Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:43 09/11/2013
THIÊN THẦN MA NÔ VÀ CON CÁ NHỎ
Thiên thần Ma Nô ở trên cây táo bên bờ sông, hơn mười năm tu hành khổ luyện, thiên thần Ma Nô này đến bên hồ Tì Lê, một con cá nhỏ bơi đến gần nói:
- “Thiên thần cứu tôi với vì cá lớn muốn ăn tôi, tôi nhất định đền đáp ơn ngài.”
Thiên thần Ma Nô bèn ôm con cá nhỏ bỏ vào trong hộp và cẩn thận nuôi nó, một hôm cá nhỏ nói:
- “Cái hộp quá nhỏ, đem tôi bỏ vào trong hồ nước nhé !”
Không bao lâu sau đó, cá nhỏ lại nói:
- “Hồ nước quá nhỏ, đem tôi bỏ vào sông Hằng nhé !”
Qua một thời gian, cá nhỏ nói:
- “Tôi quá lớn, đưa tôi ra biển cả nhé.”
Khi Ma Nô ôm cá nhỏ lên, nó nói:
- “Cám ơn ngài luôn giúp đỡ tôi.”
Hóa ra con cá nhỏ này chính là hóa thân của Phạn Thiên, ông ta nhìn thấy Ma Nô tích cực khổ luyện thì rất cảm động, bèn tự mình hóa thân thành con cá nhỏ là muốn cứu thiên thần và động vật thoát khỏi sự chết.
Từ đó về sau trọng trách lớn này là do Ma Nô tiếp tục gánh vác.
(Truyện thần thoại Ấn Độ)
Suy tư:
Vì cảm động sự tu luyện của thần Ma Nô mà đại thần Phạn Thiên hóa thành con cá để cứu giúp ông ta, lại còn trao cho ông ta chức vụ trọng đại là cứu thiên thần và động vật khỏi sự chết, câu truyện thần thoại này làm cho chúng ta phải suy nghĩ đến việc giáng trần cứu thế của Đức Chúa Giê-su.
Thánh Gioan tông đồ đã dạy chúng ta rằng:
“Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời,
Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên Chúa,
và Ngôi Lời là Thiên Chúa.”(Ga 1, 1)
Đức Chúa Giê-su là Thiên Chúa, Ngài đã xuống thế làm người để cứu chuộc nhân loại đang sống trong tội lỗi, dưới sự thống trị của ma quỷ, Ngài đã sống một cuộc đời như con người bình thường –ngoại trừ tội lỗi- để chia sẻ những nỗi vui buồn của nhân loại, và tột đình của sự chia sẻ ấy là Ngài đón nhận hy sinh bằng những cực hình và cuối cùng chết trên cây thập giá, được mai táng trong mồ đá và ba ngày sau thì sống lại. Đó chính là bằng chứng lớn nhất, rõ ràng nhất để chứng minh rằng Đức Chúa Giê-su là Thiên Chúa thật và là người thật.
Khi đọc truyện thần thoại có lẽ chúng ta cho là nhãm nhí và cười vui, nhưng nếu chúng ta hồi tâm đôi chút thì thấy rằng, các dân tộc trên thế giới, ngay từ xa xưa đã có khuynh hướng –dù là mơ hồ- về việc con người đang sống trong sự đau khổ và mong muốn có một vị thần đến để giải thoát họ…
Thiên Chúa qua Thánh Kinh đã mặc khải cho chúng ta biết điều ấy qua việc giáng trần của Đức Chúa Giê-su, và chúng ta là những kẻ có phúc nhất khi tin vào mầu nhiệm giáng thế của Ngài, để nhờ Ngài mà chúng ta cũng được chia sẻ vào hạnh phúc thiên đàng với Thiên Chúa Ba Ngôi…
---------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Thiên thần Ma Nô ở trên cây táo bên bờ sông, hơn mười năm tu hành khổ luyện, thiên thần Ma Nô này đến bên hồ Tì Lê, một con cá nhỏ bơi đến gần nói:
- “Thiên thần cứu tôi với vì cá lớn muốn ăn tôi, tôi nhất định đền đáp ơn ngài.”
Thiên thần Ma Nô bèn ôm con cá nhỏ bỏ vào trong hộp và cẩn thận nuôi nó, một hôm cá nhỏ nói:
- “Cái hộp quá nhỏ, đem tôi bỏ vào trong hồ nước nhé !”
Không bao lâu sau đó, cá nhỏ lại nói:
- “Hồ nước quá nhỏ, đem tôi bỏ vào sông Hằng nhé !”
Qua một thời gian, cá nhỏ nói:
- “Tôi quá lớn, đưa tôi ra biển cả nhé.”
Khi Ma Nô ôm cá nhỏ lên, nó nói:
- “Cám ơn ngài luôn giúp đỡ tôi.”
Hóa ra con cá nhỏ này chính là hóa thân của Phạn Thiên, ông ta nhìn thấy Ma Nô tích cực khổ luyện thì rất cảm động, bèn tự mình hóa thân thành con cá nhỏ là muốn cứu thiên thần và động vật thoát khỏi sự chết.
Từ đó về sau trọng trách lớn này là do Ma Nô tiếp tục gánh vác.
(Truyện thần thoại Ấn Độ)
Suy tư:
Vì cảm động sự tu luyện của thần Ma Nô mà đại thần Phạn Thiên hóa thành con cá để cứu giúp ông ta, lại còn trao cho ông ta chức vụ trọng đại là cứu thiên thần và động vật khỏi sự chết, câu truyện thần thoại này làm cho chúng ta phải suy nghĩ đến việc giáng trần cứu thế của Đức Chúa Giê-su.
Thánh Gioan tông đồ đã dạy chúng ta rằng:
“Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời,
Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên Chúa,
và Ngôi Lời là Thiên Chúa.”(Ga 1, 1)
Đức Chúa Giê-su là Thiên Chúa, Ngài đã xuống thế làm người để cứu chuộc nhân loại đang sống trong tội lỗi, dưới sự thống trị của ma quỷ, Ngài đã sống một cuộc đời như con người bình thường –ngoại trừ tội lỗi- để chia sẻ những nỗi vui buồn của nhân loại, và tột đình của sự chia sẻ ấy là Ngài đón nhận hy sinh bằng những cực hình và cuối cùng chết trên cây thập giá, được mai táng trong mồ đá và ba ngày sau thì sống lại. Đó chính là bằng chứng lớn nhất, rõ ràng nhất để chứng minh rằng Đức Chúa Giê-su là Thiên Chúa thật và là người thật.
Khi đọc truyện thần thoại có lẽ chúng ta cho là nhãm nhí và cười vui, nhưng nếu chúng ta hồi tâm đôi chút thì thấy rằng, các dân tộc trên thế giới, ngay từ xa xưa đã có khuynh hướng –dù là mơ hồ- về việc con người đang sống trong sự đau khổ và mong muốn có một vị thần đến để giải thoát họ…
Thiên Chúa qua Thánh Kinh đã mặc khải cho chúng ta biết điều ấy qua việc giáng trần của Đức Chúa Giê-su, và chúng ta là những kẻ có phúc nhất khi tin vào mầu nhiệm giáng thế của Ngài, để nhờ Ngài mà chúng ta cũng được chia sẻ vào hạnh phúc thiên đàng với Thiên Chúa Ba Ngôi…
---------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:45 09/11/2013
Chúa Nhật 32 THƯỜNG NIÊN
Tin mừng : Lc 20, 27-38
“Đức Chúa không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, nhưng là Thiên Chúa của kẻ sống.”
Anh chị em thân mến,
Trong bài Tin Mừng hôm nay Đức Chúa Giê-su đã mạc khải cho chúng ta một điều là Thiên Chúa mà chúng ta tôn thờ không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, nhưng là Thiên Chúa của kẻ sống. Đó là một mạc khải vui mừng và hy vọng cho nhân loại và cho chúng ta –những người Ki-tô hữu- tin vào sự sống đời sau.
Thiên Chúa là sự sống
Thiên Chúa của kẻ sống, cũng có nghĩa Ngài là chủ sự sống của mọi loài tạo vật, chính Ngài đã tạo dựng và đem sự sống vào trần gian với tất cả sự cao quý của nó. Từ một cõi hoang vu hỗn độn, Thiên Chúa đã làm cho trái đất trở nên tốt lành bởi những mầm sống của thảo mộc, của thú vật và của con người.
Những người thuộc nhóm Xa-đốc đã không tin có sự sống lại nên đã đến hỏi Đức Chúa Giê-su , và Ngài đã trả lời rất minh bạch cho họ nghe rồi Ngài kết luận: đối với Thiên Chúa tất cả đều đang sống.
Một cánh rừng xanh tươi tốt đẹp đang bị cày phá vì ích kỷ của con người, một bông hoa đang nở chưa đến lúc tàn thì bị con người thô bạo ngắt đi đem về thưởng thức một mình, một sự sống đang hình thành trong bụng mẹ đã bị chính mẹ và ba nó giết đi vì muốn sống ích kỷ hưởng thụ.v.v… cây cỏ cũng có sự sống của loài cây cỏ, thú vật cũng có sự sống của loài thú vật, con người cũng có sự sống của con người, tất cả sự sống này đều được Thiên Chúa ban cho, nhất là con người, để chia sẻ tình yêu và vinh quang của Thiên Chúa đang thực hiện giữa loài người trong vũ trụ này.
Con người ta vì một lý do duy nhất là ích kỷ và hưởng thụ, nên đã phá rừng làm hại môi trường, và trong một ngày –trên thế giới- đã giết hàng trăm ngàn thai nhi đang còn trong bụng mẹ, con số này nhiều hơn cả chiến tranh hạt nhân bùng nổ…
Thiên Chúa là nguồn gốc của sự sống, nên tất cả những gì được xuất phát từ văn hoá sự chết đều trở thành kẻ đối đầu với Thiên Chúa, văn hoá sự chết là hưởng thụ ích kỷ, là cổ võ phá thai, là sống vô luân và loan truyền cuộc sống này cho mọi người. Họ quên mất rằng Thiên Chúa là chủ sự sống và mỗi con người trên thế gian này đều có bổn phận góp tay với Ngài để bảo vệ sự sống, dù sự sống này đang tiến triển để hình thành con người hoặc chưa hình thành đang còn trong bụng mẹ nó…
Đức Chúa Giê-su, Đấng tái sinh con người
Sự chết đã nhập vào thế gian do tội lỗi, đó là lời dạy của thánh Phao-lô tông đồ, và như thế chúng ta có thể khẳng định rằng, ma quỷ là những kẻ đã gieo rắc văn hoá sự chết vào trong thế gian với những đam mê dục vọng và thích lối sống hưởng thụ ích kỷ.
Đức Chúa Giê-su –Đấng Thiên Chúa làm người- đã rành mạch tuyên bố: “Con cái đời này cưới vợ lấy chồng, chứ những ai được xét là đáng hưởng phúc đời sau và sống lại từ cõi chết, thì không cưới vợ cũng chẳng lấy chồng. Quả thật, họ không chết nữa…” . Được sống đời sau là ai, đó là những người đã được Máu Con Chiên là Đức Chúa Giê-su rửa sạch, là những người tin vào Đức Chúa Giê-su là Đấng cừu độ, là những người biết trân trọng và biết loan truyền văn hoá sự sống của Thiên Chúa cho tha nhân, bởi vì Thiên Chúa thì làm cho sống còn ma quỷ thì làm cho chết, và ai thuộc về Đức Chúa Giê-su thì sẽ được sống đời đời, đó là chân lý và là nền tảng của văn hoá sự sống.
Anh chị em than mến,
Có hôm qua, hôm nay và ngày mai;
có năm ngoái, năm nay và sang năm;
có quá khứ, hiện tại và tương lai;
thì đương nhiên cũng có đời trước, đời nay và đời sau .
Đời sau là sự sống lại với Thiên Chúa để sống đời đời, hoặc là để chết đời đời trong hoả ngục với ma quỷ.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Tin mừng : Lc 20, 27-38
“Đức Chúa không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, nhưng là Thiên Chúa của kẻ sống.”
Anh chị em thân mến,
Trong bài Tin Mừng hôm nay Đức Chúa Giê-su đã mạc khải cho chúng ta một điều là Thiên Chúa mà chúng ta tôn thờ không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, nhưng là Thiên Chúa của kẻ sống. Đó là một mạc khải vui mừng và hy vọng cho nhân loại và cho chúng ta –những người Ki-tô hữu- tin vào sự sống đời sau.
Thiên Chúa là sự sống
Thiên Chúa của kẻ sống, cũng có nghĩa Ngài là chủ sự sống của mọi loài tạo vật, chính Ngài đã tạo dựng và đem sự sống vào trần gian với tất cả sự cao quý của nó. Từ một cõi hoang vu hỗn độn, Thiên Chúa đã làm cho trái đất trở nên tốt lành bởi những mầm sống của thảo mộc, của thú vật và của con người.
Những người thuộc nhóm Xa-đốc đã không tin có sự sống lại nên đã đến hỏi Đức Chúa Giê-su , và Ngài đã trả lời rất minh bạch cho họ nghe rồi Ngài kết luận: đối với Thiên Chúa tất cả đều đang sống.
Một cánh rừng xanh tươi tốt đẹp đang bị cày phá vì ích kỷ của con người, một bông hoa đang nở chưa đến lúc tàn thì bị con người thô bạo ngắt đi đem về thưởng thức một mình, một sự sống đang hình thành trong bụng mẹ đã bị chính mẹ và ba nó giết đi vì muốn sống ích kỷ hưởng thụ.v.v… cây cỏ cũng có sự sống của loài cây cỏ, thú vật cũng có sự sống của loài thú vật, con người cũng có sự sống của con người, tất cả sự sống này đều được Thiên Chúa ban cho, nhất là con người, để chia sẻ tình yêu và vinh quang của Thiên Chúa đang thực hiện giữa loài người trong vũ trụ này.
Con người ta vì một lý do duy nhất là ích kỷ và hưởng thụ, nên đã phá rừng làm hại môi trường, và trong một ngày –trên thế giới- đã giết hàng trăm ngàn thai nhi đang còn trong bụng mẹ, con số này nhiều hơn cả chiến tranh hạt nhân bùng nổ…
Thiên Chúa là nguồn gốc của sự sống, nên tất cả những gì được xuất phát từ văn hoá sự chết đều trở thành kẻ đối đầu với Thiên Chúa, văn hoá sự chết là hưởng thụ ích kỷ, là cổ võ phá thai, là sống vô luân và loan truyền cuộc sống này cho mọi người. Họ quên mất rằng Thiên Chúa là chủ sự sống và mỗi con người trên thế gian này đều có bổn phận góp tay với Ngài để bảo vệ sự sống, dù sự sống này đang tiến triển để hình thành con người hoặc chưa hình thành đang còn trong bụng mẹ nó…
Đức Chúa Giê-su, Đấng tái sinh con người
Sự chết đã nhập vào thế gian do tội lỗi, đó là lời dạy của thánh Phao-lô tông đồ, và như thế chúng ta có thể khẳng định rằng, ma quỷ là những kẻ đã gieo rắc văn hoá sự chết vào trong thế gian với những đam mê dục vọng và thích lối sống hưởng thụ ích kỷ.
Đức Chúa Giê-su –Đấng Thiên Chúa làm người- đã rành mạch tuyên bố: “Con cái đời này cưới vợ lấy chồng, chứ những ai được xét là đáng hưởng phúc đời sau và sống lại từ cõi chết, thì không cưới vợ cũng chẳng lấy chồng. Quả thật, họ không chết nữa…” . Được sống đời sau là ai, đó là những người đã được Máu Con Chiên là Đức Chúa Giê-su rửa sạch, là những người tin vào Đức Chúa Giê-su là Đấng cừu độ, là những người biết trân trọng và biết loan truyền văn hoá sự sống của Thiên Chúa cho tha nhân, bởi vì Thiên Chúa thì làm cho sống còn ma quỷ thì làm cho chết, và ai thuộc về Đức Chúa Giê-su thì sẽ được sống đời đời, đó là chân lý và là nền tảng của văn hoá sự sống.
Anh chị em than mến,
Có hôm qua, hôm nay và ngày mai;
có năm ngoái, năm nay và sang năm;
có quá khứ, hiện tại và tương lai;
thì đương nhiên cũng có đời trước, đời nay và đời sau .
Đời sau là sự sống lại với Thiên Chúa để sống đời đời, hoặc là để chết đời đời trong hoả ngục với ma quỷ.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:47 09/11/2013
N2T |
6. Mỗi người nên tán dương cuộc sống tận lực của mình, mà không nên chỉ lấy cuộc sống của người khác làm vinh quang của mình.
(Thánh Francis of Assisi)------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi tuần một “Chuyện Rất Ngắn”
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:49 09/11/2013
CHÚA KI-TÔ THỨ HAI
Cha cố làm cha sở họ đạo rất lớn, giáo dân rất thích đến xưng tội với ngài mà ít đến xưng tôi với cha phó, thầy giúp xứ đem vấn đề này hỏi ngài, và ngài trả lời:
- “Trong tòa giải tội hiện diện nổi bật nhất chính là lòng thương xót và yêu thương của Chúa, khi giáo dân đến xưng tội mà cha giải tội cứ nạt nộ, hạch hỏi, gắt gỏng, thì rõ ràng là ngài đang bôi bác lòng thương xót và tình yêu thương của Chúa, hơn nữa, giáo dân đắc tội là đắc tội với Chúa, linh mục chỉ là đại diện Ngài mà tha tội cho họ mà thôi, cho nên phải hiền lành, nhẫn nại, yêu thương và thông cảm với hối nhân như Đức Chúa Giê-su đã làm vậy.”
------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Cha cố làm cha sở họ đạo rất lớn, giáo dân rất thích đến xưng tội với ngài mà ít đến xưng tôi với cha phó, thầy giúp xứ đem vấn đề này hỏi ngài, và ngài trả lời:
- “Trong tòa giải tội hiện diện nổi bật nhất chính là lòng thương xót và yêu thương của Chúa, khi giáo dân đến xưng tội mà cha giải tội cứ nạt nộ, hạch hỏi, gắt gỏng, thì rõ ràng là ngài đang bôi bác lòng thương xót và tình yêu thương của Chúa, hơn nữa, giáo dân đắc tội là đắc tội với Chúa, linh mục chỉ là đại diện Ngài mà tha tội cho họ mà thôi, cho nên phải hiền lành, nhẫn nại, yêu thương và thông cảm với hối nhân như Đức Chúa Giê-su đã làm vậy.”
------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Dựa vào lời Chúa để hy vọng
P/tế : GB Nguyễn Định
09:36 09/11/2013
SỐNG VÀ CHIA SẺ LỜI CHÚA-CN32TN-C
Chủ đề : DỰA VÀO LỜI CHÚA ĐỂ HY VỌNG
Các Gia đình-Nhóm-Qúy chức-Hội đoàn…cần ngồi lại chia sẻ kinh nghiệm Sống Sống trước họăc sau Thánh Lễ, đễ mỗi tín hữu dần dần trở nên giống Chúa trong lời nói, phản ứng, hành động. Nhìn vào đó, mọi người sẽ thấy ta là Môn đệ của Ngài.
A- Mọi người cùng chia sẻ dưới sự dẫn dắt của Thánh Linh:
Bài đọc 1: Sách Ma-ca-bê 7:1-2; 9-14= Chúng tôi sẽ sống lại:
Câu chuyện kể có bảy anh em bị bắt cùng với bà mẹ, người anh đã lên tiếng nói với vua An-ti-ô-khô: “Vua muốn tra hỏi chúng tôi cái gì? Vua muốn biết điều gì? Chúng tôi sẵn sàng thà chết chẳng thà vi phạm luật pháp của cha ông chúng tôi.” (câu 2)
Người anh đã cho biết nếu chúng tôi chết vì luật pháp của vua vũ trụ, thì Người cũng sẽ cho chúng tôi sống lại. Tất cả bốn anh em đã bị tra tấn dã man; nhưng họ cùng một lòng, can đảm nói với vua là chúng tôi: “Thà chết vì tay người đời đang khi dựa vào Lời Thiên Chúa mà hy vọng sẽ được Người cho sống lại…” (x. câu 9-14)
1/ Cách tôi đang chống lại những bất công trong hoàn cảnh hiện tại?
2/ Những câu Kinh Thánh nào giúp bạn can đam vượt qua sóng gió?
Bài đọc 2: 2 Thê-xa-lô-nica 2:16-17;3:1-5)= Yên ủi và Sức mạnh:
Một trong những nét đẹp nhất của đức tin người Tín hữu là hy vọng vào tương lai. Phaolô đã khuyên những điều rất cần hôm nay là anh em hãy đứng vững và nắm giữ và thực hành Lời Chúa bằng lời nói hay bằng thư từ để yên ủi và nhắc bảo nhau: Xin Thiên Chúa là Cha, Đấng yêu thương đã dùng ân sủng mà ban cho chúng ta niềm an ủi bất diệt và niềm cậy trông vững mạnh. (câu 16-17)
Thánh Phaolô cũng tha thiết nhắc nhở bạn và tôi hãy tìm mọi cách phát triển Lời Chúa thật nhiều trong gia đình, cộng đoàn và xã hội: “Anh em hãy cầu nguyện cho chúng tôi, để Lời Chúa được phổ biến mau chóng và được tôn vinh…” (x. 2 Tx 3, 1-5)
1/ Những phương cách giúp người Tín hữu có niềm hy vọng tốt đẹp?
2/ Kế hoạch bạn đang nỗ lực phát triển Lời Chúa trong Gia đình?
Tin Mừng: Luca 20:27-38= Thiên Chúa của kẻ Sống:
Nhóm Xa-đốc là một nhóm người Do thái cao cấp trong các thầy tế lễ và giới qúi tộc giầu có.; nhưng họ trống rỗng, chỉ có hình thức. Họ chấp nhận thế giới vật chất và phản đối sự sống lại. cho nên Đức Giêsu nói với họ: Con cái đời này cưới vợ lấy chồng, chứ những ai được xét là đáng hưởng hạnh phúc đời sau và sống lại từ cõi chết, thì cưới vợ cũng chẳng lấy chồng.” (câu 34-35)
Trước hết Chúa Giêsu muốn nhấn mạnh rằng tình trạng khi sống lại sẽ không giống như khi còn ở trên đất. Vì không có sự chết nên không cần phải nối dõi dòng giống, không cần phải sinh sản: “Người không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, nhưng là Thiên Chúa của kẻ sống. Vì đối Người, tất cả đều đang sống.” (câu 38). Câu này Chúa cũng muốn nói với ta, nếu ai đang chết đi cho tội lỗi, ai đóng đanh tính xác thịt mình và thập giá cùng Đức Kitô là dứt khòat từ bỏ tội lỗi cùng các tật xấu và đam mê thì không phải chỉ sống lại sau khi chết, mà đã được sống lại với Chúa từ bây giờ rồi. Chúng ta sẻ được biến đổi, để nên giống Đức Kitô. (x. 1 Tx 4, 17-18)
1/ Làm sao tôi biết hằng ngày tôi hằng chết và sống lại với Đức Kitô?
2/ Đức Giêsu nói Thiên Chúa là Chúa của kẻ sống, ý dạy tôi điều gì?
3/ Làm sao để gia đình bạn và tôi được sống lại với Chúa từ bây giờ?
B- Câu Kinh Thánh bạn và tôi chọn Sống tuần này :
NGƯỜI KHÔNG PHẢI LÀ Thiên Chúa CỦA KẺ CHẾT, NHƯNG LÀ Thiên Chúa CỦA KẺ SỐNG. (Lc 20: 38)
(He is not God of the dead, but of the living.)
-Tôi không phạm tôi nữa là tôi đang sống lại với Chúa bây giờ.
-Bạn sống lại nhờ Lời ban sự sống và quyền năng của ThánhLinh
C- Tôi cầu nguyện và Sống cầu nguyện: (Prayer in Action)
Lạy Cha, thánh Phaolô đã tha thiết xin anh em cầu nguyện cho chúng tôi, để Lời Chúa được phổ biến mau chóng và được tôn vinh (2Tx 3,1). Mọi Tín hữu chúng con quyết tâm tổ chức học hỏi Kinh Thánh khắp trong các gia đình, giáo xứ và cộng đoàn, như Giáo Hội đang cổ động hô hào từ Công đồng Vatican II hơn bốn chục năm qua. Con noi gương Mẹ Maria lắng nghe Lời Chúa và suy đi nghì lại trong lòng , để đem ra thực hành trong đời sống (Lc 2, 19)
* Chúng con cầu xin Chúa !!!
P/tế : GB Nguyễn Định * Mời thăm: www.ChiaseLoiChua.com
Chủ đề : DỰA VÀO LỜI CHÚA ĐỂ HY VỌNG
Các Gia đình-Nhóm-Qúy chức-Hội đoàn…cần ngồi lại chia sẻ kinh nghiệm Sống Sống trước họăc sau Thánh Lễ, đễ mỗi tín hữu dần dần trở nên giống Chúa trong lời nói, phản ứng, hành động. Nhìn vào đó, mọi người sẽ thấy ta là Môn đệ của Ngài.
A- Mọi người cùng chia sẻ dưới sự dẫn dắt của Thánh Linh:
Bài đọc 1: Sách Ma-ca-bê 7:1-2; 9-14= Chúng tôi sẽ sống lại:
Câu chuyện kể có bảy anh em bị bắt cùng với bà mẹ, người anh đã lên tiếng nói với vua An-ti-ô-khô: “Vua muốn tra hỏi chúng tôi cái gì? Vua muốn biết điều gì? Chúng tôi sẵn sàng thà chết chẳng thà vi phạm luật pháp của cha ông chúng tôi.” (câu 2)
Người anh đã cho biết nếu chúng tôi chết vì luật pháp của vua vũ trụ, thì Người cũng sẽ cho chúng tôi sống lại. Tất cả bốn anh em đã bị tra tấn dã man; nhưng họ cùng một lòng, can đảm nói với vua là chúng tôi: “Thà chết vì tay người đời đang khi dựa vào Lời Thiên Chúa mà hy vọng sẽ được Người cho sống lại…” (x. câu 9-14)
1/ Cách tôi đang chống lại những bất công trong hoàn cảnh hiện tại?
2/ Những câu Kinh Thánh nào giúp bạn can đam vượt qua sóng gió?
Bài đọc 2: 2 Thê-xa-lô-nica 2:16-17;3:1-5)= Yên ủi và Sức mạnh:
Một trong những nét đẹp nhất của đức tin người Tín hữu là hy vọng vào tương lai. Phaolô đã khuyên những điều rất cần hôm nay là anh em hãy đứng vững và nắm giữ và thực hành Lời Chúa bằng lời nói hay bằng thư từ để yên ủi và nhắc bảo nhau: Xin Thiên Chúa là Cha, Đấng yêu thương đã dùng ân sủng mà ban cho chúng ta niềm an ủi bất diệt và niềm cậy trông vững mạnh. (câu 16-17)
Thánh Phaolô cũng tha thiết nhắc nhở bạn và tôi hãy tìm mọi cách phát triển Lời Chúa thật nhiều trong gia đình, cộng đoàn và xã hội: “Anh em hãy cầu nguyện cho chúng tôi, để Lời Chúa được phổ biến mau chóng và được tôn vinh…” (x. 2 Tx 3, 1-5)
1/ Những phương cách giúp người Tín hữu có niềm hy vọng tốt đẹp?
2/ Kế hoạch bạn đang nỗ lực phát triển Lời Chúa trong Gia đình?
Tin Mừng: Luca 20:27-38= Thiên Chúa của kẻ Sống:
Nhóm Xa-đốc là một nhóm người Do thái cao cấp trong các thầy tế lễ và giới qúi tộc giầu có.; nhưng họ trống rỗng, chỉ có hình thức. Họ chấp nhận thế giới vật chất và phản đối sự sống lại. cho nên Đức Giêsu nói với họ: Con cái đời này cưới vợ lấy chồng, chứ những ai được xét là đáng hưởng hạnh phúc đời sau và sống lại từ cõi chết, thì cưới vợ cũng chẳng lấy chồng.” (câu 34-35)
Trước hết Chúa Giêsu muốn nhấn mạnh rằng tình trạng khi sống lại sẽ không giống như khi còn ở trên đất. Vì không có sự chết nên không cần phải nối dõi dòng giống, không cần phải sinh sản: “Người không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, nhưng là Thiên Chúa của kẻ sống. Vì đối Người, tất cả đều đang sống.” (câu 38). Câu này Chúa cũng muốn nói với ta, nếu ai đang chết đi cho tội lỗi, ai đóng đanh tính xác thịt mình và thập giá cùng Đức Kitô là dứt khòat từ bỏ tội lỗi cùng các tật xấu và đam mê thì không phải chỉ sống lại sau khi chết, mà đã được sống lại với Chúa từ bây giờ rồi. Chúng ta sẻ được biến đổi, để nên giống Đức Kitô. (x. 1 Tx 4, 17-18)
1/ Làm sao tôi biết hằng ngày tôi hằng chết và sống lại với Đức Kitô?
2/ Đức Giêsu nói Thiên Chúa là Chúa của kẻ sống, ý dạy tôi điều gì?
3/ Làm sao để gia đình bạn và tôi được sống lại với Chúa từ bây giờ?
B- Câu Kinh Thánh bạn và tôi chọn Sống tuần này :
NGƯỜI KHÔNG PHẢI LÀ Thiên Chúa CỦA KẺ CHẾT, NHƯNG LÀ Thiên Chúa CỦA KẺ SỐNG. (Lc 20: 38)
(He is not God of the dead, but of the living.)
-Tôi không phạm tôi nữa là tôi đang sống lại với Chúa bây giờ.
-Bạn sống lại nhờ Lời ban sự sống và quyền năng của ThánhLinh
C- Tôi cầu nguyện và Sống cầu nguyện: (Prayer in Action)
Lạy Cha, thánh Phaolô đã tha thiết xin anh em cầu nguyện cho chúng tôi, để Lời Chúa được phổ biến mau chóng và được tôn vinh (2Tx 3,1). Mọi Tín hữu chúng con quyết tâm tổ chức học hỏi Kinh Thánh khắp trong các gia đình, giáo xứ và cộng đoàn, như Giáo Hội đang cổ động hô hào từ Công đồng Vatican II hơn bốn chục năm qua. Con noi gương Mẹ Maria lắng nghe Lời Chúa và suy đi nghì lại trong lòng , để đem ra thực hành trong đời sống (Lc 2, 19)
* Chúng con cầu xin Chúa !!!
P/tế : GB Nguyễn Định * Mời thăm: www.ChiaseLoiChua.com
Sự Sống Đời Đời
Lm. John Nguyễn
10:40 09/11/2013
Sự Sống Đời Đời
Theo quy luật của kiếp nhân sinh, con người được sinh ra, lớn lên, già yếu, bệnh tật và chết đi. Không ai có thể thoát khỏi vòng quy luật này. Tuy nhiên, người ta vẫn đặt câu hỏi. Sau khi chết con người sẽ đi về đâu?
Nhóm Xa-đốc đến gặp Chúa Giê-su. Nhóm này chủ chương không có sự sống lại, họ đặt câu hỏi cho Chúa Giê-su qua câu chuyện: " Có bảy người anh em lấy một phụ nữ. Sau đó, tất cả điều phải chết đi mà không để lại đứa con nào. Cuối cùng, người đàn bà ấy cũng chết đi. Vậy trong ngày sống lại, người đàn bà ấy sẽ là vợ của ai, vì cả bảy đều đã lấy nàng làm vợ?". Câu hỏi này không chỉ nhóm Xa-đốc đặt ra cho Chúa Giê-su về việc sống lại mà ngày cả thời đại này con người vẫn đang tìm câu giải đáp.
Theo thuyết luân hồi của đạo Phật, người ta tin vong hồn sẽ đầu thai vào một thân xác nào đó và trở thành một kiếp khác theo quy luật nhân quả quy định. Giáo lý nhà Phật gọi là vòng luân hồi. Nó cứ mãi chuyển xoay đến khi nào linh hồn rũ sạch hết bụi trần. Giáo thuyết nhấn mạnh đến cái nghiệp quả của người kiếp trước. Vì vậy, họ tin rằng cái nghiệp đó sẽ được diệt sạch bằng việc tu tâm và lòng từ bi thì được siêu thoát.
Nhưng với ánh sáng Tin mừng hôm nay, Chúa Giê-su đã cho chúng ta câu giải đáp. Khi con người sống lại, những ai được xét và được hưởng phúc đời sau và được sống lại từ cõi chết, thì không còn cưới vợ gã chồng. Họ không thể chết nữa, vì được ngang hàng với các thiên thần. Tất cả là con cái của Thiên Chúa và được hưởng viễn mãn trên thiên đàng. Tất nhiên, người phụ nữa đó cũng chẳng thuộc về ai cả.
Ở đời con người thường tự giới hạn vào mình trong một không gian, lệ thuộc về một người nào đó, hay sở hữu những thứ mà ta có, chúng ta tự ràng buộc mình bởi những thứ thuộc về thế gian. Người ta cố bám víu vào nó như là thước đo cho những giá trị hạnh phúc ở đời. Cho nên, những người Xa-đốc, họ vẫn còn mang nặng mùi theo kiểu trần tục trong việc vợ chồng, rồi họ đặt ra vấn đề cô ta sẽ thuộc về ai?. Ngẫm nghĩ sự đời, người ta vẫn thường nói: "Chết rồi cũng không buông tha".
Đời người thật mong manh, chóng qua, ta sẽ làm gì khi ta đang sống trên trần gian này?. Nhạc sĩ Hoài An đã viết:
"Nếu chỉ còn một ngày để sống, người đưa tôi về đến quê nhà.
Để tôi thăm làng xưa nguồn cội, cho tôi mơ, mơ tiếng Mẹ Cha.
Nếu chỉ còn một ngày để sống, người cho tôi một khúc kinh cầu.
Người tôi thương êm ấm môi cười, cho con tôi bước đời yên vui.
Nếu chỉ còn một ngày để sống, làm sao ta trả ơn cuộc đời"
(Nếu chỉ còn một ngày để sống)
Dựa trên các quan niệm về đời sau, chúng ta có thể nhận thấy rằng, con người luôn khao khát tìm kiếm chân lý để làm cứu cánh và định hướng đi cho cuộc đời. Lòng khát khao đó giúp cho con người sống mỗi ngày để hoàn thiện bản thân mình, thì Thiên Chúa là con đường cho ta bước theo, là ánh sáng dẫn bước chúng ta. Ngài là ánh, là chân lý vĩnh cửu và trường tồn. Ánh sáng Phục sinh của Chúa Ki-tô thắp lên niềm tin và hy vọng cho tất cả nhân loại nhân để nhận biết sự sống chiết suất từ Thiên Chúa. "Ai tin vào Ta sẽ được sống đời đời." mà Giáo Hội mời gọi chúng ta hãy luôn nhớ cầu nguyện cho người thân và các linh hồn trong tháng 11 này.
Niềm tin và hy vọng của chúng ta đặt nơi Chúa Phục Sinh thì chúng ta cũng được sống lại với Ngài và hưởng phúc trên thiên đàng. Sự sống này chỉ thay đổi, chứ không mất đi. Với niềm xác tín vào sự sống đời đời, chúng ta sẽ biết chọn cho mình cách sống và hướng đi ở đời này sao cho xứng hợp với giá trị cõi phúc vĩnh cửu đời sau, chính là do cách chọn lựa của mỗi người chúng ta sống trên trần gian này. "Lời lãi cả thế gian mà mất linh hồn thì được gì?."
Lạy Chúa, hằng ngày con vẫn nghe Lời Chúa dặn bảo, khuyên răn, nhưng tâm hồn con thì vẫn còn xa Chúa. Con biết một ngày kia con sẽ từ giả cõi đời này, nhưng nơi sâu thẳm cõi lòng con vẫn còn tham lam của cải, danh vọng và lạc thú chóng qua và tạm bợ. Con vẫn biết trần gian là quán trọ để dừng chân, nhưng chân con vẫn chạy theo những thứ có thể giết chết thể xác và linh hồn. Bóng tối của sự dữ và tội ác đang vây bủa quanh con. Sự kiêu ngạo, lòng hận thù, gian ác và lọc lừa vẫn đang xâm chiếm, nó phá hủy và xé nát tâm hồn con. Con không có được giây phút bình an thật sự trong tâm hồn. Dòng đời là những chuỗi ngày đau khổ và đắng cay, vì con chưa tìm gặp được Chúa.
Lời Chúa hôm nay cho con hy vọng và niềm tin rằng, Chúa đang cần con có một khoảng trống trong thinh lặng, trong những giây phút cầu nguyện để gặp gỡ Chúa và để nhìn lại bản thân, nhất là cho con biết mở cỏi lòng để cho Chúa ngự trị. Xin Ngài thương xót và cứu rỗi linh hồn con cả đời này và đời sau. Amen.
Lm. John Nguyễn, Utica, New York.
Theo quy luật của kiếp nhân sinh, con người được sinh ra, lớn lên, già yếu, bệnh tật và chết đi. Không ai có thể thoát khỏi vòng quy luật này. Tuy nhiên, người ta vẫn đặt câu hỏi. Sau khi chết con người sẽ đi về đâu?
Nhóm Xa-đốc đến gặp Chúa Giê-su. Nhóm này chủ chương không có sự sống lại, họ đặt câu hỏi cho Chúa Giê-su qua câu chuyện: " Có bảy người anh em lấy một phụ nữ. Sau đó, tất cả điều phải chết đi mà không để lại đứa con nào. Cuối cùng, người đàn bà ấy cũng chết đi. Vậy trong ngày sống lại, người đàn bà ấy sẽ là vợ của ai, vì cả bảy đều đã lấy nàng làm vợ?". Câu hỏi này không chỉ nhóm Xa-đốc đặt ra cho Chúa Giê-su về việc sống lại mà ngày cả thời đại này con người vẫn đang tìm câu giải đáp.
Theo thuyết luân hồi của đạo Phật, người ta tin vong hồn sẽ đầu thai vào một thân xác nào đó và trở thành một kiếp khác theo quy luật nhân quả quy định. Giáo lý nhà Phật gọi là vòng luân hồi. Nó cứ mãi chuyển xoay đến khi nào linh hồn rũ sạch hết bụi trần. Giáo thuyết nhấn mạnh đến cái nghiệp quả của người kiếp trước. Vì vậy, họ tin rằng cái nghiệp đó sẽ được diệt sạch bằng việc tu tâm và lòng từ bi thì được siêu thoát.
Nhưng với ánh sáng Tin mừng hôm nay, Chúa Giê-su đã cho chúng ta câu giải đáp. Khi con người sống lại, những ai được xét và được hưởng phúc đời sau và được sống lại từ cõi chết, thì không còn cưới vợ gã chồng. Họ không thể chết nữa, vì được ngang hàng với các thiên thần. Tất cả là con cái của Thiên Chúa và được hưởng viễn mãn trên thiên đàng. Tất nhiên, người phụ nữa đó cũng chẳng thuộc về ai cả.
Ở đời con người thường tự giới hạn vào mình trong một không gian, lệ thuộc về một người nào đó, hay sở hữu những thứ mà ta có, chúng ta tự ràng buộc mình bởi những thứ thuộc về thế gian. Người ta cố bám víu vào nó như là thước đo cho những giá trị hạnh phúc ở đời. Cho nên, những người Xa-đốc, họ vẫn còn mang nặng mùi theo kiểu trần tục trong việc vợ chồng, rồi họ đặt ra vấn đề cô ta sẽ thuộc về ai?. Ngẫm nghĩ sự đời, người ta vẫn thường nói: "Chết rồi cũng không buông tha".
Đời người thật mong manh, chóng qua, ta sẽ làm gì khi ta đang sống trên trần gian này?. Nhạc sĩ Hoài An đã viết:
"Nếu chỉ còn một ngày để sống, người đưa tôi về đến quê nhà.
Để tôi thăm làng xưa nguồn cội, cho tôi mơ, mơ tiếng Mẹ Cha.
Nếu chỉ còn một ngày để sống, người cho tôi một khúc kinh cầu.
Người tôi thương êm ấm môi cười, cho con tôi bước đời yên vui.
Nếu chỉ còn một ngày để sống, làm sao ta trả ơn cuộc đời"
(Nếu chỉ còn một ngày để sống)
Dựa trên các quan niệm về đời sau, chúng ta có thể nhận thấy rằng, con người luôn khao khát tìm kiếm chân lý để làm cứu cánh và định hướng đi cho cuộc đời. Lòng khát khao đó giúp cho con người sống mỗi ngày để hoàn thiện bản thân mình, thì Thiên Chúa là con đường cho ta bước theo, là ánh sáng dẫn bước chúng ta. Ngài là ánh, là chân lý vĩnh cửu và trường tồn. Ánh sáng Phục sinh của Chúa Ki-tô thắp lên niềm tin và hy vọng cho tất cả nhân loại nhân để nhận biết sự sống chiết suất từ Thiên Chúa. "Ai tin vào Ta sẽ được sống đời đời." mà Giáo Hội mời gọi chúng ta hãy luôn nhớ cầu nguyện cho người thân và các linh hồn trong tháng 11 này.
Niềm tin và hy vọng của chúng ta đặt nơi Chúa Phục Sinh thì chúng ta cũng được sống lại với Ngài và hưởng phúc trên thiên đàng. Sự sống này chỉ thay đổi, chứ không mất đi. Với niềm xác tín vào sự sống đời đời, chúng ta sẽ biết chọn cho mình cách sống và hướng đi ở đời này sao cho xứng hợp với giá trị cõi phúc vĩnh cửu đời sau, chính là do cách chọn lựa của mỗi người chúng ta sống trên trần gian này. "Lời lãi cả thế gian mà mất linh hồn thì được gì?."
Lạy Chúa, hằng ngày con vẫn nghe Lời Chúa dặn bảo, khuyên răn, nhưng tâm hồn con thì vẫn còn xa Chúa. Con biết một ngày kia con sẽ từ giả cõi đời này, nhưng nơi sâu thẳm cõi lòng con vẫn còn tham lam của cải, danh vọng và lạc thú chóng qua và tạm bợ. Con vẫn biết trần gian là quán trọ để dừng chân, nhưng chân con vẫn chạy theo những thứ có thể giết chết thể xác và linh hồn. Bóng tối của sự dữ và tội ác đang vây bủa quanh con. Sự kiêu ngạo, lòng hận thù, gian ác và lọc lừa vẫn đang xâm chiếm, nó phá hủy và xé nát tâm hồn con. Con không có được giây phút bình an thật sự trong tâm hồn. Dòng đời là những chuỗi ngày đau khổ và đắng cay, vì con chưa tìm gặp được Chúa.
Lời Chúa hôm nay cho con hy vọng và niềm tin rằng, Chúa đang cần con có một khoảng trống trong thinh lặng, trong những giây phút cầu nguyện để gặp gỡ Chúa và để nhìn lại bản thân, nhất là cho con biết mở cỏi lòng để cho Chúa ngự trị. Xin Ngài thương xót và cứu rỗi linh hồn con cả đời này và đời sau. Amen.
Lm. John Nguyễn, Utica, New York.
Khi sống lại, người ta không còn dựng vợ gả chồng nữa.
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
13:31 09/11/2013
Khi sống lại, người ta không còn dựng vợ gả chồng nữa.
Cách đây ít lâu, trong giờ giáo lý về đề tài “Tứ chung, những sự cuối cùng,” dành cho các anh chị sắp theo Đạo… Tôi giật mình khi có một chị giơ tay phát biểu : “Em không tin.” Chả là hôm đó đang nói về đề tài : “Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại”… nên phát biểu “Em không tin” tức là “Em không tin có sự sống lại”.
Không phải chỉ có cô học viên đó mà cả tỉ người hiện nay cũng chẳng tin. Mà không chỉ thời nay, thời đại khoa học kỹ thuật, mà thời xưa, thời Đức Giêsu, cũng đã có không ít người chẳng tin, trong đó có phái Sađốc mà hôm nay Luca ghi lại cho chúng ta hay. Tin xác loài người ngày sau sống lại là một niềm tin khó nuốt nhất của Kitô giáo, của Đạo chúng ta.
Bởi vì nếu tin xác loài người sẽ sống lại, thì cả nghìn câu hỏi sẽ đặt ra mà không giải đáp : Sống lại tất cả chỗ đâu mà ở ? Lấy gì mà sống ? Lấy xác nào mà sống lại: xác ông già nếu mình chết lúc già, xác trẻ thơ nếu mình chết khi còn măng sữa, xác xồn xồn nếu mình tắt thở tuổi trung niên, hay là xác nào ? Hoặc xác không còn một tí gì nữa : hoả thiêu rồi, trở thành bụi mùn theo thiên niên kỷ, hoặc vung vãi tứ tung không thu được thì lấy xác nào mà sống lại ? Và khi sống lại rồi như vậy chuyện vợ chồng xưa sẽ ra làm sao ? Đúng là cả trăm câu hỏi. Chỉ xin dừng lại ở câu hỏi cuối phù hợp với bài Tin Mừng hôm nay : khi sống lại chuyện cưới vợ gả chồng sẽ thế nào – nếu như người Sađốc đặt vấn nạn cho Chúa : một bà kia lần lượt lấy 7 anh em ruột. Khi sống lại, bà là vợ của ai, vợ anh cả hay vợ của em út ?
Cũng phải cám ơn phái Sadoc vì nhờ một hạch hỏi có vẻ không tưởng của họ : 7 anh em ruột phải lấy một vợ, mà ta có được câu trả lời là bài dạy duy nhất của Chúa Giêsu về sự sống lại sẽ thế nào.
Một vài lần Đức Giêsu có nói về sống lại: Ta là sự Sống lại. Nhưng sống lại sẽ thế nào, thì đây là bài dạy duy nhất của Chúa Giêsu trả lời cho bè Sadoc : khi sống lại không còn dựng vợ gả chồng nữa.
Câu trả lời đầy đủ của Chúa Giêsu là : Con cái đời này mới cưới vợ lấy chồng, chứ những ai xét là xứng đáng hưởng hạnh phúc đời sau và sống lại từ cõi chết, thì không cưới vợ lấy chồng nữa, vì họ giống như các thiên thần. Họ là con cái của sự sống lại.
Từ câu trả lời của Chúa, ta thử đặt thành 2 vế :
1. Tại sao khi sống lại, người ta không còn dựng vợ gả chồng nữa ? Chúa Giêsu đưa ra 2 lý do :
a) Vì họ không chết nữa. Tai sao không chết lại liên quan tới chuyện hôn nhân ? Vì hôn nhân là nhằm sinh con đẻ cái, một hành động kéo dài cuộc sống của mình. Khi mình chết đi thì sự sống của mình sẽ nằm nơi con cái. Nói cách khác, sinh con đẻ cái, cha truyền con nối là muốn mình được sống mãi trong con cái. Bố họ Nguyễn con họ Nguyễn cháu nội họ Nguyễn chắt nội họ Nguyễn, Bố là Ken-nơ-đy, con là Kennedy, cháu cũng Kennedy…. Có con cái thì chết mà vẫn sống.
Vậy khi sống lại, không còn chết nữa thì chẳng cần gì phải kéo dài sự sống nơi con cái, do đó chẳng có chuyện hôn nhân nữa. Nhưng lý lẽ này ít thuyết phục được ai, nên Chúa Giêsu đưa thêm một lý lẽ nữa, đó là :
b) Khi sống lại người ta không còn dựng vợ gả chồng nữa, vì người ta sống như các thiên thần. Chúng ta giải thích thêm : Chúa nói : khi sống lại, người ta sống tựa như các thiên thần.
Chữ “như” ở đây không phải là giống hệt đâu. Bởi vì thiên thần là loài thiêng liêng – và chỉ thiêng liêng mà thôi. Còn con người là thiêng liêng và cả xác thể nữa, dù cho xác đó là xác phục sinh. Con người sống lại vẫn khác thiên thần. Vì thế chữ NHƯ mà Chúa Giêsu nói nhằm đến công việc : như các thiên thần, nghĩa là chẳng còn mải lo chuyện gì khác ngoài việc phụng sự tán dương yêu mến Chúa. Do đó cũng chẳng còn lo chi đến chuyện cưới gả chồng con vợ cái. Để hoá giải những thắc mắc mà trong phần đầu chúng ta đề ra : nào là chỗ đâu mà ở, lấy gì mà sống, hồn nhập xác nào đây, xác Mỹ hay xác Việt, xác già hay trẻ, xác gãy chân cụt tay hay xác lành lặn tươi tốt hay đã tiêu tán ra ma, lấy gì mà nhập lại, thì chữ “như” các thiên thần trong câu trả lời của Chúa giúp ta thảnh thơi.
“Như” có nghĩa là tựa tựa, hao hao. Thiên thần là loài thiêng liêng, sáng láng. Ta sống lại cũng hao hao sáng láng như vậy. Đến đây ta nghe các nhà khoa học – mà là khoa học cao cấp: khoa học nguyên tử lên tiếng về xác sống lại : Họ nói : chuyện xác sống lại không phải là chuyện khó tin vì vật chất và ánh sang có họ gần với nhau.
Khi đạt đến một điều kiện nào đó thì vật chất biến thành ánh sáng (đây là khởi điểm của bom nguyên tử và ánh sáng kết tinh lại là vật chất).
Vậy tại sao chúng ta lại ngạc nhiên, lại khó tin khi theo chương trình của Tạo Hoá : thân xác vật chất của chúng ta sẽ biến thành ánh sáng. Nếu uranium, plutonium huỷ đi, phải vỡ nguyên tử nó ra thì mới biến thành sức nóng năng lượng ánh sáng chói loà được, thì thân xác của chúng ta cũng phải chết đi, huỷ ra, tan ra, mới trở thành thân xác sáng láng vinh quang được. Chúa Giêsu và thánh Phaolô đã lấy hình ảnh hạt lúa để so sánh với sự sống lại. Hạt lúa có chết đi có huỷ tan mới nảy sinh cây lúa.
Vậy chẳng có gì khó tin khi đến một ngày nào đó thân xác tan rã của chúng ta biến thành thân xác sáng láng tựa như thiên thần.
Ta đã bước vào tín điều khó nuốt nhất: xác loài người sống lại. Nếu xác sống lại cũng giống như xác bây giờ, cũng ăn cũng ngủ cũng lập gia đình… thì quả khó tin; nhưng nếu là xác sáng láng thì lại được, khả tín, có thể tin.
2. Vế thứ hai là vế ngược lại. Từ câu trả lời của Chúa ta mở ra một góc cạnh khác. Nếu khi sống lại trên thiên quốc, người ta không còn dựng vợ gả chồng nữa, thì khi đang sống tại trần gian, những người không lấy vợ lấy chồng, họ là ai ? Thưa họ là những người sống trước, những người tiên báo cuộc sống phục sinh mai sau. Đó chính là các tu sĩ với lời khấn khiết tịnh, các linh mục với lời hứa độc thân. Cuộc sống của họ minh chứng và tiên báo cho sự sống lại mai sau. Nhưng ngoài họ ra, tất cả những ai đang sống độc thân, tự nguyện hay do cảnh ngộ, những người không lấy ai, hay chẳng ai lấy, những người ở vậy nuôi con và những người không đi bước nữa, họ cũng cách này cách khác sống trước mầu nhiệm phục sinh. Tất cả đều có thể là dấu chỉ cho sự phục sinh mai sau. Vì khi thân xác sống lại, người ta không còn dựng vợ gả chồng nữa. Amen.
Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
Cách đây ít lâu, trong giờ giáo lý về đề tài “Tứ chung, những sự cuối cùng,” dành cho các anh chị sắp theo Đạo… Tôi giật mình khi có một chị giơ tay phát biểu : “Em không tin.” Chả là hôm đó đang nói về đề tài : “Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại”… nên phát biểu “Em không tin” tức là “Em không tin có sự sống lại”.
Không phải chỉ có cô học viên đó mà cả tỉ người hiện nay cũng chẳng tin. Mà không chỉ thời nay, thời đại khoa học kỹ thuật, mà thời xưa, thời Đức Giêsu, cũng đã có không ít người chẳng tin, trong đó có phái Sađốc mà hôm nay Luca ghi lại cho chúng ta hay. Tin xác loài người ngày sau sống lại là một niềm tin khó nuốt nhất của Kitô giáo, của Đạo chúng ta.
Bởi vì nếu tin xác loài người sẽ sống lại, thì cả nghìn câu hỏi sẽ đặt ra mà không giải đáp : Sống lại tất cả chỗ đâu mà ở ? Lấy gì mà sống ? Lấy xác nào mà sống lại: xác ông già nếu mình chết lúc già, xác trẻ thơ nếu mình chết khi còn măng sữa, xác xồn xồn nếu mình tắt thở tuổi trung niên, hay là xác nào ? Hoặc xác không còn một tí gì nữa : hoả thiêu rồi, trở thành bụi mùn theo thiên niên kỷ, hoặc vung vãi tứ tung không thu được thì lấy xác nào mà sống lại ? Và khi sống lại rồi như vậy chuyện vợ chồng xưa sẽ ra làm sao ? Đúng là cả trăm câu hỏi. Chỉ xin dừng lại ở câu hỏi cuối phù hợp với bài Tin Mừng hôm nay : khi sống lại chuyện cưới vợ gả chồng sẽ thế nào – nếu như người Sađốc đặt vấn nạn cho Chúa : một bà kia lần lượt lấy 7 anh em ruột. Khi sống lại, bà là vợ của ai, vợ anh cả hay vợ của em út ?
Cũng phải cám ơn phái Sadoc vì nhờ một hạch hỏi có vẻ không tưởng của họ : 7 anh em ruột phải lấy một vợ, mà ta có được câu trả lời là bài dạy duy nhất của Chúa Giêsu về sự sống lại sẽ thế nào.
Một vài lần Đức Giêsu có nói về sống lại: Ta là sự Sống lại. Nhưng sống lại sẽ thế nào, thì đây là bài dạy duy nhất của Chúa Giêsu trả lời cho bè Sadoc : khi sống lại không còn dựng vợ gả chồng nữa.
Câu trả lời đầy đủ của Chúa Giêsu là : Con cái đời này mới cưới vợ lấy chồng, chứ những ai xét là xứng đáng hưởng hạnh phúc đời sau và sống lại từ cõi chết, thì không cưới vợ lấy chồng nữa, vì họ giống như các thiên thần. Họ là con cái của sự sống lại.
Từ câu trả lời của Chúa, ta thử đặt thành 2 vế :
1. Tại sao khi sống lại, người ta không còn dựng vợ gả chồng nữa ? Chúa Giêsu đưa ra 2 lý do :
a) Vì họ không chết nữa. Tai sao không chết lại liên quan tới chuyện hôn nhân ? Vì hôn nhân là nhằm sinh con đẻ cái, một hành động kéo dài cuộc sống của mình. Khi mình chết đi thì sự sống của mình sẽ nằm nơi con cái. Nói cách khác, sinh con đẻ cái, cha truyền con nối là muốn mình được sống mãi trong con cái. Bố họ Nguyễn con họ Nguyễn cháu nội họ Nguyễn chắt nội họ Nguyễn, Bố là Ken-nơ-đy, con là Kennedy, cháu cũng Kennedy…. Có con cái thì chết mà vẫn sống.
Vậy khi sống lại, không còn chết nữa thì chẳng cần gì phải kéo dài sự sống nơi con cái, do đó chẳng có chuyện hôn nhân nữa. Nhưng lý lẽ này ít thuyết phục được ai, nên Chúa Giêsu đưa thêm một lý lẽ nữa, đó là :
b) Khi sống lại người ta không còn dựng vợ gả chồng nữa, vì người ta sống như các thiên thần. Chúng ta giải thích thêm : Chúa nói : khi sống lại, người ta sống tựa như các thiên thần.
Chữ “như” ở đây không phải là giống hệt đâu. Bởi vì thiên thần là loài thiêng liêng – và chỉ thiêng liêng mà thôi. Còn con người là thiêng liêng và cả xác thể nữa, dù cho xác đó là xác phục sinh. Con người sống lại vẫn khác thiên thần. Vì thế chữ NHƯ mà Chúa Giêsu nói nhằm đến công việc : như các thiên thần, nghĩa là chẳng còn mải lo chuyện gì khác ngoài việc phụng sự tán dương yêu mến Chúa. Do đó cũng chẳng còn lo chi đến chuyện cưới gả chồng con vợ cái. Để hoá giải những thắc mắc mà trong phần đầu chúng ta đề ra : nào là chỗ đâu mà ở, lấy gì mà sống, hồn nhập xác nào đây, xác Mỹ hay xác Việt, xác già hay trẻ, xác gãy chân cụt tay hay xác lành lặn tươi tốt hay đã tiêu tán ra ma, lấy gì mà nhập lại, thì chữ “như” các thiên thần trong câu trả lời của Chúa giúp ta thảnh thơi.
“Như” có nghĩa là tựa tựa, hao hao. Thiên thần là loài thiêng liêng, sáng láng. Ta sống lại cũng hao hao sáng láng như vậy. Đến đây ta nghe các nhà khoa học – mà là khoa học cao cấp: khoa học nguyên tử lên tiếng về xác sống lại : Họ nói : chuyện xác sống lại không phải là chuyện khó tin vì vật chất và ánh sang có họ gần với nhau.
Khi đạt đến một điều kiện nào đó thì vật chất biến thành ánh sáng (đây là khởi điểm của bom nguyên tử và ánh sáng kết tinh lại là vật chất).
Vậy tại sao chúng ta lại ngạc nhiên, lại khó tin khi theo chương trình của Tạo Hoá : thân xác vật chất của chúng ta sẽ biến thành ánh sáng. Nếu uranium, plutonium huỷ đi, phải vỡ nguyên tử nó ra thì mới biến thành sức nóng năng lượng ánh sáng chói loà được, thì thân xác của chúng ta cũng phải chết đi, huỷ ra, tan ra, mới trở thành thân xác sáng láng vinh quang được. Chúa Giêsu và thánh Phaolô đã lấy hình ảnh hạt lúa để so sánh với sự sống lại. Hạt lúa có chết đi có huỷ tan mới nảy sinh cây lúa.
Vậy chẳng có gì khó tin khi đến một ngày nào đó thân xác tan rã của chúng ta biến thành thân xác sáng láng tựa như thiên thần.
Ta đã bước vào tín điều khó nuốt nhất: xác loài người sống lại. Nếu xác sống lại cũng giống như xác bây giờ, cũng ăn cũng ngủ cũng lập gia đình… thì quả khó tin; nhưng nếu là xác sáng láng thì lại được, khả tín, có thể tin.
2. Vế thứ hai là vế ngược lại. Từ câu trả lời của Chúa ta mở ra một góc cạnh khác. Nếu khi sống lại trên thiên quốc, người ta không còn dựng vợ gả chồng nữa, thì khi đang sống tại trần gian, những người không lấy vợ lấy chồng, họ là ai ? Thưa họ là những người sống trước, những người tiên báo cuộc sống phục sinh mai sau. Đó chính là các tu sĩ với lời khấn khiết tịnh, các linh mục với lời hứa độc thân. Cuộc sống của họ minh chứng và tiên báo cho sự sống lại mai sau. Nhưng ngoài họ ra, tất cả những ai đang sống độc thân, tự nguyện hay do cảnh ngộ, những người không lấy ai, hay chẳng ai lấy, những người ở vậy nuôi con và những người không đi bước nữa, họ cũng cách này cách khác sống trước mầu nhiệm phục sinh. Tất cả đều có thể là dấu chỉ cho sự phục sinh mai sau. Vì khi thân xác sống lại, người ta không còn dựng vợ gả chồng nữa. Amen.
Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tòa thánh trưng bày thánh tích của thánh Phêrô
Nguyễn Long Thao
10:43 09/11/2013
Tòa thánh cho trưng bày thánh tích của thánh Phêrô
Nhân dịp kết thúc Năm Đức Tin vào ngày 24 tháng 11 năm 2013, tức lễ Chúa Kitô Vua, Tòa Thánh sẽ cho trưng bày trước công chúng thánh tích của thánh Phêrô. Thánh tích là một từ ngữ khảo cổ chỉ hài cốt hay vật dụng của một vị thánh
Đức Tổng Giám Mục Rino Fisichella, Chủ tịch Hội đồng Giáo Hoàng về Tân Phúc Âm Hóa công bố tin trên và được tờ L'Osservatore Romano, cơ quan ngôn luận bán chính thức của Tòa Thánh, đăng tải.
Tuy nhiên, Đức Tổng Giám Mục đã không cho biết thêm chi tiết về những gì sẽ được trưng bày trong cuộc triển lãm.
Được biết mộ phần thánh Phêrô nằm dưới bàn thờ của của đền thờ thánh Phêrô, đã được các chuyên viên khảo cổ của Tòa Thánh khai quật để khảo sát vào giữa thế kỷ 20. Vào năm 1968, sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng và thử nghiệm, Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã tuyên bố thánh tích khai quật được là của thánh Phêrô.
Từ đó các thánh tích trên được lưu trữ trong hầm dưới đền thờ Thánh Phêrô và chưa một lần được trưng bày cho công chúng. Đây là lần đầu tiên công chúng được nhìn thấy thánh tích của thánh Phêrô, vị Giáo Hoàng đầu tiên của Giáo Hội
Nhân dịp kết thúc Năm Đức Tin vào ngày 24 tháng 11 năm 2013, tức lễ Chúa Kitô Vua, Tòa Thánh sẽ cho trưng bày trước công chúng thánh tích của thánh Phêrô. Thánh tích là một từ ngữ khảo cổ chỉ hài cốt hay vật dụng của một vị thánh
Đức Tổng Giám Mục Rino Fisichella, Chủ tịch Hội đồng Giáo Hoàng về Tân Phúc Âm Hóa công bố tin trên và được tờ L'Osservatore Romano, cơ quan ngôn luận bán chính thức của Tòa Thánh, đăng tải.
Tuy nhiên, Đức Tổng Giám Mục đã không cho biết thêm chi tiết về những gì sẽ được trưng bày trong cuộc triển lãm.
Được biết mộ phần thánh Phêrô nằm dưới bàn thờ của của đền thờ thánh Phêrô, đã được các chuyên viên khảo cổ của Tòa Thánh khai quật để khảo sát vào giữa thế kỷ 20. Vào năm 1968, sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng và thử nghiệm, Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã tuyên bố thánh tích khai quật được là của thánh Phêrô.
Từ đó các thánh tích trên được lưu trữ trong hầm dưới đền thờ Thánh Phêrô và chưa một lần được trưng bày cho công chúng. Đây là lần đầu tiên công chúng được nhìn thấy thánh tích của thánh Phêrô, vị Giáo Hoàng đầu tiên của Giáo Hội
Đức Thánh Cha tiếp kiến các bệnh nhân và những người tháp tùng
LM. Trần Đức Anh OP
11:04 09/11/2013
VATICAN. ĐTC Phanxicô ca ngợi tổ chức Unitalsi ở Italia và khích lệ việc mục vụ cho các bệnh nhân trong các giáo xứ và hội đoàn.
Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng thứ bẩy 9-11-2013 tại Đại thính đường Phaolô 6 ở Nội Thành Vatican dành cho 7 ngàn người thuộc Hiệp hội toàn quốc Italia chuyên chở các bệnh nhân đến Lộ Đức và các Đền thánh quốc tế, gọi tắt là Unitalsi, nhân dịp kỷ niệm 110 năm thành lập.
Hiện diện tại buổi tiếp kiến cũng có một số HY, GM, các bệnh nhân, người khuyết tật và hàng ngàn người thuộc tổ chức Unitalsi tháp tùng và săn sóc họ.
Tổ chức này do Ông Giovanni Battista Tomassi thành lập sau khi được Đức Mẹ hoán cải ở Đền Thánh Đức Mẹ Lộ Đức và trở về Italia. Thực vậy, năm 1903, Ông bị bệnh nặng và đến Lộ Đức với ý định tự sát trước hang đá Đức Mẹ như một hành vi nổi loạn. Nhưng chính tại đó ông đã được ơn ánh sáng nội tâm và hiểu sâu rộng về giá trị sứ điệp Kitô. Hiện nay hàng chục ngàn người thiện nguyện, từ các bác sĩ, đến Italia, LM, tu sĩ, và giáo dân nam nữ, gia nhập tổ chức UNITALSI để giúp đỡ các bệnh nhân, đặc biệt trong các cuộc hành hương.
Lên tiếng tại buổi tiếp kiến, ĐTC ca ngợi sự dấn thân của hội Unitalsi cũng như của các thành viên và nhấn nạnh rằng: ”Hoạt động của anh chị em không phải chỉ là một công việc từ thiện, nhưng là một sự loan báo chân thực Tin Mừng bác ái, là một sứ vụ an ủi.. Như người Samaritano nhân lành, đứng trước sau khổ, anh chị em không ngoảnh mặt đi, trái lại, anh chị em tìm cách trở thành một cái nhìn đón nhận, một bàn tay thoa dịu và tháp tùng, một lời an ủi, một vòng tay thân ái dịu dàng. Anh chị em đừng nản chí vì những khó khăn và mệt nhọc, nhưng hãy tiếp tục dành thời gian, trao tặng nụ cười và tình thương cho các anh chị em khác đang cần đến. Ước gì mỗi bệnh nhân và những người mong manh có thể thấy nơi khuôn mặt của anh chị em tôn nhan của Chúa Giêsu và cả anh chị em cũng có thể nhận ra nơi người đau khổ thân xác của Chúa Kitô”.
Nhắc đến bối cảnh văn hóa và xã hội ngày nay có xu hướng che đậy sự yếu ớt và bệnh tật thể lý, để rồi có thái độ cam chịu hoặc gạt bỏ con người, ĐTC nói: ”Tổ chức Unitalsi được kêu gọi trở thành dấu chỉ ngôn sứ và đi ngược lại xu hướng trần tục đó, bằng cách giúp đỡ những người đau khổ trở thành người giữ vai chính trong xã hội, trong Giáo Hội và cả trong chính hội đoàn nữa. Để giúp bệnh nhân thực sự hội nhập vào trong cộng đồng Kitô và khơi dậy nơi họ cảm thức mạnh mẽ thuộc về Giáo Hội, cần có một nền mục vụ bao gồm mọi người trong các giáo xứ và hội đoàn. Vấn đề ở đây là thực sự đề cao giá trị sự hiện diện và chứng tá của những người yếu đau, không những như đối tượng việc loan báo Tin Mừng, nhưng như những chủ thể tích cực của hoạt động tông đồ này”.
Sau cùng, ĐTC nhắn nhủ các anh chị em bệnh nhân, đừng chỉ có mình là đối tượng của tình liên đới và bác ái của người khác, nhưng hãy hội nhập vào đời sống và sứ mạng của Giáo Hội, cầu nguyện, dâng đau khổ hằng ngày trong niềm kết hiệp với những đau khổ của Chúa Giêsu chịu đóng đanh để cứu độ thể giới, kiên nhẫn và vui tươi chấp nhận hoàn cảnh của mình.. Anh chị em đừng xấu hổ vì là một kho tàng quí giá của Giáo Hội”.
Tại buổi tiếp kiến, các em bé đã chào mừng ĐTC và trao tặng ngài một cuốn sách vĩ đại với những hình vẽ của các em.
Sau buổi tiếp kiến, ĐTC còn dành hàng tiếng đồng hồ để chào thăm các anh chị em bệnh nhân, những người khuyết tật và một số người thiện nguyện tháp tùng họ (SD 9-11-2013)
Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng thứ bẩy 9-11-2013 tại Đại thính đường Phaolô 6 ở Nội Thành Vatican dành cho 7 ngàn người thuộc Hiệp hội toàn quốc Italia chuyên chở các bệnh nhân đến Lộ Đức và các Đền thánh quốc tế, gọi tắt là Unitalsi, nhân dịp kỷ niệm 110 năm thành lập.
Hiện diện tại buổi tiếp kiến cũng có một số HY, GM, các bệnh nhân, người khuyết tật và hàng ngàn người thuộc tổ chức Unitalsi tháp tùng và săn sóc họ.
Tổ chức này do Ông Giovanni Battista Tomassi thành lập sau khi được Đức Mẹ hoán cải ở Đền Thánh Đức Mẹ Lộ Đức và trở về Italia. Thực vậy, năm 1903, Ông bị bệnh nặng và đến Lộ Đức với ý định tự sát trước hang đá Đức Mẹ như một hành vi nổi loạn. Nhưng chính tại đó ông đã được ơn ánh sáng nội tâm và hiểu sâu rộng về giá trị sứ điệp Kitô. Hiện nay hàng chục ngàn người thiện nguyện, từ các bác sĩ, đến Italia, LM, tu sĩ, và giáo dân nam nữ, gia nhập tổ chức UNITALSI để giúp đỡ các bệnh nhân, đặc biệt trong các cuộc hành hương.
Lên tiếng tại buổi tiếp kiến, ĐTC ca ngợi sự dấn thân của hội Unitalsi cũng như của các thành viên và nhấn nạnh rằng: ”Hoạt động của anh chị em không phải chỉ là một công việc từ thiện, nhưng là một sự loan báo chân thực Tin Mừng bác ái, là một sứ vụ an ủi.. Như người Samaritano nhân lành, đứng trước sau khổ, anh chị em không ngoảnh mặt đi, trái lại, anh chị em tìm cách trở thành một cái nhìn đón nhận, một bàn tay thoa dịu và tháp tùng, một lời an ủi, một vòng tay thân ái dịu dàng. Anh chị em đừng nản chí vì những khó khăn và mệt nhọc, nhưng hãy tiếp tục dành thời gian, trao tặng nụ cười và tình thương cho các anh chị em khác đang cần đến. Ước gì mỗi bệnh nhân và những người mong manh có thể thấy nơi khuôn mặt của anh chị em tôn nhan của Chúa Giêsu và cả anh chị em cũng có thể nhận ra nơi người đau khổ thân xác của Chúa Kitô”.
Nhắc đến bối cảnh văn hóa và xã hội ngày nay có xu hướng che đậy sự yếu ớt và bệnh tật thể lý, để rồi có thái độ cam chịu hoặc gạt bỏ con người, ĐTC nói: ”Tổ chức Unitalsi được kêu gọi trở thành dấu chỉ ngôn sứ và đi ngược lại xu hướng trần tục đó, bằng cách giúp đỡ những người đau khổ trở thành người giữ vai chính trong xã hội, trong Giáo Hội và cả trong chính hội đoàn nữa. Để giúp bệnh nhân thực sự hội nhập vào trong cộng đồng Kitô và khơi dậy nơi họ cảm thức mạnh mẽ thuộc về Giáo Hội, cần có một nền mục vụ bao gồm mọi người trong các giáo xứ và hội đoàn. Vấn đề ở đây là thực sự đề cao giá trị sự hiện diện và chứng tá của những người yếu đau, không những như đối tượng việc loan báo Tin Mừng, nhưng như những chủ thể tích cực của hoạt động tông đồ này”.
Sau cùng, ĐTC nhắn nhủ các anh chị em bệnh nhân, đừng chỉ có mình là đối tượng của tình liên đới và bác ái của người khác, nhưng hãy hội nhập vào đời sống và sứ mạng của Giáo Hội, cầu nguyện, dâng đau khổ hằng ngày trong niềm kết hiệp với những đau khổ của Chúa Giêsu chịu đóng đanh để cứu độ thể giới, kiên nhẫn và vui tươi chấp nhận hoàn cảnh của mình.. Anh chị em đừng xấu hổ vì là một kho tàng quí giá của Giáo Hội”.
Tại buổi tiếp kiến, các em bé đã chào mừng ĐTC và trao tặng ngài một cuốn sách vĩ đại với những hình vẽ của các em.
Sau buổi tiếp kiến, ĐTC còn dành hàng tiếng đồng hồ để chào thăm các anh chị em bệnh nhân, những người khuyết tật và một số người thiện nguyện tháp tùng họ (SD 9-11-2013)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hội nghị thường niên 2013 Liên Hiệp Bề Trên Thượng Cấp Viêt Nam
Lm Giuse Phan Trọng Quang
09:26 09/11/2013
HỘI NGHỊ THƯỜNG NIÊN 2013
LIÊN HIỆP BỀ TRÊN THƯỢNG CẤP VIỆT NAM
K’LONG- ĐÀ LẠT- 05,06,07/11/2013
Hội Nghị thường niên Liên Hiệp Bề Trên Thượng cấp Việt Nam năm 2013 được tổ chức tại Trung tâm Don Bosco K’Long, thuộc giáo phận Đà Lạt từ ngày 05 đến ngày 07 tháng 11 năm 2013, với chủ đề: “Quyền bính và quản trị trong đời sống Thánh hiến”.
Xem Hình
1. Có 137 đại biểu tham dự là các Bề trên và đại diện Bề trên thuộc các đơn vị Dòng tu, Tu hội, Tu đoàn Tông đồ trong toàn quốc.
2. Đức Cha Antôn Vũ Huy Chương giám mục giáo phận Đà Lạt đã chủ sự Thánh lễ Khai mạc Hội nghị thường niên Liên Hiệp Bề Trên Thượng cấp Việt Nam năm 2013.
3. Hội nghị thường niên Liên Hiệp Bề Trên Thượng cấp Việt Nam năm 2013 vui mừng chào đón sự hiện diện của Đức Tổng giám mục Leopoldo Girelli, Đại diện Toà Thánh tại Việt Nam; Đức Tổng giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc, Tổng giám mục phó Tổng giáo phận Sài gòn, Tân Chủ tịch Hội đồng Giám Mục Việt Nam; Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ, Giám mục giáo phận Thái Bình, Chủ tịch Ủy ban Tu sĩ thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam; Đức Cha Antôn Vũ Huy Chương Giám mục giáo phận Đà Lạt và hai thuyết trình viên là Đức Ông Phêrô Nguyễn Văn Tài, Giám đốc Radio Veritas Asia và Cha Giuse Nguyễn Trọng Viễn, Dòng Đaminh.
4. Trong suốt thời gian diễn ra Hội nghị, các Bề trên đã lắng nghe những đề tài chia sẻ và thuyết trình về một số vấn đề liên quan đến đời sống và sứ vụ của đời sống thánh hiến:
- Đức Tổng giám mục Leopoldo Girelli, Đại diện Toà Thánh tại Việt Nam đã huấn dụ về “Việc đào tạo các thế hệ mới của đời sống thánh hiến”
- Đức Tổng giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc, Tổng giám mục phó Tổng giáo phận Sài gòn, Tân Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam đã chia sẻ với Hội nghị về “ Đường hướng mục vụ hiện nay của Giáo Hội Việt Nam”
- Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ, Giám mục giáo phận Thái Bình, Chủ tịch Ủy ban Tu sĩ thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam đã chia sẻ về “Vai trò của các Hội Dòng đối với Giáo Hội địa phương”.
- Đức Ông Phêrô Nguyễn Văn Tài, Giám đốc Radio Veritas Asia, đã thuyết trình về “Truyền thông Tin mừng trong đời sống thánh hiến”
- Cha Giuse Trần Hoà Hưng, Chủ tịch Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam đã chia sẻ “Huấn thị của Giáo Hội về quyền bính trong đời sống thánh hiến”
- Cha Giuse Nguyễn Trọng Viễn, Dòng Đaminh đã thuyết trình về “Quản trị điều hành trong đời sống thánh hiến”
5. Hội nghị cũng đã nghe Ban Điều Hành Liên Hiệp Bề Trên Thượng cấp Việt Nam báo cáo Tổng kết hoạt động và về Quỹ tài chánh của Liên Hiệp trong năm 2013.
6. Hội nghị đã dành nhiều thời gian để các Bề trên thảo luận với các đề tài được gợi ý từ các bài chia sẻ và thuyết trình của Quý Đức Tổng, Quý Đức Cha, Quý Đức Ông và Quý Cha.
7. Tại Hội Nghị thường niên Liên Hiệp Bề Trên Thượng Cấp Việt Nam năm 2013, khối Dòng Nữ Giáo phận đã bầu bổ sung Nữ tu Maria Rosa Vũ Thị Loan, Bề trên Giám tỉnh Dòng Mân côi Chí hoà là Ủy viên Đại diện khối Dòng Nữ giáo phận trong Ban Điều Hành LHBTTCVN Khoá IV (2012-2015), thay cho Nữ tu Maria Phạm Thị Nhi, nay đã mãn nhiệm là Tổng Phụ Trách Hội Dòng MTG Tân Lập.
8. Sau khi thảo luận và trao đổi chung tại Hội trường với sự chủ sự và hướng dẫn của Cha Chủ tịch Liên Hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam, Hội nghị đã đúc kết một số vấn đề liên quan đến hoạt động của Liên Hiệp trong thời gian tới, và giao trách nhiệm cho Ban Điều Hành đưa ra chương trình và kế hoạch thực hiện.
9. Trong tâm tình Tạ ơn Thiên Chúa, Hội nghị thường niên Liên Hiệp Bề Trên Thượng Cấp Việt Nam năm 2013 đã kết thúc với Thánh lễ Tạ ơn do Đức Tổng giám mục Leopoldo Girelli, Đại diện Toà Thánh tại Việt Nam chủ sự cùng với sự hiện diện của Đức Cha Antôn Vũ Huy Chương, Giám mục giáo phận Đà Lạt.
10. Hội nghị thường niên Liên Hiệp Bề Trên Thượng Cấp Việt Nam năm 2013 đã khép lại, nhưng những thành quả và bầu khí hiệp thông huynh đệ đầy tình thân ái của Hội nghị chắc chắn sẽ đem lại cho các thành viên của Liên Hiệp một niềm vui và một sự hứng khởi mới trong sứ vụ phục vụ Thiên Chúa, phục vụ Giáo Hội và phục vụ tha nhân, đồng thời sẽ góp phần thúc đẩy những người sống đời Thánh Hiến tại Việt Nam, càng ngày càng trở nên những chứng nhân Tin Mừng đích thực giữa thời đại hôm nay.
Lm Giuse Phan Trọng Quang
Tổng thư ký LHBTTCVN
LIÊN HIỆP BỀ TRÊN THƯỢNG CẤP VIỆT NAM
K’LONG- ĐÀ LẠT- 05,06,07/11/2013
Xem Hình
1. Có 137 đại biểu tham dự là các Bề trên và đại diện Bề trên thuộc các đơn vị Dòng tu, Tu hội, Tu đoàn Tông đồ trong toàn quốc.
2. Đức Cha Antôn Vũ Huy Chương giám mục giáo phận Đà Lạt đã chủ sự Thánh lễ Khai mạc Hội nghị thường niên Liên Hiệp Bề Trên Thượng cấp Việt Nam năm 2013.
3. Hội nghị thường niên Liên Hiệp Bề Trên Thượng cấp Việt Nam năm 2013 vui mừng chào đón sự hiện diện của Đức Tổng giám mục Leopoldo Girelli, Đại diện Toà Thánh tại Việt Nam; Đức Tổng giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc, Tổng giám mục phó Tổng giáo phận Sài gòn, Tân Chủ tịch Hội đồng Giám Mục Việt Nam; Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ, Giám mục giáo phận Thái Bình, Chủ tịch Ủy ban Tu sĩ thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam; Đức Cha Antôn Vũ Huy Chương Giám mục giáo phận Đà Lạt và hai thuyết trình viên là Đức Ông Phêrô Nguyễn Văn Tài, Giám đốc Radio Veritas Asia và Cha Giuse Nguyễn Trọng Viễn, Dòng Đaminh.
4. Trong suốt thời gian diễn ra Hội nghị, các Bề trên đã lắng nghe những đề tài chia sẻ và thuyết trình về một số vấn đề liên quan đến đời sống và sứ vụ của đời sống thánh hiến:
- Đức Tổng giám mục Leopoldo Girelli, Đại diện Toà Thánh tại Việt Nam đã huấn dụ về “Việc đào tạo các thế hệ mới của đời sống thánh hiến”
- Đức Tổng giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc, Tổng giám mục phó Tổng giáo phận Sài gòn, Tân Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam đã chia sẻ với Hội nghị về “ Đường hướng mục vụ hiện nay của Giáo Hội Việt Nam”
- Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ, Giám mục giáo phận Thái Bình, Chủ tịch Ủy ban Tu sĩ thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam đã chia sẻ về “Vai trò của các Hội Dòng đối với Giáo Hội địa phương”.
- Đức Ông Phêrô Nguyễn Văn Tài, Giám đốc Radio Veritas Asia, đã thuyết trình về “Truyền thông Tin mừng trong đời sống thánh hiến”
- Cha Giuse Trần Hoà Hưng, Chủ tịch Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam đã chia sẻ “Huấn thị của Giáo Hội về quyền bính trong đời sống thánh hiến”
- Cha Giuse Nguyễn Trọng Viễn, Dòng Đaminh đã thuyết trình về “Quản trị điều hành trong đời sống thánh hiến”
5. Hội nghị cũng đã nghe Ban Điều Hành Liên Hiệp Bề Trên Thượng cấp Việt Nam báo cáo Tổng kết hoạt động và về Quỹ tài chánh của Liên Hiệp trong năm 2013.
6. Hội nghị đã dành nhiều thời gian để các Bề trên thảo luận với các đề tài được gợi ý từ các bài chia sẻ và thuyết trình của Quý Đức Tổng, Quý Đức Cha, Quý Đức Ông và Quý Cha.
7. Tại Hội Nghị thường niên Liên Hiệp Bề Trên Thượng Cấp Việt Nam năm 2013, khối Dòng Nữ Giáo phận đã bầu bổ sung Nữ tu Maria Rosa Vũ Thị Loan, Bề trên Giám tỉnh Dòng Mân côi Chí hoà là Ủy viên Đại diện khối Dòng Nữ giáo phận trong Ban Điều Hành LHBTTCVN Khoá IV (2012-2015), thay cho Nữ tu Maria Phạm Thị Nhi, nay đã mãn nhiệm là Tổng Phụ Trách Hội Dòng MTG Tân Lập.
8. Sau khi thảo luận và trao đổi chung tại Hội trường với sự chủ sự và hướng dẫn của Cha Chủ tịch Liên Hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam, Hội nghị đã đúc kết một số vấn đề liên quan đến hoạt động của Liên Hiệp trong thời gian tới, và giao trách nhiệm cho Ban Điều Hành đưa ra chương trình và kế hoạch thực hiện.
9. Trong tâm tình Tạ ơn Thiên Chúa, Hội nghị thường niên Liên Hiệp Bề Trên Thượng Cấp Việt Nam năm 2013 đã kết thúc với Thánh lễ Tạ ơn do Đức Tổng giám mục Leopoldo Girelli, Đại diện Toà Thánh tại Việt Nam chủ sự cùng với sự hiện diện của Đức Cha Antôn Vũ Huy Chương, Giám mục giáo phận Đà Lạt.
10. Hội nghị thường niên Liên Hiệp Bề Trên Thượng Cấp Việt Nam năm 2013 đã khép lại, nhưng những thành quả và bầu khí hiệp thông huynh đệ đầy tình thân ái của Hội nghị chắc chắn sẽ đem lại cho các thành viên của Liên Hiệp một niềm vui và một sự hứng khởi mới trong sứ vụ phục vụ Thiên Chúa, phục vụ Giáo Hội và phục vụ tha nhân, đồng thời sẽ góp phần thúc đẩy những người sống đời Thánh Hiến tại Việt Nam, càng ngày càng trở nên những chứng nhân Tin Mừng đích thực giữa thời đại hôm nay.
Lm Giuse Phan Trọng Quang
Tổng thư ký LHBTTCVN
Ngày Truyền Thống Gia Đình Đaminh 2013
Nt Maria Nguyễn Thị Minh Du
11:35 09/11/2013
Có lẽ chỉ có ở Việt Nam và chỉ riêng Dòng Đaminh mới có ngày truyền thống gia đình Đaminh. Cứ vào thứ bảy tuần thứ nhất của tháng 11 hàng năm là ngày truyền thống lại đến, mỗi năm đăng cai ở một Hội dòng khác nhau và năm nay ở Đaminh Rosa Lima. Khi được hỏi ngày truyền thống này bắt đầu từ khi nào, cha đặc trách Gia đình Đaminh Vinh sơn Phạm Xuân Hưng thậm chí không nhớ nổi, chỉ biết là đã lâu lắm rồi, từ hồi cha còn là một thầy học viện thì đã có ngày này rồi, mà hiện nay cha đang là phụ tá giám tỉnh !
Hôm nay mùng 9 tháng 11 năm 2013, anh chị em Đaminh lại được dịp tề tựu bên nhau, những lời chào và những tay bắt mặt mừng cho những anh chị em đã từng quen biết, những cái bắt tay xiết chặt tình thân cho những người lâu quá không gặp và những lời chào cùng tiếng cười rộn vang khuôn viên tu viện nhà Mẹ của Hội dòng Đaminh Rosa Lima.
Phần đầu tiên làm quen nhau với bài múa Chung sống của các em Tiền Tập thuộc đơn vị tổ chức mời gọi tất cả anh chị em cùng múa theo cho “ thư giãn gân cốt” và “ tập thể dục buổi sáng”. Sau đó là vài phút cho tất cả 600 anh chị em tham dự hướng về giáo phận Vinh với những hình ảnh bão lũ; cũng như hướng lòng về những anh chị em đang gặp thử thách khi thi hành sứ vụ.
Tiếp đến là diễn nguyện sứ vụ của các nữ tu Đaminh trên đất Việt do các chị em Đaminh Rosa Lima trình diễn. Dù ngắn gọn nhưng đầy đủ trên mọi cánh đồng truyền giáo, từ dạy trẻ mẫu giáo đến dạy giáo lý tân tòng, đến dạy giáo lý thiếu nhi, truyền giáo cho lương dân, đến với người đau bệnh, truyền giáo cho anh chị em Vùng Cao, đến đời sống cầu nguyện, học hành ...
Năm nay với chủ đề NGƯỜI NỮ ĐAMINH, những câu hỏi gợi mở về những tương quan với người nữ tu Đaminh như: linh đạo nữ Đaminh là gì? lịch sử khai sinh nữ tu Đaminh, những hoạt động và lịch sử hình thành nữ liên hiệp Đaminh Việt Nam, tương quan giữa nữ tu Đaminh và anh chị em huynh đoàn Đaminh... và hình thức tổ chức cũng khác với những năm trước. Thay vì nghe một đề tài thuyết trình thì năm nay chương trình theo kiểu tọa đàm. Với năm diễn giả gồm hai linh mục và ba nữ tu Đaminh. Tất cả chia sẻ về những vấn đề liên quan đến những câu hỏi gợi mở đã được nêu.... sau những chia sẻ, anh chị em ngồi ở dưới cũng được quyền đặt câu hỏi, nhưng chỉ tiếc thời gian giới hạn nên không giải đáp được hết những thắc mắc. Những thao thức và băn khoăn để biết về lịch sử Dòng, để biết về các hội Dòng khác là một điều cho thấy mọi người vẫn còn khao khát với đời tu Đaminh. Phải khao khát ơn gọi này mới tìm hiểu và muốn biết rõ hơn và để sống xứng đáng hơn. Và đó chính là những người khao khát chân lý.
Sau phần tọa đàm này cũng là phần kịch hài do các thầy Đaminh phụ trách tựa đề hỏi xoáy, đáp xoay chung quanh những vấn đề đang diễn ra trong cuộc sống thường nhật. Quả thực người Đaminh đúng nghĩa là người tay cầm quyển sách kinh và tay kia cầm tờ báo, để biết những trăn trở, những thao thức và những biến chuyển của ngày hôm nay.
Hiện diện hôm nay là 16 đơn vị gồm Tỉnh dòng Đaminh Việt Nam, Đan viện ĐỨC Maria Chúa Thánh Linh, Hội Dòng Nữ Đaminh Bà Rịa, Hội Dòng Nữ Đaminh Bắc Ninh, Hội Dòng Nữ Đaminh Bùi Chu, Hội Dòng Nữ Đaminh Lạng Sơn, Hội Dòng Nữ Đaminh Phú Cường, Hội Dòng Nữ Đaminh Thánh Tâm, Hội Dòng Nữ Đaminh Tam Hiệp, Hội Dòng Nữ Đaminh Thái Bình, Phụ Tỉnh Đaminh Thánh Thể Việt Nam – thuộc Hội Dòng Nữ Đaminh Đức Mẹ Mân Côi Monteils, Đaminh Truyền Giáo, Huynh đoàn giáo dân Đaminh, Huynh đoàn cựu tu sinh Đaminh, Câu lạc bộ Huynh đệ Đaminh và cuối cùng là đơn vị chủ nhà Hội Dòng Nữ Đaminh Rosa Lima.
Trong phần chia sẻ, chúng tôi cũng được biết thêm rằng hiện nay số huynh đoàn Đaminh Việt Nam đã lên tới con số hơn một trăm ngàn người. Có người gọi Việt Nam là vương quốc huynh đoàn của thế giới vì nếu so sánh thì số huynh đoàn ở một giáo phận tại Việt Nam đã hơn tổng số huynh đoàn của một nước.
Bên lề của ngày gia đình Đaminh, tôi cũng nhận thấy phần giới thiệu sách thật ấn tượng của tủ sách Đaminh, một tờ bướm thật đẹp mắt với những bìa sách và những tóm tắt nội dung ngắn gọn, đủ các loại sách về Dòng Đaminh và hầu hết do các cha và các thầy Dòng Đaminh viết hoặc dịch, không biết có bán được nhiều không, nhưng tôi thấy các sơ đến hỏi giá rồi trả giá ì xèo, thật vui, và ra về hình như cặp của ai cũng nặng hơn một tí vì có thêm một đầu sách mới !!!!!!!!!!!!!! ( ai cần sách xin đến trang tusachdaminh.blogspot.com.)
Hướng tới kỷ niệm 800 năm ngày thành lập Dòng Đaminh năm 2016, cha Giám tỉnh Giuse Ngô Sĩ Đình chia sẻ: anh chị em Đaminh nhắc nhau hãy ôn lại nhiệt tâm của Cha Anh trong những ngày đầu lập Dòng; hãy tạ ơn Thiên Chúa đã cho dòng nhiều gia sản trong 800 năm qua và cuối cùng là hun đúc tinh thần truyền giáo.
Xin cảm ơn ngày truyền thống gia đình Đaminh, xin cảm ơn quý Anh Chị đi trước đã có những khởi đầu tốt đẹp làm nền tảng cho các em được thừa hưởng.
Trong tâm tình tạ ơn, anh chị em cùng tiến vào ngôi nguyện đường để dâng lên Chúa giờ kinh Trưa và Chầu Thánh Thể. Cuối cùng là bữa tiệc buffet thân tình huynh đệ.
Nhẹ nhàng và ấm cúng, thân tình và gần gũi anh chị em Đaminh gặp gỡ nhau, chia sẻ với nhau hay chỉ là những ánh mắt thấy nhau, nhưng có một sự nâng đỡ hiệu quả trên những bước chân sứ vụ, để mỗi khi chia tay ra về, lòng lại nghĩ đến “ sang năm, đến hẹn lại lên”.
Hôm nay mùng 9 tháng 11 năm 2013, anh chị em Đaminh lại được dịp tề tựu bên nhau, những lời chào và những tay bắt mặt mừng cho những anh chị em đã từng quen biết, những cái bắt tay xiết chặt tình thân cho những người lâu quá không gặp và những lời chào cùng tiếng cười rộn vang khuôn viên tu viện nhà Mẹ của Hội dòng Đaminh Rosa Lima.
Phần đầu tiên làm quen nhau với bài múa Chung sống của các em Tiền Tập thuộc đơn vị tổ chức mời gọi tất cả anh chị em cùng múa theo cho “ thư giãn gân cốt” và “ tập thể dục buổi sáng”. Sau đó là vài phút cho tất cả 600 anh chị em tham dự hướng về giáo phận Vinh với những hình ảnh bão lũ; cũng như hướng lòng về những anh chị em đang gặp thử thách khi thi hành sứ vụ.
Tiếp đến là diễn nguyện sứ vụ của các nữ tu Đaminh trên đất Việt do các chị em Đaminh Rosa Lima trình diễn. Dù ngắn gọn nhưng đầy đủ trên mọi cánh đồng truyền giáo, từ dạy trẻ mẫu giáo đến dạy giáo lý tân tòng, đến dạy giáo lý thiếu nhi, truyền giáo cho lương dân, đến với người đau bệnh, truyền giáo cho anh chị em Vùng Cao, đến đời sống cầu nguyện, học hành ...
Năm nay với chủ đề NGƯỜI NỮ ĐAMINH, những câu hỏi gợi mở về những tương quan với người nữ tu Đaminh như: linh đạo nữ Đaminh là gì? lịch sử khai sinh nữ tu Đaminh, những hoạt động và lịch sử hình thành nữ liên hiệp Đaminh Việt Nam, tương quan giữa nữ tu Đaminh và anh chị em huynh đoàn Đaminh... và hình thức tổ chức cũng khác với những năm trước. Thay vì nghe một đề tài thuyết trình thì năm nay chương trình theo kiểu tọa đàm. Với năm diễn giả gồm hai linh mục và ba nữ tu Đaminh. Tất cả chia sẻ về những vấn đề liên quan đến những câu hỏi gợi mở đã được nêu.... sau những chia sẻ, anh chị em ngồi ở dưới cũng được quyền đặt câu hỏi, nhưng chỉ tiếc thời gian giới hạn nên không giải đáp được hết những thắc mắc. Những thao thức và băn khoăn để biết về lịch sử Dòng, để biết về các hội Dòng khác là một điều cho thấy mọi người vẫn còn khao khát với đời tu Đaminh. Phải khao khát ơn gọi này mới tìm hiểu và muốn biết rõ hơn và để sống xứng đáng hơn. Và đó chính là những người khao khát chân lý.
Sau phần tọa đàm này cũng là phần kịch hài do các thầy Đaminh phụ trách tựa đề hỏi xoáy, đáp xoay chung quanh những vấn đề đang diễn ra trong cuộc sống thường nhật. Quả thực người Đaminh đúng nghĩa là người tay cầm quyển sách kinh và tay kia cầm tờ báo, để biết những trăn trở, những thao thức và những biến chuyển của ngày hôm nay.
Hiện diện hôm nay là 16 đơn vị gồm Tỉnh dòng Đaminh Việt Nam, Đan viện ĐỨC Maria Chúa Thánh Linh, Hội Dòng Nữ Đaminh Bà Rịa, Hội Dòng Nữ Đaminh Bắc Ninh, Hội Dòng Nữ Đaminh Bùi Chu, Hội Dòng Nữ Đaminh Lạng Sơn, Hội Dòng Nữ Đaminh Phú Cường, Hội Dòng Nữ Đaminh Thánh Tâm, Hội Dòng Nữ Đaminh Tam Hiệp, Hội Dòng Nữ Đaminh Thái Bình, Phụ Tỉnh Đaminh Thánh Thể Việt Nam – thuộc Hội Dòng Nữ Đaminh Đức Mẹ Mân Côi Monteils, Đaminh Truyền Giáo, Huynh đoàn giáo dân Đaminh, Huynh đoàn cựu tu sinh Đaminh, Câu lạc bộ Huynh đệ Đaminh và cuối cùng là đơn vị chủ nhà Hội Dòng Nữ Đaminh Rosa Lima.
Trong phần chia sẻ, chúng tôi cũng được biết thêm rằng hiện nay số huynh đoàn Đaminh Việt Nam đã lên tới con số hơn một trăm ngàn người. Có người gọi Việt Nam là vương quốc huynh đoàn của thế giới vì nếu so sánh thì số huynh đoàn ở một giáo phận tại Việt Nam đã hơn tổng số huynh đoàn của một nước.
Bên lề của ngày gia đình Đaminh, tôi cũng nhận thấy phần giới thiệu sách thật ấn tượng của tủ sách Đaminh, một tờ bướm thật đẹp mắt với những bìa sách và những tóm tắt nội dung ngắn gọn, đủ các loại sách về Dòng Đaminh và hầu hết do các cha và các thầy Dòng Đaminh viết hoặc dịch, không biết có bán được nhiều không, nhưng tôi thấy các sơ đến hỏi giá rồi trả giá ì xèo, thật vui, và ra về hình như cặp của ai cũng nặng hơn một tí vì có thêm một đầu sách mới !!!!!!!!!!!!!! ( ai cần sách xin đến trang tusachdaminh.blogspot.com.)
Hướng tới kỷ niệm 800 năm ngày thành lập Dòng Đaminh năm 2016, cha Giám tỉnh Giuse Ngô Sĩ Đình chia sẻ: anh chị em Đaminh nhắc nhau hãy ôn lại nhiệt tâm của Cha Anh trong những ngày đầu lập Dòng; hãy tạ ơn Thiên Chúa đã cho dòng nhiều gia sản trong 800 năm qua và cuối cùng là hun đúc tinh thần truyền giáo.
Xin cảm ơn ngày truyền thống gia đình Đaminh, xin cảm ơn quý Anh Chị đi trước đã có những khởi đầu tốt đẹp làm nền tảng cho các em được thừa hưởng.
Trong tâm tình tạ ơn, anh chị em cùng tiến vào ngôi nguyện đường để dâng lên Chúa giờ kinh Trưa và Chầu Thánh Thể. Cuối cùng là bữa tiệc buffet thân tình huynh đệ.
Nhẹ nhàng và ấm cúng, thân tình và gần gũi anh chị em Đaminh gặp gỡ nhau, chia sẻ với nhau hay chỉ là những ánh mắt thấy nhau, nhưng có một sự nâng đỡ hiệu quả trên những bước chân sứ vụ, để mỗi khi chia tay ra về, lòng lại nghĩ đến “ sang năm, đến hẹn lại lên”.
130 bạn trẻ thuộc Giáo xứ Thuận Nghĩa được lãnh nhận bí tích hôn phối
Pv Thuận Nghĩa
09:03 09/11/2013
Hình ảnh
Vào tối thứ 4, ngày 06 tháng 11 năm 2013, thánh lễ thứ nhất được cử hành tại nhà thờ Giáo xứ cho 72 anh chị.
Vào tối thứ 5, ngày 07 tháng 11 năm 2013, thánh lễ thứ 2 được cử hành tại Giáo họ Thượng Nguyên cho 34 anh chị.
Vào tối thứ 6, ngày 08 tháng 11 năm 2013, thánh lễ thứ 3 được cử hành tại nhà thờ Giáo họ Yên Lưu cho 24 anh chị.
Đây là biến cố hết sức quan trọng trong cuộc đời các bạn trẻ. Tất cả các bạn đều không dấu được niềm vui và hạnh phúc. Ước gì niềm vui và hạnh phúc đó theo sát các bạn trong mọi nẻo đường của đời sống gia đình, để các bạn trở nên nhân chứng tình yêu của Chúa Kitô giữa xã hội đầy nhiễu nhương hôm nay.
Được biết, Giáo xứ Thuận Nghĩa có gần 12 ngàn giáo dân, hằng năm có khoảng trên ba trăm bạn trẻ lãnh nhận bí tích hôn phối.
Căn phòng lưu niệm kỷ vật của Vị Tôi Tớ Chúa cố Hồng Y Phanxico Xaviê Nguyễn văn Thuận
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
09:18 09/11/2013
Căn phòng lưu niệm kỷ vật của Vị Tôi Tớ Chúa cố Hồng Y Phanxico Xaviê Nguyễn văn Thuận
Nước Đức không là nơi ngày xưa Đức cố Hồng Y Phanxico Xaviê Nguyễn văn Thuận sang du học.
Nước Đức cũng không là nơi Đức cố Hồng Y Phanxico Xaviê Nguyễn văn Thuận được cử đến làm việc.
Nhưng Đức cố Hồng Y Phanxico Xaviê Nguyễn văn Thuận đã quen biết và đến nước Đức nhiều lần khi còn là sinh viên du học bên Roma, trong thời gian là Giám mục giáo phận Nha Trang mỗi khi sang Âu Châu thường có ghé qua nơi đây, và nhất là trong thời gian bị lưu đầy biệt xứ sống lưu vong ở Roma ngài hay ghé qua nơi đây.
Sang nước Đức, Đức Hồng Y thường đến trú ngụ ở nhà Dòng Celittinen thuộc Tổng giáo Phận Cologne.
Nhà Dòng kính trọng cùng qúi mến ngài. Và ngài rất qúy mến nhà Dòng. Nhà Dòng nâng đỡ tinh thần ngài bằng lời cầu nguyện cùng sự trợ giúp cho những việc làm công ích do ngài đề xướng ra, nhất là những khi ngài ghé thăm nhà Dòng.
Nơi đây ngài đã sống trải qua những ngày giờ bổ ích cho đời sống thiêng liêng của mình. Và cũng nơi đây ngài đã học hỏi được nhiều về văn hóa phong tục nếp sống của người Đức do chính những Sơ người Đức kể thuật lại cho.
Nơi nhà Dòng Celittinen, mỗi khi đến cư ngụ, ngài đã cùng chị em nữ tu hằng ngày dâng Thánh Lễ Misa, suy niệm Lời Chúa trong ngôi nhà nguyện tu viện.
Cũng nơi nhà Dòng này, ngài đã để lại những tình cảm liên đới con người với nhà Dòng rất nhiều kỷ niệm thánh đức. Và ngài cũng đã để lại cho nhà Dòng cả những kỷ vật cá nhân của ngài, như cây thánh giá cùng chuỗi sợi dây chuyền, mà ngài đã tự tay làm trong nhà tù khi xưa và luôn đeo mang trong mình cho tới lúc qua đời, chiếc nhẫn Giám mục, áo lễ ngài đã mang mặc khi làm lễ, chiếc áo dòng mầu trắng của ngài, chén lễ ngài đã dùng dâng lễ, tập sách viết bài suy niệm Năm chiếc bánh và hai con cá, bút tích Con đường hy vọng...Những kỷ vật đó, nhà Dòng cho biết, ngài đã tin tưởng ký gửi ủy quyền lại như của „hồi môn“ cho nhà Dòng.
Vì thế nhà Dòng đã dành một căn phòng rộng hơn 40 mét vuông cất giữ trưng bày những vật kỷ niệm của vị Tôi Tớ Chúa Phanxico Xaviê. Và căn phòng lưu niệm này đã được khánh thành hôm 26.10.2013.
Đức Hồng Y Gioakim Meisner, Tổng giám mục tổng giáo phận Köln đã đến làm phép căn phòng này và đã cùng các Linh mục Karl Hoffmann, Hans Georg Redder, Cornel Schmitz , Dominik Nguyễn ngọc Long và Phó tế Wolfgang Allhorn, cùng các chị em nữ tu các nhà Dòng lân cận, ca đoàn Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam Wuppertal, thân nhân của Vị tôi Tớ Chúa Phanxico Xaviê, em gái của Đức cố Hồng Y Bà Elisabeth Nguyễn thị Thu Hồng và chồng, và gần 100 vị khách được nhà Dòng mời, dâng thánh lễ tạ ơn Thiên Chúa. Sau phần thánh lễ tạ ơn, cuốn phim về cuộc đời vị Tôi Tớ Chúa Phanxico Xaviê Thuận được trình chiếu cho mọi người biết về cuộc đời chịu nhiều thử thách đau khổ của vị tôi tớ Chúa.
Trong phần giảng lễ, đức Hồng Y Gioakim Meisner đã lấy hình ảnh cây thánh gía, mà đức cố Hồng Y Phanxico Thuận đã làm trong nhà tù khi xưa làm đề tài diễn giảng vể ý nghĩa sâu xa của cây thánh giá Chúa Giêsu.
Đức Hồng Y Gioakim suy niệm: „Chiều dọc thẳng đứng cây thánh giá là con đường dài từ trời cao xuống mặt đất, Thiên Chúa qua Chúa Giêsu xuống trần gian làm người, và cùng với chiều ngang đường chân trời như dấu trừ, nơi con người sinh sống, làm nên dấu cộng niềm hy vọng cho nhân loại.“
Căn phòng lưu gữ những kỷ vật của Vị tôi Tớ Chúa cố Hồng Y Phanxico Xaviê Nguyễn văn Thuận không phải chỉ là căn phòng cất giữ những vật thể lưu niệm của riêng cá nhân ngài, nhưng còn hơn thế nữa. Đó là căn phòng nói về chứng tích của một con người đã sống con đường niềm hy vọng vào Chúa.
Vì thế, đến thăm viếng căn phòng kỷ niệm này là muốn suy niệm học hỏi đời sống thánh đức của một tù nhân Giám mục đã sống đức tin vào Chúa với lòng trung kiên can đảm luôn trong niềm hy vọng.
„ Chấm này nối tiếp chấm kia, ngàn vạn chấm thành một đường dài.
Phút này nối tiếp chấm kia, muôn triệu phút thành một đời sống.
Chấm mỗi chấm cho đúng, đường sẽ đẹp.
Sống mỗi phút cho tốt, đời sẽ thánh.
Đường hy vọng do mỗi chấm hy vọng.
Đời hy vọng do mỗi phút hy vọng.“
(Đường hy vọng số 978)
Nhà Dòng mong muốn và sẵn sàng mở rộng cửa cho mọi người đến thăm viếng căn phòng này, như một địa điểm hành hương trong tiến trình phong Thánh cho vị Tôi Tớ Chúa cố Hồng Y Phanxico Xaviê Nguyễn văn Thuận và cả sau này nữa.
Tôi tớ Chúa đức cố Hồng Y Phanxico Xaviê Nguyễn văn Thuận qua đời ngày 16.09.2002 ở Roma. Ở Tu viện Celittinen, Koeln, bây giờ có căn phòng dành riêng lưu giữ những hình ảnh cùng kỷ vật của ngài, và cũng tại nhà Dòng này ngài đã sống trải qua nhiều ngày năm tháng lúc còn sinh thời, nhất là đã dâng thánh lễ Misa với nhà Dòng tại nhà nguyện tu viện. Thiết nghĩ, đây là cơ may thuận tiện cho những người Công gíao Việt Nam đến nơi đây thăm viếng hành hương, dâng thánh lễ cầu nguyện cho ngài và với ngài, nhất là vào ngày giỗ kỵ hằng năm.
Địa chỉ liên lạc:
Stiftung der Celittinen zur hl. Maria
Graseggerstrasse 105
50737 Koeln- Longerich
Tel. 0049 (0) 221-974514-51
Fax: 0049 (0)221-974514-52
Email: info@cellitinnen.de
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Nước Đức không là nơi ngày xưa Đức cố Hồng Y Phanxico Xaviê Nguyễn văn Thuận sang du học.
Nước Đức cũng không là nơi Đức cố Hồng Y Phanxico Xaviê Nguyễn văn Thuận được cử đến làm việc.
Nhưng Đức cố Hồng Y Phanxico Xaviê Nguyễn văn Thuận đã quen biết và đến nước Đức nhiều lần khi còn là sinh viên du học bên Roma, trong thời gian là Giám mục giáo phận Nha Trang mỗi khi sang Âu Châu thường có ghé qua nơi đây, và nhất là trong thời gian bị lưu đầy biệt xứ sống lưu vong ở Roma ngài hay ghé qua nơi đây.
Sang nước Đức, Đức Hồng Y thường đến trú ngụ ở nhà Dòng Celittinen thuộc Tổng giáo Phận Cologne.
Nhà Dòng kính trọng cùng qúi mến ngài. Và ngài rất qúy mến nhà Dòng. Nhà Dòng nâng đỡ tinh thần ngài bằng lời cầu nguyện cùng sự trợ giúp cho những việc làm công ích do ngài đề xướng ra, nhất là những khi ngài ghé thăm nhà Dòng.
Nơi đây ngài đã sống trải qua những ngày giờ bổ ích cho đời sống thiêng liêng của mình. Và cũng nơi đây ngài đã học hỏi được nhiều về văn hóa phong tục nếp sống của người Đức do chính những Sơ người Đức kể thuật lại cho.
Nơi nhà Dòng Celittinen, mỗi khi đến cư ngụ, ngài đã cùng chị em nữ tu hằng ngày dâng Thánh Lễ Misa, suy niệm Lời Chúa trong ngôi nhà nguyện tu viện.
Cũng nơi nhà Dòng này, ngài đã để lại những tình cảm liên đới con người với nhà Dòng rất nhiều kỷ niệm thánh đức. Và ngài cũng đã để lại cho nhà Dòng cả những kỷ vật cá nhân của ngài, như cây thánh giá cùng chuỗi sợi dây chuyền, mà ngài đã tự tay làm trong nhà tù khi xưa và luôn đeo mang trong mình cho tới lúc qua đời, chiếc nhẫn Giám mục, áo lễ ngài đã mang mặc khi làm lễ, chiếc áo dòng mầu trắng của ngài, chén lễ ngài đã dùng dâng lễ, tập sách viết bài suy niệm Năm chiếc bánh và hai con cá, bút tích Con đường hy vọng...Những kỷ vật đó, nhà Dòng cho biết, ngài đã tin tưởng ký gửi ủy quyền lại như của „hồi môn“ cho nhà Dòng.
Vì thế nhà Dòng đã dành một căn phòng rộng hơn 40 mét vuông cất giữ trưng bày những vật kỷ niệm của vị Tôi Tớ Chúa Phanxico Xaviê. Và căn phòng lưu niệm này đã được khánh thành hôm 26.10.2013.
Đức Hồng Y Gioakim Meisner, Tổng giám mục tổng giáo phận Köln đã đến làm phép căn phòng này và đã cùng các Linh mục Karl Hoffmann, Hans Georg Redder, Cornel Schmitz , Dominik Nguyễn ngọc Long và Phó tế Wolfgang Allhorn, cùng các chị em nữ tu các nhà Dòng lân cận, ca đoàn Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam Wuppertal, thân nhân của Vị tôi Tớ Chúa Phanxico Xaviê, em gái của Đức cố Hồng Y Bà Elisabeth Nguyễn thị Thu Hồng và chồng, và gần 100 vị khách được nhà Dòng mời, dâng thánh lễ tạ ơn Thiên Chúa. Sau phần thánh lễ tạ ơn, cuốn phim về cuộc đời vị Tôi Tớ Chúa Phanxico Xaviê Thuận được trình chiếu cho mọi người biết về cuộc đời chịu nhiều thử thách đau khổ của vị tôi tớ Chúa.
Trong phần giảng lễ, đức Hồng Y Gioakim Meisner đã lấy hình ảnh cây thánh gía, mà đức cố Hồng Y Phanxico Thuận đã làm trong nhà tù khi xưa làm đề tài diễn giảng vể ý nghĩa sâu xa của cây thánh giá Chúa Giêsu.
Đức Hồng Y Gioakim suy niệm: „Chiều dọc thẳng đứng cây thánh giá là con đường dài từ trời cao xuống mặt đất, Thiên Chúa qua Chúa Giêsu xuống trần gian làm người, và cùng với chiều ngang đường chân trời như dấu trừ, nơi con người sinh sống, làm nên dấu cộng niềm hy vọng cho nhân loại.“
Căn phòng lưu gữ những kỷ vật của Vị tôi Tớ Chúa cố Hồng Y Phanxico Xaviê Nguyễn văn Thuận không phải chỉ là căn phòng cất giữ những vật thể lưu niệm của riêng cá nhân ngài, nhưng còn hơn thế nữa. Đó là căn phòng nói về chứng tích của một con người đã sống con đường niềm hy vọng vào Chúa.
Vì thế, đến thăm viếng căn phòng kỷ niệm này là muốn suy niệm học hỏi đời sống thánh đức của một tù nhân Giám mục đã sống đức tin vào Chúa với lòng trung kiên can đảm luôn trong niềm hy vọng.
„ Chấm này nối tiếp chấm kia, ngàn vạn chấm thành một đường dài.
Phút này nối tiếp chấm kia, muôn triệu phút thành một đời sống.
Chấm mỗi chấm cho đúng, đường sẽ đẹp.
Sống mỗi phút cho tốt, đời sẽ thánh.
Đường hy vọng do mỗi chấm hy vọng.
Đời hy vọng do mỗi phút hy vọng.“
(Đường hy vọng số 978)
Nhà Dòng mong muốn và sẵn sàng mở rộng cửa cho mọi người đến thăm viếng căn phòng này, như một địa điểm hành hương trong tiến trình phong Thánh cho vị Tôi Tớ Chúa cố Hồng Y Phanxico Xaviê Nguyễn văn Thuận và cả sau này nữa.
Tôi tớ Chúa đức cố Hồng Y Phanxico Xaviê Nguyễn văn Thuận qua đời ngày 16.09.2002 ở Roma. Ở Tu viện Celittinen, Koeln, bây giờ có căn phòng dành riêng lưu giữ những hình ảnh cùng kỷ vật của ngài, và cũng tại nhà Dòng này ngài đã sống trải qua nhiều ngày năm tháng lúc còn sinh thời, nhất là đã dâng thánh lễ Misa với nhà Dòng tại nhà nguyện tu viện. Thiết nghĩ, đây là cơ may thuận tiện cho những người Công gíao Việt Nam đến nơi đây thăm viếng hành hương, dâng thánh lễ cầu nguyện cho ngài và với ngài, nhất là vào ngày giỗ kỵ hằng năm.
Địa chỉ liên lạc:
Stiftung der Celittinen zur hl. Maria
Graseggerstrasse 105
50737 Koeln- Longerich
Tel. 0049 (0) 221-974514-51
Fax: 0049 (0)221-974514-52
Email: info@cellitinnen.de
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Xin các Cộng đoàn CGVN cầu nguyện cho Việt Nam trước cơn bão Haiyan
Lm Peter Võ Sơn
14:33 09/11/2013
Ngày 9//11/2013
Kính gửi: - Đức Cha Đôminicô Mai Thanh Lương
- Quý Đức Ông và quý Cha
- Phó Tế, Tu Sĩ Nam Nữ và Anh Chị Em
- Đồng bào Việt Nam tại Hoa Kỳ
Theo các cơ quan dự báo thời tiết, Siêu Bão SUPPER TYPHOON HAIYAN (Super Typhoon: thuật ngữ mô tả cơn bão có sức gió rất lớn) sẽ tiến vào Miền Trung Việt Nam vào sáng ngày mai, Chúa Nhật ngày 10 tháng 11 năm 2013.
Đức Ông Giuse Trịnh Minh Trí, Chủ Tịch Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ, cùng với quý Cha trong Hội Đồng Lãnh Đạo Trung Ương mời gọi tất cả mọi người, không phân biệt tôn giáo, cầu nguyện cho quê hương đất nước Việt Nam.
Xin có một lời nguyện trong Thánh Lễ Chiều Thứ Bảy hôm nay và Ngày Chúa Nhật ngày mai:
Qua lời chuyển cầu của Đức Mẹ La Vang/ xin Chúa che chở và ban bình an cho Nước Việt Nam được thịnh vượng/ xin dẹp tan bão tố đang đe dọa chúng con/ và ban thời tiết thuận hòa/ để mọi người được an vui hạnh phúc.
Trân trọng,
Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ
Bênh vực công lý và Giáo Hội
đảng gì?
lykhách
22:06 09/11/2013
Bởi đảng có đặc tính…(bố láo) thiên tài
Đảng (thật) cóc cần cái quốc hội…ba phải
Nhưng tranh luận láo lếu cho (ra vẻ)…dân chủ công khai
Đảng hoạch định kinh tế kiểu chia bài
Quốc doanh: Bồi, Đầm, Già, Ách làm anh hai
Doanh nghiệp tư nhân: hai, ba, bốn, năm, sáu, bảy,
Tám, chín, mười… sống chết mặc bay
Vừa chìm Vinashin rồi đắm Vinalines
Mọi thứ …Vina-quốc-doanh… sẽ còn chết dài dài
Nghĩ bức xúc cái Vina-quốc-hội ăn hại
Sợ mất sổ hưu, để mặc đảng chia bài!
Giống trẻ khóc đêm, thằng lớn nhát ma
Lòng dân bức xúc, đảng lại mang Bác ra
Làm Bác chết cũng chả yên mồ mả!
Ừ quên! cóc có mộ, bác… “lộng kiếng” mà!
Bác - đảng quen thói “rút kinh nghiệm”
Bác “rút” một lần - vạn dân bị giết sai
Cứ mỗi lần đảng tự phê, tự kiểm
Vạn dân đen phút chốc hóa ăn mày!
Dây kinh nghiệm đảng dài vô tận
Càng rút càng dài, siết xẹp bụng dân
Đảng rút sau mỗi lần làm ác, ăn bẩn
Kinh nghiệm càng rút, đảng trí càng đần!
Chính sách cướp giật kiểu Chủ-nghĩa-xã-hội
Cưỡng chiếm đất dân hay giá mạt đền bồi
Đảng chia nhau đặc quyền, đặc lợi
Che chắn nhau chuyện cướp của hại người!
Đảng các đồng chí giải phóng Miền Nam
Gom đất nước về chung một đau khổ
Chung mối nhục coi giặc Tàu như…bố
Đảng như bầy khỉ đít đỏ đeo vòng kim cô!
Mỗi lần đảng Tàu chửi đổng…úm-ba-la…
Là đảng lên cơn nhảy nhổm tẩu hỏa nhập ma
Dân tộc Việt này chưa bao giờ hèn hạ
Tại sao đảng đội Hán(g) mà đạp đầu dân nhà?
Miền Nam ngày trước đã khá tự do
Chứ không khốn nạn kiểu “xin-cho”
Thứ chủ nghĩa cả thế giới hãi hùng từ bỏ
Đảng ngoan cố chuẩn như thước đo!
Ôi cha ông ngày xưa mắc trọng tội gì?
Để giờ gánh họa tai lãnh đạo quá ngu si!
Vận nước ngày càng như vào sâu thế cờ bí
Một lũ tham quan cứ đè dân dí tốt mà đi!
Phải chi đừng “giải phóng” Miền Nam
Thì cũng tựa như Nam-Hàn với Bắc Triều-Tiên
Thằng khôn theo tự do, thằng ngu theo cộng sản
Giặc Tàu dầu gì cũng phải chút nể nang!
Đằng này đảng rập khuôn Hán gian
Cướp hết tư quyền rồi bịt miệng dân oan
Đánh bồi hội đồng bằng trăm báo-đài đảng
Bóp cổ nhân dân bằng vũ lực côn đồ, côn an
Đảng các đồng chí …quá độ thành một đảng cướp ngày
Một loại ăn cướp có tổ chức, có nghị quyết, có quốc hội tay sai…
Hiến Pháp quốc gia mà xoành xoạch như …Hiếp Pháp
Đổi thay mấy bận vẫn Mác-Đảng (bố láo) thiên tài!
“Tổng” vẫn lú, “Chủ” vẫn đù, “Thủ” đểu X vẫn chia bài
Quốc hội bù nhìn đều đều nhất trí:
Quốc doanh: Bồi, Đầm, Già, Ách
Nhân dân: Hai, Ba, Bốn, Năm, Sáu, Bảy…sống chết mặc bây!
Văn Hóa
Giáo huấn của Giáo Hội về hỏa táng
Vũ Văn An
19:40 09/11/2013
Tại một số nhà quàn hiện nay ở Tây Phương, người ta có những quày bày bán các sản phẩm trang sức, như bông tai, dây chuyền, lắc đeo tay, nhẫn và cả vòng đeo chìa khóa nữa trong đó có chứa một chút di hài người quá cố (tro) đã được hỏa táng. Một công ty trực tuyến đã quảng cáo các sản phẩm này như sau: “Cùng với con số hoả táng mỗi ngày một gia tăng trong các năm gần đây, ta thấy xuất hiện hàng loạt giải pháp để lưu giữ các di hài hỏa táng và duy trì ký ức về các thân nhân quá vãng. Trong số các giải pháp này, đồ trang sức hỏa táng mau chóng trở thành một chọn lựa ưa thích của thân nhân còn sống; những người này muốn tỏ lòng tôn kính các thân nhân quá vãng và muốn giữ họ gần trái tim mình mãi mãi”.
Đau buồn vì mất người thân là điều ai trong chúng ta cũng từng trải qua; cả ước muốn tưởng nhớ và mãi mãi gần gũi những người thân đã ra khỏi cuộc đời này cũng thế. Giáo Hội nhìn nhận sự kiện này, không những trong nghi lễ an táng mà cả trong thừa tác vụ đến với những người đau buồn nữa, nhất là vào tháng Mười Một hàng năm. Bắt đầu với việc cử hành Lễ Các Linh Hồn vào ngày 2 tháng Mười Một, và tiếp tục trong suốt tháng Mười Một, Giáo Hội mời gọi mọi người chúng ta hướng lòng mình vào việc tưởng niệm và cầu nguyện cho tất cả những ai đã qua đời.
Ấy thế nhưng, trong khi Giáo Hội khuyến khích ta cầu nguyện và tưởng niệm các người thân đã qua đời, thì phải nói gì về khuynh hướng mang di hài người quá cố trong các đồ trang sức? Hay về tập quán giữ hũ tro người quá cố tại nhà, hay trải tro của họ lên những nơi như biển, công viên hay vườn tược? Để trả lời các câu hỏi này, linh mục Koopman, giáo sư thần học luân lý tại Chủng Viện St Mary (http://www.catholicuniversebulletin.org/THEOLOGY13/theology1.php), đã vắn tắt trình bày một số điểm về lịch sử việc hoả táng trong Giáo Hội cũng như ý nghĩa thần học của sự chết.
Hỏa táng là việc thông thường trong thế giới cổ thời, đầu thời đại Kitô Giáo, nhất là trong Đế Quốc Rôma. Tuy nhiên, mô phỏng truyền thống Do Thái Giáo, các Kitô hữu tiên khởi đã không chọn hoả táng thân xác người quá cố, mà là chôn cất họ. Lý do một phần vì trong truyền thống ta, thân xác đóng vai trò rất quan trọng. Ai cũng biết tâm điểm đức tin ta là mầu nhiệm nhập thể vĩ đại: Thiên Chúa trở nên xác phàm trong con người Chúa Giêsu. Không hề vô nghĩa hay vô giá trị, thân xác ta có tầm quan trọng và phẩm giá cao quí: điều này không phải chỉ đúng với Chúa Kitô, mà đúng cho mọi người chúng ta. Như Thánh Phaolô vốn nhấn mạnh, thân xác ta chính là đền thờ Chúa Thánh Thần. Hơn nữa, thực tại phục sinh càng làm nổi bật sự quan trọng của thân xác. Vào buổi sáng Phục Sinh, Chúa Kitô không hiện ra với các môn đệ như bóng ma: đúng hơn, việc sống lại từ cõi chết của Người là một thực tại thân xác. Người ăn thực phẩm với các môn đệ, Người bảo Thánh Tôma đặt tay vào các vết thương của Người. Và việc phục sinh của Người là việc phục sinh của thân xác thế nào, thì việc ta hiện hữu trên thiên đàng cũng là một hiện hữu của thân xác như thế. Như ta tuyên xưng mỗi Chúa Nhật trong kinh tin kính, đức tin của ta vào sự phục sinh của người chết lúc tận thế là thế này: mọi người chết sẽ được tái hợp với thân xác vinh hiển của họ. Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo thì dạy ta rằng: “ ‘Sự phục sinh xác thịt’ (Nguyên văn Kinh Tin Kính Của Các Tông Đồ nói thế) không chỉ có nghĩa: linh hồn bất tử của ta sống mãi sau khi chết, mà còn có nghĩa: cả ‘thân xác hay chết’ của ta cũng được phục sinh nữa”.
Chính vì tín điều này, Giáo Hội đã chống đối việc hỏa táng trong một thời gian. Việc chống đối này không hẳn nhằm vào chính hành vi hỏa táng cho bằng nhằm vào hệ luận bác bỏ thực tại phục sinh thân xác của nó. Trong thế kỷ 20, khi việc hỏa táng trở nên phổ thông hơn và vì người ta không còn coi việc hỏa táng như một bác bỏ việc phục sinh người chết nữa, nên Giáo Hội đã hủy bỏ lệnh cấm hoả táng vào năm 1963 (chính thức được qui định trong bộ Giáo Luật 1983) và cho phép người Công Giáo được chính thức hỏa táng.
Tuy nhiên, dù cho phép hỏa táng, Giáo Hội vẫn cảnh giác chống lại các tình huống trong đó di hài hoả táng không được tôn kính cách xứng đáng. Như Nghi Thức vốn dạy “di hài hoả táng phải được tôn kính như ta tôn kính thân xác vốn là xuất xứ của chúng”. Việc tôn kính này bao gồm việc chôn cất (burial) đàng hoàng. Nghi thức dạy tiếp: “di hài hỏa táng phải được chôn trong mộ huyệt hay đặt tại một lăng mộ (mausoleum) hay một nơi chuyên để đặt các hũ tro này (columbarium). Tập quán trải di hài hỏa táng trên biển, trên không hay trên đất hoặc giữ di hài hỏa táng tại nhà một thân nhân hay bằng hữu của người quá cố không phải là sắp xếp tôn kính mà Giáo Hội đòi hỏi”. Bởi thế, việc tôn kính thân xác chính là lý do phía sau việc Giáo Hội chống đối các tập tục vừa kể, trong đó có việc đặt di hài hoả táng trong đồ trang sức. Thân xác ta, và di hài thân xác ta, không phải chỉ là đồ vật hay hàng hóa; đúng hơn, chúng có phẩm giá buộc ta phải tôn kính.
Điểm cuối cùng cần lưu ý: trong khi Giáo Hội nhấn mạnh rằng chôn cất đàng hoàng là thực hành duy nhất duy trì được phẩm giá thân xác và lòng tôn kính đối với nó, ta thấy việc ấy còn có những lý do sâu xa và thiêng liêng hơn. Vì trong truyền thống của ta, không những người Công Giáo chôn cất người chết, mà họ còn có thói quen trở lại nơi chôn cất để dâng lời cầu nguyện cho người chết nữa, coi nó như nơi thánh. Thói quen này vẫn còn tiếp diễn tại mọi nghĩa trang Công Giáo khắp các giáo phận trên thế giới ngày nay. Trở lại nơi người thân yêu của ta được chôn cất một cách xứng đáng luôn mang tới cho người Công Giáo chúng ta không những sự chữa lành các đau buồn mà còn làm tươi mới lại niềm cậy trông của ta vào sự phục sinh thân xác nữa.
Đau buồn vì mất người thân là điều ai trong chúng ta cũng từng trải qua; cả ước muốn tưởng nhớ và mãi mãi gần gũi những người thân đã ra khỏi cuộc đời này cũng thế. Giáo Hội nhìn nhận sự kiện này, không những trong nghi lễ an táng mà cả trong thừa tác vụ đến với những người đau buồn nữa, nhất là vào tháng Mười Một hàng năm. Bắt đầu với việc cử hành Lễ Các Linh Hồn vào ngày 2 tháng Mười Một, và tiếp tục trong suốt tháng Mười Một, Giáo Hội mời gọi mọi người chúng ta hướng lòng mình vào việc tưởng niệm và cầu nguyện cho tất cả những ai đã qua đời.
Ấy thế nhưng, trong khi Giáo Hội khuyến khích ta cầu nguyện và tưởng niệm các người thân đã qua đời, thì phải nói gì về khuynh hướng mang di hài người quá cố trong các đồ trang sức? Hay về tập quán giữ hũ tro người quá cố tại nhà, hay trải tro của họ lên những nơi như biển, công viên hay vườn tược? Để trả lời các câu hỏi này, linh mục Koopman, giáo sư thần học luân lý tại Chủng Viện St Mary (http://www.catholicuniversebulletin.org/THEOLOGY13/theology1.php), đã vắn tắt trình bày một số điểm về lịch sử việc hoả táng trong Giáo Hội cũng như ý nghĩa thần học của sự chết.
Hỏa táng là việc thông thường trong thế giới cổ thời, đầu thời đại Kitô Giáo, nhất là trong Đế Quốc Rôma. Tuy nhiên, mô phỏng truyền thống Do Thái Giáo, các Kitô hữu tiên khởi đã không chọn hoả táng thân xác người quá cố, mà là chôn cất họ. Lý do một phần vì trong truyền thống ta, thân xác đóng vai trò rất quan trọng. Ai cũng biết tâm điểm đức tin ta là mầu nhiệm nhập thể vĩ đại: Thiên Chúa trở nên xác phàm trong con người Chúa Giêsu. Không hề vô nghĩa hay vô giá trị, thân xác ta có tầm quan trọng và phẩm giá cao quí: điều này không phải chỉ đúng với Chúa Kitô, mà đúng cho mọi người chúng ta. Như Thánh Phaolô vốn nhấn mạnh, thân xác ta chính là đền thờ Chúa Thánh Thần. Hơn nữa, thực tại phục sinh càng làm nổi bật sự quan trọng của thân xác. Vào buổi sáng Phục Sinh, Chúa Kitô không hiện ra với các môn đệ như bóng ma: đúng hơn, việc sống lại từ cõi chết của Người là một thực tại thân xác. Người ăn thực phẩm với các môn đệ, Người bảo Thánh Tôma đặt tay vào các vết thương của Người. Và việc phục sinh của Người là việc phục sinh của thân xác thế nào, thì việc ta hiện hữu trên thiên đàng cũng là một hiện hữu của thân xác như thế. Như ta tuyên xưng mỗi Chúa Nhật trong kinh tin kính, đức tin của ta vào sự phục sinh của người chết lúc tận thế là thế này: mọi người chết sẽ được tái hợp với thân xác vinh hiển của họ. Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo thì dạy ta rằng: “ ‘Sự phục sinh xác thịt’ (Nguyên văn Kinh Tin Kính Của Các Tông Đồ nói thế) không chỉ có nghĩa: linh hồn bất tử của ta sống mãi sau khi chết, mà còn có nghĩa: cả ‘thân xác hay chết’ của ta cũng được phục sinh nữa”.
Chính vì tín điều này, Giáo Hội đã chống đối việc hỏa táng trong một thời gian. Việc chống đối này không hẳn nhằm vào chính hành vi hỏa táng cho bằng nhằm vào hệ luận bác bỏ thực tại phục sinh thân xác của nó. Trong thế kỷ 20, khi việc hỏa táng trở nên phổ thông hơn và vì người ta không còn coi việc hỏa táng như một bác bỏ việc phục sinh người chết nữa, nên Giáo Hội đã hủy bỏ lệnh cấm hoả táng vào năm 1963 (chính thức được qui định trong bộ Giáo Luật 1983) và cho phép người Công Giáo được chính thức hỏa táng.
Tuy nhiên, dù cho phép hỏa táng, Giáo Hội vẫn cảnh giác chống lại các tình huống trong đó di hài hoả táng không được tôn kính cách xứng đáng. Như Nghi Thức vốn dạy “di hài hoả táng phải được tôn kính như ta tôn kính thân xác vốn là xuất xứ của chúng”. Việc tôn kính này bao gồm việc chôn cất (burial) đàng hoàng. Nghi thức dạy tiếp: “di hài hỏa táng phải được chôn trong mộ huyệt hay đặt tại một lăng mộ (mausoleum) hay một nơi chuyên để đặt các hũ tro này (columbarium). Tập quán trải di hài hỏa táng trên biển, trên không hay trên đất hoặc giữ di hài hỏa táng tại nhà một thân nhân hay bằng hữu của người quá cố không phải là sắp xếp tôn kính mà Giáo Hội đòi hỏi”. Bởi thế, việc tôn kính thân xác chính là lý do phía sau việc Giáo Hội chống đối các tập tục vừa kể, trong đó có việc đặt di hài hoả táng trong đồ trang sức. Thân xác ta, và di hài thân xác ta, không phải chỉ là đồ vật hay hàng hóa; đúng hơn, chúng có phẩm giá buộc ta phải tôn kính.
Điểm cuối cùng cần lưu ý: trong khi Giáo Hội nhấn mạnh rằng chôn cất đàng hoàng là thực hành duy nhất duy trì được phẩm giá thân xác và lòng tôn kính đối với nó, ta thấy việc ấy còn có những lý do sâu xa và thiêng liêng hơn. Vì trong truyền thống của ta, không những người Công Giáo chôn cất người chết, mà họ còn có thói quen trở lại nơi chôn cất để dâng lời cầu nguyện cho người chết nữa, coi nó như nơi thánh. Thói quen này vẫn còn tiếp diễn tại mọi nghĩa trang Công Giáo khắp các giáo phận trên thế giới ngày nay. Trở lại nơi người thân yêu của ta được chôn cất một cách xứng đáng luôn mang tới cho người Công Giáo chúng ta không những sự chữa lành các đau buồn mà còn làm tươi mới lại niềm cậy trông của ta vào sự phục sinh thân xác nữa.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Mẹ La Vang Thánh Du Thế Giới
Diệp Hải Dung
11:49 09/11/2013
Ảnh của Diệp Hải Dung, (Australia)
(Hình chụp tại TTHH Bringelly Sydney)
Chúng con có Mẹ La Vang,
Mẹ là Thánh Mẫu vinh quang tuyệt vời.
Mẹ là Mẹ của Chúa Trời,
Thương người khốn khổ cứu người lầm than.
Khi xưa Mẹ đã ủi an
Đoàn con chạy đến thở than kêu cầu..
(Trích thơ của Trần Thanh Bình)