Phụng Vụ - Mục Vụ
Khôn ngoan tỉnh thức và sẵn sàng đón Chúa đến
Lm Đan Vinh
04:02 10/11/2017
Chúa Nhật 32 Thường Niên A
Kn 6,12-16; 1 Tx 4,13-18; Mt 25,1-13
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Mt 25,1-13
(1) Bấy giờ, Nước Trời sẽ giống như chuyện mười trinh nữ cầm đèn của mình ra đón chú rể. (2) Trong mười cô đó, thì có năm cô dại và năm cô khôn. (3) Quả vậy, các cô dại mang đèn mà không mang dầu theo. (4) Còn những cô khôn thì vừa mang đèn vừa mang chai dầu theo. (5) Vì chú rể đến chậm, nên các cô thiếp đi, rồi ngủ cả.(6) Nửa đêm có tiếng la lên: “Kìa chú rể, ra đón đi !” (7) Bấy giờ tất cả các trinh nữ ấy đều thức dậy, và sửa soạn đèn. (8) Các cô dại nói với các cô khôn rằng: “Xin các chị cho chúng em chút dầu của các chị, vì đèn của chúng em tắt mất rồi !” (9) Các cô khôn đáp: “Sợ không đủ cho chúng em và cho các chị đâu, các chị ra hàng mà mua lấy thì hơn. (10) Đang lúc các cô đi mua, thì chú rể tới, và những cô đã sẵn sàng được đi theo chú rể vào dự tiệc cưới. Rồi người ta đóng cửa lại. (11) Sau cùng, mấy trinh nữa kia cũng đến gọi: “Thưa Ngài, thưa Ngài ! Mở cửa cho chúng tôi với !”. (12) Nhưng Người đáp: “Tôi bảo thật các cô, tôi không biết các cô !”. (13) Vậy anh em hãy canh thức, vì anh em không biết ngày nào, giờ nào”.
2. Ý CHÍNH:
Đức Giê-su sẽ đến lần thứ hai vào ngày tận thế để phán xét và mở Tiệc cưới Nước Trời. Chỉ những người khôn biết luôn tỉnh thức và trong tư thế sẵn sàng mới được vào dự. Còn những người dại không thực hành tình mến Chúa yêu người, sẽ bị lọai ra bên ngòai. Đức Ki-tô sẽ đến bất ngờ vào giờ chết của mỗi người hay trong ngày tận thế chung cả nhân lọai. Do đó, mọi tín hữu cần luôn tỉnh thức và chuẩn bị sẵn dầu đèn là ơn thánh để bất cứ khi nào Chúa đến, họ cũng được vào tham dự bữa tiệc vui với Người
3. CHÚ THÍCH:
- C 1-2: + Mười cô trinh nữ: Trinh nữ là các thiếu nữ chưa chồng. + Cầm đèn của mình ra đón chú rể: Dụ ngôn dựa theo phong tục cưới xin của dân Do thái thời Đức Giê-su. Việc cưới xin thường diễn ra vào ban đêm. Mấy hôm trước ngày cưới, hai bên đàng trai đàng gái đặt tiệc riêng đãi bà con bạn bè của mình. Rồi đến chính ngày cưới, hai họ nhập lại chung để ăn uống tại bên họ nhà trai. Nghi thức quan trọng nhất trong đêm rước dâu như sau: Chập tối, chàng rể cùng các phù rể cầm đuốc lên đường đến nhà đàng gái. Khi đó cô dâu và các cô phù dâu có bổn phận sửa soạn đèn chờ họ đàng trai. Khi chàng rể đến đón dâu, đám rước sẽ khởi hành đi về nhà trai và nhập bàn tiệc. Các cô phù dâu phải mang theo bình dầu và cầm đèn cháy sáng đứng chung quanh cô dâu chú rể trong nghi thức khai mạc tiệc cưới.
- C 3-4: + Năm cô dại: Dại vì không biết tiên liệu nên đã không đem bình dầu theo, hoặc có đem mà không đủ dùng, nên khi chàng rể đến thì đèn đã bị tắt. Là người có nhiệm vụ phải đi đón chú rể, nhưng các cô lại không quan tâm chu toàn bổn phận của mình. Các cô dại này ám chỉ những kẻ không có đức tin hay các tín hữu lười biếng dự lễ cầu nguyện và không sống theo Lời Chúa, nên sẽ không đủ điều kiện được vào thiên đàng đời sau. + Năm cô khôn: Khôn vì biết tiên liệu nhìn xa, nên mang theo đủ dầu đi đón chàng rể giữa lúc đêm khuya. Đây là những tín hữu biết xây nhà đức tin trên nền đá vững chắc nhờ lắng nghe và thực hành Lời Chúa (x. Mt 7,24). Họ có nếp sống đạo đức và được dồi dào ân sủng của Chúa, luôn sống đức tin bằng thực thi đức cây và đức mến. Họ sẽ xứng đáng được Chúa đón nhận vào thiên đàng trong giờ chết của mỗi người và ngày tận thế chung của nhân lọai.
- C 5-6: + Vì chàng rể đến chậm: Chàng rể là Đức Ki-tô sẽ đến bất ngờ vào giờ chết mỗi cá nhân hay ngày tận thế chung để phán xét. + Nên các cô thiếp đi, rồi ngủ cả: Thiếp đi và ngủ diễn tả sự “thức lâu chầu mỏi !”. Tuy vậy các cô khôn vẫn có thể ra đón Chúa đến bất ngờ vì luôn chuẩn bị dầu đèn đầy bình. Cũng vậy, người công chính sẽ trong tư thế sẵn sàng nhờ năng lãnh các phép bí tích và thực hành giới răn mến Chúa yêu người. + Nửa đêm: Là thời gian nối tiếp giữa ngày hôm trước với ngày hôm sau, ám chỉ giờ chết là sự chuyển tiếp từ cuộc sống trần gian sang cuộc sống đời sau. Ngòai ra nửa đêm còn là lúc người ta dễ ngủ say và mất cảnh giác nhất. + Kìa chú rể, hãy ra đón đi: Chú rể ám chỉ Chúa Ki-tô sẽ đến trong giờ chết của mỗi chúng ta hay đến với chung với nhân loại trong ngày tận thế.
- C 7-9: + Xin các chị cho chúng em chút dầu của các chị: Tới giờ chết các cô dại mới ý thức về sự dại khờ của mình thì đã quá muộn. + Các chị ra hàng mà mua lấy thì hơn: Vì khi đó chẳng thể cậy nhờ ai khác giúp đỡ cho mình được nữa.
- C 10-11: + Chính khi họ đi mua dầu là lúc chú rể đến: Đừng đợi tới giờ chết mới hồi tâm sám hối thì không còn kịp. Ta cần luôn sống theo ý Chúa ngay khi còn sống. + Những cô đã sẵn sàng được đi theo chú rể vào dự tiệc cưới: Những người luôn sống kết hiệp với Chúa thì sẽ ở trong tư thế sẵn sàng ra đón Đức Ki-tô bất cứ khi nào. + Và cửa đóng lại: Giờ chết là lúc chấm dứt số phận mỗi người. Những ai được vào dự tiệc cưới sẽ được hưởng hạnh phúc muôn đời. Còn những kẻ bên ngoài sẽ không được vào dự tiệc Nước Trời. + Thưa Ngài xin mở cửa cho chúng tôi: Lời cầu xin này nhắc lại lời Đức Giê-su: “Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: Lạy Chúa, lạy Chúa ! Là được vào Nước Trời cả đâu ! Nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời, mới được vào mà thôi” (Mt 7,21). Cũng như trong dụ ngôn “Tiệc cưới”, Những ai cố tình chống lại Thiên Chúa, hoặc không tin và không sống giới răn bác ái yêu thương sẽ bị loại khỏi thiên đàng đời sau (x. Mt 22,13).
- C 12: + Tôi không biết các cô: Giờ chết là giờ phán xét công thẳng và những ai cố tình không tin vào Chúa Giê-su sẽ không được hưởng ơn cứu độ của Người. + Vậy anh em hãy canh thức: Đây là chủ đích của Đức Giê-su khi dạy dụ ngôn này. + Vì anh em không biết ngày nào, giờ nào: Không biết giờ Chúa sẽ kêu gọi là giờ chết sẽ đến vào lúc nào. Chính thái độ tỉnh thức sẵn sàng sẽ giúp người ta sống trong ơn nghĩa Chúa và làm các việc lành ngay khi đang còn sống.
4. CÂU HỎI:
1) Mười cô trinh nữ được phân biệt ra hai lọai khôn và dại là do yếu tố nào ?
2) Chi tiết các cô trinh nữ không được vào dự tiệc cưới Nước Trời nhằm dạy chúng ta bài học gì về đức tin ?
II. SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: “Vậy anh em hãy canh thức, vì anh em không biết ngày nào, giờ nào” (Mt 25,13).
2. CÂU CHUYỆN:
1) KẾ SÁCH KHÔN LANH CỦA MA QUỶ :
Một ngày kia quỉ vương tập họp lũ quỷ lại để cùng nhau bàn kế sách cám dỗ loài người phạm tội. Quỷ vương đặt vấn đề như sau: “Chúng ta cần làm gì để cám dỗ loài người phạm tội và cũng bị phạt hỏa ngục đời đời với chúng ta?”
Một con quỷ già phát biểu: “Chúng ta hãy xí gạt loài người là: không có Thiên Chúa, cũng chẳng có thiên đàng hay hỏa ngục ở đời sau gì cả. Chết đi là hết!”
Quỉ vương nói : “Ta e rằng kế sách đó của ngươi không ổn. Vì loài người có trí khôn, chúng biết suy luận nên dễ dàng biết có Thiên Chúa, và 4 sự sau là: sự chết, sự phán xét, thiên đàng và hỏa ngục”. Sau đó, một con quỉ nhỏ liền hiến kế: "Chúng ta hãy nói với chúng: có Thiên Chúa, có thiên đàng thưởng kẻ lành và hỏa ngục phạt kẻ dữ. Nhưng còn lâu mình mới chết. Hãy cứ ăn chơi hưởng thụ thỏa thích đi. Đợi đến khi bệnh nặng gần chết, sẽ hồi tâm sám hối cũng không muộn".
Nghe xong, quỷ vương liền đứng dậy vỗ tay khen ngợi: “Đúng, thằng này nói đúng. Nếu dùng kế sách này thì chắc nước hỏa ngục của chúng ta sẽ có thêm rất nhiều thành viên mới. Vì loài người đâu biết rằng: cái chết sẽ đến “Vào lúc chúng không ngờ, vào giờ chúng không biết”.
2) CÁI CHẾT THƯỜNG ĐẾN BẤT NGỜ:
Cách đây hơn 1900 năm, núi lửa Vésuve đã phun trào ở Italia. Khi núi lửa ngưng phun, thành phố Pompéi đã bị chôn vùi dưới lớp phún thạch dầy tới gần 6 mét. Thành phố vẫn giữ nguyên dạng như thế mãi cho đến gần đây, khi các nhà khảo cổ đến khai quật lên.
Các nhà khảo cổ đều ngạc nhiên về những điều họ mới khám phá ra: Phún thạch đã làm đông cứng mọi người trong thành phố trong tư thế họ đang có khi cơn đại họa đổ ập xuống. Thân thể của người chết bị lớp phún thạch bao bọc và da thịt bị thối rữa chỉ còn lại những bộ xương giữa lớp tro cứng. Người ta chỉ cần đổ dung dịch thạch cao vào những lỗ hổng là có thể khôi phục lại tư thế các nạn nhân khi chết : Một thiếu phụ đang ôm chặt đứa con nhỏ trong vòng tay; Một anh lính gác người Rôma chết trong tư thế đứng thẳng tại một trạm gác, trên người còn đeo một thanh kiếm. Anh lính chứng tỏ vẫn đang chu toàn nhiệm vụ cho tới khi chết... Nhưng bên cạnh đó cũng có những người chết khi đang ngồi ở bàn nhậu, có người chết khi đang đánh lộn nhau, đang nhảy nhót vui chơi trong các hộp đêm…
3) CẦN CHUẨN BỊ CHO CÁI CHẾT NGAY TỪ HÔM NAY:
Có một ông nhà giàu nọ đầy quyền thế danh vọng đã bị bệnh đột quỵ và qua đời. Mọi gia nhân đều tỏ ra ngạc nhiên về cái chết bất ngờ của ông chủ và xì xầm bàn tán với nhau. Người quản gia nói với các gia nhân khác rằng : “Theo các chú nghĩ thì bây giờ ông chủ chúng ta sẽ đi về đâu?”
Họ đáp: “Thì ông ấy sẽ về Nước Trời chứ còn đi đâu nữa”.
Người quản gia nói: “Không đâu. Tôi chắc ông chủ sẽ không đi về nước trời đâu”.
Mọi người đều ngạc nhiên hỏi: “Làm sao bác biết ông chủ không đi về trời ?”
Người quản gia trả lời: “Thường thì trước khi đi xa, ông chủ thường nói với tôi về nơi mình sắp đến và yêu cầu tôi giúp chuẩn bị hành lý mang theo. Còn Nước Trời ở đâu mà sao tôi không bao giờ thấy ông chủ đề cập sẽ đi đến đó, cũng không thấy ông chuẩn bị hành lý nào cả. Như vậy làm sao ông có thể đi đến Nước Trời được!”
4) CHUẨN BỊ ĐỂ SẴN SÀNG ĐÓN CHÚA BẤT NGỜ ĐẾN THĂM:
Một buổi sáng nọ, người ta thấy bác thợ đóng giày thức dậy từ rất sớm. Sau khi dọn dẹp cửa hàng sạch sẽ ngăn nắp, bác vào phòng khách ngồi đợi đón vị khách quý là Chúa Giê-su, mà đêm qua bác đã nằm mơ gặp gỡ Người và Người hứa sẽ đến thăm bác vào ngày hôm nay. Đột nhiên có tiếng gõ cửa gấp. Bác thợ giày vui sướng vì không ngờ Chúa lại đến thăm bác ngay từ lúc sáng sớm như vậy. Nhưng khi cửa mở thì người đứng ngòai cửa không phải là Chúa Giê-su, mà là ông phát thư quen thuộc. Mặt ông ta bị tím tái do vừa đi trong thời tiết băng giá. Bác liền mở rộng cửa đón ông phát thư vào nhà ngồi bên lò sưởi ấm áp. Rồi bác đi pha một bình trà nóng mời ông uống. Sau khi tiễn người đưa thư, bác thợ giày tiếp tục ngồi chờ. Nhìn qua khung kính cửa sổ, bác thấy một bé gái khoảng 7 tuổi đang đứng khóc ngoài hè. Bác ra mở cửa kêu em vào nhà hỏi chuyện. Em cho biết đã đi vào rừng từ sáng sớm để kiếm ít củi về nấu nước xông giải cảm cho mẹ của em. Vì trời mưa tuyết trắng xóa khiến em không nhận ra đường về nhà đành đứng trước nhà bác. Nghe vậy, bác thợ giày vội viết vài chữ dán ngòai cửa báo cho Chúa Giê-su biết mình vắng nhà đến chiều, để đưa cô bé kia về nhà. Khi tìm thấy căn nhà của em và thấy mẹ em đang bị cảm lạnh run rẩy nằm trên giường, bác vội đi mời bác sĩ gần đó đến thăm bệnh và cho toa, rồi bác đích thân đi mua thuốc cho người bệnh. Khi bệnh nhân đã tương đối hồi phục, bác mới trở về nhà thì đã quá nửa đêm. Bác chẳng thiết gì đến ăn uống, nằm vật ra giường ngủ say như chết. Trong giấc ngủ, một lần nữa bác lại nằm mơ được gặp Chúa Giê-su. Người vui vẻ nói với bác: “Ta cám ơn con hôm nay đã đón Ta vào nhà để sưởi ấm khi Ta bị lạnh cóng. Cám ơn con đã dẫn đường cho Ta về nhà, đã chăm sóc giúp ta mau chóng bình phục. Vì mỗi khi con phục vụ những người nghèo khổ bệnh tật… là con đã phục vụ cho chính Ta đó” (x. Mt 25,40-42).
5) CHUẨN BỊ ĐÓN CHÚA ĐẾN BẰNG VIỆC CHU TOÀN CÁC VIỆC BỔN PHẬN:
Giữa một đám trẻ đang chơi đùa, viên giám thị đặt câu hỏi: “Nếu ngay bây giờ chúng con biết mình sắp chết trong một giờ nữa. Vậy chúng con sẽ làm gì?”. Một em trả lời: “Em sẽ vào nhà thờ cầu nguyện với Chúa thật sốt sắng”. Một em khác cho biết: “Em sẽ dọn mình xưng tội để được ơn chết lành…”. Riêng cậu bé Lu-y Gông-gia-ga trả lời: “Riêng em vẫn tiếp tục cuộc chơi, vì em đã luôn chuẩn bị sẵn sàng”. Câu trả lời này là đúng đắn nhất: Không phải cứ đợi đến lúc gần chết mới chuẩn bị thì đã muộn, vì chúng ta không biết Chúa sẽ đến vào giờ phút nào. Tốt nhất hãy tập thành thói quen dâng ngày mỗi buổi sáng khi vừa thức giấc. Rồi trong ngày hãy luôn chu toàn các việc bổn phận, và sẵn sàng thưa khi được Chúa gọi vào giờ sau hết: “Lạy Chúa. Này con đây”.
3. SUY NIỆM:
Nội dung Tin Mừng tóm lại trong ba điểm chính như sau: Một là phải khôn ngoan để tỉnh thức sẵn sàng đón Chúa đến. Hai là chàng rể Giê-su sẽ đến bất ngờ vào lúc ta không ngờ. Ba là mỗi người cần chuẩn bị sẵn dầu đèn để cùng chàng rể Giê-su vào dự tiệc cưới Nước Trời đời đời.
1) Cần khôn ngoan tỉnh thức đón chờ Chúa Ki-tô lại đến:
Chúa Ki-tô chắc chắn sẽ đến vào giờ chết của mỗi người và đến chung với nhân loại vào ngày tân thế. Năm cô trinh nữ khôn ngoan đã thể hiện sự khôn ngoan qua việc vừa chuẩn bị cây đèn đức tin, lại vừa mang theo bình dầu ân sủng, nên đã sẵn sàng cầm đèn cháy sáng đức ái ra đón Chúa Ki-tô. Năm cô khờ dại do nghĩ chàng rể còn lâu mới đến, nên đã không chuẩn bị sẵn bình dầu kèm theo cây đèn đức tin, nên đã bịchàng rể Giê-su từ chối cho vào dự tiệc Nước Trời: “Tôi bảo thật các cô, Tôi không biết các cô" (Mt 25,12).
Câu chuyện ngụ ngôn “Con Ve và Con Kiến” dạy chúng ta phải chuẩn bị cho giờ chết chắc chắn sẽ đến: Con ve suốt ngày chỉ lo vui chơi ca hát mà không nghĩ đến việc phải “tích cốc phòng cơ”. Còn con kiến, luôn chăm chỉ kiếm mồi và tha về đầy tổ, chuẩn bị cho những ngày sắp tới.
Mùa hè qua mau và mùa đông đã đến, mặt đất đều chìm trong tấm màn trắng băng tuyết. Các sinh vật đều tìm nơi trú ẩn để tránh giá lạnh của mùa đông khắc nghiệt. Những con kiến đã về tổ nghỉ ngơi mà không cần phải lo lắng, vì chúng đã chuẩn bị sẵn thức ăn cho cả mùa đông. Còn các con ve bị lâm vào hoàn cảnh vừa bị lạnh lại vừa bị đói. Do thời gian qua chúng chỉ sống theo sở thích mà không chuẩn bị cho tương lai, nên giờ đây đành chấp nhận hoàn cảnh khó khăn.
