Phụng Vụ - Mục Vụ
Thứ Tư 18/11: Nén bạc và Nước Trời - Suy Niệm của Lm. Nguyễn Trọng Thiên, SVD
Giáo Hội Năm Châu
02:58 17/11/2020
Video bắt đầu lúc 19g theo giờ Việt Nam ngày 17/11/2020
Phúc Âm: Lc 19, 11-28
"Sao ngươi không gửi bạc Ta ở ngân hàng".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán thêm một dụ ngôn nữa, vì Người đã đến gần Giêrusalem, mà dân chúng lại cứ tưởng là Nước Thiên Chúa sắp xuất hiện trong giây lát. Vậy Người phán rằng:
"Có người quý tộc kia đi phương xa để được phong vương rồi trở về. Ông cho gọi mười người tôi tớ đến, giao cho họ mười nén bạc và dặn rằng: "Hãy làm lợi cho đến khi ta trở về". Nhưng các người dân của ông ấy ghét ông, sai người đi theo mà rằng: "Chúng tôi không muốn ông ấy làm vua chúng tôi". Ðược phong vương rồi ông trở về, cho gọi các tôi tớ mà trước kia ông đã giao tiền cho, để biết mỗi người đã làm lợi được bao nhiêu.
"Người thứ nhất đến và thưa: "Tâu vua, nén bạc của vua đã sinh lợi được mười nén". Nhà vua bảo: "Ðược, hỡi người tôi tớ tốt lành, ngươi đã trung tín trong điều nhỏ mọn, ngươi sẽ được quyền cai trị mười thành". Người thứ hai đến thưa: "Tâu vua, nén bạc của vua đã sinh lợi được năm nén". Nhà vua đáp: "Ngươi cũng vậy, hãy cai quản năm thành".
"Người thứ ba đến thưa: "Tâu vua, đây nén bạc của vua, tôi còn giữ trong khăn, vì tôi sợ ngài: ngài là người hà khắc, và lấy cái ngài không gửi, gặt cái ngài không gieo". Vua phán rằng: "Hỡi đầy tớ bất lương, ta cứ lời ngươi mà xử ngươi. Ngươi đã biết ta là người hà khắc, lấy cái ta không gửi, gặt cái ta không gieo, sao ngươi không gửi bạc ta ở ngân hàng, để rồi khi ta trở về, ta có thể lấy cả vốn lẫn lời".
"Vua liền bảo những người đứng đó rằng: "Hãy lấy nén bạc của nó mà trao cho người đã có mười nén". Họ tâu rằng: "Tâu vua, người ấy đã có mười nén rồi". Vua đáp: "Ta nói cùng các ngươi: Ai có sẽ cho thêm, và người đó sẽ được dư dật; còn ai không có, người ta sẽ lấy đi cả cái nó đang có. Còn những kẻ nghịch cùng ta, không muốn ta làm vua, hãy đem chúng ra đây và giết chúng trước mặt ta". Nói thế rồi Chúa liền dẫn họ lên Giêrusalem.
Ðó là lời Chúa.
Bằng mọi giá
Lm. Minh Anh
06:20 17/11/2020
BẰNG MỌI GIÁ
“Ông chạy lên trước, trèo lên một cây sung”.
Kính thưa Anh Chị em,
Thật là thú vị, người mù của Tin Mừng hôm qua và Giakêu của Tin Mừng hôm nay nói lên một cách hùng hồn về sự cấp thiết ‘bằng mọi giá’ phải gặp cho được Chúa Giêsu ở hai con người; một người dưới thấp, một người trên cao; một người nghèo kiết xác, một người giàu nứt đố. Người mù sẽ không ngừng la hét cho đến khi anh được đưa đến trước Chúa Giêsu; quan thuế Giakêu chạy đi chạy lại giữa đám đông cho đến khi gặp được Ngài. Vì quyết tâm gặp Chúa, Giakêu phá bỏ mọi lề thói, trèo lên một cây sung, dù ông thấp bé và không mấy ai ưa. Và đây, Chúa Giêsu cũng không lãng phí thời gian để bước vào cuộc sống của gã thu thuế này cách dứt khoát để biến đổi nó.
Chúa Thánh Thần cũng đang ước mong một cuộc gặp gỡ tương tự của mỗi người chúng ta với Chúa Giêsu như thế. Đôi khi, những trở ngại khác nhau cản lối chúng ta nhận ra Chúa Giêsu và hành động của Ngài trong cuộc sống mình; hơn hết, chúng ta thiếu quyết tâm vì thật dễ dàng để đưa ra những lời bào chữa, “Tôi quá lùn”, “Tôi quá xấu xa”, “Chúa Giêsu quá bận”, “Tôi chỉ là một tội nhân”. Thế nhưng, nếu chúng ta thực sự muốn Chúa Giêsu ở lại nhà mình ‘bằng mọi giá’, thì Ngài sẽ đến, nhưng trước hết có thể có những cây sung mà chúng ta cần phải trèo lên trước; trèo lên đã khó, tụt nhanh xuống lại càng khó hơn. Hãy nôn nả dù phải té bịch trước Ngài và nói, “Lạy Chúa, Chúa biết, ‘con yêu mến Chúa’”; hoặc nếu cảm thấy khó vì thiếu thật lòng, chúng ta hãy nói, “Lạy Chúa, Chúa biết, ‘con muốn yêu mến Chúa’, nhưng con là một người đàn ông tội lỗi, một người phụ nữ tội lỗi”. Dẫu thế, Chúa Giêsu vẫn làm điều tương tự như người cha đã làm với đứa con hoang đàng vốn đã đốt sạch tiền bạc với các ả đào và các lạc thú; Ngài sẽ không để chúng ta đọc hết bài phát biểu dọn sẵn, Ngài sẽ bịt miệng chúng ta bằng một cái ôm thật chặt.
Ít ai từng chào đón Chúa Giêsu với niềm vui và sự phấn khích như người đàn ông nhỏ bé có tên Giakêu này. Từ trên cây tụt xuống, ông mở tiệc đón Chúa; chia nửa tài sản cho người nghèo, và hứa đền bù những bốn lần cho các vụ biển lận. Giakêu thực sự như người lái buôn của Tin Mừng khi đã tìm được viên ngọc quý; ‘bằng mọi giá’, ông sẵn sàng bán hết những gì mình có để mua kỳ được viên ngọc với giá rất đắt; viên ngọc ấy chính là tình bạn và sự thân thiết với Chúa Giêsu, người mà ông ‘bằng mọi giá’, gặp cho được cũng là người đã đến ở lại, dùng bữa và nhất là cứu độ ông, “Hôm nay nhà này được ơn cứu độ”. Chúa Giêsu mang cho ông lòng quảng đại, niềm vui, bình an và thú vị nhất, trả lại cho ông điều ông đã mất, đó là sự công chính; trong tiếng Do Thái, Giakêu là “Zakkay” có nghĩa là “người thanh khiết, người công chính”.
Một sự trùng hợp đến bất ngờ khi sách Khải Huyền hôm nay cũng nói đến một cuộc viếng thăm không hẹn mà gặp của Chúa, “Ta sẽ đến với ngươi như kẻ trộm, ngươi sẽ không biết giờ nào Ta sẽ bất chợt đến cùng ngươi”; và tuyệt vời hơn, “Này Ta đứng ngoài cửa, Ta gõ; nếu ai nghe tiếng Ta mà mở cửa cho Ta, Ta sẽ vào nhà người ấy và dùng bữa tối với nó, và nó sẽ dùng bữa với Ta”.
Một nhà nghiên cứu cá cảnh chia sẻ một kinh nghiệm kỳ thú, “Một con cá mập được nuôi từ nhỏ, sẽ có kích thước tỷ lệ với kích cỡ chậu kiểng nuôi nó; nó có thể dài tối đa 15cm; nhưng nếu thả nó ra đại dương cũng trong một thời gian nhất định, nó sẽ dài đến 2,5m.
Anh Chị em,
Chúng ta không thuộc hạng Kitô hữu 15cm đáng yêu nhất bơi quanh một vũng nước nhỏ; ‘bằng mọi giá’ và giá đắt nhất là cuộc khổ nạn và cái chết của Chúa Giêsu, Ngài đã đưa chúng ta ra đại dương mênh mông để chúng ta ngụp lặn trong biển sâu ân sủng, ‘vừa bơi vừa bay’ với chim câu Thánh Thần. Hơn thế nữa, mỗi ngày, Vua các vua, Chúa các chúa đến với chúng ta qua Bí tích Thánh Thể, Ngài không muốn một góc chật hẹp trong tim mỗi người nhưng muốn được đón tiếp trước đại sãnh đường, được ở căn phòng sang trọng nhất của ‘thánh điện tâm hồn’ chúng ta; Ngài mong chúng ta trở thành một Giakêu thanh khiết và công chính tụt xuống khỏi ‘cây tôi’, để Thánh Thần Ngài bứng ra khỏi ‘chậu tôi’ hầu trong cung điện tâm hồn đó, Vua Giêsu có thể an tâm lưu lại.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“‘Bằng mọi giá’, xin bứng con ra khỏi ‘chậu tôi’ chật hẹp hầu con thoả chí tang bồng, ‘vừa bơi vừa bay’ với Thánh Thần ngoài bể khơi ân sủng Chúa. Để được vậy, xin giúp con khao khát Chúa mỗi ngày, cụ thể bằng việc dọn sạch rác rưởi nơi cung lòng con, có thể là một Kitô hữu 15cm”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Ông chạy lên trước, trèo lên một cây sung”.
Kính thưa Anh Chị em,
Thật là thú vị, người mù của Tin Mừng hôm qua và Giakêu của Tin Mừng hôm nay nói lên một cách hùng hồn về sự cấp thiết ‘bằng mọi giá’ phải gặp cho được Chúa Giêsu ở hai con người; một người dưới thấp, một người trên cao; một người nghèo kiết xác, một người giàu nứt đố. Người mù sẽ không ngừng la hét cho đến khi anh được đưa đến trước Chúa Giêsu; quan thuế Giakêu chạy đi chạy lại giữa đám đông cho đến khi gặp được Ngài. Vì quyết tâm gặp Chúa, Giakêu phá bỏ mọi lề thói, trèo lên một cây sung, dù ông thấp bé và không mấy ai ưa. Và đây, Chúa Giêsu cũng không lãng phí thời gian để bước vào cuộc sống của gã thu thuế này cách dứt khoát để biến đổi nó.
Chúa Thánh Thần cũng đang ước mong một cuộc gặp gỡ tương tự của mỗi người chúng ta với Chúa Giêsu như thế. Đôi khi, những trở ngại khác nhau cản lối chúng ta nhận ra Chúa Giêsu và hành động của Ngài trong cuộc sống mình; hơn hết, chúng ta thiếu quyết tâm vì thật dễ dàng để đưa ra những lời bào chữa, “Tôi quá lùn”, “Tôi quá xấu xa”, “Chúa Giêsu quá bận”, “Tôi chỉ là một tội nhân”. Thế nhưng, nếu chúng ta thực sự muốn Chúa Giêsu ở lại nhà mình ‘bằng mọi giá’, thì Ngài sẽ đến, nhưng trước hết có thể có những cây sung mà chúng ta cần phải trèo lên trước; trèo lên đã khó, tụt nhanh xuống lại càng khó hơn. Hãy nôn nả dù phải té bịch trước Ngài và nói, “Lạy Chúa, Chúa biết, ‘con yêu mến Chúa’”; hoặc nếu cảm thấy khó vì thiếu thật lòng, chúng ta hãy nói, “Lạy Chúa, Chúa biết, ‘con muốn yêu mến Chúa’, nhưng con là một người đàn ông tội lỗi, một người phụ nữ tội lỗi”. Dẫu thế, Chúa Giêsu vẫn làm điều tương tự như người cha đã làm với đứa con hoang đàng vốn đã đốt sạch tiền bạc với các ả đào và các lạc thú; Ngài sẽ không để chúng ta đọc hết bài phát biểu dọn sẵn, Ngài sẽ bịt miệng chúng ta bằng một cái ôm thật chặt.
Ít ai từng chào đón Chúa Giêsu với niềm vui và sự phấn khích như người đàn ông nhỏ bé có tên Giakêu này. Từ trên cây tụt xuống, ông mở tiệc đón Chúa; chia nửa tài sản cho người nghèo, và hứa đền bù những bốn lần cho các vụ biển lận. Giakêu thực sự như người lái buôn của Tin Mừng khi đã tìm được viên ngọc quý; ‘bằng mọi giá’, ông sẵn sàng bán hết những gì mình có để mua kỳ được viên ngọc với giá rất đắt; viên ngọc ấy chính là tình bạn và sự thân thiết với Chúa Giêsu, người mà ông ‘bằng mọi giá’, gặp cho được cũng là người đã đến ở lại, dùng bữa và nhất là cứu độ ông, “Hôm nay nhà này được ơn cứu độ”. Chúa Giêsu mang cho ông lòng quảng đại, niềm vui, bình an và thú vị nhất, trả lại cho ông điều ông đã mất, đó là sự công chính; trong tiếng Do Thái, Giakêu là “Zakkay” có nghĩa là “người thanh khiết, người công chính”.
Một sự trùng hợp đến bất ngờ khi sách Khải Huyền hôm nay cũng nói đến một cuộc viếng thăm không hẹn mà gặp của Chúa, “Ta sẽ đến với ngươi như kẻ trộm, ngươi sẽ không biết giờ nào Ta sẽ bất chợt đến cùng ngươi”; và tuyệt vời hơn, “Này Ta đứng ngoài cửa, Ta gõ; nếu ai nghe tiếng Ta mà mở cửa cho Ta, Ta sẽ vào nhà người ấy và dùng bữa tối với nó, và nó sẽ dùng bữa với Ta”.
Anh Chị em,
Chúng ta không thuộc hạng Kitô hữu 15cm đáng yêu nhất bơi quanh một vũng nước nhỏ; ‘bằng mọi giá’ và giá đắt nhất là cuộc khổ nạn và cái chết của Chúa Giêsu, Ngài đã đưa chúng ta ra đại dương mênh mông để chúng ta ngụp lặn trong biển sâu ân sủng, ‘vừa bơi vừa bay’ với chim câu Thánh Thần. Hơn thế nữa, mỗi ngày, Vua các vua, Chúa các chúa đến với chúng ta qua Bí tích Thánh Thể, Ngài không muốn một góc chật hẹp trong tim mỗi người nhưng muốn được đón tiếp trước đại sãnh đường, được ở căn phòng sang trọng nhất của ‘thánh điện tâm hồn’ chúng ta; Ngài mong chúng ta trở thành một Giakêu thanh khiết và công chính tụt xuống khỏi ‘cây tôi’, để Thánh Thần Ngài bứng ra khỏi ‘chậu tôi’ hầu trong cung điện tâm hồn đó, Vua Giêsu có thể an tâm lưu lại.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“‘Bằng mọi giá’, xin bứng con ra khỏi ‘chậu tôi’ chật hẹp hầu con thoả chí tang bồng, ‘vừa bơi vừa bay’ với Thánh Thần ngoài bể khơi ân sủng Chúa. Để được vậy, xin giúp con khao khát Chúa mỗi ngày, cụ thể bằng việc dọn sạch rác rưởi nơi cung lòng con, có thể là một Kitô hữu 15cm”, Amen.
(Tgp. Huế)
Vị Vua Thẩm Phán
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
19:11 17/11/2020
VỊ VUA THẨM PHÁN
Năm phụng vụ mở đầu bằng mầu nhiệm Nhập thể và kết thúc bằng vương quyền viên mãn của Đức Kitô. Đặt lễ Chúa Kitô Vua trong Chúa nhật cuối cùng năm phụng vụ, Giáo Hội nhắc nhở rằng, Đức Kitô chính là Vua của vũ trụ, Ngài là Chủ của thời gian, Chủ của lịch sử nhân loại và là Chủ của lịch sử mỗi người chúng ta. Chúa Kitô vượt trên thời gian để mãi mãi là vị Vua vĩnh cửu, Vua tình yêu.
Bài Tin mừng hôm nay mô tả ngày cánh chung. Khi đó Đức Giêsu xuất hiện như một vị Vua-Thẩm phán. Tất cả mọi người đều tập họp trước nhan Ngài để chịu xét xử. Tiêu chuẩn mà vị Vua-Thẩm phán ấy dựa vào để xét xử là cách sống yêu thương. Ngài cho rằng ai thể hiện tình yêu cụ thể với những người khốn khổ bé mọn tức là thể hiện tình yêu đối với Ngài và sẽ được trọng thưởng. Ngược lai, ai không yêu thương những người khốn khổ bé mọn cũng có nghĩa là không yêu thương Chúa nên bị trừng trị.
Núi Corcovado bên Brazil, có bức tượng Cristo Redentor - Chúa Giêsu, Đấng Cứu Thế Vua cao 30 mét, dang tay đứng trên đỉnh núi hùng vĩ. Núi Tao Phùng, Tượng Chúa Giêsu Vua, cao 32 mét, chiều dài hai cánh tay là 18,4 mét, uy nghi. Chúa Giêsu Vua giang đôi tay ôm trọn nhân loại trong tình thương cứu rỗi.Trái tim của Ngài mở ra để yêu thương mỗi người và mọi người, cánh tay của Ngài mở rộng để vươn đến mọi người. Đó là hình ảnh tuyệt đẹp của người Mục Tử.
1. Vua Giêsu, Mục Tử
Chúa Giêsu là Vua Mục Tử Nhân Lành. Ngài tụ họp những con chiên bị phân tán, tìm con chiên lạc, băng bó chiên bị thương tích, chữa lành chiên bị đau ốm, chăn dắt chăm sóc đoàn chiên theo đường công chính (Bài đọc I). Ngài tuyên bố: “Ta là mục tử nhân lành, Ta biết chiên Ta và chiên Ta biết Ta”(Ga 10,10); “Ta đến để cho chiên Ta được sống và được sống dồi dào. Chính Ta là mục tử nhân lành hy sinh mạng sống mình vì chiên”. Vua Mục Tử thiết lập Vương Quốc Tình Thương. Vị Vua ấy đã tự đồng hóa mình với những kẻ bé mọn nghèo khổ: “Ta bảo thật các ngươi, mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy” (Mt 25,40). Tiêu chuẩn để xác định một người thuộc vương quốc của Ngài là chính những hành động của tình thương. Vua Giêsu làm Thẩm phán xét xử mỗi người theo tiêu chuẩn của tình thương.
2. Vua Giêsu, Thẩm Phán
Để diễn tả vương quyền của Chúa Giêsu Kitô, Vua vũ trụ, bài Tin Mừng mỗi năm Phụng vụ khai triển về một khía cạnh đặc biệt. Năm A với bài Tin Mừng Matthêu (25,31-46), đề cao Vua Giêsu như vị Thẩm phán xét xử muôn loài. Năm B với bài Tin Mừng Gioan (18,33-37), một cái nhìn thần học về uy quyền của Vua Giêsu là Lời Thiên Chúa nhập thể đến để làm chứng cho sự thật rằng Thiên Chúa hằng yêu thương nhân loại và chờ đợi con người đáp lại tình yêu ấy bằng cách tin vào Đấng được sai đến. Năm C với bài Tin Mừng Luca (23,35-43) trình bày Vua Giêsu hiển trị từ trên thập giá. Ngai vàng là thập giá, vương miện là mão gai. Vua Giêsu tuyệt đối vâng phục Chúa Cha để đem lại sự tha thứ tội lỗi cho nhân loại. Ngài không là vị Vua Cứu Độ bảo đảm cho con người ta những sự thiện hảo thế tạm. Ngài chẳng giải thoát ngay cả chính bản thân Ngài khỏi cái chết thảm thương trên thập giá. Ngài cũng chẳng hứa sẽ giải thoát con người khỏi bệnh tật hay đói nghèo. Quyền bính của Ngài là ơn cứu độ và sự sống trong Thiên Chúa: “Nước Thiên Chúa là sự công chính, bình an và hoan lạc trong Thánh Thần” (Rm 14,17). Ngài đã thi hành vương quyền bằng cách yêu thương loài người đến nỗi sẵn sàng chết cho loài người ngay chính lúc loài người từ chối Ngài, chế giễu Ngài, thậm chí thách thức Ngài.
Vương quốc của Chúa Kitô Vua là vương quốc của tình yêu. Muốn vào vương quốc của Ngài, phải là người có lòng yêu mến Chúa và yêu thương anh em thật sự.
3. Đã làm gì và không làm gì cho tha nhân
Thánh Matthêu tường thuật quang cảnh ngày cánh chung, khi Chúa Giêsu tái giáng và Ngài phân xử, mọi người tốt xấu, lành dữ đều có mặt và được xét xử rõ ràng. Tiêu chuẩn để xét xử là tình yêu mỗi người thực hiện cho tha nhân.
