Ngày 21-11-2017
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Vua Giêsu, Vị Thẩm Phán
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
06:27 21/11/2017
Năm phụng vụ mở đầu bằng mầu nhiệm Nhập thể và kết thúc bằng vương quyền viên mãn của Đức Kitô. Đặt lễ Chúa Kitô Vua trong Chúa Nhật cuối cùng năm phụng vụ, Giáo Hội nhắc nhở rằng, Đức Kitô chính là Vua của vũ trụ, Ngài là Chủ của thời gian, Chủ của lịch sử nhân loại và là Chủ của lịch sử mỗi người chúng ta. Chúa Kitô vượt trên thời gian để mãi mãi là vị Vua vĩnh cửu, Vua tình yêu.

1. Ngọn núi Corcovado và núi Tao Phùng

Dịp Đại Hội Quốc Tế Giới Trẻ tại Rio Brazil, tôi đi hành hương lên ngọn núi Corcovado cao 704m, kính viếng bức tượng Cristo Redentor - Chúa Giêsu, Đấng Cứu Thế Vua dang tay đứng trên đỉnh núi cao.

Có loại xe lửa nhỏ khoảng 30 chỗ ngồi đưa du khách lên núi theo đường ray. Cũng có một đường xe hơi chạy lên núi theo hình xoắn ốc, đây cũng là đường bộ cho những ai thích leo núi.Năm 1985, Francisco Passos và Tegesra Suris xây dựng tuyến đường sắt thông đến núi Corcovado.

Lên đến trạm cuối, chúng tôi đi thang máy lên chỉ cách đỉnh núi khoảng 100m và tiếp tục đi bộ khoảng 120 bậc thang là đến chân tượng Chúa.

Từ đỉnh cao phóng tầm mắt nhìn thành phố Rio de Janeiro tuyệt đẹp. Tôi dành nhiều thời giờ để ngắm trời mây cảnh vật và chụp hình lưu niệm; đặc biệt chiêm ngắm tượng Chúa Cứu Thế là một trong 7 kỳ quan mới của thế giới. Bức tương màu trắng thiên nhiên hướng nhìn về phía ngọn núi Zuckerhut - Sugarload.

Bức tượng Chúa Giêsu Vua là một đài kỷ niệm trên đỉnh ngọn núi Corcovado ở phía Nam thành phố. Bức tượng được dự định xây dựng để kỷ niệm 100 năm độc lập của nước Brazil do Kỹ sư kiến thiết Heitor da Silva Costa người Brazil phác họa vẽ mẫu. Bức tượng được khởi công thi hành năm 1922, nhưng gặp trở ngại vấn đề tài chánh nên việc thi hành kéo dài suốt 10 năm. Sau khi Tổng giáo phận Rio de Janeiro, Tòa Thánh Vatican và nước Pháp cùng trợ giúp cho dự án, công trình được hoàn thành, và khánh thành ngày 12.10.1931.

Bức tượng Chúa Giêsu cao 30 mét, chân đế cao 8 mét, đủ chỗ chứa cho 150 người vào trú ẩn trong tượng. Hai cánh tay Chúa Giêsu dang ra rộng 28 mét. Bức tượng nặng 1.145 tấn. Đầu và hai tay Chúa Giêsu do nhà điêu khắc người Pháp Paul Landowski làm ở Paris. Bức tượng làm bằng vật liệu bêtông cốt sắt theo từng phần ráp nối lại, và được kết bên ngoài bằng những viên đá dát theo kiểu Mosaic.

Năm 2006 dịp mừng kỷ niệm bức tượng được 75 năm, Giáo Hội đã chính thức nâng nơi đây thành nơi hành hương kính viếng Chúa Giêsu, Đấng Cứu Thế.

Đứng nơi ngọn núi Corcovado, tôi nhớ đến Tượng Kitô Vua (Tao Phùng) ở Vũng tàu. Với chiều dài 500m đi lên khoảng 1.000 bậc thang. Tượng được xây dựng 1974, do điêu khắc gia Văn Nhân và 50 thợ lành nghề thực hiện. Tượng có chiều cao 32 mét, chiều dài hai cánh tay là 18,4 mét; được đặt trên bệ khối chạm hình Tiệc ly. Bên trong tượng là cầu thang xoắn ốc gồm 133 bậc, chạy từ bệ lên cổ tượng. Trong lòng tượng có thể chứa 100 người cùng một lúc. So với tượng Kitô Vua ở Rio de Janeiro ở Brazil thì tượng ở Vũng Tàu cao hơn 2 mét.Tượng Chúa ở Brazil đứng trên đỉnh núi Corcovado cao hơn 704 mét so với mực nước biển, còn tượng Chúa ở Vũng Tàu đứng trên độ cao hơn 170 mét của núi Nhỏ. Bệ tượng ở Brazil cao 8 mét, còn bệ tượng ở Vũng Tàu chỉ cao 4 mét.

Núi Corcovado hay núi Tao Phùng, nơi Chúa Giêsu Vua giang đôi tay ôm trọn nhân loại trong tình thương cứu rỗi.Trái tim của Ngài mở ra để yêu thương mỗi người và mọi người, cánh tay của Ngài mở rộng để vươn đến mọi người. Đó là hình ảnh tuyệt đẹp của người Mục Tử.

Chúa Giêsu là Vua Mục Tử Nhân Lành. Ngài tụ họp những con chiên bị phân tán, tìm con chiên lạc, băng bó chiên bị thương tích, chữa lành chiên bị đau ốm, chăn dắt chăm sóc đoàn chiên theo đường công chính (Bài đọc I). Ngài tuyên bố : “Ta là mục tử nhân lành, Ta biết chiên Ta và chiên Ta biết Ta”(Ga 10,10); “Ta đến để cho chiên Ta được sống và được sống dồi dào. Chính Ta là mục tử nhân lành hy sinh mạng sống mình vì chiên”. Vua Mục Tử thiết lập Vương Quốc Tình Thương. Vị Vua ấy đã tự đồng hóa mình với những kẻ bé mọn nghèo khổ : “Ta bảo thật các ngươi, mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy” (Mt 25,40). Tiêu chuẩn để xác định một người thuộc vương quốc của Ngài là chính những hành động của tình thương. Vua Giêsu làm Thẩm phán xét xử mỗi người theo tiêu chuẩn của tình thương.


2. Vua Giêsu, vị Thẩm phán

Để diễn tả vương quyền của Chúa Giêsu Kitô, Vua vũ trụ, bài Tin Mừng mỗi năm Phụng vụ khai triển về một khía cạnh đặc biệt. Năm A với bài Tin Mừng Matthêu (25,31-46), đề cao Vua Giêsu như vị Thẩm phán xét xử muôn loài. Năm B với bài Tin Mừng Gioan (18,33-37), một cái nhìn thần học về uy quyền của Vua Giêsu là Lời Thiên Chúa nhập thể đến để làm chứng cho sự thật rằng Thiên Chúa hằng yêu thương nhân loại và chờ đợi con người đáp lại tình yêu ấy bằng cách tin vào Đấng được sai đến. Năm C với bài Tin Mừng Luca (23,35-43) trình bày Vua Giêsu hiển trị từ trên thập giá. Ngai vàng là thập giá, vương miện là mão gai. Vua Giêsu tuyệt đối vâng phục Chúa Cha để đem lại sự tha thứ tội lỗi cho nhân loại. Ngài không là vị Vua Cứu Độ bảo đảm cho con người ta những sự thiện hảo thế tạm. Ngài chẳng giải thoát ngay cả chính bản thân Ngài khỏi cái chết thảm thương trên thập giá. Ngài cũng chẳng hứa sẽ giải thoát con người khỏi bệnh tật hay đói nghèo. Quyền bính của Ngài là ơn cứu độ và sự sống trong Thiên Chúa: “Nước Thiên Chúa là sự công chính, bình an và hoan lạc trong Thánh Thần” (Rm 14,17). Ngài đã thi hành vương quyền bằng cách yêu thương loài người đến nỗi sẵn sàng chết cho loài người ngay chính lúc loài người từ chối Ngài, chế giễu Ngài, thậm chí thách thức Ngài.

Vương quốc của Chúa Kitô Vua là vương quốc của tình yêu. Muốn vào vương quốc của Ngài, phải là người có lòng yêu mến Chúa và yêu thương anh em thật sự.

3. Đã làm gì và không làm gì cho tha nhân

Thánh Matthêu tường thuật quang cảnh ngày cánh chung, khi Chúa Giêsu tái giáng và Ngài phân xử, mọi người tốt xấu, lành dữ đều có mặt và được xét xử rõ ràng. Tiêu chuẩn để xét xử là tình yêu mỗi người thực hiện cho tha nhân.

Nội dung cuộc xét xử thật bất ngờ.Đấng Thẩm Phán chỉ xét hỏi người ta về tình thương. Một tình thương cụ thể được chứng tỏ bằng việc làm thiết thực đối với những con người bằng xương bằng thịt “Cho kẻ đói được ăn, cho kẻ được khát uống, viếng thăm kẻ bệnh tật và tù đày, tiếp rước khách lạ bơ vơ…”. Điều bất ngờ hơn nữa chính là lời Đức Kitô tuyên bố: “Mỗi lần các ngươi làm những điều ấy cho một kẻ bé nhỏ là các ngươi làm cho chính Ta”. Những người bị xét xử đều nhất loạt thắc mắc: “Lạy Chúa, có bao giờ chúng con thấy Chúa đói khát, rách rưới, bệnh tật, bị cầm tù hay là khách lạ đâu?”. Mặc cho người tốt kẽ xấu thắc mắc, lời Chúa dạy thật rõ ràng: người khốn khổ bất cứ dưới hình thức nào đều là hiện thân của Chúa. Ngài tự đồng hóa mình với họ. Vậy thì rõ ràng mọi việc chúng ta làm vì tình thương đối với đồng loại đều là việc đạo đức.Thiên Chúa không cần phân biệt ai là giáo hoàng, ai là giám mục, ai là linh mục, ai là giáo dân; không cần biết ai giàu ai nghèo, ai có địa vị ai là thường dân; Ngài chỉ xét có một điều: mỗi người đã làm gì và không làm gì cho tha nhân. Như thế, việc làm chứ không phải lời nói hay cái gì khác quyết định chúng ta thuộc chiên hay dê.

Thánh Gioan Kim Khẩu dạy: đừng phân biệt đối xử giữa Chúa Giêsu trong nhà thờ và Chúa Giêsu ngoài nhà thờ. Chúa trong nhà thờ và Chúa ngoài nhà thờ, tức là những anh chị em khác, phải được tôn trọng như nhau. Đức Kitô hiện diện trong Bí tích Thánh Thể và Ngài cũng hiện diện thực sự trong mỗi một con người.

Ngôi Lời Thiên Chúa đã làm người, đã sinh ra trong hang súc vật, trốn chạy sự tàn ác và tham vọng của con người, bị đeo đuổi chỉ trích, hành hạ và bị treo trên Thập giá. Ngôi Lời Thiên Chúa đã sinh ra trong hang súc vật, trốn chạy sự tàn ác và tham vọng của con người, bị chỉ trích lại trừ, bị hành hạ và chết treo trên Thập giá. Vì thế, Ngài đã kinh qua mọi khổ đau và cái chết trong thân phận con người, Ngài cảm thông với hết thảy mọi người. Chúa bảo rằng, những ai cho người đói khát một ly nước, một chén cơm là họ cho Chúa ăn uống. Những ai cho người rách rưới hoặc mình trần một manh áo là họ đã cho Ngài mặc áo. Những ai cho người sa cơ thất thế không nơi nương tựa được trú ngụ một thời gian là họ đã cho Chúa trọ nhà... Điều vĩ đại trong Phúc Âm về ngày Phán xét đó là giá trị những việc nhỏ bé hàng ngày của tình yêu thương. Mọi sự sẽ qua đi, nhưng yêu thương sẽ tồn tại mãi mãi.

Vương quốc của Vua Giêsu là vương quốc của tình yêu. Ai sống trong tình yêu thì thuộc công dân Nước Thiên Chúa.Tình yêu là “thẻ căn cước”của công dân Nước Trời. Tình yêu không đòi hỏi nhiều lời nói cho bằng nhiều hành động thiết thực và sống động. Việc bác ái là chứng chỉ duy nhất để được nhận vào số những người được Chúa Cha chúc phúc.

Nếu Chúa Giêsu chỉ là Vua của thế giới, của vũ trụ, mà không phải là Vua của tâm hồn ta, thì việc tuyên xưng Ngài là vua có ích lợi gì cho ta? Tuyên xưng thật mạnh mẽ trên lý thuyết, mà thực tế đời sống của ta lại chứng tỏ trái ngược lại, thì sự tương phản ấy chỉ cho thấy sự giả dối hay giả hình của ta thôi! Tôi rất thích lời của Tổng thống Bush: “Show, but don’t tell!”: Hãy chứng tỏ (bằng thực tế, bằng hành động) chứ đừng nói suông!

Trong ngày sau cùng, khi Vua Giêsu phán xét chúng ta như vị Vua của vũ trụ, Ngài chỉ xét chúng ta những điểm rất thực tế: ta đã thực hành ý muốn của Ngài như thế nào? nhất là đã yêu thương và đối xử với Ngài như thế nào qua hiện thân của Ngài là những người chung quanh ta? Ngài có phải là Vua đích thực của chính bản thân ta không?
Thiết tưởng việc sống đạo của chúng ta cần phải xây dựng trên căn bản là thực tế của đời sống, chứ không phải trên lời nói, lý thuyết, sách vở. Có như thế chúng ta mới là “người khôn ngoan xây nhà trên đá”. (Mt 7,24).

Lạy Chúa Giêsu, nhìn thấy Chúa trong người khác là điều không dễ, nhưng đó là điều mà Chúa đề cao: mỗi lần giúp đỡ, yêu thương, chia sẻ, thiện cảm, vui cười, nói dễ nghe, cư xử tốt, cầu nguyện cho người khác…đó là chúng con làm cho chính Chúa, xin cho chúng con luôn biết thực hành đức ái trong đời sống hàng ngày. Amen.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Giới thiệu Giáo Hội và đất nước Bangladesh
Linh Tiến Khải
15:40 21/11/2017
Trong hai ngày mùng 1 và mùng 2 tháng 12 tới đây sau khi công du Myanmar ĐTC Phanxicô sẽ viếng thăm Bangladesh. Nhân dip này chúng tôi xin giới thiệu cùng quý vị vài nét về Giáo Hội và đất nước Bangladesh.

Cộng hoà nhân dân Bangladesh rộng 147.570 cây số vuông, có hơn 170 triệu dân, giáp giới với Myanmar và quay ra vịnh Bengala. Trong tiếng Bengale Bangladesh có nghĩa là Quê huơng của Bengala. Ranh giới hiện nay của Bangladesh bắt nguồn từ việc phân chia năm 1947 khi vùng này trở thành phần phía đông của nưuớc Pakistan mới thành lập, bị chia cách với phần còn lại bởi 1.600 cây số ngang qua Ấn Độ. Các kỳ thị ngôn ngữ, chính trị và kinh tế khiến cho Bangladesh luôn ở trong tình trạng dân chúng giao động chống lại Tây Pakistan dẫn đưa tới chiến tranh giành độc lập năm 1971 và việc thành lập nước Bangladesh. Tuy nhiên, quốc gia mới này đã phải gánh chịu các thiên tai và hạn hán mất mùa đói kém và cảnh nghèo túng triền miên, cũng như các giao động chính trị và các cuộc đảo chánh của quân đội. Việc tái lập nền dân chủ năm 1991 đã là kết quả của một sự ổn định tương đối và tiến bộ kinh tế.

Bangladesh là một trong các quốc gia có mật độ dân số đông nhất thế giới và có cũng là nước có nhiều người nghèo nhất. Trên bình diện địa lý Bangladesh nằm trong vùng đồng bằng lưu vực sông Gange và sông Brahmaputra, nhưng hằng năm cũng là nạn nhân của lụt lội và bão táp. Là thành viên của tổ chức Khối Thịnh Vượng Chung từ năm 2005 Bangladesh đã đạt được các tiến triển đáng kể trên bình diện phát triển nhân bản, xóa bỏ nạn mù chữ, thăng tiến giáo dục và giảm nạn gia tăng dân số.

Các dấu tích của các nền văn minh cổ xưa cho biết lịch sử vùng Bengala đã có từ 4.000 năm trước, khi vùng này do các dân tộc Dravidic, Tibeto-birmane và Austro-asiatico sinh sống. Gốc gác tên gọi Bangla hay Bengala có lẽ phát xuất từ chữ “Bang” là bộ lạc nói tiếng Dravidic đến định cư trong vùng này vào năm 1.000 trước công nguyên.

Sau khi người indo ariani đến Bangladesh vương quốc Gangaridai được thành hình vào thế kỷ thứ VII trước công nguyên. Tiếp đến nó bị sát nhập vào vương quốc Magadha, rồi vào đế quốc Maurya, và từ thế kỷ thứ III tới thứ VI sau công nguyên trở thành phần của đế quốc Gupta. Sau khi đế quốc Gupta sụp đổ, ông Shashanka thành lập vương quốc mới và được coi là cha đẻ của nền độc lập Bangladesh. Sau một thời gian vô chính phủ triều đại Pala cai trị vùng này trong 4 thế kỷ liên tiếp. Sau đó là triều đại Ấn Sena. Vào thế kỷ XII Hồi giáo được du nhập vào Bangladesh và lan tràn trong toàn vùng. Tướng Thổ Nhĩ Kỳ là Bakhtiar Khiji chiến thắng Lakshman Sen của triều đại Sena và chiếm cứ phần lớn Bangladesh. Vùng này bị các Sultan Hồi và các quan phong kiến cai trị trong 100 năm. Vào thế kỷ XVI đế quốc Moghul thống trị Bengala và Dakhca trở thành trung tâm thương mại quan trọng của đế quốc.

** Các thương gia âu châu đặt chân lên Bangladesh vào cuối thế kỷ XV và gia tăng thanh thế, khi Công ty Anh đông Ấn Độ kiểm soát Bengala sau trận chiến năm 1757. Cuộc nổi loạn đẫm máu năm 1857 khiến cho quyền bính được giao cho phó vương người Anh. Dưới thời thuộc địa của Anh quốc đã xảy ra nhiều thiên tai hạn hán mất mùa, bao gồm cả nạn hạn hán năm 1943 khiến cho hơn 3 triệu người phải đói khát.

Giữa các năm 1905-1911 nỗ lực tách rời Bengala thành 2 vùng bị thất bại. Khi Ấn Độ bị chia cắt năm 1947 vùng Bengala bị chia đôi bởi một ranh giới tôn giáo với phía tây có dân theo Ấn giáo nằm dưới quyền cai trị của Ấn Độ, và phiá đông có dân theo Hồi giáo bị sát nhập vào Pakistan như là một tỉnh và được gọi là Đông Bengala. Việc tách rời này đã làm nảy sinh ra các cuộc xuất hành đông đảo và quan trọng nhất trong lịch sử. Hàng triệu người theo Ấn giáo rời bỏ vùng Đông Pakistan, trong khi hàng triệu người theo Hồi giáo lại tìm về sinh sống tại đây. Cuộc di cư vĩ đại này đã là lý do của cuộc khủng hoảng nhà ở và lương thực kéo dài 30 năm trời. Các chính quyền sau đó đã cố gắng giải quyết vấn đề, nhưng đã không bao giờ thành công, và trong vài trường hợp nó đã làm nảy sinh ra các phong trào chính trị, xã hội kinh tế và chủng tộc.

Năm 1950 đã có cuộc cải cách huỷ bỏ chế độ phong kiến Zamidari. Mặc dù sức nặng kinh tế và dân số ở phiá Đông nhưng quyền bính chính trị và quân sự lại nằm trong tay các tầng lớp sống ở phiá Tây. Năm 1952 phong trào tiếng nói Bengale ghi dấu một khúc quanh mới, và khai sinh ra Liên minh nhân dân Bengale. Trong thập niên 1960 phong trào nay đòi độc lập và năm 1966 tổng thống Sheik Mujibur Rahman bị cầm tù và rời bỏ quyền bính sau vụ nổi loạn của dân chúng năm 1969. Năm 1970 một trận bão lớn tàn phá vùng duyên hải Đông Pakistan, nhưng chính quyền trung ương phản ứng rất kém khiến cho dân chúng giận dữ, và Sheikh Mujibur Rahman tuy đã thắng cử năm 1970 nhưng không thể lên nắm quyền. Tháng 3 năm 1971 tổng thống Yahya Khan bắt giữ ông Mujibur và phát động cuộc hành quân Tìm ánh sáng xua quân đánh vùng Đông Pakistan. Chiến tranh bạo lực đã khiến cho rất nhiều thường dân bị thiệt mạng và làm cho 10 triệu người phải đi lánh nạn bên Ấn Độ. Đã không có thống kê chính xác nhưng người ta ước tính có từ 300.000 tới 3 triệu người chết. Đa số hàng lãnh đạo đảng Liên minh nhân dân Bengale hay Awami trốn sang Ấn độ, và thành lập chính phủ lưu vong tại Calcutta. Chiến tranh giải phóng Bangladesh kéo dài 9 tháng, và cuối cùng nhận được sự trợ giúp của quân đội Ấn. Quân Ấn chiến thắng quân Pakistan vào tháng 12 năm 1971 và bắt giữ 90.000 tù binh chiến tranh. Sau khi được độc lập Bangladesh trở thành một nước dân chủ và đảng Liên minh Awami chiếm đa số tuyệt đối trong Quốc Hội với ông Mujib làm thủ tướng.

Trong các năm 1973-1974 và đầu năm 1975 Bangladesh bị hạn hán mất mùa trầm trọng. Ngày 15 tháng 8 năm 1975 thủ tướng Mujib và gia đình bị các tướng lãnh ám sát. Sau nhiều cuộc đảo chánh tướng Ziaur Rahman, người thành lập đảng Quốc gia Bangladesh, lên nắm quyền và cai trị cho tới khi ông bị ám sát năm 1981. Sau một cuộc đảo chánh đẫm máu tướng Hossein Mohammad Ershad lên nắm quyền từ năm 1982 tới 1990, và bị bó buộc từ chức sau khi chế độ cộng sản sụp đổ. Kể từ đó Bangladesh lại có chính quyền dân chủ. Bà Khaleda Zia, vợ của tướng Ziaur, đưa đảng của chồng tới chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 1991, và trở thành nữ thủ tướng đầu tiên trong lịch sử Bangladesh. Nhưng đảng Quốc gia Bangladesh do Sheikh Hasina, một trong những con gái còn sống sót của tướng Mujib, lãnh đạo thắng cử năm 1996 nhưng mất quyền năm 2001.

Năm 2007 tiếp theo nạn bạo lực làn tràn một chính quyền mới được thành lập với mục đích nhổ tận gốc rễ nạn gian tham hối lộ và các hỗn loạn chính trị.

** Đa số dân Bangladesh nói tiếng Bengale là một ngôn ngữ Indoeuropeo thuộc gia đình Indoiraniano của nhóm Indoario nam Á châu, và đã tiến triển như là dòng dõi tiếng Phạn Sanscrito, tiếng Pali và các thứ tiếng Pracrite. Ngoài ra người dân còn nói nhiều thứ tiếng khác như: Chakma, Assamese, Tippera, Hajong, Atong, Rakhine, Mizo và Marma.

Trên bình diện tôn giáo 90,4% tổng số dân theo Hồi giáo, 8,2% theo Ấn giáo, 0,7% theo Phật giáo đa số là Tiểu Thừa, 0,6% theo Kitô giáo đa số theo Công Giáo, và 0,1% theo các tôn giáo khác, trong đó có đạo thờ vật linh.

Đa số tín hữu hồi theo hệ phái Sunnít, nhưng cũng có một nhóm theo hệ phái Sciít và một nhóm theo hệ phái Ahmadiyya. Đa số tín hữu Sciít sống trong các thành phố. Cả khi chính quyền Bangladesh chọn ý thức hệ quốc gia đời, Hiến pháp vẫn coi Hồi giáo là quốc giáo. Tuy Hiến pháp khẳng định quyền tự do tôn giáo, mỗi công dân được tự do lựa chọn và thực hành niềm tin của mình, nhưng trên thực tế các cộng đoàn tôn giáo thiểu số khác như kitô, phật giáo và hồi giáo ahmadiyya vẫn bị ít nhiều kỳ thị. Giữa các năm 2001-2006 chính quyền liên hiệp bao gồm 4 đảng phái chính trị: đảng quốc gia Bangladesh, đảng Jamat-e-Islami Bangladesh, đảng Islami Oilya Jote và đảng Jatiyo Bangladesh, đã ra lệnh cấm phổ biến các tác phẩm văn chương Ahmadi. Các quyền gia đình liên quan tới ly dị, nhận con nuôi vv. thay đổi tuỳ theo tôn giáo. Nhưng không có luật cuỡng bách hôn nhân giữa các thành phần thuộc các tôn giáo khác nhau.

Kitô giáo đã đến Bangladesh giữa cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII qua các thương gia Bồ Đào Nha và các thừa sai. Các linh mục thừa sai thuộc Hội Truyền Giáo nước ngoài Milano đã đến rao giảng Tin Mừng tại Bangladesh năm 1855. Giáo Hội Công Giáo Bangladesh gồm hai cộng đoàn chính: một cộng đoàn gồm con cháu các kitô hữu đầu tiên, hoa trái công việc truyền giáo của các thừa sai Bồ Đào Nha trong hai thế kỷ XVI-XVII; một cộng đoàn khác chiếm đa số gồm các thổ dân từ đạo thờ vật linh theo Kitô giáo, bao gồm các chủng tộc Oraon, Garo và Santhal.

Hiện nay số tín hữu kitô chiếm 0,6% tổng số dân, đa số theo Công Giáo và có một số nhỏ theo tin lành. Giáo Hội Công Giáo có khoảng 300.000 giáo dân sống trong 2 tổng giáo phận và 6 giáo phận. Giáo tỉnh Dacca bao gồm tổng giáo phận Dacca và 4 giao phận Dinajpur, Mymensingh, Rajshahi và Sylhet, trong khi giáo tỉnh Chittagong bao gồm tổng giáo phận Chittagong và 2 giáo phận Barisal và Khulna. Ngoài các Giám Mục của 8 giáo phận nhân lực của Giáo Hội gồm khoảng 250 linh mục, hơn 1.000 nữ tu, hơn 400 chủng sinh và 1.500 giáo lý viên. Công tác rao truyền Tin Mừng được dễ dàng hơn sau khi HĐGM cho in bản dịch Thánh Kinh năm 1999 bằng tiếng Bengali là ngôn ngữ của 98% dân chúng. Năm 2000 các Giám Mục cũng cho in sách Giáo lý Giáo Hội Công Giáo bằng tiếng Bengali.

** Từ năm 2011 ĐHY Patrick D’ Rozario là chủ tịch HĐGM Bangladesh. Từ năm 1973 tới 1992 Bangladesh chỉ có Đức Khâm Sứ. Nhưng sau đó chính quyền Bangladeh và Toà Thánh đã chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao trên bình diện toà đại sứ và sứ thần Toà Thánh. Từ năm 2013 Đức Sứ Thần Toà Thánh là ĐTGM George Kochery.

Vì Bangladesh là một trong 49 nước nghèo nhất thế giới theo danh ách của Liên Hiệp Quốc, nên Giáo Hội tập trung mọi công tác mục vụ vào các lãnh vực thăng tiến giáo dục, y tế và an sinh cho dân. Hiện nay Giáo Hội điều khiển hơn 550 trường học: từ mẫu giáo cho tới trung học và đại học. Giáo Hội cũng điều hành 360 cơ sở y tế và bác ái xã hội, gồm các nhà thương, các bệnh xá, các trạm phát thuốc, các trung tâm mồ côi và nhà cho người tàn tật. Sự kiện 70% dân không được học hành và đa số dân là người trẻ khiến cho Giáo Hội tập trung nỗ lực vào công việc thăng tiến giáo dục và củng cố mục vụ cho giới trẻ và dấn thân rao truyền Tin Mừng. Các cơ sở giáo dục của Giáo Hội tiếp nhận tới 80% học sinh sinh viên không Công Giáo. Qua đó người trẻ hồi giáo, phật giáo và ấn giáo cũng học biết Chúa Kitô.

Tại Bangladesh các tương quan của Giáo Hội Công Giáo với Hồi giáo rất tốt. Cuộc đối thoại liên tôn không gặp khó khăn như tại nhiều quốc gia khác, vì các liên lạc giữa giới lãnh đạo các tôn giáo và các tín hữu với nhau rất hài hoà và khoan nhượng. Một đàng chính quyền Bangladesh là chính quyền đời, đàng khác Hồi giáo Bangladesh hoà hoãn và có tinh thần tu đức cao. Thách đố chính của Giáo Hội là việc hội nhập Tin Mừng vào nền văn hoá. Vì cho tới nay Kitô giáo vẫn bị coi là tôn giáo ngoại lai. Cộng đoàn Công Giáo trẻ tuổi, và đức tin và truyền thống kitô chưa được đâm rễ sâu trong cuộc sống tín hữu. Trong số các khó khăn Giáo Hội vẫn còn gặp phải có sự kiện các thừa sai không được cấp giấy phép vào Bangladesh dễ dàng vì vẫn bị nghi ngờ. Bên cạnh đó là sự lan tràn của các giáo phái giả kitô, khiến cho chính quyền có các thái độ thù nghịch với Kitô giáo. Sự kiện hàng giáo sĩ tu sĩ và giáo dân phải dấn thân nhiều trong các sinh hoạt thăng tiến cuộc sống cho dân nghèo cũng ngăn cản phần nào việc lôi cuốn họ vào các chương trình đào tạo thiêng liêng.

Trong số các nỗ lực Giáo Hội cần thực hiện có việc đào tạo tôn giáo cho anh chị em giáo dân và lôi cuốn họ dấn thân trong các công tác tông đồ, để họ nỗ lực rao giảng Tin Mừng, và có thể đảm trách nhiều nhiệm vụ hơn trong mọi sinh hoạt của Giáo Hội.

Linh Tiến Khải
 
Vatican và Trung Quốc cùng triển lãm nghệ thuật
Vũ Văn An
16:27 21/11/2017
Theo hãng tin Zenit, Tòa Thánh vừa công bố hai cuộc triển lãm nghệ thuật cùng một lúc sẽ được tổ chức vào Mùa Xuân năm 2018: một tại Bảo Tàng Viện Vatican, một tại Tử Cấm Thành Bắc Kinh.

Lời công bố trên diễn ra trong một buổi gặp gỡ báo chí ở Vatican ngày 17 tháng 11 với sự hiện diện của đại diện Bảo Tàng Viện Vatican và Qũy Đầu Tư Văn Hóa Trung Quốc.

Theo Barbara Jatta, giám đốc Bảo Tàng Viện Vatican, đây sẽ là lần đầu tiên Bảo Tàng Viện của Đức Giáo Hoàng tổ chức một cuộc triển lãm với các định chế văn hóa Trung Quốc. Bà nhận định rằng không phải chỉ có một cuộc triển lãm, mà là nhiều cuộc triển lãm ở cả hai nơi.

Bà cho hay: “Tuy nhiên, tôi tin rằng điều mới mẻ thực sự là tinh thần vốn gợi hứng cho chúng tôi ngay từ đầu, và chính trên nền tảng vững chắc của tinh thần này, tình thân hữu và mối liên hệ với các định chế văn hóa Trung Quốc đã được xây dựng, và cũng chính tinh thần này đã dẫn dắt chúng tôi tới những gì chúng tôi sẽ trình bầy cùng qúy vị hôm nay”.

Bà nói tiếp: “Cái đẹp luôn là cỗ xe ngoại hạng giúp ta ăn nói, một cách rộng dài, thể lý, thời gian, không sợ sệt, không rào cản. Vì nhân loại, vì tôi tin cái đẹp, theo nghĩa rộng rãi nhất của nó, là một nhu cầu mà tất cả chúng ta đều chia sẻ”.

Zhu Jiancheng, tổng thư ký Qũy Đầu Tư Văn Hóa Trung Quốc, thì cho rằng “Tôi xác tín một cách vững chắc rằng Cuộc Triển lãm Trung Quốc Vatican cùng một lúc vào những ngày sắp tới sẽ khởi đầu một chương mới trong các cuộc trao đổi văn hóa giữa nhân dân Trung Quốc và Vatican, giúp tạo nên một sự gần gũi và thấu hiểu nhau lớn hơn giữa hai quốc gia có truyền thống văn hóa sâu sắc. Chúng ta sắp sửa khai mở Cuộc Triển Lãm Trung Quốc – Vatican cùng một lúc, một biến cố sẽ vượt các biên giới và thời gian để kết hợp các nền văn hóa, và biến cố này sẽ giúp bình thường hóa các liên hệ ngoại giao giữa Trung Hoa và Vatican”.

Tinh thần của sáng kiến này đã được họa sĩ đại tài Yan Zhang, người có các bức danh họa được triển lãm, tóm lược như sau:

“Cuộc đối thoại giữa chúng ta là điều có thể và không thể nào tránh né được vì cảm thức chung của chúng ta về điều thiện. Trong thế kỷ 21, kế hoạch ngoại thường xây cây cầu đối thoại vững chắc giữa Bắc Kinh và Vatican sẽ làm cho Đường Tơ Lụa óng ánh một lần nữa! Cầu mong tình thân hữu và hòa bình ngự trị trên thế giới!”
 
Top Stories
Vietnam: In Memoriam : décès du P. Jean Maïs, membre de la Société des Missions Etrangères de Paris, Rédacteur à Eglises d’Asie
Eglises d'Asie
13:28 21/11/2017
Le P. Gilles Reithinger, supérieur général des Missions Etrangères de Paris, le P. Vincent Sénéchal, directeur de publication d’Eglises d’Asie et la Rédaction vous font part du décès du P. Jean Maïs, survenu lundi 20 novembre, et vous invitent à vous associer à la prière pour le repos de l'âme de leur confrère et ami.

Membre de la Société des Missions Etrangères de Paris (MEP), le P. Jean Maïs fut envoyé en mission ad vitam au Vietnam en 1966, pays dont il fut expulsé en 1976 après avoir connu les camps de rééducation. De retour en France, il se consacrera à la diaspora vietnamienne et à l’information concernant la situation ecclésiale et religieuse de ce pays.

Le P. Maïs est décédé à l’âge de 82 ans à la maison Jeanne Garnier, à Paris, suite à un cancer. Conformément à ses volontés, ses obsèques seront célébrées à la Chapelle des Missions Etrangères de Paris, mercredi 22 novembre, à 15h00. Le P. Maïs sera ensuite inhumé au cimetière de Montparnasse.

Missionnaire au Vietnam, ad vitam

Né le 14 janvier 1935 à Château-Salins (Moselle), Jean Paul Félix ressent très tôt qu'il est appelé à devenir prêtre. Admis au Séminaire des Missions Etrangères en 1954, ordonné prêtre le 21 décembre 1961, il poursuit des études en lettres classiques à l'université de la Sorbonne avant de partir pour la mission de Nha Trang, au Vietnam, le 1er septembre 1966.

A son arrivée au Vietnam, le P. Maïs étudie la langue vietnamienne à Ham Tân, dans la province de Binh Tuy, pendant deux ans. Par la suite, il enseigne le français à l'Université catholique de Dalat et la philosophie en classe terminale de l'école d'Adran, jusqu’en 1975. Il contribue alors à la formation de nombreux responsables pastoraux actuels.

Arrêté par les autorités communistes alors qu'il circulait en moto, le P. Maïs est retenu en rééducation dans la forêt de Rung La et dans la prison de Ba Ria, d’avril 1975 à janvier 1976. Considérablement amaigri à sa libération, il est expulsé du pays quelques mois plus tard, le 28 mai 1976.

Au service de l’Eglise catholique du Vietnam

De retour en France, il envisage pendant un temps de repartir en mission, au Japon cette fois-ci. En accord avec le Conseil Central des MEP, le P. Maïs renonce à ce projet, s’installe à Paris et consacre son temps aux réfugiés vietnamiens et à l’information concernant la situation ecclésiale et religieuse au Vietnam.

Au service des réfugiés vietnamiens et de leurs familles, il fournit à ceux-ci une assistance aussi précieuse que diverse: aide pédagogique, accompagnement administratif, participation à des campagnes de plaidoyer et de sensibilisation,. ..

Discret et cultivé, il apporte sa collaboration à la revue Echange France-Asie et à l’agence d’information des Missions Etrangères de Paris, Eglises d’Asie. Sa maîtrise de la langue vietnamienne, la fiabilité de ses informations et la pertinence de ses analyses en font un observateur attentif de l’actualité ecclésiale et religieuse au Vietnam.

Une arche du « pont commencé » par les missionnaires MEP depuis 360 ans

Son nom vietnamien, Ngô Thành Mai, témoigne de ses aptitudes littéraires et de son goût pour les jeux de mots. Honorant ses origines et son pays de mission, il se choisit Ngô pour nom de famille, un patronyme particulièrement fréquent au Vietnam, qui signifie « maïs » (dans le nord du pays). Son prénom, Mai, le radical de son nom français, rappelle ses racines tandis que Thành, le nom supplémentaire, se traduit par « c’est-à-dire ». « Maïs, ce qui signifie Maïs » est la traduction littérale de son nom vietnamien. Il publie d'ailleurs, en 1977, un mémoire à l'Inalco intitulé Morphologie et structuration générale des référents personnels en vietnamien.

D’une grande humilité, il offre le témoignage d’une vie donnée fidèlement à la foi, au service de l’Eglise catholique du Vietnam. Travailleur infatigable, sa dernière dépêche, consacrée au prochain abandon de la politique du couple à deux enfants, a été publiée fin octobre 2017, quelques jours avant son admission à l’hôpital.

Le P. Maïs fut ainsi l’une des arches du « pont commencé » entre l’Orient et l’Occident dont parlait Mgr François Pallu, principal fondateur des Missions Etrangères de Paris.

Copyright

Légende image: Le P. Jean Maïs, 82 ans, missionnaire ad vitam au Vietnam. (DR)

(Source: Eglises d'Asie, le 21 novembre 2017)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Cộng đoàn Fukuoka – Nhật Bản mừng lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam.
Ma-ri-a Nguyễn
13:20 21/11/2017
Chúa Nhật 19/11/2017, hướng về Giáo hội tại quê nhà, Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam tại Fukuoka – Nhật Bản đã long trọng mừng Lễ kính Các Thánh Tử Đạo tại Việt Nam. Mặc dù sống xa quê nhà vì nhiều mục đích khác nhau, nhưng mọi người luôn mang trong mình tâm tình là người con dân Đất Việt và ý thức mình là người Công Giáo Việt Nam; mà thế luôn muốn được hiệp thông và đồng hành với nhịp sống của Giáo hội tại quê nhà.

Xem hình

Thánh lễ trọng thể bắt đầu từ lúc 16 giờ 30, do cha Đaminh Nguyễn Quốc Thuần, thuộc Tổng Giáo phận Osaka cử hành. Chia sẻ trong thánh lễ dựa trên Bài Tin mừng Lu-ca 9,23-26, cha chủ tế đã khởi đi từ bộ phim “Silence” (沈黙), do đạo diễn Martin Scorsese, đang được công chiếu trong những tháng qua tại Nhật Bản. Bộ phim đã diễn tả lại cảnh bắt đạo khốc liệt tại Nhật Bản vào khoảng những năm 1600. Trong đó có cảnh các quan chức thời bấy giờ bắt các Ki-tô hữu phải giẫm đạp lên tượng ảnh, khạc nhổ vào thánh giá để chối bỏ niềm tin vào Đức Giê-su Ki-tô. Đấy cũng là nét chung mà Các Thánh Tử Đạo tại Việt Nam cũng đã phải trải qua – “giẫm đạp để chối bỏ”. Thế nhưng, Các Thánh Tử đạo đã kiên trung trong niềm tin vào Đức Giê-su Ki-tô. Các ngài đã không “giẫm đạp để chối bỏ”. Trái lại, các ngài đã “tôn kính để tuyên xưng”.

Ngày nay, chắc hẳn đã không còn những hình khổ tàn bạo như xưa. Thế nhưng thực tế vẫn còn đó sự mời mọc của “giẫm đạp để chối bỏ”. Con người thời nay sẵn sàng giẫm đạp lên Giáo lý, Giáo huấn và truyền thống của Giáo hội để chối bỏ niềm tin vào Thiên Chúa. Tệ hại hơn nữa, là người ta đã đồng lõa, thỏa hiệp với sự xấu, cái ác; sống phóng túng và tháo thứ theo chủ nghĩa vô thần cộng sản để loại trừ Thiên Chúa ra khỏi cuộc sống con người.

Kết thúc bài chia sẻ, cha chủ tế mời gọi cộng đoàn hãy “tôn kính để tuyên xưng”. Tôn trọng luật Chúa, phép nước; tôn kính Thiên Chúa và tôn vinh những giá trị nhân văn Ki-tô giáo trong đời sống thường ngày, để qua đó chúng ta tuyên xưng Đức Ki-tô là Chúa trước mặt mọi người.

Cụ thể, để hướng đến ngày Kỷ niệm 30 năm Tuyên Thánh cho 117 Vị Thánh Tử Đạo tại Việt Nam vào năm tới 2018, cha xin mọi người trong suốt năm tới đây, hãy tìm hiểu gương sống của một trong số 177 Vị để học hỏi mà tiếp bước noi theo.

Thánh lễ đã khép lại trong niềm vui và niềm hân hoan giữa cái lạnh của những ngày thu tại Nhật Bản, nhưng lòng mỗi người như được sưởi ấm hơn lên qua thánh lễ và sự quy tụ nơi hội trường giáo xứ để sinh hoạt, chia sẻ với nhau.
 
Đại Lễ Các Thánh Tử Đạo TGP/LA Phần 1, Diễn Nguyện Và Kiệu, ngày 19/11/2017
Lê Sự
15:13 21/11/2017
Video: Đại Lễ Các Thánh Tử Đạo TGP/LA Phần 1 - Diễn Nguyện Và Kiệu, ngày 19/11/2017


 
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 22/11/2017: Ngày Thế giới Người nghèo đầu tiên tại Vatican.
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
03:54 21/11/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Đức Thánh Cha gửi một lá thư tới những người tham gia Công ước Liên Hợp Quốc COP-23 về biến đổi khí hậu

Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một lá thư tới những người tham gia Công ước Liên Hợp Quốc COP-23 về biến đổi khí hậu, diễn ra tại Bonn, bên Đức từ ngày 6 đến 17 tháng 11.

Đức Thánh Cha đã chúc mừng các nhà lãnh đạo thế giới hiện diện tại hội nghị COP-23 và mời gọi họ “tiếp tục duy trì việc hợp tác cao độ”.

Ngài nhắc lại “lời mời gọi khẩn cấp” phải có những cuộc đối thoại mới mẻ “về cách chúng ta xây dựng tương lai của hành tinh này.”

Ngài nói, “Chúng ta cần có sự trao đổi trong đó hiệp nhất tất cả chúng ta, bởi vì những thách đố về môi trường mà chúng ta đang trải qua, và những căn nguyên của vấn đề xuất phát từ phía con người, đang liên quan đến tất cả chúng ta, và ảnh hưởng đến tất cả chúng ta.”

Đức Thánh Cha đã cảnh báo những người tham gia đừng rơi vào “bốn thái độ đang thịnh hành” về tương lai của hành tinh, đó là “phủ nhận, thờ ơ, thoái thác và tin tưởng vào các giải pháp không thích đáng.”

Cuối cùng, Đức Thánh Cha đã gửi những lời chúc tốt đẹp của ngài tới hội nghị và hy vọng rằng COP-23 sẽ “lấy cảm hứng từ tinh thần hợp tác đã thể hiện tại COP-21” mà qua đó hiệp ước lịch sử Paris đã được hình thành.

2. Nhận định của ngoại trưởng Tòa Thánh về hội nghị COP-23

Khi hội nghị về khí hậu Bonn đi đến kết luận hôm thứ Sáu 17 tháng 11, Ngoại trưởng Tòa Thánh đã kêu gọi các nhà lãnh đạo chính trị và tôn giáo, cùng với các cá nhân và tổ chức, “duy trì động lực” thúc đẩy quyết tâm bảo vệ môi trường.

Đức Tổng Giám Mục Paul Gallagher, Ngoại trưởng Tòa Thánh, đã có cuộc gặp gỡ với các nhà lãnh đạo các đảo quốc trong vùng Thái Bình Dương, sau khi các vị đã gặp Đức Giáo Hoàng trên đường tới hội nghị Bonn.

Mô tả hiệp ước Paris vào năm 2015 là một biến cố lịch sử, Đức Tổng Giám Mục Gallagher nhận xét rằng: “Cộng đồng quốc tế hiếm khi đồng thuận với nhau về một vấn đề như thế này”, nhưng ngài nói thêm rằng hiệp ước này chỉ là mới “bắt đầu”.

Nhấn mạnh sự cần thiết là Giáo hội phải tiếp tục tham gia vào các cuộc thảo luận về biến đổi khí hậu, Đức Tổng Giám Mục nói: “Đây là điều mà Giáo Hội phải tham gia vì đó là bản chất của tôn giáo. Biến cố nhập thể là sự gắn bó của Thiên Chúa đối với nhân loại và chúng ta phải tiếp tục sự gắn bó này nhằm bảo vệ tương lai của nhân loại, không những về mặt tinh thần mà thôi, nhưng còn phải tạo điều kiện cho mọi người khao khát được biết đến Thiên Chúa, yêu mến Thiên Chúa, cùng sống và yêu thương những người hàng xóm của họ”.

Ngài đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thay đổi lối sống, sửa đổi một số hành vi của mình, chẳng hạn như sử dụng xe ít hơn và đi bộ nhiều hơn, tất cả những điều này có thể góp phần vào việc chống lại sự thay đổi khí hậu.

3. Ngày Thế giới người nghèo lần thứ nhất tại Vatican.

Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ cử hành một Thánh lễ đặc biệt với người nghèo và những người đã giúp đỡ họ vào ngày 19 tháng 11, ngày Thế giới Người nghèo đầu tiên.

Thánh lễ sẽ được cử hành vào lúc 10h sáng bên trong Đền Thờ Thánh Phêrô. Theo tin tức từ Hội đồng Tòa Thánh tái truyền giảng Tin mừng, là cơ quan chịu trách nhiệm tổ chức Ngày Thế giới người nghèo lần I, sẽ có hơn 4,000 người nghèo tham dự Thánh lễ này.

Sau Thánh lễ sẽ có 1,500 người nghèo ăn trưa với Ðức Giáo hoàng Phanxicô tại đại thính đường Phaolô Đệ Lục. Trong khi đó 2,500 người khác sẽ được đón tiếp tại các nhà ăn, chủng viện và học viện Công Giáo của Roma bao gồm chủng viện Giáo hoàng Bắc Mỹ, chủng viện tông đồ Leone, nhà ăn San Pietro, nhà ăn Caritas Roma, cộng đồng thánh Egidio

Sẽ có 40 phó tế của giáo phận Roma và khoảng 150 tình nguyện viên đến từ các giáo xứ của các giáo phận khác phục vụ những người nghèo.

Trong các sáng kiến chuẩn bị cho Ngày Thế giới người nghèo lần thứ nhất, Hội đồng Tòa Thánh nhấn mạnh đến chương trình chăm sóc sức khỏe, hoạt động từ thứ Hai, 13 tháng 11 đến Chúa Nhật 19 tháng 11 tại quảng trường Pio XII gần quảng trường thánh Phêrô. Các dịch vụ y tế được thực hiện miễn phí cho những người có nhu cầu.

Thứ Bảy 18 tháng 11, lúc 20 giờ, tại nhà thờ thánh Lorenzo ngoại thành sẽ có buổi canh thức cầu nguyện cho những tình nguyện viên, những người hàng ngày âm thầm phục vụ trợ giúp và đem niềm vui đến cho rất nhiều người nghèo khổ.

Ngày Thế giới người nghèo, đã được Ðức Thánh Cha Phanxicô đề ra ngõ hầu tất cả cộng đoàn Kitô hữu được mời gọi đưa tay ra với ngừoi nghèo, người yếu thế, những người nam nữ bị chà đạp nhân phẩm. Ngoài những người nghèo ở Roma và vùng Lazio sẽ hiện diện trong Thánh lễ, cũng sẽ có sự hiện diện của người nghèo đến từ các giáo phận khác như Paris, Lyon, Nantes, Varsaw, Krakow, Malines-Brussel và Luxembour.

4. Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh thăm Tòa Bạch Ốc

Trong thông cáo báo chí đưa ra hôm 13/11, Tòa Bạch Ốc cho biết Phó Tổng thống Mike Pence đã tiếp Đức Hồng Y Pietro Parolin là Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh tại dinh tổng thống Hoa Kỳ.

Hai bên đã tái khẳng định sự hợp tác bền vững và lâu dài giữa Hoa Kỳ và Tòa Thánh. Các nhà lãnh đạo nhấn mạnh những giá trị cơ bản mà Hoa Kỳ và Tòa thánh cùng cam kết tham gia trên toàn cầu để thúc đẩy nhân quyền, chống lại sự đau khổ của con người và bảo vệ tự do tôn giáo.

Phó Tổng thống bày tỏ lòng biết ơn đối với nỗ lực của Tòa Thánh nhằm khôi phục lại nền dân chủ ở Venezuela và mong đợi chuyến viếng thăm sắp tới của Đức Thánh Cha tại Burma và Bangladesh đem lại những thành quả tốt đẹp.

Các nhà lãnh đạo đã đồng ý về nhu cầu giải quyết các vấn đề nhân đạo và ổn định ở Iraq và Syria, trong đó bao gồm các Kitô hữu và các cộng đồng thiểu số dễ bị tổn thương khác.

Phó Tổng thống cũng khen ngợi những nỗ lực của Tòa thánh chống lại nạn buôn người và bày tỏ mong muốn mở rộng hợp tác giữa Hoa Kỳ và Tòa thánh về vấn đề này vì đây là ưu tiên của chính quyền Hoa Kỳ hiện nay.

5. Ước vọng của Đức Hồng Y Reinhard Marx đối với hội nghị khí hậu tại Bonn

“Đã đến lúc chúng ta phải tiến tới việc giảm lượng khí thải gây nguy hại cho khí hậu. Tương tự như thế, các nước phát triển phải tài trợ cho các biện pháp nhằm giảm thiệt hại và tổn thất gây ra do sự biến đổi khí hậu ở các nước nghèo”.

Trên đây là những ước vọng của Đức Hồng Y Reinhard Marx, chủ tịch Hội đồng Giám mục Đức, trước khi kết thúc hội nghị khí hậu tại Bonn gọi tắt là Cop23.

Các nguyên thủ quốc gia và các thành viên chính phủ các nước từ khắp nơi trên thế giới đã đến Bonn hôm Thứ Tư 15 tháng 11. Ngày Thứ Năm 15 tháng 11 là buổi họp cuối cho giai đoạn sau cùng của Hội nghị Biến đổi Khí hậu Liên Hợp Quốc.

Nhắc đến thông điệp Laudato Si, Đức Hồng Y nói rằng “tất cả các chính trị gia phải chịu trách nhiệm về 'ngôi nhà chung' của chúng ta, như Đức Giáo Hoàng đã nhấn mạnh”.

Ám chỉ đến các cuộc đàm phán đang diễn ra ở Berlin nhằm hình thánh một chính phủ liên minh; và các cuộc đàm phán về khí hậu ở Bonn, Đức Hồng Y Marx nói rằng “lợi ích cá nhân không thể được đặt lên trên thiện ích chung của nhân loại”.

6. Nguyên Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan khuyên Đức Giáo Hoàng không nên dùng thuật ngữ Rohingya.

Các nhân vật hàng đầu trong Giáo Hội Công Giáo và chính trị quốc tế đã khuyên Đức Giáo Hoàng Phanxicô không nên sử dụng thuật ngữ Rohingya trong chuyến tông du Miến Điện cuối tháng này vì những nhạy cảm về chính trị.

Ông Kofi Annan, nguyên Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, đã đưa ra đề nghị trên trong một buổi tiếp kiến riêng tại Vatican với Đức Thánh Cha hôm 6 tháng 11.

Hàng trăm nghìn người Hồi giáo Rohingya đã bỏ chạy khỏi Miến Điện sau cuộc đàn áp quân sự mà Liên Hợp Quốc mô tả là một cuộc thanh lọc sắc tộc. Tuy vậy, đa số Phật tử Miến Điện không chấp nhận thuật ngữ Rohingya và không công nhận họ là công dân của Miến Điện hay một nhóm dân tộc thiểu số của quốc gia này.

Nhiều người đề nghị Đức Giáo Hoàng nên dùng thuật ngữ “người Hồi giáo ở bang Rakhine”. Nhưng thực sự rất khó tiên đoán được liệu Đức Thánh Cha sẽ hành động như thế nào. Ngài đã từng sử dụng nhiều lần thuật ngữ Rohingya. Thuật ngữ này được sử dụng rộng rãi bởi các tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc và cả các chính phủ, trong đó có Hoa Kỳ.

Ông Kofi Annan đã đoạt giải Nobel Hoà bình và là tác giả của một báo cáo tư vấn cho chính quyền Miến Điện về chính sách đối với người Hồi Giáo ở bang Rakhine. Ông đã giao cho chính quyền Miến Điện báo cáo này hồi tháng Tám năm nay.

Ông Annan đã trao bản sao của báo cáo này cho Đức Giáo Hoàng. Báo cáo dài tổng cộng 63 trang, trong đó không hề sử dụng từ Rohingya nhưng chỉ đề cập đến “những người Hồi giáo ở bang Rakhine”.

Lakhdar Brahimi, cựu ngoại trưởng Algeria và nhà hòa giải các xung đột quốc tế của Liên Hiệp Quốc nhận xét rằng báo cáo của ông Annan là “rất chí lý”.

7. Tổng giáo phận Harare lên tiếng về việc quân đội đảo chánh Robert Mugabe

Trong một báo cáo gởi cho thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc, tổng giáo phận Harare, Zimbabwe cho biết quân đội đã nắm quyền kiểm soát tại quốc gia này sau cuộc đảo chính quân sự vào ngày 14 tháng 11.

Cha Frederick Chiromba, Tổng thư ký Hội Đồng Giám Mục Zimbabwe, nói các nhà lãnh đạo giáo hội tại Zimbabwe đã có một cuộc họp khẩn cấp trong đó các vị bày tỏ hy vọng rằng cuộc đảo chánh này mở ra những triển vọng sáng suả cho tương lai của đất nước.

Bày tỏ sự đồng tình với quyết định đảo chánh của quân đội, các nhà lãnh đạo các Giáo Hội Kitô tại Zimbabwe kêu gọi một chính phủ lâm thời sớm được thành lập để “giám sát quá trình chuyển đổi suôn sẻ sang bầu cử tự do và công bằng”.

Các vị cũng kêu gọi quân đội “tôn trọng nhân phẩm và các quyền của con người.” Một linh mục thuộc tổng giáo phận Harare được tin là đang thương thảo với quân đội để tổng thống Robert Mugabe và gia đình có thể rời khỏi Zimbabwe trong danh dự. Vị tổng thống vừa bị lật đổ và gia đình hiện đang bị quản thúc tại gia.

Robert Mugabe, năm nay 93 tuổi, đã lãnh đạo Zimbabwe trong 37 năm qua; và đã đưa đất nước vào một cảnh lầm than cùng cực khiến hàng triệu người phải rời khỏi đất nước này, hầu hết đến sinh sống tại Nam Phi.

Robert Mugabe già yếu và lú lẫn nên trong những năm trở lại đây quyền lực thực sự rơi vào trong tay phu nhân ông ta là bà Grace Mugabe. Đầu tháng này, bà Grace và phe nhóm bất ngờ sa thải phó tổng thống Emmerson Mnangagwa. Ông Emmerson chạy sang Nam Phi tị nạn và nói rằng sinh mạng củ ông bị đe dọa.

Sau thánh lễ Chúa Nhật 12 tháng 11 tại một nhà thờ tại thủ đô Harare, bà Grace tuyên bố với những người trong nhà thờ là bà xứng đáng và hoàn toàn có khả năng trở thành người kế vị chồng mình.

Trước những dấu chỉ cho thấy bà Grace đang muốn kéo dài chế độ Mugabe trong nhiều thập niên nữa, quân đội đã làm binh biến.

8. Giám mục California kêu gọi cầu nguyện sau vụ thảm sát tại Tehama County

Đức Giám Mục Jaime Soto của giáo phận Sacramento, California, đã yêu cầu các giám mục anh em tại Baltimore cầu nguyện cho những nạn nhân của thảm kịch giết người bừa bãi mới nhất tại Hoa Kỳ.

Các vị Giám Mục đang tập trung tại Baltimore để tham dự hội nghị mùa thu hàng năm vào ngày 14 tháng 11. Sáng sớm hôm đó tại miền bắc California, một tay súng đã bắn bừa bãi gần một trường học khiến ít nhất bốn người chết và 10 người khác bị thương.

Cảnh sát đã bắn chết tay súng, được xác định là Kevin Janson Neal, 43 tuổi. Hung thủ là người tử vong thứ năm trong vụ này. Ít nhất có ba trẻ em nằm trong số những người bị thương.

Quận Tehama thuộc giáo phận Sacramento.

Chỉ vài phút sau khi xảy ra vụ nổ súng, Đức Cha Jaime Soto được thông báo và đã nói với các Giám Mục Mỹ:

“Năm người đã bị thiệt mạng; nhiều người khác bị thương; trong đó có cả các trẻ em. Vì thế, tôi xin các hiền huynh dành ra ít phút để cầu xin Lòng Thương Xót Chúa không chỉ trên những người bị hại trong thảm kịch vô nghĩa này; mà còn trên tất cả các nạn nhân của bạo lực súng đạn trong thời gian này. Cùng nhau chúng ta hãy xin Đức Mẹ chuyển cầu: Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Đức Chúa Trời ở cùng Bà, Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ, và Giêsu con lòng Bà gồm phúc lạ. Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội khi nay và trong giờ lâm tử. Amen. Nữ Vương ban sự bình an, cầu cho chúng con”.

9. Các Giám mục Hoa kỳ đồng thanh khởi án phong thánh cho Nicholas Black Elk.

Hôm 14 tháng 11 năm 2017, trong đại hội mùa thu đang diễn ra tại Baltimore, các Giám mục Hoa kỳ đã đồng thanh trong cuộc tham khảo theo giáo luật về án phong chân phước cho một thầy thuốc và giáo lý viên Nicholas Black Elk, gốc thổ dân Lakota.

Ðức cha Robert D. Gruss của Rapid City, bang South Dakota, giáo phận quê hương của Black Elk cho biết, ngay cả trước khi trở lại Công Giáo, Black Elk là một thầy thuốc nổi tiếng, được biết như là một người thánh thiện và một nhà huyền bí. Sau khi gia nhập Giáo Hội Công Giáo, Black Elk đã hoàn toàn sống theo Công Giáo và trở thành một giáo lý viên hăng say, đã hoán cải hơn 400 người Mỹ thổ dân bản xứ.

Black Elk sinh giữa các năm 1856 và 1866. Giống như nhiều vị tổ tiên của ông, ông phục vụ như một thầy thuốc với các vai trò bác sĩ, cố vấn tinh thần và tư vấn. Năm 1892, ông kết hôn với Katie War Bonnet. Họ có 3 người con. Sau khi người vợ trở lại Công Giáo, các con của họ cũng được rửa tội. Sau khi người vợ qua đời, Black Elk trở lại Công Giáo và được rửa tội ngày 06 tháng 12 năm 1904, ngày lễ thánh Nicola, và ông đã chọn thánh nhân là tên rửa tội vì ngưỡng mộ sự quảng đại của ngài. Năm 1905, ông thành hôn với Anna Brings White, một góa phụ có 2 con. Họ có với nhau thêm 3 người con. Năm 1941, người vợ thứ hai của ông Black Elk qua đời.

Vào thời của Black Elk, các tu sĩ dòng Tên ở giáo phận Rapid City thường chọn các tín hữu Công Giáo người Lakota làm giáo lý viên dạy đức tin cho các người cùng bộ tộc với họ. Họ đi bộ hoặc cỡi ngựa, đi truyền bá Tin mừng, cầu nguyện và chuẩn bị cho các dự tòng bằng tiếng Lakota.

Năm 1907, Black Elk trở thành một giáo lý viên, được chọn vì sự nhiệt thành và trí nhớ xuất sắc của ông trong việc học Kinh thánh và giáo lý Hội thánh. Ông cũng là một trong những người ký vào án phong thánh cho thánh Kateri Tekakwitha, một vị thánh người Mỹ gốc thổ dân bản xứ. Black Elk qua đời ngày 19 tháng 08 năm 1950 tại Pine Ridge.

Năm 2016, hơn 1,600 người đã ký vào đơn thỉnh cầu, được gia đình của Black Elk gửi đến đức cha Gruss để xin mở án phong thánh cho ông. Hôm tháng 10 năm 2017, giáo phận Rapid City đã tổ chức Thánh lễ chính thức mở án phong thánh cho ông.

Ðức cha Gruss nói rằng chứng tá của Black Elk là một nguồn linh hứng cho các tín hữu Hoa kỳ bản xứ cũng như không phải bản xứ, bởi vì ông đã sống Tin mừng mọi ngày trong cuộc sống.

10. Sứ Điệp Đức Thánh Cha gửi Giáo Hội và dân nước Myanmar

Hôm 17 tháng 11, Đức Thánh Cha đã gửi sứ điệp cho Giáo Hội và nhân dân Miến Điện nơi ngài sẽ đến viếng thăm từ ngày 27 đến 30-11 tới đây.

Trong sứ điệp, Đức Thánh Cha khẳng định rằng: “Tôi đến để công bố Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô, một sứ điệp hòa giải, tha thứ và hòa bình. Cuộc viếng thăm của tôi muốn củng cố cộng đoàn Công Giáo tại Miến Điện trong niềm tin của họ nơi Thiên Chúa và trong việc làm chứng tá của họ cho Tin Mừng, Tin Mừng này dạy phẩm giá của mỗi người nam nữ và đòi chúng ta phải cởi mở tâm hồn cho tha nhân, nhất là những người nghèo túng.”

“Đồng thời tôi cũng muốn viếng thăm Quốc gia Miến Điện trong tinh thần tôn trọng và khích lệ mọi nỗ lực nhắm xây dựng sự hòa hợp và cộng tác trong việc phục vụ công ích. Chúng ta đang sống trong một thời kỳ các tín hữu và những ngừơi thiện chí ngày càng cảm thấy cần tăng trưởng trong sự cảm thông và tôn trọng nhau, nâng đỡ nhau như những phần tử của cùng một gia đình nhân loại duy nhất. Vì tất cả chúng ta đều là con cái Thiên Chúa.”

Đức Thánh Cha nói thêm rằng: “Tôi biết nhiều người ở Miến Điện đang làm việc nhiều để chuẩn bị cho cuộc viếng thăm của tôi và tôi cám ơn họ. Tôi xin mỗi người hãy cầu nguyện để những ngày tôi ở với anh chị em có thể là nguồn hy vọng và khích lệ cho tất cả mọi người. Tôi khẩn cầu phúc lành an vui trên tất cả anh chị em và gia quyến. Hẹn sớm gặp lại anh chị em.”

Chuyến đi của Đức Thánh Cha đến Miến Điện có rất nhiều điểm tế nhị. Vì thế, sáng ngày 17 tháng 11 Đức Thánh Cha đã tiếp kiến Đức Hồng Y Charles Bo, là Tổng Giám Mục giáo phận Yangon. Ngài là nhà lãnh đạo cao nhất của Giáo Hội Công Giáo Miến Điện.

11. Đức Thánh Cha tiếp Hiệp Hội Tông Đồ giáo sĩ

Sáng 16-11, Đức Thánh Cha đã tiếp kiến 70 tham dự viên Đại hội quốc tế của Liên đoàn Hiệp Hội tông đồ giáo sĩ và ngài cổ võ mọi người sống linh đạo hiệp thông.

Đây là một hội qui tụ các Giám Mục, linh mục và Phó tế thuộc các giáo phận dấn thân giúp đỡ nhau để thể hiện sung mãn cuộc sống theo Thánh Linh, qua việc thi hành sứ vụ. Hội đặc biệt nhấn mạnh tình huynh đệ phát xuất từ bí tích truyền chức thánh. Hội được thành lập và được Tòa Thánh phê chuẩn ngày 17-4 năm 1921.

Đại Hội lần này của Liên đoàn có chủ đề là “Trong, cho và với cộng đoàn giáo phận”. Trong bài huấn dụ, Đức Thánh Cha đề cao tầm quan trọng của linh đạo hiệp thông. Để sống linh đạo này trước tiên cần trở về cùng Chúa Kitô, ngoan ngoãn cởi mở đối với hoạt động của Thánh Linh và đón nhận những người anh em. Sự phong phú của hoạt động tông đồ không tùy thuộc khía cạnh tổ chức, nhưng trước tiên nhờ hoạt động của Chúa. Vì thế ngày nay cũng như xưa kia, các thánh là những nhà rao giảng Tin Mừng hữu hiệu nhất và tất cả các tín hữu đều được mời gọi nên thánh.

Đức Thánh Cha không quên nhắn nhở các giáo sĩ giáo phận hãy nhìn xa hơn ranh giới giáo phận của mình và quan tâm đến toàn thể Giáo Hội. Khi trở thành thừa tác viên, chúng ta phục vụ Giáo Hội địa phương, nhưng với ý thức mình là thành phần của Giáo hội hoàn vũ, vượt lên trên ranh giáo của giáo phận và đất nước của mình.

12. Đức Thánh Cha được tặng một xe hơi hiệu Lamborghini để bán đấu giá giúp các qũy bác ái

Hôm thứ Tư 15 tháng 11 năm 2017, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã được một hãng chế tạo xe hơi nổi tiếng của Ý trao tặng chiếc xe hiệu Lamborghini Hurucan

Đức Giáo Hoàng đã nhận chìa khóa, làm phép và ký tên trên chiếc xe tại quảng trường thánh Phêrô. Ngài sẽ để cho hãng Sotheby ở Luân Đôn đem đấu giá chiếc xe và số tiền thâu được sẽ nhân danh Đức Giáo Hoàng đem chia cho 4 cơ quan bác ái.

Chiếc xe kiểu thể thao sơn màu trắng và có sọc vàng biểu tượng cho y phục của Đức Giáo Hoàng. Giá căn bản cho một chiếc xe Lamborghini Huracan là 183,000 Euros, nhưng chiếc xe của Đức Giáo Hoàng được chế tạo đặc biệt nên khi đấu giá, theo các chuyên gia, giá trị còn tăng hơn nữa.

Thông cáo văn phòng báo chí Tòa Thánh cho biết một phần tiền đấu giá sẽ dành cho tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ để cơ quan này giúp xây dựng nhà cửa, các nhà thờ, và các tòa nhà công cộng ở vùng bình nguyên Niniveh bên Iraq. Thông cáo cho biết mục tiêu giúp khu vực Niniveh là để nhằm giúp các người Kitô giáo đang tỵ nan tại khu vực Kurdistan, Iraq trở về quê quán sau khi họ bị bọn khủng bố Hồi Giáo ISIS tàn sát và đuổi đi hồi naăm 2014.

Một phần tiền đấu giá dành cho tổ chức có tên là Cộng Đoàn Gioan XXIII để giúp đỡ các nạn nhân trong các vụ buôn bán phụ nữ phục vụ tình dục.

Hai cơ sở bác ái khác ở Phi Châu cũng sẽ nhận được tiền đấu giá chiếc xe để dùng vào việc hỗ trợ y tế cho phụ nữ và trẻ em.