Ngày 26-11-2013
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngài vẫn còn tiếp tục đăng quang như thế
Lm. Jos. Trương Đình Hiền
10:17 26/11/2013
Ngài vẫn còn tiếp tục đăng quang như thế

(KitôVua 2013)

Giữa một buổi chiều lênh láng máu, ồn ào bụi bặm của xúc phạm và sĩ nhục, lại đang chịu đựng một cái chết từ từ với hình khổ treo thân thập giá, làm sao người trôm kia lại có thể nhận ra một “hình hài tan nát, một “Ecce Homo” dở sống dở chết kia lại là một Vị Vua với một vương Quốc đang mở ra tràn trền hy vọng ? Chúng ta chỉ có thể trả lời được rằng : ngoài lý do ân sủng là yếu tố quyết định, phải nói rằng, sự sám hối, trở về trong khiêm hạ đã làm cho đôi mắt tâm hồn của tên trộm mở ra. Bởi vì đó cũng chính là cách thế mà Thiên Chúa, Đức Kitô đã dùng để trao gởi đức tin, để ban niềm hy vọng cho bao con người như Maria Mađalêna, Giakê, Matthêo…, và suốt 2000 năm nay có biêt bao “tên trộm” đã quay về như thế để trao thân gởi phận cho Vị Mục Tử Nhân Lành sẵn sàng đi tìm con chiên lạc, sẵn sàng cúi xuống để rửa chân, sẵn sàng chết để yêu thương và tha thứ.

Và cũng chính vì thế mà chúng ta mới hiểu được những lời của Thánh Phaolô khi Ngài giới thiệu cái nội dung căn bản của Tin Mừng mà Ngài rao giảng cho muôn dân : “Trong khi Do Thái đòi hỏi những điềm thiêng dấu lạ, còn người Hy Lạp tìm kiếm lẽ khôn ngoan, thì chúng tôi lại rao giảng một Đức Kitô bị đóng đinh, điều mà người Do Thái coi là ô nhục không thể chấp nhận, và dân ngoại cho là điên rồ.” (1 Cr 2, 22-23)

Nếu Đức Kitô đã lựa chọn những khoảnh khắc đặc biệt không ai ngờ để “đăng quang”, để tự xác nhận Vương quyền : khoảnh khắc của một “hang Bê lem” với hình hài một bé thơ nhỏ hèn mỏng manh yếu đuối để nhận lãnh thái độ tôn thờ phủ phục của Ba Vua phương đông với vàng nhủ hương và mộc dược, hay khoảnh khắc của một tội nhân chen chúc giữa đô hội anh em bước xuống dòng sông Giođan để được Gioan làm phép rửa mà sau đó là lời tuyên bố chính thức của Chúa Cha để ấn chứng vương quyền : “Đây là Con yêu dấu của Ta. Các ngươi hãy nghe lời Người” ; hay đặc biệt nhất, khoảnh khắc của môt tên tử tội bị kết án trươc tòa án nhân loại đã long trọng tuyên cáo “Ông nói đúng. Tôi là Vua”, và khoảnh khắc bị đóng đinh trên cây khổ giá mà chính con người phong tặng vương quyền với những dòng chữ “khinh mạn dể duôi” : “Giêsu Na-da-rét, Vua dân Do Thái”…thì phải chăng Ngài muốn xác định cái vóc dáng, cái hình hài, cái biên giới, cái nội dung của “Vua Kitô và Vương Quốc Nước trời” hoàn toàn khác biệt với cái “vương quốc trần tục”, vương quốc của chính trị và kinh tế, vương quốc của chiến tranh và bạo lực, vương quốc của tiền bạc và hưởng thụ.

Và vì thế, để dấn thân vào Vương quốc đó, để thuộc về thần dân của Vua Kitô, chúng ta lại phải mang một “căn cước khác”, một hộ chiếu khác, không dựa trên tiền tài hay sắc đẹp, quyền lực hay ma mánh, dối trá hay thủ đoạn…Phải có con mắt mới tinh trong sáng, phải có cõi lòng thanh thản bao dung, phải có con tim hiền lành và khiêm hạ, phải có cả hy sinh và sám hối…mới có thể nhìn ra Đức Kitô, Vị Vua quyền năng đang hiện diện ở đó trong Bí tích Thánh Thể, trong Giáo Hội, trong những người nghèo, trong những người anh em chung quanh, trong một xã hội nhầy nhụa và phức tạp, trong mọi cơ chế tưởng chừng như đã vắng bóng Thiên Chúa tự thuở nào.

Vâng , trong thế giới nầy đang hiện hữu một Vị Vua và Vương Quốc như thế. Cho dù có một đôi lúc, chúng ta tưởng rằng Thiên Chúa đã vắng bóng, đã thua cuộc. Khi hai tòa tháp đôi bị sụp đỗ trong biến cố dữ dằn hôm 11.09.2001, đã làm cho bao tâm hồn bấn loạn, thất vọng, đảo điên, hoài nghi…Cũng vậy, trong thiên tai Sóng Thần kinh khiếp tại Nhật Bản của mấy năm về trước, hay trong cơn cuồng phong tàn bạo tại Philippines vừa qua, chắc chắn đã làm cho nhiều người trong chúng ta khủng hoảng niềm tin. Chúa ơi ! Nếu có Chúa sao lại xảy ra những thiên tai khủng khiếp như thế ? Không đâu. Như một câu ngạn ngữ Trung Hoa : “Một cây đỗ thì ồn ào hơn cả cánh rừng đang mọc”. Vâng cũng chính trong cái ngày định mệnh 11.09 đó, cũng chính trong những cơn sóng thần hay cuồng phong khủng khiếp kia, trên thế giới nầy, trong vũ trụ này có biết bao nơi, như : ở ngoài kia nơi thảo nguyên xanh mát, có hạng vạn bông hoa đang rực rỡ khoe sắc, ngoài khung trời xanh bao la kia, có từng vạn cánh chim đang nhảy múa hát ca, và trên bao nhiêu dãy trường sơn bát ngát, hang triệu triệu mầm cây đang âm thầm vở đất đâm chồi vươn lên sức sống, và trong hàng vạn mái nhà ấm cúng thân thương đã vang lên bao tiếng khóc oa oa chào đời của bao nhiêu em bé… Vâng, vương quốc của tình yêu và sự sống, của ân sủng và bình an vẫn đang từng ngày lớn lên như “hạt cải”, như mầm non giữa lòng đất để chờ ngày kết trái đâm bông…

Và cũng như lời nhận xét sâu xa và thâm thúy của George MacLeod : "Đức Giê-su không bị đóng đinh trong nhà thờ giữa hai ngọn nến, nhưng trên thập giá giữa hai tên cướp, trên một núi rác thành phố... tại một nơi những tên vô lại dối trá, kẻ cắp văng tục chửi thề và lính tráng bài bạc... Đó là nơi chúng ta phải tìm đến và đó là nơi cần có Hội Thánh."

Tóm lại, lễ Chúa Ki-tô Vua hôm nay, vừa mời gọi chúng ta tái khẳng định niềm tin vào Chúa Ki-tô, Vua vũ trụ, là Đấng qui tụ chúng ta và đang dẫn chúng ta vào Vương quốc tình yêu và sự sống của Ngài. Đồng thời cũng gọi mời chúng ta dấn thân gặp gỡ Vua Ki-tô và làm chứng cho Ngài trong chính cuộc sống nầy, môi trường xã hội nầy : cuộc sống của bất công, đói nghèo, tội lỗi và xã hội nhầy nhụa của vô tín, vô tâm, lầm lạc…. Bởi chưng, Ngài vẫn đang còn lựa chọn những “buổi chiều Thứ Sáu” như thế để tiếp tục “đăng quang” trong thế giới nầy để từng bước xây dựng Vương Quốc Nước Trời mà Ngài đã cất công chinh phục bằng giá máu.
 
Powerpoint Chúa Nhật Thứ I Mùa Vọng Năm A - First Advent Sunday Year A
Lm Anthony Nguyễn Hữu Quảng sdb
16:00 26/11/2013
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Công bố Tông Huấn đầu tiên của Đức Thánh Cha Phanxicô
Đặng Tự Do
10:53 26/11/2013
Sáng thứ Ba 26 tháng 11 tại Phòng Báo Chí Tòa Thánh đã có cuộc họp báo giới thiệu Tông Huấn đầu tiên của Đức Thánh Cha Phanxicô có tựa đề là Evangelii Gaudium, nghĩa là Niềm Vui Phúc Âm. Tài liệu dày 224 trang này phác thảo tầm nhìn của Đức Giáo Hoàng về một Giáo Hội truyền giáo, một Giáo Hội "lúc nào cũng phải mở cửa". Đức Giáo Hoàng đã đề cập đến nhiều chủ đề, bao gồm truyền giáo, hòa bình, thuyết giáo, công bằng xã hội, gia đình, tôn trọng sáng tạo, đức tin và chính trị, phong trào đại kết, đối thoại liên tôn, và vai trò của phụ nữ và của giáo dân trong Giáo Hội.

Hiện diện trong cuộc họp báo có Đức Tổng Giám Mục Rino Fisichella, chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh về Tân Phúc Âm Hoá, Đức Tổng Giám Mục Claudio, chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh về Truyền Thông xã hội, Đức Tổng Giám Mục Lorenzo Baldisseri, tân tổng thư ký Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới và cha Federico Lombardi, Giám Đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh.

Đức Tổng Giám Mục Rino Fisichella, chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh về Tân Phúc Âm Hoá nhận định như sau: “Nếu chúng ta muốn tóm tắt Tông Huấn Evangelii Gaudium của Đức Thánh Cha Phanxicô trong một vài từ, chúng ta có thể nói rằng đó là một Tông Huấn chung quanh chủ đề niềm vui Kitô giáo để Giáo Hội có thể tái khám phá cội nguồn của việc loan báo Tin Mừng trong thế giới đương đại. Đức Thánh Cha Phanxicô đưa ra tài liệu này như một bản đồ và một hướng dẫn cho việc mục vụ truyền giáo của Giáo Hội trong tương lai gần. Đó là một lời mời gọi để phục hồi một tầm nhìn tiên tri và tích cực về thực tại mà không bỏ qua các thách thức hiện nay. Đức Thánh Cha khích lệ chúng ta hãy can đảm nhìn về phía trước bất chấp cuộc khủng hoảng hiện nay, để thập giá và sự phục sinh của Chúa Kitô một lần nữa là ‘ngọn cờ chiến thắng’ của chúng ta”.
 
Cuộc họp báo giới thiệu Tông huấn ”Eveangelii Gaudium” Niềm Vui Phúc Âm
Linh Tiến Khải
10:54 26/11/2013
Lúc 11 giờ rưỡi sáng thứ ba 26-11-2013 tại Phòng báo chí Tòa Thánh đã có buổi họp báo giới thiệu Tông huấn ”Evangelii Gaudium - Niềm Vui Phúc Âm” của Đức Thánh Cha Phanxicô. Chủ tọa cuộc họp báo có Đức Tổng Giám Mục Rino Fisichella, Chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh thăng tiến việc tái truyền giảng Tin Mừng, Đức Tổng Giám Mục Lorenzo Baldisseri, Tổng thư ký Thượng Hội Đồng Giám Mục thế giới, và Đức Tổng Giám Mục Claudio Maria Celli, Chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh về Truyền Thông Xã Hội.

Tông huấn của Đức Thánh Cha khai triển đề tài loan báo Tin Mừng trong thế giới ngày nay bắt đầu với câu: ”Niềm vui của Tin Mừng tràn ngập con tim và toàn cuộc sống của những người gặp gỡ Đức Giêsu”. Tông huấn là kết quả các đóng góp của các Nghị Phụ tham dự Thượng Hội Đồng Giám Mục về việc tái truyền giảng Tin Mừng diễn ra tại Vaticăng trong các ngày từ mùng 7 tới 28 tháng 10 năm 2012. Vào cuối thánh lễ kết thúc Năm Đức Tin sáng Chúa Nhật vừa qua Đức Thánh Cha đã trao CD Tông Huấn cho 38 người thuộc 18 quốc gia đại diện cho mọi thành phần dân Chúa năm châu.

Tông thư của Đức Thánh Cha nêu bật năm điểm sau đây: thứ nhất là việc tái truyền giảng Tin Mừng với niềm vui; thứ hai, canh tân óc sáng tạo trong việc loan báo Tin Mừng; thứ ba, Giáo Hội phải là một Giáo Hội rộng mở, tiếp đón và thương xót; thứ bốn Giáo Hội phải đối thoại và vặp gỡ; và thứ năm Giáo Hội phải là tiếng nói ngôn sứ.

Ngỏ lời với các nhà báo Đức Tổng Giám Mục Claudio Maria Celli, Chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh về Truyền Thông Xã Hội, nêu bật một số điểm của Tông Huấn liên quan tới truyền thông. Trước hết tài liệu có giọng văn nói chuyện, với ngôn từ thanh thản và thân tình, như mọi người đã nhận thấy trong các tháng qua trong triều đại của Đức Thánh Cha Phanxicô. Thứ hai là vai trò của truyền thông trong công tác tái truyền giảng Tin Mừng. Đức Thánh Cha muốn chỉ cho thấy con đường của Giáo Hội trong các năm tới. Ngài rất ý thức được những gì đang xảy ra trên thế giới trong các lãnh vực sức khỏe, giáo dục và truyền thông, các tiến bộ, thành công và các kỹ thuật tân tiến (s. 52).

Thật thế, thế giới ngày nay tràn ngập các thông tin thuộc đủ loại có ảnh hưởng trên các vấn đề luân lý, vì thế cần phải giáo dục suy tư với óc phê bình giúp trưởng thành trong các giá trị (s. 64). Các cơ may truyền thông lớn hơn này cũng phải trở thành các khả thể gặp gỡ giữa tất cả mọi người với nhau. Vì thế cần khám phá ra và thông truyền sự thần bí vủa việc chung sống, hòa trộn với nhau và gặp gỡ nhau (s. 87). Đức Thánh Cha ý thức rằng các nền văn hóa mới và các dữ kiện địa lý cống hiến cho kitô hữu các định hướng mới cho cuộc sống, thường khi trái nghịch với Tin Mừng của Chúa Giêsu (s. 73). Nền văn hóa truyền thông và vài môi trường trí thức đôi khi thông truyền một sự mất tin tưởng và một loại vỡ mộng nào đó đối với sứ điệp của Giáo Hội (s. 79).

Nói tiếp trong cuộc họp báo Đức Tổng Giám Mục Celli cho biết Đức Thánh Cha dành một phần rộng rãi cho kiểu thông truyền sứ điệp Tin Mừng. Việc thông tin nhanh chóng ngày nay đôi khi khiến cho các phương tiện truyền thông tuyển lựa các nội dung khác nhau theo sở thích và quan điểm riêng. Do đó có nguy cơ khiến cho sứ điệp què quặt và bị giảm thiểu vào những khía cạnh phụ thuộc. Và vài vấn đề trong giáo huấn luân lý của Giáo Hội bị đặt ngoài bối cảnh trao ban ý nghĩa cho chúng, hay bị đồng hóa với các khía cạnh phụ thuộc không diễn tả trọng tâm đích thật sứ điệp của Chúa Giêsu Kitô. Vì thế Đức Thánh Cha nhấn mạnh việc loan báo phải tập trung nơi điểm nòng cốt, liên quan tới những gì là hay đẹp hơn, lớn lao hơn, hấp dẫn hơn, đồng thời cũng cần thiết hơn của Tin Mừng (s. 34).

Đức Thánh Cha cũng dành nhiều chỗ cho đề tài ngôn ngữ của việc loan báo Tin Mừng, là một thách đố lớn đối với Giáo Hội ngày nay. Sự thật là chúng ta sẽ không bao giờ có thể khiến cho các giáo huấn của Giáo Hội trở thành cái gì đễ hiểu và được mọi người ưa chuộng. Đức tin luôn duy trì một khía cạnh của thập giá, một cái gì mờ tối, nhưng không lấy đi sự cương quyết gắn bó với nó” (s. 42). Nhưng cần phải liên tục chú ý tìm diễn tả các sự thật ngàn đời trong một ngôn ngữ cho phép nhận ra sự mới mẻ thường hằng của nó (s. 41).... Ngoài ra cần có con tim truyền giáo, luôn luôn rộng mở, không khép kín trong các chắc chắn của mình hay lựa chọn thái độ tự vệ cứng nhắc (s. 45). Đức Thánh Cha cũng chú ý tới bài giảng, phải biết nói gì, ra sao và khai triển cụ thể thế nào. Ngài khuyến khích việc dùng các hình ảnh trong bài giảng, làm thế nào để nó chứa dựng ”một ý tưởng, một tâm tình và một hình ảnh.” Và phải dùng một thứ ngôn ngữ đơn sơ, rõ ràng, tích cực và dễ hiểu đối với người nghe, để thông truyền các chân lý của Chúa và đến với con tim của họ (s. 158). Cần can đảm tìm ra các dấu chỉ mới, các biểu tượng mới, một thịt xác mới, các hình thức khác nhau của vẻ đẹp trong các môi trường văn hóa khác nhau để thông truyền Lời Chúa (s. 167).

Trong bài giới thiệu của mình Đức Tổng Giám Mục Lorenzo Baldisseri, Tổng thư ký Thượng Hội Đồng Giám Mục thế giới, nêu bật rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã sử dụng các đề nghị của các Nghị Phụ, nhưng soạn thảo chúng một cách cá nhân. Ngài nhấn mạnh niềm vui của Tin Mừng và lập lại từ này đến 59 lần, và trích các đề nghị của các Nghị Phụ 27 lần. Tông huấn được khai triển trong khung giáo thuyết với các trích dẫn kinh thánh, huấn quyền và các giáo phụ, chẳng hạn như thánh Ireneo, thánh Ambrogio và thánh Agostino, cũng như các thần học gia thời Trung Cổ như chân phước Isacco della Stella, thánh Toma Aguino, Toma thành Kempis. Trong số các thần học gia tân thời có chân phước John Henry Newman, Henri de Lubac, Romano Guardini và các văn hào khác, trong đó có George Bernanos.

Tông huấn cũng quy chiếu các Tông huấn như: Evangelii nuntiandi của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI; các Tông huấn hậu thượng hội đồng giám mục như Christifideles laici; Familiaris consortio; Pastores dabo vobis; Ecclesia in Africa, in Asia, in Oceania, in America, in Medio Oriente, in Europa; Verbum Domini. Thêm vào đó cũng có các tài liệu của Liên Hội Đồng Giám Mục châu Mỹ Latinh như các tài liệu Puebla và Aparecida, cũng như tài liệu của khóa họp thứ XVI của các Thượng Phụ Công Giáo Trung Đông và các Hội Đồng Giám Mục Ấn Độ, Hoa Kỳ, Pháp, Brasil, Philipines và Congo.

Tiếp đến Đức Cha Baldisseri nhấn mạnh vài đề tài trong Tông huấn. Chẳng hạn như đề tài ”tính cách thượng hội đồng giám mục”. Trong viễn tượng Giáo Hội ra khỏi chính mình và tiến tới với người anh em (s.179) Đức Thánh Cha đề nghị một ”mục vụ hoán cải” 360 độ, khởi đầu từ giáo xứ (s. 28), các cộng đoàn cơ bản, các phong trào và hiệp hội (s. 29), các Giáo Hội địa phương (s. 30) cho tới chức giáo hoàng (s. 32), đặc biệt là thực thi một cách giám mục đoàn quyền tối thượng của Phêrô. Vì thế cả chức giáo hoàng và các cơ cấu trung ương của Giáo Hội hoàn vũ cũng cần lắng nghe lời kêu gọi hoán cải mục vụ (s. 12).

Đề cập tới Công Đồng Chung Vaticăng II, tương tự như các Giáo Hội Thượng Phụ Cổ xưa, Đức Thánh Cha cầu mong các Hội Đồng Giám Mục có thể phát triển phần đóng góp đa diện và phong phú để tình mến giám mục đoàn tìm ra các áp dụng cụ thể (LG 22; EG 32).

Trên bình diện đại kết, nhờ sự hiện diện tại Thượng Hôi Đồng Giám Mục của Đức Thượng Phụ Costantinopoli và của Đức Tổng Giám Mục Canterbury (s. 245) tính cách thượng hội đồng giám mục được diễn tả trong cách thế đặc biệt, bởi vì qua sự đối thoại với các anh em chính thống, tín hữu Công Giáo có khả thể học được cái gì hơn liên quan tới ý nghĩa của tinh thần giám mục đoàn và liên quan tới kinh nghiệm của tính cách thượng hội đồng giám mục (s. 246).

Tiếp tục bài giới thiệu Tông huấn Đức Tổng Giám Mục Baldisseri nói có một yếu tố ý nghĩa khác: đó là sự kiện Tông huấn là tài liệu có tính cách đại đồng, nhưng tiếp nhận các kích thích mục vụ đến từ các Giáo Hội địa phương khác nhau trên thế giới. Điều này cho thấy tính cách Giám mục đoàn được thực thi. Trong chiều hướng này Đức Thánh Cha khích lệ Giáo Hội ra đi truyền giáo tại những vùng ngoại biên, qua việc hoán cải mục vụ. Ngài dựa trên kinh nghiệm mục vụ đã có tại tổng giáo phận Buenos aires, và việc soạn thảo tài liệu Aparecida của Liên Hội Đồng Giám Mục châu Mỹ Latinh (s. 25). Đức Thánh Cha đã dành một phần rộng rãi để nói về lòng đạo đức bình dân, mà bên chậu Mỹ Latinh và vùng quần đảo Caraibi các Giám Mục gọi là ”nền tu đức bình dân” hay ”nền thần bí bình dân”. Đây là môt ”nền tu đức đích thật nhập thể trong nền văn hóa của những người đơn sơ” (s. 124).

Lấy hứng từ định nghĩa của thánh Toma Aquino, theo đó ”Ơn thánh giả thiết bản chất tự nhiên”, và dựa trên tài liệu Puebla, Đức Thánh Cha sáng chế ra câu nói: ”Ơn thánh giả thiết nền văn hóa, và ơn của Thiên Chúa nhập thể vào nền văn hóa của người tiếp nhận nó” (s. 115). Việc đánh giá cao các nền văn hóa khác nhau sẵn sàng đón nhận Tin Mừng và thông tin nó với các phong phú của chúng, dẫn đưa Đức Thánh Cha tới chỗ tái lượng định yêu sách tuyệt đối của một nền văn hóa. Vì thế không nhất thiết phải áp đặt một hình thức văn hóa xác định, cùng với đề nghị tin mừng, cho dù nó có xinh đẹp và cổ xưa tới đâu đi nữa (s. 117). Liên quan tới việc này, các Giám Mục Đại dương châu đã xin rằng tại đây Giáo Hội ”phát triển một sự hiểu biết và giới thiệu sự thật của Chúa Kitô, khởi hành từ các truyền thống và các nền văn hóa của vùng này” (s. 118).

Liên quan tới việc đối thoại giữa các tôn giáo được đặt để trong thái độ cởi mở trong sự thật và tình yêu thương, Đức Thánh Cha trình bầy nó trước hết như là một sự hoán cải trong cuộc sống con người, hay một cách đơn sơ, như các Giám Mục Ấn Độ đề nghị ”một thái độ rộng mở đối với họ, chia sẻ các vui buồn khổ đau của họ” (s. 250). Đối với Hồi giáo ”cần có sư đào tạo thích hợp của các người đối thoại, để họ không chỉ có khả năng nhận biết các giá trị của người khác, mà cũng hiểu biết các lo âu nằm bên dưới các đòi hỏi của họ, và đem ra ánh sáng các xác tín chung... Trước các vụ do khuynh hướng cực đoan bạo lực gây ra khiến cho chúng ta lo lắng, lòng thương mến đối với các tín hữu đích thật của Hồi giáo phải dẫn đưa chúng ta tới chỗ tránh việc tổng quát hóa, vì như các Thượng phụ Công Giáo vùng Trung Đông dậy, ”chúng ta biết rằng Hồi giáo đích thật và kinh Coran vô tội đối với mọi bạo lực” (s. 253).

Tiếp đến còn có chiều kích xã hội của việc tái truyền giảng Tin Mừng khiến cho Giáo Hội chú ý tới những người nghèo, những người bị khai trừ, những người bị áp bức (s. 176). Cần phải hội nhập họ vào xã hội. Giáo Hội phải lắng nghe tiếng gào thét đòi công lý và phẩm giá của họ (s. 186). Cần phải chú ý tới các lý do gây ra thảm cảnh này, và phải thay đổi các cơ cấu thối nát, nặng nề và vô hiệu (s. 189). Ngoài ra cũng cần phải lắng nghe tiếng kêu của nhiều dân tộc đòi quyền của họ được có các quốc gia.

Sau cùng là tương quan giữa công ích và nền hòa bình. Việc loan báo hòa bình không phải là loan báo một nền hòa bình được thương thuyết, nhưng là xác tín rằng sự hiệp nhất của Thần Khí làm hài hòa tất cả mọi khác biệt (230), bởi vì Thần Khí chính là sự hài hòa.
 
Đức Thánh Cha ban hành bản cương lĩnh cuả triều đại giáo hoàng
Trần Mạnh Trác
12:04 26/11/2013

Đức Thánh Cha Phanxicô vừa ban hành một tông huấn mới vào ngày Thứ ba, phác hoạ những cải cách cuả Giáo Hội Công Giáo để có thể trở thành một Giáo Hội truyền giáo và nhiều thương xót hơn. Có thể nói đây là bản cương lĩnh cuả triều đại Giáo Hoàng vuả Ngài.

Bản cương lĩnh viết Giáo Hội Công Giaó phải là : "Một Giáo Hội có đôi bàn tay lấm láp vì giúp đỡ người nghèo và người bị áp bức."

Mội dung bản tông huấn dài '85 trang 50,000 chữ' là một đúc kết các ưu tiên cuả Ngài đã từng được đề cập qua các bài giảng và phỏng vấn trong tám tháng vừa qua , nhưng được lồng khuôn vào một bối cảnh rộng lớn hơn là làm sao có thể phục hồi năng lực truyền giáo của Giáo Hội trong một thế giới thờ ơ , thế tục hóa và sự bất bình đẳng càng ngày càng lan rộng hơn .

Đức Giáo Hoàng đã giải thích về một nhận xét gây tranh cãi nhất của Ngài khi Ngài phê phán Giáo Hội " bị ám ảnh với một mớ học thuyết đạo đức rời rạc", Ngài nói rằng "chân lý cuả Giáo Hội " và lòng thương xót là tối quan trọng , nhưng cần thiết phải có "tỷ lệ " , và điều quan trọng là có thể đón mời các tín hữu đi vào.

Ngài đi xa hơn nữa, thậm chí cho rằng một số tục lệ lịch sử của Giáo Hội có thể được gạt sang một bên nếu chúng không còn cần thiết để truyền đạt đức tin. Trích dẫn lời cuả Thánh Augustinô và Thánh Thomas Aquinas , Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh rằng một sự điều độ là cần thiết " để không áp đặt gánh nặng lên cuộc sống của các tín hữu. "

Đức Giáo Hoàng xác định rằng Giáo Hội Công Giáo chống phá thai , học thuyết này là không thể thương lượng và là cốt lõi của sự khẳng định của Giáo Hội về phẩm giá của mỗi con người.

Bản tông huấn có tên là Gaudium Evangelii ( Niềm Vui của Phúc âm ) , là tông huấn thứ hai cuả ĐTC, nhưng là tài liệu đầu tiên thực sự được viết bởi Ngài. Bản tông huấn trước, "Ánh Sáng Đức Tin, " đã được bắt đầu bởi Đức Thánh Cha Benedict XVI trước khi từ chức.

Theo Cha Federico Lombardi phát ngôn viên Toà Thánh thì Đức Thánh Cha Phanxicô đã viết phần lớn bản văn trong tháng Tám, là trong lúc mùa hè tương đối ít nhộn nhịp ở Vatican .

Ngài trích dẫn nhiều quan điểm thần học và lịch sử cuả các Giáo Hoàng Gioan XXIII và Phaolô VI, cho thấy các ưu tiên cuả Ngài là tiếp nối công cuộc cải tiến cuả Vatican II để đưa Giáo Hội đi vào thế giới hiện đại .

Đồng thời Ngài cũng trích dẫn nhiều tài liệu của các hội đồng giám mục từ khắp nơi trên thế giới, một dấu hiệu cho thấy Ngài muốn các Giáo Hội địa phương có một tiếng nói lớn hơn trong việc quản trị và quyết định cuả Giáo Hội.

"Tôi muốn thấy một Giáo Hội bị bầm vập, tổn thương và dơ bẩn vì sống lê la trên các đường phố , chứ không phải là một Giáo Hội 'xanh xao vàng vọt' vì sống đóng khung và bám víu vào chu vi hàng rào an ninh của riêng nó ", Ngài viết . "Tôi không muốn có một Giáo Hội chỉ lo rằng mình phải là 'cái rốn cuả vũ trụ' và sau đó kết thúc bằng việc bị giam cầm giữa một mạng lưới cuả thủ tục và ám ảnh. "

Ngài viết: "Hơn cả sự sợ hãi bị lầm lạc, hy vọng của tôi là chúng ta sẽ được thúc đẩy bởi sự sợ hãi bị giam hãm trong một cấu trúc gây cho chúng ta một cảm giác sai lầm về an ninh, trong đó những quy định làm cho chúng ta trở thành những thẩm phán khắc nghiệt, trong đó những thói quen làm cho chúng ta cảm thấy an toàn , trong khi mọi người đang chết đói trước cửa nhà của chúng ta và Chúa Giêsu không mệt mỏi kêu lên, " Hãy cung cấp cho họ một cái gì đó để ăn. "

Với một văn phong thẳng thắn và hài hước, ĐTC phê bình các linh mục đừng nên sống trong sự tự mãn, và dạy các linh mục phải chuẩn bị các bài giảng làm sao đừng để các tín hữu phải ngủ gật. Ngài nhắc nhở rằng bí tích hoà giải (xưng tội) không phải là những cuộc " tra tấn ", và nhắc nhở các linh mục phải đi ra khỏi nhà xứ, đôi giày phải lấm bùn, phải san sẻ cuộc sống của các tín hữu và đừng để mình bị "cay chua . " (sourpusses)

Ngài nói mối quan tâm lớn nhất của các linh mục phải là những người nghèo và bị thiệt thòi , vì họ là nạn nhân của một hệ thống kinh tế toàn cầu bất công đặt lợi nhuận lên trên con người . Người nghèo cần được có sự dịu dàng và lòng thương xót cuả Giáo Hội .

Một lần nữa ĐTC bác bỏ việc truyền chức linh mục cho phụ nữ, nhưng Ngài kêu gọi một vai trò lớn hơn cho nữ giời trong những quyết định cuả Giáo Hội.

Ngài lưu ý rằng "quyền lực bí tích" của các linh mục không nên hiểu cách quá chặt chẽ với "quyền lực nói chung," hay "được hiểu như là sự thống trị". Ngài muốn "phụ nữ có thể giữ những vai trò trong việc quyết định các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống của Giáo Hội. "

ĐTC trích dẫn nhiều tài liệu của Vatican II kêu gọi một cơ cấu Giáo Hội ít tập trung hơn, Ngài nói rằng Ngài cũng đang suy nghĩ lại về một vai trò cuả Giáo Hoàng để làm sao đạt được các mục tiêu truyền bá đức tin . Ngài lưu ý rằng Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã từng đề nghị xem xét lại cách thực thi tính ưu việt của chức vụ Giáo Hoàng , một vấn đề tế nhị và mang tính cách mạng, chưa được giải quyết.

ĐTC nói rằng Ngài " đang chấp nhận những gợi ý " về cách thay đổi bản chất của chức vụ Giáo Hoàng và mối quan hệ của Giáo Hoàng với các hội đồng giám mục trên thế giới , để làm sao cho chức vụ Giáo hoàng phản ánh tốt hơn thánh ý cuả Chúa Giêsu.
 
Một số điểm chính trong Tông Huấn Niềm Vui Phúc Âm
Đặng Tự Do
17:25 26/11/2013
Thông qua Tông huấn này, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chính thức phác họa những gì ngài muốn tập trung trong triều đại giáo hoàng của mình. Ngài khích lệ tất cả người Công Giáo hãy chia sẻ thông điệp Tin Mừng với niềm vui và lòng thương xót. Nêu ví dụ cụ thể, Đức Thánh Cha nói triều Giáo hoàng phải trải qua một cuộc chuyển đổi, để trung thành hơn với "ý nghĩa mà Chúa Giêsu Kitô mong muốn cũng như cho các nhu cầu hiện tại của việc loan báo Tin Mừng . "

Đây là một số trong những điểm quan trọng của Tông Huấn Niềm Vui Phúc Âm mà Đức Thánh Cha nói, phải đem lại “những hệ quả quan trọng”

1. HÀNH ĐỘNG

Đức Giáo Hoàng không quan tâm nhiều đến việc thay đổi học thuyết Giáo Hội, nhưng là trong việc thay đổi cách Kitô giáo được trình bày với thế giới. Ngài nói rằng đề cập về Thiên Chúa, "không phải là áp đặt niềm tin, mà là chia sẻ niềm vui của đức tin."

2 . GẦN GŨI

Nhân tính của Giáo Hội Công Giáo là một trong những điểm nổi bật mà ngài muốn làm rõ, bao gồm cả việc thể hiện "lòng thương xót với các tội nhân". Ngài cũng kêu gọi ' tìm kiếm hạnh phúc của người khác như Cha trên trời vẫn làm". Ngài mời gọi người Công Giáo rao giảng Tin Mừng trên cơ sở cụ thể từng cá nhân.

3 . KHÔNG NHẮM MẮT LÀM NGƠ

Trong Tông Huấn Niềm Vui Phúc Âm, Đức Thánh Cha kêu gọi các Kitô hữu đừng nhắm mắt làm ngơ, đừng tỉnh bơ trước những bất công xã hội. Ngài đặc biệt kêu gọi chống lại nền kinh tế “loại trừ và bất bình đẳng” của “bọn độc tài” thị trường và nền văn hóa tôn thờ tiền bạc. Ngài cũng đề cập đến chế độ nô lệ mới thời hiện đại như việc ép buộc mại dâm và lao động trẻ em, bao gồm cả việc bắt buộc trẻ em đi ăn xin.

4 . PHỤ NỮ

Vấn đề phong chức linh mục cho phụ nữ là chuyện không thể được, nhưng Đức Giáo Hoàng viết rằng phụ nữ nên được giao những vai trò cụ thể hơn trong Giáo Hội. Ngài cũng nói thêm rằng, thừa tác vụ linh mục là một vai trò phục vụ chứ không phải là một danh dự. Khi nói đến bảo vệ sự sống , Đức Thánh Cha nói Giáo Hội sẽ không bao giờ thay đổi lập trường của mình về việc phá thai, và giải thích rằng loại bỏ cuộc sống không phải là 'tiến bộ.' Tuy nhiên, ngài cũng đặt câu hỏi liệu Giáo Hội đã làm đủ chưa để giúp những phụ nữ đơn thân đang mang thai.

Tài liệu này là dành cho tất cả người Công Giáo, không chỉ cho những cấp lãnh đạo trong Giáo Hội trong đó Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh rằng tất cả các tín hữu cần phải thể hiện niềm vui đức tin và phải cảm thấy được trách nhiệm chia sẻ đức tin mình với tha nhân.
 
Tài chánh Vatican và xung đột quyền lợi
Vũ Van An
18:31 26/11/2013
Qui định mới dành cho Cơ Quan Thông Tin Tài Chánh Vatican (Vatican Financial Information Authority, viết tắt là AIF) đã giúp cơ quan này phù hợp hơn với luật lệ mới của Tòa Thánh cũng như với tiêu chuẩn quốc tế. Nó cũng khai triển một loại cơ quan mới. Các người soạn thảo luật lệ rửa tiền đầu tiên cho Vatican quan niệm nó như một thẩm quyền “chuyên chế” (monocratic), tức một bộ của Tòa Thánh đặt dưới quyền một vị Hồng Y với nhiều quyền hành rộng rãi. Nhưng nay, AIF đang mặc lấy khuôn hình mới do kết quả của nhiều cải tiến tiến bộ đối với các qui định về nó.

Cụ thể, các thủ tục cử nhiệm vị chủ tịch của nó đã thay đổi. Theo điều 4 của tự sắc cũ, là tự sắc thiết lập ra cơ quan này, thì vị chủ tịch được Đức Giáo Hoàng cử nhiệm, giống như các vị đứng đầu các bộ của Tòa Thánh, và do đó, đương nhiên người ta cho rằng vị ấy phải là một Hồng Y, hay ít nhất một tổng giám mục. Từ ngày 21 tháng Mười Một trở đi, khi qui định mới có hiệu lực, vị chủ tịch sẽ được chọn, cùng với 4 thành viên khác trong hội đồng giám đốc, “giữa những người được thừa nhận có danh tiếng, không có bất cứ xung đột nào về quyền lợi và có khả năng chuyên nghiệp được thừa nhận trong các lãnh vực luật pháp, kinh tế và tài chánh cũng như trong các chủ đề thuộc phạm vi hoạt động của Cơ Quan”. Giám đốc và phó giám đốc thì do Quốc Vụ Khanh bổ nhiệm.

Khuôn khổ chống việc rửa tiền và ngăn ngừa việc tài trợ cho khủng bố đã được cải tiến hơn nữa nhờ các khuyến cáo của Moneyval, tức Ủy Ban của Hội Đồng Âu Châu có nhiệm vụ lượng giá con đường tiến tới sự trong sáng về tài chánh của các nước thành viên.

Nhìn lại con đường dẫn tới các qui định mới của Tòa Thánh sẽ giúp ta biết đánh giá đúng mọi cố gắng đã được đưa ra trên bình diện định chế tại Tòa Thánh.
Luật lệ cũ về rửa tiền, dựa theo mẫu luật lệ rửa tiền của Ý, tập chú các chức năng của cơ quan này vào vị chủ tịch, như thể vị chủ tịch là người cầm đầu một bộ của Vatican. Đức HY Attilio Nicora, một trong những người bảo trợ của luật lệ cũ, được cử nhiệm làm chủ tịch AIF. Vị này hiện vẫn là chủ tịch của AIF cải tổ, với nhiệm vụ giám sát mọi hoạt động tài chánh và kinh tế của Tòa Thánh.

Lúc được cử nhiệm làm chủ tịch AIF, Đức HY Nicora cũng là chủ tịch Cơ Quan Quản Trị Gia Sản Tòa Thánh (Administration of the Patrimony of the Apostolic See, viết tắt là APSA) và là thành viên hội đồng Hồng Y của Viện Các Công Trình Tôn Giáo (Institute for Religious Works, viết tắt là IOR) và của Phủ Thống Đốc Thị Quốc Vatican (Governorate of Vatican City State). Tất cả các cơ chế này đều được đặt dưới sự giám sát của ngài trong tư cách chủ tịch AIF.

Luật rửa tiền cũ, vì thế, có nhiều thiếu sót. Thí dụ: không có việc phân chia lao động. Các trách nhiệm của Đội Giám Binh Vatican (Vatican Gendarmes Corps), của Phủ Thống Đốc Thị Quốc Vatican và của Phủ Quốc Vụ Khanh không được mô tả chính xác. Hệ thống hợp tác quốc tế không lưu tâm tới các đặc điểm riêng của Tòa Thánh.

Các thiếu sót trên là hậu quả của việc luật lệ đã được các tư vấn bên ngoài soạn thảo. Chắc chắn những người này có khả năng đối với việc rửa tiền, nhưng không hề lưu ý tới tính độc lập của Tòa Thánh và bản chất đặc thù của nó.

Đó là lý do tại sao các chức sắc của Tòa Thánh đã phải điều chỉnh lại khuôn khổ luật pháp cũng như định chế. Luật rửa tiền mới được ban hành ngày 25 tháng Giêng trong một sắc lệnh và đã thỏa mãn khá nhiều các nhận định lượng giá của Moneyval. Luật lệ mới này giúp cải tiến mau chóng khuôn khổ định chế, thêm quyền cho Phủ Quốc Khanh và xây dựng một hệ thống tài chánh chú trọng tới khách hàng mà lại phù hợp với các đặc điểm riêng của Thị Quốc Vatican, một thị quốc không có ngân hàng cũng như không có một nền kinh tế thị trường.

Hội đồng khoáng đại của Moneyval hoan nghênh các thay đổi trên và ngày 12 tháng Bẩy năm 2012 đã công bố một báo cáo khá tích cực về Tòa Thánh và Thị Quốc Vatican. Dĩ nhiên, báo cáo này vẫn yêu cầu có thêm một số điều chỉnh nữa về luật lệ.

Tháng 12 năm 2012, hai điều chỉnh mới đối với luật rửa tiền đã cho phép AIF ban hành các biên bản ghi nhớ (memorandum of understanding) với các đối tác tại các nước khác mà không cần có nihil obstat (không phản đối) trước của Phủ Quốc Vụ Khanh.

Hai điều chỉnh trên đã cải thiện thêm các thủ tục hợp tác và trao đổi quốc tế, và làm dễ dàng việc AIF tham gia Nhóm Egmont, gồm các cơ quan tình báo tài chánh khắp thế giới hồi tháng Bẩy năm 2013.

Thẩm quyền cải tiến dành cho AIF đã dẫn tới việc ký kết một số biên bản ghi nhớ, mà quan trọng nhất là với FinCEN của Hoa Kỳ và với cơ quan Thông Tin Tài Chánh Ý.

Trong khi ấy, một cuộc cải tổ tổng quát hơn đối với hệ thống tài chánh của Vatican đang được chuẩn bị. Với tự sắc ban hành ngày 8 tháng Tám, 2013, Đức Phanxicô đã thiết lập ra Ủy Ban An Ninh Tài Chánh mà giám đốc AIF là một thành viên, và ngày 8 tháng Mười, 2013, một luật khác đã được ban hành, đem lại cho Tòa Thánh một thứ “văn bản tham chiếu đơn nhất cho các vấn đề tài chánh” theo kiểu nói của bộ trưởng ngoại giao Tòa Thánh, Đức TGM Dominique Mamberti.

Trong qui định mới của AIF, ta thấy có ba điểm mới mẻ: thứ nhất, nó củng cố sự độc lập của Cơ Quan này, nhờ thế bảo vệ nó khỏi các can thiệp cũng như các cuộc tranh quyền giữa các chức sắc cao cấp của Giáo Triều. Thứ hai, nó chính thức trao cho Cơ Quan này thẩm quyền giám sát các ký thác (prudential supervision), một vấn đề được báo cáo Moneyval lưu ý. Thứ ba, theo yêu cầu của các lượng giá viên, nó phân biệt hai chức năng của Cơ Quan bằng cách thiết lập ra hai văn phòng khác nhau, tức Văn Phòng Giám Sát và Qui Định và Văn Phòng Tình Báo Tài Chánh. Việc phân biệt này khiến một quan sát viên nhận định rằng AIF thậm chí nên được đặt tên lại là “Cơ Quan Giám Sát và Thông Tin Tài Chánh”.

Chủ tịch mới của AIF rất có thể là một người thường (lay person), khi nhiệm kỳ của hội đồng giám đốc hiện nay sắp chấm dứt. Hội đồng hiện gồm đại đa số người Ý xuất thân từ lãnh vực ngân hàng Ý, nhìn công việc của mình qua lăng kính mối tương quan đặc biệt giữa Ý và Vatican, một điều không còn hợp thời.

Các cử nhiệm tân chủ tịch và hội đồng giám đốc, mà người ta mong sẽ xẩy ra nay mai, sẽ kết liễu việc xung đột quyền lợi duy nhất mà bản báo cáo của Moneyval từng nhấn mạnh. Bản báo cáo này không nêu đích danh người xung đột quyền lợi, nhưng người đó hiển nhiên là Đức HY Nicora. Trong đoạn 797, bản báo cáo nhấn mạnh rằng “một trong các thành viên của Ủy Ban Hồng Y cũng là Chủ Tịch của AIF. Điều này khiến người ta lo âu đối với việc xung đột quyền lợi cách nghiêm trọng. Cho nên, chúng tôi mạnh mẽ khuyến cáo rằng cùng một người không nên cùng giữ các chức vụ trong cơ phận giám sát và trong cơ phận được giám sát”.

Một trong các hành động cuối cùng của Đức Bênêđíctô XVI là cải cách ủy ban Hồng Y của IOR. Trong ủy ban này, Đức HY Nicora đã được thay thế bởi Đức HY Domenico Calcagno, là người kế nhiệm ngài đứng đầu APSA. Quyết định này rõ ràng để tránh việc xung đột quyền lợi, nhưng việc này vẫn bị phê bình.

Bản Tin (Bollettino) của Văn Phòng Báo Chí Tòa Thánh, khi loan tin về việc ban hành qui định mới cho AIF, đã loan báo rằng cơ quan chuyên nghiệp Ernst & Young đã được Phủ Thống Đốc Thị Quốc Vatican thuê làm tư vấn. Theo Bản Tin này, việc chọn được thực hiện sau một “thủ tục tuyển lựa”, nhưng chi tiết này vẫn không xua tan được cái bóng xung đột quyền lợi, vì Francesca Immacolata Chaouqui, một trong các thành viên của ủy ban được Đức Phanxicô cử nhiệm để hợp lý hóa các chi tiêu và các chức năng của 37 cơ quan Tòa Thánh, là nhân viên của Ernst & Young.

Ngoài ra, còn vấn đề này lữa: liệu các tư vấn từ bên ngoài có thực sự hiểu được các đặc tính chuyên biệt của Tòa Thánh hay không? Theo Andrea Gagliarducci, diễn trình của luật lệ về rửa tiền nhiên hậu đã chứng tỏ rằng chỉ có các quyết định được đưa ra trong tường thành Vatican mới thành công trong việc thúc đẩy Vatican tiến lên để đương đầu với các thách đố mới trên thế giới.

Các chuyên viên của Nhóm Promontory Financial, được IOR lưu giữ để thanh lý các chương mục của mình, không làm được gì hơn là thi hành những việc IOR vốn đã làm rồi. Bản báo cáo của Moneyval khen ngợi cam kết của IOR, hoan nghênh các chỉ dẫn của nó trong việc áp dụng các tiêu chuẩn về trong sáng quốc tế, và nhấn mạnh ở đoạn 476 rằng: “IOR đã phát động một diễn trình duyệt xét và cập nhật hóa cơ sở dữ liệu của khách hàng vào tháng Mười Một năm 2010. IOR chứng tỏ một cam kết và tận tình rõ ràng nhằm hoàn tất diễn trình này vào cuối năm 2012. Sáu người liên hệ tới dự án này và đang tích cực tiếp cận với các khác hàng để thu thập tư liệu cập nhật”.

Nhưng một số than phiền đang tới tai giới chức Vatican. Người ta kháo với nhau rằng việc thuê Nhóm Promontory Financial quá mắc mỏ, dù không ai biết phí tổn của việc này chính xác ra sao. Cũng nên biết rằng Vatican chi phí khá nhiều trong việc thuê ngân hàng Tây Ban Nha Grupo Santander để tư vấn cho Phủ Doãn Kinh Tế Sự Vụ (Prefecture for the Economic Affairs) của Tòa Thánh mà người đại diện của ngân hàng này tại Ý chính là Ettore Gotti Tedeschi, cựu chủ tịch Hội Đồng Giám Sát IOR cho tới khi bị bất tín nhiệm.

Trong khi ấy, dù không ai biết gì về các phí tổn trên đây, hiện đang có việc cắt giảm nhân viên tại nhiều bộ sở của Vatican. Việc này được giải thích như là nhu cầu khắc khổ và giảm chi. Có báo cáo về việc năm người đã bị cắt giảm khỏi Bộ Giáo Sĩ, và có lời đồn là đã có danh sách 30 người sẵn sàng ra đi, trong số này có những người được các giáo phận triệu hồi nhưng những người khác thì do chính các sở bộ Vatican cho thải hồi. Danh sách này đã được lập do lời yêu cầu của Đức HY Bertello, Chủ Tịch Phủ Thống Đốc Thị Quốc Vatican.

Tuy nhiên, lý do thực sự của việc cắt giảm nhân viên Giáo Triều có thể là một phần trong cuộc cải tổ rộng lớn hơn. Thay vì gửi các viên chức Vatican đi khắp thế giới để thu thập dữ kiện cũng như các nan đề, Tòa Thánh hiện nay yêu cầu các hội đồng giám mục sở tại làm việc đó. Như thế là dành quyền cho họ nhiều hơn trong việc đưa ra quyết định và làm cho quyền trung ương tại Rôma dần dần ít quan trọng hơn. Dù sao, cuộc cải tổ của Đức Phanxicô cũng nhằm để tăng quyền cho các “khu ngoại vi”.

Viết theo Andrea Gagliarducci, “Vatican Finances, External Consultants and Conflicts of Interest” www.mondayvatican.com, 25-11-2013.
 
Top Stories
Pour l’évêque de Vinh, «c’est à nous de créer une atmosphère propice à la réconciliation»
La Croix
08:34 26/11/2013
Président de la commission Justice et paix de l’épiscopat vietnamien, Mgr Nguyen Thai Hop, évêque de Vinh (Vietnam) revient sur la situation critique des catholiques dans son pays.

Il prône un dialogue sans relâche pour aboutir à une réconciliation nationale et plaide pour un engagement de l’Église dans le débat sur la nouvelle Constitution, examinée par l’Assemblée nationale vietnamienne jusqu’à la fin du mois.

Quelle est la situation des catholiques dans votre pays ?

Mgr Nguyen Thai Hop : Les catholiques sont minoritaires au Vietnam. Ils sont 7,5 % sur une population de 90 millions d’habitants, soit près de 7 millions de catholiques. Ce chiffre est modeste, mais il s’agit d’une communauté bien formée, bien organisée et très unie. Des catholiques sont en prison, et nous sommes l’objet de pressions régulières, comme à My Yen, début septembre. Il y a eu un violent affrontement, et 30 catholiques ont été grièvement blessés. En outre, deux personnes ont été arrêtées et condamnées à six et sept mois de prison. Nous ne savons pas précisément qui est derrière cet incident, mais nous continuons à protester contre ces condamnations injustes. En tout, une vingtaine de catholiques sont en prison en raison de leur foi ou de leur lutte politique pacifique. Malgré tout cela, il nous faut essayer de vivre la paix et de réaliser le pardon.

Vous présidez la commission Justice et paix de l’épiscopat vietnamien. Comment travaillez-vous dans ce contexte difficile ?

Mgr N.T.H. : Ce n’est pas toujours facile. Nous marchons parfois sur une corde tendue au-dessus du sol. Il faut garder l’équilibre, comme saint Thomas nous dit qu’il faut trouver le juste milieu. Nous nous sommes fixé comme priorité d’atteindre la vérité, la justice, les droits de l’homme, l’amour et la personne humaine. Pour cela, on ne peut jamais sacrifier le dialogue. Pourtant, notre commission, qui existe depuis seulement trois ans, a beaucoup de mal à travailler. Pour chaque réunion, nous avons beaucoup de difficultés avec le gouvernement, ainsi que lorsque nous voulons inviter des intervenants extérieurs. La pression est très forte.

Quelle part l’Église prend-elle au projet de révision de la Constitution du pays, actuellement examiné par l’Assemblée nationale ?

Mgr N.T.H. : C’est un point très important. L’orientation du pays dans les prochaines années dépend beaucoup de la future Constitution. Pour la première fois de son histoire, la conférence épiscopale du Vietnam a envoyé au gouvernement un document pour manifester son opinion. Comme évêques, nous devons exprimer notre solidarité avec le peuple et le pays, aussi bien dans la douleur que dans la joie. J’ai encouragé les prêtres de mon diocèse à aller également dans ce sens. Je suis aussi signataire d’un appel paraphé par 72 intellectuels de tous les horizons sur ce changement.

Parmi les modifications que nous demandons, l’une d’entre elles concerne en particulier l’article 4, qui tient le marxisme-léninisme et la pensée de Hô Chi Minh comme principe de développement du pays. Ce point n’est pas compatible avec la liberté religieuse, les droits de l’homme et la démocratie. L’avenir du pays ne peut être déterminé en fonction de ce principe idéologique. Communistes ou non, croyants ou non, nous devons tous être sur un pied d’égalité si nous voulons avancer vers la paix, la démocratie et le progrès. C’est pourquoi nous demandons un retour vers des fondements hérités de la culture traditionnelle du Vietnam, libérée de toute idéologie.

Avez-vous l’impression d’être écouté ?

Mgr N.T.H. : Nous n’avons pas encore reçu de réponse. Et je ne suis pas assez naïf pour attendre une réponse positive à court terme. Mais la lutte est une longue marche. Jamais dans l’histoire nous n’avons pu obtenir de victoires sans lutte ni sacrifice. Mais nous ne pouvons nous taire, car nous avons une responsabilité et un rôle à jouer dans le destin du pays.

Pourquoi tant insister sur le dialogue, alors que d’autres préconisent plutôt d’employer une méthode plus frontale ?

Mgr N.T.H. : Le dialogue est la priorité des priorités. Comme chrétiens, nous ne pouvons utiliser la violence. Nous ne pouvons pas trahir le sermon de Jésus sur la montagne. Malgré la situation, je reste néanmoins persuadé que le pays va trouver une issue positive. Dieu nous aidera à cela. L’espérance est la dernière chose que l’on doit perdre, dit un proverbe latino-américain. Je peux comprendre la réaction de certains fidèles lorsqu’ils sont très éprouvés, mais notre but doit rester le dialogue, la paix, la charité et le pardon.

Le pays est-il prêt aujourd’hui à ce pardon ?

Mgr N.T.H. : C’est à nous de créer une atmosphère propice à la réconciliation entre tous, chrétiens et non chrétiens, athées et croyants, les communistes et les autres. Nous devons être les moteurs de la miséricorde, de l’amour et de la solidarité. Pour cela, nous devons refuser d’utiliser le mal contre le mal, la violence contre la violence. Seule la grâce de Dieu nous donne la force d’aimer, et d’accorder le pardon, d’abandonner toute rancœur. Pour cela, il faut accepter nos limites. Comme le dit saint Paul, c’est dans la faiblesse que nous trouvons la force de Dieu pour sortir du cercle vicieux de la haine et de la violence.

Source: http://www.la-croix.com/Religion/Actualite/Pour-l-eveque-de-Vinh-c-est-a-nous-de-creer-une-atmosphere-propice-a-la-reconciliation-2013-11-18-1062406 (Recuilli par Loup Besmond de Senneville)
 
Philippines: Sept prêtres ont été ordonnés dans la cathédrale de Palo dévastée par le typhon Haiyan
Eglises d’Asie
09:43 26/11/2013
« Nous avons peut-être tout perdu, mais notre foi est plus forte que jamais. Aucune épreuve, aucune tempête, aucun typhon ne pourront détruire notre détermination à avoir foi en Jésus-Christ. Et cela doit se manifester par des faits concrets. » Tels sont les propos tenus par le P. Amadeo Alvero au service d’information de la Conférence épiscopale philippine, CBCP News, le 25 novembre après l’ordination de sept prêtres par l’archevêque de Palo, Mgr John Du, dans une cathédrale au toit arraché par le typhon Haiyan.

Dix-huit jours après le passage terriblement destructeur de Haiyan sur la partie centrale de l’archipel philippin, alors que la reconstruction est à peine amorcée et s’annonce longue, l’archidiocèse de Palo a voulu manifester par « une action concrète » que l’Eglise et ses fidèles ne perdaient pas foi en l’avenir. Ce sont donc sept nouveaux prêtres qui ont été ordonnés, recevant le sacrement de l’ordre des mains de Mgr John Du.

Le 8 novembre dernier, le typhon Haiyan (Yolanda aux Philippines) n’a pas épargné la ville de Palo, située sur l’île de Leyte, un peu au sud de la ville de Tacloban, entièrement sinistrée. Palo, 63 000 habitants avant le typhon, et Tacloban, 200 000 habitants avant le typhon, se partagaient le siège des administrations de la Région VIII. Sur un plan ecclésial, Palo est le siège de l’archidiocèse éponyme. Outre la cathédrale, agrandie dans les années 1960, Palo abritait la résidence épiscopale, l’archevêché et différents séminaires (petit, intermédiaire et grand). Toutes ces infrastructures ont énormément souffert du typhon.

Lundi 25 novembre, c’est dans une cathédrale à l’air libre (le toit des années 1960 n’a pas résisté aux bourrasques) et devant le maître-autel de style baroque, toujours debout, que les sept nouveaux prêtres ont été ordonnés devant une foule de fidèles très dense. Un abri temporaire abritait l’autel principal des intempéries et du soleil. Selon le P. Alvero, porte-parole de l’archidiocèse, les sept nouveaux prêtres rejoignent un presbyterium d’environ 140 prêtres.

A ce jour, alors que le décompte des morts n’est pas achevé (il dépasse les 5 000 victimes), il semblerait qu’aucun prêtre, religieux ou religieuse n’ait trouvé la mort du fait du typhon. Mais le conditionnel reste de rigueur tant les données sont incomplètes (1).

Concernant le relèvement de la cathédrale et les travaux de reconstruction des églises détruites par Haiyan, le P. Alvero s’est montré prudent. « Où trouver les fonds nécessaires alors même que chacun ici est une victime ? », s’est-il interrogé, rappelant que 95 % de la ville de Palo étaient considérés comme détruits(eda/ra)

(1) Selon des dépêches d’agence de presse, l’unique prêtre catholique décédé dont on ait connaissance est le P. Kevin Lee, 49 ans, de nationalité australienne. Membre du diocèse de Sydney, Kevin Lee avait été réduit à l’état laïc en mai dernier après avoir révélé être marié à une Philippine et père d’une toute jeune fille. Le corps sans vie de Kevin Lee a été retrouvé le 10 novembre sur une plage de l’île de Samar.

(Source: Eglises d’Asie, 26 novembre 2013)
 
Vietnam: Les prêtres de la province de Bac Ninh critiquent durement de nouvelles directives religieuses locales
Eglises d’Asie
10:36 26/11/2013
Le diocèse de Bac Ninh, limitrophe de celui de Hanoi, s’étend sur le territoire de nombreuses provinces du Nord. Les autorités civiles d’une de ces provinces, la province de Bac Ninh, ont élaboré un projet de réglementation religieuse portant sur certains points concrets. Ils font valoir que les décrets et prescriptions de ce
type sont déjà innombrables au niveau national. Le projet concocté par les autorités de la province s’égare, selon eux, dans des broutilles inutiles. Ils estiment surtout que ce projet ne fait que perpétuer un état d’esprit déplorable qui oblige les religions à demander des permissions en toutes circonstances avant de se voir accorder ce qui devrait être en réalité un droit.

Le territoire du diocèse de Bac Ninh englobe cinq provinces entières et s’étend sur plusieurs autres. Les catholiques y sont peu nombreux. Ils sont au nombre de 120 000 et ne constituent que 1,54 % de la population totale. L’évêque actuel est Mgr Cosme Hoang Van Dat, qui est aussi secrétaire général de la Conférence épiscopale du Vietnam.

Presbytérat de Bac Ninh.
N° 01/2013/CV-TG

Objet: à propos du projet de texte intitulé: « Dispositions concernant un certain nombre de points concrets de la gestion des activités religieuses sur le territoire de Bac Ninh »

République socialiste du Vietnam. Bac Ninh, le 24 novembre 2013,

Les prêtres de la province de Bac Ninh présentent leurs remarques et leurs contributions au projet de texte intitulé: « Dispositions concernant un certain nombre de points concrets de la gestion des activités religieuses sur le territoire de Bac Ninh ».

A l’intention du Service des Affaires intérieures de la province de Bac Ninh

Nous avons reçu du Service des Affaires intérieures le texte du projet de dispositions concernant un certain nombre de points concrets de la gestion des activités religieuses sur le territoire de Bac Ninh (que nous appellerons ci-dessous « le projet »). Nous, l’ensemble des prêtres vivant et travaillant dans la province de Bac Ninh, après avoir lu le texte du projet et en avoir débattu, tenons à vous transmettre les remarques et les contributions suivantes.

1.) Trop de détails inutiles ! Le gouvernement a déjà publié l’arrêté 02. 2012. ND-CP contenant des dispositions détaillées et des mesures destinées à appliquer l’Ordonnance sur les croyances et la religion (entrée en vigueur fin 2004). Cet arrêté contient déjà des prescriptions détaillées. Or, le projet ajoute encore d’autres précisions minutieuses. Par exemple, l’article 20 stipule que le dossier de demande d’autorisation pour la construction d’un édifice religieux doit comporter jusqu’à quinze pièces. Cela va à l’encontre de la ligne politique du gouvernement en matière de réforme et de simplification des formalités administratives.

2.) La liberté religieuse est affirmée par la Constitution et par l’Ordonnance sur les croyances et la religion: « Le citoyen jouit de la liberté de croyance et de religion. L’Etat garantit le droit à la liberté de croyance et de religion du citoyen. Personne ne peut y porter atteinte. » La liberté religieuse est un droit et non pas une faveur qu’on nous accorde. Or, le projet donne à comprendre qu’il existe de nombreux obstacles et limites à ce droit. Les organisations religieuses et leurs dignitaires, au lieu de bénéficier de droits légitimes, doivent les solliciter: il en est ainsi pour l’organisation des cérémonies religieuses, pour la formation, pour les ordinations, pour la construction et la restauration des édifices religieux.

3.) Cela va à l’encontre de l’évolution actuelle de la société humaine en général et, en particulier, de la société vietnamienne dont le fonctionnement est de plus en plus démocratique et libre. Considéré dans son ensemble, le projet constitue un recul par rapport à l’arrêté 02/2012 ND-CP. En réalité, les articles qui y sont contenus voudraient rétablir le régime qui oblige à demander l’autorisation pour se voir accorder quelque chose dans tous les domaines de l’activité religieuse. Un tel régime transforme le droit à la liberté des citoyens en pouvoirs entre les mains de l’Etat qui n’accorde ces droits qu’à ceux qui ont rempli les formalités de la demande d’autorisation.

4.) La protection des biens religieux. L’Ordonnance sur les croyances et la religion stipule que les biens appartenant aux institutions religieuses sont protégées par la loi. Nous proposons que le projet ajoute un certain nombre de dispositions concernant la responsabilité de l’Etat en matière de protection et les droits des organisations religieuses qui doivent être protégées, tout particulièrement à ce qui concerne les terrains des institutions religieuses.

5.) Comparaison avec les autres régions. Le diocèse de Bac Ninh comporte des fidèles habitant dans onze provinces (1). La province de Bac Ninh est contiguë à la ville de Hanoi. Elle est le berceau de la civilisation du « Quan Ho », riche en humanité (2). Si le projet est trop sévère il donnera une mauvaise image du groupe de la province de Bac Ninh en comparaison avec les autres provinces du diocèse.

Nous avons exposé ci-dessus un certain nombre de considérations et de contributions loyales. Nous souhaitons que le projet soit véritablement un texte législatif de progrès, et qu’il contribue véritablement au bonheur de la population. Le bonheur le plus grand n’est-il pas de pratiquer librement sa foi religieuse et de mener sa vie spirituelle ? Ce n’est qu’ainsi, en effet, que la société pourra poursuivre un développement sûr et harmonieux.

Avec nos salutations respectueuses.

(Suivent les signatures des prêtres de la province) (3)

(1) Le diocèse comporte cinq provinces dans leur totalité et les parties plus ou moins vastes d’autres provinces.
(2) Le Quan Ho est un chant populaire alterné de la région, considéré comme une des sources de la culture vietnamienne.
(3) Le texte vietnamien a été mis en ligne sur le site du diocèse de Bac Ninh et sur VietCatholic News.

(Source: Eglises d’Asie, 26 novembre 2013)
 
Pope attacks 'tyranny' of markets in manifesto for papacy
Naomi O'Leary /Reuters
10:41 26/11/2013
VATICAN CITY (Reuters) - Pope Francis attacked unfettered capitalism as "a new tyranny" and beseeched global leaders to fight poverty and growing inequality, in a document on Tuesday setting out a platform for his papacy and calling for a renewal of the Catholic Church.

The 84-page document, known as an apostolic exhortation, was the first major work he has authored alone as pope and makes official many views he has aired in sermons and remarks since he became the first non-European pontiff in 1,300 years in March.

In it, Francis went further than previous comments criticizing the global economic system, attacking the "idolatry of money", and urged politicians to "attack the structural causes of inequality" and strive to provide work, healthcare and education to all citizens.

He also called on rich people to share their wealth. "Just as the commandment 'Thou shalt not kill' sets a clear limit in order to safeguard the value of human life, today we also have to say 'thou shalt not' to an economy of exclusion and inequality. Such an economy kills," Francis wrote in the document issued on Tuesday.

"How can it be that it is not a news item when an elderly homeless person dies of exposure, but it is news when the stock market loses 2 points?"

The pope said renewal of the Church could not be put off and said the Vatican and its entrenched hierarchy "also need to hear the call to pastoral conversion".

"I prefer a Church which is bruised, hurting and dirty because it has been out on the streets, rather than a Church which is unhealthy from being confined and from clinging to its own security," he wrote.

Pope Francis waves from his popemobile along the Copacabana beachfront on his way to celebrate Mass …

Italian theologian Massimo Faggioli greeted the work as "the manifesto of Francis" while veteran Vatican analyst John Thavis called it a "Magna Carta for church reform".

"The message on poverty sets Pope Francis on a collision course with neo-liberal Catholic thought, especially in the United States," said Faggioli, an expert on the Second Vatican Council and reform in the Catholic Church.

Other Catholic analysts added that progressive streams in the Church would bristle at the document's rejection of women priests, though it leaves open the door to women taking other "decision-making" positions in the Church.

SIMPLE STYLE

In July, Francis finished an encyclical begun by Pope Benedict but he made clear that it was largely the work of his predecessor, who resigned in February.

Called "Evangelii Gaudium" (The Joy of the Gospel), the exhortation is presented in Francis' simple preaching style, distinct from the more academic writings of former popes, and stresses the Church's central mission of spreading the gospel.

A meditation on how to revitalize a Church suffering encroaching secularization in the West, the exhortation echoed the zeal often heard from evangelical Protestants who have won over disaffected Catholics in the pope's native Latin America.

In it, economic inequality features as one of the issues Francis is most concerned about, and the 76-year-old pontiff calls for an overhaul of the financial system and warns that unequal distribution of wealth inevitably leads to violence.

Denying it was simple populism, he called for action "beyond a simple welfare mentality" and added: "I beg the Lord to grant us more politicians who are genuinely disturbed by the state of society, the people, the lives of the poor."

Since his election, Francis has set an example for austerity in the Church, living in a Vatican guest house rather than the ornate Apostolic Palace, travelling in a Ford Focus, and last month suspending a bishop who spent millions of euros on his luxurious residence.

He chose to be called "Francis" after the medieval Italian saint of the same name famed for choosing a life of poverty.

Munich Cardinal Reinhard Marx, one of eight special papal advisers, said the pope aimed his criticism at modern society "but also at the Church itself, which is always tempted to look inward and betray its mission of evangelization".

Stressing cooperation among religions, Francis quoted the late Pope John Paul II's idea that the papacy might be reshaped to promote closer ties with other Christian churches and noted lessons Rome could learn from the Orthodox such as "synodality" or decentralized leadership.

He praised cooperation with Jews and Muslims and urged Islamic countries to guarantee their Christian minorities the same religious freedom as Muslims enjoy in the West.

(Source: http://news.yahoo.com/pope-attacks-tyranny-markets-urges-renewal-key-document-110227704.html;_ylt=AwrTWVU8zpRSnR4A30nQtDMD)
 
Pope Francis urges reform of papal powers
Dario Thuburn /AFP
10:48 26/11/2013
Vatican City (AFP) - Pope Francis called for reform to take powers from the Vatican and said Catholics should be more engaged in helping the needy, but ruled out allowing women priests in a key document released by the Vatican on Tuesday.

The Catholic leader said he was seeking advice on how his role should change -- using an informal style for his first "apostolic exhortation", in which he outlined his vision for the future of the Roman Catholic Church.

"It is my duty, as the Bishop of Rome, to be open to suggestions which can help make the exercise of my ministry more faithful to the meaning which Jesus Christ wished to give it," the pope wrote.

Francis said it was time for "a conversion of the papacy", adding that "excessive centralisation, rather than proving helpful, complicates the Church's life".

Bishops should have "genuine doctrinal authority", he said in the document -- a type of long open letter used by popes to communicate with their faithful.

"We have made little progress in this regard," he said.

The 84-page document did not address many of the hot-button ethical reforms called for by progressives but Francis did say that the issue of the priesthood being reserved for men was "not a question open to discussion".

On abortion, he also said the Church "cannot be expected to change its position on this question".

But he added that it should do more "to adequately accompany women in very difficult situations, where abortion appears as a quick solution".

Francis has instituted a council of cardinals to advise him on reforms including a shake-up of the Vatican bureaucracy after a series of high-profile scandals in recent years and disgruntlement in many local churches.

The Vatican this month also launched a worldwide consultation of Catholic dioceses including questions about pastoral care for same-sex couples, and Francis on Tuesday underlined the need for churches to keep an open door even without changes to Catholic doctrine.

Observers underlined the simple style of the document, which contrasted with that of Francis's more academic predecessor, pope emeritus Benedict XVI.

"He has his own style and language. It is almost colloquial in tone, which reflects a deep pastoral inspiration," said Monsignor Claudio Celli, head of the Vatican's social communications department.

Monsignor Rino Fisichella, head of the Vatican's evangelisation efforts, said the reform of the papacy meant "moving from a bureaucratic, static administrative vision to a missionary one".

'Freedom to worship'

In the document, Francis stressed the importance of the Church's social message and launched a wide-ranging condemnation of the injustices of the global economy and modern capitalism -- a key priority for his papacy.

"The poor and the poorer peoples are accused of violence, yet without equal opportunities the different forms of aggression and conflict will find a fertile terrain for growth and eventually explode," he said.

Turning to other faiths, Francis said that ties with Islam had taken on "great importance" for the Catholic Church because of the growing number of Muslim immigrants in many traditionally Christian countries.

"We Christians should embrace with affection and respect Muslim immigrants to our countries in the same way that we hope and ask to be received and respected in countries of Islamic tradition," he said.

"I ask and I humbly entreat those countries to grant Christians freedom to worship and to practice their faith, in light of the freedom which followers of Islam enjoy in Western countries," he added.

Much of the exhortation was devoted to spiritual issues, particularly the need for a more joyful approach to faith reflected in the document's Latin title "Evangelii Gaudium" (The Joy of the Gospel).

"There are Christians whose lives seem like Lent without Easter," he said, adding that the Christian message should not be "a catalogue of sins and faults" and should be about striving for "the good of others".

The document included practical tips from Francis for priests on how to give better homilies as well as a call for them to be closer to their parishioners.

"Our church doors should always be open, so that if someone, moved by the Spirit, comes there looking for God, he or she will not find a closed door," he said.

(Source: http://news.yahoo.com/pope-francis-urges-reform-papal-powers-141958591.html)
 
Pope issues first Apostolic Exhortation: Evangelii Gaudium
VIS
10:52 26/11/2013
2013-11-26 Vatican - Pope Francis has issued his first Apostolic Exhortation on Tuesday, Evangelii Gaudium, translated into English as The Joy of the Gospel. The 224-page document outlines the Pope’s vision for a missionary Church, whose “doors should always be open”. The Pope speaks on numerous themes, including evangelization, peace, homiletics, social justice, the family, respect for creation, faith and politics, ecumenism, interreligious dialogue, and the role of women and of the laity in the Church.

The Joy of the Gospel is the title Pope Francis has chosen for this first major document of his pontificate, putting down in print the joyous spirit of encounter with Christ that characterizes every public appearance he has made so far. The man who has constantly kept the media’s attention with his desire to embrace and share his faith with everyone he meets, now urges us to do exactly the same. To “recover the original freshness of the Gospel”, as he puts it, through a thorough renewal of the Church’s structures and vision. Including what he calls “a conversion of the papacy” to make it better able to serve the mission of evangelization in the modern world. The Church, he says, should not be afraid to re-examine “customs not directly connected to the heart of the Gospel” even if they may have deep historical roots.

In strikingly direct and personal language, the Pope appeals to all Christians to bring about a “revolution of tenderness” by opening their hearts each day to God’s unfailing love and forgiveness. The great danger in today’s consumer society, he says, is “the desolation and anguish” that comes from a “covetous heart, the feverish pursuit of frivolous pleasures, and a blunted conscience.” Whenever our interior life becomes caught up in its own interests, he warns, “there is no longer room for others, no place for the poor.”As we open our hearts, the Pope goes on, so the doors of our churches must always be open and the sacraments available to all. The Eucharist, he says pointedly, “is not a prize for the perfect, but a powerful medicine and nourishment for the weak” And he repeats his ideal of a Church that is “bruised, hurting and dirty because it has been out on the streets” rather than a Church that is caught up in a slavish preoccupation with liturgy and doctrine, procedure and prestige. “God save us,” he exclaims, “from a worldly Church with superficial spiritual and pastoral trappings!” Urging a greater role for the laity, the Pope warns of “excessive clericalism” and calls for “a more incisive female presence in the Church”, especially “where important decisions are made.”

Looking beyond the Church, Pope Francis denounces the current economic system as “unjust at its root”, based on a tyranny of the marketplace, in which financial speculation, widespread corruption and tax evasion reign supreme. He also denounces attacks on religious freedom and new persecutions directed against Christians. Noting that secularization has eroded ethical values, producing a sense of disorientation and superficiality, the Pope highlights the importance of marriage and stable family relationships. Returning to his vision of a Church that is poor and for the poor, the Pope urges us to pay particular attention to those on the margins of society, including the homeless, the addicted, refugees, indigenous peoples, the elderly, migrants, victims of trafficking and unborn children. While it is not “progressive” to try to resolve problems by eliminating a human life, he says, it’s also true that “we have done little to adequately accompany women in very difficult situations, where abortion appears as a quick solution to their profound anguish.”

Finally the new papal document also focuses on the themes of promoting peace, justice and fraternity, through patient and respectful dialogue with all people of all faiths and none. Better relations with other Christians, with Jews and with Muslims are all seen as indispensable ways of promoting peace and combatting fundamentalism. While urging Christians to “avoid hateful generalisations” about Islam, the Pope also calls “humbly” on Islamic countries to guarantee full religious freedom to Christians”

The full text of the new Apostolic Exhortation can be found on the Vatican website, while the main points are outlined in the synopsis below:

“The joy of the Gospel fills the hearts and lives of all who encounter Jesus.” Thus begins the Apostolic Exhortation Evangelii Gaudium, by which Pope Francis develops the theme of the proclamation of the Gospel in the contemporary world, drawn from, among other sources, the contribution of the work of the Synod held in the Vatican, from 7 to 28 October 2012, on the theme “The new evangelization for the transmission of the faith”. “I wish to encourage the Christian faithful to embark upon a new chapter of evangelization marked by this joy, while pointing out new paths for the Church’s journey in years to come” (1). It is a heartfelt appeal to all baptized persons to bring Christ’s love to others, “permanently in a state of mission” (25), conquering “the great danger in today’s world”, that of an individualist “desolation and anguish” (2).

The Pope invites the reader to “recover the original freshness of the Gospel”, finding “new avenues” and “new paths of creativity”, without enclosing Jesus in “dull categories” (11). There is a need for a “pastoral and missionary conversion, which cannot leave things as they presently are” (25) and a “renewal” of ecclesiastical structures to enable them to become “more mission-oriented” (27). The Pontiff also considers “a conversion of the papacy” to help make this ministry “more faithful to the meaning which Jesus Christ wished to give it and to the present needs of evangelization”. The hope that the Episcopal Conferences might contribute to “the concrete realization of the collegial spirit”, he states, “has not been fully realized” (32). A “sound decentralization” is necessary (16). In this renewal, the Church should not be afraid to re-examine “certain customs not directly connected to the heart of the Gospel, even some of which have deep historical roots” (43).

A sign of God’s openness is “that our church doors should always be open” so that those who seek God “will not find a closed door”; “nor should the doors of the sacraments be closed for simply any reason”. The Eucharist “is not a prize for the perfect but a powerful medicine and nourishment for the weak”. These convictions have pastoral consequences that we are called to consider with prudence and boldness” (47). He repeats that he prefers “a Church which is bruised, hurting and dirty because it has been out on the streets, rather than a Church … concerned with being at the centre and then ends by being caught up in a web of obsessions and procedures. If something should rightly disturb us … it is the fact that many of our brothers and sisters are living without … the friendship of Jesus Christ” (49).

The Pope indicates the “temptations which affect pastoral workers” (77): “individualism, a crisis of identity and a cooling of fervour” (78). The greatest threat of all is “the grey pragmatism of the daily life of the Church, in which all appears to proceed normally, which in reality faith is wearing down” (83). He warns against “defeatism” (84), urging Christians to be signs of hope (86), bringing about a “revolution of tenderness” (88). It is necessary to seek refuge from the “spirituality of well-being … detached from responsibility for our brothers and sisters” (90) and to vanquish the “spiritual worldliness” that consists of “seeking not the Lord’s glory but human glory and well-being” (93). The Pope speaks of the many who “feel superior to others” because “they remain intransigently faithful to a particular Catholic style from the past” whereby “instead of evangelizing, one analyses and classifies others” (94). And those who have “an ostentatious preoccupation for the liturgy, for doctrine and for the Church’s prestige, but without any concern that the Gospel have a real impact” on the needs of the people (95). This is “a tremendous corruption disguised as a good … God save us from a worldly Church with superficial spiritual and pastoral trappings!” (97).

He appeals to ecclesial communities not to fall prey to envy and jealousy: “How many wars take place within the people of God and in our different communities!” (98). “Whom are we going to evangelize if this is the way we act?” (100). He highlights the need to promote the growth of the responsibility of the laity, often kept “away from decision-making” by “an excessive clericalism” (102). He adds that there is a need for “still broader opportunities for a more incisive female presence in the Church”, in particular “in the various settings where important decisions are made” (103). “Demands that the legitimate rights of women be respected … cannot be lightly evaded” (104). The young should “exercise greater leadership” (106). With regard to the scarcity of vocations in many places, he emphasizes that “seminaries cannot accept candidates on the basis of any motivation whatsoever” (107).

With regard to the theme of inculturation, he remarks that “Christianity does not have simply one cultural expression” and that the face of the Church is “varied” (116). “We cannot demand that peoples of every continent, in expressing their Christian faith, imitate modes of expression which European nations developed at a particular moment of their history” (118). The Pope reiterates that “underlying popular piety … is an active evangelizing power” (126) and encourages the research of theologians, reminding them however that “the Church and theology exist to evangelize” and urges them not to be “content with a desk-bound theology” (133).

He focuses “somewhat meticulously, on the homily”, since “many concerns have been expressed about this important ministry and we cannot simply ignore them” (135). The homily “should be brief and avoid taking on the semblance of a speech or a lecture” (138); it should be a “heart-to-heart communication” and avoid “purely moralistic or doctrinaire” preaching (142). He highlights the importance of preparation: “a preacher who does not prepare is not ‘spiritual’; he is dishonest and irresponsible” (145). Preaching should always be positive in order always to “offer hope” and “does not leave us trapped in negativity” (159). The approach to the proclamation of the Gospel should have positive characteristics: “approachability, readiness for dialogue, patience, a warmth and welcome, which is non-judgmental” (165).

In relation to the challenges of the contemporary world, the Pope denounces the current economic system as “unjust at its root” (59). “Such an economy kills” because the law of “the survival of the fittest” prevails. The current culture of the “disposable” has created “something new”: “the excluded are not the ‘exploited’ but the outcast, the ‘leftovers’” (53). “A new tyranny is thus born, invisible and often virtual”, of an “autonomy of the market” in which “financial speculation” and “widespread corruption” and “self-serving tax-evasion reign” (56). He also denounces “attacks on religious freedom” and the “new persecutions directed against Christians. … In many places the problem is more that of widespread indifference and relativism” (61). The family, the Pope continues, “is experiencing a profound cultural crisis”. Reiterating the indispensable contribution of marriage to society” (66), he underlines that “the individualism of our postmodern and globalized era favours a lifestyle which … distorts family bonds” (67).

He re-emphasizes “the profound connection between evangelization and human advancement” (178) and the right of pastors “to offer opinions on all that affects people’s lives” (182). “No one can demand that religion should be relegated to the inner sanctum of personal life, without a right to offer an opinion on events affecting society”. He quotes John Paul II, who said that the Church “cannot and must not remain on the sidelines in the fight for justice” (183). “For the Church, the option for the poor is primarily a theological category” rather than a sociological one. “This is why I want a Church that is poor and for the poor. They have much to teach us” (198). “As long as the problems of the poor are not radically resolved … no solution will be found for this world’s problems” (202). “Politics, although often denigrated”, he affirms, “remains a lofty vocation and one of the highest forms of charity”. I beg the Lord to grant us more politicians who are genuinely disturbed by … the lives of the poor!” (205). He adds an admonition: “Any Church community”, if it believes it can forget about the poor, runs the risk of “breaking down”.

The Pope urges care for the weakest members of society: “the homeless, the addicted, refugees, indigenous peoples, the elderly who are increasingly isolated and abandoned” and migrants, for whom the Pope exhorts “a generous openness” (210). He speaks about the victims of trafficking and new forms of slavery: “This infamous network of crime is now well established in our cities, and many people have blood on their hands as a result of their comfortable and silent complicity” (211). “Doubly poor are those women who endure situations of exclusion, mistreatment and violence” (212). “Among the vulnerable for whom the Church wishes to care with particular love and concern are unborn children, the most defenceless and innocent among us. Nowadays efforts are made to deny them their human dignity” (213). “The Church cannot be expected to change her position on this question … it is not ‘progressive’ to try to resolve problems by eliminating a human life” (214). The Pope makes an appeal for respect for all creation: we “are called to watch over and protect the fragile world in which we live” (216).

With regard to the theme of peace, the Pope affirms that “a prophetic voice must be raised” against attempts at false reconciliation to “silence or appease” the poor, while others “refuse to renounce their privileges” (218). For the construction of a society “in peace, justice and fraternity” he indicates four principles (221): “Time is greater than space” (222) means working “slowly but surely, without being obsessed with immediate results” (223). “Unity prevails over conflict” (226) means “a diversified and life-giving unity” (228). “Realities are more important than ideas” (231) means avoiding “reducing politics or faith to rhetoric” (232). “The whole is greater than the part” means bringing together “globalization and localization” (234).

“Evangelization also involves the path of dialogue,” the Pope continues, which opens the Church to collaboration with all political, social, religious and cultural spheres (238). Ecumenism is “an indispensable path to evangelization”. Mutual enrichment is important: “we can learn so much from one another!” For example “in the dialogue with our Orthodox brothers and sisters, we Catholics have the opportunity to learn more about the meaning of Episcopal collegiality and their experience of synodality” (246); “dialogue and friendship with the children of Israel are part of the life of Jesus’ disciples” (248); “interreligious dialogue”, which must be conducted “clear and joyful in one’s own identity”, is “a necessary condition for peace in the world” and does not obscure evangelization (250-251); in our times, “our relationship with the followers of Islam has taken on great importance” (252). The Pope “humbly” entreats those countries of Islamic tradition to guarantee religious freedom to Christians, also “in light of the freedom which followers of Islam enjoy in Western countries!” “Faced with disconcerting episodes of violent fundamentalism” he urges us to “avoid hateful generalisations, for authentic Islam and the proper reading of the Koran are opposed to every form of violence” (253). And against the attempt to private religions in some contexts, he affirms that “the respect due to the agnostic or non-believing minority should not be arbitrarily imposed in a way that silences the convictions of the believing majority or ignores the wealth of religious traditions” (255). He then repeats the importance of dialogue and alliance between believers and non-believers (257).

The final chapter is dedicated to “spirit-filled evangelizers”, who are those who are “fearlessly open to the working of the Holy Spirit” and who have “the courage to proclaim the newness of the Gospel with boldness (parrhesía) in every time and place, even when it meets with opposition” (259). These are “evangelizers who pray and work” (262), in the knowledge that “mission is at once a passion for Jesus and a passion for his people” (268): “Jesus wants us to touch human misery, to touch the suffering flesh of others” (270). He explains: “In our dealings with the world, we are told to give reasons for our hope, but not as an enemy who critiques and condemns” (271). “Only the person who feels happiness in seeking the good of others, in desiring their happiness, can be a missionary” (272); “if I can help at least one person to have a better life, that already justifies the offering of my life” (274). The Pope urges us not to be discouraged before failure or scarce results, since “fruitfulness is often invisible, elusive and unquantifiable”; we must know “only that our commitment is necessary” (279). The exhortation concludes with a prayer to Mary, “Mother of Evangelization”. “There is a Marian ‘style’ to the Church’s work of evangelization. Whenever we look to Mary, we come to believe once again in the revolutionary nature of love and tenderness” (288).
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thành lập Gia Đình Phạt Tạ Thánh Tâm tại giáo xứ Kim Ngọc
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
11:05 26/11/2013
PHAN THIẾT - Sáng nay 26/11/2013, Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, Giám Mục Phan Thiết đến Nhà Thờ Kim Ngọc dâng thánh lễ kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, chủ sự nghi thức tuyên hứa của Ban chấp hành và các Hội viên Gia đình Phạt Tạ Thánh Tâm Kim Ngọc. Đồng tế có cha Phêrô Phạm Tiến Hành và cha Giuse Quản xứ.

Hình ảnh

Đến từ Sài gòn có anh em trong Ban chấp hành Gia Đình Phạt Tạ Thánh Tâm Việt Nam gồm: Anh Giuse Huỳnh Bá Song - Trưởng ban, Giuse Bùi Văn Luận - Tổng thư ký, Giuse Trần Văn Cần - Trưởng ban bác ái, Đaminh Phan Văn Hùng - Phó BCH kiêm trưởng ban tuyên huấn, Giuse Hồ Ngọc Hương - Trưởng ban phát triển, Giuse Phan Đình Phùng ủy viên BCH, Ignatiô Hoàng Ngọc Ánh - Ủy viên phát triển đặc trách Giáo Phận Phan Thiết.

56 hội viên của xứ đoàn và cộng đoàn phụng vụ chung lời tạ ơn nhân ngày chính thức thành lập GĐPTTT Kim Ngọc.

Mở đầu thánh lễ, Đức Cha Giuse giới thiệu đôi nét về hội đoàn này.

Gia Đình Phạt Tạ Thánh Tâm Việt Nam là một đoàn thể Công Giáo Tiến Hành, được thành lập do sự liên kết hợp nhất hai đoàn thể cùng tôn sùng Thánh Tâm Chúa Giêsu là: Hội Liên Minh Thánh Tâm, sau đổi tên thành Gia Đình Thánh Tâm (Nam) và Hội Gia Đình Phạt Tạ (Nam và Nữ). Nội quy đã được Đức Hồng Y GB Phạm Minh Mẫn châu phê vào ngày 14/4/1999.

Gia Đình Phạt Tạ Thánh Tâm có mục đích cổ vũ lòng tôn thờ Thánh Tâm Chúa Giêsu theo giáo huấn của các Đức Thánh Cha: Piô XI trong các thông điệp Miserentissimus Redemptor (1928) và Caritate Chisti Compulsi (1932) và Piô XII trong thông điệp Hauretis Aquas (1956).

Mục đích của việc tôn thờ Thánh Tâm Chúa Giêsu được tóm kế vào ba điểm sau đây: Gợi dậy nơi chúng ta tình yêu báo đáp, cảm tạ tình thương bao la của Thiên Chúa.Mời gọi chúng ta thực tập lòng mến của Thánh Tâm Chúa Giêsu: “Hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường” (Mt 21,29). Đền tạ những xúc phạm đến tình yêu của Chúa Giêsu, đã xảy ra ở nhiều nơi, bằng nhiều hình thức khác nhau.

Bài giảng lễ, Đức Cha suy niệm Tin Mừng (Ga 19, 28-37) Chúa Giêsu bị lưỡi đồng đâm thâu qua trái tim. Vào chiều ngày thứ Sáu Tuần Thánh, trên đồi Canvê, khi người lính lấy mũi đòng đâm thấu cạnh sườn Chúa Giêsu làm máu cùng nước chảy ra. Trái tim Chúa bị đâm thâu qua chính là biểu tượng của tình yêu cao cả nhất, yêu cho đến chết. Tình yêu của Thiên Chúa dành cho con người là tình yêu cứu độ để máu và nước tiếp tục chảy đến những ai, tất cả đều được cứu rỗi. Đây là đối tượng lòng tin của người tín hữu trong nhịp sống đạo.Thánh Tâm Chúa Giêsu biểu lộ một tình yêu dâng hiến, một tình yêu tận hiến và là một tình yêu thánh hiến. Đức Cha mời gọi các thành viên GĐPTTT hãy yêu mến Thánh Tâm, hãy siêng năng chầu Thánh Thể, đi đàng Thánh giá, trung tín qua đời sống với lời tuyên hứa hôm nay.

Sau bài giảng, Đức Cha chủ sự nghi thức tuyên hứa: làm phép cờ đoàn và phù hiệu, các đoàn viên qùy gối đọc kinh tuyên hứa và nói lời tuyên hứa trung thành chu toàn nhiệm vụ của một Tông Đồ Thánh Tâm Chúa trong việc đem lửa yêu mến và lòng thương xót Chúa đến với gia đình mình, xứ đạo mình và trong các môi trường sống chung quanh mình. Đức Cha chủ sự nghi thức tuyên hứa của Ban chấp hành, trao phù hiệu - ủy nhiệm thư cho từng thành viên và kết thúc bằng lời sai đi “Hãy ra đi rao giảng Tin Mừng cho mọi người và làm chứng cho tình yêu Chúa”.

Cuối thánh lễ Anh Giuse Trần Văn Thẩm trưởng Xứ đoàn dâng lời tri ân Đức Cha, quý Cha, Ban chấp hành và cộng đoàn. Anh Giuse Huỳnh Bá Song cám ơn sự quan tâm ưu ái của Đức Cha Giuse và vui mừng đón nhận xứ đoàn đầu tiên của Giáo phận Phan thiết vào GĐPTTT Việt Nam. Những tấm hình lưu niệm bên Đức Cha tôn quý ghi dấu kỷ niệm ngày thành lập Xứ đoàn Kim ngọc thân yêu.

Gia đình Phạt Tạ Thánh Tâm Chúa Giêsu Việt Nam cũng vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết Hoạt động và Phát triển vào ngày 21/11 tại Sài gòn. GĐPTTTVN đã hiện tại 19 Giáo phận. Hiện nay có 298 Xứ đoàn đang hoạt động với số lượng 35.979 Đoàn viên trong đó có 07 Xứ đoàn (253 Đoàn viên) thuộc Giáo phận Phnom Penh, 01 Xứ đoàn (61 Đoàn viên) thuộc GP Kompong Cham của Giáo Hội Vương quốc Campuchia. Kế hoạch sắp tới sẽ phát triển GĐPTTT tại các Giáo phận: Hà Nội, Thanh Hóa, Vinh và Phan Thiết.

GĐPTTT là một đoàn thể Công Giáo tiến hành, hoạt động dưới hình thức Tông đồ Giáo dân. Dựa trên Linh đạo “Yêu mến Trái Tim tình yêu Giêsu để đáp trả lại tình yêu Thiên Chúa”. Mục đích hướng tới thánh hóa bản thân đoàn viên, gia đình và mời gọi mọi người hoạt động tông đồ; biết cộng tác với Giáo Hội địa phương trong việc loan truyền Tin Mừng.

Nguyện xin Thánh Tâm Chúa Giêsu, nguồn mạch tình yêu, ban nhiều ơn lành cho mỗi thành viên của GĐPTTT để mỗi người trung thành sống lời tuyên hứa làm tông đồ Thánh Tâm Chúa. Amen.
 
Đoàn Liên Minh Thánh Tâm GX. Đức Mẹ La Vang Portland mừng lễ bổn mạng
Phêrô Lê Quang Uyên
21:32 26/11/2013
Đoàn Liên Minh Thánh Tâm Portland Oregon mừng lễ bổn mạng

PORTLAND, OREGON: Chúa Nhật ngày 24 tháng 11 năm 2013 tuần lễ kết thúc Năm Đức Tin đã được Đức Thánh Cha Benêdictô XVI công bố bắt đầu ngày 11/10/2012 đến ngày 24/11/2013 Lễ Chúa Kitô Vua, và đây là tuần lễ 34 cuối cùng của năm phụng vụ. Đồng thời, cũng là Lễ Bổn Mạng của Đoàn Liên Minh Thánh Tâm Giáo Xứ Đức Mẹ La Vang Portland, Oregon. Thánh Lễ được long trọng cử hành lúc 9:00AM tại Thánh Đường của Giáo Xứ do Cha Bathôlômêô PHẠM HỮU ĐẠT, SDD Chánh Xứ chủ tế, đồng tế có hai Cha Cố Giuse NGUYỄN ĐỨC HẬU nguyên Phó Xứ, Cha Cố Antôn LÊ QUANG TRÌNH. Hiện diện trong Thánh Lễ còn có Sơ Bề Trên Dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt Miền Portland, OR và gần 100 anh em đoàn viên cùng đông đảo giáo dân tham dự.

Xem Hình

Trong bài giảng Cha chủ tế nhấn mạnh đến ơn cứu độ của Chúa Giêsu Kitô, vì yêu thương loài người nên đã chịu khổ hình và chịu chết để cứu chuộc nhân loại. Hôm nay Giáo Hội Mừng Lễ Chúa Kitô Vua, bởi vì Ngài chính là Vua trên hết các vì Vua. Vương quốc của Ngài là Vương quốc của tình yêu, tha thứ và hòa bình...ai ở trong Vương quốc của Ngài thì mãi mãi được bình an v.v.., bài giảng được rút ngắn để thời gian còn lại là cuộc nói chuyển và chia sẻ tâm tình chiếu qua màn hình bằng Video Clip của Đức Tổng Giám Mục Portland Oregon, được phát động cho toàn các giáo xứ thuộcTổng Địa Phận trong ngày Chúa Nhật hôm nay.

Kêt thúc chia sẻ là nghi thức tuyên hứa của 8 anh em tân đoàn viên để trở thành đoàn viên chính thức năm 2013 sau 3 tháng tập sự và tìm hiểu, đồng thời, tất cả anh em đoàn viên Liên Minh Thánh Tâm cùng lập lại lời tuyên hứa hằng năm do Cha Chánh Xứ chủ sự. Rất tiếc, Thánh Lễ hôm nay Cha Phêrô NGUYỄN NGỌC RẠNG, SDD Linh Hướng Đoàn vì bị bệnh nên không thể đến Dâng Lễ cùng Đoàn được.

Đoàn Liên Minh Thánh Tâm Giáo Xứ Đức Mẹ La Vang Portland Oregon, được thành lập tại giáo xứ từ năm 1981, do một số anh em cựu đoàn viên LMTT trước năm 1975 tại quê nhà đứng ra thành lập, với số lượng đoàn viên lúc bấy giờ rất khiêm nhường, sau hơn 30 năm đến nay tổng số lên đến 128 đoàn viên, ngoài ra, kể từ ngày thành lập đến nay đã có 30 đoàn viên qua đời và hằng năm nhân ngày Lễ Bổn Mạng, Đoàn đều xin một lễ để cầu nguyện và tưởng nhớ về họ trong Thánh Lễ.

Kết thúc Thánh Lễ, ông Đoàn Trưởng Phêrô Lê Quang Uyên ngỏ lời cám ơn Cha Chánh Xứ chủ tế, quý Cha đồng tế qúy cộng đoàn dân Chúa đã đến dâng Thánh Lễ đặc biệt hôm nay, và sau đó có tiệc mừng tại phòng LASAN của giáo xứ do các chị phu nhân các đoàn viên phụ trách.

Phêrô Lê Quang Uyên
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Hiến pháp mới chỉ kéo Việt Nam xuống hố
Phạm Trần
11:01 26/11/2013
HIẾN PHÁP MỚI CHỈ KÉO VIỆT NAM XUỐNG HỐ

Việt Nam chưa biết đi về đâu sau khi Hiến pháp 2013 được Quốc hội Khóa 13 chấp thuận ngày 28/11/2013 mà không có trưng cầu ý dân là hình ảnh tồi tệ lịch sử mà 500 Đại biểu của “cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” phải mang theo suốt đời.

Đó là hậu qủa của hai năm nhà nước tiêu phí tiền bạc của dân từ 2011 để “bầy” ra các cuộc thảo luận “bánh vẽ dân chủ” giữa các tổ chức và cơ quan của đảng với vài cuộc họp của Quốc hội chưa bao giờ làm tròn nghĩa vụ là “cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân”.

Được tiếp sức bằng lời tự khoe của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã có 26 triệu lượt người dân góp ý với Hiến pháp mới, nhưng không đồng ý là chuyện người dân phải tuyệt đối tránh để an thân, Hiến pháp có chủ tâm “diệt dân chủ để duy trì độc tài” đã đạt mục đích bảo đảm cho đảng Cộng sản Việt Nam được tiếp tục “lãnh đạo nhà nước và xã hội” bằng mọi gía mà không cần biết có thuận lòng dân hay không.

Ông Nguyễn Sinh Hùng đã tự an ủi cho hành động “một chiều” của Quốc hội rằng: “Chúng ta đã làm việc với một tinh thần trách nhiệm rất cao…Chúng tôi làm việc với tinh thần rất cần mẫn, rất khiêm tốn và rất cầu thị để tiếp thu cho được tinh hoa trí tuệ của nhân dân.”

Nhưng thế nào là “tinh hoa trí tuệ của nhân dân” khi những ý kiến không hợp lòng đảng, khuyên đảng từ bỏ độc quyền lãnh đạo, bỏ lấy Chủ nghĩa phá sản Cộng sản làm nền tảng xây dựng đất nước để xây dựng một nhà nước thật sự của dân qua lá phiếu bầu cự tự do đã bị lên án là hành động chống đảng, chống nhà nước của các “thế lực thù địch” ?

Ban Chấp hành Trung ương Đảng cũng đã tự dối lòng mình khi tự đề cao những việc làm “dân chủ gỉa hiệu” tại Hội nghị Trung ương 8 từ ngày 30/9 đến ngày 9/10/2013: “Trong thời gian qua, chúng ta đã phát huy cao độ tinh thần dân chủ và ý thức trách nhiệm, động viên các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia ý kiến xây dựng Hiến pháp; việc đóng góp ý kiến xây dựng Hiến pháp thực sự là đợt sinh hoạt chính trị-pháp lý dân chủ sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân và cả hệ thống chính trị…”.

Điều đáng bị lên án nhất đối với Quốc hội là trong suốt Kỷ họp 6, từ 21/10 đến 29/11/2013, họ đã không dám tổ chức các cuộc thảo luận dân chủ với nhân dân về bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, mặc dù đã nhận được Kiến nghị của nhóm 72 Trí thức và hàng ngàn người khác; của các Tổ chức Tôn giáo lớn gồm Công Giáo, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nanm Thống Nhất, Phật giáo Hòa Hảo Thuần Túy, Tin Lành và hàng ngàn Công dân tự do.

Ngược lại Quốc hội đã đóng cửa bảo nhau làm theo chỉ thị của Bộ Chính trị bác bỏ tất cả mọi ý kiến xây dựng một Hiến pháp dân chủ thật sự để mở ra một kỷ nguyên mới đòan kết tòan dân, hòa hợp hòa giải dân tộc, đổi mới tư duy, chôn vùi qúa khứ chính trị độc quyền tù túng và lỗi thời để đưa đất nước tiến lên hạnh phúc, phú cường cho tòan dân.

Nổi bật của sự lệ thuộc vào đảng của Quốc hội là không ai trong số 500 Đại biểu dám chống lại Điều 4 dành độc quyền lãnh đạo tòan diện cho đảng mà không do dân bầu, dù ai cũng biết như thế là trái với Khỏan 1, Điều 2 viết rằng: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.”

NHỮNG HẠN CHẾ VÀ VI PHẠM

Thứ hai, dù biết có nhiều điều viết mới đã cố tình hạn chế “Quyền con người, Quyền và Nghĩa vụ cơ bản của Công dân”, cho phép nhà nước “tự ý suy diễn” để cưỡng chế và “giải thích tùy tiện” để đàn áp nhưng Quốc hội vẫn đồng ý mà không hề tham khảo với các chuyên viên về Nhân quyền, Pháp luật và Hiến pháp.

Tỷ dụ như điểm 2 của Điều 14 viết rằng: “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.”

Đến quyền của dân muốn thực thi những “quyền tự do căn bản” của mình thì lại bị hạn chế trong điểm 4 của Điều 15: “Việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.”

Những ràng buộc mơ hồ này đã cho phép nhà nước được tự do hạn chế các quyền của công dân để chà đạp nhân quyền theo cách biện giải vô trách nhiệm của mình mà vẫn không bị lên án vi phạm Hiến pháp.

Trong lĩnh vực Tôn giáo, Điều 24 viết:

1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.

2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.

Nhưng trong thực tế các quyền này đã bị “hạn chế” và “kiểm soát tối đa” đến gần như “vô hiệu hóa” Hiến pháp bởi Nghị đinh 92/2012/NĐ-CP về “Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo” của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký ngày 08/11/2012.

Nội dung Nghị định 92 quy định nhiều điều kiện nghiêm ngặt nhằm kiểm soát các sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng từ nhân sự đến quyền hành đạo, tu hành và truyền đạo.

Các mánh lới phá đạo được thi hành dưới nhiều hình thức bằng biện pháp hành chính và gây khó khăn cho tín đồ theo đạo qua việc ngăn cấm tổ chức các buổi lễ cầu nguyện bên ngoài những địa điểm cố định đã được cho phép.

Việc bổ nhiệm, thăng chức trong nội bộ Tôn giáo phải có phép, nhất là các bổ nhiệm, thăng chức có “yếu tố nước ngòai” như trường hợp quan hệ giữa Giáo Hội Công Giáo với Tòa thánh Vatican.

Đến các quyền tự do khác ghi trong Điều 25 (sửa đổi, bổ sung Điều 69 của Hiến pháp 1992) cũng chỉ ghi ra cho có lệ để đánh lừa Quốc tế. Điều này viết: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật.”

Nhưng nhà nước lại cấm tư nhân ra báo và bắt buộc 800 tờ báo, 67 đài phát thanh-truyền hình của đảng và của các tổ chức đảng và 17,000 phóng viên phải phục vụ đảng và tuyên truyền cho chủ trương, chình sách của đảng.

Các cơ quan báo đài này từng được sử dụng để chống các quan điểm không phù hợp với lập trường của đảng như đã diễn ra trong thời gian tranh luận về Hiến pháp mới.

Như vậy thì Hiến pháp viết ra để phục vụ ai, ngòai đảng cầm quyền thì Bộ Luật cao nhất cùa quốc gia chỉ có lợi cho 3 triệu rưỡi đảng viên và các nhóm lợi ích ầm quyền. Nó không có bất cứ giá trị nào đối với số dân khổng lồ 87 triệu người còn lại.

Nhưng khi nhóm người thiểu số dùng quyền lực và võ lực để áp đặt và cưỡng chế khối đa số phải thi hành Hiến pháp của họ thì hậu qủa tai hại đến với đất nước và người dân sẽ là điều tất yếu.

Hiến pháp mới đã tước bỏ quyền tư hữu đất đai của dân để cho Nhà nước độc quyền “đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý” dù không có ủy thác của dân qua bất cừ hình thức nào.

Nền kinh tế quốc gia tuy mang danh nghĩa “nhiều hình thức sở hữu “ nhưng không thuộc về tòan dân mà lại do do nhà nước “chủ đạo” để nắm dạ dầy của dân.

Nhưng không phải chỉ một mình Quốc hội Khoá 13 mà cả Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Ban Chấp hành Trung ương đảng khoá XI cũng phải gánh chịu trách nhiệm lịch sử về Hiến pháp không do dân quyết định.

Vì vậy nếu ngày 28/11/2013 được Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng coi là một “ngày đẹp” để thông qua Hiến pháp mới thì đằng sau vẻ đẹp ấy là những con mắt tuyệt vọng của hàng triệu người dân Việt Nam đang sống trong lo âu cho tiền đổ Tổ quốc. -/-

Phạm Trần

(11/013)
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Vì loài người chúng tôi và để cứu rỗi chúng tôi
Lê Đình Thông
10:35 26/11/2013
Vì loài người chúng tôi và để cứu rỗi chúng tôi

Dẫn nhập :

Kinh Tin Kính bắt nguồn từ Tín biểu các tông đồ (thánh Phêrô và thánh Phaolô) có từ thế kỷ II ; và được kiện toàn tại Roma vào thế kỷ thứ VI. Sau đó được truyền bá khắp Tây phương. Tín biểu Nicea-Constantinopoli nhằm giải đáp các cuộc thảo luận thần học về bản tính Chúa Kitô, được dấy lên vào hai thế kỷ IV và V. Tín biểu này được các nghị phụ biên soạn trong công đồng đại kết họp năm 325 và 381 tại hai thành phố Nicea và Constantinopoli, căn cứ vào bản văn của Eusèbe de Césarée, còn được gọi là Eusèbe Pampile (Εὐσέβιος ὁ Παμφύλιος) giám mục Césarée.

Thuật từ ‘‘Tin kính’’ (credo) được thánh Gioan viết lần đầu tiên, khi Chúa Giêsu hỏi người mù : Chúa Giêsu hỏi: ‘‘Anh có tin vào Con Người không?’’. Anh đáp: ‘‘Thưa Ngài, Ðấng ấy là ai để tôi tin?’’. Ðức Giêsu trả lời: ‘‘Anh đã thấy Người. Chính Người đang nói với anh đây’’. Anh nói: ‘‘Thưa Ngài, tôi tin’’. Rồi anh sấp mình xuống trước mặt Người. (Ga 9,35-38). Vào các thế kỷ đầu, vào lễ rửa tội, người tòng đáp lại ‘‘tôi tin’’ cả ba lần dìm xuống nước.

Kinh Tin kính là tín biểu đại kết thể hiện sự hiệp nhất của Hội thánh trong đức tin. Bản văn được soạn thảo tại công đồng đại kết thứ nhất họp ở Nicea từ 19/06 đến 25/08 năm 325 ; sau đó được công đồng đại kết lần thứ hai họp tại Constantinopoli từ tháng 5 đến tháng 7 năm 381 chế định về bản tính Thiên Chúa. Từ thế kỷ thứ V, tín biểu được đưa vào phụng vụ Thánh thể và được dịch sang tiếng La tinh.

Từ ngữ ‘‘tín biểu’’ dịch từ ‘‘symbole’’ trong bản tiếng Pháp. ‘‘Symbole’’ do chữ Hy lạp σύμβολον (sumbolon) có nghĩa là gặp gỡ, hội họp. Vì vậy, Tin kính là kinh tập hợp các tín hữu. Đức Giám Mục Basile de Césarée nhận định : ‘‘Không ai sống một mình, không ai tin một mình. Thiên Chúa phán với ta. Người làm thế để tập họp ta lại. Người thiết lập một cộng đoàn Dân Chúa, là Hội thánh. Sau khi Chúa Giêsu về trời, Hội Thánh là dấu chỉ sự hiện diện của Chúa ở trần gian.” Trong cuộc phỏng vấn đăng trên tạp chí Études tháng 11/2013, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã diễn giải về ý nghĩa cộng đoàn (communauté) qua căn nhà ngài đang ở như sau : ‘‘Căn nhà dành cho giáo hoàng tuy rộng rãi, khang trang thật, nhưng cánh cửa lại quá hẹp, người ta chỉ có thể vào nhỏ giọt. Không có tha nhân, tôi không thể nào sống được. Tôi cần sống với cộng đoàn.’’ Vì vậy, ngài ở trong phòng số 201 dành cho khách vãng lai.

Trong tông thư Porte fidei (Cánh cửa Đức tin), Đức Bênêdictô XVI ước mong trong Năm Đức tin, các tín hữu tuyên xưng đức tin với niềm xác tín mới ; như vậy, chứng từ đức tin thể hiện qua cuộc sống của người tín hữu ngày càng tăng thêm. Ngài mời gọi mỗi người tìm lại nội dung của đức tin tuyên xưng, được cử hành trong thánh lễ, qua cuộc sống hàng ngày và bằng lời cầu nguyện. Nguyệt san Dân Chúa Âu Châu đã thực hiện lời giáo huấn của Đức Bênêdixtô XVI, bằng cách học hỏi kinh Tin kính qua nhiều số báo, khai triển các chủ đề từ kinh Tin kính.

Trong Năm Đức Tin, chúng ta đã và đang cùng nhau đọc kinh Tín kính của công đồng Nicea-Constantinopoli :

Tôi tin kính một Thiên Chúa là Cha toàn năng,

Đấng tạo thành trời đất, muôn vật hữu hình và vô hình.

Tôi tin kính một Chúa Giêsu Kitô, Con Một Thiên Chúa,

sinh bởi Đức Chúa Cha từ trước muôn đời:

Người là Thiên Chúa bởi Thiên Chúa,

Ánh Sáng bởi Ánh Sáng,

Thiên Chúa thật bởi Thiên Chúa thật;

được sinh ra mà không phải được tạo thành,

đồng bản thể với Đức Chúa Cha;

nhờ Người mà muôn vật được tạo thành.

Vì loài người chúng ta và để cứu độ chúng ta,

Người đã từ trời xuống thế;

bởi phép Đức Chúa Thánh Thần, Người đã nhập thể trong lòng Trinh Nữ Maria,

và đã làm người.

Người chịu đóng đinh vào thập giá vì chúng ta, thời quan Phongxiô Philatô,

Người chịu khổ hình và mai táng.

Ngày thứ ba, Người sống lại như lời Thánh Kinh,

Người lên trời, ngự bên hữu Đức Chúa Cha,

và Người sẽ lại đến trong vinh quang,

để phán xét kẻ sống và kẻ chết,

Nước Người sẽ không bao giờ cùng.

Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần,

là Thiên Chúa và là Đấng ban sự sống

Người bởi Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con mà ra.

Người được phụng thờ và tôn vinh cùng với Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con;

Người đã dùng các tiên tri mà phán dạy.

Tôi tin Hội Thánh duy nhất, thánh thiện, Công Giáo và tông truyền.

Tôi tuyên xưng có một Phép Rửa để tha tội.

Tôi trông đợi kẻ chết sống lại và sự sống đời sau. Amen.

Vì loài người chúng tôi và để cứu rỗi chúng tôi có trong kinh Nicea-Constantinopoli, lại không có trong tín biểu các tông đồ.

Socrate (470-399 trước Công nguyên) là người đã khai sáng luân lý học. Một hôm, Socrate cầm đèn đi giữa ban ngày. Người ta hỏi ngài đi tìm gì vậy ? Socrate trả lời : ‘‘Tìm một người’’. Con người đó sau này đã được quan tổng trấn Philatô công bố : Ecce homo (Này là Người). Trong số chủ đề ‘‘Vì loài người chúng tôi, và để cứu rỗi chúng tôi’’, chúng ta cùng nhau tìm hiểu ‘‘Con Người’’ (υἱὸν τοῦ ἀνθρώπου : uios tou anthrôpou) : thuật từ cánh chung học này là danh hiệu của Chúa Giêsu Kitô nhập thể, đấng Thiên sai được báo trước trong Cựu ước.

I - Vì loài người chúng tôi :

Trước hết là loài người chúng tôi. Thiên Chúa phán: ‘‘Chúng ta hãy làm ra con người theo hình ảnh chúng ta, giống như chúng ta, để con người làm bá chủ cá biển, chim trời, gia súc, dã thú, tất cả mặt đất và mọi giống vật bò dưới đất.Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh mình ; Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh Thiên Chúa, Thiên Chúa sáng tạo con người có nam có nữ.’’ (St, 26-27)

Vì Adong và Evà phạm tội ăn trái cấm, nên loài người phải chịu trầm luân : ‘‘Vì ngươi đã nghe lời vợ và ăn trái cây mà Ta đã truyền cho ngươi rằng: « Ngươi đừng ăn nó », nên đất đai bị nguyền rủa vì ngươi; ngươi sẽ phải cực nhọc mọi ngày trong đời ngươi, mới kiếm được miếng ăn từ đất mà ra. Ðất đai sẽ trổ sinh gai góc cho ngươi, ngươi sẽ ăn cỏ ngoài đồng. Ngươi sẽ phải đổ mồ hôi trán mới có bánh ăn, cho đến khi trở về với đất, vì từ đất, ngươi đã được lấy ra. Ngươi là bụi đất, và sẽ trở về với bụi đất.’’ (St 3, 17-19)

Con người phạm tội vì phạm luật Chúa, không làm theo giới răn, làm những điều Chúa cấm. Kinh thánh phân biệt giữa nguyên tội (số ít) và các tội (số nhiều). Ta có thể so sánh tội (số ít) là cây, còn các tội là quả trên cây. Loài người chúng ta đều mắc tội tổ tông.

Tội nguyên tổ khiến con người sinh, lão, bệnh, tử. Về mặt siêu nhiên, tội cắt đứt liên hệ giữa ta với Thiên Chúa. Trên bình diện đạo đức, ta biết tội lỗi mà vẫn làm.

Tuy sa ngã, loài người vẫn được tự do : ‘‘Bởi có một vị Thượng Tế siêu phàm đã băng qua các tầng trời, là Ðức Giêsu, Con Thiên Chúa, nên chúng ta hãy giữ vững lời tuyên xưng đức tin. Vị Thượng Tế của chúng ta không phải là Ðấng không biết cảm thương những nỗi yếu hèn của ta, vì Người đã chịu thử thách về mọi phương diện cũng như ta, chỉ trừ tội lỗi. Bởi thế, ta hãy mạnh dạn tiến lại gần ngai Thiên Chúa là nguồn ân sủng, để được xót thương và lãnh ơn trợ giúp mỗi khi cần. (Dt 4, 14-16)

II - Và để cứu rỗi chúng tôi :

Trong chữ Hán, cứu độ : ‘‘độ’’ (渡) có nghĩa là giải thoát qua bờ bên kia, là cứu vớt. Trong tiếng Việt, ‘‘vớt’’ có nghĩa là đem từ dưới nước lên (vớt người chết đuối ; vớt bèo) ; ‘‘đậu vớt’’ là cho thí sinh thiếu điểm được trúng tuyển. ‘‘Cứu độ’’ và ‘‘salut’’ (trong tiếng Pháp) đều có nghĩa được cứu khỏi hiểm nguy và khổ đau. Bản La tinh chép rằng : Qui propter nos homines, et propter nostram salutem decendit de caelis. Cứu thoát một ai có nghĩa là giải thoát và bảo vệ người ấy. Trong Kinh thánh đôi khi còn nói tới giải cứu như trường hợp thánh Phaolô được thoát khỏi cảnh tù ngục : ‘‘Bởi vì tôi biết rằng điều ấy sẽ giúp cho tôi đạt được ơn cứu thoát, nhờ lời cầu nguyện của anh em, và nhờ Thần Khí của Ðức Giêsu Kitô phù trợ.’’(P l1,19)

Cứu độ dịch từ tiếng la tinh salutem, là đối cách (accusatif) của salus có nghĩa là giải thoát khỏi tội lỗi (péché), cứu khỏi sự dữ (mal). Sách Công vụ các Tông đồ chép rằng : ‘‘Thầy còn nói cho anh em biết: con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào Nước Thiên Chúa. Nghe nói vậy, các môn đệ vô cùng sửng sốt và nói: « Thế thì ai có thể được cứu? ». Ðức Giêsu nhìn thẳng vào các ông và nói: « Ðối với loài người thì điều đó không thể được, nhưng đối với Thiên Chúa, thì mọi sự đều có thể được ».’’ (Mt 19, 24-25)

1) Ý nghĩa thần học :

a) Cựu ước :

Theo Cựu ước, Chúa xuống trần để cứu độ loài người, và nhất là Dân Chúa. Trong sách Sáng thế ký, Chúa muốn chúng ta ở cùng Ngài. Ngài muốn chọn Dân Chúa luôn trung thành với Người. Chúa đã phán với Mô sê : ‘‘Ta đã thấy rõ cảnh khổ cực của dân Ta bên Ai-cập, Ta đã nghe tiếng chúng kêu than vì bọn cai hành hạ. Phải, Ta biết các nỗi đau khổ của chúng. Ta xuống giải thoát chúng khỏi tay người Ai-cập, và đưa chúng từ đất ấy lên một miền đất tốt tươi, rộng lớn, miền đất tràn trề sữa và mật, xứ sở của người Ca-na-an, Khết, E-mô-ri, Pơ-rít-di, Khi-vi và Giơ-vút.’’ (Xh 3,7-8).

Đức tin của dân Do Thái cầu khẩn Thiên Chúa ra tay cứu vớt, ban cho Abraham một xứ sở, dẫn con cháu ra khỏi Ai Cập và kiếp sống lưu đầy ở Babylone. Lòng cậy trông này chứng tỏ loài người yếu đuối, nhiều khi sa ngã, bất trung nhưng Thiên Chúa vẫn thương đàn chiên lầm lạc. Chúa là đấng chăn chiên. Ðức Chúa phán với ông Sa-mu-en: ‘‘Ngươi cứ nghe theo tiếng của dân trong mọi điều chúng nói với ngươi, vì không phải chúng gạt bỏ ngươi, mà là chúng gạt bỏ Ta, không chịu để Ta làm vua của chúng.’’ (1 Sm 8,7).

b) Tân ước :

Các Tin mừng nhất lãm đều nhấn mạnh về ơn cứu độ đời đời : ‘‘Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người, mà được cứu độ.’’ (Ga 3,17) Muốn được ơn cứu độ, loài người phải tuân giữ các giới răn. Chúa Giê su đã phán rằng : ‘‘Nếu anh muốn vào cõi sống, thì hãy giữ các điều răn". Người ấy hỏi: « Ðiều răn nào? ». Ðức Giêsu đáp: « Ngươi không được trộm cắp. Ngươi không được làm chứng gian. Ngươi phải thờ cha kính mẹ, và ngươi phải yêu đồng loại như yêu chính mình »’’. (Mt 19, 16-19)

Thánh Augustinô cho rằng chỉ có Chúa là đấng ban hay không ban ân sủng này, thuật từ thần học gọi là sola gratia. Siêu hình học của thánh Tôma dung hòa giữa ân sủng của Thiên Chúa và tự do của con người. Thiên Chúa tác động vào mỗi việc làm của con người, nhưng con người vẫn được tự do lựa chọn.

Thánh Tôma còn diễn giải về kinh Tin kính. Theo ngài, kinh này cần thiết cho tín hữu, nhờ vậy người tín hữu mới xứng đáng với tên gọi là tín hữu (croyant : qui a une foi). Kinh Tín kính giúp ta kết hợp cùng Thiên Chúa một cách mật thiết, như lời Chúa phán : Ta sẽ lập hôn ước với ngươi trong đức tin (Hs, 2,22)

Theo học thuyết Công Giáo về ơn cứu độ, loài người được cứu khỏi cơn ‘‘thịnh nộ’’ (colère) của Thiên Chúa trong ngày phán xét : ‘‘Chúng ta đã được nên công chính nhờ máu Ðức Kitô đổ ra, hẳn chúng ta sẽ được Người cứu khỏi cơn thịnh nộ của Thiên Chúa.’’ (Rm 5,9), ‘‘Vì Thiên Chúa đã không định cho chúng ta phải chịu cơn thịnh nộ, nhưng được hưởng ơn cứu độ, nhờ Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta.’’ (1 Tx 5,9)

Chỉ riêng một Thiên Chúa mới có thể cất đi tội lỗi và giải thoát chúng ta bằng chính giá máu của Người. ‘‘Người đã cứu độ và kêu gọi chúng ta do ơn thánh triệu của Người, không phải vì công kia việc nọ chúng ta đã làm, nhưng là do kế hoạch và ân sủng của Người. Ân sủng đó, Người đã ban cho chúng ta từ muôn thuở trong Ðức Kitô Giêsu.’’ (2 Tm 1,9) ; ‘‘không phải vì tự sức mình chúng ta đã làm nên những việc công chính, nhưng vì Người thương xót, nên Người đã cứu chúng ta nhờ phép rửa ban ơn Thánh Thần, để chúng ta được tái sinh và đổi mới.’’ (Tt 3,5)

Học thuyết Công Giáo về ơn cứu độ còn nói rằng loài người được hưởng ơn cứu độ là nhờ Chúa Giêsu Kitô : ‘‘Quả vậy, Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người, mà được cứu độ.’’ (Ga 3,17). Chính cái chết của Chúa Kitô trên thập giá và việc ngài đã sống lại đã hoàn thành công cuộc cứu độ : ‘‘Thật vậy, nếu ngay khi chúng ta còn thù nghịch với Thiên Chúa, Thiên Chúa đã để cho Con của Người phải chết mà cho chúng ta được hòa giải với Người, phương chi bây giờ chúng ta đã được hòa giải rồi, hẳn chúng ta sẽ được cứu nhờ sự sống của Người Con ấy.’’ (Rm 5,10)

Trong thư gửi tín hữu Êphêsô, thánh Phaolô nói rằng : ‘‘Nhờ máu Thánh Tử đổ ra chúng ta được cứu chuộc, được thứ tha tội lỗi theo lượng ân sủng rất phong phú của Người.’’ (Ep 1,7)

Sách Phúc âm cho rằng ơn cứu độ là hồng ân Thiên Chúa, hoàn toàn nhưng không, cho dù loài người bất xứng. Chúng ta được hưởng ơn cứu độ là nhờ tin vào Thiên Chúa : ‘‘Người cũng đã cho chúng ta được cùng sống với Ðức Kitô. Chính do ân sủng mà anh em được cứu độ. Người đã cho chúng ta được cùng sống lại và cùng ngự trị với Ðức Kitô Giêsu trên cõi trời. Như thế, Người tỏ lòng nhân hậu của Người đối với chúng ta trong Ðức Kitô Giêsu, để biểu lộ cho các thế hệ mai sau được thấy ân sủng dồi dào phong phú của Người. Quả vậy, chính do ân sủng và nhờ lòng tin mà anh em được cứu độ: đây không phải bởi sức anh em, mà là một ân huệ của Thiên Chúa.’’ (Ep 2, 5-8)

Kinh thánh còn chép rằng : ‘‘Ngoài Người ra, không ai đem lại ơn cứu độ; vì dưới gầm trời này, không có một danh nào khác đã được ban cho nhân loại, để chúng ta phải nhờ vào danh đó mà được cứu độ.’’ (Cv 4,12)

Loài người nhận được ơn cứu độ là nhờ đức tin, biết lắng nghe tin mừng Chúa chịu chết và sống lại : ‘‘Cho đến khi tất cả chúng ta đạt tới sự hiệp nhất trong đức tin và trong sự nhận biết Con Thiên Chúa, tới tình trạng con người trưởng thành, tới tầm vóc viên mãn của đức Kitô.’’ (Ep 1,13). Vì ‘‘Tin Mừng là sức mạnh Thiên Chúa dùng để cứu độ bất cứ ai có lòng tin, trước là người Do thái, sau là người Hy lạp. Vì trong Tin Mừng, sự công chính của Thiên Chúa được mặc khải, nhờ đức tin để đưa đến đức tin, như có lời chép: Người công chính nhờ đức tin sẽ được sống.’’ (Rm 1,16)

Trong thư gửi tín hữu Rôma, thánh Phaolô nói về việc tuyên xưng đức tin công khai để được hưởng ơn cứu độ : ‘‘Nếu miệng bạn tuyên xưng Ðức Giêsu là Chúa, và lòng bạn tin rằng Thiên Chúa đã làm cho Người sống lại từ cõi chết, thì bạn sẽ được cứu độ. Quả thế, có tin thật trong lòng, mới được nên công chính; có xưng ra ngoài miệng, mới được ơn cứu độ. (Rm 10,9-10) ; vì ‘‘tất cả những ai kêu cầu danh Ðức Chúa sẽ được cứu thoát.’’ (Rm 10,13)

Học thuyết Công Giáo về ơn cứu độ định nghĩa giải thoát (délivrance) là ân sủng Chúa, cứu loài người khỏi án phạt đời đời (châtiment éternel) vì tội lỗi. Ân sủng này dành cho các tín hữu tin vào Chúa Kitô và thực lòng ăn năn, đi theo đường ngay nẻo chính : ‘‘Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống. Không ai đến với Chúa Cha mà không qua Thầy. Nếu anh em biết Thầy, anh em cũng biết Cha của Thầy. Ngay từ bây giờ, anh em biết Người và đã thấy Người’’. (Ga 14,6-7).

Vì loài người chúng tôi, và để cứu rỗi, chúng ta học hỏi lời Chúa qua Thánh kinh, để đào sâu đức tin. ‘‘Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời. (Ga 3,16). Chính Chúa Cha đã phán dạy loài người phải vâng nghe lời Đức Kitô : ‘‘Kìa có tiếng từ đám mây phán rằng: "Ðây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người. Các ngươi hãy vâng nghe lời Người!’’ (Mt 17,5)

2) Ý nghĩa Giáo lý :

Vì loài người chúng tôi -> (và để) cứu rỗi chúng tôi là hai vế có liên hệ nhân quả : vì loài người tội lỗi nên cần được cứu vớt. Về phương diện cấu trúc, giới từ ‘‘vì’’, ‘‘để’’ (pour trong tiếng Pháp) là để chỉ mục đích (expression du but). Chúa Giêsu Kitô xuống thế làm người có mục đích cứu vớt chúng sinh khỏi bị trầm luân trong tội lỗi.

Sách Toát yếu Giáo lý của Hội thánh Công Giáo chép rằng : ‘‘Tất cả mọi người tạo thành sự thống nhất của dòng giống loài người, vì họ có cùng một nguồn gốc, được lãnh nhận từ nơi Thiên Chúa. Hơn nữa, Thiên Chúa, "đã tạo thành toàn thể nhân loại từ một người duy nhất" (Cv 17,26). Tất cả đều có một Ðấng Cứu Ðộ duy nhất. Tất cả đều được mời gọi dự phần vào hạnh phúc vĩnh cửu của Thiên Chúa.’’ (Sách Giáo lý của Hội thánh Công Giáo, tiết 6: Con người, số 360-361)

Sách Giáo lý còn quy định ‘‘bí tích Thánh Thể là nguồn mạch và tột đỉnh của toàn bộ đời sống Kitô giáo. Thánh Thể là hoạt động thánh hóa của Thiên Chúa đối với chúng ta và là tột đỉnh của hoạt động phụng tự chúng ta dâng lên Ngài. Bí tích Thánh Thể chứa đựng tất cả của cải thiêng liêng của Hội thánh, đó chính là Ðức Kitô, Ðấng là Chiên Vượt qua của chúng ta. Việc hiệp thông vào sự sống của Thiên Chúa và sự hợp nhất của dân Thiên Chúa được diễn tả và thực hiện nhờ Bí tích Thánh Thể. Qua việc cử hành Thánh lễ, chúng ta được kết hợp với Phụng vụ trên trời và tham dự trước vào đời sống vĩnh cửu.’’

Bí tích Thánh Thế gồm bốn phần : nhập lễ, phụng vụ Lời Chúa, phụng vụ Thánh thể, rước lễ (communion). Kinh Tin kính được tuyên đọc giữa phần 2 và phần 3. Kinh Tin kính vừa được cộng đoàn tuyên đọc, nhưng còn riêng của mỗi người : Tôi tin kính.

Khi nhận phép rửa tội, người tân tòng trả lời thừa tác viên : Ông (bà, anh, chị, em, con) xin gì cùng Hội Thánh Chúa? Người chịu phép: Thưa con xin Ðức Tin. Nhờ đức tin, người tín hữu bước vào sự sống đời đời : ‘‘Mà sự sống đời đời đó là họ nhận biết Cha, Thiên Chúa duy nhất và chân thật, và nhận biết Ðấng Cha đã sai đến, là Giêsu Kitô.’’ (Ga 17,3). Thư của thánh Phaolô gửi tín hữu Do Thái viết rằng : ‘‘Ðức tin là bảo đảm cho những điều ta hy vọng, là bằng chứng cho những điều ta không thấy. Nhờ đức tin ấy, các tiền nhân đã được Thiên Chúa chứng giám.’’ (2,1-2). Đức tin dẫn đường chỉ lối cho ta đi theo Chúa.

Kết luận :

Về chủ đề ‘‘Vì loài người chúng tôi và để cứu rỗi chúng tôi’’, giáo phụ Origène cho rằng : Chúa Giêsu Kitô xuống trần gian là đề cứu rỗi loài người. ‘‘Vì loài người chúng ta và để cứu độ chúng ta, Người đã từ trời xuồng thế.’’ Lời kinh thể hiện lòng thương xót Chúa đối với loài người.

Trong tác phẩm Mémoire et identité, Chân phước Gioan-Phaolô II diễn giải ‘‘vì loài người chúng tôi và để cứu rỗi chúng tôi’’ bằng cách bàn về vấn đề nhập thể và ơn cứu độ của các dân tộc (incarnation et salut des nations).

Theo lời tác giả, Chúa Kitô nhập thể làm người, đồng bản thể với Đức Chúa Cha. Loài người chúng ta được mời gọi tập hợp trong Dân Chúa, gồm mọi quốc gia trên thế giới. Mỗi người trở thành công dân Nước Trời. Điều đó có nghĩa là lịch sử các dân tộc trở thành lịch sử của ơn cứu độ.’’

Mặt khác, Đức Giáo Hoàng Phanxicô mời gọi chúng ta hiệp thông trong phép Thánh Thể, gặp gỡ Đức Kitô, và qua Ngài, gặp gỡ anh em của chúng ta trong đức tin. Kinh Tin kính tuyên đọc khi cử hành bí tích Thánh Thể không chỉ là một nghi thức, nhưng chính là sức mạnh của Chúa Giêsu Kitô. Mỗi lần đọc kinh Tin kính, chúng ta lại kết hợp với nhau trong cộng đoàn Dân Chúa, cùng nhau tôn thờ Thiên Chúa. Nhờ kinh này mà Hội thánh ngày thêm vữnh mạnh, vượt qua mọi khó khăn thử thách nhất thời.

Đối với chúng ta là người tín hữu Việt Nam, vì loài người chúng tôi và để cứu rỗi chúng tôi còn mang niềm hãnh diện, vì chúng ta là con cháu các Thánh Tử Đạo Việt Nam đã can đảm tuyên xưng đức tin bằng cái chết anh hùng vậy.

Paris, ngày 20/11/2013

Lê Đình Thông

 
Giải đáp phụng vụ: Trong Thánh Lễ đại triều của Giám Mục, tại sao nhà tạm lại để trống?
Nguyễn Trọng Đa
19:41 26/11/2013
Giải đáp phụng vụ: Trong Thánh Lễ đại triều của Giám Mục, tại sao nhà tạm lại để trống?

Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

Hỏi: Tôi đã đến tham dự lễ Thêm sức ở một giáo xứ. Việc đầu tiên mà tôi chú ý là đèn nhà tạm không được thắp sáng, và nhà tạm được để trống. Sau thánh lễ ấy, tôi hỏi vị linh mục tại sao lại như vậy, và cha trả lời rằng vị Giám Mục, do Ngài có sự viên mãn của chức linh mục, nên mỗi khi Ngài cử hành phụng vụ, chẳng hạn ban phép Thêm sức, cần rõ ràng là sự viên mãn của bí tích là ở trong Ngài. Tôi chưa bao giờ gặp thấy tập tục này trước đó. Tôi xin hỏi cha là tập tục ấy phổ biến như thế nào?. - E. R.


Đáp: Đây là một quy luật phức tạp mà ngay cả nhiều vị Giám Mục cũng không biết. Nó được quy định trong Sách Nghi Thức Giám Mục dành cho các nhà thờ chính tòa và trong một số trường hợp khác.

Sách Nghi Thức Giám Mục nói:

"49. NHÀ TẠM, theo truyền thống ngàn đời vẫn giữ tại các nhà thờ Chính tòa, thì khuyên đặt ở cung nguyện tách với lòng giữa nhà thờ.

Nhưng nếu trong trường hợp đặc biệt, nhà tạm đã đặt trên bàn thờ nơi Giám Mục sắp cử hành phụng vụ, thì phải đưa Mình Thánh đến nơi xứng đáng khác” (Bản dịch tiếng Việt của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam).

Qui định này không phải là mới. Cẩm nang nghi thức cho hình thức ngoại thường của các tac giả A. Fortescue , JB O'Connell và A. Reid cho biết, khi nói về Thánh lễ đại triều với Ngai tòa Giám mục: “Nếu Mình Thánh được cất giữ trên bàn thờ cao của nhà thờ, Mình Thánh cần được đưa đến một cung nguyện hoặc bàn thờ cạnh nếu có thể được, trước khi Giám Mục cử hành Thánh lễ”.

Một số chuyên viên phụng vụ gần đây nói rằng quy định này không nhất thiết áp dụng cho nhà tạm trong khu vực cung thánh, nhưng nằm xa bàn thờ.

Tiếp sau việc công bố Sách Nghi Thức Giám Mục, Qui chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma (GIRM), số 274, đã bổ sung nhiều chi tiết đối với trường hợp có một nhà tạm trong khu vực cung thánh:

"Nếu nhà tạm có Thánh Thể được đặt trong cung thánh, thì vị tư tế, phó tế và các người giúp khác phải bái gối, khi đi đến bàn thờ hoặc khi rời bàn thờ, nhưng không bái gối trong lúc cử hành Thánh Lễ. Ngoài ra, mọi người bái gối khi đi ngang trước Thánh Thể, trừ phi khi đi kiệu” (Bản dịch tiếng Việt của Lm. Phanxicô Xaviê Nguyễn Chí Cần, giáo phận Nha Trang).

Tuy không nhắc đến các Giám Mục, rất có thể rằng quy định trên liên quan đến sự bái gối cũng sẽ được áp dụng cho các Ngài trong trường hợp cụ thể này.

Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng các mô tả của nghi thức trong thánh lễ đại triều của Giám Mục thường suy đoán sự hiện diện của một cung nguyện Thánh Thể, chứ không phải nhà tạm trong khu cung thánh.

Vì vậy, khi mô tả đoàn kiệu vào Thánh Lễ của vị Giám Mục, số 128 của Sách Nghi thức nói: " Đoàn kiệu có đi qua cung nguyện để Mình Thánh, cũng không dừng lại và cũng không bái gối” (Bản dịch tiếng Việt của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam).

Vì vậy, trong khi dường như không có một quy luật tuyệt đối, đã có một truyền thống vốn cho phép cất Mình Thánh khỏi khu vực cung thánh, khi một lễ đại triều được cử hành bởi một Giám Mục, đặc biệt là Đấng Bản quyền địa phương.

Lý do thần học đằng sau tập tục này là người ta nhấn mạnh vai trò của Giám Mục như là vị thượng tế của đoàn chiên của mình. Huấn thị "Redemptionis Sacramentum" (Bí Tích Cứu Độ) nói:

"19. Giám Mục giáo phận là người phân phát chính yếu các Mầu Nhiệm của Thiên Chúa trong Giáo Hội địa phương được ủy thác cho ngài, là người tổ chức, chủ xướng và gìn giữ cả đời sống phụng vụ. Quả thực, “Giám Mục, được nhận đầy đủ bí tích Truyền Chức thánh, lãnh trách nhiệm phân phát ân sủng của chức tư tế tối cao”, đặc biệt là trong Phép Thánh Thể mà chính ngài dâng hoặc đảm bảo cho việc hiến dâng, và từ đó liên tục phát sinh cho Giáo Hội sức sống và tăng trưởng”.

“20. Giáo Hội được biểu lộ nhất là mỗi khi Thánh Lễ được cử hành trọng thể, chủ yếu là tại nhà thờ chánh toà, “cùng với toàn thể dân thánh Thiên Chúa tham dự trọn vẹn và linh động, […] trong cùng một kinh nguyện, trước cùng một bàn thờ dưới sự chủ toạ của Giám Mục”, có linh mục đoàn, các phó tế và những thừa tác viên khác bao quanh. Hơn nữa, “mọi việc cử hành hợp pháp Phép Thánh Thể đều do Giám Mục điều khiển, vì ngài là người lãnh nhận nhiệm vụ dâng lên Tôn Nhan uy nghi Chúa phụng tự Kitô giáo và có phận sự điều hành việc phụng tự đó theo đúng huấn giới của Chúa và lề luật của Giáo Hội. Ngài dùng phán quyết riêng để đem lại cho những lề luật đó những quy định mới phù hợp với giáo phận mình” (Bản dịch tiếng Việt của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam).

Như thế, việc để trống nhà tạm nhấn mạnh vai trò Giám Mục giáo phận như là "người phân phát chính yếu các Mầu Nhiệm của Thiên Chúa trong Giáo Hội địa phương" và như là một người điều khiển "mọi việc cử hành hợp pháp Phép Thánh Thể". Ngoài ra, đó là một dấu hiệu cho thấy rằng Chúa Kitô ban phép Thánh Thể qua thừa tác vụ Giám Mục, như là sự viên mãn của chức linh mục, và để phản ánh bản chất của Giáo Hội như là sự hiệp thông bí tích.

Đối với Giám Mục, dấu hiệu này là một lời nhắc nhở khiêm nhường về trách nhiệm cao cả của Ngài trong việc “dâng lên Tôn Nhan uy nghi Chúa phụng tự Kitô giáo". Như thế, không thể giải thích rằng đó là một cách đề cao Giám Mục đối với mầu nhiệm Chúa Kitô trong Bí tích Thánh Thể.

Các qui định không nói một cách đặc biệt rằng luật thường không áp dụng khi một Giám Mục, khác với Tồng Giám Mục hoặc Đấng Bản Quyền địa phương, cử hành Thánh lễ. Tuy nhiên, trường hợp trên có thể được suy ra bởi thực tế rằng các quy định về việc cất giữ Mình Thánh ở nơi khác gần như luôn luôn được tìm thấy trong bối cảnh của Thánh lễ Chặng Viếng (Stational Mass, Thánh lễ của Giám mục trong nhà thờ chính tòa hay trong các cuộc viếng thăm chính thức giáo xứ) của vị Giám Mục địa phương. (Zenit.org 26-11-2013)

Nguyễn Trọng Đa
 
Tin Đáng Chú Ý
Vũ Kiều Trinh, kẻ ăn cắp siêu thị - Xướng ngôn truyền hình quốc gia Việt Nam
Quan Làm Báo
11:18 26/11/2013

Vũ Kiều Trinh, kẻ ăn cắp siêu thị - Xướng ngôn viên của Truyền hình Quốc Gia!!!!!

QLB - Đây quả là Chuyện buồn nhà Đài! VTV thiếu gì người trẻ, đẹp, giỏi hơn Vũ Kiều Trinh, vì sao cứ phải để cho cô Kiều Trinh xuất hiện trên màn ảnh. Thật tội nghiệp cho cô ấy, và cả gia đình cô ấy!

Xướng ngôn viên đài truyền hinh Vũ Kiều Trinh
Mỗi lần xem chương trình "Văn hóa dân tộc", của Đài truyền hình Việt Nam VTV, tôi lại cảm thấy nhức mắt. Bởi vì người phụ trách chương trình ấy luôn xuất hiện với cái vẻ mỹ miều, cặp mắt sắc xảo, và giọng nói rất đanh. Đó chính là Kiều Trinh. Dân mạng không còn lạ gì Kiều Trinh là con gái nguyên Uỷ viên trung ương Đảng, Tổng giám đốc đài truyền hình Việt Nam Vũ Văn Hiến. Cô sinh năm 1975, nguyên phóng viên văn hóa Ban thời sự.
Năm 2001, Kiều Trinh được cử sang Thụy Điển 3 tuần. Ngay tuần đầu, ngày 11-2-2001, cô đã bị cảnh sát thành phố Kalmar bắt vì tội ăn cắp hàng trong siêu thị. Lúc đầu cô nàng chối bai bải, nhưng khi mở băng ghi hình thì phải cúi đầu nhận tội. Cô nàng đã ăn cắp ở Orebro, Kaimar số mỹ phẩm trị giá 400 đô la. Số tiền đó không lớn, nhưng ở Thụy Điển người ta trị ăn cắp, tham nhũng rất nghiêm, nên theo luật Kiều Trinh phải ngồi tù.

Vì Kiều Trinh là con của Tổng giám đốc đài truyền hình Việt Nam, nên Đại sứ quán Việt Nam ở Thụy Điển phải ra tay. Và sau một tuần bị giam, ngày 16-2-2001, cô nàng được tha, sau khi có giấy của bác sỹ xác nhận nhận Kiều Trinh bị bệnh tâm thần từ Việt Nam gửi sang. Ngày 18-2-2001, Kiều Trinh bị trục xuất về nước. Đón cô ở sân bay, diễn viên điện ảnh Trần Lực đã tặng một cái tát, chấm dứt quan hệ vợ chồng từ đó.

Ông Vũ Văn Hiến chả hề hấn gì sau sự kiện đó, vẫn đủ tiêu chuẩn vào Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, và tiếp tục làm Tổng giám đốc đài truyền hình Việt Nam. Cô con gái Kiều Trinh vẫn làm phóng viên của VTV.

Năm 2006, Kiều Trinh được sang nước Anh công tác. Bệnh tâm thần lại tái phát và cô nàng đã thó chiếc máy ảnh kỹ thuật số trong shop. Một lần nữa ông Hiến lại phải cứu con gái bằng việc nhờ Đại sứ quán can thiệp và tờ giấy của bác sỹ chứng nhận bệnh tâm thần lại đưa ra sử dụng!

Năm 2009, Kiều Trinh được kết nạp đảng và được đề bạt làm Trưởng phòng Văn hóa dân tộc, Ban thời sự. Thật mỉa mai khi có những nhà báo chống tham nhũng tiêu cực , chỉ vì phạm một vài lỗi kỹ thuật nhỏ, thì phải vào tù, hoặc bị tước thẻ nhà báo, còn kẻ cắp con gái ông Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng giám đốc đài truyền hình Việt Nam lại được đề bạt.

Từ bấy đến nay, một nghi án vẫn chưa có lời giải: Kiều Trinh bị tâm thần hay kẻ cắp?

Dư luận cho rằng, có lẽ ông bác sỹ nào đó được ăn, hoặc bị ép mới ký giấy chứng nhận bệnh tâm thần cho Kiều Trinh, vì nhìn hình ảnh chải chuốt óng mượt, và nghe cô nói sắc lẻm trên TV thì không ai nghĩ bị tâm thần cả. Mà nếu bị bệnh tâm thần thì đưa vào bệnh viện, chứ sao lại đưa lên làm MC trên TV?

Vậy chắc chắn là kẻ cắp!

Nước ta có 54 dân tộc, mỗi dân tộc có một nền văn hóa khác nhau, phong tục tập quán mỗi nơi một vẻ rất phong phú, đa dạng, nhưng tuyệt nhiên không hề có nền văn hóa và phong tục tập quán ăn cắp. Ăn cắp, ăn trộm, ở đâu cũng ghét, cũng khinh. Dù đói ăn vụng, túng làm liều mọi người vẫn chê cười chứ đừng nói tiểu thư con quan như Kiều Trinh. Vậy mà cô nàng không biết ngượng cứ xuất hiện trên TV nói văn hóa, đạo đức? Phải chăng quý vị muốn truyền bá cho dân thứ văn hóa ăn cắp và nghệ thuật chạy tội?

Nên nhớ, hình ảnh cô Kiều Trinh không thể bôi xóa được trong hồ sơ của cảnh sát Thụy Điển, Anh quốc, và nó đã được phơi ra cho nhân dân nước họ biết rồi. Họ sẽ nghĩ gì, khi ở Việt Nam, kẻ cắp lên mặt dạy đạo đức người lương thiện? Nói như Giáo sư Ngô Bảo Châu, nếu có hình ảnh nào làm nhục Việt Nam tốt nhất thì chính là hình ảnh cô Kiều Trinh trên TV.

Trần Đức Thắng
 
Văn Hóa
Xin cho mưa rơi, sương giáng trong Mùa Vọng
Tu sĩ Vincent Nguyễn Văn Hanh CSC
19:49 26/11/2013
Xin cho Mưa rơi, Sương giáng trong Mùa Vọng

Khúc ca “Trời cao hãy đổ sương xuống, và ngàn mây hãy mưa Đấng chuộc tội…” đã đi vào lời ca truyền thống của Mùa Vọng. Thật vậy, mỗi khi nghe hoặc sử dụng bài hát nầy, chúng ta không thể nhầm lẫn tâm tình của Lễ, hay Mùa phụng vụ nào khác được. Khi ai đó nghe bài hát này, thì họ biết rằng mình đang sống trong không khí của Mùa Vọng.

Lời ca được gợi hứng từ lời cầu nguyện của dân Do Thái xưa. Chúng ta nhận thấy, dân Do Thái rất ý nhị ngay cả trong lời cầu nguyện. Cũng như văn hóa của Việt Nam, trong ca dao tục ngữ thường dùng lối nói: “mượn cảnh để tả tình”.

Người Việt dùng tiết trời, dùng cảnh vật xung quanh để diễn tả tâm trạng. Người Do Thái cũng thế, họ dùng thiên nhiên, dùng cảnh sắc vạn vật để bày tỏ tâm tình. Có một sự khác biệt đó là người Việt chúng ta chỉ dừng lại ở “ thế thái nhân tình”(tình người và thời thế), trong khi Dân riêng của Chúa biết vượt ra khỏi quỹ đạo nhân bản mà hướng về Thiên Chúa.

Dân Do Thái dùng hình ảnh mưa rơi, sương giáng để mặc cho một tâm tình nguyện xin tha thiết với Đấng là nguồn cội của mọi cõi lòng. Họ diễn tả một tình yêu với Thiên Chúa là tình quân muôn thủa. Trong khi chúng ta dùng cảnh quang cũng để diễn tả tâm trạng nhưng chỉ dừng lại ở tình yêu đôi lứa, giữa người này với người kia mà thôi.

Theo sự thường, khi nói đến mưa thì ta hay quy gán ngay đến ý niệm buồn. Vậy Mùa Vọng được mặc lấy tâm tình buồn, tâm trạng cô đơn hay éo le một cuộc tình chăng? Vậy dùng hình ảnh mưa xuống có ý nghĩa gì?



Như ta đã biết, Mùa Vọng là mùa hy vọng, là sự mong chờ. Không phải là chờ đợi một biến cố, một món quà, một cuộc vui, hay là một ngày lễ nghỉ, mà trên hết là mong chờ một con Người. Con Người đó chính là Đức Giêsu Kitô, Đấng Cứu Tinh nhân loại. Và lời cầu nguyện mượn hình ảnh xin cho mưa rơi, sương giáng là ta xin Chúa đổ phước lộc, đổ hồng ân cứu độ của Ngài, và nhất là cho Nước Chúa được hiển trị. Như trong Thánh Vịnh 104 câu 13 ghi lại:

“Từ cao thẳm, Chúa đổ mưa xuống núi,

đất chứa chan phước lộc của Ngài”.

Ta có thể thắc mắc, Chúa đã Giáng Sinh cách đây hơn 2000 năm rồi, thế thì ta còn xin Ngài giáng trần cứu độ nữa sao? Còn tiếp tục xin mưa ơn cứu độ gì nữa?

Thật ra, tâm tình của Mùa Vọng còn đi xa hơn nữa. Ta không những chờ đợi ân sủng, phúc lộc của Ngôi Hai Thiên Chúa làm Người mà ta còn hy vọng, chuẩn bị đón mừng và đón chờ Đức Giêsu Kitô là Hoàng Tử Vinh Quang sẽ đến trong ngày cánh chung, tức là ngày tận thế. Vì thế lời nguyện xin tiếp tục cho mưa rơi, sương giáng trong Mùa Vọng không hề mất đi ý nghĩa thiện ích khi băng qua mọi thời đại.



Lời nguyện: : “xin cho mưa rơi, sương giáng” trong Mùa Vọng gọi mời một Tu sĩ hay Chủng sinh, là Đệ tử hay Tập sinh có ý nghĩa gì?

Có lẽ chúng ta không thể bắt chước người đời nay chỉ trân quí Ông Già Noel. Chúng ta cũng không thể bị dẫn dụ bởi những kỹ thuật quảng cáo tinh xảo để bán sản phẩm của các công ty thương mại trong dịp trước lễ Giáng sinh nầy. Chúng ta cũng không thể bắt chước thói tục đời nay, chỉ chúc mừng nhau trên môi miệng câu “chúc mừng ngày lễ”.

Ta sống tâm tình “xin trời đổ mưa rơi” trong Mùa Vọng không phải là để có thì giờ chuẩn bị viết thiệp, gửi thiệp hoặc tặng quà cho nhau mà thôi. Mà trên hết chúng ta xin Chúa đổ mưa xuống trước hết cho ta, một cơn mưa của sự tha thứ, cơn mưa của lòng biết ơn và cơn mưa của sự tưới mát những tâm hồn đang bị thiêu đốt bởi hận thù, chia rẽ hay của sự nhỏ nhen ích kỷ…

Mỗi năm, khi vào Mùa Vọng, chúng ta được cất cao giọng hát: “ trời cao hãy đổ sương xuống” đó là cơ hội để chúng ta ý thức mình đã được lãnh nhận từ Chúa cách nhưng không thì hãy cho đi nhưng không. Ta hãy cho những hồng ân đã được nhận lãnh bởi vì: “nước có chảy thì nước mới trong”. Cũng như trời khi “đã mưa, thì mưa cho khắp”. Mưa không chừa chỗ sang mà bỏ quên chỗ hèn.

Chúng ta cùng hát lời ca này để nguyện xin Chúa đổ mưa tình thương xuống những nơi đang khô hạn tình người, đang khát khao tình Chúa. Nguyện xin Chúa hãy làm ráo tạnh, ngưng lại những cơn mưa ở nơi đang ngập úng, lũ lụt của tình yêu lệch lạc, đồng tính luyến ái hoặc sống chỉ biết hưởng thụ dục tình.

Lạy Chúa xin mưa Đấng Công Bình, mưa Vị Cứu Tinh.

Tu sĩ Vincent Nguyễn Văn Hanh CSC

 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Nhớ Đên Con
Lm. Nguyễn Trung Tây, SVD
22:26 26/11/2013
NHỚ ĐẾN CON
Ảnh của Nguyễn Trung Tây Lm. (SVD)
Lạy Ngài, xin nhớ đến con,
mang con vào chốn bình an,
dẫn con tới chốn thiên đàng,
Nơi đó... rộn ràng mùa xuân!
(Nguyễn Trung Tây)