Nội dung cuộc xét xử thật bất ngờ. Đấng Thẩm Phán chỉ xét hỏi người ta về tình thương. Một tình thương cụ thể được chứng tỏ bằng việc làm thiết thực đối với những con người bằng xương bằng thịt “Cho kẻ đói được ăn, cho kẻ được khát uống, viếng thăm kẻ bệnh tật và tù đày, tiếp rước khách lạ bơ vơ…”. Điều bất ngờ hơn nữa chính là lời Đức Kitô tuyên bố: “Mỗi lần các ngươi làm những điều ấy cho một kẻ bé nhỏ là các ngươi làm cho chính Ta”. Những người bị xét xử đều nhất loạt thắc mắc: “Lạy Chúa, có bao giờ chúng con thấy Chúa đói khát, rách rưới, bệnh tật, bị cầm tù hay là khách lạ đâu?”. Mặc cho người tốt kẽ xấu thắc mắc, lời Chúa dạy thật rõ ràng: người khốn khổ bất cứ dưới hình thức nào đều là hiện thân của Chúa. Ngài tự đồng hóa mình với họ. Vậy thì rõ ràng mọi việc chúng ta làm vì tình thương đối với đồng loại đều là việc đạo đức.Thiên Chúa không cần phân biệt ai là giáo hoàng, ai là giám mục, ai là linh mục, ai là giáo dân; không cần biết ai giàu ai nghèo, ai có địa vị ai là thường dân; Ngài chỉ xét có một điều: mỗi người đã làm gì và không làm gì cho tha nhân. Như thế, việc làm chứ không phải lời nói hay cái gì khác quyết định chúng ta thuộc chiên hay dê.
Thánh Gioan Kim Khẩu dạy: đừng phân biệt đối xử giữa Chúa Giêsu trong nhà thờ và Chúa Giêsu ngoài nhà thờ. Chúa trong nhà thờ và Chúa ngoài nhà thờ, tức là những anh chị em khác, phải được tôn trọng như nhau. Đức Kitô hiện diện trong Bí tích Thánh Thể và Ngài cũng hiện diện thực sự trong mỗi một con người.
Ngôi Lời Thiên Chúa đã làm người, đã sinh ra trong hang súc vật, trốn chạy sự tàn ác và tham vọng của con người, bị đeo đuổi chỉ trích, hành hạ và bị treo trên Thập giá. Ngôi Lời Thiên Chúa đã sinh ra trong hang súc vật, trốn chạy sự tàn ác và tham vọng của con người, bị chỉ trích lại trừ, bị hành hạ và chết treo trên Thập giá. Vì thế, Ngài đã kinh qua mọi khổ đau và cái chết trong thân phận con người, Ngài cảm thông với hết thảy mọi người. Chúa bảo rằng, những ai cho người đói khát một ly nước, một chén cơm là họ cho Chúa ăn uống. Những ai cho người rách rưới hoặc mình trần một manh áo là họ đã cho Ngài mặc áo. Những ai cho người sa cơ thất thế không nơi nương tựa được trú ngụ một thời gian là họ đã cho Chúa trọ nhà... Điều vĩ đại trong Phúc Âm về ngày Phán xét đó là giá trị những việc nhỏ bé hàng ngày của tình yêu thương. Mọi sự sẽ qua đi, nhưng yêu thương sẽ tồn tại mãi mãi.
Vương quốc của Vua Giêsu là vương quốc của tình yêu. Ai sống trong tình yêu thì thuộc công dân Nước Thiên Chúa.Tình yêu là “thẻ căn cước”của công dân Nước Trời. Tình yêu không đòi hỏi nhiều lời nói cho bằng nhiều hành động thiết thực và sống động. Việc bác ái là chứng chỉ duy nhất để được nhận vào số những người được Chúa Cha chúc phúc.
Nếu Chúa Giêsu chỉ là Vua của thế giới, của vũ trụ, mà không phải là Vua của tâm hồn ta, thì việc tuyên xưng Ngài là vua có ích lợi gì cho ta? Tuyên xưng thật mạnh mẽ trên lý thuyết, mà thực tế đời sống của ta lại chứng tỏ trái ngược lại, thì sự tương phản ấy chỉ cho thấy sự giả dối hay giả hình của ta thôi! Tôi rất thích lời của Tổng thống Bush: “Show, but don’t tell!”: Hãy chứng tỏ (bằng thực tế, bằng hành động) chứ đừng nói suông!
Trong ngày sau cùng, khi Vua Giêsu phán xét chúng ta như vị Vua của vũ trụ, Ngài chỉ xét chúng ta những điểm rất thực tế: ta đã thực hành ý muốn của Ngài như thế nào? nhất là đã yêu thương và đối xử với Ngài như thế nào qua hiện thân của Ngài là những người chung quanh ta? Ngài có phải là Vua đích thực của chính bản thân ta không?
Thiết tưởng việc sống đạo của chúng ta cần phải xây dựng trên căn bản là thực tế của đời sống, chứ không phải trên lời nói, lý thuyết, sách vở. Có như thế chúng ta mới là “người khôn ngoan xây nhà trên đá” (Mt 7,24).
Lạy Chúa Giêsu, nhìn thấy Chúa trong người khác là điều không dễ, nhưng đó là điều mà Chúa đề cao: mỗi lần giúp đỡ, yêu thương, chia sẻ, thiện cảm, vui cười, nói dễ nghe, cư xử tốt, cầu nguyện cho người khác…đó là chúng con làm cho chính Chúa, xin cho chúng con luôn biết thực hành đức ái trong đời sống hàng ngày. Amen.
Năm phụng vụ mở đầu bằng mầu nhiệm Nhập thể và kết thúc bằng vương quyền viên mãn của Đức Kitô. Đặt lễ Chúa Kitô Vua trong Chúa nhật cuối cùng năm phụng vụ, Giáo Hội nhắc nhở rằng, Đức Kitô chính là Vua của vũ trụ, Ngài là Chủ của thời gian, Chủ của lịch sử nhân loại và là Chủ của lịch sử mỗi người chúng ta. Chúa Kitô vượt trên thời gian để mãi mãi là vị Vua vĩnh cửu, Vua tình yêu.
Bài Tin mừng hôm nay mô tả ngày cánh chung. Khi đó Đức Giêsu xuất hiện như một vị Vua-Thẩm phán. Tất cả mọi người đều tập họp trước nhan Ngài để chịu xét xử. Tiêu chuẩn mà vị Vua-Thẩm phán ấy dựa vào để xét xử là cách sống yêu thương. Ngài cho rằng ai thể hiện tình yêu cụ thể với những người khốn khổ bé mọn tức là thể hiện tình yêu đối với Ngài và sẽ được trọng thưởng. Ngược lai, ai không yêu thương những người khốn khổ bé mọn cũng có nghĩa là không yêu thương Chúa nên bị trừng trị.
Núi Corcovado bên Brazil, có bức tượng Cristo Redentor - Chúa Giêsu, Đấng Cứu Thế Vua cao 30 mét, dang tay đứng trên đỉnh núi hùng vĩ. Núi Tao Phùng, Tượng Chúa Giêsu Vua, cao 32 mét, chiều dài hai cánh tay là 18,4 mét, uy nghi. Chúa Giêsu Vua giang đôi tay ôm trọn nhân loại trong tình thương cứu rỗi.Trái tim của Ngài mở ra để yêu thương mỗi người và mọi người, cánh tay của Ngài mở rộng để vươn đến mọi người. Đó là hình ảnh tuyệt đẹp của người Mục Tử.
1. Vua Giêsu, Mục Tử
Chúa Giêsu là Vua Mục Tử Nhân Lành. Ngài tụ họp những con chiên bị phân tán, tìm con chiên lạc, băng bó chiên bị thương tích, chữa lành chiên bị đau ốm, chăn dắt chăm sóc đoàn chiên theo đường công chính (Bài đọc I). Ngài tuyên bố: “Ta là mục tử nhân lành, Ta biết chiên Ta và chiên Ta biết Ta”(Ga 10,10); “Ta đến để cho chiên Ta được sống và được sống dồi dào. Chính Ta là mục tử nhân lành hy sinh mạng sống mình vì chiên”. Vua Mục Tử thiết lập Vương Quốc Tình Thương. Vị Vua ấy đã tự đồng hóa mình với những kẻ bé mọn nghèo khổ: “Ta bảo thật các ngươi, mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy” (Mt 25,40). Tiêu chuẩn để xác định một người thuộc vương quốc của Ngài là chính những hành động của tình thương. Vua Giêsu làm Thẩm phán xét xử mỗi người theo tiêu chuẩn của tình thương.
2. Vua Giêsu, Thẩm Phán
Để diễn tả vương quyền của Chúa Giêsu Kitô, Vua vũ trụ, bài Tin Mừng mỗi năm Phụng vụ khai triển về một khía cạnh đặc biệt. Năm A với bài Tin Mừng Matthêu (25,31-46), đề cao Vua Giêsu như vị Thẩm phán xét xử muôn loài. Năm B với bài Tin Mừng Gioan (18,33-37), một cái nhìn thần học về uy quyền của Vua Giêsu là Lời Thiên Chúa nhập thể đến để làm chứng cho sự thật rằng Thiên Chúa hằng yêu thương nhân loại và chờ đợi con người đáp lại tình yêu ấy bằng cách tin vào Đấng được sai đến. Năm C với bài Tin Mừng Luca (23,35-43) trình bày Vua Giêsu hiển trị từ trên thập giá. Ngai vàng là thập giá, vương miện là mão gai. Vua Giêsu tuyệt đối vâng phục Chúa Cha để đem lại sự tha thứ tội lỗi cho nhân loại. Ngài không là vị Vua Cứu Độ bảo đảm cho con người ta những sự thiện hảo thế tạm. Ngài chẳng giải thoát ngay cả chính bản thân Ngài khỏi cái chết thảm thương trên thập giá. Ngài cũng chẳng hứa sẽ giải thoát con người khỏi bệnh tật hay đói nghèo. Quyền bính của Ngài là ơn cứu độ và sự sống trong Thiên Chúa: “Nước Thiên Chúa là sự công chính, bình an và hoan lạc trong Thánh Thần” (Rm 14,17). Ngài đã thi hành vương quyền bằng cách yêu thương loài người đến nỗi sẵn sàng chết cho loài người ngay chính lúc loài người từ chối Ngài, chế giễu Ngài, thậm chí thách thức Ngài.
Vương quốc của Chúa Kitô Vua là vương quốc của tình yêu. Muốn vào vương quốc của Ngài, phải là người có lòng yêu mến Chúa và yêu thương anh em thật sự.
3. Đã làm gì và không làm gì cho tha nhân
Thánh Matthêu tường thuật quang cảnh ngày cánh chung, khi Chúa Giêsu tái giáng và Ngài phân xử, mọi người tốt xấu, lành dữ đều có mặt và được xét xử rõ ràng. Tiêu chuẩn để xét xử là tình yêu mỗi người thực hiện cho tha nhân.
Nội dung cuộc xét xử thật bất ngờ. Đấng Thẩm Phán chỉ xét hỏi người ta về tình thương. Một tình thương cụ thể được chứng tỏ bằng việc làm thiết thực đối với những con người bằng xương bằng thịt “Cho kẻ đói được ăn, cho kẻ được khát uống, viếng thăm kẻ bệnh tật và tù đày, tiếp rước khách lạ bơ vơ…”. Điều bất ngờ hơn nữa chính là lời Đức Kitô tuyên bố: “Mỗi lần các ngươi làm những điều ấy cho một kẻ bé nhỏ là các ngươi làm cho chính Ta”. Những người bị xét xử đều nhất loạt thắc mắc: “Lạy Chúa, có bao giờ chúng con thấy Chúa đói khát, rách rưới, bệnh tật, bị cầm tù hay là khách lạ đâu?”. Mặc cho người tốt kẽ xấu thắc mắc, lời Chúa dạy thật rõ ràng: người khốn khổ bất cứ dưới hình thức nào đều là hiện thân của Chúa. Ngài tự đồng hóa mình với họ. Vậy thì rõ ràng mọi việc chúng ta làm vì tình thương đối với đồng loại đều là việc đạo đức.Thiên Chúa không cần phân biệt ai là giáo hoàng, ai là giám mục, ai là linh mục, ai là giáo dân; không cần biết ai giàu ai nghèo, ai có địa vị ai là thường dân; Ngài chỉ xét có một điều: mỗi người đã làm gì và không làm gì cho tha nhân. Như thế, việc làm chứ không phải lời nói hay cái gì khác quyết định chúng ta thuộc chiên hay dê.
Thánh Gioan Kim Khẩu dạy: đừng phân biệt đối xử giữa Chúa Giêsu trong nhà thờ và Chúa Giêsu ngoài nhà thờ. Chúa trong nhà thờ và Chúa ngoài nhà thờ, tức là những anh chị em khác, phải được tôn trọng như nhau. Đức Kitô hiện diện trong Bí tích Thánh Thể và Ngài cũng hiện diện thực sự trong mỗi một con người.
Ngôi Lời Thiên Chúa đã làm người, đã sinh ra trong hang súc vật, trốn chạy sự tàn ác và tham vọng của con người, bị đeo đuổi chỉ trích, hành hạ và bị treo trên Thập giá. Ngôi Lời Thiên Chúa đã sinh ra trong hang súc vật, trốn chạy sự tàn ác và tham vọng của con người, bị chỉ trích lại trừ, bị hành hạ và chết treo trên Thập giá. Vì thế, Ngài đã kinh qua mọi khổ đau và cái chết trong thân phận con người, Ngài cảm thông với hết thảy mọi người. Chúa bảo rằng, những ai cho người đói khát một ly nước, một chén cơm là họ cho Chúa ăn uống. Những ai cho người rách rưới hoặc mình trần một manh áo là họ đã cho Ngài mặc áo. Những ai cho người sa cơ thất thế không nơi nương tựa được trú ngụ một thời gian là họ đã cho Chúa trọ nhà... Điều vĩ đại trong Phúc Âm về ngày Phán xét đó là giá trị những việc nhỏ bé hàng ngày của tình yêu thương. Mọi sự sẽ qua đi, nhưng yêu thương sẽ tồn tại mãi mãi.
Vương quốc của Vua Giêsu là vương quốc của tình yêu. Ai sống trong tình yêu thì thuộc công dân Nước Thiên Chúa.Tình yêu là “thẻ căn cước”của công dân Nước Trời. Tình yêu không đòi hỏi nhiều lời nói cho bằng nhiều hành động thiết thực và sống động. Việc bác ái là chứng chỉ duy nhất để được nhận vào số những người được Chúa Cha chúc phúc.
Nếu Chúa Giêsu chỉ là Vua của thế giới, của vũ trụ, mà không phải là Vua của tâm hồn ta, thì việc tuyên xưng Ngài là vua có ích lợi gì cho ta? Tuyên xưng thật mạnh mẽ trên lý thuyết, mà thực tế đời sống của ta lại chứng tỏ trái ngược lại, thì sự tương phản ấy chỉ cho thấy sự giả dối hay giả hình của ta thôi! Tôi rất thích lời của Tổng thống Bush: “Show, but don’t tell!”: Hãy chứng tỏ (bằng thực tế, bằng hành động) chứ đừng nói suông!
Trong ngày sau cùng, khi Vua Giêsu phán xét chúng ta như vị Vua của vũ trụ, Ngài chỉ xét chúng ta những điểm rất thực tế: ta đã thực hành ý muốn của Ngài như thế nào? nhất là đã yêu thương và đối xử với Ngài như thế nào qua hiện thân của Ngài là những người chung quanh ta? Ngài có phải là Vua đích thực của chính bản thân ta không?
Thiết tưởng việc sống đạo của chúng ta cần phải xây dựng trên căn bản là thực tế của đời sống, chứ không phải trên lời nói, lý thuyết, sách vở. Có như thế chúng ta mới là “người khôn ngoan xây nhà trên đá” (Mt 7,24).
Lạy Chúa Giêsu, nhìn thấy Chúa trong người khác là điều không dễ, nhưng đó là điều mà Chúa đề cao: mỗi lần giúp đỡ, yêu thương, chia sẻ, thiện cảm, vui cười, nói dễ nghe, cư xử tốt, cầu nguyện cho người khác…đó là chúng con làm cho chính Chúa, xin cho chúng con luôn biết thực hành đức ái trong đời sống hàng ngày. Amen.
Chuyện Bác Chuyện Em: Tên Thánh Việt Nam
Nguyễn Trung Tây
19:57 17/11/2020
Chuyện Bác Chuyện Em bối cảnh xảy ra ở khắp nơi, Việt Nam, Mỹ, Úc, Do Thái, Philippines… Em đi tu mà em cũng có thể là một nhân vật đã lập gia đình.
Bác đang đi trên khu phố Việt, bất ngờ gặp em xách ô đi hướng ngược đường. Không hiểu tại sao sáng nay em miệng cười, mắt cũng cười, em nhìn rõ ràng tươi như giai ế bỗng dưng vớ được cô vợ, mà lại là cô con gái rượu nhà quan. Thấy em, bác mở miệng chào trước,
— Chào chú! Gớm! Mới sáng sớm vợ đau con khóc thế nào mà đã cắp ô đi đâu sớm thế?
Em thường nhật mặt khó đăm đăm tựa thù cha chưa trả, nhưng hôm nay, nghe quan bác cất tiếng chào, em vui vẻ, nhanh nhẩu gật đầu chào lại ngay,
— Vâng, em chào quan bác! Quan bác đi dạo phố! Chẳng dấu gì bác, em đang đi lên nhà xứ trình Cụ…
Bác khựng lại, nhìn ngó quanh quẩn như người sợ mật thám nghe lén,
— Ơ hay! Làm gì mà phải lên gặp Cụ? Chuyện gì quan trọng đến nỗi mới sáng sớm tinh mơ đã phải lên gặp Cụ rồi…
Biết bác nghi ngờ, em nhanh nhẹn mở miệng giải thích ngay,
— Ồ, thưa quan bác, cũng không có chuyện chi. Nhưng chuyện là như thế này, nhà em là… là nó mới sinh…
Bác o tròn miệng, cắt ngang nhời quan em,
— À! Thôi hiểu rồi. Ông nói tôi mới chợt nhớ ra. Hôm qua trong nhà xứ tôi cũng có nghe ông Trùm Lý nói loáng thoáng mấy câu vụ vợ chú mới sinh. Tôi lúc đó đang dở tay, không để ý... Mà thôi, tạ ơn Chúa, chúc mừng chú, mẹ tròn con vuông. Vậy là vui... À... Mà thím sinh trai hay gái?
Em giơ hai ngón tay, miệng cười toe toe, nửa đùa nửa thật,
— Vâng, em nói chửa xong thì bác đã ngắt ngang nhời. Tạ ơn Chúa! Vợ em nó sinh đôi, bác ạ, tới hai thằng cu lận... thưa bác!
Bác chọc gậy mắm tôm,
— Giời ạ! Hèn chi nhìn mặt cứ hớn ha hớn hở như gái mới về nhà chồng...
Bác ăn nói mát mẻ,
— Cũng khổ, bao lâu nay, thím sinh đẻ toàn là cái, đã được thằng cu nào đâu… Giờ lại lòi ra được cái giống, mà lại tới những hai... Thật đúng là Trời đãi nhé.
Em đang vui, mặc cho quan bác ăn nói mát mẻ, em vẫn cứ cười tươi,
— Bác! Cứ là khéo vẽ chuyện. Đợi mãi mới lòi ra được thằng cu, mà lại tới hai thằng cu lận... Thì đấy, ông bà mình vẫn cứ bảo, đi buôn một vốn bốn lời...
Bác đổi đề tài,
— Mà thôi, vậy ông đã tính ngày nào rửa tội cho hai thằng cu chửa?
Em giải thích,
— Thì đấy, em đang trên đường tới nhà xứ gặp Cụ, xin Cụ rửa tội cho hai cháu. Tuần này em dở công việc trong hãng... Em xin Cụ rửa tội cho hai cháu Chúa Nhật tuần tới…
Em dừng lại, đổi đề tài,
— À, mà có chuyện này, em tính nhờ vả tới bác… Em mong quan bác thương, nhận lời.
Em giọng điệu xa gần,
— Em biết lúc nào bác cũng thương vợ chồng nhà em và các cháu.. Em hy vọng bác không nỡ lòng từ chối.
Thấy quan em mở miệng nhờ vả, bác nhìn em, quan sát cẩn thận, sau cùng hỏi lại,
— Gớm! Có chuyện gì thì ông cứ nói đi. Khổ! Ông cứ vòng vo tam quốc khiến tôi tự nhiên lại đâm ra lo lo… Không biết ông có nhờ lên cung trăng hái lá đa lá đề phơi khô làm quạt hay không? Hay là lại vui quá, hứng chí rủ đi hát quan họ. Nè, đừng có mà vớ vẩn quan họ với quan hàng ở đây đấy nhé. Vợ mới sinh, lo mà ở nhà trông nom bếp lửa. Ông bà mình vẫn cứ nói gái mới sinh yếu như cua mới lột...
Bị bác mắng khéo, em không giận, nhưng nói liền,
— Không! Thưa quan bác, chuyện với tới trời thì em nào dám. Còn vụ quan họ quan hang thì chắc chắn là không rồi. Bác cứ làm như em rỗi hơi... Vâng, thì cũng đang tính nhờ bác làm Bõ cho hai thằng cu…
Bác thư dãn khuôn mặt,
— À! Tưởng chuyện chi...
Bác giọng cả kẻ,
— Nhưng chú phải nhẩn nha để cho tôi coi hẵng! Ông mới nói Chúa Nhật tuần tới phải không? Ừ! Mấy giờ thì nhà mình rửa tội nhỉ?
Em nói ngay,
— Vâng, thưa bác, bốn giờ chiều ạ.
Em ngọt ngào,
— Tiện thể cũng xin thưa với quan bác, rửa tội xong thì cũng tầm chiều rồi, em mời bác về nhà em ăn mừng nhé.
Em khoe tài bà xã,
— Kỳ này nhà em trổ tài nấu món canh cua rau đay với đậu phộng rán chấm mắm tôm, đặc biệt có món thịt giả cầy rựa mận nấu mẻ… Món ruột của em đấy thưa bác. Xin phép bác cho em nhắc tới món gia truyền... Còn lòng lợn tiết canh thì em ghé sang mua của bà Trùm Tĩn ở trên phố Việt...
Bác lại lên điệu cha chú,
— Ông chỉ được cái khéo miệng. Việc kinh hạt chửa xong thì cứ sa đà lôi chuyện bếp núc vào đây... Mà thôi, ông cũng đừng lo... Bận gì thì bận tôi cũng bỏ sang một bên. Làm Bõ cho hai cháu chứ nào phải chuyện đùa như chuyện thằng Mõ...
Bác nghĩ ngợi,
— Mà cái này nói nhời tình thật! Tôi thì cũng nể ông lắm, mới dám nhận nhời. Làm Bõ hai đứa thì cũng như làm cha làm mẹ đẻ, tôi cũng phải lo mà dạy dỗ hai đứa cho nên phần hồn. Kẻo không thiên hạ mai này người ta cười chê, nói...thì…thì cũng tại Bõ của nó…!!!
Em toét miệng cười, đưa bác lên tận mây xanh,
— Vâng, em biết... Thiệt tình là cũng làm khó quan bác. Nhưng hai vợ chồng nhà em đã bàn hỏi cẩn thận với nhau. Con vợ em nó nói, trong xứ đạo làng ta, chỉ có bác là nhất, dù gì bác cũng đã từng làm Trùm, tay hòm chìa khóa của Cụ...
Được khen, quan bác cười tươi, ruột mát như giếng nước đầu làng tháng Giêng, nhưng cũng gượng làm mặt ngượng, ngắt lời em,
— Ông! Lại tuồng phường chèo... Ở đâu mà lại chui ra tay hòm chìa khóa... Người ngoài nghe được, tưởng thật, lại đồn ầm cả lên! Tới tai Cụ, Cụ lại mắng cho mấy mắng! Trùm thì trùm. Tiền lắc giỏ một tay cụ giữ. Một xu một hào tôi cũng chả rành. Chuyện này thì cả giáo xứ biết…
Biết tỏng ruột bác, nhưng em cười cười,
— Vâng, em xin quan bác bỏ qua cho. Em vui quá, nhỡ nhời... Em muốn nói là hồi đó bác làm Trùm, giúp cụ dậy Giáo Lý...
Bác gật gật đầu, hỏi tới,
— Ừ thôi, được... Mà này, đã đặt tên thánh cho hai đứa nó chửa?
Em đáp liền, không đắn đo, không suy nghĩ,
—Dạ, xin thưa với bác. Thằng cu lớn, Minh Tuấn, hai vợ chồng đăt tên thánh Dũng Lạc. Thằng cu nhỡ Minh Quân, tên thánh Thiện. Trong sổ Gia Đình Công Giáo viết là Dũng Lạc Trần Minh Tuấn và Thiện Trần Minh Quân.
Bác há to miệng,
— Ơ! Cái ông này! Ông nói thật hay đang nói bỡn chơi đấy…
Em há to tròn miệng,
— Ơ bác! Chuyện rửa tội chứ đâu phải chuyện cu Tí cu Tèo đâu mà em dám giỡn chơi với quan bác...
Em gật đầu xác nhận,
— Vâng, thưa quan bác, Dũng Lạc Trần Minh Tuấn và Thiện Trần Minh Quân...
Bác thắc mắc,
— Ông yêu kính các thánh Tử Đạo Việt Nam, lấy tên các ngài đặt tên cho hai cháu. Thật tốt! Phải nhẽ.... Nhưng...sao không đặt cho đầy đủ cái tên thánh… Anrê Dũng Lạc, Tôma Thiện? Ông bỏ đâu mất rồi hai chữ Anrê với Tôma?
Em hỏi vặn,
— Ơ hay, bác! Xin phép bác cho em hỏi mấy nhời. Tại sao cứ phải Anrê Dũng Lạc với Tôma Thiện?
Bị chiếu bí, bác ú ớ như trái bí rợ tịt ngọt,
— Thì biết đâu đấy, thấy ai cũng cứ gọi thánh Anrê Dũng Lạc, thánh Tôma Thiện. Ai sao tôi vậy, thế thôi.
Em giải thích,
— Vâng, em hiểu... Anrê là tên rửa tội của cha Dũng Lạc. Nhưng bây giờ ngài đã được phong thánh rồi, mình gọi thánh Dũng Lạc thôi, thế là đủ rồi. Tôma Thiện cũng thế... Bác nghĩ em nói có phải phép hay không?
Em hí hửng như người khoe của,
— Em nặn mãi mới ra được cái giống, mà Chúa thương ban cho tới hai thằng. Hy vọng mai nay thằng cu nhớn, nhớn lên, Chúa gọi, nó đi tu làm cha như thánh Dũng Lạc. Giờ lấy tên thánh Dũng Lạc đặt cho nó là hợp nhất. Bác nghĩ em nói có phải hay không?
Bác nghe em giải thích, ngẫm nghĩ, sau cùng nửa đùa nửa thật,
— Ừ! Thôi! Tôi… tôi cũng tạm… tạm hiểu. Làm thầy bói đoán chơi chơi nhé. Cái con chị thằng Minh Tuấn Minh Quân chắc lại đặt tên thánh Việt Nam rồi phải không, mà phải là thánh Đê hẳn hoi rõ ràng?... Có đúng không?
Em hớn hở cười tươi như gặp người đồng hương trên đất khách,
— Thật đúng là quan bác, chuyện gì bác cũng tinh tường...! Vâng, bác nói đúng! Tên đầy đủ trong sổ Rửa Tội của cháu là Đê Trần Mai Hương. Không thiếu một chữ, không thừa một tên...
Em kể chuyện,
— Bác chỗ tình thân, mà lại là bởi bác tinh tường nói trước cho nên em mới dám kể vuốt theo... Khổ, hồi đó em ở giáo xứ cha tây. Ngài cứ xuýt xoa vặn hỏi thánh Đê là bà thánh nào? Sao không thấy tên trong sổ Các Thánh. Em lại phải nhờ cha Việt Nam gọi điện thoại nói hộ cho mấy nhời. Em thấy hai người cứ xí xa xí xô với nhau một hồi, ông cha tây mới chịu viết vào trong Sổ Rửa Tội giáo xứ nguyên văn:
Tên Thánh: Đê
Họ và Tên: Trần thị Mai Hương
Em kết luận,
— Vâng. Thánh nào cũng là thánh. Nhưng em Việt Nam, em khoái thánh Việt Nam. Em là cứ tên thánh Việt Nam mà em đặt.
Suy Niệm
Nối tiếp truyền thống bất khuất của tiền nhân, thánh Dũng Lạc, thánh Đê, thánh Thiện, và các thánh tử đạo Việt Nam đã sống một đời sống trung thành và tự trọng với Thiên Chúa và với mình. Bởi thế các ngài dù đã nằm xuống, nhưng anh linh hiển thánh vẻ vang trên thiên quốc và trong lòng người Công Giáo Việt Nam.
Lời Nguyện
Lạy Chúa, xin dậy cho chúng con biết sống chứng nhân Tin Mừng như các thánh Việt Nam đã từng làm chứng cho một đức tin sắt son về tình yêu bao la của Thiên Chúa.
Bác đang đi trên khu phố Việt, bất ngờ gặp em xách ô đi hướng ngược đường. Không hiểu tại sao sáng nay em miệng cười, mắt cũng cười, em nhìn rõ ràng tươi như giai ế bỗng dưng vớ được cô vợ, mà lại là cô con gái rượu nhà quan. Thấy em, bác mở miệng chào trước,
— Chào chú! Gớm! Mới sáng sớm vợ đau con khóc thế nào mà đã cắp ô đi đâu sớm thế?
Em thường nhật mặt khó đăm đăm tựa thù cha chưa trả, nhưng hôm nay, nghe quan bác cất tiếng chào, em vui vẻ, nhanh nhẩu gật đầu chào lại ngay,
— Vâng, em chào quan bác! Quan bác đi dạo phố! Chẳng dấu gì bác, em đang đi lên nhà xứ trình Cụ…
Bác khựng lại, nhìn ngó quanh quẩn như người sợ mật thám nghe lén,
— Ơ hay! Làm gì mà phải lên gặp Cụ? Chuyện gì quan trọng đến nỗi mới sáng sớm tinh mơ đã phải lên gặp Cụ rồi…
Biết bác nghi ngờ, em nhanh nhẹn mở miệng giải thích ngay,
— Ồ, thưa quan bác, cũng không có chuyện chi. Nhưng chuyện là như thế này, nhà em là… là nó mới sinh…
Bác o tròn miệng, cắt ngang nhời quan em,
— À! Thôi hiểu rồi. Ông nói tôi mới chợt nhớ ra. Hôm qua trong nhà xứ tôi cũng có nghe ông Trùm Lý nói loáng thoáng mấy câu vụ vợ chú mới sinh. Tôi lúc đó đang dở tay, không để ý... Mà thôi, tạ ơn Chúa, chúc mừng chú, mẹ tròn con vuông. Vậy là vui... À... Mà thím sinh trai hay gái?
Em giơ hai ngón tay, miệng cười toe toe, nửa đùa nửa thật,
— Vâng, em nói chửa xong thì bác đã ngắt ngang nhời. Tạ ơn Chúa! Vợ em nó sinh đôi, bác ạ, tới hai thằng cu lận... thưa bác!
Bác chọc gậy mắm tôm,
— Giời ạ! Hèn chi nhìn mặt cứ hớn ha hớn hở như gái mới về nhà chồng...
Bác ăn nói mát mẻ,
— Cũng khổ, bao lâu nay, thím sinh đẻ toàn là cái, đã được thằng cu nào đâu… Giờ lại lòi ra được cái giống, mà lại tới những hai... Thật đúng là Trời đãi nhé.
Em đang vui, mặc cho quan bác ăn nói mát mẻ, em vẫn cứ cười tươi,
— Bác! Cứ là khéo vẽ chuyện. Đợi mãi mới lòi ra được thằng cu, mà lại tới hai thằng cu lận... Thì đấy, ông bà mình vẫn cứ bảo, đi buôn một vốn bốn lời...
Bác đổi đề tài,
— Mà thôi, vậy ông đã tính ngày nào rửa tội cho hai thằng cu chửa?
Em giải thích,
— Thì đấy, em đang trên đường tới nhà xứ gặp Cụ, xin Cụ rửa tội cho hai cháu. Tuần này em dở công việc trong hãng... Em xin Cụ rửa tội cho hai cháu Chúa Nhật tuần tới…
Em dừng lại, đổi đề tài,
— À, mà có chuyện này, em tính nhờ vả tới bác… Em mong quan bác thương, nhận lời.
Em giọng điệu xa gần,
— Em biết lúc nào bác cũng thương vợ chồng nhà em và các cháu.. Em hy vọng bác không nỡ lòng từ chối.
Thấy quan em mở miệng nhờ vả, bác nhìn em, quan sát cẩn thận, sau cùng hỏi lại,
— Gớm! Có chuyện gì thì ông cứ nói đi. Khổ! Ông cứ vòng vo tam quốc khiến tôi tự nhiên lại đâm ra lo lo… Không biết ông có nhờ lên cung trăng hái lá đa lá đề phơi khô làm quạt hay không? Hay là lại vui quá, hứng chí rủ đi hát quan họ. Nè, đừng có mà vớ vẩn quan họ với quan hàng ở đây đấy nhé. Vợ mới sinh, lo mà ở nhà trông nom bếp lửa. Ông bà mình vẫn cứ nói gái mới sinh yếu như cua mới lột...
Bị bác mắng khéo, em không giận, nhưng nói liền,
— Không! Thưa quan bác, chuyện với tới trời thì em nào dám. Còn vụ quan họ quan hang thì chắc chắn là không rồi. Bác cứ làm như em rỗi hơi... Vâng, thì cũng đang tính nhờ bác làm Bõ cho hai thằng cu…
Bác thư dãn khuôn mặt,
— À! Tưởng chuyện chi...
Bác giọng cả kẻ,
— Nhưng chú phải nhẩn nha để cho tôi coi hẵng! Ông mới nói Chúa Nhật tuần tới phải không? Ừ! Mấy giờ thì nhà mình rửa tội nhỉ?
Em nói ngay,
— Vâng, thưa bác, bốn giờ chiều ạ.
Em ngọt ngào,
— Tiện thể cũng xin thưa với quan bác, rửa tội xong thì cũng tầm chiều rồi, em mời bác về nhà em ăn mừng nhé.
Em khoe tài bà xã,
— Kỳ này nhà em trổ tài nấu món canh cua rau đay với đậu phộng rán chấm mắm tôm, đặc biệt có món thịt giả cầy rựa mận nấu mẻ… Món ruột của em đấy thưa bác. Xin phép bác cho em nhắc tới món gia truyền... Còn lòng lợn tiết canh thì em ghé sang mua của bà Trùm Tĩn ở trên phố Việt...
Bác lại lên điệu cha chú,
— Ông chỉ được cái khéo miệng. Việc kinh hạt chửa xong thì cứ sa đà lôi chuyện bếp núc vào đây... Mà thôi, ông cũng đừng lo... Bận gì thì bận tôi cũng bỏ sang một bên. Làm Bõ cho hai cháu chứ nào phải chuyện đùa như chuyện thằng Mõ...
Bác nghĩ ngợi,
— Mà cái này nói nhời tình thật! Tôi thì cũng nể ông lắm, mới dám nhận nhời. Làm Bõ hai đứa thì cũng như làm cha làm mẹ đẻ, tôi cũng phải lo mà dạy dỗ hai đứa cho nên phần hồn. Kẻo không thiên hạ mai này người ta cười chê, nói...thì…thì cũng tại Bõ của nó…!!!
Em toét miệng cười, đưa bác lên tận mây xanh,
— Vâng, em biết... Thiệt tình là cũng làm khó quan bác. Nhưng hai vợ chồng nhà em đã bàn hỏi cẩn thận với nhau. Con vợ em nó nói, trong xứ đạo làng ta, chỉ có bác là nhất, dù gì bác cũng đã từng làm Trùm, tay hòm chìa khóa của Cụ...
Được khen, quan bác cười tươi, ruột mát như giếng nước đầu làng tháng Giêng, nhưng cũng gượng làm mặt ngượng, ngắt lời em,
— Ông! Lại tuồng phường chèo... Ở đâu mà lại chui ra tay hòm chìa khóa... Người ngoài nghe được, tưởng thật, lại đồn ầm cả lên! Tới tai Cụ, Cụ lại mắng cho mấy mắng! Trùm thì trùm. Tiền lắc giỏ một tay cụ giữ. Một xu một hào tôi cũng chả rành. Chuyện này thì cả giáo xứ biết…
Biết tỏng ruột bác, nhưng em cười cười,
— Vâng, em xin quan bác bỏ qua cho. Em vui quá, nhỡ nhời... Em muốn nói là hồi đó bác làm Trùm, giúp cụ dậy Giáo Lý...
Bác gật gật đầu, hỏi tới,
— Ừ thôi, được... Mà này, đã đặt tên thánh cho hai đứa nó chửa?
Em đáp liền, không đắn đo, không suy nghĩ,
—Dạ, xin thưa với bác. Thằng cu lớn, Minh Tuấn, hai vợ chồng đăt tên thánh Dũng Lạc. Thằng cu nhỡ Minh Quân, tên thánh Thiện. Trong sổ Gia Đình Công Giáo viết là Dũng Lạc Trần Minh Tuấn và Thiện Trần Minh Quân.
Bác há to miệng,
— Ơ! Cái ông này! Ông nói thật hay đang nói bỡn chơi đấy…
Em há to tròn miệng,
— Ơ bác! Chuyện rửa tội chứ đâu phải chuyện cu Tí cu Tèo đâu mà em dám giỡn chơi với quan bác...
Em gật đầu xác nhận,
— Vâng, thưa quan bác, Dũng Lạc Trần Minh Tuấn và Thiện Trần Minh Quân...
Bác thắc mắc,
— Ông yêu kính các thánh Tử Đạo Việt Nam, lấy tên các ngài đặt tên cho hai cháu. Thật tốt! Phải nhẽ.... Nhưng...sao không đặt cho đầy đủ cái tên thánh… Anrê Dũng Lạc, Tôma Thiện? Ông bỏ đâu mất rồi hai chữ Anrê với Tôma?
Em hỏi vặn,
— Ơ hay, bác! Xin phép bác cho em hỏi mấy nhời. Tại sao cứ phải Anrê Dũng Lạc với Tôma Thiện?
Bị chiếu bí, bác ú ớ như trái bí rợ tịt ngọt,
— Thì biết đâu đấy, thấy ai cũng cứ gọi thánh Anrê Dũng Lạc, thánh Tôma Thiện. Ai sao tôi vậy, thế thôi.
Em giải thích,
— Vâng, em hiểu... Anrê là tên rửa tội của cha Dũng Lạc. Nhưng bây giờ ngài đã được phong thánh rồi, mình gọi thánh Dũng Lạc thôi, thế là đủ rồi. Tôma Thiện cũng thế... Bác nghĩ em nói có phải phép hay không?
Em hí hửng như người khoe của,
— Em nặn mãi mới ra được cái giống, mà Chúa thương ban cho tới hai thằng. Hy vọng mai nay thằng cu nhớn, nhớn lên, Chúa gọi, nó đi tu làm cha như thánh Dũng Lạc. Giờ lấy tên thánh Dũng Lạc đặt cho nó là hợp nhất. Bác nghĩ em nói có phải hay không?
Bác nghe em giải thích, ngẫm nghĩ, sau cùng nửa đùa nửa thật,
— Ừ! Thôi! Tôi… tôi cũng tạm… tạm hiểu. Làm thầy bói đoán chơi chơi nhé. Cái con chị thằng Minh Tuấn Minh Quân chắc lại đặt tên thánh Việt Nam rồi phải không, mà phải là thánh Đê hẳn hoi rõ ràng?... Có đúng không?
Em hớn hở cười tươi như gặp người đồng hương trên đất khách,
— Thật đúng là quan bác, chuyện gì bác cũng tinh tường...! Vâng, bác nói đúng! Tên đầy đủ trong sổ Rửa Tội của cháu là Đê Trần Mai Hương. Không thiếu một chữ, không thừa một tên...
Em kể chuyện,
— Bác chỗ tình thân, mà lại là bởi bác tinh tường nói trước cho nên em mới dám kể vuốt theo... Khổ, hồi đó em ở giáo xứ cha tây. Ngài cứ xuýt xoa vặn hỏi thánh Đê là bà thánh nào? Sao không thấy tên trong sổ Các Thánh. Em lại phải nhờ cha Việt Nam gọi điện thoại nói hộ cho mấy nhời. Em thấy hai người cứ xí xa xí xô với nhau một hồi, ông cha tây mới chịu viết vào trong Sổ Rửa Tội giáo xứ nguyên văn:
Tên Thánh: Đê
Họ và Tên: Trần thị Mai Hương
Em kết luận,
— Vâng. Thánh nào cũng là thánh. Nhưng em Việt Nam, em khoái thánh Việt Nam. Em là cứ tên thánh Việt Nam mà em đặt.
Suy Niệm
Nối tiếp truyền thống bất khuất của tiền nhân, thánh Dũng Lạc, thánh Đê, thánh Thiện, và các thánh tử đạo Việt Nam đã sống một đời sống trung thành và tự trọng với Thiên Chúa và với mình. Bởi thế các ngài dù đã nằm xuống, nhưng anh linh hiển thánh vẻ vang trên thiên quốc và trong lòng người Công Giáo Việt Nam.
Lời Nguyện
Lạy Chúa, xin dậy cho chúng con biết sống chứng nhân Tin Mừng như các thánh Việt Nam đã từng làm chứng cho một đức tin sắt son về tình yêu bao la của Thiên Chúa.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Tổng Giám Mục Salvatore Cordileone hoan nghênh việc truy tố những kẻ giật sập tượng Thánh Junipero Serra
Đặng Tự Do
03:07 17/11/2020
Đức Tổng Giám Mục Salvatore Cordileone của San Francisco đã lên tiếng hoan nghênh Biện lý Quận Marin đã truy tố các cá nhân liên quan đến hành vi phá hoại bức tượng của Thánh Junipero Serra tại cứ điểm truyền giáo San Rafael hồi tháng trước.
“Đây là một thời điểm đột phá đối với người Công Giáo,” Đức Tổng Giám Mục Cordileone nói trong một tuyên bố hôm thứ Sáu 13 tháng 11. Đây là lần đầu tiên một vụ giật sập tượng các vị thánh Công Giáo bị truy tố trước pháp luật tại một tiểu bang do đảng Dân Chủ cầm đầu.
Ngài cho biết quyết định truy tố 5 người với tội danh phá hoại “thể hiện lần đầu tiên rằng bất kỳ kẻ phạm pháp nào tấn công các bức tượng của Thánh Junípero Serra và các hành vi phá hoại tài sản của Giáo Hội Công Giáo trên khắp California sẽ phải chịu trách nhiệm về hành động của họ trước tòa án”.
Đức Tổng Giám Mục cho biết ngài hy vọng các cáo buộc “góp phần chấm dứt các cuộc tấn công vào tất cả các nơi thờ phượng.”
Cuộc bạo loạn dẫn đến việc phá hủy bức tượng diễn ra vào ngày 12 tháng 10 tại cứ điểm truyền giáo Tổng Lãnh Thiên Thần Rafael ở San Rafael, CA, phía bắc vịnh San Francisco. Mặc dù chính Thánh Serra không thành lập cứ điểm truyền giáo San Rafael này, cứ điểm vẫn được coi là di sản của Thánh Serra, vì do các hậu nhân của ngài từ chín cứ điểm đầu tiên do ngài thành lập mà ngày nay đã trở thành California.
Cuộc biểu tình kéo dài một giờ do các thành viên của bộ lạc Coast Miwok tổ chức, đánh dấu Ngày của Người bản địa, ngày lễ mà nhiều tiểu bang và thành phố do đảng Dân Chủ cầm đầu đã chỉ định để thay thế Ngày Columbus.
Một nhân viên bảo trì nhà thờ đã che bức tượng bằng băng keo trước cuộc biểu tình để bảo vệ bức tượng khỏi bị vẽ bậy. Nhiều bức tượng của vị thánh đã bị phá hoại hoặc phá hủy trong năm nay, hầu hết là ở California.
Những kẻ bạo loạn đeo mặt nạ đã bóc băng keo và phun sơn đỏ vào mặt bức tượng.
Những người biểu tình đã cố gắng ngăn các máy quay tin tức địa phương quay cảnh vụ lật đổ, nhưng Fox2 đã quay được cảnh tượng này. Ít nhất năm người có thể được nhìn thấy đang kéo đầu bức tượng bằng dây thừng.
Đoạn băng dường như cho thấy bức tượng rơi vào một trong những người biểu tình, mặc dù không có bất kỳ trường hợp thương tích nào được báo cáo.
Cảnh sát đã bắt giữ 5 phụ nữ liên quan đến vụ việc này và buộc họ tội phá hoại với tình tiết nghiêm trọng.
“Chúng ta không thể cho phép một nhóm nhỏ những người vi phạm pháp luật, không được ai bầu, có quyền quyết định những biểu tượng thiêng liêng nào những người Công Giáo hoặc tín hữu các tôn giáo khác được phép trưng bày và sử dụng để nuôi dưỡng đức tin của chúng ta. Điều này phải dừng lại,” Đức Tổng Giám Mục Cordileone nói.
“Việc tấn công các biểu tượng đức tin của hàng triệu người Công Giáo, những người đa dạng về sắc tộc như bất kỳ tín ngưỡng nào ở Mỹ, là phản tác dụng. Nó cũng chỉ đơn giản là sai”.
Đức Tổng Giám Mục Cordileone nói thêm trong tuyên bố của ngài: “Những kẻ vi phạm pháp luật đã chuẩn bị sẵn dây thừng, búa, đục và sơn xịt, cho thấy rõ ràng họ đã suy tính trước khi phạm tội ác này. Nếu những tội ác như thế này không bị trừng phạt, thì chính phủ đang nói với đám đông rằng họ có quyền quyết định những ảnh tượng nào người Công Giáo và các tín hữu của các tôn giáo khác có thể trưng bày, và những ảnh tượng nào không được phép trưng bày.”
Ngài nhấn mạnh rằng, dù mọi người có thể không đồng ý về di sản của Thánh Serra, “đám đông không được xâm phạm địa giới của người khác để phá hủy các biểu tượng thiêng liêng của họ.”
Cha Luello Palacpac, cha sở của Giáo xứ và cứ điểm truyền giáo San Rafael, cho biết anh chị em giáo dân của ngài hết lòng ủng hộ lời kêu gọi truy tố những kẻ chịu trách nhiệm về vụ phá hoại, mà ngài mô tả là một “kinh nghiệm đau thương” đối với họ.
Thánh Serra là một linh mục và là một nhà truyền giáo dòng Phanxicô sống ở thế kỷ 18. Ngài bị những kẻ quá khích trong phong trào Black Lives Matter, gọi tắt là BLM, coi là biểu tượng của chủ nghĩa thực dân và của sự ngược đãi mà nhiều người Mỹ bản địa phải gánh chịu sau khi tiếp xúc với người Âu châu.
Tuy nhiên, các chuyên gia đã bác bỏ những tuyên bố rằng Thánh Serra đã tham gia dưới bất kỳ hình thức nào vào tội ác diệt chủng, và ngược lại, có bằng chứng cho thấy Thánh Serra ủng hộ quyền của người dân bản địa trước sự ngược đãi của quân đội Tây Ban Nha.
Một nhà khảo cổ học ở California, người đã nghiên cứu các cứ điểm truyền giáo trong hơn 25 năm, nói với Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, vào đầu năm nay rằng rõ ràng từ các bài viết của Thánh Serra, người ta có thể thấy rằng ngài được thúc đẩy bởi một lòng nhiệt thành truyền giáo, mang lại ơn cứu rỗi cho người bản xứ thông qua đức tin Công Giáo, chứ không phải là người có động cơ diệt chủng, phân biệt chủng tộc hoặc cơ hội.
“Thánh Serra là một người theo đuổi công việc truyền giáo,” Tiến sĩ Ruben Mendoza, một nhà khảo cổ học và giáo sư tại Đại học bang California-Monterey Bay, nói với CNA.
“Ngài hoàn toàn quyết tâm tham gia vào việc cứu rỗi các cộng đồng bản địa. Và trong khi đối với một số người, đó có thể được coi là một sự xâm nhập, thì đối với Thánh Serra vào thời của ngài, điều đó được coi là một trong những điều nhân từ nhất mà người ta có thể làm – đó là trao mạng sống của mình cho người khác, và đó là điều ngài đã làm”.
Source:Catholic News Agency
Hầu hết người Đài Loan có cảm tình với tổng thống Trump và phản đối yêu sách đòi thống nhất của Trung Quốc
Đặng Tự Do
03:07 17/11/2020
Đại đa số người Đài Loan phản đối yêu sách của Trung Quốc về việc thống nhất giữa hòn đảo và “mẫu quốc”. Đây là kết quả của một cuộc khảo sát được công bố hôm 12 tháng 11 bởi Cục Quan hệ Đài Loan với Bắc Kinh, trong Hội đồng Các vấn đề Đại lục. Asia-News, cơ quan thông tin của Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo Hải Ngoại cho biết như trên trong bản tin ngày 13 tháng 11.
Theo nghiên cứu, được thực hiện trên một mẫu hơn một nghìn người, 86.4% số người được hỏi tin rằng chỉ 23 triệu người Đài Loan mới có quyền xác định tương lai của đất nước và xu hướng quan hệ với Trung Quốc.
Phần lớn, cư dân Đài Loan bác bỏ các công thức mà Bắc Kinh muốn áp đặt: 74.4% phản đối “nguyên tắc một Trung Quốc”, theo đó chế độ Trung Quốc bác bỏ mọi hình thái độc lập chính thức của hòn đảo; 75.9% không chấp nhận cách tiếp cận “một quốc gia, hai hệ thống”, mà các nhà phê bình cho rằng gã khổng lồ Á châu đã không tôn trọng ở Hương Cảng.
Hơn 90% người được hỏi cho biết họ lo lắng trước những lời đe dọa quân sự của Bắc Kinh, trong khi 74% xác định chính phủ Trung Quốc là “thù địch”. 79% ủng hộ quan điểm của Tổng thống Thái Anh Văn cho rằng duy trì hòa bình dọc eo biển Đài Loan không phải là trách nhiệm duy nhất của hòn đảo, mà là của cộng đồng quốc tế.
Cuộc khảo sát cho thấy sự ủng hộ đối với các mối quan hệ bền chặt với Hoa Kỳ. 73.4% người Đài Loan được hỏi ủng hộ hợp tác quân sự với Washington như đã xảy ra dưới thời tổng thống Trump. Nhìn chung, 68% ủng hộ những dự luật được thông qua gần đây để bảo vệ hệ thống dân chủ của đất nước.
Đài Loan đã độc lập khỏi Trung Quốc kể từ năm 1949; Vào thời điểm đó, những người theo chủ nghĩa dân tộc của Tưởng Giới Thạch đã tìm thấy nơi ẩn náu ở đó sau khi thua trong cuộc nội chiến trên đất liền chống lại những người Cộng sản. Họ trở thành những người thừa kế của Trung Hoa Dân quốc được thành lập vào năm 1912. Đối với Bắc Kinh, hòn đảo này là một tỉnh nổi dậy, cần được thu hồi lại, thậm chí bằng vũ lực nếu cần thiết.
Một cuộc phỏng vấn của BBC cho thấy tuyệt đại đa số người dân Đài Loan mong muốn Tổng thống Trump làm tiếp một nhiệm kỳ 4 năm nữa.
Victor Lin, người làm việc trong lĩnh vực thương mại điện tử, nói với BBC từ Đài Loan rằng “Thái độ của Donald Trump tốt cho chúng tôi và thật tốt khi có một đồng minh như vậy. Nó giúp chúng tôi tự tin hơn về đối ngoại – về quân sự và thương mại. Chúng tôi có một người anh lớn mà chúng tôi có thể nương tựa”.
Ông Trump chắc chắn đã mở rộng vòng tay với Đài Loan. Trong vài tháng qua, hai chính phủ đã thực hiện các bước quan trọng nhằm hoàn tất một thỏa thuận thương mại song phương.
Ông Linh tin rằng thỏa ước thương mại như vậy sẽ cho phép Đài Loan thoát khỏi sự phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc - có thể tiến xa hơn khi “tích cực mời các công ty lớn của Đài Loan thiết lập nhà máy tại Mỹ”.
Ông lo ngại rằng ông Biden có thể không thực hiện các bước “khiêu khích như thế này” khi đối mặt với cơn thịnh nộ của Bắc Kinh. Ông Biden từ trước đến nay được biết đến như là người ủng hộ việc can dự vào Trung Quốc. Mặc dù gần đây ông đã thay đổi lập trường của mình về vấn đề này nhưng chưa đến tai nhiều người Đài Loan; họ vẫn lo ngại sắp xẩy ra một cuộc “xâm lược” của Trung Quốc.
Các hành động của ông Trump để hỗ trợ Đài Loan về mặt quân sự cũng đã củng cố sự ủng hộ ông ở đó. Thực thế, một cuộc thăm dò gần đây cho thấy Đài Loan là quốc gia duy nhất ở đó, những người muốn ông Trump cai trị thêm bốn năm nữa đông hơn hẳn những người muốn ông Biden chiến thắng.
Bắc Kinh đã phản ứng mạnh mẽ, cảnh báo Mỹ “không được gửi bất cứ tín hiệu sai trái nào tới các phần tử ' độc lập Đài Loan ' để tránh gây tổn hại nặng nề cho liên hệ Trung - Mỹ”
Source:Asia News
Cần thận trọng trước tin Đức Cha Oscar Cantú của San Jose bị điều tra
Đặng Tự Do
16:22 17/11/2020
Ngay ở Úc, cách xa Hoa Kỳ hơn nửa vòng trái đất, sáng 18 tháng 11, các đài truyền hình đã ra rả loan tin Đức Cha Oscar Cantú, Giám Mục San Jose bị điều tra.
Đức Cha Cantú là một Giám Mục trẻ, năm nay mới 53 tuổi, được nhiều người yêu mến. Ngài nổi tiếng không những ở Hoa Kỳ mà còn rộng khắp trên thế giới. Ngài từng là Giám Mục Phụ Tá San Antonio (6/2008-1/2013), Giám Mục chính tòa La Cruces (1/2013-7/2018), trước khi được Đức Thánh Cha bổ nhiệm Giám Mục phó San Jose vào ngày 11 tháng 7, 2018 và sau đó vào ngày 1 tháng 5, 2019 ngài thay Đức Cha Patrick J. McGrath làm Giám Mục thứ ba của San Jose.
Đức Cha Cantú đã từng giữ nhiều chức vụ trong các ủy ban của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, gọi tắt là USCCB. Đặc biệt, trong thời gian từ 2015 đến 2017, ngài là chủ tịch ủy ban công lý và hòa bình quốc tế của USCCB. Trong tư cách này, ngài đã bôn ba đi thăm các vùng căng thẳng nhất trên thế giới về tự do tôn giáo tại Trung Đông, Phi Châu, Mỹ Châu Latinh và Á Châu để đại diện cho các Giám Mục Hoa Kỳ thể hiện tình đoàn kết với các giáo hội địa phương như ở Nam Sudan và Cộng hòa Dân chủ Congo, nơi anh chị em giáo dân đang chịu nhiều đau khổ. Ngài đã hai lần đến thăm Iraq và Cuba. Tại Trung Đông, ngài đã đến thăm các nhà thờ ở Gaza, Jerusalem, Israel, và Tây Ngạn, cổ vũ chủ trương giải pháp hai nhà nước, là quan điểm truyền thống của Giáo Hội đối với Thánh Địa Giêrusalem. Ngài cũng đã phát biểu tại Liên Hợp Quốc và ở London để bảo vệ giáo huấn của Giáo Hội, phản đối việc phổ biến vũ khí hạt nhân. Ngài cũng nhiều lần lên tiếng kêu gọi tự do tôn giáo ở Trung Đông, Indonesia, Malaysia và Ấn Độ.
Ngài đã đến thăm Nhật Bản vào năm 2015 nhân kỷ niệm 70 năm vụ ném bom nguyên tử xuống Nagasaki và Hiroshima. Ngài cũng là một trong hai đại biểu được chọn làm đại diện cho USCCB tại chuyến thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô đến Mễ Tây Cơ vào tháng 2 năm 2016.
Ngài nổi tiếng và hoạt động sôi nổi như thế nên tin tức ngài bị Tòa Thánh điều tra gây sốc cho nhiều người.
Trong bài “History-making report sets a precedent the Vatican can’t walk back” [1], nghĩa là “Phúc trình làm nên lịch sử đặt ra một tiền lệ mà Vatican không thể quay trở lại”, John Allen, ký giả kỳ cựu chuyên về Vatican nhận định về báo cáo McCarrick rằng:
“Kể từ năm 1870, khi Vatican mất quyền bính trần thế và buộc phải trở thành một quyền lực thuần túy về tinh thần, thì về mặt hoạt động, Tòa Thánh có hai nguyên tắc cốt lõi: Bí mật – secrecy - và chủ quyền - sovereignty. Giữ bí mật có nghĩa là chúng ta không vạch áo cho người xem lưng để tránh tai tiếng và chủ quyền có nghĩa là chúng ta không mắc nợ bất kỳ ai trách nhiệm phải giải thích về hành động của mình.
Báo cáo này không chỉ vi phạm những nguyên tắc đó mà còn phá vỡ chúng mãi mãi.”
Các qui luật về việc tuân giữ “bí mật Tòa Thánh” được trình bày trong một văn kiện có tên là “Secreta continere” (Giữ các bí mật), được Đức Giáo Hoàng Phaolô VI phê chuẩn ngày 4 tháng Hai, 1974, trong lời tựa có minh định rằng: “Trong một số vấn đề quan trọng, cần tuân giữ bí mật đặc biệt, gọi là bí mật Tòa Thánh, cần được cẩn giữ như một nghĩa vụ hệ trọng. Người phải tuân giữ bí mật Tòa Thánh phải coi mình bị cầm buộc, không phải do một luật bên ngoài, nhưng do một yêu sách từ chính nhân phẩm của mình và phải coi như một vinh dự sự cam kết gìn giữ những bí mật cần thiết cho công ích”.
Tội lỗi lạm dụng tính dục là chuyện xảy ra trong mọi định chế xã hội. Thiếu gì các vụ lạm dụng tính dục trong các trại lính, trong các trường học, và đặc biệt nghiêm trọng nhất và nhiều nhất là trong các gia đình. Bộ Quốc Phòng, Bộ Giáo Dục các nước và bao nhiêu các định chế khác có công bố những chuyện ấy đâu. Người ta chỉ cần công bố các biện pháp là đủ. Tội lỗi lạm dụng tính dục là chuyện đã xảy ra, đang xảy ra và sẽ xảy ra…muôn đời, cứ công bố từng cá nhân cụ thể thì đến khi nào mới chấm dứt? Đồng thời, những chuyện dồn dập như thế tạo ra một ấn tượng mạnh mẽ nơi những người đơn sơ rằng chúng ta là định chế duy nhất phạm vào tội lỗi lạm dụng tính dục.
Nếu chúng ta cứ tiếp tục đi theo chiều hướng: nay Giám Mục này bị điều tra, ngày mai Hồng Y khác bị cáo buộc không giải quyết nghiêm các linh mục phạm tội lỗi lạm dụng tính dục, ngày mốt lại vị Giáo Hoàng này, vị Giáo Hoàng kia không có hành động … để chứng minh chúng ta quyết tâm bài trừ tội lỗi lạm dụng tính dục trong hàng giáo sĩ thì nguy cơ rất lớn là chúng ta làm cho xã hội khiếp sợ chúng ta, khinh bỉ chúng ta, con cái chúng ta bỏ đạo…Công ích ở đây là uy tín của Giáo Hội, là điều thiết yếu trong sứ vụ truyền giáo, đang bị phương hại.
Tin tức về vụ Đức Cha Oscar Cantú của San Jose bị điều tra gây kinh hãi cho những người có lòng yêu mến Giáo Hội. Ngay cả khi cuộc điều tra vẫn còn trong trứng nước, thanh danh Đức Cha Cantú đã bị chà đạp khi tin tức về cuộc điều tra này bị rò rỉ ra cho các phương tiện truyền thông trên toàn thế giới với bao nhiêu các thêu dệt vô cùng bất lợi cho Giáo Hội.
Đức Cha Oscar Cantú của San Jose bị điều tra về chuyện gì?
Trong các bản tin trên các phương tiện truyền thông, bản tin của Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, xem ra là khách quan và trung thực nhất.
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Bộ Giám Mục của Vatican đã ra lệnh điều tra về cách thức Đức Cha Oscar Cantú giải quyết các cáo buộc lạm dụng tình dục và các hành vi sai trái khác. Cuộc điều tra đang được thực hiện theo các điều khoản của Tông thư dưới dạng tự sắc Vos estis lux mundi, được Đức Thánh Cha Phanxicô công bố vào 2019 về việc yêu cầu các Giám Mục phải chịu trách nhiệm trong việc giải quyết các vụ lạm dụng tình dục.
Các nguồn tin cao cấp ở Vatican nói với CNA rằng cuộc điều tra đã được Đức Hồng Y Marc Ouellet, tổng trưởng Bộ Giám Mục, ra lệnh vào tháng 10 và các cáo buộc liên quan đến việc Đức Cha Cantú giải quyết các trường hợp lạm dụng và các hành vi sai trái khác ở giáo phận cũ của ngài là giáo phận Las Cruces, New Mexico. Đức Cha Cantú hiện là Giám Mục của San Jose, California.
Một quan chức cao cấp trong bộ Giám Mục của Vatican, là người đã nói chuyện với CNA với điều kiện ẩn danh vì cuộc điều tra là bí mật, nói rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã áp dụng chính sách “không khoan nhượng” đối với việc giải quyết các hành vi sai trái liên quan đến tình dục của các Giám Mục Mỹ.
“Đức Thánh Cha hoàn toàn nhất quyết rằng các trường hợp lạm dụng sẽ không được dung thứ. Ngài cũng khẳng định chắc chắn rằng các Giám Mục phải đối xử nghiêm túc với tất cả những trường hợp này,” quan chức này nói.
Quan chức này nói thêm rằng mặc dù báo cáo được công bố gần đây về sự nghiệp của cựu Hồng Y Theodore McCarrick đã vấp phải những chỉ trích từ một số phương tiện truyền thông, nhưng sẽ là sai lầm nếu cho rằng không có bài học nào được rút ra từ trường hợp của McCarrick.
Ông nói: “Báo cáo về Theodore McCarrick rất dài: dài cả về nội dung báo cáo, lẫn thời gian thực hiện báo cáo. Ý tưởng rằng những thất bại trong quá khứ không được xác định và rút kinh nghiệm đơn giản là không đúng - công việc đang được thực hiện, quy trình mới đang được áp dụng.”
Cuộc điều tra đối với Giám Mục Cantú liên quan đến những gì ngài đã làm hoặc đã không làm trong các trường hợp các giáo sĩ thuộc quyền có hành vi sai trái tình dục ở Giáo phận Las Cruces, nơi Đức Cha Cantú làm Giám Mục từ năm 2013 đến năm 2018.
Các quan chức Vatican xác nhận với CNA rằng cuộc điều tra đang được thực hiện theo các điều khoản của Điều 1, triệt 1, b của Tông thư dưới dạng tự sắc Vos estis, liên quan đến “các hành động hoặc thiếu sót nhằm can thiệp hoặc tránh các cuộc điều tra dân sự hoặc điều tra giáo luật, dù là hành chính hay hình sự, chống lại một giáo sĩ hoặc một tu sĩ trong các trường hợp lạm dụng tình dục”.
Một quan chức Vatican thứ hai nhấn mạnh với CNA rằng các cuộc điều tra Vos estis là sơ bộ và chưa có cáo buộc chính thức nào được đưa ra.
“Đây không phải là một phiên tòa - không phải là một phiên tòa,” ông nhấn mạnh. “Vị Giám Mục hoàn toàn được giả định là vô tội và vẫn tại vị, bao lâu còn thích hợp. Quá trình này sẽ tiếp tục và phát triển khi phù hợp”.
Cả hai quan chức đều từ chối bình luận về những cáo buộc cụ thể chống lại Đức Cha Cantú, hoặc liệu các cáo buộc ấy có liên quan đến bất kỳ giáo sĩ nào còn tại chức hay không.
Cả hai quan chức nói với CNA rằng cuộc điều tra đang được giám sát bởi Đức Cha Thomas Olmsted của Phoenix. Tông thư Vos estis quy định rằng, thông thường, tiến trình điều tra này là do vị Tổng Giám Mục chính tòa của địa phương, trong trường hợp này là Đức Tổng Giám Mục John Wester của Santa Fe.
Không rõ tại sao Đức Tổng Giám Mục Olmsted lại được chọn thay vì Đức Tổng Giám Mục John Wester; Cả hai quan chức Vatican đều không bình luận với CNA về lý do của quyết định này, nhưng các vị xác nhận Đức Tổng Giám Mục Olmsted đã được thông báo về quyết định này vào cuối tháng 10 qua sứ thần Tòa thánh ở Washington, D.C.
Trả lời các câu hỏi liên quan đến cuộc điều tra và vai trò của Đức Cha Olmsted trong cuộc điều tra này, Giáo phận Phoenix nói với CNA rằng họ “không có bất kỳ thông tin nào để chia sẻ về vấn đề này”.
Một phát ngôn viên của Giáo phận San Jose nói với CNA vào tối thứ Hai rằng “Đức Cha Cantú chưa được thông báo về bất kỳ cuộc điều tra nào liên quan đến vấn đề này.”
Vos estis lux mundi cung cấp thẩm quyền cho các cơ quan của Vatican được quyết định giai đoạn nào mới thông báo cho một vị Giám Mục đang bị điều tra về tiến trình này. Một nguồn tin thân cận với cuộc điều tra về Đức Cha Cantú nói với CNA rằng vị Giám Mục dự kiến sẽ không được thông báo chính thức trong trường hợp này cho đến khi kết thúc cuộc điều tra sơ bộ, lúc đó Đức Cha Cantú sẽ được phép đưa ra lời bào chữa cho các cáo buộc chống lại ngài.
Giáo phận Las Cruces đã phải đối mặt với nhiều cáo buộc lạm dụng tình dục đối với các giáo sĩ, có từ nhiều thập kỷ trước.
Vào tháng 2 năm 2019, sau khi Đức Cha Cantú chuyển về San Jose, giáo phận đã ra lệnh công bố công khai hàng nghìn trang hồ sơ của giáo phận liên quan đến 28 linh mục đã bị cáo buộc một cách đáng tin cậy về tội lỗi lạm dụng tình dục.
Cũng vào tháng 2 năm ngoái, giáo phận thông báo rằng các viên chức giáo phận đã tự nguyện giao nộp hồ sơ nhân sự của giáo phận cho Bộ trưởng Tư pháp New Mexico, và họ đã phát hiện ra thêm 13 linh mục là đối tượng bị cáo buộc đáng tin cậy đang ở các giáo phận khác.
Giáo phận Las Cruces được hình thành vào năm 1982; nhiều linh mục đã từng phục vụ trong giáo phận đã được gửi đến đó theo diện di chuyển tạm thời hoặc vĩnh viễn từ các giáo phận khác của Hoa Kỳ, hoặc theo các dòng tu.
Giáo phận duy trì một danh sách cập nhật các giáo sĩ bị cáo buộc lạm dụng một cách đáng tin cậy và gần đây nhất là vào tháng 8, Đức Cha Peter Baldacchino đã loại bỏ thừa tác vụ linh mục của một cha đã nghỉ hưu do bị cáo buộc lạm dụng từ rất lâu, vào những năm 1990.
Một phát ngôn viên của Giáo phận Las Cruces từ chối bình luận về vấn đề này.
Đức Cha Cantú, năm nay 53 tuổi, trở thành giám mục vào năm 2008, khi ngài được bổ nhiệm làm Giám Mục Phụ Tá tại Tổng giáo phận San Antonio. Ngài trở thành Giám mục của Las Cruces vào năm 2013, và là Giám Mục Phụ Tá của San Jose vào năm 2018. Ngài chính thức lãnh đạo giáo phận đó vào tháng 5 năm 2019. Đức Cha Cantú, người gốc Houston, được thụ phong linh mục của tổng giáo phận Houston vào năm 1994.
CNA đã yêu cầu bình luận về cuộc điều tra từ Sứ thần Tòa thánh tại Hoa Kỳ, nhưng không nhận được phản hồi trước thời hạn.
Các Giám mục Michael Hoeppner của Crookston và Nicholas DiMarzio của Brooklyn cũng đang bị điều tra theo Tông thư Vos estis lux mundi.
[1] History-making report sets a precedent the Vatican can’t walk back
Source:Catholic News AgencyCalifornia Bishop Cantu under Vatican 'Vos estis' investigation
Đức Cha Cantú là một Giám Mục trẻ, năm nay mới 53 tuổi, được nhiều người yêu mến. Ngài nổi tiếng không những ở Hoa Kỳ mà còn rộng khắp trên thế giới. Ngài từng là Giám Mục Phụ Tá San Antonio (6/2008-1/2013), Giám Mục chính tòa La Cruces (1/2013-7/2018), trước khi được Đức Thánh Cha bổ nhiệm Giám Mục phó San Jose vào ngày 11 tháng 7, 2018 và sau đó vào ngày 1 tháng 5, 2019 ngài thay Đức Cha Patrick J. McGrath làm Giám Mục thứ ba của San Jose.
Đức Cha Cantú đã từng giữ nhiều chức vụ trong các ủy ban của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, gọi tắt là USCCB. Đặc biệt, trong thời gian từ 2015 đến 2017, ngài là chủ tịch ủy ban công lý và hòa bình quốc tế của USCCB. Trong tư cách này, ngài đã bôn ba đi thăm các vùng căng thẳng nhất trên thế giới về tự do tôn giáo tại Trung Đông, Phi Châu, Mỹ Châu Latinh và Á Châu để đại diện cho các Giám Mục Hoa Kỳ thể hiện tình đoàn kết với các giáo hội địa phương như ở Nam Sudan và Cộng hòa Dân chủ Congo, nơi anh chị em giáo dân đang chịu nhiều đau khổ. Ngài đã hai lần đến thăm Iraq và Cuba. Tại Trung Đông, ngài đã đến thăm các nhà thờ ở Gaza, Jerusalem, Israel, và Tây Ngạn, cổ vũ chủ trương giải pháp hai nhà nước, là quan điểm truyền thống của Giáo Hội đối với Thánh Địa Giêrusalem. Ngài cũng đã phát biểu tại Liên Hợp Quốc và ở London để bảo vệ giáo huấn của Giáo Hội, phản đối việc phổ biến vũ khí hạt nhân. Ngài cũng nhiều lần lên tiếng kêu gọi tự do tôn giáo ở Trung Đông, Indonesia, Malaysia và Ấn Độ.
Ngài đã đến thăm Nhật Bản vào năm 2015 nhân kỷ niệm 70 năm vụ ném bom nguyên tử xuống Nagasaki và Hiroshima. Ngài cũng là một trong hai đại biểu được chọn làm đại diện cho USCCB tại chuyến thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô đến Mễ Tây Cơ vào tháng 2 năm 2016.
Ngài nổi tiếng và hoạt động sôi nổi như thế nên tin tức ngài bị Tòa Thánh điều tra gây sốc cho nhiều người.
Trong bài “History-making report sets a precedent the Vatican can’t walk back” [1], nghĩa là “Phúc trình làm nên lịch sử đặt ra một tiền lệ mà Vatican không thể quay trở lại”, John Allen, ký giả kỳ cựu chuyên về Vatican nhận định về báo cáo McCarrick rằng:
“Kể từ năm 1870, khi Vatican mất quyền bính trần thế và buộc phải trở thành một quyền lực thuần túy về tinh thần, thì về mặt hoạt động, Tòa Thánh có hai nguyên tắc cốt lõi: Bí mật – secrecy - và chủ quyền - sovereignty. Giữ bí mật có nghĩa là chúng ta không vạch áo cho người xem lưng để tránh tai tiếng và chủ quyền có nghĩa là chúng ta không mắc nợ bất kỳ ai trách nhiệm phải giải thích về hành động của mình.
Báo cáo này không chỉ vi phạm những nguyên tắc đó mà còn phá vỡ chúng mãi mãi.”
Các qui luật về việc tuân giữ “bí mật Tòa Thánh” được trình bày trong một văn kiện có tên là “Secreta continere” (Giữ các bí mật), được Đức Giáo Hoàng Phaolô VI phê chuẩn ngày 4 tháng Hai, 1974, trong lời tựa có minh định rằng: “Trong một số vấn đề quan trọng, cần tuân giữ bí mật đặc biệt, gọi là bí mật Tòa Thánh, cần được cẩn giữ như một nghĩa vụ hệ trọng. Người phải tuân giữ bí mật Tòa Thánh phải coi mình bị cầm buộc, không phải do một luật bên ngoài, nhưng do một yêu sách từ chính nhân phẩm của mình và phải coi như một vinh dự sự cam kết gìn giữ những bí mật cần thiết cho công ích”.
Tội lỗi lạm dụng tính dục là chuyện xảy ra trong mọi định chế xã hội. Thiếu gì các vụ lạm dụng tính dục trong các trại lính, trong các trường học, và đặc biệt nghiêm trọng nhất và nhiều nhất là trong các gia đình. Bộ Quốc Phòng, Bộ Giáo Dục các nước và bao nhiêu các định chế khác có công bố những chuyện ấy đâu. Người ta chỉ cần công bố các biện pháp là đủ. Tội lỗi lạm dụng tính dục là chuyện đã xảy ra, đang xảy ra và sẽ xảy ra…muôn đời, cứ công bố từng cá nhân cụ thể thì đến khi nào mới chấm dứt? Đồng thời, những chuyện dồn dập như thế tạo ra một ấn tượng mạnh mẽ nơi những người đơn sơ rằng chúng ta là định chế duy nhất phạm vào tội lỗi lạm dụng tính dục.
Nếu chúng ta cứ tiếp tục đi theo chiều hướng: nay Giám Mục này bị điều tra, ngày mai Hồng Y khác bị cáo buộc không giải quyết nghiêm các linh mục phạm tội lỗi lạm dụng tính dục, ngày mốt lại vị Giáo Hoàng này, vị Giáo Hoàng kia không có hành động … để chứng minh chúng ta quyết tâm bài trừ tội lỗi lạm dụng tính dục trong hàng giáo sĩ thì nguy cơ rất lớn là chúng ta làm cho xã hội khiếp sợ chúng ta, khinh bỉ chúng ta, con cái chúng ta bỏ đạo…Công ích ở đây là uy tín của Giáo Hội, là điều thiết yếu trong sứ vụ truyền giáo, đang bị phương hại.
Tin tức về vụ Đức Cha Oscar Cantú của San Jose bị điều tra gây kinh hãi cho những người có lòng yêu mến Giáo Hội. Ngay cả khi cuộc điều tra vẫn còn trong trứng nước, thanh danh Đức Cha Cantú đã bị chà đạp khi tin tức về cuộc điều tra này bị rò rỉ ra cho các phương tiện truyền thông trên toàn thế giới với bao nhiêu các thêu dệt vô cùng bất lợi cho Giáo Hội.
Đức Cha Oscar Cantú của San Jose bị điều tra về chuyện gì?
Trong các bản tin trên các phương tiện truyền thông, bản tin của Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, xem ra là khách quan và trung thực nhất.
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Bộ Giám Mục của Vatican đã ra lệnh điều tra về cách thức Đức Cha Oscar Cantú giải quyết các cáo buộc lạm dụng tình dục và các hành vi sai trái khác. Cuộc điều tra đang được thực hiện theo các điều khoản của Tông thư dưới dạng tự sắc Vos estis lux mundi, được Đức Thánh Cha Phanxicô công bố vào 2019 về việc yêu cầu các Giám Mục phải chịu trách nhiệm trong việc giải quyết các vụ lạm dụng tình dục.
Các nguồn tin cao cấp ở Vatican nói với CNA rằng cuộc điều tra đã được Đức Hồng Y Marc Ouellet, tổng trưởng Bộ Giám Mục, ra lệnh vào tháng 10 và các cáo buộc liên quan đến việc Đức Cha Cantú giải quyết các trường hợp lạm dụng và các hành vi sai trái khác ở giáo phận cũ của ngài là giáo phận Las Cruces, New Mexico. Đức Cha Cantú hiện là Giám Mục của San Jose, California.
Một quan chức cao cấp trong bộ Giám Mục của Vatican, là người đã nói chuyện với CNA với điều kiện ẩn danh vì cuộc điều tra là bí mật, nói rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã áp dụng chính sách “không khoan nhượng” đối với việc giải quyết các hành vi sai trái liên quan đến tình dục của các Giám Mục Mỹ.
“Đức Thánh Cha hoàn toàn nhất quyết rằng các trường hợp lạm dụng sẽ không được dung thứ. Ngài cũng khẳng định chắc chắn rằng các Giám Mục phải đối xử nghiêm túc với tất cả những trường hợp này,” quan chức này nói.
Quan chức này nói thêm rằng mặc dù báo cáo được công bố gần đây về sự nghiệp của cựu Hồng Y Theodore McCarrick đã vấp phải những chỉ trích từ một số phương tiện truyền thông, nhưng sẽ là sai lầm nếu cho rằng không có bài học nào được rút ra từ trường hợp của McCarrick.
Ông nói: “Báo cáo về Theodore McCarrick rất dài: dài cả về nội dung báo cáo, lẫn thời gian thực hiện báo cáo. Ý tưởng rằng những thất bại trong quá khứ không được xác định và rút kinh nghiệm đơn giản là không đúng - công việc đang được thực hiện, quy trình mới đang được áp dụng.”
Cuộc điều tra đối với Giám Mục Cantú liên quan đến những gì ngài đã làm hoặc đã không làm trong các trường hợp các giáo sĩ thuộc quyền có hành vi sai trái tình dục ở Giáo phận Las Cruces, nơi Đức Cha Cantú làm Giám Mục từ năm 2013 đến năm 2018.
Các quan chức Vatican xác nhận với CNA rằng cuộc điều tra đang được thực hiện theo các điều khoản của Điều 1, triệt 1, b của Tông thư dưới dạng tự sắc Vos estis, liên quan đến “các hành động hoặc thiếu sót nhằm can thiệp hoặc tránh các cuộc điều tra dân sự hoặc điều tra giáo luật, dù là hành chính hay hình sự, chống lại một giáo sĩ hoặc một tu sĩ trong các trường hợp lạm dụng tình dục”.
Một quan chức Vatican thứ hai nhấn mạnh với CNA rằng các cuộc điều tra Vos estis là sơ bộ và chưa có cáo buộc chính thức nào được đưa ra.
“Đây không phải là một phiên tòa - không phải là một phiên tòa,” ông nhấn mạnh. “Vị Giám Mục hoàn toàn được giả định là vô tội và vẫn tại vị, bao lâu còn thích hợp. Quá trình này sẽ tiếp tục và phát triển khi phù hợp”.
Cả hai quan chức đều từ chối bình luận về những cáo buộc cụ thể chống lại Đức Cha Cantú, hoặc liệu các cáo buộc ấy có liên quan đến bất kỳ giáo sĩ nào còn tại chức hay không.
Cả hai quan chức nói với CNA rằng cuộc điều tra đang được giám sát bởi Đức Cha Thomas Olmsted của Phoenix. Tông thư Vos estis quy định rằng, thông thường, tiến trình điều tra này là do vị Tổng Giám Mục chính tòa của địa phương, trong trường hợp này là Đức Tổng Giám Mục John Wester của Santa Fe.
Không rõ tại sao Đức Tổng Giám Mục Olmsted lại được chọn thay vì Đức Tổng Giám Mục John Wester; Cả hai quan chức Vatican đều không bình luận với CNA về lý do của quyết định này, nhưng các vị xác nhận Đức Tổng Giám Mục Olmsted đã được thông báo về quyết định này vào cuối tháng 10 qua sứ thần Tòa thánh ở Washington, D.C.
Trả lời các câu hỏi liên quan đến cuộc điều tra và vai trò của Đức Cha Olmsted trong cuộc điều tra này, Giáo phận Phoenix nói với CNA rằng họ “không có bất kỳ thông tin nào để chia sẻ về vấn đề này”.
Một phát ngôn viên của Giáo phận San Jose nói với CNA vào tối thứ Hai rằng “Đức Cha Cantú chưa được thông báo về bất kỳ cuộc điều tra nào liên quan đến vấn đề này.”
Vos estis lux mundi cung cấp thẩm quyền cho các cơ quan của Vatican được quyết định giai đoạn nào mới thông báo cho một vị Giám Mục đang bị điều tra về tiến trình này. Một nguồn tin thân cận với cuộc điều tra về Đức Cha Cantú nói với CNA rằng vị Giám Mục dự kiến sẽ không được thông báo chính thức trong trường hợp này cho đến khi kết thúc cuộc điều tra sơ bộ, lúc đó Đức Cha Cantú sẽ được phép đưa ra lời bào chữa cho các cáo buộc chống lại ngài.
Giáo phận Las Cruces đã phải đối mặt với nhiều cáo buộc lạm dụng tình dục đối với các giáo sĩ, có từ nhiều thập kỷ trước.
Vào tháng 2 năm 2019, sau khi Đức Cha Cantú chuyển về San Jose, giáo phận đã ra lệnh công bố công khai hàng nghìn trang hồ sơ của giáo phận liên quan đến 28 linh mục đã bị cáo buộc một cách đáng tin cậy về tội lỗi lạm dụng tình dục.
Cũng vào tháng 2 năm ngoái, giáo phận thông báo rằng các viên chức giáo phận đã tự nguyện giao nộp hồ sơ nhân sự của giáo phận cho Bộ trưởng Tư pháp New Mexico, và họ đã phát hiện ra thêm 13 linh mục là đối tượng bị cáo buộc đáng tin cậy đang ở các giáo phận khác.
Giáo phận Las Cruces được hình thành vào năm 1982; nhiều linh mục đã từng phục vụ trong giáo phận đã được gửi đến đó theo diện di chuyển tạm thời hoặc vĩnh viễn từ các giáo phận khác của Hoa Kỳ, hoặc theo các dòng tu.
Giáo phận duy trì một danh sách cập nhật các giáo sĩ bị cáo buộc lạm dụng một cách đáng tin cậy và gần đây nhất là vào tháng 8, Đức Cha Peter Baldacchino đã loại bỏ thừa tác vụ linh mục của một cha đã nghỉ hưu do bị cáo buộc lạm dụng từ rất lâu, vào những năm 1990.
Một phát ngôn viên của Giáo phận Las Cruces từ chối bình luận về vấn đề này.
Đức Cha Cantú, năm nay 53 tuổi, trở thành giám mục vào năm 2008, khi ngài được bổ nhiệm làm Giám Mục Phụ Tá tại Tổng giáo phận San Antonio. Ngài trở thành Giám mục của Las Cruces vào năm 2013, và là Giám Mục Phụ Tá của San Jose vào năm 2018. Ngài chính thức lãnh đạo giáo phận đó vào tháng 5 năm 2019. Đức Cha Cantú, người gốc Houston, được thụ phong linh mục của tổng giáo phận Houston vào năm 1994.
CNA đã yêu cầu bình luận về cuộc điều tra từ Sứ thần Tòa thánh tại Hoa Kỳ, nhưng không nhận được phản hồi trước thời hạn.
Các Giám mục Michael Hoeppner của Crookston và Nicholas DiMarzio của Brooklyn cũng đang bị điều tra theo Tông thư Vos estis lux mundi.
[1] History-making report sets a precedent the Vatican can’t walk back
Source:Catholic News Agency
Đức Giám Mục Oscar Cantu của giáo phận San Jose California đang bị Vatican điều tra
Nguyễn Long Thao
19:42 17/11/2020
Cuộc điều tra đang được giám sát bởi Giám mục Thomas Olmsted của giáo phận Phoenix, bang Arizona
Cuộc điều tra được thi hành theo quy định của Vos estis lux mundi là luật năm 2019 của Giáo hoàng Francis quy định rằng các giám mục phải chịu trách nhiệm trong việc xử lý các vụ lạm dụng tình dục của thuộc cấp.
Các nguồn tin cao cấp ở Vatican cho cơ quan Catholic News Agency (CNA)biết Đức Hồng Y Marc Ouellet, tổng trưởng Bộ Giám mục đã ra lệnh mở cuộc điều tra ĐGM Cantu vào tháng 10 năm 2020
Một giới chức cấp cao của Vatican cũng cho CNA biết ĐGH Phanxicô áp dụng chính sách "không khoan nhượng" đối các Giám Mục xử lý không nghiêm túc đối với các hành vi sai trái tình dục của giáo sĩ dưới quyền.
Giới chức này cũng nói thêm “Đức Thánh Cha tuyệt đối cam kết rằng các trường hợp lạm dụng sẽ không được dung thứ. Ngài cũng khẳng định chắc chắn rằng các giám mục phải đối xử nghiêm túc với tất cả những trường hợp này..
Một quan chức thứ hai của Vatican nhấn mạnh với CNA rằng các cuộc điều tra Vos estis chỉ là sơ bộ và chưa có cáo buộc chính thức nào được đưa ra.
Giới chức thứ hai nhấn mạnh :“Đây không phải là một phiên tòa - “Giám mục vẫn được coi là vô tội và vẫn đuợc tại vị, Tuy nhiên, phán quyết về ĐGM Cantu sẽ phát triển phù hợp với kết quả cuộc điều tra. ”
Một nguồn tin thân cận nói với CNA rằng Đức Giám Mục Cantu dự kiến sẽ không được thông báo chính thức về cuộc điều tra cho đến khi kết thúc cuộc điều tra sơ bộ, lúc đó ĐGM Cantu sẽ được phép đưa ra lời bào chữa cho các cáo buộc.
Tưởng cũng nên nói thêm giáo phận Las Cruces đã phải đối mặt với nhiều vụ các giáo sĩ lạm dụng tình dục từ nhiều thập kỷ trước.
Nguyễn Long Thao
Tài Liệu - Sưu Khảo
Bài 1: Loài Người Đã Được Tạo Dựng Hay Do Tiến Hóa?
LM Phaolô Nguyễn Văn Tùng
09:56 17/11/2020
Loài Người Đã Được Tạo Dựng Hay Do Tiến Hóa?
Bài 1: Nguồn Gốc
Khả năng hay sự khả thể của việc cho rằng loài người là hậu duệ của loài khỉ cổ xưa đã trở nên rõ ràng sau năm 1859 với sự ra đời của cuốn sách “Về nguồn gốc của chủng loại” của Charles Darwin. Ông này đã tranh luận về tư tưởng của sự tiến hóa giữa các chủng loại mới và những chủng loại cũ. Tuy nhiên, sách của Darwin không nói gì về việc tiến hóa của con người, ông chỉ đơn giản nói rằng “Ánh sáng sẽ chiếu tỏa về nguồn gốc và lịch sử của của con người.”
Trong khoảng cuối thập niên 1970 đến hết thập niên 1980, nước Ethiopia đã trở nên điểm nóng của môn cổ sinh vật học (palaeoanthropology) sau sự khám phá ra “Lucy” (hình 1). Đó là một bộ xương hóa thạch hoàn hảo nhất của chủng Australopithecus afarensis. Lucy đã được nhà khảo cổ Donald Johnson tìm thấy và đặt tên, gần Hadar trong vùng sa mạc Afar Triangle, phía bắc nước Ethiopia. Mặc dù mẫu vật này đã có khối óc nhỏ nhưng xương chậu và các xương chân gần như hoàn toàn giống tác động của con người ngày nay. Điều này xác định rằng những chủng loại giống loài người (hominins hay hominids) này đã đứng thẳng và đi bằng hai chân.
Lucy đã được gọi là một chủng loại mới, Australopithecus afarensis, gần với loài người hơn tất cả các chủng loại giống con người ở trong cùng thời kỳ, hoặc là trực tiếp là tổ phụ của loài người, hay một giống “bà con gần” có cùng một tổ phụ, chưa được xác định, với loài người. Người ta còn tìm thấy nhiều bộ xương hóa thạch khác trong vùng Afar Triangle, đặc biệt là nhóm của ông Tim D. White, trong những năm 1990, kể các các chủng được đặt tên là Ardipithecus ramidus và Ardipithecus kadabba.
Chủng của Lucy đã có niên đại khoảng 3,2 triệu năm trước đây.
Gần với nhân loại ngày nay nhất là giống Neanderthals (hình 2 - được gọi theo tên của một vùng ở Đức Quốc). Giống này đã tuyệt chủng khoảng 40 ngàn năm trước đây. Họ có cùng 99.7% DNA với chúng ta. Người ta đã tìm thấy các vật dụng do họ để lại bằng xương hay bằng đá trong những vùng giáp ranh giới các châu u và Á, phía tây châu u đến vùng trung và bắc châu Á. Qua tổng hợp những vật chứng về di truyền và hóa thạch, người ta có thể định rằng chủng Neanderthals đã tồn tại khoảng 600 ngàn năm. Vùng đất chính của họ là châu u, tách biệt khỏi giống người mới ở châu Phi (cho đến nay, vẫn không ai biết tại sao giống người mới này đã xuất hiện ở đó).
Homo sapiens (tiếng La-tinh có nghĩa là “người thông thái”) là giống người mới này, là chúng ta, những con người ngày nay, theo thuật ngữ nhị thức (binomial nomenclature: hệ thống của thuật ngữ hay danh pháp, có hai cách để chứng tỏ chủng loại của một sinh vật: chủng loại và biểu tượng), Homo sapiens (hình 3) được gọi như một tên khoa học cho giống người duy nhất còn tồn tại. Homo là chủng loại của loài người, kể cả giống Neanderthals và các giống khác đã bị tuyệt chủng. Homo sapiens là chủng duy nhất còn tồn tại của loài người. Sự khéo léo, khả năng thích ứng, và sự thông minh đã làm cho giống Homo sapiens trở nên chủng loại có ảnh hưởng nhất trên trái đất.
Theo vật chứng di truyền và hóa thạch, giống Homo sapiens cổ xưa đã “tiến hóa” cách giải phẫu học thành con người ngày nay, chỉ xuất hiện ở châu Phi, khoảng từ 200 ngàn đến 100 ngàn năm trước đây. Sau đó, một số người của một nhánh trong họ đã rời châu Phi khoảng 60 ngàn năm trước đây, và theo thời gian đã thay thế dân số của các giống khác như Neanderthals và Homo erectus.
Con người ngày nay, một cách giải phẫu học và theo hóa thạch, đã được ghi nhận là xuất hiện đầu tiên ở châu Phi khoảng 195 ngàn năm trước đây. Các nghiên cứu về sinh học phân tử (molecular biology) đã cho thấy sự phân kỳ của các nhánh của chủng loại Homo sapiens đã xảy ra vào khoảng 200 ngàn năm trước đây (không lâu sau khi họ xuất hiện). Nghiên cứu cũng xác định vị trí có sự xuất hiện nguyên thủy của con người ngày nay là phía tây nam châu Phi, gần các nước cạnh Đại Tây Dương như Namibia và Angola.
Trở lại với chủng của Lucy, là giống australopithecine cổ, vào khoảng 3,2 triệu năm trước đây, hoàn toàn nằm trong thời kỳ Đồ Đá (Stone Age), một kỷ nguyên tiền sử lâu dài. Trong thời kỳ đó, đá đã được sử dụng như dụng cụ chính có khi là một cạnh sắc, một mũi nhọn, hay một mặt phẳng tạo âm thanh như mặt trống. Thời kỳ đó kết thúc vào khoảng giữa những năm 8700 BC (trước Công Nguyên) đến 2000 BC, trước khi bước vào thời kỳ có vật dụng bằng kim loại (metalworking).
Thời kỳ Đồ Đồng (Bronze Age) từ khoảng 3000 BC đến 1300 BC là thời kỳ mà con người ở các châu u và Á cũng như ở các phần đất khác trên thế giới bắt đầu sử dụng những dụng cụ từ loại kim bằng đồng nung, lấy từ các mỏ đồng và thiếc. Loại kim này đã giúp các vật dụng và vũ khí chắc và mạnh hơn. Đó là thời kỳ mà các dạng chữ viết cũng đã bắt đầu xuất hiện.
Thời kỳ Đồ Sắt (Iron Age) từ khoảng 1200 BC đến 230 BC. Đây là thời kỳ của phát triển kinh tế, khi các vật dụng được làm từ sắt và thép đã cứng và mạnh hơn đồng. Thời kỳ này đã giúp phát triển sự sản xuất về nông nghiệp, và chúng ta cũng thấy bằng chứng đầu tiên của các dạng chữ viết, kể cả những toài liệu tôn giáo như kinh Vedas (Sanskrit) của Ấn Độ và Cựu Ước của Kinh Thánh.
Đến đây, người ta không thể không đặt câu hỏi rằng: Sau hơn 3 triệu năm trong thời kỳ đồ đá, với sự tiến hóa hết sức chậm chạp, tại sao thân xác hoàn hảo và sự thông minh của con người hiện tại (Homo sapiens) tự nhiên lại “tiến hóa” một cách đột biến như vậy (trong khoảng vài trăm ngàn năm so với 3 triệu năm)? Ai đã làm cho họ đẹp cũng như thông minh như thế, và họ đã đến từ đâu?
LM Phaolô Nguyễn Văn Tùng (tổng hợp)
(Còn tiếp)
Bài 1: Nguồn Gốc
Khả năng hay sự khả thể của việc cho rằng loài người là hậu duệ của loài khỉ cổ xưa đã trở nên rõ ràng sau năm 1859 với sự ra đời của cuốn sách “Về nguồn gốc của chủng loại” của Charles Darwin. Ông này đã tranh luận về tư tưởng của sự tiến hóa giữa các chủng loại mới và những chủng loại cũ. Tuy nhiên, sách của Darwin không nói gì về việc tiến hóa của con người, ông chỉ đơn giản nói rằng “Ánh sáng sẽ chiếu tỏa về nguồn gốc và lịch sử của của con người.”
Lucy đã được gọi là một chủng loại mới, Australopithecus afarensis, gần với loài người hơn tất cả các chủng loại giống con người ở trong cùng thời kỳ, hoặc là trực tiếp là tổ phụ của loài người, hay một giống “bà con gần” có cùng một tổ phụ, chưa được xác định, với loài người. Người ta còn tìm thấy nhiều bộ xương hóa thạch khác trong vùng Afar Triangle, đặc biệt là nhóm của ông Tim D. White, trong những năm 1990, kể các các chủng được đặt tên là Ardipithecus ramidus và Ardipithecus kadabba.
Chủng của Lucy đã có niên đại khoảng 3,2 triệu năm trước đây.
Gần với nhân loại ngày nay nhất là giống Neanderthals (hình 2 - được gọi theo tên của một vùng ở Đức Quốc). Giống này đã tuyệt chủng khoảng 40 ngàn năm trước đây. Họ có cùng 99.7% DNA với chúng ta. Người ta đã tìm thấy các vật dụng do họ để lại bằng xương hay bằng đá trong những vùng giáp ranh giới các châu u và Á, phía tây châu u đến vùng trung và bắc châu Á. Qua tổng hợp những vật chứng về di truyền và hóa thạch, người ta có thể định rằng chủng Neanderthals đã tồn tại khoảng 600 ngàn năm. Vùng đất chính của họ là châu u, tách biệt khỏi giống người mới ở châu Phi (cho đến nay, vẫn không ai biết tại sao giống người mới này đã xuất hiện ở đó).
Homo sapiens (tiếng La-tinh có nghĩa là “người thông thái”) là giống người mới này, là chúng ta, những con người ngày nay, theo thuật ngữ nhị thức (binomial nomenclature: hệ thống của thuật ngữ hay danh pháp, có hai cách để chứng tỏ chủng loại của một sinh vật: chủng loại và biểu tượng), Homo sapiens (hình 3) được gọi như một tên khoa học cho giống người duy nhất còn tồn tại. Homo là chủng loại của loài người, kể cả giống Neanderthals và các giống khác đã bị tuyệt chủng. Homo sapiens là chủng duy nhất còn tồn tại của loài người. Sự khéo léo, khả năng thích ứng, và sự thông minh đã làm cho giống Homo sapiens trở nên chủng loại có ảnh hưởng nhất trên trái đất.
Theo vật chứng di truyền và hóa thạch, giống Homo sapiens cổ xưa đã “tiến hóa” cách giải phẫu học thành con người ngày nay, chỉ xuất hiện ở châu Phi, khoảng từ 200 ngàn đến 100 ngàn năm trước đây. Sau đó, một số người của một nhánh trong họ đã rời châu Phi khoảng 60 ngàn năm trước đây, và theo thời gian đã thay thế dân số của các giống khác như Neanderthals và Homo erectus.
Con người ngày nay, một cách giải phẫu học và theo hóa thạch, đã được ghi nhận là xuất hiện đầu tiên ở châu Phi khoảng 195 ngàn năm trước đây. Các nghiên cứu về sinh học phân tử (molecular biology) đã cho thấy sự phân kỳ của các nhánh của chủng loại Homo sapiens đã xảy ra vào khoảng 200 ngàn năm trước đây (không lâu sau khi họ xuất hiện). Nghiên cứu cũng xác định vị trí có sự xuất hiện nguyên thủy của con người ngày nay là phía tây nam châu Phi, gần các nước cạnh Đại Tây Dương như Namibia và Angola.
Trở lại với chủng của Lucy, là giống australopithecine cổ, vào khoảng 3,2 triệu năm trước đây, hoàn toàn nằm trong thời kỳ Đồ Đá (Stone Age), một kỷ nguyên tiền sử lâu dài. Trong thời kỳ đó, đá đã được sử dụng như dụng cụ chính có khi là một cạnh sắc, một mũi nhọn, hay một mặt phẳng tạo âm thanh như mặt trống. Thời kỳ đó kết thúc vào khoảng giữa những năm 8700 BC (trước Công Nguyên) đến 2000 BC, trước khi bước vào thời kỳ có vật dụng bằng kim loại (metalworking).
Thời kỳ Đồ Đồng (Bronze Age) từ khoảng 3000 BC đến 1300 BC là thời kỳ mà con người ở các châu u và Á cũng như ở các phần đất khác trên thế giới bắt đầu sử dụng những dụng cụ từ loại kim bằng đồng nung, lấy từ các mỏ đồng và thiếc. Loại kim này đã giúp các vật dụng và vũ khí chắc và mạnh hơn. Đó là thời kỳ mà các dạng chữ viết cũng đã bắt đầu xuất hiện.
Thời kỳ Đồ Sắt (Iron Age) từ khoảng 1200 BC đến 230 BC. Đây là thời kỳ của phát triển kinh tế, khi các vật dụng được làm từ sắt và thép đã cứng và mạnh hơn đồng. Thời kỳ này đã giúp phát triển sự sản xuất về nông nghiệp, và chúng ta cũng thấy bằng chứng đầu tiên của các dạng chữ viết, kể cả những toài liệu tôn giáo như kinh Vedas (Sanskrit) của Ấn Độ và Cựu Ước của Kinh Thánh.
Đến đây, người ta không thể không đặt câu hỏi rằng: Sau hơn 3 triệu năm trong thời kỳ đồ đá, với sự tiến hóa hết sức chậm chạp, tại sao thân xác hoàn hảo và sự thông minh của con người hiện tại (Homo sapiens) tự nhiên lại “tiến hóa” một cách đột biến như vậy (trong khoảng vài trăm ngàn năm so với 3 triệu năm)? Ai đã làm cho họ đẹp cũng như thông minh như thế, và họ đã đến từ đâu?
LM Phaolô Nguyễn Văn Tùng (tổng hợp)
(Còn tiếp)
Văn Hóa
Thấy Mặt Anh Em
Vũ Văn An
20:25 17/11/2020
Theo định nghĩa, ánh sáng là dạng vật chất do vật phát ra hoặc phản chiếu trên vật nhờ đó mắt có thể cảm thụ mà nhìn thấy vật ấy. Phần lớn các sự vật được ta nhìn thấy là do chúng phản chiếu ánh sáng từ một nguồn sáng nào đó. Mặt trời là nguồn chính của ánh sáng tự nhiên. Các vì sao cũng phát ra ánh sáng, nhưng vì ở quá xa, nên chỉ một phần ít ánh sáng của chúng đến được tới ta. Ánh sáng từ Mặt Trời cần 8 phút để đến Trái Đất, nhưng ánh sáng của các vì sao có thể cần đến nhiều năm ánh sáng mới tới được đến đây. Việc đo lường vận tốc ánh sáng được thực hiện lần đầu năm 1676 do Ole Roemer, một nhà thiên văn học người Đan Mạch. Biểu thức của vận tốc ánh sáng là
C=186,281 dặm (hay 299,792.80 Kilômét) một giây (Theo Encyclopedia Britanica).
Không lạ gì khi người con thứ ba, trong câu truyện “Chia sẻ Ánh sáng Cứu độ” (Lẽ Sống, tr.101), vừa bật que diêm để đốt vào cây nến, thoáng một cái, căn phòng đã) đầy ánh sáng. Bản chất của ánh sáng, vì vậy, là truyền đi thật nhanh để nhiều người cùng thấy. Thấy gì? Tất nhiên là thấy sự vật. Về vấn đề này, xin mời các bạn nghe câu truyện Khác biệt Giữa Ngày và Đêm sau đây:
“Một vị đạo sĩ Ấn Giáo nọ hỏi các đệ tử của ông như sau: ‘làm thế nào là đêm đã tàn và ngày bắt đầu?’.
Một đệ tử trả lời như sau: ‘khi ta thấy một con thú từ đàng xa và ta có thể nói: nó là con bò hay con ngựa’. Câu trả lời không làm đạo sĩ ưng ý chút nào. Đệ tử thứ hai mới lên tiếng: ‘khi ta thấy một cây lớn từ đàng xa và ta có thể nói: nó là cây xoài hay cây mít’. Đạo sĩ cũng lắc đầu không ưng ý. Khi các đệ tử nhao nhao muốn biết câu giải đáp, ông mới ôn tồn nói như sau: ‘khi ta nhìn vào gương mặt của bất cứ người nào và nhận ra người anh em của ta trong người đó là lúc đêm tàn và ngày bắt đầu’”.
Ánh sáng thế gian mà Chúa Kitô muốn nói chắc chắn là thứ ánh sáng theo nghĩa ban ngày của nhà đạo sĩ trên đây. Bình luận về câu truyện trên, Soạn giả Lẽ Sống viết như sau: “Nhận ra người anh em nơi một người nào đó chính là nhìn thấy Hình Ảnh Thiên Chúa nơi một người cũng như phẩm giá vô cùng cao quí của người đó. Nhận ra người anh em nơi một người nào đó là nhìn thấy niềm vui, nỗi khổ, sự bất hạnh, và ngay cả lỗi lầm của người đó như của chính mình.
Nhận ra người anh em nơi một người nào đó là sẵn sàng tha thứ cho người đó ngay cả khi người đó xúc phạm đến ta và không muốn nhìn mặt ta.
Nhận ra người anh em nơi một người nào đó cũng có nghĩa là không thất vọng về khả năng hướng thiện của người đó.
Nhận ra người anh em nơi một người nào đó cũng có nghĩa là muốn nói với người đó rằng, cách này hay cách khác, ta cần người đó để được sống xứng với ơn gọi làm người hơn...” (Lẽ Sống, tr.165-66).
Làm ánh sáng thế gian nhiều khi cũng có nghĩa là ta cần tránh sang một bên, để chính nguồn sáng Mặt Trời tự chiếu rọi trên chính người anh em như câu truyện về Diogène: “Triết gia Diogène nổi tiếng là người hạnh phúc nhất trên đời, thế nhưng cuộc sống của ông lại rất đơn sơ nghèo nàn. Ông sống trong một cái thùng, ngày ngày nằm đọc sách nhờ ánh sáng qua lỗ hổng ở vách thùng. Cơ nhgiệp của ông chỉ có một cái bát gỗ dùng để múc nước sông mà uống... Vua Hy Lạp nghe biết ông là người hạnh húc nhất đời bèn tìm đến tận nơi để thăm. Thấy ông đang nằm đọc sách, nhà vua lại gần để hỏi xem ông có cần gì không. Diogène không trả lời. Nhà vua hỏi vặn nhiều lần, ông điềm tĩnh trả lời như sau: Hạ thần muốn xin bệ hạ một điều và chỉ một điều mà thôi: xin bệ hạ hãy tránh ra để hạ thần có đủ ánh sáng mà đọc sách” (Lẽ Sống, tr.432).
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Lỗi Hẹn
Đặng Đức Cương
13:33 17/11/2020
LỖI HẸN
Ảnh của Đặng Đức Cương
Chuyện ngày xưa chúng ta ước nguyện
Ở một dòng sông có mảnh trăng thề.
Mà sao giờ nay em về đâu
(Trích thơ của Tứ Phong)
Ảnh của Đặng Đức Cương
Chuyện ngày xưa chúng ta ước nguyện
Ở một dòng sông có mảnh trăng thề.
Mà sao giờ nay em về đâu
(Trích thơ của Tứ Phong)
VietCatholic TV
Giáo dân Đức đau buồn vì tượng Ðức Mẹ bị chém đầu. Hầu hết người Đài Loan ái mộ Tổng thống Trump
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
03:03 17/11/2020
Video bắt đầu lúc 18g theo giờ Việt Nam ngày 17/11/2020
1. Anh chị em giáo dân Đức đau buồn vì vụ tượng Ðức Mẹ ở Ðức bị chém đầu.
Hàng trăm ngàn người đã mượn các mạng xã hội để bày tỏ phản ứng phẫn nộ của họ, và lên án vụ một pho tượng Ðức Mẹ bị “chặt đầu” tại thị trấn Straubing, thuộc giáo phận Regensburg, miền Bavaria nam Ðức. Đức Cha Rudolf Voderholzer bày tỏ nỗi buồn của ngài trước vụ phạm thánh nghiêm trọng này.
Văn phòng báo chí của giáo phận đã cho hãng tin Công Giáo Ðức KNA biết: tính đến ngày 10 tháng 11 năm 2020 có hơn 410,000 người bày tỏ bất mãn và thịnh nộ trước sự xúc phạm này trên trang Facebook của giáo phận.
Một cảnh sát viên đã khám phá vụ pho tượng Ðức Mẹ bị chặt đầu, khi ông đi tới sở làm tối ngày 22 tháng 10. Ông thấy pho tượng bị như vậy ở lối vào nhà thờ của dòng Tên ở Straubing. Cảnh sát hình sự ở địa phương đã khởi sự điều tra về vụ này.
Source:Daily Star
2. Đức Tổng Giám Mục Salvatore Cordileone hoan nghênh việc truy tố những kẻ giật sập tượng Thánh Junipero Serra
Đức Tổng Giám Mục Salvatore Cordileone của San Francisco đã lên tiếng hoan nghênh Biện lý Quận Marin đã truy tố các cá nhân liên quan đến hành vi phá hoại bức tượng của Thánh Junipero Serra tại cứ điểm truyền giáo San Rafael hồi tháng trước.
“Đây là một thời điểm đột phá đối với người Công Giáo,” Đức Tổng Giám Mục Cordileone nói trong một tuyên bố hôm thứ Sáu 13 tháng 11. Đây là lần đầu tiên một vụ giật sập tượng các vị thánh Công Giáo bị truy tố trước pháp luật tại một tiểu bang do đảng Dân Chủ cầm đầu.
Ngài cho biết quyết định truy tố 5 người với tội danh phá hoại “thể hiện lần đầu tiên rằng bất kỳ kẻ phạm pháp nào tấn công các bức tượng của Thánh Junípero Serra và các hành vi phá hoại tài sản của Giáo Hội Công Giáo trên khắp California sẽ phải chịu trách nhiệm về hành động của họ trước tòa án”.
Đức Tổng Giám Mục cho biết ngài hy vọng các cáo buộc “góp phần chấm dứt các cuộc tấn công vào tất cả các nơi thờ phượng.”
Cuộc bạo loạn dẫn đến việc phá hủy bức tượng diễn ra vào ngày 12 tháng 10 tại cứ điểm truyền giáo Tổng Lãnh Thiên Thần Rafael ở San Rafael, CA, phía bắc vịnh San Francisco. Mặc dù chính Thánh Serra không thành lập cứ điểm truyền giáo San Rafael này, cứ điểm vẫn được coi là di sản của Thánh Serra, vì do các hậu nhân của ngài từ chín cứ điểm đầu tiên do ngài thành lập mà ngày nay đã trở thành California.
Cuộc biểu tình kéo dài một giờ do các thành viên của bộ lạc Coast Miwok tổ chức, đánh dấu Ngày của Người bản địa, ngày lễ mà nhiều tiểu bang và thành phố do đảng Dân Chủ cầm đầu đã chỉ định để thay thế Ngày Columbus.
Một nhân viên bảo trì nhà thờ đã che bức tượng bằng băng keo trước cuộc biểu tình để bảo vệ bức tượng khỏi bị vẽ bậy. Nhiều bức tượng của vị thánh đã bị phá hoại hoặc phá hủy trong năm nay, hầu hết là ở California.
Những kẻ bạo loạn đeo mặt nạ đã bóc băng keo và phun sơn đỏ vào mặt bức tượng.
Những người biểu tình đã cố gắng ngăn các máy quay tin tức địa phương quay cảnh vụ lật đổ, nhưng Fox2 đã quay được cảnh tượng này. Ít nhất năm người có thể được nhìn thấy đang kéo đầu bức tượng bằng dây thừng.
Đoạn băng dường như cho thấy bức tượng rơi vào một trong những người biểu tình, mặc dù không có bất kỳ trường hợp thương tích nào được báo cáo.
Cảnh sát đã bắt giữ 5 phụ nữ liên quan đến vụ việc này và buộc họ tội phá hoại với tình tiết nghiêm trọng.
“Chúng ta không thể cho phép một nhóm nhỏ những người vi phạm pháp luật, không được ai bầu, có quyền quyết định những biểu tượng thiêng liêng nào những người Công Giáo hoặc tín hữu các tôn giáo khác được phép trưng bày và sử dụng để nuôi dưỡng đức tin của chúng ta. Điều này phải dừng lại,” Đức Tổng Giám Mục Cordileone nói.
“Việc tấn công các biểu tượng đức tin của hàng triệu người Công Giáo, những người đa dạng về sắc tộc như bất kỳ tín ngưỡng nào ở Mỹ, là phản tác dụng. Nó cũng chỉ đơn giản là sai”.
Đức Tổng Giám Mục Cordileone nói thêm trong tuyên bố của ngài: “Những kẻ vi phạm pháp luật đã chuẩn bị sẵn dây thừng, búa, đục và sơn xịt, cho thấy rõ ràng họ đã suy tính trước khi phạm tội ác này. Nếu những tội ác như thế này không bị trừng phạt, thì chính phủ đang nói với đám đông rằng họ có quyền quyết định những ảnh tượng nào người Công Giáo và các tín hữu của các tôn giáo khác có thể trưng bày, và những ảnh tượng nào không được phép trưng bày.”
Ngài nhấn mạnh rằng, dù mọi người có thể không đồng ý về di sản của Thánh Serra, “đám đông không được xâm phạm địa giới của người khác để phá hủy các biểu tượng thiêng liêng của họ.”
Cha Luello Palacpac, cha sở của Giáo xứ và cứ điểm truyền giáo San Rafael, cho biết anh chị em giáo dân của ngài hết lòng ủng hộ lời kêu gọi truy tố những kẻ chịu trách nhiệm về vụ phá hoại, mà ngài mô tả là một “kinh nghiệm đau thương” đối với họ.
Thánh Serra là một linh mục và là một nhà truyền giáo dòng Phanxicô sống ở thế kỷ 18. Ngài bị những kẻ quá khích trong phong trào Black Lives Matter, gọi tắt là BLM, coi là biểu tượng của chủ nghĩa thực dân và của sự ngược đãi mà nhiều người Mỹ bản địa phải gánh chịu sau khi tiếp xúc với người Âu châu.
Tuy nhiên, các chuyên gia đã bác bỏ những tuyên bố rằng Thánh Serra đã tham gia dưới bất kỳ hình thức nào vào tội ác diệt chủng, và ngược lại, có bằng chứng cho thấy Thánh Serra ủng hộ quyền của người dân bản địa trước sự ngược đãi của quân đội Tây Ban Nha.
Một nhà khảo cổ học ở California, người đã nghiên cứu các cứ điểm truyền giáo trong hơn 25 năm, nói với Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, vào đầu năm nay rằng rõ ràng từ các bài viết của Thánh Serra, người ta có thể thấy rằng ngài được thúc đẩy bởi một lòng nhiệt thành truyền giáo, mang lại ơn cứu rỗi cho người bản xứ thông qua đức tin Công Giáo, chứ không phải là người có động cơ diệt chủng, phân biệt chủng tộc hoặc cơ hội.
“Thánh Serra là một người theo đuổi công việc truyền giáo,” Tiến sĩ Ruben Mendoza, một nhà khảo cổ học và giáo sư tại Đại học bang California-Monterey Bay, nói với CNA.
“Ngài hoàn toàn quyết tâm tham gia vào việc cứu rỗi các cộng đồng bản địa. Và trong khi đối với một số người, đó có thể được coi là một sự xâm nhập, thì đối với Thánh Serra vào thời của ngài, điều đó được coi là một trong những điều nhân từ nhất mà người ta có thể làm – đó là trao mạng sống của mình cho người khác, và đó là điều ngài đã làm”.
Source:Catholic News Agency
3. Hầu hết người Đài Loan có cảm tình với tổng thống Trump và phản đối yêu sách đòi thống nhất của Trung Quốc
Đại đa số người Đài Loan phản đối yêu sách của Trung Quốc về việc thống nhất giữa hòn đảo và “mẫu quốc”. Đây là kết quả của một cuộc khảo sát được công bố hôm 12 tháng 11 bởi Cục Quan hệ Đài Loan với Bắc Kinh, trong Hội đồng Các vấn đề Đại lục. Asia-News, cơ quan thông tin của Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo Hải Ngoại cho biết như trên trong bản tin ngày 13 tháng 11.
Theo nghiên cứu, được thực hiện trên một mẫu hơn một nghìn người, 86.4% số người được hỏi tin rằng chỉ 23 triệu người Đài Loan mới có quyền xác định tương lai của đất nước và xu hướng quan hệ với Trung Quốc.
Phần lớn, cư dân Đài Loan bác bỏ các công thức mà Bắc Kinh muốn áp đặt: 74.4% phản đối “nguyên tắc một Trung Quốc”, theo đó chế độ Trung Quốc bác bỏ mọi hình thái độc lập chính thức của hòn đảo; 75.9% không chấp nhận cách tiếp cận “một quốc gia, hai hệ thống”, mà các nhà phê bình cho rằng gã khổng lồ Á châu đã không tôn trọng ở Hương Cảng.
Hơn 90% người được hỏi cho biết họ lo lắng trước những lời đe dọa quân sự của Bắc Kinh, trong khi 74% xác định chính phủ Trung Quốc là “thù địch”. 79% ủng hộ quan điểm của Tổng thống Thái Anh Văn cho rằng duy trì hòa bình dọc eo biển Đài Loan không phải là trách nhiệm duy nhất của hòn đảo, mà là của cộng đồng quốc tế.
Cuộc khảo sát cho thấy sự ủng hộ đối với các mối quan hệ bền chặt với Hoa Kỳ. 73.4% người Đài Loan được hỏi ủng hộ hợp tác quân sự với Washington như đã xảy ra dưới thời tổng thống Trump. Nhìn chung, 68% ủng hộ những dự luật được thông qua gần đây để bảo vệ hệ thống dân chủ của đất nước.
Đài Loan đã độc lập khỏi Trung Quốc kể từ năm 1949; Vào thời điểm đó, những người theo chủ nghĩa dân tộc của Tưởng Giới Thạch đã tìm thấy nơi ẩn náu ở đó sau khi thua trong cuộc nội chiến trên đất liền chống lại những người Cộng sản. Họ trở thành những người thừa kế của Trung Hoa Dân quốc được thành lập vào năm 1912. Đối với Bắc Kinh, hòn đảo này là một tỉnh nổi dậy, cần được thu hồi lại, thậm chí bằng vũ lực nếu cần thiết.
Một cuộc phỏng vấn của BBC cho thấy tuyệt đại đa số người dân Đài Loan mong muốn Tổng thống Trump làm tiếp một nhiệm kỳ 4 năm nữa.
Victor Lin, người làm việc trong lĩnh vực thương mại điện tử, nói với BBC từ Đài Loan rằng “Thái độ của Donald Trump tốt cho chúng tôi và thật tốt khi có một đồng minh như vậy. Nó giúp chúng tôi tự tin hơn về đối ngoại – về quân sự và thương mại. Chúng tôi có một người anh lớn mà chúng tôi có thể nương tựa”.
Ông Trump chắc chắn đã mở rộng vòng tay với Đài Loan. Trong vài tháng qua, hai chính phủ đã thực hiện các bước quan trọng nhằm hoàn tất một thỏa thuận thương mại song phương.
Ông Linh tin rằng thỏa ước thương mại như vậy sẽ cho phép Đài Loan thoát khỏi sự phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc - có thể tiến xa hơn khi “tích cực mời các công ty lớn của Đài Loan thiết lập nhà máy tại Mỹ”.
Ông lo ngại rằng ông Biden có thể không thực hiện các bước “khiêu khích như thế này” khi đối mặt với cơn thịnh nộ của Bắc Kinh. Ông Biden từ trước đến nay được biết đến như là người ủng hộ việc can dự vào Trung Quốc. Mặc dù gần đây ông đã thay đổi lập trường của mình về vấn đề này nhưng chưa đến tai nhiều người Đài Loan; họ vẫn lo ngại sắp xẩy ra một cuộc “xâm lược” của Trung Quốc.
Các hành động của ông Trump để hỗ trợ Đài Loan về mặt quân sự cũng đã củng cố sự ủng hộ ông ở đó. Thực thế, một cuộc thăm dò gần đây cho thấy Đài Loan là quốc gia duy nhất ở đó, những người muốn ông Trump cai trị thêm bốn năm nữa đông hơn hẳn những người muốn ông Biden chiến thắng.
Bắc Kinh đã phản ứng mạnh mẽ, cảnh báo Mỹ “không được gửi bất cứ tín hiệu sai trái nào tới các phần tử ' độc lập Đài Loan ' để tránh gây tổn hại nặng nề cho liên hệ Trung - Mỹ”
Source:Asia News
4. Tiến sĩ George Weigel ca ngợi chứng tá anh hùng của những người đồng tính sống trung tín với giáo huấn Giáo Hội
Tác giả Công Giáo George Weigel, người viết tiểu sử Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, vừa lên tiếng ca ngợi chứng tá anh hùng được thể hiện bởi các thành viên của “Courage”, nghĩa là “Can Đảm”, một phong trào tông đồ truyền giáo cho những người chịu hấp lực đồng tính.
Ông khuyến khích họ đứng vững giữa những áp lực xã hội và những tranh cãi gần đây về những lời bình luận của Đức Thánh Cha Phanxicô liên quan đến các kết hiệp dân sự đồng tính.
Courage cung cấp các tài nguyên, các khóa huấn luyện cho những người chịu hấp lực đồng tính để giúp họ sống trong sạch theo giáo huấn của Giáo hội. Được thành lập vào năm 1980, phong trào ngày nay đã có hơn 150 chi hội tại 18 quốc gia.
Công việc của họ đã trở nên khó khăn hơn rất nhiều sau những tường thuật trên các phương tiện truyền thông về những gì được cho là Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói liên quan đến các kết hiệp đồng tính. Nhiều người cho rằng công việc của Courage là tào lao, không còn cần thiết nữa. Cũng không ít các phương tiện truyền thông lên án các hoạt động của anh chị em Courage trong việc giúp những người đồng tính sống trong sạch là phi nhân bản.
Đó là lý do tại sao Tiến sĩ George Weigel đã viết lá thư ngỏ này đăng trên tờ First Things ngày 11 tháng 11, 2020.
Anh chị em thân mến trong Chúa Kitô:
Có rất nhiều tấm gương về nhân đức can đảm rất quan yếu đối với chúng ta trong Giáo Hội Công Giáo ngày nay: những người Công Giáo ở Hương Cảng liều mạng và sinh kế của mình để bảo vệ quyền tự do tôn giáo, tự do ngôn luận và tự do lập hội; người Công Giáo Pháp dũng cảm thực hành đức tin bất kể có nguy cơ bị giết bởi những người Hồi Giáo cực đoan; những người đàn ông trẻ đang chuẩn bị cho ơn gọi linh mục, là điều ngày nay có thể khiến họ phải ngồi tù vì “tội ác căm ghét” khi họ rao giảng phúc âm; các tuyên úy Đại Học, là những người dám tiếp tục truyền giáo chống lại cái gọi là “đúng về chính trị”; những phụ huynh khăng khăng kêu gọi các trường Công Giáo phải thực sự là “Công Giáo” chứ không phải chỉ có hư danh; những thanh thiếu niên quyết liệt không khuất phục khi bị các bạn cùng trang lứa bắt nạt phải chối bỏ Chúa. Chúng ta thực sự được bao quanh bởi một “đám mây tuyệt vời các chứng nhân”(Dt 12: 1).
Và trong số họ, các bạn được kể là những người Công Giáo hết sức can đảm, thưa các bạn, những người nam nữ trong phong trào “Courage”. Chống lại những áp lực văn hóa và xã hội gay gắt, các bạn cố gắng — với sự trợ giúp của ân sủng, sự nâng đỡ của các mục tử của các bạn và sự giúp lẫn nhau — để sống luân lý Công Giáo về tình yêu thương con người ngay cả khi các bạn trải nghiệm những hấp dẫn đồng tính. Những nỗ lực trung tín của các bạn nói lên niềm tin sâu sắc, một niềm hy vọng mạnh mẽ và tình yêu đích thực.
Sống thanh khiết — sống theo điều mà Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II gọi là “sự trọn vẹn của tình yêu thương” — không phải là điều dễ dàng đối với bất kỳ ai trong nền văn hóa sa đọa của chúng ta. Vì nền văn hóa đó khẳng định một cách ác ý rằng hành động theo sự thèm khát của chúng ta, bất kể chúng có thể là gì, là một dấu chỉ của “tính chân thực”, trong khi sự trong trắng lại bị coi là sự đàn áp hoặc thậm chí là sự phản bội hay sự không trung thực với chính bản thân mình. Các bạn biết rằng đó là những lời nói dối.
Các bạn cũng biết rằng những lời nói dối như thế bắt nguồn từ Satan mà Chúa đã gọi là “cha của sự dối trá” (Ga 8:44). Khi chống lại lầm lạc của thời đại và văn hóa, các bạn cố gắng đương đầu với sự tấn công dữ dội của Satan và sống theo chân lý về tình yêu con người giữa những cám dỗ. Các bạn là những “bình sành” của Thánh Phaolô (2 Cô 4: 7), và giống như tất cả chúng ta, các bạn đôi khi vấp ngã trên hành trình nên thánh của mình. Nhưng không giống như một số người khác, các bạn không đòi hỏi sự thật phải bị uốn cong theo mong muốn của mình. Với Flannery O’Connor [nhà văn Mỹ sinh ngày 25 tháng Ba, 1925 và qua đời ngày 3 tháng 8, 1964 – chú thích của người dịch], các bạn biết rằng “sự thật không thay đổi tùy theo khả năng cảm nhận của chúng ta”. Vì vậy, các bạn tìm kiếm sự hòa giải và tha thứ và tự nhủ mình để sống sự trọn vẹn của tình yêu nhân bản.
Cũng quan trọng không kém, các bạn không coi đức khiết tịnh như một “vấn đề chính sách” của Giáo hội và các bạn không vận động hành lang bên trong Giáo hội để thay đổi “chính sách” này, bởi vì các bạn biết rằng điều đang bị đe dọa ở đây là sự thật: sự thật tạo nên hạnh phúc, tình bạn chân thành, và cuối cùng là sự thánh thiện. Khi nỗ lực vươn lên với ân sủng mà Thiên Chúa ban cho các bạn, các bạn đưa ra một chứng tá quan trọng và thường là các chứng tá vác thánh giá cho Giáo hội, đặc biệt là cho những người tưởng tượng rằng sự thật “của họ” chân thật hơn sự thật của Chúa Kitô.
Nhiều người trong số các bạn cảm thấy khó chịu với những gì được cho là đã được nói trong một bộ phim tài liệu về Đức Giáo Hoàng Phanxicô, về sự kết hợp dân sự cho các cặp đồng tính và những vấn đề liên quan. Bây giờ rõ ràng là những lời bình luận của Đức Giáo Hoàng đã bị cắt dán bởi một nhà làm phim theo chương trình nghị sự của phe nhóm ông ấy. Thảm kịch này là một lời nhắc nhở nữa cho chúng ta rằng các báo cáo trên các phương tiện truyền thông về các vấn đề Công Giáo phải luôn được xem xét cẩn thận; các điệp khúc cho sự cuồng loạn thường là đặc điểm của thế giới blog liên quan đến Công Giáo. Tuy nhiên, một số phe phái nhất định còn làm mọi thứ trở nên rối tung lên hơn nữa bằng cách diễn giải sai lạc và chính trị hóa những gì được cho là Đức Giáo Hoàng đã nói, nên điều quan trọng là phải nhớ lại hai thực tại Công Giáo sau đây.
Thứ nhất, những nhận xét không chính thức của một vị Giáo Hoàng đối với một nhà làm phim không phải là một thể hiện của huấn quyền tông tòa. Những người nói ngược lại với điều này là những người thiếu hiểu biết về mặt thần học, có động cơ chính trị, hoặc cả hai. Như tôi đã chỉ ra trong cuốn sách “The Next Pope: Office of Peter and a Church in Mission” – “Vị Giáo Hoàng tiếp theo: Sứ vụ Phêrô và một Giáo Hội trong Sứ Mệnh” - Đức Giáo Hoàng không phải là một nhà tiên tri và không phải mọi lời phát biểu của Đức Giáo Hoàng đều là huấn quyền.
Thứ hai, không có điều gì mà Đức Thánh Cha Phanxicô được cho là đã nói thay đổi giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo về luân lý tình yêu con người, về những gì tạo nên hôn nhân và về những người có thể kết hôn. Giáo huấn đó không thể bị thay đổi, bởi vì nó bắt nguồn từ sự mặc khải của Thiên Chúa và được lý trí chứng thực. Sẽ rất hữu ích (và đầy thẩm quyền) nếu Phòng Báo Chí Tòa Thánh làm rõ điểm này trước khi các phe phái truyền thông gồm những bộ óc cực đoan tuyên bố rằng điều được cho là Đức Giáo Hoàng đã nói là bước đầu tiên có thể tiến tới sự tán thành của Giáo Hội Công Giáo về cái gọi là “hôn nhân đồng tính”. Hoàn toàn không có một điều như thế, bởi vì điều đó là không thể.
Vì thế, anh chị em dũng cảm của phong trào “Courage” thân mến, cảm ơn chứng tá của anh chị em. Xin hãy tiếp tục nhận lời thách đố mà Thánh Gioan Phaolô II đã đưa ra ngày 22 tháng 10 năm 1978: “Đừng sợ! Hãy mở cửa cho Chúa Kitô!” Lòng can đảm của anh chị em sẽ truyền cảm hứng cho mọi người Công Giáo về một lòng trung tín tương tự, và sự hỗ trợ lẫn nhau, cũng như những lời cầu nguyện để giúp nâng đỡ sự trọn vẹn của tình yêu.
Source:The First Things
Dự án xây Vatican Chính Thống Giáo sụp đổ. Án tuyên thánh cho nữ tu có 5 dấu thánh trong tù cộng sản
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:37 17/11/2020
1. Tổng giáo phận Warsaw mở án phong chân phước cho nữ tu được mang dấu thánh, bị hành hạ trong các nhà tù Liên sô.
Hôm 9 tháng 11, tại nhà nguyện của tòa tổng giám mục Warsaw, Ðức Hồng Y Kazimierz Nycz đã khai mạc án phong chân phước cấp giáo phận cho sơ Wanda Boniszewska, người Ba Lan, là người được mang dấu thánh trong thời gian bị mật vụ của Stalin tra tấn và cầm tù.
Sơ Boniszewska sinh năm 1907 tại Kamionka, gần thành phố Novogrudok, ngày nay thuộc Belarus. Năm 16 tuổi, chị gia nhập dòng các Nữ tu Thiên thần ở Vilnius, ngày nay là thủ đô của Lithuania. Sau khi khấn lần đầu, sơ nói rằng Chúa Giê-su đã yêu cầu sơ dâng những đau khổ để đền tội của “các linh hồn đã thánh hiến cho Chúa”. Sơ khấn trọn đời năm 1933 và sau đó được nhận các dấu thánh - các vết thương giống như các vết thương của Chúa Giê-su bị đóng đinh.
Ngày 11 tháng 4 năm 1950, sơ Boniszewska bị bắt và bị mật vụ cộng sản tra tấn. Một năm sau sơ bị đày đi Siberia. Bọn cầm quyền cộng sản trả tự do cho sơ vào năm 1956 và sơ được trở về Ba Lan. Sơ qua đời ngày 2 tháng 3 năm 2003 tại một thị trấn ở miền nam Warsaw, hưởng thọ 96 tuổi và khấn dòng 76 năm.
“Nhật ký Tâm linh” của sơ Boniszewska được xuất bản năm 2016, ghi lại những trải nghiệm thần bí của sơ từ năm 1921 đến năm 1980. Các nhà bình luận đã rút ra những điểm tương đồng giữa tác phẩm của sơ và “Nhật ký” của thánh Faustina Kowalska. Linh đạo của sơ Boniszewska tập trung vào việc dâng những đau khổ để đền bù tội lỗi, đặc biệt là cầu nguyện cho các linh mục.
Phát biểu trong lễ khai mạc án phong chân phước cho sơ Boniszewska, cha Michal Siennick, thỉnh nguyện viên án phong chân phước, nói rằng “Tiến trình mà chúng ta đang bắt đầu hôm nay nhằm mục đích chứng tỏ rằng lòng can đảm anh hùng có thể thực hiện được ngay cả trong những hoàn cảnh khó khăn nhất của cuộc sống. Sơ Wanda Boniszewska, mặc dù bị kết án oan uổng, chịu tù đày nhiều năm dưới chế độ cộng sản, vẫn anh dũng trước Chúa Kitô, làm chứng cho Người, mang những vết thương của Chúa Kitô trên cơ thể, và dâng những đau khổ của mình cầu nguyện cho các linh mục.”
Source:Catholic News Agency
2. Dự án Vatican của Chính Thống Giáo đã sụp đổ hoàn toàn
Hôm 11 tháng 11, dự án xây dựng trụ sở mới của tòa thượng phụ Mạc Tư Khoa tại Lavra bên cạnh nhà thờ Chúa Ba Ngôi ở quận Thánh Sergius thuộc thành phố Sergiev Posad đã bị từ chối dứt khoát. Trong vài năm nay, người ta đã nói về dự án này, thường được gọi là “Vatican Chính thống giáo”. Tin tức này đã được báo chí Nga giấu kín một cách cẩn thận và việc bác bỏ nó được cho là do những khó khăn do đại dịch Covid-19 tạo ra, nhưng hầu chắc là quyết định này xảy ra vì có sự hiểu lầm giữa tổng thống Nga Vladimir Putin và Đức Thượng Phụ Kirill.
Kế hoạch chuyển các cơ quan hành chính của Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa về thành phố Sergiev Posad, cách đó 70km, bao gồm việc rút khỏi Mạc Tư Khoa và xây dựng lại toàn bộ Tòa Thượng Phụ mới trong một trung tâm đồ sộ lớn như Vatican hay hơn nữa, đã được thảo luận công khai từ năm 2019. Trong dự án cải tạo đô thị, dự kiến bắt đầu vào năm 2025, Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa sẽ chiếm khoảng một phần ba thành phố, bao gồm cả các tòa nhà hành chính dân sự. Tổng chi phí của hoạt động ước tính khoảng 140 tỷ rúp, tức là khoảng 1 tỷ rưỡi euro. Protoierej Leonid Kalinin, người đề xuất dự án thay mặt cho Đức Thượng Phụ, đã đề cập đến trung tâm tâm linh mới với danh hiệu “thủ đô của Chính thống giáo”.
Vào cuối tháng 8 năm 2020, Bộ Môi trường Nga đã tuyên bố rằng họ ủng hộ dự án, một dấu hiệu cho thấy mọi người đã tiếp tục tin tưởng vào dự án ngay cả trong năm đầy khó khăn vì đại dịch. Nhưng vào ngày 5 tháng 11, dự án mới “Quy hoạch chung cho thành phố Sergiev Posad” đã được phê duyệt, trong đó không nhắc gì đến Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa. Quy hoạch chung này có giá trị từ năm 2025 cho đến ít nhất là năm 2040. Nói cách khác, Vatican của Chính Thống Giáo sẽ không trở thành hiện thực cho đến ít nhất là năm 2040.
Lý do chính thức của việc hủy bỏ dự án vẫn chưa được tiết lộ. Chắc chắn mức giá cao của dự án không phù hợp với tình hình tài chính công cộng do đại dịch gây ra. Một số nhà bình luận suy đoán rằng Tổng thống Putin đã quá mệt mỏi với việc che đậy những thất bại trong chính sách đối ngoại của Đức Thượng Phụ Kirill bằng tiền nhà nước. Trong hai năm qua, những thất bại này bao gồm sự rạn nứt quan hệ với Tòa Thượng phụ Đại kết Constantinople, do việc Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô công nhận Giáo hội tại Ukraine.
Nếu không có đại diện của các Nhà thờ Chính thống giáo khác, “giáo hoàng Mạc Tư Khoa” không thể có bất kỳ sự tín nhiệm nào, và Đức Thượng Phụ Kirill sẽ phải đợi những hoàn cảnh thuận lợi hơn để tuyên bố quyền tối thượng của mình trong thế giới Chính thống giáo, có lẽ với sự trợ giúp của vắc-xin chống Covid của Nga, được tung ra thị trường quốc tế, khi Putin cho phép.
Source:Asia News
3. Quan hệ ngoại giao giữa Úc và Trung Quốc và đại dịch coronavirus
Quan hệ ngoại giao giữa Úc và Trung Quốc đã hết sức căng thẳng vì đại dịch coronavirus kinh hoàng. Úc đòi mở cuộc điều tra quốc tế về nguyên nhân gây ra đại dịch coronavirus, và cách hành xử mờ ám của Trung Quốc; trong khi Bắc Kinh đáp lại bằng cách công khai chế giễu tính cách cá nhân của các Bộ Trưởng Úc Đại Lợi và cấm nhập khẩu hàng loạt các mặt hàng từ Úc. Một số mặt hàng như lúa mạch bị tăng thuế đến 80%.
Tưởng cũng nên nhắc lại: Trong phiên họp Quốc Hội sáng thứ Ba 21 tháng Tư, Thủ tướng Scott Morrison khẳng định rằng bất kể các luận điệu chỉ trích của Bắc Kinh, Úc vẫn quyết liệt muốn có một cuộc điều tra độc lập về sự lây lan và nguồn gốc của đại dịch coronavirus, mặc cho Trung Quốc bác bỏ viễn cảnh này.
Bắc Kinh đã bác bỏ các đề nghị nghiêm chỉnh của Bộ trưởng Ngoại giao Marise Payne yêu cầu mở cuộc điều tra nói trên, và chỉ trích bà Payne “nói năng không có cơ sở”.
Thượng nghị sĩ Payne tuyên bố thúc đẩy cuộc điều tra vào hôm Chúa Nhật 19 tháng Tư, và bày tỏ quan tâm của bà đối với tính minh bạch của Trung Quốc là rất cao.
Đáp lại, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Bắc Kinh là Cảnh Sảng nói rằng bà Payne “nói năng không có cơ sở”.
Tuy nhiên, Thủ tướng Morrison cho biết quan điểm của Australia là không thay đổi, ông mô tả, một cách ngoại giao, rằng phản ứng của Trung Quốc cho thấy có “sự khác biệt quan điểm” với Úc.
“Chúng tôi không theo đuổi vấn đề như những lời chỉ trích, chúng tôi theo đuổi như một vấn đề có tầm quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng,” ông nói.
“Đây là điều rất quan trọng bất kể một loại virus có thể bùng phát ở đâu – dù nó xảy ra ở Úc, hay ở Trung Quốc, hay ở miền nào đó của Phi châu hay Thái Bình Dương hay Trung Đông hoặc bất cứ nơi nào.”
Ông nói rằng điều quan trọng là tất cả các nước phải hợp tác trong một cuộc điều tra độc lập như vậy.
“Điều quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng trên toàn cầu là phải có một sự minh bạch trong cách thức chúng ta được quyền truy cập vào thông tin này sớm,” ông nói.
Trung Quốc đã bị buộc tội thiếu minh bạch và phải đối mặt với sự hoài nghi ngày càng tăng đối với số những con số thương vong chính thức, đầy tính khôi hài của họ, kể từ khi coronavirus được tìm thấy vào cuối năm ngoái tại thành phố Vũ Hán.
Trong khi các quan chức Úc ăn nói lịch sự và điềm đạm, các cán bộ ngoại giao của Trung Quốc như Trình Tĩnh Nghiệp (Cheng Jingye, 程静业) Đại Sứ Trung Quốc tại Úc, và Cảnh Sảng (Geng Shuang - 耿爽) phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc lại tỏ ra nóng nảy, đanh thép bác bỏ mạnh mẽ những lo ngại về tính minh bạch khi được hỏi về các nỗ lực của Úc đòi mở một cuộc điều tra độc lập.
Cảnh Sảng nói với các phóng viên trong cuộc họp báo hôm thứ Hai 20 tháng Tư “Nhận xét của Ngoại trưởng Úc Payne không dựa trên các sự kiện, nói năng không có cơ sở. Trung Quốc nghiêm túc và kiên quyết phản đối việc này.”
Ông còn nói thêm rằng việc đặt câu hỏi về tính minh bạch của Trung Quốc “vừa không có cơ sở vừa cho thấy sự thiếu tôn trọng đối với sự hy sinh của người dân Trung Quốc.”
“Kể từ khi dịch bệnh bắt đầu bùng phát, Trung Quốc đã luôn luôn hành động một cách công khai, minh bạch và có trách nhiệm và thực hiện một loạt các biện pháp kiên quyết, kịp thời và mạnh mẽ,” ông ta nói.
Thượng nghị sĩ Payne nhấn mạnh rằng tính minh bạch phải là trọng tâm của một đánh giá độc lập về vụ dịch COVID-19.
“Trước hết, chắc chắn chúng ta phải đặt vấn đề về tính minh bạch của Trung Quốc. Sau đó, tính minh bạch của tất cả các nước trọng điểm trên toàn thế giới cũng phải được rà soát loại,” bà Payne tuyên bố hôm Chúa Nhật 19 tháng Tư.
Đáp lại đề nghị của Ngoại trưởng Úc Payne, tờ Hoàn Cầu Thời Báo (Gobal Times - 环球时报) chạy ngay hàng tít lớn “Úc gia nhập băng đảng Hoa Kỳ về chính sách virus”.
Trong một bài xã luận, tác giả Vương Văn Văn (Wang Wenwen - 王文文) cáo buộc Úc đang trở thành một “chư hầu” của Hoa Kỳ và gia nhập vào “băng đảng Hoa Kỳ về chính sách virus”.
Kinh tế Úc phần nào chịu ảnh hưởng trong việc xuất nhập khẩu với Trung Quốc. Biết vậy, Vương Văn Văn cảnh cáo người dân Úc rằng kinh tế Úc Đại Lợi sẽ đi xuống vì “Các chính trị gia Úc đang thúc đẩy việc ly hôn với Trung Quốc nhằm theo đuổi các mục tiêu do chính sách của Mỹ đề ra.”
Alex Joske, phân tích gia của Viện Chính sách Chiến lược của Úc cho biết những lo ngại về sự thiếu minh bạch của Trung Quốc trong việc xử lý virus và sự cần thiết của một cuộc điều tra độc lập về hành động của Bắc Kinh là “hoàn toàn hợp lý”.
Ông nói điều này bao gồm các vấn đề như khi nào nhà cầm quyền Trung Quốc phát hiện ra virus và liệu họ có bỏ mất quá nhiều thời gian để hành động kịp thời hay không.
“Có rất nhiều lý do để nghi ngờ về các tuyên bố của nhà cầm quyền Trung Quốc liên quan đến virus này. Do đó, sự thiếu tin tưởng, những căng thẳng sẽ không thể tiêu tan một cách tự nhiên,” ông nói.
Tổng thống Mỹ Donald Trump là một nhà phê bình mạnh mẽ Trung Quốc từ sau khi dịch bệnh bùng phát và cảnh cáo rằng Trung Quốc sẽ phải đối mặt với “những hậu quả khôn lường” nếu nó cố ý che dấu các thông tin về đại dịch.
Ông cảnh báo các phản ứng tự vệ của Trung Quốc trước đề nghị của Úc là triệu chứng cho thấy một sự “tín nhiệm thấp” trong mối quan hệ quốc tế và thể hiện rõ “thái độ che đậy, chống lại việc giám sát cách thức nó đương đầu với đại dịch coronavirus kinh hoàng này”.
Giáo sư James Laurenceson, Giám đốc Viện Quan hệ Úc-Trung Quốc cũng cho rằng việc Trung Quốc “thiếu minh bạch” là một mối quan tâm chính đáng của Úc.
Ông đã trích dẫn sự che đậy của nhà cầm quyền Trung Quốc và thái độ dằn mặt những người tố giác ngay từ đầu khi dịch bệnh chớm bùng phát.
Trình Tĩnh Nghiệp, Đại Sứ Trung Quốc tại Úc, cũng đã cáo buộc Bộ trưởng Nội vụ Peter Dutton trở thành một cơ quan ngôn luận của Hoa Kỳ, và cho rằng lời kêu gọi mở cuộc điều tra về cách đối phó với cuộc khủng hoảng coronavirus của Trung Quốc là “đáng thương”.
Bình luận về lời yêu cầu mở một cuộc điều tra về Trung Quốc và WHO của ngoại trưởng Payne, Bộ trưởng Dutton, là người đã nhiễm coronavirus đến mức phải vào bệnh viện cấp cứu, nói với Nine Network:
“Tôi không nghĩ rằng chúng ta thắc mắc quá nhiều - nó chắc chắn là yêu cầu chính đáng của chúng ta, vì Úc cũng đang ở tại tâm chấn của vụ dịch bệnh này khi nó đang tìm cách len lỏi vào xã hội chúng ta.”
“Tôi nghĩ rằng phận sự của Trung Quốc phải trả lời những câu hỏi và cung cấp thông tin, để mọi người có thể có sự rõ ràng và chính xác về những gì đã xảy ra vì chúng ta không muốn dịch bệnh này được lặp đi lặp lại.”
“Và, chúng ta biết rằng đây không phải là trường hợp đầu tiên của một loại virus được lây lan từ các chợ động vật hoang dã và mọi người cần phải trung thực về điều đó.”
Trả lời câu hỏi của tờ Thời báo Hoàn cầu, một cơ quan truyền thông của nhà nước Trung Quốc nổi tiếng với việc đưa ra một đường lối cứng rắn để đáp trả những chỉ trích về Bắc Kinh, Trình Tĩnh Nghiệp cho rằng Bộ trưởng Nội vụ Úc Dutton chỉ là “một con két” lặp lại những điều Mỹ nói.
Source:SBS