Ngày 11-11-2014
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:34 11/11/2014
GỢI Ý CỦA CON KIẾN
N2T

Có một ông vua bị kẻ địch truy đuổi phải chạy thoát thân, bất đắc dĩ mới trốn trong một căn nhà rách nát, ông ta ngồi một mình trong đó rất là lâu, rất là lúng túng, ông ta cảm thấy mình đã mất đi sức mạnh và dũng chí.
Trong lúc tuyệt vọng ấy, ông ta chợt phát hiện một con kiến đang tha một hạt lúa lớn hơn thân hình nó gấp nhiều, phấn đấu leo lên bức tường, nhựng lại bị rơi xuống. Ông vua ấy ngồi nhìn nó và âm thầm đếm coi nó bị rơi xuống bao nhiêu lần, một lần rồi lại một lần nữa, nhưng con kiến vẫn cứ nổ lực, rơi xuống đến lần thứ bảy mươi nó mới tha được hạt lúa lên trên đầu tường, quốc vương đứng nhìn nó thì tinh thần phấn chấn hẳn lên, con kiến nhỏ chút xíu ấy vậy mà có quyết tâm đến cùng, huống gì là con người !
Thế là ông ta tiếp tục dùng nghị lực sắc sảo của mình, để cuối cùng khôi phục lại vinh quang cho mình.
(Ngôn ngữ kỳ diệu của tâm hồn)

Suy tư:
Con kiến đã “gợi ý” cho ông vua lấy lại nghị lực để hồi phục lại giang san của mình.
Tác giả trong thư gởi tín hữu Do Thái đã dạy chúng ta rằng: “Thưở xưa, nhiều lần nhiều cách, Thiên Chúa đã phán dạy cha ông chúng ta qua các ngôn sứ; nhưng vào thời sau hết này, Thiên Chúa đã phán dạy chúng ta qua Thánh Tử” (Dt 1, 1-2a) .
Ở nơi Đức Chúa Giê-su chúng ta tìm gặp được rất nhiều điều “gợi” ý để chúng ta sống tốt lành ở trần gian và chiếm được Nước Trời mai sau:
- Đức Chúa Giê-su sinh ra trong hang lừa máng cỏ nghèo nàn – “gợi ý” chúng ta phải yêu sự khó nghèo và chia sẻ với người khó nghèo.
- Đức Chúa Giê-su bôn ba đi rao giảng Phúc Âm Nước Trời cho mọi người – “gợi ý” chúng ta hãy luôn lấy cuộc sống của mình để rao giảng Phúc Âm.
- Đức Chúa Giê-su bị những người Pha-ri-siêu, các kinh sư và các tư tế ganh ghét tố cáo và đóng đinh vào thập giá – “gợi ý” cho chúng ta biết tha thứ cho nhau và chịu đau khổ vì Chúa và vì Phúc Âm của Ngài.
- Đức Chúa Giê-su chịu chết trên thập giá – “gợi ý” chúng ta biết từ bỏ những gì của thế gian làm cho linh hồn chúng ta chết đời đời.
- Đức Chúa Giê-su sống lại và lên trời – “gợi ý” cho chúng ta biết sống như thế nào ở đời này, để ngày sau được sống lại và hưởng phúc vinh hiển trên trời với Ngài....
Cuộc đời của Đức Chúa Giê-su là một kho tàng “gợi ý” vô giá của người Ki-tô hữu, nhưng nếu chúng ta không suy tư Lời Chúa và cầu nguyện với lòng tin, thì không thể nào mở ra được kho tàng vô giá ấy.
Người vĩ đại thành công từ việc quan sát những công việc nhỏ.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

-------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:36 11/11/2014
N2T

2. Nếu tôi phải xuống hỏa ngục đời đời, thì ít nữa ngay ở đời này tôi nguyện hết sức yêu mến Thiên Chúa.

(Thánh Francis of Sales)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong “Cách ngôn thần học tu đức”

-----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Những gương mặt lãnh đạo mới tại Vatican: hay là 'hiệu ứng Phanxicô' trên Giáo Triều Rôma.
Trần Mạnh Trác
16:47 11/11/2014


Andrea Gagliarducci là một phóng viên thường trực tại Vatican, anh cộng tác với hai tờ báo cuả Ý là La Sicilia và Il Tempo, và viết cho trang web 'Inside the Vatican.'

Là tác giả cuả nhiều cuốn sách khá thành công như La Musica dell’altro (âm nhạc cuả tha nhân) (Pazzini Editore), Propaganda Fide R.E. (Tân phúc âm hóa) (IlSaggiatore) và Giovanni Paolo II. Storia di un annuncio (Đức Gioan Phaolo II, theo cái nhìn cuả truyền thông )(Libreria Editrice Vaticana), anh được giới truyền thông coi như là một nhà 'chuyên môn' có 'hạng' về các vấn đề Giáo Triều.

Những sự kiện cuả anh dựa nhiều vào 'tin đồn' và sự phân tích cuả anh rập khuôn theo phương pháp thế tục, tức là dùng ý thức hệ để phân loại con người và nhìn vào những sự việc như là kết quả cuả những tranh đấu quyền lực phe phái.

Không thấy anh đề cập đến niềm tin cuả Công Giáo là có sự hướng dẫn cuả Chuá Thánh Linh trong Giáo Hội, và các phưong thế quyết định cuả Giáo Hội là dựa vào lời cầu nguyện và thể thức 'nhận biết' (discernment, thông hiểu, phân biệt và cảm xúc an bình) để tìm ra được Thánh ý Chuá.

Nhưng dù sao thì những nhận định cuả anh vẫn là 'khách quan nhất' mà chúng ta có thể tìm thấy được ở giới truyền thông thế tục.

Vậy, sau đây là bài cuả anh viết cho CNA trước những bổ nhiệm mới nhất tại Vatican:




Những bổ nhiệm quan trọng mới nhất tại các vị trí lãnh đạo trong hàng giáo phẩm ở Vatican cho thấy rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đang tiến tới việc đóng dấu ấn cuả mình trên Giáo Triều Rôma.

Tuy nhiên, rất là rõ ràng, sự chuyển đổi được thiết kế để tạo ra một sự thay đổi về mặt tâm lý nhiều hơn là để thay đổi một cơ cấu văn phòng.

Vào ngày 8 tháng 11, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã thực hiện một loạt các bổ nhiệm, coi như là khúc dạo đầu cho việc tái thiết lại giáo triều.

Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục Paul Gallagher của Anh quốc làm tổng trưởng Ngoại Giao, thay thế Đức Tổng Giám Mục Dominique Mamberti, người Pháp gốc Ma Rốc.

Còn Đức Tổng Mamberti thì đuợc bổ nhiệm lên Tối Cao Pháp Viện (Apostolic Signatura,) thay thế Đức Hồng Y Raymond Leo Burke cuả Mỹ. Hồng Y Burke bị thuyên chuyển đi làm giám quản cho Tiểu Quốc Hiệp Sĩ Malta. (patron of the Sovereign Military Order of Malta)

Những động thái đó là những cánh cửa hé mở cho chúng ta thấy được những kỳ vọng cuả Đức Giáo Hoàng Phanxicô về Giáo Hội.

Thay đổi chính sách ngoại giao

Việc bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục Gallagher làm "Tổng Trưởng Ngoại Giao" đưa ra một tín hiệu rằng sẽ có một nền ngoại giao mới.

ĐTGM Gallagher là một nhà ngoại giao lão thành, đã làm Khâm Sứ ở Hội Đồng Châu Âu và làm đại sứ, hoặc sứ thần, tại Burundi và Guatemala. Gần đây nhất, Ngài là sứ thần ở Úc. Ngài được coi như là một nhân vật cởi mở, khiêm tốn và khôn ngoan.

Ngài được chọn vì có khả năng thực hiện các tiêu chuẩn mới về ngoại giao: Nền ngoại giao dưới triều Giáo hoàng Phanxicô được khuyến khích giảm bớt khoảng cách giữa Giáo Hội và xã hội, tham gia hội thảo nhiều hơn với thế giới thế tục.

Một thành viên của ngoại giao đoàn nói với CNA ngày 09 tháng 11 rằng họ được yêu cầu "tìm hiểu và cố gắng thích ứng với những tình huống để mang ánh sáng Tin Mừng đến."

Nguồn tin cũng cho biết Đức Tổng Gallagher đã từng đứng đầu danh sách đề nghị cuả vị Quốc Vụ Khanh Toà Thánh là Đức Hồng Y Pietro Parolin. Chúng ta biết rằng chức vụ Tổng Trưởng Ngoại Giao cũng là chức vụ phụ tá của Quốc Vụ Khanh.

Việc bổ nhiệm này cũng xảy ra vào một thời điểm rất quan trọng ở Vatican, khi mà Đức Hồng Y George Pell sắp hoàn thành công việc xác định lại những quan hệ hoạt động kinh tế và phủ Quốc Vụ Khanh.

Cuối tháng này, một cuộc họp giữa các Chánh Sở với Đức Giáo Hoàng Phanxicô có thể sẽ dẫn đến việc hoàn thành một cơ cấu chính thức mới cuả Giáo Triều, và có thể tạo ra một bộ phận mới, bộ kinh tế.

Nguồn tin cho biết chương trình nghị sự của cuộc họp không dự trù sẽ có việc thảo luận công khai. Chỉ là để ra mắt kế hoạch giảm bớt các cơ cấu cuả Giáo Triều Rôma, sẽ có hiệu lực ngay sau khi họp Công Nghị các Hồng Y từ ngày 09 cho đến 11 tháng 12.

Thay đổi tòa án

Đức Tổng Giám Mục Dominique Mamberti rời chức vụ Tổng Trưởng Ngoại Giao để trở thành chánh án Tối Cao Pháp Viện.

Khi ngài được bổ nhiệm "tổng trưởng ngoại giao" vào năm 2006, Ngài đã ở trong danh sách đầu được đề nghị bởi vị cựu Quốc Vụ Khanh là Đức Hồng Y Tarcisio Bertone.

Người ta đã tưởng Ngài sẽ bị thuyên chuyển khi Đức Hồng Y Parolin thay thế làm Quốc Vụ Khanh. Chức vụ mới tại Toà án có thể là một sự 'hạ cánh an toàn' cho Ngài.

Đức Tổng Giám Mục Mamberti sẽ phải đương đầu với vấn đề Hôn Phối, vì Giaó Hội đang cứu xét lại các thủ tục về tiêu hôn. Tháng Tám vừa qua, Đức Thánh Cha Phanxicô đã thành lập một ủy ban để đơn giản hóa các thủ tục, trong khi vẫn duy trì các nguyên tắc bất khả phân ly của hôn nhân.

Ngày 05 tháng 11, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói với các luật sư cuả Luật Hội Thánh là một số thủ tục hiện hành thì quá lâu dài và tốn kém làm cho người ta phải "bỏ cuộc".

Ở vị trí mới, Đức Tổng Mamberti sẽ chịu trách nhiệm về các kháng cáo chung thẩm cuả các vụ án hôn phối cũng như Ngài phải giải quyết các xung đột giữa các sở bộ cuả Vatican.

Các nguồn tin nói rằng những đơn xin tiêu hôn đã tăng lên trong những năm gần đây và Đức Giáo Hoàng Phanxicô muốn có một người lo những quyết định đó do chính Ngài chỉ định.

Truyền thống cho thấy nhân vật chánh án cuả Tối Cao Pháp Viện ở Vatican thường có "mũ đỏ" ("Berretta Rossa.") Và vì thế mà người ta dự kiến Đức Tổng Giám Mục Mamberti sẽ được thăng lên hàng Hồng Y trong cuộc họp Công Nghị kế tiếp.

Đức Hồng Y Raymond Leo Burke, 66 tuổi, được đưa đi làm giám quản cho Tiểu Quốc Hiệp Sĩ Malta, thường là một chức vụ danh dự dành cho một Hồng Y sắp rời sự nghiệp với Giáo Triều.

Trong suốt một năm rưỡi đầu cuả triều đại giáo hoàng đương nhiệm, Đức Hồng Y Burke đã bày tỏ nhiều nỗi quan tâm đối với một số các lựa chọn cuả việc quản trị Giáo Hội. Tuy nhiên, cũng như trường hợp nhiều Hồng Y đang sống ở Roma, năng lực để tỏ bày những quan tâm đó không có ảnh hưởng là bao nhiêu - vì ngài không nắm giữ một văn phòng đáng kể nào.

Ngay sau khi kết thúc Thượng Hội Đồng Giám Mục hồi tháng mười, Ngài đã cho tờ tuần báo Công Giáo Tây Ban Nha "Vida Nueva" phỏng vấn. Tờ báo trích lời cuả Ngài rằng trong phiên họp Thượng hội đồng "nhiều vị đã bày tỏ mối quan tâm của họ cho tôi. Tại thời điểm rất quan trọng này, có một cảm tưởng mạnh mẽ rằng Giáo Hội đang giống như một con tàu không bánh lái. "

Được hỏi về sự kiện trên, Đức Hồng Y Burke trả lời rằng tờ báo Vida Nueva, một trung tâm truyền thông tả khuynh, đã "bóp méo nghiêm trọng" lời tuyên bố của ngài.

Việc bổ nhiệm Ngài vào Tiểu Quốc Hiệp Sĩ Malta không phải là một bất ngờ. Đức Hồng Y đã từng công khai tuyên bố Ngài đã được thông báo về sự việc đó. Việc bổ nhiệm vào Tiểu Quốc Malta chỉ là một sự kiện tiệm tiến mới nhất cuả Ngài đang xa rời đời sống giáo triều.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô đang tìm một phương cách tiếp cận nhẹ nhàng hơn trong việc áp dụng những luật Giáo Hội bên Tối Cao Pháp Viện, và Ngài nghĩ rằng đã tìm ra được một người 'thích hợp' ở nơi Đức Tổng Giám Mục Mamberti.

Sẽ sớm có thêm một loạt các bổ nhiệm mới nữa tại Vatican, tất cả đều nhằm một mục đích là thay đổi gương mặt 'những người cầm đầu' của Giáo Hội sao cho phù hợp với cái nhìn của Đức Thánh Cha Phanxicô, đó là nhấn mạnh hơn về việc thu hút cuả Tin Mừng.
 
Estela De Carlotta không có can đảm xin lỗi Đức Giáo Hoàng
Đặng Tự Do
19:41 11/11/2014
Hầu hết người dân Mỹ Châu, đặc biệt là người Á Căn Đình, đã tỏ ra hết sức vui mừng khi thấy Đức Hồng Y Jorge Mario Bergoglio được bầu vào ngôi Giáo Hoàng ngày 13 tháng Ba năm 2013.

Tuy nhiên, bà Estela De Carlotta, nhà tranh đấu cho nhân quyền, người sáng lập ra tổ chức Grandmothers of the Plaza de Mayo thì ngược lại. Bà chỉ trích dữ dội quyết định này của các vị Hồng Y trong Mật Nghị bầu Giáo Hoàng. Trong một loạt những bài báo với nhan đề "Bergoglio là một phần của cái Giáo Hội đã trải mây mù lên Á Căn Đình", bà cáo buộc Cha Jorge Mario Bergoglio trong tư cách là Giám Tỉnh Dòng Tên và nhiều giám mục khác đã hợp tác với chế độ quân sự và không phản đối việc đàn áp dã man những người chống đối.

Ước lượng có khoảng 11,000 người bị giết trong thời kỳ này và 30,000 người được ghi nhận là “mất tích”.

Hôm 7 tháng 11, Đức Thánh Cha Phanxicô đã dành cho bà một buổi tiếp kiến và trả lời thẳng thắn những câu hỏi của bà.

Trong cuộc họp báo với các ký giả sau đó, bà Estela De Carlotta nói: “Tôi đã nhầm lẫn, và giờ đây tôi nhận ra rằng Cha Bergoglio, lúc đó trong cương vị giám tỉnh Dòng Tên, đã âm thầm vận động thả các tù nhân chính trị.”

Tuy nhiên, bà Estela De Carlotta nói thêm “Tôi không xin ngài tha thứ vì những lời chỉ trích của tôi trước đó bởi vì tôi đã được thông tin sai lạc bởi những gì tôi nghĩ là những nguồn đáng tin cậy”.

Nhiều người kinh ngạc trước cái luận lý của nhà đấu tranh nhân quyền Estela De Carlotta. Nhà tranh đấu cho nhân quyền này chẳng có chút khái niệm gì về những điều bà ta tranh đấu cho. Liệu chúng ta có thể mắng chửi bất cứ người nào rồi sau đó đổ thừa rằng mình đã được thông tin sai lạc bởi những gì mình nghĩ là những nguồn đáng tin cậy?
 
Thông điệp của Đức Giáo Hoàng gởi các nhà lãnh đạo khối 20 nước giàu trên thế giới
Đặng Tự Do
20:11 11/11/2014
Đức Giáo Hoàng Phanxicô kêu gọi các nhà lãnh đạo khối 20 nước giàu trên thế giới hãy chú ý đến người nghèo và theo đuổi hòa bình trong một thông điệp gởi tới cuộc họp sẽ được tổ chức tại Brisbane, Australia, từ 15 đến 16 tháng 11.

Trong thông điệp gửi đến Thủ tướng Australia Tony Abbott, người sẽ tổ chức cuộc họp G-20, Đức Giáo Hoàng nhắc nhở các nhà lãnh đạo của 20 quốc gia giàu nhất thế giới rằng "nhiều cuộc sống đang bị đe dọa đằng sau các cuộc thảo luận chính trị và kỹ thuật, và nó sẽ thực sự . đáng tiếc nếu các cuộc thảo luận chỉ dừng lại ở các tuyên bố xuông trên nguyên tắc

Ngài nói thêm:

Trên khắp thế giới, cả ở các nước thuộc khối G20, có quá nhiều những người nam nữ bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng theo đà gia tăng số lượng những người thất nghiệp. Ngài cảnh cáo rằng một tỷ lệ rất cao của những người trẻ tuổi không có việc làm và bị gạt ra ngoài lề xã hội có thể dẫn đến những hoạt động tội phạm và thậm chí cả việc tuyển dụng gia nhập những tổ chức khủng bố. Ngoài ra, có những cuộc tấn công liên tục về môi trường tự nhiên, kết quả của chủ nghĩa tiêu thụ không kiềm chế, và điều này sẽ có hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế thế giới.

Đức Thánh Cha nhắc nhở các nhà lãnh đạo G-20 rằng họ sẽ gặp nhau tại một thời điểm khi chiến tranh vẫn còn đe dọa hàng triệu người. Trong khi ca ngợi các nỗ lực gìn giữ hòa bình ngài nhấn mạnh rằng "các quốc gia còn phải làm nhiều hơn thế nữa." Ngài nói: "Các cuộc xung đột để lại những vết sẹo sâu xa và các tình huống nhân đạo không thể chấp nhận được trên toàn thế giới"

Đức Giáo Hoàng Phanxicô kêu gọi sự chú ý đặc biệt đến bạo lực đang tiếp diễn ở Trung Đông, và nhiệm vụ của các nhà lãnh đạo để ngăn chặn các vi phạm nghiêm trọng luật nhân đạo quốc tế.

Đức Thánh Cha cũng yêu cầu các nhà lãnh đạo thế giới thảo luận các vấn đề trong hệ thống tài chính toàn cầu đã dẫn đến cuộc khủng hoảng năm 2008 "và nguy cơ tổng quát của việc thiếu những ràng buộc chính trị hay pháp lý cần thiết, cũng như tâm lý tối đa hóa lợi nhuận như là tiêu chí cuối cùng của tất cả các hoạt động kinh tế."
 
Top Stories
The Pope to the Italian Episcopal Conference: no to “clerical” or “functionary” priests
ViS
10:31 11/11/2014
Vatican City, 11 November 2014 (VIS) – Yesterday afternoon, Cardinal Angelo Bagnasco, archbishop of Genoa, Italy, read the message sent by Pope Francis to the participants in the 67th General Assembly of the Italian Episcopal Conference, of which Cardinal Bagnasco is president. The meeting, which will finish next Thursday, is being held at the Domus Pacis of St. Mary of the Angels in Assisi, and is dedicated to the life and formation of priests.

In his message, the Holy Father writes that convening in Assisi recalls “the great love and veneration that St. Francis nurtured for the hierarchical Holy Mother Church, and in particular for priests … through whom the maternity of the Church reaches the entire People of God. How many of them we have known!” he exclaims. “We have seen them spending their lives amongst the people of our parishes, educating the young, accompanying families, visiting the sick at home and in hospital, and taking care of the poor”, in the knowledge that the gravest error is to separate oneself from others.

“Holy priests are sinners who have been forgiven, and instruments of forgiveness. Their existence speaks the language of patience and perseverance; they are not tourists of the spirit, eternally undecided and unsatisfied, as they know that they are in the hands of He Who never fails in His promises, and whose Providence ensures that nothing can ever separate them from their belonging. … Yes, it is still the time for priests of this substance, 'bridges' enabling the encounter between God and the world”.

“Priests like this cannot be improvised: they are forged through the valuable formative work of the Seminary, and Ordination consecrates them forever as men of God and servants of His people”. However, “the identity of the presbyter, precisely as it comes from above, demands he follow a daily itinerary of reappropriation, starting from that which made of him a minister of Jesus Christ. … The formation of which we speak …. is without end, as priests never cease to be disciples of Jesus and to follow Him. Therefore, formation as discipleship accompanies the ordained minister throughout his life”, writes the Holy Father. “Initial and continuing formation are two parts of a single entity: the path of the presbyter disciple, enamoured of his Lord and constantly following him”.

“You are aware that there is no need for clerical priests whose behaviour risks distancing people from the Lord, or functionary priests who, while they fulfil their role, seek their consolation far from Him. Only those who keep a steady gaze on what is truly essential may renew their acceptance of the gift they have received. … Only those who allow themselves to conform to the Good Shepherd find unity, peace and strength in the obedience of service; only those who take their breath in presbyteral fraternity leave behind the falsehood of a conscience that claims to be the epicentre of everything, the sole measure of their feelings and actions”.

The Pontiff concluded by expressing his hope that the participants in the Assembly would experience “days of listening and comparison, leading to the definition of itineraries of permanent formation, able to link spiritual and cultural, communicative and pastoral dimensions: these are the pillars of life formed according to the Gospel, preserved in daily discipline, in prayer, in the guardianship of the senses, in care for oneself, in humble and prophetic witness; lives that restore to the Church the trust that she first placed in them”.
 
Pope at Santa Marta: Unprofitable servants
Vatican Radio
10:32 11/11/2014
Vatican City, 11 November 2014 -- We must resist temptations that distance us from our service to others. Instead, like Jesus, we must serve without asking for anything in return and avoid transforming our service "into a power structure". This was the focus of Pope Francis’s reflections at Mass Tuesday morning in Casa Santa Marta.

The Pope based his homily on the Gospel of the Day from St Luke which recounts Jess parable of the "unprofitable servant". Pope Francis said it teaches us what service means for a Christian. Jesus speaks of a servant who, after working all day, comes home and instead of resting still has to serve his master:

"Some of us would advise this servant to go to his trade union for some advice, on how to deal with a boss like that. But Jesus said, 'No, service is total', because His path was this attitude of service; He is a servant. He presents himself as a servant, the one who came to serve and not to be served: He says so clearly. And so, the Lord shows the Apostles the path of those who have received the faith, that faith which works miracles. Yes, this faith will do wonders on the path of service".

The Pope added, a Christian who receives this gift of faith in Baptism, but who does not carry forward this gift on the path of service, becomes a Christian without strength, without fertility". In the end, he warned, he becomes "a Christian out for himself, to serve himself." His is a "sad life", "the many great things of the Lord" are "wasted".

Pope Francis reaffirmed that the Lord tells us that "service is total", we cannot serve two masters” either we serve God or we serve riches. We may distance ourselves from this "attitude of service, first of all out of laziness, which cools our hearts “making them lukewarm, laziness makes us comfortable".

"Laziness distances us from work and leads us to this ease, this selfishness. Many Christians are like this ... they are good, they go to Mass, but only serve to a certain point ... But when I say service, I mean everything: service to God in worship, in prayer, in praise; service to others, when I have to do it; service to the very end, because Jesus is strong in this: So should it be with you. When you have done all you have been commanded, say, ‘We are unprofitable servants. Gratuitous service – service that asks for nothing in return".

Pope Francis continued that we also distance ourselves from this attitude of the service, when we try to “take over control of the situation”. The Pope said this is something that "happened to the disciples, the Apostles themselves": They would distance people so as not to disturb Jesus, so they could be at ease”. The disciples, he said, " took control of the Lord's time, took control of the power of the Lord: they wanted Him all for their little group". They "took over control of this attitude of service, turning it into a power structure".

The Pope said we can understand this dynamic from observing the discussion between James and John about who was the greatest. Their mother "goes to ask the Lord for one of her sons to be Prime Minister and the other minister of the economy, with all the power in hand". This happens even today when "Christians become masters: masters of the faith, masters of the Kingdom, masters of Salvation". This happens; it is a temptation for all Christians. Instead, the Lord speaks to us about service: "Service in humility", "service in hope, and this is the joy of Christian service".

"In life we have to struggle so much against the temptations that try to distance us from this attitude of service. Laziness leads to ease: half-hearted service; taking control of the situation, and to becoming master instead of servant, which leads to arrogance, pride, to treating people badly, to feeling important 'because I am a Christian, I have salvation', and so many things like this. The Lord gives us these two great graces: humility in service, in order to be able to say, 'We are unprofitable servants - but servants - until the very end'; and hope while waiting for the manifestation, when the Lord will come to us".
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ Sắc Tộc lần thứ 19 tại Tổng Giáo Phận Galverston-Houston, Texas
JB Vượng Đức
09:46 11/11/2014
Giáo xứ Đức Mẹ La Vang ngàY 10/11/2014: Trên thế giới nói chung, đất nước Hoa Kỳ nói riêng, cho đến nay rất nhiều Giáo phận đã có những thánh lễ đặc biệt hàng năm để quy tụ mọi sắc dân vây quanh Đức Giám Mục sở tại để dâng lễ Tạ ơn Chúa, và thường vẫn có những buổi chia sẻ không những là những món ăn thuần túy của quê hương mình, lại còn giúp nhau hiểu hơn về văn hóa qua các chương trình văn nghệ nữa.

Hình ảnh

Năm nay, tại Tổng Giáo Phận Galveston Houston Tesxas tổ chức Lễ Các Sắc Tộc Á Châu. Hơn 3 tháng được hội họp, chọn chỗ để tổ chức cho Thánh Lễ này. Các sắc tộc gồm có Việt Nam, Trung Hoa, Ấn Độ, Philipin, Đại Hàn. Ban tổ chức về phía cộng đồng Công Giáo Việt Nam tại Tổng Giáo Phận Galveston có Cha Gioan Vianey Nguyễn Ngọc Thụ, đại diện Đức Hồng Y và là chủ tịch liên đoàn Công Giáo tại đây. Ông chủ tịch Trịnh Tiến Tinh, hai ông phó chủ tịch Nguyễn Văn Vĩnh và Nguyễn Thành Đông cùng quý thành viên đã đề nghị với đại diện các sắc dân chọn nhà thờ Đức Mẹ La Vang để tổ chức sự kiện lớn lao này (Giáo xứ mà hàng năm vào đầu tháng 5 vẫn được tổ chức Đại Hội Thánh Mẫu La Vang). Với sức chứa khoảng 1500 người trong nhà thờ, một Hội Trường vẫn được gọi là Nhà Lều với 2500 chỗ ngồi đã trở thành nơi thu hút những buổi gặp gỡ hàng ngàn người với những biến cố khác nhau. Nhất là ngày Lễ Các Sắc Tộc này với con số khoảng 1400 người có mặt trong thánh lễ.

Thánh lễ hôm nay được cử hành lúc 3 giờ chiều Chúa Nhật ngày 09/11 là ngày Chúa Nhật Quanh năm 32, nhưng lại trùng vào ngày Cung Hiến Thánh Đường Latêrano, các bài đọc quy hướng về một Đền Thờ không những bằng gỗ đá nhưng còn có một Đền Thờ của Thiên Chúa trong lòng mọi người. Đức Giám Mục Phụ Tá Goege A. Shetz thuộc tổng giáo phận đã đến chủ tế và chia sẻ về một đền Thờ mà không ai bị loại trừ và nhất là từ những ngôn ngữ khác biệt hay văn hóa không giống nhau, chúng ta đều có thể đóng góp hòa hợp và nhất là làm cho đền thờ của Thiên Chúa ngay tại trần gian này đựợc xây dựng, thánh hiến và tu bổ thường xuyên để xứng đáng cho Thiên Chúa ngự trị.

Với những mầu áo khác nhau, cách diễn tả qua các khuôn mặt khác nhau, những đoàn người đại diện các sắc tộc tiến lên, đoàn Hiệp Sĩ Kha Luân Bố đứng trịnh trọng để đón chào linh mục đoàn và Đức Giám Mục chủ tế, khúc ca tạ ơn đã được vang lên thật hay của ca đoàn tổng hợp. Trong thánh lễ, mọi người cùng thưa, cùng đáp, cùng hát những bài thánh ca bằng một ngôn ngữ tiếng Anh và nhất là biểu lộ một niềm tin vào một Chúa Đấng đã đến trần gian để gánh vác tội lỗi, chịu chết và phục sinh để cho con người được cứu độ.

Thánh lễ đã được kết thúc lúc 4 giờ 30, với những gặp gỡ thân tình và nhất là cùng tham gia một bữa tiệc thật đơn sơ, chia sẻ những điệu múa hát của các nền văn hóa khác nhau thật đặc sắc tại Nhà Lều.

Uớc chi mọi người cùng nên một trong một Giáo Hội duy nhất, thánh thiện, Công Giáo và tông truyền. Bữa tiệc đã được kết thúc lúc 7 giờ cùng ngày với bầu trời thật đẹp, một hoàng hôn với gió mát trăng thanh, mọi người ra về với những khuôn mặt thật vui tươi còn để lại trên những tấm hình thật đẹp.

Cha đại diện đã cám ơn Đức Giám Mục, quý cha, quý tu sĩ nam nữ, Đoàn Hiệp Sĩ Kha Luân Bố, tất cả những người trong ngoài ban tổ chức đã cùng nhau giúp góp mọi mặt để có thánh lễ này, đặc biệt Giáo xứ Đức Mẹ La Vang đã sẵn sàng đón tiếp con cái Chúa từ khắp nơi về bên Mẹ La Vang qua dịp Lễ Các Sắc Dân này.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Còn đó những bức tường
Trần Đoan Hùng
09:26 11/11/2014
CÒN ĐÓ NHỮNG BỜ TƯỜNG

Nhân kỷ niệm 25 năm biến cố Thiên An Môn và sụp đổ tường Bá Linh

Thế giới năm 1989,
Một cột mốc thời gian đã trở thành chứng tích !

Tháng 6 bên Đông,
Những “bờ tường thịt” của phong trào “dân chủ Thiên An Môn”[1]
Bị nghiền nát dưới sức mạnh của xe tăng và đại bác.
Dân chủ, nhân quyền,
Độc lập, tự do,
Tuổi trẻ hồn nhiên sao trụ vững trước những bầy lang sói.
Để rồi từ dạo ấy,
Vẫn sừng sững,
những bờ tường tăm tối vô minh,
mà chất liệu cốt yếu đó chính là độc tài, dối gian và tội ác…

Tháng 9 bên Tây,
Bờ tường Bá Linh,
Biểu tượng kinh hoàng của thiên đường cọng sản,
Chỉ nội một ngày,
Đã bị san bằng để nối liền hai ngã Đông-Tây.[2]
Để cho em tìm lại những bờ vai,
Để cho chị nắm lấy những bàn tay bạn hữu.
Để người người tìm lại được tự do và chân lý,
Để quê hương là đất mẹ anh em sum họp một nhà…

Và thế giới hôm nay,
Cứ ngỡ rằng đã sạch hết những bờ tường ô nhục, xấu xa,
Nhưng đây đó vẫn giăng giăng những bờ tường oan trái.
Ukraina, Nigeria, Palestina,
Ở Tây Tạng, Tân Cương hay Syria, Irak…
Những bờ tường của thù hận, bất khoan dung,
Của máu xương, oan ức, khổ nhục khôn cùng,
Của bạo lực, độc tài hay khủng bố.

Và chẳng ở đâu xa,
Ngay trên chính quê hương tôi,
Dải quê hương bé bé xinh xinh với hình chữ S.
Cũng vần còn đây bao bờ tường nhức nhối, đau thương,
Tường còn lại của bao năm huynh đệ tương tàn,
Tường ngăn cách, rẽ chia, hận thù, đố kỵ
Tường của đui mù, dối gian, mang tên mỹ mìu ý thức hệ,
Tường chia bạn, chia thù, ngăn kẻ Bắc, người Nam…
Tường chia đôi Chúa, Phật, giàu, nghèo, bóc lột, gian tham,
những bờ tường vô minh,
Nhưng sao mãi chưa trở thành phế tích.

Thì ra,
Dấu ấn 25 năm của Thiên An Môn vẫn còn hằn sâu trong ký ức,
Và “ký ức Bá Linh” đã mất hút tận thuở nào.
Quê hương tôi không biết đến khi nao,
Chỉ có những dòng sông,
Chỉ có những con đường,
Để nối liền đôi bờ xa ngăn cách.
Đến khi nao,
Không còn những “Thiên An Môn” ngập tràn tiếng nấc,
Tiếng gào vang đòi dân chủ, tự do.
Đến khi nao,
Những bờ tường của độc tài, gian dối, điêu ngoa,
Phải sụp đổ tan tành,
Để mở lối cho tình tự đồng bào, cho nhân quyền, bác ái.

Năm 1989,
“Nổi đau Thiên An Môn” hay “niềm vui rạng rỡ Bá Linh”
Hãy sống mãi với thời gian như là chứng tích !

Trần Đoan Hùng


[1] Cuộc đàn áp biểu tình của sinh viên tại Bắc Kinh vào ngày 6/4/1989 tại quảng trường Thiên An Môn.
[2] Ngày 9/11/1989, bức tường ngăn đôi thành phố Bá Linh do chính quyền cọng sản Đông Đức dựng lên bị phá bỏ.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Bệnh nhân Ebola lãnh bí tích như thế nào?
Nguyễn Trọng Đa
19:42 11/11/2014
Giải đáp phụng vụ: Bệnh nhân Ebola lãnh bí tích như thế nào?

Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

Hỏi: Xin cha vui lòng hướng dẫn cách thức ban các bí tích cho bệnh nhân Ebola, mà không làm cho người đó nghĩ rằng mình bị linh mục từ chối ban bí tích. Cần lấy các biện pháp nào trong tình hình như vậy? - V. B., Kokstad, Nam Phi.


Đáp: Theo Bộ Giáo luật 1983, chúng ta đọc:

“Ðiều 1000 §1. Sự xức dầu phải cử hành nghiêm chỉnh cùng với những lời đọc, theo thứ tự và cách thức đã quy định trong sách phụng vụ. Tuy nhiên, khi khẩn thiết, chỉ xức dầu trên trán hay trên một phần khác của thân thể cũng đủ; nhưng phải đọc trọn vẹn mô thức của Bí Tích.

§2. Thừa tác viên phải xức dầu bằng chính tay của mình, trừ khi có lý do quan trọng khuyên nên dùng một dụng cụ” (Bản dịch Việt ngữ của các Linh Mục Nguyễn Văn Phương, Phan Tấn Thành, Vũ Văn Thiện, Mai Ðức Vinh).

Một bệnh dễ lây nhiễm như Ebola là quá đủ để đảm bảo cho thừa tác viên sử dụng một dụng cụ.

Các chuyên viên giáo luật, khi bình luận về điều luật trên, thường cho rằng thông thường, dù cho tình hình hình của người bệnh là như thế nào chăng nữa, thừa tác viên sẽ có thể có các biện pháp bảo vệ chống lại sự lây nhiễm như các y tá và bác sĩ đã làm.

Trong trường hợp của Ebola và các sự lây nhiễm nguy hiểm khác, điều này có nghĩa rằng một thừa tác viên nên mang bộ áo sinh học cao cấp, và tuân theo các qui định nghiêm ngặt cần thiết, để tránh sự lây nhiễm cho mình, và từ mình có thể lây nhiễm cho các người khác nữa.

Thừa tác viên cũng nên cẩn thận chuẩn bị việc cử hành bí tích, bằng cách dùng một lọ dựng dầu thánh (và có thể hộp đựng Mình Thánh Chúa nữa) theo cách như thế nào đó, để cho lọ này có thể được phá hủy hợp lệ, hoặc hoàn toàn được khử nhiễm.

Sau khi đã áp dụng các biện pháp phòng ngừa trên, linh mục có thể giải tội cho bệnh nhân, ban bí tích Xức Dầu Thánh và cho Rước lễ.

Nếu không thể thực hiện tất cả các biện pháp phòng ngừa ấy, linh mục nên tự hạn chế mình lả không làm bất cứ sự gì đụng đến người bệnh.

Thí dụ, linh mục có thể thiếu mức độ cần thiết của kiến thức y tế, để tuân giữ các biện pháp tránh lây nhiễm, và nhiệm vụ của các nhân viên y tế là cấm ngài có bất kỳ sự tiếp xúc thể lý nào với bệnh nhân. Trong trường hợp này, linh mục có thể giải tội và xức dầu cho bệnh nhân từ xa, hoặc từ đàng sau tấm kính cách ly.

Trong các trường hợp này, linh mục có thể dùng các phương tiện nhân tạo, như điện thoại liên lạc để tạo thuận lợi cho sự giao tiếp, miễn là linh mục có thể quan sát rõ ràng bệnh nhân đang xưng tội, ngay cả khi cách nhau bằng tấm kính chịu lực. Linh mục có thể ủy quyền cho một nhân viên y tế cho bệnh nhân Rước lễ nữa. Chỉ tiếc một điều trong trường hợp này, là linh mục không thể ban bí tích Xức dầu cho bệnh nhân.

Đây chắc chắn là một sư hy sinh cho cả bệnh nhân và linh mục, nhưng cả hai cũng chia sẻ trách nhiệm để tránh làm bất cứ điều gì có thể gây nguy hiểm cho tính mạng người khác.

Ngoài trường hợp xức dầu cho các người đã có dấu hiệu lây nhiễm, Giám mục có thể thúc đẩy các biện pháp phòng ngừa khác để hạn chế sự lây nhiễm, dựa vào bản chất của căn bệnh cụ thể.

Để tránh sự lây nhiễm qua sự tiếp xúc thể lý, một số Giám mục loại bỏ cử chỉ chúc bình an trong Thánh Lễ, hoặc qui định rằng việc chúc bỉnh an này cần được thực hiện bằng sự cúi đầu đơn giản, hoặc cử chỉ tương tự với các người gần mình nhất, thay vì sự bắt tay hoặc ôm nhau.

Một số Giám mục đã tạm thời cấm cho rước lễ trên lưỡi trong thời dịch bệnh nữa.

Một số người phủ nhận rằng Giám mục có thẩm quyền đưa ra lệnh cấm như thế. Trong năm 2009, nhân một dịch cúm nặng, Thánh Bộ Phụng Tự nhắc lại trong một thư riêng (Prot. N 655/09/L), rằng luôn luôn và ở khắp mọi nơi các tín hữu có quyền rước lễ trên lưỡi (huấn thị Redemptionis Sacramentum, số 92).

Đồng thời, trong các trường hợp nghiêm trọng thật sự - thí dụ, một sự lây nhiễm hầu như qua chất dịch cơ thể - thật là khó để cho rằng một Giám mục sẽ không thể đình chỉ các luật chung vì công ích.

Trong các trường hợp tương tự, các Giám mục ở nhiều nơi trên thế giới còn đi xa hơn, khi ngưng mọi Thánh lễ công khai trong một giáo phận để ngăn ngừa lây nhiễm. Việc tham dự Thánh lễ ngày Chúa Nhật là một luật cao hơn so với cách thức Rước lễ. Vì vậy, nếu không có nghi ngờ về thẩm quyền của Giám mục trong việc đầu, thì chắc chắn ngài cũng có thấm quyền trong việc sau.

Tuy nhiên, trong cả hai trường hợp, sự thận trọng là cần thiết. Các hành động như vậy không nên được xem nhẹ. Chúng cần được ủng hộ với các khuyến nghị y tế, liên quan đến nguy hiểm thực sự của sự lây nhiễm, và được thực hiện, trong thời gian tối thiểu cần thiết.

Trong trường hợp này, các tín hữu, cho dù họ thích Rước lễ trên lưỡi hơn, nên chấp nhận lệnh của Giám mục như một cử chỉ bác ái đối với các người khác, nhằm tránh mọi nguy hiểm cho bản thân mình và cho người khác nữa.

Một số tác giả lập luận rằng, trong một số bệnh lây nhiễm, sự Rước lễ trên tay là không an toàn hơn sự Rước lễ trên lưỡi. Điều này là có thể đúng, nhưng tôi không có kiến thức y tế cần thiết để đi vào thảo luận nhiều hơn. (Zenit.org 11-11-2014)

Nguyễn Trọng Đa
 
Văn Hóa
Văn hóa Cám Ơn
Micae Bùi Thành Châu
09:18 11/11/2014
Văn hóa Cám Ơn

"Tiếng chào cao hơn mâm cỗ"

Câu nói rất nhẹ nhàng để nói lên tính nhân văn, nhân bản của con người. Một người có văn hóa, có nhân bản sẽ rất dễ nhận ra khi họ biết nói lời cảm ơn ai đó cho họ cái gì

Cũng có thể không cho nhưng khi mình hưởng điều gì đó mình phải nhớ ơn đến những người nào đã làm ra nó như câu tục ngữ :

Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần

Thật ngắn nhưng hai câu đủ nói lên sự cực khổ cay đắng của người nông dân từ lúc gieo hạt cấy lúa đến khi thu hoạch được hạt gạo. Họ đã đỗ mồ hôi dầm mưa dãi nắng chăm bón cho nó thành hạt gạo. Câu tục ngữ nhắc nhở mọi người phải biết nhớ tới công lao tần tảo của người làm ra hạt gạo, là cả một công sức lao động vất vả để tạo ra nó.

Ý nghĩa của câu tục ngữ: nhắc nhở con người biết quý trọng thành quả lao động của người tạo ra nó, xả hội phân công mỗi người một ngành nghề người lao động trí óc kẻ làm tay chân phải được quý trọng như nhau, câu tục ngữ còn nhắc phải biết trân trọng hạt cơm mình có dùng đúng mức cho dù ta là kẻ nhiều tiền lắm của ...

Con người có văn hóa, có nhân bản là như thế đấy.

Thế nhưng, đáng tiếc thay là sau một chặng đường dài mà người ta hô hào "cải cách giáo dục", đổi mới giáo dục, thay sách giáo khoa ... nhưng lời cảm ơn dường như mất dần, mất dần và hiếm thấy.

Nói không ngoa khi sự kiện vừa mới xảy ra không lâu. Ở ngay tập đầu tiên phát sóng tối 1/11, Vietnam’s Next Top Model đã để lại không ít băn khoăn nơi người xem truyền hình.

Ở vòng tuyển chọn catwalk, tình huống một nữ thí sinh bị loại vì quên nói lời cám ơn đến Ban Giám Khảo. Sau khi nhận được sự chấp nhận từ ba giám khảo, thay vì nói lời cảm ơn đến những người ngồi ghế nóng như các thí sinh khác vẫn làm, cô gái đi thẳng một mạch về phòng đợi. Đáng tiếc thay là vị giám khảo người Úc ngay lúc đó đã không ngần ngại gọi thí sinh quay lại và thông báo lý do cô bị loại khỏi cuộc chơi.

Chuyên gia catwalk người Úc nói: “Khi ba vị giám khảo đồng ý cho bạn cơ hội vào vòng trong, bạn phải nói cảm ơn chứ không phải là thản nhiên bỏ đi như vậy. Tôi không đánh giá cao thái độ này. Đó là sự thiếu lễ độ. Phải biết trân trọng những cơ hội mới dành cho mình, mới là người chiến thắng được. Tôi tin rằng quán quân chương trình phải là một người mẫu tuyệt vời có phong cách làm việc chuyên nghiệp và thái độ tốt. Họ sẽ là tấm gương sáng được các bạn trẻ trên khắp Việt Nam ngưỡng mộ. Và tôi nhắc lại quyết định của mình: Tôi không đồng ý”.

Đây sẽ là bài học cảnh tỉnh cho tất cả những bạn trẻ bắt đầu muốn nắm bắt cơ hội của mình. "Cái cơ bản là lời chào, lời cảm ơn, lời xin lỗi, các bạn phải luôn ghi nhớ". Và đây là một trong những phép lịch sự tối thiểu: “Nói cám ơn cho thấy nét đẹp văn hóa, con người, việc đơn giản như vậy cũng không làm được, thật đáng tiếc”, "Tiên học lễ, hậu học văn. Những người không biết đến từ xin chào, xin lỗi, cám ơn thì sau nay cũng không được đồng nghiệp, xã hội coi trọng", "Loại là đúng, không biết lễ nghĩa thì có tài cũng khó đi đến thành công"...

Dị nhiên đây là cuộc thi người mẫu nhưng ngoài thể hình đẹp, tài năng, các người mẫu cũng cần rèn luyện về nhân cách, phép lịch sự tối thiểu, mới mong có được sự thành công trong sự nghiệp và cuộc sống.

Phép lịch sự tối thiểu trong cuộc sống hàng ngày đã được nói tới rất nhiều lần. Những người hành xử thiếu văn hóa đó thuộc đủ mọi thành phần ở Việt Nam. Thật buồn khi cách hành xử thiếu văn hóa đó đang dần lan rộng khắp nơi kể cả khi ra nước ngoài.

Những người Việt sống lâu năm ở nước ngoài chắc có lẽ hơn một lần ngượng vì thiếu chữ "cám ơn" và "xin lỗi" khi nhận được từ ai đó điều gì hay làm phiền ai đó điều chi. Giản đơn, chỉ cần ta nhường bước cho người khác, ta nhận được lời cảm ơn và nụ cười thật dễ thương tư người đối diện.

Thái độ vô ơn, thiếu lịch sự này ngày nay không còn hiếm nhất là khi ra đường, khi tham gia giao thông. Chỉ cần kẹt đường một chút là kèn kêu inh ỏi và chẳng ai chịu nhường đường cho ai. Càng lấn thì càng kẹt và càng thiếu lịch sự thì lại nhận được hậu quả của thiếu lịch sự, thiếu nhân bản.

Những người có tuổi và những người thế hệ trước không khỏi phiền hà vì thái độ sống vô ơn và thiếu lịch sự như bây giờ. Phải nói rằng kiếm lời "cảm ơn" và "xin lỗi" thật khó bởi lẽ ngay từ nền giáo dục bị hổng chân thì làm sao có được phép lịch sự và nhân bản tối thiểu của con người.

Có lẽ đây là trường hợp đặc biệt đi thi người mẫu mà bị loại chỉ vì thiếu lời cảm ơn. Thế nhưng, đây cũng là bài học lớn cho mỗi người chúng ta về văn hóa, về phép lịch sử tối thiểu của con người.

Chẳng đáng gì một lời cảm ơn nhưng khi nói lời cảm ơn ta thể hiện tính nhân văn và nhân bản và văn hóa của một con người thật sự.

Micae Bùi Thành Châu.
 
Vấn đề chữ Hiếu của giới trẻ ngày nay
Tu sĩ Lôrensô Vũ Văn Trình
19:36 11/11/2014
VẤN ĐỀ CHỮ HIẾU CỦA GIỚI TRẺ NGÀY NAY

Chúng ta đang sống trong thời đại mới - thời đại văn minh, khoa học, nhất là sự phát triển vượt bậc của ngành công nghệ thông tin; nó đã và đang làm cho cuộc sống con người ngày được nâng cao. Đáng tiếc thay giá trị đạo đức, nhất là Chữ Hiếu, đang bị xói mòn bởi chủ nghĩa thực dụng, duy vật chất. Đặc biệt là giới trẻ, không thiếu những kẻ thờ ơ, lãnh đạm, ích kỷ, sống chỉ biết mình, không nghĩ đến cha mẹ, thậm chí còn giết cả cha mẹ. Lời cha ông ta đã dạy qua câu ca dao: “Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ kính cha, cho tròn chữ hiếu mới là đạo con” dường như đang bị lãng quyên. Vấn đề này đang là thách đố cho các bậc cha mẹ, cũng như những người có trách nhiệm. Sau đây, chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu:

1. Thực trạng chữ hiếu ngày nay

2. Nguyên nhân dẫn đến bất hiếu

3. Giải pháp cho vấn đề này

1. Thực trạng Chữ Hiếu ngày nay

Ngày nay, nhiều bạn trẻ sống bất hiếu với cha mẹ. Thật đau lòng mỗi khi những hình ảnh cha mẹ bị con cái ngược đãi hoặc bị giết chết được các phương tiện truyền thông đưa lên mặt báo. Chẳng hạn như: “Phan Minh Mẫn ở Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh, đang là sinh viên, ngày 9-11-2009, khi từ trường về nhà Mẫn nhìn thấy ông Phan Thế Tuyên (cha Mẫn) đang say rượu nằm ngủ dưới nền nhà. Mẫn cắm dây điện vào ổ điện rồi chích vào người cha mình gây co giật cho đến khi chết hẳn” . Hay “Nguyễn Thế Triều, Tiền Giang, ngày 29/8/2012, trong lúc cãi vã với mẹ. Triều tức giận đã chạy xuống bếp lấy con dao chém mẹ của anh ta khiến nạn nhân tử vong tại chỗ” . Hơn nữa, mới đây, dư luận rất bất bình khi chứng kiến “Vũ Anh Hào khi xây được nhà mới, anh ta đuổi mẹ ra khỏi nhà” . Hay “siêu mẫu Ngọc Thúy chửi mắng bố mẹ và đuổi ra khỏi nhà” .

Quả thật, nói tới Chữ Hiếu trong xã hội ngày nay, chúng ta không khỏi băn khoăn lo lắng. Nền đạo đức bị suy đồi, con người bị cuốn hút vào chủ nghĩa thực dụng. Họ coi của cải vật chất và tiền bạc là “số một”. Vì thế, vấn đề chăm sóc cha mẹ già trở nên gánh nặng, nói gì đến Chữ Hiếu. Nhiều cha mẹ phàn nàn: “Nuôi dạy con nên người, khi đủ lông đủ cánh, chúng đã quay lưng ngay không còn nghĩ tới đấng sinh thành”. Thực trạng trên đang là tiếng chuông báo động về sự bất hiếu, đặc biệt đối với giới trẻ.

2. Nguyên nhân dẫn đến Bất Hiếu

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng Bất Hiếu và tha hoá đạo đức của giới trẻ, nhưng chung quy lại, cái gốc chính là cách sống của giới trẻ ngày nay, và cách giáo dục nhân bản từ trong gia đình cho đến nhà trường và ngoài xã hội còn quá thờ ơ, hời hợt.

2.1. Nguyên nhân bản thân

Do bản thân họ thiếu tình yêu thương, thiếu lòng quảng đại; họ sống bằng thứ lý trí sắt đá, tình cảm khô cằn của mình. Thêm vào đó, do ngoại cảnh tác động: khi một con người bị chính cái xấu hãm hại, khi mà những điều tốt đẹp không xảy đến với bản thân, thì họ sẽ trở nên hận đời và Bất Hiếu với cha mẹ.

Hơn nữa, sự khác biệt giữa hai thế hệ: già trẻ, giữa hai quan niệm sống: xưa và nay, của cha mẹ và con cái. Việc giữ lòng hiếu thảo đôi khi cản trở công việc làm ăn. Xã hội hiện nay đề cao thái quá tính độc lập của cá nhân, nên có cha mẹ già coi như một “gánh nặng”. Cũng chính tuổi già của cha mẹ làm thay đổi tính nết: dễ cảm, hay tủi hờn, chấp nhất, sinh ra khó tính, làm cho con cháu khó chịu, dẫn đến tình trạng khinh thường ông bà. Trường hợp con cái khá giả thường phải giao tiếp khách làm ăn lớn, có mặt của cha mẹ là một trở ngại. Vì thế, gửi cha mẹ vào viện dưỡng lão, hay đưa về quê; mỗi tháng gửi cho ông bà ít tiền, thế là xong. Trường hợp ngược lại, càng nảy sinh những phức tạp, những đau khổ hơn cho cha mẹ. Vì gia đình túng bấn, con cái tức giận, trút những bực tức bằng cách: đánh con, mắng vợ, chửi chó, mắng mèo… Còn biết bao cảnh đau lòng cho cha mẹ, nảy sinh tự ti mặc cảm, đau buồn. Có lúc các ngài than thầm, khóc vụng, tủi cho số phận.

Theo Tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn, Trưởng khoa Tâm lý Đại học Sư phạm TPHCM, cho biết: “Do tâm lý sống chỉ biết mình khá phổ biến trong giới trẻ ngày nay, bất hiếu đã và đang len lỏi thật sự xâm nhập vào trong thế hệ trẻ hiện giờ!” Hơn nữa, sự bất hiếu bắt nguồn từ lối sống ích kỷ, thực dụng, hưởng thụ là nguyên nhân khiến người ta cảm thấy cuộc sống nhàm chán, đơn điệu, vô nghĩa.

2.2. Nguyên nhân từ gia đình

“Gia đình chính là tế bào của xã hội, gia đình mà tốt đẹp thì xã hội mới tốt đẹp được”. Đây chính là bài học giáo dục công dân của học sinh cấp II. Thế mà ngày nay, trong nhiều gia đình, cha mẹ rất ít dạy con về sự kính trên nhường dưới và hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. Theo chuyên gia tư vấn tâm lý Triệu Hồng Như thuộc Trung tâm Tư vấn Tâm lý Hà Nội: “Cách phản ứng, hành vi của giới trẻ một phần là do học hỏi ngoài xã hội và một phần là do ảnh hưởng từ trong gia đình, cũng có khi là do lối sống mà giới trẻ tự tạo nên… Thói quen bó hẹp giao tiếp, chỉ giao lưu với những người ảo trên mạng game online. những thú vui giải trí được giới trẻ yêu thích sẽ dẫn tới thờ ơ với cha mẹ và những người xung quanh, đó là một hệ quả không tránh khỏi”.

Đúc kết kinh nghiệm giáo dục con cái, ông cha ta đã khuyên: “Dạy con từ thuở còn thơ”, cũng tựa như uốn cây tre, phải uốn từ lúc tre còn non. Nhưng dường như nhiều gia đình ngày nay không coi trọng điều này, không quan tâm đến việc dạy con phải kính trên nhường dưới. Bởi lẽ, cha mẹ thiếu gương mẫu về đạo đức, về lối sống, cũng không quan tâm dạy bảo con cái. Một số cha mẹ sống bất hiếu với ông bà nên con cái cũng bắt chước theo. Người xưa thường nói: “Sóng trước đổ đâu sóng sau đổ đó”.

2.3. Nguyên nhân từ nhà trường

Nhà trường là nơi đào tạo ra những con người có tài đức, biết quan tâm đến mọi người và tích cực phục vụ cho xã hội. Thế mà ngày nay, trong một số trường học, người ta chỉ chú tâm đến việc nhồi nhét tri thức, còn vấn đề đạo đức dường như đang bị bỏ ngỏ, thậm chí có những trường chỉ dạy môn giáo dục công dân cho qua lần chiếu lệ.

Dường như câu “Tiên học lễ hậu học văn” chỉ còn là câu nói, thực tế nhà trường chưa áp dụng vào đó để dạy học sinh. Đúng ra một người học sinh trước tiên phải học lễ phép, sau đó mới học kiến thức, nhưng vấn đề này, nhà trường đang bỏ ngỏ.

2.4. Nguyên nhân từ xã hội

Do ảnh hưởng của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, với những ứng dụng hiện đại của công nghệ thông tin đã ảnh hưởng đặc biệt đến thế hệ trẻ, làm thay đổi cách thức làm việc, giao tiếp và tư duy, dẫn đến giới trẻ sống bất hiếu không quan tâm đến ông bà, cha mẹ. Theo GS Mark Bauerlein (Mỹ), khi càng sử dụng internet thì người ta càng lơ là với những gì diễn ra xung quanh. Khi Facebook, mạng xã hội xuất hiện, giới trẻ được tự do thể hiện mình. Nhưng một khi tự giam mình quá lâu trong thế giới ảo, một bộ phận giới trẻ sẽ có lối sống bất thường và dẫn tới trầm cảm…

Đồng thời, do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường đến đạo đức truyền thống: một mặt, nó làm cho những giá trị truyền thống được phát huy, những giá trị đạo đức mới được hình thành; bên cạnh đó, nó làm nảy sinh tư tưởng ích kỷ, lãng quên trách nhiệm với cha mẹ, đề cao cái tôi cá nhân lên trên cộng đồng, lấy giá trị vật chất làm thước đo cho tất cả. Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Thị Minh cho rằng: “Dường như đang có một cuộc khủng hoảng niềm tin trong xã hội hiện đại dẫn đến các bạn trẻ sống bất hiếu".

3. Giải pháp cho vấn đề này

3.1. Về phía bản thân

Mỗi bạn trẻ chúng ta hãy sống đúng chuẩn mực đạo đức của mình, trau dồi, học hỏi những bài học trong cuộc sống về sự công bằng, bác ái với những người xung quanh, và phải có quyết tâm muốn thay đổi chính bản thân mình. Sách Huấn ca khuyên nhủ con cái có bổn phận với cha mẹ thật giá trị: “Con ơi, hãy săn sóc cha mẹ con khi người đến tuổi già; bao lâu người còn sống chớ làm người buồn tủi. Người có lú lẫn con cũng phải cảm thông, đừng cậy mình sung sức mà khinh dể người” (Hc 3, 12-14).

Thánh Phaolô cũng dạy: “Kẻ làm con, hãy vâng lời cha mẹ theo tinh thần của Chúa, vì đó là điều phải đạo. Hãy tôn kính cha mẹ. Đó là điều răn thứ nhất có kèm theo lời hứa: để ngươi được hạnh phúc và hưởng thọ trên mặt đất này” (Eph 6, 1-3). Thật vậy, Thiên Chúa muốn rằng: sau Người, chúng ta phải tôn kính cha mẹ, là những vị sinh thành, dạy dỗ chúng ta thay quyền Chúa. Vì thế, con cái bắt buộc phải giữ trọn đạo hiếu với cha mẹ, đây cũng là lệnh truyền của Thiên Chúa.

Hơn nữa, trong 10 điều răn của Thiên Chúa, điều răn thứ bốn nói về bổn phận của con cái phải hiếu thảo với cha mẹ. Chúa Giêsu đã làm gương cho chúng ta về chữ hiếu: “Ngài đã vâng phục hai ông bà” (Lc 2, 51). Và Chúa đề cao tấm lòng cha mẹ thế gian. Từ đó, Ngài mặc khải tình yêu của Cha trên trời: “Có người nào trong anh em, khi con mình xin cái bánh, mà lại cho nó hòn đá? Hoặc nó xin con cá, mà lại cho nó con rắn? Vậy nếu anh em vốn là những kẻ xấu mà còn biết cho con cái mình những của tốt lành, phương chi Cha anh em, Đấng ngự trên trời, lại không ban Thánh Thần cho những kẻ kêu xin Người sao?” (Mt 7, 9-11).

3.2. Về phía gia đình

Trước hết, đối với bậc làm cha làm mẹ dù có bận rộn đến đâu trong mưu sinh cuộc sống cũng phải dành thời gian thích đáng chăm lo đến mái ấm gia đình của mình, giữ cho gia đình thuận hòa. Việc giáo dục con cái phải quan tâm thường xuyên, tạo điều kiện để con em của mình học hành đến nơi đến chốn, không để chúng mải mê với các trò chơi bạo lực. Nhất là, cha mẹ phải làm gương cho con cái trong cuộc sống, thực thi giữ tròn Chữ Hiếu đối với cha mẹ, ông bà mình: “Cây xanh thì lá cũng xanh, Cha mẹ hiền lành để đức cho con” (Ca dao).

Hơn nữa, các phần tử trong gia đình có những trách nhiệm, quyền lợi và bổn phận đối với nhau. Một trong những trách nhiệm, quyền lợi và bổn phận đó được Thiên Chúa truyền phải thi hành trong bộ luật giao ước: “Ngươi hãy thờ cha kính mẹ, như Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, đã truyền cho ngươi” (x. Đnl 5,16). Trong thứ gửi giáo đoàn Êphêsô, Thánh Phaolô đã nói: “Những bậc làm cha mẹ, đừng làm cho con cái tức giận, nhưng hãy giáo dục chúng thay mặt Chúa bằng cách khuyên răn và sửa dạy” (Eph 6, 4).

3. 3. Về phía nhà trường

Môi trường giáo dục ở nhà trường không chỉ là nơi trang bị kiến thức mà còn phải quan tâm đến việc giáo dục nhân cách, đạo đức và biết kính trên nhường dưới. Một khi nhà trường biết quan tâm đúng mức về giáo dục đạo đức cho giới trẻ thì kết quả sẽ khả quan hơn. Vấn đề này, chúng ta thấy rõ trong các trường Công Giáo và các cơ sở nội trú của các nhà Dòng. Các học sinh, sinh viên khi được giáo dục ở đó, họ không chỉ biết sống lễ phép với mọi người mà còn sống gương mẫu, ngoan ngoãn, biết quan tâm yêu thương mọi người và hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. Theo Tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn, Trưởng khoa Tâm lý Đại học Sư phạm TPHCM: “Nhà trường không nên chú tâm vào việc dạy kiến thức mà quên đi việc dạy các em nên người. Hơn nữa, mỗi thầy cô giáo phải là tấm gương đạo đức cho các em noi theo”.

3.4. Về phía giáo xứ

Giáo xứ đóng vai trò quan trọng trong việc huấn luyện đạo đức cho giới trẻ. Nhiều bạn trẻ mong muốn giáo xứ nên quan tâm không chỉ việc giáo dục đức tin mà còn giáo dục nhân bản, và nâng đỡ, hướng dẫn các bạn trẻ nhiều hơn.

Hơn nữa, giáo xứ nên cho các em thiếu nhi, giới trẻ sống lòng hiếu thảo cụ thể bằng hành động trong gia đình vào những ngày như lễ, tết, cho các em dâng lên cha mẹ mình những lời chúc mừng, những lời tri ân và những đóa hoa tươi thắm, gói ghém tấm lòng hiếu thảo của mình thì ý nghĩa biết bao.

3.5. Về phía Giáo Hội

Giáo Hội nên tạo mọi điều kiện cho giới trẻ có môi trường sinh hoạt. Hơn nữa, để có một cộng đồng nhân loại như lòng mong ước, sự quan tâm giáo dục cho thế hệ tương lai phải đứng hàng đầu; giới trẻ là tương lai của của Giáo Hội. Đồng thời, giới trẻ cũng là chủ nhân tương lai của nhân loại: “Vì thế mà cả xã hội cũng như Giáo Hội đều phải quan tâm đến giới trẻ, để giúp họ đảm nhận lấy vai trò hôm nay và ngày mai của họ trong xã hội và Giáo Hội” (x. Thư Chung 1992).

Bên cạnh đó, muốn đạt được một giáo dục mục vụ giới trẻ tốt, chúng ta cần hiểu biết người trẻ; nhất là muốn lãnh đạo người trẻ, chúng ta cần đi sâu vào đời sống người trẻ hơn, vì “Vô tri bất mộ”. Và như thánh Don Bosco nói: “Hãy làm bạn trẻ hiểu rằng, chúng ta yêu mến họ, rồi họ sẽ thực hành điều chúng ta muốn”. Hơn nữa, chúng ta vui mừng và hy vọng vào một lớp trẻ, lớp tuổi teen năng động, nhiệt thành, có thiện chí và yêu mến Giêsu, thần tượng của giới trẻ mọi thời. Trong niềm vui mừng và hy vọng ấy, chúng ta cần thêm sáng kiến để có cơ hội giới thiệu gương mặt Đức Kitô – hiền hậu, khiêm nhường, yêu thương; đặc biệt, một Đức Kitô hôm qua, hôm nay và mãi mãi cho giới trẻ .

Qua kinh nghiệm, các Giám mục đã khuyến khích giới trẻ chăm lo trau dồi kiến thức, đạo đức và luân lý, như một điều kiện cần thiết để bước vào tương lai với những đóng góp hữu hiệu cho xã hội và Giáo Hội: “Giới trẻ hôm nay thế nào thì Đất nước và Giáo Hội Việt Nam ngày mai sẽ như vậy... Để xây dựng tương lai cho Đất nước và Giáo Hội, các bạn cần trau dồi luân lý, đạo đức và trí thức hầu tích cực phục vụ hơn. Các bạn nên nhớ rằng khi cầu tiến trong lãnh vực học thức, thì cũng phải cầu toàn trong lãnh vực đạo đức để có thể phục vụ với tinh thần khiêm tốn vô vị lợi. Thời nào cũng cần đến những con người tài đức và trung hiếu, luôn biết coi trọng chữ tín” (x. Thư Chung 1998).

KẾT LUẬN

Chữ Hiếu là bài học đầu tiên của “Đạo làm người”, là nền tảng đạo đức của xã hội. Mạnh Tử nói: “Không trọn đạo với cha mẹ không đáng làm người”. Song cũng có nhiều kẻ bất hiếu, vô luân làm lương tri xã hội nhức nhối. Quả thật, không thể dung thứ cho những hành động bất hiếu ấy. Nó đồng nghĩa với việc vứt bỏ truyền thống của dân tộc, cũng là vứt bỏ chính bản thân mình.

Hơn nữa, dưới bất cứ hình thức nào, người Kitô hữu nên ý thức rằng chúng ta thảo kính ông bà cha mẹ, những người có công sinh dưỡng ta, nhưng chúng ta cũng không được quên những người khác là hình ảnh của Thiên Chúa. Vì họ là hình ảnh của Thiên Chúa, nên họ cũng phải được thảo kính như ông bà cha mẹ chúng ta, chúng ta phải có trách nhiệm và bổn phận đối với họ như trách nhiệm và bổn phận đối với ông bà cha mẹ chúng ta. Chính khi chúng ta tỏ lòng thảo kính như thế cũng chính là lúc chúng ta tỏ lòng thảo kính với chính Thiên Chúa là Đấng dựng nên tất cả chúng ta.

Tu sĩ Lôrensô Vũ Văn Trình
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Vui Bên Thác Ghềnh
Dominic Đức Nguyễn
22:15 11/11/2014
VUI BÊN THÁC GHỀNH
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
Ngày nào cũng khóc cũng than
Sao không dành buổi cười vang một ngày?
Quên đi quên hết nắm tay
Cùng ca cùng hát cho ngày buồn tan.
(Trích ca khúc của R. Tagore, Gs.L.V.Vịnh phóng ngữ)