Mục không loại bỏ những tính chất tự nhiên nơi người Linh Mục, không thánh hóa người Linh Mục, nghĩa là không làm cho người Linh Mục nên thánh thiện hơn. Để hiểu được phần nào điều đó, chúng thử đưa ra một ví dụ cụ thể, chẳng hạn một chiếc hộp sắt đựng viên ngọc quý: chiếc hộp sắt luôn luôn vẫn mang chất sắt, chứ viên ngọc quý không biến nó thành ngọc được. Nói cách khác, Thiên chức Linh Mục không miễn trừ cho người Linh Mục việc cố gắng nên trọn lành, việc cố gắng nên thánh của bản thân. Vì thế, cũng như tất cả mọi tín hữu khác, người Linh Mục cần phải nổ lực, cần phải chiến đấu không ngừng để trở nên hoàn thiện hơn mỗi ngày, và nhất là để trở nên xứng đáng hơn với Thiên chức Linh Mục mà Thiên Chúa đã trao phó cho để phục vụ Giáo Hội của Người một cách có hiệu quả hơn.
Nhìn vào tình trạng cụ thể của Giáo Hội ngày nay nói chung và tại các nước Âu Mỹ nói riêng, thì dù muốn hay không, người ta cũng phải chấp nhận một sự thật là não trạng toàn cầu hóa đã có tác dụng mạnh mẽ không những đến các cơ cấu xã hội dân sự mà cả đến Giáo Hội nữa. Hình ảnh truyền thống của Giáo Hội: „một đoàn chiên theo một chủ chiên“, mỗi xứ đạo dù to hay nhỏ vẫn có một vị Quản Xứ coi sóc, khép kín trong một không gian giới hạn đầy tin tưởng phó thác, tất cả mọi vui buồn cha con ngày đêm đều có nhau, an ủi vổ về nhau và ngôi nhà xứ là nơi gặp gỡ thân thương cho mọi người con của xứ dạo, v.v…, đã lùi xa vào quá khứ, đều không còn nữa.
Trái lại, tình trạng cụ thể của Giáo Hội ngày nay là „việc nhiều người ít“, một vị Linh Mục thường phải quản nhiệm từ 3,4 hay 5,6 giáo xứ với số giáo dân từ 10.000 đến 20.000 giáo dân hay hơn nữa. Và tuy nhiều nơi trong Giáo Hội, một số các công tác trong giáo xứ đã được Ban Hành Giáo Xứ hay các ban ngành khác san sẻ và đảm nhận, như lãnh vực thuộc tài chánh, xây cất, v.v…, nhưng dầu sao vị Linh Mục Quản Xứ cũng vẫn luôn là „đầu tàu“, là người giữ trách nhiệm, là người điều hành chính trong bộ máy sinh hoạt của giáo xứ, hay nói đúng hơn, của các giáo xứ, đó là chưa nói đến một số công tác mục vụ mà giáo dân không thể làm thay được, như việc cử hành Thánh Lễ, việc giải tội, xức dầu bệnh nhân, v.v... Vì biên giới của công tác „Cura animarum“ không chỉ dừng lại nơi những việc thuộc lãnh vực thiêng liêng thuần túy, nhưng còn bao trùm toàn diện mọi sinh hoạt trong các giáo xứ. Do đó, vị Linh Mục Quản Xứ ngày nay không chỉ đóng vai trò một vị Linh Hướng thuần túy, nhưng còn là một „Manager“, một giám đốc điều hành nữa. Vì thế, người Linh Mục đòi hỏi phải có những khả năng và những phẩm chất tương ứng, như: kỹ thuật điều hành, kỹ thuật quản lý, cách thức tuyển chọn người cộng tác cũng như việc ứng xử hợp lý đối với họ, v.v… Nhưng chính ở điểm này đã làm nảy sinh những diễn biến đầy phức tạp, đầy thách đố, đòi hỏi cấp bách phải được nhận định, được phân tích và phải tìm ra được một lối thoát hợp lý và đúng đắn.
Thật vậy, như đã nói trên, ngày nay sứ vụ hay vai trò người Linh Mục đã thay đổi rất nhiều, đã trở nên phức tạp và khó khăn bội phần, nếu không nói là hoàn toàn khác với 50, 60 năm về trước. Vâng, người Linh Mục vừa là một vị Linh Hướng vừa là một giám đốc điều hành bộ máy các giáo xứ hay liên giáo xứ, với công việc hằng ngày „ngập đầu ngập cổ“, như lời một thư ký giáo xứ nhận định, đến nỗi người Linh Mục chỉ còn biết „Labora“, chứ không còn thời giờ để nghĩ đến „Ora“ nữa, hằng ngày chỉ lo bận rộn với đủ thứ công việc, và khi rãnh rỗi thì lại tìm một chút thư giãn nào đó, chứ không còn thời giờ hay tâm trí để cầu nguyện cũng như để chăm lo trau dồi và phong phú hóa đời sống nội tâm và kiến thức thần học bằng sự học hỏi, nghiên cứu sách vở chuyên môn về triết học, về thần học hay tham dự các khóa bồi dưỡng, các khóa tu nghiệp về tu đức cũng như về các ngành chuyên môn cần thiết khác.
Để biện luận cho sự coi nhẹ hay sao nhãng việc cầu nguyện, việc đọc „Kinh Nhật Tụng“ (Breviarium), có vị cho rằng trừ khi rãnh rỗi, chứ khi phải bận rộn các công việc mục vụ như dạy giáo lý, sinh hoạt với các đoàn thể, thăm viếng hay mang Mình Thánh Chúa cho kẻ liệt, v.v… thì không cần phải đọc thêm Kinh Nhật Tụng, không cần phải cầu nguyện hay Lần Hạt Mân Cội nữa, vì tất cả các hoạt động mục vụ ấy đều nhằm mục đích tôn vinh Chúa. Trong khi đó, sứ vụ Linh Mục không chỉ đòi hỏi người Linh Mục phải chu toàn các công tác mục vụ bên ngoài một cách đầy đủ và có hiệu quả, nhưng còn phải là nhân chứng sống động của những lời khuyên Phúc Âm nhờ vào tinh thần cầu nguyện sốt sắng trong cuộc sống cụ thể hằng ngày. Sứ vụ Linh Mục mà chỉ bằng lòng dừng lại nơi phạm vi những công việc bên ngoài mà thôi, chứ không có đời sống cầu nguyện sâu xa đi kèm theo, thì cũng giống như một người chỉ có thể xác, chứ không có linh hồn.
Còn việc trau dồi các kiến thức cần thiết và quan trọng về triết học, tâm lý học, sự phạm, thần học, tu đức, v.v… hầu như ít ai quan tâm coi trọng. Vì thế, số các Linh Mục đăng ký tham dự các khóa tu nghiệp về các kiến thức nền tảng trên, do các trung tâm mục vụ của Giáo phận hay Dòng tu mở ra, thường người ta có thể đếm đầu ngón tay. Ở đây, chúng ta cũng không nên quên rằng các giáo sư và các nhà chuyên môn chỉ có thể giới thiệu hay đề nghị những kiến thức chuyên môn cần thiết bằng các bài thuyết trình có nội dung sâu xa và phong phú, còn việc lắng nghe, tiếp thu hay đồng hóa các kiến thức đó, thì chính các vị Linh Mục phải tự hiện thực lấy. Trường hợp các vị Linh Mục không có thời giờ để có thể làm điều đó, thì không chỉ kiến thức của các ngài sẽ trở nên nghèo nàn và vơi cạn dần đi, nhưng chính Giáo Hội trong toàn thể cũng bị thiệt hại không nhỏ.
Vậy, ở đây người ta có thể tự hỏi: Phải chăng lý tưởng Linh Mục hay hình ảnh người Linh Mục vẫn còn tương lai? Nếu có, thì như thế nào?
Tương lai của lý tưởng Linh Mục
Trước hết, theo quan điểm của một số các giáo phái Tin Lành như Luthéranisme (đa số ở Đức, các nước Bắc Âu, ở Mỹ) hay Calvinisme (đa số ở Thụy Sĩ, Pháp) thì chỉ Đức Kitô là Vị Linh Mục, là vị Thượng Tế tối cao duy nhất, còn tất cả mọi Kitô hữu đều được tham dự vào Chức Linh Mục (Priestertum, Sacerdoce) của Đức Kitô như nhau. Vì thế, họ phủ nhận Bí tích truyền chức Linh Mục. Các vị Mục Sự Tin Lành thuộc các giáo phái trên đều không được lãnh nhận Bí tích truyền chức Linh Mục, nghĩa là đều không phải là Linh Mục. Họ cũng cho rằng với tư cách là Linh Mục, người Linh Mục cũng không thể là „alter Christus“, cũng không thể gần gũi Thiên Chúa hơn người tín hữu bình thường khác được, nghĩa người Linh Mục cũng chỉ là một tín hữu hoàn toàn giống như mọi tín hữu khác. Trái lại, là Linh Mục, người Linh Mục cần phải gần gũi với con người hơn và cần phải trở thành một dấu chỉ cho con người.
Nhưng chính quan niệm về chức Linh Mục chung (Sacerdoce général) như thế đã làm lu mờ ơn gọi Linh Mục hay Bí tích truyền chức Linh Mục. Trong khi đó, chức Linh Mục chung và ơn gọi Linh Mục lại hầu như hoàn toàn không có tương quan gì với nhau. Bởi vì, chức Linh Mục chung đã được nói đến trong Kinh Thánh như là „Vương giả và Tư Tế“ (x. Xh 19,6; Dn 7,22; Kh 1,6; 5,10) và điều đó được coi như là dấu hiệu để phân biệt giữa Dân Tuyển Chọn Ít-ra-en và các dân ngoại. Trong Thư Do-thái chữ „kohen“ mà tiếng Hy Lạp gọi là „hiereus“ được dùng để chỉ vị Linh Mục coi sóc Đền thờ trong thời thượng cổ (x. Dt 8,5). Trái lại, chức Linh Mục trong Giáo Hội Công Giáo phát xuất từ chữ „Presbyteros“ và đó chính là các vị Trưởng Lão đã được các Tông Đồ đặt tay thánh hiến để đứng đầu và điều hành các cộng đoàn Kitô hữu, tức các vị Linh Mục.
Điều đó muốn nói rằng việc thiếu hiểu biết rõ ràng về vai trò người Linh Mục là hoàn toàn do thiếu ý thức chắc chắn về vai trò của Đức Giêsu Kitô, vị Linh Mục tối cao. Phải chăng Đức Kitô thực sự là tâm điểm và là đầu của Giáo Hội? Những gì sẽ xảy ra, nếu Đức Kitô không phải là tâm điểm và đầu của Giáo Hội?
Linh Mục Công Giáo đã, đang và sẽ luôn luôn là hình ảnh thực sự của Đức Kitô. Những nhận thức thiếu chắc chắn về vai trò Linh Mục của Đức Kitô như thế, một trong những nguyên nhân đưa tới việc đòi hỏi truyền chức Linh Mục cho nữ giới, không chỉ là triệu chứng báo hiệu một cơn khủng hoảng là người ta không còn phân biệt sự khác biệt giữa nữ giới và nam giới nữa (kể từ khi một số người phụ nữ từ chối thiên chức làm mẹ của mình), nhưng còn là triệu chứng báo hiệu cơn khủng hoảng của chính Kitô học nữa.
Và sự chế ngự thể xác cũng như các đòi hỏi tự nhiên của nó bằng các kiêng cữ và bằng cả một cuộc sống khắc khổ cụ thể mà ngôn ngữ bình dân thường gọi là „sư ăn chay phạt xác“, hoàn toàn không phải là thái độ khinh thường hay coi nhẹ giá trị của thân xác một cách lệch lạc hay bệnh hoạn và nhất là tuyệt đối không phải là thái độ vô ơn đối với Đấng Tạo Hóa hay đi ngược lại với quan điểm của Kinh Thánh vốn coi thân xác con người là đền thờ Chúa Thánh Thần, nhưng trái lại, là sự minh chứng hùng hồn rằng ngoài đời sống gia đình và việc nối dõi tông đường, tức sự cộng tác vào việc sáng tạo nên thế hệ mới trong cuộc sống đời này, còn có một cuộc sống khác, một mục đích khác và một kho tàng khác còn cao trọng và quý báu hơn bội phần.
Nhìn vào cụ thể, lời thề hứa „độc thân Linh Mục“ đối với người Linh Mục trong Giáo Hội Công Giáo không phải là một đòi buộc khắt khe, bảo thủ và thiếu thích thời của Giáo Hội, cốt để duy trì và bảo vệ truyền thống tốt đẹp từ lâu đời của Giáo Hội hay chỉ để nhằm những thuận lợi thực tiễn bên ngoài trong công tác mục vụ của người Linh Mục, như được „rãnh tay“ hơn, được giáo dân tôn kính hơn, và nhờ thế sẽ gặt hái được nhiều hiệu quả hơn, v.v…, nhưng là được ràng buộc và được liên kết chặt chẽ với chiều kích hy lễ hiến tế mà người Linh Mục dâng lên Thiên Chúa mỗi ngày thay cho tất cả các anh chị em (giáo dân) khác của mình; vâng, tương tự như việc ngài hằng ngày cùng với và đại diện cho toàn thể cộng đoàn Dân Chúa dâng trên bàn thờ hy lễ hiến tế của Đức Kitô. Và nếu Đức Kitô, vị Linh Mục tối cao đã tự dâng mình làm hy lễ để làm đẹp lòng Chúa Cha, thì người Linh Mục, alter Chistus, tức người đại diện cho Đức Kitô trong vai trò Linh Mục, cũng phải tự nguyện hiến tế đời mình làm hy lễ dâng lên Chúa Cha như thế.
Thật vậy, sự tự nguyện từ bỏ tất cả để sống theo ba lời khuyên Phúc Âm – vâng lời, khó nghèo và khiết tịnh – là nhằm mục đích duy nhất: Tôn vinh Thiên Chúa và phục vụ đồng loại một cách trọn vẹn và hiệu quả hơn, một thái độ sống mà theo tinh thần Kinh Thánh người ta gọi là hy lễ, là cuộc đời tận hiến hay cuộc đời thánh hiến. Và đó không phải là một hành động theo cảm tính, xu thời, thiếu suy nghĩ hay đua đòi một cách vô ý thức và vô nghĩa, nhưng là một sự quyết định can đảm và sáng suốt của một đức tin sâu xa cũng như của một tình yêu mạnh mẽ và vô vị kỷ đối với Thiên Chúa cũng như đối với các anh chị em đồng loại của người Linh Mục. Vì thế, đó là một hành động làm đẹp lòng Thiên Chúa, như chính Người đã sai Con Một mình xuống trần gian làm Của Lễ dâng lên Người thay cho cả nhân loại. Điều đó cho thấy rằng cuộc đời tận hiến của người Linh Mục tương quan chặt chẽ với hy lễ thập giá của Đức Kitô, tương tự như giọt nước lã mà ngài đem hòa vào rượu trong chén thánh được dâng trên bàn thờ mỗi ngày.
Theo quan niệm truyền thống từ xa xưa và còn sót lại cho tới cả ngày nay nữa, người ta luôn luôn chỉ nhấn mạnh duy nhất hy lễ thập giá của Đức Kitô, đến nỗi các tín hữu thường nghĩ rằng Chúa đã chịu đau khổ và chịu chết thay cho loài người, hầu từ đây loài người được hưởng một cuộc sống thảnh thơi, chứ không còn phải hy sinh, vất vả và đau khổ nữa. Do đó, mội khi gặp thử thách hay đau khổ thế này thế kia, họ liền phàn nàn kêu trách Chúa hay còn nghi ngờ cả sự an bài đầy yêu thương cũng như chính sự hiện hữu của Chúa. Nhất là họ đã quên rằng cuộc đời này chỉ là một cuộc lữ hành tiến về quê thật, là một „trận chiến“, như người ta vẫn nói: „Đời là một cuộc chiến đấu“ hay „Sống có nghĩa là chiến đấu“, hầu để con người chuẩn bị một cách xứng đáng cho cuộc sống vĩnh cửu mai hậu của mình. Vì thế, cuộc sống một người thành công hay không đều tùy thuộc vào việc người ấy có hiểu và có sống theo chân lý khách quan ấy hay không. Đó cũng là ý nghĩa nghĩa câu: „Nếu người ta được lời lãi cả thế gian, mà mất linh hồn mình thì nào được ích chi!“
Điều đó cũng muốn chứng minh rằng đời sống độc thân Linh Mục được coi như là một đòi hỏi dấn thân tuyệt căn của Tân Ước, mặc dù đôi khi xem ra phản tự nhiên và lỗi thời đối với quan niệm người đời, chứ không phải là một quan điểm tùy hứng theo não trạng thời đại. Chính vì thế, đây cũng là yếu tố góp phần vào việc suy tư về tương lai của ơn gọi Linh Mục. Nói cách khác, yếu tố chủ chốt mang tính cách quyết định về Thiên chức Linh Mục luôn luôn phải được gắn liền với phạm trù „sự thánh thiện“ và „sự tử đạo“. Thật vậy, mỗi khi khoác lên mình chiếc áo chùng thâm Linh Mục, người Linh Mục cần phải luôn ý thức rằng mình đã chết cho thế gian và chỉ sống cho Chúa, cho Giáo Hội và lợi ích các linh hồn, như chính Đức Kitô đã nêu gương trước. Còn nếu ngài quan niệm khác về đời Linh Mục của mình thì ngài sẽ phải đối mặt với rất nhiều „ngõ cụt“ trong cuộc sống.
Sự thánh thiện: Người ta có thể tự hỏi có thời đại nào trong suốt lịch sử Giáo Hội mà lại không phải đối mặt với các thách đố, với các thử thách khó khăn? Vì Giáo Hội phải luôn bước đi trên cùng một con đường mà Đức Kitô đã đi qua. Hơn nữa, chính các gian nan thử thách còn là phương tiện cần thiết để tôi luyện tâm hồn các tín hữu trên đường nên thánh. Vì một điều cần thiết duy nhất mà trong tất cả mọi thời đại, Giáo Hội và thế giới cũng như tất cả chúng ta cần phải có, đó là các tâm hồn trọn lành, các vị thánh nhân. Đúng vậy, tình trạng hay hoàn cảnh khó khăn của các Linh Mục chỉ có một lối thoát, chỉ có một lựa chọn duy nhất, đó là sự thánh thiện, đó là một cuộc sống trọn lành.
Cũng như trong suốt lịch sử Giáo Hội, mỗi khi Giáo Hội gặp thử thách khó khăn như trong thời đại chúng ta ngày nay, đặc biệt ở các nước Âu Mỹ, người ta thường chỉ quan tâm tu chỉnh và sửa sai những hình thức tổ chức bên ngoài, như các vấn đề thuộc lãnh vực kinh tế tài chánh, hay thuộc lãnh vực nhân sự: thu hẹp, giảm thiểu hay thay đổi, v.v… Nhưng chiều kích sự thánh thiện, nỗ lực nên thánh, nên trọn lành thì ít ai quan tâm tới, vì người ta thường quan niệm rằng vấn đề sống trọn lành hay nên thánh là việc tư riêng của từng cá nhân, chứ không phải của cộng đồng giáo xứ hay của Giáo Hội. Bởi vậy, trong khoảng 40 năm vừa qua, chiều kích sự thánh thiêng trong Giáo Hội đã bị coi nhẹ, bị sao nhãng hay đã bị bỏ quên. Ở đây chúng ta thử nêu một vài ví dụ, chẳng hạn:
· Cách ăn mặc của những người giúp cho rước lễ: tại nhiều giáo xứ trong Giao Hội, những người giáo dân khi giúp trao Mình Thánh Chúa cho cộng đoàn tham dự Thánh Lễ đã ăn mặc một cách bất xứng: quần áo thốc thếch, luộm thuộm, hở hang khiêu gợi hay quá diêm dúa;
· Vị trí Nhà Tạm: trong nhiều nhà thờ, nhất là trong những nhà thờ tân thời, người ta thường không còn thiết kế vị trí Nhà Tạm ở ngay giữa gian Cung Thánh, một nơi cao trọng nhất trong một ngôi thánh đường, nhưng được đặt ở gian hông hay ở „gian nhà nguyện“ tại một góc nào đó trong nhà thờ.
· Thái độ thiếu cung kính khi vào nhà thờ: một số người khi bước chân vào nhà thờ, kể cả nhà thờ có Mình Thánh Chúa, chẳng những không còn lấy nước thánh ở cửa nhà thờ để làm Dấu Thánh Giá, không còn bái gối, còn hai tay khoanh sau đít và đi lại nghêng ngang trong nhà thờ như khi đi xem một gian hàng triển lãm.
· Việc loại bỏ áo Dòng hay áo chùng thâm: Còn đa số các Linh Mục đã bỏ không còn mặc áo chùng thâm Linh Mục của mình nữa và cũng không mang trên mình bất cứ dấu hiệu nào, chẳng hạn tượng Thánh Giá, để có thể giúp cho người khác nhận ra các ngài là Linh Mục, viện lẽ là „để hòa đồng và để dễ dàng gần gũi với mọi người hơn“. Thế nhưng chiều kích sự thánh thiện lại quan niệm khác.· v.v…!
Và chính việc loại bỏ các dấu hiệu hay các biểu tượng bên ngoài của sự thánh thiện như thế đã góp phần không nhỏ vào việc làm lu mờ tính chất thánh thiêng và cao cả của Thiên chức Linh Mục cũng như đánh mất sự đòi hỏi dấn thân tuyệt căn, dứt khoát và hoàn toàn vô vị lợi của người Linh Mục.
Sự tử đạo: Tình trạng sống độc thân của người Linh Mục như hiện nay trong Giáo Hội Công Giáo không chỉ giúp cho người Linh Mục được tự do và dễ dàng hơn trong việc hy sinh dấn thân trọn vẹn cho công tác mục vụ và cho việc rao giảng Tin Mừng, nhưng còn nhằm tới một chiều kích sâu xa khác. Vâng, người Linh Mục không chỉ phải chu toàn sứ vụ Linh Mục của mình một cách tốt đẹp như một người công chức chu toàn trách nhiệm được trao phó, nhưng người Linh Mục còn phải sống chính sứ vụ Linh Mục của mình nữa. Nói cách khác, nơi người Linh Mục không còn sự phân biệt giữa đời sống tư riêng và đời sống trách nhiệm, nhưng cả hai cùng gắn bó và hòa trộn vào nhau thành một thực thể: Cuộc đời người tận hiến.
Và điều đó không chỉ đòi hỏi nơi người Linh Mục một sự hy sinh can đảm, một sự từ bỏ dứt khoát tất cả, nhưng chính nó là nguồn sức mạnh giúp cho người Linh Mục vượt thắng được tất cả mọi thử thách đầy gian nan của sứ vụ Linh Mục của mình. Trong các Thư gửi cho các tín hữu xưa, nhất là trong Thư Thứ Hai (4, 7-15; 11, 23b-29) gửi cộng đoàn tín hữu ở Cô-rin-tô, thánh Phaolô đã trình bày những trải nghiệm đau đớn và những vật lộn tranh đấu đầy vất vả của ngài trước đủ mọi thử thách đau khổ khi thi hành sứ vụ Tông đồ.
Qua đó, thánh nhân đã đóng góp một phần quan trọng vào việc giải đáp thỏa đáng vấn nạn: Phải chăng Giáo Hội và sứ vụ Tông đồ của Giáo Hội là sự trung gian cần thiết cho ơn cứu độ và sự hòa giải của nhân loại?
Theo khuynh hướng thần học của Giáo Hội Tin Lành thì tính cách trung gian của Giáo Hội cho sự cứu rỗi của con người là hoàn toàn không cần thiết, nếu không nói là còn nguy hiểm nữa, vì sự cứu rỗi chỉ đến từ Thiên Chúa, tức bằng ơn thánh và bằng lòng tin, chứ không phải bằng việc làm của con người. Vì thế, người ta thường nghe những lời phát biều từ phía các anh em Tin Lành cho rằng “Giáo Hội“ không có quyền tự đặt mình làm trung gian giữa Thiên Chúa và con người như những người Công Giáo chủ trương. Chỉ một mình đức tin vào Thiên Chúa đã đủ để cứu rỗi con người. Thế nhưng ở đây, trong Thư gửi Cô-rin-tô, thánh Phaolô lại khẳng định một cách rõ ràng: „Vì thế, chúng tôi là sứ giả thay mặt Đức Kitô, như thể chính Thiên Chúa dùng chúng tôi mà khuyên dạy. Vậy, nhân danh Đức Kitô, chúng tôi nài xin anh em hãy làm hòa với Thiên Chúa“ (2Cr 5,20). Nghĩa là theo thánh Phaolô thì sứ vụ của các Tông Đồ (Giáo Hội) là một điều cần thiết trong việc kiến tạo sự hòa giải giữa con người và Thiên Chúa. Và trong cùng Bức Thư, thánh nhân còn viết tiếp: „Vì được cộng tác với Thiên Chúa, chúng tôi khuyên nhủ anh em: Anh em đã lãnh nhận ân huệ của Thiên Chúa, thì đừng để cho ân huệ đó trở nên vô ích.“ (6,1)
Như vậy, người ta có thể nói rằng: Nếu không có Đức Kitô, thì không có sự cứu rỗi, và nếu không có các Tông Đồ, tức Giáo Hội, làm trung gian mang đến cho con người, thì sự cứu rỗi không thể đến với con người được, vì ở đây các Tông Đồ là hình ảnh, là đại diện của „Giáo Hội“. Vì thế, cả là một điều vô lý, nếu người ta tìm cách tách biệt sự cứu rỗi ra khỏi Giáo Hội hay ngược lại. Cả hai cùng liên kết chặt chẽ với nhau. Bởi vì, sự cứu rỗi của con người có thể trở nên vô hiệu, nếu nó không được đón nhận bởi trung gian tác động của các Tông Đồ và không nhằm tới sự hòa giải phổ quát. Bởi vì, một sự cứu rỗi mà không đạt tới con người như là đối tượng chính yếu, là một điều hoàn toàn vô lý, không thể tuởng tượng được.
Và chúng ta biết rằng theo tư tưởng thần học của thánh tiến sĩ Augustinô, chúng ta vốn được tạo dựng nên và được sinh ra mà không cần sự đồng ý của chúng ta, nhưng chúng ta sẽ không được cứu rỗi và không được hòa giải nếu không có sự đồng ý của chúng ta. Điều đó có nghĩa là: Theo nghĩa tổng quát, thì sự rao giảng và sự trung gian của các Tông Đồ hay của Giáo Hội qua sứ vụ các Linh Mục thực sự là một điều cần thiết.
Nhưng sứ vụ Linh Mục trong một thế giới thiên về khuynh hướng tục hóa và vô thần nói chung và tại các nước luôn mang nặng não trạng bài trừ Công Giáo nói riêng, như tại các nước Hồi Giáo, tại Nga Sô hay tại các nước theo chế độ cộng sản vô thần, v.v…quả là một thách đố cực kỳ khó khăn và một nguy hiểm cụ thể khó tránh cho chính sự sống người Linh Mục. Dẫn chứng về những vụ giết hại man rợ các vị Linh Mục cũng như các cộng tác viên của các ngài trong khi thực thi sứ vụ truyền giáo của mình tại các phần đất nói trên là một thực tế đau thương đã thường xảy ra và sẽ có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Quả thật, cuộc đời người Linh Mục là một cuộc tử đạo đúng nghĩa, nghĩa đen cũng như nghĩa bóng. Do đó, việc đón nhận sứ vụ Linh Mục và sự thực thi sứ vụ ấy đòi hỏi nơi các ứng viên đang dọn mình nơi các Đại Chủng Viện không những một sự suy nghĩ và cân nhắc đúng đắn hay một quyết định dứt khoát, nhưng còn đòi hỏi một đời sống đạo đức thánh thiện có nền tảng vững vàng chắc chắn và một tinh thần hy sinh „tử đạo“ can đảm. Và tất cả những điều đó phải được xây dựng trên một nền tảng tuyệt đối vững chắc là Đức Kitô qua một cuộc sống được thấm nhuần tinh thần cầu nguyện. Đúng như văn hào và sử gia người Đức Reihnhold Schneider đã viết: „Nur den Betern kann es noch gelingen“ (Chỉ những người cầu nguyện còn có thể thực hiện được điều đó). Hay nói ngược lại, nếu thiếu đi những Linh Mục thánh thiện, luôn biết thánh hóa sứ vụ Linh Mục của mình bằng sự cầu nguyện hằng ngày, Giáo Hội sẽ phải đứng trước con đường cùng.
Nhưng khi nghe nói đến đời sống độc thân khiết tịnh và đời sống cầu nguyện, chắc hẳn có người sẽ nghĩ rằng đó là những điều thuộc phạm vi bổn phận của các Tu Sĩ Nam Nữ, chứ đâu có liên quan đến các vị Linh Mục Triều đang phụ trách việc tông đồ hay công tác mục vụ. Nhưng chúng ta đừng quên rằng Đức Giêsu đã sống đời độc thân khiết tịnh không phải trong một Tu Viện, nhưng ở giữa những người lao động bình thường, những người mà hằng ngày Người vẫn tiếp xúc, chuyện trò, chia sẻ vui buồn với và nhất là rao giảng Tin Mừng Cứu Độ cho. Và lý do thái độ của Chúa là hoàn toàn dễ hiểu: Chính qua sự tương phản với đời sống bình thường của những người lập gia đình, tính chất đặc thù riêng biệt của cuộc sống Đức Kitô trong vai trò Đấng Cứu Thế muôn dân trở nên rõ nét và khả tín hơn trước mặt mọi người. Đúng thế, qua sự khác biệt với những người sống đời vợ chồng, một dấu chỉ cần thiết cho Nước Trời trở nên sống động, rõ ràng và cụ thể hơn và loan báo về sự ưu thắng tuyệt đối của niềm hy vọng vào Tin Mừng Đức Kitô. Đây cũng là lý do cho thấy rằng cái truyền thống vừa nhắc tới ở trên đã không được khám phá ra một cách đúng đắn trong các thế kỷ vừa qua: Bởi vì sự rao giảng trong Giáo Hội đã đề cập quá nhiều về những vấn đề thực tiễn của cuộc sống cụ thể hằng ngày, nhưng lại đề cập quá ít về viễn tượng thế mạt, về Nước Trời, Nước Vĩnh Cửu sắp tới. Nói cách khác, vấn đề trọng yếu được nói đến ở đây là một tương lai luôn quy hướng về một viễn tượng tuyệt đối sung mãn: „Tiệc Cưới Nước Trời.“ Đúng thế, việc hy sinh tiệc cưới đời này không phải vì khinh thường coi nhẹ, nhưng là để dồn thời giờ và năng lực vào „việc sửa soạn“ cho tiệc cưới cao trọng trên Nước Trời.
Đời độc thân khiết tịnh là đặc điểm của Tin Mừng
Như đã trình bày trên, đời sống độc thân khiết tịnh của người Linh Mục chính yếu là biểu tượng nhằm tới một lý tưởng cao cả nằm ngoài biên giới của cuộc sống hiện tại, chứ không không chỉ dừng lại nơi việc đặt nặng những giới hạn các đòi hỏi tự nhiên của con người. Nói cách khác, vì công cuộc rao giảng của sứ vụ Linh Mục chính yếu cần phải được định hướng nhằm về một tương lai huy hoàng vĩnh cửu, nên toàn diện công cuộc rao giảng ấy đòi hỏi phải tuyệt đối trung thành với một mình Đức Kitô, chứ không được sản sẻ hay phân chia cho bất cứ tạo vật nào. Vì thế, sự độc thân Linh Mục là một đặc điểm của Tin Mừng.
Điều này vốn là một khám phá của các Kitô hữu ngay từ buồi đầu và nhất là vào thời trung cổ, và đã đưa tới sự phát triển mạnh mẽ của các cộng đoàn Đan Tu (Monasterium) trong lòng Giáo Hội. Khi sống trong các cộng đoàn Đan Tu, các Đan Sĩ (Monachus, Mönch) nổ lực mỗi ngày để trở nên giống Chúa Cứu Thế hơn bằng cách tuyên giữ ba lời khấn: Vâng lời, khó nghèo và khiết tịnh. Nhưng các Đan Sĩ không chỉ sống ẩn dật sau các bức tường Đan Viện, các ngài còn tham gia tích cực, nếu không nói là những tác nhân chính, vào công cuộc rao giảng Tin Mừng cũng như các hoạt động xã hội. Bởi vậy, người ta đã có lý khi khẳng định rằng nền văn minh Kitô giáo của thế giới Tây Phương là do công lao của các Đan Sĩ, của các Thầy Dòng mang lại.
Thật vậy, ảnh hưởng của các Đan Sĩ trên mọi sinh hoạt xã hội của thế giới Tây phương vào thời trung cổ hoàn toàn mang tích cách quyết định. Nhưng nhất là tinh thần Đan Tu đã chi phối mạnh mẽ đời sống Giáo Hội vào lúc bấy giờ, cách riêng khi một số các vị Giáo Hoàng vốn xuất thân từ các Đan Viện. Do đó, một số lớn các Linh Mục Triều đã họp lại sống chung với nhau và tổ chức các sinh hoạt của họ theo gương các Đan Sĩ, như: từ sau giờ Kinh Sáng cho tới giờ Kinh Chiều: các ngài làm công tác mục của những vị Linh Mục triều; còn từ sau giờ Kinh Chiều cho tới giờ Kinh Sáng ngày hôm sau: các ngài sống đời cầu nguyện Đan Tu của những Đan Sĩ, chẳng hạn như mô hình sống chung do thánh Vincent de Paul lập ra cho các Linh Mục triều vào thế kỷ XVI ở Pháp. Ngày nay với những thay đổi và những khó khăn nhất định trong Giáo Hội, hình thức sống chung này của các Linh Mục Triều đã được bàn tới và nhiều nơi đã được tái áp dụng trở lại.
Dĩ nhiên, cách thức tổ chức sống chung của các Linh Mục theo gương các Đan Sĩ như thế, không phải nhằm loại bỏ sự cô đơn trống vắng, như khi mỗi người phải sống một mình trong một ngôi nhà xứ, như là mục đích tiên quyết, nhưng trước hết là để động viên nhau sống trọn vẹn sứ vụ Linh Mục của mình một cách nên giống Thầy Chí Thánh hơn trong sự cầu nguyện và đời sống độc thân khiết tịnh. Vâng, sự độc thân khiết tịnh của Linh Mục không phải là một phương tiện khắc khổ để thắng dẹp những đòi hỏi tự nhiên hay để giải quyết cảnh cô đơn trống vắng, nhưng trước hết là tự nguyện trình bày một sự biểu dương khả tín của một tình yêu dâng hiến trọn vẹn, vô vị kỷ và không san sẻ phân chia, một tình yêu không còn lưu tâm tới những chi tiết nhỏ nhặt và ích kỷ như những tình yêu của người trần thế.
Đúng vậy, vì tình yêu vô vị kỷ đối với con người, Đức Kitô đã dâng hiến trọn cuộc sống mình làm của lễ dâng lên Chúa Cha, cũng vậy người Linh Mục, alter Christus, cũng phải dành trọn cuộc sống mình dâng hiến cho Thiên Chúa và phần rỗi của đồng loại. Nói cách khác, cuộc sống thánh thiện là sự lựa chọn và là lối thoát duy nhất cho các Linh Mục khi phải đứng trước bất cứ một tình thế phức tạp và khó khăn nan giải nào!
Lm Nguyễn Hữu Thy
Trong Nguyệt san quan trọng nhất về Mục Vụ của Giáo Hội Công Giáo tại Đức „Der Anzeiger für Pastoral- und Gemeindepraxis“, số tháng 12/2006, tác giả tiến sĩ Peter Müller-Goldkuhle đã viết là ông thường gặp một số Linh Mục tỏ ra mệt mỏi và chán nản trước tình trạng tiêu cực trong Giáo Hội. Nhưng nhất là các ngài tỏ ra thất vọng, đau khổ và mất tin tưởng trước „tình trạng suy thoái rõ rệt của ơn gọi Linh Mục.“ Và đây chính là vấn đề bức xúc và khó khăn nhức nhối nhất hiện nay của Giao Hội, đòi hỏi phải tìm ra được một giải đáp thích hợp hay một lối thoát hợp lý.
Điểm trọng yếu của vấn đề là chính thực tế đáng lo ngại của hoàn cảnh sinh hoạt mục vụ „quá tải“ hằng ngày cũng như sự thiếu xác tín của chính một số không ít các Linh Mục về lý tưởng Linh Mục của mình. Nhưng trước hết, một sự kiện cụ thể và minh nhiên mà người ta không nên bỏ qua, đó là khi phải sống trong một xã hội đa nguyên, bị phân hóa và bị tục hóa trầm trọng như xã hội chúng ta ngày nay, hình ảnh người Linh Mục thường bị xuyên tạc, bị đánh giá sai hay bị làm méo mó lệch lạc đi rất nhiều, một hình ảnh mà tự bản chất vẫn luôn chứa đựng đầy đủ các phẩm chất thánh thiêng và cao quý cố hữu cũng như vẻ thu hút và quyếm rủ nội tại của nó. Tuy nhiên, một sự kiện khác cũng không kém minh nhiên, đó là nếu ngày nay lý tưởng Linh Mục hay hình ảnh người Linh Mục thường bị xuyên tạc, bị đánh giá sai và bị làm méo mó lệch lạc đi như thế, thì người ta không nên vội vàng và chủ quan trút hết mọi trách nhiệm chỉ cho những kẻ thù của Giáo Hội hay cho những tín hữu „khô khan nguội lạnh“ luôn mang nặng não trạng phê bình chỉ trích Giáo Hội và bài giáo sĩ, nhiều khi quá chủ quan, cực đoan và nặng phần cảm tính – một điều mà trong thời đại nào cũng xảy ra –, nhưng chính một số không ít các Linh Mục là nguyên nhân trực tiếp của thảm cảnh đó, như hiện tượng lạm dụng tình dục trẻ em vị thành niên. Và đây mới là điểm bi quan và đáng lo sợ nhất.
Nhưng ở đây người ta lại phải tự hỏi đâu là lý do đã khiến các Linh Mục phải rơi vào thực trạng đáng buồn đó?
