Ngày 08-11-2010
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Tỉnh thức trước cơn bách đạo mới
PM. Cao Huy Hoàng
10:01 08/11/2010
Suy niệm Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam

Là người Công Giáo Việt Nam, chúng ta rất hãnh diện về Cha ông của chúng ta, Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Không chỉ là 117 vị hiển thánh, mà có cả trăm ngàn tín hữu đã anh dũng làm chứng cho Thiên Chúa. Không chỉ có thời các vua Chúa cấm cách, mà ngay cả thời nay, Đức Hồng Y Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận và cuộc sống nhân chứng của Ngài là một tiêu biểu.

Vì niềm tin tuyệt đối và trung kiên vào Thiên Chúa, vì tình yêu mãnh liệt đáp lại tình yêu tạo dựng và cứu chuộc, vì bừng bừng ngọn lửa khát khao được sống trọn vẹn và vĩnh cửu trong thế giới mới của Ba ngôi Thiên Chúa, mà Cha ông của chúng ta đã không ngần ngại từ chối sự sống hay hư nát của thân xác phàm trần để tuyên tín cho thiên hạ biết rằng có một đời sau vĩnh cửu, hạnh phúc thiên thu.

Các Thánh Tử Đạo Việt Nam đã bị cấm cách, bức bách, bắt bớ, tù đày, lăng mạ, lăng nhục và cuối cùng chấp nhận chết cuộc sống mình, chết thân xác mình, bằng trăm ngàn cực hình dã man, đau đớn. Sức mạnh để vượt qua và chiến thắng của họ là nhân đức cơ bản, là nguồn ơn cơ bản Tin Cậy Mến mà Thiên Chúa ban riêng cho mỗi con người và ơn hiệp nhất ban cho cộng đoàn làm chứng tá phục sinh. Tuyệt đối không phải là sức mạnh của tập thể theo nghĩa phong trào, có tính hời hợt, nhất thời đấu tranh cho một quyền lợi thuộc phạm vi trần thế.

Họ đã không bắt chước nhau tử đạo vì danh vọng trần thế là để tiếng lại cho đời sau, nhưng là vì họ xác tín một cuộc sống mới được phục hồi sau cái chết quí giá và ý nghĩa ấy: cái chết làm chứng cho Chúa Kitô đã chết và đã sống lại, cái chết để sống lại với Đức Kitô. Họ đã thực thi lời huấn thị của Tin Mừng: “từ bỏ chính mình”: vì xác tín sự sống mình có được là do Thiên Chúa, và thuộc về Thiên Chúa; “vác thập giá mình”: chấp nhận tất cả những thương khó trong đời theo Chúa Giêsu, để ý định cứu rỗi của Thiên Chúa Cha được thực hiện, cho mình và cho mọi người.

Đối với các Thánh Tử Đạo Việt Nam, bước qua thập giá là từ chối ơn cứu chuộc của Đức Kitô, là bội tín với Thiên Chúa. Vì thế, khi cuộc bách đạo càng khốc liệt, càng đẫm máu, thì niềm tin của họ càng được nung nấu, được tôi luyện thành sắt thép vững chắc nhờ đức mến nồng nàn và đức cậy trông mạnh mẽ.

Giáo hội Việt Nam thừa hưởng một di sản Đức tin quí báu, vì nhờ máu các Ngài đổ ra, mà cánh đồng truyền giáo trổ sinh muôn hạt vàng tín hữu.

Noi gương Các Thánh Tử Đạo Việt Nam

Theo gương các Thánh Tử Đạo Việt Nam, các tín hữu Việt Nam đã kiên trung trong đời sống đức tin cá nhân và cộng đoàn thật đáng khâm phục. Qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử đất nước, qua bao nhiêu đổi thay của ý thức hệ… nhưng giáo lý Chúa Kitô và niềm tin vào Thiên Chúa vẫn ngời sáng trên quê hương không chỉ nghèo nàn lạc hậu mà còn chịu bao thảm họa của thiên tai, dịch nạn..

Tuy nhiên, khi mừng lễ các Thánh Tử Đạo Việt Nam, cũng là lúc mà mỗi chúng ta phải nhìn lại đời sống chứng tá của mình và của cộng đoàn.

Ở đấng bậc nào trong giáo hội, trong đời sống hằng ngày, tất cả chúng ta đều phải đối diện, phải đặt mình trước thập giá, không phải để chúng ta bước qua, mà là để ôm lấy, yêu mến, hôn kính và nhất là vác đi trong cuộc đời.

Ngày xưa những khổ hình có thể nói là kinh khủng lắm, man rợ lắm dành cho ai không bằng lòng bước qua thập tự giá. Thời nay, cuộc bức bách mới dùng cách làm cho tín hữu không thấy dữ tợn mà hiệu quả không kém kinh khủng hay có thể nói còn kinh khủng hơn: chiêu bài đổi hướng niềm tin và tình yêu.

Chúng ta không thấy mình đang bước qua thập giá, khi chúng ta yêu mến của cải tiền bạc, tiện nghi vật chất và những khoái lạc trần gian hơn là yêu mến Chúa. Hơn nữa, chúng ta vẫn thấy mình rất xứng đáng vì những việc đạo đức, những việc tông đồ. Chúng ta không thấy mình bước qua thập giá, khi mình đang làm việc Chúa để tìm chút hư danh cho mình. Hướng đến của Tình yêu chúng ta là Chúa, đối tượng duy nhất của lòng trí chúng ta là Thập giá Chúa Kitô, nhưng tài hoa của ma quỉ đã khéo léo chuyển hướng đến của tình yêu chúng ta là chính chúng ta.

Quả thật, chúng ta đang không làm chứng cho một Thiên Chúa, nhưng chúng ta đang làm chứng cho chính mình, khẳng định chính mình, củng cố danh dự chính mình. Chúng ta đang bước qua thập giá mà không hề hay biết. Không tỉnh thức trước những âm mưu của ma quỉ, chúng ta có thể nằm gọn trong đúng mục tiêu, đúng tầm ngắm của cuộc bách đạo mới.

Tỉnh thức trước cơn bách đạo thời nay

Mục tiêu của cuộc bách đạo thời nay vẫn là cản trở, ngăn cấm con người đến với Thiên Chúa, hoặc bằng mọi giá, cắt đứt tương quan giữa Thiên Chúa và con người. Một loại gông cùm xiềng xích mới, một loại nhà tù hiện đại đang được sử dụng khắp nơi trên thế giới.

Mục tiêu của cuộc bách đạo mới không chỉ đơn thuần là việc bắt bớ, bỏ tù một vài người đấu tranh cho tự do nhân quyền, cho tự do tôn giáo, nhưng là bỏ tù cả ngàn ngàn người trong cái vỏ ốc cầu an, trong cái hố bằng lòng về sự tự do xem như là tạm đủ, trong cái túi chấp nhận một loại tự do ảo tưởng, trá hình mà thực ra đó là thứ tự do làm nô lệ.

Cũng vậy, việc đập phá một ngôi thánh đường, chưa bằng đập phá cả triệu cung điện của Thiên Chúa nơi tâm hồn các tín hữu bằng những chủ thuyết vô thần, vô luân, vô vọng tưởng một đời sau… để không còn hòn đá nào trên hòn đá nào, không còn một định luật tôn giáo nào, không còn một nguyên tắc đạo đức nào, không còn niềm tin tôn giáo nào trong chính tâm hồn người công giáo.

Nhận lãnh bí tích rửa tội để có một danh xưng, hoặc hợp thức hóa một tình trạng. Và các bí tích Kitô giáo khác được lãnh nhận tiếp theo như một thủ tục-Cung điện của Thiên Chúa là một bức họa không hơn.

-Việc đóng cửa nhà thờ, không cho các tín hữu hành đạo làm sao nguy hiểm bằng để tự họ cảm thấy việc đến nhà thờ không còn cần thiết hơn việc xem phim, giải trí và các tiêu khiển khác của một đất nước đang có đủ thứ món ăn chơi.

-Làm cho cánh cửa tâm hồn các tín hữu tự đóng lại để không đón nhận được Thiên Chúa, và tự mở ra để đón nhận những trào lưu thế tục là mục tiêu cuộc bức bách nguy hiểm vô cùng.

-Tâm hồn các trẻ thơ vừa có trí khôn, mới mở ra với cuộc đời, đã đón nhận bài học con người bởi khỉ mà ra, để sẽ sống như khỉ và chết như con khỉ - cuộc bức bách về giáo dục không Thiên Chúa.

-Mới ngày nào đây, lương tâm các đôi vợ chồng, nhất là các tín nữ còn đắn đo, do dự khi phải chọn cho mình một cách tránh thai hợp với luật Thiên Chúa, và cương quyết bảo vệ sự sống đến cùng thì hôm nay, lương tâm ấy đã chai đi và có thể chấp nhận bất kỳ một phương pháp nào để khước từ thiên chức làm Mẹ. Hơn thế nữa, không những khước từ ơn tiếp tục cuộc sáng tạo của Thiên Chúa, mà còn có thể hủy hoại quà tặng tuyệt vời của Thiên Chúa ở bất kỳ tháng tuổi nào.

-Không cần thiết phải cấm các em học giáo lý, vì biết chắc những trang giáo lý khô khan kia sẽ không hấp dẫn bằng những trò chơi vô bổ hàng giờ trên máy vi tính ở các dịch vụ internet, hoặc những trang web có sức gieo vào đầu các em một kiểu sống vô luân. Vì thế cuộc bách đạo hướng đến việc sản xuất và du nhập hàng loạt phim ảnh như những viên đạn đồng bắn nát đức tin và luân lý của cả một thế hệ.

-Còn một điểm nhắm quan trọng hơn cả của cuộc bách đạo là làm rạn nứt sự hiệp nhất giáo hội, mà phải là sự rạn nứt bắt đầu từ những vị thẩm quyền cao nhất, đến các thành phần ưu tú nhất, rồi đến những cộng sự thân cận, xuống đến các tín hữu. Tinh thần thế tục luồn lách vào trong mọi bất đồng gây nên những xáo trộn nội bộ không đáng có, dẫn đến những rẽ chia đáng tiếc.

Mừng kính lễ các Thánh Tử Đạo Việt Nam không chỉ là những cuộc rước kiệu linh đình, tôn vinh Cha Ông với niềm tự hào dân tộc, nhưng trước tiên là tạ ơn Chúa đã gieo trồng Hội Thánh Chúa ở Việt Nam bằng những giọt máu, và tôn vinh Cha ông với niềm tự hào về sức mạnh toàn thắng của Thánh Giá Chúa Kitô. Nếu không có niềm tin, cậy, mến vào Thiên Chúa và nhất là vào Thánh giá vô địch của Chúa Kitô, Cha ông chúng ta đã không thể lãnh nhận phúc tử đạo, làm chứng cho Thiên Chúa.

Mừng kính lễ các Thánh Tử Đạo còn là cơ hội cho mỗi người chúng ta nhìn lại cách sống chứng nhân của mình và phải luôn cảnh giác trước cuộc bách đạo kiểu mới, nhất là trong toàn cảnh xã hội Việt Nam. Có thể chúng ta đang nằm gọn trong mục tiêu cuộc bách đạo, vì đã bước qua thập giá Đức Kitô lúc nào không hề hay biết, mà vẫn chủ quan tự nhận là những chứng nhân anh dũng giữa lòng quê hương dân tộc. Có thể chúng ta không những đã bước qua thập giá, không được diễm phúc tử đạo, mà còn tiếp tay cho cuộc bức bách tiến đến mục tiêu tối hậu là tách rời tương quan với Thiên Chúa thật hoặc vẫn còn tương quan với một Thiên Chúa theo mô hình một loại đức tin cập nhật từ chủ thuyết không Thiên Chúa.

Thiên Chúa sẽ không hài lòng khi chúng ta từ chối Thập Giá Chúa Kitô. Chính Chúa Giêsu nói: “Kẻ nào hổ thẹn chối Ta và các lời Ta, thì Con Người cũng sẽ hổ thẹn chối nó, khi Ngài đến trong vinh quang của Ngài và của Cha cùng các Thiên thần” (Lc 9,26)

Mừng Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, thiết nghĩ mỗi người đều phải đặt mình trước một sự thật: Thiên Chúa đau lòng vì con người xúc phạm đến Thiên Chúa và vì các tín hữu Chúa chưa can đảm để làm chứng cho Ngài. Và từ đó, mỗi người phải tự cảnh tỉnh trước những biến dạng thiên hình vạn trạng của cơn bách đạo hôm nay, để cương quyết “không bước qua Thập Giá” và càng không tiếp tay nối giáo cho giặc.

Lạy Chúa, giáo hội lữ hành, và đặc biệt giáo hội Việt Nam chúng con đang gặp những thách đố lớn lao vì những chủ trương không Thiên Chúa và không đời sau đang lôi kéo các tín hữu buông bỏ tinh thần từ bỏ, bóp chết tinh thần tử đạo của Chúa Kitô. Xin Chúa ban cho mọi thành phần trong giáo hội ơn kiên trung làm chứng cho Chúa qua việc không hướng theo tinh thần thế tục đang hấp dẫn mọi nơi.

Lạy Chúa, trong đời sống gia đình, chúng con làm cha, làm mẹ một thiên chức Chúa ban gắn liền với ơn tử đạo, qua việc hiến dâng cả đời cho con cái với bao hy sinh đầy đắng cay và nước mắt. Xin Chúa ban cho chúng con, nồng nàn yêu mến và tín thác vào Chúa, để mỗi hy sinh của chúng con trong đời, xứng đáng là một giọt máu tử đạo rơi xuống, cho mầm đức tin mọc lên trong mỗi gia đình chúng con.
 
Cảm Nghiệm Sống 78 - Tôi Được Về Thăm Mộ Tại Nghĩa Địa
Phó tế: JB Nguyễn văn Định
16:17 08/11/2010
Cảm nghiệm Sống # 78 =

TÔI ĐƯỢC VỀ THĂM MỘ TẠI NGHIÃ ĐỊA

NGƯỜI ĐÃ CHỖI DẠY TỪ CÕI CHẾT. (Mt 28, 7)

* Phần A

Tôi thấy một đám tang đang chôn ở một góc nghiã địa, có linh mục có ca đoàn hát, sao mà giống tôi mấy chục năm về trước thế !?

1- Thấy gì trong mộ: Chung quanh ngôi mộ này có nhiều hoa, rồi vài hôm nữa hoa sẽ héo, được người làm thuê hốt đổ vào thùng rác. Có những mộ bia chôn chừng một năm, năm năm, 10 năm.. Ghê nhất là những mộ có người mới chôn. Ngôi mộ này của một người đàn bà đã chết cả tháng nay, áo quần còn mới, nhưng xác thì phồng lên, đang sình rữa rồi, lúc nhúc đầy dòi bọ. Áo nhung của bà bị thịt kết dính lại với tóc, những con dòi trắng cắn loang vải lỗ chỗ thấy ghê!

2- Thân xác là cát bui: Ngày còn sống tất cả những người đang nằm đây nắn nót từng sợi tóc, mặc những áo đẹp đủ màu sắc, mà bậy giờ thế ư ? Tôi đi tìm ai là người trí thức? Trông ai cũng giống nhau cả. Họ mới chết được chừng 1 tuần, tôi chỉ thấy mùi nồng nặc hôi thối. Tôi đi xem ai là người có tiếng tăm ngày xưa: chỉ thấy là những cái xương đen đủi và toàn dòi bọ lúc nhúc ở trong. Tôi đi xem ai là người giầu có? Không thấy ai cả. Tất cả đều trần trụi, không áo quần, vàng bạc, kim cương. Tôi tưởng người thân chôn theo; nhưng không, người ta đã giữ lại hết, chỉ còn xác trơ trọi thôi!

3- Dưới mộ sâu có gì: Tôi đi tìm ai là người lúc đương thời, họ sống chết ăn thua đủ với nhau; nhưng chỉ ngửi thấy mùi hôi tanh ! Dưới mộ sâu, cái sọ ngày xưa đã bao nhiêu suy nghĩ, tìm cách nâng bi, sát hại lẫn nhau, thù oán, ghen giận, nay nó đi về đâu? Chỉ thấy mùi xú uế hôi nồng bay lên, khi nó rữa ra. Tôi lại nhìn xuống mộ sâu, chỉ nghe thầy những tiếng động xèo xèo, những tiếng dòi bọ ăn vào xương, vì những xác mới chôn được vài tuần đang tan rữa. Sao nghe nó giống xác tôi chôn mấy chục năm về trước thế !?

4- Đám tang đã chôn xong: Một số người đứng ở xa mộ, để họ có thể được về sớm, họ có nhiều việc phải làm, họ rất bận rộn, họ không muốn ở đấy lâu. Người thân yêu thì khóc lóc thảo não rồi cũng phải theo xe về nhà, để xác mới chôn nằm đó. Vài ngày sau thân nhân sẽ ra thăm mộ lần nữa, rồi từ từ…chẳng thấy ai…!!! Cũng giống tôi ngày xưa. Tôi đứng nhìn họ mà không muốn bắt chuyện, vì những ngày xưa đã quá xa, chẳng ai nhớ được tôi nữa đâu !!!

* Phần B: 1- Tôi đến gần mộ tôi ngày xưa: Nhìn thấy xác tôi dưới đất sâu, chiếc quan tài gỗ mục từ bao giờ? Đất đè lên kín lẫn với xương, ẩm ướt, có bùn sền sệt, tôi không còn nhận ra hình hài gì cả. Những con giun trườn qua trườn lại trên khúc lấm xương đen, lỗ rỗ những vết bọ ăn, bùn cắn chặt vào những chỗ xương nứt không còn nhẵn nhụi. Nhìn sọ dừa, thấy hai mắt là lỗ sâu rất to, cũng như hàng trăm ngàn cái sọ khác, tôi không phân biệt được!!

2- Băn khoăn về da tóc: Ngày còn sống, tôi băn khoan về làn da, mái tóc, cho người ta thấy mình còn trẻ, bây giờ thì nó rữa ra với cái sọ rỗng, lúc nhúc những loại giun bò ra chui vào trong đó. Tôi đứng nhìn sọ tôi và các sọ chung quanh làm tôi phát sợ ! Có phải hình hài thân xác tôi đấy không? Còn đâu những mùi nước hoa đắt tiền?

3- Nhìn lại trên mộ: Tên tôi vẫn còn khắc trên mộ; nhưng rêu xanh đã bám phủ lên sần sùi và dơ bẩn. Bây giờ họ trồng cây um tùm, ngôi mộ bên tôi họ đã bốc đi bao giờ rồi, và họ đã chôn một cái mộ khác lạ hoắc ! Tôi chẳng còn thấy ai quen thuộc tới thăm nom.!!

4- Tìm lại những kỷ niệm xưa: Tôi về nhà tìm lại những thư cũ, tấm hình năm xưa, ai đã dọn đi vất vào thùng rác hết rồi, họ chẳng biết tôi là ai. Bây giờ tôi chẳng còn dấu tích nào.! Những bằng cấp xã hội và tôn giáo ban tặng, những hình cũ chụp với các nhân vật tiếng, bây giờ chẳng còn ai!?

5- Những vật dùng cũ: Chiêc xe ngày xưa tôi lau chùi láng bóng, hay buồn vì người khác làm trầy lớp sơn, bây giờ là đống sắt vụn ở đâu? Tôi đứng nhìn lài lại cuộc đời, tất cả đều qua đi như cơn gió thoảng, làm tôi bồn chồn, lo lắng, nuối tiếc những thứ này làm chi nữa ?! Còn gì để nuối tiếc chăng, hay chúng chỉ là mây khói ?!!!

6- Những công trình để lại: Tôi để lại những bài diễn văn cho người này kẻ kia nghe, nay họ còn nhớ không? Họ quên ngay khi tôi ra khỏi phòng họp ! Vậy mà hôm nay tôi đi tìm những công trình để lại sao? Giật mình tôi qúa ngớ ngẩn, vậy tôi đi tìm gì hôm nay.?Ngay cả những người quen biết tôi cũng không còn nữa. Vậy tôi còn gì???

* Câu Kinh Thánh đánh động tôi: “Cuộc đời chúng ta trên dương thế, chẳng khác gì bóng câu.” (Giop 8, 9)

Phó tế: JB. Maria Nguyễn Định - Sưu tầm
 
Tôi đã được về thăm mộ tại nghiã điạ
Phó tế: JB. Maria Nguyễn Định
19:51 08/11/2010
"Người đã chỗi dậy từ cõi chết" (Mat 28,7)

* Phần A

Tôi thấy một đám tang đang chôn ở một góc nghiã địa, có linh mục có ca đoàn hát, sao mà giống tôi mấy chục năm về trước thế !?

1- Thấy gì trong mộ: Chung quanh ngôi mộ này có nhiều hoa, rồi vài hôm nữa hoa sẽ héo, được người làm thuê hốt đổ vào thùng rác. Có những mộ bia chôn chừng một năm, năm năm, 10 năm.. Ghê nhất là những mộ có người mới chôn. Ngôi mộ này của một người đàn bà đã chết cả tháng nay, áo quần còn mới, nhưng xác thì phồng lên, đang sình rữa rồi, lúc nhúc đầy dòi bọ. Áo nhung của bà bị thịt kết dính lại với tóc, những con dòi trắng cắn loang vải lỗ chỗ thấy ghê!

2- Thân xác là cát bui: Ngày còn sống tất cả những người đang nằm đây nắn nót từng sợi tóc, mặc những áo đẹp đủ màu sắc, mà bậy giờ thế ư ? Tôi đi tìm ai là người trí thức? Trông ai cũng giống nhau cả. Họ mới chết được chừng 1 tuần, tôi chỉ thấy mùi nồng nặc hôi thối. Tôi đi xem ai là người có tiếng tăm ngày xưa: chỉ thấy là những cái xương đen đủi và toàn dòi bọ lúc nhúc ở trong. Tôi đi xem ai là người giầu có? Không thấy ai cả. Tất cả đều trần trụi, không áo quần, vàng bạc, kim cương. Tôi tưởng người thân chôn theo; nhưng không, người ta đã giữ lại hết, chỉ còn xác trơ trọi thôi!

3- Dưới mộ sâu có gì: Tôi đi tìm ai là người lúc đương thời, họ sống chết ăn thua đủ với nhau; nhưng chỉ ngửi thấy mùi hôi tanh ! Dưới mộ sâu, cái sọ ngày xưa đã bao nhiêu suy nghĩ, tìm cách nâng bi, sát hại lẫn nhau, thù oán, ghen giận, nay nó đi về đâu? Chỉ thấy mùi xú uế hôi nồng bay lên, khi nó rữa ra. Tôi lại nhìn xuống mộ sâu, chỉ nghe thầy những tiếng động xèo xèo, những tiếng dòi bọ ăn vào xương, vì những xác mới chôn được vài tuần đang tan rữa. Sao nghe nó giống xác tôi chôn mấy chục năm về trước thế !?

4- Đám tang đã chôn xong: Một số người đứng ở xa mộ, để họ có thể được về sớm, họ có nhiều việc phải làm, họ rất bận rộn, họ không muốn ở đấy lâu. Người thân yêu thì khóc lóc thảo não rồi cũng phải theo xe về nhà, để xác mới chôn nằm đó. Vài ngày sau thân nhân sẽ ra thăm mộ lần nữa, rồi từ từ…chẳng thấy ai…!!! Cũng giống tôi ngày xưa. Tôi đứng nhìn họ mà không muốn bắt chuyện, vì những ngày xưa đã quá xa, chẳng ai nhớ được tôi nữa đâu !!!

* Phần B:

1- Tôi đến gần mộ tôi ngày xưa: Nhìn thấy xác tôi dưới đất sâu, chiếc quan tài gỗ mục từ bao giờ? Đất đè lên kín lẫn với xương, ẩm ướt, có bùn sền sệt, tôi không còn nhận ra hình hài gì cả. Những con giun trườn qua trườn lại trên khúc lấm xương đen, lỗ rỗ những vết bọ ăn, bùn cắn chặt vào những chỗ xương nứt không còn nhẵn nhụi. Nhìn sọ dừa, thấy hai mắt là lỗ sâu rất to, cũng như hàng trăm ngàn cái sọ khác, tôi không phân biệt được!!

2- Băn khoăn về da tóc: Ngày còn sống, tôi băn khoan về làn da, mái tóc, cho người ta thấy mình còn trẻ, bây giờ thì nó rữa ra với cái sọ rỗng, lúc nhúc những loại giun bò ra chui vào trong đó. Tôi đứng nhìn sọ tôi và các sọ chung quanh làm tôi phát sợ ! Có phải hình hài thân xác tôi đấy không? Còn đâu những mùi nước hoa đắt tiền?

3- Nhìn lại trên mộ: Tên tôi vẫn còn khắc trên mộ; nhưng rêu xanh đã bám phủ lên sần sùi và dơ bẩn. Bây giờ họ trồng cây um tùm, ngôi mộ bên tôi họ đã bốc đi bao giờ rồi, và họ đã chôn một cái mộ khác lạ hoắc ! Tôi chẳng còn thấy ai quen thuộc tới thăm nom.!!

4- Tìm lại những kỷ niệm xưa: Tôi về nhà tìm lại những thư cũ, tấm hình năm xưa, ai đã dọn đi vất vào thùng rác hết rồi, họ chẳng biết tôi là ai. Bây giờ tôi chẳng còn dấu tích nào.! Những bằng cấp xã hội và tôn giáo ban tặng, những hình cũ chụp với các nhân vật tiếng, bây giờ chẳng còn ai!?

5- Những vật dùng cũ: Chiêc xe ngày xưa tôi lau chùi láng bóng, hay buồn vì người khác làm trầy lớp sơn, bây giờ là đống sắt vụn ở đâu? Tôi đứng nhìn lài lại cuộc đời, tất cả đều qua đi như cơn gió thoảng, làm tôi bồn chồn, lo lắng, nuối tiếc những thứ này làm chi nữa ?! Còn gì để nuối tiếc chăng, hay chúng chỉ là mây khói ?!!!

6- Những công trình để lại: Tôi để lại những bài diễn văn cho người này kẻ kia nghe, nay họ còn nhớ không? Họ quên ngay khi tôi ra khỏi phòng họp ! Vậy mà hôm nay tôi đi tìm những công trình để lại sao? Giật mình tôi qúa ngớ ngẩn, vậy tôi đi tìm gì hôm nay.?Ngay cả những người quen biết tôi cũng không còn nữa. Vậy tôi còn gì???

* Câu Kinh Thánh đánh động tôi: “Cuộc đời chúng ta trên dương thế, chẳng khác gì bóng câu.” (Giop 8, 9)

Sưu tầm
 
Tri ân Thiên Chúa hôm nay và muôn đời sau
Tuyết Mai
20:16 08/11/2010
Con người nhân loại chúng ta trên trần gian này, không biết lấy gì để đền đáp và dâng tiến Thiên Chúa cho đủ, với những gì Ngài ban cho chúng ta hằng ngày. Quả Thiên Chúa Ngài cao trọng, cao cả, và vĩ đại quá! Ngài đã tác tạo nên muôn loài; Ngài là chủ tể và thống trị cả Trời và đất cơ mà!. Chúng ta thử dõi mắt mà nhìn lên trên bầu trời mà xem, chúng ta thấy được gì trên ấy? Chúng ta cũng thử dõi mắt mà nhìn về cuối chân trời mà xem, chúng ta thấy được gì? Và rồi đưa mắt dõi thật xa về phía cuối biển kia, nơi mà chỉ còn thấy biển với mây giáp nhau thành một lằn ngang bằng sợi chỉ, chúng ta thấy được gì dưới lòng biển đó?. Tất tất là không, chúng ta chẳng thấy gì được cả! Bởi vì con mắt nhìn của chúng ta rất có giới hạn, đó là chưa kể những người bị mắt cận. Và rồi khi chúng đang đứng ngay nơi chúng ta đứng đây, với ống kính thật tinh vi và vĩ đại của Hubble từ trên vệ tinh chụp xuống trái đất, chúng ta trở thành nhỏ xíu đến độ không còn thấy chúng ta đâu nữa!. Một chấm đen cũng không thấy chúng ta đâu cả!. Thế mới biết rằng Thiên Chúa của chúng ta Ngài thật là phi thường; phi thường trên cả mức độ phi thường khi mà chúng ta từng phải ngạc nhiên và cảm phục những nhà bác học đại tài, chế biến được những bộ phận thật cao siêu để đem con người đến từ cái văn minh khoa học này, đến những văn minh khác không ngừng cải tiến và vẫn tiếp tục dùng tài năng Thiên Chúa ban, đem con người đến cái đỉnh của trí năng.

Chỉ bấy nhiêu cũng chứng minh cho chúng ta thấy là có Thiên Chúa. Một Thiên Chúa luôn hiện hữu toàn năng, toàn mỹ, và toàn thiện. Ngài thương ban chúng ta tất cả mọi điều và mọi cái, ngay cả ban cho chúng ta được tự do; yêu hay không yêu Ngài; Chọn hay không chọn Ngài; theo hay không theo Ngài. Có Thiên Chúa nào lại nhân lành như Thiên Chúa của chúng ta hay không? Ngài trao ban cho chúng ta tất cả và không đòi hỏi nơi chúng ta điều gì mà quá khả năng của chúng ta. Yêu chúng ta đến độ Ngài đã ban chính mạng sống của mình cho con cái nhân loại của Ngài, với mục đích là ban cho chúng ta sự sống viên mãn trên Quê Trời. Nhưng chúng ta ai đã hiểu thấu được tấm lòng của Thiên Chúa? Ai đã hiểu mà không bỏ tất cả để đi theo Ngài? Ai đã hiểu để mà biết Tôn Thờ Ba Ngôi Thiên Chúa? Ai đã hiểu để mà biết sống trong giới luật yêu thương của Ngài để có cuộc sống vĩnh cửu? Ai đã hiểu để mà biết sống thế nào là hạnh phúc đích thực ngay tại trần gian?. Hiểu để không tất bật, vất vả, bon chen, và tích lũy. Hiểu để không chà đạp và hạ nhục mọi người. Hiểu để không sống trong tội lỗi, ghen ghét, và hận thù. Hiểu để biết chia sẻ với những anh chị em có nhu cầu. Hiểu để Linh Hồn chúng ta được về thẳng Quê Trời. Nơi mà Thiên Chúa chúng ta luôn sẵn sàng chờ đợi, tiếp đón chúng ta trong hoan lạc trong an vui.

Quả chúng ta quá khờ khạo để không nhận biết Thiên Chúa vô cùng toàn năng của chúng ta. Quả chúng ta quá ngu ngơ khi không nhận biết Thiên Chúa, vì Ngài là Đấng ban cho chúng ta sự sống trên trần gian này và sự sống muôn đời sau. Sao chúng ta quá khờ khạo để xa tránh Ngài? Sao chúng ta quá mê muội và để mình bị đắm chìm nơi vũng lầy của tội tỗi của những sai lầm?. Của cải trần gian là gì khi chúng ta biết rằng ngày Chúa gọi chúng ta ra đi, không ai có thể đem theo vật gì qua thế giới của bên kia? Sao chúng ta không tỉnh thức ngay bây giờ khi còn có thời giờ mà làm lại cuộc đời?. Chúng ta không nghĩ gì đến cho linh hồn của chúng ta hay sao?. Chúng ta chưa từng bao giờ chứng kiến tận mắt thấy một người nào trong gia đình của chúng ta ra đi vĩnh viễn hay sao?. Chúng ta chưa từng bao giờ hỏi chính mình rằng sau cuộc đời tạm bợ này thì linh hồn đời đời của chúng ta sẽ đi về đâu hay sao? Chẳng lẽ chúng ta lại coi rẻ linh hồn của chúng ta đến thế ư!?. Chẳng lẽ chúng ta sống như những con dã tràng se cát biển đông? Hay là những con người khờ dại đi cất nhà trên cát?. Ấy thế, mà rất nhiều người chúng ta chỉ hiểu được có thế! Như ếch ngồi đáy giếng mà thôi! Chứ không được thấy xa hơn để mà biết bầu trời thật bao la và thật vô tận. Nhưng cũng tội nghiệp cho con ếch là vì nó bị sa xuống giếng quá lâu ngày không ai giúp nó leo lên được khỏi miệng giếng, cho nên nó không còn biết sự gì gọi là hạnh phúc hơn được, khi nó phải sống trong lòng giếng, và thấy mình là vua trong cái giếng cạn nước ấy!.

Có Thiên Chúa hiện diện trong cuộc đời của chúng ta thì hạnh phúc đó mới thật là vô tận và vô cùng thưa anh chị em!. Không hạnh phúc nào hơn là có tình yêu Thiên Chúa. Ngài ban cho chúng ta mọi điều và mọi cái. Ngài lo liệu cuộc sống hằng ngày của chúng ta từ sức khoẻ, cho đến cái ăn cái dùng hằng ngày dùng đủ, đến con cái, và hạnh phúc theo thánh ý Chúa. Ai hiểu được Tình Yêu Thiên Chúa, Ngài yêu chúng ta đến ngần nào, thì sẽ hiểu được rằng những điều Ngài ban cho chúng ta hằng ngày là thiết yếu và là vô tận; không có giới hạn, không cần phải mua bán, và không vất vả như chúng ta suy nghĩ đâu; như hơi thở của chúng ta hít ra hít vào, như nhịp đập của trái tim cũng đang đập từng giây đây, và những giòng máu luân lưu trong cơ thể của chúng ta, tất cả là miễn phí (free). Sở dĩ chúng ta sống được là do Thiên Chúa đang cho chúng ta sống, và cơ thể của chúng ta tất cả sống được cũng là nhờ nguyên liệu Ngài cung cấp miễn phí hằng ngày cho chúng ta dùng. Thế thì vì cớ gì mà chúng ta lại không biết tri ân, cảm tạ, và biết ơn Ngài chứ!?. Có phải thờ phượng Thiên Chúa là sự đổi trao của con người đối với Thiên Chúa hay không? Sao chúng ta phải than phiền và ủ dột khi phải dành thời giờ cho Thiên Chúa chỉ có một giờ trong Thánh Lễ ngày Chúa Nhật? Sao chúng ta so đo từng đồng thế và đóng góp thật nhỏ giọt khi mà Chúa ban cho chúng ta ngập mặt ngập mày? Nhà chúng ta có đến mấy cái, cái thì để ở cái thì cho thuê. Xe chúng ta cũng sắm đến mấy chiếc để mỗi người mỗi chiếc mà đi học hay đi làm. Nhà băng thì sáu số trở lên.

Ước gì trong tháng 11 cầu nguyện cho các Linh Hồn này! giúp chúng ta củng cố lại niềm tin và sửa đổi cách sống sao cho đẹp lòng Thiên Chúa, Chúa chúng ta. Đừng vì tham vọng mà chúng ta thu góp, tích lũy cho đầy vào kho lẫm, mà làm ngơ trước tình cảnh của những anh chị em nghèo khổ, bệnh tật, và cùng khổ trên khắp mọi nẻo đường, đang cần sự giúp đỡ và chia sẻ của chúng ta. Mọi việc lành thánh chúng ta làm trong tháng này là bỏ công, sức, tiền của, để xin lễ cho các Linh Hồn, và cầu nguyện cho họ là việc làm bác ái và có ý nghĩa nhất, sẽ giúp anh chị em chúng ta trong Luyện Ngục, sớm được Chúa cho về Quê Trời hưởng mọi phước hạnh bên Ba Ngôi Thiên Chúa. Cuộc đời sống có được bao? Sống sao cho xứng làm con Chúa Trời. Amen.
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:01 08/11/2010
TÚC HẠ

N2T


Tấn Văn Công trước khi làm vua thì đã bị phụ thân đuổi ra khỏi nước, sống lưu vong ở nước ngoài mười chín năm. Trong thời gian sống lưu vong, có lần bị bệnh muốn ăn một bát canh thịt nhưng không có tiền mua, người tùy tùng bèn cắt thịt ở bắp chân của mình để nấu cho ông ta ăn.

Đến khi Tấn Văn Công về nước làm vua và ban thưởng cho những người đã có công, nhưng người cắt thịt lại vào trong núi ẩn cư không muốn làm quan, Văn Công vì muốn khích ông ta rời khỏi núi, nên cho người châm lửa đốt cháy ngọn núi, không ngờ người cắt thịt lại ôm thân cây để bị lửa thiêu sống mà chết.

Tấn Văn Công rất buồn bèn cho người chặt cây ấy xuống lấy gỗ làm guốc, mỗi khi ông ta nghĩ đến người cắt thịt, bèn cúi xuống nhìn đôi guốc mà nói: “Thật đáng buồn, túc hạ”.

(Dị Uyển)

Suy tư:

Không phải vì để được thăng quan tiến chức mà người tùy tùng cắt thịt mình nấu cháo cho chủ nhân ăn, nhưng vì đó là lòng trung tín của người quân tử; không phải vì để được lòng chủ nhân mà hy sinh bản thân mình, nhưng là vì bổn phận của một tôi tớ biết trung tín, đó chính là người quân tử vậy.

Không phải vì sợ Chúa phạt, không phải sợ vợ cằn nhằn, không phải sợ bố mẹ đánh mà đi tham dự thánh lễ, nhưng là vì yêu mến Chúa, đó chính là người Ki-tô hữu chân chính, là người luôn có Chúa hiện diện trong mình.

Không phải vì để được lòng cha sở mà lăng xăng hết bạt tai em trai này, nạt nộ cháu gái nọ trong nhà thờ, nhưng là vì lòng yêu mến nhà Chúa mà nhắc nhở con cháu trang nghiêm trong nhà thờ; cũng không phải vì để khoe khoang tài năng của mình mà kiêu ngạo với anh chị em trong cộng đoàn giáo xứ của mình, nhưng là vì yêu mến Chúa mà phục vụ giáo xứ trong công việc và tài năng của mình, đó chính là bày tỏ lòng kính Chúa yêu người của mình.

Người tùy tùng cắt thịt mình để nấu canh cho chủ ăn trong cơn hoạn nạn là người tôi tớ trung thành, và càng bày tỏ lòng trung thành ấy hơn khi ông ta không màng gì đến danh lợi...

Quý hóa thay người tôi tớ có lòng trung thành với chủ nhân của mình mà không màng danh lợi, đó mới chính là “túc hạ” của Thiên Chúa vậy.

----------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:02 08/11/2010
N2T


24. Nếu như chúng ta không cẩn thận nói lời xúc phạm đến người khác, dù chỉ nửa câu nói thôi, thì trong lòng cũng phải xấu hổ.

(Thánh Ignatius)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Vatican xác định việc năm Giám Mục Anh Giáo thỉnh cầu được gia nhập Giáo Hội
Bùi Hữu Thư
16:31 08/11/2010
VATICAN (CNS) – Phát ngôn viên của Vatican cho hay năm giám mục Anh Giáo đã quyết định gia nhập Giáo Hội Công Giáo và từ nhiệm chức vụ của họ trong Giáo Hội Nước Anh.

Linh mục Dòng Tên Federico Lombardi, giám đốc văn phòng truyền thông Vatican, đã xác nhận với các phóng viên báo chí là có một bản tin được Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Nước Anh và Wales phổ biến ngày 8 tháng 11, cho hay họ chào mừng các giám mục Anh Giáo.

Cha Lombardi nói “một hiến chế” điều hành việc gia nhập của các giám mục Anh giáo đã đang được nghiên cứu.

Cách đây một năm, Đức Thánh Cha Benedict XVI đã thiết lập một cấu trúc đặc biệt dành cho các người Anh giáo muốn hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội Công Giáo trong khi vẫn duy trì được các sắc thái của truyền thống tu đức và phụng vụ của họ. Biện pháp được xem như là một nhịp cầu giúp cho những người bất mãn mới đây về những quyết định của Anh giáo về việc phong chức thánh cho phụ nữ và việc chấp nhận một vài trường hợp đồng tính luyến ái.

Cha Lombardi nói, "Về việc tuyên bố của năm giám mục cho đến nay trực thuộc Cộng Đồng Aglican đã quyết định gia nhập Giáo Hội Công Giáo, và vì vậy bị buộc theo lương tâm phải từ nhiệm các chức năng mục vụ trong Giáo Hội Anh Giáo, chúng tôi có thể khẳng định là hiến chế cho một “lãnh hạt bản quyền tòng nhân”(ordinariate) đang được nghiên cứu, theo các tiêu chuẩn được thiết lập bởi Tông Hiến 'Anglicanorum coetibus,' và các quyết định khác liên quan đến việc này sẽ được thông báo vào thời điểm thích nghi.”

Trong sự sắp xếp này, các người Anh giáo có thể được tiếp nhận vào Giáo Hội Công Giáo như một nhóm trong khi vẫn giữ được sản nghiệp đặc thù và các thực hành phụng vụ, kể cả các linh mục đã có vợ.

Cha Lombardi đề cập đến một tuyên ngôn do Uỷ Ban Giám Mục của Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Nước Anh và Wales được phổ biến ngày 8 tháng 11, nói rằng, “Chúng tôi chúc mừng quyết định của các Giám Mục Andrew Burnham, Keith Newton, John Broadhurst, Edwin Barnes và David Silk muốn gia nhập vào sự hiệp thông toàn vẹn với Giáo Hội Công Giáo dưới các dự liệu của tông hiến 'Anglicanorum coetibus.'"

"Trong buổi họp khoáng đại tuần tới, Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Nước Anh và Wales sẽ thăm dò việc thiết lập một ‘ordinariate’ và việc chào mừng nồng nhiệt chúng tôi đón tiếp những ai tim kiếm việc tham gia này. Các thông tin khác sẽ được phổ biến sau buổi họp."

Bản tin này được Giám Mục Phụ Tá Alan Hopes tại Westminster, là cựu giới chức cao cấp nhất trong số các linh mục tại Nước Anh và Wales. Ngài đã gia nhập Giáo Hội Công Giáo năm 1994 sau khi Giáo Hội Anh Giáo chấp thuận việc phong chức linh mục cho các phụ nữ.

Trong một tuyên ngôn đồng ký ngày 8 tháng 11 bởi năm vị giám mục đã từ nhiệm, hiệu lực kể từ ngày 31 tháng 12, họ nói mặc dầu đã có các nỗ lực đại kết, họ đã “bất mãn trong suốt 30 năm qua, khi thấy người Anh giáo và Công giáo ngày càng tách biệt nhau về một số các vấn đề hiện đại.” Họ nói họ “hết sức nản lòng vì những sự phát triển về đức tin và luật lệ trong Anh giáo mà họ tin rằng không phù hợp với ơn gọi truyền thống của Anh giáo và truyền thống của giáo hội trong gần 2.000 năm qua.”

Họ nói, "Vì thế, chúng tôi sẽ chấm dứt chức năng công cộng của một giám mục từ nay, và từ nhiệm mọi trách vụ mục vụ trong Giáo Hội Anh giáo, và tham gia vào một ‘ordinariate’ khi được thiết lập.”

Các giám mục nói họ rất “cảm kích về tất cả những gì Giáo Hội Nước Anh đã cung ứng cho họ trong bao nhiêu năm qua, và chúng tôi hy vọng duy trì những tương quan mật thiết và thân cận, cùng cầu nguyện và hợp tác cho Nước Chúa trị đến.”
 
Top Stories
Vatican confirms request of five Anglican bishops to join church
Sarah Delaney
09:45 08/11/2010
VATICAN CITY (CNS) -- Five Anglican bishops have decided to join the Catholic Church and step down from their current positions with the Church of England, a Vatican spokesman said.

Jesuit Father Federico Lombardi, director of the Vatican press office, confirmed to reporters a statement issued Nov. 8 by the Catholic Bishops' Conference of England and Wales welcoming the five bishops.

Father Lombardi said that a "constitution" that would govern the entry of former bishops of the Anglican Communion was being studied.

One year ago, Pope Benedict XVI established a special structure for Anglicans who want to be in full communion with the Roman Catholic Church while preserving aspects of their Anglican spiritual and liturgical heritage. The move was seen as a bridge to those unhappy with recent Anglican decisions on the ordination of women and the acceptance of homosexuality in some areas.

Father Lombardi said, "Regarding the declaration of five bishops until now belonging to the Anglican Communion who have decided to join the Catholic Church and who therefore are obliged by conscience to resign from their current pastoral duties in the Church of England, we can confirm that the constitution of a first ordinariate is under study, according to the norms established by the Apostolic Constitution 'Anglicanorum coetibus,' and that any further decisions regarding this will be communicated at the proper moment."

Under the arrangement Anglicans can be received into the Catholic Church as a group while retaining their distinctive patrimony and liturgical practices, including married priests.

Father Lombardi was referring to a statement issued Nov. 8 by the Episcopal Commission of the Catholic Bishops' Conference of England and Wales that said, "We welcome the decision of Bishops Andrew Burnham, Keith Newton, John Broadhurst, Edwin Barnes and David Silk to enter into full communion with the Catholic Church through the Ordinariate for England and Wales, which will be established under the provisions of the apostolic constitution 'Anglicanorum coetibus.'"

"At our plenary session next week, the Catholic Bishops' Conference of England and Wales will be exploring the establishment of the ordinariate and the warm welcome we will be extending to those who seek to be part of it. Further information will be made known after the meeting."

(Source: http://www.catholicnews.com/data/stories/cns/1004562.htm)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hoạt động cứu trợ nạn nhân lũ lụt của Văn phòng Caritas Trung ương Việt Nam
Caritas Việt Nam
08:02 08/11/2010
Hoạt động của Văn phòng Caritas Trung ương Việt Nam cho các nạn nhân lũ lụt ở các Giáo phận Nha Trang, Quy Nhơn, Ban Mê Thuột và Đà Nẵng.

Ngay sau khi được tin đồng bào ở các tỉnh Nha Trang, Ninh Thuận, Phú Yên, Bình Định, Đắk Lắk, Quảng Ngãi bị lũ lụt tàn phá từ ngày 27-10 đến 5-11-2010, Văn phòng Trung ương Caritas VN đang cố gắng phối hợp hành động với các Caritas Giáo phận:

Ngày 3-11-2010, Caritas VN đã gửi 200 triệu đồng trích từ quỹ Dự phòng thiên tai của HĐGM đến Đức cha Giuse Võ Đức Minh, Giám mục Giáo phận Nha Trang, để cứu trợ khẩn cấp các nạn nhân.

Ngày 4-11-2010, Caritas VN trích thêm 120 triệu đồng mua thuốc viên xử lý nước, thuốc chống nước ăn chân, thuốc đau bụng, tiêu chảy để gửi cho các nạn nhân. Số thuốc này được Caritas Vinh chia sẻ cho các Caritas khác sau khi đồng bào lũ lụt ở Vinh đã nhận được nhiều thuốc từ Văn phòng Caritas Trung ương, nhất là các thuốc chữa đau mắt Rohto Antibacterial và kem xoa bóp giảm đau Deep Heat của Công ty Rohto Mentholatum VN tài trợ.

Ngày 4-11-2010, Caritas Trung ương đã nhận quần áo cũ do các nơi chuyển đến. Sau đó gửi giặt, phân loại thành từng túi riêng: đồ nam hay nữ, người lớn hay trẻ nhỏ để chuyển cho các địa phương, rồi nhờ các tổ chức như Hội đồng các giáo xứ, Hội Legio Mariae… quản lý và chuyển cho từng gia đình nạn nhân. Caritas VN muốn tránh tình trạng gia đình có con nít thì nhận được quần áo người lớn, gia đình có nhiều phụ nữ lại chỉ nhận được quần áo nam giới. Điều đó đã xảy ra khi một số tổ chức đem quần áo cứu trợ chia thành túi nhỏ rồi phát đều cho các nạn nhân mà không phân loại khiến phần lớn không phù hợp với nhu cầu của người nhận. Caritas VN cũng muốn tránh tình trạng loại bỏ hoặc bán đi quần áo cũ làm giẻ lau như VN Express đã đưa tin hôm qua (4-11-2010).

Ngày 5-11-2010, VP Caritas VN đã liên lạc với các Giám đốc Caritas Vinh và Nha Trang để điều phối hoạt động cứu trợ. Trong đợt lũ xảy ra ở Vinh, Giáo phận Nha Trang đã quyên góp được 188.537.000 đồng và muốn gửi cho VP Caritas Trung ương để nhờ chuyển cho nạn nhân bão lụt ở Vinh. Nhưng lúc này lũ lại xảy ra ở Nha Trang gây thiệt hại khá nặng nề. Sau khi tìm hiểu về tình hình cứu trợ ở Vinh, Cha Giám đốc Caritas VN đã đề nghị với Caritas Nha Trang giữ lại số tiền đó để cứu giúp chính các nạn nhân của giáo phận mình ở Nha Trang. Cha Giám đốc Caritas Vinh đã đồng ý với đề nghị này và còn muốn được đóng góp thêm. Cha Giám đốc Caritas Nha Trang cũng cho biết: hiện nay 2 phần 3 Giáo phận Nha Trang đang có những nạn nhân cần trợ giúp.

Cùng ngày 5-11-2010, Văn phòng Caritas trung ương quyết định gửi 200 triệu đồng từ Quỹ Dự phòng thiên tai của HĐGMVN để cứu trợ nạn nhân lũ lụt ở Tuy Hoà thuộc Giáo phận Quy Nhơn.

Ngày 6-11-2010, theo đề nghị của Caritas Nha Trang về tình hình lũ lụt nặng nề tại đây, Văn phòng Trung ương Caritas Việt Nam đã quyết định gửi thêm 200 triệu đồng giúp các nạn nhân. Ngoài ra Caritas Xuân Lộc, qua thông báo của Đức cha Chủ tịch Caritas Việt Nam cũng quyết định giúp cho nạn nhân 100 triệu đồng. Như thế, các nạn nhân ở Nha Trang đã nhận được từ Caritas Trung ương là trên 620 triệu đồng cộng thêm với thuốc men và các vật dụng cần thiết.

Thứ hai, ngày 8-11-2010 VP Caritas VN sẽ chuyển hàng gồm nhiều thuốc men, đồ dùng, quần áo đã được giặt và phân loại cho các nạn nhân ở Giáo phận Nha Trang.

Điều này nói lên tình tương thân tương ái giữa các giáo phận trong hoạt động bác ái. Xin chân thành cám ơn tất cả anh chị em trong đại gia đình Caritas VN đã nhiệt tình giúp đỡ cho các nạn nhân lũ lụt.

Việt Nam 6-11-2010
 
Lễ Truyền chức Phó Tế Vĩnh Viễn tại Tổng Giáo Phận Portland, Oregon
Trà Phú
08:12 08/11/2010
Portland, Oregon Hôm nay thứ bảy ngày 06/11/2010 tại nhà thờ chánh tòa Tổng Giáo Phận Portland tổ chức trọng thể lễ truyền chức cho 4 phó tế Vĩnh viễn, trao tác vụ đọc sách, giúp lễ và chấp nhận 9 ứng viên vào danh sách Phó Tế Vĩnh viễn trong tương lai. Trong 4 vị chịu chức phó tế hôm nay có một vị người Việt Nam đó là Thày sáu Gioan Baotixiata Micae Phạm ngọc Châu thuộc Cộng Đoàn Anrê Dũng Lạc. Giáo dân tham dự trong lễ này gần 600 người gồm có Mỹ, Mễ và Việt Nam, số giáo dân Việt Nam có lẽ chiếm đa số.

Hình ảnh lễ truyền chức

Đúng 11 giờ thánh lễ bắt đầu, dẫn đầu là đội hiệp sĩ Knight Columbus, kế đến thánh giá đèn chầu, trên 40 chục Phó tế Vĩnh viễn, 30 Linh mục đồng tế, đặc biệt có sự hiện diện của Đức viện Phụ Mathêu Nguyễn bá Linh thuộc Đan viện Thánh Mẫu Thiên Phước Bãi Dâu Việt Nam.

Mở đầu, Đức Tổng Giám Mục John G Vlazny gửi lời chào đến Cộng Đoàn Dân Chúa, đồng thời Ngài mời gọi tất cả mọi người hiện diện nơi đây cầu nguyện cho 4 tân chức phó tế hôm nay. Qua các nghi thức trao ban tác vụ đọc sách,giúp lễ và chấp nhận 9 ứng viên vào danh sách phó tế tương lai, đến nghi thức truyền chức cho 4 phó tế.

Sau khi trả lời những câu hỏi của Đức Tổng, các tân chức hứa Vâng Phục Ngài và người kế vị của Ngài xong các tân chức phủ phục trước bàn thờ và kinh cầu các Thánh bắt đầu, có lẽ đây là phần cảm động nhất vì có một số giáo dân không cầm được nước mắt. Kế đến các tân chức tiến đến trước mặt Đức Tổng Ngài đặt tay trên đầu để truyền chức, sau đó các tân chức quay về chổ nhận dây stola và áo khoác ngoài dùng cho phó tế và tiến bước đến ngai Đức Tổng, nơi đây Ngài đặt cuốn Kinh Thánh vào tay các tân chức và bảo: “ Hãy tin những gì con đọc, hãy dạy dỗ những gì con tin, và hãy thực hành những gì con dạy “.

Nghi thức truyền chức xong, Ngài giới thiệu các tân chức phó tế cho Cộng Đoàn Dân Chúa, các tân chức đón chào một tràng vỗ tay thật dài. Trong bài giảng của Đức Tổng Ngài nhấn mạnh đến vai trò của chức Phó tế, là phụ giúp cho các Linh Mục, Giám Mục trong việc chăn dắt đàn chiên mà giáo hội trao ban. Trọng trách của phó tế vĩnh viễn bắt đầu từ đây sẽ nặng nề hơn đó là việc lo đời sống cho gia đình và cho Giáo Hội, vì thế đòi hỏi sự hi sinh rất nhiều từ nơi vợ và các con.

Ngài cũng mời gọi cộng đoàn Dân Chúa tiếp tục cầu nguyện nhiều để các tân chức luôn luôn trung thành với sứ mạng mà Giáo Hội đã trao phó.

Được biết Tân Phó tế GB Micae Ph.am ngọc Châu sinh năm 1952 tại Nam Định, và theo Cha mẹ vào Nam trong đợt di cư năm 1954 khi mới 2 tuổi. Hoàn tất tiểu học tại Phước Tuy, Bà Rịa và theo học Trung Học tại Trường Khiết Tâm Biên Hòa, ra trường Trung học đệ nhị cấp năm 1971 sau đó theo học tại Đại chủng viện Giuse Sài gòn. Biến cố năm 1975 đánh dấu một khúc ngoặc mới, vượt biên và được định cư tại Mỹ, và tiếp tục theo học tại Đại chủng Viện Mt. Angel tại Oregon. Năm 1983 lập gia đình và có 2 cô con gái nay dang theo học Đai Học. Năm 1988 lấy cử nhân về Giáo dục cho bậc Tiểu học. Năm 1989 hoàn tất Cao Học của chương trình Giáo dục và làm tại Ty Học chánh cũng từ năm đó.

Mặc dầu không trở thành Linh mục, thế nhưng, Thày vẫn sinh hoạt trong cộng đoàn công Giáo tại Salem, Vancouver (WA), Aloha và Cộng đoàn Anrê Dũng Lạc tại Beaverton một cách hăng say.Nếu ai có lần tiếp xúc với Thày lần đầu có lẽ không quên được những nụ cười luôn luôn nở trên môi, tình tình hài hòa, nhả nhặn và nhất là hăng hái tích cực giúp đỡ nếu cần.

Thánh lễ tạ ơn sẽ được tổ chức tại thánh đường Holy Trinity hôm nay vào lúc 05 giờ chiều và có bữa tiệc trà thân mật sau thánh lễ.
 
Thánh lễ cho Giới trẻ tại Đền Thánh Tử Đạo Hải Dương Hố Nai
Giuse Khổng Hữu Nguồn
08:14 08/11/2010
HỐ NAI - Chúa nhật 07.11.2010 là ngày thứ ba của Tam nhật mừng kính bốn Thánh Tử Đạo Hải Dương, hạt Hố Nai, dành cho giới trẻ các giáo xứ gần xa.

Xem hình ảnh

Trời mưa tầm tã từ lúc 16 giờ trở đi, nhưng các bạn trẻ từ khắp mọi nẻo đường bằng đủ mọi phương tiện tập trung về Đền Thánh Hải Dương để tham dự chương trình Diễn nguyện và thánh lễ dành cho mình.

Alleluia, Alleluia…Tạ Ơn Chúa, Tạ Ơn Chúa… là Băng reo xướng đáp vang dội trong đêm diễn nguyện, các bạn trẻ thể hiện rõ niềm hân hoan hội ngộ đông vui trong đêm trời mưa gió, phải kể đến chất giọng trầm ấm ngọt ngào truyền cảm của cha Giuse Trần Đình Long, qua những mẩu thoại giao lưu với những chứng nhân bẻ bánh cho đời, những anh chị em khiếm thị khuyết tật, những dẫn giải đầy sức thuyết phục, giúp cho khán thính giả là các bạn trẻ tham dự đêm diễn nguyện đầy cảm hứng tâm đắc khẩu phục tâm phục.

Tiếp theo câu chuyện giao lưu với các chứng nhân, cha Giuse Trần Đình Long đưa tay về phía anh chị em khuyết tật và giới thiệu với mọi người.

“Alleluia, Alleluia…Tạ Ơn Chúa, Tạ Ơn Chúa… Mời anh chị em nhìn đây là những tấm bánh đã được bẻ ra, người thì bại não, người thì mồ côi, kẻ thì tâm thần, nãy có mấy anh lên đây gọi tôi bảo: ‘Anh ơi, anh cho tôi mấy điếu thuốc’. Chúng ta thấy họ là con cái của Chúa, ta thấy rằng họ là hình ảnh của một Thiên Chúa Đấng giầu lòng thương xót, và ngày hôm nay khi mình đến với lòng thương xót của Chúa, khi mình đến với Chúa Thánh Thần, thì Chúa mời gọi chúng ta ‘Hãy cho họ ăn’ Chúa mời gọi chúng ta ‘Hãy bẻ cuộc đời của mình ra”.

Góp phần văn nghệ trong đêm diễn nguyện là những điệu múa nhịp nhàng uyển chuyển dễ thương của các nữ tu Dòng Mến Thánh Giá Bắc Hải, các nhóm múa giáo xứ Hải Dương, Lộc Lâm, Trung Nghĩa, Giesu Love. Các giọng hát của các ca sỹ thành phố Hồ Chí Minh như Thủy Tiên, Phương Dung, Phan Đình Tùng, Dịu Hiền, Xuân Trường, và các nhóm xiếc trẻ điêu luyện nhiều pha hồi hộp.

Chương trình diễn nguyện được khép lại lúc 19g30’ các bạn trẻ cùng sốt sáng tham dự Lễ Thánh ngày Chúa nhật.

Chương trình tam nhật mừng kính bốn Thánh Tử Đạo Hải Dương năm 2010 kết thúc trong tình yêu hiệp nhất, mọi người sẵn sàng lên đường làm chứng cho Đức Kito giữa lòng thế giới hôm nay.
 
Hai vị Thánh tại Giáo xứ Thiết Nham, Bắc Ninh
Sông Thương
08:25 08/11/2010
BẮC NINH - Chúa nhật, ngày 07.11.2010, Đức giám mục Giáo Phận Bắc Ninh Cosma Hoàng Văn Đạt đã về Giáo xứ Thiết Nham, Giáo Phận Bắc Ninh dâng thánh lễ nhân dịp Năm Thánh Giáo Hội Việt Nam 2010. Hiệp dâng thánh lễ có cha quản xứ Thiết Nham Giuse Bùi Xuân Bính, cha quản hạt Bắc Giang Giuse Nguyễn Huy Tảo, cha quản xứ Bỉ Nội Giuse Hoàng Trọng Hựu, cha quản xứ Tân An Đaminh Bùi Văn Sáu, cha Đaminh Nguyễn Văn Bích, cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thắng và thày Phó tếGiuse Nguyễn Văn Tĩnh cùng đông đảo bà con trong giáo xứ Thiết Nham.

Xem hình ảnh

Điều đặc biệt trong thánh lễ, Đức Cha Giáo Phận giới thiệu hai vị thánh đã đến ở Giáo xứ Thiết Nham, đó là Thánh Giuse Đặng Đình Viên và Thánh Almatô Bình Tử Đạo. Có thể nói: Giáo xứ Thiết Nham vô cùng tự hào vì nơi đây đã có hai vị thánh, và như cha Quan Hạt Bắc Giang chia sẻ sau thánh lễ: Thiết Nham là “đất thánh”.

Chúng ta tri ân các bậc Tiền Nhân đã hy sinh đến phục vụ Giáo xứ. Và theo ước nguyện của Đức Cha, ngày nào đó chúng ta phải dựng tượng các Thánh để nhớ các ngài.

Sau đây là tiểu sử của hai vị thánh được Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt biên soạn:

Thánh Giuse Đặng Đình Viên, Linh mục (1785-1838)

Trong một trường hợp không ngờ, ngày 17.4.1838, thầy giảng Vũ Văn Lân cầm 6 lá thư bị bắt. Thầy giảng này do cha Giuse Đặng Đình Viên nhờ đi lấy dầu thánh, nhân tiện chuyển thư cha 2 đức cha và 4 cha. Khi thầy đi qua làng Kẻ Rèm (họ Bơm hay An Lập ) thì bị bắt. Người lương làng Kẻ Rèm không ưa đạo vì người Công Giáo không đóng góp vào việc cúng tế, nên nộp thầy cùng với 6 lá thư cho quan. Thế là cuộc tử đạo của cha Giuse Đặng Đình Viên khởi đầu.

Thánh Giuse Đặng Đình Viên sinh năm 1785 tại Tiên Chu, tỉnh Hưng Yên. Mồ côi cha rừ nhỏ, ngài theo giúp các thừa sai rồi được nhận vào chủng viện. Ngài thụ phong linh mục năm 1821 và được cử làm cha phó xứ Lục Thủy, tỉnh Nam Định. Hai năm sau, ngài được sai lên tỉnh Bắc, giúp các họ Đông Bài, Thiết Nham, Như Thiết và An Mỹ. Suốt 17 năm thi hành sứ vụ linh mục, ngài nổi tiếng là một mục tử đạo đức, siêng năng giảng Lời Chúa, và được mọi người quý mến.

Sau khi bắt được thầy giảng cầm 6 lá thư, quan tuần phủ Hưng Yên là Hà Thúc Lương định giấu nhẹm đi, nhưng quan tổng đốc Nam Định là Trịnh Quang Khanh lại đem vào Huế khoe với vua Minh Mệnh. Vua liền thịnh nộ cho rằng quan lại phía bắc bao che cho tà đạo và dọa truất chức tổng đốc của Trịnh Quang Khanh nếu không bắt được tác giả cũng như 6 người lẽ ra sẽ nhận thư. Tuần phủ Hưng Yên được lệnh bằng mọi giá phải bắt được cha Viên, nếu không phải chịu tội thay. Một chiến dịch bách hại đẫm máu diễn ra tại Nam Định và Hưng Yên. Hai đức cha Delgado Y và Henares Minh cùng với cha chính Hiền giáo phận Đông Đàng Ngoài và nhiều linh mục khác bị bắt và bị giết. Ấy là chưa kể những tổn thất về cơ sở và việc xáo trộn mọi sinh họat đạo ở cả một vùng rộng lớn, đông giáo dân nhất trong cả nước.

Tại Hưng Yên, quan quân sục sạo khắp nơi mà vẫn không tìm được tác giả các lá thư. Các quan phải dùng mưu: họ giả mạo thư của gia đình cha Viên và mua chuộc được 2 người Công Giáo trong họ hàng của ngài. Hai người này cầm thư đi tìm người chỉ chỗ ngài trốn. Ngày 1.8.1838, khi biết chắc ngài đang ở Cầu Chay, tức họ Như Thiết, quan cho lính đến vây bắt, nhưng ngài kịp chạy trốn vào khu vườn mía rậm rạp. Éo le thay, quan quân tức giận vì bứt hụt, nên lại dùng mưu bắt ngay đứa con trai nhỏ của chủ nhà đang cho ngài trú ẩn ra tra khảo. Đứa bé đau quá, kêu lớn: “Giêsu, Maria, cứu con với!” Nghe tiếng kêu la đau đớn từ miệng trẻ thơ, ngài xúc động và bước ra nộp mình: “Tôi là đạo trưởng Viên các anh đang tìm bắt đây.” Ngài bị đóng gông dẫn giải về thị xã Hưng Yên.

Tại Hưng Yên, các quan bắt ngài phiên dịch các lá thư ngài đã viết ra tiếng Việt. Đến khi thấy các lá thư ấy không có gì là bí mật hay âm mưu nào, họ khuyên ngài chối đạo để được tha. Ngài cương quyết trả lời: “Dù có phải chết tôi cũng không quá khoá. Tôi là đạo trưởng mà bỏ đạo thì còn ai theo đạo nữa!” Nghày 3.8, các quan gửi án về kinh đô Huế xin vua ra lệnh xử trảm. Ngày 21.8, bản án được châu phê và về đến Hưng Yên. Các quan cố thuyết phục ngài lần chót nhưng vô hiệu, nên tuyên đọc bản án và đem thi hành ngay. Thẻ bài ghi bản án như sau: “Đạo trưởng Đặng Đình Viên tùng gian tà đạo, liên lạc đạo trưởng Tây Nam, tụ tập đạo đồ, đạo chúng, đạo thư, bất khẳng khoá quá, vi phạm quốc pháp, luật hình trảm quyết.”

Trên đường ra pháp trường Ba Toà, cha Viên sung sướng cảm động tạ ơn Chúa. Khi đó hai người họ hàng đã dẫn quan quân đi bắt ngài đến xin ngài tha thứ, ngài nói: “Cha tha cho các con.” Sau khi ăn chút cơm, ngài quỳ trên chiếc chăn bông được giáo dân trải sẵn, ngước mắt lên trời cầu nguyện. Khi lệnh được ban, lý hình vung gươm đưa vị chứng nhân Đức Kitô lên đài vinh quang. Các tín hữu ùa vào thấm máu ngài. Một người lính thấy vậy thì lấy áo của ngài cắt ra để bán. Thi hài ngài được khoảng 300 giáo dân long trọng rước về an táng tại nhà thờ Tiên Chu.

Cha Giuse Đặng Đình Viên được ghi tên vào số các chân phước năm 1900 và được dtc Gioan Phaolô II tuyên thánh năm 1988.

Thánh Phêrô Almatô Bình, Linh mục dòng Đaminh (1831 – 1861)

Xâu chuỗi và thanh gươm

Chân dung của thánh Almatô Bình được phác họa dưới hình một tu sĩ Đaminh có vầng trán rộng của sự thông minh, với bộ râu của người nghị lực. Cặp mắt ngài đăm đăm nhìn xuống đôi tay: tay phải cầm ngành lá vạn tuế, một chuỗi Mân Côi và một thanh đao to bản, tay trái khẽ nâng cao mũi dao, với ngón tay cái đang chạm vào lưỡi, như muốn thử nó sắc cỡ nào, trên môi hé nở một nụ cười.

Bức chân dung ấy nói lên hai đặc điểm của vị thánh: Tín nhiệm vào Đức Maria và suốt đời trân trọng phúc tử đạo, không đâm đầu tìm cái chết, nhưng vui tươi đón nhận nó.

Nụ hoa kết trái

Phêrô Almatô chào đời vào lễ Các Thánh 01.11.1831 tại làng Santo Felice Saserra, xứ Vich, miền Cataluna nước Tây Ban Nha. Thân phụ ngài là ông Salvio Almato làm nghề y sĩ và thân mẫu là bà Antinia. Ngài có một người bác là linh mục kinh sĩ phụ trách giải tội cho khắp giáo phận và người em gái sau cũng đi tu. Từ thơ ấu, ngài đã có những dấu hiệu hâm mộ đời tu trì. Khi ngồi một mình, ngài thích xếp hình các nhà thờ hoặc bắt chước các linh mục dâng lễ. Thỉnh thoảng ngài tập họp các trẻ nhỏ tuổi hơn để cùng lần hạt Mân Côi, hoặc kể chuyện giáo lý cho chúng nghe.

Năm 15 tuổi, gia đình cho ngài vào chủng viện. Tại đây, ngài có cơ hội đọc các bản tin về truyền giáo của tỉnh dòng Đaminh Mân Côi tại Viễn Đông. Từ đó, khát vọng truyền giáo luôn sục sôi trong lòng ngài. Khi được Đức Giám mục Claret khuyến khích, ngài quyết định giã từ bạn bè và gia đình để đến Ocana xin vào dòng Đaminh. Sau thời gian thử thách, ngày 25.09.1847, ngài được lãnh tu phục vào tập viện, và ngày 26.09.1848, ngài tuyên khấn.

Tháng 09.1849, thầy Almato đến Manila tiếp tục học thần học. Ngoài những giờ miệt mài học tập, ngài thích tìm nơi thanh vắng để cầu nguyện và đọc sách thiêng liêng. Năm 1854, ngài thụ phong linh mục và năm sau được phái đến phục vụ tại Việt Nam. Ngày 04.08.1855, cha Almato đến giáo phận Đông Đàng Ngoài.

Khó khăn và nghị lực

Khi mới đến Việt Nam, cha Almato nhận tên là Bình, ở Nam Am và Đông Xuyên. Sau đó ngài về chủng viện Kẻ Mốt để học tiếng Việt với cha Gaspar Nghĩa, rồi được cử đi phụ trách xứ Thiết Nham hơn một năm. Tình trạng sức khỏe của cha Almato Bình thật yếu kém, ngài bị bệnh thường xuyên. Nhưng bên trong thân xác yếu đuối đó là một khối nghị lực tưởng chừng như vô tận, đủ sức đưa ngài vượt mọi khó khăn thử thách của môi trường truyền giáo.

Từ năm 1857, cuộc bách hại ngày càng khốc liệt, cha Bình bó buộc phải nay đây mai đó, ít khi được yên ổn. Ban ngày thì phải trốn trong hầm ẩm thấp, ban đêm mới ra ngoài, đi thuyền lẻn đến phục vụ giáo hữu hai bên sông. Những hôm nào bị bao vây bất ngờ, ngài phải ngủ trong bụi rậm, bụi tre hoặc phải băng sông lội suối dưới trời mưa lạnh giá. Bệnh hoạn, đói rách và nguy cơ bị bắt, như ba tai họa thường xuyên đe doạ ngài, nhưng vị tông đồ của Chúa đã thắng vượt được tất cả nhờ chí khí can trường và tinh thần hăng say của tuổi trẻ. Khi tình hình cấm đạo trở lên gay gắt hơn, các thừa sai Đaminh quyết định chia một nửa tạm lánh sang Macao, ngài tình nguyện xin ở lại Việt Nam.

Trong một thư gửi cho gia đình, ngài viết: "Con và một linh mục nữa đã ẩn mình bảy, tám tháng nay trong một nhà có sẵn hang ở dưới lòng đất để núp khi quan quân vây bắt. Nhưng nay mai nếu cha mẹ có nghe tin con bị bắt thì xin cha mẹ đừng khóc làm chi. Hãy vui mừng vì con được phúc trọng dường ấy".

Từ tháng 08.1861, dưới ảnh hưởng của chiếu chỉ phân sáp, hàng giáo sĩ dường như không thể tìm được chỗ nào an toàn để ẩn náu. Cha Almato Bình trước đã rời Thiết Nham sang Kẻ Nê rồi ẩn nấp ở Thọ Ninh, nay lại xuống thuyền đi với Đức cha Valentino Vinh xuôi theo dòng sông Thái Bình. Đến Hải Dương, hai vị gặp Đức cha Hermosilla Liêm và thầy giảng Giuse Khang. Ngày 20.10.1861, khi Đức cha Liêm và thầy giảng Giuse Khang bị bắt, thì cha Bình và Đức cha Vinh cũng đang ở trên một thuyền khác, nhưng may mắn đã chạy thoát được.

Sau biến cố đó, hai vị thấy trốn trên thuyền không yên ổn nữa, nên khi một giáo hữu là ông Cựu Trọng giới thiệu hai vị tới trọ tại nhà một người ngoại giáo là ông lang Thửa, hai vị đã đến đó và được tiếp đón niềm nở. Tuy nhiên người cháu của ông lang là Khán Cáp, khi biết tin này, liền báo với quan để lãnh thưởng. Để khỏi mang tiếng xấu, anh ta mời các vị thừa sai đi ẩn chỗ khác, rồi dẫn hai vị ra đồng ruộng cho quan huyện Thanh Hà đến bắt. Hôm đó là ngày 25.10.1861.

Phúc trường sinh

Quan Tổng đốc Hải Dương là Nguyễn Quốc Cẩm thấy các giáo sĩ Tây có dáng vẻ hiền lành nên không đành tâm đối xử tàn nhẫn. Ông chỉ điều tra qua loa về tên tuổi và việc giảng đạo. Cha Bình trả lời: "Tôi là đạo trưởng, tên là Bình, người Y Pha Nho, sang An Nam giảng đạo được bảy năm tại nhiều nơi". Nhưng cha không nói rõ địa điểm nào cả.

Tuy quan tổng đốc Hải Dương cho giam mỗi vị vào một cũi, nhưng ông ra lệnh cho viên cai ngục phải đối xử tử tế và nghiêm cấm ăn nói lỗ mãng. Thái độ "nương tay" trên đã được đồn đại đến tai tổng đốc Nam Định là Nguyễn Đình Tân. Ông ny đích thân ra Hải Dương và dùng quyền ép viên tổng đốc ở đây phải lên án trảm quyết.

Ngày 01.11.1861, cha Almato Bình tròn 30 tuổi, lại chính là ngày sinh nhật trên trời của ngài. Hôm ấy, hai vị Giám mục Hermosilla Liêm và Berrio Ochoa Vinh và cha Amato Bình mỗi vị bị nhốt trong một cái cũi và được khiêng ra pháp trường, theo sau một toán lính đông đảo. Cha Bình trong cũi đầu tiên, tay cầm chuỗi Mân Côi bình thản cầu nguyện khiến mọi người hiện diện phải bỡ ngỡ. Tại pháp trường Năm Mẫu, sau ít phút cầu nguyện, lý hình đã chém đầu các ngài trong tiếng chiêng đổ dồn. Thi thể ba vị được chôn cất ngay tại nơi xử án, sau dời về Thọ Ninh. Hiện nay, thủ cấp cha Almato Bình được tôn kính ở quê hương Tây Ban Nha, còn hài cốt của cha được an táng trong thánh đường kính bốn thánh tử đạo Hải Dương.

Ngày 20.05.1906, Đức Piô X đã suy tôn cha Phêrô Almato Bìnhlên bậc Chân Phước. Ngày 19-06-1988, Đức Gioan Phaolô II suy tôn ngài lên bậc Hiển Thánh.đặng đình viên,
 
Ban Chung Sự Hiếu Đạo tại giáo xứ Phủ Cam mừng lễ thánh bổn mạng
Trương Trí
08:32 08/11/2010
HUẾ - Sáng chủ nhật 7.11, giáo xứ chính tòa Phủ Cam đã long trọng mừng lễ kính Tổ phụ Tôbia, bổn mạng Ban Chung sự hiếu đạo.

Xem hình ảnh

Đây là một ban bao gồm những thành phần nòng cốt của giáo xứ, với gần 374 anh em được chia làm 7 phiên. Trong đó phiên 7 chuyên phục vụ những gia đình lương dân, các linh mục, tu sĩ nam nữ và các giáo xứ bạn.

Ban Chung sự cũng là những thành viên nhiệt tình tham gia giữ gìn trật tự trong các dịp đại lễ của giáo phận, nhất là tại các kỳ Đại hội Đức Mẹ La Vang, đồng thời cũng phụ trách Ban Kiệu của La Vang.

Trong tâm tình quý trọng và mến yêu, toàn thể giáo xứ, các cha quản xứ và phó xứ, hội đồng giáo xứ sốt sắng tham dự thánh lễ tạ ơn và mừng bổn mạng, cầu nguyện cho tất cả những anh em đã qua đời, những ân nhân đã tận tình giúp đở cho ban Chung sự, trong đó có những người kỳ cựu trong thời kỳ thành lập cách đây 28 năm. Vào thời gian mới thống nhất đất nước, hoàn cảnh kinh tế của hầu hết mọi người đều gặp nhiều khó khăn. Nhất là mỗi khi gặp cảnh tang sầu tử biệt, việc thuê một đội âm công lo việc tống táng rất tốn kém, cha quản xứ Phaolô Nguyễn Kim Bính cùng với ông Matthêô Nguyễn Đình Lục chủ tịch HĐGX hiện tại đã cùng với một số anh em thuộc chế độ củ sau khi đi học tập cải tạo về, đã thành lập ban chung sự để giải quyết những khó khăn trong giáo xứ. Mặc dù sau khi đi cải tạo về, bản thân họ cũng rất vất vả. Từ những sĩ quan, công chức nay trở thành những anh đạp xích lô, xe thồ, đạp xe ba gác, nhưng rất nhiệt tình trong công việc. Họ không bao giờ tiếp nhận tiền bạc của tang gia mà chỉ chuyên tâm phục vụ vô vị lợi. Sau 28 năm, từ con số vài chục người ít ỏi ban đầu, đến nay con số đã len đến gần 40 trăm người, họ tiếp tục nối bước đàn anh để phục vụ. Cũng chính vì những sự nhiệt tình đó, mà cho đến nay ban Chung sự được mọi người mến yêu.

Mở đầu thánh lễ trang trọng, cha quản Antôn Dương Quỳnh đã nhấn mạnh đến ngày lễ bổn mạng, ngài thay mặt toàn thể cộng đoàn giáo xứ, các linh mục, các dòng tu nam nữ, các gia đình lương dân kính cẩn tri ân và tỏ lòng quý trọng đối với anh em Ban Chung sự. Không quản ngại nắng mưa rét buốt, đường dốc hiểm trở, dù có khó khăn bao nhiêu, mọi người đều đồng tâm hiệp lực để hoàn thành nhiệm vụ. Cũng trong thánh lễ này, ngài dâng lời cầu nguyện cho những thành viên đã qua đời, và cầu nguyện cho những ân nhân đã giúp đở cho ban chung sự.

Trong lời nguyện giáo dân, các đại diện đã dâng lời cầu xin Thiên Chúa ban cho quý vị ân nhân và đồng hương Phủ Cam đã đồng hành cùng ban chung sự trong suốt 28 năm qua, luôn được hồn an xác mạnh. Xin cho những thành viên đã lìa cỏi thế sớm được hưởng hạnh phúc thiên đàng.

Các thành viên dâng lễ vật với những nén hương bày tỏ tâm tình tri ân và kính nhớ những anh em đã qua đời, những nén hương được thành kính dâng lên trước bàn thờ.

Sau thánh lễ, cha quản xứ và ban thường vụ HĐGX đã trân trọng tặng hoa và quà cho những thành năng nổ và tận tâm trong công việc.

Với những công lao to lớn đó, ngày lễ bổn mạng cũng là dịp để mọi người vui mừng gặp gở chuyện trò. Với sự giúp đở của quý ân nhân đồng hương Phủ Cam trong và ngoài nước, sự quan tâm của cha quản xứ và các cha phó, cũng như của HĐGX. Buổi tiệc mừng được tổ chức theo từng phiên thật ấm cúng, vui vẻ và đoàn kết. Cha quản xứ và các cha phó cùng với HĐGX đã đến từng phiên để chúc mừng, tặng hoa và hòa chung niềm vui với họ, mặc dù trời mưa tầm tả.
 
Tĩnh Huấn MiểnTrung Đông Hoa Kỳ 2010
Đinh Văn Chính
10:14 08/11/2010
Tĩnh Huấn Miền Trung Đông Hoa Kỳ ngày 06-11-2010

TẠI GIÁO XỨ OUR LADY OF BLESSED SACRAMENT CHURCH

HARRISBURG, PENNSYLVANIA



Tinh Huan Mien TD 2010

Hiện diện trong buổi tĩnh huấn gồm có các vị chủ tịch và đại diện của 18 cộng đoàn giáo xứ trong Miền. Ngoài ra còn có cha Cố Giuse Đinh Công Huỳnh thay mặt Đức Ông Chủ Tịch Miền, cha Lương Minh Trí, chánh xứ Our Lady of Blessed Sacrament, cha Nguyễn Văn Hóa, cha Trịnh Minh Quân và cha Phạm Ái Quyết, cùng trên 150 giới chức trong Miền.

Chương trình tĩnh huấn được khởi sự lúc 10:30 am với việc đón tiếp và ghi danh. Cha Trí và ban chấp hành giáo xứ đã dành cho buổi tĩnh huấn hội trường rộng rãi được trang hoàng như bữa tiệc cưới. Sau khi ông Bùi Hữu Thư, chủ tịch ban chấp hành giáo dân Miền giới thiệu các cộng đoàn giáo xứ hiện diện, cha cố Đinh Công Huỳnh đại diện Đức Ông chủ tịch chào mừng cử tọa tuyên bố khai mạc và giới thiệu cha giáo Nguyễn khắc Hy với đề tài: “Các con sẽ là nhân chứng của thầy.”

Cha Hy đã trình bầy một đề tài hết sức bổ ích và hấp dẫn, ngài dẫn chứng thánh kinh và các ca dao tục ngữ Việt Nam, và kể cả các đoạn thơ trong Kim Vân Kiều của Nguyễn Du,

Ngài nhấn mạnh là tất cả mọi giới từ linh mục tới giáo dân đều phài “là chứng nhân” thay vì “làm chứng nhân.” Ngài trình bầy những yếu tố cần thiết để là chứng nhân là: (1) cầu nguyện; (2) biết mình; (3) có kiến thức về giao tế nhân sự; (4) khiêm nhường; (5) chấp nhận những ý kiến bất đồng; (6) Trước sau như một; (7) can đảm; và (8) lạc quan.

Sau phần trình bầy 1:30 phút của ngài là phần giải đáp các thắc mắc. Cha đã rất hoạt bát, tế nhị và thông thái trong việc trả lời các câu hỏi.

Bữa ăn trưa được cha Trí và ban chấp hành của cha khoản đãi có đủ cafê, nước trà, nước uống, trái cây và bánh ngọt.

Lúc 2:30 các vị chủ tịch hay đại diện các cộng đoàn giáo xứ được mời họp riêng trong 1 tiếng vời cha Cố Đinh Công Huỳnh. Trong khi đó các vị khác tiếp tục hội thảo với cha giáo Nguyễn Khắc Hy.

Trong buổi họp của quý vị chủ tịch, có phần chia sẻ kinh nghiệm sinh hoạt và các khó khăn của các cộng đoàn và việc tổ chức nhân sự của ban chấp hành Giáo dân Miền, cùng việc tham gia của giáo dân trong ban chấp hành giáo sĩ và tu sĩ, cũng như ngày tháng và địạ điểm của buồi tĩnh huấn năm 2011.

Sau phần chia sẻ là phần bầu cử tân chủ tich giáo dân Miền nhiệm kỳ 1/1/2011 – 31/12/2014.

Ông Thư cho biết theo như ông đã trình bày qua email, ông đảm trách chức vụ Chủ Tịch Miền từ năm 1980-1990, ông Joe Hùng từ năm 1990-2006, và ông tiếp tục chức vụ này từ 2006-2010. Vì lý do đảm trách chức vụ này nhiều năm và đang là Chủ Tịch CĐ Arlinton VA, đa đoan nhiều việc nên ông xin bầu lại Chủ Tịch mới và vị Chủ Tịch mới sẽ chọn hai vị Phó Chủ Tịch phụ tá. Ông xin quý chức ra ứng cử nhưng không ai lên tiếng nên ông đề nghị ông Chính, PCT Ngoại Vụ trong 4 năm qua.

Kế đó, ông Hoàng Văn Khương đề nghị ông Thư xin hy sinh giúp thêm một khoá và mọi người đồng ý là ông Thư xứng đáng làm Chủ Tịch Miền thêm một nhiệm kỳ nữa. Lý do là ông làm việc đắc lực, mặc dù ông năm nay đã 77 tuổi nhưng sức khỏe vẫn còn dồi dào, tinh thần sáng suốt. Mọi người tuyên hứa sẽ cầu nguyện nhiều cho ông để ông cáng đáng vai trò Chủ Tịch Miền thêm 4 năm nữa.

Cha Cố Đinh Công Huỳnh cũng như tất cả qúy chức hiện diện trong buổi họp vô cùng vui mừng khi ông Thư nhận lời đảm trách chức vụ Chủ Tịch Miền nhiệm kỳ 2010-2014.

Phiên họp chấm dứt lúc 3 giờ 30. Tất cả mọi người lển nhà thờ tham dự thánh lễ lúc 4:30, cha Trí tuyên bố được phép Đức Cha chấp thuận là những ai tham dự thánh lễ này coi như đã đi lễ ngày Chúa Nhật. Thánh lễ chấp dứt lúc 5:30, mọi người đã ra tiền đường nhà thờ chụp hình lưu niệm. Tạ ơn Chúa đã cho một ngày nắng đẹp và không có gió lạnh và cho mọi người đi về bình yên.
 
Giáo họ Hoàng Độc, xứ Ngọc Đồng mừng 100 thành lập
Trường Giang
12:11 08/11/2010
GIÁO HỌ HOÀNG ĐỘC, XỨ NGỌC ĐỒNG, THÁI BÌNH
MỪNG 100 THÀNH LẬP VÀ 80 NĂM XÂY DỰNG THÁNH ĐƯỜNG


Sáng 07/11/2010, giáo họ Hoàng Độc hân hoan mừng kỷ niệm 100 năm thành lập giáo họ và 80 năm xây dựng thánh đường. Với sự hiện diện của Đức cha Phê rô Nguyễn Văn Đệ, Giám mục giáo phận Thái Bình, Đức cha Lô ren xô Chu Văn Minh, Giám mục phụ tá Tổng giáo phận Hà Nội (Giám đốc Đại chủng viện thánh Giuse Hà Nội); quý cha hạt trưởng, quý cha miền Nam gốc Hoàng Độc, quý cha trong và ngoài giáo phận, quý vị thân nhân, ân nhân hai miền Nam – Bắc, quý khách xa gần và hàng ngàn giáo dân các xứ họ lân cận.



Đôi dòng lịch sử giáo họ Hoàng Độc

Giáo họ Hoàng Độc là họ lẻ thuộc giáo xứ Ngọc Đồng, tọa lạc tại thôn Hoàng Độc, xã Song Mai, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên. Hoàng Độc đã có một thời là một giáo họ toàn tòng Công Giáo. Sau đây là lịch sử hình thành giáo họ Hoàng Độc.

Vào thời hậu bán thế kỷ XVIII nhằm đời vua Lê Cảnh Thịnh, tại một gia đình nhỏ bé, ít người thuộc làng Đống Long, hai anh em xích mích nhau về chuyện thừa tự. Người em chăm chỉ thắp nhang cúng vái ông bà tổ tiên. Trái lại, người anh không những thờ ơ sao nhãng mà lại còn phản đối người em việc này. Lời qua tiếng lại, thúc đẩy hai anh em đến chỗ không thể sống chung với nhau cùng một nhà, trên cùng một mảnh đất. Bẩm sinh có tính phiêu lưu mạo hiểm, với óc kinh doanh tự cường, thích tự do, không muốn bị ràng buộc ở những luật lệ vô lý, người anh đã bỏ ra đi tìm bầu trời khác dung thân. Sau nhiều ngày tìm kiếm, người anh có được một nơi cư ngụ mới, cách Đống Long trên hai cây số ngàn. Người anh ấy là ai? Xin thưa ngài là Cụ Tổ con cháu dân làng Hoàng Độc ngày nay. Tìm được nơi tạm cư ngụ qua ngày, Cụ Tổ liền bắt tay vào công việc tạo dựng cơ nghiệp. Được biết nơi này là một khoảng đất trống trải nổi lên giữa bãi sình lầy ngập cỏ hoang, cung quanh là đồng không mông quạnh. Địa thế hoang vắng ấy khiến có tên gọi là bãi tha ma từ rất lâu rồi. Chẳng biết bãi tha ma này làm mồ chôn ai chưa nên danh hiệu bãi tha ma không được truyền tụng lâu bền bằng danh hiệu trại Bò Vàng, thời Cụ Tổ làng cư ngụ. Lý do khai sinh và lưu truyền danh hiệu thứ hai không ai được biết. Chỉ biết rằng nó được dùng để mạnh danh làng Hoàng Độc buổi sơ khai. Mãi tới thời kỳ thành đạt, dân làng đông đúc, thôn xóm tổ chức có quy củ, các cụ mới lấy tên Hoàng Độc rửa tội cho bãi tha ma để thay thế tên trại Bò Vàng. Xã hiệu Hoàng Độc có từ đó và còn lưu dụng cho đến bây giờ (trích lịch sử giáo họ Hoàng Độc cha ông truyền lại).

Hoa trái của niềm tin

Hạt giống Tin Mừng đã bén rễ sâu vào mảnh đất trại Bò Vàng. Từ mảnh đất chiêm trũng quanh năm đã trổ sinh nhiều hoa trái tốt tươi, đã dâng lên Thiên Chúa những ơn gọi, những người con ưu tú ngày đêm đem hết tâm sức để xây dựng Giáo Hội Chúa ở khắp mọi nơi miền Nam, miền Bắc và hải ngoại. Đó là: cha Đaminh Nguyễn Đại Bằng, cha Đaminh Nguyễn Hữu Toản, cha Đaminh Nguyễn Thanh Ngạn, cha Giuse Nguyễn Hữu Cường, cha Đaminh Nguyễn Mạnh Hùng, cha Đaminh Nguyễn Ngọc Bẽ, cha Đaminh Trịnh Ngọc Khương, cha Giuse Nguyễn Chấn Hưng, cha Giuse Nguyễn Bá Ân, cha Vinhsơn Nguyễn Cao Cường, cha Vinhsơn Nguyễn Công Hoan và khoảng 20 nam nữ tu sĩ đang sống và làm việc tại các hội dòng trên toàn đất Việt.

Biến cố năm 1954 phần lớn bà con Hoàng Độc di cư vào Nam, một số bà con lên lập nghiệp tại vùng Phú Thọ, số còn lại bám trụ nơi quê hương. Hiện nay giáo họ Hoàng Độc quê mẹ có khoảng 130 người, là một họ lẻ thuộc giáo xứ Ngọc Đồng, nhưng Hoàng Độc thường xuyên có cha Hieronimo Nguyễn Văn Sỹ, dòng Saledieng Don Bosco, chánh xứ Đức Ninh về giúp mục vụ và cử hành các bí tích, mỗi tuần có hai thánh lễ vào thứ Tư và Chúa Nhật. Các hội đoàn trong giáo họ hoạt động khá tích cực và sôi nổi, các lớp giáo lý được các sơ dòng nữ Đaminh sở Ngọc Đồng đến hướng dẫn, vào ngày Chúa Nhật.

Ngôi nhà thờ xinh xắn và cao ráo mọc lên giữa làng Hoàng Độc, gắn liền với tháp chuông cao, mặc dù thời tiết ẩm của miền Bắc và phải trải qua bao “gánh nặng nhọc nhằn của thời cuộc” và chiến tranh tàn phá. Tuy đã được sửa chữa đôi ba lần, nhưng vẫn hiên ngang đứng vững đến nay là 80 năm.

Năm 1925: Khởi công xây dựng nhà thờ.
Năm 1930: Cất nóc nhà thờ.
Năm 1938: Khánh thành nhà thờ.
Năm 1954: Nhà thờ bị trúng bom làm hư hỏng nặng.
Năm 1957: Lợp lại mái nhà thờ bằng ngói Đống Năm
Năm 1958: Hợp tác xã nông nghiệp trưng dụng nhà thờ làm kho đựng thóc.
Năm 1967: Nhà thờ dùng làm trường học cấp III
Năm 1970: Nhà thờ lại được dùng làm kho thóc.
Năm 1972: Nhà thờ trở thành xí nghiệp may Hưng Yên.
Năm 1981: Nhà thờ bị biến thành nhà tù.
Năm 1983: Nhà thờ được lấy lại, giáo dân có nơi cầu nguyện, đọc kinh.
Năm 1991: Nhà thờ được tu bổ lần đầu tiên và sửa chữa tháp chuông.
Năm 2000: Nhà thờ được đại tu gần như toàn bộ.
Năm 2006: Nhà thờ được làm trần và quét vôi lại toàn bộ.

Thánh lễ tạ ơn

Trong niềm vui của con dân Hoàng Độc cả miền Bắc, miền Nam và hải ngoại mừng kỷ niệm 100 năm thành lập giáo họ và 80 xây dựng ngôi thánh đường. Giáo họ hân hoan chào đón bề trên giáo phận - Đức cha Phê rô Nguyễn Văn Đệ; Đức cha Lô ren xô Chu Văn Minh - Giám mục phụ tá Tổng giáo phận Hà Nội, cùng quý cha, quý tu sĩ nam nữ, quý thân nhân, ân nhân và quý khách xa gần hiệp dâng thánh lễ tạ ơn Thiên Chúa, về những điều Ngài đã thực hiện trên mảnh đất vốn nhiều sóng gió này. Đồng thời đây cũng là dịp tốt để mỗi người con Hoàng Độc nhìn lại những công lao, những hi sinh của tổ tiên, của cha ông trong những năm tháng xây dựng, gìn giữ và bảo tồn công trình Đức Tin đến hôm nay. Được biết, đêm hôm trước (06/11/2010) giáo họ Hoàng Độc tổ chức đêm giao lưu văn nghệ để cảm tạ Thiên Chúa trong ngày lễ trọng đại, với nhiều tiết mục múa, hát và rút số trúng thưởng, đã để lại trong lòng người dân nơi đây, cả lương lẫn giáo một ấn tượng đẹp. Đẹp vì sự nối kết thân thiện giữa người Công Giáo và người lương dân. Đẹp vì những món quà tinh thần và vật chất, dù rất nhỏ nhưng được trao cho những người có tấm vé may mắn, và ai ai cũng được tham gia, không loại trừ một ai.

10h30, thánh lễ đồng tế được long trọng cử hành trong bầu khí sốt sáng và vui mừng của cộng đoàn phụng vụ. Đức cha chủ tế nêu lên sứ điệp của thánh lễ hôm nay, ngài thay mặt cho các linh mục, nam nữ tu sĩ và cả giáo phận Thái Bình chúc mừng giáo họ Hoàng Độc trong sự kiện lớn lao này. Nhìn lại 100 năm tổ tiên đã để lại cho con cháu một gia sản Đức Tin quý báu, và một công trình thánh đường đẹp đẽ, là chính Thiên Chúa hiện diện với giáo họ Hoàng Độc. Đặc biệt nơi đây Thiên Chúa ban cho có nhiều ơn gọi tận hiến cho Thiên Chúa và cho Giáo Hội. Thay mặt giáo phận, Đức cha cám ơn các đấng bậc, các tổ tiên và anh chị em giáo dân đã xây dựng và gìn giữ công trình này đến ngày hôm nay. Nhà thờ là nơi người tín hữu đón nhận ơn thánh, nên việc xây dựng nhà thờ là cần thiết, nhưng cần thiết hơn và đẹp ý Chúa hơn cả là mỗi người hãy xây dựng cho mình một tâm hồn, một đền thờ thánh thiện và sống động. Muốn được như vậy các gia đình hãy khởi sự lại và bắt nguồn từ Chúa Kitô, vì gia đình là nền tảng, là nhân tố để thăng tiến giáo phận, Giáo Hội và xã hội.

Trước khi nhận phép lành trọng thể cuối thánh lễ, cha quý hương đại diện cho cộng đoàn Hoàng Độc hai miền Nam - Bắc và hải ngoại dâng lời cảm tạ Thiên Chúa, tri ân quý Đức cha, quý cha, quý nam nữ tu sĩ, quý thân nhân, ân nhân, quý khách xa gần và cộng đoàn, đã đến hiệp dâng thánh lễ, cầu nguyện cho giáo họ, động viên và chia sẻ niềm vui với giáo họ Hoàng Độc trong thánh lễ này. Sau đó Đức cha Minh ngỏ lời với cộng đoàn, ngài chúc mừng giáo họ Hoàng Độc, nơi đây là mảnh đất phì nhiêu, đã trổ sinh nhiều hoa trái tốt, đúng là “thiên thời địa lợi nhân hòa”. Hòa điệu trong niềm vui của người Hoàng Độc, Đức cha Lô ren xô hát tặng cộng đoàn bài thánh vịnh tạ ơn. Sau cùng cộng đoàn nhận phép lành trọng thể của Thiên Chúa qua Đức cha chủ tế và Đức cha phụ tá Tổng giáo phận Hà Nội.
 
Hướng về Đại Hội Dân Chúa
Hà Minh Thảo
15:39 08/11/2010
Trong khuôn khổ Năm Thánh 2010, kỷ niệm 350 năm Giáo hội được chính thức thành lập tại Việt-Nam khi hai Đức cha François Pallu và Lambert de la Motte được Tòa Thánh bổ nhiệm làm Đại diện Tông tòa cai quản Địa phận Đàng Ngoài và Địa phận Đàng Trong, đồng thời Giáo hội Việt-Nam cũng kỷ niệm 50 thành lập Hàng Giáo phẩm, Đại hội Dân Chúa sẽ được tổ chức từ chiều Chủ nhật 21 đến hết Thứ năm 25.11.2010, tại Trung tâm Mục vụ Sài gòn và Vương cung Thánh đường Đức Bà (Thánh lễ khai mạc).

Ý nghĩa mục đích: soi sáng và trợ lực cho các thành phần Dân Chúa, giáo sĩ, tu sĩ, giáo dân, suy nghĩ, góp ý cho việc gia cố, phục chế, canh tân ngôi nhà chung của mình trên nền đá vững chắc là Lời Chúa (xem Mt 7,24-25), và trên bốn trụ cột vững bền là chân lý và tình thương, hoà bình và công lý (x. TV 85,11; Thông điệp "Tình Yêu trong Chân Lý").

I.- ĐẠI HỘI DÂN CHÚA.

A. Thành phần tham dự.

1.- Đại Biểu (tổng số là 280-300) gồm các Giám mục Việt-Nam (30-40 vị), Ban Thư Ký (20), Linh mục Tổng Đại diện (26), Linh mục Giám đốc Đại Chủng Viện (8), Đại diện Linh mục giáo phận (26), Đại diện các dòng tu (30), Giáo dân đại diện (120-130) ngụ tại Đại Chủng Viện và dòng Phaolô.

2.- Khách mời (20-25) và trọ ở khách sạn gồm:

- Đại diện Bộ Truyền Giáo, Bộ Ngoại Giao Tòa Thánh, Hội đồng Giáo hoàng về Mục vụ Di Dân, Đức Hồng Y Sepe,

- Đại diện các Hội đồng Giám mục lo mục vụ di dân cho các cộng đoàn Công giáo Việt-Nam hải ngoại (Đức, Pháp, Canada, Hoa kỳ, Úc, Trung quốc, Nhật bản, Hàn quốc, Đài loan, Phi luật tân, Mã lai, Campuchia, Thái lan…)

- Đại diện vài tổ chức Bác Ái hỗ trợ Giáo hội tại Việt-Nam.

B. Tài Liệu Làm Việc (Instrumentum Laboris).

Trang tin điện tử của Hội đồng Giám mục Việt-Nam, ngày 20.10.2010, loan đi bài phỏng vấn Đức cha Phêrô Nguyễn văn Khảm, người đứng đầu Ban Thư ký Đại hội. Sau đây là các điểm chính:

Đề cập đến Tài Liệu này, Đức cha nói: Đại hội Dân Chúa làm việc theo phương pháp của Thượng Hội đồng Giám mục thế giới. Cụ thể là Hội đồng Giám mục quyết định đề tài và giao Ban Thư ký trách nhiệm khai triển đề tài qua Đề cương Giáo Hội tại Việt Nam: Mầu nhiệm – Hiệp thông – Sứ vụ. Sau khi Hội đồng Giám mục phê chuẩn, đề cương được gởi đến các Đức Giám mục giáo phận, dòng tu và phổ biến cho mọi thành phần Dân Chúa để xin ý kiến. Đề cương là tài liệu học hỏi về Giáo hội trong Năm Thánh 2010.

Ban Thư ký, dựa ý kiến từ các giáo phận, dòng tu,..., đã biên soạn bản thảo đầu tiên của Tài liệu làm việc để gửi đến Ban Thường vụ và các Giám mục trong nhóm soạn thảo văn bản của Hội đồng Giám mục để xin góp ý.

Tài Liệu Làm Việc gồm 2 phần chính:

(1) Nền tảng thần học,

(2) Hướng đi mục vụ, chia ra thành 4 chương:

- Dẫn nhập (số 1)

- Chương I (số 2-10) Mầu nhiệm: Giáo hội Chúa Kitô giữa lòng quê hương Việt- Nam

- Chương II (số 11-17) Hiệp thông: Giáo hội như dấu chỉ và khí cụ của sự hiệp nhất giữa con người với Thiên Chúa cũng như giữa con người với nhau

- Chương III (số 18-32) Sứ vụ: Giáo hội Việt-Nam và sứ vụ loan báo Tin Mừng

- Chương 4 (số 33-37) Những hướng đi mục vụ.

So sánh với Đề cương, Tài Liệu Làm Việc có đôi nét khác biệt:

Về mặt thần học, ngoài việc trình bày Giáo hội dưới ánh sáng mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi, Tài Liệu quan tâm hơn đến mầu nhiệm Chúa Kitô (Nhập thể và Vượt qua) để đặt nền tảng cho chiều kích nhập thể (tính bản địa, hội nhập văn hóa, đồng hành với dân Việt) và chiều kích vượt qua trong lịch sử và đời sống Giáo hội (Giáo hội lữ hành, sống trong thế gian nhưng không thuộc về thế gian, ý nghĩa và giá trị của tử đạo cũng như những đau khổ và hi sinh trong đời sống Kitô hữu). Đồng thời, Tài Liệu cố gắng làm nổi bật sự hiệp thông (koinonia) như sợi chỉ xuyên suốt cả ba chiều kích mầu nhiệm, hiệp thông, sứ vụ; nhờ đó, tránh sự giản lược hiệp thông theo chiều ngang thuần túy. Theo đó, sự hiệp thông với Thiên Chúa vừa là nền tảng và điều kiện vừa là chuẩn mực cho sự hiệp thông giữa người với người. Cũng từ đây, khám phá ý nghĩa Giáo hội như dấu chỉ và khí cụ xây dựng sự hiệp nhất giữa con người với Thiên Chúa cũng như giữa con người với nhau.

Về mặt mục vụ, vì Tài liệu không chỉ là một văn bản thần học trừu tượng nhưng còn hướng đến đời sống và những hoạt động cụ thể của Giáo hội trong hoàn cảnh cụ thể, do đó phần mục vụ cũng được quan tâm nhiều hơn. Trên cơ sở thần học đã khai triển trong các chương trước thuộc phần I (Nền tảng thần học), phần II (chương 4) của Tài liệu làm việc đưa ra những đề nghị mục vụ, nhận định đâu là những định hướng mục vụ, những mối ưu tiên cần quan tâm và những hoạt động cụ thể để đáp ứng.

II. HY VỌNG GỞI VỀ ĐẠI HỘI DÂN CHÚA.

Trong phần ‘Dẫn nhập’, Tài Liệu Làm Việc ghi: sau khi nhìn nhận những thiếu xót đối với Thiên Chúa và chưa yêu mến và phục vụ con người như Chúa Kitô mong đợi, Giáo hội tại Việt-Nam muốn dâng tâm tình sám hối lên Thiên Chúa và xin lỗi mọi người. Nỗi thao thức canh tân thúc đẩy Hội đồng Giám mục Việt-Nam triệu tập Đại Hội Dân Chúa biểu hiện một Giáo hội hiệp nhất, tìm kiếm và thực thi thánh ý Chúa, để hoàn chỉnh những gì còn thiếu sót, đồng thời nghiên cứu và phát huy những phương thức mới, hầu tiến bước vững vàng hơn trong cuộc hành trình đức tin với ý thức ngày thêm sâu sắc về mầu nhiệm Giáo hội, về tình hiệp thông và sứ vụ của đoàn môn đệ Chúa Kitô giữa lòng quê hương Việt-Nam. Nếu Thư chung 1980 đã vạch hướng cho các tín hữu sống đức tin trong chặng đường lịch sử sau năm 1975, thì Đại hội Dân Chúa 2010 được kỳ vọng sẽ mở hướng cho Giáo hội Việt-Nam bước trên chặng đường mới, giữa lòng một đất nước đang đổi thay nhanh chóng trong một thế giới cũng không ngừng biến chuyển.

A. Thư chung 1980 của Hội đồng Giám mục.

Lúc 12 giờ ngày 27.06.2009, tại Sảnh đường Công Nghị, trong dinh Tông Tòa, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã gặp gỡ chung phái đoàn Giám mục Việt-Nam nhân dịp ‘Ad Limina’.

Đức Thánh Cha đã nói với các Giám mục Việt-Nam: « … Thư Chung của Hội đồng Giám mục Việt-Nam công bố năm 1980 nhấn mạnh về ‘Giáo hội của Chúa Kitô giữa lòng dân tộc’. Khi đóng góp phần đặc thù của mình - là loan báo Tin Mừng của Chúa Kitô -, Giáo hội góp phần vào sự phát triển con người về mặt nhân bản và tinh thần, nhưng cũng góp phần vào sự phát triển đất nước nữa. Sự tham gia của Giáo hội vào tiến trình này là một nghĩa vụ và là một đóng góp quan trọng nhất là trong lúc Việt-Nam đang dần dần cởi mở đối với cộng đồng quốc tế. »

‘Giáo hội của Chúa Kitô giữa lòng dân tộc’ là điều hiển nhiên vì trước khi là Kitô hữu, các phần tử của Giáo hội Công giáo Việt-Nam đang là người thuộc dân tộc Việt-Nam. Do đó, các tín hữu Công giáo luôn sống với vận mạng của dân tộc như Đức cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận đã cảm nghiệm qua bài ca sau:

Con có một Tổ Quốc.

Tiếng chuông não nùng, Việt Nam nguyện cầu.

Tiếng chuông ngân trầm, Việt Nam buồn thảm.

Tiếng chuông vang lừng, Việt Nam khởi hoàn.

Tiếng chuông thanh thót, Việt Nam hy vọng.

Con có một tổ quốc: Việt Nam,

Quê hương yêu quí ngàn đời,

Con hãnh diện, con vui sướng.

Con yêu non sông gấm vóc,

Con yêu lịch sử vẻ vang,

Con yêu đồng bào cần mẫn,

Con yêu chiến sĩ hào hùng.

Sông cuồn cuộn máu chảy cuộn hơn.

Núi cao cao, xương chất cao hơn.

Đất tuy hẹp nhưng chí lớn.

Nước tuy nhỏ, nhưng danh vang.

Con phục vụ hết tâm hồn,

Con trung thành hết nhiệt huyết,

Con bảo vệ bằng xương máu,

Con xây dựng bằng tim óc.

Vui niềm vui của đồng bào,

Buồn nỗi buồn của dân tộc.

Một nước Việt Nam,

Một dân tộc Việt Nam,

Một tâm hồn Việt Nam,

Một văn hoá Việt Nam,

Một truyền thống Việt Nam,

Là người Công giáo Việt Nam

Con phải yêu tổ quốc gấp bội.

Chúa dạy con, Hội thánh bảo con,

Cha mong dòng máu ái quốc,

Sôi trào trong huyết quản con.

Đề nghị chân thành của Đức Thánh Cha tức khắc bị người Cộng sản lợi dụng để tuyên truyền chiêu bài ‘tốt đời, đẹp đạo’, tự nhận là đại diện dân tộc. Nhưng, không bao lâu sau, phần lớn dân tộc đã nhận thức Sự Thật:

- nhà nước không có biện pháp để bảo vệ ngư dân. Chỉ tính riêng năm 2009 đã có 161 vụ với 304 tàu cá, 2.472 ngư dân Việt-Nam bị nước ngoài kiểm soát, bắt giữ, xử phạt;

- bao nhiêu người yêu nước đã bị đánh đập, bắt giữ vì chủ trương ‘Trường Sa, Hoàng Sa của Việt-Nam’;

- những công dân yêu dân chủ tranh đấu đòi tự do, nhân quyền cho dân tộc Viêảt;

- nhà nước trợ giúp các nhà đầu tư giàu có cướp nhà đất dân lành. Đặc biệt, tại Cồn dầu, nhiều giáo dân bị đánh đập, có người tới chết và bị Tòa kết án không luật sư bào chữa;

- như luật sư Lê trần Luật bào chữa cho các giáo dân Thái Hà đã bị nhà nước cộng sản trả thù, luật sư Cù huy Hà Vũ, được sự tín nhiệm của giáo dân Cồn dầu, nhưng bị Chánh án Tòa cấm bào chữa, đang bị trả thù đê tiện;

- nợ của tập đoàn Vinashin ước tính lên tới khoảng 4,3 tỷ mỹ kim, tương đương 4,5% tổng sản phẩm quốc nội Việt-Nam năm 2009 đã làm vài đại biểu Quốc hội chỉ gồm đảng viên và những người do đảng cộng sản giới thiệu đã kiến nghị lập Ủy ban điều tra về Vinashin và bỏ phiếu tín nhiệm ngay với Thủ tướng và một số thành viên chính phủ có liên quan trong vụ này vào cuối kỳ họp.

B. Sự cộng tác lành mạnh giữa Giáo Hội và cộng đồng chính trị.

Đức Thánh Cha nói tiếp: « Cũng như tôi, Anh Em biết rằng một sự cộng tác lành mạnh giữa Giáo hội và cộng đồng chính trị là điều có thể. Về vấn đề này, Giáo hội mời gọi mọi phần tử của mình hãy chân thành dấn thân xây dựng một xã hội công chính, liên đới và công bằng. Giáo hội không hề muốn thay thế các vị hữu trách chính quyền, nhưng chỉ mong muốn có thể tham gia chính đáng vào đời sống quốc gia, trong tinh thần đối thoại và cộng tác tôn trọng, để phục vụ toàn dân. Khi tích cực tham dự vào chỗ đứng của mình và theo ơn gọi đặc thù, Giáo hội không bao giờ có thể chuẩn chước cho mình việc thực thi bác ái trong tư cách là một hoạt động có tổ chức của các tín hữu, và đàng khác, sẽ không bao giờ có một tình trạng trong đó người ta không cần lòng bác ái của mỗi tín hữu Kitô, vì con người, ngoài sự công bằng, vẫn luôn cần tình thương (Deus caritas est, Thiên Chúa là Tình yêu, số 29). Ngoài ra, tôi thấy cần nhấn mạnh rằng các tôn giáo không phải là một nguy hiểm cho tình đoàn kết quốc gia, vì các tôn giáo nhắm giúp mỗi người tự thánh hóa, và qua các tổ chức của mình, các tôn giáo mong muốn quảng đại phục vụ tha nhân một cách vô vị lợi. Ừ

Sự cộng tác lành mạnh này cũng đã được Đức Gioan Phaolô II nhắc lại với các Đức Giám mục Việt-Nam ngày 22.01.2002, nhân dịp đến viếng mộ hai thánh Tông đồ, Phêrô và Phaolô, cùng gặp Đức Giáo Hoàng để tường trình về mục vụ tại Giáo phận mình có trách nhiệm.

Đức Thánh Cha nêu đoạn 76 Gaudium et Spes « Giáo hội, vì sứ mạng và chức năng mình, Giáo hội không lẫn lộn với một cộng đồng chánh trị và không bị gắn liền với bất cứ hệ thống chánh trị nào ». Bởi thế « cộng đồng chánh trị và và Giáo hội độc lập với nhau và tự trị trong lãnh vực chuyên biệt của mình Ừ. Nhưng vì cả hai cùng được mời gọi hoàn tất sứ mạng riêng biệt phục vụ cùng một tập thể con người, sự phục vụ sẽ càng hữu hiệu nếu « cả hai thực hiện nhiều hơn nữa một sự hợp tác lành mạnh với nhau ». Vì ‘sự hợp tác lành mạnh nầy', Giáo Hội mời tín hữu dấn thân cho sự phát triển mọi con người và xây dựng một xã hội công bằng, đoàn kết và bình đẳng. Giáo hội không muốn thay người trách nhiệm của Nhà nước, công việc của cá nhân hay tập thể.

Để thực hiện ‘sự hợp tác lành mạnh’ nầy, Giáo hội mong đợi nơi chánh quyền tôn trọng toàn diện sự độc lập và tự trị của Giáo hội mà quyền Tự do Tôn giáo quí giá đã được khẳng định trong Công Đồng Vatican II và trong những Tuyên ngôn và Quy ước quốc tế, cho từng cá nhân và những cộng đồng tôn giáo.

Đức cố Thánh Cha không chỉ ưu tư đến Giáo hội Công giáo mà còn nghĩ đến các tôn giáo khác cũng như cả Dân Tộc Việt-Nam. Mọi người Việt được quyền có đời sống no ấm và hạnh phúc thật sự, Người đã nói đến sự Hợp Tác Lành Mạnh giữa Cộng đồng Chánh trị và Cộng đồng Tôn giáo. Khi Cộng đồng Tôn giáo được độc lập và tự chủ thì mới có đủ tư cách để cộng tác trực tiếp vào việc xây dựng xã hội lành mạnh. Một thí dụ: công tác giáo dục cần thiết cho việc mở mang dân trí. Các tôn giáo không được dự phần vào công tác nầy vì Nhà nước đã chiếm đoạt toàn bộ những trường học của các tôn giáo từ 1975 đến nay.

Trong ‘Tài liệu Học Hỏi trong Năm Thánh’, trang 21, chúng ta đọc:

« Dấn thân phục vụ con người

Trong lãnh vực giáo dục và xã hội, hầu như bất cứ nhà thờ hay tu viện nào cũng kèm theo trường học và tổ chức bác ái từ thiện, như những lớp miễn phí, những bệnh viện hoặc trạm xá, xin đan cử một thống kê của các địa phần miền Trung và miền Nam vào năm 1969 (20). Các nhà thờ và dòng tu đã đảm nhiệm tất cả:

– 1030 trường tiểu học, với 345.756 học sinh (25% không công giáo).

– 226 trường trung học, 152.928 học sinh (46% không công giáo).

– 41 bệnh viện, với 7.000 giường.

– 239 trạm phát thuốc, 36 nhà hộ sinh, 29 nhà dưỡng lão.

– 9 trại phong, với 2.500 bệnh nhân.

– 82 cô-nhi-viện chăm sóc 11.000 em.

Dĩ nhiên những con số ấy cũng chưa nhiều, nhưng cũng đủ nhắc nhở người tín hữu hôm nay, theo cách thế của mình, nối tiếp vào truyền thống mục vụ ấy. »

C. Niềm hân hoan khi đọc Đề Cương Giáo Hội tại Việt-Nam.

1. Mọi thành phần trong Giáo hội, từ vị chủ chăn đến người tín hữu bé nhỏ nhất, đều được mời gọi nên thánh và làm chứng cho sự thánh thiện của Thiên Chúa bằng một đời sống thánh đức. Đồng thời, noi gương Đức Kitô khiêm hạ, Giáo hội Việt-Nam cũng luôn ý thức rằng ơn gọi của mình là yêu thương và phục vụ như Đức Kitô. Các môn đệ của Ngài, dù ở cương vị nào, cũng đều phải khiêm nhường phục vụ mọi người (số 16 Đề Cương Giáo Hội tại Việt-Nam).

2. Về việc xây dựng một Giáo hội hiệp thông, Đề Cương viết: « Chính các Giám mục Việt-Nam đã nói đến nhu cầu cấp bách này trong Thượng Hội đồng Giám mục Á châu như sau: “Cần thiết phải xây dựng Giáo hội như một gia đình của những con cái Thiên Chúa hơn là như một phẩm trật được phú ban với những cơ cấu và luật lệ nghiêm minh. Giáo hội như một gia đình sẽ hòa nhập tốt hơn vào xã hội Việt-Nam” (số 20). Giáo hội Việt-Nam nhận biết “không có kiểu canh tân một chiều của riêng giáo sĩ hoặc giáo dân. Trong một Giáo hội hiệp thông, tất cả mọi người, giáo sĩ cũng như giáo dân, đều liên hệ với nhau và có ảnh hưởng tác động lẫn nhau. Chúng ta cảm nhận cần phải thay đổi cả khối óc cũng như con tim” » (số 21).

3. Đề cập đến ‘Sứ vụ mục tử’, Đề Cương viết: « Giáo hội tại Việt-Nam phải chu toàn sứ vụ yêu thương và phục vụ như là cách cai trị của Đức Kitô (x. Mc 10,45; Ga 13,3-5. 13-17). Phục vụ và yêu thương theo gương Đức Kitô là một bài học mà Giáo hội phải học mỗi ngày trong mọi nơi mọi lúc. Giáo hội không có sứ vụ điều khiển và tổ chức xã hội trần thế. Giáo hội không thể và không bao giờ muốn thế chỗ chính quyền. Có được một xã hội công bằng phải là thành quả của chính trị, chứ không phải của Giáo hội. Nhưng, cổ võ cho công bằng, làm cho tâm trí rộng mở theo đuổi công ích, là điều can hệ đến Giáo hội cách sâu xa. Giáo hội không thể và không được ở bên lề trong cuộc tìm kiếm công lý hòa bình.

Quả thế, như những tôi tớ của Chúa và của nhân loại, người Kitô hữu Việt-Nam chúng ta chia sẻ cùng một hành trình với dân tộc mình. Giáo hội không được sai tới để quan sát nhưng để phục vụ anh chị em mình trong hành trình tìm kiếm Thiên Chúa và vươn tới một đời sống nhân bản tốt đẹp hơn; để phân định những công việc mà Chúa muốn phải được thực hiện; để qui tụ mọi người trong gia đình của Ngài. Như tôi tớ của Thiên Chúa và nhân loại, Giáo hội trên hết tìm cách trung thành với Thiên Chúa và với dân tộc mình. Chính vì thế, Giáo hội không đòi cho mình một đặc quyền nào hơn là quyền được phục vụ con người. Giáo hội tại Việt-Nam thâm tín rằng “bác ái trước hết và trên hết là một nhiệm vụ của mỗi cá nhân người tín hữu và cũng là nhiệm vụ của toàn Giáo hội”. Có quan điểm cho rằng chỉ cần xây dựng cơ cấu xã hội công bằng là đủ, không cần đến tình thương và bác ái. Thực ra, luận điệu đó chỉ che giấu một quan niệm quá giản lược về con người: khái niệm cho rằng con người có thể sống chỉ ‘bằng cơm bánh’ (Mt 4, 4; x. Đnl 8, 3), một xác tín làm hạ giá con người và cuối cùng coi thường tất cả những gì là nhân tính » (số 29).

4. Dù hiện nay Giáo hội tại Việt-Nam vẫn chưa thể đóng góp tích cực hơn vào việc giáo dục học đường, thì cản trở đó không thể làm cho Giáo hội lãng quên căn tính của mình là giáo dục con người. Thật thế, giáo dục tiên quyết và tối hậu không phải là trao ban kiến thức khoa học hay kỹ thuật, cũng không phải là đào tạo những người thợ cho nền công nghiệp mới. Trước hết và trên hết, giáo dục làm cho một người trở nên người hơn, biết luôn khao khát chân lý và tự do ôm ấp sự thiện cũng như sẵn sàng mở rộng trước mầu nhiệm cứu độ và đời sống Giáo hội. Giáo dục Kitô hữu bao gồm giáo dục ở bình diện văn hoá (phúc âm hoá văn hoá) và ở bình diện đức tin (giáo dục đức tin). Tin Mừng không chỉ có tính cách thông tin, song cốt yếu có năng lực biến đổi và làm cho con người nên người hơn. Giáo hội tại Việt-Nam sẽ tự hào lớn lao khi cống hiến cho quê hương không chỉ những chuyên viên nhưng là những con người có lương tâm nghề nghiệp. Chính những con người lương thiện mới là kho tàng đích thực của đất nước. Vì thế, phải thực thi « giáo dục bằng phúc âm hoá và phúc âm hoá bằng giáo dục ». Chúng ta phải cho thấy là người Kitô hữu tốt lành không hề nghịch lại với việc là người công dân ngay chính và lương thiện (số 35).

5. Giáo hội tại Việt-Nam cần đẩy mạnh hơn nữa việc đào tạo anh chị em giáo dân. Nhất là khi vai trò giáo dân được đề cao hơn nữa như Tông huấn Christifideles laici mong đợi. Chính các Giám mục Việt-Nam cũng đã nhận ra nhu cầu khẩn thiết này: « Có một sự mâu thuẫn nội tại nào đó trong chính công việc loan báo Tin Mừng. Một đàng Giáo hội dường như tăng trưởng nhanh, nhất là trước năm 1975 và sau khi nền kinh tế được mở cửa vào cuối thập niên 1980: có một sự gia tăng trong việc xây cất, buôn bán giao dịch đủ loại, các nhà thờ, đền đài, xe cộ, những trang thiết bị hiện đại cũng gia tăng.

Trong khi đó, các tác nhân rao giảng Tin Mừng lại có một trình độ rất giới hạn trong hiểu biết về tín lý, một kết quả còn rất nhiều thiếu sót của việc học tập giáo lý. Tình trạng này xảy ra không chỉ nơi những giáo lý viên không chuyên nghiệp trong các giáo xứ mà còn cả trong một số chủng viện và nhà tập”. Vì thế, Giáo hội tại Việt-Nam cần đẩy mạnh việc đào tạo thần học và giáo lý cho giáo dân cũng như quan tâm hơn nữa đến việc đào tạo giáo lý viên qua các trung tâm mục vụ của các giáo phận (số 38).

6. Trong dòng lịch sử dân tộc, Giáo hội tại Việt-Nam bằng nhiều cách trong những thời gian khác nhau đã góp phần tích cực vào việc chăm sóc, an ủi những kẻ bất hạnh nhất, bị bỏ rơi và bị gạt ra bên lề xã hội. Dù vậy, Giáo hội tại Việt-Nam vẫn còn nhiều điều để làm trong lãnh vực này. (số 40)

7. Giáo hội tại Việt-Nam cần làm sao để mọi thành phần dân Chúa đều biết học thuyết của Giáo hội Công giáo về xã hội. Đó sẽ là chỉ nam cho các môn đệ Đức Kitô trong xã hội hôm nay cũng như mai ngày.

Giáo hội tại Việt-Nam chắc chắn không làm chính trị đảng phái, cũng không áp đặt quan điểm của mình trên những ai không muốn tiếp nhận đức tin. Nhưng Giáo hội cũng không đứng bên lề xã hội và không thể làm ngơ trước những vấn đề của đất nước; trái lại Giáo hội có bổn phận làm cho các tín hữu ý thức mạnh mẽ về chiều kích xã hội và chính trị của đức tin Kitô hữu, cũng như giúp họ chọn thái độ sống đúng đắn đối với xã hội. Vì vậy, các tín hữu phải có khả năng sống theo sự thật, bình thản và xác tín trả lời cho những ai chất vấn về đức tin và niềm hy vọng của mình. Họ phải cổ xúy tinh thần cộng tác với những ai thiện chí, bất kể tôn giáo, quan điểm, để lo cho công ích (số 41).

8. Di dân. Làn sóng di dân tại Việt-Nam, trong nước cũng như ngoài nước, đang làm thay đổi bộ mặt đất nước, tại cả nơi đi lẫn nơi đến. Một đàng chính những biến động xã hội đã tạo nên làn sóng di dân từ nông thôn lên thành thị hoặc đi lao động tại nước ngoài; đàng khác, tình trạng di dân lại tạo nên nhiều phức tạp về môi trường, xã hội, văn hoá. Dù thế nào chăng nữa, trong tiến trình hội nhập, anh chị em di dân luôn chịu nhiều áp lực về tâm lý, tình cảm, kinh tế, xã hội và cả trong đời sống luân lý đức tin. Họ thật sự cần đến tình thương hiền mẫu của Giáo hội… (số 43).

Thật sự, những vấn đề liên quan đến ‘Di dân’ ra ngoại quốc gặp những khó khăn đều có nguồn gốc từ các tổ chức tuyển đưa công nhân đi làm và cấu kết với các xí nghiệp nước ngoài để bóc lột người Việt. Những người Việt tị nạn hay di dân hợp pháp đều được chính quyền địa phương cấp giấy tờ và các hiệp hội phi chánh phủ giúp đỡ. Cửa nhà thờ rộng mở tiếp nhận các người Công giáo Việt-Nam. Việc cử hành các bí tích Rửa Tội, Hôn Phối được các Linh mục Chính xứ tiếp nhận như các giáo dân tại Giáo xứ.

Bởi thế, cuộc Hội Ngộ Niềm Tin của Cộng đồng Công giáo Việt-Nam qui tụ 3.000 tín hữu Công giáo Việt-Nam hải ngoại khắp năm châu và một phái đoàn đến từ quốc nội từ ngày 25 đến 27.07.2003 tại Rôma. Đề tài chính là mục vụ di dân và số Giáo sĩ ngoại quốc tham dự chỉ có hai vị: Đức Hồng Y Crescenzio Sepe, Tổng trưởng Thánh Bộ Rao Giảng Tin Mừng cho Muôn Dân, và Đức Cha Philip Wilson, Tổng Giám mục Giáo phận Adelaide và Phó Chủ tịch Hội Đồng Giám mục Úc, đại diện cho các Đức Giám Mục tại những Giáo phận có tín hữu Việt-Nam sống và hành đạo.

D. Học thuyết Xã hội Công giáo về Cộng đồng Chánh trị.

1.- Đức Giêsu và quyền hành chính trị

Dù không đồng ý với sự cầm quyền đàn áp và chuyên chế của các nhà lãnh đạo quốc gia, cũng như phản đối tham vọng của họ, nhưng Chúa Giêsu cũng không trực tiếp chống đối các nhà cầm quyền đương thời. Khi đưa ra ý kiến về việc nộp thuế cho hoàng đế (x. Mc 12,13-17; Mt 22,15-22; Lc 20,20-26), Người khẳng định phải trả cho Thiên Chúa những gì thuộc về Thiên Chúa và không coi việc nộp thuế cho hoàng đế là chuyện bất công. Người đã phản đối và đã vượt thắng sự cám dỗ của chủ nghĩa cứu thế bằng chính trị. Người là Con Người xuất hiện “để phục vụ và để hy sinh tính mạng mình” (Mc 10,45; x. Mt 20,24-28; Lc 22,24-27) (x. số 379 Tóm lược Học thuyết Xã hội của Giáo hội Công giáo).

2.- Trong các cộng đồng Kitô hữu sơ khai.

Không phải tùng phục cách thụ động mà ‘vì lương tâm’ (Rm 13,5) đối với nhà cầm quyền hợp pháp là hưởng ứng trật tự do Chúa thiết lập. Thánh Phaolô đã xác định những mối quan hệ và nghĩa vụ mà Kitô hữu phải có đối với nhà cầm quyền là nộp thuế: « Anh em nợ ai cái gì, thì hãy trả cho người ta cái đó: nộp sưu cho người đòi sưu, trả thuế cho người đòi thuế, sợ người phải sợ, kính người phải kính” (Rm 13,7). Thánh nhân cũng không có ý hợp pháp hoá mọi chính quyền khi nói “chú tâm vào những điều mọi người cho là tốt” (Rm 12,17) (số 380). Khi khuyên Kitô hữu cầu nguyện cho các nhà cầm quyền, cả khi chính mình đang bị bách hại, thánh Phaolô đã gián tiếp cho thấy đâu là điều mà chính quyền phải lo bảo đảm: đó chính là một đời sống thanh bình và yên ổn nhờ sống có đạo đức và phẩm cách (x. 1 Tm 2,1-2) (số 381).

3.- Nền tảng và Mục tiêu Cộng đồng Chánh trị.

a. Cộng đồng chính trị, con người và dân tộc.

Con người là nền tảng và mục tiêu của đời sống chính trị. Vì có lý trí, con người sẽ chịu trách nhiệm về những lựa chọn của mình. Bản chất cởi mở đối với Đấng Siêu Việt cũng như đối với người khác chính là đặc điểm và là nét đặc trưng của con người.

Cộng đồng chính trị phát sinh từ bản tính ấy của con người; lương tâm con người ‘tỏ lộ cho con người biết và thúc đẩy con người nghe theo’ trật tự mà Thiên Chúa đã ghi khắc trong: ‘một trật tự luân lý và tôn giáo’, chuẩn mực hữu hiệu nhất giúp giải quyết các vấn đề liên quan đến cuộc sống trong tư cách là cá nhân cũng như là thành viên của xã hội. Đó chính là sự phát triển trọn vẹn mỗi thành viên trong cộng đồng, được mời gọi cộng tác với nhau bền bỉ để đạt được ích chung, dưới sự thúc đẩy của các khuynh hướng tự nhiên hướng con người đến những gì là chân là thiện (số 384).

Cộng đồng chính trị đạt được chiều hướng đích thực của mình là nhờ biết tham khảo nhân dân: ‘cộng đồng chính trị là và cần phải là một đơn vị hữu cơ, có tổ chức của một dân tộc đích thực’. ‘Nhân dân’ không có nghĩa là một đám đông dễ bị điều khiển và bị lợi dụng, nhưng là một tập thể những người, ai cũng có thể có ý kiến riêng về các vấn đề chung và được tự do bày tỏ những quan điểm chính trị riêng của mình, đồng thời tận dụng những ý kiến và quan điểm ấy để làm lợi cho công ích (số 385).

b. Bênh vực và phát huy các quyền con người.

Xem con người là nền tảng và mục tiêu của cộng đồng chính trị có nghĩa là trước hết phải nỗ lực làm cho phẩm giá con người được nhìn nhận và tôn trọng, bằng cách bênh vực và phát huy các quyền căn bản và không thể tước đoạt của con người: « Hiện nay, công ích được bảo đảm cách căn bản là khi các quyền và nghĩa vụ của con người được gìn giữ ». Luật thiết định phải bảo đảm làm sao cho các nhu cầu căn bản của con người được đáp ứng (số 388). Cộng đồng chính trị theo đuổi công ích, khi nó tìm cách tạo ra một môi trường nhân bản, cho phép các công dân thực thi các quyền con người của mình và thi hành trọn vẹn các nghĩa vụ tương ứng của mình. Nếu các chính quyền không có những hành vi thích hợp đối với các vấn đề kinh tế, chính trị và văn hoá, thì các sự bất bình đẳng giữa các công dân sẽ càng ngày càng lan rộng và kết quả là các quyền của con người sẽ trở nên vô hiệu, việc thi hành các nghĩa vụ sẽ bị phương hại (số 389).

Đời sống dân sự và chính trị có ý nghĩa sâu xa không phải trực tiếp từ những bản danh sách liệt kê các quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi người. Nhưng đời sống trong xã hội có đầy đủ ý nghĩa khi nó được xây dựng dựa trên tình hữu nghị giữa các công dân và dựa trên tình huynh đệ, các lợi ích của con người được bảo vệ. Phần nhiều, nguyên tắc này chưa được ứng dụng trong hoàn cảnh cụ thể ở các xã hội chính trị hiện nay, chủ yếu là do ảnh hưởng quá lớn của các ý thức hệ cá nhân chủ nghĩa và tập thể chủ nghĩa (số 390). Một cộng đồng có nền tảng vững chắc là khi nó nhắm đến sự phát huy toàn diện của con người và của công ích. Trong trường hợp đó, luật pháp được xác định, được tôn trọng và tồn tại tuỳ theo thái độ liên đới và xả thân cho người lân cận của mình. Con người là một ngôi vị, một bản tính được phú cho trí khôn và ý chí tự do, chứ không chỉ là một cá thể để xây dựng một ‘nền văn minh tình yêu’ (số 391). Để làm cho cộng đồng chính trị thật sự nhân bản bằng cổ vũ ý thức nội tâm về công lý, lòng nhân hậu và việc phục vụ công ích và việc thực thi cách đúng đắn và về các giới hạn của công quyền (số 392).

c. Quyền hành xét như một sức mạnh luân lý.

Quyền hành chính đáng phải được hướng dẫn bởi luật luân lý, tức phải hành sử trong khuôn khổ của trật tự luân lý, vì nhân dân mà quyền hành này hướng tới, nên không thể là một sức mạnh chỉ được đánh giá theo những tiêu chuẩn mang tính xã hội hay lịch sử (số 396). Chính quyền phải nhìn nhận, tôn trọng và phát huy các giá trị nhân bản và luân lý thiết yếu. Đó là những giá trị bẩm sinh, ề phát xuất từ chính sự thật của con người, phản ánh và bảo vệ phẩm giá con người; là những giá trị mà không cá nhân, tập thể hay nhà nước nào có thể tạo ra, sửa đổi hay huỷ bỏ Ừ (số 397). Chính quyền phải ban hành các luật công bằng, tức là những luật phù hợp với phẩm giá con người và phù hợp với những gì lý trí đúng đắn đòi hỏi (số 398).

d. Quyền phản đối theo lương tâm.

Các công dân không bị buộc trong lương tâm phải theo những chỉ thị của chính quyền dân sự nếu những mệnh lệnh ấy trái ngược với những đòi hỏi của trật tự luân lý, trái ngược với những quyền căn bản của con người hay trái ngược với giáo huấn của Tin Mừng. Không được cộng tác, dù chỉ là hình thức, vào những việc ngược với luật Chúa, dù đã được luật pháp dân sự cho phép, đó là một nghĩa vụ quan trọng của lương tâm (số 399).

e. Quyền phản kháng.

Luật tự nhiên là nền tảng và đặt giới hạn cho luật thiết định. Thật chính đáng khi phản kháng những nhà cầm quyền vi phạm các nguyên tắc thiết yếu của luật tự nhiên một cách nghiêm trọng hay liên tục. Thánh Tôma Aquinô viết: « người ta có bổn phận phải tùng phục quyền hành… bao lâu trật tự công lý đòi hỏi điều ấy » (số 400).

Học thuyết xã hội của Giáo Hội đề nghị tiêu chuẩn để thi hành quyền phản kháng: « Phản kháng bằng vũ khí trước sự đàn áp của chính quyền là điều không chính đáng, trừ khi: 1/ có sự xâm phạm các nhân quyền căn bản chắc chắn, nghiêm trọng và kéo dài; 2/ đã sử dụng hết mọi phương thế khác để sửa đổi mà không kết quả; 3/ phản kháng như thế sẽ không gây ra những bất ổn tệ hại hơn; 4/ có hy vọng thành công với những lý do vững chắc; 5/ theo lý trí, không thể dự kiến một giải pháp nào hay hơn » (số 401).

f. Chế tài

Để bảo vệ công ích, chính quyền hợp pháp phải thi hành quyền và nghĩa vụ chế tài theo mức nghiêm trọng của tội ác gây ra, với 2 trách nhiệm: làm thoái chí những người có hành vi gây hại và buộc bồi thường hay trừng trị hành vi tội phạm gây ra (số 402).

Chế tài không chỉ nhằm mục đích bảo vệ trật tự chung và bảo đảm cho con người được an toàn mà còn là một công cụ dùng để sửa chữa người lỗi phạm, một sự sửa chữa cũng mang giá trị luân lý là đền tội nếu người phạm tội tự nguyện chấp nhận hình phạt ấy (số 403).

Các cơ quan có bổn phận xác định trách nhiệm tội phạm cần cố gắng tìm kiếm sự thật một cách kỹ lưỡng và tiến hành công việc với sự tôn trọng đầy đủ đối với phẩm giá và quyền lợi của người bị điều tra. Điều này có nghĩa là phải bảo đảm các quyền hạn của người phạm tội cũng như người vô tội. Phải luôn nhớ nguyên tắc pháp lý: không được bắt chịu hình phạt khi tội ác chưa được chứng minh (số 404).

Ước gì những điều được viết trên đây được thực hiện và chúc Đại Hội Dân Chúa được thành công.
 
Giáo phận Thanh Hóa khai giảng khóa đào tạo về phương pháp bảo vệ sự sống.
Ngọc Trâm
19:09 08/11/2010
Giáo phận Thanh Hóa khai giảng khóa đào tạo về phương pháp bảo vệ sự sống.

Với mong muốn giúp các gia đình công giáo nhận thức sâu sắc về vấn đề bảo vệ sự sống. Đức cha giáo phận cùng cha trưởng hội Samaritano đã lên chương trình cho khóa đào tạo và mời những người có chuyên môn về dậy phương pháp rụng trứng Billings cho các học viên là các y bác sỹ công giáo và các em sinh viên đang theo học tại các trường liên quan đến y tế và sức khỏe cộng đồng.

Xem hình

13h30 ngày 5/11 vừa qua, khóa học đã khai giảng tại giáo xứ Chính Tòa. Tới dự có Đức cha giáo phận Giuse Nguyễn Chí Linh, Cha tổng đại diện Phêrô Vũ Tiến Phúc, cha trưởng hội Samaritano Thomas Lê Xuân Khấn, quý cha trong giáo phận, quý sơ Dòng Mến thánh giá Thanh hóa. Và hơn 50 học viên gồm y bác sĩ và các bạn sinh viên công giáo.

Trong phần chia sẻ với các học viên trong ngày khai giảng, Đức cha giáo phận Giuse Nguyễn Chí Linh mong muốn khóa học đạt được kết quả tốt, và qua khóa học này hy vọng các học viên sẽ trở thành những người tích cực tham gia vào phong trào bảo vệ sự sống bằng cách hướng dẫn cho mọi người nhận ra những biểu hiện nơi thân xác cách tự nhiên để qua đó làm chủ được bản thân và định hướng cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Ngài cũng đã thay mặt giáo phận cảm ơn các giảng viên đã không quản thời gian công sức đến Thanh hóa giúp huấn luyện khóa Billings thật ý nghĩa.

Cha Thomas Lê Xuân, trong tư cách là người trưởng Hội Samaritano đã cảm ơn Đức cha, quý cha cũng như quý khách mời đã đến tham dự lễ khai giảng. Tiếp đến Ngài báo cáo về khóa học, con số học viên cũng như đưa ra một số nội quy cụ thể về thời gian khóa học diễn ra.

14h30, buổi lễ khai giảng khép lại. Các học viên được nghỉ 15p00 và khóa học được bắt đầu với giờ đầu tiên…

Khóa đào tạo sẽ diễn ra trong khoảng thời gian là 3 ngày từ 5 - 7/11. Vì thời gian là rất ngắn nên cả Ban giảng huấn lẫn các học viên đều phải nỗ lực hết mình. Hi vọng rằng khóa học sẽ khép lại với một kết quả tốt.
 
Đức Giám Mục Giáo Phận KonTum bị ngăn cản đi thăm đồng bào và dâng Thánh Lễ
Giáo dân Sơn lang, KBang.
20:10 08/11/2010
Ngày Chúa nhật 7/11/2010, Đức cha Micae Hoàng Đức Oanh, GM Giáo phận KonTum đi thăm và dâng lễ tại hai huyện Kon Chro và K’Bang.

Đây là hai huyện “trắng” về cơ sở thờ phượng của người Công giáo. Trong các văn thư, thư mục vụ của Giáo phận, đây là nỗi day dứt của Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh.

Là một mục tử, ngài đã quyết định đến với anh chị em công giáo tại các bản làng khu vực này vào ngày Chúa Nhật 7/10/2010.

Ngài đến dâng lễ đầu tiên tại xã Yang Trung, huyện kon Chro, tỉnh Gialai.

Sau thánh lễ, ngài bị Công An huyện đến đe doạ rằng nếu lần sau còn làm lễ sẽ bị bắt.

Trước đó, họ đã có văn thư không cho ngài dâng lễ tại đó, nhưng là mục tử, ngài có trách nhiệm với anh chị em tín hữu, ngài vẫn đến dâng lễ cho bà con.

Sau đó, ngài đến dâng lễ ở xã An Trung, huyện Kon Chro, tỉnh Gialai. Ở đây ngài bị cán bộ xã đến hỏi thăm, sau Thánh lễ họ đã bắt lập biên bản, ngài cũng ký vào biên bản hẳn hoi.

Buổi chiều, ngài vào xã Sơn Lang, huyện KBang, tỉnh Gia Lai. Tại đây, ai đó đã huy động một đám “quần chúng tự phát” khoảng 40-50 tên, tay cầm dùi cui để chặn đường… Tuy đường núi chỉ còn 1 km nữa là đến, nhưng xe máy chở ngài không đến được, dân công giáo trong đó, đi ra cũng bị cấm… khoảng 4 giờ dưới mưa ướt…

Khi một đám người chặn đường không cho đi rất ngổ ngáo và ngang nhiên ngài đành quay lại, đến 10 giờ đêm mới tới Pleiku.

Chưa nói đến quyền Giám mục mà là quyền của mọi công dân được tự do đi lại trên đất nước mình đã bị nhà cầm quyền CSVN ngăn chặn trái phép.

Theo Giáo luật của GHCG – một giáo hội được nhà nước công khai thừa nhận - quyền Giám Mục đến bất kỳ nơi nào trong Giáo phận của Ngài, đã bị nhà cầm quyền CS tại các tỉnh này vi phạm nghiêm trọng.

Các nhà lãnh đạo cộng sản luôn tuyên bố tự do tôn giáo nhưng hành động của họ đã và đang tiếp tục đi ngược lại những điều họ đã cam kết trước cộng đồng quốc tế và quốc dân.

Gương Giám mục Truyền Giáo Kontum làm cho giáo dân nghẹn lời và thán phục, một Giám mục vì con chiên, không biết mệt mỏi đến những nơi bị cấm cách, ngay cả sẽ nguy đến tính mạng của mình.

8/11/2010
 
Lễ cầu nguyện tháng các linh hồn tại Giáo xứ Châu Sơn
Châu Sơn
22:50 08/11/2010
Năm cùng tháng tận. Mỗi năm là sự lặp lại của vạn vật trong một chu kỳ khép kín, mà đời người cứ từng giây phút trôi qua không bao giờ trở lại. Gặp gỡ chia ly, để rồi âm dương cách biệt. Đó là định luật tất yếu của kiếp người.

Bước vào tháng 11 là thời gian hội ngộ giữa người sống kẻ chết, trong tinh thần hiệp thông chia sẻ và liên đới trong hành trình đức tin…

Ngày 02. 11. 2010, trời Ban Mê mưa tầm tã đến nỗi dự tính cử hành thánh lễ chiều tại nghĩa trang của nhiều Giáo xứ trong Giáo phận Ban Mê Thuột phải ngừng lại… Nhưng lúc 17giờ chiều Chúa nhật ngày 07. 11.2010, khi trời quang mưa tạnh, cha An tôn Vũ Thanh Lịch, Quản xứ Giáo xứ Châu Sơn đã dâng thánh lễ cầu cho những tín hữu đã qua đời tại nghĩa trang Giáo xứ. Có khoảng hơn ba ngàn người tham dự. Buổi chiều cuối thu, giữa cõi trầm lắng nhiệm mầu của sinh ly tử biệt, những người an nghỉ tại Đất Thánh đang hiệp thông với cộng đoàn… Nghĩa trang tràn ngập màu vàng của hoa cúc, hoa vạn thọ đã làm một khoảng trời hoàng hôn rực sáng. Trong không khí linh thiêng của âm dương giao hòa, người chết như đang hiện diện thân thương bên cạnh người sống. Mọi người như cảm nghiệm được một cách sâu xa mầu nhiệm “ Các Thánh cùng thông công” và xác tín hơn vào niềm tin “ xác loài người ngày sau sống lại”.

Khi đặt lên ngôi mộ phần một lẵng hoa, đốt lên một ngọn nến, thắp một nén hương và dâng một lời cầu cho những người đã khuất, mỗi người hãy biết ơn những người đã ra đi trước về những hoa thơm trái ngọt mà họ đã dâng hiến cho đời… Đó cũng là ý nghĩa trong bài chia sẻ Tin Mừng mà cha chủ tế nhắn nhủ mọi người hãy thắp sáng ngọn nến, thắp một nén hương lòng biểu lộ lòng hiếu thảo với các bậc tổ tiên, với đấng sinh thành… Niềm tri ân với các vị ân nhân dày công vun đắp, các vị linh mục đã một đời hy sinh phục vụ, các bậc tiền bối đã nhiệt tình xây dựng cộng đoàn. Thắp sáng ngọn nến cho thai nhi đã bị bức tử khi còn trong bụng mẹ… Thắp cho những người đã chết trong cô đơn không người thân thích… Và, thắp sáng cho tất cả những người cùng chung một niềm tin vào Đức Kitô Phục Sinh, xác tín rằng “Sự sống này chỉ thay đổi mà không mất đi…”.

Mỗi người chỉ có được một lần sống… hãy cám ơn và nâng niu trân trọng từng giây phút cuộc đời mình để “chấm này nối tiếp chấm kia, ngàn vạn chấm thành một đường dài. Phút này nối tiếp phút kia, muôn triệu phút thành một đời sống. Chấm mỗi chấm cho đúng, đường sẽ đẹp. Sống mỗi phút cho tốt, đời sẽ thánh…” ( HY. Fanxicô, Đường Hy Vọng)

Đứng trước mộ người thân mà lặng nghe thông điệp hoa tươi đang thầm nhắc nhở, để ân cần báo hiếu và đền đáp nhau bằng tấm lòng chân thật mà rộng lòng thương yêu và bao dung khi còn sống. Lỡ mai kia khi người thân yêu lìa đời, thì cả một rừng hoa cắm trên huyệt mộ cũng chẳng còn ý nghĩa chi…Đó cũng là lời nhắn gửi của sách Huấn ca:

“Ai thờ cha thì bù đắp lỗi lầm. Ai kính mẹ thì tích lũy kho báu…” (Hc. 3.3-4)

Sau thánh lễ còn rất nhiều người ở lại bên mộ người thân giữa hàng ngàn ánh nến lung linh với khói hương tỏa bay nghi ngút… mãi đến khi màn đêm buông xuống, sương rơi nặng hạt thấm ướt đôi vai…
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Tử Quy hay Trên Đường Trở Về Nhà Cha (4)
Lm Nguyễn Hữu Thy
07:36 08/11/2010
Chương năm:

Tử quy: Chết là đoàn tụ, là trở về Nhà Cha


Qua những phân tích và tìm hiểu trong các chương trên đây, quý bạn đọc chắc hẳn đã nhận chân được hai chân lý khách quan này – mà hơn một lần chúng tôi đã trình bày ở trên, ở đây chúng tôi xin được phép nhắc lại – đó là:

1. Đã là người sống trên đời này, sớm hay muộn ai ai cũng sẽ phải chết, phải từ bỏ cuộc đời này. Và trên quá trình tiến đến sự chết, tất cả mọi người – dù nhiều hay ít – đều phải trải qua hiện tượng đào thải hay bào mòn (cũng được gọi là “tình trạng xuống cấp”) tự nhiên và không thể tránh được của thân xác. Trong suốt hiện tượng đào thải này của thân xác, tất nhiên sẽ xảy ra các hiện tượng phụ khác, như: sức khỏe sa sút dần, tinh thần yếu kém dần, đau ốm, bệnh tật, v.v… Tất cả các hiện tượng ấy đều là những điều kiện tự nhiên của thế giới vật chất chóng qua này, đều nằm trong quá tình tiến về sự chấm tận, tiến về sự chết như mục đích sau cùng của đời sống thể xác. Vì thế, Kinh Thánh đã dạy: “Kiếp sống chỉ thoảng qua như hơi thở. Tính tuổi thọ trong ngoài bảy chục, mạnh giỏi chăng là được tám mươi, mà phần lớn chỉ là gian lao khốn khổ, cuộc đời thấm thoát, chúng con đã khuất rồi” (Tv 90, 9b-10). Bởi vậy, khi phải đau ốm hay bị hoạn nạn này nọ, người khôn ngoan thông hiểu được lẽ trời và có đức tin mạnh mẽ sẽ luôn biết vui vẻ chấp nhận mọi rủi ro với lòng tin tưởng phó thác và đầy hy vọng, chứ không phàn nàn kêu ca một cách đau khổ và tuyệt vọng.

2. Đối với con người, một thực thể gồm có thể xác phải chết và linh hổn thiêng liêng bất tử, thì chết không phải là hết, như nơi tất cả các loài thụ tạo vô tri hay vô hồn khác. Nhưng sau khi chết, con người vẫn còn tiếp tục sống phần linh hồn, vì linh hồn con người là giống thiêng liêng bất tử. Và trong cuộc sống ấy, linh hồn con người phải gánh chịu tất cả mọi hậu quả tốt xấu của những tư tưởng và việc làm lành hay dữ của cuộc sống trong thể xác trước kia trên mặt đất.

Vì thế, hầu như tất cả mọi người sống trên trái đất này, dù họ có tín ngưỡng hay vô thần, dù họ theo quan niệm duy linh hay duy vật, dù họ thuộc bất cứ nền văn hóa hay dân tộc nào, dù họ văn minh hay còn bán khai, v.v… đều luôn tưởng nhớ đến các người quá cố của họ và tin rằng linh hồn các người ấy bất tử và luôn chứng giám cho lòng thành kính của họ. Các lễ nghi đốt mã hay đốt đồ vàng mã (1), cúng bái và cầu siêu cho các vong linh những người đã qua đời của các người bên lương đã chứng thực điều đó. Vâng, đối với con người, chết không phải là một sự mất mát toàn diện sau cùng hay là một sự chấm tận hoàn toàn, nhưng chỉ là sự thay đổi tuyệt căn một hình thức sống bằng một hình thức sống khác, hay nói đúng hơn chỉ là một sự „tạm biệt“.

Đúng vậy, qua cái chết, con người tạm biệt thân xác mình và những người thân yêu ở đời này, để bước vào một cuộc sống mới, cuộc sống vĩnh cửu, một cuộc sống không bao giờ chết nữa. Bởi vì, khi dựng nên con người gồm có thể xác phải chết và linh hôn bất tử như thế, thì tất nhiên thánh ý và kế hoạch an bài của Thiên Chúa đã quá rõ ràng, đó là Người muốn cho họ được sống và được sống muôn đời, chứ không phải một ngày nào đó lại trở về cõi hư không thuở ban đầu, trước khi Người dựng nên họ.

Vâng, chính sự sống mới là mục đích của sự hiện hữu của con người, chứ không phải là sự chết, như Eugène Ionesco, nhà soạn kịch người Pháp gốc Rumanie, đã viết trong cuốn Nhật Ký của ông: „Chúng ta sống để mà chết, vì chết là mục đích của sự hiện hữu.“ Tuy nhiên, nếu dựa theo mạch văn của toàn diện bài viết cũng như nếu nhìn dưới phương diện khách quan, thì người ta có thể nói được rằng có lẽ qua câu phát biểu của ông, E. Ionesco chỉ muốn giới hạn ý nghĩa các từ ngữ „sống“, “chết“„hiện hữu“ ở đây lại trong phạm vi cuộc sống thể xác đời này mà thôi. Vì chắc hẳng ông cũng biết rõ rằng Thiên Chúa luôn luôn là Thiên Chúa của người sống, chứ không phải Thiên Chúa của kẻ chết (x. Mt 22,32b)

Thật vậy, sau khi chết, nếu thân xác con người được chôn cất vào lòng đất mẹ và chờ được sống lại trong ngày sau hết, trong ngày tận thế, thì linh hồn con người vẫn tiếp tục sống và sống một cuộc sống vĩnh cửu, bên kia thế giới vật chất này. Do đó, Léon Bloy, nhà văn hào người Pháp, đã có lý khi viết: „Loài người chúng ta không phải sống để mà chết, nhưng là để chờ đợi được sống lại trong một cuộc sống mới và vĩnh cửu.“ Và một danh nhân người Pháp khác, nhà côn trùng học thời danh Jean Henry Fabre (1823-1915) cũng đã căn dặn gia đình là sau khi ông chết, xin hãy an táng ông ở nghĩa trang Sérignan và khắc vào bia mộ ông hàng chữ này: “Chết không phải là hết. Chết chỉ là bước qua một cuộc đời khác cao cả hơn”. Vâng, đối với con người, chết không có nghĩa là hết, là chấm tận hay bị tiêu diệt vĩnh viễn, nhưng chết là ngưỡng cửa mà tất cả mọi người, dù muốn hay không, cũng đều bó buộc phải một lần bước qua, trước khi bắt đầu cuộc sống trường sinh, cuộc sống bất tử, trong chốn vĩnh cửu.

Cũng như những diễn tiến trong thiên nhiên: khi một chiếc lá vàng khô lìa cành, thì lại rụng về cội, hay dòng nước uốn khúc quanh co đâu đó, cuối cùng lại tuôn chảy về nguồn là biển cả; con người cũng vậy, dù trong cuộc sống ở đời này, giữa họ có nhiều khác biệt đến bao nhiêu đi nữa, như: kẻ sống lâu người chết sớm, kẻ giàu người nghèo, kẻ ăn không hết người kiếm miếng cơm không ra, v.v…, nhưng sau khi chết, tất cả mọi người lại đều phải giã biệt cuộc đời này với hai bàn tay trắng như nhau, còn linh hồn họ lại phải quay trở về với Thiên Chúa Tạo Hóa, dù cho khi còn sống họ có tin thờ Người hay không, yêu mến và biết ơn Người hay chống đối và phủ nhận Người.

Bởi vậy, quan niệm người Việt Nam ta rất chí lý, khi cho rằng: „Sinh ký tử quy“, nghĩa là khi con người được sinh ra và bao lâu còn sống trong thể xác trên cõi đời này, thì còn sống một cuộc đời ký gửi tạm bợ và còn xa lìa Thiên Chúa Tạo Hóa, nguồn mạch mọi sự sống và mọi thiện hảo, và chỉ khi nào chết đi, thì con người mới hoàn toàn được đoàn tụ lại với Người, Đấng đã dựng nên mình mà thôi. Dĩ nhiên, điều này không có nghĩa thân xác con người là nhà tù hay là một cản trở đáng ghét của linh hồn, như triết gia Platon và các đồ đệ triết thuyết của ông chủ trương, nhưng là „một nửa“ tối quan trọng và bất khả chuyển nhượng của con người, vì chính nhờ sự liên kết chặt chẽ đặc biệt giữa thân xác và linh hồn như thế nên mới có được con người đích thực và toàn diện. Vì con người không như các Thiên thần là những thụ tạo thiêng liêng, hay cũng không như các loài vật là chỉ có thể xác phải chết, nhưng con người gồm có linh hồn thiêng liêng bất tử và thể xác phải chết.

Trong cuộc đoàn tụ ấy chắc chắn sẽ không tránh khỏi cảnh người vui kẻ buồn, người đầy phấn khởi hoan lạc, kẻ lại vô cùng đau khổ đắng cay. Vì trong cuộc đoàn tụ ấy, khi phải đứng trước tòa Thiên Chúa tối cao, mỗi người phải „tính sổ“ đời mình về tất cả mọi tư tưởng, mọi ý nghĩ, mọi lời nói và mọi việc làm, mà người ấy đã thể hiện trong suốt cuộc sống trần thế của mình, từ khi có trí khôn cho tới khi chết. Phúc hay tội, việc lành hay việc thất đức, được thưởng công hay bị luận phạt, đều được quyết định rõ ràng và công minh trong cuộc đoàn tụ ấy, tức trong ngày tận thế, trong ngày phán xét chung: Người lành lên Thiên đàng hưởng phúc đời đời, kẻ dữ sao Hỏa ngục chịu phạt muôn kiếp.

Vâng, Thiên Chúa luôn là Thiên Chúa của tình yêu và của sự bao dung, nhưng đồng thời Người cũng là Thiên Chúa của sự công bằng tuyệt đối. Người không bao giờ thiên vị ai và cũng không thù hằn ghét bỏ ai, dù cho khi còn sống người ấy thuộc đấng bậc hay giai cấp nào trong xã hội, về cả hai phương diện đời cũng như đạo. Luật công bằng của trời đất, mà chính Người đã thiết đặt từ khi Người dựng nên vũ trụ và con người, sẽ không bao giờ đổi thay, trời đất rồi sẽ qua đi, nhưng luật của Chúa thì không bao giờ thay đổi cả, dù một chấm một phẩy cũng không.

Luật công bằng của trời đất là người có công sẽ được trọng thưởng, còn kẻ có tội sẽ bị nghiêm trị. Mỗi người đều được đối xử một cách hoàn toàn công bằng và hợp lý, tương xứng với các việc họ đã làm (x. Tv 62,13; Gl 6,7). Chính đức Khổng Tử, bậc thánh hiền của nhân loại, cũng đã cảm nhận được điều đó khi ông viết trong sách Kinh Thư: „Hoàng thiên vô thân, duy đức thị thụ“: Trời không thân riêng ai, chỉ người có đức hạnh thì trời thương giúp mà thôi; hay: „Duy thiên vô thân, khắc kính duy thân“: Trời không thân riêng ai, chỉ thân với người có lòng thành kính, biết kính trên nhường dưới, biết ái nhân, biết thương người, nghĩa là người sống có đức hạnh.

Tóm lại, tất cả những điều đó đã khẳng định chân lý bất lay chuyển của đức tin Kitô giáo, mà chúng ta đã từng trích dẫn, đó là: „Đến ngày tận thế xác loài người ta sẽ sống lại mà chịu phán xét, kẻ lành lên Thiên đàng hưởng phúc đời đời, kẻ dữ sa Hỏa ngục chịu phạt vô cùng.“

Điều đó cũng muốn nói rằng những người lành, những người khi còn sống trên cõi đời này, đã sống một cuộc sống đức hạnh, nghĩa là đã biết sống đúng với lẽ phải của trời đất, đúng với luân thường đạo lý ở đời, tức biết hết lòng mến Chúa yêu người một cách hoàn toàn vô vị lợi, biết tuân giữ cẩn thận các Giới Răn của Thiên Chúa, biết thực thi trọn vẹn đức công bằng, biết thương giúp người, chứ không bao giờ hại người, bằng hành động cũng như bằng lời nói, v.v…, thì chết thực sự là biến cố đoàn tụ đầy hân hoan với Thiên Chúa, là ngưỡng cửa để linh hồn bước qua vào chung hưởng hạnh phúc bất diệt với các Thần thánh trong Nước Trời.

Vâng, ở đây trong trường hợp các người lành, sự chết mang đầy đủ ý nghĩa đích thực của nó, tức: Tử quy: chết là đoàn tụ, hay nói rõ hơn: là con đường dẫn về Nhà Cha!

_____________________________

(1) Các tín đồ Phật giáo và các tín đồ của các đạo tự nhiên hay cũng được gọi là các người lên lương, ở một số các nước Á Đông, như ở Trung Hoa, Việt Nam. Trong các dịp tang chế, lễ Vu Lan, Ngày Rằm, Tết Nguyên Đán, Tết Đoan Ngọ, thân nhân những người quá cố tự làm ra các thứ tiền, nhà cửa, xe hơi, bàn ghế, giường tủ, v.v… giả, làm bằng giấy, hay đi mua các thứ ấy đã được làm sẵn bày bán ở các cửa tiệm, đem về đốt tại phần mộ những người quá cố của họ, vì họ cho rằng qua đó các người quá cố sẽ nhận được những thứ ấy và sử dụng ở cõi âm. Theo tác giả Xuân Anh, thì việc đốt vàng mã là do ảnh hưởng của người Trung Hoa. Tích kể rằng: Vào đời Hán có đôi vợ chồng là Thái Mạc và Tuệ Nương học nghề làm giấy chưa thạo đã về quê mở xưởng. Giấy làm ra xấu và khó viết chữ nên bị ế không bán được. Tuệ Nương bèn giả chết để thực hiện phương kế bán giấy. Ngày thứ 3, trước khi đi chôn, Thái Mạc đem một ôm giấy ra đốt bên cạnh quan tài vợ. Sau khi Thái Mạc đốt giấy xong thì Tuệ Nương ở trong quan tài kêu to gọi chồng, đẩy nắp quan tài bước ra hát rằng: “Trên dương gian đồng tiền có thể làm được mọi việc ở mọi nơi, dưới âm phủ giấy cũng có thể dùng để mua bán. Nếu không phải chồng đốt giấy cho thì ai lại cho tôi quay về dương gian”. Nói rồi lại mang thêm 2 bó giấy nữa để đốt. Những người chứng kiến đều tin là đốt giấy thành tiền cho người âm phủ rất có lợi nên ai nấy đều về nhà lấy tiền đến nhà Thái Mạc mua giấy về đốt. “Tin lành” đồn xa, người các nơi tranh nhau đến nhà Thái Mạc mua giấy. Không đến 2 ngày, bao nhiêu giấy ế của hai vợ chồng Tuệ Nương đã hết sạch”.

Trong giáo lý nhà Phật không có việc đốt vàng mã cúng tế người chết. Quan điểm của đạo Phật hoàn toàn bác bỏ tục lệ mê tín này. Phật giáo chỉ khuyên trong ngày Lễ vu lan (báo hiếu cha mẹ) thì nên ăn chay niệm Phật để tưởng nhớ. Và làm Lễ xá tội vong nhân (cúng chúng sinh) – cúng những vong hồn lưu lạc một mâm cỗ chay để bố thí siêu sinh. Đồng thời, giúp đỡ những người nghèo khổ chốn trần gian, ăn chay niệm Phật và phóng sinh tích đức để siêu độ vong linh.(Xin xem Xuân Anh, Thái nguyên online, ngày 15.08.2010.)
 
Thử xem lại mấy kinh sửa lại?
Linh mục Fx Nguyễn hùng Oanh
12:32 08/11/2010
Thứ tư ngày 03-11-2010, các Linh mục Hat Chí hòa tĩnh tâm tháng tại giáo xứ Xây dựng, có mấy vấn đề đươc đề nghị đưa ra Đại hội Dân Chúa ngày 21-23 tháng 11 năm 2010 trong đó có vấn đề sửa Kinh để cho thống nhất Kinh Hạt trong toàn quốc.

Công việc nầy Ông Cha chúng ta đã làm trong phần Kinh Chung cho cả nươc Viẹt nam (Kinh làm dấu, Kinh Truyền Tin, Kinh Lay ơn Đức Chúa Thánh Thần, Kinh Tin Cậy Mền. Kinh Cáo mình, Kinh Lạy Cha, Kính mầng, Sáng danh, kinh An năn tội, Kinh Phú dâng, Kinh Cám ơn, Ba Câu Lạy, Trông cậy, Lần Hạt Năm Sự Vui, Năm Sự Thương, Năm Sự Mừng), một số lớn các kinh khác do Đức Cha địa phận dịch hoặc sáng tác, thí dụ: Kinh Ông Thánh Giuse có nơi thì dịch: trong cơn khốn nạn, có nơi thì dịch: trong cơn gian nan khốn khó, có nơi: trong cơn khốn khó.

Tuy nhiên, phải lưu ý các bậc sinh thành chúng ta, rồi đến con cháu giữ đạo nhờ thuộc lòng Kinh Bổn do các vị thừa sai và tổ tiên chúng ta có trình độ Hán Nôm cộng tác làm thành. Công của cái ngài rất lớn, rất giá trị. Thần học và Tu đức của Kinh Bổn rất cao. Việc sửa Kinh Bổn cần thiết một là để thống nhất, hai là văn phong xưa và nay của tiếng Việt đã thay đổi theo đà tiến bộ của thời gian. Tuy nhiên, có thể hiểu sai mà thay đổi ?? Xin đưa ra ít thí dụ;

1- Kinh TRUYỀN TIN (Angelus)

Lời nguyện: Lạy Chúa, chúng con (tôi) xin Chúa ban ơn (Chúa) xuồng trong linh hồn chúng con, là kẻ đã nhờ lời thánh Thiên thần truyền, mà biết thật Chúa Kytô là Con Chúa đã xuống thế làm người, thì xin vì công ơn Chúa chịu nạn chịu chết trên cây Thánh Giá, cho chúng con ngày sau khi sống lại, đặng đến nơi vinh hiển, cũng vì công nghiệp Chúa Kytô là Chúa chúng con. Amen ( Sách Mục lục, Nhà in và xuất bản Cần thơ ấn quán, 5/1 Nguyễn công Trứ – Cần thơ 1961 ).

Sách Kinh địa phận Hà nội không thêm (Chúa), và theo tiếng và âm chuẩn Hanoi dùng từ ngữ “được” thay từ ngữ đặng và xưa kia xưng với Chúa là tôi, chúng tôi.

Lúc bé cho đến giờ ( 73 tuổi), chúng tôi đã học kinh ở giáo xứ Phú Yên (Tân yên) huyện Quỳnh lưu, Nghệ an và còn thuộc như thế nầy: …………. là kẻ đã nhờ lời thánh Thiên Thần truyển mà biết thật Chúa Kytô là Con Chúa đã xuống thế làm người thì xin vì công ơn chịu nạn chịu chết trên cây Thánh Gía, Chúa cho chúng con ngày sau khi sống lại …………

Mấy năm gần đây, một số nhà thần học Việt nam đặt vấn dề sai thần học nơi câu: vì công nghiệp Chúa chịu nạn chịu chết (chữ Chúa ở đây chỉ Chúa Cha )… và đề nghị sửa lại: vì công nghiệp Con Chúa chịu nạn chịu chết hoặc: vì công nghiệp Người chịu nạn chịu chết.

Thiết tưởng xin xét lại cách dùng chữ THÌ ( là liên từ nối hai tư tưởng, nối hai mệnh đề hoặc nối hai câu )

Cách nói: đói thì ăn, khát thì uống. Chữ thì trong hai câu nầy nối hai động từ lại với nhau. Và có thề nói: tôi đói thì ăn, tôi khát thì uống, không cần lập lại chủ từ tôi (tôi đói thì tôi ăn, tôi khát thì tôi uống). Bảng đề cho công nhân: Ai làm suốt ngày thì được ăn. Vậy, tôi làm suốt ngày thì được ăn. Không cần lặp lại chủ từ: tôi làm suốt ngày thì tôi được ăn.

Học giả Phạm Quỳnh viết về giá trị Truyện Kiều: ” Như vậy thì Truyện Kiều không những đối với văn hóa nước nhà, mà đối với văn học thế giới cũng chiếm được một địa vị cao quý “ (Bài diễn thuyết về quốc ngữ, Nam Phong số 86 ) ( không lập lại: mà Truyện Kiều đối với văn học thế giới ). Thơ của cụ Nguyễn Trãi: Ở bầu thì dáng ắt nên tròn, Xấu tốt, đều thì lắp khuôn. Cụ đã vận dụng cách sáng tạo câu tục ngữ: Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài. Câu nói của Nguyễn thế Vinh (1716-1767): Văn chương có đủ sức sửa sang việc đời thì mới đáng lưu truyền ở đời (không lạp lại: thì văn chương mới đáng). Trong Quốc văn giáo khoa thư, truyện “Ông già với bốn đưá con “: ” Các con phải thương yêu nhau, đùm bọc nhau, thì mới đủ thế lực mà đôí vơi người ngoài” (không lập lại: thì các con mới đủ thế lực )

. Thiết nghĩ tổ tiên chúng ta không viết: thì xin vì công ơn Con Chúa chịu nạn chịu chết

mà viết: thì xin vì công ơn chịu nạn chịu chết, vì một mặt các ngài dùng từ ngữ thì nên không lập lại Con Chúa, hai là nói tới công ơn chịu nạn chịu chết thì phải biết thật là công ơn của Chúa Kytô là Con Chúa …, các ngài thông hơn chúng ta ! Hơn nữa, ta nói tiếng Việt, người ngoại quốc nghe tưởng là ta hát, còn ta thì nói “êm tai, chói tai”, thiết tưởng đọc câu: thi xin vì công ơn chịu nạn chịu chết trên cây Thánh Gía, Chúa cho chúng con xuôi tai hơn câu: thì xin vì công ơn Chúa chịu nạn chịu chết trên cây Thánh gía, cho chúng con.

2- Kinh Mười Điều Răn

“ Mười điều răn ấy tóm về hai điều nầy MÀ CHỚ: trươc kính mến một Đức Chúa Trời trên hết mọi sự, sau lại yêu người như mình ta vậy. Amen “ (nguyên bản )

“ Mười điểu răn ấy tóm lại hai điều nầy MÀ NHỚ: trươc kính mến một Đức Chúa Trời trên hết mọi sự, sau lại yêu người như mình ta vậy. Amen (bản sửa lại).

Có lẽ người sửa lại không hiểu ý nghĩa từ ngữ MÀ CHỚ. Huỳnh Tịnh Paulus Của giải thích “ mà chớ “: chắc như vậy, quả như vậy, không có thể gì khác ( Đại Nam Quấc Âm Tự Vị ). Eugène Gouin, Dictionnaire Vietnamien Chinois Francais, mà chớ: certainement,, sans aucun doute. Thời nay, từ ngữ “mà chớ” không thấy có trong các Tự điển tiếng Việt. Ta có thể tìm được cách nói nầy trong các thứ ngắm (ngắm Rằng: Phép lần hạt năm dấu thánh Đức Chúa Giêsu ):

Thứ ba thì ngắm: “….. Tôi có trách được quân Giudêu đóng đanh Chúa tôi giường ấy chăng ? Nếu tôi suy cho tỏ thì biết rằng: quân ấy đóng đanh Chúa tôi có một lần, vả lại vì lầm chẳng biết, mà tôi đã nghe biết, đã xem thấy hình tượng, đã tin thật, song tôi còn đóng đanh Con Đức Chúa Trời nhiều lần là phạm nhiều tội mà chớ “.

Thứ bốn thì ngắm: …… Thật có một ý cho tôi thờ phượng kính mến Cha Cả hết lòng hết sức, mà làm mọi việc lành cho nên, cho được rỗi linh hồn mà chớ. Có khi ép mình mà ăn một hai miếng thì cũng chẳng sinh nên cơ nhục gì, một nguội lạnh lòng liên, ấy là cội rễ mở đàng tội lỗi mà chớ.

3- Kinh Phúc thật tám mối

Thứ tám: ai chịu khốn nạn vì ĐẠO NGAY, ấy là phúc thật, vì chưng nước Đức Chúa Trời là của mình vậy.

Xin xem các nhà dịch Kinh Thánh ra tiếng Việt câu trên (Mt 5,10 ):

Bản dịch của Đức Hồng Y Trịnh văn Căn: phúc cho những kẻ bị bắt bớ vì sự công chính, vì Nước Trời là của họ.

Bản dịch của cha Nguyễn thế Thuấn: phúc thay những kẻ bị bắt bớ vì lẽ công chính, vì Nước Trời là của họ (năm 1965). Dịch lại năm 1976: Phúc cho những kẻ bị bắt bớ vì sự công chính, vì Nước Trời là của họ.

Bản dịch của Cha An sơn Vị năm 1983: Phúc thay ai vì điều công chính chịu cơn bắt bớ ! Vì được chiếm hữu Nước Trời.

Bản dịch của Hội Ghi-đê-ôn ( bản nhuận chính ): Phước cho kẻ chịu bắt bớ vì sự công nghĩa, vì nước trời là của kẻ ấy.

Bản dịch của Phụng vụ Giờ kinh: Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính vì Nước Trời là của họ.

Tham khảo các bản tiếng nước ngoài:

Bản Vulgata ( cũ ): ” Beati qui persecutionem patiuntur propter iustitiam, quoniam ipsorum est regnum caelorum.

Louis Pirot Albert Clamer, La Sainte Bible: Bienheureux ceux qui sont persécutés

pour la justice, car le royaume des cieux leur appartient.

La “Bible de Jérusalem” năm 1961: ” Heureux les persécutés pour la justice car le Royaume des Cieux est à eux.

The new american bible: ” Blessed are they who are persecuted for the sake of righteousness for theirs is the kingdom of heaven.

Sống công chính, vua Minh Mạng bách hại tổ tiên ta thì vua Minh Mạng tự cho mình là người sóng công chính ( Minh Quân). Dụ bắt đạo đầu tiên của vua nầy phán: chúng dạy thiên đàng hoả ngục là những điều mê hoặc dân chúng, chúng dựng lên nhiều nhà thờ cho nam nữ ra vào hỗn độn để quyến rủ đàn bà con gái, chúng móc mắt những người đau ốm. Thât là trái luân thường đạo lý. …… Trẫm truyền cho tất cả những ai theo tả đạo nầy, từ quan đến dân, nếu biết sợ uy quyền của Trẫm thì hãy thật lòng bỏ tả đạo nầy …(dụ năm 1833, năm 1836 ).

Đối với vua Tự Đức, thời đó ai dám bảo vua Tự Đức không phải là Minh Quân ? Dụ năm 1848 lùng bắt các giáo sỹ ngoại quốc, dụ năm 1857 lên án quan quân ăn tiền tha cho người có đạo, dụ năm 1859 bắt các quan quân theo đạo, bao vây các làng có đạo.

Tháng bảy 1861: triều đình Huế ra lệnh tăng cường quản lý nghiêm ngặt số dân theo đạo: Đối với dân theo đạo Gia Tô – không kể gìa, trẻ, trai, gái; không kể kẻ đã bỏ đạo hay chưa bỏ đạo - đều phải thích chữ vào mặt và chia ghép đến các xã thôn không có người theo đạo để tiện việc quản thúc; đối với những giáo dân đầu sỏ, hung ác phài giam giữ cẩn thận; trường hợp quân Pháp – Tây Ban Nha kéo quân đến vùng có đạo ở thì lập tức phải đem giết hết dân đạo. Nơi nào không làm tròn việc nầy, sẽ chiểu quân luật trị tội. Dương Kinh Quốc, Việt nam những sự kiện lich sử (1858-1918), Nhà xuất bản Giáo dục 2006, trang 27).

Tháng mười hai 1861: Triều đình cho công bố một số hình thức xử lý đối với dân theo đạo. Chia làm hai loại. Loại đang bị đưa đi phục dịch việc quân: nếu cố tình không bỏ đạo, sẽ bị giam giữ cho đến chết; nếu là loại đầu sọ, hung hăng sẽ loại ra cho thắt cổ chết ngay ( quan địa phương chịu trách nhiệm giáo dục và mỗi tháng kiểm tra 2 lần để phân loại ). Loại đang bị đưa đi an trí: ai đã bỏ đạo nhưng xét ra chưa thực tâm, sẽ bị đánh 20 trượng, ai chưa bỏ đạo sẽ bị đánh 80 trượng; ai trốn đi nơi khác, bắt được sẽ sẽ đánh 100 trượng. Do lệnh nầy (và các lệnh trước đó) nguyên tỉnh Nam định có hơn 4.800 giáo dân bị giết. (sách đã dẫn trang 29).

Các dụ cấm đạo của vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức đều nói: Gia-tô tả đạo tức là đạo bất chính, đường lối không chính đáng; quan dân, nhóm văn thân dùng ba cách nói: tả đạo, tà đạo, tử đạo (đạo bất chính, đạo tà ma, ma thuật, dối trá, thứ đạo nầy là phải chết (tử đạo). Chống lại sự sai trái của vua quan và dân thời đó, các nhà thừa sai và tổ tiên ta nói: ai chịu khốn nạn vì ĐẠO NGAY, ấy là phúc thật, vì chưng nước Đức Chúa Trơì là của mình vậy. Từ ngữ “ đạo ngay” dịch từ chữ iustitia, rất chuẩn.

4- Kinh Lạy Nữ Vương Mẹ nhân lành

Các nhà Truyền giáo và Tổ tiên ta dịch với tài trí sáng tạo nhưng rất đúng với ý nghĩa kinh: Lạy Nữ Vương Mẹ nhân lành làm cho chúng con (tôi) được sống được vui, được cậy, thân lạy Mẹ ( Salve Regina, mater misericordiae: vita, dulcedo et spes nostra, salve) Salve. .: lạy…. Salve: thân lạy Mẹ. Cùng một chữ “salve”(lạy) làm khởi đầu và kết thúc (thân lạy Mẹ ) để chuyển tiếp cho câu sau không chê vào đâu được ! Với tinh thần cầu nguyện, các ngài dịch: làm cho chúng con được sống, được vui, được cậy thay vì địch đúng nghĩa, đúng chữ: mẹ thương xót là sự sông, sự vui, sự cậy trông của chúng con. ….

Hỡi ôi ! Bà là Chúa bầu chúng con …(trong Nam in là: Hỡi ôi ! Bà là Chủ bầu chúng tôi): avocata nostra không dịch là thầy cải, hoặc trạng sư vì thời đó chỉ nhờ kẻ có quyền thế trước mặt vua ( quan) cầu bầu cho. Thánh Gioan gọi Chúa Kytô là Đấng cầu bầu (I Ga 2, I: paraklétos), và Chúa Thánh Thần cũng là Đấng cầu bầu, Gioan 14, 16). Mấy nhà thần học lấy tước vị của Đức Kytô gán cho Đức Mẹ (thí dụ: Đức Mẹ đồng công cứu chuộc, ở đây là: Chúa bầu chúng tôi). Nếu hiểu đúng Đức Mẹ luôn luôn ở vai trò thụ tạo, hoàn toàn lệ thuọc vào Ba Ngôi Thiên Chúa thì vai trò Đức Mẹ là Chúa bầu chúng con vượt trên mọi thụ tạo có thế giá bậc nhất trước toà Thiên Chúa Ba Ngôi. Đây là một xác tín mạnh liệt giữa mẹ và con cái. Theo thần học nầy, các ngài sáng tác kinh “ Cầu ơn chết lành”: Tôi lạy ơn rất thánh Đức Bà Maria là chúa bầu con (tôi),con tin thật Đức Chúa Trời ngôi thứ nhất là Đức Chúa Cha có phép tắc vô cùng, đã ban cho Đức Bà được quyền phép cả trên trời dưới đất. Vì vậy con cầu cùng Đức Bà phù hộ cho con trong khi con lâm chung, kẻo phải chước kẻ nghịch thù con. Amen. (xem hai kinh tiếp)

5- Kinh Trông cậy

Chúng con(tôi) trông cậy rất thánh Đức Mẹ Chúa Trời, xin chớ chê chớ bỏ lời chúng con nguyện trong cơn gian nan thiếu thốn, Đức Nữ đồng trinh hiển vinh sáng láng.

Hằng chữa chúng con cho khỏi mọi sự dữ. Amen.

Kinh nầy các nhà Truyền giáo và tổ tiên chúng ta dịch từ kinh nào ? Chúng tôi đã đi hỏi từ các nguồn ( nguồn kinh tiếng Tây Ban nha, tiếng Latinh, tiếng Pháp ), rút cuộc vị linh mục

giáo sư đại học giở năm sau sách kinh và tìm thấy nó nằm sau cùng các kinh đọc hằng ngày bằng tiếng Latin: Sub tuum praesidium confugimus. Nếu đúng như vậy, các nhà Truyền giáo và tổ tiên chúng ta đã có một bản dịch đầy chất sáng tạo nhưng rất đúng ý nghĩa của bản kinh. Thời nay, có vị đã đặt vấn đề. Từ ngữ chớ, chớ có nghĩa là “cấm làm” (chớ lấy của người, chớ làm chứng dối ), chớ cũng có nghĩa khuyên đừng làm ( chớ lười biếng ). Xem ra, bề dưới dùng từ ngữ “chớ” đối với bề trên tỏ ra bất kính vì dám sai bảo bề trên. Các ngài đã ý thức rất rõ điều đó nên các ngài dùng: xin chớ trong các kinh đọc nghĩa là xin Chúa, xin Đức Mẹ vv đừng để con …... Chữ xin ghép vơi chữ chớ trở thành lời nói với thái độ khiêm nhường (xin) và cung kính.

Cụm từ “Đức Nữ đồng trinh hiển vinh sáng láng” dịch từ Virgo gloriosa (et benedicta) thuộc loại vocatif (Domine, audi me, lạy Chúa, xin nghe tiếng con) có thể đọc “cậy Mẹ đồng trinh hiển vinh sáng láng”, nhưng các ngài đã rất có lý khi để vài người đọc: ” chúng tôi trông cậy ….. trong cơn gian nan thiếu thốn (nghỉ, rồi mới đọc tiếp ): Đức Nữ Đồng trinh hiển vinh sáng láng” ( để chuyển tiếp cho tất cả đọc): Hằng chữa chúng con cho khỏi mọi sự dữ, Amen ( lặp lại kinh Lạy Cha: (cầu với Chúa) bèn chữa chúng tôi cho khỏi sự dữ (ma quỹ) thành lời cầu với Đức Mẹ: hằng chữa chúng tôi cho khỏi mọi sự dữ. Amen). Tuyệt !
 
Khoảng trầm tư nắng mưa
Trầm Thiên Thu
19:58 08/11/2010
Có những đêm thâu trằn trọc không ngủ. Có những bữa ăn không thấy ngon miệng. Có những chiều ngối nhìn xa xăm. Có những khi ngờ nghệch đối diện với chính mình. Có những lúc thẫn thờ ngồi nhìn trang giấy. Hình như có điều gì đó cứ bâng khuâng, cứ buồn buồn, cứ đeo đẳng và khó tả. Tôi lại viết. Viết theo phản xạ. Viết để tự giải thoát. Viết cho tôi hay cho ai? Viết cho những gì xa ngái, trống vắng? Viết những điều mơ hồ, không có thực? Tình yêu thì lớn lao, và nỗi nhớ thì trừu tượng, mà con người lại quá hữu hạn! Tôi vẫn miệt mài đi tìm gặp chính mình. Bạn hay tôi khó hiểu? Tôi hiểu chưa đúng ý bạn nên tôi tự lao mình vào sa mạc chăng?

Ước mơ, hoài bão, cuộc sống, kể cả tình yêu, nỗi nhớ, chờ đợi, thậm chí cả những suy tư, những toan tính, nỗi nhạc và niềm thơ cũng chung số kiếp: Lận đận trăm bề! Cuộc đời nhiêu khê và khắc nghiệt hơn dự đoán. Còn lại gì sau những lời thề, hò hẹn? Phải chăng là khoảng hoang vu trong lòng, khoảng thời gian trống vắng, hụt hẫng và mệt mỏi của con tim và khối óc? Không bi lụy nhưng hình như còn nguyên những mối trầm tư và dự tính bộn bề!

Không thành công thì cũng thành nhân. Mà tôi thực sự thành nhân chưa? Thế nào là thành công? Người ta thường dựa trên tiền tài và chức tước. Mà, khi thành công thì đời sẽ tha thứ mọi chuyện (Ngạn ngữ Pháp). Thành danh mà chưa giàu có thì cũng không được công nhận, dẫu biết rằng một giờ sống tràn ngập vinh quang đáng giá bằng một năm sống âm thầm, không tên tuổi (Walter Scott). Thật vậy, văn hào Shakespeare đã nhận định: “Có những người sinh ra được sự nổi tiếng rơi vào mình, có nhưng người tìm mãi cũng thấy, nhưng có những người tìm cả đời cũng không thấy”. Sự thật nào cũng có những hương vị ngọt ngào riêng, rất riêng biệt, ai chưa từng trải nghiệm thì khó có thể hiểu và cảm thông. Một khi đã “nếm” dư vị của nó mới thấu hiểu câu ngạn ngữ Trung quốc: “Chẳng nếm mùi cay đắng khó nên bậc siêu quần”.

Ai cũng muốn thoát ly gian khổ và đau khổ, nhưng đau khổ vẫn xảy ra hằng ngày. Ai cũng có nhân cách, nhưng cần một nhân cách đúng đắn và thích hợp với nhân vị. Vì “phẩm chất quý giá nhất của con người là sự chân thành” (Ngạn ngữ Nhật). Miễn cưỡng là đồng nghĩa với lọc lừa và gian dối – theo một ý nghĩa nào đó.

Nắng. Mưa. Màu nắng vàng ươm, trong như sắc pha lê, nhưng có lúc chợt hanh hao, xa ngái. Nắng oi ả đến mấy thì vẫn không thể hong khô được hoài niệm phơi đầy ký ức. Mưa không đủ trôi hết nỗi buồn, ngay chỉ trong cơn mưa phùn mà đôi khi lòng cũng đủ ướt sũng!

Người Anh dùng thành ngữ “Living is no picnic” để diễn tả một thực tại cuộc sống như một phạm trù triết-lý-sống. Kinh qua cuộc đời, người ta càng lớn tuổi càng dễ cảm thông và tha thứ, tạo thành một Tam Đoạn Luận (syllogism) của cuộc đời, để đủ hiểu cái trăn-trở-êm-đềm, cái nỗi-đau-ngọt-ngào, và cái tất yếu mà không ai mua được bằng vàng bạc. Ngược lại, theo Gibbon, ai có một trái tim để giải quyết, một cái đầu để sắp xếp, và đôi tay để hành động mới khả dĩ biết sống và sống xứng đáng.

Xin mượn lời G. Fraytack (Đức) để khép lại khoảng-trầm-tư-nắng-mưa: “Người nào có tấm lòng vàng thì dù mặc quần áo nghèo khổ cũng vẫn cao quý”. Hãy tự tin, kiên trì, chân thành, vị tha và yêu thương để cùng xây dựng xã hội và chữa lành mọi vết thương thế giới…

Lạy Chúa, chỉ có Chúa là Cùng đích và Cứu cánh, xin thánh hóa nỗi niềm con và hướng dẫn con trong Chân lý của Ngài. Vâng, lạy Chúa, bỏ Ngài con biết theo ai? Con còn trần gian quá, xin tha thứ, nâng đỡ và độ trì con sống trọn đường trần
 
Thông Báo
Cáo phó: LM Phaolô Đinh Huỳnh Hoa qua đời tại Saigòn
VP Dòng Phanxicô VN
07:58 08/11/2010
AI TÍN

Văn Phòng Tỉnh Dòng Anh Em Hèn Mọn Việt Nam
3 Mai Thị Lựu, Đakao, Q.1, Tp HCM
Đt: 08.38222294
xin kính báo:

Cha PHAOLÔ ĐINH HÙYNH HOA

Sinh ngày 27.07.1948, tại Nghi Lộc, Diễn Châu, Nghệ An
thuộc Tu viện Phanxicô Đakao, Quận 1, Tp. HCM,
được Chúa gọi về lúc 21 giờ 00 ngày thứ Bảy 06.11.2010,
tại Tu viện Phanxicô Đakao,
số 3 Mai Thị Lựu, Phường Đakao, Quận 1, Tp. HCM.

Nhập Chủng viện Phanxicô Thủ Đức: 1960
Khấn lần đầu tại Tu viện Phanxicô Nha Trang: 28.08.1973
Khấn trọn đời tại Tu viện Phanxicô Du Sinh: 03.10.1976
Phó tế tại Giáo hoàng Học viện, Đà Lạt: 15.12.1976
Chịu chức Linh mục tại Du Sinh, Đà Lạt: 26.01.1977
37 năm Khấn Dòng
33 năm Linh mục
Hưởng thọ 63 tuổi.

Nghi thức tẩm liệm và viếng xác:
Từ 11 giờ 30 ngày thứ Hai 08.11.2010
đến 06 giờ 00 ngày thứ Tư 10.11.2010
Thánh lễ an táng được cử hành:
Vào lúc 07 giờ 00 ngày thứ Tư 10.11.2010
tại Thánh đường Giáo xứ Phanxicô Đakao
số 3 Mai Thị Lựu, Phường Đakao, Quận 1, Tp HCM
do linh mục Giám tỉnh F.X Vũ Phan Long chủ sự.
Hỏa táng tại Bình Hưng Hòa

Xin mỗi Cộng đoàn dâng 1 Thánh lễ chung trong cộng đoàn;
mỗi anh em linh mục trong Tỉnh Dòng dâng thêm 1 Thánh lễ riêng;
mỗi anh em không Linh mục đọc thêm một Chuỗi Mân Côi,
hoặc ngắm một Đàng Thánh Giá hay làm việc đạo đức tương đương khác
cầu nguyện cho Linh hồn PHAOLÔ, chiếu theo NQTD đ. 8, 1.

Ngày 08.11.2010
Văn Phòng Tỉnh Dòng

SƠ LƯỢC CÁC HOẠT ĐỘNG

1973-1989: Học thần học và phục vụ tại tu viện Du Sinh, Đà Lạt
1989-1990: Giúp mục vụ giáo xứ tại Xuân Sơn, Bà Rịa-Vũng Tàu
1990-1992: Giúp Phan Sinh Tại Thế tại Đakao, Sài Gòn
1992-1999: Phó Phụ trách, Phụ trách tu viện Du Sinh, Đà Lạt
1999-2008: Quản xứ Du Sinh, Đà Lạt
2008-2010: Trợ úy Phan Sinh Tại Thế Quốc gia.
 
Văn Hóa
Giới trẻ đang ra đi hay quay về
Gioan Lê Quang Vinh
08:28 08/11/2010
Nếu phải đoán xem các bạn trẻ, nhất là giới sinh viên học sinh trao đổi nội dung gì qua tin nhắn điện thoại, Yahoo Messenger, mạng xã hội Facebook hay những giờ la cà nơi này nơi nọ, thì chắc người ta cho rằng đa phần là giải trí, thời trang, phim ảnh và shopping.

Vâng, có lẽ như thế thật. Nhưng có bất ngờ cho người ta không, khi mà vẫn có rất nhiều những cuộc họp mặt, những trao đổi, những tin gửi cho nhau có nội dung về một con người, bạn của giới trẻ, đẹp về dung mạo, cao cả về sứ mạng và tối cao nhờ Thiên tính. Đó là Giêsu, tiếng nói cho một thế giới vẫn còn nhiều hy vọng.

Bạn chưa tin ư? Hãy nhìn vào những trang Facebook mà avatar là Thánh Giá hay gương mặt của Đức Giêsu, là hình ảnh của Mẹ Maria, các thánh hay hình ảnh cao đẹp khác. Tôi hỏi một bạn sinh viên Công giáo: “Em có sinh hoạt giáo lý hay ca đoàn không?” Em trả lời là không vì Chúa Nhật phải đi học thêm ngoại ngữ, chỉ còn đủ giờ đi lễ. Tôi đang suy nghĩ thì em cho biết là hàng tuần vẫn dành giờ để sinh hoạt đội quân áo xanh trong buổi cầu nguyện Lòng Thương Xót Chúa. Thật đáng quí.

Hãy nhìn những buổi họp mặt sáng Chúa Nhật hay một buổi tối rảnh rỗi nào đó, những con người thiện chí ngồi lại, và nói về Giêsu về đời sống chứng nhân, tuy âm thầm nhưng mãnh liệt.

Có một buổi trưa, vài ba anh chị em quây quần với nhau, chia sẻ về giáo huấn của Hội Thánh. Họ được đánh động bởi lời trích dẫn từ thư Thánh Phaolô: “Thật vậy, sẽ đến thời người ta không còn chịu nghe giáo lý lành mạnh, nhưng theo những dục vọng của mình mà kiếm hết thầy này đến thầy nọ, bởi ngứa tai muốn nghe. Họ sẽ ngoảnh tai đi không nghe chân lý, nhưng hướng về những chuyện hoang đường. Phần anh, hãy thận trọng trong mọi sự, hãy chịu đựng đau khổ, làm công việc của người loan báo Tin Mừng và chu toàn chức vụ của anh” (2 Tm 4,2-5).

Thánh Phaolô đã tiên đoán được một xã hội mà trong đó nhiều người muốn loại trừ Thiên Chúa, mọi thế lực đều cố tập trung để giành giật con người về phía thế gian. Chính trong viễn tượng không đẹp ấy, người ta nghe vọng lại giáo lý Công Giáo: “khi Giáo Hội “chu toàn sứ mạng công bố Tin Mừng là Giáo Hội làm chứng cho con người, nhân danh Đức Kitô: làm chứng cho phẩm giá của con người, cho ơn gọi sống hiệp thông giữa mọi người với nhau. Giáo Hội dạy cho con người biết các đòi hỏi của công lý và hoà bình phù hợp với sự khôn ngoan của Thiên Chúa”

Như vậy, rõ ràng sứ mạng công bố Tin Mừng hoàn toàn ngược lại với thực hành của thế gian là rêu rao những chuyện hoang đường. Những ngày này người ta hoang mang vì đủ loại tin tức khắp nơi, những chuyện mà các cụ hay bảo là “chẳng ra làm sao cả”. Bất công. Phi lý. Câm lặng. Hài hước nhất là có những người lấy danh nghĩa là bảo vệ những hình ảnh cao đẹp, lại lên tiếng mắng nhiếc kết án người khác, kể cả kết án các linh mục cao niên đáng kính.

Nhưng chính lúc ấy, người trẻ thấy gắn bó hơn với Hội Thánh, bởi lẽ khi họ thấy mọi thứ dần lộ vẻ “hoang đường”, họ hiểu ngay rằng họ không thể gắn bó đời mình với những điều phù phiếm, dù chúng được bọc trong lớp vỏ nào đi nữa. Và họ nhận ra rằng các giá trị tâm linh, điều mà có người gán cho là thuốc phiện mê dân, hóa ra lại là linh dược chữa lành mọi bệnh tật của tâm hồn con người.

Có điều thú vị là khi giới trẻ nhận ra thế gian không đáp ứng được những khát vọng cao quý của mình, họ dần dần hiểu được đâu là ánh sáng thật cho cuộc đời. Và còn gì an ủi hơn cho con người thời đại khi họ nhận ra rằng sứ mạng của Hội Thánh là “làm chứng cho phẩm giá của con người”.

Khi Giáo Hội làm chứng cho phẩm giá con người, Giáo Hội cũng bảo vệ những thuộc tính của phẩm giá ấy, bao gồm tất cả những gì liên quan đến phận người. Và do vậy, mọi thành phân dân Chúa có trách nhiệm trình bày cho giới trẻ, tương lai của Giáo Hội, sự thật đúng như bản chất của nó, không dùng những cách lý giải biện minh. Chẳng hạn bây giờ có những nỗ lực định nghĩa lại về công lý, về nhân phẩm, về sứ mạng v.v… Rất không nên làm cho giới trẻ có cảm tưởng một số người nào đó đang lẩn tránh đối diện với sự thật.

Chúng ta không nên nghĩ đơn giản là tuổi mới lớn không biết gì để rồi chỉ lo khuyên họ đi lễ đầy đủ là xong. Chính trong sự gắn bó với đời sống Hội Thánh mà giới trẻ yêu mến Đức Kytô, vị Phu quân chí thánh và là Đầu của nhiệm thể Hội Thánh. Cũng đừng dùng thư rơi, spam mail gửi cho giới trẻ mà chê trách Hội Thánh, các chủ chăn hay giáo dân thiện chí.

Giáo Hội Việt Nam chưa có quyền tham gia vào giáo dục. Chính vì thế mà trách nhiệm của các nhà giáo Công giáo và của các giáo lý viên, nhất là của các chủ chăn thêm nặng nề. Chúng ta vui mừng và hy vọng vào một lớp trẻ, lớp tuổi teen năng động, nhiệt thành, có thiện chí và yêu mến Giêsu, thần tượng của giới trẻ mọi thời. Trong niềm vui và hy vọng ấy, chúng ta cần thêm sáng kiến để có cơ hội giới thiệu gương mặt Đức Kytô, một người trẻ hôm qua và hôm nay và mãi mãi, cho giới trẻ hôm nay.
 
Hùng ca tử đạo
Trầm Thiên Thu
08:30 08/11/2010
Khúc hát vui vang trời
Thánh thót vang muôn đời
Nguyện tiến dâng Thiên Chúa
Khúc Tin Mến tuyệt vời

Lớp lớp từng đoàn người
Đồng lòng nhịp chân vui
Hướng pháp trường thẳng tiến
Bừng lửa yêu Chúa Trời

Dẫu kiếm vung rơi đầu
Ánh đức tin tươi màu
Lòng sắt son sâu thẳm
Minh chứng bằng máu đào

Đuốc sáng soi rạng ngời
Màu cờ chiến thắng vui
Tươi thắm màu máu đỏ
Nêu gương sáng cho đời

Đâu tình nào lớn hơn
Tình của người liều chết
Vì người bạn chí thiết
Vì bạn mà thiệt thân

Đây tiền nhân Việt Nam
Đã vì Chúa quên thân
Những hạt mầm tử đạo
Nảy sinh các giáo nhân.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Nắng Trên Ngàn
Dominic Đức Nguyễn
11:01 08/11/2010
NẮNG TRÊN NGÀN

Ảnh của Dominic Đức Nguyễn

Gửi anh chút nắng mùa Thu

Vàng trong đáy mắt, lời ru trời chiều..

(Trích thơ Phan Cửu Long)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ?nh Ngh? Thu?t và Chiêm/Ni?m/Thi?n
 

© 2024 - VietCatholic News - Designed by VietCatholic News