Phụng Vụ - Mục Vụ
Tháng Các Linh Hồn - Phù Vân và Vô Thường
Lm. Nguyễn Trung Tây
03:01 02/11/2020
Tháng Mười Một, tháng của mùa thu và của chớm đông. Lá vàng và tuyết trắng nhắc nhở những người còn đang đi trên mặt đất về những người đã nằm xuống trở về với cát bụi.
Tháng Mười Một, tháng của các linh hồn thổi gió lạnh buốt nhắc nhở nhân sinh về cuộc sống phù du vô thường. Phù du vô thường nhắc nhở người Kitô hữu câu chuyện nổi tiếng của ông Job trong dòng lịch sử Cựu Ước. Từ một người giàu có, nhà cao cửa rộng, thóc lúa đầy kho, ruộng đồng thẳng cánh, con đàn cháu đống, gia nhân rộn ràng, nhưng chỉ qua một đêm, tự nhiên ông Job thức dậy nhận ra tay mình tay trắng, đúng như ông bà mình đã từng nói, “Bừng con mắt dậy, thấy mình trắng tay.”
Đúng như thế, theo như tác giả Sách Ông Job, vào một buổi sáng không dự liệu, không tiên đoán, không ai ngờ, tin dữ liên tiếp đập trống khua chiêng gõ cửa nhà người giàu có khét tiếng của phương Đông. Ông phú hộ Job mở hai cánh cửa ra chỉ để ngỡ ngàng nhận được bao nhiêu hung tin. Dư thừa như lá vàng héo khô mùa thu, như tuyết trắng bay bay mùa đông, hung tin thay phiên nhau mở miệng hét to, gào lớn, báo tin bẩy người con trai, ba người con gái, và tất cả gia nhân cũng như gia súc của người giàu có giờ này đã hoàn toàn tan biến thành tro bụi. Hung tin mở máy phóng thanh ồn ào thông báo cho ông Job biết trộm cướp, lửa trời, và cuồng phong nắm tay nhau ném đá giật sập nhà cửa ruộng nương và giết chết hết tất cả đầy tớ cùng mười người con thân yêu của ông Job. Chỉ trong vòng một khoảng thời gian rất ngắn, tất cả vật chất sung mãn tràn đầy trong nhà một người giàu có bỗng dưng trở nên trống vắng thiếu thốn trắng tay, đúng như Sách Giảng Viên đã từng nói,
Phù vân nối tiếp phù vân.
Tất cả chỉ là phù vân
(Giảng Viên 1:2).
Phù vân là hơi nước tụ họp gặp mặt nhau trên bầu trời. Từ những dòng sông ngòi cong mình uốn khúc và ngũ đại dương bao la xanh đậm, hơi nước nho nhỏ bốc cao lơ lửng ngập ngừng. Hơi nước của sông gặp gỡ hơi nước của biển. Cả hai cộng lại hóa ra tơ trời. Ngàn vạn sợi tơ của trời đan kết lụa là dệt ra mây trắng lững lờ trôi nổi bồng bềnh. Mây trời nối tiếp mây trời, lang thang nối tiếp lang thang. Mặt trời bình minh phương Đông vươn cao ném tung xuống cõi trần gian hơi nóng. Hơi nóng tỏa nhiệt đốt cháy mây trời, tẩy xóa phù vân. Phù vân biến thành vô thường. Vô thường tiếp nối phù vân. Phù vân nối tiếp vô thường chầm chậm loãng tan biến mất. Có đó rồi mất đó. Mất đó rồi lại hiện ra. Hiện ra rồi lại biến mất, y như hơi nước, y như tơ trời, y như phù vân, y như vô thường, y như cuộc sống nhân sinh thoáng hiện thoáng mất.
Vô thường! Vô thường! Đại vô thường!
Cuộc sống nguyên thủy là phù vân. Tất cả mọi người đều đã được sinh ra trong tro bụi. Và rồi, một ngày nào đó, chúng ta nhắm mắt lại trở về với bụi tro.
Khi nằm xuống, không ai trong chúng ta mang theo được bất cứ một thứ gì về bên kia thế giới, ngoại trừ đôi tay trắng. Tài sản bao nhiêu năm ký cóp chắt chiu để dành, vàng bạc hột xoàn kim cương một hộp, con cái sanh ra đầy nhà, nhà cửa chung cư chập chùng xếp lớp của bao nhiêu năm trả góp, tính toán chi li từng đồng, hà tiện dành dụm từng xu, nhịn miệng bóp bụng từng tô phở rồi cũng chẳng mang theo được. Khi quay về với cát bụi, chúng ta biến tan vào trong hư vô tịch mịch y như phù vân trên trời. Khi chúng ta nằm xuống, tay trắng lại hoàn trắng tay. Tất cả đều trở nên vô thường, có đó rồi mất đó, đúng như con trai của Vua Đavít đã từng nói,
Mọi chuyện đều có lúc, Mọi việc đều có thời.
Một thời để sinh ra và một thời để chết đi
(Giảng Viên 3:1-2).
Ngày xưa có một ông phú hộ rất thành công trên thương trường. Ông làm ăn ngày càng phát đạt, lúa thóc đầy kho, nhiều tiền nhiều của. Một hôm hứng chí với những thành quả mình đã đạt được, người nhà giàu mở miệng nói,
— Bây giờ phải làm chi đây để mà hưởng thụ, ăn chơi sung sướng? Thôi, thì mình sẽ làm như thế này. Việc đầu tiên là sẽ phá những kho thóc cũ đi, xây dựng những kho thóc mới, lớn hơn, đẹp hơn, huy hoàng hơn. Và rồi ta sẽ nói, “Hồn ta ơi, hãy vui lên, hãy hưởng thụ”.
Nhưng Trời Cao nói với ông phú hộ,
— Ngốc ơi là ngốc! Đêm nay ta sẽ lấy mạng của nhà ngươi đi, thì nhà ngươi làm được cái chi với tất cả những tài sản thóc lúa trong vựa?
Câu chuyện vừa rồi không phải là câu chuyện cổ học tinh hoa, nhưng là câu chuyện của Tin Mừng trong Luca 12:13-21, ý muốn diễn giải và trình bày tính chất phù vân và vô thường của cuộc sống.
Cụ Nguyễn Du trong Truyện Kiều cũng đã từng than thở về nét phù vân và vô thường của cuộc đời qua câu truyện của tố nga Đạm Tiên, một người con gái đẹp, khi còn sống, người người tấp nập ghé nhà thăm viếng nâng niu đóa quốc sắc thiên hương. Nhưng rồi, cuối cùng cành hoa vàng ngọc cũng nằm xuống. Ngàn vàng một đóa hoa quỳnh bị vùi dập bên đường, trở thành nấm mộ hoang cỏ dại, để rồi đúng ngày
Thanh Minh trong tiết tháng ba,
Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh,
Hai nàng Kiều cùng đi qua. Thấy ngôi mộ bỏ hoang trống vắng,
Sè sè nắm đất bên đường,
Dàu dàu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh,
Thúy Kiều mới hỏi em trai là Vương Quan,
Rằng: “Sao trong tiết Thanh Minh,
Mà đây hương khói vắng tanh thế này?
Ý Thúy Kiều muốn nói hôm nay là ngày tảo mộ mà tại sao ngôi mộ này lại hương khói lạnh tanh không nhang không khói y như một ngôi mộ hoang? Vương Quan mới nói với nàng Kiều là người này hồi xưa đẹp nổi tiếng, “nhất cố khuynh nhân thành, tái cố khuynh nhân quốc,” quay đầu liếc nhìn một cái thành quách nghiêng ngả, quay đầu liếc nhìn thêm một lần nữa, quốc gia suy tàn. Nhưng rất tiếc, người hoa chết sớm. Bởi không thân nhân, không thân thích, không họ hàng, cho nên thân xác của hoa lý hoa quỳnh bị chôn vùi nông cạn bên vệ đường. Để rồi tới ngày hôm nay, ngày của tảo mộ, hội của đạp cỏ xanh, không ai nhìn ngó, không ai thương tiếc cắm cho một cây nhang để linh hồn ở dưới cõi tuyền đài bớt tẻ lạnh. Lắng nghe câu chuyện của người con gái năm xưa, Thúy Kiều đầm đìa những hạt lệ, than ngắn thở dài, cuộc sống sao quá là phù vân và vô thường.
Bạn thân,
Ngày hôm nay! Bởi những cám dỗ của vật chất, chúng ta cứ như những người mất trí nhớ. Sáng sớm chúng ta mở máy xe lên xa lộ, đạp ga chạy không ngừng nghỉ, chạy tới, chạy miết, chạy quên luôn cái ngã rẽ xa lộ mà mình phải lái ra, cái ngã rẽ đó dẫn chúng ta về lại căn nhà thân thương của mình, nơi đó có cha có mẹ, có vợ có chồng, có con đang ngồi mong chờ ngóng đợi. Bởi những xa lộ không có ngõ ra, thiên niên kỷ thứ ba lại ngập tràn bóng dáng của những thiếu phụ Nam Xương. Đêm đêm bóng dáng của bà Vũ thị Thiết lại chập chờn thoáng ẩn thoáng hiện trên vách tường. Bởi những xa lộ không có ngõ ra, tiếng than thở của thiếu niên Trương Đản trên vùng đất mới vẫn còn vang vọng đâu đây,
— Bố đâu rồi? Mẹ đâu rồi? Con không cần tiền và quần áo đẹp. Con cần bố. Con cần mẹ.
Vâng! Cuộc sống này nguyên thủy đã là phù phiếm, đã là phù vân, đã là vô thường. Nhưng tạ ơn Chúa và tạ ơn cho niềm tin, chỉ có trong Thiên Chúa, con người mới sống trường sinh, sống vĩnh viễn, sống tràn đầy, và sống sung mãn.
Tháng Mười Một trong niên lịch phụng vụ nhắc nhở bạn và tôi về những linh hồn Kitô hữu đã nằm xuống; những linh hồn của ông bà, bố mẹ, anh chị em, con cháu, và họ hàng; những linh hồn không bao giờ tan mất bởi họ nằm xuống trong niềm tin vào Thiên Chúa.
Vào buổi sáng Phục Sinh đầu tiên của nhân loại, Đức Kitô Phục Sinh đã sống lại, Đức Kitô đã chiến thắng tử thần và lẽ vô thường của cõi nhân sinh. Bởi vì Ngài sống lại trong vinh hiển, Đức Giêsu Phục Sinh đã thay đổi lại thân phận phù vân của con người. Bởi niềm tin vào Đức Kitô, linh hồn của những người tín hữu đã nằm xuống sẽ không bao giờ tan biến vào trong cõi hư vô như phù vân. Và cũng bởi niềm tin, bạn và tôi cũng không sống một đời sống vô thường, bởi vì chúng ta có một niềm tin sắt son vào một Đức Kitô Phục Sinh.
Lời Nguyện
Lạy Chúa, cuộc sống này vô thường và phù vân. Nhưng tạ ơn Chúa đã ban cho con niềm tin vào Chúa. Và bởi niềm tin vào Chúa, tháng Mười Một của các linh hồn, của lá thu vàng và tuyết đông trắng, của phù vân và vô thường không làm con thất vọng và muộn phiền, nhưng càng thêm tin tưởng vào bàn tay quyền năng, nhân diện từ bi, và tình yêu khoan dung của một Thiên Chúa chậm bất bình, tràn đầy vị tha.
Tháng Mười Một, tháng của các linh hồn thổi gió lạnh buốt nhắc nhở nhân sinh về cuộc sống phù du vô thường. Phù du vô thường nhắc nhở người Kitô hữu câu chuyện nổi tiếng của ông Job trong dòng lịch sử Cựu Ước. Từ một người giàu có, nhà cao cửa rộng, thóc lúa đầy kho, ruộng đồng thẳng cánh, con đàn cháu đống, gia nhân rộn ràng, nhưng chỉ qua một đêm, tự nhiên ông Job thức dậy nhận ra tay mình tay trắng, đúng như ông bà mình đã từng nói, “Bừng con mắt dậy, thấy mình trắng tay.”
Đúng như thế, theo như tác giả Sách Ông Job, vào một buổi sáng không dự liệu, không tiên đoán, không ai ngờ, tin dữ liên tiếp đập trống khua chiêng gõ cửa nhà người giàu có khét tiếng của phương Đông. Ông phú hộ Job mở hai cánh cửa ra chỉ để ngỡ ngàng nhận được bao nhiêu hung tin. Dư thừa như lá vàng héo khô mùa thu, như tuyết trắng bay bay mùa đông, hung tin thay phiên nhau mở miệng hét to, gào lớn, báo tin bẩy người con trai, ba người con gái, và tất cả gia nhân cũng như gia súc của người giàu có giờ này đã hoàn toàn tan biến thành tro bụi. Hung tin mở máy phóng thanh ồn ào thông báo cho ông Job biết trộm cướp, lửa trời, và cuồng phong nắm tay nhau ném đá giật sập nhà cửa ruộng nương và giết chết hết tất cả đầy tớ cùng mười người con thân yêu của ông Job. Chỉ trong vòng một khoảng thời gian rất ngắn, tất cả vật chất sung mãn tràn đầy trong nhà một người giàu có bỗng dưng trở nên trống vắng thiếu thốn trắng tay, đúng như Sách Giảng Viên đã từng nói,
Phù vân nối tiếp phù vân.
Tất cả chỉ là phù vân
(Giảng Viên 1:2).
Phù vân là hơi nước tụ họp gặp mặt nhau trên bầu trời. Từ những dòng sông ngòi cong mình uốn khúc và ngũ đại dương bao la xanh đậm, hơi nước nho nhỏ bốc cao lơ lửng ngập ngừng. Hơi nước của sông gặp gỡ hơi nước của biển. Cả hai cộng lại hóa ra tơ trời. Ngàn vạn sợi tơ của trời đan kết lụa là dệt ra mây trắng lững lờ trôi nổi bồng bềnh. Mây trời nối tiếp mây trời, lang thang nối tiếp lang thang. Mặt trời bình minh phương Đông vươn cao ném tung xuống cõi trần gian hơi nóng. Hơi nóng tỏa nhiệt đốt cháy mây trời, tẩy xóa phù vân. Phù vân biến thành vô thường. Vô thường tiếp nối phù vân. Phù vân nối tiếp vô thường chầm chậm loãng tan biến mất. Có đó rồi mất đó. Mất đó rồi lại hiện ra. Hiện ra rồi lại biến mất, y như hơi nước, y như tơ trời, y như phù vân, y như vô thường, y như cuộc sống nhân sinh thoáng hiện thoáng mất.
Vô thường! Vô thường! Đại vô thường!
Cuộc sống nguyên thủy là phù vân. Tất cả mọi người đều đã được sinh ra trong tro bụi. Và rồi, một ngày nào đó, chúng ta nhắm mắt lại trở về với bụi tro.
Khi nằm xuống, không ai trong chúng ta mang theo được bất cứ một thứ gì về bên kia thế giới, ngoại trừ đôi tay trắng. Tài sản bao nhiêu năm ký cóp chắt chiu để dành, vàng bạc hột xoàn kim cương một hộp, con cái sanh ra đầy nhà, nhà cửa chung cư chập chùng xếp lớp của bao nhiêu năm trả góp, tính toán chi li từng đồng, hà tiện dành dụm từng xu, nhịn miệng bóp bụng từng tô phở rồi cũng chẳng mang theo được. Khi quay về với cát bụi, chúng ta biến tan vào trong hư vô tịch mịch y như phù vân trên trời. Khi chúng ta nằm xuống, tay trắng lại hoàn trắng tay. Tất cả đều trở nên vô thường, có đó rồi mất đó, đúng như con trai của Vua Đavít đã từng nói,
Mọi chuyện đều có lúc, Mọi việc đều có thời.
Một thời để sinh ra và một thời để chết đi
(Giảng Viên 3:1-2).
Ngày xưa có một ông phú hộ rất thành công trên thương trường. Ông làm ăn ngày càng phát đạt, lúa thóc đầy kho, nhiều tiền nhiều của. Một hôm hứng chí với những thành quả mình đã đạt được, người nhà giàu mở miệng nói,
— Bây giờ phải làm chi đây để mà hưởng thụ, ăn chơi sung sướng? Thôi, thì mình sẽ làm như thế này. Việc đầu tiên là sẽ phá những kho thóc cũ đi, xây dựng những kho thóc mới, lớn hơn, đẹp hơn, huy hoàng hơn. Và rồi ta sẽ nói, “Hồn ta ơi, hãy vui lên, hãy hưởng thụ”.
Nhưng Trời Cao nói với ông phú hộ,
— Ngốc ơi là ngốc! Đêm nay ta sẽ lấy mạng của nhà ngươi đi, thì nhà ngươi làm được cái chi với tất cả những tài sản thóc lúa trong vựa?
Câu chuyện vừa rồi không phải là câu chuyện cổ học tinh hoa, nhưng là câu chuyện của Tin Mừng trong Luca 12:13-21, ý muốn diễn giải và trình bày tính chất phù vân và vô thường của cuộc sống.
Cụ Nguyễn Du trong Truyện Kiều cũng đã từng than thở về nét phù vân và vô thường của cuộc đời qua câu truyện của tố nga Đạm Tiên, một người con gái đẹp, khi còn sống, người người tấp nập ghé nhà thăm viếng nâng niu đóa quốc sắc thiên hương. Nhưng rồi, cuối cùng cành hoa vàng ngọc cũng nằm xuống. Ngàn vàng một đóa hoa quỳnh bị vùi dập bên đường, trở thành nấm mộ hoang cỏ dại, để rồi đúng ngày
Thanh Minh trong tiết tháng ba,
Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh,
Hai nàng Kiều cùng đi qua. Thấy ngôi mộ bỏ hoang trống vắng,
Sè sè nắm đất bên đường,
Dàu dàu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh,
Thúy Kiều mới hỏi em trai là Vương Quan,
Rằng: “Sao trong tiết Thanh Minh,
Mà đây hương khói vắng tanh thế này?
Ý Thúy Kiều muốn nói hôm nay là ngày tảo mộ mà tại sao ngôi mộ này lại hương khói lạnh tanh không nhang không khói y như một ngôi mộ hoang? Vương Quan mới nói với nàng Kiều là người này hồi xưa đẹp nổi tiếng, “nhất cố khuynh nhân thành, tái cố khuynh nhân quốc,” quay đầu liếc nhìn một cái thành quách nghiêng ngả, quay đầu liếc nhìn thêm một lần nữa, quốc gia suy tàn. Nhưng rất tiếc, người hoa chết sớm. Bởi không thân nhân, không thân thích, không họ hàng, cho nên thân xác của hoa lý hoa quỳnh bị chôn vùi nông cạn bên vệ đường. Để rồi tới ngày hôm nay, ngày của tảo mộ, hội của đạp cỏ xanh, không ai nhìn ngó, không ai thương tiếc cắm cho một cây nhang để linh hồn ở dưới cõi tuyền đài bớt tẻ lạnh. Lắng nghe câu chuyện của người con gái năm xưa, Thúy Kiều đầm đìa những hạt lệ, than ngắn thở dài, cuộc sống sao quá là phù vân và vô thường.
Bạn thân,
Ngày hôm nay! Bởi những cám dỗ của vật chất, chúng ta cứ như những người mất trí nhớ. Sáng sớm chúng ta mở máy xe lên xa lộ, đạp ga chạy không ngừng nghỉ, chạy tới, chạy miết, chạy quên luôn cái ngã rẽ xa lộ mà mình phải lái ra, cái ngã rẽ đó dẫn chúng ta về lại căn nhà thân thương của mình, nơi đó có cha có mẹ, có vợ có chồng, có con đang ngồi mong chờ ngóng đợi. Bởi những xa lộ không có ngõ ra, thiên niên kỷ thứ ba lại ngập tràn bóng dáng của những thiếu phụ Nam Xương. Đêm đêm bóng dáng của bà Vũ thị Thiết lại chập chờn thoáng ẩn thoáng hiện trên vách tường. Bởi những xa lộ không có ngõ ra, tiếng than thở của thiếu niên Trương Đản trên vùng đất mới vẫn còn vang vọng đâu đây,
— Bố đâu rồi? Mẹ đâu rồi? Con không cần tiền và quần áo đẹp. Con cần bố. Con cần mẹ.
Vâng! Cuộc sống này nguyên thủy đã là phù phiếm, đã là phù vân, đã là vô thường. Nhưng tạ ơn Chúa và tạ ơn cho niềm tin, chỉ có trong Thiên Chúa, con người mới sống trường sinh, sống vĩnh viễn, sống tràn đầy, và sống sung mãn.
Tháng Mười Một trong niên lịch phụng vụ nhắc nhở bạn và tôi về những linh hồn Kitô hữu đã nằm xuống; những linh hồn của ông bà, bố mẹ, anh chị em, con cháu, và họ hàng; những linh hồn không bao giờ tan mất bởi họ nằm xuống trong niềm tin vào Thiên Chúa.
Vào buổi sáng Phục Sinh đầu tiên của nhân loại, Đức Kitô Phục Sinh đã sống lại, Đức Kitô đã chiến thắng tử thần và lẽ vô thường của cõi nhân sinh. Bởi vì Ngài sống lại trong vinh hiển, Đức Giêsu Phục Sinh đã thay đổi lại thân phận phù vân của con người. Bởi niềm tin vào Đức Kitô, linh hồn của những người tín hữu đã nằm xuống sẽ không bao giờ tan biến vào trong cõi hư vô như phù vân. Và cũng bởi niềm tin, bạn và tôi cũng không sống một đời sống vô thường, bởi vì chúng ta có một niềm tin sắt son vào một Đức Kitô Phục Sinh.
Lời Nguyện
Lạy Chúa, cuộc sống này vô thường và phù vân. Nhưng tạ ơn Chúa đã ban cho con niềm tin vào Chúa. Và bởi niềm tin vào Chúa, tháng Mười Một của các linh hồn, của lá thu vàng và tuyết đông trắng, của phù vân và vô thường không làm con thất vọng và muộn phiền, nhưng càng thêm tin tưởng vào bàn tay quyền năng, nhân diện từ bi, và tình yêu khoan dung của một Thiên Chúa chậm bất bình, tràn đầy vị tha.
Thứ Ba 3/11 – Trên hết mọi sự, hãy lo tìm kiếm Nước Trời – Suy niệm của Lm. Giuse Phạm Minh-Ước SJ
Giáo Hội Năm Châu
05:02 02/11/2020
Phúc Âm: Lc 14, 15-24
"Anh hãy ra ngoài đường ngoài ngõ, và cố ép người ta vào cho đầy nhà tôi".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, một người đồng bàn thưa cùng Chúa Giêsu rằng: "Phúc cho kẻ sẽ được ăn tiệc trong nước Thiên Chúa". Người phán cùng kẻ ấy rằng: "Có một người kia dọn tiệc linh đình, và đã mời nhiều thực khách. Tới giờ dự tiệc, ông sai đầy tớ đi báo cho những kẻ được mời để họ đến, vì mọi sự đã dọn sẵn sàng rồi. Nhưng mọi người đồng thanh xin kiếu. Người thứ nhất nói với ông rằng: "Tôi mới tậu một thửa ruộng, tôi cần phải đi xem đất, nên xin ông cho tôi kiếu". Người thứ hai nói: "Tôi mới mua năm đôi bò, và tôi phải đi thử chúng, nên xin ông cho tôi kiếu". Người khác lại rằng: "Tôi mới cưới vợ, bởi đó tôi không thể đến được".
"Người đầy tớ trở về thuật lại những điều đó cho chủ mình. Bấy giờ chủ nhà liền nổi giận, bảo người đầy tớ rằng: "Anh hãy cấp tốc đi ra các công trường và các ngõ hẻm thành phố mà dẫn về đây những người hành khất, tàn tật, đui mù và què quặt". Người đầy tớ trở về trình rằng: "Thưa ông, lệnh ông ban đã được thi hành, thế mà hãy còn dư chỗ". Ông chủ lại bảo người đầy tớ rằng: "Anh hãy ra ngoài đường ngoài ngõ và cố ép người ta vào cho đầy nhà tôi. Vì tôi bảo cho các người biết: không một ai trong những kẻ đã được mời, sẽ được nếm bữa tiệc của tôi".
Ðó là lời Chúa.
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:00 02/11/2020
13. Không nói chuyện tào lao thì có thể làm cho cho lương tâm bị tổn thương của chúng ta trở về với sự thinh lặng.
(sách Gương Chúa Giê-su)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:04 02/11/2020
71. NHƯ ĐỒNG HÀNH
Có một nghệ nhân rất giỏi về môn khắc con dấu đi dạo đến chợ lúc chợ còn đang họp, nhìn thấy trong đám ngao du có ông thầy lang sửa móng chân, bèn kêu ông ta sửa móng chân cho mình.
Ông thầy lang đang giơ cao con dao, người khắc con dấu liền móc trong túi ra bao tiền nhỏ thì lòi ra con dao dùng để khắc con dấu, ông thầy lang sửa móng chân thấy như thế thì lườm ông ấy một cái và giận dữ bỏ đi.
Người qua đường hỏi nguyên do, thầy lang nói:
- “Người ấy cùng đồng hành với tôi, kêu tôi sửa móng chân nhưng lại còn cố ý chọc ghẹo tôi nữa”.
(Thời Hưng tiếu thoại)
Suy tư 71:
Có tật giật mình, đó là câu nói dành cho những người thường hay dùng cái khôn vặt để lừa người khác, và cũng là câu nói để chỉ trích những người hay làm những chuyện mờ ám...Con dao trong túi lòi ra là vô ý chứ không cố ý, nhưng ông thợ sửa chân lại sợ hải bỏ đi lại còn nói dối là bạn đồng hành, đó là có tật giật mình vậy.
Người có tâm hồn lươn lẹo thì cuộc sống không yên lành, bởi vì cứ sợ người khác biết được cái lươn lẹo dối gian của mình; người sống không lương thiện thì tâm hồn cứ lo sợ, sợ không biết lúc nào mình bể mánh vào tù, sợ không biết lúc nào thì bị chúng chửi; người có tâm hồn mưu mô thì cuộc sống cứ luôn bị dằn vặt bởi những mưu mô quỷ quyệt của mình...
Chỉ có những ai sống làm người chân chính thì mới không giật mình, dù cho sét đánh bên tai thì họ vẫn cứ điềm nhiên, bởi vì Thiên Chúa luôn che chở và bênh vực những người thật thà chân chính...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-------------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Có một nghệ nhân rất giỏi về môn khắc con dấu đi dạo đến chợ lúc chợ còn đang họp, nhìn thấy trong đám ngao du có ông thầy lang sửa móng chân, bèn kêu ông ta sửa móng chân cho mình.
Ông thầy lang đang giơ cao con dao, người khắc con dấu liền móc trong túi ra bao tiền nhỏ thì lòi ra con dao dùng để khắc con dấu, ông thầy lang sửa móng chân thấy như thế thì lườm ông ấy một cái và giận dữ bỏ đi.
Người qua đường hỏi nguyên do, thầy lang nói:
- “Người ấy cùng đồng hành với tôi, kêu tôi sửa móng chân nhưng lại còn cố ý chọc ghẹo tôi nữa”.
(Thời Hưng tiếu thoại)
Suy tư 71:
Có tật giật mình, đó là câu nói dành cho những người thường hay dùng cái khôn vặt để lừa người khác, và cũng là câu nói để chỉ trích những người hay làm những chuyện mờ ám...Con dao trong túi lòi ra là vô ý chứ không cố ý, nhưng ông thợ sửa chân lại sợ hải bỏ đi lại còn nói dối là bạn đồng hành, đó là có tật giật mình vậy.
Người có tâm hồn lươn lẹo thì cuộc sống không yên lành, bởi vì cứ sợ người khác biết được cái lươn lẹo dối gian của mình; người sống không lương thiện thì tâm hồn cứ lo sợ, sợ không biết lúc nào mình bể mánh vào tù, sợ không biết lúc nào thì bị chúng chửi; người có tâm hồn mưu mô thì cuộc sống cứ luôn bị dằn vặt bởi những mưu mô quỷ quyệt của mình...
Chỉ có những ai sống làm người chân chính thì mới không giật mình, dù cho sét đánh bên tai thì họ vẫn cứ điềm nhiên, bởi vì Thiên Chúa luôn che chở và bênh vực những người thật thà chân chính...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-------------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Cầu hồn : Niềm Tin sự Sống đời đời
Lm Nguyễn Xuân Trường
19:33 02/11/2020
CẦU HỒN: NIỀM TIN SỰ SỐNG ĐỜI ĐỜI
Ngày 2.11 là Lễ Các Linh Hồn để cầu cho các tín hữu đã qua đời, nhưng lạ lùng thay, toàn bộ Phụng vụ của Giáo hội từ Phụng vụ các Giờ kinh, Lời nguyện và Lời Chúa trong 3 Thánh lễ lại nhấn mạnh chủ đề SỰ SỐNG. Ngày hướng về người đã chết nhưng lại nói về sự sống đời đời. Lạ mà hay quá, bởi những lý do sau:
1. Khát vọng sống. Trong đời con người có nhiều khát vọng về tiền bạc, danh vọng, chức quyền… nhưng khát vọng lớn nhất, mãnh liệt nhất là khát vọng sống: sống khỏe, sống lâu, sống mãi. Niềm tin sự sống đời đời đã thỏa mãn khát vọng sống mãi này.
2. Sự sống đời sau. Chết là hết thì con người giống con vật! Chết không phải là hết, mà là bước vào sự sống mới đời sau. Chết không phải là cánh cửa đóng lại kết thúc phận người, mà là cánh cửa mở ra cho ta vào “một cõi đi về” gặp lại tổ tiên ông bà cha mẹ, người thân yêu đã ra đi trước. Con người bước vào vĩnh cửu. Đây là niềm hy vọng lớn nhất của nhân loại.
3. Lối sống đời này. Nếu chết là hết thì người ta sẽ tìm mọi cách vơ vét cho đầy túi, giành giật chăm lo cho riêng mình, thoải mái hưởng thụ cho sướng cái thân. Phải nhanh chân sống vội, sống gấp, kẻo chết là hết cơ hội. Nhưng tin có đời sau, có thưởng phạt vì công phúc hay tội lỗi của mỗi người thì người ta sẽ phải điều chỉnh, phải chọn 1 lối sống khác cao đẹp hơn, tử tế hơn, nhân nghĩa hơn.
Phận người là sống đời đời. Đời này chỉ là hành trình ngắn ngủi chuẩn bị hành trang cho con người bước vào đời sau vĩnh cửu. Hãy chọn một lối sống, một đức tin để khi giã từ trần thế, ta hân hoan bước vào Nhà Chúa hưởng phúc muôn đời, chứ không phải buồn đau chịu trầm luân trong hỏa ngục muôn kiếp. Amen.
Ngày 2.11 là Lễ Các Linh Hồn để cầu cho các tín hữu đã qua đời, nhưng lạ lùng thay, toàn bộ Phụng vụ của Giáo hội từ Phụng vụ các Giờ kinh, Lời nguyện và Lời Chúa trong 3 Thánh lễ lại nhấn mạnh chủ đề SỰ SỐNG. Ngày hướng về người đã chết nhưng lại nói về sự sống đời đời. Lạ mà hay quá, bởi những lý do sau:
1. Khát vọng sống. Trong đời con người có nhiều khát vọng về tiền bạc, danh vọng, chức quyền… nhưng khát vọng lớn nhất, mãnh liệt nhất là khát vọng sống: sống khỏe, sống lâu, sống mãi. Niềm tin sự sống đời đời đã thỏa mãn khát vọng sống mãi này.
2. Sự sống đời sau. Chết là hết thì con người giống con vật! Chết không phải là hết, mà là bước vào sự sống mới đời sau. Chết không phải là cánh cửa đóng lại kết thúc phận người, mà là cánh cửa mở ra cho ta vào “một cõi đi về” gặp lại tổ tiên ông bà cha mẹ, người thân yêu đã ra đi trước. Con người bước vào vĩnh cửu. Đây là niềm hy vọng lớn nhất của nhân loại.
3. Lối sống đời này. Nếu chết là hết thì người ta sẽ tìm mọi cách vơ vét cho đầy túi, giành giật chăm lo cho riêng mình, thoải mái hưởng thụ cho sướng cái thân. Phải nhanh chân sống vội, sống gấp, kẻo chết là hết cơ hội. Nhưng tin có đời sau, có thưởng phạt vì công phúc hay tội lỗi của mỗi người thì người ta sẽ phải điều chỉnh, phải chọn 1 lối sống khác cao đẹp hơn, tử tế hơn, nhân nghĩa hơn.
Phận người là sống đời đời. Đời này chỉ là hành trình ngắn ngủi chuẩn bị hành trang cho con người bước vào đời sau vĩnh cửu. Hãy chọn một lối sống, một đức tin để khi giã từ trần thế, ta hân hoan bước vào Nhà Chúa hưởng phúc muôn đời, chứ không phải buồn đau chịu trầm luân trong hỏa ngục muôn kiếp. Amen.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Biden chào hàng ‘cảm hứng’ đức tin Công Giáo, mặc dù tiếp tục ủng hộ phá thai và đòi hạn chế tự do tôn giáo
Đặng Tự Do
04:11 02/11/2020
Ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ Joe Biden tuần này cho biết đức tin Công Giáo thúc đẩy sự nghiệp chính trị của ông và làm cơ sở cho kế hoạch cầm quyền, nhưng không đề cập đến việc ông ủng hộ phá thai, và có kế hoạch chấm dứt bảo vệ tự do tôn giáo cho các nữ tu, và cả việc ông ủng hộ việc mở rộng quy mô của dự luật chuyển giới. Tất cả những điều này đều bị các giám mục Hoa Kỳ chỉ trích mạnh mẽ.
Viết trên tờ The Christian Post hôm thứ Năm 29 tháng 10, trong một bài bình luận Biden khẳng định “10 điều răn Đức Chúa Trời là những gì lớn nhất đã định hướng chính trị cho tôi.” Ông cũng thảo luận về việc ông phải đối phó ra sao với những mất mát người thân trong gia đình, quan niệm về việc thực thi các chức vụ công quyền và kế hoạch của ông nếu được giữ chức tổng thống. Tuy nhiên, ông cẩn thận không đề cập đến Hunter Biden, là con trai ông đang bị một số phương tiện truyền thông vạch trần các trò ăn chơi sa đọa, và nhận hối lộ của Ukraine và Trung Quốc; cũng như các dính líu của bản thân ông trong việc lạm dụng chức vụ phó tổng thống để tạo điều kiện cho cậu quý tử nhận được những “lại quả” của Trung Quốc, Ukraine, và Nga.
“Những nguyên tắc - yêu Chúa và yêu người khác - là nền tảng đức tin của tôi”, Biden viết. Ông nhấn mạnh rằng trong suốt 47 năm làm chính trị, “những giá trị này đã giúp tôi có cơ sở cho những gì quan trọng nhất, và là nền tảng để xây dựng gia đình chúng tôi.”
Biden đã biến đức tin Công Giáo của mình trở thành một phần trong thông điệp vận động tranh cử của mình trong những tuần gần đây, khi ông cố gắng tiếp cận các cử tri Công Giáo ở các bang đông đúc, những người mà lá phiếu có thể rất quan trọng trong các bang trong tình trạng nghiêng ngửa.
Hôm thứ Năm, Biden đã viết rằng “Đức tin Công Giáo đã truyền vào tôi một chân lý cốt lõi - rằng mọi người trên trái đất đều bình đẳng về quyền và phẩm giá, bởi vì tất cả chúng ta đều là những người con yêu dấu của Chúa”.
“Tất cả chúng ta đều được tạo ra theo hình ảnh Chúa, đẹp đẽ, độc đáo, với các giá trị vốn có,” Biden viết.
Trong khi ông viết rằng tất cả mọi người được tạo ra theo hình ảnh của Chúa, Biden đã không thảo luận về việc tuyên bố về niềm tin này có liên quan như thế nào đến việc ông ủng hộ phá thai cho đến tận khi sinh và việc tăng tài trợ liên bang cho việc phá thai, cả hai là những cam kết nền tảng rõ ràng của ông chiến dịch vận động tranh cử.
Các giám mục Hoa Kỳ đã nói rằng việc chấm dứt tình trạng nhà nước bảo vệ và ủng hộ phá thai là “ưu tiên hàng đầu” trong chính trị vì tính chất nghiêm trọng của việc phá thai. Đức Thánh Cha Phanxicô đã lập luận rằng việc bảo vệ hợp pháp cho thai nhi là một tiền đề cần thiết cho một xã hội công bằng. Ngài cũng so sánh các bác sĩ phá thai với những kẻ sát nhân, và việc thực hành phá thai với thuyết ưu sinh kiểu Đức Quốc xã.
Source:Catholic News Agency
Đức Thánh Cha đề cập đến các chỉ trích liên quan đến luật dành cho kết hiệp dân sự
Đặng Tự Do
04:13 02/11/2020
Sắp có nhiều thay đổi lớn tại Vatican khi Tòa Thánh tiếp tục chống tham nhũng tài chính bên trong các bức tường của mình, Đức Thánh Cha cho biết như trên nhưng ngài dè dặt nói về khả năng thành công.
Phát biểu với hãng thông tấn Ý AdnKronos trong tuần này, Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết tham nhũng là một vấn đề sâu xa, lặp đi lặp lại trong lịch sử của Giáo hội, mà ngài đang cố gắng chống lại bằng “những bước đi nhỏ nhưng cụ thể”.
“Thật không may, tham nhũng là một câu chuyện theo chu kỳ, nó lặp đi lặp lại, sau đó sẽ có người đến dọn dẹp và chỉnh trang, nhưng sau đó nó lại đến, bắt đầu chờ người khác đến chấm dứt sự thoái hóa này,” ngài nói trong một cuộc phỏng vấn hôm 30 tháng 10.
“Tôi biết tôi phải làm điều đó, tôi đã được kêu gọi để làm điều đó, rồi Chúa sẽ nói nếu tôi làm tốt hay nếu tôi làm sai. Thành thật mà nói, tôi không lạc quan cho lắm.”
Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết “không có chiến lược cụ thể nào” về cách Vatican chống tham nhũng. “Chiến thuật rất tầm thường, đơn giản, là tiến lên và không dừng lại. Bạn phải thực hiện từng bước nhỏ nhưng cụ thể”.
Ngài chỉ ra những thay đổi đã thực hiện trong 5 năm qua, và nói rằng nhiều thay đổi sẽ được thực hiện “rất sớm”.
“Chúng tôi đã đi sâu vào vấn đề tài chính, chúng tôi có những nhà lãnh đạo mới tại viện giáo vụ, tóm lại, tôi đã phải thay đổi nhiều thứ và nhiều thứ sẽ thay đổi rất sớm,” ngài nói.
Cuộc phỏng vấn được đưa ra khi tòa án thành phố Vatican được cho là đang điều tra nhiều vụ bê bối tài chính và các cáo buộc liên quan đến Đức Hồng Y Angelo Becciu.
Các luật sư của Hồng Y Becciu phủ nhận tin tức cho rằng ngài đã được chính quyền Vatican liên hệ.
Vào ngày 24 tháng 9, Hồng Y Becciu đã bị Đức Thánh Cha Phanxicô yêu cầu từ chức mọi công việc ở Vatican và từ bỏ các đặc quyền liên quan đến tước vị Hồng Y sau các báo cáo cáo buộc rằng ngài đã sử dụng hàng triệu euro quỹ bác ái của Vatican trong các khoản đầu tư đầy rủi ro, bao gồm các khoản vay cho các dự án do anh em ngài sở hữu và điều hành.
Hồng Y Becciu, người trước đây là nhân vật số hai tại Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, cũng là trung tâm của một vụ bê bối liên quan đến việc mua một tòa nhà gây tranh cãi ở London. Ông cũng được cho là đứng sau việc thuê và trả tiền cho một phụ nữ Ý và bị cáo buộc lạm dụng quỹ Vatican dành cho hoạt động nhân đạo để tặng cho vị phụ nữa này mua sắm xa hoa các đồ dùng cá nhân.
Hồng Y Becciu đã bị buộc tội sử dụng Cecilia Marogna, để xây dựng mạng lưới tình báo “ngoài luồng”.
Hồng Y Becciu cũng bị truyền thông Ý cáo buộc rằng ngài đã chuyển tiền sang Úc nhằm can thiệp vào phiên tòa xét xử Đức Hồng Y Pell.
Một tuyên bố ngày 17 tháng 10 từ luật sư của Đức Hồng Y Becciu, là ông Fabio Viglione, cho biết Đức Hồng Y, “đứng trước sự chú ý dai dẳng của một số nhà báo đến phiên tòa của Đức Hồng Y Pell, buộc phải nhắc lại một cách mạnh mẽ rằng ngài chưa bao giờ can thiệp vào phiên tòa này bằng bất kỳ cách nào”.
Luật sư cũng cho biết “ để bảo vệ danh dự của mình, đã bị tổn hại nghiêm trọng,” Đức Hồng Y Becciu có thể nhờ đến pháp lý chống lại một số phương tiện truyền thông vì họ liên tục đưa tin về “nhằm bôi nhọ mặc dù không có bằng chứng nào ngài đã can thiệp vào phiên tòa để chống lại Đức Hồng Y Pell. “
Những thông tin cho rằng Đức Hồng Y Becciu có thể đã chuyển tiền sang Australia để chống lại Đức Hồng Y Pell đã thu hút sự chú ý của quốc tế.
Trong cuộc phỏng vấn này, Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đã trả lời câu hỏi về những lời chỉ trích gần đây mà ngài nhận được, bao gồm việc gia hạn thỏa thuận giữa Vatican và Trung Quốc và sự chấp thuận rõ ràng của ngài về việc hợp pháp hóa các kết hiệp đồng tính trong một bộ phim tài liệu được phát hành gần đây.
Đức Giáo Hoàng nói rằng ngài sẽ không nói sự thật nếu ngài nói rằng những lời chỉ trích không làm ngài bận tâm.
Ngài nói thêm, không ai thích những lời chỉ trích được đưa ra một cách thiếu thiện chí. “Tuy nhiên, cũng với một niềm tin như thế, tôi nói rằng những lời chỉ trích có thể mang tính xây dựng, và sau đó tôi chấp nhận tất cả vì những lời chỉ trích khiến tôi tự kiểm tra bản thân, kiểm tra lương tâm, tự hỏi bản thân xem tôi đã sai chưa, ở đâu và tại sao tôi đã sai, tôi đã làm tốt hay tôi đã làm sai, và tôi có thể làm tốt hơn hay không.”
Trong bài nhận định nhan đề “The Pope’s reckless words on civil unions will damage the Church”, nghĩa là “Những nhận xét bất cẩn của Đức Giáo Hoàng về các kết hiệp dân sự sẽ gây hại cho Giáo Hội”, Dan Hitchens, tổng biên tập tờ Catholic Herald cho rằng:.
"Sự thật đơn giản là những lời nhận xét của Đức Giáo Hoàng trong cuốn phim tài liệu “Francesco” đang khiến cuộc sống của các tín hữu Công Giáo khó khăn hơn. Sẽ khó khăn hơn cho các trường học Công Giáo nào không muốn dạy về chủ thuyết tình dục mới đang được thế giới tôn vinh. Sẽ khó khăn hơn cho các chủ tiệm bánh Công Giáo bị buộc phải làm một chiếc bánh có hình cờ cầu vồng. Sẽ khó khăn hơn cho các nhân viên văn phòng Công Giáo bị buộc tham gia các khóa đào tạo về hôn nhân đa dạng. Sẽ khó khăn hơn cho những người đồng tính Công Giáo trẻ tuổi có những bạn bè xã hội không thể hiểu tại sao anh ta không muốn vượt qua cơn say tôn giáo của mình và bắt đầu hẹn hò với các bạn bè đồng tính. Sẽ khó khăn hơn cho các bậc cha mẹ Công Giáo đang cố gắng làm cho con cái của họ tin vào những lời dạy cứng rắn của Giáo hội. Tất cả họ sẽ phải đối mặt với câu hỏi khó khăn đầy chế giễu “Nhưng chẳng phải Giáo hoàng đã nói... như thế sao?”
Thật vậy, điều này đã xảy ra. Tại Phi Luật Tân, nơi các kết hiệp đồng giới đang được tranh luận, một phát ngôn viên của Tổng thống vừa tuyên bố: “Ngay cả Giáo hoàng cũng ủng hộ điều đó, tôi nghĩ rằng ngay cả những người bảo thủ nhất trong số tất cả những người Công Giáo trong Quốc hội cũng không còn cơ sở để phản đối.”
Một số người bảo vệ Đức Giáo Hoàng tuyên bố rằng, bằng cách lên tiếng như thế, ngài sẽ giúp đỡ những người đồng tính bị gia đình và cộng đồng từ chối hoặc bị luật pháp tàn nhẫn tấn công. Nhưng Đức Phanxicô có thể can thiệp cho họ mà không cần kêu gọi hình thành luật cho các kết hiệp dân sự. Có những xã hội truyền thống nơi người đồng tính bị coi là vật tế thần; Đức Giáo Hoàng có thể thúc giục các xã hội đó tôn trọng phẩm giá con người, đồng thời trấn an họ rằng điều này không có nghĩa là họ buộc phải công nhận tình trạng pháp lý đặc biệt cho các mối quan hệ đồng giới. Trái lại, thông điệp của ngài như hiện nay sẽ bị đánh đồng với “chủ nghĩa thực dân ý thức hệ” của phương Tây trong cố gắng xác định lại hôn nhân và gia đình trên toàn thế giới."
Source:Catholic News Agency
Đức Thánh Cha cử hành Lễ cầu cho các đẳng linh hồn tại Vatican
Đặng Tự Do
15:29 02/11/2020
Lúc 4 giờ chiều thứ Hai 2 tháng 11, theo giờ địa phương Rôma, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến thăm một nghĩa trang trong nội thành Vatican để cầu nguyện cho linh hồn các tín hữu đã ra đi trước chúng ta.
Đức Thánh Cha đã dâng thánh lễ cầu nguyện cho các linh hồn tại Nhà thờ Đức Nữ Có Lòng Khoan Nhân ở Nghĩa trang Teutonic với sự hiện diện của khoảng 50 người, chủ yếu là các chủng sinh và các nữ tu.
Mở đầu Thánh Lễ Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết ngài cầu nguyện cho tất cả những người đã chết bao gồm “những người chết không ai biết mặt, biết tên, chưa từng nghe nói đến, để xin Chúa Cha chào đón họ vào an bình vĩnh cửu, nơi không còn lo âu hay đau đớn nữa.”
Trong bài giảng ứng khẩu, Đức Thánh Cha nói:
Ông Gióp bị đánh bại, thực sự đang kết thúc dần sự sống của mình vì bệnh tật, da bị rách nát, gần như sắp chết, gần như chỉ còn trơ xương không còn thịt, nhưng ông Gióp vẫn xác tín và ông nói lên xác tín của mình: “Tôi biết rằng Đấng bênh vực tôi vẫn sống, và sau cùng, Người sẽ đứng lên trên cõi đất”. (G 19:25). Trong thời điểm mà ông Gióp suy sụp nhất, tàn lụi dần, chính vòng tay ánh sáng và sự ấm áp là bảo đảm cho ông. Tôi sẽ gặp Chúa Cứu Thế; Tôi sẽ thấy Ngài bằng đôi mắt này, “Chính tôi sẽ được ngắm nhìn Người, Đấng mắt tôi nhìn thấy không phải người xa lạ.” (G 19:27).
Xác tín này, xảy ra vào thời điểm gần như cuối cùng của cuộc đời, là niềm hy vọng của Kitô hữu. Hy vọng là một ân sủng: chúng ta không thể tạo ra nó. Đó là một ân sủng mà chúng ta phải cầu xin: “Lạy Chúa, xin ban cho con hy vọng.” Có rất nhiều điều khủng khiếp dẫn chúng ta đến tuyệt vọng, và tin rằng mọi thứ cuối cùng sẽ thất bại, rằng sau khi chết không còn gì cả. Và giọng nói của ông Gióp vang vọng trở lại: “Tôi biết rằng Đấng bênh vực tôi vẫn sống, và sau cùng, Người sẽ đứng lên trên cõi đất. Chính tôi sẽ được ngắm nhìn Người, Đấng mắt tôi nhìn thấy không phải người xa lạ.”
Thánh Phaolô đã nói với chúng ta “Hy vọng không làm chúng ta thất vọng” (Rm 5: 5). Hy vọng lôi kéo chúng ta và mang lại ý nghĩa cho cuộc sống của chúng ta. Tôi không nhìn thấy gì xa hơn, nhưng hy vọng là ân sủng của Thiên Chúa kéo chúng ta hướng về cuộc sống, hướng tới niềm vui vĩnh cửu. Hy vọng là một cái neo mà chúng ta có ở phía bên kia và chúng ta được mạnh mẽ khuyến khích nắm giữ niềm hy vọng dành cho chúng ta (xem Dt 6: 18-20). “Tôi biết rằng Đấng Cứu Chuộc của tôi đang sống và tôi sẽ nhìn thấy Ngài.” Và chúng ta phải lặp lại điều này trong những khoảnh khắc hân hoan và cả trong những khoảnh khắc gian truân, trong những khoảnh khắc của cái chết, chúng ta hãy nói điều đó.
Xác tín này là một ân sủng của Thiên Chúa vì chúng ta không bao giờ có thể tạo ra hy vọng với sức mình. Chúng ta phải cầu xin điều đó. Hy vọng là một ân sủng nhưng không mà chúng ta không bao giờ xứng đáng. Hy vọng được đưa ra. Hy vọng được trao ban; được cho một cách nhưng không; đó là một ân sủng.
Và sau đó, chính Chúa xác nhận điều này, hy vọng này sẽ không làm chúng ta thất vọng. “Tất cả những người Chúa Cha ban cho tôi đều sẽ đến với tôi” (Ga 6:37). Đây là cùng đích của hy vọng: hãy đến với Chúa Giêsu, “và ai đến với tôi, tôi sẽ không loại ra ngoài, vì tôi tự trời mà xuống, không phải để làm theo ý tôi, nhưng để làm theo ý Đấng đã sai tôi.” (Ga 6: 37-38) Chúa tiếp nhận chúng ta ở đó, nơi chiếc neo. Sống trong hy vọng là sống như vậy: bám chặt sợi dây trong tay, một cách mạnh mẽ, biết rằng có sợi dây ở đó. Và sợi dây này không làm chúng ta thất vọng, nó không làm chúng ta thất vọng.
Hôm nay, khi nghĩ đến nhiều anh chị em đã ra đi, chúng ta sẽ thấy vui khi nhìn vào các nghĩa trang và nhìn lên. Và lặp lại, giống như ông Gióp: “Tôi biết rằng Đấng bênh vực tôi vẫn sống, và chính tôi sẽ được ngắm nhìn Người, chứ không phải người xa lạ”. Và đây là sức mạnh mà hy vọng mang lại cho chúng ta, ân sủng nhưng không này này là đức cậy. Xin Chúa ban cho tất cả chúng ta ân sủng này.
Sau thánh lễ, Đức Thánh Cha đã viếng Nghĩa trang Teutonic.
Vào ngày lễ các đẳng linh hồn và trong suốt tháng 11, Giáo hội thực hiện một nỗ lực đặc biệt để tưởng nhớ, tôn vinh và cầu nguyện cho những người đã khuất. Có nhiều truyền thống văn hóa khác nhau xung quanh tập quán này, nhưng một trong những truyền thống được tôn vinh một cách nhất quán là phong tục viếng thăm nghĩa trang.
Nghĩa trang Teutonic, nằm bên cạnh Đền Thờ Thánh Phêrô, là nơi chôn cất những người gốc Đức, Áo và Thụy Sĩ, cũng như những người từ các quốc gia nói tiếng Đức khác, đặc biệt là các thành viên của Tổng hội Đức Mẹ.
Nghĩa trang được xây dựng trên khu di tích lịch sử hí trường Nero, nơi những người Công Giáo tiên khởi ở Rôma chịu tử đạo, trong đó có Thánh Phêrô.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã rẩy nước thánh lên các ngôi mộ trong Nghĩa trang Teutonic, và dừng lại để cầu nguyện tại một số ngôi mộ đã được trang hoàng bằng hoa tươi và thắp nến nhân dịp này.
Năm ngoái, Đức Thánh Cha đã dâng thánh lễ các đẳng linh hồn tại Priscilla, một trong những hang toại đạo nổi bật của Giáo hội sơ khai ở Rôma.
Vào năm 2018, Đức Thánh Cha Phanxicô đã dâng thánh lễ tại một nghĩa trang dành cho trẻ em đã qua đời và các thai nhi được gọi là “Khu vườn của các thiên thần”, nằm ở Nghĩa trang Laurentino ở ngoại ô Rôma.
Sau khi thăm viếng Nghĩa trang Teutonic, ngài đến thăm khu hầm mộ của Đền Thờ Thánh Phêrô để cầu nguyện cho linh hồn của các vị giáo hoàng tiền nhiệm được chôn cất ở đó.
Source:Catholic News Agency
Sau một loạt các vụ tấn công vào nhà thờ Công Giáo, khủng bố Hồi Giáo giao tranh suốt đêm thứ Hai với cảnh sát tại Vienna
Đặng Tự Do
16:09 02/11/2020
Súng nổ suốt đêm thứ Hai tại Vienna, thủ đô của Áo, giữa cảnh sát và những kẻ tấn công thuộc một tổ chức khủng bố Hồi Giáo. Biến cố này diễn ra sau nhiều ngày xảy ra liên tiếp các cuộc tấn công và biểu tình của người Hồi giáo chống lại người Công Giáo và nhà thờ Công Giáo ở Áo.
Tiếng súng trong đêm thứ Hai đã diễn ra gần Stadttempel, là hội đường Do Thái chính của thủ đô Vienna.
Theo báo cáo của các phương tiện truyền thông địa phương, Bộ trưởng Nội vụ Áo Karl Nehammer cho biết vào tối thứ Hai rằng những gì xảy ra là “rõ ràng là một cuộc tấn công khủng bố.”
Vì chưa khống chế được tình hình, cảnh sát chưa cho biết liệu hội đường Do Thái có phải là mục tiêu của một cuộc tấn công khủng bố có chủ đích này hay không.
“Thật không may, cũng có một số người bị thương, có lẽ cũng có nhiều người đã chết,” Ông Karl Nehammer cho biết như trên.
Cảnh sát Vienna đã ra thông báo hướng dẫn người dân tránh xa khu vực đang giao tranh. Một thủ phạm đã bị bắt theo báo cáo của các cơ quan an ninh.
Truyền thông Áo đã đưa tin về một số trường hợp tử vong có thể xảy ra trong khi hai bên trao đổi hỏa lực, và một quả mìn dường như đã phát nổ ở gần hội đường Do Thái.
Sau vụ tấn công khủng bố khiến 3 anh chị em giáo dân bị thiệt mạng tại Nice, hàng loạt các vụ tấn công vào các nhà thờ Công Giáo và người Công Giáo đã diễn ra tại Áo.
Hôm thứ Bẩy, 31 tháng 10, trên một chuyến xe buýt ở thành phố Graz của Áo, một nữ tu Công Giáo 76 tuổi đã bị một thanh niên Afghanistan 19 tuổi đấm vào mặt. Sơ đã được đưa vào nhà thương. Căn cứ trên video camera gắn trên xe buýt, cảnh sát đã bắt được tên tấn công.
Hai ngày trước đó, hôm 29 tháng 10, khoảng 30 đến 50 thanh niên tấn công vào một nhà thờ Công Giáo ở Vienna-Favoriten vào tối thứ Năm. Theo một số báo cáo của các phương tiện truyền thông, thủ phạm là một nhóm người Thổ Nhĩ Kỳ trẻ tuổi. Những kẻ tấn công đã xông vào nhà thờ giáo xứ Thánh Antôn ở Favoriten, hét lên “Allahu Akbar” và đá vào những băng ghế và các đồ đạc khác trong nhà thờ.
Tổng giáo phận Vienna đã lên án vụ tấn công và kêu gọi các cơ quan thực thi pháp luật “nhanh chóng làm rõ” và bắt những kẻ hây rối phải gánh chịu những “hậu quả.”
Văn phòng Bảo vệ Hiến pháp và Chống Khủng bố của Nhà nước Vienna đã được cha phó của nhà thờ cung cấp các video giám sát.
Một người Afghanistan khác đã bị bắt vào hôm Chúa Nhật khi đang hô to các “khẩu hiệu Hồi giáo” trong nhà thờ chính tòa Thánh Stêphanô của thủ đô Vienna.
Cảnh sát nói với CNA Deutsch, các nhà thờ ở Vienna hiện đang được giám sát chặt chẽ hơn trước các làn sóng gây rối.
Source:Catholic News AgencyShooting in Vienna 'apparent terrorist attack'
Tiếng súng trong đêm thứ Hai đã diễn ra gần Stadttempel, là hội đường Do Thái chính của thủ đô Vienna.
Theo báo cáo của các phương tiện truyền thông địa phương, Bộ trưởng Nội vụ Áo Karl Nehammer cho biết vào tối thứ Hai rằng những gì xảy ra là “rõ ràng là một cuộc tấn công khủng bố.”
Vì chưa khống chế được tình hình, cảnh sát chưa cho biết liệu hội đường Do Thái có phải là mục tiêu của một cuộc tấn công khủng bố có chủ đích này hay không.
“Thật không may, cũng có một số người bị thương, có lẽ cũng có nhiều người đã chết,” Ông Karl Nehammer cho biết như trên.
Cảnh sát Vienna đã ra thông báo hướng dẫn người dân tránh xa khu vực đang giao tranh. Một thủ phạm đã bị bắt theo báo cáo của các cơ quan an ninh.
Truyền thông Áo đã đưa tin về một số trường hợp tử vong có thể xảy ra trong khi hai bên trao đổi hỏa lực, và một quả mìn dường như đã phát nổ ở gần hội đường Do Thái.
Sau vụ tấn công khủng bố khiến 3 anh chị em giáo dân bị thiệt mạng tại Nice, hàng loạt các vụ tấn công vào các nhà thờ Công Giáo và người Công Giáo đã diễn ra tại Áo.
Hôm thứ Bẩy, 31 tháng 10, trên một chuyến xe buýt ở thành phố Graz của Áo, một nữ tu Công Giáo 76 tuổi đã bị một thanh niên Afghanistan 19 tuổi đấm vào mặt. Sơ đã được đưa vào nhà thương. Căn cứ trên video camera gắn trên xe buýt, cảnh sát đã bắt được tên tấn công.
Hai ngày trước đó, hôm 29 tháng 10, khoảng 30 đến 50 thanh niên tấn công vào một nhà thờ Công Giáo ở Vienna-Favoriten vào tối thứ Năm. Theo một số báo cáo của các phương tiện truyền thông, thủ phạm là một nhóm người Thổ Nhĩ Kỳ trẻ tuổi. Những kẻ tấn công đã xông vào nhà thờ giáo xứ Thánh Antôn ở Favoriten, hét lên “Allahu Akbar” và đá vào những băng ghế và các đồ đạc khác trong nhà thờ.
Tổng giáo phận Vienna đã lên án vụ tấn công và kêu gọi các cơ quan thực thi pháp luật “nhanh chóng làm rõ” và bắt những kẻ hây rối phải gánh chịu những “hậu quả.”
Văn phòng Bảo vệ Hiến pháp và Chống Khủng bố của Nhà nước Vienna đã được cha phó của nhà thờ cung cấp các video giám sát.
Một người Afghanistan khác đã bị bắt vào hôm Chúa Nhật khi đang hô to các “khẩu hiệu Hồi giáo” trong nhà thờ chính tòa Thánh Stêphanô của thủ đô Vienna.
Cảnh sát nói với CNA Deutsch, các nhà thờ ở Vienna hiện đang được giám sát chặt chẽ hơn trước các làn sóng gây rối.
Source:Catholic News Agency
Tổng giám mục Á Căn Đình lên án vụ đánh chết nghi phạm giết hại trẻ em
Đặng Tự Do
16:16 02/11/2020
Một tổng giám mục ở miền bắc Á Căn Đình đã lên án việc đám đông xúm lại đánh chết một người đàn ông bị tình nghi lạm dụng tính dục và giết một bé gái 9 tuổi.
Một đám đông khoảng 500 cư dân ở thành phố San Miguel de Tucuman, cách thủ đô Buenos Aires 1221 km về phía Tây Bắc đã tức giận, xúm lại đánh chết thanh niên Jose Guaymas hôm thứ Tư 28 tháng 10.
Người đàn ông 25 tuổi này bị tình nghi sát hại bé gái Abigail Riquel, 9 tuổi. Thi thể trần truồng của đứa bé được tìm thấy trên một cánh đồng vào hôm thứ Bảy 24 tháng 10.
Đức Tổng Giám Mục Carlos Sánchez của Tucuman bày tỏ sự ủng hộ đối với gia đình cô gái trong việc kêu đòi công lý cho nạn nhân nhưng ngài bày tỏ sự bàng hoàng trước hình thái bạo lực mà những người hàng xóm thực hiện khi quyết định thực thi “công lý bằng chính bàn tay của họ”.
“Quá nhiều bạo lực đã xảy ra là biểu hiện của sự bất lực khi đối mặt với nhiều tình huống mà Nhà nước và hệ thống tư pháp không thể giải quyết kịp thời,” Đức cha viết trong một tuyên bố. “Im lặng, lờ đi và đồng lõa cũng là những hình thức bạo lực và đã gây ra thêm các hình thái bạo lực khác”.
Nhiều nhà quan sát cho rằng hiện tượng đám đông thực thi công lý theo ý họ ngày càng tăng ở Á Căn Đình là kết quả trực tiếp của việc người dân nhìn thấy sự thất bại của các thể chế lẽ ra phải bảo vệ họ.
Điều này càng được củng cố bởi việc trả tự do cho hàng nghìn tù nhân - bao gồm những kẻ giết người, hiếp dâm và những tên tội phạm bạo lực khác - sau sự bùng phát COVID-19, vì các quan chức cho rằng các tù nhân có nguy cơ lây nhiễm cao hơn vì nhà tù quá đông.
Đức Tổng Giám Mục Sánchez kêu gọi chính quyền địa phương cam kết hạn chế tình trạng mất an ninh đang gia tăng trong tỉnh.
“Chúng tôi yêu cầu các cơ quan chức năng của Nhà nước làm việc để giải quyết một cách rõ ràng, trách nhiệm và hành động cụ thể vấn đề mất an ninh, bạo lực, vô tội và bất công,” Đức Tổng Giám Mục nói.
Đề cập đến xã hội Á Căn Đình nói chung, ngài kêu gọi “hòa bình và hòa hợp”, đồng thời kêu gọi các chính trị gia kêu gọi “đối thoại với xã hội thông qua việc lắng nghe và bày tỏ ý kiến. Chúng ta có thể và phải tìm kiếm các giải pháp đồng thuận ngắn hạn và trung hạn.”
Ngài cũng kêu gọi người Công Giáo “làm chứng cho đức tin của chúng ta và hy vọng củng cố tình huynh đệ qua sự phục vụ và hòa giải, hãy gieo sự tha thứ và tình bác ái huynh đệ. Tha thứ dẫn đến hòa bình.”
“Mọi bạo lực chống lại con người đều là vết thương trong da thịt của con người; mọi cái chết vì bạo lực đều làm giảm đi tư cách con người chúng ta,” Đức Tổng Giám Mục Sánchez viết, trích dẫn thông điệp Fratelli Tutti mới nhất của Đức Thánh Cha Phanxicô: “ Bạo lực sinh ra bạo lực, hận thù sinh ra hận thù và chết chóc nhiều hơn. Chúng ta phải phá vỡ chuỗi dài những biến cố được cho là không thể tránh được này”.
Trong những tháng gần đây, đã có ít nhất 20 vụ đòi đám đông thực thi công lý ở Á Căn Đình - mặc dù không phải tất cả đều đến tử vong.
Vào năm 2014, Đức Thánh Cha Phanxicô đã viết một bức thư liên quan đến một vụ khác ở Á Căn Đình. Một thanh niên 18 tuổi đã bị giết bởi một đám đông giận dữ sau khi anh ta bị cho là ăn cắp một chiếc túi xách. Cuộc tấn công, diễn ra ở thành phố Rosario, được ghi lại trong một đoạn video dài 9 giây mà Đức Thánh Cha đã xem.
Source:Crux
Đức Tổng Giám Mục Philadelphia cầu nguyện, kêu gọi hòa bình sau nhiều ngày bất ổn
Đặng Tự Do
16:17 02/11/2020
Đức Tổng Giám Mục Nelson Perez của Philadelphia đã cầu nguyện cho gia đình của một người đàn ông gần đây đã thiệt mạng trong một vụ nổ súng của cảnh sát, và chỉ trích bạo lực bùng phát khắp thành phố sau vụ việc này.
“Trong những ngày gần đây, cảm xúc lại bùng lên và tràn ra đường phố ở Thành phố Philadelphia khi mọi người bày tỏ ý kiến xung quanh những hoàn cảnh bi thảm liên quan đến cái chết của Walter Wallace,” Đức Tổng Giám Mục Perez nói trong một tuyên bố hôm 30 tháng Mười.
“Tôi xin gửi lời chia buồn sâu sắc nhất và thành kính phân ưu với gia đình, những người thân yêu của anh Wallace và tất cả những người đang tìm cách đối phó với nhiều cảm xúc phức tạp vào lúc này”.
Theo tờ The Philadelphia Inquirer, vụ việc bắt đầu vào khoảng 4 giờ chiều giờ địa phương ngày thứ Hai 26 tháng 10.
Shaka Johnson, luật sư của gia đình Wallace, cho biết chính gia đình đã gọi 911 để yêu cầu xe cấp cứu can thiệp vì tình trạng sức khỏe tâm thần mà Wallace đang gặp phải.
Xe cấp cứu không đến, nhưng xe cảnh sát lại xuất hiện - và khi họ đến, Wallace đang cầm một con dao.
Theo luật sư Johnson, bà vợ của Wallace nói với các viên chức cảnh sát rằng người đàn ông 27 tuổi này mắc chứng rối loạn lưỡng cực và cầu xin họ bỏ về. Video về cuộc chạm trán cho thấy một phụ nữ, được cho là mẹ của Wallace, che chắn cho người đàn ông này khi anh ta len lỏi giữa những chiếc xe hơi trên đường phố.
Trung sĩ Eric Gripp, một phát ngôn viên của cảnh sát, cho biết trong một tuyên bố rằng các viên chức cảnh sát đến hiện trường không phải theo lời yêu cầu của gia đình nhưng vì có người báo cáo một người đàn ông đang cầm một con dao đi lang thang trên đường phố. Họ ra lệnh cho Wallace bỏ vũ khí, nhưng Wallace lừ lừ “tiến về phía các cảnh sát viên”. Mỗi viên chức cảnh sát này đã bắn 7 phát đạn vào Wallace trong khi mẹ anh ta đứng gần đó.
Gripp cho biết một trong những viên chức cảnh sát đã lái xe đưa Wallace đến Trung tâm Y tế Penn Presbyterian, nơi anh ta qua đời.
“Giống như nhiều người dân Philadelphia, tôi đã xem tin tức với sự lo lắng và buồn bã ngày càng tăng khi tình hình bất ổn dân sự lại tiếp tục xảy ra ở Thành phố thân yêu của chúng ta,” Đức Cha Perez nói.
“Chúng ta không được để những hành động tiêu cực và phá hoại của một số ít người làm mất tập trung vào các vấn đề và câu hỏi cần được giải quyết. Bạo lực dưới bất kỳ hình thức nào đều không có chỗ đứng trong trái tim chúng ta và hằn sâu những vết thương hơn là chữa lành chúng,” ngài nói thêm.
Kể từ cái chết của Wallace, đã có nhiều vụ bạo lực và cướp bóc khắp thành phố Philadelphia. Trong một diễn biến mới nhất hai người đàn ông đã bị bắt và bị buộc tội với tình tiết nghiêm trọng vào hôm thứ Năm sau khi họ bị phát hiện với một chiếc xe chở đầy chất nổ.
Ít nhất 11 máy rút tiền đã bị đánh cắp, và tính đến nay, hơn 200 người đã bị bắt. Ít nhất 40 trong số những vụ bắt giữ đó là vì những vụ cướp bóc, hôi của vào đêm thứ Tư.
Lực lượng Vệ binh Quốc gia đã được đưa đến Philadelphia, và thành phố được đặt trong lệnh giới nghiêm từ 9 giờ tối đến 6 giờ sáng nhưng vừa được giải tỏa.
“Xin Chúa mang lại hòa bình cho Thành phố Philadelphia,” Đức Tổng Giám Mục Perez nói. “Cầu xin Ngài đổ tràn đầy lòng nhân từ để chúng ta có thể nhìn thấy Chúa trong tất cả anh chị em của mình và đối xử với nhau với lòng bác ái, phẩm giá và sự tôn trọng”.
Source:Catholic News Agency
Sau vụ tấn công ở Nice, lại thêm một linh mục bị bắn tại Lyon, tình trạng nguy kịch
Đặng Tự Do
16:46 02/11/2020
Cha Nikolas Kakavelakis, một linh mục Chính thống giáo Hy Lạp ở Lyon, đã bị thương nặng trong một vụ xả súng hôm thứ Bảy 31 tháng 10. Cảnh sát đang coi vụ việc như một vụ giết người có chủ đích.
Vị linh mục đã bị tấn công bằng một khẩu tiểu liên bị cưa nòng vào chiều ngày 31 tháng 10 khi ngài đang đóng cửa Nhà thờ Truyền tin của Chính Thống Giáo ở thành phố Lyon.
“Chúng tôi cầu nguyện cho sự phục hồi nhanh chóng của ngài và mạnh mẽ lên án mọi hình thức bạo lực,” Đức Tổng Giám Mục Chính thống giáo Hy Lạp của Pháp cho biết như trên trong một tuyên bố.
Cha Nicolas hiện đang trong tình trạng nguy ngập đến tính mạng.
Theo dự trù, cha Nicolas, 52 tuổi, sẽ sớm trở lại Hy Lạp. Ngài đã phục vụ giáo xứ Lyon này từ năm 2012.
Một nghi phạm phù hợp với mô tả của các nhân chứng đã bị bắt vào tối thứ Bảy, nhưng xét nhà anh ta không có vũ khí nên anh ta được thả vào ngày 1 tháng 11, vì không có bằng chứng liên quan đến vụ tấn công.
Nhật báo Le Monde của Pháp đã đưa tin rằng cảnh sát đang tập trung vào động cơ cá nhân cho vụ tấn công và cho rằng vụ này có thể không liên quan đến chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo.
Vụ nổ súng diễn ra chỉ vài ngày sau khi ba anh chị em giáo dân Công Giáo bị đâm chết ở Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Lên Trời ở Nice. Nạn nhân của vụ tấn công được xác định là Simone Barreto Silva, 44 tuổi, một bà mẹ ba con; Nadine Devillers, 60 tuổi; và Vincent Loques, 55 tuổi, ông từ của nhà thờ và là cha của hai đứa con.
Sáu người đàn ông đã bị bắt vì liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Nice.
Source:Catholic News AgencyEastern Orthodox priest in France shot, wounded
Vị linh mục đã bị tấn công bằng một khẩu tiểu liên bị cưa nòng vào chiều ngày 31 tháng 10 khi ngài đang đóng cửa Nhà thờ Truyền tin của Chính Thống Giáo ở thành phố Lyon.
“Chúng tôi cầu nguyện cho sự phục hồi nhanh chóng của ngài và mạnh mẽ lên án mọi hình thức bạo lực,” Đức Tổng Giám Mục Chính thống giáo Hy Lạp của Pháp cho biết như trên trong một tuyên bố.
Cha Nicolas hiện đang trong tình trạng nguy ngập đến tính mạng.
Theo dự trù, cha Nicolas, 52 tuổi, sẽ sớm trở lại Hy Lạp. Ngài đã phục vụ giáo xứ Lyon này từ năm 2012.
Một nghi phạm phù hợp với mô tả của các nhân chứng đã bị bắt vào tối thứ Bảy, nhưng xét nhà anh ta không có vũ khí nên anh ta được thả vào ngày 1 tháng 11, vì không có bằng chứng liên quan đến vụ tấn công.
Nhật báo Le Monde của Pháp đã đưa tin rằng cảnh sát đang tập trung vào động cơ cá nhân cho vụ tấn công và cho rằng vụ này có thể không liên quan đến chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo.
Vụ nổ súng diễn ra chỉ vài ngày sau khi ba anh chị em giáo dân Công Giáo bị đâm chết ở Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Lên Trời ở Nice. Nạn nhân của vụ tấn công được xác định là Simone Barreto Silva, 44 tuổi, một bà mẹ ba con; Nadine Devillers, 60 tuổi; và Vincent Loques, 55 tuổi, ông từ của nhà thờ và là cha của hai đứa con.
Sáu người đàn ông đã bị bắt vì liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Nice.
Source:Catholic News Agency
LHQ: tự do báo chí là điều chính yếu cho công lý và hòa bình trên thế giới
Thanh Quảng sdb
16:51 02/11/2020
LHQ: tự do báo chí là điều chính yếu cho công lý và hòa bình trên thế giới
Tổng Thư ký Liên hợp quốc và Tổng Giám đốc UNESCO đã đưa ra các thông điệp cho Ngày Quốc tế Chấm dứt tình trạng đối xử bất công với các ký giả vào ngày 2/11.
(Tin Vatican)
Ông Tổng thư ký Liên hợp quốc kêu gọi một nền báo chí tự do và bảo vệ các ký giả khỏi những đe dọa: thủ tiêu, bạo lực và các mối nguy hiểm đặt để các phóng viên trong tình trạng bất ổn, làm cho họ phải thông tin sai lạc và không trung thực!
“Khi thế giới chống lại đại dịch COVID-19, tôi nhắc lại lời kêu gọi cho một nền báo chí tự do có thể đóng vai trò quan yếu đối với nền hòa bình, công lý, phát triển bền vững và nhân quyền”, Ông Antonio Guterres, Tổng thư ký Liên hợp quốc đề cập trong thông điệp nhân Ngày Quốc tế Chấm dứt bạo lực chống lại các ký giả được đánh dấu vào hôm thứ Hai 2/11.
Đạo luật ngày 2 tháng 11 đã được Thượng hội đồng LHQ thông qua vào tháng 12 năm 2013, thúc đẩy các quốc gia thành viên thực hiện các biện pháp cụ thể nhằm chống lại trào lưu uy hiếp hiện nay, liên quan đến tội ác chống lại các ký giả, nhằm thúc đẩy một môi trường an toàn và tạo điều kiện cho các ký giả làm việc độc lập và không bị áp lực thái quá. Ngày này được chọn để kỷ niệm vụ ám sát hai nhà báo người Pháp bị giết ở Mali vào ngày 2 tháng 11 năm 2013.
Đại dịch và báo chí
Trong thông điệp của mình, Ông Guterres lưu ý rằng cơn đại dịch đã dấy lên những nguy cơ mới đối với các ký giả và nhân viên truyền thông, nguy cơ an toàn cho họ ngày càng tăng. “Đã có ít nhất 21 vụ tấn công vào các ký giả lúc họ đưa tin về các cuộc biểu tình trong nửa đầu năm 2020 - bằng với số vụ tấn công như vậy trong cả năm 2017”
Theo UNESCO, một Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc thống kê thì có gần 1.200 ký giả đã thiệt mạng từ năm 2006 đến 2019 vì cố gắng đưa tin cho công chúng.
Xã hội phải trả giá khi các ký giả thiếu an toàn
Các ký giả cũng phải chịu những áp lực như đe dọa, truy tố, bắt giữ, bỏ tù, cô lập và giam giữ không điều tra và truy tố tội ác cho họ.
Ông Tổng thư ký Liên Hợp Quốc lập luận "khi các ký giả bị tấn công thì toàn thể xã hội phải trả giá". “Nếu chúng ta không bảo vệ các ký giả,” ông nói, “khả năng của chúng ta trong việc duy trì thông tin và đưa ra các quyết định dựa trên bằng chứng sẽ bị cản trở nghiêm trọng.” "Khi các ký giả không thể thực hiện công việc của họ một cách an toàn, chúng ta sẽ mất đi một sự bảo vệ quan trọng trước đại dịch thông tin sai lệch và thông tin sai lệch đã và đang tràn lan trên các trang mạng."
Ông Guterres nói: "Tin tức và phân tích dựa trên sự thật, phụ thuộc vào sự bảo vệ và an toàn cho các ký giả ", những người thực hiện các báo cáo độc lập, bắt nguồn từ nguyên lý cơ bản của "báo chí là không sợ hãi hoặc bị mua chuộc!"
"Nói sự thật với sức mạnh"
Bà Audrey Azoulay, Tổng giám đốc UNESCO cũng đưa ra một thông điệp tương tự cho Ngày Quốc tế chấm dứt tội ác chống lại ký giả rằng “một trong những vai trò quan trọng nhất của ký giả là đưa sự thật ra ánh sáng, tức là “nói sự thật trước quyền lực”. Tuy nhiên, bà ấy lấy làm tiếc vì đối với quá nhiều ký giả, “sự thật và quyền lực không phải lúc nào cũng được đặt ra trước mắt”. Từ năm 2010 đến năm 2019, gần 900 ký giả đã thiệt mạng khi đang làm công việc của họ, hơn 150 ký giả thiệt mạng trong hai năm qua.
Bà Azoulay lưu ý rằng hầu hết các ký giả đang bị sát hại trước các tình huống xung đột, để điều tra các vấn đề như tham nhũng, buôn người, lạm quyền chính trị, vi phạm nhân quyền và các vấn đề môi trường. Bà lấy làm tiếc là bảy trong tám vụ giết người, thủ phạm của những tội ác này không bị trừng phạt. Các ký giả cũng phải đối diện với các mối đe dọa, bắt cóc, bắt bớ, bỏ tù hoặc quấy nhiễu và đặc biệt là nhắm vào phụ nữ.
Năm nay, chiến dịch “Chống tội phạm” của UNESCO đang nêu bật một số rủi ro cụ thể mà các ký giả phải đối diện trong khi phanh phui sự thật. Người đứng đầu UNESCO đã kêu gọi mọi người hãy tham gia vào chiến dịch, đồng thời kêu gọi tất cả các Quốc gia Thành viên, các tổ chức quốc tế và phi chính phủ hợp lực để đảm bảo an toàn cho các ký giả và xử lý nghiêm minh tội ác chống lại các ký giả.
Bà Azoulay nói: “Chỉ bằng cách điều tra và truy tố tội ác chống lại các chuyên gia truyền thông, chúng ta mới có thể đảm bảo quyền truy cập thông tin và quyền tự do ngôn luận.” "Chỉ bằng cách nói sự thật với quyền lực, chúng ta mới có thể thúc đẩy một nền hòa bình, công lý và phát triển bền vững trong xã hội của chúng ta."
Tổng Thư ký Liên hợp quốc và Tổng Giám đốc UNESCO đã đưa ra các thông điệp cho Ngày Quốc tế Chấm dứt tình trạng đối xử bất công với các ký giả vào ngày 2/11.
(Tin Vatican)
Ông Tổng thư ký Liên hợp quốc kêu gọi một nền báo chí tự do và bảo vệ các ký giả khỏi những đe dọa: thủ tiêu, bạo lực và các mối nguy hiểm đặt để các phóng viên trong tình trạng bất ổn, làm cho họ phải thông tin sai lạc và không trung thực!
“Khi thế giới chống lại đại dịch COVID-19, tôi nhắc lại lời kêu gọi cho một nền báo chí tự do có thể đóng vai trò quan yếu đối với nền hòa bình, công lý, phát triển bền vững và nhân quyền”, Ông Antonio Guterres, Tổng thư ký Liên hợp quốc đề cập trong thông điệp nhân Ngày Quốc tế Chấm dứt bạo lực chống lại các ký giả được đánh dấu vào hôm thứ Hai 2/11.
Đạo luật ngày 2 tháng 11 đã được Thượng hội đồng LHQ thông qua vào tháng 12 năm 2013, thúc đẩy các quốc gia thành viên thực hiện các biện pháp cụ thể nhằm chống lại trào lưu uy hiếp hiện nay, liên quan đến tội ác chống lại các ký giả, nhằm thúc đẩy một môi trường an toàn và tạo điều kiện cho các ký giả làm việc độc lập và không bị áp lực thái quá. Ngày này được chọn để kỷ niệm vụ ám sát hai nhà báo người Pháp bị giết ở Mali vào ngày 2 tháng 11 năm 2013.
Đại dịch và báo chí
Trong thông điệp của mình, Ông Guterres lưu ý rằng cơn đại dịch đã dấy lên những nguy cơ mới đối với các ký giả và nhân viên truyền thông, nguy cơ an toàn cho họ ngày càng tăng. “Đã có ít nhất 21 vụ tấn công vào các ký giả lúc họ đưa tin về các cuộc biểu tình trong nửa đầu năm 2020 - bằng với số vụ tấn công như vậy trong cả năm 2017”
Theo UNESCO, một Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc thống kê thì có gần 1.200 ký giả đã thiệt mạng từ năm 2006 đến 2019 vì cố gắng đưa tin cho công chúng.
Xã hội phải trả giá khi các ký giả thiếu an toàn
Các ký giả cũng phải chịu những áp lực như đe dọa, truy tố, bắt giữ, bỏ tù, cô lập và giam giữ không điều tra và truy tố tội ác cho họ.
Ông Tổng thư ký Liên Hợp Quốc lập luận "khi các ký giả bị tấn công thì toàn thể xã hội phải trả giá". “Nếu chúng ta không bảo vệ các ký giả,” ông nói, “khả năng của chúng ta trong việc duy trì thông tin và đưa ra các quyết định dựa trên bằng chứng sẽ bị cản trở nghiêm trọng.” "Khi các ký giả không thể thực hiện công việc của họ một cách an toàn, chúng ta sẽ mất đi một sự bảo vệ quan trọng trước đại dịch thông tin sai lệch và thông tin sai lệch đã và đang tràn lan trên các trang mạng."
Ông Guterres nói: "Tin tức và phân tích dựa trên sự thật, phụ thuộc vào sự bảo vệ và an toàn cho các ký giả ", những người thực hiện các báo cáo độc lập, bắt nguồn từ nguyên lý cơ bản của "báo chí là không sợ hãi hoặc bị mua chuộc!"
"Nói sự thật với sức mạnh"
Bà Audrey Azoulay, Tổng giám đốc UNESCO cũng đưa ra một thông điệp tương tự cho Ngày Quốc tế chấm dứt tội ác chống lại ký giả rằng “một trong những vai trò quan trọng nhất của ký giả là đưa sự thật ra ánh sáng, tức là “nói sự thật trước quyền lực”. Tuy nhiên, bà ấy lấy làm tiếc vì đối với quá nhiều ký giả, “sự thật và quyền lực không phải lúc nào cũng được đặt ra trước mắt”. Từ năm 2010 đến năm 2019, gần 900 ký giả đã thiệt mạng khi đang làm công việc của họ, hơn 150 ký giả thiệt mạng trong hai năm qua.
Bà Azoulay lưu ý rằng hầu hết các ký giả đang bị sát hại trước các tình huống xung đột, để điều tra các vấn đề như tham nhũng, buôn người, lạm quyền chính trị, vi phạm nhân quyền và các vấn đề môi trường. Bà lấy làm tiếc là bảy trong tám vụ giết người, thủ phạm của những tội ác này không bị trừng phạt. Các ký giả cũng phải đối diện với các mối đe dọa, bắt cóc, bắt bớ, bỏ tù hoặc quấy nhiễu và đặc biệt là nhắm vào phụ nữ.
Năm nay, chiến dịch “Chống tội phạm” của UNESCO đang nêu bật một số rủi ro cụ thể mà các ký giả phải đối diện trong khi phanh phui sự thật. Người đứng đầu UNESCO đã kêu gọi mọi người hãy tham gia vào chiến dịch, đồng thời kêu gọi tất cả các Quốc gia Thành viên, các tổ chức quốc tế và phi chính phủ hợp lực để đảm bảo an toàn cho các ký giả và xử lý nghiêm minh tội ác chống lại các ký giả.
Bà Azoulay nói: “Chỉ bằng cách điều tra và truy tố tội ác chống lại các chuyên gia truyền thông, chúng ta mới có thể đảm bảo quyền truy cập thông tin và quyền tự do ngôn luận.” "Chỉ bằng cách nói sự thật với quyền lực, chúng ta mới có thể thúc đẩy một nền hòa bình, công lý và phát triển bền vững trong xã hội của chúng ta."
Tòa Bạch Ốc đã bị bao vây bởi những người chống Tổng thống Trump
Đặng Tự Do
17:31 02/11/2020
Chris Kenny của tờ The Australian có bài tường thuật sau về không khí chung quanh Tòa Bạch Ốc vào thời điểm hiện nay.
Đường phố ở Washington DC vào lúc này không giống như tôi từng biết đến trước đây; lạnh, như mọi khi vào thời điểm này trong năm, nhưng căng thẳng và không có thái độ chào đón. Hầu hết mọi người đều đeo khẩu trang, ngay cả khi ở ngoài trời. Trừ ra tại các quảng trường và công viên chung quanh Tòa Bạch Ốc, các vỉa hè thưa thớt dân cư.
Tại nhiều dãy nhà cách Tòa Bạch Ốc không xa, các tòa nhà văn phòng, cửa hàng, khách sạn và nhà hàng, các công nhân đang làm việc điên cuồng để đóng ván vào các cửa sổ và cả cửa chính, hối hả bắt vít, cưa ván và lắp ráp. Rõ ràng họ đang chuẩn bị cho các tình huống xấu nhất là bạo loạn, đốt phá, và cướp bóc khi kết quả của cuộc bầu cử được công bố.
Khách du lịch cố gắng chụp một bức ảnh rõ nét về nơi ở của Tổng thống từ Quảng trường Lafayette, nhưng rất khó khăn vì các hàng bị che kín bởi các bích chương Black Lives Matter và các bích chương khác.
Có những bích chương thật lớn nói “Mạng sống của người chuyển giới da đen đáng giá”, “Hãy loại bỏ con heo mập” – có lẽ ý muốn ám chỉ Tổng thống Trump, trong khi một bích chương khác thì quả quyết rằng “Không ai là bất hợp pháp trên vùng đất bị đánh cắp”.
Bên kia đường, trên con phố bị phong tỏa đã bị đổi tên thành Black Lives Matter Plaza, một tay chơi keyboard và một nghệ sĩ saxophone, đang chơi nhạc trong khi những người biểu tình lắc lư như thể đang trong cơn mê.
Có ít nhất là 11 tổ chức bao gồm những nhóm theo chủ nghĩa vô chính phủ, các nhóm phò phá thai, và các nhóm Black Lives Matter đang thực sự bao vây Tòa Bạch Ốc theo đúng nghĩa đen của từ này.
Một nhà thuyết giáo da đen cảnh báo về sự diệt vong nếu Trump tái đắc cử, bên cạnh đó một người đàn ông ngồi trên xe lăn của mình vẫy cờ chống Trump.
Ở phía nam của Tòa Bạch Ốc, một bức tường trắng ngăn tầm nhìn của khách du lịch và xe hơi được yêu cầu rẽ qua con đường khác.
Tại các cột đèn giao thông, những biển báo tạm thời được đặt bởi Sở Cảnh sát Thủ đô viết: “Tất cả các loại súng đều bị cấm trong vòng 1000 feet tính từ biển báo này. Có hiệu lực từ Thứ Bảy ngày 31 tháng 10 đến hết Chúa Nhật ngày 8 tháng 11 năm 2020.”
Điều này thật đáng buồn và đáng âu lo. Nhưng phần lớn đó chính xác là những gì chúng ta có thể tưởng tượng ra sau khi bạo lực, phá hoại và cướp bóc đã được trộn lẫn vào các cuộc biểu tình chính trị và chủng tộc trong năm nay.
Đây cũng là một bản cáo trạng đáng buồn về sự không khoan dung và chủ nghĩa cực đoan của chính trị cánh tả. Tòa nhà tượng trưng cho sức mạnh, sự thống nhất và trách nhiệm được trao phó hợp pháp cho nhiệm kỳ tổng thống đang bị bao vây từ nhiều thành phần khác nhau của phe cực đoan cánh tả. Chừng nào Trump còn nắm giữ Tòa Bạch Ốc, thì tòa nhà này vẫn được coi là một lãnh thổ thù địch trong một thành phố và một tiểu bang mà đảng Dân chủ ở thế áp đảo.
Tuy nhiên, chỉ cần mở tivi hay nhấn vài nút trên computer hay trên điện thoại thông minh, bạn có thể thấy Tổng thống, được cổ vũ bởi những đám đông khổng lồ và cuồng nhiệt ở các thành phố và thị trấn như thể ở một hành tinh khác. Trong một chuyến đi khắp năm tiểu bang vào tuần trước, tôi đã gặp nhiều người ủng hộ Trump, và nhận thấy nghị lực và sự lạc quan của họ chỉ có ở Trump.
Chris Kenny tường trình từ Washington DC.
Source:The Australian
Các nước Á Châu mong Donald Trump thắng cử
Vũ Văn An
19:07 02/11/2020
Andreas Illmer của BBC News vừa có bài (https://www.bbc.com/news/world-asia-54097609) nói về việc nhiều nước Á Châu mong Donald Trump cai trị Hoa Kỳ thêm 4 năm nữa.
Ký giả trên cho rằng Donald Trump không phải là một tổng thống Hoa Kỳ o bế sự ủng hộ quốc tế. Với chính sách “Nước Mỹ trước nhất”, ông ta rõ ràng sỉ vả cả một nửa thế giới, từ việc gọi các nhà lãnh đạo Âu Châu là yếu đuối đến việc mô tả người Mễ Tây Cơ là những tên hiếp dâm, thậm chí coi thường toàn bộ lục địa Phi Châu.
Nhưng đối với một số quốc gia Đông Nam Á, có chung một kẻ thù là Trung Hoa có nghĩa là họ sẵng sàng đứng sau lưng ủng hộ ông ta.
Hồng Kông: ‘Chỉ có Trump mới dám đánh Đảng Cộng Sản’
Hồng Kông vốn bị đàn áp dữ dội sau những cuộc biểu tình phò dân chủ và chống Trung Hoa của họ. Luật mới về an ninh đã được đem tới để trừng phạt bất cứ ai bị coi là theo thuyết ly khai hay phá hoại luật lệ của Bắc Kinh.
Erica Yuen nói với BBC, "Khi Donald Trump đắc cử cách đây 4 năm, tôi nghĩ nước Mỹ đã phát khùng. Tôi luôn là người ủng hộ đảng Dân chủ. Tuy nhiên, giờ đây, tôi ủng hộ Trump - cùng với rất nhiều người biểu tình Hồng Kông".
Nhà hoạt động và nữ doanh nhân này nói rằng ưu tiên của Hồng Kông là có được một tổng thống Mỹ, dám "đấm vào Đảng Cộng sản Trung Quốc - đó là điều duy nhất mà những người biểu tình ở Hồng Kông hy vọng".
Những hy vọng này đã được nuôi dưỡng bởi những lời chỉ trích lớn tiếng của Tổng thống Mỹ đối với Trung Quốc, đặc biệt đối với Hồng Kông.
Dưới nhiệm kỳ của ông, Quốc hội đã thông qua luật thu hồi quy chế đặc biệt của Hồng Kông, vốn ưu đãi cho nước này về kinh tế vì họ cho rằng Hồng Kông không còn "tự trị" nữa. Các biện pháp chế tài cũng được áp dụng đối với người đứng đầu ngành hành pháp của Hồng Kông là Carrie Lam và 10 viên chức hàng đầu khác của Hồng Kông và Trung Quốc đại lục.
Đối thủ của ông Trump, Joe Biden, cũng tuyên bố sẽ "trừng phạt" Trung Quốc vì các hành động chống lại Hồng Kông, và đã gọi nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình là một "kẻ côn đồ".
Nhưng đối với bà Yuen, điều tạo nên sự khác biệt là chính phủ hiện tại là "chính phủ đầu tiên quyết định rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc là một mối nguy hại cho thế giới".
"Tôi không biết tại sao chính phủ Obama và Clinton lại không nhận ra điều đó. Họ quá ngây thơ và nghĩ rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ chọn con đường dân chủ và trở thành một xã hội hiện đại. Nhưng điều đó đã được chứng minh là không đúng."
Bà rất biết Hồng Kông sẽ bị tổn thương trước bất cứ tác động kinh tế nào do xung đột giữa Washington và Bắc Kinh gây ra.
Bà nói: “Bạn không thể làm hại Đảng Cộng sản Trung Quốc mà không làm hại Hồng Kông. Nhưng chúng tôi sẵn sàng chịu bất cứ đau khổ ngắn hạn nào, chúng tôi sẵn sàng hy sinh."
Trong khi bà nói rằng phần lớn các nhà hoạt động - đặc biệt là những người trẻ tuổi - chia sẻ quan điểm của bà, các cuộc thăm dò dư luận cho thấy nói chung, ông Trump nhận được những đánh giá khá lẫn lộn ở trong nước. Trong một cuộc thăm dò gần đây, gần một nửa trong số những người được thăm dò cho rằng họ dành cho ông một đánh giá "kém", với nhiều người nói rằng việc Washington xử lý đại dịch coronavirus đã ảnh hưởng đến danh tiếng của ông.
Đài Loan: 'Một người anh lớn mà chúng tôi có thể nương tựa’
Căng thẳng gia tăng giữa Trung Quốc và đảo Đài Loan. Hai bên bị chia cắt trong cuộc nội chiến ở thập niên 1940, nhưng Bắc Kinh khăng khăng cho rằng họ sẽ giành lại đảo quốc vào một thời điểm nào đó, bằng vũ lực nếu cần. Washington nói rằng bất cứ giải pháp nào về sự chia cắt lâu dài của họ phải được thực hiện một cách hòa bình.
Các thuế quan và chế tài cũng đã gây ấn tượng nơi một số người ở Đài Loan.
Victor Lin, người làm việc trong lĩnh vực thương mại điện tử, nói với BBC từ Đài Loan rằng "Thái độ của Donald Trump tốt cho chúng tôi và thật tốt khi có một đồng minh như vậy. Nó giúp chúng tôi tự tin hơn về đối ngoại – về quân sự và thương mại. Chúng tôi có một người anh lớn mà chúng tôi có thể nương tựa".
Ông Trump chắc chắn đã mở rộng vòng tay với Đài Loan. Trong vài tháng qua, hai chính phủ đã thực hiện các bước quan trọng nhằm hoàn tất một thỏa thuận thương mại song phương.
Ông Linh tin rằng thỏa ước thương mại như vậy sẽ cho phép Đài Loan thoát khỏi sự phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc - có thể tiến xa hơn khi "tích cực mời các công ty lớn của Đài Loan thiết lập nhà máy tại Mỹ".
Ông lo ngại rằng ông Biden có thể không thực hiện các bước "khiêu khích như thế này" khi đối mặt với cơn thịnh nộ của Bắc Kinh. Ông Biden từ trước đến nay được biết đến như là người ủng hộ việc can dự vào Trung Quốc. Mặc dù gần đây ông đã thay đổi lập trường của mình về vấn đề này nhưng chưa đến tai nhiều người Đài Loan; họ vẫn lo ngại sắp xẩy ra một cuộc "xâm lược" của Trung Quốc.
Các hành động của ông Trump để hỗ trợ Đài Loan về mặt quân sự cũng đã củng cố sự ủng hộ ông ở đó. Thực thế, một cuộc thăm dò gần đây cho thấy Đài Loan là quốc gia duy nhất ở đó, những người muốn ông Trump cai trị thêm bốn năm nữa đông hơn hẳn những người muốn ông Biden chiến thắng.
Bắc Kinh đã phản ứng mạnh mẽ, cảnh báo Mỹ "không được gửi bất cứ tín hiệu sai trái nào tới các phần tử ' độc lập Đài Loan ' để tránh gây tổn hại nặng nề cho liên hệ Trung - Mỹ".
Việt Nam: 'Dũng cảm đến khinh suất'
Cả Washington lẫn Bắc Kinh đều đã tham chiến trên đất Việt Nam trong 50 năm qua, nhưng trong khi Mỹ đã được tha thứ phần lớn, thì quốc gia Đông Nam Á này vẫn lo sợ về "mối đe dọa Trung Quốc".
Theo nhà báo và người làm video trên blog Linh Nguyễn, những người ủng hộ Trump của Việt Nam chia thành hai nhóm.
Những người thích ông chỉ đơn giản để giải trí và thích hào nhoáng, và những người "sống chết ủng hộ Ông Trump" và theo dõi chính trị Hoa Kỳ vì họ tin rằng - giống như nhiều người ở Hồng Kông và Đài Loan - ông ấy là thành lũy duy nhất chống lại các chính phủ Cộng sản ở cả Trung Quốc lẫn Việt Nam.
Cả ông Trump lẫn ông Biden đều không nói rõ một chiến lược nào về Việt Nam, và ông Trump đã nói rất rõ rằng ông sẽ không vội can thiệp vào các cuộc xung đột và tranh chấp của các nước khác.
Tuy nhiên, một số người như nhà hoạt động chính trị Nguyễn Hữu Vinh tin rằng chỉ một người như Trump "mới dũng cảm đến mức khinh suất và thậm chí hung hăng" mới thực sự có thể tạo ra sự khác biệt.
"Và đó là điều khiến ông ấy khác biệt với những người tiền nhiệm. Đối phó với Trung Quốc cần những người như vậy."
Khi Donald Trump lên nắm quyền, ông Vinh nói rằng ông cảm thấy thế giới cuối cùng sẽ "thức tỉnh trước những nguy cơ của Trung Quốc" và "hình thức mới của chủ nghĩa tư bản nhà nước cộng sản".
Nhưng cũng có mong muốn cải cách kinh tế và chính trị ở Việt Nam, thoát khỏi chế độ độc đảng cộng sản.
Về mặt cá nhân, ông hy vọng lập trường mạnh mẽ của Hoa Kỳ chống lại Đảng Cộng sản Trung Quốc có thể tạo ra hậu quả lan tỏa (ripple effect) toàn bộ khu vực - cuối cùng sẽ đến được Hà Nội.
Nhật Bản: 'Đây là chuyện an ninh quốc gia của chúng tôi'
Nhật Bản từ lâu đã được coi là đối tác và đồng minh quý giá của Mỹ, nhưng khi ông Trump đắc cử, nhiều người tỏ ra lo lắng về tác động của chính sách Nước Mỹ trên hết của ông đối với các mối liên hệ. Ông đã dẹp bỏ một thỏa thuận thương mại đa phương xuyên Thái Bình Dương ngay sau khi nhậm chức và khẳng định Nhật Bản phải trả nhiều tiền hơn để hỗ trợ quân đội Mỹ đóng tại đấy.
Yoko Ishii, một người làm video trên blog dưới tên Random Yoko, nói "Donald Trump là đồng minh của chúng tôi. Đối với Nhật Bản, lý do lớn nhất mà chúng tôi ủng hộ ông ấy là an ninh quốc gia".
Cô lưu ý nhiều cuộc xâm nhập thường xuyên của máy bay và tàu quân sự Trung Quốc vào không phận và hải phận Nhật Bản. Phần lớn những hoạt động này tập trung quanh quần đảo Senkaku đang tranh chấp, được cả Tokyo lẫn Bắc Kinh đòi chủ quyền – Bắc Kinh gọi quần đảo này là quần đảo Điếu Ngư (Diaoyu).
"Chúng tôi thực sự muốn một nhà lãnh đạo từ Mỹ có thể chống lại Trung Quốc một cách mạnh mẽ", cô nói như thế và nói thêm "Tôi không nghĩ ai có thể thẳng thắn và có sự hiện diện mạnh mẽ như vậy – người đó thực sự phải là Donald Trump".
Cô Ishii thấy Nhật Bản trong một thế gần như liên minh với các quốc gia và vùng lãnh thổ châu Á khác, muốn Mỹ hỗ trợ chống lại Bắc Kinh.
Nhưng bất chấp sự ủng hộ nhiệt tình của cô để Trump ở lại Nhà Trắng, những người ủng hộ lớn tiếng như cô chiếm thiểu số ở Nhật Bản. Dù nhìn chung, quan điểm tích cực về Mỹ được đa số chia sẻ, chỉ 1/4 người Nhật đặt niềm tin vào Tổng thống Trump.
Không giống như một số nước láng giềng châu Á của họ, nhiều người hy vọng ông Biden, người được coi là người sẽ tương tác với các đồng minh theo cách mà ông Trump đã không làm, sẽ tái tham gia tiến trình Đối tác Xuyên Thái Bình Dương và gắn bó chặt chẽ hơn với Tokyo, cả về kinh tế lẫn quân sự.
Nguyên văn lá thư của Tòa Thánh giải thích tuyên bố của Đức Phanxicô về việc sống chung đồng tính
Vũ Văn An
22:54 02/11/2020
Theo hãng tin Zenit (2 Nov 2020), Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh vừa gửi đi một bức thư cho các hội đồng giám mục thế giới, qua các tòa sứ thần Tòa Thánh, để giải thích điều Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói về những người cùng giới tính sống chung với nhau trong phim tài liệu “Francesco” (Phanxicô).
Đây là một tài liệu “mục vụ” để các vị Giám Mục sử dụng, theo ý muốn của chính Đức Giáo Hoàng, nhằm đưa ra các minh giải cần thiết, sau cảnh mơ hồ tạo ra bởi nhiều lối giải thích khác nhau.
Bản văn, bằng tiếng Tây Ban Nha, được công bố ngày 31 tháng 10 vừa rồi, không có bất cứ dấu hiệu nào cho thấy nguồn gốc hoặc người nhận, trên trang Facebook của Đức Cha Coppola, một trang facebook mặc nhiên cho thấy nguồn gốc của bức thư (Phủ Quốc Vụ Khanh) và mong ước của Đức Phanxicô muốn làm sáng tỏ bối cảnh cho các nhận xét từng bị hiểu lầm của ngài.
Như Zenit đã làm, bức thư giải thích rằng trong “một cuộc phỏng vấn, cách nay hơn một năm, Đức Thánh Cha Phanxicô đã trả lời hai câu hỏi khác nhau ở hai thời điểm khác nhau, mà trong cuốn phim tài liệu được nhắc đến, đã bị chỉnh sửa và công bố như chỉ là một câu trả lời đơn nhất mà không đặt chúng vào ngữ cảnh thích đáng, một điều đã tạo ra sự mơ hồ lẫn lộn".
Liên quan đến mục vụ
Trong phần trích dẫn đã gây náo động trên các phương tiện truyền thông, trước hết, Đức Thánh Cha “có ý nói đến vấn đề mục vụ, về nhu cầu này là trong gia đình, con trai hay con gái có khuynh hướng đồng tính luyến ái không bao giờ bị phân biệt đối xử. Lời lẽ của Đức Giáo Hoàng có ý nói về những người vừa kể: bản văn viết: ‘những người đồng tính luyến ái có quyền ở trong gia đình; họ là con cái của Thiên Chúa, họ có quyền đối với một gia đình. Không ai có thể bị ném ra khỏi gia đình hoặc cuộc sống của họ biến thành bất khả vì nó’”.
Để làm sáng tỏ những tuyên bố của Đức Giáo Hoàng, tài liệu đề cập đến đoạn 250 của Tông Huấn Hậu Thượng Hội Đồng Amoris Laetitia (2016) về tình yêu thương trong gia đình. “Tôi đã cân nhắc với các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng về hoàn cảnh của các gia đình đang sống với kinh nghiệm có giữa họ những người có khuynh hướng đồng tính luyến ái, một kinh nghiệm không hề dễ dàng đối với cả các bậc cha mẹ lẫn con cái của họ. Vì vậy, trước hết chúng tôi muốn nhắc lại rằng mỗi con người, bất kể khuynh hướng tình dục của họ, đều phải được tôn trọng trong phẩm giá của họ và được tiếp nhận một cách tôn trọng, cố gắng tránh 'mọi dấu hiệu kỳ thị bất công', nhất là bất cứ hình thức gây hấn hoặc bạo lực nào. Đối với các gia đình, phải bảo đảm có việc đồng hành một cách tôn trọng, để những người biểu lộ rõ xu hướng đồng tính luyến ái có thể trông cậy vào sự trợ giúp cần thiết để hiểu và thực thi trọn vẹn thánh ý Thiên Chúa trong đời sống họ".
Luật địa phương mười năm trước đây
Bức thư sau đó nhắc đến câu hỏi tiếp theo của cuộc phỏng vấn, tức “thay vào đó, là một sự thay đổi gắn liền với luật địa phương mười năm trước đây ở Argentina về 'hôn nhân bình đẳng của các cặp đồng tính và sự phản đối của Tổng giám mục Buenos Aires lúc bấy giờ về phương diện này”.
Về phương diện đó, bản văn viết tiếp, Đức Giáo Hoàng “đã khẳng định rằng nói đến hôn nhân đồng tính là điều không hợp lý”; trong cùng bối cảnh đó, ngài nói thêm rằng, ngài chỉ nói về quyền của những người này được bảo đảm về phương diện pháp lý: “điều chúng ta phải làm là một đạo luật về chung sống dân sự; họ có quyền được bảo đảm về phương diện pháp lý. Tôi đã bảo vệ điều đó”.
Tín lý được tái xác nhận
Tài liệu tiếp tục nhắc đến lời lẽ được Đức Giáo Hoàng phát biểu trong một cuộc phỏng vấn vào năm 2014. “Hôn nhân là giữa một người nam và một người nữ. Các quốc gia thế tục muốn biện minh cho các cuộc kết hợp dân sự để qui định các tình huống chung sống khác nhau, được thúc đẩy bởi việc cần phải qui định các khía cạnh kinh tế giữa những người này, chẳng hạn, để bảo đảm việc chăm sóc sức khỏe. Chúng là những thỏa thuận sống chung thuộc nhiều bản chất khác nhau, mà tôi không thể đưa ra danh sách các dạng khác nhau này. Điều cần là phải xem xét các trường hợp khác nhau và đánh giá chúng theo sự đa dạng của chúng".
Do đó, bản văn kết luận, “hiển nhiên là Đức Giáo Hoàng Phanxicô đề cập đến các sắp xếp chuyên biệt của Nhà nước, và chắc chắn không đề cập đến tín lý của Giáo hội, được tái khẳng định nhiều lần trong suốt những năm qua”.
Sau đây là toàn văn, không thêm bớt, của lá thư được Đức Cha Franco Coppola chia sẻ trên facebook của ngài và được Virginia M. Forrester chuyển sang tiếng Anh.
ĐỂ HIỂU MỘT SỐ PHÁT BIỂU CỦA Đức Giáo Hoàng TRONG PHIM TÀI LIỆU "FRANCESCO"
Trong mấy ngày gần đây, một số khẳng định trong bộ phim tài liệu “Francesco”, của nhà viết kịch bản Evgeny Afineevsky, đã gây ra những phản ứng và cách giải thích khác nhau. Do đó, xin được cung ứng một số yếu tố hữu ích, với mong muốn cổ vũ một sự hiểu biết đúng đắn về lời lẽ của Đức Thánh Cha.
Hơn một năm trước, trong một cuộc phỏng vấn, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã trả lời hai câu hỏi khác nhau ở hai thời điểm khác nhau, mà trong cuốn phim tài liệu đã nhắc đến, đã bị chỉnh sửa và công bố như chỉ là một câu trả lời đơn nhất mà không đặt chúng vào ngữ cảnh thích đáng, một điều đã tạo ra sự mơ hồ lẫn lộn. Trước hết, Đức Thánh Cha có ý nói đến vấn đề mục vụ, về nhu cầu này là trong gia đình, con trai hay con gái có khuynh hướng đồng tính luyến ái không bao giờ bị phân biệt đối xử. Lời lẽ của Đức Giáo Hoàng có ý nói về những người vừa kể: “những người đồng tính luyến ái có quyền ở trong gia đình; họ là con cái của Thiên Chúa, họ có quyền đối với một gia đình. Không ai có thể bị ném ra khỏi gia đình hoặc cuộc sống của họ bị biến thành bất khả vì nó”.
Đoạn tiếp theo của Tông Huấn Hậu Thượng Hội Đồng Amoris Laetitia (2016), về tình yêu thương trong gia đình, có thể làm sáng tỏ những phát biểu này. “Tôi đã cân nhắc với các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng về hoàn cảnh của các gia đình đang sống với kinh nghiệm có giữa họ những người có khuynh hướng đồng tính luyến ái, một kinh nghiệm không hề dễ dàng đối với cả các bậc cha mẹ lẫn con cái của họ. Vì vậy, trước hết chúng tôi muốn nhắc lại rằng mỗi con người, bất kể khuynh hướng tình dục của họ, đều phải được tôn trọng trong phẩm giá của họ và được tiếp nhận một cách tôn trọng, cố gắng tránh 'mọi dấu hiệu kỳ thị bất công', nhất là bất cứ hình thức gây hấn hoặc bạo lực nào. Đối với các gia đình, phải bảo đảm có việc đồng hành một cách tôn trọng, để những người biểu lộ rõ xu hướng đồng tính luyến ái có thể trông cậy vào sự trợ giúp cần thiết để hiểu và thực thi trọn vẹn thánh ý của Thiên Chúa trong đời sống họ".
Câu hỏi tiếp theo của cuộc phỏng vấn là sự thay đổi gắn liền với luật địa phương mười năm trước đây ở Argentina về “hôn nhân bình đẳng của các cặp đồng tính và sự phản đối của Tổng giám mục Buenos Aires lúc bấy giờ về phương diện này". Liên quan đến việc đó, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã khẳng định rằng “nói đến hôn nhân đồng tính là điều không hợp lý”; trong cùng bối cảnh này, ngài nói thêm rằng, ngài chỉ nói về quyền của những người này được bảo đảm về phương diện pháp lý: “điều chúng ta phải làm là một đạo luật về chung sống dân sự; họ có quyền được bảo đảm về pháp lý. Tôi đã bảo vệ điều đó”.
Chính Đức Thánh Cha đã bày tỏ như vậy trong một cuộc phỏng vấn vào năm 2014. “Hôn nhân là giữa một người nam và một người nữ. Các quốc gia thế tục muốn biện minh cho các cuộc kết hợp dân sự để điều hòa các tình huống chung sống khác nhau, được thúc đẩy bởi việc cần phải qui định các khía cạnh kinh tế giữa những người này, chẳng hạn, để bảo đảm việc chăm sóc sức khỏe. Chúng là những thỏa thuận sống chung thuộc nhiều bản chất khác nhau, mà tôi không thể đưa ra danh sách các dạng khác nhau này. Điều cần là phải xem xét các trường hợp khác nhau và đánh giá chúng theo sự đa dạng của chúng".
Do đó, hiển nhiên là Đức Giáo Hoàng Phanxicô đề cập đến các sắp xếp chuyên biệt của Nhà nước, và chắc chắn không đề cập đến tín lý của Giáo hội, được xác nhận nhiều lần trong suốt những năm qua.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Phỏng Vấn Đức Cha Aloisiô Nguyễn Hùng Vị Chủ Tịch Ủy Ban Thánh Nhạc Việt Nam
Nt. Maria Nguyễn Thị Minh Du
02:56 02/11/2020
Ngày 22/10/2020 vừa qua, đức cha Aloisiô Nguyễn Hùng Vị, Giám mục Giáo phận Kon Tum, Chủ tịch Ủy ban Thánh Nhạc, trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam vừa ra văn thư phổ biến về Imprimatur.
Trước đó ngày 20 tháng 10 năm 2020 vừa qua, Ủy ban Thánh nhạc đã tổ chức Hội thảo Thánh nhạc lần thứ 46 với hai nội dung: 1. Việc chuẩn nhận các bài thánh ca mới (Imprimatur). Ca trưởng chỉ chọn và sử dụng những bài đã được Imprimatur. 2. Imprimatur và Lời ca trong Thánh nhạc Việt Nam.
VietCatholic đã xin Đức cha tân chủ tịch UB Thánh Nhạc một bài phỏng vấn về đề tài này.
Phóng viên: Kính thưa Đức Cha, lời đầu tiên chúng con xin gửi lời chúc mừng Đức cha trong trách vụ mới. Dẫu là đức cha đã thi hành sứ vụ này gần một năm nhưng vì Co-vid 19 đã làm các buổi hội thảo của UB bị đình trệ nên hôm nay hầu như các cha trưởng ban thánh nhạc các giáo phận mới có dịp tề tựu lại và họp mặt lần đầu tiên với đức cha vào ngày 20/10 tại TGP. Saigon trong buổi hội thảo.
Đức Cha Aloisiô:
Xin cám ơn chị về lời chúc mừng. Đúng như chị nói, tôi nhận sứ vụ này tròn một năm, nhưng đã bỏ qua một kỳ họp của Uỷ ban Thánh nhạc vào tháng tư vừa qua vì dịch Co-vid 19. Cuộc họp tháng mười này là lần đầu tiên tôi có mặt với tư cách là người chủ toạ ạ.
Phóng viên: Thưa Đức cha, theo như đức cha “tâm tình” tại buổi hội thảo thánh nhạc lần thứ 46 vừa qua, đức cha nói mình chẳng có “họ hàng” gì với các nốt nhạc cả. Vậy động lực nào khiến đức cha đã thưa tiếng “xin vâng” như Đức Mẹ ạ?
Đức Cha Aloisiô:
Cứ sau mỗi nhiệm kỳ 3 năm, lại có cuộc bầu của Hội đồng Giám mục về vai trò chủ tịch của các Uỷ ban. Như tôi đã nói trong buổi hội thảo, tôi không ứng cử vào chức vụ này, nhưng tôi được bầu chọn lên. Tôi đã "xin vâng" vì lúc bấy giờ cuộc bầu cử cũng đã gần xong rồi, đa số các Đức cha khác đã nhận công tác được uỷ thác. Tôi nghĩ thôi thì mỗi người mỗi việc, cầu xin ơn Chúa giúp và chắc chắn mình không làm việc một mình mà còn có sự cộng tác của Ban thư ký Uỷ ban Thánh nhạc nữa. Và bây giờ tôi thấy đúng như vậy.
Phóng viên: Đức Cha có chương trình gì cho UB Thánh Nhạc trong nhiệm kỳ 4 năm (2019-2022) của mình ạ? Và đến hôm nay công việc đang diễn tiến đến đâu, thưa Đức cha?
Đức Cha Aloisiô:
Thưa chị, nhiệm kỳ của mỗi Uỷ ban là 3 năm thôi. Và như tôi mới nói, tôi mới bước vào lãnh vực này. Đây là lúc nghe ngóng, tìm hiểu và học hỏi. Tôi cảm thấy rất may mắn được sự cộng tác đắc lực của Cha Tổng thư ký Rôcô Nguyễn Duy và kinh nghiệm điều hành của Đức cha tiền nhiệm Vinhsơn Nguyễn Văn Bản, các nhạc sĩ tên tuổi trong Ban thư ký. Rồi từ xa, tuy xa mà gần, còn có sự cố vấn của Cha giáo nhạc sĩ Kim Long nữa. Thánh nhạc gắn liền với các cử hành phụng vụ, nên là công việc rất quan trọng và dài hơi, cần có sự đào tạo và hướng dẫn.
Phóng viên: Đức cha có nhận xét gì về nền thánh ca Việt Nam hiện nay?
Đức Cha Aloisiô:
Một cách tổng quát, ngày nay nhiều người biết nhạc lý hơn: biết đàn, biết hát và biết cả sáng tác. Do đó mà cũng có nhiều bài hát về Chúa, vế Đức Mẹ, về các Thánh và về các đề tài về tôn giáo. Ở trên mạng internet, có thể thấy trăm hoa đua nở. Cũng có khi các ca trưởng các ca đoàn lấy xuống và sử dụng trong phụng vụ mà không rõ xuất xứ và mục đích của bài hát. Có nguy cơ nhạc thì hay nhưng lời ca lại không đúng thần học, hoặc tác giả dùng những từ ngữ mông lung không thích hợp hay tối nghĩa. Trước đây Uỷ ban Thánh nhạc có phổ biến các tuyển tập các bài thánh ca đã được xem lại và hiệu đính các lời ca cho phù hợp. Hiện nay công việc xét duyệt vẫn đang được tiếp tục.
Phóng viên: Điều băn khoăn của Đức cha trong cương vị chủ tịch UB Thánh nhạc là gì và đức cha mong muốn cải thiện như thế nào?
Đức Cha Aloisiô:
Là người có trách nhiệm, tôi ước mong cho nền Thánh nhạc của chúng ta phát triển theo tinh thần của Hội Thánh. Sao cho các nhạc sĩ biết sáng tác và các ca trưởng biết sử dụng các bài hát đúng ý Hội Thánh để tôn vinh Thiên Chúa và thánh hoá con người.
Phóng viên: Thưa Đức cha, liên qua đến vấn đề chuẩn nhận (Imprimatur) các bài thánh ca được sử dụng trong phụng vụ tại Việt Nam, thì ai là người được quyền chuẩn nhận và cho phép các bài thánh ca được hát trong nhà thờ ạ?
Đức Cha Aloisiô:
Có 2 loại thánh ca trong phụng vụ được chuẩn nhận (Imprimatur) ở mức độ khác nhau. Loại thứ nhất gồm cung chủ tế và thừa tác viên trong thánh lễ (xem. Hướng dẫn Mục vụ Thánh nhạc, số 114 và 115) thì phải được Hội đồng Giám mục chuẩn nhận. Loại thứ hai là các bài thánh ca khác thì giám mục nào cũng có thể chuẩn nhận, sau khi đã được xét duyệt (Nihil obstat). Ở Việt Nam, hiện thời, các Ban Thánh nhạc Giáo phận lãnh nhiệm vụ xét duyệt là chính. Nhưng hầu hết các cha Trưởng ban thường gửi về Ban thư ký Uỷ ban Thánh nhạc (vì có các cha và các nhạc sĩ có chuyên môn hơn).
Phóng viên: Vậy thưa Đức cha, có những nhạc sĩ ở hải ngoại cũng sáng tác những bài thánh ca và chúng con cũng thấy có chữ Imprimatur trên bài hát….
Đức Cha Aloisiô:
Trên nguyên tắc, một bài hát được chuẩn nhận thật, thì được sử dụng. Trong trường hợp không rõ, thì phải cất công tìm hiểu trước.
Phóng viên: Một bài thánh ca được Imprimatur thì theo tiến trình như thế nào, thưa đức cha?
Đức Cha Aloisiô:
- Để một bài hát mới sáng tác được dùng trong Phụng vụ, tác giả gửi bài hát đến Ban Thánh nhạc giáo phận hay Ủy ban Thánh nhạc để xin duyệt lời ca và nhạc (giai điệu, hòa âm, v.. v..).
- Các anh em trong Ban Thánh nhạc sẽ duyệt và góp ý sửa lời ca cho đúng giáo lý và nhạc đúng với quy luật sáng tác.
- Nếu tác giả đồng ý, Cha trưởng ban Thánh nhạc giáo phận, hoặc cha thư ký UBTN xác nhận không có gì ngăn trở (Nihil obstat).
- Căn cứ bài hát đã được xác nhận Nihil obstat, Giám mục sẽ ký cho phép dùng trong Phụng vụ (Imprimatur).
Phóng viên: Thưa đức cha, có những ý kiến cho rằng: để dễ dàng cho quý ca trưởng cũng như tất cả các tín hữu, UB Thánh Nhạc nên tạo một trang Web đăng nhưng bài thánh ca đã được chuẩn nhận. Chúng con an tâm lấy các bài hát ấy xuống mà không lo sợ bị sai từ ngữ hoặc sai phụng vụ.
Đức Cha Aloisiô:
Đó là điều chắc ai cũng muốn. Với nhân sự và phương tiện hạn chế của Uỷ ban Thánh nhạc hiện nay, chưa thể tạo ngay một trang Web riêng, thưa chị.
Phóng viên: Chúng con xin cảm ơn Đức cha đã dành thời giờ cho chúng con trong cuộc phỏng vấn này. Từ đây chúng con rõ hơn những gì cần thiết và việc sử dụng những bài thánh ca trong phụng vụ. “Xin tình Thương trong Sự Thật” luôn ở cùng Đức Cha mọi ngày trong sứ vụ mới và trong việc chăn dắt đoàn chiên Gp. Kontum.
Trước đó ngày 20 tháng 10 năm 2020 vừa qua, Ủy ban Thánh nhạc đã tổ chức Hội thảo Thánh nhạc lần thứ 46 với hai nội dung: 1. Việc chuẩn nhận các bài thánh ca mới (Imprimatur). Ca trưởng chỉ chọn và sử dụng những bài đã được Imprimatur. 2. Imprimatur và Lời ca trong Thánh nhạc Việt Nam.
VietCatholic đã xin Đức cha tân chủ tịch UB Thánh Nhạc một bài phỏng vấn về đề tài này.
Phóng viên: Kính thưa Đức Cha, lời đầu tiên chúng con xin gửi lời chúc mừng Đức cha trong trách vụ mới. Dẫu là đức cha đã thi hành sứ vụ này gần một năm nhưng vì Co-vid 19 đã làm các buổi hội thảo của UB bị đình trệ nên hôm nay hầu như các cha trưởng ban thánh nhạc các giáo phận mới có dịp tề tựu lại và họp mặt lần đầu tiên với đức cha vào ngày 20/10 tại TGP. Saigon trong buổi hội thảo.
Đức Cha Aloisiô:
Xin cám ơn chị về lời chúc mừng. Đúng như chị nói, tôi nhận sứ vụ này tròn một năm, nhưng đã bỏ qua một kỳ họp của Uỷ ban Thánh nhạc vào tháng tư vừa qua vì dịch Co-vid 19. Cuộc họp tháng mười này là lần đầu tiên tôi có mặt với tư cách là người chủ toạ ạ.
Phóng viên: Thưa Đức cha, theo như đức cha “tâm tình” tại buổi hội thảo thánh nhạc lần thứ 46 vừa qua, đức cha nói mình chẳng có “họ hàng” gì với các nốt nhạc cả. Vậy động lực nào khiến đức cha đã thưa tiếng “xin vâng” như Đức Mẹ ạ?
Đức Cha Aloisiô:
Cứ sau mỗi nhiệm kỳ 3 năm, lại có cuộc bầu của Hội đồng Giám mục về vai trò chủ tịch của các Uỷ ban. Như tôi đã nói trong buổi hội thảo, tôi không ứng cử vào chức vụ này, nhưng tôi được bầu chọn lên. Tôi đã "xin vâng" vì lúc bấy giờ cuộc bầu cử cũng đã gần xong rồi, đa số các Đức cha khác đã nhận công tác được uỷ thác. Tôi nghĩ thôi thì mỗi người mỗi việc, cầu xin ơn Chúa giúp và chắc chắn mình không làm việc một mình mà còn có sự cộng tác của Ban thư ký Uỷ ban Thánh nhạc nữa. Và bây giờ tôi thấy đúng như vậy.
Phóng viên: Đức Cha có chương trình gì cho UB Thánh Nhạc trong nhiệm kỳ 4 năm (2019-2022) của mình ạ? Và đến hôm nay công việc đang diễn tiến đến đâu, thưa Đức cha?
Đức Cha Aloisiô:
Thưa chị, nhiệm kỳ của mỗi Uỷ ban là 3 năm thôi. Và như tôi mới nói, tôi mới bước vào lãnh vực này. Đây là lúc nghe ngóng, tìm hiểu và học hỏi. Tôi cảm thấy rất may mắn được sự cộng tác đắc lực của Cha Tổng thư ký Rôcô Nguyễn Duy và kinh nghiệm điều hành của Đức cha tiền nhiệm Vinhsơn Nguyễn Văn Bản, các nhạc sĩ tên tuổi trong Ban thư ký. Rồi từ xa, tuy xa mà gần, còn có sự cố vấn của Cha giáo nhạc sĩ Kim Long nữa. Thánh nhạc gắn liền với các cử hành phụng vụ, nên là công việc rất quan trọng và dài hơi, cần có sự đào tạo và hướng dẫn.
Phóng viên: Đức cha có nhận xét gì về nền thánh ca Việt Nam hiện nay?
Đức Cha Aloisiô:
Một cách tổng quát, ngày nay nhiều người biết nhạc lý hơn: biết đàn, biết hát và biết cả sáng tác. Do đó mà cũng có nhiều bài hát về Chúa, vế Đức Mẹ, về các Thánh và về các đề tài về tôn giáo. Ở trên mạng internet, có thể thấy trăm hoa đua nở. Cũng có khi các ca trưởng các ca đoàn lấy xuống và sử dụng trong phụng vụ mà không rõ xuất xứ và mục đích của bài hát. Có nguy cơ nhạc thì hay nhưng lời ca lại không đúng thần học, hoặc tác giả dùng những từ ngữ mông lung không thích hợp hay tối nghĩa. Trước đây Uỷ ban Thánh nhạc có phổ biến các tuyển tập các bài thánh ca đã được xem lại và hiệu đính các lời ca cho phù hợp. Hiện nay công việc xét duyệt vẫn đang được tiếp tục.
Phóng viên: Điều băn khoăn của Đức cha trong cương vị chủ tịch UB Thánh nhạc là gì và đức cha mong muốn cải thiện như thế nào?
Đức Cha Aloisiô:
Là người có trách nhiệm, tôi ước mong cho nền Thánh nhạc của chúng ta phát triển theo tinh thần của Hội Thánh. Sao cho các nhạc sĩ biết sáng tác và các ca trưởng biết sử dụng các bài hát đúng ý Hội Thánh để tôn vinh Thiên Chúa và thánh hoá con người.
Phóng viên: Thưa Đức cha, liên qua đến vấn đề chuẩn nhận (Imprimatur) các bài thánh ca được sử dụng trong phụng vụ tại Việt Nam, thì ai là người được quyền chuẩn nhận và cho phép các bài thánh ca được hát trong nhà thờ ạ?
Đức Cha Aloisiô:
Có 2 loại thánh ca trong phụng vụ được chuẩn nhận (Imprimatur) ở mức độ khác nhau. Loại thứ nhất gồm cung chủ tế và thừa tác viên trong thánh lễ (xem. Hướng dẫn Mục vụ Thánh nhạc, số 114 và 115) thì phải được Hội đồng Giám mục chuẩn nhận. Loại thứ hai là các bài thánh ca khác thì giám mục nào cũng có thể chuẩn nhận, sau khi đã được xét duyệt (Nihil obstat). Ở Việt Nam, hiện thời, các Ban Thánh nhạc Giáo phận lãnh nhiệm vụ xét duyệt là chính. Nhưng hầu hết các cha Trưởng ban thường gửi về Ban thư ký Uỷ ban Thánh nhạc (vì có các cha và các nhạc sĩ có chuyên môn hơn).
Phóng viên: Vậy thưa Đức cha, có những nhạc sĩ ở hải ngoại cũng sáng tác những bài thánh ca và chúng con cũng thấy có chữ Imprimatur trên bài hát….
Đức Cha Aloisiô:
Trên nguyên tắc, một bài hát được chuẩn nhận thật, thì được sử dụng. Trong trường hợp không rõ, thì phải cất công tìm hiểu trước.
Phóng viên: Một bài thánh ca được Imprimatur thì theo tiến trình như thế nào, thưa đức cha?
Đức Cha Aloisiô:
- Để một bài hát mới sáng tác được dùng trong Phụng vụ, tác giả gửi bài hát đến Ban Thánh nhạc giáo phận hay Ủy ban Thánh nhạc để xin duyệt lời ca và nhạc (giai điệu, hòa âm, v.. v..).
- Các anh em trong Ban Thánh nhạc sẽ duyệt và góp ý sửa lời ca cho đúng giáo lý và nhạc đúng với quy luật sáng tác.
- Nếu tác giả đồng ý, Cha trưởng ban Thánh nhạc giáo phận, hoặc cha thư ký UBTN xác nhận không có gì ngăn trở (Nihil obstat).
- Căn cứ bài hát đã được xác nhận Nihil obstat, Giám mục sẽ ký cho phép dùng trong Phụng vụ (Imprimatur).
Phóng viên: Thưa đức cha, có những ý kiến cho rằng: để dễ dàng cho quý ca trưởng cũng như tất cả các tín hữu, UB Thánh Nhạc nên tạo một trang Web đăng nhưng bài thánh ca đã được chuẩn nhận. Chúng con an tâm lấy các bài hát ấy xuống mà không lo sợ bị sai từ ngữ hoặc sai phụng vụ.
Đức Cha Aloisiô:
Đó là điều chắc ai cũng muốn. Với nhân sự và phương tiện hạn chế của Uỷ ban Thánh nhạc hiện nay, chưa thể tạo ngay một trang Web riêng, thưa chị.
Phóng viên: Chúng con xin cảm ơn Đức cha đã dành thời giờ cho chúng con trong cuộc phỏng vấn này. Từ đây chúng con rõ hơn những gì cần thiết và việc sử dụng những bài thánh ca trong phụng vụ. “Xin tình Thương trong Sự Thật” luôn ở cùng Đức Cha mọi ngày trong sứ vụ mới và trong việc chăn dắt đoàn chiên Gp. Kontum.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Tính Thành Hiệu Của Bí Tích Giải Tội Tin Lành
Lê Hải Nam
21:29 02/11/2020
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), giáo sư phụng vụ và thần học Bí tích, Giám đốc Viện Sacerdos tại Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Bài ngày 27/10/2020 theo đường dẫn: https://zenit.org/2020/10/27/liturgy-qa-validity-of-protestant-baptisms/
HỎI: Một tài liệu của Thánh Bộ Bảo Vệ Đức Tin chỉ ra rằng việc sử dụng “Chúng tôi (và có thể là một danh sách những người hiện diện) rửa tội anh nhân danh Cha …” là thay đổi công thức của bí tích và dẫn đến bí tích rửa tội không thành hiệu. Nhiều trao đổi khác nhau đã nảy sinh liên quan đến bí tích rửa tội của các công đoàn giáo hội khác. Ý chính của các trao đổi này là có thể có nhiều bí tích rửa tội không thành hiệu trong thế giới Tin Lành và việc một số/nhiều/đa số người Tin Lành gia nhập Giáo Hội cần được rửa tội có điều kiện (vì sợ rằng đã dùng sai công thức) hay vì tin rằng đã thực sự dùng sai công thức và cần được rửa tội (vô điều kiện). Không khó tìm thấy các ví dụ về các bí tích rửa tội dưới khe nước hay dưới hồ: dìm hoàn toàn cùng với “Chúng tôi rửa anh …” và sau đó là công thức bình thường. Điều này đã gây ra nhiều nỗi bàng hoàng nơi một số người Tin Lành mới gia nhập Giáo Hội; họ tìm cách thuyết phục một linh mục rửa tội có điều kiện cho họ, nhưng không thành công. Có cách nào để biết Giáo Hội có cho rằng các bí tích giải tội do các cộng đoàn giáo hội khác là không thành hiệu nếu thừa tác viên (hay trưởng lão hay phó tế, vân vân) không dùng công thức “Tôi rửa …” hay không? Có nhiều chương trình Nghi Thức Khai Tâm Ki-tô Người Lớn (RCIA = Rite of Christian Initiation of Adults) có thể sử dụng hướng dẫn về việc áp dụng tài liệu vi tính ấy. -- T.M., Keizer, Oregon
ĐÁP: Câu hỏi hay và quan trọng này không dễ trả lời.
Tuy nhiên chúng ta có thể nói rằng ngữ cảnh của tuyên bố bất hiệu lực do thay đổi công thức chủ yếu nói về bí tích rửa tội Công Giáo. Việc áp dụng cho bí tích rửa tôi không Công Giáo không được nói đến.
Điều này cũng có thể thấy từ bình luận thần học đi kèm tuyên bố ấy. Cốt lõi của lập luận thần học là như sau:
Thực ra khi cử hành các bí tích, chính chủ thể (cử hành) là Giáo Hội, là Thân Thể Đức Ki-tô cùng với Thủ Lĩnh của Giáo Hội, tự biểu hiện trong cộng đoàn cụ thể tụ họp. Do đó một cộng đoàn như thế hành động theo thừa tác – chứ không theo tính đồng đoàn – bởi vì không một nhóm nào có thể biến bản thân mình thành Giáo Hội, mà trở thành Giáo Hội nhờ một ơn gọi không thể phát sinh từ bên trong cộng đoàn ấy. Do đó thừa tác viên chỉ là sự hiện diện-dấu chỉ của Ngài, là Đấng quy tụ và đồng thời là điểm quy tụ của sự hiệp thông của mọi cộng đoàn phụng vụ với toàn thể Giáo Hội. Nói cách khác, thừa tác viên là dấu chỉ hữu hình rằng bí tích ấy không quy về một hành động tùy ý của các cá nhân hay cộng đoàn, mà bí tích ấy gắn liền với Giáo Hội Phổ Quát.
Mệnh lệnh của công đồng Trident, rằng thừa tác viên cần phải ít nhất là có ý định làm điều mà Giáo Hội làm, phải được hiểu dưới soi sáng này. Ý định do đó không thể chỉ nằm ở bình diện bên trong, với nguy cơ có các chia trí chủ quan, mà phải được biểu lộ trong hành động bên ngoài bằng việc sử dụng chất thể và hình thể của bí tích ấy. Một hành động như thế mới có thể biểu thị sự hiệp thông giữa cái mà thừa tác viên thực hiện trong việc cử hành mỗi bí tích và cái mà Giáo Hội thực hiện trong sự hiệp thông với hành động của chính Chúa Giê-su. Do đó điều căn bản là hành động bí tích không thể được thành tựu nhân danh chính nó, mà là nhân danh Đức Ki-tô hoạt động trong Giáo Hội, và nhân danh Giáo Hội.
Như thế trong trường hợp cụ thể của bí tích rửa tội, thừa tác viên không có thẩm quyền thay đổi công thức bí tích theo ý thích của mình, vì những lý do có bản chất Ki-tô học và giáo hội học đã nói. Thậm chí thừa tác viên cũng không thể tuyên bố rằng mình hành động thay cho cha mẹ, cha mẹ đỡ đầu, họ hàng hay bạn bè, cũng không nhân danh cộng đoàn cử hành, bởi vì người thừa tác viên hành động như dấu chỉ-sự hiện diện của cùng một Đức Ki-tô, tác động trong cử chỉ nghi thức của Giáo Hội.
Khi nói “Tôi rửa anh …,” thừa tác viên không nói như một viên chức thực hiện vai trò được giao phó, mà thực hiện theo thừa tác vụ dấu chỉ-sự hiện diện của Đức Ki-tô, Đấng hành động trong Thân Thể của Người để ban ơn sủng và làm cho cộng đoàn phụng vụ cụ thể trở thành một biểu hiện cho “bản chất đích thực của Giáo Hội đích thực,” sao cho “phụng vụ không có chức năng riêng tư, mà là cử hành của Giáo Hội, vốn là ‘bí tích hiệp nhất’, nghĩa là dân thánh kết hiệp và theo lệnh của giám mục.”
Hơn nữa việc thay đổi công thức bí tích ám chỉ sự thiếu hiểu biết về chính bản chất của sứ vụ giáo hội, vốn luôn luôn là phụng sự Thiên Chúa và dân của Ngài, chứ không phải là việc thực thi quyền lực đến mức thao túng những gì đã được phó thác cho Giáo Hội trong một hành vi gắn với Truyền Thống.
Do đó nơi mỗi thừa tác viên bí tích rửa tội, không những phải có kiến thức đâm rễ sâu về bổn phận phải hành động trong hiệp nhất với giáo hội, mà còn phải có xác tín mà Thánh Âu-cơ-tinh gán cho Đấng Đi Trước, xác tín rằng phải có sự đặc thù nào đó trong Đức Ki-tô, khiến cho mặc dù nhiều thừa tác viên, công chính hay không công chính, có rửa tội, thì bí tích rửa tội vẫn được gán chỉ cho Đấng chim bồ câu đã xuống, và có tiếng nói về Ngài: “Đây là đấng rửa tội trong Thánh Thần (Gio-an 1:33).” Do đó thánh Âu-cơ-tinh nói: ‘Phê-rô có thể rửa tội, nhưng đây là chính Ngài rửa tội; Phao-lô có thể rửa tội, nhưng đây là chính Ngài rửa tội; Giu-đa có thể rửa tôi, nhưng vẫn là chính Ngài rửa tội.”
Do đó lý do cho sự không thành hiệu không hẳn là việc đổi từ “Tôi” ra “Chúng tôi”, mà là vì trong bối cảnh của bí tích rửa tôi Công Giáo, sự thay đổi này làm sói mòn ý nghĩa cơ bản của chính nghi thức ấy.
Thực ra Giáo Hội đã từ lâu công nhận tính thành hiệu của nghi thức rửa tội đông phương, không nói “Tôi rửa anh” mà nói “Tôi tớ của Chúa, (tên), được rửa tội nhân danh Chúa Cha, Chúa Cob, và Chúa Thánh Thần.” Công thức này cũng được sử dụng trong nhiều Giáo Hội Công Giáo đông phương.
Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin đã nói đến việc rửa tội thành hiệu của một vài nhóm không Công Giáo, như giáo phái Mormon, bị tuyên bố là không thành hiệu năm 2001. Tuy nhiên Thánh Bộ không nói đến việc thành hiệu của đa số các bí tích rửa tội Tin Lành truyền thống ở bình diện giáo hội phổ quát. Trong đa số trường hợp bí tích rửa tội được giả định là thành hiệu nếu nghi thức được thực hiện bằng nước (đổ nước hay dìm trong nước) và công thức Ba Ngôi.
Ở những nơi có nhiều giáo phái Ki-tô, Giáo Hội Công Giáo thường có thỏa thuận cụ thể liên quan đến việc công nhận bí tích rửa tội của nhau.
Ví dụ như năm 1991, Giáo hội tại Chi-lê đã ký một văn kiện công nhận tính thành hiệu bí tích rửa tội của giáo phái Luther, Methodist, Wesleyan, và nhiều hệ phái Tin Mừng và Hiện Xuống. Họ bác bỏ tính thành hiệu bí tích rửa tội của phái Mormon, Chứng Nhân Giê-hô-va, Đạo Binh Cứu Độ và các nhóm tương tự.
Năm 2013, giám mục Hoa Kỳ phê chuẩn Thỏa Thuận Chung 2010, nói rằng các điều kiện để bí tích rửa tội thành hiệu bao gồm nước chảy và được thực hiện nhân danh Chúa Cha, Chúa Con, và Chúa Thánh Thần. Ngoài Giáo Hội Công Giáo, các bên ký kết ban đầu là Giáo hội Trưởng Lão Hoa Kỳ, Giáo hội Ki-tô Cải Cách Bắc Mỹ, Giáo hội Cải Cách Mỹ, và Giáo hội Liên Hiệp Ki-tô. Từ đó các cộng đoàn giáo hội khác đã gia nhập Thỏa Thuận Chung này.
Tại Mê-hi-cô, các giám mục cung cấp một danh sách chi tiết các giáo phái mà bí tích rửa tội được không nhận hay không. Tính thành hiệu được công nhận đối với các Giáo hội Chính Thống và Tin Lành theo lịch sử: Anh giáo, Giám Nhiệm (được xem như các thực thể riêng biệt trong nước), Trưởng Lão, Calvin, Luther. Bí tích rửa tội của Giám Lý được xem là có nghi vấn vì các lý do dành riêng cho Giám Lý tại Mê-hi-cô.
Theo sau là một danh sách các giáo phái mà bí tích rửa tội được xem là không thành hiệu. Trong số này là nhiều nhóm tự nhận là Chính Thống nhưng không có gắn kết với các Giáo Hội Đông Phương về lịch sử. Cũng như Mormon, Chứng Nhân Giê-hô-va, và Đạo Binh Cứu Độ, có một danh sách khoảng 80 nhóm riêng biệt, chủ yếu là theo phong cách giáo phái Hiện Xuống và Tin Mừng.
Trong trường hợp này, các giám mục Mê-hi-cô rõ ràng có lập trường khác biệt về tính thành hiệu của bí tích rửa tội của giáo phái Hiện Xuống và Tin Mừng so với giám mục Chi-lê. Điều này có lẽ là vì con số và sự đa dạng các giáo phái ở Mê-hi-cô lớn hơn ở Chi-lê, và thực tiễn là không thế chắc chắn về nghi thức rửa tội đúng đắn vốn có thể thay đổi ngay trong các cộng đoàn khác nhau của cùng một giáo phái. Do đó giả định về tính thành hiệu khó duy trì hơn nhiều.
Các hậu quả giáo luật phát sinh từ các bí tích rửa tội này là cần phải được rửa tội nếu gia nhập Giáo Hội Công Giáo và cần phải xin miễn trừ khác biệt giáo phái trong trường hợp hôn nhân hỗn hợp (cùng Ki-tô giáo).
Lê Hải Nam
Bài ngày 27/10/2020 theo đường dẫn: https://zenit.org/2020/10/27/liturgy-qa-validity-of-protestant-baptisms/
HỎI: Một tài liệu của Thánh Bộ Bảo Vệ Đức Tin chỉ ra rằng việc sử dụng “Chúng tôi (và có thể là một danh sách những người hiện diện) rửa tội anh nhân danh Cha …” là thay đổi công thức của bí tích và dẫn đến bí tích rửa tội không thành hiệu. Nhiều trao đổi khác nhau đã nảy sinh liên quan đến bí tích rửa tội của các công đoàn giáo hội khác. Ý chính của các trao đổi này là có thể có nhiều bí tích rửa tội không thành hiệu trong thế giới Tin Lành và việc một số/nhiều/đa số người Tin Lành gia nhập Giáo Hội cần được rửa tội có điều kiện (vì sợ rằng đã dùng sai công thức) hay vì tin rằng đã thực sự dùng sai công thức và cần được rửa tội (vô điều kiện). Không khó tìm thấy các ví dụ về các bí tích rửa tội dưới khe nước hay dưới hồ: dìm hoàn toàn cùng với “Chúng tôi rửa anh …” và sau đó là công thức bình thường. Điều này đã gây ra nhiều nỗi bàng hoàng nơi một số người Tin Lành mới gia nhập Giáo Hội; họ tìm cách thuyết phục một linh mục rửa tội có điều kiện cho họ, nhưng không thành công. Có cách nào để biết Giáo Hội có cho rằng các bí tích giải tội do các cộng đoàn giáo hội khác là không thành hiệu nếu thừa tác viên (hay trưởng lão hay phó tế, vân vân) không dùng công thức “Tôi rửa …” hay không? Có nhiều chương trình Nghi Thức Khai Tâm Ki-tô Người Lớn (RCIA = Rite of Christian Initiation of Adults) có thể sử dụng hướng dẫn về việc áp dụng tài liệu vi tính ấy. -- T.M., Keizer, Oregon
ĐÁP: Câu hỏi hay và quan trọng này không dễ trả lời.
Tuy nhiên chúng ta có thể nói rằng ngữ cảnh của tuyên bố bất hiệu lực do thay đổi công thức chủ yếu nói về bí tích rửa tội Công Giáo. Việc áp dụng cho bí tích rửa tôi không Công Giáo không được nói đến.
Điều này cũng có thể thấy từ bình luận thần học đi kèm tuyên bố ấy. Cốt lõi của lập luận thần học là như sau:
Thực ra khi cử hành các bí tích, chính chủ thể (cử hành) là Giáo Hội, là Thân Thể Đức Ki-tô cùng với Thủ Lĩnh của Giáo Hội, tự biểu hiện trong cộng đoàn cụ thể tụ họp. Do đó một cộng đoàn như thế hành động theo thừa tác – chứ không theo tính đồng đoàn – bởi vì không một nhóm nào có thể biến bản thân mình thành Giáo Hội, mà trở thành Giáo Hội nhờ một ơn gọi không thể phát sinh từ bên trong cộng đoàn ấy. Do đó thừa tác viên chỉ là sự hiện diện-dấu chỉ của Ngài, là Đấng quy tụ và đồng thời là điểm quy tụ của sự hiệp thông của mọi cộng đoàn phụng vụ với toàn thể Giáo Hội. Nói cách khác, thừa tác viên là dấu chỉ hữu hình rằng bí tích ấy không quy về một hành động tùy ý của các cá nhân hay cộng đoàn, mà bí tích ấy gắn liền với Giáo Hội Phổ Quát.
Mệnh lệnh của công đồng Trident, rằng thừa tác viên cần phải ít nhất là có ý định làm điều mà Giáo Hội làm, phải được hiểu dưới soi sáng này. Ý định do đó không thể chỉ nằm ở bình diện bên trong, với nguy cơ có các chia trí chủ quan, mà phải được biểu lộ trong hành động bên ngoài bằng việc sử dụng chất thể và hình thể của bí tích ấy. Một hành động như thế mới có thể biểu thị sự hiệp thông giữa cái mà thừa tác viên thực hiện trong việc cử hành mỗi bí tích và cái mà Giáo Hội thực hiện trong sự hiệp thông với hành động của chính Chúa Giê-su. Do đó điều căn bản là hành động bí tích không thể được thành tựu nhân danh chính nó, mà là nhân danh Đức Ki-tô hoạt động trong Giáo Hội, và nhân danh Giáo Hội.
Như thế trong trường hợp cụ thể của bí tích rửa tội, thừa tác viên không có thẩm quyền thay đổi công thức bí tích theo ý thích của mình, vì những lý do có bản chất Ki-tô học và giáo hội học đã nói. Thậm chí thừa tác viên cũng không thể tuyên bố rằng mình hành động thay cho cha mẹ, cha mẹ đỡ đầu, họ hàng hay bạn bè, cũng không nhân danh cộng đoàn cử hành, bởi vì người thừa tác viên hành động như dấu chỉ-sự hiện diện của cùng một Đức Ki-tô, tác động trong cử chỉ nghi thức của Giáo Hội.
Khi nói “Tôi rửa anh …,” thừa tác viên không nói như một viên chức thực hiện vai trò được giao phó, mà thực hiện theo thừa tác vụ dấu chỉ-sự hiện diện của Đức Ki-tô, Đấng hành động trong Thân Thể của Người để ban ơn sủng và làm cho cộng đoàn phụng vụ cụ thể trở thành một biểu hiện cho “bản chất đích thực của Giáo Hội đích thực,” sao cho “phụng vụ không có chức năng riêng tư, mà là cử hành của Giáo Hội, vốn là ‘bí tích hiệp nhất’, nghĩa là dân thánh kết hiệp và theo lệnh của giám mục.”
Hơn nữa việc thay đổi công thức bí tích ám chỉ sự thiếu hiểu biết về chính bản chất của sứ vụ giáo hội, vốn luôn luôn là phụng sự Thiên Chúa và dân của Ngài, chứ không phải là việc thực thi quyền lực đến mức thao túng những gì đã được phó thác cho Giáo Hội trong một hành vi gắn với Truyền Thống.
Do đó nơi mỗi thừa tác viên bí tích rửa tội, không những phải có kiến thức đâm rễ sâu về bổn phận phải hành động trong hiệp nhất với giáo hội, mà còn phải có xác tín mà Thánh Âu-cơ-tinh gán cho Đấng Đi Trước, xác tín rằng phải có sự đặc thù nào đó trong Đức Ki-tô, khiến cho mặc dù nhiều thừa tác viên, công chính hay không công chính, có rửa tội, thì bí tích rửa tội vẫn được gán chỉ cho Đấng chim bồ câu đã xuống, và có tiếng nói về Ngài: “Đây là đấng rửa tội trong Thánh Thần (Gio-an 1:33).” Do đó thánh Âu-cơ-tinh nói: ‘Phê-rô có thể rửa tội, nhưng đây là chính Ngài rửa tội; Phao-lô có thể rửa tội, nhưng đây là chính Ngài rửa tội; Giu-đa có thể rửa tôi, nhưng vẫn là chính Ngài rửa tội.”
Do đó lý do cho sự không thành hiệu không hẳn là việc đổi từ “Tôi” ra “Chúng tôi”, mà là vì trong bối cảnh của bí tích rửa tôi Công Giáo, sự thay đổi này làm sói mòn ý nghĩa cơ bản của chính nghi thức ấy.
Thực ra Giáo Hội đã từ lâu công nhận tính thành hiệu của nghi thức rửa tội đông phương, không nói “Tôi rửa anh” mà nói “Tôi tớ của Chúa, (tên), được rửa tội nhân danh Chúa Cha, Chúa Cob, và Chúa Thánh Thần.” Công thức này cũng được sử dụng trong nhiều Giáo Hội Công Giáo đông phương.
Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin đã nói đến việc rửa tội thành hiệu của một vài nhóm không Công Giáo, như giáo phái Mormon, bị tuyên bố là không thành hiệu năm 2001. Tuy nhiên Thánh Bộ không nói đến việc thành hiệu của đa số các bí tích rửa tội Tin Lành truyền thống ở bình diện giáo hội phổ quát. Trong đa số trường hợp bí tích rửa tội được giả định là thành hiệu nếu nghi thức được thực hiện bằng nước (đổ nước hay dìm trong nước) và công thức Ba Ngôi.
Ở những nơi có nhiều giáo phái Ki-tô, Giáo Hội Công Giáo thường có thỏa thuận cụ thể liên quan đến việc công nhận bí tích rửa tội của nhau.
Ví dụ như năm 1991, Giáo hội tại Chi-lê đã ký một văn kiện công nhận tính thành hiệu bí tích rửa tội của giáo phái Luther, Methodist, Wesleyan, và nhiều hệ phái Tin Mừng và Hiện Xuống. Họ bác bỏ tính thành hiệu bí tích rửa tội của phái Mormon, Chứng Nhân Giê-hô-va, Đạo Binh Cứu Độ và các nhóm tương tự.
Năm 2013, giám mục Hoa Kỳ phê chuẩn Thỏa Thuận Chung 2010, nói rằng các điều kiện để bí tích rửa tội thành hiệu bao gồm nước chảy và được thực hiện nhân danh Chúa Cha, Chúa Con, và Chúa Thánh Thần. Ngoài Giáo Hội Công Giáo, các bên ký kết ban đầu là Giáo hội Trưởng Lão Hoa Kỳ, Giáo hội Ki-tô Cải Cách Bắc Mỹ, Giáo hội Cải Cách Mỹ, và Giáo hội Liên Hiệp Ki-tô. Từ đó các cộng đoàn giáo hội khác đã gia nhập Thỏa Thuận Chung này.
Tại Mê-hi-cô, các giám mục cung cấp một danh sách chi tiết các giáo phái mà bí tích rửa tội được không nhận hay không. Tính thành hiệu được công nhận đối với các Giáo hội Chính Thống và Tin Lành theo lịch sử: Anh giáo, Giám Nhiệm (được xem như các thực thể riêng biệt trong nước), Trưởng Lão, Calvin, Luther. Bí tích rửa tội của Giám Lý được xem là có nghi vấn vì các lý do dành riêng cho Giám Lý tại Mê-hi-cô.
Theo sau là một danh sách các giáo phái mà bí tích rửa tội được xem là không thành hiệu. Trong số này là nhiều nhóm tự nhận là Chính Thống nhưng không có gắn kết với các Giáo Hội Đông Phương về lịch sử. Cũng như Mormon, Chứng Nhân Giê-hô-va, và Đạo Binh Cứu Độ, có một danh sách khoảng 80 nhóm riêng biệt, chủ yếu là theo phong cách giáo phái Hiện Xuống và Tin Mừng.
Trong trường hợp này, các giám mục Mê-hi-cô rõ ràng có lập trường khác biệt về tính thành hiệu của bí tích rửa tội của giáo phái Hiện Xuống và Tin Mừng so với giám mục Chi-lê. Điều này có lẽ là vì con số và sự đa dạng các giáo phái ở Mê-hi-cô lớn hơn ở Chi-lê, và thực tiễn là không thế chắc chắn về nghi thức rửa tội đúng đắn vốn có thể thay đổi ngay trong các cộng đoàn khác nhau của cùng một giáo phái. Do đó giả định về tính thành hiệu khó duy trì hơn nhiều.
Các hậu quả giáo luật phát sinh từ các bí tích rửa tội này là cần phải được rửa tội nếu gia nhập Giáo Hội Công Giáo và cần phải xin miễn trừ khác biệt giáo phái trong trường hợp hôn nhân hỗn hợp (cùng Ki-tô giáo).
Lê Hải Nam
Văn Hóa
Lá thư Canada: Thời Sự Và Thời Tiết
Trà Lũ
09:57 02/11/2020
Tôi sống ở Canada đã mấy chục năm, chứng kiến bao nhiêu cuộc bầu cử, mà chưa năm nào không khí bầu cử ở Hoa Kỳ lại sôi động và lan mạnh sang Canada như năm này. Sáng thức dậy mở máy nghe thời tiết thì tin bầu cử tổng thống Hoa Kỳ chen vào ngay, tối di ngủ nghe tin tóm tắt thì bao giờ cũng là tin Vua Trâm và cựu phó vương Bí Đen. Đặc biệt các bài khen vua Trâm thì bao giờ cũng bắt đầu bằng lời chê ông là người ồn ào, tính nóng như lửa, ăn nói bạt mạng nhưng lời kết thì khen rằng ông là người nói và làm đi với nhau. Tôi có ông bạn khi phê bình Vua Trâm thì bắt chước lời nói của Tổng Thống Thiệu: Đừng nghe những gì ông Trâm nói mà hãy nhìn kỹ những gì ông Trâm làm. Tôi viết bài này đầu tháng Mười Một, còn ba ngày nữa các cụ bên Mỹ mới đi bầu. Số báo tháng sau chúng ta sẽ bàn tiếp về cuộc bầu cử nha. Tôi chỉ cầu mong bên thua sẽ có được tấm lòng như ứng cử viên Al Gore. Ông Gore ra tranh cử với Ông George Bush, khi ông thua thì dư luận cũng ồn ào này kia nhưng ông Gore đã chấp nhận thua cuộc ngay. Ông nói rằng ông không muốn đất nước tiếp tục lâm vào cảnh đấu đá đảng phái. Chớ gì xứ Cờ Hoa có được một ông Gore thứ hai cho lần bầu cử ngày 3 tháng 11 này.
Làng An Lạc của tôi họp làng ngay vào ngày đầu tháng, đúng Ngày ‘Lễ Các Thánh’ của người Công Giáo. Cụ Chánh tiên chỉ làng đã nhắc mọi người nhớ đến một vĩ nhân mà ông cho là một vị thánh, đó là Tổng Thống Ngô Đình Diệm, bị thảm sát ngay ngày mồng 2 sau Lễ Các Thánh. Cụ Chánh bảo báo chí đã khen đã chê cụ Diệm rất nhiều nhưng có mấy việc này thì ai cũng phải công nhận xưa nay chưa ai làm được, đó là năm 1956 Cụ đã ra sắc lệnh bắt các người Hoa sống ở VN phải nhập quốc tịch VN và mang tên VN. Nếu không chịu nhập tịch thì sắc lệnh tiếp theo là cấm 11 nghề mà người Hoa không được làm. Dân Tàu ở Chơ Lớn đã bảo nhau vâng lời Cụ Diệm hết. Ngoài ra những người giết cụ Diệm cố tìm kho tiền riêng của Cụ và những chuyện gái gung, nhưng họ đã không tìm được một bằng chứng nào về hai việc này. Cụ Diệm quả là một vị thánh.
Đi lễ nhà thờ xong thì làng kéo về nhà Cụ Chánh ăn trưa. Cụ Bà B.95 nói ngay khi về tới nhà. Cụ xin dân làng đừng bàn cãi về cuộc bầu cử bên Mỹ vì ai cũng nghe đầy tai rồi, và cả làng đồng ý ngay. Hôm nay Cụ Chánh đãi làng món nộm rau muống theo lối Bắc Kỳ và món gà xào xả ớt theo lối Nam Kỳ. Cả hai món này làm dễ ợt vì làng tôi có Cụ B.95 và Chị Ba Biên Hòa là sư tổ. Ngon quá sức lẽ mình.
Cụ B.95 lên tiếng giữa bữa: Món ăn ngon thế này mà nếu miệng vừa ăn vừa được cười thì sung sướng biết mấy. Ông H.O. lên tiếng ngay. Cháu có mấy chuyện vui này xin kể hầu bà con: chuyện kể về các câu nói trong tiếng Việt gốc Bắc Kỳ ngày xưa, vì câu kết thường có ý mập mờ nên làm ta buồn cười…
- Trong một cuộc họp hội đồng ở một làng Bắc Kỳ kia, khi bữa ăn được dọn ra thì anh sãi đình thấy thiếu món rượu, anh bèn sai vợ chạy đi mua rượu ngay. Anh chờ mãi mà không thấy vợ mang rượu về, anh bèn ra cổng đợi. Mãi rồi anh mới thấy vợ về. Vừa về tới cổng đình thì cô vợ mót đái quá bèn ngồi xuống đái.
Anh chồng thấy vợ đái lâu thì sốt ruột bèn quát: Mẹ mày đái lẹ lên rồi đem ngay vào cho các cụ uống.
n Một anh nhà nghèo kia bị hàng xóm bắt nạt lấn đất. Anh ta đến xin ông lý trưởng can thiệp, Anh hứa rằng nhà anh có con chó vện đang lớn, nếu ông lý trưởng can thiệp thành công thì mai mốt khi con chó lớn đủ thì anh sẽ giết thịt đãi ông. Ông lý trưởng đã can thiệp thành công. Ông lý trưởng thèm thịt chó quá, bữa đó đi ngang nhà anh nông dân này ông bèn tạt vào giả bộ thăm nhưng có ý nhắc khéo bữa thịt chó. Lúc ông ghé thăm thì nhằm ngay lúc đứa bé con anh đang ị. Chủ nhà gọi con chó vện đến để nó thu dọn, nhưng con chó vện chỉ ngó loanh quanh chứ không chịu thu dọn. Anh tức quá liền quát con chó: mày có ăn đi không? Mày mà không ăn thì tao sẽ cho ông lý ăn, nghe chưa?
- Một thày giáo nghèo bỏ làng đi tìm chỗ dạy học, nhưng đi khắp nơi mà không có nơi nào mời. Ông than thở với bạn đồng nghiệp, thì bạn đồng nghiệp chia sẻ: Chỗ nào cũng cần thày giáo, nhưng cái kẹt cho anh là vì anh còn độc thân và đẹp trai nên không nhà nào dám mời vì họ sợ mất vợ hay mất con gái. Thày giáo trẻ biết được sự thật này bèn làm bài rao sau đây:
“Thuộc sách, văn hay chữ tốt, ăn ít và dạy con nít mau thông. Thiến rồi.” Quả nhiên sau đó có nhà đã mời ông ngay.
Cụ B.95 nghe xong thì thích lắm, nhưng vẫn chưa đã cơn thèm bèn quay vào anh John thần tượng của cụ mà hỏi: Vừa rồi là toàn chuyện gốc Bắc Kỳ ngày xưa của lão. Thế giới nói tiếng Anh có chuyện gì hay không? Anh John thưa ngay: thế giới tiếng Anh của cháu thì không có những chuyện hay như chuyện VN, nhưng có những chuyện có cái hay thấm thía, nhất là khi nói về tình yêu. Chẳng hạn vừa rồi tại đại học Oxford bên Anh quốc có cuộc thi về ngôn ngữ. Có hơn 400 người tham dự. Đề bài thi: Hãy viết một câu mà trong đó có đầy đủ ý về hòa bình, bình an và hanh phúc. Khi kết quả công bố, thì đây là câu ngắn nhất nhưng hay nhất: VỢ ĐANG NGỦ. Chủ tịch ban giám khảo, một vị giáo sư đã lớn tuổi và đã có gia đình, khi trao giải thưởng thì nước mắt lưng tròng. Ông nói với thí sinh trúng giải: Anh là một thiên tài !
Nghe xong câu chuyện này thì người vỗ tay to nhất là ông bồ chữ ODP. Ông bảo rằng cái hình ảnh đó nói lên được người vợ có tình yêu và hạnh phúc thật thì mới ngủ ngon như vậy. Rồi ông dẫn mọi người đến đề tài tình yêu. Theo nhãn quan chung chung thì tình yêu phát xuất tự trái tim, hình vẽ trái tim là hình biểu lộ tình yêu. Trong nhà thờ Công Giáo ta thấy có hình trái tim Chúa Giêsu, trái tim Đức Mẹ Maria, trong tiếng Anh ta có chữ sweetheart để chỉ người yêu. Trong văn tự Trung Hoa chữ Tâm cũng vẽ hình trái tim. Chỉ riêng tiếng VN thì ta không dùng chữ Tâm hay hình trái tim để chỉ tình yêu, mà ta dùng tiếng LÒNG, vì chứng cớ rõ ràng là tình yêu không ở trong trái tim, những ai thay tim, có qủa tim mới mà vẫn yêu người như cũ. Cụ Nguyễn Du đã nói rất đúng: Thiện căn ở tại LÒNG ta. Tàu nói chữ Tâm, VN nói chữ Lòng, như: Phải lòng nhau, được lòng, đẹp lòng, yêu hết lòng, lòng tin, lòng cậy lòng kính mến, lòng biết ơn… Pháp chỉ có chữ COEUR, Anh chỉ có chữ HEART, Tàu chỉ có chữ TÂM, còn chữ LÒNG của ta thì to lớn hơn Tim nhiều. Cụ Chánh nghe tới đây thì cười hà hà, cụ bảo Lòng to lớn vì nó bao gồm tới 7 bộ phận: Tim, Gan, Phèo, Phổi, Dạ dày, Mật, Lá lách.
Ông ODP thấy dân làng không mấy chú ý về chữ Lòng, ông bèn chuyền sang chữ YÊU. Ông bảo ông mới đọc được một câu chuyện về tình yêu của đôi trẻ rất hay. Lời một bà xồn xồn kể về chàng rể. Bà gọi anh này lá hắn. Rằng một ngày nóng nực kia bà đang đứng ở ngoài cửa hóng mát thì hắn đi ngang, hắn thấy bà thì tạt vào xin nước uống. Bà liền cho. Uống xong hắn nhìn bà rồi nói tướng bà phúc hậu quá, bà đã thân tự lập thân mà được vinh hoa phú quý,vận hạn gì cũng qua khỏi, chỉ tiếc con cái có phần hiếm hoi. Bà thấy hắn còn trẻ mà ăn nói lễ phép và có vẻ giỏi tướng số nên mời hắn vào nhà chơi, nhưng hắn từ chối viện cớ đang bận, hắn xin hẹn dịp khác. Ít lâu sau, bà đang ở trong nhà thấy hắn đi qua bèn chạy ra mời hắn vào chơi. Hôm ấy ông chồng vừa đi làm về cũng có mặt. Hắn coi tướng cả hai ông bà. Hắn nói gì cũng trúng hết. Hỏi ra thì hắn kể rằng có ông tháy Tàu thấy hắn hiền lành phúc hậu nên đã truyền nghề cho để hắn cứu nhân độ thế. Hắn uống xong tách trà, nói thêm vài câu chuyện rồi đứng dậy xin phép đi ngay. Từ đó lâu lâu hắn cũng ghé chơi. Rồi một hôm hắn gặp cô con gái của bà đi làm về. Hai đứa nói chuyện vui vẻ lắm. Ít lâu sau hắn xin cưới cô bé. Hai vợ chồng bà vui vẻ ưng ngay. Bà bảo: Ông nhà tôi mừng lắm cho là có số trời cho, vì lâu nay đám nào hỏi con bé thì nó đều lắc đầu, riêng hắn là nó chịu liền. Chúng nó lấy nhau, sau ít lâu thì chúng tôi mới ngã ngửa: Chúng tôi đã bị lừa. Thì ra hai đứa phải lòng nhau đã hai năm rồi, chúng nó mới bàn nhau mưu kế như thế để lấy lòng chúng tôi, chứ cái thằng phải gió đó có biết tướng số con khỉ gì đâu. Cái con bỏ mẹ nhà tôi đã khai hết cho cái thắng đó biết về gia cảnh, nó thuộc lòng và cứ thế đóng kịch. Về sau này mới biết cái thằng bỏ mẹ ấy học hành dở dang, chả có nghề ngỗng quái gì. Nói đến đây rồi bà mẹ chép miệng: chỉ vì cái việc mê tướng số mà bọn già này thua trí bọn trẻ.
Kể đến đây rồi ông ODP kết luận: Đấy là một chuyện ‘Phải LÒNG nhau’ mà nó sinh ra bao nhiêu chuyện khác.
Sau bữa ăn trưa quá ngon chúng tôi được mời ăn tráng miệng bằng trái quýt. Cụ Chánh thích quýt hơn cam vì cụ thường cười nói rằng chúng ta ăn quýt là để mãi mãi quấn quýt nhau. Chị Ba nghe đến đây liền lên tiếng, nếu tin vào cái tên như vậy thì Đảng Dân Chủ bên Mỹ thua cuộc đến nơi rồi vì con vật biểu tượng của Đảng Dân Chủ là Con Lừa. Trong các tên loài vật, tên con nào cũng đẹp hết như Phương Hoàng, Sư Tử, Họa Mi… trừ tên con Lừa. Lừa là lừa dối, lừa đảo. Cụ Chánh nghe đến đây thì gạt chuyện con lừa đi ngay, cụ bảo ta không nói chuyện đảng phái bên Hoa Kỳ, ta đang nói chuyện trái quýt ở quê hương ta. Cụ B.95 tuy ngoài 90 nhưng còn minh mẫn lắm. Cụ bảo nhắc tới trái quýt trái cam thì lão nhớ ngay tới trái cam BỐ HẠ ngòai Bắc. Ngày xưa, trước 1960 thì quả cam Bố Hạ ở vùng Yên Thế là ngon nhất nước. Cụ Chánh Vạn là chủ đồn điền cam Bố Hạ. Ông nội của Chánh Vạn đã theo Đề Thám chống Pháp. Trước đó ông đã làm việc ở Sở Canh Nông Đông Dương nên ông đã mang kiến thức và kinh nghiệm về trồng cam loại quý, lập ra đồn điền Bố Hạ. Và Cụ đã thành công viên mãn, quả cam của đồn điền Bố Hạ nổi tiếng khắp nơi. Ông Chánh Vạn là người đã cứu đói mọi người trong vùng hồi 1945, và sau đó đã nuôi dưỡng Việt Minh y như Bà triệu phú Cát Hanh Long. Nhưng sau đó, thời cải cách ruộng đất,Việt Minh đã mang ông Chánh Vạn ra xử bắn, buộc cho ông tội cường hào ác bá. VC giết ông xong liền chia đồn điền Cam Bố Hạ cho các tay chân. Và rồi vì không biết cách trồng cam nên cam Bố Hạ đã bị mất giống, và cho đến nay không ai còn khôi phục lại được nữa. Tiếc quá. Đó là sự dốt nát ngu xuẩn của bè lũ con cháu Bác Hồ.
Nhân nói tới sự ngu dốt, xin kể chuyện một nhà hàng ở Saigon năm 1989. Chuyện này báo chí có đăng. Rằng hồi đó có quán của chủ nhân Phạm Văn Hồng trương bảng quảng cáo rất to: ‘Quán Hồng có món nhậu Vú-Dái-Cu-Đít ngon nổi tiếng.’ Ông Hồng bị mang ra tòa vì lời quảng cáo dơ dáy. Trước tòa ông Hồng cãi: Tôi chuyên nấu các món mà nhân dân ưa thích là vú dê, dái dê, cu bò, đít gà, lời lẽ mộc mạc. Tôi bán vú dê thì gọi là vú dê, dái dê thì gọi là dái dê, cu bò thì gọi là cu bò, đít gà thì gọi là đít gà, hoàn toàn chân thật. Cũng như thành phố Hồ Chí Minh này, trước năm 1975 thời Mỹ Ngụy có nhà vệ sinh thì các bác ngoài Bắc vào bắt đổi ra là Nhà Đái nhà Ỉa, còn nhà Hộ Sinh Từ Dũ thì các bác bắt đổi ra Xưởng Đẻ, có sao đâu. Không biết kết cục thì ông Hồng còn quán bán Vú Dái Cu Đít không. Chắc là không, bởi lẽ nếu không cấm thì ông sẽ làm tới, thay vì quảng cáo quán Vú Dái Cu Đít Saigon ông ta sẽ viết thành Quán bán Vú Dái Cu Đít Hồ Chí Minh…
Nghe đến đây thì làng tôi cười rũ ra, các bà vừa cười vừa đấm nhau thùm thụp. Cụ Chánh tiên chỉ sợ làng sẽ đi quá đà nên đã rung chuông đổi đề tài. Rồi Cụ nói: Vừa qua làng ta đã bàn tới mấy tiếng Tim, Tâm và Lòng thật hay, lão thấy trong tiếng Việt còn 2 chữ nữa cũng mang rất nhiều ý nghĩa.
Chữ thứ nhất là chữ NHÀ. Nhà chỉ:
- Chỗ ở, nơi cư trú của một gia đình, đi nhiều nơi nhưng chỉ có một chỗ để trở về đó là về nhà.
- Khi ta nói về vợ hay chồng mình: Thưa nhà em đi làm, thưa nhà cháu đi chợ…
- Con người xã hội được công nhận và kính trọng: nhà khoa học, nhà ngoại giao, nhà văn, nhà thơ…
- Chỉ quốc gia: nhà nước, quê nhà…
- Một dòng tộc: Nhà Trần, nhà Lê, nhà Nguyễn, nhà trai, nhà gái
- Một phái trong xã hội: Nhà Phật, Nhà Nho, Nhà Binh…
Chữ thứ hai là chữ TRỜI. Trong triết lý dân gian, Trời chỉ:
- Một vật thể trông thấy được như chân trời, vòm trời, cửa trời, trên trời, lưng trời…
- Những hiện tượng khí hậu: trời nắng, trời mưa, trời bão, trời gió…
- Sở hữu chủ: Chim trời, ngỗng trời, lúa trời
- Là đấng tối cao: trời định, số trời, trời gần trời xa, trời thưởng, trời phạt, chầu trời, trời ơi sướng quá…
- Đấng Thượng Đế chí tôn: Đức Chúa Trời.
Cả làng đã vỗ tay thật lâu ca ngợi Cụ chánh thông thái chẳng khác gì ông bồ chữ ODP. Hai vị này đều im lặng không nói gì, nhưng chắc trong lòng thì cũng sung sướng. Cụ Chánh liền xin anh John kể một chuyện cười gì khác các chuyện VN trên đây. Anh John như đã sẵn trong bụng, xin kể một chuyện cười Canada…
…Trong một tiệm tạp hóa kia, trong lúc ông chủ đang lui cui kiểm tra hàng hóa thì ông nghe thấy cô thu ngân trả lời một bà khách hàng: Thưa bà không ạ. Nếu có thì chỉ vài giờ là hết ngay. Ông chủ nghe xong câu này bèn chạy lại ngay và nói với bà khách: Thưa bà, cô thư ký nói sai, không đúng vậy đâu. Món bà hỏi mới chỉ hết cách đây vài giờ, mai lại có ngay. Khi bà khách hàng ra khỏi cửa thì ông chủ trách cô bán hàng: Sao cô lại nói thế ! Phải nói là mình luôn có đủ mọi mặt hàng chứ. Mà bà ta hỏi mua món gì vậy? Cô thu ngân trả lời: Thưa, bà ấy là du khách, bả hỏi là ở miền này hay có bão tuyết không.
God bless Canada and America.
TRÀ LŨ
Làng An Lạc của tôi họp làng ngay vào ngày đầu tháng, đúng Ngày ‘Lễ Các Thánh’ của người Công Giáo. Cụ Chánh tiên chỉ làng đã nhắc mọi người nhớ đến một vĩ nhân mà ông cho là một vị thánh, đó là Tổng Thống Ngô Đình Diệm, bị thảm sát ngay ngày mồng 2 sau Lễ Các Thánh. Cụ Chánh bảo báo chí đã khen đã chê cụ Diệm rất nhiều nhưng có mấy việc này thì ai cũng phải công nhận xưa nay chưa ai làm được, đó là năm 1956 Cụ đã ra sắc lệnh bắt các người Hoa sống ở VN phải nhập quốc tịch VN và mang tên VN. Nếu không chịu nhập tịch thì sắc lệnh tiếp theo là cấm 11 nghề mà người Hoa không được làm. Dân Tàu ở Chơ Lớn đã bảo nhau vâng lời Cụ Diệm hết. Ngoài ra những người giết cụ Diệm cố tìm kho tiền riêng của Cụ và những chuyện gái gung, nhưng họ đã không tìm được một bằng chứng nào về hai việc này. Cụ Diệm quả là một vị thánh.
Đi lễ nhà thờ xong thì làng kéo về nhà Cụ Chánh ăn trưa. Cụ Bà B.95 nói ngay khi về tới nhà. Cụ xin dân làng đừng bàn cãi về cuộc bầu cử bên Mỹ vì ai cũng nghe đầy tai rồi, và cả làng đồng ý ngay. Hôm nay Cụ Chánh đãi làng món nộm rau muống theo lối Bắc Kỳ và món gà xào xả ớt theo lối Nam Kỳ. Cả hai món này làm dễ ợt vì làng tôi có Cụ B.95 và Chị Ba Biên Hòa là sư tổ. Ngon quá sức lẽ mình.
Cụ B.95 lên tiếng giữa bữa: Món ăn ngon thế này mà nếu miệng vừa ăn vừa được cười thì sung sướng biết mấy. Ông H.O. lên tiếng ngay. Cháu có mấy chuyện vui này xin kể hầu bà con: chuyện kể về các câu nói trong tiếng Việt gốc Bắc Kỳ ngày xưa, vì câu kết thường có ý mập mờ nên làm ta buồn cười…
- Trong một cuộc họp hội đồng ở một làng Bắc Kỳ kia, khi bữa ăn được dọn ra thì anh sãi đình thấy thiếu món rượu, anh bèn sai vợ chạy đi mua rượu ngay. Anh chờ mãi mà không thấy vợ mang rượu về, anh bèn ra cổng đợi. Mãi rồi anh mới thấy vợ về. Vừa về tới cổng đình thì cô vợ mót đái quá bèn ngồi xuống đái.
Anh chồng thấy vợ đái lâu thì sốt ruột bèn quát: Mẹ mày đái lẹ lên rồi đem ngay vào cho các cụ uống.
n Một anh nhà nghèo kia bị hàng xóm bắt nạt lấn đất. Anh ta đến xin ông lý trưởng can thiệp, Anh hứa rằng nhà anh có con chó vện đang lớn, nếu ông lý trưởng can thiệp thành công thì mai mốt khi con chó lớn đủ thì anh sẽ giết thịt đãi ông. Ông lý trưởng đã can thiệp thành công. Ông lý trưởng thèm thịt chó quá, bữa đó đi ngang nhà anh nông dân này ông bèn tạt vào giả bộ thăm nhưng có ý nhắc khéo bữa thịt chó. Lúc ông ghé thăm thì nhằm ngay lúc đứa bé con anh đang ị. Chủ nhà gọi con chó vện đến để nó thu dọn, nhưng con chó vện chỉ ngó loanh quanh chứ không chịu thu dọn. Anh tức quá liền quát con chó: mày có ăn đi không? Mày mà không ăn thì tao sẽ cho ông lý ăn, nghe chưa?
- Một thày giáo nghèo bỏ làng đi tìm chỗ dạy học, nhưng đi khắp nơi mà không có nơi nào mời. Ông than thở với bạn đồng nghiệp, thì bạn đồng nghiệp chia sẻ: Chỗ nào cũng cần thày giáo, nhưng cái kẹt cho anh là vì anh còn độc thân và đẹp trai nên không nhà nào dám mời vì họ sợ mất vợ hay mất con gái. Thày giáo trẻ biết được sự thật này bèn làm bài rao sau đây:
“Thuộc sách, văn hay chữ tốt, ăn ít và dạy con nít mau thông. Thiến rồi.” Quả nhiên sau đó có nhà đã mời ông ngay.
Cụ B.95 nghe xong thì thích lắm, nhưng vẫn chưa đã cơn thèm bèn quay vào anh John thần tượng của cụ mà hỏi: Vừa rồi là toàn chuyện gốc Bắc Kỳ ngày xưa của lão. Thế giới nói tiếng Anh có chuyện gì hay không? Anh John thưa ngay: thế giới tiếng Anh của cháu thì không có những chuyện hay như chuyện VN, nhưng có những chuyện có cái hay thấm thía, nhất là khi nói về tình yêu. Chẳng hạn vừa rồi tại đại học Oxford bên Anh quốc có cuộc thi về ngôn ngữ. Có hơn 400 người tham dự. Đề bài thi: Hãy viết một câu mà trong đó có đầy đủ ý về hòa bình, bình an và hanh phúc. Khi kết quả công bố, thì đây là câu ngắn nhất nhưng hay nhất: VỢ ĐANG NGỦ. Chủ tịch ban giám khảo, một vị giáo sư đã lớn tuổi và đã có gia đình, khi trao giải thưởng thì nước mắt lưng tròng. Ông nói với thí sinh trúng giải: Anh là một thiên tài !
Nghe xong câu chuyện này thì người vỗ tay to nhất là ông bồ chữ ODP. Ông bảo rằng cái hình ảnh đó nói lên được người vợ có tình yêu và hạnh phúc thật thì mới ngủ ngon như vậy. Rồi ông dẫn mọi người đến đề tài tình yêu. Theo nhãn quan chung chung thì tình yêu phát xuất tự trái tim, hình vẽ trái tim là hình biểu lộ tình yêu. Trong nhà thờ Công Giáo ta thấy có hình trái tim Chúa Giêsu, trái tim Đức Mẹ Maria, trong tiếng Anh ta có chữ sweetheart để chỉ người yêu. Trong văn tự Trung Hoa chữ Tâm cũng vẽ hình trái tim. Chỉ riêng tiếng VN thì ta không dùng chữ Tâm hay hình trái tim để chỉ tình yêu, mà ta dùng tiếng LÒNG, vì chứng cớ rõ ràng là tình yêu không ở trong trái tim, những ai thay tim, có qủa tim mới mà vẫn yêu người như cũ. Cụ Nguyễn Du đã nói rất đúng: Thiện căn ở tại LÒNG ta. Tàu nói chữ Tâm, VN nói chữ Lòng, như: Phải lòng nhau, được lòng, đẹp lòng, yêu hết lòng, lòng tin, lòng cậy lòng kính mến, lòng biết ơn… Pháp chỉ có chữ COEUR, Anh chỉ có chữ HEART, Tàu chỉ có chữ TÂM, còn chữ LÒNG của ta thì to lớn hơn Tim nhiều. Cụ Chánh nghe tới đây thì cười hà hà, cụ bảo Lòng to lớn vì nó bao gồm tới 7 bộ phận: Tim, Gan, Phèo, Phổi, Dạ dày, Mật, Lá lách.
Ông ODP thấy dân làng không mấy chú ý về chữ Lòng, ông bèn chuyền sang chữ YÊU. Ông bảo ông mới đọc được một câu chuyện về tình yêu của đôi trẻ rất hay. Lời một bà xồn xồn kể về chàng rể. Bà gọi anh này lá hắn. Rằng một ngày nóng nực kia bà đang đứng ở ngoài cửa hóng mát thì hắn đi ngang, hắn thấy bà thì tạt vào xin nước uống. Bà liền cho. Uống xong hắn nhìn bà rồi nói tướng bà phúc hậu quá, bà đã thân tự lập thân mà được vinh hoa phú quý,vận hạn gì cũng qua khỏi, chỉ tiếc con cái có phần hiếm hoi. Bà thấy hắn còn trẻ mà ăn nói lễ phép và có vẻ giỏi tướng số nên mời hắn vào nhà chơi, nhưng hắn từ chối viện cớ đang bận, hắn xin hẹn dịp khác. Ít lâu sau, bà đang ở trong nhà thấy hắn đi qua bèn chạy ra mời hắn vào chơi. Hôm ấy ông chồng vừa đi làm về cũng có mặt. Hắn coi tướng cả hai ông bà. Hắn nói gì cũng trúng hết. Hỏi ra thì hắn kể rằng có ông tháy Tàu thấy hắn hiền lành phúc hậu nên đã truyền nghề cho để hắn cứu nhân độ thế. Hắn uống xong tách trà, nói thêm vài câu chuyện rồi đứng dậy xin phép đi ngay. Từ đó lâu lâu hắn cũng ghé chơi. Rồi một hôm hắn gặp cô con gái của bà đi làm về. Hai đứa nói chuyện vui vẻ lắm. Ít lâu sau hắn xin cưới cô bé. Hai vợ chồng bà vui vẻ ưng ngay. Bà bảo: Ông nhà tôi mừng lắm cho là có số trời cho, vì lâu nay đám nào hỏi con bé thì nó đều lắc đầu, riêng hắn là nó chịu liền. Chúng nó lấy nhau, sau ít lâu thì chúng tôi mới ngã ngửa: Chúng tôi đã bị lừa. Thì ra hai đứa phải lòng nhau đã hai năm rồi, chúng nó mới bàn nhau mưu kế như thế để lấy lòng chúng tôi, chứ cái thằng phải gió đó có biết tướng số con khỉ gì đâu. Cái con bỏ mẹ nhà tôi đã khai hết cho cái thắng đó biết về gia cảnh, nó thuộc lòng và cứ thế đóng kịch. Về sau này mới biết cái thằng bỏ mẹ ấy học hành dở dang, chả có nghề ngỗng quái gì. Nói đến đây rồi bà mẹ chép miệng: chỉ vì cái việc mê tướng số mà bọn già này thua trí bọn trẻ.
Kể đến đây rồi ông ODP kết luận: Đấy là một chuyện ‘Phải LÒNG nhau’ mà nó sinh ra bao nhiêu chuyện khác.
Sau bữa ăn trưa quá ngon chúng tôi được mời ăn tráng miệng bằng trái quýt. Cụ Chánh thích quýt hơn cam vì cụ thường cười nói rằng chúng ta ăn quýt là để mãi mãi quấn quýt nhau. Chị Ba nghe đến đây liền lên tiếng, nếu tin vào cái tên như vậy thì Đảng Dân Chủ bên Mỹ thua cuộc đến nơi rồi vì con vật biểu tượng của Đảng Dân Chủ là Con Lừa. Trong các tên loài vật, tên con nào cũng đẹp hết như Phương Hoàng, Sư Tử, Họa Mi… trừ tên con Lừa. Lừa là lừa dối, lừa đảo. Cụ Chánh nghe đến đây thì gạt chuyện con lừa đi ngay, cụ bảo ta không nói chuyện đảng phái bên Hoa Kỳ, ta đang nói chuyện trái quýt ở quê hương ta. Cụ B.95 tuy ngoài 90 nhưng còn minh mẫn lắm. Cụ bảo nhắc tới trái quýt trái cam thì lão nhớ ngay tới trái cam BỐ HẠ ngòai Bắc. Ngày xưa, trước 1960 thì quả cam Bố Hạ ở vùng Yên Thế là ngon nhất nước. Cụ Chánh Vạn là chủ đồn điền cam Bố Hạ. Ông nội của Chánh Vạn đã theo Đề Thám chống Pháp. Trước đó ông đã làm việc ở Sở Canh Nông Đông Dương nên ông đã mang kiến thức và kinh nghiệm về trồng cam loại quý, lập ra đồn điền Bố Hạ. Và Cụ đã thành công viên mãn, quả cam của đồn điền Bố Hạ nổi tiếng khắp nơi. Ông Chánh Vạn là người đã cứu đói mọi người trong vùng hồi 1945, và sau đó đã nuôi dưỡng Việt Minh y như Bà triệu phú Cát Hanh Long. Nhưng sau đó, thời cải cách ruộng đất,Việt Minh đã mang ông Chánh Vạn ra xử bắn, buộc cho ông tội cường hào ác bá. VC giết ông xong liền chia đồn điền Cam Bố Hạ cho các tay chân. Và rồi vì không biết cách trồng cam nên cam Bố Hạ đã bị mất giống, và cho đến nay không ai còn khôi phục lại được nữa. Tiếc quá. Đó là sự dốt nát ngu xuẩn của bè lũ con cháu Bác Hồ.
Nhân nói tới sự ngu dốt, xin kể chuyện một nhà hàng ở Saigon năm 1989. Chuyện này báo chí có đăng. Rằng hồi đó có quán của chủ nhân Phạm Văn Hồng trương bảng quảng cáo rất to: ‘Quán Hồng có món nhậu Vú-Dái-Cu-Đít ngon nổi tiếng.’ Ông Hồng bị mang ra tòa vì lời quảng cáo dơ dáy. Trước tòa ông Hồng cãi: Tôi chuyên nấu các món mà nhân dân ưa thích là vú dê, dái dê, cu bò, đít gà, lời lẽ mộc mạc. Tôi bán vú dê thì gọi là vú dê, dái dê thì gọi là dái dê, cu bò thì gọi là cu bò, đít gà thì gọi là đít gà, hoàn toàn chân thật. Cũng như thành phố Hồ Chí Minh này, trước năm 1975 thời Mỹ Ngụy có nhà vệ sinh thì các bác ngoài Bắc vào bắt đổi ra là Nhà Đái nhà Ỉa, còn nhà Hộ Sinh Từ Dũ thì các bác bắt đổi ra Xưởng Đẻ, có sao đâu. Không biết kết cục thì ông Hồng còn quán bán Vú Dái Cu Đít không. Chắc là không, bởi lẽ nếu không cấm thì ông sẽ làm tới, thay vì quảng cáo quán Vú Dái Cu Đít Saigon ông ta sẽ viết thành Quán bán Vú Dái Cu Đít Hồ Chí Minh…
Nghe đến đây thì làng tôi cười rũ ra, các bà vừa cười vừa đấm nhau thùm thụp. Cụ Chánh tiên chỉ sợ làng sẽ đi quá đà nên đã rung chuông đổi đề tài. Rồi Cụ nói: Vừa qua làng ta đã bàn tới mấy tiếng Tim, Tâm và Lòng thật hay, lão thấy trong tiếng Việt còn 2 chữ nữa cũng mang rất nhiều ý nghĩa.
Chữ thứ nhất là chữ NHÀ. Nhà chỉ:
- Chỗ ở, nơi cư trú của một gia đình, đi nhiều nơi nhưng chỉ có một chỗ để trở về đó là về nhà.
- Khi ta nói về vợ hay chồng mình: Thưa nhà em đi làm, thưa nhà cháu đi chợ…
- Con người xã hội được công nhận và kính trọng: nhà khoa học, nhà ngoại giao, nhà văn, nhà thơ…
- Chỉ quốc gia: nhà nước, quê nhà…
- Một dòng tộc: Nhà Trần, nhà Lê, nhà Nguyễn, nhà trai, nhà gái
- Một phái trong xã hội: Nhà Phật, Nhà Nho, Nhà Binh…
Chữ thứ hai là chữ TRỜI. Trong triết lý dân gian, Trời chỉ:
- Một vật thể trông thấy được như chân trời, vòm trời, cửa trời, trên trời, lưng trời…
- Những hiện tượng khí hậu: trời nắng, trời mưa, trời bão, trời gió…
- Sở hữu chủ: Chim trời, ngỗng trời, lúa trời
- Là đấng tối cao: trời định, số trời, trời gần trời xa, trời thưởng, trời phạt, chầu trời, trời ơi sướng quá…
- Đấng Thượng Đế chí tôn: Đức Chúa Trời.
Cả làng đã vỗ tay thật lâu ca ngợi Cụ chánh thông thái chẳng khác gì ông bồ chữ ODP. Hai vị này đều im lặng không nói gì, nhưng chắc trong lòng thì cũng sung sướng. Cụ Chánh liền xin anh John kể một chuyện cười gì khác các chuyện VN trên đây. Anh John như đã sẵn trong bụng, xin kể một chuyện cười Canada…
…Trong một tiệm tạp hóa kia, trong lúc ông chủ đang lui cui kiểm tra hàng hóa thì ông nghe thấy cô thu ngân trả lời một bà khách hàng: Thưa bà không ạ. Nếu có thì chỉ vài giờ là hết ngay. Ông chủ nghe xong câu này bèn chạy lại ngay và nói với bà khách: Thưa bà, cô thư ký nói sai, không đúng vậy đâu. Món bà hỏi mới chỉ hết cách đây vài giờ, mai lại có ngay. Khi bà khách hàng ra khỏi cửa thì ông chủ trách cô bán hàng: Sao cô lại nói thế ! Phải nói là mình luôn có đủ mọi mặt hàng chứ. Mà bà ta hỏi mua món gì vậy? Cô thu ngân trả lời: Thưa, bà ấy là du khách, bả hỏi là ở miền này hay có bão tuyết không.
God bless Canada and America.
TRÀ LŨ
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Tuổi Già Chống Gậy
Tấn Đạt
15:35 02/11/2020
TUỔI GIÀ CHỐNG GẬY
Ảnh của Tấn Đạt
Người ta tuổi trẻ thong dong
Tôi đây hai gậy lưng còng vẫn vui
(bt)
Ảnh của Tấn Đạt
Người ta tuổi trẻ thong dong
Tôi đây hai gậy lưng còng vẫn vui
(bt)
VietCatholic TV
Những thay đổi rất lớn sắp xảy ra trong giáo triều Rôma, ĐTC cho biết trong một cuộc phỏng vấn
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
01:34 02/11/2020
1. Đức Thánh Cha cử hành lễ các đẳng linh hồn tại nghĩa trang Teutonico trong nội thành Vatican.
Theo thông báo của Ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh, chiều hôm nay, 2 tháng 11, lễ các đẳng linh hồn, Đức Thánh Cha Phanxicô cử hành thánh lễ tại nghĩa trang Campo Santo Teutonico, ở Vatican.
Thánh lễ này được cử hành dưới hình thức riêng và chỉ có một số rất nhỏ tín hữu tham dự, vì các biện pháp an ninh vệ sinh chống đại dịch.
Nghĩa trang Teutonico ở nội thành Vatican, chỉ cách nhà trọ thánh Marta, nơi Đức Thánh Cha cư ngụ khoảng 100 mét.
Cuối thánh lễ, Đức Thánh Cha Phanxicô cầu nguyện tại nghĩa trang trước khi xuống hầm Đền thờ thánh Phêrô để cầu nguyện trước mộ của các Đức Giáo Hoàng.
Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh cũng cho biết sáng thứ Năm, 5 tháng 11, Đức Thánh Cha sẽ cử hành thánh lễ tại Bàn thờ Ngai tòa, trong Đền thờ thánh Phêrô để cầu nguyện cho các Hồng Y và giám mục qua đời trong 12 tháng qua. Số tín hữu tham dự cũng bị giới hạn vì đại dịch.
2. Biden chào hàng ‘cảm hứng’ đức tin Công Giáo, mặc dù tiếp tục ủng hộ phá thai và đòi hạn chế tự do tôn giáo
Ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ Joe Biden tuần này cho biết đức tin Công Giáo thúc đẩy sự nghiệp chính trị của ông và làm cơ sở cho kế hoạch cầm quyền, nhưng không đề cập đến việc ông ủng hộ phá thai, và có kế hoạch chấm dứt bảo vệ tự do tôn giáo cho các nữ tu, và cả việc ông ủng hộ việc mở rộng quy mô của dự luật chuyển giới. Tất cả những điều này đều bị các giám mục Hoa Kỳ chỉ trích mạnh mẽ.
Viết trên tờ The Christian Post hôm thứ Năm 29 tháng 10, trong một bài bình luận Biden khẳng định “10 điều răn Đức Chúa Trời là những gì lớn nhất đã định hướng chính trị cho tôi.” Ông cũng thảo luận về việc ông phải đối phó ra sao với những mất mát người thân trong gia đình, quan niệm về việc thực thi các chức vụ công quyền và kế hoạch của ông nếu được giữ chức tổng thống. Tuy nhiên, ông cẩn thận không đề cập đến Hunter Biden, là con trai ông đang bị một số phương tiện truyền thông vạch trần các trò ăn chơi sa đọa, và nhận hối lộ của Ukraine và Trung Quốc; cũng như các dính líu của bản thân ông trong việc lạm dụng chức vụ phó tổng thống để tạo điều kiện cho cậu quý tử nhận được những “lại quả” của Trung Quốc, Ukraine, và Nga.
“Những nguyên tắc - yêu Chúa và yêu người khác - là nền tảng đức tin của tôi”, Biden viết. Ông nhấn mạnh rằng trong suốt 47 năm làm chính trị, “những giá trị này đã giúp tôi có cơ sở cho những gì quan trọng nhất, và là nền tảng để xây dựng gia đình chúng tôi.”
Biden đã biến đức tin Công Giáo của mình trở thành một phần trong thông điệp vận động tranh cử của mình trong những tuần gần đây, khi ông cố gắng tiếp cận các cử tri Công Giáo ở các bang đông đúc, những người mà lá phiếu có thể rất quan trọng trong các bang trong tình trạng nghiêng ngửa.
Hôm thứ Năm, Biden đã viết rằng “Đức tin Công Giáo đã truyền vào tôi một chân lý cốt lõi - rằng mọi người trên trái đất đều bình đẳng về quyền và phẩm giá, bởi vì tất cả chúng ta đều là những người con yêu dấu của Chúa”.
“Tất cả chúng ta đều được tạo ra theo hình ảnh Chúa, đẹp đẽ, độc đáo, với các giá trị vốn có,” Biden viết.
Trong khi ông viết rằng tất cả mọi người được tạo ra theo hình ảnh của Chúa, Biden đã không thảo luận về việc tuyên bố về niềm tin này có liên quan như thế nào đến việc ông ủng hộ phá thai cho đến tận khi sinh và việc tăng tài trợ liên bang cho việc phá thai, cả hai là những cam kết nền tảng rõ ràng của ông chiến dịch vận động tranh cử.
Các giám mục Hoa Kỳ đã nói rằng việc chấm dứt tình trạng nhà nước bảo vệ và ủng hộ phá thai là “ưu tiên hàng đầu” trong chính trị vì tính chất nghiêm trọng của việc phá thai. Đức Thánh Cha Phanxicô đã lập luận rằng việc bảo vệ hợp pháp cho thai nhi là một tiền đề cần thiết cho một xã hội công bằng. Ngài cũng so sánh các bác sĩ phá thai với những kẻ sát nhân, và việc thực hành phá thai với thuyết ưu sinh kiểu Đức Quốc xã.
Source:Catholic News Agency
3. Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết sẽ có nhiều thay đổi lớn ở Vatican
Sắp có nhiều thay đổi lớn tại Vatican khi Tòa Thánh tiếp tục chống tham nhũng tài chính bên trong các bức tường của mình, Đức Thánh Cha cho biết như trên nhưng ngài dè dặt nói về khả năng thành công.
Phát biểu với hãng thông tấn Ý AdnKronos trong tuần này, Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết tham nhũng là một vấn đề sâu xa, lặp đi lặp lại trong lịch sử của Giáo hội, mà ngài đang cố gắng chống lại bằng “những bước đi nhỏ nhưng cụ thể”.
“Thật không may, tham nhũng là một câu chuyện theo chu kỳ, nó lặp đi lặp lại, sau đó sẽ có người đến dọn dẹp và chỉnh trang, nhưng sau đó nó lại đến, bắt đầu chờ người khác đến chấm dứt sự thoái hóa này,” ngài nói trong một cuộc phỏng vấn hôm 30 tháng 10.
“Tôi biết tôi phải làm điều đó, tôi đã được kêu gọi để làm điều đó, rồi Chúa sẽ nói nếu tôi làm tốt hay nếu tôi làm sai. Thành thật mà nói, tôi không lạc quan cho lắm.”
Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết “không có chiến lược cụ thể nào” về cách Vatican chống tham nhũng. “Chiến thuật rất tầm thường, đơn giản, là tiến lên và không dừng lại. Bạn phải thực hiện từng bước nhỏ nhưng cụ thể”.
Ngài chỉ ra những thay đổi đã thực hiện trong 5 năm qua, và nói rằng nhiều thay đổi sẽ được thực hiện “rất sớm”.
“Chúng tôi đã đi sâu vào vấn đề tài chính, chúng tôi có những nhà lãnh đạo mới tại viện giáo vụ, tóm lại, tôi đã phải thay đổi nhiều thứ và nhiều thứ sẽ thay đổi rất sớm,” ngài nói.
Cuộc phỏng vấn được đưa ra khi tòa án thành phố Vatican được cho là đang điều tra nhiều vụ bê bối tài chính và các cáo buộc liên quan đến Đức Hồng Y Angelo Becciu.
Các luật sư của Hồng Y Becciu phủ nhận tin tức cho rằng ngài đã được chính quyền Vatican liên hệ.
Vào ngày 24 tháng 9, Hồng Y Becciu đã bị Đức Thánh Cha Phanxicô yêu cầu từ chức mọi công việc ở Vatican và từ bỏ các đặc quyền liên quan đến tước vị Hồng Y sau các báo cáo cáo buộc rằng ngài đã sử dụng hàng triệu euro quỹ bác ái của Vatican trong các khoản đầu tư đầy rủi ro, bao gồm các khoản vay cho các dự án do anh em ngài sở hữu và điều hành.
Hồng Y Becciu, người trước đây là nhân vật số hai tại Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, cũng là trung tâm của một vụ bê bối liên quan đến việc mua một tòa nhà gây tranh cãi ở London. Ông cũng được cho là đứng sau việc thuê và trả tiền cho một phụ nữ Ý và bị cáo buộc lạm dụng quỹ Vatican dành cho hoạt động nhân đạo để tặng cho vị phụ nữa này mua sắm xa hoa các đồ dùng cá nhân.
Hồng Y Becciu đã bị buộc tội sử dụng Cecilia Marogna, để xây dựng mạng lưới tình báo “ngoài luồng”.
Hồng Y Becciu cũng bị truyền thông Ý cáo buộc rằng ngài đã chuyển tiền sang Úc nhằm can thiệp vào phiên tòa xét xử Đức Hồng Y Pell.
Một tuyên bố ngày 17 tháng 10 từ luật sư của Đức Hồng Y Becciu, là ông Fabio Viglione, cho biết Đức Hồng Y, “đứng trước sự chú ý dai dẳng của một số nhà báo đến phiên tòa của Đức Hồng Y Pell, buộc phải nhắc lại một cách mạnh mẽ rằng ngài chưa bao giờ can thiệp vào phiên tòa này bằng bất kỳ cách nào”.
Luật sư cũng cho biết “ để bảo vệ danh dự của mình, đã bị tổn hại nghiêm trọng,” Đức Hồng Y Becciu có thể nhờ đến pháp lý chống lại một số phương tiện truyền thông vì họ liên tục đưa tin về “nhằm bôi nhọ mặc dù không có bằng chứng nào ngài đã can thiệp vào phiên tòa để chống lại Đức Hồng Y Pell. “
Những thông tin cho rằng Đức Hồng Y Becciu có thể đã chuyển tiền sang Australia để chống lại Đức Hồng Y Pell đã thu hút sự chú ý của quốc tế.
Source:Catholic News Agency
4. Đức Thánh Cha đề cập đến các chỉ trích liên quan đến thoả hiệp với Trung Quốc và luật dành cho kết hiệp dân sự
Trong cuộc phỏng vấn ngày 30 tháng 10 với hãng thông tấn Ý AdnKronos, Đức Thánh Cha Phanxicô đã trả lời câu hỏi về những lời chỉ trích gần đây mà ngài nhận được, bao gồm việc gia hạn thỏa thuận giữa Vatican và Trung Quốc và sự chấp thuận rõ ràng của ngài về việc hợp pháp hóa các kết hiệp đồng tính trong một bộ phim tài liệu được phát hành gần đây.
Đức Giáo Hoàng nói rằng ngài sẽ không nói sự thật nếu ngài nói rằng những lời chỉ trích không làm ngài bận tâm.
Ngài nói thêm, không ai thích những lời chỉ trích được đưa ra một cách thiếu thiện chí. “Tuy nhiên, cũng với một niềm tin như thế, tôi nói rằng những lời chỉ trích có thể mang tính xây dựng, và sau đó tôi chấp nhận tất cả vì những lời chỉ trích khiến tôi tự kiểm tra bản thân, kiểm tra lương tâm, tự hỏi bản thân xem tôi đã sai chưa, ở đâu và tại sao tôi đã sai, tôi đã làm tốt hay tôi đã làm sai, và tôi có thể làm tốt hơn hay không.”
Sự thật đơn giản là những lời nhận xét của Đức Giáo Hoàng trong cuốn phim tài liệu “Francesco” đang khiến cuộc sống của các tín hữu Công Giáo khó khăn hơn. Sẽ khó khăn hơn cho các trường học Công Giáo nào không muốn dạy về chủ thuyết tình dục mới đang được thế giới tôn vinh. Sẽ khó khăn hơn cho các chủ tiệm bánh Công Giáo bị buộc phải làm một chiếc bánh có hình cờ cầu vồng. Sẽ khó khăn hơn cho các nhân viên văn phòng Công Giáo bị buộc tham gia các khóa đào tạo về hôn nhân đa dạng. Sẽ khó khăn hơn cho những người đồng tính Công Giáo trẻ tuổi có những bạn bè xã hội không thể hiểu tại sao anh ta không muốn vượt qua cơn say tôn giáo của mình và bắt đầu hẹn hò với các bạn bè đồng tính. Sẽ khó khăn hơn cho các bậc cha mẹ Công Giáo đang cố gắng làm cho con cái của họ tin vào những lời dạy cứng rắn của Giáo hội. Tất cả họ sẽ phải đối mặt với câu hỏi khó khăn đầy chế giễu “Nhưng chẳng phải Giáo hoàng đã nói... như thế sao?”
Thật vậy, điều này đã xảy ra. Tại Phi Luật Tân, nơi các kết hiệp đồng giới đang được tranh luận, một phát ngôn viên của Tổng thống vừa tuyên bố: “Ngay cả Giáo hoàng cũng ủng hộ điều đó, tôi nghĩ rằng ngay cả những người bảo thủ nhất trong số tất cả những người Công Giáo trong Quốc hội cũng không còn cơ sở để phản đối.”
Một số người bảo vệ Đức Giáo Hoàng tuyên bố rằng, bằng cách lên tiếng như thế, ngài sẽ giúp đỡ những người đồng tính bị gia đình và cộng đồng từ chối hoặc bị luật pháp tàn nhẫn tấn công. Nhưng Đức Phanxicô có thể can thiệp cho họ mà không cần kêu gọi hình thành luật cho các kết hiệp dân sự. Có những xã hội truyền thống nơi người đồng tính bị coi là vật tế thần; Đức Giáo Hoàng có thể thúc giục các xã hội đó tôn trọng phẩm giá con người, đồng thời trấn an họ rằng điều này không có nghĩa là họ buộc phải công nhận tình trạng pháp lý đặc biệt cho các mối quan hệ đồng giới. Trái lại, thông điệp của ngài như hiện nay sẽ bị đánh đồng với “chủ nghĩa thực dân ý thức hệ” của phương Tây trong cố gắng xác định lại hôn nhân và gia đình trên toàn thế giới.
Source:Catholic News Agency
Những chuyện đau lòng trên quê hương Á Căn Đình của Đức Giáo Hoàng
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:15 02/11/2020
1. Đức Thánh Cha chia buồn với Giáo Hội Mã Lai Á trước sự qua đi của Đức Hồng Y Soter Fernandez
Hôm thứ Bẩy 31 tháng 10, tổng giáo phận Kuala Lumpur đã cử hành thánh lễ an táng cho Đức Hồng Y Soter Fernandez, vị Hồng Y tiên khởi của Mã Lai Á.
Ngài qua đời hôm 28 tháng 10 vừa qua, hưởng thọ 89 tuổi.
Trong điện văn gửi đến Đức Tổng Giám Mục Giulio Liệu Bỉnh Kiên (Leow Beng Kim) của tổng giáo phận Kuala Lumpur, Đức Thánh Cha viết:
Sau khi hay tin buồn về sự qua đời của Đức Hồng Y Anthony Soter Fernandez, tôi thành tâm chia buồn với Đức Tổng Giám Mục, hàng giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân của Tổng giáo phận Kuala Lumpur. Tôi biết ơn về chứng tá trung thành của Đức Hồng Y Fernandez đối với Tin mừng, sự quảng đại phục vụ của Đức Cố Hồng Y dành cho Giáo hội tại Malaysia, và sự dấn thân bền bỉ của người trong việc thăng tiến đối thoại đại kết và liên tôn. Tôi hiệp với Đức Tổng Giám Mục để cầu nguyện cho Đức Hồng Y được an nghỉ đời đời. Tôi thành tâm ban phép lành Tòa Thánh, như bảo chứng sự an ủi và bình an trong Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu Độ chúng ta, cho tất cả những ai đang thương khóc sự qua đi của Đức Cố Hồng Y, trong niềm hy vọng nơi sự phục sinh.
Source:Vatican News
2. Tổng giám mục Á Căn Đình lên án vụ đánh chết nghi phạm giết hại trẻ em
Một tổng giám mục ở miền bắc Á Căn Đình đã lên án việc đám đông xúm lại đánh chết một người đàn ông bị tình nghi lạm dụng tính dục và giết một bé gái 9 tuổi.
Một đám đông khoảng 500 cư dân ở thành phố San Miguel de Tucuman, cách thủ đô Buenos Aires 1221 km về phía Tây Bắc đã tức giận, xúm lại đánh chết thanh niên Jose Guaymas hôm thứ Tư 28 tháng 10.
Người đàn ông 25 tuổi này bị tình nghi sát hại bé gái Abigail Riquel, 9 tuổi. Thi thể trần truồng của đứa bé được tìm thấy trên một cánh đồng vào hôm thứ Bảy 24 tháng 10.
Đức Tổng Giám Mục Carlos Sánchez của Tucuman bày tỏ sự ủng hộ đối với gia đình cô gái trong việc kêu đòi công lý cho nạn nhân nhưng ngài bày tỏ sự bàng hoàng trước hình thái bạo lực mà những người hàng xóm thực hiện khi quyết định thực thi “công lý bằng chính bàn tay của họ”.
“Quá nhiều bạo lực đã xảy ra là biểu hiện của sự bất lực khi đối mặt với nhiều tình huống mà Nhà nước và hệ thống tư pháp không thể giải quyết kịp thời,” Đức cha viết trong một tuyên bố. “Im lặng, lờ đi và đồng lõa cũng là những hình thức bạo lực và đã gây ra thêm các hình thái bạo lực khác”.
Nhiều nhà quan sát cho rằng hiện tượng đám đông thực thi công lý theo ý họ ngày càng tăng ở Á Căn Đình là kết quả trực tiếp của việc người dân nhìn thấy sự thất bại của các thể chế lẽ ra phải bảo vệ họ.
Điều này càng được củng cố bởi việc trả tự do cho hàng nghìn tù nhân - bao gồm những kẻ giết người, hiếp dâm và những tên tội phạm bạo lực khác - sau sự bùng phát COVID-19, vì các quan chức cho rằng các tù nhân có nguy cơ lây nhiễm cao hơn vì nhà tù quá đông.
Đức Tổng Giám Mục Sánchez kêu gọi chính quyền địa phương cam kết hạn chế tình trạng mất an ninh đang gia tăng trong tỉnh.
“Chúng tôi yêu cầu các cơ quan chức năng của Nhà nước làm việc để giải quyết một cách rõ ràng, trách nhiệm và hành động cụ thể vấn đề mất an ninh, bạo lực, vô tội và bất công,” Đức Tổng Giám Mục nói.
Đề cập đến xã hội Á Căn Đình nói chung, ngài kêu gọi “hòa bình và hòa hợp”, đồng thời kêu gọi các chính trị gia kêu gọi “đối thoại với xã hội thông qua việc lắng nghe và bày tỏ ý kiến. Chúng ta có thể và phải tìm kiếm các giải pháp đồng thuận ngắn hạn và trung hạn.”
Ngài cũng kêu gọi người Công Giáo “làm chứng cho đức tin của chúng ta và hy vọng củng cố tình huynh đệ qua sự phục vụ và hòa giải, hãy gieo sự tha thứ và tình bác ái huynh đệ. Tha thứ dẫn đến hòa bình.”
“Mọi bạo lực chống lại con người đều là vết thương trong da thịt của con người; mọi cái chết vì bạo lực đều làm giảm đi tư cách con người chúng ta,” Đức Tổng Giám Mục Sánchez viết, trích dẫn thông điệp Fratelli Tutti mới nhất của Đức Thánh Cha Phanxicô: “ Bạo lực sinh ra bạo lực, hận thù sinh ra hận thù và chết chóc nhiều hơn. Chúng ta phải phá vỡ chuỗi dài những biến cố được cho là không thể tránh được này”.
Trong những tháng gần đây, đã có ít nhất 20 vụ đòi đám đông thực thi công lý ở Á Căn Đình - mặc dù không phải tất cả đều đến tử vong.
Vào năm 2014, Đức Thánh Cha Phanxicô đã viết một bức thư liên quan đến một vụ khác ở Á Căn Đình. Một thanh niên 18 tuổi đã bị giết bởi một đám đông giận dữ sau khi anh ta bị cho là ăn cắp một chiếc túi xách. Cuộc tấn công, diễn ra ở thành phố Rosario, được ghi lại trong một đoạn video dài 9 giây mà Đức Thánh Cha đã xem.
Source:Crux
3. Đức Tổng Giám Mục Philadelphia cầu nguyện, kêu gọi hòa bình sau nhiều ngày bất ổn
Đức Tổng Giám Mục Nelson Perez của Philadelphia đã cầu nguyện cho gia đình của một người đàn ông gần đây đã thiệt mạng trong một vụ nổ súng của cảnh sát, và chỉ trích bạo lực bùng phát khắp thành phố sau vụ việc này.
“Trong những ngày gần đây, cảm xúc lại bùng lên và tràn ra đường phố ở Thành phố Philadelphia khi mọi người bày tỏ ý kiến xung quanh những hoàn cảnh bi thảm liên quan đến cái chết của Walter Wallace,” Đức Tổng Giám Mục Perez nói trong một tuyên bố hôm 30 tháng Mười.
“Tôi xin gửi lời chia buồn sâu sắc nhất và thành kính phân ưu với gia đình, những người thân yêu của anh Wallace và tất cả những người đang tìm cách đối phó với nhiều cảm xúc phức tạp vào lúc này”.
Theo tờ The Philadelphia Inquirer, vụ việc bắt đầu vào khoảng 4 giờ chiều giờ địa phương ngày thứ Hai 26 tháng 10.
Shaka Johnson, luật sư của gia đình Wallace, cho biết chính gia đình đã gọi 911 để yêu cầu xe cấp cứu can thiệp vì tình trạng sức khỏe tâm thần mà Wallace đang gặp phải.
Xe cấp cứu không đến, nhưng xe cảnh sát lại xuất hiện - và khi họ đến, Wallace đang cầm một con dao.
Theo luật sư Johnson, bà vợ của Wallace nói với các viên chức cảnh sát rằng người đàn ông 27 tuổi này mắc chứng rối loạn lưỡng cực và cầu xin họ bỏ về. Video về cuộc chạm trán cho thấy một phụ nữ, được cho là mẹ của Wallace, che chắn cho người đàn ông này khi anh ta len lỏi giữa những chiếc xe hơi trên đường phố.
Trung sĩ Eric Gripp, một phát ngôn viên của cảnh sát, cho biết trong một tuyên bố rằng các viên chức cảnh sát đến hiện trường không phải theo lời yêu cầu của gia đình nhưng vì có người báo cáo một người đàn ông đang cầm một con dao đi lang thang trên đường phố. Họ ra lệnh cho Wallace bỏ vũ khí, nhưng Wallace lừ lừ “tiến về phía các cảnh sát viên”. Mỗi viên chức cảnh sát này đã bắn 7 phát đạn vào Wallace trong khi mẹ anh ta đứng gần đó.
Gripp cho biết một trong những viên chức cảnh sát đã lái xe đưa Wallace đến Trung tâm Y tế Penn Presbyterian, nơi anh ta qua đời.
“Giống như nhiều người dân Philadelphia, tôi đã xem tin tức với sự lo lắng và buồn bã ngày càng tăng khi tình hình bất ổn dân sự lại tiếp tục xảy ra ở Thành phố thân yêu của chúng ta,” Đức Cha Perez nói.
“Chúng ta không được để những hành động tiêu cực và phá hoại của một số ít người làm mất tập trung vào các vấn đề và câu hỏi cần được giải quyết. Bạo lực dưới bất kỳ hình thức nào đều không có chỗ đứng trong trái tim chúng ta và hằn sâu những vết thương hơn là chữa lành chúng,” ngài nói thêm.
Kể từ cái chết của Wallace, đã có nhiều vụ bạo lực và cướp bóc khắp thành phố Philadelphia. Trong một diễn biến mới nhất hai người đàn ông đã bị bắt và bị buộc tội với tình tiết nghiêm trọng vào hôm thứ Năm sau khi họ bị phát hiện với một chiếc xe chở đầy chất nổ.
Ít nhất 11 máy rút tiền đã bị đánh cắp, và tính đến nay, hơn 200 người đã bị bắt. Ít nhất 40 trong số những vụ bắt giữ đó là vì những vụ cướp bóc, hôi của vào đêm thứ Tư.
Lực lượng Vệ binh Quốc gia đã được đưa đến Philadelphia, và thành phố được đặt trong lệnh giới nghiêm từ 9 giờ tối đến 6 giờ sáng nhưng vừa được giải tỏa.
“Xin Chúa mang lại hòa bình cho Thành phố Philadelphia,” Đức Tổng Giám Mục Perez nói. “Cầu xin Ngài đổ tràn đầy lòng nhân từ để chúng ta có thể nhìn thấy Chúa trong tất cả anh chị em của mình và đối xử với nhau với lòng bác ái, phẩm giá và sự tôn trọng”.
Source:Catholic News Agency
4. Đức Thánh Cha bãi bỏ các cuộc tiếp kiến thứ Tư hàng tuần với sự tham dự của các tín hữu
Để ngăn chặn sự lan lây coronavirus giữa các tín hữu và khách hành hương, từ thứ Tư, 4 tháng 11 tới đây, các buổi tiếp kiến chung của Đức Thánh Cha Phanxicô lại diễn ra tại Thư viện trong dinh Tông tòa dưới dạng trực tuyến.
Hôm 29/10/2020 vừa qua, Ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh thông báo quyết định trên đây và nói thêm rằng biện pháp này được đề ra sau khi có một ca nhiễm coronavirus trong buổi tiếp kiến chung ngày thứ Tư 21 tháng 10 vừa qua. Mục đích sự thay đổi nơi chốn và hình thức tiếp kiến này nhắm mục đích tránh mọi nguy cơ cho sức khỏe của các tham dự viên.
Tưởng cũng nên nhắc lại, ngày 2 tháng 9 vừa qua, sau 189 ngày bị cách ly, nhằm tôn trọng các qui luật an ninh y tế, Đức Thánh Cha vui mừng gặp lại các tín hữu hành hương, trong buổi tiếp kiến chung tại sân San Damaso, thuộc khuôn viên dinh Tông tòa.
Nay tình trạng lan lây coronavirus lại tái bộc phát mạnh mẽ ở Italia và nhiều nước Âu châu, các biện pháp cách ly và giới nghiêm lại được đề ra.
Nhiều cuộc biểu tình đập phá đã diễn ra tại nhiều thành phố của Ý sau khi các biện pháp cách ly và giới nghiêm được tái lập.
Hôm 29 tháng 10 vừa qua, có gần 26,000 ca nhiễm mới, một con số kỷ lục, tăng 2,500 ca so với hôm trước đó.
Đặc biệt, tại nữ tu viện gần thành phố Pavia, nam Milano, có 50 nữ tu thuộc dòng “Cha Phanxicô Pianzola”, bị nhiễm coronavirus và trong số này có 13 nữ tu đã bị thiệt mạng và 27 nữ tu còn được điều trị tại nhà thương. Phần lớn các nữ tu là những người cao niên.
Source:Crux
Thủ đô Vienna của Áo bị khủng bố Hồi Giáo tấn công. Tòa Bạch Ốc bị BLM và phe phò Biden bao vây
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
19:35 02/11/2020
1. Sau một loạt các vụ tấn công vào nhà thờ Công Giáo, khủng bố Hồi Giáo giao tranh suốt đêm thứ Hai với cảnh sát tại Vienna
Súng nổ suốt đêm thứ Hai tại Vienna, thủ đô của Áo, giữa cảnh sát và những kẻ tấn công thuộc một tổ chức khủng bố Hồi Giáo. Biến cố này diễn ra sau nhiều ngày xảy ra liên tiếp các cuộc tấn công và biểu tình của người Hồi giáo chống lại người Công Giáo và nhà thờ Công Giáo ở Áo.
Tiếng súng trong đêm thứ Hai đã diễn ra gần Stadttempel, là hội đường Do Thái chính của thủ đô Vienna.
Theo báo cáo của các phương tiện truyền thông địa phương, Bộ trưởng Nội vụ Áo Karl Nehammer cho biết vào tối thứ Hai rằng những gì xảy ra là “rõ ràng là một cuộc tấn công khủng bố.”
Vì chưa khống chế được tình hình, cảnh sát chưa cho biết liệu hội đường Do Thái có phải là mục tiêu của một cuộc tấn công khủng bố có chủ đích này hay không.
“Thật không may, cũng có một số người bị thương, có lẽ cũng có nhiều người đã chết,” Ông Karl Nehammer cho biết như trên.
Cảnh sát Vienna đã ra thông báo hướng dẫn người dân tránh xa khu vực đang giao tranh. Một thủ phạm đã bị bắt theo báo cáo của các cơ quan an ninh.
Truyền thông Áo đã đưa tin về một số trường hợp tử vong có thể xảy ra trong khi hai bên trao đổi hỏa lực, và một quả mìn dường như đã phát nổ ở gần hội đường Do Thái.
Sau vụ tấn công khủng bố khiến 3 anh chị em giáo dân bị thiệt mạng tại Nice, hàng loạt các vụ tấn công vào các nhà thờ Công Giáo và người Công Giáo đã diễn ra tại Áo.
Hôm thứ Bẩy, 31 tháng 10, trên một chuyến xe buýt ở thành phố Graz của Áo, một nữ tu Công Giáo 76 tuổi đã bị một thanh niên Afghanistan 19 tuổi đấm vào mặt. Sơ đã được đưa vào nhà thương. Căn cứ trên video camera gắn trên xe buýt, cảnh sát đã bắt được tên tấn công.
Hai ngày trước đó, hôm 29 tháng 10, khoảng 30 đến 50 thanh niên tấn công vào một nhà thờ Công Giáo ở Vienna-Favoriten vào tối thứ Năm. Theo một số báo cáo của các phương tiện truyền thông, thủ phạm là một nhóm người Thổ Nhĩ Kỳ trẻ tuổi. Những kẻ tấn công đã xông vào nhà thờ giáo xứ Thánh Antôn ở Favoriten, hét lên “Allahu Akbar” và đá vào những băng ghế và các đồ đạc khác trong nhà thờ.
Tổng giáo phận Vienna đã lên án vụ tấn công và kêu gọi các cơ quan thực thi pháp luật “nhanh chóng làm rõ” và bắt những kẻ hây rối phải gánh chịu những “hậu quả.”
Văn phòng Bảo vệ Hiến pháp và Chống Khủng bố của Nhà nước Vienna đã được cha phó của nhà thờ cung cấp các video giám sát.
Một người Afghanistan khác đã bị bắt vào hôm Chúa Nhật khi đang hô to các “khẩu hiệu Hồi giáo” trong nhà thờ chính tòa Thánh Stêphanô của thủ đô Vienna.
Cảnh sát nói với CNA Deutsch, các nhà thờ ở Vienna hiện đang được giám sát chặt chẽ hơn trước các làn sóng gây rối.
Source:Catholic News AgencyShooting in Vienna 'apparent terrorist attack'
Tiếng súng trong đêm thứ Hai đã diễn ra gần Stadttempel, là hội đường Do Thái chính của thủ đô Vienna.
Theo báo cáo của các phương tiện truyền thông địa phương, Bộ trưởng Nội vụ Áo Karl Nehammer cho biết vào tối thứ Hai rằng những gì xảy ra là “rõ ràng là một cuộc tấn công khủng bố.”
Vì chưa khống chế được tình hình, cảnh sát chưa cho biết liệu hội đường Do Thái có phải là mục tiêu của một cuộc tấn công khủng bố có chủ đích này hay không.
“Thật không may, cũng có một số người bị thương, có lẽ cũng có nhiều người đã chết,” Ông Karl Nehammer cho biết như trên.
Cảnh sát Vienna đã ra thông báo hướng dẫn người dân tránh xa khu vực đang giao tranh. Một thủ phạm đã bị bắt theo báo cáo của các cơ quan an ninh.
Truyền thông Áo đã đưa tin về một số trường hợp tử vong có thể xảy ra trong khi hai bên trao đổi hỏa lực, và một quả mìn dường như đã phát nổ ở gần hội đường Do Thái.
Sau vụ tấn công khủng bố khiến 3 anh chị em giáo dân bị thiệt mạng tại Nice, hàng loạt các vụ tấn công vào các nhà thờ Công Giáo và người Công Giáo đã diễn ra tại Áo.
Hôm thứ Bẩy, 31 tháng 10, trên một chuyến xe buýt ở thành phố Graz của Áo, một nữ tu Công Giáo 76 tuổi đã bị một thanh niên Afghanistan 19 tuổi đấm vào mặt. Sơ đã được đưa vào nhà thương. Căn cứ trên video camera gắn trên xe buýt, cảnh sát đã bắt được tên tấn công.
Hai ngày trước đó, hôm 29 tháng 10, khoảng 30 đến 50 thanh niên tấn công vào một nhà thờ Công Giáo ở Vienna-Favoriten vào tối thứ Năm. Theo một số báo cáo của các phương tiện truyền thông, thủ phạm là một nhóm người Thổ Nhĩ Kỳ trẻ tuổi. Những kẻ tấn công đã xông vào nhà thờ giáo xứ Thánh Antôn ở Favoriten, hét lên “Allahu Akbar” và đá vào những băng ghế và các đồ đạc khác trong nhà thờ.
Tổng giáo phận Vienna đã lên án vụ tấn công và kêu gọi các cơ quan thực thi pháp luật “nhanh chóng làm rõ” và bắt những kẻ hây rối phải gánh chịu những “hậu quả.”
Văn phòng Bảo vệ Hiến pháp và Chống Khủng bố của Nhà nước Vienna đã được cha phó của nhà thờ cung cấp các video giám sát.
Một người Afghanistan khác đã bị bắt vào hôm Chúa Nhật khi đang hô to các “khẩu hiệu Hồi giáo” trong nhà thờ chính tòa Thánh Stêphanô của thủ đô Vienna.
Cảnh sát nói với CNA Deutsch, các nhà thờ ở Vienna hiện đang được giám sát chặt chẽ hơn trước các làn sóng gây rối.
Source:Catholic News Agency
2. Tòa Bạch Ốc đã bị bao vây bởi những người chống Tổng thống Trump
Chris Kenny của tờ The Australian có bài tường thuật sau về không khí chung quanh Tòa Bạch Ốc vào thời điểm hiện nay.
Đường phố ở Washington DC vào lúc này không giống như tôi từng biết đến trước đây; lạnh, như mọi khi vào thời điểm này trong năm, nhưng căng thẳng và không có thái độ chào đón. Hầu hết mọi người đều đeo khẩu trang, ngay cả khi ở ngoài trời. Trừ ra tại các quảng trường và công viên chung quanh Tòa Bạch Ốc, các vỉa hè thưa thớt dân cư.
Tại nhiều dãy nhà cách Tòa Bạch Ốc không xa, các tòa nhà văn phòng, cửa hàng, khách sạn và nhà hàng, các công nhân đang làm việc điên cuồng để đóng ván vào các cửa sổ và cả cửa chính, hối hả bắt vít, cưa ván và lắp ráp. Rõ ràng họ đang chuẩn bị cho các tình huống xấu nhất là bạo loạn, đốt phá, và cướp bóc khi kết quả của cuộc bầu cử được công bố.
Khách du lịch cố gắng chụp một bức ảnh rõ nét về nơi ở của Tổng thống từ Quảng trường Lafayette, nhưng rất khó khăn vì các hàng bị che kín bởi các bích chương Black Lives Matter và các bích chương khác.
Có những bích chương thật lớn nói “Mạng sống của người chuyển giới da đen đáng giá”, “Hãy loại bỏ con heo mập” – có lẽ ý muốn ám chỉ Tổng thống Trump, trong khi một bích chương khác thì quả quyết rằng “Không ai là bất hợp pháp trên vùng đất bị đánh cắp”.
Bên kia đường, trên con phố bị phong tỏa đã bị đổi tên thành Black Lives Matter Plaza, một tay chơi keyboard và một nghệ sĩ saxophone, đang chơi nhạc trong khi những người biểu tình lắc lư như thể đang trong cơn mê.
Có ít nhất là 11 tổ chức bao gồm những nhóm theo chủ nghĩa vô chính phủ, các nhóm phò phá thai, và các nhóm Black Lives Matter đang thực sự bao vây Tòa Bạch Ốc theo đúng nghĩa đen của từ này.
Một nhà thuyết giáo da đen cảnh báo về sự diệt vong nếu Trump tái đắc cử, bên cạnh đó một người đàn ông ngồi trên xe lăn của mình vẫy cờ chống Trump.
Ở phía nam của Tòa Bạch Ốc, một bức tường trắng ngăn tầm nhìn của khách du lịch và xe hơi được yêu cầu rẽ qua con đường khác.
Tại các cột đèn giao thông, những biển báo tạm thời được đặt bởi Sở Cảnh sát Thủ đô viết: “Tất cả các loại súng đều bị cấm trong vòng 1000 feet tính từ biển báo này. Có hiệu lực từ Thứ Bảy ngày 31 tháng 10 đến hết Chúa Nhật ngày 8 tháng 11 năm 2020.”
Điều này thật đáng buồn và đáng âu lo. Nhưng phần lớn đó chính xác là những gì chúng ta có thể tưởng tượng ra sau khi bạo lực, phá hoại và cướp bóc đã được trộn lẫn vào các cuộc biểu tình chính trị và chủng tộc trong năm nay.
Đây cũng là một bản cáo trạng đáng buồn về sự không khoan dung và chủ nghĩa cực đoan của chính trị cánh tả. Tòa nhà tượng trưng cho sức mạnh, sự thống nhất và trách nhiệm được trao phó hợp pháp cho nhiệm kỳ tổng thống đang bị bao vây từ nhiều thành phần khác nhau của phe cực đoan cánh tả. Chừng nào Trump còn nắm giữ Tòa Bạch Ốc, thì tòa nhà này vẫn được coi là một lãnh thổ thù địch trong một thành phố và một tiểu bang mà đảng Dân chủ ở thế áp đảo.
Tuy nhiên, chỉ cần mở tivi hay nhấn vài nút trên computer hay trên điện thoại thông minh, bạn có thể thấy Tổng thống, được cổ vũ bởi những đám đông khổng lồ và cuồng nhiệt ở các thành phố và thị trấn như thể ở một hành tinh khác. Trong một chuyến đi khắp năm tiểu bang vào tuần trước, tôi đã gặp nhiều người ủng hộ Trump, và nhận thấy nghị lực và sự lạc quan của họ chỉ có ở Trump.
Chris Kenny tường trình từ Washington DC.
Source:The Australian
Những nghi thức cảm động trong ngày lễ cầu cho các đẳng linh hồn tại Vatican
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
21:49 02/11/2020
Lúc 4 giờ chiều thứ Hai 2 tháng 11, theo giờ địa phương Rôma, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến thăm một nghĩa trang trong nội thành Vatican để cầu nguyện cho linh hồn các tín hữu đã ra đi trước chúng ta.
Đức Thánh Cha đã dâng thánh lễ cầu nguyện cho các linh hồn tại Nhà thờ Đức Nữ Có Lòng Khoan Nhân ở Nghĩa trang Teutonic với sự hiện diện của khoảng 50 người, chủ yếu là các chủng sinh và các nữ tu.
Mở đầu Thánh Lễ Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết ngài cầu nguyện cho tất cả những người đã chết bao gồm “những người chết không ai biết mặt, biết tên, chưa từng nghe nói đến, để xin Chúa Cha chào đón họ vào an bình vĩnh cửu, nơi không còn lo âu hay đau đớn nữa.”
Trong bài giảng ứng khẩu, Đức Thánh Cha nói:
Ông Gióp bị đánh bại, thực sự đang kết thúc dần sự sống của mình vì bệnh tật, da bị rách nát, gần như sắp chết, gần như chỉ còn trơ xương không còn thịt, nhưng ông Gióp vẫn xác tín và ông nói lên xác tín của mình: “Tôi biết rằng Đấng bênh vực tôi vẫn sống, và sau cùng, Người sẽ đứng lên trên cõi đất”. (G 19:25). Trong thời điểm mà ông Gióp suy sụp nhất, tàn lụi dần, chính vòng tay ánh sáng và sự ấm áp là bảo đảm cho ông. Tôi sẽ gặp Chúa Cứu Thế; Tôi sẽ thấy Ngài bằng đôi mắt này, “Chính tôi sẽ được ngắm nhìn Người, Đấng mắt tôi nhìn thấy không phải người xa lạ.” (G 19:27).
Xác tín này, xảy ra vào thời điểm gần như cuối cùng của cuộc đời, là niềm hy vọng của Kitô hữu. Hy vọng là một ân sủng: chúng ta không thể tạo ra nó. Đó là một ân sủng mà chúng ta phải cầu xin: “Lạy Chúa, xin ban cho con hy vọng.” Có rất nhiều điều khủng khiếp dẫn chúng ta đến tuyệt vọng, và tin rằng mọi thứ cuối cùng sẽ thất bại, rằng sau khi chết không còn gì cả. Và giọng nói của ông Gióp vang vọng trở lại: “Tôi biết rằng Đấng bênh vực tôi vẫn sống, và sau cùng, Người sẽ đứng lên trên cõi đất. Chính tôi sẽ được ngắm nhìn Người, Đấng mắt tôi nhìn thấy không phải người xa lạ.”
Thánh Phaolô đã nói với chúng ta “Hy vọng không làm chúng ta thất vọng” (Rm 5: 5). Hy vọng lôi kéo chúng ta và mang lại ý nghĩa cho cuộc sống của chúng ta. Tôi không nhìn thấy gì xa hơn, nhưng hy vọng là ân sủng của Thiên Chúa kéo chúng ta hướng về cuộc sống, hướng tới niềm vui vĩnh cửu. Hy vọng là một cái neo mà chúng ta có ở phía bên kia và chúng ta được mạnh mẽ khuyến khích nắm giữ niềm hy vọng dành cho chúng ta (xem Dt 6: 18-20). “Tôi biết rằng Đấng Cứu Chuộc của tôi đang sống và tôi sẽ nhìn thấy Ngài.” Và chúng ta phải lặp lại điều này trong những khoảnh khắc hân hoan và cả trong những khoảnh khắc gian truân, trong những khoảnh khắc của cái chết, chúng ta hãy nói điều đó.
Xác tín này là một ân sủng của Thiên Chúa vì chúng ta không bao giờ có thể tạo ra hy vọng với sức mình. Chúng ta phải cầu xin điều đó. Hy vọng là một ân sủng nhưng không mà chúng ta không bao giờ xứng đáng. Hy vọng được đưa ra. Hy vọng được trao ban; được cho một cách nhưng không; đó là một ân sủng.
Và sau đó, chính Chúa xác nhận điều này, hy vọng này sẽ không làm chúng ta thất vọng. “Tất cả những người Chúa Cha ban cho tôi đều sẽ đến với tôi” (Ga 6:37). Đây là cùng đích của hy vọng: hãy đến với Chúa Giêsu, “và ai đến với tôi, tôi sẽ không loại ra ngoài, vì tôi tự trời mà xuống, không phải để làm theo ý tôi, nhưng để làm theo ý Đấng đã sai tôi.” (Ga 6: 37-38) Chúa tiếp nhận chúng ta ở đó, nơi chiếc neo. Sống trong hy vọng là sống như vậy: bám chặt sợi dây trong tay, một cách mạnh mẽ, biết rằng có sợi dây ở đó. Và sợi dây này không làm chúng ta thất vọng, nó không làm chúng ta thất vọng.
Hôm nay, khi nghĩ đến nhiều anh chị em đã ra đi, chúng ta sẽ thấy vui khi nhìn vào các nghĩa trang và nhìn lên. Và lặp lại, giống như ông Gióp: “Tôi biết rằng Đấng bênh vực tôi vẫn sống, và chính tôi sẽ được ngắm nhìn Người, chứ không phải người xa lạ”. Và đây là sức mạnh mà hy vọng mang lại cho chúng ta, ân sủng nhưng không này này là đức cậy. Xin Chúa ban cho tất cả chúng ta ân sủng này.
Sau thánh lễ, Đức Thánh Cha đã viếng Nghĩa trang Teutonic.
Vào ngày lễ các đẳng linh hồn và trong suốt tháng 11, Giáo hội thực hiện một nỗ lực đặc biệt để tưởng nhớ, tôn vinh và cầu nguyện cho những người đã khuất. Có nhiều truyền thống văn hóa khác nhau xung quanh tập quán này, nhưng một trong những truyền thống được tôn vinh một cách nhất quán là phong tục viếng thăm nghĩa trang.
Nghĩa trang Teutonic, nằm bên cạnh Đền Thờ Thánh Phêrô, là nơi chôn cất những người gốc Đức, Áo và Thụy Sĩ, cũng như những người từ các quốc gia nói tiếng Đức khác, đặc biệt là các thành viên của Tổng hội Đức Mẹ.
Nghĩa trang được xây dựng trên khu di tích lịch sử hí trường Nero, nơi những người Công Giáo tiên khởi ở Rôma chịu tử đạo, trong đó có Thánh Phêrô.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã rẩy nước thánh lên các ngôi mộ trong Nghĩa trang Teutonic, và dừng lại để cầu nguyện tại một số ngôi mộ đã được trang hoàng bằng hoa tươi và thắp nến nhân dịp này.
Năm ngoái, Đức Thánh Cha đã dâng thánh lễ các đẳng linh hồn tại Priscilla, một trong những hang toại đạo nổi bật của Giáo hội sơ khai ở Rôma.
Vào năm 2018, Đức Thánh Cha Phanxicô đã dâng thánh lễ tại một nghĩa trang dành cho trẻ em đã qua đời và các thai nhi được gọi là “Khu vườn của các thiên thần”, nằm ở Nghĩa trang Laurentino ở ngoại ô Rôma.
Sau khi thăm viếng Nghĩa trang Teutonic, ngài đến thăm khu hầm mộ của Đền Thờ Thánh Phêrô để cầu nguyện cho linh hồn của các vị giáo hoàng tiền nhiệm được chôn cất ở đó.
Source:Catholic News Agency