Ngày 28-11-2016
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:24 28/11/2016
75. THẤY TRƯỚC SỰ VIỆC.
Một hôm, Thái Kinh mời tiến sĩ Trương đến dạy cho cháu nội học, nhưng ông tiến sĩ không dạy viết văn chương, mà chỉ dạy cho các cháu nội của ông ta học chạy bộ.
Mới đầu mấy đứa cháu nội ham chơi nên cứ theo đó mà làm, nhưng qua mấy ngày thì không chịu nổi nữa, bèn nói với thầy giáo dạy bài tập.
Tiến sĩ Trương lắc đầu nói:
- “Không cần, phải tiếp tục luyện chạy bộ !”
Tụi nhỏ hỏi:
- “Tại sao ?”
Tiến sĩ Trương trả lời:
- “Tổ phụ, phụ thân của các ngươi đều là những người vừa gian trá vừa ngạo mạn làm cho dân chúng phải khổ sở, đến một ngày nào đó nhân dân nhất định sẽ tìm họ mà tính sổ, các ngươi là con nít không có tội gì, nếu chạy được nhanh thì có lẽ giữ được tính mạng, bằng không thì chẳng có cách gì khác !”
(Huy Trần lục)

Suy tư 75:
Người ta ai cũng tin rằng: làm việc lành thì tất phải được thưởng, làm việc dữ thì chắc chắn phải bị phạt. Nhưng người ta không thấy thưởng phạt bây giờ, cho nên người ta vẫn cứ làm theo cái ưa thích của giác quan mình: thích chửi là chửi, thích ăn trộm là ăn trộm, thích giết người là giết người.v.v...
Người Công Giáo được Hội Thánh dạy rằng có thiên đàng để thưởng người lành và có hỏa ngục để phạt kẻ dữ, niềm tin này được củng cố thêm vì chính Đức Chúa Giê-su cũng đã xác nhận điều đó. Nhưng tin và thực hành đức tin lại là chuyện không giống nhau, bởi vì có những người Ki-tô hữu vẫn tin là có Chúa, nhưng trong cuộc sống của họ thì lại không có Chúa, họ vẫn cứ sống như người chưa bao giờ nghe đến Thiên Chúa.
Nhất định sẽ có ngày Thiên Chúa sẽ “tính sổ” với chúng ta, ngày đó nhất định sẽ tới, nhưng không biết lúc nào mà thôi; nhất định sẽ có ngày Thiên Chúa biểu dương những việc lành thánh thiện mà chúng ta đã làm cho anh em vì bác ái, ngày đó thì ai cũng biết, đó chính là ngày Thiên Chúa phán xét nhân loại.
Sẽ không có ai làm luật sư cãi tội thay cho chúng ta trong ngày ấy, chúng ta chỉ có thể “chạy tội” ngay từ bây giờ, chạy tội với một tâm hồn thống hối và ăn năn và thay đổi cuộc sống cho phù hợp với Tin Mừng của Đức Chúa Giê-su.
Sẽ có một ngày nhân dân sẽ tính sổ những người tàn ác hại nước hại dân; cũng vậy, sẽ có một ngày Thiên Chúa sẽ tính sổ với chúng ta về những việc lành việc dữ mà chúng ta đối xử với anh chị em trong cuộc sống hôm nay, tại trần gian này.
Người Ki-tô hữu biết trước rất rõ những sự việc này, vì chính Đức Chúa Thánh Thần đã trực tiếp dạy họ qua Giáo Hội của Đức Chúa Giê-su.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:25 28/11/2016

22. Thánh Thể là lương thực chúng ta dùng hằng ngày, mỗi ngày lãnh nhận nó thì có thể làm cho con được lợi ích. Khi con còn sống ở thế gian này thì có thể được lãnh nhận mỗi ngày.

(Thánh Augustine)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"

---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Suy niệm lễ kính thánh Anrê Tông Đồ
Lm. Anthony Trung Thành
10:56 28/11/2016
Suy Niệm LỄ KÍNH THÁNH ANRÊ TÔNG ĐỒ

Ngày 30 tháng 11

Thánh An-rê thuộc nhóm 12 Tông đồ, được Đức Giêsu trực tiếp chọn (x. Mt 4,18-20). Ngài là con của ông Gio-na (x. Mt 16,17), anh của ông Si-môn Phê-rô, quê ở Bết-xai-đa (x. Ga 1,44). Trước khi theo Đức Giêsu, An-rê là môn đệ của Thánh Gioan Tẩy Giả. Chính Thánh Gio-an Tẩy Giả đã giới thiệu Đức Giêsu cho môn đệ của mình (x. Ga 1, 35-40). Sau khi biết Đức Giêsu, An-rê lại giới thiệu Đức Giêsu cho em mình là Phê-rô (x. Ga 1, 41-42).

Trước khi phép lạ hóa bánh ra nhiều xảy ra, An-rê là người đã báo cho Đức Giêsu biết rằng: “Ở đây có một em bé có năm chiếc bánh lúa mạch và hai con cá, nhưng với ngần ấy người thì thấm vào đâu!”(Ga 6,9). Ngài và Thánh Phi-lip-phê đã giới thiệu những người ngoại giáo Hy-lạp với Đức Giêsu (x. Ga 12, 20-22). Sau khi Đức Giêsu phục sinh, An-rê đã đi loan báo Tin mừng ở nhiều nơi và đã bị đóng đinh vào thập giá hình chữ X tại A-khai-a.

Ngày hôm nay, Đức Giêsu vẫn tiếp tục mời gọi mọi người chúng ta: “Anh chị em hãy theo tôi, tôi sẽ làm cho anh chị em trở thành những kẻ lưới người như lưới cá”(x. Mt 4,19). Cũng như Phê-rô và An-rê, Đức Giêsu cũng muốn chúng ta “lập tức bỏ mọi sự mà đi theo Người”(x. Mt 4,20). Đi theo Đức Giêsu, không chỉ lãnh nhận Bí tích Rửa tội, mà hằng ngày còn phải gắn bó với Ngài trong đời sống cầu nguyện và lãnh nhận các Bí tích khác. Đi theo Đức Giêsu cần học hỏi giáo lý, đọc và suy niệm Lời Chúa. Đi theo Đức Giêsu cần để cho người huấn luyện hầu trở nên người tông đồ đích thực. Khi đã trở nên người tông đồ đích thực, tức là có đủ vốn liếng, hành trang của người Tông đồ, lúc đó mới có thể ra đi để “đánh bắt người như đánh bắt cá.” Có nhiều cách để đánh bắt người, xin được nêu lên hai cách thế sau đây:

1. Rao giảng

Thánh An-rê và các Tông đồ đã đi khắp nơi để rao giảng Lời Chúa. Đây là phương pháp hết sức cần thiết trong việc loan báo Tin mừng. Vì như Thánh Phao-lô nói với các tín hữu Rôma rằng: “Có đức tin là nhờ nghe giảng, mà nghe giảng là nghe công bố lời Đức Ki-tô” (x. Rm 10,17). Chính Đức Giêsu đã dành trọn 3 năm để đi rao giảng. Nhờ lời rao giảng của Ngài, dân chúng tuôn đến với Ngài rất đông. Nhiều người tin theo Ngài. Trong số đó, có các Tông đồ, các môn đệ và các kitô hữu đầu tiên. Nhờ lời rao giảng của Ngài, các thánh ký mới có cơ sở để ghi chép lại, nhờ đó chúng ta mới có những cuốn Tin mừng như hôm nay.

Sau khi Đức Giêsu về trời, các Tông đồ, các môn đệ và các kitô hữu tiên khởi tiếp tục rao giảng Tin mừng. Từ đó tới nay, Giáo Hội vẫn tiếp tục sứ mạng rao giảng Lời Đức Giêsu cho mọi người. Trách nhiệm rao giảng Lời Chúa không chỉ là đặc quyền đặc lợi của các linh mục, tu sỹ mà là bổn phận của hết thảy mọi người Kitô hữu. Rao giảng ở trong nhà thờ. Rao giảng tại các gia đình. Rao giảng ở các lớp giáo lý. Rao giảng ở khắp mọi nơi. Rao giảng cho người có đạo. Rao giảng cho những người chưa biết Chúa. Rao giảng lúc thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện. Thánh Phao-lô nói: “hãy rao giảng lời Chúa, hãy lên tiếng, lúc thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện; hãy biện bác, ngăm đe, khuyên nhủ, với tất cả lòng nhẫn nại và chủ tâm dạy dỗ” (x. 2Tm 4,2). Rao giảng cả những khi bị cấm cách, bắt bớ. Trước thượng hồi đồng Do Thái cấm không cho các Tông đồ rao giảng về danh Đức Giêsu nữa, Thánh Phê-rô và thánh Gio-an nói: “Phần chúng tôi, những gì tai đã nghe, mắt đã thấy, chúng tôi không thể không nói ra” (Cv 4,20). Sau này, chính Thánh Gio-an cũng viết trong thư thứ nhất của Ngài rằng: “Điều chúng tôi đã thấy và đã nghe, chúng tôi loan báo cho cả anh em nữa, để chính anh em cũng được hiệp thông với chúng tôi, mà chúng tôi thì hiệp thông với Chúa Cha và với Đức Giê-su Ki-tô, Con của Người” (x. I Ga 1,3).

Trong thực tế, nhiều người nghĩ rằng, rao giảng Tin mừng là nhiệm vụ của các linh mục, của những người đi tu và các nhà truyền giáo, chứ không phải của người giáo dân. Đó là một sai lầm lớn. Rao giảng Tin mừng là của mọi người Kitô hữu, không dành cho riêng ai. Rao giảng như thế nào? Chúng ta có thể đọc Lời Chúa cho người khác nghe. Chúng ta có thể giải thích Lời Chúa cho người khác hiểu. Chúng ta có thể giúp người khác sống Lời Chúa bằng cách: sống thật thà, không lừa dối nhau; vợ chồng phải sống chung thủy với nhau, không được ngoại tình; hãy tôn trọng sự sống không được phá thai; Hãy biết sống quảng đại, bác ái, chia sẻ; hãy giữ đức công bằng không được trộm cắp, gian lận, tham ô tham nhũng…Đó là cách thức chúng ta đang rao giảng Lời Chúa.

Cho nên, chúng ta mới hiểu tại sao, các Giám mục, linh mục và người Công Giáo chúng ta thường lên tiếng bênh vực sự thật và công lý, bênh vực cho người dân thấp cổ bé miệng trước sự áp bức của kẻ mạnh, của các nhà cầm quyền. Cụ thể, gần nữa năm qua, nạn Ô nhiễm môi trường biển do công ty gang thép Formoza gây nên. Đức Giám Mục Giáo phận, các linh mục và nhiều người thành tâm thiện chí đã, đang và sẽ lên tiếng phản đối việc làm của công ty này và những người có liên quan, đồng thời bênh vực cho người dân bị ảnh hưởng thảm họa. Các ngài đang nói tiếng nói của ngôn sứ, đang nói tiếng nói của sự thật, nghĩa là đang rao giảng Lời Chúa. Vì vậy, cách này hay cách khác, chúng ta hãy tiếp tục bênh vực cho công lý và sự thật, tiếp tục rao giảng Lời Chúa. Mahatma Gandi đã từng nói: “Một chân lý mà bị muôn người bác bỏ thì nó vẫn là chân lý.”

2. Làm chứng

Năm 1937, Mahatma Gadhi vị anh hùng dân tộc Ấn độ nói với các nhà truyền giáo rằng: “Hãy để cho đời sống các Ngài nói với chúng tôi như đóa hoa hồng không cần ngôn ngữ mà chỉ đơn sơ để cho hương thơm của mình tỏa lan. Cả người mù không nhìn thấy mùi thơm của nó. Hãy để chúng tôi nghĩ tới sự cao cả của muôn dân của các ngài khi họ tỏa hương thơm đời sống. Đối với tôi, đó là tiêu chuẩn duy nhất. Tất cả những gì tôi muốn họ làm là sống đời kitô hữu chứ không phải chú giải nó.”

Chính vì thế, đi liền với lời rao giảng là làm chứng bằng đời sống. Chính Đức Giêsu, Thánh An-rê và các Tông đồ không chỉ rao giảng bằng lời nói mà các Ngài còn làm chứng bằng đời sống, đặc biệt là các Ngài đã lấy cái chết của mình làm chứng cho lời mình rao giảng.

Trong tông thư sứ vụ Đấng Cứu Thế, Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II quả quyết: “…Rõ ràng là không thể nào có sự công bố Tin mừng thực sự nếu các Kitô hữu không lấy đời sống mình làm chứng tá, đi đôi với việc mình rao giảng.” Thật vậy, thời đại chúng ta đang sống, làm chứng bằng đời sống có sức thuyết phục hơn bằng lời nói. Chính Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã nói: “Người thời nay tin vào các chứng nhân hơn là thầy dạy, và nếu họ có tin vào thầy dạy là vì các thầy dạy ấy đã là những chứng nhân.”

Trong thư mục vụ năm thánh truyền giáo 2003, số 10, Hội đồng Giám Mục Việt Nam cũng đã nêu rõ: “Trước khi rao giảng bằng lời nói, hãy rao giảng bằng đời sống. Người tín hữu giáo dân hãy nỗ lực cùng với đồng bào xây dựng một nếp sống lành mạnh trong khu phố xóm làng, loại trừ mọi tệ đoan tật xấu. Đăc biệt hãy nêu gương tôn trọng sự sống, tôn trọng phẩm giá con người, sống theo lương tâm ngay thẳng làm chứng về sự hiện diện của Nước Thiên Chúa, Nước “đầy tràn sự thật và sự sống, đầy tràn ân sủng và thánh thiện, đâỳ tràn tình thương, công lý và bình an” (Kinh Tiền tụng Lễ Chúa Kitô Vua). Người tín hữu cũng hãy nêu gương về đời sống hiệp nhất yêu thương. Không có lời rao giảng nào có sức thuyết phục bằng sự hiệp nhất yêu thương trong gia đình, xóm làng, trong giáo xứ, trong giáo phận, như Lời Chúa phán: “Chính nơi điều nầy mà mọi người sẽ biết anh em là môn đệ của Thầy: ấy là nếu anh em thương yêu nhau” (x. Ga 13,35); “Để hết thảy chúng nên một, cũng như, lạy Cha, Cha ở trong Con và Con ở trong Cha, ngõ hầu chúng ở trong chúng ta và thế gian tin là Cha đã sai Con” (x. Ga 17,21 )

Vậy, mỗi người chúng ta hãy xét mình lại xem: lâu nay chúng ta đã ý thức làm chứng cho đạo, làm chứng cho Chúa bằng đời sống của chúng ta chưa? Hay chúng ta lại làm những điều trái với giáo huấn của Đức Giêsu?

Lạy Chúa, nhờ lời chuyển cầu của Thánh An-rê Tông đồ, xin cho mỗi người chúng con luôn biết dùng lời nói và đời sống của mình để làm chứng cho Chúa khắp mọi nơi. Amen.

Lm. Anthony Trung Thành
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Chúc Mừng Vietcatholic 20 Năm Thành Lập 1996-2016
Lm Francis Lý văn Ca
04:25 28/11/2016
Chúc Mừng Vietcatholic 20 Năm Thành Lập 1996-2016

Là một thành viên đã và đang cộng tác với Vietcatholic từ những ngày tháng sơ khai cho đến nay. Cho dù không tham dự được những ngày mừng giáp 20 năm Vietcatholic, con xin gởi lời chúc mừng đến Cha Giám Đốc và tất cả những cộng tác viên không biên giới đã và đang đem Tin Mừng, Tin Giáo Hội Hoàn Vũ, Giáo Hội Việt Nam cho những ai tha thiết muốn được nghe, được đọc và được thấy những diễn biến trên thế giới qua lăng kính của Giáo Hội Công Giáo Tông Truyền.


Hai mươi năm Truyền Thông trên mạng lưới điện toán, Vietcatholic đã vượt qua bao khó khăn, thử thách, không gian và thời gian để rao giảng Tin Mừng ‘Trên Mái Nhà’ đem Tin Tức của Giáo Hội Mẹ Công Giáo Hoàn Vũ và Giáo Hội Mẹ Việt Nam nơi Quê Nhà đến với mọi người.

Xin cầu chúc Ban Giám Đốc và Công Sự Viên, qua sự giúp đỡ của nhiều bàn tay với tấm lòng quảng đại sẽ thực hiện được Đài Truyền Hình Công Giáo Vietcatholic.

Linh mục Francis Lý văn Ca
 
ĐCV Vinh Thanh và ân nhận CDCGVN Melbourne thăm giáo dân vùng lũ Quảng Bình và Formosa Hà Tĩnh
ĐCV Vinh Thanh
10:55 28/11/2016
ĐCV Vinh Thanh & quý ân nhân CĐCGVN Melbourne thăm giáo dân vùng lũ Quảng Bình và Formosa Hà Tĩnh.

Ngày 26/11/2016, cùng với quý ân nhân đến từ Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam tại Melbourne - Úc châu và Sài Gòn, quý thầy chủng sinh ba khóa: XII, XIII, XIV - Đại Chủng Viện Vinh Thanh đã có chuyến thăm mục vụ, cứu trợ nạn nhân lũ lụt và ô nhiễm môi trường tại các giáo xứ: Phù Kinh, Cồn Sẻ (Quảng Bình); Đông Yên, Quý Hòa (Hà Tĩnh).

Xem Hình

Cùng đi với đoàn còn có cha Phêrô Nguyễn Văn Hương, Phó Giám đốc; cha giáo PX. Đào Trung Hiệu, OP.

Chuyến đi khởi hành từ Đại Chủng Viện Vinh Thanh lúc 5h30'. Sau 4 tiếng đồng hồ, đoàn đã đặt chân đến điểm đầu tiên là giáo xứ Phù Kinh nằm bên bờ sông Gianh.

Khi đoàn vừa tới nơi, đông đảo bà con đã hiện diện trong khuôn viên nhà thờ xứ. Dưới sự hướng dẫn của thầy giúp xứ Antôn Tô Quang Hùng, các thành viên trong đoàn gặp gỡ, làm quen để thăm hỏi, động viên, chia sẻ những mất mát của bà con.

Trước đông đảo thành phần dân Chúa và quý vị ân nhân đang hiện diện, linh mục Phaolô Nguyễn Minh Sáng đã cho biết về hiện tình giáo xứ.

Xứ đạo Phù Kinh nằm bên tả ngạn sông Gianh, “dựa sát đồi vắng” tạo nên bức tranh “sơn thủy hữu tình” và cách Tòa Giám Mục Xã Đoài khoảng 195km về hướng Nam. Giáo xứ Phù Kinh từ buổi ban sơ đã in đậm dấu chân các nhà truyền giáo. Ngược giòng Gianh, các thừa sai đã chọn nơi đây làm điểm dừng chân và những hạt giống Tin Mừng được gieo xuống và lớn dần theo năm tháng. Sự đạo phát triển cho đến năm 1952 thì chững lại với việc thiếu vắng chủ chăn, đời sống đức tin như ngọn đèn leo lắt trước gió. Mặc dù vậy, giáo xứ vẫn đứng vững trong dòng lịch sử và ngày nay có khoảng 1.200 giáo dân sống trên địa bàn 8 giáo họ thuộc 3 xã, 2 huyện của tỉnh Quảng Bình.

Cha xứ cũng cho biết thêm về đời sống khá vất vả của bà con nơi đây. Nhiều gia đình chưa thoát khỏi cảnh nghèo. Phần lớn người dân sống bằng nông nghiệp, ngư nghiệp. Giới trẻ đa số phải tha phương cầu thực, công tác mục vụ của giáo xứ gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt, trận lũ lụt vừa qua đã gây nên một thiệt hại lớn lao trong xứ. Nhiều nơi mực nước dâng cao trên 2-3m đã cuốn trôi nhiều tài sản giá trị, may mắn là không gây thiệt hại về người.

Đứng trước tình cảnh của bà con giáo dân, quý cha, quý thầy, quý vị ân nhân đã bày tỏ sự xúc động sâu xa. Anh Phaolô Nguyễn Ngọc Trúc, đại diện Cộng đồng Công Giáo Việt Nam tại Melbourne (Úc) và quý vị ân nhân đi cùng đoàn đã trao tặng bà con nơi đây món quà của Cộng đồng đã quyên góp được: 280 suất quà, mỗi suất 500 ngàn đồng cho các hộ giáo dân và 250 triệu đồng để góp phần xây dựng nhà vượt lũ.

Thay lời cho bà con giáo dân, linh mục Phaolô Nguyễn Minh Sáng, quản xứ Phù Kinh đã bày tỏ lòng tri ân tới quý vị ân nhân; sự hiệp thông, liên đới của quý cha, quý thầy trong đoàn và xin mọi người tiếp tục cầu nguyện để giáo xứ sớm được ổn định.

Rời giáo xứ sau giờ cơm trưa huynh đệ, đoàn tiếp tục ghé thăm giáo xứ Cồn Sẻ. Đây cũng là xứ đạo thuộc vùng cồn bãi sông Gianh. Giáo xứ hiện có khoảng 3.400 giáo dân, phần đa sống bằng nghề đánh bắt cá nên chịu rất nhiều ảnh hưởng trong vụ Formosa xả thải và trận lũ vừa rồi. Tại đây, quý ân nhân đã gửi tặng bà con trong xứ số tiền 200 triệu để động viên giáo dân vượt qua khó khăn.

Sau đó, đoàn rời Cồn Sẻ để đi đến làng cũ của giáo xứ Đông Yên. Tại đây, vào lúc 15h00, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Viên đã chủ sự thánh lễ cầu bình an cho mọi người trong xứ. Đồng tế với Ngài có đông đảo quý cha trong đoàn và hai cha quê hương: linh mục Phêrô Nguyễn Hiệu Phượng và tân linh mục Phêrô Lê Hữu Trường.

Trong vụ Formosa xả thải xuống biển, giáo dân Đông Yên gặp những thiệt hại hết sức to lớn vì ngành nghề chính của giáo dân nơi đây là đánh bắt gần bờ. Đức Cha Phêrô đã bày tỏ sự cảm thông, chia sẻ với những vất vả, khó khăn mà bà con đang gánh chịu. Đồng thời, ngài cũng mong muốn tất cả mọi người góp phần xây dựng môi trường trong sạch, lành mạnh. Môi trường đó không chỉ là môi trường tự nhiên mà còn là những môi trường khác như môi trường xã hội, môi trường tâm hồn, môi trường “nguyên tổ”, môi trường Thiên Chúa...

Tại làng cũ Đông Yên, quý vị ân nhân đã trao 200 suất quà nói lên tình cảm của anh chị em hải ngoại dành cho bà con giáo dân. Vì thời giờ có hạn nên đoàn không thể ghé thăm giáo xứ Quý Hòa đành gửi lại phần quà nơi cha quản xứ Phêrô Phan Văn Đồng.

Chuyến đi của đoàn trở về Đại Chủng Viện lúc 21h cùng ngày. Tuy trải qua một chặng đường dài và thấm mệt nhưng tất cả các thành viên trong đoàn đều cảm thấy vui mừng vì được gặp gỡ, san sẻ những mất mát với những bà con giáo dân vùng thiên tai, nhân tai trong tình bác ái, huynh đệ Kitô giáo.

Ban Truyền Thông ĐCV
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Về việc an táng cho người dự tòng và trẻ em chết trước khi được rửa tội
Lm Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn
10:19 28/11/2016
VỀ VIỆC AN TÁNG CHO NGƯỜI DỰ TÒNG VÀ TRẺ EM CHẾT TRƯỚC KHI ĐƯỢC RỬA TỘI.

Nhân việc có nơi giáo quyền địa phương đã không cho cử hành lễ an táng và không cho chôn xác người tự tử trong nghĩa trang họ Đạo, tôi xin nói lại một lần nữa là không có giáo lý, giáo luật nào của Giáo Hội cấm việc chôn xác người tự tử trong nghĩa trang Công Giáo.

Lý do là mặc dù Giáo Hội lên án hành vi tự tử, nhưng không đưa ra phán quyết là người tự tử đã xuống hỏa ngục nên không cần cầu nguyện cho nữa.Chỉ một mình Chúa biết và phán quyết phần rỗi của người tự tử mà thôi Như vậy, không có lý do gì để cấm việc cử hành tang lễ và mai táng người tự tử trong nghĩa trang của họ đạo. Trước Công Đồng Vaticanô II, Giáo Hội cấm việc này vì lý do lên án hành vi tự tử, chứ không vì cho rằng người tự tử đã mất linh hồn trong hỏa ngục.

Tiện đây, Cũng xin được nói thêm về trường hợp người dự tòng đang học giáo lý để được rửa tội , nhưng chẳng may đã chết trước khi được rửa tội- kể cả các em bé chết không được rủa tội- thì phải đối xử ra sao?

I- Trước hết về những người dự tòng (catechumens):

Họ là những người đang tìm hiểu đức tin và đang được học giáo lý để chuẩn bị nhận lãnh 3 bí tích quan trọng là rửa tội, thêm sức và Thánh Thể sau khi hoàn tất chương trình khai tâm nhập Đạo (RICA).

Như thế, qua tiến trình này người dự tòng đang khao khát được gia nhập Giáo Hội qua ơn tái sinh của phép rửa. Nghĩa là họ đã sẵn sàng để nhận lãnh bí tích khai tâm này để trở nên con cái của Thiên Chúa như giáo lý Giáo Hội dạy.

Nhưng chẳng may có ai trong số dự tòng này đã chết mà không kịp được rửa tội thì giáo lý của Giáo Hội dạy như sau:

“Đối với người dự tòng chết khi chưa được rửa tội, thì lòng ao ước tỏ tường được rửa tội và sự sám hối tội lỗi cùng với đức ái của họ sẽ bảo đảm ơn cứu độ cho họ, ơn cứu độ mà họ không thể nhận lãnh nhờ bí tích Rửa tội” (x. SGLGHCG số 1259)

Giáo lý trên cũng áp dụng cho những người chết vì đức tin nhưng chưa được rửa tội thì cũng “được coi là đã được rửa tội do sự chết của họ vì Chúa Kitô và với Chúa Kitô. Phép rửa tội bằng máu này , cũng như phép rửa tội bằng ao ước, tuy không là bí tích, nhưng cũng mang lại tất cả hoa trái của phép Rửa tội.” (Sđd số 1258)

Do đó, theo giáo luật số 1183, triệt 1 thì những người nói trên được đồng hóa với người Ki tô Hữu trong việc an táng. Có nghĩa là phải cử hành nghi thức an táng cho họ như mọi tín hữu đã được rửa tội và qua đời.

Sở dĩ phải đối xử với họ như vậy, là vì dù họ không được rửa tội đúng theo nghi thức nhưng vì họ có lòng ao ước lãnh nhận bí tích này, nhất là được chết vì đức tin thì dù chưa được rửa tội họ cũng được coi như mọi tín hữu đã được rửa tội, và do đó Giáo Hội vẫn dành nghi thức an táng cho họ như giáo luật nêu trên đã qui định.

II- Về các trể em chết mà không được rửa tội, giáo lý Giáo Hội cũng dạy như sau:

“Giáo Hội chỉ còn biết phó thác các em cho lượng từ bi của Thiên Chúa như Giáo Hội làm khi cử hành lễ an táng cho các em.Thiên Chúa nhân từ vô cùng muốn tất cả mọi người được cứu độ.(1Tm 2:4) và lòng âu yếm mà Chúa Giêsu đã dành cho các trẻ nhỏ khiến Người đã nói : “Hãy để trẻ em đến với Thầy, đừng ngăn cấm chúng vì Nước Thiên Chúa thuộc về những ai giống như chúng.” (Mc 10 :14). Điều này cho phép chúng ta hy vọng có một con đường ơn cứu độ cho các trẻ em chết khi chưa được rửa tội.Nhân đây, Giáo Hội cũng khẩn thiết kêu gọi đừng cản trở cho các em đến với Chúa Kitô qua hồng ân của Phép Rửa. (x.SGLGHCG số 1261)

Dựa vào giáo lý trên đây, giáo luật số 1183, triệt 2 cũng khuyến cáo như sau:

“Bản quyền sở tại (Giáo quyền địa phương) có thể ban phép cử hành an táng theo nghi thức Giáo Hội cho các trẻ em mà cha mẹ có ý rửa tội nhưng đã chết trước khi được rửa tội.”

Nghĩa là không ngăn cấm cử hành an táng cho các trẻ em chết mà chưa được rửa tội.

Cũng vì lợi ích thiêng liêng lớn lao của Phép Rửa mà giáo lý nêu trên đã ân cần nhắc nhở cha mẹ phải mau mắn lo cho các con cái mình được lãnh nhận bí tích Thanh Tẩy (rửa tôi) càng sớm càng tốt. Đặc biệt trong trường họp nguy tử, không tìm được linh mục hay phó tế thì cha mẹ có bổn phận rửa tội cho con mình trong cơn nguy tử đó với công thức Chúa Ba Ngôi và dùng nước đổ trên đầu hay trán của trẻ em.

Tóm lại, dù người Dự tòng hay trẻ em chết trước khi được rủa tội thì Giáo Hội vẫn dạy phải dành cho họ nghi thức an táng như mọi giáo hữu khác.Nghĩa là không ai có biết hay thể phán đoán gì về số phận đời đời của họ, nên chỉ biết phó thác họ cho lòng thương xót vô biên của Thiên Chúa là Cha cực tốt cực lành mà thôi.

Lai nữa, riêng các thai nhi bị giết vì phá thai (abortion), không có luật nào buộc phải xin lễ cầu cho các thai nhi này. Chúng chưa được sinh ra, và bị giết vì những người không tôn trọng sự sống, nên những người trục tiếp hay gián tiệp giúp cho việc phá thai được thành tựu mới là kẻ có tội và bị Giáo Hội phạt vạ tuyệt thông tiền kết, dành riêng cho Đức Thánh Cha quyền tháo gỡ.(x.giáo luật số 1398). Nhưng Đức Thánh Cha Phan xicô đã cho phép các linh mục trong toàn Giáo Hội từ nay được phép tha tội này vì lòng thương xót của Chúa.

Các trẻ em vô tội này bị giết vì phá thai, tức là chết từ trong lòng mẹ, nên không được rửa tội như các trẻ đã sinh ra và được cha mẹ lo cho lãnh nhận phép rửa. Nhưng không cần phải xin lễ cầu cho chúng, vì Chúa nhân từ chắc chắn sẽ không bắt lỗi chúng vì đã không được rửa tội.Lỗi này hoàn toàn của người phá thai, chứ không phải của thai nhi.Vậy, không cần cầu nguyện hay xin lễ cầu cho các thai nhi này, vì chắc chắn Chúa đã đoái thương đón nhạn chúng vào Nước Trời.

Các linh mục cần giải thích rõ việc này cho giáo dân để đừng nhận tiền xin lễ cầu cho các thai nhi., như người ta đang làm ở các giáo xứ Viêt Nam.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hào Quang Thánh Giá
Nguyễn Bá Khanh
20:38 28/11/2016
HÀO QUANG THÁNH GIÁ
Ảnh của Nguyễn Bá Khanh
Thập giá trở nên Ơn Cứu Độ
Khổ đau chợt hóa Suối Thiên Thai
Suy tôn Thánh giá, con cung kính
Cảm tạ Hồng ân mãi đắm say.
(Trich thơ của Trầm Thiên Thu)
 
VietCatholic TV
Giáo Hội Năm Châu 22-28/11/2016: Giáo Hội tại Mã Lai Á trải qua một Năm Thánh an bình
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
08:05 28/11/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Một linh mục Mễ Tây Cơ bị băng đảng ma tuý đánh đập tàn nhẫn

Một linh mục người Mễ Tây Cơ đã bị bắt cóc hôm 11 tháng 11. Ngài đã được trả tự do nhưng mình mẩy đầy những vết thương vì bị tra tấn trong hai ngày.

Cha Jose Luis Sanchez Ruiz bị bắt cóc sau khi nhận được nhiều lời đe dọa. Giáo Phận San Andres Tuxtla, ở bang Veracruz, cho biết các băng đảng ma tuý đã đe dọa ngài vì những lời tuyên bố của vị linh mục lên án tham nhũng và các hoạt động tội phạm ở thị trấn Catemaco, nơi ngài đang phục vụ.

Cha Sanchez Ruiz là linh mục thứ 3 bị bắt cóc ở bang Veracruz trong ba tháng qua, và là người đầu tiên còn sống sót quay về. Cảnh sát cho rằng các vụ tấn công các linh mục chỉ là chuyện cướp bóc thường tình. Giả thuyết này bị các viên chức Giáo Hội bác bỏ. Hơn 30 linh mục đã bị giết ở Mễ Tây Cơ trong những thập kỷ qua, hầu hết các ngài phải đổ máu vì chống lại các băng đảng buôn bán ma túy.

2. Đóng Cửa Thánh tại 3 đại đền thờ ở Rôma

Cửa Thánh tại các Vương Cung Thánh Đường và các đền thánh trên toàn thế giới đã được đóng lại hôm Chúa Nhật 13 tháng 11. Tại Rôma, Cửa Thánh của ba đại đền thờ cũng được đóng lại trong ngày Chúa Nhật này.

Cửa Thánh tại Đền Thờ Thánh Phêrô là Cửa Thánh cuối cùng trên thế giới được Đức Thánh Cha Phanxicô đóng lại trong ngày lễ Chúa Kitô Vua, Chúa Nhật 20 Tháng 11, như được quy định trong Tông Chiếu công bố Năm Thánh.

Đại diện cho Đức Giáo Hoàng tại các đền thờ Thánh Gioan Latêranô, Đức Bà Cả, và Thánh Phaolô Ngoại Thành là các vị quản nhiệm của các đền thờ này. Đó là Đức Hồng Y Agostino Vallini, Đức Hồng Y Santos Abril y Castelló và Đức Hồng Y James Michael Harvey.

Theo Đức Tổng Giám Mục Rino Fisichella, Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng Cổ Vũ Tân Phúc Âm Hóa, có 20,625,000 người tham dự các sự kiện Năm Thánh Lòng Thương Xót tại Vatican từ khi khai mạc hôm 8 tháng 12 năm ngoái cho đến lúc đóng các Cửa Thánh tại ba đại đền thờ ở Rôma.

Trong bài giảng tại đền thờ Thánh Gioan Latêranô, Đức Hồng Y Agostino Vallini nói “Cửa Thánh, vừa được đóng lại, là một dấu chỉ hữu hình của Năm Thánh Lòng Thương Xót, một năm trong đó chúng ta nhận ra ‘một lần nữa’ rằng số phận của thế giới không nằm trong tay con người, nhưng trong lòng thương xót của Thiên Chúa.”

Ngài nói thêm rằng khi suy tư về lòng thương xót của Thiên Chúa trong năm nay chúng ta đã nhận ra rằng lòng thương xót không phải là một dấu chỉ của sự yếu đuối hay đầu hàng, nhưng là ánh quang “mạnh mẽ, hào hùng” của tình yêu toàn năng của Chúa Cha, Đấng “chữa lành những yếu đuối của chúng ta, nâng chúng ta dạy từ chỗ vấp ngã của chúng ta và kêu gọi chúng ta làm điều thiện”.

Trong lễ nghi đóng Cửa Thánh tại Đền Thờ Đức Bà Cả, Đức Hồng Y Abril y Castello nói rằng dù Cửa Thánh đã được đóng lại, “cánh cửa Lòng Thương Xót của Thiên Chúa luôn luôn rộng mở” và ngài khích lệ các tín hữu phải mạnh mẽ trong sự xác tín này và hãy trở thành các chứng nhân đáng tin cậy của lòng thương xót trên thế giới.

Trong bài giảng của ngài tại Đền Thờ Thánh Phaolô Ngoại Thành, Đức Hồng Y Harvey cũng nói rằng khi chúng ta long trọng đóng Cửa Thánh này “cùng một lúc, chúng ta hãy mở một cánh cửa bên trong tâm hồn mình cho một giai đoạn tiếp theo của cuộc hành trình của chúng ta hướng về đức tin, hy vọng và lòng bác ái”.

Trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 13 tháng 11, đề cập đến việc đóng cửa Năm Thánh, Đức Thánh Cha nói:

“Ngày hôm nay, tại các nhà thờ chính tòa và đền thánh trên toàn thế giới, có nghi thức đóng Cửa Năm Thánh Lòng Thương Xót. Chúng ta hãy cầu xin ơn đừng nhắm mắt trước Thiên Chúa, Đấng đang nhìn chúng ta, và trước tha nhân đang gọi hỏi chúng ta. Chúng ta hãy mở mắt nhìn Thiên Chúa, thanh tẩy cái nhìn của tâm hồn khỏi những hình ảnh lừa đảo và sợ hãi, khỏi thần quyền lực và trừng phạt, những phóng dội kiêu căng và sợ hãi của con người. Với lòng tín thác chúng ta hãy nhìn lên Thiên Chúa Thương Xót, với xác tín rằng ‘đức mến sẽ không bao giờ chấm dứt’ (1 Cr 13,8). Chúng ta hãy canh tân niềm hy vọng cuộc sống chân thực mà chúng ta được kêu gọi tiến đến, cuộc sống nãy sẽ không qua đi và chúng ta đang chờ cuộc sống ấy trong sự hiệp thông với Chúa và với tha nhân, trong niềm vui mãi mãi, vô tận. Và chúng ta hãy mở mắt nhìn tha nhân, nhất là người anh em bị lãng quên và loại bỏ. Chính tại đó kính phóng đại của Giáo Hội nhắm tới. Xin Chúa giải thoát chúng ta khỏi sự quay lăng kính ấy về chúng ta. Xin Chúa cất những cạm bẫy làm cho chúng ta chia trí, khỏi những lợi lộc và đặc ân, khỏi những quyến luyến quyền hành và vinh dự, khỏi sự quyến rũ của tinh thần thế gian. Giáo Hội là Mẹ chúng ta đang đặc biệt nhìn đến thành phần của nhân loại đang đau khổ và khóc lóc, vì biết rằng những người ấy thuộc về Giáo Hội theo luật của Tin Mừng”

3. Giáo Hội tại Mã Lai Á trải qua một Năm Thánh an bình

Sáng Chúa Nhật 13 tháng 11, Đức Tổng Giám Mục Julian Leow Kim của Kuala Lumpur, Mã Lai Á đã cử hành nghi lễ đóng Cửa Thánh tại nhà thờ chính tòa thủ đô. Trong bài giảng Đức Tổng Giám Mục khích lệ các tín hữu tạ ơn Chúa vì đã trải qua một Năm Thánh an bình sau một năm 2015 đầy những cuộc biểu tình bạo lực của người Hồi Giáo.

Mã Lai Á là một quốc gia Đông Nam Á với 30.9 triệu dân, 61% theo Hồi giáo, Phật giáo 20%, 6% Hindu, 5% Tin Lành, và 4% là người Công Giáo. Hồi giáo được coi là quốc giáo tại Mã Lai Á.

Trong năm 2015, nhiều cuộc biểu tình chống Công Giáo đã nổ ra theo sau vụ tiểu vương bang Selangor, một trong 13 tiểu bang của Mã Lai Á, ra lệnh rằng người ngoài Hồi giáo không được sử dụng thuật ngữ “Allah” để dịch từ “God” (Thiên Chúa) trong tiếng Anh. Theo sau lệnh của tiểu vương Sharafuddin Idris Shah, 325 cuốn Kinh Thánh bằng tiếng Mã Lai đã bị tịch thu.

Người Công Giáo kháng cáo lên tòa án tối cao Mã Lai Á. Nhiều cuộc biểu tình bạo động của người Hồi Giáo nổ ra. Ngay cả sứ thần Tòa Thánh tại Mã Lai Á, là Đức Tổng Giám Mục Joseph Salvador Marino, cũng bị dọa trục xuất khỏi quốc gia này vì ngài lên tiếng bênh vực cộng đoàn Công Giáo tại đây.

Ngài lập luận rằng Kitô hữu tại Malaysia đã sử dụng từ “Allah” (như người Việt chúng ta dùng từ “Chúa”) để dịch từ “God” trong tiếng Anh, ít nhất là là từ năm 1852. Hàng trăm năm nay không có vấn đề gì. Tại sao bây giờ lại nêu vấn đề như thế? Đâu là động cơ của trào lưu này?

Cuối cùng tòa án tối cao Mã Lai Á cũng ra phán quyết cấm các Kitô hữu dùng từ “Allah” để chỉ Thiên Chúa. Với phán quyết này lệnh cấm được áp dụng trên toàn quốc Mã Lai.

Đức Tổng Giám Mục Julian Leow Kim đã bày tỏ sự thất vọng sâu xa của ngài và nhận xét rằng quyết định này có một hệ quả nghiêm trọng cho tự do tôn giáo tại quốc gia châu Á này.

Đức Tổng Giám Mục nói trước những cuộc biểu tình bạo động của người Hồi Giáo tại quốc gia này, ngài không ngạc nhiên trước phán quyết này. Thế nhưng Đức Tổng Giám Mục bày tỏ âu lo phán quyết này có thể “mở ra cái hộp thần kỳ” ước sao được vậy cho phép chính phủ can thiệp sâu rộng hơn trong các vấn đề đối với các tôn giáo thiểu số.

Sau những đụng độ này, cộng đoàn dân Chúa tại Mã Lai Á đã được trải qua một Năm Thánh yên hàn.

4. Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm giám mục phó cho Giáo phận Hương Cảng

Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm Đức Cha Micae Dương Minh Chương (Yeung Ming-cheung) hiện là Giám mục phụ tá của Hương Cảng lên làm Giám mục phó của Giáo phận này. Thông báo được Tòa Thánh công bố lúc 12 giờ trưa Rôma, tức 7 giờ tối Hương Cảng hôm Chúa Nhật 13 tháng 11, trong khi cử hành nghi thức đóng Cửa Thánh Năm Lòng Thương Xót tại nhà thờ chính tòa Hương Cảng.

Đức Cha Dương Minh Chương năm nay 71 tuổi sẽ kế vị Đức Hồng Y Gioan Thang Hán (Tong Hon) hiện là giám mục chính tòa của Hương Cảng, đang bước sang tuổi 78. Đức Hồng Y Thang Hán tròn 75 tuổi hồi năm 2014, là độ tuổi nghỉ hưu theo nguyên tắc, nhưng Đức Giáo Hoàng đã mở rộng trách vụ của ngài thêm ba năm nữa, cho đến năm 2017.

Vào cuối Thánh Lễ, Đức Cha Ante Jozic - Trưởng phái đoàn Tòa Thánh liên lạc với Hương Cảng đã công bố thư bổ nhiệm chính thức, ngài nhận xét rằng Đức Cha Dương Minh Chương đã có khoảng thời gian phục vụ giáo phận Hương Cảng bằng “sự cống hiến và tình yêu mới mẻ dành cho Giáo Hội của Chúa Kitô”, “với trách nhiệm ngày càng lớn này”, ngài sẽ phụ giúp Đức Hồng Y Thang Hán trong nhiệm vụ của mình.

Đức Cha Dương Minh Chương quỳ gối trước mặt Đức Hồng Y Thang Hán và Đức Hồng Y Trần Nhật Quân (Zen Ze-kiun) – nguyên giám mục Hương Cảng. Sau đó ngài đứng dậy đến ôm cả hai vị Hồng Y cùng với Đức Cha phụ tá Giuse Hạ Chí Thành (Ha Chi-shing).

Gặp gỡ các tín hữu, Đức Cha Dương Minh Chương thú nhận mình còn có nhiều khiếm khuyết và cám ơn Đức Thánh Cha đã tin tưởng trao sứ vụ cho mình. Ngài cũng cảm ơn hai vị Hồng Y vì khoảng 44 năm trước đã đưa ngài gia nhập chủng viện.

Ngài cho biết Đức Hồng Y Trần Nhật Quân luôn ủng hộ ngài, và từ Đức Hồng Y, ngài đã học được cách đối diện với những khó khăn. Còn từ Đức Hồng Y Thang Hán, ngài đã học được tấm lòng nghĩa hiệp và hào hùng, giàu tình yêu dành cho nền văn hóa, con người và Giáo Hội Trung Quốc. Trong một xã hội đa dạng như Hương Cảng, hai vị Hồng Y cũng giống như hai đại thụ để ngài có thể nhận được một chút 'bóng mát’. Và trong khi vẫn trung thành với Đức Giáo Hoàng, ngài không thể không làm theo sự chỉ bảo của hai vị Hồng Y này.

Đức Cha Dương Minh Chương sinh tại Thượng Hải ngày 1 tháng 12 năm 1945 trong một gia đình Công Giáo và đến Hương Cảng khi lên bốn tuổi. Ngài từng làm việc trong ngành xuất nhập khẩu trước khi vào chủng viện Hương Cảng năm 26 tuổi. Ngài được thụ phong linh mục ngày 10 tháng 6 năm 1978, hoàn thành nghiên cứu truyền thông (ở Syracuse, Hoa Kỳ), triết học và giáo dục (ở Harvard, Hoa Kỳ). Kể từ tháng 8 năm 2003, ngài là trưởng ban Caritas và Tổng Đại Diện giáo phận từ năm 2009. Ngài được tấn phong làm Giám mục phụ tá vào tháng 8 năm 2014.

5. Đức Giáo Hoàng kêu gọi hội nghị Liên Hiệp Quốc hành động không trì hoãn trước sự thay đổi khí hậu

Cộng đồng quốc tế có một “trách nhiệm nghiêm trọng về luân lý và đạo đức phải hành động không chậm trễ” để chống lại những biến đổi khí hậu, Đức Thánh Cha Phanxicô nói như trên trong một thông điệp gởi tới hội nghị khí hậu của Liên Hiệp Quốc, gọi tắt là COP22, đang diễn ra tại Thành phố Marrakech, bên Ma-rốc.

Trong thông điệp của ngài, Đức Thánh Cha khuyến khích các tham dự viên tại hội nghị hãy thực thi những thỏa thuận đã đạt được trong hội nghị về thay đổi khí hậu nhóm tại Paris hồi năm ngoái.

Trích dẫn các nhu cầu “thúc đẩy những lối sống hướng đến các mô hình bền vững trong sản xuất và tiêu dùng,” Đức Giáo Hoàng kêu gọi một “nền văn hóa bảo vệ” những người lân cận và thiên nhiên.

6. Tân sứ thần Tòa Thánh tại Hoa Kỳ thúc giục các Giám Mục Mỹ hãy giúp giới trẻ gặp gỡ Đức Kitô

Trong bài phát biểu đầu tiên của ngài trước các giám mục Hoa Kỳ, Tân Sứ Thần Tòa Thánh nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc Giáo Hội tiếp cận với cộng đồng giới trẻ.

Nhắc lại rằng là chủ đề sắp tới của Thượng Hội Đồng Giám mục thế giới là “tuổi trẻ, niềm tin, và việc phân định ơn gọi”, Đức Tổng Giám mục Christophe Pierre nói với các giám mục Mỹ đang họp tại Baltimore rằng “một ngôn ngữ mới, một phương pháp mới, và một lòng nhiệt thành truyền giáo mới là cần thiết để mỗi người trẻ có thể trải nghiệm một cách cụ thể lòng thương xót của Thiên Chúa.”

“Phương pháp loan báo Tin Mừng của chúng ta cần phải được xem xét lại một cách sâu sắc để xem liệu các phương ấy có hiệu quả hay không trong việc thông truyền cho giới trẻ những kinh nghiệm Kitô đích thực - với sự gần gũi, giản dị, ấm áp và minh bạch”

Đức Tổng Giám Mục nhận xét rằng

“Nhiều người trẻ không bị dị ứng với các chân lý đức tin hay với Giáo Hội, nhưng đơn giản là họ chẳng biết gì, hoặc biết rất ít về đức tin.”

Để kết luận, Đức Tổng Giám Mục kêu gọi một sự đồng hành mục vụ với những người trẻ tuổi trong đó lắng nghe đóng một vai trò lớn. Ngài nói:

“Chúng ta được khuyến khích, như Đức Thánh Cha liên tục nhắc chúng ta, hãy là một Giáo Hội đi ra, một Giáo Hội truyền giáo thực sự, chiếu sáng huy hoàng như một ngôi sao sáng hướng dẫn những người trẻ trong cuộc hành trình của họ để họ có thể gặp được ánh sáng thật. Giáo Hội phải là một tiếng nói mạnh mẽ trong thế giới này, đặc biệt là đối với giới trẻ, và phải vang vọng những lời của Người Cha Nhân Hậu nói với người con cả, “Con luôn ở cùng Cha và mọi sự thuộc về Cha cũng là của con.”

7. Chủ tịch ủy ban di dân Hội Đồng Giám Mục Mỹ kêu gọi tổng thống tân cử nhìn nhận những đóng góp của người di dân cho Hoa Kỳ

Chủ tịch Ủy ban Giám Mục Hoa Kỳ về di dân bảo đảm với Tổng thống vừa đắc cử Donald Trump về lời cầu nguyện; và bảo đảm với những người nhập cư và tị nạn tình đoàn kết của ngài.

“Tôi muốn đưa ra một lời đặc biệt với các di dân và các gia đình tị nạn đang sống trên đất Mỹ là các bạn hãy yên tâm, chúng tôi luôn đoàn kết và tiếp tục đồng hành với các bạn là những người đang nỗ lực làm việc để có một cuộc sống tốt hơn”.

Đức Cha Eusebio Elizondo, là Giám mục phụ tá Seattle nói. “Chúng tôi cầu nguyện để chính quyền mới khi khởi sự vai trò lãnh đạo đất nước chúng ta, nhận ra sự đóng góp to lớn của người di dân và tị nạn đối với sự thịnh vượng chung và hạnh phúc của dân tộc chúng ta.”

Ngài nói thêm, “Chúng tôi sẽ làm việc để thúc đẩy các chính sách nhân đạo trong đó bảo vệ nhân phẩm vốn có của người di dân và tị nạn”, giữ cho các gia đình được xum họp với nhau, trong khi đề cao và tôn trọng luật pháp của quốc gia này.

Phục vụ và chào đón những người phải chạy trốn bạo lực và xung đột ở các khu vực khác nhau trên thế giới là một phần của bản sắc người Công Giáo chúng tôi. Giáo Hội sẽ tiếp tục truyền thống bảo vệ cuộc sống này.”

Ngài kết luận:

Chúng tôi cầu nguyện cho Tổng thống vừa đắc cử Trump và tất cả các nhà lãnh đạo trong đời sống công cộng, để họ có thể gánh vác trách nhiệm được ủy thác cho họ với ân sủng và lòng can đảm. Và xin cho tất cả chúng ta là người Công Giáo và là người Mỹ hãy tiếp tục đoàn kết với những người khác đang trong lúc túng ngặt; hãy tiếp tục là một dân tộc hiếu khách đối xử với người khác như chúng ta muốn được người ta đối xử với mình như thế.

Trong phiên họp đầu tiên hôm 14 tháng 11, các giám mục Hoa Kỳ, đang nhóm tại Baltimore, đã bày tỏ sự ủng hộ của các ngài đối với tuyên bố của Đức Cha Elizondo.

8. Gây rối trong thánh lễ của các Giám Mục Mỹ đang nhóm tại Baltimore

Chiều tối thứ Hai 14 tháng 11, các Giám Mục Hoa Kỳ đang nhóm hội nghị thường niên tại Baltimore đã cử hành thánh lễ tại St. Peter Claver Church, một nhà thờ của người Mỹ da đen ở West Baltimore.

Tới phần thuyết giảng, một cựu linh mục và là một người tranh đấu cho đồng tính luyến ái đã bị huyền chức và bị rút phép thông công đã xông vào nhà thờ và chạy lên bàn thờ gây rối.

Video từ Tổng Giáo Phận Baltimore cho thấy người đàn ông bước vào thánh đường và hôn bàn thờ - như cử chỉ các linh mục vẫn làm ở đầu Thánh Lễ. Đương sự sau đó rút ra một băng rôn với dòng chữ “hãy chấm dứt đàn áp những người đồng tính.”

Theo Rocco Palmo, một ký giả theo dõi các sự kiện tại Vatican, có mặt tại hiện trường, kẻ gây rối là cựu linh mục Roy Bourgeois dòng Maryknoll. Bourgeois đã bị huyền chức vào năm 2012 sau khi tham gia vào một buổi lễ “phong chức” cho một phụ nữ.