2) Cái chết sẽ đến bất ngờ:
Mới đây, tại Thụy Sĩ, người ta đã dùng điện thoại để phỏng vấn 1200 người tại 20 thành phố khác nhau về việc chuẩn bị cho giờ chết. Câu hỏi được đặt ra là: “Nếu bạn chỉ còn một ngày cuối cùng để sống, bạn sẽ làm gì?”. Kết quả của cuộc thăm dò cho thấy:
* 57% phụ nữ được hỏi cho biết họ sẽ sống ngày cuối cùng với gia đình của mình.
* 42% các ông được hỏi cho biết họ cũng muốn sống ngày cuối cùng đó với vợ con.
* chỉ có 12% các bà và 26% các ông thích ở một mình hoặc cùng với bạn bè trong ngày cuối cùng của cuộc sống.
Kết quả của cuộc thăm dò cho thấy tâm trạng chung của mọi người khi đứng trước cái chết là sợ sự cô đơn. Cái chết là một cuộc ra đi đơn độc, phải chia tay vĩnh viễn với những người thân yêu. Nếu chúng ta cũng được phỏng vấn như vậy thì chúng ta sẽ trả lời làm gì trước khi chết ?
3) “Hãy tỉnh thức, vì anh em không biết ngày nào giờ nào !”:
Tỉnh thức không phải là không ngủ. Tất cả các cô trinh nữ đều thiếp ngủ, thế nhưng các cô khôn ngoan ngủ mà vẫn luôn sẵn sàng. Sự sẵn sàng được chứng tỏ qua việc chu toàn công việc bổn phận. Như vậy tỉnh thức không phải chỉ là năng dự lễ, đọc kinh cầu nguyện mà thôi, nhưng còn là học và sống Lời Chúa. Tỉnh thức là noi gương Đức Ma-ri-a: “Luôn ghi nhớ những sự kiện xảy ra và suy đi nghĩ lại trong lòng”, để khám phá ra thánh ý Thiên Chúa muốn và mau mắn “xin vâng”.
Chẳng ai biết được giờ chết của mình. Do đó chúng ta phải canh thức luôn. Chỉ những ai không ở lì trong tội và biết hồi tâm sám hối mới là kẻ canh thức thực sự. Đừng để khi bất ngờ Chúa đến, mà thấy chúng ta đang lơ là nhiệm vụ, đang ham mê cờ bạc rượu chè, chích hút sì ke ma túy hay đang đam mê hưởng các lạc thú bất chính…
4) Cần chuẩn bị giờ chết như thế nào ?
- Hãy sống tốt ngay từng phút giây hiện tại:
Biết sống từng giây phút của hiện tại của đời mình một cách đầy đủ ý nghĩa, chính là cách chuẩn bị tốt nhất cho mọi tình huống bất ngờ xẩy ra. Đó là cách giữ cho chiếc đèn đức tin của chúng ta lúc nào cũng có dầu ân sủng và luôn cháy sáng đức ái.
- Không nghĩ tới cái chết không phải là cách trốn tránh khỏi bị chết cách hữu hiệu:
Chết là một chuyện buồn và đáng sợ. Vì thế nhiều người không dám nghĩ tới sự chết. Họ giống như con đà điểu sợ người thợ săn nên vùi đầu xuống dưới lớp cát để khỏi nhìn thấy. Nhưng việc chúi đầu vào dưới cát cũng không thể ngăn cản được bước chân người thợ săn đến gần. Cũng thế, việc không dám nghĩ tới cái chết cũng không giúp cho người ta tránh khỏi bị chết.
- Hãy tỉnh thức, vì anh em không biết ngày nào, giờ nào:
Tỉnh thức không phải là không ngủ... Cả mười cô trinh nữ phù dâu đều đã thiếp ngủ. Nhưng người khôn là ngủ trong tư thế sẵn sàng để bất cứ lúc nào Chúa đến cũng sẵn sàng ra đón Chúa.
Tỉnh thức không phải là lúc nào cũng đọc Lời Chúa, nhưng là làm thế nào để Lời Chúa chi phối mọi suy nghĩ nói năng và hành động của mình.
- Điều cần là hãy chuẩn bị bằng việc năng hồi tâm sám hối mỗi buổi tối và chu toàn việc bổn phận hằng ngày : Càng chuẩn bị cho giờ chết thì ta lại càng cảm thấy tâm hồn bình an khi cái chết đến gần. Nếu đã thực sự sẵn sàng, thì ta sẽ cảm thấy vui mừng và mong cho giờ chết mau đến.
4. THẢO LUẬN:
1) Dầu chúng ta cần chuẩn bị cho cây đèn đức tin là gì ?
2) Ánh sáng phát ra từ cây đèn đức tin là lọai ánh sáng nào ?
3) Hôm nay tôi phải làm gì để chứng tỏ mình là người khôn luôn chuẩn bị sẵn sàng chờ đón Chúa đến ?
5. NGUYỆN CẦU:
- LẠY CHÚA GIÊ-SU. Nếu ngày mai Chúa đến gọi con về thì chắc con sẽ vô cùng lúng túng. Con lúng túng vì đến giờ này con vẫn chưa chu toàn nhiệm vụ loan báo Tin Mừng được Chúa trao khi con chịu phép rửa tội và thêm sức ! Cây đèn đức tin của con hiện vẫn đang thiếu dầu ân sủng, nên con chưa thể chiếu tỏa ánh sáng tình thương của Chúa, chưa chiếu soi cho anh em lương dân nhận biết ánh sáng Tin mừng để họ cũng tin thờ và yêu mến Chúa như con.
- LẠY CHÚA. Xin cho con mỗi tối biết dành ít phút kiểm điểm cây đèn đức tin của mình để kịp khắc phục sửa chữa các sai sót khuyết điểm. Xin cho con mỗi ngày làm ít nhất một việc tốt để giúp người ngòai nhận biết Chúa đang hiện diện trong con, hầu sau này họ cũng được tham dự bàn tiệc Nước Trời với con. Xin cho con thực hành theo lời của một người cha trước khi chết đã trăn trối với đứa con trai thân yêu của mình như sau: “Con ơi, ngày con sinh ra, đôi mắt con vừa nhìn thấy ánh sáng, mọi người đều vui cười với con, nhưng con lại khóc. Con hãy sống thế nào, để một ngày kia, đến giờ sau hết, mọi người đều tràn lệ mà con lại có thể mỉm cười” (Guy de Larigandie).
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
Kn 6,12-16; 1 Tx 4,13-18; Mt 25,1-13
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Mt 25,1-13
(1) Bấy giờ, Nước Trời sẽ giống như chuyện mười trinh nữ cầm đèn của mình ra đón chú rể. (2) Trong mười cô đó, thì có năm cô dại và năm cô khôn. (3) Quả vậy, các cô dại mang đèn mà không mang dầu theo. (4) Còn những cô khôn thì vừa mang đèn vừa mang chai dầu theo. (5) Vì chú rể đến chậm, nên các cô thiếp đi, rồi ngủ cả.(6) Nửa đêm có tiếng la lên: “Kìa chú rể, ra đón đi !” (7) Bấy giờ tất cả các trinh nữ ấy đều thức dậy, và sửa soạn đèn. (8) Các cô dại nói với các cô khôn rằng: “Xin các chị cho chúng em chút dầu của các chị, vì đèn của chúng em tắt mất rồi !” (9) Các cô khôn đáp: “Sợ không đủ cho chúng em và cho các chị đâu, các chị ra hàng mà mua lấy thì hơn. (10) Đang lúc các cô đi mua, thì chú rể tới, và những cô đã sẵn sàng được đi theo chú rể vào dự tiệc cưới. Rồi người ta đóng cửa lại. (11) Sau cùng, mấy trinh nữa kia cũng đến gọi: “Thưa Ngài, thưa Ngài ! Mở cửa cho chúng tôi với !”. (12) Nhưng Người đáp: “Tôi bảo thật các cô, tôi không biết các cô !”. (13) Vậy anh em hãy canh thức, vì anh em không biết ngày nào, giờ nào”.
2. Ý CHÍNH:
Đức Giê-su sẽ đến lần thứ hai vào ngày tận thế để phán xét và mở Tiệc cưới Nước Trời. Chỉ những người khôn biết luôn tỉnh thức và trong tư thế sẵn sàng mới được vào dự. Còn những người dại không thực hành tình mến Chúa yêu người, sẽ bị lọai ra bên ngòai. Đức Ki-tô sẽ đến bất ngờ vào giờ chết của mỗi người hay trong ngày tận thế chung cả nhân lọai. Do đó, mọi tín hữu cần luôn tỉnh thức và chuẩn bị sẵn dầu đèn là ơn thánh để bất cứ khi nào Chúa đến, họ cũng được vào tham dự bữa tiệc vui với Người
3. CHÚ THÍCH:
- C 1-2: + Mười cô trinh nữ: Trinh nữ là các thiếu nữ chưa chồng. + Cầm đèn của mình ra đón chú rể: Dụ ngôn dựa theo phong tục cưới xin của dân Do thái thời Đức Giê-su. Việc cưới xin thường diễn ra vào ban đêm. Mấy hôm trước ngày cưới, hai bên đàng trai đàng gái đặt tiệc riêng đãi bà con bạn bè của mình. Rồi đến chính ngày cưới, hai họ nhập lại chung để ăn uống tại bên họ nhà trai. Nghi thức quan trọng nhất trong đêm rước dâu như sau: Chập tối, chàng rể cùng các phù rể cầm đuốc lên đường đến nhà đàng gái. Khi đó cô dâu và các cô phù dâu có bổn phận sửa soạn đèn chờ họ đàng trai. Khi chàng rể đến đón dâu, đám rước sẽ khởi hành đi về nhà trai và nhập bàn tiệc. Các cô phù dâu phải mang theo bình dầu và cầm đèn cháy sáng đứng chung quanh cô dâu chú rể trong nghi thức khai mạc tiệc cưới.
- C 3-4: + Năm cô dại: Dại vì không biết tiên liệu nên đã không đem bình dầu theo, hoặc có đem mà không đủ dùng, nên khi chàng rể đến thì đèn đã bị tắt. Là người có nhiệm vụ phải đi đón chú rể, nhưng các cô lại không quan tâm chu toàn bổn phận của mình. Các cô dại này ám chỉ những kẻ không có đức tin hay các tín hữu lười biếng dự lễ cầu nguyện và không sống theo Lời Chúa, nên sẽ không đủ điều kiện được vào thiên đàng đời sau. + Năm cô khôn: Khôn vì biết tiên liệu nhìn xa, nên mang theo đủ dầu đi đón chàng rể giữa lúc đêm khuya. Đây là những tín hữu biết xây nhà đức tin trên nền đá vững chắc nhờ lắng nghe và thực hành Lời Chúa (x. Mt 7,24). Họ có nếp sống đạo đức và được dồi dào ân sủng của Chúa, luôn sống đức tin bằng thực thi đức cây và đức mến. Họ sẽ xứng đáng được Chúa đón nhận vào thiên đàng trong giờ chết của mỗi người và ngày tận thế chung của nhân lọai.
- C 5-6: + Vì chàng rể đến chậm: Chàng rể là Đức Ki-tô sẽ đến bất ngờ vào giờ chết mỗi cá nhân hay ngày tận thế chung để phán xét. + Nên các cô thiếp đi, rồi ngủ cả: Thiếp đi và ngủ diễn tả sự “thức lâu chầu mỏi !”. Tuy vậy các cô khôn vẫn có thể ra đón Chúa đến bất ngờ vì luôn chuẩn bị dầu đèn đầy bình. Cũng vậy, người công chính sẽ trong tư thế sẵn sàng nhờ năng lãnh các phép bí tích và thực hành giới răn mến Chúa yêu người. + Nửa đêm: Là thời gian nối tiếp giữa ngày hôm trước với ngày hôm sau, ám chỉ giờ chết là sự chuyển tiếp từ cuộc sống trần gian sang cuộc sống đời sau. Ngòai ra nửa đêm còn là lúc người ta dễ ngủ say và mất cảnh giác nhất. + Kìa chú rể, hãy ra đón đi: Chú rể ám chỉ Chúa Ki-tô sẽ đến trong giờ chết của mỗi chúng ta hay đến với chung với nhân loại trong ngày tận thế.
- C 7-9: + Xin các chị cho chúng em chút dầu của các chị: Tới giờ chết các cô dại mới ý thức về sự dại khờ của mình thì đã quá muộn. + Các chị ra hàng mà mua lấy thì hơn: Vì khi đó chẳng thể cậy nhờ ai khác giúp đỡ cho mình được nữa.
- C 10-11: + Chính khi họ đi mua dầu là lúc chú rể đến: Đừng đợi tới giờ chết mới hồi tâm sám hối thì không còn kịp. Ta cần luôn sống theo ý Chúa ngay khi còn sống. + Những cô đã sẵn sàng được đi theo chú rể vào dự tiệc cưới: Những người luôn sống kết hiệp với Chúa thì sẽ ở trong tư thế sẵn sàng ra đón Đức Ki-tô bất cứ khi nào. + Và cửa đóng lại: Giờ chết là lúc chấm dứt số phận mỗi người. Những ai được vào dự tiệc cưới sẽ được hưởng hạnh phúc muôn đời. Còn những kẻ bên ngoài sẽ không được vào dự tiệc Nước Trời. + Thưa Ngài xin mở cửa cho chúng tôi: Lời cầu xin này nhắc lại lời Đức Giê-su: “Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: Lạy Chúa, lạy Chúa ! Là được vào Nước Trời cả đâu ! Nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời, mới được vào mà thôi” (Mt 7,21). Cũng như trong dụ ngôn “Tiệc cưới”, Những ai cố tình chống lại Thiên Chúa, hoặc không tin và không sống giới răn bác ái yêu thương sẽ bị loại khỏi thiên đàng đời sau (x. Mt 22,13).
- C 12: + Tôi không biết các cô: Giờ chết là giờ phán xét công thẳng và những ai cố tình không tin vào Chúa Giê-su sẽ không được hưởng ơn cứu độ của Người. + Vậy anh em hãy canh thức: Đây là chủ đích của Đức Giê-su khi dạy dụ ngôn này. + Vì anh em không biết ngày nào, giờ nào: Không biết giờ Chúa sẽ kêu gọi là giờ chết sẽ đến vào lúc nào. Chính thái độ tỉnh thức sẵn sàng sẽ giúp người ta sống trong ơn nghĩa Chúa và làm các việc lành ngay khi đang còn sống.
4. CÂU HỎI:
1) Mười cô trinh nữ được phân biệt ra hai lọai khôn và dại là do yếu tố nào ?
2) Chi tiết các cô trinh nữ không được vào dự tiệc cưới Nước Trời nhằm dạy chúng ta bài học gì về đức tin ?
II. SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: “Vậy anh em hãy canh thức, vì anh em không biết ngày nào, giờ nào” (Mt 25,13).
2. CÂU CHUYỆN:
1) KẾ SÁCH KHÔN LANH CỦA MA QUỶ :
Một ngày kia quỉ vương tập họp lũ quỷ lại để cùng nhau bàn kế sách cám dỗ loài người phạm tội. Quỷ vương đặt vấn đề như sau: “Chúng ta cần làm gì để cám dỗ loài người phạm tội và cũng bị phạt hỏa ngục đời đời với chúng ta?”
Một con quỷ già phát biểu: “Chúng ta hãy xí gạt loài người là: không có Thiên Chúa, cũng chẳng có thiên đàng hay hỏa ngục ở đời sau gì cả. Chết đi là hết!”
Quỉ vương nói : “Ta e rằng kế sách đó của ngươi không ổn. Vì loài người có trí khôn, chúng biết suy luận nên dễ dàng biết có Thiên Chúa, và 4 sự sau là: sự chết, sự phán xét, thiên đàng và hỏa ngục”. Sau đó, một con quỉ nhỏ liền hiến kế: "Chúng ta hãy nói với chúng: có Thiên Chúa, có thiên đàng thưởng kẻ lành và hỏa ngục phạt kẻ dữ. Nhưng còn lâu mình mới chết. Hãy cứ ăn chơi hưởng thụ thỏa thích đi. Đợi đến khi bệnh nặng gần chết, sẽ hồi tâm sám hối cũng không muộn".
Nghe xong, quỷ vương liền đứng dậy vỗ tay khen ngợi: “Đúng, thằng này nói đúng. Nếu dùng kế sách này thì chắc nước hỏa ngục của chúng ta sẽ có thêm rất nhiều thành viên mới. Vì loài người đâu biết rằng: cái chết sẽ đến “Vào lúc chúng không ngờ, vào giờ chúng không biết”.
2) CÁI CHẾT THƯỜNG ĐẾN BẤT NGỜ:
Cách đây hơn 1900 năm, núi lửa Vésuve đã phun trào ở Italia. Khi núi lửa ngưng phun, thành phố Pompéi đã bị chôn vùi dưới lớp phún thạch dầy tới gần 6 mét. Thành phố vẫn giữ nguyên dạng như thế mãi cho đến gần đây, khi các nhà khảo cổ đến khai quật lên.
Các nhà khảo cổ đều ngạc nhiên về những điều họ mới khám phá ra: Phún thạch đã làm đông cứng mọi người trong thành phố trong tư thế họ đang có khi cơn đại họa đổ ập xuống. Thân thể của người chết bị lớp phún thạch bao bọc và da thịt bị thối rữa chỉ còn lại những bộ xương giữa lớp tro cứng. Người ta chỉ cần đổ dung dịch thạch cao vào những lỗ hổng là có thể khôi phục lại tư thế các nạn nhân khi chết : Một thiếu phụ đang ôm chặt đứa con nhỏ trong vòng tay; Một anh lính gác người Rôma chết trong tư thế đứng thẳng tại một trạm gác, trên người còn đeo một thanh kiếm. Anh lính chứng tỏ vẫn đang chu toàn nhiệm vụ cho tới khi chết... Nhưng bên cạnh đó cũng có những người chết khi đang ngồi ở bàn nhậu, có người chết khi đang đánh lộn nhau, đang nhảy nhót vui chơi trong các hộp đêm…
3) CẦN CHUẨN BỊ CHO CÁI CHẾT NGAY TỪ HÔM NAY:
Có một ông nhà giàu nọ đầy quyền thế danh vọng đã bị bệnh đột quỵ và qua đời. Mọi gia nhân đều tỏ ra ngạc nhiên về cái chết bất ngờ của ông chủ và xì xầm bàn tán với nhau. Người quản gia nói với các gia nhân khác rằng : “Theo các chú nghĩ thì bây giờ ông chủ chúng ta sẽ đi về đâu?”
Họ đáp: “Thì ông ấy sẽ về Nước Trời chứ còn đi đâu nữa”.
Người quản gia nói: “Không đâu. Tôi chắc ông chủ sẽ không đi về nước trời đâu”.
Mọi người đều ngạc nhiên hỏi: “Làm sao bác biết ông chủ không đi về trời ?”
Người quản gia trả lời: “Thường thì trước khi đi xa, ông chủ thường nói với tôi về nơi mình sắp đến và yêu cầu tôi giúp chuẩn bị hành lý mang theo. Còn Nước Trời ở đâu mà sao tôi không bao giờ thấy ông chủ đề cập sẽ đi đến đó, cũng không thấy ông chuẩn bị hành lý nào cả. Như vậy làm sao ông có thể đi đến Nước Trời được!”