Để có thể tìm ra được câu trả lời, chúng ta thử đưa ra một ví dụ cụ thể trong cuộc sống đời thường: Khi phải ngụp lặn trong một dòng nước chảy xiết, nếu bạn không có điểm tựa vững chắc để bám víu, để nương tựa, thì chắc chắn bạn sẽ bị dòng nước cuốn trôi đi hay ít nhất bạn cũng không thể đến đúng được điểm hẹn bạn muốn đến ở bờ bên kia. Cũng tương tự như vậy, khi phải thực thi sứ vụ Linh Mục của mình giữa một xã hội đầy biến động, đầy tục hóa và đầy thách đố với đủ mọi khiêu khích cũng như mọi cám dỗ mời mọc đến từ nhiều phía, nếu người Linh Mục không có được một sự xác tín đầy đủ về ơn gọi của mình và một điểm tựa tinh thần vững chắc thì chắc chắn khó lòng đứng vững được.
Bởi vì, người Linh Mục cũng vẫn là một con người bình thường như bao con người bình thường khác, với đầy đủ mọi tính chất của một con người. Và Thiên chức Linh Mục là một ơn sủng của Thiên Chúa, nên thánh thiêng và cao cả, còn người Linh Mục thì vẫn luôn đang trên con đường tiến tới sự trọn lành, nghĩa là vẫn luôn mang trong mình sự yếu hèn và bất toàn, vì tự bản chất Thiên chức Linh Mục không loại bỏ những tính chất tự nhiên nơi người Linh Mục, không thánh hóa người Linh Mục, nghĩa là không làm cho người Linh Mục nên thánh thiện hơn. Để hiểu được phần nào điều đó, chúng thử đưa ra một ví dụ cụ thể, chẳng hạn một chiếc hộp sắt đựng viên ngọc quý: chiếc hộp sắt luôn luôn vẫn mang chất sắt, chứ viên ngọc quý không biến nó thành ngọc được. Nói cách khác, Thiên chức Linh Mục không miễn trừ cho người Linh Mục việc cố gắng nên trọn lành, việc cố gắng nên thánh của bản thân. Vì thế, cũng như tất cả mọi tín hữu khác, người Linh Mục cần phải nổ lực, cần phải chiến đấu không ngừng để trở nên hoàn thiện hơn mỗi ngày, và nhất là để trở nên xứng đáng hơn với Thiên chức Linh Mục mà Thiên Chúa đã trao phó cho để phục vụ Giáo Hội của Người một cách có hiệu quả hơn.
Nhìn vào tình trạng cụ thể của Giáo Hội ngày nay nói chung và tại các nước Âu Mỹ nói riêng, thì dù muốn hay không, người ta cũng phải chấp nhận một sự thật là não trạng toàn cầu hóa đã có tác dụng mạnh mẽ không những đến các cơ cấu xã hội dân sự mà cả đến Giáo Hội nữa. Hình ảnh truyền thống của Giáo Hội: „một đoàn chiên theo một chủ chiên“, mỗi xứ đạo dù to hay nhỏ vẫn có một vị Quản Xứ coi sóc, khép kín trong một không gian giới hạn đầy tin tưởng phó thác, tất cả mọi vui buồn cha con ngày đêm đều có nhau, an ủi vổ về nhau và ngôi nhà xứ là nơi gặp gỡ thân thương cho mọi người con của xứ dạo, v.v…, đã lùi xa vào quá khứ, đều không còn nữa.
Trái lại, tình trạng cụ thể của Giáo Hội ngày nay là „việc nhiều người ít“, một vị Linh Mục thường phải quản nhiệm từ 3,4 hay 5,6 giáo xứ với số giáo dân từ 10.000 đến 20.000 giáo dân hay hơn nữa. Và tuy nhiều nơi trong Giáo Hội, một số các công tác trong giáo xứ đã được Ban Hành Giáo Xứ hay các ban ngành khác san sẻ và đảm nhận, như lãnh vực thuộc tài chánh, xây cất, v.v…, nhưng dầu sao vị Linh Mục Quản Xứ cũng vẫn luôn là „đầu tàu“, là người giữ trách nhiệm, là người điều hành chính trong bộ máy sinh hoạt của giáo xứ, hay nói đúng hơn, của các giáo xứ, đó là chưa nói đến một số công tác mục vụ mà giáo dân không thể làm thay được, như việc cử hành Thánh Lễ, việc giải tội, xức dầu bệnh nhân, v.v... Vì biên giới của công tác „Cura animarum“ không chỉ dừng lại nơi những việc thuộc lãnh vực thiêng liêng thuần túy, nhưng còn bao trùm toàn diện mọi sinh hoạt trong các giáo xứ. Do đó, vị Linh Mục Quản Xứ ngày nay không chỉ đóng vai trò một vị Linh Hướng thuần túy, nhưng còn là một „Manager“, một giám đốc điều hành nữa. Vì thế, người Linh Mục đòi hỏi phải có những khả năng và những phẩm chất tương ứng, như: kỹ thuật điều hành, kỹ thuật quản lý, cách thức tuyển chọn người cộng tác cũng như việc ứng xử hợp lý đối với họ, v.v… Nhưng chính ở điểm này đã làm nảy sinh những diễn biến đầy phức tạp, đầy thách đố, đòi hỏi cấp bách phải được nhận định, được phân tích và phải tìm ra được một lối thoát hợp lý và đúng đắn.
Thật vậy, như đã nói trên, ngày nay sứ vụ hay vai trò người Linh Mục đã thay đổi rất nhiều, đã trở nên phức tạp và khó khăn bội phần, nếu không nói là hoàn toàn khác với 50, 60 năm về trước. Vâng, người Linh Mục vừa là một vị Linh Hướng vừa là một giám đốc điều hành bộ máy các giáo xứ hay liên giáo xứ, với công việc hằng ngày „ngập đầu ngập cổ“, như lời một thư ký giáo xứ nhận định, đến nỗi người Linh Mục chỉ còn biết „Labora“, chứ không còn thời giờ để nghĩ đến „Ora“ nữa, hằng ngày chỉ lo bận rộn với đủ thứ công việc, và khi rãnh rỗi thì lại tìm một chút thư giãn nào đó, chứ không còn thời giờ hay tâm trí để cầu nguyện cũng như để chăm lo trau dồi và phong phú hóa đời sống nội tâm và kiến thức thần học bằng sự học hỏi, nghiên cứu sách vở chuyên môn về triết học, về thần học hay tham dự các khóa bồi dưỡng, các khóa tu nghiệp về tu đức cũng như về các ngành chuyên môn cần thiết khác.
Để biện luận cho sự coi nhẹ hay sao nhãng việc cầu nguyện, việc đọc „Kinh Nhật Tụng“ (Breviarium), có vị cho rằng trừ khi rãnh rỗi, chứ khi phải bận rộn các công việc mục vụ như dạy giáo lý, sinh hoạt với các đoàn thể, thăm viếng hay mang Mình Thánh Chúa cho kẻ liệt, v.v… thì không cần phải đọc thêm Kinh Nhật Tụng, không cần phải cầu nguyện hay Lần Hạt Mân Cội nữa, vì tất cả các hoạt động mục vụ ấy đều nhằm mục đích tôn vinh Chúa. Trong khi đó, sứ vụ Linh Mục không chỉ đòi hỏi người Linh Mục phải chu toàn các công tác mục vụ bên ngoài một cách đầy đủ và có hiệu quả, nhưng còn phải là nhân chứng sống động của những lời khuyên Phúc Âm nhờ vào tinh thần cầu nguyện sốt sắng trong cuộc sống cụ thể hằng ngày. Sứ vụ Linh Mục mà chỉ bằng lòng dừng lại nơi phạm vi những công việc bên ngoài mà thôi, chứ không có đời sống cầu nguyện sâu xa đi kèm theo, thì cũng giống như một người chỉ có thể xác, chứ không có linh hồn.
Còn việc trau dồi các kiến thức cần thiết và quan trọng về triết học, tâm lý học, sự phạm, thần học, tu đức, v.v… hầu như ít ai quan tâm coi trọng. Vì thế, số các Linh Mục đăng ký tham dự các khóa tu nghiệp về các kiến thức nền tảng trên, do các trung tâm mục vụ của Giáo phận hay Dòng tu mở ra, thường người ta có thể đếm đầu ngón tay. Ở đây, chúng ta cũng không nên quên rằng các giáo sư và các nhà chuyên môn chỉ có thể giới thiệu hay đề nghị những kiến thức chuyên môn cần thiết bằng các bài thuyết trình có nội dung sâu xa và phong phú, còn việc lắng nghe, tiếp thu hay đồng hóa các kiến thức đó, thì chính các vị Linh Mục phải tự hiện thực lấy. Trường hợp các vị Linh Mục không có thời giờ để có thể làm điều đó, thì không chỉ kiến thức của các ngài sẽ trở nên nghèo nàn và vơi cạn dần đi, nhưng chính Giáo Hội trong toàn thể cũng bị thiệt hại không nhỏ.
Vậy, ở đây người ta có thể tự hỏi: Phải chăng lý tưởng Linh Mục hay hình ảnh người Linh Mục vẫn còn tương lai? Nếu có, thì như thế nào?
Tương lai của lý tưởng Linh Mục
Trước hết, theo quan điểm của một số các giáo phái Tin Lành như Luthéranisme (đa số ở Đức, các nước Bắc Âu, ở Mỹ) hay Calvinisme (đa số ở Thụy Sĩ, Pháp) thì chỉ Đức Kitô là Vị Linh Mục, là vị Thượng Tế tối cao duy nhất, còn tất cả mọi Kitô hữu đều được tham dự vào Chức Linh Mục (Priestertum, Sacerdoce) của Đức Kitô như nhau. Vì thế, họ phủ nhận Bí tích truyền chức Linh Mục. Các vị Mục Sự Tin Lành thuộc các giáo phái trên đều không được lãnh nhận Bí tích truyền chức Linh Mục, nghĩa là đều không phải là Linh Mục. Họ cũng cho rằng với tư cách là Linh Mục, người Linh Mục cũng không thể là „alter Christus“, cũng không thể gần gũi Thiên Chúa hơn người tín hữu bình thường khác được, nghĩa người Linh Mục cũng chỉ là một tín hữu hoàn toàn giống như mọi tín hữu khác. Trái lại, là Linh Mục, người Linh Mục cần phải gần gũi với con người hơn và cần phải trở thành một dấu chỉ cho con người.
Nhưng chính quan niệm về chức Linh Mục chung (Sacerdoce général) như thế đã làm lu mờ ơn gọi Linh Mục hay Bí tích truyền chức Linh Mục. Trong khi đó, chức Linh Mục chung và ơn gọi Linh Mục lại hầu như hoàn toàn không có tương quan gì với nhau. Bởi vì, chức Linh Mục chung đã được nói đến trong Kinh Thánh như là „Vương giả và Tư Tế“ (x. Xh 19,6; Dn 7,22; Kh 1,6; 5,10) và điều đó được coi như là dấu hiệu để phân biệt giữa Dân Tuyển Chọn Ít-ra-en và các dân ngoại. Trong Thư Do-thái chữ „kohen“ mà tiếng Hy Lạp gọi là „hiereus“ được dùng để chỉ vị Linh Mục coi sóc Đền thờ trong thời thượng cổ (x. Dt 8,5). Trái lại, chức Linh Mục trong Giáo Hội Công Giáo phát xuất từ chữ „Presbyteros“ và đó chính là các vị Trưởng Lão đã được các Tông Đồ đặt tay thánh hiến để đứng đầu và điều hành các cộng đoàn Kitô hữu, tức các vị Linh Mục.
Điều đó muốn nói rằng việc thiếu hiểu biết rõ ràng về vai trò người Linh Mục là hoàn toàn do thiếu ý thức chắc chắn về vai trò của Đức Giêsu Kitô, vị Linh Mục tối cao. Phải chăng Đức Kitô thực sự là tâm điểm và là đầu của Giáo Hội? Những gì sẽ xảy ra, nếu Đức Kitô không phải là tâm điểm và đầu của Giáo Hội?
Linh Mục Công Giáo đã, đang và sẽ luôn luôn là hình ảnh thực sự của Đức Kitô. Những nhận thức thiếu chắc chắn về vai trò Linh Mục của Đức Kitô như thế, một trong những nguyên nhân đưa tới việc đòi hỏi truyền chức Linh Mục cho nữ giới, không chỉ là triệu chứng báo hiệu một cơn khủng hoảng là người ta không còn phân biệt sự khác biệt giữa nữ giới và nam giới nữa (kể từ khi một số người phụ nữ từ chối thiên chức làm mẹ của mình), nhưng còn là triệu chứng báo hiệu cơn khủng hoảng của chính Kitô học nữa.
Và sự chế ngự thể xác cũng như các đòi hỏi tự nhiên của nó bằng các kiêng cữ và bằng cả một cuộc sống khắc khổ cụ thể mà ngôn ngữ bình dân thường gọi là „sư ăn chay phạt xác“, hoàn toàn không phải là thái độ khinh thường hay coi nhẹ giá trị của thân xác một cách lệch lạc hay bệnh hoạn và nhất là tuyệt đối không phải là thái độ vô ơn đối với Đấng Tạo Hóa hay đi ngược lại với quan điểm của Kinh Thánh vốn coi thân xác con người là đền thờ Chúa Thánh Thần, nhưng trái lại, là sự minh chứng hùng hồn rằng ngoài đời sống gia đình và việc nối dõi tông đường, tức sự cộng tác vào việc sáng tạo nên thế hệ mới trong cuộc sống đời này, còn có một cuộc sống khác, một mục đích khác và một kho tàng khác còn cao trọng và quý báu hơn bội phần.
Nhìn vào cụ thể, lời thề hứa „độc thân Linh Mục“ đối với người Linh Mục trong Giáo Hội Công Giáo không phải là một đòi buộc khắt khe, bảo thủ và thiếu thích thời của Giáo Hội, cốt để duy trì và bảo vệ truyền thống tốt đẹp từ lâu đời của Giáo Hội hay chỉ để nhằm những thuận lợi thực tiễn bên ngoài trong công tác mục vụ của người Linh Mục, như được „rãnh tay“ hơn, được giáo dân tôn kính hơn, và nhờ thế sẽ gặt hái được nhiều hiệu quả hơn, v.v…, nhưng là được ràng buộc và được liên kết chặt chẽ với chiều kích hy lễ hiến tế mà người Linh Mục dâng lên Thiên Chúa mỗi ngày thay cho tất cả các anh chị em (giáo dân) khác của mình; vâng, tương tự như việc ngài hằng ngày cùng với và đại diện cho toàn thể cộng đoàn Dân Chúa dâng trên bàn thờ hy lễ hiến tế của Đức Kitô. Và nếu Đức Kitô, vị Linh Mục tối cao đã tự dâng mình làm hy lễ để làm đẹp lòng Chúa Cha, thì người Linh Mục, alter Chistus, tức người đại diện cho Đức Kitô trong vai trò Linh Mục, cũng phải tự nguyện hiến tế đời mình làm hy lễ dâng lên Chúa Cha như thế.
Thật vậy, sự tự nguyện từ bỏ tất cả để sống theo ba lời khuyên Phúc Âm – vâng lời, khó nghèo và khiết tịnh – là nhằm mục đích duy nhất: Tôn vinh Thiên Chúa và phục vụ đồng loại một cách trọn vẹn và hiệu quả hơn, một thái độ sống mà theo tinh thần Kinh Thánh người ta gọi là hy lễ, là cuộc đời tận hiến hay cuộc đời thánh hiến. Và đó không phải là một hành động theo cảm tính, xu thời, thiếu suy nghĩ hay đua đòi một cách vô ý thức và vô nghĩa, nhưng là một sự quyết định can đảm và sáng suốt của một đức tin sâu xa cũng như của một tình yêu mạnh mẽ và vô vị kỷ đối với Thiên Chúa cũng như đối với các anh chị em đồng loại của người Linh Mục. Vì thế, đó là một hành động làm đẹp lòng Thiên Chúa, như chính Người đã sai Con Một mình xuống trần gian làm Của Lễ dâng lên Người thay cho cả nhân loại. Điều đó cho thấy rằng cuộc đời tận hiến của người Linh Mục tương quan chặt chẽ với hy lễ thập giá của Đức Kitô, tương tự như giọt nước lã mà ngài đem hòa vào rượu trong chén thánh được dâng trên bàn thờ mỗi ngày.
Theo quan niệm truyền thống từ xa xưa và còn sót lại cho tới cả ngày nay nữa, người ta luôn luôn chỉ nhấn mạnh duy nhất hy lễ thập giá của Đức Kitô, đến nỗi các tín hữu thường nghĩ rằng Chúa đã chịu đau khổ và chịu chết thay cho loài người, hầu từ đây loài người được hưởng một cuộc sống thảnh thơi, chứ không còn phải hy sinh, vất vả và đau khổ nữa. Do đó, mội khi gặp thử thách hay đau khổ thế này thế kia, họ liền phàn nàn kêu trách Chúa hay còn nghi ngờ cả sự an bài đầy yêu thương cũng như chính sự hiện hữu của Chúa. Nhất là họ đã quên rằng cuộc đời này chỉ là một cuộc lữ hành tiến về quê thật, là một „trận chiến“, như người ta vẫn nói: „Đời là một cuộc chiến đấu“ hay „Sống có nghĩa là chiến đấu“, hầu để con người chuẩn bị một cách xứng đáng cho cuộc sống vĩnh cửu mai hậu của mình. Vì thế, cuộc sống một người thành công hay không đều tùy thuộc vào việc người ấy có hiểu và có sống theo chân lý khách quan ấy hay không. Đó cũng là ý nghĩa nghĩa câu: „Nếu người ta được lời lãi cả thế gian, mà mất linh hồn mình thì nào được ích chi!“
Điều đó cũng muốn chứng minh rằng đời sống độc thân Linh Mục được coi như là một đòi hỏi dấn thân tuyệt căn của Tân Ước, mặc dù đôi khi xem ra phản tự nhiên và lỗi thời đối với quan niệm người đời, chứ không phải là một quan điểm tùy hứng theo não trạng thời đại. Chính vì thế, đây cũng là yếu tố góp phần vào việc suy tư về tương lai của ơn gọi Linh Mục. Nói cách khác, yếu tố chủ chốt mang tính cách quyết định về Thiên chức Linh Mục luôn luôn phải được gắn liền với phạm trù „sự thánh thiện“ và „sự tử đạo“. Thật vậy, mỗi khi khoác lên mình chiếc áo chùng thâm Linh Mục, người Linh Mục cần phải luôn ý thức rằng mình đã chết cho thế gian và chỉ sống cho Chúa, cho Giáo Hội và lợi ích các linh hồn, như chính Đức Kitô đã nêu gương trước. Còn nếu ngài quan niệm khác về đời Linh Mục của mình thì ngài sẽ phải đối mặt với rất nhiều „ngõ cụt“ trong cuộc sống.
Sự thánh thiện: Người ta có thể tự hỏi có thời đại nào trong suốt lịch sử Giáo Hội mà lại không phải đối mặt với các thách đố, với các thử thách khó khăn? Vì Giáo Hội phải luôn bước đi trên cùng một con đường mà Đức Kitô đã đi qua. Hơn nữa, chính các gian nan thử thách còn là phương tiện cần thiết để tôi luyện tâm hồn các tín hữu trên đường nên thánh. Vì một điều cần thiết duy nhất mà trong tất cả mọi thời đại, Giáo Hội và thế giới cũng như tất cả chúng ta cần phải có, đó là các tâm hồn trọn lành, các vị thánh nhân. Đúng vậy, tình trạng hay hoàn cảnh khó khăn của các Linh Mục chỉ có một lối thoát, chỉ có một lựa chọn duy nhất, đó là sự thánh thiện, đó là một cuộc sống trọn lành.
Cũng như trong suốt lịch sử Giáo Hội, mỗi khi Giáo Hội gặp thử thách khó khăn như trong thời đại chúng ta ngày nay, đặc biệt ở các nước Âu Mỹ, người ta thường chỉ quan tâm tu chỉnh và sửa sai những hình thức tổ chức bên ngoài, như các vấn đề thuộc lãnh vực kinh tế tài chánh, hay thuộc lãnh vực nhân sự: thu hẹp, giảm thiểu hay thay đổi, v.v… Nhưng chiều kích sự thánh thiện, nỗ lực nên thánh, nên trọn lành thì ít ai quan tâm tới, vì người ta thường quan niệm rằng vấn đề sống trọn lành hay nên thánh là việc tư riêng của từng cá nhân, chứ không phải của cộng đồng giáo xứ hay của Giáo Hội. Bởi vậy, trong khoảng 40 năm vừa qua, chiều kích sự thánh thiêng trong Giáo Hội đã bị coi nhẹ, bị sao nhãng hay đã bị bỏ quên. Ở đây chúng ta thử nêu một vài ví dụ, chẳng hạn:
· Cách ăn mặc của những người giúp cho rước lễ: tại nhiều giáo xứ trong Giao Hội, những người giáo dân khi giúp trao Mình Thánh Chúa cho cộng đoàn tham dự Thánh Lễ đã ăn mặc một cách bất xứng: quần áo thốc thếch, luộm thuộm, hở hang khiêu gợi hay quá diêm dúa;
· Vị trí Nhà Tạm: trong nhiều nhà thờ, nhất là trong những nhà thờ tân thời, người ta thường không còn thiết kế vị trí Nhà Tạm ở ngay giữa gian Cung Thánh, một nơi cao trọng nhất trong một ngôi thánh đường, nhưng được đặt ở gian hông hay ở „gian nhà nguyện“ tại một góc nào đó trong nhà thờ.
· Thái độ thiếu cung kính khi vào nhà thờ: một số người khi bước chân vào nhà thờ, kể cả nhà thờ có Mình Thánh Chúa, chẳng những không còn lấy nước thánh ở cửa nhà thờ để làm Dấu Thánh Giá, không còn bái gối, còn hai tay khoanh sau đít và đi lại nghêng ngang trong nhà thờ như khi đi xem một gian hàng triển lãm.
· Việc loại bỏ áo Dòng hay áo chùng thâm: Còn đa số các Linh Mục đã bỏ không còn mặc áo chùng thâm Linh Mục của mình nữa và cũng không mang trên mình bất cứ dấu hiệu nào, chẳng hạn tượng Thánh Giá, để có thể giúp cho người khác nhận ra các ngài là Linh Mục, viện lẽ là „để hòa đồng và để dễ dàng gần gũi với mọi người hơn“. Thế nhưng chiều kích sự thánh thiện lại quan niệm khác.· v.v…!
Và chính việc loại bỏ các dấu hiệu hay các biểu tượng bên ngoài của sự thánh thiện như thế đã góp phần không nhỏ vào việc làm lu mờ tính chất thánh thiêng và cao cả của Thiên chức Linh Mục cũng như đánh mất sự đòi hỏi dấn thân tuyệt căn, dứt khoát và hoàn toàn vô vị lợi của người Linh Mục.
Sự tử đạo: Tình trạng sống độc thân của người Linh Mục như hiện nay trong Giáo Hội Công Giáo không chỉ giúp cho người Linh Mục được tự do và dễ dàng hơn trong việc hy sinh dấn thân trọn vẹn cho công tác mục vụ và cho việc rao giảng Tin Mừng, nhưng còn nhằm tới một chiều kích sâu xa khác. Vâng, người Linh Mục không chỉ phải chu toàn sứ vụ Linh Mục của mình một cách tốt đẹp như một người công chức chu toàn trách nhiệm được trao phó, nhưng người Linh Mục còn phải sống chính sứ vụ Linh Mục của mình nữa. Nói cách khác, nơi người Linh Mục không còn sự phân biệt giữa đời sống tư riêng và đời sống trách nhiệm, nhưng cả hai cùng gắn bó và hòa trộn vào nhau thành một thực thể: Cuộc đời người tận hiến.
Và điều đó không chỉ đòi hỏi nơi người Linh Mục một sự hy sinh can đảm, một sự từ bỏ dứt khoát tất cả, nhưng chính nó là nguồn sức mạnh giúp cho người Linh Mục vượt thắng được tất cả mọi thử thách đầy gian nan của sứ vụ Linh Mục của mình. Trong các Thư gửi cho các tín hữu xưa, nhất là trong Thư Thứ Hai (4, 7-15; 11, 23b-29) gửi cộng đoàn tín hữu ở Cô-rin-tô, thánh Phaolô đã trình bày những trải nghiệm đau đớn và những vật lộn tranh đấu đầy vất vả của ngài trước đủ mọi thử thách đau khổ khi thi hành sứ vụ Tông đồ.
Qua đó, thánh nhân đã đóng góp một phần quan trọng vào việc giải đáp thỏa đáng vấn nạn: Phải chăng Giáo Hội và sứ vụ Tông đồ của Giáo Hội là sự trung gian cần thiết cho ơn cứu độ và sự hòa giải của nhân loại?
Theo khuynh hướng thần học của Giáo Hội Tin Lành thì tính cách trung gian của Giáo Hội cho sự cứu rỗi của con người là hoàn toàn không cần thiết, nếu không nói là còn nguy hiểm nữa, vì sự cứu rỗi chỉ đến từ Thiên Chúa, tức bằng ơn thánh và bằng lòng tin, chứ không phải bằng việc làm của con người. Vì thế, người ta thường nghe những lời phát biều từ phía các anh em Tin Lành cho rằng “Giáo Hội“ không có quyền tự đặt mình làm trung gian giữa Thiên Chúa và con người như những người Công Giáo chủ trương. Chỉ một mình đức tin vào Thiên Chúa đã đủ để cứu rỗi con người. Thế nhưng ở đây, trong Thư gửi Cô-rin-tô, thánh Phaolô lại khẳng định một cách rõ ràng: „Vì thế, chúng tôi là sứ giả thay mặt Đức Kitô, như thể chính Thiên Chúa dùng chúng tôi mà khuyên dạy. Vậy, nhân danh Đức Kitô, chúng tôi nài xin anh em hãy làm hòa với Thiên Chúa“ (2Cr 5,20). Nghĩa là theo thánh Phaolô thì sứ vụ của các Tông Đồ (Giáo Hội) là một điều cần thiết trong việc kiến tạo sự hòa giải giữa con người và Thiên Chúa. Và trong cùng Bức Thư, thánh nhân còn viết tiếp: „Vì được cộng tác với Thiên Chúa, chúng tôi khuyên nhủ anh em: Anh em đã lãnh nhận ân huệ của Thiên Chúa, thì đừng để cho ân huệ đó trở nên vô ích.“ (6,1)
Như vậy, người ta có thể nói rằng: Nếu không có Đức Kitô, thì không có sự cứu rỗi, và nếu không có các Tông Đồ, tức Giáo Hội, làm trung gian mang đến cho con người, thì sự cứu rỗi không thể đến với con người được, vì ở đây các Tông Đồ là hình ảnh, là đại diện của „Giáo Hội“. Vì thế, cả là một điều vô lý, nếu người ta tìm cách tách biệt sự cứu rỗi ra khỏi Giáo Hội hay ngược lại. Cả hai cùng liên kết chặt chẽ với nhau. Bởi vì, sự cứu rỗi của con người có thể trở nên vô hiệu, nếu nó không được đón nhận bởi trung gian tác động của các Tông Đồ và không nhằm tới sự hòa giải phổ quát. Bởi vì, một sự cứu rỗi mà không đạt tới con người như là đối tượng chính yếu, là một điều hoàn toàn vô lý, không thể tuởng tượng được.
Và chúng ta biết rằng theo tư tưởng thần học của thánh tiến sĩ Augustinô, chúng ta vốn được tạo dựng nên và được sinh ra mà không cần sự đồng ý của chúng ta, nhưng chúng ta sẽ không được cứu rỗi và không được hòa giải nếu không có sự đồng ý của chúng ta. Điều đó có nghĩa là: Theo nghĩa tổng quát, thì sự rao giảng và sự trung gian của các Tông Đồ hay của Giáo Hội qua sứ vụ các Linh Mục thực sự là một điều cần thiết.
Nhưng sứ vụ Linh Mục trong một thế giới thiên về khuynh hướng tục hóa và vô thần nói chung và tại các nước luôn mang nặng não trạng bài trừ Công Giáo nói riêng, như tại các nước Hồi Giáo, tại Nga Sô hay tại các nước theo chế độ cộng sản vô thần, v.v…quả là một thách đố cực kỳ khó khăn và một nguy hiểm cụ thể khó tránh cho chính sự sống người Linh Mục. Dẫn chứng về những vụ giết hại man rợ các vị Linh Mục cũng như các cộng tác viên của các ngài trong khi thực thi sứ vụ truyền giáo của mình tại các phần đất nói trên là một thực tế đau thương đã thường xảy ra và sẽ có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Quả thật, cuộc đời người Linh Mục là một cuộc tử đạo đúng nghĩa, nghĩa đen cũng như nghĩa bóng. Do đó, việc đón nhận sứ vụ Linh Mục và sự thực thi sứ vụ ấy đòi hỏi nơi các ứng viên đang dọn mình nơi các Đại Chủng Viện không những một sự suy nghĩ và cân nhắc đúng đắn hay một quyết định dứt khoát, nhưng còn đòi hỏi một đời sống đạo đức thánh thiện có nền tảng vững vàng chắc chắn và một tinh thần hy sinh „tử đạo“ can đảm. Và tất cả những điều đó phải được xây dựng trên một nền tảng tuyệt đối vững chắc là Đức Kitô qua một cuộc sống được thấm nhuần tinh thần cầu nguyện. Đúng như văn hào và sử gia người Đức Reihnhold Schneider đã viết: „Nur den Betern kann es noch gelingen“ (Chỉ những người cầu nguyện còn có thể thực hiện được điều đó). Hay nói ngược lại, nếu thiếu đi những Linh Mục thánh thiện, luôn biết thánh hóa sứ vụ Linh Mục của mình bằng sự cầu nguyện hằng ngày, Giáo Hội sẽ phải đứng trước con đường cùng.
Nhưng khi nghe nói đến đời sống độc thân khiết tịnh và đời sống cầu nguyện, chắc hẳn có người sẽ nghĩ rằng đó là những điều thuộc phạm vi bổn phận của các Tu Sĩ Nam Nữ, chứ đâu có liên quan đến các vị Linh Mục Triều đang phụ trách việc tông đồ hay công tác mục vụ. Nhưng chúng ta đừng quên rằng Đức Giêsu đã sống đời độc thân khiết tịnh không phải trong một Tu Viện, nhưng ở giữa những người lao động bình thường, những người mà hằng ngày Người vẫn tiếp xúc, chuyện trò, chia sẻ vui buồn với và nhất là rao giảng Tin Mừng Cứu Độ cho. Và lý do thái độ của Chúa là hoàn toàn dễ hiểu: Chính qua sự tương phản với đời sống bình thường của những người lập gia đình, tính chất đặc thù riêng biệt của cuộc sống Đức Kitô trong vai trò Đấng Cứu Thế muôn dân trở nên rõ nét và khả tín hơn trước mặt mọi người. Đúng thế, qua sự khác biệt với những người sống đời vợ chồng, một dấu chỉ cần thiết cho Nước Trời trở nên sống động, rõ ràng và cụ thể hơn và loan báo về sự ưu thắng tuyệt đối của niềm hy vọng vào Tin Mừng Đức Kitô. Đây cũng là lý do cho thấy rằng cái truyền thống vừa nhắc tới ở trên đã không được khám phá ra một cách đúng đắn trong các thế kỷ vừa qua: Bởi vì sự rao giảng trong Giáo Hội đã đề cập quá nhiều về những vấn đề thực tiễn của cuộc sống cụ thể hằng ngày, nhưng lại đề cập quá ít về viễn tượng thế mạt, về Nước Trời, Nước Vĩnh Cửu sắp tới. Nói cách khác, vấn đề trọng yếu được nói đến ở đây là một tương lai luôn quy hướng về một viễn tượng tuyệt đối sung mãn: „Tiệc Cưới Nước Trời.“ Đúng thế, việc hy sinh tiệc cưới đời này không phải vì khinh thường coi nhẹ, nhưng là để dồn thời giờ và năng lực vào „việc sửa soạn“ cho tiệc cưới cao trọng trên Nước Trời.
Đời độc thân khiết tịnh là đặc điểm của Tin Mừng
Như đã trình bày trên, đời sống độc thân khiết tịnh của người Linh Mục chính yếu là biểu tượng nhằm tới một lý tưởng cao cả nằm ngoài biên giới của cuộc sống hiện tại, chứ không không chỉ dừng lại nơi việc đặt nặng những giới hạn các đòi hỏi tự nhiên của con người. Nói cách khác, vì công cuộc rao giảng của sứ vụ Linh Mục chính yếu cần phải được định hướng nhằm về một tương lai huy hoàng vĩnh cửu, nên toàn diện công cuộc rao giảng ấy đòi hỏi phải tuyệt đối trung thành với một mình Đức Kitô, chứ không được sản sẻ hay phân chia cho bất cứ tạo vật nào. Vì thế, sự độc thân Linh Mục là một đặc điểm của Tin Mừng.
Điều này vốn là một khám phá của các Kitô hữu ngay từ buồi đầu và nhất là vào thời trung cổ, và đã đưa tới sự phát triển mạnh mẽ của các cộng đoàn Đan Tu (Monasterium) trong lòng Giáo Hội. Khi sống trong các cộng đoàn Đan Tu, các Đan Sĩ (Monachus, Mönch) nổ lực mỗi ngày để trở nên giống Chúa Cứu Thế hơn bằng cách tuyên giữ ba lời khấn: Vâng lời, khó nghèo và khiết tịnh. Nhưng các Đan Sĩ không chỉ sống ẩn dật sau các bức tường Đan Viện, các ngài còn tham gia tích cực, nếu không nói là những tác nhân chính, vào công cuộc rao giảng Tin Mừng cũng như các hoạt động xã hội. Bởi vậy, người ta đã có lý khi khẳng định rằng nền văn minh Kitô giáo của thế giới Tây Phương là do công lao của các Đan Sĩ, của các Thầy Dòng mang lại.
Thật vậy, ảnh hưởng của các Đan Sĩ trên mọi sinh hoạt xã hội của thế giới Tây phương vào thời trung cổ hoàn toàn mang tích cách quyết định. Nhưng nhất là tinh thần Đan Tu đã chi phối mạnh mẽ đời sống Giáo Hội vào lúc bấy giờ, cách riêng khi một số các vị Giáo Hoàng vốn xuất thân từ các Đan Viện. Do đó, một số lớn các Linh Mục Triều đã họp lại sống chung với nhau và tổ chức các sinh hoạt của họ theo gương các Đan Sĩ, như: từ sau giờ Kinh Sáng cho tới giờ Kinh Chiều: các ngài làm công tác mục của những vị Linh Mục triều; còn từ sau giờ Kinh Chiều cho tới giờ Kinh Sáng ngày hôm sau: các ngài sống đời cầu nguyện Đan Tu của những Đan Sĩ, chẳng hạn như mô hình sống chung do thánh Vincent de Paul lập ra cho các Linh Mục triều vào thế kỷ XVI ở Pháp. Ngày nay với những thay đổi và những khó khăn nhất định trong Giáo Hội, hình thức sống chung này của các Linh Mục Triều đã được bàn tới và nhiều nơi đã được tái áp dụng trở lại.
Dĩ nhiên, cách thức tổ chức sống chung của các Linh Mục theo gương các Đan Sĩ như thế, không phải nhằm loại bỏ sự cô đơn trống vắng, như khi mỗi người phải sống một mình trong một ngôi nhà xứ, như là mục đích tiên quyết, nhưng trước hết là để động viên nhau sống trọn vẹn sứ vụ Linh Mục của mình một cách nên giống Thầy Chí Thánh hơn trong sự cầu nguyện và đời sống độc thân khiết tịnh. Vâng, sự độc thân khiết tịnh của Linh Mục không phải là một phương tiện khắc khổ để thắng dẹp những đòi hỏi tự nhiên hay để giải quyết cảnh cô đơn trống vắng, nhưng trước hết là tự nguyện trình bày một sự biểu dương khả tín của một tình yêu dâng hiến trọn vẹn, vô vị kỷ và không san sẻ phân chia, một tình yêu không còn lưu tâm tới những chi tiết nhỏ nhặt và ích kỷ như những tình yêu của người trần thế.
Đúng vậy, vì tình yêu vô vị kỷ đối với con người, Đức Kitô đã dâng hiến trọn cuộc sống mình làm của lễ dâng lên Chúa Cha, cũng vậy người Linh Mục, alter Christus, cũng phải dành trọn cuộc sống mình dâng hiến cho Thiên Chúa và phần rỗi của đồng loại. Nói cách khác, cuộc sống thánh thiện là sự lựa chọn và là lối thoát duy nhất cho các Linh Mục khi phải đứng trước bất cứ một tình thế phức tạp và khó khăn nan giải nào!
Lm Nguyễn Hữu Thy
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha Benedict XVI nhấn mạnh về năng lực hòa giải và hoà bình của các tôn giáo
Bùi Hữu Thư
12:03 18/12/2009
Điện văn gửi tám tân đại sứ
Rôma, Thứ Năm 17 tháng 12, 2009 (Le Monde vu de Rome) - Đức Thánh Cha Benedict XVI nhấn mạnh về “năng lực hòa giải và hoà bình cuả các tôn giáo,” nếu các tôn giáo biết “tự thanh tẩy” từ “nội tại.” Ngài đã nói trước tám vị đại sứ ngài tiếp sáng nay tại Vatican nhân dịp họ trình uỷ nhiệm thư.
Đối với Đức Thánh Cha, thực ra hòa bình hoàn vũ chỉ có thể được xây dựng trong khi tôn trọng tạo vật – đây là điện văn cho ngày 1 tháng 1, 2010, Ngày Hòa Bình Quốc tế - và để công nhận sự đóng góp của các tôn giáo.
Đức Thánh Cha đã đọc một bài diễn từ bằng tiếng Pháp về việc này với tám chính khách ngoại giao sau khi đưa cho mỗi người một điện văn đặc biệt cho quốc gia cuả họ.” Đó là các nước Đan Mạch, Ouganda, Soudan, Kenya, Kazakhstan, Bangladesh, Phần Lan và Lettonia.
Nhắc đến chuyến tông du năm 2009 tại Trung Đông, Đức Thánh Cha nói ngài đã đề nghị “coi các tôn giáo nói chung, như là một “khởi điểm mới” cho hoà bình.
Ngài ý thức rằng “trong lịch sử”, các tôn giáo đã là “một yếu tố gây nên các sự tranh chấp,” nhưng ngài cũng đồng thời khẳng định là “các tôn giáo đang sống theo thực chất sâu xa của họ, đã từng và vẫn là một năng lực hoà giải và hòa bình.”
Vì vậy, Đức Thánh Cha Benedict XVI khẳng định, “Trong thời điểm lịch sử này, qua các cuộc đối thoại chân thành, các tôn giáo cũng phải tìm kiếm con đường thanh tẩy để luôn luôn xứng đáng với ơn gọi đích thực của họ.”
Đức Thánh Cha nhắc đến “ước vọng hòa bình” và “hòa bình hoàn vũ” và “phải chăm lo cho nhân loại, không có sự không tưởng và mưu lược.”
Đức Thánh Cha khẳng định, “Một trong những điều kiện cho việc sống chung hòa bình giữa các truyền thống tôn giáo khác nhau” trong cùng một quốc gia, không phải là “chính trị, “ mà là “nội tại”: “mỗi tín đồ, đều được mời gọi phải hỏi Thiên Chúa về Thánh Ý của Người trong mỗi tình trạng của nhân loại.”
Đức Thánh Cha nhận xét rằng “khi coi Thiên Chúa là Đấng Toạ Hóa duy nhất cho nhân loại – cho tất cả mọi dân nước, bất kể tôn giáo, tình trạng xã hội, hay ý kiến chính trị - mỗi cá nhân đều phải tôn trọng kẻ khác trong sự đồng nhất và khác biệt.”
Vì, “trước mắt Thiên Chúa, không có một hạng người hay một hệ thống giai cấp nào bị coi là hèn kém hay cao quý, có quyền bính hay phải được che chở,” mà chỉ có “con người đã được Người tạo dựng bởi tình yêu, và Người muốn thấy họ vui sống, trong gia đình, và xã hội trong một sự hòa điệu thân hữu.”
Đức Thánh Cha ghi nhận, “Việc đối thoại liên tôn đem lại “một sự đóng góp đặc biệt cho sự sáng tạo chậm trễ này, vì đang bị thách đố bới các mưu đồ về lợi ích tức thời, chính trị và kinh tế của con người.”
Đức Thánh Cha cũng nhấn mạnh về các trách nhiệm cá nhân và xã hội khi ngài nói: “Hoà bình, đang ao ước, chỉ có thể nẩy sinh từ hành động hiệp nhất của các cá nhân, khi tìm được bản chất chính thật của mình nơi Thiên Chúa, và các lãnh tụ các xã hội dân sự và tôn giáo – trong sự tôn trọng phẩm giá và đức tin của mỗi con người – sẽ nhận biết và trao cho tôn giáo của mình vai trò cao quý và chân chính là hoàn thành và hoàn chỉnh con người.”
Rôma, Thứ Năm 17 tháng 12, 2009 (Le Monde vu de Rome) - Đức Thánh Cha Benedict XVI nhấn mạnh về “năng lực hòa giải và hoà bình cuả các tôn giáo,” nếu các tôn giáo biết “tự thanh tẩy” từ “nội tại.” Ngài đã nói trước tám vị đại sứ ngài tiếp sáng nay tại Vatican nhân dịp họ trình uỷ nhiệm thư.
Đối với Đức Thánh Cha, thực ra hòa bình hoàn vũ chỉ có thể được xây dựng trong khi tôn trọng tạo vật – đây là điện văn cho ngày 1 tháng 1, 2010, Ngày Hòa Bình Quốc tế - và để công nhận sự đóng góp của các tôn giáo.
Đức Thánh Cha đã đọc một bài diễn từ bằng tiếng Pháp về việc này với tám chính khách ngoại giao sau khi đưa cho mỗi người một điện văn đặc biệt cho quốc gia cuả họ.” Đó là các nước Đan Mạch, Ouganda, Soudan, Kenya, Kazakhstan, Bangladesh, Phần Lan và Lettonia.
Nhắc đến chuyến tông du năm 2009 tại Trung Đông, Đức Thánh Cha nói ngài đã đề nghị “coi các tôn giáo nói chung, như là một “khởi điểm mới” cho hoà bình.
Ngài ý thức rằng “trong lịch sử”, các tôn giáo đã là “một yếu tố gây nên các sự tranh chấp,” nhưng ngài cũng đồng thời khẳng định là “các tôn giáo đang sống theo thực chất sâu xa của họ, đã từng và vẫn là một năng lực hoà giải và hòa bình.”
Vì vậy, Đức Thánh Cha Benedict XVI khẳng định, “Trong thời điểm lịch sử này, qua các cuộc đối thoại chân thành, các tôn giáo cũng phải tìm kiếm con đường thanh tẩy để luôn luôn xứng đáng với ơn gọi đích thực của họ.”
Đức Thánh Cha nhắc đến “ước vọng hòa bình” và “hòa bình hoàn vũ” và “phải chăm lo cho nhân loại, không có sự không tưởng và mưu lược.”
Đức Thánh Cha khẳng định, “Một trong những điều kiện cho việc sống chung hòa bình giữa các truyền thống tôn giáo khác nhau” trong cùng một quốc gia, không phải là “chính trị, “ mà là “nội tại”: “mỗi tín đồ, đều được mời gọi phải hỏi Thiên Chúa về Thánh Ý của Người trong mỗi tình trạng của nhân loại.”
Đức Thánh Cha nhận xét rằng “khi coi Thiên Chúa là Đấng Toạ Hóa duy nhất cho nhân loại – cho tất cả mọi dân nước, bất kể tôn giáo, tình trạng xã hội, hay ý kiến chính trị - mỗi cá nhân đều phải tôn trọng kẻ khác trong sự đồng nhất và khác biệt.”
Vì, “trước mắt Thiên Chúa, không có một hạng người hay một hệ thống giai cấp nào bị coi là hèn kém hay cao quý, có quyền bính hay phải được che chở,” mà chỉ có “con người đã được Người tạo dựng bởi tình yêu, và Người muốn thấy họ vui sống, trong gia đình, và xã hội trong một sự hòa điệu thân hữu.”
Đức Thánh Cha ghi nhận, “Việc đối thoại liên tôn đem lại “một sự đóng góp đặc biệt cho sự sáng tạo chậm trễ này, vì đang bị thách đố bới các mưu đồ về lợi ích tức thời, chính trị và kinh tế của con người.”
Đức Thánh Cha cũng nhấn mạnh về các trách nhiệm cá nhân và xã hội khi ngài nói: “Hoà bình, đang ao ước, chỉ có thể nẩy sinh từ hành động hiệp nhất của các cá nhân, khi tìm được bản chất chính thật của mình nơi Thiên Chúa, và các lãnh tụ các xã hội dân sự và tôn giáo – trong sự tôn trọng phẩm giá và đức tin của mỗi con người – sẽ nhận biết và trao cho tôn giáo của mình vai trò cao quý và chân chính là hoàn thành và hoàn chỉnh con người.”
2009: Một năm bận rộn của Đức giáo hoàng
Phụng Nghi
12:30 18/12/2009
VATICAN CITY (CNS) - Nhìn lại năm 2009, thật khó mả tưởng tượng lại có một năm nào bận rộn hơn đối với một vị giáo hoàng già 82 tuổi như Benedict XVI.
Đó là Năm kính Thánh Phaolô. Năm dành cho Linh mục. Một tông huấn lớn về xã hội. Một cuộc hành hương tới Thánh địa. Một cuộc gặp gỡ đầu tiên với Tổng thống Obama. Mười vị thánh mới. Một cuộc tông du qua châu Phi và một Thượng hội đồng vê châu Phi. Mội xuất hiện lần đầu trên Facebook. Một nhượng bộ gây nhiều tranh cãi đối với nhóm Công giáo theo truyền thống bảo thủ. Một cởi mở bất ngờ đối với những người theo Anh giáo bất mãn.
Dĩ nhiên, đó chỉ là những nét chính. Làm giáo hoàng là thực thi một sứ vụ mọi ngày không kể ngày nào, và trong dòng chảy của một năm qua, giáo hoàng Benedict đã gặp hơn 200 vị chức sắc và các đoàn thể, đàm đạo với hơn 300 giám mục và cử hành hơn 50 nghi thức phụng vụ lớn.
Năm qua cũng đem lại những giây phút rất mực hài lòng cho cá nhân vị giáo hoàng người nước Đức này khi ngài quỳ thinh lặng nguyện cầu trước ngôi một trống của Đức Kitô tại Jerusalem, hoặc khi lần đầu công du tới châu Phi, được náo nhiệt chào đón bởi hàng trăm ngàn người dân nước Cameroon.
Nhưng rõ rệt cũng có điều làm cho ngài bất mãn trong năm 2009 này, một phần vì ngài cảm thấy bị hiểu lầm bởi chính một số tín hữu của ngài và bởi giới truyền thông đại chúng, vì những quyết định khó khăn hay những lời tuyên bố.
Vào tháng giêng, Đức giáo hoàng tuyên bố cất vạ tuyệt thông cho 4 giám mục thuộc Hiệp hội Thánh Piô X nhằm mở đường cho những cuộc đối thoại hòa giải với nhóm theo chủ thuyết truyền thống bảo thủ. Sáng kiến này đã bị một số giám mục trong nhiều nước chống đối.
Giới truyền thông mau mắn chĩa mũi dùi vào sự kiện là giám mục Richard Williamson – một trong 4 giám mục đó – trong một cuộc phỏng vấn trước kia đã chối bỏ mức độ tàn hại của nạn diệt chủng Do thái. Thế là bỗng nhiên vị giáo hoàng sinh trưởng ở Đức này lâm vào thế tự vệ, phải trấn an các nhà lãnh đạo Do thái giáo và những người khác rằng sáng kiến của ngài chỉ nhằm để có sự hiệp nhất trong giáo hội và không hề chủ trương đi ngược lại những giáo huấn của giáo hội chống chủ nghĩa bài Do thái.
Quả vậy, một trong những tài liệu đáng chú ý nhất năm 2009, là lá thư của Đức giáo hoàng sau vụ việc nói trên gửi cho hàng giám mục thế giới, biểu lộ sự ngạc nhiên rằng ngay một số người Công giáo cũng đã hiểu lầm ngài và đã chỉ trích bằng thái độ hằn học rõ rệt.
Cuộc tông du của Đức giáo hoàng tới châu Phi vào tháng3 là một cảm nghiệm suốt cả tuần lễ với các nghi thức phụng vụ dầy đặc, những cuộc thảo luận với các giám mục địa phương, những cuộc gặp gỡ đầy cảm động với giới trẻ, với người khuyết tật và ngay cả với một nhóm thổ dân người Pygmy.
Nhưng tác động về truyền thông đã bị lu mờ bởi những lời phát biểu của Đức giáo hoàng với các phóng viên báo chí vào ngày đầu tiên của chuyến tông du, khi đề cập đến các chiến lược của giáo hội chống bệnh AIDs, ngài nói: “Người ta không thể giải quyết được vấn đề bằng cách phân phối những bao cao su ngừa thai. Trái lại, chúng càng làm gia tăng thêm khó khăn.” Nhận định của ngài kéo theo những lời chỉ trích khắp nơi, tuy rằng một số chuyên gia đồng ý rằng quá cậy dựa vào bao cao su cũng chính là một vấn đề khó khăn của các nước thuộc châu Phi.
Thượng Hội đồng các giám mục về châu Phi hồi tháng 10 đem châu lục này trở lại tầm quan trọng trong tin tức ở Vatican. Đức giáo hoàng chủ tọa các phiên họp khoáng đại của Thượng hội đồng và, vào buổi bế mạc, đã tiếp nhận 57 đề xướng mục vụ để hoàn chỉnh một tài liệu tương lai cho giáo hội ở châu lục này.
Vào tháng 5, Đức giáo hoàng Benedict du hành tới các nước Jordan, Israel và các lãnh địa thuộc Palestine. Cuộc tông du 8 ngày này là một cuộc hành hương thăm vùng đất của Tin Mừng, một sứ vụ liên tôn giáo, và là một tác động quân bình về chính trị, tất cả đều dồn thành một. Đức giáo hoàng thăm viếng một ngôi đền Hồi giáo ở thủ đô nước Jordan, cầu nguyện tại khu tưởng niệm nạn Diệt chủng Yad Vashem ở Jerusalem, làm phép những viên đá góc tường để xây dựng những thánh đường và các cơ sở Kitô giáo mới trong vùng.
Tháng 6, Đức giáo hoàng bế mạc Năm kính Thánh Phaolô và mở Năm dành cho các Linh mục. Trong những cuộc nói truyện và các nghi thức phụng vụ hàng tuần đặt trọng tâm vào Thánh Phaolô, Đức giáo hoàng đã phác họa một bức chân dung có nhiều chi tiết về con người được coi là một tân tòng mẫu mực và một nhà truyền giáo lý tưởng.
Khi khai mạc Năm dành cho Linh mục, Đức giáo hoàng nói rằng giáo hội phải thú nhận rằng một số linh mục đã gây nhiều tai hại lớn lao cho người khác, nhưng cũng phải cạm tạ Chúa vì những quà tặng, những tài năng mà đa số các linh mục đã trao tặng cho giáo hội và cho thế giới.
Vào tháng 7, Đức giáo hoàng phổ biến bức thông điệp được trông đợi từ lâu về kinh tế và công bằng xã hội – “Bác ái trong Sự thật” – Thông điệp này kêu gọi đổi mới các định chế và các hoạt động kinh tế quốc tế, và nói rằng cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu bắt nguồn phần lớn là do những sai phạm về luân lý đạo đức của những nhà tài chánh, những nhà đầu tư tham lam.
Đức giáo hoàng trao một bản thông điệp này của ngài cho Tổng thống Obama khi hai nhà lãnh đạo gặp nhau lần đầu ở Vatican vào tháng 7 cùng với một tài liệu mới của Vatican về đạo đức trong y học sinh thái. Trong cuộc đàm đạo, được Vatican mô tả là có một bầu khí “rất thanh thản và rất thân thiện”, tổng thống “bày tỏ rõ rệt sự cam kết của ông nhằm giảm thiểu con số những vụ phá thai và lắng nghe những mối quan tâm của giáo hội về các vấn đề luân lý.”
Tháng 9, Đức giáo hoàng Benedict chào đón vị tân đại sứ Hoa kỳ cạnh Tòa thánh, ông Miguel Diaz, và trong một bài diễn từ, ngài đề ra những địa hạt rộng lớn có thể cộng tác với chính quyền Obama. Đồng thời, như vang vọng lại những quan ngại của các nhà lãnh đạo giáo hội Hoa kỳ, Đức giáo hoàng kêu gọi phải có sự tôn trọng sự sống của những trẻ chưa sinh và bảo vệ quyền phản kháng theo lương tâm trong các dịch vụ y tế.
Trong số các vị mới được Đức giáo hoàng tuyên thánh năm 2009 có hai vị liên quan mật thiết với Hoa kỳ: Đó là Cha Damien de Veuster, một nhà truyền giáo người nước Bỉ thuộc thế kỷ 19, đã phục vụ người phong cùi tại Hawaii, và Nữ tu Jeanne Jugan, một dì phước người nước Pháp đã sáng lập tu hội Tiểu muội Phục vụ Người nghèo hiện nay vẫn còn tiếp tục trợ giúp những người cao niên tại nước Mỹ và hơn 30 quốc gia khác.
Về những vấn đề trong nội bộ giáo hội, vào tháng 5 Đức giáo hoàng đã truyền thực hiện một cuộc kinh lý Legionaries of Christ và các cơ chế của tổ chức này, tiếp theo sau những tiết lộ về hành vi tình dục bất xứng của vị linh mục sáng lập nay đã quá cố là cha Marcial Maciel Degollado.
Tháng 10, Vatican tiết lộ kế hoạch mới của Đức giáo hoàng Benedict nhằm đón chào những người theo Anh giáo nào muốn trở về hiệp thông hoàn toàn với Giáo hội Công giáo Roma, mà vẫn được duy trì những di sản về phụng vụ và tâm linh của Anh giao.
Vào lúc những ngày cuối năm tới gần, Đức giáo hoàng đã đánh bóng thành tích “xanh” của mình trong thông điệp Ngày Hòa bình Thế giới 2010. Thông điệp nói rằng sự suy thoái về môi trường là một vấn đề luân lý cấp bách đang đe dọa nền hòa bình và chính cuộc sống con người, và kêu gọi phải có hành động trên lãnh vực cá nhân cũng như toàn cầu.
Đó là Năm kính Thánh Phaolô. Năm dành cho Linh mục. Một tông huấn lớn về xã hội. Một cuộc hành hương tới Thánh địa. Một cuộc gặp gỡ đầu tiên với Tổng thống Obama. Mười vị thánh mới. Một cuộc tông du qua châu Phi và một Thượng hội đồng vê châu Phi. Mội xuất hiện lần đầu trên Facebook. Một nhượng bộ gây nhiều tranh cãi đối với nhóm Công giáo theo truyền thống bảo thủ. Một cởi mở bất ngờ đối với những người theo Anh giáo bất mãn.
Dĩ nhiên, đó chỉ là những nét chính. Làm giáo hoàng là thực thi một sứ vụ mọi ngày không kể ngày nào, và trong dòng chảy của một năm qua, giáo hoàng Benedict đã gặp hơn 200 vị chức sắc và các đoàn thể, đàm đạo với hơn 300 giám mục và cử hành hơn 50 nghi thức phụng vụ lớn.
Năm qua cũng đem lại những giây phút rất mực hài lòng cho cá nhân vị giáo hoàng người nước Đức này khi ngài quỳ thinh lặng nguyện cầu trước ngôi một trống của Đức Kitô tại Jerusalem, hoặc khi lần đầu công du tới châu Phi, được náo nhiệt chào đón bởi hàng trăm ngàn người dân nước Cameroon.
Nhưng rõ rệt cũng có điều làm cho ngài bất mãn trong năm 2009 này, một phần vì ngài cảm thấy bị hiểu lầm bởi chính một số tín hữu của ngài và bởi giới truyền thông đại chúng, vì những quyết định khó khăn hay những lời tuyên bố.
Vào tháng giêng, Đức giáo hoàng tuyên bố cất vạ tuyệt thông cho 4 giám mục thuộc Hiệp hội Thánh Piô X nhằm mở đường cho những cuộc đối thoại hòa giải với nhóm theo chủ thuyết truyền thống bảo thủ. Sáng kiến này đã bị một số giám mục trong nhiều nước chống đối.
Giới truyền thông mau mắn chĩa mũi dùi vào sự kiện là giám mục Richard Williamson – một trong 4 giám mục đó – trong một cuộc phỏng vấn trước kia đã chối bỏ mức độ tàn hại của nạn diệt chủng Do thái. Thế là bỗng nhiên vị giáo hoàng sinh trưởng ở Đức này lâm vào thế tự vệ, phải trấn an các nhà lãnh đạo Do thái giáo và những người khác rằng sáng kiến của ngài chỉ nhằm để có sự hiệp nhất trong giáo hội và không hề chủ trương đi ngược lại những giáo huấn của giáo hội chống chủ nghĩa bài Do thái.
Quả vậy, một trong những tài liệu đáng chú ý nhất năm 2009, là lá thư của Đức giáo hoàng sau vụ việc nói trên gửi cho hàng giám mục thế giới, biểu lộ sự ngạc nhiên rằng ngay một số người Công giáo cũng đã hiểu lầm ngài và đã chỉ trích bằng thái độ hằn học rõ rệt.
Cuộc tông du của Đức giáo hoàng tới châu Phi vào tháng3 là một cảm nghiệm suốt cả tuần lễ với các nghi thức phụng vụ dầy đặc, những cuộc thảo luận với các giám mục địa phương, những cuộc gặp gỡ đầy cảm động với giới trẻ, với người khuyết tật và ngay cả với một nhóm thổ dân người Pygmy.
Nhưng tác động về truyền thông đã bị lu mờ bởi những lời phát biểu của Đức giáo hoàng với các phóng viên báo chí vào ngày đầu tiên của chuyến tông du, khi đề cập đến các chiến lược của giáo hội chống bệnh AIDs, ngài nói: “Người ta không thể giải quyết được vấn đề bằng cách phân phối những bao cao su ngừa thai. Trái lại, chúng càng làm gia tăng thêm khó khăn.” Nhận định của ngài kéo theo những lời chỉ trích khắp nơi, tuy rằng một số chuyên gia đồng ý rằng quá cậy dựa vào bao cao su cũng chính là một vấn đề khó khăn của các nước thuộc châu Phi.
Thượng Hội đồng các giám mục về châu Phi hồi tháng 10 đem châu lục này trở lại tầm quan trọng trong tin tức ở Vatican. Đức giáo hoàng chủ tọa các phiên họp khoáng đại của Thượng hội đồng và, vào buổi bế mạc, đã tiếp nhận 57 đề xướng mục vụ để hoàn chỉnh một tài liệu tương lai cho giáo hội ở châu lục này.
Vào tháng 5, Đức giáo hoàng Benedict du hành tới các nước Jordan, Israel và các lãnh địa thuộc Palestine. Cuộc tông du 8 ngày này là một cuộc hành hương thăm vùng đất của Tin Mừng, một sứ vụ liên tôn giáo, và là một tác động quân bình về chính trị, tất cả đều dồn thành một. Đức giáo hoàng thăm viếng một ngôi đền Hồi giáo ở thủ đô nước Jordan, cầu nguyện tại khu tưởng niệm nạn Diệt chủng Yad Vashem ở Jerusalem, làm phép những viên đá góc tường để xây dựng những thánh đường và các cơ sở Kitô giáo mới trong vùng.
Tháng 6, Đức giáo hoàng bế mạc Năm kính Thánh Phaolô và mở Năm dành cho các Linh mục. Trong những cuộc nói truyện và các nghi thức phụng vụ hàng tuần đặt trọng tâm vào Thánh Phaolô, Đức giáo hoàng đã phác họa một bức chân dung có nhiều chi tiết về con người được coi là một tân tòng mẫu mực và một nhà truyền giáo lý tưởng.
Khi khai mạc Năm dành cho Linh mục, Đức giáo hoàng nói rằng giáo hội phải thú nhận rằng một số linh mục đã gây nhiều tai hại lớn lao cho người khác, nhưng cũng phải cạm tạ Chúa vì những quà tặng, những tài năng mà đa số các linh mục đã trao tặng cho giáo hội và cho thế giới.
Vào tháng 7, Đức giáo hoàng phổ biến bức thông điệp được trông đợi từ lâu về kinh tế và công bằng xã hội – “Bác ái trong Sự thật” – Thông điệp này kêu gọi đổi mới các định chế và các hoạt động kinh tế quốc tế, và nói rằng cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu bắt nguồn phần lớn là do những sai phạm về luân lý đạo đức của những nhà tài chánh, những nhà đầu tư tham lam.
Đức giáo hoàng trao một bản thông điệp này của ngài cho Tổng thống Obama khi hai nhà lãnh đạo gặp nhau lần đầu ở Vatican vào tháng 7 cùng với một tài liệu mới của Vatican về đạo đức trong y học sinh thái. Trong cuộc đàm đạo, được Vatican mô tả là có một bầu khí “rất thanh thản và rất thân thiện”, tổng thống “bày tỏ rõ rệt sự cam kết của ông nhằm giảm thiểu con số những vụ phá thai và lắng nghe những mối quan tâm của giáo hội về các vấn đề luân lý.”
Tháng 9, Đức giáo hoàng Benedict chào đón vị tân đại sứ Hoa kỳ cạnh Tòa thánh, ông Miguel Diaz, và trong một bài diễn từ, ngài đề ra những địa hạt rộng lớn có thể cộng tác với chính quyền Obama. Đồng thời, như vang vọng lại những quan ngại của các nhà lãnh đạo giáo hội Hoa kỳ, Đức giáo hoàng kêu gọi phải có sự tôn trọng sự sống của những trẻ chưa sinh và bảo vệ quyền phản kháng theo lương tâm trong các dịch vụ y tế.
Trong số các vị mới được Đức giáo hoàng tuyên thánh năm 2009 có hai vị liên quan mật thiết với Hoa kỳ: Đó là Cha Damien de Veuster, một nhà truyền giáo người nước Bỉ thuộc thế kỷ 19, đã phục vụ người phong cùi tại Hawaii, và Nữ tu Jeanne Jugan, một dì phước người nước Pháp đã sáng lập tu hội Tiểu muội Phục vụ Người nghèo hiện nay vẫn còn tiếp tục trợ giúp những người cao niên tại nước Mỹ và hơn 30 quốc gia khác.
Về những vấn đề trong nội bộ giáo hội, vào tháng 5 Đức giáo hoàng đã truyền thực hiện một cuộc kinh lý Legionaries of Christ và các cơ chế của tổ chức này, tiếp theo sau những tiết lộ về hành vi tình dục bất xứng của vị linh mục sáng lập nay đã quá cố là cha Marcial Maciel Degollado.
Tháng 10, Vatican tiết lộ kế hoạch mới của Đức giáo hoàng Benedict nhằm đón chào những người theo Anh giáo nào muốn trở về hiệp thông hoàn toàn với Giáo hội Công giáo Roma, mà vẫn được duy trì những di sản về phụng vụ và tâm linh của Anh giao.
Vào lúc những ngày cuối năm tới gần, Đức giáo hoàng đã đánh bóng thành tích “xanh” của mình trong thông điệp Ngày Hòa bình Thế giới 2010. Thông điệp nói rằng sự suy thoái về môi trường là một vấn đề luân lý cấp bách đang đe dọa nền hòa bình và chính cuộc sống con người, và kêu gọi phải có hành động trên lãnh vực cá nhân cũng như toàn cầu.
Đức Thánh Cha Benedict XVI cám ơn các khách hành hương đến dâng cho ngài cây thông Giáng Sinh
Bùi Hữu Thư
23:53 18/12/2009
Rôme, Thứ Sáu 18 tháng 12, 2009 (Le Monde vu de Rome) - Đức Thánh Cha Benedict XVI khẳng định như sau, khi tiếp kiến chung ngày 18 tháng 12 các khách hành hương Bỉ đến Rôma để tặng ngài cây Giáng Sinh tại Quảng Trường Thánh Phêrô: “Được dựng gần máng cỏ, cây thông này biểu hiệu sự hiện diện của mầu nhiệm lớn lao tại nơi chốn tầm thường và nghèo khó của Bê Lem.”
Như truyền thống hàng năm, các miền khác nhau của nước Ý và Âu Châu luân phiên nhau dâng cúng cây thông tiếp đón hàng triệu khách hành hương đi qua quảng trường Thánh Phêrô giữa Lễ Giáng Sinh và Lễ Ba Vua. Năm nay, cây thông này đến từ Miền Wallonne nước Bỉ.
Đức Thánh Cha khẳng định: “Trong rừng, các cây cối đứng kế bên nhau và mỗi cây khiến cho cánh rừng trở thành một nơi chốn có bóng mát và đôi khi tối tăm. Và đây, được lựa chọn giữa muôn ngàn cây khác, cây Giáng Sinh hùng vĩ này mà các bạn tặng hôm nay được chiếu sáng và được trang hoàng với bao nhiêu món đồ lấp lánh như biết bao nhiêu hoa quả tuyệt vời.”
Ngài tiếp, “Định mệnh của cây này có thể được so sánh với định mệnh của các mục đồng: đang canh thức trong bóng đêm, này đây họ đã được soi sáng bởi tin mừng của các thiên thần. Số phận của cây này cũng có thể được so sánh với số phận chúng ta; chúng ta được mời gọi để sinh hoa trái và để bầy tỏ rằng thế gian đã thực sự được viếng thăm và được cứu chuộc bởi Chúa Cứu Thế.” “Được dựng lên bên cạnh máng cỏ, cây thông này bầy tỏ sự hiện diện của mầu nhiệm cao cả tại nơi chốn tầm thường và nghèo hèn ở Bê Lem.”
Đối với người Rôma, các khách hànhh hương và tất cả những ai thấy Quảng Trường Thánh Phêrô qua các hình ảnh trên vô tuyến truyền hình thế giới, cây này “loan báo ngày Con Chúa đến.”
Đức Thánh Cha tiếp, “Qua cây này, chính là đất đai của quê hương các bạn và đức tin của các cộng đồng Kitô giáo tại Miền các bạn đang chào đón Chúa Hài Đồng, Đấng đến làm cho mọi sự đổi mới và kêu gọi tất cả mọi loài thọ tạo, từ nghèo hèn đến cao cả nhất, cùng bước vào mầu nhiệm Cứu Chuộc và được liên kết.”
Ngài kết luận, “Tôi cầu nguyện cho dân chúng tại Miền của các bạn trung thành với ánh sáng đức tin. Đức tin đã được gìn giữ tự xa xưa bởi những người đã mạo hiểm vào những thung lũng và những cánh rừng trên rặng núi Ardennes, ánh sáng Phúc Âm đã được loan truyền trên quê hương các bạn, rồi rất nhiều vị thừa sai đã rời bỏ quê hương, để đem đức tin đến tận cùng trái đất.”
Như truyền thống hàng năm, các miền khác nhau của nước Ý và Âu Châu luân phiên nhau dâng cúng cây thông tiếp đón hàng triệu khách hành hương đi qua quảng trường Thánh Phêrô giữa Lễ Giáng Sinh và Lễ Ba Vua. Năm nay, cây thông này đến từ Miền Wallonne nước Bỉ.
Đức Thánh Cha khẳng định: “Trong rừng, các cây cối đứng kế bên nhau và mỗi cây khiến cho cánh rừng trở thành một nơi chốn có bóng mát và đôi khi tối tăm. Và đây, được lựa chọn giữa muôn ngàn cây khác, cây Giáng Sinh hùng vĩ này mà các bạn tặng hôm nay được chiếu sáng và được trang hoàng với bao nhiêu món đồ lấp lánh như biết bao nhiêu hoa quả tuyệt vời.”
Ngài tiếp, “Định mệnh của cây này có thể được so sánh với định mệnh của các mục đồng: đang canh thức trong bóng đêm, này đây họ đã được soi sáng bởi tin mừng của các thiên thần. Số phận của cây này cũng có thể được so sánh với số phận chúng ta; chúng ta được mời gọi để sinh hoa trái và để bầy tỏ rằng thế gian đã thực sự được viếng thăm và được cứu chuộc bởi Chúa Cứu Thế.” “Được dựng lên bên cạnh máng cỏ, cây thông này bầy tỏ sự hiện diện của mầu nhiệm cao cả tại nơi chốn tầm thường và nghèo hèn ở Bê Lem.”
Đối với người Rôma, các khách hànhh hương và tất cả những ai thấy Quảng Trường Thánh Phêrô qua các hình ảnh trên vô tuyến truyền hình thế giới, cây này “loan báo ngày Con Chúa đến.”
Đức Thánh Cha tiếp, “Qua cây này, chính là đất đai của quê hương các bạn và đức tin của các cộng đồng Kitô giáo tại Miền các bạn đang chào đón Chúa Hài Đồng, Đấng đến làm cho mọi sự đổi mới và kêu gọi tất cả mọi loài thọ tạo, từ nghèo hèn đến cao cả nhất, cùng bước vào mầu nhiệm Cứu Chuộc và được liên kết.”
Ngài kết luận, “Tôi cầu nguyện cho dân chúng tại Miền của các bạn trung thành với ánh sáng đức tin. Đức tin đã được gìn giữ tự xa xưa bởi những người đã mạo hiểm vào những thung lũng và những cánh rừng trên rặng núi Ardennes, ánh sáng Phúc Âm đã được loan truyền trên quê hương các bạn, rồi rất nhiều vị thừa sai đã rời bỏ quê hương, để đem đức tin đến tận cùng trái đất.”
Top Stories
VIETNAM: Deux lettres adressées au président Sarkozy demandent d’asile en France pour les 400 membres de la communauté bouddhiste de Bat Nha.
Eglises d'Asie
10:10 18/12/2009
Deux lettres datées respectivement du 16 et du 18 décembre 2009, signées par une religieuse, sœur Élisabeth, et un religieux, le vénérable Thich Trung Hai, de la communauté bouddhiste du village des pruniers, viennent d’être adressées à Nicolas Sarkozy, président de la République française (1). Elles demandent au président français d’accorder un asile temporaire aux 400 membres de la communauté de Bat Nha pour qu’ils puissent continuer à mener leur vie religieuse dans leur maison mère, le « village des pruniers »et d’autres maisons annexes, fondées dans le sud-ouest de la France par leurs maître, Thich Nhat Hanh.
La religieuse souligne que, dans cette démarche, elle représente le fondateur de la communauté, tandis que l’auteur de la seconde lettre affirme écrire «de la part des moines et moniales de Bat Nha, au Vietnam, (dont la) voix n’est pas entendue». Les deux lettres exposent la situation actuelle des moines, la campagne de persécution entamée contre eux au mois d’août 2009, l’expulsion du 27 septembre, l’attaque menée le 9,10, 11 décembre, qui a obligé le recteur du monastère où ils avaient trouvé asile, à ne pas prolonger son hospitalité: « Le gouvernement vietnamien est en train de forcer ces 400 moines et moniales à abandonner leur vie spirituelle, leur pratique de la paix, du service et de la non-violence; ils ont reçu un ultimatum pour dissoudre leur communauté: le 31 décembre».
Les religieux expliquent ensuite au président qu’ils ne peuvent plus résister à la pression exercée sur eux par le gouvernement vietnamien et qu’ils ne peuvent non plus renoncer à leur vie religieuse commune. C’est pour cela que la communauté de Bat Nha, dans son ensemble, demande d’asile en France. Leur maître,, le Vénérable Thich Nhat Hanh, est prêt à les accueillir dans les quatre monastères fondés par lui dans le Sud-Ouest de la France. Les deux lettres font également remarquer que le groupe de leurs très nombreux amis et relations, en Europe comme aux États-Unis, assurera sans aucun problème leur subsistance économique.
La lettre du religieux rappelle aussi l’aide apportée par la France aux boat-people par l’intermédiaire de l’actuel ministre des affaires étrangères et du bateau l’île de lumière. Elle évoque Saint François d’Assise et sollicite un rendez-vous du président français.
(1) le texte des deux lettres a été mis en ligne sur le site consacré à la communauté deBat Nha, «HelpBatnha »aux adresses suivantes: http://helpbatnha.org/2009/12/lettre-de-sr-elisabeth-a-m-le-president/?lang=fr#more-3433
http://helpbatnha.org/2009/12/lettre-a-m-le-president-de-la-republique-francaise/?lang=fr
(Source: Eglises d'Asie, 18 décembre 2009)
La religieuse souligne que, dans cette démarche, elle représente le fondateur de la communauté, tandis que l’auteur de la seconde lettre affirme écrire «de la part des moines et moniales de Bat Nha, au Vietnam, (dont la) voix n’est pas entendue». Les deux lettres exposent la situation actuelle des moines, la campagne de persécution entamée contre eux au mois d’août 2009, l’expulsion du 27 septembre, l’attaque menée le 9,10, 11 décembre, qui a obligé le recteur du monastère où ils avaient trouvé asile, à ne pas prolonger son hospitalité: « Le gouvernement vietnamien est en train de forcer ces 400 moines et moniales à abandonner leur vie spirituelle, leur pratique de la paix, du service et de la non-violence; ils ont reçu un ultimatum pour dissoudre leur communauté: le 31 décembre».
Les religieux expliquent ensuite au président qu’ils ne peuvent plus résister à la pression exercée sur eux par le gouvernement vietnamien et qu’ils ne peuvent non plus renoncer à leur vie religieuse commune. C’est pour cela que la communauté de Bat Nha, dans son ensemble, demande d’asile en France. Leur maître,, le Vénérable Thich Nhat Hanh, est prêt à les accueillir dans les quatre monastères fondés par lui dans le Sud-Ouest de la France. Les deux lettres font également remarquer que le groupe de leurs très nombreux amis et relations, en Europe comme aux États-Unis, assurera sans aucun problème leur subsistance économique.
La lettre du religieux rappelle aussi l’aide apportée par la France aux boat-people par l’intermédiaire de l’actuel ministre des affaires étrangères et du bateau l’île de lumière. Elle évoque Saint François d’Assise et sollicite un rendez-vous du président français.
(1) le texte des deux lettres a été mis en ligne sur le site consacré à la communauté deBat Nha, «HelpBatnha »aux adresses suivantes: http://helpbatnha.org/2009/12/lettre-de-sr-elisabeth-a-m-le-president/?lang=fr#more-3433
http://helpbatnha.org/2009/12/lettre-a-m-le-president-de-la-republique-francaise/?lang=fr
(Source: Eglises d'Asie, 18 décembre 2009)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Mời theo dõi cuộc thi thơ ''Xướng - Họa'' tôn vinh Mẹ Maria (6)
Lm. Trăng Thập Tự
09:34 18/12/2009
MỜI THEO DÕI CUỘC THI THƠ XƯỚNG HỌA - 6
Hầu hết các tác giả trẻ đều lần đầu thử sức với thơ Đường Luật. Bên cạnh đó có cả những bậc lão thành ghi rõ muốn đóng góp vào cuộc chơi để động viên khích lệ các bạn trẻ trên đường đoan hứa sống khiết tịnh. Thay lời cho các bạn trẻ, chúng con xin chân thành cảm tạ tấm lòng ưu ái đối với con cháu. Trong thông báo này, trước khi giới thiệu những bài mới, xin đăng lại bài của ba vị tiền bối:
Cụ Dominic Thế Kiên, 92 tuổi, giáo xứ An Lạc, Sài Gòn
Cụ Vân Uyên, 90 tuổi, Paris, Pháp
Cụ Mai Xuân Trình 86 tuổi, Québec, Canađa
Bài 16: E VÀ MỚI
(Mến tặng các cháu tuổi vào đời)
Mẹ, từ Ý Chúa thuở Ê Đen,
Thanh thoát vào đời tựa đoá sen,
Sốt sắng theo Con luôn tỉnh thức,
Trầm ngâm mến Chúa mãi ca khen.
Khuyên người xa lánh phường sa đoạ,
Nguyện Chúa xót thương kẻ mọn hèn.
Nhất trí đồng tâm trông cậy Mẹ,
Noi gương khiết tịnh chẳng bon chen…
Thế Kiên Dominic s/n 1918
Bài 45 NGỢI KHEN ĐỨC MẸ ĐỒNG-TRINH VÔ-NHIỄM NGUYÊN-TỘI
Chúng con tội lỗi tựa bùn đen
Ca ngợi Mẹ Hiền ví đóa Sen
Trong trắng tuyết trinh trong trắng tuyệt
Tội-truyền Vô-nhiễm ngợi, khong khen.
Mẹ sinh ra Chúa Ngôi-Hai, xuống
Cứu-chuộc nhân-sinh kẻ thấp hèn
Ơn Mẹ bao la: Hằng-Cứu-Giúp
Vui mừng đón rước, quyết đua chen.
Mai-xuân-Trình
Bài 52: BÚP HOA SEN
Nhớ trời vươn thẳng vượt bùn đen
Ngây ngất đào tơ nhú ngó sen
Thân rễ bám sâu chìm nước đục
Nhụy hương phong kín ngậm lời khen
Nợ trần du khách chờ duyên kiếp
Rẽ lá thuyền ai đón phận hèn
Hương sắc gương đời trên mặt nước
Khiêm cung nhẫn nại chớ bon chen.
VÂN UYÊN
Bài 61
Nguyên thuỷ Ê-đen chẳng vết đen.
Nụ sen, chen lẫn những bông sen.
Thanh bình, êm ái, một thân kiếp.
Xao xuyến, đau buồn, lời nịnh khen.
Khốn khổ, đường trần, tìm chút sáng.
Êm thay, lối Chúa, chiếu đời hèn.
Kiếp lầy, Chúa chọn, nụ sen mới.
Lịch sử cứu trần phúc nở chen.
Trinh nguyên
Bài 62: ĐỜI MẠ XIN VÂNG
Mạ xưa răng trắng nhuộm thành đen
Mà trong tim mạ nở đoá sen
Răng đen không đẹp bằng tâm đẹp
Sống đời thanh bạch mới đáng khen
Mặc ai lời lãi đời nhân thế
Mạ luôn kinh, lễ kiếp mọn hèn
“Xin Vâng” hai chữ theo đời Mạ
Thánh Giá đường hẹp chẳng ai chen
Giang Tịnh
Bài 63: TRUYỆN NGHÌN NĂM TRƯỚC
Truyện nghìn năm trước ở Ê-đen,
Rắn kia đầu bẹp dưới gót sen.
Ơi người diễm phúc, thật diễm phúc!
“Chúa ở cùng Bà,” Chúa chúc khen.
Người cao nâng Mẹ lên thiên chức,
Chẳng xét vinh / sang dẫu mọn / hèn.
Trinh khiết—ơn trời—trinh khiết gọi.
Con dù bất xứng cũng bon chen.
Phạm Văn Tiên
Bài 64: MẸ
Con về thăm lại Ê-den
Bởi phúc trùng lai mẹ tòa sen
Tiết trinh, trinh tiết mà nên mẹ
Muôn vạn đàn con cất tiếng khen
Thân xác mẹ, hương lòng thanh khiết
Luôn hạ mình tôi tớ mọn hèn
Tạ ơn Chúa cho con có mẹ
Có mẹ con đi chẳng bon chen
Maria Xuyến
Bài 65: DÂNG MẸ
Giữa cõi hồng trần đầy bóng đen,
Yêu kiều Trinh Nữ tựa hoa sen,
Chúa Trời muôn trước Chúa Trời chọn,
Nhân thế ngàn sau nhân thế khen.
Làm Mẹ Chúa Trời nơi vĩnh phúc,
Thương con trần thế chốn mọn hèn,
Thiết tha dâng Mẹ niềm khao khát,
Thanh thoát giữa đời bon với chen.
Vũ Nguyên
Bài 66: MỪNG LỄ ĐỨC MẸ MĂNG ĐEN
Về đây mừng lễ Mẹ Măng – Đen
Con kính dâng Mẹ ngàn đóa sen.
Chan chứa tình con với tình Mẹ
Mẹ dạy con hát tiếng ngợi khen.
Thiên Chúa từ bi và nhân ái
Người đã đoái thương đến phận hèn.
Con xin cảm tạ tình thương Chúa
Cùng vâng ý Mẹ chớ đua chen.
Phạm Trung
Bài họa 67: BỨC TRANH VÂN CẨU
Thế kỷ đảo điên giữa trắng đen
Bà hoàng hôm trước nay con sen
Côn đồ thoáng chốc lên ngôi chủ
Gian ác bỗng dưng được tụng khen
Khố rách mánh mung thành quý phái
Sang giàu luồn cúi hóa ngu hèn
Trần gian tựa bức tranh vân cẩu
Chẳng thẹn súc cầm mãi lấn chen
LÃNG DU TIÊN SINH
Bài 68: NGHE LỜI MẸ KHUYÊN
Tiếng ai êm nhẹ giữa bùn đen
Giữ lòng thơm ngát tựa hương sen
Mắt Mẹ nhìn con âu yếm nhủ
Tim con yêu Mẹ cảm mến khen
Đoan hứa giữ lòng luôn thanh khiết
Quyết tâm xa lánh chuyện thấp hèn
Xin Mẹ giữ hồn thơ trong trắng
Dẫu đời thác loạn, chẳng đua chen
M. T. HỒNG DIỄM
Bài 69: NÓI CÙNG ANH
Tình ta em ước chẳng vương đen
Thanh khiết, diệu kì tựa đoá sen
Trong chốn bùn nhơ không vấy bẩn
Giữa đời khiết tịnh đáng ca khen
Đá vàng quyết dứt tình trăng gió
Tinh sạch gắng quên ý thấp hèn
Thiên diễm tình yêu ta nguyện dệt
Hồng ân Thiên Chúa nở hoa chen.
Khanh Van
Bài 70: VẦN THƠ DÂNG MẸ
Một đời toả sáng chốn bùn đen
Sáng tựa ngàn sao đẹp sắc sen.
Vâng phục xin vâng ân trời xuống
Thương đời rưng lệ, lệ mấy phen
Hương toả sắc sen sen cao quý
Ai gọi! Gọi ai! sống mọn hèn
Ngước mắt nhìn sen, sen trong mắt
Trần ai thoát cảnh, cảnh đua chen
Khoan Vỹ ngày: 12/12/2009
Bài 73: ĐỜI CON CÓ MẸ
Ai cám dỗ ai tại Ê-đen
Còn đâu sánh bước ngắm vườn sen
Duyên tình tuyệt giao từ hôm đó
Đôi lứa bất toàn chẳng được khen
Thương con yếu đuối nên mang tội
Mẹ quyết xin vâng dẫu mọn hèn
Có mẹ, đời con dù hoen ố
Con gắng mình khiết tịnh đua chen
Lm TTT xin lỗi tác giả bài thơ này, vì khi tải xuống quên ghi email của tác giả. Sau đó Lm TTT đã tìm mãi mà không tìm lại được email gốc. Xin tác giả bài này vui lòng gởi lại và ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại. Xin cám ơn nhiều.
Bài 74: NHƯ MẸ TUYẾT TRINH
Mẹ về thắp sáng cả đêm đen
Bát ngát hồn tôi, vị hương sen
Thuở nao Mẹ hát cung dấu lặng
Mà nay nhân thế nhịp ca khen
Gương Mẹ tuyết trinh như thế đấy
Lẽ nào tôi lại sống thấp hèn
Xin nguyện giữ mình trinh trắng mãi
Mặc cho thiên hạ cứ đua chen
GIANG TỊNH
Bài 75: TÌNH YÊU THÁNH
Cái nồi đất trong trắng ngoài đen
Giữa chợ đời em như đoá sen
Trước bao cám dỗ, không vấp ngã
Em vẫn mênh mang lời Mẹ khen
Kìa bao Thánh Nữ thề trinh tiết
Há em thoáng chốc lại yếu hèn
Em cứ hân hoan tình yêu Thánh
Mai này hạnh phúc rực hoa chen
GIANG TỊNH
Bài 76: ÂM THẦM PHỤC VỤ
Cuộc đời không hẳn trắng hay đen
Giống như hoa cỏ, ở đầm sen
Chúng cùng len lỏi, tranh cao thấp
Ở cấp bậc nào, cũng đáng khen
Có kẻ mon men, tìm chỗ tốt
Có kẻ rốt hết, chọn thấp hèn
Không cần tiếng khen, đen hay trắng
Như ánh nắng vàng, chẳng bon chen.
Khongkhong2
Bài 77: NHÌN LÊN MẸ
Đôi mắt nhìn nhau lấp lánh đen
Gió lùa hương tóc thoảng mùi sen.
Tình yêu-có phải tình yêu đến:
Ngập ngừng rung động ngập ngừng khen!
Thôi nhé, đừng nhìn nhau mê đắm
Cho đời cám dỗ đến hư hèn.
Cùng nhìn một hướng Trời, có Mẹ
Vứt bỏ đua đòi với bon chen.
Lý Tân
Bài 78: MẸ MĂNG ĐEN(1)
Chiều nay về với Mẹ Măng-đen
Giữa chốn rừng sâu, dâng đóa sen
Đôi bàn tay cụt, khuôn mặt “xấu”(2)
Nghìn phước tuôn dài, đáng ca khen.
Mẹ chịu thiệt thòi, toàn trinh khiết
Con nhận đầy dư, đủ đớn hèn.
Thân phận mỏng dòn, bao cám dỗ
Quyết giữ tinh tuyền giữa đua chen.
Lý Tân
(1): Tượng đài Đức Mẹ Măng đen thuộc xã Măng-đen, huyện Kon Plông, Tỉnh Kon Tum.
(2): Tượng Đức Mẹ vì chiến tranh bị lãng quên, vùi lấp: đôi tay bị gãy (cụt), khuôn mặt biến dạng…
Bài 79: LỜI KINH TRONG ĐÊM
Vờn bay gió nhẹ tóc huyền đen
Thanh thoát hương trầm quyện gót sen
Chiều xuống giáo đường chuông réo gọi
Đêm về lời Thánh hát mừng khen
Yêu thương Thiên Chúa nương trần thế
Cứu chuộc Ngôi Hai chịu nhục hèn
Áo trắng nghiêng buồn chân bước vội
Thánh cung trầm bổng tiếng đàn chen
LÃNG DU TIÊN SINH
Bài 80: KÍNH MỪNG MARIA ĐẦY ƠN PHÚC
Tổ Tông phạm tội hóa bùn đen
Nhờ Mẹ Khiết-Trinh tựa đóa sen
Thiên-Sứ Truyền tin Bà đón nhận
Cưu mang Ấu-Chúa thánh thần khen
Ơn Cha ban xuống sinh Con Chúa
Thiên-Tử ra đời cứu kẻ hèn
Khen ngợi Mẹ Hiền, Quyền Chúa tặng
Đạp đầu rắn độc, hết bon chen.
Mai Xuân Trình.
Hầu hết các tác giả trẻ đều lần đầu thử sức với thơ Đường Luật. Bên cạnh đó có cả những bậc lão thành ghi rõ muốn đóng góp vào cuộc chơi để động viên khích lệ các bạn trẻ trên đường đoan hứa sống khiết tịnh. Thay lời cho các bạn trẻ, chúng con xin chân thành cảm tạ tấm lòng ưu ái đối với con cháu. Trong thông báo này, trước khi giới thiệu những bài mới, xin đăng lại bài của ba vị tiền bối:
Cụ Dominic Thế Kiên, 92 tuổi, giáo xứ An Lạc, Sài Gòn
Cụ Vân Uyên, 90 tuổi, Paris, Pháp
Cụ Mai Xuân Trình 86 tuổi, Québec, Canađa
Bài 16: E VÀ MỚI
(Mến tặng các cháu tuổi vào đời)
Mẹ, từ Ý Chúa thuở Ê Đen,
Thanh thoát vào đời tựa đoá sen,
Sốt sắng theo Con luôn tỉnh thức,
Trầm ngâm mến Chúa mãi ca khen.
Khuyên người xa lánh phường sa đoạ,
Nguyện Chúa xót thương kẻ mọn hèn.
Nhất trí đồng tâm trông cậy Mẹ,
Noi gương khiết tịnh chẳng bon chen…
Thế Kiên Dominic s/n 1918
Bài 45 NGỢI KHEN ĐỨC MẸ ĐỒNG-TRINH VÔ-NHIỄM NGUYÊN-TỘI
Chúng con tội lỗi tựa bùn đen
Ca ngợi Mẹ Hiền ví đóa Sen
Trong trắng tuyết trinh trong trắng tuyệt
Tội-truyền Vô-nhiễm ngợi, khong khen.
Mẹ sinh ra Chúa Ngôi-Hai, xuống
Cứu-chuộc nhân-sinh kẻ thấp hèn
Ơn Mẹ bao la: Hằng-Cứu-Giúp
Vui mừng đón rước, quyết đua chen.
Mai-xuân-Trình
Bài 52: BÚP HOA SEN
Nhớ trời vươn thẳng vượt bùn đen
Ngây ngất đào tơ nhú ngó sen
Thân rễ bám sâu chìm nước đục
Nhụy hương phong kín ngậm lời khen
Nợ trần du khách chờ duyên kiếp
Rẽ lá thuyền ai đón phận hèn
Hương sắc gương đời trên mặt nước
Khiêm cung nhẫn nại chớ bon chen.
VÂN UYÊN
Bài 61
Nguyên thuỷ Ê-đen chẳng vết đen.
Nụ sen, chen lẫn những bông sen.
Thanh bình, êm ái, một thân kiếp.
Xao xuyến, đau buồn, lời nịnh khen.
Khốn khổ, đường trần, tìm chút sáng.
Êm thay, lối Chúa, chiếu đời hèn.
Kiếp lầy, Chúa chọn, nụ sen mới.
Lịch sử cứu trần phúc nở chen.
Trinh nguyên
Bài 62: ĐỜI MẠ XIN VÂNG
Mạ xưa răng trắng nhuộm thành đen
Mà trong tim mạ nở đoá sen
Răng đen không đẹp bằng tâm đẹp
Sống đời thanh bạch mới đáng khen
Mặc ai lời lãi đời nhân thế
Mạ luôn kinh, lễ kiếp mọn hèn
“Xin Vâng” hai chữ theo đời Mạ
Thánh Giá đường hẹp chẳng ai chen
Giang Tịnh
Bài 63: TRUYỆN NGHÌN NĂM TRƯỚC
Truyện nghìn năm trước ở Ê-đen,
Rắn kia đầu bẹp dưới gót sen.
Ơi người diễm phúc, thật diễm phúc!
“Chúa ở cùng Bà,” Chúa chúc khen.
Người cao nâng Mẹ lên thiên chức,
Chẳng xét vinh / sang dẫu mọn / hèn.
Trinh khiết—ơn trời—trinh khiết gọi.
Con dù bất xứng cũng bon chen.
Phạm Văn Tiên
Bài 64: MẸ
Con về thăm lại Ê-den
Bởi phúc trùng lai mẹ tòa sen
Tiết trinh, trinh tiết mà nên mẹ
Muôn vạn đàn con cất tiếng khen
Thân xác mẹ, hương lòng thanh khiết
Luôn hạ mình tôi tớ mọn hèn
Tạ ơn Chúa cho con có mẹ
Có mẹ con đi chẳng bon chen
Maria Xuyến
Bài 65: DÂNG MẸ
Giữa cõi hồng trần đầy bóng đen,
Yêu kiều Trinh Nữ tựa hoa sen,
Chúa Trời muôn trước Chúa Trời chọn,
Nhân thế ngàn sau nhân thế khen.
Làm Mẹ Chúa Trời nơi vĩnh phúc,
Thương con trần thế chốn mọn hèn,
Thiết tha dâng Mẹ niềm khao khát,
Thanh thoát giữa đời bon với chen.
Vũ Nguyên
Bài 66: MỪNG LỄ ĐỨC MẸ MĂNG ĐEN
Về đây mừng lễ Mẹ Măng – Đen
Con kính dâng Mẹ ngàn đóa sen.
Chan chứa tình con với tình Mẹ
Mẹ dạy con hát tiếng ngợi khen.
Thiên Chúa từ bi và nhân ái
Người đã đoái thương đến phận hèn.
Con xin cảm tạ tình thương Chúa
Cùng vâng ý Mẹ chớ đua chen.
Phạm Trung
Bài họa 67: BỨC TRANH VÂN CẨU
Thế kỷ đảo điên giữa trắng đen
Bà hoàng hôm trước nay con sen
Côn đồ thoáng chốc lên ngôi chủ
Gian ác bỗng dưng được tụng khen
Khố rách mánh mung thành quý phái
Sang giàu luồn cúi hóa ngu hèn
Trần gian tựa bức tranh vân cẩu
Chẳng thẹn súc cầm mãi lấn chen
LÃNG DU TIÊN SINH
Bài 68: NGHE LỜI MẸ KHUYÊN
Tiếng ai êm nhẹ giữa bùn đen
Giữ lòng thơm ngát tựa hương sen
Mắt Mẹ nhìn con âu yếm nhủ
Tim con yêu Mẹ cảm mến khen
Đoan hứa giữ lòng luôn thanh khiết
Quyết tâm xa lánh chuyện thấp hèn
Xin Mẹ giữ hồn thơ trong trắng
Dẫu đời thác loạn, chẳng đua chen
M. T. HỒNG DIỄM
Bài 69: NÓI CÙNG ANH
Tình ta em ước chẳng vương đen
Thanh khiết, diệu kì tựa đoá sen
Trong chốn bùn nhơ không vấy bẩn
Giữa đời khiết tịnh đáng ca khen
Đá vàng quyết dứt tình trăng gió
Tinh sạch gắng quên ý thấp hèn
Thiên diễm tình yêu ta nguyện dệt
Hồng ân Thiên Chúa nở hoa chen.
Khanh Van
Bài 70: VẦN THƠ DÂNG MẸ
Một đời toả sáng chốn bùn đen
Sáng tựa ngàn sao đẹp sắc sen.
Vâng phục xin vâng ân trời xuống
Thương đời rưng lệ, lệ mấy phen
Hương toả sắc sen sen cao quý
Ai gọi! Gọi ai! sống mọn hèn
Ngước mắt nhìn sen, sen trong mắt
Trần ai thoát cảnh, cảnh đua chen
Khoan Vỹ ngày: 12/12/2009
Bài 73: ĐỜI CON CÓ MẸ
Ai cám dỗ ai tại Ê-đen
Còn đâu sánh bước ngắm vườn sen
Duyên tình tuyệt giao từ hôm đó
Đôi lứa bất toàn chẳng được khen
Thương con yếu đuối nên mang tội
Mẹ quyết xin vâng dẫu mọn hèn
Có mẹ, đời con dù hoen ố
Con gắng mình khiết tịnh đua chen
Lm TTT xin lỗi tác giả bài thơ này, vì khi tải xuống quên ghi email của tác giả. Sau đó Lm TTT đã tìm mãi mà không tìm lại được email gốc. Xin tác giả bài này vui lòng gởi lại và ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại. Xin cám ơn nhiều.
Bài 74: NHƯ MẸ TUYẾT TRINH
Mẹ về thắp sáng cả đêm đen
Bát ngát hồn tôi, vị hương sen
Thuở nao Mẹ hát cung dấu lặng
Mà nay nhân thế nhịp ca khen
Gương Mẹ tuyết trinh như thế đấy
Lẽ nào tôi lại sống thấp hèn
Xin nguyện giữ mình trinh trắng mãi
Mặc cho thiên hạ cứ đua chen
GIANG TỊNH
Bài 75: TÌNH YÊU THÁNH
Cái nồi đất trong trắng ngoài đen
Giữa chợ đời em như đoá sen
Trước bao cám dỗ, không vấp ngã
Em vẫn mênh mang lời Mẹ khen
Kìa bao Thánh Nữ thề trinh tiết
Há em thoáng chốc lại yếu hèn
Em cứ hân hoan tình yêu Thánh
Mai này hạnh phúc rực hoa chen
GIANG TỊNH
Bài 76: ÂM THẦM PHỤC VỤ
Cuộc đời không hẳn trắng hay đen
Giống như hoa cỏ, ở đầm sen
Chúng cùng len lỏi, tranh cao thấp
Ở cấp bậc nào, cũng đáng khen
Có kẻ mon men, tìm chỗ tốt
Có kẻ rốt hết, chọn thấp hèn
Không cần tiếng khen, đen hay trắng
Như ánh nắng vàng, chẳng bon chen.
Khongkhong2
Bài 77: NHÌN LÊN MẸ
Đôi mắt nhìn nhau lấp lánh đen
Gió lùa hương tóc thoảng mùi sen.
Tình yêu-có phải tình yêu đến:
Ngập ngừng rung động ngập ngừng khen!
Thôi nhé, đừng nhìn nhau mê đắm
Cho đời cám dỗ đến hư hèn.
Cùng nhìn một hướng Trời, có Mẹ
Vứt bỏ đua đòi với bon chen.
Lý Tân
Bài 78: MẸ MĂNG ĐEN(1)
Chiều nay về với Mẹ Măng-đen
Giữa chốn rừng sâu, dâng đóa sen
Đôi bàn tay cụt, khuôn mặt “xấu”(2)
Nghìn phước tuôn dài, đáng ca khen.
Mẹ chịu thiệt thòi, toàn trinh khiết
Con nhận đầy dư, đủ đớn hèn.
Thân phận mỏng dòn, bao cám dỗ
Quyết giữ tinh tuyền giữa đua chen.
Lý Tân
(1): Tượng đài Đức Mẹ Măng đen thuộc xã Măng-đen, huyện Kon Plông, Tỉnh Kon Tum.
(2): Tượng Đức Mẹ vì chiến tranh bị lãng quên, vùi lấp: đôi tay bị gãy (cụt), khuôn mặt biến dạng…
Bài 79: LỜI KINH TRONG ĐÊM
Vờn bay gió nhẹ tóc huyền đen
Thanh thoát hương trầm quyện gót sen
Chiều xuống giáo đường chuông réo gọi
Đêm về lời Thánh hát mừng khen
Yêu thương Thiên Chúa nương trần thế
Cứu chuộc Ngôi Hai chịu nhục hèn
Áo trắng nghiêng buồn chân bước vội
Thánh cung trầm bổng tiếng đàn chen
LÃNG DU TIÊN SINH
Bài 80: KÍNH MỪNG MARIA ĐẦY ƠN PHÚC
Tổ Tông phạm tội hóa bùn đen
Nhờ Mẹ Khiết-Trinh tựa đóa sen
Thiên-Sứ Truyền tin Bà đón nhận
Cưu mang Ấu-Chúa thánh thần khen
Ơn Cha ban xuống sinh Con Chúa
Thiên-Tử ra đời cứu kẻ hèn
Khen ngợi Mẹ Hiền, Quyền Chúa tặng
Đạp đầu rắn độc, hết bon chen.
Mai Xuân Trình.
Sinh viên Công giáo TGP Hà nội thăm và tặng quà cho các bệnh nhân phong
Hương Giang
10:45 18/12/2009
HÀ NỘI - Sáng ngày 17/12/2009, nhóm sinh viên Công Giáo tổng giáo phận Hà Nội (CGTGPHN) đã tới thăm – tặng quà cho các bệnh nhân phong tại khu điều trị phong Ba Sao (Hà Nam) và Xuân Mai (Hà Nội) dưới sự hướng dẫn của Cha Giuse Nguyễn Khắc Quế (Chánh xứ Thạch Bích). Đồng hành cùng đoàn còn có các vị ân nhân, những người có lòng hảo tâm không “làm ngơ trước sự đau khổ của người khác”. Sự nhiệt tâm của đoàn đã mang lại niềm vui, niềm an ủi lớn cho các bệnh nhân trong mùa Giáng Sinh sắp tới.
Hình ảnh thăm bệnh nhân phong
Đôi nét về khu điều trị phong Ba Sao và Xuân Mai
Ba Sao và Xuân Mai là những khu điều trị phong ra đời khá muộn (khoảng những năm 60 và 70 của thế kỉ XX) so với những khu điều trị khác ở miền Bắc như: Vân Môn – Thái Bình (1898); Quả Cảm - Bắc Ninh (1913) hay Phú Bình – Thái Nguyên (những năm 50 của thế kỉ XX)… Tuy là những cơ sở “sinh sau để muộn” nhưng khu điều trị phong Ba Sao và Xuân Mai đã không ngừng lớn mạnh và phát triển về mọi mặt. Hiện nay, diện tích của khu điều trị phong Ba Sao đã lên tới 68.8ha (rộng hơn khu điều trị phong có tuổi thọ hơn 1 thế kỉ là Vân Môn, Thái Bình – 65ha) với 236 thành viên cùng chung sống (trong đó có 27 cán bộ và y bác sĩ). Khu điều trị phong Xuân Mai có diện tích hẹp hơn, với 115 bệnh nhân. Những năm gần đây được sự quan tâm của cộng đồng, đặc biệt các hội từ thiện trong và ngoài nước, đời sống của các bệnh nhân phong ở hai khu điều trị được cải thiện rõ rệt cả về vật chất (mỗi tháng một bệnh nhân được 270.000 đồng) lẫn tinh thần (sự hiện diện của Cha Nguyễn Khắc Quế, của các bạn sinh viên CGTGPHN là một minh chứng). Trong khu điều trị phong Ba Sao tuy chỉ có hơn 20 người Công Giáo nhưng họ đã có một nhà nguyện nhỏ, ấm cúng để các anh chị em hợp nhau trong Chúa, để họ có thể chia sẻ, cảm thông với nhau. Số bệnh nhân là người Công Giáo ở Xuân Mai cũng gần bằng Ba Sao nhưng đời sống cầu nguyện của bà con Công Giáo nơi đây khó khăn hơn do nhà nguyện (đã từng có) bị đóng cửa gần một năm nay. Đó là thiệt thòi lớn về mặt tinh thần đối với các bệnh nhân, nhưng sự mất mát đó không làm những người con tin theo Chúa nản lòng mà họ vẫn ngày đêm cầu nguyện, hàng tối vẫn tập trung tại gia đình nào đó để đọc kinh, xin Chúa thương và nâng đỡ họ vượt qua những gian nan thử thách trong cuộc sống.
Tình người – làm vơi đi nỗi đau trong cuộc sống
Vào những năm đầu thế kỉ XX, bệnh phong là một trong những căn bệnh được coi là nguy hiểm nhất của loài người, bị tách biệt hoàn toàn đối với những bệnh truyền nhiễm khác. Vì thế mà những người mắc bệnh này bị đối xử tàn tệ, bị đày đến những nơi hoang vu, hẻo lánh, thậm chí họ còn bị tước mất quyền thiêng liêng của con người – quyền được sống.
Ngày nay, y học đã phát triển, người dân đã hiểu biết hơn về bệnh phong, vì thế những bệnh nhân phong không còn bị ghẻ lạnh như trước kia nhưng đời sống của các bệnh nhân nhìn chung vẫn còn nhiều thiếu thốn.
Ông Phêrô Phạm Văn Tế, năm nay 74 tuổi, một bệnh nhân tại Ba Sao tâm sự: khi ông phát hiện ra căn bệnh quái ác này (28 tuổi) ông vô cùng buồn chán, lúc đó “cả đến những người thân trong gia đình cũng ruồng bỏ” ông, ông phải sống trong cảnh “cô đơn và sự ghẻ lạnh” của người thân suốt 7 năm trước khi ông tới khu điều trị. Cái ngày mà ông ra đi mới thật đớn đau, ông phải “đi bộ 2 ngày 2 đêm mới tới được khu điều trị” vì khi ông “lên tầu lại bị đuổi xuống”, còn gia đình vì sợ hãi nên cũng không ai dám đưa ông đi. Những ngày mới tới khu điều trị nơi đây là rừng rậm và có nhiều thú dữ nên cũng buồn và lạnh lẽo. Những năm gần đây được sự quan tâm của mọi người ông thấy đời sống thoải mái hơn nhưng “vẫn còn nhiều cơ cực lắm” vì “hiện giờ thuốc do khu điều trị cấp chưa đắp ứng nhu cầu, nếu muốn phải tự bỏ tiền túi ra mua thuốc ngoài rồi nhờ các bác sĩ điều trị…” và “mỗi ngày chưa được 10.000 đồng với giá cả sinh hoạt đắt đỏ như hiện nay thì cũng chẳng thấm vào đâu.”
Đồng cảnh ngộ với cụ Tế, cụ Bùi Thị Quyệt, 70 tuổi, đến từ Ninh Bình cho biết thêm: “trước kia vì bị mọi người kì thị nên tôi phải dấu bệnh, vì thế mà giờ chân tay mới bị cụt rụt thế này, giá như mọi người lúc đó hiểu biết về bệnh phong như bây giờ thì khi phát hiện bệnh, chúng tôi đi chữa chạy kịp thời thì sẽ không bị mang thương tật. Bệnh này càng phát hiện sớm và chữa chạy kịp thời càng tốt. Giờ trong người chúng tôi không còn vi khuẩn phong nữa, chỉ bị tật thôi nên cũng khỏe mạnh lắm. Tuy vậy, nếu không được mọi người quan tâm, chu cấp vật chất và thuốc men đầy đủ thì chúng tôi vẫn phải làm thêm ruộng vườn, chân tay này mà lao động thì nó lại lở loét thêm. Vậy nên chúng tôi mong mọi người, đặc biệt là sinh viên như các cháu sau này có điều kiện giúp chúng tôi nhiều để chúng tôi có thể an tâm thanh thản trong tuổi già khi cả đời đã cực nhục vì phải đấu tranh với bệnh tật và sự kì thị của xã hội”.
Mỗi lần có các đoàn từ thiện tới thăm, các bệnh nhân vui mừng như được sưởi ấm trong mùa đông lạnh giá. Tại khu điều trị phong Xuân Mai, khi được các bạn sinh viên hỏi han, trò chuyện các bệnh nhân cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Nhiều cụ già tuy “tai đã nặng, mắt đã mờ” nhưng vẫn nở nụ cười hồn hậu và vỗ tay theo nhịp bài hát mà các bạn sinh viên cất lên. Các cụ như được sống lại thời niên thiếu của mình, cái thời mà nhiều cụ chưa phát hiện bệnh nên vẫn tự tin và hi vọng vào tương lai. Bà cụ Thạo năm nay đã gần 90 tuổi khi được Cha trưởng đoàn và các anh chị em sinh viên quan tâm ân cần đã không kìm nổi giọt nước mắt sung sướng của mình. Cụ nói: “mong mọi người cầu nguyện thật nhiều cho chúng tôi, để chúng tôi sớm có nơi tập trung đọc kinh cầu nguyện. Được biết các Cha và mọi người thương chúng con thế này chúng con xúc động và hạnh phúc lắm.” Vậy là, chỉ có tình thương, tình người mới làm vơi đi những nỗi đau trong cuộc sống của những con người thiệt thòi bất hạnh trong xã hội nói chung và cách riêng là các bệnh nhân tại khu điều trị phong Ba Sao và Xuân Mai.
Chuyến thăm hỏi và tặng quà của nhòm sinh viên CGTGPHN đã làm cho bầu khí của hai khu điều trị phong Ba Sao và Xuân Mai ấm lên, đó là niềm vui, niềm hạnh phúc của các bệnh nhân để chuẩn bị đón mừng Chúa Giáng Sinh. Mong rằng sẽ có thật nhiều người có tấm lòng hảo tâm sẵn sàng chia sẻ với những bệnh nhân để họ “có thể an tâm, thanh thản trong tuổi già khi cả đời đã cực nhục vì phải đấu tranh với bệnh tật và sự kì thị của xã hội”.
Hình ảnh thăm bệnh nhân phong
Đôi nét về khu điều trị phong Ba Sao và Xuân Mai
Ba Sao và Xuân Mai là những khu điều trị phong ra đời khá muộn (khoảng những năm 60 và 70 của thế kỉ XX) so với những khu điều trị khác ở miền Bắc như: Vân Môn – Thái Bình (1898); Quả Cảm - Bắc Ninh (1913) hay Phú Bình – Thái Nguyên (những năm 50 của thế kỉ XX)… Tuy là những cơ sở “sinh sau để muộn” nhưng khu điều trị phong Ba Sao và Xuân Mai đã không ngừng lớn mạnh và phát triển về mọi mặt. Hiện nay, diện tích của khu điều trị phong Ba Sao đã lên tới 68.8ha (rộng hơn khu điều trị phong có tuổi thọ hơn 1 thế kỉ là Vân Môn, Thái Bình – 65ha) với 236 thành viên cùng chung sống (trong đó có 27 cán bộ và y bác sĩ). Khu điều trị phong Xuân Mai có diện tích hẹp hơn, với 115 bệnh nhân. Những năm gần đây được sự quan tâm của cộng đồng, đặc biệt các hội từ thiện trong và ngoài nước, đời sống của các bệnh nhân phong ở hai khu điều trị được cải thiện rõ rệt cả về vật chất (mỗi tháng một bệnh nhân được 270.000 đồng) lẫn tinh thần (sự hiện diện của Cha Nguyễn Khắc Quế, của các bạn sinh viên CGTGPHN là một minh chứng). Trong khu điều trị phong Ba Sao tuy chỉ có hơn 20 người Công Giáo nhưng họ đã có một nhà nguyện nhỏ, ấm cúng để các anh chị em hợp nhau trong Chúa, để họ có thể chia sẻ, cảm thông với nhau. Số bệnh nhân là người Công Giáo ở Xuân Mai cũng gần bằng Ba Sao nhưng đời sống cầu nguyện của bà con Công Giáo nơi đây khó khăn hơn do nhà nguyện (đã từng có) bị đóng cửa gần một năm nay. Đó là thiệt thòi lớn về mặt tinh thần đối với các bệnh nhân, nhưng sự mất mát đó không làm những người con tin theo Chúa nản lòng mà họ vẫn ngày đêm cầu nguyện, hàng tối vẫn tập trung tại gia đình nào đó để đọc kinh, xin Chúa thương và nâng đỡ họ vượt qua những gian nan thử thách trong cuộc sống.
Tình người – làm vơi đi nỗi đau trong cuộc sống
Vào những năm đầu thế kỉ XX, bệnh phong là một trong những căn bệnh được coi là nguy hiểm nhất của loài người, bị tách biệt hoàn toàn đối với những bệnh truyền nhiễm khác. Vì thế mà những người mắc bệnh này bị đối xử tàn tệ, bị đày đến những nơi hoang vu, hẻo lánh, thậm chí họ còn bị tước mất quyền thiêng liêng của con người – quyền được sống.
Ngày nay, y học đã phát triển, người dân đã hiểu biết hơn về bệnh phong, vì thế những bệnh nhân phong không còn bị ghẻ lạnh như trước kia nhưng đời sống của các bệnh nhân nhìn chung vẫn còn nhiều thiếu thốn.
Ông Phêrô Phạm Văn Tế, năm nay 74 tuổi, một bệnh nhân tại Ba Sao tâm sự: khi ông phát hiện ra căn bệnh quái ác này (28 tuổi) ông vô cùng buồn chán, lúc đó “cả đến những người thân trong gia đình cũng ruồng bỏ” ông, ông phải sống trong cảnh “cô đơn và sự ghẻ lạnh” của người thân suốt 7 năm trước khi ông tới khu điều trị. Cái ngày mà ông ra đi mới thật đớn đau, ông phải “đi bộ 2 ngày 2 đêm mới tới được khu điều trị” vì khi ông “lên tầu lại bị đuổi xuống”, còn gia đình vì sợ hãi nên cũng không ai dám đưa ông đi. Những ngày mới tới khu điều trị nơi đây là rừng rậm và có nhiều thú dữ nên cũng buồn và lạnh lẽo. Những năm gần đây được sự quan tâm của mọi người ông thấy đời sống thoải mái hơn nhưng “vẫn còn nhiều cơ cực lắm” vì “hiện giờ thuốc do khu điều trị cấp chưa đắp ứng nhu cầu, nếu muốn phải tự bỏ tiền túi ra mua thuốc ngoài rồi nhờ các bác sĩ điều trị…” và “mỗi ngày chưa được 10.000 đồng với giá cả sinh hoạt đắt đỏ như hiện nay thì cũng chẳng thấm vào đâu.”
Đồng cảnh ngộ với cụ Tế, cụ Bùi Thị Quyệt, 70 tuổi, đến từ Ninh Bình cho biết thêm: “trước kia vì bị mọi người kì thị nên tôi phải dấu bệnh, vì thế mà giờ chân tay mới bị cụt rụt thế này, giá như mọi người lúc đó hiểu biết về bệnh phong như bây giờ thì khi phát hiện bệnh, chúng tôi đi chữa chạy kịp thời thì sẽ không bị mang thương tật. Bệnh này càng phát hiện sớm và chữa chạy kịp thời càng tốt. Giờ trong người chúng tôi không còn vi khuẩn phong nữa, chỉ bị tật thôi nên cũng khỏe mạnh lắm. Tuy vậy, nếu không được mọi người quan tâm, chu cấp vật chất và thuốc men đầy đủ thì chúng tôi vẫn phải làm thêm ruộng vườn, chân tay này mà lao động thì nó lại lở loét thêm. Vậy nên chúng tôi mong mọi người, đặc biệt là sinh viên như các cháu sau này có điều kiện giúp chúng tôi nhiều để chúng tôi có thể an tâm thanh thản trong tuổi già khi cả đời đã cực nhục vì phải đấu tranh với bệnh tật và sự kì thị của xã hội”.
Mỗi lần có các đoàn từ thiện tới thăm, các bệnh nhân vui mừng như được sưởi ấm trong mùa đông lạnh giá. Tại khu điều trị phong Xuân Mai, khi được các bạn sinh viên hỏi han, trò chuyện các bệnh nhân cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Nhiều cụ già tuy “tai đã nặng, mắt đã mờ” nhưng vẫn nở nụ cười hồn hậu và vỗ tay theo nhịp bài hát mà các bạn sinh viên cất lên. Các cụ như được sống lại thời niên thiếu của mình, cái thời mà nhiều cụ chưa phát hiện bệnh nên vẫn tự tin và hi vọng vào tương lai. Bà cụ Thạo năm nay đã gần 90 tuổi khi được Cha trưởng đoàn và các anh chị em sinh viên quan tâm ân cần đã không kìm nổi giọt nước mắt sung sướng của mình. Cụ nói: “mong mọi người cầu nguyện thật nhiều cho chúng tôi, để chúng tôi sớm có nơi tập trung đọc kinh cầu nguyện. Được biết các Cha và mọi người thương chúng con thế này chúng con xúc động và hạnh phúc lắm.” Vậy là, chỉ có tình thương, tình người mới làm vơi đi những nỗi đau trong cuộc sống của những con người thiệt thòi bất hạnh trong xã hội nói chung và cách riêng là các bệnh nhân tại khu điều trị phong Ba Sao và Xuân Mai.
Chuyến thăm hỏi và tặng quà của nhòm sinh viên CGTGPHN đã làm cho bầu khí của hai khu điều trị phong Ba Sao và Xuân Mai ấm lên, đó là niềm vui, niềm hạnh phúc của các bệnh nhân để chuẩn bị đón mừng Chúa Giáng Sinh. Mong rằng sẽ có thật nhiều người có tấm lòng hảo tâm sẵn sàng chia sẻ với những bệnh nhân để họ “có thể an tâm, thanh thản trong tuổi già khi cả đời đã cực nhục vì phải đấu tranh với bệnh tật và sự kì thị của xã hội”.
Mục vụ và Truyền giáo cho người di dân
Fx. Trần Kim Ngọc, OP.
10:50 18/12/2009
Những lý do cho Thánh Lễ Tạ Ơn của Ban Mục Vụ Di Dân – Sinh Viên vào chiều ngày 14.12.2009 là: 1/ Hồng ân Chúa ban; 2/ 40 lãnh nhận các Bí Tích Khai Tâm Kitô Giáo, sau Khánh Nhật Truyền Giáo đã có thêm 30 dự tòng; 3/ Nhiều ân nhân giúp đỡ; 4/ Nhiều người cầu nguyện và nâng đỡ về tinh thần; 5/ Thêm nhiều cộng tác viên; 6/ Nhiều biên cương được mở ra.
Các lãnh vực mà Ban Mục Vụ Di Dân – Sinh Viên đã thực hiện trong thời gian qua: 1/ Truyền giáo cho người di dân; 2/ Mục vụ cho người di dân; 3/ Mục vụ cho sinh viên; 4/ Tổ chức lớp học tình thương cho con em di dân; 5/ Khám bệnh và phát thuốc cho người di dân; 6/ Câu lạc bộ cho người di dân; 7/ Mục vụ cho giới trẻ; 8/ Tổ chức Ngày Hội Giới Trẻ Di Dân… Có lẽ những sinh hoạt trên đây chưa thấm vào đâu đối với nhu cầu thực tế đối với giới di dân trên địa bàn Biên Hoà – Đồng Nai.
Hy vọng trong tương lai sẽ có nhiều người và nhiều tổ chức hội đoàn lưu tâm đến đời sống nhiều phức tạp và đa dạng, rộng lớn và bao gồm nhiều thành phần trong giới di dân để họ vơi đi nỗi vất vả nhọc nhằn, bớt nghèo khổ đi, và được hưởng một cuộc sống êm ái hơn, thoải mái hơn và ý nghĩa hơn. Mong thay!
Dòng MTG Thanh Hóa sưởi ấm tình người HMong
Ccile Trang Nhung
10:54 18/12/2009
THANH HÓA, ngày 17/12/2009, trong tâm tình bước vào tuần Bát nhật chuẩn bị đón mừng Lễ Chúa Giáng sinh, 5 soeurs đại diện của Hội Dòng Mến Thánh Giá Thanh hóa cùng với sự trợ giúp của Hội Bác ái Phanxicô (Franciscan Charity) lên đường đem hơi ấm tình thương cho đồng bào dân tộc thiểu số Hmông.
Hình ảnh thăm người HMong
Dân tộc Hmông, nơi chúng tôi đến, nằm trên miền đồi núi, phía Tây của Giáo phận Thanh hóa, thuộc Xã Phú sơn, Huyện Quan hóa, cách Thành phố Thanh hóa khoảng trên 200km. Phong cảnh nơi đây thật hữu tình, thơ mộng và hùng vĩ ! Có lẽ bởi vì Bản làng hiện lên như một bức họa thiên nhiên, thấp thoáng những ngôi nhà tranh, vách kết bằng những thanh tre, nứa giữa núi rừng, tạo nên cảnh sắc riêng của dân tộc. Chúng ta cảm nhận thấy vẻ đẹp nơi đây thật nên thơ, nhưng chúng ta cũng khá thấm mệt trên hành trình đi tới với những con đường mòn nhỏ hẹp, gập ghềnh và khúc khuỷu. 6km đi bộ vào Bản làng, chúng tôi mới có thể đến được với anh em dân tộc này.
Nghèo ! Đói là tình trạng mà dân tộc thiểu số nói chung, Hmông nói riêng, phải luôn luôn đối diện mà không mấy khả quan ngày thoát khổ. Họ nghèo không chỉ về vật chất, mà còn nghèo trong lĩnh vực tinh thần. Cuộc sống của người dân Hmông chỉ trông vào nương, rẫy là chính, vậy nên bữa ăn với họ quá thanh đạm: quả củ sắn, khoai, ngô độn nhiều hơn hạt cơm. Rồi mùa đông giá lạnh tràn về, những túp nhà tranh mỏng manh không đủ sức để chống đỡ gió-bão hay để che mưa cho mọi người trong gia đình. Bản làng chỉ có 60 hộ, nhưng dân số đã lên tới 331 người. Cả Bản làng chỉ có một con suối nhỏ mang tên « Suối tôn » là nguồn cung cấp nước duy nhất cho người dân. Già, trẻ, nam, nữ vào thời tiết bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông, thì việc tắm, giặt, uống nước, rửa rau, vo gạo, đều chung trên con suối này.
Khi chúng tôi đến đây, từ những người lớn đến các trẻ em ra đón chúng tôi từ 3km, trong niềm vui khôn tả với ánh mắt khóe lên niềm hy vọng. Có lẽ chúng tôi đến đây như những « Ông già Noel » không chân dung, không chút khái niệm trong họ, mà chỉ là « Cứu nhân » trong cơn nguy khó. Dù trời giá buốt, dù thiếu ăn, thiếu mặc, nhưng sự hồn nhiên và an phận nghèo của họ vẫn tỏa rạng trên khuôn mặt. Họ chào đón chúng tôi bằng vũ khúc IB TAAG MO ( Bài hát Đêm đông). Quà tặng chúng tôi chuyển đến là gạo, bánh và chiếu, rất thực tiễn cho nhu cầu của họ. Tuy nhiên, trước cảnh quá nghèo nàn của người Hmông, số quà này đến cũng chưa thấm vào đâu.
Tết sắp đến, từ các Tỉnh Thành đã dần rộn rã sắm Tết Xuân trong khi người dân tộc Hmông không đủ ăn đủ mặc, được bữa trưa thưa bữa chiều. Ước mong sao sẽ có nhiều những tấm lòng hảo tâm để cùng với chúng tôi đem hơi ấm tình thương đến cho người Hmông.
Hình ảnh thăm người HMong
Dân tộc Hmông, nơi chúng tôi đến, nằm trên miền đồi núi, phía Tây của Giáo phận Thanh hóa, thuộc Xã Phú sơn, Huyện Quan hóa, cách Thành phố Thanh hóa khoảng trên 200km. Phong cảnh nơi đây thật hữu tình, thơ mộng và hùng vĩ ! Có lẽ bởi vì Bản làng hiện lên như một bức họa thiên nhiên, thấp thoáng những ngôi nhà tranh, vách kết bằng những thanh tre, nứa giữa núi rừng, tạo nên cảnh sắc riêng của dân tộc. Chúng ta cảm nhận thấy vẻ đẹp nơi đây thật nên thơ, nhưng chúng ta cũng khá thấm mệt trên hành trình đi tới với những con đường mòn nhỏ hẹp, gập ghềnh và khúc khuỷu. 6km đi bộ vào Bản làng, chúng tôi mới có thể đến được với anh em dân tộc này.
Nghèo ! Đói là tình trạng mà dân tộc thiểu số nói chung, Hmông nói riêng, phải luôn luôn đối diện mà không mấy khả quan ngày thoát khổ. Họ nghèo không chỉ về vật chất, mà còn nghèo trong lĩnh vực tinh thần. Cuộc sống của người dân Hmông chỉ trông vào nương, rẫy là chính, vậy nên bữa ăn với họ quá thanh đạm: quả củ sắn, khoai, ngô độn nhiều hơn hạt cơm. Rồi mùa đông giá lạnh tràn về, những túp nhà tranh mỏng manh không đủ sức để chống đỡ gió-bão hay để che mưa cho mọi người trong gia đình. Bản làng chỉ có 60 hộ, nhưng dân số đã lên tới 331 người. Cả Bản làng chỉ có một con suối nhỏ mang tên « Suối tôn » là nguồn cung cấp nước duy nhất cho người dân. Già, trẻ, nam, nữ vào thời tiết bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông, thì việc tắm, giặt, uống nước, rửa rau, vo gạo, đều chung trên con suối này.
Khi chúng tôi đến đây, từ những người lớn đến các trẻ em ra đón chúng tôi từ 3km, trong niềm vui khôn tả với ánh mắt khóe lên niềm hy vọng. Có lẽ chúng tôi đến đây như những « Ông già Noel » không chân dung, không chút khái niệm trong họ, mà chỉ là « Cứu nhân » trong cơn nguy khó. Dù trời giá buốt, dù thiếu ăn, thiếu mặc, nhưng sự hồn nhiên và an phận nghèo của họ vẫn tỏa rạng trên khuôn mặt. Họ chào đón chúng tôi bằng vũ khúc IB TAAG MO ( Bài hát Đêm đông). Quà tặng chúng tôi chuyển đến là gạo, bánh và chiếu, rất thực tiễn cho nhu cầu của họ. Tuy nhiên, trước cảnh quá nghèo nàn của người Hmông, số quà này đến cũng chưa thấm vào đâu.
Tết sắp đến, từ các Tỉnh Thành đã dần rộn rã sắm Tết Xuân trong khi người dân tộc Hmông không đủ ăn đủ mặc, được bữa trưa thưa bữa chiều. Ước mong sao sẽ có nhiều những tấm lòng hảo tâm để cùng với chúng tôi đem hơi ấm tình thương đến cho người Hmông.
Thánh Lễ Tạ ơn Mừng Kỷ Niệm 150 Năm thành lập Tu Hội Dòng Salêdiêng Don Bosco
Phêrô Nguyễn Quang Ngọc
11:32 18/12/2009
SAIGÒN - Sáng nay thứ sáu, vào lúc 8giờ30 ngày 18/12/2009 tại Giáo xứ Xuân Hiệp (số 54 đường số 5, khu phố 4, phường Linh Xuân, Quận Thủ Đức) hạt Thủ Đức, Tổng Giáo Phận Sài Gòn, Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn người gia trưởng Giáo Phận, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ (Giáo Phận Thái Bình), Đức Cha Giuse Hoàng Văn Tiệm (Giáo Phận Bùi Chu), quý Cha, qúy Tu Sĩ nam, nữ đã đến hiệp dâng Thánh Lễ Tạ ơn Mừng kỷ niệm 150 năm thành lập tu hội dòng Salêdiêng Don Bosco. Các ông bà cố, giới trẻ, quý cộng đoàn cùng khách mời từ các nơi ngoài Giáo Phận đến dự Thánh Lễ khoảng 1200 người.
Phần đầu chương trình vào lúc 9giờ10 là nghi thức tri ân hướng ý về lịch sử tu hội và ý nghĩa ngày Lễ. Kế tiếp là các tiết mục diễn nguyện: Hợp xướng Cảm Tạ Hồng Ân, Thắp Sáng Cho Đời,, Cùng Chia Sẻ Sứ Mệnh và Đức Ái Mục Tử Với Don Bosco, Giấc Mơ Chín Tuổi. Qua đó Don Bosco, Cha của chúng ta là nhà giáo dục tuyệt vời mà Thiên Chúa qua bàn tay từ mẫu của mẹ Maria, Bà Giáo của hệ thống giáo dục dự phòng đã làm cho biết bao bao tâm hồn người trẻ, nhất là những trẻ em nghèo và thất vọng trở nên những Kitô hữu thánh thiện, đạo đức và những công dân hữu ích cho xã hội.
Thánh Lễ bắt đầu vào lúc 10h30, một Cha trong dòng Salêdiêng Don Bosco đọc bài dẫn Lễ. Kính thưa cộng đoàn:
Ngày 18 tháng 12 năm 1859, trong một căn phòng nhỏ bé ở Torinto, 17 người trẻ đã họp nhau lại quanh Don Bosco. Đây chính là thời điểm sinh ra Tu Hội Salêdiêng, là bước khởi đầu thật khiêm tốn dòng lịch sử của những người được Thiên Chúa mời gọi theo chân Don Bosco, dâng hiến trọn vẹn cuộc sống mình cho lợi ích giới trẻ.
Hôm nay, 18 tháng 12 năm 2009, ngày nối tiếp của chuyện lịch sử đã kéo dài 150 năm. Đây là câu chuyện lịch sử về những con người cụ thể. Họ là ai? Là những tu sĩ Salêdieng khiêm tốn, thánh thiện và cam đảm. Những người này, với ơn sủng của Thiên Chúa, đã dấn thân hoạt động tông đồ không mệt mỏi, luôn nhiệt thành đầy sáng tạo. Những người này, với con tim mục tử của Đức Kitô, luôn biết chia vui sẻ buồn, hết lòng ủi an, nâng đỡ tha nhân. Những người này, dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, đã trung kiên trong ơn gọi, trở nên những chứng nhân can trường, luôn mang trong mình ngọn lửa yêu thương nồng cháy đến độ liều lĩnh, dám nghĩ dám làm mọi sự để có thẻ giúp giới trẻ đến gặp Đấng là Nguồn Sự Sống và tặng ban Sự Sống dồi dào. Và những con người này, đã dấn thân táo bạo theo Tin Mừng, để làm cho trái tim, bàn tay và nụ cười của Don Bosco vươn đến chúng ta.
Trong niềm tri ân Thiên Chúa, biết ơn và tưởng nhớ đến Don Bosco và những con người đó, chúng con kính mời ĐHY, quý Đức Cha, quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể cộng đòan bước vào Thánh lễ,nơi đó tất cả các tu sĩ Salêdiêng sẽ canh tân lời khấn với mong ước luôn trung thành với Chúa trong đoàn sủng của Don Bosco. Và trong thánh lễ này chúng ta cũng vui mừng tạ ơn Chúa vì một số anh em chính thức nộp đơn xin truyền giáo.
Trong Thánh lễ, ĐHY chia sẻ tâm tình: cám ơn sự hiện diện của Don Bosco ở giáo phận Sài Gòn cũng như các giáo phận khác trong đất nước Việt Nam rất vui mừng khi có nhiều anh em truyền giáo của Don Bosco cũng như các dòng khác.
Bài giảng của Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ chia sẻ: tinh thần của Salediêng Don Bosco hiện diện ở trên khắp thế giới đặc biệt là ở Việt Nam với sứ mạng chăm lo cho giới trẻ là các thanh thiếu niên nghèo khổ và bị bỏ rơi, với đoàn sủng của Don Bosco mừng 150 năm thành lập tu hội Salediêng Don Bosco trong đó có Việt Nam với số hội viên là 17 ngàn. Sống với tôn chỉ của Don Bosco Đấng sáng lập với câu châm ngôn “Damihi Animas, Coetera tolle”, xin cho con các linh hồn còn hơn mọi sự khác xin cứ lấy đi.
Sau bài giảng là nghi thức canh tân lời khấn và nhận đơn xin truyền giáo.
Cuối Thánh lễ, Cha Giám tỉnh dòng Giuse Trần Hòa Hưng có đôi lời cám ơn: Trọng kính ĐHY tổng giám mục giáo phận Sài Gòn, Đức Cha giáo phận Bùi Chu, Đức Cha giáo phận Thái Bình. Kính thưa quý Cha, quý bề trên, quý tu sĩ, quý ông bà cố, kính thưa các thành viên trong đại gia đình Salediêng Don Bosco, kính thưa quý vị ân nhân, thân nhân, các bạn hữu xa gần, toàn thể quý khách, các bạn trẻ thân mến cùng với tất cả anh em Salediêng Don Bosco giờ đây, con hân hoan nói lên lời cám ơn chân thành, xuất phát từ trái tim của chúng con là những tu sĩ giữa lòng Hội Thánh Việt Nam. Chúng con xin tri ân Thiên Chúa, mãi mãi không ngừng, vì Ngài là nguồn mạch mọi sự tốt lành, đã ban cho chúng con ơn gọi Thánh hiến Tông đồ Salediêng. Cùng với đức tin, đây là hồng ân quý giá nhất mà chúng con không bao giờ có thể dâng lời tạ ơn cho đủ, vì vậy, trước hết, chúng con xin tuyên xưng với niềm tri ân khiêm cung: Thiên Chúa chính là Đấng đã làm nên tất cả những gì tốt lành trong đời sống và việc làm của chúng con, cá nhân cũng như cộng đoàn. Từ niềm tri ân Thiên Chúa, chúng con xin chân thành cám ơn Đức Hồng Y tổng giám mục giáo phận Sài Gòn, như dấu chỉ của tình phụ tử nhân hậu của Thiên Chúa, Đức Hồng Y đã luôn quan tâm giúp đỡ và tạo mọi thuận lợi cho chúng con được hòa nhịp vào mọi nỗi vui buồn, ưu tư trăn trở của giáo phận trong sứ mệnh yêu thương phục vụ tha nhân chúng con xin hết lòng cám ơn Đức Hồng Y và với cõi lòng của những người con cái Cha Thánh Gioan Bosco, chúng con lập lại quyết tâm vâng phục những hướng dẫn của Đức Hồng Y trong các đường hướng mục vụ, để nói lên lòng yêu mến của chúng con đối với Hội Thánh Chúa Kitô, chúng con cũng vui sướng nói lên lời tri ân đối với quý Đức Cha đang hiện diện nơi đây, cũng như quý Đức Cha trong các giáo phận mà anh em Salediêng anh em chúng con đang phục vụ. Chúng con biết quý đức Cha rất bận rộn vì bao công việc và nhiều đức Cha không thể đến đây tham dự với chúng con trong ngày lễ này nhưng chúng con tin chắc tấm lòng của quý Đức Cha luôn ưu ái quan tâm đến chúng con. Tất cả anh em Salediêng chúng con đều cảm nghiệm được tình yêu thương đặc biệt mà quý Đức Cha đã dành cho chúng con, nhất là khi quý Đức Cha mời gọi chúng con dấn thân làm việc trong các giáo phận. Nhiều đức Cha đã mở ra cho chúng con những chân trời bao la rộng lớn để chúng con họat động cho giới trẻ trên quê hương đất việt mến yeu này. Chúng con xin chân thành tri ân quý đức Cha.
Phần đầu chương trình vào lúc 9giờ10 là nghi thức tri ân hướng ý về lịch sử tu hội và ý nghĩa ngày Lễ. Kế tiếp là các tiết mục diễn nguyện: Hợp xướng Cảm Tạ Hồng Ân, Thắp Sáng Cho Đời,, Cùng Chia Sẻ Sứ Mệnh và Đức Ái Mục Tử Với Don Bosco, Giấc Mơ Chín Tuổi. Qua đó Don Bosco, Cha của chúng ta là nhà giáo dục tuyệt vời mà Thiên Chúa qua bàn tay từ mẫu của mẹ Maria, Bà Giáo của hệ thống giáo dục dự phòng đã làm cho biết bao bao tâm hồn người trẻ, nhất là những trẻ em nghèo và thất vọng trở nên những Kitô hữu thánh thiện, đạo đức và những công dân hữu ích cho xã hội.
Thánh Lễ bắt đầu vào lúc 10h30, một Cha trong dòng Salêdiêng Don Bosco đọc bài dẫn Lễ. Kính thưa cộng đoàn:
Ngày 18 tháng 12 năm 1859, trong một căn phòng nhỏ bé ở Torinto, 17 người trẻ đã họp nhau lại quanh Don Bosco. Đây chính là thời điểm sinh ra Tu Hội Salêdiêng, là bước khởi đầu thật khiêm tốn dòng lịch sử của những người được Thiên Chúa mời gọi theo chân Don Bosco, dâng hiến trọn vẹn cuộc sống mình cho lợi ích giới trẻ.
Hôm nay, 18 tháng 12 năm 2009, ngày nối tiếp của chuyện lịch sử đã kéo dài 150 năm. Đây là câu chuyện lịch sử về những con người cụ thể. Họ là ai? Là những tu sĩ Salêdieng khiêm tốn, thánh thiện và cam đảm. Những người này, với ơn sủng của Thiên Chúa, đã dấn thân hoạt động tông đồ không mệt mỏi, luôn nhiệt thành đầy sáng tạo. Những người này, với con tim mục tử của Đức Kitô, luôn biết chia vui sẻ buồn, hết lòng ủi an, nâng đỡ tha nhân. Những người này, dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, đã trung kiên trong ơn gọi, trở nên những chứng nhân can trường, luôn mang trong mình ngọn lửa yêu thương nồng cháy đến độ liều lĩnh, dám nghĩ dám làm mọi sự để có thẻ giúp giới trẻ đến gặp Đấng là Nguồn Sự Sống và tặng ban Sự Sống dồi dào. Và những con người này, đã dấn thân táo bạo theo Tin Mừng, để làm cho trái tim, bàn tay và nụ cười của Don Bosco vươn đến chúng ta.
Trong niềm tri ân Thiên Chúa, biết ơn và tưởng nhớ đến Don Bosco và những con người đó, chúng con kính mời ĐHY, quý Đức Cha, quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể cộng đòan bước vào Thánh lễ,nơi đó tất cả các tu sĩ Salêdiêng sẽ canh tân lời khấn với mong ước luôn trung thành với Chúa trong đoàn sủng của Don Bosco. Và trong thánh lễ này chúng ta cũng vui mừng tạ ơn Chúa vì một số anh em chính thức nộp đơn xin truyền giáo.
Trong Thánh lễ, ĐHY chia sẻ tâm tình: cám ơn sự hiện diện của Don Bosco ở giáo phận Sài Gòn cũng như các giáo phận khác trong đất nước Việt Nam rất vui mừng khi có nhiều anh em truyền giáo của Don Bosco cũng như các dòng khác.
Bài giảng của Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ chia sẻ: tinh thần của Salediêng Don Bosco hiện diện ở trên khắp thế giới đặc biệt là ở Việt Nam với sứ mạng chăm lo cho giới trẻ là các thanh thiếu niên nghèo khổ và bị bỏ rơi, với đoàn sủng của Don Bosco mừng 150 năm thành lập tu hội Salediêng Don Bosco trong đó có Việt Nam với số hội viên là 17 ngàn. Sống với tôn chỉ của Don Bosco Đấng sáng lập với câu châm ngôn “Damihi Animas, Coetera tolle”, xin cho con các linh hồn còn hơn mọi sự khác xin cứ lấy đi.
Sau bài giảng là nghi thức canh tân lời khấn và nhận đơn xin truyền giáo.
Cuối Thánh lễ, Cha Giám tỉnh dòng Giuse Trần Hòa Hưng có đôi lời cám ơn: Trọng kính ĐHY tổng giám mục giáo phận Sài Gòn, Đức Cha giáo phận Bùi Chu, Đức Cha giáo phận Thái Bình. Kính thưa quý Cha, quý bề trên, quý tu sĩ, quý ông bà cố, kính thưa các thành viên trong đại gia đình Salediêng Don Bosco, kính thưa quý vị ân nhân, thân nhân, các bạn hữu xa gần, toàn thể quý khách, các bạn trẻ thân mến cùng với tất cả anh em Salediêng Don Bosco giờ đây, con hân hoan nói lên lời cám ơn chân thành, xuất phát từ trái tim của chúng con là những tu sĩ giữa lòng Hội Thánh Việt Nam. Chúng con xin tri ân Thiên Chúa, mãi mãi không ngừng, vì Ngài là nguồn mạch mọi sự tốt lành, đã ban cho chúng con ơn gọi Thánh hiến Tông đồ Salediêng. Cùng với đức tin, đây là hồng ân quý giá nhất mà chúng con không bao giờ có thể dâng lời tạ ơn cho đủ, vì vậy, trước hết, chúng con xin tuyên xưng với niềm tri ân khiêm cung: Thiên Chúa chính là Đấng đã làm nên tất cả những gì tốt lành trong đời sống và việc làm của chúng con, cá nhân cũng như cộng đoàn. Từ niềm tri ân Thiên Chúa, chúng con xin chân thành cám ơn Đức Hồng Y tổng giám mục giáo phận Sài Gòn, như dấu chỉ của tình phụ tử nhân hậu của Thiên Chúa, Đức Hồng Y đã luôn quan tâm giúp đỡ và tạo mọi thuận lợi cho chúng con được hòa nhịp vào mọi nỗi vui buồn, ưu tư trăn trở của giáo phận trong sứ mệnh yêu thương phục vụ tha nhân chúng con xin hết lòng cám ơn Đức Hồng Y và với cõi lòng của những người con cái Cha Thánh Gioan Bosco, chúng con lập lại quyết tâm vâng phục những hướng dẫn của Đức Hồng Y trong các đường hướng mục vụ, để nói lên lòng yêu mến của chúng con đối với Hội Thánh Chúa Kitô, chúng con cũng vui sướng nói lên lời tri ân đối với quý Đức Cha đang hiện diện nơi đây, cũng như quý Đức Cha trong các giáo phận mà anh em Salediêng anh em chúng con đang phục vụ. Chúng con biết quý đức Cha rất bận rộn vì bao công việc và nhiều đức Cha không thể đến đây tham dự với chúng con trong ngày lễ này nhưng chúng con tin chắc tấm lòng của quý Đức Cha luôn ưu ái quan tâm đến chúng con. Tất cả anh em Salediêng chúng con đều cảm nghiệm được tình yêu thương đặc biệt mà quý Đức Cha đã dành cho chúng con, nhất là khi quý Đức Cha mời gọi chúng con dấn thân làm việc trong các giáo phận. Nhiều đức Cha đã mở ra cho chúng con những chân trời bao la rộng lớn để chúng con họat động cho giới trẻ trên quê hương đất việt mến yeu này. Chúng con xin chân thành tri ân quý đức Cha.
Đêm Nhạc Giáng Sinh 2009 tại Trung Tâm Mục Vụ TGP Sài Gòn
Phêrô Nguyễn Quang Ngọc
11:39 18/12/2009
SAIGÒN - trong niềm vui đón mừng Giáng Sinh 2009, nhất là niềm vui Mừng Năm Thánh 2010, được sự khuyến khích của Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, Giám Mục giáo phận Sài Gòn, với sự hỗ trợ của giới Doanh nhân Công giáo trong giáo phận, Trung Tâm Mục Vụ tổ chức Đêm Nhạc Giáng Sinh với chủ đề: ĐÊM THÁNH, ĐÊM HỒNG ÂN tại Trung Tâm Mục Vụ Tổng Giáo phận Sài Gòn (Số 6bis Tôn Đức Thắng Quận 1) vào lúc 19h00 thứ 6 ngày 18/12/2009.
Xem hình ảnh Đêm Thánh Ca Hồng Ân
Đêm nay, đêm Thánh, đêm Hồng Ân Cứu Độ: đây là lúc chúng ta cùng nhau nhìn về khởi điểm siêu việt của lịch sử cứu độ, lịch sử của Tình Yêu. Tin Mừng Thánh Gioan được bắt đầu bằng những lời “lúc khởi đầu…” cũng là những lời khởi đầu sách Sáng Thế: “Lúc khởi đầu…” lúc khởi đầu là TÌNH YÊU VÀ MÃI MÃI LÀ TÌNH YÊU, vì đó là mầu nhiệm ẩn giấu từ muôn thuở trong tình yêu vô biên của Ba Ngôi Thiên Chúa, được mạc khải qua công trình cứu thế của Chúa Kitô, được triển khai trong lịch sử nhân loại với sức mạnh của Chúa Thánh Thần. Tất cả đều nói với ta THIÊN CHÚA LÀ TÌNH YÊU.
Đêm nay Chúa Giêsu Cứu Thế đến với chúng ta với quà tặng tình yêu: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một Mình cho chúng ta…”; Ngài đã làm người và cắm lều ở giữa chúng ta. Thánh Gioan dùng động từ “cắm lều” để diễn tả lịch sử cứu độ yêu thương của Thiên Chúa. Ngài yêu thương và yeu thương đến cùng.
Không những Ngài ban cho ta quà tặng tình yêu, mà Ngài còn ban cho ta phúc lành Vui Mừng và Hy Vọng, nhất là Ngài hứa ban Bình An cho nhân loại.
Đêm nay đúng thật là
ĐÊM THÁNH, ĐÊM HỒNG ÂN CỨU ĐỘ
1. Hình ảnh cầu nguyện (Video clips).
2. Để Chúa đến (Nguyễn Duy) – Thanh Sử và các ca sĩ công giáo Thành Phố
3. KHAI MẠC Đêm Thánh vô cùng – Jingel Bells – Đội kèn giáo xứ Tân Thái Sơn.
4. Trong cánh đồng Bêlem (Kim Long – Viết Chung) – Giáo xứ Chính Tòa
5. Mừng Chúa ra đời (Giang Ân) – Diệu Hiền, Bích Hiền, Hoài Uyên.
6. Đất trời giao duyên: Gloria, chú bé đánh trống, Adeste Fideles – Hội dòng mến Thánh Giá Gò Vấp.
7. You Raise me up (nhạc Rolf Lovland, lời: Brendan Graham lời việt & hòa âm: Nguyễn Bách) – Tốp ca Credo, nhóm Suối Việt.
8. Noel mùa hồng ân (Ngọc Linh) – Hợp xướng: TTMV & Giáo hạt Thủ Đức.
9. Lời cầu đêm thánh (Adolph Adam) – Mai Thảo, Gia Ân.
10. Liên khúc giáng sinh – Thiếu nhi giáo xứ Chính Tòa.
ĐÊM THÁNH – ĐÊM HỒNG ÂN: PHẦN II
Đêm Thánh, đêm hồng ân cảm tạ: đêm nhạc Giáng Sinh hôm nay được diễn ra trong những ngày đầu tiên của Năm Thánh Giáo Hội tại Việt Nam, Năm Thánh 2010 vừa mới khai mạc cách nay gần 1 tháng ở Giáo tỉnh Hà Nội. Năm Thánh này là thời gian đặc biệt, vì đây là thời đỉem kỳ niệm 50 năm thành lập hàng Giáo Phẩm Việt Nam; là thời gian hồng ân, thời gian hát vang điệp khúc “hãy cảm tạ Thiên Chúa vì Chúa nhân từ, muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương (Tv 136).”
“Cùng với Giáo Hội toàn cầu luôn cảm tạ Thiên Chúa đã ban ơn cứu độ chan hòa khắp thế giới, Giáo Hội tại Việt Nam tạ ơn vì tin rằng sự hiện hữu của mình trên đất nước này đến từ ý định ngàn đời đầy yêu thương của Thiên Chúa muốn cứu rỗi mọi người. Chính Đức Kitô chứ không ai khác đã sai các sứ giả của Ngài đến vùng đất thân yêu này để loan truyền Tin Mừng cứu độ”. (trích Đề Cương Giáo Hội tại Việt Nam: Mầu nhiệm- Hiệp thông – sứ vụ, số 1).
Đêm nay, đêm Thánh, đêm Hồng Ân Cảm Tạ, cả chục ngàn người đang hiện diện nơi đây đang hát vang trời dậy đất bài ca cảm tạ: “Chúa yêu thương dân tộc Việt Nam đến cùng; Chúa ban ơn đức tin cho nhiều người Việt Nam qua lời loan báo Tin Mừng của những vị thừa sai; Chúa cho Giáo Hội Việt Nam vươn tới sự trưởng thành với hàng Giáo Phẩm được thành lập năm 1960. Đó là những lý do để chúng ta cùng tạ ơn Thiên Chúa. (trích đền cương Giáo Hội tại Việt Nam: Mầu nhiệm – Hiệp thông – sứ vụ, số 1 và “Tổng Giáo Phận Sài Gòn qua dòng lịch sử”, do ĐHY GB. Phạm Minh Mẫn biên soạn, tr.8).
11. Joy to the world (l.Watts) – Tiếng muôn Thiên Thần (Lời việt: Kim Long) – Màn đêm tỏa lan (nhạc cổ Pháp) – Hội dòng mến Thánh Giá Tân Việt.
12. Niềm vui Giáng Sinh (Nguyễn Duy) – Trần Ngọc, Hồng Mơ.
13. Cùng đi Bê-lem (Hoài Đức – Vĩnh Phước) – ca nhạc cảnh: Giáo xứ Hạnh Thông Tây.
14. Sài Gòn Giáng Sinh (Quốc Nam) – tam ca: Minh Tú, Minh Thư, Nathan Lee
15. Alleluia (nhạc Lully, Hòa âm: Noyon, Lời việt: Kim Long) – Giáo hạt Phú Thọ.
16. Màn đêm lung linh (nhạc: Đức, lời việt: Kim Long) – tứ ca nam.
17. Mừng vui lên, hỡi người! (Nhạc: truyền thống – lời & hòa âm: Nguyễn Bách) – Hợp ca nhóm Suối Việt.
18. Khúc ca Bêlem (Anh Tuấn) – Đông Nghi, Xuân Trường.
19. Lời chúc Giáng Sinh 2009 – Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn.
20. We Wish you a merry Christmas (cổ ca Anh) – Cộng đoàn.
21. Lời cám ơn – đại diện ban tổ chức cám ơn.
22. Hang Bêlem (Hải Linh) – Cộng đoàn.
Trong lời cám ơn, Cha Giuse Nguyễn Văn Hiền cùng với Đức Cha giám đốc Phêrô Nguyễn Văn Khảm và quý Cha thuộc Trung Tâm Mục Vụ. Chúng con xin chân thành cám ơn:
Đức Hồng Y: Đêm nhạc Giáng sinh hàng năm được tổ chức là do sáng kiến của ĐHY và hầu như không có đêm nhạc Giáng Sinh nào mà ĐHY không hiện diện với chúng con, sự hiện diện của một người Cha làm cho đêm nhạc hôm nay trở nên ấm áp của gia đình giáo phận.
Chúng con cũng xin chân thành cám ơn Cha Tổng Đại Diện, quý Cha, quý nam nữ Tu Sĩ, đặc biệt quý Cha và quý Soeur bề trên đã cộng tác với ban tổ chức chúng con qua việc cho phép và hỗ trợ các nhóm biểu diễn trong đêm nay.
Chúng tôi xin hết lòng cám ơn quý đạo diễn và hướng dẫn chương trình, quý ca sĩ, ca trưởng và ca viên các ca đoàn, và các diễn viên – đặc biệt là các diễn viên nhí – đã dày công tập dượt và chuẩn bị cho đêm nhạc này có được thành quả tốt đẹp này. Không có công sức của anh chị, không có đêm diễn này.
Chúng tôi cũng không quên sự phục vụ âm thầm nhưng đầy vất vả của các nhóm chuyên môn như âm thanh & ánh sáng, quay và phát hình, trang trí và đạo cụ, tiếp tân và trật tự, y tế và cứu hỏa – đặc biệt là nhóm sắp xếp và thu dọn hàng chục ngàn chiếc ghế cho đêm diễn hôm nay.
Một vị ân nhân liên tiếp trong nhiều năm đã hỗ trợ chúng con trong đêm nhạc Giáng Sinh là quý anh chị trong nhóm doanh nghiệp công giáo.
Cuối cùng, xin cám ơn tất cả anh chị em đã đáp lại lời mời gọi và đến dự đêm nhạc Giáng Sinh hôm nay, có thể nói đêm diễn được tổ chức là vì và cho tất cả anh chị em, không có anh chị em thì cũng chẳng có đêm diễn này.
Một lần nữa, cùng với Đức Cha giám đốc và quý Cha thuộc Trung Tâm Mục Vụ, chúng con xin hết lòng cám ơn và kính chúc ĐHY cùng toàn thể quý vị một mùa Giáng Sinh tràn đầy niềm vui và ân phúc của Chúa.
Xem hình ảnh Đêm Thánh Ca Hồng Ân
Đêm nay, đêm Thánh, đêm Hồng Ân Cứu Độ: đây là lúc chúng ta cùng nhau nhìn về khởi điểm siêu việt của lịch sử cứu độ, lịch sử của Tình Yêu. Tin Mừng Thánh Gioan được bắt đầu bằng những lời “lúc khởi đầu…” cũng là những lời khởi đầu sách Sáng Thế: “Lúc khởi đầu…” lúc khởi đầu là TÌNH YÊU VÀ MÃI MÃI LÀ TÌNH YÊU, vì đó là mầu nhiệm ẩn giấu từ muôn thuở trong tình yêu vô biên của Ba Ngôi Thiên Chúa, được mạc khải qua công trình cứu thế của Chúa Kitô, được triển khai trong lịch sử nhân loại với sức mạnh của Chúa Thánh Thần. Tất cả đều nói với ta THIÊN CHÚA LÀ TÌNH YÊU.
Đêm nay Chúa Giêsu Cứu Thế đến với chúng ta với quà tặng tình yêu: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một Mình cho chúng ta…”; Ngài đã làm người và cắm lều ở giữa chúng ta. Thánh Gioan dùng động từ “cắm lều” để diễn tả lịch sử cứu độ yêu thương của Thiên Chúa. Ngài yêu thương và yeu thương đến cùng.
Không những Ngài ban cho ta quà tặng tình yêu, mà Ngài còn ban cho ta phúc lành Vui Mừng và Hy Vọng, nhất là Ngài hứa ban Bình An cho nhân loại.
Đêm nay đúng thật là
ĐÊM THÁNH, ĐÊM HỒNG ÂN CỨU ĐỘ
1. Hình ảnh cầu nguyện (Video clips).
2. Để Chúa đến (Nguyễn Duy) – Thanh Sử và các ca sĩ công giáo Thành Phố
3. KHAI MẠC Đêm Thánh vô cùng – Jingel Bells – Đội kèn giáo xứ Tân Thái Sơn.
4. Trong cánh đồng Bêlem (Kim Long – Viết Chung) – Giáo xứ Chính Tòa
5. Mừng Chúa ra đời (Giang Ân) – Diệu Hiền, Bích Hiền, Hoài Uyên.
6. Đất trời giao duyên: Gloria, chú bé đánh trống, Adeste Fideles – Hội dòng mến Thánh Giá Gò Vấp.
7. You Raise me up (nhạc Rolf Lovland, lời: Brendan Graham lời việt & hòa âm: Nguyễn Bách) – Tốp ca Credo, nhóm Suối Việt.
8. Noel mùa hồng ân (Ngọc Linh) – Hợp xướng: TTMV & Giáo hạt Thủ Đức.
9. Lời cầu đêm thánh (Adolph Adam) – Mai Thảo, Gia Ân.
10. Liên khúc giáng sinh – Thiếu nhi giáo xứ Chính Tòa.
ĐÊM THÁNH – ĐÊM HỒNG ÂN: PHẦN II
Đêm Thánh, đêm hồng ân cảm tạ: đêm nhạc Giáng Sinh hôm nay được diễn ra trong những ngày đầu tiên của Năm Thánh Giáo Hội tại Việt Nam, Năm Thánh 2010 vừa mới khai mạc cách nay gần 1 tháng ở Giáo tỉnh Hà Nội. Năm Thánh này là thời gian đặc biệt, vì đây là thời đỉem kỳ niệm 50 năm thành lập hàng Giáo Phẩm Việt Nam; là thời gian hồng ân, thời gian hát vang điệp khúc “hãy cảm tạ Thiên Chúa vì Chúa nhân từ, muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương (Tv 136).”
“Cùng với Giáo Hội toàn cầu luôn cảm tạ Thiên Chúa đã ban ơn cứu độ chan hòa khắp thế giới, Giáo Hội tại Việt Nam tạ ơn vì tin rằng sự hiện hữu của mình trên đất nước này đến từ ý định ngàn đời đầy yêu thương của Thiên Chúa muốn cứu rỗi mọi người. Chính Đức Kitô chứ không ai khác đã sai các sứ giả của Ngài đến vùng đất thân yêu này để loan truyền Tin Mừng cứu độ”. (trích Đề Cương Giáo Hội tại Việt Nam: Mầu nhiệm- Hiệp thông – sứ vụ, số 1).
Đêm nay, đêm Thánh, đêm Hồng Ân Cảm Tạ, cả chục ngàn người đang hiện diện nơi đây đang hát vang trời dậy đất bài ca cảm tạ: “Chúa yêu thương dân tộc Việt Nam đến cùng; Chúa ban ơn đức tin cho nhiều người Việt Nam qua lời loan báo Tin Mừng của những vị thừa sai; Chúa cho Giáo Hội Việt Nam vươn tới sự trưởng thành với hàng Giáo Phẩm được thành lập năm 1960. Đó là những lý do để chúng ta cùng tạ ơn Thiên Chúa. (trích đền cương Giáo Hội tại Việt Nam: Mầu nhiệm – Hiệp thông – sứ vụ, số 1 và “Tổng Giáo Phận Sài Gòn qua dòng lịch sử”, do ĐHY GB. Phạm Minh Mẫn biên soạn, tr.8).
11. Joy to the world (l.Watts) – Tiếng muôn Thiên Thần (Lời việt: Kim Long) – Màn đêm tỏa lan (nhạc cổ Pháp) – Hội dòng mến Thánh Giá Tân Việt.
12. Niềm vui Giáng Sinh (Nguyễn Duy) – Trần Ngọc, Hồng Mơ.
13. Cùng đi Bê-lem (Hoài Đức – Vĩnh Phước) – ca nhạc cảnh: Giáo xứ Hạnh Thông Tây.
14. Sài Gòn Giáng Sinh (Quốc Nam) – tam ca: Minh Tú, Minh Thư, Nathan Lee
15. Alleluia (nhạc Lully, Hòa âm: Noyon, Lời việt: Kim Long) – Giáo hạt Phú Thọ.
16. Màn đêm lung linh (nhạc: Đức, lời việt: Kim Long) – tứ ca nam.
17. Mừng vui lên, hỡi người! (Nhạc: truyền thống – lời & hòa âm: Nguyễn Bách) – Hợp ca nhóm Suối Việt.
18. Khúc ca Bêlem (Anh Tuấn) – Đông Nghi, Xuân Trường.
19. Lời chúc Giáng Sinh 2009 – Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn.
20. We Wish you a merry Christmas (cổ ca Anh) – Cộng đoàn.
21. Lời cám ơn – đại diện ban tổ chức cám ơn.
22. Hang Bêlem (Hải Linh) – Cộng đoàn.
Trong lời cám ơn, Cha Giuse Nguyễn Văn Hiền cùng với Đức Cha giám đốc Phêrô Nguyễn Văn Khảm và quý Cha thuộc Trung Tâm Mục Vụ. Chúng con xin chân thành cám ơn:
Đức Hồng Y: Đêm nhạc Giáng sinh hàng năm được tổ chức là do sáng kiến của ĐHY và hầu như không có đêm nhạc Giáng Sinh nào mà ĐHY không hiện diện với chúng con, sự hiện diện của một người Cha làm cho đêm nhạc hôm nay trở nên ấm áp của gia đình giáo phận.
Chúng con cũng xin chân thành cám ơn Cha Tổng Đại Diện, quý Cha, quý nam nữ Tu Sĩ, đặc biệt quý Cha và quý Soeur bề trên đã cộng tác với ban tổ chức chúng con qua việc cho phép và hỗ trợ các nhóm biểu diễn trong đêm nay.
Chúng tôi xin hết lòng cám ơn quý đạo diễn và hướng dẫn chương trình, quý ca sĩ, ca trưởng và ca viên các ca đoàn, và các diễn viên – đặc biệt là các diễn viên nhí – đã dày công tập dượt và chuẩn bị cho đêm nhạc này có được thành quả tốt đẹp này. Không có công sức của anh chị, không có đêm diễn này.
Chúng tôi cũng không quên sự phục vụ âm thầm nhưng đầy vất vả của các nhóm chuyên môn như âm thanh & ánh sáng, quay và phát hình, trang trí và đạo cụ, tiếp tân và trật tự, y tế và cứu hỏa – đặc biệt là nhóm sắp xếp và thu dọn hàng chục ngàn chiếc ghế cho đêm diễn hôm nay.
Một vị ân nhân liên tiếp trong nhiều năm đã hỗ trợ chúng con trong đêm nhạc Giáng Sinh là quý anh chị trong nhóm doanh nghiệp công giáo.
Cuối cùng, xin cám ơn tất cả anh chị em đã đáp lại lời mời gọi và đến dự đêm nhạc Giáng Sinh hôm nay, có thể nói đêm diễn được tổ chức là vì và cho tất cả anh chị em, không có anh chị em thì cũng chẳng có đêm diễn này.
Một lần nữa, cùng với Đức Cha giám đốc và quý Cha thuộc Trung Tâm Mục Vụ, chúng con xin hết lòng cám ơn và kính chúc ĐHY cùng toàn thể quý vị một mùa Giáng Sinh tràn đầy niềm vui và ân phúc của Chúa.
Ngày thánh nhạc giáo phận Phan Thiết: Đêm Thanh Bình 2009
Cao Huy Hoàng
17:23 18/12/2009
PHAN THIẾT - Ngày 17-12 -2009, hơn 1100 ca trưởng, ca viên của các Ca đoàn thuộc 5 hạt trong Giáo Phận đã có mặt tại khuôn viên nhà thờ Đồng Tiến, Hạt Hàm Tân để tham dự Ngày Thánh Nhạc 2009, và Đêm Thanh Bình Đón Mừng Chúa Giáng Sinh.
Hình ảnh Đêm thánh nhạc Phan Thiết
08g30 Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn Hòa, Chủ Tịch UB Thánh Nhạc Toàn Quốc, đã đến tham dự Ngày Thánh Nhạc. Cha Hạt Trưởng Hàm Tân, Cha sở GX Đồng Tiến, cùng các Cha và Ban Thánh Nhạc, cùng toàn thể ca trưởng, ca viên long trọng đón tiếp Đức Cha Phaolô từ cổng nhà thờ vào nhà xứ.
Tất cả ca trưởng, ca viên đã tập trung vào nhà thờ rộng rãi, thoáng mát. Đức Cha, và quí Cha từ cuối nhà thờ tiến vào trong tiếng vỗ tay chúc mừng nồng nhiệt.
Cha Trưởng Ban Chào mừng Đức Cha, quí Cha. “Ngày Thánh Nhạc là ngày họp mặt truyền thống hằng năm của tất cả các ca đoàn trong Giáo phận chúng con, là ngày chúng con được bồi dưỡng tâm linh cho ơn gọi ca đoàn, ơn gọi thánh nhạc, cũng là ngày chúng con sẻ chia cho nhau những nỗ lực phụng sự Thiên Chúa và cộng đoàn qua lời ca tiếng nhạc.
Thật hạnh phúc cho chúng con năm nay được phép tổ chức tại Hạt Hàm Tân, tại Nhà thờ Đồng tiến nầy, với sự hỗ trợ nồng nhiệt của Cha Hạt Trưởng, của Cha sở Đồng Tiến và của Quí Cha.
Đặc biệt hơn nữa, Ngày Thánh Nhạc năm nay, các ca đoàn chúng con lần đầu tiên được vinh dự tiếp đón Đức Cha Phaolô, là người đã chỉ đạo, hướng dẫn cho toàn thể các ca đoàn trên khắp nước Việt Nam qua nhiều thông tư, thông cáo về Thánh Nhạc. Hơn thế nữa, bộ lễ Seraphim của Đức Cha, chúng con đã hát đến hai thế hệ trong gia đình rồi, hôm nay mới được diện kiến”…..
Cha Hạt trưởng thay lời Đức Giám Mục Giáo Phận ban huấn từ và tuyên bố khai mạc Ngày Thánh Nhạc.
Đức Cha Phaolô vào bàn thuyết trình ngay, và mở đầu: “Tôi chào mừng tất cả các ca trưởng ca viên của Giáo Phận Phan Thiết. Tôi nhận được lời mời của Ban Thánh Nhạc PT, để chia sẻ về đề tài khá mới mẻ: “Phân biệt Thánh Ca Phụng Vụ và Thánh Ca”.
Đề tài khá rộng và không chỉ liên quan đến tất cả những người làm công tác Thánh Nhạc, mà còn liên quan đến cả những người có liên quan với người làm công tác thánh nhạc, cụ thể là các Cha xứ đối với các ca đoàn, Ban Phụng tự đối với Ban thánh Nhạc, người viết thánh ca, người chọn bài thánh ca vv… Mặc dầu vậy, Đức Cha đã khéo léo tóm tắt thật đầy đủ những điểm chính cần lưu ý:
-Thánh Ca Phụng Vụ: những bài hát dệt từ những bản văn phụng vụ cố định. Số bài nầy, hiện rất ít, vì ít người viết. Một trong những lý do ít người viết là vì dấu giọng VN trong bản văn cố định làm giới hạn không ít cho việc chọn cung quảng, giai điệu theo ý tác giả. Có lẽ vì vậy mà có người cho là bản văn phụng vụ hơi khô khan. Nhưng cũng có ý tốt là do người viết nhạc không tin nhạc của mình có thể chuyển tải sự cao trọng của bản văn phụng vụ, không lột tả hết được sự thánh thiện ẩn chứa bên trong.
Thánh ca: những bài hát sử dụng ca từ của tự tác giả viết ra dựa theo nội dung phụng vụ. Vì thế, những bài thánh ca ấy phải được Giáo hội chuẩn nhận để được gọi là “thánh ca được dùng trong phụng vụ”. Cũng có những bài thánh ca mang tâm tình đạo đức cá nhân, nhưng có thể phù hợp với phụng vụ và được chuẩn nhận cho dùng trong phụng vụ. Nhưng cũng có những bài không phù hợp với phụng vụ, để hát “từ ngoài cửa nhà thờ hát ra” – nói theo cách nói của Cha Tiến Lộc- thì gọi là ca vào đời.
Đức Cha đã đưa ra khá nhiều ví dụ minh họa, và nhiều lần chất vấn các ca trưởng ca viên, cho họ mạnh dạn trình bày những cách hiểu của mình về Thánh Nhạc, làm cho giờ nói chuyện của một Đức Cha gần 80 tuổi bỗng trở nên sinh động lạ thường.
10g30 thánh lễ Tạ ơn Hồng Ân kim khánh Linh Mục của Đức Cha Phaolô, có 18 cha trong Hạt Hàm Tân và trong Ban Thánh Nhạc cùng đồng tế với Đức Cha. Tiếng hát của hơn 1100 ca viên lớn đều, nhỏ đều, rập ràng, thanh thoát làm cho thánh lễ trang nghiêm sốt sắng.
Trong bài giảng Thánh Lễ, Đức Cha nhấn mạnh đến ơn gọi Ca Trưởng, Ca Viên và sự đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu trong một công việc chung, một tinh thần chung, một sự hiệp thông với Phụng vụ thánh. Ngài cũng nhắc đến Hồng ân Linh Mục cao quí Chúa ban cho Giáo Hội, cho bản thân Ngài và cho Dân Chúa. Cùng tán dương Chúa, và tạ ơn Chúa luôn mãi.
Sau Thánh lễ, Cha Đặc trách Thánh Nhạc Hạt Phan Thiết thay lời Ban thánh Nhạc mừng Kim Khánh Linh Mục Đức Cha Phaolô, với giọng đọc thật thâm tình:
“Trọng kính Đức Cha Phaolô
Nếu chúng con là đoàn chiên Gp. Phan thiết, thì Đức Cha là Chủ Chiên tiên khởi của chúng con trong những ngày ly loạn nhất. Đức Cha còn là nguyên Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam trong một thời gian khá dài. Đức Cha luôn là chỗ dựa vững chắc, cùng với chiếc gậy dẫn đường cho đoàn chiên Việt Nam.
Nếu chúng con là Ban Thánh Nhạc Phan Thiết, là quí ca trưởng, ca viên, các ca đoàn thuộc Giáo Phận Phan Thiết, thì chúng con lại được vinh dự hơn nữa, khi Đức Cha là chủ tịch Ủy Ban Thánh Nhạc trong suốt nhiều nhiệm kỳ qua, với bao chỉ dẫn cho chúng con đi đúng đường lối giáo hội, trong khi âm nhạc của xã hội đang phát tán nhiều trào lưu tục hóa.
Chúng con vô cùng biết ơn Đức Cha. Thật thiếu sót vì Chúng con đã không đến được với Cha trong những ngày mừng kỷ niệm 50 năm linh mục của Đức Cha. Nay Đức Cha lại thân hành đến với chúng con trong Ngày Thánh Nhạc này, nói chuyện với chúng con trong hai tư cách: chủ chiên, và chủ tịch Ủy Ban Thánh Nhạc.
Được hạnh phúc sống trong tình Cha với tấm lòng con thảo, chúng con cùng tạ ơn Chúa với Đức Cha và kính mừng Đức Cha 80 tuổi đời, kính mừng Đức Cha 50 năm hồng ân Linh Mục, và kính mừng Đức Cha qua 35 năm Giám Mục. Nguyện xin Chúa ban cho Đức Cha sức khỏe và niềm vui bất tận vì những cống hiến của Cha cho Thiên Chúa, cho Giáo Hội và Thánh Nhạc.
Chúng con kính dâng Đức Cha lẳng hoa của hơn 1100 tấm lòng thảo kính và biết ơn của BTN và các ca đoàn Ca viên Phan Thiết chúng con”.
Đức Cha vui vẻ nhận hoa. Ngài nói: “Vì Phan Thiết, tôi đã làm Giám Mục” Vâng đúng vậy, Ngài kể lại, sắc phong Giám mục của Ngài cùng với việc bổ nhiệm Chánh tòa Phan Thiết vào tháng 4-1975. Nhưng vì thời cuộc, Tòa Thánh đã bổ nhiệm Ngài về Nha Trang….
Sau hơn nửa tiếng nghỉ trưa, các ca đoàn Hạt tranh thủ ôn dượt cho chương trình “Đêm Thanh Bình”. Có hạt ôn dượt trên sân khấu. Có hạt ôn trong nhà thờ, có hạt ôn ở các phòng học giáo lý….
13g30 sinh hoạt chung, với phần chia sẻ của các ca trưởng ca viên. Nhiều sẻ chia thật đáng quí tinh thần hy sinh phục vụ của các ca trưởng và các viên tại các giáo xứ. Có những khó khăn nhất định của các ca trưởng về vốn liếng chuyên môn, về hoàn cảnh kinh tế gia đình, kinh tế của GX, về sự hiểu lầm, sự thiếu quan tâm, sự thiếu đầu tư cho lực lượng kế thừa, sự trói buộc của thời gian chạy đua kinh tế…. Nhưng tất cả, đã không lùi bước, mà vẫn kiên quyết trung thành với ơn gọi hát ca phụng sự Thiên Chúa và Giáo Hội.
14g30 tất cả ca viên ca trưởng chào đón Đức Giám Mục Giuse Vũ Duy Thống Giám Mục Giáo Phận nhà. Ngài hân hoan tiến vào thánh đường trong tiếng vỗ tay hoan hô nông nhiệt của con cái giáo phận.
Ngài vào giờ nói chuyện với đề tài “Vị thế, vị trí và nhiệm vụ của ca đoàn trong Giáo Xứ”, rất cụ thể, rất thực tế, rất cảm thông, rất cảm kích trước những hy sinh của ca đoàn. Cuối giờ nói chuyện, Ngài dành 30 phút để giải đáp những yêu cầu, những vấn nạn của các ca trưởng, ca viên. Một yêu cầu lớn nhất và đồng tình nhất của các ca trưởng ca viên là mong được Thầy Phạm Đức Huyến tiếp tục huấn luyện ca trưởng Khóa 1, đợt 2 vào mùa hè năm 2010, để nâng cao vốn liếng của đợt 1 và để chững chạc hơn, tự tin hơn trong nghề ca trưởng. Đức Cha đã hỏi lại Ban Thánh Nhạc về việc liên hệ với Thầy Huyến, và khi BTN cho biết Thầy Huyến sẵn sàng, Đức Cha đã chấp thuận. Ngài còn khích lệ anh em ra công gắng sức trau dồi những kỷ năng chuyên môn âm nhạc và hiểu biết về Phụng Vụ Thánh Nhạc, không chỉ để cho riêng mình mà còn để chuyển giao vốn liếng cho thế hệ trẻ, cho lực lượng kế thừa, bằng cách tổ chức những lớp đào tạo nhỏ tại giáo xứ, liên xứ, giáo hạt của mình. Tương quan với các Cha sở và ca đoàn, Ngài sẽ đặt vấn đề với các Cha về việc cần quan tâm đến các ca đoàn hơn.
Các Ca trưởng ca viên thật thoải mái khi được thưa chuyện thân mật với vị Cha Chung của giáo phận trong tinh thần cởi mở, bình dị. Có người yêu cầu nhạc sĩ Thông Vi Vu hát, Ngài sẵn sàng hát ngay một bài giáng sinh cho thiếu nhi như quà tặng giáng sinh cho các ca đoàn: “tít trên cao, có ông sao….”.
Các ca trưởng, ca viên nhỏ to với nhau rằng lấy làm tiếc cho nhiều người không đủ điều kiện, hoặc không được tham dự Ngày Thánh Nhạc năm nay. Hai Đức Cha đến với Ngày Thánh Nhạc, nói chuyện hai đề tài: một đề tài chuẩn mực của Thánh ca Phụng Vụ và một đề tài thực tế trong sinh hoạt của ca đoàn. Cả hai nên một trong cùng một chí hướng Phụng Sự Thiên Chúa hết lòng.
Sau bữa cơm tối, Ngày Thánh Nhạc khép lại. Đêm Thanh Bình mở ra với nội dung Canh Thức và Mừng Chúa Giáng Sinh. Một sinh hoạt có tính nội bộ của Ban Thánh Nhạc, nhưng được Cha Sở Đồng Tiến cùng với Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ ưu ái đầu tư chuẩn bị từ trật tự, sân khấu đến trang trí trong ngoài hoa đèn rực rỡ và long trọng không kém tính chuyên nghiệp. Một vị Hội Đồng khiêm tốn nói: “Không, không phải Đồng Tiến. Hạt Hàm Tân đấy chứ. Vinh dự cho Hạt Hàm Tân năm nay được Đức Cha chỉ định tổ chức Ngày Thánh Nhạc tại Đồng Tiến mà!”.
Quả đúng vậy, nhìn xuống phía khán giả, có hơn 1000 ca viên, đang ngồi vào ghế tham dự và chờ đến mục diễn, và còn có cả ngàn Giáo dân Hàm Tân tham dự giờ canh Thức của Ban Thánh Nhạc Giáo phận. Chật cứng cả sân người. Thật ấm cúng.
Hai Đức Cha và tất cả cùng đứng, hướng lên cao đồng ca đồng diễn bài trời cao thật trang nghiêm, tâm tình. Sau phần tuyên bố lý do của Cha Trưởng Ban, Đức Cha Giuse ban huấn từ và long trọng tuyên bố khai mạc Đêm Thanh Bình. Đội múa Hàm Tân vào ngay bài “Nỗi Niềm Bên Sông” làm sống dậy một thời dân Thiên Chúa lưu đày Babilon “chiều buông lam khói, tiếng quốc kêu vọng đưa xa xôi”… niềm nhớ, nỗi khát khao “Ngước mắt trông lên cao” mong chờ Đấng Cứu Thế đến giải thoát khỏi kiếp lưu đày!
Giáo Hạt Hàm Thuận Nam tiếp lời với hợp xướng “Mầu Nhiệm Của Tình Thương” đã lóe lên niềm hy vọng trong khi “Rừng thời gian lá rụng… cây tàn héo cô đơn… suối buồn ôm thung lũng… rên xiết nhạc căm hờn… Bỗng một đêm lạnh lùng… Vòng thời gian viên mãn. Chồi Giessê đâm bông. Một vì sao hiển hiện “ (thơ Xuân Ly băng, Nhạc Kim Long).
Diễn cảnh truyền tin và Giáng Sinh được dựng lại sống động. Cả vài ngàn người trong sân nhà thờ im lắng chờ tiếng khóc chào đời. “Oa Oa Oa”, Hài Nhi vừa cất tiếng, chuông chiêng nhạc tưng bừng khúc vinh danh. Nỗi vui mừng thành tiếng, thành Lời rộn rã: “Chúa Cứu Thế đã giáng sinh”.
Hết Vũ Khúc “ Lời ru đêm thánh” đến “Cánh Thiệp Noel”, ca đoàn Hạt Phan Thiết với hợp Xướng “Đêm Thánh Vô Cùng” ngất ngây, thánh thiện.
Giữ lúc cao điểm của Đêm Thanh Bình, Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn Hòa được Ban Thánh Nhạc mời phỏng vấn về niềm vui 50 năm Hồng ân Linh Mục, về lịch sử bài thánh ca “Trăm Triệu Lời Ca”, về “Bộ lễ Sêraphim”, về nỗi thao thức cho nền Thánh Nhạc Việt Nam… Ngài cảm động Tạ ơn Chúa vì Chúa đã thương chọn và ban thánh chức cao quí cho Ngài. Trăm triệu lời ca cùng với các thiên thần Sêraphim thay cho lòng ca tụng tạ ơn. Và từ đó, luôn mong mỏi cho có nhiều người ca tụng tạ ơn qua việc góp phần mình vào công tác Thánh Nhạc.
“Xanh trời Noel” đã mở ra cho “Tâm tình Đêm Noel”. Tâm tình đêm Noel hôm nay không thể thiếu tâm tình với những “Hài Nhi mồ côi” đang ước được lung linh như những thiếu nhi xinh xắn trong “Vũ khúc Noel Noel” nhẹ nhàng uyển chuyển.
Toàn cảnh tưng bừng của Đêm Thanh Bình được ca đoàn Hạt Hàm Tân họa lại lộng lẫy trong hợp xướng “Nửa Đêm Mừng Chúa Ra Đời” của Lm. Phaolô Đạt – một bài thánh ca dệt từ bản kinh cổ việt ngữ, đã không ngừng chảy suốt gần ba phần tư thế kỷ trong dòng chảy Thánh Nhạc Việt Nam.
Sau lời cảm ơn của Cha Trưởng Ban Thánh Nhạc, vũ khúc “Quà tặng Đêm Đông” vui nhộn như lời mời Hai Đức Cha gửi Quà Tặng Đêm Đông quí giá cho mọi người: Hai Đức Cha ban phép lành cho mọi người.
Nhận phép lành của Chúa Giáng Sinh, mọi người thật sự an bình trong “Đêm Thanh Bình” đầy kỷ niệm đẹp: thật là một đêm “có cổ có kim, có tây có ta, có mong được, ước thấy, có cha con, có huynh đệ… có tất cả. Và tất cả hiệp nhất trong Đêm Thanh Bình”.
Xin tạ ơn Chúa muôn đời, vì niềm vui hiệp nhất.
Hình ảnh Đêm thánh nhạc Phan Thiết
08g30 Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn Hòa, Chủ Tịch UB Thánh Nhạc Toàn Quốc, đã đến tham dự Ngày Thánh Nhạc. Cha Hạt Trưởng Hàm Tân, Cha sở GX Đồng Tiến, cùng các Cha và Ban Thánh Nhạc, cùng toàn thể ca trưởng, ca viên long trọng đón tiếp Đức Cha Phaolô từ cổng nhà thờ vào nhà xứ.
Tất cả ca trưởng, ca viên đã tập trung vào nhà thờ rộng rãi, thoáng mát. Đức Cha, và quí Cha từ cuối nhà thờ tiến vào trong tiếng vỗ tay chúc mừng nồng nhiệt.
Cha Trưởng Ban Chào mừng Đức Cha, quí Cha. “Ngày Thánh Nhạc là ngày họp mặt truyền thống hằng năm của tất cả các ca đoàn trong Giáo phận chúng con, là ngày chúng con được bồi dưỡng tâm linh cho ơn gọi ca đoàn, ơn gọi thánh nhạc, cũng là ngày chúng con sẻ chia cho nhau những nỗ lực phụng sự Thiên Chúa và cộng đoàn qua lời ca tiếng nhạc.
Thật hạnh phúc cho chúng con năm nay được phép tổ chức tại Hạt Hàm Tân, tại Nhà thờ Đồng tiến nầy, với sự hỗ trợ nồng nhiệt của Cha Hạt Trưởng, của Cha sở Đồng Tiến và của Quí Cha.
Đặc biệt hơn nữa, Ngày Thánh Nhạc năm nay, các ca đoàn chúng con lần đầu tiên được vinh dự tiếp đón Đức Cha Phaolô, là người đã chỉ đạo, hướng dẫn cho toàn thể các ca đoàn trên khắp nước Việt Nam qua nhiều thông tư, thông cáo về Thánh Nhạc. Hơn thế nữa, bộ lễ Seraphim của Đức Cha, chúng con đã hát đến hai thế hệ trong gia đình rồi, hôm nay mới được diện kiến”…..
Cha Hạt trưởng thay lời Đức Giám Mục Giáo Phận ban huấn từ và tuyên bố khai mạc Ngày Thánh Nhạc.
Đức Cha Phaolô vào bàn thuyết trình ngay, và mở đầu: “Tôi chào mừng tất cả các ca trưởng ca viên của Giáo Phận Phan Thiết. Tôi nhận được lời mời của Ban Thánh Nhạc PT, để chia sẻ về đề tài khá mới mẻ: “Phân biệt Thánh Ca Phụng Vụ và Thánh Ca”.
Đề tài khá rộng và không chỉ liên quan đến tất cả những người làm công tác Thánh Nhạc, mà còn liên quan đến cả những người có liên quan với người làm công tác thánh nhạc, cụ thể là các Cha xứ đối với các ca đoàn, Ban Phụng tự đối với Ban thánh Nhạc, người viết thánh ca, người chọn bài thánh ca vv… Mặc dầu vậy, Đức Cha đã khéo léo tóm tắt thật đầy đủ những điểm chính cần lưu ý:
-Thánh Ca Phụng Vụ: những bài hát dệt từ những bản văn phụng vụ cố định. Số bài nầy, hiện rất ít, vì ít người viết. Một trong những lý do ít người viết là vì dấu giọng VN trong bản văn cố định làm giới hạn không ít cho việc chọn cung quảng, giai điệu theo ý tác giả. Có lẽ vì vậy mà có người cho là bản văn phụng vụ hơi khô khan. Nhưng cũng có ý tốt là do người viết nhạc không tin nhạc của mình có thể chuyển tải sự cao trọng của bản văn phụng vụ, không lột tả hết được sự thánh thiện ẩn chứa bên trong.
Thánh ca: những bài hát sử dụng ca từ của tự tác giả viết ra dựa theo nội dung phụng vụ. Vì thế, những bài thánh ca ấy phải được Giáo hội chuẩn nhận để được gọi là “thánh ca được dùng trong phụng vụ”. Cũng có những bài thánh ca mang tâm tình đạo đức cá nhân, nhưng có thể phù hợp với phụng vụ và được chuẩn nhận cho dùng trong phụng vụ. Nhưng cũng có những bài không phù hợp với phụng vụ, để hát “từ ngoài cửa nhà thờ hát ra” – nói theo cách nói của Cha Tiến Lộc- thì gọi là ca vào đời.
Đức Cha đã đưa ra khá nhiều ví dụ minh họa, và nhiều lần chất vấn các ca trưởng ca viên, cho họ mạnh dạn trình bày những cách hiểu của mình về Thánh Nhạc, làm cho giờ nói chuyện của một Đức Cha gần 80 tuổi bỗng trở nên sinh động lạ thường.
10g30 thánh lễ Tạ ơn Hồng Ân kim khánh Linh Mục của Đức Cha Phaolô, có 18 cha trong Hạt Hàm Tân và trong Ban Thánh Nhạc cùng đồng tế với Đức Cha. Tiếng hát của hơn 1100 ca viên lớn đều, nhỏ đều, rập ràng, thanh thoát làm cho thánh lễ trang nghiêm sốt sắng.
Trong bài giảng Thánh Lễ, Đức Cha nhấn mạnh đến ơn gọi Ca Trưởng, Ca Viên và sự đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu trong một công việc chung, một tinh thần chung, một sự hiệp thông với Phụng vụ thánh. Ngài cũng nhắc đến Hồng ân Linh Mục cao quí Chúa ban cho Giáo Hội, cho bản thân Ngài và cho Dân Chúa. Cùng tán dương Chúa, và tạ ơn Chúa luôn mãi.
Sau Thánh lễ, Cha Đặc trách Thánh Nhạc Hạt Phan Thiết thay lời Ban thánh Nhạc mừng Kim Khánh Linh Mục Đức Cha Phaolô, với giọng đọc thật thâm tình:
“Trọng kính Đức Cha Phaolô
Nếu chúng con là đoàn chiên Gp. Phan thiết, thì Đức Cha là Chủ Chiên tiên khởi của chúng con trong những ngày ly loạn nhất. Đức Cha còn là nguyên Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam trong một thời gian khá dài. Đức Cha luôn là chỗ dựa vững chắc, cùng với chiếc gậy dẫn đường cho đoàn chiên Việt Nam.
Nếu chúng con là Ban Thánh Nhạc Phan Thiết, là quí ca trưởng, ca viên, các ca đoàn thuộc Giáo Phận Phan Thiết, thì chúng con lại được vinh dự hơn nữa, khi Đức Cha là chủ tịch Ủy Ban Thánh Nhạc trong suốt nhiều nhiệm kỳ qua, với bao chỉ dẫn cho chúng con đi đúng đường lối giáo hội, trong khi âm nhạc của xã hội đang phát tán nhiều trào lưu tục hóa.
Chúng con vô cùng biết ơn Đức Cha. Thật thiếu sót vì Chúng con đã không đến được với Cha trong những ngày mừng kỷ niệm 50 năm linh mục của Đức Cha. Nay Đức Cha lại thân hành đến với chúng con trong Ngày Thánh Nhạc này, nói chuyện với chúng con trong hai tư cách: chủ chiên, và chủ tịch Ủy Ban Thánh Nhạc.
Được hạnh phúc sống trong tình Cha với tấm lòng con thảo, chúng con cùng tạ ơn Chúa với Đức Cha và kính mừng Đức Cha 80 tuổi đời, kính mừng Đức Cha 50 năm hồng ân Linh Mục, và kính mừng Đức Cha qua 35 năm Giám Mục. Nguyện xin Chúa ban cho Đức Cha sức khỏe và niềm vui bất tận vì những cống hiến của Cha cho Thiên Chúa, cho Giáo Hội và Thánh Nhạc.
Chúng con kính dâng Đức Cha lẳng hoa của hơn 1100 tấm lòng thảo kính và biết ơn của BTN và các ca đoàn Ca viên Phan Thiết chúng con”.
Đức Cha vui vẻ nhận hoa. Ngài nói: “Vì Phan Thiết, tôi đã làm Giám Mục” Vâng đúng vậy, Ngài kể lại, sắc phong Giám mục của Ngài cùng với việc bổ nhiệm Chánh tòa Phan Thiết vào tháng 4-1975. Nhưng vì thời cuộc, Tòa Thánh đã bổ nhiệm Ngài về Nha Trang….
Sau hơn nửa tiếng nghỉ trưa, các ca đoàn Hạt tranh thủ ôn dượt cho chương trình “Đêm Thanh Bình”. Có hạt ôn dượt trên sân khấu. Có hạt ôn trong nhà thờ, có hạt ôn ở các phòng học giáo lý….
13g30 sinh hoạt chung, với phần chia sẻ của các ca trưởng ca viên. Nhiều sẻ chia thật đáng quí tinh thần hy sinh phục vụ của các ca trưởng và các viên tại các giáo xứ. Có những khó khăn nhất định của các ca trưởng về vốn liếng chuyên môn, về hoàn cảnh kinh tế gia đình, kinh tế của GX, về sự hiểu lầm, sự thiếu quan tâm, sự thiếu đầu tư cho lực lượng kế thừa, sự trói buộc của thời gian chạy đua kinh tế…. Nhưng tất cả, đã không lùi bước, mà vẫn kiên quyết trung thành với ơn gọi hát ca phụng sự Thiên Chúa và Giáo Hội.
14g30 tất cả ca viên ca trưởng chào đón Đức Giám Mục Giuse Vũ Duy Thống Giám Mục Giáo Phận nhà. Ngài hân hoan tiến vào thánh đường trong tiếng vỗ tay hoan hô nông nhiệt của con cái giáo phận.
Ngài vào giờ nói chuyện với đề tài “Vị thế, vị trí và nhiệm vụ của ca đoàn trong Giáo Xứ”, rất cụ thể, rất thực tế, rất cảm thông, rất cảm kích trước những hy sinh của ca đoàn. Cuối giờ nói chuyện, Ngài dành 30 phút để giải đáp những yêu cầu, những vấn nạn của các ca trưởng, ca viên. Một yêu cầu lớn nhất và đồng tình nhất của các ca trưởng ca viên là mong được Thầy Phạm Đức Huyến tiếp tục huấn luyện ca trưởng Khóa 1, đợt 2 vào mùa hè năm 2010, để nâng cao vốn liếng của đợt 1 và để chững chạc hơn, tự tin hơn trong nghề ca trưởng. Đức Cha đã hỏi lại Ban Thánh Nhạc về việc liên hệ với Thầy Huyến, và khi BTN cho biết Thầy Huyến sẵn sàng, Đức Cha đã chấp thuận. Ngài còn khích lệ anh em ra công gắng sức trau dồi những kỷ năng chuyên môn âm nhạc và hiểu biết về Phụng Vụ Thánh Nhạc, không chỉ để cho riêng mình mà còn để chuyển giao vốn liếng cho thế hệ trẻ, cho lực lượng kế thừa, bằng cách tổ chức những lớp đào tạo nhỏ tại giáo xứ, liên xứ, giáo hạt của mình. Tương quan với các Cha sở và ca đoàn, Ngài sẽ đặt vấn đề với các Cha về việc cần quan tâm đến các ca đoàn hơn.
Các Ca trưởng ca viên thật thoải mái khi được thưa chuyện thân mật với vị Cha Chung của giáo phận trong tinh thần cởi mở, bình dị. Có người yêu cầu nhạc sĩ Thông Vi Vu hát, Ngài sẵn sàng hát ngay một bài giáng sinh cho thiếu nhi như quà tặng giáng sinh cho các ca đoàn: “tít trên cao, có ông sao….”.
Các ca trưởng, ca viên nhỏ to với nhau rằng lấy làm tiếc cho nhiều người không đủ điều kiện, hoặc không được tham dự Ngày Thánh Nhạc năm nay. Hai Đức Cha đến với Ngày Thánh Nhạc, nói chuyện hai đề tài: một đề tài chuẩn mực của Thánh ca Phụng Vụ và một đề tài thực tế trong sinh hoạt của ca đoàn. Cả hai nên một trong cùng một chí hướng Phụng Sự Thiên Chúa hết lòng.
Sau bữa cơm tối, Ngày Thánh Nhạc khép lại. Đêm Thanh Bình mở ra với nội dung Canh Thức và Mừng Chúa Giáng Sinh. Một sinh hoạt có tính nội bộ của Ban Thánh Nhạc, nhưng được Cha Sở Đồng Tiến cùng với Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ ưu ái đầu tư chuẩn bị từ trật tự, sân khấu đến trang trí trong ngoài hoa đèn rực rỡ và long trọng không kém tính chuyên nghiệp. Một vị Hội Đồng khiêm tốn nói: “Không, không phải Đồng Tiến. Hạt Hàm Tân đấy chứ. Vinh dự cho Hạt Hàm Tân năm nay được Đức Cha chỉ định tổ chức Ngày Thánh Nhạc tại Đồng Tiến mà!”.
Quả đúng vậy, nhìn xuống phía khán giả, có hơn 1000 ca viên, đang ngồi vào ghế tham dự và chờ đến mục diễn, và còn có cả ngàn Giáo dân Hàm Tân tham dự giờ canh Thức của Ban Thánh Nhạc Giáo phận. Chật cứng cả sân người. Thật ấm cúng.
Hai Đức Cha và tất cả cùng đứng, hướng lên cao đồng ca đồng diễn bài trời cao thật trang nghiêm, tâm tình. Sau phần tuyên bố lý do của Cha Trưởng Ban, Đức Cha Giuse ban huấn từ và long trọng tuyên bố khai mạc Đêm Thanh Bình. Đội múa Hàm Tân vào ngay bài “Nỗi Niềm Bên Sông” làm sống dậy một thời dân Thiên Chúa lưu đày Babilon “chiều buông lam khói, tiếng quốc kêu vọng đưa xa xôi”… niềm nhớ, nỗi khát khao “Ngước mắt trông lên cao” mong chờ Đấng Cứu Thế đến giải thoát khỏi kiếp lưu đày!
Giáo Hạt Hàm Thuận Nam tiếp lời với hợp xướng “Mầu Nhiệm Của Tình Thương” đã lóe lên niềm hy vọng trong khi “Rừng thời gian lá rụng… cây tàn héo cô đơn… suối buồn ôm thung lũng… rên xiết nhạc căm hờn… Bỗng một đêm lạnh lùng… Vòng thời gian viên mãn. Chồi Giessê đâm bông. Một vì sao hiển hiện “ (thơ Xuân Ly băng, Nhạc Kim Long).
Diễn cảnh truyền tin và Giáng Sinh được dựng lại sống động. Cả vài ngàn người trong sân nhà thờ im lắng chờ tiếng khóc chào đời. “Oa Oa Oa”, Hài Nhi vừa cất tiếng, chuông chiêng nhạc tưng bừng khúc vinh danh. Nỗi vui mừng thành tiếng, thành Lời rộn rã: “Chúa Cứu Thế đã giáng sinh”.
Hết Vũ Khúc “ Lời ru đêm thánh” đến “Cánh Thiệp Noel”, ca đoàn Hạt Phan Thiết với hợp Xướng “Đêm Thánh Vô Cùng” ngất ngây, thánh thiện.
Giữ lúc cao điểm của Đêm Thanh Bình, Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn Hòa được Ban Thánh Nhạc mời phỏng vấn về niềm vui 50 năm Hồng ân Linh Mục, về lịch sử bài thánh ca “Trăm Triệu Lời Ca”, về “Bộ lễ Sêraphim”, về nỗi thao thức cho nền Thánh Nhạc Việt Nam… Ngài cảm động Tạ ơn Chúa vì Chúa đã thương chọn và ban thánh chức cao quí cho Ngài. Trăm triệu lời ca cùng với các thiên thần Sêraphim thay cho lòng ca tụng tạ ơn. Và từ đó, luôn mong mỏi cho có nhiều người ca tụng tạ ơn qua việc góp phần mình vào công tác Thánh Nhạc.
“Xanh trời Noel” đã mở ra cho “Tâm tình Đêm Noel”. Tâm tình đêm Noel hôm nay không thể thiếu tâm tình với những “Hài Nhi mồ côi” đang ước được lung linh như những thiếu nhi xinh xắn trong “Vũ khúc Noel Noel” nhẹ nhàng uyển chuyển.
Toàn cảnh tưng bừng của Đêm Thanh Bình được ca đoàn Hạt Hàm Tân họa lại lộng lẫy trong hợp xướng “Nửa Đêm Mừng Chúa Ra Đời” của Lm. Phaolô Đạt – một bài thánh ca dệt từ bản kinh cổ việt ngữ, đã không ngừng chảy suốt gần ba phần tư thế kỷ trong dòng chảy Thánh Nhạc Việt Nam.
Sau lời cảm ơn của Cha Trưởng Ban Thánh Nhạc, vũ khúc “Quà tặng Đêm Đông” vui nhộn như lời mời Hai Đức Cha gửi Quà Tặng Đêm Đông quí giá cho mọi người: Hai Đức Cha ban phép lành cho mọi người.
Nhận phép lành của Chúa Giáng Sinh, mọi người thật sự an bình trong “Đêm Thanh Bình” đầy kỷ niệm đẹp: thật là một đêm “có cổ có kim, có tây có ta, có mong được, ước thấy, có cha con, có huynh đệ… có tất cả. Và tất cả hiệp nhất trong Đêm Thanh Bình”.
Xin tạ ơn Chúa muôn đời, vì niềm vui hiệp nhất.
Đêm Nhạc Giáng Sinh 2009 –Tổng Giáo Phận Saigon
Sr. Minh Nguyên
18:39 18/12/2009
Cầm trên tay tấm thiệp in hai màu xanh- đỏ chủ đạo, như một tấm card Giáng Sinh, ai ai cũng thích hơn nữa trên tấm thiệp có in sẵn chương trình làm cho ai ai cũng có thể theo dõi một cách dễ dàng.
Với 17 tiết mục văn nghệ mà số lượng diễn viên lên đến khỏang 2000 ! Chỉ riêng ca đoàn tổng hợp của nhạc sĩ Ngọc Linh đã là 360 người ! Các Hội Dòng tham gia trong chương trình gồm có Đaminh Rosa Lima- Thủ Đức, Mến Thánh Giá Tân Việt và MTG Gò Vấp. Các giáo xứ tham gia gồm Tân Thái Sơn, Chánh Tòa, Hạnh Thông Tây. Các nhóm như Suối Việt và giáo hạt Phú Thọ. Các ca sĩ công giáo góp phần trong đêm diễn như Gia Ân, Mai Thảo, Thanh Sử, Xuân Trường, Trần Ngọc, Hồng Mơ, Minh Tú, Minh Thư và còn nhiều người khác nữa…
Chương trình mở đầu là phần đón tiếp Đức Hồng Y, Đức cha phụ tá và chào mừng nhau thật tưng bừng và rộn rã. Chỉ ngắn gọn như thế và đêm nhạc được bắt đầu. Từng tiết mục được các nhóm thể hiện với trọn vẹn tâm tình và tâm hồn. Ghi đậm nhất trong tâm mỗi người là thiếu nhi của nhà thờ Chính Tòa với Liên khúc Giáng Sinh, các em làm cho sân khấu nóng lên trong trang phục ông già Noel đỏ rực. Chỉ đứng trên sân khấu nhún nhảy, không điêu luyện, không mềm mại, nhưng lại nhận được những tràng pháo tay dài nhất. Tiết mục Cùng đi Belem của giáo xứ Hạnh Thông Tây quả thực là chiếm được nhiều cảm tình nhất. Có lẽ để bình bầu thì tiêt mục này sẽ giữ vị trí số một trong đêm diễn vì các em thiếu nhi rất nhỏ làm đàn chiên, có em chỉ mới lẫm chẫm đi, người chăn chiên mỗi khi phải di chuyển đội hình thì phải ẵm các chú chiên xíu xiu này trên tay. Tuy nhỏ nhưng lại múa rất điệu nghệ, lúc nào cũng làm cử điệu, nhưng làm sau các con chiên lớn một bước ( vì phải nhìn để bắt chước). Tiết mục này đã nhận được những tràng pháo tay tưởng như không dứt và một ca sĩ đứng bên cạnh tôi đã phải thốt lên: Tiếc quá, coi chương trình này mình không được hô “ bis, bis” như các chương trình ca nhạc khác…
Chương trình Đêm thánh- đêm hồng ân quả là một bữa tiệc thịnh soạn cho giáo dân của Tổng Gp. Saigon. Các chương trình được dàn dựng công phu, với đầy đủ thể loại. Tiếng hát của các ca sĩ, từng điệu múa của các nhóm và nhất là sự góp mặt của đông đảo các cháu thiếu nhi đã làm cho đêm lễ hội trở nên ấm cúng, hiền hòa, mang đầy màu sắc Giáng Sinh và nhất là đầm ấm tình người, tình gia đình.
Suốt từ đầu chương trình cho đến lúc kết thúc, âm thanh và ánh sáng tuyệt hảo, không bị gián đoạn và mất tiếng, đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất để chương trình được thành công. Ban trật tự, sắp xếp không còn mang tính chất nghiệp dư mà mang phong cách rất chuyên môn, lịch sự.
Sự thành công này là do công sức của biết bao người đã đầu tư, đã đỏ những giọt mồ hôi trên sàn tập, đã vất vả lo toan ngược xuôi … như nhạc sĩ Ngọc Linh cho biết, ca đoàn của Thầy đã ròng rã tập trong vòng hơn một tháng trời để hát một bài trong vỏn vẹn 8 phút. Hay các Soeurs Đaminh Rosa Lima nhận được lời mời của ca sĩ Gia Ân phụ họa cho bài múa chỉ trong vòng 7 ngày trước khi diễn. Hay đầu tư rất nhiều cho phục trang như MTG Tân Việt với mỗi bộ quần áo gần 1 triệu đồng cho 60 diễn viên và trước giờ diễn tôi còn được chứng kiến Soeur tổng phụ trách MTG Gò Vấp ngồi trang điểm cho các Soeurs diễn viên tại phòng phục trang…còn nhiều điều nữa mà không thể kể hết ra đây. Tất cả những điều đó là tâm tình tri ân, cảm tạ Tình Yêu Giáng Thế và mỗi năm với mỗi dịp như thế này lời tri ân đó vẫn không ngừng vang lên với những cung bậc khác nhau.
Và một điều cần nói thêm ở đây là chương trình Đêm Thánh- Đêm hông ân với lời kêu gọi của ông già Tiến Lộc và cha tổng đạo diễn Roco Nguyễn Duy đã thu được hơn 90 triệu đồng để làm quà Giáng Sinh cho những người nghèo.
Lúc ra về, gặp cha Paul Nguyễn Thái Hợp Dòng Đaminh Việt Nam, cha dặn với theo: Ngày mai nhớ lên đây tiếp nhé để tham gia ngày hội của những người có hòan cảnh đặc biệt.
Chương trình khép lại rồi mà niềm vui vẫn còn đọng mãi trên mắt, trên môi của Đức Hồng Y- người đầu tiên khởi xướng ra chương trình này- trên nụ cười tươi tắn của Đức cha phụ tá Phêrô với câu nói dí dỏm khi kết thúc: sân khấu năm nay rất đặc biệt vì trang trí tuyết phủ khắp nơi, nhưng tại sân của trung tâm không nóng vì hơn 15 ngàn người đang quây quần nơi đây đã làm cho tuyết tan hết. Và nụ cười trên môi cha Phêrô Nguyễn Văn Hiền- người đứng lên nói lời tri ân đến tưng người cả diễn viên lẫn người tham dự…và những nụ cười ấy tôi còn thấy rất nhiều trên môi, trên mắt của các em thiếu nhi, của khán giả và được tỏa đi khắp các ngả đường của Saigon.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
VietCatholic tiếp xúc với Quốc Hội Victoria - Australia về trường hợp cha Lý - Phần II
J.B. An Dang
01:17 18/12/2009
Trong chuyến viếng thăm thành phố Melbourne (Úc) của phái đoàn VietCatholic, chúng tôi đã được hân hạnh tiếp xúc với một số dân biểu Quốc Hội Úc tại tiểu bang Victoria để thông báo và bàn bạc với họ về những đợt đàn áp giáo hội tại VN mới đây. Dưới đây là nội dung cuộc phỏng vấn với dân biểu Muray Thompson thuộc tiểu bang Victoria của Châu Xuân Hùng, mời độc giả theo dõi:
Châu Xuân Hùng: Xin cảm ơn ông Murray đã dành thời giờ cho cuộc phỏng vấn chiều nay. Xin ông vui lòng cho biết, vụ của cha Lý xảy ra như thế nào theo như ông được biết?
Dân biểu Murray Thompson: Quý dân biểu trong nội bộ Quốc Hội Victoria đã hội họp với sự khích lệ của một vài nhân vật trọng yếu trong cộng đồng người Việt để vận động cho việc trả tự do cho những tù nhân chính trị. Đã có một lá thơ vận động gởi cho chủ tịch nước VN và vài nhân vật quan yếu nhằm vận động cho những tù nhân chính trị này. Kết quả tốt đẹp năm 2005 đã đạt được khi giáo sư Huy được trả tự do. Cha Lý cũng là người đã bị bắt vì quan điểm chính trị của mình. Cũng giống như nhiều người dân Úc, chúng tôi tin vào những nhân quyền cơ bản và quyền tự do phát biểu, tự do thờ phượng cũng như tự do bày tỏ ý kiến, và điều quan trọng là những vấn đề như thế cần phải được theo đuổi.
Châu Xuân Hùng: Bây giờ là đến một tin buồn, mới tháng 11 đây thôi, cha Lý đã bị một cơn đột quỵ khá nặng khiến cho nửa người của ngài bị liệt. Từ đó cha Lý mới được chữa trị tại bệnh viện trong trại giam, là nơi được chính Giám đốc sở công an Hà Nội điều khiển. Gia đình của ngài đã xin chính phủ VN trả tự do cho ngài, để cho gia đình được đưa ngài về nhà chăm sóc. Tuy nhiên vào ngày 11 tháng 12 mới đây, nhà cầm quyền VN lại trả ông về trại giam. Nếu thế thì quan điểm của ông ra sao?
Dân biểu Murray Thompson: Cộng đồng thế giới rất quan tâm đến hoàn cảnh của cha Lý và họ nghĩ rằng thật không may cho một người ở giữa lứa tuổi 60 bị đột quỵ phải ở trong đó (trại tù) chỉ vì quan điểm chính trị của ông ta.
Châu Xuân Hùng: Vào tháng 6 năm nay, 37 thượng nghị sĩ Mỹ đã gởi một lá thơ đến chủ tịch nước của VN hối thúc việc trả tự do cho cha Lý. Vào tháng 12, chỉ vài ngày sau khi chủ tịch nước gặp gỡ Đức Giáo Hoàng tại Roma, Tòa Thánh đã hứa với tổng giáo phận Huế sẽ lợi dụng cơ hội này để nêu vấn đề cha Lý và kêu gọi chính phủ VN. Chúng tôi tin rằng Tòa Thánh đã làm chuyện đó. Tuy nhiên chẳng thấy gì xảy ra. Chúng tôi chưa nghe thấy gì hết cả. Theo ý kiến của ông, thì chúng ta trong vụ này còn làm gì được nữa để giúp cha Lý?
Dân biểu Murray Thompson: Tôi nghĩ rằng việc lôi kéo cộng đồng chính trị thế giới vào vụ án và quyền tự do của cha Lý là việc quan trọng.
Và tôi tin rằng Liên Hiệp Quôc lẫn các quốc gia dân chủ trên thế giới sẽ vận động mạnh mẽ để cha Lý được thả ra.
Hồi nãy tôi có nói về tự do phát biểu và tự do tôn giáo. Cha Lý là một thí dụ điển hình khi những quyền (tự do ) đó bị vi phạm. Tại Úc chúng tôi được quyền làm bất cứ những gi chúng tôi muốn. Theo quan niệm của chúng tôi phải làm thêm nhiều nữa để gây thêm áp lực chính phủ VN phải tuân thủ.
Điều cần thiết là tôi đã kêu gọi những đồng viện của tôi ở Victoria này viết thơ đến chính phủ VN cũng như tích cực vận động qua trung gian Bộ Ngoại Giao Úc cũng như những nhân vật cao cấp trong chính phủ hãy làm việc về vụ của cha Lý, một người đang phải chịu đựng tình trạng sức khỏe yếu kém và là người chỉ có một tội là phát biểu ý kiến dân chủ, hợp pháp của mình liên quan đến những vấn đề tự do ngôn luận và tôn giáo, tôi thấy rằng việc ông bị giữ lại tại nhà tù VN là một việc thật vô lương tâm.
Châu Xuân Hùng: Xin cảm ơn ông Murray đã dành thời giờ cho cuộc phỏng vấn chiều nay. Xin ông vui lòng cho biết, vụ của cha Lý xảy ra như thế nào theo như ông được biết?
Dân biểu Murray Thompson: Quý dân biểu trong nội bộ Quốc Hội Victoria đã hội họp với sự khích lệ của một vài nhân vật trọng yếu trong cộng đồng người Việt để vận động cho việc trả tự do cho những tù nhân chính trị. Đã có một lá thơ vận động gởi cho chủ tịch nước VN và vài nhân vật quan yếu nhằm vận động cho những tù nhân chính trị này. Kết quả tốt đẹp năm 2005 đã đạt được khi giáo sư Huy được trả tự do. Cha Lý cũng là người đã bị bắt vì quan điểm chính trị của mình. Cũng giống như nhiều người dân Úc, chúng tôi tin vào những nhân quyền cơ bản và quyền tự do phát biểu, tự do thờ phượng cũng như tự do bày tỏ ý kiến, và điều quan trọng là những vấn đề như thế cần phải được theo đuổi.
Châu Xuân Hùng: Bây giờ là đến một tin buồn, mới tháng 11 đây thôi, cha Lý đã bị một cơn đột quỵ khá nặng khiến cho nửa người của ngài bị liệt. Từ đó cha Lý mới được chữa trị tại bệnh viện trong trại giam, là nơi được chính Giám đốc sở công an Hà Nội điều khiển. Gia đình của ngài đã xin chính phủ VN trả tự do cho ngài, để cho gia đình được đưa ngài về nhà chăm sóc. Tuy nhiên vào ngày 11 tháng 12 mới đây, nhà cầm quyền VN lại trả ông về trại giam. Nếu thế thì quan điểm của ông ra sao?
Dân biểu Murray Thompson: Cộng đồng thế giới rất quan tâm đến hoàn cảnh của cha Lý và họ nghĩ rằng thật không may cho một người ở giữa lứa tuổi 60 bị đột quỵ phải ở trong đó (trại tù) chỉ vì quan điểm chính trị của ông ta.
Châu Xuân Hùng: Vào tháng 6 năm nay, 37 thượng nghị sĩ Mỹ đã gởi một lá thơ đến chủ tịch nước của VN hối thúc việc trả tự do cho cha Lý. Vào tháng 12, chỉ vài ngày sau khi chủ tịch nước gặp gỡ Đức Giáo Hoàng tại Roma, Tòa Thánh đã hứa với tổng giáo phận Huế sẽ lợi dụng cơ hội này để nêu vấn đề cha Lý và kêu gọi chính phủ VN. Chúng tôi tin rằng Tòa Thánh đã làm chuyện đó. Tuy nhiên chẳng thấy gì xảy ra. Chúng tôi chưa nghe thấy gì hết cả. Theo ý kiến của ông, thì chúng ta trong vụ này còn làm gì được nữa để giúp cha Lý?
Dân biểu Murray Thompson: Tôi nghĩ rằng việc lôi kéo cộng đồng chính trị thế giới vào vụ án và quyền tự do của cha Lý là việc quan trọng.
Và tôi tin rằng Liên Hiệp Quôc lẫn các quốc gia dân chủ trên thế giới sẽ vận động mạnh mẽ để cha Lý được thả ra.
Hồi nãy tôi có nói về tự do phát biểu và tự do tôn giáo. Cha Lý là một thí dụ điển hình khi những quyền (tự do ) đó bị vi phạm. Tại Úc chúng tôi được quyền làm bất cứ những gi chúng tôi muốn. Theo quan niệm của chúng tôi phải làm thêm nhiều nữa để gây thêm áp lực chính phủ VN phải tuân thủ.
Điều cần thiết là tôi đã kêu gọi những đồng viện của tôi ở Victoria này viết thơ đến chính phủ VN cũng như tích cực vận động qua trung gian Bộ Ngoại Giao Úc cũng như những nhân vật cao cấp trong chính phủ hãy làm việc về vụ của cha Lý, một người đang phải chịu đựng tình trạng sức khỏe yếu kém và là người chỉ có một tội là phát biểu ý kiến dân chủ, hợp pháp của mình liên quan đến những vấn đề tự do ngôn luận và tôn giáo, tôi thấy rằng việc ông bị giữ lại tại nhà tù VN là một việc thật vô lương tâm.
Vụ tiền lương SCIC và ‘công bằng xã hội’ tại VN ngày nay
Alfonso Hoàng Gia Bảo
11:13 18/12/2009
Đã hai tuần lễ trôi qua kể từ ngày vụ tiền lương của các quan chức Tổng Công ty Đầu tư Kinh doanh Vốn Nhà Nước (State Capital Investment Corporation, SCIC) bộc phát hôm 2/12, nhưng đến nay vẫn còn ‘nóng hổi’ trên nhiều báo. Thậm chí còn có vẻ gay gắt hơn khi sáng qua 17/12 tờ Tuổi Trẻ đưa tin nguyên tổng giám đốc Jetstar Pacific Airlines Lương Hoài Nam đã bị chận lại tại phi trường không cho xuất cảnh vì có liên quan đến SCIC.
Tuy nhiên, việc nhiều báo tỏ ra ‘mạnh miệng’ hơn bình thường sau một thời gian dài im lặng sau vụ hai nhà báo Nguyễn Văn Hải và Việt Chiến bị bắt, vụ việc dính dáng đến một số quan chức cấp cao có người nằm trong ban chấp hành trung ương đảng như ông BT Tài Chính Vũ Văn Ninh khiến nhiều người nghi ngờ động cơ trong sáng của vụ SCIC không phải vì chống tham nhũng, mà đơn thuần chỉ là chuyện ‘đấu đá’ nhau thường thấy xảy ra trước mỗi kỳ đại hội đảng.
Làm quan = làm chơi ăn thiệt?
Tình trạng bất công leo thang trong xã hội VN đã khiến những ai từng ảo tưởng về một xã hội “làm theo khả năng hưởng theo nhu cầu” của Mác, từ lâu đều đã phải ‘vỡ mộng’. Thế nhưng, khi mức lương cao ngất của các quan chức SCIC được đưa ra trước công luận, nó đã khiến không ít người vẫn cảm thấy ‘sốc’. Bởi trong khi hàng triệu lao động cả nước phải dầm mưa dãi nắng trên đồng ruộng, phải đối mặt với nguy hiểm TQ ngoài biển khơi hoặc vất vả trong các nhà xưởng nóng bức ô nhiễm v.v.. mới kiếm nổi 1.000 USD/năm là GDP của VN hiện nay, thì các quan SCIC tiếng là ‘đầy tớ’ nhưng lại được ngồi mát hưởng những bát vàng trị giá 70-80 triệu đồng/tháng.
Sự phi lý này khiến thu nhập của người lao động vốn đã thấp nay trông càng thảm hại hơn. ‘ông chủ nhân dân’ sau một năm làm việc cật lực mà chỉ bằng lương tuần của tên ‘đầy tớ cán bộ’ thử hỏi trên thế gian này còn có nơi đâu ‘công bằng’ hơn cái “xã hội văn minh - công bằng” của VN?
Bởi vậy bất chấp cơn sốt bóng đá Seagames, khi ‘quả bom’ tiền lương SCIC nổ ra nhiều người đã chẳng thể thờ ơ, bỏ qua. Những comments đọc được trên các báo cho thấy sự phẫn nộ của công chúng về vụ này ra sao: “Quan chức SCIC họ là những ai? Là những trùm tư bản, băng mafia hay là đảng viên của đảng luôn nguyện “trung thành với nước, nguyện suốt đời làm đầy tớ trung thành cho nhân dân” và “vì dân, do dân, lấy dân làm gốc” v.v…”
Giao trứng cho ác?
SCIC được thành lập vào ngày 20/6/2005 bởi quyết định 151/2005/QĐ-TTg thời thủ tướng Phan Văn Khải, nhưng đến tháng 8/2006 họ mới chính thức đi vào hoạt động với nhiệm vụ quản lý vốn nhà nước của hơn 800 doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực quan trọng khác nhau, như tài chính, năng lượng, công nghiệp, viễn thông, công nghệ thông tin xây dựng, y tế và cả sản xuất hàng tiêu dùng v.v...
Sau 3 năm âm thầm hoạt động không mấy nổi bật, bỗng dưng cuối tháng 9 vừa qua trên nhiều tờ báo người ta thấy xuất hiện một bài viết ca tụng SCIC nhan đề Vốn Nhà nước "phình to" trong tay SCIC” [1] mà đọc vào thấy cái gì cũng tốt đẹp cũng ‘đầy triển vọng’, như “…được Chính phủ giao trọng trách quản lý, đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước tại các doanh nghiệp sau cổ phần hóa, tính đến nay, Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) đã tiếp nhận và thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại hơn 900 doanh nghiệp... Mặc dù, mới đi vào hoạt động được 3 năm, nhưng mô hình quản lý vốn mới thông qua định chế tài chính đặc biệt này đã bước đầu chứng tỏ hiệu quả của chủ trương tái cơ cấu phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp”.
Những ngày sau đó vào đầu tháng 10, người ta lại thấy tên tuổi vị ‘đại gia’ này một lần nữa bay bổng trên trang chuyên về chứng khoán Tiền đang chảy về “siêu tổng công ty” SCIC [2] và tự khoe rằng ‘tổng số vốn Nhà nước mà SCIC tiếp nhận là 6.925 tỷ đồng (chưa tính Vietcombank), giá trị thị trường hiện nay là khoảng 25.000 tỷ đồng, tăng gần 4 lần’.
Thế nhưng đến đầu tháng 12 này, loạt phóng sự trên tờ Tiền Phong [3] “Lương hay Lậu?; Lỗ dài, lương vẫn hàng tỷ đồng/năm; DN thua lỗ, TGĐ hưởng lương bạc tỉ: Bạn đọc bất bình; Lương bạc tỷ ở SCIC, còn các tập đoàn khác ra sao?” v.v… đã ‘bật mí’ cho mọi người thấy ‘dung nhan’ một SCIC hoàn toàn khác. Tại hãng hàng không JetStar Pacific Airline (JPA) là nơi SCIC đang chiếm giữ tới 75,78% trong tổng số 647,8 tỷ đồng vốn nhiều liền làm ăn thua lỗ liên tục. Tờ Đất Việt trong bài Jetstar Pacific và Vinapco ‘tố’ nhau chiếm dụng vốn [4] (nhà nước) hồi tháng 6/2009, cho biết “mỗi tháng Jetstar Pacific thiệt hại 500 triệu đồng do chênh lệch lượng nhiên liệu nạp giữa đồng hồ đo xăng của Vinapco và đồng hồ đo trên máy bay của Jetstar Pacific”
Tình hình kinh doanh ‘u ám’ là vậy nhưng các quan SCIC cả người về hưu lẫn kẻ đương nhiệm, từ ông Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh kiêm nhiệm Chủ tịch HĐQT. Phó Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc là ông Trần Văn Tá. Các ủy viên HĐQT kiêm nhiệm là Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Hữu Hào, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Cao Viết Sinh, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà.. cho đến hai thành viên chuyên trách HĐQT là các ông Hoàng Nguyên Học- Phó Tổng giám đốc và ông Nguyễn Quốc Huy- Trưởng Ban Kiểm soát v.v.. vẫn cứ được ‘vỗ béo’ đều đều, hàng tháng lĩnh lương vài chục triệu đồng/ người!!!.
Mà cũng không chỉ có các ‘quan’ người Việt không thôi. Trong danh sách lương 2008 của JPA người ta còn thấy có cả những đối tác người nước ngoài cũng được hưởng lương cao ngất trời. Đó là các Phó Tổng giám đốc Daniela lương 5,1 tỷ đồng, Phó Tổng giám đốc Tristan Freeman 3,3 tỷ đồng!
Số liệu do một công ty kiểm toán nhà nước đưa ra để ‘kết tội’ một tổng công ty nhà nước khác chắc chắc không phải là ‘diễn biến hòa bình’ nên rất ‘đúng người đúng tội’. Vậy mà sau khi vụ việc bị đưa lên mặt báo hôm 2/12, cả hơn chục ngày sau ông bộ trưởng Vũ Văn Ninh mới thừa nhận cùng tờ Tiền Phong hôm 14/12, là nơi đã ‘bắn phát súng’ đầu tiên, rằng “số tiền 78 triệu đồng/tháng mà lãnh đạo doanh nghiệp này được nhận là thu nhập có thật” [5] nhưng lại lấp liếm rằng đó là “thu nhập chưa tính thuế và không chỉ bao gồm lương mà trong đó thực ra gồm 3 khoản tiền khác…!!!” sau một hồi vòng vo, cuối cùng ông lại bảo “tôi đã chỉ đạo giảm lương của SCIC, Jetstar” [5] !? và rằng “Ở đây, có hai khoản anh em làm có thiếu sót. Chẳng hạn biên chế mới đầu duyệt tiền lương cho 180 người nhưng trên thực tế chỉ có 130 người được chi trả lương. Thực tế, SCIC có lấy quỹ lương của 180 chia cho 130. Sau khi biết, tôi đã yêu cầu trả lại ngay”
Lấy tiền công quĩ chia nhau đợi đến khi nhân dân phát hiện mới chịu đem trả, tinh thần ‘phê và tự phê’ và ‘học tập gương đạo đức HCM’ của các quan trốn đâu cả rồi? Mà luật lệ xứ mình cũng ‘dễ chịu’ với họ thật, 25 ngàn tỷ VND tương đương 1,25 tỷ USD là số tiền không hề nhỏ đối với một quốc gia còn nghèo như VN, nhưng nó đã được chính phủ giao cho một đơn vị như SCIC quản lý và tiêu xài vô trách nhiệm như thế, có khác nào đem cuộc sống của hàng triệu dân lành giao nộp cho quân ác?
Sẽ lại ca bài “trách nhiệm quá lớn”?
Quản lý trên 800 doanh nghiệp dàn trải trên cả nước, trong đó tới gần 200 cái vào loại ‘tầm cỡ’, nhưng tờ Tiền Phong cho biết trong tay SCIC chỉ vỏn vẹn có 130 nhân viên !!!
Nhìn vào con số tương quan lực lượng trên, thiết nghĩ bất cứ lãnh đạo doanh nghiệp nào cũng thấy chỉ để ‘cưỡi ngựa xem hoa’ 800- 900 doanh nghiệp thôi cũng đã đủ đuối rồi, làm sao quản lý? Chính vì vậy mà mới sau ba năm giữ ‘trọng trách’, SCIC hoặc phải ‘bỏ’ bớt vì nhắm ‘bê’ không nổi (nên còn gọi là ‘bỏ bê’) hoặc phải căng sức ra để ôm đồm lấy những nơi quan trọng để đẻ ra thêm chuyện hưởng lương hai đầu, mà báo chí phản ảnh mấy ngày qua.
Trong bài báo ‘mèo khen mèo dài đưôi’ nói trên SCIC cũng cho biết sự ‘chuyển hướng’ của họ và tất nhiên là bằng cách rất khôn khéo lựa chọn và thực hiện đầu tư mua cổ phần phát hành thêm cho cổ đông hiện hữu của 163 doanh nghiệp đang kinh doanh có hiệu quả nhằm gia tăng lợi nhuận cho nhà nước, hạn chế hiện tượng “pha loãng” cổ phần nhà nước tại doanh nghiệp”. Nếu ai có dịp vào thăm trang nhà www.scic.vn cái mà mọi người sẽ được thấy nhiều nhất, không gì hơn ngoài rao bán, thanh lý vốn, tài sản hàng trăm doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ.
Việc ‘tinh giảm biên chế’ như vậy thoạt nghe thì có vẻ rất hợp lý, vì chẳng thà làm nhỏ, làm ít mà chắc chắn vẫn hơn. Thế nhưng nhìn lại vụ JetStar thua lỗ hàng trăm tỷ đồng nhưng nơi này SCIC chiếm giữ tới hơn 75% vốn, cho thấy lý do phân tán vốn hoàn toàn không thuyết phục chút nào mà là chuyện ‘gặm thịt bỏ xương’.
Cái họ thiếu, cũng như bao doanh nghiệp quốc doanh thua lỗ trước nay, muôn đời vẫn là thiếu cái Tâm, cái Tầm. Cái gì đảng ta cũng muốn ôm khư khư vào lòng nhưng cả trình độ quản lý lẫn đạo đức cách mạng lại không đủ.
Vụ JPA thua lỗ đậm năm 2008 đang có thông tin râm ran cho rằng, công ty bay này có nhiệm vụ phải làm ăn thua lỗ thì phía đối tác JetStar, từ lâu với mong muốn tăng vốn lên 51% nhưng vẫn chưa được chấp thuận, mới có lý do chính đáng để thực hiện ‘ước mơ’ thâu tóm toàn bộ các tuyến đường bay trong nước. Và họ không thể tự mình thực hiện được điều này nếu thiếu sự ‘hợp tác’ từ các quan chức SCIC đang là bên nắm tới trên 75% vốn. (thông tin này vừa được Tiền Phong nêu lên sáng nay 18/12 trong bài “JP thua lỗ hàng chục triệu USD: Là chiêu thôn tính?”)
Cháy nhà ra mặt chuột!
Việc tự ban phát cho nhau mức lương cao ngất trời tại SCIC đã làm “dư luận xôn xao” (BBC- 09/12). Tuy nhiên, đây mới chỉ là con số lương chính thức mà chưa tính đến ‘lậu’, là các khoản thu nằm ngoài sổ sách tương tự như ‘quĩ đen’ ở Nông Trường Sông Hậu khiến bà ‘anh hùng’ Trần Ngọc Sương phải ra tòa. Ở Vn ai đã từng làm việc trong các cơ quan nhà nước đều biết không nơi nào mà lại không có những loại quĩ mệnh danh ‘cải thiện đời sống’ như vậy.
Nếu mà biết chính xác tổng số tiền các sếp ở SCIC lãnh là bao nhiêu, tôi chắc sẽ có nhiều anh hùng liệt sĩ, các bà mẹ có công cách mạng phải nhập viện vì lên cơn…đau tim!
Bởi vì báo cáo kết quả kiểm toán SCIC cho thấy tình trạng bất công, mức độ chênh lệch giàu nghèo trong xã hội VN ngày nay đã leo đến mức báo động đỏ và được hiển thị rõ ràng rành mạch bằng những con số hẳn hoi, chứ chẳng còn bằng cảm nhận mơ hồ nào nữa: 80 triệu x 12 tháng (lương năm các quan) / 20 triệu (GDP), có nghĩa tỷ lệ giàu / nghèo là 50/ 1 !!!
Con số này có nghĩa, phải gom góp công sức lao động quần quật suốt năm của 50 người lao động trên các cánh đồng hay trong những nhà máy nóng bức bụi bặm trong các khu chế xuất thì mới có đủ tương quan lực lượng để có thể ‘so kè’ với lương của một vị quan của SCIC.
Và đây mới chính là bản mặt thật của cái gọi là ‘văn minh và công bằng xã hội’ mà nhà nước VN vẫn thường rỉ rả bấy lâu nay.
Giá như ‘chùm khế quê hương’ bớt ngọt?
Khách quan mà nói mức lương 5-6 ngàn USD (tức xấp xỉ 100 triệu / tháng) hiện nay cũng không phải là điều gì ‘ghê gớm’ lắm đối với dân các thành phố lớn trong nước, những nơi có mặt nhiều công ty tập đoàn kinh doanh nước ngoài. Và trình độ nhận thức của người dân bây giờ cũng không còn ‘nghèo’ đến mức hễ cứ thấy ai giàu là ganh ghét, muốn đem ra ‘đấu tố’ họ như thời thập niên 50 xa xưa. Mà ngược lại, những ai làm giàu bằng tài năng và nhất là làm giàu bằng tri thức, một cách chân chính càng ngày càng được mọi người nể phục.
Do vậy, vụ SCIC khiến dư luận ngỡ ngàng chắc chắn không phải vì những con số 70- 80 triệu hay thậm chí hơn nữa nhưng vì cách làm ăn ‘mập mờ’ của nhà nước ta, hễ cái gì ngon, ngọt đều bị xếp vào hàng ‘bí mật quốc gia’ khiến dân chúng bị mù thông tin. Lâu nay chẳng biết SCIC là ai nay ‘đùng’ một cái nghe tin họ lãnh mức lương ấy nếu dân chúng chẳng ai băn khoăn, thắc mắc các ‘sếp’ SCIC bấy lâu nay đã đem vốn liếng quốc gia đi ‘mần ăn’ ở những đâu, lời lỗ ra sao mà họ lại được trả mức lương cao ngất trời xanh như thế…? Chắc rằng đất nước mình đã đến hồi mạt vận mất rồi!?
Tại các công ty văn phòng đại diện thương mại tầm cỡ ‘world-wide’ tại Sàigòn mà người viết có dịp biết, nhân viên nào có năng lực họ được trả lương rất hậu hĩnh, nhưng để đổi, mối quan hệ ‘chủ - tớ’ luôn rất sòng phẳng!
Không bao giờ có chuyện chủ chịu ‘nhịn ăn’ vì những khoản chi lương bất hợp lý cho nhân viên, dù chỉ vài trăm ngàn đồng/ than1g, nếu người được ưu đãi không chứng tỏ được khả năng dùng thương hiệu của chủ để đi hái ra tiền đem về nộp lại cho họ, ít nhất cũng là 2-3 lần nhiều hơn lương.
Trong khi ấy công sức, hiệu quả quản lý và sử dụng hầu bao, tài sản của quốc gia của các quan chức SCIC còn khá là mơ hồ, thậm chí để thua lỗ như tại JetStar thì các ‘đầy tớ nhân dân’ vẫn cứ tự ban phát bổng lộc cho nhau bằng mức lương rất chính xác, hệ số lương phải nhân chi tiết đến tận hai con số lẻ, từ 2.82 nâng lên 4.25!?
Câu chuyện SCIC làm chúng ta nhớ lại vụ 18.4 USD tiền thưởng [6] của các quan chức Wall Street Mỹ hồi Tháng Hai năm nay, khiến tổng thống Barack Obama mặc dù mới nhận chức khi ấy cũng đã phải nặng lời với họ: “thật xấu hổ cho các chuyên viên ngân hàng tại Wall Street nhận tiền thưởng nhiều tỷ đôla trong khi người dân đang hỗ trợ cho ngành này” và gọi hành vi này là thể hiện mức "vô trách nhiệm cao độ" !!! (BBC – 30/1/2009)
Nước Mỹ giàu nhất nhì thế giới mà họ còn nghiêm khắc với ‘quả trứng vàng’ Phố Wall như vậy, trong khi ở VN ta, nghèo nhưng khi vụ tiền lương của các sếp SCIC bị đổ bể sau hơn chục ngày rồi mà chẳng thấy lãnh đạo đất nước lên tiếng thật là khó hiểu?
Có lẽ cũng vì cảm thấy ‘sốt ruột’ nên tờ Pháp Luật Online [7] hôm 6/12 đã phải vay mượn lời ông B.Obama như muốn nhắc khéo các ‘lãnh tụ kính yêu’ VN mình, rằng “Đây là hành vi khiếm nhã trong thời khủng hoảng kinh tế. Những người này không hề có trách nhiệm với cơn khủng hoảng đang đè nặng trên vai hàng triệu người dân. Những nhà lãnh đạo doanh nghiệp đó đã được thưởng cho vai trò kém cỏi của họ trong quản lý, đặc biệt là khi những khoản lương, thưởng chảy vào túi họ là từ túi của những người đóng thuế mà ra. Tôi quyết không khoan nhượng cho việc này!” và ông đã làm đến nơi đến chốn vụ này ngay sau đó, nhiều triệu USD đã được thu hồi về cho ngân sách.
Không biết các vị ấy có ai đọc được lời nguyền rủa cùng thái độ cương quyết của ông Obama mà cảm thấy áy náy trước việc các quan SCIC đang ‘nhạo báng’ hàng triệu dân nghèo trên cả nước hay không?
Người ta thường bảo ‘không ai hiểu tính nết con cái hơn bố mẹ’. Đem câu này vào bình diện lớn hơn sẽ là ‘không ai giải thích lý do tham nhũng chính xác hơn chính ông Nguyễn Minh Triết’, vì ông ta là chủ của cái lò tham nhũng này và vì đã có lần ông tỏ ra rất am hiểu về nó khi chuyện trò với vài trăm Việt kiều tại Hà Nội về tham nhũng và ví von với người thủ quĩ, mà hiểu theo ý ông thì tham những VN là do hoàn cảnh đẩy đưa, chứ tố chất nòi giống Lạc Hồng của dân mình chưa thấy ai có loại gen nào tên là ‘tham nhũng’ cả !!!
Đem lời lý giải ấy vào thực trạng đất nước tham nhũng tràn lan ở VN không phải lỗi do đảng mà do cái ‘chùm khế quê hương’ nó quá… ngọt !!! Lý do: sau một thời ‘đi hoang’ ra khỏi xã hội văn minh loài người, sự nghèo đói đã làm suy kiệt mọi mặt trên mảnh đất hình cong chữ S này khiến nó trở nên quá quá hấp dẫn trong con mắt các nhà tư bản. Vì chỉ cần chi ra những đồng tiền rẻ mạt lúc nào cũng có sẵn hàng chục triệu dân sẵn sàng cung phụng từ A- Z. Từ kiếm tiền cho đến vui chơi ‘kính thưa’ các kiểu tha hồ thỏa thích !!! Chính ông chủ tịch Nguyễn Minh Triết trong chuyến Mỹ du hồi Tháng 5 năm nay, trong một buổi diễn thuyết đã chẳng ngần ngại nói ra mấy chữ ‘gái VN đẹp’ như một thứ lợi thế mà các doanh nhân Mỹ cần lưu ý. Thật đáng xấu hổ!
Tất nhiên, trước khi bàn tay của các nhà tư bản nước ngoài chạm được những trái ngọt đậm chất ‘hoang sơ’ này họ phải sự được sự cho phép của các quan. Cây khế ngọt VN trồng trên đất do ‘dân làm chủ’ nhưng lại được đảng ‘quản lý’ còn ai ngăn cấm các quan ta “trèo hái mỗi ngày”?
Thay lời kết
Chính cái giai đoạn ‘nhập nhằng’ tiến lên XHCN bằng kinh tế thị trường ở VN như VN hiện nay đã giúp cho các môn đệ Mác vào được tới ‘thiên đường’ với những căn nhà lầu xe hơi, villa biệt thự sang trọng, tiền đô rủng rỉnh gởi trong các nhà băng họ đang sở hữu, mà khỏi phải nhọc công tìm kiếm thêm thiên đường ở thời sau ‘thời kỳ quá độ’ nào nữa.
Chỉ có điều Mác cũng không lường nổi là khi các đệ tử Mácxít của ông ta vào được thiên đường không còn hơi hám ‘xã hội chủ nghĩa’ này, cũng giống như khi những đồng tiền đen nhảy múa giữa tòa án khiến công lý phải lặng lẽ khăn gói ra đi. Hàng triệu dân nghèo trong nước vì phải ‘nhường’ miếng cơm manh áo của họ cho các quan, họ không còn thiên đường nào khác để đi tiếp nên đành phải quay ngược lại xuống địa ngục trần gian, sau khi đã bị cướp dọc đường mọi thứ. Từ nhân phẩm, các quyền tự do… cho đến nhà cửa ruộng vườn v.v…
Trong bài “Trung Quốc và Việt Nam làm gì với Marx” [8] trên diễn đàn BBC cách nay mấy ngày, nhà nghiên cứu Nguyễn Kiến Giang mô tả tình cảnh này rất chính xác, như sau: "Khi những người lao động lương thiện và những người có công với đất nước rơi vào cảnh nghèo khổ, may lắm là đủ ăn, còn cả một bọn ăn cướp hợp pháp và bất hợp pháp thì tha hồ xà xẻo của cải đất nước, trở thành những phần tử giàu có theo lối “hãnh tiến-lưu manh chính cống."
Quan chức càng có chức vụ cao, được đi nhiều, tiếp xúc nhiều mặc dù ngoài miệng vẫn hô hào ‘tiến lên XHCN’ nhưng họ nhận thức rất rõ mọi thứ đúng sai đang diễn ra trên đất nước mình là hoàn toàn không có tương lai, vì thế ai nấy đều phải ‘tranh thủ’ thời cơ!
Cuối cùng, xin trở lại với đoạn mở đầu của bài viết: chuyện tiền lương của các quan SCIC và tại JetStar Pacific Airline xảy ra lâu nhưng sao bây giờ mới bị phanh phui và vào thời điểm này?
Không ở chung chăn chúng ta thật khó mà biết lúc nào họ bị rận cắn? Tuy nhiên, dường như đã thành lệ, hễ mỗi lần đảng sắp bước vào mùa tranh… ghế (thay vì tranh cử như thiên hạ) là y như rằng sẽ có chuyện ‘đấu đá’ nhau xảy ra.
Vụ SCIC năm nay không chừng sẽ lại là sự lập của bản kịch bắt cờ bạc tại một công viên ở Hà Nội, mà ban đầu mọi người cứ tưởng chỉ là ‘chuyện nhỏ’. Nhưng không ngờ, từ đó vụ PMU-18 cùng bao thứ tệ hại khác đã bị lôi ra trong thời gian chuẩn bị đại hội đảng 10 năm 2006
Chỉ có điều cũng giống như ‘trâu bò húc nhau ruồi muỗi chết’, khi các quan ta ‘húc nhau’ nhau, dù thắng hay thua chẳng thấy ai trong họ chết hết (cứ nhìn ‘bị can’ Nguyễn Việt Tiến đang phây phây kia là biết rồi) mà chỉ có hàng triệu dân nghèo khắp nơi sẽ tiếp tục bị ‘chết’ trong nghèo đói lạc hậu bởi việc tranh giành quyền lực kiểu này, thay vì tự do bầu cử, sẽ khiến đất nước còn phải chìm trong chậm phát triển còn lâu. Công bằng xã hội sẽ vẫn mãi còn là ‘món hàng’ quá xa sỉ với dân chúng Việt Nam.
Ghi chú:
[1] Vốn Nhà nước "phình to" trong tay SCIC http://www.bsc.com.vn/News/2009/9/30/59405.aspx
[2] Tiền đang chảy về “siêu tổng công ty” SCIC http://atpvietnam.com/vn/thuctechoick/39646/index.aspx
[3] Loạt phóng sự trên tờ Tiền Phong http://www.tienphong.vn/Tianyon/Index.aspx?TopicID=382
[4] Jetstar Pacific và Vinapco ‘tố’ nhau chiếm dụng vốn! http://www.baodatviet.vn/Home/kinhte/Jetstar-Pacific-va-Vinapco-to-nhau-chiem-dung-von/20096/43513.datviet
[5] Vũ văn Ninh: “Tôi đã chỉ đạo giảm lương của SCIC, Jetstar” http://www.tienphong.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=180412&ChannelID=3
[6] Vụ 18.4 USD tiền thưởng http://www.bbc.co.uk/vietnamese/worldnews/story/2009/01/090130_obamaslambankers.shtml
[7] Obama phản ứng chuyện SCIC? http://www.phapluattp.vn/20091206071233476p0c1015/obama-phan-ung-chuyen-scic.htm
[8] Trung Quốc và Việt Nam làm gì với Marx? http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2009/12/091214_china_vietnam_marxism.shtml
Sàigòn, 18/12/2009
Tuy nhiên, việc nhiều báo tỏ ra ‘mạnh miệng’ hơn bình thường sau một thời gian dài im lặng sau vụ hai nhà báo Nguyễn Văn Hải và Việt Chiến bị bắt, vụ việc dính dáng đến một số quan chức cấp cao có người nằm trong ban chấp hành trung ương đảng như ông BT Tài Chính Vũ Văn Ninh khiến nhiều người nghi ngờ động cơ trong sáng của vụ SCIC không phải vì chống tham nhũng, mà đơn thuần chỉ là chuyện ‘đấu đá’ nhau thường thấy xảy ra trước mỗi kỳ đại hội đảng.
Làm quan = làm chơi ăn thiệt?
Tình trạng bất công leo thang trong xã hội VN đã khiến những ai từng ảo tưởng về một xã hội “làm theo khả năng hưởng theo nhu cầu” của Mác, từ lâu đều đã phải ‘vỡ mộng’. Thế nhưng, khi mức lương cao ngất của các quan chức SCIC được đưa ra trước công luận, nó đã khiến không ít người vẫn cảm thấy ‘sốc’. Bởi trong khi hàng triệu lao động cả nước phải dầm mưa dãi nắng trên đồng ruộng, phải đối mặt với nguy hiểm TQ ngoài biển khơi hoặc vất vả trong các nhà xưởng nóng bức ô nhiễm v.v.. mới kiếm nổi 1.000 USD/năm là GDP của VN hiện nay, thì các quan SCIC tiếng là ‘đầy tớ’ nhưng lại được ngồi mát hưởng những bát vàng trị giá 70-80 triệu đồng/tháng.
Sự phi lý này khiến thu nhập của người lao động vốn đã thấp nay trông càng thảm hại hơn. ‘ông chủ nhân dân’ sau một năm làm việc cật lực mà chỉ bằng lương tuần của tên ‘đầy tớ cán bộ’ thử hỏi trên thế gian này còn có nơi đâu ‘công bằng’ hơn cái “xã hội văn minh - công bằng” của VN?
Bởi vậy bất chấp cơn sốt bóng đá Seagames, khi ‘quả bom’ tiền lương SCIC nổ ra nhiều người đã chẳng thể thờ ơ, bỏ qua. Những comments đọc được trên các báo cho thấy sự phẫn nộ của công chúng về vụ này ra sao: “Quan chức SCIC họ là những ai? Là những trùm tư bản, băng mafia hay là đảng viên của đảng luôn nguyện “trung thành với nước, nguyện suốt đời làm đầy tớ trung thành cho nhân dân” và “vì dân, do dân, lấy dân làm gốc” v.v…”
Giao trứng cho ác?
SCIC được thành lập vào ngày 20/6/2005 bởi quyết định 151/2005/QĐ-TTg thời thủ tướng Phan Văn Khải, nhưng đến tháng 8/2006 họ mới chính thức đi vào hoạt động với nhiệm vụ quản lý vốn nhà nước của hơn 800 doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực quan trọng khác nhau, như tài chính, năng lượng, công nghiệp, viễn thông, công nghệ thông tin xây dựng, y tế và cả sản xuất hàng tiêu dùng v.v...
Sau 3 năm âm thầm hoạt động không mấy nổi bật, bỗng dưng cuối tháng 9 vừa qua trên nhiều tờ báo người ta thấy xuất hiện một bài viết ca tụng SCIC nhan đề Vốn Nhà nước "phình to" trong tay SCIC” [1] mà đọc vào thấy cái gì cũng tốt đẹp cũng ‘đầy triển vọng’, như “…được Chính phủ giao trọng trách quản lý, đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước tại các doanh nghiệp sau cổ phần hóa, tính đến nay, Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) đã tiếp nhận và thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại hơn 900 doanh nghiệp... Mặc dù, mới đi vào hoạt động được 3 năm, nhưng mô hình quản lý vốn mới thông qua định chế tài chính đặc biệt này đã bước đầu chứng tỏ hiệu quả của chủ trương tái cơ cấu phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp”.
Những ngày sau đó vào đầu tháng 10, người ta lại thấy tên tuổi vị ‘đại gia’ này một lần nữa bay bổng trên trang chuyên về chứng khoán Tiền đang chảy về “siêu tổng công ty” SCIC [2] và tự khoe rằng ‘tổng số vốn Nhà nước mà SCIC tiếp nhận là 6.925 tỷ đồng (chưa tính Vietcombank), giá trị thị trường hiện nay là khoảng 25.000 tỷ đồng, tăng gần 4 lần’.
Thế nhưng đến đầu tháng 12 này, loạt phóng sự trên tờ Tiền Phong [3] “Lương hay Lậu?; Lỗ dài, lương vẫn hàng tỷ đồng/năm; DN thua lỗ, TGĐ hưởng lương bạc tỉ: Bạn đọc bất bình; Lương bạc tỷ ở SCIC, còn các tập đoàn khác ra sao?” v.v… đã ‘bật mí’ cho mọi người thấy ‘dung nhan’ một SCIC hoàn toàn khác. Tại hãng hàng không JetStar Pacific Airline (JPA) là nơi SCIC đang chiếm giữ tới 75,78% trong tổng số 647,8 tỷ đồng vốn nhiều liền làm ăn thua lỗ liên tục. Tờ Đất Việt trong bài Jetstar Pacific và Vinapco ‘tố’ nhau chiếm dụng vốn [4] (nhà nước) hồi tháng 6/2009, cho biết “mỗi tháng Jetstar Pacific thiệt hại 500 triệu đồng do chênh lệch lượng nhiên liệu nạp giữa đồng hồ đo xăng của Vinapco và đồng hồ đo trên máy bay của Jetstar Pacific”
Tình hình kinh doanh ‘u ám’ là vậy nhưng các quan SCIC cả người về hưu lẫn kẻ đương nhiệm, từ ông Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh kiêm nhiệm Chủ tịch HĐQT. Phó Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc là ông Trần Văn Tá. Các ủy viên HĐQT kiêm nhiệm là Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Hữu Hào, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Cao Viết Sinh, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà.. cho đến hai thành viên chuyên trách HĐQT là các ông Hoàng Nguyên Học- Phó Tổng giám đốc và ông Nguyễn Quốc Huy- Trưởng Ban Kiểm soát v.v.. vẫn cứ được ‘vỗ béo’ đều đều, hàng tháng lĩnh lương vài chục triệu đồng/ người!!!.
Mà cũng không chỉ có các ‘quan’ người Việt không thôi. Trong danh sách lương 2008 của JPA người ta còn thấy có cả những đối tác người nước ngoài cũng được hưởng lương cao ngất trời. Đó là các Phó Tổng giám đốc Daniela lương 5,1 tỷ đồng, Phó Tổng giám đốc Tristan Freeman 3,3 tỷ đồng!
Số liệu do một công ty kiểm toán nhà nước đưa ra để ‘kết tội’ một tổng công ty nhà nước khác chắc chắc không phải là ‘diễn biến hòa bình’ nên rất ‘đúng người đúng tội’. Vậy mà sau khi vụ việc bị đưa lên mặt báo hôm 2/12, cả hơn chục ngày sau ông bộ trưởng Vũ Văn Ninh mới thừa nhận cùng tờ Tiền Phong hôm 14/12, là nơi đã ‘bắn phát súng’ đầu tiên, rằng “số tiền 78 triệu đồng/tháng mà lãnh đạo doanh nghiệp này được nhận là thu nhập có thật” [5] nhưng lại lấp liếm rằng đó là “thu nhập chưa tính thuế và không chỉ bao gồm lương mà trong đó thực ra gồm 3 khoản tiền khác…!!!” sau một hồi vòng vo, cuối cùng ông lại bảo “tôi đã chỉ đạo giảm lương của SCIC, Jetstar” [5] !? và rằng “Ở đây, có hai khoản anh em làm có thiếu sót. Chẳng hạn biên chế mới đầu duyệt tiền lương cho 180 người nhưng trên thực tế chỉ có 130 người được chi trả lương. Thực tế, SCIC có lấy quỹ lương của 180 chia cho 130. Sau khi biết, tôi đã yêu cầu trả lại ngay”
Lấy tiền công quĩ chia nhau đợi đến khi nhân dân phát hiện mới chịu đem trả, tinh thần ‘phê và tự phê’ và ‘học tập gương đạo đức HCM’ của các quan trốn đâu cả rồi? Mà luật lệ xứ mình cũng ‘dễ chịu’ với họ thật, 25 ngàn tỷ VND tương đương 1,25 tỷ USD là số tiền không hề nhỏ đối với một quốc gia còn nghèo như VN, nhưng nó đã được chính phủ giao cho một đơn vị như SCIC quản lý và tiêu xài vô trách nhiệm như thế, có khác nào đem cuộc sống của hàng triệu dân lành giao nộp cho quân ác?
Sẽ lại ca bài “trách nhiệm quá lớn”?
Quản lý trên 800 doanh nghiệp dàn trải trên cả nước, trong đó tới gần 200 cái vào loại ‘tầm cỡ’, nhưng tờ Tiền Phong cho biết trong tay SCIC chỉ vỏn vẹn có 130 nhân viên !!!
Nhìn vào con số tương quan lực lượng trên, thiết nghĩ bất cứ lãnh đạo doanh nghiệp nào cũng thấy chỉ để ‘cưỡi ngựa xem hoa’ 800- 900 doanh nghiệp thôi cũng đã đủ đuối rồi, làm sao quản lý? Chính vì vậy mà mới sau ba năm giữ ‘trọng trách’, SCIC hoặc phải ‘bỏ’ bớt vì nhắm ‘bê’ không nổi (nên còn gọi là ‘bỏ bê’) hoặc phải căng sức ra để ôm đồm lấy những nơi quan trọng để đẻ ra thêm chuyện hưởng lương hai đầu, mà báo chí phản ảnh mấy ngày qua.
Trong bài báo ‘mèo khen mèo dài đưôi’ nói trên SCIC cũng cho biết sự ‘chuyển hướng’ của họ và tất nhiên là bằng cách rất khôn khéo lựa chọn và thực hiện đầu tư mua cổ phần phát hành thêm cho cổ đông hiện hữu của 163 doanh nghiệp đang kinh doanh có hiệu quả nhằm gia tăng lợi nhuận cho nhà nước, hạn chế hiện tượng “pha loãng” cổ phần nhà nước tại doanh nghiệp”. Nếu ai có dịp vào thăm trang nhà www.scic.vn cái mà mọi người sẽ được thấy nhiều nhất, không gì hơn ngoài rao bán, thanh lý vốn, tài sản hàng trăm doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ.
Việc ‘tinh giảm biên chế’ như vậy thoạt nghe thì có vẻ rất hợp lý, vì chẳng thà làm nhỏ, làm ít mà chắc chắn vẫn hơn. Thế nhưng nhìn lại vụ JetStar thua lỗ hàng trăm tỷ đồng nhưng nơi này SCIC chiếm giữ tới hơn 75% vốn, cho thấy lý do phân tán vốn hoàn toàn không thuyết phục chút nào mà là chuyện ‘gặm thịt bỏ xương’.
Cái họ thiếu, cũng như bao doanh nghiệp quốc doanh thua lỗ trước nay, muôn đời vẫn là thiếu cái Tâm, cái Tầm. Cái gì đảng ta cũng muốn ôm khư khư vào lòng nhưng cả trình độ quản lý lẫn đạo đức cách mạng lại không đủ.
Vụ JPA thua lỗ đậm năm 2008 đang có thông tin râm ran cho rằng, công ty bay này có nhiệm vụ phải làm ăn thua lỗ thì phía đối tác JetStar, từ lâu với mong muốn tăng vốn lên 51% nhưng vẫn chưa được chấp thuận, mới có lý do chính đáng để thực hiện ‘ước mơ’ thâu tóm toàn bộ các tuyến đường bay trong nước. Và họ không thể tự mình thực hiện được điều này nếu thiếu sự ‘hợp tác’ từ các quan chức SCIC đang là bên nắm tới trên 75% vốn. (thông tin này vừa được Tiền Phong nêu lên sáng nay 18/12 trong bài “JP thua lỗ hàng chục triệu USD: Là chiêu thôn tính?”)
Cháy nhà ra mặt chuột!
Việc tự ban phát cho nhau mức lương cao ngất trời tại SCIC đã làm “dư luận xôn xao” (BBC- 09/12). Tuy nhiên, đây mới chỉ là con số lương chính thức mà chưa tính đến ‘lậu’, là các khoản thu nằm ngoài sổ sách tương tự như ‘quĩ đen’ ở Nông Trường Sông Hậu khiến bà ‘anh hùng’ Trần Ngọc Sương phải ra tòa. Ở Vn ai đã từng làm việc trong các cơ quan nhà nước đều biết không nơi nào mà lại không có những loại quĩ mệnh danh ‘cải thiện đời sống’ như vậy.
Nếu mà biết chính xác tổng số tiền các sếp ở SCIC lãnh là bao nhiêu, tôi chắc sẽ có nhiều anh hùng liệt sĩ, các bà mẹ có công cách mạng phải nhập viện vì lên cơn…đau tim!
Bởi vì báo cáo kết quả kiểm toán SCIC cho thấy tình trạng bất công, mức độ chênh lệch giàu nghèo trong xã hội VN ngày nay đã leo đến mức báo động đỏ và được hiển thị rõ ràng rành mạch bằng những con số hẳn hoi, chứ chẳng còn bằng cảm nhận mơ hồ nào nữa: 80 triệu x 12 tháng (lương năm các quan) / 20 triệu (GDP), có nghĩa tỷ lệ giàu / nghèo là 50/ 1 !!!
Con số này có nghĩa, phải gom góp công sức lao động quần quật suốt năm của 50 người lao động trên các cánh đồng hay trong những nhà máy nóng bức bụi bặm trong các khu chế xuất thì mới có đủ tương quan lực lượng để có thể ‘so kè’ với lương của một vị quan của SCIC.
Và đây mới chính là bản mặt thật của cái gọi là ‘văn minh và công bằng xã hội’ mà nhà nước VN vẫn thường rỉ rả bấy lâu nay.
Giá như ‘chùm khế quê hương’ bớt ngọt?
Khách quan mà nói mức lương 5-6 ngàn USD (tức xấp xỉ 100 triệu / tháng) hiện nay cũng không phải là điều gì ‘ghê gớm’ lắm đối với dân các thành phố lớn trong nước, những nơi có mặt nhiều công ty tập đoàn kinh doanh nước ngoài. Và trình độ nhận thức của người dân bây giờ cũng không còn ‘nghèo’ đến mức hễ cứ thấy ai giàu là ganh ghét, muốn đem ra ‘đấu tố’ họ như thời thập niên 50 xa xưa. Mà ngược lại, những ai làm giàu bằng tài năng và nhất là làm giàu bằng tri thức, một cách chân chính càng ngày càng được mọi người nể phục.
Do vậy, vụ SCIC khiến dư luận ngỡ ngàng chắc chắn không phải vì những con số 70- 80 triệu hay thậm chí hơn nữa nhưng vì cách làm ăn ‘mập mờ’ của nhà nước ta, hễ cái gì ngon, ngọt đều bị xếp vào hàng ‘bí mật quốc gia’ khiến dân chúng bị mù thông tin. Lâu nay chẳng biết SCIC là ai nay ‘đùng’ một cái nghe tin họ lãnh mức lương ấy nếu dân chúng chẳng ai băn khoăn, thắc mắc các ‘sếp’ SCIC bấy lâu nay đã đem vốn liếng quốc gia đi ‘mần ăn’ ở những đâu, lời lỗ ra sao mà họ lại được trả mức lương cao ngất trời xanh như thế…? Chắc rằng đất nước mình đã đến hồi mạt vận mất rồi!?
Tại các công ty văn phòng đại diện thương mại tầm cỡ ‘world-wide’ tại Sàigòn mà người viết có dịp biết, nhân viên nào có năng lực họ được trả lương rất hậu hĩnh, nhưng để đổi, mối quan hệ ‘chủ - tớ’ luôn rất sòng phẳng!
Không bao giờ có chuyện chủ chịu ‘nhịn ăn’ vì những khoản chi lương bất hợp lý cho nhân viên, dù chỉ vài trăm ngàn đồng/ than1g, nếu người được ưu đãi không chứng tỏ được khả năng dùng thương hiệu của chủ để đi hái ra tiền đem về nộp lại cho họ, ít nhất cũng là 2-3 lần nhiều hơn lương.
Trong khi ấy công sức, hiệu quả quản lý và sử dụng hầu bao, tài sản của quốc gia của các quan chức SCIC còn khá là mơ hồ, thậm chí để thua lỗ như tại JetStar thì các ‘đầy tớ nhân dân’ vẫn cứ tự ban phát bổng lộc cho nhau bằng mức lương rất chính xác, hệ số lương phải nhân chi tiết đến tận hai con số lẻ, từ 2.82 nâng lên 4.25!?
Câu chuyện SCIC làm chúng ta nhớ lại vụ 18.4 USD tiền thưởng [6] của các quan chức Wall Street Mỹ hồi Tháng Hai năm nay, khiến tổng thống Barack Obama mặc dù mới nhận chức khi ấy cũng đã phải nặng lời với họ: “thật xấu hổ cho các chuyên viên ngân hàng tại Wall Street nhận tiền thưởng nhiều tỷ đôla trong khi người dân đang hỗ trợ cho ngành này” và gọi hành vi này là thể hiện mức "vô trách nhiệm cao độ" !!! (BBC – 30/1/2009)
Nước Mỹ giàu nhất nhì thế giới mà họ còn nghiêm khắc với ‘quả trứng vàng’ Phố Wall như vậy, trong khi ở VN ta, nghèo nhưng khi vụ tiền lương của các sếp SCIC bị đổ bể sau hơn chục ngày rồi mà chẳng thấy lãnh đạo đất nước lên tiếng thật là khó hiểu?
Có lẽ cũng vì cảm thấy ‘sốt ruột’ nên tờ Pháp Luật Online [7] hôm 6/12 đã phải vay mượn lời ông B.Obama như muốn nhắc khéo các ‘lãnh tụ kính yêu’ VN mình, rằng “Đây là hành vi khiếm nhã trong thời khủng hoảng kinh tế. Những người này không hề có trách nhiệm với cơn khủng hoảng đang đè nặng trên vai hàng triệu người dân. Những nhà lãnh đạo doanh nghiệp đó đã được thưởng cho vai trò kém cỏi của họ trong quản lý, đặc biệt là khi những khoản lương, thưởng chảy vào túi họ là từ túi của những người đóng thuế mà ra. Tôi quyết không khoan nhượng cho việc này!” và ông đã làm đến nơi đến chốn vụ này ngay sau đó, nhiều triệu USD đã được thu hồi về cho ngân sách.
Không biết các vị ấy có ai đọc được lời nguyền rủa cùng thái độ cương quyết của ông Obama mà cảm thấy áy náy trước việc các quan SCIC đang ‘nhạo báng’ hàng triệu dân nghèo trên cả nước hay không?
Người ta thường bảo ‘không ai hiểu tính nết con cái hơn bố mẹ’. Đem câu này vào bình diện lớn hơn sẽ là ‘không ai giải thích lý do tham nhũng chính xác hơn chính ông Nguyễn Minh Triết’, vì ông ta là chủ của cái lò tham nhũng này và vì đã có lần ông tỏ ra rất am hiểu về nó khi chuyện trò với vài trăm Việt kiều tại Hà Nội về tham nhũng và ví von với người thủ quĩ, mà hiểu theo ý ông thì tham những VN là do hoàn cảnh đẩy đưa, chứ tố chất nòi giống Lạc Hồng của dân mình chưa thấy ai có loại gen nào tên là ‘tham nhũng’ cả !!!
Đem lời lý giải ấy vào thực trạng đất nước tham nhũng tràn lan ở VN không phải lỗi do đảng mà do cái ‘chùm khế quê hương’ nó quá… ngọt !!! Lý do: sau một thời ‘đi hoang’ ra khỏi xã hội văn minh loài người, sự nghèo đói đã làm suy kiệt mọi mặt trên mảnh đất hình cong chữ S này khiến nó trở nên quá quá hấp dẫn trong con mắt các nhà tư bản. Vì chỉ cần chi ra những đồng tiền rẻ mạt lúc nào cũng có sẵn hàng chục triệu dân sẵn sàng cung phụng từ A- Z. Từ kiếm tiền cho đến vui chơi ‘kính thưa’ các kiểu tha hồ thỏa thích !!! Chính ông chủ tịch Nguyễn Minh Triết trong chuyến Mỹ du hồi Tháng 5 năm nay, trong một buổi diễn thuyết đã chẳng ngần ngại nói ra mấy chữ ‘gái VN đẹp’ như một thứ lợi thế mà các doanh nhân Mỹ cần lưu ý. Thật đáng xấu hổ!
Tất nhiên, trước khi bàn tay của các nhà tư bản nước ngoài chạm được những trái ngọt đậm chất ‘hoang sơ’ này họ phải sự được sự cho phép của các quan. Cây khế ngọt VN trồng trên đất do ‘dân làm chủ’ nhưng lại được đảng ‘quản lý’ còn ai ngăn cấm các quan ta “trèo hái mỗi ngày”?
Thay lời kết
Chính cái giai đoạn ‘nhập nhằng’ tiến lên XHCN bằng kinh tế thị trường ở VN như VN hiện nay đã giúp cho các môn đệ Mác vào được tới ‘thiên đường’ với những căn nhà lầu xe hơi, villa biệt thự sang trọng, tiền đô rủng rỉnh gởi trong các nhà băng họ đang sở hữu, mà khỏi phải nhọc công tìm kiếm thêm thiên đường ở thời sau ‘thời kỳ quá độ’ nào nữa.
Chỉ có điều Mác cũng không lường nổi là khi các đệ tử Mácxít của ông ta vào được thiên đường không còn hơi hám ‘xã hội chủ nghĩa’ này, cũng giống như khi những đồng tiền đen nhảy múa giữa tòa án khiến công lý phải lặng lẽ khăn gói ra đi. Hàng triệu dân nghèo trong nước vì phải ‘nhường’ miếng cơm manh áo của họ cho các quan, họ không còn thiên đường nào khác để đi tiếp nên đành phải quay ngược lại xuống địa ngục trần gian, sau khi đã bị cướp dọc đường mọi thứ. Từ nhân phẩm, các quyền tự do… cho đến nhà cửa ruộng vườn v.v…
Trong bài “Trung Quốc và Việt Nam làm gì với Marx” [8] trên diễn đàn BBC cách nay mấy ngày, nhà nghiên cứu Nguyễn Kiến Giang mô tả tình cảnh này rất chính xác, như sau: "Khi những người lao động lương thiện và những người có công với đất nước rơi vào cảnh nghèo khổ, may lắm là đủ ăn, còn cả một bọn ăn cướp hợp pháp và bất hợp pháp thì tha hồ xà xẻo của cải đất nước, trở thành những phần tử giàu có theo lối “hãnh tiến-lưu manh chính cống."
Quan chức càng có chức vụ cao, được đi nhiều, tiếp xúc nhiều mặc dù ngoài miệng vẫn hô hào ‘tiến lên XHCN’ nhưng họ nhận thức rất rõ mọi thứ đúng sai đang diễn ra trên đất nước mình là hoàn toàn không có tương lai, vì thế ai nấy đều phải ‘tranh thủ’ thời cơ!
Cuối cùng, xin trở lại với đoạn mở đầu của bài viết: chuyện tiền lương của các quan SCIC và tại JetStar Pacific Airline xảy ra lâu nhưng sao bây giờ mới bị phanh phui và vào thời điểm này?
Không ở chung chăn chúng ta thật khó mà biết lúc nào họ bị rận cắn? Tuy nhiên, dường như đã thành lệ, hễ mỗi lần đảng sắp bước vào mùa tranh… ghế (thay vì tranh cử như thiên hạ) là y như rằng sẽ có chuyện ‘đấu đá’ nhau xảy ra.
Vụ SCIC năm nay không chừng sẽ lại là sự lập của bản kịch bắt cờ bạc tại một công viên ở Hà Nội, mà ban đầu mọi người cứ tưởng chỉ là ‘chuyện nhỏ’. Nhưng không ngờ, từ đó vụ PMU-18 cùng bao thứ tệ hại khác đã bị lôi ra trong thời gian chuẩn bị đại hội đảng 10 năm 2006
Chỉ có điều cũng giống như ‘trâu bò húc nhau ruồi muỗi chết’, khi các quan ta ‘húc nhau’ nhau, dù thắng hay thua chẳng thấy ai trong họ chết hết (cứ nhìn ‘bị can’ Nguyễn Việt Tiến đang phây phây kia là biết rồi) mà chỉ có hàng triệu dân nghèo khắp nơi sẽ tiếp tục bị ‘chết’ trong nghèo đói lạc hậu bởi việc tranh giành quyền lực kiểu này, thay vì tự do bầu cử, sẽ khiến đất nước còn phải chìm trong chậm phát triển còn lâu. Công bằng xã hội sẽ vẫn mãi còn là ‘món hàng’ quá xa sỉ với dân chúng Việt Nam.
Ghi chú:
[1] Vốn Nhà nước "phình to" trong tay SCIC http://www.bsc.com.vn/News/2009/9/30/59405.aspx
[2] Tiền đang chảy về “siêu tổng công ty” SCIC http://atpvietnam.com/vn/thuctechoick/39646/index.aspx
[3] Loạt phóng sự trên tờ Tiền Phong http://www.tienphong.vn/Tianyon/Index.aspx?TopicID=382
[4] Jetstar Pacific và Vinapco ‘tố’ nhau chiếm dụng vốn! http://www.baodatviet.vn/Home/kinhte/Jetstar-Pacific-va-Vinapco-to-nhau-chiem-dung-von/20096/43513.datviet
[5] Vũ văn Ninh: “Tôi đã chỉ đạo giảm lương của SCIC, Jetstar” http://www.tienphong.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=180412&ChannelID=3
[6] Vụ 18.4 USD tiền thưởng http://www.bbc.co.uk/vietnamese/worldnews/story/2009/01/090130_obamaslambankers.shtml
[7] Obama phản ứng chuyện SCIC? http://www.phapluattp.vn/20091206071233476p0c1015/obama-phan-ung-chuyen-scic.htm
[8] Trung Quốc và Việt Nam làm gì với Marx? http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2009/12/091214_china_vietnam_marxism.shtml
Sàigòn, 18/12/2009
Thông Báo
Cáo phó của Tòa Giám Mục Vĩnh Long
Tòa Giám Mục Vĩnh Long
20:46 18/12/2009
CÁO PHÓ Trong niềm tin tưởng vào Chúa Kitô Phục sinh, Văn Phòng Toà Giám Mục Vĩnh Long trân trọng báo tin: Linh mục GIUSE NGUYỄN NGỌC THÍCH Sinh: 15 /06/ 1940 Nguyên quán: Họ Rạch Vồn, Tiểu Cần, Trà Vinh Thụ phong Linh Mục: 29/04/1969 Đã được Chúa gọi về lúc 23 giờ 50 đêm Thứ Năm 17/12/2009 tại nhà Cha sở Cái Mơn, Huyện Chợ Lách, Tỉnh Bến Tre. Nghi lễ tẩn liệm lúc 14 giờ ngày Thứ Sáu 18/12/2009 tại Nhà Thờ Cái Mơn, Huyện Chợ Lách, Tỉnh Bến Tre. Thánh lễ An Táng sẽ cử hành vào lúc 9 giờ sáng Thứ Hai 21/12/2009 tại Nhà Thờ Cái Mơn, Huyện Chợ Lách, Tỉnh Bến Tre. Xin Quí Cha, Quí Tu sĩ Nam Nữ, Anh Chị em Giáo dân hiệp lời cầu nguyện cho Cha Giuse được an nghỉ trong Chúa. Kính báo TIỂU SỬ LINH MỤC GIUSE NGUYỄN NGỌC THÍCH Sinh ngày 15 /06/ 1940. Tại Rạch Vồn, Tiểu Cần, Trà Vinh. Thuộc họ Rạch Vồn. Nhập Tiểu Chủng Viện Philipphê Phan Văn Minh Vĩnh Long ngày 01/09/ 1952. Vào Đại Chủng Viện Sài Gòn ngày 01/08/ 1962. Thụ phong Linh Mục ngày 29/04 1969. HOẠT ĐỘNG. Sau khi thụ phong Linh Mục Ngài đã làm việc mục vụ: Phụ Tá Họ Cái Mơn từ 1969 Đặc trách tu sĩ từ năm 2002 đến nay Chánh Sở Họ Cái Mơn từ 28/01/1989 đến nay |
Văn Hóa
Cho Tỉnh Cơn Mơ
Vọng Sinh
11:13 18/12/2009
- Đường đời trăm ngàn lối
- Tôi trên lối nào đây?
- Đường mòn cũ tanh hôi
- Hay đường đồi khấp khểnh?
- Con đường đời cứ trôi
- Qua bao những đêm vui
- Ngàn yêu ma tinh quái
- Tôi lạc giữa chơi vơi !
- Yêu ma bắt hồn rồi !
- Nhốt tôi trong xiềng xích
- Những xích xiềng ngọt rượi
- Của ảo ảnh cuộc đời.
- Tôi đê mê không thôi
- Say sưa mải cuộc vui !
- Tình tiền tài tăm tiếng…
- Tranh đua suốt một đời !
- Nay Chúa đến nơi rồi
- Mùa Phúc Ân Cứu Rỗi
- Cửa Trời đã mở lối
- Nhưng tôi lạc mất rồi…!
- Xin Ánh Sáng Ơn Trời
- Soi đêm tối đời tôi
- Xua bóng đen yêu quái
- Cho tôi tỉnh “giấc đời” !
- Mở cho tôi xiềng xích
- Những xích xiềng ngu muội!
- Tôi một thời yêu thích…
- Xin được dứt “nợ đời”!
- Cho tôi thêm Ơn Trời
- Mùa Thánh Ân tuyệt vời
- Để tôi được đủ sức
- Về tới Quê Muôn Đời !
Xin An Bình từ Trời - Đổ xuống cõi lòng người.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Sông Rạch Quê Ta
Lê Trị
23:08 18/12/2009
SÔNG RẠCH QUÊ TA
Ảnh của Lê Trị
Giòng sông cũ, làm sao anh quên được
Tuổi thơ anh theo con nước vui buồn
Tháng giêng xanh anh lơi thú bơi truồng
Chờ hạ chín thả bềnh bồng ước rối.
(Trích thơ của Duyên Anh)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền