Ngày 13-12-2011
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Nhà Chúa
Lm Vũđình Tường
05:57 13/12/2011
Chúa nhật IV Mùa Vọng Năm B

Lc 1, 26-38


Nói đến nhà Chúa là nói đến nơi Chúa ngự trị. Nơi nào có Chúa ngự nơi đó trở thành nhà Chúa. Chúng ta có thói quen coi nhà thờ là nhà Chúa. Điều này đúng. Nhà thờ chính là nhà Chúa của cộng đoàn dân chúa. Còn nhà Chúa của mỗi người chúng ta không thể là nhà thờ cộng đoàn vì nếu đó là nhà Chúa thì Chúa ở một nơi, ta ở một nẻo. Buồn thay. Buồn vì mỗi tuần chúng ta gặp Chúa nhiều nhất là một lần. Có người hai ba tuần mới gặp một lần. Có người năm bảy tháng mới gặp một lần. Trong lần gặp đó thời gian dành nói chuyện với bạn bè hết hơn phân nửa; còn bao nhiêu thì dành cho Chúa. Gặp một tuần nhiều nhất một lần và gặp trong tính toán, vội vã, hấp tấp, đến trễ về sớm. Đó là lí do tại sao buồn. Còn một lí do nữa để buồn là có một số đến nhà Chúa không vào trong nhưng đứng cuối thánh đường hay ngồi vớ vẩn đâu đó tán gẫu. Thứ nhất những mẩu chuyện chia sẻ không đúng chỗ để nói. Thứ hai việc ngồi ngoài thánh đường làm cho người khác hiểu lầm những người con này không muốn vào nhà Cha mình. Dường như hai Cha con không hợp nhau. Thật đáng buồn một tuần đến nhà Chúa một lần nhưng không vào để chung lời cảm tạ với các anh chị em khác.

Vua Đavit có í định xây nhà Chúa bằng gỗ Dáng Hương là loại gỗ tự bản chất phát ra mùi thơm vì nhà vua thấy mình ngủ trong nhà gỗ bá hương còn lều Chúa bằng da. Ngay đêm đó vua Đavit nằm mộng thấy Chúa nói với ông.

Ta đã đem ngươi ra khỏi đồi cỏ, lúc ngươi còn theo sau đoàn chiên, để ngươi trở nên thủ lãnh Israel dân Ta, và Ta ở cùng ngươi trong mọi nơi ngươi đi 2Sm 7,3-4

Điều vua Đavit nằm mộng cho thấy Thiên Chúa không thích ở trong nhà bằng gỗ Dáng Hương. Thiên Chúa không thích ở trong lầu cao sang, đền vĩ đại. Thiên Chúa không thích lâu đài nguy nga, đài các, lát vàng, trạm bạc, nhiều kì công.

Câu Ta ở cùng ngươi trong mọi nơi ngươi đi. Thiên Chúa muốn thế, Ngài vui mừng được ở cùng chúng ta mọi nơi, mọi lúc, mọi nẻo đường ta đi, mọi bước đường ta bước. Chúa muốn chia sẻ với ta mọi gánh nặng ta đeo, mọi đồi cao ta trèo, mọi thung lũng ta lần mò bước tới. Như thế Thiên Chúa muốn ngự trị trong tâm hồn chúng ta, trong tim của chúng ta. Nơi đó Ngài luôn ở gần chúng ta, không còn xa cách, không còn một tuần gặp một lần mà cùng đồng hành, cùng chia sẻ, vui cùng vui, buồn cùng khóc với ta. Ngài mong muốn điều đó. Có lẽ ta tự hỏi như thế không cần đến nhà thờ nữa chăng vì có Chúa luôn ở cùng. Nhà thờ là nhà Chúa chung cho cả cộng đoàn vì thế đến nhà thờ cùng cầu nguyện với nhau để tỏ tình liên đới chung, chung lời cảm tạ Chúa, sinh hoạt chung với nhau. Nhà thờ vẫn cần thiết vì nơi đó anh chị em trong Chúa gặp nhau để nâng đỡ, hỗ trợ, chia sẻ vui buồn. Nhà thờ vẫn cần vì nơi đó có linh mục đại diện cộng đoàn dâng lời cảm tạ thay cho cộng đoàn, đồng thời lập lại điều Đức Kitô truyền dậy khi thiết lập bữa Tiệc Li,

Hãy làm việc này để nhớ đến Ta

Nhớ lại lời sứ thần truyền tin cùng Đức Trinh Nữ,

Kính chào trinh nữ đầy ơn phước, Thiên Chúa ở cùng trinh nữ.

Lời chào này cách nào đó cho thấy Thiên Chúa ước ao sống trong tâm hồn mỗi người. Ngài bỏ trời cao xuống thế, không phải để ngự trong đền đài. Ngài xuống thế, ngự trong tâm hồn những ai chân thành đón tiếp Người thì Người đến ở cùng họ. Nơi đâu có Chúa ở cùng nơi đó có Chúa Cha cùng ngự trị và nơi đó cũng có Thánh Thần Chúa hoạt động trong tâm hồn đó. Vì thế người đó được coi là người có phúc vì có Chúa hằng ở cùng. Có phúc vì Chúa đến mang ân phúc. Từ chối đón nhận Chúa là từ chối đón nhận ân phúc. Thực ra tâm hồn con người không thể nào đủ rộng, trinh trong xứng đáng đón Chúa. Việc này có thể xảy ra vì Chúa Thánh Thần đến làm cho tâm hồn nên xứng đáng và Thánh Thần Chúa cũng ban ân sủng tràn đầy để nơi đó trở thành đền thờ Chúa. Chúa Thánh Thần sẽ không biến hồn ta thành đền thờ Chúa nếu người đó không thưa xin vâng. Hai chữ xin vâng của mỗi người chúng ta có sức thu hút Thánh Thần Chúa đến.

Để xứng đáng đón nhận Chúa vào nhà tâm hồn chúng ta cùng với Trinh Nữ Maria dâng lời tạ ơn qua Kinh Magnificat,

Tâm hồn tôi ngợi khen Chúa và Thần trí tôi hoan hỉ trong Đấng cứu chuộc tôi....

Lm Vũđình Tường

TiengChuong.org
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha Benedict XVI khuyên bảo về việc chuẩn bị mừng Lễ Giáng Sinh
Bùi Hữu Thư
07:02 13/12/2011
Ngài nói: gặp gỡ Chúa không thể chỉ là một tiết mục khác trên một danh sách

VATICAN ngày 12 tháng 12, 2011 (Zenit.org).- Đức Thánh Cha Benedict XVI viếng thăm một giáo xứ tại Rôma ngày Chúa Nhật, ngài khuyến khích giáo dân chẩn bị mừng Lễ Giáng Sinh, "không chỉ bằng những quà tặng mà bằng những con tim của chúng ta."

Đức Thánh Cha viếng thăm giáo xứ "Đức Mẹ Đầy Ơn Phúc" (Santa Maria delle Grazie) tại Casal Boccone, ở miền bắc của giáo phận Rôma, ngài nói với mọi người là "chúng ta không thể không tiếp xúc với Thiên Chúa trong trái tim chúng ta. Nếu có sự tiếp xúc này thì chúng ta có lý do để hân hoan. Tôi chúc tất cả quý vị niềm vui Giáng Sinh, sự hiện diện của Hài Nhi Giêsu, là Thiên Chúa trong trái tim chúng ta."

Đức Thánh Cha cử hành thánh lễ 9:30 sáng, và ghi nhận trong bài giảng của ngài về việc cử hành Chúa Nhật "Gaudete", "Chúa Nhật của niềm vui."

Đức Thánh Cha nói: "Chúa nhật này nói với chúng ta rằng, ngay khi chúng ta hoài nghi và lo lắng, vẫn có niềm vui vì Thiên Chúa hiện hữu, và đang ở giữa chúng ta."

Ngài tiếp: "Chớ gì thánh lễ này là trọng tâm của Chúa nhật của các bạn, và phải được tái khám phá và sống như ngày của Thiên Chúa và của cộng đồng, một ngày để ngợi khen và chúc tụng Đấng đã sinh ra cho chúng ta. Người đã chết và đã sống lại để cứu chuộc chúng ta, và Người đòi hỏi chúng ta phải chung sống vui vẻ, để trở thành một cộng đồng cởi mở và sẵn sàng đón nhận bất cứ một ai cô đơn và đang gặp khó khăn. Xin đừng đánh mất ý nghĩa của ngày Chúa nhật, và xin hãy trung thành với những cái hẹn gặp gỡ Chúa Giêsu Thánh Thể. Những Kitô hữu tiên khởi đã sẵn sàng chịu chết vì điều này. "

Quyền năng

Sau thánh lễ, Đức Thánh Cha nói với dân chúng là "trái tim tốt lành, cởi mở và nồng nhiệt của họ nhắc nhớ ngài về chuyến tông du Phi Châu của ngài."

Ngài cũng nói về việc chuẩn bị mừng Lễ Giáng Sinh: "Tôi biết là mọi người đều có những bổn phận phải làm, nhưng sẵn sàng cho Lễ Giáng Sinh không chỉ có nghĩa là mua sắm quà tặng và làm những việc chuẩn bị khác, nhưng là phải tiếp xúc với Chúa Giêsu, là đến gặp Người. Tôi nghĩ rằng điều quan trọng là không được quên chiều kích này... Đây không phải là một gánh nặng phụ trội, nhưng là quyền năng giúp chúng ta làm tất cả những gì chúng ta cần làm. Tôi hy vọng các bạn sẽ duy trì sự tiếp xúc thường xuyên với Chúa Giêsu, để cho niềm vui và sức mạnh của Người có thể giúp các bạn sống trong thế giới này."

Khi trở về Vatican, Đức Thánh Cha theo đúng truyền thống Rôma vào ngày Chúa Nhật thứ ba mùa Vọng là ban phép lành cho các bức tượng Hài Nhi Giêsu được các trẻ em mang đến quảng trường từ khắp các nhà thờ tại điạ phương. Các tượng này sẽ được đặt trong các máng cỏ tại các gia đình, trường học, và giáo xứ.

Đức Thánh Cha nói với trẻ em: "Các con thân mến, khi các con cầu nguyện trước máng cỏ, xin nhớ đến cha như cha cũng sẽ nhớ đến các con. Cám ơn các con và chúc mừng Giáng Sinh vui vẻ!"
 
Đức Thánh Cha: ''Tôi sẽ đến Mêxicô và Cuba trước Lễ Phục Sinh''.
Tiền Hô
09:25 13/12/2011
Đức Thánh Cha: "Tôi sẽ đến Mêxicô và Cuba trước Lễ Phục Sinh".

VATICAN, 13 Tháng Mười Hai 2011 (AsiaNews và Rome Reports) - Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI sẽ tông du đến Mêxicô và Cuba trước Lễ Phục Sinh năm 2012. Ngài đã công bố như thế trong thánh lễ tại Đền Thờ Thánh Phêrô chiều hôm qua kính Đức Mẹ Guadalupe - một trong những linh địa Đức Mẹ nổi tiếng nhất ở Mỹ Latinh. Thánh Lễ này cũng được cử hành nhân dịp kỷ niệm 200 năm độc lập của một số quốc gia Mỹ La tinh và vùng Caribê. Bản nhạc "Missa Criolla" - còn có tên là "Creole Mass" - của nhà soạn nhạc người Argentina Ariel Ramirez (qua đời hồi năm ngoái) đã được sử dụng trong dịp này.

Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI hy vọng rằng: "Thiên Chúa sẽ chiếu tỏa ngày càng nhiều ánh sáng trên khuôn mặt của mỗi người con trong vùng đất đáng yêu này, và gia tăng ân sủng để hướng dẫn họ quyết định xây dựng một nền xã hội phát triển tốt đẹp, hân hoan tin yêu và mở rộng nền công lý". Sau đó, ngài đã thông báo dự kiến: "Với những hy vọng sống động, và với sự giúp đỡ của Thiên Chúa quan phòng, tôi có ý định thực hiện một chuyến tông du đến Mêxicô và Cuba trước Lễ Phục Sinh, nhằm rao giảng lời của Chúa Kitô và củng cố niềm tin tưởng rằng: đây là một thời điểm quý giá để rao giảng Tin Mừng với đức tin vững mạnh, đức cậy sống động và đức mến nồng nàn".

Đức Thánh Cha chưa đưa ra thời điểm chính xác của chuyến thăm mục vụ này. Lễ Phục Sinh rơi vào ngày 8 Tháng Tư năm 2012; chuyến đi dự kiến có thể diễn ra trong khoảng từ ngày 23 đến 28 Tháng Ba. Các bác sĩ riêng đã đặt ra giới hạn những nơi ngài có thể đến thăm. Theo đó, vì lý do sức khỏe, thủ đô Mêxicô City không có trong lịch trình vì lí do độ cao. Các vị giám mục Mêxicô đã trình ra 3 thành phố là Leon, Silao và Guanajuato thuộc tiểu bang Guanajuato - nơi duy nhất chưa bao giờ được đón tiếp Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong nhiều lần ngài đến thăm Mêxicô. Đức Giáo Hoàng cũng sẽ viếng thăm đền thờ Cerro del Cerro Cubilete. Nhưng một lần nữa vì lý do độ cao, ngài sẽ không thể đến đền thờ Đức Mẹ Guadalupe.

Trong bài giảng, ngài đã nói về Đức Mẹ Guadalupe: "Tôi ngợi khen tất cả các ý định hòa giải yêu thương của Đức Mẹ Guadalupe, cũng như số phận của các dân tộc Mỹ Latinh và vùng Caribê khi họ đi tìm kiếm một tương lai tốt đẹp hơn"; ngài mời gọi các Kitô hữu của châu lục này giới thiệu "các mẫu gương của những chứng nhân anh hùng Kitô giáo trong các tình huống khác nhau của cuộc sống và trong môi trường xã hội, từ đó, tấm gương của họ sẽ khuyến khích cho một tiến trình Tân Phúc Âm hóa".

Trong suốt chuyến đi dự kiến của Đức Thánh Cha, Giáo hội tại Cuba sẽ cử hành lễ bế mạc Năm Thánh Virgen de la Caridad del Cobre - bổn mạng của Cuba, Đức Thánh Cha cũng sẽ đến thăm linh địa này, tọa lạc ở phía đông nam thành phố Santiago. Chế độ cộng sản ở Havana đang được đặt trong sự vận động của một cuộc cải cách có tác động rất lớn đến xã hội, vì vậy họ đang tìm kiếm sự hỗ trợ của Giáo hội Công giáo. Cộng hòa nhân dân Trung Quốc hiện là đối tác quan trọng nhất của Cuba và thương mại với Trung Quốc đã tăng từ 440 triệu Mỹ Kim vào năm 2001 lên tới 1,83 tỷ Mỹ Kim trong năm 2010.

Cuba đã mở những cánh cửa cho Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II hồi Tháng Giêng năm 1998. Hàng ngàn người đã chào đón ngài tại thủ đô Havana, và hét lên rằng: "Chúng ta đã có thể cảm nhận được điều đó, Đức Giáo Hoàng đang hiện diện ở đây".

Trong bộ đồ dân phục, Fidel Castro đã đến gặp ngài. Đức Thánh Cha đã không ngần ngại yêu cầu rằng: Cuba hãy mở cửa ra với thế giới và thế giới hãy mở cửa ra cho Cuba. Ngài cũng lên án lệnh cấm vận của Hoa Kỳ chống Cuba vì nó ảnh hưởng xấu đến người nghèo.

Chuyến thăm ấy kéo dài 5 ngày, trong đó, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã giúp gieo một hạt giống của tự do và giúp hàng ngàn người Công giáo tái khẳng định lại đức tin của họ.

Chuyến đi dừng ở Havana, Santa Clara, Camagüey và Santiago de Cuba. Ngài đã cử hành thánh lễ trọng thể, cũng như gặp gỡ với giới trẻ, giới trí thức, giới tôn giáo và bệnh nhân. Chuyến thăm đó đặc biệt quan trọng với việc đội triều thiên cho Đức Mẹ Bác Ái - là bổn mạng của tất cả người dân Cuba.

Các nhà bất đồng chính kiến cho rằng chuyến thăm ấy đã giúp mang lại nhiều oxy hơn trong chế độ Fidel Castro, trong khi những người khác thì cho biết Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã hạn chế bất kỳ động thái chính trị nào.

Tiền Hô
 
Trung Quốc: tự do bị bóp méo, bắt cóc được hợp pháp hóa.
Khương Duy Hải
09:27 13/12/2011
Trung Quốc: tự do bị bóp méo, bắt cóc được hợp pháp hóa.

Trong khi cả thế giới tổ chức kỷ niệm Ngày Nhân Quyền Quốc Tế vào hôm 10/12, Trung Quốc không mấy vui mừng về sự kiện đó. Điều này đã được khẳng định bởi một bản báo cáo mà Tổ Chức Bảo Vệ Nhân Quyền Cho Người Trung Quốc (CHRD) vừa công bố - đây là một tổ chức phi chính phủ theo dõi tình hình nhân quyền tại Trung Quốc.

Các thông tin chứa trong bản báo cáo này là: các nhà hoạt động bị cầm tù, bắt người trái phép, tra tấn và đe dọa những người ở Trung Quốc hoạt động cho việc tôn trọng nhân quyền. Tình hình liên quan đến tự do tôn giáo cũng có vẻ ảm đạm, với việc các linh mục bị bắt giam, các giám mục bị bắt cóc, can thiệp vào lễ nghi tôn giáo và việc tấn phong giám mục, không minh bạch về bạo lực đối với người Tin Lành, Hồi giáo và Phật giáo. Năm 2011, số lượng người "bị bắt cóc" và bắt giữ trái phép tăng vọt. Đây là những phương pháp mới mà chế độ cộng sản đã thông qua để đàn áp đối thủ của họ.

Theo kết luận của tổ chức phi chính phủ này, cũng được công bố trên AsiaNews, giai đoạn tồi tệ nhất là trong "cuộc cách mạng hoa nhài", chiến dịch chống lại những người bất đồng chính kiến đã diễn ra tại Bắc Kinh từ giữa tháng 2 và tháng 6 năm 2011. Các biện pháp nêu trên đã được thực hiện nhằm ngăn chặn "cuộc cách mạng hoa nhài tiềm tàng" như đã diễn ra trong thế giới Ả Rập. Một điểm khác đáng nói đến là Trung Quốc đã cố gắng ra một đạo luật mới trong Bộ luật Hình sự, qua đó hợp pháp hóa việc bắt cóc.

Bắt cóc đã trở thành đạo luật từ ngày 30/8, khi chính quyền Trung Quốc công bố một tu chính án của Bộ luật Hình sự. Như vậy, ở Trung Quốc ngày nay, việc bắt cóc được hợp pháp hóa. AsiaNews đã viết: "nhà chức trách có thể bỏ tù một người nào đó trong một địa điểm bí mật, mà không cần phải thông báo cho gia đình hoặc thế giới bên ngoài biết, do đó không ai biết liệu người bị bắt đã ra đi về đâu".

Ngay sau khi đạo luật này được phê chuẩn, ba người đàn ông tích cực tham gia vận động cho dân chủ và tôn trọng nhân quyền là Teng Biao, Li Heping và Wan Yanhai bị bắt cóc. Trước đó, chỉ có Gao Zhisheng, là một luật sư và là nhà hoạt động, bị bắt cóc. Nhưng trong "cuộc cách mạng hoa nhài", ít nhất có thêm vài chục nhà hoạt động bị bắt cóc nữa, bao gồm cả Tang Jitian, Jiang Tianyong, Gu Chuan, Li Hai, Ai Weiwei. Một số người bị giam giữ trong nhiều tuần, số khác là vài tháng. Sau khi tất cả được thả ra, họ đã kể về sự tra tấn về thể chất và tinh thần khi ở trong tù.

Vụ bắt cóc khác được thực hiện trên 2 giám mục Công Giáo: Đức Cha Giacomo Su Zhimin từ Bảo Định (80 tuổi) và Đức Cha Cosma Shi Enxiang của Dịch Huyện (88 tuổi). Các ngài có lẽ là tù nhân lương tâm cao tuổi nhất bị bắt đến một địa điểm không rõ ràng. "Tội" của các ngài là không chịu từ bỏ mối quan hệ của mình với Đức Giáo Hoàng và Giáo hội Công giáo La Mã.

Trong một tuyên bố trên AsiaNews, Renee Xia, Giám đốc quốc tế của CHRD nói: "Khép lại một năm đau xót bởi hành vi vi phạm nhân quyền, chúng tôi muốn khuyến khích các nhà hoạt động và thường dân Trung Quốc can đảm và tiếp tục đấu tranh cho tự do. Chúng tôi yêu cầu thả người đoạt giải Nobel Hòa Bình Lưu Hiểu Ba và mời gọi cả thế giới lên tiếng chống lại cái đạo đức giả tạo của chính phủ Trung Quốc liên quan đến nhân quyền."

Thậm chí hôm nay, một số người đã bị bắt giữ tại Bắc Kinh khi họ đang cố gắng vào trụ sở Liên Hợp Quốc để trình bày một số kiến nghị. Cảnh sát đã ngăn chặn họ đi vào tòa nhà và tống họ vào một chiếc xe buýt. Đây là cách mà người Trung Quốc làm việc đối với nhân quyền. (Vatican Insider)

Khương Duy Hải
 
Đức Thánh Cha: ''Tôi sẽ đến Mêxicô và Cuba trước Lễ Phục Sinh''
Tiền Hô
11:45 13/12/2011
VATICAN, 13 Tháng Mười Hai 2011 (AsiaNews và Rome Reports) - Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI sẽ tông du đến Mêxicô và Cuba trước Lễ Phục Sinh năm 2012. Ngài đã công bố như thế trong thánh lễ tại Đền Thờ Thánh Phêrô chiều hôm qua kính Đức Mẹ Guadalupe - một trong những linh địa Đức Mẹ nổi tiếng nhất ở Mỹ Latinh. Thánh Lễ này cũng được cử hành nhân dịp kỷ niệm 200 năm độc lập của một số quốc gia Mỹ La tinh và vùng Caribê. Bản nhạc "Missa Criolla" - còn có tên là "Creole Mass" - của nhà soạn nhạc người Argentina Ariel Ramirez (qua đời hồi năm ngoái) đã được sử dụng trong dịp này.

Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI hy vọng rằng: "Thiên Chúa sẽ chiếu tỏa ngày càng nhiều ánh sáng trên khuôn mặt của mỗi người con trong vùng đất đáng yêu này, và gia tăng ân sủng để hướng dẫn họ quyết định xây dựng một nền xã hội phát triển tốt đẹp, hân hoan tin yêu và mở rộng nền công lý". Sau đó, ngài đã thông báo dự kiến: "Với những hy vọng sống động, và với sự giúp đỡ của Thiên Chúa quan phòng, tôi có ý định thực hiện một chuyến tông du đến Mêxicô và Cuba trước Lễ Phục Sinh, nhằm rao giảng lời của Chúa Kitô và củng cố niềm tin tưởng rằng: đây là một thời điểm quý giá để rao giảng Tin Mừng với đức tin vững mạnh, đức cậy sống động và đức mến nồng nàn".

Đức Thánh Cha chưa đưa ra thời điểm chính xác của chuyến thăm mục vụ này. Lễ Phục Sinh rơi vào ngày 8 Tháng Tư năm 2012; chuyến đi dự kiến có thể diễn ra trong khoảng từ ngày 23 đến 28 Tháng Ba. Các bác sĩ riêng đã đặt ra giới hạn những nơi ngài có thể đến thăm. Theo đó, vì lý do sức khỏe, thủ đô Mêxicô City không có trong lịch trình vì lí do độ cao. Các vị giám mục Mêxicô đã trình ra 3 thành phố là Leon, Silao và Guanajuato thuộc tiểu bang Guanajuato - nơi duy nhất chưa bao giờ được đón tiếp Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong nhiều lần ngài đến thăm Mêxicô. Đức Giáo Hoàng cũng sẽ viếng thăm đền thờ Cerro del Cerro Cubilete. Nhưng một lần nữa vì lý do độ cao, ngài sẽ không thể đến đền thờ Đức Mẹ Guadalupe.

Trong bài giảng, ngài đã nói về Đức Mẹ Guadalupe: "Tôi ngợi khen tất cả các ý định hòa giải yêu thương của Đức Mẹ Guadalupe, cũng như số phận của các dân tộc Mỹ Latinh và vùng Caribê khi họ đi tìm kiếm một tương lai tốt đẹp hơn"; ngài mời gọi các Kitô hữu của châu lục này giới thiệu "các mẫu gương của những chứng nhân anh hùng Kitô giáo trong các tình huống khác nhau của cuộc sống và trong môi trường xã hội, từ đó, tấm gương của họ sẽ khuyến khích cho một tiến trình Tân Phúc Âm hóa".

Trong suốt chuyến đi dự kiến của Đức Thánh Cha, Giáo hội tại Cuba sẽ cử hành lễ bế mạc Năm Thánh Virgen de la Caridad del Cobre - bổn mạng của Cuba, Đức Thánh Cha cũng sẽ đến thăm linh địa này, tọa lạc ở phía đông nam thành phố Santiago. Chế độ cộng sản ở Havana đang được đặt trong sự vận động của một cuộc cải cách có tác động rất lớn đến xã hội, vì vậy họ đang tìm kiếm sự hỗ trợ của Giáo hội Công giáo. Cộng hòa nhân dân Trung Quốc hiện là đối tác quan trọng nhất của Cuba và thương mại với Trung Quốc đã tăng từ 440 triệu Mỹ Kim vào năm 2001 lên tới 1,83 tỷ Mỹ Kim trong năm 2010.

Cuba đã mở những cánh cửa cho Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II hồi Tháng Giêng năm 1998. Hàng ngàn người đã chào đón ngài tại thủ đô Havana, và hét lên rằng: "Chúng ta đã có thể cảm nhận được điều đó, Đức Giáo Hoàng đang hiện diện ở đây".

Trong bộ đồ dân phục, Fidel Castro đã đến gặp ngài. Đức Thánh Cha đã không ngần ngại yêu cầu rằng: Cuba hãy mở cửa ra với thế giới và thế giới hãy mở cửa ra cho Cuba. Ngài cũng lên án lệnh cấm vận của Hoa Kỳ chống Cuba vì nó ảnh hưởng xấu đến người nghèo.

Chuyến thăm ấy kéo dài 5 ngày, trong đó, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã giúp gieo một hạt giống của tự do và giúp hàng ngàn người Công giáo tái khẳng định lại đức tin của họ.

Chuyến đi dừng ở Havana, Santa Clara, Camagüey và Santiago de Cuba. Ngài đã cử hành thánh lễ trọng thể, cũng như gặp gỡ với giới trẻ, giới trí thức, giới tôn giáo và bệnh nhân. Chuyến thăm đó đặc biệt quan trọng với việc đội triều thiên cho Đức Mẹ Bác Ái - là bổn mạng của tất cả người dân Cuba.

Các nhà bất đồng chính kiến cho rằng chuyến thăm ấy đã giúp mang lại nhiều oxy hơn trong chế độ Fidel Castro, trong khi những người khác thì cho biết Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã hạn chế bất kỳ động thái chính trị nào.
 
Trung Quốc: tự do bị bóp méo, bắt cóc được hợp pháp hóa
Khương Duy Hải
11:46 13/12/2011
Trong khi cả thế giới tổ chức kỷ niệm Ngày Nhân Quyền Quốc Tế vào hôm 10/12, Trung Quốc không mấy vui mừng về sự kiện đó. Điều này đã được khẳng định bởi một bản báo cáo mà Tổ Chức Bảo Vệ Nhân Quyền Cho Người Trung Quốc (CHRD) vừa công bố - đây là một tổ chức phi chính phủ theo dõi tình hình nhân quyền tại Trung Quốc.

Các thông tin chứa trong bản báo cáo này là: các nhà hoạt động bị cầm tù, bắt người trái phép, tra tấn và đe dọa những người ở Trung Quốc hoạt động cho việc tôn trọng nhân quyền. Tình hình liên quan đến tự do tôn giáo cũng có vẻ ảm đạm, với việc các linh mục bị bắt giam, các giám mục bị bắt cóc, can thiệp vào lễ nghi tôn giáo và việc tấn phong giám mục, không minh bạch về bạo lực đối với người Tin Lành, Hồi giáo và Phật giáo. Năm 2011, số lượng người "bị bắt cóc" và bắt giữ trái phép tăng vọt. Đây là những phương pháp mới mà chế độ cộng sản đã thông qua để đàn áp đối thủ của họ.

Theo kết luận của tổ chức phi chính phủ này, cũng được công bố trên AsiaNews, giai đoạn tồi tệ nhất là trong "cuộc cách mạng hoa nhài", chiến dịch chống lại những người bất đồng chính kiến đã diễn ra tại Bắc Kinh từ giữa tháng 2 và tháng 6 năm 2011. Các biện pháp nêu trên đã được thực hiện nhằm ngăn chặn "cuộc cách mạng hoa nhài tiềm tàng" như đã diễn ra trong thế giới Ả Rập. Một điểm khác đáng nói đến là Trung Quốc đã cố gắng ra một đạo luật mới trong Bộ luật Hình sự, qua đó hợp pháp hóa việc bắt cóc.

Bắt cóc đã trở thành đạo luật từ ngày 30/8, khi chính quyền Trung Quốc công bố một tu chính án của Bộ luật Hình sự. Như vậy, ở Trung Quốc ngày nay, việc bắt cóc được hợp pháp hóa. AsiaNews đã viết: "nhà chức trách có thể bỏ tù một người nào đó trong một địa điểm bí mật, mà không cần phải thông báo cho gia đình hoặc thế giới bên ngoài biết, do đó không ai biết liệu người bị bắt đã ra đi về đâu".

Ngay sau khi đạo luật này được phê chuẩn, ba người đàn ông tích cực tham gia vận động cho dân chủ và tôn trọng nhân quyền là Teng Biao, Li Heping và Wan Yanhai bị bắt cóc. Trước đó, chỉ có Gao Zhisheng, là một luật sư và là nhà hoạt động, bị bắt cóc. Nhưng trong "cuộc cách mạng hoa nhài", ít nhất có thêm vài chục nhà hoạt động bị bắt cóc nữa, bao gồm cả Tang Jitian, Jiang Tianyong, Gu Chuan, Li Hai, Ai Weiwei. Một số người bị giam giữ trong nhiều tuần, số khác là vài tháng. Sau khi tất cả được thả ra, họ đã kể về sự tra tấn về thể chất và tinh thần khi ở trong tù.

Vụ bắt cóc khác được thực hiện trên 2 giám mục Công Giáo: Đức Cha Giacomo Su Zhimin từ Bảo Định (80 tuổi) và Đức Cha Cosma Shi Enxiang của Dịch Huyện (88 tuổi). Các ngài có lẽ là tù nhân lương tâm cao tuổi nhất bị bắt đến một địa điểm không rõ ràng. "Tội" của các ngài là không chịu từ bỏ mối quan hệ của mình với Đức Giáo Hoàng và Giáo hội Công giáo La Mã.

Trong một tuyên bố trên AsiaNews, Renee Xia, Giám đốc quốc tế của CHRD nói: "Khép lại một năm đau xót bởi hành vi vi phạm nhân quyền, chúng tôi muốn khuyến khích các nhà hoạt động và thường dân Trung Quốc can đảm và tiếp tục đấu tranh cho tự do. Chúng tôi yêu cầu thả người đoạt giải Nobel Hòa Bình Lưu Hiểu Ba và mời gọi cả thế giới lên tiếng chống lại cái đạo đức giả tạo của chính phủ Trung Quốc liên quan đến nhân quyền."

Thậm chí hôm nay, một số người đã bị bắt giữ tại Bắc Kinh khi họ đang cố gắng vào trụ sở Liên Hợp Quốc để trình bày một số kiến nghị. Cảnh sát đã ngăn chặn họ đi vào tòa nhà và tống họ vào một chiếc xe buýt. Đây là cách mà người Trung Quốc làm việc đối với nhân quyền. (Vatican Insider)
 
Ngày 12/12: Sự tích Lễ mừng Đức Bà Guadalupe - Người Nữ chiến thắng con rắn
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
12:41 13/12/2011
... Trong chuyến viếng thăm mục vụ Mêhicô lần thứ hai, Đức Chân Phúc Giáo Hoàng Gioan Phaolô II (1978-2005) nâng thổ dân Juan Diego (1474-1548) lên hàng Á Thánh vào Chúa Nhật 6-5-1990. Hôm ấy, Đức Thánh Cha âu yếm gọi tân chân phước là ”người tâm phúc của Đức Bà dịu hiền Tepeyac”. (Thổ dân Juan Diego được Đức Mẹ MARIA (Đức Bà Guadalupe) hiện ra 5 lần vào năm 1531).

12 năm sau, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II sang thủ đô Mêhicô lần thứ năm và chủ sự lễ tôn phong hiển thánh cho chân phước thổ dân Juan Diego vào ngày 31-7-2002.

Xin lược thuật 5 lần Đức Nữ Trinh Rất Thánh MARIA hiện ra cùng thổ dân Juan Diego trên đồi Tepeyac. Lần đầu vào sáng thứ bảy 9-12-1531 và lần cuối vào chiều thứ ba 12-12-1531. Trong lần hiện ra sau cùng, Đức Mẹ MARIA tỏ lộ danh thánh là ”Đức Bà Guadalupe”. ”Guadalupe” trong tiếng thổ dân có nghĩa ”Người Nữ Chiến Thắng con rắn”.

Các cuộc hiện ra được thổ dân Antonio Valeriano (1520-1605) kể lại tỉ mỉ. Thổ dân Antonio Valeriano sống đồng thời với thổ dân Juan Diego. Vào năm 1531, thổ dân Juan Diego 57 tuổi và thuộc về nhóm thổ dân thiểu số rất ít người. Trước đó 7 năm, ông Juan Diego lãnh bí tích Rửa Tội cùng với người vợ hiền đức là bà Maria Lucia. Bà Maria Lucia qua đời năm 1529.

LẦN HIỆN RA THỨ NHẤT

Hôm đó là sáng thứ bảy 9-12-1531, ông Juan Diego đến nhà thờ Thánh Giá ở Tlatelolco để tham dự buổi học giáo lý. Khi đến gần đồi Tepeyac, ông nghe tiếng líu lo êm ái, tiếng ríu rít nhẹ nhàng, với các cung trầm bổng tuyệt vời của muôn ngàn chim sẻ, như tiếng nhạc réo rắt vọng xuống từ trời cao. Thổ dân Juan Diego vô cùng bỡ ngỡ. Ông dồn dập tự hỏi: ”Liệu mình có xứng đáng với những gì đang nghe không? Hay mình đang mơ? Mình đã tỉnh hẳn chưa? Mình đang ở nơi nào đây? Có lẽ mình đang ở địa đàng, nơi cõi trần hạnh phúc mà các bậc tiên tổ đã nói tới chăng? Hay là mình đã vào thiên đàng rồi?” Còn đang đảo mắt nhìn chung quanh, bỗng tiếng hót im bặt và ông nghe một tiếng nói xa xôi, vọng xuống từ trên cao và gọi rõ tên ông:
- Juan Diego, Juan Diego bé nhỏ!

Juan Diego không hề cảm thấy sợ hãi, trái lại, ông sung sướng tiến nhanh về hướng đồi cao. Khi leo lên tới đỉnh, Juan Diego trông thấy một Bà đang đứng đó. Bà ra hiệu mời Juan Diego tiến lại gần Bà. Khi đến trước mặt Bà, Juan Diego vô cùng bỡ ngỡ và kinh ngạc trước vẽ đẹp siêu thoát của Bà. Áo Bà long lanh các tia sáng mặt trời. Tảng đá nơi Bà đặt chân như toàn bằng đá quí và mặt đất chung quanh Bà tỏa sáng như cầu vòng.

Thổ dân Juan Diego kính cẩn quì xuống và cảm động lắng nghe lời Bà nói cách êm ái dịu dàng:
- Hỡi Juan bé nhỏ, người con nhỏ bé nhất trong các con Mẹ, con đang đi đâu đấy?

Juan Diego trả lời:
- Thưa Bà, con phải đến Nhà Bà ở Messico-Tlatelolco để tiếp tục học về các mầu nhiệm của THIÊN CHÚA do các Linh Mục dạy. Các Linh Mục là các thừa tác viên thánh của Chúa chúng ta.

Bà Đẹp liền bày tỏ cùng Juan Diego ước muốn của Bà:

- Con hãy cẩn trọng ghi khắc nơi lòng con rằng con là người bé mọn nhất trong các con của Mẹ, và Mẹ chính là Đức Nữ Trinh Rất Thánh MARIA, Mẹ THIÊN CHÚA thật, Đấng là suối nguồn sự sống, là Đấng Tạo Dựng muôn loài. Ngài là Chủ Tể trên trời và dưới đất. Mẹ hết sức mong ước người ta xây cất nơi đây một đền thánh, hầu Mẹ có thể minh chứng và trao ban cho mọi người tình thương của Mẹ, lòng cảm thông, sự trợ giúp và che chở của Mẹ. Bởi vì, Mẹ là Mẹ Từ Bi của các con, Mẹ của riêng con, cũng như của toàn dân sống trên phần đất này và của tất cả những ai thành khẩn kêu cầu cùng Mẹ với trọn lòng tin tưởng. Mẹ nghe rõ tiếng kêu than ai oán của họ. Mẹ muốn trao ban cho mọi người phương thuốc chữa trị các nỗi đau đớn, các khó khăn cùng các sầu khổ buồn phiền. Và để có thể thực hiện các nguyện ước khoan nhân của Mẹ, con hãy đi tới tòa Giám Mục Mêhicô và thưa với Đức Giám Mục rằng, chính Mẹ sai con tới và Mẹ ước ao người ta xây cho Mẹ một đền thánh trên ngọn đồi này. Con hãy kể lại tỉ mỉ cho Đức Giám Mục tất cả những gì con thấy và nghe. Con hãy tin chắc rằng, Mẹ sẽ nhớ ơn con, Mẹ sẽ ban thưởng cho con. Mẹ sẽ làm cho con được hạnh phúc và con, con sẽ xứng đáng với phần thưởng, dành cho các cố gắng và các nhọc mệt con hy sinh để chu toàn sứ mệnh Mẹ trao phó. Đấy nhé, con đã nghe rõ mệnh lệnh của Mẹ, hỡi con Mẹ, đứa con nhỏ bé nhất trong tất cả các con Mẹ. Bây giờ con hãy đi và dùng trọn sức lực để thi hành công tác.

Thổ dân Juan Diego kính cẩn cúi mình nói:
- Thưa Bà, con sẽ đi ngay và thực hiện lệnh Bà truyền. Giờ đây đứa đầy tớ khiêm hạ của Bà xin được phép lui gót.

Ông Juan Diego mau mắn xuống khỏi đồi và trực chỉ thành phố Mêhicô. Vào thành, ông đi thẳng đến tòa Giám Mục. Vị Giám Mục sở tại lúc bấy giờ là Đức Cha Juan de Zumárraga thuộc dòng Anh Em hèn mọn thánh Phanxicô. Juan Diego xin gặp Đức Cha và thưa với ngài về sứ điệp của Bà Đẹp Thiên Quốc. Nhưng Đức Cha không tin lời ông nói. Juan Diego buồn bã ra về, lòng thất vọng vì nhiệm vụ giao phó không hoàn thành.

LẦN HIỆN RA THỨ HAI

Cùng ngày thứ bảy 9-12-1531, thổ dân Juan Diego quay trở lại đồi Tepeyac. Khi lên tới đỉnh đồi, Juan Diego trông thấy Bà Đẹp Thiên Quốc đang đứng chờ mình. Ông quỳ sụp xuống và nói:
- Thưa Bà, con đã mang sứ điệp của Bà đến cho Đức Giám Mục. Ngài ưu ái lắng nghe con nói, nhưng ngài không tin lời con. Có lẽ ngài nghĩ là con bịa chuyện. Vì vậy, con tha thiết xin Bà, xin Bà hãy trao phó nhiệm vụ này cho một người khác quan trọng hơn. Có thế, Đức Giám Mục mới tin. Bởi vì con chỉ là người chót bét, một sợi dây mỏng manh, một chiếc thang bằng gỗ, một cái đuôi, một mảnh giấy. Con thuộc về một nhóm dân cùng đinh, nghèo khổ, vậy mà Bà lại sai con đến một nơi quá cao xa đối với con, đến một chỗ mà con không bao giờ dám đặt chân tới. Xin Bà tha thứ cho con, nếu con làm phật ý Bà, nếu con làm Bà nổi giận. Hỡi Bà là Bà Chủ của con!

Đức Trinh Nữ Rất Thánh MARIA trả lời:
- Hỡi người con bé nhỏ nhất của Mẹ, hãy lắng nghe lời Mẹ nói đây. Mẹ biết rõ là có nhiều tôi tớ khác của Mẹ có thể thi hành mệnh lệnh Mẹ truyền. Tuy nhiên, Mẹ rất cần đến sự giúp đỡ của con. Vậy thì, Mẹ truyền cho con trở lại tòa Giám Mục một lần nữa. Ngày mai, con đến tòa Giám Mục và thưa với Đức Cha rằng con đến nhân danh Mẹ và xin ngài xây cất một đền thờ theo ý hướng của Mẹ. Con lập lại với ngài lần nữa rằng chính Mẹ là Đức Trinh Nữ MARIA, Mẹ THIÊN CHÚA, chính Mẹ đã đích thân sai con đến với ngài.

Thổ dân Juan Diego khiêm tốn thưa:
- Thưa Bà, con không hề muốn làm phiền lòng Bà, con sẽ trung tín thi hành nhiệm vụ Bà trao phó. Con không quản ngại đường xa cũng không lưu ý việc Đức Giám Mục không tin lời con nói. Ngày mai, con sẽ mang đến cho Bà câu trả lời của Đức Giám Mục. Bây giờ xin Bà cho phép con ra đi. Trong khi chờ đợi, xin Bà nghỉ ngơi!

Sáng hôm sau, Chúa Nhật 10-12-1531, thổ dân Juan Diego rời nhà thật sớm đi tới Tlatelolco để tham dự các buổi cử hành phụng vụ. Trong lòng, ông cương quyết tìm mọi cách gặp cho bằng được Đức Giám Mục. Thánh Lễ kết thúc, thổ dân Juan Diego phải nài nĩ mãi người ta mới cho ông được hầu chuyện với vị Giám Mục. Ông quì gối trước mặt Đức Giám Mục, vừa khóc ông vừa lập lại lệnh truyền của Bà Đẹp Thiên Quốc. Ông khẩn khoản xin Đức Giám Mục tin lời ông. Ông tha thiết xin ngài chấp thuận thi hành ước nguyện của Đức Nữ Trinh Vô Nhiễm.

Với mục đích kiểm chứng thực hư, Đức Cha Juan de Zumárraga đặt ra không biết bao nhiêu câu hỏi. Thổ dân Juan Diego kiên nhẫn trả lời rõ ràng từng câu một, thật chính xác. Sau khi tỉ mỉ tra vấn, Đức Giám Mục truyền cho ông Juan Diego phải xin Bà Đẹp Thiên Quốc tỏ lộ một ”dấu chỉ”. Mặt khác, ngài còn cẩn thận sai vài người giúp việc nơi tòa Giám Mục hãy đi theo ông Juan Diego xa xa, và theo dõi mọi hành động của ông. Thế nhưng, khi đến chân đồi Tepeyac thì những người này không còn trông thấy bóng dáng thổ dân Juan Diego đâu nữa.

LẦN HIỆN RA THỨ BA

Cùng ngày Chúa Nhật 10-12-1531, thổ dân Juan Diego lên đồi trình bày với Đức Mẹ về câu trả lời của Đức Giám Mục. Nghe xong, Đức Mẹ liền nói:
- Hỡi con bé nhỏ của Mẹ, con đã thi hành tốt đẹp lệnh truyền của Mẹ. Được rồi. Ngày mai con hãy trở lại đây để đón nhận ”dấu chỉ” mà vị Giám Mục xin. Như thế, ngài sẽ tin lời Mẹ, sẽ không hoài nghi cũng không còn ngờ vực con nữa. Phần con, con luôn ghi nhớ rằng Mẹ sẽ trả công bội hậu cho con vì tất cả khó nhọc con dành để phục vụ Mẹ. Giờ đây con hãy chạy nhanh về đi. Ngày mai Mẹ đợi con cũng nơi ngọn đồi này!

Ngày hôm sau, thứ hai 11-12-1531, thổ dân Juan Diego không đến nơi hẹn với Đức Trinh Nữ. Lý do vì chiều Chúa Nhật hôm trước, khi về đến nhà, ông Juan Diego trông thấy người chú Juan Bernardino lâm bệnh nặng. Ông Juan Diego vội vã chạy đi tìm thầy thuốc đến chữa bệnh cho chú. Thầy thuốc đến ngay. Nhưng cơn bệnh đã đến hồi trầm trọng, vô phương cứu chữa. Biết thế, ông chú liền xin Juan Diego đi mời Linh Mục đến, để ông được lãnh nhận các phép Bí Tích sau cùng và dọn mình chết lành.

LẦN HIỆN RA THỨ TƯ VÀ THỨ NĂM

Sáng tinh sương ngày thứ ba 12-12-1531, ông Juan Diego nhanh nhẹn đi đến Tlatecolco để mời Linh Mục cho chú. Ông cẩn thận chọn một con đường khác, đi vòng quanh ngọn đồi về hướng đông, để có thể vào ngay thành phố Mêhicô, và khỏi bị Bà Đẹp Thiên Quốc giữ lại nói chuyện! Tuy nhiên, ông Juan Diego rất đỗi ngạc nhiên khi trông thấy Bà Đẹp từ trên đồi đi xuống. Khi đến gần, Bà hỏi ông Juan Diego:
- Có chuyện gì xảy ra vậy con? Con đang đi đâu đó?

Thổ dân Juan Diego cảm thấy vừa sợ hãi vừa xấu hổ thẹn thùng. Ông nghiêng mình thưa:
- Con hy vọng Bà hài lòng! Sáng nay Bà có cảm thấy dễ chịu không? Sức khoẻ Bà như thế nào? Con biết Bà sẽ phật ý. Nhưng xin Bà hiểu cho rằng, chú con bị bệnh nặng vì bị lây bệnh dịch hạch. Con đi mời Linh Mục đến giải tội cho chú con. Xin Bà thứ lỗi cho con. Xin Bà vui lòng chờ đợi con. Con không đánh lừa Bà đâu. Ngày mai con sẽ đến đây thật sớm để gặp Bà!

Sau khi lặng lẽ nghe ông Juan Diego bào chữa một hơi dài, Đức Nữ Trinh Rất Thánh MARIA Nhân Từ dịu dàng trả lời:
- Con hãy lắng nghe và hiểu cho kỹ, hỡi đứa con bé nhỏ nhất của Mẹ. Con đừng xao xuyến trong lòng. Con đừng lo lắng về bệnh tình của chú con cũng như về bất cứ điều gì không may sẽ xảy ra. Mẹ đang có mặt nơi đây, không như là Người Mẹ của con sao? Con không tìm thấy an nghỉ dưới bóng rợp mát của Mẹ sao? Mẹ không phải là sức khỏe của con sao? Con không được Mẹ ấp ủ sao? Hãy nói cho Mẹ biết con đang cần gì? Con chớ nên âu lo và buồn phiền, ngay cả bệnh tình trầm trọng của chú con. Bởi vì chú con chưa chết bây giờ đâu. Con hãy tin tưởng vững chắc rằng, ngay chính lúc này đây, chú con sẽ được khỏi bệnh!

Lắng nghe những lời nói dịu dàng của Đức Trinh Nữ Rất Thánh MARIA, thổ dân Juan Diego cảm thấy lòng tràn ngập niềm an ủi. Ông mau mắn leo lên đồi cao, theo lệnh truyền của Bà Đẹp Thiên Quốc. Ông hái những đóa hồng Tây-Ban-Nha nở tươi, thơm phức, tuyệt đẹp, ngoại lệ, vì lúc bấy giờ là tháng 12. Thổ dân Juan Diego nhanh nhẹn hái hết và bỏ vào chiếc áo choàng, đan bằng sợi cây xương rồng. Giờ đây ông trở thành vị sứ giả đáng tin cậy. Ông hăng hái trở lại con đường tiến thẳng vào thành phố Mêhicô.

Ông Juan Diego vào tòa Giám Mục, quì gối trước mặt Đức Cha Juan de Zumárraga. Thổ dân Juan Diego lập lại sứ điệp của Đức Mẹ MARIA rồi từ từ mở chiếc áo choàng, mà cho đến lúc ấy, ông vẫn còn giữ chặt trước ngực. Vừa khi những đóa hồng tươi rơi xuống đất, tức khắc, xuất hiện trên chiếc áo choàng hình ảnh thật đẹp của Đức Nữ Trinh Rất Thánh MARIA, Mẹ THIÊN CHÚA.

Vị Giám Mục cùng tất cả những người hiện diện liền sấp mình xuống đất, tôn kính hình ảnh lạ được Đức Mẹ MARIA in trên áo choàng. Vị Giám Mục thật ân hận vì không tin ngay lời thổ dân Juan Diego nói. Ngài muốn giữ chiếc áo choàng lạ nơi nhà nguyện riêng của ngài ở tòa Giám Mục. Ngày hôm sau, Đức Giám Mục cùng với một đoàn người đông đảo, đi hành hương kính viếng nơi Đức Mẹ đã hiện ra trên đồi Tepeyac.

Về phần thổ dân Juan Diego, ngoài hồng phúc được tận mắt trông thấy Đức Mẹ MARIA, ông còn cảm thấy thật sung sướng vì chứng kiến phép lạ đầu tiên thực hiện theo lời hứa của Đức Mẹ. Đó là cuộc khỏi bệnh lạ lùng của người chú Juan Bernardino. Chính với người chú này - ông Juan Bernardino - mà trong lần hiện ra thứ năm, cũng là lần sau cùng, Đức Mẹ tỏ lộ danh thánh:
- Đức Bà Guadalupe.

”Guadalupe” trong tiếng thổ dân có nghĩa ”Người Nữ Chiến Thắng con rắn”.

Chiếc áo choàng với hình Đức Mẹ MARIA được rước từ nhà nguyện riêng của Đức Giám Mục ra Nhà Thờ Chính Tòa và được trưng bày cho các tín hữu đến kính viếng. Hơn 2 tuần sau, ngày 26-12-1531, chiếc áo choàng lạ lại được rước tới nhà nguyện nhỏ đầu tiên do chính các thổ dân xây cất dâng kính Đức Bà Guadalupe trên đồi Tepeyac.

Trong vòng 17 năm trời, tức cho đến ngày nhắm mắt từ trần vào năm 1548, thổ dân Juan Diego sống cạnh đền thánh tí hon này, làm người canh giữ đền thánh. Nhưng nhất là, ông trở thành người đầy tớ đơn sơ khiêm hạ, trở thành vị chứng nhân và tông đồ nhiệt thành của Đức Bà Guadalupe.

Cuộc hiện ra của Đức Bà Guadalupe với thổ dân Juan Diego đã ghi dấu ấn sâu đậm nơi cuộc sống người dân Mêhicô. Đức Bà Guadalupe trở thành biểu tượng sức mạnh của kẻ bé nhỏ, yếu đuối và là niềm hy vọng của tất cả những ai đang lo âu sầu khổ.

Hình ảnh Đức Mẹ MARIA in trên áo choàng vẫn còn trông thấy rõ ràng mãi cho đến ngày nay, sau 480 năm. Chiếc áo choàng hiện được tôn kính nơi đền thánh trên đồi Tepeyac. Đền thánh mang tên Đức Bà Guadalupe.

Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Guadalupe là Trung Tâm Thánh Mẫu lớn nhất thế giới. Mỗi năm có khoảng 20 triệu tín hữu đến hành hương.

Đức Mẹ Guadalupe được tuyên xưng bổn mạng nước Mêhicô vào năm 1737, bổn mạng toàn Mỹ Châu vào năm 1910 và bổn mạng nước Phi-Luật-Tân vào năm 1935.

... Kinh dâng nước Việt Nam cho Đức Mẹ MARIA Vô Nhiễm Nguyên Tội

Lạy Mẹ MARIA Vô Nhiễm Nguyên Tội, chúng con toàn thể giáo hữu Việt Nam hết lòng tin cậy chạy đến cùng Mẹ.
Mẹ là Mẹ THIÊN CHÚA, là Mẹ chúng con, Mẹ là Nữ Vương Toàn Năng, là Đấng bầu cử cho chúng con trước tòa Chúa. Biết bao nhiêu lần, Mẹ đã cứu vãn Giáo Hội, và các dân tộc trong cơn nguy biến.
Chúng con hết lòng thành kính hiến dâng Giáo Hội và tổ quốc Việt Nam cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ. Để thực hành mệnh lệnh của Mẹ, và để nhờ Mẹ che chở phù trì, ngày nay và mãi mãi.
Xin Mẹ gìn giữ Giáo Hội Việt Nam. Xin Mẹ soi sáng hàng Giáo Phẩm, dìu dắt và thánh hóa các Linh Mục. Xin Mẹ giúp sức cho toàn thể giáo dân được trung thành giữ luật Chúa, và sốt sắng làm việc tông đồ. Xin Mẹ nâng đỡ và ủi an những anh chị em của chúng con, đang phải khốn khó vì Đạo Chúa.
Xin Mẹ chúc lành cho tổ quốc Việt Nam. Xin Mẹ hướng dẫn các nhà lãnh đạo dân tộc, xin Mẹ đem tinh thần Phúc Âm thấm nhuần tất cả các cơ cấu quốc gia, xin Mẹ cho toàn thể dân Việt biết đoàn kết, để cùng nhau xây dựng lại giang sơn.
Nhất là xin Mẹ cứu chúng con thoát nạn Cộng Sản vô thần, để mọi người được sống trong tự do, hòa bình, ngõ hầu Nước Chúa được mở rộng khắp nơi.
Chúng con nguyện muôn đời ghi nhớ ơn Mẹ, và cùng nhau xây dựng một đền thờ hay một công tác nào khác dâng kính Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ, để lưu truyền cho hậu thế ơn che chở đặc biệt của Mẹ.
Lạy Mẹ MARIA Vô Nhiễm Nguyên Tội, chúng con thành khẩn kêu đến Mẹ, vì chúng con biết Mẹ sẽ nhậm lời chúng con. Và mặc dầu mọi nỗi khó khăn hiện tại, chúng con tin chắc Trái Tim Mẹ sẽ thắng. AMEN.


(CSD 1009, ”Contesto Storia e Significato della Apparizione Guadalupe”, 13-7-2002)
 
Đức Thánh Cha chủ sự thánh lễ kính Đức Mẹ Guadalupe
LM Trần Đức Anh OP
12:26 13/12/2011
VATICAN - Chiều 12-12-2011, lần đầu tiên ĐTC Biển Đức 16 chủ sự thánh lễ kính Đức Mẹ Guadalupe, bổn mạng Mỹ châu, và nhân dịp kỷ niệm 200 năm các nước Mỹ châu la tinh được độc lập. Trong thánh lễ ĐTC chính thức loan báo sẽ viếng thăm mục vụ tại Mêhicô và Cuba trước lễ Phục Sinh năm tới.

Mỹ châu la tinh là một đại lục bao gồm 34 quốc gia và chiếm hơn 40% trên tổng số 1 tỷ 260 triệu tín hữu Công Giáo trên thế giới. Trong số các nước vừa nói có 3 nước đông dân nhất là Brazil, Mêhicô và Argentina với hơn 300 triệu người.

Trong số hàng ngàn người tham dự thánh lễ lúc 5 giờ rưỡi chiều hôm qua tại Đền thờ Thánh Phêrô, đặc biệt có 20 HY và hàng chục GM thuộc các cơ quan trung ương Tòa Thánh, các GM và các vị ngoại giao thuộc các nước Mỹ châu la tinh cạnh Tòa Thánh và chính phủ Italia, các LM, tu sĩ và giáo dân Mỹ châu la tinh ở Roma, ngoài ra còn có các nhân vật đạo đời trong các phái đoàn chính thức từ Mỹ châu la tinh.

Từ năm ngoái cho đến năm 2014 tới đây, nhiều nước Mỹ châu la tinh mừng kỷ niệm 200 năm độc lập khỏi Tây Ban Nha và Bồ đào nha, tuy rằng hai nước Peru và Brazil sẽ mừng kỷ niệm biến cố này trễ hơn, trong khoảng thời gian từ 2020 đến 2022. Tiến trình giải phóng Mỹ châu la tinh diễn ra trong khoảng thời gian từ 1808 đến 1824.
Ngày được chọn để cử hành thánh lễ hôm qua cũng là Lễ Kính Đức Mẹ Guadalupe. Mẹ đã hiện ra với thổ dân Juan Diego ngày 9 tháng 12 năm 1531 trên ngọn đồi Tepeyac, trên đường ông đi tới Tlatelolco, nơi nhà thờ của các cha dòng Phanxicô để cầu nguyện và học giáo lý. Trên đồi ông đã được Đức Mẹ hiện ra như một phụ nữ trẻ, mình mặc áo trắng sáng như mặt trời. Ông quì xuống tôn kính và được Đức Mẹ truyền dạy đến gặp Đức Giám Mục để bày tỏ ý Mẹ muốn có một đền thờ được xây ở dưới chân đồi. Ông Juan Diego chạy đến gặp ĐGM ở thành Mêhico, thuật lại cuộc hiện ra và những lời của Đức Mẹ, nhưng Đức Giám Mục không tin. Ông trở về nhà và trên đồi Tepeyac, ông lại được Đức Mẹ hiện ra, ông xin Mẹ chuẩn chước cho khỏi nhiệm vụ, nhưng Đức Mẹ truyền ông trở lại gặp ĐGM để lập lại lời thỉnh cầu.

Sáng hôm sau, chúa nhật, sau thánh lễ và học giáo lý, ông Juan Diego đã trở lại gặp ĐGM, ông khóc và thuật lại lời yêu cầu của Đức Mẹ. Đức GM, sau khi gạn hỏi nhiều điều, đã yêu cầu được một dấu hiệu. Ngày 12-12-1531, Juan Diego đã được dấu hiệu ấy, đó là những hoa hồng ông hái trên đồi Tepeyac và mang về trình cho Đức Giám Mục. Trong cuộc gặp gỡ lần này, ĐGM đã thấy hình Đức Mẹ được in trên áo choàng của thổ dân Juan Diego. Trước phép lạ ấy, ĐGM và mọi người hiện diện đều quì xuống, rồi đứng lên xin lỗi Đức Mẹ vì sự cứng lòng tin.
Ông Juan Diego đã được Đức Gioan Phaolô 2 tôn phong hiển thánh hồi năm 2002, và Đền thánh Đức Mẹ Guadalupe là Trung tâm Thánh Mẫu lớn nhất thế giới mỗi năm có lối 20 triệu người về đây hành hương kính Đức Mẹ.

Thánh Lễ

Trước khi thánh lễ bắt đầu, cờ của tất cả các nước Mỹ châu la tinh đã được các thanh niên thiếu nữ trong y phục truyền thống rước lên và đặt ở vòng cung phía trái của Đền thờ. Ảnh Đức Mẹ Guadalupe được đặt gần bàn thờ.
Sau lời dẫn nhập của luật sư Guzman Carriquiry, người Urugay, Tổng thư ký Ủy ban Tòa Thánh về Mỹ châu la tinh, ĐHY Norberto Rivera đã đọc kinh kính Đức Mẹ Guadalupe.

Đồng tế với ĐTC trong thánh lễ hôm qua có 4 vị Hồng Y là Tarcisio Bertone, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, ĐHY Marc Ouellet, người Canada, nguyên thừa sai tại Mỹ châu la tinh, hiện là Tổng trưởng Bộ GM kiêm Chủ tịch Ủy ban Tòa Thánh về Mỹ châu la tinh; ĐHY Norberto Rivera, TGM giáo phận Thành Phố Mêhicô nơi có Đền thánh Đức Mẹ Guadalupe, và ĐHY Raymundo Damasceno, TGM Aparecida bên Brazil, đại diện cho các tín hữu nói tiếng Bồ đào Nha tại Mỹ châu latinh.

Bộ lễ được hát trong thánh lễ được gọi là Misa criolla, do Ariel Ramírez người Argentina sáng tác và rất phổ biến tại Mỹ châu la tinh.

Đầu thánh lễ, ĐHY Marc Ouellet, trong tư cách là Chủ tịch Ủy ban Tòa Thánh về Mỹ châu la tinh, đã đại diện mọi người bày tỏ lên ĐTC tâm tình kính mến, biết ơn và hân hoan của các chủ chăn cũng như các tín hữu của Giáo Hội Công Giáo tại Mỹ châu la tinh. ĐHY cho biết các HY, GM đã mau lẹ đáp lại lời mời đến tham dự đại lễ này, cùng với các vị đại diện ngoại giao, cộng đoàn giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân Mỹ châu la tinh ở Roma, cũng như bao nhiêu triệu người tham dự thánh lễ này qua truyền hình, truyền thanh và Internet.

ĐHY nhận định rằng qua thánh lễ này, Tòa Thánh tham gia một cách đặc biệt vào những buổi lễ tại nhiều nơi ở Mỹ châu la tinh mừng kỷ niệm 200 năm độc lập. Đây là một cử chỉ liên đới đối với một đại lục từ hơn 500 năm nay trong đó truyền thống Công Giáo hiện diện và sinh động, nơi có hơn 40% tín hữu Công Giáo trên toàn thế giới sinh sống.

Bài giảng của Đức Thánh Cha

Về phần ĐTC, trong bài giảng thánh lễ, ngài đặc biệt nhắc đến bức ảnh Đức Mẹ Guadalupe, vai trò của Mẹ tại đại lục Mỹ châu, cũng như sứ mạng của Giáo Hội tại đây trước những thách đố đang được đề ra ngày nay. Ngài nói:
”Ảnh Đức Mẹ ở đồi Tepeyac, với nét mặt dịu hiền và thanh thản, được in trên tấm áo choàng của thánh Juan Diego, là ”Đức Maria trọn đời đồng trình, Mẹ Thật của Thiên Chúa Đấng mà Mẹ luôn phụng sự”. Bức ảnh ấy trình bày ”người phụ nữ mặc áo mặt trời, với vầng trăng dưới chân, và một triều thiên 12 ngôi sao trên đầu và phụ nữ ấy đang có thai” (Kh 12,1-2) và chỉ cho các thổ dân và người lai thấy sự hiện diện của Đấng Cứu Thế. Mẹ luôn dẫn chúng ta đến cùng Chúa, Con của Mẹ, qua đó ta thấy biểu lộ nền tảng của phẩm giá của mọi người, như một tình yêu thương mạnh mẽ hơn các quyền lực của sự ác và sự chết, và đồng thời cũng là nguồn vui mừng, lòng tín thác con thảo, an ủi và hy vọng.

ĐTC cũng khẳng định rằng ngày nay trong khi tại nhiều nơi ở Mỹ châu la tinh có những lễ kỷ niệm 200 năm độc lập, hành trình hội nhập của Đại lục quí mến này tiếp tục tiến triển, đồng thời đại lục này đang nắm giữ một vai trò ngày càng quan trọng trong cộng đồng thế giới. Trong những hoàn cảnh này, điều quan trọng là các dân tộc Mỹ châu la tinh bảo tồn kho tàng đức tin phong phú và sức sinh động lịch sử văn hóa của mình, luôn luôn bảo vệ sự sống con người từ lúc mới thụ thai cho đến lúc chết tự nhiên và thăng tiến hòa bình; cũng cần bảo vệ gia đình trong bản chất tự nhiên sứ mạng của mình, đồng thời tăng cường một hệ thống giáo dục sâu rộng, chuẩn bị đúng đắn nhân sự và giúp họ ý thức về khả năng của mình, để có thể nắm giữ vận mạng của mình một cách xứng đáng, trong tinh thần trách nhiệm. Họ cũng được mời gọi ngày càng đề ra những sáng kiến có phối hợp cũng như các chương trình hữu hiệu tạo điều kiện cho sự hòa giải và tình huynh đệ, gia tăng tình liên đới, chăm sóc môi sinh, tăng cường nỗ lực để vượt thắng lầm than, nạn mù chữ và tham ô hối lộ, loại bỏ mọi bất công, nạn phạm pháp, tình trạng bất an ở các thành thị, nạn buôn bán ma túy và tống tiền.

ĐTC nói thêm rằng: ”khi Giáo Hội chuẩn bị kỷ niệm 500 năm dựng Thánh giá của Chúa Kitô tại Đại lục Mỹ châu tốt lành, chân phước Gioan Phaolô 2 đã bày tỏ lần đầu tiên trên đại lục này chương trình tái truyền giảng Tin Mừng, hay là công cuộc truyền giáo mới, ”mới về lòng nhiệt thành, về các phương pháp và về lối diễn tả” (Dv Đại Hội đòng Celam ngày 9-3-1983: AAS 75, 1983, 778). Do trách nhiệm của tôi trong việc củng cố đức tin, tôi cũng muốn linh hoạt nỗ lực tông đồ hiện đang đẩy mạnh và phát triển chương trình truyền giáo đại lục, được đề ra tại thành phố Aparecida, để ”đức tin Kitô ăn rễ sâu hơn trong tâm hồn con người và các dân tộc Mỹ châu la tinh như một biến cố cơ bản và như một cuộc gặp gỡ sinh động với Chúa Kitô” (Đại hội kỳ 5 của Hàng GM Mỹ châu la tinh và Caraibí, Văn kiện kết thúc, 13). Như thế sẽ gia tăng các môn đệ và thừa sai chân chính của Chúa và đổi mới ơn gọi hy vọng của Mỹ châu la tinh và quần đảo Caraibí. Ước gì ánh sáng của Thiên Chúa ngày càng chiếu tỏa trên khuôn mặt của mỗi người con của lãnh thổ quí mến này và ơn cứu chuộc hướng dẫn những quyết định của họ, để họ tiếp tục tiến bước mà không vấp ngã trong việc kiến tạo một xã hội được củng cố trong việc phát triển sự thiện, trong chiến thắng của tình thương và phổ biến công lý. Với những ước muốn nồng nhiệt ấy, với ơn phù trợ của Chúa Quan phòng nâng đỡ, tối có ý định thực hiện cuộc Tông Du trước lễ Phục Sinh tại Mêhicô và Cuba, để công bố Lời Chúa tại đó, và củng cố xác tín theo đó đây là thời điểm quí giá để rao giảng Tin Mừng với một đức tin kiên vững, đức cậy sinh động và đức mến nồng nhiệt.”

Và ĐTC kết luận rằng ”tôi phó thác tất cả những dự định ấy cho sự chuyển cầu yêu thương của Đức Mẹ Guadalupe, Mẹ chúng ta ở trên trời, cũng như vận mệnh hiện nay của các dân nước Mỹ châu la tinh và Caraibí, cũng như hành trình của họ tiến tới một ngày mai tốt đẹp hơn. Tôi cũng cầu khẩn sự chuyển cầu của các thánh và các chân phước mà Chúa Thánh Linh đã khơi dậy qua dòng lịch sử của đại lục này, mang lại những mẫu gương anh dũng về các nhân đức Kitô trong nhiều bậc sống và môi trường xã hội khác nhau, để gương của các ngài ngày càng tạo điều kiện dễ dàng hơn cho công trình tái truyền giảng Tin Mừng dưới cái nhìn của Chúa Kitô, Đấng Cứu độ con người và là sức mạnh cuộc sống của họ”.

Trong phần lời nguyện phổ quát, ĐTC và cộng đoàn đã cầu nguyện cho các dân tộc tại Mỹ châu la tinh ngày càng trung thành với căn tính và sứ mạng phong phú của mình; cầu cho các dân tộc này được giải thoát khỏi mọi thứ áp bức và nô lệ, và giúp họ kiến tạo một nền văn minh dựa trên chân lý, công lý và hòa bình; cầu xin Mẹ Maria nâng đỡ và bảo vệ những người yếu và an ủi những người sầu khổ; cầu cho các gia đình và mọi người trẻ nhất là những người đang hành trình tiến về Ngày Quốc Tế giới trẻ lần tới tại Rio de Janeiro.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh lễ Tạ ơn Lòng Chúa Thương Xót tại Gx Tân Định
Trầm Thiên Thu
01:12 13/12/2011
SAIGÒN – Tại nhà thờ Tân Định, ngày 16-12-2011, ĐGM Giuse Châu Ngọc Tri (Giám mục Đà Nẵng, đặc trách mục vụ gia đình) đã chủ tế thánh lễ tạ ơn Lòng Chúa Thương Xót (LCTX).

Trời đã vào Đông tiết trời se lạnh, những hạt mưa lâm râm nên trời không nắng và tiết trời càng mát hơn. 14 giờ 30, mọi người cùng lần chuỗi Kính Lòng Chúa Thương Xót. Thật bất ngờ khi thấy nhà thờ đầy người, ước tính có khoảng 400 người.

15 giờ bắt đầu thánh lễ, cùng đồng tế với ĐGM Giuse là linh mục Giacôbê, Dòng Đa Minh. Một phụ nữ trạc 60 tuổi “khoe” rằng từ sáng tới giờ bà đã đi 2 lễ, giờ này định lần Chuỗi LCTX xong rồi về, nghe nói có ĐGM nên bà ở lại tham dự thêm thánh lễ nữa. Trong số người dự lễ, thấy có vài người ngoại quốc.

ĐGM Giuse nhắc lại lời của Chân phước GH Gioan Phaolô II, người có công lớn với LCTX: “Thánh nữ Faustina là quà tặng của thời đại chúng ta”. Ngài nói về linh ảnh LCTX và liên tưởng tới hình ảnh Chúa Giêsu chị chết trên đồi Can-vê lúc 3 giờ chiều, đó là Giờ của LCTX. Thánh Tâm Chúa Giêsu có 2 tia sáng: Đỏ và Xanh, tượng trưng Máu và Nước. ĐGM Giuse nói rằng trái tim chúng ta cũng phải phát sáng như Thánh Tâm Chúa Giêsu.

LCTX được trao ban để cứu độ chúng ta, những tội nhân đáng án tử, không chỉ vì Ông Bà nguyên tổ đã bất tuân lệnh Chúa mà còn vì chính chúng ta đã và đang coi thường Thiên Chúa. Không phải Chúa cấm cây kia vì có gì “độc đáo” hơn các cây khác trong Vườn địa đàng xưa, mà Chúa muốn thấy rõ loài người có vâng phục Ngài hay không. Quả thật, ma quỷ đã rỉ tai bà Eva bằng những lời đường mật nên bà đã “thử cho biết”. Không chỉ vậy, bà còn tỉ tê với ông xã, và rồi ông cũng muốn nếm mùi trái cấm. Đúng là “đàn bà nhẹ dạ cả tin” (nghe ma quỷ dụ dỗ), còn trái tim đàn ông bị “cháy” vì phụ nữ.

Cuộc sống ngày nay có nhiều loại trái cấm với ma lực cực mạnh: tiền tài, danh vọng, địa vị, vật chất, hưởng thụ, sĩ diện,… Chúng ta phải hết sức cố gắng để có thể chặt những cây cấm ở đời, nhờ đó mà có thể chỉ chăm sóc “cây đức tin”. Vì cây cấm mà loài người sa ngã, nhưng nhờ Cây Thánh Giá mà loài người được cứu độ: “Khi nào Tôi bị treo lên, Tôi sẽ kéo mọi người lên với Tôi”. Đó là đại dương Tình Chúa, là LCTX.

ĐGM Giuse lưu ý: “Tôn kính LCTX là con đường sống của chúng ta. Vì thiếu tình yêu thương nên gia đình đổ vỡ, xã hội suy đồi. Hãy sống LCTX, không chỉ trao LCTX cho nhau mà còn phải trao LCTX cho những người chưa nhận biết Chúa”. Ngài kể chuyện thánh tử đạo Anrê Phú Yên, khi bị chém đầu, một ĐGM người Pháp lấy chiếu ra trải dưới chân thánh Anrê Phú Yên để hứng lấy máu, nhưng ngài không muốn và nói rằng ngài muốn máu mình thấm vào đất như máu Chúa Giêsu đã thấm vào đất vậy. Thánh Anrê Phú Yên còn trẻ tuổi mà đức tin sáng ngời và tư tưởng thâm thúy biết bao!

Sống đức tin là điều cần thiết đối với mỗi Kitô hữu. Hãy coi cuộc đời mình như tấm bánh và sống theo cách của Chúa: cầm lấy, tạ ơn, bẻ ra, và trao cho người khác chính cuộc đời mình. Tấm-Bánh-Đời-Mình là hy dâng đẹp lòng Thiên Chúa, Quốc Vương của Lòng Thương Xót.

ĐGM Giuse nói rằng ngày xưa thường có Tiếng Chuông Truyền Tin lúc 12 giờ trưa, nay có Tiếng Chuông Lòng Thương Xót lúc 3 giờ chiều. Qua thánh nữ Faustina, Chúa Giêsu đã hứa: “Không ai phải thất vọng khi kêu cầu Lòng Thương Xót của Cha”. Đó là bảo chứng tuyệt vời!

Trước khi kết lễ, vì là Năm Thánh đặc biệt của Gx Tân Định dịp kỷ niệm 150 năm thành lập, ĐGM Giuse đã ban Ơn Toàn Xá cho mọi người tham dự thánh lễ. Cuối lễ, ngài nói: “Tôi thật bất ngờ khi thấy có nhiều người tham dự thánh lễ thế này, dù là buổi chiều”. Nghe vậy chắc hẳn ai cũng phấn khởi. Thánh lễ kết thúc lúc 16 giờ 15.

Được biết, Gx Tân Định thường xuyên tổ chức những buổi hiến máu nhân đạo. Và ngày 11-12-2011, Chúa nhật III Mùa Vọng, Gx cũng có buổi hiến máu nhân đạo bắt đầu từ 7 giờ sáng. Đây là một việc làm đầy tính nhân bản, tốt đạo và đẹp đời. Gx Tân Định còn có một phòng khám đa khoa đã hoạt động từ nhiều năm qua.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Giáo xứ Quan Lãng thắp nến cầu nguyện cho giáo điểm Con Cuông
Antôn Vũ Đình Minh
11:44 13/12/2011
VINH - Nằm trong một chuỗi các sự kiện liên quan đến Giáo hội công giáo Việt Nam trong thời gian gần đây, thì giáo điểm Con Cuông, thuộc giáo xứ Quan Lãng, hạt Bột Đà, giáo phận Vinh là một trong những điểm nóng. Thái độ ứng xử của chính quyền địa phương tại chỗ đã gây ra những tổn thương không nhỏ cho điểm truyền giáo này, đồng thời tạo thêm hố sâu ngăn cách lương giáo.

Xem hình ảnh

Sự việc bắt đầu vào lúc 14:00 Chúa nhật, ngày 13.11.2011, trong khi linh mục quản xứ Giuse Phạm Ngọc Quang đang dâng lễ thì có một lực lưỡng khoảng 500 người kéo đến biểu tình hô hoán, với lý do bảo vệ thuần phong mỹ tục của dân tộc Thái. Họ cho rằng việc dâng lễ như vậy là trái phép. Điều đáng nói ở đây là, trong khi chính bà con giáo dân là đồng bào dân tộc thì đang tham dự thánh lễ, còn những người đòi bảo vệ thuần phong mỹ tục, phần lớn đều được nhận diện không phải đồng bào dân tộc, thậm chí còn có cả một số khuôn mặt công an trà trộn trong đoàn biểu tình.

Sự việc đó chưa có phương án giải quyết thì khoảng lúc 00:30’ ngày 30.11.2011, hai kẻ lạ mặt đã đi xe máy ném mìn vào nhà nguyện. Quả mìn tự tạo đã phá hỏng một phần nền, trần và các cửa sổ. Sự việc này càng khoan sâu những mâu thuẫn và sự bức xúc trong bà con giáo dân.

Theo nguồn tin tại chỗ thì từ ngày diễn ra cuộc phá rối của "nhóm bảo vệ thuấn phong mỹ tục" đến nay, mỗi lúc bà con đến đọc kinh cầu nguyện tại nhà nguyện, đều có những người theo dõi, xét hỏi. Gia đình người giáo dân hiến đất cũng thường bị sách nhiễu.

Trước hoàn cảnh đó, đã có nhiều buổi tập họp trong và ngoài giáo phận, để cầu nguyện cho bà con giáo dân tại giáo điểm này. Riêng giáo xứ Quan Lãng, nơi được coi là điểm tựa trực tiếp cho giáo dân tại giáo điểm, thì từ bấy đến nay, tinh thần hiệp thông luôn được nêu lên ở mức cao nhất. Tối Chúa nhật III MV vừa qua, linh mục quản xứ Quan Lãng đã cùng bà con giáo dân trong xứ tổ chức một đêm thắp nến cầu nguyện cách đặc biệt cho giáo điểm. Giờ cầu nguyện đã nhận được sự hưởng ứng đông đảo của mọi thành phần giáo dân.

Điều đáng nói là trong các ý nguyện được bày tỏ, mọi người còn tỏ tình hiệp thông với giáo xứ Mỹ Lộc, Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà cũng đang trong cơn lâm loạn.
 
Suy Tư Về Những Buổi Thắp Nến Hiệp Thông…
Giuse Thẩm Nguyễn
19:09 13/12/2011
Suy Tư Về Những Buổi Thắp Nến Hiệp Thông…

Từ ngày Thái Hà trở thành một tên gọi thân thương trong lòng vì cuộc đấu tranh cho công lý và hòa bình, tôi vẫn luôn theo sát những diễn biến liên quan đến Thái Hà. Cho tới giờ này, đã có rất nhiều cộng đồng dân Chúa ở khắp nơi, trong nước cũng như hải ngoại, tỏ tình hiệp thông với Thái Hà.Tin hôm nay cho biết, Giáo Xứ Từ Châu, Tổng Giáo Phận Hà Nội, Việt Nam, Cộng Đồng Giáo Dân Việt Nam, Tổng Giáo Phận Sydney bên Úc Châu và Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam Miền Tây Hoa Kỳ phối hợp với các Hội Đoàn khác ở Hoa Kỳ cũng đã tổ chức đêm thắp nến cầu nguyện cho Thái Hà cuối tuần qua. Rất nhiều hình ảnh đẹp đã đánh động bao con tim, làm thổn thức bao cõi lòng để nhìn về Thái Hà. Tôi vững tin rằng Chúa vẫn luôn ở với quý Linh Mục, quý Tu Sĩ và giáo dân Thái Hà; Chúa vẫn đồng hành và chia sẻ với họ bao nỗi lo toan cũng như vui mừng trong cuộc đấu tranh đầy ý nghĩa lịch sử này.

Tôi nghĩ đến một hình ảnh đẹp với Thái Hà ở giữa lòng Giáo Hội Việt Nam, giữa lòng bao người dân Việt trên khắp thế giới. Thái Hà không đơn lẻ trong cuộc đấu tran này.

Những cuộc thắp nến cầu nguyện nói lên tình liên đới gắn bó yêu thương. Những người tham gia tụ tập nhau trong bầu khí yêu thương đoàn kết để cùng một ý, một lòng, sốt sắng cầu nguyện cho Thái Hà, cho Giáo Hội Việt Nam và cho đất nước Việt Nam. Chạy đến Chúa và Mẹ trong lúc gian nan nói lên niềm tin sắt son duy nhất của chúng ta vào Thiên Chúa. Những buổi thắp nến cầu nguyện cho Thái Hà là một sự phối hợp nhịp nhàng của bao tấm lòng thành hướng về Chúa với niềm tin yêu phó thác.

Nhưng việc thắp nến cầu nguyện không phải là cách duy nhất để tỏ tình hiệp thông với Thái Hà. Là người Công Giáo, tin Chúa và yêu Chúa thì chúng ta cũng còn nhiều cách khác để hiệp thông.

Biết bao nhiêu tâm hồn thánh thiện đang ngày đêm cầu nguyện cho Thái Hà. Hàng triệu con tim đang hướng vế Thái Hà trong các nhà nguyện bên Thánh Thể Chúa, trong các buổi đọc kinh tối nơi các gia đình, trong các buổi cầu kinh chung nơi các cộng đoàn và trong các Thánh Lễ Misa trên bàn thờ mỗi ngày.

Các buổi thắp nến cầu nguyện cho Thái Hà không xảy ra liên tiếp và đồng loạt như người ta mong đợi, nhưng số lần thắp nến không thiếu đến nỗi phải làm ta thất vọng.

Ai cũng hoan nghênh và vui mừng khi được tin nơi này, nơi kia tổ chức thắp nến cầu nguyện cho Thái Hà. Muôn lòng hiệp lời cầu nguyện và phó thácThái Hà trong sự quan phòng của Thiên Chúa. Tuy nhiên, không nên phiền trách hay lên án những nơi không tổ chức thắp nến vì mỗi người đều có tự do cũng như có cách riêng biểu lộ sự hiệp thông với Thái Hà. Những người Công Giáo Việt Nam là anh em trong ngôi nhà Giáo Hội và chính tình yêu thuơng nhau và sự liên kết lên một với nhau đã làm cho Giáo Hội tồn tại và phát triển cho đến ngày nay.

Có một số người cho việc thắp nến là cách duy nhất để nói lên tình hiệp thông, cho nên thay vì vun trồng cây yêu thương giữa anh em để có đủ sức mạnh cho cuộc đấu tranh chung thì lại vô tình gây ra những vết thương chia rẽ, đào sâu thêm hố nghi kỵ. Thay vỉ làm cho chúng ta nên một, thì lại gây ra nội thù.

Thắp nến chẳng nhằm phô trương lực lượng mà là hình ảnh biểu lộ niềm tin của người Công Giáo. Nếu thắp nến để có quyền lực hậu thuẫn về chính trị thì những buổi tập trung thắp nến của chúng ta không có sức mạnh bằng vài lời tuyên bố của một nghị sĩ hay dân biểu quốc hội Úc hay Mỹ trong hoàn cảnh hiện nay, và như thế các buổi thắp nến không đáp ứng mưu đồ chính trị của những người muốn lợi dụng cơ hội này.

Có một số người Công Giáo đã quá hăng say và nóng lòng muốn làm ngay một cái gì đó để ủng hộ Thái Hà. Họ muốn biến cuộc thắp nến cầu nguyện thành một cuộc biểu tình rầm rộ, có cờ xí rợp trời, có quý vị tai to mặt lớn đọc những bài diễn văn nảy lửa với những khẩu hiệu đao to búa lớn, có đả đảo Cộng Sản với sát khí đằng đằng. . Họ quên nhìn lên Chúa và xác định rõ mục tiêu của buổi thắp nến là gì !Họ đã quên đi khí cụ của chúng ta, những người tin theo Chúa Giêsu, là tình yêu, là tha thứ, là kinh Hòa Bình. Chúa phán “ Chẳng lẽ Ta vui thích vì kẻ gian ác phải chết - Sấm ngôn Đức Chúa là Chúa Thượng – Ta lại không muốn cho nó từ bỏ đường lối của nó mà được sống sao?”( Êdêkien 18, 23)

Cuộc thắp nến mang tính hận thù này dĩ nhiên không được tiến hành theo ý của những anh em quá khích, thành ra họ chuyển sang tấn công quý linh mục, tu sĩ địa phương. Họ tuyên truyền, tung tin vu cáo, dùng email rác để bêu xấu nhiều vị đáng kính.Tất cả những ai không đồng tình với họ thì coi như những kẻ hèn nhát. Họ đã dùng quyền tự do trong một xã hội tự do để xúc phạm đến người khác. Họ phê bình chỉ trích các bài giảng của các đấng bậc, kể cả của một Giám Mục và vội vàng kết án nặng nề. Thật đáng buồn vì tính cách kiêu căng ấy.

Nếu tôi nói tôi là người Công Giáo, tôi yêu Chúa và yêu Giáo Hội thì những hành vi coi thường, nhục mạ anh em tôi có làm tôi xứng danh là người Công Giáo không? Đành rằng trong các đấng bậc, cũng có những yếu đuối, cũng có những thiếu sót, nhưng tôi là ai mà lại dám cho tôi cái quyền xét xử ấy. Thay vì kết án, chúng ta nên tìm hiểu cầu nguyện cho các Ngài, chúng ta nên khoan dung và kiên nhẫn với mọi người, biết đâu khi chúng ta hiểu ra sự thật chúng ta lại thấy thương yêu nhau hơn.

Mong rằng lời nói thật với thiện ý xây dựng sẽ chữa lành chúng ta và đưa chúng ta về cùng mái ấm yêu thương là Thiên Chúa.

Thái Hà đang phải ngày đêm đương đầu với bao nhiêu mưu mô ám hại. Chúng ta hãy cùng hướng về Thái Hà và làm những gì tốt nhất có thể làm được theo khả năng và theo thần khí Chúa ban. Nhưng trước hết, hãy là người Công Giáo đích thực với tâm nguyện yêu Chúa hết lòng và yêu anh em như chính mình. Và “ Bất cứ nói gì, làm gì, hãy làm tất cả để tôn vinh Thiên Chúa (1 Cr10,31) Nguyện Chúa ban bình an thật sự cho những người thiện tâm và hoà bình an sẽ nở rộ trên quê hương Việt Nam của chúng con, đặc biệt ở Thái Hà. Lạy Chúa, tâm hồn con khát khao mong chờ Chúa đến.

Giuse Thẩm Nguyễn
 
Văn Hóa
Chuyện con người
Trầm Thiên Thu
11:55 13/12/2011
Nhân vị, nhân phẩm, nhân quyền
Ba điều cơ bản làm nên con người
Mọi người chung đất, chung trời
Hoàn toàn bình đẳng, kiếp người như nhau
Đời còn bao kẻ khó nghèo
Mong những người giàu liên đới sẻ chia
Chúa yêu tất cả chúng ta
Yêu đều một cách vô tư nguyên thường
Ngài là Thiên Chúa yêu thương
Dạy làm công ích, nối vòng rộng ra
Mọi người chung Chúa là Cha
Ai cũng đều là huynh đệ của nhau
Dám xin “mạo muội bọt bèo”
Ước mong xã hội thương nhau chân tình
Như Giêsu, Đấng công bình
Đã từng tủi nhục bị khinh nhất đời.
 
Hành trình Mùa Vọng
Nguyễn thanh Trúc
11:49 13/12/2011
Gioan Tẩy Giả, Đấng Tiền Hô của Chúa
Dáng dấp Ngài, khắc khổ với thời gian
Nơi thắt lưng mang, dây da áo lông đà
Ăn châu chấu, nguyện cầu nơi hoang vắng

Phong cách Ngài nhắc nhở cho ta nhớ
Chọn cho mình, một nếp sống giản đơn
Luôn tỉnh táo tâm tư không hoảng sợ
Mùa Vọng chờ, chào đón Chúa Bé Thơ

Chúa vốn thực cao sang và phú quý
Nhưng Ngài nên khó nghèo vì chúng ta
Ngài xuống thế sốngcuộc đời túng bấn
Cho chúng ta giàu có biết bao lần

Gioan Tẩy Giả mời ta thay lối sống
Đổi cuộc đời từ trong chính nội tâm
Nhìn vào mình với khắc khoải trông mong
Và thú nhận bao tội mình đã phạm

Hãy trở về suy tư và xét lại
Nhìn vào chính mình, sám hối chân thành
Hãy trở về đừng chần chờ nghi ngại
Để cuộc đời đầy ắp những ơn lành

Mùa vọng nhắc chúng ta hãy chậm lại
Mỡ tâm hồn chờ đợi Chúa Ngôi Hai
Kiếm tìm Ngài từ thưở sớm ban mai
Tình yêu Chúa hồn ta vui say mãi

Cùng với Mẹ với hành trình Mùa Vọng
Chuẩn bị tâm hồn chờ đón Chúa chúng ta
Ngài đang đến bóng Ngài từ nơi xa
Cho trọn ước sau bao ngày trông ngóng

Hãy phó thác con đườnggặp gỡ Chúa
Cho lời cầu của Mẹ Maria
Và tiếp tục cuộc hành trìnhMùa Vọng
Chờ đón Ngôi Hai ThiênChúa Ở Cùng Chúng Ta.

(Cảm hứng từbài ĐTC Biển Đức XVI tại giờ kinh TruyềnTin ngày 4-12-2011)
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Công Viên Mùa Giáng Sinh
Thérésa Nguyễn
22:31 13/12/2011
CÔNG VIÊN MÙA GIÁNG SINH
Ảnh của Thérésa Nguyễn
Giáng sinh về rộn rã
Người người nô nức vui
Giáng sinh, mùa cứu độ
Tình yêu Chúa lên ngôi
(Trích thơ của Trầm Thiên Thu)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền