Phụng Vụ - Mục Vụ
Chủ Nhật 32 Quanh Năm B
Lm Jos Tạ Duy Tuyền
07:37 04/11/2009
CHÚA NHẬT 32 NĂM B
Nếu hỏi rằng ai là người có giá trị trong cuộc đời của bạn? Có lẽ không phải là người có tiền, có địa vị mà là người đã từng hy sinh cho bạn. Nếu hỏi rằng ai là người có ích với bạn? Có lẽ không phải là người có quyền lực, có danh giá mà là người tận tuỵ dìu dắt bạn. Vậy theo bạn ai là người nghèo đáng thương nhất trong cuộc đời? Có lẽ người nghèo đáng thương nhất là người không có tấm lòng để cho. Sự ích kỷ đã đẩy họ đến bần cùng đến nỗi không mua được bạn bè, không mua được niềm vui của sự trao ban. Sự tham lam đã khiến họ chơi bần với anh em, dẫn đến sự xa cách lạnh lùng.
Có một gia đình kia rất giầu có. Một hôm ông bố dẫn con về quê với ý định cho con thấy người nghèo sống ra sao. Hai bố con ở chơi mấy ngày với một gia đình nông dân mà người ta vẫn coi là rất nghèo trong làng. Lúc trở về, ông bố hỏi con: Con đã thấy người nghèo sống ra sao? Đứa con trả lời: Cám ơn bố đã cho con thấy mình nghèo như thế nào. Còn họ thật giầu có. Ông bố hỏi lại: Tại sao con lại nghĩ thế? Đứa con trả lời: Con thấy chúng ta chỉ có một con chó, họ có tới 4 con. Chúng ta chỉ có một cái hồ cỏn con ở giữa vườn, còn họ có dòng sông dài đến vô tận. Chúng ta chỉ có mấy cái đèn ngoài vườn, còn ban đêm họ có bao nhiêu là sao sáng. Trước nhà chúng ta chỉ giới hạn ở trước sân vườn, còn trước nhà họ là không gian mênh mông đến tận chân trời. Chúng ta chỉ sống trên mảnh đất bé nhỏ, còn họ có ruộng đồng bao la thẳng cánh cò bay. Chúng ta có gia nhân phục vụ nhưng họ chăm sóc lẫn nhau. Chúng ta phải mua thực phẩm nhưng họ tự tay trồng lấy lúa rau. Chúng ta có tường rào vây quanh bảo vệ, nhưng họ có bạn hữu bảo vệ. . . Ông bố nghe mà cứ ngẩn ngơ người, đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác trước nhận xét thật đơn sơ của đứa con.
Bài Phúc âm hôm nay Chúa Giêsu cũng đưa ra hai nhận định khác nhau về hai loại người. Nhận định thứ nhất về nhóm biệt phái, đại diện cho thành phần có chức có quyền. Nhận định thứ hai về bà goá nghèo, đại diện cho những con người thấp hèn, nghèo đói. Cả hai đều lên đền thờ với hai thái độ khác nhau. Bà goá nghèo khiêm tốn. Nhóm biệt phái giầu có lại kiêu căng. Bà goá nghèo dâng tất cả những gì mình có cho Chúa. Người biệt phái chỉ có lòng tự cao tự đại.
Nhóm biệt phái là những công chức đền thờ nhưng không đóng góp của chung mà chỉ lợi dụng để lấy của chung thành của riêng. Họ là những người giầu có nhưng lòng họ chất chứa đầy sự kiêu căng, vụ lợi đến nỗi không còn lòng quảng đại để cho đi.
Bà goá nghèo tiền, nghèo của nhưng lại giầu tấm lòng. Bà thành kính lên đền thờ với thái độ khiêm tốn thẳm sâu trước nơi cực thánh của Chúa. Bà đã dâng tất cả những gì mình có cho Chúa, dù chỉ là một đồng xu nhỏ bé.
Chúa đã khen ngợi tấm lòng bà goá. Một tấm lòng chân thành và quảng đại. Chúa nhận định giá trị về một con người không dựa trên những gì họ có mà dựa trên những gì họ đã cho đi. Kẻ không bao giờ biết cho đi mới thực sự là người nghèo khốn cùng.
Thực vậy, sự giầu có về vật chất đôi khi làm con người nghèo khó về tinh thần. Sự nghèo khó vật chất đôi khi lại thảnh thơi tâm hồn. Kẻ tham lam thường nghèo đói về lòng nhân ái. Kẻ biết sống khó nghèo thường chứa chan tình yêu. Kẻ có chức có quyền dễ mất tính bao dung và thương xót. Kẻ khốn cùng dễ cảm thông với bất hạnh bần cùng của tha nhân.
Xét cho cùng, sự giầu có không hệ tại ở đồng tiền hay chức vị. Sự giầu có hệ tại ở những tương quan với đồng loại. Do vậy, điều mà con người cần tích lũy không phải là của cải trần gian mà là tình yêu đối với tha nhân. Điều mà con người thu gom không phải là hàng hoá xa sỉ phẩm mà là từng nghĩa cử cao đẹp chúng ta dành cho đồng loại.
Kẻ có chức có quyền càng bị kết án nặng hơn nếu họ không biết dùng địa vị của mình để phục vụ một cách vô vị lợi. Chính họ không những phải trả lẽ trước mặt Chúa về sự ích kỷ của mình, mà còn mất đi cơ hội mua lấy bạn hữu Nước Trời bằng tấm lòng rộng lượng của mình.
Mỗi người chúng ta chỉ là những quản lý của Chúa, hãy biết đón nhận trong sự khiêm tốn và biết trao ban cho anh em theo khả năng và hoàn cảnh của mình. Xét cho cùng, tất cả những gì chúng ta có, đều nhận lãnh do lòng quảng đại của Chúa. Do đó, những gì chúng ta cho, không phải chúng ta cho của riêng mình, nhưng là giao lại cho người khác những gì thuộc về Chúa. Dù vậy Chúa vẫn thưởng công cho chúng ta. Vì Chúa đã từng nói: “Thầy bảo thật anh em, người đó sẽ không mất phần thưởng đâu.” Amen
Nếu hỏi rằng ai là người có giá trị trong cuộc đời của bạn? Có lẽ không phải là người có tiền, có địa vị mà là người đã từng hy sinh cho bạn. Nếu hỏi rằng ai là người có ích với bạn? Có lẽ không phải là người có quyền lực, có danh giá mà là người tận tuỵ dìu dắt bạn. Vậy theo bạn ai là người nghèo đáng thương nhất trong cuộc đời? Có lẽ người nghèo đáng thương nhất là người không có tấm lòng để cho. Sự ích kỷ đã đẩy họ đến bần cùng đến nỗi không mua được bạn bè, không mua được niềm vui của sự trao ban. Sự tham lam đã khiến họ chơi bần với anh em, dẫn đến sự xa cách lạnh lùng.
Có một gia đình kia rất giầu có. Một hôm ông bố dẫn con về quê với ý định cho con thấy người nghèo sống ra sao. Hai bố con ở chơi mấy ngày với một gia đình nông dân mà người ta vẫn coi là rất nghèo trong làng. Lúc trở về, ông bố hỏi con: Con đã thấy người nghèo sống ra sao? Đứa con trả lời: Cám ơn bố đã cho con thấy mình nghèo như thế nào. Còn họ thật giầu có. Ông bố hỏi lại: Tại sao con lại nghĩ thế? Đứa con trả lời: Con thấy chúng ta chỉ có một con chó, họ có tới 4 con. Chúng ta chỉ có một cái hồ cỏn con ở giữa vườn, còn họ có dòng sông dài đến vô tận. Chúng ta chỉ có mấy cái đèn ngoài vườn, còn ban đêm họ có bao nhiêu là sao sáng. Trước nhà chúng ta chỉ giới hạn ở trước sân vườn, còn trước nhà họ là không gian mênh mông đến tận chân trời. Chúng ta chỉ sống trên mảnh đất bé nhỏ, còn họ có ruộng đồng bao la thẳng cánh cò bay. Chúng ta có gia nhân phục vụ nhưng họ chăm sóc lẫn nhau. Chúng ta phải mua thực phẩm nhưng họ tự tay trồng lấy lúa rau. Chúng ta có tường rào vây quanh bảo vệ, nhưng họ có bạn hữu bảo vệ. . . Ông bố nghe mà cứ ngẩn ngơ người, đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác trước nhận xét thật đơn sơ của đứa con.
Bài Phúc âm hôm nay Chúa Giêsu cũng đưa ra hai nhận định khác nhau về hai loại người. Nhận định thứ nhất về nhóm biệt phái, đại diện cho thành phần có chức có quyền. Nhận định thứ hai về bà goá nghèo, đại diện cho những con người thấp hèn, nghèo đói. Cả hai đều lên đền thờ với hai thái độ khác nhau. Bà goá nghèo khiêm tốn. Nhóm biệt phái giầu có lại kiêu căng. Bà goá nghèo dâng tất cả những gì mình có cho Chúa. Người biệt phái chỉ có lòng tự cao tự đại.
Nhóm biệt phái là những công chức đền thờ nhưng không đóng góp của chung mà chỉ lợi dụng để lấy của chung thành của riêng. Họ là những người giầu có nhưng lòng họ chất chứa đầy sự kiêu căng, vụ lợi đến nỗi không còn lòng quảng đại để cho đi.
Bà goá nghèo tiền, nghèo của nhưng lại giầu tấm lòng. Bà thành kính lên đền thờ với thái độ khiêm tốn thẳm sâu trước nơi cực thánh của Chúa. Bà đã dâng tất cả những gì mình có cho Chúa, dù chỉ là một đồng xu nhỏ bé.
Chúa đã khen ngợi tấm lòng bà goá. Một tấm lòng chân thành và quảng đại. Chúa nhận định giá trị về một con người không dựa trên những gì họ có mà dựa trên những gì họ đã cho đi. Kẻ không bao giờ biết cho đi mới thực sự là người nghèo khốn cùng.
Thực vậy, sự giầu có về vật chất đôi khi làm con người nghèo khó về tinh thần. Sự nghèo khó vật chất đôi khi lại thảnh thơi tâm hồn. Kẻ tham lam thường nghèo đói về lòng nhân ái. Kẻ biết sống khó nghèo thường chứa chan tình yêu. Kẻ có chức có quyền dễ mất tính bao dung và thương xót. Kẻ khốn cùng dễ cảm thông với bất hạnh bần cùng của tha nhân.
Xét cho cùng, sự giầu có không hệ tại ở đồng tiền hay chức vị. Sự giầu có hệ tại ở những tương quan với đồng loại. Do vậy, điều mà con người cần tích lũy không phải là của cải trần gian mà là tình yêu đối với tha nhân. Điều mà con người thu gom không phải là hàng hoá xa sỉ phẩm mà là từng nghĩa cử cao đẹp chúng ta dành cho đồng loại.
Kẻ có chức có quyền càng bị kết án nặng hơn nếu họ không biết dùng địa vị của mình để phục vụ một cách vô vị lợi. Chính họ không những phải trả lẽ trước mặt Chúa về sự ích kỷ của mình, mà còn mất đi cơ hội mua lấy bạn hữu Nước Trời bằng tấm lòng rộng lượng của mình.
Mỗi người chúng ta chỉ là những quản lý của Chúa, hãy biết đón nhận trong sự khiêm tốn và biết trao ban cho anh em theo khả năng và hoàn cảnh của mình. Xét cho cùng, tất cả những gì chúng ta có, đều nhận lãnh do lòng quảng đại của Chúa. Do đó, những gì chúng ta cho, không phải chúng ta cho của riêng mình, nhưng là giao lại cho người khác những gì thuộc về Chúa. Dù vậy Chúa vẫn thưởng công cho chúng ta. Vì Chúa đã từng nói: “Thầy bảo thật anh em, người đó sẽ không mất phần thưởng đâu.” Amen
Giá trị của một món quà
LM Inhaxiô Trần Ngà
15:47 04/11/2009
Chúa Nhật 32 thường niên
Chúa Giê-su quan sát những người bỏ tiền dâng cúng cho đền thờ. Người thấy có lắm người giàu bỏ thật nhiều tiền. Cũng có một bà goá nghèo bỏ vào hòm tiền hai đồng xu nhỏ, nhưng đó là tất cả những gì bà có để nuôi thân. Lễ vật của bà tuy bé mọn nhưng gói ghém rất nhiều tình yêu. Chính vì thế, Chúa Giê-su cho rằng bà goá nầy đã dâng cho Thiên Chúa nhiều hơn tất cả những người khác, vì tuy họ bỏ nhiều tiền nhưng không nhiều tình yêu.
Đối với Chúa Giê-su, giá trị của món quà không tuỳ vào giá mua của món quà đó nhưng tuỳ vào mức độ yêu thương mà người cho đặt vào trong món quà.
Nếu có ai đó nài xin ta một số tiền mà lòng ta chẳng muốn cho. Nhưng vì người ấy cứ nài nỉ mãi khiến ta bực mình nên cuối cùng, để tống cổ người đó đi, ta đem cả cọc tiền lớn, bực bội ném cho người ấy và nói: “Tiền đây! Lải nhải hoài!” Chắc chắn người kia, dù nghèo thiếu đến mức nào đi nữa, sẽ quay mặt bỏ đi, mang theo một mối căm hờn.
Trái lại, khi đứa con nhỏ trong nhà muốn mừng kỷ niệm hôn phối ba mẹ mà chẳng có gì để dâng. Em lặn lội vào rừng ngắt một bông hoa dại nhỏ bé, đem về dâng lên ba mẹ với tất cả tình yêu thương. Chắc chắn ba mẹ em rất cảm động vì cảm nhận được nhiều yêu thương chứa đựng trong món quà bé nhỏ nầy.
Điều làm đẹp lòng Thiên Chúa không phải là dâng cho Người nhiều món quà lớn nhưng là dâng tình yêu lớn. Dâng cho Thiên Chúa những món quà lớn hay những thành quả to lớn mà thiếu vắng tình yêu, thì lễ vật đó sẽ trở thành rỗng không và chẳng có giá trị gì.
Thánh Phao-lô tông đồ, trong thư gửi tín hữu Cô-rinh-tô, từng khẳng định cách mạnh mẽ điều nầy: “Giả như tôi có nói được các thứ tiếng của loài người và của các thiên thần, mà không có đức mến, thì tôi cũng chẳng khác gì thanh la phèng phèng, chũm choẹ xoang xoảng. Giả như tôi được ơn nói tiên tri, và được biết hết mọi điều bí nhiệm, mọi lẽ cao siêu, hay có được có được tất cả đức tin đến chuyển núi dời non, mà không có đức mến, thì tôi cũng chẳng là gì. Giả như tôi có đem hết gia tài cơ nghiệp mà bố thí, hay nộp cả thân xác tôi để chịu thiêu đốt, mà không có đức mến, thì cũng chẳng ích gì cho tôi.” (I Cr 13, 1-3)
Mẹ Tê-rê-xa Calcutta cảm nhận sâu sắc bài học trên đây của Thánh Phao-lô nên Mẹ không chủ trương làm những công việc lớn, nhưng chỉ làm những việc nhỏ với tình yêu lớn. Trong bức thư gửi cho Đức Cố Hồng Y Fx. Nguyễn Văn Thuận, Mẹ Tê-rê-xa viết: “Điều đáng kể không phải là số lượng công tác ta làm, nhưng là mức độ tình yêu mà ta đặt vào trong mỗi công tác.” Thế nên, khi tiếp xúc với bất cứ ai, Mẹ đem lòng yêu thương người ấy như thể đó là người duy nhất trên đời trong giây phút đó.
Thánh nữ Têrêxa Hài Đồng Giê-su ban đầu cũng muốn dâng cho Thiên Chúa những món quà vĩ đại. Chị ước mơ “làm linh mục, phó tế, tông đồ, tiến sĩ Hội Thánh và chết vì đạo thánh…” để làm vinh danh Thiên Chúa và góp phần cứu rỗi các linh hồn; nhưng về sau, Chị khám phá được ơn gọi của mình là làm những việc bổn phận nhỏ nhặt hằng ngày với tất cả lòng yêu thương. Châm ngôn của Chị là: “sống mỗi phút giây hiện tại với tất cả lòng yêu thương.” Khi thực hiện châm ngôn nầy, Chị Thánh có vô vàn món quà cao đẹp dâng lên Thiên Chúa trong từng phút giây đời mình.
Thánh Phao-lô dạy: “Dù anh em ăn, dù anh em uống hay làm bất cứ việc gì khác, anh em hãy làm mọi sự vì Danh Chúa Giê-su Ki-tô và nhờ Ngài mà tạ ơn Thiên Chúa Cha.”
Trong tinh thần đó, chúng ta hãy kết hợp với Chúa Giê-su để làm các công việc bổn phận hằng ngày với lòng yêu mến Chúa.
Rồi chúng ta hãy đem những lễ vật đó đặt lên đĩa thánh và trong chén rượu, để cùng dâng lên Thiên Chúa trong thánh lễ hằng ngày hiệp với Mình Máu thánh Chúa Giê-su. Chắc chắn Thiên Chúa Cha sẽ rất vui lòng đón nhận và ban ơn cứu độ cho chúng ta cũng như cho các linh hồn.
Chúa Giê-su quan sát những người bỏ tiền dâng cúng cho đền thờ. Người thấy có lắm người giàu bỏ thật nhiều tiền. Cũng có một bà goá nghèo bỏ vào hòm tiền hai đồng xu nhỏ, nhưng đó là tất cả những gì bà có để nuôi thân. Lễ vật của bà tuy bé mọn nhưng gói ghém rất nhiều tình yêu. Chính vì thế, Chúa Giê-su cho rằng bà goá nầy đã dâng cho Thiên Chúa nhiều hơn tất cả những người khác, vì tuy họ bỏ nhiều tiền nhưng không nhiều tình yêu.
Đối với Chúa Giê-su, giá trị của món quà không tuỳ vào giá mua của món quà đó nhưng tuỳ vào mức độ yêu thương mà người cho đặt vào trong món quà.
Nếu có ai đó nài xin ta một số tiền mà lòng ta chẳng muốn cho. Nhưng vì người ấy cứ nài nỉ mãi khiến ta bực mình nên cuối cùng, để tống cổ người đó đi, ta đem cả cọc tiền lớn, bực bội ném cho người ấy và nói: “Tiền đây! Lải nhải hoài!” Chắc chắn người kia, dù nghèo thiếu đến mức nào đi nữa, sẽ quay mặt bỏ đi, mang theo một mối căm hờn.
Trái lại, khi đứa con nhỏ trong nhà muốn mừng kỷ niệm hôn phối ba mẹ mà chẳng có gì để dâng. Em lặn lội vào rừng ngắt một bông hoa dại nhỏ bé, đem về dâng lên ba mẹ với tất cả tình yêu thương. Chắc chắn ba mẹ em rất cảm động vì cảm nhận được nhiều yêu thương chứa đựng trong món quà bé nhỏ nầy.
Điều làm đẹp lòng Thiên Chúa không phải là dâng cho Người nhiều món quà lớn nhưng là dâng tình yêu lớn. Dâng cho Thiên Chúa những món quà lớn hay những thành quả to lớn mà thiếu vắng tình yêu, thì lễ vật đó sẽ trở thành rỗng không và chẳng có giá trị gì.
Thánh Phao-lô tông đồ, trong thư gửi tín hữu Cô-rinh-tô, từng khẳng định cách mạnh mẽ điều nầy: “Giả như tôi có nói được các thứ tiếng của loài người và của các thiên thần, mà không có đức mến, thì tôi cũng chẳng khác gì thanh la phèng phèng, chũm choẹ xoang xoảng. Giả như tôi được ơn nói tiên tri, và được biết hết mọi điều bí nhiệm, mọi lẽ cao siêu, hay có được có được tất cả đức tin đến chuyển núi dời non, mà không có đức mến, thì tôi cũng chẳng là gì. Giả như tôi có đem hết gia tài cơ nghiệp mà bố thí, hay nộp cả thân xác tôi để chịu thiêu đốt, mà không có đức mến, thì cũng chẳng ích gì cho tôi.” (I Cr 13, 1-3)
Mẹ Tê-rê-xa Calcutta cảm nhận sâu sắc bài học trên đây của Thánh Phao-lô nên Mẹ không chủ trương làm những công việc lớn, nhưng chỉ làm những việc nhỏ với tình yêu lớn. Trong bức thư gửi cho Đức Cố Hồng Y Fx. Nguyễn Văn Thuận, Mẹ Tê-rê-xa viết: “Điều đáng kể không phải là số lượng công tác ta làm, nhưng là mức độ tình yêu mà ta đặt vào trong mỗi công tác.” Thế nên, khi tiếp xúc với bất cứ ai, Mẹ đem lòng yêu thương người ấy như thể đó là người duy nhất trên đời trong giây phút đó.
Thánh nữ Têrêxa Hài Đồng Giê-su ban đầu cũng muốn dâng cho Thiên Chúa những món quà vĩ đại. Chị ước mơ “làm linh mục, phó tế, tông đồ, tiến sĩ Hội Thánh và chết vì đạo thánh…” để làm vinh danh Thiên Chúa và góp phần cứu rỗi các linh hồn; nhưng về sau, Chị khám phá được ơn gọi của mình là làm những việc bổn phận nhỏ nhặt hằng ngày với tất cả lòng yêu thương. Châm ngôn của Chị là: “sống mỗi phút giây hiện tại với tất cả lòng yêu thương.” Khi thực hiện châm ngôn nầy, Chị Thánh có vô vàn món quà cao đẹp dâng lên Thiên Chúa trong từng phút giây đời mình.
Thánh Phao-lô dạy: “Dù anh em ăn, dù anh em uống hay làm bất cứ việc gì khác, anh em hãy làm mọi sự vì Danh Chúa Giê-su Ki-tô và nhờ Ngài mà tạ ơn Thiên Chúa Cha.”
Trong tinh thần đó, chúng ta hãy kết hợp với Chúa Giê-su để làm các công việc bổn phận hằng ngày với lòng yêu mến Chúa.
Rồi chúng ta hãy đem những lễ vật đó đặt lên đĩa thánh và trong chén rượu, để cùng dâng lên Thiên Chúa trong thánh lễ hằng ngày hiệp với Mình Máu thánh Chúa Giê-su. Chắc chắn Thiên Chúa Cha sẽ rất vui lòng đón nhận và ban ơn cứu độ cho chúng ta cũng như cho các linh hồn.
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:04 04/11/2009
XƯƠNG NGƯỜI CHẾT KHÓ TÌM
Một hôm Alexandre đại đế nhìn thấy triết gia Hêl-lên-kê Dâ-mon-kra-tia đang chăm chú nhìn một đống xương người chết.
Đại đế hỏi ông ta:
- “Nhà người đang tìm gì vậy ?”
- “Tìm một chút đồ cũng không thấy.”
- “Đó là thứ gì vậy ?”
- “Xương của phụ thân ngài, và xương của tên nô lệ cho phụ thân ngài giống nhau quá.”
(Bài ca của loài ếch)
Suy tư:
Khi còn sống ở đời này thì ông vua, ông tổng thống ông chủ tịch khác với người thường dân, vì các ông ấy đi đâu cũng có xe trước xe sau hộ tống, tiền hô hậu ủng; người giàu có khác với người nghèo khổ, vì người giàu có ăn sung mặc sướng, không lo nghĩ nhiều đến ngày mai; người có học khác với người không có học, vì người có học thì thường được người khác trọng vọng...
Nhưng khi con người ta chết đi thì tất cả mọi người đều giống nhau, bởi vì tất cả chỉ còn lại nắm tro tàn, cũng chỉ là một bộ xương ghê gớm giống nhau khiến cho người yếu bóng vía khiếp sợ...
Nhưng người có đức tin và người không có đức tin thì khác nhau xa chừng chừng, người có đức tin khi sống ở thế gian này họ tin vào Thiên Chúa, và tin có đời sau, biết thực thi Lời Chúa dạy, cho nên họ biết đem cuộc sống của mình phó thác trong tay Chúa quan phòng.
Con người ta khi chết thì ai cũng giống nhau, cũng chỉ một nấm mồ lạnh lẽo.
Nhưng nếu có Thiên Chúa và có đời sau, thì những người không tin có Thiên Chúa và có đời sau thì sao nhỉ ?
Thật tội nghiệp cho họ.
------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Một hôm Alexandre đại đế nhìn thấy triết gia Hêl-lên-kê Dâ-mon-kra-tia đang chăm chú nhìn một đống xương người chết.
Đại đế hỏi ông ta:
- “Nhà người đang tìm gì vậy ?”
- “Tìm một chút đồ cũng không thấy.”
- “Đó là thứ gì vậy ?”
- “Xương của phụ thân ngài, và xương của tên nô lệ cho phụ thân ngài giống nhau quá.”
(Bài ca của loài ếch)
Suy tư:
Khi còn sống ở đời này thì ông vua, ông tổng thống ông chủ tịch khác với người thường dân, vì các ông ấy đi đâu cũng có xe trước xe sau hộ tống, tiền hô hậu ủng; người giàu có khác với người nghèo khổ, vì người giàu có ăn sung mặc sướng, không lo nghĩ nhiều đến ngày mai; người có học khác với người không có học, vì người có học thì thường được người khác trọng vọng...
Nhưng khi con người ta chết đi thì tất cả mọi người đều giống nhau, bởi vì tất cả chỉ còn lại nắm tro tàn, cũng chỉ là một bộ xương ghê gớm giống nhau khiến cho người yếu bóng vía khiếp sợ...
Nhưng người có đức tin và người không có đức tin thì khác nhau xa chừng chừng, người có đức tin khi sống ở thế gian này họ tin vào Thiên Chúa, và tin có đời sau, biết thực thi Lời Chúa dạy, cho nên họ biết đem cuộc sống của mình phó thác trong tay Chúa quan phòng.
Con người ta khi chết thì ai cũng giống nhau, cũng chỉ một nấm mồ lạnh lẽo.
Nhưng nếu có Thiên Chúa và có đời sau, thì những người không tin có Thiên Chúa và có đời sau thì sao nhỉ ?
Thật tội nghiệp cho họ.
------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:06 04/11/2009
Chương 21
“Cứ kiên nhẫn lúc gặp gian truân.”
(Rm 12, 12)
KIÊN NHẪN
“Cứ kiên nhẫn lúc gặp gian truân.”
(Rm 12, 12)
N2T |
1. Trong sự bình của chúng ta có sự kiên nhẫn lớn nhất.
(Thánh John Berchmens)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:07 04/11/2009
N2T |
272. Cần cù là cha của vui vẻ.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bên kia bức tường (1989 - 2009)
Nguyễn Quý Đại
16:15 04/11/2009
BÊN KIA BỨC TƯỜNG (1989-2009)
Thời gian trôi qua lịch sử và đời sống con người cũng đổi thay theo dòng đời, nhớ lại hai mươi năm trước đứng dưới tường dài và rào cản kiên cố chia đôi Berlin, không ai có thể tưởng tượng nổi nó sụp đổ sau một đêm. Nhờ vào hàng triệu cánh tay đưa lên tạo thành trận bão dân chủ quét đi chủ nghiã chuyên chính vô sản, chấm dứt chiến tranh lạnh. Các quốc gia Đông Âu thoát khỏi địa ngục hơn 40 năm dài dưới búa liềm, kềm kẹp… từ đó có đời sống mới với tự do và nhân quyền.
Nhìn lại bối cảnh lịch sử Âu Châu, từ Thế chiến II (1939-1945) Đức Quốc Xã thua trận ngày 30.4.1945 Hitler tự tử, người kế vị là Karl Doenitz (1891-†1980) đầu hàng vô điều kiện. Berlin bị chia làm 4 khu vực từ 08.5.1949 phần đất phía Tây Berlin quân Đồng minh (Anh-Pháp-Mỹ) kiểm soát, 24.05.1949 thành lập Bundesrepublik Deutschland/Cộng Hòa Liên Bang Ðức(BRD). Thủ tướng đầu tiên Theodor Heuss làm việc từ 1949-1954. Phía Ðông do Hồng Quân Nga (UdSSR) cai trị, ngày 07.10.1949 thành lập Cộng Hòa Dân Chủ Ðức/ Deutsche Demokratische Republik (DDR) theo chủ nghĩa cộng sản dưới sự lãnh đạo của chủ tịch Wilhelm Pieck trị vì từ 1949-1960.
Hai miền ngăn cách sự qua lại bị kiểm soát nghiêm ngặt, người Đức từ phiá Tây (BRD) có thể sang bên Đông (DDR) chơi và trở về không ai ở lại bên ấy. Ngược lại từ năm 1952 đến 1961 hơn 3,5 triệu người Ðông Ðức (DDR) không chấp nhận chế độ cộng sản độc tài trốn sang Tây Ðức. „Được gọi là bỏ phiếu bằng chân/Abstimmung mit den Füßen". Từ ngày 11.12.1957 nhà cầm quyền Đông Đức cấm công dân sang Tây Đức, ai vi phạm bị phạt tù ít nhất 3 năm, Họ ra đi không bao giờ trở lại, nên sau nầy DDR chỉ cho phép người lớn tuổi đi ra „ngoại quốc“ trong giới hạn.
Để đối phó với nền kinh tế suy sụp nhà cửa bị tàn phá trong chiến tranh, trước kế hoạch Marshall của Hoa Kỳ năm 1947 giúp các nước Tây Âu tái thiết. Stalin lo ngại các nước Đông Âu tiếp xúc với thế giới tự do, cấm không cho nhận viện trợ của Hoa Kỳ, từ 24. 7.1947 ra lệnh phong tỏa tất cả các ngỏ, lưu thông Đông-Tây, người dân sống ở phía Tây Berlin bị cô lập, máy bay quân sự của Đồng Minh hàng ngày phải cần hơn 1 ngàn phi vụ cung cấp theo nhu cầu 3440 tấn thực phẩm thả xuống Berlin, trẻ em gọi là „Rosinenbomber/ném bom kẹo“ cho đến tháng 5 năm 1948 chấm dứt trình trạng phong tỏa. Đồng thời Stalin thành lập tổ chức Comecon/Hội Nghị Tương Trợ Phát Triển Kinh Tế các nước Đông Âu do Hồng Quân Nga chiếm. Năm 1949 Liên Xô tiếp tục chi phối mọi hình thức lên các quốc gia Đông Âu theo chủ nghiã Marx-Lenin kinh tế tập trung của xã hội chủ nghĩa, tập thể hoá nông nghiệp, quốc hữu hoá công nghiệp nền kinh tế trở thành chậm tiến và lạc hậu. Josef Stalin (1879-†1957) nhà độc tài được đánh bóng là „Genius den Menschheit/ thiên tài của nhân loại“. Các quốc gia Tây Âu kinh tế phát triển, riêng Tây Đức phục hồi nhanh chóng trong vòng 15 năm sau trở lại điạ vị cường quốc, trong khi Đông Đức đời sống thiếu thốn nghèo khổ và lạc hậu.
Làn sóng người chạy trốn khỏi phiá Đông càng ngày càng gia tăng. Để ngăn chận các trường hợp trên ngày 01.08.1961, Tổng Bí thư đảng CS Liên Xô Krushchev đề nghị với Chủ tịch đảng Walter Ulbricht trị vì 1960-1973 „xây tường”. Chiều thứ bảy 12.8.1961 lúc 16:00 Chủ tịch đảng Walter Ulbricht cai trị từ 1960-1973 ký lệnh xây tường, thì nửa đêm Chúa nhật đã cho quân đội, cảnh sát và một số người được hỗ trợ của Hồng Quân Nga xây tường đến sáng 13.8.1961 đã có một phần tường là tuờng gạch, rồi là tường đúc bê tông, cho đến lúc hệ thống canh gác điện tử được thiết lập để canh giữ không cho người dân Đông Đức vượt qua Tây Đức, cho đến ngày bức tường hoàn toàn bị phá đổ 9.11.1989 tường dài:
* 156,4 km biên giới công sự ở Tây Berlin chiều cao 3,40-4,20 m
* 111,9 km đường bê tông và đá và hàng rào kẽm gai 44,5 km
* 43,7 km biên giới công sự Đông và Tây Berlin (khu vực ranh giới)
* 000,5 km vẫn còn lĩnh vực nhà, tường đất
* 058,95 km bảng tường biên giới chiều cao 3,40 m
* 068,42 km hàng rào kẽm được mở rộng với chiều cao 2,90 m
* 161 km đường đi có đèn chiếu sáng
* 113,85 km biên giới tín hiệu và rào chắn (GSSZ)
* 127,5 km về liên lạc và tín hiệu hàng rào
* 124,3 km Tuần tra
* 186 đài quan sát quanh Berlin 302 cái
* 31 đài chỉ huy
* 259 con chó săn chạy theo tường kiểm soát
* 20 lô cốt
Trong tổng số 167,8 km biên giới với Tây Berlin, 43,7 km nằm trong thành phố Berlin và 112,7 km nằm trong tỉnh Postdam. Có 63,8 km chạy qua khu vực có công trường xây dựng, 32 km xuyên qua vùng có rừng, 22,65 km qua đồng trống và 37,95 km nằm cạnh sông hay hồ. Hệ thống bảo vệ biên giới này có chiều ngang tổng cộng khoảng từ 30 m đến khoảng 500 m (ở Potsdam) tùy thuộc vào địa hình. Mìn và hệ thống súng bắn tự động không được lắp đặt ở Bức tường Berlin nhưng được gắn dọc theo biên giới Đức.
Khối Warszawa đã góp phần vào việc xây dựng tường này không những chia đôi nước Đức còn giữ một vai trò ngăn cách cả khối Đông Âu trong cuộc chiến tranh lạnh, trở thành biên giới giữa 2 khối Nato-Warszawa.
* Khối NATO (North Atlantic Treaty Organization) có 16 Quốc gia hội viên,(nay tăng lên là 28 quốc gia). Năm 1955 Tây Đức thuộc Nato và 1957 gia nhập Cộng đồng Châu Âu/ Europäische Gemeinschaft (EG), từ 1993 gọi là Liên Hiệp Châu Âu/ Europäische Union (EU)
* Khối Warszawa (Cooperation and Mutual Assistance) là một liên minh quân sự gồm 7 nước theo chủ nghiã cộng sản (Liên Xô, Ba Lan, Bulgaria, Đông Đức, Hungary, Romania, Tiệp Khắc)
Ngày 26 Juni.1963 TT. Kennedy (1917-†1963) thăm Berlin và đã tuyên bố „tôi là người Berlin/ ich bin ein Berliner và 12.Juni.1987 TT. Ronald Reagan (1911-†2004) đứng ở cổng Brandenburger Tor: kêu gọi chủ tịch đảng CS Nga Gorbatshow „hãy đập bỏ bức tường nầy/Herr Gorbatschow, reißen Sie diese Mauer nieder!/Mr. Gorbachev tear down this wall". Sau nầy Gorbatshow với chính sách „Glasnost/đổi mới“ không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước thuộc khối Đông Âu. Dẫn tới một làn sóng cách mạng tại Đông Âu trong suốt năm 1989, đưa tới sự sụp đổ thiên đàng cộng sản tháng 12.1991 tại liên bang Xô Viết.
Trước cao trào đòi dân chủ ở Đông Âu lên cao, Gorbatshow đã có lời cảnh cáo mạnh với chủ tịch đảng CS Honecker (1912-†1994) trong dịp tổ chức kỷ niệm 40 năm thành lập DDR ngày 7.10.1989 „wer zu spät kommt den bestraft das Leben/ ai đến trễ sẽ bị đời trừng trị“. Tối thứ Hai ngày 27.9.1989 tại thành phố Leipzig hàng chục ngàn người tham gia biểu tình gồm nhiều thành phần trong xã hội đòi chính quyền trả lại tự do dân chủ. Họ chọn tối thứ Hai hàng tuần tiếp tục biểu tình ở quảng trường Karl Marx. Ngày 9.10 gần 100 ngàn người đã tràn ra khắp mọi nẽo đường tuần hành lớn, sau đó số người càng đông hơn. Leipzig được gọi là thành phố anh hùng „Heldenstadt der DDR“. Phong trào biểu tình đã lan rộng nhanh chóng đến các thành phố lớn Berlin, Dresden, Potsdam. Ngày 23.10.1989 Honecker tuyên bố từ chức, cuối năm 1990 Erich Honecker bí mật chạy trốn sang Liên Xô lẩn tránh trong sứ quán Chile ở Moscow (Mạc Tư Khoa). Egon Krenz lên thay thế, sau đó được làm chủ tịch nước ngày 24.10.1989
Dưới thời cộng sản Đông Âu những lúc dân chúng đi biểu tình đều bị Hồng Quân Liên Xô đưa cả xe tăng để đàn áp bắn giết.( ) Nhưng ngọn đuốt đấu tranh chống lại chính sách độc tài của đảng cộng sản từ Balan năm 1981 do ban lãnh đạo Công Đoàn Đoàn Kết (CĐĐK) Cuộc đấu tranh và đình công dù bị đàn áp (Hồng Quân LX không tham dự, có thể thời đó Đức Giáo Hoàng John Paul II là người Balan?) trước cao trào đòi tự do dân chủ, nhà cầm quyền cộng sản Balan phải chấp nhận Hội Nghị Bàn Tròn với đại diện C.Đ.Đoàn Kết đưa đến tổng tuyển cử Tự Do năm 1989.
Ngày 2.5.1989 chính quyền Hungary lần đầu tiên quyết định tháo gỡ rào sắt và mở cửa biên giới với Áo từ đó các quốc gia Đông Ân tiếp xúc với thế giới Tự Do. Đầu tháng 7.1989 TT. George Bush tuyên bố ủng hộ các cuộc cải cách chính trị tại Đông Âu và chính thức thăm Balan và Hungary. Nhân dịp này mùa hè ngày 23.8 hàng ngàn người từ Đông Đức chạy qua Hungary và vào các toà đại sứ Đức xin tỵ nạn. Từ tháng 8.1989 toà đại sứ Tây Đức ở thủ đô Prag (Tiệp Khắc/Czechoslovakia từ năm 1994 được chia bởi 2 sắc dân thành Czech và Slovak). Được sự chú ý của thế giới khi bắt đầu có nhiều người Đông Đức chạy vào tỵ nạn. Giữa tháng Tám trong tòa đại sứ có 120 người, nhưng mỗi ngày có thêm từ 20 đến 50 người mới tỵ nạn. Đến ngày 23.8.1989 tòa đại sứ phải đóng cửa theo lệnh của bộ ngoại giao Tây Đức. Nhưng trong những tuần sau đó hàng ngàn người Đông Đức tiếp tục leo rào để vào tòa đại sứ khi thấy các công an Tiệp tỏ vẻ lơ là lúc canh gác. Trong tháng 9 số lượng người tỵ nạn lên đến chục ngàn người. Họ sống chen chúc trong tất cả mọi phòng ốc, không đủ chỗ để sinh hoạt, con cái của họ không có chỗ để chạy chơi. Ngoại trưởng Đức Hans-Dietrich Genscher phải sang Đông Berlin để thương lượng với chế độ cộng sản Đông Đức sau khi đã thoả thuận được với ngoại trưởng Liên xô ở bên lề cuộc họp của LHQ. Ngày 30.9.1989, lúc 19:00 Genscher đứng trên ban công của toà Đại sứ Tây Đức ở Prag đã chào mừng những người từ Đông Đức đến xin tỵ nạn là một ngày mang lại tự do „Liebe Landsleute, wir sind zu Ihnen gekommen um Ihnen mitzuteilen, dass heute Ihr ausreisen….der Tag, der die Freiheit brachte…chào mừng quý đồng hương, ngày hôm nay quý vị ra đi.. nhưng những ngày tới mang lại tự do“ Tiếng reo hò đón mừng bộ trưởng ngoại giao Genscher. Ông cho rằng việc xuất cảnh của những người tị nạn này đã bắt đầu cuộc cách mạng tự do ở Âu Châu. Hơn 17 ngàn nguời được tàu lửa chở về Tây Đức ngày 3.9.1989 được đón tiếp nồng hậu. Năm 2009 Kỷ niệm 20 năm thống nhất nước Đức, cựu bộ trưởng ngoại giao Genscher cho rằng "Họ muốn đi tìm tự do cho bản thân nhưng họ đã viết nên lịch sử".
Ngày 04.11.1989 hơn 1 triệu người biểu tình tại Berlin đòi hỏi tự do ngôn luận, báo chí và tự do lập hội. Đến ngày 08.11.1989 toàn thể bộ chính trị của Ban chấp hành trung ương đảng từ nhiệm. Trong cuộc họp báo Günter Schabowski là phát ngôn viên bộ chính trị đảng SED (cộng sản Đông Đức) tuyên bố tất cả công dân Đông Đức đều có thể đi du lịch "ra ngoại quốc". Đánh dấu trong lịch sử là ngày bức tường sụp đổ. Đêm thứ Năm ngày 9.11.1989 lúc 20:00 đài truyền hình thông báo „DDR öffnet Grenze/ Đông Đức mở cửa biên giới“. Mọi người còn ngỡ ngàng trước tin nóng bỏng chuyện khó tin dưới thời CS, cho tới 21 giờ người ta chạy đến các cửa biên giới còn đóng 22:30 làn sóng người càng đông hơn, họ hô lớn „mở cửa“. Lính gác bỏ ngỏ đến 00:02 ngày thứ Sáu toàn bộ cửa biên giới mở rộng sau hơn 28 năm. Hàng trăm ngàn người ở Berlin hai bên thành phố lâu nay bị chia đôi đã leo lên cổng thành Brandenburger vui mừng ôm nhau khóc vì sung sướng. Nhiều năm dưới chế độ cộng sản bị mật vụ „Stasi“ đàn áp bắt bớ giam cầm, nhưng không làm mất niềm tin vào tự do và dân chủ, các quán bia dọc theo biên giới mở cửa cho uống không lấy tiền. Những ngày sau hàng trăm ngàn dân Đông Berlin ào ạt du lịch "ra ngoại quốc". Sau đó Schabowski nói rằng: "không ai có thể tưởng tượng được trước các hậu quả khi bức tường đã mở ra". Ngày 11.11.1989 đoàn xe Trabi từ Đông Đức ào vào biên giới Herleshausen vào Tây Đức để thăm viếng và mua bán. Mỗi người từ bên Đông sang được tặng 100 Đức Mã để họ mua sắm. Các chợ bán hết sạch hàng hóa… (Giống như Việt Nam sau 30.4.1975 những đoàn người từ Bắc vô Nam mua xe đạp, radio, đồng hồ không người lái … hàng đoàn công voa bịt kín chở hàng chạy ra Bắc trong một thời gian lâu dài…) Trong thời gian nầy một phần lớn các anh chị đi „hợp tác lao động“ từ các nước Đông Âu bỏ trốn sang Tây Đức xin tỵ nạn, đời sống sinh hoạt của người Việt ồn ào hơn, người đi trước (thuyền nhân) đã hội nhập ổn định thì giúp người đến sau trong tình thân và cởi mở.
Ngày 22.12.1989 chính thức Brandenburger Tor mở dưới sự hiện diện của thủ tướng Helmut Kohl. Dù không còn biên giới nhưng đời sống còn ngăn cách giữa hai chế độ tự do và cộng sản. Quốc hội Đông Đức bầu Hans Modrow làm thủ tướng ngảy 17.11.1989, nhưng 3 ngày sau hơn 500 ngàn người biểu tình ở Leipzig đòi thống nhất nước Đức với rừng cờ Đức (đen đỏ vàng) và biểu ngữ „ Deutschland einig Vaterland/Wiedervereinigung…/ thống nhất nước Đức..“ Tình hình bắt đầu thay đổi theo từng giai đoạn để tiến tới thống nhất trên văn bản quốc tế. Hội Nghị Thượng Đỉnh Liên Xô và Hoa Kỳ ngày 03.12.1989 đồng ý thống nhất nước Đức.
Hối suất giữa đồng Đức Mã bên Tây 1.DM hơn 10 lần tiền Đông Đức (1=10), nhưng du khách từ Tây sang Đông buộc phải đổi 50.DM ngang với tiền ông Đức (50=50) du khách mất 450 tiền Đông Đức „bị ăn cướp có giấy tờ“
Theo hiệp ước thống nhất kinh tế tiền tệ có hiệu lực từ 01.7.1990, đổi một ăn một (1=1) không giới hạn, có nhiều người bổng dưng giàu có trong việc đổi đời. (cộng sản Việt Nam thì chủ trương mỗi gia đình tại miền Nam chỉ được phép đổi 200 Đồng VN, nhiều người buôn bán có tiền không đổi được trở thành trắng tay phải tự tử… Đổi tiền lần thứ 2 và đánh tư sản, cán bộ CS tịch thu tài sản đuổi người đi kinh tế mới!)…
Quốc Hội Đông Đức đề cử Lothar de Maizière ngày 12.4.1990 làm thủ tướng cuối cùng, có nhiệm vụ ký những hiệp ước quan trọng
16.7.1990 Thống nhất Đức vẫn thuộc khối Nato, chấm dứt mọi thù hằn Liên Xô là bạn.
31.8.1990 Đông và Tây Đức ký vào các điều ước thống nhất.
12.9.1990 Ký hiệp ước thống nhất đất nước với các đại diện tứ cường: Hoa Kỳ (James Baker), Pháp (Raland Dumas), Liên Xô (Eduard Schewarnadse); Anh Quốc (Douglas Hurd) phiá Đông Đức là (Lothar de Maiziere) Tây Đức (Hans- Dietrich Genscher)
Ngày 03.10.1990 là ngày vinh quang nhất của dân tộc Đức tự do đã chiến thắng bạo tàn. Ngày giải phóng người dân Đông Đức mang họ đến với thế giới tự do. Theo các hiệp ước cho đến ngày 31.8.1994 hơn 300 ngàn Hồng Quân Nga và 200 ngàn thân nhân rút về nước, chính phủ Đức phải trả hơn 20 tỷ Đức Mã cho việc rút quân trong 4 năm, để có thời gian giải quyết công ăn việc làm cho đám Hồng Quân Nga. Ngày 31.8.1994 quân Đồng Minh Anh, Pháp, Hoa Kỳ triệt thoái ra khỏi Berlin, không tốn tiền bồi thường.
Thống nhất nước Đức là ước mơ của dân tộc Đức, chấm dứt chiến tranh lạnh và sự sụp đổ cả hệ thống "độc tài đảng trị". Nhưng cũng gặp khá nhiều khó khăn, hơn 45 năm Đông Đức với nền kinh tế lạc hậu môi trường bị ô nhiễm, các xí nghiệp không thể cạnh tranh thị trường tự do, đi đến việc phá sản. Truờng hợp 8 ngàn xí nghiệp quốc doanh do Ngân Hàng Tín Dụng quản trị chỉ bán được 12 công ty thu 800 triệu DM, trong khi số nợ thời Đông Đức cũ còn lại phải trả 108 tỷ DM! vấn đề đổi một đồng ăn một đồng là một tai hại gánh nặng kinh tế!
Chuyện bên kia bức tường nhiều người không biết, từ (1945-1990) 45 năm dưới Xã Hội Chủ Nghiã để lại di sản chưa từng có trong lịch sử là những món nợ cao hơn núi. Tất cả các mặt hàng sản xuất phẩm chất kém không thể cạnh tranh, không bán hàng được phải sa thải công nhân, thất nghiệp lên cao. Nhiều người sang Tây tìm việc nhà cửa thêm khan hiếm, cán cân sinh hoạt bị xáo trộn, chính phủ phải trả tiền thất nghiệp, tiền cho trẻ em, tiền hưu trí, bảo hiểm sức khoẻ, tiền in sách vở cho học sinh theo hệ thống giáo dục mới. Tiền xây dựng đường sá cầu cống… Người đi làm đóng thuế tăng, một số tiền khổng lồ chạy qua Đông. Hơn 1000 tỷ DM để đầu tư xây đựng lại phiá Đông, không thấm vào đâu như muối bỏ biển. Bởi vậy người dân bên Tây có khuynh hướng coi Đông Đức là một cái máng ăn không đáy, làm hao mòn tài nguyên quốc gia. Tường Berlin sụp đổ, nhưng bức tường vẫn còn ngăn cách trong lòng người. Lý do mức sống của phiá Đông còn thấp hơn bên Tây, không thể một sớm chiều phục hồi được từ đó sinh ra lòng đố kỵ. Theo dư luận nguời bên Đông làm việc kiến thức kém lười biếng, thiếu tinh thần trách nhiệm và mặc cảm là người „ngoại quốc“
Con người không bao giờ hài lòng với đời sống hiện tại, mà quên nhìn lại quá khứ một đời sống đen tối dưới thời cộng sản. Hơn 136 nạn nhân bị bắn chết trên tường (chưa tính người bị bắn chết dọc theo tường, hàng rào, trên sông) và hơn 75.000 người bị tù kết tội „phản động“ vì bỏ nước ra đi. Hàng năm vẫn có người đào thoát bằng mọi phương tiện như dùng khinh khí cầu, đào đường hầm dưới tường.. Một nhà phê bình đã nhận xét nhà văn Herta Müller được trao giải văn chương cao quý Nobel 2009: “Hai mươi năm sau sự phân chia Đông-Tây của nước Đức, Herta Müller đã được trao giải thưởng vì bà đã duy trì những ký ức về sự vô nhân của chế độ cộng sản. Bà là điển hình cho một dòng văn chương Châu Âu, quyết tâm đem lịch sử vào hiện tại với sự sắc sảo của phân tích và sự chính xác của thi ca.“. Bà Müller đã mô tả được nỗi lòng của mình từng sống trong xã hội, trên một mảnh đất bị tước đi quyền làm chủ chính mình….
Thủ tướng Đức bà Angela Merkel đã nói: Es ist ganz, ganz wichtig, auch in dem Maße wie die Zeit in der DDR ja Geschichte wird, dass wir dieses Kapitel der DDR-Diktatur nicht ausblenden, nicht vergessen und dass wir möglichst auch Menschen immer wieder ermutigen, von dem zu erzählen, was damals passiert ist, wie es war/Một điều rất quan trọng, là chúng ta không được xoá bỏ, không được quên giai đoạn độc tài của chế độ DDR, dù nó là lịch sử. Và chúng ta phải khuyến khích mọi người kể về nó, những gì đã xảy ra, cũng như xảy ra như thế nào."
Hai mươi năm trôi qua đánh dấu một thắng lợi trong lịch sử Đức, vấn đề dân chủ trở thành tuyệt đối của nhân loại và chế độ độc tài, phi nhân bị đào thải. Chúng ta là nhân chứng của lịch sử qua sự thống nhất Việt Nam và nước Đức. Tường Bá Linh sụp đổ thì người người ôm hôn nhau vui mừng.. trong khi VN thống nhất nhiều trại tập trung cải tạo mở ra, hàng triệu người miền Nam gạt nước mắt ra đi. Nước Đức thống nhất xã hội vững mạnh tự do dân chủ, dân quyền được tôn trọng, cựu đảng cộng sản được phép tiếp tục hoạt động dù một thiểu số nhưng vẫn được tôn trọng, những người có tội được tòa án xét xử công minh, Honecker được tha bổng, sang sống với con gái ở Chile được hưởng tiền hưu trí và mất vì bệnh năm 1994, Egon Krenz bị kết án tù một thời gian ngắn, được đối xử công bình như mọi người. Dù kinh tế thế giới suy thoái nhưng tại Đức đời sống an sinh xã hội bảo đảm tốt đẹp.
Mong nhà cầm quyền Việt Nam nhìn thấy và so sánh sự phát triển của nước Đức trong 20 năm và vì sao Việt Nam sau 34 năm người dân vẫn nghèo, trẻ em thất học, đời sống còn chậm tiến…Nên rút ra một bài học quý giá để xây dựng quê hương tốt đẹp phú cường, tôn trọng tự do dân chủ, bảo vệ lãnh hải, lãnh thổ để có thể tự hào dân tộc Việt Nam hơn 4 ngàn năm dựng nước và giữ nước, phải học những sai lầm của lịch sử thế giới, đừng để những sai lầm tiếp tục tồn tại với dân tộc Việt Nam.
Tài liệu tham khảo
Universal Lexikon (Faktum)
Zeitbild Die goldenen zwanziger Jahre (Ueberreuter)
Schlagzeitlen des 20. Jahrhunderts
Hình tài liệu từ Internet
Những thời điểm nổi dậy chống chủ nghiã cộng sản, bị đàn áp tại các gia Đông Âu
*Năm 1950 trước cổng Brandenburg công nhân lao động biểu tình bị đàn áp. Ngày 16 và 17 tháng 7 năm 1952 „Volksaufstand“ quần chúng nổi dậy chế độ CS, bị Hồng Quân LX cho xe tăng vào Potsdamer platz đàn áp bắn chết 19 người và 126 bị thương nặng…
*Hồng Quân Liên Xô 1956 cả xe tăng đàn áp ở Poznam và Warsaw Balan.
*Ngày 4.11.1956 dân chúng nổi lên đập tượng Stalin ở Budapest, Hồng quân LX vào thủ đô Hungary với 2500 xe tăng và 200 ngàn quân với cuộc đàn áp đẩm máu..
*Đêm 20.8.1968 đưa hơn 500 ngàn quân vào thủ đô Prag đàn áp biểu tình “Prager Frühling“. Hơn 100 người thiệt mạng hàng ngàn bị bắt… khó quên trong lòng người Tiệp
*Romania năm 1977 ở vùng thung lũng Jiu và năm 1987 ở Bradsov nổi dậy chống chính quyển nhưng bị mật vụ Ceausescu đàn áp và thủ tiêu. Tháng 12.1989 cách mạng bùng nổ vợ chồng nhà độc tài Ceausescu bị giết
Thời gian trôi qua lịch sử và đời sống con người cũng đổi thay theo dòng đời, nhớ lại hai mươi năm trước đứng dưới tường dài và rào cản kiên cố chia đôi Berlin, không ai có thể tưởng tượng nổi nó sụp đổ sau một đêm. Nhờ vào hàng triệu cánh tay đưa lên tạo thành trận bão dân chủ quét đi chủ nghiã chuyên chính vô sản, chấm dứt chiến tranh lạnh. Các quốc gia Đông Âu thoát khỏi địa ngục hơn 40 năm dài dưới búa liềm, kềm kẹp… từ đó có đời sống mới với tự do và nhân quyền.
Hai miền ngăn cách sự qua lại bị kiểm soát nghiêm ngặt, người Đức từ phiá Tây (BRD) có thể sang bên Đông (DDR) chơi và trở về không ai ở lại bên ấy. Ngược lại từ năm 1952 đến 1961 hơn 3,5 triệu người Ðông Ðức (DDR) không chấp nhận chế độ cộng sản độc tài trốn sang Tây Ðức. „Được gọi là bỏ phiếu bằng chân/Abstimmung mit den Füßen". Từ ngày 11.12.1957 nhà cầm quyền Đông Đức cấm công dân sang Tây Đức, ai vi phạm bị phạt tù ít nhất 3 năm, Họ ra đi không bao giờ trở lại, nên sau nầy DDR chỉ cho phép người lớn tuổi đi ra „ngoại quốc“ trong giới hạn.
Để đối phó với nền kinh tế suy sụp nhà cửa bị tàn phá trong chiến tranh, trước kế hoạch Marshall của Hoa Kỳ năm 1947 giúp các nước Tây Âu tái thiết. Stalin lo ngại các nước Đông Âu tiếp xúc với thế giới tự do, cấm không cho nhận viện trợ của Hoa Kỳ, từ 24. 7.1947 ra lệnh phong tỏa tất cả các ngỏ, lưu thông Đông-Tây, người dân sống ở phía Tây Berlin bị cô lập, máy bay quân sự của Đồng Minh hàng ngày phải cần hơn 1 ngàn phi vụ cung cấp theo nhu cầu 3440 tấn thực phẩm thả xuống Berlin, trẻ em gọi là „Rosinenbomber/ném bom kẹo“ cho đến tháng 5 năm 1948 chấm dứt trình trạng phong tỏa. Đồng thời Stalin thành lập tổ chức Comecon/Hội Nghị Tương Trợ Phát Triển Kinh Tế các nước Đông Âu do Hồng Quân Nga chiếm. Năm 1949 Liên Xô tiếp tục chi phối mọi hình thức lên các quốc gia Đông Âu theo chủ nghiã Marx-Lenin kinh tế tập trung của xã hội chủ nghĩa, tập thể hoá nông nghiệp, quốc hữu hoá công nghiệp nền kinh tế trở thành chậm tiến và lạc hậu. Josef Stalin (1879-†1957) nhà độc tài được đánh bóng là „Genius den Menschheit/ thiên tài của nhân loại“. Các quốc gia Tây Âu kinh tế phát triển, riêng Tây Đức phục hồi nhanh chóng trong vòng 15 năm sau trở lại điạ vị cường quốc, trong khi Đông Đức đời sống thiếu thốn nghèo khổ và lạc hậu.
* 156,4 km biên giới công sự ở Tây Berlin chiều cao 3,40-4,20 m
* 111,9 km đường bê tông và đá và hàng rào kẽm gai 44,5 km
* 43,7 km biên giới công sự Đông và Tây Berlin (khu vực ranh giới)
* 000,5 km vẫn còn lĩnh vực nhà, tường đất
* 058,95 km bảng tường biên giới chiều cao 3,40 m
* 068,42 km hàng rào kẽm được mở rộng với chiều cao 2,90 m
* 161 km đường đi có đèn chiếu sáng
* 113,85 km biên giới tín hiệu và rào chắn (GSSZ)
* 127,5 km về liên lạc và tín hiệu hàng rào
* 124,3 km Tuần tra
* 186 đài quan sát quanh Berlin 302 cái
* 31 đài chỉ huy
* 259 con chó săn chạy theo tường kiểm soát
* 20 lô cốt
Khối Warszawa đã góp phần vào việc xây dựng tường này không những chia đôi nước Đức còn giữ một vai trò ngăn cách cả khối Đông Âu trong cuộc chiến tranh lạnh, trở thành biên giới giữa 2 khối Nato-Warszawa.
* Khối NATO (North Atlantic Treaty Organization) có 16 Quốc gia hội viên,(nay tăng lên là 28 quốc gia). Năm 1955 Tây Đức thuộc Nato và 1957 gia nhập Cộng đồng Châu Âu/ Europäische Gemeinschaft (EG), từ 1993 gọi là Liên Hiệp Châu Âu/ Europäische Union (EU)
* Khối Warszawa (Cooperation and Mutual Assistance) là một liên minh quân sự gồm 7 nước theo chủ nghiã cộng sản (Liên Xô, Ba Lan, Bulgaria, Đông Đức, Hungary, Romania, Tiệp Khắc)
Ngày 26 Juni.1963 TT. Kennedy (1917-†1963) thăm Berlin và đã tuyên bố „tôi là người Berlin/ ich bin ein Berliner và 12.Juni.1987 TT. Ronald Reagan (1911-†2004) đứng ở cổng Brandenburger Tor: kêu gọi chủ tịch đảng CS Nga Gorbatshow „hãy đập bỏ bức tường nầy/Herr Gorbatschow, reißen Sie diese Mauer nieder!/Mr. Gorbachev tear down this wall". Sau nầy Gorbatshow với chính sách „Glasnost/đổi mới“ không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước thuộc khối Đông Âu. Dẫn tới một làn sóng cách mạng tại Đông Âu trong suốt năm 1989, đưa tới sự sụp đổ thiên đàng cộng sản tháng 12.1991 tại liên bang Xô Viết.
Trước cao trào đòi dân chủ ở Đông Âu lên cao, Gorbatshow đã có lời cảnh cáo mạnh với chủ tịch đảng CS Honecker (1912-†1994) trong dịp tổ chức kỷ niệm 40 năm thành lập DDR ngày 7.10.1989 „wer zu spät kommt den bestraft das Leben/ ai đến trễ sẽ bị đời trừng trị“. Tối thứ Hai ngày 27.9.1989 tại thành phố Leipzig hàng chục ngàn người tham gia biểu tình gồm nhiều thành phần trong xã hội đòi chính quyền trả lại tự do dân chủ. Họ chọn tối thứ Hai hàng tuần tiếp tục biểu tình ở quảng trường Karl Marx. Ngày 9.10 gần 100 ngàn người đã tràn ra khắp mọi nẽo đường tuần hành lớn, sau đó số người càng đông hơn. Leipzig được gọi là thành phố anh hùng „Heldenstadt der DDR“. Phong trào biểu tình đã lan rộng nhanh chóng đến các thành phố lớn Berlin, Dresden, Potsdam. Ngày 23.10.1989 Honecker tuyên bố từ chức, cuối năm 1990 Erich Honecker bí mật chạy trốn sang Liên Xô lẩn tránh trong sứ quán Chile ở Moscow (Mạc Tư Khoa). Egon Krenz lên thay thế, sau đó được làm chủ tịch nước ngày 24.10.1989
Dưới thời cộng sản Đông Âu những lúc dân chúng đi biểu tình đều bị Hồng Quân Liên Xô đưa cả xe tăng để đàn áp bắn giết.( ) Nhưng ngọn đuốt đấu tranh chống lại chính sách độc tài của đảng cộng sản từ Balan năm 1981 do ban lãnh đạo Công Đoàn Đoàn Kết (CĐĐK) Cuộc đấu tranh và đình công dù bị đàn áp (Hồng Quân LX không tham dự, có thể thời đó Đức Giáo Hoàng John Paul II là người Balan?) trước cao trào đòi tự do dân chủ, nhà cầm quyền cộng sản Balan phải chấp nhận Hội Nghị Bàn Tròn với đại diện C.Đ.Đoàn Kết đưa đến tổng tuyển cử Tự Do năm 1989.
Ngày 04.11.1989 hơn 1 triệu người biểu tình tại Berlin đòi hỏi tự do ngôn luận, báo chí và tự do lập hội. Đến ngày 08.11.1989 toàn thể bộ chính trị của Ban chấp hành trung ương đảng từ nhiệm. Trong cuộc họp báo Günter Schabowski là phát ngôn viên bộ chính trị đảng SED (cộng sản Đông Đức) tuyên bố tất cả công dân Đông Đức đều có thể đi du lịch "ra ngoại quốc". Đánh dấu trong lịch sử là ngày bức tường sụp đổ. Đêm thứ Năm ngày 9.11.1989 lúc 20:00 đài truyền hình thông báo „DDR öffnet Grenze/ Đông Đức mở cửa biên giới“. Mọi người còn ngỡ ngàng trước tin nóng bỏng chuyện khó tin dưới thời CS, cho tới 21 giờ người ta chạy đến các cửa biên giới còn đóng 22:30 làn sóng người càng đông hơn, họ hô lớn „mở cửa“. Lính gác bỏ ngỏ đến 00:02 ngày thứ Sáu toàn bộ cửa biên giới mở rộng sau hơn 28 năm. Hàng trăm ngàn người ở Berlin hai bên thành phố lâu nay bị chia đôi đã leo lên cổng thành Brandenburger vui mừng ôm nhau khóc vì sung sướng. Nhiều năm dưới chế độ cộng sản bị mật vụ „Stasi“ đàn áp bắt bớ giam cầm, nhưng không làm mất niềm tin vào tự do và dân chủ, các quán bia dọc theo biên giới mở cửa cho uống không lấy tiền. Những ngày sau hàng trăm ngàn dân Đông Berlin ào ạt du lịch "ra ngoại quốc". Sau đó Schabowski nói rằng: "không ai có thể tưởng tượng được trước các hậu quả khi bức tường đã mở ra". Ngày 11.11.1989 đoàn xe Trabi từ Đông Đức ào vào biên giới Herleshausen vào Tây Đức để thăm viếng và mua bán. Mỗi người từ bên Đông sang được tặng 100 Đức Mã để họ mua sắm. Các chợ bán hết sạch hàng hóa… (Giống như Việt Nam sau 30.4.1975 những đoàn người từ Bắc vô Nam mua xe đạp, radio, đồng hồ không người lái … hàng đoàn công voa bịt kín chở hàng chạy ra Bắc trong một thời gian lâu dài…) Trong thời gian nầy một phần lớn các anh chị đi „hợp tác lao động“ từ các nước Đông Âu bỏ trốn sang Tây Đức xin tỵ nạn, đời sống sinh hoạt của người Việt ồn ào hơn, người đi trước (thuyền nhân) đã hội nhập ổn định thì giúp người đến sau trong tình thân và cởi mở.
Ngày 22.12.1989 chính thức Brandenburger Tor mở dưới sự hiện diện của thủ tướng Helmut Kohl. Dù không còn biên giới nhưng đời sống còn ngăn cách giữa hai chế độ tự do và cộng sản. Quốc hội Đông Đức bầu Hans Modrow làm thủ tướng ngảy 17.11.1989, nhưng 3 ngày sau hơn 500 ngàn người biểu tình ở Leipzig đòi thống nhất nước Đức với rừng cờ Đức (đen đỏ vàng) và biểu ngữ „ Deutschland einig Vaterland/Wiedervereinigung…/ thống nhất nước Đức..“ Tình hình bắt đầu thay đổi theo từng giai đoạn để tiến tới thống nhất trên văn bản quốc tế. Hội Nghị Thượng Đỉnh Liên Xô và Hoa Kỳ ngày 03.12.1989 đồng ý thống nhất nước Đức.
Hối suất giữa đồng Đức Mã bên Tây 1.DM hơn 10 lần tiền Đông Đức (1=10), nhưng du khách từ Tây sang Đông buộc phải đổi 50.DM ngang với tiền ông Đức (50=50) du khách mất 450 tiền Đông Đức „bị ăn cướp có giấy tờ“
Theo hiệp ước thống nhất kinh tế tiền tệ có hiệu lực từ 01.7.1990, đổi một ăn một (1=1) không giới hạn, có nhiều người bổng dưng giàu có trong việc đổi đời. (cộng sản Việt Nam thì chủ trương mỗi gia đình tại miền Nam chỉ được phép đổi 200 Đồng VN, nhiều người buôn bán có tiền không đổi được trở thành trắng tay phải tự tử… Đổi tiền lần thứ 2 và đánh tư sản, cán bộ CS tịch thu tài sản đuổi người đi kinh tế mới!)…
Quốc Hội Đông Đức đề cử Lothar de Maizière ngày 12.4.1990 làm thủ tướng cuối cùng, có nhiệm vụ ký những hiệp ước quan trọng
16.7.1990 Thống nhất Đức vẫn thuộc khối Nato, chấm dứt mọi thù hằn Liên Xô là bạn.
31.8.1990 Đông và Tây Đức ký vào các điều ước thống nhất.
12.9.1990 Ký hiệp ước thống nhất đất nước với các đại diện tứ cường: Hoa Kỳ (James Baker), Pháp (Raland Dumas), Liên Xô (Eduard Schewarnadse); Anh Quốc (Douglas Hurd) phiá Đông Đức là (Lothar de Maiziere) Tây Đức (Hans- Dietrich Genscher)
Ngày 03.10.1990 là ngày vinh quang nhất của dân tộc Đức tự do đã chiến thắng bạo tàn. Ngày giải phóng người dân Đông Đức mang họ đến với thế giới tự do. Theo các hiệp ước cho đến ngày 31.8.1994 hơn 300 ngàn Hồng Quân Nga và 200 ngàn thân nhân rút về nước, chính phủ Đức phải trả hơn 20 tỷ Đức Mã cho việc rút quân trong 4 năm, để có thời gian giải quyết công ăn việc làm cho đám Hồng Quân Nga. Ngày 31.8.1994 quân Đồng Minh Anh, Pháp, Hoa Kỳ triệt thoái ra khỏi Berlin, không tốn tiền bồi thường.
Thống nhất nước Đức là ước mơ của dân tộc Đức, chấm dứt chiến tranh lạnh và sự sụp đổ cả hệ thống "độc tài đảng trị". Nhưng cũng gặp khá nhiều khó khăn, hơn 45 năm Đông Đức với nền kinh tế lạc hậu môi trường bị ô nhiễm, các xí nghiệp không thể cạnh tranh thị trường tự do, đi đến việc phá sản. Truờng hợp 8 ngàn xí nghiệp quốc doanh do Ngân Hàng Tín Dụng quản trị chỉ bán được 12 công ty thu 800 triệu DM, trong khi số nợ thời Đông Đức cũ còn lại phải trả 108 tỷ DM! vấn đề đổi một đồng ăn một đồng là một tai hại gánh nặng kinh tế!
Chuyện bên kia bức tường nhiều người không biết, từ (1945-1990) 45 năm dưới Xã Hội Chủ Nghiã để lại di sản chưa từng có trong lịch sử là những món nợ cao hơn núi. Tất cả các mặt hàng sản xuất phẩm chất kém không thể cạnh tranh, không bán hàng được phải sa thải công nhân, thất nghiệp lên cao. Nhiều người sang Tây tìm việc nhà cửa thêm khan hiếm, cán cân sinh hoạt bị xáo trộn, chính phủ phải trả tiền thất nghiệp, tiền cho trẻ em, tiền hưu trí, bảo hiểm sức khoẻ, tiền in sách vở cho học sinh theo hệ thống giáo dục mới. Tiền xây dựng đường sá cầu cống… Người đi làm đóng thuế tăng, một số tiền khổng lồ chạy qua Đông. Hơn 1000 tỷ DM để đầu tư xây đựng lại phiá Đông, không thấm vào đâu như muối bỏ biển. Bởi vậy người dân bên Tây có khuynh hướng coi Đông Đức là một cái máng ăn không đáy, làm hao mòn tài nguyên quốc gia. Tường Berlin sụp đổ, nhưng bức tường vẫn còn ngăn cách trong lòng người. Lý do mức sống của phiá Đông còn thấp hơn bên Tây, không thể một sớm chiều phục hồi được từ đó sinh ra lòng đố kỵ. Theo dư luận nguời bên Đông làm việc kiến thức kém lười biếng, thiếu tinh thần trách nhiệm và mặc cảm là người „ngoại quốc“
Con người không bao giờ hài lòng với đời sống hiện tại, mà quên nhìn lại quá khứ một đời sống đen tối dưới thời cộng sản. Hơn 136 nạn nhân bị bắn chết trên tường (chưa tính người bị bắn chết dọc theo tường, hàng rào, trên sông) và hơn 75.000 người bị tù kết tội „phản động“ vì bỏ nước ra đi. Hàng năm vẫn có người đào thoát bằng mọi phương tiện như dùng khinh khí cầu, đào đường hầm dưới tường.. Một nhà phê bình đã nhận xét nhà văn Herta Müller được trao giải văn chương cao quý Nobel 2009: “Hai mươi năm sau sự phân chia Đông-Tây của nước Đức, Herta Müller đã được trao giải thưởng vì bà đã duy trì những ký ức về sự vô nhân của chế độ cộng sản. Bà là điển hình cho một dòng văn chương Châu Âu, quyết tâm đem lịch sử vào hiện tại với sự sắc sảo của phân tích và sự chính xác của thi ca.“. Bà Müller đã mô tả được nỗi lòng của mình từng sống trong xã hội, trên một mảnh đất bị tước đi quyền làm chủ chính mình….
Thủ tướng Đức bà Angela Merkel đã nói: Es ist ganz, ganz wichtig, auch in dem Maße wie die Zeit in der DDR ja Geschichte wird, dass wir dieses Kapitel der DDR-Diktatur nicht ausblenden, nicht vergessen und dass wir möglichst auch Menschen immer wieder ermutigen, von dem zu erzählen, was damals passiert ist, wie es war/Một điều rất quan trọng, là chúng ta không được xoá bỏ, không được quên giai đoạn độc tài của chế độ DDR, dù nó là lịch sử. Và chúng ta phải khuyến khích mọi người kể về nó, những gì đã xảy ra, cũng như xảy ra như thế nào."
Hai mươi năm trôi qua đánh dấu một thắng lợi trong lịch sử Đức, vấn đề dân chủ trở thành tuyệt đối của nhân loại và chế độ độc tài, phi nhân bị đào thải. Chúng ta là nhân chứng của lịch sử qua sự thống nhất Việt Nam và nước Đức. Tường Bá Linh sụp đổ thì người người ôm hôn nhau vui mừng.. trong khi VN thống nhất nhiều trại tập trung cải tạo mở ra, hàng triệu người miền Nam gạt nước mắt ra đi. Nước Đức thống nhất xã hội vững mạnh tự do dân chủ, dân quyền được tôn trọng, cựu đảng cộng sản được phép tiếp tục hoạt động dù một thiểu số nhưng vẫn được tôn trọng, những người có tội được tòa án xét xử công minh, Honecker được tha bổng, sang sống với con gái ở Chile được hưởng tiền hưu trí và mất vì bệnh năm 1994, Egon Krenz bị kết án tù một thời gian ngắn, được đối xử công bình như mọi người. Dù kinh tế thế giới suy thoái nhưng tại Đức đời sống an sinh xã hội bảo đảm tốt đẹp.
Mong nhà cầm quyền Việt Nam nhìn thấy và so sánh sự phát triển của nước Đức trong 20 năm và vì sao Việt Nam sau 34 năm người dân vẫn nghèo, trẻ em thất học, đời sống còn chậm tiến…Nên rút ra một bài học quý giá để xây dựng quê hương tốt đẹp phú cường, tôn trọng tự do dân chủ, bảo vệ lãnh hải, lãnh thổ để có thể tự hào dân tộc Việt Nam hơn 4 ngàn năm dựng nước và giữ nước, phải học những sai lầm của lịch sử thế giới, đừng để những sai lầm tiếp tục tồn tại với dân tộc Việt Nam.
Tài liệu tham khảo
Universal Lexikon (Faktum)
Zeitbild Die goldenen zwanziger Jahre (Ueberreuter)
Schlagzeitlen des 20. Jahrhunderts
Hình tài liệu từ Internet
Những thời điểm nổi dậy chống chủ nghiã cộng sản, bị đàn áp tại các gia Đông Âu
*Năm 1950 trước cổng Brandenburg công nhân lao động biểu tình bị đàn áp. Ngày 16 và 17 tháng 7 năm 1952 „Volksaufstand“ quần chúng nổi dậy chế độ CS, bị Hồng Quân LX cho xe tăng vào Potsdamer platz đàn áp bắn chết 19 người và 126 bị thương nặng…
*Hồng Quân Liên Xô 1956 cả xe tăng đàn áp ở Poznam và Warsaw Balan.
*Ngày 4.11.1956 dân chúng nổi lên đập tượng Stalin ở Budapest, Hồng quân LX vào thủ đô Hungary với 2500 xe tăng và 200 ngàn quân với cuộc đàn áp đẩm máu..
*Đêm 20.8.1968 đưa hơn 500 ngàn quân vào thủ đô Prag đàn áp biểu tình “Prager Frühling“. Hơn 100 người thiệt mạng hàng ngàn bị bắt… khó quên trong lòng người Tiệp
*Romania năm 1977 ở vùng thung lũng Jiu và năm 1987 ở Bradsov nổi dậy chống chính quyển nhưng bị mật vụ Ceausescu đàn áp và thủ tiêu. Tháng 12.1989 cách mạng bùng nổ vợ chồng nhà độc tài Ceausescu bị giết
Lễ Thánh Charles Borromeo, Lễ của Gioan Phaolô II
Bùi Hữu Thư
16:33 04/11/2009
Gương thánh Charles Borromeo cho giới trẻ
Rôma, Thứ Tư 4 tháng 11, 2009 (Le Monde vu de Rome) – Lễ thánh Charles Borromeo, ngày 4 tháng 11 này không thiếu vắng tại Vatican: đây là lễ thánh quan thầy của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II - Karol Wojtyla. Đức Thánh Cha Benedict XVI đã nhắc đến hôm nay khi nói với các người Ba Lan hiện diện trong buổi tiếp kiến ngày thứ tư tại quảng trường Thánh Phêrô.
Đức Thánh Cha Benedict XVI, đã nói bằng tiếng Ba Lan, “Vào ngày lễ thánh Charles Borromeo, chúng ta tưởng nhớ vị tiền nhiệm của tôi, Người Đầy Tớ của Thiên Chúa Gioan Phaolô II.”
Đức Thánh Cha Benedict XVI đã mong rằng “gương sống và giáo huấn của Gioan Phaolô II giúp chúng ta thêm vững mạnh trong đức tin và thúc đẩy chúng ta trên con đường nên thánh.”
Đức Thánh Cha Benedict XVI cũng giới thiệu với giới trẻ, với các người bệnh tật và những cặp vợ chồng mới thành hôn, khi ngài nhắc đến ngày lễ của “vị giám mục nổi danh của giáo phận Milan, một người có một tình yêu Thiên Chúa nồng cháy, và đã là bậc thầy và linh hướng không biết mệt của những người anh chị em của ngài.”
“Chớ gì gương sống của ngài sẽ giúp đỡ các bạn trẻ, để các bạn được Chúa Kitô dẫn dắt trong mọi lựa chọn hàng ngày; hỡi các bệnh nhân, chớ gì các bạn cũng được khuyến khích để dâng trọn những đau đớn của các bạn cho các chủ chăn của Giáo Hội và cho sự cứu rỗi các linh hồn; hỡi các cặp vợ chồng mới thành hôn, chớ gì các bạn được khuyến khích để xây dựng gia đình trên các giá trị Phúc Âm.”
Thánh Charles Borromeo (Carlo Borromeo, 1538 - 1584) đã là người vào ngày sau của Công Đồng Trentinô, một công đồng ngài đã tham dự, một công nhân hữu hiệu trong việc cải tổ Công Giáo, nhất là thanh lọc những sự lạm dụng đã xẩy ra trong Giáo Hội, và đã chăm lo cho việc soạn thảo Sách Giáo Lý được công đồng mong muốn (1566).
Tại Milan, ngài thành lập một đại chủng viện để đào tạo các linh mục, và ngài cũng phục hồi việc áp dụng các luật lệ trong các dòng nữ tu. Trong nạn dịch tễ năm 1576, ngài cố gắng giúp đỡ và an ủi những người bệnh bằng đủ mọi cách. Khi kiệt sức ngài đã qua đời ở tuổi 46. Các phép lạ chữa bệnh xẩy ra tại mồ của ngài đã giải thích việc ngài được phong thánh nhanh chóng bởi Đức Thánh Cha Phaolô V năm 1610.
Trong Kinh Truyền Tin ngày 4 tháng 11, 2009, Đức Thánh Cha Benedict XVI đã tôn vinh thánh Charles Borromeo khi tuyên bố: “Con người của ngài đã nổi bật trong Thế Kỷ XVI, như một gương mẫu chủ chiên qua đức bác ái, học thuyết, lòng sốt mến cho sứ vụ tông đồ, và trên hết là kinh nguyện của ngài: “Ngài nói, các linh hồn chỉ có thể được cưú rỗi khi chúng ta quỳ gối cầu nguyện.” Được phong chức giám mục năm 25 tuổi, ngài áp dụng khuyến cáo của Công Đồng Trentinô là buộc các chủ chăn phải phục vụ trong giáo phận của mình, và ngài đã tận hiến cho Giáo Hội miền Ambrose.”
Đức Thánh Cha đã giải thích là vị giám mục này viếng thăm các giáo xứ của ngài “ngang dọc ba lần,” ngài cũng triệu tập sáu Thượng Hội Đồng Tỉnh và một Hội Đồng Giáo phận; ngài thiết lập các đại chủng viện để dào tạo các thế hệ linh mục mới; ngài xây cất các bệnh viện và sử dụng của cải của gia đình ngài cho việc giúp đỡ người nghèo; ngài bảo vệ các luật lệ của Giáo Hội chống lại các vị quyền cao chức trọng, ngài canh tân đời sống tu trì và thành lập một hội dòng các cha triều, Oblats.”
Lòng bác ái của ngài coi thường hiểm nguy khi bệnh dịch hoành hành 1576: “Ngài thăm viếng người bệnh, an ủi họ và dùng hết mọi tiền của để giúp đỡ họ.”
Đức Thánh Cha kết luận, “Châm ngôn của ngài chỉ có một chữ: “Khiêm nhường.” Đức khiêm nhường thúc đẩy ngài như Chúa Giêsu, là từ bỏ chính mình để làm đầy tớ cho tất cả mọi người.”
Rôma, Thứ Tư 4 tháng 11, 2009 (Le Monde vu de Rome) – Lễ thánh Charles Borromeo, ngày 4 tháng 11 này không thiếu vắng tại Vatican: đây là lễ thánh quan thầy của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II - Karol Wojtyla. Đức Thánh Cha Benedict XVI đã nhắc đến hôm nay khi nói với các người Ba Lan hiện diện trong buổi tiếp kiến ngày thứ tư tại quảng trường Thánh Phêrô.
Đức Thánh Cha Benedict XVI, đã nói bằng tiếng Ba Lan, “Vào ngày lễ thánh Charles Borromeo, chúng ta tưởng nhớ vị tiền nhiệm của tôi, Người Đầy Tớ của Thiên Chúa Gioan Phaolô II.”
Đức Thánh Cha Benedict XVI đã mong rằng “gương sống và giáo huấn của Gioan Phaolô II giúp chúng ta thêm vững mạnh trong đức tin và thúc đẩy chúng ta trên con đường nên thánh.”
Đức Thánh Cha Benedict XVI cũng giới thiệu với giới trẻ, với các người bệnh tật và những cặp vợ chồng mới thành hôn, khi ngài nhắc đến ngày lễ của “vị giám mục nổi danh của giáo phận Milan, một người có một tình yêu Thiên Chúa nồng cháy, và đã là bậc thầy và linh hướng không biết mệt của những người anh chị em của ngài.”
“Chớ gì gương sống của ngài sẽ giúp đỡ các bạn trẻ, để các bạn được Chúa Kitô dẫn dắt trong mọi lựa chọn hàng ngày; hỡi các bệnh nhân, chớ gì các bạn cũng được khuyến khích để dâng trọn những đau đớn của các bạn cho các chủ chăn của Giáo Hội và cho sự cứu rỗi các linh hồn; hỡi các cặp vợ chồng mới thành hôn, chớ gì các bạn được khuyến khích để xây dựng gia đình trên các giá trị Phúc Âm.”
Thánh Charles Borromeo (Carlo Borromeo, 1538 - 1584) đã là người vào ngày sau của Công Đồng Trentinô, một công đồng ngài đã tham dự, một công nhân hữu hiệu trong việc cải tổ Công Giáo, nhất là thanh lọc những sự lạm dụng đã xẩy ra trong Giáo Hội, và đã chăm lo cho việc soạn thảo Sách Giáo Lý được công đồng mong muốn (1566).
Tại Milan, ngài thành lập một đại chủng viện để đào tạo các linh mục, và ngài cũng phục hồi việc áp dụng các luật lệ trong các dòng nữ tu. Trong nạn dịch tễ năm 1576, ngài cố gắng giúp đỡ và an ủi những người bệnh bằng đủ mọi cách. Khi kiệt sức ngài đã qua đời ở tuổi 46. Các phép lạ chữa bệnh xẩy ra tại mồ của ngài đã giải thích việc ngài được phong thánh nhanh chóng bởi Đức Thánh Cha Phaolô V năm 1610.
Trong Kinh Truyền Tin ngày 4 tháng 11, 2009, Đức Thánh Cha Benedict XVI đã tôn vinh thánh Charles Borromeo khi tuyên bố: “Con người của ngài đã nổi bật trong Thế Kỷ XVI, như một gương mẫu chủ chiên qua đức bác ái, học thuyết, lòng sốt mến cho sứ vụ tông đồ, và trên hết là kinh nguyện của ngài: “Ngài nói, các linh hồn chỉ có thể được cưú rỗi khi chúng ta quỳ gối cầu nguyện.” Được phong chức giám mục năm 25 tuổi, ngài áp dụng khuyến cáo của Công Đồng Trentinô là buộc các chủ chăn phải phục vụ trong giáo phận của mình, và ngài đã tận hiến cho Giáo Hội miền Ambrose.”
Đức Thánh Cha đã giải thích là vị giám mục này viếng thăm các giáo xứ của ngài “ngang dọc ba lần,” ngài cũng triệu tập sáu Thượng Hội Đồng Tỉnh và một Hội Đồng Giáo phận; ngài thiết lập các đại chủng viện để dào tạo các thế hệ linh mục mới; ngài xây cất các bệnh viện và sử dụng của cải của gia đình ngài cho việc giúp đỡ người nghèo; ngài bảo vệ các luật lệ của Giáo Hội chống lại các vị quyền cao chức trọng, ngài canh tân đời sống tu trì và thành lập một hội dòng các cha triều, Oblats.”
Lòng bác ái của ngài coi thường hiểm nguy khi bệnh dịch hoành hành 1576: “Ngài thăm viếng người bệnh, an ủi họ và dùng hết mọi tiền của để giúp đỡ họ.”
Đức Thánh Cha kết luận, “Châm ngôn của ngài chỉ có một chữ: “Khiêm nhường.” Đức khiêm nhường thúc đẩy ngài như Chúa Giêsu, là từ bỏ chính mình để làm đầy tớ cho tất cả mọi người.”
Vài nhận xét về thông điệp Caritas in Veritate của ĐGH Beneđictô XVI
Bùi Hạnh Nghi
21:08 04/11/2009
VÀI NHẬN XÉT về THÔNG ĐIỆP CARITAS IN VERITATE
của ĐGH BÊNÊĐICTÔ (BIỂN ĐỨC) XVI
(Bài trình bầy do Bùi Hạnh Nghi Dr. phil., Dr. jur., Đức quốc)
I. Dẫn nhập
Thông điệp của các Giáo Hòang thường được bắt đầu bằng một cụm từ La-tinh. Thông điệp thứ ba của ĐGH Biển Đức cũng không ra ngòai thông lệ này và được khởi đầu bằng cụm từ Caritas in Veritate (CiV). Nghĩa của 3 từ này ai cũng biết nhưng tưởng cũng nên nhắc lại để dễ theo dõi phần sau của bài này: Caritas là Tình yêu, Veritas là Sự Thật là Chân Lý. In là trong. Caritas in Veritate là Tình Yêu trong Chân Lý (trong Sự Thật).
Dịch Caritas là bác ái?
Thoạt tiên khi nghe danh từ Caritas chúng ta liên tưởng đến „bác ái“, đến lòng thương người, thương tha nhân, đồng bào, đồng lọai và những việc làm từ thiện của cá nhân hay của cơ quan như Caritas chẳng hạn. Và nhiều người đã vội dịch Caritas in Veritate là “Bác ái trong Sự Thật”. Nhưng „bác ái“ chỉ diễn tả được cảm xúc và việc làm giữa người với người mà không thâu tóm được tất cả mọi khía cạnh của từ La-tinh Caritas. Danh từ Caritas của Thông điệp không thu gọn trong nghĩa bác ái mà bao gồm cả Tình Yêu Chúa đối với ta và ta đối với Chúa và từ nguồn gốc này nảy sinh bác ái giữa người với nguời. Tình yêu đối với tha nhân là hậu quả của tình yêu Thiên Chúa dành cho chúng ta và của tình yêu chúng ta đáp lại và cũng là thước đo thực chất tình yêu chúng ta dành cho chính Thiên Chúa (x. 1 Ga 4, 19-20). Dịch caritas là bác ái e rằng sẽ làm què quặt ý niệm bao quát của từ này trong Thông điệp. Chính ĐTC cũng nhấn mạnh trong phần dẫn nhập CiV rằng phải hiểu Caritas theo nghĩa của từ này trong Thông điệp Deus Caritas est (nên dịch Chúa là Bác Ái hay chỉ có thể dịch Chúa là Tình Yêu???) ngài ban bố năm 2005. Trong bản La-tinh của Thông điệp Caritas in Veritate (CiV) nhiều khi từ „Amor“ được dùng thay cho từ Caritas hoặc là được ghi thêm bên cạnh từ Caritas. Chỉ xin đan cừ vài ví dụ: „Amor – « caritas » – magna est vis. ..(CiV 1); Caritas amor est acceptus itemque donatus. .. Ad Dei amorem destinati, homines caritatis obiectum sunt facti. ..„ (CiV 5). Và bản dịch của các ngôn ngữ khác cũng dùng danh từ Liebe, Amour, Amor, Amore, Love. Vậy có lẽ chúng ta cũng không nên e ngại dịch Caritas là „Tình Yêu“ và chỉ dành từ „bác ái“ cho những câu những đọan trong Thông điệp nói về bác ái giữa nguời với ngừời như trong câu trích dẫn trên đây: „...homines caritatis obiectum sunt facti“.
Tựa đề đầy đủ của Thông điệp là "Thông điệp Caritas in Veritate của ĐTC Bênêđictô XVI về sự phát triển toàn diện của con người trong tình yêu và trong sự thật gửi các Giám mục, Linh mục, Phó tế, các Tu sĩ, các Tín hữu giáo dân và tất cả mọi người thiện tâm”.
Điều đáng chú ý là khác với hai Thông điệp trước đây của ĐTC Biển Đức chỉ được gởi đến các thành phần Dân Chúa, Thông điệp thứ ba này còn được nới rộng đến „tất cả mọi người thiện tâm“. Đây cũng là một truyền thống Thông điệp của các Giáo Hòang: khi nói về một đề tài tín lý, giáo lý hoặc mục vụ thì chỉ gởi đến các con cái của Giáo hội còn những Thông điệp xã hội với đề tài nhân sinh chính trị kinh tế xã hội tức là liên quan đến tòan thể nhân lọai thì các Thông điệp - ngọai trừ Thông điệp đầu tiên Rerum Novarum - còn được gửi thêm cho „những người thiện tâm“, chứng tỏ ý hướng muốn cống hiến cho tất cả mọi thành phần trong cũng như ngòai Giáo Hội những suy tư và hướng dẫn về một vấn đề liên quan đến tòan thể nhân lọai. Nội dung Thông điệp không chỉ thu gọn trong lãnh vực tín lý mục vụ của đạo Công Giáo mà được bao trùm lên vấn đề sinh tồn của mỗi người và của cả nhân loại, gồm cả hai khía cạnh đạo đời, vật chất và tâm linh. Trong ngữ cảnh Thông điệp người có thiện tâm được hiểu là người cảm thấy mình tha thiết và có trách nhiệm đối với sự phát triển của con người, là người có lương tâm và cố gắng sống theo các tiêu chuẩn và giá trị luân lý.
Thông điệp CiV được ĐTC ký ngày 29. tháng 6, 2009. Lúc đầu Ngài dự định công bố năm 2007 kỷ niệm tứ thập chu niên Thông điệp Populorum progressio (phát triển các dân tộc) của ĐGH Phao-Lô VI – nhưng Ngài đã hõan lại 2 năm, vì còn muốn đưa vào Thông điệp những quan sát và suy tư về nguyên nhân của cơn lốc tài chánh và kinh tế với những hậu quả tai hại cho công trình phát triển. Qua đó ĐTC Biển Đức thi hành huấn thị của Công Đồng Chung Vaticano II là quan sát, phân tích những dấu chỉ của thời đại và lấy ánh sáng Phúc âm mà soi dẫn. Và việc công bố Thông điệp một ngày trước ngày khai mạc cuộc họp thượng đỉnh G8 tại Aquilà từ 8 đến 10 tháng 7 năm 2009 cũng là một sự sắp xếp thời gian rất có ý nghĩa.
Thông điệp CiV tiếp nối truyền thống học thuyết xã hội của Giáo hội Công giáo, khởi đầu với Thông điệp Rerum Novarum (Tân Sự) của Đức Giáo Hoàng Leô XIII ban hành năm 1891, với chủ đề „Vấn đề công nhân thợ thuyền“. Đức Leô XIII cho biết nguyên nhân khiến ngài ban hành Thông điệp này là sự thay đổi ồ ạt của cục diện kinh tế và xã hội thời đó với sự bành trướng của nền công nghệ và sự xuất hiện của nhiều phương thức sản xuất mới mẻ, sự biến thể của tương quan giữa tầng lớp chủ nhân và công nhân, tình trạng tài nguyên và vốn sản xuất tập trung vào tay một thiểu số giàu có, còn công nhân thì ngày càng nghèo đi, sự xung khắc giữa hai giai cấp này ngày càng gay go và đang được làm đề tài cho nhiều cuộc hội thảo và tranh luận. Trong hòan cảnh đó ĐGH Leô XIII ban bố Thông điệp Rerum Novarum nhằm đề ra một số nguyên tắc làm chỉ nam cho hành sử đúng đắn và hợp lý về vấn đề công nhân. Các Đức GH trước đó cũng đã nhiều lần đề cập đến vấn đề kinh tế xã hội nhưng đây là lần đầu tiên vấn đề này, đặc biệt là vấn đề công nhân, đuợc làm đề tài cho nguyên một Thông điệp. Một điểm đặc biệt nữa là Thông điệp Tân Sự phản bác và lên án chủ nghĩa xã hội Mác-xít chủ trương xóa bỏ quyền tư hữu, công hữu hóa các phương tiện sản xuất và đấu tranh giai cấp.
Sau Rerum novarum của Đức Leô XIII từ năm 1891 đến nay các ĐGH đã lần lượt cho ra 8 Thông điệp và tông thư xã hội khác. Đó là
Quadragesimo anno (QA) của Đức Piô XI, năm 1931, kỷ niệm tứ thập chu niên Rerum Novarum;
Mater et Magistra (MM) của Đức Gioan XXIII, 1961;
Pacem in terris (PT) của Đức Gioan XXIII, 1963;
Populorum progressio (PP) của Đức Phao-Lô VI, 1967;
Octogesima adveniens (OA) Tông thư của Đức Phao-Lô VI, 1971, kỷ niệm bát thập chu niên Rerum Novarum;
Laborem exercens (LE) của Đức Gioan Phao-lô II, 1981;
Sollicitudo rei socialis (SRS) của Đức Gioan Phao-lô II, 1987, kỷ niệm nhị thập chu niên Populorum Progressio;
Centesimus annus (CA) của Đức Gioan Phao-lô II, 1991, kỷ niệm bách chu niên Rerum Novarum.
Trong các Thông điệp và tông thư vừa kể thì quan trọng nhất đối với chủ đề của Caritas in Veritate là Thông điệp của ĐGH Phaolô VI với đề mục “Phát triển các Dân Tộc” (Populorum Progressio), một văn kiện khai triển huấn thị Công Đồng Chung Vaticano II chủ trương công bình và bác ái trong nền kinh tế quốc gia và thế giới, nhấn mạnh về quyền của công nhân được có công ăn việc làm với các điều kiện làm việc xứng đáng và quyền lập nghiệp đoàn để tranh đấu cho quyền lợi chính đáng của mình. ĐTC Biển Đức dành nguyên chương đầu của CiV cho Thông điệp Populorum Progressio vì không những Thông điệp này có cùng một chủ đề với CiV là „phát triển“ mà còn được ngài xem là Rerum Novarum của thời đại mới (CiV 8). Theo phương châm « ôn cố tri tân“ ĐGH Biển Đức trình bày tường tận nội dung của Populorum Progressio và đem áp dụng vào tình trạng kinh tế và xã hội trong thời đại mới. ĐTC ca tụng tầm nhìn xa rộng sâu sắc của Đức Phao-Lô VI về một nền kinh tế thị trường mẫu mực trong đó các dân tộc được đối xử công bằng đúng theo tinh thần Rerum Novarum của GH Leô XIII.
II. Những trọng điểm của Thông điệp CiV
Chỉ nhìn vào tiêu đề Thông điệp cũng đủ thấy văn kiện xoay quanh 3 trọng điểm then chốt: Tình Yêu, Chân Lý và Phát triển. Trước hết để có một cái nhìn tổng quát về Thông điệp và mục đích của ĐTC Biển Đức, xin dịch lại diễn từ của Ngài trong cuộc tiếp kiến chung một ngày sau khi Thông điệp ra mắt:
„Anh chị em yêu qúi,
Hôm qua Thông điệp mới của tôi Caritas in Veritate đã được công bố. Chủ đề của Thông điệp này là sự phát triển tòan diện của con người. Nhưng tôi không nhằm mục đích cống hiến cho công chúng những giải pháp kỹ thuật thực tiễn để giải quyết những vấn nạn kinh tế to lớn hiện nay. Những vấn đề quan trọng của xã hội chúng ta vượt lên trên bình diện của những họat động thông thường và phải được nhìn trong khung cảnh rộng lớn hơn. Vì vậy tôi muốn nhắc nhở mọi người rằng sự phát triển tòan diện của mỗi người và của tòan thể nhân lọai chỉ được thành tựu trong Chúa Kitô và trong cuộc đồng hành của tất cả chúng ta mà điểm đến là Chúa Kitô. Động lực chính của chiều hướng phát triển này là Tình Yêu trong Chân Lý, nghĩa là sẵn sàng chấp nhận Lô-gíc của sự trao tặng, sự dâng hiến nhưng không và lấy những nguyên tắc quan trọng sau đây làm kim chỉ nam cho việc tổ chức đời sống xã hội: Kính trọng sự sống của con người, bào tòan các quyền lợi và nghĩa vụ đích thực của con người, những người có trách nhiệm chính trị phài có đức độ, mọi nguời phải dốc lòng phục vụ công ích trên bình diện quốc gia cũng như tòan cầu, đặt nặng vấn đề đạo đức luân lý trong việc xử dụng kỹ thuật và truyền thông. Xã hội của chúng ta đang lâm bệnh, liều thuốc chữa phải được tìm ra trong sư suy tư nghiêm chính về ý nghĩa sâu xa của kinh tế, tài chánh và chính trị. Sự suy tư này phải đặt nền tảng trên chân lý về con người và trên mối liên hệ giữa mỗi người với đồng lọai. Con người không phải chỉ có thể xác mà còn có linh hồn, do đó sự phát triển tòan diện của con người phải bao gồm cả sự lớn mạnh của tinh thần. Các vấn đề xã hội của thời đại này đòi hỏi chúng ta phải lớn lên trong Công lý và Tình yêu và phải dấn thân cho tha nhân trong tinh thần thực hành đức tin. Trong những ngày này chúng ta hãy đặc biệt cầu nguyện cho những người gánh vác trách nhiệm lớn lao trong lãnh vực kinh tế và chính trị đang dự cuộc họp thượng đỉnh tại L’Aquilà, chúng ta hãy cầu nguyện cho công việc của họ đẩy mạnh sự phát triển tòan diện của các dân tộc trên thế giới.“
1) Ánh sáng Chân lý trên Tình Yêu
ĐTC Biển Đức đã lấy cụm từ Caritas in Veritate - Tình Yêu trong Chân Lý (trong Sự Thật) làm đầu đề cho Thông điệp. Chữ „trong“ ở đây phải được hiểu như thế nào? Theo nghĩa thông thường „trong sự thật“ nghĩa là không dối trá, không méo mó, không sai lệch. Nhưng chữ „trong“ của Thông điệp không đơn giản như vậy. Để giải thích, ĐTC cho biết: Tình yêu trong Sự Thật có nghĩa là Tình yêu được soi sáng, được hướng dẫn bởi ánh sáng của Chân Lý, mà dưới con mắt đức tin, Chân Lý đó là Phúc Âm, là chính Chúa Giêsu như Chúa đã nói: Ta là Đường, là Sự Thật.
ĐTC nhắc lại lời Thánh Phao-Lô nói về tương quan giữa Tình Yêu và Sự Thật trong thư gửi Giáo hữu thành Êphêsô (Eph. 4,15). Thánh Phao-Lô cũng dùng hai chữ Caritas và Veritas nhung sắp đặt hai từ này theo thứ tự „Veritas in Caritate“, Sự Thật trong Tình Yêu, có thể hiểu là “sự chân thành trong tình yêu “ (“wahrhaftig in der Liebe” theo bản dịch của Martin Luther). Cũng có thể dựa vào bản dịch Vulgata (veritatem autem facientes, “thực hiện“ Chân Lý) để hiểu rộng ra là sự rao truyền Chân Lý phải được soi dẫn bởi Tình Yêu, Chân Lý phải được thực hiện (facientes) trong tinh thần yêu thương thì mới có thể đi vào lòng người, mới được dễ dàng chấp nhận. ĐGH Biển Đức giải thích câu nói của Thánh Phao-Lô là phải nhờ vào Tình Yêu, phải nhìn với con mắt của Tình Yêu mới tìm ra và diễn tả được Chân Lý một cách thấu đáo. Nhưng ĐGH cũng muốn bổ túc thêm một khía cạnh khác là chính Tình Yêu cũng cần đựoc Chân Lý soi sáng. Phải nhờ vào sự hướng dẫn của Chân Lý chúng ta mới biệt đón nhận, mới hiểu đuợc và thực hiện được Tình Yêu. Một mặt, nhờ vào Tình Yêu, Chân Lý thu phục được lòng tin cậy và thêm sức thuyết phục khi đề cập đến các vấn đề cụ thể trong đời sống xã hội (Veritas in Caritate của Thánh Phao-Lô), mặt khác, nhờ vào ánh sáng Chân Lý, Tình Yêu được sáng tỏ và hữu hiệu thêm (Caritas in Veritate của ĐTC Biển Đức ) (CiV 2). Nếu thực hiện đúng phương châm Tình Yêu trong Chân Lý sẽ nhận ra rằng các giá trị của Ki-Tô giáo rất hữu ích, rất cần thiết cho hòai bão xây dựng một xã hội tốt đẹp lành mạnh bảo đảm sự phát triển tòan diện cho con người và cho nhân lọai (CiV 4).
Tình Yêu phải được Chân Lý soi sáng mới đạt được ý nghĩa đích thực và giá trị của nó. Chân Lý phát xuất từ 2 nguồn là lý trí tự nhiên và Đức Tin. Nếu Tình Yêu chỉ được giới hạn vào những cảm tình tự nhiên tuy tốt đẹp, tuy hữu ích cho cuộc sống chung trong gia đình, trong xã hội, nhưng nếu không ở trong Chân Lý Đức Tin thì tình yêu không thể làm nền tảng cho sự phát triển đích thực, tạo thành một xã hội xứng với phẩm giá con người.
2) Tình yêu: Mến Chúa Yêu Người
Như trên đã nói, Caritas là Tình Yêu, là một sức mạnh lớn lao („magna est vis“) (CiV 1) phát nguồn từ Thiên Chúa. Trong trang đầu của Thông điệp „Deus Caritas est“ (Chúa là Tình Yêu) ĐTC trích dẫn hai câu từ Cựu Ước: „Hỡi Israel, hãy yêu Chúa hết sức mình với tất cả tâm hồn“ (Sách Đệ Nhị Luật [Deuteronomium] 6, 4-5). Và « Hãy yêu người như yêu mình.»(Sách Lê-Vi [Levitikus] 19,18) Hai câu trên nằm trong hai tác phẩm khác nhau của Cựu Ước được Chúa Giêsu kết hợp thành một điều luật duy nhất là „mến Chúa yêu người“ và khẳng định rằng tòan bộ lề luật được thu gồm vào điều duy nhất đó (CiV 1). Cũng trong phần Dẫn Nhập ĐTC đề ra một số nguyên tắc thiết yếu về Tình Yêu đại để như sau:
- Tình Yêu là con đường chính yếu của học thuyết xã hội Công giáo.
- Tình Yêu là ân huệ, được ban phát và đón nhận từ Thiên Chúa qua Chúa Giê-Su. Nhân ân huệ đó, chúng ta phải lấy tình yêu mà đáp lại, đó là mến Chúa, và tình yêu nhận được phải chia sẻ, đó là bác ái, là thương người.
- Tình Yêu phải được Chân Lý soi sáng mới đạt được ý nghĩa đích thực và giá trị của nó.
- Tình Yêu trong Sự Thật là nguyên tắc hướng dẫn các họat động luân lý mà trong hòan cảnh tòan cầu hóa phải qui tụ vào hai điểm chính, đó là thực hiện công bằng và phục vụ công ích. Công bằng được thực hiện khi mọi người và mọi dân tộc được nhận, được hưởng những điều thuộc về mình, những gì là của mình. Tình Yêu cao qúi hơn công bằng, vì thực hiện công bằng chỉ là cho tha nhân có được những của cải những quyền lợi đương nhiên là của họ còn Tình Yêu lại thúc đẩy chúng ta phải tự động trao tặng tha nhân những điều vốn là của chúng ta, trao tặng nhưng không, không tính tóan vị kỷ, không chờ đợi hoặc đòi hỏi người nhận phải đền đáp, trao tặng trong tinh thần bác ái và trong ý thức liên đới cộng đồng (CiV 5).
Tình Yêu đến từ Thiên Chúa là một ân huệ, không phải vì chúng ta xứng đáng hay có công trạng gì mà là một ân huệ nhưng không. Chúng ta không những chỉ phải đáp lại mà còn phải trở thành dụng cụ của ân huệ đó để quảng bá Tình Yêu của Thiên Chúa và đan dệt mạng lưới tình yêu giữa người với người, áp dụng Tình Yêu trong Chân Lý vào các mối liên hệ xã hội (CiV 5). Đó là liên hệ mật thiết giữa Tình yêu Chúa và bác ái. Bác ái là cách đáp lại Tình yêu của Chúa. Vì yêu Chúa nên phải yêu người, và yêu người là phải làm người mình yêu được hạnh phúc, được triển nở viên mãn, „phát triển toàn diện“. Tình yêu không chỉ được giải thích như một phạm trù thần học mà được dùng làm nền tảng cho giáo huấn xã hội.
Danh từ tình yêu được dùng để chỉ nhiều tình cảm tốt đẹp khác nhau: yêu vợ, yêu chồng, yêu cha mẹ, con cháu, yêu quê hương, yêu nghệ thuật, yêu công việc. Tình yêu, nhất là tình yêu nam nữ, cho ta nếm trứớc niềm hoan lạc vĩnh cữu trong Chúa sau này. Nhưng tình yêu cũng có thể bị làm hư hỏng: nếu giới hạn tình yêu vào việc thỏa mãn lạc thú nhục dục thì đã làm què quặt tình yêu và chỉ còn là một tình yêu bịnh hoạn, bị thúc đẩy bởi một động lực duy nhất là ích kỷ, xem con người như một thứ hàng hóa có thể mua bán đổi chác được. Tình yêu đích thực phải lướt thắng được vị kỷ, phải biết hy sinh để người mình yêu được hạnh phúc. Và đặc tính của tình yêu đích thực là suốt đời chỉ có duy nhất một đối tượng: Chỉ yêu duy nhất một Chúa và chỉ có duy nhất một vợ một chồng, hôm nay và mãi mãi.
Yêu Chúa và bác ái là hai khía cạnh của một thực thể. ĐTC mượn ngụ ngôn người Samarita để nhắc nhở chúng ta rằng tình yêu bác ái không thu hẹp vào phạm vi một cộng đồng, một dân tộc mà tỏa rộng đến tất cả mọi thành phần của nhân loại. Đối tượng của bác ái Kitô giáo là bất cứ ai đang cần mình thương yêu giúp đỡ lúc này và nơi này, không phân biệt giàu nghèo sang hèn, mầu da chủng tộc mà chỉ đặt ưu tiên vào những người nghèo hèn nhất, tồi tàn nhất mà Chúa Giêsu đã tự đồng hóa với họ. ĐTC đả kích lập luận của chủ nghĩa Mác xít cho rằng giới nghẻo khổ của nhân loại không cần bác ái mà chỉ cần công bằng vì bác ái là hành vi bố thí, nhằm mục đích làm yên tiếng lương tâm của giới giàu có để họ tiếp tục bóc lột và tuớc đọat quyền lợi của người nghèo.
Cơ cấu và hành vi bác ái của Giáo Hội phát xuất từ chí hướng làm chứng tá cho tình yêu của Thiên Chúa, Đấng đã muốn kết hợp nhân loại thành một gia đình duy nhất trong Chúa Kitô, Con Một của Ngài. Tất cả hoạt động của Giáo Hội được thâu tóm vào hai yếu tố: một là truyền bá và sống Tin Mừng bằng ngôn ngữ và qua các bí tích và hai là hỗ trợ thúc đẩy sự phát triển tòan diện của mỗi người và của nhân loại.
3) Phát triển
Ngay trong lời đầu tiên của phần Dẫn Nhập CiV, ĐTC nêu rõ tương quan giữa Tình Yêu và sự phát triển và tóm lược bàng một câu ngắn gọn chủ đề của Thông điệp mà Ngài sẽ khai triển trên 160 trang sách: „Tình Yêu trong Sự Thật mà Chúa Giêsu đã lấy cuộc đời mình, lấy cái chết và sự sống lại để làm chứng là động lực chủ yếu để đạt được phát triển đích thực cho mỗi người và toàn thể nhân loại”.
Thông điệp CiV gồm 6 chương:
- Chương 1 Sứ điệp của Thông điệp Populorum Progressio “Sự Phát triển của các Dân tộc”;
- Chương 2: Sự phát triển của con người trong thời đại chúng ta;
- Chương 3: Tình huynh đệ, phát triển kinh tế và xã hội dân sự;
- Chương 4: Phát triển các dân tộc, quyền lợi và nghĩa vụ, môi sinh;
- Chương 5: Sự hợp tác của gia đình nhân loại;
- Chương 6: Sự phát triển các dân tộc và kỹ thuật.
Chỉ đọc lướt qua tiêu đề của các chương cũng đủ thấy vấn đề phát triển là trọng điểm then chốt của Thông điệp. Phát triển phải được hiểu như thế nào mới gọi được là phát triển toàn diện và phát triển toàn diện có tương quan nào, liên hệ nào với Tinh Yêu và Chân Lý?
a) Phát triển tòan diện
ĐTC không ngại nhắc đi nhắc lại rằng phát triển đich thực phải là phát triển tòan diện. Phát triển là mối quan tâm của tất cả các quốc gia nhưng đa số đều chỉ chú trọng vào khía cạnh kinh tế (với những khẩu hiệu, những chiêu bài „dân giàu nước mạnh“, „dân tộc phú cường“ …) mà lãng quên hay ít chú trọng đến sự phát triển về mọi mặt của mỗi người. Ngay cả khi nhấn mạnh về việc phát triển những lãnh vực ngoài kinh tế như giáo dục, văn hóa v. v. thì cũng chỉ xem chúng như những dụng cụ, những phương tiện giúp cho phát triển kinh tế. Sự bành trướng của phát minh kỹ thuật đã mang lại cho phát triển kinh tế những bước nhảy vọt. ĐTC xem kỹ thuật là phương tiện giúp con người thêm tự chủ và tự do. Nhưng Ngài cũng khuyến cáo không nên khóan trằng mục tiêu phát triển cho kỹ thuật, xem tiến bộ kỹ thuật là điều kiện cần và đủ để bảo đảm phát triển tòan diện. Chủ nghĩa vị kỹ thuật phát sinh từ một quan niệm phi nhân bản. Ngoài lợi ích kỹ thuật còn phải quan tâm đến phúc lợi thiêng liêng và phát triển tinh thần của con người vừa có hồn vừa có xác.
Phát triển toàn diện bao gồm nhiều yếu tố nhưng có thể thâu tóm vào ba lãnh vực chính: phát triển vật chất, phát triển tinh thần (trí tuệ, kiến thức, luân lý, đạo đức, trách nhiệm, ý thức cộng đồng, tinh thần xã hội. ..) và phát triển tâm linh theo chiều kích siêu nhiên.
Theo ĐTC Biển Đức chiều kích siêu nhiên bảo đảm cho phát triển đi đúng hướng và đạt được hiệu quả. Giáo Hội không thể và không muốn thay thế chính quyền, các chính trị và kinh tế gia để giải quyết những khó khăn tài chánh kinh tế. Nhưng Giáo Hội có bổn phận khuyến cáo thế giới đặt suy tư và hành động tài chánh kinh tế của mình trên một nền tảng siêu nhiên. ĐTC gọi bổn phận này là „sứ mạng Chân lý“ (Missio Veritatis, CiV 9). Tuyên xưng đức tin không phải chỉ để cứu linh hồn mà cũng là để cứu rỗi nhân loại ngay cả trong phần đời. Lý trí và luân lý tự nhiên không đủ để tạo thành những định chế kinh tế xã hội xứng đáng với nhân vị và phù hợp với giá trị con ngừoi cao cả hơn tất cả mọi vật mọi loài trong vũ trụ vì được tạo ra giống hình ảnh Thiên Chúa.
ĐTC nhắc lại một số nhận định của Hiến chế mục vụ Gaudium et Spes (Vui mừng và Hy vọng) của Công Đồng Vaticano II. Khi phân tích về thân phận con người trong thế giới ngày nay Hiến chế vạch rõ những đổi thay sâu sắc đang lan rộng khắp hòan cầu nguợc lại với nhân vị con người, đặc biệt là những biến đổi xã hội và văn hóa đang xâm nhập cả đời sống tôn giáo. Khủng hoảng dồn dập, chênh lệch giàu nghèo, nạn đói, nạn mù chữ, sự xuất hiện những chế độ nô lệ mới về mặt xã hội cũng như tâm lý … Trong lúc đó thì người ta lại không lo tới sự phát triển tinh thần tương xứng và không nhận chân được những giá trị trường cữu để tạo ra một tổ chức trần thế hòan hảo hơn
ĐTC khuyến cáo chúng ta thể hiện Tình Yêu đối với gia đình nhân loại bằng cách dốc lòng phục vụ con người và phục vụ công ích, xem việc canh tân xã hội loài nguời cũng là một cách thực hành sứ mạng cứu rỗi. Trong tinh thần đó, lấy ánh sáng Phúc Âm mà soi dẫn tư tưởng và hành động nhằm thiết lập một trật tự chính trị, xã hội và kinh tế để phục vụ con người đắc lực hơn, giúp mỗi cá nhân, mỗi tập thể ý thức phẩm giá của mình để nỗ lực thăng hoa đời sống về cả hai mặt vật chất và tâm linh. Có thế mới thực hiện được tình huynh đệ, mới làm cho các hoạt động kinh tế xã hội đạt được kết quả thực sự nhân bản. Phát triển cần chú trọng đến việc chiến thắng đói nghèo, bệnh tật và mù chữ. Sinh hoạt kinh tế phải đặt trên nguyên tắc bình đẳng giữa các cá nhân và giữa các dân tộc, nhằm tạo thành những cộng đồng văn minh thấm nhuần tinh thần liên đới, thực hiện nền dân chủ trong tự do và hòa bình.(CiV 20-21)
b) Thách thức tòan cầu hóa.
ĐTC nhắc lại lời GH Gioan Phao lô II là hiện tượng toàn cầu hóa tự nó không phải tốt hấy xấu. Tiêu cực hay tích cực chỉ là do quan niệm về giá trị và nhân vị của con người và cách thực hiện tòan cầu hóa như thế nào. Tòan cầu hóa phải được lệ thuộc vào sự phát triển toàn vẹn và đích thực. Sự lệ thuộc lẫn nhau và lệ thuộc vào những họat động hỗ tương có nhiều khía cạnh tích cực và có thể đẩy mạnh phát triển, miễn là phải đề cao tinh thần liên đới, chiến thắng lòng vị kỷ cá nhân và quốc gia.
Tòan cầu hóa phải được thực hiện dưới ánh sáng của chân lý và tuân theo những tiêu chuẩn luân lý bảo đảm cho việc hòan thành một nhân lọai hợp nhất với sứ mạng tiến tới trên đường hoàn thiện. Giáo hội có trách nhiệm cống hiến cho cộng đồng nhân lọai nền tảng chân lý khả dĩ giải quyết những điểm tiêu cực, hóa giải nguy cơ đi lạc hướng của tòan cầu hóa. Người tín hữu Kitô được thấm nhuần Tình yêu và Chân lý của Phúc âm có trọng trách góp phần tích cực vào việc làm cho tòan cầu hóa thực hiện chương trình của Thiên Chúa, làm cho các dân tộc trên toàn cầu qui về một mối, trở thành một gia đình duy nhất. Đìều này mới nghe qua có vẻ không tưởng nhưng xét cho cùng thì chỉ là một hệ luận hòan tòan lo-gic, nếu tin rằng tất cả mọi người là con của một Chúa Cha.
c) Tương quan giữa phát triển và tình yêu
„Tình yêu trong Chân lý“ là động lực thúc đẩy xã hội phát triển tòan vẹn trong mọi khía cạnh nhân bản. ĐTC Biển Đức khẳng định cần phải cho sự tòan cầu hóa một chiều hướng siêu hình mà Ngài gọi là văn hóa tình yêu (« cultus amoris », „civiltà dell'amore“ CiV 33) mà hạt giống đã được Thiên Chúa gieo vào thửa đất của mỗi dân tộc và mỗi nền văn hóa. Bản chất văn hóa tình yêu là tinh thần liên đới, ý thức cộng đồng, sẵn sàng chia sẻ và phục vụ công ich. Phải phát huy „văn hóa tình yêu“ thì sự tòan cầu hóa mới đưa đến phát triển tòan diện mà Đức Paul VI đã truyền bá trong Populorum Progressio năm 1967 (CiV 33). Thông điệp này là văn kiện quan trọng nhất trong tòan bộ giáo huấn xã hội của Giáo hội về vấn đề phát triển tòan diện và đã được các ĐGH kế tiếp tuyên dương và khai triển. Đặc biệt là Đức Gioan Phaolô II đã ban hành Thông điệp Sollicitudo Rei Socialis (Ưu tư về vấn đề xã hội) năm 1987 nhân ngày kỷ niệm nhị thập chu niên Populorum Progressio. Đức Gioan Phaolô II tuyên bố: Truyền thống của Giáo hội luôn tôn trọng và phát huy nhân vị, do đó luôn lưu tâm đến sự phát triển đích thực và tòan diện của con người. Đến lượt ĐTC Biển Đức cũng muốn ban hành Thông điệp Caritas in Veritate vào năm 2007 để kỷ niệm tứ thập chu niên Populorum Progressio nhưng sau đó đã hõan lại đến 2009 vì những lý do nêu trên.
Theo GH Biển-Đức, Thông điệp năm 1967 của Đức Phaolô VI chứa đựng giáo huấn xã hội của Giáo hội Công giáo nhằm đáp ứng nhu cầu của thời đại ấy và cũng quan trọng không kém gì Rerum Novarum đối với thời đại ĐGH Leô XIII. Vì thế Ngà i gọi Populorum Progressio là Rerum Novarum của thời hiện đại. (Lm. Thomas William LC, giáo sư chuyên về học thuyết xã hội công giáo cho rằng việc ĐGH Biển Đức gọi Populorum Progressio của Giáo Hòang Phao-Lô VI là Rerum Novarum của thời hiện đại chỉ đúng một phần. Theo tôi thì nhận định của ĐGH Biển Đức về Populorum Progressio hòan tòan đúng, vì “như Giáo hòang Lê-ô XIII, ĐGH Phao-Lô VI đã đem ánh sáng Phúc Âm chiếu dọi vào những vấn đề xã hội của thời đó” (CiV 16). Giáo Hòang Phao-Lô VI đã dựa vào Phúc Âm đề ra những nguyên tắc chỉ đạo và lập luận tổng qúat về vấn đề phát triển tòan diện, chúng vẫn còn giữ nguyên tính thời sự cho đến ngày nay. ĐGH Biển Đức đã dành nguyên chương đầu của CiV tóm lược và khai triển Populorum Progressio và khẳng định rằng Đức Phao-Lô VI để lại cho chúng ta 2 nguyên tắc bất biến: Một là tất cả mọi họat động truyền giáo, mục vụ và bác ái của Giáo Hội đều qui về một điểm, đó là hỗ trợ sự phát triển tòan diện của nhân loại. Hai là sự phát triển đích thực của con nguời phải được đặt trên nền tảng nhân vị của mỗi người. Mỗi người được ơn gọi hòan thành phát triển tòan diện cho chính mình và góp phần vào việc phát triển nhân lọai. Noi gương Đức Phao-Lô VI, GH Biển Đức cũng lấy ánh sáng Phúc Âm - Tình Yêu và Chân Lý - làm linh dược chữa lành những căn bệnh của thời nay. Mặc dầu hòan cảnh mỗi thời mỗi khác và mỗi thời lại xuất hiện nhiều vấn nạn mới, ví dụ thời GH Phao-Lô VI tòan cầu hóa ngày càng bành trướng còn thời Lê-ô XIII chưa có hiện tượng này, nên giáo huấn của Ngài chưa đề cập đến. Vì thế, tuy hòan cảnh cụ thể mỗi thời mỗi khác, nhưng vẫn có thể áp dụng danh hiệu “Rerum Novarum của thời đại mới” không những cho Thông điệp của GH Phao-Lô VI mà cả cho Thông điệp CiV của GH Biển Đức).
Niềm xác tín của Đức Phao-Lô VI là chỉ có Tình Yêu mới bảo đảm cho công tác xã hội được đúng đắn và xứng đáng với nhân phẩm. Phải được Tình yêu hướng dẫn người ta mới có thể khám phá được các nguyên nhân sâu xa của nghèo đói, của bất công và tìm ra những phương cách chữa trị.
Phát triển tòan diện đòi hỏi phải đánh giá đúng mức giá trị lao động của con người dưới ánh sáng của Tình Yêu. Giáo huấn xã hội Công giáo đả kích quan niệm vô nhân đạo của chủ nghĩa tư bản quá khich xem lao động của con người như một thứ hàng hóa trên thị trường và lạm dụng thị trường này để vi phạm quyền lợi chính đáng của người lao động (ví dụ chuyển cơ sở sản xuất đến những vùng có thể mua được món hàng lao động với giả rẻ hơn hoặc lợi dụng thế mạnh trên thị trường để bắt người lao động phải chấp nhận mức lương không đủ nuôi sống mình và gia đình). ĐGH Biển Đức nhắc lại yêu cầu của Rerum Novarum là phải thành lập nghiệp đòan và hỗ trợ cơ quan này trong công tác tranh đấu cho quyền lợi của công nhân. Phúc lợi của xã hội được tạo thành bởi sự hợp tác của lao động và tư bản, của công nhân và chủ nhân. Vi thế lợi nhuận phải phân phối công bằng cho cả đôi bên. Công bằng là ngưỡng cửa phải bước qua trước mới đến được Tình Yêu. Theo lời Đức Giáo Hoàng Phaolô VI Công lý là “tiêu chuẩn tối thiểu” của bác ái (CiV 6).
ĐTC Biển Đức phê phán sự phát triển không đồng đều trên thế giới: “Thông điệp Populorum Progressio đã đựoc ban bố trên 40 năm nay, nhưng vấn đề phát trỉển chẳng những chưa được giải quyết thỏa đáng mà còn gặp nhiều trở ngại lớn hơn do khủng hỏang kinh tế và tài chánh hiện tại. ” (CiV 33). Trong khi một số vùng trước kia nghèo giờ đây đã phát triển thì vẫn còn những vùng khác chưa thóat khỏi cảnh nghèo mà có khi lại còn túng quẫn hơn. Trở ngại của phát triển đồng đều là sự ích kỷ của các nước giàu đối xử bất công với các nước nghèo trên thương trường. Và tệ đoan này ngày càng bành trướng theo sự bành trướng của tòan cầu hóa. Ngòai ra việc giải phóng các nước thuộc địa tuy là điều tốt nhưng nhiều khi đã được thực hiện với nhiều hiệu qủa tiêu cực một phần do những hình thức thực dân mới cọng với tình trạng lệ thuộc vào những ngọai bang giàu mạnh cũ cũng như mới, một phần là do sự vô trách nhiệm của các nhà lãnh đạo những nước đã dành được độc lập.
Theo ĐTC không thể có phát triển tòan diện nếu không tôn trọng, không sẵn sàng đón nhận và bảo vệ sự sống. Qui chiếu Thông điệp Humanae Vitae của Đức Phao-Lô VI, ĐTC Biển Đức nhấn mạnh rằng việc bảo vệ sự sống phải được nhìn dưới ánh sáng của một quan niệm tòan diện về con người và về sứ mạng của con người, không những trong chiều kích tự nhiên mà cả trong chiều kích siêu nhiên. Đặc biệt là tình dục trong đời sống vợ chồng phải kết hợp hai yếu tố: cho nhau hạnh phúc và truyền đạt sự sống. “Nền tảng của một xã hội sẽ bị lung lay tận gốc rễ khi người ta một đàng đề cao những giá trị như phẩm giá con người, công lý và hòa bình, nhưng đàng khác, lại tự mâu thuẫn khi chấp nhận hay dung túng những hình thức khinh rẻ và chà đạp sự sống của con người, nhất là sự sống của những người yếu đuối hay bị hất ra ngòai xã hội” (CiV 15).
ĐTC lên án những hành vi phản lại sự sống đang bành trướng hiện nay như áp đặt chính sách dân số bất nhân, thụ thai nhân tạo, phá thai, dùng phôi người cho việc nghiên cứu, tự quyết về mạng sống và ngày giờ sống chết của mình... Phát minh khoa học hiện đại khiến cho những hành vi vừa kể được dễ dàng và được đánh giá là „tiến bộ“, nhưng chúng chỉ là phương tiện của “nền văn hóa sự chết“ («mortis culturae ») (CiV 75).
Sự gia tăng dân số không phải là nguyên nhân chính làm ngưng trệ phát triển kinh tế, như nhiều người lầm tưởng. Nhiều nước đã đạt được phát triển mặc dầu dân số gia tăng nhờ vào tỉ số hài nhi tử vong giảm thiểu và tuổi thọ trung bình gia tăng. Ngược lại tại nhiều vùng khác mặc dầu dân số giảm thiểu vì tỷ lệ sinh sản đang xuống dốc một cách đáng ngại thì lại có nhiều triệu chứng khủng hoảng (CiV 44). Một giáo sư kinh tế tại Ðại học Công giáo Milano, Bắc Ý, ông Tedeschi, ca tụng ĐTC Biển Đức là người duy nhứt cho thấy có một liên hệ chặt chẽ giữa sự sút giảm mức sinh sản tại những nước công nghiệp tiên tiến và cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay.
Tại nhiều nước, nhất là những nước đã phát triển, luật pháp bài trừ sự sống rất phổ biến và ảnh hưởng lớn trên tập quán và đời sống thực tế, góp phần tạo thành não trạng chống sinh sản mà người ta tìm cách truyền bá ra cả nước ngòai, vì xem đó là một tiến bộ văn hóa. ĐTC Biển Đức nhận định: “Sẵn sàng đón nhận sự sống là rường cột của sự phát triển đích thực. Xã hội nào chủ trương chối bỏ hay kìm hãm sự sống thì sớm muộn gì cũng sẽ không còn tìm được động lực và năng lực cần thiết để dấn thân phục vụ hạnh phúc đích thực của con người“ (CiV 28).
Chủ đề phát triển của Thông điệp được ĐTC Biển Đức diễn giải bình luận với những tư tưởng vô cùng súc tích và phong phú. Không những Ngài đã đào sâu nền tảng thần học, triết học của vấn đề mà còn tiến sâu vào các ngõ ngách thực tế cụ thể trong các lãnh vực chính tri, kinh tế, xã hội, để mở ra những chân trời mới, những hướng đi phù hợp với nhân phẩm và xứng đáng với con ngừơi đã được tạo dựng giống hình ảnh Chúa. .. Phạm vị của bài này chỉ cho phép trình bày một cách sơ lược. Xin hẹn độc giả bài sau sẽ khai triển chủ đề phát triển của Thông điệp tường tận hơn.
III. Kết luận
Tình Yêu là động lực chính thúc đẩy sự phát triển đích thực của mỗi người và của nhân lọai (CvT 1). Phúc Âm cho ta biết động lực này xuất phát từ Chúa Giê-su là Tình Yêu và là Chân lý. Đó là niềm tin của chúng ta, tín đồ Kitô giáo.
Nhưng với những người không tin Chúa, không xem Phúc Âm là chân lý tuyệt đối và phổ quát mà ta lại đem chính Chúa và chân lý Phúc Âm ra để làm cơ sở biện luận cho cả những nhận định và đề nghị về chính trị, kinh tế, xã hội thì có thể thuyết phục họ được? Câu hỏi này đã có người trả lời là không và đã nghi ngờ tính thuyết phục của Thông điệp. Như Giáo Sư Hengsbach, linh mục Dòng Tên người Đức vốn là giáo sư về luân lý xã hội và kinh tế rất nổi tiếng với cả giới trí thức ngoài công giáo đã phê bình ít nhiều điểm mà ông cho là tiêu cực trong Thông điệp. Tuy LM cũng ca ngợi Đức Gíáo Hòang lên án chủ nghĩa tư bản quá khích và nhấn mạnh về việc mọi người phải có trách nhiệm luân lý và đóng góp vào việc xây dựng xã hội tốt đẹp. Nhưng theo LM lập luận của ĐTC không thuyết phục, nội dung của Thông điệp không được trình bày rõ ràng. Những vấn nạn của thị trường tài chánh chỉ được lướt qua một cách sơ sài thiếu sâu sắc, thiếu những hứơng dẫn và giải pháp cụ thể. Chỉ có những nhà thần học Kitô giáo và những người thực sự tin vào Chúa Giêsu mới hiểu được và tin được Chân lý Phúc âm dưới ngòi bút của ĐGH. Còn đối với người ngoài mà ngài nói là muốn đối thoại thì Thông điệp đã không thành công.
Nhận xét của LM Hengsbach có thể được chia sẻ bởi những ai chỉ đọc lướt qua Thông điệp một cách hời hợt. Nếu đọc kỹ Thông điệp sẽ thấy phê bình của LM Hengsbach không những quá đáng mà còn vô căn cứ. Có lẽ vì sự thúc bách phải trả lời phỏng vấn của báo chí ngay khi vừa công bố Thông điệp nên LM chưa có thì giờ đọc kỹ. Còn đại đa số những bài bình luận xuất hỉện trên truyền thông ngay sau ngày Thông điệp ra mắt và thời gian sau đó đều thán phục GH Biển Đức và ca tụng Thông điệp là một văn kiện rất có giá trị và sẽ gây nhiều ảnh hưởng tích cực trong nỗ lực giải quyết khủng hỏang hiện nay. Thậm chí Giáo sư Tedeschi (đã đuợc nhắc đến ở trên) còn cho rằng ĐGH đáng được trao giải Nobel Kinh tế (!).
ĐTC tuy dùng chân lý Phúc âm để biện luận vẫn có sức thuyết phục đối với cả những người không thừa nhận Phúc Âm, vì những luận cứ Ngài đưa ra có thể được xem là kim chỉ nam mà nhân loại hôm nay đang cần để bảo đảm cho các cuộc cải tổ chính trị kinh tế xã hội cũng như sự phát triển mà mọi người mong muốn được thực hiện theo chiều hướng tốt nhất.
Việc ĐTC tuyên xưng đức tin lúc bàn về phát triển không nhằm mục đích thuyết phục lôi cuốn người ta tin vào Chúa và gia nhập Giáo Hội, mà chỉ cống hiến những liều thuốc rút ra từ đức tin để cải thiện và hòan thiện đời sống thực tế. Không một triết thuyết hay một nền thần học nào ngòai Kitô giáo có một hình ảnh tốt đẹp và cao trọng về con người và từ hình ảnh đó rút ra những hệ luận hiệu quả nhất cho sự phát triển của mỗi người và của nhân loại. Ánh sáng Phúc Âm đem lại kết quả tốt, nâng cao giá trị và thăng hoa đời sống và giúp tránh được những cạm bẫy, những vực sâu thì cho dầu không châp nhận hay còn xa lạ với nền tảng Phúc Âm cũng có thể xử dụng những hoa trái của Phúc Âm đem áp dụng vào quyền lợi thế tục của con người. Ngoài việc mời gọi xử dụng những hệ luận thực hành của lý tưởng Phúc Âm ĐTC còn vạch trần những tai hại mà chủ nghĩa duy vật và chủ trương hưởng thụ ích kỷ gây ra cho kinh tế và cho đời sống.
Nói đến hoa trái Phúc Âm cần nhắc lại một sự kiện lịch sử: Mặc dầu Tây phương đã thế tục hóa và ảnh hưởng Thiên Chúa giáo ngày càng giảm bớt, công luận vẫn thừa nhận rằng tinh thần nhân bản của Văn hóa Tây phương là hoa trái của tôn giáo này. Chẳng hạn câu „Nhân phẩm con người là bất khả xâm phạm và phải được tất cả mọi quyền lực quốc gia tôn trọng và bảo vệ“ trong điều 1, 1 Hiến pháp Cộng Hòa Liên Bang Đức là một trong vô số ví dụ cho thấy hình ảnh con người căn cứ vào Kinh Thánh của Do Thái/Kitô giáo đã ảnh hưởng sâu rộng trên nền văn minh Tây phương.
Để tìm ra thuốc chữa sự thóai hóa luân lý và suy đồi nhân bản tại Tây phương do thế tục hóa mang lại, người ta, cả những người vô tín, đang đề cao những giá trị như công bằng, bình đẳng trứớc pháp luật, nhân quyền, liên đới, lòng nhân đạo. .. là những giá trị xuất phát từ niềm tin Thiên Chúa giáo. Dòng chảy của Thiên Chúa giáo qua hai ngàn năm lịch sử đã để lại cho nên văn hóa Tây phương hàng hàng lớp lớp phù sa chở nặng nhiều giá trị nhân bản mà Tây phương tự hào và đang được cả thế giới văn minh thừa nhận. Các công ước của Liên Hiệp Quốc và hiến pháp hiện đại của các nước Tây phương đầy dẫy dấu vết của những phù sa giá trị đó. Những nhà sử học và xã hội học khách quan không thể phủ nhận Kitô giáo là nguồn sản xuất và là định chế cống hiến nền tảng nhân bản cho văn hóa nhân loại. Giáo hội Công giáo có sứ mạng chỉ đường dầu không tự gán cho mình trọng trách và khả năng giải quyết những vấn đề chính trị và xã hội trong thực tế.
Tuần báo „Die Zeit“ - một trong những tuần báo lớn nhất nước Đức với cựu thủ tướng Đức Helmut Schmitt làm đồng chủ nhiệm - số 45 ra ngày 29.10.2009 có một bài nói về cuốn sách „Một thời đại thế tục hóa“ mới xuất bản của nhà văn lão thành Gia-Nã-Đại Charles Taylor. Tác giả cuốn sách dày hơn một ngàn trang này đã chứng minh thuyết phục rằng dầu thế tục hóa đến mấy nền văn minh Tây phương vẫn không chối bỏ được nguồn gốc Do Thái/Kitô giáo của mình.
Các danh từ „Tình Yêu“, Chân Lý, Phát triển, v. v. vốn không mới lạ gì và không phải chờ đến Thông điệp chúng ta mới được biết đến mà trước đó nghe đã nhàm tai, từ lập luận chân thành của những người thiện tâm đến chiêu bài giả dối của những kẻ họat đầu chính trị dùng làm mánh khóe để dành quyền lực. Nhưng Thông điệp đã chiếu lên những phạm trù quen thuộc ấy một luồng ánh sáng mới, khiến những điều mình đã nghe đã biết từ lâu bỗng ngời tỏa lên, kiến thức của mình được sung mãn thêm. Một cánh cửa vừa được mở ra và sau cánh cửa có một người cha, một vị thầy đang chờ sẵn để đưa mình đến những chân trời mới lạ.
Thông điệp đã làm nổi bật mối tương quan mật thiết giữa một phía là phát triển, phía kia là Tình Yêu và Chân Lý và đã cho chúng ta thấy chỉ có Tình Yêu và Chân Lý được định nghĩa theo giáo lý của đạo Thiên Chúa đặc biệt là học thuyết xã hội công giáo mới bảo đảm được phát triển tòan diện của mỗi người và của cả lòai người khi mà việc tòan cầu hóa dầu muốn dầu không cũng đang được nhanh chóng thực hiện.
Xin được kết thúc bài này bằng một câu hỏi thực hành. Vấn đề phát triển là vấn đề to lớn và là trách vụ của các nhà lãnh đạo, các chính trị gia và xã hội học trong lãnh vực công cọng. Còn đối với cá nhân chúng ta trong hòan cảnh riêng tư, trong vị thế nhỏ bé của mình, Thông điệp cho ta bài học nào và giao phó cho ta trách nhiệm nào trong vấn đề phát triển? Thông điệp cho ta thấy rõ phát triển là một thiên chức, một lời mời gọi được gửi đến từng cá nhân mà điểm then chốt của thiên chức ấy là tình yêu. Mọi người có trách nhiệm đáp lại lời mời gọi đó. Công Đồng Vatican II đã minh định không phải chỉ riêng hàng giáo phẩm mà chính giáo dân cũng có ơn gọi, cũng được Chúa mời gọi vừa cố gắng đạt được phát triển tòan diện cho chính mình vừa làm chứng tá cho Chúa, đem Tình yêu và Chân lý đến cho mọi người. Thông điệp CiV đã cho chúng ta thấy rằng rao truyền và làm chứng tá cho Tình yêu và Chân lý là đáp lại lời mời gọi cộng tác vào sự phát triển toàn diện của nhân loại.
Nếu phát triển không được thực hiện theo ánh sáng Phúc Âm thì sự toàn cầu hóa, theo lời ĐTC, chỉ làm cho mọi người, mọi nước trở thành láng giềng, nhưng chưa trở thành huynh đệ trong một gia đình. Muốn đạt được giấc mơ gia đình nhân loại thì phải nhấn mạnh chiều hướng siêu hình của sự phát triển, mọi người và mọi dân tộc phải đáp lại lời mời gọi của Chúa liên kết với nhau trong tinh thần trách nhiệm và liên đới của anh em một nhà. Hòai bão xây dựng Gia đình nhân lọai đã từng được nói đến trong phương châm « Tứ hải giai huynh đệ ». Nhưng đó chỉ là một kiểu nói nghe cho vui tai mà không ai tin là nên và có thể thực hiện. Còn gia đình nhân loại của ĐTC là một gia đình trong đó mọi người, mọi dân tộc đều là huynh đệ vì là anh em của Chúa Giêsu, cùng cố gắng thi hành lý tưởng „Tình Yêu trong Sự Thật“, để được thực sự trở thành con cái của một Cha chung trên Trời.
của ĐGH BÊNÊĐICTÔ (BIỂN ĐỨC) XVI
(Bài trình bầy do Bùi Hạnh Nghi Dr. phil., Dr. jur., Đức quốc)
I. Dẫn nhập
Thông điệp của các Giáo Hòang thường được bắt đầu bằng một cụm từ La-tinh. Thông điệp thứ ba của ĐGH Biển Đức cũng không ra ngòai thông lệ này và được khởi đầu bằng cụm từ Caritas in Veritate (CiV). Nghĩa của 3 từ này ai cũng biết nhưng tưởng cũng nên nhắc lại để dễ theo dõi phần sau của bài này: Caritas là Tình yêu, Veritas là Sự Thật là Chân Lý. In là trong. Caritas in Veritate là Tình Yêu trong Chân Lý (trong Sự Thật).
Dịch Caritas là bác ái?
Thoạt tiên khi nghe danh từ Caritas chúng ta liên tưởng đến „bác ái“, đến lòng thương người, thương tha nhân, đồng bào, đồng lọai và những việc làm từ thiện của cá nhân hay của cơ quan như Caritas chẳng hạn. Và nhiều người đã vội dịch Caritas in Veritate là “Bác ái trong Sự Thật”. Nhưng „bác ái“ chỉ diễn tả được cảm xúc và việc làm giữa người với người mà không thâu tóm được tất cả mọi khía cạnh của từ La-tinh Caritas. Danh từ Caritas của Thông điệp không thu gọn trong nghĩa bác ái mà bao gồm cả Tình Yêu Chúa đối với ta và ta đối với Chúa và từ nguồn gốc này nảy sinh bác ái giữa người với nguời. Tình yêu đối với tha nhân là hậu quả của tình yêu Thiên Chúa dành cho chúng ta và của tình yêu chúng ta đáp lại và cũng là thước đo thực chất tình yêu chúng ta dành cho chính Thiên Chúa (x. 1 Ga 4, 19-20). Dịch caritas là bác ái e rằng sẽ làm què quặt ý niệm bao quát của từ này trong Thông điệp. Chính ĐTC cũng nhấn mạnh trong phần dẫn nhập CiV rằng phải hiểu Caritas theo nghĩa của từ này trong Thông điệp Deus Caritas est (nên dịch Chúa là Bác Ái hay chỉ có thể dịch Chúa là Tình Yêu???) ngài ban bố năm 2005. Trong bản La-tinh của Thông điệp Caritas in Veritate (CiV) nhiều khi từ „Amor“ được dùng thay cho từ Caritas hoặc là được ghi thêm bên cạnh từ Caritas. Chỉ xin đan cừ vài ví dụ: „Amor – « caritas » – magna est vis. ..(CiV 1); Caritas amor est acceptus itemque donatus. .. Ad Dei amorem destinati, homines caritatis obiectum sunt facti. ..„ (CiV 5). Và bản dịch của các ngôn ngữ khác cũng dùng danh từ Liebe, Amour, Amor, Amore, Love. Vậy có lẽ chúng ta cũng không nên e ngại dịch Caritas là „Tình Yêu“ và chỉ dành từ „bác ái“ cho những câu những đọan trong Thông điệp nói về bác ái giữa nguời với ngừời như trong câu trích dẫn trên đây: „...homines caritatis obiectum sunt facti“.
Tựa đề đầy đủ của Thông điệp là "Thông điệp Caritas in Veritate của ĐTC Bênêđictô XVI về sự phát triển toàn diện của con người trong tình yêu và trong sự thật gửi các Giám mục, Linh mục, Phó tế, các Tu sĩ, các Tín hữu giáo dân và tất cả mọi người thiện tâm”.
Điều đáng chú ý là khác với hai Thông điệp trước đây của ĐTC Biển Đức chỉ được gởi đến các thành phần Dân Chúa, Thông điệp thứ ba này còn được nới rộng đến „tất cả mọi người thiện tâm“. Đây cũng là một truyền thống Thông điệp của các Giáo Hòang: khi nói về một đề tài tín lý, giáo lý hoặc mục vụ thì chỉ gởi đến các con cái của Giáo hội còn những Thông điệp xã hội với đề tài nhân sinh chính trị kinh tế xã hội tức là liên quan đến tòan thể nhân lọai thì các Thông điệp - ngọai trừ Thông điệp đầu tiên Rerum Novarum - còn được gửi thêm cho „những người thiện tâm“, chứng tỏ ý hướng muốn cống hiến cho tất cả mọi thành phần trong cũng như ngòai Giáo Hội những suy tư và hướng dẫn về một vấn đề liên quan đến tòan thể nhân lọai. Nội dung Thông điệp không chỉ thu gọn trong lãnh vực tín lý mục vụ của đạo Công Giáo mà được bao trùm lên vấn đề sinh tồn của mỗi người và của cả nhân loại, gồm cả hai khía cạnh đạo đời, vật chất và tâm linh. Trong ngữ cảnh Thông điệp người có thiện tâm được hiểu là người cảm thấy mình tha thiết và có trách nhiệm đối với sự phát triển của con người, là người có lương tâm và cố gắng sống theo các tiêu chuẩn và giá trị luân lý.
Thông điệp CiV được ĐTC ký ngày 29. tháng 6, 2009. Lúc đầu Ngài dự định công bố năm 2007 kỷ niệm tứ thập chu niên Thông điệp Populorum progressio (phát triển các dân tộc) của ĐGH Phao-Lô VI – nhưng Ngài đã hõan lại 2 năm, vì còn muốn đưa vào Thông điệp những quan sát và suy tư về nguyên nhân của cơn lốc tài chánh và kinh tế với những hậu quả tai hại cho công trình phát triển. Qua đó ĐTC Biển Đức thi hành huấn thị của Công Đồng Chung Vaticano II là quan sát, phân tích những dấu chỉ của thời đại và lấy ánh sáng Phúc âm mà soi dẫn. Và việc công bố Thông điệp một ngày trước ngày khai mạc cuộc họp thượng đỉnh G8 tại Aquilà từ 8 đến 10 tháng 7 năm 2009 cũng là một sự sắp xếp thời gian rất có ý nghĩa.
Thông điệp CiV tiếp nối truyền thống học thuyết xã hội của Giáo hội Công giáo, khởi đầu với Thông điệp Rerum Novarum (Tân Sự) của Đức Giáo Hoàng Leô XIII ban hành năm 1891, với chủ đề „Vấn đề công nhân thợ thuyền“. Đức Leô XIII cho biết nguyên nhân khiến ngài ban hành Thông điệp này là sự thay đổi ồ ạt của cục diện kinh tế và xã hội thời đó với sự bành trướng của nền công nghệ và sự xuất hiện của nhiều phương thức sản xuất mới mẻ, sự biến thể của tương quan giữa tầng lớp chủ nhân và công nhân, tình trạng tài nguyên và vốn sản xuất tập trung vào tay một thiểu số giàu có, còn công nhân thì ngày càng nghèo đi, sự xung khắc giữa hai giai cấp này ngày càng gay go và đang được làm đề tài cho nhiều cuộc hội thảo và tranh luận. Trong hòan cảnh đó ĐGH Leô XIII ban bố Thông điệp Rerum Novarum nhằm đề ra một số nguyên tắc làm chỉ nam cho hành sử đúng đắn và hợp lý về vấn đề công nhân. Các Đức GH trước đó cũng đã nhiều lần đề cập đến vấn đề kinh tế xã hội nhưng đây là lần đầu tiên vấn đề này, đặc biệt là vấn đề công nhân, đuợc làm đề tài cho nguyên một Thông điệp. Một điểm đặc biệt nữa là Thông điệp Tân Sự phản bác và lên án chủ nghĩa xã hội Mác-xít chủ trương xóa bỏ quyền tư hữu, công hữu hóa các phương tiện sản xuất và đấu tranh giai cấp.
Sau Rerum novarum của Đức Leô XIII từ năm 1891 đến nay các ĐGH đã lần lượt cho ra 8 Thông điệp và tông thư xã hội khác. Đó là
Quadragesimo anno (QA) của Đức Piô XI, năm 1931, kỷ niệm tứ thập chu niên Rerum Novarum;
Mater et Magistra (MM) của Đức Gioan XXIII, 1961;
Pacem in terris (PT) của Đức Gioan XXIII, 1963;
Populorum progressio (PP) của Đức Phao-Lô VI, 1967;
Octogesima adveniens (OA) Tông thư của Đức Phao-Lô VI, 1971, kỷ niệm bát thập chu niên Rerum Novarum;
Laborem exercens (LE) của Đức Gioan Phao-lô II, 1981;
Sollicitudo rei socialis (SRS) của Đức Gioan Phao-lô II, 1987, kỷ niệm nhị thập chu niên Populorum Progressio;
Centesimus annus (CA) của Đức Gioan Phao-lô II, 1991, kỷ niệm bách chu niên Rerum Novarum.
Trong các Thông điệp và tông thư vừa kể thì quan trọng nhất đối với chủ đề của Caritas in Veritate là Thông điệp của ĐGH Phaolô VI với đề mục “Phát triển các Dân Tộc” (Populorum Progressio), một văn kiện khai triển huấn thị Công Đồng Chung Vaticano II chủ trương công bình và bác ái trong nền kinh tế quốc gia và thế giới, nhấn mạnh về quyền của công nhân được có công ăn việc làm với các điều kiện làm việc xứng đáng và quyền lập nghiệp đoàn để tranh đấu cho quyền lợi chính đáng của mình. ĐTC Biển Đức dành nguyên chương đầu của CiV cho Thông điệp Populorum Progressio vì không những Thông điệp này có cùng một chủ đề với CiV là „phát triển“ mà còn được ngài xem là Rerum Novarum của thời đại mới (CiV 8). Theo phương châm « ôn cố tri tân“ ĐGH Biển Đức trình bày tường tận nội dung của Populorum Progressio và đem áp dụng vào tình trạng kinh tế và xã hội trong thời đại mới. ĐTC ca tụng tầm nhìn xa rộng sâu sắc của Đức Phao-Lô VI về một nền kinh tế thị trường mẫu mực trong đó các dân tộc được đối xử công bằng đúng theo tinh thần Rerum Novarum của GH Leô XIII.
II. Những trọng điểm của Thông điệp CiV
Chỉ nhìn vào tiêu đề Thông điệp cũng đủ thấy văn kiện xoay quanh 3 trọng điểm then chốt: Tình Yêu, Chân Lý và Phát triển. Trước hết để có một cái nhìn tổng quát về Thông điệp và mục đích của ĐTC Biển Đức, xin dịch lại diễn từ của Ngài trong cuộc tiếp kiến chung một ngày sau khi Thông điệp ra mắt:
„Anh chị em yêu qúi,
Hôm qua Thông điệp mới của tôi Caritas in Veritate đã được công bố. Chủ đề của Thông điệp này là sự phát triển tòan diện của con người. Nhưng tôi không nhằm mục đích cống hiến cho công chúng những giải pháp kỹ thuật thực tiễn để giải quyết những vấn nạn kinh tế to lớn hiện nay. Những vấn đề quan trọng của xã hội chúng ta vượt lên trên bình diện của những họat động thông thường và phải được nhìn trong khung cảnh rộng lớn hơn. Vì vậy tôi muốn nhắc nhở mọi người rằng sự phát triển tòan diện của mỗi người và của tòan thể nhân lọai chỉ được thành tựu trong Chúa Kitô và trong cuộc đồng hành của tất cả chúng ta mà điểm đến là Chúa Kitô. Động lực chính của chiều hướng phát triển này là Tình Yêu trong Chân Lý, nghĩa là sẵn sàng chấp nhận Lô-gíc của sự trao tặng, sự dâng hiến nhưng không và lấy những nguyên tắc quan trọng sau đây làm kim chỉ nam cho việc tổ chức đời sống xã hội: Kính trọng sự sống của con người, bào tòan các quyền lợi và nghĩa vụ đích thực của con người, những người có trách nhiệm chính trị phài có đức độ, mọi nguời phải dốc lòng phục vụ công ích trên bình diện quốc gia cũng như tòan cầu, đặt nặng vấn đề đạo đức luân lý trong việc xử dụng kỹ thuật và truyền thông. Xã hội của chúng ta đang lâm bệnh, liều thuốc chữa phải được tìm ra trong sư suy tư nghiêm chính về ý nghĩa sâu xa của kinh tế, tài chánh và chính trị. Sự suy tư này phải đặt nền tảng trên chân lý về con người và trên mối liên hệ giữa mỗi người với đồng lọai. Con người không phải chỉ có thể xác mà còn có linh hồn, do đó sự phát triển tòan diện của con người phải bao gồm cả sự lớn mạnh của tinh thần. Các vấn đề xã hội của thời đại này đòi hỏi chúng ta phải lớn lên trong Công lý và Tình yêu và phải dấn thân cho tha nhân trong tinh thần thực hành đức tin. Trong những ngày này chúng ta hãy đặc biệt cầu nguyện cho những người gánh vác trách nhiệm lớn lao trong lãnh vực kinh tế và chính trị đang dự cuộc họp thượng đỉnh tại L’Aquilà, chúng ta hãy cầu nguyện cho công việc của họ đẩy mạnh sự phát triển tòan diện của các dân tộc trên thế giới.“
1) Ánh sáng Chân lý trên Tình Yêu
ĐTC Biển Đức đã lấy cụm từ Caritas in Veritate - Tình Yêu trong Chân Lý (trong Sự Thật) làm đầu đề cho Thông điệp. Chữ „trong“ ở đây phải được hiểu như thế nào? Theo nghĩa thông thường „trong sự thật“ nghĩa là không dối trá, không méo mó, không sai lệch. Nhưng chữ „trong“ của Thông điệp không đơn giản như vậy. Để giải thích, ĐTC cho biết: Tình yêu trong Sự Thật có nghĩa là Tình yêu được soi sáng, được hướng dẫn bởi ánh sáng của Chân Lý, mà dưới con mắt đức tin, Chân Lý đó là Phúc Âm, là chính Chúa Giêsu như Chúa đã nói: Ta là Đường, là Sự Thật.
ĐTC nhắc lại lời Thánh Phao-Lô nói về tương quan giữa Tình Yêu và Sự Thật trong thư gửi Giáo hữu thành Êphêsô (Eph. 4,15). Thánh Phao-Lô cũng dùng hai chữ Caritas và Veritas nhung sắp đặt hai từ này theo thứ tự „Veritas in Caritate“, Sự Thật trong Tình Yêu, có thể hiểu là “sự chân thành trong tình yêu “ (“wahrhaftig in der Liebe” theo bản dịch của Martin Luther). Cũng có thể dựa vào bản dịch Vulgata (veritatem autem facientes, “thực hiện“ Chân Lý) để hiểu rộng ra là sự rao truyền Chân Lý phải được soi dẫn bởi Tình Yêu, Chân Lý phải được thực hiện (facientes) trong tinh thần yêu thương thì mới có thể đi vào lòng người, mới được dễ dàng chấp nhận. ĐGH Biển Đức giải thích câu nói của Thánh Phao-Lô là phải nhờ vào Tình Yêu, phải nhìn với con mắt của Tình Yêu mới tìm ra và diễn tả được Chân Lý một cách thấu đáo. Nhưng ĐGH cũng muốn bổ túc thêm một khía cạnh khác là chính Tình Yêu cũng cần đựoc Chân Lý soi sáng. Phải nhờ vào sự hướng dẫn của Chân Lý chúng ta mới biệt đón nhận, mới hiểu đuợc và thực hiện được Tình Yêu. Một mặt, nhờ vào Tình Yêu, Chân Lý thu phục được lòng tin cậy và thêm sức thuyết phục khi đề cập đến các vấn đề cụ thể trong đời sống xã hội (Veritas in Caritate của Thánh Phao-Lô), mặt khác, nhờ vào ánh sáng Chân Lý, Tình Yêu được sáng tỏ và hữu hiệu thêm (Caritas in Veritate của ĐTC Biển Đức ) (CiV 2). Nếu thực hiện đúng phương châm Tình Yêu trong Chân Lý sẽ nhận ra rằng các giá trị của Ki-Tô giáo rất hữu ích, rất cần thiết cho hòai bão xây dựng một xã hội tốt đẹp lành mạnh bảo đảm sự phát triển tòan diện cho con người và cho nhân lọai (CiV 4).
Tình Yêu phải được Chân Lý soi sáng mới đạt được ý nghĩa đích thực và giá trị của nó. Chân Lý phát xuất từ 2 nguồn là lý trí tự nhiên và Đức Tin. Nếu Tình Yêu chỉ được giới hạn vào những cảm tình tự nhiên tuy tốt đẹp, tuy hữu ích cho cuộc sống chung trong gia đình, trong xã hội, nhưng nếu không ở trong Chân Lý Đức Tin thì tình yêu không thể làm nền tảng cho sự phát triển đích thực, tạo thành một xã hội xứng với phẩm giá con người.
2) Tình yêu: Mến Chúa Yêu Người
Như trên đã nói, Caritas là Tình Yêu, là một sức mạnh lớn lao („magna est vis“) (CiV 1) phát nguồn từ Thiên Chúa. Trong trang đầu của Thông điệp „Deus Caritas est“ (Chúa là Tình Yêu) ĐTC trích dẫn hai câu từ Cựu Ước: „Hỡi Israel, hãy yêu Chúa hết sức mình với tất cả tâm hồn“ (Sách Đệ Nhị Luật [Deuteronomium] 6, 4-5). Và « Hãy yêu người như yêu mình.»(Sách Lê-Vi [Levitikus] 19,18) Hai câu trên nằm trong hai tác phẩm khác nhau của Cựu Ước được Chúa Giêsu kết hợp thành một điều luật duy nhất là „mến Chúa yêu người“ và khẳng định rằng tòan bộ lề luật được thu gồm vào điều duy nhất đó (CiV 1). Cũng trong phần Dẫn Nhập ĐTC đề ra một số nguyên tắc thiết yếu về Tình Yêu đại để như sau:
- Tình Yêu là con đường chính yếu của học thuyết xã hội Công giáo.
- Tình Yêu là ân huệ, được ban phát và đón nhận từ Thiên Chúa qua Chúa Giê-Su. Nhân ân huệ đó, chúng ta phải lấy tình yêu mà đáp lại, đó là mến Chúa, và tình yêu nhận được phải chia sẻ, đó là bác ái, là thương người.
- Tình Yêu phải được Chân Lý soi sáng mới đạt được ý nghĩa đích thực và giá trị của nó.
- Tình Yêu trong Sự Thật là nguyên tắc hướng dẫn các họat động luân lý mà trong hòan cảnh tòan cầu hóa phải qui tụ vào hai điểm chính, đó là thực hiện công bằng và phục vụ công ích. Công bằng được thực hiện khi mọi người và mọi dân tộc được nhận, được hưởng những điều thuộc về mình, những gì là của mình. Tình Yêu cao qúi hơn công bằng, vì thực hiện công bằng chỉ là cho tha nhân có được những của cải những quyền lợi đương nhiên là của họ còn Tình Yêu lại thúc đẩy chúng ta phải tự động trao tặng tha nhân những điều vốn là của chúng ta, trao tặng nhưng không, không tính tóan vị kỷ, không chờ đợi hoặc đòi hỏi người nhận phải đền đáp, trao tặng trong tinh thần bác ái và trong ý thức liên đới cộng đồng (CiV 5).
Tình Yêu đến từ Thiên Chúa là một ân huệ, không phải vì chúng ta xứng đáng hay có công trạng gì mà là một ân huệ nhưng không. Chúng ta không những chỉ phải đáp lại mà còn phải trở thành dụng cụ của ân huệ đó để quảng bá Tình Yêu của Thiên Chúa và đan dệt mạng lưới tình yêu giữa người với người, áp dụng Tình Yêu trong Chân Lý vào các mối liên hệ xã hội (CiV 5). Đó là liên hệ mật thiết giữa Tình yêu Chúa và bác ái. Bác ái là cách đáp lại Tình yêu của Chúa. Vì yêu Chúa nên phải yêu người, và yêu người là phải làm người mình yêu được hạnh phúc, được triển nở viên mãn, „phát triển toàn diện“. Tình yêu không chỉ được giải thích như một phạm trù thần học mà được dùng làm nền tảng cho giáo huấn xã hội.
Danh từ tình yêu được dùng để chỉ nhiều tình cảm tốt đẹp khác nhau: yêu vợ, yêu chồng, yêu cha mẹ, con cháu, yêu quê hương, yêu nghệ thuật, yêu công việc. Tình yêu, nhất là tình yêu nam nữ, cho ta nếm trứớc niềm hoan lạc vĩnh cữu trong Chúa sau này. Nhưng tình yêu cũng có thể bị làm hư hỏng: nếu giới hạn tình yêu vào việc thỏa mãn lạc thú nhục dục thì đã làm què quặt tình yêu và chỉ còn là một tình yêu bịnh hoạn, bị thúc đẩy bởi một động lực duy nhất là ích kỷ, xem con người như một thứ hàng hóa có thể mua bán đổi chác được. Tình yêu đích thực phải lướt thắng được vị kỷ, phải biết hy sinh để người mình yêu được hạnh phúc. Và đặc tính của tình yêu đích thực là suốt đời chỉ có duy nhất một đối tượng: Chỉ yêu duy nhất một Chúa và chỉ có duy nhất một vợ một chồng, hôm nay và mãi mãi.
Yêu Chúa và bác ái là hai khía cạnh của một thực thể. ĐTC mượn ngụ ngôn người Samarita để nhắc nhở chúng ta rằng tình yêu bác ái không thu hẹp vào phạm vi một cộng đồng, một dân tộc mà tỏa rộng đến tất cả mọi thành phần của nhân loại. Đối tượng của bác ái Kitô giáo là bất cứ ai đang cần mình thương yêu giúp đỡ lúc này và nơi này, không phân biệt giàu nghèo sang hèn, mầu da chủng tộc mà chỉ đặt ưu tiên vào những người nghèo hèn nhất, tồi tàn nhất mà Chúa Giêsu đã tự đồng hóa với họ. ĐTC đả kích lập luận của chủ nghĩa Mác xít cho rằng giới nghẻo khổ của nhân loại không cần bác ái mà chỉ cần công bằng vì bác ái là hành vi bố thí, nhằm mục đích làm yên tiếng lương tâm của giới giàu có để họ tiếp tục bóc lột và tuớc đọat quyền lợi của người nghèo.
Cơ cấu và hành vi bác ái của Giáo Hội phát xuất từ chí hướng làm chứng tá cho tình yêu của Thiên Chúa, Đấng đã muốn kết hợp nhân loại thành một gia đình duy nhất trong Chúa Kitô, Con Một của Ngài. Tất cả hoạt động của Giáo Hội được thâu tóm vào hai yếu tố: một là truyền bá và sống Tin Mừng bằng ngôn ngữ và qua các bí tích và hai là hỗ trợ thúc đẩy sự phát triển tòan diện của mỗi người và của nhân loại.
3) Phát triển
Ngay trong lời đầu tiên của phần Dẫn Nhập CiV, ĐTC nêu rõ tương quan giữa Tình Yêu và sự phát triển và tóm lược bàng một câu ngắn gọn chủ đề của Thông điệp mà Ngài sẽ khai triển trên 160 trang sách: „Tình Yêu trong Sự Thật mà Chúa Giêsu đã lấy cuộc đời mình, lấy cái chết và sự sống lại để làm chứng là động lực chủ yếu để đạt được phát triển đích thực cho mỗi người và toàn thể nhân loại”.
Thông điệp CiV gồm 6 chương:
- Chương 1 Sứ điệp của Thông điệp Populorum Progressio “Sự Phát triển của các Dân tộc”;
- Chương 2: Sự phát triển của con người trong thời đại chúng ta;
- Chương 3: Tình huynh đệ, phát triển kinh tế và xã hội dân sự;
- Chương 4: Phát triển các dân tộc, quyền lợi và nghĩa vụ, môi sinh;
- Chương 5: Sự hợp tác của gia đình nhân loại;
- Chương 6: Sự phát triển các dân tộc và kỹ thuật.
Chỉ đọc lướt qua tiêu đề của các chương cũng đủ thấy vấn đề phát triển là trọng điểm then chốt của Thông điệp. Phát triển phải được hiểu như thế nào mới gọi được là phát triển toàn diện và phát triển toàn diện có tương quan nào, liên hệ nào với Tinh Yêu và Chân Lý?
a) Phát triển tòan diện
ĐTC không ngại nhắc đi nhắc lại rằng phát triển đich thực phải là phát triển tòan diện. Phát triển là mối quan tâm của tất cả các quốc gia nhưng đa số đều chỉ chú trọng vào khía cạnh kinh tế (với những khẩu hiệu, những chiêu bài „dân giàu nước mạnh“, „dân tộc phú cường“ …) mà lãng quên hay ít chú trọng đến sự phát triển về mọi mặt của mỗi người. Ngay cả khi nhấn mạnh về việc phát triển những lãnh vực ngoài kinh tế như giáo dục, văn hóa v. v. thì cũng chỉ xem chúng như những dụng cụ, những phương tiện giúp cho phát triển kinh tế. Sự bành trướng của phát minh kỹ thuật đã mang lại cho phát triển kinh tế những bước nhảy vọt. ĐTC xem kỹ thuật là phương tiện giúp con người thêm tự chủ và tự do. Nhưng Ngài cũng khuyến cáo không nên khóan trằng mục tiêu phát triển cho kỹ thuật, xem tiến bộ kỹ thuật là điều kiện cần và đủ để bảo đảm phát triển tòan diện. Chủ nghĩa vị kỹ thuật phát sinh từ một quan niệm phi nhân bản. Ngoài lợi ích kỹ thuật còn phải quan tâm đến phúc lợi thiêng liêng và phát triển tinh thần của con người vừa có hồn vừa có xác.
Phát triển toàn diện bao gồm nhiều yếu tố nhưng có thể thâu tóm vào ba lãnh vực chính: phát triển vật chất, phát triển tinh thần (trí tuệ, kiến thức, luân lý, đạo đức, trách nhiệm, ý thức cộng đồng, tinh thần xã hội. ..) và phát triển tâm linh theo chiều kích siêu nhiên.
Theo ĐTC Biển Đức chiều kích siêu nhiên bảo đảm cho phát triển đi đúng hướng và đạt được hiệu quả. Giáo Hội không thể và không muốn thay thế chính quyền, các chính trị và kinh tế gia để giải quyết những khó khăn tài chánh kinh tế. Nhưng Giáo Hội có bổn phận khuyến cáo thế giới đặt suy tư và hành động tài chánh kinh tế của mình trên một nền tảng siêu nhiên. ĐTC gọi bổn phận này là „sứ mạng Chân lý“ (Missio Veritatis, CiV 9). Tuyên xưng đức tin không phải chỉ để cứu linh hồn mà cũng là để cứu rỗi nhân loại ngay cả trong phần đời. Lý trí và luân lý tự nhiên không đủ để tạo thành những định chế kinh tế xã hội xứng đáng với nhân vị và phù hợp với giá trị con ngừoi cao cả hơn tất cả mọi vật mọi loài trong vũ trụ vì được tạo ra giống hình ảnh Thiên Chúa.
ĐTC nhắc lại một số nhận định của Hiến chế mục vụ Gaudium et Spes (Vui mừng và Hy vọng) của Công Đồng Vaticano II. Khi phân tích về thân phận con người trong thế giới ngày nay Hiến chế vạch rõ những đổi thay sâu sắc đang lan rộng khắp hòan cầu nguợc lại với nhân vị con người, đặc biệt là những biến đổi xã hội và văn hóa đang xâm nhập cả đời sống tôn giáo. Khủng hoảng dồn dập, chênh lệch giàu nghèo, nạn đói, nạn mù chữ, sự xuất hiện những chế độ nô lệ mới về mặt xã hội cũng như tâm lý … Trong lúc đó thì người ta lại không lo tới sự phát triển tinh thần tương xứng và không nhận chân được những giá trị trường cữu để tạo ra một tổ chức trần thế hòan hảo hơn
ĐTC khuyến cáo chúng ta thể hiện Tình Yêu đối với gia đình nhân loại bằng cách dốc lòng phục vụ con người và phục vụ công ích, xem việc canh tân xã hội loài nguời cũng là một cách thực hành sứ mạng cứu rỗi. Trong tinh thần đó, lấy ánh sáng Phúc Âm mà soi dẫn tư tưởng và hành động nhằm thiết lập một trật tự chính trị, xã hội và kinh tế để phục vụ con người đắc lực hơn, giúp mỗi cá nhân, mỗi tập thể ý thức phẩm giá của mình để nỗ lực thăng hoa đời sống về cả hai mặt vật chất và tâm linh. Có thế mới thực hiện được tình huynh đệ, mới làm cho các hoạt động kinh tế xã hội đạt được kết quả thực sự nhân bản. Phát triển cần chú trọng đến việc chiến thắng đói nghèo, bệnh tật và mù chữ. Sinh hoạt kinh tế phải đặt trên nguyên tắc bình đẳng giữa các cá nhân và giữa các dân tộc, nhằm tạo thành những cộng đồng văn minh thấm nhuần tinh thần liên đới, thực hiện nền dân chủ trong tự do và hòa bình.(CiV 20-21)
b) Thách thức tòan cầu hóa.
ĐTC nhắc lại lời GH Gioan Phao lô II là hiện tượng toàn cầu hóa tự nó không phải tốt hấy xấu. Tiêu cực hay tích cực chỉ là do quan niệm về giá trị và nhân vị của con người và cách thực hiện tòan cầu hóa như thế nào. Tòan cầu hóa phải được lệ thuộc vào sự phát triển toàn vẹn và đích thực. Sự lệ thuộc lẫn nhau và lệ thuộc vào những họat động hỗ tương có nhiều khía cạnh tích cực và có thể đẩy mạnh phát triển, miễn là phải đề cao tinh thần liên đới, chiến thắng lòng vị kỷ cá nhân và quốc gia.
Tòan cầu hóa phải được thực hiện dưới ánh sáng của chân lý và tuân theo những tiêu chuẩn luân lý bảo đảm cho việc hòan thành một nhân lọai hợp nhất với sứ mạng tiến tới trên đường hoàn thiện. Giáo hội có trách nhiệm cống hiến cho cộng đồng nhân lọai nền tảng chân lý khả dĩ giải quyết những điểm tiêu cực, hóa giải nguy cơ đi lạc hướng của tòan cầu hóa. Người tín hữu Kitô được thấm nhuần Tình yêu và Chân lý của Phúc âm có trọng trách góp phần tích cực vào việc làm cho tòan cầu hóa thực hiện chương trình của Thiên Chúa, làm cho các dân tộc trên toàn cầu qui về một mối, trở thành một gia đình duy nhất. Đìều này mới nghe qua có vẻ không tưởng nhưng xét cho cùng thì chỉ là một hệ luận hòan tòan lo-gic, nếu tin rằng tất cả mọi người là con của một Chúa Cha.
c) Tương quan giữa phát triển và tình yêu
„Tình yêu trong Chân lý“ là động lực thúc đẩy xã hội phát triển tòan vẹn trong mọi khía cạnh nhân bản. ĐTC Biển Đức khẳng định cần phải cho sự tòan cầu hóa một chiều hướng siêu hình mà Ngài gọi là văn hóa tình yêu (« cultus amoris », „civiltà dell'amore“ CiV 33) mà hạt giống đã được Thiên Chúa gieo vào thửa đất của mỗi dân tộc và mỗi nền văn hóa. Bản chất văn hóa tình yêu là tinh thần liên đới, ý thức cộng đồng, sẵn sàng chia sẻ và phục vụ công ich. Phải phát huy „văn hóa tình yêu“ thì sự tòan cầu hóa mới đưa đến phát triển tòan diện mà Đức Paul VI đã truyền bá trong Populorum Progressio năm 1967 (CiV 33). Thông điệp này là văn kiện quan trọng nhất trong tòan bộ giáo huấn xã hội của Giáo hội về vấn đề phát triển tòan diện và đã được các ĐGH kế tiếp tuyên dương và khai triển. Đặc biệt là Đức Gioan Phaolô II đã ban hành Thông điệp Sollicitudo Rei Socialis (Ưu tư về vấn đề xã hội) năm 1987 nhân ngày kỷ niệm nhị thập chu niên Populorum Progressio. Đức Gioan Phaolô II tuyên bố: Truyền thống của Giáo hội luôn tôn trọng và phát huy nhân vị, do đó luôn lưu tâm đến sự phát triển đích thực và tòan diện của con người. Đến lượt ĐTC Biển Đức cũng muốn ban hành Thông điệp Caritas in Veritate vào năm 2007 để kỷ niệm tứ thập chu niên Populorum Progressio nhưng sau đó đã hõan lại đến 2009 vì những lý do nêu trên.
Theo GH Biển-Đức, Thông điệp năm 1967 của Đức Phaolô VI chứa đựng giáo huấn xã hội của Giáo hội Công giáo nhằm đáp ứng nhu cầu của thời đại ấy và cũng quan trọng không kém gì Rerum Novarum đối với thời đại ĐGH Leô XIII. Vì thế Ngà i gọi Populorum Progressio là Rerum Novarum của thời hiện đại. (Lm. Thomas William LC, giáo sư chuyên về học thuyết xã hội công giáo cho rằng việc ĐGH Biển Đức gọi Populorum Progressio của Giáo Hòang Phao-Lô VI là Rerum Novarum của thời hiện đại chỉ đúng một phần. Theo tôi thì nhận định của ĐGH Biển Đức về Populorum Progressio hòan tòan đúng, vì “như Giáo hòang Lê-ô XIII, ĐGH Phao-Lô VI đã đem ánh sáng Phúc Âm chiếu dọi vào những vấn đề xã hội của thời đó” (CiV 16). Giáo Hòang Phao-Lô VI đã dựa vào Phúc Âm đề ra những nguyên tắc chỉ đạo và lập luận tổng qúat về vấn đề phát triển tòan diện, chúng vẫn còn giữ nguyên tính thời sự cho đến ngày nay. ĐGH Biển Đức đã dành nguyên chương đầu của CiV tóm lược và khai triển Populorum Progressio và khẳng định rằng Đức Phao-Lô VI để lại cho chúng ta 2 nguyên tắc bất biến: Một là tất cả mọi họat động truyền giáo, mục vụ và bác ái của Giáo Hội đều qui về một điểm, đó là hỗ trợ sự phát triển tòan diện của nhân loại. Hai là sự phát triển đích thực của con nguời phải được đặt trên nền tảng nhân vị của mỗi người. Mỗi người được ơn gọi hòan thành phát triển tòan diện cho chính mình và góp phần vào việc phát triển nhân lọai. Noi gương Đức Phao-Lô VI, GH Biển Đức cũng lấy ánh sáng Phúc Âm - Tình Yêu và Chân Lý - làm linh dược chữa lành những căn bệnh của thời nay. Mặc dầu hòan cảnh mỗi thời mỗi khác và mỗi thời lại xuất hiện nhiều vấn nạn mới, ví dụ thời GH Phao-Lô VI tòan cầu hóa ngày càng bành trướng còn thời Lê-ô XIII chưa có hiện tượng này, nên giáo huấn của Ngài chưa đề cập đến. Vì thế, tuy hòan cảnh cụ thể mỗi thời mỗi khác, nhưng vẫn có thể áp dụng danh hiệu “Rerum Novarum của thời đại mới” không những cho Thông điệp của GH Phao-Lô VI mà cả cho Thông điệp CiV của GH Biển Đức).
Niềm xác tín của Đức Phao-Lô VI là chỉ có Tình Yêu mới bảo đảm cho công tác xã hội được đúng đắn và xứng đáng với nhân phẩm. Phải được Tình yêu hướng dẫn người ta mới có thể khám phá được các nguyên nhân sâu xa của nghèo đói, của bất công và tìm ra những phương cách chữa trị.
Phát triển tòan diện đòi hỏi phải đánh giá đúng mức giá trị lao động của con người dưới ánh sáng của Tình Yêu. Giáo huấn xã hội Công giáo đả kích quan niệm vô nhân đạo của chủ nghĩa tư bản quá khich xem lao động của con người như một thứ hàng hóa trên thị trường và lạm dụng thị trường này để vi phạm quyền lợi chính đáng của người lao động (ví dụ chuyển cơ sở sản xuất đến những vùng có thể mua được món hàng lao động với giả rẻ hơn hoặc lợi dụng thế mạnh trên thị trường để bắt người lao động phải chấp nhận mức lương không đủ nuôi sống mình và gia đình). ĐGH Biển Đức nhắc lại yêu cầu của Rerum Novarum là phải thành lập nghiệp đòan và hỗ trợ cơ quan này trong công tác tranh đấu cho quyền lợi của công nhân. Phúc lợi của xã hội được tạo thành bởi sự hợp tác của lao động và tư bản, của công nhân và chủ nhân. Vi thế lợi nhuận phải phân phối công bằng cho cả đôi bên. Công bằng là ngưỡng cửa phải bước qua trước mới đến được Tình Yêu. Theo lời Đức Giáo Hoàng Phaolô VI Công lý là “tiêu chuẩn tối thiểu” của bác ái (CiV 6).
ĐTC Biển Đức phê phán sự phát triển không đồng đều trên thế giới: “Thông điệp Populorum Progressio đã đựoc ban bố trên 40 năm nay, nhưng vấn đề phát trỉển chẳng những chưa được giải quyết thỏa đáng mà còn gặp nhiều trở ngại lớn hơn do khủng hỏang kinh tế và tài chánh hiện tại. ” (CiV 33). Trong khi một số vùng trước kia nghèo giờ đây đã phát triển thì vẫn còn những vùng khác chưa thóat khỏi cảnh nghèo mà có khi lại còn túng quẫn hơn. Trở ngại của phát triển đồng đều là sự ích kỷ của các nước giàu đối xử bất công với các nước nghèo trên thương trường. Và tệ đoan này ngày càng bành trướng theo sự bành trướng của tòan cầu hóa. Ngòai ra việc giải phóng các nước thuộc địa tuy là điều tốt nhưng nhiều khi đã được thực hiện với nhiều hiệu qủa tiêu cực một phần do những hình thức thực dân mới cọng với tình trạng lệ thuộc vào những ngọai bang giàu mạnh cũ cũng như mới, một phần là do sự vô trách nhiệm của các nhà lãnh đạo những nước đã dành được độc lập.
Theo ĐTC không thể có phát triển tòan diện nếu không tôn trọng, không sẵn sàng đón nhận và bảo vệ sự sống. Qui chiếu Thông điệp Humanae Vitae của Đức Phao-Lô VI, ĐTC Biển Đức nhấn mạnh rằng việc bảo vệ sự sống phải được nhìn dưới ánh sáng của một quan niệm tòan diện về con người và về sứ mạng của con người, không những trong chiều kích tự nhiên mà cả trong chiều kích siêu nhiên. Đặc biệt là tình dục trong đời sống vợ chồng phải kết hợp hai yếu tố: cho nhau hạnh phúc và truyền đạt sự sống. “Nền tảng của một xã hội sẽ bị lung lay tận gốc rễ khi người ta một đàng đề cao những giá trị như phẩm giá con người, công lý và hòa bình, nhưng đàng khác, lại tự mâu thuẫn khi chấp nhận hay dung túng những hình thức khinh rẻ và chà đạp sự sống của con người, nhất là sự sống của những người yếu đuối hay bị hất ra ngòai xã hội” (CiV 15).
ĐTC lên án những hành vi phản lại sự sống đang bành trướng hiện nay như áp đặt chính sách dân số bất nhân, thụ thai nhân tạo, phá thai, dùng phôi người cho việc nghiên cứu, tự quyết về mạng sống và ngày giờ sống chết của mình... Phát minh khoa học hiện đại khiến cho những hành vi vừa kể được dễ dàng và được đánh giá là „tiến bộ“, nhưng chúng chỉ là phương tiện của “nền văn hóa sự chết“ («mortis culturae ») (CiV 75).
Sự gia tăng dân số không phải là nguyên nhân chính làm ngưng trệ phát triển kinh tế, như nhiều người lầm tưởng. Nhiều nước đã đạt được phát triển mặc dầu dân số gia tăng nhờ vào tỉ số hài nhi tử vong giảm thiểu và tuổi thọ trung bình gia tăng. Ngược lại tại nhiều vùng khác mặc dầu dân số giảm thiểu vì tỷ lệ sinh sản đang xuống dốc một cách đáng ngại thì lại có nhiều triệu chứng khủng hoảng (CiV 44). Một giáo sư kinh tế tại Ðại học Công giáo Milano, Bắc Ý, ông Tedeschi, ca tụng ĐTC Biển Đức là người duy nhứt cho thấy có một liên hệ chặt chẽ giữa sự sút giảm mức sinh sản tại những nước công nghiệp tiên tiến và cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay.
Tại nhiều nước, nhất là những nước đã phát triển, luật pháp bài trừ sự sống rất phổ biến và ảnh hưởng lớn trên tập quán và đời sống thực tế, góp phần tạo thành não trạng chống sinh sản mà người ta tìm cách truyền bá ra cả nước ngòai, vì xem đó là một tiến bộ văn hóa. ĐTC Biển Đức nhận định: “Sẵn sàng đón nhận sự sống là rường cột của sự phát triển đích thực. Xã hội nào chủ trương chối bỏ hay kìm hãm sự sống thì sớm muộn gì cũng sẽ không còn tìm được động lực và năng lực cần thiết để dấn thân phục vụ hạnh phúc đích thực của con người“ (CiV 28).
Chủ đề phát triển của Thông điệp được ĐTC Biển Đức diễn giải bình luận với những tư tưởng vô cùng súc tích và phong phú. Không những Ngài đã đào sâu nền tảng thần học, triết học của vấn đề mà còn tiến sâu vào các ngõ ngách thực tế cụ thể trong các lãnh vực chính tri, kinh tế, xã hội, để mở ra những chân trời mới, những hướng đi phù hợp với nhân phẩm và xứng đáng với con ngừơi đã được tạo dựng giống hình ảnh Chúa. .. Phạm vị của bài này chỉ cho phép trình bày một cách sơ lược. Xin hẹn độc giả bài sau sẽ khai triển chủ đề phát triển của Thông điệp tường tận hơn.
III. Kết luận
Tình Yêu là động lực chính thúc đẩy sự phát triển đích thực của mỗi người và của nhân lọai (CvT 1). Phúc Âm cho ta biết động lực này xuất phát từ Chúa Giê-su là Tình Yêu và là Chân lý. Đó là niềm tin của chúng ta, tín đồ Kitô giáo.
Nhưng với những người không tin Chúa, không xem Phúc Âm là chân lý tuyệt đối và phổ quát mà ta lại đem chính Chúa và chân lý Phúc Âm ra để làm cơ sở biện luận cho cả những nhận định và đề nghị về chính trị, kinh tế, xã hội thì có thể thuyết phục họ được? Câu hỏi này đã có người trả lời là không và đã nghi ngờ tính thuyết phục của Thông điệp. Như Giáo Sư Hengsbach, linh mục Dòng Tên người Đức vốn là giáo sư về luân lý xã hội và kinh tế rất nổi tiếng với cả giới trí thức ngoài công giáo đã phê bình ít nhiều điểm mà ông cho là tiêu cực trong Thông điệp. Tuy LM cũng ca ngợi Đức Gíáo Hòang lên án chủ nghĩa tư bản quá khích và nhấn mạnh về việc mọi người phải có trách nhiệm luân lý và đóng góp vào việc xây dựng xã hội tốt đẹp. Nhưng theo LM lập luận của ĐTC không thuyết phục, nội dung của Thông điệp không được trình bày rõ ràng. Những vấn nạn của thị trường tài chánh chỉ được lướt qua một cách sơ sài thiếu sâu sắc, thiếu những hứơng dẫn và giải pháp cụ thể. Chỉ có những nhà thần học Kitô giáo và những người thực sự tin vào Chúa Giêsu mới hiểu được và tin được Chân lý Phúc âm dưới ngòi bút của ĐGH. Còn đối với người ngoài mà ngài nói là muốn đối thoại thì Thông điệp đã không thành công.
Nhận xét của LM Hengsbach có thể được chia sẻ bởi những ai chỉ đọc lướt qua Thông điệp một cách hời hợt. Nếu đọc kỹ Thông điệp sẽ thấy phê bình của LM Hengsbach không những quá đáng mà còn vô căn cứ. Có lẽ vì sự thúc bách phải trả lời phỏng vấn của báo chí ngay khi vừa công bố Thông điệp nên LM chưa có thì giờ đọc kỹ. Còn đại đa số những bài bình luận xuất hỉện trên truyền thông ngay sau ngày Thông điệp ra mắt và thời gian sau đó đều thán phục GH Biển Đức và ca tụng Thông điệp là một văn kiện rất có giá trị và sẽ gây nhiều ảnh hưởng tích cực trong nỗ lực giải quyết khủng hỏang hiện nay. Thậm chí Giáo sư Tedeschi (đã đuợc nhắc đến ở trên) còn cho rằng ĐGH đáng được trao giải Nobel Kinh tế (!).
ĐTC tuy dùng chân lý Phúc âm để biện luận vẫn có sức thuyết phục đối với cả những người không thừa nhận Phúc Âm, vì những luận cứ Ngài đưa ra có thể được xem là kim chỉ nam mà nhân loại hôm nay đang cần để bảo đảm cho các cuộc cải tổ chính trị kinh tế xã hội cũng như sự phát triển mà mọi người mong muốn được thực hiện theo chiều hướng tốt nhất.
Việc ĐTC tuyên xưng đức tin lúc bàn về phát triển không nhằm mục đích thuyết phục lôi cuốn người ta tin vào Chúa và gia nhập Giáo Hội, mà chỉ cống hiến những liều thuốc rút ra từ đức tin để cải thiện và hòan thiện đời sống thực tế. Không một triết thuyết hay một nền thần học nào ngòai Kitô giáo có một hình ảnh tốt đẹp và cao trọng về con người và từ hình ảnh đó rút ra những hệ luận hiệu quả nhất cho sự phát triển của mỗi người và của nhân loại. Ánh sáng Phúc Âm đem lại kết quả tốt, nâng cao giá trị và thăng hoa đời sống và giúp tránh được những cạm bẫy, những vực sâu thì cho dầu không châp nhận hay còn xa lạ với nền tảng Phúc Âm cũng có thể xử dụng những hoa trái của Phúc Âm đem áp dụng vào quyền lợi thế tục của con người. Ngoài việc mời gọi xử dụng những hệ luận thực hành của lý tưởng Phúc Âm ĐTC còn vạch trần những tai hại mà chủ nghĩa duy vật và chủ trương hưởng thụ ích kỷ gây ra cho kinh tế và cho đời sống.
Nói đến hoa trái Phúc Âm cần nhắc lại một sự kiện lịch sử: Mặc dầu Tây phương đã thế tục hóa và ảnh hưởng Thiên Chúa giáo ngày càng giảm bớt, công luận vẫn thừa nhận rằng tinh thần nhân bản của Văn hóa Tây phương là hoa trái của tôn giáo này. Chẳng hạn câu „Nhân phẩm con người là bất khả xâm phạm và phải được tất cả mọi quyền lực quốc gia tôn trọng và bảo vệ“ trong điều 1, 1 Hiến pháp Cộng Hòa Liên Bang Đức là một trong vô số ví dụ cho thấy hình ảnh con người căn cứ vào Kinh Thánh của Do Thái/Kitô giáo đã ảnh hưởng sâu rộng trên nền văn minh Tây phương.
Để tìm ra thuốc chữa sự thóai hóa luân lý và suy đồi nhân bản tại Tây phương do thế tục hóa mang lại, người ta, cả những người vô tín, đang đề cao những giá trị như công bằng, bình đẳng trứớc pháp luật, nhân quyền, liên đới, lòng nhân đạo. .. là những giá trị xuất phát từ niềm tin Thiên Chúa giáo. Dòng chảy của Thiên Chúa giáo qua hai ngàn năm lịch sử đã để lại cho nên văn hóa Tây phương hàng hàng lớp lớp phù sa chở nặng nhiều giá trị nhân bản mà Tây phương tự hào và đang được cả thế giới văn minh thừa nhận. Các công ước của Liên Hiệp Quốc và hiến pháp hiện đại của các nước Tây phương đầy dẫy dấu vết của những phù sa giá trị đó. Những nhà sử học và xã hội học khách quan không thể phủ nhận Kitô giáo là nguồn sản xuất và là định chế cống hiến nền tảng nhân bản cho văn hóa nhân loại. Giáo hội Công giáo có sứ mạng chỉ đường dầu không tự gán cho mình trọng trách và khả năng giải quyết những vấn đề chính trị và xã hội trong thực tế.
Tuần báo „Die Zeit“ - một trong những tuần báo lớn nhất nước Đức với cựu thủ tướng Đức Helmut Schmitt làm đồng chủ nhiệm - số 45 ra ngày 29.10.2009 có một bài nói về cuốn sách „Một thời đại thế tục hóa“ mới xuất bản của nhà văn lão thành Gia-Nã-Đại Charles Taylor. Tác giả cuốn sách dày hơn một ngàn trang này đã chứng minh thuyết phục rằng dầu thế tục hóa đến mấy nền văn minh Tây phương vẫn không chối bỏ được nguồn gốc Do Thái/Kitô giáo của mình.
Các danh từ „Tình Yêu“, Chân Lý, Phát triển, v. v. vốn không mới lạ gì và không phải chờ đến Thông điệp chúng ta mới được biết đến mà trước đó nghe đã nhàm tai, từ lập luận chân thành của những người thiện tâm đến chiêu bài giả dối của những kẻ họat đầu chính trị dùng làm mánh khóe để dành quyền lực. Nhưng Thông điệp đã chiếu lên những phạm trù quen thuộc ấy một luồng ánh sáng mới, khiến những điều mình đã nghe đã biết từ lâu bỗng ngời tỏa lên, kiến thức của mình được sung mãn thêm. Một cánh cửa vừa được mở ra và sau cánh cửa có một người cha, một vị thầy đang chờ sẵn để đưa mình đến những chân trời mới lạ.
Thông điệp đã làm nổi bật mối tương quan mật thiết giữa một phía là phát triển, phía kia là Tình Yêu và Chân Lý và đã cho chúng ta thấy chỉ có Tình Yêu và Chân Lý được định nghĩa theo giáo lý của đạo Thiên Chúa đặc biệt là học thuyết xã hội công giáo mới bảo đảm được phát triển tòan diện của mỗi người và của cả lòai người khi mà việc tòan cầu hóa dầu muốn dầu không cũng đang được nhanh chóng thực hiện.
Xin được kết thúc bài này bằng một câu hỏi thực hành. Vấn đề phát triển là vấn đề to lớn và là trách vụ của các nhà lãnh đạo, các chính trị gia và xã hội học trong lãnh vực công cọng. Còn đối với cá nhân chúng ta trong hòan cảnh riêng tư, trong vị thế nhỏ bé của mình, Thông điệp cho ta bài học nào và giao phó cho ta trách nhiệm nào trong vấn đề phát triển? Thông điệp cho ta thấy rõ phát triển là một thiên chức, một lời mời gọi được gửi đến từng cá nhân mà điểm then chốt của thiên chức ấy là tình yêu. Mọi người có trách nhiệm đáp lại lời mời gọi đó. Công Đồng Vatican II đã minh định không phải chỉ riêng hàng giáo phẩm mà chính giáo dân cũng có ơn gọi, cũng được Chúa mời gọi vừa cố gắng đạt được phát triển tòan diện cho chính mình vừa làm chứng tá cho Chúa, đem Tình yêu và Chân lý đến cho mọi người. Thông điệp CiV đã cho chúng ta thấy rằng rao truyền và làm chứng tá cho Tình yêu và Chân lý là đáp lại lời mời gọi cộng tác vào sự phát triển toàn diện của nhân loại.
Nếu phát triển không được thực hiện theo ánh sáng Phúc Âm thì sự toàn cầu hóa, theo lời ĐTC, chỉ làm cho mọi người, mọi nước trở thành láng giềng, nhưng chưa trở thành huynh đệ trong một gia đình. Muốn đạt được giấc mơ gia đình nhân loại thì phải nhấn mạnh chiều hướng siêu hình của sự phát triển, mọi người và mọi dân tộc phải đáp lại lời mời gọi của Chúa liên kết với nhau trong tinh thần trách nhiệm và liên đới của anh em một nhà. Hòai bão xây dựng Gia đình nhân lọai đã từng được nói đến trong phương châm « Tứ hải giai huynh đệ ». Nhưng đó chỉ là một kiểu nói nghe cho vui tai mà không ai tin là nên và có thể thực hiện. Còn gia đình nhân loại của ĐTC là một gia đình trong đó mọi người, mọi dân tộc đều là huynh đệ vì là anh em của Chúa Giêsu, cùng cố gắng thi hành lý tưởng „Tình Yêu trong Sự Thật“, để được thực sự trở thành con cái của một Cha chung trên Trời.
Top Stories
Le suore di Vinh Long, vogliamo che siano rispettate giustizia e verità
Asia-News
16:03 04/11/2009
Parla la superiora del convento distrutto. Ci sono voluti 28 anni per conoscere i motivi del sequestro dell’edificio, della dispersione di orfani e handicappati e degli arresti delle suore. Le autorità ora propongono un terreno in periferie, ma loro vogliono che sia riconosciuto che non hanno mai violato la legge.
Hanoi (AsiaNews/EdA) – Vogliono una soluzione “basata sulla verità”, che riconosca “la giustizia” e che loro non hanno mai violato la legge. Per questo le suore di San Paolo di Chartres non accettano la soluzione proposta dalle autorità di Vinh Long, nel sud del Vietnam, di ricostruire altrove il loro convento, illegalmente, a loro avviso, preso e distrutto per realizzare una piazza e un giardino pubblico. E’ quanto afferma la superiora provinciale della congregazione religiosa, suor Patrick de la Croix Huynh Thi Bich Ngoc, in una intervista pubblicata sul sito dell’episcopato vietnamita, della quale dà notizia Eglises d’Asie.
Suor Patrick de la Croix Huynh Thi Bich Ngoc ricorda tra l’altro che due suore della congregazione sono giunte per la prima volta in Vietnam nel 1860 e a Vinh Long nel 1871. Nel 1874 “hanno comprato un terreno per stabilirvi il loro convento”. Esso si trovava a via Nguyên Truong Tô, (oggi via Tô Thi Huynh), al numero 3. Nel 1977 si trattava di un terreno di 10.235 metri quadrati. “Conserviamo ancora i documento relativi all’acquisto del terreno e alla costruzione del convento. Tutto è perfettamente in regola dal punto di vista giuridico”.
“Dal 1871 al 1977 – ricorda ancora la suora, rispondendo a una domanda – durante più di 100 anni, nella regione delle sei province in generale e, particolarmente, a Vinh Long le nostre suore si sono consacrate ad azioni caritative, come l’educazione dei bambini, la cura dei malati, l’assistenza agli sfortunati… Nel corso di numerosi decenni, prima del 1975, il nostro convento a Vinh Long ha aperto le sue porte per accogliere, nutrire ed eduare gli orfani. Questa azione caritativa e sociale, condotta quotidianamente, aveva suscitato una corrente di simpatia nella società locale”. Ma, dopo l’unificazine del Paese, e “più precisamente il 7 settembre 1977, la Sicurezza della città di Vinh Long e della provincia del Mekong”, hanno preso il nostro convento. Ci fu “la dispersioe dei bambini orfani e handicappati, la confisca della totalità dei beni del monastero, l’arresto di tutte le religiose, il loro internamento in una classe della scuola San Paolo”. Un mese più tardi furono liberate 17 suore, “che furono costrette a ritornare nei loro villaggi natali. Quanto alla responsabile del convento, suor Lê Thi Trach, fu condotta alla sede della Sicurezza, ove fu tenuta per due mesi e in seguito costretta ad andare a vivere nella casa provinciale”, a My Tho. Il tutto, senza “aver mai ricevuto un qualunque documento legale che ci informasse degli articoli del Codice penale che avevamo violato per essere sottoposte a una tale sanzione, la dissoluzione della nostra comunità”.
Le suore hanno dovuto attendere 28 anni, fino al 2005, per riuscire a sapere le motivazioni dell’azione dell Sicurezza. Il 27 agosto di quell’anno hanno così avuto la decisione “1958/QD.UBT” del 6 settembre 1977, nella quale si affermava che “visto che l’orfanotrofio di via Nguyên Truong Tô è una istituzione sociale appartenente a una congregazioone religiosa straniera, che è stato costruito grazie a risorse finanziarie provenienti dall’estero, che è un luogo destinato a formare giovani disgraziati per creare forze che si oppongono alla rivoluzione e alla liberazione nazionale del popolo vietnamita…”
In seguito a tale decisione, il convento era divenuto un ospedale della provincia di Vinh Long, ora diverrà una piazza. Ma “prima che non fosse deciso di realizzarvi una piazza pubblica, la provincia aveva autorizzato l’agenzia turistica Saigon-Vinh Long a costruirvi un albergo. Il progetto prevedeva che fosse una realizzazione di lusso a quattro stelle".
Poi, il 12 dicembre 2008, il Comitato popolare ha dichiarato che “in seguito agli sconvolgimenti intervenuti nei prezzi dei materiali da costruzione” è stata decisa la realizzazione della piazza e del giardino.
Nel frattempo, nel corso degli ultimi sette anni, le suore si sono rivolte “a tutte le istanze del potere”, alle associazioni popolari, “nel quadro della legaliztà della Repubblica socialista del Vietnam”, a giornalisti e personalità, per chiedere alle autorità la restituzione del convento.
Nel 2007 è arrivata la risposta del Ministero delle costruzioni, per il quale “il reclamo del terreno e delle proprietà della Congregazione di San Paolo di Chartres a My Tho non può essere soddisfatta”.
“Per ciò che riguarda le autorità di Vinh Long, nel 2006 il Comitato popolare ha proposto una indennità di 1.500.000 dong (57mila euro) e un terreno di circa tremila metri quadrati alla periferia della città. Recentemente, la provincia ci ha chiesto, nel caso in cui l’assistenza proposta non rispondesse ai bisogni della congregazione, di presentare un progetto di costruzione, perché lo esaminino".
Le suore “non sono d’accordo”. “Noi vogliamo che tutte le soluzioni siano fondate sulla verità. Quale che sia la soluzione, se non garantisce che la verità sia restaurata non potrà essere ritenuta una soluzione corretta”. “Noi – spiega la superiora – vogliamo che siano riconosciute la giustizia e il buon diritto. Il che significa che dobbiamo tornare ai fatti del 1977. Allora, non abbiamo violato la legge. Oggi tutti i tipi di soluzioni presentate suppongono che abbiamo violato la legge e che la nostra proprietà fa parte del campo dei terreni ‘colpiti dalla riforma’. Accettare un semplice cambiamento di terreno sarebbe riconoscere che oggi beneficiamo di un favore. Noi non abbiamo commesso infrazioni. Dobbiamo tornare al nostro convento”. “La verità è che numerose generazioni di suore vi hanno vissuto la loro vita religiosa, durante più di un secolo”. Per cui “continueremo a far sentire le nostre lamentele”.
Hanoi (AsiaNews/EdA) – Vogliono una soluzione “basata sulla verità”, che riconosca “la giustizia” e che loro non hanno mai violato la legge. Per questo le suore di San Paolo di Chartres non accettano la soluzione proposta dalle autorità di Vinh Long, nel sud del Vietnam, di ricostruire altrove il loro convento, illegalmente, a loro avviso, preso e distrutto per realizzare una piazza e un giardino pubblico. E’ quanto afferma la superiora provinciale della congregazione religiosa, suor Patrick de la Croix Huynh Thi Bich Ngoc, in una intervista pubblicata sul sito dell’episcopato vietnamita, della quale dà notizia Eglises d’Asie.
Suor Patrick de la Croix Huynh Thi Bich Ngoc ricorda tra l’altro che due suore della congregazione sono giunte per la prima volta in Vietnam nel 1860 e a Vinh Long nel 1871. Nel 1874 “hanno comprato un terreno per stabilirvi il loro convento”. Esso si trovava a via Nguyên Truong Tô, (oggi via Tô Thi Huynh), al numero 3. Nel 1977 si trattava di un terreno di 10.235 metri quadrati. “Conserviamo ancora i documento relativi all’acquisto del terreno e alla costruzione del convento. Tutto è perfettamente in regola dal punto di vista giuridico”.
“Dal 1871 al 1977 – ricorda ancora la suora, rispondendo a una domanda – durante più di 100 anni, nella regione delle sei province in generale e, particolarmente, a Vinh Long le nostre suore si sono consacrate ad azioni caritative, come l’educazione dei bambini, la cura dei malati, l’assistenza agli sfortunati… Nel corso di numerosi decenni, prima del 1975, il nostro convento a Vinh Long ha aperto le sue porte per accogliere, nutrire ed eduare gli orfani. Questa azione caritativa e sociale, condotta quotidianamente, aveva suscitato una corrente di simpatia nella società locale”. Ma, dopo l’unificazine del Paese, e “più precisamente il 7 settembre 1977, la Sicurezza della città di Vinh Long e della provincia del Mekong”, hanno preso il nostro convento. Ci fu “la dispersioe dei bambini orfani e handicappati, la confisca della totalità dei beni del monastero, l’arresto di tutte le religiose, il loro internamento in una classe della scuola San Paolo”. Un mese più tardi furono liberate 17 suore, “che furono costrette a ritornare nei loro villaggi natali. Quanto alla responsabile del convento, suor Lê Thi Trach, fu condotta alla sede della Sicurezza, ove fu tenuta per due mesi e in seguito costretta ad andare a vivere nella casa provinciale”, a My Tho. Il tutto, senza “aver mai ricevuto un qualunque documento legale che ci informasse degli articoli del Codice penale che avevamo violato per essere sottoposte a una tale sanzione, la dissoluzione della nostra comunità”.
Le suore hanno dovuto attendere 28 anni, fino al 2005, per riuscire a sapere le motivazioni dell’azione dell Sicurezza. Il 27 agosto di quell’anno hanno così avuto la decisione “1958/QD.UBT” del 6 settembre 1977, nella quale si affermava che “visto che l’orfanotrofio di via Nguyên Truong Tô è una istituzione sociale appartenente a una congregazioone religiosa straniera, che è stato costruito grazie a risorse finanziarie provenienti dall’estero, che è un luogo destinato a formare giovani disgraziati per creare forze che si oppongono alla rivoluzione e alla liberazione nazionale del popolo vietnamita…”
In seguito a tale decisione, il convento era divenuto un ospedale della provincia di Vinh Long, ora diverrà una piazza. Ma “prima che non fosse deciso di realizzarvi una piazza pubblica, la provincia aveva autorizzato l’agenzia turistica Saigon-Vinh Long a costruirvi un albergo. Il progetto prevedeva che fosse una realizzazione di lusso a quattro stelle".
Poi, il 12 dicembre 2008, il Comitato popolare ha dichiarato che “in seguito agli sconvolgimenti intervenuti nei prezzi dei materiali da costruzione” è stata decisa la realizzazione della piazza e del giardino.
Nel frattempo, nel corso degli ultimi sette anni, le suore si sono rivolte “a tutte le istanze del potere”, alle associazioni popolari, “nel quadro della legaliztà della Repubblica socialista del Vietnam”, a giornalisti e personalità, per chiedere alle autorità la restituzione del convento.
Nel 2007 è arrivata la risposta del Ministero delle costruzioni, per il quale “il reclamo del terreno e delle proprietà della Congregazione di San Paolo di Chartres a My Tho non può essere soddisfatta”.
“Per ciò che riguarda le autorità di Vinh Long, nel 2006 il Comitato popolare ha proposto una indennità di 1.500.000 dong (57mila euro) e un terreno di circa tremila metri quadrati alla periferia della città. Recentemente, la provincia ci ha chiesto, nel caso in cui l’assistenza proposta non rispondesse ai bisogni della congregazione, di presentare un progetto di costruzione, perché lo esaminino".
Le suore “non sono d’accordo”. “Noi vogliamo che tutte le soluzioni siano fondate sulla verità. Quale che sia la soluzione, se non garantisce che la verità sia restaurata non potrà essere ritenuta una soluzione corretta”. “Noi – spiega la superiora – vogliamo che siano riconosciute la giustizia e il buon diritto. Il che significa che dobbiamo tornare ai fatti del 1977. Allora, non abbiamo violato la legge. Oggi tutti i tipi di soluzioni presentate suppongono che abbiamo violato la legge e che la nostra proprietà fa parte del campo dei terreni ‘colpiti dalla riforma’. Accettare un semplice cambiamento di terreno sarebbe riconoscere che oggi beneficiamo di un favore. Noi non abbiamo commesso infrazioni. Dobbiamo tornare al nostro convento”. “La verità è che numerose generazioni di suore vi hanno vissuto la loro vita religiosa, durante più di un secolo”. Per cui “continueremo a far sentire le nostre lamentele”.
Vinh Long nuns want justice and truth
Asia-News
16:03 04/11/2009
Superior of destroyed convent speaks out. After 28 years, why the building was seized, orphans and the disabled dispersed and nuns arrested is now known. The authorities now offer land outside the city, but nuns want them to acknowledge that they never broke the law.
Hanoi (AsiaNews/EdA) – The Sisters of Saint Paul of Chartres want a solution “based on the truth”, and an acknowledgement that they never broke the law. For this reason, they rejected a solution proposed by Vinh Long authorities to rebuild elsewhere the convent they demolished (illegally according to the Sisters), replaced with a public square and gardens in this southern Vietnamese city. This is what Sister Patrick de la Croix Huynh Thi Bich Ngoc said in an interview published on the Vietnamese Episcopate’s website, and reported by Églises d’Asie.
The first two Sisters of the congregation came to Vietnam in 1860 and in Vinh Long in 1871, Sister Patrick de la Croix Huynh Thi Bich Ngoc said. In 1874, “they bought land to build their convent’” at 3 Nguyên Truong Tô Street (Tô Thi Huynh Street). By 1977, it covered an area of 10,235 m2. “We still have the papers about the purchase and the construction. It is all perfectly legal,” she said.
“Between 1871 and 1977, a period spanning more than a century, our nuns engaged in charity work—education for children, medical care for the sick and help for the poor—throughout the six province region, in particular in Vinh Long,” she explained in response to a question..
“In the decades before 1975, our Vinh Long convent kept its doors open and fed orphans. This created a groundswell of sympathy for the nuns among locals, grateful for their daily charity and social activities.”
“But after reunification, especially beginning on 7 September 1977, the local (Vin Long) and provincial (Mekong) security forces took over the convent and kicked the nuns out. They were arrested and held at the Saint Paul School.”
A month later, the 17 nuns were released, “forced to return to their native villages. The nun in charge of the convent, Sister Lê Thi Trach, was taken to the Headquarters of the security forces and held for two more months and eventually forced to go to live at the congregation’s provincial house” in My Tho.
All this occurred “without a shred of legal document informing us about which articles of the Penal Code we were supposed to have violated in order to be dealt such a punishment: the dissolution of our community.”
The nuns had to wait 28 years, until 2005, before they found the reasons for the Security forces’ action. On 7 August of that year, they were told about ruling 1958/QD.UBT of 6 September 1977, which said that “since the orphanage on Nguyên Truong Tô Street is a social institution that belongs to a foreign religious congregation, built with foreign funds, for the purpose of training young dropouts to create forces that oppose the Revolution and the liberation of the Vietnamese people. . . ”.
Following that decision, the convent was turned into a hospital to serve Vinh Long province. Now it is slated to become a square. Yet, “before it was decided to transform the convent into a public square, the Province had authorised the Saigon-Vinh Long Travel Agency to build a four-star luxury hotel.” Then, on 12 December 2008, “as a result of changes in the cost of construction materials”, the People’s Committee decided to build a square with gardens.
In the last seven years, the Sisters turned to “every possible government office,” people’s association, “within the legality of the Socialist Republic of Vietnam,” journalists and public figures to fight for their right to rebuild. In 2007, the answer of the Building Ministry came, which said, “Any claim to the land and the property of the Congregation of Saint Paul of Chartres in My Tho cannot be met.”
Instead, what the authorities (the People’s Committee) did in 2006 was “to offer in compensation about 1.5 million dong (US$ 85,000) and 3,000 m2 of land on the outskirts of the city.”
“Recently, the Province asked us that, in case the assistance offered to us did not meet our needs, we could submit a construction plan for their examination,” Sister Patrick de la Croix said.
However, this is not what the Sisters want. “We want every solution to be based on the truth. Whatever it may be, if it does not guarantee us the truth, it cannot be right.”
“We want justice and what is right,” the superior said. “This means going back to what happened in 1977. All the solutions proposed are premised on the notion we broke the law and that our property came within the purview of the land reform programme. If we accept to swap land now, it would mean acknowledging that we are getting a favour. But we did not break any rule. We must go back to our convent.”
“The truth is that many generations of Sisters lived their religious life in that place, for more than a century.” For this reason, “we shall continue to voice our grievances.”
Hanoi (AsiaNews/EdA) – The Sisters of Saint Paul of Chartres want a solution “based on the truth”, and an acknowledgement that they never broke the law. For this reason, they rejected a solution proposed by Vinh Long authorities to rebuild elsewhere the convent they demolished (illegally according to the Sisters), replaced with a public square and gardens in this southern Vietnamese city. This is what Sister Patrick de la Croix Huynh Thi Bich Ngoc said in an interview published on the Vietnamese Episcopate’s website, and reported by Églises d’Asie.
The first two Sisters of the congregation came to Vietnam in 1860 and in Vinh Long in 1871, Sister Patrick de la Croix Huynh Thi Bich Ngoc said. In 1874, “they bought land to build their convent’” at 3 Nguyên Truong Tô Street (Tô Thi Huynh Street). By 1977, it covered an area of 10,235 m2. “We still have the papers about the purchase and the construction. It is all perfectly legal,” she said.
“Between 1871 and 1977, a period spanning more than a century, our nuns engaged in charity work—education for children, medical care for the sick and help for the poor—throughout the six province region, in particular in Vinh Long,” she explained in response to a question..
“In the decades before 1975, our Vinh Long convent kept its doors open and fed orphans. This created a groundswell of sympathy for the nuns among locals, grateful for their daily charity and social activities.”
“But after reunification, especially beginning on 7 September 1977, the local (Vin Long) and provincial (Mekong) security forces took over the convent and kicked the nuns out. They were arrested and held at the Saint Paul School.”
A month later, the 17 nuns were released, “forced to return to their native villages. The nun in charge of the convent, Sister Lê Thi Trach, was taken to the Headquarters of the security forces and held for two more months and eventually forced to go to live at the congregation’s provincial house” in My Tho.
All this occurred “without a shred of legal document informing us about which articles of the Penal Code we were supposed to have violated in order to be dealt such a punishment: the dissolution of our community.”
The nuns had to wait 28 years, until 2005, before they found the reasons for the Security forces’ action. On 7 August of that year, they were told about ruling 1958/QD.UBT of 6 September 1977, which said that “since the orphanage on Nguyên Truong Tô Street is a social institution that belongs to a foreign religious congregation, built with foreign funds, for the purpose of training young dropouts to create forces that oppose the Revolution and the liberation of the Vietnamese people. . . ”.
Following that decision, the convent was turned into a hospital to serve Vinh Long province. Now it is slated to become a square. Yet, “before it was decided to transform the convent into a public square, the Province had authorised the Saigon-Vinh Long Travel Agency to build a four-star luxury hotel.” Then, on 12 December 2008, “as a result of changes in the cost of construction materials”, the People’s Committee decided to build a square with gardens.
In the last seven years, the Sisters turned to “every possible government office,” people’s association, “within the legality of the Socialist Republic of Vietnam,” journalists and public figures to fight for their right to rebuild. In 2007, the answer of the Building Ministry came, which said, “Any claim to the land and the property of the Congregation of Saint Paul of Chartres in My Tho cannot be met.”
Instead, what the authorities (the People’s Committee) did in 2006 was “to offer in compensation about 1.5 million dong (US$ 85,000) and 3,000 m2 of land on the outskirts of the city.”
“Recently, the Province asked us that, in case the assistance offered to us did not meet our needs, we could submit a construction plan for their examination,” Sister Patrick de la Croix said.
However, this is not what the Sisters want. “We want every solution to be based on the truth. Whatever it may be, if it does not guarantee us the truth, it cannot be right.”
“We want justice and what is right,” the superior said. “This means going back to what happened in 1977. All the solutions proposed are premised on the notion we broke the law and that our property came within the purview of the land reform programme. If we accept to swap land now, it would mean acknowledging that we are getting a favour. But we did not break any rule. We must go back to our convent.”
“The truth is that many generations of Sisters lived their religious life in that place, for more than a century.” For this reason, “we shall continue to voice our grievances.”
PHILIPPINES: Mindanao: l’Eglise catholique relaie les pressions visant à interdire l’épandage aérien de pesticides dans les bananeraies
Eglises d'Asie
17:19 04/11/2009
« Ils vous implorent pour la sécurité de leurs vies, celle de leurs enfants, pour leur gagne-pain et l’avenir de leur progéniture. » C’est en ces termes que Mgr Broderick Pabillo, évêque auxiliaire de Manille, a écrit à la présidente de la République, Gloria Arroyo, pour lui demander d’agir en vue de l’interdiction complète des épandages aériens de pesticides dans les plantations, notamment de bananes, des Philippines. Mgr Pabillo, président du Secrétariat national pour l’Action sociale, la Justice et la Paix de la Conférence épiscopale des Philippines, a envoyé son courrier au palais présidentiel le 20 octobre dernier.
Depuis plusieurs années, des groupements de la société civile militent pour l’interdiction des épandages aériens de pesticides et autres traitements fongicides. Pratiqués depuis les années 1970, ces épandages, réalisés au moyen de petits avions ou d’hélicoptères, sont menés dans les grandes exploitations agricoles détenues par les géants nationaux ou internationaux du secteur, tels AJMR Company, Tristar Group of Banana Companies ou encore Dole Food Company Inc. Ils sont quasi généralisés dans les bananeraies du sud du pays, à Mindanao, autour de la ville de Davao City et dans les provinces de Davao del Norte, Davao del Sur et Compostela Valley.
En mai 2006, le ministère philippin de la Santé a publié une étude menée auprès des populations riveraines des plantations de bananes de la province de Davao del Sur, notamment auprès des habitants présentant des maladies cutanées et d’autres pathologies développées après une exposition aux pesticides répandus par voie aérienne. L’étude a mis en évidence un lien direct entre les épandages et les allergies, nausées, maladies respiratoires et tumeurs constatées chez ces habitants, notamment les enfants; un taux anormalement élevé de fausses couches et de naissances d’enfants malformés a également été constaté.
Selon des statistiques gouvernementales, pour la seule province de Davao del Norte, on compte 40 000 hectares de terres plantées en bananeraies, la production étant massivement exportée vers le Japon, la Chine et le Moyen-Orient. Au moins 80 000 personnes sont directement employées par les plantations dans cette province. Ailleurs, autour de Davao, mais aussi dans le reste du pays, l’économie de plantation est une des composantes essentielles de l’économie agricole des Philippines.
Le poids de ce secteur dans l’activité économique du pays est tel que tout changement dans le mode d’exploitation des bananeraies a un impact direct sur le niveau de l’emploi. Ainsi, en décembre 2007, le conseil municipal de Davao City avait, après bien des atermoiements (1), avait interdi l’épandage aérien de fongicides dans les plantations situées au sud de la ville de Tagum. Très rapidement après, plus de 2 000 personnes perdirent leur emploi, les planteurs préférant fermer leurs bananeraies plutôt que d’explorer un mode d’épandage alternatif. Les exploitations du groupe Lapanday Fruits Corporation, une société philippine, avaient ainsi été fermées.
Les menaces sur l’emploi au sein des plantations, pour des jobs le plus souvent faiblement rémunérés, n’ont toutefois pas fait reculer la détermination d’un certain nombre d’organisations de la société civile à obtenir l’interdiction complète des épandages aériens. Appuyées par la Conférence épiscopale des Philippines, ces organisations ont organisé un rassemblement, le 28 octobre dernier, à Manille pour faire pression en ce sens sur le gouvernement.
Pour le P. Jack Malnegro, curé de paroisse à Asuncion, localité située au cœur des bananeraies de la province de Davao del Norte, le souci de la santé des populations doit prévaloir sur les intérêts économiques à court terme. Pour que les responsables gouvernementaux et les dirigeants des multinationales de la banane entendent, « tous les secteurs de l’Eglise doivent se mobiliser et élever la voix, argumente-t-il, même si le prix à payer est le chômage de beaucoup de gens ».
Le P. Malnegro ne cache pas que, parmi ses paroissiens, si la quasi-totalité sont pour une interdiction des épandages aériens, beaucoup souhaitent proposer des alternatives afin que les compagnies ne soient pas tenter de fermer les bananeraies. Ainsi, Ramil Alotaya, âgé de 28 ans, employé d’une plantation du groupe Lapanday, souhaite que soient généralisées « les zones tampons » entre les espaces habités et les espaces plantés, minimisant ainsi l’exposition des populations aux épandages aériens. Des études indiquent cependant que, là où cette méthode a été mise en œuvre, les problèmes de santé évoqués plus haut n’ont pas été supprimés.
Basée à Davao City, l’ONG Mamamayan Ayaw sa Aerial Spraying (‘les citoyens contre les épandages aériens’) regroupe des associations citoyennes, des professionnels de la santé et des membres de congrégations religieuses catholiques. Depuis plusieurs années, elle a pris la tête du combat contre les épandages aériens. Face à l’inertie des pouvoirs locaux, elle estime désormais que seule une campagne nationale peut amener un changement et, pour cela, la mobilisation de l’Eglise catholique lui est indispensable.
(1) Voir EDA 468
(Souce: Eglises d'Asie, 4 novembre 2009)
Depuis plusieurs années, des groupements de la société civile militent pour l’interdiction des épandages aériens de pesticides et autres traitements fongicides. Pratiqués depuis les années 1970, ces épandages, réalisés au moyen de petits avions ou d’hélicoptères, sont menés dans les grandes exploitations agricoles détenues par les géants nationaux ou internationaux du secteur, tels AJMR Company, Tristar Group of Banana Companies ou encore Dole Food Company Inc. Ils sont quasi généralisés dans les bananeraies du sud du pays, à Mindanao, autour de la ville de Davao City et dans les provinces de Davao del Norte, Davao del Sur et Compostela Valley.
En mai 2006, le ministère philippin de la Santé a publié une étude menée auprès des populations riveraines des plantations de bananes de la province de Davao del Sur, notamment auprès des habitants présentant des maladies cutanées et d’autres pathologies développées après une exposition aux pesticides répandus par voie aérienne. L’étude a mis en évidence un lien direct entre les épandages et les allergies, nausées, maladies respiratoires et tumeurs constatées chez ces habitants, notamment les enfants; un taux anormalement élevé de fausses couches et de naissances d’enfants malformés a également été constaté.
Selon des statistiques gouvernementales, pour la seule province de Davao del Norte, on compte 40 000 hectares de terres plantées en bananeraies, la production étant massivement exportée vers le Japon, la Chine et le Moyen-Orient. Au moins 80 000 personnes sont directement employées par les plantations dans cette province. Ailleurs, autour de Davao, mais aussi dans le reste du pays, l’économie de plantation est une des composantes essentielles de l’économie agricole des Philippines.
Le poids de ce secteur dans l’activité économique du pays est tel que tout changement dans le mode d’exploitation des bananeraies a un impact direct sur le niveau de l’emploi. Ainsi, en décembre 2007, le conseil municipal de Davao City avait, après bien des atermoiements (1), avait interdi l’épandage aérien de fongicides dans les plantations situées au sud de la ville de Tagum. Très rapidement après, plus de 2 000 personnes perdirent leur emploi, les planteurs préférant fermer leurs bananeraies plutôt que d’explorer un mode d’épandage alternatif. Les exploitations du groupe Lapanday Fruits Corporation, une société philippine, avaient ainsi été fermées.
Les menaces sur l’emploi au sein des plantations, pour des jobs le plus souvent faiblement rémunérés, n’ont toutefois pas fait reculer la détermination d’un certain nombre d’organisations de la société civile à obtenir l’interdiction complète des épandages aériens. Appuyées par la Conférence épiscopale des Philippines, ces organisations ont organisé un rassemblement, le 28 octobre dernier, à Manille pour faire pression en ce sens sur le gouvernement.
Pour le P. Jack Malnegro, curé de paroisse à Asuncion, localité située au cœur des bananeraies de la province de Davao del Norte, le souci de la santé des populations doit prévaloir sur les intérêts économiques à court terme. Pour que les responsables gouvernementaux et les dirigeants des multinationales de la banane entendent, « tous les secteurs de l’Eglise doivent se mobiliser et élever la voix, argumente-t-il, même si le prix à payer est le chômage de beaucoup de gens ».
Le P. Malnegro ne cache pas que, parmi ses paroissiens, si la quasi-totalité sont pour une interdiction des épandages aériens, beaucoup souhaitent proposer des alternatives afin que les compagnies ne soient pas tenter de fermer les bananeraies. Ainsi, Ramil Alotaya, âgé de 28 ans, employé d’une plantation du groupe Lapanday, souhaite que soient généralisées « les zones tampons » entre les espaces habités et les espaces plantés, minimisant ainsi l’exposition des populations aux épandages aériens. Des études indiquent cependant que, là où cette méthode a été mise en œuvre, les problèmes de santé évoqués plus haut n’ont pas été supprimés.
Basée à Davao City, l’ONG Mamamayan Ayaw sa Aerial Spraying (‘les citoyens contre les épandages aériens’) regroupe des associations citoyennes, des professionnels de la santé et des membres de congrégations religieuses catholiques. Depuis plusieurs années, elle a pris la tête du combat contre les épandages aériens. Face à l’inertie des pouvoirs locaux, elle estime désormais que seule une campagne nationale peut amener un changement et, pour cela, la mobilisation de l’Eglise catholique lui est indispensable.
(1) Voir EDA 468
(Souce: Eglises d'Asie, 4 novembre 2009)
VIETNAM: Interview de la sœur supérieure provinciale de la congrégation de Saint Paul de Chartres à My Tho
Eglises d'Asie
18:55 04/11/2009
« Le monastère de notre congrégation à Vinh Long a été confisqué pour en faire une place publique »
[NDLR – La présente interview ainsi que sa présentation ont été mises en ligne, le 2 novembre 2009, sur le site officiel de la Conférence des évêques catholiques du Vietnam (1). La traduction est de la rédaction d’Eglises d’Asie. Pour des informations détaillées au sujet de cette affaire, on se reportera à la dépêche diffusée par EDA le 2 novembre 2009.]
Présentation
Le 31 octobre 2009, à 10h49, le site Internet du journal Vinh Long (2) faisait paraître la nouvelle: « La ville de Vinh Long édifie une place publique pour servir les besoins de la population en matière d’amusements, de distractions et de fêtes locales. » Auparavant, la version imprimée de ce même journal (n° 2 213), publiée le dimanche 25 octobre 2009, avait annoncé: « A la fin du mois d’octobre 2009 commenceront les travaux de la place publique de la ville de Vinh Long. »
Immédiatement après la publication de ce numéro, Mgr Thomas Nguyên Van Tâm, évêque du diocèse de Vinh Long, avait écrit une Lettre pastorale aux prêtres, religieux et laïcs de son diocèse. Dans cette lettre, mise en ligne sur le site du diocèse (3), l’évêque informait ses fidèles de « la création de la place publique de la ville de Vinh Long au n° 3 de la rue Tô Thi Huynh, sur le terrain où autrefois était établie la congrégation des sœurs de Saint Paul de Chartres, propriété qui est toujours l’objet d’un litige encore non tranché ». « Ainsi, ajoute-t-il, le couvent des religieuses devient un lieu de distraction et d’amusement. »
Afin de fournir à nos lecteurs des informations exactes sur cette transformation du couvent de la congrégation de Saint Paul de Chartres en place publique, nous avons pris contact avec Sr Patrick de la Croix Huynh Thi Bich Ngoc, provinciale de la congrégation de Saint Paul de Chartres à My Tho. On trouvera ci-dessous l’intégralité du texte de cette interview.
Interview
Ma sœur, pouvez-vous nous dire à quelle adresse se trouve le couvent de la congrégation de Saint Paul de Chartres à Vinh Long ?
L’adresse officielle de notre couvent dans la ville de Vinh Long est « 3 rue Tô Thi Huynh, 1er arrondissement, ville de Vinh Long, province de Vinh Long ».
Y a-t-il longtemps que vos religieuses résident au numéro 3 de la rue Tô Thi Huynh ?
En 1860, à la demande de Mgr D. Lefèvre, deux sœurs de Saint Paul de Chartres ont foulé pour la première fois le sol du Vietnam avec pour mission de prendre soin des orphelins à l’institut de la Sainte Enfance à Saigon. En 1861, Sr Benjamin a été nommée supérieure pour la région d’Extrême-Orient. Cette même année 1861, notre congrégation s’est mise au service des hôpitaux de Biên Hoa et de My Tho. Les religieuses de Saint Paul de Chartres, depuis My Tho, ne tardèrent pas à se disperser un peu partout dans la région des six provinces (la Cochinchine). Leur mission essentielle était l’éducation des enfants, le soin des malades, l’assistance aux malheureux et, plus particulièrement, aux oubliés de tous.
Les religieuses de Saint Paul de Chartres sont arrivées à Vinh Long en 1871. Là, elles se sont fait connaître par leurs activités caritatives, des activités propres à l’idéal de vie de leur congrégation. En 1874, les religieuses ont acheté un terrain pour y établir leur couvent. Il se trouvait au numéro 3 de la rue Nguyên Truong Tô, (devenu aujourd’hui le numéro 3 de la rue Tô Thi Huynh). En 1977, la superficie du terrain appartenant à la congrégation était de 1 ha 0235 a.
Ainsi, voilà près de 140 ans que les religieuses de Saint Paul de Chartres sont présentes à Vinh Long. Durant ce temps, quel était le statut légal du terrain et des établissements liés au couvent ?
Comme je viens de l’exposer, le terrain du couvent avait été acheté en 1874. Ensuite, les religieuses ont eu recours à un entrepreneur. Les travaux ont été menés par une entreprise de construction française. Aujourd’hui, nous conservons encore les documents concernant l’achat du terrain et la construction du couvent. Tout est parfaitement en règle d’un point de vue juridique.
Pour quelles raisons les autorités provinciales de Vinh Long ont-elles décidé d’édifier le jardin public de la ville sur le terrain du couvent ?
C’est une longue histoire. Je me permets de la résumer. De 1871 à 1977, pendant plus de cent ans, dans la région des six provinces en général et, plus particulièrement, à Vinh Long, nos sœurs se sont consacrées à des actions caritatives, telles l’éducation des enfants, le soin des malades, l’assistance aux malheureux… Durant de nombreuses décennies avant 1975, notre couvent à Vinh Long a ouvert ses portes pour accueillir, nourrir, éduquer les orphelins. Cette action caritative et sociale, menée quotidiennement, a suscité à notre égard un courant de sympathie dans la société locale.
Mais après les événements de 1975, plus précisément, le 7 septembre 1977, la Sécurité de la ville de Vinh Long, et de la province du Mékong (c’était le nom administratif de l’époque pour l’actuelle province de Vinh Long) ont investi et accaparé notre couvent... Après cela, ce fut le recensement de nos biens, la dispersion des enfants orphelins et handicapés, la confiscation de la totalité des biens du monastère, l’arrestation de toutes les religieuses, leur internement dans une salle de classe de l’école Saint Paul. Un mois plus tard, en octobre 1977, la Sécurité libéra 17 religieuses qui furent contraintes à retourner dans leurs villages d’origine. Quant à la religieuse responsable du couvent, la sœur Lê Thi Trach, elle fut amenée au poste de la Sécurité, où elle fut gardée pendant deux mois. On l’obligea ensuite à venir résider dans la maison provinciale de la congrégation au n° 11 de la rue Hung Vuong de la ville de My Tho, dans la province de Tien Giang.
Nous n’avons jamais reçu un texte législatif quelconque nous informant des articles du Code pénal que nous aurions violés pour être soumises à une telle sanction, à savoir la dissolution de notre communauté.
Aujourd’hui, la congrégation de Saint Paul de Chartres ne sait toujours pas sur quel article du Code pénal s’appuyait la mesure qui l’a frappé en 1977 ?
A cette époque, en 1977, nous ne le savions pas. Il a fallu attendre 28 ans plus tard pour connaître la raison de ces événements. Le 27 août 2005, nous avons reçu la décision intitulée 1958/QD.UBT, datée du 6 septembre 1977, une décision émanant du Comité populaire de la province du Mékong et relative à la confiscation du couvent.
Sur quel motif concret cette décision s’appuie-t-elle pour décréter la confiscation du couvent ?
Je me permets de citer le document: « Attendu que l’orphelinat de la rue Nguyên Truong Tô est un établissement social appartenant à une congrégation étrangère, qu’il a été construit grâce à des ressources financières venant de l’étranger, qu’il est un lieu destiné à former de jeunes malheureux en vue de constituer des forces s’opposant à la révolution et à la libération nationale du peuple vietnamien, (…) »
Pendant 28 ans, la province de Vinh Long a été gestionnaire des bâtiments du couvent de la congrégation. A quelle fin les a-t-elle utilisés ?
La province du Mékong (aujourd’hui la province de Vinh Long) les a utilisés comme section pédiatrique de l’hôpital de la province.
Les lieux ont donc été utilisés comme hôpital puis transformés en place publique ?
Ce n’est pas aussi simple. Car, avant qu’il ne soit décidé d’y construire une place publique, la province avait autorisé l’agence de tourisme Saigon - Vinh Long à construire un hôtel. Le projet prévoyait que ce serait un établissement de luxe, un hôtel 4 étoiles.
Pourquoi a-t-on changé l’objectif ?
La raison de ce changement est clairement indiquée dans la presse de Vinh Long. Je me permets de citer un extrait du journal électronique relatif au service de planification et d’investissement de la province de Vinh Long (4):
Hier, 12 décembre 2008, le président du Comité populaire de la province de Vinh Long, Pham Van Dau, a organisé une conférence de presse pour faire connaître le changement intervenu dans l’utilisation du terrain situé au 3 de la rue Tô Thi Huynh, dans le 1er arrondissement de la ville de Vinh Long. Participaient à cette conférence les divers services de la ville et de la province de Vinh Long, les représentants du Front patriotique de la ville, du Comité d’union du catholicisme de la province, des représentantes des religieuses de la congrégation Saint Paul de Chartres ainsi que les divers organes de presse de la province.
Le terrain situé au 3 de la rue Tô Thi Huynh appartenait autrefois au domaine de l’hôpital provincial. Pour répondre aux besoins de santé de la population de la province, étant donné la très grave dégradation de l’ancien hôpital, il a fallu le démolir pour en construire un nouveau à un autre endroit. En vue de favoriser le développement économique et social de la province et, plus particulièrement, celui des infrastructures de la ville dans le futur, le terrain en question a été choisi pour un projet de centre commercial et de services associé à un hôtel 4 étoiles. Mais à la suite des bouleversements intervenus dans les prix des matériaux de construction, l’organisme investisseur, à savoir l’agence Saigon-Vinh Long, a proposé à la province de changer d’emplacement pour un autre plus adapté aux conditions actuelles. Cette demande a été acceptée par la province.
Pour répondre aux aspirations des diverses couches de la population de la province, avec l’accord du Comité du parti et du Conseil populaire provincial, le Comité populaire de la province a envoyé un rapport au gouvernement, sollicitant l’opinion de celui-ci sur le changement intervenu dans l’utilisation du terrain du 3 rue Tô Thi Huynh, où l’on construirait désormais une place et un jardin public portant l’appellation: « Place publique de la ville de Vinh Long ». Cette proposition a été acceptée par le chef du gouvernement. (…)
Revenons-en au principal objectif de notre rencontre d’aujourd’hui. Quelles sont les initiatives prises par la congrégation de Saint Paul de Chartres pour faire connaître son opinion aux autorités ?
Ces sept dernières années, du mois de novembre 2002 jusqu’à aujourd’hui, nous avons rédigé des requêtes que nous avons envoyées à toutes les instances du pouvoir, à l’échelon régional comme à l’échelon central, à Vinh Long comme à Hanoi, aux autorités provinciales comme aux autorités gouvernementales (le ministère des Ressources et de l’Environnement, le ministère de la Construction).
Nous avons aussi recouru aux diverses associations populaires fondées par l’Etat et menant leurs activités dans le cadre de la légalité de la République socialiste du Vietnam, comme le Front patriotique, le Comité d’union du catholicisme… Nous avons aussi demandé de l’aide à la presse du pays. Nous avons fait intervenir de nombreuses personnalités, comme Mgr Thomas Nguyên Van Tân, évêque du diocèse, les prêtres Huynh Cong Minh, Thiên Câm, l’avocat Nguyên Van Phuong, les journalistes Nguyên Thanh Long, Khâng Thanh Ngoc, etc. Ils ont pris la parole, écrit des articles exposant des arguments en notre faveur, souhaitant, sans agressivité, que les autorités restituent le couvent de la congrégation.
Vos requêtes sont-elles restées dans le cadre autorisé par la loi ?
Absolument !
Quels ont été les résultats ?
Nous avons reçu la décision n° 88 du ministère de la Construction, datée du 18 octobre 2007. Elle répondait que les biens de la congrégation de Saint Paul de Chartres ne seraient pas restitués. La décision stipulait: « La réclamation de la terre et des propriétés de la congrégation Saint Paul de Chartres à My Tho ne peut être satisfaite.»
En ce qui concerne les autorités de Vinh Long, en 2006, le Comité populaire provincial a proposé une indemnité de 1 500 000 000 dôngs (57 000 euros) et un terrain d’environ 3 000 m² en périphérie de la ville. Récemment encore, la province nous a demandé, au cas où l’assistance proposée ne répondait pas aux besoins de la congrégation, de lui présenter un projet concret de construction, pour qu’elle l’examine.
Que pense la congrégation de cette proposition ?
Nous ne sommes pas d’accord.
Malgré tout, le remplacement du terrain par un autre n’est-il pas une solution possible ?
Nous voulons que toutes les solutions soient fondées sur la vérité. Quelle que soit la solution, si elle ne garantit pas que la vérité soit restaurée, elle ne pourra être considérée comme une solution correcte.
Pourriez-vous nous expliquer cela ?
Nous voulons que soient reconnus la justice et le bon droit. Ce qui signifie qu’il nous faut revenir aux événements de 1977. A cette époque, nous n’avons pas enfreint la loi. Aujourd’hui, tous les types de solutions envisagées supposent que nous avons violé la loi et que notre propriété fait partie du domaine des terres « frappées par la réforme ». Accepter un simple changement de terrain, ce serait reconnaître que nous bénéficions aujourd’hui d’une faveur. Nous n’avons pas commis d’infraction. Nous devons revenir à notre ancien couvent au n° 3 de la rue Tô Thi Huynh. La vérité est que de nombreuses générations de sœurs ont mené là leur vie religieuse, pendant plus d’un siècle.
Maintenant sur le terrain du couvent, une place publique va être créée… !
Nous continuerons à faire entendre notre plainte.
Dans le cadre de la loi ?
Oui ! Nous avons toujours respecté la loi. (…)
(1) http://hdgmvietnam.org/News.aspx?Type=8&Act=Detail&ID=999&CateID=63
(2) http://www.baovinhlong.com.vn/newsdetails.aspx?id=226&newsid=4510
(3) http://www.giaophanvinhlong.net
(4) http://www.skhdt.vinhlong.gov.vn/web/View.aspx?CID=1001&ID=15600
(Source: Eglises d'Asie, 4 novembre 2009)
[NDLR – La présente interview ainsi que sa présentation ont été mises en ligne, le 2 novembre 2009, sur le site officiel de la Conférence des évêques catholiques du Vietnam (1). La traduction est de la rédaction d’Eglises d’Asie. Pour des informations détaillées au sujet de cette affaire, on se reportera à la dépêche diffusée par EDA le 2 novembre 2009.]
Présentation
Le 31 octobre 2009, à 10h49, le site Internet du journal Vinh Long (2) faisait paraître la nouvelle: « La ville de Vinh Long édifie une place publique pour servir les besoins de la population en matière d’amusements, de distractions et de fêtes locales. » Auparavant, la version imprimée de ce même journal (n° 2 213), publiée le dimanche 25 octobre 2009, avait annoncé: « A la fin du mois d’octobre 2009 commenceront les travaux de la place publique de la ville de Vinh Long. »
Immédiatement après la publication de ce numéro, Mgr Thomas Nguyên Van Tâm, évêque du diocèse de Vinh Long, avait écrit une Lettre pastorale aux prêtres, religieux et laïcs de son diocèse. Dans cette lettre, mise en ligne sur le site du diocèse (3), l’évêque informait ses fidèles de « la création de la place publique de la ville de Vinh Long au n° 3 de la rue Tô Thi Huynh, sur le terrain où autrefois était établie la congrégation des sœurs de Saint Paul de Chartres, propriété qui est toujours l’objet d’un litige encore non tranché ». « Ainsi, ajoute-t-il, le couvent des religieuses devient un lieu de distraction et d’amusement. »
Afin de fournir à nos lecteurs des informations exactes sur cette transformation du couvent de la congrégation de Saint Paul de Chartres en place publique, nous avons pris contact avec Sr Patrick de la Croix Huynh Thi Bich Ngoc, provinciale de la congrégation de Saint Paul de Chartres à My Tho. On trouvera ci-dessous l’intégralité du texte de cette interview.
Interview
Ma sœur, pouvez-vous nous dire à quelle adresse se trouve le couvent de la congrégation de Saint Paul de Chartres à Vinh Long ?
L’adresse officielle de notre couvent dans la ville de Vinh Long est « 3 rue Tô Thi Huynh, 1er arrondissement, ville de Vinh Long, province de Vinh Long ».
Y a-t-il longtemps que vos religieuses résident au numéro 3 de la rue Tô Thi Huynh ?
En 1860, à la demande de Mgr D. Lefèvre, deux sœurs de Saint Paul de Chartres ont foulé pour la première fois le sol du Vietnam avec pour mission de prendre soin des orphelins à l’institut de la Sainte Enfance à Saigon. En 1861, Sr Benjamin a été nommée supérieure pour la région d’Extrême-Orient. Cette même année 1861, notre congrégation s’est mise au service des hôpitaux de Biên Hoa et de My Tho. Les religieuses de Saint Paul de Chartres, depuis My Tho, ne tardèrent pas à se disperser un peu partout dans la région des six provinces (la Cochinchine). Leur mission essentielle était l’éducation des enfants, le soin des malades, l’assistance aux malheureux et, plus particulièrement, aux oubliés de tous.
Les religieuses de Saint Paul de Chartres sont arrivées à Vinh Long en 1871. Là, elles se sont fait connaître par leurs activités caritatives, des activités propres à l’idéal de vie de leur congrégation. En 1874, les religieuses ont acheté un terrain pour y établir leur couvent. Il se trouvait au numéro 3 de la rue Nguyên Truong Tô, (devenu aujourd’hui le numéro 3 de la rue Tô Thi Huynh). En 1977, la superficie du terrain appartenant à la congrégation était de 1 ha 0235 a.
Ainsi, voilà près de 140 ans que les religieuses de Saint Paul de Chartres sont présentes à Vinh Long. Durant ce temps, quel était le statut légal du terrain et des établissements liés au couvent ?
Comme je viens de l’exposer, le terrain du couvent avait été acheté en 1874. Ensuite, les religieuses ont eu recours à un entrepreneur. Les travaux ont été menés par une entreprise de construction française. Aujourd’hui, nous conservons encore les documents concernant l’achat du terrain et la construction du couvent. Tout est parfaitement en règle d’un point de vue juridique.
Pour quelles raisons les autorités provinciales de Vinh Long ont-elles décidé d’édifier le jardin public de la ville sur le terrain du couvent ?
C’est une longue histoire. Je me permets de la résumer. De 1871 à 1977, pendant plus de cent ans, dans la région des six provinces en général et, plus particulièrement, à Vinh Long, nos sœurs se sont consacrées à des actions caritatives, telles l’éducation des enfants, le soin des malades, l’assistance aux malheureux… Durant de nombreuses décennies avant 1975, notre couvent à Vinh Long a ouvert ses portes pour accueillir, nourrir, éduquer les orphelins. Cette action caritative et sociale, menée quotidiennement, a suscité à notre égard un courant de sympathie dans la société locale.
Mais après les événements de 1975, plus précisément, le 7 septembre 1977, la Sécurité de la ville de Vinh Long, et de la province du Mékong (c’était le nom administratif de l’époque pour l’actuelle province de Vinh Long) ont investi et accaparé notre couvent... Après cela, ce fut le recensement de nos biens, la dispersion des enfants orphelins et handicapés, la confiscation de la totalité des biens du monastère, l’arrestation de toutes les religieuses, leur internement dans une salle de classe de l’école Saint Paul. Un mois plus tard, en octobre 1977, la Sécurité libéra 17 religieuses qui furent contraintes à retourner dans leurs villages d’origine. Quant à la religieuse responsable du couvent, la sœur Lê Thi Trach, elle fut amenée au poste de la Sécurité, où elle fut gardée pendant deux mois. On l’obligea ensuite à venir résider dans la maison provinciale de la congrégation au n° 11 de la rue Hung Vuong de la ville de My Tho, dans la province de Tien Giang.
Nous n’avons jamais reçu un texte législatif quelconque nous informant des articles du Code pénal que nous aurions violés pour être soumises à une telle sanction, à savoir la dissolution de notre communauté.
Aujourd’hui, la congrégation de Saint Paul de Chartres ne sait toujours pas sur quel article du Code pénal s’appuyait la mesure qui l’a frappé en 1977 ?
A cette époque, en 1977, nous ne le savions pas. Il a fallu attendre 28 ans plus tard pour connaître la raison de ces événements. Le 27 août 2005, nous avons reçu la décision intitulée 1958/QD.UBT, datée du 6 septembre 1977, une décision émanant du Comité populaire de la province du Mékong et relative à la confiscation du couvent.
Sur quel motif concret cette décision s’appuie-t-elle pour décréter la confiscation du couvent ?
Je me permets de citer le document: « Attendu que l’orphelinat de la rue Nguyên Truong Tô est un établissement social appartenant à une congrégation étrangère, qu’il a été construit grâce à des ressources financières venant de l’étranger, qu’il est un lieu destiné à former de jeunes malheureux en vue de constituer des forces s’opposant à la révolution et à la libération nationale du peuple vietnamien, (…) »
Pendant 28 ans, la province de Vinh Long a été gestionnaire des bâtiments du couvent de la congrégation. A quelle fin les a-t-elle utilisés ?
La province du Mékong (aujourd’hui la province de Vinh Long) les a utilisés comme section pédiatrique de l’hôpital de la province.
Les lieux ont donc été utilisés comme hôpital puis transformés en place publique ?
Ce n’est pas aussi simple. Car, avant qu’il ne soit décidé d’y construire une place publique, la province avait autorisé l’agence de tourisme Saigon - Vinh Long à construire un hôtel. Le projet prévoyait que ce serait un établissement de luxe, un hôtel 4 étoiles.
Pourquoi a-t-on changé l’objectif ?
La raison de ce changement est clairement indiquée dans la presse de Vinh Long. Je me permets de citer un extrait du journal électronique relatif au service de planification et d’investissement de la province de Vinh Long (4):
Hier, 12 décembre 2008, le président du Comité populaire de la province de Vinh Long, Pham Van Dau, a organisé une conférence de presse pour faire connaître le changement intervenu dans l’utilisation du terrain situé au 3 de la rue Tô Thi Huynh, dans le 1er arrondissement de la ville de Vinh Long. Participaient à cette conférence les divers services de la ville et de la province de Vinh Long, les représentants du Front patriotique de la ville, du Comité d’union du catholicisme de la province, des représentantes des religieuses de la congrégation Saint Paul de Chartres ainsi que les divers organes de presse de la province.
Le terrain situé au 3 de la rue Tô Thi Huynh appartenait autrefois au domaine de l’hôpital provincial. Pour répondre aux besoins de santé de la population de la province, étant donné la très grave dégradation de l’ancien hôpital, il a fallu le démolir pour en construire un nouveau à un autre endroit. En vue de favoriser le développement économique et social de la province et, plus particulièrement, celui des infrastructures de la ville dans le futur, le terrain en question a été choisi pour un projet de centre commercial et de services associé à un hôtel 4 étoiles. Mais à la suite des bouleversements intervenus dans les prix des matériaux de construction, l’organisme investisseur, à savoir l’agence Saigon-Vinh Long, a proposé à la province de changer d’emplacement pour un autre plus adapté aux conditions actuelles. Cette demande a été acceptée par la province.
Pour répondre aux aspirations des diverses couches de la population de la province, avec l’accord du Comité du parti et du Conseil populaire provincial, le Comité populaire de la province a envoyé un rapport au gouvernement, sollicitant l’opinion de celui-ci sur le changement intervenu dans l’utilisation du terrain du 3 rue Tô Thi Huynh, où l’on construirait désormais une place et un jardin public portant l’appellation: « Place publique de la ville de Vinh Long ». Cette proposition a été acceptée par le chef du gouvernement. (…)
Revenons-en au principal objectif de notre rencontre d’aujourd’hui. Quelles sont les initiatives prises par la congrégation de Saint Paul de Chartres pour faire connaître son opinion aux autorités ?
Ces sept dernières années, du mois de novembre 2002 jusqu’à aujourd’hui, nous avons rédigé des requêtes que nous avons envoyées à toutes les instances du pouvoir, à l’échelon régional comme à l’échelon central, à Vinh Long comme à Hanoi, aux autorités provinciales comme aux autorités gouvernementales (le ministère des Ressources et de l’Environnement, le ministère de la Construction).
Nous avons aussi recouru aux diverses associations populaires fondées par l’Etat et menant leurs activités dans le cadre de la légalité de la République socialiste du Vietnam, comme le Front patriotique, le Comité d’union du catholicisme… Nous avons aussi demandé de l’aide à la presse du pays. Nous avons fait intervenir de nombreuses personnalités, comme Mgr Thomas Nguyên Van Tân, évêque du diocèse, les prêtres Huynh Cong Minh, Thiên Câm, l’avocat Nguyên Van Phuong, les journalistes Nguyên Thanh Long, Khâng Thanh Ngoc, etc. Ils ont pris la parole, écrit des articles exposant des arguments en notre faveur, souhaitant, sans agressivité, que les autorités restituent le couvent de la congrégation.
Vos requêtes sont-elles restées dans le cadre autorisé par la loi ?
Absolument !
Quels ont été les résultats ?
Nous avons reçu la décision n° 88 du ministère de la Construction, datée du 18 octobre 2007. Elle répondait que les biens de la congrégation de Saint Paul de Chartres ne seraient pas restitués. La décision stipulait: « La réclamation de la terre et des propriétés de la congrégation Saint Paul de Chartres à My Tho ne peut être satisfaite.»
En ce qui concerne les autorités de Vinh Long, en 2006, le Comité populaire provincial a proposé une indemnité de 1 500 000 000 dôngs (57 000 euros) et un terrain d’environ 3 000 m² en périphérie de la ville. Récemment encore, la province nous a demandé, au cas où l’assistance proposée ne répondait pas aux besoins de la congrégation, de lui présenter un projet concret de construction, pour qu’elle l’examine.
Que pense la congrégation de cette proposition ?
Nous ne sommes pas d’accord.
Malgré tout, le remplacement du terrain par un autre n’est-il pas une solution possible ?
Nous voulons que toutes les solutions soient fondées sur la vérité. Quelle que soit la solution, si elle ne garantit pas que la vérité soit restaurée, elle ne pourra être considérée comme une solution correcte.
Pourriez-vous nous expliquer cela ?
Nous voulons que soient reconnus la justice et le bon droit. Ce qui signifie qu’il nous faut revenir aux événements de 1977. A cette époque, nous n’avons pas enfreint la loi. Aujourd’hui, tous les types de solutions envisagées supposent que nous avons violé la loi et que notre propriété fait partie du domaine des terres « frappées par la réforme ». Accepter un simple changement de terrain, ce serait reconnaître que nous bénéficions aujourd’hui d’une faveur. Nous n’avons pas commis d’infraction. Nous devons revenir à notre ancien couvent au n° 3 de la rue Tô Thi Huynh. La vérité est que de nombreuses générations de sœurs ont mené là leur vie religieuse, pendant plus d’un siècle.
Maintenant sur le terrain du couvent, une place publique va être créée… !
Nous continuerons à faire entendre notre plainte.
Dans le cadre de la loi ?
Oui ! Nous avons toujours respecté la loi. (…)
(1) http://hdgmvietnam.org/News.aspx?Type=8&Act=Detail&ID=999&CateID=63
(2) http://www.baovinhlong.com.vn/newsdetails.aspx?id=226&newsid=4510
(3) http://www.giaophanvinhlong.net
(4) http://www.skhdt.vinhlong.gov.vn/web/View.aspx?CID=1001&ID=15600
(Source: Eglises d'Asie, 4 novembre 2009)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Bão số 11 làm 98 người thiệt mạng và tại Phú Yên hàng nghìn người dân còn mắc kẹt trong các vùng lũ
Tin Tổng Hợp
08:27 04/11/2009
PHÚ YÊN, Vietnam – Theo hãng thông tấn AP cho biết, hôm qua thứ Tư 3/11 Bão Mirinae (bão số 11) đã đánh vào Miền Trung Việt Nam đã gây chết chóc cho 91 người. Tình Phú Yên bị năng nề nhất có tới 26 người chết và 13 người mất tích. Bình Định có 7 người chết, Gia Lai 4 người, Khánh Hòa 4 người. Đấy là chưa kể những vùng sâu vùng xa bị cô lập chưa biết tình trạng dân chúng ra sao.
Xem video bão lụt số 11 ở đây, Yahoo
Hình ảnh Bão số 11 tàn phá miền Trung VN (Photos: AP và VnExpress)
Theo thống kê sơ bộ của chính quyền Việt Nam có đến 14,000 ngôi nhà bị thiệt hại, 12,400 mẫu lúc bị ngập nước, riêng tại địa phương Phú Yên, hiện đã có gần 350 ngôi nhà sập hoàn toàn, gần 5.500 ngôi nhà bị hư hỏng nặng, 22 tàu thuyền bị chìm và chính quyền đã phải di tản 15.000 người tới nơi an toàn
PHÚ YÊN tràn trong bão lũ, trang báo điện tử Vietnamnet mô tả như sau:
Sau khi bão đổ bộ, những trận mưa như trút nước đổ xuống Phú Yên. Trong khi đó, trong ngày 3-11 các hồ thủy điện Sông Ba Hạ, Sông Hinh xả lũ đã gây ngập lụt nặng trên toàn tỉnh Phú Yên. Đến chiều nay, toàn bộ thị xã Sông Cầu, phần lớn các huyện Tuy An, Đồng Xuân, Tây Hòa, Phú Hòa, Đông Hòa, TP Tuy Hòa ngập sâu trong nước, hàng chục xã bị cô lập hoàn toàn. Hàng vạn ngôi nhà bị ngập sâu trong lũ, hàng ngàn người dân đang mắc kẹt trong các vùng lũ. Trong khi TP Tuy Hòa vẫn ngổn ngang sau cơn bão thì trong ngày 3-11, nước sông Ba dâng cao do hồ thủy điện xả lũ gây ngập nặng nhiều khu dân cư, nhiều đường phố bị ngập sâu 0,5-1m, mọi phương tiện không thể qua lại. Tại huyện Tuy An, kè Quảng Đức (xã An Thạch) đã bị nước lớn đánh vỡ, uy hiếp hàng ngàn ngôi nhà.
Đến tối 3-11, toàn bộ đường sắt, đường bộ qua Phú Yên vẫn bị bị tê liệt kéo dài. Trên quốc lộ 1A, nước ngập sâu hơn một mét đoạn qua huyện Tuy An, thị xã Sông Cầu khiến các phương tiện không thể qua lại. Trong khi đó, nhiều đoạn trên đèo Cả đã bị sạt lở nặng. Hiện nay, hàng ngàn ô tô đang ùn tắc trên quốc lộ 1A. Ngoài ra, hiện nay, hầu hết các tuyến giao thông trọng yếu khác ở Phú Yên cũng đã bị ách tắc do chìm sâu trong nước, hư hỏng nặng. Phần lớn các khu vực tỉnh Phú Yên vẫn mất điện do hệ thống điện bị hư hỏng nặng.
Thành phố NHA TRANG cũng bị ngập nặng: Báo cáo từ Việt Nam cho biết từ lúc 5h sáng, các tuyến đường ở TP Nha Trang hầu hết đều bị ngập nặng. Trên các tuyến đường: Tô
Hiến Thành, Thái Nguyên, 23-10, Lê Thánh Tôn, Nguyễn Thiện Thuật… hàng ngàn xe máy bị chết máy do nước ngập. Đến gần 11 giờ trưa mưa lớn lại tiếp tục đổ xuống trên địa bàn TP. Nha Trang. Các tuyến đường lại tái diễn tình trạng ngập lụt.
Trong khi đó, tại các huyện Ninh Hòa, Vạn Ninh, Diên Khánh… mưa lớn đã làm hàng trăm nhà dân bị ngập nước. Tại Ninh Hòa, nhiều xã vùng trũng như Ninh Hà, Ninh Đa, Ninh Thân, Ninh Phú, Ninh Phụng… đã xảy ra tình trạng chia cắt cục bộ tại một số thôn do các tuyến đường bị ngập sâu trong nước. Tại TP.Nha Trang, các phường Vĩnh Hòa, xã Vĩnh Phương, hàng trăm nhà dân cũng bị ngập trong lũ.
Tỉnh KHÁNH HÒA cũng bị thiệt hại nặng nề - theo báo cáo của chính phủ cho biết: Tính đến 16h30 ngày 3-11, tỉnh Khánh Hòa đã có 4 người chết, 4 người mất tích, 7 người bị thương do bão số 11 gây ra. Nhà bị sập, bi trôi 130 cái; nhà tốc mái, xiêu vẹo 727 cái; trường học bị hư hỏng, ngập 17. Số hộ phải di dời 2.364 hộ; số nhân khẩu phải di dời 9.253 người. Đường sá, giao thông bị thiệt hại nặng. Tàu, thuyền, xà lan bị lật, hư hỏng 69 chiếc; lồng, bè bị vỡ chìm 2.111 cái.
NINH THUẬN ngập lụt: Mưa lớn kéo dài từ mờ sáng đến tối nay 3-11, phủ khắp Ninh Thuận đã gây ngập lụt dữ dội nhiều vùng trong tỉnh. Lũ từ thượng nguồn đổ về làm cô lập nhiều thôn, bản, khu dân cư; hàng ngàn hecta cây trồng, ao đìa thủy sản chìm trong biển nước. Hiện mực nước trên các sông chính ở Ninh Thuận tại thượng nguồn đã ở mức báo động 3, hạ nguồn báo động 2 và đang tiếp tục lên nên khả năng ngập lụt vẫn còn rất cao.
QỦẢNG NGÃI: 4 người bị thương, 19 nhà bị sập, 85 nhà bị tốc mái. Chiều ngày 3-11, mực nước các sông xuống chậm nhưng mực nước trên sông Trà Khúc vẫn còn trên báo động 3 là 0.92 m, sông Vệ trên mức báo động số 3 là 0.76 m.
Trong chiều ngày 2 đến rạng sáng ngày 3-11, mặc dù tỉnh Quảng Ngãi đã di dời 1.111 hộ với 4.409 khẩu trong vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng bão, mưa lũ và sạt lở đất đến nơi an toàn nhưng vẫn không tránh khỏi thiệt hại.
HỘI AN: Một số tuyến đường ở Phố cổ Hội An đã ngập trong nước. Lúc 19 giờ ngày 3-11, mức lũ ở Hội An đã gần xấp xỉ báo động 3. Toàn bộ tuyến đường Bạch Đằng, Nguyễn Thái Học, Châu Thượng Văn, Nguyễn Thị Minh Khai, Hùng Vương… đã ngập nước. Công an Hội An và lực lượng tự vệ 2 phường Minh An, Cẩm Phô đã có mặt tại các bến tạm thời để trực, theo dõi không để các ghe thuyền đi lại nếu không cần thiết và buộc người ngồi trên phương tiện phải mặc áo phao.
Đài khí tượng Việt Nam cảnh báo: Lũ trên sông Cái Nha Trang tại Đồng Trăng đã đạt đỉnh là 13,42m (21h/03), vượt đỉnh lũ lịch sử năm 2003 là 0,08m; hạ lưu sông Thu Bồn, sông Ba và sông Cái Phan Rang đang lên và ở mức cao; các sông ở Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa và Gia Lai xuống chậm.
Tình trạng ngập sâu trên diện rộng ở vùng trũng, đồng bằng và sạt lở đất ở vùng núi các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Ninh Thuận và Gia Lai còn tiếp diễn.
(Nguồn: AP, Yahoo.com và VnExpress.net)
-------------------------------------------------------------------
XIN QUẢNG ĐẠI CỨU TRỢ NẠN NHÂN LŨ LỤT
Chiến dịch Cứu Trợ Lũ Lụt Việt Nam của Liên Hiệp Truyền thông Công Giáo Việt Nam phát động từ trung tuần tháng 10/2009 sẽ khóa sổ trong 10 ngày nữa vào ngày 15/11/2009. Xin qúi vị ân nhân mau chóng và quảng đại ra tay cứu giúp đồng bào của chúng ta.
Nhấn vào hình dưới đây để đóng góp cho Qũi Cứu Trợ
Chú thích: Trong cơn bão lụt số 9 vừa qua, Qũi Bác Ái VietCatholic đã gửi US$3000.00 mỹ kim về cho Caritas Qui Nhơn thuộc Đức Cha Nguyễn Soạn để giúp nạn nhân bão lụt. Trước tình trạng tàn phá kinh hoàng của bão số 11 mà dân Phú Yên phải gánh chịu, hôm nay chúng tôi sẽ gấp rút gửi thêm một số tiền nữa để phần nào cứu trợ các nạn nhân trong cơn nguy khốn.
Chúng tôi cũng xin báo cáo với qúi độc giả là: Với sự đóng góp quảng đại của qúi vị, VietCatholic đã gửi số tiền đợt 1 ngày 10/10/2009 là US$12,000.00 (Mười hai ngàn đô-la) về Việt Nam đóng góp cho: Caritas Việt Nam, Caritas GP Kontum, Dòng Mến Thánh Giá Huế và một cơ quan cứu trợ khẩn cấp. Hôm 20/10/2009 gửi đợt 2 số tiền là US$10,000.00(Mười ngàn đô-la) cho: Caritas GP Đà Nẵng, Caritas GP Huế, Caritas GP Qui Nhơn, và tổ chức Thương Việt Nghèo. Mới ngày 3/11/2009 chúng tôi đã gửi thêm US$13,000.00 (Mười ba ngàn đô-la) cho Caritas Vietnam, Caritas giáo phận Ban Mê Thuột, và tổ chức Cứu Trợ Nhà thờ Kim Ngọc, Bình Thuận.
Qúi vị Ân nhân đóng góp qua các Cơ quan Truyền thông của chúng tôi, chúng tôi sẽ báo cáo và đăng danh tính cùng số tiền đóng góp trên VietCatholic Network.
Xem video bão lụt số 11 ở đây, Yahoo
Hình ảnh Bão số 11 tàn phá miền Trung VN (Photos: AP và VnExpress)
Phú Yên chìm trong nước (Photo: AP) |
PHÚ YÊN tràn trong bão lũ, trang báo điện tử Vietnamnet mô tả như sau:
Sau khi bão đổ bộ, những trận mưa như trút nước đổ xuống Phú Yên. Trong khi đó, trong ngày 3-11 các hồ thủy điện Sông Ba Hạ, Sông Hinh xả lũ đã gây ngập lụt nặng trên toàn tỉnh Phú Yên. Đến chiều nay, toàn bộ thị xã Sông Cầu, phần lớn các huyện Tuy An, Đồng Xuân, Tây Hòa, Phú Hòa, Đông Hòa, TP Tuy Hòa ngập sâu trong nước, hàng chục xã bị cô lập hoàn toàn. Hàng vạn ngôi nhà bị ngập sâu trong lũ, hàng ngàn người dân đang mắc kẹt trong các vùng lũ. Trong khi TP Tuy Hòa vẫn ngổn ngang sau cơn bão thì trong ngày 3-11, nước sông Ba dâng cao do hồ thủy điện xả lũ gây ngập nặng nhiều khu dân cư, nhiều đường phố bị ngập sâu 0,5-1m, mọi phương tiện không thể qua lại. Tại huyện Tuy An, kè Quảng Đức (xã An Thạch) đã bị nước lớn đánh vỡ, uy hiếp hàng ngàn ngôi nhà.
Con đường ở Phú Yên thành sông (Photo: VNExpress) |
Thành phố NHA TRANG cũng bị ngập nặng: Báo cáo từ Việt Nam cho biết từ lúc 5h sáng, các tuyến đường ở TP Nha Trang hầu hết đều bị ngập nặng. Trên các tuyến đường: Tô
Nha Trang trong mưa bão (Photo: AP) |
Trong khi đó, tại các huyện Ninh Hòa, Vạn Ninh, Diên Khánh… mưa lớn đã làm hàng trăm nhà dân bị ngập nước. Tại Ninh Hòa, nhiều xã vùng trũng như Ninh Hà, Ninh Đa, Ninh Thân, Ninh Phú, Ninh Phụng… đã xảy ra tình trạng chia cắt cục bộ tại một số thôn do các tuyến đường bị ngập sâu trong nước. Tại TP.Nha Trang, các phường Vĩnh Hòa, xã Vĩnh Phương, hàng trăm nhà dân cũng bị ngập trong lũ.
Dân Bình Định chạy bão (Photo: AP) |
NINH THUẬN ngập lụt: Mưa lớn kéo dài từ mờ sáng đến tối nay 3-11, phủ khắp Ninh Thuận đã gây ngập lụt dữ dội nhiều vùng trong tỉnh. Lũ từ thượng nguồn đổ về làm cô lập nhiều thôn, bản, khu dân cư; hàng ngàn hecta cây trồng, ao đìa thủy sản chìm trong biển nước. Hiện mực nước trên các sông chính ở Ninh Thuận tại thượng nguồn đã ở mức báo động 3, hạ nguồn báo động 2 và đang tiếp tục lên nên khả năng ngập lụt vẫn còn rất cao.
QỦẢNG NGÃI: 4 người bị thương, 19 nhà bị sập, 85 nhà bị tốc mái. Chiều ngày 3-11, mực nước các sông xuống chậm nhưng mực nước trên sông Trà Khúc vẫn còn trên báo động 3 là 0.92 m, sông Vệ trên mức báo động số 3 là 0.76 m.
Trong chiều ngày 2 đến rạng sáng ngày 3-11, mặc dù tỉnh Quảng Ngãi đã di dời 1.111 hộ với 4.409 khẩu trong vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng bão, mưa lũ và sạt lở đất đến nơi an toàn nhưng vẫn không tránh khỏi thiệt hại.
HỘI AN: Một số tuyến đường ở Phố cổ Hội An đã ngập trong nước. Lúc 19 giờ ngày 3-11, mức lũ ở Hội An đã gần xấp xỉ báo động 3. Toàn bộ tuyến đường Bạch Đằng, Nguyễn Thái Học, Châu Thượng Văn, Nguyễn Thị Minh Khai, Hùng Vương… đã ngập nước. Công an Hội An và lực lượng tự vệ 2 phường Minh An, Cẩm Phô đã có mặt tại các bến tạm thời để trực, theo dõi không để các ghe thuyền đi lại nếu không cần thiết và buộc người ngồi trên phương tiện phải mặc áo phao.
Đài khí tượng Việt Nam cảnh báo: Lũ trên sông Cái Nha Trang tại Đồng Trăng đã đạt đỉnh là 13,42m (21h/03), vượt đỉnh lũ lịch sử năm 2003 là 0,08m; hạ lưu sông Thu Bồn, sông Ba và sông Cái Phan Rang đang lên và ở mức cao; các sông ở Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa và Gia Lai xuống chậm.
Tình trạng ngập sâu trên diện rộng ở vùng trũng, đồng bằng và sạt lở đất ở vùng núi các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Ninh Thuận và Gia Lai còn tiếp diễn.
(Nguồn: AP, Yahoo.com và VnExpress.net)
-------------------------------------------------------------------
XIN QUẢNG ĐẠI CỨU TRỢ NẠN NHÂN LŨ LỤT
Chiến dịch Cứu Trợ Lũ Lụt Việt Nam của Liên Hiệp Truyền thông Công Giáo Việt Nam phát động từ trung tuần tháng 10/2009 sẽ khóa sổ trong 10 ngày nữa vào ngày 15/11/2009. Xin qúi vị ân nhân mau chóng và quảng đại ra tay cứu giúp đồng bào của chúng ta.
Nhấn vào hình dưới đây để đóng góp cho Qũi Cứu Trợ
Chú thích: Trong cơn bão lụt số 9 vừa qua, Qũi Bác Ái VietCatholic đã gửi US$3000.00 mỹ kim về cho Caritas Qui Nhơn thuộc Đức Cha Nguyễn Soạn để giúp nạn nhân bão lụt. Trước tình trạng tàn phá kinh hoàng của bão số 11 mà dân Phú Yên phải gánh chịu, hôm nay chúng tôi sẽ gấp rút gửi thêm một số tiền nữa để phần nào cứu trợ các nạn nhân trong cơn nguy khốn.
Chúng tôi cũng xin báo cáo với qúi độc giả là: Với sự đóng góp quảng đại của qúi vị, VietCatholic đã gửi số tiền đợt 1 ngày 10/10/2009 là US$12,000.00 (Mười hai ngàn đô-la) về Việt Nam đóng góp cho: Caritas Việt Nam, Caritas GP Kontum, Dòng Mến Thánh Giá Huế và một cơ quan cứu trợ khẩn cấp. Hôm 20/10/2009 gửi đợt 2 số tiền là US$10,000.00(Mười ngàn đô-la) cho: Caritas GP Đà Nẵng, Caritas GP Huế, Caritas GP Qui Nhơn, và tổ chức Thương Việt Nghèo. Mới ngày 3/11/2009 chúng tôi đã gửi thêm US$13,000.00 (Mười ba ngàn đô-la) cho Caritas Vietnam, Caritas giáo phận Ban Mê Thuột, và tổ chức Cứu Trợ Nhà thờ Kim Ngọc, Bình Thuận.
Qúi vị Ân nhân đóng góp qua các Cơ quan Truyền thông của chúng tôi, chúng tôi sẽ báo cáo và đăng danh tính cùng số tiền đóng góp trên VietCatholic Network.
Bão lụt tại Phú Yên Tuy Hòa
GX Tuy Hòa
09:52 04/11/2009
BÃO LỤT TẠI TUY HOA-PHÚ YÊN
Người Công Giáo Miền Trung có những câu thành ngữ liên quan đến thời tiết và nhịp sống Phụng Vụ, nhất là vào những ngày thời tiết bắt đầu vào Đông.
Đầu tháng 10 với lễ Thánh Têrêsa (1.10) và Đức Mẹ Mân Côi (7.10) thì có câu: "Têrêsa nước ra đầy đồng"; "Mân Côi cá trôi vô nhà".
Lễ Các Đẳng (2.11) thì có câu "Các Đẳng nước thẳng vô nhà".
Cho dầu không hoàn toàn chính xác 100%, thì hằng năm, vào các ngày lễ trên, không ít thì nhiều cũng có mưa to gió lớn. Năm nay, nhằm đúng vào ngày lễ Các Đẳng (2.11) cơn bão Mirinae đã ập vào hai tỉnh Bình Định-Phú Yên, quần thảo dữ dội từ 10 giờ sáng đến gần 17 giờ chiều. Chưa gượng dậy nổi với sự tàn phá của bão, Bình Định-Phú Yên lại đối diện với cơn lụt thế kỷ do lượng nước mưa khổng lồ từ thượng nguồn của các con sông Côn (Bình Đình), sông Kỳ Lộ, sông Cái (Đồng Xuân-Phú Yên), sông Ba, sông Hinh, Đà Rằng (Nam Phú Yên) đỗ về kinh khiếp.
Đập Thị Vãi bị vỡ đã nhấn chìm thị xã Sông Cầu trong biển nước mênh mông đã khiến hàng chục người bỏ mạng. Kè Quảng Đức ở Chí Thạnh Tuy An cũng tiêu ma, khiến hàng trăm nóc nhà chìm sâu trong biển nước. Riêng các xóm làng, thị tứ ở gần hai bên bờ sông Cái, Kỳ Lộ, gần như bị cuốn trôi bởi lũ. Có thể con số nhân mạng tử vong thuộc hai huyện Đồng Xuân, Tuy An có thể lên đến cả trăm người, trong đó chắc các giáo xứ Mằng Lăng (Tuy An), Đồng Tre (Đồng Xuân), Đa Lộc (Đồng Xuân) không sao tránh khỏi. Mãi cho đến chiều hôm nay, lượng nước trên sống Đà Rằng vẫn đang dâng cao.
Thành phố Tuy Hòa ngập úng khắp nơi. Các làng xã ven thành phố ngập sâu trong nước. Riêng vùng xứ đạo Tịnh Sơn, Sông Hinh, Đức Bình đã có trên ba trăm nóc nhà bị nước phủ do việc xã lũ của các đập nước thủy điện gần đó. Mực nước lũ tràn về cao đến độ tràn qua cả đường xe lửa như các đoạn đường từ Chí Thạnh đến La Hai-Xuân Lãnh. Trong khi đó, các họ đạo miền duyên hải thuộc giáo xứ Đông Mỹ đã hoàn toàn bị cô lập trong hai ngày qua và rất nhiều người phải cam chịu đói, khát, lạnh giữa biển nước mênh mông. Trước "nạn hồng thủy" nầy, xin cộng đoàn Dân Chúa khắp nơi gia tăng cầu nguyện và rộng tay cứu giúp các gia đình, các anh chị em nạn nhân bão lụt.
Đầu tháng 10 với lễ Thánh Têrêsa (1.10) và Đức Mẹ Mân Côi (7.10) thì có câu: "Têrêsa nước ra đầy đồng"; "Mân Côi cá trôi vô nhà".
Lễ Các Đẳng (2.11) thì có câu "Các Đẳng nước thẳng vô nhà".
Cho dầu không hoàn toàn chính xác 100%, thì hằng năm, vào các ngày lễ trên, không ít thì nhiều cũng có mưa to gió lớn. Năm nay, nhằm đúng vào ngày lễ Các Đẳng (2.11) cơn bão Mirinae đã ập vào hai tỉnh Bình Định-Phú Yên, quần thảo dữ dội từ 10 giờ sáng đến gần 17 giờ chiều. Chưa gượng dậy nổi với sự tàn phá của bão, Bình Định-Phú Yên lại đối diện với cơn lụt thế kỷ do lượng nước mưa khổng lồ từ thượng nguồn của các con sông Côn (Bình Đình), sông Kỳ Lộ, sông Cái (Đồng Xuân-Phú Yên), sông Ba, sông Hinh, Đà Rằng (Nam Phú Yên) đỗ về kinh khiếp.
Thành phố Tuy Hòa ngập úng khắp nơi. Các làng xã ven thành phố ngập sâu trong nước. Riêng vùng xứ đạo Tịnh Sơn, Sông Hinh, Đức Bình đã có trên ba trăm nóc nhà bị nước phủ do việc xã lũ của các đập nước thủy điện gần đó. Mực nước lũ tràn về cao đến độ tràn qua cả đường xe lửa như các đoạn đường từ Chí Thạnh đến La Hai-Xuân Lãnh. Trong khi đó, các họ đạo miền duyên hải thuộc giáo xứ Đông Mỹ đã hoàn toàn bị cô lập trong hai ngày qua và rất nhiều người phải cam chịu đói, khát, lạnh giữa biển nước mênh mông. Trước "nạn hồng thủy" nầy, xin cộng đoàn Dân Chúa khắp nơi gia tăng cầu nguyện và rộng tay cứu giúp các gia đình, các anh chị em nạn nhân bão lụt.
Kết thúc tam nhật Cầu nguyện Lòng Thương Xót Chuá.
Trần Văn Minh
16:31 04/11/2009
Melbourne, Vào hồi 0 giờ 30 Sáng Ngày 4 Tháng 11 Năm 2009. Cũng tại Hội trường nhà thờ Thánh Paul, vùng West Sunshine. Với sự chủ trì cuả linh mục Micheal Nguyễn Thiện Luân. Mọi người đã cầu nguyện và kết thúc ba ngày cầu nguyện và xin ơn chưã lành với Lòng Thương Xót Chuá cuả hàng ngàn lượt người đến tham dự cầu nguyện.
Hình ảnh tam nhật Cầu nguyện
Các buổi cầu nguyện được bắt đầu vào lúc 6 giờ 30 Ngày Lễ Các Thánh 1 Tháng 11. Bao gồm lần chuỗi Mân Côi qua suy niệm 5 sự thương khó cuả Chuá Giêsu, Thánh lễ Misa, hát Thánh ca và cầu nguyện xin ơn chưã lành.
Trước khi bước vào giờ cầu nguyện. Linh mục Nguyễn Thiện Luân khẳng định, ngài đến không phải để chưã bệnh, bởi chưng ngài cũng chỉ là một linh mục bé nhỏ cuả Chuá. Ngài đến để cùng anh chị em cầu nguyện và xin ơn từ Lòng Thương xót Chuá. Nếu những ai có lòng tin, và được chưã lành là do từ Lòng Thương xót Chuá thương ban cho những hồng ân đó và chúng ta cùng làm chứng để tôn vinh Thiên Chuá. Đấng ban mọi ân lành cho con cái ngài là chúng ta.
Được tin Linh mục Nguyễn Thiện Luân từ Mỹ qua, có nhiều người không quản ngại đường xá xa xôi, họ từ các tiểu bang khác tận Miền Tây Úc, Darwin, Queensland, Sydney cũng bay qua Melbourne để cùng tham dự cầu nguyện xin ân từ Lòng Xót Thương Chuá.
Sau các Thánh lễ, mọi người được mời nghỉ chừng 10 phút, sau đó trở lại tiếp tục chương trình Thánh ca. Linh mục Nguyễn Thiện Luân tay ôm đàn Guitar miệng cất cao giọng vang vọng những bài ca ngợi khen Thiên Chuá. Cùng kêu gọi mọi người hát theo ngài để lời ca quyện lẫn bay cao lên trước ngai toà Chuá chí Thánh, để tán tụng tôn vinh và cảm tạ Chuá.
Sau phần Thánh ca, linh mục hướng dẫn mọi người hợp lòng hợp ý cùng cầu nguyện, cho nhân loại, cho gia đình, bạn bè, thân nhân, người sống và cã những người đã qua đời nhân Lễ các Thánh và Lễ Các linh hồn.
Kết thúc các buổi cầu nguyện là phần xin ơn chưã lành cho mọi người, từ thân xác, cho đến phần tâm linh, xin Lòng Thương Xót Chuá ban mọi ơn lành đến với mọi người. Mở đầu phần khấn nguyện, linh mục xin mọi người cầu nguyện cho ngài, người linh mục bé nhỏ cuả Chuá, sống xứng đáng và làm chứng cho đức tin, loan truyền lời Chuá đến với tha nhân, đến với mọi người để vì danh Chuá Cha cả sáng. Ngài quỳ gối cầu nguyện và nằm sấp mình trên sàn nhà để cầu nguyện.
Mọi người, được gọi mời ngưả tay cầu xin và linh mục đến từng người để xin Lòng Thương Xót Chuá ban ơn chưã lành qua bàn tay người. Lần lượt từng hàng ghế, thứ tự từ hàng đầu đến hàng cuối, tiến lên để được linh mục chúc lành.
Trong ba ngày cầu nguyện, chúng tôi thấy có đủ mọi thành phần dân Chuá và những anh em lương dân. Đủ mọi sắc tộc cùng kéo nhau đến để cầu nguyện cùng xin ơn chưã lành từ Lòng Thương Xót Chuá. Và cũng nhiều người lãnh nhận ân lành đã lên làm chứng nhân và cảm tạ hồng ân vưà lãnh nhận từ Lòng Thương Xót cuả Chuá.
Mặc dù, các buổi lễ và cầu nguyện rất dài và thường kéo dài tới khuya, nhưng mọi người đều sốt sắng tham dự và ở cho đến kết cục các buổi cầu nguyện. Và sáng sớm Ngày 4 Tháng 11. Kết thúc tuần Tam nhật cầu nguyện Lòng Thương Xót Chuá cuả Linh mục Nguyễn Thiện Luân cùng với hàng ngàn Giáo dân Úc châu nói chung và đặc biệt cuả giáo dân Melbourne. Xin Chuá chúc phúc và ban cho linh mục dồi dào sức khoẻ để luôn đi rao giảng tin mừng và làm sáng danh Chuá.
Hình ảnh tam nhật Cầu nguyện
Các buổi cầu nguyện được bắt đầu vào lúc 6 giờ 30 Ngày Lễ Các Thánh 1 Tháng 11. Bao gồm lần chuỗi Mân Côi qua suy niệm 5 sự thương khó cuả Chuá Giêsu, Thánh lễ Misa, hát Thánh ca và cầu nguyện xin ơn chưã lành.
Trước khi bước vào giờ cầu nguyện. Linh mục Nguyễn Thiện Luân khẳng định, ngài đến không phải để chưã bệnh, bởi chưng ngài cũng chỉ là một linh mục bé nhỏ cuả Chuá. Ngài đến để cùng anh chị em cầu nguyện và xin ơn từ Lòng Thương xót Chuá. Nếu những ai có lòng tin, và được chưã lành là do từ Lòng Thương xót Chuá thương ban cho những hồng ân đó và chúng ta cùng làm chứng để tôn vinh Thiên Chuá. Đấng ban mọi ân lành cho con cái ngài là chúng ta.
Được tin Linh mục Nguyễn Thiện Luân từ Mỹ qua, có nhiều người không quản ngại đường xá xa xôi, họ từ các tiểu bang khác tận Miền Tây Úc, Darwin, Queensland, Sydney cũng bay qua Melbourne để cùng tham dự cầu nguyện xin ân từ Lòng Xót Thương Chuá.
Sau các Thánh lễ, mọi người được mời nghỉ chừng 10 phút, sau đó trở lại tiếp tục chương trình Thánh ca. Linh mục Nguyễn Thiện Luân tay ôm đàn Guitar miệng cất cao giọng vang vọng những bài ca ngợi khen Thiên Chuá. Cùng kêu gọi mọi người hát theo ngài để lời ca quyện lẫn bay cao lên trước ngai toà Chuá chí Thánh, để tán tụng tôn vinh và cảm tạ Chuá.
Sau phần Thánh ca, linh mục hướng dẫn mọi người hợp lòng hợp ý cùng cầu nguyện, cho nhân loại, cho gia đình, bạn bè, thân nhân, người sống và cã những người đã qua đời nhân Lễ các Thánh và Lễ Các linh hồn.
Kết thúc các buổi cầu nguyện là phần xin ơn chưã lành cho mọi người, từ thân xác, cho đến phần tâm linh, xin Lòng Thương Xót Chuá ban mọi ơn lành đến với mọi người. Mở đầu phần khấn nguyện, linh mục xin mọi người cầu nguyện cho ngài, người linh mục bé nhỏ cuả Chuá, sống xứng đáng và làm chứng cho đức tin, loan truyền lời Chuá đến với tha nhân, đến với mọi người để vì danh Chuá Cha cả sáng. Ngài quỳ gối cầu nguyện và nằm sấp mình trên sàn nhà để cầu nguyện.
Mọi người, được gọi mời ngưả tay cầu xin và linh mục đến từng người để xin Lòng Thương Xót Chuá ban ơn chưã lành qua bàn tay người. Lần lượt từng hàng ghế, thứ tự từ hàng đầu đến hàng cuối, tiến lên để được linh mục chúc lành.
Trong ba ngày cầu nguyện, chúng tôi thấy có đủ mọi thành phần dân Chuá và những anh em lương dân. Đủ mọi sắc tộc cùng kéo nhau đến để cầu nguyện cùng xin ơn chưã lành từ Lòng Thương Xót Chuá. Và cũng nhiều người lãnh nhận ân lành đã lên làm chứng nhân và cảm tạ hồng ân vưà lãnh nhận từ Lòng Thương Xót cuả Chuá.
Mặc dù, các buổi lễ và cầu nguyện rất dài và thường kéo dài tới khuya, nhưng mọi người đều sốt sắng tham dự và ở cho đến kết cục các buổi cầu nguyện. Và sáng sớm Ngày 4 Tháng 11. Kết thúc tuần Tam nhật cầu nguyện Lòng Thương Xót Chuá cuả Linh mục Nguyễn Thiện Luân cùng với hàng ngàn Giáo dân Úc châu nói chung và đặc biệt cuả giáo dân Melbourne. Xin Chuá chúc phúc và ban cho linh mục dồi dào sức khoẻ để luôn đi rao giảng tin mừng và làm sáng danh Chuá.
Thánh Lễ Tưởng Niệm Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm Và Chiến Sĩ Quân Cán Chính VNCH.
Phan Hoàng Phú Quý
17:06 04/11/2009
PORTLAND-Oregon - Trong Niên Lịch Công Giáo, hàng năm giáo hội Thiên Chúa Giáo đã dành riêng tháng 11 để cầu nguyện cho những người đã ra đi trước chúng ta, trong số đó có những linh hồn ông bà, cha mẹ, anh chị em, thân bằng quyến thuộc và bạn bè thân hữu của chúng ta, và trong tâm tình cầu nguyện nêu trên, Giáo Xứ Đức Mẹ La Vang đã tổ chức thánh lễ tưởng niệm và cầu nguyện cho linh hồn Gioanbaotixita cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm và các Chiến Sĩ Quân Cán Chính Việt Nam Cọng Hòa vào lúc 6 giờ chiều ngày 3 tháng 11 năm 2009, tại nhà thờ Đức Mẹ La Vang.
Trong thánh lễ hôm nay, ngoài số giáo dân tham dự, chúng tôi nhận thấy có sự hiện diện của quý anh chị trong Nhóm Tinh Thần Ngô Đình Diệm và một số thân hào nhân sĩ tại địa phương.
Linh mục chủ tế Cao Thế Bình tuy ngài còn trẻ, có lẽ lúc Tổng thống Ngô Đình Diệm bị thảm sát, ngài chưa chào đời, thế nhưng ngài đã chia sẽ rất tâm tình và xúc tích về tài đức cũng như tinh thần phục vụ và lòng yêu nước thương dân của cố Tổng thống Ngô Đình Diệm, ngài đề cao giá trị đời sống độc thân của cố Tổng thống, nhờ sống độc thân mà cố TT Ngô Đình Diệm có nhiều thời gian để lo cho Dân cho Nước, ngài nhấn mạnh là trên thế giới này ít thấy có vị Tổng thống nào độc thân, đã 46 năm trôi qua, nhưng chúng ta vẫn luôn tưởng nhớ va cầu nguyện, đồng thời chúng ta cùng ca ngợi, cùng khâm phục, cùng bắt chước va noi gương tính liêm khiết và đức độ của vị Tổng thống bất khuất và can trường.
Ông Lê Văn Khương đại diện Nhóm Tinh Thần TT Ngô Đình Diệm đã ngỏ lời tri ân đến Cha Chủ Nhiệm và quý cha phụ tá, quý tu sĩ Nam, Nữ, ông chủ tịch HĐGX.quý Hội Đoàn và Hội Đồng Hương cùng toàn thể quý giáo dân đã cùng hiệp dâng thánh lễ tưởng niệm và cầu nguyện cho các Chiến sĩ Quân Cán Chính Việt Nam Cộng Hòa đã anh dũng hy sinh trong cuộc chiến trường kỳ, để bảo vệ Miền Nam Việt Nam tự do, đồng thời cũng tưởng nhớ đến Tổng thống Gioan Baotixita Ngô Đình Diệm, vị Tổng thống tiên khởi và cũng là người sáng lập nền Cọng Hòa tại Miền Nam Việt Nam. Cồ Tổng thống Ngô Đình Diệm là một lãnh tụ tài đức song toàn, đã từng đưa quốc gia vượt qua giai đoạn lịch sữ khó khăn nhất, sau khi Hiệp Ước Geneve ngày 20-7-1954 chia đôi đất nước được ký kết.
Người ta có thể chỉ trích cố TT về một số khuyết điểm trong vấn đề lãnh đạo, nhưng tuyệt nhiên bạn cũng như thù, không ai có thể phủ nhận ngườI là một lãnh tụ can trường, một long vì nước vì dân, và không bao giờ chịu khuất phục trước cường quyền, nhất là không bao giờ chịu nhường bước trước những áp lực, khiến cho quốc thể và chủ quyền quốc gia bị tổn thương, và đó chính là nguyên nhân đưa đến vụ đảo chánh ngày 1-11-1963 và hậu quả là người đã bị thãm sát với bao điếu vu vạ bất công.
Ngày nay, qua những dữ kiện và chứng từ của các tài liệu được giải mật, liệu nhân dân Việt Nam nên xem cuộc dảo chánh 1-11-63 là một cuộc cách mạng như một số người thường rêu rao hay đó chỉ là một cuộc tạo phản ? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta hãy tìm hiểu xem cuộc đảo chánh trên có chính nghĩa hay không? Thật ra, nếu cuộc đảo chánh ấy là một việc làm vì chính nghĩa quốc gia, thì trước hết nó phải là một hành động dựa vào lòng dân, thực hiện vì quyền lợi của nhân dân và của đất nước. Đằng này cuộc đảo chánh ấy, theo như tào liệu giảI mật cho hay thì rõ rang là một hành động do ngoại bang chủ xướng, không vì quyền lợI của Việt Nam, và hậu quả của việc đảo chánh là gì, nếu không phảI là một Miền Nam rối loạn, một quốc gia mất chủ quyền, trong đó quân đội trở thành một tập thể vô kỷ luật, vớI cảnh quân nhân ôm súng ngồi biếu tình ờ sân cờ, xã hội thì vô trật tự với bàn thờ Phật đem xuống đường la liệt khắp phố phường, đĩ điếm tràn lan, những cuộc biểu tình và xuống đường nhường như bất tận, trong 2 năm đầu của cuộc cách mạng, chính phủ có đến 6 lần thay chủ đổi ngôi. Với những dữ kiện trên, chúng ta không thể nào bảo cuộc đảo chánh ngày 1-11-63 là cuộc cách mạng do nhân dân Việt Nam chủ xướng. Vì vậy nếu bảo rằng cuộc đảo chánh ấy là nguyên nhân tạo điều kiện đưa đến sự sụp đổ của chính quyền Miền Nam Việt Nam vào ngày 30-4-75 dẫn đến việc hàng triệu con dân Việt Nam phải mang thân phận lưu vong khắp cùng thế giơí có lẽ cũng không phải là sai.
Sau thánh lễ tưởng niệm và cầu nguyện, quý linh mục và toàn thể giáo dân tiến đến dâng hương và thành kính nghiên mình trước di ảnh của cố TT Ngô Đình Diệm.
Linh mục chủ tế Cao Thế Bình tuy ngài còn trẻ, có lẽ lúc Tổng thống Ngô Đình Diệm bị thảm sát, ngài chưa chào đời, thế nhưng ngài đã chia sẽ rất tâm tình và xúc tích về tài đức cũng như tinh thần phục vụ và lòng yêu nước thương dân của cố Tổng thống Ngô Đình Diệm, ngài đề cao giá trị đời sống độc thân của cố Tổng thống, nhờ sống độc thân mà cố TT Ngô Đình Diệm có nhiều thời gian để lo cho Dân cho Nước, ngài nhấn mạnh là trên thế giới này ít thấy có vị Tổng thống nào độc thân, đã 46 năm trôi qua, nhưng chúng ta vẫn luôn tưởng nhớ va cầu nguyện, đồng thời chúng ta cùng ca ngợi, cùng khâm phục, cùng bắt chước va noi gương tính liêm khiết và đức độ của vị Tổng thống bất khuất và can trường.
Ông Lê Văn Khương đại diện Nhóm Tinh Thần TT Ngô Đình Diệm đã ngỏ lời tri ân đến Cha Chủ Nhiệm và quý cha phụ tá, quý tu sĩ Nam, Nữ, ông chủ tịch HĐGX.quý Hội Đoàn và Hội Đồng Hương cùng toàn thể quý giáo dân đã cùng hiệp dâng thánh lễ tưởng niệm và cầu nguyện cho các Chiến sĩ Quân Cán Chính Việt Nam Cộng Hòa đã anh dũng hy sinh trong cuộc chiến trường kỳ, để bảo vệ Miền Nam Việt Nam tự do, đồng thời cũng tưởng nhớ đến Tổng thống Gioan Baotixita Ngô Đình Diệm, vị Tổng thống tiên khởi và cũng là người sáng lập nền Cọng Hòa tại Miền Nam Việt Nam. Cồ Tổng thống Ngô Đình Diệm là một lãnh tụ tài đức song toàn, đã từng đưa quốc gia vượt qua giai đoạn lịch sữ khó khăn nhất, sau khi Hiệp Ước Geneve ngày 20-7-1954 chia đôi đất nước được ký kết.
Người ta có thể chỉ trích cố TT về một số khuyết điểm trong vấn đề lãnh đạo, nhưng tuyệt nhiên bạn cũng như thù, không ai có thể phủ nhận ngườI là một lãnh tụ can trường, một long vì nước vì dân, và không bao giờ chịu khuất phục trước cường quyền, nhất là không bao giờ chịu nhường bước trước những áp lực, khiến cho quốc thể và chủ quyền quốc gia bị tổn thương, và đó chính là nguyên nhân đưa đến vụ đảo chánh ngày 1-11-1963 và hậu quả là người đã bị thãm sát với bao điếu vu vạ bất công.
Ngày nay, qua những dữ kiện và chứng từ của các tài liệu được giải mật, liệu nhân dân Việt Nam nên xem cuộc dảo chánh 1-11-63 là một cuộc cách mạng như một số người thường rêu rao hay đó chỉ là một cuộc tạo phản ? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta hãy tìm hiểu xem cuộc đảo chánh trên có chính nghĩa hay không? Thật ra, nếu cuộc đảo chánh ấy là một việc làm vì chính nghĩa quốc gia, thì trước hết nó phải là một hành động dựa vào lòng dân, thực hiện vì quyền lợi của nhân dân và của đất nước. Đằng này cuộc đảo chánh ấy, theo như tào liệu giảI mật cho hay thì rõ rang là một hành động do ngoại bang chủ xướng, không vì quyền lợI của Việt Nam, và hậu quả của việc đảo chánh là gì, nếu không phảI là một Miền Nam rối loạn, một quốc gia mất chủ quyền, trong đó quân đội trở thành một tập thể vô kỷ luật, vớI cảnh quân nhân ôm súng ngồi biếu tình ờ sân cờ, xã hội thì vô trật tự với bàn thờ Phật đem xuống đường la liệt khắp phố phường, đĩ điếm tràn lan, những cuộc biểu tình và xuống đường nhường như bất tận, trong 2 năm đầu của cuộc cách mạng, chính phủ có đến 6 lần thay chủ đổi ngôi. Với những dữ kiện trên, chúng ta không thể nào bảo cuộc đảo chánh ngày 1-11-63 là cuộc cách mạng do nhân dân Việt Nam chủ xướng. Vì vậy nếu bảo rằng cuộc đảo chánh ấy là nguyên nhân tạo điều kiện đưa đến sự sụp đổ của chính quyền Miền Nam Việt Nam vào ngày 30-4-75 dẫn đến việc hàng triệu con dân Việt Nam phải mang thân phận lưu vong khắp cùng thế giơí có lẽ cũng không phải là sai.
Sau thánh lễ tưởng niệm và cầu nguyện, quý linh mục và toàn thể giáo dân tiến đến dâng hương và thành kính nghiên mình trước di ảnh của cố TT Ngô Đình Diệm.
Nghe bài hát Năm Thánh 2010: ''Mùa Hồng Ân''
Fx. Tiến Dũng
21:17 04/11/2009
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Hồi ký: Câu chuyện về một thời: Hoàn Thành
+GM. Phaolô Lê Đắc Trọng
08:10 04/11/2009
Hồi ký: Câu chuyện về một thời: Hoàn Thành
Trong cuốn Biên Niên Sử có nói: “Cuộc cải cách ruộng đất đã hoàn thành, mười triệu nông dân có ruộng cầy”.
Một cuộc cách mạng long trời lở đất, mà kết quả có thế thì cũng khiêm tốn. Đó chỉ là cái khiêm tốn giả tạo, sự thực kết quả to lớn hơn vô cùng.
Lấy được ruộng ở tay người địa chủ ra, không phải là việc dễ dàng. Phải có những bàn tay mạnh mẽ, đi tới tàn bạo của một chính thể độc tài chuyên chính. Người ta vẫn nói vô sản chuyên chính.
Lấy lại ruộng đất để chia cho những người cầy, không phải là mục tiêu chính của việc cải cách và chính việc cải cách cũng không phải là mục tiêu của cách mạng.
Lấy lại ruộng đất chỉ là phương tiện để cải cách, chính việc cải cách cũng chỉ là phương tiện cho sự thống trị của giai cấp vô sản. Nói đúng ra cho sự thống trị của Đảng chuyên chính được thiết lập vững chắc.
Nói cải cách ruộng đất: ruộng đất là cái mồi lôi cuốn những kẻ không có ruộng tham dự vào cuộc đấu tranh. Trong tay không một tấc đất, mai kia sẽ làm chủ, chứ không đi làm thuê, lấy thân làm trâu ngựa. Nghe thế ai mà không phấn khởi, tích cực tham gia? Như thế ruộng đất là cái mồi thúc đẩy việc cải cách.
Cuộc đấu tranh đòi ruộng đất là động lực chính, lại còn được dùng để đánh đổ các thế lực khác! Có phải địa chủ mới phải đánh gục để lấy đất ra? Còn có những kẻ khác không có ruộng hay ít không bõ, nhưng họ uy quyền, uy thế uy tín trong nông thôn. Cả những người được vị nể một cách xứng đáng: có đạo đức, có lòng quảng đại; cũng là những đối tượng phải đánh gục. Các thành phần này có thể đông hơn là địa chủ nhiều. Lấy việc đòi ruộng để chia là cách dễ đi vào lòng người, để mà đánh vào những thành phần khác. Như vậy cải cách ruộng đất trở thành phương tiện cho cách mạng. Vì thế, kết quả việc cải cách ruộng đất, không chỉ vẻn vẹn trong tình trạng mười triệu người có đất cầy.
Cải cách ruộng đất là một cách quét sạch những địa chủ, những cường hào ác ôn, ác bá, những người có uy tín, những người có mầm mống để vươn lên. Tất cả những gì mà cách mạng cho là đối nghịch, là nguy hiểm trong hiện tại và trong tương lai. Quét sạch, để cho xã hội trở nên một tờ giấy trơn, để Đảng muốn vẽ gì thì vẽ, theo ý mình.
Không có cái gì gai gai lên, xã hội trở nên mặt bằng, Đảng muốn đặt hình tượng nào thì tuỳ ý. Không sợ có hình thể nào lén cài lại. Sao lại nặn tôi lên như thế? Sao lại đặt tôi vào chỗ này? Đảng làm vậy để toàn năng như ông Trời.
Đó, kết quả của việc cải cách là thế, là quét sạch mọi thế lực bị coi là thù nghịch. Chứ có phải lấy ra mấy triệu mẫu ruộng, đem chia ra, rồi có ngày lại thu về? Là tạo nên một cái mặt bằng, không gì gợn lên. Cái gọi là vô sản chuyên chính, cũng chỉ là cái áo khoác cho dân nghèo là phần đông trong xã hội nhìn cho vừa mắt.
Còn tiếp
Trong cuốn Biên Niên Sử có nói: “Cuộc cải cách ruộng đất đã hoàn thành, mười triệu nông dân có ruộng cầy”.
Một cuộc cách mạng long trời lở đất, mà kết quả có thế thì cũng khiêm tốn. Đó chỉ là cái khiêm tốn giả tạo, sự thực kết quả to lớn hơn vô cùng.
Lấy được ruộng ở tay người địa chủ ra, không phải là việc dễ dàng. Phải có những bàn tay mạnh mẽ, đi tới tàn bạo của một chính thể độc tài chuyên chính. Người ta vẫn nói vô sản chuyên chính.
Lấy lại ruộng đất để chia cho những người cầy, không phải là mục tiêu chính của việc cải cách và chính việc cải cách cũng không phải là mục tiêu của cách mạng.
Lấy lại ruộng đất chỉ là phương tiện để cải cách, chính việc cải cách cũng chỉ là phương tiện cho sự thống trị của giai cấp vô sản. Nói đúng ra cho sự thống trị của Đảng chuyên chính được thiết lập vững chắc.
Nói cải cách ruộng đất: ruộng đất là cái mồi lôi cuốn những kẻ không có ruộng tham dự vào cuộc đấu tranh. Trong tay không một tấc đất, mai kia sẽ làm chủ, chứ không đi làm thuê, lấy thân làm trâu ngựa. Nghe thế ai mà không phấn khởi, tích cực tham gia? Như thế ruộng đất là cái mồi thúc đẩy việc cải cách.
Cuộc đấu tranh đòi ruộng đất là động lực chính, lại còn được dùng để đánh đổ các thế lực khác! Có phải địa chủ mới phải đánh gục để lấy đất ra? Còn có những kẻ khác không có ruộng hay ít không bõ, nhưng họ uy quyền, uy thế uy tín trong nông thôn. Cả những người được vị nể một cách xứng đáng: có đạo đức, có lòng quảng đại; cũng là những đối tượng phải đánh gục. Các thành phần này có thể đông hơn là địa chủ nhiều. Lấy việc đòi ruộng để chia là cách dễ đi vào lòng người, để mà đánh vào những thành phần khác. Như vậy cải cách ruộng đất trở thành phương tiện cho cách mạng. Vì thế, kết quả việc cải cách ruộng đất, không chỉ vẻn vẹn trong tình trạng mười triệu người có đất cầy.
Cải cách ruộng đất là một cách quét sạch những địa chủ, những cường hào ác ôn, ác bá, những người có uy tín, những người có mầm mống để vươn lên. Tất cả những gì mà cách mạng cho là đối nghịch, là nguy hiểm trong hiện tại và trong tương lai. Quét sạch, để cho xã hội trở nên một tờ giấy trơn, để Đảng muốn vẽ gì thì vẽ, theo ý mình.
Không có cái gì gai gai lên, xã hội trở nên mặt bằng, Đảng muốn đặt hình tượng nào thì tuỳ ý. Không sợ có hình thể nào lén cài lại. Sao lại nặn tôi lên như thế? Sao lại đặt tôi vào chỗ này? Đảng làm vậy để toàn năng như ông Trời.
Đó, kết quả của việc cải cách là thế, là quét sạch mọi thế lực bị coi là thù nghịch. Chứ có phải lấy ra mấy triệu mẫu ruộng, đem chia ra, rồi có ngày lại thu về? Là tạo nên một cái mặt bằng, không gì gợn lên. Cái gọi là vô sản chuyên chính, cũng chỉ là cái áo khoác cho dân nghèo là phần đông trong xã hội nhìn cho vừa mắt.
Còn tiếp
Tài Liệu - Sưu Khảo
Thuyết Tiến Hóa phản ánh mục đích của Thiên Chúa: Một quan điểm về Darwin, Thiên Chúa và Sáng tạo
Trần Mạnh Trác
14:10 04/11/2009
Notre Dame, Ind (CNS)- Mở đầu cuộc hội thảo về Darwin Ngày 1 tháng 11 tại Đại học Notre Dame, nhà sinh vật học Công giáo nổi tiếng Kenneth Miller đã kêu gọi cần phải quan tâm áp dụng phương pháp chặt chẽ cuả khoa học và cần phân biệt rõ ràng đâu là khoa học và đâu là ý kiến cá nhân của một nhà khoa học.
GS Miller, nhân vật chủ trương có sự tương hợp giữa thuyết Tiến Hoá và đức tin tôn giáo và đồng thời là đối thủ hàng đầu chống lại những phê phán thiếu cơ sở khoa học (phản lại thuyết tiến hoá) đang tấn công vào nền giáo dục Mỹ, ông cho biết rằng cuộc chiến cho khoa học vẫn còn tiếp tục mặc dù đã có một chuỗi dài thắng lợi nhờ tòa án, luật pháp và bầu cử.
"Tiến hóa là một vấn đề gây chia rẽ người Mỹ ", ông nói, chỉ vào một bản đồ đánh dấu các địa phương có những hoạt động chống thuyết Tiến Hóa, bản đồ cho thấy rằng những hoạt động này xuất hiện gần như khắp nơi. "Đây là một vấn đề đang quấy động cảm xúc cả nước."
"Chúng ta cần phải ra khỏi lớp học, cần ra khỏi phòng thí nghiệm. Nếu chúng ta làm được như thế, thì người dân Mỹ sẽ chọn khoa học trong mọi hoàn cảnh."
Bài nói chuyện của ông có tựa đề: "Darwin, Thiên Chúa và Sáng tạo: Thuyết tiến hoá và cuộc tranh đấu giành lấy linh hồn nứơc Mỹ" ("Darwin, God and Design: Evolution and the Battle for America's Soul") là bài nói chuyện cho đại chúng đầu tiên cuả ba ngày hội thảo về "Darwin trong thế kỷ 21: Thiên nhiên, nhân loại và Thiên Chúa."
The John J. Reilly Center for Science, Technology and Values at Notre Dame (Trung tâm Khoa học, Công nghệ và Giá trị John J. Reilly tại Notre Dame) là cơ quan tổ chức hội nghị để kỷ niệm 200 năm sinh nhật của Darwin và kỷ niệm năm thứ 150 của cuốn sách "Origin of Species" (“nguồn gốc cuả chủng loại”).
Hội nghị quốc tế này đã thu hút nhiều học giả trong nhiều lĩnh vực đến từ Ý, Ba Lan và Anh quốc và từ nhiều trường đại học Hoa Kỳ.
Cuốn sách "Finding Darwin's God" cuả GS Miller (“Tìm Thiên Chuá cuả Darwin”) đã được tái bản 29 lần, vẽ lại lịch sử những hoạt động chống Tiến Hoá tại Hoa Kỳ, bắt đầu với phiên tòa Scopes năm 1925 tại Tennessee, khi đó một giáo viên sinh vật học đã bị được đưa ra xét xử và bị kết tội vi phạm luật cấm giảng dạy về Tiến Hoá trong các trường học.
Luật cấm thuyết Tiến Hoá kéo dài hơn 40 năm tại Tennessee, và việc giảng dạy về Tiến Hoá bị cấm trong năm tiểu bang khác cho đến khi Tòa án tối cao phán quyết lệnh cấm cuả Arkansas là vi hiến trong năm 1965.
Những người ủng hộ thuyết sáng tạo đã vận động các cơ quan lập pháp tại các tiểu bang đòi hỏi phải "đối xử cân bằng" và Arkansas và Louisiana đã ra luật cho giảng dạy khoa học sáng tạo. Năm 1981, một mục sư Methodist kiện Arkansas và luật này đã bị bỏ.
Kể từ những năm 1980, đã có một phong trào thúc đẩy lý thuyết “Thiết Kế Thông Minh” (“intelligent design”) , với lập luận rằng những yếu tố “phức tạp không thể tóm gọn được" ("irreducibly complex") của các sinh vật chứng minh phải có một thế lực bên ngoài thiên nhiên đưa các sinh vật ấy vào sự tồn tại.
GS Miller lưu ý có sự khác biệt giữa ý niệm này và ý niệm Thần Linh Siêu Đẳng mà những người hữu thần trong đó có ông, tin rằng đã tạo ra vũ trụ.
Ông trích dẫn lời tuyên bố năm 2007 cuả ĐGH Benedict XVI: "sự tranh cãi này (chống Tiến Hoá) là một sự vô lý (absurdity ) vì đã có nhiều bằng chứng khoa học chứng minh cho tiến hóa, nay trở thành một hiện thực mà chúng ta phải nhìn đến và dùng để làm giàu kiến thức về cuộc sống đang diễn ra trước mắt."
GS Miller nói thêm, Thánh Augustine trong "On the Literal Meaning of Genesis" ("Ý nghiã chính cuả Sáng Thế Ký”) cảnh báo rằng những luận điệu thiếu thông minh đòi dùng văn bản Kinh Thánh mà giải thích khoa học có thể gây cho những người chưa có đức tin từ chối thông điệp cứu độ của Kinh Thánh.
Những người ủng hộ thuyết Thiết Kế Thông Minh thường cho rằng phần đông các nhà khoa học theo thuyết Tiến Hoá mới chính là những người cố chấp, không muốn xem xét các ý tưởng mâu thuẫn nhau, nhưng GS Miller cho biết họ (Thiết Kế Thông Minh) không muốn đặt mình dưới sự đánh giá công khai theo tiến tình khoa học, là một điều cần thiết cho sự tiến bộ.
Ông nói tính chất khoa học cuả thuyết Thiết Kế Thông Minh đã bị sụp đổ vào năm 2005 khi hội đồng nhà trường ở Dover, Pa, tìm cách đưa nó vào chương trình học và đã bị một thẩm phán liên bang bác bỏ.
Tuy nhiên, GS Miller nói, "trận chiến cuả thuyết Tiến Hoá vẫn chưa kết thúc. Những cuộc tấn công chống lại lý luận khoa học vẫn tiếp tục.. Cái hồn cuả khoa học Mỹ vẫn phải trả giá đắt."
Trong cuộc khảo sát năm 2006, chỉ có Thổ Nhĩ Kỳ là có một tỷ lệ thấp hơn Hoa Kỳ về những người tin vào sự Tiến Hoá, và phong trào (chống Tiến Hoá) này cuả Hoa Kỳ đang được xuất khẩu sang các nước khác.
"Trong nhiều khía cạnh, Thiết Kế Thông Minh hấp dẫn vì nó có vẻ lấp đầy một chỗ trống" ông nói. "Thiết Kế Thông Minh dường như giải thích tất cả mọi thứ. Bạn chỉ cần nói rằng nhà Thiết Kế đã làm như vậy.."
Trong khi đó, một số nhà khoa học nổi tiếng tiếp tục tấn công tôn giáo bằng những chứng cớ cuả thuyết Tiến Hoá đã tạo nên sự thù nghịch và lo sợ cho nhiều người.
Loại trừ Thiên Chúa ra khỏi sự sáng tạo, làm cho con người mất đi căn bản đạo đức, thì thuyết Tiến Hoá "không chỉ là sai nhưng thật sự là nguy hiểm".
Cần đặt trọng tâm vào những bằng chứng khoa học phong phú, như các vật hóa thạch, giai đoạn chuyển tiếp và di truyền, và cần dè dặt với những kết luận thiếu định hướng rằng con người là kết quả của những sai lệch ngẫu nhiên.
Trong thực tế, để có thích ứng và sống còn thì cần phải có những “sai lệch" trong tiến trình sao chép DNA để đưa đến đột biến. Một số nhà nghiên cứu tin rằng quá trình này đã sinh thành ra các sinh vật có ý thức.
Cho nên quan điểm cuả ông cho rằng sự tiến hóa là phản ánh cái mục đích của Thiên Chúa để tạo ra những sinh vật tự do có khả năng yêu thật sự, so sánh với quan điểm trái ngược của các nhà khoa học khác kết luận rằng sự tiến hóa có nghĩa là vũ trụ là không có ý định, thì cũng có giá trị ngang nhau vì cả hai đều không thể kết luận là khoa học.
"Tiến Hóa không phải là ngẫu nhiên," GS Miller cho biết, quá trình tiến hoá sinh học đi theo con đường gọi là "thích nghi không gian" và hoạt động trong khuôn khổ cuả vật lý và hóa học.
"Tôi không nghĩ rằng chúng ta là một sai lầm của thiên nhiên. Tiến Hóa là một quá trình rất có năng suất và hiệu quả," ông kết luận.
GS Miller, nhân vật chủ trương có sự tương hợp giữa thuyết Tiến Hoá và đức tin tôn giáo và đồng thời là đối thủ hàng đầu chống lại những phê phán thiếu cơ sở khoa học (phản lại thuyết tiến hoá) đang tấn công vào nền giáo dục Mỹ, ông cho biết rằng cuộc chiến cho khoa học vẫn còn tiếp tục mặc dù đã có một chuỗi dài thắng lợi nhờ tòa án, luật pháp và bầu cử.
"Tiến hóa là một vấn đề gây chia rẽ người Mỹ ", ông nói, chỉ vào một bản đồ đánh dấu các địa phương có những hoạt động chống thuyết Tiến Hóa, bản đồ cho thấy rằng những hoạt động này xuất hiện gần như khắp nơi. "Đây là một vấn đề đang quấy động cảm xúc cả nước."
"Chúng ta cần phải ra khỏi lớp học, cần ra khỏi phòng thí nghiệm. Nếu chúng ta làm được như thế, thì người dân Mỹ sẽ chọn khoa học trong mọi hoàn cảnh."
Bài nói chuyện của ông có tựa đề: "Darwin, Thiên Chúa và Sáng tạo: Thuyết tiến hoá và cuộc tranh đấu giành lấy linh hồn nứơc Mỹ" ("Darwin, God and Design: Evolution and the Battle for America's Soul") là bài nói chuyện cho đại chúng đầu tiên cuả ba ngày hội thảo về "Darwin trong thế kỷ 21: Thiên nhiên, nhân loại và Thiên Chúa."
The John J. Reilly Center for Science, Technology and Values at Notre Dame (Trung tâm Khoa học, Công nghệ và Giá trị John J. Reilly tại Notre Dame) là cơ quan tổ chức hội nghị để kỷ niệm 200 năm sinh nhật của Darwin và kỷ niệm năm thứ 150 của cuốn sách "Origin of Species" (“nguồn gốc cuả chủng loại”).
Hội nghị quốc tế này đã thu hút nhiều học giả trong nhiều lĩnh vực đến từ Ý, Ba Lan và Anh quốc và từ nhiều trường đại học Hoa Kỳ.
Cuốn sách "Finding Darwin's God" cuả GS Miller (“Tìm Thiên Chuá cuả Darwin”) đã được tái bản 29 lần, vẽ lại lịch sử những hoạt động chống Tiến Hoá tại Hoa Kỳ, bắt đầu với phiên tòa Scopes năm 1925 tại Tennessee, khi đó một giáo viên sinh vật học đã bị được đưa ra xét xử và bị kết tội vi phạm luật cấm giảng dạy về Tiến Hoá trong các trường học.
Luật cấm thuyết Tiến Hoá kéo dài hơn 40 năm tại Tennessee, và việc giảng dạy về Tiến Hoá bị cấm trong năm tiểu bang khác cho đến khi Tòa án tối cao phán quyết lệnh cấm cuả Arkansas là vi hiến trong năm 1965.
Những người ủng hộ thuyết sáng tạo đã vận động các cơ quan lập pháp tại các tiểu bang đòi hỏi phải "đối xử cân bằng" và Arkansas và Louisiana đã ra luật cho giảng dạy khoa học sáng tạo. Năm 1981, một mục sư Methodist kiện Arkansas và luật này đã bị bỏ.
Kể từ những năm 1980, đã có một phong trào thúc đẩy lý thuyết “Thiết Kế Thông Minh” (“intelligent design”) , với lập luận rằng những yếu tố “phức tạp không thể tóm gọn được" ("irreducibly complex") của các sinh vật chứng minh phải có một thế lực bên ngoài thiên nhiên đưa các sinh vật ấy vào sự tồn tại.
GS Miller lưu ý có sự khác biệt giữa ý niệm này và ý niệm Thần Linh Siêu Đẳng mà những người hữu thần trong đó có ông, tin rằng đã tạo ra vũ trụ.
Ông trích dẫn lời tuyên bố năm 2007 cuả ĐGH Benedict XVI: "sự tranh cãi này (chống Tiến Hoá) là một sự vô lý (absurdity ) vì đã có nhiều bằng chứng khoa học chứng minh cho tiến hóa, nay trở thành một hiện thực mà chúng ta phải nhìn đến và dùng để làm giàu kiến thức về cuộc sống đang diễn ra trước mắt."
GS Miller nói thêm, Thánh Augustine trong "On the Literal Meaning of Genesis" ("Ý nghiã chính cuả Sáng Thế Ký”) cảnh báo rằng những luận điệu thiếu thông minh đòi dùng văn bản Kinh Thánh mà giải thích khoa học có thể gây cho những người chưa có đức tin từ chối thông điệp cứu độ của Kinh Thánh.
Những người ủng hộ thuyết Thiết Kế Thông Minh thường cho rằng phần đông các nhà khoa học theo thuyết Tiến Hoá mới chính là những người cố chấp, không muốn xem xét các ý tưởng mâu thuẫn nhau, nhưng GS Miller cho biết họ (Thiết Kế Thông Minh) không muốn đặt mình dưới sự đánh giá công khai theo tiến tình khoa học, là một điều cần thiết cho sự tiến bộ.
Ông nói tính chất khoa học cuả thuyết Thiết Kế Thông Minh đã bị sụp đổ vào năm 2005 khi hội đồng nhà trường ở Dover, Pa, tìm cách đưa nó vào chương trình học và đã bị một thẩm phán liên bang bác bỏ.
Tuy nhiên, GS Miller nói, "trận chiến cuả thuyết Tiến Hoá vẫn chưa kết thúc. Những cuộc tấn công chống lại lý luận khoa học vẫn tiếp tục.. Cái hồn cuả khoa học Mỹ vẫn phải trả giá đắt."
Trong cuộc khảo sát năm 2006, chỉ có Thổ Nhĩ Kỳ là có một tỷ lệ thấp hơn Hoa Kỳ về những người tin vào sự Tiến Hoá, và phong trào (chống Tiến Hoá) này cuả Hoa Kỳ đang được xuất khẩu sang các nước khác.
"Trong nhiều khía cạnh, Thiết Kế Thông Minh hấp dẫn vì nó có vẻ lấp đầy một chỗ trống" ông nói. "Thiết Kế Thông Minh dường như giải thích tất cả mọi thứ. Bạn chỉ cần nói rằng nhà Thiết Kế đã làm như vậy.."
Trong khi đó, một số nhà khoa học nổi tiếng tiếp tục tấn công tôn giáo bằng những chứng cớ cuả thuyết Tiến Hoá đã tạo nên sự thù nghịch và lo sợ cho nhiều người.
Loại trừ Thiên Chúa ra khỏi sự sáng tạo, làm cho con người mất đi căn bản đạo đức, thì thuyết Tiến Hoá "không chỉ là sai nhưng thật sự là nguy hiểm".
Cần đặt trọng tâm vào những bằng chứng khoa học phong phú, như các vật hóa thạch, giai đoạn chuyển tiếp và di truyền, và cần dè dặt với những kết luận thiếu định hướng rằng con người là kết quả của những sai lệch ngẫu nhiên.
Trong thực tế, để có thích ứng và sống còn thì cần phải có những “sai lệch" trong tiến trình sao chép DNA để đưa đến đột biến. Một số nhà nghiên cứu tin rằng quá trình này đã sinh thành ra các sinh vật có ý thức.
Cho nên quan điểm cuả ông cho rằng sự tiến hóa là phản ánh cái mục đích của Thiên Chúa để tạo ra những sinh vật tự do có khả năng yêu thật sự, so sánh với quan điểm trái ngược của các nhà khoa học khác kết luận rằng sự tiến hóa có nghĩa là vũ trụ là không có ý định, thì cũng có giá trị ngang nhau vì cả hai đều không thể kết luận là khoa học.
"Tiến Hóa không phải là ngẫu nhiên," GS Miller cho biết, quá trình tiến hoá sinh học đi theo con đường gọi là "thích nghi không gian" và hoạt động trong khuôn khổ cuả vật lý và hóa học.
"Tôi không nghĩ rằng chúng ta là một sai lầm của thiên nhiên. Tiến Hóa là một quá trình rất có năng suất và hiệu quả," ông kết luận.