Phụng Vụ - Mục Vụ
Hướng Nội
Lm Vũđình Tường
02:31 01/12/2021
Trước khi bắt đầu cuộc đời rao giảng công khai, Gioan đã sống rất lâu trong hoang địa. Thời gian lâu đến độ ông trưởng thành trong hoang địa cả về thế lí lẫn tâm linh. Suốt thời gian trong hoang địa Gioan đã nhìn sâu vào nội tâm, vào tâm linh, học hỏi trở nên một tâm linh trưởng thành.
Bài đọc nhắc đến một số tên tuổi thời đó. Mục đích chính không phải xác định thời gian, mà muốn nói đến hệ thống thuế má nặng nhọc, cách cai trị, đối xử bất công của quân bảo hộ Roma. Bài đọc cũng nhắc đến không phải một mà có tới hai Thầy Cả Thượng Phẩm để nói lên tình trạng mất tự do tôn giáo nơi thuộc địa. Nhà vua và quan toàn quyền chi phối việc bổ nhiệm Thầy Cả Thượng Phẩm. Họ cũng xen vào việc điều hành Đền Thờ. Đền Thờ bị lạm dụng đến độ Đức Kitô phàn nàn họ biến Đền Thờ thành chợ đời. Chính Thầy Cả Caiaphas chủ động trong việc đóng đanh Đức Jêsu.
'Lời Chúa' không đến với vua chúa, quan quyền. 'Lời chúa' cũng không đến với lãnh đạo Đền Thờ. Những người này không nhận được 'Lời Chúa' mặc dù họ có trách nhiệm trong việc rao giảng 'Lời Chúa'. Chúa mặc khải sự khôn ngoan của Ngài một cách không ai có thể ngờ đến,
'Lời Chúa phán cùng Gioan, sống trong hoang địa, con ông Zechariah'
Thiên Chúa gởi Gioan đến một mình. Gioan sống trong hoang địa, một người vô danh, không thanh thế, đến rao giảng. Cùng một lúc mong thay đổi: a/ hệ thống tổ chức chánh quyền do quân Roma thiết lập, b/ thể chế lãnh đạo Đền Thờ. Gioan kêu gọi đám đông nhìn vào nội tâm mình, nhìn vào tâm hồn mình, để loại bỏ những gì làm cho con tim ra chai đá. Thay đổi trở về đường ngay, nẻo chính, đường lối Chúa. Từ bỏ lối sống dân ngoại thâm nhập vào cuộc sống hàng ngày, thay vào đó là đường công chính, thống hối, ăn năn.
'Thành công hay đổ vỡ' là điều các nhà lãnh đạo đương thời thách thức sứ mạng của Gioan. Họ đã sai lầm khi định lượng Gioan theo phong cách một người sao đánh đổ nổi ngàn người.
Thứ nhất, Gioan sống sót nơi hoang địa. Kinh nghiệm này giúp ông tự tin mình sẽ hoàn thành sứ mạng Chúa trao phó. Hơn nữa, niềm tin, sức mạnh của ông đặt nơi Thiên Chúa. Gioan rao giảng tin có Chúa cùng đồng hành.
Thứ hai, trưởng thành đời sống tâm linh có nghĩa người đó hoàn toàn thuộc về Chúa. Gioan không còn sống cho mình: ông sống cho Chúa; có chết cũng chết trong Chúa. Ông yêu mến Thiên Chúa và phó thác mọi sự trong tay Chúa.
Thứ ba, Gioan mang Lời Chúa trong mình, dấu chỉ tình yêu Chúa. Một dấu chỉ hai cách nhìn khác nhau. Kẻ thống hối, ăn năn coi Gioan như dấu chỉ tình yêu Chúa. Kẻ kiêu căng, tự phụ coi Gioan như là mối đe doạ. Gioan kêu gọi con người thống hối, trở về với Chúa. Thay vì coi Gioan như là dấu chỉ tình yêu Chúa, lãnh đạo xã hội và lãnh đạo Đền Thờ coi Gioan là thù địch, bởi sự hiện diện của Gioan tạo nên mối lo âu, sợ hãi cho ngai vàng, vị thế của họ. Vì thế họ cấu kết triệt tiêu người gây cho họ lo sợ.
Dùng chính hình ảnh trong ngôn sứ tiên tri Isaiah, Gioan nói với đám đông cải thiện đời sống nội tâm. Đường đi, thung lũng, đồi, núi quanh co ngoài thiên nhiên Isaiah nói đến; Gioan chúng biến thành con đường, thung lũng, núi đồi trong tâm hồn. Đường lối quanh co, tráo trở của gian tham, lạm dụng quyền thế, Gioan kêu gọi từ bỏ, để đón nhận lối sống ngay lành, công bằng, vị tha. Gioan rao giảng ngắn, gọn, trong sáng, và đi vào trọng tâm cuộc sống. Gioan kêu gọi người nghe đón nhận phép rửa tha tội, như là dấu chỉ của thống hối, ăn năn. Ông xác định rõ, phép rửa ông trao ban không ban ơn cứu độ. Đó chỉ là dấu chỉ của thống hối, ăn năn. Ông không có khả năng ban ơn cứu độ. Ông chỉ kêu gọi hoán cải, bỏ đường tà, trở về đường ngay, nẻo chính. Từ bỏ lối sống kiêu căng, tự mãn, sống khiêm nhường. Từ bỏ lối sống dân ngoại, tin vào Thiên Chúa.
Đám đông tin theo Gioan đón nhận phép rửa. Trong số đó có cả quân lính Roma và những người thu thuế (luca 3,11tt). Điều này cho biết quân lính Roma và người thu thuế giầu của cải, mạnh quyền thế, nhưng lại nghèo bình an, đói khát phần tâm linh. Nghe Gioan rao giảng, họ tìm được bình an nội tâm.
Những ai thành tâm thống hối 'sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa' c.6. Thấy ơn cứu độ chính là nhận biết Đức Kitô là Đấng Cứu Thế. Gioan mở đường cho Đấng Cứu Thế đến. Khi Ngài đến Ngài sẽ rửa anh em trong Thánh Thần. Gioan nói với đám đông, 'Tôi làm phép rửa cho anh em trong nước, nhưng có Đấng mạnh thế hơn tôi đang đến.... Người sẽ làm phép rửa cho anh em trong Thánh Thần và lửa' Lc 3:16tt.
Chúng ta cầu xin Chúa giúp chúng ta tin theo Đức Kitô, Đấng Cứu Thế.
TiengChuong.org
Inward Looking
John the Baptist stayed for such a long time in the wilderness before he began his public ministry. During this time, John had spent time not for outward, but inward looking, so that both his outer and inner life grew in maturity.
To mention the emperor, Caesar, and the two governors, Pilate and Herod, was to say these rulers had imposed heavy burdens tax and harsh treatment, on the land they occupied. The mention of not one, but two high priests, indicated the religious hierarchy in Jerusalem was corrupted. They were influenced by the emperor and the governors, telling them how to run the Temple's affairs. They went too far, so that Jesus complained they had made God's house to be a market place. The high priest, Caiaphas, played a leading role in the plot to crucify Jesus.
'The word of God' came not to the religious hierarchy in Jerusalem, who were supposed to talk to God's people about 'the word of God'. No, none of these rulers received 'the word of God'. God's wisdom was revealed in a way that no one expected,
'The word of God came to John son of Zechariah, in the wilderness' Luke 3,3.
God sent John, a voiceless, unknown man, who lived in the wilderness, to challenge the social structure set up by the unbeatable Roman Empire, and as well the religious hierarchy in Jerusalem. John called the crowds to look inwardly, to look into their personal spiritual wilderness which was deeply buried in their hearts. John told the crowds to change the dryness of their hearts, to return to Yahweh, and to discard the pagans' ways of life.
John would make his mission or he would break his heart, the rulers of the days would say. They were underestimate John's mission.
First, John began his public ministry fearlessly, believing he was not alone but 'the word of God' was with him in his mission.
Second, growing in spiritual maturity meant John was no longer content to live for himself but to live and die for God. He loved and trusted God in all things.
Third, John had God's message, calling people to repent, to return to God. Instead of seeing John as the visible sign of God's love, these rulers saw John as a threat to their authority and power. They were afraid of John, and wanted to remove that fear by force.
Employing the same images as, John talked to people about the improvement of their spirituality. The visible way, path, hill and mountain in Isaiah became the invisible way, path and mountain of a person's heart. John's message was clear, short, and sharp, straigth to the point. He proclaimed a baptism of repentance for the forgiveness of sins. John made clear to the crowds, that his baptism was only a visible sign of repentance, of returning to the Lord. John had no power to save. His mission was calling people to repent, to change their pagan way of life, returning to the way of God. John was only the messenger of God, not the Messiah. Jesus, the One who came after John, was the Saviour of the world.
That great crowds, as well as soldiers and tax collectors, came to John for baptism (Luke 3: 12-14) implied that wealth and power could not satisfy them. They were hungry for true spirituality, and they found it in John's preaching. Those who repented would 'See the salvation of God' v.6. It meant to recognize Jesus as their Messiah, the One John later confessed that 'I baptise you with water, but someone is coming........ He will baptise you with the Holy Spirit and fire'. Luke 3, 16ff.
Lord, help us to confess you are our Saviour.
Bài đọc nhắc đến một số tên tuổi thời đó. Mục đích chính không phải xác định thời gian, mà muốn nói đến hệ thống thuế má nặng nhọc, cách cai trị, đối xử bất công của quân bảo hộ Roma. Bài đọc cũng nhắc đến không phải một mà có tới hai Thầy Cả Thượng Phẩm để nói lên tình trạng mất tự do tôn giáo nơi thuộc địa. Nhà vua và quan toàn quyền chi phối việc bổ nhiệm Thầy Cả Thượng Phẩm. Họ cũng xen vào việc điều hành Đền Thờ. Đền Thờ bị lạm dụng đến độ Đức Kitô phàn nàn họ biến Đền Thờ thành chợ đời. Chính Thầy Cả Caiaphas chủ động trong việc đóng đanh Đức Jêsu.
'Lời Chúa' không đến với vua chúa, quan quyền. 'Lời chúa' cũng không đến với lãnh đạo Đền Thờ. Những người này không nhận được 'Lời Chúa' mặc dù họ có trách nhiệm trong việc rao giảng 'Lời Chúa'. Chúa mặc khải sự khôn ngoan của Ngài một cách không ai có thể ngờ đến,
'Lời Chúa phán cùng Gioan, sống trong hoang địa, con ông Zechariah'
Thiên Chúa gởi Gioan đến một mình. Gioan sống trong hoang địa, một người vô danh, không thanh thế, đến rao giảng. Cùng một lúc mong thay đổi: a/ hệ thống tổ chức chánh quyền do quân Roma thiết lập, b/ thể chế lãnh đạo Đền Thờ. Gioan kêu gọi đám đông nhìn vào nội tâm mình, nhìn vào tâm hồn mình, để loại bỏ những gì làm cho con tim ra chai đá. Thay đổi trở về đường ngay, nẻo chính, đường lối Chúa. Từ bỏ lối sống dân ngoại thâm nhập vào cuộc sống hàng ngày, thay vào đó là đường công chính, thống hối, ăn năn.
'Thành công hay đổ vỡ' là điều các nhà lãnh đạo đương thời thách thức sứ mạng của Gioan. Họ đã sai lầm khi định lượng Gioan theo phong cách một người sao đánh đổ nổi ngàn người.
Thứ nhất, Gioan sống sót nơi hoang địa. Kinh nghiệm này giúp ông tự tin mình sẽ hoàn thành sứ mạng Chúa trao phó. Hơn nữa, niềm tin, sức mạnh của ông đặt nơi Thiên Chúa. Gioan rao giảng tin có Chúa cùng đồng hành.
Thứ hai, trưởng thành đời sống tâm linh có nghĩa người đó hoàn toàn thuộc về Chúa. Gioan không còn sống cho mình: ông sống cho Chúa; có chết cũng chết trong Chúa. Ông yêu mến Thiên Chúa và phó thác mọi sự trong tay Chúa.
Thứ ba, Gioan mang Lời Chúa trong mình, dấu chỉ tình yêu Chúa. Một dấu chỉ hai cách nhìn khác nhau. Kẻ thống hối, ăn năn coi Gioan như dấu chỉ tình yêu Chúa. Kẻ kiêu căng, tự phụ coi Gioan như là mối đe doạ. Gioan kêu gọi con người thống hối, trở về với Chúa. Thay vì coi Gioan như là dấu chỉ tình yêu Chúa, lãnh đạo xã hội và lãnh đạo Đền Thờ coi Gioan là thù địch, bởi sự hiện diện của Gioan tạo nên mối lo âu, sợ hãi cho ngai vàng, vị thế của họ. Vì thế họ cấu kết triệt tiêu người gây cho họ lo sợ.
Dùng chính hình ảnh trong ngôn sứ tiên tri Isaiah, Gioan nói với đám đông cải thiện đời sống nội tâm. Đường đi, thung lũng, đồi, núi quanh co ngoài thiên nhiên Isaiah nói đến; Gioan chúng biến thành con đường, thung lũng, núi đồi trong tâm hồn. Đường lối quanh co, tráo trở của gian tham, lạm dụng quyền thế, Gioan kêu gọi từ bỏ, để đón nhận lối sống ngay lành, công bằng, vị tha. Gioan rao giảng ngắn, gọn, trong sáng, và đi vào trọng tâm cuộc sống. Gioan kêu gọi người nghe đón nhận phép rửa tha tội, như là dấu chỉ của thống hối, ăn năn. Ông xác định rõ, phép rửa ông trao ban không ban ơn cứu độ. Đó chỉ là dấu chỉ của thống hối, ăn năn. Ông không có khả năng ban ơn cứu độ. Ông chỉ kêu gọi hoán cải, bỏ đường tà, trở về đường ngay, nẻo chính. Từ bỏ lối sống kiêu căng, tự mãn, sống khiêm nhường. Từ bỏ lối sống dân ngoại, tin vào Thiên Chúa.
Đám đông tin theo Gioan đón nhận phép rửa. Trong số đó có cả quân lính Roma và những người thu thuế (luca 3,11tt). Điều này cho biết quân lính Roma và người thu thuế giầu của cải, mạnh quyền thế, nhưng lại nghèo bình an, đói khát phần tâm linh. Nghe Gioan rao giảng, họ tìm được bình an nội tâm.
Những ai thành tâm thống hối 'sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa' c.6. Thấy ơn cứu độ chính là nhận biết Đức Kitô là Đấng Cứu Thế. Gioan mở đường cho Đấng Cứu Thế đến. Khi Ngài đến Ngài sẽ rửa anh em trong Thánh Thần. Gioan nói với đám đông, 'Tôi làm phép rửa cho anh em trong nước, nhưng có Đấng mạnh thế hơn tôi đang đến.... Người sẽ làm phép rửa cho anh em trong Thánh Thần và lửa' Lc 3:16tt.
Chúng ta cầu xin Chúa giúp chúng ta tin theo Đức Kitô, Đấng Cứu Thế.
TiengChuong.org
Inward Looking
John the Baptist stayed for such a long time in the wilderness before he began his public ministry. During this time, John had spent time not for outward, but inward looking, so that both his outer and inner life grew in maturity.
To mention the emperor, Caesar, and the two governors, Pilate and Herod, was to say these rulers had imposed heavy burdens tax and harsh treatment, on the land they occupied. The mention of not one, but two high priests, indicated the religious hierarchy in Jerusalem was corrupted. They were influenced by the emperor and the governors, telling them how to run the Temple's affairs. They went too far, so that Jesus complained they had made God's house to be a market place. The high priest, Caiaphas, played a leading role in the plot to crucify Jesus.
'The word of God' came not to the religious hierarchy in Jerusalem, who were supposed to talk to God's people about 'the word of God'. No, none of these rulers received 'the word of God'. God's wisdom was revealed in a way that no one expected,
'The word of God came to John son of Zechariah, in the wilderness' Luke 3,3.
God sent John, a voiceless, unknown man, who lived in the wilderness, to challenge the social structure set up by the unbeatable Roman Empire, and as well the religious hierarchy in Jerusalem. John called the crowds to look inwardly, to look into their personal spiritual wilderness which was deeply buried in their hearts. John told the crowds to change the dryness of their hearts, to return to Yahweh, and to discard the pagans' ways of life.
John would make his mission or he would break his heart, the rulers of the days would say. They were underestimate John's mission.
First, John began his public ministry fearlessly, believing he was not alone but 'the word of God' was with him in his mission.
Second, growing in spiritual maturity meant John was no longer content to live for himself but to live and die for God. He loved and trusted God in all things.
Third, John had God's message, calling people to repent, to return to God. Instead of seeing John as the visible sign of God's love, these rulers saw John as a threat to their authority and power. They were afraid of John, and wanted to remove that fear by force.
Employing the same images as, John talked to people about the improvement of their spirituality. The visible way, path, hill and mountain in Isaiah became the invisible way, path and mountain of a person's heart. John's message was clear, short, and sharp, straigth to the point. He proclaimed a baptism of repentance for the forgiveness of sins. John made clear to the crowds, that his baptism was only a visible sign of repentance, of returning to the Lord. John had no power to save. His mission was calling people to repent, to change their pagan way of life, returning to the way of God. John was only the messenger of God, not the Messiah. Jesus, the One who came after John, was the Saviour of the world.
That great crowds, as well as soldiers and tax collectors, came to John for baptism (Luke 3: 12-14) implied that wealth and power could not satisfy them. They were hungry for true spirituality, and they found it in John's preaching. Those who repented would 'See the salvation of God' v.6. It meant to recognize Jesus as their Messiah, the One John later confessed that 'I baptise you with water, but someone is coming........ He will baptise you with the Holy Spirit and fire'. Luke 3, 16ff.
Lord, help us to confess you are our Saviour.
Ngày 2/12: Đâu là con đường dài nhất. Linh mục Antôn Nguyễn Thế Nhân, SSS
Giáo Hội Năm Châu
04:06 01/12/2021
PHÚC ÂM: Mt 7, 21. 24-27
“Ai thực hiện ý Chúa Cha, sẽ được vào nước trời”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Không phải tất cả những ai nói với Ta, “Lạy Chúa, lạy Chúa!”, là được vào nước trời, nhưng chỉ có người thực hiện ý Cha Ta ở trên trời, kẻ ấy mới được vào nước trời. “Vậy ai nghe những lời Ta nói đây và đem ra thực hành, thì giống như người khôn ngoan, đã xây nhà mình trên đá; mưa có đổ xuống, nước có tràn vào, gió bão có thổi đến và lùa vào nhà đó, nhà vẫn không sập, vì nhà ấy được xây trên nền đá. Và hễ ai nghe những lời Ta nói đây mà không đem ra thực hành, thì giống như người ngu đần, xây nhà mình trên cát, khi mưa sa nước lũ, gió thổi và lùa vào nhà đó, nhà sẽ sập và sẽ trở nên đống hoang tàn”.
Ðó là lời Chúa.
Đến từng chi tiết
Lm. Minh Anh
05:47 01/12/2021
ĐẾN TỪNG CHI TIẾT
“Chúa Giêsu đến gần biển Galilêa; Ngài lên núi và ngồi ở đó; dân chúng lũ lượt đến cùng Ngài, đem theo kẻ câm, mù, què, liệt và nhiều người khác!”.
Thánh Gioan Thánh Giá nói, “Hãy trút mọi lo âu cho Chúa, vì bạn là của Ngài! Thiên Chúa không bao giờ quên bạn. Đừng bao giờ nghĩ rằng, Ngài bỏ mặc bạn một mình, vì điều đó có nghĩa là, bạn đang đổ tiếng xấu cho Ngài. Dù ở trong bóng tối, hãy sống trong đức tin và hy vọng; vì ngay trong sự mờ mịt đó, Thiên Chúa vẫn đang chở che linh hồn bạn ‘đến từng chi tiết!’”.
Kính thưa Anh Chị em,
“Thiên Chúa vẫn đang chở che linh hồn bạn ‘đến từng chi tiết!”. Những lời của Gioan Thánh Giá có thật không? Phụng vụ Lời Chúa hôm nay bảo đảm với chúng ta điều đó! Và sẽ thật ý nghĩa, nếu chúng ta nhìn đoàn người tìm đến Chúa Giêsu trong Tin Mừng hôm nay là nhóm người đại diện cho một nhân loại kiếm tìm Thiên Chúa. Ngài là tâm điểm của lịch sử, cũng là tâm điểm mọi khát vọng của nhân loại đó; một nhân loại tân toan, phiêu bạt, có đủ mọi hạng người.
Tin Mừng nói, Chúa Giêsu sải bước đến gần biển Galilêa; Ngài lên núi, ngồi xuống, và dân chúng đến với Ngài, đem theo kẻ câm, mù, què, liệt và các bệnh tật khác. Ngài không thẩm vấn họ về quá khứ, hoặc lên án họ về tội lỗi họ đã gây ra, Ngài chỉ đơn giản cung cấp cho mỗi người những gì họ cần: người mù được quà tặng nhìn thấy; người câm với món quà được nói; người điếc, món quà được nghe; người què nhảy nhót như nai… và sau đó, Ngài cho họ ăn. Tuyệt vời, điều Isaia tuyên sấm hơn 700 năm trước về bữa tiệc trên núi Thiên Chúa sẽ khoản đãi như bài đọc hôm nay cho biết, nay, với Chúa Giêsu, đã ứng nghiệm, “Ngày ấy, Chúa các đạo binh sẽ thết tất cả các dân trên núi này một bữa tiệc đầy thịt rượu, thịt thì béo, rượu thì ngon!”.
Thế nhưng, phép lạ nuôi ‘nhân loại’ trên núi ngày ấy mới chỉ là khúc dạo đầu cho một phép lạ thậm chí còn vĩ đại hơn mà Chúa Giêsu dự định sẽ thực hiện. Ngài biết những khao khát trong lòng nhân loại, và Ngài cũng biết giới hạn của lương thực vật chất, cả khi nó dồi dào. Ngài sẽ cung cấp những gì mà nhân loại thực sự cần, vì thế, Ngài đã hạ mình để trở nên chính của ăn của uống để nhân loại đó sẽ không còn đói, còn khát. Quả thế, ngay hôm nay, mỗi ngày, trên các bàn thờ, Thiên Chúa tiếp tục thết đãi nhân loại đáng thương đó bằng những bữa tiệc Thánh Thể liên lỉ với chính Thịt Máu Con Một yêu dấu của Ngài. Rõ ràng, nếu Thiên Chúa quan tâm thể xác con người đến thế, thì Ngài lại càng quan tâm nhiều hơn ‘đến từng chi tiết’ linh hồn của nó biết bao; Ngài muốn nó được chữa lành mọi thương tích, vướng bận. Tắt một lời, Ngài muốn mọi linh hồn bằng an!
Anh Chị em,
Cuộc đời con người vẫn mãi là một cuộc tìm kiếm, vì không gì có thể khoả lấp nỗi khát khao của nó. Chúa Giêsu là tâm điểm mọi khát vọng của nhân loại, và chỉ một mình Ngài mới là Đấng thoả mãn tất cả khát vọng đó. Những ngày đầu Mùa Vọng, chúng ta hãy hình dung trong giây lát về ‘khối nhân loại’ đang vây quanh Chúa Giêsu trên núi ngày ấy. Nhân loại đó giờ đây đang khổ đau vì dịch bệnh, đang bươn chải để sống còn; chúng ta, những người tin Chúa, khẩn khoản nài xin Ngài xót thương, và tin rằng, Ngài sẽ có cách, Ngài không bỏ mặc chúng ta. Mọi sự vẫn nằm trong quỹ đạo quan phòng yêu thương của Ngài. Và sẽ ý nghĩa hơn cũng như cần kíp hơn, mỗi người hãy đặt mình vào trong chính nhân loại đó! Đến lượt chúng ta, đột nhiên như thể đám đông biến mất và mỗi người sẽ ở một mình với Chúa Giêsu. Ngài đang nhìn vào mắt chúng ta với sự quan tâm yêu thương; Ngài đang hỏi mỗi người chúng ta rằng, chúng ta đang tìm kiếm gì, mặc dù Ngài biết rõ điều đó ‘đến từng chi tiết’. Điều Ngài muốn nơi chúng ta, là Ngài có thể chữa lành chúng ta. Hãy nói với Ngài bệnh tật của mình, phần xác, phần hồn; đó cũng có thể là những tội lỗi đang chia cắt chúng ta với Chúa, với anh chị em mình mà chúng ta muốn vượt thắng trong những ngày này.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa Giêsu, Đấng con đang tìm kiếm; con tin Chúa chăm sóc con ‘đến từng chi tiết’. Xin chữa lành con, xin đừng để bất cứ tội lỗi nào chia cắt con với Chúa ngay hôm nay!”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Chúa Giêsu đến gần biển Galilêa; Ngài lên núi và ngồi ở đó; dân chúng lũ lượt đến cùng Ngài, đem theo kẻ câm, mù, què, liệt và nhiều người khác!”.
Thánh Gioan Thánh Giá nói, “Hãy trút mọi lo âu cho Chúa, vì bạn là của Ngài! Thiên Chúa không bao giờ quên bạn. Đừng bao giờ nghĩ rằng, Ngài bỏ mặc bạn một mình, vì điều đó có nghĩa là, bạn đang đổ tiếng xấu cho Ngài. Dù ở trong bóng tối, hãy sống trong đức tin và hy vọng; vì ngay trong sự mờ mịt đó, Thiên Chúa vẫn đang chở che linh hồn bạn ‘đến từng chi tiết!’”.
Kính thưa Anh Chị em,
“Thiên Chúa vẫn đang chở che linh hồn bạn ‘đến từng chi tiết!”. Những lời của Gioan Thánh Giá có thật không? Phụng vụ Lời Chúa hôm nay bảo đảm với chúng ta điều đó! Và sẽ thật ý nghĩa, nếu chúng ta nhìn đoàn người tìm đến Chúa Giêsu trong Tin Mừng hôm nay là nhóm người đại diện cho một nhân loại kiếm tìm Thiên Chúa. Ngài là tâm điểm của lịch sử, cũng là tâm điểm mọi khát vọng của nhân loại đó; một nhân loại tân toan, phiêu bạt, có đủ mọi hạng người.
Tin Mừng nói, Chúa Giêsu sải bước đến gần biển Galilêa; Ngài lên núi, ngồi xuống, và dân chúng đến với Ngài, đem theo kẻ câm, mù, què, liệt và các bệnh tật khác. Ngài không thẩm vấn họ về quá khứ, hoặc lên án họ về tội lỗi họ đã gây ra, Ngài chỉ đơn giản cung cấp cho mỗi người những gì họ cần: người mù được quà tặng nhìn thấy; người câm với món quà được nói; người điếc, món quà được nghe; người què nhảy nhót như nai… và sau đó, Ngài cho họ ăn. Tuyệt vời, điều Isaia tuyên sấm hơn 700 năm trước về bữa tiệc trên núi Thiên Chúa sẽ khoản đãi như bài đọc hôm nay cho biết, nay, với Chúa Giêsu, đã ứng nghiệm, “Ngày ấy, Chúa các đạo binh sẽ thết tất cả các dân trên núi này một bữa tiệc đầy thịt rượu, thịt thì béo, rượu thì ngon!”.
Thế nhưng, phép lạ nuôi ‘nhân loại’ trên núi ngày ấy mới chỉ là khúc dạo đầu cho một phép lạ thậm chí còn vĩ đại hơn mà Chúa Giêsu dự định sẽ thực hiện. Ngài biết những khao khát trong lòng nhân loại, và Ngài cũng biết giới hạn của lương thực vật chất, cả khi nó dồi dào. Ngài sẽ cung cấp những gì mà nhân loại thực sự cần, vì thế, Ngài đã hạ mình để trở nên chính của ăn của uống để nhân loại đó sẽ không còn đói, còn khát. Quả thế, ngay hôm nay, mỗi ngày, trên các bàn thờ, Thiên Chúa tiếp tục thết đãi nhân loại đáng thương đó bằng những bữa tiệc Thánh Thể liên lỉ với chính Thịt Máu Con Một yêu dấu của Ngài. Rõ ràng, nếu Thiên Chúa quan tâm thể xác con người đến thế, thì Ngài lại càng quan tâm nhiều hơn ‘đến từng chi tiết’ linh hồn của nó biết bao; Ngài muốn nó được chữa lành mọi thương tích, vướng bận. Tắt một lời, Ngài muốn mọi linh hồn bằng an!
Anh Chị em,
Cuộc đời con người vẫn mãi là một cuộc tìm kiếm, vì không gì có thể khoả lấp nỗi khát khao của nó. Chúa Giêsu là tâm điểm mọi khát vọng của nhân loại, và chỉ một mình Ngài mới là Đấng thoả mãn tất cả khát vọng đó. Những ngày đầu Mùa Vọng, chúng ta hãy hình dung trong giây lát về ‘khối nhân loại’ đang vây quanh Chúa Giêsu trên núi ngày ấy. Nhân loại đó giờ đây đang khổ đau vì dịch bệnh, đang bươn chải để sống còn; chúng ta, những người tin Chúa, khẩn khoản nài xin Ngài xót thương, và tin rằng, Ngài sẽ có cách, Ngài không bỏ mặc chúng ta. Mọi sự vẫn nằm trong quỹ đạo quan phòng yêu thương của Ngài. Và sẽ ý nghĩa hơn cũng như cần kíp hơn, mỗi người hãy đặt mình vào trong chính nhân loại đó! Đến lượt chúng ta, đột nhiên như thể đám đông biến mất và mỗi người sẽ ở một mình với Chúa Giêsu. Ngài đang nhìn vào mắt chúng ta với sự quan tâm yêu thương; Ngài đang hỏi mỗi người chúng ta rằng, chúng ta đang tìm kiếm gì, mặc dù Ngài biết rõ điều đó ‘đến từng chi tiết’. Điều Ngài muốn nơi chúng ta, là Ngài có thể chữa lành chúng ta. Hãy nói với Ngài bệnh tật của mình, phần xác, phần hồn; đó cũng có thể là những tội lỗi đang chia cắt chúng ta với Chúa, với anh chị em mình mà chúng ta muốn vượt thắng trong những ngày này.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa Giêsu, Đấng con đang tìm kiếm; con tin Chúa chăm sóc con ‘đến từng chi tiết’. Xin chữa lành con, xin đừng để bất cứ tội lỗi nào chia cắt con với Chúa ngay hôm nay!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:51 01/12/2021
Chương 44:
HAM MUỐN
”Không theo những tình dục của con người, nhưng theo ý muốn của Thiên Chúa.”
(2 Pr 4, 2)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
HAM MUỐN
TÌNH CẢM CÁ NHÂN LỆCH LẠC
”Không theo những tình dục của con người, nhưng theo ý muốn của Thiên Chúa.”
(2 Pr 4, 2)
1. Ham muốn tình cảm cá nhân càng ít thì đức ái càng gia tăng, một cái gốc ham muốn cá nhân cũng không nên giữ lại, thì mới có thể đạt tới bước cao nhất của các nhân đức.
(Thánh Augustine)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:57 01/12/2021
26. KHÓ NHẬN TÔN NHAN
Có một người tham ăn, chỉ cần ở đâu có ăn, không cần biết người ta có mời hay không thì cũng cứ đi, khi làm khách thì anh ta chỉ biết cúi đầu ăn, bất cần người khác.
Lần nọ anh ta lại đi làm khách, nói với người cùng bàn:
- “Hình như chúng ta có gặp nhau một lần?”
Người ấy đáp:
- “Chưa gặp lần nào, e rằng anh nhận sai người”.
Một lúc sau dọn thức ăn lên, người tham ăn bèn cúi đầu mà ăn, và cơm không nghỉ. Người nọ đột nhiên tỉnh ngộ, vội vàng nói:
- “Phải rồi, gặp qua một lần, nhưng ông anh chỉ cúi đầu ăn đến khi hết tiệc mới ngẫng đầu lên, cho nên tôi không nhận ra tôn nhan, đừng trách đừng trách !”
(Tiếu Đảo)
Suy tư 26:
Rất ít người nhìn cách ăn uống của người khác mà nhận ra họ, bởi vì không ai làm ba cái việc tò mò nhỏ nhặt ấy, vậy mà trong thực tế lại có người nhận ra người khác vì cách ăn uống của họ, không phải vì tò mò, nhưng là vì cách ăn uống của người ấy quá...đặc biệt.
Cũng vậy, người ta ít để ý người Ki-tô hữu rước Mình Thánh Chúa như thế nào, nhưng có những người Ki-tô hữu đi rước lễ làm cho người khác phải chú ý: có người khi đi rước lễ thì liếc ngang liếc dọc coi cô này mặc áo mô đen hở rún, coi anh nọ đầu tóc láng cóng; có người khi đi rước lễ thì mặc cái quần dài không ra dài, mà ngắn cũng không ra ngắn, áo thể thao ba lổ; lại có người đi rước lễ mặc áo hở ngực hở lưng hở...đến cả bắp vế, họ đi rước Mình Thánh Chúa giống như đi biểu diễn thời trang...
Cách ăn uống cũng nói lên tính cách của con người ta là như thế nào.
Cách đi rước lễ và rước lễ cũng nói lên được tâm hồn của người Ki-tô hữu có nghiêm trang sốt sắng, yêu mến và kính trọng Chúa Giê-su Thánh Thể hay không, bởi vì không ai đi dự tiệc cưới mà lại có những thái độ bất lịch sự và bất nhã khi ăn uống, huống hồ là đi tham dự tiệc Nước Trời !
Ai có tai thì nghe, có mắt thì thấy.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Có một người tham ăn, chỉ cần ở đâu có ăn, không cần biết người ta có mời hay không thì cũng cứ đi, khi làm khách thì anh ta chỉ biết cúi đầu ăn, bất cần người khác.
Lần nọ anh ta lại đi làm khách, nói với người cùng bàn:
- “Hình như chúng ta có gặp nhau một lần?”
Người ấy đáp:
- “Chưa gặp lần nào, e rằng anh nhận sai người”.
Một lúc sau dọn thức ăn lên, người tham ăn bèn cúi đầu mà ăn, và cơm không nghỉ. Người nọ đột nhiên tỉnh ngộ, vội vàng nói:
- “Phải rồi, gặp qua một lần, nhưng ông anh chỉ cúi đầu ăn đến khi hết tiệc mới ngẫng đầu lên, cho nên tôi không nhận ra tôn nhan, đừng trách đừng trách !”
(Tiếu Đảo)
Suy tư 26:
Rất ít người nhìn cách ăn uống của người khác mà nhận ra họ, bởi vì không ai làm ba cái việc tò mò nhỏ nhặt ấy, vậy mà trong thực tế lại có người nhận ra người khác vì cách ăn uống của họ, không phải vì tò mò, nhưng là vì cách ăn uống của người ấy quá...đặc biệt.
Cũng vậy, người ta ít để ý người Ki-tô hữu rước Mình Thánh Chúa như thế nào, nhưng có những người Ki-tô hữu đi rước lễ làm cho người khác phải chú ý: có người khi đi rước lễ thì liếc ngang liếc dọc coi cô này mặc áo mô đen hở rún, coi anh nọ đầu tóc láng cóng; có người khi đi rước lễ thì mặc cái quần dài không ra dài, mà ngắn cũng không ra ngắn, áo thể thao ba lổ; lại có người đi rước lễ mặc áo hở ngực hở lưng hở...đến cả bắp vế, họ đi rước Mình Thánh Chúa giống như đi biểu diễn thời trang...
Cách ăn uống cũng nói lên tính cách của con người ta là như thế nào.
Cách đi rước lễ và rước lễ cũng nói lên được tâm hồn của người Ki-tô hữu có nghiêm trang sốt sắng, yêu mến và kính trọng Chúa Giê-su Thánh Thể hay không, bởi vì không ai đi dự tiệc cưới mà lại có những thái độ bất lịch sự và bất nhã khi ăn uống, huống hồ là đi tham dự tiệc Nước Trời !
Ai có tai thì nghe, có mắt thì thấy.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Cuộc gặp gỡ giữa Đức Giáo Hoàng và ủy ban CIASE chưa từng được lên kế hoạch
Đặng Tự Do
04:16 01/12/2021
Đức Thánh Cha Phanxicô dự kiến sẽ không tiếp các thành viên của Ủy ban độc lập về lạm dụng tình dục trong Giáo Hội Pháp, gọi tắt là CIASE, và chủ tịch của nó là Jean-Marc Sauvé vào ngày 9 tháng 12 năm 2021. Thông tin này đã được xác nhận với tờ Il Media của Ý.
Một cuộc họp của các thành viên CIASE với Đức Thánh Cha đã được Jean-Marc Sauvé công bố trong phiên điều trần với các nghị sĩ Pháp vào ngày 20 tháng 10. Sau đó, một số nguồn tin thông báo rằng ngày 9 tháng 12 đã được chọn.
“Cuộc gặp chưa bao giờ được xác nhận,” một nguồn tin của Vatican nói với Il Media, và giải thích rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã có một chương trình nghị sự rất bận rộn vào ngày này. Ngài cũng mới trở về sau một chuyến đi mệt mỏi đến Síp và Hy Lạp từ ngày 2 đến ngày 6 tháng 12.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp tổng thống Emmanuel Macron tại Vatican vào hôm thứ Sáu 26 tháng 11 năm 2021. Theo một nguồn tin từ điện Élysée, vấn đề lạm dụng tình dục trong Giáo Hội là một trong những chủ đề mà tổng thống Pháp đã thảo luận với Đức Thánh Cha trong buổi tiếp kiến riêng này, nhưng cuộc gặp gỡ với CIASE chưa từng được nêu ra.
Jean-Marc Sauvé, Chủ tịch của CIASE, cựu phó chủ tịch Hội đồng Nhà nước, tự xưng là một người Công Giáo. Tuy nhiên, vào năm 2013, ông ta đã từng mở tiệc khoản đãi các nhân vật Tam Điểm cùng với các nhân vật chính trị nổi tiếng như Christiane Taubira, cựu Bộ trưởng Tư pháp, thành viên của Tam Điểm và là người quảng bá luật “hôn nhân” đồng giới vào năm 2013. Trong bữa tối này, theo một blog được xuất bản bởi tờ L'Express của Pháp, Sauvé đã thảo luận về sự phát triển của các cộng đồng theo đạo Tin lành và Hồi giáo trong nước, than thở về “việc thiếu các nhà thờ Hồi giáo ở Pháp” và kêu gọi nước cộng hòa Pháp là một chế độ đa nguyên thế tục lớn hơn.
Source:Cath.ch
Tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ tố cáo việc bắt cóc các thiếu nữ Kitô để kết hôn và cải đạo là hành động diệt chủng
Đặng Tự Do
04:16 01/12/2021
Trên khắp thế giới, con số trẻ em gái và phụ nữ trẻ từ các gia đình Kitô bị ép làm nô lệ tình dục và cải đạo đang ngày càng gia tăng.
Đây là một trong những ví dụ ít được báo cáo nhất về việc bách hại các tín hữu Kitô, thường là ở các quốc gia đa số theo đạo Hồi nhưng có dân số Kitô Hữu đáng kể, chẳng hạn như Ai Cập và Pakistan.
Tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ, gọi tắt là ACN. đã ghi lại các tài liệu trực tiếp về các vụ bắt cóc, kết hôn cưỡng bức và cưỡng bức cải đạo trong báo cáo có nhan đề “Hear Her Cries”, nghĩa là “Hãy nghe tiếng khóc của cô ấy”, được trình bày tại London vào ngày 24 tháng 11.
Tổ chức bác ái của giáo hoàng đã đánh dấu Ngày Thứ Tư Đỏ, một sự kiện hàng năm nhằm thu hút sự chú ý đến hoàn cảnh của các Kitô Hữu bị bách hại trên khắp thế giới.
Báo cáo lưu ý rằng việc xem xét chủ đề bạo lực tình dục và đàn áp tín ngưỡng thiểu số là không dễ dàng.
“Mặc dù ngày càng có nhiều sự đồng thuận về nhu cầu nghiên cứu về bản chất và quy mô của việc cưỡng bức phụ nữ về mặt tôn giáo và tình dục, nhưng những thách thức trong nhiệm vụ này luôn được nhấn mạnh trong các nghiên cứu. Một báo cáo mô tả vấn đề này là 'phức tạp, đầy bạo lực và dấu diếm.' Áp lực xã hội, bao gồm nỗi sợ hãi tạo ra sự xấu hổ cho gia đình, và những mối đe dọa trả thù từ những kẻ bắt cóc và đồng bọn, là một trong những yếu tố thường được viện dẫn để giải thích những khó khăn khi điều tra vấn đề”.
Báo cáo “Hãy nghe tiếng khóc của cô ấy” lưu ý rằng các vụ phụ nữ Kitô giáo bị ép buộc kết hôn trái với ý muốn của họ đã xuất hiện ở 90% trong số 50 quốc gia được đưa vào danh sách theo dõi cuộc đàn áp của Open Doors phiên bản năm 2021, và tình hình đã trở nên tồi tệ hơn trong năm qua.
ACN lưu ý rằng trong số các nhóm tín ngưỡng thiểu số, các cô gái và phụ nữ trẻ theo Kitô giáo đặc biệt dễ bị tấn công, như trong trường hợp Pakistan, nơi các nạn nhân Kitô giáo có thể chiếm tới 70% số các cô gái và các phụ nữ trẻ theo các tôn giáo thiểu số bị cưỡng bức cải đạo và kết hôn hàng năm.
“Một phát hiện quan trọng khác, thường xuyên xuất hiện trong nghiên cứu về chủ đề này, đó là tỷ lệ phụ nữ bị ngược đãi tình dục và tôn giáo cao hơn trong các tình huống xung đột. Điều này đặc biệt rõ ràng trong thời gian bọn khủng bố Hồi Giáo IS tiếp quản các khu vực của Syria và Iraq, nơi có cả ‘một hệ thống nô lệ tình dục có tổ chức’.
“Trường hợp quân khủng bố Hồi Giáo IS cũng chỉ ra yếu tố lâu dài đáng quan tâm nhất liên quan đến việc ép buộc kết hôn và cải đạo các cô gái và phụ nữ Kitô giáo. Động cơ của thủ phạm là hạn chế sự phát triển, và đôi khi thậm chí là sự sống còn của nhóm tín ngưỡng cụ thể đó. Việc buộc một người phụ nữ từ bỏ đức tin Kitô của mình không chỉ giúp bảo đảm rằng bất kỳ trẻ em nào được sinh ra, kể cả thông qua các vụ hôn nhân cưỡng bức đều theo niềm tin của những kẻ bách hại.”
ACN cho biết bằng chứng trong báo cáo chỉ ra rằng các trường hợp bắt cóc là có hệ thống, cho nên bạo lực tình dục, cưỡng ép kết hôn và cải đạo các phụ nữ Kitô ở nhiều quốc gia “có thể được coi là tội diệt chủng về bản chất.”
Source:Catholic News Agency
Bài Giáo lý hàng tuần của Đức Phanxicô: Thánh Giuse: người công chính và là chồng của Đức Maria
Vũ Văn An
14:28 01/12/2021
Theo tin Tòa Thánh, trong buổi yết kiến chung ngày 1 tháng 12 tại Đại sảnh Phaolô VI, Đức Phanxicô đã tiếp tục loạt bài giáo lý của ngài về Thánh Giuse. Hôm nay, ngài nói tới khía cạnh Thánh Giuse là người chồng công chính của Đức Mẹ Maria. Sau đây là trọn bài giáo lý của ngài, dựa theo bản tiếng Anh do Tòa Thánh cung cấp:
Anh chị em thân mến, chào anh chị em buổi sáng!
Chúng ta hãy tiếp tục cuộc hành trình suy tư của chúng ta về con người của Thánh Cả Giuse. Hôm nay, tôi muốn đào sâu thêm về việc ngài là “người công chính” và là “người phối ngẫu đã hứa hôn của Đức Maria”, và do đó cung cấp một thông điệp cho mọi cặp đính hôn và cả những cặp mới cưới nhau. Nhiều biến cố liên quan đến Thánh Giuse đã trám đầy các câu chuyện ngụy thư, tức các sách Tin Mừng không có trong qui điển, nhưng vẫn đã gây ảnh hưởng đến nghệ thuật và những nơi thờ phượng khác nhau. Những trước tác không có trong Kinh thánh này là những câu chuyện do lòng đạo đức Kitô giáo cung cấp vào thời điểm đó và là lời đáp lại mong muốn lấp đầy chỗ trống trong các bản văn Tin mừng qui điển, những bản văn có trong Kinh thánh, cung cấp cho anh chị mọi điều chủ yếu về đức tin và đời sống Kitô giáo.
Thánh sử Mátthêu - đây là điều quan trọng. Tin Mừng nói gì về thánh Giuse? Không phải những gì các sách Tin Mừng ngụy thư này nói đều là điều gì đó xấu xí hay xấu xa, không! Chúng đẹp lắm, nhưng chúng không phải là Lời Chúa. Thay vào đó, các sách Tin Mừng trong Kinh thánh là Lời của Thiên Chúa. Trong số này, thánh sử Mátthêu định nghĩa thánh Giuse là một người “công chính”. Chúng ta hãy lắng nghe lời tường thuật của ngài: “Sau đây là gốc tích Đức Giêsu Kitô : bà Maria, mẹ Người, đã thành hôn với ông Giuse. Nhưng trước khi hai ông bà về chung sống, bà đã có thai do quyền năng Chúa Thánh Thần. Ông Giuse, chồng bà, là người công chính và không muốn tố giác bà, nên mới định tâm bỏ bà cách kín đáo” (1: 18-19). Vì những người đã đính hôn, khi vị hôn thê không chung thủy, hoặc có thai, họ có thể buộc tội cô ấy! Họ phải làm thế. Và người phụ nữ sau đó bị ném đá. Nhưng Thánh Giuse là người công chính. Ngài nói: “Không, tôi sẽ không làm điều này. Tôi sẽ ra đi lặng lẽ”.
Để hiểu cách cư xử của Thánh Giuse đối với Đức Maria, điều hữu ích là nhớ các phong tục hôn nhân của dân Israel xưa. Hôn nhân bao gồm hai giai đoạn được xác định rõ ràng. Giai đoạn đầu tiên giống như cuộc đính hôn chính thức đã ngụ ý một tình huống mới. Đặc biệt, trong khi tiếp tục sống ở nhà cha mẹ thêm một năm nữa, người phụ nữ trên thực tế đã được coi là “vợ” của người bạn đời đã hứa hôn của mình rồi. Họ chưa sống với nhau, nhưng giống như cô ấy đã là vợ của một ai đó rồi. Giai đoạn thứ hai là chuyển cô dâu từ nhà cha mẹ sang nhà của người phối ngẫu. Điều này diễn ra với một đám rước lễ hội kết thúc đám cưới. Và những người bạn của cô dâu đã tháp tùng cô đến đó. Trên cơ sở các phong tục này, sự kiện “trước khi họ về chung sống với nhau, người ta đã phát hiện ra Đức Maria có thai” khiến Đức Trinh nữ bị buộc tội ngoại tình. Và, theo Luật cổ xưa, tội của bà phải chịu hình phạt bằng cách bị ném đá (x. Đnl 22: 20-21). Tuy nhiên, một cách giải thích ôn hòa hơn đã được áp dụng sau điều này trong thực hành của người Do Thái sau này vốn chỉ áp đặt hành vi rẫy bỏ với các hậu quả dân sự và hình sự đối với người phụ nữ, chứ không bị ném đá nữa.
Tin Mừng nói rằng Thánh Giuse là người “công chính” vì ngài phải tuân theo luật pháp như bất cứ người Israel ngoan đạo nào khác. Nhưng bên trong ngài, tình yêu của ngài dành cho Đức Maria và sự tin tưởng của ngài đặt nơi Đức Maria đã đề ra một cách ngài vừa có thể tuân thủ lề luật vừa cứu được danh dự của cô dâu mình. Ngài quyết định bỏ cô một cách bí mật, không gây ồn ào, không khiến cô phải chịu sự sỉ nhục trước công chúng. Ngài đã chọn con đường bảo mật, không đưa ra tòa xét xử hay trả đũa. Thánh Giuse thánh thiện biết bao! Còn chúng ta, ngay khi chúng ta có một chút chuyện tầm phào, một điều gì đó tai tiếng về người khác, chúng ta sẽ bàn tán về nó ngay lập tức! Thánh Giuse thì im lặng. Ngài im lặng.
Nhưng thánh sử Mátthêu nói thêm ngay lập tức: “Ông đang toan tính như vậy, thì kìa sứ thần Chúa hiện đến báo mộng cho ông rằng : ‘Này ông Giuse, con cháu Đavít, đừng ngại đón bà Maria vợ ông về, vì người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần. Bà sẽ sinh con trai và ông phải đặt tên cho con trẻ là Giêsu, vì chính Người sẽ cứu dân Người khỏi tội lỗi của họ’”(1: 20.21). Tiếng nói của Thiên Chúa can thiệp vào sự biện phân của Thánh Giuse. Trong một giấc mơ, Người mạc khải một ý nghĩa lớn hơn sự công chính của thánh nhân. Quan trọng xiết bao đối với mỗi người trong chúng ta là vun đắp một cuộc sống công chính, đồng thời, luôn cảm thấy cần sự giúp đỡ của Thiên Chúa để mở rộng tầm nhìn của chúng ta và suy xét các hoàn cảnh của cuộc sống từ một quan điểm luôn khác, rộng lớn hơn. Nhiều lần, chúng ta cảm thấy bị giam cầm bởi những gì đã xảy ra với mình: "Nhưng hãy nhìn xem điều gì đã xảy ra với tôi!" - và chúng ta mãi bị giam cầm trong điều tồi tệ đã xảy ra với chúng ta. Nhưng một cách đặc biệt, trước một số hoàn cảnh trong cuộc sống ban đầu có vẻ bi thảm, nhưng một ơn Quan phòng giấu ẩn sẽ thành hình theo thời gian và soi sáng ý nghĩa cho cả nỗi đau của chúng ta. Cơn cám dỗ là khép mình vào nỗi đau đó, cứ nghĩ rằng những điều tốt đẹp không bao giờ xảy ra với chúng ta. Và điều này không tốt cho chúng ta. Điều này dẫn anh chị em đến buồn bã và cay đắng. Trái tim cay đắng thật là xấu xí.
Tôi muốn chúng ta dừng lại để suy gẫm về một chi tiết của câu chuyện này được kể lại trong Tin Mừng mà thường chúng ta hay bỏ qua. Đức Maria và Thánh Giuse đã đính hôn với nhau. Có lẽ các ngài đã nuôi dưỡng những ước mơ và kỳ vọng về cuộc sống và tương lai của các ngài. Thật bất ngờ, Thiên Chúa dường như đã tự chen mình vào cuộc sống của các ngài và, dường như thoạt đầu các ngài khó mở lòng mình ra đón nhận thực tại đang đặt ra trước mặt các ngài.
Anh chị em thân mến, cuộc sống của chúng ta thường không như những gì chúng ta tưởng tượng. Nhất là trong các liên hệ yêu đương, khó có thể chuyển từ luận lý si tình sang luận lý tình yêu trưởng thành. Chúng ta cần chuyển từ mê đắm sang tình yêu trưởng thành. Anh chị em mới cưới nhau, anh chị em hãy nghĩ tới điều đó. Giai đoạn đầu tiên luôn được đánh dấu bằng một sự mê hoặc nào đó khiến chúng ta sống chìm đắm trong tưởng tượng thường không dựa trên thực tại và sự kiện, đây là giai đoạn si tình. Nhưng chính lúc si tình với những hoài mong dường như kết liễu, đó là lúc tình yêu đích thực bắt đầu hoặc tình yêu đích thực bước vào đó. Thực vậy, yêu không phải là kỳ vọng rằng người kia, hay cuộc sống kia, phải tương ứng với trí tưởng tượng của chúng ta. Đúng hơn, nó có nghĩa là hoàn toàn tự do lựa chọn để lãnh trách nhiệm cho cuộc sống mình khi nó xảy ra. Đó là lý do tại sao Thánh Giuse cho chúng ta một bài học quan trọng. Ngài chọn Đức Maria với “đôi mắt mở rộng của ngài”. Chúng ta có thể nói "với mọi rủi ro". Anh chị em hãy suy nghĩ về điều này: trong Tin Mừng Thánh Gioan, một lời khiển trách mà các tiến sĩ luật ngỏ với Chúa Giêsu là: “chúng tôi đâu phải là con cái từ đó”, ám chỉ mãi dâm. Họ biết Đức Maria mang thai như thế nào và họ muốn bôi bẩn lên mẹ của Chúa Giêsu. Đối với tôi, đây là đoạn tồi tệ nhất, ma quỷ nhất, trong Tin Mừng. Và rủi ro của Thánh Giuse cho chúng ta bài học này: hãy đón nhận cuộc sống như nó xẩy đến. Chúa có can thiệp vào đó không? Tôi chấp nhận điều đó. Và Thánh Giuse thực hiện những gì sứ thần của Chúa đã ra lệnh: “ông đón vợ về nhà. Nhưng không ăn ở với bà”, bà đang mang thai con trai khi chưa chung sống với nhau, “cho đến khi bà sinh một con trai, và ông đặt tên cho con trẻ là Giêsu” (Mt 1: 24-25). Các cặp đính hôn Kitô hữu được kêu gọi làm chứng cho một tình yêu như thế, phải có can đảm chuyển từ luận lý si tình sang luận lý của tình yêu trưởng thành. Đây là một sự lựa chọn đầy đòi hỏi, nhưng thay vì giam cầm cuộc sống, nó có thể củng cố tình yêu để tình yêu bền vững khi đối đầu với các thử thách của thời gian. Tình yêu lứa đôi tiến triển trong cuộc sống và trưởng thành hàng ngày. Tình yêu trong thời gian đính hôn có một chút - cho phép tôi sử dụng chữ này - một chút lãng mạn. Anh chị em đều đã trải qua điều này, nhưng rồi tình yêu trưởng thành bắt đầu, tình yêu sống mỗi ngày, từ việc làm, từ những đứa con sẽ đến… Và đôi khi tính lãng mạn đó biến mất một chút, phải không? Nhưng há đó không phải là tình yêu sao? Có, nhưng là tình yêu trưởng thành. “Nhưng Cha biết không, thưa Cha, đôi khi chúng con đánh nhau...” Điều này đã xảy ra từ thời ông Ađam và bà Evà cho đến ngày nay, đúng không! Vợ chồng đánh nhau là chuyện cơm bữa của chúng ta, đúng không! "Nhưng há chúng con không nên đánh nhau sao?" Có, có, anh chị em phải. Nó xảy ra. Tôi không nói anh chị em nên đánh nhau, nhưng nó sẽ xảy ra. “Và, thưa Cha, đôi khi chúng con lớn tiếng…” Điều đó cũng xảy ra. “Và thậm chí có những lúc đĩa bay”. Nó sẽ xảy ra. Nhưng có thể làm gì để điều này không làm tổn hại đến đời sống hôn nhân? Hãy nghe tôi nói: đừng bao giờ kết thúc một ngày mà không làm hòa với nhau. "Chúng mình đã đánh nhau. Chúa ơi, anh đã nói những lời tồi tệ. Anh đã nói những điều khủng khiếp. Nhưng bây giờ, để kết thúc một ngày, anh phải làm hòa ”. Anh chị em biết tại sao không? Vì chiến tranh lạnh vào ngày hôm sau rất nguy hiểm. Đừng để chiến tranh bắt đầu vào ngày hôm sau. Vì vậy, hãy làm hòa trước khi đi ngủ. “Nhưng, thưa Cha, Cha biết đấy, con không biết phải nói năng ra sao để làm hòa sau một tình huống khủng khiếp mà chúng con đã trải qua”. Rất dễ. Làm điều này (Đức Giáo Hoàng vuốt ve má của mình) thì hòa bình sẽ được lặp lại. Hãy luôn nhớ điều này. Hãy luôn nhớ rằng: không bao giờ kết thúc một ngày mà không làm hòa với nhau. Và điều này sẽ giúp ích cho anh chị em trong cuộc sống hôn nhân. Cho họ và cho tất cả các cặp vợ chồng đang ở đây. Sự chuyển dịch từ si tình qua tình yêu trưởng thành này là một sự lựa chọn đầy đòi hỏi, nhưng chúng ta phải chọn con đường đó.
Lần này cũng vậy, chúng ta hãy kết thúc bằng lời cầu nguyện với Thánh Giuse.
Lạy Thánh Giuse,
Ngài đã tự do yêu thương Đức Maria,
và chọn từ bỏ những tưởng tượng của mình để nhường chỗ cho thực tại,
xin ngài giúp mỗi người chúng con biết ngạc nhiên trước Thiên Chúa
và chấp nhận cuộc sống không phải như một điều không lường trước được để tự bảo vệ mình,
nhưng như một mầu nhiệm che giấu bí quyết của niềm vui đích thực.
Xin ngài cầu bầu cùng Chúa ban niềm vui và tính triệt để cho mọi Kitô hữu đính hôn,
trong khi luôn ý thức
rằng chỉ có lòng thương xót và sự tha thứ mới làm cho tình yêu trở nên khả hữu. Amen.
Cảm ơn anh chị em.
Chuyến thăm sắp tới của Đức Thánh Cha Phanxicô tới Síp quan trọng đối với tất cả các cộng đồng trên đảo
Đặng Tự Do
16:33 01/12/2021
Theo Yiannakis Moussas, người đại diện cho người Công Giáo nghi lễ Maronite tại Quốc hội, chuyến thăm sắp tới của Đức Giáo Hoàng Phanxicô có ý nghĩa quan trọng đối với tất cả các cộng đồng trên đảo và toàn khu vực nói chung.
“Chuyến thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô tới Síp là một sự kiện rất quan trọng không chỉ đối với cộng đồng Maronite và cộng đồng Công Giáo của Síp, mà còn đối với toàn bộ Síp và toàn khu vực nói chung,” ông nói với Hãng thông tấn Síp trong một cuộc phỏng vấn.
“Chuyến thăm của Giáo hoàng tới Síp gửi đi một thông điệp vang dội. Trước hết, các chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng là nguồn hy vọng và lạc quan cho cả những người đón tiếp ngài và cho cả khu vực rộng lớn hơn”.
Chuyến thăm sẽ diễn ra từ mùng 2 đến mùng 4 tháng 12. Đây là lần thứ hai một vị Giáo Hoàng của Giáo Hội Công Giáo đến thăm Síp sau Đức Bênêđíctô XVI vào năm 2010.
Moussas cũng nói rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô được coi là “Giáo hoàng của những người nghèo và kém may mắn” và do đó, ngài dự kiến sẽ giải quyết những vấn đề này khi ở Síp.
Ông nói thêm, đã có một nỗ lực phối hợp với Tòa thánh, Tổng thống Cộng hòa và chính phủ Síp để tổ chức một chuyến thăm tuyệt vời.
Đề cập đến cộng đồng Công Giáo nghi lễ Maronite ở Síp, ông nói rằng họ duy trì mối quan hệ chặt chẽ và các kênh liên lạc với Tòa thánh.
Trước cuộc xâm lược của Thổ Nhĩ Kỳ năm 1974, người Công Giáo Maronite sống ở ba ngôi làng ở quận Kyrenia, giờ đây do Thổ Nhĩ Kỳ nắm giữ - đó là Kormakitis, Asomatos và Karpasia; cũng như ở quận Ayia Marina nằm ở Nicosia.
“Điều chúng tôi đang yêu cầu là việc hồi hương ngay lập tức người dân về các làng của họ. Bởi vì nếu không được trở lại làng của chúng tôi, chúng tôi không có đất, thì cộng đồng Maronite không có khả năng tồn tại lâu dài.”
Moussas nhấn mạnh rằng người Síp Maronite nên được phép quay trở lại các ngôi làng đã bị chiếm đóng của họ ở Asomatos và Ayia Marina ngay cả trước khi có giải pháp cho vấn đề Síp.
Tưởng cũng nên biết thêm, dân số của Síp là 776,000 dân trong đó 77% là người Hy Lạp, 18% là người Thổ Nhĩ Kỳ và số còn lại nhập cư từ các quốc gia khác, nhiều nhất là người Công Giáo Li Băng theo nghi lễ Maronite.
Ngày 15 tháng 7 năm 1974, các phần tử dân tộc chủ nghĩa gốc Hy Lạp tiến hành đảo chính trong nỗ lực nhằm hợp nhất hòn đảo này vào Hy Lạp.
Động thái này dẫn tới việc Thổ Nhĩ Kỳ đưa quân đội xâm chiếm Síp 5 ngày sau đó. Thổ Nhĩ Kỳ chiếm được một phần lãnh thổ nay là Bắc Síp. Ước tính có trên 150,000 người Síp gốc Hy Lạp và 50,000 người Síp gốc Thổ Nhĩ Kỳ phải di chuyển chỗ ở. Cộng đồng người Công Giáo Li Băng theo nghi lễ Maronite cũng bị Thổ Nhĩ Kỳ đuổi đi.
Source:Cyprus Press
Đức Giáo Hoàng sẽ đưa một số người di cư đến Ý sau chuyến thăm
Đặng Tự Do
16:33 01/12/2021
Hôm thứ Năm, một quan chức chính phủ Síp cho biết, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đang sắp xếp để chuyển một số người di cư đến Ý từ đảo Síp ở phía đông Địa Trung Hải, nơi ngài sẽ tông du 3 ngày vào tuần tới.
Người phát ngôn của chính phủ Marios Pelekanos nói với Associated Press rằng Vatican hiện đang thực hiện các thỏa thuận với chính quyền Síp. Hiện vẫn chưa có thông tin cụ thể về việc có bao nhiêu người di cư sẽ rời hòn đảo hoặc về công tác hậu cần cho chuyến đi của họ vì Đức Giáo Hoàng còn phải tới Hy Lạp ngay sau chuyến thăm Síp.
Người phát ngôn của Vatican đã không trả lời ngay lập tức khi được yêu cầu xác nhận rằng Đức Giáo Hoàng có đưa những người di cư sang Ý hay đang sắp xếp cho chuyến đi của họ ra khỏi đảo Síp.
Văn phòng báo chí của ITA Airways cho biết chiếc máy bay Airbus 320 của ITA chở Đức Giáo Hoàng và phái đoàn Vatican từ Rôma đến Nicosia vào ngày 2 tháng 12 sẽ không đến Hy Lạp trong chặng thứ hai của chuyến đi. Điều đó có thể gợi ý rằng chuyến bay từ Síp về Rôma sẽ được dùng để chở người di cư sang Ý. Đức Giáo Hoàng sẽ không có mặt trên chuyến bay đó, vì ngài sẽ đến thủ đô Athens của Hy Lạp vào ngày 4 tháng 12 trên một chiếc máy bay khác.
Đức Giáo Hoàng đã gây chú ý vào năm 2016 khi ngài đưa hàng chục người Hồi giáo Syria trở lại với ngài trên chuyến bay trở về Rôma sau chuyến thăm hòn đảo Lesbos của Hy Lạp, nơi có một trại tiếp nhận người di cư rất lớn.
Đầu tháng này, Síp cho biết họ sẽ xin sự chấp thuận của Liên minh Âu Châu để ngừng giải quyết các yêu cầu xin tị nạn của người di cư trong bối cảnh lượng người mới đến tăng đột biến mà nước này cho rằng không thể đối phó được.
Chính phủ Síp cũng đang thúc ép Liên minh Âu Châu chuyển một số người xin tị nạn sống ở Síp đến các nước thành viên khác trong khối và tìm cách đạt được thỏa thuận với các nước thứ ba để nhận lại công dân của họ đã bị từ chối đơn xin tị nạn.
Các nhà chức trách Síp cho biết chỉ trong 10 tháng đầu năm nay, lượng người di cư đến đã tăng 38% so với cả năm 2020. Trong số 10,868 người mới đến, 9,270 người đã vượt qua bất hợp pháp vùng đệm do Liên hợp quốc kiểm soát từ miền bắc Síp do Thổ Nhĩ Kỳ chiếm đóng để xin tị nạn ở phía nam.
Những người xin tị nạn chiếm 4% dân số ở phía nam của hòn đảo - gấp bốn lần mức trung bình của các quốc gia tuyến đầu khác của Liên Minh Âu Châu.
Những người di cư cho biết các điều kiện tại một trại tiếp tân ngay bên ngoài thủ đô Nicosia của Síp đang xấu đi vì nó hiện có sức chứa gần gấp đôi sức chứa tối đa là 1,200 người.
Schadrach Mvunze đến từ Cộng hòa Dân chủ Congo cho biết điều anh và những người khác ở trại muốn là một nơi nào đó mà họ có thể sống trong hòa bình, cho dù đó là ở Síp hay nơi khác.
“Síp đã chào đón chúng tôi... Nếu họ không thể chứa chấp chúng tôi, họ có thể gửi chúng tôi đến Pháp, đến Canada, đến Anh,” Mvunze nói với Associated Press “Họ có thể phân tán chúng tôi khắp Âu Châu để giúp chúng tôi thoải mái hơn.”
Source:AP
Các nhà lãnh đạo tôn giáo của Ấn Độ bắt đầu chuẩn bị cho chuyến thăm có thể có của Đức Giáo Hoàng Phanxicô
Đặng Tự Do
16:34 01/12/2021
Đức Tổng Giám Mục Anil Joseph Thomas Couto của Delhi đã dẫn đầu một cuộc gặp gỡ các nhà lãnh đạo tôn giáo vào ngày 22 tháng 11 tại New Delhi để bắt đầu các công việc chuẩn bị chính thức cho chuyến thăm của Giáo hoàng.
Chuyến đi của Giáo hoàng được coi là cơ hội để thay đổi quan hệ của Ấn Độ với Vatican sau thất bại trong các cuộc đàm phán cho chuyến đi của Giáo hoàng tới quốc gia chủ yếu theo Ấn Giáo vào năm 2017.
Goswami Sushil Ji Maharaj, chủ tịch Hội Đồng Các Tôn Giáo Ấn Độ, cho biết các nhà lãnh đạo tôn giáo đã chuẩn bị cho chuyến thăm của Giáo hoàng từ năm 2014, đồng thời nói thêm rằng chuyến tông du của Đức Thánh Cha sẽ gửi đi “một thông điệp mạnh mẽ để mọi người tôn trọng đức tin của nhau”.
“Người dân Ấn Độ nên thực hiện nỗ lực phi thường và kịp thời này của thủ tướng để thúc đẩy tình anh em trong quốc gia của chúng ta,” Umer Ahmed Ilyasi, lãnh đạo của Tổ chức Imam Toàn Ấn cho biết.
“Tôi cảm ơn Đức Giáo Hoàng đã chấp nhận lời mời đến thăm đất nước của chúng tôi,” ông nói.
Một cuộc họp mặt của các nhà lãnh đạo tôn giáo vào ngày 22 tháng 11 tại thủ đô New Delhi tập trung vào chủ đề “cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa và bản thân của mỗi người”. Đó là những lời mà Đức Thánh Cha Phanxicô gợi ý như một cách mà tất cả những người nam nữ phải noi theo để xây dựng mối quan hệ huynh đệ.
Swami Shantatmananda, người đứng đầu Phái bộ Ramakrishna ở Delhi, cho biết: “Rất cần phải trau dồi văn hóa gặp gỡ này”.
“Tôn giáo chân chính là quan tâm đến người nghèo, người góa bụa và trẻ mồ côi. Chính khi thực hiện những hành động tử tế và tốt đẹp, chúng ta sẽ trở thành những nhà lãnh đạo thế giới”.
“Chúng ta cần tiếp tục bảo vệ và tôn vinh bản sắc phong phú và độc đáo này về sự đa dạng và đa dạng của các tôn giáo và văn hóa, phong tục và truyền thống, sắc tộc và di sản,” Đức Tổng Giám Mục Couto nói trong thông điệp của mình với cuộc họp.
Ngài cho biết việc tập hợp các nhà lãnh đạo của các tín ngưỡng khác nhau trước chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng “có ý nghĩa to lớn đối với sự hòa hợp giữa các tín ngưỡng vì hòa bình và tiến bộ của quốc gia chúng ta.”
Thề sẽ tiếp tục ủng hộ phong trào liên tôn, Giani Ranjit Singh, linh mục đứng đầu của Gurdwara Bangla Sahib ở New Delhi, kêu gọi gia tăng mức độ khoan dung và hòa hợp trong đất nước.
Ngài kêu gọi mọi người “thay thế hận thù bằng tình yêu, bạo lực bằng hòa bình.”
Ca ngợi cuộc gặp lịch sử của các nhà lãnh đạo tôn giáo, Acharya Vivek Muni, chủ tịch Phái đoàn Mahavir Jain Quốc tế, cho biết “đối thoại là điều kiện tiên quyết để duy trì sự hòa hợp”.
Có khoảng 20 triệu người Công Giáo Latinh ở Ấn Độ, chiếm khoảng 1.5% trong dân số 1.3 tỷ người. Khoảng 80% người dân Ấn Độ theo Ấn Giáo.
Năm 2016, Đức Giáo Hoàng Phanxicô cho biết ngài “gần như chắc chắn” sẽ đến thăm Ấn Độ vào năm sau cùng với Bangladesh. Nhưng các nhà lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo Ấn Độ đã không thuyết phục được Modi, người đứng đầu một chính quyền theo chủ nghĩa dân tộc đưa ra lời mời Đức Thánh Cha.
Vào thời điểm chuyến thăm năm 2017 kết thúc, các quan chức của Giáo hội cho biết chính phủ Ấn Độ đã viện dẫn các vấn đề về lịch trình cho thủ tướng. Thay vào đó, Đức Phanxicô đã đến thăm Miến Điện và Bangladesh.
Trứơc ông Modi, Thủ tướng Ấn Độ cuối cùng gặp Đức Giáo Hoàng là Shri Atal Bihari Vajpayee, người đã gặp Đức Gioan Phaolô II tại Vatican vào năm 2000.
Vị Giáo Hoàng cuối cùng đến thăm Ấn Độ là Đức Gioan Phaolô II, người đã đến New Delhi vào năm 1999 để ban hành một tài liệu của Giáo hoàng về Giáo hội ở Châu Á.
Hôm thứ Bảy 6 tháng 11, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp Thủ tướng Ấn Độ Narenda Modi đến Vatican trong 55 phút. Đó là một thời gian rất lâu theo tiêu chuẩn của Vatican.
Hầu như không có thông tin nào được đưa ra bởi một trong hai bên liên quan đến nội dung các cuộc thảo luận của Đức Thánh Cha và ông Modi.
“Trong một cuộc trò chuyện ngắn, mối quan hệ thân tình giữa Tòa thánh và Ấn Độ đã được thảo luận,” một tuyên bố được văn phòng báo chí của Vatican đưa ra sau đó. Sau cuộc gặp gỡ với Đức Phanxicô, Ông Modi đã gặp Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, và Đức Tổng Giám Mục Paul Gallagher, ngoại trưởng Tòa Thánh.
Bản thân Modi đã lên Twitter để nói với hơn 72 triệu người theo dõi của mình rằng ông đã có một “cuộc gặp rất ấm áp” với Đức Giáo Hoàng.
“Tôi đã có cơ hội thảo luận nhiều vấn đề với ông ấy và cũng mời ông ấy đến thăm Ấn Độ,” ông viết trong một thông điệp được minh họa bằng bốn bức tranh.
Chấp nhận lời mời của Modi đến thăm Ấn Độ, Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Bạn đã cho tôi món quà lớn nhất. Tôi rất mong được đến thăm Ấn Độ”.
Source:Licas
Đức Thánh Cha phó thác chuyến tông du Síp và Hy Lạp cho Mẹ chở che
Thanh Quảng sdb
17:54 01/12/2021
Đức Thánh Cha phó thác chuyến tông du Síp và Hy Lạp cho Mẹ chở che
(Tin Vatican - Devin Watkins)
Như thường lệ trước các chuyến tông du, Đức Thánh Cha chiều thứ Tư (1/12/2021) đã tìm đến Mẹ để cầu nguyện và phó thác chuyến tông du trước bàn thờ Đức Maria nguồn ơn cứu giúp dân thành Roma tại Đền thờ Đức bà cả.
Theo Văn phòng Báo chí Tòa thánh, Đức Thánh Cha Phanxicô đã ủy thác chuyến tông du của ngài tới Síp và Hy Lạp dưới sự bảo vệ của Đức Mẹ.
Mối ưu tâm đại kết
Đức Thánh Cha sẽ khởi hành vào sáng thứ Năm (2/12/2021) thực hiện chuyến tông du 3 ngày đến đảo quốc Cyprus ở Địa Trung Hải, trước khi tới Hy Lạp vào thứ Bảy, nơi ngài sẽ ở thăm viếng cho đến thứ Hai (6/12/2021).
Mối ưu tâm đại kết với các Giáo hội Chính thống là một trong những ưu tiên của chuyến tông du này tới cả hai nước.
Thứ Bảy (4/12/2021), ĐTC sẽ gặp gỡ Đức Tổng Giám Mục Chrysostomos II của Cyprus, người đứng đầu Giáo hội Chính thống của đảo quốc, cũng như gặp gỡ Thượng hội đồng Giám mục Chính thống giáo của Síp.
Chuyến tông du tới Hy Lạp, Đức Thánh Cha sẽ gặp gỡ Đức Ieronymos II tại Athens, Người đứng đầu Giáo hội Chính thống Autocephalous của Hy Lạp.
Ưu tâm đến người di cư
Tại Síp, Đức Thánh Cha dõi theo bước chân của Đức Bênêđíctô XVI, người vào năm 2010 đã viếng thăm lần đầu tại đây. Sau dó Đức Thánh Cha trở lại đảo Lesbos của Hy Lạp để thăm những người di cư và tị nạn.
ĐTC đã đến hòn đảo này vào năm 2016 cùng với Thượng phụ Chính thống giáo Bartholomew I vào lúc cao điểm của cuộc khủng hoảng di cư châu Âu, và đưa về Vatican 12 người tị nạn trên cùng chuyến bay với Đức Thánh Cha.
Vấn đề của những người di cư một lần nữa lại nằm trọng tâm trong mọi chương trình nghị sự của ngài, với các sự kiện được thực hiện ở cả đảo Síp và Hy Lạp đã tạo cơ hội cho Đức Thánh Cha Phanxicô thể hiện tình đoàn kết và sự gần gũi của mình với những người di cư và tỵ nạn...
(Tin Vatican - Devin Watkins)
Như thường lệ trước các chuyến tông du, Đức Thánh Cha chiều thứ Tư (1/12/2021) đã tìm đến Mẹ để cầu nguyện và phó thác chuyến tông du trước bàn thờ Đức Maria nguồn ơn cứu giúp dân thành Roma tại Đền thờ Đức bà cả.
Theo Văn phòng Báo chí Tòa thánh, Đức Thánh Cha Phanxicô đã ủy thác chuyến tông du của ngài tới Síp và Hy Lạp dưới sự bảo vệ của Đức Mẹ.
Mối ưu tâm đại kết
Đức Thánh Cha sẽ khởi hành vào sáng thứ Năm (2/12/2021) thực hiện chuyến tông du 3 ngày đến đảo quốc Cyprus ở Địa Trung Hải, trước khi tới Hy Lạp vào thứ Bảy, nơi ngài sẽ ở thăm viếng cho đến thứ Hai (6/12/2021).
Mối ưu tâm đại kết với các Giáo hội Chính thống là một trong những ưu tiên của chuyến tông du này tới cả hai nước.
Thứ Bảy (4/12/2021), ĐTC sẽ gặp gỡ Đức Tổng Giám Mục Chrysostomos II của Cyprus, người đứng đầu Giáo hội Chính thống của đảo quốc, cũng như gặp gỡ Thượng hội đồng Giám mục Chính thống giáo của Síp.
Chuyến tông du tới Hy Lạp, Đức Thánh Cha sẽ gặp gỡ Đức Ieronymos II tại Athens, Người đứng đầu Giáo hội Chính thống Autocephalous của Hy Lạp.
Ưu tâm đến người di cư
Tại Síp, Đức Thánh Cha dõi theo bước chân của Đức Bênêđíctô XVI, người vào năm 2010 đã viếng thăm lần đầu tại đây. Sau dó Đức Thánh Cha trở lại đảo Lesbos của Hy Lạp để thăm những người di cư và tị nạn.
ĐTC đã đến hòn đảo này vào năm 2016 cùng với Thượng phụ Chính thống giáo Bartholomew I vào lúc cao điểm của cuộc khủng hoảng di cư châu Âu, và đưa về Vatican 12 người tị nạn trên cùng chuyến bay với Đức Thánh Cha.
Vấn đề của những người di cư một lần nữa lại nằm trọng tâm trong mọi chương trình nghị sự của ngài, với các sự kiện được thực hiện ở cả đảo Síp và Hy Lạp đã tạo cơ hội cho Đức Thánh Cha Phanxicô thể hiện tình đoàn kết và sự gần gũi của mình với những người di cư và tỵ nạn...
Đám đông Pakistan phóng hỏa đồn cảnh sát để lùng bắt Kitô Hữu bị cáo buộc xúc phạm kinh Koran
Đặng Tự Do
19:32 01/12/2021
Báng bổ là một vấn đề cực kỳ nhạy cảm ở Pakistan, nơi đa số theo đạo Hồi, nơi mà ngay cả những cáo buộc chưa được chứng minh cũng có thể khuấy động đám đông và bạo lực
Hôm thứ Hai, cảnh sát cho biết cho biết, hàng nghìn người đã bao vây một đồn cảnh sát Pakistan, phóng hỏa đốt đồn và các đồn bót gần đó sau khi yêu cầu các viên chức cảnh sát giao nộp một người đàn ông bị cáo buộc đã đốt kinh Koran.
Đám đông lên đến 5,000 người đã bao vây đồn cảnh sát ở thị trấn Charsadda, phía tây bắc tỉnh Khyber Pakhtunkhwa vào đêm Chúa Nhật, cũng đã phóng hỏa hơn 30 chiếc xe hơi.
Vào sáng thứ Hai, khoảng 2,000 người vẫn ở bên ngoài đồn cảnh sát đốt quân phục của các viên chức cảnh sát.
“Đám đông xông vào đồn cảnh sát yêu cầu giao người đàn ông cho họ để họ thiêu sống anh ta như anh ta đã thiêu Kinh Koran”, cảnh sát trưởng quận Asif Bahadur nói với AFP.
Bahadur cho biết: “Danh tính và tôn giáo của bị cáo vẫn chưa được cảnh sát tiết lộ”.
“Động cơ đằng sau việc đốt kinh Koran vẫn chưa được biết rõ nhưng chúng tôi đang điều tra.”
Các nhóm nhân quyền cho biết luật báng bổ này thường bị lạm dụng để các tổ chức và cá nhân thanh toán nhau.
Một cặp vợ chồng Kitô Giáo đã bị thiêu sống trong một lò nung vôi ở Punjab vào năm 2014 sau khi bị buộc tội xúc phạm kinh Koran.
Một cựu thống đốc Punjab, Salman Taseer, đã bị vệ sĩ của ông, Mumtaz Qadri, bắn chết ở Islamabad vào năm 2011 vì lời kêu gọi cải cách luật báng bổ.
Vụ giết người đáng xấu hổ này lại khiến Qadri được những người theo đạo Hồi tôn sùng như một anh hùng.
Asia Bibi, một phụ nữ Công Giáo người Pakistan và là một người lao động từ tỉnh miền trung Punjab, đã bị kết tội báng bổ vào năm 2010 và bị xử tử hình cho đến khi cô được tuyên bố trắng án vào năm 2018. Vụ tha bổng này đã thúc đẩy những ngày biểu tình bạo lực của người Hồi giáo.
Cô và gia đình sau đó đã được đưa trốn khỏi đất nước đến Canada.
Đất nước thường xuyên bị tê liệt trong những năm gần đây bởi các cuộc biểu tình chống báng bổ do đảng Tehreek-e-Labbaik Pakistan tổ chức, thường liên quan đến việc xuất bản các phim hoạt hình mô tả Nhà tiên tri Mohammed trên một tạp chí châm biếm của Pháp.
Source:Licas
Nịnh bợ Trung Quốc, WHO chọn Omicron chứ không phải Xi cho biến thể COVID mới
Đặng Tự Do
19:32 01/12/2021
Tên của một biến thể mới của coronavirus đã khiến một số người dùng mạng xã hội thắc mắc về cách thức Tổ chức Y tế Thế giới đặt tên cho các biến thể của virus.
Hôm thứ Sáu 26 tháng 11, chỉ hai ngày sau khi các nhà khoa học ở Nam Phi báo cáo về trường hợp đầu tiên nhiễm phải biến thể này, vì tầm mức lây lan quá nhanh, WHO đã đưa biến thể này vào danh sách quan tâm đặc biệt, và đặt tên cho nó là “Omicron”, theo chính sách sử dụng bảng chữ cái Hy Lạp để đặt tên cho các biến thể đáng chú ý của virus.
Tuy nhiên, người dùng mạng xã hội đã lưu ý rằng tổ chức đã bỏ qua hai chữ cái khi làm như vậy, dẫn đến câu hỏi về động cơ của hành động này.
Đây là những gì chúng ta biết về cách WHO đặt tên cho biến thể Omicron. Tổ chức Y tế Thế giới đã đặt tên cho biến thể Omicron, bỏ qua hai vần “Nu” và “Xi” mà không có lời giải thích.
Omicron lần đầu tiên được báo cáo cho cơ quan y tế Liên Hợp Quốc bởi các nhà khoa học ở Nam Phi và đã được xác định ở một số quốc gia khác.
WHO đã tuân theo bảng chữ cái Hy Lạp khi đặt tên cho một số biến thể của virus, SARS-CoV-2. Theo WHO, hệ thống cho phép các biến thể được gọi theo cách đơn giản hơn so với tên khoa học của chúng và nó giúp ngăn mọi người đề cập đến các biến thể theo vị trí nơi chúng được phát hiện và tạo ra sự kỳ thị.
Nhiều người đã nghĩ rằng sau Mu, một biến thể được chỉ định vào ngày 30 tháng 8, WHO sẽ đặt tên cho biến thể mới nhất là Nu, theo thứ tự vần chữ cái Hy Lạp.
Nhưng, WHO đã bỏ qua chữ cái Nu và bỏ luôn chữ cái tiếp theo là Xi. Đây là một động thái mà nhiều người dùng trên mạng xã hội chỉ ra rằng đó là cách WHO né tránh, sợ xúc phạm đến nhà lãnh đạo Trung Quốc Xi Jinping, tiếng Việt gọi là Tập Cận Bình.
Đây là lần đầu tiên WHO bỏ qua một số chữ cái kể từ khi nó bắt đầu sử dụng bảng chữ cái Hy Lạp cho các biến thể coronavirus.
Biến thể Omicron dường như có nhiều đột biến trong protein hơn tất cả các đột biến khác của coronavirus, điều này có thể ảnh hưởng đến mức độ dễ dàng lây lan sang người. WHO cho biết bằng chứng sơ bộ “cho thấy nguy cơ tái nhiễm gia tăng” so với các biến thể khác được quan tâm.
Nhưng các nhà khoa học vẫn đang trong quá trình nghiên cứu chính xác ý nghĩa của những thay đổi di truyền, để biết liệu biến thể có khả năng lây truyền cao hơn, hay nguy hiểm hơn không. Cho đến nay, không có dấu hiệu cho thấy biến thể gây ra bệnh nặng hơn.
Source:Sydney Morning Herald
Lãnh đạo cộng đồng Công Giáo Afghanistan mong mỏi được trở về quốc gia này
Đặng Tự Do
19:33 01/12/2021
Sau khi Taliban tiếp quản, không còn một cộng đồng Công Giáo nào được nhắc đến ở Afghanistan. Nhưng đôi mắt của Cha Giovanni Scalese đang đặt vào tương lai, chứ không phải quá khứ gần đây.
Vị linh mục người Ý, đã lãnh đạo Miền Truyền Giáo Afghanistan kể từ năm 2014, hy vọng rằng đất nước cuối cùng sẽ trở về một “tình trạng bình thường”, trong đó nhân viên nước ngoài có thể trở lại và sống đức tin “không bị hạn chế.”
Ngài nhấn mạnh rằng người Công Giáo “không quan tâm đến việc ai là người cầm quyền: chúng tôi chỉ cần không có trở ngại nào đối với việc thực hiện tự do tôn giáo”.
Cha Scalese, một thành viên của Dòng Barnaba, đã tiếp nhận sứ mệnh Afghanistan từ Cha Giuseppe Moretti, người đã lãnh đạo Miền Truyền Giáo Afghanistan kể từ khi được thành lập bởi Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vào năm 2002.
Sứ vụ truyền giáo tại Afghanistan, được mở rộng ra toàn quốc, có trụ sở tại một địa điểm duy nhất: Nhà nguyện Đức Mẹ Quan Phòng, là nhà nguyện của đại sứ quán Ý ở thủ đô Kabul.
Năm 1919, Ý đã yêu cầu người cai trị Afghanistan, tổng thống Amanullah Khan, cho xây dựng một nơi thờ phượng Công Giáo. Ông đồng ý vì muốn bày tỏ lòng biết ơn đối với chính phủ Ý vì đã là nước đầu tiên công nhận nền độc lập của đất nước vào năm đó.
Ngày nay, nhà nguyện trống rỗng khi Cha Scalese trở về Ý sau khi Taliban nắm quyền. Đến Rôma vào ngày 25 tháng 8, ngài mang theo một số nữ tu Thừa sai Bác ái và 14 trẻ em khuyết tật được các chị chăm sóc.
Trong một cuộc phỏng vấn qua email với CNA, Scalese đã phác thảo tình hình ở Afghanistan và chia sẻ hy vọng về một tương lai mà mọi người đều có thể thực hiện quyền tự do ngôn luận.
Ngài nói: “Tôi hy vọng rằng, càng sớm càng tốt, chúng ta có thể trở lại tình trạng bình thường - nghĩa là hòa bình, ổn định, an ninh - và do đó, nhân viên nước ngoài có thể trở về và cũng có thể sống đức tin của họ mà không bị giới hạn. Chúng tôi không quan tâm ai là người trong chính phủ: chỉ cần không có trở ngại nào được đặt ra đối với tự do tôn giáo là đủ”.
Source:Catholic News Agency
Tiết lộ của Hà Lan về Omicron gây ngỡ ngàng
Đặng Tự Do
19:35 01/12/2021
Hà Lan cho biết biến thể Omicron đã có mặt ở nước này sớm hơn những gì người ta nghĩ trước đây
Các quan chức y tế Hà Lan cho biết biến thể Covid-19 Omicron đã có mặt ở Hà Lan một tuần trước khi hai chuyến bay đến từ Nam Phi mang theo vi rút. Tiết lộ này của các quan chức y tế Hà Lan gây kinh hoàng cho nhiều quốc gia trên thế giới.
Viện Sức khỏe Cộng đồng và Môi trường Quốc gia của Hà Lan cho biết biến thể Omicron đã được xác nhận trong hai mẫu thử nghiệm được lấy vào ngày 19 tháng 11 và ngày 23 tháng 11.
Các nhà chức trách Hà Lan trước đó tin rằng những trường hợp đầu tiên của biến thể Omicron đã xâm nhập vào quốc gia này hôm 26 tháng 11 sau khi 14 hành khách trên các chuyến bay từ Johannesburg và Capetown có kết quả xét nghiệm dương tính.
Tuy nhiên, nhà vi rút học Chantal Reusken nói với đài truyền hình quốc gia NOS rằng một trong 14 người “có thể đã nhiễm vi rút ở chính Hà Lan. Còn chính xác như thế nào thì vẫn đang được điều tra”. Như thế là Hà Lan lây cho Nam Phi chứ không phải ngược lại.
Ít nhất 70 quốc gia, trong số đó có Hoa Kỳ, đã áp đặt các hạn chế đi lại từ một số quốc gia Phi Châu sau khi Omicron lần đầu tiên được các nhà khoa học Nam Phi xác định.
Omicron, còn được gọi là B.1.1.529, có số lượng đột biến cao bất thường, làm dấy lên lo ngại rằng nó có thể vô hiệu hóa các loại vắc xin và kéo dài đại dịch.
Hai trường hợp mới được phát hiện ở Hà Lan nâng tổng số trường hợp Omicron được xác nhận ở nước này lên 16 trường hợp. Cho đến nay, đã có ít nhất 20 quốc gia và vùng lãnh thổ xác nhận có biến thể Omicron, trong đó mới nhất là Brazil.
Trước tiết lộ mới nhất của Hà Lan, nhiều chuyên gia y tế cho rằng các hạn chế đi lại hiện nay chỉ có thể làm chậm sự ra đời của một loại virus hoặc biến thể mới trong vài tuần.
Tổ chức Y tế Thế giới đã nhiều lần bày tỏ lo ngại rằng lệnh cấm đi lại làm tổn thương các nền kinh tế và không khuyến khích các quốc gia thẳng thắn trong việc báo cáo các loại virus hoặc biến thể mới.
Hôm thứ Ba, WHO một lần nữa kêu gọi các quốc gia tránh thực hiện lệnh các lệnh cấm du lịch thiếu suy nghĩ, và nói rằng các lệnh cấm như thế không “ngăn chặn sự lây lan quốc tế” và “tạo gánh nặng cho cuộc sống và sinh kế”.
Phản ứng trước các diễn biến mới nhất này các giám mục Công Giáo ở Hà Lan đã quyết định hủy bỏ các Thánh lễ Nửa đêm Giáng sinh một lần nữa trong năm nay như một biện pháp phòng ngừa để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19.
Hôm thứ Tư, 1 tháng 12, các giám mục Hà Lan đã thông báo rằng không có Thánh lễ, và cũng không có các sinh hoạt giáo xứ khác được phép diễn ra sau 5 giờ chiều. Tất cả các địa điểm công cộng của Giáo Hội được yêu cầu đóng cửa từ 5 giờ chiều đến 5 giờ sáng theo các biện pháp mới của chính phủ kéo dài đến ít nhất là ngày 19 tháng 12.
Trang web của Hội đồng Giám mục Hà Lan giải thích rằng quyết định được đưa ra nhằm ngăn chặn các cuộc tụ tập lớn cho các Thánh lễ buổi tối vào đêm Giáng sinh. Thông báo nói thêm rằng rất khó để duy trì sự thông gió tốt trong các thánh lễ buổi tối.
Source:CNN
Tin Giáo Hội Việt Nam
Mạn Bàn Việc Truyền Giáo Tại Việt Nam -LM Nguyễn Văn Nghiã
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
09:55 01/12/2021
Mạn Bàn Việc Truyền Giáo Tại Việt Nam
Một hiện thực của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam: Giữ đạo thì xem ra khá kỷ, khá nghiêm, còn truyền giáo thì hình như bị xem nhẹ nếu không muốn nói là xao nhãng không chỉ ở một vài nơi mà có thể là tại nhiều giáo phận. Kết thúc năm thánh tryền giáo 2004, Văn phòng Thư ký Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã từng làm bản thống kê về các hoạt động truyền giáo và con số người tòng giáo trên toàn quốc và đã kết luận: “Qua những số liệu trên chúng con thấy rằng kết quả của Năm Thánh Truyền giáo vừa qua còn hạn chế, chưa gây được ý thức truyền giáo cho nhiều người, số người theo đạo còn thấp, số người lớn được rửa tội năm vừa qua chưa được 30.000 người, những hoạt động xã hội còn ít…(Hiệp Thông số 26-27- trang 118). Trong số chưa được 30.000 người trên thử hỏi có được bao nhiêu người vào Công Giáo không vì lý do hôn nhân?
Nhiều lý do để bào chữa được đưa ra nào là bà con quá gắn bó với truyền thống tổ tiên và còn hiểu lầm rằng theo Công Giáo là bỏ ông bỏ bà; nào là các tôn giáo khác chẳng hạn như Phật giáo đã bám rễ sâu trong lòng người dân; nào là một số người vì vô tri mà hiểu lầm hoặc cố tình xuyên tạc đạo Công Giáo là phản khoa học, là dính dáng với đế quốc…Những lý do được đưa ra thường mang tính khách quan, nghĩa là phía người ngoài Công Giáo. Còn các lý do về phía chủ quan tức là người Công Giáo thì có lẽ chưa được phân tích nhiều và đầy đủ.
Có người biện bạch rằng truyền giáo hiện nay chủ yếu là Phúc Âm hoá, nghĩa là làm dậy men Tin Mừng môi trường sống. Điều này hẳn không sai nhưng có lẽ chưa đủ. Khi truyền dạy các môn đệ: “Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em”(Mt 28,19-20), thì chắc chắn Chúa Kitô không chỉ muốn người ta được “dậy men Tin Mừng” mà con muốn quy tụ mọi người vào một đàn chiên, nghĩa là mọi người được vào làm con cái Thiên Chúa trong một cộng đoàn cụ thể, để sống tình huynh đệ, được hưởng nhận ân lộc thánh thiêng qua Lời Chúa và các Bí tích…Không dám mạn bàn đến những lý do thần học cao siêu, chỉ xin có một vài nhận định qua các dữ kiện thực tiễn của Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam.
Phải chăng các chương trình cũng như hoạt động truyền giáo chưa được quan tâm đúng mức? Xét trên bình diện các giáo phận thì có thể nói rằng ngoại trừ một vài giáo phận vùng cao, có nhiều anh chị em sắc tộc, thì vẫn có đó nhiều giáo phận chưa đặt nặng công cuộc truyền giáo, cụ thể là qua các chương trình và hành động cụ thể mang tính ưu tiên, liên tục và lâu dài. Cũng có thể là do hoàn cảnh lịch sử, do những luật lệ xã hội bất cập và còn tồn tại tính hạn chế tôn giáo (lại đổ lỗi cho khách quan), nên giáo hội Việt Nam, đặc biệt là các đấng bậc có trách nhiệm đã một thời gian khá dài chỉ loay hoay lo chuyện giữ đạo hơn là truyền đạo. Khi thời thế có vẻ “dễ thở” hơn một chút thì xứ xứ, dòng tu dòng tu, giáo phận giáo phận lại chăm chú chuyện củng cố nội bộ, xây dựng cơ sở vật chất hoặc tự bằng lòng với những cuộc “lễ lạc-rước xách” hay “hội nghị” này nọ mang tính hoành tráng bên ngoài. Những hoạt động này dẫu sao cũng đem lại chút khích lệ cho tín hữu giáo dân, nhưng hình như chỉ mang tính “lưu hành nội bộ”. Xin đừng quên rằng các hoạt động “hoành tráng” bên ngoài có khi lại trở nên nguyên cớ nảy sinh sự hiểu lầm, lòng ganh tương đố kỵ nơi anh chị em lương dân và bà con khác đạo.
Sẽ là bất cập hay thái quá và chắc chắn là không thể chính xác khi nhận định đúng sai, hợp lý hay không về chương trình của các đấng bậc hữu trách. Thế nhưng cần nhìn nhận một thực tế, đó là đang còn tồn tại cái tâm lý tự mãn chen lẫn sự tự ti nơi cả hàng mục tử lẫn đàn chiên Công Giáo Việt Nam.
Tâm lý tự mãn: Trong hoàn cảnh còn nhiều khó khăn mà còn giữ được các sinh hoạt tôn giáo là tốt rồi. So với thời gian trước đây, đặc biệt sau năm 1975, thì hôm nay các cơ sở thờ tự, các sơ sở tôn giáo như là nhà thờ, chủng viện, dòng tu được xây cất to lớn, hiện đại là tốt rồi. Vì nhu cầu sinh kế, tín hữu giáo dân tủa đi nhiều nơi và đã hình thành thêm nhiều giáo họ, giáo xứ mới. Con số người gia nhập các hội dòng, các chủng viện trên dưới mười năm trước đây đã tăng vọt, cho dù hiện nay như có chửng lại, nhưng xét về con số tuyệt đối thì khó có nơi nào bì, nhất là so với các nước Âu- Mỷ. Các đại hội tại nơi này hay linh địa kia vẫn diễn ra cách “hoành tráng” cả về số lượng người tham dự lẫn quy mô tổ chức. Nhiều cuộc lễ như tấn phong giám mục, truyền chức linh mục, khấn dòng, kỷ niệm ngân khánh, kim khánh, lễ tạ ơn…vẫn diễn ra với mật độ quá dày đến nỗi nếu ta có chút vai vế hay chút liên hệ mà tham dự thì dù vắt chân lên cổ cũng không thể xuễ và dĩ nhiên là sẽ bỏ bê nhiều công việc bổn phận khác.
Mình đâu có chủ động, tình thế là vậy, chắc Chúa sẽ thông cảm. Thời giờ khít rịt, nhiều khi phải chạy sô. Được mặt này thì mất mặt kia. Việc đi đến với anh em lương dân, với bà con khác đạo có bị chễnh mảng đôi chút thì chịu vậy. Ai lại không muốn chu toàn nghĩa vụ truyền giáo, nhưng lực bất tòng tâm! Và biết đâu những việc mình đang làm cũng là truyền giáo rồi vậy? Thiếu vắng hồn tông đồ thì khi hoàn cảnh đổi thay như trường hợp dịch bệnh đang xảy ra thì đa số đều co cụm trong sự thụ động trên mức bình thường. Đang có nhiều nơi theo Nghị Quyết 128 của Chính Phủ thì được xếp vào vùng cam, vùng vàng thậm chí là vùng xanh thế mà cửa nhà thờ vẫn im ỉm đóng. Mục tử thì quá thận trọng (không dám xét đoán là sợ hãi), bằng lòng với việc dâng Lễ riêng hay với một vài người tham dự. Ngoài ra các việc phục vụ khác như “ngồi tòa”, thăm viếng chăm sóc người già, kẻ đau yếu… thì tự cho phép tạm ngưng. Tín hữu giáo dân thì an tâm vì không buộc tham dự Thánh Lễ trực tiếp. Có online rồi, dù đôi khi “theo dõi” hay tham dự cách chiếu lệ hoặc giả có quên thì chẳng “lấy làm điều”. Có nhiều người trong những vùng ít bị giãn cách, nhà thờ vẫn mở cửa, thế mà họ vẫn đi chợ, gặp gỡ bạn bè giao lưu… nhưng đến nhà thờ thì lại sợ bị nhiễm virut Corona! Không cảm nhận sự cần thiết của ân sủng và Lời Chân Lý thì không thể có thao thức chia sẻ cho tha nhân. Một hình thức đức tin, một lề lối sống đạo thiếu nền tảng đã phô bày rõ nét.
Mặc cảm tự ti: Trong khi bà con tín hữu giáo dân hồ hởi có khi là hãnh diện qua các lễ hội “trong khuôn viên cơ sở thờ tự”, trong khi các mục tử lại tự hài lòng về những tổ chức “đình đám và cả hoành tráng” dịp này dịp kia…thì vẫn còn đó tâm lý tự ti nơi các thành phần dân Chúa khi ra ngoài xã hội. Cụ thể như sau:
Các em học sinh, sinh viên Công Giáo chưa mạnh dạn tỏ bày căn tính Công Giáo của mình nơi môi trường học đường. Các công viên chức thì sao đây? Đã từng thử làm thống kê với khoảng trên hai trăm thầy cô giáo, thì biết được sự thật này: đa số quý thầy cô còn ngần ngại tỏ lộ căn tính Công Giáo của mình nơi môi trường học đường. Những vị trong ngành giáo dục với mặt bằng tri thức không kém chút nào, với chức năng và công việc cao quý và đáng trân trọng mà vẫn còn tồn tại biểu hiện mặc cảm tự ti thì những người ở các ngành, các lãnh vực khác chắc sẽ không khá hơn bao nhiêu. Vậy chúng ta thử tìm hiểu nguyên nhân của các hiện tượng trên. Trước nhiều chính sách phòng chống dịch bệnh của nước nhà dù không dám quả quyết là có khi còn thiếu khoa học nhưng phải khẳng định là còn quá bất công với các sinh hoạt tôn giáo, Thế nhưng hình như chưa thấy các đấng bậc vị cao chức trọng lên tiếng góp ý cách chân thành và thẳng thắn.
Một hình thức “tốt đời –đẹp đạo”: Đã là con dân đất Việt thì không xa lạ gì cụm từ “tốt đời – đẹp đạo”. Đây là cụm từ mà chính quyền Việt Nam đã không ngừng tuyên truyền và chắc chắn có hậu ý đằng sau. Một khi đã không còn tính thuyết phục và hữu hiệu với chủ trương và chính sách xem “tôn giáo là thuốc phiện”, vì hai từ thưốc phiện dễ gây phản cảm, thì người ta muốn biến niềm tin tôn giáo, đúng hơn là các sinh hoạt tôn giáo trở thành một mảng văn hoá nghệ thuật, cho dù có thể ở cấp độ cao nào đó. Người ta muốn biến sinh hoạt tôn giáo thành một hình thức lễ hội hay một nghệ thuật giải trí, giải tâm mang tính phụ thêm cho các sinh hoạt khác của cuộc nhân sinh cũng như thể thao, hội hoạ, điện ảnh… Như thế niềm tin tôn giáo của người dân sẽ bị giới hạn nơi các sinh hoạt tôn giáo và rồi sẽ ít có liên hệ đến cuộc sống đời thường.
Mưa dầm, thấm sâu. Đời sống đạo của Kitô hữu Việt Nam vì thế cũng dường như bị giới hạn nơi các hình thức “kinh, lễ, rước xách”. Khi trở về với đời thường, người ta sao thì tôi vậy. Lắm khi người ta làm bậy, tôi làm thinh mà có khi cũng làm theo. Cuộc sống vì thế như bị tách hai phần, phần đời và phần đạo khá rõ rệt và ít có liên hệ đến nhau. Cái phần đạo dường như ít mang tính nhu cầu nghĩa là cần thiết liên lĩ cho cuôc sống, ngoại trừ những khi gặp nghịch cảnh hay tai ương hoạn nạn. Niềm tin tôn giáo, qua các sinh hoạt bên ngoài như trên đã trở thành một phần phụ thêm cho người có tín ngưỡng và vì thế nó mang tính vị kỷ. Và khi tính vị kỷ chen vào thì nhu cầu chia sẻ, yêu cầu truyền giáo sẽ ít đi và có khi là không còn, vì các hình thức lễ lạc, hội hè, rước xách như đã đáp ứng nhu cầu vị kỷ ấy.
Một phép thử tinh thần truyền giáo: Hoàn cảnh dịch bệnh và cung cách phòng chống dịch lộng quyền: Tình cảnh dịch bệnh Covid – 19 đang xảy thì hầu như ai cũng nắm khá rõ nhờ phương tiện thông tin hiện đại ngày nay. Tuy nhiên cách thế phòng chống dịch bệnh của từng quốc gia, từng vùng miền thì có đó rất nhiều người chưa nhận ra sự khác biệt. Bên cạnh đó nạn lạm quyền, lộng quyền của giới hữu trách nơi này nơi kia xem ra khá phổ biến khi mà thời thế gặp cảnh hoạn nạn, nhiễu nhương. Dẫu cho thời gian gần đây các hoạt động từ thiện cũng như tình nguyện của các tôn giáo đã được Chính Quyền xã hội nhìn nhận trong sự tôn trọng cách nào đó. Tuy nhiên vẫn còn đó nhiều lãnh đạo xã hội tận dụng dịp dịch bệnh này để hạ phẩm các sinh hoạt tôn giáo. Nhu cầu tâm linh bị giáng xuống hàng nhu cầu không thiết yếu thua xa các loại hình văn hóa nghệ thuật, chẳng hạn các quy định của thành phố Ban Mê Thuột về chính sách phòng chống dịch ngày 29/11/2021 vừa qua (cho phép một số sinh hoạt văn hóa nghệ thuật hoạt động, chẳng hạn rạp chiếu phim được phục vụ với số người không quá 50% công suất, trong khi đó lại cấm mọi sinh hoạt tôn giáo).
Tình cảnh dịch bệnh lại làm lộ rõ tinh thần truyền giáo của nhiều Đấng bậc nơi này nơi kia. Đã có đó dăm bảy giáo phận vẫn miệt mài hoạt động với các thánh Lễ truyền chức linh mục, thuyên chuyển nhân sự dù phải chịu nhiều sự hạn chế. Nhưng còn đó nhiều giáo phận xem ra tự hài lòng với hình thức Thánh Lễ trực tuyến, tĩnh tâm trực tuyến, còn ngoài ra thì nhiều sự như đóng băng. Cẩn trọng là tốt nhưng quá “cầu toàn” là một hình thái thiếu dấn thân. Đã yêu thì cần có đó một chút “liều”. Sợ nguy hiểm hoặc cố tránh né điều bất trắc thì không thể nào sống tinh thần truyền giáo.
Không ai có thể trao ban điều mình không có: Thử hỏi có được bao nhiêu Kitô hữu Việt Nam, từ người giáo dân đến hàng tu sĩ, linh mục, giám mục xác tín rằng niềm tin Kitô chính là lẽ sống của mình, là kim chỉ nam chi phối, đúng hơn là hướng dẫn mọi hành vi, mọi chương trình hoạt động của mình? Để trả lời câu hỏi này thì chúng ta cần xem xét các hành vi, các chương trình hoạt động và việc làm của chúng ta mang tính Kitô được bao nhiêu phần trăm. Chúng ta có chân nhận hồng ân đức tin như là kho tàng vô giá chôn dấu trong ruộng hay như viên ngọc quý để rồi sẵn sàng bán đi tất cả hầu chiếm hữu cho kỳ được chưa? (x.Mt 13,44-46).
Sự thường tốt thì khoe, xấu thì che. Một khi vẫn còn mặc cảm tự ti một cách nào đó về căn tính Công Giáo của mình thì chúng ta phải đấm ngực thú nhận mình chưa trân trọng, chưa quý trọng cách đúng đắn và đầy đủ hồng ân đức tin đã lãnh nhận. Chúng ta hãnh diện và tôn vinh các bậc cha ông anh hùng tử đạo là điều chính đáng và phải đạo. Thế nhưng khi nỗ lực làm cho dòng máu ấy tươi thắm theo dòng thời gian bằng chính cuộc sống không quản ngại gian nguy của chúng ta thì đẹp lòng cha ông hơn nhiều. Chắc chắn đã từng có đó nhiều vị thánh tử đạo không phải trả giá bằng cái chết công khai mà chỉ bằng những hy sinh cách này cách khác vì danh Chúa Kitô (vì công lý, vì sự thật, vì tinh yêu…).
Nếu giáo hội Việt Nam có càng nhiều vị thánh tử đạo bằng hình thức này hay hình thức khác thì công cuộc truyền giáo sẽ phát triển không ngừng. “Máu các thánh tử đạo là hạt giống làm phát sinh người có đạo.” Câu nói của Tertulianô là một chân lý mà các vị mục tử hàng đầu trong giáo hội thường nhắc đi nhắc lại. Có thể nói không sợ sai lầm rằng sống tinh thần tử đạo là phương thế truyền giáo tốt đẹp và hữu hiệu hơn nhiều chiến dịch với khẩu hiệu, bích chương hoành tráng bên ngoài.
Vô phúc cho tôi, nếu tôi không rao giảng Tin Mừng (1Cr 9,16). Một thực tế mà chúng ta phải đón nhận như lời Chúa Giêsu đã nói với các môn đệ: “Thầy sai anh em đi như chiên con đi giữa bầy sói. Đừng mang theo túi tiền, bao bị giày dép…”(Lc 10,3-4). Thế mà chúng ta lại thích được sai đi với mũ áo, gậy gộc, trống kèn, rước xách đón đưa. Đã có tinh thần truyền giáo thì luôn có đó những việc nên làm và phải làm dù khi thuận tiện hay lúc gặp khó khăn (x.2Tm 4,2).
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Một hiện thực của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam: Giữ đạo thì xem ra khá kỷ, khá nghiêm, còn truyền giáo thì hình như bị xem nhẹ nếu không muốn nói là xao nhãng không chỉ ở một vài nơi mà có thể là tại nhiều giáo phận. Kết thúc năm thánh tryền giáo 2004, Văn phòng Thư ký Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã từng làm bản thống kê về các hoạt động truyền giáo và con số người tòng giáo trên toàn quốc và đã kết luận: “Qua những số liệu trên chúng con thấy rằng kết quả của Năm Thánh Truyền giáo vừa qua còn hạn chế, chưa gây được ý thức truyền giáo cho nhiều người, số người theo đạo còn thấp, số người lớn được rửa tội năm vừa qua chưa được 30.000 người, những hoạt động xã hội còn ít…(Hiệp Thông số 26-27- trang 118). Trong số chưa được 30.000 người trên thử hỏi có được bao nhiêu người vào Công Giáo không vì lý do hôn nhân?
Nhiều lý do để bào chữa được đưa ra nào là bà con quá gắn bó với truyền thống tổ tiên và còn hiểu lầm rằng theo Công Giáo là bỏ ông bỏ bà; nào là các tôn giáo khác chẳng hạn như Phật giáo đã bám rễ sâu trong lòng người dân; nào là một số người vì vô tri mà hiểu lầm hoặc cố tình xuyên tạc đạo Công Giáo là phản khoa học, là dính dáng với đế quốc…Những lý do được đưa ra thường mang tính khách quan, nghĩa là phía người ngoài Công Giáo. Còn các lý do về phía chủ quan tức là người Công Giáo thì có lẽ chưa được phân tích nhiều và đầy đủ.
Có người biện bạch rằng truyền giáo hiện nay chủ yếu là Phúc Âm hoá, nghĩa là làm dậy men Tin Mừng môi trường sống. Điều này hẳn không sai nhưng có lẽ chưa đủ. Khi truyền dạy các môn đệ: “Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em”(Mt 28,19-20), thì chắc chắn Chúa Kitô không chỉ muốn người ta được “dậy men Tin Mừng” mà con muốn quy tụ mọi người vào một đàn chiên, nghĩa là mọi người được vào làm con cái Thiên Chúa trong một cộng đoàn cụ thể, để sống tình huynh đệ, được hưởng nhận ân lộc thánh thiêng qua Lời Chúa và các Bí tích…Không dám mạn bàn đến những lý do thần học cao siêu, chỉ xin có một vài nhận định qua các dữ kiện thực tiễn của Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam.
Phải chăng các chương trình cũng như hoạt động truyền giáo chưa được quan tâm đúng mức? Xét trên bình diện các giáo phận thì có thể nói rằng ngoại trừ một vài giáo phận vùng cao, có nhiều anh chị em sắc tộc, thì vẫn có đó nhiều giáo phận chưa đặt nặng công cuộc truyền giáo, cụ thể là qua các chương trình và hành động cụ thể mang tính ưu tiên, liên tục và lâu dài. Cũng có thể là do hoàn cảnh lịch sử, do những luật lệ xã hội bất cập và còn tồn tại tính hạn chế tôn giáo (lại đổ lỗi cho khách quan), nên giáo hội Việt Nam, đặc biệt là các đấng bậc có trách nhiệm đã một thời gian khá dài chỉ loay hoay lo chuyện giữ đạo hơn là truyền đạo. Khi thời thế có vẻ “dễ thở” hơn một chút thì xứ xứ, dòng tu dòng tu, giáo phận giáo phận lại chăm chú chuyện củng cố nội bộ, xây dựng cơ sở vật chất hoặc tự bằng lòng với những cuộc “lễ lạc-rước xách” hay “hội nghị” này nọ mang tính hoành tráng bên ngoài. Những hoạt động này dẫu sao cũng đem lại chút khích lệ cho tín hữu giáo dân, nhưng hình như chỉ mang tính “lưu hành nội bộ”. Xin đừng quên rằng các hoạt động “hoành tráng” bên ngoài có khi lại trở nên nguyên cớ nảy sinh sự hiểu lầm, lòng ganh tương đố kỵ nơi anh chị em lương dân và bà con khác đạo.
Sẽ là bất cập hay thái quá và chắc chắn là không thể chính xác khi nhận định đúng sai, hợp lý hay không về chương trình của các đấng bậc hữu trách. Thế nhưng cần nhìn nhận một thực tế, đó là đang còn tồn tại cái tâm lý tự mãn chen lẫn sự tự ti nơi cả hàng mục tử lẫn đàn chiên Công Giáo Việt Nam.
Tâm lý tự mãn: Trong hoàn cảnh còn nhiều khó khăn mà còn giữ được các sinh hoạt tôn giáo là tốt rồi. So với thời gian trước đây, đặc biệt sau năm 1975, thì hôm nay các cơ sở thờ tự, các sơ sở tôn giáo như là nhà thờ, chủng viện, dòng tu được xây cất to lớn, hiện đại là tốt rồi. Vì nhu cầu sinh kế, tín hữu giáo dân tủa đi nhiều nơi và đã hình thành thêm nhiều giáo họ, giáo xứ mới. Con số người gia nhập các hội dòng, các chủng viện trên dưới mười năm trước đây đã tăng vọt, cho dù hiện nay như có chửng lại, nhưng xét về con số tuyệt đối thì khó có nơi nào bì, nhất là so với các nước Âu- Mỷ. Các đại hội tại nơi này hay linh địa kia vẫn diễn ra cách “hoành tráng” cả về số lượng người tham dự lẫn quy mô tổ chức. Nhiều cuộc lễ như tấn phong giám mục, truyền chức linh mục, khấn dòng, kỷ niệm ngân khánh, kim khánh, lễ tạ ơn…vẫn diễn ra với mật độ quá dày đến nỗi nếu ta có chút vai vế hay chút liên hệ mà tham dự thì dù vắt chân lên cổ cũng không thể xuễ và dĩ nhiên là sẽ bỏ bê nhiều công việc bổn phận khác.
Mình đâu có chủ động, tình thế là vậy, chắc Chúa sẽ thông cảm. Thời giờ khít rịt, nhiều khi phải chạy sô. Được mặt này thì mất mặt kia. Việc đi đến với anh em lương dân, với bà con khác đạo có bị chễnh mảng đôi chút thì chịu vậy. Ai lại không muốn chu toàn nghĩa vụ truyền giáo, nhưng lực bất tòng tâm! Và biết đâu những việc mình đang làm cũng là truyền giáo rồi vậy? Thiếu vắng hồn tông đồ thì khi hoàn cảnh đổi thay như trường hợp dịch bệnh đang xảy ra thì đa số đều co cụm trong sự thụ động trên mức bình thường. Đang có nhiều nơi theo Nghị Quyết 128 của Chính Phủ thì được xếp vào vùng cam, vùng vàng thậm chí là vùng xanh thế mà cửa nhà thờ vẫn im ỉm đóng. Mục tử thì quá thận trọng (không dám xét đoán là sợ hãi), bằng lòng với việc dâng Lễ riêng hay với một vài người tham dự. Ngoài ra các việc phục vụ khác như “ngồi tòa”, thăm viếng chăm sóc người già, kẻ đau yếu… thì tự cho phép tạm ngưng. Tín hữu giáo dân thì an tâm vì không buộc tham dự Thánh Lễ trực tiếp. Có online rồi, dù đôi khi “theo dõi” hay tham dự cách chiếu lệ hoặc giả có quên thì chẳng “lấy làm điều”. Có nhiều người trong những vùng ít bị giãn cách, nhà thờ vẫn mở cửa, thế mà họ vẫn đi chợ, gặp gỡ bạn bè giao lưu… nhưng đến nhà thờ thì lại sợ bị nhiễm virut Corona! Không cảm nhận sự cần thiết của ân sủng và Lời Chân Lý thì không thể có thao thức chia sẻ cho tha nhân. Một hình thức đức tin, một lề lối sống đạo thiếu nền tảng đã phô bày rõ nét.
Mặc cảm tự ti: Trong khi bà con tín hữu giáo dân hồ hởi có khi là hãnh diện qua các lễ hội “trong khuôn viên cơ sở thờ tự”, trong khi các mục tử lại tự hài lòng về những tổ chức “đình đám và cả hoành tráng” dịp này dịp kia…thì vẫn còn đó tâm lý tự ti nơi các thành phần dân Chúa khi ra ngoài xã hội. Cụ thể như sau:
Các em học sinh, sinh viên Công Giáo chưa mạnh dạn tỏ bày căn tính Công Giáo của mình nơi môi trường học đường. Các công viên chức thì sao đây? Đã từng thử làm thống kê với khoảng trên hai trăm thầy cô giáo, thì biết được sự thật này: đa số quý thầy cô còn ngần ngại tỏ lộ căn tính Công Giáo của mình nơi môi trường học đường. Những vị trong ngành giáo dục với mặt bằng tri thức không kém chút nào, với chức năng và công việc cao quý và đáng trân trọng mà vẫn còn tồn tại biểu hiện mặc cảm tự ti thì những người ở các ngành, các lãnh vực khác chắc sẽ không khá hơn bao nhiêu. Vậy chúng ta thử tìm hiểu nguyên nhân của các hiện tượng trên. Trước nhiều chính sách phòng chống dịch bệnh của nước nhà dù không dám quả quyết là có khi còn thiếu khoa học nhưng phải khẳng định là còn quá bất công với các sinh hoạt tôn giáo, Thế nhưng hình như chưa thấy các đấng bậc vị cao chức trọng lên tiếng góp ý cách chân thành và thẳng thắn.
Một hình thức “tốt đời –đẹp đạo”: Đã là con dân đất Việt thì không xa lạ gì cụm từ “tốt đời – đẹp đạo”. Đây là cụm từ mà chính quyền Việt Nam đã không ngừng tuyên truyền và chắc chắn có hậu ý đằng sau. Một khi đã không còn tính thuyết phục và hữu hiệu với chủ trương và chính sách xem “tôn giáo là thuốc phiện”, vì hai từ thưốc phiện dễ gây phản cảm, thì người ta muốn biến niềm tin tôn giáo, đúng hơn là các sinh hoạt tôn giáo trở thành một mảng văn hoá nghệ thuật, cho dù có thể ở cấp độ cao nào đó. Người ta muốn biến sinh hoạt tôn giáo thành một hình thức lễ hội hay một nghệ thuật giải trí, giải tâm mang tính phụ thêm cho các sinh hoạt khác của cuộc nhân sinh cũng như thể thao, hội hoạ, điện ảnh… Như thế niềm tin tôn giáo của người dân sẽ bị giới hạn nơi các sinh hoạt tôn giáo và rồi sẽ ít có liên hệ đến cuộc sống đời thường.
Mưa dầm, thấm sâu. Đời sống đạo của Kitô hữu Việt Nam vì thế cũng dường như bị giới hạn nơi các hình thức “kinh, lễ, rước xách”. Khi trở về với đời thường, người ta sao thì tôi vậy. Lắm khi người ta làm bậy, tôi làm thinh mà có khi cũng làm theo. Cuộc sống vì thế như bị tách hai phần, phần đời và phần đạo khá rõ rệt và ít có liên hệ đến nhau. Cái phần đạo dường như ít mang tính nhu cầu nghĩa là cần thiết liên lĩ cho cuôc sống, ngoại trừ những khi gặp nghịch cảnh hay tai ương hoạn nạn. Niềm tin tôn giáo, qua các sinh hoạt bên ngoài như trên đã trở thành một phần phụ thêm cho người có tín ngưỡng và vì thế nó mang tính vị kỷ. Và khi tính vị kỷ chen vào thì nhu cầu chia sẻ, yêu cầu truyền giáo sẽ ít đi và có khi là không còn, vì các hình thức lễ lạc, hội hè, rước xách như đã đáp ứng nhu cầu vị kỷ ấy.
Một phép thử tinh thần truyền giáo: Hoàn cảnh dịch bệnh và cung cách phòng chống dịch lộng quyền: Tình cảnh dịch bệnh Covid – 19 đang xảy thì hầu như ai cũng nắm khá rõ nhờ phương tiện thông tin hiện đại ngày nay. Tuy nhiên cách thế phòng chống dịch bệnh của từng quốc gia, từng vùng miền thì có đó rất nhiều người chưa nhận ra sự khác biệt. Bên cạnh đó nạn lạm quyền, lộng quyền của giới hữu trách nơi này nơi kia xem ra khá phổ biến khi mà thời thế gặp cảnh hoạn nạn, nhiễu nhương. Dẫu cho thời gian gần đây các hoạt động từ thiện cũng như tình nguyện của các tôn giáo đã được Chính Quyền xã hội nhìn nhận trong sự tôn trọng cách nào đó. Tuy nhiên vẫn còn đó nhiều lãnh đạo xã hội tận dụng dịp dịch bệnh này để hạ phẩm các sinh hoạt tôn giáo. Nhu cầu tâm linh bị giáng xuống hàng nhu cầu không thiết yếu thua xa các loại hình văn hóa nghệ thuật, chẳng hạn các quy định của thành phố Ban Mê Thuột về chính sách phòng chống dịch ngày 29/11/2021 vừa qua (cho phép một số sinh hoạt văn hóa nghệ thuật hoạt động, chẳng hạn rạp chiếu phim được phục vụ với số người không quá 50% công suất, trong khi đó lại cấm mọi sinh hoạt tôn giáo).
Tình cảnh dịch bệnh lại làm lộ rõ tinh thần truyền giáo của nhiều Đấng bậc nơi này nơi kia. Đã có đó dăm bảy giáo phận vẫn miệt mài hoạt động với các thánh Lễ truyền chức linh mục, thuyên chuyển nhân sự dù phải chịu nhiều sự hạn chế. Nhưng còn đó nhiều giáo phận xem ra tự hài lòng với hình thức Thánh Lễ trực tuyến, tĩnh tâm trực tuyến, còn ngoài ra thì nhiều sự như đóng băng. Cẩn trọng là tốt nhưng quá “cầu toàn” là một hình thái thiếu dấn thân. Đã yêu thì cần có đó một chút “liều”. Sợ nguy hiểm hoặc cố tránh né điều bất trắc thì không thể nào sống tinh thần truyền giáo.
Không ai có thể trao ban điều mình không có: Thử hỏi có được bao nhiêu Kitô hữu Việt Nam, từ người giáo dân đến hàng tu sĩ, linh mục, giám mục xác tín rằng niềm tin Kitô chính là lẽ sống của mình, là kim chỉ nam chi phối, đúng hơn là hướng dẫn mọi hành vi, mọi chương trình hoạt động của mình? Để trả lời câu hỏi này thì chúng ta cần xem xét các hành vi, các chương trình hoạt động và việc làm của chúng ta mang tính Kitô được bao nhiêu phần trăm. Chúng ta có chân nhận hồng ân đức tin như là kho tàng vô giá chôn dấu trong ruộng hay như viên ngọc quý để rồi sẵn sàng bán đi tất cả hầu chiếm hữu cho kỳ được chưa? (x.Mt 13,44-46).
Sự thường tốt thì khoe, xấu thì che. Một khi vẫn còn mặc cảm tự ti một cách nào đó về căn tính Công Giáo của mình thì chúng ta phải đấm ngực thú nhận mình chưa trân trọng, chưa quý trọng cách đúng đắn và đầy đủ hồng ân đức tin đã lãnh nhận. Chúng ta hãnh diện và tôn vinh các bậc cha ông anh hùng tử đạo là điều chính đáng và phải đạo. Thế nhưng khi nỗ lực làm cho dòng máu ấy tươi thắm theo dòng thời gian bằng chính cuộc sống không quản ngại gian nguy của chúng ta thì đẹp lòng cha ông hơn nhiều. Chắc chắn đã từng có đó nhiều vị thánh tử đạo không phải trả giá bằng cái chết công khai mà chỉ bằng những hy sinh cách này cách khác vì danh Chúa Kitô (vì công lý, vì sự thật, vì tinh yêu…).
Nếu giáo hội Việt Nam có càng nhiều vị thánh tử đạo bằng hình thức này hay hình thức khác thì công cuộc truyền giáo sẽ phát triển không ngừng. “Máu các thánh tử đạo là hạt giống làm phát sinh người có đạo.” Câu nói của Tertulianô là một chân lý mà các vị mục tử hàng đầu trong giáo hội thường nhắc đi nhắc lại. Có thể nói không sợ sai lầm rằng sống tinh thần tử đạo là phương thế truyền giáo tốt đẹp và hữu hiệu hơn nhiều chiến dịch với khẩu hiệu, bích chương hoành tráng bên ngoài.
Vô phúc cho tôi, nếu tôi không rao giảng Tin Mừng (1Cr 9,16). Một thực tế mà chúng ta phải đón nhận như lời Chúa Giêsu đã nói với các môn đệ: “Thầy sai anh em đi như chiên con đi giữa bầy sói. Đừng mang theo túi tiền, bao bị giày dép…”(Lc 10,3-4). Thế mà chúng ta lại thích được sai đi với mũ áo, gậy gộc, trống kèn, rước xách đón đưa. Đã có tinh thần truyền giáo thì luôn có đó những việc nên làm và phải làm dù khi thuận tiện hay lúc gặp khó khăn (x.2Tm 4,2).
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Văn Hóa
Nước bạc
Sơn Ca Linh
10:10 01/12/2021
NƯỚC BẠC
Ta về quê mùa nầy xem nước bạc,
Nhấp nhô bãi bờ màu đất thân thương.
Chú cò trắng thong dong đứng bên đường,
Chiếc thuyền con lênh đênh chờ kéo lưới…
Mùa nước bạc tuổi thơ về diệu vợi,
Nghỉ học lội đồng, kết bè chuối rong chơi.
Câu cắm, câu giăng, bắt dế… đã đời,
Mắm cua chua, cá đồng hương lá gừng thơm phức…
Nước bạc về mà sao nghe nô nức,
Vì có bao giờ nghe “xả lũ, vỡ đê…” !
Có nghe chăng, lời của mẹ chợt về:
“Đừng để thấm nước bạc, đau đấy nhé” !
Màu nước bạc màu phù sa đất mẹ,
Mang mỡ màu cho vụ lúa Đông-Xuân.
Mang nhọc nhằn, trăn trở, gian truân…,
Cả chuột bọ, côn trùng… ra biển cả.
Nước bạc tràn bờ, xóm trên đứng nhá,
Nước bạc đầy mương, xóm dưới đơm lờ…
Chiếc sõng bạc màu chở cả tuổi thơ,
Đầy tiếng cười vui như tiếng chim chiền chiện…
Nên mỗi mùa nước bạc ta nghe lòng xao xuyến,
Nước bạc bây giờ liệu có khác ngày xưa?
Có còn không hương cá đồng, mắm cua chua…?
Hay chỉ có nỗi lo…xả lũ, vỡ đê, sa bồi thủy phá…!
Nước bạc về ngày hội vui của tôm của cá,
Là con đường gần nối xóm dưới làng trên.
Là hương cốm dẹp, khói bánh xèo quyện lênh đênh,
Là quảng trường mênh mông của ghe của lưới… !
Màu nước bạc, màu phù sa diệu vợi,
Mãi ngàn năm vẫn chân chất thế thôi !
Chỉ có lòng người là “bạc trắng như vôi”,
Nên nước bạc thời nay,
Lại mang theo quá nhiều tai ương oan khúc !
Sơn Ca Linh (1.12.2021)
Ta về quê mùa nầy xem nước bạc,
Nhấp nhô bãi bờ màu đất thân thương.
Chú cò trắng thong dong đứng bên đường,
Chiếc thuyền con lênh đênh chờ kéo lưới…
Mùa nước bạc tuổi thơ về diệu vợi,
Nghỉ học lội đồng, kết bè chuối rong chơi.
Câu cắm, câu giăng, bắt dế… đã đời,
Mắm cua chua, cá đồng hương lá gừng thơm phức…
Nước bạc về mà sao nghe nô nức,
Vì có bao giờ nghe “xả lũ, vỡ đê…” !
Có nghe chăng, lời của mẹ chợt về:
“Đừng để thấm nước bạc, đau đấy nhé” !
Màu nước bạc màu phù sa đất mẹ,
Mang mỡ màu cho vụ lúa Đông-Xuân.
Mang nhọc nhằn, trăn trở, gian truân…,
Cả chuột bọ, côn trùng… ra biển cả.
Nước bạc tràn bờ, xóm trên đứng nhá,
Nước bạc đầy mương, xóm dưới đơm lờ…
Chiếc sõng bạc màu chở cả tuổi thơ,
Đầy tiếng cười vui như tiếng chim chiền chiện…
Nên mỗi mùa nước bạc ta nghe lòng xao xuyến,
Nước bạc bây giờ liệu có khác ngày xưa?
Có còn không hương cá đồng, mắm cua chua…?
Hay chỉ có nỗi lo…xả lũ, vỡ đê, sa bồi thủy phá…!
Nước bạc về ngày hội vui của tôm của cá,
Là con đường gần nối xóm dưới làng trên.
Là hương cốm dẹp, khói bánh xèo quyện lênh đênh,
Là quảng trường mênh mông của ghe của lưới… !
Màu nước bạc, màu phù sa diệu vợi,
Mãi ngàn năm vẫn chân chất thế thôi !
Chỉ có lòng người là “bạc trắng như vôi”,
Nên nước bạc thời nay,
Lại mang theo quá nhiều tai ương oan khúc !
Sơn Ca Linh (1.12.2021)
Lá thư Canada : Xin Mưa Ân Sủng
Trà Lũ
10:33 01/12/2021
Các chuyên viên về thời tiết cho biết năm nay mùa đông đến sớm vì lá phong đã phủ ngập đường và bày chim trốn tuyết đang rủ nhau bay xuống miền nam. Dân Canada vẫn đang theo dõi cơn dịch Cô Vít 19 nên không mấy chú tâm về mùa đông. Mở báo mở đài thì toàn tin về dịch. Mấy tháng trước thì bàn luận về chích phòng ngừa, bây giờ báo và đài đang nói tới chững phương pháp mới, thay vì chích thì các nhà khoa học đang bàn tới những phương thức mới như thuốc viên, thuốc xịt mũi, cao dán vào da. Làng An Lạc của tôi từ ngày việc giãn cách được nới lỏng đã năng gặp nhau hơn, và không còn nói về tin chống dịch và thuốc trị dịch nữa, mà nói những chuyện thời sự ngoài lề, như việc môi trường, khí thải, phá rừng, như việc tổng thống nước Pháp họp báo mà bị ném trứng, việc một cựu tổng thống ở Nam Phị bị án tù… Và nổi cộm nhất hiện nay là việc bộ trưởng Công An Việt Nam, đại tướng Tô Lâm, cùng phe nhóm tay chân đi họp bên Anh, rồi đến nhà hàng sang trọng nhất ở London ăn món bí tết dát vàng. Ở VN, lương của một bộ trưởng tương đương với 600 đô một tháng, nhưng khi sang Anh, ngài bộ trưởng đã ăn miếng bí tết giá khoảng 2 ngàn đô, ngày 5/11. Hình ngài bộ trưởng ăn miếng thịt dát vàng từ ông đầu bếp nổi danh rồi ngài giơ ngón tay khen ngon chiếu đi chiếu lại trên đài, báo tây báo ta in đi in lại, gây dư luận sôi nổi quá. Nhưng nghe nói cái tin Ngài Tô Lâm ăn bí tết dát vàng này không được các tờ báo của chính phủ cho đăng và bình luận. Tin lớn xôn xao bão tố như vậy mà tứ trụ triều đình VN từ ngài chủ tịch đảng, chủ tịch nước, chủ tịch chính phủ, chủ tịch quốc hội đều im re. Ai dám nói tới việc lãnh tụ ăn bí tết này là chết ngay. Chứng cớ : sáng nay báo chí vừa đưa tin một cư dân ở Đà Nẵng đã bắt chước ‘thánh rắc muối’ Nuaret Gokce trong cảnh Ngài Tô Lâm được phục vụ bí tết, anh không bắt chước rắc muối mà rắc hành cho bún bò ở nhà hàng của mình, anh cư dân này đã bị công an Đà nẵng hỏi tội. Ai cho phép ngươi bắt chước lối người ta phục vụ vị đai tướng của chúng tao?
Lý thuyết thì công an là đầy tớ của nhân dân, nhưng trên thực tế thì không phải vậy. VC nói và làm khác nhau. Viêc này làm tôi nhớ tới một chuyện biểu ngữ ở VN. Rằng sau 1975 thì khắp miền Nam chỗ nào cũng có biểu ngữ và khẩu hiệu. Tôi có kể mấy chuyện này rồi, các cụ còn nhớ không? Như việc câu nói ‘Bác Hồ sống mãi trong quần chúng’ đã có một tên ngụy hỗn láo viết thêm chữ TA vào sau cữ quần chúng ở trên. Bác Hồ uy linh như vậy nay vì chữ Ta mà Bác hóa ra cây súng của đàn ông. Thật ngụy quân láo quá. Hôm nay nhân chuyện đại tướng Tô Lâm, xin kể thêm một chuyện nữa. Đó là bài ghi 5 lời nổi tiếng của Bác Hồ mà cán bộ nào cũng thuộc lòng. Bài này được viết rất đẹp và trưng bày lộng lẫy ở cửa một siêu thị. Nhưng lại có một tên ngụy hỗn láo, tên này chắc vào loại có trí thông minh nên đã tìm được cách xóa đi 2 câu mở đầu, rồi chép vào đó hai câu nổi tiếng của Tổng thống Thiệu. Bài vẫn giữ 5 câu, ở dưới vẫn ghi tác giả là Chủ Tịch Hồ Chí Minh. Tôi xin chép lại :
Đừng tin những gì CS nói
Mà hãy nhin kỹ những gì CS làm
Sông có thể cạn
Núi có thể mòn
Chân lý ấy không bao giờ thay đổi
( Chủ tịch Hồ Chí Minh )
Thấy làng im lặng nghe nói chuyện ngài Tô Lâm, cụ Chánh tiên chỉ muốn ngưng loại chuyện này vì nó ngấy quá, cụ bèn quay vào anh John : Thôi, ta không nói chuyện này nữa, ta hãy nói chuyện nào vui để chút nữa ăn cơm cho ngon và tối nay ai cũng dễ ngủ. Phe các bà vỗ tay ngay và xin anh John vào đề. Anh hỏi đề gì, các bà lại xì xào hỏi nhau, rồi cô Cao Xuân lên tiếng : anh có vợ Miềm Nam nên anh nói tiếng Saigon rất rành, vậy khi anh tiếp xúc với nhóm miền Trung bọn tôi, anh có thấy khó hiểu không?
Anh John vừa gật đầu vừa cười hắc hắc. Ban đầu tôi phải chép vô sổ rồi hỏi vợ. Nói rồi anh rút sổ tay trong túi ra. Anh bảo tôi còn ghi đây. Lần đầu nghe người miền Trung nói, tôi thấy ngồ ngộ, như : răng làm rứa, dị kể chi, người chi mô, nhột thấy mồ, anh bên nớ tôi bên ni, nói nhỏ nì, tối nay hỉ, mạ ra chừ…
Cả làng vỗ tay vì thấy anh phát âm y chang giọng Huế.
Cụ Chánh hỏi tiếp : Còn tiếng Bắc Kỳ của nhóm tôi thì sao?
Anh John lại cười hích hích. Cháu cũng phải chép vào sổ, học từ từ, và thực tập mỗi khi có dịp nói với các Bác, như mấy tiếng rất Bắc Kỳ này : em chả đâu, ngượng lắm đấy, ai lại thế, cứ như ranh, tí tẹo thôi, nhớ đấy nhé, mặt dầy tợn, chỉ nghịch ngợm, như quân cướp, thôi cũng được…
Ông Từ Hòe nghe xong, gật gật cái đầu, rồi hỏi : Anh có thấy những câu này buồn cười không? Ngày xưa, hồi 1954, Bắc Kỳ bọn tôi mới vào Saigon, nghe những tiếng Miền Nam thì thích vì lạ tai, như : ý chèng ơi, hổng được đâu, cái mặt ngầu, rục rịch hoài, kỳ quá hà, đồ quỷ sứ, nè cha nội…
Anh John gật gù : Bác nói đúng quá. Cháu thấy trong sách có bài viết so sánh tiếng 3 miền rất hay, cháu thích nhất câu hỏi này, cùng chỉ một ý :
- Tiếng Bắc : Đi đâu mà nhanh thế?
- Tiếng Trung : Đi mô mà mau rứa?
- Tiếng Nam : Đi đâu mà lẹ vậy?
Nghe đến đây thì ông Từ Hòe cười khà khà. Còn tiếng Hà Nội bây giờ, các quan VC nói khác chúng ta : Đi đâu mà khẩn trương thế ?
Cụ Chánh lại hỏi anh John : chúng ta vừa nói tới ngôn ngữ 3 miền, bây giờ xin hỏi nhỏ anh câu này : Thế còn sắc đẹp của gái 3 miền thì sao? Anh John vừa nhìn vợ là Chị Ba vừa mỉm cười rồi trả lời : về sắc đẹp cũng như về món ăn, ta không thể xếp hạng được. Các cô gái 3 miền VN đều đẹp hết.
Cô gái Huế di đâu cũng phải có cái nón. E ấp dấu mặt như thế nhưng anh mô đi theo cách xa cả mấy chục thước cô đều biết hết, biết cả ngọn nguồn lai lịch nữa mới tài. Lúc bối rối thẹn thùng thì vân vê vành nón, quai nón, trông dễ thương hết sức. Bởi vậy mới có câu : Học trò trong Quảng ra thi, thấy cô gái Huế chân đi không đành là thế… Tôi có 5 anh bạn cùng dạy học ở Saigon. Qua một mùa ra Huế chấm thi thì 3 anh dính vào 3 cô Huế và về sau là 3 cô vợ Huế.
Còn cô gái Bắc kỳ khăn vấn đuôi gà, yếm thắm, áo tứ thân ôm sát vòng eo, đôi mắt bồ câu, da trứng gà bóc, bàn tay búp măng, giọng oanh vàng thỏ thẻ, dáng đi như bước sen lãng đãng. Cổ tay em trắng như ngà, con mắt em liếc như là dao cau, miệng cười như thể hoa ngâu, cái khăn đội đầu như thể hoa sen…
Rồi anh John xin ngưng. Ai cũng ngạc nhiên : Thế còn cô gái Nam Kỳ thì sao? Cái anh John này vừa tếu vừa lanh trí : Thì mời làng cứ nhìn vợ tôi là thấy hết cái đẹp của cô gái miền Nam rồi ! Làng không thấy chị Ba nói gì cả.
Rồi anh John xin tiếp : Trên thế giới này có lẽ chỉ dân VN là quý trọng và tôn kính đàn bà. Kìa xem dân Do Thái, người đàn ông Do Thái luôn tạ ơn Thượng Đế về điều này : Con tạ Ơn Thương Đế đã sinh ra con là dân Do Thái, và là đàn ông chứ không phải là đàn bà. Kìa xem nước Tàu, tiếng là văn hóa cao, nhưng vẫn nói : Thập nữ viết vô, nhất nam viết hữu. Kìa xem thế giới gọi các trận bão to nhỏ luôn luôn bằng tên đàn bà, như bão Anna, bão Angela, bão Martha...Lý do : vì các trận báo luôn luôn thay đổi phương hướng và sức mạnh mà ta thường không thể tiên đoán được, y như tính nết của đàn bà vậy. Thế có bậy không thưa các cụ.
Chỉ có dân Việt Nam ta là tôn kính phái nữ và biết ơn phái nữ. Trên thế giới này làm gì có nước nào có nữ anh hùng đứng lên cầm quân đuổi được giặc xâm lăng rồi lên làm vua như Bà Trưng Bà Triệu và lịch sử ghi công ơn. Có nước nào mà công Chúa hy sinh đi lấy chồng ngoại bang để quốc gia thêm lãnh thổ mở rộng bờ cõi như công chúa Huyền Trân thế kỷ 13 lấy vua Chế Mân nước Chiêm Thành, như công chúa Ngọc Vạn thế kỷ 17 lấy Vua Chân Lạp Che Chetta. Nhờ hai công chúa này mà chúng ta có một miền Nam rộng lớn và trù phú như ngày nay.
Phe các bà nghe chuyện lịch sử thì không hào hứng và vui mấy, liền xin anh John kể chuyện học tiếng Việt, những cái hay của tiếng việt. Chị Ba liền nháy mắt bảo anh kể chuyện chửi thề.
Anh John đáp ngay : Đề tài này là các bà các cô trong làng bắt tôi kể dó nha. Tôi thấy trong tiếng VN có rất nhiều tiếng chửi thề, mà tiếng nào nghe cũng tục, chỉ những văn sĩ đại tài mới có thể biến những tiếng chử này thành văn hoa. Xin trích dẫn 3 văn hào.
Chuyện thứ nhất là chuyện Cu Nguyễn Công Trứ. Rằng bữa đó cụ Trứ đến viếng một ngôi chùa. Cụ thấy ngay ở cổng chùa có một câu của nhà sư trụ trì vừa như nói với đại chúng, vừa như thách đối :
Đọc ba trăm sáu mươi quyển kinh, chẳng thần, thánh, phật. tiên nhưng khác tục.
Quan đại thần Nguyễn Công Trứ coi lời này là huênh hoang tự đắc, bèn phóng bút đối lại ngay :
Hay tám vạn nghìn tư mặc kệ, không quân, thần, phụ, tử, đếch ra người.
Chuyện thứ hai là chuyện cụ Nguyễn Khuyến. Chuyện kể rằng lúc đó cụ làm giám khảo một cuộc thi thơ. Nhà văn trẻ Chu Mạnh Trinh dự thi, lời thơ rất hay nhưng có giọng hỗn láo, Cụ cho đậu nhưng chê rằng vô phép. Chu Mạnh Trinh nhớ cái hận này. Khi cụ Nguyễn Khuyến về hưu và đã lòa cả đôi mắt, Chu Mạnh Trinh có ý xỏ lá đã gửi biếu Cụ Khuyến một chậu trà, hoa có sắc mà không có hương, Cụ Nguyễn Khuyến đã làm một bài thơ, 2 câu đầu và 2 câu kết như sau :
Có khách cho ta một chậu trà
Ta say ta chẳng biết là hoa
…
Lâu nay ta chỉ xem bằng mũi
Đếch có mùi hương, một tiếng khà
Chuyện thứ ba gần chúng ta nhất là chuyện cụ Vương Hồng Sển ở Saigon. Năm 80 tuổi cụ làm tiệc khao lão. Cụ làm một bài thơ đề là‘ Thơ mời dự tiệc bát tuần’ khá dài, trong đó có mấy câu vừa có chữ đếch và chữ câu đéo :
Lèo phèo nên mới chổng khu reo
Tuổi tám mươi ông đếch sợ nghèo
…
Mở tiệc bát tuần, thi xướng họa
Câu thanh vần tục, đếm liền đeo
Cả làng đã vỗ tay ca ngợi sự thông thái của anh John rất lâu. Anh được hứng nói tiếp. Rằng trong tiếng Việt anh yêu nhất cái vần luyến láy -iếc, như ăn iếc, làm liếc, học hiếc, đại học đại hiếc, cử nhân cử nhiếc… và nó lan cả vào thơ như bài ‘ Chơi cho thích’ của cụ Trần Lê Kỷ đốc học Hưng Yên ngày xưa, 1891:
Từ lên một đến mười lăm còn trẻ nít
Bốn mươi lăm cút kít đã về già
Tính trong vòng cắn đá với trăng hoa
Gìa cho lắm, ba mươi năm là sắp kiệt
Thế mà còn đi học đi hiệc, đi thi đi thiếc
Thi đỗ thi điếc, làm quan làm kiếc…
Theo cụ Kỷ thì ngày xưa 50 tuổi đã về già, đã nghỉ hưu, chỉ có con dê trong bụng là chưa già mà thôi. Tôi yêu bài thơ có âm iếc này quá !
Nghe đến tiếng dê một cái thì cụ Chánh tiên chỉ sợ làng đang vui mùa Giáng Sinh sẽ đi vào các chuyện dê rồi dẫn đến các chuyện dê xồm tục tĩu nên cụ chuyển làng sang hướng khác. Cụ đọc một đoạn thơ rồi đố ai là tác giả, Thơ như sau:
Thấy người hoạn nạn thì thương
Thấy người tàn tật lại càng thương hơn
Thấy người già yếu ốm mòn
Thuốc thang cứu giúp, cháo cơm đỡ đần
Trời nào phụ kẻ có nhân
Người có đức, muôn phần vinh hoa.
Chị Ba Biên Hòa đáp ngay : Lời thơ và ý thơ nghe như lời trên mạng cầu xin mọi người mau giúp đỡ các nạn nhân dịch Cô Vít hiện nay. Khắp nơi ai cũng đang cầu cứu như vậy. Phe các bà thì hầu như ai cũng gât gù đồng ý với Chị Ba.
Cụ Chánh nhìn cả làng rồi nói ngay : Đây là bài thơ không phải của tác giả hiện thời, mà là của một tác giả làm cách đây hơn 600 năm. Đó là thơ của Nguyễn Trãi, một công thần và cố vấn của Vua Lê Lợi. Ông vừa là một đại quan của triều đình, một văn sĩ, một thi sĩ, một nhà giáo dục. Không những giúp vua mà còn dạy dân nữa. Bài thơ trên có tên là ‘ Thấy người hoạn nạn thì thương’. Ngày xưa còn bé lão có học bài này trong sách Quốc Văn Giáo Khoa Thư. Bây giờ đọc lại rồi giật mình sửng sốt, vì thấy mấy lời thơ này chính là lời Chúa Giêsu đã nói rất nhiều lần trong Kinh Thánh : hãy mến Chúa và hãy yêu tha nhân như yêu chính mình, đó là ý chính bộ luật hơn 600 điều của Do Thái ngày xưa khi Chúa đi giảng đạo.
Ông Từ Hòe nói thêm ngay. Thế mới biết Cụ Nguyễn Trãi của Việt Nam mình vĩ đại và là bậc đại thánh. Cụ đã biết lời Chúa, mà đem ra dạy dân ta ngay hồi thế kỷ 15 ( Nguyễn Trãi : 1380-1442) Mãi giữa thế kỷ 16 tin mừng của Chúa mới chính thức tới Việt Nam.
Đạo Chúa là đạo của tình yêu. Một trong những sứ giả rao giảng ý tưởng ‘Chúa là tình yêu’ hay nhất và hùng hồn nhất là Thánh Paul. Trong thư thứ nhất gửi giáo hữu ở Cô-Rinh-Tô, ngài viết : Nếu tôi nói được các thứ tiếng lạ trên thế giới mà không có tình yêu thì tôi chỉ là cái phèng la mà thôi…
Chỗ khác khi nói về niềm vui Giáng Sinh, Thánh Paul kêu gọi giáo dân : Anh em hãy biết rằng : chúng ta phải thức dậy vì giờ cứu rỗi đã tới gần. Đêm sắp tàn, ngày đang tới. Ta hãy cởi bỏ những việc tối tắm mà mặc lấy ánh sáng của Thiên Chúa…
Chắc có cụ sẽ thắc mắc Thánh Paul là ai. Xin thưa : Thánh Paul là một tông đồ nguyên thủy mà Chúa đã chọn để rao giảng tin mừng cho dân ngoại. Khi Chúa về trời thì chỉ có 11 tông đồ để giảng đạo cho dân Do Thái mà thôi, còn giảng cho dân ngoại thì chưa có ai cả. Chúa bèn chọn ông Paul. Lúc đó Paul là nhà thông thái nhưng ghét đạo Chúa vô cùng, nên ông hằng đi bắt và sát hại những ai theo đạo Chúa. Phép lạ biến đổi đã xãy ra, hôm đó ông đang trên đường đi bắt đạo thì Chúa đã cho ông ngã ngựa và mở mắt ông để ông thấy chân lý của đạo Chúa. Chúa đã biến đổi ông hoàn toàn, ông đã quay 180 độ. Và ông đã mang ánh sáng tin mừng đến cho các sắc dân bốn phương.
Một cô Huế lên tiếng hỏi : Tại sao bây giờ cả thế giới ai cũng gọi lễ Giáng Sinh là XMAS? Ông Từ Hòe cười ha ha rồi nói ngay : Gốc nó là do 2 chữ Christ và Mass, nhưng ai cũng quên cái gốc này mà chỉ chú ý tới cái nghĩa rất thực thế và cụ thể của nó, bây giờ ai cũng bảo cái tên XMAS là một bài toán cá nhân : X = Money + Amusement + Self. Ba thứ tiền bạc, vui thú, cá nhân, nếu cộng lại sẽ cho ta đáp số của ẩn số X. Mỗi người có một đáp số khác nhau. Các cụ cứ tính mà coi.
Riêng tiếng VN, như chúng ta vừa nói tới Chúa là ánh sáng và xin Chúa cho chúng ta ân sủng là tình yêu tha nhân thì XMAS là Xin Mừng Ánh Sáng, Xin Mưa Ân Sủng.
Cả làng An Lạc của tôi nghe tới đây thì vui vả cảm động quá, ai cũng chắp tay và cúi đầu rồi thưa : Chớ gì được như vậy Amen.
TRÀ LŨ
VietCatholic TV
ĐTC không tiếp đại bịp Jean-Marc Sauvé. Tiêu diệt niềm tin Kitô bằng ép duyên và buộc cải đạo
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
04:10 01/12/2021
1. Điện văn chia buồn của Đức Thánh Cha với các nạn nhân tai nạn giao thông ở Bulgari
Các nạn nhân là công dân nước Bắc Macedonia đi trên xe bus của hãng Beta Trans về nước, sau cuộc viếng thăm tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Sáng sớm ngày 23 tháng Mười Một, xe trệch đường và đụng vào thành chắn vệ đường, rồi bị nổ làm cho 46 người, trong đó có 12 trẻ em, đang ngủ trên xe bị chết cháy. Chỉ có 7 người 3 nam, 3 nữ và một thiếu niên phá vỡ được cửa kính xe và thoát ra ngoài. Đây là tai nạn thê thảm nhất trên đường lộ Âu châu trong những năm gần đây.
Chính phủ Cộng hòa Bắc Macedonia tuyên bố cả nước để tang ba ngày và treo cờ rủ, cả Bulgari, hay còn gọi là Bảo Gia Lợi, cũng tuyên bố một ngày để tang. Chính phủ Bulgari mở cuộc điều tra để tìm hiểu nguyên do tai nạn.
Trong điện văn nhân danh Đức Thánh Cha gửi đến Tổng thống Cộng hòa Bắc Macedonia, ông Stevo Pendarvovski, hôm 24 tháng Mười Một vừa qua, Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, viết: “Đức Thánh Cha rất đau buồn khi hay tin nhiều người bị thiệt mạng và bị thương vì tai nạn xe bus, xảy ra tại Bulgari. Ngài chân thành liên đới với tất cả những người bị thương tổn vì thảm trạng này, và đặc biệt nghĩ đến các trẻ em đã bị thiệt mạng. Ngài phó thác linh hồn những người thiệt mạng cho lòng thương xót của Đấng Toàn Năng, và khẩn cầu phúc lành an ủi của Thiên Chúa và ơn an bình trên các gia đình đang chịu tang và những người bị thương”.
2. Cuộc gặp gỡ giữa Đức Giáo Hoàng và ủy ban CIASE chưa từng được lên kế hoạch
Đức Thánh Cha Phanxicô dự kiến sẽ không tiếp các thành viên của Ủy ban độc lập về lạm dụng tình dục trong Giáo Hội Pháp, gọi tắt là CIASE, và chủ tịch của nó là Jean-Marc Sauvé vào ngày 9 tháng 12 năm 2021. Thông tin này đã được xác nhận với tờ Il Media của Ý.
Một cuộc họp của các thành viên CIASE với Đức Thánh Cha đã được Jean-Marc Sauvé công bố trong phiên điều trần với các nghị sĩ Pháp vào ngày 20 tháng 10. Sau đó, một số nguồn tin thông báo rằng ngày 9 tháng 12 đã được chọn.
“Cuộc gặp chưa bao giờ được xác nhận,” một nguồn tin của Vatican nói với Il Media, và giải thích rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã có một chương trình nghị sự rất bận rộn vào ngày này. Ngài cũng mới trở về sau một chuyến đi mệt mỏi đến Síp và Hy Lạp từ ngày 2 đến ngày 6 tháng 12.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp tổng thống Emmanuel Macron tại Vatican vào hôm thứ Sáu 26 tháng 11 năm 2021. Theo một nguồn tin từ điện Élysée, vấn đề lạm dụng tình dục trong Giáo Hội là một trong những chủ đề mà tổng thống Pháp đã thảo luận với Đức Thánh Cha trong buổi tiếp kiến riêng này, nhưng cuộc gặp gỡ với CIASE chưa từng được nêu ra.
Jean-Marc Sauvé, Chủ tịch của CIASE, cựu phó chủ tịch Hội đồng Nhà nước, tự xưng là một người Công Giáo. Tuy nhiên, vào năm 2013, ông ta đã từng mở tiệc khoản đãi các nhân vật Tam Điểm cùng với các nhân vật chính trị nổi tiếng như Christiane Taubira, cựu Bộ trưởng Tư pháp, thành viên của Tam Điểm và là người quảng bá luật “hôn nhân” đồng giới vào năm 2013. Trong bữa tối này, theo một blog được xuất bản bởi tờ L'Express của Pháp, Sauvé đã thảo luận về sự phát triển của các cộng đồng theo đạo Tin lành và Hồi giáo trong nước, than thở về “việc thiếu các nhà thờ Hồi giáo ở Pháp” và kêu gọi nước cộng hòa Pháp là một chế độ đa nguyên thế tục lớn hơn.
Source:Cath.ch
3. Tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ tố cáo việc bắt cóc các thiếu nữ Kitô để kết hôn và cải đạo là 'hành động diệt chủng'
Trên khắp thế giới, con số trẻ em gái và phụ nữ trẻ từ các gia đình Kitô bị ép làm nô lệ tình dục và cải đạo đang ngày càng gia tăng.
Đây là một trong những ví dụ ít được báo cáo nhất về việc bách hại các tín hữu Kitô, thường là ở các quốc gia đa số theo đạo Hồi nhưng có dân số Kitô Hữu đáng kể, chẳng hạn như Ai Cập và Pakistan.
Tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ, gọi tắt là ACN. đã ghi lại các tài liệu trực tiếp về các vụ bắt cóc, kết hôn cưỡng bức và cưỡng bức cải đạo trong báo cáo có nhan đề “Hear Her Cries”, nghĩa là “Hãy nghe tiếng khóc của cô ấy”, được trình bày tại London vào ngày 24 tháng 11.
Tổ chức bác ái của giáo hoàng đã đánh dấu Ngày Thứ Tư Đỏ, một sự kiện hàng năm nhằm thu hút sự chú ý đến hoàn cảnh của các Kitô Hữu bị bách hại trên khắp thế giới.
Báo cáo lưu ý rằng việc xem xét chủ đề bạo lực tình dục và đàn áp tín ngưỡng thiểu số là không dễ dàng.
“Mặc dù ngày càng có nhiều sự đồng thuận về nhu cầu nghiên cứu về bản chất và quy mô của việc cưỡng bức phụ nữ về mặt tôn giáo và tình dục, nhưng những thách thức trong nhiệm vụ này luôn được nhấn mạnh trong các nghiên cứu. Một báo cáo mô tả vấn đề này là 'phức tạp, đầy bạo lực và dấu diếm.' Áp lực xã hội, bao gồm nỗi sợ hãi tạo ra sự xấu hổ cho gia đình, và những mối đe dọa trả thù từ những kẻ bắt cóc và đồng bọn, là một trong những yếu tố thường được viện dẫn để giải thích những khó khăn khi điều tra vấn đề”.
Báo cáo “Hãy nghe tiếng khóc của cô ấy” lưu ý rằng các vụ phụ nữ Kitô giáo bị ép buộc kết hôn trái với ý muốn của họ đã xuất hiện ở 90% trong số 50 quốc gia được đưa vào danh sách theo dõi cuộc đàn áp của Open Doors phiên bản năm 2021, và tình hình đã trở nên tồi tệ hơn trong năm qua.
ACN lưu ý rằng trong số các nhóm tín ngưỡng thiểu số, các cô gái và phụ nữ trẻ theo Kitô giáo đặc biệt dễ bị tấn công, như trong trường hợp Pakistan, nơi các nạn nhân Kitô giáo có thể chiếm tới 70% số các cô gái và các phụ nữ trẻ theo các tôn giáo thiểu số bị cưỡng bức cải đạo và kết hôn hàng năm.
“Một phát hiện quan trọng khác, thường xuyên xuất hiện trong nghiên cứu về chủ đề này, đó là tỷ lệ phụ nữ bị ngược đãi tình dục và tôn giáo cao hơn trong các tình huống xung đột. Điều này đặc biệt rõ ràng trong thời gian bọn khủng bố Hồi Giáo IS tiếp quản các khu vực của Syria và Iraq, nơi có cả ‘một hệ thống nô lệ tình dục có tổ chức’.
“Trường hợp quân khủng bố Hồi Giáo IS cũng chỉ ra yếu tố lâu dài đáng quan tâm nhất liên quan đến việc ép buộc kết hôn và cải đạo các cô gái và phụ nữ Kitô giáo. Động cơ của thủ phạm là hạn chế sự phát triển, và đôi khi thậm chí là sự sống còn của nhóm tín ngưỡng cụ thể đó. Việc buộc một người phụ nữ từ bỏ đức tin Kitô của mình không chỉ giúp bảo đảm rằng bất kỳ trẻ em nào được sinh ra, kể cả thông qua các vụ hôn nhân cưỡng bức đều theo niềm tin của những kẻ bách hại.”
ACN cho biết bằng chứng trong báo cáo chỉ ra rằng các trường hợp bắt cóc là có hệ thống, cho nên bạo lực tình dục, cưỡng ép kết hôn và cải đạo các phụ nữ Kitô ở nhiều quốc gia “có thể được coi là tội diệt chủng về bản chất.”
Source:Catholic News Agency
Cử chỉ đẹp của Đức Giáo Hoàng với di dân. Khả năng Đức Thánh Cha thăm Ấn Độ: Hiện thực hay nằm mơ giữa ban ngày?
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:31 01/12/2021
1. Chuyến thăm sắp tới của Đức Thánh Cha Phanxicô tới Síp quan trọng đối với tất cả các cộng đồng trên đảo
Theo Yiannakis Moussas, người đại diện cho người Công Giáo nghi lễ Maronite tại Quốc hội, chuyến thăm sắp tới của Đức Giáo Hoàng Phanxicô có ý nghĩa quan trọng đối với tất cả các cộng đồng trên đảo và toàn khu vực nói chung.
“Chuyến thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô tới Síp là một sự kiện rất quan trọng không chỉ đối với cộng đồng Maronite và cộng đồng Công Giáo của Síp, mà còn đối với toàn bộ Síp và toàn khu vực nói chung,” ông nói với Hãng thông tấn Síp trong một cuộc phỏng vấn.
“Chuyến thăm của Giáo hoàng tới Síp gửi đi một thông điệp vang dội. Trước hết, các chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng là nguồn hy vọng và lạc quan cho cả những người đón tiếp ngài và cho cả khu vực rộng lớn hơn”.
Chuyến thăm sẽ diễn ra từ mùng 2 đến mùng 4 tháng 12. Đây là lần thứ hai một vị Giáo Hoàng của Giáo Hội Công Giáo đến thăm Síp sau Đức Bênêđíctô XVI vào năm 2010.
Moussas cũng nói rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô được coi là “Giáo hoàng của những người nghèo và kém may mắn” và do đó, ngài dự kiến sẽ giải quyết những vấn đề này khi ở Síp.
Ông nói thêm, đã có một nỗ lực phối hợp với Tòa thánh, Tổng thống Cộng hòa và chính phủ Síp để tổ chức một chuyến thăm tuyệt vời.
Đề cập đến cộng đồng Công Giáo nghi lễ Maronite ở Síp, ông nói rằng họ duy trì mối quan hệ chặt chẽ và các kênh liên lạc với Tòa thánh.
Trước cuộc xâm lược của Thổ Nhĩ Kỳ năm 1974, người Công Giáo Maronite sống ở ba ngôi làng ở quận Kyrenia, giờ đây do Thổ Nhĩ Kỳ nắm giữ - đó là Kormakitis, Asomatos và Karpasia; cũng như ở quận Ayia Marina nằm ở Nicosia.
“Điều chúng tôi đang yêu cầu là việc hồi hương ngay lập tức người dân về các làng của họ. Bởi vì nếu không được trở lại làng của chúng tôi, chúng tôi không có đất, thì cộng đồng Maronite không có khả năng tồn tại lâu dài.”
Moussas nhấn mạnh rằng người Síp Maronite nên được phép quay trở lại các ngôi làng đã bị chiếm đóng của họ ở Asomatos và Ayia Marina ngay cả trước khi có giải pháp cho vấn đề Síp.
Tưởng cũng nên biết thêm, dân số của Síp là 776,000 dân trong đó 77% là người Hy Lạp, 18% là người Thổ Nhĩ Kỳ và số còn lại nhập cư từ các quốc gia khác, nhiều nhất là người Công Giáo Li Băng theo nghi lễ Maronite.
Ngày 15 tháng 7 năm 1974, các phần tử dân tộc chủ nghĩa gốc Hy Lạp tiến hành đảo chính trong nỗ lực nhằm hợp nhất hòn đảo này vào Hy Lạp.
Động thái này dẫn tới việc Thổ Nhĩ Kỳ đưa quân đội xâm chiếm Síp 5 ngày sau đó. Thổ Nhĩ Kỳ chiếm được một phần lãnh thổ nay là Bắc Síp. Ước tính có trên 150,000 người Síp gốc Hy Lạp và 50,000 người Síp gốc Thổ Nhĩ Kỳ phải di chuyển chỗ ở. Cộng đồng người Công Giáo Li Băng theo nghi lễ Maronite cũng bị Thổ Nhĩ Kỳ đuổi đi.
Source:Cyprus Press
2. Đức Giáo Hoàng sẽ đưa một số người di cư đến Ý sau chuyến thăm
Hôm thứ Năm, một quan chức chính phủ Síp cho biết, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đang sắp xếp để chuyển một số người di cư đến Ý từ đảo Síp ở phía đông Địa Trung Hải, nơi ngài sẽ tông du 3 ngày vào tuần tới.
Người phát ngôn của chính phủ Marios Pelekanos nói với Associated Press rằng Vatican hiện đang thực hiện các thỏa thuận với chính quyền Síp. Hiện vẫn chưa có thông tin cụ thể về việc có bao nhiêu người di cư sẽ rời hòn đảo hoặc về công tác hậu cần cho chuyến đi của họ vì Đức Giáo Hoàng còn phải tới Hy Lạp ngay sau chuyến thăm Síp.
Người phát ngôn của Vatican đã không trả lời ngay lập tức khi được yêu cầu xác nhận rằng Đức Giáo Hoàng có đưa những người di cư sang Ý hay đang sắp xếp cho chuyến đi của họ ra khỏi đảo Síp.
Văn phòng báo chí của ITA Airways cho biết chiếc máy bay Airbus 320 của ITA chở Đức Giáo Hoàng và phái đoàn Vatican từ Rôma đến Nicosia vào ngày 2 tháng 12 sẽ không đến Hy Lạp trong chặng thứ hai của chuyến đi. Điều đó có thể gợi ý rằng chuyến bay từ Síp về Rôma sẽ được dùng để chở người di cư sang Ý. Đức Giáo Hoàng sẽ không có mặt trên chuyến bay đó, vì ngài sẽ đến thủ đô Athens của Hy Lạp vào ngày 4 tháng 12 trên một chiếc máy bay khác.
Đức Giáo Hoàng đã gây chú ý vào năm 2016 khi ngài đưa hàng chục người Hồi giáo Syria trở lại với ngài trên chuyến bay trở về Rôma sau chuyến thăm hòn đảo Lesbos của Hy Lạp, nơi có một trại tiếp nhận người di cư rất lớn.
Đầu tháng này, Síp cho biết họ sẽ xin sự chấp thuận của Liên minh Âu Châu để ngừng giải quyết các yêu cầu xin tị nạn của người di cư trong bối cảnh lượng người mới đến tăng đột biến mà nước này cho rằng không thể đối phó được.
Chính phủ Síp cũng đang thúc ép Liên minh Âu Châu chuyển một số người xin tị nạn sống ở Síp đến các nước thành viên khác trong khối và tìm cách đạt được thỏa thuận với các nước thứ ba để nhận lại công dân của họ đã bị từ chối đơn xin tị nạn.
Các nhà chức trách Síp cho biết chỉ trong 10 tháng đầu năm nay, lượng người di cư đến đã tăng 38% so với cả năm 2020. Trong số 10,868 người mới đến, 9,270 người đã vượt qua bất hợp pháp vùng đệm do Liên hợp quốc kiểm soát từ miền bắc Síp do Thổ Nhĩ Kỳ chiếm đóng để xin tị nạn ở phía nam.
Những người xin tị nạn chiếm 4% dân số ở phía nam của hòn đảo - gấp bốn lần mức trung bình của các quốc gia tuyến đầu khác của Liên Minh Âu Châu.
Những người di cư cho biết các điều kiện tại một trại tiếp tân ngay bên ngoài thủ đô Nicosia của Síp đang xấu đi vì nó hiện có sức chứa gần gấp đôi sức chứa tối đa là 1,200 người.
Schadrach Mvunze đến từ Cộng hòa Dân chủ Congo cho biết điều anh và những người khác ở trại muốn là một nơi nào đó mà họ có thể sống trong hòa bình, cho dù đó là ở Síp hay nơi khác.
“Síp đã chào đón chúng tôi... Nếu họ không thể chứa chấp chúng tôi, họ có thể gửi chúng tôi đến Pháp, đến Canada, đến Anh,” Mvunze nói với Associated Press “Họ có thể phân tán chúng tôi khắp Âu Châu để giúp chúng tôi thoải mái hơn.”
Source:AP
3. Các nhà lãnh đạo tôn giáo của Ấn Độ bắt đầu chuẩn bị cho chuyến thăm có thể có của Đức Giáo Hoàng Phanxicô
Đức Tổng Giám Mục Anil Joseph Thomas Couto của Delhi đã dẫn đầu một cuộc gặp gỡ các nhà lãnh đạo tôn giáo vào ngày 22 tháng 11 tại New Delhi để bắt đầu các công việc chuẩn bị chính thức cho chuyến thăm của Giáo hoàng.
Chuyến đi của Giáo hoàng được coi là cơ hội để thay đổi quan hệ của Ấn Độ với Vatican sau thất bại trong các cuộc đàm phán cho chuyến đi của Giáo hoàng tới quốc gia chủ yếu theo Ấn Giáo vào năm 2017.
Goswami Sushil Ji Maharaj, chủ tịch Hội Đồng Các Tôn Giáo Ấn Độ, cho biết các nhà lãnh đạo tôn giáo đã chuẩn bị cho chuyến thăm của Giáo hoàng từ năm 2014, đồng thời nói thêm rằng chuyến tông du của Đức Thánh Cha sẽ gửi đi “một thông điệp mạnh mẽ để mọi người tôn trọng đức tin của nhau”.
“Người dân Ấn Độ nên thực hiện nỗ lực phi thường và kịp thời này của thủ tướng để thúc đẩy tình anh em trong quốc gia của chúng ta,” Umer Ahmed Ilyasi, lãnh đạo của Tổ chức Imam Toàn Ấn cho biết.
“Tôi cảm ơn Đức Giáo Hoàng đã chấp nhận lời mời đến thăm đất nước của chúng tôi,” ông nói.
Một cuộc họp mặt của các nhà lãnh đạo tôn giáo vào ngày 22 tháng 11 tại thủ đô New Delhi tập trung vào chủ đề “cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa và bản thân của mỗi người”. Đó là những lời mà Đức Thánh Cha Phanxicô gợi ý như một cách mà tất cả những người nam nữ phải noi theo để xây dựng mối quan hệ huynh đệ.
Swami Shantatmananda, người đứng đầu Phái bộ Ramakrishna ở Delhi, cho biết: “Rất cần phải trau dồi văn hóa gặp gỡ này”.
“Tôn giáo chân chính là quan tâm đến người nghèo, người góa bụa và trẻ mồ côi. Chính khi thực hiện những hành động tử tế và tốt đẹp, chúng ta sẽ trở thành những nhà lãnh đạo thế giới”.
“Chúng ta cần tiếp tục bảo vệ và tôn vinh bản sắc phong phú và độc đáo này về sự đa dạng và đa dạng của các tôn giáo và văn hóa, phong tục và truyền thống, sắc tộc và di sản,” Đức Tổng Giám Mục Couto nói trong thông điệp của mình với cuộc họp.
Ngài cho biết việc tập hợp các nhà lãnh đạo của các tín ngưỡng khác nhau trước chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng “có ý nghĩa to lớn đối với sự hòa hợp giữa các tín ngưỡng vì hòa bình và tiến bộ của quốc gia chúng ta.”
Thề sẽ tiếp tục ủng hộ phong trào liên tôn, Giani Ranjit Singh, linh mục đứng đầu của Gurdwara Bangla Sahib ở New Delhi, kêu gọi gia tăng mức độ khoan dung và hòa hợp trong đất nước.
Ngài kêu gọi mọi người “thay thế hận thù bằng tình yêu, bạo lực bằng hòa bình.”
Ca ngợi cuộc gặp lịch sử của các nhà lãnh đạo tôn giáo, Acharya Vivek Muni, chủ tịch Phái đoàn Mahavir Jain Quốc tế, cho biết “đối thoại là điều kiện tiên quyết để duy trì sự hòa hợp”.
Có khoảng 20 triệu người Công Giáo Latinh ở Ấn Độ, chiếm khoảng 1.5% trong dân số 1.3 tỷ người. Khoảng 80% người dân Ấn Độ theo Ấn Giáo.
Năm 2016, Đức Giáo Hoàng Phanxicô cho biết ngài “gần như chắc chắn” sẽ đến thăm Ấn Độ vào năm sau cùng với Bangladesh. Nhưng các nhà lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo Ấn Độ đã không thuyết phục được Modi, người đứng đầu một chính quyền theo chủ nghĩa dân tộc đưa ra lời mời Đức Thánh Cha.
Vào thời điểm chuyến thăm năm 2017 kết thúc, các quan chức của Giáo hội cho biết chính phủ Ấn Độ đã viện dẫn các vấn đề về lịch trình cho thủ tướng. Thay vào đó, Đức Phanxicô đã đến thăm Miến Điện và Bangladesh.
Trứơc ông Modi, Thủ tướng Ấn Độ cuối cùng gặp Đức Giáo Hoàng là Shri Atal Bihari Vajpayee, người đã gặp Đức Gioan Phaolô II tại Vatican vào năm 2000.
Vị Giáo Hoàng cuối cùng đến thăm Ấn Độ là Đức Gioan Phaolô II, người đã đến New Delhi vào năm 1999 để ban hành một tài liệu của Giáo hoàng về Giáo hội ở Châu Á.
Hôm thứ Bảy 6 tháng 11, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp Thủ tướng Ấn Độ Narenda Modi đến Vatican trong 55 phút. Đó là một thời gian rất lâu theo tiêu chuẩn của Vatican.
Hầu như không có thông tin nào được đưa ra bởi một trong hai bên liên quan đến nội dung các cuộc thảo luận của Đức Thánh Cha và ông Modi.
“Trong một cuộc trò chuyện ngắn, mối quan hệ thân tình giữa Tòa thánh và Ấn Độ đã được thảo luận,” một tuyên bố được văn phòng báo chí của Vatican đưa ra sau đó. Sau cuộc gặp gỡ với Đức Phanxicô, Ông Modi đã gặp Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, và Đức Tổng Giám Mục Paul Gallagher, ngoại trưởng Tòa Thánh.
Bản thân Modi đã lên Twitter để nói với hơn 72 triệu người theo dõi của mình rằng ông đã có một “cuộc gặp rất ấm áp” với Đức Giáo Hoàng.
“Tôi đã có cơ hội thảo luận nhiều vấn đề với ông ấy và cũng mời ông ấy đến thăm Ấn Độ,” ông viết trong một thông điệp được minh họa bằng bốn bức tranh.
Chấp nhận lời mời của Modi đến thăm Ấn Độ, Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Bạn đã cho tôi món quà lớn nhất. Tôi rất mong được đến thăm Ấn Độ”.
Source:Licas
Chới với: Tiết lộ bây giờ mới nói của Hà Lan về Omicron. Biến lớn ở Pakistan, xin cầu cho các Kitô Hữu
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
19:31 01/12/2021
1. Đám đông Pakistan phóng hỏa đồn cảnh sát để lùng bắt Kitô Hữu bị cáo buộc xúc phạm kinh Koran
Báng bổ là một vấn đề cực kỳ nhạy cảm ở Pakistan, nơi đa số theo đạo Hồi, nơi mà ngay cả những cáo buộc chưa được chứng minh cũng có thể khuấy động đám đông và bạo lực
Hôm thứ Hai, cảnh sát cho biết cho biết, hàng nghìn người đã bao vây một đồn cảnh sát Pakistan, phóng hỏa đốt đồn và các đồn bót gần đó sau khi yêu cầu các viên chức cảnh sát giao nộp một người đàn ông bị cáo buộc đã đốt kinh Koran.
Đám đông lên đến 5,000 người đã bao vây đồn cảnh sát ở thị trấn Charsadda, phía tây bắc tỉnh Khyber Pakhtunkhwa vào đêm Chúa Nhật, cũng đã phóng hỏa hơn 30 chiếc xe hơi.
Vào sáng thứ Hai, khoảng 2,000 người vẫn ở bên ngoài đồn cảnh sát đốt quân phục của các viên chức cảnh sát.
“Đám đông xông vào đồn cảnh sát yêu cầu giao người đàn ông cho họ để họ thiêu sống anh ta như anh ta đã thiêu Kinh Koran”, cảnh sát trưởng quận Asif Bahadur nói với AFP.
Bahadur cho biết: “Danh tính và tôn giáo của bị cáo vẫn chưa được cảnh sát tiết lộ”.
“Động cơ đằng sau việc đốt kinh Koran vẫn chưa được biết rõ nhưng chúng tôi đang điều tra.”
Các nhóm nhân quyền cho biết luật báng bổ này thường bị lạm dụng để các tổ chức và cá nhân thanh toán nhau.
Một cặp vợ chồng Kitô Giáo đã bị thiêu sống trong một lò nung vôi ở Punjab vào năm 2014 sau khi bị buộc tội xúc phạm kinh Koran.
Một cựu thống đốc Punjab, Salman Taseer, đã bị vệ sĩ của ông, Mumtaz Qadri, bắn chết ở Islamabad vào năm 2011 vì lời kêu gọi cải cách luật báng bổ.
Vụ giết người đáng xấu hổ này lại khiến Qadri được những người theo đạo Hồi tôn sùng như một anh hùng.
Asia Bibi, một phụ nữ Công Giáo người Pakistan và là một người lao động từ tỉnh miền trung Punjab, đã bị kết tội báng bổ vào năm 2010 và bị xử tử hình cho đến khi cô được tuyên bố trắng án vào năm 2018. Vụ tha bổng này đã thúc đẩy những ngày biểu tình bạo lực của người Hồi giáo.
Cô và gia đình sau đó đã được đưa trốn khỏi đất nước đến Canada.
Đất nước thường xuyên bị tê liệt trong những năm gần đây bởi các cuộc biểu tình chống báng bổ do đảng Tehreek-e-Labbaik Pakistan tổ chức, thường liên quan đến việc xuất bản các phim hoạt hình mô tả Nhà tiên tri Mohammed trên một tạp chí châm biếm của Pháp.
Source:Licas
2. Nịnh bợ Trung Quốc, WHO chọn 'Omicron' chứ không phải 'Xi' cho biến thể COVID mới
Tên của một biến thể mới của coronavirus đã khiến một số người dùng mạng xã hội thắc mắc về cách thức Tổ chức Y tế Thế giới đặt tên cho các biến thể của virus.
Hôm thứ Sáu 26 tháng 11, chỉ hai ngày sau khi các nhà khoa học ở Nam Phi báo cáo về trường hợp đầu tiên nhiễm phải biến thể này, vì tầm mức lây lan quá nhanh, WHO đã đưa biến thể này vào danh sách quan tâm đặc biệt, và đặt tên cho nó là “Omicron”, theo chính sách sử dụng bảng chữ cái Hy Lạp để đặt tên cho các biến thể đáng chú ý của virus.
Tuy nhiên, người dùng mạng xã hội đã lưu ý rằng tổ chức đã bỏ qua hai chữ cái khi làm như vậy, dẫn đến câu hỏi về động cơ của hành động này.
Đây là những gì chúng ta biết về cách WHO đặt tên cho biến thể Omicron. Tổ chức Y tế Thế giới đã đặt tên cho biến thể Omicron, bỏ qua hai vần “Nu” và “Xi” mà không có lời giải thích.
Omicron lần đầu tiên được báo cáo cho cơ quan y tế Liên Hợp Quốc bởi các nhà khoa học ở Nam Phi và đã được xác định ở một số quốc gia khác.
WHO đã tuân theo bảng chữ cái Hy Lạp khi đặt tên cho một số biến thể của virus, SARS-CoV-2. Theo WHO, hệ thống cho phép các biến thể được gọi theo cách đơn giản hơn so với tên khoa học của chúng và nó giúp ngăn mọi người đề cập đến các biến thể theo vị trí nơi chúng được phát hiện và tạo ra sự kỳ thị.
Nhiều người đã nghĩ rằng sau Mu, một biến thể được chỉ định vào ngày 30 tháng 8, WHO sẽ đặt tên cho biến thể mới nhất là Nu, theo thứ tự vần chữ cái Hy Lạp.
Nhưng, WHO đã bỏ qua chữ cái Nu và bỏ luôn chữ cái tiếp theo là Xi. Đây là một động thái mà nhiều người dùng trên mạng xã hội chỉ ra rằng đó là cách WHO né tránh, sợ xúc phạm đến nhà lãnh đạo Trung Quốc Xi Jinping, tiếng Việt gọi là Tập Cận Bình.
Đây là lần đầu tiên WHO bỏ qua một số chữ cái kể từ khi nó bắt đầu sử dụng bảng chữ cái Hy Lạp cho các biến thể coronavirus.
Biến thể Omicron dường như có nhiều đột biến trong protein hơn tất cả các đột biến khác của coronavirus, điều này có thể ảnh hưởng đến mức độ dễ dàng lây lan sang người. WHO cho biết bằng chứng sơ bộ “cho thấy nguy cơ tái nhiễm gia tăng” so với các biến thể khác được quan tâm.
Nhưng các nhà khoa học vẫn đang trong quá trình nghiên cứu chính xác ý nghĩa của những thay đổi di truyền, để biết liệu biến thể có khả năng lây truyền cao hơn, hay nguy hiểm hơn không. Cho đến nay, không có dấu hiệu cho thấy biến thể gây ra bệnh nặng hơn.
Source:Sydney Morning Herald
3. Lãnh đạo cộng đồng Công Giáo Afghanistan mong mỏi được trở về quốc gia này
Sau khi Taliban tiếp quản, không còn một cộng đồng Công Giáo nào được nhắc đến ở Afghanistan. Nhưng đôi mắt của Cha Giovanni Scalese đang đặt vào tương lai, chứ không phải quá khứ gần đây.
Vị linh mục người Ý, đã lãnh đạo Miền Truyền Giáo Afghanistan kể từ năm 2014, hy vọng rằng đất nước cuối cùng sẽ trở về một “tình trạng bình thường”, trong đó nhân viên nước ngoài có thể trở lại và sống đức tin “không bị hạn chế.”
Ngài nhấn mạnh rằng người Công Giáo “không quan tâm đến việc ai là người cầm quyền: chúng tôi chỉ cần không có trở ngại nào đối với việc thực hiện tự do tôn giáo”.
Cha Scalese, một thành viên của Dòng Barnaba, đã tiếp nhận sứ mệnh Afghanistan từ Cha Giuseppe Moretti, người đã lãnh đạo Miền Truyền Giáo Afghanistan kể từ khi được thành lập bởi Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vào năm 2002.
Sứ vụ truyền giáo tại Afghanistan, được mở rộng ra toàn quốc, có trụ sở tại một địa điểm duy nhất: Nhà nguyện Đức Mẹ Quan Phòng, là nhà nguyện của đại sứ quán Ý ở thủ đô Kabul.
Năm 1919, Ý đã yêu cầu người cai trị Afghanistan, tổng thống Amanullah Khan, cho xây dựng một nơi thờ phượng Công Giáo. Ông đồng ý vì muốn bày tỏ lòng biết ơn đối với chính phủ Ý vì đã là nước đầu tiên công nhận nền độc lập của đất nước vào năm đó.
Ngày nay, nhà nguyện trống rỗng khi Cha Scalese trở về Ý sau khi Taliban nắm quyền. Đến Rôma vào ngày 25 tháng 8, ngài mang theo một số nữ tu Thừa sai Bác ái và 14 trẻ em khuyết tật được các chị chăm sóc.
Trong một cuộc phỏng vấn qua email với CNA, Scalese đã phác thảo tình hình ở Afghanistan và chia sẻ hy vọng về một tương lai mà mọi người đều có thể thực hiện quyền tự do ngôn luận.
Ngài nói: “Tôi hy vọng rằng, càng sớm càng tốt, chúng ta có thể trở lại tình trạng bình thường - nghĩa là hòa bình, ổn định, an ninh - và do đó, nhân viên nước ngoài có thể trở về và cũng có thể sống đức tin của họ mà không bị giới hạn. Chúng tôi không quan tâm ai là người trong chính phủ: chỉ cần không có trở ngại nào được đặt ra đối với tự do tôn giáo là đủ”.
Source:Catholic News Agency
4. Tiết lộ của Hà Lan về Omicron gây ngỡ ngàng
Hà Lan cho biết biến thể Omicron đã có mặt ở nước này sớm hơn những gì người ta nghĩ trước đây
Các quan chức y tế Hà Lan cho biết biến thể Covid-19 Omicron đã có mặt ở Hà Lan một tuần trước khi hai chuyến bay đến từ Nam Phi mang theo vi rút. Tiết lộ này của các quan chức y tế Hà Lan gây kinh hoàng cho nhiều quốc gia trên thế giới.
Viện Sức khỏe Cộng đồng và Môi trường Quốc gia của Hà Lan cho biết biến thể Omicron đã được xác nhận trong hai mẫu thử nghiệm được lấy vào ngày 19 tháng 11 và ngày 23 tháng 11.
Các nhà chức trách Hà Lan trước đó tin rằng những trường hợp đầu tiên của biến thể Omicron đã xâm nhập vào quốc gia này hôm 26 tháng 11 sau khi 14 hành khách trên các chuyến bay từ Johannesburg và Capetown có kết quả xét nghiệm dương tính.
Tuy nhiên, nhà vi rút học Chantal Reusken nói với đài truyền hình quốc gia NOS rằng một trong 14 người “có thể đã nhiễm vi rút ở chính Hà Lan. Còn chính xác như thế nào thì vẫn đang được điều tra”. Như thế là Hà Lan lây cho Nam Phi chứ không phải ngược lại.
Ít nhất 70 quốc gia, trong số đó có Hoa Kỳ, đã áp đặt các hạn chế đi lại từ một số quốc gia Phi Châu sau khi Omicron lần đầu tiên được các nhà khoa học Nam Phi xác định.
Omicron, còn được gọi là B.1.1.529, có số lượng đột biến cao bất thường, làm dấy lên lo ngại rằng nó có thể vô hiệu hóa các loại vắc xin và kéo dài đại dịch.
Hai trường hợp mới được phát hiện ở Hà Lan nâng tổng số trường hợp Omicron được xác nhận ở nước này lên 16 trường hợp. Cho đến nay, đã có ít nhất 20 quốc gia và vùng lãnh thổ xác nhận có biến thể Omicron, trong đó mới nhất là Brazil.
Trước tiết lộ mới nhất của Hà Lan, nhiều chuyên gia y tế cho rằng các hạn chế đi lại hiện nay chỉ có thể làm chậm sự ra đời của một loại virus hoặc biến thể mới trong vài tuần.
Tổ chức Y tế Thế giới đã nhiều lần bày tỏ lo ngại rằng lệnh cấm đi lại làm tổn thương các nền kinh tế và không khuyến khích các quốc gia thẳng thắn trong việc báo cáo các loại virus hoặc biến thể mới.
Hôm thứ Ba, WHO một lần nữa kêu gọi các quốc gia tránh thực hiện lệnh các lệnh cấm du lịch thiếu suy nghĩ, và nói rằng các lệnh cấm như thế không “ngăn chặn sự lây lan quốc tế” và “tạo gánh nặng cho cuộc sống và sinh kế”.
Phản ứng trước các diễn biến mới nhất này các giám mục Công Giáo ở Hà Lan đã quyết định hủy bỏ các Thánh lễ Nửa đêm Giáng sinh một lần nữa trong năm nay như một biện pháp phòng ngừa để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19.
Hôm thứ Tư, 1 tháng 12, các giám mục Hà Lan đã thông báo rằng không có Thánh lễ, và cũng không có các sinh hoạt giáo xứ khác được phép diễn ra sau 5 giờ chiều. Tất cả các địa điểm công cộng của Giáo Hội được yêu cầu đóng cửa từ 5 giờ chiều đến 5 giờ sáng theo các biện pháp mới của chính phủ kéo dài đến ít nhất là ngày 19 tháng 12.
Trang web của Hội đồng Giám mục Hà Lan giải thích rằng quyết định được đưa ra nhằm ngăn chặn các cuộc tụ tập lớn cho các Thánh lễ buổi tối vào đêm Giáng sinh. Thông báo nói thêm rằng rất khó để duy trì sự thông gió tốt trong các thánh lễ buổi tối.
Source:CNN