4) CHUẨN BỊ ĐỂ SẴN SÀNG ĐÓN CHÚA BẤT NGỜ ĐẾN THĂM:
Một buổi sáng nọ, người ta thấy bác thợ đóng giày thức dậy từ rất sớm. Sau khi dọn dẹp cửa hàng sạch sẽ ngăn nắp, bác vào phòng khách ngồi đợi đón vị khách quý là Chúa Giê-su, mà đêm qua bác đã nằm mơ gặp gỡ Người và Người hứa sẽ đến thăm bác vào ngày hôm nay. Đột nhiên có tiếng gõ cửa gấp. Bác thợ giày vui sướng vì không ngờ Chúa lại đến thăm bác ngay từ lúc sáng sớm như vậy. Nhưng khi cửa mở thì người đứng ngòai cửa không phải là Chúa Giê-su, mà là ông phát thư quen thuộc. Mặt ông ta bị tím tái do vừa đi trong thời tiết băng giá. Bác liền mở rộng cửa đón ông phát thư vào nhà ngồi bên lò sưởi ấm áp. Rồi bác đi pha một bình trà nóng mời ông uống. Sau khi tiễn người đưa thư, bác thợ giày tiếp tục ngồi chờ. Nhìn qua khung kính cửa sổ, bác thấy một bé gái khoảng 7 tuổi đang đứng khóc ngoài hè. Bác ra mở cửa kêu em vào nhà hỏi chuyện. Em cho biết đã đi vào rừng từ sáng sớm để kiếm ít củi về nấu nước xông giải cảm cho mẹ của em. Vì trời mưa tuyết trắng xóa khiến em không nhận ra đường về nhà đành đứng trước nhà bác. Nghe vậy, bác thợ giày vội viết vài chữ dán ngòai cửa báo cho Chúa Giê-su biết mình vắng nhà đến chiều, để đưa cô bé kia về nhà. Khi tìm thấy căn nhà của em và thấy mẹ em đang bị cảm lạnh run rẩy nằm trên giường, bác vội đi mời bác sĩ gần đó đến thăm bệnh và cho toa, rồi bác đích thân đi mua thuốc cho người bệnh. Khi bệnh nhân đã tương đối hồi phục, bác mới trở về nhà thì đã quá nửa đêm. Bác chẳng thiết gì đến ăn uống, nằm vật ra giường ngủ say như chết. Trong giấc ngủ, một lần nữa bác lại nằm mơ được gặp Chúa Giê-su. Người vui vẻ nói với bác: “Ta cám ơn con hôm nay đã đón Ta vào nhà để sưởi ấm khi Ta bị lạnh cóng. Cám ơn con đã dẫn đường cho Ta về nhà, đã chăm sóc giúp ta mau chóng bình phục. Vì mỗi khi con phục vụ những người nghèo khổ bệnh tật… là con đã phục vụ cho chính Ta đó” (x. Mt 25,40-42).
5) CHUẨN BỊ ĐÓN CHÚA ĐẾN BẰNG VIỆC CHU TOÀN CÁC VIỆC BỔN PHẬN:
Giữa một đám trẻ đang chơi đùa, viên giám thị đặt câu hỏi: “Nếu ngay bây giờ chúng con biết mình sắp chết trong một giờ nữa. Vậy chúng con sẽ làm gì?”. Một em trả lời: “Em sẽ vào nhà thờ cầu nguyện với Chúa thật sốt sắng”. Một em khác cho biết: “Em sẽ dọn mình xưng tội để được ơn chết lành…”. Riêng cậu bé Lu-y Gông-gia-ga trả lời: “Riêng em vẫn tiếp tục cuộc chơi, vì em đã luôn chuẩn bị sẵn sàng”. Câu trả lời này là đúng đắn nhất: Không phải cứ đợi đến lúc gần chết mới chuẩn bị thì đã muộn, vì chúng ta không biết Chúa sẽ đến vào giờ phút nào. Tốt nhất hãy tập thành thói quen dâng ngày mỗi buổi sáng khi vừa thức giấc. Rồi trong ngày hãy luôn chu toàn các việc bổn phận, và sẵn sàng thưa khi được Chúa gọi vào giờ sau hết: “Lạy Chúa. Này con đây”.
3. SUY NIỆM:
Nội dung Tin Mừng tóm lại trong ba điểm chính như sau: Một là phải khôn ngoan để tỉnh thức sẵn sàng đón Chúa đến. Hai là chàng rể Giê-su sẽ đến bất ngờ vào lúc ta không ngờ. Ba là mỗi người cần chuẩn bị sẵn dầu đèn để cùng chàng rể Giê-su vào dự tiệc cưới Nước Trời đời đời.
1) Cần khôn ngoan tỉnh thức đón chờ Chúa Ki-tô lại đến:
Chúa Ki-tô chắc chắn sẽ đến vào giờ chết của mỗi người và đến chung với nhân loại vào ngày tân thế. Năm cô trinh nữ khôn ngoan đã thể hiện sự khôn ngoan qua việc vừa chuẩn bị cây đèn đức tin, lại vừa mang theo bình dầu ân sủng, nên đã sẵn sàng cầm đèn cháy sáng đức ái ra đón Chúa Ki-tô. Năm cô khờ dại do nghĩ chàng rể còn lâu mới đến, nên đã không chuẩn bị sẵn bình dầu kèm theo cây đèn đức tin, nên đã bịchàng rể Giê-su từ chối cho vào dự tiệc Nước Trời: “Tôi bảo thật các cô, Tôi không biết các cô" (Mt 25,12).
Câu chuyện ngụ ngôn “Con Ve và Con Kiến” dạy chúng ta phải chuẩn bị cho giờ chết chắc chắn sẽ đến: Con ve suốt ngày chỉ lo vui chơi ca hát mà không nghĩ đến việc phải “tích cốc phòng cơ”. Còn con kiến, luôn chăm chỉ kiếm mồi và tha về đầy tổ, chuẩn bị cho những ngày sắp tới.
Mùa hè qua mau và mùa đông đã đến, mặt đất đều chìm trong tấm màn trắng băng tuyết. Các sinh vật đều tìm nơi trú ẩn để tránh giá lạnh của mùa đông khắc nghiệt. Những con kiến đã về tổ nghỉ ngơi mà không cần phải lo lắng, vì chúng đã chuẩn bị sẵn thức ăn cho cả mùa đông. Còn các con ve bị lâm vào hoàn cảnh vừa bị lạnh lại vừa bị đói. Do thời gian qua chúng chỉ sống theo sở thích mà không chuẩn bị cho tương lai, nên giờ đây đành chấp nhận hoàn cảnh khó khăn.
2) Cái chết sẽ đến bất ngờ:
Mới đây, tại Thụy Sĩ, người ta đã dùng điện thoại để phỏng vấn 1200 người tại 20 thành phố khác nhau về việc chuẩn bị cho giờ chết. Câu hỏi được đặt ra là: “Nếu bạn chỉ còn một ngày cuối cùng để sống, bạn sẽ làm gì?”. Kết quả của cuộc thăm dò cho thấy:
* 57% phụ nữ được hỏi cho biết họ sẽ sống ngày cuối cùng với gia đình của mình.
* 42% các ông được hỏi cho biết họ cũng muốn sống ngày cuối cùng đó với vợ con.
* chỉ có 12% các bà và 26% các ông thích ở một mình hoặc cùng với bạn bè trong ngày cuối cùng của cuộc sống.
Kết quả của cuộc thăm dò cho thấy tâm trạng chung của mọi người khi đứng trước cái chết là sợ sự cô đơn. Cái chết là một cuộc ra đi đơn độc, phải chia tay vĩnh viễn với những người thân yêu. Nếu chúng ta cũng được phỏng vấn như vậy thì chúng ta sẽ trả lời làm gì trước khi chết ?
3) “Hãy tỉnh thức, vì anh em không biết ngày nào giờ nào !”:
Tỉnh thức không phải là không ngủ. Tất cả các cô trinh nữ đều thiếp ngủ, thế nhưng các cô khôn ngoan ngủ mà vẫn luôn sẵn sàng. Sự sẵn sàng được chứng tỏ qua việc chu toàn công việc bổn phận. Như vậy tỉnh thức không phải chỉ là năng dự lễ, đọc kinh cầu nguyện mà thôi, nhưng còn là học và sống Lời Chúa. Tỉnh thức là noi gương Đức Ma-ri-a: “Luôn ghi nhớ những sự kiện xảy ra và suy đi nghĩ lại trong lòng”, để khám phá ra thánh ý Thiên Chúa muốn và mau mắn “xin vâng”.
Chẳng ai biết được giờ chết của mình. Do đó chúng ta phải canh thức luôn. Chỉ những ai không ở lì trong tội và biết hồi tâm sám hối mới là kẻ canh thức thực sự. Đừng để khi bất ngờ Chúa đến, mà thấy chúng ta đang lơ là nhiệm vụ, đang ham mê cờ bạc rượu chè, chích hút sì ke ma túy hay đang đam mê hưởng các lạc thú bất chính…
4) Cần chuẩn bị giờ chết như thế nào ?
- Hãy sống tốt ngay từng phút giây hiện tại:
Biết sống từng giây phút của hiện tại của đời mình một cách đầy đủ ý nghĩa, chính là cách chuẩn bị tốt nhất cho mọi tình huống bất ngờ xẩy ra. Đó là cách giữ cho chiếc đèn đức tin của chúng ta lúc nào cũng có dầu ân sủng và luôn cháy sáng đức ái.
- Không nghĩ tới cái chết không phải là cách trốn tránh khỏi bị chết cách hữu hiệu:
Chết là một chuyện buồn và đáng sợ. Vì thế nhiều người không dám nghĩ tới sự chết. Họ giống như con đà điểu sợ người thợ săn nên vùi đầu xuống dưới lớp cát để khỏi nhìn thấy. Nhưng việc chúi đầu vào dưới cát cũng không thể ngăn cản được bước chân người thợ săn đến gần. Cũng thế, việc không dám nghĩ tới cái chết cũng không giúp cho người ta tránh khỏi bị chết.
- Hãy tỉnh thức, vì anh em không biết ngày nào, giờ nào:
Tỉnh thức không phải là không ngủ... Cả mười cô trinh nữ phù dâu đều đã thiếp ngủ. Nhưng người khôn là ngủ trong tư thế sẵn sàng để bất cứ lúc nào Chúa đến cũng sẵn sàng ra đón Chúa.
Tỉnh thức không phải là lúc nào cũng đọc Lời Chúa, nhưng là làm thế nào để Lời Chúa chi phối mọi suy nghĩ nói năng và hành động của mình.
- Điều cần là hãy chuẩn bị bằng việc năng hồi tâm sám hối mỗi buổi tối và chu toàn việc bổn phận hằng ngày : Càng chuẩn bị cho giờ chết thì ta lại càng cảm thấy tâm hồn bình an khi cái chết đến gần. Nếu đã thực sự sẵn sàng, thì ta sẽ cảm thấy vui mừng và mong cho giờ chết mau đến.
4. THẢO LUẬN:
1) Dầu chúng ta cần chuẩn bị cho cây đèn đức tin là gì ?
2) Ánh sáng phát ra từ cây đèn đức tin là lọai ánh sáng nào ?
3) Hôm nay tôi phải làm gì để chứng tỏ mình là người khôn luôn chuẩn bị sẵn sàng chờ đón Chúa đến ?
5. NGUYỆN CẦU:
- LẠY CHÚA GIÊ-SU. Nếu ngày mai Chúa đến gọi con về thì chắc con sẽ vô cùng lúng túng. Con lúng túng vì đến giờ này con vẫn chưa chu toàn nhiệm vụ loan báo Tin Mừng được Chúa trao khi con chịu phép rửa tội và thêm sức ! Cây đèn đức tin của con hiện vẫn đang thiếu dầu ân sủng, nên con chưa thể chiếu tỏa ánh sáng tình thương của Chúa, chưa chiếu soi cho anh em lương dân nhận biết ánh sáng Tin mừng để họ cũng tin thờ và yêu mến Chúa như con.
- LẠY CHÚA. Xin cho con mỗi tối biết dành ít phút kiểm điểm cây đèn đức tin của mình để kịp khắc phục sửa chữa các sai sót khuyết điểm. Xin cho con mỗi ngày làm ít nhất một việc tốt để giúp người ngòai nhận biết Chúa đang hiện diện trong con, hầu sau này họ cũng được tham dự bàn tiệc Nước Trời với con. Xin cho con thực hành theo lời của một người cha trước khi chết đã trăn trối với đứa con trai thân yêu của mình như sau: “Con ơi, ngày con sinh ra, đôi mắt con vừa nhìn thấy ánh sáng, mọi người đều vui cười với con, nhưng con lại khóc. Con hãy sống thế nào, để một ngày kia, đến giờ sau hết, mọi người đều tràn lệ mà con lại có thể mỉm cười” (Guy de Larigandie).
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
Cái gì không thể cho mượn. Cái gì không thể đi vay ?
LM. Anphong Nguyên Công Minh, ofm
11:06 10/11/2017
CN 32A (5 cô khôn, 5 cô dại)
Cái gì không thể cho mượn. Cái gì không thể đi vay ?
Đề tài khôn ngoan : thế nào là khôn thế nào là dại; đề tài tỉnh thức: sẵn sàng dầu đèn, chờ chàng rể đến… có lẽ đã là những đề tài cứ 3 năm một lần, cụ thể là đến chu kì năm A, ta lại nghe đọc và nghe giảng.
Hôm nay, tôi muốn lấy một chi tiết trong dụ ngôn để xây dựng đề tài suy niệm. Chi tiết này chắc đã có lần ta đặt dấu hỏi. Năm cô khôn có phải chỉ khôn theo nghĩa vẫn thường được Kinh Thánh ca tụng, hay là còn khôn và ranh nữa. Rõ rệt hơn, ranh mãnh và ích kỷ. Xá gì một chút dầu , sao lại không cho mượn hay xẻ chia với bạn đồng nghiệp phù dâu, mà lại bắt bí họ đi mua ngoài tiệm, để rồi xôi hỏng bỏng không, họ bị ở ngoài Phòng Tiệc muôn kiếp. Đề tài rút ra từ chi tiết này, là: cái gì không cho mượn được, cái gì không thể đi vay được.
Trong dụ ngôn là Dầu thắp đèn. Nhưng
1. Dầu chắc không phải là
-Lời cầu nguyện. Chắc chắn dầu không phải là lời cầu nguyện như có thánh giáo phụ đã suy đoán. Bởi nếu dầu là lời cầu nguyện, thì ta vẫn thường trao mua đổi chác lời cầu cho nhau. Ta cầu cho người này, người này cầu cho người kia. Xin chị một lời kinh, xin cha một lời cầu… Kể cả dùng tiền để xin cầu nguyện, để mua lời cầu. Vì thế dầu chắc chắn không phải là lời cầu, nếu không, nó có thể cho mượn, cho vay, kể cả cho không. Đàng này, các cô khôn không thể cho mượn
-Việc lành phúc đức. Dầu cũng không phải là việc lành phúc đức. Nếu là việc lành phúc đức, càng có thể cho mượn cho vay hay là làm ơn không đòi lại. Ta thường làm ơn làm phúc cho nhau. Nếu dầu chỉ là ơn phúc, thì chắc chắn ta cho nhau mượn được, vay được, cho không biếu không được.
2. Dầu là gì mà không thể đi vay được?
Cái không thể vay được, mượn được, xẻ bớt, chia phần, mua đi bán lại, đó chính là linh hồn. Gọi có vẻ thần học hơn: đó là phần rỗi. Người ta chỉ có thể khuyên can, răn bảo, chứ không thể giữ giùm phần rỗi của người khác, không thể giữ được linh hồn của người khác. Hồn ai, người ấy phải lo giữ. Khôn ngoan là như vậy.
Có người định nghĩa khôn ngoan là biết trước, tiên liệu những gì sẽ xảy ra. 5 cô khôn ngoan biết trước khi chàng rể đã đến, gặp người nào không giữ chính hồn của mình, lại đi mua, đi mượn hồn của kẻ khác, thì sẽ nghe lời : “Tôi bảo thật các cô, tôi không biết các cô là ai cả.” Matthêu đã có những lời khá cay nghiệt như thế ! Tại sao? Chúa không chấp nhận Hồn Trương Ba da Hàng Thịt, hoặc ngược lại, da Trương Ba, Hồn hàng Thịt.
Một chỗ khác, Chúa Giêsu đã nói: được lời lãi cả thế gian, mà mất linh hồn nào được ích gì. Linh hồn đâu có dùng tiền bạc mà mua được, đâu có nhờ ai giữ được, đâu có mượn tạm của ai được, nếu không phải là chính mình giữ lấy hồn của mình. Thánh Phaolo, vị tông đồ Dân ngoại đã từng có lần thốt lên : “Tôi bắt thân thể phải chịu cực và phục tùng, kẻo sau khi rao giảng cho người khác, chính tôi lại bị loại” (1Cr 9:27).
Một ví von ta nghe rất quen về một phú gia kia cưới đến 4 bà vợ.
-Ông ta rất thương bà vợ thứ nhất, mỗi khi kiếm được tiền là ông liền mua sắm cho bà đủ thứ áo quần sang trọng, dẫn bà đi ăn tại các nhà hàng trứ danh. Không những thế, ông còn tung tiền mua sắm cho bà đủ thứ hột xoàn, trân châu. Bà muốn gì ông cũng chiều chuộng. Ông cưng bà như cưng trứng, hứng bà như hứng hoa!
-Còn mỗi lần đi họp, hay đi kinh doanh, ông đều sung sướng và hãnh diện mang theo bà vợ thứ hai. Ông luôn khoe bà với bà con lối xóm, với đồng nghiệp, khách hàng. Bà là niềm hãnh diện của ông !
-Mỗi khi gặp khó khăn, cho dù lớn hay nhỏ, ông đều thủ thỉ, tâm sự với bà vợ thứ ba. Ông tin tưởng bà lắm, vì bà luôn là người cố vấn cho ông, một người cố vấn khôn ngoan, trung tín và đầy yêu thương. Bà thật là người bạn đời tri kỷ có một không hai trên đời !
-Còn bà vợ thứ tư lại rất thương ông, thương ông tha thiết, thương ông nồng nàn, thương ông chứa chan. Nàng dành hết cả cuộc đời mình để lo cho cuộc sống của ông, sự nghiệp của ông. Nàng không từ chối một hy sinh nào cho chồng cả. Ngay cả những khi ông lầm lỗi, bà cũng can đảm thầm nhắc nhở, khuyên lơn, và rộng lòng tha thứ. Thế nhưng! Ông lại chẳng mấy khi để ý đến nàng.
Rồi một ngày kia, ông phát bệnh. Bệnh ung thư của ông đã đến thời cuối cùng, các bác sĩ đều bó tay. Biết mình chẳng còn sống được bao lâu, ông bèn cho mời các bà vợ đến để nói lời cuối cùng.
Bà thứ nhất mặc xiêm y lộng lẫy, nữ trang óng ánh, nước hoa lan tỏa khắp phòng, đến bên chồng đang hấp hối.
- Em, anh sắp chết rồi. Em là người anh yêu mến nhất, chăm sóc cho em từng li từng tí. Em có muốn theo anh về bên kia thế giới để chung sống, để lo lại cho anh không?
- Không! Nàng lạnh lùng đáp, Anh đi đường anh, em đi đường em. Tình nghĩa đôi ta có thế thôi.
Nói xong, nàng ngoảnh mặt, vội vã bước ra khỏi phòng. Lời bà như một nhát dao đâm thấu tim ông!
Người phú gia vừa cố gắng nắm tay bà vợ thứ hai, vừa run run hỏi:
-Em, suốt đời anh, em là niềm hạnh phúc, là niềm kiêu hãnh của anh. Giờ đây anh sắp chết, em có muốn theo anh về bên kia, như hào quang chói sáng cho anh, như người tiến cử anh vào cuộc sống huy hoàng không?
- Không! Anh chết rồi, tôi sẽ cưới người khác. Tôi phải thuộc về người khác chứ! Ai lại theo kẻ chết xuống mồ bao giờ.
Nói xong, nàng trở gót bỏ đi. Mỗi tiếng gót giày nàng nện xuống thềm nhà, là một nhát búa đóng đinh xuyên qua tim chàng.
Đau buốt, nát tim, người phú gia quay nhìn bà vợ thứ ba và ân cần hỏi:
-Em, trong suốt cuộc đời, em là người luôn sát cánh cùng anh. Không có chuyện gì mà anh không chia sẻ cùng em. Em luôn bên cạnh anh, lúc vui cũng như lúc buồn. Giờ đây, anh sắp chết, em có chịu theo anh không?
-Anh yêu, em biết anh yêu em lắm, và em cũng yêu anh. Nhưng cùng lắm, em chỉ có thể theo anh ra nghĩa trang, nhìn anh đi vào lòng đất lạnh, rồi thắp cho anh những nén hương lòng. Em sẽ nhớ anh thật nhiều, nhưng theo anh, em không thể nào làm được.
Nói xong, nước mắt nàng tuôn trào.
Bỗng đâu, một giọng nói yếu ớt vang lên:
-Em sẽ theo anh về bên kia thế giới. Anh yêu, cho em theo anh. Đừng bỏ em !
Chàng phú gia lấy hết sức tàn ngồi chổm dậy, nhìn về phía phát xuất ra giọng nói. Và kià! Người vợ thứ tư của chàng đang ôm mặt khóc nức nở. Thân hình nàng qúa mảnh khảnh tựa hồ dễ bị cuốn theo chiều gió. Một người vợ yêu chàng tha thiết, nhưng đã bị chàng bỏ bê cả cuộc đời.
Trước cái chết, chàng phú gia mới chân nhận ra giá trị tình yêu. và nhận ra bốn bà vợ của đời mình.
-Mình đã quá yêu bà vợ thứ nhất -thân xác mình. Cho dù mình có mặc cho nó đủ thứ lụa là gấm vóc, nuôi dưỡng bằng cao lương mỹ vị, mình cũng chẳng đem theo được về bên kia thế giới.
-Mình đã hãnh diện với chức tước, địa vị -bà vợ thứ hai- nhưng chức tước ấy sẽ thuộc về người khác khi mình giã từ cõi thế.
-Họ hàng, gia đình mình -bà vợ thư ba, sẽ theo mình ra tận nghĩa trang, sẽ hằng năm kỵ giỗ cho mình, nhưng nào ai theo mình xuống huyệt.
-Còn cái linh hồn của mình -bà vợ thứ tư- mà mình đã vì quá chăm lo thể xác, chạy theo tiền tài danh vọng, bon chen chức tước quyền cao, ít khi mình buồn nghĩ đến thì sẽ theo mình đi vào thiên thu.
Hãy giữ hồn mình, chăm sóc hồn mình, nuôi hồn bằng những việc lành phúc đức. Hồn không thể vay mượn hay mua bán đổi chác được đâu, cho dẫu có trăm người cầu cho mình thì mình vẫn phải giữ. Được lời lãi cả thế gian, mà mất linh hồn, nào được ích lợi chi.
LM. Anphong Nguyên Công Minh, ofm
Cái gì không thể cho mượn. Cái gì không thể đi vay ?
Đề tài khôn ngoan : thế nào là khôn thế nào là dại; đề tài tỉnh thức: sẵn sàng dầu đèn, chờ chàng rể đến… có lẽ đã là những đề tài cứ 3 năm một lần, cụ thể là đến chu kì năm A, ta lại nghe đọc và nghe giảng.
Hôm nay, tôi muốn lấy một chi tiết trong dụ ngôn để xây dựng đề tài suy niệm. Chi tiết này chắc đã có lần ta đặt dấu hỏi. Năm cô khôn có phải chỉ khôn theo nghĩa vẫn thường được Kinh Thánh ca tụng, hay là còn khôn và ranh nữa. Rõ rệt hơn, ranh mãnh và ích kỷ. Xá gì một chút dầu , sao lại không cho mượn hay xẻ chia với bạn đồng nghiệp phù dâu, mà lại bắt bí họ đi mua ngoài tiệm, để rồi xôi hỏng bỏng không, họ bị ở ngoài Phòng Tiệc muôn kiếp. Đề tài rút ra từ chi tiết này, là: cái gì không cho mượn được, cái gì không thể đi vay được.
Trong dụ ngôn là Dầu thắp đèn. Nhưng
1. Dầu chắc không phải là
-Lời cầu nguyện. Chắc chắn dầu không phải là lời cầu nguyện như có thánh giáo phụ đã suy đoán. Bởi nếu dầu là lời cầu nguyện, thì ta vẫn thường trao mua đổi chác lời cầu cho nhau. Ta cầu cho người này, người này cầu cho người kia. Xin chị một lời kinh, xin cha một lời cầu… Kể cả dùng tiền để xin cầu nguyện, để mua lời cầu. Vì thế dầu chắc chắn không phải là lời cầu, nếu không, nó có thể cho mượn, cho vay, kể cả cho không. Đàng này, các cô khôn không thể cho mượn
-Việc lành phúc đức. Dầu cũng không phải là việc lành phúc đức. Nếu là việc lành phúc đức, càng có thể cho mượn cho vay hay là làm ơn không đòi lại. Ta thường làm ơn làm phúc cho nhau. Nếu dầu chỉ là ơn phúc, thì chắc chắn ta cho nhau mượn được, vay được, cho không biếu không được.
2. Dầu là gì mà không thể đi vay được?
Cái không thể vay được, mượn được, xẻ bớt, chia phần, mua đi bán lại, đó chính là linh hồn. Gọi có vẻ thần học hơn: đó là phần rỗi. Người ta chỉ có thể khuyên can, răn bảo, chứ không thể giữ giùm phần rỗi của người khác, không thể giữ được linh hồn của người khác. Hồn ai, người ấy phải lo giữ. Khôn ngoan là như vậy.
Có người định nghĩa khôn ngoan là biết trước, tiên liệu những gì sẽ xảy ra. 5 cô khôn ngoan biết trước khi chàng rể đã đến, gặp người nào không giữ chính hồn của mình, lại đi mua, đi mượn hồn của kẻ khác, thì sẽ nghe lời : “Tôi bảo thật các cô, tôi không biết các cô là ai cả.” Matthêu đã có những lời khá cay nghiệt như thế ! Tại sao? Chúa không chấp nhận Hồn Trương Ba da Hàng Thịt, hoặc ngược lại, da Trương Ba, Hồn hàng Thịt.
Một chỗ khác, Chúa Giêsu đã nói: được lời lãi cả thế gian, mà mất linh hồn nào được ích gì. Linh hồn đâu có dùng tiền bạc mà mua được, đâu có nhờ ai giữ được, đâu có mượn tạm của ai được, nếu không phải là chính mình giữ lấy hồn của mình. Thánh Phaolo, vị tông đồ Dân ngoại đã từng có lần thốt lên : “Tôi bắt thân thể phải chịu cực và phục tùng, kẻo sau khi rao giảng cho người khác, chính tôi lại bị loại” (1Cr 9:27).
Một ví von ta nghe rất quen về một phú gia kia cưới đến 4 bà vợ.
-Ông ta rất thương bà vợ thứ nhất, mỗi khi kiếm được tiền là ông liền mua sắm cho bà đủ thứ áo quần sang trọng, dẫn bà đi ăn tại các nhà hàng trứ danh. Không những thế, ông còn tung tiền mua sắm cho bà đủ thứ hột xoàn, trân châu. Bà muốn gì ông cũng chiều chuộng. Ông cưng bà như cưng trứng, hứng bà như hứng hoa!
-Còn mỗi lần đi họp, hay đi kinh doanh, ông đều sung sướng và hãnh diện mang theo bà vợ thứ hai. Ông luôn khoe bà với bà con lối xóm, với đồng nghiệp, khách hàng. Bà là niềm hãnh diện của ông !
-Mỗi khi gặp khó khăn, cho dù lớn hay nhỏ, ông đều thủ thỉ, tâm sự với bà vợ thứ ba. Ông tin tưởng bà lắm, vì bà luôn là người cố vấn cho ông, một người cố vấn khôn ngoan, trung tín và đầy yêu thương. Bà thật là người bạn đời tri kỷ có một không hai trên đời !
-Còn bà vợ thứ tư lại rất thương ông, thương ông tha thiết, thương ông nồng nàn, thương ông chứa chan. Nàng dành hết cả cuộc đời mình để lo cho cuộc sống của ông, sự nghiệp của ông. Nàng không từ chối một hy sinh nào cho chồng cả. Ngay cả những khi ông lầm lỗi, bà cũng can đảm thầm nhắc nhở, khuyên lơn, và rộng lòng tha thứ. Thế nhưng! Ông lại chẳng mấy khi để ý đến nàng.
Rồi một ngày kia, ông phát bệnh. Bệnh ung thư của ông đã đến thời cuối cùng, các bác sĩ đều bó tay. Biết mình chẳng còn sống được bao lâu, ông bèn cho mời các bà vợ đến để nói lời cuối cùng.
Bà thứ nhất mặc xiêm y lộng lẫy, nữ trang óng ánh, nước hoa lan tỏa khắp phòng, đến bên chồng đang hấp hối.
- Em, anh sắp chết rồi. Em là người anh yêu mến nhất, chăm sóc cho em từng li từng tí. Em có muốn theo anh về bên kia thế giới để chung sống, để lo lại cho anh không?
- Không! Nàng lạnh lùng đáp, Anh đi đường anh, em đi đường em. Tình nghĩa đôi ta có thế thôi.
Nói xong, nàng ngoảnh mặt, vội vã bước ra khỏi phòng. Lời bà như một nhát dao đâm thấu tim ông!
Người phú gia vừa cố gắng nắm tay bà vợ thứ hai, vừa run run hỏi:
-Em, suốt đời anh, em là niềm hạnh phúc, là niềm kiêu hãnh của anh. Giờ đây anh sắp chết, em có muốn theo anh về bên kia, như hào quang chói sáng cho anh, như người tiến cử anh vào cuộc sống huy hoàng không?
- Không! Anh chết rồi, tôi sẽ cưới người khác. Tôi phải thuộc về người khác chứ! Ai lại theo kẻ chết xuống mồ bao giờ.
Nói xong, nàng trở gót bỏ đi. Mỗi tiếng gót giày nàng nện xuống thềm nhà, là một nhát búa đóng đinh xuyên qua tim chàng.
Đau buốt, nát tim, người phú gia quay nhìn bà vợ thứ ba và ân cần hỏi:
-Em, trong suốt cuộc đời, em là người luôn sát cánh cùng anh. Không có chuyện gì mà anh không chia sẻ cùng em. Em luôn bên cạnh anh, lúc vui cũng như lúc buồn. Giờ đây, anh sắp chết, em có chịu theo anh không?
-Anh yêu, em biết anh yêu em lắm, và em cũng yêu anh. Nhưng cùng lắm, em chỉ có thể theo anh ra nghĩa trang, nhìn anh đi vào lòng đất lạnh, rồi thắp cho anh những nén hương lòng. Em sẽ nhớ anh thật nhiều, nhưng theo anh, em không thể nào làm được.
Nói xong, nước mắt nàng tuôn trào.
Bỗng đâu, một giọng nói yếu ớt vang lên:
-Em sẽ theo anh về bên kia thế giới. Anh yêu, cho em theo anh. Đừng bỏ em !
Chàng phú gia lấy hết sức tàn ngồi chổm dậy, nhìn về phía phát xuất ra giọng nói. Và kià! Người vợ thứ tư của chàng đang ôm mặt khóc nức nở. Thân hình nàng qúa mảnh khảnh tựa hồ dễ bị cuốn theo chiều gió. Một người vợ yêu chàng tha thiết, nhưng đã bị chàng bỏ bê cả cuộc đời.
Trước cái chết, chàng phú gia mới chân nhận ra giá trị tình yêu. và nhận ra bốn bà vợ của đời mình.
-Mình đã quá yêu bà vợ thứ nhất -thân xác mình. Cho dù mình có mặc cho nó đủ thứ lụa là gấm vóc, nuôi dưỡng bằng cao lương mỹ vị, mình cũng chẳng đem theo được về bên kia thế giới.
-Mình đã hãnh diện với chức tước, địa vị -bà vợ thứ hai- nhưng chức tước ấy sẽ thuộc về người khác khi mình giã từ cõi thế.
-Họ hàng, gia đình mình -bà vợ thư ba, sẽ theo mình ra tận nghĩa trang, sẽ hằng năm kỵ giỗ cho mình, nhưng nào ai theo mình xuống huyệt.
-Còn cái linh hồn của mình -bà vợ thứ tư- mà mình đã vì quá chăm lo thể xác, chạy theo tiền tài danh vọng, bon chen chức tước quyền cao, ít khi mình buồn nghĩ đến thì sẽ theo mình đi vào thiên thu.
Hãy giữ hồn mình, chăm sóc hồn mình, nuôi hồn bằng những việc lành phúc đức. Hồn không thể vay mượn hay mua bán đổi chác được đâu, cho dẫu có trăm người cầu cho mình thì mình vẫn phải giữ. Được lời lãi cả thế gian, mà mất linh hồn, nào được ích lợi chi.
LM. Anphong Nguyên Công Minh, ofm
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Arập Saudi bắt giữ thủ tướng Li Băng - Chuyến đi của ĐHY Boutros Rai đến Arập Saudi có thể phải hủy bỏ
Đặng Tự Do
00:06 10/11/2017
Đức Hồng Y Bechara Boutros Rai là Thượng Phụ Công Giáo Maronite tại Li Băng đã có cuộc gặp gỡ vào hôm 9 tháng Mười Một với tổng thống Li Băng Michel Aoun để thảo luận về cuộc khủng hoảng chính trị của đất nước này cũng như cuộc khủng hoảng ngoại giao giữa Li Băng và Arập Saudi.
Tuần trước, Thủ tướng Li Băng Saad Hariri đã gây kinh ngạc cho quốc gia này khi tuyên bố từ chức, trong khi đang thăm viếng Ảrập Saudi. Hariri – là người Hồi giáo Sunni, được xem là một người thân thiết với Ảrập Saudi - đã biến mất hoàn toàn kể từ hôm 4 tháng 11, và một số tin đồn cho biết ông đang bị chính quyền Ảrập Saudi bắt giữ.
Đức Hồng Y Bechara Boutros Rai đã có kế hoạch đến thăm Ả-rập Saudi trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay. Trong cuộc gặp gỡ với Tổng thống Aoun, hai vị có thể đã thảo luận liệu chuyến đi có nên được hoãn lại hay liệu Đức Hồng Y có thể đóng một vai trò trung gian trong các cuộc đàm phán với các quan chức Ả rập Saudi hay không.
Theo hiến pháp Li Băng, tổng thống là một Kitô hữu, trong khi thủ tướng là một người Hồi Giáo.
Nếu cuối cùng chuyến đi của ngài được thực hiện, Đức Hồng Y Rai sẽ là Hồng Y Công Giáo đầu tiên đến thăm ‘miền đất của tiên tri Môhamét’
Hôm thứ Sáu 3 tháng 11, Tòa Thượng Phụ Công Giáo nghi lễ Maronite tại Li Băng đã thông báo rằng ngài sẽ thăm Saudi Arabia trong vòng hai tuần tới, để đáp lại lời mời chính thức từ vua Salman Salman, hoàng thái tử, và nhân vật đứng thứ hai tại Saudi Arabia là Mohammad bin Salman. Chỉ một ngày sau đó, vụ khủng hoảng ngoại giao và chính trị này nổ ra.
Tuần trước, Thủ tướng Li Băng Saad Hariri đã gây kinh ngạc cho quốc gia này khi tuyên bố từ chức, trong khi đang thăm viếng Ảrập Saudi. Hariri – là người Hồi giáo Sunni, được xem là một người thân thiết với Ảrập Saudi - đã biến mất hoàn toàn kể từ hôm 4 tháng 11, và một số tin đồn cho biết ông đang bị chính quyền Ảrập Saudi bắt giữ.
Đức Hồng Y Bechara Boutros Rai đã có kế hoạch đến thăm Ả-rập Saudi trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay. Trong cuộc gặp gỡ với Tổng thống Aoun, hai vị có thể đã thảo luận liệu chuyến đi có nên được hoãn lại hay liệu Đức Hồng Y có thể đóng một vai trò trung gian trong các cuộc đàm phán với các quan chức Ả rập Saudi hay không.
Theo hiến pháp Li Băng, tổng thống là một Kitô hữu, trong khi thủ tướng là một người Hồi Giáo.
Nếu cuối cùng chuyến đi của ngài được thực hiện, Đức Hồng Y Rai sẽ là Hồng Y Công Giáo đầu tiên đến thăm ‘miền đất của tiên tri Môhamét’
Hôm thứ Sáu 3 tháng 11, Tòa Thượng Phụ Công Giáo nghi lễ Maronite tại Li Băng đã thông báo rằng ngài sẽ thăm Saudi Arabia trong vòng hai tuần tới, để đáp lại lời mời chính thức từ vua Salman Salman, hoàng thái tử, và nhân vật đứng thứ hai tại Saudi Arabia là Mohammad bin Salman. Chỉ một ngày sau đó, vụ khủng hoảng ngoại giao và chính trị này nổ ra.
Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã mua lại Web site Catholic.Bible
Đặng Tự Do
00:33 10/11/2017
Trong thông cáo báo chí đưa ra hôm 6 tháng 11, Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ cho biết các giám mục Mỹ đã mua lại Web site Catholic.Bible.
Web site này đã được khởi xướng bởi các kỹ sư Công Giáo Hoa Kỳ, là những người vừa có chuyên môn về các lĩnh vực điện toán và Kinh Thánh, vừa có một lòng đạo sốt sắng sáng lập nên. Nay Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ quyết định mua lại từ ngày 31 tháng 10 và đang có kế hoạch mở rộng thêm.
Web site này sẽ được các Giám Mục Hoa Kỳ sử dụng như nguồn tài nguyên chính cho Tuần lễ Kinh Thánh quốc gia diễn ra từ ngày 12 đến ngày 18 tháng Mười Một. Để mừng kỷ niệm 25 năm Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo, chủ đề cho Tuần lễ Kinh thánh quốc gia năm nay là The Bible: A Book of Faith / La Biblia: Un Libro de la Fe (Kinh Thánh: Cuốn Sách của Đức Tin).
Ngoài Kinh Thánh, Catholic.Bible cũng là nguồn tài nguyên cho Lectio Divina – Cầu nguyện dưới ánh sáng của Lời Chúa – bằng tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha vào mỗi Chúa Nhật hàng tuần. Trước đây, Lectio Divina chỉ giới hạn trong các Chúa Nhật Mùa Vọng, Mùa Giáng Sinh, Mùa Chay và Mùa Phục sinh.
Cho đến nay, tên miền .Bible được nhiều người xem là một nguồn đáng tin cậy để nghiên cứu về Kinh Thánh. Nhiệm vụ của .Bible là khuyến khích sự tham gia, dịch thuật, đổi mới và hợp tác toàn cầu để tất cả mọi người có thể trải nghiệm thông điệp thay đổi cuộc sống mà Kinh Thánh đem lại cho chúng ta.
Quý vị và anh chị em có thể ghé thăm Catholic.Bible tại địa chỉ này: https://catholic.bible
Web site này đã được khởi xướng bởi các kỹ sư Công Giáo Hoa Kỳ, là những người vừa có chuyên môn về các lĩnh vực điện toán và Kinh Thánh, vừa có một lòng đạo sốt sắng sáng lập nên. Nay Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ quyết định mua lại từ ngày 31 tháng 10 và đang có kế hoạch mở rộng thêm.
Web site này sẽ được các Giám Mục Hoa Kỳ sử dụng như nguồn tài nguyên chính cho Tuần lễ Kinh Thánh quốc gia diễn ra từ ngày 12 đến ngày 18 tháng Mười Một. Để mừng kỷ niệm 25 năm Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo, chủ đề cho Tuần lễ Kinh thánh quốc gia năm nay là The Bible: A Book of Faith / La Biblia: Un Libro de la Fe (Kinh Thánh: Cuốn Sách của Đức Tin).
Ngoài Kinh Thánh, Catholic.Bible cũng là nguồn tài nguyên cho Lectio Divina – Cầu nguyện dưới ánh sáng của Lời Chúa – bằng tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha vào mỗi Chúa Nhật hàng tuần. Trước đây, Lectio Divina chỉ giới hạn trong các Chúa Nhật Mùa Vọng, Mùa Giáng Sinh, Mùa Chay và Mùa Phục sinh.
Cho đến nay, tên miền .Bible được nhiều người xem là một nguồn đáng tin cậy để nghiên cứu về Kinh Thánh. Nhiệm vụ của .Bible là khuyến khích sự tham gia, dịch thuật, đổi mới và hợp tác toàn cầu để tất cả mọi người có thể trải nghiệm thông điệp thay đổi cuộc sống mà Kinh Thánh đem lại cho chúng ta.
Quý vị và anh chị em có thể ghé thăm Catholic.Bible tại địa chỉ này: https://catholic.bible
Đức Thánh Cha tái lên án sở hữu và sử dụng võ khí hạt nhân
LM. Trần Đức Anh OP
09:40 10/11/2017
VATICAN. ĐTC tái lên án việc sở hữu và sử dụng võ khí hạt nhân cũng như việc dành bao nhiêu tài nguyên vào võ khí này thay vì vào việc phát triển nhân bản toàn diện.
Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng hôm 10-11-2017, dành cho 350 nhân vật quốc tế tham dự Diễn đàn quốc tế về giải trừ võ khí hạt nhân tiến hành tại Vatican do Bộ Phục vụ Phát triển nhân bản toàn diện tổ chức trong hai ngày 10 đến 11-11-2017 về chủ đề ”Viễn tượng một thế giới không còn võ khí hạt nhân và giải giáp toàn diện”. Trong số các tham dự viên có 11 người đã được giải Nobel Hòa Bình.
ĐTC nói đến sự kiện ”cái vòng chạy đua võ trang đang tiến hành không ngừng và và những phí tổn tân trang và phát triển các võ khí, không phải chỉ võ khí hạt nhân mà thôi, là khoản chi lớn đối với các nước, đến độ phải đặt xuống hàng thứ yếu những ưu tiên thực sự của nhân loại đang đau khổ: những ưu tiên đó là chiến đấu chống nghèo đói, thăng tiến hòa bình, thực hiện các dự án giáo dục, bảo vệ môi trường và y tế, phát triển các quyền con người”.
Đề cập đến các võ khí hạt nhân, ĐTC nói: ”Cần phải quyết liệt lên án sự đe dọa sử dụng các loại võ khí này, cũng như chính việc sở hữu chúng, vì sự hiện hữu của các võ khí hạt nhân phục vụ cho chủ trương gây sợ hãi không những liên hệ tới các phe lâm chiến, nhưng cho toàn thể nhân loại nữa.. Những tương quan quốc tế không thể bị thống trị do sức mạnh quân sự, những dọa nạt nhau, phô trương khó võ khí chiến tranh. Đặc biệt các võ khí tàn sát tập thể, nhất là võ khí nguyên tự, chỉ tạo ra một cảm thức an ninh lừa đảo, và không thể trở thành nền tảng cuộc sống chung giữa các thành phần trong gia đình nhân loại”. (Rei 10-11-2017)
ĐTC nói đến sự kiện ”cái vòng chạy đua võ trang đang tiến hành không ngừng và và những phí tổn tân trang và phát triển các võ khí, không phải chỉ võ khí hạt nhân mà thôi, là khoản chi lớn đối với các nước, đến độ phải đặt xuống hàng thứ yếu những ưu tiên thực sự của nhân loại đang đau khổ: những ưu tiên đó là chiến đấu chống nghèo đói, thăng tiến hòa bình, thực hiện các dự án giáo dục, bảo vệ môi trường và y tế, phát triển các quyền con người”.
Đề cập đến các võ khí hạt nhân, ĐTC nói: ”Cần phải quyết liệt lên án sự đe dọa sử dụng các loại võ khí này, cũng như chính việc sở hữu chúng, vì sự hiện hữu của các võ khí hạt nhân phục vụ cho chủ trương gây sợ hãi không những liên hệ tới các phe lâm chiến, nhưng cho toàn thể nhân loại nữa.. Những tương quan quốc tế không thể bị thống trị do sức mạnh quân sự, những dọa nạt nhau, phô trương khó võ khí chiến tranh. Đặc biệt các võ khí tàn sát tập thể, nhất là võ khí nguyên tự, chỉ tạo ra một cảm thức an ninh lừa đảo, và không thể trở thành nền tảng cuộc sống chung giữa các thành phần trong gia đình nhân loại”. (Rei 10-11-2017)
Cầu nguyện chống giết người trong cuộc chiến chống ma túy ở Philippines
Hồng Thủy
11:47 10/11/2017
Hôm 05/11, Hội đồng Giám mục Philippines đã tổ chức buổi canh thức cầu nguyện với sự tham dự của hàng trăm người Công Giáo Philipines, với cuộc tuần hành trên một xa lộ lịch sử ở Manila, để kêu gọi chấm dứt những vụ giết người liên quan đến ma túy tại đất nước này.
Đức Tổng Giám Mục Socrates Villegas của Lingayen-Dagupan chủ sự Thánh lễ “Lạy Chúa, xin chữa lành đất nước chúng con”. Ngaì kêu gọi hoán cải và chấm dứt việc giết người và cảnh báo rằng “hành trình chữa lành các giá trị bị đảo ngược của quốc gia sẽ vẫn còn là một hành trình dài.”
Trong sứ điệp tại đền thánh Đức Maria Nữ vương Hòa bình trên đại lộ EDSA, là nơi vào năm 1986 nhà độc tài Ferdinand Marcos đã bị lật đổ, đức cha Villegas nói rằng các giáo sĩ, chính trị gia, lực lượng an ninh cần hoán cải về sự tự mãn, tham vọng quyền lực và nỗi sợ hãi đang ăn sâu thay vì sự tôn trọng. Đức cha Villegas cũng kêu gọi các tín hữu cầu nguyện, đọc kinh Mân côi hành ngày cho đến ngày 08/12, lễ Đức Maria Vô nhiễm nguyên tội.
Theo báo cáo của cảnh sát quốc gia Philippines, trong 17 tháng từ khi tổng thống Rodrigo Duterte lên nắm quyền và phát động chiến tranh chống ma túy, hơn 3900 người bị nghi ngờ buôn bán và sử dụng ma túy. Các nhóm hoạt động và truyền thông địa phương cho biết có từ 7000-12000 người chết vì các hoạt động của cảnh sát và những vụ giết người không được giải thích.
Cuộc chiến chống ma túy của tổng thống Duterte được dân Philuppines ủng hộ mạnh mẽ, trong khi các người bảo vệ nhân quyền và Giáo hội phê bình chính sách giết người bừa bãi này. Sau cái chết của 3 thanh thiếu niên vào tháng 9, công chúng đã nổi giận về cuộc chiến này.
Cảnh sát ghi nhận, sau Thánh lễ do Đức Tổng Giám Mục Villegas có khoảng 3000-5000 người biểu tình chống lại các vụ giết người, gồm các linh mục, tu sĩ, người già và người trẻ, người giàu và người nghèo, họ cùng đến để diễn tả điều họ cảm thấy. (CNS 07/11/2017)
Trong sứ điệp tại đền thánh Đức Maria Nữ vương Hòa bình trên đại lộ EDSA, là nơi vào năm 1986 nhà độc tài Ferdinand Marcos đã bị lật đổ, đức cha Villegas nói rằng các giáo sĩ, chính trị gia, lực lượng an ninh cần hoán cải về sự tự mãn, tham vọng quyền lực và nỗi sợ hãi đang ăn sâu thay vì sự tôn trọng. Đức cha Villegas cũng kêu gọi các tín hữu cầu nguyện, đọc kinh Mân côi hành ngày cho đến ngày 08/12, lễ Đức Maria Vô nhiễm nguyên tội.
Theo báo cáo của cảnh sát quốc gia Philippines, trong 17 tháng từ khi tổng thống Rodrigo Duterte lên nắm quyền và phát động chiến tranh chống ma túy, hơn 3900 người bị nghi ngờ buôn bán và sử dụng ma túy. Các nhóm hoạt động và truyền thông địa phương cho biết có từ 7000-12000 người chết vì các hoạt động của cảnh sát và những vụ giết người không được giải thích.
Cuộc chiến chống ma túy của tổng thống Duterte được dân Philuppines ủng hộ mạnh mẽ, trong khi các người bảo vệ nhân quyền và Giáo hội phê bình chính sách giết người bừa bãi này. Sau cái chết của 3 thanh thiếu niên vào tháng 9, công chúng đã nổi giận về cuộc chiến này.
Cảnh sát ghi nhận, sau Thánh lễ do Đức Tổng Giám Mục Villegas có khoảng 3000-5000 người biểu tình chống lại các vụ giết người, gồm các linh mục, tu sĩ, người già và người trẻ, người giàu và người nghèo, họ cùng đến để diễn tả điều họ cảm thấy. (CNS 07/11/2017)
Đức Hồng Y Müller: Các HĐGM không thể có tiếng nói chung cuộc đối với việc dịch các bản văn Phụng Vụ
Đặng Tự Do
14:35 10/11/2017
Đức Hồng Y Gerhard Müller nói rằng Vatican phải có thẩm quyền chung thẩm đối với việc dịch các văn bản phụng vụ, nếu không thì sự hiệp nhất của Giáo Hội có thể bị “tiêu hủy”.
Trong một cuộc phỏng vấn với Passauer Neue Presse, nguyên Tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin đã bày tỏ sự e dè đối với Tự Sắc Magnum Principium của Đức Thánh Cha, cho phép các Hội Đồng Giám Mục có nhiều quyền hơn trong việc dịch các văn bản phụng vụ.
Đức Hồng Y nói: “Quyền tối thượng trong các trường hợp nghi ngờ không thể tùy thuộc vào các Hội Đồng Giám Mục,vì điều này có thể hủy hoại sự hiệp nhất của Giáo Hội Công Giáo trong đức tin, tuyên xưng và cầu nguyện.”
Ngài giải thích rằng ngài “thường xuyên chứng kiến các dịch giả được các giám mục sử dụng đã thêm mắm dặm muối vào các văn bản kinh thánh và phụng vụ dưới chiêu bài là làm cho dễ hiểu hơn”.
Kể từ khi Giáo Hội áp dụng tiếng địa phương trong các Thánh Lễ sau Công đồng Vatican II, các giám mục và các nhà thần học đã tranh biện rất nhiều về việc các bản dịch phải trung thành với bản gốc tiếng Latin như thế nào.
Một tranh cãi vẫn đang diễn ra là làm thế nào để dịch từ “pro multis” trong lời truyền phép. Cụm từ này có nghĩa là “cho nhiều người” nhưng một số dịch giả đã diễn giải lại là “cho tất cả”.
Tuần trước, Đức Thánh Cha Phanxicô đã lên tiếng can thiệp và ủng hộ bản dịch truyền thống là “cho nhiều người”. Ngài nói: “Cụm từ ‘nhiều người’ là những ai sẽ sống lại để hưởng sự sống đời đời, họ được hiểu là ‘nhiều người’ mà máu của Chúa Kitô đã đổ ra cho họ”
Đức Thánh Cha nói thêm từ “nhiều người” thể hiện tốt hơn ý tưởng theo đó mọi người có một sự lựa chọn trong cuộc sống này – đó là thuộc về Thiên Chúa hay chống lại Ngài.
Source: Catholic Herald Cardinal Müller: bishops’ conferences cannot have the final word on translations
Trong một cuộc phỏng vấn với Passauer Neue Presse, nguyên Tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin đã bày tỏ sự e dè đối với Tự Sắc Magnum Principium của Đức Thánh Cha, cho phép các Hội Đồng Giám Mục có nhiều quyền hơn trong việc dịch các văn bản phụng vụ.
Đức Hồng Y nói: “Quyền tối thượng trong các trường hợp nghi ngờ không thể tùy thuộc vào các Hội Đồng Giám Mục,vì điều này có thể hủy hoại sự hiệp nhất của Giáo Hội Công Giáo trong đức tin, tuyên xưng và cầu nguyện.”
Ngài giải thích rằng ngài “thường xuyên chứng kiến các dịch giả được các giám mục sử dụng đã thêm mắm dặm muối vào các văn bản kinh thánh và phụng vụ dưới chiêu bài là làm cho dễ hiểu hơn”.
Kể từ khi Giáo Hội áp dụng tiếng địa phương trong các Thánh Lễ sau Công đồng Vatican II, các giám mục và các nhà thần học đã tranh biện rất nhiều về việc các bản dịch phải trung thành với bản gốc tiếng Latin như thế nào.
Một tranh cãi vẫn đang diễn ra là làm thế nào để dịch từ “pro multis” trong lời truyền phép. Cụm từ này có nghĩa là “cho nhiều người” nhưng một số dịch giả đã diễn giải lại là “cho tất cả”.
Tuần trước, Đức Thánh Cha Phanxicô đã lên tiếng can thiệp và ủng hộ bản dịch truyền thống là “cho nhiều người”. Ngài nói: “Cụm từ ‘nhiều người’ là những ai sẽ sống lại để hưởng sự sống đời đời, họ được hiểu là ‘nhiều người’ mà máu của Chúa Kitô đã đổ ra cho họ”
Đức Thánh Cha nói thêm từ “nhiều người” thể hiện tốt hơn ý tưởng theo đó mọi người có một sự lựa chọn trong cuộc sống này – đó là thuộc về Thiên Chúa hay chống lại Ngài.
Source: Catholic Herald Cardinal Müller: bishops’ conferences cannot have the final word on translations
Từ giám mục “chui” trở thành chính thức ở Trung Quốc: là sự lựa chọn cái xấu nhỏ hơn giữa 2 cái xấu?
Trần Mạnh Trác
19:00 10/11/2017
Buổi phong chức được chủ trì bởi ĐGM Gioan Baotixita Dương Tiểu Đình (Yang Xiaoting,) giám mục cuả Duyên An (Yanan,) phó chủ tịch Hội đồng các giám mục Trung Quốc. Sau nghi lễ phong chức là thánh lễ do ĐGM ‘mới’ Hàn Chí Hải chủ sự, đồng tế với ĐGM Hàn Cát Đức (Han Jide,) cuả giáo phận Bình Lương (Pingliang,) và Linh Mục Triệu Kiến Chương (Zhao Jianzhang,) giám quản tông toà của giáo phận Thiên Thủy (Tianshui.)
Tất cả các phẩm trật hiện diện tại buổi lễ đều là những vị đã được Tòa Thánh Vatican phê chuẩn. Riêng linh mục Triệu Kiến Chương, mặc dù ngài được Vatican bổ nhiệm làm giám mục phó cuả Thiên Thủy vào năm 2011, đã không được chính phủ Trung Quốc chấp thuận.
Giáo phận Lan Châu, Bình Lương và Thiên Thủy là 3 giáo phận trong tỉnh Cam Túc, còn giáo phận Duyên An là một giáo phận ở tỉnh Thiểm Tây lân cận.
Khoảng 50 linh mục đã tham dự buổi lễ cùng với 350 nữ tu và giáo dân. Một số quan chức từ văn phòng tôn giáo của chính phủ và cuả đảng Cộng sản cũng đã có mặt. Có bóng dáng an ninh đi tuần tiễu chung quanh khu vực nhà thờ.
Một nguồn tin cho biết rằng có tới 12 trong số 38 linh mục cuả giáo phận đã không tham gia buổi lễ. Hầu hết số linh mục hiện diện đến từ các giáo phận lân cận. Và một trong số 3 dòng nữ tu cuả giáo phận đã không gửi người đại diện đến.
Một nguồn tin thông thạo tình hình ở Lan Châu giải thích rằng sở dĩ có những sự vắng mặt đó là vì buổi lễ đã bắt đầu với việc đọc lá "thư phê duyệt" của Hiệp Hội Yêu Nước Công Giáo (CCPA) và sau đó vị giám mục mới đã bày tỏ ước nguyện được "yêu nước".
Cho nên trước buổi lễ các quan chức tôn giáo đã trấn an các người tham dự buổi lễ rằng, đấy là kết quả đàm phán với Vatican và vì lý do này, họ không cần phải lo lắng quá nhiều.
Giám mục Hàn Chí Hải sinh năm 1966, trở thành linh mục năm 1994 và được bổ nhiệm làm cha ‘chánh đại diện’ cho Đức Giám Mục Dương Lập Bạch (Yang Libai). Ngài được bí mật tấn phong giám mục năm 2003 để thay thế Đức Giám Mục Dương Lập Bạch, đã qua đời năm 1998.
Cùng năm 2003, Ngài trở thành nổi tiếng vì một bức thư ngỏ yêu cầu tất cả các giám mục ở Trung Quốc hãy kết thúc việc phân chia không cần thiết giữa các cộng đồng ‘chui’ và chính thức. Bức thư được đọc trong buổi hội thảo về giáo hội Trung Quốc, tổ chức tại Bỉ.
ĐGM Hàn Chí Hải đã không được chính phủ công nhận. Trong một cuộc phỏng vấn với Vatican Insider trong năm 2015, ngài nói rằng "là tốt nhất không nên xin chính phủ công nhận" cái điều mà chính phủ đã sẵn sàng cung cấp từ năm 2010.
Nhưng, theo nguồn tin thông thạo nói ở trên, thì sự thật đã không xảy ra như vậy. Ít nhất 10 năm trước đây, ĐGM Hàn Chí Hải đã gặp gỡ Anthony Lưu Bách Niên (Liu Bainian,) là người đứng đầu Hiệp hội Công Giáo yêu nước (còn được gọi là giáo hoàng đen của Trung Quốc), và ngỏ ý muốn được chính phủ công nhận. Nhưng lúc đó họ Lưu nói rằng cần phải có một thời gian để theo dõi. Và kể từ đó vị giám mục (họ Hàn) đã tránh né gặp gỡ các cộng đồng “chui” khác.
Trong thực tế, ĐGM Hàn Chí Hải và giáo phận Lan Châu vẫn chịu một sự giám sát kép, gọi là lưỡng hội (lianghui), của CCPA và ủy ban tôn giáo khu vực cuả tỉnh, thí dụ như các thông báo bổ nhiệm linh mục giáo xứ đều phải mang chữ ký cuả cả 2 tổ chức. Những thông báo như thế, mới đây, đã biến mất khỏi các trang web của giáo phận và của Hiệp Hội Công Giáo ở Trung Quốc.
Vào tháng 6 năm 2016, ĐGM Hàn Chí Hải đã ở trong danh sách 30 giám mục đi tham dự một lớp học tập do nhà nước tổ chức về chính sách tôn giáo (SARA) tại Bắc Kinh. Họ được dậy giỗ cẩn thận về nguyên tắc của một Giáo hội tự trị và độc lập trong các việc bổ nhiệm và truyền chức.
Cho đến bây giờ, ĐGM Hàn Chí Hải vẫn chưa tham gia Hiệp Hội Yêu Nước CCPA, nhưng đã cho phép 2 linh mục trở thành thành viên của CCPA và tham gia hiệp hội nhân dân tư vấn chính trị.
Vào năm 2010 và năm 2016, các linh mục của ngài tham gia đại hội thứ 8 và thứ 9 của hội đồng đại diện Công Giáo Trung Quốc, là tổ chức đứng trên CCPA và hội đồng giám mục. Trong tháng 6 năm 2017, nữ tu Hàn, thư ký và cũng là em họ cuả ĐGM Hàn, đi tham dự lễ kỷ niệm 60 năm của CCPA, và đã được yết kiến Dư Chính Sinh (Yu Zhengsheng,) một thành viên của Ủy ban thường vụ bộ chính trị.
Tòa Thánh không công nhận Hội đồng đại diện Công Giáo của Trung Quốc, hiệp hội CCPA hoặc hội đồng giám mục, là các tổ chức đã hỗ trợ nguyên tắc của một giáo hội tự trị.
Tuy nhiên, trong ba năm qua, có lẽ để đảm bảo việc tiếp tục cuộc đàm phán với Trung Quốc, Vatican đã mềm dẻo quan điểm của mình, tiếp nhận những chỉ trích từ mọi phiá, từ các cộng đồng “chui” cũng như chính thức.
"Trường hợp cuả ĐGM Hàn Chí Hải là tiêu biểu, giống như một mô hình thu nhỏ của những gì đang xảy ra trong giáo hội Trung Quốc hôm nay," một giáo dân dấu tên cho biết.
"Tìm cách phát triển giáo phận, trong một vùng đông bắc xa xôi, và tận dụng khả năng của mình để đọc trước các dấu hiệu của thời đại, tôi chỉ có thể nói rằng ngài là một người quản lý thông minh," vị giáo dân nói.
"Điều này cũng cho thấy," ông ta nói thêm, "không phải là dễ dàng để làm một giám mục tại Trung Quốc ngày hôm nay và giải thích lý do tại sao có sự khác biệt giữa giám mục “chui” và chính thức, một đàng thì có thể đi du lịch bất cứ nơi nào mình muốn và đằng khác thì bị giam giữ hoặc bị quản thúc tại gia."
Việc công nhận ĐGM Hàn Chí Hải là sự kiện thứ nhất trong hai sự kiện sẽ được tổ chức trong tháng này, kết quả cuả cuộc đàm phán Trung Quốc-Vatican vào tháng trước. Ngày 16 tháng 11 tới, ĐGM Giuse Tôn Kế Căn (Sun Jigen) sẽ được chính thức công nhận tại Hàm Đan (Hà Bắc). Cho tới nay chính quyền chỉ công nhận ngài là một linh mục, nhưng ngài đã được tấn phong giám mục bí mật trong năm 2011.
Top Stories
Birmanie: Eclairages sur le comité de la Sangha Maha Nayaka, plus haute autorité du clergé bouddhiste
Eglises d'Asie
11:01 10/11/2017
Le pape François doit se rendre en Birmanie du 27 au 30 novembre prochains, où il prévoit notamment de rencontrer les bonzes du comité d’Etat de la Sangha Maha Nayaka. Il s’agit de la plus haute autorité du clergé bouddhiste de ce pays à 88% bouddhiste, créée, désignée et entièrement contrôlée par les autorités.
« Le comité de la Sangha Maha Nayaka est une institution nommée par le gouvernement et composée de moines bouddhistes de haut rang qui supervise et réglemente le clergé bouddhiste. » Cette définition, donnée en mai dernier dans les colonnes de l’organe de presse gouvernemental Global New Light of Myanmar, résume parfaitement le lien qui unit cet organe au pouvoir ainsi que la fonction de contrôle qu’il exerce sur les cinq cent mille bonzes birmans.
C’est cette institution que le Pape François prévoit de rencontrer le 29 novembre prochain avant de s’envoler au Bangladesh, seconde étape de sa visite officielle en Asie. Le comité est composé de 47 membres qui représentent les neuf sectes de bouddhisme birman. Le quart de ses membres est renouvelé tous les quatre ans. Le comité a été créé en 1980 par la junte militaire alors au pouvoir afin de renforcer son contrôle sur le clergé bouddhiste, extrêmement influent en Birmanie. De nombreux épisodes de l’histoire du pays témoignent du rôle politique des bonzes. Quand la Birmanie est devenue une colonie britannique, les moines ont été à l’avant-garde du mouvement contre l’impérialisme occidental. Après le coup d’Etat de 1962, les moines ont pris position contre le régime militaire en 1988, en 1990, ou, plus récemment, en 2007, lors de soulèvements violemment réprimés par l’armée.
Une institution créée en 1980 par la junte militaire
Ces dernières années, le comité s’est illustré par ses silences et quelques prises de position tardives face à l’essor du mouvement extrémiste bouddhiste. Ma Ba Tha, un groupe de bonzes nationalistes très anti musulmans, a eu le vent en poupe sous le précédent gouvernement, dirigé par U Thein Sein (2011-2016). U Wirathu, le chef de file de ce mouvement xénophobe, propageait alors ses thèses et discours racistes. Il n’hésitait pas à insulter et les musulmans, et les Nations-Unies, et les Etats-Unis, évoquant un complot international pro musulman et anti birman. En septembre 2013, le comité de la Sangha Maha Nayaka est intervenu mollement : il a interdit la création de nouvelles organisations liées au groupe extrémiste mais il n’a pas prohibé le mouvement lui-même. Une mesure prise non pas pour contrer l’influence anti musulmane de Ma Ba Tha mais parce que le mouvement radical commençait à asseoir son rôle politique dans un pays où les bonzes sont censés rester loin des affaires publiques. U Wirathu ne s’est pas privé de se moquer de la décision du comité. « Chaque règle et procédure de la Sangha Nayaka a été écrite avec un revolver sur la tempe », a-t-il alors ironisé.
Le mouvement extrémiste a continué à prendre de l’ampleur. En 2015, il était même parvenu à faire passer au Parlement national quatre lois pour « la protection de la race [birmane] et de la religion [bouddhiste] ». De violents affrontements ont opposé les communautés musulmane et bouddhiste aux quatre coins du pays. Le comité de la Sangha Maha Nayaka n’a pas cherché à maitriser la montée en puissance d’U Wirathu. « Ils [ses membres] savaient qui fomentait les troubles entre les communautés et ils n’ont rien fait », accusait par exemple dans le magazine Frontier un bonze respecté.
Ce n’est qu’en mai de cette année que le comité a de fait interdit Ma Ba Tha, un an et demi après la victoire aux élections législatives de la Ligue nationale pour la démocratie, parti politique qui s’était opposé à plusieurs reprises à Ma Ba Tha. Le mouvement extrémiste avait déjà perdu beaucoup de son influence.
En 2007, le comité prenait le parti de l’armée
Cette année marque en outre le dixième anniversaire du soulèvement des bonzes de Birmanie. En août et septembre 2007, des milliers de moines bouddhistes, suivis par des étudiants et des opposants pro démocratiques, avaient osé défier la junte militaire en protestant dans les rues contre la hausse des prix. A cette époque, le comité de la Sangha Maha Nayaka avait très vite rappelé à l’ordre les moines. Dans un rapport publié en décembre 2007, l’organisation Human Rights Watch indiquait que le comité « a[vait] publié la directive 93, ordonnant à tous les comités de la Sangha Nayaka aux niveaux de l’Etat, des divisions, des townships et des quartiers de superviser les moines et novices bouddhistes afin qu’ils ne pratiquent que le Pariyatti (l’étude des enseignements bouddhistes) et le Patipatti (l’engagement dans les pratiques bouddhistes, y compris la méditation), interdisant aux moines de participer aux affaires laïques – en d’autres termes, une interdiction pure et simple de participer aux protestations. » Le comité ne pouvait marquer son soutien à la junte militaire alors au pouvoir de manière plus directe à un moment où de nombreux moines osaient protester contre les autorités, en refusant ostensiblement les offrandes des membres du gouvernement. Le comité a alors clairement pris parti pour l’armée.
Deux mois plus tard, après avoir réprimé les manifestations populaires menées par des moines bouddhistes, la junte militaire louait l’attitude du comité de la Sangha Maha Nayaka : ce dernier « est basé sur l’unité des différentes sectes du clergé et il n’est pas impliqué en politique. Il ne s’occupe que d’affaires religieuses. C’est pour cela que le comité de la Sangha Maha Nayaka existe encore aujourd’hui et qu’il continuera à exister dans le futur. »
Plus récemment, la plus haute autorité bouddhiste de Birmanie a adopté une position très conservatrice sur la réforme de l’éducation, réclamée avec vigueur par plusieurs organisations étudiantes. Elle s’est par exemple opposée à la formation de syndicats étudiants.
D’ordinaire, les silences du comité de la Sangha Maha Nayaka ou ses prises de position pro gouvernementales ne suscitent guère de débat dans la presse birmane. Les critiques sont rares. Toutefois, en 2014, un groupe de bonzes, qui avait manifesté sept ans plus tôt, a osé exprimer son désaccord vis-à-vis du comité de la Sangha Maha Nayaka. Ce dernier « ne soutient pas les moines, s’insurgeait ainsi un de ces bonzes critiques dont Radio Free Asia [LIEN] s’était fait l’écho sur son site Internet. Il confisque des monastères, arrête des moines. C’est pour cela que nous demandons une réforme du comité » qui « ne fait que ce que les autorités lui disent de faire ». Et ce moine de se plaindre de l’institution qui défroquait des bonzes et fermait des monastères pour des raisons avant tout politiques. Selon lui, le comité était devenu le bras religieux du pouvoir des militaires. L’armée s’en servait pour montrer à la population sa proximité avec la religion majoritaire afin de redorer son image ternie après des décennies de dictature militaire. (eda/rf)
Légende image : Des bonzes en train de prier, le 18 septembre 2013, à l'occasion du sixième anniversaire de la révolution de safran. (RFA)
(Source: Eglises d'Asie, le 10 novembre 2017)
C’est cette institution que le Pape François prévoit de rencontrer le 29 novembre prochain avant de s’envoler au Bangladesh, seconde étape de sa visite officielle en Asie. Le comité est composé de 47 membres qui représentent les neuf sectes de bouddhisme birman. Le quart de ses membres est renouvelé tous les quatre ans. Le comité a été créé en 1980 par la junte militaire alors au pouvoir afin de renforcer son contrôle sur le clergé bouddhiste, extrêmement influent en Birmanie. De nombreux épisodes de l’histoire du pays témoignent du rôle politique des bonzes. Quand la Birmanie est devenue une colonie britannique, les moines ont été à l’avant-garde du mouvement contre l’impérialisme occidental. Après le coup d’Etat de 1962, les moines ont pris position contre le régime militaire en 1988, en 1990, ou, plus récemment, en 2007, lors de soulèvements violemment réprimés par l’armée.
Une institution créée en 1980 par la junte militaire
Ces dernières années, le comité s’est illustré par ses silences et quelques prises de position tardives face à l’essor du mouvement extrémiste bouddhiste. Ma Ba Tha, un groupe de bonzes nationalistes très anti musulmans, a eu le vent en poupe sous le précédent gouvernement, dirigé par U Thein Sein (2011-2016). U Wirathu, le chef de file de ce mouvement xénophobe, propageait alors ses thèses et discours racistes. Il n’hésitait pas à insulter et les musulmans, et les Nations-Unies, et les Etats-Unis, évoquant un complot international pro musulman et anti birman. En septembre 2013, le comité de la Sangha Maha Nayaka est intervenu mollement : il a interdit la création de nouvelles organisations liées au groupe extrémiste mais il n’a pas prohibé le mouvement lui-même. Une mesure prise non pas pour contrer l’influence anti musulmane de Ma Ba Tha mais parce que le mouvement radical commençait à asseoir son rôle politique dans un pays où les bonzes sont censés rester loin des affaires publiques. U Wirathu ne s’est pas privé de se moquer de la décision du comité. « Chaque règle et procédure de la Sangha Nayaka a été écrite avec un revolver sur la tempe », a-t-il alors ironisé.
Le mouvement extrémiste a continué à prendre de l’ampleur. En 2015, il était même parvenu à faire passer au Parlement national quatre lois pour « la protection de la race [birmane] et de la religion [bouddhiste] ». De violents affrontements ont opposé les communautés musulmane et bouddhiste aux quatre coins du pays. Le comité de la Sangha Maha Nayaka n’a pas cherché à maitriser la montée en puissance d’U Wirathu. « Ils [ses membres] savaient qui fomentait les troubles entre les communautés et ils n’ont rien fait », accusait par exemple dans le magazine Frontier un bonze respecté.
Ce n’est qu’en mai de cette année que le comité a de fait interdit Ma Ba Tha, un an et demi après la victoire aux élections législatives de la Ligue nationale pour la démocratie, parti politique qui s’était opposé à plusieurs reprises à Ma Ba Tha. Le mouvement extrémiste avait déjà perdu beaucoup de son influence.
En 2007, le comité prenait le parti de l’armée
Cette année marque en outre le dixième anniversaire du soulèvement des bonzes de Birmanie. En août et septembre 2007, des milliers de moines bouddhistes, suivis par des étudiants et des opposants pro démocratiques, avaient osé défier la junte militaire en protestant dans les rues contre la hausse des prix. A cette époque, le comité de la Sangha Maha Nayaka avait très vite rappelé à l’ordre les moines. Dans un rapport publié en décembre 2007, l’organisation Human Rights Watch indiquait que le comité « a[vait] publié la directive 93, ordonnant à tous les comités de la Sangha Nayaka aux niveaux de l’Etat, des divisions, des townships et des quartiers de superviser les moines et novices bouddhistes afin qu’ils ne pratiquent que le Pariyatti (l’étude des enseignements bouddhistes) et le Patipatti (l’engagement dans les pratiques bouddhistes, y compris la méditation), interdisant aux moines de participer aux affaires laïques – en d’autres termes, une interdiction pure et simple de participer aux protestations. » Le comité ne pouvait marquer son soutien à la junte militaire alors au pouvoir de manière plus directe à un moment où de nombreux moines osaient protester contre les autorités, en refusant ostensiblement les offrandes des membres du gouvernement. Le comité a alors clairement pris parti pour l’armée.
Deux mois plus tard, après avoir réprimé les manifestations populaires menées par des moines bouddhistes, la junte militaire louait l’attitude du comité de la Sangha Maha Nayaka : ce dernier « est basé sur l’unité des différentes sectes du clergé et il n’est pas impliqué en politique. Il ne s’occupe que d’affaires religieuses. C’est pour cela que le comité de la Sangha Maha Nayaka existe encore aujourd’hui et qu’il continuera à exister dans le futur. »
Plus récemment, la plus haute autorité bouddhiste de Birmanie a adopté une position très conservatrice sur la réforme de l’éducation, réclamée avec vigueur par plusieurs organisations étudiantes. Elle s’est par exemple opposée à la formation de syndicats étudiants.
D’ordinaire, les silences du comité de la Sangha Maha Nayaka ou ses prises de position pro gouvernementales ne suscitent guère de débat dans la presse birmane. Les critiques sont rares. Toutefois, en 2014, un groupe de bonzes, qui avait manifesté sept ans plus tôt, a osé exprimer son désaccord vis-à-vis du comité de la Sangha Maha Nayaka. Ce dernier « ne soutient pas les moines, s’insurgeait ainsi un de ces bonzes critiques dont Radio Free Asia [LIEN] s’était fait l’écho sur son site Internet. Il confisque des monastères, arrête des moines. C’est pour cela que nous demandons une réforme du comité » qui « ne fait que ce que les autorités lui disent de faire ». Et ce moine de se plaindre de l’institution qui défroquait des bonzes et fermait des monastères pour des raisons avant tout politiques. Selon lui, le comité était devenu le bras religieux du pouvoir des militaires. L’armée s’en servait pour montrer à la population sa proximité avec la religion majoritaire afin de redorer son image ternie après des décennies de dictature militaire. (eda/rf)
Légende image : Des bonzes en train de prier, le 18 septembre 2013, à l'occasion du sixième anniversaire de la révolution de safran. (RFA)
(Source: Eglises d'Asie, le 10 novembre 2017)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh Lễ Giỗ Cố TT Ngô Đình Diệm lần thứ 54 tại Adelaide Nam Úc
Vietcatholic-Adelaide
23:08 10/11/2017
Năm nay hội Bạn Thái Hà Nam Úc đã tổ chức Thánh lễ giỗ lần thứ 54 cố Tổng Thống Gioan Baotixita Ngô Đình Diệm vào lúc 6 giờ 30 chiều, thứ Sáu 10/11/2017 tại Thánh đường Maximilian Kolbe, Ottoway, Nam Úc.
Rất đông giáo dân tại Nam Úc cùng một số quan khách đại diện các hội đoàn, đoàn thể, gia đình cựu quân nhân QLVNCH đã đến tham dự thánh lễ trong một buổi chiều tối, mát mẻ của mùa xuân Nam Úc.
Trước khi cử hành thánh lễ, đại diện BTC đã ngỏ lời chào mừng toàn thể cộng đoàn, qúi đồng hương đến tham dự và nhắc lại ý cầu nguyện cho cố Tổng Thống Gioan Baotixita Ngô Đình Diệm, đồng thời cũng tưởng nhớ đến các quân dân cán chính Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh vì lý tưởng độc lập tự do cho dân tộc và cầu cho quốc thái dân an, cho quê hương Việt Nam.
Thánh lễ được mở đầu với bài ca nhập lễ “Đi về nhà Chúa” được ca đoàn Saint Patrick cùng anh chị em hội Bạn Thái Hà hát vang như lời mời gọi mọi người cùng hân hoan tiến vào thánh cung, cùng lúc đoàn tế lễ từ cuối nhà thờ tiến lên bàn thánh.
Các vị bô lão trong đoàn tế lễ với quốc phục truyền thống, áo dài khăn đóng màu xanh dương, cờ Vàng Tổ quốc khoác ngang vai. Hai cựu chiến hữu Không Quân QLVNCH đã trang trọng rước di ảnh cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm từ cuối nhà thờ lên gian Cung Thánh và an vị trên bàn thờ, đặt ở phía trái cung thánh, giữa 2 câu đối “Tổ Quốc Ghi Ơn và Muôn Dân Mến Mộ” cùng lá cờ Vàng 3 sọc đỏ Tổ quốc.
Thánh lễ do Cha Marek, chánh xứ Ottoway chủ tế. Sau bài Thánh thư và bài Tin Mừng theo thánh Luca 16:1-8, Cha chủ tế đã chia sẻ ý nghĩa dụ ngôn về người quản gia bất lương, đã biết khôn khéo tính toán để chuẩn bị cho tương lai của mình, nhưng đó là tương lai của vật chất, của tiền tài danh vọng. Ước gì chúng ta có được sự khôn ngoan đích thực, biết khéo léo tận dụng mọi sự mình có để được gặp Chúa ở đời này và hạnh phúc ở đời sau trên Thiên đàng.
XEM HÌNH
Thánh lễ được tiếp nối với những lời nguyện giáo dân, cầu cho cố Tổng Thống Gioan Baotixita Ngô Đình Diệm và bào đệ, các linh hồn tiên nhân, những anh hùng dân tộc, quân dân cán chính VNCH và đồng bào đã hy sinh vì lý tưởng tự do để bảo vệ quê hương.
Cộng đoàn cũng đã dâng lời tạ ơn và cầu nguyện cho tiến trình tuyên thánh Cha Diệp sớm có kết quả.
Trong suốt thánh lễ ca đoàn đã hát những bài thánh ca rất hay giúp cho buổi lễ thêm phần trang nghiêm và thánh thiện hòa nhịp với những lời nguyện cầu cho các linh hồn anh hùng dân tộc, đặc biệt cho cố Tổng Thống Gioan Baotixita Ngô Đình Diệm.
Trước khi thánh lễ kết thúc, vị đại diện Hội Bạn Thái Hà, thay mặt Ban TC đã lên cám ơn các hội đoàn, đoàn thể và các tổ chức đạo, đời, quý đồng hương đã đến tham dự thánh lễ giỗ lần thứ 54 cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm hôm nay.
Sau thánh lễ là phần tiệc trà thân mật. Mọi người vui vẻ trò chuyện, chia sẻ tâm tình tri ơn đối với những hiền tài của đất nước và cầu cho tự do dân chủ công lý hòa bình sớm về trên quê hương Việt Nam.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Ý Niệm Chết trong Thánh Kinh và Thần học (2)
Vũ Văn An
22:48 10/11/2017
II. Sự chết trong thần học
Thần học về sự chết sẽ được bàn dưới 3 chủ đề sau đây: 1. vấn đề sự chết nghĩa là các mâu thuẫn biểu kiến xuất hiện khi con người cố gắng hiểu hiện tượng chết của con người; 2. mầu nhiệm sự chết, nghĩa là câu trả lời cho vấn đề vừa rồi như đã có trong mạc khải Thiên Chúa (chủ đề này sẽ có hai khía cạnh chính: sự chết như hậu quả của tội lỗi và sự chết được biến đổi nhờ sự chết và sự sống lại của Chúa Kitô); 3. Cái hiểu của thần học về mầu nhiệm sự chết nghĩa là cố gắng đi sâu vào ý nghĩa của câu trả lời do mạc khải cung cấp cho vấn đề sự chết.
1. Vấn đề sự chết
Trên bình diện nhân bản, nhận thức của con người về sự chết chỉ xuất phát từ quan sát bên ngoài. Không ai trải nghiệm sự chết, rồi giải thích cho người khác biết bản chất và ý nghĩa của trải nghiệm này. Khi người ta quan sát hiện tượng chết này, hai phán đoán xem ra mâu thuẫn nhau liên quan đến nó tự xuất hiện trong đầu óc ta, và đây là điều tạo ra vấn đề sự chết. Một đàng, đối với con người, sự chết xem ra hoàn toàn là điều tự nhiên, phù hợp với bản nhiên họ. Nhưng đàng khác, sự chết xem ra hoàn toàn phi lý, hoàn toàn mâu thuẫn với các đặc điểm vốn phân biệt con người với mọi tạo vật khác trong thế giới vật chất.
a. Tính tự nhiên của sự chết
Chết xem ra hoàn toàn tự nhiên khi ta xem xét sự gần gũi hiển nhiên giữa con người và sự sống vật chất trong vũ trụ. Con người sở hữu một cơ cấu hữu cơ phức tạp vốn được thay đổi và hoàn thiện qua nhiều thế kỷ phát triển và thích ứng. Cơ cấu hữu cơ này nhận được sự hỗ trợ từ môi trường bao quanh nó, một môi trường, ở khắp nơi, cho thấy rõ chu kỳ sinh ra, lớn lên, suy tàn, và rồi chết. Đặc điểm của mọi loại cây cỏ và đời sống động vật là cá nhân kinh qua một diễn trình trưởng thành, trong diễn trình này, cá nhân được hưởng lợi ích từ khu vực bao quanh và đồng thời góp phần làm lợi cho các khu vực bao quanh này. Khi diễn trình trưởng thành này hoàn tất và chức năng của cá nhân đã được thể hiện, lúc chết, nó sẽ nhường bước cho các cá nhân khác thuộc cùng loại tiếp tục diễn trình này. Do đó, khi con người cá thể trải qua các giai đoạn này của cuộc sống một cách tự nhiên, họ sẽ thấy sự chết như một tận cùng bình thường và thích đáng của họ. Ở Do Thái cổ thời, chỉ những cái chết thình lình giữa tuổi thanh xuân mới bị coi là không thích đáng mà thôi. Các người Do Thái tiên khởi ít khi suy tư về sự hiện hữu bên kia nấm mồ. Họ thanh thản chấp nhận viễn tượng chết ở cuối cuộc sống trọn vẹn, một sự chết với nghĩa chấm dứt trọn vẹn sự hiện hữu có ý nghĩa thực sự, theo sự hiểu biết của họ. Sự sống là một ơn phúc của Thiên Chúa. Và khi nó kết thúc, điều này không hẳn không phải là một ơn phúc của Người.
b. Tính phi lý của sự chết
Tuy nhiên, việc thanh thản chấp nhận sự chết trên đây như một phần tự nhiên, bình thường của hiện hữu nhân bản gặp khó khăn lớn khi ta xét tới các đặc tính đặc biệt của sự sống con người. Vì đối với mọi sinh vật, ngoại trừ con người, sự chết ở cuối diễn trình tuổi già đã hoàn tất là một kết thúc hợp lý đối với một sự sống trong đó mọi tiềm năng của cá thể đã được thể hiện. Cây cối đã trổ hoa và sinh trái cùng hạt giống. Chim chóc đã lớn lên đẹp đẽ, biết bay biết hót, đã sinh sôi nẩy nở những đứa con có thể làm cùng những việc ấy. Mỗi con vật hạ đẳng đều tiến tới kết thúc bình thường đời nó sau khi đã hoàn tất trọn vẹn hay rất gần như thế mọi điều nó có khả năng hoàn tất. Nhưng cái chết đến với con người lúc họ chưa thực sự hoàn tất, các tiềm năng của họ chưa thể hiện, các tài nguyên của nhân cách họ chưa được tận dụng trọn vẹn. Khả năng tinh thần con người để đạt tình bạn, đạt sự thật, đạt sự sáng tạo và thưởng thức cái đẹp, đạt việc soi sáng cho người khác và truyền bá hạnh phúc, phát triển kỹ thuật, thăng tiến luân lý, các kinh nghiệm mới và phong phú hóa, và muôn vàn điều khác, tất cả cái khả năng này, với cái chết, đã ra đi mà chỉ được thể hiện một phần. Và nghịch lý thay, nhân cách con người càng phát triển, thì xem ra cái chết càng đến bất chợt và phi lý hơn. Nếu Einstein sống lâu hơn, có lẽ ông đã có thể lên công thức cho sự đơn nhất nền tảng của mọi hiện tượng vật chất. Nếu Beethoven không chết sớm, nhiều hòa tấu khác đẹp đẽ hơn có lẽ đã phát khởi từ đầu óc tuyệt vời của ông. Nếu Thánh Tôma Aquinô sống lâu hơn, sự đóng góp của ngài vào kho tàng khôn ngoan của con người chắc chắn còn lớn lao hơn nhiều nữa.
Sự phi lý trên của sự chết cũng tự biểu lộ trong nỗi sợ hãi đặc biệt của con người đối với sự chết. Nỗi sợ hãi này không phải chỉ là bản năng sinh học muốn tự bảo tồn thân xác. Vì con người ý thức được một cách phản tỉnh và minh nhiên chính sự sống và sinh hoạt bản thân của mình, nên sự chết quả là một đe dọa đối với yếu tính họ ngay trong bình diện sâu sắc nhất. Việc tự chiếm hữu của con người trong nhận thức và việc họ tự cho đi trong yêu thương, tất cả xem ra đang chờ bị tiêu diệt trong cái chết. Chết xem ra là cái xấu tối cao đối với con người trong tư cách một ngôi vị.
Các suy tư triết học về bản chất đặc biệt của linh hồn con người rất ít có khả năng làm dịu cái nỗi sợ hãi hùng này. Đúng là nơi con người, các hiện tượng như phản tỉnh có ý thức trọn vẹn về chính họ và các hoạt động của họ, nhận thức trừu tượng, phổ quát, và tất yếu, tự quyết tự do trong chọn lựa cố ý, tất cả đều cho thấy: nguồn gốc bên trong của các hoạt động này không phải là vật chất, cũng không chủ yếu lệ thuộc vật chất mới hiện hữu và hoạt động được; linh hồn con người có thể hiện hữu và hoạt động dù tách biệt với thân xác. Nhưng tình trạng tách biệt như thế phải bị coi là cưỡng chế (violent) và không tự nhiên. Không có điều gì con người hiện làm, không có mối tương quan nào họ có với thế giới vật chất và với người khác, mà lại không có một thành tố có tính thân xác từ nền tảng. Viễn ảnh hiện hữu và hoạt động một cách hoàn toàn từ bỏ mối liên kết này với vật chất xem ra hết sức đáng sợ, vô ích và hư ảo.
c. Các quan điểm
Đứng trước nan đề trên của sự chết, người ta có thể có hai thái độ: thái độ vô thần và thái độ tôn giáo. Người vô thần chấp nhận sự phi lý của cái chết nhân bản như là biểu hiện cho sự phi lý toàn diện của hiện hữu. Sự sống con người phải nói là không có mục tiêu hay số phận hợp lý thế nào, thì toàn bộ cơ cấu của thực tại cũng không giải thích hay có ý nghĩa nào như thế. Không cần phải đi tìm một nguyên lý hay nguyên nhân tối cao để giải thích điều ta trải nghiệm, vì điều ta trải nghiệm là vô lý, phi lý, không có khả năng để được giải thích. Thực vậy, theo quan điểm của con người, không có chỗ nào dành cho Thiên Chúa cả. Vì tinh thần của con người chỉ có thể sống với phi lý nếu nó có thể tạo ra các giá trị ở nơi không có một giá trị nào. Việc hiện hữu của Thiên Chúa sẽ bác bỏ sự tự do trọn vẹn của con người trong việc lập ra các mục đích và cố gắng đạt được các mục đích này, trong việc tự cho mình một yếu tính có thể làm cho nỗi thống khổ của cuộc hiện hữu phi lý trở thành chịu đựng được. Đó là chủ trương của thuyết hiện sinh vô thần hiện đại.
Người tôn giáo chấp nhận sự phi lý của cái chết như là bằng chứng cho thấy họ không biết đầy đủ về toàn bộ. Họ thừa nhận rằng một chi tiết hay một thành phần, bất kể quan trọng và chính yếu đến đâu, xem ra cũng sẽ rất phi lý nếu xét nó một cách tách biệt khỏi tính toàn bộ mà nó vốn thuộc về. Việc họ nhìn nhận không có khả năng tự mình nắm được vấn đề sự chết đã chuẩn bị để họ chấp nhận từ mạc khải Thiên Chúa một giải đáp cho vấn đề này, một giải đáp kết hợp mọi khía cạnh của sống và chết mà họ từng quan sát được.
Kỳ sau: 2. Mầu Nhiệm Sự Chết
Thần học về sự chết sẽ được bàn dưới 3 chủ đề sau đây: 1. vấn đề sự chết nghĩa là các mâu thuẫn biểu kiến xuất hiện khi con người cố gắng hiểu hiện tượng chết của con người; 2. mầu nhiệm sự chết, nghĩa là câu trả lời cho vấn đề vừa rồi như đã có trong mạc khải Thiên Chúa (chủ đề này sẽ có hai khía cạnh chính: sự chết như hậu quả của tội lỗi và sự chết được biến đổi nhờ sự chết và sự sống lại của Chúa Kitô); 3. Cái hiểu của thần học về mầu nhiệm sự chết nghĩa là cố gắng đi sâu vào ý nghĩa của câu trả lời do mạc khải cung cấp cho vấn đề sự chết.
1. Vấn đề sự chết
Trên bình diện nhân bản, nhận thức của con người về sự chết chỉ xuất phát từ quan sát bên ngoài. Không ai trải nghiệm sự chết, rồi giải thích cho người khác biết bản chất và ý nghĩa của trải nghiệm này. Khi người ta quan sát hiện tượng chết này, hai phán đoán xem ra mâu thuẫn nhau liên quan đến nó tự xuất hiện trong đầu óc ta, và đây là điều tạo ra vấn đề sự chết. Một đàng, đối với con người, sự chết xem ra hoàn toàn là điều tự nhiên, phù hợp với bản nhiên họ. Nhưng đàng khác, sự chết xem ra hoàn toàn phi lý, hoàn toàn mâu thuẫn với các đặc điểm vốn phân biệt con người với mọi tạo vật khác trong thế giới vật chất.
a. Tính tự nhiên của sự chết
Chết xem ra hoàn toàn tự nhiên khi ta xem xét sự gần gũi hiển nhiên giữa con người và sự sống vật chất trong vũ trụ. Con người sở hữu một cơ cấu hữu cơ phức tạp vốn được thay đổi và hoàn thiện qua nhiều thế kỷ phát triển và thích ứng. Cơ cấu hữu cơ này nhận được sự hỗ trợ từ môi trường bao quanh nó, một môi trường, ở khắp nơi, cho thấy rõ chu kỳ sinh ra, lớn lên, suy tàn, và rồi chết. Đặc điểm của mọi loại cây cỏ và đời sống động vật là cá nhân kinh qua một diễn trình trưởng thành, trong diễn trình này, cá nhân được hưởng lợi ích từ khu vực bao quanh và đồng thời góp phần làm lợi cho các khu vực bao quanh này. Khi diễn trình trưởng thành này hoàn tất và chức năng của cá nhân đã được thể hiện, lúc chết, nó sẽ nhường bước cho các cá nhân khác thuộc cùng loại tiếp tục diễn trình này. Do đó, khi con người cá thể trải qua các giai đoạn này của cuộc sống một cách tự nhiên, họ sẽ thấy sự chết như một tận cùng bình thường và thích đáng của họ. Ở Do Thái cổ thời, chỉ những cái chết thình lình giữa tuổi thanh xuân mới bị coi là không thích đáng mà thôi. Các người Do Thái tiên khởi ít khi suy tư về sự hiện hữu bên kia nấm mồ. Họ thanh thản chấp nhận viễn tượng chết ở cuối cuộc sống trọn vẹn, một sự chết với nghĩa chấm dứt trọn vẹn sự hiện hữu có ý nghĩa thực sự, theo sự hiểu biết của họ. Sự sống là một ơn phúc của Thiên Chúa. Và khi nó kết thúc, điều này không hẳn không phải là một ơn phúc của Người.
b. Tính phi lý của sự chết
Tuy nhiên, việc thanh thản chấp nhận sự chết trên đây như một phần tự nhiên, bình thường của hiện hữu nhân bản gặp khó khăn lớn khi ta xét tới các đặc tính đặc biệt của sự sống con người. Vì đối với mọi sinh vật, ngoại trừ con người, sự chết ở cuối diễn trình tuổi già đã hoàn tất là một kết thúc hợp lý đối với một sự sống trong đó mọi tiềm năng của cá thể đã được thể hiện. Cây cối đã trổ hoa và sinh trái cùng hạt giống. Chim chóc đã lớn lên đẹp đẽ, biết bay biết hót, đã sinh sôi nẩy nở những đứa con có thể làm cùng những việc ấy. Mỗi con vật hạ đẳng đều tiến tới kết thúc bình thường đời nó sau khi đã hoàn tất trọn vẹn hay rất gần như thế mọi điều nó có khả năng hoàn tất. Nhưng cái chết đến với con người lúc họ chưa thực sự hoàn tất, các tiềm năng của họ chưa thể hiện, các tài nguyên của nhân cách họ chưa được tận dụng trọn vẹn. Khả năng tinh thần con người để đạt tình bạn, đạt sự thật, đạt sự sáng tạo và thưởng thức cái đẹp, đạt việc soi sáng cho người khác và truyền bá hạnh phúc, phát triển kỹ thuật, thăng tiến luân lý, các kinh nghiệm mới và phong phú hóa, và muôn vàn điều khác, tất cả cái khả năng này, với cái chết, đã ra đi mà chỉ được thể hiện một phần. Và nghịch lý thay, nhân cách con người càng phát triển, thì xem ra cái chết càng đến bất chợt và phi lý hơn. Nếu Einstein sống lâu hơn, có lẽ ông đã có thể lên công thức cho sự đơn nhất nền tảng của mọi hiện tượng vật chất. Nếu Beethoven không chết sớm, nhiều hòa tấu khác đẹp đẽ hơn có lẽ đã phát khởi từ đầu óc tuyệt vời của ông. Nếu Thánh Tôma Aquinô sống lâu hơn, sự đóng góp của ngài vào kho tàng khôn ngoan của con người chắc chắn còn lớn lao hơn nhiều nữa.
Sự phi lý trên của sự chết cũng tự biểu lộ trong nỗi sợ hãi đặc biệt của con người đối với sự chết. Nỗi sợ hãi này không phải chỉ là bản năng sinh học muốn tự bảo tồn thân xác. Vì con người ý thức được một cách phản tỉnh và minh nhiên chính sự sống và sinh hoạt bản thân của mình, nên sự chết quả là một đe dọa đối với yếu tính họ ngay trong bình diện sâu sắc nhất. Việc tự chiếm hữu của con người trong nhận thức và việc họ tự cho đi trong yêu thương, tất cả xem ra đang chờ bị tiêu diệt trong cái chết. Chết xem ra là cái xấu tối cao đối với con người trong tư cách một ngôi vị.
Các suy tư triết học về bản chất đặc biệt của linh hồn con người rất ít có khả năng làm dịu cái nỗi sợ hãi hùng này. Đúng là nơi con người, các hiện tượng như phản tỉnh có ý thức trọn vẹn về chính họ và các hoạt động của họ, nhận thức trừu tượng, phổ quát, và tất yếu, tự quyết tự do trong chọn lựa cố ý, tất cả đều cho thấy: nguồn gốc bên trong của các hoạt động này không phải là vật chất, cũng không chủ yếu lệ thuộc vật chất mới hiện hữu và hoạt động được; linh hồn con người có thể hiện hữu và hoạt động dù tách biệt với thân xác. Nhưng tình trạng tách biệt như thế phải bị coi là cưỡng chế (violent) và không tự nhiên. Không có điều gì con người hiện làm, không có mối tương quan nào họ có với thế giới vật chất và với người khác, mà lại không có một thành tố có tính thân xác từ nền tảng. Viễn ảnh hiện hữu và hoạt động một cách hoàn toàn từ bỏ mối liên kết này với vật chất xem ra hết sức đáng sợ, vô ích và hư ảo.
c. Các quan điểm
Đứng trước nan đề trên của sự chết, người ta có thể có hai thái độ: thái độ vô thần và thái độ tôn giáo. Người vô thần chấp nhận sự phi lý của cái chết nhân bản như là biểu hiện cho sự phi lý toàn diện của hiện hữu. Sự sống con người phải nói là không có mục tiêu hay số phận hợp lý thế nào, thì toàn bộ cơ cấu của thực tại cũng không giải thích hay có ý nghĩa nào như thế. Không cần phải đi tìm một nguyên lý hay nguyên nhân tối cao để giải thích điều ta trải nghiệm, vì điều ta trải nghiệm là vô lý, phi lý, không có khả năng để được giải thích. Thực vậy, theo quan điểm của con người, không có chỗ nào dành cho Thiên Chúa cả. Vì tinh thần của con người chỉ có thể sống với phi lý nếu nó có thể tạo ra các giá trị ở nơi không có một giá trị nào. Việc hiện hữu của Thiên Chúa sẽ bác bỏ sự tự do trọn vẹn của con người trong việc lập ra các mục đích và cố gắng đạt được các mục đích này, trong việc tự cho mình một yếu tính có thể làm cho nỗi thống khổ của cuộc hiện hữu phi lý trở thành chịu đựng được. Đó là chủ trương của thuyết hiện sinh vô thần hiện đại.
Người tôn giáo chấp nhận sự phi lý của cái chết như là bằng chứng cho thấy họ không biết đầy đủ về toàn bộ. Họ thừa nhận rằng một chi tiết hay một thành phần, bất kể quan trọng và chính yếu đến đâu, xem ra cũng sẽ rất phi lý nếu xét nó một cách tách biệt khỏi tính toàn bộ mà nó vốn thuộc về. Việc họ nhìn nhận không có khả năng tự mình nắm được vấn đề sự chết đã chuẩn bị để họ chấp nhận từ mạc khải Thiên Chúa một giải đáp cho vấn đề này, một giải đáp kết hợp mọi khía cạnh của sống và chết mà họ từng quan sát được.
Kỳ sau: 2. Mầu Nhiệm Sự Chết
Văn Hóa
Những bộ Sách Mới do Đức ông Phạm văn Phương & Trần Vinh, Lm. Lê Quang Trình, Lm. Vũ Linh Xuân
Hành Trình Emmaus
16:51 10/11/2017
Bí thư Đức Thánh Giáo Hòang Gioan Phaolô II
Chủ biên: Đức ông Phanxicô Phạm Văn Phương
Biên tập: Bạch Diện Thư Sinh Trần Vinh
xuất bản năm 2018, số trang 242
Ai muốn có sách này xin liên lạc: hoangsa4000@gmail.com
Năm 2018 là Kỷ niệm 10 năm Phong Thánh 117 Thánh Tử Đạo Việt Nam. Trong biến cố trọng đại Phong Thánh 117 Thánh Tử Đạo Việt Nam năm 1988 tại Roma, Đức Ông Thụ đã hoàn thành tốt đẹp nhiệm vụ làm Cáo Thỉnh Viên và đã góp công 8 Đức Ông Vinh Sơn Trần Ngọc Thụ lớn trong việc tổ chức Đại Lễ Phong Thánh thành công mỹ mãn. Tất cả chứng tỏ nỗ lực làm việc vô biên, sự khôn ngoan và uy tín của Đức Ông.
Đức Ông Thụ tâm sự, từ ngày nghe tiếng gọi trở thành linh mục của Chúa, Ngài chưa được làm phận sự của một mục tử đích thực. Vừa đi du học về năm 1949, Ngài đã nhận lệnh về làm giáo sư Đại Chủng Viện Phát Diệm. Khoảng một năm sau, lại được điều về làm bí thư cho Đức Cha Lê Hữu Từ. Cuộc di cư vĩ đại 1954 diễn ra, Đức Ông Thụ nhận nhiệm vụ tại Cơ Quan Viện Trợ Công Giáo Hoa Kì, rồi Đức Cha Sài Gòn Simon Hoà Nguyễn Văn Hiền đặt Ngài phụ trách 10 giáo phận di cư. Vừa xong công tác di cư, Đức Khâm Sứ Giuseppe Caprio tuyển chọn Đức Ông Thụ vào làm bí thư Toà Khâm Sứ Toà Thánh và Ngài phục vụ ở đó suốt 20 năm Đức Ông Vinh Sơn Trần Ngọc Thụ 9 (1956-1976) cho tới ngày bị chính quyền Cộng Sản trục xuất ra khỏi Việt Nam. Sang tới Roma, Đức Ông Thụ lại làm “công chức” Bộ Ngoại Giao Toà Thánh, và cuối cùng, được Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tuyển chọn làm bí thư suốt 8 năm (1988- 1996).
Đức Ông Thụ tiết lộ thêm, trong mấy chục năm làm công tác văn phòng cho các vị bề trên, có đôi lúc Ngài cảm thấy chán nản việc làm hằng ngày cô đơn và nhàm chán giữa 4 bức tường văn phòng, đến nỗi Ngài đã từng xin phép bề trên cho ra coi xứ, để được thực sự làm việc mục vụ theo ơn gọi linh mục của Ngài. Nhưng không lần nào Đức Ông được toại nguyện. Các vị bề trên nói: “Cha làm việc ở đây cũng là phục vụ Chúa, cũng là làm việc cho Giáo Hội”.
Mùa Thu 2016 vừa qua, nhân chuyến đi công tác cho Giáo Phận Xuân Lộc ở Dallas, tôi được các bạn đồng môn Phát Diệm xưa tổ chức chào đón và rất may mắn, tôi gặp lại người bạn trẻ Trần Vinh là em đôi con dì của Đức Ông Vinh Sơn Trần Ngọc Thụ. Trần Vinh là lớp đàn em của tôi thời Trung Học. Với ý định phải làm một cái gì về Đức Ông Thụ, tôi nói ngay: “Vinh là em Đức Ông Thụ, nên cố gắng làm một cuốn sách về Đức Ông. Đức Ông Thụ chẳng những đóng góp lớn lao cho GHCGVN mà còn cho cả GHCG hoàn vũ nữa.
Về nội dung, chúng tôi sẽ trình bày 5 phần chính: Tiểu Sử. Về Nhà Cha. 5 bài viết tiêu biểu của Đức Ông Thụ. Các vị thân cận viết về Đức Ông Vinh Sơn Trần Ngọc Thụ 11 Đức Ông. Những ghi nhớ đặc biệt của Trần Vinh về Đức Ông.
Atlanta, Mùa Xuân 2017
Đức Ông Phanxicô Phạm Văn Phương
Tác giả: Lm. Antôn Lê Quang Trình
xuất bản năm 2014, số trang 896
Kinh thánh Tân Ước - Diễn Ca Bình Dân
Tác giả: Lm. Lê Quang Trình
xuất bản năm 2014, số trang 1058
Trích dụ ngôn Nước Trời
Nước trời giống lưới rùng này
Thả luôn xuống biển bắt đầy cá tôm
Lưới kia đầy ạp kéo luôn
Lên ngay bãi biển ngư ông chọn nào
Cá ngon tốt được bỏ vào
Giỏ kia chứa đựng đầy trào cá ngon
Còn bao cá xấu kia luôn
Bị quăng ra khỏi lưới rùng loại đi
Thời gian tận thế giống y
Các Thiên Thần đến phân chia ra nào:
Kẻ lành kẻ dữ khác nhau
Xếp ra từng loại để hầu thưởng công
Rồi quăng kẻ dữ vào trong
Nơi lò lửa cháy khó ròng nghiến răng
Các ngươi có hiểu chúng không?
Họ liền đáp lại thực lòng: “thưa vâng”
Và Ngài dạy bảo họ rằng:
Mọi kinh sư hiện nay đang trở thành
Môn đồ vương quốc thiên đình
Giống như ông chủ biết tìm rút ra
Từ trong kho lẫm ông ta
Những điều mới cũ để mà noi theo
Sau khi Chúa dạy xong nào
Ngài liền bỏ đó đi mau trở về.
(Nguồn: Kinh Thánh Tân Ước – Diễn ca bình dân)
theo Thomas Merton
Tác giả: Vũ Linh Xuân
Also available as: Perfect Bound Softcover, Dust Jacket Hardcover
Published: August 2017, Pages: 260
Từ dạo nguyên tổ A-dong và E-và rời vườn địa đàng, nhân loại trải qua bao nghìn năm dằng dặc trong lam lũ khổ đau, nhất là phải chết. Nhưng trong đáy lòng các con cháu vẫn hy vọng một ngày kia họ có thể trở về chốn hạnh phúc ấy, nơi một thời đã là gia nghiệp. Thật là một giấc mơ cao qúy và hợp pháp. Thực vậy, từ ngày nguyên tổ A-dong và E- và đã đi xa, vườn thiêng xưa vẫn còn đấy mong chờ từng đứa con nhân loại quay về.
Địa Đàng của Merton trong phân tách cuối cùng thì ở trên mặt đất này, và là một nơi trong nội tâm con người. Nói đúng hơn là một thái độ của con tim, một trạng thái của ý thức trong cuộc hành trình tâm linh. Sự khám phá ra Cõi Địa Đàng xẩy ra khi cái tôi của chúng ta trở nên trống vắng như sa mạc. Cái tôi ồn ào ấy càng mờ nhạt đi thì Cõi Địa Đàng càng hiện ra rõ ràng trong tất cả vẻ đẹp của nó. Nhất là, Cõi Địa Đàng huyền diệu ấy lộ ra Khuôn Mặt của Thiên Chúa, không phải chỉ là một bức tranh tưởng tượng, nhưng là đích thật hiện hữu của Ngài. Khuôn mặt của cái tôi càng nhạt nhoà đi chừng nào thì Tôn Nhan Thiên Chúa càng hiện ra rõ ràng trong vinh quang, quyền năng và thiện hảo. Con đường tu hành sa mạc thiết yếu là cuộc hành trình trong nội tâm hơn là ở ngoài môi trường địa lý của không gian và thời gian. Vì thế, địa đàng xuất hiện trong tâm hồn của tất cả mọi người chứ không phải chỉ dành riêng cho các ẩn sĩ sa mạc.
Theo Thomas Merton, bạn không cần phải là giám mục, linh mục, nam nữ đan sĩ, tu sĩ hay ẩn sĩ; bạn có thể chỉ là một giáo dân bình thường, đi lễ, và rất bận bịu với những bổn phận hằng ngày, nhưng chắc chắn bạn vẫn có thể là "Người Cõi Địa Đàng".
Lm. Vũ Linh Xuân
Những vần thơ dư âm Đại hội Linh Mục Emmaus VII tại San José
LM Antôn Lê Quang Trình
18:48 10/11/2017
Giám mục Linh mục họp vào một nơi
Chung nhau với cả mọi người
Hiệp nhau cầu nguyện cùng thời lễ dâng
Nguyện xin Chúa xuống muôn ân
Với lời kinh nguyện, hiệp bàn anh em
Cùng nhau chia sẻ rao truyền
Hội thêm kiến thức tiến trình giảng loan
Ngày nay tiến bộ mọi đàng
Tin mừng phải được truyền loan kịp thời
Xin ơn Thiên Chúa từ trời
Giúp đem giảng dậy hầu nuôi chiên đoàn.
THÁNH LỄ NHÀ THỜ CHÍNH TOA SAN JOSE
KHAI MẠC 23-10-2017.
Chủ Chăn sở tại đón chào Em maus
Nhà thờ chính tòa tiến vào
Lễ dâng khai mạc mở đầu tạ ơn
Chúa thương sai phái chúng con
Khắp nơi rao giảng suy tôn Tin mừng
Lâu ngày họp lại về chung
Anh em chia sẻ với cùng nhau luôn
Cầu xin Chúa xuống muôn ơn
Anh em hăng hái đi luôn giảng truyền
Khắp nơi khắp chốn mọi miền
Muôn người biết Chúa niềm tin vững váng
THỪA TÁC VIÊN NIỀM VUI
Lm Đinh Văn Nghị, OP, trình bày
Niềm vui học hỏi thành nào tác viên
Trong người của mỗi chủ chiên
Niềm vui phát triển rao truyền khắp nơi
Truyền sang cho hết mọi người
Sống tin vào Chúa cuộc đời vui tươi
Tin mừng đem xuống từ trời
Giúp cho nhân thế sống nơi gian trần
Mọi người đều lãnh hồng ân
Chúa Trời cứu rỗi bởi ơn mất rồi
Chủ chiên đem đến niềm vui
Muôn người chung sống vui tươi chan hoà.
TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI
Lm Trần Công Nghị trình bày
Cha Nghị làm chủ lâu dài hiện nay
Em-maus Cha đã trình bày
Thông tin hiện đại quá hay tiện dùng
Mọi người xử dùng phổ thông
Thật là lợi ích cho chung nhân loài
Giáo hội khuyến khích mọi người
Dùng phương tiện hiện đại nơi thế trần
Hầu làm chứng để giảng loan
Tin mừng cứu độ muôn dân biết đường
Trở về Thiên Chúa tình thương
Chính Ngài tạo dựng ban luôn mọi điều.
HIỂU BIẾT GIỚI TRẺ
Thảo luận do Qúy Linh Mục: Bình, Châu, Quang, Truyền, Sr. Phương, và Bs Thanh Tâm
Làm sao giới trẻ hết nào sống vui
Chủ chiên giúp hết mọi người
Cả già lẫn trẻ Chúa trời yêu thương
Chủ chiên chăm sóc hết luôn
Nhờ người hiểu biết dẫn đường giúp cho
Bác sĩ tâm lý chăm lo
Hiểu biết về trẻ hiện giờ sống sinh
Người chuyên giới trẻ hiện tinh
Trưởng coi giới trẻ lo chuyên cộng đoàn
Tuyên úy phụ trác lo chăm
Mọi người hiểu biêt để đem trình bày.
EMMAUS VII.
Chúa trao môn đệ Mẹ mình
Nhớ luôn về lại họp quanh Mẹ hiền
Mẹ con chia sẻ triền miên
Những điều cực nhọc ở trên thế trần
Em-maus về họp lại lần
Anh em Chúa muốn quây quần bên nhau
Hợp lời chia sẻ đổi trao
Bên nhau đôi phút nguyện cầu xin ơn
Từ dây soi sáng hồng ân
Thánh Thần củng cố chứng nhân việc làm
Trở về nơi chốn giảng loan
Có thêm sức mạnh thánh ân loan truyền .
CHIA SẺ SÚ MẠNG CHÚA KITÔ
Lm Nguyễn Khắc Hy trình bày
Chủ chiên sứ mạng Chúa trao cho mình
Thông phần tư tế triền miên
Luôn lo chăm sóc đoàn chiên ở cùng
Chủ chiên chia sẻ Tin mừng
Dưỡng nuôi mình Chúa tế dâng hàng ngày
Giúp đoàn chiên được no say
Sống sao thánh thiện và đầy phước ơn
Cho đoàn tín hữu Chúa thương
Như lời Ngài dậy luôn luôn mọi thời
Tin yêu đến hết những ai
Cùng là con cái Chúa trời trần gian .
CHỦ CHIÊN TÂY BẮC HOA KỲ
Chủ chiên Tây bắc họp nào một nơi
Người người góp ý mọi lời
Nói lên ý kiến trong nơi xứ miền
Trình bày trước hội anh em
Như bao miền khác nói lên họp bàn
Việc làm qua đã thực hành
Thành công chẳng đạt luận đàm với nhau
Mong sao thuận lợi nhận nào
Trở về thực hiện Em-maus luận đàm
Mong cho công việc giảng loan
Tin mừng cứu dộ Giáo dân thi hành.
NIỀM VUI HỘI NGỘ.
Sớm mai dem đến niềm vui
Lên xe cha Hiến đổi ngồi cạnh bên
Việt nam sang gặp hàn huyên
Liên miên sáu tiếng kể liền nhau nghe
Việc làm nội ngoại đương thì
Trên quê hương đất nước đương kìa diễn ra
Mãi khi tới bến xuống xe
Gặp người đón chở mới thì chia tay
Nhớ nhau giờ phút hôm nay
Anh em hội ngộ vui thay mọi bề
Trên đường tới san Jo- sê
Em maus họp mặt luôn kià anh em .
BA MẶT ĐỒNG HƯƠNG.
Cha Trình Đô Hưởng gốc nơi Xâm Bồ
Chiến chinh thời cuộc diễn ra
Chia đôi đất nước di cư Nam phần
Lần lần đất nước vẹn toàn
Vào tay Miền Bắc trên đàng ra đi
Dừng chân trên đất Hoa kỳ
Nơi đây Chúa muốn nhập cư loan truyền
Em maus gặp gỡ anh em
San Jo-sê họp mặt tại trên Hoa kỳ
Nhận nhìn hiểu biết nhau kìa
Cùng chung nguồn gốc ở thì một nơi .
TÍN HỮU MẾN THƯƠNG
Chủ chiên Tín hữu hết nào mến thương
Một trăm sáu chục Cha luôn
Bẩy trăm tín hữu yêu đương tiệc bàn
Hội đoàn văn nghệ chào mầng
Hân hoan sung sướng hiệp cùng chủ chiên
Hơn mười năm mới tới phiên
Chủ chiên tín hữu ngồi bên cạnh mình
Cha con thỏ thẻ tâm tình
Tỏ lòng quí mến cha hiền chủ chiên
Chúng con cầu nguyện triền miên
Cầu xin Chúa giúp chủ chiên khắp miền.
CÁM ƠN
Bao là tốt đẹp bao là niềm vui
Đây là lệnh Chúa về trời
Phó trao Đức Mẹ mọi người con yêu
Em maus bên Mẹ yêu chiều
Tâm tư chia sẻ ít diều thân thuơng
Cầu xin Chúa xuống muôn ơn
Anh em lãnh nhận về luôn loan truyền
Em mau biết dến triền miên
Công lao tổ chức anh em nhiệt tình
Giáo dân yêu mến chủ chiên
Em mau giúp đỡ bạc tiền tròn chu .
EMMAUS MỐI LỢI
Bag-gag đứng đợi lấy đồ chẳng ra
Không ngờ hành lý về nhà
Hai ngày chờ đợi đã qua mất rồi
Giáo dân chở đến chợ coi
Va-ly quần aó thử rồi mua ngay
Áo mang hành lễ sửa đây
Đồ dùng mọi thứ hàng ngày Em-maus
Theo chân Chúa lợi biết bao
Gấp trăm hơn cả nơi nào trần gian
Mọi người thương mến lo chăm
Cho mình hết cả vẹn toàn khỏi lo!
Sống gửi - Thác về
Đinh Văn Tiến Hùng
19:23 10/11/2017
“Tiền công của tội lỗi là Sự Chết” ( Roma.6: 23 )
‘Thoạt sinh ra thì đà khóc chóe,
Trần có vui sao chẳng cười khì?’ (*)
Đời người sinh ký tử qui,
Sống là chuẩn bị để ly biệt trần.
Bé thơ ngây hoa đời chớm nở,
Chẳng có gì lo sợ vấn vương,
Bao quanh tràn ngập yêu thương,
Như hoa vừa nở dâng hương ngạt ngào.
Trai trưởng thành nuôi bao mộng đẹp,
Chung quanh ta chật hẹp không gian,
Sự nghiệp, danh vọng, giàu sang,
Đuổi theo đạt được lại càng hăng say.
Gái tự hào soi gương tô điểm,
Vẻ diễm kiều sai khiến lòng người,
Tâm hồn rộng mở thêm tươi,
Tương lai bừng sáng đón mời vào xuân.
Nhưng cuộc đời có đâu đẹp mãi,
Có vui nay, mai lại có sầu,
Hoa kia tươi mãi được đâu,
Con người không thể sống lâu ngàn đời.
Mới ngày nào tuổi thơ tươi thắm,
Mới ngày nào phấn khởi hiên ngang,
Chàng thì sự nghiệp vẻ vang,
Nàng thì rực rỡ cao sang hơn người.
Vừa mới đây tháng ngày thấm thoát,
Giờ lúc này sao khác năm xưa,
Hàm răng đã thấy lưa thưa,
Tóc mây bỗng chốc lại vừa điểm sương.
Xưa nay nhân trần nuôi hy vọng,
Tìm mọi cách xây mộng trường sinh,
Thật không biết lựa sức mình,
Luật trời sinh tử chứng minh tỏ tường.
Suốt đời dù mải mê tích lũy,
Xuôi hai tay nắm giữ được gì,
Đời người sinh ký tử qui,
Sống là cõi tạm, thác là trường sinh.
Luật trời chính là quyền Thượng Đế,
Phúc của mình tích để sau này,
Nếu sống tốt đẹp hôm nay,
Mai sau vĩnh cửu tràn đầy hân hoan.
Hoàng hôn xuống chậm nghiêng soi bóng,
Cô khách dừng chân đứng ngẩn ngơ,
Màn đêm buông phủ lờ mờ,
Bóng người chìm lắng ơ hờ trong đêm.
Lạy Chúa! Là Đường! Là Sự Sống!
Lạy Chúa chính là Đấng tình thương!
Bụi trần che phủ mù sương,
Xin Ngài dìu dắt soi đường con theo.
ĐINH VĂN TIẾN HÙNG
(*)Ghi chú: Trích thơ Nguyễn công Trứ.