Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:55 02/12/2015
69. TÂM KHÔNG SẠCH.
Buổi tối, Tư Mã thái phụ cùng Tạ Cảnh Trọng ngồi trong sân.
Trăng sáng trong vắt không một đám mây u ám, thái phụ cho rằng cảnh này rất đẹp, Tạ Cảnh Trọng nói:
- “Tôi thấy còn có chút mây khuyết.”
Thái phụ liền chọc ghẹo Cảnh Trọng, nói:
- ”Tôi thấy trong tâm của ngài không sạch, mưu đồ lấy mây che ánh trăng, để che lấp vật nhơ bẩn trên thân ngài đó !”
(Thế Thuyết Tân Ngữ)
Suy tư 69:
Mây có thể che mất ánh trăng, nhưng không thể che lấp vĩnh viễn, mây càng không thể che lấp vết nhơ ở trong tâm hồn con người, bởi vì mây thì ở bên ngoài và sẽ tan ngay khi có trận cuồng phong, vết nhơ thì ở trong tâm và không có ngọn gió nào, dù là cuồng phong, thổi tan nó cả.
Vết nhơ trong tâm hồn là những tội lỗi mà chúng ta đã phạm như kiêu căng, dối gian, ngoại tình, dâm dục, ghen tương.v.v... đó chính là những vết nhơ làm cho chúng ta trở nên đen đủi xấu xí trước mặt Thiên Chúa, và càng làm cho chúng ta mất đi sự sống đời đời.
Luồng gió tự nhiên không thể làm tan hay xóa sạch những vết nhơ ấy, nhưng luồng gió siêu nhiên sẽ đánh tan những vết nhơ ấy trong chúng ta, luồng gió siêu nhiên chính là Thần Khí Thiên Chúa, là Đức Chúa Thánh Thần, sẽ sẵn sàng xoá tan những vết nhơ ấy cho chúng ta, nếu chúng ta bằng lòng và tự nguyện để Ngài hành động. Bằng lòng và tự nguyện là động cơ thúc đẩy luồng gió siêu nhiên thổi đến để xoá tan vết nhơ trong tâm hồn, trả lại cho chúng ta sự sạch sẽ của ngày lãnh nhận bí tích Rửa Tội. Tự nguyện thay đổi cuộc sống cho phù hợp với Tin Mừng phục sinh, tự nguyện là cửa ngõ mở toang để đón nhận luồng gió siêu nhiên thổi đến trong tâm hồn.
Đức Chúa Thánh Thần là luồng gió siêu nhiên của sự đổi mới và hoà giải, sẽ giúp chúng ta thật sự đổi mới cuộc sống để hoà giải với Thiên Chúa, và với anh chị em của chúng ta trong cuộc sống đời thường.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
-------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
N2T |
Buổi tối, Tư Mã thái phụ cùng Tạ Cảnh Trọng ngồi trong sân.
Trăng sáng trong vắt không một đám mây u ám, thái phụ cho rằng cảnh này rất đẹp, Tạ Cảnh Trọng nói:
- “Tôi thấy còn có chút mây khuyết.”
Thái phụ liền chọc ghẹo Cảnh Trọng, nói:
- ”Tôi thấy trong tâm của ngài không sạch, mưu đồ lấy mây che ánh trăng, để che lấp vật nhơ bẩn trên thân ngài đó !”
(Thế Thuyết Tân Ngữ)
Suy tư 69:
Mây có thể che mất ánh trăng, nhưng không thể che lấp vĩnh viễn, mây càng không thể che lấp vết nhơ ở trong tâm hồn con người, bởi vì mây thì ở bên ngoài và sẽ tan ngay khi có trận cuồng phong, vết nhơ thì ở trong tâm và không có ngọn gió nào, dù là cuồng phong, thổi tan nó cả.
Vết nhơ trong tâm hồn là những tội lỗi mà chúng ta đã phạm như kiêu căng, dối gian, ngoại tình, dâm dục, ghen tương.v.v... đó chính là những vết nhơ làm cho chúng ta trở nên đen đủi xấu xí trước mặt Thiên Chúa, và càng làm cho chúng ta mất đi sự sống đời đời.
Luồng gió tự nhiên không thể làm tan hay xóa sạch những vết nhơ ấy, nhưng luồng gió siêu nhiên sẽ đánh tan những vết nhơ ấy trong chúng ta, luồng gió siêu nhiên chính là Thần Khí Thiên Chúa, là Đức Chúa Thánh Thần, sẽ sẵn sàng xoá tan những vết nhơ ấy cho chúng ta, nếu chúng ta bằng lòng và tự nguyện để Ngài hành động. Bằng lòng và tự nguyện là động cơ thúc đẩy luồng gió siêu nhiên thổi đến để xoá tan vết nhơ trong tâm hồn, trả lại cho chúng ta sự sạch sẽ của ngày lãnh nhận bí tích Rửa Tội. Tự nguyện thay đổi cuộc sống cho phù hợp với Tin Mừng phục sinh, tự nguyện là cửa ngõ mở toang để đón nhận luồng gió siêu nhiên thổi đến trong tâm hồn.
Đức Chúa Thánh Thần là luồng gió siêu nhiên của sự đổi mới và hoà giải, sẽ giúp chúng ta thật sự đổi mới cuộc sống để hoà giải với Thiên Chúa, và với anh chị em của chúng ta trong cuộc sống đời thường.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
-------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:58 02/12/2015
Chương 8:
LỜI KHẤN
“Điều khấn hứa cùng Ngài, phải lo giữ trọn”.
(Tv 65, 1b)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
LỜI KHẤN
“Điều khấn hứa cùng Ngài, phải lo giữ trọn”.
(Tv 65, 1b)
1. Khấn ba lời khấn là đem bản thân dâng hiến cho Thiên Chúa, công đức thật cao diệu, có thể nói là lãnh bí tích Rửa Tội lần thứ hai, có thể tha các tội lỗi.
(Thánh Sibyllina of Pavia)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mở Đường Để Chúa Đến
Lm. Anthony Trung Thành
11:52 02/12/2015
Chúa Nhật II MÙA VỌNG NĂM C
Mở Đường Để Chúa Đến
Tiếp tục chủ đề Tỉnh Thức Chờ Đợi Chúa Đến của Chúa Nhật I Mùa Vọng năm C, Lời Chúa của Chúa Nhật hôm nay mời gọi chúng ta: Mở Đường.
Khi đề cập đến sự cần thiết của con đường, người ta thường hay nói: “Đường, trường, trạm”. Thật vậy, con đường rất cần thiết trong cuộc sống. Có con đường thì mới tới được Trường, có con đường thì mới đến được Trạm. Con người muốn gặp gỡ, giao lưu buôn bán với nhau cần có những con đường. Vì vậy, người ta đã tạo ra biết bao con đường: Đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường không. Đường càng tốt đi lại càng dễ dàng. Đó là những con đường cao tốc: bằng phẳng, thẳng thắn, rộng rãi. Gần đây chúng ta nghe nói tới dự án “Đường bay vàng” từ Hà Nội tới Sài Gòn nhằm đem lại những lợi ích về thời gian và kinh tế.
Từ sự cần thiết của con đường vật chất giúp chúng ta liên tưởng tới sự cần thiết của con đường thiêng liêng, là tâm hồn mỗi người chúng ta. Cũng như con đường vật chất, Chúa muốn chúng ta mở những “Con đường vàng”. Có hai con đường thiêng liêng cần thiết chúng ta cần phải mở. Đó là con đường giữa ta với Chúa và con đường giữa ta với tha nhân.
Thứ nhất, để Chúa dễ dàng đến với chúng ta và chúng ta dễ dàng đến với Chúa: Cần phải lấp đầy những hố sâu ích kỷ; Phải làm thẳng những lối suy nghĩ quanh co; Phải san phẳng những núi đồi kiêu ngạo; Phải bạt cho thấp những bất công; Phải loại bỏ những thói hư tật xấu. Đó là nội dung lời mời gọi của tác giả sách Barúc và của Gioan Tẩy Giả: “Phải bạt thấp núi cao và gò nổng có tự lâu đời, phải lấp đầy thung lũng cho mặt đất phẳng phiu” (Br 5,7). Và, “Mọi thung lũng, phải lấp cho đầy, mọi núi đồi, phải bạt cho thấp, khúc quanh co, phải uốn cho ngay, đường lồi lõm, phải san cho phẳng”(Lc 3,5). Trong bài đọc II, Thánh Phaolô cũng mời gọi chúng ta trong khi chờ đợi Chúa đến cần phải “Tăng cường lòng mến” và “Không làm gì đáng trách”, Ngài nói: “Điều tôi khẩn khoản nài xin, là cho lòng mến của anh em ngày thêm dồi dào, khiến anh em được ơn hiểu biết và tài trực giác siêu nhiên, để nhận ra cái gì là tốt hơn. Tôi cũng xin cho anh em được nên tinh tuyền và không làm gì đáng trách, trong khi chờ đợi ngày Đức Ki-tô quang lâm”(Pl 1, 9-10).
Thứ hai, để mở những con đường giữa ta với tha nhân: Cần phải loại bỏ những hận thù ghen ghét, hờn giận; Cần phải bắc những chiếc cầu cảm thông tha thứ, giải toả những hiểu lầm, nghi kỵ: Có thể giữa làng xóm láng giềng với nhau, có thể giữa cha mẹ với con cái, có thể giữa vợ chồng, hoặc giữa anh chị em ruột thịt với nhau. Khi gỡ bỏ được những bức tường ngăn cách đó, chúng ta sẽ gặp được sự bình an và niềm vui. Câu chuyện cảm động sau đây đáng chúng ta suy nghĩ.
Một thương gia trong một thị trấn nhỏ nọ có hai người con trai sinh đôi. Hai chàng trai cùng làm việc tại cửa hàng của cha mình.
Khi ông qua đời, họ thay ông trông coi cửa hàng. Mọi việc đều êm đẹp cho đến một ngày kia, khi một tờ giấy bạc biến mất…
Người em đã để tờ giấy bạc đó trên máy đếm tiền rồi đi ra ngoài với khách. Khi quay lại, tờ giấy bạc đã biến mất.
Người em hỏi người anh: – “Anh có thấy tờ giấy bạc đâu không ?”. – “Không !”, người anh đáp.
Tuy thế, người em vẫn không ngừng tìm kiếm và gạn hỏi: – “Anh không thể không đụng đến nó. Tờ giấy bạc không thể tự đứng dậy và chạy đi được ! Chắc chắn anh phải thấy nó!”
Sự buộc tội phảng phất trong giọng nói của người em. Căng thẳng bất đầu tăng lên giữa hai anh em. Sự oán giận cũng theo đó mà len vào.
Không lâu sau, một hố ngăn cách gay gắt và sâu thẳm đã chia cách hai chàng trai trẻ. Họ không thèm nói với nhau một lời nào. Cuối cùng không làm chung với nhau, và một bức tường ngăn cách đã được xây ngang giữa cửa hàng. Sự thù địch và oán giận cũng lớn lên tiếp theo 20 năm sau đó, lan đến cả gia đình họ.
Một ngày nọ, một người đàn ông đỗ xe ngay trước của hàng. Ông bước vào và hỏi người bán hàng : - “Anh đã ở đây bao lâu rồi?”. Người bán hàng đáp rằng anh đã ở đây cả cuộc đời. Vị khách nói tiếp : - “Tôi phải nói với anh điều này 20 năm trước tôi đang đi xe lửa và tạt vào thị trấn này. Lúc đó vì tiền khô cháy túi tôi đã phải chịu đói khát suốt 3 ngày trời. Khi tôi đến đây bằng cửa sau thấy tờ giấy bạc trên máy tính tiền, tôi đã bỏ vào túi mình rồi ra ngoài. Những năm qua tôi không thể quên điều đó. Tôi biết nó không phải là món tiền lớn nhưng tôi phải quay lại đây và xin anh tha thứ lỗi.”
Người đàn ông ngạc nhiên khi thấy những giọt nước mắt lăn trên má của người bán hàng trạc tuổi trung niên này.
“Ông có vui lòng sang cửa hàng bên và kể lại chuyện này cho người đàn ông trong cửa hàng đó được không”. Anh ta đề nghị.
Rồi người khách lạ càng ngạc nhiên hơn khi thấy hai người đàn ông trung niên, trông giống nhau, ôm nhau khóc ngay trước cửa hàng.
Sau 20 năm, rạn nứt giữa họ đã được hàn gắn. Bức tường thù hận chia cắt hai anh em họ đã được đập bỏ.
Lạy Chúa, xin cho con biết dọn dẹp con đường tâm hồn mình: Lấp đầy những hố sâu, san phẳng những mô cao, uốn thẳng những khúc quanh co, để Chúa dễ dàng đến với con và con dễ dàng đến được với Chúa. Xin cho con biết đập bỏ những bức tường thù hận, ghen ghét, nghi kỵ, biết xây những chiếc cầu yêu thương tha thứ giữa con với anh chị em con. Amen
Lm. Anthony Trung Thành
Mở Đường Để Chúa Đến
Tiếp tục chủ đề Tỉnh Thức Chờ Đợi Chúa Đến của Chúa Nhật I Mùa Vọng năm C, Lời Chúa của Chúa Nhật hôm nay mời gọi chúng ta: Mở Đường.
Khi đề cập đến sự cần thiết của con đường, người ta thường hay nói: “Đường, trường, trạm”. Thật vậy, con đường rất cần thiết trong cuộc sống. Có con đường thì mới tới được Trường, có con đường thì mới đến được Trạm. Con người muốn gặp gỡ, giao lưu buôn bán với nhau cần có những con đường. Vì vậy, người ta đã tạo ra biết bao con đường: Đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường không. Đường càng tốt đi lại càng dễ dàng. Đó là những con đường cao tốc: bằng phẳng, thẳng thắn, rộng rãi. Gần đây chúng ta nghe nói tới dự án “Đường bay vàng” từ Hà Nội tới Sài Gòn nhằm đem lại những lợi ích về thời gian và kinh tế.
Từ sự cần thiết của con đường vật chất giúp chúng ta liên tưởng tới sự cần thiết của con đường thiêng liêng, là tâm hồn mỗi người chúng ta. Cũng như con đường vật chất, Chúa muốn chúng ta mở những “Con đường vàng”. Có hai con đường thiêng liêng cần thiết chúng ta cần phải mở. Đó là con đường giữa ta với Chúa và con đường giữa ta với tha nhân.
Thứ nhất, để Chúa dễ dàng đến với chúng ta và chúng ta dễ dàng đến với Chúa: Cần phải lấp đầy những hố sâu ích kỷ; Phải làm thẳng những lối suy nghĩ quanh co; Phải san phẳng những núi đồi kiêu ngạo; Phải bạt cho thấp những bất công; Phải loại bỏ những thói hư tật xấu. Đó là nội dung lời mời gọi của tác giả sách Barúc và của Gioan Tẩy Giả: “Phải bạt thấp núi cao và gò nổng có tự lâu đời, phải lấp đầy thung lũng cho mặt đất phẳng phiu” (Br 5,7). Và, “Mọi thung lũng, phải lấp cho đầy, mọi núi đồi, phải bạt cho thấp, khúc quanh co, phải uốn cho ngay, đường lồi lõm, phải san cho phẳng”(Lc 3,5). Trong bài đọc II, Thánh Phaolô cũng mời gọi chúng ta trong khi chờ đợi Chúa đến cần phải “Tăng cường lòng mến” và “Không làm gì đáng trách”, Ngài nói: “Điều tôi khẩn khoản nài xin, là cho lòng mến của anh em ngày thêm dồi dào, khiến anh em được ơn hiểu biết và tài trực giác siêu nhiên, để nhận ra cái gì là tốt hơn. Tôi cũng xin cho anh em được nên tinh tuyền và không làm gì đáng trách, trong khi chờ đợi ngày Đức Ki-tô quang lâm”(Pl 1, 9-10).
Thứ hai, để mở những con đường giữa ta với tha nhân: Cần phải loại bỏ những hận thù ghen ghét, hờn giận; Cần phải bắc những chiếc cầu cảm thông tha thứ, giải toả những hiểu lầm, nghi kỵ: Có thể giữa làng xóm láng giềng với nhau, có thể giữa cha mẹ với con cái, có thể giữa vợ chồng, hoặc giữa anh chị em ruột thịt với nhau. Khi gỡ bỏ được những bức tường ngăn cách đó, chúng ta sẽ gặp được sự bình an và niềm vui. Câu chuyện cảm động sau đây đáng chúng ta suy nghĩ.
Một thương gia trong một thị trấn nhỏ nọ có hai người con trai sinh đôi. Hai chàng trai cùng làm việc tại cửa hàng của cha mình.
Khi ông qua đời, họ thay ông trông coi cửa hàng. Mọi việc đều êm đẹp cho đến một ngày kia, khi một tờ giấy bạc biến mất…
Người em đã để tờ giấy bạc đó trên máy đếm tiền rồi đi ra ngoài với khách. Khi quay lại, tờ giấy bạc đã biến mất.
Người em hỏi người anh: – “Anh có thấy tờ giấy bạc đâu không ?”. – “Không !”, người anh đáp.
Tuy thế, người em vẫn không ngừng tìm kiếm và gạn hỏi: – “Anh không thể không đụng đến nó. Tờ giấy bạc không thể tự đứng dậy và chạy đi được ! Chắc chắn anh phải thấy nó!”
Sự buộc tội phảng phất trong giọng nói của người em. Căng thẳng bất đầu tăng lên giữa hai anh em. Sự oán giận cũng theo đó mà len vào.
Không lâu sau, một hố ngăn cách gay gắt và sâu thẳm đã chia cách hai chàng trai trẻ. Họ không thèm nói với nhau một lời nào. Cuối cùng không làm chung với nhau, và một bức tường ngăn cách đã được xây ngang giữa cửa hàng. Sự thù địch và oán giận cũng lớn lên tiếp theo 20 năm sau đó, lan đến cả gia đình họ.
Một ngày nọ, một người đàn ông đỗ xe ngay trước của hàng. Ông bước vào và hỏi người bán hàng : - “Anh đã ở đây bao lâu rồi?”. Người bán hàng đáp rằng anh đã ở đây cả cuộc đời. Vị khách nói tiếp : - “Tôi phải nói với anh điều này 20 năm trước tôi đang đi xe lửa và tạt vào thị trấn này. Lúc đó vì tiền khô cháy túi tôi đã phải chịu đói khát suốt 3 ngày trời. Khi tôi đến đây bằng cửa sau thấy tờ giấy bạc trên máy tính tiền, tôi đã bỏ vào túi mình rồi ra ngoài. Những năm qua tôi không thể quên điều đó. Tôi biết nó không phải là món tiền lớn nhưng tôi phải quay lại đây và xin anh tha thứ lỗi.”
Người đàn ông ngạc nhiên khi thấy những giọt nước mắt lăn trên má của người bán hàng trạc tuổi trung niên này.
“Ông có vui lòng sang cửa hàng bên và kể lại chuyện này cho người đàn ông trong cửa hàng đó được không”. Anh ta đề nghị.
Rồi người khách lạ càng ngạc nhiên hơn khi thấy hai người đàn ông trung niên, trông giống nhau, ôm nhau khóc ngay trước cửa hàng.
Sau 20 năm, rạn nứt giữa họ đã được hàn gắn. Bức tường thù hận chia cắt hai anh em họ đã được đập bỏ.
Lạy Chúa, xin cho con biết dọn dẹp con đường tâm hồn mình: Lấp đầy những hố sâu, san phẳng những mô cao, uốn thẳng những khúc quanh co, để Chúa dễ dàng đến với con và con dễ dàng đến được với Chúa. Xin cho con biết đập bỏ những bức tường thù hận, ghen ghét, nghi kỵ, biết xây những chiếc cầu yêu thương tha thứ giữa con với anh chị em con. Amen
Lm. Anthony Trung Thành
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Trọn bản văn ghi lại cuộc phỏng vấn Đức Giáo Hoàng trên đường ngài từ Phi Châu trở lại Rôma
Vũ Văn An
03:39 02/12/2015
Theo CNA/EWTN ngày 30 tháng 11, trên chuyến máy bay từ Bangui, Cộng Hòa Trung Phi, trở về Rôma, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã trả lời nhiều câu hỏi của các nhà báo khắp thế giới về các liên hệ liên tôn, vai trò truyền thông và những kỷ niệm về Phi Châu mà ngài thích hơn cả. Sau đây là trọn bản văn ghi lại cuộc phỏng vấn, được CNA chuyển sang tiếng Anh.
Cha Lombardi: Kính thưa Đức Thánh Cha, xin nghinh đón Đức Thánh Cha tới cuộc gặp gỡ này, một cuộc gặp gỡ nay đã thành truyền thống để chúng con mong đợi. Chúng con rất biết ơn vì sau một chuyến đi bận rộn, Đức Thánh Cha vẫn muốn dành thì giờ cho chúng con. Chúng con hiểu rõ Đức Thánh Cha sẵn lòng có mặt để giúp đỡ chúng con xiết bao.
Trước khi bắt đầu các câu hỏi, con xin nhân danh một số đồng nghiệp cám ơn Liên Hiệp Phát Hình Âu Châu (EBU) đã tổ chức việc trực tiếp phát hình từ Cộng Hòa Trung Phi. Các buổi phát hình trực tiếp ra khắp thế giới từ Trung Phi này sở dĩ khả hữu là nhờ EBU cả. Thành thử con xin cám ơn họ nhân dạnh mọi người.
Bây giờ, như thường lệ, thiển nghĩ nên bắt đầu với các khách qúy từ các nước chúng ta vừa tới xong. Chúng ta có 4 người từ Kenya, và hai câu hỏi của họ.
Bernard Namuname, Kenya Daily Nation: Kính thưa Đức Thánh Cha, con xin kính chào Đức Thánh Cha. Lúc ở Kenya, Đức Thánh Cha có gặp gỡ các gia đình nghèo ở Kangemi, Đức Thánh Cha nghe truyện họ kể về việc bị loại khỏi các nhân quyền căn bản, như thiếu nước sạch. Cùng ngày, Đức Thánh Cha đã tới vận động trường Kasarani nơi Đức Thánh Cha gặp giới trẻ, và họ cũng đã kể cho Đức Thánh Cha nghe các câu truyện về việc họ bị loại trừ chỉ vì lòng tham vị kỷ và tham nhũng của người ta. Đức Thánh Cha cảm thấy gì lúc nghe các câu truyện của họ? Và phải làm gì để chấm dứt bất công? Cám ơn Đức Thánh Cha.
Đức Thánh Cha: Về vấn đề này, tôi đã nói một mạnh mẽ ít nhất ba lần. Lần thứ nhất là lúc gặp các phong trào bình dân ở Vatican, lần thứ hai lúc gặp các phong trào bình dân ở Santa Cruz della Sierra (Bolivia). Rồi hai lần nữa: trong (văn kiện) Evangelii Gaudium (Niềm Vui Tin Mừng) và cũng rất mạnh trong thông điệp Laudato Si’. Tôi không nhớ các con số thống kê, nên tôi yêu cầu các bạn đừng công bố chúng, vì tôi không biết liệu chúng có đúng hay không, nhưng tôi tin rằng 80% sự giầu có trên thế giới đang nằm trong tay 17% dân số. Tôi không biết con số này có đúng không nhưng nếu nó không đúng… (Ngài hỏi có ai biết số thống kê thì làm ơn nói giùm để được chính xác hơn).
Hiện đang có một hệ thống kinh tế đặt đồng tiền ở trung tâm, ông thần tài. Tôi nhớ có lần vị đại sứ Pháp nói với tôi câu này, và ông không phải là một người Công Giáo: “Chúng ta đã rơi vào việc thờ ngẫu thần tiền bạc” (ngài nói bằng tiếng Pháp). Nếu sự việc cứ tiếp diễn như thế này, thì thế giới tất sẽ tiếp tục như thế.
Ông hỏi xem tôi cảm nhận ra sao khi nghe các chứng từ của giới trẻ và của người nghèo tại Kangemi. Tôi đã nói rõ về nhân quyền. Tôi cảm thấy đau đớn. Tôi nghĩ, làm thế nào người ta không lưu ý cho được? Tôi cảm thấy rất đau đớn. Hôm qua, chẳng hạn, tôi tới một bệnh viện nhi khoa, là bệnh việc duy nhất ở Bangui và có lẽ ở cả nước, và trong đơn vị điều trị tăng cường (ICU), họ không có dụng cụ thở dưỡng khí. Ở đấy, có rất nhiều trẻ em thiếu dinh dưỡng, nhiều lắm, và bác sĩ cho tôi hay đa số các em sẽ chết nay mai vì các em bị sốt ré rất nặng mà lại thiếu dinh dưỡng nữa.
Tôi không muốn giảng lễ ở đây, nhưng Chúa luôn trách cứ dân Israel… rằng chúng ta đã chấp nhận và thờ ngẫu thần. Ngẫu thần là khi người ta đánh mất căn tính của mình, không còn là con cái Thiên Chúa nữa, mà thích đi tìm một Thiên Chúa theo tầm cỡ của mình hơn. Đó là khởi đầu. Nếu nhân loại không thay đổi, chúng ta sẽ tiếp tục phải chịu nhiều khốn khổ hơn, nhiều thảm trạng hơn, nhiều chiến tranh hơn, nhiều trẻ em chết vì đói, vì bất công hơn. Người ta nghĩ gì về những người nắm trong tay 80 phần trăm của cải thế giới? Đó không phải là chủ nghĩa cộng sản. Đó là sự thật. Nhưng là một sự thật khó thấy. Cám ơn ông về câu hỏi này.
Michael Mumo Makau, 98.4 Capital FM Radio (Kenya): Giây phút đáng ghi nhớ nhất trong chuyến viếng thăm Phi Châu lần đầu của Đức Thánh Cha là giây phút nào? Đức Thánh Cha có sẽ trở lại lục địa này nay mai không? Và đâu là chuyến đi ngay sau đây của Đức Thánh Cha?
Đức Thánh Cha: Chúng ta nên bắt đầu với câu hỏi chót. Nếu sự việc thuận lợi, tôi tin chuyến đi kế tiếp sẽ thực hiện ở Mễ Tây Cơ. Chi tiết chưa được xác định. Thứ hai: tôi có trờ lại Phi Châu không? Tôi không biết. Tôi đã già và các chuyến đi thì nhiêu khê.
Còn câu hỏi thứ nhất, về gì nhỉ? Về thời khắc, tôi nhớ đúng chứ? Đám đông. Niềm vui. Khả năng có thể cử hành lễ trong lúc bụng rỗng. Nhưng đối với tôi, Phi Châu là một ngạc nhiên. Tôi nghĩ, Thiên Chúa làm chúng ta ngạc nhiên, nhưng Phi Châu còn làm chúng ta ngạc nhiên hơn nữa. Có nhiều giây phút như thế lắm. Nhưng các đám đông, họ cảm thấy họ được viếng thăm. Họ có cảm thức lớn được nghinh đón. Tôi thấy ở cả ba quốc gia: dân chúng đều có cảm thức được nghinh đón này vì họ rất sung sướng được viếng thăm. Hơn nữa, mỗi nước có một bản sắc riêng. Kenya thì hơi tân tiến, phát triển hơn một chút. Uganda có bản sắc tử đạo. Dân chúng Uganda, cả Công Giáo lẫn Anh Giáo, đều tôn kính các vị tử đạo. Tôi có mặt ở cả hai đền thánh. Đền Anh Giáo rồi đền Công Giáo. Ký ức về các vị tử đạo là “thẻ căn cước” của họ, lòng can đảm hy sinh mạng sống vì một chính nghĩa. Cộng Hòa Trung Phi: khát vọng hòa bình, hòa giải, tha thứ. Cho tới cách nay 4 năm, họ sống chung với nhau, Công Giáo, Thệ Phản, Hồi Giáo, như anh chị em! Hôm qua, tôi đi gặp các người Tin Lành, làm việc chăm chỉ. Và buổi tối, họ tới tham dự Thánh Lễ. Hôm nay, tôi tới đền thờ Hồi Giáo. Tôi cầu nguyện tại đền thờ Hồi Giáo này. Ngay vị giáo sĩ Hồi Giáo cũng lên giáo hoàng xa làm một vòng quanh vận động trường nhỏ. Đó là những cử chỉ nhỏ mọn, là điều họ muốn. Vì, ở đấy có một nhóm nhỏ. Tôi nghĩ nhóm ấy là Kitô hữu, hay họ nói những người đó là Kitô hữu, một nhóm rất bạo động. Tôi thực sự không hiều được điều đó. Nhưng, nhóm này không phải là ISIS, nó là một nhóm khác. Nhóm Kitô Giáo. (Dân chúng) thì muốn hòa bình. Giờ đây, họ sắp sửa tổ chức các cuộc bầu cử. Họ đã chọn một tình trạng chuyển tiếp. Họ đã chọn một phụ nữ trước đây là thị trường để làm Tổng Thống Chuyển Tiếp, và bà ấy hiện đang tổ chức các cuộc bầu cử. Nhưng họ đang tìm kiếm hòa bình, hoà giải chứ không hận thù nữa.Không hận thù.
Phil Pulella, Reuters: Tại Uganda, Đức Thánh Cha đã ứng khẩu và cho biết: tham nhũng có mặt khắp nơi, cả ở Vatican nữa. Câu hỏi của con là: đâu là tầm quan trọng của báo chí, của báo chí tự do, thế tục trong việc nhổ tận gốc nạn tham nhũng ở bất cứ nơi nào nó hiện diện?
Đức Thánh Cha: Báo chí tự do, thế tục và cả tôn giáo nữa, nhưng phải chuyên nghiệp; vì báo chí, thế tục hay tôn giáo, đều phải chuyên nghiệp cả. Điều quan trọng là họ thực sự chuyên nghiệp, không được thao túng tin tức. Đối với tôi việc này quan trọng, vì tố cáo tham những, bất công, là việc tốt, vì quả có tham nhũng. Và người có trách nhiệm phải làm điều gì đó, phải kết án, phải đưa ra tòa. Báo chí chuyên nghiệp phải nói hết, không nên rơi vào ba tội rất thông thường là đưa tin sai, chỉ nói một nửa không chịu nói nửa kia; nói hành đâu phải chuyên nghiệp, khi không có chuyên nghiệp, ông bôi bẩn người khác, dù đúng sự thật hay không; và phỉ báng, làm mất danh thơm tiếng tốt của người cho tới nay chưa hề làm bất cứ điều gì sai quấy cho bất cứ ai, có thể là một việc trong quá khứ. Đó là ba thiếu sót tấn công thẳng vào tính chuyên nghiệp của báo chí. Ta cần tính chuyên nghiệp, điều đúng là: sự việc như thế như thế. Còn về tham nhũng thì sao? Nhìn kỹ sự kiện và nói ra: điều này, điều này và điều này. Nếu có tham nhũng thì họ phải nói nó ra. Và nếu một nhà báo mà nói sai, thì phải xin lỗi, nếu họ thực sự chuyên nghiệp. Mọi sự sẽ tốt đẹp nếu hành động như thế.
Philippine De Saint-Pierre, KTO (France): Kính thưa Đức Thánh Cha, Đức Thánh Cha ca ngợi cương lĩnh do một vị tổng giám mục, một giáo sĩ Hồi Giáo và một mục sư ở Bangui đưa ra. Ngày nay hơn bao giờ hết, chúng ta biết rằng chủ nghĩa cực đoan đang đe dọa toàn thể hành tinh. Chúng ta cũng đã thấy điều đó tại Paris. Trước mối nguy hiểm này, Đức Thánh Cha có nghĩ rằng các nhà lãnh đạo tôn giáo nên can thiệp nhiều hơn vào lãnh vực chính trị? (Đức Thánh Cha hỏi cho rõ)… các “chức sắc” tôn giáo, giám mục và giáo sĩ Hồi Giáo?
Đức Thánh Cha: “Can thiệp vào lãnh vực chính trị”. Nếu điều này có nghĩa là làm chính trị, thì không. Bất cứ ai là linh mục, mục sư, giáo sĩ Hồi Giáo hay giáo sĩ Do Thái Giáo, đây là ơn gọi của họ, nhưng họ làm “chính trị sống” bằng cách rao giảng các giá trị. Các giá trị chân thực. Và một trong các giá trị lớn nhất chính là tình huynh đệ giữa chúng ta. Tất cả chúng ta đều là con cái của Thiên Chúa. Chúng ta có người Cha chung. Theo nghĩa này, chúng tôi phải làm cuộc chính trị hợp nhất, hòa giải. Một chữ mà tôi không ưa nhưng phải dùng là “khoan dung”. Nhưng không chỉ khoan dung, cả sống chung và tình bằng hữu nữa. Sự việc phải như thế. Chủ nghĩa cực đoan là cơn bệnh có mặt trong mọi tôn giáo. Người Công Giáo chúng tôi cũng có một ít người, không phải chỉ một ít, mà nhiều người lắm, tin rằng họ có sự thật tuyệt đối và họ đi khắp nơi mang theo nói hành, phỉ bang và làm mếch lòng người ta, họ làm mếch lòng. Và tôi nói điều này vì đây là Giáo Hội của tôi, cả chúng tôi nữa, mọi người chúng ta. Cần phải đả phá nó. Chủ nghĩa cực đoan tôn giáo không phải là tôn giáo. Tại sao? Vì thiếu Thiên Chúa. Nó thờ ngẫu thần, vì tiền bạc chính là ngẫu thần. Làm chính trị theo nghĩa thuyết phục những ai có khuynh hướng trên là một nền chính trị mà các nhà lãnh đạo tôn giáo của chúng ta nên làm, còn chủ nghĩa cực đoan thì luôn kết cục trong thảm họa hay tội ác, trong điều xấu mà tôn giáo nào cũng có chút chút.
Cristiana Caricato, TV2000 (Italy): Kính thưa Đức Thánh Cha, sáng nay, khi chúng ta còn ở Bangui, thì ở Rôma, có phiên xử mới xử Đức Ông Vallejo Balda, Bà Chaouqui, (Maio) và hai nhà báo. Con muốn hỏi Đức Thánh Cha, và đây là một câu hỏi mà nhiều người từng hỏi chúng ta: tại sao lại có hai việc bổ nhiệm này? Làm thế nào có thể có việc trong diễn trình cải tổ mà Đức Thánh Cha đã khởi sự, hai người như thế lại có thể lọt vào một ủy ban như COSEA được? Đức Thánh Cha có nghĩ là Đức Thánh Cha sai lầm không?
Đức Thánh Cha: Tôi nghĩ đã có sự sai lầm. Đức Ông Vallejo Balda đã bước vào vai trò ngài có và ngài có vai trò đó cho tới nay. Ngài là thư ký của Phủ Kinh Tế Sự Vụ. Ngài đã bước vào như thế. Còn làm sao bà ấy bước vào được, thì tôi không biết chắc, nhưng tôi nghĩ tôi đúng, nhưng tôi nghĩ, tôi không biết chắc, tôi nghĩ chính Đức Ông giới thiệu bà ấy như một phụ nữ hiểu biết thế giới thương mãi và những điều như thế, phải không? Họ làm việc được. Khi công việc đã xong, trong các thành viên của Ủy Ban gọi là COSEA, một số tiếp tục nhiệm sở tại Vatican. Đức Ông Vallejo Balda là một trong số này. Còn người phụ nữ tên Chaouqui thì không ở lại Vatican vì bà ấy bước vào với Ủy Ban nên đã không ở lại. Một số người nói rằng bà ấy bất mãn về việc này, nhưng các thẩm phán sẽ cho ta biết sự thực trong ý hướng, họ đã làm việc đó như thế nào. Đối với tôi, đây không phải là một ngạc nhiên. Tôi không mất ngủ vì việc này cho thấy việc làm đã đuợc bắt đầu với ủy ban các Hồng Y, nhóm C9, đang điều tra tham nhũng và những điều không hữu hiệu. Và ở đây, tôi muốn nói một điều, không phải về Đức Ông Vallejo Balda và bà Chaouqui, mà về mọi sự. Và tôi sẽ trở lại vấn đề này nếu cô muốn.
Chữ “tham nhũng” đã được một trong hai nhà báo Kenya nhắc tới. Mười ba ngày trước khi Đức Gioan Phaolô II qua đời, trong Chặng Đàng Thánh Giá năm đó, Đức Hồng Y Ratzinger lúc ấy, là người hướng dẫn Đàng Thánh Giá, có nói tới rác rưởi trong Giáo Hội. Ngài tố cáo nó đầu tiên. Rồi, trong tuần tám ngày Lễ Phục Sinh sau Thứ Sáu Tuần Thánh, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II qua đời và ngài trở thành giáo hoàng. Nhưng, trong Thánh Lễ cầu cho việc bầu cử giáo hoàng, ngài là Niên Trưởng, hay ngài là Nhiếp Chính, không, Niên Trưởng, và ngài cũng nói lại điều ấy, và chúng tôi đã bầu ngài vì ngài đã tự do nói lên sự việc. Thành thử từ đó, người ta mới kháo nhau là có tham nhũng ở Vatican. Mà có tham nhũng ở đó thật.
Còn về vụ xử này: tôi đã trao cho các thẩm phán các trách nhiệm cụ thể, vì điều quan trọng đối với bên biện hộ là việc lên cáo trạng. Tôi không đọc các lời kết tội thực sự, có tính kỹ thuật, không phải sao? Tôi muốn kết thúc vụ xử trước ngày 8 tháng Mười Hai vì Năm Thánh Thương Xót, nhưng tôi không nghĩ họ có khả năng làm được như vậy, vì tôi muốn mọi luật sư biện hộ có đủ thì giờ để biện hộ, họ được tự do biện hộ. Tất cả. Như họ đã chọn, thì (nghe không rõ). Nhưng tham nhũng thì đã quanh quẩn từ lâu.
Caricato: Đức Thánh Cha dự tính làm gì? Đức Thánh Cha dự tính tiến hành ra sao để những việc này không tái diễn?
Đức Thánh Cha: Tôi chỉ biết tạ ơn Chúa vì Lucrezia Borgia không quanh quẩn đâu đây. (Cười). Nhưng, tôi không biết, (chắc phải) tiếp tục với các vị Hồng Y, với các ủy ban để trong sạch hóa.
Nestor Ponguta Puerto, Radio Colombia: Kính thưa Đức Thánh Cha, trước nhất, con xin cám ơn Đức Thánh Cha vì tất cả những gì Đức Thánh Cha đã làm cho hòa bình tại đất nước chúng con, tại Colombia và tất cả những gì Đức Thánh Cha đã làm cho thế giới. Nhân dịp này, con mốn hỏi Đức Thánh Cha một câu hỏi hợp thời: Có một chủ đề liên quan tới việc “thay đổi bàn cờ” ở Mỹ Châu La Tinh từng đem Ông Macri ở chính quê hương Đức Thánh Cha (lên cầm quyền) sau hơn 12 năm của chủ nghĩa Kirchner, nay sự việc đã thay đổi đôi chút, Đức Thánh Cha nghĩ gì về những thay đổi mới mẻ này, về việc hướng đi mới đang thắng lướt như thế nào đối với lục địa Mỹ Châu La Tinh, nơi Đức Thánh Cha xuất thân?
Đức Thánh Cha: Tôi có nghe một số ý kiến, nhưng thú thực về vấn đề địa chính trị này trong lúc này, tôi thục sự không biết phải nói gì, tôi không biết vì vào lúc này ở nhiều quốc gia cũng có vấn đề như thế. Nhưng, quả thực, tôi không biết tại sao nó khởi sự và khởi sự như thế nào. Tôi thực sự không biết. Sự kiện nhiều nước Mỹ Châu La Tinh đang ở trong tình thế có một số thay đổi đường lối là sự kiện có thật, nhưng tôi không biết giải thích sự kiện này.
Juergen Baetz, DPA (Germany): Kính thưa Đức Thánh Cha, HIV đang tàn phá Phi Châu. Thuốc men tuy có nghĩa nhiều người ngày nay sống lâu hơn, nhưng nạn dịch này vẫn đang tiếp diễn. Ở Uganda mà thôi, đã có thêm 135,000 lây nhiễm HIV mới, ở Kenya, tình hình còn tệ hơn thế. Đây là nguyên nhân gây nên nhiều cái chết nhất ở Phi Châu. Kính thưa Đức Thánh Cha, Đức Thánh Cha từng gặp các trẻ em mang HIV, Đức Thánh Cha đã nghe chứng từ cảm động ở Uganda. Ấy thế nhưng, Đức Thánh Cha nói rất ít về vấn đề này. Chúng ta biết rằng ngăn ngừa là chìa khóa. Chúng ta biết rằng bao cao su không những là phương pháp có thể giải quyết cơn dịch, mà còn là một phần quan trọng của giải pháp. Há đây không phải là lúc để Giáo Hội thay đổi chủ trương của mình về vấn đề này hay sao? Để cho phép việc dùng bao cao su để ngăn ngừa lây lan thêm?
Đức Thánh Cha: Vấn đề này xem ra quá nhỏ đối với tôi, dường như nó cũng là một câu hỏi phiến diện nữa. Vâng, nó là một trong các phương pháp. Ở đây, ta thấy luân lý của Giáo Hội về điểm này đang gặp một điều khó xử: điều răn thứ năm hay điều răn thứ sáu? Bảo vệ sự sống hay các liên hệ tính dục phải mở cửa đón nhận sự sống? Nhưng đấy không phải là vấn đề. Vấn đề lớn hơn thế… câu hỏi này làm tôi nghĩ tới có lần người ta hỏi Chúa Giêsu: “thưa Thầy, xin Thầy cho biết có được phép chữa bệnh vào ngày Sabát không? Có bắt buộc phải chữa bệnh không?”. Câu hỏi “có được phép không” này… nhưng nạn thiếu dinh dưỡng, việc phát triển con người, nạn lao động nô dịch, việc thiếu nước uống, tất cả đều là vấn đề. Ta đừng nên nói (về chúng) nếu ta có thể sử dụng thứ băng dán này hay thứ băng dán cho một vết thương nhỏ, vết thương trầm trọng là bất công xã hội, bất công về môi sinh, bất công mà… Tôi không muốn đi vào các suy tư đối với các trường hợp điển hình trong đó, người ta chết vì thiếu nước, vì đói, môi sinh… khi mọi người được chữa lành, khi không còn những chứng bệnh này, những thảm kịch do con người tạo ra này, bất kể là bất công xã hội hay kiếm nhiều tiền hơn, tôi nghĩ tới việc buôn bán vũ khí, khi những vấn đề này không còn nữa, tôi nghĩ chúng ta có thể hỏi “có được phép chữa bệnh vào ngày Sabát không?”.Vì, nếu việc buôn bán vũ khí cứ tiếp tục, chiến tranh là nguyên nhân lớn nhất gây ra chết chóc… Tôi muốn nói đừng nghĩ tới việc có được phép chữa bệnh vào ngày Sabát hay không, tôi muốn nói với nhân loại: “hãy thực hiện công lý” và khi mọi người được chữa lành, khi không còn bất công nữa, ta có thể nói về ngày Sabát.
Marco Ansaldo, Repubblica: Kính thưa Đức Thánh Cha, con muốn hỏi Đức Thánh Cha một câu hỏi như sau: vì tuần qua có hai biến cố lớn mà giới truyền thông lưu tâm: một là chuyến đi Phi Châu của Đức Thánh Cha, mà tất cả chúng ta hiển nhiên đều vui mừng đã thành công mỹ mãn xét theo mọi góc nhìn, biến cố kia là cuộc khủng hoảng trên bình diện quốc tế giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ trong đó, Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ một máy bay Nga vì đã bay vào không phận Thổ Nhĩ Kỳ 17 giây với nhiều lời tố cáo, không có lời xin lỗi nào từ cả hai phía, việc này đã nổ bùng thành một cuộc khủng hoảng…một cuộc khủng hoảng mà thực tình chúng ta không cần có trong Thế Chiến Thứ Ba mà Đức Thánh Cha nói là đang khởi diễn “từng mảnh” trên thế giới. Do đó, câu hỏi của con là đâu là lập trường của Vatican về vấn đề này? Và con muốn đi xa hơn (và hỏi) xem liệu Đức Thánh Cha có nghĩ sẽ đi dự lễ kỷ niệm các biến cố lần thứ 101 tại Armenia sẽ diễn ra vào năm tới, như Đức Thánh Cha đã làm trong năm ngoái ở Thổ Nhĩ Kỳ không?
Đức Thánh Cha: Năm ngoái, tôi có hứa với ba thượng phụ là tôi sẽ đi. Lời hứa còn đó. Tôi không biết liệu nó có thực sự diễn ra không, nhưng lời hứa còn đó.
Rồi, các cuộc chiến tranh. Các cuộc chiến tranh vì tham vọng. Các cuộc chiến tranh, tôi nói tới các cuộc chiến tranh không phải để tự vệ chống kẻ gây hấn bất chính nhưng các cuộc chiến tranh vốn là một kỹ nghệ. Trong lịch sử, ta đã bao lần biết điều này: tại một quốc gia, khi bản cân bằng chi thu không khả quan, người ta bèn bảo nhau “nào, ta hãy gây chiến tranh” và thế là sự thiếu cân bằng được giải quyết. Chiến tranh là một vụ kinh doanh, kinh doanh vũ khí. Quân khủng bố, họ có chế tạo vũ khí không? Có, có lẽ có chút đỉnh. Ai cung cấp cho họ vũ khí để họ gây chiến tranh? Có cả một mạng lưới quyền lợi với tiền tài và quyền lực sau lưng, một mạng lưới hoặc có tính đế quốc hoặc có tính liên minh quyền lực. Nhưng chúng ta lâm cảnh chiến tranh cả bao nhiêu năm nay rồi và còn nhiều năm nữa. Các mảnh này ngày càng ít hơn nhưng lớn hơn. Tôi nghĩ gì đây? Tôi không biết Vatican nghĩ gì, nhưng tôi nghĩ gì đây? (Cười). Chiến tranh là một thứ tội. Chúng chống lại nhân loại. Chúng hủy diệt nhân loại. Chúng là nguyên nhân của bóc lột, của buôn bán người, của rất nhiều điều. Chúng phải được chặn đứng. Tại Liên Hiệp Quốc, tôi đã nói tới chữ này hai lần, cả ở Kenya lẫn New York, rằng công việc của qúy vị đừng là duy danh “chỉ nhằm tuyên bố”, mà nó phải hữu hiệu, đem lại hòa bình. Họ đang làm nhiều việc. Ở đây, ở Phi Châu này, tôi đã thấy “các Mũ Xanh” làm việc ra sao. Nhưng như thế chưa đủ. Chến tranh không phát xuất từ Thiên Chúa. Thiên Chúa là Thiên Chúa của hòa bình. Thiên Chúa dựng nên thế giới. Thiên Chúa dựng nên mọi sự đẹp đẽ nhưng rồi, theo trình thuật của Thánh Kinh, anh giết em. Đó là cuộc chiến tranh đầu tiên, chiến tranh thế giới lần thứ nhất, giữa anh em. Đó là điều tôi nghĩ đến và nó làm tôi rất đau đớn.
Francois Beaudonnet, France Television: Kính thưa Đức Thánh Cha, dù con là người Pháp, con vẫn muốn hỏi Đức Thánh Cha một câu bằng tiếng Tây Ban Nha. Hôm nay, tại Paris, hội nghị về thay đổi khí hậu đang diễn ra. Đức Thánh Cha đã cố gắng rất nhiều nhằm làm mọi sự trở nên tốt đẹp hơn. Đức Thánh Cha có hy vọng quá nhiều ở hội nghị này không? Chúng ta có chắc chắn là COP-21 sẽ khởi diễn một giải pháp không?
Đức Thánh Cha: Tôi không biết chắc. Tôi không biết chắc. Nhưng tôi có thể cho ông hay: phải là bây giờ hay chẳng bao giờ nữa. Nhưng, từ hội nghị trước ở Tokyo, thì không. Họ làm được một số việc. Mỗi năm, các vấn đề mỗi ra trầm trọng thêm. Khi tôi nói trong một buổi gặp gỡ các sinh viên đại học về việc ta để lại cho con cháu ta một thế giới như thế nào, có người bảo: “nhưng Đức Thánh Cha có chắc là sẽ có con cháu trong thế hệ này không? Chúng ta đã đạt tới giới hạn rồi. Chúng ta đang ở trên bờ tự sát, có thể nói mạnh như thế. Và tôi dám chắc gần như toàn bộ những người đang ở Paris tham dự Hội Nghị COP-21 đều ý thức được điều đó và muốn làm một điều gì. Ngày nọ, tôi đọc thấy ở Greenland, các núi băng đã mất đi hàng ngàn tấn. Ở Thái Bình Dương, có một quốc gia đang mua đất của một quốc gia khác để chuyển cả nước tới đó vì chỉ 20 năm nữa nước của họ không còn ở đó nữa. Tôi tin chắc, tôi tin chắc rằng những người này sẽ làm một điều gì đó vì tôi biết chắc họ có thiện chí làm như thế. Và tôi hy vọng điều đó sẽ xẩy ra và tôi cầu nguyện để nó xẩy ra.
Delia Gallagher, CNN: Đức Thánh Cha đã làm nhiều cử chỉ kính trọng đối với người Hồi Giáo. Con thắc mắc Hồi Giáo và giáo huấn của Tiên Tri Mohammed có gì để nói với thế giới hôm nay?
Đức Thánh Cha: Họ có các nhân đức, nhiều nhân đức lắm và những nhân đức này có tính xây dựng. Tôi cũng cảm nghiệm được nhiều tình bằng hữu, tình bằng hữu vốn là một từ ngữ mạnh mẽ, với một người Hồi Giáo, một nhà lãnh đạo tầm cỡ thế giới, có thể nói như thế, và ông có niềm tin của ông còn tôi có niềm tin của tôi, ông cầu nguyện và tôi cũng cầu nguyện. (Có nhiều) giá trị, cầu nguyện chẳng hạn, ăn chay, đều là các giá trị tôn giáo. Và cả các nhân đức khác nữa… Chúng ta không thể loại bỏ một người tôn giáo vì có một số, thậm chí nhiều nhóm cực đoan vào một thời điểm lịch sử nào đó. Đúng, chiến tranh giữa các tôn giáo luôn diễn ra trong lịch sử, luôn luôn. Chúng ta cũng cần phải xin lỗi, Catherine de’Medici không phải là một vị thánh, và có cuộc chiến tranh (tôn giáo) 30 năm và cái đêm hãi hùng vào ngày kính Thánh Bartôlômêô, nên chúng ta cũng phải xin những người cực đoan quá khích trong các cuộc chiến tranh tôn giáo tha thứ nữa.
Nhưng họ có các nhân đức, nên người ta có thể đối thoại với họ. Hôm nay, tôi có mặt tại một đền thờ Hồi Giáo, một giáo sĩ Hồi Giáo cầu nguyện với tôi, ngài muốn đi với tôi một vòng vận động trường, nơi nhiều người không vào được, bằng giáo hoàng xa, và trong giáo hoàng xa, có vị giáo hoàng và một giáo sĩ Hồi Giáo. Có thể nói như thế. Cũng giống mọi nơi khác, có những người có các giá trị tôn giáo, và có những người không có các giá trị ấy… người Kitô Giáo chúng ta cũng đã gây ra biết bao trận chiến tranh, không chỉ có tính tôn giáo. Không phải người Hồi Giáo đã cướp phá Rôma. Họ cũng có các nhân đức.
Martha Calderon, Catholic News Agency: Kính thưa Đức Thánh Cha, chúng con biết Đức Thánh Cha sắp sửa đi Mễ Tây Cơ, chúng con muốn biết một chút hơn nữa về chuyến đi này và cũng theo đường hướng ấy, Đức Thánh Cha có sẽ đi thăm các quốc gia đang gặp các vấn đề hay không? Đức Thánh Cha có nghĩ sẽ thăm Colombia hay trong tương lai có thể sẽ thăm các quốc gia Mỹ Châu La Tinh khác như Peru chẳng hạn mà có lần Đức Thánh Cha đã nhắc đến.
Đức Thánh Cha: Vâng, các cuộc du hành vào tuổi tôi không được khỏe khoắn lắm. Người ta vẫn sống thoát chúng nhưng chúng để lại dấu vết. Tôi sẽ đi Mễ Tây Cơ. Đầu tiên, tôi muốn kính viếng Đức Mẹ, vì ngài là Mẹ Mỹ Châu, vì thế, tôi sẽ đến Thành Phố Mexico. Nếu Đức Mẹ Guadalupe không có ở đấy, chắc tôi không đến Mễ Tây Cơ vì các tiêu chuẩn của chuyến đi: thăm ba hay bốn thành phố chưa được vị giáo hoàng nào viếng thăm, nhưng tôi sẽ tới Thành Phố Mexico vì Đức Mẹ Đồng Trinh.
Rồi tôi sẽ tới Chiapas, ở phía nam, giáp biên giới Guatemala, sau đó, đi Morelia và hầu như chắc chắn, trên đường trở về Rôma, có lẽ tôi sẽ dành một ngày, có lẽ ít hơn ở Ciudad Juarez. Về các cuộc viếng thăm các nước Mỹ Châu La Tinh khác: năm 2017, tôi đã được mời đến (viếng Đức Mẹ) Aparecida, cũng là quan thầy của Mỹ Châu nói tiếng Bồ Đào Nha, vì có hai quan thầy, phải không? Từ đó, tôi mong có thể thăm một nước khác để dâng Thánh Lễ nhưng tôi chưa biết. Chưa có kế hoạch.
Mark Masai, National Media of Kenya: Trước nhất, xin cám ơn Đức Thánh Cha đã thăm Kenya và Phi Châu. Đức Thánh Cha được nghinh đón lần nữa ở Kenya để nghỉ ngơi, chứ không để làm việc. Nay thì đây là chuyến viếng thăm đầu tiên của Đức Thánh Cha và ai cũng lo ngại về an ninh. Đức Thánh Cha muốn nói gì với thế giới vốn nghĩ Phi Châu chỉ có chiến tranh tàn phá và đầy hủy diệt mà thôi?
Đức Thánh Cha: Phi Châu là nạn nhân. Phi Châu luôn bị bóc lột bởi các cường quốc khác. Từ Phi Châu, người ta tới Mỹ Châu, bị bán làm nô lệ. Có những cường quốc chỉ tìm cách lấy của cải lớn lao của Phi Châu, có lẽ là lục địa phong phú nhất. Nhưng, họ không hề nghĩ tới việc giúp cho các quốc gia lớn mạnh, người dân có việc làm, mọi người có việc làm. Bóc lột. Phi Châu là một vị tử đạo, tử đạo trong tay bóc lột. Những người cho rằng từ Phi Châu phát xuất mọi tai họa và mọi cuộc chiến tranh có lẽ đã không hiểu rõ các tai hại mà một số hình thức phát triển đã đem lại cho nhân loại. Chính vì thế, tôi yêu mến Phi Châu, vì Phi Châu là nạn nhân của các cường quốc khác.
Cha Lombardi: Kính thưa Đức Thánh Cha, xin nghinh đón Đức Thánh Cha tới cuộc gặp gỡ này, một cuộc gặp gỡ nay đã thành truyền thống để chúng con mong đợi. Chúng con rất biết ơn vì sau một chuyến đi bận rộn, Đức Thánh Cha vẫn muốn dành thì giờ cho chúng con. Chúng con hiểu rõ Đức Thánh Cha sẵn lòng có mặt để giúp đỡ chúng con xiết bao.
Trước khi bắt đầu các câu hỏi, con xin nhân danh một số đồng nghiệp cám ơn Liên Hiệp Phát Hình Âu Châu (EBU) đã tổ chức việc trực tiếp phát hình từ Cộng Hòa Trung Phi. Các buổi phát hình trực tiếp ra khắp thế giới từ Trung Phi này sở dĩ khả hữu là nhờ EBU cả. Thành thử con xin cám ơn họ nhân dạnh mọi người.
Bây giờ, như thường lệ, thiển nghĩ nên bắt đầu với các khách qúy từ các nước chúng ta vừa tới xong. Chúng ta có 4 người từ Kenya, và hai câu hỏi của họ.
Bernard Namuname, Kenya Daily Nation: Kính thưa Đức Thánh Cha, con xin kính chào Đức Thánh Cha. Lúc ở Kenya, Đức Thánh Cha có gặp gỡ các gia đình nghèo ở Kangemi, Đức Thánh Cha nghe truyện họ kể về việc bị loại khỏi các nhân quyền căn bản, như thiếu nước sạch. Cùng ngày, Đức Thánh Cha đã tới vận động trường Kasarani nơi Đức Thánh Cha gặp giới trẻ, và họ cũng đã kể cho Đức Thánh Cha nghe các câu truyện về việc họ bị loại trừ chỉ vì lòng tham vị kỷ và tham nhũng của người ta. Đức Thánh Cha cảm thấy gì lúc nghe các câu truyện của họ? Và phải làm gì để chấm dứt bất công? Cám ơn Đức Thánh Cha.
Đức Thánh Cha: Về vấn đề này, tôi đã nói một mạnh mẽ ít nhất ba lần. Lần thứ nhất là lúc gặp các phong trào bình dân ở Vatican, lần thứ hai lúc gặp các phong trào bình dân ở Santa Cruz della Sierra (Bolivia). Rồi hai lần nữa: trong (văn kiện) Evangelii Gaudium (Niềm Vui Tin Mừng) và cũng rất mạnh trong thông điệp Laudato Si’. Tôi không nhớ các con số thống kê, nên tôi yêu cầu các bạn đừng công bố chúng, vì tôi không biết liệu chúng có đúng hay không, nhưng tôi tin rằng 80% sự giầu có trên thế giới đang nằm trong tay 17% dân số. Tôi không biết con số này có đúng không nhưng nếu nó không đúng… (Ngài hỏi có ai biết số thống kê thì làm ơn nói giùm để được chính xác hơn).
Hiện đang có một hệ thống kinh tế đặt đồng tiền ở trung tâm, ông thần tài. Tôi nhớ có lần vị đại sứ Pháp nói với tôi câu này, và ông không phải là một người Công Giáo: “Chúng ta đã rơi vào việc thờ ngẫu thần tiền bạc” (ngài nói bằng tiếng Pháp). Nếu sự việc cứ tiếp diễn như thế này, thì thế giới tất sẽ tiếp tục như thế.
Ông hỏi xem tôi cảm nhận ra sao khi nghe các chứng từ của giới trẻ và của người nghèo tại Kangemi. Tôi đã nói rõ về nhân quyền. Tôi cảm thấy đau đớn. Tôi nghĩ, làm thế nào người ta không lưu ý cho được? Tôi cảm thấy rất đau đớn. Hôm qua, chẳng hạn, tôi tới một bệnh viện nhi khoa, là bệnh việc duy nhất ở Bangui và có lẽ ở cả nước, và trong đơn vị điều trị tăng cường (ICU), họ không có dụng cụ thở dưỡng khí. Ở đấy, có rất nhiều trẻ em thiếu dinh dưỡng, nhiều lắm, và bác sĩ cho tôi hay đa số các em sẽ chết nay mai vì các em bị sốt ré rất nặng mà lại thiếu dinh dưỡng nữa.
Tôi không muốn giảng lễ ở đây, nhưng Chúa luôn trách cứ dân Israel… rằng chúng ta đã chấp nhận và thờ ngẫu thần. Ngẫu thần là khi người ta đánh mất căn tính của mình, không còn là con cái Thiên Chúa nữa, mà thích đi tìm một Thiên Chúa theo tầm cỡ của mình hơn. Đó là khởi đầu. Nếu nhân loại không thay đổi, chúng ta sẽ tiếp tục phải chịu nhiều khốn khổ hơn, nhiều thảm trạng hơn, nhiều chiến tranh hơn, nhiều trẻ em chết vì đói, vì bất công hơn. Người ta nghĩ gì về những người nắm trong tay 80 phần trăm của cải thế giới? Đó không phải là chủ nghĩa cộng sản. Đó là sự thật. Nhưng là một sự thật khó thấy. Cám ơn ông về câu hỏi này.
Michael Mumo Makau, 98.4 Capital FM Radio (Kenya): Giây phút đáng ghi nhớ nhất trong chuyến viếng thăm Phi Châu lần đầu của Đức Thánh Cha là giây phút nào? Đức Thánh Cha có sẽ trở lại lục địa này nay mai không? Và đâu là chuyến đi ngay sau đây của Đức Thánh Cha?
Đức Thánh Cha: Chúng ta nên bắt đầu với câu hỏi chót. Nếu sự việc thuận lợi, tôi tin chuyến đi kế tiếp sẽ thực hiện ở Mễ Tây Cơ. Chi tiết chưa được xác định. Thứ hai: tôi có trờ lại Phi Châu không? Tôi không biết. Tôi đã già và các chuyến đi thì nhiêu khê.
Còn câu hỏi thứ nhất, về gì nhỉ? Về thời khắc, tôi nhớ đúng chứ? Đám đông. Niềm vui. Khả năng có thể cử hành lễ trong lúc bụng rỗng. Nhưng đối với tôi, Phi Châu là một ngạc nhiên. Tôi nghĩ, Thiên Chúa làm chúng ta ngạc nhiên, nhưng Phi Châu còn làm chúng ta ngạc nhiên hơn nữa. Có nhiều giây phút như thế lắm. Nhưng các đám đông, họ cảm thấy họ được viếng thăm. Họ có cảm thức lớn được nghinh đón. Tôi thấy ở cả ba quốc gia: dân chúng đều có cảm thức được nghinh đón này vì họ rất sung sướng được viếng thăm. Hơn nữa, mỗi nước có một bản sắc riêng. Kenya thì hơi tân tiến, phát triển hơn một chút. Uganda có bản sắc tử đạo. Dân chúng Uganda, cả Công Giáo lẫn Anh Giáo, đều tôn kính các vị tử đạo. Tôi có mặt ở cả hai đền thánh. Đền Anh Giáo rồi đền Công Giáo. Ký ức về các vị tử đạo là “thẻ căn cước” của họ, lòng can đảm hy sinh mạng sống vì một chính nghĩa. Cộng Hòa Trung Phi: khát vọng hòa bình, hòa giải, tha thứ. Cho tới cách nay 4 năm, họ sống chung với nhau, Công Giáo, Thệ Phản, Hồi Giáo, như anh chị em! Hôm qua, tôi đi gặp các người Tin Lành, làm việc chăm chỉ. Và buổi tối, họ tới tham dự Thánh Lễ. Hôm nay, tôi tới đền thờ Hồi Giáo. Tôi cầu nguyện tại đền thờ Hồi Giáo này. Ngay vị giáo sĩ Hồi Giáo cũng lên giáo hoàng xa làm một vòng quanh vận động trường nhỏ. Đó là những cử chỉ nhỏ mọn, là điều họ muốn. Vì, ở đấy có một nhóm nhỏ. Tôi nghĩ nhóm ấy là Kitô hữu, hay họ nói những người đó là Kitô hữu, một nhóm rất bạo động. Tôi thực sự không hiều được điều đó. Nhưng, nhóm này không phải là ISIS, nó là một nhóm khác. Nhóm Kitô Giáo. (Dân chúng) thì muốn hòa bình. Giờ đây, họ sắp sửa tổ chức các cuộc bầu cử. Họ đã chọn một tình trạng chuyển tiếp. Họ đã chọn một phụ nữ trước đây là thị trường để làm Tổng Thống Chuyển Tiếp, và bà ấy hiện đang tổ chức các cuộc bầu cử. Nhưng họ đang tìm kiếm hòa bình, hoà giải chứ không hận thù nữa.Không hận thù.
Phil Pulella, Reuters: Tại Uganda, Đức Thánh Cha đã ứng khẩu và cho biết: tham nhũng có mặt khắp nơi, cả ở Vatican nữa. Câu hỏi của con là: đâu là tầm quan trọng của báo chí, của báo chí tự do, thế tục trong việc nhổ tận gốc nạn tham nhũng ở bất cứ nơi nào nó hiện diện?
Đức Thánh Cha: Báo chí tự do, thế tục và cả tôn giáo nữa, nhưng phải chuyên nghiệp; vì báo chí, thế tục hay tôn giáo, đều phải chuyên nghiệp cả. Điều quan trọng là họ thực sự chuyên nghiệp, không được thao túng tin tức. Đối với tôi việc này quan trọng, vì tố cáo tham những, bất công, là việc tốt, vì quả có tham nhũng. Và người có trách nhiệm phải làm điều gì đó, phải kết án, phải đưa ra tòa. Báo chí chuyên nghiệp phải nói hết, không nên rơi vào ba tội rất thông thường là đưa tin sai, chỉ nói một nửa không chịu nói nửa kia; nói hành đâu phải chuyên nghiệp, khi không có chuyên nghiệp, ông bôi bẩn người khác, dù đúng sự thật hay không; và phỉ báng, làm mất danh thơm tiếng tốt của người cho tới nay chưa hề làm bất cứ điều gì sai quấy cho bất cứ ai, có thể là một việc trong quá khứ. Đó là ba thiếu sót tấn công thẳng vào tính chuyên nghiệp của báo chí. Ta cần tính chuyên nghiệp, điều đúng là: sự việc như thế như thế. Còn về tham nhũng thì sao? Nhìn kỹ sự kiện và nói ra: điều này, điều này và điều này. Nếu có tham nhũng thì họ phải nói nó ra. Và nếu một nhà báo mà nói sai, thì phải xin lỗi, nếu họ thực sự chuyên nghiệp. Mọi sự sẽ tốt đẹp nếu hành động như thế.
Philippine De Saint-Pierre, KTO (France): Kính thưa Đức Thánh Cha, Đức Thánh Cha ca ngợi cương lĩnh do một vị tổng giám mục, một giáo sĩ Hồi Giáo và một mục sư ở Bangui đưa ra. Ngày nay hơn bao giờ hết, chúng ta biết rằng chủ nghĩa cực đoan đang đe dọa toàn thể hành tinh. Chúng ta cũng đã thấy điều đó tại Paris. Trước mối nguy hiểm này, Đức Thánh Cha có nghĩ rằng các nhà lãnh đạo tôn giáo nên can thiệp nhiều hơn vào lãnh vực chính trị? (Đức Thánh Cha hỏi cho rõ)… các “chức sắc” tôn giáo, giám mục và giáo sĩ Hồi Giáo?
Đức Thánh Cha: “Can thiệp vào lãnh vực chính trị”. Nếu điều này có nghĩa là làm chính trị, thì không. Bất cứ ai là linh mục, mục sư, giáo sĩ Hồi Giáo hay giáo sĩ Do Thái Giáo, đây là ơn gọi của họ, nhưng họ làm “chính trị sống” bằng cách rao giảng các giá trị. Các giá trị chân thực. Và một trong các giá trị lớn nhất chính là tình huynh đệ giữa chúng ta. Tất cả chúng ta đều là con cái của Thiên Chúa. Chúng ta có người Cha chung. Theo nghĩa này, chúng tôi phải làm cuộc chính trị hợp nhất, hòa giải. Một chữ mà tôi không ưa nhưng phải dùng là “khoan dung”. Nhưng không chỉ khoan dung, cả sống chung và tình bằng hữu nữa. Sự việc phải như thế. Chủ nghĩa cực đoan là cơn bệnh có mặt trong mọi tôn giáo. Người Công Giáo chúng tôi cũng có một ít người, không phải chỉ một ít, mà nhiều người lắm, tin rằng họ có sự thật tuyệt đối và họ đi khắp nơi mang theo nói hành, phỉ bang và làm mếch lòng người ta, họ làm mếch lòng. Và tôi nói điều này vì đây là Giáo Hội của tôi, cả chúng tôi nữa, mọi người chúng ta. Cần phải đả phá nó. Chủ nghĩa cực đoan tôn giáo không phải là tôn giáo. Tại sao? Vì thiếu Thiên Chúa. Nó thờ ngẫu thần, vì tiền bạc chính là ngẫu thần. Làm chính trị theo nghĩa thuyết phục những ai có khuynh hướng trên là một nền chính trị mà các nhà lãnh đạo tôn giáo của chúng ta nên làm, còn chủ nghĩa cực đoan thì luôn kết cục trong thảm họa hay tội ác, trong điều xấu mà tôn giáo nào cũng có chút chút.
Cristiana Caricato, TV2000 (Italy): Kính thưa Đức Thánh Cha, sáng nay, khi chúng ta còn ở Bangui, thì ở Rôma, có phiên xử mới xử Đức Ông Vallejo Balda, Bà Chaouqui, (Maio) và hai nhà báo. Con muốn hỏi Đức Thánh Cha, và đây là một câu hỏi mà nhiều người từng hỏi chúng ta: tại sao lại có hai việc bổ nhiệm này? Làm thế nào có thể có việc trong diễn trình cải tổ mà Đức Thánh Cha đã khởi sự, hai người như thế lại có thể lọt vào một ủy ban như COSEA được? Đức Thánh Cha có nghĩ là Đức Thánh Cha sai lầm không?
Đức Thánh Cha: Tôi nghĩ đã có sự sai lầm. Đức Ông Vallejo Balda đã bước vào vai trò ngài có và ngài có vai trò đó cho tới nay. Ngài là thư ký của Phủ Kinh Tế Sự Vụ. Ngài đã bước vào như thế. Còn làm sao bà ấy bước vào được, thì tôi không biết chắc, nhưng tôi nghĩ tôi đúng, nhưng tôi nghĩ, tôi không biết chắc, tôi nghĩ chính Đức Ông giới thiệu bà ấy như một phụ nữ hiểu biết thế giới thương mãi và những điều như thế, phải không? Họ làm việc được. Khi công việc đã xong, trong các thành viên của Ủy Ban gọi là COSEA, một số tiếp tục nhiệm sở tại Vatican. Đức Ông Vallejo Balda là một trong số này. Còn người phụ nữ tên Chaouqui thì không ở lại Vatican vì bà ấy bước vào với Ủy Ban nên đã không ở lại. Một số người nói rằng bà ấy bất mãn về việc này, nhưng các thẩm phán sẽ cho ta biết sự thực trong ý hướng, họ đã làm việc đó như thế nào. Đối với tôi, đây không phải là một ngạc nhiên. Tôi không mất ngủ vì việc này cho thấy việc làm đã đuợc bắt đầu với ủy ban các Hồng Y, nhóm C9, đang điều tra tham nhũng và những điều không hữu hiệu. Và ở đây, tôi muốn nói một điều, không phải về Đức Ông Vallejo Balda và bà Chaouqui, mà về mọi sự. Và tôi sẽ trở lại vấn đề này nếu cô muốn.
Chữ “tham nhũng” đã được một trong hai nhà báo Kenya nhắc tới. Mười ba ngày trước khi Đức Gioan Phaolô II qua đời, trong Chặng Đàng Thánh Giá năm đó, Đức Hồng Y Ratzinger lúc ấy, là người hướng dẫn Đàng Thánh Giá, có nói tới rác rưởi trong Giáo Hội. Ngài tố cáo nó đầu tiên. Rồi, trong tuần tám ngày Lễ Phục Sinh sau Thứ Sáu Tuần Thánh, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II qua đời và ngài trở thành giáo hoàng. Nhưng, trong Thánh Lễ cầu cho việc bầu cử giáo hoàng, ngài là Niên Trưởng, hay ngài là Nhiếp Chính, không, Niên Trưởng, và ngài cũng nói lại điều ấy, và chúng tôi đã bầu ngài vì ngài đã tự do nói lên sự việc. Thành thử từ đó, người ta mới kháo nhau là có tham nhũng ở Vatican. Mà có tham nhũng ở đó thật.
Còn về vụ xử này: tôi đã trao cho các thẩm phán các trách nhiệm cụ thể, vì điều quan trọng đối với bên biện hộ là việc lên cáo trạng. Tôi không đọc các lời kết tội thực sự, có tính kỹ thuật, không phải sao? Tôi muốn kết thúc vụ xử trước ngày 8 tháng Mười Hai vì Năm Thánh Thương Xót, nhưng tôi không nghĩ họ có khả năng làm được như vậy, vì tôi muốn mọi luật sư biện hộ có đủ thì giờ để biện hộ, họ được tự do biện hộ. Tất cả. Như họ đã chọn, thì (nghe không rõ). Nhưng tham nhũng thì đã quanh quẩn từ lâu.
Caricato: Đức Thánh Cha dự tính làm gì? Đức Thánh Cha dự tính tiến hành ra sao để những việc này không tái diễn?
Đức Thánh Cha: Tôi chỉ biết tạ ơn Chúa vì Lucrezia Borgia không quanh quẩn đâu đây. (Cười). Nhưng, tôi không biết, (chắc phải) tiếp tục với các vị Hồng Y, với các ủy ban để trong sạch hóa.
Nestor Ponguta Puerto, Radio Colombia: Kính thưa Đức Thánh Cha, trước nhất, con xin cám ơn Đức Thánh Cha vì tất cả những gì Đức Thánh Cha đã làm cho hòa bình tại đất nước chúng con, tại Colombia và tất cả những gì Đức Thánh Cha đã làm cho thế giới. Nhân dịp này, con mốn hỏi Đức Thánh Cha một câu hỏi hợp thời: Có một chủ đề liên quan tới việc “thay đổi bàn cờ” ở Mỹ Châu La Tinh từng đem Ông Macri ở chính quê hương Đức Thánh Cha (lên cầm quyền) sau hơn 12 năm của chủ nghĩa Kirchner, nay sự việc đã thay đổi đôi chút, Đức Thánh Cha nghĩ gì về những thay đổi mới mẻ này, về việc hướng đi mới đang thắng lướt như thế nào đối với lục địa Mỹ Châu La Tinh, nơi Đức Thánh Cha xuất thân?
Đức Thánh Cha: Tôi có nghe một số ý kiến, nhưng thú thực về vấn đề địa chính trị này trong lúc này, tôi thục sự không biết phải nói gì, tôi không biết vì vào lúc này ở nhiều quốc gia cũng có vấn đề như thế. Nhưng, quả thực, tôi không biết tại sao nó khởi sự và khởi sự như thế nào. Tôi thực sự không biết. Sự kiện nhiều nước Mỹ Châu La Tinh đang ở trong tình thế có một số thay đổi đường lối là sự kiện có thật, nhưng tôi không biết giải thích sự kiện này.
Juergen Baetz, DPA (Germany): Kính thưa Đức Thánh Cha, HIV đang tàn phá Phi Châu. Thuốc men tuy có nghĩa nhiều người ngày nay sống lâu hơn, nhưng nạn dịch này vẫn đang tiếp diễn. Ở Uganda mà thôi, đã có thêm 135,000 lây nhiễm HIV mới, ở Kenya, tình hình còn tệ hơn thế. Đây là nguyên nhân gây nên nhiều cái chết nhất ở Phi Châu. Kính thưa Đức Thánh Cha, Đức Thánh Cha từng gặp các trẻ em mang HIV, Đức Thánh Cha đã nghe chứng từ cảm động ở Uganda. Ấy thế nhưng, Đức Thánh Cha nói rất ít về vấn đề này. Chúng ta biết rằng ngăn ngừa là chìa khóa. Chúng ta biết rằng bao cao su không những là phương pháp có thể giải quyết cơn dịch, mà còn là một phần quan trọng của giải pháp. Há đây không phải là lúc để Giáo Hội thay đổi chủ trương của mình về vấn đề này hay sao? Để cho phép việc dùng bao cao su để ngăn ngừa lây lan thêm?
Đức Thánh Cha: Vấn đề này xem ra quá nhỏ đối với tôi, dường như nó cũng là một câu hỏi phiến diện nữa. Vâng, nó là một trong các phương pháp. Ở đây, ta thấy luân lý của Giáo Hội về điểm này đang gặp một điều khó xử: điều răn thứ năm hay điều răn thứ sáu? Bảo vệ sự sống hay các liên hệ tính dục phải mở cửa đón nhận sự sống? Nhưng đấy không phải là vấn đề. Vấn đề lớn hơn thế… câu hỏi này làm tôi nghĩ tới có lần người ta hỏi Chúa Giêsu: “thưa Thầy, xin Thầy cho biết có được phép chữa bệnh vào ngày Sabát không? Có bắt buộc phải chữa bệnh không?”. Câu hỏi “có được phép không” này… nhưng nạn thiếu dinh dưỡng, việc phát triển con người, nạn lao động nô dịch, việc thiếu nước uống, tất cả đều là vấn đề. Ta đừng nên nói (về chúng) nếu ta có thể sử dụng thứ băng dán này hay thứ băng dán cho một vết thương nhỏ, vết thương trầm trọng là bất công xã hội, bất công về môi sinh, bất công mà… Tôi không muốn đi vào các suy tư đối với các trường hợp điển hình trong đó, người ta chết vì thiếu nước, vì đói, môi sinh… khi mọi người được chữa lành, khi không còn những chứng bệnh này, những thảm kịch do con người tạo ra này, bất kể là bất công xã hội hay kiếm nhiều tiền hơn, tôi nghĩ tới việc buôn bán vũ khí, khi những vấn đề này không còn nữa, tôi nghĩ chúng ta có thể hỏi “có được phép chữa bệnh vào ngày Sabát không?”.Vì, nếu việc buôn bán vũ khí cứ tiếp tục, chiến tranh là nguyên nhân lớn nhất gây ra chết chóc… Tôi muốn nói đừng nghĩ tới việc có được phép chữa bệnh vào ngày Sabát hay không, tôi muốn nói với nhân loại: “hãy thực hiện công lý” và khi mọi người được chữa lành, khi không còn bất công nữa, ta có thể nói về ngày Sabát.
Marco Ansaldo, Repubblica: Kính thưa Đức Thánh Cha, con muốn hỏi Đức Thánh Cha một câu hỏi như sau: vì tuần qua có hai biến cố lớn mà giới truyền thông lưu tâm: một là chuyến đi Phi Châu của Đức Thánh Cha, mà tất cả chúng ta hiển nhiên đều vui mừng đã thành công mỹ mãn xét theo mọi góc nhìn, biến cố kia là cuộc khủng hoảng trên bình diện quốc tế giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ trong đó, Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ một máy bay Nga vì đã bay vào không phận Thổ Nhĩ Kỳ 17 giây với nhiều lời tố cáo, không có lời xin lỗi nào từ cả hai phía, việc này đã nổ bùng thành một cuộc khủng hoảng…một cuộc khủng hoảng mà thực tình chúng ta không cần có trong Thế Chiến Thứ Ba mà Đức Thánh Cha nói là đang khởi diễn “từng mảnh” trên thế giới. Do đó, câu hỏi của con là đâu là lập trường của Vatican về vấn đề này? Và con muốn đi xa hơn (và hỏi) xem liệu Đức Thánh Cha có nghĩ sẽ đi dự lễ kỷ niệm các biến cố lần thứ 101 tại Armenia sẽ diễn ra vào năm tới, như Đức Thánh Cha đã làm trong năm ngoái ở Thổ Nhĩ Kỳ không?
Đức Thánh Cha: Năm ngoái, tôi có hứa với ba thượng phụ là tôi sẽ đi. Lời hứa còn đó. Tôi không biết liệu nó có thực sự diễn ra không, nhưng lời hứa còn đó.
Rồi, các cuộc chiến tranh. Các cuộc chiến tranh vì tham vọng. Các cuộc chiến tranh, tôi nói tới các cuộc chiến tranh không phải để tự vệ chống kẻ gây hấn bất chính nhưng các cuộc chiến tranh vốn là một kỹ nghệ. Trong lịch sử, ta đã bao lần biết điều này: tại một quốc gia, khi bản cân bằng chi thu không khả quan, người ta bèn bảo nhau “nào, ta hãy gây chiến tranh” và thế là sự thiếu cân bằng được giải quyết. Chiến tranh là một vụ kinh doanh, kinh doanh vũ khí. Quân khủng bố, họ có chế tạo vũ khí không? Có, có lẽ có chút đỉnh. Ai cung cấp cho họ vũ khí để họ gây chiến tranh? Có cả một mạng lưới quyền lợi với tiền tài và quyền lực sau lưng, một mạng lưới hoặc có tính đế quốc hoặc có tính liên minh quyền lực. Nhưng chúng ta lâm cảnh chiến tranh cả bao nhiêu năm nay rồi và còn nhiều năm nữa. Các mảnh này ngày càng ít hơn nhưng lớn hơn. Tôi nghĩ gì đây? Tôi không biết Vatican nghĩ gì, nhưng tôi nghĩ gì đây? (Cười). Chiến tranh là một thứ tội. Chúng chống lại nhân loại. Chúng hủy diệt nhân loại. Chúng là nguyên nhân của bóc lột, của buôn bán người, của rất nhiều điều. Chúng phải được chặn đứng. Tại Liên Hiệp Quốc, tôi đã nói tới chữ này hai lần, cả ở Kenya lẫn New York, rằng công việc của qúy vị đừng là duy danh “chỉ nhằm tuyên bố”, mà nó phải hữu hiệu, đem lại hòa bình. Họ đang làm nhiều việc. Ở đây, ở Phi Châu này, tôi đã thấy “các Mũ Xanh” làm việc ra sao. Nhưng như thế chưa đủ. Chến tranh không phát xuất từ Thiên Chúa. Thiên Chúa là Thiên Chúa của hòa bình. Thiên Chúa dựng nên thế giới. Thiên Chúa dựng nên mọi sự đẹp đẽ nhưng rồi, theo trình thuật của Thánh Kinh, anh giết em. Đó là cuộc chiến tranh đầu tiên, chiến tranh thế giới lần thứ nhất, giữa anh em. Đó là điều tôi nghĩ đến và nó làm tôi rất đau đớn.
Francois Beaudonnet, France Television: Kính thưa Đức Thánh Cha, dù con là người Pháp, con vẫn muốn hỏi Đức Thánh Cha một câu bằng tiếng Tây Ban Nha. Hôm nay, tại Paris, hội nghị về thay đổi khí hậu đang diễn ra. Đức Thánh Cha đã cố gắng rất nhiều nhằm làm mọi sự trở nên tốt đẹp hơn. Đức Thánh Cha có hy vọng quá nhiều ở hội nghị này không? Chúng ta có chắc chắn là COP-21 sẽ khởi diễn một giải pháp không?
Đức Thánh Cha: Tôi không biết chắc. Tôi không biết chắc. Nhưng tôi có thể cho ông hay: phải là bây giờ hay chẳng bao giờ nữa. Nhưng, từ hội nghị trước ở Tokyo, thì không. Họ làm được một số việc. Mỗi năm, các vấn đề mỗi ra trầm trọng thêm. Khi tôi nói trong một buổi gặp gỡ các sinh viên đại học về việc ta để lại cho con cháu ta một thế giới như thế nào, có người bảo: “nhưng Đức Thánh Cha có chắc là sẽ có con cháu trong thế hệ này không? Chúng ta đã đạt tới giới hạn rồi. Chúng ta đang ở trên bờ tự sát, có thể nói mạnh như thế. Và tôi dám chắc gần như toàn bộ những người đang ở Paris tham dự Hội Nghị COP-21 đều ý thức được điều đó và muốn làm một điều gì. Ngày nọ, tôi đọc thấy ở Greenland, các núi băng đã mất đi hàng ngàn tấn. Ở Thái Bình Dương, có một quốc gia đang mua đất của một quốc gia khác để chuyển cả nước tới đó vì chỉ 20 năm nữa nước của họ không còn ở đó nữa. Tôi tin chắc, tôi tin chắc rằng những người này sẽ làm một điều gì đó vì tôi biết chắc họ có thiện chí làm như thế. Và tôi hy vọng điều đó sẽ xẩy ra và tôi cầu nguyện để nó xẩy ra.
Delia Gallagher, CNN: Đức Thánh Cha đã làm nhiều cử chỉ kính trọng đối với người Hồi Giáo. Con thắc mắc Hồi Giáo và giáo huấn của Tiên Tri Mohammed có gì để nói với thế giới hôm nay?
Đức Thánh Cha: Họ có các nhân đức, nhiều nhân đức lắm và những nhân đức này có tính xây dựng. Tôi cũng cảm nghiệm được nhiều tình bằng hữu, tình bằng hữu vốn là một từ ngữ mạnh mẽ, với một người Hồi Giáo, một nhà lãnh đạo tầm cỡ thế giới, có thể nói như thế, và ông có niềm tin của ông còn tôi có niềm tin của tôi, ông cầu nguyện và tôi cũng cầu nguyện. (Có nhiều) giá trị, cầu nguyện chẳng hạn, ăn chay, đều là các giá trị tôn giáo. Và cả các nhân đức khác nữa… Chúng ta không thể loại bỏ một người tôn giáo vì có một số, thậm chí nhiều nhóm cực đoan vào một thời điểm lịch sử nào đó. Đúng, chiến tranh giữa các tôn giáo luôn diễn ra trong lịch sử, luôn luôn. Chúng ta cũng cần phải xin lỗi, Catherine de’Medici không phải là một vị thánh, và có cuộc chiến tranh (tôn giáo) 30 năm và cái đêm hãi hùng vào ngày kính Thánh Bartôlômêô, nên chúng ta cũng phải xin những người cực đoan quá khích trong các cuộc chiến tranh tôn giáo tha thứ nữa.
Nhưng họ có các nhân đức, nên người ta có thể đối thoại với họ. Hôm nay, tôi có mặt tại một đền thờ Hồi Giáo, một giáo sĩ Hồi Giáo cầu nguyện với tôi, ngài muốn đi với tôi một vòng vận động trường, nơi nhiều người không vào được, bằng giáo hoàng xa, và trong giáo hoàng xa, có vị giáo hoàng và một giáo sĩ Hồi Giáo. Có thể nói như thế. Cũng giống mọi nơi khác, có những người có các giá trị tôn giáo, và có những người không có các giá trị ấy… người Kitô Giáo chúng ta cũng đã gây ra biết bao trận chiến tranh, không chỉ có tính tôn giáo. Không phải người Hồi Giáo đã cướp phá Rôma. Họ cũng có các nhân đức.
Martha Calderon, Catholic News Agency: Kính thưa Đức Thánh Cha, chúng con biết Đức Thánh Cha sắp sửa đi Mễ Tây Cơ, chúng con muốn biết một chút hơn nữa về chuyến đi này và cũng theo đường hướng ấy, Đức Thánh Cha có sẽ đi thăm các quốc gia đang gặp các vấn đề hay không? Đức Thánh Cha có nghĩ sẽ thăm Colombia hay trong tương lai có thể sẽ thăm các quốc gia Mỹ Châu La Tinh khác như Peru chẳng hạn mà có lần Đức Thánh Cha đã nhắc đến.
Đức Thánh Cha: Vâng, các cuộc du hành vào tuổi tôi không được khỏe khoắn lắm. Người ta vẫn sống thoát chúng nhưng chúng để lại dấu vết. Tôi sẽ đi Mễ Tây Cơ. Đầu tiên, tôi muốn kính viếng Đức Mẹ, vì ngài là Mẹ Mỹ Châu, vì thế, tôi sẽ đến Thành Phố Mexico. Nếu Đức Mẹ Guadalupe không có ở đấy, chắc tôi không đến Mễ Tây Cơ vì các tiêu chuẩn của chuyến đi: thăm ba hay bốn thành phố chưa được vị giáo hoàng nào viếng thăm, nhưng tôi sẽ tới Thành Phố Mexico vì Đức Mẹ Đồng Trinh.
Rồi tôi sẽ tới Chiapas, ở phía nam, giáp biên giới Guatemala, sau đó, đi Morelia và hầu như chắc chắn, trên đường trở về Rôma, có lẽ tôi sẽ dành một ngày, có lẽ ít hơn ở Ciudad Juarez. Về các cuộc viếng thăm các nước Mỹ Châu La Tinh khác: năm 2017, tôi đã được mời đến (viếng Đức Mẹ) Aparecida, cũng là quan thầy của Mỹ Châu nói tiếng Bồ Đào Nha, vì có hai quan thầy, phải không? Từ đó, tôi mong có thể thăm một nước khác để dâng Thánh Lễ nhưng tôi chưa biết. Chưa có kế hoạch.
Mark Masai, National Media of Kenya: Trước nhất, xin cám ơn Đức Thánh Cha đã thăm Kenya và Phi Châu. Đức Thánh Cha được nghinh đón lần nữa ở Kenya để nghỉ ngơi, chứ không để làm việc. Nay thì đây là chuyến viếng thăm đầu tiên của Đức Thánh Cha và ai cũng lo ngại về an ninh. Đức Thánh Cha muốn nói gì với thế giới vốn nghĩ Phi Châu chỉ có chiến tranh tàn phá và đầy hủy diệt mà thôi?
Đức Thánh Cha: Phi Châu là nạn nhân. Phi Châu luôn bị bóc lột bởi các cường quốc khác. Từ Phi Châu, người ta tới Mỹ Châu, bị bán làm nô lệ. Có những cường quốc chỉ tìm cách lấy của cải lớn lao của Phi Châu, có lẽ là lục địa phong phú nhất. Nhưng, họ không hề nghĩ tới việc giúp cho các quốc gia lớn mạnh, người dân có việc làm, mọi người có việc làm. Bóc lột. Phi Châu là một vị tử đạo, tử đạo trong tay bóc lột. Những người cho rằng từ Phi Châu phát xuất mọi tai họa và mọi cuộc chiến tranh có lẽ đã không hiểu rõ các tai hại mà một số hình thức phát triển đã đem lại cho nhân loại. Chính vì thế, tôi yêu mến Phi Châu, vì Phi Châu là nạn nhân của các cường quốc khác.
Cuộc Tông Du Phi châu: Cuồng nhiệt bất ngờ trong khu Hồi Giáo ở Bangui
Trần Mạnh Trác
09:18 02/12/2015
Khu PK-5
Ngay những phút trước khi DTC bắt đầu cuộc thăm viếng ngôi đền thờ Hồi Giáo ở khu PK-5 (), người ta vẫn khuyên DTC là không nên đi tới nơi này.
Đây là tiết mục rủi ro nhất cuả cuộc tông du Phi Châu, một cuộc tông du sẵn được mô tả là đầy không khí căng thẳng và nguy hiểm.
Khu PK-5 là chiến khu cuả người Hồi Giáo ngay giữa lòng thủ đô Bangui, Cộng Hoà Trung Phi. Những người Hồi Giáo ở đây đang bị vây hãm bởi một vòng đai cuả nhiều nhóm anti-Balaka khác nhau.
Cộng hòa Trung Phi rơi vào tình trạnh hỗn loạn từ năm 2013 sau khi các phiến quân cuả một nhóm thiểu số Hồi giáo có tên là Seleka lật đổ Tổng thống Francois Bozize và áp dụng một chính sách tàn bạo để cưỡng bức Hồi Giáo hoá toàn thể đất nước. Nhiều nhóm 'dân quân tự vệ' ô hợp gọi chung là Anti-Balaka đã tự động nổi dậy chống lại họ và họ đã phải từ bỏ chánh quyền một năm sau.
Nhưng những phản ứng dữ dội, nhanh chóng và khủng khiếp đã diễn ra để trả thù. Những người Hồi giáo, dù có liên quan hay không, đã trở thành mục tiêu.
Trong những tháng đầu năm 2014, Anti-Balaka đã tấn công vào mọi người Hồi giáo, chặt đầu, chặt chân tay hay hoả thiêu họ ngay trên đường phố. Các cửa hàng cuả người Hồi Giáo bị đốt phá. Hàng chục ngàn thường dân Hồi giáo đã phải bỏ chạy sang hai nước láng giềng Chad và Cameroon.
Tại thủ đô Bangui, vốn từng có tới 122.000 cư dân Hồi giáo thì nay chỉ còn khoảng 15.000 người. Họ đã chạy đến khu PK-5 để tử thủ, tạo ra một khu tị nạn với nhiều ngàn người sống trong lều ở chung quanh ngôi đền thờ chính và ngôi trường Koudoukou. Họ sống qua ngày nhờ những viện trợ nhỏ gịot cuà LHQ. Khu PK-5 trước đây từng là một khu thị tứ sinh động với nhiều cửa hàng sang trọng do ngưòi Hồi làm chủ, nay chỉ còn là một đống gạnh vụn.
Những nhóm dân quân tử thủ cuả Hồi giáo không cho phép ai đi vào, và cư dân ở đó cũng không thể đi ra ngoài.
Hai loại dân quân Anti-Balaka và dân quân Hồi giáo tử thủ giao tranh với nhau hàng ngày, lấy mạng đổi mạng, răng đổi răng.
Cuộc viếng thăm
DGH Phanxicô đã khăng khăng đòi đến khu phố PK5 để thỉnh nguyện cho hòa bình.
Dù cho nơi đây là một khu cực kỳ nguy hiểm, DTC vẫn tới trên chiếc xe popemobile hai bên để trống.
Nhân viên an ninh cuả Vatican và lính bảo an cuả LHQ chạy sát hai bên để bảo vệ Ngài. Nhiều lính bắn xẻ cuả LHQ cũng được bố trí trên những tháp chuông nhìn xuống đám đông ở dưới.
Có khoảng 200 người ngồi bên trong đền thờ chờ đợi DGH đến, nhưng hàng ngàn ngươi khác thì quây quần chung quanh đền thờ và trong sân trường học để theo dõi trên nhiều màn ảnh TV.
Ngỏ lời với vị lãnh tụ Hồi giáo, DTC nhấn mạnh rằng người Hồi giáo và Kitô hữu đều là anh em và cần phải cư xử với nhau như là anh em.
"Kitô hữu và người Hồi giáo củng như các thành viên của các tôn giáo truyền thống đã sống một cách hòa bình trong nhiều năm," Ngài nói. "Vậy cùng với nhau, chúng ta phải nói 'Không' với hận thù, với trả thù và với bạo lực, đặc biệt là 'Không' đối với những tàn bạo nhân danh Thiên Chuá hay một tôn giáo."
"Bởi vì Thiên Chuá là 'Salam'" DGH sử dụng tiếng Ả Rập có nghiả là Hoà Bình.
Francis kêu gọi cộng đồng quốc tế phải làm tất cả để đem đất nước này ra khỏi chu kỳ bạo lực, nói rằng cuộc xung đột hiện nay chỉ là một thời điểm trong một lịch sử lâu dai - ". Một giây phút đau lòng, một khoảnh khắc đáng tiếc, nhưng chỉ cần một khoảnh khắc như thế thì đã quá dài"
"Vâng, tôi xác nhận," DGH nói, "các Kitô hữu và người Hồi giáo của đất nước này bị kết án phải sống chung với nhau và yêu thương nhau."
DGH nhắc nhở những người Hồi giáo rằng nguồn gốc của xung đột không phải là tôn giáo và kêu gọi họ phải đặt lợi ích riêng của họ sang một bên.
"Chúng ta phải liên kết để ngăn chặn bất kỳ hành động từ cả hai phía đã làm méo mó khuôn mặt của Thiên Chúa và ngăn chặn những bạo lực có mục đích là phục vụ cho một lợi ích cá nhân bất kể sự mất mát về công ích," Ngài nói.
Vị đạo trưởng là Tidiani Moussa Naibi đã đáp lời cảm ơn DTC vì đã thực hiện chuyến viếng thăm, ông nói đây là "một biểu tượng mà tất cả chúng ta đều hiểu được."
Ông lập lại ý tưởng cuả DGH, ông bảo đảm với Ngài là: "Những mối dây liên hệ giữa những người anh em Kitô hữu và Hồi Giáo thì sâu xa đến nỗi những âm mưu nhằm chia rẽ nó thì không thể nào thành công được."
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tháo giày, cúi đầu và lặng lẽ đứng ở mihrab, là nơi trong đền thờ Hồi giáo để hướng về thánh địa Mecca.
Phản ứng
Phản ứng cuả nhửng người Hồi Giáo thì được mô tả là 'cuồng nhiệt'.
"They love him" (họ yêu Ngài), nhiều tờ báo báo cáo như thế.
Trong bối cảnh giữa những hận thù chồng chất và nhiều nhóm dân quân quá khích đang tìm cách phá hoại nỗ lực hoà bình cuả DTC, thì đã có nhiều người bày tỏ một cách công khai sự ủng hộ với DGH trong khu PK-5.
Có nhiều bích chương giương lên một cách đột ngột "Hãy nói Có để có đối thoại liên tôn."
Một phụ nữ vừa khóc vừa tuyên bố là đại diện cho một nhóm phụ nữ và giương cao một biểu ngữ nhân danh những người phụ nữ Hồi Giáo tị nạn chào đón Đức Giáo Hoàng.
Một thanh niên Hồi giáo tên là Abakar Babikir đã can đảm giơ cao một cây Thánh Giá lên, anh giải thích cha anh là một Kitô giáo và cây thánh giá là vật kỷ niệm chuyến viếng thăm cuả Đức Giáo Hoàng John Paul II năm 1985. "Tôi kính mến Giáo hoàng Phanxicô ! " anh nói, rồi để nhấn mạnh hơn, anh kêu to lên bằng tiếng Anh. "I really love you!" ("Tôi thật sự yêu bạn!")
Babikir cho biết mẹ anh là người Hồi giáo và anh theo đạo cuả bà mẹ, nhưng thông điệp hiệp nhất và hòa bình của DGH Phanxicô đã tạo ra một tiếng vang cho anh. "Đức Thánh Cha nói Công Giáo và Hồi giáo phải yêu thương nhau và phát triển sự đoàn kết giữa nhau," anh la hò như thế.
Khi DGH rời khu PK-5, bỗng nhiên có hàng trăm người đã ồ nhau chạy theo, vượt qua cửa sân trường và tạo nên những đám mây bụi mờ. Họ chạy theo Ngài, dắt theo con cái hoặc chở nhau đến ba bốn người trên một chiêc xe gắn máy, đến tận sân vận động nơi Ngài sẽ dâng lễ đại trào cuối cùng trước khi lên đường về Roma.
Vị đạo sĩ hồi giáo cũng được DGH mời lên xe popemobile cùng tiến vào sân vận động.
Cùng lúc đó, hàng ngàn người Hồi Giáo khác đã vượt qua những vòng đai 'không người' và la to lên khẩu hiệu "hết chiến tranh rồi". Đây là lần đầu tiên trong nhiều tháng trời họ đã dám vượt qua những vòng đai 'xạ thủ' để đi xa hơn vào những khu vực Kitô giáo chung quanh...và không có một tiếng súng nổ để ngăn chặn họ.
Cô Fatou Asham, một cư dân của PK-5, bày tỏ mong muốn một cuộc sống mà người Hồi giáo có thể một lần nữa đi thăm bạn bè hoặc thành viên gia đình theo đạo Thiên Chúa. "Cuộc sống ở đây rất khó khăn," cô nói. "Tôi sẵn sàng tha thứ tất cả những bạo lực trong quá khứ. Chúng ta nên quên đi và di chuyển về phía trước."
Lúc đó trong sân vận động, Đức Giáo Hoàng Francis đã ban phép lành cho một thanh niên bị mất chân phải trong một cuộc tấn công bằng lựu đạn của phiến quân Hồi giáo. Anh Stanislas Redepouzou, mới có 28 tuổi, cho biết cuộc tấn công tháng 12 năm 2013 cũng đã giết chết cha mẹ cuả anh.
Anh Redepouzou đã đi vào sân vận động với chiếc xe lăn, trang trí bằng những lá cờ của Cộng hòa Trung Phi, và đã được Đức Giáo Hoàng để ý khi Ngài đi vòng quanh. Đám đông đã vỗ tay vang dội, khi anh biểu diễn một màn ngoạn mục bằng cách xoay xe quay tít vòng quanh.
"Tôi sẵn sàng tha thứ cho những người đã làm tổn hại tôi," Redepouzou nói. "Tôi sẵn sàng hòa giải với họ."
Ngay những phút trước khi DTC bắt đầu cuộc thăm viếng ngôi đền thờ Hồi Giáo ở khu PK-5 (), người ta vẫn khuyên DTC là không nên đi tới nơi này.
Đây là tiết mục rủi ro nhất cuả cuộc tông du Phi Châu, một cuộc tông du sẵn được mô tả là đầy không khí căng thẳng và nguy hiểm.
Khu PK-5 là chiến khu cuả người Hồi Giáo ngay giữa lòng thủ đô Bangui, Cộng Hoà Trung Phi. Những người Hồi Giáo ở đây đang bị vây hãm bởi một vòng đai cuả nhiều nhóm anti-Balaka khác nhau.
Cộng hòa Trung Phi rơi vào tình trạnh hỗn loạn từ năm 2013 sau khi các phiến quân cuả một nhóm thiểu số Hồi giáo có tên là Seleka lật đổ Tổng thống Francois Bozize và áp dụng một chính sách tàn bạo để cưỡng bức Hồi Giáo hoá toàn thể đất nước. Nhiều nhóm 'dân quân tự vệ' ô hợp gọi chung là Anti-Balaka đã tự động nổi dậy chống lại họ và họ đã phải từ bỏ chánh quyền một năm sau.
Nhưng những phản ứng dữ dội, nhanh chóng và khủng khiếp đã diễn ra để trả thù. Những người Hồi giáo, dù có liên quan hay không, đã trở thành mục tiêu.
Trong những tháng đầu năm 2014, Anti-Balaka đã tấn công vào mọi người Hồi giáo, chặt đầu, chặt chân tay hay hoả thiêu họ ngay trên đường phố. Các cửa hàng cuả người Hồi Giáo bị đốt phá. Hàng chục ngàn thường dân Hồi giáo đã phải bỏ chạy sang hai nước láng giềng Chad và Cameroon.
Tại thủ đô Bangui, vốn từng có tới 122.000 cư dân Hồi giáo thì nay chỉ còn khoảng 15.000 người. Họ đã chạy đến khu PK-5 để tử thủ, tạo ra một khu tị nạn với nhiều ngàn người sống trong lều ở chung quanh ngôi đền thờ chính và ngôi trường Koudoukou. Họ sống qua ngày nhờ những viện trợ nhỏ gịot cuà LHQ. Khu PK-5 trước đây từng là một khu thị tứ sinh động với nhiều cửa hàng sang trọng do ngưòi Hồi làm chủ, nay chỉ còn là một đống gạnh vụn.
Những nhóm dân quân tử thủ cuả Hồi giáo không cho phép ai đi vào, và cư dân ở đó cũng không thể đi ra ngoài.
Hai loại dân quân Anti-Balaka và dân quân Hồi giáo tử thủ giao tranh với nhau hàng ngày, lấy mạng đổi mạng, răng đổi răng.
Cuộc viếng thăm
DGH Phanxicô đã khăng khăng đòi đến khu phố PK5 để thỉnh nguyện cho hòa bình.
Dù cho nơi đây là một khu cực kỳ nguy hiểm, DTC vẫn tới trên chiếc xe popemobile hai bên để trống.
Nhân viên an ninh cuả Vatican và lính bảo an cuả LHQ chạy sát hai bên để bảo vệ Ngài. Nhiều lính bắn xẻ cuả LHQ cũng được bố trí trên những tháp chuông nhìn xuống đám đông ở dưới.
Có khoảng 200 người ngồi bên trong đền thờ chờ đợi DGH đến, nhưng hàng ngàn ngươi khác thì quây quần chung quanh đền thờ và trong sân trường học để theo dõi trên nhiều màn ảnh TV.
Ngỏ lời với vị lãnh tụ Hồi giáo, DTC nhấn mạnh rằng người Hồi giáo và Kitô hữu đều là anh em và cần phải cư xử với nhau như là anh em.
"Kitô hữu và người Hồi giáo củng như các thành viên của các tôn giáo truyền thống đã sống một cách hòa bình trong nhiều năm," Ngài nói. "Vậy cùng với nhau, chúng ta phải nói 'Không' với hận thù, với trả thù và với bạo lực, đặc biệt là 'Không' đối với những tàn bạo nhân danh Thiên Chuá hay một tôn giáo."
"Bởi vì Thiên Chuá là 'Salam'" DGH sử dụng tiếng Ả Rập có nghiả là Hoà Bình.
Francis kêu gọi cộng đồng quốc tế phải làm tất cả để đem đất nước này ra khỏi chu kỳ bạo lực, nói rằng cuộc xung đột hiện nay chỉ là một thời điểm trong một lịch sử lâu dai - ". Một giây phút đau lòng, một khoảnh khắc đáng tiếc, nhưng chỉ cần một khoảnh khắc như thế thì đã quá dài"
"Vâng, tôi xác nhận," DGH nói, "các Kitô hữu và người Hồi giáo của đất nước này bị kết án phải sống chung với nhau và yêu thương nhau."
DGH nhắc nhở những người Hồi giáo rằng nguồn gốc của xung đột không phải là tôn giáo và kêu gọi họ phải đặt lợi ích riêng của họ sang một bên.
"Chúng ta phải liên kết để ngăn chặn bất kỳ hành động từ cả hai phía đã làm méo mó khuôn mặt của Thiên Chúa và ngăn chặn những bạo lực có mục đích là phục vụ cho một lợi ích cá nhân bất kể sự mất mát về công ích," Ngài nói.
Vị đạo trưởng là Tidiani Moussa Naibi đã đáp lời cảm ơn DTC vì đã thực hiện chuyến viếng thăm, ông nói đây là "một biểu tượng mà tất cả chúng ta đều hiểu được."
Ông lập lại ý tưởng cuả DGH, ông bảo đảm với Ngài là: "Những mối dây liên hệ giữa những người anh em Kitô hữu và Hồi Giáo thì sâu xa đến nỗi những âm mưu nhằm chia rẽ nó thì không thể nào thành công được."
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tháo giày, cúi đầu và lặng lẽ đứng ở mihrab, là nơi trong đền thờ Hồi giáo để hướng về thánh địa Mecca.
Phản ứng
Phản ứng cuả nhửng người Hồi Giáo thì được mô tả là 'cuồng nhiệt'.
"They love him" (họ yêu Ngài), nhiều tờ báo báo cáo như thế.
Trong bối cảnh giữa những hận thù chồng chất và nhiều nhóm dân quân quá khích đang tìm cách phá hoại nỗ lực hoà bình cuả DTC, thì đã có nhiều người bày tỏ một cách công khai sự ủng hộ với DGH trong khu PK-5.
Có nhiều bích chương giương lên một cách đột ngột "Hãy nói Có để có đối thoại liên tôn."
Một phụ nữ vừa khóc vừa tuyên bố là đại diện cho một nhóm phụ nữ và giương cao một biểu ngữ nhân danh những người phụ nữ Hồi Giáo tị nạn chào đón Đức Giáo Hoàng.
Một thanh niên Hồi giáo tên là Abakar Babikir đã can đảm giơ cao một cây Thánh Giá lên, anh giải thích cha anh là một Kitô giáo và cây thánh giá là vật kỷ niệm chuyến viếng thăm cuả Đức Giáo Hoàng John Paul II năm 1985. "Tôi kính mến Giáo hoàng Phanxicô ! " anh nói, rồi để nhấn mạnh hơn, anh kêu to lên bằng tiếng Anh. "I really love you!" ("Tôi thật sự yêu bạn!")
Babikir cho biết mẹ anh là người Hồi giáo và anh theo đạo cuả bà mẹ, nhưng thông điệp hiệp nhất và hòa bình của DGH Phanxicô đã tạo ra một tiếng vang cho anh. "Đức Thánh Cha nói Công Giáo và Hồi giáo phải yêu thương nhau và phát triển sự đoàn kết giữa nhau," anh la hò như thế.
Khi DGH rời khu PK-5, bỗng nhiên có hàng trăm người đã ồ nhau chạy theo, vượt qua cửa sân trường và tạo nên những đám mây bụi mờ. Họ chạy theo Ngài, dắt theo con cái hoặc chở nhau đến ba bốn người trên một chiêc xe gắn máy, đến tận sân vận động nơi Ngài sẽ dâng lễ đại trào cuối cùng trước khi lên đường về Roma.
Vị đạo sĩ hồi giáo cũng được DGH mời lên xe popemobile cùng tiến vào sân vận động.
Cùng lúc đó, hàng ngàn người Hồi Giáo khác đã vượt qua những vòng đai 'không người' và la to lên khẩu hiệu "hết chiến tranh rồi". Đây là lần đầu tiên trong nhiều tháng trời họ đã dám vượt qua những vòng đai 'xạ thủ' để đi xa hơn vào những khu vực Kitô giáo chung quanh...và không có một tiếng súng nổ để ngăn chặn họ.
Cô Fatou Asham, một cư dân của PK-5, bày tỏ mong muốn một cuộc sống mà người Hồi giáo có thể một lần nữa đi thăm bạn bè hoặc thành viên gia đình theo đạo Thiên Chúa. "Cuộc sống ở đây rất khó khăn," cô nói. "Tôi sẵn sàng tha thứ tất cả những bạo lực trong quá khứ. Chúng ta nên quên đi và di chuyển về phía trước."
Lúc đó trong sân vận động, Đức Giáo Hoàng Francis đã ban phép lành cho một thanh niên bị mất chân phải trong một cuộc tấn công bằng lựu đạn của phiến quân Hồi giáo. Anh Stanislas Redepouzou, mới có 28 tuổi, cho biết cuộc tấn công tháng 12 năm 2013 cũng đã giết chết cha mẹ cuả anh.
Anh Redepouzou đã đi vào sân vận động với chiếc xe lăn, trang trí bằng những lá cờ của Cộng hòa Trung Phi, và đã được Đức Giáo Hoàng để ý khi Ngài đi vòng quanh. Đám đông đã vỗ tay vang dội, khi anh biểu diễn một màn ngoạn mục bằng cách xoay xe quay tít vòng quanh.
"Tôi sẵn sàng tha thứ cho những người đã làm tổn hại tôi," Redepouzou nói. "Tôi sẵn sàng hòa giải với họ."
8 thông điệp mạnh nhất từ chuyến thăm Châu Phi của ĐTC Phanxicô
Giuse Phạm Đinh Ngọc, S.J
11:36 02/12/2015
8 thông điệp mạnh nhất từ chuyến thăm Châu Phi của ĐTC Phanxicô
Đó là năm ngày sôi nổi đối với Đức Giáo Hoàng, khi ngài đưa ra những thông điệp về hòa bình, hòa giải, đức tin và lòng thương xót.
Kenya, Uganda, và Cộng hòa Trung Phi đã đón tiếp Đức Giáo Hoàng trong chuyến tông du đầu tiên của ngài tới lục địa châu Phi. Chuyến đi này để lại một tác động sâu sắc lớn lao cho người dân nơi đây. Và Đức Thánh Cha đã thực sự xúc động.
1.Chăm sóc thiên nhiên
Khi ở Kenya, trước tòa của Liên Hiệp châu Phi, bài phát biểu của Đức Giáo Hoàng tập trung vào môi trường và phát triển bền vững. Ngài kêu gọi các chính phủ hãy đưa ra những quyết định có lợi cho hành tinh và người dân, thay vì lợi ích đặc thù nào khác.
Ngài nói: “đáng buồn thay, và thậm chí tôi dám nói rằng thực sự thảm khốc: những lợi ích nhóm lại chiếm ưu thế trên cả lợi ích chung và dẫn đến việc thao túng thông tin để bảo vệ kế hoạch và những dự án riêng tư của mình.”
2.Tham nhũng
Ở Kenya, Đức Giáo Hoàng đã tổ chức một cuộc gặp gỡ quy mô dành cho những người trẻ. Ngài cảnh báo họ về nguy hại tham nhũng trong tất cả các phần của cuộc sống.
Đức Thánh Cha nói: “Đây không chỉ thuộc về chính trị mà nó còn nằm trong tất cả các tổ chức. Ngay cả ở Vatican cũng có những trường hợp tham nhũng. Tham nhũng là một cái gì đó thâm nhập vào tận trong mỗi chúng ta. Nó giống như đường vậy. Thật ngọt ngào. Chúng ta thích nó. Thật dễ dàng. Và sau cùng, hậu quả của nó thật tệ hại.”
3.Đói Nghèo
Trước khi rời Kenya, ngài tới thăm một trong những vùng ngoại biên vốn bị thiệt thòi nhất ở châu Phi, đó là Kangemi. Ngài nói với cư dân ở đây rằng ngài cảm thấy ở đây như nhà của mình vậy, ở giữa những người khiêm tốn nhất.
Đức Giáo Hoàng chia sẻ: “Cha cảm thấy rất thoải mái như ở nhà để chia sẻ những khoảnh khắc với chúng con là những người mà cha không thấy xấu hổ khi nói điều này, chúng con có một vị trí đặc biệt trong cuộc sống và quyết định của cha.”
4.Đức Tin
Tại Uganda, Đức Giáo Hoàng vinh dự tưởng nhớ các vị tử đạo Công Giáo người Anh đã bị giết vì đức tin trong thế kỷ 19. Ngài kêu gọi người Uganda đừng bao giờ quên lãng thời gian đó.
Đức Giáo Hoàng nói: “Ngay bây giờ, cuộc sống của họ là một lời chứng đối với sức mạnh biến đổi của Tin mừng Chúa Giêsu Kitô. Di sản này không thể thỉnh thoảng chúng con mới nhớ đến hay không thể cất giữ nó trong viện bảo tàng như một viên ngọc quý.”
5.Hy Vọng
Đức Giáo Hoàng cũng nghe những chứng từ khi ngài ở Uganda. Một phụ nữ trẻ bị AIDS và một bé trai bị bắt cóc và tra tấn đã kể những câu chuyện của họ. Đức Giáo Hoàng đề nghị họ đừng bao giờ mất hy vọng.
ĐTC nói: “Winnie đã biến cay đắng thành hy vọng. Đó không phải là trò ảo thuật. Đó là công việc của Chúa Giêsu. Người có thể làm bất cứ điều gì.”
6.Tình Huynh Đệ
Điểm dừng chân cuối cùng trong chuyến đi của Đức Giáo Hoàng là tinh tế nhất. Chiến tranh ở Cộng hòa Trung Phi kể từ năm 2013, và khoảng một phần tư trong 5 triệu cư dân phải di tản. Những người bị mất nhà cửa là thành phần được Đức Giáo Hoàng ưu tiên viếng thăm.
ĐTC nói: “Cha muốn mọi người hãy nói với nhau rằng ‘chúng ta đều là anh em với nhau’. Vì chúng ta đều là anh em nên chúng ta hy vọng cho hòa bình. Cha ban phước lành của Chúa cho chúng con và mong chúng con cầu nguyện cho cha.”
7.Lòng Thương Xót
Không nghi ngờ gì nữa, một trong những khoảnh khắc xúc động nhất của chuyến đi này là … Đức Thánh Cha khai mạc Năm Thánh Lòng Thương Xót trong Nhà thờ Bangui bằng cách mở Cửa Thánh.
Đức Giáo Hoàng nói: “Chúng ta hãy cùng nhau cầu xin tình yêu và hòa bình. Tình yêu và hòa bình. Bây giờ với lời cầu nguyện này, chúng ta bắt đầu Năm Thánh.”
8.Tha Thứ Và Hòa Bình
Thông điệp chủ đạo nhất của Đức Giáo Hoàng trong chuyến tông du của ngài đến đến CAR là hòa bình. Đây là cách ngài ấy nói với người trẻ Trung Phi để giao hòa với kẻ thù của họ.
Ngài nói: “Chúng con có thể yêu kẻ thù của chúng con không? Có! Chúng con có thể tha thứ khi họ làm tổn thương chúng con không? Có! Với tình yêu và sự tha thứ, chúng con có thể là người chiến thắng.”
Chuyến tông du của Đức Giáo Hoàng đến CAR kết thúc bằng một Thánh Lễ tại sân vận động lớn ở Bangui. Một lần nữa, hàng ngàn người tham dự bày tỏ tình cảm và lòng tri ân của họ với chuyến thăm lịch sử của Đức Giáo Hoàng đến trung tâm của châu Phi.
(Romereports, 2-12-2015)
Chuyển ngữ: Giuse Phạm Đinh Ngọc, S.J
Đó là năm ngày sôi nổi đối với Đức Giáo Hoàng, khi ngài đưa ra những thông điệp về hòa bình, hòa giải, đức tin và lòng thương xót.
Kenya, Uganda, và Cộng hòa Trung Phi đã đón tiếp Đức Giáo Hoàng trong chuyến tông du đầu tiên của ngài tới lục địa châu Phi. Chuyến đi này để lại một tác động sâu sắc lớn lao cho người dân nơi đây. Và Đức Thánh Cha đã thực sự xúc động.
1.Chăm sóc thiên nhiên
Ngài nói: “đáng buồn thay, và thậm chí tôi dám nói rằng thực sự thảm khốc: những lợi ích nhóm lại chiếm ưu thế trên cả lợi ích chung và dẫn đến việc thao túng thông tin để bảo vệ kế hoạch và những dự án riêng tư của mình.”
2.Tham nhũng
Ở Kenya, Đức Giáo Hoàng đã tổ chức một cuộc gặp gỡ quy mô dành cho những người trẻ. Ngài cảnh báo họ về nguy hại tham nhũng trong tất cả các phần của cuộc sống.
Đức Thánh Cha nói: “Đây không chỉ thuộc về chính trị mà nó còn nằm trong tất cả các tổ chức. Ngay cả ở Vatican cũng có những trường hợp tham nhũng. Tham nhũng là một cái gì đó thâm nhập vào tận trong mỗi chúng ta. Nó giống như đường vậy. Thật ngọt ngào. Chúng ta thích nó. Thật dễ dàng. Và sau cùng, hậu quả của nó thật tệ hại.”
3.Đói Nghèo
Trước khi rời Kenya, ngài tới thăm một trong những vùng ngoại biên vốn bị thiệt thòi nhất ở châu Phi, đó là Kangemi. Ngài nói với cư dân ở đây rằng ngài cảm thấy ở đây như nhà của mình vậy, ở giữa những người khiêm tốn nhất.
Đức Giáo Hoàng chia sẻ: “Cha cảm thấy rất thoải mái như ở nhà để chia sẻ những khoảnh khắc với chúng con là những người mà cha không thấy xấu hổ khi nói điều này, chúng con có một vị trí đặc biệt trong cuộc sống và quyết định của cha.”
4.Đức Tin
Tại Uganda, Đức Giáo Hoàng vinh dự tưởng nhớ các vị tử đạo Công Giáo người Anh đã bị giết vì đức tin trong thế kỷ 19. Ngài kêu gọi người Uganda đừng bao giờ quên lãng thời gian đó.
Đức Giáo Hoàng nói: “Ngay bây giờ, cuộc sống của họ là một lời chứng đối với sức mạnh biến đổi của Tin mừng Chúa Giêsu Kitô. Di sản này không thể thỉnh thoảng chúng con mới nhớ đến hay không thể cất giữ nó trong viện bảo tàng như một viên ngọc quý.”
5.Hy Vọng
Đức Giáo Hoàng cũng nghe những chứng từ khi ngài ở Uganda. Một phụ nữ trẻ bị AIDS và một bé trai bị bắt cóc và tra tấn đã kể những câu chuyện của họ. Đức Giáo Hoàng đề nghị họ đừng bao giờ mất hy vọng.
ĐTC nói: “Winnie đã biến cay đắng thành hy vọng. Đó không phải là trò ảo thuật. Đó là công việc của Chúa Giêsu. Người có thể làm bất cứ điều gì.”
6.Tình Huynh Đệ
Điểm dừng chân cuối cùng trong chuyến đi của Đức Giáo Hoàng là tinh tế nhất. Chiến tranh ở Cộng hòa Trung Phi kể từ năm 2013, và khoảng một phần tư trong 5 triệu cư dân phải di tản. Những người bị mất nhà cửa là thành phần được Đức Giáo Hoàng ưu tiên viếng thăm.
ĐTC nói: “Cha muốn mọi người hãy nói với nhau rằng ‘chúng ta đều là anh em với nhau’. Vì chúng ta đều là anh em nên chúng ta hy vọng cho hòa bình. Cha ban phước lành của Chúa cho chúng con và mong chúng con cầu nguyện cho cha.”
7.Lòng Thương Xót
Không nghi ngờ gì nữa, một trong những khoảnh khắc xúc động nhất của chuyến đi này là … Đức Thánh Cha khai mạc Năm Thánh Lòng Thương Xót trong Nhà thờ Bangui bằng cách mở Cửa Thánh.
Đức Giáo Hoàng nói: “Chúng ta hãy cùng nhau cầu xin tình yêu và hòa bình. Tình yêu và hòa bình. Bây giờ với lời cầu nguyện này, chúng ta bắt đầu Năm Thánh.”
8.Tha Thứ Và Hòa Bình
Thông điệp chủ đạo nhất của Đức Giáo Hoàng trong chuyến tông du của ngài đến đến CAR là hòa bình. Đây là cách ngài ấy nói với người trẻ Trung Phi để giao hòa với kẻ thù của họ.
Ngài nói: “Chúng con có thể yêu kẻ thù của chúng con không? Có! Chúng con có thể tha thứ khi họ làm tổn thương chúng con không? Có! Với tình yêu và sự tha thứ, chúng con có thể là người chiến thắng.”
Chuyến tông du của Đức Giáo Hoàng đến CAR kết thúc bằng một Thánh Lễ tại sân vận động lớn ở Bangui. Một lần nữa, hàng ngàn người tham dự bày tỏ tình cảm và lòng tri ân của họ với chuyến thăm lịch sử của Đức Giáo Hoàng đến trung tâm của châu Phi.
(Romereports, 2-12-2015)
Chuyển ngữ: Giuse Phạm Đinh Ngọc, S.J
ĐTC: Sự chung sống giữa giầu có và bần cùng là một hổ nhục cho nhân loại
Linh Tiến Khải
13:45 02/12/2015
02/12/2015 - Sự chung sống giữa giầu có và bần cùng là một gương mù gương xấu và là một hổ nhục cho thế giới.
Sự chung sống giữa giầu có và bần cùng là một gương mù gương xấu và là một hổ nhục cho thế giới. ĐTC Phanxicô đã khẳng định như trên trong buổi tiếp kiến chung tín hữu và du khách hành hương năm châu sáng thư tư 2-12-2015.
Như đã biết, ĐTC Phanxicô vừa mới công du ba nước Phi châu Kenya, Uganda và Cộng hòa Trung Phi về, trong bài huấn dụ ngài đã chia sẻ với mọi người một số kinh nghiệm và cảm tưởng của ngài. ĐTC đã bầy tỏ lòng biết ơn chân thành đối với sự tiếp đón nồng hậu của các chính quyền dân sự và các Giám Mục, cũng như của tất cả những ai đã cộng tác để cho cuộc viếng thăm diễn ra tốt đẹp. Đề cập tới Kenya là quốc gia đầu tiên của chuyến viếng thăm ĐTC nói:
Kenya là một nước diễn tả tốt thách đố của thời đại chúng ta: đó là bảo vệ thụ tạo bằng cách cải tổ mẫu phát triển để nó được công bằng, bao gồm mọi người và có thể chịu đựng nổi. Tất cả những điều này được tìm thấy tại Nairobi, là thành phố lớn nhất vùng Đông Phi châu, nơi chung sống sự giầu có và bần cùng: nhưng đây là một gưong mù gương xấu! Không phải chỉ bên Phi châu thôi, mà cả ở đây bên Âu châu nữa. Tại khắp mọi nơi. Việc chung sống giữa sự giầu có và bần cùng là một gương mù gương xấu, một hổ nhục cho nhân loại. Và ở Nairobi có trụ sở văn phòng của Liên Hiệp Quốc đặc trách Môi sinh, mà tôi đã viếng thăm. Tại Kenya tôi cũng đã gặp gỡ chính quyền và Ngoại giao đoàn, cũng như dân chúng sống trong khu phố bình dân. Tôi cũng đã gặp gỡ các vị lãnh đạo của các Giáo Hội kitô và các tôn giáo khác, các linh mục và những người sống đời thánh hiến, và người trẻ, biết bao nhiêu người trẻ! Trong mọi dịp tôi đã đều khích lệ giữ gìn kho tàng lớn của đất nước này là sự phong phú thiên nhiên và tinh thần, được tạo thành bởi các tài nguyên của lòng đất, các thế hệ mới, và các giá trị làm thành sự khôn ngoan của người dân. Trong bối cảnh thời sự một cách thê thảm này tôi đã vui mừng đem đến lời hy vọng của Chúa Giêsu phục sinh: “Anh em hãy vững vàng trong đức tin, đừng sợ hãi!”. Đó đã là khẩu hiệu của chuyến viếng thăm. Một lời được biết bao nhiêu người khiêm tốn và đơn sơ sống mỗi ngày, với phẩm giá cao quý; một lời được làm chứng một cách thê thảm và anh hùng bởi các bạn trẻ của đại học Garissa, bị giết ngày mùng 2 tháng 4 vì là kitô hữu. Máu của họ là hạt giống của hòa bình và tình huynh đệ cho Kenya, cho Phi châu và cho toàn thế giới.
Tiếp tục bài huấn dụ ĐTC chia sẻ cảm tưởng của ngài liên quan tới Uganda. Tại Uganda chuyến viếng thăm của tôi xảy ra trong dấu chỉ của các Vị Tử Đạo của đất nước này, mà chân phước Phaolô VI đã tôn phong hiển thánh cách đây 50 năm. Vì vậy khẩu hiệu chuyến viếng thăm đã là: “Các con sẽ là các chứng nhân của Thầy” (Cv 1,8). Đây là một khẩu hiệu giả thiết các lời trước đó: “Các con sẽ được sức mạnh của Thánh Thần”, bởi vì chính Thần Khí linh hoạt trái tim và đôi tay của các môn đệ thừa sai. Và toàn chuyến viếng thăm Uganda đã diễn ra trong chứng tá được Chúa Thánh Thần linh hoạt. Đề cập đến chứng tá của các kitô hữu Uganda ĐTC nói:
Trong nghiã rõ ràng chứng tá là việc phục vụ của các giáo lý viên, mà tôi đã cám ơn và khích lệ vì sự dấn thân của họ, thường khi cũng lôi kéo cả gia đình họ. Chứng tá là chứng tá của tình bác ái, mà tôi đã sờ mó được với bàn tay trong Nhà Bác Ái Nalukolongo, có sự dấn thân của biết bao nhiêu cộng đoàn và hiệp hội, tuy gặp biết bao nhiêu khó khăn, nhưng vẫn giữ được ơn hy vọng, và tìm cách sống theo Tin Mừng chứ không sống theo thế gian, bằng cách đi ngược dòng. Các chứng nhân là các linh mục, các người nam nữ sống đời thánh hiến canh tân từng ngày tiếng “có” hoàn toàn với Chúa Kitô và tươi vui tận hiến cho việc phục vụ dân thánh của Thiên Chúa. Tất cả các hình thái chứng tá đa diện này, được linh hoạt bởi cùng Thánh Thần, là men cho toàn thể xã hội, như được chứng minh bởi công tác hiệu quả của việc chống lại bệnh AIDS bên Uganda, và trong việc tiếp đón các người tỵ nạn.
Thế rồi chặng thứ ba trong chuyến du hành của tôi đã là Cộng hòa Trung Phi: trung tâm địa lý của đại lục. Thật ra, cuộc viếng thăm này đã là việc viếng thăm đầu tiên trong ý muốn của tôi, bởi vì quốc gia này đang tìm ra khỏi một giai đoạn rất khó khăn của xung khắc, bạo lực và biết bao khổ đau nơi người dân. Chính vì thế nên, đi trước một tuần, tôi đã muốn mở Cửa Năm Thánh Lòng Thương Xót đầu tiên tại Bangui. Đây là một quốc gia khổ đau biết bao nhiêu. Và điều này như dấu chỉ của đức tin và niềm hy vọng cho dân tộc này, và một cách biểu tượng cho mọi dân tộc phi châu các dân tộc cần được cứu chuộc và an ủi nhất. Lời Chúa Giêsu mời gọi các môn đệ: “Chúng ta hãy sang bờ bên kia” (Lc 8,22) đã là khẩu hiệu của chuyến viếng thăm Trung Phi. ĐTC giải thích ý nghĩa cụ thể của lời mời này trong bối cảnh hiện nay của Trung Phi như sau:
Qua bờ bên kia, trong nghĩa dân sự, có nghĩa là bỏ lại đàng sau lưng chiến tranh, các chia rẽ, sự bần cùng, và lựa chọn hoà bình, hòa giải và phát triển. Nhưng điều này giả thiết một sự vượt qua, xảy ra trong các lương tâm, trong các cung cách hành xử, và trong các ý muốn của con người. Và trên bình diện này phần đóng góp của các cộng đoàn tôn giáo thật định đoạt. Vì vậy tôi đã gặp gỡ các cộng đoàn Tin Lành và Hồi giáo, chia sẻ lời cầu nguyện và dấn thân cho hòa bình. Với các linh mục và các người sống đời thánh hiến, nhưng cũng với người trẻ, chúng tôi đã chia sẻ niềm vui cảm thấy Chúa phục sinh ở trên thuyền với chúng tôi, và chính Ngài hướng dẫn con thuyền sang bờ bên kia. Và sau cùng trong Thánh lễ cuối cùng tại sân vận động Bangui, trong ngày lễ thánh Anrê Tông Đồ, chúng tôi đã canh tân dấn thân theo Chúa Giêsu, niềm hy vọng của chúng ta, sự an bình của chúng ta, Gương mặt của Lòng Thương Xót Chúa. Thánh lễ cuối cùng này đã thật tuyệt vời: đầy người trẻ, một sân vận động người trẻ! Nhưng hơn phân nửa dân của Cộng hòa Trung Phi là người trẻ vị thành niên, dưới 18 tuổi. Đây là một hứa hẹn để tiến tới!
Tôi muốn nói một lời về các thừa sai. Những người nam nữ đã bỏ tất cả: từ khi còn trẻ họ đã bỏ quê hương để đến đó, để sống một cuộc sống phải làm biết bao nhiêu công việc, đôi khi họ phải ngủ dưới đất… suốt cả đời… Vào một lúc tôi đã tìm thấy tại Bangui một nữ tu già người Ý. Tôi hỏi: “Chị bao nhiêu tuổi”, “Thưa 81”. Không nhiều lắm, già hơn tôi hai tuổi thôi. Chị đi với một bé gái, và bé gái gọi nữ tu 81 tuổi là “bà nội” bằng tiếng Ý. Chị ấy đã sống ở đây khi mới 23-24 tuổi. Suốt cả đời. Và có biết bao nhiêu nữ tu như chị. Chị nói: “Nhưng mà con không là người ở đây, con từ nước bên cạnh là Congo, con đi canô qua đây với bé gái này.. “ Các thừa sai là thế: họ rất can đảm”. “Vậy chị làm gì?” “Thưa con là y tá, và con đã học một chút ở đây và trở thành bà đỡ, và con đã cho 3.280 em bé chào đời”. Chị ấy nói với tôi như thế. Tất cả một cuộc đời cho sự sống, cho sự sống của người khác. Và có biết bao nhiêu người như nữ tu này, biết bao nữ tu, biết bao linh mục, biết bao tu sĩ đã đốt cháy cuộc đời mình để loan báo Chúa Giêsu Kitô. Thật là đẹp khi trông thấy như vậy. Thật là đẹp!
Tôi muốn nói một lời với người trẻ. Nhưng có ít người trẻ, vì xem ra việc sinh ra là một xa xỉ phẩm tại Âu châu này: số sinh là zero hay 1%... Tôi xin ngỏ lời với người trẻ: các con hãy nghĩ xem các con làm gì với cuộc đời mình. Các con hãy nghĩ tới nữ tu này và biết bao nữ tu khác như chị, những người đã trao ban cả cuộc đời, và biết bao người đã chết ở đó. Truyền giáo không phải là chiêu dụ tín đồ, bởi vì nữ tu này đã nói với tôi rằng các phụ nữ hồi đến với các chị, vì các chị là nữ tu, là các nữ y tá giỏi, săn sóc họ tốt và không dậy giáo lý để họ theo đạo! Chứng tá. Thế rồi đối với ai muốn, thì các chị dậy giáo lý cho họ. Nhưng mà làm chứng: đó là tinh thần truyền giáo lớn anh hùng của Giáo Hội. Loan báo Chúa Giêsu Kitô với chính cuộc sống của mình! Tôi xin nói với các bạn trẻ: Con hãy nghĩ tới việc làm gì với cuộc đời con. Đây là lúc suy nghĩ và xin Chúa làm cho con cảm thấy ý muốn của Ngài. Nhưng làm ơn đừng loại trừ khả thể trở thành thừa sai, để đem tình yêu thương, nhân tính,và đức tin đến cho các nước khác. Không phải để chiêu dụ tín đồ: không. Điều này những người kiếm tìm một điều khác làm. Đức tin được rao giảng trước hết với chứng tá, và rồi với lời nói. Một cách từ từ.
Chúng ta hãy cùng nhau chúc tụng Chúa vì chuyến hành hương này trên đất Phi châu, và chúng ta hãy để cho mình được hướng dẫn bởi các lời chìa khóa của Chúa: “Các con hãy vững vàng trong đức tin, đừng sợ hãi”, “Các con sẽ là các chứng nhân của Thầy”; “Chúng ta hãy sang bờ bên kia”.
ĐTC đã chào các đoàn hành hương đến từ các nước bắc Mỹ và Âu châu, cũng như các đoàn hành hương Australia và Nam Hàn. Ngài nhắc cho mọi người biết Giáo Hội đã bước vào Mùa Vọng là thời gian của hy vọng mà Chúa đề nghị với chúng ta để có thể tiếp đón Ngài vào trong cuộc sống và thế giới này một cách tốt đẹp hơn. ĐTC cầu chúc mọi người sống Mùa Vọng với nhiều sốt mến, đặc biệt trong Năm Thánh Lòng Thương Xót. Đây là thời gian cầu nguyện, canh thức và mở rộng con tim cho Lòng Thương Xót Chúa, sống bác ái và trợ giúp những người thiếu thốn.
Chào nhóm bạn trẻ “Viva la Gente Hoan hô dân chúng” của phong trào Tổ Ấm mừng kỷ niệm 50 năm thành lập, ĐTC hy vọng họ tiếp tục ca hát để loan báo tình yêu của Chúa.
Chào các tin hữu Ba Lan ngài cám ơn họ đã tháp tùng chuyến viếng thăm mục vụ của ngài tại Phi châu bằng lời cầu nguyện.
Trong các nhóm Italia ĐTC đặc biệt chào Liên hiệp quốc tế các bề trên tổng quyền, khai mạc dự án Người di cư trên đảo Sicilia; nhân viên của văn phòng chính phủ điều hợp chống nạn tội phạm cho vay nặng lãi và đòi tiền hối lộ để được bảo vệ.
Chào giới trẻ, người bệnh và các đôi tân hôn ĐTC cầu chúc người trẻ được Chúa thúc đẩy trở thành những người thăng tiên đối thoại và cảm thông. Ngài xin Chúa giúp các anh chị em ốm đau biết nhìn lên thập giá Chúa Kitô và học đương đầu với khổ đau trong sự thanh thản. Ngài xin Chúa giúp các cặp vợ chồng mới cưới gia tăng tình yêu và an bình trong cuộc sống đình.
Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lậy Cha và phép lành toà thánh ĐTC ban cho mọi người.
Sự chung sống giữa giầu có và bần cùng là một gương mù gương xấu và là một hổ nhục cho thế giới. ĐTC Phanxicô đã khẳng định như trên trong buổi tiếp kiến chung tín hữu và du khách hành hương năm châu sáng thư tư 2-12-2015.
Như đã biết, ĐTC Phanxicô vừa mới công du ba nước Phi châu Kenya, Uganda và Cộng hòa Trung Phi về, trong bài huấn dụ ngài đã chia sẻ với mọi người một số kinh nghiệm và cảm tưởng của ngài. ĐTC đã bầy tỏ lòng biết ơn chân thành đối với sự tiếp đón nồng hậu của các chính quyền dân sự và các Giám Mục, cũng như của tất cả những ai đã cộng tác để cho cuộc viếng thăm diễn ra tốt đẹp. Đề cập tới Kenya là quốc gia đầu tiên của chuyến viếng thăm ĐTC nói:
Kenya là một nước diễn tả tốt thách đố của thời đại chúng ta: đó là bảo vệ thụ tạo bằng cách cải tổ mẫu phát triển để nó được công bằng, bao gồm mọi người và có thể chịu đựng nổi. Tất cả những điều này được tìm thấy tại Nairobi, là thành phố lớn nhất vùng Đông Phi châu, nơi chung sống sự giầu có và bần cùng: nhưng đây là một gưong mù gương xấu! Không phải chỉ bên Phi châu thôi, mà cả ở đây bên Âu châu nữa. Tại khắp mọi nơi. Việc chung sống giữa sự giầu có và bần cùng là một gương mù gương xấu, một hổ nhục cho nhân loại. Và ở Nairobi có trụ sở văn phòng của Liên Hiệp Quốc đặc trách Môi sinh, mà tôi đã viếng thăm. Tại Kenya tôi cũng đã gặp gỡ chính quyền và Ngoại giao đoàn, cũng như dân chúng sống trong khu phố bình dân. Tôi cũng đã gặp gỡ các vị lãnh đạo của các Giáo Hội kitô và các tôn giáo khác, các linh mục và những người sống đời thánh hiến, và người trẻ, biết bao nhiêu người trẻ! Trong mọi dịp tôi đã đều khích lệ giữ gìn kho tàng lớn của đất nước này là sự phong phú thiên nhiên và tinh thần, được tạo thành bởi các tài nguyên của lòng đất, các thế hệ mới, và các giá trị làm thành sự khôn ngoan của người dân. Trong bối cảnh thời sự một cách thê thảm này tôi đã vui mừng đem đến lời hy vọng của Chúa Giêsu phục sinh: “Anh em hãy vững vàng trong đức tin, đừng sợ hãi!”. Đó đã là khẩu hiệu của chuyến viếng thăm. Một lời được biết bao nhiêu người khiêm tốn và đơn sơ sống mỗi ngày, với phẩm giá cao quý; một lời được làm chứng một cách thê thảm và anh hùng bởi các bạn trẻ của đại học Garissa, bị giết ngày mùng 2 tháng 4 vì là kitô hữu. Máu của họ là hạt giống của hòa bình và tình huynh đệ cho Kenya, cho Phi châu và cho toàn thế giới.
Tiếp tục bài huấn dụ ĐTC chia sẻ cảm tưởng của ngài liên quan tới Uganda. Tại Uganda chuyến viếng thăm của tôi xảy ra trong dấu chỉ của các Vị Tử Đạo của đất nước này, mà chân phước Phaolô VI đã tôn phong hiển thánh cách đây 50 năm. Vì vậy khẩu hiệu chuyến viếng thăm đã là: “Các con sẽ là các chứng nhân của Thầy” (Cv 1,8). Đây là một khẩu hiệu giả thiết các lời trước đó: “Các con sẽ được sức mạnh của Thánh Thần”, bởi vì chính Thần Khí linh hoạt trái tim và đôi tay của các môn đệ thừa sai. Và toàn chuyến viếng thăm Uganda đã diễn ra trong chứng tá được Chúa Thánh Thần linh hoạt. Đề cập đến chứng tá của các kitô hữu Uganda ĐTC nói:
Trong nghiã rõ ràng chứng tá là việc phục vụ của các giáo lý viên, mà tôi đã cám ơn và khích lệ vì sự dấn thân của họ, thường khi cũng lôi kéo cả gia đình họ. Chứng tá là chứng tá của tình bác ái, mà tôi đã sờ mó được với bàn tay trong Nhà Bác Ái Nalukolongo, có sự dấn thân của biết bao nhiêu cộng đoàn và hiệp hội, tuy gặp biết bao nhiêu khó khăn, nhưng vẫn giữ được ơn hy vọng, và tìm cách sống theo Tin Mừng chứ không sống theo thế gian, bằng cách đi ngược dòng. Các chứng nhân là các linh mục, các người nam nữ sống đời thánh hiến canh tân từng ngày tiếng “có” hoàn toàn với Chúa Kitô và tươi vui tận hiến cho việc phục vụ dân thánh của Thiên Chúa. Tất cả các hình thái chứng tá đa diện này, được linh hoạt bởi cùng Thánh Thần, là men cho toàn thể xã hội, như được chứng minh bởi công tác hiệu quả của việc chống lại bệnh AIDS bên Uganda, và trong việc tiếp đón các người tỵ nạn.
Thế rồi chặng thứ ba trong chuyến du hành của tôi đã là Cộng hòa Trung Phi: trung tâm địa lý của đại lục. Thật ra, cuộc viếng thăm này đã là việc viếng thăm đầu tiên trong ý muốn của tôi, bởi vì quốc gia này đang tìm ra khỏi một giai đoạn rất khó khăn của xung khắc, bạo lực và biết bao khổ đau nơi người dân. Chính vì thế nên, đi trước một tuần, tôi đã muốn mở Cửa Năm Thánh Lòng Thương Xót đầu tiên tại Bangui. Đây là một quốc gia khổ đau biết bao nhiêu. Và điều này như dấu chỉ của đức tin và niềm hy vọng cho dân tộc này, và một cách biểu tượng cho mọi dân tộc phi châu các dân tộc cần được cứu chuộc và an ủi nhất. Lời Chúa Giêsu mời gọi các môn đệ: “Chúng ta hãy sang bờ bên kia” (Lc 8,22) đã là khẩu hiệu của chuyến viếng thăm Trung Phi. ĐTC giải thích ý nghĩa cụ thể của lời mời này trong bối cảnh hiện nay của Trung Phi như sau:
Qua bờ bên kia, trong nghĩa dân sự, có nghĩa là bỏ lại đàng sau lưng chiến tranh, các chia rẽ, sự bần cùng, và lựa chọn hoà bình, hòa giải và phát triển. Nhưng điều này giả thiết một sự vượt qua, xảy ra trong các lương tâm, trong các cung cách hành xử, và trong các ý muốn của con người. Và trên bình diện này phần đóng góp của các cộng đoàn tôn giáo thật định đoạt. Vì vậy tôi đã gặp gỡ các cộng đoàn Tin Lành và Hồi giáo, chia sẻ lời cầu nguyện và dấn thân cho hòa bình. Với các linh mục và các người sống đời thánh hiến, nhưng cũng với người trẻ, chúng tôi đã chia sẻ niềm vui cảm thấy Chúa phục sinh ở trên thuyền với chúng tôi, và chính Ngài hướng dẫn con thuyền sang bờ bên kia. Và sau cùng trong Thánh lễ cuối cùng tại sân vận động Bangui, trong ngày lễ thánh Anrê Tông Đồ, chúng tôi đã canh tân dấn thân theo Chúa Giêsu, niềm hy vọng của chúng ta, sự an bình của chúng ta, Gương mặt của Lòng Thương Xót Chúa. Thánh lễ cuối cùng này đã thật tuyệt vời: đầy người trẻ, một sân vận động người trẻ! Nhưng hơn phân nửa dân của Cộng hòa Trung Phi là người trẻ vị thành niên, dưới 18 tuổi. Đây là một hứa hẹn để tiến tới!
Tôi muốn nói một lời về các thừa sai. Những người nam nữ đã bỏ tất cả: từ khi còn trẻ họ đã bỏ quê hương để đến đó, để sống một cuộc sống phải làm biết bao nhiêu công việc, đôi khi họ phải ngủ dưới đất… suốt cả đời… Vào một lúc tôi đã tìm thấy tại Bangui một nữ tu già người Ý. Tôi hỏi: “Chị bao nhiêu tuổi”, “Thưa 81”. Không nhiều lắm, già hơn tôi hai tuổi thôi. Chị đi với một bé gái, và bé gái gọi nữ tu 81 tuổi là “bà nội” bằng tiếng Ý. Chị ấy đã sống ở đây khi mới 23-24 tuổi. Suốt cả đời. Và có biết bao nhiêu nữ tu như chị. Chị nói: “Nhưng mà con không là người ở đây, con từ nước bên cạnh là Congo, con đi canô qua đây với bé gái này.. “ Các thừa sai là thế: họ rất can đảm”. “Vậy chị làm gì?” “Thưa con là y tá, và con đã học một chút ở đây và trở thành bà đỡ, và con đã cho 3.280 em bé chào đời”. Chị ấy nói với tôi như thế. Tất cả một cuộc đời cho sự sống, cho sự sống của người khác. Và có biết bao nhiêu người như nữ tu này, biết bao nữ tu, biết bao linh mục, biết bao tu sĩ đã đốt cháy cuộc đời mình để loan báo Chúa Giêsu Kitô. Thật là đẹp khi trông thấy như vậy. Thật là đẹp!
Tôi muốn nói một lời với người trẻ. Nhưng có ít người trẻ, vì xem ra việc sinh ra là một xa xỉ phẩm tại Âu châu này: số sinh là zero hay 1%... Tôi xin ngỏ lời với người trẻ: các con hãy nghĩ xem các con làm gì với cuộc đời mình. Các con hãy nghĩ tới nữ tu này và biết bao nữ tu khác như chị, những người đã trao ban cả cuộc đời, và biết bao người đã chết ở đó. Truyền giáo không phải là chiêu dụ tín đồ, bởi vì nữ tu này đã nói với tôi rằng các phụ nữ hồi đến với các chị, vì các chị là nữ tu, là các nữ y tá giỏi, săn sóc họ tốt và không dậy giáo lý để họ theo đạo! Chứng tá. Thế rồi đối với ai muốn, thì các chị dậy giáo lý cho họ. Nhưng mà làm chứng: đó là tinh thần truyền giáo lớn anh hùng của Giáo Hội. Loan báo Chúa Giêsu Kitô với chính cuộc sống của mình! Tôi xin nói với các bạn trẻ: Con hãy nghĩ tới việc làm gì với cuộc đời con. Đây là lúc suy nghĩ và xin Chúa làm cho con cảm thấy ý muốn của Ngài. Nhưng làm ơn đừng loại trừ khả thể trở thành thừa sai, để đem tình yêu thương, nhân tính,và đức tin đến cho các nước khác. Không phải để chiêu dụ tín đồ: không. Điều này những người kiếm tìm một điều khác làm. Đức tin được rao giảng trước hết với chứng tá, và rồi với lời nói. Một cách từ từ.
Chúng ta hãy cùng nhau chúc tụng Chúa vì chuyến hành hương này trên đất Phi châu, và chúng ta hãy để cho mình được hướng dẫn bởi các lời chìa khóa của Chúa: “Các con hãy vững vàng trong đức tin, đừng sợ hãi”, “Các con sẽ là các chứng nhân của Thầy”; “Chúng ta hãy sang bờ bên kia”.
ĐTC đã chào các đoàn hành hương đến từ các nước bắc Mỹ và Âu châu, cũng như các đoàn hành hương Australia và Nam Hàn. Ngài nhắc cho mọi người biết Giáo Hội đã bước vào Mùa Vọng là thời gian của hy vọng mà Chúa đề nghị với chúng ta để có thể tiếp đón Ngài vào trong cuộc sống và thế giới này một cách tốt đẹp hơn. ĐTC cầu chúc mọi người sống Mùa Vọng với nhiều sốt mến, đặc biệt trong Năm Thánh Lòng Thương Xót. Đây là thời gian cầu nguyện, canh thức và mở rộng con tim cho Lòng Thương Xót Chúa, sống bác ái và trợ giúp những người thiếu thốn.
Chào nhóm bạn trẻ “Viva la Gente Hoan hô dân chúng” của phong trào Tổ Ấm mừng kỷ niệm 50 năm thành lập, ĐTC hy vọng họ tiếp tục ca hát để loan báo tình yêu của Chúa.
Chào các tin hữu Ba Lan ngài cám ơn họ đã tháp tùng chuyến viếng thăm mục vụ của ngài tại Phi châu bằng lời cầu nguyện.
Trong các nhóm Italia ĐTC đặc biệt chào Liên hiệp quốc tế các bề trên tổng quyền, khai mạc dự án Người di cư trên đảo Sicilia; nhân viên của văn phòng chính phủ điều hợp chống nạn tội phạm cho vay nặng lãi và đòi tiền hối lộ để được bảo vệ.
Chào giới trẻ, người bệnh và các đôi tân hôn ĐTC cầu chúc người trẻ được Chúa thúc đẩy trở thành những người thăng tiên đối thoại và cảm thông. Ngài xin Chúa giúp các anh chị em ốm đau biết nhìn lên thập giá Chúa Kitô và học đương đầu với khổ đau trong sự thanh thản. Ngài xin Chúa giúp các cặp vợ chồng mới cưới gia tăng tình yêu và an bình trong cuộc sống đình.
Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lậy Cha và phép lành toà thánh ĐTC ban cho mọi người.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô giải thích kế hoạch Năm Thánh Thương Xót
Vũ Văn An
22:02 02/12/2015
Trong một cuộc phỏng vấn mới đây của tạp chí Ý Credere, Đức Thánh Cha Phanxicô đã giải thích kế hoạch Năm Thánh Thương Xót của ngài. Ngài nói “tôi tin đây là thời thương xót. Tất cả chúng ta đều là kẻ có tội, tất cả chúng ta đều mang nhiều gánh nặng nội tâm”.
Đức Thánh Cha nói rằng: Ý niệm Năm Thánh Thương Xót phản ảnh một chủ đề đã được các vị giáo hoàng tiền nhiệm khai triển. Ngài đặc biệt nhắc đến Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, vị giáo hoàng đã viết Thông Điệp Dives in Misericordia và đã thiết lập Lễ Lòng Chúa Thương Xót. Đức Giáo Hoàng nói tiếp: việc nhấn mạnh tới lòng thương xót của Thiên Chúa là một “canh tân tương đối mới có gần đây” nhưng truyền thống thương xót thì vẫn đã luôn hiện hữu.
Giải thích lý do khiến ngài mở Năm Thánh Thương Xót, Đức Thánh Cha cho biết: “Thế giới cần khám phá ra rằng Thiên Chúa là Cha, rằng có lòng thương xót, rằng tàn ác không phải là đường lối, lên án cũng không phải là đường lối, vì chính Giáo Hội đôi khi cũng có phương hướng cứng rắn và sa vào cơn cám dỗ muốn theo đường hướng cứng rắn và chỉ nhấn mạnh tới luật lệ luân lý mà thôi; nhiều người, vì thế, bị loại ra ngoài”.
Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh: mọi người đều cần lòng thương xót. Ngài thú nhận: “tôi vẫn còn mắc lầm lẫn và phạm tội, và tôi xưng tội mỗi 15 hay 20 ngày”.
Theo Đức Giáo Hoàng, Năm Thánh Thương Xót có thể giúp tín hữu nhận ra “chiều kích mẫu tính của Thiên Chúa”. Ngài giải thích rằng ngài muốn nói về “sự âu yếm, rất đặc trưng nơi một bà mẹ, sự âu yếm của Thiên Chúa phát xuất từ phụ tính nội tại của Người. Thiên Chúa vừa là Cha vừa là Mẹ”.
Cuối cuộc phỏng vấn, Đức Giáo Hoàng Phanxicô tiết lộ ngài sẽ làm nhiều cử chỉ công khai để nhấn mạnh tới chủ đề của Năm Thánh. Ngài cho hay: “Thứ Sáu mỗi tháng, tôi sẽ thực hiện một cử chỉ lớn” nhưng không nói rõ đó là những cử chỉ gì.
Một số trích đoạn quan trọng của cuộc phỏng vấn
Ngày 2 tháng 12, Sở Thông Tin của Tòa Thánh (VIS) có phổ biến một số trích đoạn quan trọng của cuộc phỏng vấn của tờ Credere:
Ai cũng cần lòng thương xót
“Chủ đề thương xót vốn đã được nhấn mạnh trong đời sống Giáo Hội, bắt đầu với Đức Giáo Hoàng Phaolô VI. Đức Gioan Phaolô II đã làm nổi bật nó với Thông Điệp Dives in Misericordia, với việc phong hiển thánh cho Chân Phúc Faustina và với việc thiết lập Lễ Lòng Chúa Thương Xót vào Tuần Tám Ngày của Phục Sinh. Theo đường hướng này, tôi cảm thấy dường như đây là ý Chúa muốn tỏ Lòng Thương Xót của Người cho nhân loại. Đây không phải là điều phát sinh từ tâm trí tôi, nhưng đúng hơn chỉ là một canh tân tương đối mới có đây đối với một truyền thống vẫn đã luôn hiện hữu… Điều hiển nhiên là thế giới ngày nay rất cần lòng thương xót và thương cảm, hay đúng hơn khả năng tương cảm (empathy). Chúng ta đã trở nên quen thuộc với tin xấu, tin ác và những tàn ác tồi tệ nhất hằng xúc phạm tới thánh danh và sự sống Thiên Chúa. Thế giới cần khám phá ra rằng Thiên Chúa là Cha, rằng có lòng thương xót, rằng tàn ác không phải là đường lối, rằng lên án cũng không phải là đường lối, vì chính Giáo Hội có lúc đã có đường hướng cứng rắn, và sa vào cơn cám dỗ muốn theo đường hướng cứng rắn và chỉ nhấn mạnh tới luật lệ luân lý mà thôi; vì thế, nhiều người bị loại ra ngoài. Ở đây, hình ảnh Giáo Hội như một bệnh viện dã chiến sau một trận đánh xuất hiện trong tâm trí ta: sự thật là quá nhiều người bị thương và bị diệt!... Tôi tin rằng đây là thời của lòng thương xót. Tất cả chúng ta đều là những kẻ tội lỗi, tất cả chúng ta đều mang nhiều gánh nặng trong nội tâm. Tôi cảm thấy Chúa Giêsu muốn mở cửa dẫn vào Trái Tim Người, Chúa Cha muốn tỏ cho ta lòng thương xót nội tại của Người, và vì lý do này, Người đã sai Thần Khí của Người xuống trên chúng ta… Đây là năm hòa giải. Một đàng, chúng ta chứng kiến việc buôn bán vũ khí… việc chém giết người vô tội một cách dã man hết sức tưởng tượng, việc bóc lột người ta, bóc lột trẻ em. Hiện đang có một hình thức phạm thánh chống lại nhân loại, vì con người vốn thánh thiêng, họ là hình ảnh của Thiên Chúa hằng sống. Và Chúa Cha từng nói “hãy dừng lại và đến với ta”.
Tôi là một người tội lỗi
Khi trả lời câu hỏi thứ hai về tầm quan trọng của lòng Chúa Thương Xót trong đời sống Đức Giáo Hoàng Phaxicô, người vốn liên tiếp quả quyết mình là một người tội lỗi, ngài nói: “Tôi là một người tội lỗi… Tôi chắc chắn như thế. Tôi là một người tội lỗi được Chúa đoái nhìn một cách thương xót. Như tôi đã nói với các tù nhân ở Bolivia, tôi là một người được tha thứ… Tôi vẫn còn mắc lầm lỗi và phạm tội, và tôi xưng tội mỗi 15 hay 20 ngày. Và sở dĩ tôi xưng tội là vì tôi cần cảm nhận được rằng lòng thương xót của Thiên Chúa vẫn còn ở trên tôi”. Đức Phanxicô nhắc lại rằng ngài cảm nhận được cảm giác này một cách đặc biệt vào ngày 21 tháng Chín năm 1953, khi ngài thấy cần phải bước vào một nhà thờ và xưng tội với một vị linh mục mà ngài không quen biết, và từ đó, đời ngài đã thay đổi; ngài quyết định trở thành một linh mục và vị giải tội cho ngài, lúc ấy bị bệnh bạch cầu (leukaemia), đồng hành với ngài suốt một năm. Đức Giáo Hoàng cho biết “Cha qua đời vào năm sau. Sau đám an tang ngài, tôi khóc thảm thiết, cảm thấy mất mát hoàn toàn, như thể sợ Chúa bỏ rơi tôi. Đó là giây phút tôi nghĩ tới lòng thương xót của Thiên Chúa, và điều này liên hệ gắn bó với khẩu hiệu giám mục của tôi: ngày 21 tháng Chín vốn là ngày lễ kính Thánh Mátthêu, và Đấng Đáng Kính Bede, khi nói tới việc hoán cải của Thánh Mátthêu, đã nói rằng Chúa Giêsu nhìn ngài “miserando atque eligendo”, dịch theo chữ là “ thương xót và tuyển chọn” …
Khía cạnh nữ tính của Thiên Chúa
Câu hỏi thứ ba như sau: “Năm Thánh Thương Xót có phải là dịp để tái khám phá ‘mẫu tính’ của Thiên Chúa không? Liệu Giáo Hội có một khía cạnh gần như ‘nữ tính’ mà ta phải trân trọng không?”
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã trả lời: “Có, chính Thiên Chúa quả quyết điều này khi Người phán trong Sách Isaiah rằng dù người mẹ có thể quên đứa con của mình đi chăng nữa, thì ‘Ta, Ta sẽ không bao giờ quên con’. Ở đây, ta thấy chiều kích nữ tính của Thiên Chúa. Không phải ai cũng hiểu khi ta nói tới mẫu tính của Thiên Chúa, nó không phải là thành phần của ngôn từ ‘bình dân’, theo nghĩa tốt của nó, và xem ra nó có vẻ là ngôn ngữ bác học; chính vì lý do này, tôi thích nói tới sự âu yếm hơn, rất đặc trưng của một bà mẹ, sự âu yếm của Thiên Chúa vốn phát xuất từ phụ tính nội tại của Người. Thiên Chúa vừa là Cha vừa là Mẹ”.
Theo Đức Giáo Hoàng Phanxicô, khám phá ra một Thiên Chúa hay thương xót và xúc cảm hơn, đầy tình âu yếm đối với nhân loại “sẽ dẫn chúng ta tới chỗ có một thái độ khoan dung, nhẫn nại và âu yếm hơn. Năm 1994, tại Thượng Hội Đồng, trong lúc họp nhóm, tôi có nói rằng điều cần là phải khởi sự một cuộc cách mạng âu yếm… và tôi tiếp tục nói rằng ngày nay cách mạng là cách mạng âu yếm, vì công lý được rút ra từ cuộc cách mạng này… Cuộc cách mạng âu yếm là điều ngày nay chúng ta phải vun xới như là hoa trái của năm thương xót: tình âu yếm của Thiên Chúa đối với mỗi người chúng ta. Mỗi người chúng ta phải nói ‘tôi là một người xấu xa, nhưng tôi như thế nào Thiên Chúa yêu tôi như thế; nên tôi phải yêu người khác như vậy’”.
Đức Thánh Cha nói rằng: Ý niệm Năm Thánh Thương Xót phản ảnh một chủ đề đã được các vị giáo hoàng tiền nhiệm khai triển. Ngài đặc biệt nhắc đến Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, vị giáo hoàng đã viết Thông Điệp Dives in Misericordia và đã thiết lập Lễ Lòng Chúa Thương Xót. Đức Giáo Hoàng nói tiếp: việc nhấn mạnh tới lòng thương xót của Thiên Chúa là một “canh tân tương đối mới có gần đây” nhưng truyền thống thương xót thì vẫn đã luôn hiện hữu.
Giải thích lý do khiến ngài mở Năm Thánh Thương Xót, Đức Thánh Cha cho biết: “Thế giới cần khám phá ra rằng Thiên Chúa là Cha, rằng có lòng thương xót, rằng tàn ác không phải là đường lối, lên án cũng không phải là đường lối, vì chính Giáo Hội đôi khi cũng có phương hướng cứng rắn và sa vào cơn cám dỗ muốn theo đường hướng cứng rắn và chỉ nhấn mạnh tới luật lệ luân lý mà thôi; nhiều người, vì thế, bị loại ra ngoài”.
Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh: mọi người đều cần lòng thương xót. Ngài thú nhận: “tôi vẫn còn mắc lầm lẫn và phạm tội, và tôi xưng tội mỗi 15 hay 20 ngày”.
Theo Đức Giáo Hoàng, Năm Thánh Thương Xót có thể giúp tín hữu nhận ra “chiều kích mẫu tính của Thiên Chúa”. Ngài giải thích rằng ngài muốn nói về “sự âu yếm, rất đặc trưng nơi một bà mẹ, sự âu yếm của Thiên Chúa phát xuất từ phụ tính nội tại của Người. Thiên Chúa vừa là Cha vừa là Mẹ”.
Cuối cuộc phỏng vấn, Đức Giáo Hoàng Phanxicô tiết lộ ngài sẽ làm nhiều cử chỉ công khai để nhấn mạnh tới chủ đề của Năm Thánh. Ngài cho hay: “Thứ Sáu mỗi tháng, tôi sẽ thực hiện một cử chỉ lớn” nhưng không nói rõ đó là những cử chỉ gì.
Một số trích đoạn quan trọng của cuộc phỏng vấn
Ngày 2 tháng 12, Sở Thông Tin của Tòa Thánh (VIS) có phổ biến một số trích đoạn quan trọng của cuộc phỏng vấn của tờ Credere:
Ai cũng cần lòng thương xót
“Chủ đề thương xót vốn đã được nhấn mạnh trong đời sống Giáo Hội, bắt đầu với Đức Giáo Hoàng Phaolô VI. Đức Gioan Phaolô II đã làm nổi bật nó với Thông Điệp Dives in Misericordia, với việc phong hiển thánh cho Chân Phúc Faustina và với việc thiết lập Lễ Lòng Chúa Thương Xót vào Tuần Tám Ngày của Phục Sinh. Theo đường hướng này, tôi cảm thấy dường như đây là ý Chúa muốn tỏ Lòng Thương Xót của Người cho nhân loại. Đây không phải là điều phát sinh từ tâm trí tôi, nhưng đúng hơn chỉ là một canh tân tương đối mới có đây đối với một truyền thống vẫn đã luôn hiện hữu… Điều hiển nhiên là thế giới ngày nay rất cần lòng thương xót và thương cảm, hay đúng hơn khả năng tương cảm (empathy). Chúng ta đã trở nên quen thuộc với tin xấu, tin ác và những tàn ác tồi tệ nhất hằng xúc phạm tới thánh danh và sự sống Thiên Chúa. Thế giới cần khám phá ra rằng Thiên Chúa là Cha, rằng có lòng thương xót, rằng tàn ác không phải là đường lối, rằng lên án cũng không phải là đường lối, vì chính Giáo Hội có lúc đã có đường hướng cứng rắn, và sa vào cơn cám dỗ muốn theo đường hướng cứng rắn và chỉ nhấn mạnh tới luật lệ luân lý mà thôi; vì thế, nhiều người bị loại ra ngoài. Ở đây, hình ảnh Giáo Hội như một bệnh viện dã chiến sau một trận đánh xuất hiện trong tâm trí ta: sự thật là quá nhiều người bị thương và bị diệt!... Tôi tin rằng đây là thời của lòng thương xót. Tất cả chúng ta đều là những kẻ tội lỗi, tất cả chúng ta đều mang nhiều gánh nặng trong nội tâm. Tôi cảm thấy Chúa Giêsu muốn mở cửa dẫn vào Trái Tim Người, Chúa Cha muốn tỏ cho ta lòng thương xót nội tại của Người, và vì lý do này, Người đã sai Thần Khí của Người xuống trên chúng ta… Đây là năm hòa giải. Một đàng, chúng ta chứng kiến việc buôn bán vũ khí… việc chém giết người vô tội một cách dã man hết sức tưởng tượng, việc bóc lột người ta, bóc lột trẻ em. Hiện đang có một hình thức phạm thánh chống lại nhân loại, vì con người vốn thánh thiêng, họ là hình ảnh của Thiên Chúa hằng sống. Và Chúa Cha từng nói “hãy dừng lại và đến với ta”.
Tôi là một người tội lỗi
Khi trả lời câu hỏi thứ hai về tầm quan trọng của lòng Chúa Thương Xót trong đời sống Đức Giáo Hoàng Phaxicô, người vốn liên tiếp quả quyết mình là một người tội lỗi, ngài nói: “Tôi là một người tội lỗi… Tôi chắc chắn như thế. Tôi là một người tội lỗi được Chúa đoái nhìn một cách thương xót. Như tôi đã nói với các tù nhân ở Bolivia, tôi là một người được tha thứ… Tôi vẫn còn mắc lầm lỗi và phạm tội, và tôi xưng tội mỗi 15 hay 20 ngày. Và sở dĩ tôi xưng tội là vì tôi cần cảm nhận được rằng lòng thương xót của Thiên Chúa vẫn còn ở trên tôi”. Đức Phanxicô nhắc lại rằng ngài cảm nhận được cảm giác này một cách đặc biệt vào ngày 21 tháng Chín năm 1953, khi ngài thấy cần phải bước vào một nhà thờ và xưng tội với một vị linh mục mà ngài không quen biết, và từ đó, đời ngài đã thay đổi; ngài quyết định trở thành một linh mục và vị giải tội cho ngài, lúc ấy bị bệnh bạch cầu (leukaemia), đồng hành với ngài suốt một năm. Đức Giáo Hoàng cho biết “Cha qua đời vào năm sau. Sau đám an tang ngài, tôi khóc thảm thiết, cảm thấy mất mát hoàn toàn, như thể sợ Chúa bỏ rơi tôi. Đó là giây phút tôi nghĩ tới lòng thương xót của Thiên Chúa, và điều này liên hệ gắn bó với khẩu hiệu giám mục của tôi: ngày 21 tháng Chín vốn là ngày lễ kính Thánh Mátthêu, và Đấng Đáng Kính Bede, khi nói tới việc hoán cải của Thánh Mátthêu, đã nói rằng Chúa Giêsu nhìn ngài “miserando atque eligendo”, dịch theo chữ là “ thương xót và tuyển chọn” …
Khía cạnh nữ tính của Thiên Chúa
Câu hỏi thứ ba như sau: “Năm Thánh Thương Xót có phải là dịp để tái khám phá ‘mẫu tính’ của Thiên Chúa không? Liệu Giáo Hội có một khía cạnh gần như ‘nữ tính’ mà ta phải trân trọng không?”
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã trả lời: “Có, chính Thiên Chúa quả quyết điều này khi Người phán trong Sách Isaiah rằng dù người mẹ có thể quên đứa con của mình đi chăng nữa, thì ‘Ta, Ta sẽ không bao giờ quên con’. Ở đây, ta thấy chiều kích nữ tính của Thiên Chúa. Không phải ai cũng hiểu khi ta nói tới mẫu tính của Thiên Chúa, nó không phải là thành phần của ngôn từ ‘bình dân’, theo nghĩa tốt của nó, và xem ra nó có vẻ là ngôn ngữ bác học; chính vì lý do này, tôi thích nói tới sự âu yếm hơn, rất đặc trưng của một bà mẹ, sự âu yếm của Thiên Chúa vốn phát xuất từ phụ tính nội tại của Người. Thiên Chúa vừa là Cha vừa là Mẹ”.
Theo Đức Giáo Hoàng Phanxicô, khám phá ra một Thiên Chúa hay thương xót và xúc cảm hơn, đầy tình âu yếm đối với nhân loại “sẽ dẫn chúng ta tới chỗ có một thái độ khoan dung, nhẫn nại và âu yếm hơn. Năm 1994, tại Thượng Hội Đồng, trong lúc họp nhóm, tôi có nói rằng điều cần là phải khởi sự một cuộc cách mạng âu yếm… và tôi tiếp tục nói rằng ngày nay cách mạng là cách mạng âu yếm, vì công lý được rút ra từ cuộc cách mạng này… Cuộc cách mạng âu yếm là điều ngày nay chúng ta phải vun xới như là hoa trái của năm thương xót: tình âu yếm của Thiên Chúa đối với mỗi người chúng ta. Mỗi người chúng ta phải nói ‘tôi là một người xấu xa, nhưng tôi như thế nào Thiên Chúa yêu tôi như thế; nên tôi phải yêu người khác như vậy’”.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Hai cách cho: Vì tương lai con em chúng ta
Báo Dân Luận
20:44 02/12/2015
Thông Báo
Thiệp tang: thân phụ Lm. FX. Trần Kim Ngọc, OP, qua đời tại Nghệ An
Tang gia
10:32 02/12/2015
Trong niềm tin yêu và hy vọng vào Chúa Kitô Phục Sinh
Chúng con kính báo :
Ông Cố Phaolô TRẦN QUỐC TƠN
Sinh năm 1950
Được Chúa thương gọi về vào lúc 07 giờ 30, ngày 02 tháng 12 năm 2015
Hưởng thọ 66 tuổi.
Linh cữu quàn tại tư gia, Xã Hưng Yên Bắc – Hưng Nguyên – Nghệ An.
Kính xin quý Cha, quý Tu sĩ nam nữ và cộng đoàn thêm lời cầu nguyện cho linh hồn Ông Cố Phaolô sớm được hưởng nhan Thánh Chúa.
THÁNH LỄ AN TÁNG
Vào lúc 14 giờ 00, Thứ Sáu, ngày 04 tháng 12 năm 2015 Tại Thánh đường Giáo họ Thượng Thôn
(Giáo xứ Trang Nứa, cách Tòa Giám Mục Xã Đoài 6km về hướng tây nam)
Xóm 1 – Xã Hưng Yên Bắc - Hưng Nguyên – Nghệ An.
Kính xin quý Cha, quý Tu sĩ nam nữ và cộng đoàn hiệp lời cầu nguyện cho linh hồn Ông Cố Phaolô sớm hưởng Nhan Thánh Chúa.
(Kính xin quý Cha đồng tế mang lễ phục tím)
Kính báo: Lm. FX. Trần Kim Ngọc, OcP
Hợp thỉnh: Lm. Phaolô Nguyễn Văn Quang, Chánh xứ Giáo xứ Trang Nứa
Văn Hóa
Chuyện Bác Chuyện Em: Nhà Mất Trộm
Nguyễn Trung Tây
07:04 02/12/2015
□ Nguyễn Trung Tây
Chuyện Bác Chuyện Em: Nhà Mất Trộm
□ Chuyện Bác Chuyện Em bối cảnh xảy ra ở khắp nơi, Việt Nam, Mỹ, Úc, Do Thái… Em đi tu mà em cũng có thể là một nhân vật đã lập gia đình.
Sáng nay làng họp chợ phiên, em hí hửng xách giỏ tới chợ tính kiếm miếng thịt heo về nấu nồi thịt đông.
Làng hai tháng một lần mới họp chợ, bởi thế người làng nườm nượp đi tới đi lui, đông như kiến thợ; nhưng thật bất ngờ, vừa tới cửa chợ em đã gặp bác. Bác rõ ràng tay xách giỏ đi chợ, nhưng không hiểu sao cứ vòng vòng đi tới đi lui, mặt mũi bác ngơ ngơ như gà trống mới thiến. Thấy bác điệu bộ lạ lùng, em bỏ miếng thịt lợn xuống hàng thịt, nhanh chân bước thẳng tới trước mặt bác, cúi đầu chào,
— Em chào bác! Gớm, lâu quá làng mới họp bữa chợ phiên. Bác cũng xách giỏ đi chợ…
Nhưng thật quái lạ, mặc cho em cất nhời chào hỏi, bác chẳng nói chi, chân vẫn cứ bước tới, mặt vẫn cứ ngơ ngơ như người cám lợn dở hơi. Em giơ tay chặn bác lại,
— Ơ bác! Bác sao thế? Mặt sao xanh lét như người mới ốm dậy vậy?
Bác dừng lại những bước chân. Nhìn quan em, bác mở miệng, giọng thiểu não như nhà có đại tang,
— Chết rồi ông ơi! Khổ! Mất! Mất hết cả rồi...
Thấy bác hốt hoảng, em cố gắng trấn an,
— Bác bình tĩnh lại. Mất, mà mất cái gì?
Mặt chảy dài trái bí rợ, bác thều thào như người chết đói,
— Mất trộm ông ạ! Tối hôm qua. Có mấy chục bạc dành dụm cho cái đám cưới của cháu Hoa dấu kín trong tủ, khóa tới hai lần cửa hẳn hoi, thế mà nó cũng mò ra, lấy đi tất tật...
Em trợn mắt như người bị ma đuổi,
— Chết chửa!
Bác thều thào như người hấp hối sinh thì,
— Chính miệng mình đã dặn dò vợ con, cửa nẻo là phải trông nom cho cẩn thận, nhất là vào dịp cuối năm, trộm nó cứ như rươi. Tối nào tôi cũng phải đi một vòng nom nom cửa trước ngõ sau. Rõ là khổ!
Bác phân trần,
— Chiều hôm qua bu nó dẫn mấy cháu về bên ngoại...
Bác dừng lại, nhìn xuống đất, giọng ngần ngại,
— ...Mà nhà Hai Thoan họ lại mời ăn đám giỗ...
Bác nói nho nhỏ vào tai quan em,
— Mà khổ một cái, ông biết rồi đó, rượu nếp than với thịt chó cuốn lá mơ tam thể của cái nhà đó thật là nhất vùng. Cho nên mò về được tới nhà, là tôi chui thẳng vào trong buồng...
Miệng ngão ra như cá trê mắc cạn, bác chép miệng,
— Sáng dậy, tôi mở banh mắt ra… Nhà trước cửa sau là sạch sành sanh. Trộm nó vét tất tật. Có đôi lợn nuôi trong chuồng vỗ béo cho cái đám cưới, nó cũng vác đi hết. Chuồng lợn giờ trống trơn. Chết thiệt.
Nhìn bác thở dài sườn sượt, đi tới đi lui như kiến bò trong bát, em nhắc nhở,
— Thế bác đã trình với quan chửa?
Bác dừng lại bước chân, cáu gắt mắm tôm,
— Trình với chả trình… Chả khéo lại mất thêm một mớ bạc nữa đấy.
Em nhìn bác,
— Ơ hay! Bác này đến là hay! “Đau ốm mang tới thầy lang. Gặp nhà mất trộm cửa quan thì trình” chứ lị.
Bác nói nho nhỏ vào tai em, phân tích tỉ mỉ,
— Biết, khổ lắm! Ông quên rồi à? Tháng trước nhà chị Thìn cũng mất trộm. Lên trình quan, quan phái thầy Lý xuống viết biên bản. Nhưng chả lẽ người ở cửa quan tới nhà mà chỉ có được cốc nước vối với vài hơi thuốc lào. Vậy là mất đứt tám hào cho mâm cơm gà trống thiến luộc với một cút rượu để đãi thầy lý với lính huyện. Thế đã xong đâu, lại còn phải dúi vào tay thầy Lý một hào, hào kia là biếu hai ông lính. Nhưng rõ là vãi tội, cả tháng rồi có thấy của nó bò về lại nhà đâu. Của thì mất, vốn liếng trong nhà lại thâm mất đúng ba đồng bạc. Này nhé, tám hào mâm cơm, hai hào dúi tay, hai đồng cho biên bản và con triện son của quan. Cộng lại không phải ba đồng thì là mấy. Một đống của. Cái nhà chị Thìn, rõ là khổ!
Em thôi không nói chi, nhưng nghĩ sao, chép miệng nói,
— Nói bác đừng giận. Đã biết là cuối năm, trộm cướp như rươi mà bác còn uống…
Bác buồn bún thiu, tần ngần nhận tội như bị cáo đứng trước mặt quan tòa,
— Thì biết. Sáng dậy tỉnh men rượu là tôi biết có chuyện rồi.
Em giọng hờn mát,
— Khổ! Chỉ vì mấy chén rượu của nhà Hai Thoan...
Bình thường bị quan em ăn nói mát mẻ, quan bác sẽ không bỏ qua; nhưng lần này, biết tội mình, bác chỉ chép miệng,
— Mấy đêm trước, nửa đêm về sáng thấy con Đốm con Vàng sủa vang là đã nghi rồi. Cho nên bận chi thì bận, tối nào cũng đánh một vòng xem xét cửa nẻo trước sau. Ai ngờ, chỉ sểnh ra một phút! Rõ khổ. Giờ bu nó đang ngồi khóc thút thít trong buồng như nhà có tang. Tuần tới nhà trai mang trầu cau sang dạm hỏi rồi, mà bây giờ trong nhà không còn một hào. Tôi là đến chết mất…
Em nhìn bác, suy nghĩ, cuối cùng... cúi xuống, móc móc ruột tượng,
— Thôi, bác cho phép để em nói mấy nhời. Bán anh em xa không bằng láng giếng gần. Đây, bác nể mặt em cầm tạm mấy chục đồng này về mà lo cái đám cưới cho cháu... Cái này cũng là quà cưới em tặng cho cháu. Thôi bác cho phép để em mừng trước vậy. Cũng vẫn là tiền mừng...
Em dừng lại, nói rõ ràng,
— Bác không cầm là em giận cho mà coi.
Bác nhìn em, nước mắt tự nhiên lưng tròng.
Ơi! Trời tháng Mười Hai giá rét cá chết nổi lình bình ngoài sông Cái mà sao trong hồn ấm áp như đang ngồi trong bếp lửa than hồng.
Lời Chúa
(33) "Anh em phải coi chừng, phải tỉnh thức, vì anh em không biết khi nào thời ấy đến. (34) Cũng như người kia trẩy phương xa, để nhà lại, trao quyền cho các đầy tớ của mình, chỉ định cho mỗi người một việc, và ra lệnh cho người giữ cửa phải canh thức. (35) Vậy anh em phải canh thức, vì anh em không biết khi nào chủ nhà đến: Lúc chập tối hay nửa đêm, lúc gà gáy hay tảng sáng. (36) Anh em phải canh thức, kẻo lỡ ra ông chủ đến bất thần, bắt gặp anh em đang ngủ. (37) Ðiều Thầy nói với anh em đây, Thầy cũng nói với hết thảy mọi người là: phải canh thức!" (Mark 13:33-37).
Suy Niệm
Chúa phán, “Vào thời ông Noah thế nào, ngày Con Người quang lâm cũng sẽ như vậy… Anh em hãy tỉnh thức vì anh em không biết ngày nào Chúa của anh em sẽ đến. Anh em hãy biết điều này: Nếu chủ nhà biết vào canh nào kẻ trộm sẽ đến, hẳn ông đã canh thức, không để nó khoét vách nhà mình” (Matt 24:37, 42-43).
Noah đóng tàu báo hiệu lụt đại hồng thủy, nhưng thiên hạ thản nhiên ăn uống đám cưới. Mưa trời đổ xuống, nước lụt dâng lên cuốn trôi tất cả.
Tỉnh thức! Chúa đang tới.
Ngực đau nhoi nhói báo hiệu bệnh tim, nhưng trần gian có người vẫn thản nhiên uống rượu, hút thuốc, làm việc quần quật, cày ngày hai jobs. Đau tim! Mổ nối ba bốn động mạch. Sinh mạng bấp bênh như ngọn nến trước cơn bão.
Tỉnh thức! Chúa đang tới.
Rượu báo hiệu cửa ngỏ tâm hồn lỏng lẻo khóa. Trộm ghé vào. Mất tất cả. Rượu báo hiệu mất khả năng tự chủ. Lái xe, đụng cột đèn. Bể đầu xe và bể đầu mình. Rượu báo hiệu đèn xe cảnh sát chớp chớp phía sau. Cảnh sát thổi rượu. DUI! Mất bằng lái.
Tỉnh thức! Chúa đang tới.
Nhức đầu, cáu gắt, tâm thần bất ổn báo hiệu hồn và xác mệt nhoài bởi đời sống vật chất cuồng quay. Mùa Vọng tới, mùa tham dự tĩnh tâm, mùa nhận lãnh bí tích Hòa Giải.
Tỉnh thức! Chúa đang tới.
Mùa Vọng của bốn cây nến đốt lên báo hiệu giờ phút linh thiêng Ngôi Hai Thiên Chúa ghé xuống viếng thăm địa cầu. Trần gian ơi, máng cỏ nào đã được đan kết để chào đón giây phút diệu huyền Ngôi Hai nhập thể hóa nên người trần!
Tỉnh thức! Chúa đang tới.
□ Nguyễn Trung Tây
www.nguyentrungtay.webs.com
Chuyện Bác Chuyện Em: Nhà Mất Trộm
□ Chuyện Bác Chuyện Em bối cảnh xảy ra ở khắp nơi, Việt Nam, Mỹ, Úc, Do Thái… Em đi tu mà em cũng có thể là một nhân vật đã lập gia đình.
Sáng nay làng họp chợ phiên, em hí hửng xách giỏ tới chợ tính kiếm miếng thịt heo về nấu nồi thịt đông.
Làng hai tháng một lần mới họp chợ, bởi thế người làng nườm nượp đi tới đi lui, đông như kiến thợ; nhưng thật bất ngờ, vừa tới cửa chợ em đã gặp bác. Bác rõ ràng tay xách giỏ đi chợ, nhưng không hiểu sao cứ vòng vòng đi tới đi lui, mặt mũi bác ngơ ngơ như gà trống mới thiến. Thấy bác điệu bộ lạ lùng, em bỏ miếng thịt lợn xuống hàng thịt, nhanh chân bước thẳng tới trước mặt bác, cúi đầu chào,
— Em chào bác! Gớm, lâu quá làng mới họp bữa chợ phiên. Bác cũng xách giỏ đi chợ…
Nhưng thật quái lạ, mặc cho em cất nhời chào hỏi, bác chẳng nói chi, chân vẫn cứ bước tới, mặt vẫn cứ ngơ ngơ như người cám lợn dở hơi. Em giơ tay chặn bác lại,
— Ơ bác! Bác sao thế? Mặt sao xanh lét như người mới ốm dậy vậy?
Bác dừng lại những bước chân. Nhìn quan em, bác mở miệng, giọng thiểu não như nhà có đại tang,
— Chết rồi ông ơi! Khổ! Mất! Mất hết cả rồi...
Thấy bác hốt hoảng, em cố gắng trấn an,
— Bác bình tĩnh lại. Mất, mà mất cái gì?
Mặt chảy dài trái bí rợ, bác thều thào như người chết đói,
— Mất trộm ông ạ! Tối hôm qua. Có mấy chục bạc dành dụm cho cái đám cưới của cháu Hoa dấu kín trong tủ, khóa tới hai lần cửa hẳn hoi, thế mà nó cũng mò ra, lấy đi tất tật...
Em trợn mắt như người bị ma đuổi,
— Chết chửa!
Bác thều thào như người hấp hối sinh thì,
— Chính miệng mình đã dặn dò vợ con, cửa nẻo là phải trông nom cho cẩn thận, nhất là vào dịp cuối năm, trộm nó cứ như rươi. Tối nào tôi cũng phải đi một vòng nom nom cửa trước ngõ sau. Rõ là khổ!
Bác phân trần,
— Chiều hôm qua bu nó dẫn mấy cháu về bên ngoại...
Bác dừng lại, nhìn xuống đất, giọng ngần ngại,
— ...Mà nhà Hai Thoan họ lại mời ăn đám giỗ...
Bác nói nho nhỏ vào tai quan em,
— Mà khổ một cái, ông biết rồi đó, rượu nếp than với thịt chó cuốn lá mơ tam thể của cái nhà đó thật là nhất vùng. Cho nên mò về được tới nhà, là tôi chui thẳng vào trong buồng...
Miệng ngão ra như cá trê mắc cạn, bác chép miệng,
— Sáng dậy, tôi mở banh mắt ra… Nhà trước cửa sau là sạch sành sanh. Trộm nó vét tất tật. Có đôi lợn nuôi trong chuồng vỗ béo cho cái đám cưới, nó cũng vác đi hết. Chuồng lợn giờ trống trơn. Chết thiệt.
Nhìn bác thở dài sườn sượt, đi tới đi lui như kiến bò trong bát, em nhắc nhở,
— Thế bác đã trình với quan chửa?
Bác dừng lại bước chân, cáu gắt mắm tôm,
— Trình với chả trình… Chả khéo lại mất thêm một mớ bạc nữa đấy.
Em nhìn bác,
— Ơ hay! Bác này đến là hay! “Đau ốm mang tới thầy lang. Gặp nhà mất trộm cửa quan thì trình” chứ lị.
Bác nói nho nhỏ vào tai em, phân tích tỉ mỉ,
— Biết, khổ lắm! Ông quên rồi à? Tháng trước nhà chị Thìn cũng mất trộm. Lên trình quan, quan phái thầy Lý xuống viết biên bản. Nhưng chả lẽ người ở cửa quan tới nhà mà chỉ có được cốc nước vối với vài hơi thuốc lào. Vậy là mất đứt tám hào cho mâm cơm gà trống thiến luộc với một cút rượu để đãi thầy lý với lính huyện. Thế đã xong đâu, lại còn phải dúi vào tay thầy Lý một hào, hào kia là biếu hai ông lính. Nhưng rõ là vãi tội, cả tháng rồi có thấy của nó bò về lại nhà đâu. Của thì mất, vốn liếng trong nhà lại thâm mất đúng ba đồng bạc. Này nhé, tám hào mâm cơm, hai hào dúi tay, hai đồng cho biên bản và con triện son của quan. Cộng lại không phải ba đồng thì là mấy. Một đống của. Cái nhà chị Thìn, rõ là khổ!
Em thôi không nói chi, nhưng nghĩ sao, chép miệng nói,
— Nói bác đừng giận. Đã biết là cuối năm, trộm cướp như rươi mà bác còn uống…
Bác buồn bún thiu, tần ngần nhận tội như bị cáo đứng trước mặt quan tòa,
— Thì biết. Sáng dậy tỉnh men rượu là tôi biết có chuyện rồi.
Em giọng hờn mát,
— Khổ! Chỉ vì mấy chén rượu của nhà Hai Thoan...
Bình thường bị quan em ăn nói mát mẻ, quan bác sẽ không bỏ qua; nhưng lần này, biết tội mình, bác chỉ chép miệng,
— Mấy đêm trước, nửa đêm về sáng thấy con Đốm con Vàng sủa vang là đã nghi rồi. Cho nên bận chi thì bận, tối nào cũng đánh một vòng xem xét cửa nẻo trước sau. Ai ngờ, chỉ sểnh ra một phút! Rõ khổ. Giờ bu nó đang ngồi khóc thút thít trong buồng như nhà có tang. Tuần tới nhà trai mang trầu cau sang dạm hỏi rồi, mà bây giờ trong nhà không còn một hào. Tôi là đến chết mất…
Em nhìn bác, suy nghĩ, cuối cùng... cúi xuống, móc móc ruột tượng,
— Thôi, bác cho phép để em nói mấy nhời. Bán anh em xa không bằng láng giếng gần. Đây, bác nể mặt em cầm tạm mấy chục đồng này về mà lo cái đám cưới cho cháu... Cái này cũng là quà cưới em tặng cho cháu. Thôi bác cho phép để em mừng trước vậy. Cũng vẫn là tiền mừng...
Em dừng lại, nói rõ ràng,
— Bác không cầm là em giận cho mà coi.
Bác nhìn em, nước mắt tự nhiên lưng tròng.
Ơi! Trời tháng Mười Hai giá rét cá chết nổi lình bình ngoài sông Cái mà sao trong hồn ấm áp như đang ngồi trong bếp lửa than hồng.
Lời Chúa
(33) "Anh em phải coi chừng, phải tỉnh thức, vì anh em không biết khi nào thời ấy đến. (34) Cũng như người kia trẩy phương xa, để nhà lại, trao quyền cho các đầy tớ của mình, chỉ định cho mỗi người một việc, và ra lệnh cho người giữ cửa phải canh thức. (35) Vậy anh em phải canh thức, vì anh em không biết khi nào chủ nhà đến: Lúc chập tối hay nửa đêm, lúc gà gáy hay tảng sáng. (36) Anh em phải canh thức, kẻo lỡ ra ông chủ đến bất thần, bắt gặp anh em đang ngủ. (37) Ðiều Thầy nói với anh em đây, Thầy cũng nói với hết thảy mọi người là: phải canh thức!" (Mark 13:33-37).
Suy Niệm
Chúa phán, “Vào thời ông Noah thế nào, ngày Con Người quang lâm cũng sẽ như vậy… Anh em hãy tỉnh thức vì anh em không biết ngày nào Chúa của anh em sẽ đến. Anh em hãy biết điều này: Nếu chủ nhà biết vào canh nào kẻ trộm sẽ đến, hẳn ông đã canh thức, không để nó khoét vách nhà mình” (Matt 24:37, 42-43).
Noah đóng tàu báo hiệu lụt đại hồng thủy, nhưng thiên hạ thản nhiên ăn uống đám cưới. Mưa trời đổ xuống, nước lụt dâng lên cuốn trôi tất cả.
Tỉnh thức! Chúa đang tới.
Ngực đau nhoi nhói báo hiệu bệnh tim, nhưng trần gian có người vẫn thản nhiên uống rượu, hút thuốc, làm việc quần quật, cày ngày hai jobs. Đau tim! Mổ nối ba bốn động mạch. Sinh mạng bấp bênh như ngọn nến trước cơn bão.
Tỉnh thức! Chúa đang tới.
Rượu báo hiệu cửa ngỏ tâm hồn lỏng lẻo khóa. Trộm ghé vào. Mất tất cả. Rượu báo hiệu mất khả năng tự chủ. Lái xe, đụng cột đèn. Bể đầu xe và bể đầu mình. Rượu báo hiệu đèn xe cảnh sát chớp chớp phía sau. Cảnh sát thổi rượu. DUI! Mất bằng lái.
Tỉnh thức! Chúa đang tới.
Nhức đầu, cáu gắt, tâm thần bất ổn báo hiệu hồn và xác mệt nhoài bởi đời sống vật chất cuồng quay. Mùa Vọng tới, mùa tham dự tĩnh tâm, mùa nhận lãnh bí tích Hòa Giải.
Tỉnh thức! Chúa đang tới.
Mùa Vọng của bốn cây nến đốt lên báo hiệu giờ phút linh thiêng Ngôi Hai Thiên Chúa ghé xuống viếng thăm địa cầu. Trần gian ơi, máng cỏ nào đã được đan kết để chào đón giây phút diệu huyền Ngôi Hai nhập thể hóa nên người trần!
Tỉnh thức! Chúa đang tới.
□ Nguyễn Trung Tây
www.nguyentrungtay.webs.com
Lời nguyện Hòa Bình
Đinh Văn Tiến Hùng
11:07 02/12/2015
*”Bấy giờ họ sẽ lấy lưỡi gươm rèn lưỡi cày, lấy giáo rèn lưỡi liềm. Nước này chẳng còn giá gươm lên nghịch cùng mước khác, người ta chẳng còn tập sự chiến tranh”
( E-sai.2 : 4 )
Khi đất trời đang yên giấc ngủ say,
Xưa Chúa xuống thế cũng như ngày nay,
Mang thân phận nghèo nàn loài thụ tạo,
Đem tình thương thay cho lòng tàn bạo.
Mang an bình trải rộng khắp muôn nơi,
Đổ Man-na cứu độ cho loài người
Để nhân loại sống hòa bình bất diệt.
Ôi Đêm Thánh! Đêm Hồng ân diễm tuyệt!
Con dâng Ngài lời nguyện ước hoà bình
Cho địa cầu chấm dứt cảnh đao binh,
Mượn danh Thượng Đế, mưu đồ quỉ quyệt,
Thôi thù hận đừng bày trò chém giết,
Vì an bình thật sự ở trong tim,
Ngông cuồng càng cao,càng lạc hướng tìm,
Hòa bình sẽ chôn vùi trong ác mộng,
Cho nhân loại đừng lao vào tuyệt vọng,
Biết nhận ra một chân lý ngàn đời,
Trong Phúc âm mang ấn tích từ trời,
Đuổi Ác quỉ và dẹp tan Thần chết.
Hòa bình – Chiến tranh thật là khác biệt,
Bom bạo tàn khác hoa nở yêu thương,
Say chiến thắng làm sao thấy Thiên đường,
Mà nhân loại muôn đời hằng mong ước.
Chúa đã đến từ hai ngàn năm trước,
Khi đất trời đang yên giấc ngủ say,
Xưa Chúa xuống thế cũng như ngày nay,
Mang thân phận nghèo nàn loài thụ tạo,
Đem tinh thương thay cho lòng tàn bạo.
Con cúi đầu trước Máng cỏ Chúa sinh,
Thiết tha dâng LỜI NGUYỆN ƯỚC HÒA BÌNH,
Cho nhân loại và hồn con tội lỗi……
ĐINH VĂN TIẾN HÙNG
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Nơi Nghỉ Ngàn Thu
Vũ Đình Huyến, Lm
21:43 02/12/2015
Ảnh của Vũ đình Huyến, Lm. (CMC)
Đường về trời thăm thẳm và heo hút
Nhưng cuối đường con sẽ gặp Giêsu
Ngài ở đó ngày đêm vẫn đợi chờ
Con vững tin bước tiếp nhờ Linh Khí
(Trích thơ của Trầm Thiên Thu)
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 26/11 – 02/12/2015: Chuyến tông du Phi Châu của Đức Thánh Cha Phanxicô
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
14:56 02/12/2015
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Nói chuyện trước quốc hội lưỡng viện Nga, một quan chức Nga của Tòa Thượng Phụ Chính Thống Mạc Tư Khoa nói rằng “cộng đồng thế giới phải đoàn kết trong cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa khủng bố.”
Khẳng định một cách mạnh mẽ rằng cuộc chiến chống khủng bố “không phải là một cuộc chiến tranh của một tôn giáo chống lại một tôn giáo khác” Đức Tổng Giám Mục Hilarion của giáo phận Volokolamsk, Chủ tịch Ủy Ban Quan Hệ Đối Ngoại của Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa, nhắc nhớ rằng “công dân của Liên Xô, Mỹ, Anh và Pháp đã cùng nhau sát cánh chống lại Adolf Hitler trong thế chiến thứ hai.”
Đức Tổng Giám Mục phàn nàn rằng tâm tình bài tôn giáo đang thịnh hành ở châu Âu khiến người ta xấu hổ về nguồn gốc của mình và bản sắc tôn giáo của riêng mình đến mức về mặt ý thức hệ, châu Âu không có một lực nội tại mạnh mẽ đủ để huy động một tinh thần đoàn kết chống lại ý thức hệ cuồng tín của bọn khủng bố.
2. Đức Thánh Cha sẽ tới thăm biên giới Hoa Kỳ và Mễ Tây Cơ vào tháng Hai
Đức Thánh Cha Phanxicô đã xác nhận rằng ngài sẽ đến thăm Mễ Tây Cơ vào tháng Hai năm tới, và dừng chân tại biên giới Mỹ.
Trong chuyến bay từ Rôma đến Nairobi hôm 25 tháng 11, Đức Thánh Cha nói với các phóng viên rằng ngài sẽ tới Ciudad Juarez, nằm ngay bên kia Rio Grande đối diện với El Paso, Texas. Việc dừng chân của Đức Thánh Cha ở thành phố biên giới chắc chắn sẽ gây sự chú ý đến tình cảnh những người nhập cư phải đối mặt khi tìm cách nhập cảnh vào Mỹ.
Đức Thánh Cha Phanxicô tiết lộ rằng hồi tháng Chín vừa qua ban đầu ngài đã hy vọng có thể đến một thành phố biên giới Mexico và vào Mỹ qua con đường này. Kế hoạch đó đã bị hủy bỏ vì tình trạng sức khoẻ của Đức Giáo Hoàng.
3. Đức Thánh Cha đến Kenya
Đức Thánh Cha Phanxicô đã đáp xuống phi trường quốc tế Jomo Kenyatta lúc 16:40 cùng ngày thứ Tư 25 tháng 11, tức là 20’ sớm hơn dự liệu.
An ninh rất nghiêm ngặt đến mức các Giám Mục ra đón ngài cũng phải đứng ở vòng ngoài.
82.5% trong tổng số 45 triệu dân Kenya theo Kitô Giáo trong đó người Công Giáo chiếm 24% dân số. Người Hồi Giáo chỉ chiếm 11% tại quốc gia. Tuy nhiên, trong thời gian qua, nhiều nhóm cực đoan Hồi Giáo đã muốn biến Kenya thành một quốc gia Hồi Giáo. Lúc 5:30 sáng ngày thứ Năm 2 tháng 4, tức là thứ Năm Tuần Thánh vừa qua, bọn khủng bố Al-Shabaab với chủ trương nhằm thiết lập một nhà nước Hồi Giáo theo luật Sharia tại Kenya đã gây ra cuộc thảm sát tại Đại Học Garissa, cách thủ đô Nairobi của Kenya 350km về hướng Đông Bắc và cách biên giới với Somali 150km. 148 sinh viên bị giết chết và 79 sinh viên khác bị thương nặng.
4. Đức Thánh Cha đến Uganda
Lúc 5 giờ 15 chiều thứ Sáu 27 tháng 11, Đức Thánh Cha Phanxicô đã từ Kenya đến Uganda, bắt đầu chặng thứ hai trong chuyến viếng thăm của ngài tại 3 nước Phi châu.
Uganda nhỏ nhất trong số 3 quốc gia Phi châu Đức Thánh Cha viếng thăm lần này: với diện tích 241 ngàn cây số vuông, Uganda có 36 triệu 500 ngàn dân cư, trong đó có hơn 80% là tín hữu Kitô, và trong số này 17 triệu là tín hữu Công Giáo, tương đương với 47% dân số, với 540 giáo xứ, 6.900 trung tâm mục vụ, tất cả thuộc 20 giáo phận, do 32 Giám Mục coi sóc, với sự phụ giúp của 2,180 linh mục. Nhân sự của Giáo Hội tại đây cũng gồm có gần 1,450 chủng sinh, 3,700 nữ tu, 567 tu huynh, gần 15,900 giáo lý viên và 100 thừa sai giáo dân. Hồi giáo ở Uganda chỉ chiếm 12% dân số.
Phi trường quốc tế Entebe theo tiếng Luganda ở địa phương có nghĩa là “trụ sở” vì đây là trung tâm hành chánh của vị thủ lãnh truyền thống. Hiện nay Entebe có 115 ngàn dân cư tọa lạc bên bờ hồ Victoria và là thủ đô của Uganda cho đến năm 1962, nhường chỗ cho thành phố Kampala khi Uganda được độc lập khỏi người Anh. Dầu vậy Entebe vẫn tiếp tục là nơi có trụ sở của một số bộ và tòa nhà chính phủ.
Thủ đô Kampala của Uganda hiện có hơn 1 triệu 350 ngàn dân cư và tổng giáo phận tại đây có 1 triệu 700 ngàn tín hữu Công Giáo, tương đương với 42% dân cư ở địa phương.
Sau 1 giờ 20 phút bay, vượt qua 500 cây số, máy bay chở Đức Thánh Cha đã đáp xuống phi trường Entebe. Từ trên máy bay bước xuống, ngài đã được tổng thống Yoweri Museveni và Phu nhân cùng với một số quan chức chính quyền và các Giám mục và một nhóm tín hữu tiếp đón bài ca và vũ điệu cổ truyền. 2 em bé đã tặng hoa cho ngài.
21 phát đại bác nổ vang sau khi quốc thiều Vatican và Uganda được trổi lên.
Sau nghi thức đón tiếp đơn sơ, Đức Thánh Cha đã về tòa nhà chính phủ cách đó 7 cây số về chào thăm tổng thống và gặp gỡ chính quyền cùng với ngoại giao đoàn. Tổng thống Museveni năm nay 71 tuổi, cầm quyền từ 30 năm nay, và đã 4 lần được tái cử, mỗi nhiệm kỳ 5 năm.
Lên tiếng sau lời chào mừng của Tổng thống Museveni, Đức Thánh Cha cho biết cuộc viếng thăm của ngài tại Uganda có mục đích trước tiên là để kỷ niệm 50 năm phong thánh cho các vị tử đạo Uganda do vị tiền nhiệm Đức Phaolô 6, cử hành. Nhưng tôi hy vọng sự hiện diện của tôi ở đây cũng là dấu chỉ tình thân hữu, lòng quí chuộng và khích lệ cho mọi người dân đại quốc này.
Các vị tử đạo, Công Giáo cũng như Anh giáo, là những vị anh hùng đích thực của quốc gia. Các vị làm chứng về những nguyên tắc chỉ đạo được diễn tả trong khẩu hiệu của Uganda là “Vì Thiên Chúa và vì đất nước tôi”. Các vị nhắc nhớ chúng ta về tầm quan trọng của đức tin, sự liêm chính và sự dấn thân cho công ích. Đó là những điều đã và đang tượng trưng trong đời sống văn hóa, kinh tế và chính trị của đất nước này. Ngoài ra các vị tử đạo cũng nhắc nhở chúng ta rằng mặc dù có những tín ngưỡng và xác tín khác nhau, nhưng tất cả chúng ta đeu được kêu gọi tìm kiếm sự thật, làm việc cho công lý và sự hòa giải, tôn trọng và bảo vệ nhau, giúp đỡ nhau như những thành phần của một gia đình nhân loại duy nhất.
Những lý tưởng cao cả này là những điều đặc biệt được yêu cầu nơi những người nam nữ như quí vị là những người có nghĩa vụ đảm bảo sự cai trị tốt với những tiêu chuẩn minh bạch, đảm bảo sự phát triển nhân bản toàn diện, sự tham gia rộng rãi của dân chúng vào đời sống quốc gia, cũng như sự phân phối khôn ngoan và công bằng các tài nguyên mà Thiên Chúa rộng ban cho đất nước này”.
Đức Thánh Cha cũng ca ngợi sự dấn thân của Uganda trong việc đón tiếp người tị nạn ở miền Đông Phi châu, giúp họ tái lập cuộc sống trong an ninh, giúp họ nhận thấy phẩm giá đến từ sự mưu sinh bằng công việc lương thiện. Thế giới chúng ta với những chiến tranh, bạo lực, và những hình thức bất công khác, đang chứng kiến làn sóng di cư chưa từng có của các dân tộc. Cách thức chúng ta đối phó với hiện tượng này bằng chứng cho thấy tình nhân đạo của chúng ta, sự tôn trọng của chúng ta đối với phẩm giá con người, và tình liên đới đối với các anh chị em đang ở trong tình cảnh cần được giúp đỡ.
Sau cùng, Đức Thánh Cha nói rằng tuy cuộc viếng thăm của tôi ngắn ngủi, nhưng tôi hy vọng có thể khích lệ bao nhiêu nỗ lực âm thầm đang được thực hiện để giúp đỡ những ngừơi nghèo, các bệnh nhân và những người ở trong tình cảnh khó khăn. Qua những dấu hiệu bé nhỏ đó, chúng ta có thể thấy tâm hồn đích thực của một dân tộc..
Giã từ tổng thống và các giới chức chính quyền Uganda, Đức Thánh Cha đã tới Munyonyo cách đó gần 40 cây số để gặp gỡ các giáo lý viên và giáo chức.
5. Đức Thánh Cha thăm nhà bác ái Nalukolongo
Lúc 5 giờ chiều thứ Bẩy 28 tháng 11, Đức Phanxicô đã tới thăm nhà bác ái ở Nalukolongo dành cho người bệnh, người khuyết tật và người thất cơ lỡ vận do các Nữ Tu Dòng Samaritanô Nhân Hậu điều hành.
Trước khi tới đó, ngài dừng chân ít phút để cầu nguyện tại Nhà Nguyện Đức Mẹ Phi Châu, sau đó được các Nữ Tu Samaritanô Nhân Hậu tháp tùng đi thăm mộ của Đức Cố Hồng Y Emmanuel Nsubuga, sáng lập viên của Nhà Bác Ái và nổi tiếng là người thẳng thắn kết án các vi phạm nhân quyền thời nhà độc tài Idi Amin. Đức Hồng Y cũng là người quan trọng trong việc tổ chức chuyến viếng thăm đầu tiên của một vị giáo hoàng tại Uganda: đó là chuyến viếng thăm của Đức Phaolô VI trong ba ngày vào mùa hè năm 1969 lúc đất nước mới giành được độc lập.
Ngày nay, Nhà Bác Ái chăm sóc khoảng 100 người đủ bậc tuổi và thuộc nhiều tín ngưỡng khác nhau đến từ Uganda cũng như Kenya, Tanzania, Rwanda và Burundi. Bệnh nhân trẻ nhất mới có 11 tuổi trong khi bệnh nhân già nhất đã 102 tuổi.
Trong bài diễn văn ngắn của ngài, Đức Phanxicô cám ơn các nữ tu Dòng Samaritanô Nhân Hậu vì sự phục vụ âm thầm nhưng đầy hân hoan của họ. Ngài kêu gọi mọi giáo xứ và cộng đồng ở Phi Châu đừng quên người nghèo nhưng “hãy đi tới những khu ngoại vi của xã hội” để tìm Chúa Kitô giữa những người đau khổ và thiếu thốn. Ngài nói: “Buồn xiết bao khi các xã hội chúng ta để người cao niên bị vứt bỏ hay lãng quên” hay khi người trẻ bị bóc lột bởi nạn nô lệ buôn bán người thời hiện đại.
Đức Phanxicô nói rằng nhìn kỹ vào thế giới chung quanh, dường như, tại nhiều nơi, lòng vị kỷ và dửng dưng đang lan rộng. Ngài nói thêm: biết bao anh chị em ta đang là nạn nhân của nền văn hóa vứt bỏ ngày nay, một nền văn hóa nuôi dưỡng sự khinh bỉ đối với trẻ chưa sinh, giới trẻ và giới cao niên!
Theo ngài, là Kitô hữu, chúng ta không thể đơn giản đứng bàng quan, đóng cửa và bịt tai trước tiếng kêu của người nghèo. Ngài bảo, thay vào đó, các gia đình của chúng ta phải càng ngày càng trở nên dấu chỉ hiển nhiên hơn của tình yêu Thiên Chúa, làm chứng cho sự kiện này: người ta đáng kể hơn đồ vật, chúng ta là ai quan trọng hơn chúng ta sở hữu gì.
6. Ý nghĩa việc Đức Thánh Cha mở cửa Năm Thánh Lòng Thương Xót tại Bangui
Nhiều người trông đợi rằng cửa Năm Thánh Lòng Thương Xót đầu tiên được mở là cửa Thánh tại Đền Thờ Thánh Phêrô, tại Thánh Đô Rôma, trung tâm của Giáo Hội Hoàn Vũ, vào ngày 08 tháng 12 tới đây. Tuy nhiên, cửa Năm Thánh Lòng Thương Xót đầu tiên, do chính Đức Thánh Cha mở, lại là cửa thánh tại nhà thờ chính toà Thánh Giuse ở thủ đô Bangui của một nước cộng hòa mà nhiều người có lẽ cũng chẳng biết cái quốc gia ấy nằm ở đâu trên bản đồ thế giới; và biến cố này đã xảy ra hôm Chúa Nhật 29 tháng 11, trước cả ngày chính thức khai mạc Năm Thánh Lòng Thương Xót.
Giải thích với các ký giả về điều này, cha Lombardi cho biết lòng thương xót Chúa và mối quan hệ gần gũi giữa con người và Thiên Chúa là những khía cạnh trung tâm trong sứ vụ tông đồ của Đức Thánh Cha Phanxicô. Đây là lý do tại sao cử chỉ quan trọng của Đức Thánh Cha tại nhà thờ Bangui có ý nghĩa đặc biệt. “Đức Thánh Cha muốn bắt đầu Năm Thánh Lòng Thương Xót ở một vùng đất nghèo, cần lòng thương xót, tha thứ, hòa giải, tình yêu. Đó là một thông điệp mạnh mẽ đối với châu Phi và trên thế giới”.
Dịp này, Cha Federico Lombardi, giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh, cũng nhận xét rằng trong thời gian qua, câu hỏi thường được nhiều người đặt ra cho ngài là liệu Đức Thánh Cha có tông du Cộng hòa Trung Phi hay không. Cha Lombardi cho biết ngài “không bao giờ nghi ngờ việc Đức Giáo Hoàng sẽ tới thăm Cộng hòa Trung Phi”.
Bình luận về chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng tại nhà thờ Hồi giáo trung ương ở Bangui, cha Lombardi cho biết đây là biểu tượng của việc tìm kiếm một tinh thần đối thoại giữa các tôn giáo của Đức Giáo Hoàng.
Cha Lombardi cũng nhắc lại lời nói của Đức Thánh Cha Phanxicô: “Hôm nay Bangui là thủ đô tinh thần của thế giới ... Năm Thánh Lòng Thương Xót bắt đầu sớm hơn ở vùng đất đã phải chịu đựng trong nhiều năm những hậu quả của chiến tranh, hận thù, sự hiểu lầm và tình trạng thiếu vắng hòa bình.”
7. Đức Thánh Cha đã về tới Vatican
Lúc 18:45 chiều ngày thứ Hai 30 tháng 11, Đức Thánh Cha đã về đến phi trường Ciampino của Rôma.
Trên chuyến bay từ phi trường M’Poko của thủ đô Bangui, Cộng hòa Trung Phi, về Rôma, Đức Thánh Cha đã dành ra một giờ để trả lời phỏng vấn của giới báo chí.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói với các phóng viên rằng ngài nhận thức rõ rằng Thiên Chúa là Thiên Chúa của những điều bất ngờ, nhưng Đức Thánh Cha đã trải qua hết kinh ngạc này đến kinh ngạc khác trong chuyến thăm châu Phi đầy hào hứng.
Đức Giáo Hoàng trông rất mệt mỏi, nhưng rất vui. Ngài nói với các phóng viên rằng ngài đã cầu nguyện trong một đền thờ Hồi Giáo ở Bangui, Cộng hòa Trung Phi, và cùng dạo quanh một khu phố Hồi giáo với các lãnh tụ Hồi giáo ngồi với ngài trong chiếc xe popemobile. Cả hai điều này đều là các sáng kiến tự phát của Đức Giáo Hoàng vào ngày 30 tháng 11, ngày cuối cùng của ngài ở châu Phi.
Đức Thánh Cha nhận xét rằng:
“Những đám đông, những khuôn mặt hân hoan của những người có khả năng cử mừng ngay cả với một dạ dày trống rỗng” là những ấn tượng mà ngài sẽ mang về nhà với ngài sau chuyến đi sáu ngày tới Kenya, Uganda và Cộng hòa Trung Phi.
Đức Thánh Cha nói với các phóng viên sau hai năm nội chiến, người dân của nước Cộng hòa Trung Phi muốn “hòa bình, hòa giải và tha thứ.”
“Trong nhiều năm, họ đã từng sống như anh chị em,” và giờ đây Đức Thánh Cha tin tưởng rằng các nhà lãnh đạo Công Giáo, Hồi giáo và Tin Lành địa phương đang làm hết sức mình để giúp đỡ người dân của họ trở về tình trạng hòa bình, cùng tồn tại và tôn trọng lẫn nhau.
Các nhà lãnh đạo của mọi tôn giáo phải dạy bảo các tín hữu về những giá trị.
“Một trong những giá trị hiếm hoi nhất ngày nay đó là tình anh em,” một giá trị cần thiết cho hòa bình, ngài nói.
“Trào lưu tôn giáo cực đoan là một thứ bệnh tìm thấy trong tất cả các tôn giáo. Ngay cả một số người Công Giáo. Tôi dám nói điều này bởi vì đó là Giáo Hội của tôi.”
Đức Thánh Cha khẳng định với báo chí: “Trào lưu tôn giáo cực đoan không phải là tôn giáo, đó chỉ là việc thờ ngẫu tượng, trong đó người ta thay thế đức tin, tình yêu dành cho Thiên Chúa và cho tha nhân bởi những ý tưởng và những xác tín sai lầm”.
Trong khi Đức Thánh Cha kết thúc chuyến đi của ngài, đại diện của các quốc gia trên thế giới đã bắt đầu hội nghị khí hậu Liên Hiệp Quốc tại Paris để bàn về khả năng đạt đến một thỏa thuận quốc tế để giảm thiểu những biến đổi khí hậu.
Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết ngài không biết chắc những gì sẽ xảy ra tại hội nghị “nhưng tôi có thể nói điều này, bây giờ hoặc không bao giờ.” Quá ít biện pháp đã được thực hiện trong vòng 10 đến 15 năm qua, và “mỗi năm tình hình sẽ tồi tệ hơn.”
“Chúng ta đang trên bờ vực của tự tử”, Đức Thánh Cha đã nói một cách mạnh mẽ như vậy.
8. Đức Hồng Y André Vingt-Trois nói: Môi sinh là vấn đề sinh tử
Trong một bài giảng thuyết một tuần trước khi bắt đầu Hội nghị biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc năm 2015, gọi tắt là COP 21, tại Paris, Đức Hồng Y André Vingt-Trois cảnh báo chống lại hai cám dỗ liên quan đến sinh thái.
Cám dỗ đầu tiên là “mơ về một vũ trụ tinh khiết”, thuần khiết đến mức không có chỗ cho nhân loại. “Đây là một thiên đường trần thế mà không có con người. Đó là hệ sinh thái chống lại loài người, nói cách khác là viễn kiến xem con người như một kẻ xâm nhập và một tên phá hoại”
Cám dỗ thứ hai, theo Đức Hồng Y Vingt-Trois là mơ về một “hệ sinh thái cục bộ” trong đó chúng ta tận dụng tốt hơn các nguồn tài nguyên để “bảo vệ cách sống của chúng ta” và để “đảm bảo sự thịnh vượng của riêng chúng ta có thể được tiếp tục.”
Đề cập đến thông điệp Laudato Si của Đức Thánh Cha Phanxicô, Đức Hồng Y Vingt-Trois gọi sinh thái là một dự án toàn cầu của cuộc sống mà phải vươn tới được tất cả các lĩnh vực của đời sống con người ... Sinh thái học không phải là một sự trang trí sang trọng cho các xã hội phát triển, nó là một vấn đề sinh tử mời gọi chúng ta sửa đổi cách sống của chúng ta để có thể tồn tại được.”
Ngài nói thêm, sinh thái học “không chỉ tính đến công việc của chúng ta, lợi ích của chúng ta, hy vọng của chúng ta, hệ tư tưởng của chúng ta,” nhưng là “tổng thể của vũ trụ trong đó Chúa Kitô là trung tâm”.
9. Tòa án quốc gia thành Vatican xử tội lấy trộm và phổ biến tài liệu mật của Vatican
Sáng ngày 24 tháng 11, tòa án tại Vatican đã nhóm phiên đầu tiên xét xử 5 bị can bị cáo về tội lấy trộm và phổ biến tài liệu mật của Vatican.
5 bị can là Đức Ông Angel Lucio Vallejo Balda, người Tây Ban Nha, Tổng thư ký Sở tài chánh Vatican và từng là tổng thư ký Ủy ban nghiên cứu các cơ cấu của Vatican cần được cải tổ, gọi tắt là Cosea. linh mục này tiếp tục bị giam tại trại Hiến binh Vatican kể từ khi bị bắt ngày 2-11 vừa qua. Tiếp đến là bà Francesca Immacolata Chaouqui, thành viên Ủy ban này, và Ông Nicola Maio, cộng tác viên của Đức Ông Vallejo. Sau cùng là hai ký giả là Emiliano Fittipaldi và Gianluigi Nuzzi đã dùng một phần các tài liệu đánh cắp để xuất bản thành 2 cuốn sách. Hai ký giả có luật sự biện hộ tự chọn, trong khi 3 người đầu tiên có luật sư do tòa chỉ định.
Theo thông cáo được công bố sau đó, phiên tòa đã kéo dài 1 giờ 10 phút. Sau khi Ủy viên công tố đã đọc cáo trạng, chủ tịch tòa án cho biết đã chuyển đến chủ tịch tòa kháng án đơn xin của Ông Nuzzi và Đức Ông Vallejo Balda xin bổ nhiệm thêm luật sư do đương sự chọn.
Luật sư được tòa chỉ định cho Đức Ông Vallejo là Bellardini khiếu nại vì thời gian không đủ trình bày bằng chứng và bảo vệ, còn ký giả Fittipaldi qua luật sư Musso của ông yêu cầu tuyên bố việc triệu tập để xét xử là vô hiệu lực vì thiếu chính xác về các sự kiện cáo buộc đương sự.
Giáo Sư Zannotti, Ủy viên công tố, đã trả lời cho vấn nạn thứ hai và cho biết vụ kiện này không có ý chà đạp tự do báo chí, nhưng bị cáo được yêu cầu trả lời về đường lối hành động của ông ta để kiếm tin và các tài liệu, và điều này được ghi trong cáo trạng.
Đoàn thẩm phán đã thảo luận trong 45 phút, và sau đó đã tuyên bố bác bỏ hai lời khiếu nại. Việc xét xử tiến hành với phiên tòa thứ hai lúc 9.30 phút sáng thứ hai, 30-11 tới đây, bắt đầu với các cuộc chất vấn các bị can, bắt đầu từ Đức ông Vallejo, rồi đến bà Chaouqui, sau đó là các bị can khác. Dự kiến sẽ có các phiên tòa khác trong tuần tới.
10. Đức Thánh Cha khởi hành từ phi trường Fiumicino
Lúc 7 giờ 15 phút sáng thứ Tư 25 tháng 11, Đức Thánh Cha đã đến phi trường quốc tế Fiumicino, cách Vatican 29 cây số, để đáp máy bay đi Kenya. Rumania.
Chào đón và tiễn chân Đức Thánh Cha tại phi trường có Đức Cha Gino Reali, Giám Mục giáo phận Porto-Santa Rufina, bao gồm phi trường Fiumicino và các giới chức chính quyền Italia.
Chiếc A330 của hãng hàng không Alitalia đã cất cánh lúc 7 giờ 45 và phải bay mất 7 tiếng vượt đoạn đường dài 5,389 cây số để đến phi trường quốc tế Jomo Kenyatta của thủ đô Nairobi.
11. Đức Thánh Cha gặp gỡ giáo lý viên và giáo chức Uganda
Đức Thánh Cha đề cao vai trò của các giáo lý viên và nhắn nhủ họ không những là thày dạy nhưng còn là những nhân chứng đức tin.
Ngài đưa ra lời khích lệ trên đây trong cuộc gặp gỡ hàng ngàn giáo lý viên và giáo chức Công Giáo Uganda chiều ngày 27-11 tại đền thánh Anrê Kaggwa tử đạo ở Munyonyo, cách thành phố Entebe 40 cây số.
Munyonyo là nơi nhà vua Mwanga đã quyết định tiêu diệt các tín hữu Kitô và chính tại nơi đây 4 Kitô hữu Uganda đầu tiên đã chịu tử đạo trong hai ngày 25 và 26-5 năm 1886, trong đó có thánh Anrê Kaggwa được tôn làm bổn mạng các giáo lý viên và các giáo chức. Đây là lực lượng sinh động của Giáo Hội tại Uganda. Các giáo lý viên hàng năm vẫn tụ họp tại Đền thánh này và hiện nay có dự án xây cất một nhà thờ có thể chứa được 1 ngàn người, bên ngoài có thể đón tiếp 4 ngàn người.
Đến nơi vào lúc quá 7 giờ, Đức Thánh Cha đã được các cha dòng Phanxicô Viện tu đón tiếp, các cha là những người đảm trách Đền thánh tử đạo tại đây. Ngài làm phép viên đá đầu tiên để xây thánh đường mới.
Trong lời chào mừng Đức Thánh Cha, Đức Tổng Giám Mục Cyprian Lwanga của giáo phận thủ đô Kampala sở tại đã tuyên bố từ nay con đường dẫn vào Đền thánh này được gọi là “Đường Đức Giáo Hoàng Phanxicô!”. Tiếp đến, sau lời chào và chứng từ của một đại diện giáo lý viên, Đức Thánh Cha đã ngỏ lời với mọi người. Ngài nói :
“Nhân danh Chúa Giê su Kitô, Chúa và là Thầy của chúng ta, tôi thân mến chào tất cả các anh chị em. Chức vụ làm Thầy thật là đẹp biết chừng nào. Chúa Giêsu là vị thầy đầu tiên và lớn nhất.
Thánh Phaolo đã viết là Chúa Giêsu ban cho Giáo Hội không chỉ các tông đồ và các chủ chăn mà thôi, nhưng còn ban cả các vị thầy nữa để xây dựng toàn bộ Thân Mình Người trong đức Tin và Tình Yêu. Cùng với các Giám Mục, linh mục và thầy sáu, là những người đã được truyền chức thánh để rao giảng Tin Mừng và chăm sóc đoàn chiên Chúa, anh chị em là các giáo lý viên cũng có phần đóng góp trổi vượt trong việc đem Tin Mừng đến trong từng làng mạc đất nước của anh chị em.
Trước hết tôi xin cám ơn anh chị em và gia đình đã hy sinh nhiều để có thể chu toàn sứ mạng quan trọng này. Anh chị em dạy lại những gì Chúa Giê su đã giảng dạy, huấn luyện người lớn và giúp đỡ các bậc cha mẹ biết dưỡng nuôi con cái lớn lên trong đức tin, trong vui mừng và trong niềm hy vọng vào đời sống vĩnh cửu mai hậu. Công việc của anh chị em không phải lúc nào cũng dễ dàng, nhưng tôi khuyến khích anh chị em kiên trì trong sứ mệnh này.
Tôi mời gọi các giám mục và linh mục hãy cố gắng giúp đỡ anh chị em trong công cuộc thường huấn về mặt giáo lý, linh hướng và mục vụ. Ngay cả trong mọi khó khăn, xin anh chị em hãy nhớ rằng công việc của anh chị em là một việc thánh. Chúa Thánh Thần hiện diện tại bất cứ nơi nào vang lên tên Chúa Giêsu. Người ở giữa chúng ta mỗi lần chúng ta mở con tim và thần trí hướng lên Chúa trong lời cầu nguyện, ban cho chúng ta ánh sáng và sức mạnh cần thiết.
Sứ điệp của anh chị em lại càng ăn rễ sâu trong tâm lòng tha nhân nhờ chứng tá cuộc sống của anh chị em. Cộng đoàn Kitô tại Uganda đã lớn mạnh nhiều nhờ chứng tá các vị tử đạo, đã lấy mạng sống mình để làm chứng cho chân lý có sức mạnh trao ban tự do, đã đổ máu đào để minh chứng sự trung thành với những gì là chân thiện mỹ. Chúng ta đang ở Munyonyo, là nơi mà vua Mwanga đã quyết định tàn sát những người theo Chúa Kitô. Nhưng nhà vua đã thất bại, cũng như xưa kia vua Herode đã thất bại trong âm mưu giết Chúa Giê su. Ánh sáng sẽ đẩy lui bóng tối. Sau chứng tá kiên cường của thánh Anrê Kaggwa và các bạn tử đạo, các ky tô hữu Uganda sẽ xác tín hơn vào những lời hứa của Chúa Kitô.
Và Đức Thánh Cha kết luận rằng:
“Xin thánh Anrê, bổn mạng của anh chị em, và các giáo lý viên Uganda tử đạo cầu bầu cho anh chị em được ơn trở thành những vị thầy khôn ngoan, biết nếu cao xác tín chân lý và niềm vui Phúc Âm, hiên ngang đi đến mọi nơi trên đất nước này để gieo vãi hạt giống Lời Chúa và vững tin vào lời Chúa hứa rằng anh chị em sẽ trở về, tay ôm bó lúa lòng mừng hân hoan. Omukama Abawe Omukisa. Xin Thiên Chúa chúc lành cho anh chị em
Sau bài huấn dụ, Đức Thánh Cha đã cùng với vị Tổng Giám Mục chính thống giáo và vị lãnh đạo Tin Lành rảy nước thánh làm phép tượng mới của thánh Anrê Kaggwa để nói lên chiều kích đại kết của các vị tử đạo Uganda.
Sau đó ngài lên xe về tòa Sứ Thần tòa thánh cách đó 16 cây số để dùng bữa tối và qua đêm.
12. Đức Thánh Cha gặp gỡ các linh mục tu sĩ Uganda
Lúc 7 giờ tối thứ Bẩy 28 tháng 11 , Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã gặp gỡ các linh mục, tu sĩ và chủng sinh Uganda. Trong câu chuyện ứng khẩu, ngài nói với họ đừng nên trông vào các vinh quang thời trước mà tương lai nằm trong tay họ.
Đức Giáo Hoàng tập trung bài suy niệm của ngài vào ba ý niệm: ký ức, lòng trung thành và việc cầu nguyện. Trong nhiều dịp trước đây, ngài đã thúc giục các tín hữu luôn ghi nhớ hành động của Thiên Chúa trong đời họ, hôm nay, với các linh mục và tu sĩ, ngài lại nhấn mạnh điểm này một lần nữa.
Ngài nói: “Giáo Hội tại Uganda không bao giờ được coi thường ký ức xa xôi của các vị tử đạo. Tử đạo có nghĩa là chứng tá. Nếu Giáo Hội tại Uganda muốn trung thành với ký ức này, nó phải tiếp tục là chứng tá. Nó không thể sống kiểu ‘con heo bỏ ống’. Các huy hoàng của quá khứ chỉ là các khởi điểm nhưng anh chị em phải biến thành huy hoàng cho tương lai. Và đây là trách vụ mà Giáo Hội trao cho anh chị em. Hãy là các chứng tá, như các tử đạo đã là các chứng tá bằng cách hy sinh mạng sống mình vì Tin Mừng”.
Ngài nói đến điều thứ hai là lòng trung thành: “Trung thành với ký ức. Trung thành với ơn gọi của mình. Trung thành với nhiệt tình tông đồ. Trung thành nghĩa là bước theo con đường thánh thiện. Trung thành nghĩa là làm những gì các chứng tá trong quá khứ từng làm: là làm người truyền giáo”.
Đức Thánh Cha nói thêm: “Uganda đã được tắm gội bằng máu các tử đạo, máu các chứng tá. Ngày nay, điều cần là tiếp tục tắm gội nó và tắm gội bằng các thách đố mới, các chứng từ mới, các sứ mệnh mới”
Đức Giáo Hoàng nói rằng nếu các tín hữu Uganda không bước theo tinh thần trên, họ “sẽ đánh mất sự phong phú lớn lao nhất hiện anh chị em đang có”.
“Và ‘hòn ngọc Phi Châu’ sẽ kết cục chỉ còn là thứ trưng bày trong viện bảo tàng. Vì ma qủy luôn tấn công kiểu đó, từng tí một”.
Cuối cùng, Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc cầu nguyện, và về phương diện này, cần có sự trong sáng.
Ngài cho biết: các tu sĩ không thể sống hai mặt; ngài khuyến khích họ năng xưng tội. “Đừng dấu diếm những gì Thiên Chúa không muốn. Đừng giữ kín việc thiếu trung thành. Đừng khóa ký ức trong tủ kín”.
Đức Giáo Hoàng cũng có lời kêu gọi đặc biệt ngỏ cùng các linh mục. Nhận định rằng một số giáo phận Uganda có nhiều linh mục, trong khi các giáo phận khác không có đủ linh mục, Đức Giáo Hoàng khuyên các linh mục ở các giáo phận có nhiều linh mục tình nguyện xin các giám mục của mình sai tới các giáo phận đang cần linh mục.
Ngài biết điều trên không dễ, nhưng với tinh thần trên, “Ugnada sẽ tiếp tục là một xứ đi truyền giáo”.
13. Cha Raniero Cantalamessa được mời thuyết giảng tại Thượng Hội Đồng Anh Giáo
Cha Raniero Cantalamessa, linh mục dòng Capuchin Phanxicô, là giảng thuyết viên Phủ Giáo Hoàng từ năm 1980, đã được mời giảng tại Thượng Hội Đồng Anh Giáo hôm 24 tháng 11 vừa qua.
Cha Cantalamessa nói với các nhà lãnh đạo Anh giáo nhóm họp tại một tu viện ở Westminster rằng “chúng ta không bao giờ có thể để cho một vấn đề luân lý chẳng hạn như vấn đề tính dục có thể chia rẽ chúng ta đến mức là cả tình yêu đối với Chúa Giêsu Kitô cũng không còn có thể liên kết được chúng ta nữa.”
Ngài nói thêm:
“Chúng ta cần phải quay trở lại thời điểm các thánh Tông Đồ. Các ngài phải đối mặt với một thế giới chưa được Kitô hóa, trong khi chúng ta đang phải đối mặt với một thế giới phần lớn là hậu Kitô giáo”.
“Thế giới Kitô giáo đang chuẩn bị kỷ niệm một trăm năm cuộc Cải Cách Tin Lành. Điều quan trọng đối với toàn thể Giáo Hội là cơ hội này không thể bị lãng phí bởi những người vẫn tiếp tục là tù nhân của quá khứ, những kẻ cứ nằng nặc tranh biện xem ai đúng, ai sai. Thay vào đó, chúng ta hãy thực hiện một bước nhảy vọt lên phía trước về phẩm chất, tạo ra một cơ chế giống như những gì xảy ra khi các cửa cống của một con sông hay một kênh đào được đóng mở tự động ngõ hầu cho phép tàu thuyền có thể di chuyển bất kể thủy triều như thế nào.”
14. Đức Thánh Cha gặp 11 phụ nữ là nạn nhân bị bạo hành và bị bắt hành nghề mại dâm
Thông cáo của Sở Từ Thiện của Đức Thánh Cha, do Đức Tổng Giám Mục Konrad Krajewski đảm trách, cho biết lúc 7:15 sáng ngày 25-11, trước khi ra phi trường Fiumicino để lên đường viếng thăm mục vụ 3 nước Phi châu, Đức Thánh Cha đã gặp gỡ 11 phụ nữ là nạn nhân bị bạo hành trong gia đình và những phụ nữ là nạn nhân nạn buôn người bị lừa gạt đưa vào vòng mại dâm, cùng với 6 người con của họ tại nhà trọ Thánh Marta ở nội thành Vatican.
Các bà mẹ và những đứa con này đến từ Nhà Nương Náu dành cho các nạn nhân bị đánh đập trong gia đình và những phụ nữ bị bán làm nghề mại dâm. Các phụ nữ ấy thuộc các quốc tịch: Italia, Nigeria, Rumani và Ukraine. Họ được giúp đỡ, săn sóc và cho trú ngụ tại Nhà Nương Náu do một dòng tu đảm trách trong một làng thuộc miền Lazio, gần Rôma.
Cuộc gặp gỡ diễn ra nhân dịp Ngày Quốc Tế loại trừ nạn bạo hành phụ nữ.
Theo tổ chức Unicef của Liên Hiệp Quốc, trong năm 2013, cứ 10 thiếu nữ dưới 20 tuổi thì có một cô bị hãm hiếp hoặc bị bó cuộc chịu các hành động tính dục; trong nhiều trường hợp các thiếu nữ này còn bị nhiễm HIV.
Tình trạng trên đặc biệt nghiêm trọng trong các nước có sự bất bình bẳng nam nữ trong ngành giáo dục trung học đệ nhất cấp.
15. Ý cầu nguyện của Đức Thánh Cha Phanxicô trong tháng 12
Ý chung: Cầu cho mọi người chúng ta cảm nghiệm được lòng thương xót của Thiên Chúa, Đấng luôn sẵn sàng tha thứ.
Ý truyền giáo: Cầu cho các gia đình, nhất là những gia đình đang gặp đau khổ, tìm ra dấu chỉ của niềm hy vọng chắc chắn nơi việc hạ sinh của Đức Giêsu.
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 03/12 – 09/12/2015: Nhìn lại năm 2015
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:19 02/12/2015
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Trong buổi tiếp kiến nhân lễ Giáng Sinh và đầu năm mới dành cho các vị lãnh đạo các cơ quan trung ương Tòa Thánh, Đức Thánh Cha Phanxicô liệt kê 15 thứ bệnh cần bài trừ khỏi những người phục vụ tại giáo triều Roma.
Khoảng 60 Hồng Y và 50 Giám Mục cùng với nhiều giám chức, linh mục và giáo dân lãnh đạo các cơ quan trung ương Tòa Thánh đến chúc mừng ngài nhân dịp lễ Giáng Sinh và năm mới.
Mở đầu, Đức Hồng Y Angelo Sodano, 87 tuổi, niên trưởng Hồng Y đoàn, đại diện mọi người chúc mừng Đức Thánh Cha và cho biết toàn thể các cộng tác viên thuộc các cơ quan trung ương Tòa Thánh hứa hỗ trợ và cộng tác hoàn toàn với Đức Thánh Cha trong việc phục vụ tình hiệp nhất của Giáo Hội và hòa bình giữa các dân tộc. Đức Hồng Y cũng nói rằng tại Vatican mọi người, trong các nhiệm vụ khác nhau, hiệp nhất và dấn thân phục vụ Đức Thánh Cha và Giáo Hội.
Lên tiếng trong dịp này, sau khi gửi lời chúc mừng và cám ơn sự cộng tác của mọi người trong giáo triều Roma, Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến sự kiện các cơ quan trung ương Tòa Thánh họp thành một cơ thể duy nhất, và cũng như mọi cơ thể, có thể có những bệnh tật cần được chữa lành. Trong ý hướng chuẩn bị tâm hồn, xưng tội, để đón mừng Chúa Giáng Sinh, Đức Thánh Cha đã liệt kê một loạt những căn bệnh mà những vị làm việc trong giáo triều Roma có thể mắc phải và cần phải thanh tẩy. Ngài nói:
“Giáo triều được kêu gọi cải tiến, luôn cải tiến và tăng trưởng trong tình hiệp thông, thánh thiện và khôn ngoan để chu toàn sứ mạng. Nhưng giáo triều, cũng như mỗi thân thể con người, cũng có thể bị bệnh, hoạt động không tốt, bị yếu liệt. Và ở đây tôi muốn liệt kê vài căn bệnh có thể, những bệnh của giáo triều. Đó là những bệnh thường xảy ra trong đời sống của giáo triều chúng ta. Đó là những bệnh tật và cám dỗ làm suy yếu việc phục vụ của chúng ta đối với Chúa. Tôi nghĩ rằng “danh sách” các bệnh này sẽ giúp chúng ta, như các Đấng Tu Hành trong sa mạc vẫn thường làm danh sách mà chúng ta nói đến hôm nay: danh sách này giúp chúng ta chuẩn bị lãnh nhận bí tích Hòa giải, là một bước tiến tốt cho tất cả chúng ta để chuẩn bị lễ Giáng Sinh.
Đức Thánh Cha đã liệt kê 15 thứ bệnh, trước tiên là bệnh tưởng mình là bất tử, miễn nhiễm, hoặc thậm chí là không thể thiếu được, và lơ là những kiểm điểm cần thiết và thông thường. Một bệnh khác là bệnh Marta, đến từ tên Marta, làm việc thái quá: tức là những người chìm đắm trong công việc, và lơ là với phần tốt hơn, là ngồi bên chân Chúa Giêsu. Cũng có thứ bệnh “chai cứng” tâm trí và tinh thần: nghĩa là bệnh của những người có tâm hồn chai đá. Rồi đến bệnh kế hoạch hóa thái quá và duy hiệu năng. Các bệnh tiếp theo là phối hợp kém, “suy thoái não bộ tinh thần”, hay là quên đi “lịch sử cứu độ”, lịch sử quan hệ bản thân với Chúa, quên đi mối tình đầu; bệnh cạnh tranh và háo danh; bệnh tâm thần phân liệt trong cuộc sống. Đó là bệnh của những người sống hai mặt, hậu quả của sự giả hình về sự tầm thường và dần dần trở nên trống rỗng về tinh thần mà các văn bằng tiến sĩ hoặc các bằng cấp khác không thể lấp đầy được. Rồi đến các bệnh khác như bệnh 'ngồi lê đôi mách', lẫm bẩm và nói hành; bệnh thần thánh hóa giới lãnh đạo; bệnh dửng dưng đối với người khác; bệnh có bộ mặt đưa đám; bệnh tích trữ; bệnh của những nhóm khép kín, trong đó sự thuộc về một nhóm nhỏ trở nên mạnh hơn thuộc về cả thân mình và trong một số trường hợp, mạnh hơn thuộc về chính Chúa Kitô. Sau cùng là bệnh tìm kiếm lợi lộc trần tục và phô trương.
Đức Thánh Cha nhận xét rằng những căn bệnh và cám dỗ ấy cũng là nguy cơ của mỗi Kitô hữu, mỗi giáo xứ, cộng đoàn, dòng tu, các phong trào Giáo Hội, trên bình diện cá nhân và cộng đoàn.
Ngài mời gọi tất cả mọi người hãy sống theo chân lý trong sự thật, nhất là trong mùa Giáng Sinh này, hãy chuẩn bị xưng tội và xin Mẹ Maria, Mẹ Giáo Hội, chữa lành mọi vết thương tội lỗi mà mỗi người chúng ta mang trong tâm hồn, và xin Mẹ nâng đỡ Giáo Hội và giáo triều để tất cả được lành mạnh, thánh thiện và thánh hóa, hầu tôn vinh Con của Mẹ và để cứu độ chúng ta và toàn thế giới.
Sau bài diễn văn, Đức Thánh Cha đã đích thân đến bắt tay chúc mừng các Hồng Y đứng thành hình vòng cung ở sảnh đường Clemente trong dinh Tông Tòa, và tiếp đến, các Giám Mục cũng như các giám chức, các linh mục khác và các giáo dân ở vị trí lãnh đạo, đến trước Đức Thánh Cha để chúc mừng và bắt tay ngài.
2. Nhận xét của Đức Giáo Hoàng về tờ Charlie Hebdo
Sáng thứ Năm 8 tháng Giêng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã dành thánh lễ đầu tiên tại nhà nguyện Santa Marta sau kỳ nghỉ lễ Giáng Sinh để cầu nguyện cách riêng cho những nạn nhân của vụ thảm sát tại tòa soạn báo Charlie Hebdo ở Paris
Ngài nói rằng cuộc tấn công này “thể hiện cả sự tàn bạo nhân loại đến cùng cực; lẫn các chiều kích kinh hoàng của chủ nghĩa khủng bố, cả thứ khủng bố riêng lẻ lẫn chủ nghĩa khủng bố nhà nước.”
Đức Thánh Cha than thở: “Con người có thể tàn ác đến là ngần nào! Chúng ta hãy cầu nguyện trong thánh lễ này, cho rất nhiều các nạn nhân của sự tàn bạo này. Chúng ta cũng cầu nguyện cho những kẻ tàn ác như vậy, xin Chúa hoán cải con tim của họ.”
Các vị Hồng Y và Giám Mục Pháp cũng cực lực lên án vụ thảm sát tại tòa soạn báo Charlie Hebdo
Cũng trong ngày thứ Năm 8 tháng Giêng, trong một phút mặc niệm 12 người gồm các ký giả, các nhân viên cảnh sát và người đi đường bị thiệt mạng trong vụ thảm sát một ngày trước đó, nhà thờ Đức Bà Paris đã rung chuông trong một cử chỉ chia buồn với những nạn nhân của một vụ khủng bố được xem là trầm trọng nhất tại Pháp trong nửa thế kỷ qua.
Các vị Hồng Y và Giám Mục Pháp cũng hiện diện trong các cuộc biểu tình lên án bọn khủng bố.
Những thành viên còn sống của tờ Charlie Hebdo đã nhờ các cơ quan ngôn luận tại Pháp giúp tiếp tục tái bản và hôm thứ Tư 14 tháng Giêng đã phát hành với một số lượng lớn gấp 50 lần trước đó là 3 triệu bản, sau đó in thêm thành 5 triệu bản và đang dự trù tăng lên đến 7 triệu bản.
Trong số báo này, tờ báo đã có một biếm họa chỉ trích tiên tri Môhamét của Hồi Giáo nặng nề. Vì thế, hàng loạt những cuộc biểu tình của người Hồi Giáo đã nổ ra trên toàn thế giới. Đặc biệt, nghiêm trọng là tại thủ đô Niamey của Niger. Những người biểu tình đã đốt phá ít nhất 45 thánh đường, hàng quán và cơ sở của Kitô giáo và ít nhất có 10 người bị thiệt mạng, 50 người bị thương, một số phụ nữ Kitô bị hãm hiếp.
Trích dẫn sự tàn phá trên một quy mô quá rộng lớn các nhà thờ và các tổ chức Công Giáo khác và tình hình mất an ninh nghiêm trọng trên toàn lãnh thổ, Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Niger đành phải đưa ra một biện pháp đau lòng là đình chỉ vô thời hạn các hoạt động của tất cả các trường Công Giáo, trung tâm y tế, từ thiện và các cơ quan phát triển trên cả nước.
Các giám mục yêu cầu anh chị em giáo dân cầu nguyện và suy niệm trên "sự kiện đau đớn mà chúng ta đã chỉ chịu đựng."
Bên cạnh đó, tờ báo cũng vẽ một biếm họa đả kích Đức Giáo Hoàng Phanxicô và hàng giáo phẩm Công Giáo Pháp. Biên tập viên của tờ tạp chí viết rằng họ không muốn sự hỗ trợ của Giáo Hội Công Giáo và chế giễu một số nhà lãnh đạo Công Giáo đã tham gia vào các cuộc biểu tình.
Tờ báo viết:
“Điều đã làm cho chúng tôi cười nhiều nhất là các quả chuông của nhà thờ Notre Dame đã rung lên nhằm vinh danh chúng tôi. Chúng tôi muốn gửi một thông điệp cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô -- người cũng là Charlie tuần này: Chúng tôi chỉ chấp nhận các chuông của nhà thờ Notre Dame được đánh lên nhằm vinh danh chúng tôi nếu những quả chuông ấy được đánh bởi những phụ nữ FEMEN”.
(FEMEN là nhóm nữ quyền quá khích mà các thành viên đã thường xuyên tổ chức các cuộc biểu tình để ngực trần bên trong nhiều nhà thờ châu Âu. Diễn biến gần đây nhất là vụ một phụ nữ trong nhóm này để ngực trần chạy trên quảng trường Thánh Phêrô và xông vào hang đá giật đi tượng Chúa Hài Đồng vào ngày lễ Giáng Sinh 25 tháng 12).
Thực ra, hàng giáo sĩ Pháp xuất hiện trong các cuộc biểu tình là nhằm lên án hành vi bạo lực của khủng bố Hồi Giáo, chứ không phải là nhằm vinh danh tờ Charlie Hebdo, một tờ báo khét tiếng bài bác tất cả các tôn giáo, không riêng gì là Hồi Giáo.
Hôm thứ Năm 15 tháng Giêng, trong cuộc họp báo trên chuyến bay từ Sri Lanka sang Phi Luật Tân, sau khi cực lực lên án vụ thảm sát tại toà báo Charlie Hebdo như ngài đã làm trong thánh lễ tại nhà nguyện Santa Marta đúng một tuần trước đó, Đức Giáo Hoàng so sánh việc báng bổ tôn giáo với việc chửi cha mắng mẹ người khác, và nhận xét rằng xúc phạm cha mẹ người ta, tức là muốn người ta cho mình một cú đấm.
Trả lời câu hỏi của một ký giả Pháp xin ngài nhận định về những vụ khủng bố gần đây tại Paris, và tương quan giữa tự do tôn giáo và tự do ngôn luận, Đức Thánh Cha nói:
“Cả hai tự do này đều là những quyền căn bản của con người. Kẻ nào chủ trương giết người nhân danh Thiên Chúa thì rơi vào lầm lạc, và những kẻ nào xúc phạm tôn giáo nhân danh quyền được nói những gì mình thích nói cũng là sai lầm. Về tự do ngôn luận: mỗi người không những có tự do và có quyền, nhưng còn có nghĩa vụ nói điều mà mình nghĩ là có thể giúp xây dựng công ích.”
“Chắn chắn là không thể dùng bạo lực để phản ứng lại sự xúc phạm, nhưng cũng đừng khiêu khích. Không thể mạ lỵ tín ngưỡng của người khác, không thể chế nhạo đức tin, vì tự do ngôn luận có một giới hạn, đó là phẩm giá của mỗi tôn giáo”.
Theo thói quen hài hước của ngài, Đức Thánh Cha lấy một ví dụ để minh họa những điều ngài nói:
“Nếu người bạn tốt của tôi là Tiến Sĩ Gasparri đây chửi thề đối với mẹ tôi, ông có thể mong đợi một cú đấm. Đó là bình thường. Đó là bình thường. Bạn không thể kích động. Bạn không thể xúc phạm đức tin của người khác. Bạn không thể mang đức tin của người khác ra làm trò cười.”
Tiến Sĩ Alberto Gasparri là người luôn có mặt trong các cuộc tông du của Đức Giáo Hoàng. Ông phụ trách việc hoạch định các chuyến tông du của các vị Giáo Hoàng. Ông thường cùng với Cha Federico Lombardi, giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh, đứng hai bên Đức Thánh Cha trong các buổi họp báo trên các chuyến bay.
Nhiều tờ báo đã dùng thủ đoạn cắt cúp và kết án Đức Giáo Hoàng là bênh vực cho những kẻ khủng bố. Nhẹ nhất thì bênh vực “quyền tự do xúc phạm người khác” như thủ tướng David Cameron của Anh quốc.
Vì thế, Cha Thomas Rosica đã ra một thông báo tường trình toàn bộ nội dung nhận xét của Đức Giáo Hoàng và nêu bật rằng:
“Nhận xét của Đức Giáo Hoàng không có cách nào có thể giải thích là một sự biện minh cho hành vi bạo lực và khủng bố diễn ra tại Paris vào tuần trước”.
Cần lưu ý rằng những lời của Đức Giáo Hoàng “được nói một cách bộc trực, trong bối cảnh thân thiện giữa những người cùng đi và những bạn bè trong cuộc hành trình”
Cha Rosica nói thêm rằng “lời nói của ngài có nghĩa là có những giới hạn khi đùa cợt và châm biếm đặc biệt là trong những cách thức mà chúng ta đề cập đến các vấn đề về tôn giáo và niềm tin.”
Phát ngôn viên nói thêm:
“Phản ứng của Đức Giáo Hoàng Phanxicô tương tự như những gì chúng ta cảm thấy khi những người thân yêu nhất đối với chúng ta bị xúc phạm hoặc bị hại. Phong cách phát biểu không gò bó của Đức Giáo Hoàng, đặc biệt là trong những tình huống như trong một cuộc họp báo, phải được đánh giá trung thực và không thể bị bóp méo hoặc xuyên tạc. Đức Giáo Hoàng đã nói rõ ràng rằng ngài chống lại chủ nghĩa khủng bố và các hành vi bạo lực xảy ra tại Paris và ở miền khác trên thế giới. Bạo lực sinh ra bạo lực. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã không hề thốt lời ủng hộ bạo lực trên chuyến bay.”
Trên chuyến bay từ Manila trở về Rôma, trả lời một ký giả, Đức Thánh Cha khẳng định rằng “trên lý thuyết” tất cả chúng ta đều được dạy phải giơ má bên kia trong trường hợp bị khiêu khích, nhưng thực tế chúng ta là những con người và vì thế sự xúc phạm lập đi lập lại có thể tạo nên một phản ứng sai lầm. Vì lý do này, tự do phải được đồng hành với khôn ngoan.
3. Ngày Thế giới về đời sống thánh hiến lần thứ 19 tại Vatican.
Những hình ảnh mà quý vị và anh chị em vừa xem thấy là nghi thức làm phép nến và đoàn rước đông đảo gồm 50 tu sĩ nam nữ, đại diện cho các hình thái khác nhau của đời sống Thánh Hiến trong thánh lễ Đức Mẹ Dâng Chúa Giêsu vào Đền Thánh và cũng là Ngày Thế giới về đời sống thánh hiến lần thứ 19 do Đức Thánh Cha Phanxicô chủ sự tại Đền thờ Thánh Phêrô hôm thứ Hai 2 tháng 2.
Đồng tế với Đức Thánh Cha có Đức Hồng Y João Aviz de Braz, Tổng Trưởng Bộ các dòng tu, Đức Tổng Giám Mục Tổng thư ký José Rodríguez Carballo, OFM, các chức sắc của Bộ này, một số các cha Bề trên Tổng quyền, và các linh mục dòng, trước sự hiện diện của hàng ngàn tu sĩ nam nữ và giáo dân.
Trong bài giảng thánh lễ, Đức Thánh Cha nhắn nhủ những người thánh hiến hãy đạt tới sự khôn ngoan qua sự tuân phục và tuân giữ tu luật. Ngài nhận xét rằng: “Tin mừng của ngày lễ hôm nay 5 lần nhấn mạnh đến sự tuân phục của Mẹ Maria và Thánh Giuse đối với 'Lề luật của Chúa' (Xc Lc 2,22.23.24.27.39). Chúa Giêsu không đến để làm theo ý riêng, nhưng là theo ý Chúa Cha, và đây là 'lương thực' của Ngài như chính Ngài đã nói (Xc Ga 4,34). Vì thế ai theo Chúa Giêsu thì cũng tiến bước trên con đường vâng phục, như bắt chước ‘sự hạ cố’ của Chúa, hạ mình và đón nhận ý Chúa Cha làm ý mình, đến độ tự hủy và hạ nhục chính mình (Xc Pl 2,7-8). Đối với một tu sĩ, tiến bước chính là hạ mình trong việc phục vụ. Một hành trình giống như con đường của Chúa Giêsu, Đấng ‘không giữ cho mình đặc ân như Thiên Chúa’ (Pl 2,6). Hạ mình trở nên đầy tớ để phục vụ.
Đức Thánh Cha nhận xét rằng con đường ấy có hình thức là tu luật, thấm đượm đoàn sủng của vị sáng lập. Đối với mọi người, qui luật không thể thay thế được chính là Tin Mừng, là sự hạ mình của Chúa Kitô, nhưng Chúa Thánh Linh, trong tinh thần sáng tạo vô biên, cũng diễn tả điều ấy qua nhiều tu luật của đời sống thánh hiến, và tất cả các tu luật ấy đều nảy sinh từ sự bước theo Chúa Kitô, từ con đường hạ mình phục vụ”.
Đức Thánh Cha xác quyết rằng qua “luật” ấy, những người thánh hiến có thể đạt được sự khôn ngoan, đây không phải là một khả năng trừu tượng, nhưng là công trình và là hồng ân của Chúa Thánh Linh, và dấu chỉ tỏ tường của điều này chính là niềm vui. Đúng vậy, niềm vui của tu sĩ là kết quả của con đường hạ mình như Chúa Giêsu.. Và khi chúng ta buồn sầu, thì chúng ta hãy tự hỏi xem chúng ta có đang sống chiều kích hạ mình hay không”.
Đức Thánh Cha nhắc đến tấm gương của hai cụ già, Simeon và Anna, là những người ngoan ngoãn đối với Chúa Thánh Linh (Tin Mừng nhắc điều này 4 lần), được Chúa hướng dẫn và linh hoạt. Chúa đã cho họ sự khôn ngoan qua hành trình dài của cuộc sống trên con đường tuân phục lề luật, một sự tuân phục một đàng hạ nhục và hủy diệt, nhưng đàng khác đó là sự tuân phục giữ gìn và bảo đảm hy vọng, và giờ đây đầy tính sáng tạo vì đầy Thánh Linh..
Áp dụng những điều trên đây vào thực trạng của các dòng tu, Đức Thánh Cha nhắc đến sự thích ứng tu luật với thời đại và khẳng định rằng: “sự canh tân đích thực chính là một công trình của đức khôn ngoan, được hun đúc trong tinh thần ngoan ngoãn và vâng phục”.
Tăng cường và đổi mới đời sống thánh hiến diễn ra qua lòng yêu mến nồng nhiệt hơn đối với tu luật, và qua khả năng chiêm ngưỡng và lắng nghe những người cao niên trong hội dòng. Như thế “kho tàng”, đoàn sủng của mỗi gia đình dòng tu được bảo tồn nhờ sự tuân phục và khôn ngoan. Và qua con đường ấy, chúng ta được gìn giữ, tránh được tính trạng sống đời thánh hiến của chúng ta một cách 'tùy hứng' và thiếu cụ thể, như thể đó là một thứ tri thức, biến thành một sự “chế nhạo” đời tu, trong đó người ta sống theo Chúa mà không từ bỏ, cầu nguyện mà không có sự gặp gỡ, sống huynh đệ không có hiệp thông, vâng phục mà không tín thác, bác ái mà không có chiều kích siêu việt”
4. Giáo Hội có thêm 20 vị Hồng Y
Sáng ngày 14 tháng Hai, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự công nghị tấn phong 20 Hồng Y mới, trong đó có Đức Hồng Y Nguyễn Văn Nhơn, đồng thời xác định sẽ tôn phong 4 thánh nữ vào ngày 17 tháng Năm.
Đây là công nghị lần thứ 2 Đức Thánh Cha Phanxicô chủ sự tại Đền thờ Thánh Phêrô để tấn phong Hồng Y Lần đầu tiên ngày 22 tháng Hai năm 2014 để phong 19 Hồng Y và lần này 20 vị thuộc 18 quốc tịch.
Giống như năm ngoái, hiện diện tại buổi lễ cũng có Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16, đáp lời mời của Đức Thánh Cha Phanxicô. Ngài ngồi cạnh các Hồng Y đẳng Giám Mục và Thượng Phụ. Tiếp đến có 145 Hồng Y, khoảng 100 giám mục và 8 ngàn tín hữu, trong đó có thân nhân, bạn hữu và giáo hữu của các tiến chức Hồng Y.
Có một tiến chức Hồng Y xin kiếu không đến dự công nghị được vì tuổi cao sức yếu, đó là Đức Hồng Y José de Jesus Pimiento Rodriguez, 96 tuổi, nên đã xin nhận Mũ Đỏ tại gia.
19 tiến chức Hồng Y ngồi hai bên bàn thờ chính, trong khi các Hồng Y và các GM ngồi phía trước bàn thờ. Trong số các tân Hồng Y có 15 vị dưới 80 tuổi và đến từ 14 quốc gia, gồm 5 vị người Âu, 3 vị Á châu, 3 vị Mỹ la tinh, 2 từ Phi châu và 2 vị từ Úc châu. 2 tiến chức Hồng Y Phi châu đến từ Etiopia và Capo Verde, hai vị người Úc đến từ New Zealand và quần đảo Tonga, 3 vị Á châu là người Việt Nam, Thái Lan và Myanmar, 3 vị Mỹ châu la tinh đến từ Mêhicô, Urugay và Panama.
Vị Hồng Y duy nhất được Đức Thánh Cha bổ nhiệm cho giáo triều Roma lần này là Đức Hồng Y Dominique Mamberti. Năm 2006, sau 4 năm làm Sứ thần Tòa Thánh tại Sudan, ngài được Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 bổ nhiệm làm ngoại trưởng Tòa Thánh. Hồi tháng 11 vừa qua Đức Thánh Cha Phanxicô chọn ngài làm Chủ tịch Tối cao Pháp Viện của Tòa Thánh.
Lễ phong Hồng Y được cử hành dưới hình thức một buổi phụng vụ lời Chúa. Khi tiến lên bàn thờ chính, Đức Thánh Cha đã đến chào Đức Giáo Hoàng danh dự rồi tiến tới trước Mộ Thánh Phêrô cúi mình, thinh lặng cầu nguyện.
Đặc biệt, sau lời chào phụng vụ của Đức Thánh Cha, Đức Hồng Y Dominique Mamberti, vị đứng đầu danh sách các tiến chức đã đại diện mọi người chào mừng và cám ơn Đức Thánh Cha, đồng thời cũng chào thăm vị Tiền Nhiệm của ngài đang hiện diện.
5. Kỷ niệm 50 năm thánh lễ đầu tiên bằng tiếng địa phương
Ngày 7 tháng Ba năm 1965, Chân Phước Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục đã cử hành Thánh Lễ đầu tiên bằng tiếng Ý tại giáo xứ Ognissanti, nghĩa là Các Thánh, ở Rôma.
Mở đầu thánh lễ ngài nói:
"Hôm nay chúng tôi khai mạc hình thức mới của Phụng vụ trong tất cả các giáo xứ và nhà thờ trên toàn thế giới, trong tất cả các Thánh Lễ có giáo dân tham dự. Đây là một sự kiện lớn sẽ được nhớ đến như là sự khởi đầu của một cuộc sống thiêng liêng trăm hoa đua nở, và như một nỗ lực mới để tham gia vào các cuộc đối thoại tuyệt vời giữa Thiên Chúa và con người ".
Năm mươi năm đã trôi qua kể từ ngày lịch sử này. Để kỷ niệm biến cố đó, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ cử hành thánh lễ vào lúc 6 giờ chiều ngày thứ Bảy tới, 7 tháng Ba, tại đúng giáo xứ này.
Nhân dịp này một hội nghị mang tên “Hiệp Nhất Trong Lời Tụng Ca” cũng sẽ được tổ chức bởi Giáo phận Rôma, dòng Chúa Quan Phòng Don Orione và Học Viện Giáo Hoàng về Phụng vụ ở Rôma là ngôi trường này nằm ngay bên cạnh giáo xứ Ognissanti.
Diễn giả chính là cha Flavio Peloso, bề trên tổng quyền dòng Chúa Quan Phòng Don Orione, Đức Giám Mục phụ tá Giuseppe Marciante của giáo phận Rôma, và Đức Tổng Giám Mục Francesco Pio Tamburrano, là Giám Mục hiệu toà của Foggia-Bovino.
6. Đức Thánh Cha công bố Năm Thánh Từ Bi
Lúc 5 giờ chiều thứ Sáu 13 tháng Ba, Đức Thánh Cha đã chủ sự nghi thức thống hối tại Đền thờ Thánh Phêrô, với phần xưng thú và giải tội cá nhân sau đó. Hiện diện tại Đền thờ có một số Hồng Y và Giám Mục, linh mục và tu sĩ cùng với ngàn ngàn tín hữu.
Sau lời chào phụng vụ của Đức Thánh Cha, mọi người đã nghe đoạn thư thánh Phaolô gửi tín hữu thành Ephêsô (2,4-10) trong đó thánh nhân nói về Thiên Chúa giàu lòng từ bi đã làm cho chúng ta từ trong tội lỗi được sống lại với Chúa Kitô: nhờ ơn thánh của Chúa, chúng ta được cứu thoát. Chúng ta là công trình của Thiên Chúa, chúng ta được tạo dựng trong Đức Giêsu Kitô, để làm việc thiện. Tiếp đến là bài Tin Mừng theo thánh Luca (7,36-50) kể lại sự tích Chúa Giêsu dùng bữa tại nhà người biệt phái Simon. Một người đàn bà tội lỗi mang dầu thơm đến xức chân Chúa và lấy tóc mà lau. Trước phản ứng của người biệt phái, Chúa cho biết tội lỗi của bà ta tuy nhiều, nhưng đã được tha thứ vì bà đã yêu mến nhiều.
Trong bài giảng của Đức Thánh Cha đã phân tích thái độ của người đàn bà tội lỗi và của ông Simon người Biệt Phái.
Trong bài giảng tại buổi cử hành Phụng Vụ thống hối chiều thứ Sáu 13 tháng Ba, Đức Thánh Cha cũng đã công bố Năm Thánh Từ Bi.
Ngài nói:
“Anh chị em thân mến, tôi thường suy nghĩ xem làm thế nào để Giáo Hội có thể làm nổi bật hơn sứ mạng của mình là làm chứng nhân về lòng từ bi. Đó là một con đường bắt đầu bằng sự hoán cải tinh thần. Vì thế, tôi quyết định ấn định Năm Thánh đặc biệt, có trọng tâm là lòng từ bi của Chúa. Đây sẽ là một Năm Thánh Từ Bi. Chúng ta muốn sống năm này dưới ánh sáng lời Chúa nói: ‘Các con hãy có lòng từ bi thương xót như Chúa Cha” (Xc Lc 6,36).
Năm Thánh này bắt đầu từ lễ Đức Mẹ Vô nhiễm 8-12 và sẽ kết thúc ngày 20-11-2016, Chúa Nhật lễ Chúa Kitô là Vua Vũ Trụ và là tôn nhan sinh động của lòng từ bi Chúa Cha. Tôi ủy thác việc tổ chức Năm Thánh này cho Hội đồng Tòa Thánh tái truyền giảng Tin Mừng, để có thể linh hoạt năm này như một giai đoạn mới trên hành trình của Giáo Hội trong sứ mạng mang Tin Mừng từ bi cho mỗi người”.
“Tôi xác tín rằng toàn thể Giáo Hội có thể tìm được trong Năm Thánh này niềm vui để tái khám phá và làm cho lòng từ bi Chúa phong phú, qua đó tất cả chúng ta được kêu gọi mang lại an ủi cho mỗi người nam nữ trong thời đại chúng ta. Ngay từ bây giờ tôi phó thác cho Mẹ Từ Bi, xin Mẹ ghé mắt nhìn chúng ta và canh giữ hành trình của chúng ta”.
7. Bình máu thánh đã khô cứng cuả thánh Gennaro chảy ra thành thể lỏng trước mặt Đức Thánh Cha
Sáng thứ Bẩy 21 tháng 3, Đức Thánh Cha Phanxicô đã dành trọn 10 tiếng đồng hồ để viếng thăm mục vụ tại Đền thánh Đức Mẹ Pompei và tổng giáo phận Napoli, nam Italia. Ngài đã vào Nhà thờ chính tòa kính viếng thánh tích của thánh Gennaro tử đạo và gặp gỡ các linh mục, tu sĩ và chủng sinh.
Thánh Gennaro là vị giám mục cuả thành phố Napoli, đã chịu tử đạo dưới những cuộc bách hại kinh hoàng cuả hoàng đế Diocletian diễn ra từ cuối thế kỷ thứ 3 cho tới đầu thế kỷ thứ 4. Thánh tích của ngài được giữ trong ngôi thánh đường này là một bình đựng máu khô.
Tuy nhiên, mỗi năm ba lần xảy ra hiện tượng máu hoá lỏng xảy ra trước sự chứng kiến cuả hàng ngàn khách hành hương, một là vào ngày 19 tháng 9, tức là ngày lễ kính thánh Gennaro, một lần nữa vào ngày 16 tháng 12, là ngày lễ quan thầy cuả thành Napoli và lần thứ 3 vào ngày thứ Bảy trước Chúa Nhật tháng 5, là dịp kỷ niệm xương và máu thánh được đưa về đây.
Trước đây bình máu cũng đã từng hoá lỏng trong một dịp khác, đó là dịp tông du cuả một vị giáo hoàng, vào năm 1848 khi Đức Giáo Hoàng Piô thứ Chín tới thăm nơi đây.
Đó là dịp duy nhất đã xảy ra cho một vị giáo hoàng bởi vì những cuộc thăm viếng sau này của Đức Gioan Phaolô Đệ Nhị vào năm 1979 và của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 vào năm 2007 đã không có sự lạ nào xảy ra cả.
Đức Hồng Y Sepe đã cho phép các nữ tu dòng kín được ra ngoài để gặp gỡ Đức Thánh Cha. Sau khi ngài giới thiệu các nữ tu với Đức Thánh Cha, các chị đã ùa ra tặng quà cho ngài và Đức Hồng Y đã không cản được.
Đức Thánh Cha đã ứng khẩu đưa ra một số lời khuyên cho các linh mục, tu sĩ và chủng sinh mong họ cải thiện mối quan hệ với Thiên Chúa và duy trì tình huynh đệ.
Đặc biệt, đối với các chủng sinh, ngài nói:
"Nếu Chúa Giêsu chưa phải là trung tâm của các con, hãy khoan đừng chịu chức. Nếu các con không chắc chắn Chúa Giêsu là trung tâm của cuộc sống mình, hãy chờ đợi thêm một thời gian nữa."
Đức Thánh Cha cũng yêu cầu các tu sĩ xa lánh của cải thế gian và đừng chiều theo những tin đồn. Ngài nói:
"Phải gọi là 'chủ nghĩa khủng bố tin đồn' vì tin đồn là một tên khủng bố ném bom, phá hủy, rồi chuồn thẳng."
Trước khi kết thúc cuộc gặp gỡ, Đức Thánh Cha đã đọc kinh Lạy Cha. Đức Hồng Y Sepe trao cho ngài bình máu thánh Gennaro. Khi Đức Thánh Cha hôn kính thánh tích, máu bắt đầu hóa lỏng và Đức Hồng Y đưa ra nhận xét này với Đức Thánh Cha.
Đức Thánh Cha sau đó đã cầm thánh tích trên tay để ban phép lành cho cộng đoàn trước khi trao lại cho Đức Hồng Y. Vị Hồng Y Tổng Giám Mục thành Napoli quan sát một lần nữa và kêu gọi sự chú ý của mọi người.
Ngài nói:
"Anh chị em chú ý: Có dấu chỉ cho thấy Thánh San Gennaro thương mến Đức Giáo Hoàng, cũng là người Napoli như chúng ta: máu đã lỏng".
Máu đã hóa lỏng nhưng không hoàn toàn. Đức Giáo Hoàng nhận xét hóm hỉnh như sau:
"Dường như vị thánh yêu thương chúng ta một chút. Chúng ta phải hoán cải nhiều hơn để ngài yêu thương chúng ta hoàn toàn."
8. Những phản ứng phẫn nộ của chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ phẫn nộ trước nhận xét của Đức Thánh Cha
Trong cuộc họp báo trưa ngày 15 tháng Tư, Cha Lombardi, Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh, đã trả lời câu hỏi của một ký giả nêu lên về phản ứng của Thổ Nhĩ Kỳ đối với những lời Đức Thánh Cha Phanxicô trong buổi lễ ngày 12 tháng 4, trong đó ngài gọi đích danh cuộc tàn sát 1.5 triệu người Armeni cách đây 100 năm là “cuộc diệt chủng đầu tiên trong thế kỷ 20”. Cha nói:
“Những lời của Đức Giáo Hoàng Phanxicô về cuộc ‘diệt chủng người Armenia phải được xét trong một đường hướng rõ ràng, và trước sau như một, theo hướng đối thoại. Đức Giáo Hoàng đã đắn đo trong bài diễn văn của Ngài và nhắc lại điều đã được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2 khẳng định. Chúng tôi ghi nhận phản ứng của Thổ nhĩ kỳ nhưng chúng tôi không nghĩ đây là trường hợp để tranh luận hoặc để cãi vã nhau. Bài diễn văn của Đức Giáo Hoàng ghi nhận những gì đã xảy ra để có một thái độ thích hợp hầu đạt có một lịch sử tốt đẹp hơn trong tương lai”.
Sau những phản ứng gay gắt của thủ tướng, ngoại trưởng và đại sứ của Thổ nhĩ Kỳ cạnh Tòa Thánh, về bài diễn văn của Đức Thánh Cha, ngày 14 tháng 4, đến lượt tổng thống Recep Tayyip Erdogan của Thổ muốn “lên lớp” cho Đức Giáo Hoàng và nói rằng: “Tôi muốn cảnh giác Đức Giáo Hoàng đừng lập lại sai lầm ấy nữa”. Ông cũng kêu gọi hãy tín nhiệm “các sử gia để tránh nói sảng” và có một cái nhìn tốt về “các thực tại”.
Hôm trước đó, ngoại trưởng Thổ cho rằng những lời tuyên bố của Đức Giáo Hoàng hôm 12-tháng 4 là một “sự vu khống”, không hợp với luật pháp về từ “diệt chủng”.
Thật ra trong diễn văn đầu thánh lễ ngày 12 tháng 4, Đức Thánh Cha Phanxicô đã trưng dẫn nguyên văn Tuyên ngôn chung của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2 và Đức Tổng thượng phụ Karekin II của Giáo Hội Armenia Tông Truyền ký kết tại Etchmiadzin ngày 27 tháng 9 năm 2001. Tuyên ngôn này định nghĩa cuộc tàn sát 1.5 triệu người Armenia hồi năm 1915 là “cuộc diệt chủng đầu tiên trong thế kỷ 20”, và cầu mong mở lại con đường hòa giải giữa dân tộc Thổ Nhĩ Kỳ và Armenia.
Trong bối cảnh này, cần ghi nhận rằng chính tổng thống Erdogan, tuy phê bình mạnh mẽ, nhưng đã lập lại đề nghị với Armenia thành lập một ủy ban chung gồm các sử gia để nghiên cứu văn khố của hai nước về vấn đề này.
9. 12 Hồng Y, 1 vị Thượng Phụ và 99 Giám Mục qua đời trong năm 2015
Sáng thứ Ba 3 tháng 11, Đức Thánh Cha và các vị Hồng Y và Giám Mục trong giáo triều Rôma đã cử hành Thánh Lễ tưởng nhớ đến tất cả các Hồng Y và Giám Mục đã qua đời trong năm qua.
Trong Thánh Lễ, được tổ chức tại Đền Thờ Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha nhắc nhở chúng ta rằng nhờ sự phục sinh của Chúa Giêsu đức tin của chúng ta được tràn đầy niềm vui nơi chân lý và sự sống đời đời.
Hôm nay chúng ta lặp lại truyền thống dâng lễ hy sinh đền tạ cho các anh em Hồng Y và Giám Mục của chúng ta, những người đã ra đi trước chúng ta trong thời gian mười hai tháng qua.
Có 12 Hồng Y, 1 Thượng Phụ và 99 Giám Mục qua đời trong vòng 12 tháng qua. Trong số các vị có một người Việt Nam là Đức Cha Nicola Huỳnh Văn Nghi, nguyên Giám Mục giáo phận Phan Thiết, qua đời ngày 6 tháng 5 năm nay, hưởng thọ 88 tuổi, sau 62 năm làm Linh mục và 41 năm làm Giám Mục.
Lời cầu nguyện của chúng ta được phong phú hóa bởi những tình cảm, những kỷ niệm, và lòng biết ơn đối với chứng tá của những người chúng ta đã được hân hạnh quen biết, những người mà cùng với họ chúng ta đã chung vai phục vụ Giáo Hội. Nhiều gương mặt của các vị giờ đây tái hiện trước mắt chúng ta, và tất cả các vị đang được Cha trên trời của chúng ta nhìn đến với ánh mắt yêu thương và thương xót.
Đồng tế với Đức Thánh Cha có 40 Hồng Y và 30 Giám Mục trước sự hiện diện của khoảng 1 ngàn tín hữu.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã mời gọi mọi người noi gương phục vụ yêu thương của Chúa Giêsu. Ngài nói với cộng đoàn rằng:
“Thiên Chúa đã phục vụ chúng ta trước. Chúa Giêsu là Đấng đã đến để phục vụ chứ không phải để được phục vụ (Xc Mc 10,45). Vì thế, các thừa tác viên của Ngài chỉ có thể là những mục tử sẵn sàng hiến mạng sống mình vì đoàn chiên. Ai phục vụ và trao ban, dường như là kẻ bị mất mát trước mắt thế giới. Nhưng trong thực tế, chính khi mất mạng sống, là lúc tìm lại được nó. Vì một cuộc sống cởi bỏ chính mình, mất mạng trong tình yêu thương, là một cuộc sống noi theo gương Chúa Kitô, Đấng đã chiến thắng sự chết và mang lại sự sống cho trần thế. Ai phục vụ, thì cứu thoát. Trái lại, ai không sống để phục vụ, thì sống chẳng ích gì”.
Đức Thánh Cha đã nhắc đến bài Tin Mừng trong đó Chúa Kitô được ví như con rắn được treo lên trong sa mạc, theo hình ảnh con rắn đồng được ông Môisê, theo lệnh của Chúa, treo lên để những ai bị rắn độc cắn, nhìn lên con rắn đồng thì được chữa lành.
Đức Thánh Cha nói: “Một con rắn cứu thoát khỏi các con rắn. Lý luận đó được lặp lại trong thập giá mà Chúa Giêsu ám chỉ đến khi đàm đạo với ông Nicôđêmô. Cái chết của Ngài cứu chúng ta khỏi cái chết của chúng ta”.
Đức Thánh Cha nhận xét tiếp rằng “Cách thức này của Thiên Chúa, cứu chúng ta bằng cách phục vụ chúng ta và tự hủy mình, có nhiều điều để dạy chúng ta. Chúng ta chờ đợi một chiến thắng huy hoàng của Thiên Chúa; trái lại Chúa Giêsu chỉ cho chúng ta một chiến thắng rất khiêm hạ. Khi bị treo trên thập giá, Chúa để cho sự ác và sự chết hăng say chống lại Ngài trong khi Ngài tiếp tục yêu thương. Đối với chúng ta, thật là khó chấp nhận thực tại này. Đó là một mầu nhiệm, nhưng bí quyết của mầu nhiệm này, của sự khiêm hạ lạ thường ấy hoàn toàn hệ tại sức mạnh của tình thương..
Đức Thánh Cha giải thích rằng “Chúa Giêsu đã biến thập giá thành một chiếc cầu dẫn đến sự sống. Cả chúng ta cũng có thể chiến thắng với Ngài, nếu chúng ta chọn lựa tình thương phục vụ và khiêm tốn, và chiến thắng vĩnh cửu. Đó là một tình thương không khiển trách và áp đặt, nhưng biết tín thác và kiên nhẫn chờ đợi, vì như sách Ai Ca đã nhắc nhở chúng ta, thật là tốt “khi chờ đợi ơn cứu độ của Chúa trong thinh lặng”
Đức Thánh Cha đã dâng lời nguyện xin Đức Mẹ cầu bầu cho các vị Hồng Y và Giám Mục được hưởng niềm vui nơi thành Jerusalem mới, hiệp cùng với tất cả các tín hữu mà các ngài đã phục vụ trên dương thế.
Thánh Ca
Thánh Ca: Ngài mở mắt tôi - Trình bày: Ca Sĩ Kim Thúy
VietCatholic Network
07:00 02/12/2015
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây