Ngày 30-11-2014
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha Phanxicô viếng thăm Thổ Nhĩ Kỳ: ngày thứ 2
G. Trần Đức Anh OP, Linh Tiến Khải
09:38 30/11/2014
ISTANBUL. Trong ngày thứ hai viếng thăm Thổ Nhĩ Kỳ, ĐTC Phanxicô đã dành buổi sáng để viếng Đền thờ Hồi giáo, Bảo tàng viện thánh Sophia, và buổi chiều để cử hành thánh lễ cho các tín hữu Công Giáo, trước khi tham dự buổi cầu nguyện đại kết với Đức Thượng Phụ Chính Thống Bartolomaios I.

ĐTC đã đáp máy bay từ thủ đô Ankara bay tới thành phố Istanbul, một thành phố cổ kính với gần 14 triệu dân, cách thủ đô Ankara 450 cây số về hướng tây bắc và là thành phố duy nhất trên thế giới ở hai bên bờ Á châu và Âu châu.

Khi đã đến phi trường Istanbul, ngài được ông thị trưởng cùng với chính quyền và đặc biệt là Đức Thượng Phụ Bartolomaios tiếp đón. Liền đó ngài được hướng dẫn đi viếng Đền thờ Xanh của Hồi giáo cách đó 30 cây số.

Viếng Đền thờ Xanh

Tên chính thức của giáo đường này là ”Đền thờ Sultan Ahmet”. Đây là một trong những Đền thờ quan trọng nhất của Hồi giáo ở Istanbul được vua Ahmet I xây cất cách đây 400 năm (1609-1617) để làm nơi thờ phượng quan trọng nhất trong Đế quốc Ottoman. Thường thường các Đền thờ Hồi giáo chỉ có 4 tháp, nhưng Đền thờ này là nơi duy nhất có 6 tháp, và chỉ thua Đền thờ Ka'ba ở thánh địa La Mecca bên Arập Sauđi có 7 tháp.

Tại cửa Đền thờ, ĐTC đã được vị Đại Mufti và một Imam hướng dẫn. Tôn trọng tập tục của Hồi giáo, ĐTC cũng cởi giầy trước khi bước vào Đền thờ. Trong cuộc viếng thăm ngài cũng có một lúc thờ lạy Chúa trong thinh lặng.

Thăm Bảo tàng viện thánh Sophia

Tiếp đến ĐTC đã tới Bảo tàng viện thánh Sophia chỉ cách đó 1 cây số. Bên ngoài có hàng trăm tín hữu và dân chúng đứng chào ngài. Đây là lần đầu tiên trong cuộc viếng thăm Thổ Nhĩ kỳ có dân chúng như vậy. Họ mang những biểu ngữ và hô ”hoan hô ĐGH” khi ngài đến trước cửa Bảo tàng viện.

Nơi đây xưa kia là Vương cung thánh đường dâng kính Thiên Chúa là Đấng Khôn Ngoan, được hoàng đế Constantino xây cất năm 360 tại nơi trước đó là đền thờ của dân ngoại. Thánh đường hai lần bị hỏa hoạn phá hủy vào năm 404 và năm 532, nên hoàng đế Giustiniano đã cho xây lại để biến thành ”Vương cung thánh đường nguy nga nhất từ tạo thiên lập địa”. Hoàng đế ra lệnh thu thập trong các dinh của đế quốc những vật liệu quí giá và đá cẩm thạch đẹp nhất để xây thánh đường với 10 ngàn công nhân do 100 cai thợ điều khiển và đã hoàn thành sau gần 6 năm trời. Trong ngày khánh thành, hoàng đế Giustiniano đã thốt lên: ”Hỡi vua Salomon, tôi đã qua mặt ngài rồi!”.

Khi thành Constantinople bị Đạo binh thánh giá chiếm hồi năm 1204, Đền thờ thánh Sofia bị cướp mất những đồ trang trí quí giá, và 250 năm sau đó, khi thành này bị rơi vào tay đế quốc Ottoman, vua Mohammed II đã ra lệnh biến nhà thờ này thành Đền thờ Hồi giáo. Từ năm 1935, do lệnh của tổng thống Ataturk, Đền thờ thánh Sophia được biến thành bảo tàng viện.

ĐTC Phanxicô là vị Giáo Hoàng thứ 4 đến viếng thăm Bảo tàng viện này, lần chót là ĐGH Biển Đức 16 hồi tháng 11 năm 2006.

Khi đến Bảo tàng viện, ĐTC đã được ông tổng giám đốc tiếp đón và hướng dẫn trong cuộc viếng thăm dài nửa tiếng đồng hồ tại cựu thánh đường hùng vĩ và tráng lệ này.

Thánh lễ Công Giáo

Lúc gần 4 giờ chiều, ĐTC đã đến Nhà Thờ chính tòa Chúa Thánh Linh của Giáo Hội Công Giáo ở địa phương để cử hành thánh lễ Công Giáo đầu tiên và duy nhất cho các tín hữu trong cuộc viếng thăm tại quốc gia này. Hàng trăm tín hữu nồng nhiệt chào đón ĐTC tại khuôn viên thánh đường.

Nhà thờ chính tòa Chúa Thánh Linh bắt đầu được dùng làm nơi thờ phượng từ gần 170 năm nay (1846). Tại bàn thờ thánh đường này có đặt thánh tích của một số vị thánh như thánh Linô, Giáo Hoàng tử đạo liền sau thánh Phêrô (67-69). Trong dịp lễ kính Gioan Kim Khẩu, bổn mạng của hạt đại diện Tông tòa Constantinople, ĐGH Lêo 13 đã tặng cho Nhà thờ chính tòa này hài cốt thánh Linô. Tại khuôn viên Nhà thờ chính tòa có tượng ĐGH Biển Đức 15 do người Thổ Nhĩ Kỳ dựng lên hồi năm 1919, khi ngài còn sống, để cám ơn nỗ lực của ĐGH bênh vực các nạn nhân Thổ Nhĩ Kỳ trong thế chiến thứ nhất. Ở bệ tượng có ghi hàng chữ: ”Kính tặng vị Đại Giáo Hoàng trong thảm trạng thế chiến, Đức Biển Đức 15, ân nhân của các dân tộc, không phân biệt quốc tịch, chủng tộc hoặc tôn giáo, như dấu chỉ biết ơn, Đông Phương”. Nhà Thờ này có thể chứa được 550 người.

Thánh lễ ĐTC cử hành mang sắc thái liên nghi lễ, bằng tiếng la tinh, nhưng cũng có những lời cầu nguyện bằng tiếng Arméni, Thổ Nhĩ Kỳ, Aramaico của nghi lễ Canđê, Siriac-Thổ nhĩ kỳ, tiếng Ý, Pháp, Anh và Tây Ban nha. Đồng tế với ĐTC có khoảng 50 linh mục, trước sự hiện diện của các tu sĩ nam nữ và giáo dân.

Đặc biệt Đức Thượng Phụ Chính Thống Bartolomaios I, Giáo Chủ Chính Thống Constantinople, Đức Thượng Phụ Ignace III Younan của Công Giáo Siria, và một số vị lãnh đạo khác của Kitô giáo như Tin Lành, Arméni Tông Truyền, cũng có mặt tại buổi lễ.

Bài giảng của ĐTC

Trong bài giảng ĐTC đã diễn giải về vai trò của Chúa Thánh Linh trong đời sống của Giáo Hội và các tín hữu:

Chúa Thánh Linh là linh hồn của Giáo Hội. Ngài ban sự sống, khơi dậy các đoàn sủng khác nhau làm cho Dân Chúa được phong phú và nhất là Ngài kiến tạo sự hiệp nhất giữa các tín hữu: từ nhiều người, Chúa biến họ thành một thân thể duy nhất, thân mình của Chúa Kitô. Toàn thể cuộc sống và sứ mạng của Giáo Hội tùy thuộc Chúa Thánh Linh; Ngài thực hiện mọi sự.

Như thánh Phaolô đã nhắc nhở chúng ta trong bài đọc thứ I hôm nay, chính việc tuyên xưng đức tin chỉ có thể thực hiện nhờ Chúa Thánh Linh soi dẫn: ”Không ai có thể nói ”Đức Giêsu là Chúa!” nếu họ không được Chúa Thánh Linh tác động” (1 Cr 12,3b). Khi chúng ta cầu nguyện, chính là vì Chúa Thánh Linh khơi dậy kinh nguyện trong tâm hồn chúng ta. Khi chúng ta phá vỡ cái vòng ích kỷ của mình, chúng ta ra khỏi chính mình và đến với tha nhân để gặp gỡ họ, lắng nghe, giúp đỡ họ, chính là Chúa Thánh Linh thúc đẩy chúng ta....

Chúa Thánh Linh cũng khơi dậy những đoàn sủng khác nhau trong Giáo Hội; bề ngoài điều này có vẻ là tạo nên sự xáo trộn, nhưng trong thực tế, dưới sự hướng dẫn của Ngài, điều ấy tạo nên một sự phong phú vô biên, vì Thánh Linh là thần trí hiệp nhất, nhưng không có nghĩa đồng nhất. Chỉ Thánh Linh mới có thể khơi lên sự khác biệt, đa dạng, và đồng thời kiến tạo sự hiệp nhất. Khi chúng ta muốn tạo ra sự khác biệt và khép kín mình trong những cục bộ và độc quyền của mình, thì chúng ta gây ra chia rẽ; và khi chúng ta muốn thực thi sự hiệp nhất theo những kế hoạch con người, thì rốt cuộc chúng ta tạo nên sự đồng nhất. Trái lại nếu chúng ta để cho Chúa Thánh Linh hướng dẫn, thì sự phong phú, khác biệt, đa dạng không bao giờ trở thành xung đột, vì Chúa thúc đẩy chúng ta sống sự khác biệt trong tình hiệp thông của Giáo Hội.

ĐTC nói thêm rằng:

Nhiều chi thể và đoàn sủng có một nguyên lý hòa hợp trong Thần trí của Chúa Kitô, Đấng mà Chúa Cha đã và còn tiếp tục sai đến để thực hiện sự hiệp nhất nơi các tín hữu. Chúa Thánh Linh làm cho Giáo Hội được hiệp nhất: hiệp nhất trong đức tin, trong đức ái, trong sự hòa hợp nội tâm. Hội Thánh và các Giáo Hội được mời gọi để cho Chúa Thánh Linh hướng dẫn, đặt mình trong thái độ cởi mở, ngoan ngoãn và vâng phục.

Đây là một viễn tượng hy vọng, nhưng đồng thời cũng là viễn tượng cơ cực, vì trong chúng ta luôn có cám dỗ chống lại Chúa Thánh Linh.. Ở lại trong tình trạng tĩnh và bất động thì dễ dàng và thoải mái hơn. Trong thực tế, Giáo Hội tỏ ra trung thành với Chúa Thánh Linh theo mức độ Giáo Hội không chủ trương điều hành và đòi Thánh Linh phải chiều theo ý mình. Và các tín hữu Kitô chúng ta trở thành những môn đệ chân chính, môn đệ thừa sai, có khả năng đánh động lương tâm, nếu chúng ta từ bỏ thái độ tự vệ và để cho mình được Thánh Linh hướng dẫn. Ngài chính là sự tươi mát, là óc sáng tạo và mới mẻ.

Thái độ tự vệ của chúng ta có thể được biểu lộ qua sự bám víu thái quá vào những ý tưởng, sức mạnh của mình, và thế là chúng ta rơi vào chủ thuyết tự cứu độ bằng sức riêng của mình, hoặc thái độ tham vọng và háo danh. Những thái độ tự vệ như thế ngăn cản không cho chúng ta hiểu rõ tha nhân và chân thành cởi mở đối với với họ. Nhưng Giáo Hội xuất phát từ lễ Hiện Xuống, được giao phó lửa của Thánh Linh, Đấng không làm đầy tâm trí bằng những ý tưởng, nhưng thiêu đốt tâm hồn; Giáo Hội được luồng gió của Thánh Linh thổi vào, luồng gió không thông truyền quyền lực, nhưng làm cho Giáo Hội có khả năng phục vụ trong yêu thương, một ngôn ngữ mà ai cũng có thể hiểu được.

Và ĐTC kết luận rằng: trong hành trình đức tin và đời sống huynh đệ của chúng ta, hễ chúng ta càng khiêm tốn để cho Thánh Linh của Chúa hướng dẫn, thì chúng ta càng vượt thắng được những hiểu lầm, chia rẽ và những tranh luận, chúng ta sẽ là dấu chỉ đáng tin cậy về sự hiệp nhất và an bình.

Cuối thánh lễ, Đức Cha Pelatre dòng Đa Minh, Đại diện Tông Tòa Istanbul của Công Giáo la tinh đã đại diện mọi người chào mừng và cám ơn ĐTC. Ngài nhắc đến cuộc viếng thăm của các vị Giáo Hoàng trước đây tại thánh đường này, đặc biệt là Đức Gioan 23 khi còn làm Khâm Sứ Tòa Thánh tại Thổ nhĩ kỳ. Cộng đoàn Công Giáo địa phương đã vui mừng vì lễ phong hiển thánh cho Người và đã tổ chức nhiều sinh hoạt, trong đó có cả buổi thuyết trình của Đức Thượng Phụ Chính thống Bartolomaios.

ĐTC đã tặng cho Nhà Thờ chính tòa một chén lễ bằng bạc và một áo lễ.

Cầu nguyện đại kết

Sau thánh lễ Đức Thánh Cha đã đi xe tới Toà Thượng Phụ Phanar cách đó 5 cây số để tham dự buổi cầu nguyện đại kết và hội kiến riêng vời Đức Thượng Phụ Barlolomaios I.

Giáo Hội Chính Thống có khoảng 300 triệu tín hữu, đa số sống bên Đông và Bắc Âu, dọc theo các bờ biển đông bắc Địa Trung Hải và vùng Trung Đông, làm thành nhiều Giáo Hội Thượng Phụ tự trị khác nhau, nhưng liên kết với nhau trong tinh thần đức tin. Từ ”chính thống” được các kitô hữu sử dụng lần đầu tiên vào thế kỷ thứ IV để phân biệt giáo lý chính truyền với các giáo lý không chính truyền. Từ chính thống cũng ám chỉ vài Giáo Hội Đông phương tự tách rời vào thế kỷ thứ V sau cuộc tranh luận liên quan tới thiên tính của Chúa Kitô. Các Giáo Hội Chính Thống được hướng dẫn bởi một Thượng Phụ là tước hiệu của năm Giáo Hội đầu tiên là: Roma, Costantinopoli,

Alessandria, Antiokia và Giêrusalem, được chính thức thừa nhận dưới thời hoàng đế Giustiniano (527-565). Tước hiệu này được ban cho Tổng Giám Mục Matscơva vào thế kỷ XVI, các Tổng Giám Mục Serbia và Bulgaria vào đầu thế kỷ XX và thủ lãnh của Giáo Hội Rumania vào giữa thế kỷ XX, trong khi thủ lãnh Giáo Hội Giorgia được gọi là Thượng Phụ Catolicos. Sau cùng Giáo Hội Armeni Tông Truyền được lãnh đạo bởi một vị Catolicos. Hàng giáo phẩm chính thống gồm ba chức cổ xưa là phó tế, linh mục và giám mục.

Tòa Thượng Phụ Đại Kết là trung tâm cao nhất của Giáo Hội Chính Thống trên toàn thế giới. Đức Thượng Phụ Đại Kết là ”vị đầu tiên trong các vị bằng nhau” so sánh với các Thượng Phụ khác của Chính Thống giáo và quyền tối thượng của Costantinopoli diễn tả sự hiệp nhất của Chính Thống giáo và phối hợp các hoạt động của Chính Thống giáo. Tòa Thượng Phụ bao gồm Istanbul và bốn giáo phận khác tại Thổ Nhĩ Kỳ là Núi Athos, Creta Patmos và các đảo Dodecanneso và các giáo phận Trung Âu, Tây phương, Mỹ châu, Pakistan và Nhật bổn. Sau cùng là các vùng không trực tiếp thuộc quyền của các Thượng Phụ chính thống khác.

Từ bao thế kỷ qua trụ sở Tòa Thượng Phụ nằm cạnh nhà thờ Thánh Sophia. Sau khi thành Costantinopoli bị thất thủ vào tay người Hồi năm 1453, tòa Thượng Phụ được dời về khu phố Phanar từ năm 1601 cho tới nay.

Buổi phụng vụ đại kết đã diễn ra lúc sau 6 giờ chiều giờ địa phương. Ca đoàn hát thánh ca dẫn nhập trong khi Đức Thánh Cha và Đức Thượng Phu tiến vào nhà thờ. Bài đọc trích từ chương 8 sách ngôn sứ Dacaria miêu tả viễn ảnh ơn cứu độ thời Đấng Cứu Thế.

Ngỏ lời chào Đức Thánh Cha Đức Thượng Phụ nói chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha bắc một cây cầu biểu tượng nối liền Đông Tây và diễn tả tình yêu thương của Đấng chủ sự tình bác ái đối với người em, người đầu tiên đựơc Chúa gọi. Nó cũng tiếp nối các chuyến viếng thăm của các vị tiền nhiệm nhằm tái lập sự hiệp nhất trọn vẹn giữa các Giáo Hội. Nó là một sự kiện lịch sử chứa đựng nhiều cầu mong cho tương lai.

Từ bao thế kỷ nay đây là nơi các Thượng Phụ Đại Kết đã cử hành mầu nhiệm Thánh Thể và là nơi các vi tiền nhiệm đã sống, trong số đó có thánh Gregorio Thần học gia, thánh Gioan Kim Khẩu cũng như thánh tích của thánh Basilio Cả, thánh nữ Eufemia tử đạo và các vị thánh khác. Năm nay Toà Thượng Phụ Costantinopoli kỷ niệm 10 năm biến cố Giáo Hội Roma trả lại các thánh tích cho Giáo Hội Costantinopoli. Xin các thánh giáo phụ bầu cử cho các Giáo Hội của chúng ta mau được hiệp nhất như Chúa Kitô mong mỏi.

Tiếp lời Đức Thượng Phụ Đức Thánh Cha biết ơn Đức Thượng Phụ cho phép ngài đến đây để cùng cầu nguyện với Đức Thượng Phụ và Giáo Hội Costantinopoli trong khi chờ đợi cử hành lễ kính thánh Anrê Tông Đồ. Qua lời ngôn sứ Dacaria, trong buổi cầu nguyện chiều nay Chúa lai cho chúng ta nền tảng của thái độ hướng tới ngày mai là lời hứa của Ngài, tảng đá vững vàng trên đó chúng ta có thể tiến bước với niềm vui và hy vọng: ”Này đây Ta cứu thoát dân Ta từ Đông và từ Tây ... trong trung tín và công lý” (Dc 8,7-8). Vâng, thưa người anh em Bartolomeo đáng kính và thân mến, trong khi tôi cảm ơn vì sự tiếp đón nồng hậu của người, tôi cảm thấy niềm vui lớn hơn nửa vì suối nguồn ở một nơi khác, nó không phải nơi sự dấn thân và các sức mạnh của chúng ta, nhưng nơi sự tín thác chung nơi sự trung tín của Thiên Chúa, là Đấng đặt nền cho việc tái thiết đền thánh Người là Giáo Hội. Đó là hạt giống của hòa bình hạt giống của niềm vui, mà thế giới không thể trao ban, nhưng Chúa Giêsu đã hứa với các môn đệ mà Đấng Phục Sinh đã ban cho họ trong quyền năng của Chúa Thánh Thần.

Hai thánh Anrê và Phêrô đã lắng nghe lời hứa và nhận được ơn đó. Họ là hai anh em trong máu huyết, nhưng cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô đã biến họ thành anh em trong đức tin và đức mến. Trong buổi chiều tươi vui này, trong lời cầu nguyện canh thức này nhất là tôi muốn nói lên điều này: là anh em trong niềm hy vọng. Thật là một ơn có thể là anh em trong niềm hy vọng của Chúa Phục sinh và thật là một trách nhiệm có thể cùng nhau bước đi trong niềm hy vọng ấy và được hai anh em thánh Anrê và Phêrô nâng đỡ!. Và biết rằng niềm hy vọng này không gây thất vọng bởi vì nó được dựa trên lòng trung thánh của Thiên Chúa chứ không phải dựa trên chúng ta và trên các sức nghèo nàn của chúng ta! Với niềm hy vọng tươi vui này tràn đầy lòng biết ơn và chờ đợi, tôi xin gửi tới Đức Thượng Phụ và mọi người hiện diện và Giáo Hội Costantinopoli lời chào thân ái huynh đệ và lời mừng lễ Thánh Bổn Mạng tươi vui.

Tiếp đến cả hai vị cùng đọc Kinh Lậy Cha bằng tiếng Latinh. Đức Thánh Cha ban phép lành bằng tiếng Latinh. Đức Thượng Phụ ban phép lành bằng tiếng Hy lạp.

Hội kiến

Sau buổi phụng vụ đại kết Đức Thánh Cha và Đức Thượng Phụ đã lên lầu hai Tòa Thượng Phụ để hội kiến riêng với nhau. Tiếp đến hai bên đã trao đổi quà tăng. Đức Thánh Cha đã tặng Đức Thượng Phụ một bức khảm đá mầu hình Chúa Kitô thuộc thế kỷ thứ IX, lấy từ mộ của thánh Phêrô, dưới bàn thờ tuyên xưng đức tin.

Lúc sau 7 giờ chiều Đức Thánh Cha đã rời Tòa Thượng Phụ để trở lại tòa đại điện Tòa Thánh ở Istanbul nằm cách đó 5 cây số để dùng bữa tối kết thúc ngày thứ hai viếng thăm Thổ Nhĩ Kỳ.
 
Tường thuật ngày thứ ba chuyến Đức Thánh Cha Phanxicô viếng thăm Thổ Nhĩ Kỳ
Linh Tiến Khải
14:31 30/11/2014
Sáng Chúa Nhật 30 tháng 11 hôm qua Đức Thánh Cha đã chỉ có ba sinh hoạt :đó là cuộc gặp gỡ Đại Rabbi Thổ Nhĩ Kỳ Isak Hadeva, tham dự Thánh lễ kính thánh Anrê Tông Đồ, Bổn Mạng Giáo Hội Chính Thống, trong nhà thờ thánh Giorgio của Tòa Thượng Phụ Costantinopoli và gặp gỡ các bạn trẻ di cư trong vườn tru sở đại diện Tòa Thánh. Sau đây là chi tiết các sinh hoạt của Đức Thánh Cha.

Lúc 7 giờ rưỡi sáng Đức Thánh Cha đã dâng thánh lễ riêng tại trụ sở đại diện Tòa Thánh tại Istanbul. Sau đó lúc 9 giờ Đức Thánh Cha đã tiếp kiến Đại Rabbi Thổ Nhĩ Kỳ Isak Hadeva. Đại Rabbi Hadeva đã được bầu làm ”Hashambashi” vào tháng 12 năm 2002. Tước hiệu ”Hahambashi” gồm từ Thổ ”thủ lãnh” và từ do thái ”khôn ngoan”. Biến cố người Do thái sang sinh sống tại Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu từ thời tòa án dị giáo bên Tây Ban Nha năm 1492. Vào đầu thế kỷ XIX người số người Do thái tại Thổ Nhĩ Kỳ được 100 ngàn. Nhưng với các cuộc di cư sang Mỹ và sang Israel con số này giảm sút rất nhiều. Hiện nay cộng đoàn do thái tại Thổ Nhĩ Kỳ chỉ bao gồm 25 ngàn người và là cộng đoàn do thái lớn thứ hai trong một nước hồi giáo, sau cộng đoàn do thái bên Iran. Đa số tín hữu do thái sống tại Istanbul, nhưng cũng có một số sống tại Izmir. Đại Rabbi Isak Hadeva đã gặp Đức Thánh Cha Biển Đức XVI trong trụ sở Tòa Thánh ở Istanbul hồi năm 2006.

Sau khi tiếp vị đại Rabbi Isak Hadeva Đức Thánh Cha đi xe tới Tòa Thượng Phụ Đại Kết nằm cách đó 5 cây số để tham dự thánh lễ kính Thánh Anrê Tông Đồ, Bổn Mạng Giáo Hội Chính thống Costantinopoli, do Đức Thượng Phụ Bartolomaios I chủ sử trong nhà thờ thánh Giorgio.

Nhà thờ thánh Giorgio tọa lạc ngay bên cạnh Tòa Thượng Phụ đã có từ năm 1720 nhưng không có mái tròn, theo lệnh của nhà nước Thổ kể từ năm 1453 khi thành phố bị đế quốc Ottoman đánh chiếm, vì chỉ có các đền thờ hồi giáo mới có quyền có các tháp theo truyền thống hồi. Nhà thờ có giá trị nghệ thuật tông giáo rất lớn. Ngai của Đức Thượng Phụ được chạm trổ bằng ngà thuộc thời Bisantin sau này. Nhà thờ cất giữ một số thánh tích của vài thánh nữ được tôn kình nhất trong thành Costantinopoli cổ xưa như thánh Eufemia vùng Calcedonia. Nhà thờ cũng cất giữ một phần xương các thánh Gregorio Thần học gia và thánh Gioan Kim Khẩu, được giao trả cho Đức Thượng Phụ Bartolomaios I ngày 27 tháng 11 năm 2004.

Phụng vụ kính thánh Anrê Tông Đồ đã bắt đầu lúc 9 giờ rưỡi sáng. Phụng vụ giữ một vai trò rất quan trọng trong đời sống Giáo Hội chính thống, vì nó diễn tả thần học. Chính nhờ thần học trong phụng vụ mà Giáo Hội chính thống sống còn và duy trì được căn tính của mình giữa bao nghịch cảnh lịch sử, như dưới thời đế quốc Ottoman kéo dài từ năm 1453 cho tới năm 1921. Phụng vụ thánh bisantin chung cho tất cả mọi Giáo Hội theo truyền thống bisantin, chính thống cũng như Công Giáo của Hy lạp, và vùng Trung Đông, Đông Âu và Nam Italia. Cũng giống như việc cử hành của các Giáo Hội Đông Phương, việc cử hành Phụng Vụ Bisantin hướng về phía Đông, là phía mặt trời mọc, biểu tượng cho Chúa Kitô. Vị linh mục chủ tế và tín hữu hướng về phía Đông, nơi một ngày kia Chúa Kitô sẽ tới trong vinh quang của Người. Thánh phụng vụ bissantin gồm ba phần: việc chuẩn bị của linh mục, bánh rượu; phụng vụ của các Tân tòng tức phụng vụ Lời Chúa, và phụng vụ của các tín hữu.

Đức Thánh Cha đã được Đức Thượng Phụ Bartolomaios I tiếp đón và đưa vào bên trong nhà thờ. Bài đọc một trích từ thư thứ I thánh Phaolô gửi tín hữu Côrintô chương 4 câu 9 tới 16 đề cập tới các gian nan khốn khó và khổ đau mà thánh Phaolô và các cộng sự viên của mgài phải chịu vì Đức Kitô. Phúc Âm là trình thuật chương 1 thánh Gioan kể lại ơn gọi của Gioan và Anrê. Anrê giới thiệu anh mình là Phêrô với Chúa Giêsu. Thánh lễ đã được cử hành bằng tiếng Hy lap.

Đức Thánh Cha đã đọc Kinh Lậy Cha bằng tiếng Latinh. Vào cuối buổi cử hành phụng vụ Đức Thượng Phụ đã đọc diễn văn bằng tiếng Hy Lạp. Ngài nói:Thưa Người Anh em rất thánh và rất yêu mến trong Chúa Kitô, Phanxicô, Giám Mục của Roma Cổ Xưa. Chúng tôi vinh danh và chúc tụng Thiên Chúa Ba Ngôi đã khiến cho chúng tôi có được niềm vui vì sự hiện diện của Đức Thánh Cha năm nay trong dịp lễ kính nhớ Thánh Anrê Tông Đồ, Vị Đầu Tiên Được Gọi, Người thành lập Giáo Hội chúng tôi. Với tình yêu sâu xa và vinh dự lớn lao chúng tôi ôm hôn Đức Thánh Cha và trao ban nụ hôn của hòa bình và tình yêu: ”Ân sủng và bình an của Thiên Chúa Cha chúng ta và của Chúa Giêsu Kitô ở cùng Ngài” (Rm 1,7). ”Thật thế, tình yêu của Chúa Kitô thôi thúc chúng ta” (2 Cr 14-15).

Đức Thượng Phụ đã nhắc tới cuộc gặp gỡ của hai người mới đậy tại Giêrsuralem, nhân kỷ niệm 50 năm cuộc gặp gỡ của Đức Athenagoras và Đức Gioan Phaolô VI tại Thánh Địa. Chính nhờ cuộc gặp gỡ ấy mà dòng lịch sử đã đôi hướng, các con đường song song, và đôi khi đối nghịch nhau, của các Giáo Hội chúng ta đã gặp nhau trong ước mơ chung tìm lại sự hiệp nhất đã đánh mất, tình yêu nguội lạnh đã được thắp sáng lên và ý chí làm tất cả những gì có thể để sự hiệp thông trong đức tin và Chén Thánh chung được tái mạnh mẽ. Từ đó mở ra con đường tiến về Emmaus, dài và đôi khi cam go, có Chúa vô hình đồng hành và tự mạc khải cho chúng ta ”trong việc bẻ bánh” (Lc 24,25). Tất cả các người kế vị các vị hướng đạo được linh hứng đó đã đi trên con đường này, bằng cách thành lập, chúc lành và nâng đỡ cuộc đối thoại của tình yêu và sự thật giữa các Giáo Hội chúng ta, nhằm cất đi các chướng ngại chồng chất suốt một ngàn năm trong các tương quan giữa chúng ta, cuộc đối thoại giữa các anh em, chứ không phải một thời giữa các đối thủ, với sự chân thành, bằng cách phân phát lời chân lý, nhưng cũng tôn trong nhau như anh em.

Tiếp đến Đức Thượng Phụ nhắc tới truyền thống tốt lành đã có từ nhiều thập niên qua: đó là sự kiện hai Giáo Hội gửi các phái đoàn tham dự lễ Bổn Mạng của nhau tại Costantinopoli và Roma. Niềm tin chung nơi Đức Giêsu Kitô Cứu Thế đã được sống bởi các Nghị Phụ của hai Giáo Hội, tụ họp lại từ đông phương và tây phương trong các Công Đồng Chung, để lại như gia tài cho các Giáo Hội của chúng ta như là nền tảng không thể sụp đổ của sự hiệp nhất. Niềm tin mà chớng ta đã cùng nhau duy trì bên đông phương và bện tây phương đó trong một ngàn năm, chúng ta lại tái được mời gọi đặt làm nền tảng của sự hiệp nhất. Với thánh PhaolÔ chúng ta hãy vượt qua ”bằng cách quên đi những gì ở đàng sau và hướng tới những gì ở phía trước” (Pl 3,14)... Bởi vì sư trung thành của chúng ta với qúa khứ có ích gì, nếu nó không có nghĩa gì đối với tương lai? Khoe khoang những gì chúng ta đã nhận lãnh có ích gì, nếu tất cả những điều đó không được thể hiện ra trong cuộc sống đối với con người và thế giới ngày nay và ngày mai? ”Chúa Kitô vẫn luôn là một, hôm qua hộm nay và như vậy mãi mãi đến muốn đời” (Dt 13,8-9) Và Giáo Hội của Người đươc mời gọi có cái nhìn không phải hướng tới hôm qua, nhưng hướng tới hôm nay và ngày mai. Giáo Hội hiện hữu cho thế giới và con người chứ không phải cho chính mình. Nhưng khi nhìn vào hôm nay chúng ta không thể không lo âu cho ngày mai. ”Các trận chiến từ bên ngoài, lo sợ ở bên trong” (2 Cr 7,6). Nhận xét của Tông Đồ Phaolô cũng hoàn toàn có giá trị đối với chúng ta ngày nay. Bởi vì trong suốt thời gian chúng ta dấn thân trong các cuộc tranh cãi, thế giới sống nỗi sợ hãi sống còn và âu lo cho ngày mai. Làm sao nhân loại ngày nay bị xâu xé bởi các chia rẽ, xung đột và thù nghịch, đôi khi nhân danh Thiên Chúa, có thể sống sòn? Sự giầu có của trái đất sẽ được phân chia cách đồng đều ra sao để ngay mai nhân loại không sống kiếp nô lệ tồi tệ hơn? Các thế hệ mai sau sẽ tìm thấy hành tinh nào để ở, khi con người thời nay tham lam tàn phá nó không thương tiếc, và không thể sửa chữa được? Nhiều người ngày nay đăt hy vọng nơi khoa học. Những người khác hy vọng nơi chính trị, người khác nữa hy vọng nơi kỹ htuật. Nhưng không có ai có thể bảo đảm cho tương lai, nếu con ngưới khộng tiếp nhận sứ điệp của sự hòa giải, của tình yêu thương và của công lý, sứ điệp chấp nhận tha nhân, chấp nhận sự khác biệt, chấp nhận cả kẻ thù nữa. Giáo Hội Chúa Kitô là người đầu tiên đã giảng dậy gà sống sứ điệp đó có bổn phận áp dụng trước hết cho chính mình ”để thế giới tin” (Ga 17,12). Chính vì thế thôi thúc hơn bao giờ hết con đường tiến về hiệp nhất giữa những người kêu cầu danh của Đấng Vĩ Đại tạo dựng hòa bình. Chính vì thế trách nhiệm của kitô hữu chúng ta lớn hơn trước mặt Thiên Chúa, con người và Lịch sử.

Tiếp tục bài diễn văn Đức Thượng Phụ ca ngợi Đức Thánh Cha Phanxicô, tuy mới được bầu làm Thủ Lãnh Giáo Hội Roma nhưng đã giảng dậy với các diễn văn, nhưng nhất là với sự đơn sơ, khiếm tốn và tình yêu đối với mọi người. Ngài linh hứng sư tin cậy nơi những kẻ nghi ngờ, niềm hy vọng cho những kẻ thất vọng, sự chờ mong nơi những người trông đợi một Giáo Hội yêu thương tất cả mọi người. Và ngài cống hiến cho các anh em Chính thống niềm hy vọng trong thời ngài sự xích lại gần nhau giữa hai Giáo Hội cổ xưa sẽ tiếp tục được xây dựng trên các nền tảng vững chắc của truyền thống chung, đã luôn luôn tôn trong và thừa nhận trong thân mình Giáo Hội một quyền tối thượng của tình yêu, danh dự và phục vụ, trong khung cảnh của tính thượng hội đồng giám mục, để ”cùng một miệng và môt tim duy nhất” tuyên xưng Thiên Chúa Ba Ngôi và đổ đầy tình yêu của Người trên thế giới.

Kính thưa Đức Thánh Cha, hôm nay Giáo Hội Costantinopoli tiếp đón Ngài với tình yêu và danh dự, cũng như với sự thừa nhận sâu xa rằng mình mang trên vai một trách nhiệm đối vời hiện tại và tương lai. Với trách nhiệm đó chúng tôi đang cấp bách làm việc để chuẩn bị chu đáo cho Thánh Đại Công Nghị của Giáo Hội Chính Thống vào năm 2016. Chúng tôi xin lời cầu nguyện của Ngài cho sự thành công của nó. Rất tiếc sự bẻ gẫy ngàn năm hiệp thông thánh thể giữa các Giáo Hội chúng ta chưa cho phép việc triệu tập một Công Đồng Đại Kết, chúng ta hãy cầu nguyện để một khi sự hiệp thông trọn vẹn được tái lập, ngày trọng đại và quan trọng ấy không chậm đến. Cho tới nay chúng ta mới chỉ tham dự vào cuộc sống công nghị của nhau bằng cách gửi các quan sát viên, và chúng tôi cũng hy vọng có phái đoàn của Giáo Hội Công Giáo tham dự Thánh Đại Công Nghị sắp tới của chúng tôi. Các vấn đề mà lịch sử dấy lên trước các Giáo Hội bắt buộc chúng ta phải thắng vượt cuộc tranh cãi và cộng tác với nhau chặt chẽ chừng nào có thể để đương đầu với chúng. Sự hiệp nhất mà chúng ta cổ võ đã đươc hiện thực trong vài miền qua sự tử đạo. Vì thế chúng ta hãy cùng nhau giơ tay ra cho con người thời đại, bàn tay của một Đấng duy nhất có thể cứu nó qua Thập Giá và sự sống Lại của Người.

Đáp lới Đức Thượng Phụ Bartolomaios Đức Thánh Cha Phanxicô nói khi còn là Tổng Giám Mục Buenos Aires ngài đã nhiều lần tham dự lễ nghi phụng vụ của cộng đoàn chính thống, nhưng buổi cử hành kính thánh Anrê Tông Đồ, Người đầu tiên trong những kẻ đươc kêu gọi và là em của thánh Phêrô, Bổn Mạng Tòa Thượng Phụ Đại Kết trong nhà thờ thánh Giorgio là một ơn đặc biệt Chúa ban. Gặp gỡ nhau, nhìn vào mặt nhau, trao đổi vòng tay ôm hôn bình an, cầu nguyện cho nhau là các chiều kích nòng cốt của con đường tiến tới chỗ tái lập sự hiệp thông trọn vẹn mà chúng ta đang hướng tới. Tất cả những điều đó đồng hành với cuộc đối thoại thần học. Một cuộc gặp gỡ đích thật luôn luôn là một cuộc gặp gỡ giữa các bản vị con người với một tên gọi, một gương mặt một lịch sử, chứ không phải chỉ là một đối chiếu các tư tưởng. điều này đặc biệt đúng đối với các kitô hữu, vì đối với chúng ta chân lý là con người của Đức Giêsu Kitô. Gương của thánh Anrê Tông Đồ, cùng với một môn đệ khác tiếp nhận lời Thấy Chí Thánh mời gọi: ”Hãy đến và xem” và ”ngày hôm đó họ ở lại với Người” (Ga 1,39) cho chúng ta thấy rõ ràng là cuộc sống và việc loan báo kitô là một kinh nghiệm bản thân, một cuộc gặp gỡ biến đổi với Đấng yêu thương chúng ta và muốn cứu rỗi chúng ta. Tông Đồ Anrê đã găp anh mình là Phêrô báo cho ông biết mình đã gặp Đấng Cứu Thế và dẫn ông tới với Chúa Giêsu. Cuộc đối thoại giữa các kitô hữu cũng không thể tránh cái luận lý của cuộc gặp gỡ cá nhân đó.
Không phải vô tình mà con đường hòa giải và hòa bình giữa các tín hữu Công Giáo và chính thống đã được khai mào bởi một vòng tay ôm hôn giữa các vị tiền nhiệm đáng kính của chúng ta là Đức Athenagoras và Đức Phaolô VI tại Giêrusalem cách đây 50 năm. Đức Thánh Cha cũng nhắc tới kỷ niệm 50 năm công bố Đức lệnh của Công Đồng Chung Vaticăng II về hiệp nhất ”Unitatis redintegratio”, mở ra một con đường mới cho cuộc gặp gỡ giữa các tín hữu Công Giáo và các anh em của các Giáo Hội và cộng đoàn kitô khác.
Với Sắc lệnh này Giáo Hội Công Giáo thừa nhận rằng các Giáo Hội chính thống ”có các bí tích đích thật và nhất là nhờ sức mạnh của việc kế vị các Tông Đồ, Chức Linh Mục và bí tích Thánh Thể, qua đó vẫn còn hiệp nhất với chúng ta bởi các mối dây chặt chẽ” (UR 15). Tài liệu khẳng định rằng để trung thành giữ gìn truyền thống kitô tràn đầy và hoàn thành sự hòa giải giữa các tín hữu kitô đông phương và tây phương thật là rất quan trọng duy trì và nâng đỡ gia tài vô cùng phong phú của các Giáo Hội Đông Phương, không phải chỉ đối với các truyền thống phụng vụ và tinh thần, mà cả các luật lệ Giáo Hội đã được các nghị phụ các Công Đồng phê chuẩn để quy định cuộc sống của các Giáo Hội đó (UR 15-16).

Tiếp tục bài phát biểu Đức Thánh Cha nhấn mạnh viêc tôn trọng nguyên tắc này như điều kiện chính yếu và song phương nhằm tái lập sự hiệp thông trọn vẹn. Nó không có nghĩa là người này quy phục người khác, cũng không phải là sự thu hút, nhưng là tiếp nhận mọi ơn mà Thiên Chúa đã ban cho từng người để biểu lộ cho toàn thế giới mầu nhiệm cứu độ lớn lao mà Chúa Kitô đã thực hiện qua Chúa Thánh Thần. Và Đức Thánh Cha khẳng định như sau:

Tôi muốn bảo đảm với từng người trong anh em rằng, để đạt tới đích ước mong của sự hiệp nhất trọn vẹn, Giáo Hội Công Giáo không có ý áp đặt bất cứ đòi hỏi nào, nếu không phải lá đòi hỏi tuyên xưng đức tin chung, và rằng chúng tôi sẵn sàng, dưới ánh sáng giáo huấn của Thánh Kinh và kinh nghiệm của ngàn năm thứ nhất, cùng nhau tìm kiếm các mô thức, qua đó bảo đảm sự hiệp nhất cần thiết của Giáo Hội trong các hoàn cảnh hiện nay: điều duy nhất mà Giáo Hội Công Giáo ước mong và tôi tìm kiếm như là Giám Mục Roma, là ”Giáo Hội chủ sự trong tình bác ái”, đó là sự hiệp thông với các Giáo Hội chính thống. sự hiệp thông này đã luôn luôn là hoa trái của tình yêu thương, tình yêu thương huynh đệ diễn tả mối dây tinh thần và siêu việt hiệp nhất chúng ta như các môn đệ của Chúa. Tiềp đến Đức Thánh Cha đề cập đến các vấn đề của thế giới đòi hỏi các kitô hữu phải có câu trả lời chung. Trước tiên là tiếng kêu của dân nghèo. Trong thế giới ngày nay có qúa nhiều người sau khổ vì thiếu dinh dưỡng trầm trọng, vì nạn thất nghiệp gia tăng, vì số phần trăm người trẻ không có công ăn việc làm cao, vì hiện tượng gạt bỏ bên lề xã hội gia tăng, có thể dẩn đưa tới nạn tội phạm và cả việc tuyển chọn các người khủng bố. Người trẻ không chỉ xin chúng ta trợ giúp vật chất cần thiết trong biết bao nhiêu hoàn cảnh, nhưng nhất là họ xin chúng ta giúp họ bảo vệ phẩm giá là người của họ, làm sao để họ có thể tìm lại được nghị lực tinh thần để đứng dậy và tài trở thành các tác nhân lịch sử của họ. Ngoài ra họ còn xin chúng ta chiến đấu, dưới ánh sáng Tin Mừng, chống lại các lý do cơ cấu gây ra cảnh nghèo túng: sự bất bình đẳng, thiếu nột việc làm xứng đáng, thiều đất canh tác, thiếu nhà ở, sự khước từ các quyền xã hội và công ăn việc làm. Như là kitô hữu chúng ta đựợc mời gọi cùng nhau đánh bại sự toàn cầu hóa thờ ơ, ngày nay xem ra đang thống trị, và xây dựng một nền văn minh tình thương và liên đới mới.

Tiếng kêu thứ hai là của nạn nhân các vụ xung đột trong biết bao nhiểu phần đầt của thế giới này. Tiếng kêu này chúng ta nghe vang lên rất rõ từ đây, vì vài quốc gia lân cận đang phải sống trong một cuộc chiến tàn khốc và vô nhân. Quấy phá hòa bình của một dân tộc, phạm tội bạo hành hay cho phép mọi loại bạo lực, đặc biệt chống lai các người yếu đuối không được bênh đỡ, là một tội rất trầm trọng chống lại Thiên Chúa, vì nó có nghĩa là không tôn trọng hình ảnh của Thiên Chúa nơi con người. Tiếng kêu của các nạn nhân chiến tranh thúc đẩy tín hữu Công Giáo va chính thống tiến bước nhanh trên con đường hòa giải và hiệp thông.

Tiếng kêu thứ ba là tiếng kệu của giới trẻ. Rất tiếc ngày nay có biết bao người trẻ sống không hy vọng, thất bại vì không tin tưởng và chịu trận. Nhiều người bị ảnh hưởng bởi nền văn hóa thống trị, chỉ tìm niềm vui trong chiếm hữu của cải vật chất và thỏa mãn các xúc cảm nhất thời. Các thế hệ mới sẽ không bao giờ chiếm hữu được sự khôn ngoan đích thực và duy trì sống động niềm hy vọng, nếu chúng ta không có khả năng đánh giá và thông truyền cho họ một nền nhân bản đích thực, vọt lên Tin Mừng và kinh nghiệm ngàn đời của Giáo Hội. Chính các người trẻ - và tôi nghĩ tới đông đảo các bạn trẻ chính thống, Công Giáo và tin lành tham dự các cuộc hội họp quốc tế do cộng đoàn đại kết Taizé tổ chức - họ xin chúng ta tiến bước tới sự hiệp thông trọn vẹn. Và như thế không phải là họ không biết các khác biệt còn chia rẽ chúng ta, nhưng bởi vì họ biết nhìn xa hơn, họ có khả năng tiếp nhận điều nòng cốt đã hiệp nhất chúng ta. Chúng ta đã ở trên đường tiến về sự hiệp thông trọn vẹn và có thể sống các dấu chỉ hùng hồn pua một sự hiệp nhất thực sự... Và chúng ta chắc chắn rằng dọc dài con đường này chúng ta được nâng đỡ bởi sư bầu cử của Tông Đồ anrê và anh Người là Phêrô, được truyền thống coi là các người thành lập các Giáo Hội Costantinopoli và Roma. Chúng ta hãy khẩn nài Thiên Chúa ban cho ơn lớn lao của sự hiệp nhất trọn vẹn và đừng quên Cầu nguyện cho nhau.

Tiếp đến Đức Thánh Cha và Đức Thượng Phụ đã lên bao lơn Tòa Thượng Phụ và ban phép lanh cho tín hữu. Đức Thánh Cha ban phép lành bằng tiếng Latinh, Đửc Thương Phụ ban phép lành bằng tiếng Hy lạp. Rồi hai vị hôn nhau và nắm lấy tay nhau giơ lên chào tín hữu.

Hai vi đã ký vào tuyên ngôn chung khẳng định ước muốn tiếp tục cùng nhau tiến bước để vượt thắng các chướng ngại còn chia rẽ hai Giáo Hội, cũng cố các nỗ lực thăng tiến sự hiệp nhất giữa mọi kitô hữu, nhất là giữa các tín hữu Công Giáo và chính thống; ủng hộ cuộc đối thoai thần học của ủy ban quốc tế do Đức Dimitrios và Đức Gioan Phaolô II thành lập cách đây 35 năm tại Fanar. Ủy ban đang thảo luận các vấn đề khó khăn nhất chia rẽ hai Giáo Hội cần được chú ý đào sâu.

Hai vi cũng bầy tỏ lo âu đối với tình hình tại Irak, Siria và toàn vùng Trung Đông, ước mong hòa bình và ổn định cũng như muốn thăng tiến giải pháp cho các xung đột qua sự đối thoại và hòa giải. Hai vị kêu gọi tất cả các giới hữu trách đối với số phận của các dân tộc gia tăng dấn thân hoạt động để cho những người khổ đau, gồm cả các tín hữu kitô, được ở lại trong quê hương của họ. Không thể chấp nhận một Trung Đông không có các kitô hữu đã tuyên xưng danh Chúa Giêsu trong hai ngàn năm qua. Xem ra người ta đã đánh mất đi giá trị của sự sống con người, và con người không còn quan trọng bị sát tế cho các lợi lộc khác, trước sự thờ ơ của nhiều người. Một chi thể khổ đau thì toàn thân mình khổ đau. đó là luật của cuộc sống kitô, vì cũng có sự đại kết trong khổ đau nữa. Máu các vi tử đạo là hạt giống của sức mạnh và sự phong phú của Giáo Hội, việc chia sẻ các khổ đau thường ngày cũng là một dụng cụ hữu hiệu của sự hiệp nhất. Tình hình khủng khiếp của vùng Trung Đông đòi buộc lời cầu nguyện và sự dấn thân của cộng đoàn quốc tế, cũng như tình liên đới của tất cả mọi người thiện chí. Tuyên ngôn cũng thừa nhận tầm quan trong của việc thăng tiến đối thoại với Hồi giáo, dựa trên sự tôn trọng và tình bạn. Tín hữu kitô và hồi giáo được mời gọi cùng nhau hoạt động cho công lý, hòa bình, tôn trộng phẩm giá và các quyền của mỗi người, đặc biệt tại các vùng ho đã chung sống hòa bình trong bao nhiêu thế kỷ qua và giờ đây chịu đau khổ vì các lầm lạc của chiến tranh. Tuyên ngôn mời gọi tất cả mọi vị lãnh đạo tôn giáo tiếp tục củng cố cuộc đối thoai liên tôn, và làm mọi sự có thể để xây dựng một nến văn hóa hòa bình và liên đới giữa mọi người và mọi dân tộc. Các vị đặc biệt cầu nguyện cho hòa bình tại Ucraina và kêu gọi các phe lâm chiến tìm đối thoại và tÔn trọng công pháp quốc tế, để chấm dứt xung khắc và cho nhân dân Ucraina được sống trong hòa hợp. Sau cùng hai vị phó thác tín hữu của mọi Giáo Hôi trên toàn thế giới cho Chúa Kitộ Cứu Thế, để họ là các chứng nhân không mỏi mệt của tình yêu Ngài, và nâng lời cầu xin Thiên Chúa ban ơn an bình, trong tình yêu và sự hiệp nhất cho toàn gia đình nhân loại.

Đức Thánh Cha và vài thành viên đoàn tùy tùng đã cùng với Đức Thượng Phụ dùng bữa trưa trên lầu ba. Sau đó ngài trở về trụ sở đại diện Tòa Thánh nghỉ ngơi chốc lát. Lúc 16 giờ chiều ngài chào 50 học sinh tỵ nạn của trung tâm Salesien trong vườn của trụ sở. Các em thuộc nhiều nước vùng Trung Đông cũng như Thỗ Nhĩ Kỳ và Phi châu, đại diện cho 600 em do các tu sĩ Don Bosco trông coi.

Đức Thánh Cha nói ngài biết các khổ đau và thiếu thốn mà các người ty nạn như các em phải chịu. Các em không chỉ mất mát vật chất, mà cả sự tư do, phải xa cách gia đình, mất đi môi trường cuộc sống và các truyền thống văn hóa và phải sống trong các điều kiện không thể chịu đựng nổi. Ngài kêu gọi cộng đồng quốc tế giúp giải quyết các cuộc xung đột, và nhắc nhở cho các vị lãnh đạo chính tri biết rằng đa số dân của họ ước mong hòa bình, cả khi họ không còn sức và tiếng để nói lên diếu đó. Ngài đánh giá cao các tổ chức bắc ái nhân đạo, trong đó có các tổ chức Công Giáo tại Thổ Nhĩ Kỳ, và chính quyền Thổ đã quảng đại tiếp đón và trợ giúp người ty nạn Siri và Irak. Giáo Hội Công Giáo, qua các tu sĩ Salesien, cũng tìm cách trơ giúp và lo lắng cho việc giáu dục đào tạo người tỵ nạn khắp nơi trên thế giới.

Lúc 16 giờ 15 giờ Đức Thánh Cha đã rời trụ sở đại diên Tòa Thánh để ra phi trường lấy máy bay về Roma. Tiễn chân Đức Thánh Cha có các giới chức chinh quyền đia phương, Đức Thượng Phụ Bartolomaios và các Giám Mục thuộc Hội Đồng Giám Mục thổ Nhĩ Kỳ. Máy bay đã cát cánh lúc 17 giờ và Đức Thánh Cha đã về tới phi trường Caimpino sau 2 giờ 40 phút bay, kết thúc ba ngày viếng thăm Thổ Nhĩ Kỳ.
 
Tuyên bố chung của Đức GH Phanxicô và TP Báctôlômêô I
Vũ Van An
16:38 30/11/2014
Chúa Nhật hôm qua, 30 tháng Mười Một, tại Tòa Thượng Phụ Đại Kết ở Phanar, Istanbul, Đức GH Phanxicô và TP Báctôlômêô I, lãnh đạo tinh thần của thế giới Chính Thống Giáo, đã ký Tuyên Bố Chung, tái khẳng định ý muốn vuợt qua các trở ngại còn đang chia rẽ hai Giáo Hội. Hai nhà lãnh đạo cũng phê phán tình thế bi thảm mà các Kitô hữu và tất cả những ai đang phải chịu tại Trung Đông và kêu gọi cộng đồng quốc tế đưa ra giải pháp thích đáng.

Sau đây là nguyên văn Bản Tuyên Bố Chung

Chúng tôi, Giáo Hoàng Phanxicô và TP Đại Kết Báctôlômêô I, bày tỏ lòng biết ơn sâu xa lên Thiên Chúa đã ban cho chúng tôi cuộc gặp gỡ mới này, giúp chúng tôi, trước sự hiện diện của các thành viên Thánh Công Đồng, hàng giáo sĩ và tín hữu của Toà TP Đại Kết, cùng nhau cử hành Lễ Thánh Anrê, người được gọi đầu tiên và là anh của Tông Đồ Phêrô. Việc tưởng nhớ các Tông Đồ, những vị đã công bố Tin Mừng cho thế giới bằng việc rao giảng và chứng tá tử đạo của mình, đã củng cố trong chúng tôi hoài mong cùng nhau tiến bước ngõ hầu, trong yêu thương và sự thật, vượt qua mọi trở ngại đang phân rẽ chúng tôi.

Nhân cuộc gặp nhau của chúng tôi tại Giêrusalem hồi tháng Năm, trong đó, chúng tôi kỷ niệm vòng ôm lịch sử của các vị tiền nhiệm là Đức GH Phaolô VI và TP Đại Kết Athenagoras, chúng tôi đã ký một tuyên bố chung. Hôm nay, nhân dịp hạnh phúc được gặp gỡ trong tình huynh đệ một lần nữa, chúng tôi muốn cùng nhau tái khẳng định các ý hướng và quan tâm chung của chúng tôi.

Trong niềm vâng phục thánh ý Chúa Giêsu, Chúa chúng ta, chúng tôi bày tỏ quyết tâm thành thực và cương quyết của chúng tôi trong việc tăng cường các cố gắng của mình nhằm cổ vũ sự hợp nhất trọn vẹn giữa mọi Kitô hữu, và trước hết giữa người Công Giáo và Chính Thống Giáo. Chúng tôi cũng có ý hướng muốn hỗ trợ cuộc đối thoại thần học do Ủy Ban Hỗn Hợp Quốc Tế khởi xướng, môt định chế đã được TP Đại Kết Dimitrios và Đức GH Gioan Phaolô II thiết lập đúng 35 năm trước đây tại Phanar này, và là định chế đang xử lý các vấn nạn khó khăn nhất từng đánh dấu lịch sử phân rẽ của chúng ta và đòi ta phải nghiên cứu cẩn thận và đầy đủ chi tiết. Để đạt mục tiêu này, chúng tôi đoan hứa sẽ sốt sắng cầu nguyện như các mục tử của Giáo Hội, xin các tín hữu tham gia với chúng tôi trong việc cầu xin “cho tất cả nên một để thế giới tin” (Ga 17:21).

Chúng tôi bày nỏ nỗi lo ngại chung của chúng tôi đối với tình hình hiện nay tại Iraq, Syria và toàn Trung Đông. Chúng tôi thống nhất trong ước nguyện hòa bình và ổn định và trong ý muốn cổ vũ việc giải quyết các tranh chấp qua đối thoại và hòa giải. Dù thừa nhận các cố gắng đã được đưa ra nhằm cung hiến sự trợ giúp trong vùng, nhưng cùng một lúc, chúng tôi xin kêu gọi tất cả những người có trách nhiệm đối với số phận nhân dân hãy thâm hậu hóa hơn nữa các dấn thân của họ đối với các cộng đồng đang đau khổ, và giúp đỡ các cộng đồng này, trong đó có các Kitô hữu, tiếp tục ở lại trên mảnh đất sinh quán của họ. Chúng tôi không thể chấp nhận một Trung Đông mà không có người Kitô hữu, những người vốn tuyên xưng danh Chúa Giêsu tại đây cả hai nghìn năm nay. Nhiều anh chị em của chúng tôi đang bị bách hại và đang bị vũ lực buộc phải rời bỏ nhà cửa của mình. Xem ra ngay cả giá trị của sự sống con người cũng đang bị mất đi, nhân vị không còn quan trọng nữa và nhiều người bị hy sinh cho các quyền lợi khác. Và, thảm hại thay, tất cả những điều này gặp phản ứng dửng dưng của rất nhiều người. Như Thánh Phaolô từng nhắc nhở ta, “nếu một chi thể đau, cả cơ thể đều cùng đau; nếu một chi thể được tôn vinh, cả cơ thể đều hân hoan” (1Cor 12:26). Đó là luật sống của Kitô hữu, và theo chiều hướng này, chúng tôi cũng có thể nói rằng có một thứ đại kết của đau khổ. Máu các tử đạo là hạt giống của sức mạnh và mầu mỡ đối với Giáo Hội thế nào, thì việc hàng ngày chia sẻ đau khổ cũng có thể trở nên một khí cụ hữu hiệu của hợp nhất như thế. Tình thế khủng khiếp của các Kitô hữu và tất cả những ai đang đau khổ tại Trung Đông không những kêu gọi phải liên lỉ cầu nguyện mà còn kêu gọi cộng đồng quốc tế phải giải quyết một cách thích đáng.

Các thách thức nghiêm trọng đang đặt ra cho thế giới trong tình thế hiện nay đòi tình liên đới của mọi người có thiện chí, và do đó, chúng tôi thừa nhận sự quan trọng của việc cổ vũ một cuộc đối thoại xây dựng với Hồi Giáo dựa trên lòng tôn kính và tình bạn hỗ tương. Được gợi hứng bởi các giá trị chung và được củng cố bởi các tình cảm huynh đệ chân chính, người Hồi Giáo và người Kitô Giáo được kêu gọi làm việc với nhau để phục vụ công lý, hòa bình và tôn trọng phẩm giá và quyền lợi của mọi người, nhất là những người ở trong vùng nơi họ từng sống cả hàng thế kỷ nay trong một cuộc sống chung hòa bình mà nay đang thảm hại chịu đựng các khủng khiếp của chiến tranh. Hơn nữa, trong tư cách các nhà lãnh đạo Kitô Giáo, chúng tôi xin kêu gọi mọi nhà lãnh đạo tôn giáo theo đuổi và tăng cường cuộc đối thoại liên tôn và cố gắng hết sức để bồi đắp nền văn hóa hòa bình và liên đới giữa mọi người và giữa mọi dân tộc. Chúng tôi cũng xin tưởng nhớ tất cả những ai đang trải nghiệm các đau khổ của chiến tranh. Cách riêng, chúng tôi cầu nguyện cho hòa bình tại Ukraine, một đất nước có truyền thống Kitô giáo cổ xưa, trong khi kêu gọi moi bên liên hệ theo đuổi con đường đối thoại và tôn trọng luật quốc tế ngõ hầu đem lại việc chấm dứt các tranh chấp và giúp mọi người dân Ukraine sống hòa hợp với nhau.

Chúng tôi nghĩ tới mọi tín hữu trong các Giáo Hội của chúng tôi trên khắp thế giới, những người chúng tôi xin chào kính, xin phó thác cho Chúa Kitô, Chúa chúng ta, để họ trở thành các chứng nhân không mệt mỏi của tình yêu Thiên Chúa. Chúng tôi tha thiết nài xin Chúa ban ơn hòa bình trong yêu thương và hợp nhất cho toàn thể gia đình nhân loại.

“Xin Chúa hòa bình ban cho anh chị em hoà bình mọi lúc và mọi phương diện. Xin Chúa ở cùng mọi người anh chị em” (2Tx 3:16).

Làm tại Phanar, ngày 30 tháng Mười Một năm 2014
 
Khai mạc Năm Thánh Hiến tại Rôma
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
17:05 30/11/2014
VATICAN- Năm Thánh Hiến đã được chính thức khai mạc tại Rôma vào dịp đầu năm phụng vụ mới, Chúa Nhật thứ I Mùa Vọng. Thánh lễ khai mạc được Đức Hồng Y Braz de Aviz, Tổng Trưởng Bộ Tu Sĩ của Tòa Thánh, chủ tế tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô vào sáng Chúa Nhật ngày 30/11/2014. Trước đó, đêm canh thức đã được diễn ra tại Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Cả vào buổi tối hôm Thứ Bảy 29/11/2014.

Sứ điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô gửi cho tất cả bậc sống thánh hiến đã được đọc trong thánh lễ khai mạc. Trong đó, ngài bày tỏ niềm vui mừng đối với Năm Thánh Hiến và lấy làm tiếc vì không thể có mặt trong dịp trọng đại này. Đức Thánh Cha cũng ưu ái khích lệ đời sống thánh hiến qua việc đề cao dạng thức đặc biệt trong Giáo Hội của bậc sống thánh hiến, sẵn sàng « vất bỏ tất cả để bắt chước Đức Kitô », bằng cách gợi lại điều mà ngài đã nói với các bề trên thượng cấp đã gần một năm : « Hãy lay động thế giới ! Hãy chiếu sáng thế giới bằng chứng tá ngôn sứ của mình ».

Đức Thánh Cha cũng đưa ra ba từ mấu chốt để sống trong năm này : vui tươi ; can đảm và hiệp thông. Vui tươi để cho thấy sự theo Chúa và thực hành Tin Mừng của Người tràn ngập tâm hồn. Can đảm trong việc yêu mến Chúa và gửi gắm nơi Ngài tất cả niềm tin tưởng của mình, giống như các Đấng sáng lập dòng đã làm. Hiệp thông trước hết phải được bén rễ trong mối tương quan giữa cá nhân với Thiên Chúa để trở nên những người xây dựng tình huynh đệ qua việc thực hành tình bác ái tương trợ xuất phát từ Tin Mừng đối với người nghèo khó.

Sau cùng, Đức Thánh Cha Phanxicô kết luận : « Hãy chỉ cho thấy tình huynh đệ phổ quát không phải là sự ảo tưởng, nhưng chính là ước nguyện của Đức Giêsu đối với toàn thể nhân loại ».

Trong phần bài giảng, Đức Hồng Y Tổng Trưởng Bộ Tu Sĩ đặc biệt bày tỏ niềm vui mừng về buổi cảnh thức vào tối hôm trước tại Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Cả, vốn đánh động nhiều người. « Như Đức Thánh Cha Phanxicô đã làm, chúng ta muốn trao phó cho Đức Trinh Nữ Maria con đường và những hoa trái trong suốt Năm Thánh Hiến này », Vị đứng đầu Bộ Tu Sĩ của Tòa Thánh biểu lộ.

Năm Thánh Hiến sẽ kết thúc vào ngày 02 tháng 02 năm 2016, nhằm dịp lễ Đức Mẹ Dâng Con trong đền thờ.
 
Top Stories
Pope, patriarch demand end to IS attacks
Suzan Fraser /AP
10:51 30/11/2014
ISTANBUL (AP) — Pope Francis and the spiritual leader of the world's Orthodox Christians demanded an end to the persecution of religious minorities in Syria and Iraq on Sunday and called for a "constructive dialogue" with Muslims, capping Francis' three-day visit to Turkey with a strong show of Christian unity in the face of suffering and violence.

Francis and Ecumenical Patriarch Bartholomew I issued a joint declaration urging leaders in the region to intensify assistance to victims of the Islamic State group, and especially to allow Christians who have had a presence in the region for 2,000 years to remain on their native lands.

"The terrible situation of Christians and all those who are suffering in the Middle East calls not only for our constant prayer but also for an appropriate response on the part of the international community," they wrote.

Francis issued a second appeal later when he met with about 100 Iraqi and Syrian refugee children, telling them that he wanted to share in their suffering, offer his consolation and give them hope.

"I ask political leaders to always remember that the great majority of their people long for peace, even if at times they lack the strength and voice to demand it," he said. During the encounter, a young Iraqi girl told the pope of the suffering of Iraqi Christians forced to flee their homes.

Francis, who represents the 1.2 billion-strong Catholic Church, and Bartholomew, the spiritual leader of the world's 300 million Orthodox Christians, called for "constructive dialogue" with Islam "based on mutual respect and friendship."

"Inspired by common values and strengthened by genuine fraternal sentiments, Muslims and Christians are called to work together for the sake of justice, peace and respect for the dignity and rights of every person, especially in those regions where they once lived for centuries in peaceful coexistence and now tragically suffer together the horrors of war," they said.

Francis' outreach to Muslims in the Muslim nation, and his comments about the Islamic assault on Christians next door, took center stage during his brief visit: His prayer in Istanbul's Sultan Ahmet mosque was replayed again and again on Turkish television in a sign that his gesture was greatly appreciated. And it seemed that the message was reciprocated: The grand mufti of Istanbul, Rahmi Yaran, who received him at the mosque, said he hoped that Francis' visit would "contribute to the world getting along well and living in peace."

Francis kicked off his final day in Turkey with a lengthy, two-hour liturgy alongside Barthlomew in the Orthodox Church of St. George, where incense mingled with hypnotic chants and prayers on an important feast day for the Orthodox Church.

The Catholic and Orthodox churches split in 1054 over differences on the primacy of the papacy, and there was a time when patriarchs had to kiss popes' feet. The two churches have grown closer together in recent decades, such that at the end of a joint prayer service Saturday evening, Francis bowed to Bartholomew and asked for his blessing "for me and the Church of Rome," a remarkable display of papal deference to an Orthodox patriarch that underscored Francis' hope to end the schism.

In his remarks Sunday, Francis assured the Orthodox faithful gathered in St. George's that unity wouldn't mean sacrificing their rich liturgical or cultural patrimony or "signify the submission of one to the other, or assimilation."

"I want to assure each one of you gathered here that, to reach the desired goal of full unity, the Catholic Church does not intend to impose any conditions except that of the shared profession of faith," he said.

The Vatican spokesman, the Rev. Federico Lombardi, acknowledged the novelty in Francis' message. While experts from both churches continue to debate theological divisions between them, Francis and Bartholomew are "pushing with incredible strength toward union" through their frequent and warm personal contacts, Lombardi said.

"The theological dialogue and other aspects can go forward better or sooner if there is a strong attitude" on the part of the pope and patriarch, he said. "I cannot say that this is the solution to the problem, but this is surely a strong impulse."

Bartholomew, for his part, noted that Christians are being persecuted across the Mideast regardless of their particular confession.

"The modern persecutors of Christians do not ask which church their victims belong to," he said. "The unity that concerns us is regrettably already occurring in certain regions of the world through the blood of martyrs."

(Source: http://news.yahoo.com/pope-ends-turkey-trip-seeking-unity-orthodox-070945104.html)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Vương cung thánh đường Sàigòn khai mạc năm Tân Phúc Âm hóa
Micae Bùi Thành Châu
11:21 30/11/2014
VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG SÀI GÒN KHAI MẠC NĂM TÂN PHÚC ÂM HÓA ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH

Hòa nhịp với nhịp sống của Giáo Hội, chiều nay trong Thánh Lễ 17 g 15, Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Sài Gòn khai mạc năm Tân Phúc Âm Hóa gia đình.

Chủ tế Thánh lễ hôm nay do linh mục Giuse Vương Sĩ Tuấn chủ tế.

Đặc biệt trước khi Thánh Lễ được bắt đầu, Cha Giuse mạo muội có đôi lời với cộng đoàn dân Chúa. Ngài mở lời khai mạc năm Tân Phúc Âm hóa. Cách thiết thực để sống năm Tân Phúc Âm Hóa này, Ngài mời gọi cộng đoàn thường xuyên tham dự Thánh lễ tại Vương Cung Thánh Đường Sài Gòn này sống năm Tân Phúc Âm bằng 3 việc thiết thực sống động :

- Khi lên rước Mình Thánh Chúa, cộng đoàn đi trật tự từ hàng ghế 1 cho đến cuối. Xin giữ trật tự vì trước đến nay việc lên rước Mình Thánh Chúa khá lộn xộn.

- Chiều thứ Tư hàng tuần, có buổi giúp giáo lý, chia sẻ Thánh Kinh để giúp mỗi người nhớ lại kiến thức giáo lý để sống đạo tốt hơn.

- Thứ Năm và Sáu hàng tuần có giải tội trước Thánh Lễ.

Sau những lời hết sức chân tình ấy, cộng đoàn bước vào Thánh Lễ.

Trong bài chia sẻ, Cha Giuse mời gọi cộng đoàn chia sẻ về ý nghĩa Mùa Vọng. Ngài kể câu chuyện của một gia đình chuẩn bị làm máng cỏ như là tâm tình chờ đợi Chúa đến trong gia đình ...

Ngài kể câu chuyện sáng hôm nay Ngài cùng một vài người thân quen đi thăm trung tâm săn sóc bệnh nhân HIV giai đoạn cuối Mai Hòa. Những bệnh nhân chia sẻ với Ngài rằng vì lý do xa rời Chúa để rồi những bệnh nhân đã vướng vào căn bệnh của xã hội ... Giờ đây họ đang sống trong tâm tình thống hối và chờ đợi Chúa đến lần thứ hai trong đời của họ ...

Ngài mời gọi người cùng sống tâm tình Mùa Vọng cách thiết thực là luôn tỉnh thức chờ đợi Chúa đến trong cuộc đời chúng ta. Ngài gợi ý mỗi người hãy thể hiện lối sống của mình như người cầu thủ đá banh chơi đẹp dù bị đối thủ chơi xấu ...

Thánh Lễ khai mạc năm Tân Phúc Âm hóa tại Vương Cung Thánh Đường khép lại. Mọi người ra về trong hân hoan bởi lẽ sẽ cùng nhau sống tinh thần Phúc Âm Hóa một cách thiết thực bằng lối sống của mình.

Ước gì mỗi cộng đoàn, mỗi giáo xứ cũng hãy làm một việc gì đó thiết thực nhất để cùng sống với Giáo Hội trong năm Tân Phúc Âm hóa này.

Micae Bùi Thành Châu
 
Tang lễ thân phụ của Đức cha Vincent Nguyễn Văn Long
Trần Văn Minh
17:51 30/11/2014
Sáng Thứ Bảy, 22/11/14, tại Nhà thờ Thánh Giuse, Springvale, Cộng Đoàn Dân Chúa trong Tổng Giáo Phận Melbourne đã tề tựu thật đông để hiệp dâng Thánh lễ an táng, cầu nguyện và tiễn đưa cụ Cố Giuse Nguyễn Văn Quang vừa qua đời hưởng thọ 89 tuổi về nhà Chúa. Cụ là Thân phụ của Đức cha Vincent Nguyễn Văn Long, Giám Mục Phụ Tá của Tổng Giáo Phận Melbourne.

Mời xem hình ở đây.

Thánh lễ do Đức cha Vincent Nguyễn Văn Long chủ tế với sự tham dự của Đức Tổng Giám Mục Denis J Hart, 3 Giám Mục Phụ Tá khác và đông đảo quý linh mục Dòng và triều trong Tổng Giáo Phận Melbourne đồng tế, đặc biệt là quý linh mục Việt Nam. Buổi Lễ được thêm phần sốt sắng nhờ sự đóng góp của Liên Ca Đoàn Các Thánh Tử đạo Việt Nam phụ trách phần phụng vụ Thánh Ca.

Trong phần chia sẻ, Đức cha Vincent đã có dịp nói lời cuối với thân phụ mình. Cụ cố Giuse là một con người đơn sơ, chất phát luôn đặt đức tin làm trọng tâm của đời sống. Ông đã thực hiện sứ mạng được Thiên Chúa trao phó trong vai trò của một người chồng, người cha, người ông, người tín hữu. Cụ cố Giuse được cất nhắc ra khỏi cõi đời hạn hữu, sự đau khổ và sự chết để được mặc lấy con người mới của Đức Kitô phục sinh.

Ông bà cố có 8 người con, Đức giám mục Vincent là con trai thứ Tư. Với đời sống hiền hòa, thân thiện và giản dị, cụ cố được nhiều người yêu mến kính trọng. Dù “nhân vô thập toàn” cụ cố đã cố gắng làm tô điểm, làm phong phú cho đời. Cụ cố đã đem lại tình yêu và sự sống cho người khác, không phải bằng những gì giỏi giang nổi bật phi thường, mà bằng một đức tin kiên cường phó thác và một cuộc sống phục vụ hiến thân cho những người thân yêu. Cảm tạ Thiên Chúa đã ban cho cụ 89 năm trên dương thế.

Sau Thánh Lễ, trước khi đưa linh cửu cụ cố về an nghỉ nơi nghĩa trang Springvale, quý giám mục, linh mục và tu sĩ nam nữ, cùng những người thân đã đến đứng bên xe tang để tiễn cụ Cố lần cuối.

Xin cầu cho linh hồn cụ Cố Giuse mau về hưởng nhan Thánh Chúa trên nước Trời, cùng xin chia sẻ cùng gia đình Đức cha Vincent Nguyễn Văn Long về sự mất mát người thân yêu.

 
Thánh lễ khai mạc năm Tân Phúc Âm Hóa tại xứ Bến Sắn
GX Bến Sắn
20:44 30/11/2014
Thánh Lễ Khai Mạc Năm Tân Phúc Âm Hóa đời sống gia đình con cái Thiên Chúa tại Giáo xứ Bến Sắn

Hôm nay 30/11/2014 Chúa Nhật thứ 1 mùa vọng, Giáo Xứ Bến Sắn long trong khai mạc năm Phụng vụ mới 2015 và khai mạc năm Mục vụ 2015 " Tân Phúc Âm Hóa đời sống Giáo xứ và các Cộng Đoàn sống đời Thánh Hiến"

Và trong chương trình chuẩn bị mừng kỷ niệm 50 năm ngày thành lập giáo phận Phú Cường, năm nay giáo phận đã chọn là Năm "Tân Phúc Âm Hóa đời sống gia đình con cái Thiên Chúa". Trong các Thánh Lễ hôm nay đều được cử hành trang trọng với nghi thức trao Thánh Giá và Sách Tin Mừng, trao nến sáng lấy từ nến Phục Sinh như những tiêu chí: Lời Chúa là ngọn đèn soi cho con bước là ánh sáng chỉ đường con đi, Thánh Giá Đức Ki Tô là sự sống và phục sinh của đời Ki tô hữu để sống Tân Phúc Âm Hóa gia đình con cái Thiên Chúa. Đại điện Hội Đồng Giáo xứ và ban chấp hành các Giáo Họ và đại diện tu sĩ đã lên lãnh nhận Thánh Giá, Sách Tin Mừng và nến sáng với sứ vụ đi đến với muôn dân nơi giáo xứ và khu xóm của mình để làm cho nhiều người nhận biết Chúa.

Và đây là những hình ảnh cuộc cung nghinh Thánh Giá, Sách Tin Mừng và nến Phục Sinh trong năm thánh lễ mà cha chánh xứ Đaminh và cha phó xứ Tađêô đã chủ sự tại Giáo xứ và tại nhà nguyện Trại Phong Bến Sắn.

Xem Hình
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Đức Giáo-hoàng Gioan Phaolô II đưa con tàu Giáo hội về đúng hướng.
Trần Bảo Kỳ
11:00 30/11/2014
Đức Giáo-hoàng Gioan Phaolô II đưa con tàu Giáo Hội về đúng hướng.

Kể từ khi tôi được một số bạn bè khuyến khích tập tành viết lách thì bài đầu tiên tôi viết và hân hạnh được trang Vietcatholic đón nhận là bài “Sức Mạnh của Vô Lực”. Trong bài này tôi so sánh sức mạnh của bạo chúa Nêrô - cái sức mạnh tàn bạo và vũ bão đã một thời lũng đoạn một phần thế giới, để rồi chính con người Nêrô đã bị thế giới ngàn đời nguyền rủa - với sức mạnh ‘vô hình’ của cụ Phêrô, sức mạnh của một Cụ già yếu đuối trong tay không một tấc sắt, cùng với sức mạnh của những người theo Cụ, chỉ được trang bị với một niềm tin tuyệt đối vào Thiên Chúa. Thế mà cái sức mạnh lũng đoạn kia đã bị sức mạnh ‘không có sức mạnh’ thực sự - mà tôi gọi là vô lực - của một Cụ già và những người theo Cụ đánh bại.

Và sau gần 20 thế kỷ, Sít Ta Lin, một bạo chúa trong thế giới Cộng-sản đã từng đặt câu hỏi với một Cụ Già khác - ĐGH Gioan Phaolô II - là “Ngài có bao nhiêu sư đoàn mà dám nói tới việc giải thoát thế giới khỏi ách nô lệ của chủ nghĩa Cộng-sản”. Vậy mà một lần nữa, thế giới đương đại lại được chứng kiến Cụ Già ấy không có một sư đoàn nào cả, và trong tay không có một tấc sắt, đã giải thể Chủ-nghĩa Cộng-sản chỉ bằng một tấm lòng và sự giải thích sáng suốt và đầy tình người, để rồi con người tỉnh ngộ ‘tự giải thoát chính mình’.

Bài thứ hai trong ‘sự nghiệp viết lách’ của tôi là bài “Những Giọt Nước Mắt cho Đức Giáo Hoàng”. Qua không biết bao nhiêu phát biểu của không biết bao nhiêu người của mọi tầng lớp đã từng ca ngợi ĐGH Gioan Phaolô II, tôi cũng ‘dám’ phát biểu những ý kiến cá nhân về vị Cha Chung vĩ đại của hơn một tỉ người con này. Tôi đã khóc cho ĐGH và tôi tin rằng nhiều người đã khóc cho ĐGH vì Ngài đã hoàn thành gánh nặng Chúa trao - Đem tình yêu của Chúa đến với loài người và yêu loài người, như chính Chúa đã yêu loài người. Vậy mà cho đến khi Ngài đang chuẩn bị về với Chúa, loài người vẫn chưa thực sự yêu nhau, hay chỉ yêu nhau qua đầu môi chót lưỡi. Vậy mà vẫn có những hoạt động trong chính Giáo Hội Chúa đó đây vẫn chưa được như ý Ngài, thậm chí còn làm cho Ngài buồn.

Rồi sau 8 bài “Từ Gương Sáng Thánh Nhân”, và một số bài khác có liên quan tới Ngài, tôi đã tạm ngưng viết về Ngài vì khả năng và sự hiểu biết của tôi về Ngài còn giới hạn, và vì người ta đã viết về Ngài và ca tụng Ngài quá nhiều. Quả vậy, Ngài là một bậc Thánh Nhân mà chính ông Gô Ba Chóp, lãnh tụ thế giới Cộng-sản đương thời cũng phải công nhận. Tôi không biết tiếng Ý, nhưng trong những giây phút ngắn ngủi còn lại của cuộc đời Ngài ở thế gian này, từ dưới quảng trường Thánh Phêrô, người ta ngóng lên cửa sổ mà Ngài thường xuất hiện, và đồng loạt la lên bằng tiếng Ý “Thánh ngay bây giờ”, hay “Phong Thánh ngay bây giờ”.

Cũng trong thời điểm ngắn ngủi này, người ta, nhất là giới truyền thông, mới đưa ra nhiều thông tin nhất về Ngài. Nhờ những thông tin này, tôi mới được biết rằng người ta đã từng đặt câu hỏi “Thành tựu lớn nhất của ĐGH Gioan Phaolô II là gì? Giúp làm sụp đổ Chủ nghĩa Cộng sản, hay những gì Ngài thực hiện cho Giáo Hội Công Giáo?” Và nhiều người vẫn chưa đưa ra được câu trả lời dứt khoát. Đối với cá nhân tôi, tôi tin rằng mãi tới thời gian gần đây, sau khi Ngài được phong Thánh, tôi mới tìm được câu trả lời chính xác nhất nhờ đọc bài JOHN PAUL II SET THE BARQUE BACK ON COURSE của Tiến sĩ William Oddie, được viết không lâu sau Lễ Phong Thánh, đăng trên trang Web Crisis, mà tôi chuyển ngữ thành ĐGH Gioan Phaolô II đưa con thuyền Giáo Hội về đúng hướng.

Tựa bài khơi dậy trong tôi câu hỏi “Vậy Con thuyền Giáo Hội cũng có lúc trôi lạc hướng sao?” Với khả năng tiếng Anh giới hạn, tôi xin chuyển ngữ một số đoạn mà tôi tin rằng đủ trả lời cho câu hỏi “Thành tựu lớn nhất của ĐGH Gioan Phaolô II là gì?”

Mở đầu bài viết, Tiến sĩ William Oddie nêu câu hỏi “Tại sao ĐGH Gioan Phaolô được phong thánh cùng lượt với ĐGH Gioan?”. Và ông đưa ra câu trả lời dựa theo bài viết của John L Allen, một cây viết có khuynh hướng cấp tiến, trên tờ National Catholic Reporter về việc phong Thánh cho hai vị Giáo hoàng vừa qua, rằng việc làm của ĐGH Francis không chỉ nhằm xác nhận với thế giới bên ngoài mà còn nhằm khẳng định với những khuynh hướng cạnh tranh (rival camps) trong chính Giáo Hội mà họ coi mỗi Vị là ‘anh hùng’ của (riêng) họ - ý nói Cấp tiến và Bảo thủ - rằng cả hai Vị đều thuộc về Giáo Hội Chúa. Nhờ vậy, tôi hiểu được ĐGH Francis muốn khẳng định với mọi người rằng hai vị Giáo hoàng vừa được Ngài phong thánh không hề có những nét khác biệt nhau; ngược lại, những quan điểm, mà người ta cho rằng khác biệt, thực sự chỉ có tính bổ túc cho nhau mà thôi.

Trước hết, hai Vị đều là ‘Giáo hoàng của Cộng đồng’, Cộng đồng do ĐGH Gioan khởi xướng và Cộng đồng do ĐGH Gioan Phaolô hoàn chỉnh. Còn có một điều quan trọng khác là khi khai mạc Cộng đồng, ĐGH Gioan đã tin tưởng rằng Cộng đồng sẽ mang lại những nét mới, một ngày mới sáng lạn, trong lịch sử Giáo Hội, nhưng kết quả lại không được như vậy. Những đám mây đen và bão tố, như xuất hiện từ một kẽ hở bí hiểm nào đó, làn khói của Satăng đã len lỏi vào đền thờ Chúa để rồi chính ĐGH Gioan Phaolô đã xua tan đám mây Satăng đó đi chỉ trong một thời gian tương đối ngắn, thay vì mất nhiều năm như có người suy tưởng. Vì vậy, việc hai Vị được phong Thánh cùng thời điểm là việc làm thích hợp nhất.

Sau đây là đoạn trích dẫn sự kiện bằng tiếng Anh:

“The unhappy Pope Paul, in 1972, said, now famously, that he had believed that after the Council would come a day of sunshine in history of the Church. But instead there has come a day of clouds and storms…. It is as if from some mysterious crack… the smoke of Satan has entered the temple of God.”

Pope John Paul’s major achievement for the Church was to recover Pope John’s original purpose: to “guard” and to teach more efficaciously “the sacred deposit of Christian doctrine.” Nothing, therefore, could be more fitting than that they should be canonized together: the Pope who convened the Council, and the Pope who rescued it from abductors.

Khi đề cập đến đám khói của Satăng, ĐGH Gioan đã đặc biệt nói về hình thức thờ phượng (liturgy), cùng nguy hiểm như sự nổi dậy không bị kềm chế đã thách thức triều đại Ngài về cái gọi là ‘phương pháp thay thế về giảng Thánh kinh’ (alternative magisterism) của nhóm Kung, Schillebeeckx cũng như những người thách thức quan niệm Giáo điều thiêng liêng về Thiên Chúa Giáo. Đó là một sự tàn phá lớn, và sự tàn phá bao giờ cũng dễ dàng hơn sự phục hồi. Người ta tin rằng việc phục hồi những tàn phá sau Cộng đồng sẽ mất nhiều năm. Nhưng ĐGH Gioan Phaolô đã bắt đầu chống lại nó: Ngài đã đưa con thuyền của Thánh Phêrô, cùng với Giáo Hội, trở về đúng hướng một cách vững vàng, không lâu sau đó. Như vậy, thành tựu lớn nhất của Ngài là Ngài đã làm nhiều hơn bất cứ vị GH nào trong thế kỷ vừa qua để bảo vệ và giữ vững giá trị của sự rao giảng tin mừng Công Giáo.

Những khó khăn và rối rắm trong việc giữ vững niềm tin đã âm thầm chìm vào vùng cát lún của những mâu thuẫn nội tại của chính nó, những đám sương mù cản trở niềm tin Công Giáo đã bị thổi tan, và Giáo luật đã được phục hồi, vẫn đứng vững trên viên đá Phêrô. Với sự phổ biến những tài liệu như ‘Veritatis Splendor’ và ‘Dominus Iesus’, nhất là sự thành công to lớn của tài liệu ‘Catechism of the Catholic Church’, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã phục hồi được niềm tin vào sức mạnh của giáo luật Công Giáo. Bản thân tôi (tác giả) và nhiều người khác cuối cùng đã từ bỏ được những cộng đồng tôn giáo mà nơi đó người ta như không thể có được một đầu óc minh mẫn về bất cứ vấn đề gì, nơi đó người ta coi trọng những thắc mắc hơn là đi tìm những câu trả lời.

Sự thành tựu của ĐGH Gioan Phaolô không chỉ dừng lại ở việc Ngài phục hồi niềm tin cho Giáo Hội Công Giáo mà Ngài còn tỏ cho thế giới thấy được sức mạnh của niềm tin đó khi Ngài đã mạnh mẽ trả lời câu hỏi của Stalin “Giáo hoàng có bao nhiêu sư đoàn?”.

George Weigel đã viết về đoạn này như sau:

Năm 1978 không ai nghĩ được rằng nhân vật nổi bật của phần tư chót của thế kỷ XX lại là một linh mục (rồi giám mục) người Ba Lan. Đối với những người có tiếng nói có ảnh hưởng lớn vào thời điểm này thì Thiên Chúa Giáo không còn có sức mạnh góp phần tạo hình thế giới và chắc chắn là không có vai trò giúp tạo hình thế giới trong thế kỷ hai-mươi-mốt. Vậy mà chỉ 6 tháng sau khi được bầu vào ngôi vị, ĐGH Gioan Phaolô II đã tỏ ra cho thế giới thấy một năng lực Thiên Chúa Giáo tuyệt vời giúp tạo ra một cuộc cách mạng lương tâm dẫn đến một nền chính trị mạnh mẽ mới và sau cùng là những cuộc cách mạng giải phóng Trung Âu và Đông Âu.

Trong những giây phút cuối trước khi về với Chúa, Ngài nằm trên giường bệnh nhưng vẫn còn nghe được tiếng kinh, tiếng cầu nguyện từ dưới quảng trường thánh Phêrô lọt qua cánh cửa sổ mà Ngài thường xuất hiện, và Ngài nói những lời thân thương cuối cùng “Ta đã đi tìm các con và giờ đây các con đã đến với ta”. Một vị Linh mục phát biểu rằng ngay cả khi Ngài còn nằm đó, Ngài vẫn tiếp tục dạy chúng ta “Ngài dạy chúng ta cách chết”. Đó cũng là lời phát biểu của một Mục sư nổi tiếng người Mỹ mà tôi đã trình bày trước đây.

Cùng với 4 vị Vua, 5 Nữ Hoàng, ít nhất 70 Tổng Thống và Thủ Tướng, và trên 14 vị lãnh đạo các Tôn giáo, số người tham dự lễ tang Ngài được ước tính lên tới trên 4 triệu, vượt xa đám tang của Thủ Tướng Winston Churchill của nước Anh năm 1965.

“Đừng sợ!”. Dựa theo lời Chúa Kitô, Ngài tuyên bố như vậy ngay trong bài giảng nhậm chức Giáo hoàng. Lời giảng đó được biểu hiện chính trong từng hơi thở và tâm trí Ngài, giúp Giáo Hội mạnh mẽ tiếp cận với thế giới hiện đại.

Đừng sợ đón mừng Chúa Kitô và chấp nhận quyền năng của Chúa. Hãy giúp các vị Giáo hoàng và những người muốn phục vụ Chúa, và với quyền năng của Chúa, hãy phục vụ con người và toàn thế giới.

Đừng sợ! Hãy mở rộng cửa đón Chúa Kitô. Và với sức mạnh cứu rỗi của Người, hãy mở rộng biên giới quốc gia, mở rộng các hệ thống kinh tế và chính trị, mở rộng những lãnh vực rộng lớn về văn hóa, về các nền văn minh và cùng nhau phát triển. Đừng sợ! Chúa biết rõ khả năng của con người.

Đừng sợ! Đó hầu như là khẩu hiệu cho suốt triều đại Ngài, không phải Ngài chỉ dạy người khác nghe theo mà chính Ngài đã sống với nó. Bao nhiêu năm đau đớn với căn bệnh Parkinson, Ngài vẫn không cho phép mình được nghỉ ngơi. Càng già yếu, Ngài càng tỏ ra can đảm, đời phục vụ của Ngài mang dáng dấp một cuộc ‘tử đạo sống’.

Cuộc đời của ĐGH gioan Phaolô II quả là cuộc đời của một vị Thánh như ĐGH Benơđíchtô đã gọi là vị GH vĩ đại, và theo quan niệm của con người thì dù có tước vị hay không vó tước vị, Ngài cũng là một nhân vật vĩ đại.

 
Văn Hóa
Chiếc bánh cuộc đời
Lm Phêrô Nguyễn Đức Thắng
11:22 30/11/2014
Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa,

mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa,

nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ,

trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế” (Phil 2,6-8).




Đã đọc lâu lắm rồi, nhưng tôi vẫn không quên bài báo năm xưa với tựa đề “Nửa Điểm Và Số Phận”. Câu chuyện kể về hai anh em song sinh cùng thi đại học, người anh vừa đủ điểm đậu, còn người em thiếu 0,5 điểm nên sẽ đi nghĩa vụ quân sự. Thương người em tính tình nhút nhát khó thích nghi ở quân trường, người anh nhường cho em số điểm của mình để vào đại học, vì hai anh em trông giống hệt nhau. Thời gian trôi mau, người em xong đại học với bằng kỹ sư, cưới vợ và sống ung dung ở Thành Phố; còn người anh mãn thời gian quân ngũ, trở về quê lấy vợ và sống vất vả với nghề nuôi vịt.

Cao trào của câu chuyện không phải chuyện anh nhường nửa điểm cho em để rồi “thân bại danh liệt” mà là chàng thanh niên hào hiệp đó đã bị người em đối xử cách tệ bạc, khinh miệt.

Tôi cũng không quên bài diễn văn của Micheal Lewis nhân lễ tốt nghiệp năm 2012 của Đại Học danh tiếng Princeton. Ông khuyên các sinh viên: “Đừng ăn cái bánh do may mắn đem lại”[1] qua nghiên cứu sau: Người ta làm phép thử với các nhóm toàn nam hoặc toàn nữ, và chọn một người cách ngẫu nhiên làm trưởng nhóm, sau đó phân phát cho họ một đĩa bánh luôn có dư một cái. Quan sát cho thấy, người được chọn làm trưởng nhóm cách ngẫu nhiên luôn là người tự cho mình quyền được lấy cái bánh may mắn đó.

Thế giới này chẳng bao giờ phẳng như ý tưởng của Thomas L. Friedman trong cuốn sách best selling một thời “the world is flat” đâu. Làm thế nào mà mọi người đều có cơ hội ngang nhau cơ chứ? Sinh ra ở Bắc hàn hay Nam Hàn thôi đã là khác biệt lắm rồi. Sẽ có những người may mắn hơn. Vấn đề là: ai nhận mình là người may mắn đó? Ai cho mình quyền được hưởng phần bánh thêm mà người khác không bao giờ dám nghĩ tới?

Người em trong câu chuyện trên đã không thể từ chối nửa điểm của anh mình, bởi anh ta nghĩ rằng mình đáng được như vậy mà không cần phải mang ơn. Người trưởng nhóm cách ngẫu nhiên cũng tự cho mình quyền lấy cái bánh dư may mắn. Những nhóm đặc quyền đặc lợi trong xã hội cũng cho mình quyền được hưởng bổng lộc từ công khó của kẻ khác. Thậm chí Phó Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc trong ngày 26/11/2014 mới đây còn đổ lỗi tình trạng tham nhũng cho các doanh nghiệp: “Tham nhũng là do doanh nghiệp. .. Doanh nghiệp là tác nhân gây tham nhũng rất lớn. .. doanh nghiệp phải nói không với tham nhũng,. .. không được đưa tiền cho quan chức”[2] vv... Nói như thế chẳng khác nào quan chức thì được quyền hưởng bổng lộc, còn nếu có sai thì do doanh nghiệp?

Chính vì các ích lợi bất thường, nảy sinh tình trạng chạy việc hàng trăm triệu để được vào biên chế nhà nước với số lương căn bản có vài triệu trên tháng. Khi sự việc vỡ lỡ, người ta có thể đặt câu hỏi viết hoa tại sao có tình trạng chạy 600 triệu mới vào được trường công an trong khi lương của thiếu úy, trung úy, chỉ từ 5-6 triệu. Hơn nữa, như Đại tướng công an Trần Đại Quang ngậm ngùi “mỗi ca trực CSGT chỉ mua được cái bánh mì”[3]. Họ mất số tiền đó để làm gì vậy? Để mua cái nóng, cái nắng, cái bụi của ca trực ngoài trời sao?

Bởi thế, những người dám bỏ biên chế nhà nước để ra ngoài làm việc bằng khả năng của mình thật khó hiểu nhưng rất đáng trân trọng. Họ đã dám từ bỏ chiếc bánh may mắn của cuộc đời. Họ muốn sống công bằng với bản thân và với mọi người. Chấp nhận thách thức để biến chúng thành cơ hội. Đó chính là những người lạc quan, những người làm cho cuộc đời hạnh phúc, vì như ai đó đã nói: “Kẻ bi quan luôn nhìn thấy sự khó khăn trong mỗi cơ hội; người lạc quan luôn nhìn thấy các cơ hội trong mọi khó khăn”.

Ngay cả trong Giáo Hội, Đức Thánh Cha Phanxicô mới đây cũng kêu gọi các giáo sĩ mạnh dạn từ chối đặc quyền đặc lợi. Từ chối, không phải vì “khiêm nhường” mà chính là vì “công bằng” với những người khác. Và khi từ chối một ưu đãi, hãy thực hiện cách hết sức tự nhiên, chứ đừng gây chú ý. Về mặt tâm lý bề trên, người ta dễ dàng có thể khước từ một vinh dự khi được mời ngồi ghế nhất trên một chuyến xe, ghế quan trọng trong các bữa tiệc; và đồng thời, rất có thể sẽ khó chịu, ấm ức khi không được quan tâm, mời vào vị trí vinh dự. Làm một hành vi xem ra cao thượng trước đám đông đang chú ý thật là dễ dàng; còn sống một cách thanh thản, nhẹ nhàng trong bất cứ tình huống nào, cho dù không được ai quan tâm, thì chỉ ai có tâm hồn cao thượng mới làm được.

Hy sinh phần lớn tài sản cho công tác từ thiện như Bill Gate là điều rất quý, xã hội cần có những tấm lòng cao cả như vậy. Ta ước gì ta có nhiều tiền để ta có thể làm như thế. Tuy nhiên, hy sinh tuổi thanh xuân, hy sinh cả cuộc sống như một số tu sĩ để sống với những người phong hủi, với những người bệnh aids thì hoàn toàn không dễ chút nào. Đó là cuộc sống của các thánh. Và ta đã không dám ao ước điều đó.

Cách thức Chúa Giêsu nhập thể rất tự nhiên, tự nhiên đến nỗi người ta chỉ biết Người là con của bác thợ mộc. Người không chỉ từ chối chiếc bánh may mắn của cuộc đời, nhưng còn “không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang”. Người không chỉ khuyên ta từ chối sự ưu đãi, từ chối chiếc bánh may mắn, nhưng Người thật sự muốn chúng ta trở nên tấm bánh bẻ ra cho cuộc đời này. Đó là Tin Mừng cho thế giới.

Tất cả chúng ta, lúc nào đó trong cuộc đời, đều nhận được chiếc bánh may mắn. Nếu chúng ta dám từ chối nó, hay ít ra biết chia sẻ với mọi người, thế giới này sẽ tươi đẹp hơn.

“Giàu có không phải vì những gì ta có, nhưng là vì những gì ta có thể cho đi”.

Long Xuyên, Chúa Nhật thứ I mùa Vọng 2014

[1] http://www.princeton.edu/main/news/archive/S33/87/54K53/

[2] http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/doanh-nghiep/pho-thu-tuong-doanh-nghiep-khong-duoc-dua-tien-cho-quan-chuc-3112819.html

[3] http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/moi-ca-truc-cua-csgt-chi-du-mua-cai-banh-my-2918271.html
 
Lá thư Paraguay: Chút tản mản Mùa Vọng 2014
Lm. Antôn Trần Xuân Sang, SVD.
11:36 30/11/2014
PARAGUAY – CHÚT TẢN MẠN MÙA VỌNG 2014

Hôm nay ngày 30 tháng 11, kết thúc tháng Các Linh Hồn nhưng lại là ngày Chúa Nhật thứ I Mùa Vọng, bắt đầu một năm phụng vụ mới của người Công Giáo. Tuần lễ này người Paraguay đi hành hương viếng Mẹ Caacupe được long trọng mừng kính vào ngày 8 tháng 12 hàng năm ở Vương Cung Thánh Đường Caacupe cách thủ đô Paraguay khoảng 60km về hướng Đông. Thời tiết Paraguay mùa này nóng kinh khủng nhưng không vì thế mà làm chậm bước tiến của khách hành hương viếng Mẹ, vì thiếu Mẹ Caacupe trong đời sống tinh thần của họ coi như thiếu tất cả.

Có một vài anh em linh mục người Âu châu làm việc ở đây thỉnh thoảng khích bác hay phê phán cách giữ đạo thiếu khoa học của người dân chất phát ở đây vì lúc nào cũng nhắc đến Đức Mẹ, và chính bản thân tôi cũng có lần phê phán là người dân ở đây giữ đạo thờ ơ, nhưng dần dần ở lâu chúng tôi mới hiểu về phong tục tập quán của một dân tộc có phần nào giống như người Việt Nam mình là “Đạo Thờ Mẫu”. Cũng chính nhờ những dịp lễ có dính dáng về Đức Mẹ như lễ Mẹ Lên Trời, lễ Truyền Tin, lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm (Nay là lễ Mẹ Caacupe của người Paraguay) mà nhiều người từ lâu “quên” đạo hay đã chuyển qua đạo khác, nay về với Mẹ để được gặp Chúa.

Sứ điệp Lời Chúa trong Chúa Nhật thứ I Mùa Vọng năm B mời gọi chúng ta hãy tỉnh thức và sẵn sàng vì chúng ta không biết ngày nào, giờ nào Chúa sẽ đến thăm và gọi từng người chúng ta. Tỉnh thức là một thái độ cầu nguyện ở mức độ thâm sâu và thực chất. Tỉnh thức là một cách sống hoàn toàn trong ý thức liên tục quy hướng về ông chủ chính là Thiên Chúa và nhiệm vụ mà Người trao phó cho chúng ta. Người đầy tớ tỉnh thức là người luôn luôn đặt mình trong ý thức về tư cách của mình là người phục vụ ông chủ và thi hành một cách tốt nhất nhiệm vụ mà ông trao phó cho mình. Khi ông chủ đi xa, người đầy tớ dễ bị cám dỗ quên ông và quên nhiệm vụ ông trao phó, từ đó hành xử như thể mình là ông chủ, theo hướng riêng của mình từng lúc. Người đầy tớ tỉnh thức sẽ luôn luôn gắn kết cuộc sống mình với ông chủ và luôn luôn sẵn sàng trả lời ông về việc thực hiện nhiệm vụ mà ông đã trao phó cho mình. Khi Chúa Giêsu nói các môn đệ của Người phải tỉnh thức như các đầy tớ trong dụ ngôn phải tỉnh thức, là Người muốn nhấn mạnh đến thái độ sống đó, chứ không phải là một sự canh thức về phương diện thể lý đơn giản. Lời mời gọi tỉnh thức và sẵn sàng của Chúa Giê-su khởi đầu Mùa Vọng không chỉ dành riêng cho các môn đệ, cho các linh mục tu sĩ nhưng là cho tất cả mọi người không trừ một ai: “Điều Thầy nói với anh em đây, Thầy cũng nói với hết thảy mọi người là: phải tỉnh thức!” (Xc. Mc. 13,37). Đây là một lệnh truyền được ngỏ với các môn đệ thân tín, sai họ đi thông truyền cho tất cả mọi người điều mà Chúa Giêsu đang nói với họ để mọi người đều tỉnh thức đón chờ Ngài đến hoàn thành công trình cứu độ của Ngài.

Năm Về Đời Sống Thánh Hiến

Cũng trong chiều hướng đó, năm nay Giáo Hội đã mời gọi mọi người cầu nguyện cho các bậc tru trì và chính Đức Thánh Cha Phan-xi-cô đã công bố từ Chúa Nhật thứ I Mùa Vọng năm nay đến hết ngày 2 tháng 2 năm 2016 nhằm lễ Dâng Chúa Giê-su vào Đền Thánh là Năm về Đời Sống Thánh Hiến. Trong một lá thư khá dài của Đức Thánh Cha Phan-xi-cô công bố hôm 28-11-2014 và gửi đến những người nam nữ thánh hiến, nhân dịp Năm về Đời Sống Thánh Hiến, ngài kêu gọi kiểm điểm ơn gọi, dấn thân canh tân đoàn sủng, tăng cường tình hiệp thông, đi tới các khu ngoại ô của cuộc sống, quan tâm giúp đỡ những người nghèo vì ngài đã từng nhấn mạnh là Giáo Hội của Chúa Ki-tô phải là Giáo Hội của những người nghèo.

Trong số những mong đợi Đức Thánh Cha đề ra trong Năm về Đời Sống Thánh Hiến, ngài mong muốn rằng nơi nào có các tu sĩ, thì nơi đó có niềm vui: “Chúng ta được kêu gọi cảm nghiệm và chứng tỏ rằng Thiên Chúa có thể làm cho tâm hồn chúng ta được sung mãn và làm cho chúng ta được hạnh phúc, chúng ta không cần tìm hạnh phúc ở nơi khác; ước gì tình huynh đệ chân thành trong cộng đoàn chúng ta nuôi dưỡng niềm vui của chúng ta”.

Mong đợi thứ hai của Đức Thánh Cha là ngài muốn các tu sĩ thức tỉnh thế giới, trở thành những ngôn sứ làm chứng về cách thức Chúa Giêsu đã sống trên trái đất này. Không bao giờ tu sĩ được từ bỏ sứ vụ ngôn sứ của mình.

Mong đợi thứ ba là linh đạo hiệp thông trở thành thực tại trong các cộng đoàn và những người thánh hiến đi hàng đầu trong việc đương đầu với thách đố biến Giáo Hội thành nhà và là trường hiệp thông. Đức Thánh Cha viết: “Tình hiệp thông được thực thi trước tiên giữa lòng các cộng đoàn dòng tu liên hệ. Về điểm này, tôi mời gọi anh chị em hãy đọc lại những lời mà tôi thường lập lại, đó là: những lời phê bình, nói hành nói xấu, ghen tị ghen tương, đố kỵ, là những thái độ không có quyền được ở trong các nhà của chúng ta. Sau khi đặt tiền đề đó, con đường bác ái mở ra trước mắt chúng ta hầu như là vô biên, vì đây là vấn đề theo đuổi sự đón tiếp và quan tâm đối với nhau, thực thi sự hiệp thông của cải vật chất và tinh thần, sửa lỗi cho nhau, tôn trọng những người yếu hơn.. 'Sống chung với nhau, thật là một khoa thần bí'.

Sau cùng, Đức Thánh Cha kêu gọi mọi thành phần Giáo Hội, nhất là những người thánh hiến, hãy ra khỏi mình để tới các vùng ngoại ô của cuộc sống, đáp ứng những mong đợi của thế giới. Ngài viết: “Có cả một nhân loại đang chờ đợi, những người đã mất hết mọi hy vọng, các gia đình gặp khó khăn, các trẻ em bị bỏ rơi, người trẻ bị chặn mất mọi tương lai, bệnh nhân, người già bị bỏ rơi, người giàu đầy dư của cải, nhưng tâm hồn trống rỗng...”.

Tiếng Việt rất hay khi chỉ cần đảo chữ là thay đổi nghĩa hoàn toàn. Chúa mời gọi mọi người chúng ta hãy “tỉnh thức” đế ‘thức tỉnh” lương tâm thế giới. Chính Đức Thánh Cha đã mời gọi những người tu trì thức tỉnh thế giới, trở thành những ngôn sứ làm chứng về cách thức Chúa Giêsu đã sống trên trái đất này.

Bởi thế, Mùa Vọng hàng năm không chỉ là mùa để chuẫn bị lễ Noel với những chương trình Hoan Ca Giáng Sinh hoành tráng hay tô điểm các Hang Đá hiện đại với những ánh đèn lộng lẫy ở vùng Bắc Mỹ hay châu Á, trong đó có Việt Nam. Mùa Vọng còn phải là mùa của một sự thay đổi vì Chúa đã đến để làm cho con người hạnh phúc nhưng chính con người lại thích làm khổ nhau qua chiến tranh, hận thù và khích bác lẫn nhau. Những người tu sĩ được mọi gọi sống tâm tình Mùa Vọng cách tích cực hơn trong Năm về Đời Sống Thánh Hiến như trong thư của vị Tu sĩ Dòng Tên là Giáo Hoàng đương kim Phan-xi-cô đã mời gọi.

Đại Hội Tỉnh Dòng Ngôi Lời Paraguay

Hàng năm cứ vào tuần cuối cùng của tháng 11 thì chúng tôi thường có Đại Hội toàn Tỉnh Dòng để qui tụ tất cả các nhà truyền giáo Ngôi Lời đang làm việc tại Paraguay nhằm đánh giá những việc đã làm để rút kinh nghiệm và cũng để được nghe những thông tin từ Bề trên Giám tỉnh và tin tức từ Tổng quyền. Năm nay, trùng với chuyến thăm của vị Cố vấn Tổng quyền đến từ Rô-ma nên anh em được biết những tin tức trực tiếp và những đường hướng mới cho các dự án truyền giáo đến năm 2.018 khi Dòng có Tổng Tu Nghị đề bầu bề trên Tổng quyền mới.

Ngoại trừ các nhà truyền giáo lớn tuổi hay bệnh tật không thể tham dự được, đa số các thành viên đều có mặt để tham dự kỳ đại hội thường niên của Tỉnh Dòng để hâm nóng tình huynh đệ vì một năm chỉ có vài dịp gặp nhau. Tỉnh Dòng Ngôi Lời ở Paraguay hiện nay có đến 25 quốc tịch khác nhau và dĩ nhiên có những bất đồng về văn hóa, chủng tộc là không tránh khỏi. Tuy nhiên vì là Dòng Quốc tế, anh em luôn hạn chế tối đa để tránh những mâu thuẫn, những điều mà có thể gây hiểu lầm không đáng có để sống một đời sống chứng nhân vì nếu giữa các tu sĩ cứ hục hặc với nhau thì ai có thể nghe được những lời họ ra giảng về yêu thương, tha thứ! Vị cố vấn Tổng quyền khá hài lòng trong chuyến kinh lý 7 tuần ở Paraguay dù ngài có chia sẻ rằng dĩ nhiên vẫn còn có những bất đồng, những hiểu lầm không đáng có trong đời sống cộng đoàn. Cũng trong đại hội lần này thì một số anh em đã có bài sai mới trong năm tới trong đó có tôi sau nhiều năm làm trong lĩnh vực đào tạo thì năm tới có thể sẽ chuyền sang lĩnh vực khác. Dĩ nhiên có người vui, kẻ buồn khi nhận bài sai vì “bài sai” thì có bao giờ “đúng” đâu!

Hôm nay cũng là ngày kết thúc tháng Các Đẳng Linh Hồn. Xin Chúa cho các linh hồn thân quen, nhất là linh hồn Má con vừa tròn hai năm tạ thế được hưởng tôn nhan Chúa. Xin cầu chúc mọi người sống tâm tình Mùa Vọng sốt sắng để đón mừng Chúa Giáng Sinh sắp tới.

Paraguay, 30 tháng 11 năm 2014 – Chúa Nhật I Mùa Vọng B

Lm. Antôn Trần Xuân Sang, SVD.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Ave Maria Mẹ Việt Nam
Nguyễn Bá Khanh
22:13 30/11/2014
AVE MARIA MẸ VIỆT NAM
Ảnh của Nguyễn Bá Khanh
Nguyện cầu Đức Mẹ Thiên đàng,
Xót thương nước Việt gian nan bao ngày.
(Trích thơ của Thuý Ngọc)
 
Thánh Ca
Thánh Ca Cây viết chì nhỏ - Nhạc: Lm. Nguyễn Mộng Huỳnh – Trình Bày: Ca sĩ Như Ý
VietCatholic Network
02:37 30/11/2014
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây