Ngày 17-12-2014
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Maria nói lời xin vâng
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
05:25 17/12/2014
Chúa Nhật IV MÙA VỌNG, năm B
Lc 1,26-38

MARIA NÓI LỜI XIN VÂNG

Chúa Nhật thứ IV Mùa Vọng là Chúa Nhật cuối cùng dọn mừng đón Chúa giáng sinh. Thực tế mà nói, Chúa Nhật này phải gọi là Chúa Nhật của Đức Mẹ. Bởi vì, năm nào cũng vậy, Giáo Hội luôn dành riêng Chúa Nhật thứ IV Mùa Vọng để nói đến vai trò hết sức quan trọng của Đức Mẹ. Nếu không có Đức Mẹ, không có lời xin vâng của Mẹ theo ý nhiệm mầu của Thiên Chúa. Chắc chắn, lịch sử cứu độ đã bước vào một khúc ngoặt khác.Hôm nay, gần đến lễ Giáng Sinh, Giáo Hội khẩn khoản kêu mời nhân loại, con người hướng về mầu nhiệm yêu thương của Thiên Chúa. Mầu nhiệm đã được các ngôn sứ loan báo từ bao ngàn năm và cuối cùng được thực hiện nơi chính cung lòng trinh khiết của Đức trinh nữ Maria, một người nữ tử Sion, một cô thiếu nữ hiền lành, đạo đức và hết mực thánh thiện :” Trinh nữ Maria đã cưu mang Con Thiên Chúa bởi phép Chúa Thánh Thần “ và Mầu nhiệm cứu độ đã đến trần gian nơi Hài Đồng Giêsu…

Ở đây dựa theo Giáo lý Công Giáo chúng ta phác họa vài nét cơ bản về Mẹ Maria để qua đó chúng ta hiểu Mẹ là ai ? Đức Maria là Mẹ Đấng Cứu Thế, người đã sinh ra Chúa Giêsu. Đức Mẹ Maria thuộc dòng dõi vua Đavít, thân sinh người là ông thánh Gioankim và thân mẫu người là bà thánh Anna. Theo như truyền thống kể lại thì hai ông bà đã già chỉ có Maria là người con duy nhất. Maria sinh ra và lớn lên tại làng Nagiarét, trong xứ Galilêa ở mạn Bắc nước Palestina. Khi Maria đến tuổi thành hôn thì kết hôn với một người tên là Giuse cũng thuộc chi họ vua Đavít, làm nghề thợ mộc ở Nagiarét. Chính trong thời kỳ Maria đính hôn với Giuse, trước khi về chung sống với nhau, thì thiên thần Gabriel đã được Thiên Chúa sai đến truyền tin cho Maria cho cô biết là cô sẽ thụ thai và sinh ra Đấng Cứu Thế. Và tuy đã đính hôn nhưng Maria đã khấn giữ mình đồng trinh, nên thưa lại cùng vị Thiên sứ rằng : “ Việc đó làm sao thực hiện được vì tôi không biết đến người nam ?“. Nhưng Thiên sứ đã giải thích cho Maria biết là cô đã thụ thai bởi phép Chúa Thánh Thần chứ không theo thói thường nhân loại, nên sinh con mà cô vẫn còn đồng trinh. Lúc ấy Maria mới thưa lại cùng Thiên sứ :” Này tôi là nữ tỳ Chúa, xin vâng như lời Thiên Thần truyền”.Chính lúc ấy Ngôi Hai đã xuống đầu thai trong lòng trinh nữ Maria.

Mẹ Maria hoàn toàn được đắc sủng với Thiên Chúa . Vì được tuyển chọn, Mẹ Maria đã được những ơn huệ cao quí mà bất cứ người nào trên trần gian này cũng không có được. Bởi vì là người được Thiên Chúa cất nhắc làm Mẹ Đấng Cứu Thế, nên ngay khi Mẹ Maria được cưu mang trong cung lòng bà Thánh Anna, Thiên Chúa đã gìn giữ Mẹ khỏi mọi tì ố, bợn nhơ của tội lỗi. Đây là mầu nhiệm: "Thiên Chúa ban cho Mẹ ơn vô nhiễm nguyên tội “. Chính vì thế, Thiên Chúa luôn gìn giữ sự thánh thiêng của Mẹ, gìn giữ Mẹ không vương bất cứ một chút bợn nhơ của tội lỗi trong suốt cuộc đời của Mẹ. Trong những tháng cưu mang Chúa Giêsu, Thiên Chúa luôn tuôn đổ hồng ân đặc biệt xuống trên Mẹ để Mẹ nhận ra rằng Chúa Giêsu đang sống trong Mẹ. Mầu nhiệm này thật lạ lùng đến nỗi thánh sử Luca đã nhận xét về Mẹ Maria sau cuộc phục sinh của Chúa Giêsu rằng : "Mẹ Maria đã ghi nhớ tất cả ,và suy đi nghĩ lại trong lòng “ ( Lc 2, 19).

Có thể nói đây là biến cố hết sức kỳ diệu Chúa đã làm cho Mẹ Maria và qua Mẹ Maria, Chúa cũng làm cho nhân loại qua chương trình cứu độ của Ngài. Thiên Chúa đã ban cho Mẹ những đặc ân cao quí nhất, Mẹ đã đem Chúa Giêsu cho nhân loại và nhân loại đã lãnh nhận ơn cứu rỗi nơi Chúa Giêsu. Đó là mầu nhiệm tuyệt vời Thiên Chúa đã trao ban cho Mẹ Maria và trao ban cho con người, cho thế giới, cho loài người. Sự cưu mang Chúa Giêsu và sinh ra Chúa Giêsu bởi cung lòng Đức Trinh Nữ Maria là một ân sủng lạ lùng Thiên Chúa đã làm cho nhân loại, cho thế giới, cho từng người chúng ta.

Mẹ Maria không chỉ nói lời xin vâng một lần với Thiên Chúa, nhưng lời xin vâng của Mẹ là lời xin vâng bao trùm trọn cả kiếp người của Mẹ. Mẹ đã nói lời xin vâng làm theo ý Thiên Chúa ngày truyền tin, nhưng lời xin vâng của Mẹ đã đi theo suốt đời của Mẹ và điều vô cùng ý nghĩa và là của lễ sống động nhất, đó là Mẹ đã chấp nhận đứng dưới chân Thập Giá để dâng Con của Mẹ cho Đức Chúa Cha.

Cuộc đời của người môn đệ Chúa, của tất cả chúng ta sẽ vô cùng ý nghĩa nếu biết sống trọn theo ý Chúa bằng việc giữ Đạo và sống Đạo. Chúng ta sống phải như thánh Phaolô : “ Tôi coi mọi sự là thiệt thòi, so với mối lợi tuyệt vời là được biết Đức Kitô “ hoặc “ Tôi sống nhưng không phải tôi sống mà là Đức Kitô sống trong tôi “.

Lạy Mẹ Maria, xin Mẹ tăng thêm đức tin cho chúng con để chúng con luôn biết nói lời xin vâng như Mẹ trong suốt cuộc lữ hành trần thế của chúng con. Amen.

GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :

1.Chúa Nhật thứ tư Mùa Vọng thường dành để nói về ai ?
2.Trước lời đề nghị của Thiên Thần Gabriel, Mẹ Maria đã có thái độ nào ?
3.Lời xin vâng của Mẹ có liên quan gì tới chúng ta ?
4.Giáng Sinh ngày nay đã trở thành ngày lễ Quốc tế phải không ?
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Một số nhận định về Bản Tường Trình cuộc điều tra các dòng tu nữ Hoa Kỳ
Vũ Van An
03:57 17/12/2014
Như bạn đọc đã biết, ngày 16 tháng 12 hôm qua, Thánh Bộ Các Dòng Tu đã mở cuộc họp báo để công bố bản tương trình về cuộc thanh tra kéo dài 6 năm nay đối với các dòng tu nữ Hoa Kỳ.

Không thiếu các nhận định tiêu cực đối với Bản Tường Trình. Nữ tu Louise Gallahue, bề trên Dòng Nữ Tử Bác Ái Tỉnh Dòng St Louis, chẳng hạn, cho rằng cuộc thanh tra khởi sự từ năm 2008 là “một diễn trình quá dài và nhàm chán” vì nếu bản tường trình chỉ khuyến khích các cộng đoàn nữ tu suy nghĩ và đối thoại, thì họ đã vẫn làm từ xưa đến nay rồi.

Bà cho rằng vấn đề gai góc nhất liên quan tới Hội Đồng Lãnh Đạo Các Nữ Tu (Leadership Conference of Women Religious), một cơ quan đại diện cho khoảng 80% các nữ tu Hoa Kỳ, vẫn chưa được giải quyết. Một tường trình công bố năm 2012 tố cáo nhóm này cổ vũ các chủ đề duy nữ cấp tiến.

Nữ tu Campbell, người nổi tiếng với sáng kiến “Nữ Tu Trên Xe Buýt” và từng nói chuyện tại Đại Hội Đảng Dân Chủ năm 2012, thì thắc mắc không hiểu “đối thoại” có nghĩa là đối thoại hay đối thoại là phải nghe các “đấng”.

Nhưng phần đông nhấn mạnh tới những điều tích cực của Bản Tường Trình. Nữ Tu Mary Ann Walsh, nguyên phụ trách phòng Báo Chí của HĐGM Hoa Kỳ, cho rằng Bản Phúc Trình đã phát động một thời kỳ hòa giải.

Nữ tu Marie Bernadette Thompson, một phối trí viên của Hội Đồng Các Bề Trên Cả Của Các Hội Dòng Nữ (Conference of Major Superiors of Women Religious), bao gồm khoảng 20% nữ tu Hoa Kỳ, cho rằng bà tìm thấy trong Bản Tường Trình “một tinh thần hợp nhất và hợp đoàn thực sự… Nói chung, bản tường trình này rất ấm lòng và hữu ích đối với các hội dòng”.

Mẹ Agnes Mary Donovan, chủ tịch của CMSWR, cho rằng Bản Tường Trình này cho thấy các điều các nữ tu muốn nói đã thấu tai Đức Thánh Cha.

Nhiều nữ tu đồng ý với gợi ý cho rằng phải làm sao để người đời nhận ra các nữ tu là những người tận hiến qua y phục bề ngoài. Nữ Tu Thompson cho rằng: phần lớn đức tin Công Giáo được phát biểu ra ngoài qua nghệ thuật thánh, qua các dấu hiệu thánh trong phụng vụ, và y phục là một trong các dấu hiệu dễ nhận này, chứng tỏ các nữ tu là người đã được để riêng ra thánh hiến cho Chúa.

Tuy nhiên, Nữ Tu Campbell cảm thấy được khích lệ khi Bản Tường Trình thừa nhận rằng vì thừa tác vụ của mình, một số nữ tu đã phải tổ chức cộng đoàn của mình “một cách không chính thống” như các nữ tu có thể sống một mình ở bên ngoài cộng đoàn chẳng hạn.

Điều đáng chú ý là giọng điệu của Bản Tường trình đã đánh tan bầu khí căng thẳng trước đây giữa một số các dòng nữ của Hoa Kỳ và Tòa Thánh. Trong cuộc họp báo của Thánh Bộ các Dòng Tu, Nữ Tu Sharon Holland, người đứng đầu LCWR, thừa nhận rằng thoạt đầu, cuộc thanh tra của Tòa Thánh bị nhiều người nghi ngại và ngờ vực, nhất là các nữ tu có tuổi vì “cảm thấy rằng trọn cuộc đời của họ đã bị cho là thiếu sót”. Nay kết quả cho thấy Tòa Thánh đã lắng nghe các nữ tu.

Bà bảo: “trong bản tường trình này, giọng điệu rất khích lệ và thực tiễn. Các thách thức thì ai cũng hiểu, nhưng đây không còn là một văn kiện đổ lỗi hay bao gồm các giải pháp ngây ngô nữa. Đọc bản văn, ai nấy cảm thấy được đánh giá cao và được tin tưởng”.

Hầu hết các nữ tu cho rằng có được điều trên hiển nhiên là nhờ Đức Phanxicô. Nữ Tu Holland nói rằng “Tôi hoàn toàn dành cho ngài tất cả những công lao này. Tôi không biết phải lượng giá ra sao tất cả những ảnh hưởng của ngài trong việc này, nhưng ngài quả là một khích lệ và hy vọng lớn lao cho chúng tôi”.

Nữ tu Campbell cũng đồng ý như vậy. Bà bảo: “khi có sự thay đổi lãnh đạo, là có sự khác biệt sâu xa”.

Nữ tu Gallahue thì tin rằng việc làm của các nữ tu Hoa Kỳ đối với người nghèo đã làm Đức Phanxicô xúc động và cuối cùng, ngài đã giúp lên khuôn Bản Tường Trình, khiến nó có giọng điệu hòa dịu.

John Allen thì cho rằng Bản Tường Trình này là cành ôliu đối với các nữ tu Hoa Kỳ. Thực vậy, cuộc điều tra chưa từng có và từng gây nhiều tranh cãi mọi cộng đoàn nữ tu tại nước này đã bắt đầu với lời chỉ trích cho rằng các nữ tu này có “não trạng thế tục”, nhưng đã kết thúc với một Bản Tường Trình đầy khen ngợi, không đưa ra bất cứ biện pháp kỷ luật hay cơ chế kiểm soát mới nào.

Bản Tường Trình viết rằng: “Ngay từ những ngày đầu của GHCG [tại Hoa Kỳ], các nữ tu đã can đảm đứng ở tuyến đầu… chăm sóc đầy vị tha các nhu cầu thiêng liêng, tinh thần, giáo dục, thể lý và xã hội của không biết bao nhiêu người”.

Cách riêng, Bản Tường Trình nói rằng các nữ tu Hoa Kỳ đặc biệt có khả năng “cùng với Đức Phanxicô nhấn mạnh rằng ‘không ai trong chúng ta được nghĩ rằng mình được miễn chuẩn khỏi quan tâm tới người nghèo và công bình xã hội’”.

Tài liệu này biểu lộ “lòng biết ơn sâu xa của Tòa Thánh và của GH tại Hoa Kỳ đối với việc phục vụ tận tụy và vị tha của các nữ tu trong mọi phạm vi chủ yếu của đời sống GH và xã hội”.

Tưởng cũng nên nhắc lại: năm 2009, Thánh Bộ Dòng Tu cho biết lý do đứng đàng sau cuộc điều tra các dòng nữ Hoa Kỳ: “một não trạng duy tục đã và đang lan rộng trong các gia đình nữ tu này, thậm chí còn là tinh thần ‘duy nữ’ nữa”. Chính ngôn ngữ này đã khiến có những động thái cứng rắn từ Rôma nhằm đưa các nữ tu này trở lại hàng ngũ.

Nhưng kết cục, cuộc điều tra đã trở thành điều mà một quan sát viên Vatican coi gần như một cuộc tỏ tình (love fest). Tài liệu dài 5,200 chữ này đã chấm dứt cuộc điều tra bắt đầu từ năm 2008.

Điều đáng lưu ý là những hạn từ như “khủng hoảng”, “bất đồng”, “tín lý”, và “phẩm trật” không xuất hiện trong tài liệu này. Tuy nhiên hạn từ “vâng lời” thì có, nhưng là vâng lời Chúa Giêsu Kitô, chứ không hẳn vâng lời cơ cấu quyền lực của Giáo Hội.

Hạn từ đối thoại đã được nhấn mạnh. Bản Tường Trình viết: “Chúng tôi dùng cơ hội này mời gọi mọi viện tu trì chấp nhận ý muốn của chúng tôi sẵn sàng dấn thân vào cuộc đối thoại tôn trọng và có hiệu quả với họ”.

Khởi đầu cuộc điều tra, một số cộng đoàn nữ tu Hoa Kỳ tuyên bố sẽ không hợp tác. Một số cộng đoàn còn đe doa sẽ qua mặt giáo luật (non-canonical) để tổ chức theo dân luật. Tuy nhiên, đầu năm 2011, có sự thay đổi lãnh đạo ở Thánh Bộ Dòng Tu với Đức HY João Bráz de Aviz, người Ba Tây và Đức TGM Joseph Tobin của Hoa Kỳ điều khiển; cả hai vị tỏ ý muốn hoà giải với các nữ tu (Đức Cha Tobin, sau đó, được cử làm TGM Indianapolis). Nhờ thế một phần mà có kết quả như ngày nay.
 
Úc/Pakistan/Yémen: Đức Thánh Cha cầu nguyện cho sự hoán cải của những kẻ bạo tàn
Bùi Hữu Thư
09:30 17/12/2014
"Những hành động khủng bố vô nhân đạo”

Rome, 17 tháng 12, 2014 (Zenit.org)

Đức Thánh Cha Phanxicô cầu nguyện cho “sự hoán cải của trái tim những kẻ bạo tàn”, sau ngày các trẻ em của một trường học tại Pakistan bị thảm sát, sau ngày có vụ bắt giữ các con tin tại Úc, và hai vụ tấn công tại Yemen.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói: "Tôi muốn cùng các bạn cầu nguyện cho các nạn nhân của những hành động khủng bố vô nhân đạo xẩy ra trong những ngày qua tại Úc, Pakistan và Yemen.”

Đức Thánh Cha nói: "Nguyện xin Thên Chúa tiếp nhận những người quá cố vào nơi an nghỉ của Người, xin an ủi các gia đình, và hoán cải trái tim của những kẻ bạo tàn đã không biết dừng tay lại ngay cả trước những trẻ em.”

Đức Thánh Cha kết luận: "Chúng ta hãy cầu xin Chúa Cha ban cho chúng ta ơn phúc này.”

Một vụ bắt giữ các con tin tại Úc đã chấm dứt với cuộc tấn công của cảnh sát tại Sydney (Úc), và khiến cho hai con tin và chính hung thủ cũng bị chết, vào ngày thứ hai 15 tháng 12.

Một vụ thảm sát đã khiến cho 141 người bị tử thương trong một trường học tại Peshawar (Pakistan), ngày thứ ba, 16 tháng 12.

Ngoài ra có hai mươi sáu người, trong đó có 16 học sinh cũng bị giết hại ngày thứ ba, trong hai vụ tấn công bằng xe hơi gài bom trong thành phố Rada, trong Tỉnh Baïda, tại Yémen.
 
Toà Thánh thành công trong việc làm trung gian hoà giải giữa Hoa Kỳ và Cuba.
Trần Mạnh Trác
18:04 17/12/2014


Trong khi các văn phòng truyền thông cuả Toà Thánh vẫn giữ một thái độ im lặng, thì hầu như tất cả các cơ quan truyền thông trên Thế Giới đã loan tin về việc Toà Thánh âm thầm làm trung gian giữa Hoa Kỳ và Cuba, mở nhiều buổi họp tại Vatican từ 18 tháng qua, và kết quả là sự 'tan băng' giữa hai quốc gia vẫn còn giữ thái độ 'thù địch' từ cuộc 'Chiến Tranh Lạnh'.

Cả hai vị Tồng Thống, Hoa Kỳ và Cuba, đã đồng thời công bố bước đầu tiên cuả biến cố tan băng này, TT Obama công bố vào buổi trưa và TT Cuba Raul Castro gửi một thông điệp tới quốc dân trên hệ thống truyền hình cuả Cuba.

"Chúng ta sẽ kết thúc cách tiếp cận lỗi thời cuả nhiều thập kỷ qua, đã không giúp ích gì cho quyền lợi cuả Hoa Kỳ, và thay vào đó chúng ta sẽ bắt đầu bình thường hóa mối quan hệ giữa hai nước," ông Obama tuyên bố như vậy tại toà Bạch Cung. Thỏa thuận này sẽ "bắt đầu một chương sử mới giữa các quốc gia Mỹ Châu" và vượt qua khỏi một "chính sách cứng nhắc, bắt nguồn từ những biến cố xảy ra trước cả những lúc mà phần lớn chúng ta sinh ra."

Toà Bạch Cung sẽ không hoàn toàn dỡ bỏ mọi cấm vận kinh tế với Cuba - vì cần có một đạo luật từ Quốc hội. Nhưng các quan chức cao cấp cho biết Tổng thống sẽ giảm bớt những hạn chế về du lịch tới Cuba. Du khách từ Mỹ có thể mua những món hàng để sử dụng cho cá nhân, có thể mua rượu và thuốc lá lên tới $ 100.

Sự thay đổi lớn trong quan hệ của Mỹ và Cuba xảy ra sau khi nhà lãnh đạo cuả Cuba thả ông Alan Gross, bị giam cầm 5 năm qua.

Ông Gross là một nhà thầu cuả Cơ quan Phát triển Hoa Kỳ (USAID), bị kết tội vì cung cấp máy điện thoại di động cho người Do Thái ở Cuba và bị kết án 15 năm tù giam vì tội nhập khẩu công nghệ và thiết lập dịch vụ Internet bất hợp pháp cho người Do Thái Cuba.

Thỏa thuận thả ông Gross đạt được sau hơn một năm đàm phán bí mật ở cấp độ cao nhất giữa hai chính phủ.

Kéo dài 18 tháng với Canada làm trung gian nổi và với sự khuyến khích cuả chính cá nhân Đức Giáo Hoàng Phanxicô, cuộc đàm phán cuối cùng đã kết thúc tốt đẹp tại Vatican do Ngài đề xướng và chủ sự. Ngày hôm qua, hai vị TT Obama và Raul Castro đã đồng ý xoá bỏ những bất đồng từ nhiều thập niên trứơc trong một cuộc điện đàm trực tiếp với nhau, lần đầu tiên sau hơn 50 năm, dài 45 phút.

Những quan chức cao cấp giấu tên cuả Mỹ cho biết là Đức Giáo Hoàng Phanxicô và Toà Thánh đã đóng một vai trò tối quan trọng. Toà Thánh không chỉ đơn thuần đóng vai chủ hội các cuộc đàm phán mà còn tham gia trực tiếp vào chi tiết bàn thảo. Cuộc họp nhằm mục đích mở lại liên hệ ngoại giao đã được tổ chức tại Vatican vào mùa Thu vừa qua. Vatican đã gửi một bức thư cá nhân cho cả hai Tổng thống Obama và TT Raul Castro. "Chúng tôi chưa hề nhận được một loại liên lạc từ một vị Giáo Hoàng như thế bao giờ," quan chức cao cấp HK nói. "Điều đó đã đem đến cho chúng tôi một động lực lớn hơn và một cái đà mạnh mẽ hơn."

Hoa Kỳ và Cuba đã cắt đứt mọi liên hệ ngoại giao kể từ năm 1961. Mỗi bên phải bảo vệ những "lợi ích" cuả mình qua trung gian các đại sứ quán cuả những nước khác.

Nhưng không phải mọi người đều hoan nghênh quyết định tan băng giữa Hoa Kỳ và Cuba. Người ta đang theo dõi những phản ứng từ Florida nơi mà phần lớn dân tỵ nạn Cuba tập trung.

Thượng nghị sĩ Cộng hòa Marco Rubio của Florida có vẻ như không hoan nghênh sự 'sáp lại gần nhau' giữa Mỹ và Cuba, và có ý sẽ gây khó dễ cho việc mở lại các sứ quán vì những bổ nhiệm ngoại giao thì cần có sự thoả thuận cuả Thượng Viện.

"Những điều này sẽ tuyệt đối không giúp ích gì cho vấn đề nhân quyền và dân chủ tại Cuba cả," TNS Rubio nói. "Nhưng sẽ chỉ nâng đỡ nền kinh tế ở đó rất nhiều, là điều mà chế độ Castro đang cần để củng cố chế độ trở thành vĩnh viễn cho nhiều thế hệ mai sau."
 
Các đóng góp của Tòa Thánh trong diễn trình bình thường hóa quan hệ Mỹ - Cuba
Vũ Van An
22:02 17/12/2014
Việc bình thường hóa mối liên hệ Mỹ Cuba chủ yếu là một bước ngoặt đối với hai quốc gia này, nhưng cũng được coi như một chiến thắng của chính sách hòa dịu của Tòa Thánh bắt nguồn ít nhất từ thời Đức Gioan Phaolô II.

Theo lịch sử, Cuba vốn là một quốc gia Công Giáo. Hiện nay, 60 phần trăm dân chúng vẫn tự nhận mình là Công Giáo và Giáo Hội Công Giáo vẫn là người cung cấp phần lớn các dịch vụ xã hội và trợ giúp nhân đạo.

Dưới chế độ Fidel Castro, Đạo Công Giáo chịu nhiều hình thức bách hại và xách nhiễu. Thời đầu chế độ Castro, khoảng 3,500 linh mục và nữ tu Công Giáo đã bị tống giam, sát hại hay phát vãng. Chính Đức HY tiên khởi của Cuba, Manuel Arteaga y Betancourt, phải tỵ nạn chính trị tại Tòa Đại Sứ Á Căn Đình trong hai năm 1961, 1962.

Sau đó, các cuộc tấn công giảm dần, nhưng GH Công Giáo vẫn không được phép điều hành các trường học và giảng dạy tôn giáo công khai.

Tín hữu giáo dân tiếp tục bị kỳ thị nơi sở làm nếu biểu lộ thái quá căn tính tôn giáo của mình. Hiện nay, các thẩm quyền GH vẫn đang chờ được hoàn trả các tài sản bị trưng thu cách nay 40 năm.

Đứng trước các thực tế trên, đường lối của Vatican trong 40 năm qua luôn nặng về tiếp xúc và từ từ đưa Cuba trở lại cộng đồng các quốc gia, dựa vào lý thuyết cho rằng một Cuba tiến về phía giữa sẽ thân thiện hơn với tôn giáo.

Khi Đức Gioan Phaolô II, một người nổi tiếng chống Cộng, thăm Cuba năm 1998, nhiều người cho rằng ngài sẽ lặp lại những đụng chạm quen thuộc lúc gợi hứng cho Phong Trào Đoàn Kết tại Ba Lan trong các thập niên 1970 và 1980.

Nhưng ngài đã không làm như thế, mà chọn thân thiện hơn là đối đầu qua việc cùng xuất hiện công khai với Castro nhiều lần và vẽ ra nhiều hình ảnh đối thoại thân hữu.

Tuy công khai kêu gọi cho có nhiều tự do phát biểu và lập hội hơn, nhưng xét chung, ngài coi Fidel Castro như một quốc trưởng chứ không phải một tên vô lại. Ngược lại, Castro đã mặc bộ complê để tiếp đón ngài, chứ không mặc bộ áo trận như thường lệ, và sau khi ngài rời Cuba không lâu, ông ta phục hồi ngày Giáng Sinh thành ngày nghỉ của cả nước trở lại.

Đức GH gửi điện cám ơn Castro, khiến nhiều người chống Cộng giận dữ.

Năm năm sau, Đức HY Crescenzio Sepe, Tổng Trưởng Truyền Bá Phúc Âm, tới Cuba để mừng việc mở cửa lại một nữ tu viện của Dòng Brigit. Nhiều người Công Giáo bảo thủ chỉ trích cuộc viếng thăm này, coi nó chẳng qua chỉ là một cách đánh bóng chế độ Castro. Nhưng các viên chức của Tòa Thánh thì nhấn mạnh rằng cuộc viếng thăm này là một phần trong chiến lược lâu dài nhằm lái Cuba về phía ôn hòa hơn.

Chính sách hòa dịu trên tiếp diễn qua thời Đức Bênêđíctô XVI. Khi ngài tới thăm Cuba năm 2012, Đức Bênêđíctô XVI nhất định không tiếp một phái đoàn của “Các Mệnh Phụ Áo Trắng”, một trong những nhóm chống Castro mạnh mẽ nhất ở trong nước. Ngài cũng kết án việc cấm vận của Mỹ, cho rằng nó “đặt gánh nặng bất công” lên nhân dân Cuba.

Thái độ trên khiến TNS Marco Rubio của Florida, một người Mỹ gốc Cuba và là người Công Giáo, lo ngại rằng hàng giáo phẩm Công Giáo “muốn thương thảo một không gian hành động, bằng cách bằng lòng nhìn đi chỗ khác” thay vì nhìn vào các tội ác của chế độ.

Tờ The National Review, một tờ báo bảo thủ xưa nay vốn ủng hộ ngôi vị giáo hoàng, còn đăng lời hăm dọa nhằm chỉ trích Đức Bênêđíctô XVI và Giáo Hội địa phương cho rằng không chịu công khai ủng hộ người bất đồng Cuba. Một người phụ trách tờ Miami Herald mạnh hơn, nói thẳng: “Hàng giáo phẩm của GH Cuba sẽ đi vào lịch sử như là những người về phe với những tên áp bức chứ không về phe người bị áp bức”.

Tuy nhiên, không lời chỉ trích nào đã làm các nhà ngoại giao Vatican chùn bước. Họ cương quyết giữ các đường đối thoại với Cuba rộng mở, nhất là trong lúc nước này đang chuẩn bị bước vào thời hậu Castro.

Đức GH Phanxicô có gặp Berta Sole, lãnh tụ của “Các Mệnh Phụ Áo Trắng” của Cuba vào cuối buổi yết kiến chung hồi tháng 3 năm 2013 và gửi lời chúc lành cho cả nhóm. Lúc ấy, các lực lượng chống Castro hy vọng rằng đây là dấu hiệu của một thay đổi đường hướng dưới quyền cai trị của vị giáo hoàng Châu Mỹ La Tinh đầu tiên.

Nhưng trên thực tế, Đức Phanxicô phần lớn vẫn tiếp tục chính sách chính thức là nói chuyện với Cuba, một phương thức giúp định vị Vatican như người môi giới đáng tin trong cuộc thương thảo qua lại giữa Hoa Thịnh Đốn và Cuba.

Mùa Thu vừa qua, Đức Phanxicô viết cho Ông Obama một lá thư riêng và viết cho Raul Castro một lá thư khác, những lá thư mà người ta tin đã góp phần rất lớn vào việc phá tan băng giá giữa hai kẻ cựu thù.

Một viên chức cao cấp của Tòa Thánh vừa xác nhận rằng chính phủ Obama và Tòa Thánh đã cùng nhau làm việc hơn một năm qua để chấm dứt nhiều thập niên hận thù và tái lập bang giao giữa Mỹ và Cuba.

Sau 18 tháng thương thảo bí mật phần lớn do Gia Nã Đại môi giới và được sự khuyến khích của Đức Phanxicô, Đức Giáo Hoàng đã tổ chức phiên họp cuối cùng hồi tháng Mười qua tại Vatican giữa các viên chức Mỹ và Cuba. Thỏa hiệp sau cùng đã đạt được nhờ cuộc điện đàm giữa Obama và Castro hôm thứ Ba.

Trong lời công bố về mối tương quan ngoại giao mới, TT Obama cám ơn Đức Phanxicô về vai trò của ngài trong diễn trình bình thường hóa này, ông nói: “điển hình tinh thần của ngài cho ta thấy tầm quan trọng của việc theo đuổi thế giới như nó phải là, chứ không chịu bằng lòng với một thế giới như nó hiện là”.

Một lần nữa, TNS Marco Rubio lại lên tiếng chỉ trích cả TT Obama lẫn Đức Phanxicô. Ông bảo “Tôi muốn … yêu cầu Đức Thánh Cha ủng hộ chính nghĩa tự do và dân chủ, một chính nghĩa rất quan yếu đối một dân tộc tự do, một dân tộc thực sự tự do. Tôi nghĩ nhân dân Cuba đáng được hưởng những cơ may có dân chủ như nhân dân Á Căn Đình nơi ngài phát xuất; như nhân dân Ý Đại Lợi, nơi ngài đang sống”.

Nhưng nhà lãnh đạo CG tại Miami, nơi tập trung số dân Cuba lưu vong đông nhất, thì hết lời ca ngợi sự can thiệp của Đức Phanxicô. Thực vậy, Đức TGM Thomas Wenski tuyên bố rằng “Đức GH Phanxicô đã làm điều các vị giáo hoàng giả thiết phải làm: xây cầu và cổ vũ hòa bình. Ngài hành động giống vị ngài mang tên: Thánh Phanxicô Assidi”. Tuy nhiên Đức TGM thừa nhận nỗi đau của người Cuba lưu vong: “Nỗi đau của họ có thực, họ từng chịu đau khổ thực sự, nhất là ở những năm đầu cách mạng, bị xỉ nhục lớn lao, và thường bị tù tội hoặc tử vong”.

Nhưng ngài vẫn cho việc can thiệp của Tòa Thánh là hợp lý: “Dù sao, chính sách đối đầu và cô lập suốt 50 năm qua đã không đem lại việc thay đổi chế độ, nên ta buộc phải xét xem liệu chính sách tiếp xúc có dẫn tới những thay đổi tích cực hay không khiến người Cuba ở bên này hay bên kia eo biển Florida hài lòng”.

Trong một tuyên bố của Phủ Quốc Khanh, Tòa Thánh cho hay “sẽ tiếp tục bảo đảm sự hỗ trợ của mình đối với các sáng kiến mà hai bên sẽ đưa ra để tăng cường các mối liên hệ song phương và cổ vũ phúc lợi của nhân dân hai nước”.

Các tờ New York Times và New York Post, trong bản tin ngày 17 tháng Mười Hai, đều đồng thanh ca ngợi vai trò của Đức Phanxicô trong việc phá vỡ bế tắc ngoại giao giữa Mỹ và Cuba: “Đức GH Phanxicô, vị giáo hoàng đầu tiên từ Châu Mỹ La Tinh, đã đóng vai trò sinh tử trong việc giương cao cành ôliu giữa Hoa Kỳ và Cuba”.
 
Top Stories
Clergy and Seminarians to gather in Rome for International Colloquium
Vatican Radio
09:26 17/12/2014
(Vatican 2014-12-17 ) Over one hundred bishops, priests, deacons and seminarians will meet in Rome in January 2015 for the Second International Conference of the English-speaking Confraternities of Catholic Clergy.

The conference brings together clergy from the United States, Australia, the United Kingdom and Ireland. Each of these countries has an active confraternity which assists its members to grow in zeal, learning and holiness.

The 2015 conference takes up Pope Francis' call for the Church to contemplate Jesus Christ, and to go out from itself toward its existential peripheries. It is entitled: 'Quo vadis, Domine? The Church, Priests and Mission in the twenty-first century.'

Conference speakers include Cardinal George Pell who heads the Secretariat for the Economy, Cardinal Angelo Amato who heads the Congregation for the Causes of the Saints, and Archbishop Joseph Di Noia, who is Assistant Secretary of the Congregation for the Doctrine of the Faith.

The conference will join the Holy Father for Mass in St Peter's Basilica on the Feast of the Epiphany.

The US and Australian Confraternities organised their first international clergy conference in 2010, in response to Pope Benedict's declaration of a Year for Priests. That conference proved so successful that it inspired newly-founded Confraternities in Britain and Ireland.

A highlight of the 2015 conference is the opportunity to celebrate the sacred liturgy in Rome's major basilicas, assisted by Dublin's, Lassus Scholars, who excel at choral masterpieces sung in their authentic liturgical setting.

Although booking is now closed, the conference was not restricted to confraternity members. An invitation was extended to all English-speaking clergy; with seminarians enjoying a generous subsidy, which expressed one of the Confraternities' particular concerns: the promotion of priestly vocations.
 
Pope: Salvation is a humble heart that trusts God
Vatican Radio
09:27 17/12/2014
(Vatican 2014-12-17) God saves "a repentant heart," while he who does not trust in Him draws "condemnation" upon himself. This message was at the heart of Pope Francis’s homily during morning Mass at the Casa Santa Marta.

Humility saves man in God’s eyes, while pride is a loser. The key lies in the heart. The heart of a humble person is open, it knows repentance, it accepts correction and trusts in God. The heart of the proud person is the exact opposite: it is arrogant, closed, knows no shame, it is impervious to God's voice. The reading from the Book of the prophet Zephaniah and from the Gospel of the day guide Pope Francis in a parallel reflection. Both texts, he notes, speak of a "judgment" upon which salvation and condemnation depend.

HUMILITY, THE ONLY PATH

The situation described by the prophet Zephaniah is that of a rebellious city in which, however, there is a group of people who repent of their sins: this group, the Pope said, is the "people of God" possesses the "three characteristics" of "humility, poverty, and trust in the Lord." But in the city there are also those, Francis says, who "do not accept correction, they do not trust in the Lord." They will be condemned:

"These people cannot receive Salvation. They are closed to Salvation. ‘I will leave within you
the meek and humble; they will trust in the name of the Lord’ throughout their lives. And that is still valid today, isn’t it? When we look at the holy people of God that is humble, that has its riches in its faith in the Lord, in its trust in the Lord - the humble, poor people that trust in the Lord: these are the ones who are saved and this is the way of the Church, isn’t it? This is the path I must follow, not the path in which I do not listen to His voice, do not accept correction and do not trust in the Lord. "

SINCERELY REPENNTANT, NOT HYPOCRITES

The scene of the Gospel tells of the contrast between two sons invited by their father to work in the vineyard. The first refuses, but then repents and goes to work in the vineyard; the second says yes to the father but actually deceives him. Jesus tells this story to the chief priests and the elders of the people stating clearly that it is they who have not wanted to listen to the voice of God through John and that is why the Kingdom of Heaven will be entered, not by them but by tax collectors and prostitutes who did believe John. And the scandal provoked by this statement, Pope Francis said, is identical to that of many Christians who feel "pure" just because they go to Mass and receive communion. But God, he says, needs much more:

"If your heart is not a repentant heart, if you do not listen to the Lord, if you don’t accept correction and you do not trust in Him, your heart is unrepentant. These hypocrites who were scandalized by what Jesus said about the tax collectors and the prostitutes, but then secretly approached them to vent their passion or to do business - but all in secrecy - were pure! The Lord does not want them. "

OFFER YOUR SINS

This judgment "gives us hope" - Pope Francis assured the faithful - provided, he concludes, that we have the courage to open our hearts to God without reserve, giving Him even the "list" of our sins. And in explanation of these words the Pope recalled the story of the Saint who thought he had given everything to the Lord, with extreme generosity:

"He listened to the Lord, he always followed His will, he gave to the Lord, and the Lord said to him: 'there is still one thing you have not given me’. And the poor man who was good said: 'But, Lord, what is it that I have not given you? I have given you my life, I work for the poor, I work for catechesis, I work here, I work there ... ‘ 'But there is something you have not given me yet' .- 'What is it Lord? 'Your sins'. When we will be able to say to the Lord: 'Lord, these are my sins – they are not his or hers, they are mine… They are mine. Take them and I will be saved'- when we will be able to do this we will be that people, ‘that meek and humble people', that trusts in the Lord's name. May the Lord grant us this grace. "
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ tái thánh hiến nhà thờ Đức Mẹ La Vang, Miami.
Lm. Giuse Nguyễn Kim Long
11:09 17/12/2014
Lễ thánh hiến nhà thờ Đức Mẹ La Vang, Miami.

Trong dòng đời nhộn nhịp và hối hả của những ngày cuối Năm Duơng lịch và Lễ Giáng sinh đã gần kề, người ta vất vả lo kiếm tiền và đi mua quà cho những người thân trong gia đình. Hoà chung niềm vui đó, giáo dân Giáo xứ Đức Mẹ La Vang, Tgp Miami, hân hoan mừng ngày Lễ Thánh Hiến Lại Nhà thờ sau những tháng ngày vất vả sửa chữa vào CN 14-12 lúc 5:30pm

Xem Hình

Tưởng cũng nên nhắc lại là vào thập niên 80, một số gia đình Công Giáo Việt Nam định cư tại miền Nam Florida đã được cha Pedro, trước đây đã từng dạy tại Giáo hoàng chủng viện Đàlạt, và sau này là Giám mục của địa phận Browsvill, Texas, qui tụ lại và chính thức thành lập Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam. Sau đó cha Trần công Vang, Dòng Chúa Cứu Thế, đến hướng dẫn. Rồi cha Isidore Nguyễn bá Kỳ tiếp nối cha Vang trong trách nhiệm Quản nhiệm cho đến khi Cộng đoàn Đức Mẹ La Vang sát nhập vào giáo xứ Thánh Helen ở Ft. Lauderdale. Cha Kỳ nghỉ hưu sau hơn 22 năm ở với cộng đoàn và cha Giuse Nguyễn kim Long từ California đến thay thế.

Cộng đoàn đã có ước mơ gây quĩ mua nhà thờ riêng trong quá khứ nhưng vì hoàn cảnh nên giấc mộng chưa thành. Sau hơn 2 năm đồng hành với cộng đoàn và nhận thấy đã đến lúc cần phải làm sống lại ước vọng này, cha Quản nhiệm và một số đại diện đã viết thư và xin gặp Đức TGM vào ngày 7-11-2013 để trình bày nguyện vọng. Đức TGM, một người cha nhân từ, đã lắng nghe, tìm hiểu và chấp nhận trên nguyên tắc. Tuy nhiên, thời gian dần trôi qua và có lúc giấc mộng tuởng chừng như đã thành mây khói. Cha QN mời gọi anh chị em giáo dân đọc Kinh MC nối kết và cầu nguyện liên tục cho công việc quan trọng này. Thật vậy, lời cầu nguyện chân thành đã được Đức Mẹ La Vang chuyển cầu và Thiên Chúa đã nhậm lời.

Vào cuối tháng 2-2014, Toà GM đã báo cho cha QN là Đức TGM muốn bán cho Cộng doàn VN một nhà thờ Công Giáo tên Thánh Charles Borromeo đã bị đóng cửa và đang cho nhóm Tin lành thuê với giá 2 triệu. Sau khi đến xem, cha QN và các vị đại diện đã đồng ý mua vì khu đất rất đẹp rộng gần 4 mẫu với nhà thờ, nhà xứ và hội trường. Khu đất này trên thị trường là 5 triệu.

Sau khi nhận chìa khoá nhà thờ, cha Quản xứ và anh chị em giáo dân đã bắt tay vào sửa chữa và chuẩn bị cho ngày Thánh Hiến lại vào Chúa Nhật 14-12-2014.

Ngày Chúa Nhật 14-12 đã đến khi mọi người từ khắp nơi qui tụ về ngôi nhà thờ thân yêu này. Khoảng trên 1,000 người người ngồi chật kín trong nhà thờ và bên ngoài. Có cả những vị khách từ California, Texas và những nơi khác đến tham dự. Điều đặc biệt hơn nữa mà ít khi xảy ra là trong Thánh Lễ có sự hiện diện của cả hai vị chủ chăn Tổng giáo phận: Đức TGM Thomas Wenski, Đức Cha phụ tá Phêrô Baldacchino, 1 Đức ông và 11 Linh mục đồng tế, cả Việt Nam và Mỹ.

Thánh Lễ bắt đầu với đoàn rước từ nhà xứ và có kiệu Đức Mẹ La Vang đi cùng do quí vị TTV/TT khiêng và các bà Mẹ CG tháp tùng. Đến cửa nhà thờ, Đức TGM và cha QX cắt băng khánh thành trong tiếng vỗ tay của Cộng đoàn. Trong bài giảng, Đức TGM đặc biệt nói về niềm vui khi có nhà thờ mới, sự hy sinh không chỉ dừng lại ở việc sửa chữa, nhưng còn là hy sinh sống đạo, làm chứng cho Thiên Chúa. Ngài cũng kể ra tấm gương hy sinh của Đức cố HY Thuận, trong nhà tù đã dâng lễ với chén thánh là bàn tay và giọt rượu do bà cố gởi vào trong lọ thuốc.

Sau bài giảng là nghi thức thánh hiến bàn thờ mới, xức dầu bàn thờ và các tường nhà thờ. Thánh Lễ diễn ra thật sốt sắng và long trọng lồng trong tiếng hát điêu luyện của anh chị em ca viên liên Ca đoàn: Terêsa, Đức Mẹ MC và Thiên Thần (ca đoàn Thiếu nhi). Thánh Lễ kết thúc vào lúc 7:00pm và mọi người được mời ra Hội trường mới ăn tối và thưởng thức chương trình văn nghệ ngắn gọn.

Cảm tạ Chúa, qua lời chuyển cầu của Mẹ La Vang và Thánh cả Giuse, đã ban cho Giáo xứ chúng con một ngày tràn đầy niềm vui. Xin giúp chúng con, khi đã có ngôi nhà thờ vật chật, một "Ước mơ đã thành sự thật" thì cũng biết cùng nhau xây dựng ngôi nhà thờ thiêng liêng qua sự hiệp nhất, yêu thương và giúp đỡ người nghèo. Xin cho chúng con luôn biết dâng lời cảm tạ Chúa vì "Tất cả là hồng ân".
 
Đại Hội Thế Giới Về Gia Đình tại Philadelphia với sự tham dự của Cộng đồng Công giáo Việt Nam
Lm Peter Võ Sơn
18:37 17/12/2014

Văn Phòng Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ xin thông báo:

Quý Đức Cha, quý Đức Ông, quý Cha, quý Bề Trên các Dòng, quý Thầy Phó Tế,
Quý Nam Nữ Tu Sĩ, quý Chức, quý Ông Bà và Anh Chị Em

về Đại Hội Thế Giới Về Gia Đình với sự tham dự của Cộng đồng Công Giáo Việt Nam

1. Đại Hội Thế Giới Về Gia Đình sẽ được tổ chức từ Thứ Ba ngày 22 đến Chúa Nhật ngày 27 tháng 9 năm 2015 tại Philadelphia, Pennsylvania, Hoa Kỳ. Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ tham dự Đại Hội, và đây cũng là chuyến viếng thăm mục vụ đầu tiên của Ngài đến Hoa Kỳ. Chúng ta vui mừng được đón tiếp vị Giáo Hoàng được nhiều người ngưỡng mộ.

2. Đại Hội Thế Giới Về Gia Đình 2015, sẽ có 4 thuyết trình viên tiếng Việt (2 thuyết trình viên từ Việt Nam và 2 thuyết trình viên từ Hoa Kỳ), hiện tại đang tìm.

3. Thông dịch viên tiếng Việt cho Đại Hội: Lm Mathew Nguyễn Khắc Hy, S.S.

4. Trong thời gian Đại Hội, Cộng Đồng Việt Nam, sẽ có một Thánh Lễ chung bằng tiếng Việt được cử hành vào lúc 10:00 sáng Thứ Bảy, ngày 26 tháng 9 năm 2015 tại: Thánh Đường Saint Helena, 6101 North 5 Street, Philadelphia, PA 19120.

Thánh Lễ được chủ sự bỡi Đức Cha Phaolô Bùi Văn Đọc, Tổng Giám Mục Sài Gòn, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam; cùng đồng tế với Ngài có Đức Ông Giuse Trịnh Minh Trí, Chủ Tịch Liên Đoàn, quý Đức Cha và quý Cha tại Hoa Kỳ, Việt Nam và các Châu Lục. Sau Thánh Lễ, sẽ có cơm trưa. (Đã được phép của Đức Cha Charles J. Chaput, OFM Cap., Tổng Giám Mục Philadephia và Ban Tổ Chức Đại Hội Thế Giới Về Gia Đình chấp thuận).

5. Cách tổ chức: Liên Đoàn Công Giáo cùng với Tổng Giáo Phận Philadelphia: quý Cha, quý Thầy Sáu, Tu Sĩ Nam Nữ, quý Chức và Anh Chị Em của các Cộng Đồng Việt Nam trong Tổng Giáo Phận.

6. Theo Ban Tổ Chức của Đại Hội Thế Giới Về Gia Đình, thì việc ghi danh tham dự TRỰC TIẾP với Ban Tổ Chức, KHÔNG qua trung gian các tổ chức, cộng đoàn. Xin mời vào website: http://www.worldmeeting2015.org/plan-your-visit/register/ sẽ thấy Đơn Ghi Danh cho các nhân, gia đình, giáo sĩ và tu sĩ. Việc ghi danh cho cá nhân, một nhóm 10 người hay nhiều hơn, xin vui lòng in Đơn Ghi Danh từ Website trên.

Xin quý Đức Cha quý Đức Ông, qúy Cha, Thầy Sáu, Nam Nữ Tu Sĩ và Anh Chị Em cầu nguyện và cổ võ Đại Hội Thế Giới Về Gia Đình.

December16, 2014

Lm Peter Võ Sơn
Tổng Thư Ký, Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Có thể thay chuông bằng nhạc cụ khác trong mùa Vọng không?
Nguyễn Trọng Đa
10:00 17/12/2014
Giải đáp phụng vụ: Có thể thay chuông bằng nhạc cụ khác trong mùa Vọng không?

Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

Hỏi: Thưa cha, con muốn tìm xem trong việc cử hành Thánh lễ, nhất là trong mùa Vọng, liệu việc rung chuông có bị cấm khi truyền phép, như được làm trong suốt mùa Thường Niên không. Con nhận thấy rằng trong mùa Vọng, chuông không được sử dụng. Nhưng đồng thời, các thanh gổ tròn dài được đánh vào nhau để thay thế tiếng chuông khi truyền phép. Liệu sự thay thế này là được phép không? Nếu có, tại sao không tiếp tục dùng chuông, vì các thanh gỗ này cũng gây "tiếng ồn" không kém tiếng chuông bình thường. Có điều khoản Giáo luật nào nói về việc thay thế này không? Con cũng biết là không được sử dụng các nhạc cụ trong Mùa này. Liệu đây có phải là sự thực hành trong cả Giáo Hội phổ quát không? - E. C., Kabwe, Zambia


Đáp: Về việc sử dụng đại quản cầm và các nhạc cụ khác trong Mùa Vọng, chúng tôi xin nhắc lại một phần chúng tôi đã viết trong một câu trả lời cách đây 10 năm:

"Có nhiều tài liệu liên quan đến chủ đề này. Huấn thị về âm nhạc trong phụng vụ thánh “Musicam Sacram” (ngày 5-3-1967 của Thánh Bộ Nghi lễ) giải quyết vấn đề về đại quản cầm và các nhạc cụ khác trong các số 62-67. Xin trích dẫn:

"62. Các nhạc khí có thể rất hữu ích trong các buổi cử hành lễ nghi phụng vụ, hoặc đệm theo tiếng hát, hoặc chơi riêng một mình.

Trong Hội Thánh la-tinh, đại quản cầm có ống rất được quý chuộng và được coi như nhạc khí cổ truyền mà âm thanh có thể tăng thêm vẻ huy hoàng kỳ diệu cho những nghi lễ của Hội Thánh, và có sức mãnh liệt nâng các tâm hồn lên cùng Thiên Chúa và lên trời.

Còn những nhạc khí khác, thì tùy theo sự xét đoán và chấp thuận của thẩm quyền địa phương, có thể được dùng trong việc thờ phượng, tùy như chúng thích hợp hay có thể thích hợp được để dùng vào việc thánh với công dụng thiêng thánh, hay hợp với vẻ trang trọng của đền thờ, và thực sự giúp cho các tín hữu sốt sắng hơn. (41)

“63. Muốn thừa nhận và sử dụng các nhạc khí, phải để ý đến nét đặc sắc và tập quán của mỗi dân tộc. Những nhạc khí nào, mà theo ý kiến chung, và cách sử dụng thông thường, chỉ hợp với nhạc đời, thì phải loại trừ ra khỏi lễ nghi phụng vụ và các việc đạo đức thánh thiện.

“Mọi nhạc khí được thừa nhận trong việc thờ phượng phải sử dụng thế nào cho hợp với các đòi hỏi của lễ nghi phụng vụ, và làm cho việc thờ phượng nên tốt đẹp cũng như giúp các tín hữu thêm lòng đạo đức.

“64. Nên dùng nhạc khí để đệm theo tiéng hát hầu giữ cho giọng khỏi xuống, và giúp cho cộng đoàn tham dự dễ dàng hơn, cũng như hợp nhất với nhau mật thiết hơn. Nhưng âm thanh của các nhạc khí không bao giờ được lấn tiếng hát, và làm cho bản văn trở nên khó hiểu. Mọi nhạc khí đều phải im tiếng khi linh mục hay thừa tác viên đọc cao giọng một bản văn được dành riêng cho các vị ấy.

“65. Trong các lễ hát hoặc lễ đọc, có thể dùng đại quản cầm hoặc một nhạc khí nào khác đã được chính thức thừa nhận để đệm theo tiếng hát của ca đoàn và giáo dân. Có thể độc tấu nhạc trước khi linh mục tới bàn thờ, lúc dâng lễ vật, trong khi rước lễ và lúc cuối lễ. Có thể áp dụng cùng một quy tắc đó, thích nghi cho hợp trong các buổi cử hành thiêng thánh khác.

“66. Không được phép độc tấu các nhạc khí đó trong Mùa Vọng và Mùa Chay, trong Tuần Tam Nhật Vượt qua, và trong giờ Kinh Lễ cầu hồn.

“67. Mong sao các nhạc công đại quản cầm và các nhạc khí khác, chẳng những sử dụng thành thạo nhạc khí, mà còn hiểu biết sâu sắc tinh thần phụng vụ, để khi thi hành nhiệm vụ, dù chơi theo ngẫu hứng, họ vẫn làm cho buổi cử hành thêm phong phú theo bản tính thực của mỗi yếu tố và làm cho tín hữu say sưa tham dự” (Bản dịch Việt ngữ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam).

Do đó, theo tài liệu này, không được phép độc tấu đại quản cầm trong Mùa Vọng.

Tuy nhiên, trong khi các tiêu chí trên vẫn còn hiệu lực, dường như có một sự nới rộng nhỏ để cho phép độc tấu đại quản cầm trong Mùa Vọng, trong Qui chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma năm 2001, vốn trích dẫn các qui chế được đưa ra trong Sách Lễ nghi Giám Mục năm 1984.

Số 313 nói: “Trong Mùa Vọng được phép đánh phong cầm và các nhạc cụ khác cách vừa phải, phù hợp với đặc tính của mùa này, nhưng đừng đi trước niềm vui trọn vẹn của lễ Chúa Giáng Sinh.

“Trong Mùa Chay tiếng phong cầm và các nhạc cụ khác chỉ để giúp hát mà thôi, trừ Chúa Nhật Laetare (IV Mùa Chay), lễ trọng và lễ kính” (Bản dịch Việt ngữ của linh mục Phanxicô Xavier Nguyễn Chí Cần, giáo phận Nha Trang).

Như vậy, việc cấm rõ ràng độc tấu đại quản cầm, được tìm thấy trong huấn thị "Musicam Sacram", được giới hạn trong Mùa Chay, trong khi trong mùa Vọng, bây giờ có thể độc tấu đại quản cầm, miễn là “một cách vừa phải, phù hợp với đặc tính của mùa này”.

Đúng là không phải Sách Lễ Nghi Giám Mục, và cũng không phải Quy chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma (GIRM) số 66, đã minh nhiên cấm hoặc xóa bỏ luật trước đó.

Tuy nhiên, bởi vì các tài liệu Giáo Hội thường trích dẫn chính xác các tài liệu trước đó, các thay đổi nhỏ trong việc nhấn mạnh thường có ý nghĩa, và có thể phản ánh một sự tiến hóa trong qui chế, ngay cả khi luật trước đó không được bãi bỏ cách đặc biệt. Vì vậy tôi nghĩ rằng đây là một sự thay đổi rõ ràng về sự nhấn mạnh đối với tài liệu trước đó, bởi vì việc không nhắc đến sự sử dụng đại quản cầm để giúp hát trong mùa Vọng chắc chắn không phải là ngẫu nhiên.

Lý do có thể cho việc này là rằng Mùa Vọng không còn chính thức được kể vào các mùa thống hối.

Theo Sách Lễ Nghi Giám Mục, số 41, trong Mùa Vọng được phép đánh phong cầm và các nhạc cụ khác cách vừa phải, phù hợp với đặc tính của mùa này, nhưng đừng đi trước niềm vui trọn vẹn của lễ Chúa Giáng Sinh.

Chắc chắn, Mùa Vọng có các yếu tố giống với mùa Chay sám hối (lễ phục màu tím, bỏ kinh Vinh Danh (Gloria),…). Chúng được biện minh bởi sự tập chú của Mùa Vọng vào việc chuẩn bị tinh thần cho Chúa Kitô đến, bằng cách nhắc lại các mầu nhiệm của lịch sử cứu độ, cũng như các ám chỉ cánh chung của phụng vụ với “bốn sự sau”: sự chết, sự phán xét, thiên đàng và hỏa ngục.

Theo số 39 của Phần Giới thiệu lịch phụng vụ Rôma: “Mùa Vọng có hai đặc điểm: là một mùa để chuẩn bị Lễ Chúa Giáng Sinh khi việc Chúa Kitô đến lần đầu với chúng ta được tưởng nhớ; là một mùa khi sự tưởng nhớ này hướng tâm trí và con tim để chờ đợi việc Chúa Kitô đến lần thứ hai vào lúc tận cùng thời gian. Do đó Mùa Vọng là một khoảng thời gian cho sự chờ đợi sốt sắng và vui mừng”.

Mùa Vọng, được phát triển trong Nghi Lễ Rôma vào thế kỷ thứ sáu và luôn chứa đựng hai yếu tố này, mặc dù đôi khi một yếu tố được nhấn mạnh nhiều hơn yếu tố kia, cho đến khi mùa đạt đến nhiều hay ít hình thức hiện tại của nó.

Việc dùng các thanh gỗ gõ ra tiếng để thay thế cho chuông trong mùa Vọng dường như là một tập tục địa phương, và không được quy định trong luật phụng vụ. Chỉ có một số dịp khi luật phổ quát tiên liệu việc dùng các thanh trắc được gõ thay tiếng chuông khi truyền phép, sau kinh Vinh Danh cho Thánh Lễ Tiệc ly ngày Thứ Năm Tuần Thánh, sau đó không được rung chuông nữa cho đến kinh Vinh Danh của Đêm Vọng Phục Sinh.

Tại một số nơi, việc dùng các thanh trắc được tập tục địa phương cho mở rộng trọn mùa Chay, và cũng xuất hiện ở đây trong mùa Vọng nữa. Không có lý do phụng vụ tốt để duy trì sự thay thế này, và chuông có thể được rung trong suốt Mùa Vọng. Tuy nhiên, nếu tập tục đã có từ lâu và có qui chế của một tập tục pháp lý, nó cũng có thể được tiếp tục thực hiện. (Zenit.org 16-12-2014)

Nguyễn Trọng Đa
 
Văn Hóa
Thi ca suy niệm Tuần 4 Mùa Vọng
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
09:20 17/12/2014
Chúa Nhật 4 MÙA VỌNG. B (Luca 1, 26-38)

XIN VÂNG


Cao siêu huyền nhiệm Nước Trời,
Ngàn năm dọn lối, Ngôi Lời hạ thân.
Ga-briel loan báo nhân trần,
Kính chào Trinh Nữ, tinh vân rạng ngời.
Thánh Thần Thiên Chúa cao vời,
Quyền năng phủ bóng, gọi mời hiến dâng.
Ma-ry phủ phục xin vâng,
Phận hèn tôi tớ, hồn nâng phụng thờ.
Khiêm nhu cung kính vô bờ,
Thành tâm dâng hiến, nương nhờ thánh ân.
Giê-su thánh tử chí nhân,
Thụ thai lòng mẹ, xác thân mọn hèn.
Cung lòng trinh khiết ngợi khen,
Con Vua Chí Ái, muối men giữa đời.
Dọn đường đón Chúa xuống đời,
Cải tâm tu thiện, nghe lời Phúc Âm.

Mầu Nhiệm Ngôi Lời Nhập Thể là mầu nhiệm Tình Yêu. Tình yêu giao kết giữa Thiên Chúa và loài người. Khi thời gian đã mãn, thiên thần của Chúa được sai đến báo tin mừng về Đấng Cứu Thế. Thiên thần thân hành đến nhà Maria và chào rằng: Kính chào trinh nữ đầy ơn phúc, Thiên Chúa ở cùng trinh nữ. Trinh nữ có phúc hơn mọi người nữ. Hạnh phúc và cao qúy thay người phụ nữ được Thiên Chúa ghé mắt đoái nhìn.

Thoạt đầu, Maria rất sửng sốt khi nghe lời thiên thần chào bái và truyền tin. Maria vừa ngỡ ngàng vừa bối rối nhưng rất mau mắn thưa lời xin vâng. Lời xin vâng của Maria là một ân huệ cho loài người. Lời xin vâng khởi đầu một khúc quanh lịch sử của ơn cứu độ. Những lời loan báo cả ngàn năm về trước nay đã thành hiện thực. Một dân tộc được tuyển chọn, nay đã mở lòng đón nhận Đấng Cứu Thế. Chương trình cứu độ đã thực sự khởi đầu nơi cung lòng Đức trinh nữ Maria.

Trinh Nữ Maria đã cưu mang Con Thiên Chúa, Đấng là trung gian cả vạn vật. Ơn nghĩa của Thiên Chúa ở cùng Maria. Maria thật diễm phúc đã thốt lên rằng: ‘Này tôi là tôi tớ Chúa’. Được chọn làm mẹ của Con Thiên Chúa nhưng mẹ luôn nhận thân phận là tôi tớ. Maria đã sống những ngày tràn đầy ơn sủng.

Maria không quản ngại đường xá xa xôi vất vả và không ngại sự nghi kỵ của người thân. Maria đã sớm mang Chúa đến cho moi người trên đường đi thăm viếng và phục vụ. Maria lên đường trong niềm vui hoan lạc. Vì Maria có Chúa ở cùng. Từ lời Xin Vâng cao cả ấy, niềm vui và thánh giá của ơn cứu độ đã từng bước đi vào cuộc đời của Maria.

Đức Maria đã khiêm nhường chấp nhận thánh ý của Chúa. Mẹ sống niềm vui ơn cứu độ trong mọi hoàn cảnh của cuộc đời. Maria đã trở nên nguồn ủi an và cậy trông cho những ai cần niềm hy vọng. Trong khi mong chờ Chúa đến, mỗi người hãy phó thác cuộc đời trong sự quan phòng của Chúa. Có Chúa chúng ta sẽ tìm thấy nguồn an vui và sự bình an trong cuộc đời.

Lạy Chúa, ngày mừng lễ Chúa Giáng Sinh sắp tới, xin cho chúng con biết dọn tâm hồn thanh sạch và ấm êm để xứng đáng đón Chúa viếng thăm. Xin tình yêu của Chúa sưởi ấm tâm hồn chúng con.

NGÀY 22 THÁNG 12 (1Sam 24-28; Lc 1, 46-56)
NGỢI KHEN

Linh hồn hoan hỉ ngập tràn,
Đoái thương tớ nữ, ơn ban cao vời.
Muôn đời phúc lộc rạng ngời,
Tình thương trọng đại, tuyệt vời huyền siêu.
Khiêm nhu đón nhận thiên triều,
Ngợi khen danh Chúa, ban nhiều ân thiêng.
Linh hồn thực tại thiêng liêng,
Tâm thần ngây ngất, hướng thiên ngút ngàn.
Kiêu căng lật đổ ngai vàng,
Đại gia giầu có, bẽ bàng trắng tay.
Chúa thương dòng dõi thẳng ngay,
Trao ban chúc phúc, dân này cưu mang.
Ngợi khen chúc tụng hát vang,
Tình yêu tuyệt đối, cao sang vô ngần.
Ma-ry khiêm tốn tinh thần,
Tâm tình gói trọn, vạn lần xin vâng.

NGÀY 23 THÁNG 12 (Mal 3, 1-4. 4, 5-6; Lc 1, 57-66)
GIOAN

Chúc mừng quí tử hạ sinh,
Gio-an tên gọi, thiên linh sáng ngời.
Mẹ cha nhận lãnh ơn trời,
Tuổi già ơn lạ, vui đời ấm êm.
Gia-ca thao thức từng đêm,
Mở lòng mở miệng, ngày đêm mong chờ.
Ngợi khen Chúa Cả vô bờ,
Ân ban cao trọng, tôn thờ kính yêu.
Tiền hô Con Chúa cao siêu,
Đọn đường chỉnh lối, như thiêu đốt lòng.
Bà con hàng xóm trông mong,
Trẻ này hy vọng, vô song tuyệt vời.
Ơn trên bao phủ cuộc đời.
Chứng nhân sự thật, gọi mời đổi thay.
Thành tâm sám hối mỗi ngày,
Dọn lòng sạch sẽ, đón ngày Giáng Sinh.

NGÀY 24 THÁNG 12 (2Sam 7, 15. 8b-11.16; Lc 1, 67-69)
CHÚC TỤNG

Thời gian viên mãn chờ mong,
Chương trình cứu độ, trong vòng thời gian.
Trải qua bao nỗi gian nan,
Con dân Chúa chọn, ơn ban bởi trời.
Ngàn năm mong đợi Con Trời,
Giáng sinh xuống thế, làm người cứu dân.
Cha ông tổ phụ thần dân,
Đón chờ Con Chúa, giáng trần hạ sinh.
Giê-su là Đấng cứu tinh,
Dìu đưa nhân loại, khỏi hình tội vong.
Gia-ca chúc tụng hết lòng,
Thánh Thần linh hứng, tình trong lẽ ngoài.
Vì yêu Thiên Chúa đoái hoài,
Cứu dân thoát khổ, nguôi ngoai cực hình.
Tự do thoát chốn tội tình,
Hồng ân tuôn đổ, an bình nội tâm.

NGÀY 25 THÁNG 12 (Is 62, 11-12; Tit 3, 1-7; Lc 2, 15-20)
GIÁNG SINH

Bê-lem nhỏ bé một làng,
Đêm đen phủ bóng, muộn màng lạnh se.
Mục đồng ẩn núp sau hè,
Chăn đoàn súc vật, lắng nghe lạ thường.
Ngước nhìn tinh tú bốn phương,
Xa xa vẳng tiếng, tỏa hương ngạt ngào.
Thiên thần cất tiếng cao rao,
Vinh danh Thiên Chúa, vọng cao khắp trời.
Bình an dưới thế cho người.
Thành tâm tín thác, rạng ngời tin yêu.
Kính tin mầu nhiệm huyền siêu,
Cùng nhau tôn kính, thiên triều giáng ân.
Hang lừa máng cỏ bình dân,
Ma-ry chiêm ngắm, triều thần tụng ca.
Hài Nhi bé nhỏ ngọc ngà,
Giu-se chính trực, nghĩa cha tròn đầy.

NGÀY 26 THÁNG 12 (Act 6, 3-10. 7, 54-59, Mt 10, 17-22)
THÁNH TÊPHANÔ

Ste-ven thầy Sáu đầu tiên,
Tràn đầy ân sủng, cõi thiên tìm về.
Chứng nhân kỳ diệu mọi bề,
Thực hành sứ vụ, chẳng nề gian nan.
Thù hành chống đối không than,
Nêu gương can đảm, ngập tràn yêu thương.
Khôn ngoan ân phúc mở đường,
Kiên tâm chịu đựng, bên phường bội nhân.
Hằn thù chối bỏ cận thân,
Hùa nhau ném đá, chết dần đớn đau.
Ste-ven tử đạo thật mau,
Sao-lê chứng kiến, cùng nhau vào hùa.
Sống đời hai chữ ăn thua,
Nước Trời chiếm lấy, giá mua ngàn vàng.
Hy sinh chịu chết cao sang,
Triều thiên vinh hiển, an khang cõi trời.

NGÀY 27 THÁNG 12 (1Ga 1, 1-4;Ga 20, 2-8)
THÁNH GIOAN

Gio-an môn đệ Chúa yêu,
Đồng hành sát cánh, cao siêu bên Thầy.
Biến hình đỉnh núi ngất ngây,
Dưới chân thánh giá, đong đầy tin yêu.
Trao ban Mẹ Chúa bóng chiều,
Chăm nom phụng dưỡng, thiên triều thánh ân.
Gio-an gia lão gian trần,
Chu toàn sứ vụ, tinh thần yêu thương.
Tình yêu rao giảng đêm trường,
Yêu người yêu Chúa, con đường hiến thân.
Ra làm nhân chứng canh tân,
Xây nền đạo thánh, vọng ngân cõi đời.
Phúc âm loan báo rạng ngời.
Truyền rao chân lý, ngàn đời khắc ghi.
Lắng nghe lời dậy từ bi,
Thi hành sứ mệnh, thực thi giới điều.
 
Những câu chuyện mùa Giáng Sinh: Có đấy, Virginia à, có Ông Già Noel đấy!
Trần Mạnh Trác
19:35 17/12/2014


Ngày 21 tháng 9 năm 1897, tờ báo The New York Sun đã đăng một câu hỏi cuả một cô bé gái 8 tuổi tên là Virginia O'Hanlon cư ngụ ở Manhattan (NY city), hỏi rằng có Santa Claus không (Ông Già Noel)? và câu trả lời cuả tờ báo đã tức thì tạo nên một 'Cuộc Chiến Giáng Sinh' sôi nổi giữa nhiều tờ báo cuả trên 20 quốc gia trên thế giới. Câu truyện được phổ nhạc, làm kịch, làm phim, và được nhắc nhở mãi trong những muà Giáng Sinh.



Báo chí đã theo dõi nhân vật Virginia lớn lên, ra trường, làm cô giáo, về hưu và qua đời năm 1971, lúc 82 tuổi.

Còn tác giả cuả câu trả lời thì được giữ kín mãi cho đến khi ông chết vào năm 1906, hưởng thọ 67 tuổi.







Ông tên là Francis Pharcellus Church, một phóng viên kỳ cựu của báo Sun, người ta kể rằng ông đã 'nhăn mặt miễn cưỡng' với vị chủ bút tên là Edward P. Mitchell khi bị phân chia công tác phải trả lời câu hỏi. Nhưng chỉ với dưới 500 chữ viết vội vàng, câu trả lời cuả ông đã trở thành một đoạn văn bất hủ gắn liền với sự tích Giáng Sinh.

Phân tích sự thành công cuả câu trả lời, ông William David Sloan, giáo sư báo chí Đại học Arkansas, viết: 'Nếu ông ta (ông Church) phủ nhận không có Santa Claus, ông ta có thể đã phá vỡ sự huyền ảo lãng mạn cuả tuổi thơ đối với hàng triệu con trẻ, đồng thời gây chiến với những giá trị truyền thống vẫn còn rất quan trọng đối với nhiều người. Nhưng nếu ông ta quyết đóan là có Santa Claus thật, như là một chuyện hiển nhiên, thì đoạn văn cuả ông sẽ trở thành tầm thường, không có một giá trị lâu bền. Điều ông Church đã làm là nuôi dưỡng cái hy vọng của tuổi trẻ nhưng đồng thời cũng củng cố những lý tưởng quan trọng cuả người lớn. Ông ta không những chỉ đơn giản kéo dài một huyền thoại. Ông đã đưa ra một lý lẽ để mà tin. ''

Nhà sử học Stephen Nissenbaum còn cho rằng câu trả lời ' Có đấy, Virginia à' không chỉ liên quan tới niềm tin vào một Santa Claus mà thôi, nhưng còn liên quan tới một vấn đề lớn hơn là 'sự tin tưởng vào đức tin.' '' Những năm cuối cuả thế kỷ 19 là một thời gian mà người ta nghi ngờ mọi tôn giáo, '' ông Nissenbaum viết, ''Cuộc Chiến Giáng Sinh đã đưa đến một giải pháp cho rằng Thiên Chúa phải tồn tại vì đơn giản là người ta cần tới Ngài.'' Và như thế, ông Nissenbaum kết luận "Khi ông Church đề cập đến 'sự hoài nghi của một thời đại hoài nghi,' là rõ ràng ông ta có ý viết cho những người trưởng thành."



Chúng ta biết 'Santa Claus' là có thật, đó là thánh Nicholas thành Myra (thuộc đế quốc đông phương Byzantine, nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ.) Sống ở thế ký thứ 4, ngài làm giám mục và nổi tiếng về nhân đức bác ái đối vơí người nghèo, có nhiều huyền thoại về ngài, như ngài đã từng bỏ tiền ra để cung cấp 'cuả hồi môn' cho 3 cô gái bần cùng để cứu họ khỏi bị xa lầy vào cuộc sống mãi dâm. Ngài được tôn sùng đến nỗi nhiều thành phần trong xã hội đã tôn vinh ngài làm đấng quan thầy cho mình. Tuỳ theo địa phương, ngài là thánh quan thầy cuả những thủy thủ, cuả giới thương gia, người xạ thủ, thợ cất rượu, chủ cầm đồ, giới sinh viên, trẻ em và...cả những tên trộm cướp hoàn lương.

Ngày nay di hài cuả ngài bị chia đôi, một phần được tôn kính tại 2 Vương Cung Thánh Đường ở thành phố Bari cuả Ý (một nhà thờ Công Giáo và một nhà thờ Chính Thống Giáo nằm chung trong một khu thánh địa) và phần khác trong đền thờ Thánh Nicolas ở Venice, cũng nước Ý. Lý do là khi đế quốc đông phương Byzantine bị đe doạ bởi quân Hồi Giáo (1087), các thuỷ thủ cuả thành Bari đã tổ chức một cuộc viễn chinh qua Myra để đưa di hài cuả Ngài về Ý, nhưng các tu sĩ Chính Thống Giáo ở đó phản đối nên họ chỉ 'cướp' được một nửa. Sau khi Myra bị thôn tính, các thuỷ thủ thành Venice tham gia cuộc Thập Tự Chinh Thứ Nhất đã đưa về phần còn lại (1100). Những cuộc thí nghiệm khoa học ngày nay xác nhận xương ở cả hai nơi thực sự thuộc về một người. Nhưng ngoài hai nơi đó ra, thì còn nhiều thánh đường ở bên Âu Châu, ở bên Nga và cả ở bên Mỹ cũng tự nhận là có di hài cuả thánh Nicolas (một đốt ngón tay, một chiếc răng...)

Ngoài Công Giáo và Chính Thống Giáo, ngài cũng được nhiều giáo phái Tin Lành tôn kính và đặt tên cho các nhà thờ cuả họ như các giáo phái Baptist, Methodist, Presbyterian và phái Tin Lành Cải Cách (Calvin, bên Pháp)

Còn 'Santa Claus' ngày nay là một biến chế xuất phát ra từ bài hát "Santa Claus Is Coming to Town" (1934) và được giới thương mại cổ võ để bán hàng. Đó là một ông già râu trắng, có khi được mô tả là có vợ nữa, sống ở Bắc Cực, là chủ xưởng làm đồ chơi và nửa đêm Noel sẽ dùng xe tuyết kéo bởi những con hươu, bay trên trời, chui qua các ống khói để chui vào nhà mà tặng quà cho các em nhỏ đang ngủ say. Ông tặng những món quà tuỳ theo hành vi cuả chúng như nghịch ngợm hoặc ngoan hiền. Ông thường cười với một giọng độc đáo "hô, hô, hô".

Câu truyện "Có đấy, Virginia à" xảy ra trong thời gian mà hình ảnh cuả Santa Claus còn giữ được nhiều tích chất Kitô giáo, biểu hiệu cho những đức tính trong sáng như Tình Yêu, Hy Vọng và lòng Bác ái. Ứớc gì trong tương lai hình ảnh truyền thống này sẽ được cổ động mạnh mẽ hơn, hơn là những hình ảnh cuả loại Santa Claus bị thương mại hoá và tiêu khiển hoá một cách bừa bãi như ngày nay.


Dưới đây là toàn văn bức thư và câu trả lời trên báo The New York Sun.



Thư của Virginia:

Thưa ông chủ bút, cháu 8 tuổi.

Một số bạn nhỏ của cháu nói rằng không có Santa Claus (ông già Noel.)

Nhưng bố cháu thì nói, "Nếu con tìm thấy câu trả lời ở trên báo Sun, thì đúng là như thế."

Vậy xin ông vui lòng cho cháu biết sự thật, có Santa Claus không?

Virginia O'Hanlon

115 W. 95 St.



Câu trả lời cuả báo Sun:

Gửi em Virginia O'Hanlon, một em bé chân thật, viết một lá thư chân thật.

Virginia à, những người bạn nhỏ của em sai rồi. Họ bị ảnh hưởng bởi sự hoài nghi của một thời đại hoài nghi. Họ không thể tin trừ phi họ thấy được. Họ nghĩ rằng không có cái gì có thể có được, nếu tâm trí nhỏ bé cuả họ không thể hiểu được. Nhưng tất cả trí óc con người, em Virginia à, cho dù là cuả người lớn hoặc cuả trẻ em, thì đều bé nhỏ cả. Trong vũ trụ vĩ đại này, con người đơn thuần chỉ là một con sâu, con kiến, khi so sánh với thế giới vô biên chung quanh nó, khi đo lường khả năng hiểu biết cuả nó với toàn thể những sự thật và kiến thức.

Có đấy, Virginia à, có Santa đấy. Ông ta chắc chắn là có, giống như là tình yêu và lòng quảng đại, mà em đã biết rằng chúng tràn trề mang đến cho cuộc sống của em những cái đẹp và những niềm vui to lớn nhất. Than ôi! Thế giới sẽ thê lương biết bao nếu không có Santa Claus! Nó sẽ thê lương biết bao nếu như không có những em gái tên là Virginia? Sẽ không có những niềm tin tuổi ấu thơ, không có thi ca, không có sự lãng mạn để giúp con người vượt qua được những khốn khó trên cõi đời này. Chúng ta sẽ không có hạnh phúc, ngoại trừ xúc giác và thị giác mà thôi. Cái ánh sáng vĩnh cửu chan hoà mà tuổi thơ đem lại cho thế giới sẽ bị dập tắt.

Không tin Santa Claus! Em rất có thể cũng sẽ không tin vào những chuyện thần tiên cổ tích! Dù em có xin bố em thuê rất nhiều người để trông chừng tất cả các ống khói vào đêm Giáng sinh mà bắt cho được Santa Claus, và ngay cả khi họ không hề nhìn thấy có một Santa Claus nào đi xuống cả, thì điều đó chứng minh được gì đâu? Chưa có ai đã từng nhìn thấy Santa Claus cả, nhưng điều đó cũng không có nghiã là không có Santa Claus. Vì nhiều điều thật nhất trên thế giới đã là những gì mà cả trẻ em cũng như người lớn đều không thể nhìn thấy. Em có bao giờ nhìn thấy thần tiên nhẩy múa trên sân cỏ chưa nhỉ? Tất nhiên là chưa, nhưng điều đó không thể chứng minh rằng họ không có ở đó. Vì chưa có ai đã có thể suy nghĩ ra hoặc tưởng tượng ra tất cả những điều kỳ diệu vô hình không thể thấy được trên thế giới.

Em có thể phá cái trống bỏi cuả một em bé để tìm hiểu xem cái gì đã gây ra những tiếng rào rạt ở bên trong, nhưng với thế giới vô hình thì có một bức màn che phủ mà tất cả mọi nhãn quan tập trung lại, của những người mạnh mẽ nhất đã từng sống trên thế gian này, cũng không thể nhìn thấu qua được. Chỉ có đức tin, trí tưởng tượng, thơ phú, tình yêu, và tâm tình mới có thể vén bức màn đó lên để mà thấy và để thưởng thức những vẻ đẹp siêu nhiên và những vinh quang ở phiá bên đó. Có phải hết những điều đó là thật cả không? A, Virginia à, trong tất cả mọi sự ở trên thế gian này, thì có gì mà thực hơn và vĩnh cửu hơn là những điều đó được chứ.

Không có Santa Claus (,hừm )! (Nhưng) Cảm ơn Chúa, ông ta vẫn sống và sống mãi mãi. Dù là một ngàn năm kể từ bây giờ, em Virginia à, dù cho là 10 lần 10 ngàn năm sau, ông ta vẫn tiếp tục sưởi ấm những trái tim cuả tuổi ấu thơ.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Lễ Hội Mùa Giáng Sinh
Nguyễn Đức Cung
22:20 17/12/2014
LỄ HỘI MÙA GIÁNG SINH
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Phố phường khắp nơi
chào đón mùa Giang Sinh.
 
VietCatholic TV
Suy niệm cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô: 11/12-17/12/2014: Câu chuyện Chúa Giáng Sinh
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
21:50 17/12/2014
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Chúng ta đừng kiểm soát ân sủng của Chúa

Hôm thứ Năm, 11 tháng 12, trong bài giảng lễ sáng tại nguyện đường Santa Marta, Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng, Thiên Chúa giống như một người mẹ, Ngài yêu thương chúng ta vô điều kiện, nhưng chúng ta thường muốn kiểm soát ân sủng Chúa dưới hình thức một thứ kế toán về tinh thần.

Lấy hứng từ bài đọc trong ngày trích từ sách ngôn sứ Isaia, Đức Thánh Cha nói rằng Thiên Chúa cứu Dân Người không phải từ xa nhưng bằng sự gần gũi, dịu dàng.

“Sự gần gũi của Thiên Chúa được miêu tả như một người mẹ, một người mẹ nói chuyện với con mình, và hát ru cho con”. Đức Thánh Cha nói rằng thậm chí người mẹ còn nói với trẻ bé bằng ngôn ngữ của chúng, đến nỗi ai đó không hiểu bối cảnh mà nghe thấy thì cho là ngớ ngẩn: Nội dung của câu chuyện giữa mẹ và con là: “Này con bé thơ ơi. Con đừng sợ gì hết”. Thường thì người mẹ có cách diễn tả và âu yếm trẻ bé như thế đúng không? [Đức Thánh Cha hát một bài hát ru] “Mẹ sẽ là cánh chim đưa con đi thật xa…Mẹ sẽ làm cho con lớn lên” và bà ta mơn trớn, âu yếm đứa con thơ của mình và ôm chặt nó vào lòng. Và đó là cách của Thiên Chúa. Một vị Thiên Chúa dịu dàng. Và Ngài thể hiện sự gần gũi và dịu dàng như một người mẹ”.

Thiên Chúa yêu thương chúng ta vô điều kiện. Giống như tình yêu của một người mẹ dành cho đứa con thơ. Và những đứa trẻ “đã để cho mình được yêu thương”. “Đó chính là ân sủng của Thiên Chúa”. “Nhưng nhiều khi chúng ta lại muốn kiểm soát ân sủng này”. Đức Thánh Cha nói rằng “trong lịch sử và trong cuộc sống, chúng ta bị cám dỗ để biến đổi ân sủng nhưng không của Chúa thành một loại ân sủng của những mặt hàng đong đếm được”. Tôi có rất nhiều ân sủng”, hoặc “Tôi có một tâm hồn trong sạch. Tôi được ơn này..”.

“Theo cách đó, sự gần gũi của Thiên Chúa bị kéo vào một loại sổ sách như thể: “Tôi sẽ làm điều này thì tôi sẽ được 300 ân sủng … Tôi sẽ làm điều đó bởi vì nó sẽ cho tôi ân sủng và như vậy tôi sẽ tích lũy ân sủng”. Nhưng ân sủng là gì? Có phải là một thứ hàng hóa không? Trong suốt lịch sử gần gũi của Thiên Chúa với dân Người, con người đã phản bội Thiên Chúa bởi thái độ ích kỷ, bởi ước muốn kiểm soát ân sủng của Chúa để biến nó thành một mặt hàng”.

Đức Thánh Cha nhắc lại có những nhóm người vào thời Chúa Giêsu muốn kiểm soát ân sủng như: Các thầy Pharisêu, bị nô lệ bởi quá nhiều luật lệ mà họ đặt “trên vai người dân.” Các ông phái Sa-đốc với các thỏa hiệp chính trị. Các người thuộc phái Nhiệm Nhặt là “những người tốt, rất tốt, nhưng họ lại sợ hãi nhiều chuyện và không bao giờ muốn phiêu lưu với Chúa” và họ chọn lối sống ẩn tu trong hoang địa. Phái Nhiệt Thành lại cho rằng ân sủng của Thiên Chúa chính là “chiến tranh giải phóng”, “một cách nào đó biến ân sủng thành như một mặt hàng.”

“Ân sủng của Thiên Chúa là một vấn đề khác: nó là sự gần gũi, là sự dịu dàng. Nguyên lý này luôn vững chắc. Nếu trong mối liên hệ giữa bạn với Chúa, bạn không cảm thấy rằng Ngài yêu thương bạn bằng tình thương dịu dàng, bạn đang thiếu một cái gì đó, bạn vẫn chưa hiểu gì về ân sủng và bạn chưa nhận được ân sủng”. Đức Thánh Cha Phanxicô kể lại một trường hợp ngồi tòa của nhiều năm về trước. Có một người phụ nữ bị dày vò bởi câu hỏi rằng liệu bà tham dự thánh lễ cưới vào chiều thứ bảy với các bài đọc dành cho lễ cưới thì có thể thế cho ngày Chúa Nhật không. Và đây là câu trả lời của Đức Thánh Cha : “Thưa bà, Chúa yêu thương bà nhiều. Bà đã đến nhà thờ và bà đã rước Chúa, bà được ở với Chúa Giêsu … Bà đừng lo lắng, Chúa không phải là một thương gia, Chúa yêu thương chúng ta, Ngài rất gần gũi chúng ta”:

“Thánh Phaolô đã từng phản ứng mạnh mẽ đối với tinh thần vụ luật này. ‘Tôi đúng, và điều này là đúng. Nếu tôi không làm điều này tôi không đúng’. Nhưng bạn đúng vì Thiên Chúa ở gần bên, vì Thiên Chúa âu yếm bạn, vì Thiên Chúa nói với bạn những điều dịu dàng: đó là sự công chính của chúng ta, sự gần gũi của Thiên Chúa, đó là sự dịu dàng và là tình yêu.

Nếu chúng ta can đảm mở lòng để đụng đến sự dịu dàng của Thiên Chúa thì tinh thần của chúng ta sẽ tự do! Hôm nay, nếu bạn có ít thời gian, hãy lật và đọc đoạn Kinh Thánh trong sách ngôn sứ Isaia chương 41, từ câu 13 đến 20. Đó chính là sự dịu dàng của Thiên Chúa, Thiên Chúa đang hát cho mỗi chúng ta một bài hát ru, giống như một người mẹ hát ru cho trẻ thơ”.

2. Niềm vui của Giáo Hội là được làm mẹ

Niềm vui của Giáo Hội là được làm mẹ, đi ra ngoài và tìm kiếm những con chiên lạc. Đó là ý chính trong bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô trong Thánh Lễ sáng thứ Ba, 09 tháng 12 tại nguyện đường Santa Marta. Đức Thánh Cha nói rằng Giáo Hội không cần phải có “một biểu đồ tổ chức hoàn hảo”, nếu vậy Giáo Hội sẽ làm cho mình bị thương tổn và đóng cửa lại trên chính mình, không còn là một người mẹ.” Đức Thánh Cha mời gọi các tín hữu hãy trở nên là những “Kitô hữu của niềm vui mang lấy niềm an ủi và sự dịu dàng của Chúa Giêsu.”

“Hãy mở cửa để đón nhận niềm an ủi của Chúa.” Khởi đầu bài giảng, ngài nói về sự phục vụ. Bài đọc I trích sách ngôn sứ Isaiah, vị ngôn sứ tiên báo thời kỳ kết thúc của các tai ương trên Israel sau cuộc lưu đày ở Babylon. “Những người dân, mong ngón sự an ủi. Sự hiện diện của Chúa chính là sự an ủi lớn lao cho họ. “Đó là một sự an ủi cho họ ngay cả trong cơn hoạn nạn. Tuy nhiên, chúng ta thường lẫn trốn khỏi sự an ủi này vì chúng ta không có sự tự tin; chúng ta chỉ muốn tìm sự thấy thoải mái nơi những gì chúng ta sắp xếp, chúng ta thấy thoải mái ngay cả trong thất bại của chúng ta, trong tội lỗi của chúng ta.” “Mặt khác, khi Chúa Thánh Thần đến, nguồn an ủi đến, và đem chúng ta đến một trạng thái mà chúng ta không thể kiểm soát: đó chính là sự buông mình cho niềm an ủi của Chúa.”

Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh rằng:

“Niềm an ủi lớn lao nhất chính là lòng thương xót và ơn tha thứ.” Đức Thánh Cha còn gợi ý đến sách ngôn sứ Ezekiel chương 16 nói rằng, sau những tội lỗi của con người, Chúa phán: “Ta sẽ không bao giờ bỏ rơi các người; Ta sẽ ban cho các ngươi ơn dư tràn. Sự báo oán của Ta chính là: niềm an ủi và ơn tha thứ”. Chính Thiên Chúa là Đấng ủi an chúng ta. Chỉ duy mình Ngài là Đấng ủi an ta.

Đức Thánh Cha cũng đề cập đến dụ ngôn con chiên lạc được nhắc đến trong Tin Mừng của ngày.

“Tôi tự hỏi, niềm an ủi của Giáo Hội là gì? Sự cảm nhận của cá nhân nào đó khi cảm nhận được lòng thương xót và ơn tha thứ của Chúa, Giáo Hội hân hoan và vui mừng khi bước ra ngoài.Trong Tin Mừng kể lại việc mục tử đi tìm con chiên lạc. Người mục tử này không phải là nhà làm kinh tế giỏi. “Chín mươi chín con chiên, nếu tôi bị mất một thì không có vấn đề gì. Không cân đối khi bỏ 99 con để đi tìm con chiên lạc. Nhưng người mục tử này đã mang lấy tấm lòng nhân lành. Ông đã đi ra và tìm kiếm cho bằng được con chiên bị lạc cho đến khi tìm được mới thôi. Khi tìm được rồi thì vui mừng vác chiên trở về.

“Niềm vui việc đi ra tìm kiếm các anh chị em ở xa: Đây là niềm vui của Giáo Hội. Giáo Hội trở thành một người mẹ phát sinh sự sống.”

“Khi Giáo Hội làm được điều này, thì Giáo Hội không dừng lại trên chính mình, không đóng cửa trên chính mình. Như thế Giáo Hội không phải là tổ chức hoàn hảo, có một sơ đồ chỉ dẫn hoàn hảo, tất cả mọi thứ đều tốt đẹp, mọi thứ đều ngăn nắp nhưng lại thiếu niềm vui, thiếu sự bình an, và vì vậy Giáo Hội sẽ trở nên một Giáo Hội chán nản, lo lắng, buồn bã, một Giáo Hội có vẻ giống như một phụ nữ độc thân hơn là một người mẹ, và Giáo Hội này không hoạt động, đó là một Giáo Hội trong viện bảo tàng. Niềm vui của Giáo Hội là trổ sinh; niềm vui của Giáo Hội là để đi ra khỏi chính mình để phát sinh sự sống; niềm vui của Giáo Hội là đi ra để tìm kiếm những con chiên bị lạc; niềm vui của Giáo Hội chính là sự dịu dàng của người mục tử, sự dịu dàng của người mẹ.”

Đoạn kết trích từ sách ngôn sứ Isaiah một lần nữa đưa lên hình ảnh này: “Giống như một người mục tử chăm sóc đàn chiên mình, ông tập hợp tất cả các con chiên. Đó là niềm vui của Giáo Hội, để đi ra khỏi chính mình và trở nên hoàn hảo.”

“Xin Chúa cho chúng ta ơn nỗ lực làm việc để các Kitô hữu cảm nhận được vui mừng trong việc lớn lên của Mẹ Giáo Hội, và gìn giữ chúng ta đừng rơi vào thái độ thiếu kiên nhẫn, buồn phiền, lo lắng. Xin cho Giáo Hội ngày càng đông số. Nguyện xin Chúa an ủi chúng ta với niềm an ủi của Mẹ Giáo Hội Mẹ để đi ra khỏi chính mình và an ủi chúng ta với niềm an ủi dịu dàng của chính Chúa Giêsu, Đấng giàu lòng thương xót và tha thứ mọi tội lỗi của chúng ta.”

3. Thượng Hội Đồng Giám Mục là nơi các Nghị Phụ mưu cầu thiện ích cho gia đình, Giáo Hội và xã hội.

Thượng Hội Đồng Giám Mục không phải là một quốc hội, nhưng là một không gian được che chở để Chúa Thánh Thần có thể hoạt động. Không có xung đột giữa các phe nhóm, nhưng có sự đối chiếu giữa các Giám Mục sau việc chuẩn bị lâu dài nhắm mưu cầu thiện ích cho gia đình, cho Giáo Hội và cho xã hội. Đã không có phát biểu nào đặt lại vấn đề liên quan tới các sư thật nền tảng của Bí Tích Hôn Phối là tính cách bất khả phân ly, sự hiệp nhất, lòng chung thủy và rộng mở cho sự sống.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên với hơn 20,000 tín hữu và du khách hành hương năm châu trong buổi tiếp kiến sáng thứ tư 10/12 tại quảng trường thánh Phêrô.

Mở đầu bài huấn dụ, ngài nói: Anh chị em thân mến, chúng ta đã kết thúc loạt bài giáo lý về Giáo Hội. Cảm tạ Chúa đã cho chúng ta bước đi trên lộ trình giúp khám phá ra vẻ đẹp và tinh thần trách nhiệm của việc thuộc về Giáo Hội. Giờ đây chúng ta bắt đầu một loạt bài mới về đề tài gia đình, trong thời gian chuyển tiếp giữa hai Thượng Hội Đồng Giám Mục dành cho thực tại quan trọng này. Vì thế trước khi bước vào việc duyệt xét các khía cạnh khác nhau của cuộc sống gia đình, hôm nay tôi muốn khởi hành từ chính Thượng Hội Đồng Giám Mục của tháng 10 vừa qua về đề tài “Các thách đố mục vụ về gia đình trong bối cảnh của công tác tái truyền giảng Tin Mừng”.

Trong Thượng Hội Đồng Giám Mục các phương tiện truyền thông đã làm việc – đã có rất nhiều chú ý và lưu tâm – và chúng ta cám ơn họ đã tường trình rộng rãi biến cố này. Điều này đã có thể được là nhờ Phòng Báo Chí Tòa Thánh họp báo hằng ngày. Nhưng thường khi cái nhìn của các phương tiện truyền thông đã hơi giống kiểu tường trình các biến cố thể thao hay chính trị: người ta thường nói tới hai đội, phò hay chống, bảo thủ và cấp tiến vv. Hôm nay tôi muốn kể cho anh chị em nghe một cách ngắn gọn về công việc của Thượng Hội Đồng Giám Mục.

Trước hết tôi đã xin các Nghị Phụ phát biểu với sự thẳng thắn, can đảm và lắng nghe với lòng khiêm tốn. Sau bài thuyết trình mở đầu của Đức Hồng Y Erdoe, đã có giai đoạn đầu tiên nền tảng, trong đó tất cả các nghị Phụ đã có thể phát biểu và tất cả đã lắng nghe. Đây là một thời gian rất tự do, trong đó mỗi người đã trình bầy tư tưởng của mình với sự tự do hoàn toàn và lòng tin tưởng. Nền tảng của các phát biểu là tài liệu làm việc, hoa trái của việc tham khảo ý kiến trước đó của toàn thể Giáo Hội. Và ở đây chúng ta phải cám ơn Văn phòng thư ký Thượng Hội Đồng Giám Mục về công việc lớn lao đã làm trước cũng như trong lúc nhóm họp Thượng Hội Đồng Giám Mục. Đề cập đến nội dung các bài phát biểu Đức Thánh Cha đã khẳng định như sau:

Đã không có bài phát biểu nào đặt lại vấn đề với các sự thật nền tảng của Bí Tích Hôn Phối là tính cách bất khả phân ly, sự hiệp nhất, lòng chung thủy và việc rộng mở cho sư sống (x. GS 48; GL 1055-1056).

Tất cả mọi bài phát biểu đều đã được thu thập và bước sang giai đoạn thứ hai là việc tường trình. Bài tường trình này cũng đã do Đức Hồng Y Erdoe đảm trách. Nó gồm ba phần: lắng nghe bối cảnh và các thách đố của gia đình; hướng nhìn lên Chúa Kitô và Tin Mừng của gia đình; đối chiếu với các viễn tượng mục vụ.

Đã có việc thảo luận theo nhóm liên quan tới đề nghị đúc kết đầu tiên này là giai đoạn ba. Các nhóm luôn luôn được chia theo ngôn ngữ: ý, anh, tây ban nha và pháp. Sau cùng mỗi nhóm đã tường trình công việc của mình, và tất cả các bài tường trình nhóm đã được công bố ngay sau đó.

Tới đây là giai đoạn bốn, có một ủy ban duyệt xét lại tất cả các đề nghị gợi ý của các nhóm, rồi đúc kết lại trong bản tường trình sau cùng, duy trì lược đồ trước đó là: lắng nghe thực tại, hướng nhìn lên Tin Mừng và dấn thân mục vụ, nhưng tìm cách tiệp nhận kết qủa các thảo luận của các nhóm. Như thường lệ cũng đã có một Sứ Điệp đúc kết được chấp thuận, ngắn gọn và dễ phổ biến hơn Bản tường trình.

Đó đã là cung cách diễn tiến của Thượng Hội Đồng Giám Mục. Có vài người trong anh chị em có thể hỏi tôi: “Các Nghị Phụ có cãi nhau không?”. “Tôi không biết các vị có cãi nhau không, nhưng các vị đã nói mạnh lắm, vâng điều này thì đúng thật. Và đó là sự tự do, chính sự tự do có trong Giáo Hội. Tất cả đã xảy ra “với Phêrô và dưới Phêrô”, nghĩa là với sự hiện diện của Giáo Hoàng, bảo đảm cho tất cả được tự do và tin tưởng, và bảo đảm cho sự chính thống. Và sau cùng với bài phát biểu của tôi tôi đã đọc lại kinh nghiệm của Thương Hội Đồng Giám Mục một cách tổng kết.

Như vậy, có ba tài liệu chính thức do Thượng Hội Đồng Giám Mục đề ra: Sứ điệp chung kết, bản Tường Trình cuối cùng và diễn văn của Giáo Hoàng. Không có tài liệu nào khác.

Đức Thánh Cha nói thêm trong bài huấn dụ: Bản Tường trình sau cùng là điểm tới của tất cả việc suy tư, giờ đây được gửi tới các Hội Đồng Giám Mục, để được thảo luận chuẩn bị cho Thượng Hội Đồng Giám Mục khóa thường sắp tới triệu tập vào tháng 10 năm 2015. Tôi nói rằng hôm qua nó đã được công bố với các câu hỏi đặt ra cho các Hội Đồng Giám Mục, và như thế nó trở thành

Đề cương của Thượng Hội Đồng Giám Mục tới. Rồi Đức Thánh Cha minh giải thêm Thượng Hội Đồng Giám Mục như sau:

Chúng ta phải biết rằng Thượng Hội Đồng Giám Mục không phải là một Quốc Hội, người đại diện của Giáo Hội này, Giáo Hội kia, Giáo Hội nọ tới. Không, không phải vậy đâu. Người đại diện tới, đúng, nhưng cấu trúc không phải quốc hội, nó hoàn toàn khác biệt.

Thượng Hội Đồng Giám Mục là một không gian được che chở, trong đó Chúa Thánh Thần có thể hoạt động; đã không có xung đột nào giữa các phe phái, nhưng có môt sự đối chiếu giữa các Giám Mục, xảy ra sau một công việc chuẩn bị lâu dài và giờ đây sẽ tiếp tục trong một công việc khác, cho thiện ích của gia đình, Giáo Hội và xã hội. Nó là một tiến trình, nó là lộ trình bình thường của Thượng Hội Đồng Giám Mục. Giờ đây tiếp tục trong các Giáo Hội địa phương công việc của lời cầu nguyện, suy tư, và thảo luận huynh đệ nhằm chuẩn bị cho Thượng Hội Đồng Giám Mục sắp tới. Đó là Thượng Hội Đồng các Giám Mục. Chúng ta hãy phó thác cho Đức Mẹ Trinh Nữ. Ước chi Mẹ giúp chúng ta đi theo ý muốn của Thiên Chúa, khi đưa ra các quyết định mục vụ giúp gia đình nhiều hơn và tốt hơn. Tôi xin anh chị em đồng hành với lộ trình này bằng lời cầu nguyện. Xin Chúa soi sáng chúng tôi, làm cho chúng tôi tiến tới chỗ chín mùi điều mà như là Thượng Hội Đồng Giám Mục, chúng tôi phải nói với tất cả các Giáo Hội. Và lời cầu nguyên của anh chị em quan trọng đối với điều này.

4. Câu chuyện Giáng Sinh

Thời ấy, hoàng đế Augúttô ra chiếu chỉ, truyền kiểm tra dân số trong khắp cả thiên hạ. Ðây là cuộc kiểm tra đầu tiên, được thực hiện thời ông Quiriniô làm tổng trấn xứ Xyria. Ai nấy đều phải về nguyên quán mà khai tên tuổi. Bởi thế, ông Giuse từ thành Nadarét, miền Galilê, lên thành Bêlem, miền Giuđê, là thành vua Ðavít, vì ông thuộc về nhà và gia tộc vua Ðavít. Ông lên đó khai tên cùng với người đã đính hôn với ông là bà Maria, lúc ấy đang có thai. Khi hai người đang ở đó, thì bà Maria đã tới ngày mãn nguyệt khai hoa. Bà sinh con trai đầu lòng, lấy tã bọc con, rồi đặt nằm trong máng cỏ, vì hai ông bà không tìm được chỗ trong nhà trọ.

Trong vùng ấy, có những người chăn chiên sống ngoài đồng và thức đêm canh giữ đàn vật. Và kìa sứ thần Chúa đứng bên họ, và vinh quang của Chúa chiếu toả chung quanh, khiến họ kinh khiếp hãi hùng. Nhưng sứ thần bảo họ: "Anh em đừng sợ. Này tôi báo cho anh em một tin mừng trọng đại, cũng là tin mừng cho toàn dân: Hôm nay, một Ðấng Cứu Ðộ đã sinh ra cho anh em trong thành vua Ðavít, Người là Ðấng Kitô Ðức Chúa. Anh em cứ dấu này mà nhận ra Người: anh em sẽ gặp thấy một trẻ sơ sinh bọc tã, nằm trong máng cỏ". Bỗng có muôn vàn thiên binh hợp với sứ thần cất tiếng ngợi khen Thiên Chúa rằng:

Vinh danh Thiên Chúa trên trời. Bình an dưới thế cho loài người Chúa thương.

Khi các thiên sứ từ biệt mấy người chăn chiên để về trời, những người này bảo nhau: "Nào chúng ta sang Bêlem, để xem sự việc đã xảy ra, như Chúa đã tỏ cho ta biết". Họ liền hối hả ra đi. Ðến nơi, họ gặp bà Maria, ông Giuse, cùng với Hài Nhi đặt nằm trong máng cỏ. Thấy thế, họ liền kể lại điều đã được nói với họ về Hài Nhi này. Nghe các người chăn chiên thuật chuyện, ai cũng ngạc nhiên. Còn bà Maria thì hằng ghi nhớ mọi kỷ niệm ấy, và suy đi nghĩ lại trong lòng. Rồi các người chăn chiên ra về, vừa đi vừa tôn vinh ca tụng Thiên Chúa, vì mọi điều họ đã được mắt thấy tai nghe, đúng như đã được nói với họ.
 
Thánh Ca
Video Thánh Ca: Đêm Uy Linh – Nhạc: Thanh Lâm – Trình bày: Tố Hằng
VietCatholic Network
16:26 17/12/2014
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây